Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Mật 密 Tantra

[P1-2019]

 
***

Xem dạng PDF



Nội dung

[P1]

1. Sơ dẫn về Mật.
- Mật(;  S: Tantra;  E: Tantra).
- Mật tông (密宗;  S: Tantrayāna; E: Esoteric Buddhism, Tantric Buddhism).
            1.1. Đức Phật và Mật.
            1.2. Khoa học và Mật.
            1.3. Con đường phát triển Mật.
2. Các trường phái Mật.
2.1. Mật tông Trung Quốc.
2.2. Mật tông Nhật Bản
2.3. Mật tông Tây Tạng:
            1/. Phái Nyingmapa (Ninh Mã).        2/. Phái Kagyupa (Ca Nhĩ Cư).
          3/. Phái Sakya (Tát Ca).                  4/. Phái Gelupa (Cách Lỗ).             
2.4. Mật tông Việt Nam.
3. Thực hành tu Mật:
          3.1. Kinh điển Mật.
                    1/. Kinh Đại Nhật (S: Mahāvairocanasūtra).
                    2/. Kinh Kim Cang Đảnh (S: Vajraśekharasūtra).
                    3/. Kinh Thời Luân (S: Kalachakrasūtra).
3.2. Giáo lý Tam mật.
                    1/. Thân mật.            2/. Khẩu mật.            3/. Ý mật.
          3.3. Lễ Quán Đảnh (S: abhiṣeka).
                    1/. Quán đảnh bình (S:  kalābhiṣeka).        
2/. Quán đảnh bí mật (S:  guhyābhiṣeka);
3/. Quán đảnh trí tuệ (S:  prajñābhiṣeka)
4/. Quán đảnh thứ tư (S:  caturthābhiṣeka).
            3.4. Các pháp khí Mật.
                        1/. Chủng loại pháp khí.       
2/. Công dụng của pháp khí.
3/. Ý nghĩa một số loại pháp khí.
         
[P2]
 
4. Tu tập thân mật - Ấn.
        4.1. Khế ấn. 
4.2. Thủ ấn. 
1/. Ấn thiền (S: dhyāni-mudrā;  E: Dhyana Meditation Mudra).
                    2/. Ấn giáo hóa (S: Vitarka-mudrā;  E: Vitarka Mudra).
3/. Ấn chuyển pháp luân (S: Dharmacakrapravartana-mudrā;  E: Dharmachakra Mudra).
                    4/. Ấn xúc địa (S: Bhūmisparśa-mudrā;  E: Bhumisparsha Mudra).
                    5/. Ấn thí vô úy (S: Abhaya-mudrā;  E: Abhaya Mudra).
                    6/. Ấn thí nguyện (S: Varada-mudrā;  E: Varada Mudra).
                    7/. Ấn hiệp chưởng (S: Añjali-mudrā;   E: Anjali Mudra).
                    8/. Ấn kim cương hiệp chưởng (S: Vajrapradama-mudrā;  E: Vajra Mudra).
5. Tu tập khẩu mật – Chân ngôn.
5.1. Chân ngôn Phật Thích Ca (释迦;  P: Siddhāttha Gotama;  S: Siddhārtha Gautama).
            5.2. Chân ngôn Phật Dược Sư (藥師;  S: Bhaiṣajyaguru).
            5.3. Chân ngôn Phật A-di-đà (阿彌陀;  S: Amitābha + Amitāyus).
            5.4. Chân ngôn Bồ tát Quán Thế Âm (菩薩觀世音;  S: Avalokiteśvara).
                    1/. Bồ tát Quán Thế Âm.           2/. Bồ tát Quán Thế Âm Chuẩn Đề.
                    3/. Bồ tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.
          5.5. Chân ngôn Bồ-tát Địa Tạng (菩薩;  S: Kṣitigarbha).
          5.6. Chân ngôn Bồ-tát Văn Thù (菩薩文殊;  S: Mañjuśrī).
5.7. Chân ngônBồ-tát Phổ Hiền (菩薩普賢;  S: Samantabhadra).
            5.8. Chân ngôn Bồ-tát Di Lặc (菩薩彌勒;  P: Metteyya;  S: Maitreya).
          5.9. Chức năng của các Chân ngôn.
5.9. Một số Chân ngôn trong hành lễ.
6. Tu tập ý mật – Mạn-đà-la.
6.1Mạn-đà-la (梵語;S: Maṇḍala)
6.2. Ngũ phương Phật.
6.3. Thai Tạng giới Mạn-đà-la (S: Garbhadhatu mandala: Hiện tượng giới)
6.4. Kim Cương giới Mạn-đà-la(S: Vajradhatu mandala: Tâm thể giới)
7. Tổng kết về Mật.
Bài đọc thêm:
1/. Mậtvà Thiền-Tịnh.
2/. Mật và học thuyết Ngũ Hành.
3/.Phòng chữa bệnh bằng Thủ ấn.
NBS: Minh Tâm  (2/2014 ; 6/2019)  

1. Sơ dẫn về Mật.
Mật (;  S: Tantra;  E: Tantra)hay Mật tông (密宗;  S: Tantrayāna;  E: Esoteric Buddhism, Tantric Buddhism) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bí mật bắt nguồn từ Phật giáo Bắctruyền, được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 56 tại Ấn Độtừ sự tiếp cận với Bà-la-môn giáo.

1.1. Đức Phật và Mật.

Thời còn tại thế có thể thấy được đức Phật không khuyến khích các chú thuật, các phương thuật thần bí và thần quyền, v.v.

Trong Kinh Phạm Động số 21 thuộc Trường A Hàm quyển 14, đức Phật dạy:  “Như các Sa môn Bà-la-môn tuy ăn của tín thí, nhưng hành pháp chướng ngại đạo, nuôi sống bằng cách tà vạy, như kêu gọi quỷ thần, hoặc lại đuổi đi; có thể chú nước lửa, hoặc các thứ ếm đảo, làm người khiếp sợ; có thể làm cho khổ, có thể làm cho vui; có thể an thai, trục thai; có thể phù chú làm cho con người hóa làm lừa, ngựa, hoặc khiến cho người điếc, đui, câm, ngọng; hoặc bùa chú an nhà cửa hay lửa cháy, chuột gặm; hoặc đọc sách đoán điềm giải mộng hay đoán việc sống chết; hoặc xem tướng tay, tướng mặt; hành các khổ hạnh để cầu lợi dưỡng … Sa-môn Cù-đàm không có các việc đó”.

Kinh Đa Giới thuộc Trung A Hàm quyển 47có ghi: “… hoặc có Sa môn trì một câu chú, hai câu chú, ba câu chú, bốn câu chú, nhiều câu chú, trăm nghìn câu chú để mong cho thoát khỏi khổ đau, nhưng chính như thế là đi tìm sự khổ, huân tập sự khổ, dẫn đến sự khổ mà lại cho là hết khổ, trường hợp này không thể xảy ra”.

Tuy nhiên, trong Luật tạng như Tứ Phần Luật quyển 27 và Thập Tụng Luật quyển 46 và một số luật khác của Bộ Phái Phật giáo có nêu việc đức Phật chọn dùng một số bài chú thích hợp khi gặp trường hợp ăn không tiêu, bị rắn độc cắn, đau răng hoặc đau bụng v.v… Như trong kinh Đại Hội thứ 19 thuộc Trường A Hàm,đức Phật vì hàng phục chư thiên mà dùng một số bài chú, hoặc trong kinh Ưu-Ba-Tiên-Na số 252 thuộc Tạp A Hàm, đức Phật khi nghe Tôn giả Ưu-Ba-Tiên-Na bị rắn độc cắn, ngài liền dạy cho Tôn giả Xá Lợi Phất bài chú phòng hộ thân, không để rắn độc cắn [*]. Về sau, ngày càng có nhiều người ngoại đạo xuất gia đầu Phật, do họ từng quen sử dụng những câu chú, nhưng chỉ được phép sử dụng hạn chế khi bệnh tật mà thôi.

Nguồn gốc xuất phát của Mật chú là từ Bà-la-môn giáo, đến thời đức Phật thì ngài đã không để xuất hiện trong giáo lý Phật giáo, dù rằng trước khi thành đạo ngài cũng đã từng hiểu và sử dụng các Mật chú này.

---------

[*]“Ô-đam-bà-lệ, đam-bà-lệ, đam-lục, ba-la-đam-lục, nại-tí, túc-nại-tí, chỉ-bạt-tí, văn-na-di, tam-ma-di, đàn-đế, ni-la-chỉ-thí, bà-la-câu-bế-ô-lệ, ô-ngu-lệ, tất-bà-ha
 
1.2. Khoa học và Mật.

Ngày nay, các sự kiện vừa nêu trên đã phần nào được khoa học soi sáng dưới khái niệm năng lượng sinh học (bioenergy), nổi bật qua các tương tác của thị giác và thính giác tạo cảm giác dễ chịu-khó chịu, thích-ghét, hay-dở, tốt-xấu, nói chung là sinh hay khắc theo như học thuyết Ngũ Hành (Xin xem Bài đọc thêm).
- Thị giác:
Thị giác biểu hiện nhận thức dưới hai hình thức sau:
+ Hình dáng(form): Trước đây là những dấu chỉ (sign), bùa hay linh phù (yantra), ấn (mudra: thủ ấn, ấn quyết), mạn-đà-la (mandala: 輪圓具足- luân viên cụ túc - vòng tròn đầy đủ).  Ngày nay, các hình thức này dần được nghiên cứu áp dụng trong y học bổ sung (alternative medicine) gọi chung là nghệ thuật liệu pháp (healing art, art therapy).
 
