Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Nhà giàu dạy con


1. Tết. Một số người đợi ngày cuối mới đi chợ hoa, xin hoặc ép giá. Và tiểu thương đã đập bỏ, dọn lên xe rác chứ không cho, không bán rẻ. Bạn thấy rất chua chát, nhưng việc tiêu huỷ hàng hoá là bình thường trong kinh tế thị trường. Quyền sở hữu bao gồm quyền bán, trữ, tiêu huỷ.

Họ không thể làm theo lời "đạo đức học" của đám đông. Chúng ta khóc thương nông dân, nhưng thực tế là họ đã bán "hoa non" cho thương lái ngay dưới ruộng. Thương lái ư, họ đã lãi những ngày đầu khi bán những chậu đẹp nhất cho người giàu. Ai đi business class thì phải chịu chi gấp 3-4 lần vé economy, không phải xếp hàng, lên sau, xuống trước. Hoa, tranh, nhạc, du lịch....là món ăn tinh thần không phải thiết yếu, không nên miễn phí vì người nhận sẽ không trân trọng.

Khi nhu cầu đã hết, người bán hoặc chở về kho hoặc đổ bỏ. Sáng hoa chiều rác. Công ty vệ sinh đã ký hợp đồng dọn dẹp, họ thu tiền rác. Xong. Buffet 5 sao toàn bào ngư, hàu, cá hồi... hết giờ là đổ bỏ, không cho nhân viên vì sẽ tâm lý phục vụ không tốt (hòng được ăn hoặc mang về). Mình là người làm ăn, không thể theo "lời khuyên" của đám đông mà nửa đêm đi vô mấy gầm cầu tìm người vô gia cư mà đưa tôm hùm nướng bơ tỏi.

Chuyện có anh quản lý nhà hàng nọ ở Hongkong nhận thức đạo đức nửa mùa, nói đồ ăn đổ bỏ mang tội nên phân phát. Cứ tối tối là 1 nhóm vô gia cư chầu chực trước nhà hàng rất nhếch nhác, khách sang họ ngại nên vắng dần. Có lần cho xong thì đau bụng, 1 người vô gia cư tử vong vì tiêu chảy cấp (do không quen ăn hải sản), anh quản lý chịu rắc rối thời gian dài, thiện không đúng chỗ thành ra ác. Hàng của họ, tiền của họ, khi đổ bỏ họ còn xót xa hơn cả mình tiếc. Nhưng khi cần bỏ là phải bỏ. Còn muốn từ thiện ư, hãy trích phần trăm lợi nhuận gửi vào quỹ chuyên nghiệp nào đó. Không nên quyên góp quần áo cũ hay đồ ăn, cái này chỉ phù hợp thời "lá rách ít đùm lá rách nhiều".

Bạn có thấy quỹ từ thiện nào trên thế giới chở container quần áo cũ hay cơm có thịt có cá gì tới châu Phi không? Họ làm từ thiện quy mô và chuyên nghiệp, làm dự án cầu đường, bệnh viện, trường học, khám chữa bệnh, dạy nghề, ....để thay đổi cuộc đời của hàng vạn người một cách căn cơ. Họ lấy lãi chủ yếu từ các doanh nghiệp có ký MOU chuyển 1 phần lợi nhuận hàng năm, và có team vận hành, trả lương thưởng đầy đủ, không kêu gọi huy động từ cá nhân nhỏ lẻ. Cũng không có tuỳ hứng kiểu chèo thuyền trong mùa nước lũ, thấy nhà sắp sụp, thương quá thương nên bẻ cục tiền đưa, vừa đưa thì thấy chị chủ nhà sơn móng tay nên giật lại, nói nghèo mà ai cho phép chị sơn móng tay. Chị kia khóc như mưa, nói chị nghèo chứ cũng thích sơn móng tay cho đẹp. Nhưng em không chịu, em ghét rồi, em quay thuyền đi. Kiểu từ thiện này là xưa cũ, không phù hợp nữa nha.

2. “Đừng bao giờ giao cơ nghiệp vô tay người cảm tính”, người Do Thái luôn dặn nhau như vậy. Khách sạn có nơi có trăm ngàn nhưng cũng có nơi trăm triệu 1 đêm, học phí trường này chỉ vài trăm ngàn 1 năm nhưng cũng có trường cả tỷ. Xấu đẹp, ngu khôn, đắt rẻ, xa gần....ĐỀU là do cá nhân tự nghĩ. Tua du lịch họ niêm yết vậy, mình chửi "mắc quá chó nó đi", nhưng "chó" có tiền đi chơi, mình là "người" mà không có. Ai đi du lịch mà cố ăn cố uống cho lại tiền, phàn nàn khóc lóc chửi bới doạ nạt bốc phốt đòi đền bù,...chẳng qua là do quá ít tiền, luôn thấy mọi thứ không xứng với số tiền "khổng lồ' mình đã bỏ ra.

