Ngũ Uẩn - 五蘊
Five aggregates of clinging
(2023)
***
Nội dung
Phần 1
Con người theo quan điểm Khoa học
Thân và Tâm
1. Thân và sinh lý học – Cảm giác.
1.1. Cơ thể người.
1.2. Hệ sinh học => Hệ cảm giác (E: Sensory systems).
1.3. Hệ thần kinh cảm giác (E: Sensory nervous system).
1.4. Sinh lý học => Sinh lý học cảm giác (E: Sensory physiology).
1.5. Cảm giác(E: sensation).
1) Thị giác (sight) 2) Thính giác (hearing) 3) Khứu giác (smell) 4) Vị giác (taste) 5) Xúc giác (touch)
1.6. Rối loạn cảm giác (E: Sensation disorders).
1) Tăng cảm giác (E: hyperesthesia)
2) Giảm cảm giác (E: hypoesthesia)
2. Tâm và tâm lý học.
2.1. Tâm và Triết học (E: Mind & Phylosophy).
2.2. Tâm lý học(E: Psychology).
1) Cảm xúc (E: emotion) 2) Tri giác (perception) 3) Nhận thức (cognition)
4) Ý chí (volition) 5) Ý thức (consciousness) 6) Ký ức (memory)
Phần 2
Con người theo quan điểm Phật giáo
Ngũ Uẩn
1. Ngũ uẩn(tức Thân và Tâm của con người).
1.1. Tổng quan về Ngũ uẩn.
1) Sắc và Danh 2) Ngũ uẩn.
1.2. Nội dung của Ngũ uẩn.
1) Sắc uẩn (色蘊; P: Rūpa-khandha; S: Rūpa-skandha).
2) Thọ uẩn (受蘊; P: Vedanā-khandha; S: Vedanā-skandha). (Cảm xúc)
3) Tưởng uẩn (想蘊; P: Saññā-khandha; S: Sañjā-skandha). (Tri giác & Nhận thức)
4) Hành uẩn (行蘊; P: Saṅkhāra-khandha; S: Saṁkhāra-skandha) (Ý chí)
5) Thức uẩn (識蘊; P: Viññāṇa-khandha; S: Vijñāna-skandha). (Ý thức & Ký ức)
1.3. Vận hành của Ngũ uẩn.
1.4. Ngũ uẩn và Tứ Đế.
1.5. Ngũ uẩn và Thập Nhị Nhân Duyên.
1.6. Tu tâm.
1.7. Ngũ ấm ma.
2. Ngũ uẩn qua các tạng Luận.
2.1. Ngũ uẩn theo luận Vi Diệu Pháp của Phật giáo Nam truyền.
2.2. Ngũ uẩn theo luận Bách Pháp của Phật giáo Bắc truyền.
3. Phát triển học thuyết Ngũ uẩn ở các tông phái.
3.1. Theo Phật giáo Nam tông.
3.2.Theo Duy Thức tông và Tịnh Độ tông thuộc Phật giáo Bắc tông.
3.3. Theo Mật tông thuộc Phật giáo Bắc tông.
Bài đọc thêm
Bài kinh Nikaya nói về Ngũ Uẩn - Kinh TRĂNG RẰM(TươngƯngIII)
NBS: Minh Tâm (11/2019; 7/23)
Phần 1
Con người theo quan điểm Khoa học
Thân – Tâm
Con người thường được xem là hiện hữu của 2 yếu tố là Thể chất + Tinh thần hay Thân + Tâm. Thể chất hay Thân là thành phần cụ thể hữu hình, còn Tinh thần hay Tâm là thành phần trừu tượng vô hình. Dưới đây là phần sơ lược tìm hiểu về Thân và Tâm và yếu tố kết nối giữa chúng là Cảm giác, qua sự khám phá của Khoa học.
1. Thân và sinh lý học – Cảm giác.
1.1. Cơ thể người.
Human body– Wikipedia
Cơ thể người – Wikipedia tiếng Việt
Cơ thể người là toàn bộ cấu trúc của một con người, bao gồm một đầu, một cổ, một thân (chia thành 2 phần là ngực và bụng), hai tay vàhai chân. Mỗi phần của cơ thề được cấu thành bởi hàng loạt các loại tế bào. Ở tuổi trưởng thành, cơ thể người có số lượng tế bào theo ước tính là 37.200 tỷ.
Nghiên cứu về cơ thể người xoay quanh giải phẫu họcvà sinh lý học.
- Giải phẫu học tập trung vào cấu trúc cơ thể con người. Cấu trúc cơ thể có thể biểu hiện các bất thường, không có ý nghĩa bệnh lý nhưng cần được nhận biết.
- Sinh lý học tập trung vào các hệ cơ quan (= hệ sinh học) cơ thể con người và chức năng của chúng. Nhiều hệ cơ quan có cơ chế tương tác với nhau để duy trì cân bằng nội môi. Dưới đây sẽ chú trọng tới khảo sát sinh lý học.
1.2. Hệ sinh học => Hệ cảm giác.
List of systems of the human body - Wikipedia
Hệ cơ quan (= Hệ sinh học) – Wikipedia tiếng Việt
Hệ sinh học con người là mạng lưới của các thực thể có liên quan đến sự sống (sinh học) của con người. Dưới đây là đặc trưng hệ sinh học con người:
- Hệ hô hấp (E: Respiratory system)
- Hệ tiêu hóa (E: Digestive system)
- Hệ tim mạch (E: Cardiovascular system)
- Hệ tiết niệu (E: Urinary system)
- Hệ xương (E: Skeletal system)
- Hệ nội tiết (E: Endocrine system)
- Hệ bạch huyết (E: Lymphatic system)
- Hệ miễn dịch (E: Immune system)
- Hệ cơ bắp (E: Muscular system)
- Hệ sinh sản (E: Reproductive system)
- Hệ thần kinh (E: Nervous system)
- Hệ cảm giác (E: Sensory systems)
Hệ cảm giác(E: Sensory systems) bao gồm hệ thị giác, hệ thính giác, hệ khứu giác, hệ vị giác, hệ xúc giác, hệ tiền đình [Sensory systems: visual system, auditory system, olfactory system, gustatory system, somatosensory system, vestibular system].Các vùng cảm nhận cảm giác của bộ não nằm trên vỏ não như dưới đây:
1.3. Hệ thần kinh cảm giác.
Hệ thần kinh cảm giác(E: Sensory nervous system) hayHệ giác quan là một phần của hệ thần kinh có chức năng thu nhận các thông tin về các giác quan. Năm bộ phận của cơ thể con người (năm giác quan) có tác dụng cảm nhận các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, năm giác quan này bao gồm Thị giác, Thính giác, Vị giác, Khứu giác, Xúc giác.
Sensory nervous system- Wikipedia
Hệ giác quan – Wikipedia tiếng Việt
[Primarymotor cortex- Vùng vận động]
Sense - Wikipedia
Giác quan – Wikipedia tiếng Việt
Giác quanlà những năng lực sinh lý của các sinh vật nhằm cung cấp thông tin nhận thức về thế giới. Hệ thần kinh cảm giác giúp cảm nhận từng giác quan như nhìn, nghe, nếm, ngửi, tiếp xúc. Hệ thần kinh cảm giác cũng giúp các cơ quan chuyên biệt cảm nhận như sự thăng bằng, sự chuyển động, đau, phương hướng...
Hệ thần kinh cảm giác truyền cảm giác tới các vùng não tạo nên tri giác haycảm xúc, đó là:
- Vùng thị giác (E: Visual cortex)
- Vùng thính giác (E: Auditory cortex)
- Vùng khứu giác (E: Olfactory cortex)
- Vùng vị giác (E: Gustatory cortex)
- Vùng xúc giác (E: Somatosensory cortex – Sensory homunculus)
1.4. Sinh lý học => Sinh lý học cảm giác.
Physiology- Wikipedia
Sinh lý học – Wikipedia tiếng Việt
Sinh lý học là môn học nghiên cứu khoa học về các chức năng và cơ chế hoạt động trong một hệ thống sống. Sinh lý học được phân chia thành 2 bộ môn nhỏ là sinh lý học thực vật (E: plant physiology) và sinh lý học động vật (E: animal physiology), nhưng các nguyên lý về sinh lý học mang tính tổng quát đối với tất cả các loài sinh vật.
Sinh lý học con người là một khoa học nghiên cứu về các chức năng cơ học, vật lý học và hóa sinh học của người hay các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể người. Định hướng cơ bản của sinh lý học là ở mức các cơ quan hay các hệ thống trong cơ thể người.
Sinh lý học cảm giác (E: Sensory physiology) nghiên cứu sinh lý các cơ quan cảm giác, đó là cảm giác của 5 giác quan, đó là Thị giác, Thính giác, Khứu giác, Vị giác, Xúc giác.
Xem thêm:
- Sinh lý học giác quan - Giảng Đường Y Khoa
- Loạt video về 5 giác quan | Let's Colour - Dulux
- SINH LÝ HỌC CÁC CƠ QUAN CẢM GIÁC - Võ Tấn Cường
- Chương 9. Hình thái giải phẫu hệ thần kinh - Giải phẫu người
1.5. Cảm giác.
Sensation & Perception | Introduction, Differences & Examples Video
Feeling - Wikipedia
Cảm giác – Wikipedia tiếng Việt
Quá trình của cảm giác (sensation) và tri giác (perception)
Cảm giác (感覺: - Cảm 感: là nhận thấy - Giác 覺: là biết; E: sensation, feeling): Theo đó, cảm giác là nhận biết sự vật từ 5 giác quan của thân. Sự nhận biết này chỉ mang tính phản ánh trực tiếp thuộc tính bề ngoài của các sự vật hiện tượng (ngoại cảnh), khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan của con người.
Cảm giác là quá trình diễn biến liên kết củacơ quan (E: organ) + ngoại cảnh + thần kinh (của cơ quan này).
- Thị giác (sight) : Mắt (eyes) + Lý tính + TK Thị G. (visual nerve)
- Thính giác (hearing) : Tai (ears) + Lý tính + TK Thính G.(auditorynerve)
- Khứu giác (smell) : Mũi (nose) + Hóa tính + TK Khứu G.(olfactory nerve)
- Vị giác (taste) : Lưỡi (tongue) + Hóa tính + TK Vị G. (gustatory nerve)
- Xúc giác(touch) : Da (skin) + Lý tính + TK Xúc G. (tactile nerve)
Ghi chú:
- Lý tính của sự vật ở thị giác là sóng ánh sáng từ hình dáng và màu sắc.
- Lý tính của sự vật ở thính giác là sóng âm thanh của dao động.
- Lý tính của sự vật ở xúc giác là áp suất và nhiệt độ.
- Hóa tính của sự vật ở khứu giác là các phân tử hóa học mùi.
- Hóa tính của sự vật ở vị giác là các phân tử hóa học thực phẩm.
Ví dụ mắt là cơ quan thị giác(E: organ of sight) có đường dẫn truyền thần kinh thị giác(E: visual nerve) đến não, tạo nên cảm giác thị giác(E: sensation of sight, visual sensation) về sự vật. Tại não, sự vật được định tính vả hình thành tri giác thị giác(E: visual perception). Tương tự cho các giác quan còn lại, như sau:
- Visualsensation= Sensation of sight => Visual perception
- Auditory sensation = Sens. ofhearing => Auditory perception
- Olfactory sensation= Sens. of smell => Olfactoryperception
- Gustatorysensation= Sens. of taste => Gustatoryperception
- Tactilesensation = Sens. of touch => Tactile perception
Cảm giác (E: sensation) thực ra chỉ là sự nhận biết sơ khởi sự hiện hữu của sự vật, nghĩa là cảm giác chưa định tính được sự vật. Chẳng hạn nếu một người còn khỏe mà khiếm khuyết cơ quan hoặc thần kinh dẫn truyền đến não để định tính sự vật bị hư hại, thì người này sẽ không cảm giác được, và do đó sẽ không có tri giác (E: perception). Ví như một người bị hỏng mắt nhưng thần kinh thị giác hãy còn tốt hay ngược lại mắt còn tốt nhưng thần kinh thị giác bị hỏng, thì người này không cảm giác được hình ảnh và màu sắc của vật thể, nghĩa là không có tri giác về thị giác. Tương tự với 4 giác quan còn lại.
Cảm giác là một hiện tượng gắn liền với giác quan của cơ thể, có thể định tính được xem như thuộc Thân, và có thể định lượng theo những quy ước biểu kiến. Trái lại, những hiện tượng vô hình như cảm xúc, tri giác, tư duy, ý chí, hiểu biết, trí nhớ, … có nhiều giới hạn trong việc định tính và định lượng, được xem như thuộc Tâm (Xin xem ở mục 2. Tâm và tâm lý học). Vì thế có thể xem Cảm giác là cầu nối giữa Thân và Tâm. Dưới đây là sơ lược khảo sát về sinh lý học của các cơ quan cảm giác.
1) Thị giác(E: sight).
Visual perception - Wikipedia
Thị giác – Wikipedia tiếng Việt
The Story of Enlightenment: The Neuroscience of Mindfulness Meditation | by Bill Ulammandakh | Medium
Thang đo thị lực
Thị giác là những cảm giác có được khi mắt tiếp xúc với các hình dáng và màu sắc của vạn vật ở môi trường bên ngoài thân.
1/. Cơ quan nhận cảm giác đường dẫn truyền thị giác là mắt. Ánh sáng qua giác mạc lọt qua một lỗ nhỏ là đồng tử. Sau đó ánh sáng đi qua thủy tinh thể như một thấu kính hội tụ. Ánh sáng tự nhiên có thể được phân tích thành 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu ứng với một bước sóng nhất định. Từ 7 màu cơ bản đó mà có thể có muôn ngàn màu sắc khác nhau.
2/. Cơ chế của thị giác:
Thị giác có bản chất vật lý.
- Thị lực: Thị lực là khả năng của mắt thấy rõ các chi tiết. Cụ thể hơn thị lực là khả năng của mắt nhận biết riêng biệt 2 điểm ở gần nhau, 2 điểm này sẽ được nhìn dưới một góc được gọi là góc thị giác. Số đo thị lực là số nghịch đảo của góc nhìn. Nếu góc nhìn là 1 phút thì thị lực là 1 hay 10/10
- Các rối lọan của cảm giác thị giác:
+ Quáng gà: Mắt không nhìn rõ khi trời tối. Nguyên nhân của quáng gà là do thiếu vitamin A.
+ Mù màu: Mù màu là bệnh bẩm sinh, do thiếu một hay nhiều sắc tố trong tế bào thị giác nên không phân biệt được màu hoặc nhầm màu. Nam giới mắc tật này nhiều hơn nữ giới. Cần phát hiện sớm mù màu, nhất là để tuyển chọn người cho một số công việc đòi hỏi phải phân biệt tốt màu sắc (vẽ, lái xe, lái tàu.)
+ Rối lọan thị trường: Thị trường của mắt là khoảng không gian mà mắt chúng ta bao quát được khi nhìn cố định vào một điểm. Thị trường của mắt có thể bị rối lọan thu hẹp lại ở các phía khác nhau. Hẹp thị trường có nhiều nguyên nhân khác nhau như: bong võng mạc, tổn thương một phần của võng mạc, tăng nhãn áp (E: glaucoma), … Kiểm tra thị trường nhằm mục đích đánh giá chức năng của các tế bào gậy trên võng mạc và đường dẫn truyền thần kinh thị giác từ mắt đến vỏ não.
Xem thêm:
- Bạn Hiểu Thị Lực là gì ?
- Cấu tạo mắt và cơ chế hoạt động của mắt
- Thị lực là gì? Đặc điểm và những nguyên nhân gây suy giảm ...
- Thị trường của mắt: dấu hiệu triệu chứng, nguyên nhân, chẩn ...
- Giải phẫu và sinh lý ứng dụng trong đánh giá thị trường - Bác ...
2) Thính giác (E: hearing).
Hearing - Wikipedia
Thính giác – Wikipedia tiếng Việt
[Lưu ý thần kinh thính giác (auditory nerve)]
Thính lực đồ chuẩn theo hướng dẫn của chuyên gia
Thính giác là những cảm giác có được khi tai tiếp xúc với các loại âm thanh.
1/. Cơ quan nhận cảm giác đường dẫn truyền thính giác là tai. Kết cấu tai gồm 3 phần là tai ngòai, tai giữa và tai trong. Tai có thể nghe được các âm thanh có tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz và có thể phân biệt được các tính chất của âm: cường độ, độ cao, âm sắc, hòa âm, phản âm.
2/. Cơ chế của thính giác.
Thính giác có bản chất vật lý. Sóng âm tới vành tai và được hướng vào ống tai ngòai thẳng góc với màng nhĩ. Màng nhĩ có hình phễu làm biên độ rung nhỏ nhưng lực rung lớn. Tiếp tục sóng âm vào vào cửa sổ bầu dục.Nguồn âm đến hai tai rồi đến hai trung tâm thính giác ở vỏ não nên ta có được cảm giác âm thanh nổi.Ở người, thính giác liên quan chặt chẽ với lời nói, nên thính giác phát triển tốt sẽ dẫn đến lời nói hòan thiện.
Khi cơ quan nghe bị tổn thương, dù chỉ một phần nhưng sức nghe (thính lực) cũng bị ảnh hưởng. Tổn thương trung tâm nghe trên vỏ não thùy thái dương dẫn đến điếc, hoặc nghe thấy nhưng không nhận thức được âm đó là âm gì.
Hội chống tiếng ồn quốc tế (AICB) đã đưa ra quy định:
- Tiếng ồn 25-35 dB (E: decibel) tương đương tiếng nói thầm, tiếng rì rào của lá cây - tạo cảm giác dễ chịu.
- Tiếng ồn 35-45 dB tương đương tiếng nói nhỏ ở nơi yên tĩnh như công viên... tạo cảm giác thoải mái, thích hợp cho nghỉ ngơi, giấc ngủ.
- Tiếng ồn 50-70 dB (tương đương tiếng nói, phòng làm việc, khu phố không náo nhiệt) có thể chịu đựng được trong thời gian có hạn.
- Trên 75 dB (tương đương tiếng nói quá to, chợ, bến xe...) là tiếng ồn khó chịu, nếu tiếp xúc thường xuyên thì có hại cho thính giác và sức khỏe. Với những tiếng ồn tuy có cường độ không gây hại cho người lớn, nhưng vẫn có thể tác động xấu với các đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người già, người yếu...
Xem thêm:
- Hệ thống tai - Thính giác| Trung tâm trợ thính Stella
- Sự diệu kỳ của thính giác - Suckhoedoisong
- Hãy bảo vệ đôi tai của bạn – SwipeRx
- SINH LÝ THÍNH GIÁC
3) Khứu giác (E: smell, olfaction).
Olfaction -Wikipedia
Khứu giác – Wikipedia tiếng Việt
Khứu giác là những cảm giác có được khi mũi tiếp xúc với các mùi của đồ vật hay môi trường xung quanh.
1/. Cơ quan nhận cảm giác đường dẫn truyền khứu giác là mũi. Phần niêm mạc mũi có tế bào khứu giác (tế bào Schultz) là một vùng có đường kính 1-2 cm, màu vàng nhạt nằm ở chóp mũi giữa vách mũi và xương cuốn trên.
2/. Cơ chế của khứu giáclà cơ chế hóa học, với phân tử mùi có cấu trúc không gian. Mỗi phân tử mùi có một cấu trúc riêng: mùi hoa hồng do genaniol và xitronelol, mùi hoa lài do antranat metyl. Các phân tử mùi tổng hợp cũng giống như phân tử mùi tự nhiên.
