NĂM PHÁP KHIẾN CHÁNH PHÁP KHÔNG DIỆT Ở THỜI MẠT PHÁP
Mạt pháp là thời kỳ thứ ba sau Chánh pháp và Tượng pháp.
Thời hạn của ba kỳ, có thuyết cho là sau khi Phật diệt độ, Chánh pháp trụ thế 500 năm, Tượng pháp được 1.000 năm và Mạt pháp trải qua 10.000 năm. Có thuyết lại cho Chánh pháp và Tượng pháp đều trụ thế 1.000 năm, còn Mạt pháp thì 10.000 năm. Nhưng cũng có thuyết cho là Chánh pháp trụthế1.000 năm, nhưng Tượng pháp thì trải dài đến 10.000 năm nhưthời Mạt pháp.
Vì sao lại phân ra ba thời? Là y cứvào việc đầy đủhay không đầy đủgiáo, hạnh và chứng mà nói. Giáo là giáo pháp đã được nghe. Hạnh, là chỉcho việc tu hành. Chứng, là chỉcho việc chứng quả. Chánh pháp là thời mà người học Phật có đủcảba việc đó. Nghe pháp rồi ứng dụng tu hành. Tu hành rồi liền chứng quả. Còn thời Mạt pháp, người nghe pháp và hiểu pháp thì nhiều mà ứng dụng pháp tu hành thì hiếm, nên phạm giới thì nhiều và chứng quảthì ít.
Theo Pháp uyển châu lâm, thời Mạt pháp có 5 thứloạn(1):
1- Bạch y xưng làm bậc mô phạm, còn Tỳ-kheo vô thức theo đó mà học.
Nói vềđiều kiện cũng nhưchuyên môn, chưTăng Ni là những vịtrực tiếp thọnhận giáo pháp của NhưLai, là người có ưu thếhơn vềđịnh lực, trí tuệcũng như kinh nghiệm đối với Chánh pháp. Đáng lẽchưvịmới là người truyền pháp, nhưng thời Mạt pháp lại có tình trạng đảo lộn. Vì sựđảo lộn đó mà gọi là loạn. Không phải bạch y đứng ra giảng pháp mà Chánh pháp hay Tượng pháp trởthành mạt. Biểu hiện và tác nhân là hai thứkhác nhau. Đó là nói vềnội giáo.
Về ngoại giáo, không thểkhông lấy bạch y làm thầy. Ngoại giáo, tuy cần cho việc lợi tha, nhưng tu sĩ dành thời gian cho ngoại giáo cũng có nghĩa là thời gian nghiên cứu kinh luận và công phu bịthu hẹp, việc chứng quảkhó xảy ra. Đó là lý do nói mạt.
2- Bạch y ngồi tòa trên, Tỳ-kheo ở dưới.
“Ngồi tòa trên” và “ởdưới” nói đây mang nghĩa “Bạch y tựxưng ta hiểu Đại thừa phải ởcương vịtrên, còn Tỳ-kheo hành pháp nhỏđương nhiên ởvịthấp” 2, nên nói mạt. Hoặc trong Phật sự, do uy lực và tài vật mà bạch y ởthếthượng, Tỳ-kheo ởthếkém. Sựđảo lộn đó cho thấy pháp của NhưLai ứng dụng vào đời sống thường nhật kém, nên nói mạt.
3- Tỳ-kheo thuyết pháp thì chẳng hành, chẳng nghe. Bạch y thuyết pháp thì lại thuận hành.
Trong việc giảng pháp và nghe pháp, đòi hỏi “Sởthuyết” phải có duyên với “Năng thuyết”, và pháp được thuyết phải đáp ứng được căn cơvà tính dục của người nghe. Bạch y thuyết chịu nghe chịu hành, vì pháp được thuyết phù hợp với tâm người nghe. Tức phần ứng cơtốt. Nhưng pháp Phật không chỉcó khếcơmà còn phải khếlý. Nếu không lìa lý mà thuyết thì coi nhưhàng Phật tửxuất gia dụng pháp không tốt nhưhàng tại gia, nên nói mạt. Nếu lìa lý mà thuyết thì rơi vào cái loạn thứ(4) sau.
4- Ma thuyết thì cho là chân đạo, Chánh pháp của Phật thì cho là chẳng chân.
