Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Nhạc Bolero
 
 
 
 
*“Bolero” được ghi danh là “Di sản Văn hóa của Nhân loại.”
 
 Ai cũng biết là điệu Bolero đại diện cho những khúc nhạc tình Mỹ Latin có tầm ảnh hưởng vượt biên giới khu vực, quốc gia.  Theo đề nghị của Cuba và Mexico, điệu Bolero đã được UNESCO tôn vinh là “Di sản Văn hóa của Nhân loại” ngày 5 thàng 12 năm 2023 vừa qua.
 
 Bolero là một loại tình, nhạc khiêu vũ bắt nguồn từ thành phố Santiago de Cuba, thành phố lớn thứ nhì của Cuba,  từ cuối thế kỷ XIX (1880’s) và lan rộng khắp Cuba qua các nhóm nghệ sĩ du ca.
 
 Một trong những người chủ xướng, định hình phong cách đặc trưng cho Bolero là nghệ sĩ Pepe Sánchez (1856-1918), người đã sáng tác bản Bolero đầu tiên tên “Tristezas,” tạm dịch là “Những nỗi buồn,” (“The Sadness”) vào khoảng năm 1883.
 
 Bài Bolero nổi tiếng nhất chắc có lẽ là bài “Bésame mucho” (Tên Việt là “Hãy hôn em thật nhiều,” năm 1941), được nữ nghệ sĩ người Mexico tên Consuelo Velásquez sáng tác vào lúc cô ta chỉ mới 15 tuổi.
 
 Điệu Bolero du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 1950, lúc phong trào tân nhạc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.  Nhiều nhạc sĩ bắt đầu sử dụng giai điệu phương Tây thay cho giai điệu truyền thống.
 
 Một số bài hát sử dụng điệu Bolero đầu tiên là: “Nắng chiều” của Lê Trọng Nguyễn, “Duyên quê” của Hoàng Thi Thơ hay “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương…  Tuy nhiên các nhạc sĩ Trúc Phương, Lam Phương, Châu Kỳ, Trần Thiện Thanh là những người thành công nhất.  Ca khúc của các nhạc sĩ này được phổ biến rộng rãi cho tới ngày nay.
 
 Bolero tại Việt Nam rất khác Bolero tại các nước Latin.  Bolero Việt Nam, với nhịp chậm hơn hẳn (4/4) và thường được chơi ở tông Thứ (“Minor,”) phù hợp với "một câu chuyện kể."  Ví dụ như “Những đồi hoa sim,” “Chuyện tình Lan và Điệp,” “Con đường xưa em đi”... và thời hoàng kim của các ca khúc Bolero, là thời VNCH từ 1954-1975.
 
 Sau năm 1975, các ca khúc “Bolero” này có thời bị chính quyền csvn cấm nhưng người dân họ vẫn nghe, hát bán công khai mọi nơi; và cuối cùng được csvn cho phổ biến trở lại; bởi vì có cấm cũng vô hiệu!
 
 Tại Việt Nam, có một điều đặc biệt, chính nhạc “Bolero” đã đánh  “đo ván” đám nhạc đỏ cách mạng bố láo một cách khá ngoạn mục!  
 
Thế mới thấy rõ “Bên thắng cuộc” là bên nào vậy hè?
 
Nguyễn Đình Bổn

________________


Đặng Hữu Phát gởi