Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
MẤT LINH HỒN
 
Chapter # 50
 

Nước Mỹ luôn tự hào là một quốc gia "tôn trọng pháp luật". Quan sát những cuộc bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ nhiều năm trước đây, chúng ta không thể quên hình ảnh đẹp, khi kết quả công bố, người thua bao giờ cũng gọi điện thoại chúc mừng đối thủ đã thắng, và đọc bài diễn văn công nhận thua cuộc (concede). Vị Tổng thống đắc cử, sẽ kêu gọi toàn dân đoàn kết, và tôn trọng ngay cả những ai không bỏ phiếu cho mình. Đó là truyền thống và linh hồn của Hoa Kỳ.
 
Buổi tối Thứ tư, 9/11/2016, thay vì xuất hiện vinh quang tại hội trường, Jacob K. Javits Convention Center, New York, đứng dưới mái vòm kính, hãnh diện tuyên bố chiến thắng, và trở thành vị nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, tuần báo Newsweek đã in sẵn nơi trang bìa hình ảnh và chức vị mới của Hillary Clinton ... Tiếc thay, đó không phải là ý muốn của Thượng Đế! Người phụ nữ quyền lực một thời, tham vọng ngất trời, đã ngậm ngùi xuất hiện ở một diễn đàn nhỏ hơn, khách sạn New Yorker Hotel, trước những cử toạ nước mắt thảm sầu. Sau câu cám ơn những người ủng hộ, bà Hillary Clinton tuyên bố, "Tối hôm qua, tôi đã điện thoại chúc mừng Donald Trump và đề nghị sẽ cùng làm việc với ông ta. Tôi mong rằng, ông sẽ là Tổng thống của mọi người ... Donald Trump sẽ là Tổng thống, chúng ta hãy mở cửa tâm hồn đón nhận và cho ông ấy một cơ hội để lĩnh đạo ... Nỗi đau này sẽ kéo dài. Xin các bạn nhớ cho, cuộc vận động tranh cử của chúng ta không phải vì một cá nhân ... nhưng chính là để xây dựng đất nước yêu quý của chúng ta ... Chúng ta phải công nhận kết quả này". (https://www.theguardian.com/us-news/2016/nov/09/hillary-clinton-concedes-election-donald-trump-speech). Toàn văn bài diễn văn của bà Clinton (https://www.vox.com/2016/11/9/13570328/hillary-clinton-concession-speech-full-transcript-2016-presidential-election). Cứ bốn năm một lần, người dân Mỹ lại có dịp nghe một diễn văn không mong muốn như thế nơi người thất cử, khá quen thuộc, nhưng thể hiện tính mã thượng của đất nước và dân tộc.
 
Một truyền thống "bất thành văn" khác cũng được tôn trọng không kém, đó là khi mãn nhiệm, không còn làm Tổng thống, bao giờ người ra đi cũng "tôn trọng" vị kế nhiệm. Không một phê bình, hay tham dự chính trị liên quan đến công việc của chính phủ. Điểm son thứ hai của truyền thống và Linh hồn Hoa Kỳ. Từ Toà Bạch Cung, Tổng thống sắp mãn nhiệm Barrack Obama kêu gọi "Dân chúng hãy hướng về tương lai, và đặt nước Mỹ lên trên hết". Thật là tuyệt vời!
 
Nhưng lời nói của Barrack Obama và Hillary Clinton có đi theo hành động không? Cả hai là những thợ làm bánh vẽ, "Hứa cho nhiều rồi anh (em) quên, dân biết tin ai bây giờ?" Mượn ý của Nhạc sĩ Vũ Thành An. Trí nhớ của họ thuộc loại nói trước, quên sau. Càng cao danh vọng, càng hay lật lừa!
 
