Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
NẾU NGƯỜI NÀY KHÔNG BỊ BẮN CHẾT
VIỆT NAM SẼ KHÔNG MẤT NƯỚC




Xem PDF tại đây


« Không mất nước ở đây », có nghĩa là miền Nam không mất, miền Bắc
không mất vào tay Trung Cộng. Ngày 3-­‐5-­‐1962, trong một cuộc họp
báo tại Phòng Khánh Tiết Dinh Gia Long, ông nói rằng: «
Nếu miền
Nam thất thủ, cả nẲớc Việt Nam sau này bị sát nhập theo
hình thức « tầm ăn dâu »
vào lãnh thổ Trung Cộng qua trung
gian tập Ðoàn lãnh Ðạo ngẲời bản xứ ». Lời tiên đoán mang tính
suy luận chiến lược, 61 năm sau (1962-­‐2023), trở thành hiện thực.
Trung Cộng thôn tính Việt Nam bằng công thức « diễn tiến hòa
bình ». Phía Việt Nam chuyển giao lãnh hải, lãnh thổ, biên giới âm
thầm, len lén, từ từ. Phía Bắc Kinh đón nhận, sát nhập chầm chậm, êm
thắm, không có tiếng súng phòng vệ, bảo vệ tổ quốc từ phía Việt Nam.
Do đó, người Việt Nam không biết mình đang mất nước!
Văn bản sát nhập VN vào lãnh thổ Trung Cộng với lịch trình hoàn
tất 60 năm kể từ ngày 4-­‐9-­‐1990 được ký kết trong Mật Ước Thành
Đô, tỉnh Tứ Xuyên, giữa Giang Trạch Dân và Tổng Bí Thư Nguyễn Văn
Linh. Trước khi ký, ngày 25-­‐8-­‐1990, ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố
một câu đậm nét lịch sử với Thủ Tướng Phạm Văn Đồng:
« Biết rằng,
dựa vào Trung Quốc, là mất nẲớc. Thà mất NẩỚC, còn hẨn là
mất ₔẢNG ».
Đại Sứ CS Trần Quang Cơ trong hồi ký có viết: «
Mật ẩớc Thành ₔô,
một thỏa hiệp « cho phép
» Trung Quốc Ðô hộ Việt Nam lần thứ
5 ».
Chiếu theo Mật Ước Thành Đô, Việt Nam không có quyền đóng cửa
biên giới trong mọi trường hợp. Bởi thế, theo ước lượng của Cơ Quan
Giám Sát Di Dân Trên Thế Giới, trụ sở đặt tại Genève, (Agence
mondiale de surveillance des migrations, dont le siège est à Genève,
en Suisse). Mỗi năm, trung bình có khoảng 200.000 người Trung Hoa
di dân sang Việt Nam định cư, lập nghiệp, sống vĩnh viễn tại đây. Từ
năm 1990 đến cuối năm 2022, 32 năm, tổng số người Tàu di dân tự
do vào Việt Nam: 11.400.000! Chưa tính 7 triệu người Trung Hoa
sống nhiều đời trước đó. Dù rằng, năm 1975, dưới thời Lê Duẫn, đã
xua đuổi trên 1 triệu người «
Tàu TẲ Bản » ra đi Bán Chánh Thức.
Như vậy còn 6 triệu.
2
Thử làm một bảng so sánh, sẽ thấy người Tàu tràn ngập trên đất
nước Việt Nam đông nghẹt với con số kinh hoàng:
Hoa Kỳ: 3.500.000
Canada: 1.300.000
Pháp: 700.000.
Anh Quốc: 500.000
Nước Ý: 200.000
Việt Nam: 17.400.000
Con số 17.400.000, con số cư trú có « đăng ký » chính thức. Thêm vào
đó, khoảng 10 triệu người Tàu nhập cảnh không thèm xin chiếu khán,
định cư « đếch » cần khai báo với Sở Di Trú Việt Nam.
Từ Vịnh Bắc Bộ. Từ Móng Cái tới Đà Nẵng. Vào tận Nha Trang. Lên Đà
Lạt. Vô tận Mũi Cà Mau. Từ Vân Đồn tới Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Những đợt sóng thần di cư người Tàu ngập lụt dọc theo vùng duyên
hải, làm chủ các sinh hoat kinh tế như: Địa ốc, buôn sĩ, bán lẻ, trồng
trọt, nuôi hải sản, nuôi heo gà kỹ nghệ, thầu xây cất các dự án khổng lồ,
độc quyền khai thác du lịch, khách sạn, tiệm ăn, giải trí…. Người tàu
chiếm gần 40% dân số nước Việt Nam.
xxx
Nhằm phản đối Hiệp Định Paris ký ngày 27-­‐1-­‐1973, Hoa Kỳ và Hà
Nội đạo diễn, ngày 20-­‐11-­‐1972, ông Thiệu công bố chủ trương « Bốn
Không ».
-­‐ Không Ðể lọt vào tay CS dù một tấc Ðất.
-­‐ Không trung lập, liên hiệp.
-­‐ Không thẲẨng thuyết, không nhẲợng bộ.
-­‐ Không có CS hoạt Ðộng trên lãnh thổ VNCH.
47 năm sau, bắt chước ông Thiệu, ngày 9-­‐5-­‐2019, Đảng CSVN ra mắt
« Sách Trắng Quốc Phòng », lớn tiếng khẳng định lập trường « Bốn
Không ».
-­‐ Không chủ trẲẨng tham gia liên minh quân sự;
-­‐ Không liên kết nẲớc này Ðể chống nẲớc kia,
3
-­‐ Không cho nẲớc ngoài Ðặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng
lãnh thổ VN Ðể chống lại nẲớc khác.
-­‐ Không sử dụng vũ lực. Hoặc Ðe dọa sử dụng vũ lực trong
quan hệ quốc tế.
(Xin lưu ý: Bản văn công bố quốc sách VN mà viết rườm rà, lượm
thượm, cú pháp, ngữ vựng, dấu phẩy, dấu chấm không đúng văn
phạm khiến người đọc không hiểu gì hết! «Quan hệ huyết thống »,
« quan hệ quốc tế » cùng một nghĩa hay là không có ý nghĩa gì cả?).
Tính ra, kể từ ngày 11-­‐7-­‐1995, ngày Tổng Thống Bill Clinton tuyên
bố lập bang giao với Việt Nam, đến nay, đã có 5 đời Tổng Thống
Mỹ đặt chân tới Hà Nội: Bill Clinton, George Bush con,
Barrack Obama, Donald Trump, Joe Biden. Họ đến đây với
mục đích vỗ về, vuốt ve, mơn trớn, tha thiết mời gọi Việt Nam trở
thành một « Đồng Minh Chiếc Lược » của Hoa Kỳ tại Á Châu.
Những từ ngữ gian lận, tráo trở như « Đối Tác Chiến Lược » chả
có ý nghĩa gì.
ₔối tác, Ðối Ðầu, Ðối chất, Ðối tẲợng, Ðối lập, Ðối
nghịch… không phải là « Đồng Minh ». Việt Nam biết chứ. Việt
Nam biết nên « đánh lận con đen » dùng « Đối Tác Chiến Lược »
thay thế bốn chữ « Đồng Minh Chiến Lược ». Mỹ không thể là
«
ₔồng Minh ». Chẳng bao giờ là «
ₔồng Minh ». Lý do, Việt Nam
đang ở trong vòng tay, trong quỹ đạo Bắc Kinh, «
cùng chung
một cộng Ðồng, một vận mệnh, một dân tộc ». Bắc Kinh là anh
cả. Việt Nam là em út. Bắc Kinh mới là « Đồng Chí », « Đồng
Minh » thực thụ và muôn đời của Việt Nam.
Thời gian dài suốt 16 năm, Hoa Kỳ luôn luôn ao ước Việt Nam làm
người bạn tri âm, tri kỷ với Hoa Kỳ, sống chết có nhau. Việt Nam
lịch sự đứng xa, cố tình cách ly, tránh né. Viện cớ lập trường « Bốn
Không » để vừa là « tình bạn » đầu môi chót lưỡi, vừa đưa gia đình
con cái qua Mỹ định cư. Hoa Kỳ đã 9 lần ân cần mời Việt nam tham
dự các cuộc tập trận trên biển với Hải Quân Hoa Kỳ. Lần nào VN
cũng « dịu dàng » cự tuyệt. Thế mà, mới đây, VN lại nhận lời tập
trận với Hải Quân Trung Cộng trên Biển Đông.
Trong thời gian nắm chức Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2, cố
Thượng Tướng CS Nguyễn Chí Vịnh, năm 2015, bắn tiếng cảnh
cáo: «
Nếu chiến tranh Trung Quốc và Hoa Kỳ có nổ ra, chắc
chắn, VN sẽ Ðứng về phía Trung Quốc, Ðánh Mỹ thua tan
tác nhẲ năm 1975! ».
4
Tướng Nguyễn Chí Vịnh có lý khi gửi tín hiệu thẳng thắn từ chối
« kết bạn trăm năm » với Mỹ.
Hoa Kỳ lập quốc ngày 4-­‐7-­‐1776, đến nay, 247 năm, kiến tạo một
Chiến Lược Phòng Thủ Từ Xa, kiềm hãm chiến tranh, nếu có xảy ra,
bùng nổ ở tận đâu đâu, xa thật xa nước Mỹ. Chiến lược này, hình
thành một « Tập Quán », mang tính « Truyền Thống » là: « Bội Ước,
Bội Tín », « Bội Bạc » đồng minh, bạn bè, thân hữu. Hoa Kỳ luôn
luôn chủ trương chính sách: « Hôm nay là bạn. Ngày mai là thù.
Không có bạn mãi mãi. Không có kẻ thù mãi mãi ». Bởi lẽ đó, từ
1946 đến 2022, Hoa Kỳ bỏ rơi giữa đừng: 22 Quốc Gia Đồng Minh.
Đảo chánh, lật đổ 17 nhà vua bạn bè, 30 thủ tướng, tổng thống
bằng hữu, khắp thế giới. Hoa Kỳ đang chuẩn bị « qua sông rút
cầu », bỏ rơi Ukraine! 16 nước khu vực Đông Nam Á hiện rất sợ,
rất ái ngại xây đắp cuộc tình « Đồng Minh » với Mỹ!
xxx
Thôi! Thà làm đàn em Trung Cộng. Tuy mất sông, mất biển, mất
đất, nhưng không mất quyền cai trị đất nước. Không sa vào tình
huống « đem con bỏ chợ». Không bị bắn chết gục trong chiếc xe bọc
thép M113 như hai anh em Ngô Đình Diệm năm 1963.
xxx
Kẹt một nỗi, đã mang thân phận « em út », nhất cử nhất động nào
của VN, cũng phải trình người anh cả Bắc Kinh. Thậm chí, muốn
nói chuyện với Mỹ, gặp Mỹ, Tổng Thống, Tổng Trưởng …. Mỹ qua
VN, nên thành thật trình báo với Bắc Kinh biết từng đại tiết, tiểu
tiết, dù là những chi tiết nhỏ nhặt nhất.
Thượng Tướng Hứa Học Cường, Viện Trưởng Viện Đại Học Văn
Hóa Quân Sự, trả lời cuộc phỏng vấn đăng tải trên tạp chí China
Defense Evening News, số phát hành ngày 2-­‐1-­‐2022, hàng năm, có
trên 30.000 sĩ quan, cán bộ trung cấp VN gửi sang Trung Cộng tu
nghiệp các ngành chuyên môn:
Bí ThẲ Tỉnh Ủy, Thành Ủy,
Chính Ủy, Tác Chiến Liên Hợp, An Ninh Quốc Gia, Khoa
Học Chính Trị, Quản Lý Quân Sự tại Trường Đại Học Văn Hóa
Quân Sự, số 18, Phố Zhonggiancun, Quận Điền Hải, Bắc Kinh.
5
Người anh cả Bắc Kinh phân quyền bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo
nước Việt Nam:
Bí ThẲ Tỉnh Ủy, Thành Ủy, Bí ThẲ Chính Trị
Bộ, Tổng Bí ThẲ ₔảng, Bắc Kinh đề cử. Nhà nước VN có thẩm
quyền bổ nhiệm:
Thủ TẲớng, các Bộ TrẲởng, Chủ Tịch Ủy
Ban Nhân Dân Thành Phố Tỉnh, Huyện, Quận, Xã,
PhẲờng…. Đặc biệt, Bộ Trưởng Quốc Phòng, Chính Ủy từ Lữ Đoàn
lên đến Sư Đoàn, Bắc Kinh bổ nhiệm. Chính Ủy các Quân Khu,
Quân Đoàn, Tổng Cục Tình Báo, Bộ Trưởng Công An, Bí Thư Chính
Ủy Công An… VN bổ nhiệm. Phân quyền, phân nhiệm rõ ràng, hai
nước không được dẫm chân lên nhau.
xxx
Đôi dòng dẫn chứng ở trên, VN đang đi vào đoạn cuối hành trình mất
nước, không ngoài thiện ý lập lại lời ông tiên tri cách đây 61 năm, đã
ứng nghiệm đúng với tình đất nước hiện nay. Bây giờ, chúng tôi xin
viết về cuộc đời ông. Cuộc đời ông lúc sống cũng vì tận tâm phụng sự
Tổ Quốc mà quằn vai gánh nặng biết bao nhiêu hàm oan, biết bao
nhiêu nỗi nhục, bất hạnh, biết bao nhiêu thảm kịch chụp lên ông, lên
gia đình ông. Khi chết, chết bên vũng máu, « đong đầy nước mắt ».
Ba bốn chục năm trước, người ta dựng đứng đủ thể loại cốt truyện
thần thoại, triền miên bôi nhọ tên tuổi ông. Nhưng, khoảng 5 năm trở
lại đây, Ban Tuyên Giáo Trung Ương phối hợp với Các Đồn Công An VN
tại Hoa Kỳ, ra lệnh cán bộ đội lốp « Du Học Sinh » tu nghiệp ở các
Trường Đại Học Harvard, Rice, Standford, Yale, John Hopkins, soạn
những kịch bản « Cải Lương Hồ Quảng », viết sách, hồi ký, biên khảo,
ký bút hiệu « Mỹ » một trăm phần trăm. Chẳng hạn như: Benjamin
Rockfell, John Hudson, Luke Matthew, Donald Steven… nhằm xóa sạch
lịch sử bằng những luận điệu ngậm máu căm hờn tưởng tượng phun
lên một hài cốt đã phân hủy từ lâu. Đau đớn ở chỗ, những người Việt
trưởng thành và chiến đấu dưới màu cờ Việt Nam Cộng Hòa, vẫn biết
« ngôn do tâm sinh », mang tội khẩu nghiệp, vết thương trên cơ thể dễ
lành hơn vết thương lòng do ác khẩu tuôn ra, đã bạc ơn bội nghĩa,
nhắm mắt dịch những quyển sách của Ban Tuyên Giáo Trung Ương,
tiếp một tay, tuyên truyền vô vụ lợi, giúp chính nghĩa nghiêng về
người CS, không chịu phân biệt những tác giả người Mỹ đó, là: Mỹ
Nghệ An, Mỹ Trà Vinh hay Mỹ -­‐ Cao Bằng – Lạng Sơn?
Những lập luận xảo ngôn, lật lọng được thấy trong những quyển sách
hư cấu, nói láo từ đời ông nội đến đời cháu nội, bằng tiếng Anh, với
thâm ý đảo lộn tất cả sự thật đã hiện hữu trong lịch sử.
6
1-­‐ Đại Úy Phan Hòa Hiệp hay Đại Úy Dương Hiếu Nghĩa bắn chết
hai ông Diệm-­‐Nhu, không phải Nguyễn Văn Nhung để chạy tội
cho Dương Văn Minh!
2-­‐ Mỹ quyết định triệt hạ TT Diệm vì ông Nhu liên lạc Phạm Hùng
tại rừng Tánh Linh năm 1963 -­‐ có lúc nói ở Bình Tuy -­‐ cố ý bắt
tay với Hà Nội, chấm dứt chiến tranh, qua giải pháp Trung Lập.
Nhân viên tình Báo CS Nguyễn Công Tài, con trai nhà văn
Nguyễn Công Hoan, làm nhiệm vụ trung gian giữa ông Nhu và
Phạm Hùng!
3-­‐ Lính Lực Lượng Đặc Biệt tấn công Chùa Xá Lợi ngày 21-­‐8-­‐1963,
một tội ác không thể tha thứ!
4-­‐ Các Tướng lãnh phải cấp tốc lật đổ TT Diệm, nếu để qua năm
1964, ông Nhu sẽ giao miền Nam cho CS Bắc Việt!
5-­‐ Mã Tuyên là người của CS!
Chúng tôi xin mạn phép trả lời phần 2 và phần 3 trước. Phần 1, 4 và 5
xin trả lời ở những trang cuối.
Trả lời phần 2:
1-­‐ Tánh Linh là một làng của người Chàm – Chăm Pa – Tánh Linh
phiên âm từ chữ Palei Pacame, từ thời vua Minh Mạng năm
1824. Tánh Linh nằm về phía Nam tỉnh Bình Thuận. Suốt cuộc
đời ông Nhu, chưa có một lần đặt chân tới đây. Đại Úy Hạc, tùy
viên ông Nhu xác nhận, ông chỉ thích đi săn có hai khu vực. Một,
Đà Lạt, Tuyên Đức. Hai, Ban Mê Thuột.