Muốn nhận biết được mùi thì phân tử mùi phải tiếp xúc được với tế bào khứu giác. Chất mùi nào càng dễ bay hơi thì càng dễ kích thích khứu giác. Mỗi chất mùi có một ngưỡng mùi riêng. Khi tiếp xúc với một mùi lâu ngày thì cảm nhận với mùi ấy sẽ kém đi, thậm chí còn không cảm thấy mùi đó nữa. Đấy là một hiện tượng thích nghi.
Sự nhận cảm mùi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Niêm mạc mũi bị khô, ướt quá, bị viêm. làm giảm nhận cảm mùi. Một mùi có thể gây ra cảm giác dễ chịu ở người này nhưng lại gây cảm giác khó chịu ở người khác, điều này là do chủ quan. Sự nhận cảm mùi ở phụ nữ nhạy bén hơn ở nam. Điều này có lẽ liên quan đến hormone của buồng trứng: ở phụ nữ bị cắt bỏ buồng trứng thì sự nhạy cảm mùi giảm nhưng nếu tiêm estrogen thì sự nhạy cảm mùi lại tăng lên. Tổn thương trung khu khứu giác dẫn đến "điếc mùi".
Xem thêm:
Olfaction -Wikipedia
Khứu giác – Wikipedia tiếng Việt
4) Vị giác (E: taste).
Vị ngon Vị ngọt Vị mặn Vị chua Vị đắng (hay cay)
Ghi chú:Afferent nerve fibers là các dây thần kinh vị giác (taste nerve, gustatory nerve)
Taste -Wikipedia
Vị –Wikipedia tiếng Việt
Độ cay vị giác (SHU) đo được đối với ớt
Vị giác là những cảm giác có được khi lưỡi tiếp xúc với thực phẩm, một số khoáng chất.
1/. Cơ quan nhận cảm giác đường dẫn truyền vị giác là lưỡi (E: tongue). Trên lưỡi có các nhú vị giác và xúc giác.
2/. Cơ chế của vị giác: Cơ chế của khứu giác là cơ chế hóa học.
Nếm là một cảm giác hỗn hợp, phức tạp, thường phối hợp với khứu giác. Năm cảm giác cơ bản của nếm là: ngon, ngọt , mặn, chua, đắng (cay). Mặt trên lưỡi có những vùng nhận cảm riêng với từng cảm giác (xem hình).
Cơ chế của vị giác còn chưa được biết rõ. Nhưng bản chất cấu trúc phân tử của vật có lẽ không liên quan đến cảm giác vị giác: không phải muối nào cũng mặn, không phải axít nào cũng chua, vị chua không liên quan đến pH.
Muốn gây được cảm giác vị giác thì vật nếm phải được hòa tan ở một nồng độ ngưỡng nhất định trở lên. Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng đến cảm giác vị giác: Cảm giác ngọt tăng khi nhiệt độ vật nếm giảm. Nhiệt độ từ 30 đến 40 độ C là tối thuận cho nhận cảm vị giác. Lưỡi khô, miệng khô làm giảm cảm giác.
5) Xúc giác(E: touch).
Cảm xúc từ các nguồn tiếp nhận ở da (touchy skin):
- Nóng & Lạnh - Căng dãn (stretch) - Rung động (vibration) - Đau (pain) - Sờ (light touch)
đến não theo chùm thần kinh xúc giác
Haptic perception - Wikipedia
Xúc giác – Wikipedia tiếng Việt
Thang đo nhiệt độ và độ đau
Xúc giác là những cảm giác có được khi da đụng chạm, tiếp xúc với ngoại vật (qua tay, chân...).
1/. Cơ quan nhận cảm giác đường dẫn truyền xúc giác là da. Bộ phận xúc giác trên da là các tiểu thể Meckel, Meissner và các đầu mút thần kinh quanh các chân lông. Các thể thụ cảm này phân bố không đồng đều trên cơ thể, và có nhiều nhất ở các đầu ngón tay, đầu lưỡi, quanh môi, đầu mũi, rồi đến má, mi mắt, vòm họng, ở các vùng khác có ít hơn.
Nếu có luyện tập thì cảm giác xúc giác tăng lên, như ở người mù, cảm giác xúc giác tăng hơn người bình thường. Còn ở người bình thường, cảm giác xúc giác cũng thay đổi tùy cá thể.
2/. Cơ chế của xúc giác: Cơ chế của xúc giác là cơ chế vật lý (áp suất và nhiệt). Đó là cảm giác trơn nhám hay nóng lạnh ở trên da, ở niêm mạc các hốc tự nhiên của cơ thể (mắt, miệng, họng, hậu môn). Cảm giác nóng lạnh là một cảm giác tương đối, đối chứng: nếu nhiệt độ của vật thấp hơn nhiệt độ chỗ tiếp xúc thì vật ấy "lạnh", còn nếu nếu nhiệt độ của vật cao hơn nhiệt độ chỗ tiếp xúc thì vật ấy "nóng".
Con người phân biệt rõ cảm giác nóng hay lạnh trong phạm vi từ 20C đến 450C. Ngòai phạm vi đó không còn cảm giác nóng lạnh đơn thuần nữa mà là cảm giác đau rát do lạnh hay do nóng.
Cảm giác nóng, lạnh có tính chất chủ quan, thay đổi tùy theo cá thể và phụ thuộc vào bản chất vật (vật dẫn nhiệt tốt cho cảm giác "lạnh" hơn là vật dẫn nhiệt kém).
1.6. Rối loạn cảm giác.
1) Tăng cảm giác(E: hyperesthesia):
Tăng cảm giác là tăng khả năng thụ cảm với những kích thích tự nhiên (ngưỡng kích thích hạ thấp) mà trong trạng thái bình thường không nhận thấy.
Ánh sáng bình thường cũng làm cho người bệnh hoa mắt, màu sắc của các vật xung quanh trở nên rực rỡ khác thường. Những tiếng động bình thường làm inh tai, tiếng đập cửa như súng nổ. Các mùi trở nên nồng nặc, có tính chất kích thích, ...
Hiện tượng tăng cảm giác thường gặp trong trạng thái quá mệt mỏi ở người bình thường, trạng thái suy kiệt nặng, hội chứng suy nhược thần kinh, bệnh loạn tâm thần cấp tính.
2) Giảm cảm giác(E: hypoesthesia):
Giảm cảm giác là giảm khả năng thụ cảm với những kích thích tự nhiên (nói cách khác là ngưỡng kích thích tăng lên).
Tất cả mọi sự vật người bệnh tiếp thu một cách lờ mờ, không rõ rệt như thể nhìn qua một màn sương mù, mờ mờ ảo ảo, không rõ hình thù. Âm thanh nghe mờ nhạt, thiếu sự cộng hưởng, tiếng nói của những người xung quanh trở nên không có bản sắc và không rõ của ai,...
Giảm cảm giác thường gặp trong trạng thái trầm cảm (E: depression) và trong tổn thương đồi thị (E: thalamus).
2. Tâm và tâm lý học.
2.1. Tâm và Triết học.
Mind - Wikipedia
Tâm– Wikipedia tiếng Việt
- Tâm(心; E: Mind) còn được gọi là Tinh thần (精神) hay Tâm trí (心智), Tâm thức (心識), Tâm cảnh (心境), Tâm địa (心地), v.v, đó là những gì thuộc về tư tưởng..
Philosophy - Wikipedia
Triết học – Wikipedia tiếng Việt
- Triết học(哲學; E: Philosophy) là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung nhất và cơ bản của con người và thế giới xung quanh con người.
Những vấn đề chính của triết học là những nhận thức:
- Về chân lý: Đó là xác định một luận cứ đi từ tiền đề đến kết luận mang tính quy luật, là phát biểu có hiệu lực hay không, đúng hay sai.
- Về đạo đức: Đó là xác định tính chất hay giá trị của một sự việc hay hành động là đẹp hay xấu, thiện hay ác, tuyệt đối hay tương đối …
Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
2.2. Tâm lý học.
Tâm lý học(心理學; E: Psychology) là ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tượng của tâm con người biểu hiện qua các hành vi.
Psychology - Wikipedia
Tâm lý học – Wikipedia tiếng Việt
1)Cảm xúc(感觸= 情绪– tình tự, tình cảm; E: emotion)
- Cảm 感: là nhận thấy. - Xúc 觸: là chạm động đến tâm.
Theo đó, cảm xúc có nghĩa là sự rung động phát sinh trong lòng do tiếp xúc với sự vật bên ngoài.
Tình cảm là những cảm xúc của một người với đối tượng bên ngoài, nó mang tính chất ổn định và ấn tượng hơn cảm xúc nhất thời. Tình càm sẽ không diễn ra ngay tức thời mà phải trải qua một quá trình nhất định..
Theo tâm lý học hiện đại, cảm xúc có nghĩa là quá trình tâm lý, là phản ứng rung động tự nhiên trong lòng của con người trước cảm xúc ngoại cảnh.
Cảm giác => Cảm xúc
Emotion - Wikipedia
Cảm xúc – Wikipedia tiếng Việt
[Đồ hình mô tả các trạng thái của cảm xúc]
Qua nhiều năm nghiên cứu về cảm xúc, Tiến sĩ Robert Plutchik, một nhà tâm lý học người Mỹ, đã đề xuất (1980) rằng có tám loại cảm xúc chính làm nền tảng cho tất cả những sắc thái cảm xúc khác nhau (34.000 cảm xúc) bao gồm: vui - buồn, tin tưởng - chán ghét, sợ hãi - giận dữ, bất ngờ - mong đợi (E: joy - sadness, trust - disgust, fear - anger, surprise - anticipation).
Bất kì ai cũng có cảm xúc với những thái độ biểu hiện tích cực hay tiêu cực điều khiển hành vi của mình.
- Cảm xúc tiêu cực có những thái độ biểu hiện thụ động, lẩn tránh.
- Cảm xúc tích cực có những thái độ biểu hiện chủ động, dấn thân.
Nhiệm vụ của ta là biết điều chỉnh cảm xúc ở mức thích hợp để tạo ra điều tích cực. Cảm xúc có nhiều cung bậc, tức định tính & định lượng khác nhau.
Lạc – Trung tính – Khổ
Biến thiên của cảm xúc
Cảm xúc tích cực và tiêu cực biểu hiện trên thân (gương mặt)
Cảm xúc tích cực Cảm xúc tiêu cực
- Thích - Chán
- Thương - Ghét
- Phấn khích - Quá khích
- Tự tin, Bình tĩnh - Run sợ, Sợ hãi.
- Vui - Buồn
- Phấn khởi - Bực tức
- Lâng lâng - Lo lắng
- Dễ chịu, thoải mái - Khó chịu, căng thẳng
- Tin tưởng - Hoài nghi
- Ấm áp - Lạnh lẽo
- Khỏe mạnh - Mệt mỏi
- Tôn trọng - Khinh thường
- Kiêu hãnh - Phục tùng
2) Tri giác(知覺; E: perception)
- Tri知: là hiểu. - Giác覺: là biết.
Theo đó, tri giác có nghĩa là hiểu biết về sự vật bên ngoài.
Theo tâm lý học hiện đại, tri giác là hiện tượng tâm lý về quá trình nhận thức bao gồm thu thập, phân tích, giải nghĩa, lựa chọn, kết luận và tổ chức các thông tin từ giác quan.
Cảm giác => Tri giác
- Visual sensation => Visual perception
- Auditory sensation => Auditory perception
- Olfactory sensation => Olfactory perception
- Gustatorysensation => Gustatory perception
- Tactile sensation => Tactile perception
Perception - Wikipedia
Tri giác – Wikipedia tiếng Việt
Tính chất: Tri giác có những tính chất sau:
- Tri giác dựa trên nền tảng là cảm giác. Vì thế, tri giác có tính biến đổi và không đồng nhất, phụ thuộc vào chủ thể nhận thức.
Tri giác có thể sai lầm
- Tri giác của con người hoạt động giống như một cỗ máy có hệ thống, chịu sự kiểm nghiệm, đánh giá của thực tiễn, nên được xem là nền tảng, cơ sở của khoa học và tri thức.
Phân loại: Tri giác được phân loại theo đối tượng phản ánh sẽ gồm các loại sau:
- Tri giác không gian: Đây là tri giác về hình dáng, độ xa, phương hướng, độ lớn của mọi sự vật đang tồn tại trong không gian. Tri giác không gian giữ vai trò quan trọng trong việc tác động qua lại giữa con người và môi trường xung quanh, nó cũng chính là điều kiện định hướng trong môi trường.
Tri giác về vận động phản ánh của những biến đổi về vị trí của mọi sự vật trong không gian.
- Tri giác thời gian: Đây là tri giác giúp con người ta cảm nhận và xác định được độ dài lâu, nhịp điệu, tốc độ, tính liên tục của các hiện tượng trong thực tế. Chính nhờ tri giác thời gian mà những biến đổi của thế giới xung quanh mới được phản ánh.
Hơn nữa, trong tri giác thời gian đôi khi còn là xuất hiện những ảo giác, sai lầm trong việc nhận xét độ dài ngắn của thời gian. Ví dụ như khi chúng ta phấn khởi, thời gian cảm tưởng khi sẽ trôi nhanh hơn, khi nhàn rỗi hay phải chờ đợi ai đó, có cảm tưởng như thời gian trôi quá rất lâu.
- Tri giác xã hội (Tri giác con người): Đây là quá trình để con người nhận thức lẫn nhau trong những dịp giao lưu trực tiếp.
Ví dụ:
Cảm giác (sensation) => Tri giác (perception) => Cảm xúc (emotion)
Khi xem một trận đấu (cảm giác), là trận bóng chày (tri giác). Người xem thuộc đội chiến thắng sẽ rất sung sướng, phấn khích (cảm xúc tích cực), nếu đội của thua người này sẽ buồn bã, thất vọng (cảm xúc tiêu cực).
Xem thêm:
- Sensation Vs. Perception: What Are The Main Differences ...
- Difference Between Sensation and Perception| Difference ...
- Tri giác là gì? Sự khác nhau của Cảm giác và Tri giác | VN24h
3) Nhận thức(認識 ; E: cognition)
- Nhận 認: Là luận biện rõ, phân biệt rõ, - Thức 識:Sự hiểu biết
Theo đó, nhận thức chỉ cho những hiểu biết chắc chắn và rõ ràng có được từ sự luận biện phân biệt.
Theo tâm lý học hiện đại, nhận thức là những hiểu biết thông qua chuỗi suy nghĩ, lí luận, tính toán, đánh giá, ước lượng, tưởng tượng, lĩnh hội. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
Dưới góc độ tư duy biện chứng, quá trình nhận thức của con người đi từ cái sinh động đến cái trừu tượng, đến cái thực tiễn. Do đó, quá trình đó nhận thức trải qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ ngoài vào trong, từ thấp đến cao. Căn cứ vào tính chất phản ánh, có thể phân chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành 2 giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
1/. Giai đoạn 1: Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:
1.Tri giác: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác.
2. Biểu tượng: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan.
2/. Giai đoạn 2: Nhận thức lý tính
Các hình thức của nhận thức lý tính bao gồm:
1.Khái niệm: Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật.
2.Phán đoán: Là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.
3. Suy luận: Là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.
Xem thêm:
- Cognition - Wikipedia
- Nhận thức – Wikipedia tiếng Việt
4)Ý chí(意志; E: will, volition).
- Ý 意: là điều suy nghĩ, kiến giải, quan điểm // ước muốn, nguyện vọng.
- Chí 志: là chuyên chú mạnh mẽ vào sự việc.
Theo đó, ý chí là trong lòng toan tính mong muốn mạnh mẽ, nhất định phải hành động thực hiện cho bằng được sự việc.
Theo tâm lý học hiện đại, ý chí là là quá trình nhận thức (E: cognition process), được xem là mặt năng động của nhận thức mà một cá nhân quyết định và cam kết thực hiện một hành động cụ thể. Sự quyết định và cam kết hành động theo những ham muốn hay nhu cầu được gọi là động cơ thúc đẩy (E: motivation - động lực thúc đẩy).
Volition (psychology)- Wikipedia
Motivation - Wikipedia
Động cơ thúc đẩy – Wikipedia tiếng Việt
Ý chí được hiểu theo nghĩa đơn giản là khả năng vượt qua mọi khó khăn, để thực hiện những hành động tạo ra được kết quả. Và để đạt được kết quả ấy phải trải qua rất nhiều chướng ngại. Ý chí được gọi là năng lực mà mức độ (định lượng) sẽ khác nhau nơi mỗi con người.
Trong quá trình đi đến cái đích của hành động, mục đích cuối cùng không phải đã tồn tại sẵn trong tư duy của con người, mà do hiện thực khách quan bên ngoài tác động vào. Trên cơ sở những điều kiện vật chất, điều kiện xã hội, điều kiện lịch sử, cùng với ý thức cá nhân, ý chí sẽ được hình thành và phát triển.
Tính chất của ý chí.
- Tính mục đích: Ý chí có thể xác định mục đích xa-gần tùy theo từng trường hợp. Dựa vào mục đích có sẵn ý chí kiểm soát hành vi của mình.
- Tính độc lập: Ý chí hàm chứa những quan điểm, ý kiến của riêng mình. Không phải là thứ mà người khác tạo ra cho mình. Tự bản thân sẽ quyết định thực hiện hành động đó một cách độc lập.
- Tính tự chủ: Ý chí hàm chứa sự kìm nén, điều chỉnh cảm xúc và kiểm soát được suy nghĩ bên trong.
- Tính kiên trì, bền bỉ: Ý chí hàm chứa sự chịu khó, vượt qua những hoàn cảnh khó khăn.
- Tính quyết đoán: Ý chí hàm chứa sự quyết đoán chứ không mãi do dự, hoài nghi. Tuy nhiên, điều này không phải là bắt buộc con người phải quyết định mọi việc một cách vội vàng và thiếu cân nhắc.
5) Ý thức (意識; E: Consciousness).
- Ý 意: là điều suy nghĩ, kiến giải, quan điểm // Bên trong lòng, nội tâm.
- Thức識: Sự cảm nhận được, hiểu biết được.
Theo đó, ý thức chỉ chung cho:
- Những điều cảm nhận được trong lòng (cảm xúc).
- Những điều thấy biết được trong đầu óc (tri giác).
Theo tâm lý học hiện đại, ý thức là trạng thái hiểu biết và nhận ra một vật thể bên ngoài (ngoại tại) hay điều gì đó bên trong (nội tại). Trạng thái này được đặc trưng bởi cảm xúc, tri giác (suy tưởng) và ý chí.
Ý thức được xem như cái biết hình thành từ các khái niệm phân biệt (các quy ước, các quy định, các điều kiện, ...), và được diễn giải qua ngôn ngữ.
Xem thêm:
- Consciousness - Wikipedia
- Ý thức – Wikipedia tiếng Việt
6) Ký ức(記憶; E: memory)
- Ký 記: là nhớ. - Ức 憶: là ghi lại trong đầu.
Theo đó, ký ức lả trí nhớ, là một khả năng của các sinh vật sinh sống có thể lưu giữ những thông tin về môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể, cũng như các phản ứng xảy ra trong cơ thể và tái hiện thông tin được lưu giữ hoặc kinh nghiệm cũ, để sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức hoặc tập tính.
Ý thức và Ký ức (hay Ý thức + Tiềm thức + Vô thức) là hai mặt của một sự việc, gắn liền nhau. Theo đó, có 3 dạng chính của ký ức:
1) Ký ức cảm xúc. 2) Ký ức nhận thức. 3) Ký ức ý chí.
