Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
MỸ DẪN ĐẦU CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH HÌNH THÀNH THẾ BAO VÂY ĐCSTQ TRÊN TOÀN CẦU



Dưới sự điều phối của Hoa Kỳ, các quốc gia dân chủ lớn trên toàn cầu hình thành một cục diện bao vây ĐCSTQ. (Getty)
​​
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được tổ chức ở Davos năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu về việc bảo vệ thương mại tự do và cùng đối phó với biến đổi khí hậu, phát biểu này đã khiến thế giới rất kinh ngạc, bởi vì nó trái ngược hoàn toàn với quan điểm của Tổng thống Trump. Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra tín hiệu rõ ràng: Coi mình là nhà lãnh đạo của thế giới và tỏ ra thách thức với trật tự quốc tế.

Nhưng bây giờ, bầu không khí ấm áp trong phòng họp Davos đã hoàn toàn tan biến.

Hiện tại, virus Corona Vũ Hán đang hoành hành khắp thế giới. Những nhà lãnh đạo thế giới từng bị ấn tượng bởi tầm nhìn của "Giấc mộng Trung Hoa" đang chỉ trích việc Bắc Kinh che giấu dịch bệnh, lừa dối dư luận và đàn áp những người lên tiếng cảnh báo.

Không như trong quá khứ, các quốc gia từng chỉ dám khẽ lên tiếng với ĐCSTQ giờ lại đột nhiên công khai chỉ trích và hành động cũng mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là dưới sự điều phối của Hoa Kỳ, họ đã hình thành một thế cục hiếm thấy và bao vây ĐCSTQ trên toàn cầu.

LIÊN MINH FIVE EYES HỢP LỰC CHỐNG LẠI ĐCSTQ

Luật An ninh Quốc gia Hong Kong càng khiến xã hội phương Tây phẫn nộ và lên án mạnh mẽ Trung Quốc. Liên minh Five Eyes bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada và New Zealand. Liên minh này (ngoại trừ New Zealand) đã nhanh chóng đưa ra một tuyên bố chung lên án Luật An ninh Quốc gia Hong Kong và rằng bảo vệ Hong Kong chính là đang bảo vệ "pháo đài tự do".

Vương quốc Anh đã xác nhận rằng, họ sẽ mở cửa nhập tịch cho cư dân Hong Kong sở hữu hộ chiếu hải ngoại của Anh. Điều này có thể mang lại lợi ích cho khoảng 3 triệu người Hong Kong. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói rằng, ông đã đề xuất với Five Eyes để cùng chia sẻ gánh vác việc "tiếp nhận người dân Hong Kong".

Úc đã kéo dài thị thực cho người Hong Kong và mở ra một lộ trình nhập tịch. Canada cũng đang nghiên cứu cách "thúc đẩy" người Hong Kong di dân. Canada và Úc đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ của họ với Hong Kong, các quốc gia khác cũng đang xem xét các hiệp ước có liên quan.

Tất nhiên, có lẽ 5 quốc gia đồng minh này vẫn sẽ cần thảo luận về chiến lược của họ chống lại ĐCSTQ trong nhiều năm tới, nhưng hành động phối hợp và nhất trí chống lại ĐCSTQ như trên là rất hiếm thấy.

CÁC CHÍNH KHÁCH NHIỀU QUỐC GIA TRÊN TOÀN CẦU THÀNH LẬP LIÊN MINH CHỐNG ĐCSTQ

Vào ngày 4/6, gần 20 nghị sĩ và chính trị gia đến từ 8 quốc gia dân chủ và Liên minh châu Âu (EU) đã thành lập Liên minh Liên Nghị viện về chính sách với Trung Quốc (IPAC). Sau khi thành lập, Liên minh đã mở rộng ra ít nhất 16 quốc gia và hơn 100 chính trị gia đã tham gia. Con số này vẫn tiếp tục tăng.

IPAC được khởi xướng bởi ông Iain Duncan Smith, cựu lãnh đạo của Đảng Bảo thủ Anh. Các thành viên sáng lập của Liên minh đến từ Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển và Nghị viện Châu Âu, trong đó không thể thiếu các nhân sĩ phản đối ĐCSTQ nổi tiếng.

