Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Muốn là được

Lê Huy Trứ, MSEE

tle8464953@aol.com
 
May 11th, 2014
 
 
Vouloir c'est pouvoir!  Literally means, “Wanting is being able to or where there’s a will, there’s a way.”  Tôi tạm dịch theo ý mình, “Muốn là được!” Tương tự, “you reap what you sow,” theo tôi định nghĩa, “gieo nhân, gặt quả.”
 
Nổi đau khổ (the real suffering) chính của chúng sinh là cầu xin mà không được.  Thật ra chúng ta muốn gì được nấy, không cần phải cầu xin, nhưng khi nào mình được đều mình mong muốn?  That’s the question! Thí dụ, nếu bạn muốn trúng số độc đắc và nếu bạn mua vé số hàng tuần (gieo nhân) thì tôi bảo đảm chắc chắn khi mà nhân duyên đả chín mùi (sow) bạn sẻ trúng số (reap.)  Bạn không trúng tuần này, sẻ trúng tháng tới, năm tới, thập niên (10 năm) tới, bách niên (100 năm) tới, vạn niên (1000 năm,) thập vạn niên (10000) tới, ...lòng tham muốn, mong cầu của bạn sẻ chắn chắn kết qủa.  Tuy nhiên, nếu bạn làm như vậy trong sòng bài, đánh hết tiền lương, tiền tiết kiệm, đầu tư, bán nhà cửa xe cộ,  bán luôn vợ, đợ cả con, bảo đảm bạn sẻ “Ngộ được chữ KHÔNG (emptiness, tứ đại giai không.)”  Cho nên, nói vậy chứ không phải vậy.  Nếu bạn gieo nhân nào chắc chắn sẻ gặt quả nấy như bạn mong muốn.  Nói vậy mà đúng như vậy! 

Quyết định hiệu lực của chúng ta bắt nguồnsâu xa từ Nghiệp (karma) của tập thể (cọng nghiệp) hay cá thể (biệt nghiệp.)  Phật giáo quan niệm, khiđầy đủ nhân duyên, thì hiện tượng hay kết quả ắt phải xuất hiện.  Nếu ý thức của ta (cá thể) thể theo(holistically aligned) cùng một quyết định với nghiệp thì ắt sẽ thành công, kết quả đến đúng như mong đợi.  Muốn gì được nấy!  Nếu cá thể tự quyết định “dởm,”tức là tham muốn theo vọng tưởng, không dựa vàonhân duyên, chẳng thể theonguồn gốccủa nghiệp.  Thìkết quả sẽ không có, hoặc không xãy ra đúng như mong đợi, tức là thất bại, làm cho họ thất vọng, khổ đau.  Điều này tạm giải thích tại sao có người thành công, có người thất bại.  Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả chúng ta đa số thất vọng đau khổ, oán trời trách đất, vì cầu mong mà không được chỉ vì ngu muội, không ngộ được những điều trên.  Người thành công, thức thờinên biết quyết định đó của mình thật ra không phải là do tự ý thức của mình chọnlựa, mà do chính nghiệp thức của mìnhđã chọn một cách vô ngã-không phải từ cái TÔI (self) - phù hợp với nhân duyên hoàn cảnh thực tế của môi trường (environment)trong lúc đó.  Nhiều người khác dùngý thức của họ dựatrên quyết định “ảo, illusion,”thì chỉ có thất bại, đau khổmà thôi.  Ngược lại, nếu ta biết thuận theo nghiệp dĩ thì không gì trên vũ trụ nầy có thể cản trở được cái qủa thành công đến với ta.   Tuy nhiên “ta” thành công hay “ta” thất bại chỉ là “thật” tạm bợ hay hữu thường trong tương đối (relativity.)  Cả hai điều là ảo và vô thường.  Có là không, không là có!