2-­‐ Pháp rất ghét hai ông Diệm-­‐Nhu, ghét luôn chính thể VNCH. 15
năm quân dân VNCH chiến đấu bảo vệ miền Nam, 1960-­‐1975,
Pháp công khai ra mặt ủng hộ Bắc Việt. Bênh vực Hà Nội trên
mọi phương diện. Trên chính trường quốc tế, Pháp tận lực giúp
Hà Nội qua các phong trào phản chiến Chống Mỹ xâm lược,
chống « bọn tay sai bán nước Ngụy Quân, Ngụy Quyền VNCH ». Ít
ai biết, nhưng lịch sử biết. Biết rất rõ, Mặt Trận Dân Tộc Giải
Phóng Miền Nam do Pháp và Hà Nội cùng hợp tác, dựng lên,
ngày 20-­‐12-­‐1960, đánh VNCH từ trong nội thành đánh ra. Quân
chính quy Bắc Việt từ ngoài đánh vô. Chủ Tịch Mặt Trận, Luật
Sư Nguyễn Hữu Thọ, từng là Hội Viên Hội Tam Điểm của Pháp.
(Trích tài liệu Hội Tam Điểm 1956, lưu trữ Văn Khố Quốc Gia
Pháp -­‐ Extrait de documents Franc -­‐ Maçonniques de 1956,
archivés aux Archives Nationales de France).
7
Người đẻ ra học thuyết « Trung Lập » là Tướng Charles De Gaulle,
chủ trương đứng giữa, không thân Mỹ, không thân Cộng Sản,
nhưng rất « ưu ái» với Liên Xô. Năm 1966, De Gaulle tống cổ NATO
ra khỏi lãnh thổ Pháp. Chính Tướng De Gaulle, đưa ra sáng kiến
« Trung Lập » hóa nước Lào năm 1962. Năm 1965, đặt chân tới
Nam Vang, De Gaulle hò hét đòi « Trung Lập » hóa Cam Bốt trong
âm mưu tạo một Hậu Phương Chiến Lược, để Hà Nội làm cứ điểm
dung thân hàng chục sư đoàn CS, trú ẩn an toàn. Từ biên giới Miên,
Lào, trải dài 1343 cây số, 850 khẩu pháo tầm xa 130 ly, 528 giàn
phóng hỏa tiễn 120 ly, trong 7 năm, 1968-­‐1975, CS bắn tất cả 3
triệu viên đại bác tấn công khắp lãnh thổ Miền Nam. Phải kể thêm
6000 khẩu súng cối sát thương khác. Quân đội VNCH, 80% tử
thương và bị thương vì đạn pháo. 20% tử thương, bị thương vì bộ
binh CS « công đồn đã viện », bị phục kích, bị ám sát bởi du kích.
(Trích tài liệu «
Quân Sử Chiến Tranh ₔông DẲẨng » hiện lưu
trữ tại Văn Khố Quốc Gia Ba Lan. Wyciąg z dokumentów historii
wojskowości wojny indochińskiej przechowywanych obecnie w
Polskim Archiwum Narodowym -­‐ Extrait de documents d'histoire
militaire de la guerre d'Indochine actuellement conservés aux
Archives nationales polonaises).
Trong đầu ông Nhu chưa bao giờ hình dung tới hai chữ Trung Lập
thì không thể nào diễn trò Trung Lập với Hà Nội. Vậy, xin đừng
« khai phóng » thú tính, « nhân chi sơ tính bổn ác », úp lên linh hồn
người quá cố những điều không có 60 năm trước và 60 năm sau
những nhà biên khảo chân chính cũng không tìm thấy vết tích
Trung Lập do ông Nhu chủ trương.
3-­‐ Phạm Hùng, theo Giấy Khai Sinh ở người Miền Nam, dưới thời
Pháp thuộc, lưu trữ ở
Văn Khố Hộ Tịch ₔông DẲẨng, tỉnh
Nantes -­‐ (Les actes de naissance des Vietnamiens pendant la
période coloniale française sont actuellement conservés aux
Archives de l'état civil d'Indochine, ville de Nantes), tên thật
Nguyễn Văn Thiện, sinh năm 1912, làng Long Hồ, Vĩnh Long, bí
danh Phạm Hùng. Trên Wikipedia, Ban Tuyên Giáo vẽ rồng
thêm rắn, sửa lại tên cúng cơm ông là: Phạm Văn Thiện.
Năm 1955 đến năm 1967, ông ở ngoài Hà Nội, liên tục giữ chức
Phó Thủ Tướng. Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh chết ngày 6-­‐7-­‐
1967 sau khi dùng bữa cơm trưa với Lê Duẫn. Ngày 15-­‐7-­‐
1967, Phạm Hùng được lệnh trở vào Nam, qua ngã Cao Miên,
8
thay thế Nguyễn Chí Thanh, giữ chức Bí Thư Trung Ương Cục
Miền Nam, Cục R đến ngày 30-­‐4-­‐1975.
Phạm Hùng thuộc phe cánh Lê Duẫn, thân Nga. Sau khi Lê Duẫn
mất năm 1986, phe thân Tàu Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê
Đức Anh, Lê Khả Phiêu… tạo phương tiện « giúp ông đột ngột
qua đời » ngày 10-­‐3-­‐1988. Đó cũng là phương cách đòi lại
« món nợ ân oán giang hồ », ông gieo rắc tàn ác đối với phe thân
Tàu trong những năm 1958-­‐1962.
Năm 1967 Phạm Hùng mới xuất hiện ở miền Nam. Vậy, 4 năm
trước, tức năm 1963, ông Ngô Đình Nhu gặp Phạm Hùng nào ở
rừng Tánh Linh?
Năm 1963, một năm đầy biến động quân sự lẫn chính trị. Tháng 1-­‐
1963, nổ ra Trận Ấp Bắc, tỉnh Mỹ Tho. Quân đội VNCH 80 tử trận,
102 bị thương. Mặt trận này, đặt dưới sự chỉ huy của các ông
Huỳnh Văn Cao, Bùi Đình Đạm và Cố Vấn John Paul Vann. Giặc tấn
công ngày càng gia tăng với cường độ đáng lo ngại trên 12 tỉnh lỵ,
nặng nhất là các tỉnh: Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Phước
Long, Bình Thuận, Kontum, Quảng Ngải, Bình Định… Thêm vào đó,
các cuộc biểu tình nổi loạn khắp nơi. Tại Ngã Tư Phan Đình Phùng
– Lê Văn Duyệt, Sàigòn, ngày 11-­‐6-­‐1963, Hòa Thượng Thích Quảng
Đức tự thiêu phản đối chính quyền, gây chấn động thế giới. Ngày
8-­‐9-­‐1963, một trái lựu đạn loại RGD-­‐33, chẳng biết ai ném, khiến 5
cảnh sát, 3 nhân viên công chức thị xã Huế tử nạn. Lựu Đạn RGD-­‐
33, Liên Xô Sản xuất, tầm sát hại cực mạnh, trải rộng 14 thước
vuông. Những người lãnh đạo biểu tình quy hết trách nhiệm lên
chính quyền ông Ngô Đình Diệm.
Liệt kê các dữ kiện quan trọng diễn biến năm 1963, để khẳng định,
ông Nhu không kịp hở tay đối phó tình hình thì thời giờ đâu mà
sách súng đi săn giải trí và gặp Phạm Hùng bàn chuyện « trung
lập » ảo tưởng. Một lần nữa, xin xác nhận, năm 1963, ông Nhu
không rời Dinh Gia Long lên rừng săn thú hoang dã.
Năm 1962, ông Nhu đi săn 5 lần. Lần cuối, ngày 22-­‐10-­‐1962. Lần
này, tháp tùng với ông, có Huỳnh Hữu Nghĩa, Bộ Trưởng Bộ Lao
Động, cánh tay trái. Cao Xuân Vỹ, Phó Trưởng Đoàn Thanh Niên
Cộng Hòa, cánh tay mặt, tổ chức một cục đi săn trá hình tại rừng
Tu Trang, quận Đơn Dương, tỉnh Tuyên Đức. (tỉnh Tuyên Đức
thành lập năm 1958). Ông Nhu dừng lại ở xã Tu Trang, mở cuộc đi
9
săn. Hai ông Nghĩa và ông Vỹ, được một người giao liên, bí danh
Sáu Phan, dẫn tới Xuân Lạc, gặp một cán bộ CS, tốt nghiệp ngành
tình báo, Trường Võ Bị Hoàng Phố năm 1941, bí danh Lâm Giang,
đệ tử ruột ông Hồ Chí Minh. Lê Duẫn « cấp giấy phép » cho Lâm
Giang vào Nam gặp đại diện ông Nhu, thử xem Miền Nam muốn gì
để kịp thời điều chỉnh sách lược chiến tranh xâm lăng.
Trong khi đó, Hồ Chí Minh muốn VNCH mở Tòa Đại Sứ ở Bắc Kinh,
bang Giao với Trung Cộng. Ông Hồ cũng như Mao Trạch Đông
muốn tìm một lối thoát, bắt tay VNCH, gây thiện cảm với Mỹ, hất
cẳng Nga văng khỏi Đông Dương. Đại Sứ Trung Cộng tại Hà Nội,
Chu Kỳ Văn, nhiều lần hối thúc Hồ Chí Minh thẳng thắn nói chuyện
với ông Ngô Đình Diệm, nhằm hạ bệ Lê Duẫn, dành lại ưu thế cho
phe thân Tàu, giúp Trung Cộng lấn sân vào Đông Dương, hốt gọn
khu vực Đông Nam Á sau này. Hồ Chí Minh ba lần tặng quà ông
Diệm. Ông Diệm dứt khoát không nhận.
(
Trích bản báo cáo ngày 16-10-1962 của John Richardson,
TrẲởng Trạm CIA tại Sàigòn năm 1962-1963 - hồ sẨ giải mật số
362831962 - tháng 9-2007, Trung Tâm Văn Khố ThẲ Viện
Quốc Hội Hoa Kỳ -­‐ Excerpt from the report dated October 16, 1962
of John Richardson, chief CIA in Saigon -­‐ 1962-­‐1963 -­‐ declassified file
number 362831962 -­‐ September 2007, United States Library of
Congress Archives Center).
John Richardson, sinh năm 1914 tại Miến Điện, mất năm 1998 tại
Hoa Kỳ, thọ 84 tuổi.
Trong cuộc gặp gỡ 16 phút giữa Hà Nội và Sàigòn, có sự giám sát
ngầm, cách xa 20 thước của Tướng Chuy Huy Mân, Tư Lệnh Chiến
Trường Quân Khu 5 – B3 Cao Nguyên. Họ thảo luận những gì, hãy
nghe ông Huỳnh Hữu Nghĩa phúc trình lại ông Ngô Đình Nhu 1
tiếng đồng hồ sau đó.
Cao Xuân Vỹ:
-­‐ Lê Duẩn quyết định từ bỏ chiến tranh du kích?
Lâm Giang:
-­‐ Vâng! Đúng thế.
Huỳnh Hữu Nghĩa:
-­‐ Chừng nào?
10
Lâm Giang:
-­‐ Bắt đầu năm 1965.
Cao Xuân Vỹ:
-­‐ Họ sẽ tấn công cấp Trung Đoàn?
Lâm Giang:
-­‐ Vâng! Có thể cấp sư đoàn và quân đoàn.
Huỳnh Hữu Nghĩa:
-­‐ Tại sao họ muốn đánh lớn?
Lâm Giang:
-­‐ Liên Xô và Lê Duẫn muốn thắng miền Nam vào năm 1968 hoặc
1969.
Huỳnh Hữu Nghĩa.
-­‐ Trung Cộng có đồng ý với Lê Duẫn không?
Lâm Giang:
-­‐ Thưa không! Trung Quốc không muốn miền Bắc tiếp thu miền Nam.
Họ rất sợ hai miền Nam Bắc thống nhất trong lúc này. Họ mong muốn
miền Nam trao đổi Sứ Quán với họ.
Huỳnh Hữu Nghĩa:
-­‐ Nguyễn Văn Kỉnh đang làm gì?
Giang Lâm:
-­‐ Làm Đại Sứ tại Liên Xô.
Cao Xuân Vỹ:
-­‐ Cảm ơn anh. Mong đất nước sớm thanh bình, chúng ta đoàn tụ với
nhau. Đồng chí
Nguyễn Minh Hữu nhờ anh chuyển lời thăm tất cả
« anh em ngoài Bắc ».
Ghi chú: « Nguyễn Minh Hữu», bí danh ông Ngô Đình Nhu. Câu nói:
«
Tất cả anh em ngoài Bắc », là có ý gởi lời thăm các điệp viên
nội tuyến thuộc Khối BT57. Đặng Chí Bình (1933-­‐1923), tác giả
« Hồi Ký Thép Đen », mật danh X20, cũng nằm trong khối
11
BT57. Mật mã từ 47 đến 57 là bí số của hàng trăm toán điệp viên
hoạt động nội tuyến, phản gián, nhị trùng, được cài sâu, trèo cao,
xâm nhập vào các cơ quan đầu não Hà Nội. BT57 là Bắc Tiến
1957, trực thuộc Nha Tổng Tuyên Huấn, ông Ngô Đình Nhu điều
hành tổng quát. Đại Tá Lê Quang Tung Chỉ Huy. Phụ Tá là Thiếu Tá
Trần Khắc Kính. Lần thứ nhì đổi thành Sở Khai Thác Địa Hình. Lần
thứ ba, năm 1964, đổi thành Nha Kỹ Thuật. Sau Đại Tá Lê Quang
Tung, những vị Giám Đốc kế tiếp: Đại Tá Trần Văn Hổ, Đại Tá Ngô
Xuân Nghị, Đại Tá Dư Quốc Lương, Đại Tá Ngô Thế Minh, Đại Tá
Đoàn Văn Nu. Tổng Giám Đốc Nha Kỹ Thuật từ 1967 đến 1975,
Đại Tướng Cao Văn Viên.
Họ luận đàm chỉ có bấy nhiêu lời ngắn ngủi. Rồi hấp tấp chia tay.
Người « giao liên » bí danh Sáu Phan, nhanh chóng đưa cán bộ
Giang Lâm mất hút vào rừng núi Tây Nguyên, di hành về hướng
biên giới Lào-­‐Việt.
Lúc còn ở Pháp, 3 năm, 1977 đến 1980, chúng tôi thường ngồi
uống cà phê với ông Bộ Trưởng Lao Động Huỳnh Hữu Nghĩa ở
Quận 15, Paris, nghe ông kể những mẫu chuyện có thật trong lịch
sử. Nhiều lần, chúng tôi hỏi về cuộc săn bắn của ông Ngô Đình Nhu
năm 1962. Ông Nghĩa trả lời:
-­‐ Đó chẳng qua là một «
màn giàn cảnh » lấy tin tức chiến lược
và bày tỏ lòng nhiệt thành của chính phủ triệt để yểm trợ tinh
thần các anh em cán bộ chúng ta đang hoạt động trong vùng
địch ngoài miền Bắc. Chỉ có thế thôi! Sau này, người ta thêu dệt
sai bét hết. Chẳng trúng vào đâu cả ».
-­‐ Năm 1986, chúng tôi, đại diện Tuần Báo Văn Nghệ Tiền Phong,
có 4 lần phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ tại Orange County,
California, lần gặp thứ 4, nhờ ông xác nhận lời ông Huỳnh Hữu
Nghĩa. Ông Cao Xuân Vỹ khẳng định rằng, những gì ông Nghĩa
nói, hoàn toàn đúng với sự thật. Ông Cao Xuân Vỹ, sinh năm
1920, mất năm 2013.
-­‐ Còn kịch bản « Mieczyslaw Maneli, Trưởng Phái Đoàn Ba Lan trong
Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến, người làm trung gian giữa ông
Nhu và Phạm Hùng, người đứng ta thúc đẩy chuyện này là TT De
12
Gaulle qua Đại Sứ Laoulette của Pháp ở Sàigòn », là một loại hài kịch
hư cấu nhảm nhí, rẻ tiền.
Viết đúng tên Đại Sứ Lalouette là Lalouette Roger, nhận nhiệm sở
tháng 9-­‐1958 đến tháng 12-­‐1963. Tháng 1-­‐1964 đến tháng 5-­‐1973,
VNCH và Pháp không có bang giao, nên hai bên không có trao đổi Đại
Sứ. Tháng 6-­‐1973, ông Jean-­‐Marie Mérillon nhận nhiệm sở Đại Sứ tại
Sàigòn -­‐ VNCH đến ngày 30-­‐4-­‐1975.
-­‐ TT De Gaulle hận Mỹ, ghét VNCH, thù ông Diệm tận xương tận tủy vì
ông Nhu tống cổ một Toàn Quyền thực dân Pháp cuối cùng là Đại
Tướng Paul Ély ra khỏi Việt Nam ngày 2-­‐6-­‐1955 thì làm gì có cái vụ
«
thúc Ðẩy » hai miền Nam Bắc ngồi lại với nhau! Mieczyslaw Maneli
có gặp ông Nhu hai lần, cả hai lần ông Nhu đều từ chối bởi sự đề nghị
Trung Lập giả hình, giả dạng của Hà Nội.
Năm 1967, Đảng CS Ba Lan chuẩn bị treo cổ ông, nghi ngờ ông cộng
tác với CIA. Năm 1968, Luật Sư Mieczyslaw Maneli « vượt biên » trốn
qua Mỹ tỵ nạn chính trị. Ông qua đời tại New York năm 1994, thọ 72
tuổi.
xxx
Giang Lâm báo cáo với Lê Duẫn, rằng, ông Ngô Đình Nhu: «
Chấp
nhận chung sống hòa bình với Hà Nội qua giải pháp Trung
Lập ». Báo chí CS Đông Âu, lấy tin từ Lê Duẫn, loan truyền khắp
thế giới. Hai chữ « Trung Lập » từ đó dính liền với tên tuổi ông Ngô
Đình Nhu.
Lê Duẫn biết Giang Lâm nói láo. Biết Giang Lâm là ai, nhưng còn
một chút vị nể ông Hồ Chí Minh, chưa xử dụng « ván bài lật úp ».
Năm 1969, Hồ Chí Minh chết. Năm 1970, Giang Lâm ngồi gục đầ
trong nhà tù Nam Định. Năm 1973, được tự do tạm. Năm 1976 đi
« cải tạo lao động » ở Hà Giang. Năm 1980 được tạm giam tại nhà.