LINH HỒN BỊ TƯỚC ĐOẠT
 
Ngày tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald J. Trump, Thứ sáu, 20/1/2017, đồng thời cũng là ngày cáo chung của "linh hồn". Nước Mỹ mất linh hồn không phải vì Donald J. Trump, nhưng linh hồn đã đóng băng dưới bầu trời lạnh giá của Thủ đô Hoa Thịnh Đốn vì những chính trị gia đứng đầu đảng Dân Chủ hôm nay. Khoảng trên dưới 70 Dân biểu, Thượng Nghị Sĩ đảng Dân Chủ không tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, họ biểu tình gần khu vực hành lễ với khẩu hiệu "Ông không phải là Tổng thống của chúng tôi" (You are not my President).
 
Dân biểu đảng Dân Chủ, Texas, Al Green tuyên bố câu nổi tiếng ngay từ ngày đầu tiên nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, "Tôi lo lắng nếu chúng ta không truất phế ngay từ bây giờ, ông ta sẽ tái đắc cử" (I'm concerned that if we don't impeach this president, he will get re-elect). Sớm muộn mối lo đó sẽ thành sự thật! 
 
Chủ nhật ngày 6/09/20, chỉ còn 57 hôm nữa là đến ngày bầu cử 3/11/20. Một số thành phố lớn của Hoa Kỳ do các chính trị gia Dân Chủ cầm đầu vẫn hoang tàn như vùng chiến địa! Súng vẫn nổ, người tiếp tục chết, đất nước chia rẽ như chưa bao giờ! Trong đau thương đó, tôi lại càng vững lòng tin hơn vào Thượng Đế, Ngài luôn luôn phù trợ cho đất nước chúng ta. Ngài đã mở mắt cho mọi công dân Hoa Kỳ không phân biệt tôn giáo, đảng phái, mầu da, khuynh hướng chính trị. Nhìn vào những thành phố nổi loạn và bất an hôm nay, chúng ta nhận ra những chính trị gia "bất tài" mà những năm trước số đông dân Mỹ đã bầu cho họ vào các vị trí dân cử. Chúng ta bị ru ngủ bằng những lời hứa đẹp hơn cả chiếc bánh vẽ. Bọn chính trị gia "kên kên" này hứa sẽ tranh đấu cho người nghèo, nhưng khi đắc cử chúng càng ngày càng giầu hơn và dân nghèo vẫn tiếp tục an phận trong các khu nhà ổ chuột! Hãy điểm mặt bọn đạo đức giả và tỉnh thức!
 
* Barrack Hussein Obama. Người phá luật đầu tiên về sự tôn trọng Tổng thống kế nhiệm, không ai khác hơn là vị Tổng thống thứ 44. Chính ông Barrack Obama là người đầu tiên thành lập tổ chức Organizing for Action (OFA). Mục đích tiếp tục những chương trình của Obama, tuy mang danh là không thiên vị bất cứ đảng phái nào, nhưng thực chất là cánh tay nối dài của đảng Dân Chủ, với hơn 30,000 thành viên. Trong tất cả những chống đối Tổng thống Trump hiện nay, khó mà tin là không có bàn tay can thiệp của (OFA). (https://en.wikipedia.org/wiki/Organizing_for_Action). Theo Business Insider, ngày đầu tiên bước vào Toà Bạch Cung, tài sản của vợ chồng Thượng Nghị Sĩ Barrack Hussein Obama ước tính khoảng $1.3 triệu USD, đến năm 2018 con số này đã lên đến $40 triệu USD! Cập vợ chồng này cũng vừa mua căn nhà tại khu nghỉ mát nổi tiếng Quần đảo Martha's Vineyard, Massachusetts trị giá $12 triệu đô la. Bạn muốn biết cựu TT Obama lạm dụng tiền thuế của chúng ta cho những chuyến du lịch công và tư như thế nào, theo thống kê của tổ chức National Taxpayers Union Foundation (NTUF): Obama công du 52 lần, thực hiện 112 cuộc thăm viếng, trong 218 ngày. So với Tổng thống Trump, công du 10 lần, 24 cuộc thăm viếng, trong 51 ngày, tất cả tính đến ngày 10/1/2019. Cũng theo thông tin vào năm 2017, một giờ bay của "Airforce One" là $142,380 đô la, chưa tính đến chi phí khác. 
 
