Mỹ Biden-Họa & Thủy-Họa & Hỏa-Họa
Bạn thân mến,
Nước Mỹ chúng ta đang bị hai Bà Thủy - Hỏa giáng họa. Miền Đông thì chìm trong nước lụt, Miền Tây thì lửa đỏ bao trùm... thiệt hại khá nặng nề về kinh tế và tài nguyên...
Ở Đông Bắc Mỹ, có hai khu vực bị mưa to vào chiều và tối thư Hai. Xuyên suốt từ các quân hạt Bucks và Burlington tại đông Nam Pennsylvania, lượng nước mưa tử 6 tới 12 inches trong vòng vài tiếng đồng hồ, gây ngập lụt nặng khắp vùng này. Các vùng xa hơn về phía Bắc, đài khí tượng ước tính lượng nước mưa tử 3 tới 5 inches rơi xuống phía tây Quận hạt Passaic và Quận hạt Bergen ở tiểu bang New Jersey.
Tính đến sáng thứ Ba, 13-7-2021, trời đã mưa 9 trên 13 ngày của tháng 7 này tại New York City, với 8.49 inches lượng nước mưa... Theo các thông tin dựa trên các khảo sát qua thời gian, thì tình hình cực độ đối với Boston, tại đây, trong tháng này, trời mưa liên tục mỗi ngày đã khiến cho lượng nước mưa lên tới 8.9 inches. Vào ngày thứ Ba, tất cả các báo động về lụt đã quá kỳ hạn, nhưng nhiều mưa rào và sấm sét hơn xuyên suốt vùng Đông Bắc. Có thể có nguy cơ gặp bão lớn tại các khu vực nhỏ từ thành phố Buffalo, New York, đến Harrisburg, tiểu bang Pennsylvania. Ngoài ra còn có nguy cơ bị cơn lốc và mưa đá tàn phá tại một số khu vực hẻo lánh...
Trong lúc miền Đông mưa nhiều cùng gió bão khiến nước ngập lênh láng phố phường, thì miền Tây nước Mỹ đang bị nướng dưới nắng nóng trên 100 độ F vượt kỷ lục xưa nay, khiến nguy cơ cháy rừng tiếp tục gia tăng.
Vào ngày thứ Ba, suốt dọc miền Tây, khoảng 10 triệu người vẫn ở trong cảnh báo về sự nguy hiểm của thời tiết vì nhiệt độ gia tăng từ 5 tới 15 độ F trên trung bình.
Có hai nơi đã gặp thời tiết nóng như Reno và Tahoe ở tiểu bang Nevada, nhiệt độ đã lên đến con số trăm, như Brenwood lên đến 110 dộ F. Suốt tháng Sáu và Bảy, nhiều khu vực ở Tây Nam Mỹ, sức nóng đã lên tới tột đỉnh, đưa nhiệt độ lên ba con số tại Phoenix (Arizona) và Las vegas (Nevada).
Thời tiết nóng, gần nửa năm qua, tiểu bang California không có cơn mưa nào đáng kể, nạn khô hạn trở nên vô cùng nghiêm trọng, sông hồ khô cạn, đất ruộng nứt nẻ, khiến cho thời tiết càng them khô nóng.
Rồi vào cuối tháng Sáu đến đầu tháng Bảy, nhiệt độ tiếp tục cao phi thường dọc duyên hải Tây Bắc Thái Bình Dương và lan tràn đến tận vùng Tây-Nam Canada. Nhiệt kế ghi nhận: tại Portland, 116 độ F, tại Seattle, 108 độ F và tại Canada nhiệt độ kỷ lục 121 độ F tại Lytton, tỉnh bang British Columbia. Đặc biệt sau khi nhiệt độ tăng cao này được ghi nhận thì tại Lytton, một thị trấn nhỏ bị thiêu hủy bởi nạn cháy rừng.
Bạn ơi, ngay tại California và một phần của các tiểu bang Oregon, Washington... Bà Hỏa hoành hành với sự phụ họa của Phong Thần với sức gió 30 miles/ một giờ, khiến cho nguy cơ cháy rừng tăng cao và cháy lan rộng, khó khống chế...
