Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh






Năm Hợi Tìm về Heo

***

Nội dung

1. Lợn trong khoa học tự nhiên.

    1.1. Lợn rừng.

    1.2. Lợn nhà.

    1.3. Lợn Việt.

    1.4. Lợn cảnh.

    1.5. Nuôi lợn.

1.6. Giải phẫu và sản phẩm từ lợn.

2. Lợn trong khoa học xã hội.

    2.1. Heo trong ngôn ngữ - văn chương Việt.

    2.2. Heo là vật lễ.

    2.3. Heo trong lễ hội.

    2.4. Heo làm xiếc.

    2.5. Heo làm biểu trưng (logo).

    2.6. Heo trong hệ Can Chi.

    2.7. Heo trong điện ảnh.

    2.8. Heo trong giáo dục.

    2.9. Heo trong hội họa.

    2.10. Heo trong nghệ thuật tạo hình.

2.11. Những năm Hợi đáng nhớ trong sử Việt

2.12. Heo trong tín ngưỡng và tôn giáo.

- Heo trong Tử Vi.            - Heo trong thần thoại Hy Lạp.

- Heo trong tôn giáo hữu thần.    - Heo trong tôn giáo vô thần.


NBS:  Minh Tâm  01/2019



1. Heo trong khoa học tự nhiên.

Image result for facoquero

Suidae - Wikipedia

Họ Lợn – Wikipedia tiếng Việt

Image result for pig side

Pig - Wikipedia

Chi Lợn – Wikipedia tiếng Việt


Lợn (từ miền Bắc) hay Heo (từ miền Nam) là những từ thuần Việt (Trưlà từ gốc Hán), là một chi động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á-Âu.

Khoảng 8,000-10,000 năm về trước, cuộc sống của người nguyên thuỷ là cuộc sống săn bắt, mỗi lần bắt được lợn rừng ăn không hết, hoặc bắt được lợn rừng mẹ đang có thai thì tạm thời đem nuôi. Về sau, những con lợn này lại đẻ ra những con lợn con. Điều này đã gợi mở cho con người bắt đầu có ý thức thuần dưỡng lợn rừng. Đây cũng chính là sự mở đầu cho việc chăn nuôi lợn của con người.

Các nhà khảo cổ đã trắc nghiệm đồng vị tố với di chỉ khảo cổ ở thôn Bán Ba - Thiểm Tây và đã chứng minh được nghề nuôi lợn ở Trung Quốc đã có lịch sử khoảng 6000 năm.

Đương nhiên để thay đổi được từ một con lợn rừng hung hãn dần trở thành con lợn nhà ngoan ngoãn phải trải qua những năm tháng dài và cả quá trình lao động gian khổ của con người.

Những thói quen của lợn nhà ngày nay nếu ta quan sát vẫn thấy có những dấu vết từ lợn rừng truyền lại cho đời sau. Ví dụ như lợn thích ủi đất và tường vách. Bởi vì khi lợn còn sống hoang dã trong rừng, không có người nuôi và cho ăn, nó chỉ có thể tự đi kiếm sống.

Đặc biệt nếu lợn muốn ăn những mẩu thân cây và rễ cây ở dưới đất thì về mặt hình thức cấu tạo của lợn đã hình thành cái mũi lồi ra, mõm và xương mũi khoẻ cứng. Lợn dùng chiếc mũi đặc biệt này dũi tung đất ra và dễ dàng lấy được thức ăn trong lòng đất, đồng thời nó ăn luôn một ít đất dính vào rễ cây, củ v.v.. Cũng cần biết rằng lợn có khứu giác khá tốt, chỉ sau loài chó, giúp lợn tìm thức ăn dễ dàng hơn.

Có thể bạn cảm thấy kì lạ là tại sao lợn ăn đất? Lợn ăn đất vì từ trong đất có chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể lợn như: sắt, đồng, côban, canxi, phốt pho v.v.. Để cho lợn không ủi đất, dũi tường, nên chọn nguyên liệu rắn, cứng để làm chuồng lợn và nền chuồng. Đồng thời trong thức ăn của lợn chú ý cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết cho nhu cầu sinh lí của lợn.

Vài thập niên gần đây, với sự phát triển phi thường của khoa di truyền học và sinh học phân tử, giới khoa học đã có một phương tiện mới, chính xác hơn và đáng tin cậy hơn để truy tìm nguồn gốc của lợn. Phương tiện đó chính là gen, hay nói chính xác hơn là DNA. Cũng như trong con người, đơn vị cấu trúc cơ bản của heo là DNA. Khác với con người chỉ có 23 nhiễm sắc thể, heo chỉ có 20 nhiễm sắc thể. Vì đặc tính di truyền của DNA, qua phân tích sự phân bố và đồng dạng của các chuỗi DNA giữa các giống heo, các nhà khoa học có thể truy tìm chính xác nguồn gốc của heo.

Một nghiên cứu qui mô nhất từ trước đến nay về nguồn gốc heo được tiến hành với sự hợp tác giữa các nhà di truyền học Mĩ và Thụy Điển. Qua phân tích xu hướng phân bố và đồng dạng DNA của các giống heo (700 con) trên thế giới, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng tổ tiên của heo ngày nay chính là heo rừng, và quê hương của heo rừng nguyên thủy này chính là vùng Đông Nam Á ngày nay. Sau khi được thuần hóa ở Đông Nam Á, heo tản mát theo con người đến các vùng Âu Á (Eurasia), vượt biển đến Âu châu, và ra các bán đảo Thái Bình Dương.  Sau khi tản mát ra khỏi Đông Nam Á, heo được tiếp tục thuần hóa nhiều lần ở nhiều vùng tại Trung Quốc, vùng cận đông, và Âu châu.

Một nghiên cứu di truyền mới nhất qua phân tích DNA các giống heo thuộc các hải đảo Thái Bình Dương và đặc biệt là heo không lông thuộc đảo Vanuatu, các nhà nghiên cứu Úc và Mĩ khẳng định rằng heo tại các hải đảo này cũng xuất phát và được thuần hóa từ lục địa Đông Nam Á (đặc biệt là từ Việt Nam) khoảng 3000 năm trước đây.  Sau đó, chúng theo con người “di dân” ra khỏi lục địa và đến các hải đảo như Vanuatu và Ryukyu. Ngoài ra, các giống heo tại các hải đảo này cũng có “hồ sơ” DNA rất giống với heo ở Âu châu.

Cũng thú vị không kém là các nhà nghiên cứu Úc và Mĩ nhận xét rằng Việt Nam (quê hương của heo ở các bán đảo Thái Bình Dương) là một trong những vùng ở lục địa Đông Nam Á mà ngôn ngữ Nam Á (Austronesian) vẫn còn khá phổ biến. Điều này cho thấy có thể có một mối liên hệ huyết thống giữa các dân tộc hải đảo này và các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Việt Nam.

Xem thêm:

- Lý lịch sinh học của heo - Dân trí

- Pig vs Boar - Difference Between

- Difference between Hog, Pig and Boar - Difference.Guru

 

VIDEO

- Prehistoric Dinosaur Pig - Documentary Films



    1.1. Lợn rừng.

Wild boar - Wikipedia

Lợn rừng – Wikipedia tiếng Việt

VIDEO

- Wild boar Documentary

- Attack of Hogzilla | Nat Geo

- Giant Wild Pigs [Documentary]

- Cứu lợn rừng từ kênh tưới tiêu.