Giang Lâm tên thật Tạ Đình Đề, cận vệ ông Hồ Chí Minh kiêm Tổng
Cục Trưởng Tổng Cục Vật Tư, rồi Tổng Cục Đường Sắt, sinh năm
1917, Hà Đông. Cha ông, hội viên Đông Kinh Nghĩa Thục. Năm 17
tuổi, Tạ Đình Đề gia nhập Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội, Đức
Kỳ Ngoại Hầu Cường Để lãnh đạo, chống Pháp. TT Ngô Đình Diệm
13
nhiệt liệt ủng hộ Cường Đễ. Ông Cường Để sinh năm 1882 tại Huế,
từ trần năm 1951 tại Nhật Bản.
Năm 1946, Tạ Đình Đề được kết nạp vào Đảng CS và làm cận vệ
ông Hồ Chí Minh.
Năm 1989, Tạ Đình Đề vô tù một lần nữa. Năm 1994, lại được trả
tự do. Ông mất năm 1998 tại Hà Nội.
Sáu Phan, từng phục vụ dưới quyền điệp viên VNCH Võ Văn Ba
nằm vùng trong Cục R, tên thật
Nguyễn Hà Phan, sinh năm 1933
tại Bến Tre. Năm 1949, 16 tuổi, gia nhập đảng CS. Tháng 9 năm
1958, 25 tuổi, đang giữ chức Bí Thư Tỉnh Ủy Sóc Trăng, trên
đường đi công tác qua các xã Phú An, Phú Hựu, Song Phụng, Quận
Kế Sách, Phan và toán cận vệ lọt bẫy phục kích của toán lính Tỉnh
Đoàn Bảo An Sóc Trăng.
Đã liên lạc với Nguyễn Hà Phan trước, cuộc phục kích này do Ty An
Ninh Quân Đội sắp xếp. Năm 1964, Phan được trao đổi tù nhân
chính trị với CS.
Sáu năm ngồi tù Côn Đảo, Phan giữ vững lập trường chống « Mỹ
Diệm », giữ vững lập trường trung với thành Đảng, không tố giác
các tổ nằm vùng CS, thường xuyên lãnh đạo các cuộc biểu tình
phản đối chính phủ VNCH tại Côn Đảo, đòi hỏi hết yêu sách này tới
yêu sách khác. Các đảng viên bạn tù rất kính phục. Tình báo VNCH
khuyến khích ông mạnh dạn tố cáo trước dư luận thế giới Khu
Chuồng Cọp trong nhà tù Côn Đảo, lập công với Đảng. Đây là một
khu giam biệt lập, nhốt những tù nhân phạm kỷ luật, Pháp xây
dựng năm 1940. Tên tuổi ông vang lừng. Chiến công đối với Đảng
thật là hiển hách.
Năm 1986, Nguyễn Hà Phan, Bí Thư Tỉnh Ủy Cần Thơ. Năm 1991,
Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Năm 1993, Phan leo lên
tới đỉnh cao danh vọng, Ủy Viên Bộ Chính Trị kiêm Ủy Viên Thường
Trực Ban Bí Thư. Nhờ có Nguyễn Văn Linh đỡ đầu, Phan chuẩn bị
thay thế Võ Văn Kiệt, nắm chức Thủ Tướng. Trong lòng Nguyễn Hà
Phan nuôi hoài bảo, một ngày nào đó, nắm được Tổng Bí Thư
Đảng, sẽ giải tán chế độ CSVN như Yeltsin đã ký văn bản lịch sử
giải thể Đảng CS Nga năm 1990. Chẳng may tung tích gián điệp bị
bại lộ, Đảng tống giam ông biệt tích từ năm 1996. Đến năm 2019
14
đem ra xử bắn và trả thi hài về cho vợ con ở Ninh Kiều, Cần Thơ,
ngày 1-­‐8-­‐2019.
Nguyễn Văn Kỉnh, sinh năm 1916, tại Sàigòn, học Trường Petrus.
Ký, một trong sáu cán bộ cao cấp thành Lập Trung Ương Cục Miền
Nam, Cục R, năm 1951, cùng với Lê Đức Thọ, Hà Huy Giáp, Lê Duẫn,
Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm. Ông Kỉnh, bạn thân Bộ Trưởng Lao
Động VNCH Huỳnh Hữu Nghĩa, tập kết ra Bắc năm 1954.
-­‐ Nhà văn Nguyễn Công Hoan sinh năm 1903, mất năm 1977, thọ 74
tuổi. Ông Nguyễn Công Hoan có 4 người con trai:
1-­‐ Nguyễn Tài Khoái
2-­‐ Nguyễn Tài Đông
3-­‐ Nguyễn Tài Dư
4-­‐ Nguyển Tài Anh.
Nguyễn Tài Đông, sinh năm 1926, mất năm 2016, thọ 91 tuổi. Năm
21 tuổi, Trưởng Đồn Công An Hà Nội, bí danh Tư Duy. Ngày 21-­‐3-­‐
1964 vào Nam, làm Bí Thư Khu Ủy An Ninh Sàigòn-­‐Gia Định. (Khu Ủy
khác với Thành Ủy. Khu Ủy giống như Biệt Khu của VNCH), xử dụng bí
danh Ba Sang. Ngày 23-­‐12-­‐1970 lọt ổ phục kích của Ủy Ban Chiến
Dịch Phượng Hoàng tại Giồng Trôm, Bến Tre. Nghị Định thi hành Kế
Hoạch Phương Hoàng, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm ký ngày 16-­‐
12-­‐1969. Từ năm 1968 đến 1973, số cán bộ CS bị bắt: 26.369, bị giết:
73.250.
Trong Chiến Dịch Phượng Hoàng, người dân bị giết lầm: 17.351
người. Tháng 9-­‐1973, chính phủ VNCH vội vã giải tán Chiến Dịch
Phượng Hoàng.
Sau 2 năm Nguyễn Tài Đông bị giam ở khám Chí Hòa. Tháng 4-­‐1972,
Đông ưng thuận hợp tác với CIA. Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo
VNCH, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình Chỉ Huy, làm cho Đông thẻ
căn cước khác, mang tên
Nguyễn Văn Lắm, sinh năm 1927 tại Mỏ
Cày, Bến Tre. Theo hướng dẫn của Frank Snepp, Phó Trưởng Trạm
CIA tại Sàigòn (Trưởng Trạm là Thomas Polgar), Nguyễn Tài Đông trở
lại phục vụ tổ Tình Báo Đặc Nhiệm T6. Tổ T6 ám sát rất nhiều viên
chức VNCH trong thành phố Sàigòn từ năm 1963 đến 1975.
Năm 1973, Phó Bí Thư Cục R kiêm Bí Thư Thành Ủy Sàigòn -­‐ Gia Định
Nguyễn Văn Linh, không tin tưởng Đông, bắt hắn giải về Cục R, đưa ra
Hà Nội, tống giam. Sau năm 1975, Phan Văn Khải, Trần Bạch Đằng,
15
viết kiến nghị xin ân xá. Nguyễn Tài Đông được phục hồi đảng viên,
thăng cấp Đại Tá Công An.
Năm 1977, Tướng Dương Trọng Thông, bí danh Dương Thông, Cục
Trưởng Cục Tình Báo Văn Hóa A25 (A22 là Cục Tình Báo Chiến Lược),
mở lại hồ sơ Nguyễn Tài Đông, thấy rằng, Đông đã cung cấp tin tức
cho CIA gây thiệt hại nhiều sinh mạng cán bộ. Trong số đó, có Võ
Dũng, Trưởng Đội T3, thuộc Quân Khu 9, miền Tây, đã sa vào ổ phục
kích của
ₔại ₔội PRU - Trinh Sát Tỉnh Rạch Giá (Province
Reconnaissance Unit). Dũng chết tại chỗ. Võ Dũng, con trai đầu lòng
Võ Văn Kiệt. Mẹ Dũng, là bà Trần Kim Anh. Tháng 12-­‐1966, Bà Trần
Kin Anh, người vợ đầu tiên Võ Văn Kiệt, cùng với 2 đứa con nhỏ, bị
trực thăng VNCH bắn chết ở Chiến Khu D, Tân Uyên, Bình Dương.
Năm 1979, Nguyễn Tài Đông lại bị “hạ tầng công tác”, tống giam vào
Khám Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 2010 được thả ra và qua đời năm 2016.
Kết luận, nhà văn Nguyễn Công Hoan chẳng có người con nào mang
tên Nguyễn Công Tài. Thật ra, tên là Nguyễn Tài Đông, vào Nam hoạt
động năm 1964. Các tài liệu về cuộc đời Nguyễn Tài Đông đã chứng
minh, năm 1963, Đông còn ở ngoài Bắc, thì làm sao năm 1963, Đông
ngồi trong Dinh Gia Long đàm luận với TT Diệm và dẫn ông Nhu lên
rừng Tánh Linh gặp Phạm Hùng?
4-­‐ Nhận được tin tình báo, phúc trình lên Chính Phủ, một đại lãnh tụ,
tổng chỉ huy một lực lượng hơn 200.000 đệ tử ăn cơm Quốc Gia
thờ ma CS, nổi loạn, bạo loạn chuyên nghiệp. Bạo loạn có « định
hướng », đang trốn trong Chùa Xá Lợi. Ông ta không hẳn khăng
khăng đòi lật đổ « bọn tay sai Diệm – Nhu » mà còn đòi tiêu diệt
luôn chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Ông chống chính Phủ TT Diệm.
Chống Nguyễn Khánh. Chống Phan Khắc Sửu. Chống Nguyễn Cao
Kỳ. Chống Nguyễn Văn Thiệu. Chống tất cả. Chống bất luận những
gì có liên quan đến người Quốc Gia. 1975, Việt Nam Cộng Hòa
« tắt thở », đại lãnh tụ ngừng tranh đấu, lên chùa nghỉ hưu, tiếp
tục tu hành. Ngày 8-­‐11-­‐2019, ông nhập « Niết Bàn », đắc đạo
thành « A La Hán », thọ 96 tuổi.
CS giam ông 16 tháng tại nhà tù, 20 tháng tại gia, 40 năm tại chùa,
bảo ông ngậm mịêng. Không được há mồm nói một lời, cho tới ngày
ông « băng hà».
Một số đệ tử ông, khóc lóc kể công trạng: «
Nhờ ông, 48 năm qua,
ngẲời dân VN sống trong một Ðất nẲớc thái bình, Ðộc lập, tự
16
do, hạnh phúc. DẲới sự lãnh Ðạo sáng suốt của ₔảng, nhân
dân ÐẲợc tự do vẲợt biên, tự do tu hành, tự do ngôn luận, tự
do bầu cử, tự do ăn nhậu, tự do trụy lạc, tự do làm giàu. Nhân
dân thoát khỏi bàn tay sắt máu bọn Việt Nam Cộng Hòa tàn
nhẫn, vô nhân Ðạo, Ðàn áp tín ngẲỡng. Một chế Ðộ tay sai Ðế
quốc Mỹ cẲớp chợ giựt ÐẲờng »… vân vân và vân.
Vị đại lãnh tụ, tổng tư lệnh của đạo quân 12 năm liên tục xuống
đường, biểu tình, nổi loạn, quyết tâm tiêu diệt VNCH, quyết tâm đánh
« Mỹ cút Ngụy Nhào », thề không đội trời chung « Diệm-­‐Nhu », không
đội trời chung Thiệu-­‐Kỳ, sinh năm 1923 tại huyện Lệ Thủy, Quảng
Bình. Tên thật trong giấy khai sinh, Phạm Văn Bồng. Nhà Nước sữa
lại là Phạm Quang, bí danh Nguyễn Văn Bòng, sinh tại Đồng Hới. Năm
1947, ông vào chiến khu giữ chức Quận Hội Liên Minh Việt Nam Đồng
Minh Hội. Năm 1951 ra thành, khoác áo cà sa, vừa đi tu, vừa đấu
tranh diệt Pháp, diệt người Quốc Gia, diệt Mỹ cứu nước.
Đêm 21-­‐8-­‐1963, một Đại Đội Lực Lượng Đặc Biệt, dưới quyền chỉ
huy Trung Úy N.Q.Th. (Vị sĩ quan này « thắt cổ » tự vận trong trại
Quân Lao Gò Vấp ngày 5-­‐1-­‐1964), bao vây Chùa Xá Lợi, số 89, đường
Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Sàigòn, bắt giữ ông Phạm Văn Bồng.
Cuộc hành quân thất bại!
Phía sau Chùa Xá Lợi, ngăn cách với Cơ Quan U.S.O.M (United Sates
Operation Mission) bởi một vách tường cao 3 thước. Nhân viên CIA
đã gác sẵn cái thang lên bờ tường, trước khi LLĐB tới. Phạm Văn
Bồng, năm 1963, 40 tuổi, trèo lên cái thang, đặt chân qua khu vực
U.S.O.M, chiếc Ford Falcon Futura, mang bảng số ngoại giao đoàn,
đưa về Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, số 39, đại lộ Hàm Nghi, « tỵ nạn chính
trị ».
(Năm 1963, Tòa Đại Sứ Mỹ nằm trên đường Hàm Nghi. Năm 1967 dời
về số 4, đại lộ
Thống Nhứt, Sàigòn. Viết đúng địa danh là « Thống
Nhứt” chứ không phải « Thống Nhất”)
Chùa Xá Lợi khởi công xây cất năm 1952, hoàn tất năm 1956. Cụ Mai
Thọ Truyền, sinh năm 1905, mất năm 1973, Hội Trưởng Hội Phật
Học Nam Việt, quản trị Chùa Xá Lợi từ năm 1958 đến năm 1963.
Ông Phạm Văn Bồng « tỵ nạn chính trị» trong Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ thật
là an toàn, thoải mái, trong một căn phòng đầy đủ tiện nghi. Hàng
tuần, hai ngày, thứ Tư và thứ Sáu, qua người thông dịch viên tên
Bảo
(dĩ nhiên là tên giả) ông trả lời những những câu hỏi vu vơ, chẳng ăn
nhập vào đâu, có vẻ « trà đàm », « tâm sự », « tâm tình », giết thời
17
gian, với Đại Tá Peer Sylva, Trưởng Trạm CIA tại Sàgòn. Hai người
rất tâm đầu ý hiệp, trao đổi những mẫu chuyện thầm kín, riêng tư,
nằm ngoài lãnh vực chính trị. Tuy thế, đôi lúc cũng vì quá thân mật,
cởi mở, ông Phạm Văn Bồng sơ hở, kể tên một vài người bạn thân
của ông như: Mười Hương, Hai Thương, Hai Trung, Ba Quốc, Tư
Cang… Nhờ ông lỡ mồm nói bậy đôi ba lời hớ hênh, năm 1969, CIA
hốt trọn ổ Cục Tình Báo Chiến Lược Cụm A22.
Mười Hương, bí danh Trần Quốc Hương, tên thật Trần Ngọc Ban,
Phó Trưởng Cụm A22, (Trưởng Cụm, Đỗ Mười) chỉ huy trực tiếp các
điệp viên nội tuyến chiến lược, từng là Cố Vấn Chính Trị TT Nguyễn
Văn Thiệu:
Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng ̣ , Lê Hữu Thúy, Vũ
Xuân Hòe, Vũ Xuân Duật… và hai điệp viên gạo cội
Phạm Ngọc
Thảo, Phạm Xuân Ẩn….
Mật Vụ Trần Kim Tuyến bắt giam Trung Tướng tình báo VC Trần
Quốc Hương năm 1958. Năm 1964, Thủ Tướng Nguyễn Khánh biểu
Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ Hà Thúc Ký trả tự do Mười Hương, đổi lại,
Cục R thả 4 sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ.
Hai Thương, cấp bậc Thiếu Tướng, tên thật Nguyễn Văn Thương,
năm 1961, đội viên Đội Trinh Sát Bảo Vệ Võ Văn Kiệt. Lúc đó, Võ Văn
Kiệt là Bí Thư Thành Ủy T4 Sàigòn-­‐Gia Định. Năm 1967, Trưởng
Trạm Giao Liên Cụm Tình Báo Nội Thành A36, bị bắt năm 1969.
Hai Trung, Thiếu Tướng Phạm Xuân Ẩn.
Ba Quốc, Thiếu Tướng Đặng Trần Đức, vừa là nhân viên Tổng Cục
Tình Báo Quốc Phòng Hà Nội, vừa là điệp viên phản gián cho ông
Trần Kim Tuyến.
Tư Cang, Đại Tá Nguyễn Văn Tàu, Trưởng Cụm Địch Vận H36, mạng
lưới tình báo yểm trợ điệp viên Phạm Xuân Ẩn và 277 điệp viên
chiến lược nằm vùng trong các cơ quan trung tầng, thượng tầng
VNCH.
Ông Phạm Văn Bồng, lánh nạn trong Tòa Đại Sứ Mỹ, có kẻ hầu người
hạ, sướng quá, ông bèn nảy sinh ước vọng được định cư vĩnh viễn ở
đây luôn. Một nhân viên CIA khuyên ông:
-­‐ Nên đi ra ngoài, muốn làm mưa làm gió gì cũng được. Ở đây, là nơi
cư trú của những bộ óc chuyên soạn kế hoạch chiến tranh, giết người,
không phải chỗ Ngồi Thiền, Tuyệt Thực, Biểu Tình.
18
Phạm Văn Bồng đặt điều kiện:
-­‐ Nếu tôi ra ngoài, tiếp tục lãnh đạo các cuộc biểu tình chống « bọn
bán nước VNCH », Hoa Kỳ ủng hộ tôi nhé?
Nhân viên CIA đáp:
-­‐ Vâng! Ngài Đại Sứ chúng tôi, Henry Cambot Lodge, cũng muốn ông
biểu tình mỗi ngày, biểu tình trường kỳ, biểu tình đến khi nào
người Mỹ chúng tôi rút hết quân về Nước thì thôi!
