Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
 
Mộng 夢 Dream

***


 



NỘI DUNG
 
1.- Cơ sở khoa học về thức và ngủ. 
1.1. Khái niệm về thức và ngủ.
          1.2. Thức và ngủ bình thường.
                    1) Giấc ngủ (5 giai đoạn).
                    2) Mất ngủ.
          1.3. Thức và ngủ bất thường.
                    1) Thức bất thường.
                    2) Ngủ bất thường.
                    3) Giải thích hiện tượng.
2.- Mộng thức và mộng ngủ.
          2.1. Mộng thức (waking-dream, day-dream).
          2.2. Mộng ngủ (sleeping-dream, night-dream).
3.- Quan niệm mộng ngủ theo dòng lịch sử con người.
          3.1. Trước thế kỷ 20.
          3.2. Trong thế kỷ 20.
4.- Quan niệm mộng ngủ theo khoa học ngàynay.
          4.1. Mộng ngủ và cân bằng tâm sinh lý(psychophysiology).
          4.2. Mộng ngủ do hiệu ứng sinh lý học(physiology).
          4.3. Mộng ngủ do hiệu ứng tâm lý học(psychology).
          4.4. Mộng ngủ do hiệu ứng tâm lý học chiều sâu(depth psychology).         
5.- Quan niệm mộng ngủ theo các tôn giáo hữu thần.
          5.1. Ấn giáo.                             5.2. Do Thái giáo.
          5.3. Thiên Chúa giáo.              5.4. Hồi giáo.
6.- Quan niệm mộng theo tôn giáo vô thần Phật giáo.
          6.1. Mộng ngủ                         6.2.  Mộng thức  
7.- Một số các ý tưởng về mộng.
 
Bài đọc thêm.
1/. Khoa học với giấc mơ.
2/. Y học cổ bàn về giấc mơ.
3/. Y học dân gian bàn về giấc mơ.
4/. Tìm hiểu về sóng não và nhạc sóng não.
 
NBS: Minh Tâm  (6/2011, 6/2013, 8/2017, 4/2020)  
 
Kết quả hình ảnh cho ác mộng của những giấc mơ
 
1.- Cơ sở khoa học về thức và ngủ :
1.1. Khái niệm về thức và ngủ :
x/ - Paranormal » Thread #18759820
Triune-Brain2-w
slide_5
Cấu trúc của não
1) Reptillian brain (Cerebellum + Brain Stem)= Tiểu Não + Thân Não.
2) Mammal brain  (Limbic System)= Hệ Thống Bán Tín
3) Human brain (Neocortex)= Đại não, Vỏ não
         
1) Thức: Thức thường được xem là thể hiện sự họat động của cơ thể với ý thức là những thấy biết mang tính trực tiếp từ môi trường bên ngoài.
2) Ngủ: Ngủ thường được xem là thể hiện sự nghỉ ngơi của cơ thể, lúc đó cơ thể rất ít họat động, mắt nhắm. Họat động của não, đặc biệt là đại não (= võ não cerebral-cortex, neocortex) chậm lại, lượng máu lên não ít đi. Ý thức bấy giờ là những thấy biết biểu tượng mang tính gián tiếp xuất phát từ tình trạng sinh lý hay tâm lý đang tồn tại của từng con người.
 
Các dạng sóng não
 [ Xin xem bài đọc thêm“Tìm hiểu về sóng não và nhạc sóng não” bên dưới]
Đặc trưng về các loại sóng não cho các trạng thái thức (nhanh) và trạng thái ngủ (chậm) như sau :
          1) Trạng thái thức:
- Gamma:      > 30         :   Nhận thức cao siêu với vô thức.
- Beta :   (14 -:- 30) Hz  :   Có ý thức (tỉnh táo bình thường).
2) Trạng thái giữa ngủ và thức:
- Alpha:  (7 -:- 14) Hz    :   Thư giãn thân tâm.  Thiền định nông.
3) Trạng thái ngủ:
                    - Theta:   (4 -:- 7) Hz      :  Ngủ chập chờn với tiềm thức (có ý thức rất ngắn và rời rạc), giấc ngủ REM có mộng.  Thiền định sâu.
                    - Delta :  (0,5 -:- 4) Hz    :   Ngủ sâu với vô thức (= mất nhận thức về cơ thể), giấc ngủ Non-REM không có mộng.
         
Sự kiện thức và ngủ còn được giải thích là trong não có nhóm tế bào thần kinh SCN (suprachiasmatic nucleus) điều khiển nhịp độ của thức và ngủ qua việc tiết ra hợp chất melatonin của tuyến tùng (pineal gland).
 
1.2. Thức và ngủ bình thường :   Thông thường, thời gian sống của từng con người có khoảng 2/3 dành cho thức và 1/3 dành cho ngủ.

1) Giấc ngủ:  Hay còn gọi là chu kỳ ngủ, là khoảng thời gian thể hiện 5 giai đọan ngủ như sau :
 
Deepest Sleep  =>  Mental Relaxation + Physical Repair
REM 1 # 5min  –   REM 2 # 10min  –  REM 3 # 15min  –  REM 4 # 30-:-60min
 
Quá trình của giấc ngủ tự nhiên
(The Natural Sleep Process)
 
Ở mỗi giai đoạn ngủ, trạng thái của não và cơ thể sẽ khác nhau. Điều này cũng lý giải vì sao ngủ sớm không phải là điều kiện giúp ta có một tinh thần tỉnh táo, điều quan trọng hơn là bạn phải thức dậy đúng lúc. Hiểu rõ và điều chỉnh được chu kỳ của giấc ngủ là bí quyết giúp ta có một giấc ngủ ngon lành và thức dậy sảng khoái dù đi ngủ ở bất cứ thời điểm nào.

Giai đoạn 1 - Ru ngủ

Giai đoạn này chiếm khoản 5% tổng thời gian ngủ, tính từ thời điểm nhắm mắt bắt đầu ngủ. Ở giai đoạn này, cơ thể dần chuyển sang trạng thái ngủ nông và có thể dễ dàng bị đánh thức. Khi bị đánh thức ở giai đoạn này, ta thường nhớ những hình ảnh không rõ ràng, một số người có thể bị co giật đột ngột, cảm giác giống đang rơi trước đó. Hiện tượng co giật này được gọi là Hypnic myoclonia, nó tương tự như khi ta đang tập trung suy nghĩ thì người khác vỗ vào vai khiến bạn giật mình. Trong giai đoạn này sóng não Alpha xuất hiện.

Giai đoạn 2 - Ngủ nông

Giai đoạn này chiếm khoản 45% tổng thời gian ngủ. Lúc này, mắt ngừng chuyển động và hoạt động của não trở nên chậm hơn. Thi thoảng trong não xảy ra những đợt sóng nhanh được gọi là Sleep spindle hệ miễn dịch hoạt động mạnh để điều chỉnh những thiếu mất từ hoạt động lúc thức, tuyến nội tiết tiết ra hormone tăng trưởng, máu đưa tới cơ bắp nhiều hơn giúp phục hồi. Các đợt sóng này thưa dần khi chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn này sóng não Theta xuất hiện.

Giai đoạn 3 - Ngủ sâu

Bạn chỉ ngủ sâu khoảng dưới 10% tổng thời gian ngủ. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngủ nông và ngủ rất sâu. Ở giai đoạn này sóng não hoạt động rất chậm, thi thoảng xen kẽ với các đợt sóng nhanh. Nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp đều giảm, hệ thống xương khớp, cơ cũng giãn ra và chùng xuống. Trong giai đoạn này sóng não Delta bắt đầu xuất hiện.

Giai đoạn 4 - Ngủ rất sâu

Giai đoạn này chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ. Đây là giai đoạn quan trọng bởi cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn. Nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp đều giảm xuống mức thấp nhất. Các cơ tay, chân bất động, cơ mắt hoàn toàn không chuyển động.  Lúc này, các sóng não hầu hết là sóng não Delta

Nếu bị đánh thức ở giai đoạn này, ta thường cảm thấy choạng vạng, bơ vơ, mất phương hướng. Phải mất một vài phút sau đó não bộ mới có thể hoạt động trở lại bình thường.

Giai đoạn 5 - Ngủ mơ

Giai đoạn ngủ mơ còn được gọi là REM (rapid eye movement), chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ. Lúc này cơ thể gần như hòan tòan bất động, kích thích tố adrenaline tăng, nhiệt độ cơ thể tăng, huyết áp tăng, nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh không đều. Đây là giai đọan phục hồi mạnh nhất của giấc ngủ cho lý trí và cảm xúc, và cũng là nguy cơ tử vong cho người bị bệnh tim mạch. Nhãn cầu chuyển động nhanh qua lại, trong khi cơ tay chân tạm thời không hoạt động. Những giấc mơ thường xuất hiện trong giai đoạn này. Lúc này, họat động não tăng, sóng não # Alpha.

Nếu thức dậy ở giai đoạn REM, ta có thể nhớ lại những giấc mơ, những câu chuyện dường như vô lý xảy ra trong não bộ... Cuối giai đoạn REM, cơ thể thường thức giấc tạm thời vài phút sau đó lại nhanh chóng lặp lại chu kỳ giấc ngủ cho tới sáng.

Thông thường, một chu kỳ giấc ngủ kéo dài 90 đến 110 phút. Trong những chu kỳ đầu tiên, thời gian của giai đoạn ngủ mơ tương đối ngắn, trong khi giai đoạn ngủ sâu và ngủ rất sâu dài hơn. Càng gần về sáng, thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và rất sâu giảm dần và được thế chỗ bởi giai đoạn ngủ mơ.

Gần sáng, chu kỳ giấc ngủ chủ yếu bao gồm giai đoạn ru ngủ, ngủ nông và ngủ mơ. Nếu thời gian ngủ mỗi đêm của bạn là 8 giờ thì giai đoạn ru ngủ và ngủ nông chiếm khoảng 4 giờ, giai đoạn ngủ sâu và ngủ rất sâu chiếm khoảng 2 giờ và giai đoạn ngủ mơ chiếm khoảng 2 giờ. Sự phân chia này có sự thay đổi theo độ tuổi, đặc điểm sinh lý của mỗi người. Thông thường, chu kỳ giấc ngủ của người lớn ngắn và lặp lại nhiều lần hơn trẻ em. Đó là lí do người lớn thường hay bị thức giấc lúc nửa đêm.
 
  • Giai đọan 1,2,3,4 được gọi là giấc ngủ chính thống, có mắt chuyển động chậm  Non-REM  và giai đọan 5 được gọi là giấc ngủ nghịch lý (paradoxic sleep) có mắt chuyển động nhanh REM (rapid eye movement).
  • Mỗi đêm chúng ta có đến 4-:-5 chu kỳ ngủ. Chu kỳ đầu có giấc ngủ chính thống dài # 85% và giấc ngủ nghịch lý ngắn # 15%,  chu kỳ sau cùng thì giấc ngủ chính thống giảm # 80% và giấc ngủ nghịch lý tăng # 20%. Giấc ngủ REM của trẻ sơ sinh dài hơn người lớn.
  • Mỗi ngày chúng ta ngủ một lần gọi là giấc ngủ đơn kỳ - thường thấy ở người lớn – và ngủ nhiều lần gọi là giấc ngủ đa kỳ - thường thấy ở trẻ nhỏ và người lớn tùy tuổi, tùy lao động sinh họat. Thời lượng ngủ của trẻ nhỏ # 12-:-14 giờ/ngày, của người lớn # 6-:-8 giờ/ngày và người nữ có xu hướng ngủ nhiều hơn người nam khoảng 1 giờ/ngày.
  • Chiêm bao còn gọi là giấc mơ, giấc mộng, là những thấy biết trong giấc ngủ, có nơi phân biệt:  Nếu xảy ra trong 4 giai đoạn 1,2,3,4  của giấc ngủ và gọi là    và  mộng(= mộng ngủ)cho giai đoạn 5.
  • Giấc ngủ được cho là có chất lượng tốtkhi có đầy đủ  Non-REM và REM, ít thức dậy ban đêm, ít buồn ngủ ban ngày (hay ngược lại : cho người làm việc ca tối), và sau khi ngủ cảm thấy sảng khoái. Ngược lại, giấc ngủ được cho là có chất lượng xấu.
 
Trang Tử từ hơn ngàn năm trước, trong tác phẩm Nam Hoa Kinh, chương Đại Tông Sư, đã đưa ra lời khuyên giúp thân tâm an lạc:  “Bậc chân nhân ngày xưa,ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu kỳ, thở thật thâm sâu.” (古之真人,其寢不夢,其覺不憂,其食不甘,其息深深。Cổ chi chân nhân, kỳ tẩm bất mộng, kỳ giác bất ưu, kỳ thực bất cam, kỳ tức thâm thâm.)

Riêng “Ngủ không mộng mị” cho đến nay vẫn là một tiêu chí cho biết con người có sống khỏe hay không. Rõ ràng là muốn sống khỏe con người cần ngủ không mộng mị, tức có giấc ngủ đủ, sâu – tức có đủ Non-REM và REM, vì đó là cách phục hồi sinh lực tốt nhất. Nếu ngủ đủ và sâu thì dù có nằm mộng, khi thức dậy chẳng nhớ gì hết. Ngủ không sâu sẽ bị mộng mị và cơ thể không khỏe dễ bị ác mộng.

Có thể nói lý do chủ yếu đưa đến rối loạn giấc ngủ chính là sức khỏe tinh thần của con người bị xâm hại, con người thường xuyên bị rối loạn tâm lý. Người cứ luôn tức giận, buồn rầu, ganh tị, lo lắng quá mức về đời sống, thế nào cũng có lúc bị rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là bị mất ngủ. Vì vậy, không chỉ có thuốc (thường gây tác dụng phụ có hại) mà chính những hoạt động thư giãn thể chất và buông xả tinh thần, những biện pháp “dưỡng sinh” trong mọi động tác sống của con người mới giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả các rối loạn giấc ngủ.

2) Mất ngủ : 
- Biểu hiện :  Mất ngủ không biểu hiện bằng thời lượng ngủ mà bằng các biểu hiện sau.
  • Khó ngủ :  Trên 30 phút đặt mình trên giường mà chưa ngủ được.
  • Thức giấc nhiều lần giữa đêm hoặc không ngủ được cả đêm.
  • Thức dậy quá sớm mà không ngủ lại được.
Mất ngủ có thể do rối loạn giấc ngủ Non-REM và thường không đạt được giấc ngủ sâu REM.
-Phân loại :  Mất ngủ được phân làm 3 loại sau.
  • Mất ngủ ngắn hạn : kéo dài trong khỏang 3 ngày do lạ chỗ, khác múi giờ, mất việc, mất người thân…
  • Mất ngủ tạm thời : kéo dài trong khoảng 3 tuần do stress, phiền muộn.
  • Mất ngủ kinh niên : kéo dài trên 3 tuần do các rối loạn về thể chất hay tâm thần sau.
1/Do bệnh tật :         
+ Hệ vận động :  Các chứng đau nhức xương khớp, hội chứng chân không yên khi ngủ.
     + Hệ tim mạch :  Huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, suy tim…
+ Hệ hô hấp :  Giãn phế quản, ho, hen suyễn, ngừng thở khi ngủ…
+ Hệ tiêu hóa :  Viêm đại tràng, đau dạ dày, suy tụy, rối loạn tiêu hóatrào ngược dạ dày- thực quản …
+ Hệ tiết niệu :  Sỏi tiết niệu (thận, bàng quang), u xơ.
+ Hệ nội tiết :  Suy giảm hormone, đái tháo đường, cường giáp …
      2/ Do ảnh hưởng môi trường :  Thời tiết (nóng, lạnh), tiếng ồn.
                3/ Do ăn uống không điều độ :  Ăn quá no, uống nhiều nước trước khi ngủ, dùng nhiều café hay thuốc lá.
                4/ Do rối loạn tâm lý :  Tức giận, buồn rầu, ganh tị, lo lắng quá mức về đời sống hay bệnh tật, stress kéo dài, tâm thần phân liệt.
          Mất ngủ kinh niên dễ đưa tới các rối loạn nguy hiểm về tâm thần lẫn thể xác như làm tăng cân, nguy cơ tiểu đường, tim mạch, mệt mỏi, chán nản, dễ gây ra tai nạn vì thiếu tập trung …
Reading and Listening Suggestions
Ngưỡng thời gian cần thiết của giấc ngủ ở các lứa tuổi để tốt cho sức khỏe
- Điều trị : Điều trị theo các nguyên nhân kể trên, ngoài ra cần có những vận động thư giãn thể xác và xả ly tinh thần, cần có những dưỡng sinh trong mọi động tác sống của con người.

