Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
NGƯỜI GIÀU KHÔNG BIẾT KHÓC




Mấy hôm nay chúng ta chứng kiến sức mạnh thật sự của đồng tiền và sự đổ vỡ của những giá trị giả tạo manh danh nghệ sĩ.
 
"Mạnh vì gạo, Bạo vì tiền".
 
Người giàu bây giờ còn muốn thay trời thực thi công lý sao?
 
Thế thiên hành đạo là một giấc mơ hoang đường.
 
Không ai nắm tay cả ngày.
 
Không có thế quyền nào chấp nhận một cá nhân hay tổ chức thay mình thực thi quyền NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.
 
Trân trọng giới thiệu phần luận của tác giả Nguyễn Gia Việt với những điển cố và cả những gì đang xảy ra
 
Người giàu không biết khóc?
 
Nguyễn Gia Việt
 
Khi bước chân lên "giàu" thì phải cảnh giác, giàu có không phải là chân lý, nhiều khi không bảo vệ được chính cái mạng của mình.
 
Xã hội VN thời "kinh tế thị trường" tạo ra những người giàu kỳ cục, kỳ lạ, kỳ khôi.
 
Họ xuất thân nghèo nhưng nhờ mối quan hệ thì thành "giàu" cái bùm, giàu nức vách đổ tường, giàu tột đỉnh,là giới thượng lưu mới ở VN.
 
Thực sự cuộc đời, giàu mà ngu dốt thì sẽ bị người ta khinh, nhưng giỏi mà nghèo túng thì cũng không được người đời trân trọng.
 
Thành ra điều hay nhứt phải là mỗi chúng ta phải vừa có trình độ học vấn và vừa phải có điều kiện vật chất. Tức là vừa giỏi vừa giàu. Nhưng ở VN giỏi đồng nghĩa với nghèo.
 
Người giàu mà có học, là trí thức thì người làm, nhân viên rất thích, có sự tôn trọng tối thiểu. Thằng giàu mà dốt thì cực kỳ tội cho nhân viên của họ, ông chủ dốt như một thằng điên làm bất cứ chuyện gì.
 
Tại sao học dốt mà lại thành công, học giỏi mà lại nghèo?
 
Nó liên quan tới chánh trị.
 
Nhưng,dù họ có làm chủ đất hết một tỉnh, một thành phố, vài chục khu công nghiệp nhờ "quan hệ" đó, thì họ vẫn không thoát khỏi cái cốt ban sơ của họ.
 
Đó là ngu dốt,xuất thân ngu dốt, hạ đẳng thì con người mãi mãi là thứ hạ đẳng.
 
Nhà giàu mới VN kéo theo đám "tàn dư" cũng dốt bên hải ngoại về và liên kết với nhau kẻ chèo người hót tưng bừng.
 
Hải ngoại là có học sao? Mười lăm tuổi , cái tuổi phải ngồi ghế nhà trường mà mang trôn đi luồn khắp chốn ,thực ra đó là rác rưởi của xứ tư bản.
 
Hải ngoại cũng cung cấp cho VN một anh hề, ảnh cũng dốt, thành ra ảnh hưởng tiêu cực tới văn hóa trong nước.
 
Giàu có không phải là chân lý, nhiều khi không bảo vệ được cái mạng mình.
 
Gần đây nhiều "nhà giàu" VN đã trợt vỏ chuối.
 
Trần Bắc Hà bị bắt, chết trong trại tạm giam năm 2019 thọ 63 tuổi, bà vợ sau đó mất 64 tuổi
 
Ai cũng biết chuyện lùm xùm của gia đình Trầm Bê, ông này xây hàng chục ngôi chùa bề thế, làm từ thiện ở Trà Vinh có tiếng.
 
Trầm Bê giàu có, năm 2005 Bình “kiểm” bắt cóc con trai ông đòi tiền chuộc lên đến 10 triệu USD.
 
Ngân hàng của Trầm bê nhỏ xíu, ấy vậy mà nuốt trộng một ngân hàng lớn, thế lực ghê chưa?
 
Nhưng xây chùa nhiều mà có thoát nợ đời không? Trầm Bê hiện đang làm giàu ở trong tù.
 
Những năm 90, ai cũng biết Tăng Minh Phụng, ông chủ của 10 ngàn công nhân, từng nắm cả ngàn tỷ trong tay, đất đai minh mông.
 
Tăng Minh Phụng là người nói chuyện rất nhẹ nhàng, người có khuôn mặt phúc hậu, dễ mến, không khoe khoang, ăn mặc hết sức giản dị.
 