          + Màu sắc (color): Trước đây là màu sắc theo Ngũ Hành của học thuyếtDịch: Âm-Dương, Ngũ Hành, hay theo học thuyết Luân Xa.  Ngày nay, các hình thức này dần được nghiên cứu áp dụng trong y học bổ sung (alternative medicine) gọi là liệu pháp màu sắc hay được nghiên cứu áp dụng trong thuật phong thủy(feng shui):

Màu sắc theo học thuyết khoa học Vật lý
 
Màu sắc theo học thuyết Luân xa

Liệu pháp màu sắctrong Yhọc Bổ sung
(Alternative Medicine)
 

 
Liệu pháp màu sắctheo học thuyết Luân xa
 
 

Âm Dương trong Màu Sắc - Kênh Thực Dưỡng
 
 
Liệu pháp màu sắctheo học thuyết Ngũ hành
 
               - Thính giác:  Trước đây cũng như thị giác, thính giác cũng có những tác động tương phản đối với sinh vật.  Ngày nay, các hình thức này dần được nghiên cứu áp dụng trong y học bổ sung (alternative medicine) gọi chung là âm thanh liệu pháp (sound therapy), cá biệt là âm nhạc liệu pháp (music therapy).
Tập tin:Ultrasound range diagram-vi.svg

   
Xem thêm:
- Chakra – Wikipedia 
- Feng shui - Wikipedia
- Kinh Dịch – Wikipedia tiếng Việt
- Âm dương – Wikipedia tiếng Việt
- Ngũ hành – Wikipedia tiếng Việt
- Phong thủy – Wikipedia tiếng Việt 
 
VIDEO
- Healing music - 432HZ DNA REPAIR MODE 
- Classical Music in 432Hz
- 432 Hz Classical Music
- 432Hz Classical
 
          Ngày nay, con người đã có những khám phá ứng dụng các sóng “vô hình” trong việc truyền dẫn hình ảnh và âm thanh ở các nghành viễn thông,các nghiên cứu trong vũ trụ, điều khiển từ xa, …,  không kém kỳ bí như các thuật thần giao cách cảm, thuật thôi miên … trước đây.
Theo trên cho ta thấy rằng khả năng cảm nhận của con người đối với thế giới bên ngoài rất ư hạn chế, và những gì tương tác mà tri giác thông thường không cảm nhận hay chưa giải thích được diễn tiến đều có thể gọi là Mật.  Người xưa đã có những cách rèn luyện thân-khẩu-ý để mở rộng khả năng tri giác này, tựa hồ người rèn luyện sức khỏe, sẽ có sức đề kháng trong khoảng rộng lý tính (nhiệt độ và áp suất) so với người bình thường.
Hơn nữa, con người còn có khả năng làm chủ nhất định đối với sự thay đổi thế giới xung quanh dưới động lực của ý, như trong kinh Pháp Cú đã nói.
Ý dẫn đầu các pháp.                                    Ý dẫn đầu các pháp.            
Ý làm chủ tạo tác.                            Ý làm chủ tạo tác.                            
Nếu với ý nhiễm ô.                           Nếu với ý thanh tịnh.                      
Nói năng hay hành động.                            Nói năng hay hành động.              
Khổ não bước theo sau.                  An lạc bước theo sau.         
Như xe theo vật kéo.                                   Như bóng không rời hình.
          (kệ Pháp Cú 1)                        (kệ Pháp Cú 2)

Vì thế, người có thần thông-phép lạ là không ngoài việc làm chủ một phần nhỏ của thế giới “Mật” kia.  Tuy nhiên theo tri kiến Phật,  người có khả năng thần thông-phép lạ mà lại vắng thiếu Chánh tri kiến, thì rất dễ phạm những sai lầm tai hại bởi lòng kiêu mạn tham-sân-si, hơn là có hạnh phúc với khả năng này.  Và đây có thể là lý do chính mà đức Phật nghiêm cấm những ai chưa đủ Chánh tri kiến, và luôn khuyến cáo hạn chế việc sử dụng thần thông đối với các bậc trí tuệ.
 
1.3. Con đường phát triển Mật.
Hinayana Lineage Chart
Theravada: Sơ đồ truyền thừa hệ Phật giáo Nam truyền.
 
Mahayana Sects Lineages
Mahayana: Sơ đồ truyền thừa hệ Phật giáo Bắc truyền.
Đến thời kỳ Phật giáo Bộ phái (khoảng từ năm 370 tCN đến năm 150 CN), Pháp Tạng bộ tôn sùng ngài Mục Kiền Liên (Mahāmoggallāna) – vị đệ tử lớn thời đức Thích Ca, mệnh danh là “Đệ nhất thần thông”. Theo đó, bộ phái này hay nói nhiều về chuyện thần thông, nên được xem là một trong những bước đầu hình thành tư tưởng Mật.  Đến thời kỳ Phật giáo Đại Chúng bộ phát triển thì tư tưởng Mật đã dần có một hệ thống lý luận. Tuy nhiên do chưa có chế độ truyền thừa rõ ràng, nên thời kỳ này gọilà thời kỳ Tạp Mật, thời kỳ này kéo dài đến thế kỷ thứ 7 là lúc được cho là cần khơi tạo lại ảnh hưởng đối với quần chúng bằng các lễ nghi tôn giáo như ỏ Ấn Độ giáo.

Vajrayāna - Wikipedia
 Kim cương thừa – Wikipedia tiếng Việt
Phế tích đại học Nālandā, đại học đầu tiên của Phật giáo (TK thứ 5 đến năm 1197)
 
Từ thế kỷ 7, trường đại học Nālandā đã dần trở thành một cơ địa trọng yếu cho việc phát triển của Phật giáo Mật (= Mật giáo), như việc biên soạn Trì Minh Chú Tạng, là bộ điển tịch căn bản của Mật giáo, hình thành nên việc thiết trí đàn thành và lễ nghi. 
Hoàng đế Dharma Pāla (766-829) của vương triều Pāla lại rất sùng tín Phật giáo, cảm thấy quy mô của trung tâm Phật giáo Nālandā không đủ rộng, vì thế ông lại cho xây một ngôi trung tâm mới khang trang khác trên quả đồi nhỏ bên bờ Nam sông Hằng là Vikramasila (Siêu Loại), quy mô của nó lớn hơn cả Nālandā. Trung tâm Vikramasila là một ngôi Đại Bồ-đề Phật điện, bao quanh bốn phía là 108 ngôi tự viện nhỏ, trong đó một nửa thuộc Mật, còn một nửa là Hiển. Từ lúc này Mật tông xem như được hình thành và được gọi là giai đoạn Thuần Mật, và ngày càng phát triển tư tưởng Du-già trong Phật giáo do ảnh hưởng bộ Yoga Sutras của Patañjali thuộc Bà-la-môn giáo.

Nói chung, Mật tông đã phát triển khá hoàn chỉnh tại Ấn Độ trước khi truyền sang Tây Tạng. Và nền tảng giáo lý của Mật tông cũng chính là các phần giáo pháp trong các kinh điển Phật giáo Bắc truyền.  Truyền thuyết ghi nhận có ít nhất 84 vị đạo sư Mật tông tại Ấn Độ được gọi là Chân sư Đại Thủ Ấn (Mahamudra), tuy mang đậm những nét huyền thuật, nhưng cũng đồng thời tỏa sáng tinh thần vị tha, bất vụ lợi và đức hy sinh cao cả.  Một số trong các vị chính là những người đã có công truyền bá Phật giáo sang Tây Tạng.

Mặt khác, Mật tông cũng tự nhận là giai đoạn phát triển sau cùng của tư tưởng Đại Chúng bộ ở Ấn Ðộ. Ðứng về phương diện tư tưởng, giáo lý Mật tông (= Mật giáo) là một phản ứng đối với khuynh hướng quá thiên trọng về trí thức và nghiên cứu của các hệ thống Bát nhã và Duy thức. Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường giác ngộ, thành đạo.

Mật giáo Tây Tạng theo đường hướng của Kim Cương thừa (Vajrayāna),  là con đường được xem như Bất Hoại, trở về với bản chất của chính mình. Kim Cương thừa là con đường hoàn thiện sau cùng; vì thế, không thể nào đi thẳng vào Kim Cương thừa mà không hiểu gì về giáo lý căn bản của Phật giáo. Thực hành Kim Cương thừa hàm chứa một sự nguy hiểm lớn lao mà ngay cả những vị đại sư cũng phải e dè và cho rằng những ai không thông suốt những giáo lý căn bản của đức Phật mà thực hành Kim Cương thừa sẽ là một việc làm tai hại nhất. Bởi các pháp phương tiện thiện xảo ban đầu này nhằm dùng vào việc chuyển hóa mọi năng lượng ham muốn của con người, như một điều kiện để khai mở Từ Bi, Trí Tuệ trong mỗi con người, hướng tới mục tiêu tối hậu là Niết bàn giải thoát (tự do đích thực).


Tôn tượng Liên Hoa Sinh (Guru Rinpoche), tại Namchi Sikkim Ấn Độ,cao 37,5 mét, là tượng thánh lớn nhất thế giới
 
Đại sư Liên Hoa Sanh (Padma Sambhava) được vua Tây Tạng Ngật Lật Song Đề Tán (755-797) thỉnh từ xứ Udyàna, miền bắc Ấn Độ. Khi nhận lời mời đến Tây Tạng, đại sư còn đem theo 25 vị đệ tử rất nổi tiếng có tài thần thông biến hóa, hàng phục ma chướng tà đạo. Ấn tượng mà ngài Liên Hoa Sanh tạo ra với Tây Tạng phần lớn là nhờ vào việc thực hiện những phép mầu, có tài chinh phục ma quỷ và khả năng thần thông biến hóa rất gần gũi với đạo Bon Pa nên được dân Tây Tạng tiếp nhận rất cuồng nhiệt. Những huyền thoại để lại về Ngài có thể là đã vượt qua những sự kiện lịch sử vì dân Tây Tạng xem Ngài như là đức Phật Thích Ca tái thế.

Samye - Wikipedia
          Năm 787, ngôi chùa đầu tiên của Tây Tạng ởphía đông nam thủ đô L’hasa có tên là chùa Samye (Tang Duyên) được Đại sư Liên Hoa Sanh cho xây dựng và hoàn thành và nơi đây cũng chính là vị cao tăng Ấn Độ Santaraksita (Tịch Hộ) đến hoằng hóa trong suốt 13 năm thể theo lời mời của vua Trisong Detsen. Sau đó có nhiều ngôi chùa khác được xây dựng khắp nơi và nhiều vị cao tăng Ấn Độ được mời sang Tây Tạng để hoằng pháp. Thời gian này được xem là thời kỳ phát triển mạnh nhất của Phật giáo Tây Tạng. Với sự hỗ trợ của vua  Khriralpacan, Phật giáo đã đẩy lui những ảnh hưởng của tôn giáo thần chú, bùa ngãi địa phương Bon-Pa.
 