Hiện nay, ở Oregon, nạn cháy rừng đã lên đến hơn 150,000 hectares và chưa khống chế được chút nào. Nó có thể trở thành con số 200,000 hectares đầu tiên bị cháy của năm nay tại Mỹ. Nạn cháy rừng năm nay bùng phát nhanh hơn so với năm 2020. Theo Bộ Lâm Sản và Chống Hỏa Hoạn. thì đã có hơn 700 vụ cháy rừng và hơn 103,000 hectares bị cháy so với cùng thời gian này năm vừa qua.
Mưa to, bão lớn, cuồng phong, nhiệt độ nóng cháy và hỏa hoạn... là tai họa từ thiên nhiên... Các nhà khoa học cho rằng sự thay đổi về khí hậu này không phải hoàn toàn do thiên nhiên, mà còn do các hoạt động của con người trên trái đất, đã khiến cho khí hậu bị thay đổi, địa cầu bị hâm nóng, mưa bão và hạn hán phát sinh... Do đó, thế giới đang tìm cách để cứu địa cầu khỏi bị hủy diệt vì sự thay đổi khí hậu... Tuy nhiên, thời gian trước mắt chưa thấy có kết quả cụ thể nào... chỉ thấy lý thuyết mà thôi Bạn ạ!
Song hành với thiên tai, Hoa Kỳ còn bị đe dọa bởi nạn lạm phát do kế hoạch kinh tế của Nhân Họa Joe Biden và đảng Dân Chủ. Chính Tòa Bạch Ốc đã nhấn mạnh điểm này khi nhìn thấy những dấu hiệu trên thị trường.
Thượng Nghị Sĩ Joe Manchin (DC-W.Wa) cho biết là ông quan tâm nhiều đến tình hình lạm phát và chương trình khí hậu thay đổi của Nhà Nước Biden. Sau buổi ăn trưa với Nhà Nước Biden hôm thứ Tư để thảo luận về các kế hoặc xây dựng hạ tằng cơ sở, TNS. Joe Manchin đã nói với các phóng viên rằng ông đã nói lên những lo ngại của ông về hiện trạng vật giá gia tăng và động tác rời xa các nhiên liệu thông thường để tránh chất thải ra như xăng dầu, than đá, một phần quan trọng của nền kinh tế của tiểu bang West Virginia.
TNS. Joe Manchin nói: "Tôi bảo là tôi đang quan ngại về lạm phát. Và tôi bảo là tôi muốn thấy thêm các chi tiết về những gì đang xẩy ra. Tôi cũng quan ngại về sự duy trì nền độc lập về năng lượng mà Mỹ đã có và với điều này quý vị không thể tiến tới việc loại bỏ xăng và dầu mỏ."
Những quan ngại của Thượng Nghị Sĩ Joe Manchin (đảng DC) đã được dấy lên, sau khi Phòng Thống Kê Lao Động báo cáo rằng giá cả tiêu thụ đã tăng lên 5.4 phần trăm vào tháng Sáu so với năm ngoái.
TNS. Joe Manchin nói các cử tri của ông ở West Virginia bị ảnh hưởng bởi nạn lạm phát. Ông nói với báo chí: "Tôi quan ngại. Tại West Virginia -- Tôi đã nói về vấn đề nay ngay bây giờ -- rằng người dân đang phải trả giá xăng cao hơn nhiều, họ đang trả giá cao về thực phẩm... Mọi loại sản phẩm và hàng hóa đều đã tăng giá một cách đáng kể."
Joe Manchin cũng cho biết rằng ông đã rút lui khỏi đề xuất đưa nền kinh tế rời khỏi nhiên liệu dầu mỏ. Theo Manchin, nếu đưa nước Mỹ ra khỏi nhiên liệu dầu mỏ, biết đâu một nước khác sẽ nhẩy vào nghiên cứu và phát triển, rồi điều chỉnh khí thải như hiện đang làm... thì chúng ta sẽ thua thiệt.