Vậy thì những điều giới thiệu trên và trình bày dưới đây có ích lợi gì cho những kẻ ngu muội, vị kỷ cá nhân, theo đạo Phật chỉ vì tiện ích cho chính mình?  Những minh tâm này có giúp họ kiến tánh thoát khỏi khổ đau không?  Chắn chắn là không!  Họ chưa đạt được trình độ để hiểu, chứ đừng mong tới bến ngộ.  Như đàn gảy tay trâu, không có ích lợi gì mà còn hại cho họ nửa.  Đó là một trong những nguyên do, tại sao hơn 2500 năm với 84000 Pháp Môn của Phật dạy rất rõ ràng, đơn giản mà rất ít chúng sinh giác ngộ được.  Các bật thiện tri thức khi nghe những quan niệm mới lạ, họ không bao giờ vội vàng kết luận hay cân đo lợi ích.  Nhưng mà ích lợi cho ai, cá nhân hay chúng sinh?  Vậy thì, những điều nữa mê nữa tĩnh, nữa khùng nữa điên ở dưới đây, từ vũ trụ cho đến nhân sinh, tương quan thế nào? First of all, it doesn’t matter, “Ta điên cũng chẳng liên quan gì tới cái tĩnh của người.  Ta tĩnh cũng chả ích lợi gì cho cái điên của người.”  Bát Nhã gọi là, “Điên tất thị Tĩnh; Tĩnh tất thị điên.”  Vậy thì làm thế nào để biết được ai là điên, ai là tĩnh?  Ai sống trong mộng tưởng, ai thực tế?  Tương tự như câu chuyện bên Tàu ngày xưa, “Hồn Bướm mê ...Chim!”  Tôi không phải là Bướm cho nên tôi không biết Bướm mê gì, tôi chỉ hiểu ngược lại và chỉ có hiểu một nữa mà thôi.   Già rồi lẫm cẫm không nhớ Bướm mê hay Bướm mơ?  Mà mê hay mơ chi thì cũng như rứa, nằm mơ = nằm mê?  Khi mê rồi thì nằm, ngồi, đi đứng cũng mơ được.  Rắc rối hơn nữa Bướm lại mơ/mê nhiều thứ: Mơ được đẹp như tiên, mê tình, mê tiền, mê chồng đẹp trai con nhà giàu học giỏi, ...riết rồi tôi không thể nào nhớ và đoán được Bướm mê cái gì nhất?  Ngay cả các cao tăng tu hành từ nhỏ chưa bao giờ biết “mơ ong, mê bướm” là gì thì khó mà giải thích nỗi.  Chỉ có Đức Phật Thích Ca đả bỏ vợ, đi tu và đạt tới vô thượng đẳng giác chánh giác mới đủ kinh nghiệm và tư cách để trã lời là ngài bỏ vợ đi tu có lợi ích gì.

Tuy nhiên, không phải lúc nào Đức Phật cũng mê trã lời.  Đức Phật đả im lặng không trả lời khi một cao tăng, một nhà luận sĩ cao ngạo, Bà La Môn chất vấn là ngài đả chứng được cái gì, cao tới đâu?  Nhưng củng cùng một câu hỏi với đầy cung kính từ một đệ tử của ngài, Đức Phật trả lời, “Trong 40 năm, Như Lai không nói một chữ.  Như Lai không chứng cái gì cả.”  Một ông Mục Sư Tin Lành người Việt ở Cleveland, Ohio giãng cho tôi, “ngay cả ông Phật đi tìm đạo hơn 40 năm, đến 80 tuổi rồi mà cũng chưa giác ngộ.”  Tôi cũng bắt chước Phật im lặng, cái trình độ hiểu biết về Phật Giáo của ông ta không đáng cho tôi tranh luận.  Tuy nhiên, những người thành tâm nhưng còn mê muội chưa hiểu nỗi câu trã lời trên của Phật khi ngài dùng chữ “Như Lai” thay vì dùng chữ TA.  Tôi mạo muội trả lời, “nghe vậy mà không phải hiểu như vậy.”  Đơn giản là đa số chúng sinh chưa đủ trình độ để hiểu: Như Lai là nghĩa gì?  Cho nên Ngài cũng nói, “những điều chúng sinh muốn biết nhiều như lá ở trên rừng. Những điều ta lựa chọn cho thích ứng nhu cầu của chúng sinh và để giãng dạy cho chúng sinh chỉ như vài cọng lá trong tay ta.” Củng như, trình độ nội công căn bản chưa có, đua đòi, học Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp nhập môn còn chưa xong lại ngu muội, tham sân si, đòi sư phụ dạy cho tầng cao nhất (thứ 8,) không tẫu hõa nhập ma thì cũng nữa điên nữa khùng.