Theo tâm lý học hiện đại, ký ức hay trí nhớ là thuật ngữ được chỉ cho các cấu trúc và quy trình liên quan đến việc lưu trữ thông tin và truy xuất thông tin sau đó.
- Theo nhà tâm lý học Robert Sternberg, trí nhớ là phương tiện để chúng ta rút kinh nghiệm trong quá khứ để sử dụng thông tin này trong hiện tại. (Sternberg, 1999).
- Theo nhà tâm lý học Margaret W. Matlin, trí nhớ là một quá trình duy trì thông tin theo thời gian. (Matlin, 2005)
Trí nhớ là điều cần thiết cho cuộc sống của con người. Không có ký ức về quá khứ, chúng ta không thể hoạt động trong hiện tại hoặc suy nghĩ về tương lai. Không có trí nhớ, con người không thể học được gì cả.
Đối với các nhà tâm lý học, thuật ngữ trí nhớ bao gồm ba khía cạnh quan trọng của xử lý thông tin:
1. Mã hóa trí nhớ(E: memory encoding):
Khi thông tin đi vào hệ thống trí nhớ của chúng ta (đầu vào là cảm giác), nó cần được thay đổi thành một hình thức để nó có thể được lưu trữ. Có ba cách chính để thông tin có thể được mã hóa (thay đổi):
1.Trực quan (hình ảnh)
2.Âm thanh (âm thanh)
3. Ngữ nghĩa (nghĩa chữ)
Ví dụ, làm thế nào để nhớ một số điện thoại đã tra cứu trong danh bạ? Nếu bạn có thể nhìn thấy nó thì bạn đang sử dụng mã hóa bằng hình ảnh, nhưng nếu bạn đang lặp lại nó cho chính mình thì bạn đang sử dụng mã hóa bằng âm thanh.
2.Lưu trữ trí nhớ (E: memory storage):
Đây là nơi lưu trữ thông tin, thời gian lưu trữ bộ nhớ trong bao lâu, dung lượng có thể được lưu trữ và loại thông tin nào được lưu giữ.
Thông tin chỉ có thể được lưu trữ trong một thời gian ngắn trong STM (0-30 giây: short-term memory), nhưng LTM (long-term memory) có thể tồn tại suốt đời.
3.Truy xuất trí nhớ(E: memory retrieval): Điều này đề cập đến việc lấy thông tin ra khỏi nơi lưu trữ. Nếu ta không thể nhớ một cái gì đó, ta không thể truy xuất nó. Khi được yêu cầu truy xuất một cái gì đó từ trí nhớ, sự khác biệt giữa STM và LTM trở nên rất rõ ràng
- STM được lưu trữ và truy xuất tuần tự.
- LTM được lưu trữ và truy xuất bởi liên tưởng.
cấu trúc não
Memory - Wikipedia
Trí nhớ – Wikipedia tiếng Việt
[Trí nhớ và mối liên quan đến bộ não]
Đại não (Cerebrum)
Hệ viền (Limbic system)
[Vùng cảm nhận lời nói – Wernicke’s area]
- Explicit memory:
+ Cerebral cortex: Vỏ não. => Neocortex
+ Temporal lobes: Thùy thái dương => Hippocampus, Amygdala (emotion).
+ Limbic system: Hệ viền => Basal ganglia(emotion).
- Implicit memory:
+ Cerebellum: Tiểu não => Cerebellum
4.Phân loại trí nhớ.
- Trí nhớ cảm giác(E: sensory memory = sensory register – SM): Trí nhớ cảm giác còn gọi là trí nhớ giác quan hình thành từ thông tin bên ngoài được hấp thu bởi các thụ thể cảm giác và được xử lý bởi hệ thống thần kinh. Trí nhớ cảm giác cho phép các cá nhân giữ lại ấn tượng về thông tin thoáng qua sau khi ngừng kích thích ban đầu (< 1 giây), sau đó được chuyển sang trí nhớ ngắn hạn. Con người có năm giác quan truyền thống : thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác.
- Trí nhớ ngắn hạn(E: short-term memory – STM, working memory): Trí nhớ ngắn hạn có tên gọi khác là trí nhớ làm việc (E: working memory, nằm ở thùy trán)), là sự ghi nhớ tạm thời những thông tin mà chúng ta vừa mới xử lý nó. Trí nhớ ngắn hạn có thể lưu giữ thông tin để làm việc. Tuy nhiên, thông tin này sẽ nhanh chóng biến mất nếu chúng ta không chủ động lưu giữ nó.
Trí nhớ ngắn hạn được con người sử dụng trong trường hợp phải thực hiện những hành động, những thao tác cấp bách, nhất thời. Sau khi hành động hay thao tác được thực hiện thì trí nhớ trở nên không cần thiết nữa.
Trí nhớ ngắn hạn là loại trí nhớ cần thiết để bước đến giai đoạn trí nhớ dài hạn. Sự chuyển thông tin đến vùng trí nhớ dài hạn để nhớ được lâu hơn có thể được kích hoạt và cải thiện bằng cách lặp lại thông tin đó, hoặc bằng cách gắn thông tin này với một ý nghĩa nào đó.
- Trí nhớ dài hạn(E: long-term memory – LTM):
Trí nhớ dài hạn còn gọi là tri thức hay kiến thức (E: knowledge), là sự ghi nhớ và lưu trữ thông tin trong thời gian dài. Trí nhớ dài hạn bao gồm bất cứ điều gì ta nhớ đã xảy ra hơn một vài phút trước đây. Trí nhớ dài hạn có thể lưu giữ lượng thông tin khổng lồ trong thời gian vô hạn. Trí nhớ dài hạn là một hệ thống lưu trữ, quản lý và truy xuất thông tin vĩnh viễn, có thể được sử dụng sau này.
Trí nhớ dài hạn có 2 loại là: trí nhớ hiển lộ và trí nhớ tiềm ẩn.
Trí nhớ hiển lộ (E: explicit memory): Chia làm hai loại:
+Trí nhớ ngữ nghĩa (E: semantic memory): Bao gồm các thông tin thực tế chung nhất, chẳng hạn như ý nghĩa của các từ và kiến thức liên quan đến thế giới sống (E: general knowledge: facts, concepts).
Ví dụ:
• Khái niệm về tập hợp trong toán học.
• Hiểu về cách làm toán nhân.
• Ý nghĩa của từ ‘chân lý'
• Kiến thức về sử học
+Trí nhớ tình tiết (E: episodic memory): Bao gồm các thông tin về những trải nghiệm trong quá khứ của cá nhân, xảy ra tại một thời điểm và địa điểm cụ thể (E: events, experiences). Do có liên quan tới hệ viền (E: limbic system) biểu hiện cảm xúc, nên trí nhớ tình tiết bao hàm cả cảm xúc (E: emotion).
Ví dụ:
• Ký ức về những gì đã xảy ra trong trận bóng đá.
• Ký ức về bữa tiệc cưới của người thân.
• Nhớ lần đầu tiên gặp người bạn đời.
• Nhớ tên của ai đó
Trí nhớ tiềm ẩn (E: implicit memory): Trí nhớ tiềm ẩn còn được gọi là bộ nhớ vô thức hoặc bộ nhớ tự động. Trí nhớ tiềm ẩn là trí nhớ về những trải nghiệm, những kinh nghiệm trong quá khứ mà ta thường không nghĩ về chúng, bất kể những trải nghiệm những kinh nghiệm này đã xảy ra cách đây bao lâu. Có 2 loại:
+ Trí nhớ thủ tục (E: procedural memory), cho phép chúng ta thực hiện nhiều hoạt động thể chất hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ và đi xe đạp, mà không cần phải suy nghĩ. Phần lớn các ký ức ngầm là bản chất thủ tục. Bộ nhớ thủ tục chủ yếu liên quan đến việc học các kỹ năng vận động mới (E: skills, tasks) và phụ thuộc vào tiểu não (E: cerebellum) và hạch nền (E: basal ganglia) của bộ não.
Ví dụ:
• Lái xe hay đi xe đạp.
• Thực hiện các công việc nấu ăn đơn giản.
• Đi một tuyến đường quen thuộc mỗi ngày.
• Cởi áo, quay số điện thoại, gõ trên bàn phím, đánh răng
• Nhắc lại các quy tắc của một trò chơi đơn giản và quen thuộc.
• Hoàn thành các nhiệm vụ là một phần thường xuyên của một công việc quen thuộc, chẳng hạn như chà nhám cho thợ mộc hoặc cắt hành cho đầu bếp.
+ Trí nhớ chỉ dẫn hay Trí nhớ cảm xúc (E: priming memory, emotional memory), cho phép chúng ta sử dụng hình ảnh, màu sắc, từ ngữ hoặc các kích thích khác để giúp ai đó nhận ra sự việc liên quan đến sự việc trong tương lai
Ví dụ:
• Sử dụng màu xanh lá cây để nhớ tới tình cảm bao dung hay đèn cho phép lưu thông và màu đỏ để nhớ tới bản năng sinh tồn hay đèn báo cấm lưu thông.
• Nhớ lại các từ cho một bài hát khi ai đó hát một vài từ đầu tiên.
- Conscious level # 10%
- Subconsciouslevel # 50 - 60%
- Unconscious level # 30 - 40%
Theo Sigmund Freud (1856 – 1939), người sáng lập Phân tâm học (Psychoanalysis = Phân tích tâm lý học,) trí nhớ dài hạn có thể được phân loại như sau:
- Trí nhớ hiển lộ = Ý thức (E: consciousness, consciousmind).
- Trí nhớ tiềm ẩn, gồm:
+ Tiềm thức (E: subconsciousness, subconscious mind) = Tiền ý thức (preconsciousness, preconscious mind).
+ Vô thức (E: unconsciousness, unconscious mind).
Tiềm thức được xem là cầu nối giữa Ý thức và Vô thức.
Xem thêm:
- Sensory memory - Wikipedia
- Short-term memory - Wikipedia
- Long-term memory - Wikipedia
- Memory and Mind
- Memory, Encoding, Storage and Retrieval | Simply Psychology
- Consciousness - Wikipedia
- Ý thức – Wikipedia tiếng Việt
- Consciousness and Memory | Psychology Today
- Memory and Consciousness: Consciousness to ..
- Memory and Consciousness - OpenEdition Journals
- Where are memories stored in the brain? - Queensland Brain ...
- Chúng ta ghi nhớ các ký ức như thế nào? - KhoaHoc.tv
- Thay đổi quan niệm về lưu trữ ký ức | Báo Dân trí
VIDEO
- Memory & Consciousnessby Peter Dziuban
- The Limbic System: Emotions and The Brain
- Emotions: limbic system | | Khan Academy
- Emotions: cerebral hemispheres and prefrontal cortex| | Khan Academy
- BỆNH SUY GIẢM TRÍ NHỚ
- Teo não và suy giảm trí tuệ-Gốc tự do và bệnh Alzheimer-Full
Phần 2
Con người theo quan điểm Phật giáo
Ngũ Uẩn
1. Ngũ uẩn(tức Thân và Tâm của con người).
Skandha - Wikipedia
Ngũ uẩn –Wikipedia tiếng Việt
1.1. Tổng quan về Ngũ uẩn.
Bài kinh Vô Ngã Tướng (無我相經; P: Anattalakkhaṇa sutta; S: Anātmalakṣaṇa sūtra) được ghi nhận là bài giảng thứ hai của đức Phật sau khi thành đạo. Trong bài kinh này, Thân và Tâm của một con người đã được đức Phật xem là một tổ hợp được cấu thành bởi 5 yếu tố hay 5 Duyên, và 5 Duyên này luôn biến đổi.
Do đó, cái gọi là con người tất nhiên không tự hữu (tức Vô ngã, do cấu thành bởi các Duyên) và không hằng hữu (tức Vô thường, do các Duyên luôn biến đổi),mà chỉ hiện hữunhất thời.
Cả 5 Duyên này thường được gọi là Ngũ uẩn. Một cách tổng quát là mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều biểu hiện bằng 2 tính chất Vô ngã và Vô thường; nói cách khác tất cả luôn gắn liền với Duyên khởi tính (= Vô ngã tính + Vô thường tính).
- Trong kinh điển Pali, kinh Vô Ngã Tướng được xếp trong Samyutta Nikaya (viết tắt là "SN" hoặc "S") và được chỉ định bởi "SN 21.59" (SLTP) hoặc "SN 22.59" (CSCD).
- Trong bộ A-hàm Hán ngữ, kinh này được xếp vào Saṃyukta Āgama 34, hay "SA 34"
1)Sắc và Danh: Con người được xem là những tồn tại nhất thời của hai thành phần Hữu hình + Vô hình, đó là Thể chất + Tinh thần hay Thân + Tâm, tức 2 Duyên mà trong đạo Phật chúng thường được gọi là Sắc + Danh:
- Sắc(色; P; S: Rūpa; E: Physical component of the person)= Thân.
- Danh(名; P;S: Nāma; E: Mentalcomponent of the person)= Tâm.
Nơi con người, Chấp ngã là cách nhìn con người với Thân và Tâm như là những thực thể để bám víu vào, nhưng kỳ thực đó chỉ là sự tự trói buộc mình về mặt tinh thần, và là nguyên nhân gây ra khổ não cho chính mình. Để thấy được điều này, đức Phật đã phân tích con người ra thành 5 phần, là một tổ hợp của 5Duyên, là 5 hình thái tạm biểu hiện đặc trưng nơi con người, nhằm chỉ ra bản chất thực của con người đó là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, và khi thấy ra sự thật “tạm” (không thực) này, hành giả sẽ tự vượt qua Chấp ngã.Danh trong Ngũ uẩn gồm 4 Duyên là Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
Quan điểm của đạo Phật về thân và tâm đều được đặt trên cơ sở của nguyên lý Duyên khởi, nghĩa là trình bày rõ về mối tương hệ bất khả phân giữa những yếu tố con người và các yếu tố vũ trụ thiên nhiên, bao gồm môi trường, hoàn cảnh ...
2) Ngũ uẩn.
Ngũ uẩn五蘊 = Ngũ ấm 五陰 (P: Pañca-khandha; S: Pañca- skandhāḥ; E: Five aggregates of clinging) với ý nghĩa sau:
- Với uẩn (蘊; P: khandha; S: skandhāḥ)có nghĩa là chỗ rợp, bóng râm nơi ánh mặt trời không soi tới. Theo đó, Ngũ uẩnlà 5 đặc trưng nơi con người bị che trùm, che lấp đi không được ánh sáng chân lý soi sáng. Đây là cách dùng từ của ngài Trần Huyền Trang (602 – 664) CN.
- Với ấm(陰; P: khandha: S: skandhāḥ) có nghĩa làtích tập, tích chứa, gom góp. Theo đó, Ngũ ấmlà 5 nhóm tích chứa nơi con người đặc trưng bởi những thấy biết bằng khái niệm, quy ước, quy chế, điều kiện được chế định, che mất những thấy biết thực tại. Đây là cách dùng từ của ngài Cưu La Ma Thập (344 – 413) CN.
Ngũ uẩngồm có Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩnlà các hình thức chấp thủ đối với Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
Theo đó, Ngũ uẩn hay Ngũ ấm hàm ý rằng con người vì không thấy ra bản chất thực nơi chính mìnhvà vạn vật, đó là một tổ hợp của 5 Duyên hình thành và luôn biến đổi(sinh-diệt), lại bám chấp vào biểu hiện tạm của 5 Duyên này, và xem đó là một thực thể thường tại, khiến phải dẫn đến cho cuộc sống đầy mê lầm và khổ não cho chính mình. Do vậy, Ngũ uẩn còn gọi là Ngũ thủ uẩn(五取蘊; P: Pãnca upādāna-khandha; S: Pañca upādāna-skandhāḥ; E: the five aggregates of clinging).
Do dó trong cuộc sống, hành giả nên hạn chế mặt tiêu cực của Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thứcvà hãy luôn tỉnh giác với lý Vô ngã và Vô thường, nhằm giúp cho nội tâm ta dễ dàng thanh tịnh hơn khi tiếp cận với thực tại. Bởi theo học thuyết Duyên khởi, 2 tính chất Vô ngã và Vô thường luôn thường trựcnơi mọi sự vật hiện tượng, nghĩa là thường trực thường trực nơi Ngũ uẩn của chính thân tâm mỗi con người. Mọi sự vật hiện tượng này đều hình thành từ các Duyên → Vô ngã (Sinh), các Duyên lại liên tục tương tác biến đổi → Vô thường (Diệt). Chuỗi “Sinh Diệt” kia diễn ra nhanh hay chậm là vô cùng vô tận. Điều này cho thấy mọi sự vật là không ‘tự hữu và hằng hữu’, mà chỉ hiện hữu nhất thời.
Các hành giả tu học Phật thường được nhắc nhở “Tu là nhìn lại chính mình”, là vì các hành giả chưa thấy biết ra Ngũ uẩn này vậy. Như:
- Trong kinh Tương Ưng Bộ, phẩm Gánh nặng có nói:
Ngũ uẩn là gánh nặng,
Kẻ gánh nặng là người.
Mang gánh nặng ấy lên
Chính là khổ ở đời.
Còn đặt gánh nặng xuống
Chính là lạc ở đời .
Đặt gánh nặng xuống xong
Không mang thêm gánh khác.
Nếu nhổ khát ái lên
Tận cùng đến gốc rễ,
Không còn đói và khát
Được giải thoát tịnh lạc
Ngũ uẩn được xem là gánh nặng khổ đau vì con người sống theo những chấp thủ cực đoan của Ngũ uẩn này. Thấy được bản chất thực Duyên khởi của chúng, tức chứng đạt chân lý, là cách đăt gánh nặng ấy xuống.
- Trong kinh Tương Ưng Bộ III, đức Phật còn xác định rõ: "Không liễu tri Năm uẩn thì không thể đoạn tận khổ đau".
- Đại sư người Đức Nyānatiloka trình bày như sau về tầm quan trọng đó:
"Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động từ vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ còn tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại, chúng không hề tạo thành một cái gì gọi là cái Ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của cái Ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là cái Ta. Lòng tin có một cái Ta, có một nhân cách độc lập chỉ là một ảo tưởng."
- Nhà văn Joseph Goldstein, người sáng lập Hiệp hội Thiền Minh Sát (IMS – Insight Meditation Society) ở Barre, Massachusetts cũng viết:
"Cái mà chúng ta gọi là cái Ta chỉ là Ngũ uẩn đang hiện hành vô chủ."
1.2. Nội dung của Ngũ uẩn.
1) Sắc uẩn(色蘊; P: Rūpa-khandha; S: Rūpa-skandha):
Sắc(色; P;S:Rūpa) tức Thân, được cấu thành từ 4 Duyên gọi là Tứ đại(四大; P;S: Mahābhūta; E: The four great elements), đó là:
+ Đất(Địa 地; P: Pruṭhavī; S: Pṛthvī; E: Earth): Nguyên tố cứng.
+ Nước (Thuỷ 水; P: Āpa; S: Āp; E: Water): Nguyên tố ẩm ướt.
+ Gió (Phong 風; P: Vāyu; S: Vāyu; E: Air): Nguyên tố động.
+ Lửa(Hoả 火; P: Teja; S: Tejah; E: Fire): Nguyên tố ấm nóng.
Tứ đại được xem là tương đương với 4 thể của Vật lý học hiện đại là Thể rắn, Thể lỏng, Thể khí, Thể ion (E: plasma). Khi 4 yếu tố này hợp lại thì hình thành nên hình tướng vật thể, và khi chúng tan biến thì sinh vật cũng theo đó mà hoại diệt. Tứ đại không được ai sáng tạo ra, cũng chẳng có vật thể nào được sáng tạo cả; tứ đai chỉ là các Duyên vận hành Sinh-Diệt một cách liên tục.