- Trappin' Hogs | Dangerous Encounters

- Feral Hogs in North America: An Overview

- Giant boar 'Pigzilla' … in Hong Kong - TomoNews

- Monsters Documentary HD : Giant Wild Pigs [Nature Documentary]


Image result for animales en peligro de extincion en ecuador

Tapir - Wikipedia

Họ Lợn vòi – Wikipedia tiếng Việt


Image result for malayan tapir southeast asia

Malayan tapir - Wikipedia

Lợn vòi – Wikipedia tiếng Việt

VIDEO

- Tapir Mating

- Malayan Tapir Mating



Lợn rừng Trung Âu


Lợn rừng Đông Âu


Lợn rừng Bắc Phi


Common warthog - Wikipedia

Lợn bướu thông thường – Wikipedia tiếng Việt

[Gốc Phi châu]

VIDEO

- Warthog, Common - Fascinating Africa

- Mammals of the World: Common Warthog

- Common warthog - Video Learning - WizScience.com

- A Warthog Spa - Banded Brothers - Series 1 Episode 1 Preview - BBC Two




Red river hog - Wikipedia

Lợn lông đỏ – Wikipedia tiếng Việt

VIDEO

- Documentary: Red River Hogs

- Playful Red River Hog Babies

- Cute Baby Red River Hogs- Cincinnati Zoo

- Kumbali and Kago Meet a Baby Red River Hog



Lợn rừng ở Trung Quốc và Việt Nam


Lợn rừng ở Trung Á (Central Asia)


Indian boar - Wikipedia

Lợn rừng Ấn Độ – Wikipedia tiếng Việt

[Lợn rừng ở Bandhavgarh National Park, India]



Lợn hươu đực


Lợn hươu cái và lợn hươu con


Babirusa - Wikipedia

Lợn hươu – Wikipedia tiếng Việt

Buru babirusa - Wikipedia

Lợn hươu Buru – Wikipedia tiếng Việt

North Sulawesi babirusa - Wikipedia

Lợn hươu Sulawesi phía bắc – Wikipedia tiếng Việt


VIDEO

- Fooled by Nature - Babirusa Pig Teeth

- The Bizarre "Pig Deer" | Wild Indonesia

- Babirusa Hirscheber Sulawesi Indonesia

- This Wild Pig Has Fangs That Can Pierce Its Own Skull

- BABIRUSA KIDS PART 01

- BABIRUSA KIDS PART 02



Bornean bearded pig - Wikipedia

Lợn râu Borneo – Wikipedia tiếng Việt


Xem thêm:

- Độc đáo lợn có râu xồm xoàm phủ kín mõm như 'quý ngài' - Báo Kiến ...


VIDEO

- Bearded pig, Borneo

- Putting a bearded pig to sleep

- Bearded pig eating long-tailed macaque, Bako NP, Sarawak



Javan warty pig - Wikipedia

Lợn hoang đảo Java – Wikipedia tiếng Việt

[Lợn bướu đảo Java]

Xem thêm:

- Lợn xấu nhất thế giới nằm trên đảo Java | Khoa học | GD&TĐ

- Lợn xấu nhất thế giới được ghi hình lần đầu tiên - VnExpress


VIDEO

- Bawean Warty Pig Population Down to About 250

- ZGAP Clip Award 2016 Bawean Warty Pig Sus blouchi

- ZGAP Clip Award 2016 - Bawean Endemics Conservation Initiative



Visayan warty pig - Wikipedia

Lợn hoang đảo Visayas – Wikipedia tiếng Việt

[Lợn tóc đặc hữu của hai quần đảo Visayan ở miền Trung Philippines]

VIDEO

- VISAYAN WARTY PIG

- New Visayan Warty Pigs - Cincinnati Zoo

- Dakila the Warty Pig at the Pittsburgh Zoo

- Visayan Warty Piglets at the San Diego Zoo

- Zoo View Visayan Warty Pigs - Cincinnati Zoo

- Visayan Warty Pig - Critically Endangered Species



Monster Pig - Wikipedia

Quái vật lợn rừng – Wikipedia tiếng Việt

Biggest Wild Hogs Ever Killed - The Outdoor Trip

VIDEO

- Bringing Down a Giant Boar

- Giant Wild Pigs - animal planet 2016 - HD

- SWAMP HOGS Bow Hunting the Top End Australia

- Mysterious Giant Forest Hog: Rare Footage | Nat Geo Wild




Sanglochon — Wikipédia

Lợn rừng lai – Wikipedia tiếng Việt


Xem thêm:

- Biến lợn rừng thành lợn nhà - Báo Kiến Thức

- Nuôi lợn rừng, xây được nhà bạc tỷ | Khởi nghiệp - Enternews.vn

- Tại sao lợn thích dũi đất và tường vách? - Microsoft in Education


VIDEO

- Kỹ Thuật Nuôi Lợn Rừng - NTC

- Trang Trại Lợn rừng rẻ Nhất Việt Nam

- Mô hình nuôi lợn rừng kết hợp giun quế

- Xem chàng trai điều khiển lợn rừng bằng tiếng còi xe máy



1.2. Lợn nhà.

Image result for pig with white background


Domestic pig - Wikipedia

Lợn nhà – Wikipedia tiếng Việt


List of pig breeds - Wikipedia

Giống lợn – Wikipedia tiếng Việt

VIDEO

- All pig breeds list from A to Z

- Showing All Pig Breeds In The World (A to Z)

- A Pig Named Emma, 13 Piglets and 1 Big Miracle

- 15 Largest Pigs In The World

- The Biggest Pig of All | The Weekly Special

- Probably biggest pig in the world 600kg/1323 pounds



Essex pig - Wikipedia

Lợn Essex – Wikipedia tiếng Việt



Danish Protest Pig - Wikipedia

Lợn Protest Đan Mạch – Wikipedia tiếng Việt



Hereford pig - Wikipedia

Lợn Hereford – Wikipedia tiếng Việt



Gloucestershire Old Spots - Wikipedia

Lợn Gloucestershire – Wikipedia tiếng Việt




Mangalica - Wikipedia

Mangalitsa – Wikipedia tiếng Việt

[Lợn cừu]




Meishan pig - Wikipedia

Lợn Meishan – Wikipedia tiếng Việt



Duroc pig - Wikipedia

Lợn Duroc – Wikipedia tiếng Việt

[Lợn bò]


Điểm những 'quái' lợn khổng lồ nặng cả tấn - Báo Kiến Thức

Đứng đầu danh sách những con lợn khổng lồ là một con lợn được gọi là "thần lợn". Nó nặng tới 936kg và nhờ số cân nặng cực kỳ ấn tượng này mà giật giải nhất cuộc thi “Thần lợn” tổ chức hàng năm tại Đền Sanhsia Tzushih, thành phố Đài Bắc, Đài Loan.



Ngỡ ngàng chú lợn có tuổi thọ khủng nhất thế giới - Báo Kiến Thức


Được chủ nhân nhận nuôi vào năm 1991 khi mới được 6 tuần tuổi, chú lợn Ernestine được đón nhận vào gia đinh King như một món quà sinh nhật cho con gái rượu của cặp vợ chồng người Canada.