Hiện nay, người ta thường dùng hóa dược như diazepam (Seduxen, Valium) thuộc nhóm benzodiazepine để trị mất ngủ. Thuốc an thần nhóm benzodiazepine trị mất ngủ có thể gây ra các tác dụng phụ có hại như: lú lẫn, ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi… Nhưng nguy hại nhất là gây nghiện cũng giống như ma túy. Cần đặc biệt lưu ý, thuốc an thần gây ngủ là thuốc hướng thần cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua dùng vì dùng sai sẽ bị nghiện rất nguy hiểm.

Riêng ở Mỹ và Cục quản lý Thực Dược phẩm (FDA) Hoa kỳ chỉ chấp thuận năm loại thuốc cũng thuộc nhóm benzodiazepine dùng trong điều trị mất ngủ : flurazepam (Dalmane), estazolam (Prosom, Nucfalon), temazepam (Normison, Restoril), triazolam (Halcion), quazepam (Doral).

Ngoài ra, còn có thuốc mới như zolpidem (Stilnox), zaleplon (Sonata), zopiclone (Imovane), buspirone (Buspa) …  Người mới bị mất ngủ có thể dùng thuốc thảo dược theo kinh nghiệm dân gian có tác dụng an thần như: nhãn lồng, tâm sen, trinh nữ, lá vông nem… hoặc dùng thuốc từ dược thảo đã bào chế sẵn như Rotunda (củ Bình vôi), Mimosa (phối hợp nhiều dược thảo).
          Đối với người mới bị mất ngủ có lời khuyên, trước khi tính chuyện dùng thuốc, có thể thực hiện các “Biện pháp không dùng thuốc” giúp ngủ tốt như sau:
          - Nên ngủ và thức giấc vào một giờ nhất định.
          - Hạn chế việc ngủ trưa (nếu cần, ngủ thật ít hoặc chỉ nằm chứ không ngủ khi khó ngủ vào ban đêm).
          - Chuẩn bị giường ngủ thích hợp (thoáng, tối, yên tĩnh). Cần xem giường ngủ là nơi chỉ để ngủ. Phòng nhủ yên tĩnh, ít ánh sángvà mát mẻ (18 – 22 độ C).
          - Tránh uống cà phê, trà đậm vào tối trước khi ngủ.
          - Tránh đi ngủ với bụng no quá hoặc đói quá.
          - Thường xuyên tập thể dục  (không nên tập ít nhất 4 giờ trước khi ngủ).
          - Luyện tập phương pháp thư giãn, chống stress  (yoya, thở dưỡng sinh, thiền định).
            Khi nào thực hiện các biện pháp trên không cải thiện, thì nên đi khám bác sĩ để biết mất ngủ  do nguyên nhân từ đâu, để có thể sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Bởi rối loạn lo âu đưa đến mất ngủ do trầm cảm mà lại dùng thuốc an thần thuộc nhóm benzodiazepine kể ở trên sẽ dẫn đến trầm cảm nặng hoặc có thể dẫn đến nguy cơ tự tử rất nguy hiểm.
 
1.3. Thức và ngủ bất thường :
          1) Thức bất thường :  Có các trường hợp đặc trưng sau.
+ Trường hợp người Pháp là L’herbet, một luật sưnổi tiếng, sau chấn thương sọ não lúc 2 tuổi đã không ngủ giấc nào cho đến khi qua đời ở tuổi 73.
          + Trường hợp người Tây Ban Nha là anh Crot có 14 năm liền không hề ngủ mà không có biểu hiện mệt mỏi nào, tinh thần và thần kinh được y học xác định là không khác người bình thường.
            2) Ngủ bất thường :  Có các trường hợp đặc trưng sau.
            + Trường hợp người Na Uy là chị Angusta Langasd ngủ một giấc dài 22 năm (1919-:-1941) mà khuôn mặt không đổi, sau đó già đi nhanh chóng và chỉ sống thêm được 5 năm.
            + Trường hợp người Thụy Điển là chị Karolin Karlsson đã ngủ một giấc dài 32 năm, thức dậyvà sống thêm 42 năm nữa.
            + Trường hợp người Mỹ là anh Greece ở California rất dễ ngủ, có thể đứng cũng ngủ được, nếu ngồi ngủ hay nằm ngủ thì anh ngủ mê mệt và cần đánh thức mới tỉnh được.
 
            3) Giải thích hiện tượng thức và ngủ bất thường :

Ivan Pavlov - Wikipedia
Ivan Petrovich Pavlov –Wikipedia tiếng Việt
 
            + I.P. Pavlov (1849-1936), nhà tâm sinh lý học người Nga cho rằng các hiện tượng này là kết quả của sự kết hợp về chấn động tâm lý và chấn thương chức năng của hệ thần kinh.
            + A. Veinic, viện sĩ khoa học, người Belarus cho rằng đây là các trường hợp bị rối loạn về cơ chế điều khiển thời gian đặc trưng cho từng loại sinh vật, do đó nhịp thời gian riêng của sinh vật bị chậm lại (ngủ bất thường) hay nhanh hơn (thức bất thường) so với nhịp tự nhiên.
            Dù sao, đây cũng chỉ là các giả thiết, nguyên nhân gây ra thức và ngủ bất thường hãy còn là những điều bí ẩn.
Xem thêm:

- RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI LỚN TUỔI –Hội Lão Khoa ...
- Rối loạn giấc ngủ | Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng ...
- Muốn ngủ ngon không mộng mị áp dụng 11 tuyệt chiêu sau ...
- Lợi Ích Bất Ngờ Của Giấc Ngủ Trưa |Thegioinem.com
-  10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ việc ngủ trưa - Thuocdantoc.vn
-  Những lợi ích bất ngờ của ngủ không gối đối với sức khỏe
 
VIDEO
- LÀM SAO ĐỂ CÓ MỘT GIẤC NGỦ NGON
- LÀM SAO ĐỂ CÓ 1 GIẤC NGỦ CHẤT LƯỢNG | DANG HNN
- Giải mã hiện tượng tỉnh giấc mỗi đêm cùng một thời điểm
- 11 thắc mắc về giấc ngủ mà bạn luôn muốn biết câu trả lời
 
2. Mộng thức và mộng ngủ :
       Mộngđược xem là một chuỗi các hình ảnh, cảm giác, ý nghĩ… trôi qua trong tâm não con người mà không bị các ràng buộc của sự vật, của tư duy hay của mọi khuôn khổ không gian và thời gian.
      2.1. Mộng thức(waking-dream, day-dream) :

[Sự khác nhau giữa những người dùng bán cầu não trái và phải]

            Đây là mộng xảy ra vào lúc thức. Khi ấy chỉ nửa bán cầu não phải hoạt động, đặc trưng cho nữ tính và sáng tạo của cá thể.  Có thể nói đặc ngữ sự trầm tư mặc tưởng  ( E: reverie;  F: rêverie ) là cách nói nôm na của mộng thức.
       Nói chung, mộng thức là sự trầm tư về những sự kiện đã xảy ra ở quá khứ hoặc những dự tính cho tương lai.
            1) Mộng thức tích cực :  Đó là mộng thức hướng tới các hình ảnh, cảm giác, ý nghĩ lạc quan tốt đẹp… có tác dụng giải tỏa được các rối rắm, dồn nén, đem lại sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.  Nó làm dịu đi sự căng thẳng thần kinh, cải thiện quan điểm, kích thích nuôi dưỡng sự sáng tạo trong công việc như  tu học, lãnh đạo, kinh doanh, sáng tác nghệ thụât, thiết kế kỹ thụât và ngay cả bệnh tật…
            2) Mộng thức tiêu cực :  Đó là mộng thức với các nội dung bi quan như lo âu, sợ hãi, mặc cảm… về thất bại, đổ vỡ, tật bệnh… mà chúng ta cần ngăn ngừa, loại bỏ.
          Mộng thức cũng ảnh hưởng rất quan trọng đến giấc ngủ và cả mộng ngủ là tốt hay xấu, tương thích với mộng thức là tích cực hay tiêu cực.
 
           2.2. Mộng ngủ(sleeping-dream, night-dream) :

Giấc mơ Thiên thần (The Knight's Dream) 1655,
by Antonio de Pereda
 
Đây là mộng xảy ra vào lúc ngủ. Khi ấy cả 2 nửa bán cầu não trái và phải tương đối ngừng hoạt động. Trong mộng, người ngủ cảm nhận đóng vai trò chủ động hay vai trò thụ động quan sát.
+ Mộng ngủ không xảy ra lúc đang ngáy.
     + Mộng ngủ có số lượng  4-:-7  lần/đêm.
          + Mộng ngủ chỉ lưu lại trí nhớ  50%  sau khi kết thúc mộng 5 phút,  10% sau 10 phút.
+ Mộng ngủ có thể xuất hiện các cảm xúc của ngũ quan, ngoại trừ các cảm xúc từ các dị tật bẩm sinh, như người mù hay điếc bẩm sinh sẽ thiếu cảm xúc thị giác hay thính giác trong mộng.
+ Mộng ngủ bắt đầu rõ rệt hơn ở trẻ  3-:-4 tuổi.
+Mộng ngủ ở người cai thuốc lá lâu và mãnh liệt hơn bình thường.
+ Mộng ngủ mớ :  Là hiện tượng nói mê trong khi ngủ, được giải thích là phản ứng kích thích đối với mộng, là dấu hiệu của một sự đau khổ nào đó dồn nén trong nội tâm.
Tập tin:John Henry Fuseli - The Nightmare.JPG
Cơn ác mộng (The Nightmare), họa phẩm của Johann Heinrich Füssli.
+ Mộng ngủ dữ(ác mộng – E: nightmare):  Là hiện tượng cảnh mộng gây xúc cảm dữ dội, được giải thích là gây ra bởi sự căng thẳng thần kinh, chấn thương tâm lý, sợ hãi do thiếu an toàn hay do sức khỏe kém.
+ Mộng ngủ du(mộng du,miên hành – E: somnambulism, noctambulism):  Là hiện tượng họat động của cơ thể vào những việc rất khác nhau, rất phức tạp trong khi mộng ngủ.  Mộng du được ghi nhận có thể xảy ra ở giấc ngủ Non-REM hay ở giấc ngủ REM khi có liên quan đến giấc mơ và được gọi là rối lọan hành vi REM (REM behavior disorder).
Người mộng du như thực sự sống với mình (sau 1-:-1,5 giờ ngủ), mắt họ vẫn mở và không dao động, không giật mình, không cần ý thức, nghĩa là sức mạnh của năng lượng vô thức hoàn toàn chủ động cho mọi hành động. Người mộng du có thể giải toán, đánh đàn…, leo trèo trên những mái nhà cao tầng mà không hề lo sợ nguy hiểm. Sau đó họ trở về giấc ngủ sinh lý bình thường và hồi ức không còn lưu lại khi thức dậy. Người ta tạm phân loại mộng du thường gặp là mộng du đi lại (sleep walking), mộng du nói chuyện (sleep talking), mộng du ăn (sleep eating), mộng du làm việc (sleep texting).
          Thế giới có hàng triệu người có chứng mộng du, riêng tại Pháp có khoảng 700.000 người.

Sleepwalking - Wikipedia
Mộng du – Wikipedia tiếng Việt
Một tư thế của người mộng du
            Người mộng du dù đang đi cạnh hồ nước hay vực sâu vẫn an toàn hơn là bị đánh thức bất ngờ. Bởi vì trong tiềm thức họ có khả năng khống chế tình huống tốt hơn nhiều khi tỉnh giấc. Cách tốt nhất là đến gần, nói nhè nhẹ để họ không thức giấc và tìm cách dìu họ về giường.Có trường hợp mộng du rơi từ độ cao 17m không chết.
 
10 hành động kỳ lạ khi mộng du
Rachel Wark
Vào tháng 05/2009, Rachel Wark, 18 tuổi, một sinh viên mắc chứng mộng du, đã nhảy ra khỏi cửa sổ phòng ngủ của mình trong ngôi nhà cổ từ thế kỷ 19 và rơi xuống từ độ cao khoảng 7,5 mét. Bố mẹ cô đã nghe thấy tiếng kêu cứu của con gái và đưa cô đến bệnh viện. Nhưng thật ngạc nhiên, Rachel đã không hề gãy đến một chiếc xương nhỏ sau cú ngã vô thức đó.
 
Đa số các trường hợp mộng du chỉ là rối loạn nhẹ chứ không quá trầm trọng. Đối với trẻ em, mộng du thường giảm dần và có thể khỏi khi trẻ lớn. Đối với người lớn, hậu quả của mộng du là bị chấn thương do va chạm, té ngã. Người bị mộng du cần tránh uống rượu, không để cuộc sống gây stress, phiền muộn. Nếu mộng du quá thường xuyên hoặc có nguy cơ gây hại (như mộng du lái xe) nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa thần kinh – tâm thần. Một số thuốc an thần tác dụng ngắn có thể giảm bớt số lần mộng du.
Xem thêm:
- Khi giấc ngủ nhiều mộng mị - Báo sức khỏe đời sống
- Làm thế nào để ngủ sâu, không mộng mị | Sức khỏe
- Ác Mộng Và Trầm Cảm - Bệnh Viện Tâm Thần TP. HCM
- 5 tuyệt chiêu để có một giấc ngủ sâu không mộng mị
- Hướng dẫn cách đối phó với những cơn ác mộng đen tối tái ...
 
3. Quan điểm mộng ngủ theo dòng lịch sử con người :
            Mộng ngủ là hiện tượng gắn liền với đời sống con người. Mộng luôn kích thích trí tò mò của con người và làm cho con người từ ngàn xưa đến nay luôn tìm tòi khám phá nó. Nhiều di chỉ khảo cổ bằng đất sét khoảng 3000 năm tCN  mô tả về mộng của người Babylonia và người Assyria được phát hịên.
            3.1. Trước thế kỷ 20 :
            - NgườiBabylonia cổ :  Thờ nữ thần báo mộng Manu với mục tiêu có được những mộng dự đoán tương lai tốt lành, đồng thời tránh những mộng nguy hiểm do ma quỷ và hồn người chết gửi đến.
            -  Người Ai Cập cổ :  Thờ thần báo mộng Serapis với mục đích như người Babylonia. Ngoài ra họ còn tin mộng như là cửa ngỏ dẫn đến một thế giới khác hữu ích. Họ tin các lễ nghi lớn cho sám hối và hiến tế là điều kiện để được thần linh đáp ứng các dự báo về tương lai, về sức khỏe… qua mộng, sự kiện này được gọi là giai đoạn ủ mộng. Thủ tục này về sau được thấy lan rộng ở khắp nơi vào thời cổ đại.
            - NgườiHy Lạp cổ :  Thờ thần báo mộng Morpheus, thần này truyền ý muốn của vua các thần là Zeus xuống cho con người.