Tăng Minh Phụng không rượu chè, cờ bạc, trai gái, chung thủy một vợ một chồng.
 
Tăng Minh Phụng bị bắt giam ngày 24 tháng 3 năm 1997 về các tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.
 
Vào 5h sáng ngày 17 tháng 7 năm 2003, Tăng Minh Phụng bị hành quyết.
 
Xét lịch sử Nam Kỳ có vô số nhà giàu và đều có kết thúc không hề vui, dù nhiều người không mang tiếng ác.
 
Ở Châu Thành, Sóc Trăng xưa có ngôi nhà lầu đẹp nhứt, bề thế nhứt của bà Phủ An
 
Bà Phủ An tên thật là Lê Thị Lâu.
 
Bà Phủ An là quả phụ hàm Đốc phủ sứ Lê Văn An, nhà này có ruộng đất minh mông.
 
Bà Phủ An giàu minh mông nhưng không có con. Bà nuôi hai người cháu, Trong một tư liệu Hứa Hoành kể:
 
"Khi bà đau, bác sĩ khuyên ăn lạt, nhưng hai cô cháu (tên Ngọc, Ngà) khóc lóc, nài nỉ, nấu cháo sò huyết, nấu bánh canh cua, nêm nước mắm Hòn, nước tương tàu, ép bà ăn
 
Họ nói: “Phải có hột cơm, cháo mới mau mạnh”.
 
Những người đang bịnh, lại ăn những thứ đó, mau chết. Có người đồn rằng, hai cô cháu muốn cho bà mau chết để hưởng gia tài. Chuyện đó hư thật không ai biết, chỉ người trong cuộc"
 
Bị tăng xông mà ăn nước mắm, ăn mặn thì ....xong thôi.
 
Học giả Vương Hồng Sển từng là cháu rể bà Phủ An kể:
 
"Ngày 6-5-1931, bà Phủ An từ trần, làm chúc ngôn do một tay tôi viết, và ký thác nơi phòng chưởng khê, cho Dương Thị Tuyết và Vương Hồng Sển đứng tên, làm chủ 220 mẫu ruộng tốt trong làng Hoà Tú, và cho riêng cháu gái gọi bằng bà nội tư trang gồm vô số, cái bâu cổ không, cũng 320 hột, bông tai, cà rá và bạc mặt 80.000 đồng (một số tiền quá lớn vào năm 1931). "
 
Ngày nay con cháu, gia sản của bà Phủ An cũng không còn.
 
Năm 1930 Nam Kỳ có cả thảy 6.690 đại điền chủ có từ 50 mẫu đất trở lên.
 
Năm 1934 nhà Nguyễn Hữu gả cô Nguyễn Hữu Thị Lan về làm dâu nhà Nguyễn, đó là hoàng hậu Nam Phương, nhà gái thuộc dòng Huyện Sĩ.
 
Cậu 2 Nam Phương là ông Lê Phát An tặng cho cháu gái một triệu đồng tiền mặt làm của hồi môn.
 
Ông bà Nam Kỳ xưa có câu ”Tiền muôn bạc vạn” chỉ sự giàu sang phú quý của những nhà “giàu nứt vách đổ tường”.
 
Bạc muôn là từ 10.000, bạc vạn là trên 10.000 đồng.
 
Đồng tiền xưa rất mắc, năm 1925, một mẫu ruộng tốt ở Nam Kỳ có giá 50 đồng – có khi 80 đồng
 
Được xếp loại “đại điền chủ” thì gia đình đó phải có 50 mẫu ruộng trở lên, vị chi 50 mẫu điền x 50 đồng = 2.500 đồng bạc, hoặc 80 x 50 = 4.000 đồng bạc là gia tài của một đại điền chủ thấp nhứt.
 
Hồi xưa tiền có giá, chưa có danh từ tỷ phú như bây giờ, chỉ triệu phú là hết mức. Vậy số tiền một triệu đồng của cậu hai Denis Lê Phát An cho bà Nam Phương lớn không thể tưởng tượng.
 
Ông Vương Hồng Sển bàn vụ một triệu này như sau:
 
"... bà Nam Phương đem tiền hồi môn về là một triệu đồng bạc mặt, do cậu ruột là ông Lê Phát An dâng tặng cho cháu gái.
 
Số tiền này thuở đó là khổng lồ, nếu so sánh với bạc hiện nay, thì số tỷ vẫn chưa vừa, vì tỷ phú ngày nay có hiếm, chớ như hồi năm một ngàn chín trăm hai mươi ngoài, đầu thế kỷ hai mươi, tờ giấy xăng (100$) có người trọn đời chưa từng thấy, và giàu bạc muôn, tức trong nhà có được mười ngàn, đã là giàu bạc nứt đố đổ vách..”
 