Ảnh chụp chú lợn Ernestine và gia đình King khi chú ta được 23 tuổi vào năm 2014, chính thức trở thành con lợn sống lâu nhất thế giới, vượt qua chú lợn có tên Pig, thọ 21 tuổi của vợ chồng Kris và Tricia Fernandez ở Baton Rouge, bang Louisiana, Mỹ. (Ảnh: Guinness World Records)


Xem thêm:

- Những con lợn to nhất thế giới


VIDEO

- 15 Largest Pigs In The World

- The Biggest Pig of All | The Weekly Special



    1.3. Lợn Việt.


Các giống lợn nuôi tại Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

[Lợn Ỉ]



Vietnamese Pot-bellied - Wikipedia

Lợn ỉ – Wikipedia tiếng Việt

    Lợn ỉ là một giống lợn địa phương ở miền Bắc Việt Nam, ngày nay ít được nuôi do hiệu quả kinh tế không cao và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Giống lợn ỉ có thịt ít mỡ nhiều (tỉ lệ nạc chỉ đạt 36% trong khi mỡ chiếm đến 54%). Nuôi lợn ỉ cả năm cũng chỉ đạt 40–50 kg, trong khi giống lợn thịt nuôi sáu tháng đã đạt 70 – 80 kg. Lợn ỉ mỡ hiện chỉ còn được nuôi tại một số hộ dân nghèo ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Trong các năm từ 2001-2003, tại khu vực này có 50 lợn ỉ cái và bốn lợn đực giống được bảo tồn thì đến năm 2007 chỉ còn 30 lợn cái và bốn lợn đực

Cách đây vài chục năm, có một loại heo gọi là heo Việt Nam bụng ỏng (Vietnamese potbellied pig), tức là loại lợn ỉ ở trong nước, được nhiều người biết tới ở ngoại quốc. Loại heo này nhỏ con, bụng lớn, sạch sẽ, thông minh có thể huấn luyện tự lo vệ sinh thân thể, biết ủn ỉn và vẫy đuôi mừng chủ, có thể ở chung với người như chó mèo trong nhà.

Vào thập niên 60, chiến tranh Việt Nam nổi tiếng thế giới. Để đáp ứng nhu cầu tò mò “nhìn heo biết người” (?), họ lấy giống heo Việt Nam để trưng bày tại sở thú các nước có lập trường trung dung như Thụy Điển và Canada. Từ sở thú, có người thích, mua lại giống, gây thêm rồi phân tán đi nhiều nơi. Lần đầu tiên heo Việt Nam được bán tại Mỹ năm 1986, vì còn hiếm, giá mỗi con tới cả ngàn đô la, được nhiều người mua nuôi làm cảnh. Tài tử điện ảnh nổi tiếng George Clooney cũng từng nuôi một con heo Việt Nam trong 18 năm, “lâu hơn bất cứ quan hệ với một phụ nữ nào”

Với tựa đề “Lợn ỉ Việt Nam vào ‘sách đỏ’”, tin BBC ngày 29-1-2007 cho biết: “Từ con số hai triệu con năm 1969, tới nay số lợn ỉ trên toàn quốc còn không được bao nhiêu, và ngay cả Viện chăn nuôi Việt Nam cũng chỉ còn khoảng 100 con giống. Nguyên nhân người dân chuyển sang nuôi heo ngoại nhập vì các giống lợn ngoại mau lớn, ít bị bệnh và cho nhiều thịt”. Từ hai triệu con vào năm 1969, chưa đầy bốn thập niên, người dân đã âm thầm cho đàn lợn đông đảo này vào “sách đỏ”, là sách ghi loài vật trong tình trạng báo động bị tiêu diệt.


- Lợn Móng Cái – Wikipedia tiếng Việt

-  Mong Cai Pigs - Livestock Of The World

- Breeds of Livestock - Mong Cai Swine — Breeds of Livestock ...


VIDEO

- Đàn lợn Móng Cái rong chơi ngoài rừng

- Mô hình nuôi lợn móng cái thu nhập khủng

- Đẩy mạnh chăn nuôi lợn Móng Cái từ quỹ hỗ trợ Trung ương hội nông dân



Lợn Mường Khương – Wikipedia tiếng Việt

VIDEO

- Lợn mán, lợn mường

- Muong Khuong pig - Topic 



Lợn Thuộc Nhiêu – Wikipedia tiếng Việt

The Different Breeds of Swine - Thuoc Nhieu. Thuoc Nhieu Pig Breed ...



Ba Xuyen - Wikipedia

Lợn Ba Xuyên – Wikipedia tiếng Việt


1.4. Lợn cảnh.

Miniature pig - Wikipedia

Heo đẹt – Wikipedia tiếng Việt














- Người mẹ đơn thân nuôi heo hơn 100kg như "gái út" trong nhà

- Lời chia sẻ "chảy nước mắt" của chủ con heo thú cưng 100kg



Xem thêm:

- Mua bán Heo cảnh đẹp - Lợn cảnh mini siêu đáng yêu giá rẻ - Chợ Tốt


VIDEO

- Nuôi lợn cảnh

- Pets 101- Pet Pigs

- Hobby Pig Gets a PIG!

- Mini Pig - A Cute Micro Pig

- Cute Micro Pig - A Cute Mini Pig

- WE GOT A MINI PET PIG!!! (BAD IDEA)

-  Myth of Mini Pigs & Micro Pigs | Pet Pigs

- CUTE MICRO PIG | MINI PIG VIDEO Compilation

- The Truth About Micro Pigs: Full Grown Micro Pigs

- Chuyện về chú heo biết ăn chay và nghe kinh phật

- Cute Micro Pig - A Cute Mini Pig Videos Compilation 2015

- Cutest Pig Ever - Most Adorable Mini Pig Compilation 2018


- Chuyện lạ về con heo biết ăn chay

- Người cha hóa kiếp thành heo báo mộng con mình đưa về nhà !


    1.5. Nuôi lợn.

    Ngoài việc chăn nuôi heo rừng hay heo rừng lai không đáng kể, thì việc chăn nuôi heo nhà vẫn luôn là việc chính trong cung cấp thực phẩm cho con người.

Pig farming - Wikipedia

Nuôi lợn – Wikipedia tiếng Việt


Outdoor pig farming





Indoor pig farming


Trang trại nuôi lợn cao 7 tầng và nhà máy xử lý phân tại Trung Quốc





USDA: Sản lượng thịt heo thế giới

Xem thêm:

- Người Trung Quốc xây hẳn "khách sạn 7 tầng" để... nuôi lợn - Genk

- Khách sạn cao tầng phục vụ chăn nuôi lợn ở Trung Quốc - VnExpress


VIDEO

- Pig Farming

- Meet Your Meat - Lò sát sinh thời nay

- Slaughtering pigs in a humane way

- Pig Hell!! In Real time Slaughter House... USDA Approved!

- CHINA'S MODERN PIG FARM WITH FULLY AUTOMATED LIQUID FEEDING SYSTEM.




1.6. Giải phẫu và sản phẩm từ lợn.

Related image


Image result for anatomy of a sow


Related image


Image result for sertés részei angolul


Related image




Từ xa xưa, ngoại trừ các dân tộc theo đạo Hồi hoặc đạo Do Thái không ăn thịt heo, thịt heo đã là một thực phẫm bổ dưỡng và dễ tìm cho loài người. Bên cạnh những lợi ích về mặt dinh dưỡng, ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh một số bộ phận của heo có thể được sử dụng để thay thế những bộ phận hư hỏng của con người . Đây là phương pháp dùng bộ phận của một chủng loại này để ghép vào chủng loại khác. Giới chuyên môn gọi phương pháp này là "ghép dị chủng" (xenotransplantation).

Theo lịch sử ghi lại thì năm 1918 , dịch cúm Tây Ban Nha (Spanish Flu) đã giết hại hơn 20 triệu người trên khắp thế giới. Virus gây ra dịch cúm này có nguồn gốc từ bệnh cúm ở heo. Gần đây, năm 1998, virus Nipah xuất phát từ heo đã làm trên 100 người thiệt mạng ở Mã Lai.

Xem thêm:

- Năm Hợi Nói Chuyện Thịt Heo - Y khoa

- Những thứ cấm kỵ ăn chung với gan heo - VnExpress Sức Khỏe

- Những cách ăn thịt lợn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cần bỏ

- 3 bộ phận độc hại nhất của lợn, bạn nên cân nhắc trước khi ăn - Soha

- Những thực phẩm 'đại kỵ' với thịt lợn cần tuyệt đối tránh - Báo Chất ...