Trong Phật giáo thường nói “Tứ đại giai Không * 四大皆空* Bốn đại đều không thật có ”.
Trong bài kệ Tâm Chi Sanh Hề (心之生兮) của Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) có câu: “Sanh tự vọng sanh, tử vọng tử. Tứ đại bổn không tùng hà khởi * 生自妄生死妄死、四大本空從何起* Sanh tự lầm sanh, chết lầm chết, Bốn đại vốn không từ đâu khởi ?).”
Trong kinh Tạp A-hàm, đức Phật đã nói về Sắc:
“Tứ đại là Nhân, tứ đại là Duyên, đó gọi là Sắc. Vì sao lại gọi như vậy? Vì phàm có những Sắc gì, thì chúng đều là tứ đại, nhờ tứ đại mà tạo thành”.
“Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là Sắc? Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là Sắc. Bị thay đổi bởi cái gì? Bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và tha,... Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là Sắc.”
Sắc có 6 bộ phận gọi là Lục căn(六根; P: Saḷāyatana; S: Ṣaḍindriya; E: Six sense organs, six internal sense bases), tương đương với 6 cơ quan của thân theo Sinh lý học hiện đại, giúp thân giao tiếp với đối tượng làLục cảnh(六境; P: Cha-bāhirāyatana; S: Ṣaḍ-visayah; E: Six sense objects, six external sense bases) ở môi trường bên ngoài. Lục trần六塵là từ dùng chỉ cho Lục cảnh bị chấp thủ.
1) Mắt – Nhãn 眼 (Eye) + Visible objects => Visual sensation
2) Tai – Nhĩ 耳 (Ear) + Sound => Auditory sensation
3) Mũi – Tị 鼻 (Nose) + Odor => Olfactory sensation
4) Lưỡi – Thiệt 舌 (Tongue) + Taste => Gustatory sensation
5) Thân – Thân 身 (Skin) + Touch => Tactile sensation
6)Não – Ý 意 (Brain) + Mental objects => Mental sensation(an intelligible sensation, direct, intuitive and non-conceptive).
Trong kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana-sutta), đức Phật đã dạy:
“Này các Tỷ-kheo, như thế thì tất cả những gì thuộc Sắc thân quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là Sắc thân cần phải được nhận định theo Chánh trí tuệ, đúng như thật: "Cái này không phải của Ta(nói về Sự Vật sở hữu),cái này không phải là Ta(nói về chấp Thân), cái này không phải là tự ngã của Ta(nói về chấp Tâm)".
Thân vì thế không phải là một thực thể độc lập mà là một hợp thể vật chất biến động. Thân muốn tồn tại phải nương vào các yếu tố Sắc khác như mặt trời, dòng sông, ruộng lúa, thời tiết, không khí, ... và gần nhất là thực phẩm, dưỡng khí; thiếu một hay vài yếu tố này, thân sẽ suy kiệt và biến hoại.
Bản chất của Sắc là Vô thường, Vô ngã và chuyển biến bất tận theo sự thật Duyên khởi, cho nên bản chất của Sắc là Không (= không thực tồn tại bất biến, kể cả quan niệm về một linh hồn bất biến ở các tôn giáo khác). Sự chấp thủ Sắc (Sắc uẩn) nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ khổ não.
Trong kinh Kim Cương, đoạn 5, có viết:
Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai * 凡所有相,皆是虛妄。若見諸相非相,即見如來* Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.
Các biểu hiện Chấp ngã thường thấy của Sắc là tên, họ, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè ..., nghề nghiệp, địa vị. Một người đồng thời có thể đóng vai cha (mẹ), chồng (vợ), ông (bà), con, ..., hay chức danh giám đốc, giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, ... nơi xã hội, hay đại đức, thượng tọa, linh mục, mục sư, ... nơi tôn giáo.
Xem thêm:
- Āyatana - Wikipedia
- Thập nhị xứ – Wikipedia tiếng Việt
- TÌM HIỂU VỀ UẨN, XỨ VÀ GIỚI - Đại tạng kinh Việt Nam
2) Thọ uẩn(受蘊; P: Vedanā-khandha; S: Vedanā-skandha):
Thọ(受; P; S: Vedanā) có nghĩa là hành động nhận, chịu, bị, mắc. Thọ là nói gọn của cảm thọ感受là nhận chịu cảm xúc (E: emotion), gồm có 3 dạng:
- Lạc thọ (樂受; P: Sukha-vedanā; S: Sukha-vedanā): Có cảm xúc dương tính, như cảm xúc dễ chịu hay vui (Lạc = Cảm xúc vui).
- Khổ thọ (苦受; P: Dukkha; S: Duḥkha-vedanā): Có cảm xúc âm tính, như cảm xúc khó chịu hay buồn (Khổ = Cảm xúc buồn).
- Xả thọ(捨受; P: Upekkhā; S: Upekṣā-vedanā): Có cảm xúc trung tính, như cảm xúc không vui thích, không đau khổ.
Trong kinh A-hàm, đức Phật đã nói về Thọ như sau:
“Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là Thọ? Ðược Cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là Thọ. Cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, Cảm thọ khổ, Cảm thọ phi khổ phi lạc. Ðược Cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là Thọ.”
Theo đó, Thọ được xem là nhóm tâm thuộc phạm trù tình cảm(E: sentiment) hàm ý sự chuyển hóa từ cảm giác (=> tri giác) => cảm xúc, sinh ra từ sự nối kếtcác đối tượng tương thích, biểu hiện một trong 3 tính chất là Lạc-Khổ-Xả.
Thọ uẩn còn có thể được biểu hiện theo các định tính sau:
1/.- Nhóm xếp theo 5 loại cảm xúc (Ngũ tình): Gồm Ưu (憂– buồn), Hỷ (喜– mừng), Khổ (苦– khổ), Lạc (樂– vui), Xả (捨– xả ly).
- Thọ khổ đồng sinh với thân (thânkhổ đau).
- Thọ lạc đồng sinh với thân (thânan lạc).
- Thọ ưu đồng sinh với tâm (tâmkhổ não).
- Thọ hỷ đồng sinh với tâm (tâman lạc).
- Thọ xả đồng sinh với tâm (tâmkhông khổ, không lạc).
2/- Nhóm xếp theo 7 loại cảm xúc (Thất tình): Gồm Hỷ (喜– mừng), Nộ (怒– giận), Ái (愛– thương), Ố (惡– ghét), Ai = Ưu (憂– buồn), Lạc (樂–vui), Dục (欲– muốn).
Các biểu hiện Chấp ngã thường thấy của Thọ là các hành động phán đoán cảm xúc như thích–ghét, vui–buồn, đep–xấu, hay–dở, ngon–dở, dễ chịu–khó chịu, ... Cho rằng hoa hồng đẹp hơn hoa lan là động thái cảm xúc chủ quan.
3) Tưởng uẩn(想蘊; P: Saññā-khandha; S: Sañjā-skandha):
Tưởng (想; P: Saññā; S: Sañjā) có nghĩa là hành động cảm nhận thông qua suy nghĩ, suy đoán, suy tưởng, luận biện, tưởng tượng (E: thinking // imagination). Theo đó, Tưởng được xem là nhóm tâm thuộc phạm trù lý trí(E: reason).
Tưởng uẩn là tâm sở tưởng cảm nhận theo 6 đối tượng:
- Sắc tưởng làsuy tưởng, luận biện các hình ảnh màu sắc.
- Thanh tưởng làsuy tưởng, luận biện các loại âm thanh, tiếng nói.
- Hương tưởng làsuy tưởng, luận biện các thứ mùi thơm, hôi.
- Vị tưởng làsuy tưởng, luận biện các thứ vị ngon, dở.
- Xúc tưởng làst. lb. các loại cảm xúc nóng lạnh, cứng mềm …
- Pháp tưởng làsuy tưởng, luận biện các ý tưởng, tư tưởng.
1/.Tưởng được xem là cảm nhận phân biệt đối tượng dưới hai dang:
- Một là cảm nhận phân biệt đối tượng thể chất bên ngoài từ ngũ quan. Như qua mắt sẽ nhận biết đó là hoa, và hoa đó được nhận biết là hoa hồng chứ không là một hoa nào khác.
- Hai là cảm nhận đối tượng sinh lý bên trong nơi thân. Như khả năng nhận biết cơn đau, cơn đói.
2/.Tưởng được xem là cảm nhận phân biệt cho hoạt động tinh thần, tổng hợp của cácsuy tưởng luận biện, phán đoán Đúng – Sai, giải quyết vấn đề, định tính sự vật ...
Tưởng là cảm nhận đối tượng tổng hợp từ 5 loại tri giác của 5 giác quan.
- Nếu cảm nhận sự vật hợp với chân lý thì Tưởng là hùng biện, là trí.
- Nếu cảm nhận sự vật trái với chân lý thì Tưởng là ngụy biện, là uẩn.
Như vậy, Tưởng là cảm nhận của mình về con người hoặc sự việc sự kiện mang tính khách quan (trí) hay chủ quan (uẩn), mang tính trải nghiệm (trí) hay kinh nghiệm (uẩn).
Trong kinh A Hàm, đức Phật dạy:
“Này các Tỳ kheo, phàm Tưởng gì thuộc quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy gọi là Tưởng”.
Những cảm nhận về các đối tượng bên ngoài, bên trong đều thuộc thời gian, không gian, đơn giản hay phức tạp đều gồm trong Tưởng. Nói cảm nhận là cảm nhận về cái gì, không thể có một cảm nhận thuần chủ thể. Do đó, Tưởng bao gồm mọi cảm nhận về thế giới vật lý, tâm lý đã được khái niệm hóa, quy ước hóa, điều kiện hóa bằng tri giác (E: perception → phân biệt cạn) và nhận thức (E: cognition → phân biệt sâu).
Vì thế, đức Phật còn ví Tưởng như ảo ảnh, một hiện tượng không thật nhưng hiện ra giống như thật, ví như thấy ảnh ảo nước trên sa mạc.
Theo đó, Tưởng được xem là nhóm tâm thuộc phạm trù Lý trí hàm tính chấtphân tích, tương phản với Thọ hàm tính chấtnối kếtthuộc phạm trù Tình cảm(E: sentiment).
Các biểu hiện Chấp ngã thường thấy của Tưởng làcác loại phán đoán của cảm nhậnbằng lý trí như đúng-sai, khôn-ngu, ..., bằng các khái niệm, các quy ước, các quy chế hay những điều kiện sách đặt ra, là những động thái cảm nhận lý trí chủ quan.
4) Hành uẩn(行蘊; P: Saṅkhāra-khandha; S: Saṁkhāra-skandha).
Hành (行; P: Saṅkhāra; S: Saṁkhāra) có nghĩa hành dộng, là làm, thực thi, thực hiện.
Đối với phạm trù tâm thì Hành nhằm chỉ ra ý muốn, ý định, mong muốn, ước muốn, toan tính … làm một sự việc nào đó. Theo đó Hành nhằm chỉ ra sự tác ý tinh tấn(精進–cố gắng làm nên) hay ý giải đãi (懈怠– lười biếng, uể oải), là động cợ thực hiện sự việc(E: motivation).
- Nếu sự tinh tấn trong hành động hợp với chân lý, thì đó là Chánh tinh tấn dẫn đến Tuệ nghiệp.
- Nếusự tinh tấn trong hành động không hợp với chân lý, thì đó là Tà tinh tấn dẫn đến Mê nghiệp.
Trong kinh A-hàm, đức Phật đã nói về Hành như sau:
“Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là Hành?Được gọi là Hành, là khả năng tác thành một hành động. Tạo tác thành những gì, hoặc thành hành động ác hoặc thành hành động thiện nên gọi là Hành”.
Như vậy, Hành là công năng làm phát khởi ra Nghiệp, đó là toàn bộ những thao tác tư duy quyết định.
Theo đó, Hànhđược xem là nhóm tâm thuộc phạm trù ý chí(E: Volition; Will) biểu hiện cho nội lực thúc đẩy tạo tác hành động.
Các biểu hiện Chấp ngã thường thấy của Hành làcác loại phán đoáncủa ý chí tạo tác, mong muốn hành động hay động cợ hiện thực sự việc. Như mong muốn gặp nghịch cảnh không sinh lòng oán giận(tâm sở Vô sân) thể hiện ý chí chủ quan, động cơ thực hiện ‘Vô sân’.
---------------
Chú thích: Kỳ thực là Hành bao gồm Thọ và Tưởng, nhưng do tính quan trọng cần chú ý nên Thọ và Tưởng được tách riêng ra với Hành. Bởi chúng đều thể hiện hành động mang tính tác ý phân biệt, mong muốn, và đều là Tâm sở (心所; P: Cetasika; S: Caitasika; E: Mental state)
5) Thức uẩn(識蘊; P: Viññāṇa-khandha; S: Vijñāna-skandha):
Thức(識; P: Viññāṇa; S: Vijñāna) có nghĩa là biết, nhận biết, hiểu biết, kiến giải. Thức theo nghĩa căn bản là gồm Lục thức (六識; P: Saḷviññāṇa; S: Ṣaḍvijñāna; E: Six sense consciousnesses) sinh khởi từ 6 căn tiếp xúc với 6 trần:
Lục căn + Luc trần => Lục thức
Lục thức gồm có:
1. Nhãn thức [E: (sight, visual, eye) consciousness]: Là cái biết về thấy.
2. Nhĩ thức [E: (hearing,auditory, ear) cons.]: Là cái biết về nghe.
3. Tỷ thức [E: (smell, olfactory, nose) cons.]: Là cái biết về ngửi.
4. Thiệt thức [E: (taste, gustatory, tongue) cons.]: Là cái biết về nếm.
5. Thân thức [E: (touch, tactile, body) cons.]: Là cái biết về xúc chạm.
6. Ý thức [E: (thought, mental, mind) cons.]: Là cái biết về suy tưởng từ tiền ngũ thức trên (5 thức trên).
Trong kinh A-hàm, đức Phật đã nói về Thức như sau:
“Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là Thức?Gọi là Thức là vì sư nhận biết phân biệt của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Những cái biết phân biệt này gọi là Thức”
Thức trong Phật giáo qua các thời kỳ có nội dung sau:
1)Thứctrong Phật giáo thời đức Phật còn tại thế là cái biết hình thành 6 thức giác quan có liên hệ tới 6 căn giác quan.
2) Thức trong Phật giáo Nam tông, căn cứ vào bộ Vi Diệu Pháp, là 54 tâm vương của Dục giới.
3)Thức trong Phật giáo Bắc tông, nơi Duy Thức học, làhệ thống 8 tâm vương (6 thức giác quan + Mạt-na thức + A-lại-da thức), là cái biết, kinh nghiệm-thói quen và trí nhớ (= ký ức), có chi tiết sau:
1- Lục thức (E: consciousness) là cái biết của phân biệt của Lục căn (giác quan), liên quan tới Sắc, Thọ, Tưởng. Và khi hành giả thấy ra Lục thức là (Vô ngã + Vô thường), thì Lục thức được gọi là trí như sau:
- Thành sở tác trí cho 5 thức ngũ quan.
-Diệu quan sát trí cho Ý thức.
2- Mạc-na thức [末那識; S: Manas] là kinh nghiệm (E: experience), thói quen (E: habit) làm động cơ cho các hành động, ý muốn tạo tác, liên quan tới Hành, và gọi là Bình đẳng tính trí khi hành giả thấy ra Mạc-na thức là (Vô ngã + Vô thường).
3- A-lại-da thức[阿賴耶識; S: Ālaya-vijñāna, Ādāna-vijāna] (*) là trí nhớ (E: memory → ký ức), và gọi là Bạch Tịnh thức(白淨識), hay Như-lai tạng(如來藏; S: Tathāgata-garbha), hay Đại Viên Cảnh trí (大圓境智) khi hành giả thấy ra A-lại-da thức là (Vô ngã + Vô thường).
Tuy cái biết, kinh nghiệm-thói quen, cái nhớ là 3 dạng thức trình bày khác nhau, nhưng kỳ thực chúng liên kết chặt chẽ và nương tựa lẫn nhau. Không thể có cái biết nếu không có kinh nghiệm-thói quen, trí nhớ và ngược lại. Những kinh nghiệm-thói quen, trí nhớ là những gì đã xảy ra gần (kiếp sống hiện tại) hay xa (các kiếp sống quá khứ).
Vì thế, có thể hiểu Thức uẩn là một kho chứa các hạt giống (chủng tử) gồm cái biết của 6 thức giác quan + kinh nghiệm-thói quen +trí nhớ. Các hạt giống này sẵn sàng hiện hành khi hội đủ các duyên.
Có sự tương cận với Phân Tâm Học ngày nay là Ý thức (= 6 thức giác quan), Tiềm thức(E: subconsciousness, subconscious → kinh nghiệm-thói quen) và Vô thức(E: unconsciousness, unconscious → ký ức, trí nhớ) vốn tích lũy trong quá khứ.
Các biểu hiện Chấp ngã thường thấy của Thức làcác loại kiến thức, kinh nghiệm-thói quen ... chủ quan, khiến Thức của con người là những Chấp kiến hay Tà kiến. Khi Thức được soi sáng bởi Duyên khởi khách quan, thì đó gọi là Chánh kiến, là Trí hay Tuệ giác.
---------------
Chú thích:
1)Từ thời đức Phật Thích Ca, có thể thấy Sắc + Thọ + Tưởng là các duyên hình thành 6 Thức (Nhãn thức, ..., Ý thức), và các Tổ sư về sau đã thêm vào là Mạt-na (末那識; S: Manas) thức là thức thứ 7, và Thức uẩn là A-lại-da thức (阿賴耶識; S: Ālaya-vijñāna) là là thức thứ 8.
Thức thứ 7 và thức thứ 8 còn có tên gọi chung là A-đà-na thức (阿陀那識; P: Ādāna-viññāṇa; S: Ādāna-vijnāna) có ý nghĩa là thức vô minh, thức chấp trì(= thức nắm giữ),thức chấp ngã,thức chiếm hữu.
Trong truyền thống Nam tông, (P: Bhāvanga-viññāṇa; S: Bhāvanga-vijnāna), dùng để mô tả A-lại-da thức này, và gọi là hữu phần thức. Bhāvanga nghĩa là luôn trôi chảy như một dòng sông.
2) Cần phân biệt:
- Cảm giác(E: sensation, feeling) là cảm nhận về hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi, vị, nóng lạnh bởi ngũ quantừ tác nhân bên ngoài thân, hay trong thân như cảm giác đói, đau (Sắc uẩn). Quá trình này thường được gọi là trải nghiệm.
- Cảm xúc (E: emotion) là cảm tính chủ quan phân biệt của tác nhân bên ngoài hay bên ngoài như thích-ghét, vui-buồn, đẹp-xấu, hay-dở, thơm-hôi, ngon-dở, dễ chịu - khó chịu, ... (Thọ uẩn)
-Tri giác(E: perception) là phân biệt sự vật hình thành từ ngũ quan, như phân biệt bánh chưng với bánh tét; hay bởi cảm giác thuộc sinh lý của thân, như đói phân biệt với đau (Tưởng uẩn).
- Nhận thức (E: cognition) là tri giác chủ quan như đúng-sai, phải-quấy, ... Tri giác chủ quan là những suy tưởng, luận biện đặc trưng bằng các hình thức chế định, như các khái niệm, các quy ước, các điều kiện, ... (Tưởng uẩn)
- Ý chí (E: mental activity // volition, will) là ý chí chủ quan, là những ý muốn tạo tác thực hiện. Đây là những mong muốn bao quát cho mọi hành động mang tính thiện hay bất thiện (Hành uẩn).
