MẸ TÔI LÀ LAO CÔNG
(Một phút để đọc và suy ngẫm bạn nhé)
--------------------
Ngày đầu tiên đi làm, cái gì với Nhi cũng bỡ ngỡ cả. " Ôi mình đã được là nhân viên của một tập đoàn lớn rồi sao. "Nhi sung sướng cười tít cả mắt. Cái gì với Nhi cũng mới, cũng lạ và cũng thật tuyệt.
Nhi soi mình vào cửa thang máy khi cô đang dạo trên hành lang sau một vòng tham quan. "Không ổn rồi , son mờ mất rồi, mình không thể để khuôn mặt này đi gặp sếp để nhận việc được". Nhi ngó quanh quẩn và không tài nào tìm ra được nơi cần đến, hành lang rộng lớn quá. Anh bảo vệ đẹp trai đứng từ xa có vẻ hiểu ý Nhi và tiến lại gần:
-" Tôi giúp gì được cho cô không?"
-" À , em cần tìm..."
-" Cô cứ đi thẳng rồi quẹo trái nhé!" Anh bảo vệ đẹp trai mỉm cười thật nhẹ.
Trời ơi , bảo vệ thôi mà cũng đẹp trai và tâm lý thế à ? Nhi che miệng cười khúc khích và đi theo hướng anh bảo vệ hướng dẫn .
"À nó đây rồi !!!"
Nhi bước vào và chợt choáng ngợp ...
" Trời , restroom thôi mà , sao sang trọng vậy ???"
Nhi cảm thấy vô cùng thích thú với nơi mình đang đứng . Nhìn Nhi sang trọng và xinh đẹp thế , chứ có bao giờ Nhi được đến nơi nào sang trọng thế này đâu . Mọi thứ Nhi trau chuốt chỉ là vẻ bề ngoài mà thôi . Nhi cảm thấy vô cùng hài lòng với hiện tại .
- " TRỜI ƠI ,DƠ HẾT ĐÔI GIÀY MỚI CỦA CHÁU RỒI DÌ HAI À !"
Nhi quay lại hướng theo tiếng nói thánh thót ấy . Một chị trông mảnh mai và sang trọng vô cùng trong chiếc đầm công sở màu be được cách điệu với phần nhún nơi cổ áo . Và thật tinh tế khi chị ấy phối với đôi giày màu ánh đồng đính hạt lấp lánh , nhưng mà ... nó bị một mớ rác trong thùng mà bác lao công vô tình bị vấp làm dơ hết rồi . Bác lao công rối rít xin lỗi và xanh mặt nhặt những mảnh rác vương vãi khắp nơi .
Nhi lặng người ...
Và đâu đó ký ức chợt ùa về ...
- " Mẹ ! Con năn nỉ mẹ đó ! Mẹ có thấy con ở plaza với bạn , mẹ cũng đừng kêu nha ! Xin mẹ đó !Đừng làm con mất mặt với bạn bè nữa ! "
Nhi rất ít được đi chơi cùng bạn bè , vì nhà Nhi chỉ mỗi mình mẹ đi làm và ba Nhi lại mất sớm . Mẹ Nhi là lao công trong một Plaza , công việc chính của bà là dọn dẹp restroom của Plaza đó.
Hôm nọ để dành đủ tiền , Nhi cùng bạn bè vui chơi ở Plaza . Khi cả đám con gái kéo nhau vào restroom để tuốt lại rồi đi quậy tiếp thì Nhi như đứng hình khi nghe tiếng kêu " bé Nhi !!"
Mẹ ... Trời ơi là mẹ , mẹ đang trong bộ đồ lao công , tay đang bưng thùng rác và ánh mắt bà sáng lên khi thấy Nhi . Bà vội bỏ thùng rác xuống và tiến lại gần Nhi :
- " Đi chơi hả con gái , đủ tiền không con mẹ cho thêm nè , ở đây thứ gì cũng mắc lắm đó con ."
Đám bạn quay lại nhìn Nhi , che miệng cười và chỉ chỏ .
Nhi ... không còn biết làm gì nữa ...
Nhi gạt tay mẹ và bỏ chạy về nhà nằm khóc .
Nhi ghét ngôi nhà lụp xụp này , Nhi ghét khi phải sinh ra trong ngôi nhà thuộc diện "Xóa đói giãm nghèo " của khu phố và Nhi cực kỳ ghét công việc mà mẹ đang làm , nó thật thấp hèn .
Nhi luôn gạt bạn bè rằng mẹ Nhi là nhân viên trong một tập đoàn lớn và Nhi tự hào về điều đó một cách giống như đó là sự thật .
Từ hôm đó , Nhi quyết tâm học thật tốt , Nhi muốn vượt ra khỏi cái nghèo , cái khó . Ngày còn bé , Nhi còn lẽo đẽo theo phụ mẹ làm ,nhưng khi hiểu chuyện hơn Nhi không còn theo mẹ nữa và Nhi lại cảm thấy vô cùng xấu hổ .Và dần dần Nhi xa mẹ hơn , lạnh nhạt với mẹ hơn ...
Bao nhiêu công sức của Nhi đã được đền đáp .Ngày Nhi nhận được học bổng vào trường đại học Quốc Gia , cũng là ngày mẹ rời xa Nhi mãi mãi vì lao lực ...
Nhìn di ảnh mẹ , nhìn tấm bằng học bổng . Nhi chợt nghẹn ngào ...
Vì sao con có được tấm bằng này mẹ ơi ??? Mẹ ơi ...Con còn chưa khoe mẹ mà ...
Mẹ ơi ...
Mẹ ơi ...
... Nhi nức nở òa khóc ...
Nhi tiến lại gần bác lao công và nhẹ nhàng cuối xuống nhặt hộ bác
-" Thôi thôi để cô , dơ đồ đẹp của con hết ! " Bác lao công gạt tay Nhi ra và loay hoay nhặt tiếp .
Nhi khẽ cười và tiếp tục nhặt .
-"Để con giúp cho , hì " .
Bác lao công nhìn ngước nhìn Nhi .
-" Ngày trước mẹ con cũng từng làm công việc cao cả này đó cô ạ !
Có cái gì đó ấm nóng chảy dài trên gương mặt hạnh phúc của Nhi !
-------------
P/s: Dù cha, mẹ của chúng ta có làm nghề gì đi chăng nữa thì tình yêu thương họ dành cho chúng ta vẫn vô bờ bến
Hãy mãi mãi yêu thương cha, mẹ như tình yêu cha mẹ đã dành cho chúng ta nhé!
Nguyễn Văn Danh gởi