Vì pháp ma thuyết đáp ứng được tâm trạng và tính dục của người nghe. Nhưng khế cơ thì có mà khếlý thì không. Nên nói mạt.
Chúng sanh thích danh vọng tiền tài, nhưng không muốn nhọc lòng tu hành, làm phước, cũng không nắm đươc lý nhân quảchi phối tới ba đời, không biết sung túc hiện tại là do cái nhân bốthí từtrước v.v.., nên khi ma nói “Không cần. Đểta cho cái phép là được” liền theo. Tuy lời nói sai với lý nhân quả, nhưng vì đáp ứng được tính dục của chúng sanh, nên chúng sanh cho là chân.
Muốn vãng sanh Cực lạc, nhưng niệm Phật thấy nhọc, nhớtrước quên sau. Ma thuyết: “Không cần tựniệm. Chỉcần nghe cái “chip” niệm, vãng sanh càng mau, vì niệm mà vô niệm”. Lời nói tuy trái lý, nhưng vì đáp ứng đúng tâm trạng của chúng sanh, nên được cho là chân.
Thích làm Tổthành Phật, nhưng chánh kiến tu hành không có, không muốn từbỏtham dục cũng nhưngưng dứt dòng vọng niệm, thành khi ma thuyết: “Pháp thân sẵn đủtrong mỗi người. Chẳng cần trừvọng. Trừ, là pháp đối trị, chưa lìa nhịbiên phân biệt, không thểthành Phật. Không nghe Tổnói “Chẳng trừvọng tưởng, chẳng cầu chân?”3. Tham, sân, si cũng chẳng cần diệt. Vì “Tánh của dâm nộsi là Phật tánh”4, liền cho là phải. Lời ma nói tuy không sai với kinh luận, nhưng duyên khởi là thực lý chi phối thếgiới này. Duyên nào có pháp đó. Pháp Phật lập ra là tùy duyên mà lập. Dùng không đúng duyên thì đềhồthành độc dược.
Xưa, ngài A Nan dụng pháp cho chúng sanh không đúng duyên, người phải tu sổtức lại dạy quán bất tịnh, người phải dạy quán bất tịnh lại dạy sổtức, nên không có kết quả.
Vua Trần Nhân Tông hỏi TuệTrung Thượng Sĩ: “Chỉnhưgìn giữgiới hạnh trong sạch không chút xao lãng thì thếnào?”. Thượng Sĩ trảlời: “Giữgiới cùng nhẫn nhục/ Chiêu tội chẳng chiêu phước/ Muốn biết không tội phước/ Chẳng giữgiới nhẫn nhục”. Nói rồi căn dặn: “Đừng nói cho người không ra gì biết”5. Người không ra gì, là người mà việc trì giới và nhẫn nhục chưa thểthực hành, chưa được miên mật nhưTổTrúc Lâm. Trong khi pháp Thượng Sĩ nói chỉdành cho hàng mà giới không còn phạm và nhẫn đã thuần thục. Muốn được chỗ“không tội phước”, là chỗlìa mọi chấp thủ, mọi nhịbiên phân biệt,6 thì “chẳng giữgiới cùng nhẫn nhục”. Vì giới và nhẫn tuy cần thiết cho việc tu hành, không thểkhông giữ, nhưng không nên chấp vào đó. Chấp, tức là trụ. Trụ, thì không thểchứng nhập tánh vô trụ. Vì thế, pháp đó chỉdành cho hàng căn cơmà việc giữgiới và nhẫn nhục đã thuần thục, không phải cho hàng tham dục còn đầy dẫy, nên nói: “Đừng nói cho người không ra gì biết”. Thành có bệnh thì phải dùng pháp đối trị, không thểdùng pháp dành cho người hết bệnh (hàng vô học)7, bệnh càng thêm nặng. Không khác người bệnh mà đi uống nhân sâm, bệnh không lành mà còn tửvong.
5- Tỳ-kheo chẳng trì giới luật, lưu dưỡng vợcon cùng tục không khác.
Chỉ cần vướng vào các loại tham dục bình thường nhưăn uống, ngủnghỉv.v… pháp Phật diễn nói đã thấy khó tiếp thu, huống là ái dục? Thân tâm không thểthanh tịnh, đạo Vô thượng nhất định không thành. Hàng tại gia tu đạo xuất thếcòn phải tránh xa các dục, huống là Tỳ-kheo mà việc lìa ái dục đã trởthành giới luật? Đó là lý do nói pháp mạt.