Với chiến công lừng lẫy chống « bọn tay sai đế quốc Mỹ cứu nước »,
đáng lẽ, ông được gắn lon Thiếu Tướng như Thiếu Tướng Tăng
Thống Hòa Thượng Bửu Chơn, Chưởng Quản Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam từ năm 1973 đến năm 1977, nếu sau năm 1975, Thượng Tướng
Cao Đăng Chiếm, bí danh Năm Quế, và Đại Tướng Mai Chí Thọ, tên
thật Phan Đình Đống, không đích thân hỏi cung, có tính cách « kê tủ
đứng » vô họng ông:
-­‐ CIA đón đồng chí vào Sứ Quán Mỹ ngày 21-­‐8-­‐1963. Diệm-­‐Nhu chết
ngày 2-­‐11-­‐1963. Mãi tới ngày 27-­‐11-­‐1963 đồng chí mới rời nơi ấy. Ba
tháng 6 ngày đồng chí ở trong Sứ Quán Mỹ làm gì ? Gặp những ai ? Nói
những gì với CIA ? Đồng chí hãy viết kiểm thảo 96 ngày, trong 24 giờ, ăn
những gì, uống những gì, đọc sách gì, nằm ngủ trong tư thế thế nào?
Phạm Văn Bồng cứng họng nhưng cũng ráng viết đúng 50 trang giấy,
thành khẩn khai báo, khai tuốt luốt, thành khẩn hối hận, và, thành
khẩn xin tha thứ!
Bộ Trưởng Công An Trần Quốc Hoàn phê vào «
tập giấy thành
khẩn kiểm thảo » của Phạm Văn Bồng, bốn chữ cụt ngủn: « Nhốt nó
chung thân ».
xxx
Dân tộc hôn mê theo nốt nhạc « điệu ru phản chiến, chống Mỹ cứu
nước » xa lánh ông Nhu. « Đồng Minh” thay ngựa giữa đường, ra
lệnh CIA hạ bệ ông. Tập thể Tướng Lãnh phản trắc, rút dao đâm
bể nát ngườ ông. Kẻ nội thù nổi lửa đốt Sàigòn, tìm mọi cách thiêu
sống ông. Miệng lưỡi rừng rú, biển lận, thành phần ăn cơm quốc
gia thờ ma CS, u mê trong cơn “Đại Hồng Thủy giải phóng dân tộc”
không tiếc lời nguyền rủa ông. Vu khống ông là bạo chúa Tần Thủy
Hoàng tái sinh. Người ta viết 137 cuốn hồi ký, 269 bài khảo luận,
19
117 clip Internet bình luận, bịa đặt, bôi bẩn ông, trút hết mọi điều
xấu xa nhất lên mồ mả ông: « Tham nhũng, buôn lậu á phiện, tổ
chức sòng bạc, tổ chức các động mãi dâm, cướp của, giết người, đối
xử độc ác với thuộc cấp, đàn áp « nhân dân” dã man”... vân vân và
vân vân.... Ông ngậm ngùi tắt thở, không có dịp nói một lời biện
minh trước lịch sử!
Sau khi chết, thi thể ông, trải qua ba lần bị quật mồ, ba lần thay đổi
nơi “yên nghỉ”. Lần thứ nhất, 1963, hạ huyệt trong bộ Tổng Tham
Mưu QLVNCH. Lần thứ nhì, 1965, hạ huyệt tại Nghĩa Trang Mạc Đĩnh
Chi. Lần thứ ba, năm 1980, huyệt tại Nghĩa Trang Lái Thiêu. Dù đã 60
năm, thịt đã nát, xương đã tan, Nhà Nước VN vẫn ghim trong lòng mối
thâm thù tiểu nhân, trên mộ bia ông, cấm đề họ và tên ông, cho phép
khắc một chữ « ĐỆ” độc nhất.
xxx
Ông, tên thật Ngô Đình Nhu, sinh ngày 7-­‐10-­‐1910 tại Huyện Lệ Thủy,
Quảng Bình. Tốt nghiệp một trường đại học lừng danh của Pháp,
École Nationale des Chartes, địa chỉ, số 65 Rue de Richelieu, Quận 2,
Paris. Trường này, Vua Louis XVIII, Đệ Thập Bát sáng lập, năm 1829.
Năm 1938, ông đỗ hai bằng Cử Nhân cùng một lúc: Khoa Học và
Triết Học.
Tháng 10 năm 1938 về nước, ông đảm nhiệm công việc Quản Thủ
Thư Viện Đông Dương từ tháng 11-­‐1938 đến tháng 10-­‐1945.
Năm 1949, ông ý thức được rằng, muốn đối đầu lại chủ nghĩa “Vô
Thần CS”, người Quốc Gia phải có một học thuyết “Hữu Thần” làm
nền tảng cho “Chủ Nghĩa Dân Tộc”.
Dựa vào triết thuyết “Nhân Phẩm ThẲợng ₔẳng”, tuyệt đối tôn
trọng sinh mạng con người của nhà Triết Học Emmanuel Mounier,
sinh năm 1905, mất năm 1950, ông Ngô ₔình Nhu cùng các các ông:
Trần Văn Trai, Võ NhẲ Nguyện, Bửu DẲỡng, Ngô Văn Thúy,
Lý Văn Lập,
Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiện Thành, ₔỗ Lam, mất
đúng 2 năm soạn “Triết Thuyết Duy Linh -­‐ Duy Tâm Nhân Vị”.
20

Chủ Nghĩa Nhân Vị” đề cao nhân phẩm, sinh mạng con người. Con
người do Thượng Đế sáng tạo. Thượng Đế ban cho cái quyền được
sống, được quyền tín ngưỡng, được quyền ngôn luận, được quyền tự
mình làm chủ đời mình. Con người có phần xác Duy Tâm, phần hồn
Duy Linh. Con người là một Nhân Vị cao quý nhất, di sản của Tổ Tiên,
tài sản của Quốc Gia, Quốc Gia phải có bổn phận bảo vệ công dân mình.
Ngược lại, công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.
Tháng 2-­‐ năm 1953, ông giới thiệu trước công chúng “Học Thuyết
Cần Lao Nhân Vị”.
Tháng 9-­‐1953, các chiến sĩ Cần Lao Nhân Vị của ông: Bác Sĩ Trần Văn
Đỗ, Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Cao Xuân Vỹ, Nguyễn Tăng
Nguyên... thành lập “Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam”, đề cử ông
Trần Quốc Bửu làm Chủ Tịch. (Ông
Trần Quốc Bửu sinh năm 1912
tại Bình ₔịnh, mất năm 1976, tại Pháp, thọ 64 tuổi).
Tháng 6-­‐1955, ông sáng lập “
Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia”,
giao ông Trần Chánh Thành làm Chủ Tịch. (Trần Chánh Thành sinh
năm 1917, Hà Nội, tự tử chết tại tư gia ngày 1-­‐5-­‐1975, Sàigòn).
Tháng 11-­‐1955, dựa vào ý niệm Cộng Hòa Hữu Thần La Mã thế kỷ thứ
nhất, ông soạn thảo chủ thuyết Cộng Hòa cho thích hợp với phong tục
tập quán Việt Nam. Theo đó, ông sáng tạo ra 4 thể thức Cộng Hòa.
1-­‐ Duy Linh Cộng Hòa.
2-­‐ Dân Tộc Cộng Hòa.
3-­‐ Dân Chủ Cộng Hòa.
4-­‐ Dân Quyền Cộng Hòa.
để rồi tổng hợp xây dựng thành Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa,
đệ trình lên người anh ruột ông, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ký
Sắc Lệnh cho ra đời Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa ngày 26-­‐10-­‐
1956.
Trước đó một tuần, nghiên cứu thật kỹ bản Hiến Pháp đầu tiên
của nước Việt Nam, ông viết lời mở đầu:

Tin tẲởng ở tẲẨng lai huy hoàng bất diệt của Quốc Gia
Dân Tộc Việt Nam và lịch sử tranh Ðấu oai hùng của Tổ
Tiên cùng ý chí quật cẲờng của toàn dân.
21
Tin tẲởng ở sự trẲờng tồn của nền văn minh Việt Nam,
căn cứ trên nền tảng Duy Linh
, toàn dân Ðều có nhiệm vụ
phát huy.
Tin tẲởng ở giá trị siêu việt của con ngẲời mà sự phát
triển Tự Do, Hòa Hợp, Tôn trọng Nhân Vị cá nhân cũng
nhẲ tập thể phải là mục Ðích chính trong mọi sinh hoạt của
Cộng ₔồng Quốc Gia.Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của
toàn dân, từ Mũi Cà Mau Ðến Ải Nam Quan”.
Nguyện vọng ấy là:« Củng cố ₔộc Lập, chống mọi hình thức xâm lăng, thống trị.
Bảo vệ Tự Do cho mỗi cá nhân và cho cả Dân Tộc.
Xây dựng dân chủ chính trị, dân chủ kinh tế, dân chủ xã
hội, dân chủ văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng Nhân
Phẩm và Nhân Vị ».
Chủ Tịch Quốc Hội Lập Hiến, soạn Hiến Pháp, ông Nguyễn
Phương Thiệp. Chủ Tịch Quốc Hội Đệ Nhất VNCH từ năm 1959 đến
1963, ông Trương Vĩnh Lễ, cháu chắt cụ Trương Vĩnh Ký. Ông
Trương Vĩnh Lễ sinh năm 1914 tại Sóc Trăng, mất tại Pháp năm 2011,
thọ 97 tuổi.
Về vấn đề An Sinh Xã Hội, ông phát động « Quốc Sách Miễn
Phí » toàn diện trên các lãnh vực Giáo Dục, Y Tế, Nông Nghiệp… Từ
đó, các trung tâm Dục Anh, Trại Tế Bần, Dưỡng Lão… tăng lên gấp 20
lần so dưới thời Pháp thuộc… Miễn thuế 10 năm các khu kỹ nghệ
(Zone Industrielle). Miễn thuế nóc gia. Miễn thuế điền thổ. Miễn thuế
2 triệu các cơ sở thương mại tiểu thương, các tiệm ăn, hàng hóa hữu
dụng (tức không phải hàng xa xí phẩm -­‐ deluxe) và giai cấp bần cùng,
« buôn gánh bán bưng », hàng rong… Nông dân chẳng những được
miễn thuế vĩnh viễn mà còn được trợ cấp miễn phí lúa giống, nông cụ,
trâu bò, vay vốn qua Ngân Hàng Nông Tín Cuộc không lấy lãi trong
Chương Trình Cải Cách Điền Địa theo «
ₔạo Dụ » số 2, ban hành
ngày 8-­‐1-­‐1955. Chính Phủ mua tín dụng bằng Công Khố Phiếu ruộng
đất của điền chủ phân phát lại nông dân nghèo có cơ hội gầy dựng sự
nghiệp. Và, cũng từ đó, bắt đầu ngày 12-­‐9-­‐1959, hàng trăm khu Dân
Sinh, Trù Mật, Dinh Điền… phát triển khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt
Nam.
22
xxx
Về kế hoạch Giáo Dục, ông Ngô Đình Nhu không xen vào lãnh vực này,
Thống Thống Ngô Đình Diệm Quyết Định. Ông Diệm cùng các ông:
Nguyễn Lương, Nguyễn Quang Trình, Trần Hữu Thế, Vũ Văn Mẫu, Vũ
Quốc Thúc, Vũ Quốc Thông, Linh Mục Cao Văn Luận, Võ Văn Văn Hải,
Trần Đình Đệ, Trần Lê Quang… soạn thảo Chương Trình Giáo Dục Việt
Nam Cộng Hòa. Chương trình giáo dục miễn phí bao gồm: Mẫu Giáo,
Tiểu Học, Trung Học, Đại Học. Dù tốt nghiệp Tây học, nhưng ảnh
hưởng Khổng Học rất sâu đậm, TT Diệm áp dụng tiêu chí « Tiên Học
Lễ, Hậu Học Văn » vào học trình Đồng Ấu, Dự Bị, Sơ Đẳng, Lớp Nhì,
Lớp Nhất tức bậc Tiểu Học.
Thật ra, triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục đã được ông Hoàng Xuân
Hãn, Bộ Trưởng Giáo Dục trong Nội Các Thủ Tướng Trần Trọng Kim,
năm 1945, soạn thảo từ trước rồi. Ê kíp TT Diệm chỉ bổ túc thêm để
giáo dục thế hệ hôm nay và nhiều thế hệ mai sau.
TT Diệm luôn luôn nhấn mạnh hai chữ Lễ và Nghĩa: « Tuổi thơ cần
phải dạy Lễ và Nghĩa trước rồi mới dạy học đọc, học viết sau. Lễ ở đây
là biết kính trọng, biết lịch sự, biết Ơn Nghĩa, Lễ Nghĩa, Tình Nghĩa,
Nhân Nghĩa ». Tổng Thống ra lệnh đưa vào chương trình giáo dục
bậc Tiểu Học các quyển:
Quốc Văn Giáo Khoa ThẲ, Luân Lý Giáo
Khoa ThẲ, Sử Ký Giáo Khoa ThẲ do các học giả: Trần Trọng Kim,
Đỗ Thận, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc biên soạn và bắt học sinh
học thuộc lòng trước khi đi thi lấy văn bằng Tiểu Học.
TT Diệm là người chọn nhạc phẩm « Học Sinh Hành Khúc » của Nhạc
sĩ Lê Thương sáng tác năm 1950 làm « Tổ Quốc Ca » cho tuổi thơ Việt
Nam lúc còn ở bậc Tiểu Học. Ông ưng ý nhất câu mở đầu của bản
nhạc: «
Học sinh là ngẲời TỔ QUỐC
mong cho mai sau ».
Ông nói: « Uốn nắn cây tre, uốn lúc tre còn non. Hãy dạy các em yêu
nước. Hãy đưa vào tâm hồn các em hình ảnh TỔ QUỐC. Các em lớn lên
sau này chỉ có bổn phận duy nhất là phục vụ Tổ Quốc. Tổ Quốc là một
thực thể tối thượng, đứng bên trên chính phủ, luật pháp, tôn giáo và
đảng phái. Dạy các em đặt Tự Ái Dân Tộc lên trên tự ái của mình,
danh dự của mình. Danh Dự Quốc Gia, Danh Dự Dân Tộc quan trọng
gấp trăm lần đối với sinh mạng và danh dự của mình ».
23
Chính vì đặt nặng lý tưởng
Tự Ái Dân Tộc, không thuần phục bất cứ
ngoại bang hay Đồng Minh nào, dù Đồng Minh đó đang là ân nhân hay
bè bạn của người Việt Nam mà ông bị Mỹ đốn ngả năm 1963.
Xin trẲng ra Ðây một bằng cớ:
Hai người hết mình ủng hộ TT Diệm, Đại Sứ Frederick E. Nolting và
John Richarson, Trưởng Trạm CIA tại Sàigòn, được lệnh triệu hồi về
Mỹ.
Một toán chuyên viên đảo chánh nhà nghề hăm hở đến Sàigòn:
Cambot Lodge, Peere de Silva, Lucien Conein…. thi hành Chiến Dịch
«
Thay Ngựa Giữa ₔẲờng ».
Tổng Tư lệnh Chiến Dịch, John Kennedy. Tư Lệnh Phó, Bộ Trưởng
Ngoại Giao Dean Rusk, Phụ Tá Dean Rusk là Roger Hilsman, Thứ
Trưởng Ngoại Giao đặc trách vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Đại Tá Peer Sylva, tân Trưởng Trạm CIA tại Sàigòn, nhận lệnh tại chỗ
với Đại Sứ Lodge.
Trung Tá CIA Lucien Conein « núp lùm », « đóng chốt » trên lầu 1, Tổng
Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu VNCH, trực tiếp chỉ huy các tướng lãnh
đam mê quyền bính, qua trung gian Tướng Trần Văn Đôn: « Làm Thế
Nào Để Giết Một Tổng Thống » Việt Nam (Trích tựa quyển sách của
hai tác giả Cao Thế Dung và Lương Khải Minh.
LẲẨng Khải Minh,
bút hiệu ông
Trần Kim Tuyến).
Ngày 24-­‐8-­‐1963, Cambot Lodge vào dinh Gia Long trình ủy nhiệm thư
lên TT Diệm. Với thái độ xấc xược, trịch thượng của một tên chủ nợ,
hống hách, đặt 2 điều kiện:1- Ông Cố Vấn Ngô ₔình Nhu phải rời khỏi Việt Nam trẲớc
tháng 10-1963.
2-­‐
Hoa Kỳ sẽ gửi sang Việt Nam 500.000 quân tác chiến.
«
Hai Ðiều kiện tôi vừa nêu ra, nếu Tổng Thống không chấp
thuận, Hoa Kỳ sẽ cúp hết tổng ngân quỹ viện trợ vào Ðầu
tháng 1-1964 ».
Bị chạm vào sĩ diện quốc gia, gương mặt TT Diệm đỏ bừng, song
cũng cố gắng đè nén cơn giận, nhỏ nhẹ trả lời Cambot Lodge:
24
1-­‐ Ngô Đình Nhu, em ruột tôi, đứa em tôi thương nhiều nhất. Tôi
không thể nào rời xa em tôi.
2-­‐ Cuộc chiến này, cuộc chiến tranh giành ngọn cờ CHÍNH NGHĨA.
Bên nào nắm được Chính Nghĩa, bên đó sẽ thắng cuộc. Hãy viện
trợ vũ khí giúp chúng tôi, xin Hoa Kỳ đừng đổ quân ồ ạt vào VN.
Làm như vậy, tôi sẽ mất Chính Nghĩa.
3-­‐ Cúp viện trợ là quyền của quý quốc. Từ chối nước Mỹ đưa quân
vào VN là chủ quyền quốc gia của chúng tôi. Lãnh thổ chúng tôi
không phải căn nhà vô chủ! Các ông muốn vô lúc nào thì vô!
Muốn ra lúc nào thì ra!
Chúng tôi xin ghi lại nguyên văn lời TT Diệm nói với Cam Bot Lodge
bằng tiếng Anh:
1-­‐ Ngo Dinh Nhu, my younger brother, the younger brother I love
the most. I can't leave my brother.