Đức Phật không phải chỉ chú trọng đến phương pháp giải thoát nổi khổ đau của chúng sinh như đa số chúng ta vẫn lầm tưởng, ngài đả nói đến cái đám lá ở trên rừng đó (metaphysics) qua 84000 pháp môn, mà biển khổ của chúng sinh chỉ là một hạt ảo trong vũ trụ ảo.  Ngài đả nói đến bản chất của sự thật (nature of reality, nhị nguyên (dualism,) bất nhị (nondualism,)vô thủy, vô chung, không tạo không diệt [law of conservation]) hữu thường, vô thường, hiện tượng vũ trụ và quy luật của nó (the phenomenal world follows natural laws,) đề cập đến hình thái của vũ trụ và những tương quan của vật chất mà ngài gọi là Indra's net (Indra's jewels or Indra's pearls, from इंद्रजालin Sanskrit,) tương tự như Cosmos Web của khoa học vũ trụ, biễu tượng của tánh không, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, những liên hệ của duyên khởi (Thập Nhị Nhân Duyên, Pratītyasamutpāda [Sanskrit; Pali: paṭiccasamuppāda] is commonly translated as dependent origination or dependent arising, that all things arise in dependence upon multiple causes and conditions,) nghiệp qủa (cause and effect,) ...

Theo kinh điển Phật Pháp, sau quá trình thiền định 49 ngày dưới gốc cây Bồ Đề, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chứng Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (Anuttara Samyak Sambodhi.)  Thích Ca đã khám phá rằng Tâm Thức là nguồn gốc của vũ trụ vạn vật.  Tâm và Vật không hề khác nhau mặc dù hình thái của chúng khác nhau hoàn toàn (same different.) Phật Giáo gọi là Bất Nhị (non dualism.) Bất nhị tức không phải là hai nhưng cũng không phải là một (lý nhất thể, singularity.) Kinh Kim Cang nói, “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm,” không sở, không trụ ở bất kỳ chỗ nào thì tâm mới hiễn hiện (kiến tánh.)  Tâm có thể hiện ra dưới hình thái của Thức, tức là thông tin (information,)  là hiểu biết (knowledge,) là tư tưởng (thought), hoặc dưới hình thái vật chất (hữu hình.)  Đức Phật Thích Ca cũng ngộ ra vật chất chỉ là ảo, không có thật. Vũ trụ vạn vật và nhân sinh chỉ là ảo, không có thật.  

Thái Tử Tất Đạt Đađả lìa bỏ ngai vàng, bỏ vợ, bỏ con, cung vàng điện ngọc, giàu sang, quyền quý, ...ra đi tìm đạo nhằm mục đích tối thượng là giải quyết vấn đề đau khổ cho chúng sinh mà cụ thể là 4 nỗi khổ cơ bản nhất của chúng sinh, đó là Sinh Lão Bệnh Tử.  Nhưng sau khi giác ngộ, ngài phát hiện rằng những nỗi khổ đó là không có thật, bản thân con người cấu tạo bằng ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) cũng đều là không có thật (ngũ uẩn giai không.)  Những khám phá này vô cùng vi diệu, vô cùng khó hiểu, khó giải thích và khó tin.  Cho nên Đức Phật định nhập diệt luôn, không giảng pháp làm gì, bởi vì chúng sinh không có thật, đau khổ cũng không có thật, đâu cần pháp giải cứu.  Thế nhưng Phạm Thiên là vua ở cõi trời, có thần thông, biết Thích Ca đang nghĩ gì, bèn xuất hiện trước mặt Thích Ca, cầu khẩn xin giảng pháp bởi vì chúng sinh mê muội, tưởng là mình (Ngả, Ta, self) có thật, cho nên bị đau khổ dày vò tâm trí. Đối với Đức Phật Thích Ca thì đau khổ đó chỉ là ảo tưởng, nhưng đối với chúng sinh, đau khổ đó hoàn toàn có thật.  Đức Phật Thích Ca chỉ thuận theo nhân duyên, “đóng kịch” thay vì nói thẳng sự thật, Ngài tạm đóng vai Dược Y Vương, dùng thuốc ảo chữa bệnh ảo.  Phật Thích Ca đả nói, “Nhân vô ngã, Pháp vô thường!”  Tạm dịch, “There is no shit!” Tuy nhiên, muốn giảng pháp cũng phải có nhân duyên, phải có người thành tâm yêu cầu.  Đức Phật Thích Ca (teaching buddha) xuất hiện trên thế gian vì một đại sự nhân duyên, để giáo hóa cho chúng sinh thoát khỏi trầm luân trong bể khổ.  Tuy nhiên, không có nguyên nhân gì mà ngài tự mình đứng lên giảng đạo. Thích Ca cần một đại diện đương cơ là Phạm Thiên đến cầu xin, tạo nhân duyên cho việc giảng pháp.  Cũng như có người thuyết pháp thì phải có người nghe pháp; không có người nghe pháp thì không có kẻ thuyết pháp như Phật đả dùng thần thông (có & không) để chứng minh điều đó cho một vị vua. 