            + Hypocrate (460-:-377) tCN, danh y Hy Lạp cổ đại, vị tổ của ngành tây y ngày nay cũng thừa nhận một số mộng có nguồn gốc thần thánh để tiên đoán. Ông cố gắng khoa học hóa biểu tượng mộng để chẩn đoán và chữa trị bệnh, ông có tác phẩm  Luận án về Mộng. Cũng cần biết thêm là trước ông, người Hy Lạp cổ đại có truyền thống ủ mộng tại các đền thờ thần y  Asklopios  để tìm kiếm thông tin chữa bệnh qua mộng.
            + Heraclitus (450-:-375) tCN,  triết gia Hy Lạp cổ đại, được xem là người đầu tiên đưa ra việc giải đoán mộng hoàn toàn duy lý : “ Mộng nếu không là sự truyền thông từ các thần, thì mộng đó chỉ thuộc về tâm trí bình thường của cá nhân đó mà thôi và ít quan trọng hơn những gì diễn ra ở trạng thái tỉnh thức “.
 
Plato
            + Plato (428-:-347) tCN,  triết gia Hy Lạp cổ đại, cho rằng con người sở hữu một tâm thần thú tính và cảm xúc mãnh liệt không tuân thủ pháp luật, nó có thể bộc lộ tự do và đầy đủ trong mộng, đó là lúc mà con người không còn khả năng lý trí nơi giấc ngủ.
Nhantai.vn
            + Aristotle (384-:-322) tCN,  triết gia và khoa học gia Hy Lạp cổ đại, qua quan sát các động vật đang ngủ, ông cho rằng không phải chỉ con người mới có mộng và phủ nhận mộng có từ nguồn gốc thần thánh. Ông nói rằng mộng có thể giải đoán được vì hình ảnh trong mộng có thể ảnh hưởng trên các hành vi xảy ra sau đó. Ông khuyên tâm trí trước khi ngủ càng phẳng lặng thì càng dẫn tới mộng tốt và một đời sống tốt sau đó vì mộng chính là phản hưởng của tri giác lúc thức.
 
            - Người La Mã cổ :  Trong khi người Hy Lạp nhận thức mộng bằng các yếu tố logic và duy lý, thì người La Mã lại liệt kê và phân loại thông tin của các mộng.  Artemidorus ở thế kỷ thứ 2 sau CN đã nghiên cứu và đúc kết trên 3.000 mộng và trình bày trong bộ  từ điển giải đoán mộng  gồm 5 tập, nội dung đã nói lên các biểu tượng văn hóa, sức khỏe, trạng thái tinh thần, nghề nghiệp… và phân thành 2 loại :   insomnium  là các mộng về những việc hàng ngày và  somnium  là các mộng liên quan đến tương lai.
            - Người Trung Hoa cổ:  Các đặc điểm về mộng được ghi nhận như sau.
 
File:Hupao.jpg
Dreaming of the Tiger Spring (虎跑夢泉)
            + Hồn  P’O  và hồn  Hun:  Hồn thứ nhất là  P’O (# lý trí) tạm thời hiện hữu trong thân xác, thúc đẩy chúng ta trong đời sống hàng ngày và mất đi sau khi chết. Hồn thứ hai là Hun bất dịêt tách khỏi thân xác lúc ngủ và đi du hành vào các thế giới thần linh, ma quỷ biểu thị qua mộng.
            + Búp bê  Mujen:   Đây là vật mà con người - sau khi gặp mộng xấu - sẽ có ý tưởng truyền mộng xấu này vào đây để tiêu hủy. Trong trường hợp muốn được mộng tốt - thì trước khi ngủ - cố đem ý tưởng đẹp vào đó và đặt nó vào gối.
            + Sách  Meng Shu :   Sách được viết vào khoảng năm 640 sCN, và được xem là sách dùng để giải đoán mộng đầu tiên ở Trung Hoa.
            - Người bản xứ cổ châu Âu :  Dân tộc Celt có truyền thống ủ mộng thiêng nơi các rừng cây sồi (oak) và ủ mộng sức khỏe nơi các rừng cây nhựa ruồi (holly).
            - Người bản xứ cổ châu Phi :  Dân tộc Kalahari ở phía namcho rằng mộng là thông tin từ tổ tiên của họ gửi đến giúp họ trong đời sống như săn bắn, phương dược, chính trị, vận số.
            - Người bản xứ cổ châu Úc :  Thổ dân nơi đây cho rằng mộng là lối dẫn đưa toàn bộ mọi thứ xung quanh vào đời sống. Hiện tại là sự tồn tại vĩnh cửu và vì thế họ không phải phân biệt giữa trạng thái thức và trạng thái mộng.
            - Người bản xứ cổ châu Mỹ :  Dân tộc da đỏ ở Bắc Mỹ Iroquois cho rằng mộng sống yên ổn được xem là đáng sợ vì biểu hiện sự suy yếu lòng dũng cảm trong truyền thống văn hóachiến binh của họ. Trong khi người da đỏ Navajo thì xem mộng là công cụ tìm ra bệnh tật, đặc biệt là trạng thái tâm thần và rối loạn cảm xúc.
            3.2. Trong thế kỷ 20 :   Nhiều nhà khoa học đã có những công trình nghiên cứu về mộng ngủ và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, một số điển hình như sau.
 
            + S. Freud (1856-:-1939)  nhà tâm lý học người Áo, người sáng lập khoa Phân Tâm học. Ông cho rằng mộng biểu hiện nội dung chứa đựng trong vô thức, đó là những ham muốn bị dồn ép vì không được đáp ứng. Do ham muốn chính của con người là tánh dục nên phần lớn hình ảnh trong mộng là tượng trưng cho tánh dục. Ví dụ :  mộng lo âu, mộng thấy vật, mộng thấy mình bay lên… được xem là tín hịêu của sự ham muốn tánh dục mãnh liệt bị dồn nén.
 

            + A. Adler (1870-:-1937)  nhà tâm lý học người Áo, môn đệ của S. Freud, người đề xướng ra khoa Tâm lý học cá bịêt. Ông cho rằng mộng có liên quan đến những vấn đề trong đời sống, là con đường nhỏ mở ra trước sự nhận thức và hành động thật sự của ta. Trong mộng, ta có thể nhìn rõ các động cơ và khát vọng của ta, chúng đền bù cho những thiếu hụt trong cuộc sống thực tại. Ví dụ :  một người nào đó không có khả năng đấu tranh với sếp của họ, người ấy có thể cảm thấy thoải mái và an toàn để chống lại sếp trong mơ. Ông cho rằng :
  • Ý thức và vô thức hoạt động không đối nghịch nhau.
  • Càng ít mộng ta càng ít gặp rắc rối và điều đó rất có lợi cho thân thể, cho tâm hồn.

            + C. Jung (1875-:-1962) nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, môn đệ của S. Freud, người đề xướng ra khoa Tâm lý học phân tích. Ông cho rằng mộng đóng vai trò truyền thông, mang các mức độ thông tin từ vô thức đến cho ý thức nhằm hoàn thiện cân bằng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đó là thấy rõ sự vật ở 2 mặt đối đãi như  thiện-ác, đực-cái, ưa-ghét…, bản ngã-vô ngã.
 
            + F. Perls (1893-:-1970)  nhà tâm lý học người  Đức, người sáng lập ra Liệu pháp tâm lý Gestalt từ học thuyết Tâm lý học hình thức Gestalt của nước Đức, có liên quan đến mộng. Ông cho rằng mộng chứa đựng những khía cạnh của bản thân bị ta che giấu hay bỏ sót. Chúng ta cần nhận ra chúng với những cảm xúc và tìm cách lắp đầy các cảm xúc này nhằm có thể đạt tới sự chữa lành trọn vẹn.
 
4.  Quan niệm mộng ngủ theo khoa học ngày nay.
            Qua các kinh nghiệm và nghiên cứu, chúng ta thấy mộng ngủ được xem như mật mã truyền thông về tình trạng tâm sinh lý của con người, tạm được phân loại như sau.
            4.1. Mộng ngủ và cân bằng tâm sinh lý :
            1) Cân bằng sinh lý :
            1/ Vấn đề 1:  Thực hiện việc phá vỡ mộng ở giấc ngủ (giai đọan 4 REM) trên chuột bởi nhà tâm lý học Brock và trên người bởi nhà tâm lý học Chester, cho thấy cả chuột và người vào ngày hôm sau bị mất phương hướng, suy nhược, cáu gắt, dễ nổi giận. Đối với các học sinh thức nhiều, tức ít giai đoạn 4 REM, thì trí nhớ lại kém đi.
 
            2/ Vấn đề 2 :  Kỹ sư người Anh là J. Dunne đã thực nghiệm trong 3 đêm với thanh sắt lạnh dí vào gáy một người đang say ngủ và ghi nhận kết quả về mộng như sau.
            - Đêm 1 : mộng thấy bị chém đầu bằng lưỡi dao lạnh ngắt.
            - Đêm 2 : mộng thấy đi dưới mưa và có dòng nước lạnh chảy vào cổ áo.
            - Đêm 3 : mộng thấy bị trút thức ăn lạnh vào cổ áo tại một nhà hàng ăn.
 
            3/ Vấn đề 3 :  Nhà khoa học người Nga là Nodov đã thực hiện 2thí nghiệm sau.
            - Thí nghiệm 1 :  Người đang mộng được nhỏ vài giọt nước vào miệng. Người này lập tức lật sấp bụng, chân tay chới với. Sau khi đánh thức, người đó cho biết là mộng đang đi chơi thì bị té xuống nước và phải cố ngoi lên để thóat khỏi chết đuối.
            -  Thí nghiệm 2 :  Người đang mộng được chiếu ánh sáng đỏ vào thái dương. Sau khi đánh thức, người này đầm đìa mồ hôi và cho biết là đã mộng cảnh đang kinh sợ chạy trốn cơn giông dưới bầu trời đầy các tia chớp liên hồi.
 
            2) Cân bằng tâm lý:  nhiều thực nghiệm cho thấy là trên diện rộng, mộng có tác dụng điều tiết tâm lý và duy trì nhịp độ căng-chùn của hệ thần kinh. Nếu tâm lý căng thẳng không được mộng giải tỏa thì con người sẽ dễ bị suy sụp tinh thần. Một số kinh nghiệm riêng được bày tỏ như sau.
 
            + Nietzsche (1844-:-1900) :  ‘mộng là một sự bù đắp cho những niềm vui và mỹ cảm bị mất đi ở ban ngày’.

            + Goethe (1749-:1832) :  ‘mộng là khả năng tốt nhất mà con người có được, giúp con người có được hậu thuẫn về tinh thần mỗi khi gặp thất vọng. Đã có mấy lần tôi lên giường ngủ trong nỗi đau khổ, mộng lại có thể an ủi tôi bằng nhiều phương thức dẫn nhập khác nhau, giúp tôi siêu thoát từ trong đau khổ, và có được sự khoan khoái, nhẹ nhõm vào sáng hôm sau’.
 

            + Freud :   ‘Mộng là người giữ cửa, người bảo vệ của giấc ngủ’.
 

            + Sách Liệt Tử (列子: 430-:-439 tCN ) thuộc phái Đạo gia- trong Chu Mục Vương Thiên  có một câu chuyện sau :  ‘người tớ già nhà họ Doãn quần quật cả ngày. Khi đi ngủ, ông mộng thấy mình làm vua lo đại sự và ăn ở sung sướng vô cùng. Tỉnh dậy, ông cảm thấy rất thỏa mãn trong công việc’.
 
            4.2. Mộng ngủ do hịêu ứng sinh lý học.
            1) Bản năng tồn tại sự sống:  Được giải đoán theo trường phái của  Pavlov.
            + Ngủ trong trạng thái đói bụng, mộng thấy ăn.
            +  Ngủ trong trạng thái khát, mộng thấy nước.
            +  Ngủ trong trạng thái mắc tiểu, mộng thấy đi tiểu.
            +  Tín hiệu bệnh tim, mộng thấy thân thể bị bẻ gập hay bị thắt cổ.
            +  Tín hịêu bệnh thận, mộng thấy bị chấn thương hay bị đâm vào thắt lưng.
            +  Tín hiệu bệnh dạ dày, mộng thấy bị nôn mửa.
            +  Tín hịêu bệnh phổi, mộng thấy cảnh ngạt thở.
            +  Tín hiệu khối u ở tủy sống, mộng thấy bóng đè hay ác mộng.
            2) Bản năng sinh sản:  được giải đoán theo trường phái của  Freud  theo các cấp độ tinh thần.         
            +  Cấp độ hướng xả ly :  mộng thấy một kích động thuộc xúc giác thoáng qua.
            +  Cấp độ bình thường :  mộng thấy một kích động với hình ảnh về giới.
            +  Cấp độ trên bình thường :  mộng thấy hình ảnh kích động mạnh về giới, có thể do ảnh hưởng từ thể chất bất bình thường của cơ thể hay do huân tập từ các ý tưởng cường điệu về hình ảnh của bản năng sinh sản.
 
            4.3. Mộng ngủ do hiệu ứng tâm lý học: 
            Đây là những mộng ngủ bộc lộ khả năng nhớ lại những sự vịêc đã xảy ra trong đời sống đặc trưng trên 2 dạng sau.
            1) Đời sống cá nhân: Hành động, lời nói và ý nghĩ của từng cá nhân trong đời sống hàng ngày đều được lưu giữ một cách âm thầm mà bình thường chúng ta không nhận biết được dưới dạng năng lượng, có thể gọi đó là  năng lượng nhớ  hay  năng lượng tiềm thức . Khi ngủ, sự hoạt động của ý thức ngưng lại và bấy giờ các năng lượng tiềm thức có xu hướng trổi dậy bằng những hình ảnh mộng mô tả rõ nét do ít bị xáo trộn hoặc mơ hồ, lạ lùng hay vô lý bởi có nhiều xáo trộn.
            2) Đời sống cộng đồng:  Môi trường tự nhiên và văn hóa bên ngoài cũng có những tác động lên cá nhân và tạo thành một năng lượng tiềm thức thứ hai. Năng lượng này cócấu trúc khác nhau theo tự nhiên và xã hội nơi mà người đó sinh sống. Điều này cho thấy là các biểu tượng mộng có những biến thiên theo không gian và thời gian, và do đó sự giải đóan mộng có nhiều khác biệt thay đổi.  Ví dụ :
            +  Mộng thấy chim bồ câu vào thời cổ đại tại Hy Lạp thì được giải đoán là có sự hội ngộ với thần Vệ Nữ (Venus). Ngày nay thì Freud giải đoán đó là biểu hiện của ham muốn hay ức chế tính dục. Đối với người theo đạo Chúa thì mộng được giải đoán là ân sủng của Chúa Thánh Thần.
            +  Mộng thấy chữ thập vào thời cổ đại được giải đoán là có những vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục ngoài nam giới. Tại La Mã thì đó là biểu tượng của sự bất an. Trước đây và ngày nay, phần lớn người theo đạo Chúa được giải đoán là thông điệp của sức mạnh hy sinh quên mình ( người có tôn giáo Nhân Chứng Giê-Hô-Va thờ Chúa mà không cần có các hình tượng ).
            +  Mộng thấy cá vào thời cổ đại được xem là điềm báo trước cho sự may mắn, phồn vinh hay quyền lực. Ngày nay, theo ý tưởng của Giám Mục  Kip  ở California lý giải chữ    theo tiếng Hy Lạp là chữ  jesus  nên mộng này được cho là điềm lành, là ân sủng của Chúa Con Jesus.
 