- Những lầm tưởng khi ăn thịt lợn để bồi bổ sức khoẻ - Sức khỏe - ZING ...


VIDEO

- Thịt lợn - Lợi ích và nguy cơ

- Thịt heo Thảo Mộc Sagri

- Sử dụng thảo mộc cũng giúp lợn tăng trọng

- Nông nghiệp sạch số 98 - Thịt lợn sinh học

- Tin Tức VTV24 - Đa Dạng Sản Phẩm Chế Biến Từ Thịt Lợn

- TỔ HỢP SẢN XUẤT & CHẾ BIẾN THỊT LỢN CÔNG NGHỆ QUỐC TẾ - NHÀ MÁY BIỂN ĐÔNG DHS

- Máy sơ chết thịt heo hiện đại nhất mà tôi từng xem - Công nghệ thực phẩm sạch



2. Lợn trong khoa học xã hội.

Pigs in popular culture - Wikipedia

Hình tượng con lợn trong văn hóa – Wikipedia tiếng Việt

    2.1. Heo trong ngôn ngữ - văn chương Việt.

Người miền Bắc gọi là lợn, với người miền Nam kêu là heo là những từ thuần Việt (trưlà từ gốc Hán), là một chi động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á-Âu. Ngoài ra, tiếng Việt còn có nhiều từ để gọi các loại lợn (heo) khác nhau như: Heo nái (lợn cái nuôi để sản xuất lợn con); Lợn sề (lợn nái già); Heo nọc (heo đực dùng để truyền giống); Lợn bột, heo sữa (lợn con đang bú mẹ); Lợn hạch (lợn đực đã thiến); Lợn ỷ (một giống lợn của Việt Nam, có mõm ngắn, lưng võng và bụng sệ với lớp da màu đen hay xám); Lợn lang (lợn lông đốm đen-trắng); Lợn mọi (một dạng lợn ỷ, rất chậm lớn, chủ yếu nuôi làm cảnh); Lợn lòi ( lợn rừng) ....

Con người ta khi bị chê một tiếng “heo” thôi là có thể nổi lên cơn "tam bành".  Nhưng con heo dù cho bị chê thế nào, vẫn vui vẻ đúc đầu vào máng cám, ăn như heo, để ú như heo và có nhiều thịt cho con người. Về con heo, Winston Churchill , thủ tướng nước Anh, có nói rằng: "Con chó ngước nhìn chúng ta. Con mèo nhìn xuống chúng ta, còn con heo thì coi chúng ta như là [người] ngang hàng".

    - Trong cách ăn uống từng trải ở miền quê:

Con gà tục tác lá chanh

Con heo ủn ỉn mua cho đồng hành

    - Trong hôn nhân ở thôn quê không kiêu sa đài các, chỉ có uớc mơ bé nhỏ trở thành vợ chồng thật đơn giản, lễ cưới không cần đầu heo mâm thịt, hay vàng bạc châu báu. Con heo đôi khi là một tài sản lớn của nhà nông nghèo ! Họ chỉ cần một cặp vịt, đôi bông làm sánh lễ.

Người ta giàu thì đầu heo mâm thịt

Hai đưá mình nghèo thì cặp vịt đôi bông

Người ta thách lợn, thách gà

Nhà em thách cưới, một nhà khoai lang

- Trong tâm tư của người đàn bà bình dân lúc nào cũng phảng phất chống đối hờn dỗi ghen tương... cánh đàn ông năm thê bảy thiếp dưới chế độ phong kiến, cho nên:

Làm cho cha mẹ vui lòng

Đèn lên đôi ngọn bá tòng xứng đôi

Một vợ nằm giường lèo

Hai vợ nằm chèo queo

Ba vợ ra chuồng heo mà nằm

- Trong thi ca trào phúng, phản ảnh một phần nào sinh hoạt của xã hội, giá trị con heo đã được đưa lên để so sánh .

Còn duyên anh cưới ba heo

hết duyên anh đánh ba hèo đuổi đi

Đang khi, lửa cháy, cơm sôi

Lợn kêu con khóc, chồng đòi tòm ten


Xem thêm:

- Sự tích con Lợn | Kho Tàng Truyện Cổ Tích Chọn Lọc

- Tản mạn về "Con Heo" Trong Ca Dao Việt Nam nhân năm "Hợi" - Tin ...


    2.2. Heo làm vật lễ.

Trong tất cả các loại thịt thông dụng thì có lẽ thịt heo là được dùng nhiều nhất và có thể chế biến ra nhiều món khác nhau dùng trong những yến tiệc sang trọng cho đến những bửa cơm bình thường. Và hầu hết những phần của cơ thể con heo: giò heo, da heo, lỗ tai heo, lòng heo ... cũng được chế biến thành các món ăn. Đặc biệt trong các lễ lộc lớn như cưới hỏi, cúng đình ... thì không thể vắng mặt heo.

Pig roast - Wikipedia

Lợn quay – Wikipedia tiếng Việt

Heo cũng còn là biểu tượng của vật tế lễ cúng bái như sính lễ hôn nhân, đám giỗ, quà cưới cho cô dâu, tạ lễ sau khi thành công ở thương trường buôn bán, sanh con, cúng tế thần linh, lễ khai trương, v.v.

Ở các bán đảo Thái Bình Dương, loại heo không lông Kapia thường được dùng làm con vật để tế thần, vì người ta tin rằng heo có linh hồn, sẽ linh thiêng.

2.3. Heo trong lễ hội du lịch.


Lễ hội cưỡi lợn “Pig Rodeo” nổi tiếng ở Shikoku, Nhật Bản, được tổ chức hàng năm.

Người cưỡi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm và đeo miếng đệm gối rồi mới được nằm trên lưng lợn trước khi chú lợn được xổng khỏi cũi để ra vòng quây rộng khoảng 30m. Bởi lẽ, khi con lợn cố văng người cưỡi trên lưng ra ngoài, họ sẽ bị ngã với lực va đập khá mạnh.

Mục tiêu của những “kị sỹ” cưỡi lợn là sao cho thời gian ngồi trên lưng lợn lâu nhất, tất nhiệm vụ này khó hơn các bạn tưởng đấy vì con lợn sẽ lồng lên để hất bạn ngã xuống đất nhanh chóng. Thành tích trung bình cũng chỉ là vài giây mà thôi. Người chiến thắng sẽ giành giải thưởng 50.000 yên. Mười chú lợn khỏe nhất sẽ được ban tổ chức chọn ra để phục vụ sự kiện cưỡi lợn Pig Rodeo hằng năm.

Pig Olympics - Wikipedia


Đua heo là một lễ hội truyền thống xuất hiện từ khoảng thế kỷ 17 tại Nga. Lễ hội hấp dẫn và vui nhộn này đã được khôi phục vào đầu thế kỷ 20 và diễn ra định kỳ hằng năm vào ngày 20-3. Lễ hội đua heo này là một dịp để các nông dân Nga có cơ hội gặp gỡ, giao lưu lẫn nhau, cũng như để thư giãn, thoải mái tinh thần sau một vụ mùa làm việc vất vả. Còn với các vận động viên heo, đây là cơ hội không chỉ được một xô đầy những củ cà rốt tươi ngon, mà các lực sĩ đoạt giải còn thoát khỏi những lò giết mổ!


Và không chỉ ở Nga mới có lễ hội độc đáo này, bởi đua heo cũng rất phổ biến tại miền nam nước Mỹ. Chính vì quá gần gũi với đời sống con người và đem lại những tiếng cười thú vị như thế mà đua heo sau đó đã xuất hiện thêm ở các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Anh... Thậm chí, người ta còn thành lập Liên đoàn Thể thao heo và tổ chức cả Olympic dành cho heo với ba môn chạy đua, bơi và đá bóng. Điều khá thú vị là các vận động viên heo tranh tài cũng khá chuyên nghiệp khi được mặc một chiếc yếm xinh xắn có đánh số, và la eng éc trước mỗi cuộc tranh tài như đang rất phấn khích. Hấp dẫn nhất trong ba môn thi đấu có lẽ là ở môn thể thao vua! Các cầu thủ bốn chân ụt ịt này được chia thành hai đội (mỗi bên có năm thành viên), dùng... mõm của mình tranh cướp một trái bóng trơn bôi đầy dầu cá.