Bước căn bản đầu tiên, Đức Phật giảng Tứ Diệu Đế, kế đó giảng Thập Nhị Nhân Duyên (12th Conditions,) Bát Chánh Đạo nêu rõ duyên khởi (karma, causal) như thế nào và Luật Nhân Quả (Cause & Effect) có tác dụng ra sao.  Sau khi quần chúng đã có một số hiểu biết căn bản và có nền tảng rồi, Đức Phật bèn phá bỏ tất cả, giảng Bát Nhã Ba La Mật.  Ngài phá vỡ tất cả mọi tri kiến của thế gian, nói lên thẳng nghĩa đế, tánh không (emptiness) là bản chất khoa học của vạn pháp.  Tất cả các pháp đều chỉ là ảo, không phải thật.  Trong kinh có nói rõ rằng “Độ nhất thiết khổ ách.” Giải thoát tất cả mọi khổ nạn, bởi vì tất cả chỉ là chiêm bao mà thôi. Truyền Bình, Duy Lực Thiền, viết, “Đây là một chi tiết thực sự quan trọng mà nhân loại nên hiểu, các tu sĩ Phật giáo và Phật tử cũng nên hiểu.”

Ý thức hay nghị lực và ý chí của con người rất là phụ thuộc, nó không quyết định gì cả, ý thức của cái tôi chỉ là người thừa hành. Ngả (self) chỉ là con số không, ngã tưởng rằng nó quyết định nhưng thực tế thì không.”   Cái thần thức mới thật sự quyết định tất cả trong vũ trụ.  Tiến sĩ Amit Goswami và vài nhà vật lý lượng tử khác đều kết luận, “Thức” mới chính thật sự là “kẻ” quyết định. 
Thần Thức hay là Tâm (nhất thể, unity) mà các tôn giáo khác gọi nó là Thượng Đế, Trời, Đại Ngã v.v… Các nhà triết học và khoa học có thể gọi nó là lý tính vũ trụ, Infinite-I.  Phật giáo cũng có rất nhiều tên khác để gọi nó, ví dụ như Như Lai, Phật tánh, Giác tánh hay đơn giản là Tánh (kiến tánh thành Phật.)  Duy Thức Học thì gọi nó là Bát Thức mà cơ bản là A-lại-da thức.  Thần Thức là căn nguyên tạo ra vũ trụ vạn vật và chúng sinh trong đó có con người. Theo Phật giáo, vũ trụ vạn vật đều là biểu hiện của Tâm mà vật chất (matter) từ vũ trụ cho đến  những giải thiên hà, hành tinh và ngay đến những cực vi như hạt nguyên tử, quark củng chỉ là ảo tưởng của bộ não.  Khoa học đả chứng minh, từ những giải thiên hà cho đến Quark, khi thì có dạng của hạt (particle,) khi thì dạng sóng (wave), khi không quan sát thì nó biến mất, mà khi quan sát, muốn đo lường thì nó hiện ra. Đức Phật đả nói, “Sắc tất thị không, Không tất thị sắc.”  Vì muốn biết vật (được quan sát, observed) như thế nào thì phải có “người” quan sát (observer) vật.  Không có người quan sát thì không có vật, không có vật thì không có quan sát.