Đại sư Atisha (982-1054) 
Năm 1041 có Đại sư Atisha lúc bấy giờ đang trụ trì tại tu viện Vikramalisa ở miền bắc Ấn Độ, đã nhận lời mời của vua Yeshe-O để đến Tây Tạng. Ông lấy triết học tánh Không Duy thức làm tư tưởng cho Phật giáo Tây Tạng và đã sắp xếp toàn bộ hệ thống kinh sách làm ảnh hưởng rất lớn đến các hệ tư tưởng Mật tông Tây Tạng. Ông nghĩ rằng một trong những khó khăn của Phật giáo là có quá nhiều pháp môn để tu giải thoát nên ông giới thiệu tác phẩm “Minh Đăng Thánh Đạo” thường gọi là Bồ Đề Đạo Đăng Luận (Ngọn đèn chiếu sáng con đường đi đến giác ngộ) để giúp chúng sinh thực hành dựa theo ba trình độ phát triển tâm linh.
- Mức độ thấp nhất là những người muốn tìm cầu hạnh phúc trong thế gian này và chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình.
- Mức độ thứ hai là những người cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình, nhưng khôn ngoan hơn là chọn một cuộc sống đạo đức và tìm cầu trong sạch.
- Mức độ cao nhất là những người trong tâm đã hoàn toàn thanh tịnh giải thoát.
Nhưng tác phẩm này chỉ được phát huy tối đa vào khoảng 300 năm sau với sự xuất hiện của ngài Tông-khách-ba (Tsong Khapa: xem bên dưới).
Cũng cần biết tên gọi Mật thừa (Tantrayāna) là tên gọi chung chỉ cho Mật tông, còn Kim Cương thừa (Vajrayāna) chỉ cho Mật tông xuất phát từ Tây Tạng, bởi các nguồn kinh điển Hán tạng xưa không đề cập đến tên gọi này.
 Xem thêm:
- Mật tông – Wikipedia tiếng Việt
- Mật tông- khái niệm và ý nghĩa
- Mật Tông Vấn Đáp - THƯ VIỆN HOA SEN
- Mật Tông Đại Cương - THƯ VIỆN HOA SEN
- Tìm hiểu về Mật tông - Rộng Mở Tâm Hồn
- Cơ Sở Căn Bản Hành Trì Mật Tông - VNBET
- Tư tưởng Mật Tông Tây Tạng - Phật Pháp Ứng Dụng
 
VIDEO
- Giới thiệu Mật Tông
- Mật tông Tây Tạng- TÔI LÀ PHẬT TỬ
- Mật tông cương yếu - Thich Pháp Quang
- Mật tông và ý nghĩa Thần Chú - Thích Trí Huệ
- Pháp Môn tu hành Mật Tông- Thích Chân Quang
- Vấn Đáp: Pháp Môn Mật Tông- Thích Phước Tiến
- Đại Cương Mật Tông Tây Tạng– TT Thích Trí Siêu (Hội Đuốc Tuệ 10/2010)
 
- Vấn đáp: Khái niệm Mật tông| Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Hiểu đúng về Mật tông| Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Mật tông Phật giáo Tây Tạng| Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Trì tụng thần chú có tác dụng như thế nào ? | Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Giá trị và ý nghĩa thần chú Om Mani Padme Hum | Thích Nhật Từ
- [Vấn đáp Phật pháp] Thần chú, Mật chú và Bùa chú - Hòa thượng Pháp Tông
 
 
2. Các trường phái Mật tông.
 
Bản đồ lục địa Châu Á với 3 truyền thống lớn về Mật là:
Ấn Độ – Trung Hoa – Tây Tạng
2.1. Mật tông Trung Quốc: 

Śubhakarasimha - Wikipedia
Thiện Vô Uý– Wikipedia tiếng Việt
 
 
Lineage Shingon Sect
Mật tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 7 và thịnh hành vào thế kỷ thứ 8 với sự xuất hiện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp: 
- Thiện Vô Uý (善無畏;  S: Śubhākārasiṃha: 637-735). 
- Kim Cương Trí (金剛智;  S: Vajrabodhi:  663-723).
- Bất Không Kim Cương (不空金剛;  S: Amoghavajra: 705-774).
Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Thiện Vô Uý, được phong Quốc sư, là người dịch Đại Nhật kinh (大日經;  S: Mahāvairocana-sūtra), kinh căn bản của tông này, ra chữ Hán với sự hỗ trợ của Sư Nhất Hạnh.
Dòng truyền thừa vào Trung Quốc xuất phát từ trung tâm Phật học Na Lan Đà. Cả 3 ngài: Kim Cang Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không từng được Long Trí (là đệ tử của ngài Long Thọ) truyền pháp.
Mật Tông tại Trung Quốc rất thịnh hành vào đời Đường, nhưng dần dần thoái trào và về sau này thì tưởng như suy vi hẳn. Thật ra, sau này do nhiều pháp sư lạm dụng sự huyền bí của Chân ngôn nên Mật tông dần co cụm lại và truyền thụ cho những người có duyên với pháp môn này. Vì thế, Mật tông đã được xem là giáo pháp mà người thầy truyền cho học trò bằng lời (khẩu quyết), và đó cũng chính là lí do mà Mật tông không được truyền bá rộng rãi.
 
2.2. Mật tông Nhật Bản: 
[​IMG]
Kūkai - Wikipedia
Không Hải (774 - 835) – Wikipedia tiếng Việt
Mật tông du nhập vào Nhật Bản vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9 bởi Hoằng Pháp Đại Sư Không Hải (空海, ja. kūkai). Sư đã đi sang Trung Quốc tầm sư học đạo và làm môn đệ của Đại sư Huệ Quả, một môn đệ của Bất Không. Sau khi về nước và lập ra trường phái Chân ngôn tông (ja. shingon-shū) rất hưng thịnh và là một trong những tông phái quan trọng của nền Phật giáo Nhật Bản.
2.3. Mật tông Tây Tạng: Mật tông du nhập vào Tây Tạng muộn hơn Trung Quốc, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8 bởi Đại Sư Liên Hoa Sinh (蓮華生; S: Padmasambhava) và tại đây Mật tông đã hòa nhập với Phật giáo Đại thừa sẵn có của Tây Tạng nên còn gọi là Kim Cương thừa hay Lạt Ma giáo.
Dòng truyền thừa vào Tây Tạng xuất phát từ trung tâm Phật học Vikramasila.
Dưới đây là các giai đoạn phát triển của Mật tông và cũng chính là các giai đoạn tiệm tiến tu hành của một hành giả Mật tông theo Phật giáo Tây tạng. 
- Tạp Mật.
+ Sự bộ.     
+ Hành bộ:                     Thai Tạng thừa (Garbhayāna).
- Thuần Mật.
+ Du già bộ:                   Kim Cang thừa (Vajrayāna).
+ Vô thượng Du già bộ: Thời Luân thừa (Kalachakrayāna).
          1/. Sự bộ:  còn gọi là Sự tục, là dạng lấy ngoại cảnh chính yếu để tu hành, tức bao gồm uy nghi Mật pháp kiết Ấn, đọc tụng Chân ngôn, quán và cúng dường Phật hay Bồ-tát hợp pháp trong phòng, tắm rửa, vào Phật đường, mặc áo ngồi gia trì … , tất cả điều chiếu theo quy phạm nghiêm khắc mà thực hành.
          2/. Hành bộ:  còn gọi là Hành tục, là dạng kiêm tu nội ngoại – nội tâm và ngoại cảnh.  Kinh Đại Nhật là cơ sở lý luận quan trọng. Hành bộ lấy Bồ-đề tâm (tâm giác ngộ) làm nhân, lòng từ bi (lòng từ lớn) làm căn bản, tùy theo trình độ căn cơ mà độ rộng khắp tất cả chúng sinh.
          3/. Du-già bộ:  còn gọi là Du-già tục, là dạng lấy lấy nội tu Du-già làm chủ đạo. Xem việc quán tưởng nội tâm là quan trọng, là  bước tiến xa hơn trong việc thâm nhập tu tập, là cấp bậc cao mà hành giả cần phải có những bước chuẩn bị tốt mới có thể tu tập được.
          4/. Vô thượng Du-già bộ:  còn gọi là Vô thượng Du-già tục, là dạng mật pháp cao cấp nhất của Mật tông.  Vô thượng Du-già bộ còn được phân thành 3 loại là  Phụ tục, Mẫu tục và Vô nhị tục thể hiện sự thấu triệt sâu sắc các cấp bậc sinh khởi và cấp bậc tròn đầy của sự giác ngộ.
Ở Tây Tạng, đệ tử chỉ được thu nhận vào Mật tông thông qua một nghi lễ khai ngộ (initiation) đặc biệt được tiến hành bởi một Lạt-ma(Sa môn: người tu) có tên tuổi. Sau đó là việc kiết ấn (mudra), niệm chân ngôn (mantra) và thiền định (meditation).
Sự hình thành các tông phái Phật giáo Tây Tạng diễn ra khoảng 400 năm do chính người Tây Tạng thành lập cho thích hợp với tinh thần và xã hội của họ mà yếu tố huyền thuật hay thần thông đã từng gắn bó lâu dài với người dân bản xứ.  Để chống lại sự đàn áp của nhóm Bon-pa, Phật giáo Tây tạng đã được tổ chức thành những môn phái, giáo hội, nhưng chính sự tổ chức nầy đã đưa Phật giáo vào con đường suy vong.
Vì có nhiều giáo hội và tông phái, dần dần các tu sĩ đã trở nên lười biếng, không giữ gìn giới luật và coi việc tu hành như một nghề nghiệp hướng dẫn tinh thần cho quần chúng hơn là tu thân cầu giải thoát. Tệ hại hơn nữa, các nghi thức hành lễ để suy gẫm lời Phật dạy đã biến thành cúng vái, xin xỏ, lên đồng, nhập cốt, bùa chú thư phù … Các tinh hoa Phật pháp được cất giữ không mang ra giảng dạy mà chỉ đề cao hình thức bề ngoài. Các tu sĩ không chịu tu học mà chỉ đặt trọng tâm vào việc sắc tướng để được phước. Truyền bá những chuyện mê tín hoang đường để lôi kéo tín đồ thay vì giúp họ tu hành để được giải thoát giác ngộ. Họ còn cho phép các tu sĩ được lấy vợ và được thừa kế tức là nếu cha là Lạt Ma thì con đương nhiên cũng thành Lạt Ma khỏi cần tu học.
Ở Tây Tạng có rất nhiều tông phái, nhưng đại để có những tông phái mà những vị tổ sư đã làm sáng danh Phật giáo Tây Tạng cho đến ngày nay, có 4 bộ phái chính đó là 1) Nyingmapa, 2) Kagyupa, 3) Sakyapa, 4) Gelupa.
1/. Phái Nyingma(Ninh-mã phái – Wikipedia  -  mũ đỏ): 

Liên Hoa Sinh – Wikipedia
Padmasambhava - Wikipedia, the free encyclopedia
 
Nyingpa
Sơ đồ truyền thừaphái Nyingmapa
Phái Nyingma được ngài Padmasambhava khai sáng, là vị đem Phật giáo Mật tông từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng vào đầu thế kỷ thứ 7 sau CN. Ngài Padmasambhava đem theo tất cả kinh Mật tông và đã dịch rất nhiều kinh bằng tiếng Phạn qua Tây Tạng. Vì vậy mà hiện nay chỉ có ở Tây Tạng là có đủ tất cả các kinh Mật tông. Ngài Padmasambhava đã truyền lại giáo lý Mật Tông cho 25 người đệ tử và sự truyền thừa đó vẫn tiếp tục cho đến bây giờ.
 
Ngài cũng là tác giả của cuốn sách “Tử Thư”, xây dựng tu viện Tang Duyên (Samye) và được coi là Tổ sư của Phật giáo Tây Tạng. Vì thế Phật giáo Tây Tạng không còn ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa nữa mà được xem như là Phật giáo Mật tông đậm màu sắc lễ nghi, chú ấn, xuất quỷ nhập thần rất phức tạp.