         4.4. Mộng ngủ do hiệu ứng tâm lý học chiều sâu :  
            Đâylà những mộng ngủ có vẻ như  bộc lộ một khả năng thấy biết có sẵn và tiềm ẩn sâu kín bên trong con người.Trong thời gian ngủ, tiềm thức hoạt động tích cực hơn và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn..., như được ghi nhận ở một số đặc điểm sau:
            1) Tính thông địêp: 
            Đây là những mộng ngủ luôn được tái diễn trong các giấc ngủ nhằm mô tả một sự kiện thực nào đó như sức khỏe, đời sống, công việc… có mối liên hệ với bản thân hay cộng đồng mà ta cần lưu tâm và có thái độ tích cực đối diện với các sự kiện này. Loại mộng này cũng khá bình thường, số báo Giác Ngộ 592 ngày 4-6-2011 đã trả lời câu hỏi của người con nói về người cha luôn mộng thấy người chết trong giấc ngủ. Mộng có tính thông điệp còn có thể thấy trong các trường hợp thần giao cách cảm.
            2) Tính dự báo : 
            Đây là những mộng ngủ cho ta thấy biết rõ sự kiện sẽ xảy ra cho mình hay cộng đồng, đó là những biến cố, những khám phá, những phát minh… Các trường hợp điển hình :
            + Nhà báo người Mỹ là Samson đã mộng thấy dự báo trước tại Mỹ về vụ nổ của núi lửa và phá hủy hòn đảo nằm giữa Java-Sumatra của Indonesia, gây sóng thần và làm chết khoảng 36.000 người vào ngày 27/8/1883.
            + Nhà kỹ thuật người Mỹ là Hower đã thành công vịêc chế tạo chiếc máy may từ mộng thấy gợi ý về lỗ xỏ chỉ ở đầu cây kim chứ không như ở giữa mà ông thường nghĩ tưởng.

            + Nhà hóa học người Nga là Mendeleev đã mộng thấy sự xếp đặt các nguyên tố hóa học mà trước đó ông đã có nhiều cố gắng nghiên cứu nhưng không tìm ra. Đó là sự hoàn chỉnh của bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố  nổi tiếng. Điều tương tự cũng đã xảy ra với nhà hóa học August Kekulé khi ông mơ ước một công thức cho benzen.
            + Nhà soạn nhạc người Ý là Taghini đã ghi lại khúc nhạc nổi tiếng  Bài ca ma quỷ trong lúc mộng thấy mình đưa đàn violon của mình cho một con quỷ dạo một khúc nhạc hay.
            Cần lưu ý rằng mộng ngủ do hiệu ứng sinh lý học về bản năng tồn tại sự sống và bản năng sinh sản thật ra có ít nhiều quan hệ dẫn khởi từ hiệu ứng tâm lý học chiều sâu.
Xem thêm:
- Giải mộng – Wikipedia tiếng Việt
- Dream interpretation - Wikipedia
- Dream Moods A-Z Dream Dictionary

- Dream Interpretation | Dream Dictionary | Dream Meaning
- Dreams Dictionary: Meanings of Dreams - Psychologist World
- Dream Dictionary - Dream Analysis, Interpretation & Meaning      
VIDEO
- Khoảnh khắc kỳ diệu -GIẢI MÃ GIẤC MƠ 

-  ĐOÁN ĐIỀM GIẢI MỘNG  | Thế giới Tâm linh

 

- Top 5 Kỳ Lạ Schannel: Giải mã 5 giấc mơ mà ai cũng gặp 1 lần   
5.  Quan điểm mộng ngủ theo các tôn giáo hữu thần :
            Mộng ngủ được giải đoán theo các tôn giáo này là đức tin và cầu nguyện dành cho giáo  dân, là mặc khải do thần thánh dạy bảo dành cho tu sĩ.
             
            5.1. Ấn Độ giáo:  Tôngiáo này có sự giải thích riêng về các mộng xuất phát từ trạng thái cảm xúc riêng của người mộng hay từ các trải nghiệm trong cuộc sống được diễn lại. Ngoài ra cũng có những mộng xuất phát từ thần thánh, chúng chỉ xuất hiện cho những người tu thực hành khổ hạnh sadhu (nam) hay  sadhana(nữ) và được gọi là mộng  satsang(những lời chân lý).
 
            5.2. Do Thái giáo:  Tôn giáo này có sự giải đoán mộngtheo sách Talmud, mộng đượcchia làm 3 loại là  –  mộng vô nghĩa, –  mộng từ tư duy và kinh nghiệmcủa con người trong ngày, –  mộng tiên tri(dự báo). Mỗi loại mộng có cách giải đoán riêng, với mộng xấu thì phải chuộc lỗi bằng cách cầu nguyện và ăn chay.
 
Jacob's dream of a ladder of angels, c. 1690,by Michael Willmann
 
            5.3. Thiên Chúa giáo :  Tôn giáo này đã ghi chép lại trong Cựu Ước và Tân Ước các mộng và gọi là mộngmặckhảicủa Thiên Chúa- một tên gọi khác của mộng tiên tri, mộng dự báo – và chúng đã chiếm một vị trí khá quan trọng trong lịch sử của tôn giáo này, điển hình như ở Kh.ng.17,6,19; T.Ph7,13; Mt1,20; 2,13,9; CV23,11;27,23(xem Điển Ngữ Đức Tin Công Giáo của Lm.Hồng Phúc). Tuy nhiên, các nghiên cứu về sau của những người theo đạo cho là có nhiều dị đoan pha trộn đối với các mộng mặc khải này.
            1) SáchCựu Ước :  
            -Trong sách dân số 12:6 có ghi:  Người phán : Hãy nghe ta nói đây “ Nếu trong các ngươi có ai là ngôn sứ, thì ta - Đức Chúa Trời - sẽ tỏ mình ra cho nó trong thị kiến, hoặc sẽ phán với nó trong mộng.
            -Trong những năm sống lưu vong ở Ai Cập,  Giuse (Joseph) đã giải đoán cácmộng của Pharaoh và được trọng dụng. Một mộng được cho là nổi tiếng và mặc khảilà mộng  7 con bò còm ăn 7 con bò béo và 7 bó lúa lép tiêu dịêt 7 bó lúa mẩy  đã giúp nhà vua tích cốc phòng cơmất mùa 7 năm, vượt qua đại nạn đói.
 
            2) SáchTân Ước :   Một mộng được cho là mặc khải và có tính thông địêp thiêng liêng, đó là thiên sứ Gabriel đã mộng báo cho Maria sứ mệnh mang thaivà cho Giuse chấp nhận bào thai này là con của Thiên Chúa, đồng thời đặt tên cho con trẻ là Jesus.  Giuse còn được mộng báo về vịêclánh nạn sang Ai Cập tránh vịêc giết con trẻ và trở về an tòan sau khi vua Herod đã chết.

            3)Thánh Augustine(354-:-430):  Ông đã dựa vào quan điểm của Nyssa trong giáo hội cho rằng trí năng kìm hãm giữ mình thanh khiết có thể nằm ngoài vòng kiểm sóat nơi giấc ngủ, bấy giờ bản chất thú tính của conngười sẽ bộc lộ ra trong mộng, và nếu sự vịêc này xảy ra thì Chúa có thể bắt họphải chịu trách nhiệm về mộng của mình.
 
            5.4. Hồi giáo:  tôn giáo này hình thành trên nền tảng của mộng. Theo truyền thuyết, Mohamed (570-:-632) sCN  trong một đêm, một mình cầu nguyện, đã mộng thấy thiên sứ Gabriel truyền cho kinh Koran(koran: có nghĩa là kể lại, diễn thuyết). Mohamed tuy không biết đọc, biết viết, nhưng kinh Koran được ông kể lại từng chữ một. Trong những mộng khác, ông thấy mình cùng Gabriel du hành đến thiên đàng 7 tầng, đến nơi ở của các thánh, đến các nhà tiên tri quá khứ, đến địa ngục…, tất cả được mọi người xem đó là  chuyến hành đêm đầy cảm hứng văn nghệ của ông.
 
6.Quan điểm mộng theo tôn giáo vô thần Phật giáo :
 
A Tỳ Đàm
               Trong đạo Phậtcó nói đến 2 loại mộng, đó là mộng ngủmộng thức.  Mộng thức theo đạo Phật đóng vai trò quan trọng trong việc tu học. Dưới đây là nội dung quan điểm của 2 loại mộng này.
            6.1. Mộng ngủ.
            Theo tâm lý học Phật giáo, mộng ngủlà quan niệm về tiến trình xảy ra như là những hoạt động của trí não.
            Theo Phổ Diệu Kinh (Lalitavistara sūtra), Đại Sự (Mahāvastu), Phật Bản Hạnh Tập Kinh (Abiniskramana-sūtra), Phật Sở Hành Tán (Buddhacarita), và đặc biệt là trong bộ Nhân Duyên Truyện (Nidānakathā) được coi như là bộ tiểu sử chính thức về cuộc đời đức Phật theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, đức Phật Thích Cakhi còn trong bào thai thì người mẹlà hoàng hậu Ma Dađã mộng thấy thai đó là một con voi trắng sáng bạc và có 6 ngà. Bấy giờ, sự giải đoán mộng theo Ấn giáo cho đó là điềm báo về sự xuất hiện của một vị thánh, vì theo Ấn giáo thì thần Ganesh được mô tả là có mình người và đầu voi. Sau đó, người cha là vua Tịnh Phạn lại mộng thấy con mình từ bỏ địa vị để trở thành tu sĩ đi tìm chân lý. Tất cả các mộng nàyđềuđã biến thành sựthực.

Giấc mơ voi trắng của hoàng hậu Maya, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 2 hoặc 3 sau công nguyên
            -Trong kinh Tăng Chi( II B, trang 222, kinh Mộng - Supina sutta), có chép lại lời kể của đức Phật về 5 điềm mộng trước khi ngài thành đạo :
            1/Mộng thấy đất lớn là giường lớn, núi tuyết cao nhất là gối, tay trái đặt nằm trên biển phía đông, tay trái đặt nằm trên biển phía tây, hai chân nằm trên biển phíanam (điềmmộngbáotrướcngàisẽchứngvôthượngchánhđẳnggiác).
            2/Mộng thấy từ nơi lỗ rún, cỏ Tiriya mọc ra và mọc cho đến khi chạm đến trời rồi mới dừnglại (điềm mộng báo trước thánh đạo được khéo đem đến lợi ích cho cõi trời và cõi người).
            3/Mộng thấy các con sâu trắng đầu đenbò ra từ bàn chân cho đến đầu gối (điềm mộng báo trước nhiều gia chủ sẽ đến quy y với Như Lai).
            4/Mộng thấy các lòai chim màu sắc khác nhau từ bốn phương bay đến, rơi xuống chân ngàivà trở thành trắng toát(điềm mộng báo trước các giai cấp sau khi xúât gia, sống trong pháplụât(chân lý và đạo đức)do NhưLaithuyếtgiáo, các vị ấy sẽ chứng ngộvô thượng giải thóat).
             5/Mộng thấy thân kinh hành qua lạitrên một núi đầy phân mà không bị nhớp(điềm mộng cho biết Như Lai có trí tụê xuất ly, sống tốt cùng thế gian nhưng không mê đắm, khôngbị trói buộc).
            -Trong luận  A Tỳ Đàm của Pali tạng và kinh  Na Tiênđã nói rằng có 6 nguyên nhân sinh ra các mộng ngủ như sau :
             1/Mộng do kích thích bởi các tác nhân bên ngoài liên hệ đến các giác quan của cơ thể.
             2/Mộng do kích thích bởi các tác nhân bên trong cơ thể : sinh lý các hệ hoạt động.
             3/Mộng do kích thích bởi các tác nhân bệnh tật của cơ thể.
             4/Mộngdo năng lựchồi nhớ lại kinh nghiệm quá khứ trong đời sống hàng ngày.
             5/Mộngdo năng lựcsiêu nhiên,cótừcác mối liên hệcó tính thân thuộcvới con người.
             6/Mộngdo năng lựccủa nghiệpquả dị thục(chín muồi) với biểu hiện tốt hay xấu.
            Trong 6 loại mộng trênthì loại 1,2,3 thuộc dạng sinh lý, loại 4,5,6 thuộc dạng tâm lý.  Loại4 thuộc tâm lý họcbình thườngvà 5,6 thuộc tâm lý học chiều sâu.
            Mộngloại5 bao gồm mộng thông điệp và mộng dự báo. Mộng thông điệp có thể là mộng thần giao cách cảm (2 thực thể) hay mộng mặc khải (1 thực thể + 1 không thực thể : thiên, thần, thánh).  Mộng dự báo thường là mộng mặc khải.
            Mộngloại6 phần lớn là mộng dự báo về cuộc sốngnhư các biến cố, về nghề nghiệpnhư phát minh, sáng chế…, chữa bệnh (điển hình ở trường hợp của người Mỹ là Edgar Cayce).Mộng dự báo loại 6 này thường thấy rộng rãi hơn, đólà dấu hiệu của nghiệp diễn ra vào những giai đoạn cuối, khi con người sắp sửa từ giả thế giới này.
            Thực ra, trong A-Tỳ-Đàmcó nói rõ về Bhavangacitta(tâm hộ kiếp) là nền tảng của loại mộng 6, là kết quả nơi một đời sống mới từ sự tiếp nối của hệ thống tâm lý qua nhiềukiếpsốngchứ không từ khởi điểm của bộ máy sinh học là con người mới sinh ra. Vì thế, Bhavangacittađược xem như một vô thức rộng và sâu,hàm chứa các vô thức trong mộtkiếpsốngcủa Freudlà[vô thức cá nhân]#[biệt nghiệp]hay của Junglà[vô thức cá nhân +vô thức tập thể]# [biệt nghiệp +cộng nghiệp với tổ tiên]. Bhavangacitta có thể cho ta hiểu rõ hơn về cơ chế thiên tài, khả năng ngoại cảm…
--------------
Ghichú:  
The Mind | Selection Partners | Executive Recruitment, Melbourne
 
Image result for ý thức tiềm thức vô thức 
 
Sigmund Freud (1856 – 1939), người sáng lập Phân tâm học(Psychoanalysis =  Phân tích tâm lý học)có phân biệt về thức (cái biết) như sau:
-Ý thức - Conscious level # 10%   
-Tiềm thức - Subconscious level # 50 - 60%       
-Vô thức - Unconscious level # 30 - 40%
1)Tiềm thức được xem là cầu nối giữa ý thứcvô thức.
                    -Tiềm thức (subconsciousness, subconsciousmind)
            = Tiền ý thức (preconsciousness, preconscious mind).
                    -Vô thức (unconsciousness, unconscious mind).
          2)Ý nghĩa phân biệt của vô thức ở giấc ngủmộng.
- Vô thức ở giấc ngủ :  Nhằm chỉ tình trạngkhông có  ý thức(mục 1.1).
          - Vô thức ở mộng :  Nhằm chỉ năng lực tiềm ẩn, là nguyên nhân hình thành mộngtheo tâm lý học chiều cạn(tiềm thức)và chiều sâu(vô thức). Xin xem mục 3.2.
            6.2. Mộng thức.
            Theo mục 2.1 bên trên, mộng thứclà sự trầm tư về những sự kiện đã xảy ra ở quá khứ hoặc những sự kiện dự tính cho tương lai.
            Trongđạo Phật, hình ảnhvà nghĩ tưởngcủa mộng xuất hiện trong khi ngủ mà ta tưởng chừng như thật,hoàn toàn không tồn tại.  Còn hình ảnh và nghĩ tưởng vềđời sống bao hàm tất cả những gì xảy ra trong toàn bộ sự sống đời người trong khi thức với trầm tư, lo lắng, sợ hãi …được xem là mộng thức cũng không tồn tại.  Tuy nhiên, trong khi hình ảnhvà nghĩ tưởng của mộng ngủ nhanh chóng biến mất, thì hình ảnh và nghĩ tưởng của mộng thứccứ mãi tồn tại và thường tạo ra các biến chứng phiền não tai hại cho cuộc sống.
            Vì thế, các bậc đạo sư chân chánh thường ít quan tâm tới mộng ngủ, vì cho đó là những giả cảnh ít nguy hiểm hơn mộng thứcvà chú trọng đến khía cạnh mộng thức trên con đường đi đến giác ngộ. Ý nghĩ càng phức tạp càng tạo ra đủ loại mộng, đó là nhữngbất thiện pháplo lắng bận rộn,ham muốn tranh đoạt,hờn giận thù oán hay mặc cảm dồn nén lâu ngày tạo thành một nội tâm ô nhiễm, bất an.
         