Quán ăn ngày thường 200k, lễ tết lên 1 triệu thì bình thường, đã niêm yết thì chẳng thể gọi chặt chém. Tui chỉ có 10 phòng mà 100 người đang cần, thì tui phải tăng giá tương ứng cho 10 người đầu tiên chấp nhận, nếu không thì tui giảm. Hiệp hội du lịch ra công văn yêu cầu tui cam kết không tăng giá là quên quy luật thị trường. Lúc ế, hiệp hội có bù lỗ cho tui không? Nhiều người mở miệng là nói "hãy bán giá sao cho vừa túi tiền". Nhưng, túi đó của ai? Mình chỉ có thể biết túi tiền của mình thôi. Thấy cửa hàng hàng hiệu ngàn đô vắng hoe, mình vô tìm ông chủ nói chuyện, khuyên hãy hạ xuống 50 ngàn để ra cho nhanh cho dễ. Ông chủ không nghe lời mình khuyên nên ế, mình nói ngu quá ngu. Họ treo đó là chi phí marketing, cho đám đông nhìn thấy thương hiệu, rẻ hơn quảng cáo tivi. Với nhà buôn lớn, họ không bao giờ hạ giá vì bảo vệ người mua trước.

Hàng hiệu mà giảm giá là hiệu vừa vừa, còn xịn như Louis Vuitton (LV) hay Hermes, qua mùa là huỷ bỏ. Lấy hiểu biết tài chính nhỏ nhoi để "khuyên" người giàu tiêu tiền hay quản lý tài chính (họ làm ra tiền, dư được tiền tức việc quản lý tài chính của họ đã rất khoa học, hiệu quả), hoặc ngây ngô yêu cầu thay đổi giá cả, "sao không bán rẻ từ đầu rồi giờ đổ bỏ", là rất trẻ thơ.

Khủng hoảng thừa 1929-1933, các công ty họ đổ hết xuống biển, dù nhiều nước đang trong nạn đói, bị các nhà đạo đức học lên án là sao không thuê tàu đi tặng. Làm chủ đau đầu muốn chết vì lỗ, ngồi đó còn book forwarder theo điều kiện FOB CIF để đi phân phát (kiểu 30 Tết mà còn tìm thuê xe để chở hoa vô chùa, đâu ai rảnh làm việc này, huỷ bỏ cho nhanh còn về với gia đình).

3. Thị trường lạnh lùng sòng phẳng. Nếu lỗ, thì là bài học. Tính toán sai, cung vượt cầu, cứ thụ động thì chịu. Ngược lại thì lãi nhiều, hưởng. Có đầu óc khách quan, hiểu rõ quy luật thị trường mới kiếm tiền được. Ai cảm tính khó làm ăn hoặc trở thành quản lý cấp cao vì không rạch ròi các quan hệ, nuông các cảm xúc, không tôn trọng khách quan. Lúc yêu thì thôi là yêu, ghét thì thôi là ghét. Yêu thì làm hăng say, ghét là nghỉ ngay và luôn. Lần trước có 1 hãng hàng không, vì "tội" đưa các người mẫu lên đón các cầu thủ, mà người mẫu đó đám đông mặc định là không "xứng" để đụng vào thần tượng của họ, bèn nổi cơn cuồng nộ. FB khắp nơi tẩy chay, thề không bao giờ đi hãng này nữa, trong đó có người bạn thân của tui.

Sau đó 1 tháng, tui thấy cậu ấy chong đèn thức cả đêm săn vé, khi hãng đó thấp hơn chỉ 100k so với hãng khác, cậu quên mất lời thề thốt khi xưa, post khoe được rồi, cười ngây dại vì sướng.

4. Đám đông có cảm xúc lên xuống thất thường, ầm ầm lên cơn thịnh nộ rồi quên béng, các nhà kinh tế học gọi là "não cá vàng". Mình làm quản trị, đừng có lo lắng. Tuyệt đối không bị cuốn theo. Thời gian, người ta quên ngay. Muốn làm ăn thật thì đọc lại bài 1 lần rồi bấm lưu lại.
 
________________


Hoang Nguyen gởi