Đó là 5 hiện tượng thường xảy ra vào thời Mạt pháp.
Cũng có 5 pháp khiến Chánh pháp không diệt ởthời Mạt pháp. Dụng được 5 pháp này thì có thểduy trì Chánh pháp vào thời Mạt pháp, ít nhất là cho bản thân mình.
1- Chỉy Chánh giáo tiến tu, xa lìa các thuyết tà lệch của Tiểu thừa và ngoại đạo.
Chánh giáo, là loại giáo phù hợp với thực lý chi phối thếgian này.
Thực lý chi phối thếgian này là Duyên khởi, được triển khai thành nhân duyên và nhân quả.
Các pháp ởthếgian đều theo duyên mà khởi. Vì thếtùy duyên mà pháp có giá trị. Không pháp nào mang tính phổquát. Pháp Phật cũng vậy, được lập ra là tùy căn cơcủa chúng sanh. Vì thế, Chánh giáo là loại giáo phải vừa mang tính khếcơ, vừa mang tính khếlý. Khếcơ, là ứng đúng căn cơvà tánh dục của chúng sanh mà thuyết. Khếlý, là dù theo duyên mà thuyết, cũng không được lìa tinh thần mà kinh luận đã nói.
Cho nên, dù là giáo của Phật, nhưng khi ứng dụng vào duyên, nếu không đáp ứng đủhai điều đó thì Chánh pháp cũng thành tà pháp. Đó là do không đủtrí tuệtrong việc dụng pháp mà chánh thành tà.
Ứng với cái duyên chúng sanh chỉthích hạnh phúc ởthếgian thì thuyết phần giáo liên quan đến Nhân Thiên thừa. Pháp dù biến hóa thếnào, cũng không được lìa Ngũ giới, Hiếu hạnh, Thập thiện hạnh… mà nhân quảlà lý chi phối tất cả.
Ứng với cái duyên chúng sanh thích quảvịA-la-hán, thì thuyết phần giáo có liên quan đến Tứđế, khổ, không, vô thường, vô ngã v.v… Biến hóa thếnào, cũng không được lìa việc trừ“tập” diệt “khổ”, mà liễu thoát sanh tửlà đích đến.
Ứng với cái duyên chúng sanh thích quảvịBích Chi Phật, thì thuyết phần giáo có liên quan đến Thập nhịduyên sanh, khổ, không, vô thường, vô ngã… Biến hóa thếnào, cũng không được lìa việc phá trừba chi thọ, ái, thủ, mà đích đến là liễu thoát sanh tử, được quảvịBích Chi Phật.
Ứng với cái duyên chúng sanh thích vãng sanh Cực lạc của Phật Di Đà, thì thuyết phần giáo có liên quan đến thếgiới Di Đà và việc trì niệm danh hiệu Phật, quán tưởng hình tượng Phật v.v… Biến hóa thếnào, cũng không được lìa ba thứTín, Nguyện và Hạnh. Tín, là tin có cõi Phật Di Đà, tinniệm Phật được nhất tâm bất loại nhất định sẽvềcõi đó. Nguyện, là nguyện vãng sanh Tây phương Cực lạc. Hạnh, là phải tựmình niệm Phật, tùy lực tùy căn của mình mà niệm. Nếu không có Tín thì không đủniềm tin đểniệm Phật. Không có Nguyện, thì không có gì có thểthành tựu, dù chỉlà việc bốthí bình thường8. Không có Hạnh thì không do đâu hàng phục được dòng vọng tưởng tương tục, tâm khó tương ưng với cảnh giới Di Đà. Nếu nói máy niệm mà mình có thểvãng sanh Cực lạc, đó là ma nói không phải Phật nói.
Ứng với cái duyên chúng sanh thích Phật quả, thì thuyết phần giáo có liên quan đến những việc nhưPhật tánh, tựlợi, lợi tha, phát bồ-đềtâm và thanh tịnh thân tâm bằng con đường Trung đạo. Kinh Pháp hoa nói: “Vì các Bồ-tát, nhân Vô thượng chánh đẳng chánh giác mà nói Lục độba-la-mật, rốt ráo trí tuệPhật”. Biến hóa thếnào, cũng không được lìa việc trừbỏvọng tưởng (là nhận ra được thực tánh của vọng tưởng), nhưĐại sưTông Mật đã nói trong cuốn Nguồn thiền: “Dứt vọng tưởng là chánh tu. Làm các điều lành là trợtu”.