“Physicists look beyond the human mind for external reality, but even that reality isn't absolute truth. Fundamental reality as scientists understand it is based on quantum mechanics, a realm where all manner of strange things occur. An electron can behave as either a particle or a wave, depending on how one measures it. And scientists can measure either a particle's position or its momentum at any given time, but never both.

The idea that everything we know is merely a construction of our minds so what is real? How can we be certain that the universe around us actually exists? And how can we know that the world we see matches what anyone else experiences?”

Thức tự nó không có bản ngã, nó thuần tuý chỉ là thông tin (information,) là sự hiểu biết (knowledge,) là tinh thần (mentality.)  Nó không là cái gì cả (nothingness,) nhưng trên thực tế nó là nhân duyên quyết định tất cả mọi hiện tượng, tất cả cái gì nó muốn xảy ra trong thế giới và vũ trụ mà con người tưởng rằng hữu thường (nature of reality.)  Các nhà vật lý lượng tử phương Tây không biết định nghĩa thế nào về cái thần thức này.  Thay vì đồng nghĩa nó với God như đa số, họ tạm gọi là “Conciousness.”   Theo tôi, đúng ra phải là thêm một tầng lớp thâm siêu hơn nữa đó là “Sub-conciousness” nhưng không nên  nhầm lẫn nó với ý thức của mỗi cá nhân. Thần thức ở đây phải hiểu là đồng nghĩa với A-lại-da thức (Universal Library) của Phật giáo. Nó là kho chứa vô hình (như Google’s databases) của tất cả mọi hiện tượng xảy ra trong Tam Giới từ vô lượng.  A-lại-da thức khi phân tích, lại bao gồm 8 thức,trongđó Manas (Mạt Na) là thức chấp ngã của mỗi chúng sinh.  Cộng nghiệp và biệt nghiệp của mỗi cá nhân, mỗi tập thể hay mỗi dân tộc đều chứa sẵn trong A-lại-da thức. Thức sẽ tuỳ duyên, tuỳ nghiệp mà thành.  Đa số Phật Tử lầm lẫn tưởng là đầu thai.  Khác với Hindu, Phật Giáo không quan niệm có linh hồn bất diệt (forever soul) đi đầu thai, mà nghiệp thức chọn lựa dữ liệu (digital) thông tin (information technology) thích hợp cho từng trường hợp (environment,) sự kiện (condition) cụ thể để thành vật chất (matter.)   Cho nên cái ngã (Tôi) không có đi “đầu thai (reincarnation),” mà cái thần thức “luân hồi” (transforms.)   Rồi từ đó, vì duyên nghiệp mà tạo nên một cái Tôi hoàn toàn khác, bắt đầu một kiếp mới (new identity, new DNA,...,) của một kiếp nhân sinh khác.  Thức tự nó vô thủy vô chung, không sinh không diệt, khoa học còn gọi là energy. The first law of thermodynamics is a version of the law of conservation of energy, adapted for thermodynamic systems. The law of conservation of energy states that the total energy of an isolated system is constant; .

Cho nên, ý thức của cá nhân, dù đó là lãnh tụ chính trị của siêu cường quốc mạnh nhất thế giới, cũng chẳng phải là yếu tố quyết định vấn đề trị quốc, chiến tranh hay hòa bình. Ý thức của chúng sinh thực sự chỉ đóng vai trò phụ thuộc, trông bề ngoài như chính tự mình quyết định, ai cũng tưởng như vậy, chính bản thân mình cũng nghĩ như vậy.  Chỉ có bậc giác ngộ mới hiểu chúng ta thật ra không phải người quyết định, chỉ là người thừa hành mà thôi.  Điều này không có nghĩa Phật Giáo tin vào thuyết thiên mệnh nhưng đó là “Cause & Effect” của Thần Thức tạo nên.