Theo truyền thyết thì ngài Padmasambhava đã hàng phục vị Thần Chủ xứ Tây Tạng cùng nhiều quỷ thần khác để cho họ quy y theo Phật Pháp và trở thành các vị Hộ Pháp tại các tu viện. 
Xem thêm:
- Tử Thư Tây Tạng
2/. Phái Kagyu(Ca-nhĩ-cư phái – Wikipedia  -  mũ đỏ):

Marpa Chokyi Lodoe (1012-1097)
 
Sơ đồ truyền thừaphái Kagyu
Phái Kagyu được ngài Marpa Chokyi Lodoe khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 10 sau CN. Ngài Marpa là đệ tử của ngài Naropa, đã được truyền dạy Đại Thủ Ấn theo 2 phương pháp:
- Sáu pháp Du Già: Phương pháp này rất phức tạp và nguy hiểm, hoàn toàn thuộc Mật giáo.
- Thiền Chỉ Quán (Shiné-lhaktong): Phương pháp này có nhiều điểm tương đồng với các pháp môn thiền quán của Thiên Thai, Tứ Niệm Xứ và nhất là Thiền tông Trung Hoa.
Ngài Marpa đã truyền lại cho đệ tử là Milarepa. Ngài Milarepa (1040-1123) đã truyền lại cho hai vị đệ tử là các ngài Gampopa, …,  Gyalwang Drukpa  (1161 - 1211) và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay.

Tông phái này mang đậm bản sắc Tây Tạng nhất so với các tông phái khác và không nắm giữ hoặc chi phối các quyền lực xã hội như phái Gelugpa … Hiện nay, phái này vẫn còn là một môn phái bảo thủ mạnh nhất và họ xem việc lập gia đình không cản trở đến sự tu hành.

Mật-lặc Nhật-ba – Wikipedia
Milarepa - Wikipedia, the free encyclopedia
Trong phái này có sự xuất hiện của Milarepa là bậc thánh giả và cũng là nhà thơ vĩ đại của Tây Tạng. Ông nổi tiếng với tác phẩm Thập Vạn Ca (100,000 bài ca). Trước khi theo Phật giáo, ông tu theo ma thuật để tìm giết hại những kẻ thù của gia đình bằng cách làm cho nhà sập đè lên họ và làm mưa đá rơi trên ruộng của họ. Sau đó nhận biết tội lỗi của mình nên đến tìm gặp Đại sư Marpa để ngài giúp ông trả hết những ác nghiệp đã tạo bằng cách gánh chịu những cực hình trong suốt 6 năm. Vào năm 44 tuổi thì ông ngộ đạo rồi sống 39 năm còn lại như một nhà ẩn tu trên Hy-mã-lạp sơn gần biên giới Nepal cho đến khi ông viên tịch vì uống sữa có pha thuốc độc của một người ganh ghét ông.

Mahamudra - Wikipedia
Đại Thủ Ấn - Wikipediatiếng Việt
Vị tổ thứ 9 của phái này, ngài Wang Tchuk Dorje Karmapa (1556-1603)là tác giả tập Ðại Thủ Ấn (Mahamudra).  Ðây là một tài liệu quý giá nhưng giản dị, không dùng thi văn, kệ ngôn diễn tả nửa úp nửa mở mà nó trình bày thứ lớp mạch lạc các tiến trình tu tập khảo sát nội tâm, để cuối cùng giúp hành giả nhận ra bản tánh tức Ðại Thủ Ấn.  Tu tập về Ðại Thủ Ấn có hai phương pháp:
1) Theo 6 phép Du Già của Naropa.
2) Thiền Chỉ Quán (Shiné-lhaktong).

Phương pháp thứ nhất rất phức tạp và nguy hiểm, hoàn toàn thuộc Mật giáo, phương pháp thứ hai có nhiều điểm tương đồng với các pháp môn thiền quán của Thiên Thai, Tứ Niệm Xứ và nhất là Thiền tông Trung Hoa.  Đại Thủ Ấn được xem là bộ kinh cô đọng lại toàn vẹn tư tưởng của bộ Hoa Nghiêm và bộ Đại Bát Nhã, hoặc cũng chính là bài Tâm Kinh Bát Nhã.
Tột cùng mà nói, mỗi người chúng ta, từ đời vô thỉ, đã có một tánh, thường được gọi là bổn tánh (của tâm), và tánh này không khác với cái tánh đạt được sau khi hoàn toàn giác ngộ. Tánh này được gọi là thực tánhDuyên khởicủa các Pháp hay Ðại Thủ Ấn.

Thực hành tu tập Ðại Thủ Ấn chính là thiền Quán về Ðại Thủ Ấn. Đó là quán chiếu khảo sát nội tâm, nhằm loại trừ tất cả ảo tưởng và phú chướng từ vô thỉ đã bao phủ dầy đặc bản tâm, nhằm thấy được bản tánh thanh tịnh của thực tại, thoát khỏi mọi khái niệm về vật sở quán(nghĩ về cái của ta)và thức năng quán(nghĩ về cái biết được).
Truyền thống tái sinh của các vị Karmapa thuộc phái Kagyu được khởi đầu từ thế kỷ thứ 12 nghĩa là sớm hơn so với các vị Đạt-La Lạt-Ma gần ba thế kỷ. Có thể nói họ là những người đầu tiên khởi xướng truyền thống tái sinh tại Tây Tạng.  
Photobucket
Gyalwang Drukpa - Wikipedia
 Gyalwang Drukpa – Wikipedia tiếng Việt
 Hiện nay, Gyalwang Drukpa là vị đứng đầu dòng truyền thừa Kagyu ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác. Ông thuộc chiphái Drukpa Kagyu và được tin là hoá thân chuyển thế đời thứ XII .
3/. Phái Sakya (Tát-ca phái – Wikipedia mũ đỏ):
File:Khon Konchok Gyalpo.png
Khon Konchok Gyelpo (1034-1102)

Sơ đồ truyền thừaphái Sakya
Phái Sakya được ngài Khon Konchok Gyelpo khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 11 sau CN. Ngài Khon Konchok Gyelpo đã truyền lại giáo lý và các pháp tu cho các đệ tử và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay.
 Phái Sakya có những nét gần gũi hơn với đời sống thế tục. Sau khi chế độ quân chủ sụp đổ, Tây Tạng không có chính quyền trung ương nên các tăng sĩ của phái này đã nắm lấy chính quyền và truyền ngôi vị lại cho con cháu. Hiện nay họ vẫn còn tồn tại nhưng đã từ lâu không còn nắm quyền cai trị đất nước.
4/. Phái Gelug (Cách-lỗ phái – Wikipedia  -  mũ vàng):

Je Tsongkhapa - Wikipedia
Tông-khách-ba – Wikipedia tiếng Việt
 
Kadampa-Geluk Lineage Chart
Sơ đồ truyền thừaphái Gelupa
Phái Gelugđược ngài Tông-khách-ba (Je Tsongkhapa: 1357-1419) khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 15 sau TL. và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay. Đây làtông phái quan trọng nhất của Tây Tạng hiện nay.
Tông-khách-ba là nhà tư tưởng lớn của Phật giáo Tây Tạng. Ngài là một nhà cải cách và đã tiếp nối công việc hoằng pháp của Đại sư Atisha tức là nghiêngvề đạo đức, giới luật và giảm nhẹ ảnh hưởng của pháp thuật bằng cách nhấn mạnh vào khía cạnh tâm linh.
Sự thành công nhanh chóng của ngài Tông-khách-ba là vì nhờ ông có rất đông đệ tử, nhờ vào việc thành lập các tự viện và nhờ vào 16 bộ sưu tập các tác phẩm Phật học. Ông chủ trương xét lại toàn bộ kinh điển và tổng kết thành hai tác phẩm chính:
- Bồ-đề đạo thứ đệ(Lamrin Chenmo:Từng bước đến giác ngộ) trình bày đầy đủ về sáu phép Ba-la-mậttiêu biểu cho đường lối tu tập Hiển giáo,dựa theo tập sách Minh Đăng Thánh Đạo của ngài Atisha. 
- Chân ngôn đạo thứ đệ(Ngagrim Chenmo) nói rõ những phương thức công phu tiêu biểu cho đường lối Mật giáo.
Ngài là vị học giả luôn cố gắng tìm vị trí trung dung giữa những cực đoan, tránh sự thiên lệch và đưa lại sự hòa giải giữa hai phái mũ vàng và mũ đỏ. Trước khi mất, Ông di chúc lại cho hai đệ tử là Dalai Blama và Panchen Blama tức là Đạt-Lai Lạt-Ma (từ bi) và Ban thiền Lạt-Ma (trí tuệ). 
http://www.lebichson.org/Pics/Dalailama_001a.jpg
Đức Ban-Thiền Lạt-ma, Mao Trạch Đông và Đức Đạt-Lai Lạt-ma
Phái mũ vàng đã nắm quyền cai trị Tây Tạng cho đến năm 1950 khi Trung Cộng đánh chiếm đất Tây Tạng. Cả hai Ngài Ban Thiền và Đạt-Lai còn kẹt lại Tây Tạng. Tháng 4 năm 1959, sau chín năm bị giam lỏng ở Potala, Đức Đạt-Lai trốn thoát và tỵ nạn tại Dharamsala tức Little L’hassa gần biên giới Tây Tạng và Ấn Độ cho đến ngày nay.
Trong khi Đức Đạt-Lai trốn được qua Ấn Độ, Ngài Ban-Thiền thứ 10, Lhundrup Choekyl Gyaltsen, còn bị kẹt lại và đã viết bài kiến nghị dài bảy mươi nghìn chữ để tố cáo cho thế giới về cảnh ngộ khốn cùng của đồng bào Tây Tạng dưới sự thống trị của Trung Cộng. Ngài đã bị đảng Cộng Sản Trung Quốc và Mao Trạch Đông lăng mạ và  kết án 14 năm trong tù hay cấm cố tại nhà. Tháng 12 năm 1964, Ngài bị đưa đến Bắc Kinh dưới tội danh “phản cách mạng” và bị đánh đập tàn nhẫn. Năm 1978, sau khi được trả tự do, Ngài du hành khắp Tây Tạng và tiếp tục phê bình chính sách cai trị bạo tàn của Trung Cộng. Chẳng bao lâu sau đó, Ngài bị bắt trở lại và ngày 28 tháng giêng năm 1989, Ngài được nói là đã trút hơi thở cuối cùng trong hoàn cảnh rất bí mật, hưởng dương 51 tuổi.  
Để tiếp tục truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, năm 1995 Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã chứng nhận Gendun Choekyi Nima là Đức Ban Thiền thứ 11, nhưng sau đó Bắc Kinh đã bắt cóc vị này cùng với cha mẹ và họ bị mất tích cho đến ngày nay. Trung Cộng sau đó tự chọn một cậu bé khác tên là Gyaltsen Norbu để ngồi vào chức vị Ban-Thiền Lạt-ma thứ 11, người mà hầu hết nhân dân Tây Tạng tẩy chay. 
 