Pháp Phật cần dụng cho đúng duyên. Dụng pháp mà không đúng duyên, ứng cơmà không khếlý, khếlý mà thiếu khếcơthì thuyết Chánh pháp thành tà pháp.
Nói: “Xa lìa các thuyết tà lệch của Tiểu thừa và ngoại đạo”, thì “tà” là ứng với “ngoại đạo”. “Lệch” là ứng với “Tiểu thừa”. Tiểu thừa là muốn nói đến các thừa nhỏ, chỉcho Tiểu thừa và Trung thừa9. Sao gọi là thừa nhỏ? Vì lý chưa tận nên nói nhỏ, chưa dạy người được Niết-bàn vô sởtrụnên nói nhỏ.
Ngoại đạo mà nói “tà”, là chỉcho những loại giáo xa lìa nhân quả, lầm nhân lộn duyên, nếu chúng sanh theo đó mà tu thì rơi vào các đường khổ, nên nói “xa lìa…”.
Nhị thừa mà nói “lệch”, là khi người tu dừng trụởcác quảvịLa-hán và Bích Chi Phật, lấy đó làm Niết-bàn rốt ráo, tức lấy hóa thành làm bảo sở, lấy giải thoát cho riêng mình làm cứu cánh, bỏmất tâm bồ-đềsẵn đủtrong mỗi người. Không phải phần giáo pháp cũng nhưpháp tu của Nhịthừa là sai trái. Vì dù là tu Đại thừa, cũng không ra ngoài việc trừTập, chứng Đạo. Chỉlà sâu hay cạn. Nhịthừa phá các Tập thuộc phiền não chướng. Đại thừa phá sâu vào phần Tập thuộc sởtri chướng. Nhịthừa, lìa nhịbiên phân biệt thô. Đại thừa, phải lìa nhị biên phân biệt tế.
Về pháp tu, pháp của Nhịthừa hay Đại thừa đều dạy người tu bất động với tám gió,10 căn không dính với trần v.v… Nói chung giáo của Nhịthừa và Đại thừa khác nhau ởphần tinh thần là chính. Nhịthừa được quảvịgiải thoát. Đại thừa lấy quảbồ-đềlàm Niết-bàn rốt ráo, trong đó bao gồm cảquảgiải thoát. Nghĩa là, quảvịchứng ngộkhông phải một, nhưng pháp tu thì không khác.
Tùy bệnh tùy cơmà dù tu Đại thừa, có khi vẫn phải học phần giáo của Nhịthừa, áp dụng pháp tu của Nhịthừa. Trong kinh Lăng-già tâm ân, Đại sưHàm Thịnói: “Bồ-tát trụtướng trí tuệmà vẫn dùng thiền tịch của Nhịthừa đểtrừsạch pháp chấp vi tế. Đây là chẳng bỏphương tiện mà chẳng chấp là thật pháp”11.
Nói “Tiểu thừa”, còn mang nghĩa chấp pháp. Chấp pháp, là cho pháp mình tu là chân lý, đúng mọi lúc mọi nơi mà không thấy mặt duyên khởi không tánh của vạn pháp, thành đối với những pháp còn lại đều thật tâm bài bác12. Vì thế, dù học pháp Đại thừa mà tâm chấp pháp quá nặng, chỉthấy Đại thừa mới là pháp Phật nói, bài bác Nhịthừa, thì Đại thừa cũng thành Tiểu thừa.
Tóm lại, thứmà người tu phải xa lìa là những cái lệch của Nhịthừa và cái tà của ngoại đạo, không phải là chính ngoại đạo hay Nhịthừa. Bởi những gì trong giáo pháp của chưvị, nếu là thiện pháp, thì chúng cũng chính là thiện pháp trong giáo pháp Đại thừa. Và đã học pháp Đại thừa thì phải nhớđến tinh thần vô chấp của nó. Học và hành tất cảcác thiện pháp mà không dừng trụlưu giữ. Đó chính là pháp của Đại thừa.