IPAC nhấn mạnh rằng, Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ sẽ đặt ra thách thức cho cả thế giới và định hình toàn bộ thế kỷ này, gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người và các thế hệ chính phủ, bất kể đảng phái và không có ngoại lệ. Do đó, tất cả các quốc gia phải chung sức hợp tác để chống lại ĐCSTQ.

Hôm 13/7, ông Josep Borrell, quan chức ngoại giao cấp cao nhất của EU, cho biết EU cũng đang phối hợp các biện pháp ứng phó, nhưng hiện tại vẫn chưa có quyết định cụ thể nào.

ANH CẤM HUAWEI, NHANH CHÓNG THAY ĐỔI HIỆN TRẠNG

Hôm 14/7, Anh đã cấm Huawei tham gia vào mạng 5G của nước này. Đây là một quyết định lớn của chính phủ Anh và là một thắng lợi lớn cho chính quyền Tổng thống Trump.

Sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách của Anh đối với Huawei lần này chủ yếu là do sự phẫn nộ của họ trước việc ĐCSTQ chà đạp lên Tuyên bố chung Trung – Anh. Anh cũng cho rằng Bắc Kinh đã che giấu tình hình dịch bệnh. Ngoài ra, London cho rằng hành động chế tài mới của Mỹ đối với công nghệ chip sẽ ảnh hưởng đến năng lực kỹ thuật trong tương lai của Huawei.

Trong vài tháng qua, chính quyền Tổng thống Trump đã liên tục gây áp lực lên các đồng minh lớn về vấn đề Huawei. Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản đã lên kế hoạch để loại bỏ các sản phẩm của Huawei một cách hiệu quả, nhằm bảo vệ dữ liệu của quốc gia không bị ĐCSTQ kiểm soát.

Việc Anh từ bỏ Huawei đã làm tăng thêm áp lực cho các nước EU trong việc áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt hơn với Huawei.

Ấn Độ gần đây cũng đã cấm TikTok – mạng truyền thông xã hội trên nền tảng video của ĐCSTQ và hàng chục ứng dụng khác do Trung Quốc phát hành vì lý do bảo mật. Hoa Kỳ cũng đang xem xét cấm TikTok vì lý do bảo mật.

SỰ LẠNH NHẠT CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI BẮC KINH: CÓ KHẢ NĂNG HỦY BỎ CHUYẾN THĂM CỦA TẬP CẬN BÌNH

Ngày 14/7, Cuộc họp Nội các Nhật Bản đã thông qua Sách trắng Quốc phòng bản mới nhất, và tuyên bố thẳng thắn rằng tham vọng thúc đẩy hiện đại hóa quân sự của ĐCSTQ là "mối đe dọa lớn nhất" đối với Nhật Bản.

Sách trắng cũng phân tích dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, cho rằng ĐCSTQ sử dụng tình trạng bất ổn và hỗn loạn do dịch bệnh mang lại để truyền bá tin tức giả cùng các hoạt động tuyên truyền khác, qua đó tranh thủ lợi ích cho mình trong trật tự quốc tế và trật tự khu vực.

Tháng 6/2020, Nhật Bản đã sửa đổi Luật Bảo vệ bí mật quốc gia, mở rộng chia sẻ thông tin tình báo quốc phòng của Nhật với Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc, Anh và Pháp. Mục đích là nhằm tăng cường giám sát các hoạt động quân sự của ĐCSTQ, mở rộng quyền tự vệ và hợp tác phát triển các thiết bị quốc phòng, v.v…

Đảng Dân chủ Tự do chấp chính của Nhật Bản đã yêu cầu không mời ông Tập Cận Bình đến thăm Nhật Bản với tư cách là khách mời của chính phủ. Hôm 10/7, “Hội nghị bàn tròn các nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản” do nghị sĩ các đảng thuộc phái bảo thủ của Nhật thành lập, đã đệ đơn thỉnh cầu đến Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản – ông Yoshihide Suga, đề nghị ngừng việc mời ông Tập Cận Bình tới thăm Nhật Bản.


Minh Thanh

Theo Epoch Times


Hoang Nguyen gởi