Mãi cho đến vị Đạt-Lai Lạt-ma thứ 5 là Lobsang Gyatso (La bốc tạng Gia mục thố) thì việc chấn hưng mới được hoàn mãn. Tục lệ thừa kế bị loại bỏ và nhiều kỳ thi về Phật học được tổ chức để gạt bỏ những người mượn áo tu hành làm điều bất chính. Những kinh điển từ trước vẫn được cất kỹ thì nay được mang ra truyền bá sâu rộng để khuyến khích phong trào tu học trong nước. Mọi gia đình được khuyến khích gởi con cái vào các tu viện để trở thành các vị Lạt Ma. Sau đó họ có thể lập gia đình và sống như một người thường. Chỉ khi nào họ phát nguyện xuất gia thì mới được gọi là tu sĩ (Trappa). 
         
Vào thế kỷ 15, phái Gelug đưa ra một “luận thuyết” cho rằng các vị Bồ-tát như Đức Quán Thế Âm, Di Lặc và chư Phật như Đức Phật A Di Đà chắc chắn đã có hóa hiện ra những hóa thân để làm các vị giáo chủ mà hóa độ chúng sinh. Những hóa thân tái sinh này được các vị cao tăng tìm kiếm và xác nhận rất cẩn thận dựa trên những quy luật rất phức tạp do hội đồng lễ nghi đề ra. Vai trò lãnh đạo của những vị hóa thân tái sinh này là nét đặc thù của Tây Tạng trong suốt gần 5 thế kỷ qua. Tất cả 14 vị Đạt-Lai Lạt-Ma đều xuất thân từ phái mũ vàng nhưng phái mũ đỏ vẫn được tôn trọng và vẫn chiếm số đông.
 
Các vị Tổ sư khi thành lập mỗi một tông phái đều thể hiện những đặc tính siêu việt của mình trong những yếu tố góp phần tạo nên đời sống thêm phong phú cho Phật giáo Tây Tạng. Tuy các tông phái có sự khác biệt về việc tổ chức tự viện, về màu sắc y phục, về các vị thần bảo hộ hay phương pháp thiền định, nhưng họ luôn có sự tác động và vay mượn lẫn nhau. Sự nổi bật của các vị Đạt-Lai Lạt-Ma đã làm cho nhiều người lầm tưởng rằng các Ngài là những vị lãnh đạo của toàn thể nhân dân Tây Tạng. Nhưng trên thực tế, Tây Tạng có rất nhiều tông phái khác nhau và mỗi phái có một vị lãnh đạo tinh thần tối cao của riêng mình. Vì thế tuy đức Đạt-Lai Lạt-Ma được xem là người lãnh đạo cao nhất của Tây Tạng về mọi mặt, nhưng mỗi một truyền thống tông phái đều có một vị đứng đầu để dẫn dắt họ.
http://www.lebichson.org/Pics/DalaiLama2007.jpg
Tenzin Gyatso – Wikipedia
Đạt-lại Lạt-ma – Wikipediatiếng Việt 
 
http://www.lebichson.org/Pics/Dalailama_child2.jpghttp://www.lebichson.org/Pics/Dalailama22_yrs.jpghttp://www.lebichson.org/Pics/Dalailama_sonam.jpg
(Tenzin Gyatso- 登珠嘉穆錯 - The 14th Dalai Lama)
Đối với Phật giáo trên khắp thế giới hiện nay, một phần ba thuộc về Phật giáo Nam tông, hai phần ba thuộc Phật giáo Bắc tông. Trong khi đó, Phật giáo Mật tông chỉ 1/30 số người Phật giáo vì giới hạn trong các nơi thưa dân như Tây tạng, Bhutan, Nepal và Mông cổ. Mặc dù Đức Lạt-Lai Lạt-Ma chỉ đại diện cho 1% tín đồ Phật giáo thế giới, nhưng với uy tín của ngài, người Tây phương vẫn nhìn ngài như người đại diện cho toàn thể Phật giáo.
http://4.bp.blogspot.com/-MnVdkG2ZBow/T1NRfdxiHBI/AAAAAAAAMGc/TuB4G-mzkbg/s1600/istana_potala_3.jpg
Cung điện Istana Potala, Lhasa – Wikipedia
          Trong cuốn “Tây Tạng Huyền Bí” có diễn tả về cung điện Potala ở Tây Tạng trước khi quân Trung Cộng đánh chiếm đất nước này như sau :
“Tu thất của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tọa lạc trên nóc điện Potala, vì theo phong tục bản xứ, không ai có quyền được ở chỗ cao hơn Ngài. Một cầu thang vĩ đại xây bằng đá rộng gần bằng một đường lộ đưa đến tư dinh của Ngài. Điện Potala là một tòa cung điện độc lập  xây dựng trên một ngọn đồi. Đó là cơ quan đầu não để giải quyết tất cả mọi công việc chính trị và tôn giáo của xứ Tây Tạng. Đó là trung tâm của quốc gia, mục tiêu của tất cả tư tưởng, nguồn gốc của tất cả mọi hy vọng. Bên trong vòng thành của cung điện, trong những tòa nhà của Ngân Khố Quốc Gia, có dự trữ những khối vàng ròng, vô số những bao đựng đầy ngọc ngà châu báu và những bảo vật quý giá của thời đại cổ xưa nhất…Tiếp tục bước lên đến một điểm cao tột trên nóc điện, tại đây có những lăng tẩm của những vị Đạt-La Lạt-Ma của quá khứ, tức tiền thân của đức Đạt-La Lạt-Ma hiện tại.”
 
Phái mũ vàng và phái mũ đỏ
Trong các tông phái kể trên thì chỉ có phái Gelug còn gọi là phái mũ vàng là các vị xuất gia, còn các phái Nyingma, Kagyu, Sakya gọi là 3 phái mũ đỏ thì đa số là các vị cư sĩ .      
Xem thêm:
- Phật giáo Tây Tạng – Wikipedia
 
VIDEO
-Đại Cương Mật Tông Tây Tạng – Trí Siêu 
- Tây Tạng Ngày Xưa - The Lost World Of Tibet (BBC)
 
 
2.4. Mật tông Việt Nam:
Mật tông cũng đã được đưa vào Việt Nam từ rất lâu. Theo sử liệu, pháp sư Tinidaruci (Tì Ni Đa Lưu Chi) từ Ấn Độ sang Việt Nam năm 580. Sư trú trì chùa Pháp Vân, Hà Đông truyền dạy cả Thiền lẫn Mật.

Các thiền sư thuộc Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi không chỉ uyên thâm về Phật pháp, mà nhiều vị còn rất có uy tín với triều đình và biểu thị rõ ý thức độc lập tự chủ của đất nước. Các thiền sư Pháp Thuận, Ma Ha (thế kỉ thứ 10), Sùng Phạm (thế kỉ 12), … đều làm cố vấn cho nhà vua không chỉ việc đạo mà cả việc đời, việc ngoại giao. Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi còn kéo dài mãi đến thế kỉ 19. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập “Tổng Trì Tam Muội” (Dharani samadhi), một hình thức tu tập phổ biến của Mật giáo (Tantrism), dùng chân ngôn kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ tương ưng than-khẩu-ý.

Năm 1963 tại Hoa Lư, Ninh Bình, đã phát hiện một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ thứ 10. Cột kinh này do Đinh Liễn, con của Đinh Tiên Hoàng, dựng năm 973. Trên cột có khắc bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một thần chú phổ biến của Mật tông.  Năm 1964, phát hiện được cột kinh thứ hai.  Năm 1978, lại phát hiện thêm 14 cột kinh tương tự ở Hoa Lư.

Tôn tượng TS.Vạn Hạnh tại chùa Tiêu - xã Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Vạn Hạnh(?- 1025) chùa Lục Tổ, làng Dịch Bảng, phủ Thiên Đức. Người Cổ Pháp, họ Nguyễn. Gia đình nhiều đời thờ Phật. Thuở nhỏ Sư đã khác thường, gồm thông ba học nghiên cứu trăm luận, xem thường công danh. Năm 21 tuổi xuất gia, thờ Thiền Ông chùa Lục Tổ làm thầy. Ngoài lúc hầu hạ, Sư học tập quên cả mỏi mệt. Sau khi Thiền Ông viên tịch, Sư chuyên tập pháp môn Tổng Trì Tam Muội, lấy đó làm việc riêng mình. Bấy giờ Sư nói ra lời nào thiên hạ đều cho là phù sấm. Hoàng đế Lê Đại Hành hết lòng tôn kính Sư.
- Từ Đạo Hạnh(?-1117): Ông họ Từ tên Lộ, tự là Đạo Hạnh, ở chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích… Lộ nghĩ việc báo thù cho cha nhưng chưa nghĩ ra mưu kế. Một hôm, rình Đại Điền ra ngoài muốn gây sự đánh, bỗng nghe thấy trên không trung có tiếng thét ngăn lại. Lộ sợ hãi quăng gậy mà đi. Lộ muốn sang chùa bên nước Ấn Độ cầu phép lạ để đánh Điền, đường đi qua đất rợ Kim Xỉ (răng vàng) thấy hiểm trở bèn quay về, ẩn cư ở núi Phật Tích, thường ngày đọc kinh Đại-bi-đà-la-ni, đọc trọn mười vạn tám nghìn lần.
- Nguyễn Minh Không(1066-1141):  Đạo Hạnh đã hóa, Minh Không trở về chùa cũ cày ruộng. Hơn hai mươi năm, ẩn hơi kín tiếng. Khi đó Lý Thần Tông bỗng mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, tiếng kêu đau đớn gầm rú đáng sợ. Các lương y trong thiên hạ vâng chiếu mà đến, kể hàng ngàn hàng vạn, đều chịu bó tay. Khi ấy có đứa trẻ hát rằng:
“Dục trị thiên tử bệnh, tu đắc Nguyễn Minh Không” (nghĩa là: muốn chữa khỏi bệnh nhà vua tất phải tìm được Nguyễn Minh Không).
…Khi gặp Thần Tông, Minh Không lớn tiếng nói:
“Kẻ đại trượng phu được tôn lên ngôi thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?”
Vua nghe nói rất run sợ. Minh Không bèn lấy một cái vạc lớn đựng dầu, đun lên sôi sùng sục, rồi lấy tay khoắng vào bốn lần, rắc vẩy lên khắp mình vua, bệnh tức thì khỏi hết. Vua bèn phong Minh Không làm quốc sư, ban lộc mấy trăm hộ để thưởng công.
- Dương Không Lộ (?- 1119):  Thiền sư Không Lộ ở chùa Nghiêm Quang, huyện Hải Thanh là người họ Dương ở Hải Thanh vậy, mấy đời làm nghề câu cá, bỏ nghề ấy mà đi tu, thường hay đọc kinh Đà-la-ni-môn.
- Nguyễn Giác Hải:Thiền sư Giác Hải họ Nguyễn, người Hải Thanh, ở tại chùa Diên Phúc quận nhà. Thưở nhỏ thích câu cá, thường lấy thuyền con làm nhà, lênh đênh trên mặt nước. Năm hai mươi lăm tuổi bỏ nghề ấy, cắt tóc đi tu, lúc đầu cùng thiền sư Không Lộ thờ một thầy ở chùa Hà Trạch. Thời Lý Nhân Tông, sư thường cùng Thông Huyền chân nhân được triệu vào ngồi hầu trong chùa Lương Thạch ở Liên Mộng. Bỗng có đôi tắc kè gọi nhau, nhức tai điếc óc. Vua truyền Thông Huyền ngăn nó lại, Huyền lặng nhẩm thần chú, một con rơi xuống trước. Vua cười bảo: “Hãy còn một con xin để nhường nhà sư”. Sư đọc thần chú, trong nháy mắt con còn lại cũng rơi xuống nốt.
Thiền Uyển Tập Anh cho chúng ta thấy rất nhiều thiền sư hành trì Mật giáo.
taytangbd-2.gif
HT. Nhẫn Tế:   Thiền sư Minh Tịnh – Wikipedia tiếng Việt
 