Ngày nay con cháu Huyện Sĩ, Lê Phát An, dòng bà Nam Phương cũng không còn ở Việt Nam, họ không còn giữ được một cục đất chọi chim chứ ở đó mà ruộng vườn gì, mồ mả ông bà cũng không giữ được.
 
Điền chủ Trần Trinh Trạch ở Bạc Liêu từng có 110.000 mẫu điền, ngày nay con cháu không có một cục đất chọi chim, cái nhà từ đường cũng không giữ được.
 
Ai giàu ba họ, ai khó ba đời
 
Chúng ta không bàn về lý do và đúng sai, thời thế, thế thời phải thế.
 
Nhiều người hỏi giàu có có phải là mãi mãi, là phước hay là họa?
 
Chúng ta nhớ lời Chúa Jesus: "Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời".
 
Chúa sợ người giàu vì giàu quá tất thủ đoạn vô biên. Rất đơn giản, Trời cho dư chút đỉnh để sống, đàng này nó dư bạc trăm ngàn tỷ, tức là nó gom hàng triệu cơ hội, chỉ tiêu của triệu người khác.
 
Coi "Hồng lâu mộng" ta thấy rõ, nhân sinh như mộng, mộng như nhân sinh, mọi thứ từ không đi lên bước ra, rồi lại bước về không.
 
Mọi thứ đi theo chu kỳ, hoa nở thơm ngát rồi cũng có lúc tả tơi héo úa, trăng tròn lại khuyết, nước lớn lại ròng.
 
Cái nhà họ Gỉa, có lúc tột đỉnh giàu sang xa hoa, có lúc chết không có chiếu mà chôn.
 
Trèo cao tất ngã đau, nhà giàu sang lừng lẫy có vui đến buồn, vinh chán thì phải nhục, xưa nay vẫn quanh quẩn như thế, sức người có giữ được mãi đâu.
 
“Đồng tiền có mùi gì?”
 
Đó là mùi người. Chính xác là mùi người, mùi của xương máu, là mùi của mồ hôi, của nước mắt tuôn ra, của sự bon chen cuộc sống. Là mùi của sự khổ tâm.
 
Đúng là tiền có thể không mua được nhiều thứ, không có tiền, chắc chắn con người không thể sống được. Bởi nó là thước đo giá trị cuộc sống của bạn.
 
Mà thường thì trong cái xã hội ngày nay, người ta cứ nhìn vào tiền để đánh giá giá trị của bạn. Họ tôn trọng bạn có khi cũng chỉ bởi vì tiền. Họ đánh giá vị trí của bạn có thể cũng dựa vào tiền. Họ đánh giá các mối quan hệ xã hội của bạn có lẽ cũng vì tiền.
 
Nhưng tiền không phải tất cả.
 
Nhiều ông giàu có nhưng chú bé không cứng được, rồi lấy con vợ dâm dang nó mang em đi đạo dụ suốt ngày đêm.
 
Tiền không mua được mạng sống của con người, chí ít là vậy
 
Bà Tư Hường bị bịnh, tiền có làm bà khỏi bịnh đâu, bà cũng phải chết. Tăng Minh Phụng cũng phải chết.
 
Ngày xưa vợ Tạ Vinh đem ra bao nhiêu tiền, vàng chuộc mạng chồng mà có được đâu, Tạ Vinh vẫn phải ra pháp trường cát.
 
Có ai nhiều của cải, châu báu, hột xoàn hơn Từ Hy Thái Hậu, vậy mà bà vẫn chết, có ngày còn bị đào mộ, tới cái quần lót đang mặc cũng bị lột ra, xác quăng một xó
 
Những người càng giàu là càng nguy hiểm trong xã hội này, đầu tiên là trộm cướp, hai là con cái tranh giành, ba là có thể mất mạng vì những thay đổi chánh trị.
 
Không ai giàu mà đem của ra đánh trống khoe khoang khắp làng xã hết, thực chất nó là cái gì?
 
Trong xã hội, chúng ta nên hiểu rõ địa vị của bản thân mình sau đó mới biết bản thân mình nên làm gì và không nên làm gì.
 
Cho nên sống đủ là vậy, cái gì cũng đủ, cái gì cũng tạm hài lòng là tốt nhứt.
 
Nguyễn Gia Việt
 

 
usaelection gởi