Như đả nói ở trên, cái ta (seld, ngả) cũng không có thật (vô tướng,) tự nó không quyết định gì cả, nếu nó mạo phạm,  tự quyết định “ảo” không có cơ sở thì tự nó chuốc lấy khổ đau “ảo.”  Vũ trụ, vạn vật, ngay cả cuộc sống con người lẫn chúng sinh chỉ là một cuộc hí trường đầy kịch tính trong vũ trụ, một trò chơi vui buồn trong tiểu thuyết (fictional drama) với những vở tuồng nhất thời, những vai trò tham sân si, vui buồn, sướng khổ, mê muội, lo sợ... Tuy là hí trường, nhưng nó cũng phải tuân theo những quy luật nhất định của vũ trụ và các tài tử phải tuân theo kịch bản của ông đạo diễn thần thức.  Tuy nhiên, những quy luật và kịch bản chỉ thật trong vở tuồng mình đang đóng.  Sau khi sân khấu hạ màng rồi thì vua tôi, ông bầu,... điều  rủ nhau cùng đi ăn cháo lú, chờ duyên mới, được mời đóng vai tuồng khác.  Nếu ta đóng vai ăn mày mà cứ nhớ đến vở kịch trước mình đóng vai vua thì sẻ không diễn xuất hay được, chỉ chuốc lấy thất bại.  Ngược lại đang đóng vai tỷ phú tiêu tiền như nước mà cứ nghĩ đến sau khi sân khấu tắc đèn không có đủ tiền đi taxi về nhà thì cũng khó mà thành công, xuất thần trong vai trò của mình được.  Cho nên muốn thành công, được trả tiền “các-sê” hậu hỷ, được khán giả hâm mộ, giàu có, thành công,...thì trước tiên phải thuận theo ông đạo diễn, tạm quên cái Tôi (ego) mà đóng cho hay, đúng với bài bản nếu không muốn bị đau khỗ vì thất bại, bị đuổi job, nghèo nàn thật sự... Nếu mình đóng kép độc quá hay thì tuồng tới có thể mình củng sẻ là kép độc, không thể đóng vai đào thương được.  Tuy nhiên, cái quy luật của phim trường này không phải là chân lý vĩnh viễn, nghĩa là, nói cho cùng thì luật nhân quả, niết bàn, giác ngộ mà con người mong cầu cũng không phải là chân lý vĩnh cửu, nó chỉ có giá trị tương đối, ảo tưởng trong chiêm bao. Song tuyệt đại đa số chúng sinh đang chiêm bao nhưng điên cuồng lầm lẫn đó là thật, là vĩnh cửu, không muốn tĩnh giấc Nam Kha, Như trong bài hát,“Tôi đang mơ giấc mộng dài.  Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh.” 

Khoa học ngày nay đã đạt được trình độ đủ tinh vi, và trình độ của chúng sinh củng đả tiến hóa để thấu hiểu và chứng thực những khám phá của Phật Thích Ca hơn 2500 năm về trước.  Những Khoa học gia, và các bậc thiện tri thức giác ngộ đả biết rằng vật chất, không gian, thời gian không có thật, chỉ là ảo tưởng ngay cả vũ trụ cũng là ảo (holographic universe) mà thôi.  We are part of a whole, the part is the whole, an empty set within empty set {{}}, mà Phật Giáo gọi là hư không, chân như (emptiness,) tất cả đều liên quan mật thiết, vượt không gian và thời gian (space and time) - bướm ngài nhẹ vỗ cánh trên thiên đường có thể tạo thành một động đất trên dương thế.

