Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Nghệ thuật đánh cắp công nghệ của ĐCSTQ


 
 

Ảnh Chip do hãng Micron Technology sản xuất (Ảnh: Reuters)
 

Theo Vision Times – Các tài liệu bị rò rỉ của chính phủ Trung Quốc mà The Epoch Times có được, đã tiết lộ cách làm thế nào mà các dự án do Bắc Kinh tài trợ, tiến tới quan hệ đối tác với các tổ chức nghiên cứu ở nước ngoài. Mục đích của họ là đánh cắp công nghệ từ nước ngoài. Các dự án này do Bộ Khoa học và Công nghệ thiết kế và được thực hiện bởi Hiệp hội Trao đổi Nhân tài Quốc tế tỉnh Hà Bắc. Trong báo cáo vào tháng 11 năm ngoái, tổ chức này đã đề cập rằng, mục đích cốt lõi của họ để là bảo đảm sự chuyển giao công nghệ của nước ngoài cho Trung Quốc.

“Để đạt được mục tiêu đó, văn kiện chỉ rõ, tổ chức sẽ mở rộng các kênh hợp tác với ít nhất 50 tổ chức quốc tế; thiết lập tối thiểu 4 hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; duy trì ít nhất 50 dự án công nghệ nước ngoài; đạt được ít nhất 5 thỏa thuận ý định hợp tác; có mục tiêu để tuyển dụng từ 60 đến 80 chuyên gia kỹ thuật nước ngoài”, theo The Epoch Times.

Mục đích cuối cùng của “chuyển giao” công nghệ là tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của tỉnh ven biển Hà Bắc. Báo cáo tháng 11 nêu chi tiết ngân sách phân bổ 1 triệu nhân dân tệ (tương đương 153.000 USD) được sử dụng để thuê chuyên gia giỏi từ nước ngoài và tài trợ cho bất kỳ dự án nào họ muốn thành lập ở Hà Bắc. Kết quả chuyển giao công nghệ ước tính sẽ thu về lợi nhuận 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,53 triệu USD).

Năm 2019, chính quyền tỉnh Hà Bắc đã vạch ra các chỉ dẫn cụ thể nhằm có được công nghệ nước ngoài thông qua chiến thuật chuyển giao công nghệ, bao gồm việc “giới thiệu mạnh mẽ” các tài năng quốc tế trong các lĩnh vực kỹ thuật, cải thiện quy trình chuyển giao và thành lập các nhóm quản lý cấp cao. Là một phần của chương trình này, Đại học Kỹ thuật Hà Bắc đã thiết lập quan hệ với bốn trường đại học nước ngoài – Đại học College London, Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, Đại học Paris-Saclay và Đại học Le Mans ở Pháp. Trong đó, Đại học College London được xếp hạng Top 10 trường đại học hàng đầu thế giới.

Xung đột chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là yếu tố gây tranh cãi trong quan hệ song phương Mỹ – Trung. Đó là một trong những lý do chính dẫn đến xung đột thương mại giữa hai quốc gia. Một báo cáo năm 2018 của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã phát hiện ra rằng, các liên doanh của Trung Quốc đã gây áp lực buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ của họ để có được giấy phép hoạt động tại nước này. Chính sách chuyển giao công nghệ là một trong những thành phần quan trọng trong kế hoạch “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” của Bắc Kinh nhằm đưa Trung Quốc trở thành cường quốc công nghệ thống trị trên thế giới.

Công nghệ nước ngoài không chỉ bị đánh cắp thông qua chính sách chuyển giao của ĐCS Trung Quốc. Chính phủ nước này còn cử hàng nghìn điệp viên đến Mỹ với tư cách là các nhà nghiên cứu và sinh viên. Một báo cáo tháng 6 năm 2020 về việc chuyển giao công nghệ của Mỹ cho quân đội PLA cho thấy, Bắc Kinh đã thiết lập một mạng lưới gián điệp có năng lực đặc biệt để phục vụ mục đích trên.

Báo cáo nêu rõ: “Bằng chứng là, Luật Tình báo Quốc gia 2017 của CHND Trung Hoa yêu cầu tất cả các công dân và tổ chức phải hỗ trợ, giúp đỡ và hợp tác với các cơ quan tình báo quốc gia… CHND Trung Hoa bắt buộc công dân của mình tham gia vào các chiến lược này và đã dành nguồn tài chính đáng kể của nhà nước để phát triển hệ sinh thái khoa học và công nghệ quốc phòng… Hiện nay, CHND Trung Hoa có khoảng 100 kế hoạch cụ thể do nhà nước chỉ đạo, chi phối thời gian và cách thức thực hiện việc tiếp thu công nghệ nước ngoài”.

Vào tháng 12, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tố cáo chiến thuật ‘đánh cắp công nghệ’ từ các quốc gia tiên tiến khác của Trung Quốc. Ông nói rằng phần lớn nền tảng công nghiệp cao được thiết lập ở Trung Quốc là dựa trên công nghệ được đánh cắp, chứ không phải ‘cây nhà lá vườn’. Cùng tháng đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã cấm hàng chục công ty Trung Quốc, để giữ bảo mật cho công nghệ của Mỹ. Các công ty này bị phát hiện có quan hệ với quân đội Trung Quốc hoặc tham gia vào các hoạt động xung đột với lợi ích của Mỹ.


Hoàng Thu


usaelection gởi