Đã không trụchấp thì ngay với pháp Đại thừa, cũng không nên chấp. Không cho Đại thừa mới là Chánh pháp nên học, còn Nhịthừa thì không đụng đến. Nói “xa lìa” là xa lìa những cái lệch và tà, không phải xa lìa những cái không lệch không tà mà trịđúng bệnh của mình. Bởi trong Đại thừa có Nhịthừa. Trong Nhịthừa có Đại thừa. Đại thừa không lìa Nhịthừa. Nhi thừa không lìa Đại thừa. Vì chúng là pháp duyên khởi. Vấn đềlà phải dụng pháp cho đúng duyên. Có bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì thuốc không dùng. Tránh tình trạng bệnh lành vẫn chấp thuốc, dụng pháp này lại bác pháp kia.
Pháp Phật không lỗi, không có gì đểbài bác nếu chúng ta ứng dụng nó đúng duyên. Pháp trởthành lỗi là do sựcốchấp và dụng pháp không đúng duyên. Là do người không phải do pháp. Muốn hộpháp được trường tồn ởthếgian này thì cần có cái nhìn duyên khởi đối với các pháp. Biết pháp ứng cơmà hiện thì cũng sẽtùy cơmà được lợi ích. Không sinh tranh cãi, không khiến Chánh pháp bịhủy diệt chỉvì cái thấy hạn cuộc của mình.
2- Thường hành nhẫn nhục, không sinh sân nhuế, công đức vang xa khiến người quy ngưỡng.
Dù là tu Đại thừa hay Nhịthừa thì việc chính cũng là trừbỏtham, sân, si. Nghĩa là không đểtham, sân, si làm chủ, dẫn dắt mình ra vào trong Lục đạo. Nói cách khác, là không đểtham, sân, si thành tập nghiệp của mình. Tu Đại thừa, là đểnhận ra thực tướng của tham, sân, si. Muốn nhận ra được thực tướng của chúng thì trước cần làm cho chúng mất lực, hiện nguyên hình là vọng. Vì thếtrong quá trình tu hành, người tu Nhịthừa hay Đại thừa đều phải hành nhẫn nhục, không đểtham, sân, si tăng trưởng.
Trong việc lợi ích chúng sanh, nếu đểtham và sân làm chủthì việc lợi ích không thểthực hiện. Chúng sanh cang cường, không nhẫn nhục khó mà thành tựu hạnh lợi tha. Vì thếcần phải hành nhẫn nhục và không sinh sân nhuế.
“Công đức vang xa, khiến người quy ngưỡng” là cái quảtất yếu của việc trừbỏtham, sân, si và hành nhẫn nhục. Việc trừbỏđó cũng là duyên khiến chúng sanh kính ngưỡng mà quy vềhọc pháp.
3- Đối với các vịcó đức lớn ngồi ởtòa trên thì cung kính thuận sự, siêng cầu pháp yếu.
Kinh Pháp hoa, phẩm Thường Bất Khinh nói: “Sau lúc Chánh pháp đã diệt, trong đời Tượng pháp, những Tỳ-kheo tăng thượng mạn có thếlực lớn…”. Đểsửa trịpháp tăng thượng mạn đó mà xuất hiện hình tượng Tỳ-kheo Thường Bất Khinh. Tỳ-kheo Thường Bất Khinh, chẳng chuyên đọc tụng kinh điển, chỉlàm một hạnh lễlạy. Bất cứkhi nào thấy Tứchúng, thảy đều đến lễlạy mà nói: “Tôi chẳng dám khinh các ngài, vì các ngài sẽthành Phật”. Trải qua nhiều năm, dù bịmắng nhiếc hủy phạm cũng chỉmột tâm đó. Khi sắp mất, trên hưkhông bỗng vang ra hai mươi nghìn muôn ức bài kệ Pháp hoa, thảy đều nghe hết. Nghe rồi đều có thểthọtrì. Liền được lục căn thanh tịnh v.v… Thì biết, tâm cung kính đối với tất cảchúng sanh cũng là một pháp tu. Vì nó là duyên giúp phá trừngã tướng. Người tu Chánh pháp cần y đó mà tu đểtránh những điều sai lệch không đáng có.
Thắng Man phu nhân, tuy là cưsĩ nhưng bà là một Đại Bồ-tát thuyết pháp Đại thừa. Một trong 10 đại nguyện của bà là: “Con từhôm nay cho đến khi chứng quảBồ-đề, đối với các bậc Sưtrưởng chẳng khởi tâm kiêu mạn” thì biết việc tôn kính Sưtrưởng cần thiết cho việc tu hành.