2-­‐ This war, the war for the flag of RIGHTEOUSNESS. Whichever side
grasps Justice, that side will win. Please help us with weapons, please
don't pour troops into Vietnam. By doing so, I will lose Justice.
The aid cut is your country's right. Refusing America to send troops into
Vietnam is our national sovereignty. Our territory is not a derelict house!
You can come in anytime you want! Come out whenever you want!
(Excerpt from the secret report of Peer Sylva, CIA Station
Chief in Saigon, reported to CIA Director John A. McCone,
December 9, 1963 - This file is currently archived at the US
National Library).
xxx
Thi hành lệnh Tổng Thống Diệm, Tiến Sĩ Trần Hữu Thế, Bộ Trưởng
Bộ Giáo Dục từ 1958 đến 1960, áp dụng ba nguyên tắc: « NHÂN BẢN,
DÂN TỘC, TỰ DO » đặt nền móng cho Chủ Thuyết Giáo Dục của
VNCH. Tự do là tự do học thuật, tự do phát triển tư tưởng, tự do sáng
kiến, sáng tạo, sáng tác… Một nền giáo dục Tự Do Phát Triển -­‐
Liberal Education.
(Báo chí CS dịch là « Giáo Dục Khai Phóng ». Trước năm 1975, miền
nam chưa hề có triết lý « Giáo Dục Khai Phóng ». «
Khai » là mở ra.
«
Phóng » là buông ra, thả ra, bắn ra, phun ra. Hai từ cùng một nghĩa,
ghép lại, thành vô nghĩa).
25
Tiến Sĩ Trần Hữu Thế sinh năm 1922 tại Mỹ Tho. Từ trần tại Pháp
năm 1995.
xxx
TT Diệm cũng là người bình thường như mọi người. Hay giận, hay
hờn mát, thương và ghét cấp dưới rất thất thường. Cũng mắc nhiều
sai phạm, lỗi lầm tai hại. Những lỗi lầm, lịch sử đã phán xét nghiêm
khắc, không khoan nhượng. Ông là người có tài, chứ chưa hẳn là một
thiên tài. Những điều ông có, người khác ít có, là:
1-­‐ Có trách nhiệm 2-­‐ Có nhân cách. 3-­‐ Đạo Đức. 4-­‐ Hết lòng yêu
nước. 5-­‐ Đặt tự Ái Dân tộc lên trên sinh mạng. 6-­‐ Liêm khiết. 7-­‐
Trong sạch. 8-­‐ Không tham nhũng. -­‐ 9 Không vợ con. 10-­‐ Đời ông
chỉ biết phụng thờ Thiên Chúa và Tổ Quốc Việt Nam.
TT Diệm là một người Liêm Khiết, Chính Trực, Đức Độ, một lãnh tụ
cần thiết cho một đất nước mới vừa giành lại độc lập, và đang có
chiến tranh, ly loạn, từ Bến Hải tới Cà Mau.
Nhưng, điều hành guồng máy Quốc Gia, từ trong ra ngoài, từ trên
xuống dưới, đối nội lẫn đối ngoại, chịu trách nhiệm toàn diện cuộc
chiến chống Cộng Sản chính là ông Ngô Đình Nhu! Ông Nhu là linh
hồn Việt Nam Cộng Hòa! Không có ông Nhu, không có TT Ngô Đình
Diệm!
xxx
Sáng ngày 2-­‐11-­‐1963, trước khi TT Diệm bị bắn chết, Đại Úy Nhung
giật cái cặp da từ tay Đỗ Thọ, đưa Đại Tá Dương Ngọc Lắm. Đại Tá
Lắm đưa Tướng Mai Hữu Xuân, mở ra, ông ta thấy:
« Hai bộ vestons, một bộ màu xám tro, một bộ màu trắng, 3 cái áo
lót, 2 đôi giày, 1 máy chụp hình hiệu Poloroid model 800, 2670
đồng, tiền Việt Nam Cộng Hòa ».
Đó là tất cả tài sản của một tổng thống trị vì 9 năm! CIA mở cuộc điều
tra hàng chục ngân hàng trên thế giới, luôn cả Thụy Sĩ, vẫn không tìm
thấy một trương mục (tài khoản) nào mang tên Ngô Đình Diệm. 60
năm qua, kẻ thù của ông vẫn lục lọi, truy cứu khắp nơi, cũng vẫn
26
không lòi ra thêm một đồng bạc nào nữa, ngoại trừ số tiền 2670 đồng
đựng trong chiếc cặp da lịch sử!
Tuyên thệ nhậm chức ngày 22-­‐11-­‐1963. Ngày 24-­‐11-­‐1963, Tổng
Thống Lyndon Baines Johnson ân hận tuyên bố :
« We spent money to hire a group of thuggish generals to kill a
Vietnamese patriot! »
« Chúng ta Ðã bỏ tiền ra thuê một Ðám tẲớng lãnh côn Ðồ giết
một nhà ái quốc Việt Nam!»
Ngày 14-­‐9-­‐1977, cựu Giám Đốc CIA William Colby, trả lời cuộc phỏng
vấn trên Đài Truyền Hình CBS, ông nói:
«If the generals had not killed Mr. Diem and Nhu, the United States
would not have fled Vietnam in chaos like in 1975!».
«
Nếu các tẲớng lãnh Ðừng giết hai ông Diệm-Nhu, Hoa Kỳ sẽ
không tháo chạy khỏi Việt Nam trong tình trạng hổn loạn nhẲ
năm 1975!».
xxx
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thành lập ngày 30-­‐12-­‐1955, chuyển
tiếp từ Quân Đội Quốc Gia năm 1948, hoàn toàn do Pháp đào tạo,
đánh giặc theo quân hình, đội hình, chiến thuật lỗi thời của Pháp. Vì
thế, ông Ngô Đình Nhu gấp rút phát họa một học thuyết chiến tranh
mới, thích nghi với chiến trường hiện tại, chống trả lại cuộc chiến
« Ủy Quyền » của Nga Cộng, Tàu Cộng, giao người CS Việt Nam phát
động, dưới chiếc áo « NHÂN DÂN ».
« Chiếc áo Nhân Dân », là « Chiến Tranh Nhân Dân ». Tất cả và hết
thảy, đều lấy « Nhân Dân » làm công cụ cho chiến tranh. Cái gì cũng là
Nhân Dân:
Bộ ₔội Nhân Dân. Công An Nhân Dân. Tòa Án Nhân
Dân. Phong Trào Nhân Dân Khởi Nghĩa. Tỉnh Ủy Nhân Dân.
Huyện Ủy Nhân Dân. Xã Ủy Nhân Dân. Anh Hùng Nhân
Dân….
27
Nhân Dân làm bia. Nhân Dân đỡ đạn. Nhân dân chết la liệt. Con cháu
nhân dân, trên một triệu tử trận. 300 ngàn chết mất tích. Hai triệu bị
thương tật, tàn phế suốt đời. Đảng ngồi xổm trên đầu nhân dân cai trị.
Đảng làm giàu. Đảng sống trong nhung lụa, trong biệt phủ. Đảng
hưởng phú quý vinh hoa, đời ông nội, đời cha, đời con, đời cháu, đời
chắc…! Sông Đồng Nai dẫu có ngày cạn dòng chảy. Nhưng, tiền đô la
trong túi Đảng, xài đến 5 đời cũng chưa hết!
Yểm trợ « Chiến Tranh Nhân Dân » là « Chiến Thuật Du Kích ».
Đánh du kích là dùng phương pháp phân tán nhân lực, phân tán hỏa
lực, vận hành bởi hàng ngàn «
tổ tam tam chế » nằm vùng trong
dân, trà trộn trong dân, sống nhờ dân, được dân che chở, thực hiện
các cuộc: Phục kích, phá hoại, gài mìn, đấp mô, ám sát, đánh bất ngờ,
chớp nhoáng, ném lựu đạn, đặt chất nổ, rút lui nhanh…
« DU » là di chuyển, từ chỗ này sang chỗ khác. « KÍCH » là tấn công,
đánh nhỏ, đánh lén, đánh lẻ tẻ, gây rối loạn, làm mất an ninh trong
vùng địch. Tây Ban Nha, quốc gia đầu tiên sáng tạo Chiến Thuật Du
Kích, chống lại đại quân xâm lăng Nã Phá Luân vào thế kỷ 19. Năm
1932, Mao Trạch Đông photocopie Chiến Thuật Du Kích của Tây
Ban Nha -­‐ GUERRILLA – GUERRILA WARFARE, chống lại quân Tưởng
Giới Thạch. Năm 1950, ông Hồ Chí Minh photocopie của Mao Trạch
Đông, đem về hang Pác Pó, chỉnh sửa lại chút đỉnh, rồi mạo nhận binh
pháp « du kích chiến » là của riêng mình.
Ngày 7-­‐6-­‐1957, ông Nhu thành lập ỦY BAN SOẠN THẢO HỌC
THUYẾT « CHIẾN TRANH BIỆT KÍCH» đương đầu với « CHIẾN
TRANH DU KÍCH» CS.
-­‐ Trưởng Ban: Ngô Đình Nhu.
-­‐ Phó Trưởng Ban : Cao Xuân Vỹ :
-­‐ Phụ Tá Trưởng Ban: Huỳnh Hữu Nghĩa.
-­‐ Uỷ viên: Trần Trung Dung, Nguyễn Đình Thuần, Thiếu Tướng
Dương Văn Đức, Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Thiếu Tướng Thái
Quang Hoàng, Thiếu Tướng Trần Văn Minh, Trung Tá Lê Quang
Tung…..
28
Sau 2 tháng nghiên cứu, các Ủy Viên đúc kết, tóm tắt vài binh pháp
nổi tiếng Đông Phương và Tây Phương, trình lên ông Nhu xem xét:
- Binh pháp Tôn Tử
. Biên soạn năm 512 trước Tây Lịch, thời Xuân
Thu Chiến Quốc. Bộ Binh Pháp này Tôn Tử soạn để dâng lên Hạp Lư,
vua nước Ngô. Hạp Lư là cha vua Phù Sai. Vua Phù Sai thua Việt Câu
Tiễn, mất nước cũng vì mê gái đẹp Tây Thi. Binh Pháp Tôn Tử có 82
Thiên, Tào Tháo rút gọn còn đúng 13 Thiên. Trong 13 Thiên đó, vào
thế kỷ 20, chỉ còn 4 Thiên:
MẲu Kế, Quân Hình, HẲ Thực, Gián
ₔiệp là còn gía trị.
-­‐ Binh pháp Ngô Khởi. Ông sinh ra trong thời Chiến Quốc, năm
440, trước Tây Lịch. Binh pháp chính yếu của Ngô Khởi là
«
Chiến Tranh Tâm Lý ». Ngô Khởi viết: « Thắng một chiến
trường không bằng thắng một cuộc chiến. Muốn thắng cuộc
chiến, người làm tướng phải hội đủ các yếu tố: Thanh Liêm, Có
Tài, Dũng Cảm, Công bằng, Được Lòng Binh Sĩ.
1 -­‐ Giữ nước cốt ở cái ĐỨC.
2-­‐
Giữ dân phải ÐẲợc lòng dân.
3- Giữ quân phải ÐẲợc lòng quân.
Có đủ 3 ưu điểm cần phải có, như vừa kể, Tướng quân sẽ không
khó khăn để thắng một cuộc chiến ».
- Binh pháp Clausewitz. Ông gốc người Đức, sinh năm 1780, mất
1831, thọ 53 tuổi, một nhà binh pháp binh lỗi lạc nhất Âu Châu. Cốt
lỏi binh pháp của ông chủ yếu ở chỗ này: « Chiến Tranh và Chính Trị
tuy hai mà một. Chiến tranh là phương tiện phục vụ chính trị. Nhiệm vụ
quan trọng bậc nhất của Quân Đội là tiêu diệt kẻ thù bằng một trận
đánh tổng lực, toàn diện, quyết định, nghĩa là, phải thắng bằng mọi
giá. Muốn thắng địch, hãy tin tưởng vào chính mình, phải có tham vọng
vĩ đại như César, nuôi mối hận thù cao ngút trời như Tướng Hannibal.
- Binh pháp Machiavel (1469-­‐1527). Ông là người viết tác phẩm
« LE PRINCE » : (Dịch ra tiếng Việt : «
Ông Hoàng ». « Hoàng Tử ».
« Quân VẲẨng ». Ông dẫn dắt những nhà làm chính trị: « Muốn thắng
đối thủ, việc đầu tiên, hãy có bộ óc vô cảm, lạnh lùng, bàn tay dính đầy
máu, không run sợ, không lùi bước, không tha thứ và hối tiếc khi dấn
29
thân vào con đường chính trị hoặc cướp chính quyền với muôn hình
vạn trạng mưu kế xảo nguyệt và xảo thuật ».
(Staline học thuộc lòng tác phẩm LE PRINCE – QUÂN VƯƠNG, trau dồi
kiến thức giết người khi ngồi lên ngai vàng đại đế CS Liên Xô năm
1922).
Ông bác bỏ các binh pháp Đông và Tây Phương. Nó có lỗi lạc thật,
song nó không lỗi lạc ở Việt Nam, đã qúa cổ hủ, lỗi thời đối với chiến
tranh Việt Nam ngày nay. Qua nhiều tháng nghiền ngẫm, nghiên cứu
binh pháp Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,
Nguyễn Huệ.., mỗi ngày nhả khói 4 gói thuốc lá Mélia, nát óc suy nghĩ,
cuối cùng, ông nặn ra một học thuyết chiến tranh thuần túy người
Việt, không vay mượn Đông Phương hay Tây Phương. Đó là «
Chiến
Tranh Biệt Kích ».
«
Chiến Tranh Biệt Kích » thể hiện theo quy trình « TAM CÔNG –
TAM ĐỚI »
-­‐ Tam Công: 3 Mũi tấn công.
-­‐ Tam Đới: Ba Vành Đai Phòng Thủ.
CHIẾN THUẬT TAM CÔNG – BA MŨI TẤN CÔNG:
Mũi Tấn Công 1: Tấn công
TÂM LÝ CHIẾN, bao gồm: DÂN VẬN -­‐
QUÂN VẬN -­‐ ĐỊCH VẬN -­‐ QUỐC TẾ DƯ LUẬN VẬN.
Mũi Tấn Công 2: Những năm 1957-­‐1962, thả các toán Biệt Kích trên
miền Bắc Hoạt động tình báo, nằm vùng trong hàng ngũ địch, đánh
phá các căn cứ quân sự, đặt chất nổ các tàu chở vũ khí của Nga, Trung
Cộng cặp bến tại các hải cảng. Củng cố lực lượng chống Cộng ngay
trong thành phố Hà Nội.
Liên ₔoàn Quan Sát Số 1 nhảy xuống các
tỉnh Nghệ An, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh…. thi hành các nhiệm
vụ tấn công bất thình lình các trụ sở Công An, Ủy Ban Nhân Dân Xã,
Huyện… tạo rối loạn « trong lòng địch ». Xong công tác, Liên Đoàn có
3 đường rút quân.
1-­‐ Rút ra biển.
2 -­‐ Rút qua Miến Điện.
30
2-­‐ Rút qua Lào.
Mỗi cuộc hành quân,
Liên ₔoàn Quan Sát Số 1 tổn thất 30%
quân số, tử trận tại chỗ, bị thương và bị bắt làm tù binh. Ông
Ngô Đình Nhu, người đặt tên cho lực lượng hành quân này, là:
«
Biệt Cách Nhảy Dù ».
Biệt: Đánh giặc theo một cách đánh đặc biệt, riêng biệt, không
nằm trong chiến tranh quy ước.
Cách: Cách xa hậu Phương, đơn độc đi vào lòng địch, không có
phương tiện yểm trợ. Chiến đấu lẻ loi, một mình, chết vô danh,
sống, trở về trong âm thầm, có chiến công, phải giữ bí mật,
không được tiết lộ ra ngoài.
«
Biệt Cách Nhảy Dù », thuộc Binh Chủng Lực Lượng Đặc
Biệt, có mặt khắp nơi trên chiến trường Đông Dương. 2 Căn cứ
LLĐB ở Lào, 1, chính thức, hợp tác với chính phủ Đại Úy Kông
Le Lào, 2, bí mật. 4 Căn Cứ LLĐB ở Miên. Họ được trang bị vũ
khí CS, quân phục CS, đảm nhiệm chiến tranh du kích, chiến
tranh phục kích, chiến tranh xâm nhập, áp đảo địch bằng những
lối đánh làm địch xói mòn, hao mòn, kiệt sức trước khi đưa
quân vượt biên giới tràn vào nội địa VN.
Mũi Tấn Công 3. Các Sư Đoàn Khinh Binh dưới sự yểm trợ của Pháo
Binh, Kỵ Binh, Không Quân… có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, đánh địa
chiến, mở các cuộc hành quân qui mô, thường là cấp Tiểu Đoàn,
Trung Đoàn, đôi khi, cấp Sư Đoàn, truy lùy, càn quét, bao vây, tấn
công thẳng vào các mật khu, chiến khu, các vùng địch đang kiểm soát.
Sư Đoàn Khinh Binh có nhiệm vụ bình định nông thôn, thực hiện các
chiến dịch lớn, nới rộng khu vực an ninh, chiếm đất, hay đẩy lui địch
ra khỏi Quân Khu, Vùng Chiến Thuật.
-­‐ Biệt Động Quân, lực lượng trừ bị của Quân Đoàn, không trực thuộc
Bộ Tổng Tham Mưu. Biệt Động Quân, sở trường đánh trong các địa
hình rừng núi, đầm lầy, thành phố, di chuyển nhanh, gọn, viễn thám
xa, hành quân chận đầu, bọc hậu địch, phản kích hoặc tấn kích chớp
nhoáng, yểm trợ các Tiểu Đoàn Bộ Binh và Bảo An Đoàn, đồng thời, có
trách nhiệm bảo vệ an ninh quận lỵ, tỉnh lỵ.