- Ý thức (E: consciousness → kiến thức, kinh nghiệm-thói quen từ 6 thức giác quan (Thức uẩn).
- Ký ức (E: memory → trí nhớ) là chức năng hoạt động và lưu giữ liên quan đến kiến thức (cái biết) hay kinh nghiệm, thói quen (Thức uẩn).
1.3. Vận hành của Ngũ uẩn.
Ngũ uẩn là 5 tính chất của Thân và Tâm (Sắc và Danh), chúng hoạt động tương quan cùng lúc nhau (Sắc + Tâm vương + Tâm sở) và liên tục biến đổi.
Trong Bát-nhã Tâm kinh có đoạn “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến Ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách ... * 觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。*Bồ-tát Quán Tự Tại (S: Avalokiteśvara), trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác giải thoát, đã thấy ra rằng tất cả Năm uẩn đều Không (= ‘có mà không thực có’, biến đổi theo thời gian). Giác ngộ điều ấy xong, Bồ-tát vượt qua được mọi khổ đau ách nạn.”
Khi hành Bát-nhã Ba-la
Ngài Quán Tự Tại soi ra tột cùng
Thấy ra Năm uẩn đều Không
Bao nhiêu khổ ách khốn cùng độ qua
Bồ-tát đã dùng tuệ giải thoát ‘Duyên khởi’ (= Vô ngã + Vô thường) để quán chiếu sâu sắc Ngũ uẩn, thì thấy rằng Ngũ uẩn tuy hiện hữu nhưng không thực tồn tại theo thời gian, nên không chấp vào mà xả ly. Do vậy mà vượt qua khổ nạn.
Theo đạo Phật, trong đời sống, khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần, sự kiện diễn ra qua 2 giai đoạn được thấy như sau:
1) Giai đoạn 1: Hình thành sự tương tác (E: interaction – tương giao, sự liên hệ). Đây là tiến trình của cảm giác (E: sensation) được trải nghiệm. Tiến trình này mang tính khách quan, không có điều kiện ràng buộc của chủ thể, được xem là tiến trình Chân đế của người tỉnh giác chân lý trước ngoại cảnh, là (Vô ngã + Vô thường).
Như chiếc gương soi hay mặt hồ nước trong trẻo phẳng lặng, tạo hình ảnh nhất thời vật đứng trước nó, và biến mất khi vật rời đi, là ẩn dụ cho tiến trình này. Giải thích các cho ẩn dụ này là dựa vào lý Duyên khởi, với cách nói ‘thấy pháp như nó đang là’.
Thật vậy, theo học thuyết Duyên khởi, 2 tính chất Vô ngã và Vô thường luôn thường trực nơi mọi sự vật hiện tượng. Mọi sự vật hiện tượng đều hình thành từ các Duyên → Vô ngã (Sinh), các Duyên lại liên tục tương tác biến đổi → Vô thường (Diệt). Chuỗi “Sinh Diệt” kia diễn ra là vô cùng vô tận. Điều này cho thấy mọi sự vật là không tự hữu và hằng hữu, mà chỉ hiện hữu nhất thời.
- Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy tính xả ly để phòng hộ sáu căn ở giai đoạn 1 này:
"Có sáu pháp vô-thượng mà các thầy cần tu. Những gì là sáu ?
Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ýđối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
2)Giai đoạn 2: Hình thành mối quan hệ (E: relationship). Đây là tiến trình tiếp theo giai đoạn 1, là tiến trình phân biệt thuộc phạm trù Tục đế đặc trưng bởi Ngũ uẩn (五蘊).
(無我). Do vậy, hành động của bậc giác ngộ là sáng suốt và linh hoạt, chứ không thờ ơ như một số người lầm tưởng.
Hành động của bậc giác ngộ luôn được soi sáng bởi Chánh tri kiến. Với Chánh tri kiến thì có thể chắc chắn rằng cảm xúc, suy tưởng, ý muốn sẽ đúng lẽ thật và trong sáng.
2-Đối với chúng sinh thì luôn diễn ra ở cả hai giai đoạn 1&2. Tiến trình Ngũ uẩn “Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức” bấy giờ hoạt dụng mang tính chủ quan, có điều kiện ràng buộc. Tiến trình này được gọi là Chấp ngã (執我). Đó là vì tâm Si cố hữu luôn tác động, Tà niệm sinh khởi và hình thành chấp trước của Ngũ uẩn, biểu hiện bằng các tâm Tham và tâm Sân. Tà niệm được thấy trong các trường hơp sau:
+ Hoài niệm (E: nostalgia): Là rong ruổi về quá khứ.
+ Vọng niệm (E: vain hopes, illusions): Là phóng tới tương lai.
+ Thất niệm (E: forgetting): Là loạn động trong hiện tại, nghĩa là hành giả đánh mất tâm và thân của chính mình (= tâm-thân không hợp nhất). Ví như người không biết mình đang ăn, cứ để suy nghĩ giận hờn, trách móc vào bữa ăn.
Trong bài kinh Bāhiya, thuộc kinh Tiểu Bộ, có kể lại câu chuyện về một trưởng lão tên là Bāhiya, nói về cách thể hiện tình huống xảy ra ở giai đoạn 2 này:
“Này Bāhiya, như thế thì ông nên thực tập như vầy: ‘Trong việc thấy sẽ là thuần túy việc thấy. Trong việc nghe sẽ là thuần túy việc nghe (Sắc). Trong việc cảm thọ (= cảm xúc → Thọ)sẽ là thuần túy việc cảm thọ. Trong việc suy tưởng (= nhận thức → Tưởng) sẽ là thuần túy việc suy tưởng. Trong ý hành (= ý muốn hành động → Hành) sẽ là thuần túy ý hành. Trong thức tri (= cái biết, ... → Thức)sẽ là thuần túy thức tri’. Này Bāhiya, ông nên học tập theo đúng như vậy.
Này Bāhiya, khi nào đối với ông, trong việc thấy sẽ là thuần túy việc thấy. Trong việc nghe sẽ là thuần túy việc nghe. Trong việc cảm thọ sẽ là thuần túy việc cảm thọ. Trong việc suy tưởng sẽ là thuần túy việc suy tưởng. Trong ý hành sẽ là thuần túy ý hành. Trong thức tri sẽ là thuần túy thức tri. Này Bāhiya, khi ấy ông không là với điều ấy, ông không là trong đó, ông không là ở đây, không là ở kia, không là ở khoảng giữa của cả hai. Chính điều này là sự chấm dứt của Khổ.”
......
“Bậc hiền trí tự mình hiểu biết bằng trí tuệ, khi ấy được giải thoát khỏi Sắc, khỏi Vô sắc, khỏi hạnh phúc và khổ đau.”
Trong kinh Tương Ưng Bộ III, có chép câu chuyện Tôn giả A-nan (Ananda) lập lại lời dạy của Tôn giả Mạn-từ Tử (Punna Mantaniputta) trước một số các vị Tỷ-kheo rằng:
Này hiền giả Ananda, do chấp thủ mà khởi lên tư tưởng "tôi là". Do chấp thủ gì?" – "Do chấp thủ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, khởi lên tư tưởng "tôi là".
----------------
(*) Chú thích:
Theo Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147, đạo đức Phật giáo đặt nền tảng trên chân lý Duyên khởi. Theo đó Đạo đức Duyên khởi có nội dung sau:
“Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện, là lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”
1.4. Ngũ uẩn và Tứ Đế:
Cấu trúc Tứ Đế được diễn đạt qua 2 cặp Nhân-Quả sau:
+ Khổ Đế ... là do bởi ... Tập Đế.
[ Khổ não ] → [Chấp ngã + Chấp thường = Ngũ thủ uẩn]
+ Diệt Đế ... là do bởi ... Đạo Đế.
[ Niết-bàn ] → [Vô ngã + Vô thường = Ngũ uẩn giai Không]
- Ngũ uẩn hay Ngũ thủ uẩnlà 5 yếu tố biểu hiện [Chấp ngã + Chấp thường] nơi chúng sinh, nên Ngũ uẩn chính là Bản ngã, là nguồn cội, sào huyệt của Khổ não.
- Ngũ uẩn nơi bậc giác ngộ được soi sáng bởi Duyên khởi, là “Ngũ uẩn giai Không”, là [Vô thường + Vô ngã], là Niết-bàn giải thoát vậy.
Trong Thanh Tịnh Đạo luận, đã chỉ ra thái độ của bậc giải thoát về một nội tâm thanh tịnh khi hành động là “chiếu kiến Ngũ uẩn giai Không” như sau:
Không có người hành động, chỉ có hành động.
Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.
1.5. Ngũ uẩn và Thập Nhị Nhân Duyên.
Thập Nhị Nhân Duyên nói về 12 Duyên cấu thành con người, vận hành liên tuc trong 3 thời – Quá khứ, Hiện tại, Vị lai. Mỗi thời đặc trưng cho một kết cấu Ngũ uẩn:
- Ngũ uẩn quá khứ đặc trưng 2 Duyên là Vô minh và Hành.
- Ngũ uẩn hiện tại đặc trưng 8 Duyên là Thức, Danh Sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu.
- Ngũ uẩn vị lai đặc trưng 2 Duyên là Sinh, Lão tử.
Trong quá khứ, nếu Thức, Danh Sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ sinh khởi trong tình trạng si mê, bất giác, thất niệm, tức là bị Vô minhchi phối, thì Ái, Thủ, Hữu cũng phát sinh, đó là Hành.
Vô minh và Hành trong quá khứ làm nhân tái sinh Thức, Danh Sắc, Lục nhập, Xúc, Thọtrong hiện tại. Trong hiện tại Thức, Danh Sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ làm Duyên phát sinh Ái, Thủ và Hữu. Và trong hiện tại Ái, Thủ và Hữu lại làm Nhân cho Sinh – Lão tử tương lai. Cứ thế vòng luân hồi xoay chuyển bất tận.
Khi so sánh với Ngũ uẩn, chúng ta thấy Thập Nhị Nhân Duyên chính là Ngũ uẩn triển khai rộng ra mà thôi.
Như vậy, Ngũ uẩn tương đương với phần hiện tại của Thập Nhị Nhân Duyên. Tuy trong quá khứ chỉ nói vắn tắt là Vô minh và Hành, nhưng trong thực tế cũng gồm đủ tám yếu tố từ Thức đến Hữu như trong hiện tại. Trong tương lai cũng vậy, từ Sinh đến Lão tử bao gồm đủ tám yếu tố Thức, Danh Sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ và Hữu như trong hiện tại.
Nói Thập Nhị Nhân Duyên là để phá tà kiến về một Đấng Tạo Hóa, nguyên nhân đầu tiên của sự tạo dựng con người. Nói Ngũ uẩn là để phá kiến chấp về Bản ngã, về “con người thật” ảo tưởng.
Xem thêm:
- Six consciousnesses - Nichiren Buddhism Library
- Six consciousnesses - Rigpa Wiki
1.6. Tu tâm:
Bốn uẩn vô hình Thọ-Tưởng-Hành-Thứctheo 4 chức năng được gọi là Tâm(心; P;S: citta; E: mind), tương thích của 4 uẩn này:
● Với Thọ 受, tâm được hiểu và gọi là Tâm thọ 心受.
● Với Tưởng 想, tâm được hiểu và gọi là Tâm tưởng 心想.
● Với Hành 行, tâm được hiểu và gọi là Tâm hành 心行= Tâm ý心意.
● Với Thức 識, tâm được hiểu và gọi là Tâm thức 心識.
➢Tâm thọ, Tâm tưởng, Tâm hành, Tâm thức nơi chúng sinh được gọi chung là Tâm vọng[= Vọng tâm (妄心; P: Kummagga-pāpaka-citta; S: Parikalpita-abhidhāna-citta; E: Misleading-mind, Unenlightened mind)].
Tâm vọng có thể được thấy trong các kinh điển như:
- Trong kinh Pháp Cú, hai bài kệ đầu tiên đã hàm ý này: “Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm làm chủ, tâm tạo tác ...”. Nơi đây, Tâm = Ý (là ý muốn) là Tâm hành.
-
- Trong Duy Thức tông có nói: “Tam giới duy Tâm, vạn pháp duy Thức * 三界唯心, 萬法唯識 * Ba cõi (= Dục +Sắc + Vô sắc) chỉ bởi Tâm tưởng, muôn pháp chỉ bởi Thức hiểu biết lầm”.
- Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông (1258-1308) cũng có dạy: “Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền”.
- Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (720-814) nói “Tâm cảnh không dính mắc nhau là giải thoát”
➢Tâm thọ, Tâm tưởng, Tâm hành, Tâm thức nơi Bậc giác ngộ gọi chung là Tâm chân[= Chân tâm (眞心; P;S: Bodhi-citta; E: True mind, Enlightenment-mind)]. Chân tâm hình thành từ sự nhận ra Vọng tâm dưới sự chiếu soi của Duyên khởi.
Theo đó, tu Tâmlà nhằm chủ yếu chuyển hóa 4 chấp thủ uẩn Thọ, Tưởng Hành, Thức này, mà cụ thể là chuyển hóa Tình cảm, Lý trí, Ý chí, Kinh nghiệm, Thói quen, Ký ức bằng cách vận hành chúng hợp với chân lý Duyên khởi.
1.7. Ngũ ấm ma.
Ngũ ấm ma là các loại ảo giác gây ra chướng ngại sinh ra từ Ngũ ấm (= Ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) trong lúc tu thiền định. Trong năm uẩn, mỗi uẩn có 10 loại chướng ngại như sau:
- 10 loại chướng ngại sinh ra từ Sắc uẩn.
- 10 loại chướng ngại sinh ra từ Thọ uẩn.
- 10 loại chướng ngại sinh ra từ Tưởng uẩn.
- 10 loại chướng ngại sinh ra từ Hành uẩn.
- 10 loại chướng ngại sinh ra từ Thức uẩn.
Ngũ ấm ma được nói đến trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, là 5 yếu tố khởi sinh hình thành bản ngã tạo tác.
1) 10 hiện tượng là chướng ngại thuộc về Sắc uẩn:
Mười ảo giác gây chướng ngại này đều do trong lúc tu thiền định, hành giả mất Chánh tri kiến, khởi tâm chấp trước, nên dụng tâm sai phá trừ Sắc uẩn, khiến tự hiện ra các cảnh như vậy. Hành giả nên cảnh giác phòng hộ để tránh các mê lầm tai hại về những cảnh gây chướng này.
1- Thân thể không bị chướng ngại: Hành giả trong khi tu thiền do sức dụng công, nên tâm tánh được nhiệm mầu sáng suốt, tự thấy thân thể mình trong giây phút qua lại tự tại, không bị cái gì làm chướng ngại.
2- Lượm bỏ trùng độc trong thân: Hành giả trong khi tu thiền, thoạt thấy thân thể mình trong suốt, các loài trùng độc, sên bò qua lại, rồi lượm bỏ ra ngoài mà thân không đau đớn..
3- Nghe trong hư không có tiếng nói Pháp: Hành giả trong lúc tu thiền, nghe trong hư không có tiếng thuyết pháp nghĩa lý nhiệm mầu.
4-Thấy Phật hiện và thấy hoa sen nở: Hành giả trong khi tu thiền, khi tâm được định rồi, tự phát ra ánh sáng. Lúc bấy giờ thấy mười phương đều hiện ra sắc vàng, tất cả các vật hóa thành Phật cả và có vô số hoa sen đồng thời xuất hiện.
5-Thấy các vật báu đầy cả hư không: Hành giả trong khi tu thiền, thấy mười phương hư không đều thành bảy báu, nào màu xanh, sắc vàng, đỏ, trắng, hiện ra vô số, mà chẳng chướng ngại nhau. Cảnh hiện ra như vậy vì hành giả dụng công đè nén vọng niệm thái quá.
6-Thấy ban đêm cùng như ban ngày: Hành giả trong khi tu thiền, do tâm an tịnh nên phát ra ánh sáng. Lúc bấy giờ mặc dù nửa đêm, ở trong nhà tối mà vẫn thấy rõ hết cả mọi vật, không khác chi ban ngày..
7-Thân thể không biết đau: Hành giả trong khi tu thiền, tâm được rỗng không, thì thân thể chẳng biết đau. Lúc bấy giờ lửa đốt không cháy, dao chặt không đau..
8-Thấy cảnh giới Phật xuất hiện ở khắp nơi: Hành giả trong khi tu thiền,do dụng công cùng tột, ngưng vọng tưởng lâu ngày, nên thấy mười phương núi sông toàn cả thế giới đều biến thành cõi Phật, đủ cả bảy món báu chiếu sáng cùng khắp. Lại thấy hằng sa chư Phật ở trong cung điện tốt đẹp hiện đầy cả hư không. Trông lên trên thì thấy các cung trời, xem trở xuống lại thấy hết các cõi địa ngục đều không có chướng ngại.
9-Nghe, thấy được ở phương xa vào ban đêm: Hành giả trong khi tu thiền,do tâm tham cứu sâu xa, nên trong lúc giữa đêm thấy được nào là chợ búa, đường sá, bà con họ hàng ở các phương xa, hoặc nghe được tiếng nói. Ðây do hành giả kiềm thúc cái vọng tâm thái quá.
10-Thân hình biến hóa, nói Pháp thông suốt: Hành giả trong khi tu thiền,do hành giả dụng tâm tham cứu cùng tột, nên thấy có các vị thiện tri thức, chỉ trong giây phút mà thân mình biến hóa nhiều cách, làm cho người này thông suốt nghĩa mẩu, nói pháp vô ngại.
2) 10 hiện tượng là chướng ngại thuộc về Thọ uẩn:
Mười ảo giác gây chướng ngại này đều do trong lúc tu thiền định, khi Sắc uẩn hết, Thọ uẩn hiện bày, hành giả mất Chánh tri kiến, khởi tâm chấp trước, nên dụng tâm sai phá trừ Thọ uẩn, khiến tự hiện ra các cảnh như vậy. Hành giả nên cảnh giác phòng hộ để tránh các mê lầm tai hại về những cảnh gây chướng này.
1-Thấy loài vật thương khóc một cách mê lầm: Hành giả trong khi tu thiền, khi phá trừ Sắc uẩn rồi, tâm trí sáng suốt, nhưng do hành giả dụng công dằn ép các vọng tưởng thái hóa, nên phát sanh lòng thương xót các loài vật vô cùng, cho đến thấy loài mòng muỗi, thương cũng như con ruột, thương cho đến nỗi sa nước mắt khóc ròng.
2-Chí dũng mãnh bằng Phật (cao ngạo, hống hách, ngã mạn): Hành giả trong khi tu thiền,khi Sắc uẩn hết, Thọ uẩn hiện bày, thấy có nhiều điều linh ứng và những cảnh tốt đẹp hiện ra. Vì trong lòng cảm khích thái quá, nên hành gỉả phát tâm đại dõng mãnh, lập chí đồng với chư Phật, quyết tu một đời thành Phật, không chịu trải qua bao vô số kiếp.
3-Tâm nghĩ tưởng khô khan: Hành giả tu thiền khi đã phá trừ Sắc uẩn,nhưng vì trí lực suy kém, không có trí tuệ sáng suốt để phán đóan, lúc ấy bơ vơ giữa chừng, nên trong tâm sanh ra rất khô khan, nhớ nghĩ vẩn vơ, mà tự cho đó là tinh tấn.
4-Đặng chút ít lại cho là đầy đủ: Hành giả trong khi tu thiền,khi Sắc uẩn hết, Thọ uẩn hiện bày, vì dùng tuệ nhiều hơn định, mất sự thăng bằng, nên gặp những cảnh thù thắng hiện ra, mới đặng chút ít cho là đầy đủ.