Ông Alexei Sharshkov - phó chủ tịch Liên đoàn Thể thao heo với hơn 100 thành viên - cho biết điểm kết của các vận động viên heo không phải là trên bàn ăn của bất kỳ ai. Ông nói: “Chúng sẽ không bị ăn thịt mà tiếp tục sản sinh ra thế hệ heo thể thao mới. Làm sao bạn có thể ăn thịt một vận động viên mà tên tuổi của chúng nổi tiếng trên toàn thế giới. Rõ ràng các lực sĩ heo quốc tế có số phận tốt đẹp hơn các chú trâu chọi ở Đồ Sơn, đó là kẻ chiến thắng được sống chứ không phải lên bàn mổ để xả thịt cúng tế!

Đua heo ở làng du lịch Mỹ Khánh, Cần Thơ

Đua heo tại Việt Nam dù không chuyên nghiệp như các nơi khác trên thế giới nhưng cũng thu hút sự theo dõi của khá nhiều người hiếu kỳ. Ngoài khu du lịch sinh thái núi rừng Yang Bay ở xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), TP.HCM cũng có hai nơi tổ chức đua heo là làng du lịch sinh thái Củ Chi và sân vận động Long Bình (Q.9).  Không hoành tráng như sân đua heo ở Long Bình (Q.9), sân đua heo tại làng du lịch sinh thái Củ Chi chỉ là một bãi đất hẹp có sáu đường chạy nhỏ, chiều dài 30m, mỗi đường chạy chỉ khoảng hai tấc, vừa đủ cho một chú heo mọi. Điểm xuất phát là sáu lồng nhỏ nối liền với sáu đường chạy.


Trong mỗi lồng đã có một chú heo nằm chờ sẵn. Để bắt đầu, người huấn luyện gõ gõ cây trên thành lồng cho các VĐV đứng dậy chờ xuất phát. Khi cánh cửa lồng sắt được kéo lên, các chú heo co giò phóng nhanh về phía trước. Phần thưởng cho chúng là những viên cám khô, nước đặt sẵn ở đích đến và những tiếng reo hò, tán thưởng cuồng nhiệt của người xem. Sau khi thực hiện xong vòng đua thứ nhất, các VĐV quay trở lại điểm xuất phát bằng lối đi dọc hai biên để tiếp tục so tài cao thấp ở những vòng đua kế.


Theo người huấn luyện tại làng du lịch thì loại heo đua này có nguồn gốc từ Móng Cái, mà người ta vẫn quen gọi là heo mọi. Đây là loài heo có sức đề kháng cao, sức khỏe tốt hơn so với các giống heo thịt thông thường; chân dài, bụng lại không phệ và điểm đặc biệt là chúng rất thông minh nên dễ huấn luyện.  Thông thường mỗi chú heo bắt đầu tham dự cuộc đua ở khoảng 7-8kg, và sự nghiệp của chúng khá ngắn: khoảng 6-7 tháng, khi trọng lượng bắt đầu vượt ngưỡng 30kg.


Dù không thật sự hấp dẫn với những ai đã có dịp xem heo nước ngoài thi đấu (áo thi đấu khá đẹp, chạy đua cực nhanh và vượt chướng ngại vật đủ kiểu), nhưng quả thật đua heo tại VN vẫn có sức thu hút riêng. Thu hút bởi sự mới lạ, những tràng cười thú vị và cả một chút... cá độ giữa bạn bè với nhau. Khách nước ngoài thường bắt một chú heo và cá một vài USD cho vui, còn người VN thì bắt ly cà phê, chầu ăn sáng. Nhưng thắng hay thua, ai cũng đều vui...


Xem thêm:

-  Cuộc thi cưỡi... lợn

- VFF - Heo chơi thể thao!


VIDEO

- The Pig Olympics in Moscow

- Pigs Outperform Humans.

- HAYZOtv - Thử Thách Đua Lợn (cưỡi heo)

- Dua Heo Tai Lang Du lich My Khanh, Can Tho, VN

- Cuộc Đua Kỳ Thú - Bắt heo dễ hay khó

- Cuộc Đua Kỳ Thú - Vất Vả Lùa Heo

- Cưỡi heo đi dạo | X MEN

- Người đàn ông cưỡi lợn "khổng lồ" đi chợ

- Funny People Riding Pig! Hilarious! Funniest Animals Video Ever



    2.4. Heo làm xiếc.

NMP | Lần Đầu Tiên Được Xem Xiếc Lợn , Xiếc Lợn

- Con Heo Đất Lợn Làm Xiếc

- Chú lợn thông minh

Xem thêm:

- Circus - Wikipedia

- Xiếc – Wikipedia tiếng Việt

- Animal training - Wikipedia

- Huấn luyện động vật – Wikipedia tiếng Việt


VIDEO

- Pigs perform circus

- Circus Pig!

- Circus Pigs!

- Trained pig

-  Pig Circus


2.5. Heo làm biểu trưng (logo).

Ở châu Mỹ, người thổ dân da đỏ cũng xem heo là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn. Ở Mỹ, heo được làm biểu tượng của đội thể thao, như đại học Arkansas đặt tên cho đội thể thao là Sus Scrofa (Lợn Rừng) hay Đội Lợn Hoang, đội bóng nhí gồm 12 thành viên thiếu niên bị kẹt trong hang Tham Luang ở tỉnh Chiang Rai, miền Bắc Thái Lan suốt 18 ngày, đã nổi tiếng trên khắp thế giới.

2.6. Heo trong hệ Can Chi.

Sexagenary cycle - Wikipedia

Can Chi – Wikipedia tiếng Việt


Hợi, con vật cuối bảng trong Thập Nhị Chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, và Hợi). Tương truyền, ngày xưa Ngọc Hoàng mở đại hội và triệu tập tất cả các loài vật, nhưng chỉ có 12 con vật như có tên trong Thập Nhị Chi đến phó hội. Con chuột (Tý) là con vật đến phó hội sớm nhất nên đứng đầu bảng Địa Chi và con heo (Hợi) có lẽ vì ủn ỉn, chậm chạp đến sau cùng nên đứng cuối bảng.

Theo văn hóa Việt Nam hay Châu Á, heo là biểu trưng của sự phồn thịnh, tài lộc, nên nhiều nghệ nhân đã đúc tượng heo vàng, lịch ảnh heo treo tường, heo ống tiết kiệm làm giàu, tranh dân gian để thể hiện sự chúc tụng năm mới nhiều may mắn, con cháu đông vui, sanh sôi nảy nở, phúc lộc dồi dào phong phú.


2.7. Heo trong điện ảnh.

Zhu Bajie - Wikipedia

Trư Bát Giới – Wikipedia tiếng Việt

Heo là con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, không chỉ người Á châu mà còn cả Âu châu. Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, heo gần gũi đến độ được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa heo Trư Bát Giới trong truyện nổi tiếng “Tây Du Ký”.

VIDEO

- Tây Du Ký | Trọn bộ | HD - Thuyết minh

- Trọn bộ Tây Du Ký 1986 thuyết minh tiếng Việt - VTV thực hiện



Babe (film) - Wikipedia

Babe chú heo chăn cừu – Wikipedia tiếng Việt

Xem thêm:

- Năm Hợi, nói chuyện về phim con heo | Vietnam Film Critics ...