Con người dù khôn ngoan, nhưng lại bó tay trước các bất thiện pháp này nên không còn làm chủ được chính mình nữa. Đức Phật dùng thiện phápthay cho bất thiện pháp để bước đầu tạo ra ý nghĩ trong sáng và tự tin. Chuỵên vua A-xà-thế phạm tội giết cha đã làm cho nhà vua luôn cảm thấy bất an. Mỗi khi nằm xuống vừa chợp mắt, ông thấy mình bị đâm bởi hàng trăm lưỡi thương, khiếnông phải bật dậy. Sự việc này làm tâm thầnôngkhủng hoảng và mệt mỏi. Sau khi nghe đức Phật thuyết kinh  Sa môn quảvà được sám hối, ông đã tìm được lẽ sống bằng thiện pháp, vượt qua mặc cảm.(Xin xem A-xà-thế– Wikipedia tiếng Việtvà Kinh Tam Di Đề).

            Trongkinh Kim Cươngcó giải thích mộng thức như sau:
               一切有爲法     Nhất thiết hữu vi pháp,        
               如夢幻泡影               Như mộng huyễn bào ảnh,   
               如露亦如電               Như lộ diệc như điện,             
               應作如是觀               Ưng tác như thị quán.          
Dịch nghĩa:
                                       Tất cả pháp hữu vi,(*)
                                       Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
                                       Như sương, như chớp loé,
                                       Hãy quán chiếu như thế.

            Để rồi trong tu học:

                                       Quá khứ không truy tìm
                                       Tương lai không ước vọng,
                                       Quá khứ đã đoạn tận,
                                       Tương lai lại chưa đến,
                                       Chỉ có pháp hiện tại,
                                       Tuệ quán chính là đây.
           
(Kinh Ðại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả– Mahàkaccànabhaddekaratta sutta)
            Đối với Thất giác chi:
            “Quá khứ không truy tìm; Quá khứ đã đoạn tận”  => Hành giả đạt Hỷ giác chi.      “Tương lai không ước vọng; Tương lai lại chưa đến” => Hành giả đạt Khinh an giác chi.

------------------

(*) Chú thích:  (Xem thêm:  Hữu vi vô vi, chấp có chấp không, hữu ngã vô ngã)
            -Pháp hữu vi(法有爲;  P: saṇkhata-dhamma;  S: saṃskṛta-dharma;  E: conditioned existence):  Các pháp được tạo tác hình thành do nhân duyên, những gì sinh khởi, biến dịch và hoại diệt. Theo đó, mọi sự vật hiện tượng biểu thị khác nhau được tạo ra như một tổng hợp của nhân và duyên có hình tướng, số lượng, có thể suy lường …, đều gọi là pháp hữu vi.
            - Pháp vô vi(法無爲;  P: asaṅkhata-dhamma;  S: asaṁkṛta-dharma;  E: Unconditioned reality):  Các pháp vượt không gian và thời gian, không hình thành do nhân duyên– đó  là chân lý khách quan Duyên khởi :Vô thường, Vô ngã, Nhân Quả, Niết-bàn, …,là các pháp vô vi.
            Khi đời sống có chánh niệm tỉnh giác, người ta sẽ ít gặp mộng ngủ, nếu có mộng thì đó là những mộng êm dịu, thanh thoát.  Bất cứ ai còn vô minhthì đều có mộng thức, đó là từ phàm phu cho đến các bậc thánh hữu học.  Những bậc A-la-hán không còn mộng thức và nghiệp lựcbởicác chủng tử ô nhiễm tích lũy từ bao đời đã sạch trong vô thức, nên vì thế mà không mộng nào hình thành trong giấc ngủ.
           
Biểu hiện của nội tâm ô nhiễm chính là các phiềnnão(= lậuhoặc. Xem thêm bài đã soạn ‘Đoạn trừ phiền não), và ngày nào nhân loại chưa giải tỏa được các tâm bệnh phiền não này thì số người bị bệnh thần kinh vẫn không thuyên giảm. Phân tâm học không đủ sức trừ các phiền não này, chỉ có giác ngộ lẽ thật mới soi thấu cội nguồn của chúng. Chưa trừ hết phiền não thì nguyên liệu cho mộng vẫn còn đó. Từ các cõi Trời cao nhất cho đến Địa ngục thấp nhất vẫn còn mộng thức.
           
Phật - bậc giác ngộ, có nghĩa rộng là người đã ra khỏi giấc ngủ vô minh. Có ba bậc giác ngộ không còn mộng thức lẫn mộng ngủ, đó là : Toàngiác Phật, Độc giác Phật và Thanh văn giác Phật.
Xem thêm:
- Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng?...

- Phật Giáo, Khoa Học Và Giấc Mơ - Tâm Hà Lê Công Đa - Khoa ...
- Đức Phật dạy cách nằm ngủ để không gặp ác mộng?
- Nằm ngủ cát tường như PhậtTổ Như Lai để tu hành và ...
 
VIDEO

Ngủ nhanh- Mộng và Thực – T. Từ Thông
- Mộng Và Thực –T.Thiện Thuận
- Hạnh Phúc Mộng Và Thực–T. Nhất Hạnh
- VÌ SAO NGỦ MƠ NHIỀU ÁC MỘNG?
- Ác Mộng(vấn đáp) - Thầy Thích Pháp Hòa
- Nếu nằm ngủ thường mơ thấy ÁC MỘNG việc cần làm...
- Thường xuyên gặp ÁC MỘNG mất ngủ Làm sao để khắc phục ? 
- Giã Từ Huyễn Mộng- Nhạc và lời: Giác An
-Quà tặng cuộc sống - NGƯỜI MUA GIẤC MƠ 
 
 
7.  Một số các ý tưởng về mộng :
Chúng talà chất liệutạo thành mộngmơ;và đời sống ngắn ngủicủa chúng tasẽ kết thúc bằng một giấc ngủ.           
                                                                                                  W. Shakespeare.
+   Mộnglà một loại thi ca vô tình.                                                               
                                                                                                            J. Richter.
+   Mộnglà một nhà hát kịch, trong đó bản thân người mộng là cảnh phông, kịch sĩ, người nhắctuồng, nhà sản xuất, tác giả, công chúng và nhà phê bình.                             
                                                                                                            C. Jung.
+   Mộngkhông được giải đoán, như lá thư chưa được bóc.                                                                                                                                                  Talmud.
+   Những người không mộng, sẽ không tồn tại.                                          
                                                                                                  T.N. thổ dân Úc.
+   Bất kỳ ai tỉnh thức mà cư xử theo cách các tình huống trong mộngđưa ra cho mình, sẽ được xemlà điên cuồng mất trí.                                                                                                                                                                                   S. Freud.
+   Chức năng chung của mộnglà phục hồi sự cân bằng tâm lý của chúng ta.           
                                                                                                            C. Jung.
+   Nhiều người mộngngày nay là những người nguy hiểm, vì họ mộng bằng cặpmắt mở và làm chochúng trở thành sự thật.                                                                                                                                                                               T. Lawrence.
+   Có một điều gì đó trong ý thức tuyên bố rằng cái tự trình bày chính là mộng.                                                                                                                        Aristotle.
+   Tất cả các quá trình phát minh đều diễn ra trong sự sống động, dễ chịu của mộng.
                                                                                                             W. Mozart.
+   Mộngcho phép mọi người được điên cuồng an tòan và thanh thản mỗi đêm.           
                                                                                                             W. Demen.
+   Người ta có thể mong đợi tìm được trong mộngmọi thứ có tầm quan trọng trong đời sống củanhânloại.                                                                                           
                                                                                                            C. Jung.
+                           Ra đời trong giấc thụy miên:
Hồn kia định mệnh tại miền xa xăm,
Xác còn quên phận nhiều năm,
Hồn về dựng dậy một lần tinh anh.
        William Wordsworth
+                           Gá thân mộng                 Ghi lời mộng
                              Dạo cảnh mộng              Nhắn khách mộng
                              Mộngtan rồi                   Biết được mộng
                              Cười vỡ mộng.                Tỉnh cơn mộng.              
                                                                                                              T.S.ThanhTừ             
Hình ảnh có liên quan
Bài đọc thêm
1/. Khoa học với giấc mơ  (xem: Y học với giấc mơ).
          Mơ là một hoạt động trong đời sống thường ngày của con người, có liên quan nhất định đến sức khỏe. Mơ là hiện tượng tâm lý, lại có thể hiện tượng sinh lý, đồng thời là hiện tượng bệnh lý. Đây là một vấn đề khoa học phức tạp, càng ngày được nhiều người quan tâm nghiên cứu.
Từ xưa y học đã quan tâm đến các giấc mơ.Nhiều sách vở ghi chép về các bệnh sinh ra từ các giấc mơ.Nhiều nhà khoa học nói đến các giấc mơ. Con người mà không ngủ được, không mơ thì sinh bệnh. Cho nên, một trong những hình phạt xử tử hình thời cổ La Mã được coi là tàn khốc nhất là không cho phạm nhân ngủ để giết chết phạm nhân.
- Từ điển Sinh vật học giải thích:       
“Mơ là một loại hiện tượng sinh lý xuất hiện trong quá trình ngủ, biểu hiện phức tạp gián đoạn, tùy lúc là loại hoạt động tinh thần hỗn loạn.”
- Từ điển Khoa học kỹ thuật giải thích:       
“Mơ là ngủ hoặc trạng thái như ngủ, là hiện tượng hàng loạt thị giác, thính giác hoạt động giác phát sinh trong ý thức cùng với tình cảm và hoạt động tư duy.”
- Bách Khoa toàn thư giải thích:        
“Mơ là hiện tượng hoạt động xuất hiện trong não khi ngủ. Trên cơ sở các nhận thức khác nhau, có nhiều định nghĩa về mơ. Mơ là phản ánh hiện thực, là cảm thụ linh tính của ốm đau, là dự đoán hoặc là một loại trạng thái tính ngủ, là một loại hoạt động ẩn ý”.
- Một nhà tâm lý sinh lý học phương Tây nói:       
“Mơ là một bệnh thần kinh bình thường. Nằm mơ cho phép mỗi người chúng ta mỗi đêm trong đời sống có thể yên tĩnh và an toàn để phát điên”.
          Các nhà khoa học đang tiếp tục tranh luận sự khác nhau của mơ và hiện thực.
 
Dreamer's Dictionary, from A to Z, 3, 000 Magical Mirrors Reveal ...
2/. Y học cổ bàn về giấc mơ(Xem: Y học cổ bàn về giấc mơ)
Các sách y học phương Đông cho mơ là do kích thích bên ngoài và bên trong thể xác mang đến, mơ nảy sinh trong giấc ngủ là một loại hoạt động tâm thần, không dễ khống chế. Mơ có liên quan đến nhiều tật bệnh như: mộng du, đái dầm, hoảng sợ ban đêm, mộng tinh, giao hợp trong mơ…  
Ở phương Đông nhất là ở Trung Hoa, vào các thế kỷ thứ VI đến thế kỷ V trước Công nguyên, có nhiều nhà tư tưởng, triết gia nổi tiếng đưa ra một số giải thích đối với bản chất của giấc mơ. Trang Tử cho rằng: “Giấc mơ là tính của khí dương. Vui, giận đều từ tính khí.”.  Sách Mộng thư viết: “Mơ là tưởng tượng, là động thái của tính khí.”      
Lý luận yhọc phương Đông truyền thống cho rằng: “Tinh khí là cơ sở hoạt động của thể xác. Mơ là một hình thức vận động của tinh khí, không phải là điềm dự báo của thần như các nhà đoán giải mơ đã nói.”.  Rõ ràng đây là một kiến giải sâu sắc của khoa học. Có thể phân giấc ngủ con người ra làm 2 loại:  
  1. Ngủ chậm

Mơ là hiện tượng sinh lý xuất hiện trong trạng thái ngủ nhanh.Một người tỉnh giấc có thể không biết mình nằm mơ ra sao. Nếu tính lại trong trạng thái ngủ chậm thì hầu như không có một chút ký ức gì về cảnh tượng trong mơ.

Nếu tỉnh lại trong trạng thái ngủ nhanh thì ký ức trong mơ vẫn như mới. Lúc ngủ nhanh một khu vực nào đó của đại não vẫn ở trong trạng thái hoạt động căng thẳng, quá trình nằm mơ chính là kết quả hoạt động của đại não trong khi ngủsay, có liên hệ với hoàn cảnh bên ngoài. Cho nên mơ không phải là “linh hồn vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn”, cũng không phải là “điềm báo của thần linh”. Mơ là hiện tượng sinh lý trong giấc ngủ. Y học phương Đông rất xem trọng cơ sở sinh lý của mơ. Thế kỷ thứ VI đến thứ V trước Công nguyên, nhiều nhà khoa học từ cơ sở bệnh lý sinh lý đã đưa ra nguyên nhân và biểu hiện của giấc mơ. Kết quả này được ghi chép trong sách Hoàng đế Nội kinh.       

