Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Thực hành 
Nguyên tắc đạo đức  & Nguyên tắc chân lý trong tu học Phật

***

Nội dung

1) Tu học Phật và bài kệ 183 của kinh Pháp Cú.
1/. Đạo đức Duyên khởi.
2/. Chân lý Duyên khởi.

2) Chân lý và Đạo đức trong tu học Phật.
        
1/. Nguyên tắc Đạo đức Duyên khởi  (= Luật, Giới luật).
2/. Nguyên tắcChân lý Duyên khởi  (= Định + Tuệ).
NBS: Minh Tâm: 22/6/2022

 
         Ngày nay, Đạo đức và Chân lý là hai phạm trù căn bản hướng đời sống tinh thần của con người ngày càng được tốt đẹp hơn. Điều này vốn từ xa xưa đã được đức Phật khẳng định qua bài kệ 183 của kinh Pháp Cú, và được gọi là Luật (= Đạo đức) và Pháp (= Chân lý) nơi kinh Trường Bộ.
         Mục đích của Luật và Pháp là nhằm giúp hành giả của đạo Phật thấy biết ra bản tính thực của mọi sự vật dưới ánh sáng của nhận thức Duyên khởi; để rồi từ đó hành giả tự cởi mở các trói buộc tinh thần của mình gồm các dạng khái niệm chế định hay ảo tưởng do chính con người đã tạo dựng nên.
         Cởi mở trói buộc các khái niệm chế định xã hội không có nghĩa là chúng ta phủ bác chúng, mà là chúng ta linh hoạt sử dụng chúng một cách hữu ích, chứ không sử dụng chúng một cách cứng nhắc mang tính cực đoan như thể chúng ta bị chúng sai sử một cách mù quáng.
         Dưới đây là một ít kiến giải về vấn đề thực hành Luật và Pháp ứng dụng trong tu học Phật dưới dạng Chánh niệm 2 nguyên tắc dễ nhớ, đó là nguyên tắc về Luật (= nguyên tắc Đạo đức Duyên khởi hay Đạo đức “Tùy duyên”) và nguyên tắc về Pháp (= nguyên tắc Chân lý Duyên khởi).

1) Tuhọc Phật và bàikệ 183 của kinh Pháp Cú:
Thiền sư Đạo Lâm (741 - 824) là mộtdanh tăngthuộc Pháp hệ của Ngưu Đầu tông. Sư nổi tiếng qua sự tích sống cùng tổ quạ trên cây, nên người đời gọi ônglà Thiền sư Ô Sào(乌巢: tổ quạ), vớicác giai thoại với đệ tử cư sĩ là nhà thơ Bạch Cư Dị.

Khoảng niên hiệu Nguyên Hòa, Quan thị lang Bạch Cư Dị nhân làm Thái Thú cai quản một quận, đi vào núi yết kiến sư. Và trải qua cuộc trò chuyện Phật pháp vô cùng thấm đẫm, khiến cho Bạch Cư Dị rất kính trọng sư:
Bạch Cư Dị hỏi: Chỗ ở của Thiền sư sao nguy hiểm quá vậy ?
Sư đáp: Chỗ của tôi xem ra còn vững vàng hơn chỗ của quan lớn đang ngồi nhiều.
Bạch nói:  Chỗ tôi đang ngồi có gì đáng ngại đâu?
Sư nói:  Thưa, chỗ đại quan là dưới vua, trên các quan và trăm họ. Vua thương thì quần thần ghét, được lòng dân thì mất lòng vua. Tính mạng của đại quan cùng thân quyến đều lệ thuộc vào lòng yêu ghét của vua và sự tật đố tị hiềm của bạn bè. Một chiếc ghế được kê trên đầu lưỡi thiên hạ thì làm sao bì với sự cứng chắc của cội cây này được. Có phải thế không, thưa đại quan?
Bạch Cư Dị nghe nhà sư nói chỉ im lặng, giây lâu mới cất tiếng hỏi: Thầy có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật pháp chăng?
Sư đáp:                Không làm mọi điều ác.
Hãy làm các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy (*)
Bạch nói: Những điều thầy vừa đáp, đứa trẻ ba tuổi cũng biết nói như vậy.
Sư nói:  Thưa đại quan, con nít lên ba nói được, nhưng ông lão tám mươi chưa chắc đã làm xong. Ngài có thấy như thế không?
Bạch Cư Dị nghe xong vô cùng thán phục và làm cái gác bằng tre trên cây cho sư ở và thường đến đây hỏi đạo.
Bài kệ của Sư đáp chính là bài kệ 183, Phẩm Phật Đà của kinh Pháp Cú:

Sabbapāpassa akaraṇaṃ
Kusalassa upasampadā
Sacittapariyodapanaṃ
Etaṃ buddhāna sāsanaṃ