Các lực lượng Tổng Trừ Bị:
SẲ ₔoàn Nhảy Dù, Thủy Quân Lục
Chiến, Biệt Cách Nhảy Dù, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, có khả
năng đổ bộ trên đầu địch, hành quân trên bốn Vùng Chiến Thuật, toàn
cõi lãnh thổ Việt Nam. Sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ đều thuộc thành
31
phần tình nguyện, tinh thần chiến đấu rất cao, gan dạ, can đảm, điềm
tỉnh, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trận mạc, khi nổ súng, chỉ biết
tiến lên, xung phong, xáp lá cà. Các lực lượng Tổng Trừ Bị, ít khi đánh
viễn chiến, mà là cận chiến.
Lực Lực Tổng Trừ Bị có tính cơ động nhanh nhất, được yểm trợ hỏa
lực tối đa, giữ vai trò chính yếu là tiếp viện khẩn cấp, giải tỏa áp lực
địch, dập tắt chiến trường, trực diện tiêu diệt địch, nghĩa là, khi họ rút
lui, họ phải chiếm cho được mục tiêu bằng mọi giá, chiến trường
không còn khói súng và tiếng súng.
CHIẾN THUẬT TAM ĐỚI – BA VÀNH ĐAI:
-­‐ Vành Đai Phòng Thủ 1 -­‐ Defensive Belt 1 : V
ành Ðai phòng thủ
biên giới. Một tuyến đường biên giới Việt-­‐Miên-­‐Lào từ Kà-­‐Tum (Tây
Ninh), ra tới Làng Vei, đường số 9, biên giới Lào, trải dài 1700 cây số,
ông Nhu bố trí 181 Trại Biệt Kích, tổng số 50.000 quân, trấn giữ biên
thùy. 50.000 quân Biệt Kích, đặt dưới hệ thống chỉ huy của Lực
Lượng Đặc Biệt, thi hành các nhiệm vụ:
Nhảy toán, thám sát, theo
dõi các sẲ Ðoàn chính quy VC xâm nhập, phục kích, bắt sống
tù binh, bắn tỉa, diệt pháo, Ðánh chặn Ðịch trẲớc khi Ðịch
chuyển quân sâu vào nội Ðịa Việt Nam.
Mỗi Trại Biệt Kích, rải mỏng 15 toán, mỗi toán 6 người, luân phiên
tuần tiễu 24/24 trong mật khu rừng già, đôi lúc, sống chung với CS.
Vùng trách nhiệm hoạt động 20 cây số vuông.
181 trại x 15 toán = 2715. Tính tổng cộng, Biệt Kích luôn luôn hiện
diện trong vùng hành quân dọc theo biên giới là 2715 toán. Rừng núi
vùng biên giới ngày và đêm, lúc nào cũng có dấu chân Biệt Kích. Ấy là
chưa kể đến các
Tiểu ₔoàn Delta, Lôi Vũ, Lôi Hổ cũng Nhảy Toán
xuống đường mòn Hồ Chí Minh, vùng biên giới và hành quân qua lãnh
thổ Cao Miên, Lào.
« Ông Nhu giải thích với Trung Tá Lê Quang Tung » : « Ngăn
chặn giặc từ xa, từ bên ngoài biên giới, là bổn phận của quân Biệt Kích.
Vành đai phòng thủ này, rất quan trọng, rất cần thiết, đừng bao giờ để
cho địch chọc thủng hàng rào phòng thủ biên giới ».
(
Mr. Nhu explained to Lieutenant Colonel Le Quang Tung:
"Preventing the enemy from afar, from beyond the border, is
the duty of the Commandos. This defensive belt is very
32
important, very necessary, never let the enemy breach the
border defense fence).
(Excerpted from "Historical Memoir of Civilian Fighting Camps
in South Vietnam 1957". Colonel Floyd Parker. Pearson Publishing
House – 1964).
(Ghi chú: Năm 1957, ông Lê Quang Tung còn mang cấp bậc Trung Tá).
-­‐ VÀNH ĐAI PHÒNG THỦ 2 – Defensive Belt 2 -­‐ PHÒNG THỦ HẬU
TUYẾN -­‐ Rear defense belt: Tuyến Phòng Thủ Vành Đai 2, dựng
theo mô hình « da beo », các cứ điểm, hay đồn, « bốt », đóng chéo
hoặc xen kẽ trên các trục lộ, trên các địa hình chiến thuật, các cầu bắc
qua sông, bảo vệ các trục giao thông, các cơ quan hành chánh tỉnh,
quận, xã…. Lực lượng Bảo An Đoàn chịu trách nhiệm Vành Đai 2,
dưới quyền chỉ huy đầu tiên, Đốc Phủ Sứ Tôn Thất Trạch. Người kế
nhiệm, Đại Tá Trần Tử Oai. Năm 1964, Bảo An Đoàn đổi thành Địa
Phương Quân. Thoạt đầu, cấp Đại Đội, sau nâng lên Tiểu Đoàn, rồi
Liên Đoàn.
-­‐ VÀNH ĐAI PHÒNG THỦ 3 – DEFENSIVE BELT 3 -­‐ ẤP CHIẾN
LƯỢC – STRATEGIC HAMLET: Ấp Chiến Lược bắt đầu xây dựng
ngày 22-­‐8-­‐1961. Trên toàn quốc, có 11.182 ấp, tháng 8-­‐1962, đã hoàn
thành 8.124 ấp. 90% dân số được chuyển vào sinh sống trong Ấp
Chiến Lược. Ở đây, một xã hội thu nhỏ, an ninh. Vấn đề an sinh xã hội,
chính phủ bảo trợ 100%, nông nghiệp, bệnh xá, y tế, học đường,
trường dạy nghề. Hai ngày trong tuần, phái đoàn bác sĩ, y tá, vào tận
ấp, khám bệnh, chụp hình phổi, xét nghiệm máu, phát thuốc trừ sốt
rét, miễn phí. Mỗi gia đình được cấp một chiếc radio, nghe tin tức, tân
nhạc, cải lương. Gọi là « Radio Ấp Chiến Lược »….
Tập trung sống trong một địa điểm, dân chúng rời nhà cũ, định cư rải
rác trong các vùng chiến sự, mất an ninh, đất đai, nhà cửa bỏ lại,
chính phủ bồi thường thỏa đáng. Ấp được bao bọc bằng một giao
thông hào sâu 2 thước, bờ tường cao 2 thước, cắm chông tre dày đặt.
Bên ngoài giao thông hào là hai hàng rào kẽm gai. Một cổng ra vào
duy nhất, dựng lên hai tháp canh. Cảnh Sát, lính Bảo An, Dân Vệ đóng
« bót », giữ an ninh trật tự.
Ấp Chiến Lược, một lưỡi dao sắc bén, lợi hại, cắt đứt đường tiếp tế VC
nằm vùng với VC du kích. Cách ly giữa dân và CS. Phân biệt dân ra
dân. VC ra VC. Mất đường tiếp tế lương thực, mất các trạm giao liên,
33
mất luôn cơ sở tình báo, CS hết đường hoạt động. CS phải rút sang
Lào, Miên tạm trú, chờ đợi thời cơ. Một « quốc sách chiến lược », đánh
địch vô cùng độc hại. Do lẽ đó, CS muôn đời thù hận ông Ngô Đình
Nhu.
Ngày 9-­‐3-­‐1964, Tướng Nguyễn Khánh ký Sắc Lệnh giải tán Ấp Chiến
Lược.
Ngày 12-­‐3-­‐1964, Tổng Bí Thư Lê Duẫn tổ chức đại lễ ăn mừng tại Bắc
Bộ Phủ. Ông Hồ Chí Minh hớn hở tuyên bố: « Bọn chúng phá hủy Ấp
Chiến Lược. Chúng ta thắng rồi! ».
Ghi chú: Trực diện với sự thật và lịch sử, người viết xin có đôi lời
đính chính như sau:
1-­‐ Từ lâu, những nhà viết sử giàu trí tưởng tượng, nằm chiêm
bao, viết rằng: « Hoa Kỳ cung cấp một ngân khoảng 40 triệu
đô la xây Ấp Chiến Lược ».
Xin xác nhận là không! Một ngàn lần không! Không bao
giờ có! Hoa Kỳ Ðang Ðẩy ông Nhu ông Diệm Ði vào cõi chết,
Ðồng Ðô la Mỹ, dù một xu, cũng không viện trợ cho những
ngẲời bạn mà Hoa Kỳ Ðã lên án tử hình. Ấp Chiến LẲợc,
lấy từ ngân sách quốc gia eo hẹp, thiếu thốn. ₔến Ðộ, không
Ðủ tiền giao nhà thầu vét giao thông hào, Ðắp lũy, cắm
chông! TT Diệm phải buộc lòng kêu gọi sự tẲẨng trợ của
Ðồng bào, mỗi ngẲời giúp chính phủ 10 ngày làm không
công. CS tuyên truyền: «
Chính quyền Sàigòn cẲỡng bức
hàng triệu dân « Ði làm xâu » Ấp Chiến LẲợc ».
Dù sao, sự hình thành Ấp Chiến Lược, ông Mã Tuyên cũng có công
không nhỏ. Các Bang người Trung Hoa Chợ Lớn, qua lời ông kêu
gọi, họ đóng góp vào ngân quỹ xây Ấp Chiến Lược 500.000 đô la.
Ông Mã Tuyên, từng hô hào người Hoa Chợ Lớn ủng hộ ông Diệm
từ năm 1956.
Ông tên thật Mã Quốc Tuyên, sinh năm 1909 tại Quảng Đông. Năm
1939, chạy trốn CS Mao Trang Đông sang VN xin tỵ nạn chính trị.
Năm 1960, Chủ Tịch Tổng Trưởng 10 Bang Hội người Trung Hoa
Chợ Lớn.
Ngày 2-­‐1-­‐1964, tập thể tướng lãnh đảo chánh bắt giam ông và tịch
biên toàn bộ tài sản. Người Hoa góp tiền giúp ông gầy dựng lại cơ
34
nghiệp. Năm 1975, CS tống giam ông 4 năm tù, tịch thu tài sản ông
một lần nữa. Lần này, ông mất trắng tay. Năm 1983, qua Đài Loan
định cư. Năm 1992 trở về VN. Ông từ trần tại Chợ Lớn năm 1994,
thọ 85 tuổi.
2-­‐ Một số nhà báo thổ tả của các tờ New York Times,
Washington Post, Financial Times, Los Angeles Times, The
Economic Times, Tạp Chí NewsWeek, Tạp Chí Times… lọt vào
mạng lưới « Thiên Địa Võng » tuyên truyền của CS, nên động
não, mê muội CS, ghét cay ghét đắng VNCH. Vừa ghét, lại vừa
khinh bỉ. Một số bài viết « lá cải » trên tờ New York Times,
tháng 2-­‐1962, « nhổ nước miếng » vào mặt VNCH, rằng:
« Ông Nhu, ông Diệm tạo dựng «
Chính Sách Ấp Chiến
LẲợc » là dựa trên một chẲẨng trình chiến tranh du
kích Mã Lai, ÐẲợc Trung Tá Sir Thompson thực thi từ
năm 1948 Ðến 1962 ».
Thật ra, Trung Tá Thompson (sinh năm 1916, mất 1992, thọ 76
tuổi) rất nhiệt tâm với VNCH. Ông sống ở VN từ năm 1960 đến
1972. Tuy nhiên, những sáng kiến cố vấn của ông chỉ hữu hiệu
trong Đệ Nhị Thế Chiến, không còn hợp thời trong chiến tranh
VN: 1960-­‐1975. Và, ông cũng chả biết gì về Âp Chiến Lược. Bởi
lẽ, ở Mã Lai, chính quyền thành lập mỗi tỉnh
những khu
phòng thủ căn cứ quân sự Ðan lẲới, luân phiên hành quân
tảo thanh du kích CS từ khu vực này qua khu vực khác, không
có vấn đề tập trung dân vào một thôn ấp như ở VN. Chúng tôi sẽ
nói rõ nguyên nhân tại sao CS bị tiêu diệt ở Mã Lai không do
quân đội, mà bị tiêu diệt vì người dân.
3-­‐ Đầu năm 1946, nghe tin CS phát lệnh truy nã bắt giam, ông
Nhu cùng với người đồng chí Hoàng Bá Vinh từ Hà Nội trốn về
Giáo Xứ Phát Diệm.
Linh Mục Phêrô Trần Lục xây cất Nhà Thờ Phát Diệm năm
1899, tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Năm 1946 đến 1949, Giám Mục Lê Hữu Từ và Giám Mục Trần
Kim Chi, Giám Mục Giáo Xứ Bùi Chu, tỉnh Nam Định, thành lập
Lực Lượng Tự Vệ Công Giáo. Xung quanh Giáo Xứ biến thành
35
một Giáo Khu, dựng hàng rào kẽm gai, cắm chông tre, trang bị
vũ khí chống lại các cuộc tàn sát của CS.
Ẩn náu ở Phát Diệm 2 tháng, ông chạy vô Thanh Hóa, nhờ các
linh mục che chở. Tại Thanh Hóa, ông kết bạn với Trần Kim
Tuyến. 4 tháng sau đó, các linh mục cho người dẫn ông trốn vào
Đồng Hới, đi qua Lào. Từ Lào về khu Tam Biên Giới Việt-­‐Miên-­‐
Lào, xuyên ngang vùng Cao Nguyên, tới Đà Lạt.
Thời gian trú ẩn ở Phát Diệm, quan sát lối tổ chức phòng thủ
Giáo Khu Phát Diệm. Từ đó, ông nảy sinh ra ý tưởng dựng một
bức tường « ngăn cách» CS, cắt đứt mối liên lạc giữa dân và CS.
Năm 1958, ông Nhu yểm trợ người bạn học TT Diệm, Linh Mục
Nguyễn Lạc Hóa, gốc Trung Hoa, sinh năm 1901, lấy Khu Dinh
Điền Bình Hưng, Cà Mau, biến thành Biệt Khu Hải Yến.
Giáo
Khu Hải Yến đã loại ra khỏi vòng chiến gần 2000 cán bộ CS.
Tổng Thống John Kennedy rất quan tâm đến
Biệt Khu Hải
Yến. Năm 1973, vì tuổi già sức yếu, Cha Hóa xin về Đài Loan
nghỉ hưu, và qua đời năm 1989.
Từ ý niệm vay mượn đồ hình
Giáo Khu Phát Diệm, ông Nhu
phát họa ra
chiến thuật Vành ₔai Phòng Thủ Ấp Chiến
LẲợc. Ông là kiến trúc sư Ấp Chiến Lược. Chả có CIA hoặc cố
vấn người Anh, người Mỹ nào «
dạy bảo » ông cả. Chúng tôi
chân thành nhắc nhở những ai muốn viết những điều mình
« không biết », đừng nên viết, nếu không, sẽ « viết bậy ».
Bậy
một cách cố ý, ác tâm.
4-­‐ Năm 1402, Vương Quốc Malacca, cai trị Mã Lai Á, nâng Đạo
Hồi lên hàng Quốc Giáo. Người Mã Lai tôn thờ một Thượng Đế
là Đấng Allah.
Năm 1939, Mao Trạch Đông chỉ thị Lai Teak, Ủy Viên Dự
Khuyết Trung Đảng Cộng Sản Trung Hoa, người nói thông thạo
tiếng Mã Lai, xâm nhập vào quốc gia này, thành lập Đảng Cộng
Sản. Lai Teak, giữ chức Chủ Tịch kiêm Tổng Bí Thư đầu tiên
Đảng CS Mã Lai từ năm 1939 đến 1946 thì bị bắt tại thủ đô
Kuala Lumpur. Năm 1947, Lai Teak bị 3 phạm nhân người Hồi
Giáo, không thích chủ nghĩa CS, đập bể đầu, chết trong nhà tù.
Lai Teak, tên thật Phạm Văn Đắc, sinh năm 1916 tại Bà Rịa, gia
nhập An Nam Cộng Sản Đảng năm 1929. Năm 1930 sang Tàu
thụ huấn Khóa 2 Điệp Báo, Trường Hoàng Phố. Tham gia trong
36
binh đoàn rút lui gian lao, vất vả Vạn Lý Trương Chinh năm
1934 đến 1935.
Quân số Đảng CS Mã Lai tính đến năm 1957: 40 ngàn. Năm
1960Ò: 14 ngàn. Năm 1963, còn khoảng 1000, trốn chui trốn
nhủi và chết đói trong rừng già. Lực Lực Phòng Vệ Người Hồi
Giáo Mã Lai từ chối dung túng, tiếp tế, bao che CS. Ngược lại, hễ
gặp cán bộ CS là bắn chết hoặc treo cổ, cắt cổ, đập đầu, tàn sát
dã man. Đối với Mã Lai, các chủ nghĩa vô thần đều là ác quỷ,
một loài rắn độc, nên phải bị diệt chủng.
Gần 100 năm nay, trên 70 nước Hồi Giáo, CS không có đất sống.
Đối với tín đồ Hồi Giáo, các chủ nghĩa vô thần ngoại lại không
được phép mọc rễ, nẩy mầm ở những quốc gia cực kỳ tôn trọng
tín ngưỡng phụng thờ Đấng Allah cao cả.
xxx
Ngày 7-­‐3-­‐1988, chúng tôi, người viết bài này, cùng với Hồ Anh –
Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ Nhiệm Tuần Báo Văn Nghệ Tiền
Phong, Lê Triết, bút hiệu Tú Rua, Thiếu Tá Không Quân Trần
Tam Tiệp, bút hiệu Đạo Cù, đi qua Đài Loan, gặp ông Mã Tuyên
tại Khách Sạn Holiday Inn, số 1039, đường Chunri, Quận
Taoyuan, 3 giờ đồng hồ, hỏi ông, cái đêm ông Nhu và Tổng
Thống Diệm ẩn trốn ở nhà ông, ông có biết gì thêm, ngoài
những chi tiết chưa được kiểm chứng trong Hồi Ký Đỗ Thọ.