VIDEO

- Babe (1995) - Movie

- Babe (chú Heo Chăn Cừu) (1995) - Full Hd - Vietsub



Peppa Pig - Wikipedia

VIDEO

- Peppa Pig English Episodes 🔴 LIVE Peppa Pig 2019


    2.8. Heo trong giáo dục.

Heo ống tiết kiệm

Với trẻ con Việt nam, con heo đất còn là người bạn thân thiết. Thuở nhỏ bé tí, các bé nhóc đã được ba mẹ ông bà dạy cách tiết kiệm bằng cách bỏ vài đồng, vài cắc cent vào chú heo con nho nhỏ, màu vàng, màu bạc hay màu đất để giúp người nghèo, làm từ thiện... Tích tiểu thành đại! Bài học “heo ống” nhỏ này sẽ giúp trẻ con hay ngay cả người lớn biết xài tiết kiệm, san sẻ bố thí.

2.9. Heo trong hội họa.

Con lợn học ngữ pháp Latinh



Tranh biếm họa về lợn và người


When Pigs Fly Painting by Leah Saulnier Th



Chinese Pig Paintings




Image result for đàn lợn âm dương

Tranh Đông Hồ - Lợn Ỉ



Tranh lợn Kim Hoàng


Xem thêm:

- Con Lợn Của Hai Dòng Tranh Đông Hồ Và Kim Hoàng : Trường Đại ...



    2.10. Heo trong nghệ thuật tạo hình.

     Không chỉ có trong tranh, con heo còn xuất hiện trong các chạm khắc dân gian của người Việt như điêu khắc đình làng và các tượng heo hay một vật rất thông dụng là con heo đất.

      

        H1                H2                H3

Trung Quốc và các nước Đông Á cũng rất đề cao hình ảnh con heo bởi sự mập mạp, béo tốt và mắn đẻ của nó. Hình ảnh con heo đã xuất hiện rất sớm trong nền văn hóa Trung Quốc. Ví dụ:

- Cái chén gốm đen khắc hình lợn rừng của nền văn hóa Hà Mụ Độ (Hà Mẫu Độ) trước công nguyên 5000 đến 4000 năm, hiện trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Triết Giang (Trung Quốc). Chén được trang trí bằng các nét khắc hình con heo, mang các họa tiết đơn giản là những đường vạch và đường tròn đồng tâm (H1).

- Nồi đất hình heo thuộc Văn hóa Đại Vấn Khẩu, là một đồ vật khá ngộ nghĩnh, nửa giống cái nồi nửa giống một cái bình với thân hình là một chú heo tròn quay, Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc (H2).

- Tượng heo có chim đậu trên lưng, bằng đồng, đời Nhà Thương (1600 - 1046 trước CN). Tượng này có hình dáng khúc chiết, mạnh mẽ, được chạm khắc hoa văn khắp bề mặt (H3).

   

            H4                H5            H6

- Tượng Heo rừng tạc bằng đá (cao 62cm, dài 163cm), thời Tây Hán (206 trước CN – 7 sau CN) tượng này được đặt trước mộ Khắc Khứ Bệnh, Hưng Bình, Thiểm Tây (H4).

- Hàn Quốc cũng đề cao con heo và dùng thứ lịch can chi với hình tượng 12 con giáp. Tại cung điện Gyeongbokgung của Hàn Quốc trong sân của cung điện có một vòng tròn xếp tượng những con giáp bằng đá quay mặt ra ngoài. Tượng của các con vật này đều mặc đồ quan phục đại lễ trông thật trang nghiêm (H5).

      

        H7                    H8                H9

- Nhật Bản gọi con heo rừng là inoshishi, nó là vật cưỡi của Thần chiến tranh Usa Hachiman bởi sự dũng manh.  Tại các đền thờ Thần đạo họ hay bày các tượng heo rừng nhỏ trước điện thờ thần Wakenokiyomaro. Một bức tranh vẽ heo rừng từ Chiba Shrine, Nhật Bản (H6). Tượng Heo rừng, gốm với men celadon trắng, giữa thế kỷ 19 (H7). Heo rừng tại đền Nanzen-in (H8).

Các nước Châu Á  khác tuy không đề cao con heo như văn hóa Trung Quốc và Việt Nam nhưng cũng thể hiện các hình tượng của loài heo dưới các góc độ khác nhau.

- Ấn Độ, thần Vishnu vào kiếp thứ 3 trong 10 kiếp là một con heo rừng khổng lồ, nó là avatâra (hoá thân) của vị thần này. Với hình dáng của ravâha (heo rừng), thần Vishnu đã đánh nhau với quỷ dữ Hiranyaksa để cứu trái đất bằng cách ủi sâu vào đáy biển đưa đất lên. Hình ảnh con heo rừng được vẽ và tạc khắc trong các đền thờ đạo Hinđu chính là để tưởng nhớ đến thần Vishnu. Tượng thần Vishnu trong hoá thân của heo rừng ở đền Vahara (H9).

        

        H10                H11                H12

Tranh tasser (vẽ trên lụa) Hóa thân Varâha của thần Vishnu, Raghurajpur, Orissa.  Tượng thần Vishnu đang nâng Bhu Devi trên cánh tay sau khi đã đạp rắn dưới chân mình, Đền Durga, Aihole (H10).

- Nêpan nằm kề bên Ấn Độ và có chung nền văn hóa, cũng có thờ các tượng đá hóa thân của thần Vishnu. Tượng đá Vahara thế kỷ 7, hóa thần của thần Vishnu tại Dlumvarahi, Nêpan (H11). Heo rừng đứng là một tượng nhỏ bằng đồng của thời kỳ Đông Java, Inđônêxia thế kỷ thứ 14 (hình 12).

Woinic the World's Largest Boar – Saulces

Xem thêm:

- Năm Hợi Lượm Lặt Chuyện Heo Trong Mỹ Thuật : Trường Đại Học Mỹ ...

VIDEO

- Hướng Dẫn Bong Bóng Nghệ Thuật / bài 13 : tập làm con heo ( con lợn )


2.11. Những năm Hợi đáng nhớ trong sử Việt.

* Năm Kỷ Hợi - 39:  Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em con Lạc Tường ở huyện Mê Linh, chuẩn bị lực lượng để sang đầu năm 40 phất cờ khởi nghĩa giành độc lập cho đất nước.                                              

* Năm Quí Hợi - 543:  Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp nghĩa quân Lý Bí (= Lý Bôn) lần thứ 2. Nghĩa quân chủ động đánh địch ở Hợp Phố. Quân địch mười phần chết đến bảy - tám. Tướng địch bị giết gần hết. Mùa Xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, đặt kinh đô gần cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).    

* Năm Kỷ Hợi - 939: Sau chiến thắng Bạch Đằng Giang lịch sử, Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở Cổ Loa, mở đầu thời kỳ phát triển của quốc gia phong kiến độc lập và lớn lên nhanh chóng của dân tộc Việt Nam.

* Tân Hợi - 951: Đinh Bộ Lĩnh người châu Đại Hoàng, con trai Đinh Công Trứ, Thử sử Hoan Châu nổi dậy chiếm đóng động Hoa Lư.    

* Quí Hợi: 1179: Tô Hiến Thành giúp vua Cao Tông trị nước, đến năm Kỷ Hợi (1179) thì mất. Ông là một người có tài thao lược, thờ vua trung thành cho nên người đời sau ví ông với Gia Cát Lượng bên Tàu.        

* Ất Hợi - 1275: Sau nhiều lần dùng mưu để khuất phục vua Thánh Tông nước An Nam không được, vua Nguyên quyết định đem quân sang đánh, sai quan ở biên giới do thám địa thế nước ta. Bên An Nam cũng đặt quân vào thế sẵn sàng đánh địch.    