Tổng thống Donald J. Trump, lĩnh lương một năm $1 đô la tượng trưng, công du cũng ít, con cái đều tình nguyện làm việc không lương tại Toà Bạch Cung, và ông đã mất vài tỷ đô la trong thương vụ kinh doanh của mình từ ngày làm Tổng thống!
 
* Hillary Rodham Clinton. Làm sao quên được lời kêu gọi "Chúng ta phải công nhận kết quả này ... Donald Trump sẽ là Tổng thống, chúng ta hãy mở cửa tâm hồn đón nhận và cho ông ấy một cơ hội để lĩnh đạo". Lịch sử đã ghi âm bài diễn văn công nhận thất cử vào ngày 9/11/2016. Tiếc thay, trí nhớ của nhà chính trị gia "chuyên nghiệp" đã tàn phai theo năm tháng! Theo Thông tấn xã Reuters, ngày 25/8/2020, bà Hillary Rodham Clinton đưa ra lời khuyên công khai vi phạm Hiến pháp và niềm tự hào của dân chúng Mỹ cho đương kim ứng cử viên Joe Biden, "Dù chuyện gì xẩy ra, cũng đừng xác nhận mình là người thua cuộc trong đêm bầu cử 3/11/20" (Whatever happens, do not concede defeat on the night of the Nov. 3 election). Nghe lời khuyên, biết tư cách. Lạ thật, chưa ra trận đã tiên đoán là thua, thế thì còn đánh đấm gì nữa?
 
* Nancy Patricia Pelosi. Chủ tịch thứ 52 của Quốc Hội Hoa Kỳ, đã 80 tuổi, được bầu vào Quốc hội 33 năm trước (2/6/1987) thay thế cho Dân biểu California qua đời Sala Burton. Mới đây, cụ bà lại nổi tiếng khi vào một tiệm Salon gội đầu tại San Francisco, nơi chính người cháu là Thống đốc Gavin Newsom còn ra lệnh đóng cửa, báo chí Mỹ gọi là "Salongate" không những thế, bà không đeo khẩu trang và có hình ảnh chứng minh. Luật là tao, tao là luật, nói theo kiểu Việt cộng. Giống như nhiều chính trị gia Dân Chủ hiện nay, họ không thích nhận tội, thay vào đó đổ lỗi cho người khác, Nancy Pelosy nói là mình bị "gài bẫy". Tội nghiệp, Chủ tịch Quốc Hội Hoa Kỳ, người đứng vị trí thứ ba để lên làm Tổng thống, đi đâu cũng tiền hô, hậu ủng, thế mà để cho một tiệm Salon "gài bẫy", thông minh của cụ phai nhoà theo tuổi 80 rồi! Nói thế đời nào cụ nhận? Còn minh mẫn lắm, và còn đủ sức khoẻ để xé cả bài diễn văn của Tổng thống! Mới đây, bà Nancy Pelosi khuyên bảo ứng cử viên Tổng thống Joe Biden những lời vàng ngọc sau, "Tôi nghĩ là không nên có những cuộc tranh luận (debate) tôi không tin là Tổng thống Hoa Kỳ sẽ tôn trọng sự thật, bằng chứng, dữ liệu và sự kiện. Tôi không hợp pháp hoá sự tranh luận với ông ta". Tranh luận giữa hai ứng cử viên Tổng thống là một truyền thống tốt đẹp, giới thiệu cùng cử tri về con người và chính sách của mình. Hay ở tuổi 80, cụ bà lú lẫn, không còn biết mình nói gì? Hoặc thiếu tự tin về chiến thắng?
 
Lời khuyên của hai cụ Hillary Clinton và Nancy Pelosi, không thể là tin vui cho ứng cử viên Joe Biden. Đi xa hỏi già, về nhà hỏi trẻ.
 
NIỀM TIN CÒN LẠI CHÚT NÀY!
 