Hiện tại Việt Nam có khá nhiều đạo tràng tu tập Thiền tông khế hợp với Mật tông. Có nhiều tác giả dịch thuật những bài kinh thuộc tạng kinh Mật giáo như Thiền sư Thích Nhẫn Tế, Thích Thiền TâmThích Viên Đức v.v., ngoài ra còn có những vị tu theo mật pháp như Tịnh Danh Pháp ChủNhật QuangPhương Nghi Huyền Thạch côngKim Cang Sư Thích Minh Đức v.v. Những tự viện từng theo pháp tu Mật tông như chùa Tây Tạng (Bình Dương), Tịnh viện Hải Triều Âm (Đại Ninh)...
http://images.baoninhthuan.com.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/phuongphuong/22b_86f5b.jpg 
Các ni sư hành lễ theo pháp tu Mật tông Tây Tạng dòng truyền thừa Drukpa
ở tịnh thất Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phú.

          Dòng truyền thừa Drukpa đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 1992 do cố Thượng Tọa Thích Viên Thành, viện chủ chùa Hương và chùa Thầy. Tháng 09 năm 2006, các cao tăng của dòng Drukpa đã đến hà Nội để làm các pháp quán đảnh đức Văn Thù, A Di Đà, Dược Sư và Quán Thế Âm.
Tháng 12, ngày 7, 8, 9 năm 2007,  ĐứcGyalwang Drukpa đời thứ XII cùng các vị Nhiếp chính và cao tăng đã sang Việt Nam để làm lễ quán đảnh cầu quốc thái dân an cho Việt Nam. Nhân dịp, cũng là kỉ niệm 800 năm dòng truyền thừa Drukpa và 15 năm Drukpa có mặt tại Việt Nam.
 
3. Thực hành tu Mật:
       3.1. Kinh điển nền tảng của Mật tông.
Khoảng nửa cuối của thế kỷ thứ bảy, trung tâm Nālandā và trung tâm Vikramasila là nơi đại diện cho các tự viện Phật giáo Ấn độ, và cũng là cơ sở thuận lợi cho việc phát triển của Mật giáo.  Hệ thống lý luận nơi các tác phẩm nổi tiếng của Mật giáo dần dần được hình thành, đó là kinh Đại Nhật (Mahāvairocanasūtra), tiếp theo đó là kinh Kim Cang Đảnh (S: Vajraśekharasūtra) xuất hiện.
1/. Kinh Đại Nhật(Đại Nhật kinh 大日經;  S: Mahāvairocana-sūtra - Đại Nhật kinh – Wikipedia):
Đại Nhật(大日) có nghĩa là mặt trời lớn hay ánh sáng vô lượng.  Kinh Đại Nhật theo truyền thuyết được cho là do đức Phật Đại Nhật hay còn gọi là đức Phật Tỳ-lô Gía-na giảng thuyết.
Kinh Đại Nhật chỉ cho tư tưởng khai ngộ lớn với trọng tâm là “Tức sự nhi chơn”, được cho là bắt nguồn từ tư tưởng “Lý Sự vô ngại – Sự Sự vô ngại” của kinh Hoa Nghiêm, đồng thời tham chiếu qua tư tưởng “Phạm Ngã nhất trí” của Ấn Độ giáo. Từ đó sản sinh ra giáo lý “Tức thân thành Phậtcủa Mật tông.
Kinh Đại Nhật chú trọng nội dung về pháp môn “hành vi”, bao hàm cả nghi thức quán đảnhtư thế tham thiền, cho đến cả các nghi thức bắt ấn, trì chú và quán Mandala, tất cả đều muốn cho người đệ tử thể nhập được tự tánh đồng nhất với đức Đại Nhật Như Lai.
Có nghiên cứu theo quan điểm Tam thân (Tam thân – Wikipedia tiếng Việt) cho rằng, trong kinh Đại Nhật, đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Ứng thân) trở thành đức Phật Đại Tỳ-lô Gía-na (Pháp thân).
          2/. Kinh Kim Cang Đảnh:        
Kim Cang chỉ cho ánh sáng Phật pháp cứng chắc và bén nhọn và chiếu soi như kim cương, có thể chặt đứt mọi phiền não; và Kim Cang Đảnh là chỉ cho vị trí tối cao của bộ kinh.
Kinh Kim Cang Đảnh xuất hiện vào hậu bán thế kỷ thứ 7, được dịch sư Bất Không Kim Cang (705-774) dịch ra Hán văn vào đời Đường, gồm 3 quyển. Từ nguồn gốc sâu xa của lịch sử, bộ kinh Kim Cang Đảnh là thuộc hệ phái Du già Hành (Yogācāra), tư tưởng trọng tâm của phái này là thuyết Tâm thức, nhưng trong đó mang đậm tư tưởng “đại lạc”.
          Kinh Kim Cang Đảnh được xem là một bộ Du-già mật điển, nói lên nghi thức sinh hoạt pháp với hành vi đều thuộc trong thiền định, nói cách khác, nó đã vượt ra ngoài sinh hoạt pháp bằng hình thức, hành giả được xem như đã thể nghiệm được một cấp bậc nào đó của nội tại.
        Mật giáo đánh giá rất cao về pháp Du già, do vậy, theo thứ lớp tu hành của Mật giáo thì nội dung kinh Kim Cang Đảnh cao sâu hơn và toàn diện hơn kinh Đại Nhật. 
Đã có sự phân biệt như sau:
- Phái chú trọng kinh Đại Nhật được gọi là phái “Mật giáo cánh tả” hoặc “Chân ngôn thừa”, Mandala của phái này được xem là “Thai tạng giới Mandala”. Đối lại với phái trên là phái chú trọng
- Phái chú trọng kinh Kim Cang Đảnh được gọi là phái “Mật giáo cánh hữu” hoặc “Kim Cang thừa”, Mandala của phái nay được gọi là “Kim cang giới Mandala”.
Hai hệ thống Mật giáo theo hai kinh trên được gọi chung là “Thuần mật”, phái thuần mật thông qua tổ chức của Mandala, thống nhất được tín ngưỡng của Ấn độ vào trong bộ vị trung tâm của Phật giáo.
3/. KinhThời Luân Ngoài hai bộ kinh Đại Nhật và Kim Cang Đảnh khởi nguồn được nói ở trên, một loạt kinh điển của Mật giáo nối nhau ra đời, trong đó kinh Thời Luân (Bánh xe thời gian) là bộ kinh khá quan trọng của Mật giáo, bởi lẽ kinh thừa kế giáo nghĩa của kinh Đại Nhật và kinh Kim Cang Đảnh.
Trên phương diện thời gian mà nói, kinh Thời Luân đến năm 1040 tức thế kỷ 11 mới ra đời, cho nên kinh này chỉ lưu hành ở Ấn độ với thời gian rất ngắn, chú sớ của bản kinh này cũng rất ít, theo sử liệu ghi thì kinh này chỉ có bốn nhà chú sớ mà thôi, đó là Diệu Cát Xứng, Dà Lợi Ca, Hộ Vô Úy, còn một vị không rõ tên họ, chú sớ thành Vô Cấu Quang chú. Sau đó thì ngài Atisha đem vào Tây Tạng và đã giảng về bộ kinh này.
  