Ông Mã tuyên có 3 căn nhà nối liền các số
32, 34, 36, ÐẲờng
ₔốc Phủ Thoại, nay là đường Vũ Chí Hiếu, Quận 5, Chợ Lớn.
TT Diệm tạm trú trên lầu 2.
Lớp bụi thời gian đã phủ đầy lên trí nhớ ông già 79 tuổi, ông cố
bươi xới trong ký ức, tìm một vài hình ảnh đáng nhớ nhất trong
khúc phim dĩ vãng. Ông chậm rãi phát biểu:
-­‐ ₔêm Ðó, hai ông không ngủ. Bất chợt, lúc 1 giờ sáng,
nghe có tiếng chuông reo, tôi hồi hộp ra mở cửa. Ông Cao
Xuân Vỹ xuất hiện. Ông Nhu, ông Vỹ, bẲớc xuống bậc
cầu thang tầng 1, Ðứng nói chuyện riêng, khoảng 5 hay
37
10 phút gì Ðó, tôi chẳng nhớ. Ông Vỹ bảo tôi Ðóng cửa,
ông ra ngồi ngoài xe, chiếc Deux Chevaux Fourgonnette,
cùng với ngẲời tài xế, Ðậu cách nhà tôi Ðộ 100 thẲớc,
chờ ông Nhu.
Ông Nhu nói với tôi, cho ông mẲợn chiếc Land Rover Ði
xa Ðộ 1 tuần lễ rồi trả lại. Tôi hỏi: « Ông Cố Vấn có cần tài xế
không? ». Ông đáp: « Không cần! Cao Xuân Vỹ cầm tay lái » .
Thế rồi, ông bẲớc tới gần TT Diệm: « Ở đây với Mã Tuyên
anh hí. Tôi lên Cao Nguyên tìm thằng Khánh và 3 đứa nhỏ ».
(Thằng Khánh, tức Thiếu Tướng Nguyễn Khánh,
năm 1963, Tư Lệnh Quân Đoàn II)
TT Diệm giận tím mặt, Ðứng phắt dậy, tay mặt cầm cây
gậy, tay trái nắm ngực áo ông Nhu, gằn mạnh từng
tiếng, Ðứt khoảng : « Chú… không đi mô… hỉ! Tụi nó… sẽ
giết …. chú! Hãy ở … bên tôi! Tôi ở… đâu, chú ở… đó, hỉ! ».
Ông Nhu, nhìn TT Diệm với cặp mắt buồn da diết, tỏ vẻ
thất vọng tột cùng : « Ừ. Tụi nó sẽ giết cả hai, anh hí! (Chữ
«
hí » của người Huế là «
anh nhé »).
TT Diệm ngồi xuống, không nói thêm lời nào.
4giờ 40 phút, tôi lái chiếc Land Rover, chở hai ông tới
Nhà Thờ Cha Tam Ðể kịp dự Thánh Lễ 5 giờ sáng. Kể từ
lúc Ðó, tôi không biết gì nữa!
Ghi chú:
-­‐ Chiếc Deux Chevaux ông Cao Xuân Vỹ chở hai ông Diệm và Nhu
là « Deux Cheveaux fourgonnette model 1959 », hãng Citroen
sản xuất, một loại xe thùng, đằng trước 2 chỗ ngồi, phía sau
dành chở hàng. « Fourgonnette », có nghĩa là loại xe chở hàng
cỡ nhỏ. Bây giờ, gọi là xe « bán tải ».
-­‐ Chiếc Land Rover Mã Tuyên chở TT Diệm và ông Nhu tới Nhà
Thờ Cha Tam, Anh Quốc sản xuất, đời 1960, Land Rover 2 LBW.
Băng trước 2 chỗ ngồi. Băng sau 3 chỗ ngồi.
xxx
38
Ghi Chú: Ký giả lão thành Tô Yến Lang, trong số báo Xuân năm 1968,
viết một truyện tiểu thuyết loại « trinh thám kiếm hiệp », đăng trên
Nhật Báo Công Luận, Chủ Nhiệm, Thượng Nghị Sĩ Tôn Thất Đính,
tưởng tượng đoàn xe đi trên đường Hồng Thập Tự, đúng lúc xe lửa
chạy ngang, đoàn quân xa dừng lại chờ, hai ông Nhu Diệm bị bắn chết
tại đây! Bài báo cũng tưởng tượng Mai Hữu Xuân giơ hai ngón tay ra
hiệu Đại Úy Nhung bắn cả « hai người ».
Ngày 5-­‐7-­‐1969, Nhật Báo ₔiện Tín, Chủ Nhiệm, Dân Biểu thân Cộng
Lý Quý Chung. Nhật Báo tập trung những cây viết CS thứ thiệt: Họa Sĩ
Ớt Huỳnh Bá Thành, Cung Văn, Trần Trọng Thức, Minh Đỗ…. Trong
loạt phóng sự với tựa đề: « ThẲợng Sĩ TrẲởng Quân Xa Lên
Tiếng Về Cái Chết Hai Anh Em Diệm – Nhu » , « bán cái » kẻ sát
không phải Dương Văn Minh và Nguyễn Văn Nhung, mà là Tướng Mai
Hữu Xuân. Họa Sĩ Ớt, cán bộ tình báo Cụm A10, hô oán lên rằng,
Tướng Mai Hữu Xuân dẫn đoàn xe tấp vô Tổng Nha Cảnh Cảnh, hạ
lệnh bắn chết hai ông Nhu -­‐ Diệm rồi mới chở xác về BTTM!
Họa Sĩ Ớt, đàn em Thành Ủy Trần Bạch Đằng, một cây viết nổi tiếng
bịa chuyện vu khống chính phủ VNCH, nhưng bịa không được khôn
ngaon, nếu không muốn nói, là quá đần độn! Cấp bậc Thượng Sĩ
không giữ chức chức Trưởng Xa một chiếc thiết giáp hay một thiết
vận xa. Trưởng Xa thường thường cấp bậc Hạ Sĩ Nhất hoặc Trung Sĩ.
Thế nhưng, hai người lính Binh Nhất, xạ thủ khẩu đại liên 12,7mm, Lê
Văn Định, phụ xạ thủ đại liên kiêm đóng bửng xe Binh Nhất Ngô Tấn
Hoàng đã bị Nguyễn Văn Nhung thủ tiêu trong ngày 2-­‐11-­‐1963 sau
khi về tới BTTM.
Nhân chứng độc nhất còn sống sót là Trung Sĩ Trưởng Xa Nguyễn Văn
Hiếu nhờ có người anh bà con chú bác với Trung Tá Nguyễn Văn
Thiện, Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Thiết Giáp trong ngày Đảo chánh
đứng ra xin « tha mạng ». Tuy vậy, ngày 17-­‐6-­‐ 1965, vợ con Trung Sĩ
Hiếu vẫn nhận được tin buồn từ
Tiểu ₔoàn Chung Sự, cho hay, ông
đã « Tử Trận » tại chiến trường Đồng Xoài, ngày 11-­‐6-­‐1965. Trong
khi, đơn vị ông đang đóng quân ở Thủ Đức, không tham dự mặt trận
Đồng Xoài!
Trung Tá Nguyễn Văn Thiện, Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Thiết Giáp
năm 1963. (Tham Mưu Trưởng Hành Quân, Đại Úy Phan Hòa Hiệp.
Tham Mưu Phó Hành Quân Đại Úy Dương Hiếu Nghĩa). Trung Tá
Thiện, « con cưng » TT Diệm, sáng ngày 1-­‐11-­‐1963, vô BTTM tham dự
39
cuộc họp theo lệnh Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Trần Văn Đôn, từ
chối tham gia đảo chánh. Nguyễn Văn Nhung ra lệnh toán cận vệ
Dương Văn Minh lôi đầu Cao Văn Viên và Nguyễn Văn Thiện tính đem
ra sân cờ bắn bỏ. Tướng Trần Thiện Khiêm bước tới ngăn cản, hét
lên. « Các anh Ðã giết Lê Quang Tung, Lê Quang Triệu, Hồ Tấn
Quyền… Các anh giết nhiều quá rồi, bây giờ muốn giết nữa
sao? ». Tướng Khiêm đưa hai người vào phòng riêng của ông, đóng
cửa lại, cho lính canh gác bảo vệ ông Thiện và ông Viên.
Theo lời Nhà Văn Nguyễn Vân Xuyên, chuyên nghiên cứu Quân Sử
VNCH: «
Ngày 3-11-1963, ông Thiện ÐẲợc thăng ₔại Tá. Tháng
2-1966, ông nhâm chức ₔặc Khu TrẲởng ₔặc Khu Quảng-ₔà.
Ngày 1-11-1970, ông nhận ÐẲợc Nghị ₔịnh vinh thăng Chuẩn
TẲớng. Ngày 3-11-1970, ông ngồi trên chiếc oanh tạc cẨ A37,
chở ÐẲợc có hai ngẲời, vào Sàigòn dự lễ gắn lon cùng một
ngày với Chuẩn TẲớng Nguyễn Văn Toàn. Chiếc phi cẨ bị tai
nạn không rõ nguyên nhân và mất tích từ Ðó Ðến nay. Chuẩn
TẲớng Nguyễn Văn Thiện hẲởng dẲẨng 42 tuổi. ₔại Úy phi
công Bùi Văn Lợi cũng tử nạn cùng với TẲớng Nguyễn Văn
Thiện ».
xxx
Bắt đầu từ những dòng chữ dưới đây, chúng tôi không viết lịch sử
nữa, mà viết một
bản Ðiều tra (investigate), với tư cách một
Cảnh
Sát TẲ Pháp (Police Magistrate), trình lên
Biện Lý Cuộc (District
Attorney) làm bằng chứng trước
Tòa (Court) thì, các dữ kiện xảy ra
cái chết hai ông Diệm-­‐Nhu năm 1963, sẽ xác thực hơn.
1-­‐ TT Diệm và ông Nhu ngồi hàng đầu, dãy ghế bên phải Nhà
Thờ Cha Tam. Đỗ Thọ ngồi hàng ghế sau lưng hai ông.
2-­‐ Dự Thánh Lễ xong, TT Diệm nói chuyện với vị Linh Mục
Chánh Sở 21 phút. Trong thời gian đó, ông Nhu đứng trước
cửa Nhà Thờ hút thuốc lá với vẻ mặt đăm chiêu, lo lắng.
6 giờ 5 phút sáng, TT Diệm ra lệnh Đỗ Thọ gọi điện thoại Bộ
Tổng Tham Mưu báo các tướng lãnh đảo chánh là ông muốn
bàn giao chánh phủ.
Hỏi: Tại sao TT Diệm không liên lạc một vị đại sứ của một
quốc gia thứ ba nào đó làm trung gian giàn xếp giữa TT
Diệm và Hội Đồng Tướng Lãnh. Với giải pháp này, tính mạng
TT Diệm sẽ an toàn hơn?
40
Trả Lời: Một người đặt danh dự và tự ái dân tộc lên cả sinh
mạng thì khó lòng xuống nước xin xỏ hay nhờ cậy người
ngoại quốc cứu mình.
3-­‐ Đỗ Thọ gọi về Bộ Tổng Tham Mưu gặp ngay ông chú ruột,
Tướng Đỗ Mậu, chuyển lời TT đến các tướng lãnh. Đỗ Mậu
hỏi dồn dập:
-­‐ « TT đang ở mô?». « TT đang ở mô? ».
Đỗ Thọ rất «
lẹ miệng », đáp ngay:
-­‐ « TT đang ở Nhà Thờ Cha Tam ».
Đỗ Mậu trao điện thoại cho Tướng Trần Thiện Khiêm. Tướng Khiêm
trả lời Đỗ Thọ: « Em trình lại TT, hãy yên tâm. Một chút nữa, có xe đến
đón TT về Bộ Tổng Tham Mưu».
Hỏi: TT Diệm ra lệnh gọi điện thoại gặp các tướng lãnh để bàn giao
chánh phủ. TT không hề ra lệnh Đỗ Thọ tiết lộ địa điểm. Tại sao Đỗ
Thọ không cúp điện thoại, hỏi ý kiến TT rằng là, có nên nói rõ TT
đang ở nơi nào không? Sau đó, gọi trở lại, cũng không muộn. Cần gì
phải vội vàng la lên: « Lạy ông tôi ở buội này ? ». Đỗ Thọ không có
quyền tự ý khai ra địa chỉ Nhà Thờ Cha Tam số 25, đường Học Lạc,
Quận 5, Chợ Lớn. Đỗ Thọ lỡ lời hay có thâm ý gì khác?
Trả Lời: Không có bằng chứng Đỗ Thọ « lỡi lời” hoặc có “thâm ý gì
khác”. Hồi Ký Đỗ Thọ 320 trang, viết cấp bách, nuốt thời gian, cho
nên, lời văn luộm thuộm, lòng thòng, các sự việc diễn ra cuộc đảo
chánh trong hai ngày 1 và 2-­‐11-­‐1963, sai với sự thật đến 50%. Nội
dung 320 trang giấy, Đỗ Thọ đã dành hết 140 trang
khóc thẲẨng TT
Diệm, tiếc nuối ,
sám hối và đặc biệt, mất đến 10 trang gởi gắmtâm sự hối hận của mình khi luận về chữ «
Trung” với TT Diệm,
chữ “
Hiếu” với người chú Đỗ Mậu.
Hồi Ký ban đầu đăng dài hạn, độc quyền trên Nhật Báo Hòa Bình, Chủ
Nhiệm, Linh Mục Trần Du. Đỗ Thọ “tử nạn” phi cơ cuối năm 1964. Hồi
Ký in lần thứ nhất, năm 1970. In lần thứ nhì, năm 1974, 40% không
giống ấn bản in lần thứ nhất. In lần thứ ba, năm 1977 tại Hoa Kỳ, khác
với ấn bản in lần thứ nhì đến 60%. Đúng với câu: « Tam sao thất bổn”.
Ngày khởi đầu viết Hồi Ký, Đỗ Thọ ghi, ngày: 4-­‐11-­‐1963. Nhưng,
những ngày này, Đỗ Thọ còn bị Quân Cảnh giam giữ trong BTTM. Mãi
41
đến ngày 12-­‐11-­‐1963, Thiếu Tướng Đỗ Mậu ký bảo lãnh, Đỗ Thọ mới
được tự do, và trả đương sự trở về đơn vị gốc Không Quân.
HỎI: Nhà Thờ Cha Tam năm 1963 có
cổng tam quan không?
TRẢ LỜI: Không! Nhà Thờ Cha Tam khai trương đại lễ Cung Hiến
Thánh Đường lần đầu tiên ngày 1-­‐10-­‐1902. Nhà Thờ kiến trúc theo
kiểu Gothique tượng tự như các nhà thờ Âu Châu thời Phục Hưng. Lối
vào Nhà Thờ xây một cánh cổng lớn (đại quan), chiều ngang 3m60,
cao 4 mét. Đến năm 1963, 61 năm sau, cánh cổng
ₔại Quan vẫn y
nguyên, không có gì thay đổi. Năm 1990, Ban Tuyên Giáo sửa lại toàn
diện, đập bỏ cổng Đại Quan, xây cổng
Tam Quan. Hai bên cây Thánh
Giá gắn thêm hai con
cá chép. Trên nóc Nhà Thờ gắn một đóa
hoa
sen.
Sen, có nghĩa là Kim Liên, Liên Hoa, Làng Sen, Làng Kim Liên, gợi
nhớ và tưởng niệm nơi sinh quán ông Hồ Chí Minh. Nhà Thờ Cha Tam
biến thành một « trung tâm du lịch », rất đông khách thập phương tới
thăm viếng mỗi ngày.
HỎI: Đội hình đoàn quân xa áp tải TT Diệm lúc bấy giờ sắp xếp ra
sao?
TRẢ LỜI: Một chiếc thiết vận xa M113, chạy vào cổng chính, đậu sát
bậc thềm tam cấp Nhà Thờ. Đại Úy Nguyễn Văn Nhung, Đại Úy Dương
Hiếu Nghĩa cùng 6 người lính Thiết Giáp chĩa súng áp đảo, xô TT
Diệm và ông Nhu té sấp bên trong thiết vận xa. Đại Úy Nhung, bước
vào xe. Binh Nhất Ngô Tấn Hoàng bước theo sau và đóng bửng xe sập
xuống. Trong xe có một máy truyền tin PRC 25. Hai sợi dây còng tay
bằng nylon màu đen. Binh Nhất Lê Văn Định đứng yên trên pháo
tháp, thủ khẩu đại liên, không có đạn. Nói rõ hơn, ê-­‐kíp lái, được phép
mang lưỡi lê, nhưng không được mang súng hay đạn, trừ Đại Úy
Nhung mang khẩu cúng Colt P38. Ông Nhung phòng ngừa những
người lính Thiết Giáp sẽ ám sát ông, cứu TT Diệm. Trung Sĩ Hiếu,
trưởng xa, vẫn ngồi yên phía trước cầm tay lái. Binh Nhất Hoàng phụ
Đại Úy Nhung trói thúc ké hai tay ông Diệm, ông Nhu ra phía sau lưng.
Chiếc M113 áp tải ông Diệm, ông Nhu trở ra đường nhập vào đội hình
hàng dọc. Chiếc xe jeep số 1, Đại Úy Nghĩa lái, Đại Úy Hiệp ngồi kế
bên. Chiếc jeep số 2, xe Đại Tá Dương Ngọc Lắm. Jeep số 3, Tướng Mai
Hữu Xuân. Jeeep số 4, xe Đại Úy Nhung, tài xế lái một mình, ông đang
ở trong chiếc M113 thi hành « sứ mạng bí mật ».
Chiếc M113 số 1, chạy nối đuôi xe Jeep ông Nhung. M113 số 2 chạy kế
tiếp. M113 số 3, chở hai ông Diệm-­‐Nhu. Chiếc GMC chở 2 Tiểu Đội
42
binh sĩ Thiết Giáp hộ tống. Trên chiếc xe này, có Đại Úy Đỗ Thọ, chạy
sau cùng.