5-Tâm buồn rầu vô hạn: Hành giả trong khi tu thiền,cảm thấythiếu phương tiện để lướt qua khi cảnh cũ đã mất, địa vị mới chưa chứng, tự thấy bơ vơ; gặp cảnh gian nan nguy hiểm, sanh tâm buồn rầu vô hạn, như ngồi trên chông sắt, như uống thuốc độc, tâm chẳng muốn sống, thường cầu xin người giết giúp thân mạng mình, để sớm được giải thóat.
6-Vui cười không thôi, không thể ngăn được: Hành giả trong khi tu thiền,khi tâm được thanh tịnh an ổn rồi, bỗng nhiên sanh ra vui mừng vô hạn không thể ngăn được.
7-Sanh đại ngã mạn: Hành giả trong khi tu thiền,khi thấy khi Sắc uẩn hết, Thọ uẩn hiện bày, tự cho mình được như thế là đầy đủ rồi, sanh tâm ngã mạn, đối với mười phương chư Phật còn khinh khi, huống hồ là Thinh-văn, Duyên-giác.
8-Sanh tâm khinh an: Hành giả trong khi tu thiền,khi Sắc uẩn hết, Thọ uẩn hiện bày, trong tâm sanh ra vô lượng khinh an.
9-Chấp không, sinh ra tâm lý chê bai người trì giới: Hành giả trong khi tu thiền,khi Sắc uẩn hết, Thọ uẩn hiện bày, trong tâm bỗng sáng, rồi sanh ra chấp đọan diệt, bác không Nhân Quả, không tội phước, tất cả đều không.
10-Quá tham ái nên sinh ra cuồng: Hành giả trong khi tu thiền,khi Sắc uẩn hết, Thọ uẩn hiện bày, sanh ra vô cùng ái dục, đến đỗi phát cuồng, như khuyến hóa người đời bình đẳng hành dục, bảo họ rằng: ‘Hành dục là đạo Bồ-đề, người hành dâm dục là kẻ duy trì Chánh pháp’.
3) 10 hiện tượng là chướng ngại thuộc về Tưởng uẩn:
Mười ảo giác gây chướng ngại này đều do trong lúc tu thiền định, Thọ uẩn hết, Tưởng uẩn hiện bày, hành giả mất Chánh tri kiến, khởi tâm chấp trước, nên dụng tâm sai phá trừ Tưởng uẩn, khiến tự hiện ra các cảnh như vậy. Hành giả nên cảnh giác phòng hộ để tránh các mê lầm tai hại về những cảnh gây chướng này.
1-Tham cầu diệu dụng (cầu những việc kỳ diệu, linh nghiệm): Hành giả trong khi tu thiền,khi thành tựu được diệu định rồi, lại khởi tâm tham cầu những việc diệu dụng và linh nghiệm. Khi đó thiên ma (danh từ này tiêu biểu cho những yếu tố quấy phá đạo Phật) gặp dịp thuận tiện, người này ưa nói những hiện tượng lạ lùng, hoặc nói chỗ kia có Phật ra đời, năm nào nổi đao binh giặc giã, năm nào có hỏa họan v.v… khủng bố tinh thần dân chúng, khiến cho người hao tài tốn của.
2-Tham cầu du ngoạn: Hành giả trong khi tu thiền,khi thành tựu được diệu định rồi, trong tâm muốn xuất thần dạo chơi, tự thấy thân mình hóa ra sắc vàng sáng rỡ, ngồi trên tòa sen báu, đặng những điều chưa từng có.
3-Cầu ngộ chơn lý (tự cho đã giác ngộ chân lý): Hành giả trong khi tu thiền, khởi tâm tham cầu ngộ chơn lý, tự cho rằng ta đặng đạo Niết-bàn, miệng cũng nói kinh pháp, làm cho thính giả tuy chưa nghe pháp, mà tâm tự khai ngộ, biết được việc nhiều đời trước, hoặc biết rõ được tâm tánh người, hoặc thấy các cảnh địa ngục, biết trước những họa phước ở nhơn gian, miệng tự đọc kinh hay nói kệ, cho là đặng những việc chưa từng có.
4-Móng tâm muốn biết được nguồn gốc của muôn loài: Hành giả tu thiền, khi ở trong định, móng tâm muốn biết cùng tột căn nguyên của muôn vật sanh hóa thế nào.
5-Tham cầu cảm ứng linh nghiệm: Hành giả trong khi tu thiền, móng tâm tham cầu sự cảm ứng linh nghiệm, ảo tưởng tự cho mình đặng đạo vô thượng Niết-bàn, cũng thường nói kinh pháp.
6-Tham cầu được ở chỗ vắng vẻ, tịch mịch: Hành giả trong khi tu thiền, khép mình nơi khổ hạnh tham cầu ở chỗ vắng vẻ tịch mịch. Có ai vừa móng tâm niệm gì, thì nói ra ngay. Ngoài giới luật của Phật, người ấy còn giữ thêm những điều khổ hạnh, phỉ báng các thầy Tỳ-kheo, mắng nhiếc tín đồ, làm tiết lộ việc bí mật của người mà không sợ người hiềm ghét, thường nói những việc họa phước sắp đến, không sai một mảy.
7-Tham cầu biết được kiếp trước của mình: Hành giả trong khi tu thiền, móng tâm tham cầu biết trước của mình. Người ấy thường nói kinh pháp, hoặc làm cho người tình cờ đặng châu báu. Người ấy chỉ ăn rau rác đơn sơ, không dùng đồ ngon quí, có khi mỗi ngày chỉ ăn một hột mè, hột bắp, mà thân hình vẫn mập tốt.
8- Tham cầu thần thông, biết hết, biết tất mọi sự trên đời: Hành giả trong khi tu thiền, móng tâm muốn được thần thông biến hóa, tự cho rằng: “Đặng đạo vô thượng Bồ-đề”. Miệng nói kinh pháp và đi trên nước hay ngồi trên hư không vẫn tự tại; hoặc vào trong bình, vô trong đãy (bọc), đi ngang qua vách tường, mà không bị chướng ngại.
9-Tham cầu không không: Hành giả trong khi tu thiền, tâm ưa nhập diệt, tham cầu không không, tự cho mình đặng đạo vô thượng Niết-bàn, miệng nói kinh pháp, hủy báng người xuất gia, bác không có Nhân Quả, cho rằng chết rồi mất hẳn.
10-Tham cầu sống lâu, trường thọ: Hành giả trong khi tu thiền, móng tâm tham cầu sống lâu, miệng thường nói kinh pháp và đi qua lại các thế giới được tự tại không ngăn ngại; mặc dù đường xa muôn dặm, nhưng đi không nháy mắt đã trở về đến chỗ, lại lấy những vật ở phương xa kia đem về làm tin.
4) 10 hiện tượng là chướng ngại thuộc về Hành uẩn:
Mười ảo giác gây chướng ngại này, đều do trong lúc tu thiền, Tưởng uẩn hết, chỉ còn Hành uẩn diêu động, hành giả mất Chánh tri kiến, khởi tâm chấp trước, nên dụng tâm sai phá trừ Hành uẩn, khiến tự hiện ra các cảnh như vậy. Hành giả nên cảnh giác phòng hộ để tránh các mê lầm tai hại về những cảnh gây chướng này.
1-Chấp nguồn gốc chúng sinh không do nhân duyên: Hành giả trong khi tu thiền, bấy giờ tự nghiên cứu nguồn gốc của muôn lòai, rồi sinh ra hai lối chấp:
- Chúng sanh từ vạn kiếp tự nhiên có, không có nguyên nhân sinh.
- Chỉ thấy người sinh ra người, chim sinh ra chim, quạ từ hồi nào đến giờ vẫn đen, không phải do nhuộm mà đen, cò từ nào đến giờ vẫn trắng, không phải do rửa mới trắng v.v… từ tám vạn kiếp đến nay đã vậy, thì từ đây về sau cũng thế. Hành giả tự nghĩ ta từ hồi nào đến giờ không thành Bồ-đề, thì về sau đâu lại có thành Phật, rồi khởi ra tà chấp: « Các vật tượng ngày nay đều không có nguyên nhân ».
2- Chấp thường: Hành giả trong khi tu thiền, tham cứu tột cội gốc của muôn lòai, khởi ra bốn món chấp thường :
- Chấp hai vạn kiếp thuờng: Hành giả tham cứu cùng tột cả tâm và cảnh đều vô nhân, vì sức tu chỉ biết được chúng sanh sinh diệt xoay vần từ hai vạn kiếp trở lại không mất, nên chấp cho là thường.
- Chấp bốn vạn kiếp thường: Hành giả tham cứu cùng tột tánh của tứ đại thường còn, do sức tu tập chỉ biết được chúng sanh từ bốn vạn kiếp trở lại, tuy có sinh diệt, mà bản thể nó vẫn thuờng còn thường mất, nên chấp là thuờng.
- Chấp tám vạn kiếp là thuờng: Hành giả tham cứu cùng tận tám thức, thấy nó thường hằng. Vì thấy từ tám vạn kiếp trở lại chúng sanh xoay vần không mất, nên chấp là thuờng.
- Chấp cái không sinh diệt là thường: Hành giả trong khi tu thiền, khi các Tưởng uẩn sinh diệt đã hết, nhân đó khởi tâm chấp cái không sinh diệt là thuờng.
3-Chấp một phần thường, một phần vô thường: Hành giả trong khi tu thiền, khởi ra bốn lối chấp điên đảo :
- Chấp tâm là thường, chúng sanh vô thường: Hành giả khi quán tâm mình yên lặng khắp cả mười phương, các chúng sanh từ trong tâm mình tự sanh và tự chết, rồi chấp tâm ta là thường, chúng sanh vô thuờng.
- Chấp thế giới, những chỗ bị họai là vô thuờng, những chỗ không bị họai là thuờng: Hành giả trong khi tu thiền, quán sát cả mười phương thế giới, chỗ họai (như từ Tam thiền trở xuống) thì chấp là vô thường ; những chỗ không họai thì chấp là thường (từ Tứ thiền trở lên), chấp cho là cứu cánh Niết-bàn).
- Chấp cái tâm là thường, còn sanh tử là vô thuờng: Hành giả khi quán sát tâm mình không biến đổi, nó nhỏ nhiệm tinh vi như hạt bụi và lưu chuyển cả mười phương, lại khiến cho thân này sanh và diệt; nên chấp cho: « Tâm là thường; tất cả các vật đều từ tâm sanh ra, có sanh tử nên vô thường ».
- Chấp Hành uẩn thường, còn Sắc, Thọ, Tưởng là vô thường: Hành giả tu thiền, khi thấy Sắc, Thọ, Tưởng là ba uẩn trước đã diệt, nên chấp là vô thường, còn Hành uẩn lưu chuyển thường còn nên chấp là thường.
4-Chấp ba đời; chấp chúng sanh; chấp tâm tánh và chấp sinh diệt: Hành giả tu thiền định khi Tưởng uẩn hết rồi, thấy được cùng tột cội gốc của sanh lọai, lúc bấy giờ khởi ra bốn lối chấp có biên giới :
- Chấp ba đời: Hành giả tu thiền, lúc bấy giờ chấp tâm niệm hiện tại tương tục (Hành uẩn) là vô biên, còn quá khứ và vị lai là hữu biên.
- Chấp chúng sanh: Hành giả tu thiền vì chỉ thấy được chúng sanh trong tám vạn kiếp, nên chấp là hữu biên; còn trước tám vạn kiếp thì tịch mịch không thấy và cũng không nghe, nên chấp là vô biên.
- Chấp tâm tánh: Hành giả tu thiền khi thấy tâm mình biến khắp và biến ra tất cả người, nên khởi lên chấp tâm ta vô biên. Còn tất cả người đều ở trong tâm ta, là hữu biên.
- Chấp sinh diệt: Hành giả tu thiền khi cùng tột Hành uẩn, thấy được tâm mình, sanh tâm chấp tất cả chúng sanh và thế giới đều có phân nửa sinh và phân nửa diệt; sinh là hữu biên, diệt là vô biên.
5-Chấp 8 món “cũng”; chấp duy cái “không”; chấp duy cái “có” và chấp “cũng có” và “cũng không”: Hành giả tu thiền, khi Tưởng uẩn hết, liền khởi ra bốn lối chấp điên đảo không nhất định :
- Chấp tám món “cũng”: Hành giả tu thiền, khi quán sát nguồn gốc biến hóa của muôn vật, thấy có chỗ thì biến đổi, có chỗ lại thường còn ; có cái sinh, có cái diệt ; có pháp tăng, có vật giảm, có cái có, có cái không. Bởi thế nên có ai đến hỏi đạo thì nói rằng : « Cũng biến, cũng hằng, cũng sanh, cũng diệt, cũng tăng, cũng giảm, cũng có, cũng không ». Lúc nào cũng nói rối lọan như vậy, làm cho người không hiểu chi cả.
- Chấp duy cái « không »: Hành giả tu thiền vì quán cả tâm và pháp đều không; rồi cứ chấp ở nơi cái « không ». Có ai đến hỏi đạo thì họ chỉ đáp một chữ « không » ; ngòai cái « không » ra thì không còn nói chi nữa cả.
- Chấp duy cái « có »”: Hành giả tu thiền, do quán sát tâm mình biến khắp tất cả, chỗ nào cũng có, rồi cứ chấp ở nơi cái « có ». Có ai đến hỏi đạo, thì họ chỉ nói một chữ « có »; ngòai cái « có » ra thì không còn nói gì nữa cả.
- Chấp « cũng có » và « cũng không »”: Hành giả tu thiền vì thấy ở nơi cảnh đã lăng xăng, còn tâm thì rối lọan, nên có người đến hỏi đạo thì đáp rằng : « cái cũng có » cũng tức là « cái cũng không » ; trong cái « cũng không » cũng tức là cái « cũng có ». Lúc nào họ cũng nói rối lọan như vậy, không ai gạn cùng được.
6- Chấp 4 điều về Sắc uẩn, 4 điều về Thọ uẩn, 4 điều về Tưởng uẩn và 4 điếu về Hành uẩn.
Hành giả tu thiền khi Tưởng uẩn hết, chỉ còn Hành uẩn diêu động, họ thấy một nguồn sống vô tận, nên sanh tâm chấp cho « chết rồi còn tướng ».
Chấp về Sắc uẩn có bốn :
- Chấp Sắc uẩn là « ta »
- Chấp « ta » có Sắc uẩn,
- Chấp Sắc uẩn thuộc nơi « ta »,
- Chấp « ta » ở nơi sắc uẩn.
Còn Thọ, Tưởng, Hành mỗi uẩn cũng đều có bốn lối chấp như vậy, cộng thành mười sáu tướng. Hoặc chấp phiền não và Bồ-đề hai tánh thật có, hết phiền não mới được Bồ-đề; hai tánh không chung gặp nhau.
7-Chấp 8 món vô tướng: Hành giả tu thiền, khi Sắc, Thọ, Tưởng đã diệt rồi, lúc bấy giờ thấy thấy thân hình hiện tiền đây còn không thật có, thì khi chết rồi làm gì có các hình tướng. Vì so sánh như vậy, nên chấp chết rồi không có hình tướng. Thấy Sắc uẩn như vậy thì Thọ, Tưởng, Hành cũng như vậy (chấp hiện tại và vị lai đều không tướng), thành ra tám món vô tướng. Hoặc chấp Niết-bàn chỉ có cái tên suông, không có Nhân Quả, rốt ráo đọan diệt.
8-Chấp 8 món “phi”: Hành giả tu thiền đối với ba ấm : Sắc, Thọ và Tưởng, trước kia thấy có mà nay lại không ; còn đối với Hành nay thì có mà về sau lại không. Vì họ chấp mỗi uẩn đều có hai tướng: Chết rồi phi hữu và phi vô; cả bốn uẩn thành ra tám tướng.
9-Chấp 5 món đoạn diệt: Hành giả tu thiền khởi ra các chấp: Cõi dục thì “sắc thân” diệt hết; cõi Sơ thiền các « dục » diệt hết; cõi Nhị thiền các « khổ » diệt hết, cõi Tam thiền các « vui » diệt hết ; cõi Tứ thiền các « xả » diệt hết.
Như vậy xoay vần cùng tột cả năm chỗ đều chấp hiện tiền tiêu diệt, diệt rồi không sanh trở lại.
10-Chấp 5 món Niết Bàn hiện tại: Hành giả tu thiền khi Tưởng hết, xét cùng cội gốc của sanh lọai, khởi ra chấp năm chỗ Niết-bàn:
- Chấp Dục giới là cảnh Niết-bàn.
- Chấp cõi Sơ thiền là Niết-bàn.
- Chấp cõi Nhị thiền là Niết-bàn.
- Chấp cõi Tam thiền là Niết-bàn.
- Chấp cõi Tứ thiền là Niết-bàn.
5)10 hiện tượng là chướng ngại thuộc về Thức uẩn:
Mười ảo giác gây chướng ngại này, đều do trong lúc tu thiền, Hành uẩn hết, chỉ còn Thức uẩn, hành giả mất Chánh tri kiến, khởi tâm chấp trước, nên dụng tâm sai phá trừ Thức uẩn, khiến tự hiện ra các cảnh như vậy. Hành giả nên cảnh giác phòng hộ để tránh các mê lầm tai hại về những cảnh gây chướng này.
1-Chấp minh đế: Hành giả tu thiền khi Hành uẩn hết, chỉ còn Thức uẩn, các tướng sinh diệt đã hết, mà tâm thanh tịnh tịch diệt chưa hiện bày. Lúc bấy giờ nếu hành giả móng tâm chấp là Chân thường, thì mất Chánh kiến, mê mờ tánh Bồ-đề, đó là chấp minh đế (sơ tướng A-nại-da) là cái chỗ trở về của vạn vật trái với Niết-bàn.
2-Chấp năng sanh: Hành giả tu thiền khi Hành hết, các tướng sinh diệt đã diệt, mà tâm thanh tịnh tịch diệt chưa hiện, khi đó thấy tâm Thức mình châu biến, rồi khởi ra cái chấp : « Tất cả chúng sanh đều do ta sanh ra ». Vì sanh tâm chấp như thế, nên mất Chánh kiến, mê lầm tánh Bồ-đề, thành bà con của trời Đại-ngã-mạn (Mê-hê-thủ-la-thiên).
3-Chấp chân thường: Hành giả tu thiềnkhi Hành hết, Thức uẩn hiện ra, rồi sanh tâm nghi : Thân mình và mười phương hư không đều từ Thức kia hiện ra, nên sanh tâm chấp cho « Thức là Chân thường », mất Chánh kiến, mê mờ tánh Bồ-đề, thành bè bạn của trời Tự tại.
4- Chấp cây cỏ cũng đều biết: Hành giả tu thiềnkhi Hành hết, tướng sinh diệt đã diệt, Chân tâm tịch diệt chưa hiện bày, lúc bấy giờ Thức uẩn biến khắp tất cả, rồi sanh tâm chấp : « Mười phương cây cỏ cũng đều là hữu tình, cùng với người không khác. Cỏ cây chế làm người, người chết trở lại làm cỏ cây ». Mê mờ tánh Bồ-đề, mất Chánh kiến, nên sẽ làm bè bạn với hai chúng ngọai đạo Bà-tra và Tán-ni, chấp tất cả vạn vật đều có tri giác (biết).