Trong Hoàng đế Nội kinh có học thuyết vận khí khá quan trọng. Học thuyết vận khí thực chất là học thuyết dự báo. Nó có thể dự đoán sự thay đổi thời tiết, khí hậu và bệnh tật cùng với tai nạn, phúc họa gặp phải trong thiên nhiên, đồng thời đưa ra phương pháp đề phòng.   
Sách Hoàng Đế nội kinh đã bàn về các giấc mơ như sau:         
          2.1/. Nguyên nhân của mơ:  Đối với tình hình sức khỏecủa con người, chủ yếu mơ phản ảnh 5 vấn đề:        
  1. Phản ánh cơ năng sinh lý (Ví dụ: Thận khí hư nằm mơ thấy đau lưng).
  2. Phản ánh dục vọng bản năng (Ví dụ: nằm mơ thấy đau bên trong sinh thực khí đàn bà).
  3. Phản ánh chỗ đau có bệnh ( Ví dụ: nằm mơ thấy rừng rậm cây cao là có bệnh ở gan).
  4. Phản ánh thịnh – suy của một bộ phận nào đó trong cơ thể (Ví dụ: nằm mơ thấy tức giận là gan khí thịnh).
  5. Phản ánh sự hệ trọng của bệnh tật (Ví dụ: hay mơ là thiếu khí lạnh).
- Thiên Dâm tà phát mộng”của Hoàng Đế nội kinh dùng hình thức vấn đáp để giải thích về mơ.      
          Hoàng Đế hỏi:   - Nghe nói dâm tà thì tiêu tan hết là sao?        
          Kỳ Bá trử lời:  - Chính tà từ bên ngoài ảnh hưởng vào trong sẽ có chỗ đứng, chống lại dâm tà thì sẽ mất chỗ để đứng, hồn phách bay bổng không yên, dẫn đến các giấc mơ. Có thể nói rõ thêm: Chính tà nguy hại cho lòng người, từ bên ngoài nhập vào thân thể, chưa ổn định. Còn như doanh khí và vệ khí là hai thứ vận hành trong người lưu thông, hồnphách bay bổng, ngủ không yên thì thích nằm mơ.      
Cái gọi là “dâm tà” ở đây là : Âm, dương, gió, mưa, râm, sáng. Cả 6 thứ này gọi là “6 thứ khí”.  “Dâm” có nhiều hàm nghĩa:      
  1. Gần gũi đàn bà thái quá gọi là “Âm dâm”.
  2. Gần gũi đàn ông thái quá gọi là “Dương dâm”.
  3. Gió nhiều gọi là “Phong dâm”
  4. Mưa nhiều gọi là “Vũ dâm”
  5. Tối nhiều gọi là “Hối dâm”
  6. Sáng nhiều gọi là “Minh dâm”
          Âm cực thì sinh dương, dương nhiều phản lại âm.
          - Tả truyện có ghi:  Năm thứ I Chiêu Công, Tấn Hầu ốm, nhờ Tần cử thầy thuốc đến trị bệnh. Tần Bá cử một thầy thuốc giỏi đến chữa bệnh. Sau khi thầy thuốc chấn bệnh nói:        
- Thói quen thành tật của chúa công là gần đàn bà sẽ làm tiêu ma ý chí, lương thần sẽ chết, số trời đã định.     
Tiếp đó thầy thuốc lại nói-  Dâm sinh ra 6 tật, nếu quá đi sẽsinh ra tai họa:  
  1. Âm dâm sinh bệnh hàn.
  2. Dương dâm sinh bệnh nhiệt
  3. Phong dâm sinh bệnh tứ chi
  4. Vũ dâm sinh bệnh bụng
  5. Hối dâm sinh bệnh nghi ngờ, mê hoặc
  6. Minh dâm sinh bệnh tim.
          Gần nữ sẽ bị mê hoặc. Ngài không tự tu dưỡng nên không thể khỏeđược.Về sau, “6 điều dâm” phát triển thành: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏalà tên của 6 loại bệnh.      

Nói “dâm tà” là nói các loại bệnh một khi xâm phạm vào cơ thể sẽ gây mất thăng bằng trong cơ thể: hoặc âm thịnh hoặc dương thịnh, hoặc âm dương đều thịnh, hoặc trên thịnh dưới thịnh, từ đó phản ánh vào ý thức tiềm ẩn, hình thành các giấc mơ khác nhau.  

Cái gọi là “chính tà” được bậc danh y Trương Ẩn Yêm đời Thanh trong Hoàng Đế nội kinh giải thích: “Chính tà là chính khí của Phong – Vũ – Hàn – Thử - Thiên. Cho nên “chínhtà” có thể dẫn đến các cơ lý của các giấc mơ tưởng tượng. Ngoài dâm tà nếu lục phủ ngũ tạng khí hư cũng sinh ra các giấc mơ tưởng tượng.        
2.2/. Khí thịnh.  Cũng như y học phương Đông, khi bàn về các giấc mơ, Hoàng đế nội kinh cũng dùng phương pháp so sánhcác loại “tượng”:  
  1. Âm thịnh thì nằm mơ thấy lội nước, đáng sợ.
  2. Dương thịnh thì nằm mơ thấy lửa cháy lớn.(Vì nước thuộc âm, lửa thuộc dương)
          Trương Cảnh Nhạc danh y đời Minh nói:   
  • Âm thắng dương nên nằm mơ thấy nhiều âm tượng
  • Dương thắng âm nên nằm mơ thấy nhiều dương tượng
  • Âm dương đều thịnh thì nằm mơ thấy chém giết lẫn nhau.
  • Trên thịnh thi năm mơ thấy bay. Dưới thịnh thì nằm mơ thấy suy sụp.
  • Trên và dưới có liên quan. Bay bổng và sy sụp cũng vậy.
  • Khi gan thịnh thì nằm mơ thấy giận dữ.
  • Khi phổi thịnh thì nằm mơ thấy khóc.
          Trong 5 loại tiếng: ho, nói, hắt hơi, khóc…thì khóc thuộc về phổi.    
2.3/. Khí hư:  Sách Hoàng Đế nội kinh có viết: “Tại sao chính khí không đủ lại sinh ra nằm mơ?”
- Sào Nguyên Phương, danh y đời Tùy đã nêu:  “Người lao động vất vả,khí huyết hư hao, tạng phủ suy nhược, tổn sức là tà. Tà từ bên ngoài nhập vào bên trong, chưa có chỗ đứng, nếu bị chống lại, không đứng vững được, hồn phách phiêu dạt, người nằm chẳng yên thì sinh ra nằm mơ. Nếu:       
+Phế khí hư thù nằm mơ thấy vật màu trắng hoặc nằm mơ thấy chém người, máu chảy ròng ròng.  Màu trắng là màu của phế (phổi), mà phế thuộc kim. Như thế là chém người máu chảy gắn liền với khí giới thuộc kim.       
          +Thận khí hư thì nằm mơ thấy thuyền thủng, chìm người hoặc trong mơ thấy mình nằm trong nước hoặc hoảng sợ.  
Nói chung cách giải thích này gắn liền với nguyên tắc thận thuộc Thủy trong Ngũ hành.Gan khí thịnh thì nằm mơ thấy cỏ mọc hoặc trong mơ thây phục ở trên cây không dám xuống.Đó là do trong Ngũ hành, gan thuộc Mộc, cỏ cũng thuộc Mộc.
- Trương Ân Am giải thích:  Cầu hỏa thì khí tâm bị hư. Cái sinh thực khí của đàn ông như con rồng, rồng cuộn như lửa uốn khúc sẽ hỗ trợ cho khí. Anh có cùng hai lửa (hỏa) thì quá nóng (viêm), cho nên mơ thấy lửa cháy. Cách so sánh này cũng không nằm ngoài Ngũ Hành.         
Khí tỳ hư thì nằm mơ thấy ăn không no, uống không đủ, có lúc nằm mơ thấy xây tường lợp nhà.   Trong Ngũ hành, tỳ thuộc Thổ. Các cơ quan của tỳ vận chuyển thay đổi nên mới nằm mơ như thế.     
Nhiều sách y học đã phân tích: Âm dương ngũ hành phối hợp với tạng phủ là nguyên nhân gây ra bệnh tật, điều đo không tránh khỏi gán ghép khiên cưỡng. Nhưng giữa cảnh mơ và thật không phải là không có mối liên hệ. Bệnh lý trong cơ thể con người có thể đi vào cảnh mơ, một số giấc mơ còn là tín hiệu báo trước hoặc phản ánh diễn biến bệnh tật ở một bộ phận nào đó của con người.         
Khi khám bệnh lâm sàng có thể xem xét đến các cảnh mơ kết hợp với biểu hiện diễn biến của bệnh để phân tích cụ thể. Cảnh mơ có thể bổ trợ cho việc phát hiện bệnh.        Nguyên nhân sinh ra ốm đau làdo cơ năng sinh lý của con người nhưng cũng do chính khí không đủ.    
          - Danh y Hoa Đàtrong tác phẩm Trung Tang kinh có viết:  “Thận hư nằm mơ thấy thuyền chìm, chết đuối. Có lúc nằm mơ thấy chìm trong nước, rất đáng sợ. Nếu thận hư lâu ngày thì nằm mơ thấy bị dìm trong nước sâu”.
          Thời Xuân Thu Chiến Quốc, hoạt động của các “chư tử” (nhà tri thức) lên đến đỉnh cao “bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng), có khả năng nhiều sách nói về các giấc mơ.    Các lời bàn trong các trước tác: Trang tử, Tả truyện,Mặc Tử, Liệt Tử, Án Tử, Xuân Thu, đều nói đến quan điểm về mơ. Trong đó Tả truyện là tác phẩm nói nhiều nhất.
Có thể nói, tác phẩm Hoàng Đế nội kinh đã hình thành cơ sở ổn định cho lý luận y học phương Đông giải thích các giấc mơ.
Dreamer's Dictionary by Stearn Robinson
3/. Y học dân gianbàn về giấc mơ(Xem:Y học dân gian bàn về giấc mơ)
3.1/. Tôn TưMạcbàn về bệnh mơ.
          Tôn Tư Mạo (550-691) là một danh y đời Đường. Vì có những cống hiến kiệt xuất cho y học phương Đông, ông được người thời bấy giờ gọi là “Dược vương” (vua thuốc).     
          Ông là người tinh thông học thuyết Lão Trang Bách Gia Chư Tử, tinh thông y học và thuyết Âm dương. Quyển Thiên kim phương (một nghìn bài thuốc vàng) do ông viết có ảnh hưởng rất lớn đến đời sau.       