Các nhà lập pháp đảng Cộng Hòa đã nhìn nhận “cú” nhẩy vọt trong giá tiêu thụ và sản xuất như một dấu hiệu chỉ thị rằng sự lạm phát đang gia tăng ở các mức độ có thể gây tổn thất cho sự tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng ngân khoản cứu trợ Đại Dịch Cúm Tàu COVID-19 mà Nhà Nước Joe Biden xuất ra đã gây trở ngại cho kinh tế. Nhiều lao động nhận được $300 hoặc $600 tiền thất nghiệp mỗi tuần, tính ra là $1,200 hoặc $2,400/ một tháng... nên đã không hăng hái đi tìm việc làm, gây ra tình trạng khan hiếm thiếu hụt nhân công khi các sinh hoạt đời sống chuẩn bị trở lại bình thường. Dân chúng đang rùng mình trước sự gia tăng của vật giá, đặc biệt là giá các món ăn tại các nhà hàng...
Trong các thị trường đưa ra bằng chứng cho rằng sự tăng vọt về giá cả này có thể sẽ mờ nhạt đi trong vòng vài tháng, thế nhưng hiện đang có những dấu hiệu mâu thuẫn đối với các chuyên gia kinh tế.
Thật đấy Bạn thân mến ơi! Hiện chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy sự hạ giảm đà vọt lên của vật giá, nhất là giá xăng! Nhu cầu về nhà ở và các sản phẩm khác đã vuợt quá sự cung ứng. Đây là một dấu hiệu cho thấy lạm phát đang là một vấn đề đáng quan ngại thật sự, chứ không phải chỉ là lâm thời như Nhà Nước Biden bố láo nhận định.
Một số nhà bình luận cho rằng cũng có thể là mức nhu cầu dai dẳng ấy lại kích hoạt nhiều cung ứng đến với thị trường tương lai. Sự bấp bênh, không chắc chắn này đã bị khuếch đại đối với cử tri khi các nhà lập pháp đảng Cộng Hòa tuyên bố rằng nạn lạm phát sẽ tàn phá nền kinh tế... Đảng Dân Chủ phản bác rằng sự gia tăng vật giá chỉ là tạm thời! Tòa Bạch Ốc tin rằng họ có đồng minh trong thị trường chứng khoán để xác định rằng nạn lạm phát này không phải là một đe dọa về kinh tế.
Jason Furman, Giáo Sư Kinh Tế Đại Học Harvard, cựu lãnh đạo kinh tế cho chính phủ thời Obama ghi nhận rằng đang có những luận chứng thuận và nghịch đối với tình trạng gia tăng lạm phát. Ông nói: "Tôi càng nghĩ về lạm phát nhiều bao nhiêu thì tôi cũng ít chắc chắn là tôi sẽ nhận được một cái gì." Ông nói thêm rằng "đang có một mức độ rộng rãi về những hệ quả có thể xẩy ra và những quyết định về chính sách nên minh bạch thừa nhận sự bấp bênh, không chắc chắn của chúng ta."
Các cố vấn của Nhà Nước Biden tỏ ra lạc quan trước các con số của thị trường chứng khoán theo các cuộc thăm dò về cảm nhận của các gia đình và cho rằng nạn lạm phát sẽ tụt xuống. Tuy nhiên họ cũng thận trọng trong việc nhìn nhận về tương lai, cái gì sắp tới đây? Bởi vì tình trạng đóng cửa chưa từng thấy về kinh tế do Đại Dịch Cúm Tàu COVID-19... rồi sau đó mở lại với một ngân khoản cứu trợ khổng lồ gần $6 ngàn tỷ, một con số lớn lao bao gồm cả tiền mà Tổng Thống Trump đã chấp thuận trước đây.
Tuần vùa qua, Bộ Lao Động cho biết rằng giá tiêu thụ đã tăng 5% trong tháng Năm, gồm giá xe hơi cũ, vé máy bay và xăng dầu đền vọt lên. Giá sản xuất - gồm những khoản tiền mà các doanh nghiệp phải chi cho thực phẩm và các dịch vụ - đã tăng lên 6.6% tính từ năm ngoái.