5-Chấp tứ đại hóa sanh: Hành giả tu thiềnkhi Hành hết, Chân tâm chưa hiện, lúc bấy giờ thấy lửa sáng, nước trong, gió động, đất cứng, do bốn món này sanh ra các vật, rồi chấp cho là thường còn, hết lòng cung kính phụng thờ. Như ông Ca Diếp Ba và phái Bà-la-môn thờ lửa, thờ nước v.v… để cầu ra khỏi sinh tử, mê mờ tánh Bồ-đề, mất Chánh kiến.
6-Chấp hư vô: Hành giả tu thiềnkhi Hành hết, thấy Thức uẩn viên minh, rồi sanh ra chấp cái Thức uẩn hư vô, là chỗ nương của muôn vật, tất cả các vật đều về chỗ hư vô. Vì vậy mà mất Chánh kiến, mê mờ tánh Bồ-đề, nên thành bè bạn với trời Vô tưởng, Tứ không và thần Hư không.
7-Tham cảnh luyến dục: Hành giả tu thiềnkhởi tâm tham cầu thân này thường còn, cố làm cho thân này được sống mãi không chết, nên thành bè bạn của tiên A Tư Đà, cầu mạng sống lâu, mê mờ tánh Bồ-đề, mất Chánh kiến.
8-Tham cầu sống lâu, trường thọ: Hành giả tu thiềnkhi Hành hết, lúc bấy giờ thấy thân thể và tâm thức tiêu diệt, cho nên sanh tâm lưu luyến lại cảnh trần, tự biến hóa ra nhiều cảnh đẹp và nhiều mỹ nữ, rồi mặc tình vui thú. Vì mất Chánh kiến, mê mờ tánh Bồ-đề, nên thành bè bạn của Thiên ma ở cõi trời Tự tại (trên đảnh cõi Dục).
9-Định tánh Thinh Văn: Hành giả tu thiềnkhi Hành hết, các tướng sanh diệt đã diệt, mà Chân tâm tịch diệt chưa viên, lúc bấy giờ khởi tâm tham luyến ở chỗ không tịch, chẳng muốn tăng tiến, vì mất Chánh kiến, mê mờ tánh Bồ-đề, đọa về hàng Định tánh Thinh-văn, như ông Vô Văn Tỳ-kheo, sinh tâm tăng thượng mạn.
10-Định tánh Duyên Giác: Hành giả tu thiềnkhi Hành uẫn hết, chỉ thấy một màu thanh tịnh sáng suốt, lúc bấy giờ sanh tâm chấp cho đó là Niết-bàn; rồi tham trước cảnh này, không cầu tăng tiến, mê mờ tánh Bồ-đề, mất Chánh kiến, nên đọa về hàng Định tánh Duyên-giác.
----------
Chú thích: Trong Phật giáo Nam tôngDiệt Thọ Tưởng Địnhcòn gọi là Diệt Tận Định, Định Tam muội hay Thiền Diệt (P: Nirodhasamāpattivīthi). Diệt Thọ Tưởng Định theo Vi Diệu Pháp có nghĩa là làm cho tâm và tâm sở của Lục thức dập tắt hoàn toàn những cảm thọ và suy tưởng, tức dập tắt Thọ và Tưởng. Đây là một trong những phương thức thiền định dẫn tới định tâm, tâm ý không nhiễm không nương vào một cảnh nào, không tương ưng với một pháp nào. Đây là phép định của bậc Thánh A-na-hàm trở lên.
Xem thêm:
- PHẬT HỌC PHỔ THÔNG – HT THÍCH THIỆN HOA (trọn bộ)
2. Ngũ uẩn qua tạng Luận.
Ngũ uẩn đã được phân tích qua các bộ luận sau:
- Theo Vi Diệu Phápcủa Phật giáo Nam truyền, mọi sự vật trong vũ trụ được bao gồm trong 202 pháp, gồm :
(1) 28 Sắc pháp, (2) 121 Tâm pháp, (3) 52 Tâm sở hữu pháp, (4) 1 Vô vi pháp [= Niết-bàn (P: Nibāna): Là trạng tướng tịch tịnh, chấm dứt sự sinh diệt của Danh Sắc].
- Theo Câu-xá tông, mọi sự vật trong vũ trụ được bao gồm trong 75 pháp sau:
(1) 11 Sắc pháp, (2) 1 Tâm pháp, (3) 46 Tâm sở hữu pháp, (4) 14 Tâm bất tương ưng hành pháp, (5) 3 Vô vi pháp.
- Theo Pháp Tướng tông, mọi sự vật trong vũ trụ được bao gồm trong 100 pháp, gọi là Bách pháp 百法gồm 5 loại như sau:
(1) 11 Sắc pháp, (2) 8 Tâm pháp, (3) 51 Tâm sở hữu pháp, (4) 24 Tâm bất tương ưng hành pháp, (5) 6 Vô vi pháp.
--------------
Chú thích: Tâm bất tương ưng hành pháp (心不相應行法; S: viprayyuktas saṃskārāh, citta-viprayukta-dharma): Đây được xem là những năng lực hoạt động không thuộc (nhưng có liên hệ với) tâm, tâm sở, haysắc pháp ở trên.
Dưới đây là phân tích Ngũ uẩn theo Vi Diệu Pháp và Bách Pháp.
2.1. Ngũ uẩn theo luận Vi Diệu Pháp của Phật giáo Nam truyền:
1.Thức uẩn: - Gồm 54tâm pháp (= tâm vương) dục giới.
2.Hành uẩn: - Gồm 50tâm sở [11tâm sở thuộc nhóm Tợ tha (5 Biến hành + 6 Biệt Cảnh) + 25tâm sở Tịnh hảo (= Thiện)] + 14tâm sở Bất thiện.
3.Tưởng uẩn: - Gồm 1tâm sở Tưởng (thuộc nhóm tâm sở Tợ tha – Biến hành).
4. Thọ uẩn: - Gồm 1tâm sở Thọ (thuộc nhóm tâm sở Tợ tha – Biến hành).
5.Sắc uẩn: - Gồm 28sắc pháp.
Bảng liệt kê 54 tâm vương (Thức uẩn) và 52 tâm sở (Hành uẩn, Tưởng uẩn, Thọ uẩn) và 28 sắc (Sắc uẩn). Phần giải thích chi tiết xin xem chi tiết ở bài Vi Diệu Pháp (cùng loạt bài viết).
1) Thức uẩn: Gồm 54 tâm vương dưới đây.
12 Tâm Bất thiện Dục giới |
Tâm |
Cảm xúc |
Hợp tố |
Tác Động |
Tham
Tham
Tham
Tham
Tham
Tham
Tham
Tham |
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Xả
Xả
Xả
Xả |
Tà Kiến
Tà Kiến
Ly tà
Ly tà
Tà Kiến
Tà Kiến
Ly tà
Ly tà |
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ |
Sân
Sân |
Ưu
Ưu |
Phẩn
Phẩn |
Vô trợ
Hữu trợ |
Si
Si |
Xả
Xả |
Hoài nghi
Phóng dật |
|
Chi tiết 12 Tâm Bất thiện – Tham Sân Si
18 Tâm Vô nhân |
Tâm |
Cảm xúc |
Quả |
Nhãn thức
Nhãn thức
Nhĩ thức
Nhĩ thức
Tỷ thức
Tỷ thức
Thiệt thức
Thiệt thức
Thân thức
Thân thức
Tiếp thu
Tiếp thu
Quan sát
Quan sát
Quan sát |
Xả
Xả
Xả
Xả
Xả
Xả
Xả
Xả
Khổ
Lạc
Xả
Xả
Xả
Xả
Hỷ |
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Thiện |
Khán Ngũ môn
Khán Ý môn |
Xả
Xả |
|
Ưng cúng sinh tiếu |
Hỷ |
Chi tiết 12 Tâm Vô nhân(Tâm Vô căn)
24 Tâm Tịnh Hảo |
Tâm |
Cảm xúc |
Hợp tố |
Tác động |
|
|
|
|
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện |
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Xả
Xả
Xả
Xả |
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí |
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ |
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả |
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Xả
Xả
Xả
Xả |
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí |
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ |
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố |
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Xả
Xả
Xả
Xả |
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí |
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ |
Chi tiết 24 Tâm Tịnh hảo (Tâm đẹp, Tâm thiện)
2) Thọ uẩn – Tưởng uẩn – Hành uẩn: Gồm 52 tâm sở dưới đây.
13 tâm sở tợ tha
(Aññasamāna-cetasika - trung tính) |
7 tâm sở tợ tha biến hành
(Sabbacittasādhāraṇa-cetasika) |
6 tâm sở tợ tha biệt cảnh
(Pakiṇṇaka-cetasika) |
1. Xúc (Phassa)
2. Thọ (Vedanā)
3. Tưởng (Saññā)
4. Tư (Cetanā)
5. Nhất hành (Ekaggatā)
6. Mạng quyền (Jīvitindriya)
7. Tác ý (Manasikāra) |
1. Tầm (Vitakka)
2. Tứ (Vicāra)
3. Thắng giải (Adhimokkha)
4. Cần (Vīriya)
5. Hỷ (Pīti)
6. Dục (Chanda) |
* Nhất hành = Nhất điểm = Định
25 tâm sở tịnh hảo
(Sobhaṇa-cetasika) |
19 tâm sở tịnh hảo biến hành
(Sobhaṇasādhāraṇa-cetasika) |
6 tâm sở tịnh hảo biệt cảnh
(Pakiṇṇakasobhana-cetasika) |
3 tâm sở Giới phần
(Viratī-cetasika) |
2 tâm sở Vô lượng phần
(Appamaññā-cetasika) |
1 tâm sở Trí tuệ
(Paññācetasika) |
1. Tín (Saddhā)
2. Niệm (Sati)
3. Tàm (Hiri)
4. Quý (Ottappa)
5. Vô tham (Alobha)
6. Vô sân (Adosa)
7. Xả = Trung hòa (Tatramajjhattatā)
8. Tịnh thân (Kāyapassaddhi)
9. Tịnh tâm (Cittapassaddhi)
10. Khinh thân (Kāyalahutā)
11. Khinh tâm (Cittalahutā) |
12. Nhu thân (Kāyamudutā)
13. Nhu tâm (Cittamudutā)
14. Thích thân (Kāyakammaññatā)
15. Thích tâm (Cittakammaññatā)
16. Thuần thân (Kāyapāguññatā)
17. Thuần tâm (Cittapāguññatā)
18. Chánh thân (Kāyujukatā)
19. Chánh tâm (Cittujukatā) |
1. Chánh ngữ (Sammāvācā)
2. Chánh nghiệp
(Sammākammanta)
3. Chánh mạng (Sammā-ājīva) |
1. Bi (Karuṇā)
2. Tùy hỷ (Muditā) |
1. Tuệ quyền (Paññā) |
|
|
|
|
|
14 tâm sở bất thiện
(Akusala-cetasika) |
4 tâm sở bất thiện
biến hành
(Sabbākusalasadhāraṇa-cetasika) |
10 tâm sở bất thiện
biệt cảnh
(Pakiṇṇakākusala-cetasika) |
4 tâm sởSi phần
(Mocatuka-cetasika) |
3 tâm sởTham phần
(Lotika-cetasika) |
4 tâm sởSân phần
(Docatuka-cetasika) |
2 tâm sởHôn phần
(Thīduka-cetasika) |
1. Si (Moha)
2. Vô tàm (Ahirika)
3. Vô quý (Anottappa)
4. Phóng dật (Uddhacca) |
1. Tham (Lobha)
2. Tà kiến (Diṭṭhi)
3. Kiêu mạn (Māna) |
1. Sân (Dosa)
2. Tật (Issā)
3. Lận (Macchariya)
4. Hối (Kukkucca) |
1. Hôn trầm (Thīna)
2. Thụy miên (Middha)
3.Hoài nghi (Vicikicchā) |
2.2. Ngũ uẩn theo luận Bách Pháp của Phật giáo Bắc truyền.
Ngũ uẩn theo Phật giáo Bắc truyền:
1.Thức uẩn: - Gồm 8tâm vương (6 thức + Mat-na thức + A-lại-da thức).
2.Hành uẩn: - Gồm 49tâm sở [tâm sở thuộc nhóm (3Biến hành + 5Biệt cảnh) + 26tâm sở Bất thiện (6 tâm sở Phiền não + 20 tâm sở Tùy phiền não) + 11tâm sở Thiện + 4tâm sở Bất định].
3.Tưởng uẩn: - Gồm 1tâm sở Tưởng (thuộc nhóm tâm sở Biến hành).
4.Thọ uẩn: - Gồm 1tâm sở Thọ 1 (thuộc nhóm tâm sở Biến hành).
5.Sắc uẩn: - Gồm 11sắc pháp.
Dưới đây là chi tiết của Ngũ uẩn:
1) Thức uẩn:
Tâm pháp gồm có 8 pháp – tức là 8 Vọng tâm = 8 Thức = 8 Tâm vương, đó là:
1. Nhãn thức: Biết có cảnh vật (mắt thấy).
2. Nhĩ thức: Biết có âm thanh (tai nghe).
3. Tị thức: Biết có mùi (mũi ngửi).
4. Thiệt thức: Biết có vị (lưỡi nếm).
5. Thân thức: Biết có xúc (thân chạm).
5 thức trên liên quan đến Thọ.
6. Ý thức: Biết từ suy tưởng (luận biện – liên quan đến Tưởng).
7. Mạt-na thức: Muốn (ý chí chấp thủ ngã – liên quan đến Hành).
8. A-lại-da thức: Nhớ (ký ức từ 6 thức + tiềm thức + vô thức: lưu trữ và hiện hành cái biết của vạn pháp – liên quan đến Thức).
[Tông Câu-xácho rằng, “tâm pháp” chỉ có 1 – tức là tâm thức, nhưng đương nhiên là nó hoạt động qua 5 ngả đường tương ứng với 6 giác quan.]
2) Thọ uẩn – Tưởng uẩn – Hành uẩn:
Có 51 pháp – tức 51 Tâm sở, gồm trong 6 nhóm:
1. Biến hành(遍行; S: sarvatraga):
“Biến hành” là những hoạt động cùng với tất cả 8 thức; có 5 tâm sở:
1. Xúc: Tiếp xúc giữa các căn và các trần cảnh.
2. Tác ý: Chú ý, kích thích để phát sinh nhận thức.
3. Thọ: Cảm thọ khó chịu, dễ chịu, hay không khó chịu cũng không dễ chịu, do cảm giác cung cấp.
4. Tưởng: Nhận biết đối tượng (là một người, hay một vật, hoặc một sự việc...)
5. Tư: Quyết định. Đây goi là Hành hay (Ý hành), từ đó phát sinh ra các hành động của miệng lưỡi (Khẩu hành) và thân thể (Thân hành), tức là tạo nghiệp.
2. Biệt cảnh(別境; S: vibhāvanā):
“Biệt cảnh” là không hoạt động cùng khắp, là những tâm sở chỉ liên hiệp hoạt động với “6 thức trước” mà thôi; có 5 tâm sở:
6. Dục: Ham muốn, mong cầu.
7. Thắng giải: Hiểu biết rõ ràng, không nghi ngờ.
8. Niệm: Nhớ, kí ức.
9. Định: Tập trung làm cho thức và các tâm sở khác chú ý vào một đối tượng, không tán loạn.
10. Tuệ:Biết sự vật một cách sáng tỏ, nhưng không chắc là biết đúng – khác với “tuệ giác” là trí tuệ giác ngộ. Bởi vậy có thể nói, tâm sở “tuệ” này chính là thuộc tính đặc biệt của thức mạt-na, vì thức này luôn luôn thấy rõ rằng “có TA và những gì THUỘC VỀ TA”; cái thấy đó tuy là sáng tỏ nhưng là cái thấy sai lầm.
(Tông Câu-xá gồm chung hai nhóm trên lại thành một nhóm gọi là “Những tâm sở có nhiệm vụ tổng quát” – biến đại địa pháp).
3. Thiện(善; S: kuśala):
“Thiện” là những hoạt động tốt; có 11 tâm sở:
11. Tín: Tin tưởng.
12. Tàm: Biết tự thẹn xấu hổ với lầm lỗi của mình.
13. Quí: Biết thẹn xấu hổ với người khi thấy mình không trong sạch cao thượng như người.
14. Vô tham: Gặp thuận cảnh không sinh lòng tham trước.
15.Vô sân: Gặp nghịch cảnh không sinh lòng oán giận.
16. Vô si: Sáng suốt, thấy biết đúng với sự thật.
17. Cần: Siêng năng tu tập thiện nghiệp.
18. Khinh an: Thư thái, nhẹ nhàng.
19. Bất phóng dật: Không buông lung theo dục vọng.
20. Hành xả: Tâm niệm bình đẳng, không vướng mắc, không chấp trước, không so đo phân biệt.
21. Bất hại: Không có ý làm hại người khác.
[Tông Câu-xáliệt kê các tâm sở “thiện” này chỉ gồm có 10 tâm sở – không có “vô sân”.]
4. Phiền não(煩惱; S: upa-kleśa):
Đây là những hoạt động xấu khó diệt trừ, được gọi là các “phiền não gốc rễ”; có 6 tâm sở:
22. Tham: Muốn chiếm đoạt khi thấy gì vừa ý.
23. Sân: Oán giận khi gặp điều không vừa ý.
24. Si: Vô minh, không sáng suốt.
25. Mạn: Kiêu mạn, tự cao.
26. Nghi: Ngờ vực, do dự.
27. Ác kiến: Thấy biết sai lạc – tức là “Năm Cái Thấy Sai Lạc” như đã trình bày ở trên.
[Tông Câu-xágọi nhóm này là “đại phiền não”, và ngoại trừ “si” – tức “vô minh”, 5 tâm sở kia hoàn toàn khác biệt, gồm có: trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, và phóng dật.]
5. Tùy phiền não(隨煩惱; S: upa-kleśa):
Đây là các thứ “phiền não phụ thuộc” của các phiền não gốc rễ ở trên, dễ diệt trừ hơn, gồm có 20 tâm sở; lại chia làm 3 nhóm nhỏ:
a)Xấu nhẹ(= tiểu tùy), có 10 tâm sở:
28. Phẫn: Nóng giận, bực tức, cộc cằn.
29. Hận: Oán hờn.
30. Phú: Che giấu tội lỗi.
31. Não: Buồn phiền, bứt rứt, ẩn ức không yên.
32. Tật: Ganh ghét.
33. Xan: Bỏn sẻn, keo kiệt.
34. Cuống: Dối gạt.
35. Siểm: Nịnh hót, gièm siểm.
36. Hại: Có ý làm hại người.
37. Kiêu: Khoe khoang, tự kiêu, tự phụ.
b) Xấu vừa(= trung tùy), có 2 tâm sở:
38. Vô tàm: Không biết tự xấu hổ khi làm lỗi.
39. Vô quí: Không biết tự thẹn khi tài đức không bằng người.
c) Xấu nặng(= đại tùy), có 8 tâm sở:
40. Trạo cử: Chao động không yên.
41. Hôn trầm: Mê muội, dật dờ, trì trệ
42. Bất tín: Đa nghi, không tin tưởng.
43. Giải đãi: Biếng nhác, bê trễ.
44. Phóng dật: Buông lung, buông trôi.
45. Thất niệm: Lãng quên, không có chánh niệm.
46. Tán loạn: Xao xuyến, rối loạn.
47. Bất chánh tri: Hiểu lầm, biết không chính xác.
[Tông Câu-xáliệt kê các “tùy phiền não” có 12 tâm sở, gồm trong 2 nhóm: - “đại bất thiện”, có 2 tâm sở: vô tàm và vô quí; - và “tiểu phiền não”, có 10 tâm sở: phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, và kiêu.]