Trong sách Thiên kim phương có thiên điều khí pháp nêu lên các bệnh nóng, lạnh của ngũ tạng dưới góc độ bệnh tật, các biểu hiện của các giấc mơ tưởng tượng đổi ứng. Đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thể, nêu lên các biện pháp chữa bệnh lục khí. 
          1)Bệnh tim:   Bệnh tim, thân người nóng.        
  • Biểu hiện: Người bệnh nằm mơ thấy người mặc áo đỏ, tay cầm dao màu đỏ, gậy lửa.
  • Cách điều trị: hô hấp hít không khí vào, thở ra. Hít vào là chữa lạnh, thở ra là chữa nóng.
2)Bệnh phổi:  Người mắc bệnh phổi ngực và lưng đều phồng, tứ chi phiền muộn, bứt rứt.      
  • Biểu hiện: phổi màu trắng, người đau hay nằm mơ, thường mơ thấy con trai con gái đẹp đều là người thân hoặc cha mẹ, anh em, vợ con.
  • Cách chữa: phải cho ra hết khí hư.
3)Bệnh gan:  Người mắc bệnh gan luôn âu sầu buồn bã, hay đau đầu, nhức mắt.   
  • Biểu hiện: Gan màu xanh, nằm mơ thấy mặc áo xanh, cầm dao xanh hoặc mơ thấy sư tử, hổ, cáo dọa nạt người.
  • Cách chữa bệnh: thở hắt hơi ra. 
4)Bệnh tỳ:  Tỳ có chức năng sinh lý: Thu nạp, vận hóa nước và bột. Do một nguyên nhân nào đó mà ăn không đủ hoặc quá nhiều ảnh hưởng đến chức năng của tỳ, hoạt động sinh lý xủa tỳ dẫn đến mơ tưởng tượng và bệnh tưởngtượng. Tôn Tư Mạo giải thích: Người có bệnh tỳ thấy lâng lâng, đau khắp người, phiền muộn. Bệnh này người lớn mắc nhiều.        
  • Biểu hiện: Tỳ màu vàng cùng màu với Thổ. Nằm mơ thấy trẻ con đánh người, người yếu.
  • Cách trị bệnh: thở khí hư ra.
5)Bệnh thận:  Người mắc bệnh thận cơ thể lạnh, âm suy mặt mũi nhăn nhó khó nhìn.        
  • Biểu hiện: thận màu đen, nằm mơ thấy áo đen hoặc thú vật cầm dao hay gậy của ông tướng.
  • Điều trị: thở khí hư ra.
Tôn Tư Mạo trong Thiên kim phương còn đưa ra bệnh khí tim, bệnh khí phổi, bệnh khí bàng quang đều có cách chữa kết hợp trị mơ và bệnh.
3.2/. Trần Sĩ Nguyên bàn về bệnh mơ:
Trần Sĩ Nguyên tự là Tâm Thúc, đỗ tiến sĩ năm giáp Thìn, niên hiệu Gia Tĩnh Minh Thế Tông (1544), làm quan Tri Châu, gần Nhiệt Hà. Ông có nhiều tác phẩm và là một nhà lý luận đoán giải mơ nổi tiếng.   
          Trần Sĩ Nguyên phân tích một cách khoa học về các giấc mơ trên cơ sở tiếp thu các tác phẩm Hoàng Đế nội kinh, Liệt tử. Tác phẩm viết về mơ của Trần Sĩ Nguyên Mộng chiêm dật chỉ đã sưu tầm tập hợp các thuyết pháp về mơ của các đời trước. Trần Sĩ Nguyên chia giấc mơ làm 9 loại:      
  1. Mơ khí thịnh.
  2. Mơ khí hư
  3. Mơ tà ngụ
  4. Mơ thể trệ
  5. Mơ tình ích
  6. Mơ trực diện
  7. Mơ tỷ tượng
  8. Mơ phản cực.
  9. Mơ lợi yêu
          Trong chín loại mơ, Trần Sĩ Nguyên đã chúý đến 5 loại: Khí thịnh, khí hư, tà ngụ, thể trệ, tình ích. Sự kích thích bên ngoài tình cảm, bệnh lý sinh lý đã tham gia vào các nguyên nhân sinh ra các giấc mơ loai này. Tuy nhiên cách phân chia này vẫn tồn tại một số vấn đề:     
- Một là: cho rằng quỷ quái có thể gây ra mơ, có nội dung mê tín.
- Hai là: cách phân loại không thống nhất, vừa phân chia từ góc độ nguyên nhân lại vừa phân chia từ góc độ điềm báo mơ.
1)Mơ khí thịnh.
Chủ yếu nói đến 15 loại mơ tưởng tượng do tà khí thịnh. Thân thể con người thông với trời đất, ứng với loài vật nên khí âm mạnh thì mơ lội xuống nước mà sợ hãi.    
2)Mơ khí hư.
“Hư” là chính khí bị hư. Trong các giấc mơ khí hư, Trần Sĩ Nguyên đã đưa ra 10 loại khí hư (như hư của tạng phủ), cùng với 5 loại bệnh mơ.       
No quá nằm mơ, đói nằm mơ. Người bị phù nằm mơ. Nằm ngủ cuộn chiếu thì mơ thấy rắn.         
          Giấc mơ âm: Nằm mơ thấy ăn, mơ thấy cơm rượu no say thì lo lắng, mơ thấy ca múa thì khóc.     
3)Mơ tà ngụ.
Mơ tà ngụ chủ yếu do tà khí xâm nhập vào lục phủ, ngũ tạng, sinh thực khí phụ nữ, gáy ống chân, đùi, dạ con, phản ánh bằng 15loại mơ tưởng tượng.         
Thiên Dâm tà phát mộng trong Hoàng đế nội kinh có viết:       
  • Thiếu khí tim: nằm mơ thấy đồi núi, khói lửa.
  • Đau phổi: nằm mơ thấy bay bổng, thấy vật lạ, vàng và sắt.
  • Đau gan: nằm mơ thấy rừng rậm cây cối.
  • Đau thận: mơ thấy xuống nước sâu,ở trong nước.
  • Đau bàng quang: mơ thấy đi chơi.
  • Đau vị (dạ dày): nằm mơ thấy ăn uống.
  • Đau đại tràng: nằm mơ thấy ruộng đồng.
  • Đau tiểu tràng: nằm mơ thấy vào ấp, vào nha môn.
  • Đau mật (đởm): nằm mơ thấy kiện tụng
  • Đau sinh thực khí đàn bà: nằm mơ thấy vào bêntrong.
  • Đau gáy: nằm mơ thấy chém đầu
  • Đau ống chân: nằm mơ thấy đi mà không tiến lên trước được.
  • Đau ở đùi: nằm mơ thấy cúng bái tế lễ.
  • Đau dạ con: nằm mơ thấy đi ngoài lỏng.
4)Mơ thể trệ.
Mơ thể trện là do cơ thể bị một loại vật chất bên ngoài làm ngưng trệ sinh ra.Trần Sĩ Nguyên cho rằng:
  • Trong miệng ngậm vật gì thì sẽ mơ thấy nói không ra tiếng ú ớ.
  • Chân vướng vật gì thì nằm mơ thấy muốn đi mà không cất bước nổi.
  • Đầu trượt khỏi gối thì mơ thấy rơi từ trên cao xuống.
  • Nằm ngủ bị dây thừng quấn: nằm mơ thấy sâu, rắng quấn thân.
  • Ngủ mặc quần áo nhiều màu sắc: nằm mơ thấy hổ báo.
  • Đầu óc treo trên cành cây sẽ mơ thấy thân thể đảo lộn.
Y học, tâm lý học hiện đại cho rằng, khi nằm ngủ bị một vật gì bên ngoài kích thích, tuy không phải ai cũng nằm mơ nhưng rõ ràng có người vì thế mà mơ.   
Người ta đã làm thí nghiệm: Vấy rượu lên một số người đang ngủ, thì có người nằm mơ thấy việc liên quan đến nước. Điều này thuyết minh luận điểm: thể trện dẫn đến nằm mơ nhưng không phải tất cả mọi người đều nằm mơ. Cảnh tượng trong mơ cũng không nhất định tương quan với vật kích thích.
5)Mơ tình ích.
Thất tình quá độ, tình cảm tâm lý quá căng thẳng mà dẫn đến mơ.     
  • Vui (hỷ) quá thì mơ mở ra.
  • Giận (nộ) quá thì mơ khép lại.
  • Sợ (cụ) quá thì mơ giấu giếm.
  • Lo (ưu) quá thì mơ tức giận.
  • Buồn (ai) quá thì mơ cầu cứu.
  • Uất (phẫn ) quá thì mơ mắng mỏ.
  • Kinh ngạc (kinh) quá thì mơ điên.
6)Mơ trực diện.
Là giấc mơ ứng nghiệm trực tiếp sau khi mơ. Trần Sĩ Nguyên trong sách Mộng chiêm dật chícó kể một câu chuyện về mơ sau:    
Một người nước Trịnh ra ngoài kiếm củi, có người trông thấy anh ta giấu xác hươu trong hào của thành. Nhưng được một lúc, anh ta quên mất chỗ giấu, tìm chẳng được con hươu, cho rằng việc mình vừa đánh chết hươu và giấu đi chẳng qua là một giấc mơ. Khi về nhà anh vừa đi vừa lẩm nhẩm nói việc này. Lời nói của anh ta bị một người đi trên đường để tâm nghe thấy. Người ấy theo lời anh, tìm được con hươu, bèn đem hươu về.     
Người kiếm củi trở về nhà, cảm thấy bứt rứt. Cuối cùng đêm hôm đó, không những anh mơ thấy chỗ giấu con hươu mà còn thấy ai là người đã mang con hươu của mình đi.   
Hôm nay, theo những gì đã thấy trong giấc mơ, anh ta tìm đến nhà của người lấy trộm hươu, bắt trả lại hươu cho mình.   
7)Mơ tỉ tượng.
  • Đến huyện lỵ, vào nhà quan thì mơ thấy quan tài.
  • Được tiền: mơ thấy bẩn thỉu.
  • Vinh hiển phú quý thì mơ thấy lên cao.
  • Nằm mơ thấy cá thì mưa
  • Nằm mơ thấy gọi chó thì đucợ ăn
  • Nằm mơ thấy áo trắng thì có việc chôn cất
  • Nằm mơ thấy áo gấm thì được ân sủng
  • Nằm mơ thấy gai góc bùn lầy thì mưu không thành.
8)Mơ phản cực.
          Là sau khi mơ toàn thấy những việc ngược lại. Ví dụ: nằm mơ thấy khóc lóc vốn là điềm không lành, nhưng kết quả là được người thân mời tiệc.     
  • Nằm mơ thấy ca múa: có chuyện khóc lóc.
  • Nằm mơ thấy vật ấm áp: đang lạnh lẽo.
  • Nằm mơ thấy ăn uống nhiều thì bị đói khát.
  • Nằm mơ thấy vui vẻ, chúc mừng thì không lành, bất lợi
  • Lạnh thì mơ thấy ấm áp.
  • Đói thì mơ no
  • Ốm đau thì mơ chữa bệnh
9)Mơ lợi yêu.
          Là giấc mơ thấy toàn ma quỷ. Người xưa không rõ nguyên nhân của những giấc mơ đó cho rằng ma quỷ, yêu quái đã tạo nên giấc mơ. Nhận thức này sai, nhưng nằm mơ thấy ma quỷ là chuyện bình thường. Vương Sung từng nói: “Nằm ngủ một mình trong phòng rộng, nếu sợ hãi sẽ nằm mơ thất yêu quái”.
          Nhiều nhà y học phương Đông đã bàn về các giấc mơ giao hợp với quỷ, nằm mơ thấy ma, trong mơ có những hiện tượng kỳ quái và đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhân khí huyết suy nhược của con người. 
          Qua quan sát hàng loạt các giấc mơ lâm sàng, Trần Sĩ Nguyên đã đưa ra các khái niệm “mơ lợi yêu” xuất phát từ cơ sở thần khí hỗn loạn nên phần nào phù hợp với quan điểm thực tế.
          Mặc dù quan điểm của Trần Sĩ Nguyên còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định nhưng ông cũng có những đóng góp có giá trị.        
The Dream Dictionary from A to Z by Theresa Cheung, Paperback ...
4/. Tìm hiểu về sóng não và nhạc sóng não.
4.1/. Sơ lược về sóng não và nhạc sóng não.
1)  Sóng não.
Khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng trong mỗi con người có một dòng điện sống, mà não bộ - nơi nhiều tế bào thần kinh tập trung nhất - chính là nguồn điện. Hoạt động phát điện của não sinh ra sóng não, chia thành 5 loại là Beta, Alpha, Theta, Delta và Gammacó liên quan đến các trạng thái ý thức khác nhau. Các sóng này có thể được ghi nhận bằng thiết bị đặc biệt, điện não đồ.Mỗi trạng tháicủa sóng não xuất hiện ở một tần số nhất định, đo bằng đơn vị bước trên giây Hertz(Hz).
5 States of Brainwaves – Yogahat
Đỗ Ngọc Anh - Sống & Chia Sẻ: Nhạc Sóng Não - Ứng Dụng Vào Cuộc Sống
Chu kỳ và tính chất của 5loại sóng não
Mỗi loại sóng não phản ánh những trạng thái ý thứckhác nhau, ví dụ như đang ngủ hoặc thức hoặc thậm chí là trạng thái thiền. Vào mỗi thời điểm, sẽ có một loại sóng não nhất định chiếm ưu thế. Sóng não cũng liên quan đến những lợi ích khác nhau cho cơ thể và cho tâm trí. Ví dụhormone tăng trưởng của con người, HGHcần thiết cho sự phát triển của xương, sự phát triển của tóc và cho cơ thể, thường được giải phóng trong giấc ngủ. 
Nhờ quá trình tiếp nhận bên trong dựa trên tình cảm, suy tưởng và nhận thức, con người mới có thể khám phá thế giới. Thời thơ ấu, sóng não có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí óc. Khi lớn lên, sóng não cũng là nhân tố quyết định giúp duy trì sức khỏe và sức sống. Như vậy, hiểu sâu sắc về các loại sóng não, chúng ta có thể kiểm soát hiện thực của chính mình.
Tìm hiểu sóng não để có thể kiểm soát các trạng thái khác nhau của sóng não về thể chất cũng như tinh thần.
2)Nhạc sóng não.
CISUM PLAY: 2019
        Âm nhạc có một sức mạnh kỳ diệu hơn chúng ta vẫn nghĩ. Đó là khả năng giúp tinh thần hồi phục, nâng cao năng lực tập trung của não bộ và kích hoạt khả năng sáng tạo.Dưới đây là nét chung về nhạc sóng não giúpbạn có thêm sự lựa chọn cho cuộc sống cân bằng.
1/.Lịch sửvề nhạc sóng não.
Nhạc sóng não (Brainwave music) không phải là một khái niệm mới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, giai điệu của loại âm nhạc này từng được dùng trong các nghi lễ tôn giáo từ thời đại đồ đồng. Đến thời Hy Lạp, Pythagoras đã tạo ra quy luật âm điệu riêng từ đàn lyre giúp làm dịu tâm trạng nóng giận của con người. Từ đó, âm nhạc được nhìn nhận như một liệu pháp để cân bằng cảm xúc.
Đến năm 1930, khoa học đã xác định được mọi suy nghĩ của con người đều phát ra một dạng sóng đặc biệt. Các nghiên cứu đã đưa ra những kết luận cụ thể hơn vào năm 1960, rằng từng trạng thái tâm lý (ngủ, làm việc, sáng tạo, tập trung, buồn, căng thẳng, …) đều phát ra một loại sóng não đặc thù. Điều này đã mở ra một góc nhìn mới trong việc trị liệu tâm lý khi các chuyên gia có thể dùng tần số đối trọng để cân bằng trạngthái não. Mãi đến thập niên 70, khi sóng âm được mã hóa trên nền kỹ thuật số sơ khai, nhạc sóng não mới thật sự ra đời và ngày càng trở nên phổ biến.
Nhiều năm qua, nhạc sóng não đã chứng minh được hiệu quả trong việc điều chỉnh trạng thái tinh thần và cảm xúc. Dễ thấy nhất là tác dụng chữa bệnh mất ngủ ở người hay bị áp lực, căng thẳng, âu lo. Các bác sĩ tâm lý còn dùng nhạc sóng não để giúp bệnh nhân thả lỏng tâm trí trong quá trình điều trị trầm cảm. Loại nhạc này được xem như một công cụ hỗ trợ giúp việc tập Thiền đạt kết quả tốt hơn. 
Tuy nhiên, mỗi hoạt động của chúng ta đều gắn liền với một loại sóng não đặc thù. Làm thế nào để tận dụng nhạc sóng não hiệu quả?
2/.Chọn nhạc phù hợp với nhu cầu.
Mỗi trạng thái của não đều tương ứng với một tần số nhấtđịnh. Tất nhiên, bạn không thể đo điện não mỗi khi cần biết trạng thái não của mình và chọn nhạc sóng não phù hợp. Để dễ dàng hơn, dướiđây là 5 loại nhạc sóng não ứng với 5 nhu cầu cơ bảnmàtacó thể ứng dụng ngay. 
3/.Nghe nhạc sóng não đúng cách.
Vớinhững ưu điểm trên, nhạc sóng não được xem là cách hiệu quả để kiểm soát và điều chỉnh tâm lý của bản thân. Tuy nhiên, nếu là người mới làm quen với nhạc sóng não, tacần nắm rõ phương pháp nghe để đạt hiệu quả cao nhất:
•    Không nghe quá lâu vì sẽ dẫn đến các tác dụng phụ. Thời gian lý tưởng cho một lần nghe là 3–5 phút để điều chỉnh lại hoạt động của não bộ. 
•    Nghe bằng tai nghe để giúp nhạc sóng não tác động trực tiếp đến não bộ của mình. Nếu nghe bằng loa, sóng nhạc sẽ bị nhiễu bởi thanh âm xung quanh và không đạt hiệu quả cao. 
•    Chỉ dành cho người trên 26 tuổi vì đây là độ tuổi não đã phát triển toàn diện. Dùng nhạc sóng não sớm hơn tuổi này sẽ khiến thay đổi cấu trúc não, dẫn đến kết quả không tốt. 
•    Dừng nghe ngay khi cảm thấy bất ổn như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi,… Trong trường hợp này, tacần tìm hiểu thêm liệu có đang dùng đúng nhạc sóng não không hoặc xin lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý.
4.2/. Sóng não Gamma - Khai mở tiềm năng não bộ.
1) Tính chất của sóng Gamma (40-100Hz).
Sóng não Gamma là loại sóng có tần số cao nhất. Ở trạng thái này, người ta có thể trải nghiệm một loạt cảm xúc gia tăng, cái nhìn sâu sắc, xử lý thông tin ở mức cao. Có một loại sóng gamma, cụ thể là sóng hyperma gamma, tần số của chúng là 100 Hz và hơn thế nữa.Có một nghiên cứu về các nhà sư Tây Tạng thiền định, và một số nhà sư tạo ra hoạt động sóng gamma mạnh hơn và có biên độ cao hơn bất kỳ báo cáo nào trước đây ở một người khỏe mạnh trong tài liệu khoa học thần kinh (Xin xem:250 Hzvà Thiền và HD).
- Thử nghiệm trên các nhà sưTây Tạng cho thấy có sự tương quan giữa trạng thái tinh thần siêu việt và sóng não Gamma. Khi các nhà sưđược yêu cầu tạo ra xúc cảm của lòng từ bi, hoạt động não của họ chuyển sang tần số Gamma mộtcách nhịp nhàng, chặt chẽ. Ở trạng thái này, người ta cảm thấy mình có thể làm được bất cứ thứ gì.
- Sóng não Gamma có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn ở những người rất thông minh, những thiên tài về âm nhạc, thi ca, hội họa, hoặc ở những cầu thủ khi ghi bàn thắng vàng, người trúng số độc đắckhi họ đang làm gì đóhoặcnhững gì họ thíchthú. Ví dụ, khi Albert Einstein đang nghiên cứu các lý thuyết tương đối của mình, ông hẳn đã có rất nhiều hoạt động sóng não gamma.
Lúcngủ ởtrạng thái Delta, nhưng khi ta bắt đầu mơ và trở nên sáng suốt (nhận thức được rằng ta đang mơ trong giấc mơ) thì sóng não của chúng ta trở nên cao hơn và thường xuyên hơn so với khi chúng ta thức cuộc sống . Bây giờ người đạt đến trạng thái Gamma này có thểgiải quyết một cách sáng tạo một vấn đề đang làm phiền họ. Nhưng thật thú vị làcon người có thể đạt đến trạng thái “giấc mơ sáng suốt”này nhiều hơn trong khi ngủ hơn là tronglúc thức; tuy nhiên,khi cảm hứng ập đến, sóng Gamma có thể sẽ xuất hiện.
        2)Ưu và nhược điểm của sóng Gamma.
Về cơ chế,sóng Gamma giúp kích hoạt não bộ toàn diện và kết nối các giác quan cùng lúc để não đạt đến mức độ tri thức cao. Do đó, nghe nhạc sóng Gamma giúp việc học hỏi các đề tài mới nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời khai mở năng lực não bộ ở mức cao. 
- Quá nhiều sóngGamma
Nếu não dung nạp quá nhiều sóng Gamma, tứcở trạng thái Gamma quá lâu,ta sẽ bị kích thích suy nghĩ quá nhiềumàdẫn đến stressdocăng thẳng, lo lắng.
- Quá ít sóngGamma
Nếu não không tiếp cận sóng Gammanhư những người khác thường làm, thì tasẽ không thể nhận thức sáng tạo hoặc tương tác được mối quan hệ xung quanh mìnhtrong học tập, trongviệc giải quyết vấn đề,.
Xem thêm:
- Aha! Khoảnh khắc, Khoa học thần kinh nhận thức của Insight
 