Hai hình tượng, một thuộc Tăng bảo, một thuộc cưsĩ đều cho thấy, hạnh tôn kính người khác luôn cần thiết đối với một người tu, dù đó là xuất gia hay tại gia.
Trong luận Tối thượng thừa của ngài Hoàng Bá, có người hỏi: “Thếnào là tâm ngã sở?” Hoàng Bá trảlời: “Là có chút tâm cho ta hơn người. Tựnghĩ ta hay nhưthế. Tâm ngã sởđó là bệnh trong Niết-bàn”. Đây nói “bệnh trong Niết-bàn” thì biết bệnh này khá phổbiến trong giới tu hành, nhất là với những người từng thủchứng được chút gì.
Phu nhân biết mình có công đức và trí tuệhơn người, bà cũng biết nếu không khéo, cái thấy hơn người đó sẽlàm phát sinh lòng kiêu mạn, là một loại phiền não chướng, bệnh trong Niết-bàn, thành “Chẳng khởi tâm kiêu mạn” trởthành một trong 10 đại nguyện của bà. Nguyện, vì lòng tha thiết đối với con đường Phật đạo. Nguyện, cũng là đểchặn đứng một thói xấu. Vì lời nguyện ngoài tác dụng biểu hiện sựphát tâm của mình, bản thân nó cũng tạo ra những duyên giúp hành giảthực hành được điều đã nguyện.
Đây không chỉnói cung kính mà còn thuận sựvà siêng cầu pháp yếu. Là đối với việc nhận pháp tu hành thì siêng tham vấn những chỗchưa biết, đểtrí tuệđược phát triển, việc tu hành luôn tăng tiến. Với Phật sự, cũng khéo nghe làm không chống trái.
4- Đối với diệu pháp đã nghe, sinh sâu sựyêu thích, hoan hỷphụng hành.
Nói đến diệu pháp, thì thường ai cũng nghĩ đến loại giáo pháp liễu nghĩa. Với hàng Nhịthừa chấp pháp thì cho pháp mình mới là Diệu pháp.
Với cái nhìn duyên khởi không tánh, loại giáo pháp nào ứng đúng với căn cơvà tính dục của chúng sanh mà không lìa lý, gọi là Diệu pháp. Gọi Diệu, vì với pháp đó chúng sanh có thểthông hiểu và ưa thích. Hiểu, mới có thểtheo đó mà hành. Thích, mới có thểthực hành đến nơi đến chốn. Vì thếdù là pháp tối thượng mà chúng sanh không hiểu, cũng không thểtheo đó thực hành thì pháp đó, trong cái duyên của chúng sanh đó, chẳng còn là diệu pháp. Cho nên nói đến thực tướng của pháp thì không bàn diệu hay không diệu, chỉkhi ứng duyên mới nói diệu hay không diệu. Vì thế, nói diệu hay không diệu là tùy pháp, tùy duyên. Pháp nào vừa khếcơvừa khếlý thì pháp đó là diệu.
Đây nói sinh sâu sựyêu thích, nghĩa là không phải chỉthích mà còn thích sâu. Muốn thích sâu thì hiểu phải đi đôi với hành. Nghĩa là phải có thực hành ít nhiều phần giáo pháp mà mình đã học thì niềm tin mới được củng cốsâu đậm, nên nói hoan hỷthực hành, là vui vẻmà thực hành, thấy lợi ích cho mình và người mà thực hành.
5- Với pháp Đại thừa, phương tiện diễn thuyết khiến người sơtâm học tập, có chỗy tựa tiến tu vào đạo.
Đây chỉnói Đại thừa mà không nói đến Nhịthừa hay Nhân Thiên thừa, vì tính bao quát của nó. Ởmặt lý, Đại thừa dẫn người đến phần lý tột cùng. Không chỉdừng ởmặt hiện tượng duyên khởi mà còn hiển bày bản chất của duyên khởi. Ởmặt sự, Bồ-tát đạo gồm đủcác hạnh từNhân Thiên thừa cho đến Lục độba-la-mật của Đại thừa. Hành giảtu hành có thểtùy phần tùy lực của mình mà hành các hạnh. Ngoài ra phần giáoTánh không duyên khởi được hiển bày qua các kinh luận Đại thừa, còn có thểgiải quyết được sựbếtắc của triết học và khoa học,13 đáp ứng được nhu cầu tri thức của thời đại, nên đây chỉnói đến Đại thừa. Nói Đại thừa, nhưng là nói đủcác thừa.