3.2. Giáo lý tam mật.
Thực hành tu theo Mật là  thực hành "Tam Mật Tương Ưng".
- Tam Mật:  Là Thân mật, Khẩu mật, Ý mật.
- Tương Ưng:  Là tương thông ứng hợp với nhau giống như chư Phật.
Như vậy là Tam Mật Tương Ưng là thực hành tu Thân-Khẩu-Ý giống như là chư Phật.  Đó là, nếu hành giả đạt đến mức Thân-Khẩu-Ý đều giống như chư Phật, thì ngay trong thân này, trong đời hiện tại này, có thể đạt được sự giải thoát rốt ráo, nghĩa là thành Phật. Giáo lý này còn được tóm gọn trong tám chữ: “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật.”
Hành giả tu tập theo Tam Mật không xem trọng một công phu riêng lẻ nào, mà phải đồng thời tu tiến. Thành tựu pháp= Nghi quỹ (S: sādhana, tantra: luật tắc) là những chỉ dẫn trong thực hành tu tập Thân-Khẩu-Ý.  Hành giả thực hành:
- Thân mật:  Tay giữ một  Ấn (; S: Mudrā) nhất định, gọi là phép bắt  Ấn.   
- Khẩu mật:  Miệng đọc Chân ngôn(真言;  S: Mantra) có tác động thông qua âm thanh rung động do sự tụng niệm, gọi là  phép niệm Chân ngôn.
- Ý mật:  Tâm quán tưởng Mạn-đà-la(曼陀羅;  S: Maṇḍala) chiêm nghiệm chân lý Duyên khởi nơi đối tượng cùng vạn sự vạn vật, gọi là phép quán Mạn-đà-la.
 Hành giả khi hành trì đạt đến chỗ “tam mật tương ưng”, nghĩa là tay bắt ấn quyết, miệng niệm chân ngôn, tâm quán tưởng chân lý Duyên khởi của các pháp, tự nhiên sẽ phát sinh uy lực diệu dụng, tùy theo sự phát tâm hành trì mà có thể đạt được sự như ý.
Giáo lý Tam mật không phải chỉ nhằm tạo ra những phép mầu linh diệu như nhiều người thường lầm tưởng. Khi một vị hành giả có công phu hành trì miên mật, vị ấy tự nhiên sẽ đạt được những uy lực nhất định, có thể thực hiện một số việc mà người khác không thể làm được, nhưng điều đó hoàn toàn không phải là kết quả nhắm đến của sự tu tập.
Khi hiểu đúng về giáo lý Tam mật của Mật tông là thấy được rằng đó chính là một sự kết hợp hài hòa, thúc đẩy người tu tập phải tinh tấn trong mọi mặt, và do đó có thể giúp hành giả nhanh chóng đạt đến cảnh giới giải thoát.
Đây cũng chính là lý do giải thích cho sự tồn tại ngắn ngủi của Mật tông so với các tông phái khác. Bởi khi không có được những người kế thừa nắm vững và thực hành theo đúng những giáo lý này, Mật tông sẽ ngay lập tức bị biến dạng thành những hình thức mê tín dị đoan, không phù hợp với tinh thần chân chánh của đạo Phật, và vì thế mà nó dễ dàng nằm ngoài ngôi nhà Phật giáo.
3.3. Lễ Quán đảnh(灌頂;  S: Abhiṣeka).
Đó là nghi lễ, trong đó vị Đạo sư (S: Guru;  bo. blama) cho phép đệ tử tu tập một Tantra. Vì vậy trong Phật giáo Tây Tạng, người ta hay sử dụng danh từ “Truyền lực” (bo. dbang-bskur). Trong Vô thượng du-già (S: anuttarayoga-tantra), người ta kể bốn cấp quán đỉnh từ dưới lên trên:
1. Quán đỉnh bình (S:  kalābhiṣeka, bình ở đây là tịnh bình), bao gồm sự khai giảng về năm khía cạnh của Phật gia (S: buddhakula).
2. Quán đỉnh bí mật (S:  guhyābhiṣeka);
3. Quán đỉnh trí huệ (S:  prajñābhiṣeka)
4. Quán đỉnh thứ tư (S:  caturthābhiṣeka).
Thông thường, vị Đạo sư đọc Thành tựu pháp= Nghi quỹ (S:  sādhana, tantra) qua một lần và lần đọc này có giá trị cho phép người đệ tử tu học nghi quỹ này. Sau đó, Đạo sư bình giảng những điểm khúc mắc, khó hiểu, những bí truyền trong Nghi quỹ để bảo đảm sự tu tập chính tông, đúng đắn của đệ tử.
Do đó có thể hiểu theo nghĩa đơn giản thì lễ quán đảnh tức là sự cho phép. Thế thôi! Trong luận giải nổi tiếng của mình “Đèn Soi Nẻo Giác”, đạo sư Atisha gọi đó là pháp “Đạo sư gia trì” (gia trì ở đây được giải thích là “sự cho phép”. Ngài viết trong thi kệ :  
Muốn thọ pháp “Đạo sư gia trì”      
Thì phải tìm một vị thầy thánh thiện  
 
Rồi hầu hạ, cúng dường phẩm vật    
Và tuân phục để làm hài lòng vị ấy
.
Kinh sách Mật giáo thường nói rằng mọi thành tựu đều nhờ nương tựa vị thầy tâm linh, có nghĩa là người đủ tư cách truyền pháp (quán đảnh), cho phép ta tu tập giáo pháp. Song, để xóa đi nghi vấn đặt nặng hình thức quán đảnh từ vị thầy, lạt ma Yeshe đã dạy:
Chúng ta phải hiểu rằng Guru có hai lớp nghĩa khác nhau. Vị Guru khách quan, tương đối là vị thầy truyền thông với chúng ta bằng nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Ở lớp chủ quan hơn và sâu xa hơn, vị Guru chính là trí huệ nội tại của mình, sự trong sáng căn bản từ chơn tâm của chính mình. Trong thực tế vị thầy bên ngoài, tương đối chỉ có thể giúp chúng ta tới mức độ nào đó, chứ không thể bảo đảm chúng ta sẽ đạt trí huệ và thành tựu. Nhưng vị thầy nội tâm, tức trí huệ bổn nguyên, có khả năng thành tựu bất cứ mục tiêu nào.”
       3.4. Các pháp khí.
Pháp khíhay còn gọi là Phật khí, là dụng cụ trợ ích trong tu chứng Phật pháp,  giúp người tu hành thực hiện các nghi thức Phật giáo và sinh hoạt Phật pháp.
Phật giáo Tây Tạng sở hữu một lượng pháp khí phong phú, được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, chủ yếu đúc bằng vàng, bạc, đồng, tạo hình sâu sắc, mỗi loại pháp khí mang một hàm nghĩa khác nhau. 
1/. Chủng loại pháp khí.
Về cơ bản pháp khí có thể chia làm sáu loại, là kính lễ, tán tụng, cúng dường, trì nghiêm, hộ thân, khuyến giáo.
- Kính lễ –  Khata (kha-gtags):  Dâng lụa khata dể thể hiện lòng tôn kính với chư Phật.
- Cúng dường  –  Đèn nến: dùng của cải và vật chất và tấm lòng thanh tịnh dể cúng dường chư Phật.
- Tán tụng  –  Sáo xương:  Dùng âm thanh dể mời gọi chư tôn, thức tỉnh chúng sinh.
- Hộ thân –  Hạt ô:   Mang theo Phật, Bồ Tát bên mình để hộ thân.
- Khuyến giáo– Đá mani:  Dùng chân ngôn của chư Phật để khuyến giáo chúng sinh cầu phúc cho chúng sinh.
- Trì Nghiệm  –  Bình Quán Đỉnh: dụng cụ dùng trong tu trì, tạo phúc, trấn tà ma.

Tibetan Sacred Temple Music
VIDEO
- Meditation Music - Traditional Tibetan Ritual Chanting
- Tibetan Music Therapy with Spiritual Music Sounds for Zen Meditation
 
2/. Công dụng của pháp khí.
Trong quá trình tu luyện, người tu hành nhờ vào sự trợ giúp của pháp khí để tăng cường trí tuệ và linh cảm, nhanh chóng đạt đến chứng ngộ.  Pháp khí cũng chính là cầu nối để liên kết người tu hành với chư Phật và chúng sinh.
3/. Ý nghĩa một số loại pháp khí.
- Chày và Chuông Kim Cang.
 
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi1_jpg.jpg
Chuông: tượng trưng cho phương tiện.
Chày: tượng trưng cho trí tuệ.
Chày và chuông thường được làm bằng bạc hoặc đồng. Vì những rung động của những phân tử kim loại này có ảnh hưởng tốt tới khí mạch trong cơ thể con người.
- Dao Phurba (Kilaya).
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi2_jpg.jpg
Kilaya hay Kila là một con dao găm có dạng tam giác, là đại diện cho thực tế tận cùng của ba cánh cửa giải thoát - tính trống rỗng, sự độc nhất, vô sở cầu - là sự đồng nhất của Tam thân Phật, các năng lực này được huy động hết tất cả vào tại một điểm để chiến thắng tất cả mọi tội lỗi và chuyển hoá nó thành tốt lành.
Dao phurba và hành giả thực hành pháp này ở đâu thì nơi đó sẽ được an bình, tránh được các não hại, ma chướng. Sự thực hành các pháp bí mật lại sớm được thành tựu do oai lực bất khả tư nghì của pháp khí + đàn pháp này.
          - Kèn Dungchen (Pháp kèn 法号; Tibetan horn - Wikipedia, the free encyclopedia):

VIDEO:- Dungchen | The powerful magic of LOW Sounds ! Scientific Doku
- Arjuna: Tibetan Horn For All Seasons
- Tibetan trumpet - Production
 
Kèn Loa sử dụng trong các nghi lễ truyền thống, đặc biệt trong dịp lễ mở tranh Thangka. Những chiếc kèn này có thể dài tới 4m và tiếng của nó vang rất xa trên vùng núi cao giá lạnh. Nó là công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trong văn hóa Phật giáo Tây Tạng. Nó thường được chơi theo cặp hoặc bội, và âm thanh được so sánh với tiếng hát của con voi. Tsultrim Allione mô tả âm thanh của kèn như sau:
Đó là một chặng đường dài, sâu, lăng xăng, ám ảnh than van sẽ đưa bạn ra đâu đó bên ngoài các đỉnh núi Himalaya cao nhất và đồng thời trở lại vào tử cung của mẹ”.
- Kèn Kangling.
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi9_jpg.jpg
Chiếc còi làm bằng xương xương đùi làm thoát ra âm thanh như muốn xé nát không gian .
- Kèn ốc loa(xem thêm:  "Kèn Pháp Loa" ).
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi6_jpg.jpg
Kèn ốc loa thường được làm bằng vỏ ốc. Âm thanh được tạo ra của kèn ốc loa khi thổi vào tượng trưng cho âm Om là âm thanh khởi đầu của vũ trụ (theo quan niệm của Phật Giáo và Hindu giáo). Trong kinh, kèn ốc loa còn được xem như Pháp loa là biểu tượng cho chánh pháp được lưu truyền khắp nơi do sức vang rền, chấn dộng không gian của nó.
Theo Mật tông Phật Giáo thì Kèn ốc loa là một trong 8 thứ quý báu để cúng dường cho Bổn Tôn (hay còn được gọi là Bát Cúng Dường - bao gồm có nước, rượu, hoa, ánh sáng - nến, trầm, nước hoa, trái cây và kèn ốc loa). Kèn ốc loa cũng là thứ bảo vật mà ta thường thấy ở trong Bát Báu Kiết Tường mà Chakravatin (Chuyển Luân Thánh Vương) thường hay sử dụng.
- Trống Damaru.
http://www.exoticindia.com/ritual/ritual_damaru_zr89.jpg
Trống Damaru là loại trống hai mặt từ Ấn Độ và Tây Tạng. Trống thường được làm từ gỗ, với mặt trống làm bằng da. Có nhiều loại trống có cái nhỏ khoảng chừng gần 10 cm cho đến cái lớn có thể tới 30cm. Sử dụng trống Damaru bằng một tay. Lắc trống bằng cử động của cổ tay.
Trống Damaru rất nổi tiếng trong Ấn Độ. Nó liên quan tới thần Shiva ở dạng Nataraja đang trình diễn điệu vũ của Tanvada. Âm thanh của Damaru đại diện cho âm thanh và nhịp điệu nguyên thủy.
Đôi khi trống có thể được làm từ xương sọ thì gọi là trống Gabbra. Trong tiếng Phạn, gabbra có nghĩa là đầu lâu. Loại trống này được làm bằng hai nắp sọ người ghép lại với nhau,bịt bằng da khỉ, tang trống thắt lại, bên dưới có gắn cán nhỏ và dây lụa, bên tang trống buộc thêm hai cục xương nhỏ. Khi lắc trống. Hai cục xương nhỏ đập vào mặt trống phát ra âm thanh. Loại trống này thường được sử dụng trong khi tu pháp, nhằm ca ngợi công đức của chư Phật, Bồ Tát, thường được sử dụng phối hợp với chuông kim cương, chùy kim cương.
 