* Mượn ý câu thơ Kiều của cụ Tiên Điền Nguyễn Du, hãy xem hệ thống truyền hình chống Tổng thống Donald Trump đến hơi thở cuối cùng CNN, và phóng viên Don Lemon lo lắng ra sao? Nói về những bạo động, đốt phá, trộm cướp, giết người trong những tháng qua, và ứng cử viên Joe Biden vẫn biệt vô âm tín, lặn xâu không sủi bọt. "Tôi nghĩ đảng Dân Chủ không hề nói gì đến vấn đề này, hy vọng rồi sẽ đi vào quên lãng. Không, nó không biến mất đâu ... Ông Joe Biden phải xuất hiện, nói cho dân chúng biết sẽ giải quyết vấn đề như thế nào, giải quyết chuyện cải tổ cảnh sát ra sao, những chuyện xẩy ra dưới thời Donald Trump, với tư cách Tổng thống và bà Kamala Harris, cả hai sẽ giải quyết như thế nào?" Vắng mặt từ ngày thánh Goerge Floyd chia tay cõi trần 31/5/20, cập tài tử hạng (B) Joe Biden & Kamala Harris trốn kỹ đến nỗi CNN phải sốt ruột, la hoảng trên chương trình truyền hình quốc gia, mục "tìm trẻ thất lạc".
 
* Đạo diễn điện ảnh Micheal Moore, một trong những người thuộc nhóm "cực tả" chống Trump đến ngày lên Thiên đàng, ủng hộ viên nặng ký của Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, đã không dấu nổi lo âu, "Rất tiếc, tôi phải đưa ra những sự thật, Donald Trump đang trên đà lập lại chiến thắng giống như năm 2016. Những người ủng hộ ông ta tràn đầy khắp nơi. Joe Biden ông có sẵn sàng cho chiến thắng của Donald Trump? Liệu ông có chuẩn bị tinh thần để đối phó với sự vượt mặt của Donald Trump? Ông có tự tin là Donald Trump không thể thắng được? Ông có đặt tất cả niềm tin vào đảng Dân Chủ để giúp ông chiến thắng? ... Đừng đòi hỏi đảng Dân Chủ phải chiến thắng Trump, ông phải là người làm việc đó ... Chỉ còn vài chục ngày nữa, phải hành động nhanh". Qua hai sự kiện trên, chúng ta thấy cuộc tranh cử của ông Joe Biden "buồn ngủ" như thế nào? Những kẻ cuồng tín thuộc giới truyền thông ủng hộ đảng Dân Chủ bắt đầu lên cơn sốt rét.
 
Thể thao Mỹ có câu "Trận đấu chưa chấm dứt, cho đến khi thật sự chấm dứt" (It ain't over till it's over), hàm ý cầu thủ bên yếu thế đừng vội bỏ cuộc, chơi hết mình cho đến khi trận đấu thực sự chấm dứt. Với một chính trị gia 77 tuổi, có nhiều dấu hiệu trí nhớ suy thoái, nói trước quên sau, không thuộc cả lịch sử cận đại Hoa Kỳ. Khi xuất hiện lại lần đầu tiên tại thành phố Kenosha, Wisconsin, ngày 3/9/20, không hiểu vì lầm lẫn hay cố tình kiếm phiếu của cộng đồng da đen, ông đã tuyên bố, "Người sáng chế ra chiếc bóng đèn đầu tiên cho nhân loại là một người da đen". Tội nghiệp cho nhà Bác học Thomas Edison (da trắng) mới chính là tác giả!
 
Chúng ta chỉ có thể kết luận, một là cụ thật sự lú lẫn vì tuổi cao, hai cụ cho là thính giả toàn là một bọn ngu dốt. Cả hai điều đó sẽ khó mà giúp ứng cử viên Joe Biden chiến thắng vào ngày 3/11/20. Càng nghĩ càng thấy thương cụ!

Thật sự đảng Dân Chủ không còn người tài, toàn là bô lão, đòi lĩnh đạo một đất nước trẻ trung! Hẹn nhau 2024, may ra.
 

Nguyễn Tường Tuấn

tu...@1TeamConcept.com

06/09/20


usaelection gởi