* Đinh Hợi - 1287: Mùa Xuân năm Đinh Hợi (1287) nhà Nguyên kén lấy 7 vạn quân, 500 chiếc thuyền, 6 nghìn quân Vân Nam, và 1,5 vạn quân ở 4 châu khác sang xâm lược nước Đại Việt. Quân và dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo vương, tháng 3 năm 1288 thắng lớn ở Bạch Đằng giang. Cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ ba toàn thắng.

* Tân Hợi - 1311: Anh Tông cùng với Huệ Võ vương Trần Quốc Chân, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư đem 3 đạo quân sang đánh Chiêm Thành, bắt được Chế Chí đem về An Nam, phong cho em là Chế Đà A Bà làm vua Chiêm Thành.

* Đinh Hợi - 1407: Ngày 22/1/1407, quân Minh tràn xuống chiếm thành Thăng Long. Quân nhà Hồ rút lui. Đến Lỗ Giang (Sông Mã) quân địch đuổi kịp, tướng Nguỵ Thức thấy thế nguy cấp bèn tâu: “Nước đã mất, làm vua không nên để người ta bắt được, xin bệ hạ tự đốt đi mà chết còn hơn”. Hồ Quí Ly tức giận bắt Nguỵ Thức đem chém rồi chạy vào Nghệ An. Tháng 6 năm Đinh Hợi (1407), quân Minh bắt được cha con Hồ Quí Ly ở Kỳ La ( Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

* Ất Hợi - 1419: Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1419- 1420, trong nước có nhiều cuộc dấy binh nổi lên. Nhưng đáng chú ý là cuộc nổi dậy của nhà sư Phạm Ngọc ở chùa Đồ Sơn, lãnh đạo dân nghèo và vùng ven biển Đông Bắc chiến đấu ngoan cường làm cho quân địch ở đồn Bình Than, thành Xương Giang vô cùng hoảng sợ.    

* Kỷ Hợi - 1479: Vua Thái Tông sai Ngô Sĩ Liên biên soạn “Đại Việt sử ký toàn thư” chia làm 2 bản. Một bản kể từ Hồng Bàng Thị cho đến thập nhị Sứ Quân có 5 quyển. Một bản kể từ Đinh Tiên Hoàng cho đến Lê Thái Tổ có 10 quyển. Cũng trong năm Kỷ Hợi - 1479, có tù trưởng xứ Bồn Man làm phản, xui người Lão Qua (người Lào) đem quân quấy nhiễu miền Tây nước ta. Vua Thánh Tông sai quan Thái uý Lê Thọ Vực, cùng với các tướng Công Lộ, Lê Đình Ngạn, Lê Lộng và Lê Nhân Hiếu đem 5 đạo quân từ Nghệ An, Thanh Hoá sang đánh đuổi quân Lão Qua đến sông Kim Sa, quân ta toàn thắng.

* Năm Quý Hợi - 1503:  Sách Cương mục ghi người Việt Nam chế tạo được thuỷ xã, một loại xe nước đưa vào đồng ruộng chống hạn, phát triển sản xuất.

* Đinh Hợi - 1527:  Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lên làm vua, đặt niên hiệu là Minh Đức.    

* Quí Hợi - 1623: Tháng 8 năm Quý Hợi (1623), Trịnh Tráng đánh tan quân Kính Hoan ở Gia Lâm, rước vua Lê trở lại kinh đô. Mùa Đông năm đó, vua Lê phong Nguyên suý thống quốc chính thanh Đô vương cho Trịnh Tráng.

* Đinh Hợi - 1767: Trịnh Doanh mất con, Trịnh Sâm lên làm chúa.       Ất Hợi - 1815: Gia Long cho ban hành Bộ luật “Quốc triều hình luật”, gồm 22 quyển với 398 điều.   Kỷ Hợi - 1839: Là năm Minh Mệnh thứ 20, vua Thánh Tổ định lương bổng đồng niên và tiền xuân phục của các quan viên.     

* Năm Quý Hợi - 1863: Trương Định, một lãnh tụ nổi tiếng đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ thời cận đại, gửi thư cho Bonard đòi ba tỉnh miền Đông.

* Năm Ất Hợi - 1875: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Trần Bình ở Trà Vinh, của Thủ khoa Huân ở Mỹ Tho…

* Năm Đinh Hợi - 1887: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình tiếp tục chống Pháp. Căn cứ Bãi Sậy của khởi nghĩa Nguyễn Thiện Thuật bắt đầu hình thành.

* Năm Tân Hợi: - 1911:  Trưa ngày 5/6, người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống tàu Latusơ Trêvin tại Bến Nhà Rồng (Sài Gòn), ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 15/7, anh đến cảng Lơ Ha-vrơ miền Bắc nước Pháp.

* Quý Hợi - 1923: Tháng 6/1923, Nguyễn ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô (cũ) dự hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào Ban chấp hành. Cũng trong năm này, thành lập Tâm Tâm xã tại Quảng Châu (Trung Quốc) - một tổ chức yêu nước của nước ta.

* Đinh Hợi - 1947: Chiến dịch Thu Đông Việt Bắc, trải qua 75 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 quân Pháp, hạ 16 máy bay, 11 tàu chiến ca nô. Với chiến thắng Việt Bắc, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của địch, buộc chúng chuyển sang đánh lâu dài với ta.      

* Ất Hợi - 1995: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là Cộng hoà xã hôị chủ nghĩa Việt Nam, tròn 50 tuổi .     

* Đinh Hợi - 2007: Nước ta sau 11 năm đàm phán, được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bước vào một sân chơi lớn, thời cơ thuận lợi nhiều nhưng thách thức không phải là ít. Vị thế nước Việt Nam nâng lên một tầm cao mới.


2.12. Heo trong tín ngưỡng và tôn giáo.

- Heo trong Tử Vi.


Theo Tử vi thì lợn tượng trưng cho sự giàu có, sung túc cả vật chất và tinh thần vì loài lợn rừng thường làm hang trong những khu rừng, còn loài lợn nhà chỉ ăn và ngủ, không phải lo lắng điều gì. Theo đó, người tuổi Hợi rất hào hiệp, ga-lăng, tốt bụng và dũng cảm nhưng thường rất bướng bỉnh, nóng tính nhưng siêng năng và chịu lắng nghe.


- Heo trong thần thoại Hy Lạp.

Bức tượng của Demeter với lợn – 400 năm trước Công nguyên, được tìm thấy ở Athens, tại Bảo tàng Cleveland

Ở châu Âu thời cổ đại, heo là con vật được nữ thần Demeter (thần sinh sản trong thuyết Hy Lạp Cổ Đại) ưa thích. Bởi lẽ, heo là biểu tượng cho sự sinh sản con cái sung túc, nên phụ nữ hay mua heo mạ đồng vàng để trong nhà hay phòng riêng để cầu mắn con. Ở Đức, tham dự vào buổi tiệc có thịt heo vào đêm Noel có ý nghĩa ngăn ngừa quỉ thần và đem lại thịnh vượng, tiền tài cho năm mới.

- Heo trong tôn giáo hữu thần.

+ Theo luật Kashrut, tín đồ Do Thái giáo cũng bị cấm ăn thịt heo. Như ở LêVi 11:7. Cựu Ước có chép :

7) Con heo, vì nó có chân chẻ làm hai móng, nhưng không nhai lại: các ngươi phải coi nó là loài ô uế.

8) Thịt của chúng, các ngươi không được ăn, xác chết của chúng, các ngươi không được đụng đến; các ngươi phải coi chúng là loài ô uế.”