- Cờ Tây Tạng.
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi4_jpg.jpg
Cờ cầu nguyện thường được làm bằng vải hình vuông bằng các màu trắng, lam, vàng, lục và đỏ. Cờ được trang hoàng bởi những hình ảnh, thần chú và các lời cầu nguyện. Thông thường tại tâm của lá cờ cầu nguyện này, là hình ảnh của con ngựa gió là đại diện cho Tam Bảo của Phật Giáo. Ở bốn góc của lá cờ là những linh thú như là Garuda (Kim Xí Điểu), Rồng, Cọp và Sư Tử Tuyết đó là bốn linh thú đại diện cho bốn tính chất: Trí tuệ - Quyền năng -  Sự tự tin - Vô úy.
Thỉnh thoảng ta có thể thấy các biểu tượng cát tường của Phật Giáo ở các góc cạnh của lá cờ. Các khoảng trống ở giữa được in vào các hình ảnh, lời cầu nguyện và thần chú . Có 2 loại cờ cầu nguyện, loại ngang được gọi là Lungta và loại dọc ít được phổ biến hơn gọi là Darchor.
Người Tây Tạng tin rằng các lời nguyện cầu và thần chú sẽ được thổi tới các cung trời như là những phẩm vật cúng dường tới các hộ thần của họ và đem lại thật nhiều lợi lạc cho những ai treo cờ, cho hàng xóm của họ, và cho tất cả chúng sinh, thậm chí là các loài chim bay trên trời.
Tuy nhiên, nếu cờ được treo sai ngày, chúng sẽ chỉ đem lại những kết quả tiêu cực. Và càng được treo lâu bao nhiêu, thì chướng ngại được sinh ra sẽ lớn hơn. Cờ cũ được thay bởi cờ mới thường niên vào Tết của Tây Tạng.
 
- Mandala cúng dường.
http://nb9.stumbleupon.netdna-cdn.com/eE7q--0le0t4YKzNRVbG_A 
Trong tu học Mật tông, việctích lũy hai bồ tư lương “phước-trí” là việc cực kì trọng yếu. Chính sự tích tập cùng lúc 2 thứ này trong pháp tu là sự khác biệt chính yếu làm cho Mật tông trở thành pháp tu mà mọi người hay gọi nôm na là “tu tắt” – do sức nhanh chóng trong việc tích tập đầy đủ hai tư lương này.
Nói về phương pháp tích tập phước đức, thì trong Mật tông có rất nhiều pháp. Nhưng pháp đơn giản và đem lại lợi lạc nhiều nhất có thể nói đến, đó là pháp cúng dường Mandala, tức pháp tu Ngondro dự bị trong tất cả mọi dòng truyền thừa của Mật tông Tây Tạng.
Pháp cúng dường Mandala khi thực hiện làdùng đồ cúng dường Mandala. Vừa cất lời tụng, tay vừa rãi các hạt gạo, cát, hoặc đá quý….lên từng vòng, theo thứ lớp để tạo thành Mandala. Ở đây sự cúng dường này không chỉ mang ý nghĩa là chỉ cúng dường gạo, cát hoặc đá quý…, mà là sự dâng hiến lên cho Bổn Sư, cho dòng truyền thừa, cho Tam Bảo tất cả những thứ tốt đẹp nhất mà mình sở hữu.
Ngoài phước báu lợi lạc do sự cúng dường này, thực cúng dường mandala còn là một phương pháp mang ý nghĩa cắt bỏ tâm chấp trước, chấp ngã….
- Mạn-đà-la Kalachakra - Kim Cang Thời Luân
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi7_jpg.jpg
Biểu tượng Kalachakra (Kim Cang Thời Luân) là sự kết hợp của 10 chủng tự mật tông kết hợp với nhau. Là biểu tượng cho 10 quyền lực của Phật (thập lực). Là tinh hoa của tất cả tinh hoa.
Tương truyền rằng biểu tượng này còn là đại diện cho bàn thờ thập phương chư Phật. Nếu không có bàn thờ, không có hình ảnh, tôn tượng của chư vị,thì chỉ cần thờ hình ảnh của biểu tượng này, cũng xem như là đã có bàn thờ hướng tới thập phương chư Phật. Công năng, diệu dụng của Kalachakra thật không thể nghĩ bàn và diễn tả hết được.
Nơi nào có biểu tượng Kalachakra, nơi đó sẽ không bị nạn về đất, nước, gió, lửa và được cát tường.
- Trống Chod
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi8_jpg.jpg
Một trong pháp môn hành trì của Mật tông nổi tiếng là Chöd để dứt trừ chấp ngã, theo đó hành giả đi vào trong nghĩa địa lúc 12 giờ đêm và xướng tụng bài kệ Chöd, trong khi bàn tay phải quay một cái trống lớn.
- Rìu Kim Cang
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi10_gif.gif
Rìu kim cương trong Phật giáo Tây Tạng có hình dáng tương tự như một loại rìu dùng trong chiến đấu thời cổ đại, ngụ ý Phật pháp là không thể xâm phạm. Tạo hình các Không Hành Mẫu (Dakini) đầu hổ, Không Hành Mẫu đầu sư tử, Đại Uy Đức Kim Cương (Vajrabhairava) nơi rìu kim cang đềunhằm thể hiện sự bảo vệ đối với Phật pháp.
Ngoài rìu, rìu cong cũng là một loại pháp khí của Mật Tông, với vẽ ngoài tượng trưng cho chùy kim cương, nhưng phần đuôi có hình chóp nhọn. Ở chính giữa gắn vào một cán dài, pháp khí này thường thấy trong các bức họa Thang-kar. Rìu cong tượng trưng cho đức nhiếp triệu của Như Lai, đưa tất thảy chúng sinh vào trí tuệ Phật.
- Màn kinh.
http://accesschinatours.com/wp-content/uploads/2010/01/Tibetan-stupa300.jpg
Đây là một pháp khí hết sức phổ biến tại vùng Tây Tạng, thường được đặt trên nóc nhà, chân núi, bờ sông, ven đường, chùa chiền tu viện. Bên trên có chép kinh Phật, mỗi khi gió thổi vào màn kinh cũng như tụng được một lượt kinh, truyền đạt tâm nguyện của con người đến với chư Phật Bồ Tát để cầu sự gia hộ.
- Bát Gabbra.
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi11_jpg.jpg
Tức là bát sọ người, một đồ đựng có hình chiếc bát được làm từ bát được làm từ nắp hộp sọ người, phần lớn được chế tác từ nắp hộp sọ của cao tăng đại đức căn cứ vào di chúc của họ. Miệng bát và lòng bát được khảm bạc, bên dưới có trôn đế bằng kim loại, người Tây Tạng còn thêm nắp kim loại cho bát.
Bát sọ người cũng là một pháp khí được dùng trong nghi thức quán đảnh, thượng  sư Mật tông đựng nước hoặc rượu trong bát, sau đó nhỏ lên đầu người thụ pháp, với ngụ ý đem lại sự gia trì.
- Khata.
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi12_jpg.jpg
Một vật dụng bày tỏ sự tôn kính trong Phật giáo Tây Tạng. Đây là một tấm lụa mỏng hình chữ nhật, có các màu trắng, đỏ, vàng, xanh lam, dài từ ba thước đến hơn trượng.
Màu sắc và độ dài của Khata có thể thay đổi tùy theo thân phận của người được nhận, địa vị càng tôn kính thì Khata càng dài. Khata màu trắng là cao quý nhất, tượng trưng cho sự thuần khuyết, cao thượng
- Thang-kar
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi13_jpg.jpg
Một loại tranh, loại hình nghệ thuật đặc thù của Phật giáo Tây Tạng. Việc bảo quản cất trữ tranh Thang-kar cần tuân theo những quy tắc nhất định, phải cuốn tranh theo chiều từ dưới lên trên, nếu làm ngượi lại sẽ làm bất kính, phỉ báng thánh thần.
Thang-kar được dùng trong tu hành chủ yếu với tư cách là đối tượng quán đảnh và chiêm bái.
- Torma.
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi14_jpg.jpg
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi15_jpg.jpg
Một loại đồ ăn làm bằng bột mì, bột mạch chín, dùng để cúng tế chư Phật Bồ Tát, Bản tôn, các vị thần, hoặc bố thí cho vong hồn. Cũng có khi dùng trong quán đảnh, tượng trưng cho sự  gia trì của thần Bản tôn đối với đệ tử.
- Bánh xe Mani (kinh luân)
http://xspace.talaweb.com/chuathanhha/home/share/admin/thuvien/phapkhi/12.jpg
Đây là một loại pháp khí được giáo đồ Phật giáo sử dụng trong tụng niệm, có hình trụ tròn, có thể quay quanh một trục ở chính giữa. Trong hình trụ này dán các tấm giấy chép kinh văn. Người cầu nguyện vừa xoay bánh xe Mani vừa tụng chân ngôn sáu chữ Om mani padme hum (Án ma ni bát di hồng ), nhằm ca tụng chư Phật. Bánh xe Mani cần phải xoay theo chiều đồng hồ, xoay được một vòng tượng trưng cho đọc một lượt thần chú.
 
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi19_jpg.jpg
 
http://media.zenfs.com/vi_VN/Lifestyle/phunungaynay/1nhan-dan-tay-tang-3.jpg
 
http://www.phathoc.net/UserImages/2011/04/27/1/phapkhi21_jpg.jpg
 
Xem thêm:
- Kim cương thừa – Wikipedia tiếng Việt
- Quán đỉnh – Wikipedia tiếng Việt
- Thế Nào Là Mật Tông– Quan Âm Tu Viện
- Sách:Mật tông Phật giáo tinh hoa – Hội Ái Hữu Mật giáo CA - 2005
- Sách:Mật tông Phật giáo – Nguyễn Tuệ Chân – 2008 VN
- Sách: Bộ Mật tông– Thích Viên Đức – 2014 VN
VIDEO
- Mật Tông - Chân Quang
 
- A 6 Mật Tông Ứng Dụng 1 - TT Thích Nguyên Hạnh (Đức Trường)
- A 6 Mật Tông Ứng Dụng 2 - TT Thích Nguyên Hạnh (Đức Trường)
- A 6 Mật Tông Ứng Dụng 3 - TT Thích Nguyên Hạnh (Đức Trường)
- A 6 Mật Tông Ứng Dụng 4 - TT Thích Nguyên Hạnh (Đức Trường)
- A 6 Mật Tông Ứng Dụng 5- TT Thích Nguyên Hạnh (Đức Trường)
 
- Mật tông căn bản - HT.Thích Nhật Quang
- Phương pháp hành trì mật tông 1- HT Thích Nhật Quang
- Phương pháp hành trì mật tông 2- HT Thích Nhật Quang
- CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRONG SỰ TU TRÌ MẬT PHÁp– HT Thích Nhật Quang
- Mật - Tịnh- HT Nhật Quang: Những trọng yếu trong thực hành nghi quỹ Mandala Tịnh Độ
 

 
[Xin xem tiếp Mật P2]

***

Huy Thai gởi