Not doing the evil deeds,
Gathering the wholesome,
Purifying one's own mind -
That is teaching of the Buddhas.
[= Not to do any evil, to cultivate good, to purify one's mind, this is the teaching of the Buddhas].
諸惡莫作           Chư ác mạc tác
眾善奉行           Chúng thiện phụng hành
自淨其意           Tự tịnh kỳ ý
是諸佛教           Thị chư Phật giáo.
Chớ làm các điều ác
Siêng làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó là lời Phật dạy. (*)
                           Hay:
    Mọi hoàn cảnh không làm bất thiện
    Dù khó khăn, phát triển nhân lành
    Luyện tâm, rèn ý tịnh thanh
    Là lời Phật dạy đành rành xưa nay.

Bài kệ diễn đạt đạo đức và chân lý trong đạo Phật. Tuy nhiên vì bài kệ quá ngắn gọn và vắn tắt, nên người đọc không ít có những lúng túng, khiến cho đứa trẻ ba tuổi cũng biết nói như vậy, nhưng ông lão tám mươi chưa chắc đã làm xong.
        Bài kệ này đã chỉ ra hành động đạo đức nơi 2 câu đầu, và nhận thức chân lý nơi câu thứ 3.  Bài kệ gắn kết giữa đạo đức và chân lý, đó là đạo đức Duyên khởi (= đạo đức “tùy Duyên”) và chân lý Duyên khởi.
       1/. Đạo đức Duyên khởi dựa trên tương đối tính của chân lý Duyên khởi, nên đạo đức của đạo Phật mang tính nguyên tắc, linh hoạt thích nghi theo không gian và thời gian, chứ không mang tính cứng nhắc của tín điều như ở các tôn giáo khác.
         Trong Phật giáo Bắc truyền đạo đức Duyên khởi  còn gọi làHậu đắc trí(後得智;  S: Pṛṣṭha-labdha-jñāna;  E: Post-enlightenment)
        2/. Chân lý Duyên khởi nói lên sự vận động của các Duyên tương tác nhau trong việc hình thành và hoại diệt, đó là sinh và diệt qua nhận thức Vô ngã và Vô thường – Duyên sinh Vô ngã và Duyên diệt Vô thường. Nhận thức chân lý được dùng để chuyển hóa nội tâm.
Trong Phật giáo Bắc truyền chân lý Duyên khởi  còn gọi làCăn bản trí(根本智;  S: Mūla-jñāna;  E: Fundamental wisdom). [Xin xem thêm mục từ Duyên khởi]

Pháp phương tiện “Duyên khởi” dẫn hường cho việc học Phật và tu Phật
        
Theo đó, tu học trong đạo Phật có định hướng là học và hành Chân lý Duyên khởi và Đạo đức Duyên khởi. Thực hành tu giải thoát chính là thực hành Chánh niệm về nguyên tắc Chân lý Duyên khởi và nguyên tắc Đạo đức Duyên khởi, và cũng chính là thực hành Diệt Đế - Đạo Đế của cấu trúc Tứ Diệu Đế vậy.

--------------------------

(*) Chúthích:     Ác = Bất thiện;  Lành = Thiện;  Trong sạch = Thanh tịnh = Giải thoát.
*
*       *

2) Chân lý và Đạo đức trong tu học Phật.

Trong kinh Trường Bộ, đức Phật đã căn dặn: “Luật  và Pháp  mà Như Lai đã giảng dạy cho các con, sau khi Như Lai diệt độ, chính Luật và Pháp này sẽ là Đạo sư của các con ”.

