Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
NGA TỔN THẤT NẶNG NỀ TỪ QUÂN SỰ TỚI KINH TẾ


Hơn 3 năm tham vọng chiến tranh chiếm Ukraine, Nga kiệt quệ trên mọi mặt trận.

Sau hơn ba năm phát động cuộc chiến xâm lược Ukraine, Nga vẫn không thể vượt quá con số 18% lãnh thổ Ukraine mà họ đã chiếm giữ được trong giai đoạn đầu, từ năm 2022 đến cuối 2023.

Dù từng đặt mục tiêu chiếm trọn 4 tỉnh phía Đông và Nam Ukraine tương đương 25% lãnh thổ, kế hoạch đó đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt từ quân đội Ukraine.

Kể từ năm 2024, Ukraine chuyển sang chiến thuật phòng thủ chủ động, chờ đợi quân Nga tấn công rồi sử dụng drones tự sát, đánh phản công tại chỗ, gây thiệt hại nặng nề cho phía Nga.

Đến giữa năm 2025, các thống kê độc lập và tình báo phương Tây ước tính hơn 1 triệu binh sĩ Nga đã thương vong, trong đó số thương binh cũng vượt mốc 1 triệu người, hơn 2,000,000 quân đã bị loại khỏi vòng chiến, gây áp lực khổng lồ lên hệ thống y tế và hậu cần của Nga.

Cùng với tổn thất nhân lực là hàng chục ngàn xe tăng, xe thiết giáp, pháo tự hành, tên lửa và nhiều chiến đấu cơ hiện đại bị loại khỏi vòng chiến.

Nga buộc phải nhờ cậy vào 12,000 binh sĩ Bắc Triều Tiên, cùng hơn 6,000 công binh Triều Tiên giúp xây dựng công sự. Nga cầu cứu drone và tên lửa cảm tử từ Iran, xe tải, xe máy, quân trang từ Trung Quốc để duy trì cục diện chiến trường.

Vào tháng 1 năm 2025, Nga tiến hành một đợt động viên khẩn cấp thêm 160,000 quân, nhưng đến chưa tới tháng 04, 2025, hơn 100,000 người trong số tâm binh này đã thiệt mạng, chỉ trong vòng hơn 3 tháng. Trung bình khoảng 1,500 người lính thiệt mạng mỗi ngày. Tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng khiến Nga phải thuê lính đánh thuê từ Trung Quốc, Cuba, và một số nước Phi châu để thay thế.

Cuộc chiến kéo dài đã đẩy kinh tế Nga khánh tận, chính phủ thừa nhận bên bờ vực suy thoái.

Tác động kinh tế từ cuộc chiến cũng ngày càng hiện rõ. Trong một tuyên bố hiếm hoi tại Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg vào tháng 6/2025, Bộ trưởng Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov cảnh báo:

“Theo các chỉ báo và cảm nhận thực tế, chúng ta đang đứng bên bờ vực suy thoái.”

Tăng trưởng GDP trong quý 1 chỉ đạt 1,4%, mức thấp nhất trong 2 năm. Lạm phát vẫn quanh ngưỡng 10% gấp đôi mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương. Trong khi đó, lãi suất cao tới 20–21% khiến đầu tư tê liệt, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.

Trước sức ép đó, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ không để nền kinh tế Nga rơi vào suy thoái, nhưng các nhà phân tích phương Tây cho rằng nền tài chính Nga đang trên đà khánh tận vì chi tiêu quốc phòng quá lớn, nguồn thu sụt giảm và các lệnh trừng phạt ngày càng siết chặt.

Cuộc chiến chưa có hồi kết, nhưng Nga có thể đang dần kiệt quệ cả trên chiến trường lẫn trong nền kinh tế của chính mình.
 
Thuy trang Nguyen 

___________________


Hoang Nguyen gởi