6. Bất định(不定# Vô ký 無記; S: avyākṛta):
“Bất định” là những tâm sở không thuộc về thiện cũng không thuộc về bất thiện, hoặc giả, chúng có thể là thiện mà cũng có thể là bất thiện. Có 4 tâm sở:
48. Hối: Hối hận về sự việc đã làm.
49. Miên: Ngủ.
50. Tầm: Suy tư, tìm hiểu phần dễ thấy của sự lí.
51. Tứ: Suy đoán, nghiên cứu, phân tích để hiểu rõ phần sâu sắc của sự lí.
[Tông Câu-xáliệt kê nhóm “bất định” này, ngoài 4 tâm sở trên đây còn có thêm 4 tâm sở nữa: tham, sân, mạn, nghi; tất cả là 8 tâm sở. – Như vậy, so với 51 tâm sở của tông Pháp Tướng thì tông Câu-xá chỉ liệt kê có 46 tâm sở.]
3) Sắc uẩn:
Sắc pháp(色法; P: Rūpa-dhamma; S: Rūpa-dharma): Đây là các hiện tượng vật chất, gồm có 11 pháp:
1. Nhãn: Mắt.
2. Nhĩ: Tai.
3. Tị: Mũi.
4. Thiệt: Lưỡi.
5. Thân: Thân.
6. Sắc: Các loại hình tướng và màu sắc (dài, ngắn, vuông, tròn, lớn, nhỏ, cao, thấp, ngay, xẹo, cong, sáng, tối, bóng, khói, mù, xanh, vàng, đỏ, trắng v.v...).
7. Thanh: Các loại âm thanh (tiếng nói, tiếng kêu, tiếng động, tiếng vang, tiếng vừa ý, tiếng không vừa ý v.v...).
8. Hương: Các loại mùi (thơm, hôi, không thơm không hôi, mùi tự nhiên, mùi chế tạo v.v...).
9. Vị: Các loại vị (cay, đắng, chua, ngọt, mặn, lạt, bùi, béo, chát v.v...)
10. Xúc: Các thứ cảm xúc (nhẹ-nặng, trơn-nhám, lạnh-nóng-ấm, cứng-mềm, no-đói, khát-đã khát, mạnh-yếu, v.v...)
11. Pháp: Các ý tưởng (tức bóng dáng của năm trần – sắc, thanh, hương, vị, xúc – ở trên còn lưu lại trong ý thức)
[Tông Câu-xáchia “sắc pháp” có 11 pháp, gồm 5 giác quan, 5 đối tượng của giác quan, và 1 “vô biểu sắc” ].
3. Phát triển học thuyết Ngũ uẩn ở các tông phái.
Hoc thuyết Ngũ uẩn thời đức Phật tại thế đã được các tông phái Phật giáo về sau mở rộng ra như trình bày dưới đây.
3.1. Theo Phật giáo Nam tông:Tâm là hệ thống 4 uẩn“Thọ-Tưởng-Hành-Thức” hay Tâm là hệ thống 54 tâm vươngtheo Vi Diệu Pháp. Theo đó, tu Tâmlà nhằm thấy ra chân lý Duyên khởi (Vô thường + Vô ngã + Nhân Quả) để chuyển hóa 4 thủ uẩn này, mà cụ thể là chuyển hóa Tình cảm, Lý trí, Ý chí, Ký ức bị trói buộc trong chấp thủ đối đãi.
-Trong kinh Mãn Nguyệt thuộc Trung Bộ kinh (Trung Bo giang giai - Kinh so 101-110 - BuddhaSasana by Binh Anson)đã trình bày ý tưởng cơ cấu 5 duyên như trong kinh Vô Ngã Tướng:
Thế Tôn dạy: Thấy Sắc ... Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức như thật với Chánh trí rằng:
]
+ Cái này không phải làNgã(我: cáiTa; P: Atta; S: Ātman; E:I, Me, Self, Self-body, Ego) [liên quan đến Chấp thân]
+ Cái này không phải là Tự ngã (似我: cái Ta tự có; P: Atta; S: Ātman; E:Self-mind, Ego) [liên quan đến Chấp tâm].
Nơi khác trong kinh ày còn nói:
Hỏi: Năm thủ uẩn lấy gì làm gốc rễ?
Thế Tôn dạy: Lấy dục làm gốc rễ.
-Trong kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna sutta), đức Phật dạy:
“Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
3.2.Theo Duy Thức tông và Tịnh độ tông thuộc Phật giáo Bắc Tâm: Tâm là hệ thống tám thức(S: Vijñānakāyāḥ – Xin xem: Eight Consciousnesses), gồm 6 thức thuộc 6 giác quan (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) và + Mạt-na thức + A-lại-da thức). Theo đó, tu Tâmlà nhằm thấy ra chân lý Duyên khởi (Vô thường + Vô ngã + Nhân Quả) để chuyển hóa 8 Thức này thành 4 loại Trí, tức Tuệ giác, như sau:
Danh (8 thức) Duy Thức tông Tịnh Độ tông
5 thức => Thành sở tác trí Bất tư nghì trí
Ý thức => Diệu quan sát trí Bất khả xưng trí
Mạt-na thức => Bình đẳng tánh trí Đại thừa quảng trí
A-lại-da thức => Đại viên cảnh trí Vô đẳng thắng trí
Tính Vô thường của cơ cấu năm Duyên “Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức” là hiển nhiên. Tri kiến về tính Vô ngã, tức tính Không (= ‘có nhưng không thực là có’), của năm Duyên là một tri kiến rất quan trọng, vì nó sẽ giúp hành giả đi đến giải thoát (= tự do nội tâm).
Năm Duyên hợp lại chỉ là cái Ngã tạm thời, ngoài ra không có một Ngã cao cấp hay Linh Hồn bất biến nào khác. Ngã tạm thời này thường luôn biến đổi và vận hành theo nhận thức phân biệt và nhận thức chấp thủ của con người. Vì thế theo đạo Phật, Vô ngã không có nghĩa là không có Ngã, mà hàm nghĩa là không có cái Ngã thực, tức không có cái Ngã nào tự hữu hay hằng hữu như ở các tôn giáo khác, mà chỉ có cái hiện hữu nhất thời được hội tụ cấu thành bởi những Duyên sinh-diệt.
3.3. Theo Mật tông thuộcPhật giáo Bắc tông, tuệ giác (= trí) được phân thành 5 loại gọi là Ngũ trí(五智; S: Pañca jñānāni). Đó là quá trình tu học chuyển hóa 5 uẩn thành 5 trí. Việc chuyển hóa này cũng không nằm ngoài chân lý Duyên khởi mà hành giả phải nương tựa. Mỗi loại trí được biểu trưng bằng một vị Phật.
Mật tông có điểm đặc biệt so với các tông khác trong đạo Phật, đó là Sắc uẩn có vai trò của trí khi giác ngộ và được xem như là bí thuật đối với việc tái sinh.
Uẩn Tuệ giác (trí) Phương Phật chủ
1. Thức uẩn - Đại viên cảnh trí - Đông - Bất Động Phật (1)
2. Hành uẩn - Thành sở tác trí - Bắc - Thành Tựu Phật (5)
3. Tưởng uẩn - Diệu quan sát trí - Tây - A Di Đà Phật (4)
4. Thọ uẩn - Bình đẳng tánh trí - Nam - Bảo Sanh Phật (2)
5. Sắc uẩn - Pháp giới thể tính trí - Trung tâm - Tỳ Lô Giá Na Phật (3)
Từ trái sang phải: (1), (2),(3),(4),(5)
1/. Bất Động Phật(S: Akṣobhya: A Súc Phật):Vị Phật thứ 1từ trái sang.
- Pháp Bảo: Chày Kim Cang.
- Chuyển hóa: Thức uẩn.
- Chuyển hóa phiền não: Sân.
- Thần chú: Ôm ắc shô da hùm.
- Ấn: Xúc Địa ấn.
- Tuệ: Đại viên cảnh trí (大圓鏡智; S: Ādarśa-jñāna): Ảo tưởng của sân hận trở nên tấm gương như là trí tuệ.
2/. Thành Tựu Phật(S: Amoghasiddhi): Vị Phật thứ 5 từ trái sang.
- Pháp Bảo: 2 Chày Kim Cang tréo nhau.
- Chuyển hóa: Hành uẩn.
- Chuyển hóa phiền não: Tật đố.
- Thần chú: Ôm a mô ga sít đi a.
- Ấn: Vô Úy ấn.
- Tuệ: Thành sở tác trí(成所作智; S: Kṛtyānuṣṭhāna-jñāna): Ảo tưởng của ghen tị trở nên trí tuệ về sự thành tựu.
3/. A Di Đà Phật(S: Amitābha): Vị phật thứ 4 từ trái sang.
- Pháp Bảo= Hoa sen.
- Chuyển hóa = Tưởng uẩn.
- Chuyển hóa phiền não= Tham.
- Thần chú= Ôm a mi ta qua hật rị.
- Ấn = Thiền Định ấn.
- Tuệ : Diệu quán sát trí(妙觀察智; S: Pratyavekṣaṇa-jñāna): Ảo tưởng của chấp thủ trở nên trí tuệ về sự thấu suốt.
4/. Bảo Sanh Phật(S: Ratnasambhava): Vị Phật thứ 2 từ trái sang phải.
- Pháp Bảo: Ngọc Như Ý.
- Chuyển hóa: Thọ uẩn.
- Chuyển hóa phiền não: Mạn.
- Thần chú: Ôm rát na sam ba va tram.
- Ấn: Thí Nguyện ấn.
- Tuệ: Bình đẳng tánh trí(平等性智; S: Samatājñāna): Ảo tưởng của danh vọng trở nên trí tuệ về sự nhất thể.
5/. Tỳ Lô Giá Na Phật (S: Vairocana: Ðại Nhật Phật): Vị Phật thứ 3 từ trái sang phải.
- Pháp Bảo: Bánh Xe Pháp.
- Chuyển hóa: Sắc uẩn.
- Chuyển hóa phiền não: Si.
- Thần chú: Ôm vây rô cha na ôm.
- Ấn: Chuyển Pháp Luân ấn.
- Tuệ: Pháp giới thể tánh trí (法界體性智; S: Dhamadhātu-jñāna): Ảo tưởng của vô minh trở nên trí tuệ về thực tại.
Xem thêm:
- Ngũ uẩn - Thư Viện Hoa Sen
-Luận Ngũ Uẩn - Hoavouu.com
- Khái quát về giáo lý Ngũ uẩn- Giác Ngộ -[05] Ngũ Uẩn - Books-Tủ Sách - Nguyễn Văn Tiến
- Ngũ Uẩn (sách song ngữ Vietnamese-English PDF) - Bài 2: Năm Uẩn (Ngũ Uẩn) - Phật Học Cơ Bản - THƯ VIỆN ...
- Chương 9: Ngũ uẩn - Phật Học Cơ Bản - Trang Nhà Quảng Đức
- Bài 2:Năm Uẩn (Ngũ Uẩn) - Phật Học Cơ Bản - THƯ VIỆN ...
- Ngũ uẩn trong Giáo Lý Nguyên Thủy của Ðức Phật. - Pháp ...
- Ngũ Uẩn giai không -Hoa Linh Thoại
- Ngũ uẩn giai không– Trí Hải - Quangduc.com
- Ngũ Uẩn Giai Không – Minh Đức - Thư Viện Hoa Sen
- Ngũ Uẩn Giai Không – Truyền Bình - Thư Viện Hoa Sen
- Sensation & Perception: Information Processing in the Brain
VIDEO
- Ngũ Uẩn là cái gì ?
- Thích Hạnh Tuệ - Ngũ Uẩn
- Ngũ uẩn là gì Thầy Thích Trí Huệ
- Tu Tập Năm Thủ Uẩn- TT.Thích Bửu Chánh 2017
- Ngũ Uẩn Giảng Nghĩa 1/3 - TT. Thích Bửu Chánh
- Ngũ Uẩn Giảng Nghĩa 2/3 - TT. Thích Bửu Chánh
- Ngũ Uẩn Giảng Nghĩa 3/3 - TT. Thích Bửu Chánh
- Ngũ Uẩn- Pháp Tu Căn Bản - Pháp Âm Thích Phước Tiến
- Kinh NIKAYA Giảng Giải - Ngũ Uẩn Là Gì?- ĐĐ. Thích Minh Thành
- Ngũ Uẩn Và Vô Ngã 1Tổng Quan Về Năm Uẩn_Thích Minh Thành
- Ngũ Uẩn Và Vô Ngã 5Trầm Tư Về Con Người_Thích Minh Thành
- Ngũ Uẩn Và Vô Ngã 6Tu Tập Giải Thoát Với Năm Uẩn_Thích Minh Thành
- Ngũ Uẩn Vô Ngã - TT Thích Trí Siêu - Viện Phật Học Linh Sơn - Pháp Quốc
- Vấn đáp: Ngũ uẩn là gì, vô sở trụ, ý nghĩa của sám hối, trì chú Đại Bi chữa bệnh,...
- Kinh Vô Ngã Tướng - The Five Aggregates and the Sutta on the No-Self
Bài đọc thêm
Bài kinh Nikaya nói về Ngũ Uẩn
Kinh TRĂNG RẰM
(TươngƯngIII, 182)
.....
-
Bạch Thế Tôn, có phải có năm thủ uẩn này: tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn?
-
Này Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn… thức thủ uẩn.
-
Bạch Thế Tôn, năm thủ uẩn này lấy gì làm căn bản?
-
Này Tỷ-kheo, năm thủ uẩn này lấy dục làm căn bản.
-
Bạch Thế Tôn, chấp thủ ấy là năm thủ uẩn ấy hay chấp thủ ngoài năm thủ uẩn?
-
Này Tỷ-kheo, chấp thủ ấy không tức là năm thủ uẩn ấy và chấp thủ cũng không phải ngoài năm thủ uẩn. Nhưng chỗ nào có tham và dục, chỗ ấy có chấp thủ.
-
Bạch Thế Tôn, có thể chăng, trong năm thủ uẩn, có sự sai khác về dục và tham?
-
Này Tỷ-kheo, Có thể có. Ở đây, này Tỷ-kheo, có người nghĩ như sau: “Mong rằng trong tương lai, ta sẽ có sắc như vậy! Mong rằng trong tương lai ta sẽ có thọ như vậy! Mong rằng trong tương lai, ta sẽ có tưởng như vậy! Mong rằng trong tương lai ta sẽ có các hành như vậy! Mong rằng trong tương lai ta sẽ có thức như vậy!” Như vậy, này Tỷ- kheo, có thể có sự sai khác về dục và tham trong năm thủ uẩn.
-
Bạch Thế Tôn, dưới hình thức nào, có định nghĩa về uẩn của các uẩn?
-
Này Tỷ-kheo, Phàm sắc gì, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; đây gọi là sắc uẩn. Phàm thọ gì… Phàm tưởng gì… Phàm các hành gì… Phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; đây gọi là thức uẩn. Dưới hình thức như vậy, này Tỷ-kheo, có định nghĩa về uẩn của các uẩn.
-
Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, được gọi là sắc uẩn? Do nhân gì, do duyên gì, được gọi là thọ uẩn? Do nhân gì, do duyên gì, được gọi là tưởng uẩn? Do nhân gì, do duyên gì, được gọi là hành uẩn? Do nhân gì, do duyên gì, được gọi là thức uẩn?
-
Này Tỷ-kheo,
Do nhân bốn đại, do duyên bốn đại, được gọi là sắc uẩn.
Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là thọ uẩn.
Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là tưởng uẩn.
Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là hành uẩn.
Do nhân danh sắc, do duyên danh sắc, được gọi là thức uẩn.
-
Bạch Thế Tôn, như thế nào, là có thân kiến?
-
Này Tỷ-kheo, ở đây, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay quán tự ngã như là có sắc, hay quán sắc ở trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong sắc… thọ… tưởng.. hành… quán thức như là tự ngã, hay quán tự ngã như là có thức, hay quán thức ở trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong thức. Như vậy, này Tỷ- kheo, là có thân kiến.
-
Bạch Thế Tôn, như thế nào, là không có thân kiến?
-
Này Tỷ-kheo, ở đây, vị Đa văn Thánh đệ tử thấy rõ các bậc Thánh, khéo thuần thục pháp các bậc Thánh, khéo tu tập pháp các bậc Thánh; thấy rõ các bậc Chân nhân, khéo thuần thục pháp các bậc Chân nhân, khéo tu tập pháp các bậc Chân nhân, không quán sắc như là tự ngã, hay không quán tự ngã như là có sắc, hay không quán sắc ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong sắc, không quán thọ… không quán tưởng… không quán các hành… không quán thức như là tự ngã, hay không quán tự ngã như là có thức, hay không quán thức ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong thức. Như vậy, này Tỷ-kheo, là không có thân kiến.
-
Bạch Thế Tôn, cái gì là vị ngọt, là sự nguy hiểm, là sự xuất ly của sắc?… của thọ… của tưởng… của các hành? Cái gì là vị ngọt, là sự nguy hiểm, là sự xuất ly của thức?
-
Này Tỷ-kheo, do duyên sắc, khởi lên lạc hỷ gì, đó là vị ngọt của sắc. Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của sắc, đó là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục và tham, sự đoạn tận dục và tham đối với sắc, đó là sự xuất ly của sắc. Do duyên thọ… Do duyên tưởng… Do duyên các hành… Do duyên thức khởi lên lạc hỷ gì, đó là vị ngọt của thức. Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của thức, đó là sự nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục và tham, sự đoạn tận dục và tham đối với thức, đó là sự xuất ly của thức.
-
Bạch Thế Tôn, do biết như thế nào, do thấy như thế nào, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có (quan điểm): ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên?
-
Này Tỷ-kheo, phàm sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả sắc, Tỷ-kheo như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Đây không phải của tôi, đây không phải là tôi, đây không phải tự ngã của tôi”.
-
Phàm thọ gì… Phàm tưởng gì… Phàm các hành gì… Phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả thức, Tỷ-kheo như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Đây không phải của tôi, đây không phải là tôi, đây không phải tự ngã của tôi!”.
-
Này Tỷ-kheo, do biết như vậy, thấy như vậy, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có (quan điểm): ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên.
Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo khác khởi lên suy nghĩ sau đây: “Nếu Ngài nói sắc là vô ngã, thọ… tưởng… các hành… thức là vô ngã, thời các nghiệp do vô ngã tạo ra, thời ngã nào lãnh thọ?”
Rồi Thế Tôn với tâm tư của mình biết rõ suy nghĩ của Tỷ-kheo ấy, liền nói với các Tỷ-kheo:
-
Sự kiện này xảy ra, này các Tỷ-kheo, là có kẻ ngu si, vô trí, chìm đắm trong vô minh, tâm bị khát ái chi phối, nghĩ rằng có thể vượt qua lời dạy bậc Đạo Sư, nghĩ rằng: “Nếu Ngài dạy rằng sắc là vô ngã, thọ… tưởng… các hành… thức là vô ngã, thời các nghiệp do vô ngã làm, các nghiệp ấy do ngã nào lãnh thọ? ” Này các Tỷ-kheo, các câu vấn nạn đã được Ta khéo dạy cho các Ông, chỗ này, chỗ kia trong các pháp ấy.
-
Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
-
Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-
Thọ… Tưởng… Các hành… Thức là thường hay vô thường?
-
Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-
Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-
Là khổ, bạch Thế Tôn.
-
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng, nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
-
Thưa không, bạch Thế Tôn.
-
Thấy vậy, bậc Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc… đối với thọ… đối với tưởng… đối với các hành… nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!
***
Huy Thai gởi
|
|