VIDEO 
- Gamma 40 Hz with Music
- PURE GAMMA WAVES: Meditation (Track: Cosmic Gamma Waves)
- Gamma Brain Waves Meditation 40 Hz frequency 1 Hr Producing 
 
4.3/. Sóng não Beta –  Tập trung cao độ
1) Tính chất của sóng Beta (13 - 39Hz)
Sóng não Beta đại diện cho ý thức tỉnh táo bình thường của chúng ta. Nó gắn liền với trạng thái tỉnh táo cao độ, khả năng tư duy logic, tập trung và giải quyết vấn đề.Sóng Beta biểu hiện chonão bộ đang tích cực tham gia vào các hoạt động tinh thần. Những người đang nói chuyện hăng say, chơi thể thao hay diễn thuyết đều phát ra sóng não Beta.
Sóng não Beta rất cần thiết để con người hoạt động hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi ở quá lâu trong trạng thái này, người ta dễ bị căng thẳng, bồn chồn và bất an. Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, phần lớn mọi người khi tỉnh táo đều ở trạng thái Beta, chính vì thế mà tỉ lệ stress ngày càng gia tăng.
Tần số của sóng Beta là khoảng 14 đến 30 chu kỳ một giây hiện diệnnhiều nhất trongngày để đáp ứng với các kích thích bên ngoài. Đây là một trạng thái cảnh báo và tham gia của tâm thức.
  • Ở mức14 đến 22 Hz, bạn sẽ chủ động suy nghĩ về một vấn đề chung và tìm kiếm giải pháp hoặc thảo luận về trí tuệ với mọi người.
  • Ở mức cao hơn từ 23 đến 30 Hz bạn có thể tham gia vào trải nghiệm mới hoặc một tình huống giải quyết một vấn đề khó khăn hơn đòi hỏi một giải pháp sáng tạo.
Thiền tập nhịp đập hai bên (binaural beats) với sóng Beta vàobuổi sáng có thể giúptâm trí của tathoát khỏi giai đoạn thức dậy lảo đảo.
        2)Ưu và nhược điểm của sóng Beta.
Về cơ chế, sóngBetađược xem như giúp kích hoạt não chú ý để ghi nhớ, học hỏi và giải quyết vấn đề.Do đó, ngoài việc giúp cải thiệnthiếu chú ý, nghe nhạc sóng Beta còn giúp tập trung cao độchocông việc nhưdiễn thuyết, thi đấuthể thao hay giải quyết công việc…
- Quá nhiều sóngBeta
Nếu não dung nạpBeta quá nhiều thời gian, bạn có thể khiến adrenaline tăng cao,gây bồn chồnbất an,gâycăng thẳng kích thích quá mức nêncóthể gặp một số vấn đề về sức khỏe như tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng máu lưu lượng, sản xuất cortisone và tiêu thụ glucose.
- Quá ít sóngBeta
Nếu não ít dung nạpBeta, bạn có thể không có khả năng tập trung (ADHD), không thể suy nghĩ rõ ràng, lảo đảo, mơ mộng, không tập trung, v.v.
VIDEO 
- Study Smarter Not Harder with Beta Brain Wave Music
- PURE BETA WAVES: Meditation (Track: Cosmic Beta Waves)
 
4.4/. Sóng não Alpha – Xả stress – Thiền định cạn.
1) Tính chất của sóng Alpha (8 - 13Hz)
Sóng não Alpha là loại sóng tượng trưng cho não bộ ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn. Đây là kiểu sóng não thường gặp ở những người luôn thư thái, có óc sáng tạo cao. Sóng này xuất hiện khi ta đang mơ mộng giữa ban ngày, khi nhắm mắt lại và thiền định, trầm ngâm thả hồn theo dòng suy tưởng. Sóng Alpha làm tăng cường khả năng sáng tạo, trí nhớ, óc tưởng tượng, sự tập trung, làm giảm stress, từ đó giúp tatập trung vào học tập và làm việc.
Thiền định sẽ mang lại kết quả là tăng cường sóng Alpha, vì thế nhiều kỹ thuật thiền định và phục hồi năng lượng sử dụng sóng Alpha để thư giãn và chữa lành. Trẻ em có xu hướng ở trong trạng thái này nhiều hơn so với người lớn.Sóng Alpha được coi là loại sóng não có lợi nhất cho sức khỏe. Trong các bài tập thiền, mức sóng não Alpha ở 10 Hz được coi là an toàn nhất.
        2)Ưu và nhược điểm của sóng Alpha.
Khi tacăng thẳng, não sẽ xảy ra hiện tượng ‘Alpha blocking’, tức là trạng thái thiếu sóng Alpha. Lúc này, tacần nghe nhạc có sóng Alpha  để đưa tâm trí về trạng thái cân bằng,giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn. Không chỉ giúp tagiảm bớt lo lắng, bồn chồn, rối loạn ám ảnh, nhạc sóng não Alpha còn được dùng khi tập thiền và nâng cao năng lực sáng tạo của não. 
- Quá nhiều sóng Alpha.
Nếu não dung nạpAlpha quá nhiều thời gian, tacó thể bị quá thư giãn lờ đờ, phản ứng chậmvà mơ mộng nhiều nênkhông thể suy nghĩ rõ ràng hoặc tập trung vào những gì mìnhmuốn đạt được.
- Quá ít sóngAlpha.
Nếu não ít dung nạpAlpha, tacó thể bị căng thẳng, suy nghĩ quá mức, lo lắng, OCD hoặc mất ngủ.
VIDEO 
- 1 Hour Alpha Waves Meditation Music, Healing Music
- Relax - Waterfall - Alpha Brain Waves 10Hz - Use Stereo Headphones!!!
- Study Music Alpha Waves: Relaxing Studying Music, Brain Power, Focus Concentration Music
 
4.5/. Sóng não Theta – Dễ ngủ – Thiền định sâu.
1) Tính chất của sóng Theta (4 - 8Hz)
Sóng não Theta xuất hiện khi cơ thể ở trạng thái thư giãn sâu haythiền địnhsâu, ngủ nông hay mơ tỉnh, bao gồm cả trạng thái ngủ động mắt nhanh (ngủ REM). Sóng này gắn liền với vô thức, nơi mà tâm trí có khả năng hiểu biết sâu sắc, trực giác phát triển, thể chất và tinh thần hòa làm một. Trong trạng thái này, tâm trí chúngta có thể kết nối với vũ trụ và tạo ra những thay đổi mang tính đổi đời. Sóng não ở tần số càng thấp thì khả năng học hỏi càng nhanh.
Lý do thiền định hay Yoga có thể mang lại cảm giác thư thái là bởi vì chúng đưa não bộ tới trạng thái xuất thần, bắt đầu tạo ra sóng Theta. Khi não bộ chỉ toàn phát ra sóng Theta, người ta có xu hướng trải nghiệm những chuyện huyền bí.
Phần lớn trẻ em và trẻ vị thành niên có sóng não Theta chiếm ưu thế.Sóng Theta có thể được sinhra trong giấc ngủ nhẹ, thôi miên và thiếu hụt cảm giác. Nhịp đập hai bên sóng Theta sẽ tốt trước khi đi ngủ nhưng sẽ không thích hợp để bắt đầu ngày mới nếu tacó những việc cần làm.
        2)Ưu và nhược điểm của sóng Theta.
Khi tâm lý bị nhiễu loạn vì đối diện với nhiều vấn đề cùng lúc, tacần sự tỉnh táo để sắp xếp lại tư duy. Hãy nghe sóng nhạc Theta để đưa não về trạng thái Thiềnsâu, ổn định từ trong tiềm thức. Loại nhạc sóng não này giúp tagạt bỏ những nhiễu loạn từ các giác quan, giải phóng nỗi sợ, cân bằng cảm xúc nội tại. Hơn thế, sóng nhạc Theta còn nâng cao sức sáng tạo và khả năng học hỏi sâu.
- Quá nhiềusóngTheta
Nếu quá nhiều sóng nãoTheta, bạn có thể trầm cảm, thiếu tập trung hoặc hiếu động, bốc đồng và ADHD.
- Quá ít sóngTheta
Nếu thiếu sóng nãoTheta, bạn có thể lo lắng, nhận thức cảm xúc kém và căng thẳng.
VIDEO 
- PURE THETA WAVES: Meditation (Track: Cosmic Theta Waves)
- Sleep with Gentle Theta Waves (4-7 Hz) and Delta Wave Undertones (1-4 Hz)
- Deep Sleep Music | Space Relax Music with Theta Waves | Background Deep Meditation, Stress Relief
 
4.6/. Sóng não Delta – Ngủ sâu.
1) Tính chất của sóng Delta (0.5- 4Hz)
Sóng Delta tuy có tần số thấp nhất, nhưng lại có biên độ cao nhất. Sóng này xuất hiện khi con người ở trạng thái ngủ sâu, không mộng mị, là cánh cửa tới tâm thức bao trùm cả vũ trụ và vô thức tập thể, ta có thể nhận được những thông tin mà mình chưa từng biết đến.
Sóng não Delta từ lâu đã được sử dụng để chữa lành, bởi lẽ những giấc ngủ sâu luôn cần thiết cho quá trình tái tạo và đưa cơ thể vào cơ chế tự phục hồi. Sóng Delta tạo ra khi thiền định được cho là giúp hành giả tiến vào trạng thái vô thức. Đây là kiểu sóng não điển hình của trẻ sơ sinh (từ 0-24 tháng tuổi). Người lớn khi ngủ sâu cũng phát ra sóng não này.
Sóng Delta trở thành biên độ lớn nhất và là sóng chậm nhất. Tần số của sóng Delta không bao giờ xuống 0 chu kỳ một giây bởi vì điều đó có nghĩa là bạn đã chết não, nhưng chúng thường ở khoảng 2 đến 3 chu kỳ mỗi giây. 
Ở trạng thái Delta, bạn sẽ không có dòng suy nghĩ liên tục, vì vậy cơ thể có thể nghỉ ngơi và tự sửa chữa. Sản xuất đầy đủ sóng Delta vào ban đêm giúp chúng ta cảm thấy sảngkhoái sau một giấc ngủ tuyệt vời. Ngày nay, chúng ta thường có nhiều tần số khác nhau xung quanh mình và không ngủ sâu như chúng ta nên làm. Nếu bạn liên tục thức dậy vào ban đêm, điều này cho thấy bạn không nhiều sóng Delta. Một nhịp đập hai bên Delta trong khi ngủ có thể giúp bạn thư giãn để cơ thể có thể tự chữa lành. Rõ ràng là bạn sẽ không nghe một nhịp hai tai Delta khi sẵn sàng bắt đầu ngày mới.
Theo Mind Motivations , một nhà thôi miên rất lành nghề có thể đưa khách hàng vào Delta, có thể thực hiện các hiện tượng như sử dụng thôi miên để thay thế cho việc gây mê trong các ca phẫu thuật y tế khác nhau và điều này đã được ghi nhận trong nhiều trường hợp về mặt ytế và khoa học.
        2)Ưu và nhược điểm của sóng Delta.
Loại nhạc sóng não Deltagiúp tacó giấc ngủ sâu, từ đó não tiết các hormon giúp cân bằng hoạt động sinh học của cơ thể, như điều hoà nhịp tim, tiêu hóa, hơi thở và các hoat động khác. Hơn thế, nghiên cứu còn cho thấy nhạc sóngnãoDelta có tác dụng làm giảm các lượng hormon cortisol trong cơ thế, được cho là nguyên nhân gây lão hóa sớm. 
- Quá nhiềusóngDelta
Nếu bạn ở trạng thái sóng Delta quá lâu, điều đó có liên quan đến chứng rối loạn giảm chú ý,khuyết tật học tập, chấn thương não, không có khảnăng suy nghĩ vàgiải quyết công việc.
- Quá ít sóngDelta
Nếu bạn không nhận được đủ Delta, bạn sẽ không thể có một giấc ngủ thư giãn và cơ thể sẽ khó sửa chữa, vì vậy bạn có thể sẽ gặp vấn đề về sức khỏe. Bạn có thể kết thúc với một tâm trí rối bời vì bạn không để bộ não nghỉ ngơi, đó là lý do tại sao khi mọi người không ngủ (mất ngủ), họ cảm thấy khó khăn hơn để suy nghĩ rõ ràng.
VIDEO 
- Nhạc sóngnão Delta - giúp ngủ sâu và tạo cảm giác yên bình
- Sleep Music Delta Waves: Relaxing Music to Help you Sleep, Deep Sleep
------------
Chú thích:
Binaural beats, được dịch là nhịp song âm, hay âm thanh hai nhịp, nhịp đập hai tai, là một dạng âm thanh đặc biệt làm thay đổi tần số sóng não của người nghe chúng. Tác dụng của nó được khám phá ra vào năm 1839 bởi Heinrich Wilhelm Dove và nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng hơn vào cuối thế kỉ 20 nhờ có những tuyên bố đến từ các cộng đồng y học thay thế rằng binaural beats có thể giúp làm thư giãn, thiền định, tăng sức sáng tạo và những trạng thái tinh thần mong muốn khác. Một số người cũng sử dụng binaural beats để giúp họ có những giấc mơ sáng suốt và trải nghiệm ngoài cơ thể. Sự ảnh hưởng đến sóng não của người nghe phụ thuộc vào sự khác biệt của tần số trong mỗi giai điệu: lấy ví dụ, nếu tần số 300 Hz được phát ở một tai và 310 Hz ở tai bên kia, binaural beats đó sẽ có tần số là 10 Hz.
VIDEO
- Binaural Beats - Gamma Wave| 100% Pure Gamma Frequency |
- Binaural Beats - Beta Wave| 100% Pure Beta Frequency |
- Binaural Beats- Alpha Wave | 100% Pure AlphaFrequency |
- Binaural Beats - Theta Wave| 100% Pure Theta Frequency |
- Binaural Beats- Delta Wave| 100% Pure Delta  Frequency |
 
- Activate Brain to 100% Potential - Gamma Binaural Beats #GV165
- Accelerated Learning - Gamma Wavesfor Focus, Memory, Concentration - Binaural Beats
- 14 Hz Binaural Beats Beta WavesMusic for Focus, Memory and Concentration
- Serotonin Release Music with Alpha Waves - 10 Hz Binaural Beats, Healing Music
- Theta Meditation - 7 Hz -Deepest Mind / Body Relaxation - Binaural Beats
- Deep Sleep Music for Stress Relief: Healing Delta Binaural Beats for Brain Power
- The DEEPEST Healing Sleep | 3.2Hz Delta Brain Waves| REM Sleep Music - Binaural Beats

 
Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi !


***
 
    
Huy Thai gởi