HỎI: Đoàn quân xa vượt qua những con đường nào về BTTM?
TRẢ LỜI: Lộ trình đoàn xe trở về Bộ Tổng Tham Mưu di chuyển như
sau: Khởi hành từ đường Học Lạc tới Tôn Thọ Tường -­‐ quẹo mặt ra
Trần Quốc Toản -­‐ quẹo trái gặp Nguyễn Văn Thoại tới Ngã Tư Phú
Nhuận -­‐ quẹo trái là Võ Duy Nguy -­‐ quẹo trái một lần nữa vào Cổng
Số 4 Bộ Tổng Tham Mưu. Vào bên trong Cổng khoảng 50 thước, M113
số 3 dừng lại, tấm bửng bật lên, Đại Úy Nhung bước ra, bộ quân phục
dính đầy máu. Chiếc jeep chạy trờ tới, chở ông về Tư Dinh Dương Văn
Minh, đường Trần Quý Cáp, thay quần áo.
HỎI: Ông Nhung mang máy truyền tin PRC 25 theo để làm gì? Giấy
Chứng Tử của Y Sĩ Huỳnh Văn Hưỡn, Đại Đội Tổng Hành Dinh, ngày
2-­‐11-­‐1963, ghi nhận : « Xác ông Nhu bị bắn 1 phát đạn từ phía sau gáy
và nhiều vết đâm bằng lưỡi lê. Ông Diệm bị bắn 4 phát từ màng tang
tay trái xuyên qua màng tang ( tempe) tay mặt. Ông Nhung có mang
lưỡi lê không?
TRẢ LỜI. Ông Nhung mang máy PRC 25 là để trực tiếp liên lạc với
Tướng Dương Văn Minh, nhanh hơn. TT Diệm, ông Nhu chết, 3 phút
sau, Dương Văn Minh đã nhận được báo cáo từ Đại Úy Nhung. Máy
truyền tin PRC 25, loại tần số ngắn, liên lạc trong vòng bán kính 25
cây số vuông.
Sĩ quan tùy viên, sĩ quan cận vệ cấm mang lưỡi lê. Ông Nhung, sĩ quan
cận vệ, không có quyền mang lưỡi lê. Các đơn vị tác chiến, binh sĩ, hạ
sĩ quan, sĩ quan phải mang lưỡi lê. Riêng Thiết Giáp, trong mọi tình
huống, lúc nào cũng phải mang lưỡi lê, sẵn sàng chiến đấu khi địch
trèo lên pháo tháp đánh cận chiến.
Trong chiến tranh, Quân Lực VNCH dùng các loại lưỡi lê đánh « xáp lá
cà » như: Lưỡi lê M05 gắn trên đầu súng Garand M1. Lưỡi lê MA2,
súng M16. Lưỡi lê M4, súng Carbine M1 và M2. Lưỡi lê M3, lưỡi lê
giao chiến trực diện khi địch tràn ngập vào chiến hào phong thủ. Binh
Chủng Thiết Giáp sử dụng lưỡi lê chiến đấu M3. Đại Úy Nhung tước
lấy lưỡi lê của Binh Nhất Hoàng, đâm nhiều nhát vào ngực ông Ngô
Đình Nhu!
M113, Thiết Vận Xa, không phải Thiết Giáp. M113, xe vận tải bọc thép,
chở binh sĩ, tải đạn, lương thực, thương binh… từ Bộ Tư Lệnh Tiền
Phương ra mặt trận, và ngược lại, khoảng cách 10 cây số. Nặng 12
43
tấn. Dài gần 5 thước. Rộng 2m286. Cao hai thước rưỡi. Ê kíp lái: Một
tài xế, 1 xạ thủ đại liên, 1 phụ xạ thủ đại liên. M113 có khả năng vận
chuyển 1 Tiểu Đội, 11 binh sĩ.
HỎI: Đại Úy Nhung đã có khẩu Colt P38, bắn nạn nhân ngã gục, tại sao
còn dùng đến lưỡi lê đâm vào một thi hài đang nằm bất động?
TRẢ LỜI: Colt P38, loại Colt chỉ huy, Đức sản xuất năm 1938, Pháp
nhập vào VN 2500 khẩu, năm 1949. Colt P38, nặng 800gr, dài
216mm, gắp đạn 8 viên, tầm sát hại từ 20 đến 45 thước. 10h30 sáng
ngày 1-­‐11-­‐1963, Đại Úy Nhung nắm cổ áo Đại Tá Lê Quang Tung, Tư
Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, kéo ra cột cờ Tổng Hành Dinh, BTTM, bắn
dằn mặt các tướng lãnh lừng khừng, đứng giữa, hai phát vào thái
dương bên trái. Sau đó, kêu thuộc hạ, khiêng ông Tung, liệng trên
đống rác, phía trái Bệnh Viện Cơ Đốc, Ngã Tư Phú Nhuận.
14h25 phút trưa cùng ngày, Thiếu Tá Lê Quang Triệu, Tham Mưu
Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt, dẫn hai Trung Đội Biệt Kích đi tìm người
anh ruột. Tới Cổng Số 1, BTTM, Quân Cảnh chặn lại. Trung Tá Nguyễn
Công Khanh, Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh, trình Tướng Trần Văn Đôn,
xin mệnh lệnh. Tướng Đôn cầm điện thoại, gọi ra Cổng, bảo Thiếu Tá
Triệu, mọi việc bình an, để lính bên ngoài, bỏ súng tùy thân tại Cổng,
vào Tổng Hành Dinh, gặp ông. Thiếu Tá Triệu rất tin tưởng Trần Văn
Đôn, nên bước vào hang cọp không có một tấc sắc trong tay.
Đại Úy Nhung, túm cổ áo, lôi Thiếu Tá Triệu, ra cột cờ, bắn 1 phát vào
thái dương bên trái. Thi thể Thiếu Tá Triệu, cũng nằm trên đống rác,
bên cạnh người anh. Bà Lê Quang Tung, hiện sống ở Marseille, dù đã
lớn tuổi và sức yếu.
Đại Úy Nhung, ngồi sau lưng Tướng Dương Văn Minh, suốt ngày 1-­‐11,
quên ăn. Suốt đêm, đến rạng sáng ngày 2-­‐11, mất ngủ. Quên luôn việc
lắp lại băng đạn. Là vì, TT Diệm, ông Nhu “biệt tăm biệt tích”, chẳng
biết nhóm tướng lãnh nào đang bảo vệ hai ông. Hội Đồng Tướng Lãnh
bắt đầu run! Nguyễn Cao Kỳ đã chuẩn bị 6 phi cơ vận tải, túc trực ở
Phi Trường Tân Sơn Nhứt, chở các ông tướng đào thoát ra ngoại
quốc, nếu TT Diệm và ông Nhu, « mất tích” thêm một ngày nữa!
Khi Đại Úy Nhung rút súng, chĩa vào đầu ông Nhu, mặc dù bị trói hai
tay, TT cũng cố sức đứng lên chắn ngang ông Nhu, nhìn thẳng vào mặt
Đại Úy Nhung, nghiêm nghị nói.
-­‐
Chiếu theo Hiến Pháp, Ðến giờ phút này, tôi vẫn là Tổng
Thống. Tôi có làm Ðiều gì không phải với Ðồng bào tôi, tôi
44
nhận lãnh tất cả trách nhiệm. ₔại Úy hãy bắn tôi. Không
ÐẲợc bắn em tôi. ₔây là lệnh của tôi!
-­‐ According to the Constitution, up to this moment, I am still the
President. If I do anything wrong to my people, I accept full
responsibility. Captain, shoot me. Don't shoot my brother. This is
my order!
(
Excerpt from the report of the Security Department,
South Vietnam Parachute Brigade, interrogation of Major
Nguyen Van Nhung in February 1964 - Ministry of Foreign
Affairs Archives Center).
Đại Úy Nhung nổi điên, đạp TT Diệm té lăn dưới sàn xe. TT nằm úp
mặt. Nhung sấn tới, điềm nhiêm bóp cò. 4 phát liên tục, từ sau gáy
xuyên ra phía trước mặt. « Mục tiêu” không quá một thước, viên
đạn chưa đủ tầm xoáy theo đường khương tuyến, sức công phá
giới hạn, đạn trổ 4 lỗ nhỏ. Nếu bắn cách xa 5 thước, đường đạn
xoáy rất mạnh, bộ sọ và khuôn mặt TT Diệm sẽ nổ văng ra từng
mảnh.
Ông Ngô Đình Nhu nhào lên người TT Diệm, trừng cặp mắt hết sức
kinh ngạc, nhìn lên Đại Úy Nhung, nguyền rủa:
-­‐
Đại Úy Nhung tung một cú đá cực kỳ hung bạo, vô hông phải ông Nhu,
có thể dập lá gan, ông lăn ra khỏi người TT Diệm. Kê họng súng lên ót
ông Nhu, dửng dưng bóp cò! Ông Nhu thoi thóp, chưa chết hẳn! Khẩu
Colt P38 hết đạn. Đại Úy Nhung rút lưỡi lê của Binh Nhất Hoàng,
người lính từ nảy giờ đứng chết trân, như Trời trồng, không dám
nhúc nhích. Đại Úy Nhung đâm vào ngực ông Nhu 5 nhát, ngập cán
lưỡi lê. Ông Nhu từ từ tắt thở, nhưng vẫn còn mở mắt! Ông thọ 53
tuổi!
HỎI: Diễn biến sự việc xảy ra trong không gian hẹp và kín, chỉ có
người trong cuộc biết. Hai binh sĩ đã bị thủ tiêu sau đó. Trung Sĩ
Trưởng Xa cũng đã «
tử trận” dàn cảnh, năm 1965. Vậy, những chi
tiết lịch sử này, làm sao lọt ra ngoài được?
TRẢ LỜI: Các hành động sát nhân diễn ra bên trong chiếc Thiết Vận
Xa M113 sáng ngày 2-­‐11-­‐1963, từ đầu đến cuối, do Thiếu Tá Nguyễn
Văn Nhung
tự nguyện cung khai trong những buổi «thẩm vấn”
(interrogation) của Ban 2, Lữ ₔoàn Nhảy Dù tại Trại Hoàng Hoa
45
Thám (1959 đến 1964 Nhảy Dù còn ở cấp Lữ Đoàn. Năm 1965 nâng lên
cấp Sư Đoàn).
Sau cuộc Chỉnh Lý ngày 29-­‐1-­‐1964, Dương Văn Minh được cái hân
hạnh bị giam lỏng tại gia, nhờ dựa lưng vào thế lực các nhà sư « ăn
cơm quốc gia thờ mả » ông Hồ. Riêng các tướng lãnh đảo chánh đang
bị nhốt trong trại tạm giam Liên Khương, Đà Lạt.
Ngày 30-­‐1-­‐1964, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù, Đại Tá Cao Văn
Viên, công khai xâm nhập nhà Dương Văn Minh còng tay Thiếu Tá
Nhung dẫn đi trước sự ngẩn ngơ, ú ớ của Tướng Minh. Ông biết ông
đã hết thời, đành trố mắt nhìn Đại Tá Cao Văn Viên bắt thằng đệ tử
trung thành nhất đời ông. Ông kêu điện thoại cầu cứu Trần Thiện
Khiêm. Xui tận mạng, đêm hôm đó, nhà ông, đường dây điện thoại bị
cắt đứt.
Đại Tá Viên giao Thiếu Tá Nhung cho Trung Úy L.Q.H., Trưởng Ban 2,
căn dặn: «
Cậu làm gì thì làm. Cậu trọn quyền quyết Ðịnh. ₔiều
tôi cần, nó phải khai thật, ai ra lệnh nó giết Tổng Thống
Diệm?».
Lúc đầu, Nhung khai là tại TT Diệm hung hăng chống cự bảo vệ ông
Nhu nên buộc lòng phải giết TT Diệm. Sau một đêm ăn đòn nhừ tử,
hai xương ống chân sắp bể nát từng mảnh, hắn vừa rên rỉ vừa thành
khẩn khai huỵch toẹt trọn gói.
Theo khẩu cung Thiếu Tá Nhung, thì:
« Lịch trình xử bắn hai ông
Nhu Diệm Ðã ÐẲợc lên kế hoạch ngày 17-7-1963 tại Gò ₔình,
ₔức Hiệp, nhà của MẲời Hòa, Bí ThẲ Huyện Ủy Củ Chi, với sự
có mặt: Võ Văn Kiệt, Võ Chí Công, Phan Văn ₔáng, Trung Tá
MẲời Ty…MẲời Ty về Sàigòn, qua ÐẲờng dây giao liên T2, Ðến Chùa
G.L., ÐẲờng Lê Quang ₔịnh, Gia ₔịnh, trình diện Thiền SẲ
Thích Thanh Chân, nhận lệnh. Thiền SẲ Thích Thanh Chân
chỉ thị MẲời Ty cố gắng thuyết phục ngẲời anh mình giết
sạch gia Ðình Ngô ₔình Diệm Ðể phá hủy vòng Ðai phòng thủ
Ấp Chiến Lược.
« Triệt tiêu ÐẲợc Ấp Chiến LẲợc chúng ta mới có cẨ hội thực
hiện « Chiến Thuật Nông Thôn Bao Vây Thành Thị », lấn sâu vào
vùng Ðất Ðịch, cô lập Ðịch, siết chặt gọng kìm Ðịch, Ðịch mất
khả năng vùng vẫy, phản công ».
46
(Hết trích khẩu cung Thiếu Tá Nhung).
Mười Ty là sợi dây giao liên giữa Phạm Văn Bồng, Thiền Sư Thích
Thanh Chân và Tướng Dương Văn Minh.
Thiền Sư Thích Thanh Chân tên thật Nguyễn Văn Cúc, Mười Cúc, bí
danh Nguyễn Văn Linh, 1958 đến 1969, Phó Bí Thư Cục R.
Mười Tỵ, lên Đại Tá « Quân Đội Nhân Dân » năm 1977, tên thậtDẲẨng Thanh Nhật, DẲẨng Văn Nhật, Ba Nhật, em ruột Tướng
Dương Văn Minh. Tướng Minh còn có người em trai nữa, tên Dương
Thanh Sơn, Đại Tá Truyền Tin VNCH.
ĐOẠN KẾT
Ngày 4-­‐2-­‐1963, Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung thắt « cổ tự tử » bằng
hai sợi dây giày « bốt đờ sô » (botte de saut). Thiếu Tá Văn Văn Của, Y
Sĩ Trưởng Lữ Đoàn Nhảy dù, điện thoại Đại Tá Cao Văn Viên, báo cáo:
-­‐ « ThẲa ₔại Tá, tim ông ta ngừng Ðập cách Ðây 24 giờ. Tôi
không thể cứu sống một ngẲời Ðã chết từ trẲa ngày hôm
qua!».
Trung Úy L.Q.H.
TrẲởng Ban 2, Nhảy Dù, sinh năm 1932, năm
1965 thuyên chuyển qua phục vụ Cục An Ninh Quân Đội. Năm 1974
thăng Trung Tá. Năm 1975 kẹt lại. Tháng 9-­‐1975 đi tù « cải tạo ».
Năm 1995, đúng 20 năm sau, CS trả tự do. Ông trở về với thân tàn ma
dại. 1996, ông đoàn tụ với các con ở Pháp, sống ẩn dật ở tỉnh
Strassbourg, vợ ông mất trước đó 1 năm. Năm 1997, ông bệnh nặng,
Đại Tướng Cao Văn Viên có qua Pháp thăm ông. Tướng Viên mất năm
2008. Trung Tá L.Q.H. từ trần ngày 5-­‐9-­‐2010, thọ 78 tuổi.
xxx
Người ta luôn miệng ca tụng xã hội thời chính thể VNCH trước năm
1975, có Ðạo Ðức, nhân nghĩa, nhân ái, tình ngẲời. Một xã hội
dễ chịu, dễ sống, dễ thương. Nhưng , người ta quên một cách
bạc
Ẩn, rằng, người sáng lập một xã hội với nền văn hóa « nhân bản dễ
47
thương » đó, chính là ông Ngô Đình Nhu!
Bạc Ẩn có phải là cá tính
của một dân tộc không? Chắc chắn là không!
Lục Tổ Huệ Năng giải thích thích hai chữ Vô Niệm ở Đàn Kinh như
sau: «
Bản tính nhân loại Ðối với sự vật tốt xấu, thiện tâm, ác
tâm, dã tâm của thế gian, cho Ðến những lúc oán hờn, thù
hận, lừa dối, ganh ghét, tranh giành Ðịa vị, hết thảy, Ðều là
HẲ Vô (tức không có).
Ngay cả sự trả thù cũng là Hẩ VÔ! ».
(Trích Lịch Sử Triết Học ₔông PhẲẨng của Giáo Sư Nguyễn Đăng
Thục, Hiệu Trưởng Trường Nguyễn Văn Khuê, Sàigòn, sau đổi Thành
Trường Trung Học Bồ Đề, Thượng Tọa Thích Quảng Liên làm Hiệu
Trưởng).
Viết về ông Ngô Đình Nhu, một hài cốt
« VÔ DANH », đang ở trong
cảnh giới « mồ hoang mả lạnh », không phải để tiếc nuối, bênh vực,
biện hộ muộn màng… mà muốn chứng minh lịch sử là lịch sử, sự thật
là sự thật. Miệng lưỡi thế gian muôn đời vẫn không thể bẻ cong, đánh
tráo, bóp méo lịch sử. Hơn nữa, « giống như tuyết đổ mùa đông trên
bãi cỏ mùa hè, thời gian đã qua là thời gian đã mất, không còn. Chẳng
bao giờ thời gian dừng lại » với đời người!

Paris, ngày 10-1-2024


TRẦN TRUNG QUÂN 

________________


Alice Dupond gởi