+ Theo kinh Qur’an, tín đồ theo Hồi giáo cũng không ăn thịt heo như sau:

2: 173 Quả thật, Ngài chỉ cấm các ngươi ăn xác con vật đã chết, máu, thịt heo, và những vật cúng hiến tà thần khác thánh Allah. Nhưng đối với những ai vì nhu cầu cần thiết hay bị ép buộc phải ăn thì không bị kết tội, vì Allah là Ðấng Khoan Dung và Nhân Từ “.

5:4 Allah tuyệt đối cấm ăn thịt heo và huyết heo.  Đối với kẻ nào cố tình bất tuân, Allah sẽ không thể tha thứ mà còn trừng phạt không thương tiếc [no mercy!!!]”

Lý do Do Thái giáo và các quốc gia theo Hồi giáo kiêng ăn thịt heo được giải thích rằng ngày xưa chiến tranh ở các nước Á Rập, nhiều người chết, xác chết không được chôn cất bị heo ăn sinh bệnh dịch, người ăn thịt heo bị truyền bệnh không có thuốc chữa trị, nên Giáo chủ Mohamed kêu gọi đừng ăn thịt heo vì heo là con vật dơ bẩn… Từ đó trở thành thói quen. Dù ngày nay người ta nuôi heo ở các trại chăn nuôi, đầy đủ tiêu chuẩn, có thức ăn biến chế, nếu phát hiện các bệnh dịch như long móng lở mồm.. thì đàn heo đó bị đốt để tránh bệnh truyền nhiễm.

+ Ngày xưa, tín đồ của Công giáo cũng không ăn thịt heo nhưng sau giấc mơ của Pierre thấy Thiên Chúa cho phép ăn nên họ ăn . Như trích dẫn ở Tân ước TÐCV 10:9 – 16 dưới đây:

“Hôm sau, đang khi họ đi đường và đến gần Gia-phô, thì ông Phê-rô lên sân thượng cầu nguyện; lúc đó, vào khoảng giờ thứ sáu.

10 Ông thấy đói và muốn ăn. Đang khi người ta dọn bữa thì ông xuất thần.

11 Ông thấy trời mở ra và một vật gì sà xuống, trông như một tấm khăn lớn buộc bốn góc, đang được thả xuống đất.

12 Trong đó có mọi giống vật bốn chân và rắn rết sống trên đất, cùng mọi thứ chim trời.

13 Có tiếng ran bảo ông: “Phê-rô, đứng dậy, làm thịt mà ăn! “

14 Ông Phê-rô thưa: “Lạy Chúa, không thể được, vì không bao giờ con ăn những gì ô uế và không thanh sạch.”

15 Lại có tiếng ran bảo ông lần thứ hai: “Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ gọi là ô uế.”

16 Việc ấy xảy ra đến ba lần, và lập tức vật ấy được đưa lên trời.”

Tuy nhiên, có nhiều tài liệu rất cổ về tôn giáo bình luận rằng trong thâm tâm, giáo hội Thiên Chúa giáo từ nguyên thủy thực sự cũng muốn duy trì việc cấm đoán ăn thịt heo như đã viết trong “Cựu Ước;”  vì chính đức Chúa Giê-Su đã có lần giảng như ở (Matthew 5:17) có chép:

Các con đừng bao giờ nghĩ là ta đến để loại bỏ (“destroy”) các điều luật của đức Chúa Cha (như đã đã đặt ra trong “Cựu Ước”); mà ta đến để thi hành (“fulfill”) những điều luật của Ngài.”

- Heo trong tôn giáo vô thần.



Three poisons – Wikipedia

Tam độc – Wikipedia tiếng Việt

[Tranh Thangka “Vòng luân hồi” – Tây Tạng]

Bánh xe luân hồi là tác phẩm kinh điển của Phật giáo giải thích các trạng thái tâm lý, tiến trình sinh tử, đặc điểm tồn tại của các cõi giới luân hồi cùng những triết lý sâu sắc về nhân sinh, vũ trụ theo quy luật biện chứng nhân quả. Sự mô tả các cảnh giới trong tác phẩm này giúp chúng ta có được tri kiến về bản chất luân hồi và thúc đẩy mạnh mẽ động cơ tu tập, tìm cầu giác ngộ giải thoát nơi mỗi người.

Vòng luân hồi thường được vẽ ở lối vào Đại hùng Bảo điện các tự viện thuộc truyền thống Kim Cương thừa, với mục đích giúp chư Tăng Ni và các Phật tử hành hương có được cái nhìn sâu sắc về bản chất sự sống, các nguyên nhân nền tảng của khổ đau và phương pháp chuyển hóa khổ đau để đạt được hạnh phúc chân thật.

Chúng ta có thể tìm hiểu khái quát các chi tiết mô tả bánh xe luân hồi theo bốn lớp hay bốn vòng đồng tâm quanh bánh xe đó, chi tiết như sau:

1. Vòng ở trung tâm là vòng Hoặc,

2. Vòng thứ hai là vòng Nghiệp,

3. Vòng thứ ba là vòng Khổ,

4. Vòng thứ tư là vòng Mười hai nhân duyên.

Vòng Hoặc hay còn gọi là vòng Phiền não có hình ảnh ba con vật: lợn, gà, rắn đan quyện vào nhau tiêu biểu cho tham, sân, si là ba phiền não căn bản, cũng là nguyên nhân sâu xa và là động cơ vận hành vòng quay sinh tử luân hồi.

Ba phiền não căn bản tham, sân, si là biểu hiện cụ thể của một nội tâm vô minh “chấp thủ”, là nguyên nhân điều khiển mọi hành vi nơi thân, khẩu, ý dẫn đến tạo Nghiệp, nên Nghiệp được thể hiện tại vòng tròn thứ hai gồm hai nửa đen trắng. Nửa bên trái nền trắng gồm những chúng sinh tạo Thiện nghiệp. Nửa bên phải nền đen gồm những chúng sinh tạo Ác nghiệp. Dù có tính chất thiện hay ác, các nghiệp do chúng sinh tạo ra vẫn bị chi phối trong vòng Nghiệp lực với kết quả là lưu lạc trầm chìm trong luân hồi. Bởi Nghiệp ác ví như sợi dây xích sắt và Nghiệp thiện ví như sợi dây xích vàng, cả hai loại xích này đều biểu hiện cho sự trói buộc thân và tâm đối với tự do đích thực (giải thoát) nơi con người.

Nguyên lý Duyên khởi là chân lý khách quan tự nhiên của vũ trụ, là sự khám phá (giác ngộ) trọng đại của đức Phật Thích Ca. Nguyên lý này chỉ ra thực tính tự nhiên của vạn vật trong vũ trụ là:

- Vô thường:  Vạn vật luôn biến đổi không ngừng nghỉ.

- Vô ngã:  Vạn vật không có thực thể, mà chỉ do các yếu tố hình thành hay hoại diệt (tùy duyên).

Nhận thức ra các thực chất tương đối này và thực sống với chúng, con người sẽ tự cởi trói tinh thần (chấp thủ), chuyển hóa nội tâm phiền não do tham-sân-si, và đúng nghĩa là cuộc sống hạnh phúc đích thực nơi chinh mình tự hiện thực (giải thoát).


Nghĩa địa heo 5 móng ở Sóc Trăng


Xem thêm:

- Ý nghĩa Thangka Vòng luân hồi | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên ...


VIDEO

- Về con heo biết ăn chay niệm Phật

- Năm Hợi nói chuyện con heo - Thích Nhật Từ


-  CHUYỆN HEO NĂM MÓNG Ở SÓC TRĂNG

- Nghĩa địa heo 5 móng ở Sóc Trăng | VTC

- Nỗi sợ heo 5 móng ở ngôi chùa nổi tiếng miền Tây - VnExpress

 

 

Image result for chinese zodiac animals


    Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi !

***

 

Huy Thai gởi