Vũ trụ vạn vật chỉ xuất hiện trong bộ não ảo, qua trí tưởng tượng của sinh vật (con người,) đó là một số tần số sóng/hạt (particle/wave form) được chọn lựa đưa vào bộ não, bộ não chuyển dịch chúng thành vật chất, thân thể, cây cối, nhà cửa, xe cộ, màu sắc, đồ vật, vợ chồng, con cái, tiền bạc, nợ nần, job, TV, computer, email, iphone, … Cặp mắt trần tục của chúng ta như cái máy camera, chỉ ghi nhận chứ không thấy; bộ não (brain) mới thật sự thấy, phân biệt, cho chúng ta biết những gì mà bộ não muốn cho chúng ta biết và làm ta lầm tưởng những điều đó là thật – dĩ nhiên, toàn là ảo ảnh sai lạc.  Vậy thì cái gì tạo ra những vật chất đó?  Đó chính là Thần Thức.  Thần Thức tùy theo nghiệp duyên của mỗi chúng sinh(sentient beings màchọn lựa, tạo thành (created) có (being.)  Thần Thức bao gồm 8 loại trong đó Manas (Mạt-na) là thức chấp ngã (self) của mỗi chúng sinh. Những dữ liệu trong Manas của chúng sinh được chọn lựa để đưa vào não của chúng sinh đó, và từ đó phóng hiện thành thế giới của chúng sinh đó.  Rồi Manas sẽ tương tác với vật từ trong Thức của nó phóng hiện ra không gian 3 chiều (3 dimensions) mà 2 chiều  (x,y) là vật chất, nhục thân mà chúng ta tin là thật.  Chiều thứ 3 (z) là ảo.The universe could even be a kind of hologram. The amount of information that can be stored in a region of space is proportional to the region's surface area, rather than its volume – a property known as the holographic principle. One possible implication is that reality is actually two-dimensional, and the three-dimensional world is merely an illusion, which would explain some of the wackiness of quantum mechanics. All of these views of the world — those that we perceive in our minds, and those that physicists discover in the universe — are flavors of reality. What humans perceive as reality may be no more than an illusion. But in the end, maybe that doesn't matter.”

Do cộng nghiệp (karma,) nhiều chúng sinh có thể thấy và tương tác với cùng một vật.   Chẳng hạn, mặt trời mọc ở phương Đông lặn ở phương Tây, mọi người đều thấy như vậy, lập đi lập lại cả triệu năm trong không bao giờ thay đổi, chúng ta thấy tận mắt, đả tin và kết luận như vậy nhưng đó có phải đó là chân lý (the truth) hay không?  Ngày nay, chúng ta biết được trái đất quay chung quanh mặt trời như những vệ tinh khác trong vòng Thái Dương Hệ cùng quay quanh định tinh mặt trời với những tốc độ nhanh chậm khác nhau.  Vậy thì những điều mà khoa học đả khám phá đó có thật sự là đúng vĩnh viễn không?  Theo khám phá mới nhất trong thế kỷ 21th, tất cả hành tinh trong vũ trụ điều quay cùng một tốc độ không có hành tinh nào quay nhanh hoặc chậm hơn các hành tinh khác.  Believe it or not!  Vậy thì đâu là chân lý tuyệt đối?

Đức Phật khám phá rằng toàn bộ lục thức (mắt, mũi, tai, lưỡi,...) đều không phải là dụng cụ đo lường chính xác, ngược lại tạo ra nhiều sai lạc và không đáng tin cậy.  Cách truyền tin (information) của những giác quan này làm chúng sinh là tưởng thế gian có thật, trong khi trí bát nhã của Thích Ca thấy rằng thực tế chỉ là tánh không (emptiness,) không có gì cả, tất cả chỉ là tưởng tượng (holography.)  Khám phá của Đức Phật, đả được các nhà vật lý lượng tử ngày nay chứng minh và trình bày lại một cách rõ ràng và chính xác qua khám phá của Holographic Universe and Quantum Entanglement (không dịch ra tiếng Việt.)  Khoa học đã giải thích rõ ràng tính chất không thật (nonrealism), không vị trí (nonlocal,) và không số lượng (nonquantity) của lượng tử (particles.)  

“Whether we actually live in a hologram is being hotly debated, but it is now becoming clear that looking at phenomena through a holographic lens could be a key to solving some of the most perplexing problems in physics.
 
Last month, Japanese physicists presented in Nature News as "the clearest evidence yet that our Universe could be just one big projection." The universe existing as a ‘hologram’ is the theory that the three dimensions we perceive are actually just “painted” onto the cosmological horizon - the boundary of the known universe.”