Kinh tế gia Bill Adam cho rằng: "Những nguyên nhân tiềm ẩn gây nên lạm phát đó là dây chuyền cung ứng bị gián đoạn, lao động thiếu hụt và ngân khoản cứu trợ khẩn cấp đã đẩy mạnh nhu cầu. Tất cả những động tác gây lạm phát này sẽ giảm bớt vào nửa sau của năm này." Phải chờ thời gian Bạn ạ!
Xem ra kinh tế gia này cũng chỉ đoán mò theo chủ trương của Nhà Nước Biden mà thôi! Bởi vì nay đã hơn nửa tháng 7-2021 rồi, tức là đã bắt đầu của hậu bán niên 2021, mà những quan ngại về lạm phát vẫn dâng cao chưa có chỉ dấu sẽ biến đi! Tương lai kinh tế Joe Biden vẫn chưa có gì rõ ràng cả. Dân chúng đang sống trong nhiều lo âu... vì đợt thứ tư của đại dịch với biến chủng Delta đang đe dọa lan truyền tại Mỹ...
Dân Mỹ ngày càng nhiều lo âu về tương lai kinh tế và xã hội, bởi vì chính sách di dân của Nhà Nước Biden & Harris đã gây nên nhiều thàm họa tại biên giới và trong xã hội Mỹ tại những nơi mà Biden đưa di dân bất hợp pháp đến trú ngụ. Dân Mỹ càng buồn khi có một lãnh đạo Buồn Ngủ “lẩm ca lẩm cẩm: và một bà phó Đoan tồi tệ về chính trị... Nhà bình luận Zachary Faria đã nhận định "Kamala Harris is Just bad at politics" – “Kamala Harris đúng là Tồi Tệ trong chính trị”.
Người ta nói phó Đoan Kamala Harris là chuyện của một người Mỹ thành công. Nhưng, rốt cuộc, sau những lần xuất hiện trên chính trường, bà ta đã không có gì khác hơn là một chính trị gia tầm thường (a mediocre politician) và rẻ tiền.
Sự tồi tệ và vụng về đã bộc lộ gần như đầy đủ trong "sứ mạng' đi chống phá luật bầu cử tại tiểu bang Texas. Tiểu bang này và một số vài chục tiểu bang do đảng Cộng Hòa điều hành đã ra luật bầu cử đòi hỏi cử tri phải trình căn cước có hình ảnh khi bỏ phiếu. Điều này đã khiến cho Biden và cả đảng Dân Chủ hoảng loạn... bởi vì nếu có căn cước có ảnh, thì làm sao mà gian lận phiếu, làm sao số di dân bất hợp pháp hàng triệu người... có thề đi bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ hở Bạn? Chúng nó đã và đang chuần bị cho “cú” gian lận kế tiếp như năm 2020 đấy Bạn ơi!
Vì vậy, đảng Dân Chủ tiếp tục chống đối luật yêu cầu cử tri có căn cước. Harris đã xuất hiện với một tư thế dị thường (came up with a doozy) cho rằng người Mỹ ở nông thôn không cần thiết tới máy chụp ảnh, bởi vì tại nông thôn không có Kinko, không có Office Max ở gần họ...
Thật là ngu xuẩn! Người ta ngạc nhiên không hiểu nổi tạo sao Phó Đoan Kamala Harris lại có thể có cái nhìn như thế về nông thôn Mỹ! Bà ta từng sống ở San Francisco, Oakland, tại sao không có kinh nghiệm về nông thôn và các vùng phụ cận của thành phố Mỹ?
Thế là hết ý với bà phó Đoan có trình độ chính trị hạng bét... trong quá khứ, từng nằm ngửa, đổi tình dục lấy chức vụ!
Thân mến chào Bạn. Hẹn Bạn thư sau!
Tuyết-Lan
__________________
usaelection gởi