Phương tiện diễn thuyết, là ứng cơmà thuyết đểngười sơcơcó thểtheo đó học tập. Vì ứng cơ, nên lý thì không hai mà pháp thì vô số. Nhưng muôn hình vạn trạng bao nhiêu, cũng không được lìa phần lý mà Phật đã nói.
Học Đại thừa, chỗđến là quảvịPhật. “Nguyện đem công đức này/ Hồi hướng khắp tất cả/ Đệtửvà chúng sanh/ Đều trọn thành Phật đạo”. Nhưng đểđạt được quảvịđó, không phải ai cũng hành Lục ba-la-mật. Có người tham thiền, có người niệm Phật, có người tụng kinh, có người làm công quảởcác chùa, có người tham gia làm việc ởcác bệnh viện hoặc nơi khốn khó v.v… Rất nhiều hạnh đểlàm. Tùy phần tùy lực mà làm. Làm thứgì cũng được, miễn là thiện hạnh. Hành rồi đừng quên lời hồi hướng “Nguyện đem công đức này/… Trọn thành Phật đạo” thì những sựmình làm dù nhỏnhặt, cũng không ngoài lý mà Phật đã dạy. Lời nguyện đó có thểgiúp mình tùy duyên mà bất biến. Đi Đông, đi Tây, lên núi, xuống biển… rồi cũng quy vềmột đích. Chỉlà hạnh có khác thì thời gian đạt quảcó khác. NhưThích Ca và Di Lặc, thời gian tu hành có khác, rốt cuộc đều thành Phật đạo.
Đó là 5 pháp mà Phật tửxuất gia hay tại gia đều nên y cứthực hành, tùy căn tùy lực của mình mà hành ít hay nhiều, cạn hay sâu. Trong đó vừa có phần tựlợi, vừa có phần lợi tha. Duyên khởi, nên tùy phần tùy lực mà lúc thì ứng dụng phần tựlợi nhiều, lúc thì ứng dụng phần lợi tha nhiều, hoặc vừa tựlợi vừa lợi tha xen kẽ. Đó là những phương thức giúp Chánh pháp trường tồn ởthếgian. Cũng là cách hộtrì Chánh pháp không đểmất trong thời Mạt pháp.
Chân Hiền Tâm
______________
(1) Tam Tạng pháp số.
(2) Tam Tạng pháp số.
(3) Chứng đạo ca, Đại sưHuyền Giác.
(4) Kinh Duy Ma.
(5) TuệTrung Thượng Sĩ ngữlục giảng giải, HT.Thích Thanh Từ.
(6) Như Trung luận nói Bát bất, nhưtrong Lăng-già, Phật dùng 4 từvô, bất, phi, ly đặt trước các việc muốn hỏi, đểchỉthẳng thực tướng của các pháp. “Không tội phước”, là muốn nói đến thực tướng của tội và phước.
(7) Đại sưHuyền Giác nói: “Vô vi nhàn đạo nhân. Chẳng trừvọng tưởng chẳng cầu chân”. Chẳng trừvọng chẳng cầu chân là của hàng vô vi tuyệt học, không phải là pháp dành cho hàng còn đầy dẫy tham sân si.
(8) Tăng nhất A-hàm quyển 3, phẩm Thiên tửMã Huyết hỏi vềBát Chánh.
(9) Các khái niệm được dùng ởđây là y theo sựphân chia của chưTổsưnhưngài Hiền Thủv.v… mà nói, không phải là ý của người viết.
(10) Kinh Tăng nhất A-hàm quyển 3, phẩm Kết cấm.
(11) Kinh Lăng-già tâm ân, HT.Thích Thanh Từdịch.
(12) Đây nói “thật tâm”. Vì vẫn có chưthiện tri thức dùng nó nhưmột loại phương tiện, giúp chúng sanh dụng pháp được đúng cơcủa mình. Vì thếcần tránh việc nhìn tướng mà phán xét.
(13) Điển hình là kinh Bát-nhã, luận Trung quán v.v… Đạo Vật lý, tác giảCapra, Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, nói được phần nào về mối liên hệgiữa các bài kinh đó với nền vật lý hiện đại.
|
|