Nếu vũ trụ là ảo thì thuyết big bang (origin singularity) không cần thiết nữa.  Chúng sinh lẫn nhân loại cũng là ảo.  Vậy thì khỗ đau, lo sợ (suffering) củng không thật, không cần tới phật pháp để giải thoát khỏi bờ mê, bến khỗ.   Những khám phá, chứng minh của khoa học cũng không cần thiết, vì khoa học dựa nên cái hữu thường (nature of reality,) chẳng hạng, Higgs Boson, (God particle hay Goddamn particle - giving mass, a building block of universe,) cái căn bản tạo ra vũ trụ, vật chất cũng là ảo, không cần thiết, ích lợi gì cho chúng sinh ảo cả?

Những khám phá ngoạn mục này của Khoa Học chỉ khẳng định được một phần nhỏ của tánh Không mà Đức Phật Thích Ca đã khám phá hơn 2500 năm về trước.  Cho nên Đạo Phật là đạo của Từ Bi và Trí Tuệ (Compassion and Awareness,) đạo của giải thoát (enlighten) chứ không phải đạo của cứu rỗi (salvation.)   Phật Giáo là tôn giáo duy nhất không chấp nhận chữ “Faith” (the Buddha said that the criterion for wisdom is not faith, rational speculation, views, or theories. The criterion is insight, free of delusion.)  Không biết dùng trí tuệ, tin tưởng mù quáng, cuồng tín vào những giáo điều, thì dù có nghe cả ngàn lời giảng từ các bật chân sư, tụng rách cả ngàn cuốn kinh, gõ thũng cả trăm cái mõ, lần mòn cả chục chuổi tràng hạt thì chỉ có thể đạt được tiệm ngộ (tiểu ngộ) chứ khó mà đạt thành đại ngộ.  Đó cũng vì lý do sau Lục Tỗ Huệ Năng không còn có tỗ khác nữa.  Lục Tỗ không biết đọc biết viết (thất học,) nghe người khác đọc kinh Phật rồi giãng lại cho chúng sinh đúng theo nguyên nghĩa và tinh thần của Phật thuyết vì ngài là bật đại trí tuệ, đả tự kiến tánh.  Ngài không chủ trương chỉ tụng kinh, ngồi tham thiền giờ này qua giờ khác như cục đá mà mong được giác ngộ.  Ngược lại Đức Phật Thích Ca đả đạt được vô thượng đẳng giác chánh giác nhưng vẫn tham thiền hàng ngày, không phải ngài phải làm như vậy mới phát triển được trí tuệ. 

Bản chất tự nhiên muốn “know it all” của đại đa số chúng ta khó mà thay đổi được.  Chúng ta cao ngạo (arrogance) chỉ muốn biết điều mình muốn biết vì nghĩ nó ích lợi cho mình, mà không muốn biết điều cần thiết vì cho nó không lợi lộc cho mình.  Đa số chúng ta chỉ muốn nghe điều mình muốn nghe chứ không muốn nghe điều mình nên nghe. Cũng vì ngu muội (ignorance) cho nên, we only know what we know but we don’t know what we don’t know.  Tôi xin im lặng mĩm cười (vi tiếu) ở đây, không giải thích xa hơn, chỉ khảy đàn, thổi khúc “Tiếu Ngạo Giang Hồ.”
 
References:
1)    Ai quyết định thế giới?  Truyền Bình, Dư Lực Thiền, 5/10/2014
2)    Universe 6- Bộ Não và Thực Tại Ảo- Phụ đề Việt ngữ
3)    Đản Nguyện Nhân Trường Cửu – Tô Thức – Đặng Lệ Quân – Việt dịch
4)    Universe 8 – Tiến sĩ Amit Goswami nói về Thức
5)    Is our universe real? Maybe it just doesn't matter, collapse story, Tanya Lewis
6)    "Our Holographic Universe" --Will It Prove to Be the Greatest Theory of the 21st Century?The Daily Galaxy Buddhism and Metaphysics
7)    Understanding the Nature of Reality, Barbara O'Brien
8)    The episode of the Science Channel program "Through the Wormhole," hosted by Morgan Freeman.