Trong đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất, chỉ có hai phần Luật và Pháp được trùng tuyên. Điều này cho thấy rằng Luật và Pháp là 2 yếu tố chính trong đạo Phật, dẫn dắt hành giả tu học đến giác ngộ-giải thoát.
Luật và Pháp có nội dung cụ thể sau:
Luật (;  P;S: Vinaya;  E: Discipline):  Là phương tiện tu tập chế ngự thân và khẩu.  Luật diễn đạt tính Thiện-Bất thiện (= Thiện-Ác) nơi những hành động của thân và khẩu, thường được gọi là Giới (;  P;S: Sila;  E: Morality). 
Luật (= Giới luật) trong đạo Phật có ý nghĩa như quan niệm Đạo đức nơi Đạo đức học ngày nay.
Pháp (;  P: Dhamma;  S: Dharma;  E: Way to change):  Là phương tiện tu tập chế ngự tâm (ý), đó là Thiền , thể hiện sự phát triển  Định (;  P;S: Samadhi;  E: Concentration) và Tuệ (; P: Paññā;  S: Prajñā;  E: Wisdom). 
Pháp trong đạo Phật có ý nghĩa như quan niệm Chân lý nơi Triết học ngày nay.
        1/. Nguyên tắc Đạo đức Duyên khởi (= Luật, Giới luật).
Nguyên tắc Đạo đức Duyên khởi (= Luật, Giới luật) là nguyên tắc phân biệt Thiện-Ác khi hành động của hành giả gắn liền với ngoại cảnh. Nguyên tắc này được xây dựng trên nền tảng Duyên khởi, còn có thể gọi là Đạo đức Tùy duyên.
Theo Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147, nguyên tắc đạo đức Thiện-Ác của đạo Phật được ghi nhận và thực hành như sau:
- “Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện, là lành.
- Mọi hành động đem lại lợi mình-hại người hay hại mình-lợi người hay hại mình-hại người,được xem là xấu, ác, là dữ.”  
        Như thế, nguyên tắc đạo đức của đạo Phật hoàn toàn đáp ứng thích nghi theo mọi nơi và mọi thời đối với vấn đề Thiện-Ác. Đồng thời với nguyên tắc đạo đức này, mọi người đều có thể tức thời tự đánh giá đạo đức về hành vi của chính mình ngay trong cuộc sống hàng ngày đối với xã hội và môi trường xung quanh mình.
         2/. Nguyên tắc Chân lý Duyên khởi (= Định + Tuệ).
         Nguyên tắc Chân lý Duyên khởi (= Pháp) là nguyên tắc dựa vào Duyên khởi nhằm vượt thoát mọi chế định phân biệt đối đãi nơi ngoại cảnh như Ngã-Vô ngã, Thiện-Ác, ... để nội tâm của hành giả thành tựu Định(= không loạn động) và Tuệ (= sáng suốt, không mê mờ), đó là tâm thanh tịnhhay tâm giải thoát.
Khi thân ta bị trói, ta đau khổ; muốn hết đau khổ, ta phải nhờ người cởi trói hay chính ta mở trói. Nhưng khi tâm ta bị trói, ta đau khổ; muốn hết đau khổ, thì chỉ có chính ta quyết định mở trói cho mình chứ không ai mở cho được.

Tâm ta bị trói là bởi tâm ta tự chấp thủ. Tâm bị trói ví như thân ta bị buộc bằng sợi dây xích; khi tâm ta thủ Ác thì ví như thân ta bị buộc bằng sợi dây xích sắt, còn khi tâm ta thủ Thiện thì ví như thân ta bị buộc bằng sợi dây xích vàng. Tuy vàng đẹp và quý hơn sắt, nhưng bản chất của sợi dây xích vẫn là công cụ xiềng xích thân. Tương tự, nếu như tâm ta chấp Ác hay chấp Thiện đều là chướng ngại cho một nội tâm giải thoát.
Nguyên tắc chân lý Duyên khởi được thực hành qua 2 bước sau: 
- Bước 1: Sự vật sự việc  (Nhân) được hành giả dùng pháp quán Duyên khởi (Duyên) nhằm thấy ra bản tính không thực của chúng (Quả).
- Bước 2:  Hành giả thực hành tâm vượt thoát  (Nhân + Quả) và thành tựu tâm giải thoát.
Nhân           +        Duyên                    =>  Quả
Ngã           +       Duyên khởi           =>  Vô ngã (*)
Tục đế       +      Duyên khởi            =>  Chân đế
Hữu vi         +       Duyên khởi            =>  Vô vi
Thức           +      Duyên khởi            =>  Trí 
Sắc             +       Duyên khởi            =>  Không thực
Danh           +       Duyên khởi            =>  Không thực
Thiện          +       Duyên khởi            =>  Không thực
Ác              +       Duyên khởi            =>  Không thực
Tam độc      +       Duyên khởi            =>  Niết-bàn.
Hành động   +       Duyên khởi            =>  Hành động Ba-la-mật.
Bố thí          +       Duyên khởi            =>  Bố thí Ba-la-mật.
Trì giới        +       Duyên khởi            =>  Trì giới Ba-la-mật.
Nhẫn nhịn    +       Duyên khởi            =>  Nhẫn nhịn Ba-la-mật.
Tinh tấn       +       Duyên khởi            =>  Tinh tấn Ba-la-mật.
... [6 Ba-la-mật  hay  10 Ba-la-mật]
Thiền sư Duy Tín đời Tống đã nói về hành  trình tu tập của mình, từ lúc đầu cho tới khi ngộ đạo, như là một chỉ nam tóm thâu kiến giải về trình tự liễu ngộ như sau:
         Trước khi học đạo, thấy núi là núi, sông là sông.                  (Chấp ngã)
Đang lúc học đạo, thấy núi không là núi, sông không là sông.  (Vô ngã)
Sau khi ngộ đạo, thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.”            (Chân ngã)
          Chân ngã nơi đây là đồng nghĩa với Niết-bàn, là cách gọi tạm cho việc hành giả vượt thoát Ngã - Vô ngã, hay vượt thoát cả Ngã - Ngã sở - Tự ngãnhư được nói đến trong kinh ĐạiKinh Mãn Nguyệt (Mahāpuṇṇama Sutta - Số 9, Trung Bộ Kinh) và kinh Xà Dụ (Alagaddūpama Sutta - Số 22, Trung Bộ Kinh). (*)
Theo đó, tâm thanh tịnh hay tâm giải thoát chính là nội tâm mà hành giả đã vượt thoát  Ngã-Vô ngã  hayChấp ngã-Vô ngã (= Chân ngã), Tục đế-Chân đế, Sắc-Không, Ác-Không thực ác, Thiện-Không thực thiện, ... Tâm thanh tịnh hay tâm giải thoát nơi đây không có nghĩa là thứ tâm phủ bác các đối đãi, mà là thứ tâm hài hòa trong đối đãi nhưng không dính mắc cực đoan nào vào các đối đãi này.
Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng đã nói rằng:
佛法在世间                  Phật pháp tại thế gian    
不离世间觉                  Bất ly thế gian giác        
离世觅菩提                  Ly thế gian mịch bồ đề   
恰如求兔角                  Kháp như cầu thố giác   
Phật pháp trên thế gian
Không thể rời thế gian mà giác ngộ
Rời thế gian tìm giác ngộ
Giống như tìm sừng thỏ
Tuệ vượt thoát đối đãi được gọi là Bất nhị trí. Có 2 loại Bất nhị trí cần phân biệt:
1. Bất nhị trí dẫn xuất từ tuệ giác Duyên khởi còn được gọi là Vô phân biệt trícủa bậc Thánh hay Tuệ tri (慧知;  P: Pajānāti;  E: Knows clearly).
2. Bất nhị trí dẫn xuất từ An chỉ định (安止定;  P: Appanā-samādhi;  S: Arpaṇa-samādhi;  E: Full concentration) xuất hiện trong các tầng thiền định của Tứ thiền định (Sơ thiền --> Tứ thiền), được xem là tuệ trong thiền định. Đây làtrạng thái tâm xuất hiện bất nhị, bấy giờ chủ thể nhận thức và đối tượng được nhân thức trở thành một: “Một là tất cả, Tất cả là một” hay “Tiểu ngã là Đại ngã, Đại ngã là Tiểu ngã”.

-----------

(*) Chú thích
1) Hành giả không nên áp đặt “Vô ngã là Niết–bàn”, bời Vô ngã có tính đối đãi với Ngã, còn Niết-bàn là giải thoát không dính mắc vào đối đãi. Do đó, nếu hành giả không khéo quán chiếu Duyên khởi, thì Vô ngã sẽ dễ dàng rơi vào dính mắc qua việc chấp “Vô ngã”, bấy giờ dính mắc vào Vô ngã sẽ không khác gì dính mắc Ngã.
2)  Vượt thoát Ngã - Ngã sở - Tự ngã.              
+ Cái này không phải làcái của Tôi(= Ngã sở 我所;  P: Attaniya;  S:Atmaniya;  E: Mine, Belonging to the self),
+ Cái này không phải là cáiTôi (= Ngã 我;  P: Attā;  S:Ātman;  E: I / Self / Ego), 
+Cái này không phải là cái Tôi tự có(= Tự ngã似我;  P: Attā;  S: Ātman;  E: Self-mind/ Myself)".Đó là chấp Ngã về tâm. Bởi Tự 似có nghĩa là hình như, có vẻ như, nên Tự Ngã được hiểu ‘như là Ngã’. 
Vấn đề “Tự ngã” xưa nay vẫn còn là mối hoài nghi. Phần lớn các tôn giáo thừa nhận rằng có một Tự ngã vô thể chất, độc lậpkhông bị tác động, tồn tại bên cạnh thân-tâm (= Sắc + Danh = Ngũ uẩn) và làm chủ thân-tâm của một con người, và gọi đó là linh hồn với đủ ba đặc điểm này.
thexac tamhon linhhon thanhlinh
Trong Nho giáo, người quân tử phải biết lập thân và lập danh. Lập thân cho hiện tại, lập danh cho hậu thế. Đó là xác lập tự ngã trong xã hội.
Đạo Phật phủ bác về Ngã của Ngũ uẩn, đồng thời cũng xác nhận rằng không có Ngã nào khác ngoài Ngũ uẩn, tức không có cái Tự ngã như quan niệm của các tôn giáo khác. Tự ngã trong đạo Phật nhằm chỉ cho giả danh như các tên gọi, nghề nghiệp, địa vị, ...

Hoannghênh các bạn góp ý trao đổi!

***
 
Huy Thai gởi