Nhẫn 忍 Patience
***
Nội dung
1. Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong tiếng Hán.
1.1. Ý nghĩa chung về Nhẫn.
1.2. Ý nghĩa tích cực của Nhẫn.
1) Nhẫn nại 2) Nhẫn nhịn 3) Nhẫn nhục
1.3. Ý nghĩa tiêu cực của Nhẫn.
2. Nhẫn trong đời sống gia đình và xã hội.
1) Nhẫn với ý nghĩa tích cực trong đời sống.
2) Nhẫn trong đời sống gia đình.
3) Nhẫn trong đời sống xã hội.
3. Nhẫn qua quan điểm tư tưởng phương Tây.
1) Nhẫn nại (= Kiên nhẫn) 2) Nhẫn nhịn
4. Nhẫn qua quan điểm của phương Đông.
1) Nhẫn là sức mạnh mềm.
2) Nhẫn không phải là nhu nhược.
5. Nhẫn đối với khoa học và nghệ thuật.
5.1. Nhẫn qua nghiên cứu khoa học.
1) Nhẫn đối với y học 2) Nhẫn đối với xã hội học.
5.2. Nhẫn đối với đời sống nghệ thuật.
6. Nhẫn qua quan điểm của các tôn giáo hữu thần.
1) Ấn Độ giáo 2) Do Thái giáo 3) Kitô giáo 4) Hồi giáo.
7. Nhẫn qua quan điểm của tôn giáo vô thần – Phật giáo.
7.1. Nhẫn tùy theo nghịch cảnh.
1) Sanh Nhẫn 2) Pháp Nhẫn
7.2. Nhẫn tùy theo hành động tạo tác.
1) Thân nhẫn 2) Khẩu nhẫn 3) Ý nhẫn
7.3. Nhẫn tùy theo quả vị tu tập.
1) Phục nhẫn 2) Tín nhẫn 3) Thuận nhẫn
4) Vô sanh nhẫn (= Vô sanh pháp nhẫn) 5) Tịch diệt nhẫn.
7.4. Nhẫn Ba-la-mật-đa.
7.5. Nhẫn qua vài trường hợp trong kinh điển.
1) Kinh Kasi Bhāradvāja.
2) Kinh Akkosa Bhāradvāja (Mắng Nhiếc).
3) Kinh Giáo giới Puñña (Phú-lâu-na).
4) Truyện thiền Quan Âm Thị Kính.
5) Truyện thiền "Thế à!".
Bài đọc thêm
1. Vô sanh(= Vô sinh 無生; S: Anutpatti or Anutpanna; E: Unborn).
1) Vô sanh là “không tự sanh – không tự diệt”.
2) Vô sanh là “không ai sanh – không ai diệt”.
2. Nhục 辱.
NBS: Minh Tâm 6/2020
1. Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong tiếng Hán.
1.1. Ý nghĩa chung về Nhẫn.
Nhẫn(忍; E: patience, forbearance // to forbear, to be patient)làtừ gốc Háncó nghĩa là nhịn, gắng nhịn, chịu đựng (*). Như:
- Nhẫn tiếu忍笑: nhịn cười.
- Kiên nhẫn 堅忍: vững lòng chịu đựng.
- Dong nhẫn 容忍: khoan dung.
Qua chiết tự, chữ Nhẫn được tạo bởi:
Bộ đao(刀) + Bộ phiệt (丿) + Bộ tâm (心) = (刃) + (心)
Chữ Nhận (刃) có nghĩa là một vũ khí như con dao ở trên và chỉ trái tim (心) ở dưới. Con dao ấy ở ngay trên trái tim, nếu gặp phải mâu thuẫn gì đó như dao đâm vào tim, dù đau đến mức nào đi nữa mà vẫn tồn tại chính là nhờ biết tự kiềm chế, biết gắng nhịn chịu đựng.
Patience - Wikipedia
Kiên nhẫn – Wikipedia tiếng Việt
1.2. Ý nghĩa tích cực của Nhẫn.
Nhẫn với ý nghĩa tích cực là một tính tốt mà ai cũng cần nuôi dưỡng cho mình trong cuộc sống. Người có hạnh nhẫn tốt sẽ hướng cách chế ngự thân và khẩu vượt qua khổ nạn để nội tâm được bình an và đem lại lợi ích cho mình và cho người.
Vài từ ghép của Nhẫn với ý nghĩa tích cực thông dụng:
1) Nhẫn nại忍耐[chữ Nhẫn忍đồng nghĩa với Nại 耐]: Nhẫn nại là kiên trì, bền bỉ chịu đựng những khó khăn, vất vảnào đó để làm việc gì, Nhẫn nại xem như có cách nói khác là Kiên nhẫn. Thí dụ: Nhẫn nại luyện tập. Nhẫn nại chờ đợi.
Ngược lại với Nhẫn nại là nôn nóng, là nóng vội, là sốt ruột.
2) Nhẫn nhịn(từ Hán Nôm): Nhẫn nhịn là gắng chịu, chịu dằn lòng xuốngtrong mối quan hệ giữa con người với con người: Một điều nhịn – Chín điều lành. Thí dụ: Mọi người hãy nhẫn nhịn một chút. Ông ấy khéo nhẫn nhịn.
Ngược lại với Nhẫn nhịn là hung hăng, là vội vàng, là phải làm bằng được với mọi giá, bất chấp hậu quả.
3) Nhẫn nhục忍辱: Nhẫn nhục là nhậnchịu niềm xấu hổ. Nhục 辱là từ gốc Hán có nghĩa là xấu hổ, là thẹn về điều xấu nào đó do bản thân mình hay do người gây ra. Như vậy, nhục là điều tốt, là hành vi đạo đức mà mọi người lương thiện đều cần có khi có điều gì không tốt đẹp xảy ra trong đời sống cộng đồng (Xin xem Bài đọc thêm “Nhục”).
Nhẫn với ý nghĩa tích cực qua hoạt động của con người với thân-khẩu-ý thường được gọi là Thân nhẫn 身忍, Khẩu nhẫn 口忍, Ý nhẫn 意忍.
1.3. Ý nghĩa tiêu cực của Nhẫn.
Nhẫn với ý nghĩa tiêu cực là một tính xấu cần tránh. Người có hạnh nhẫn xấu tuy hướng cách chế ngự thân và khẩu vượt qua khổ nạn nhưng nội tâm lại bực tức hay oán hận, mong phục thù cốt đem lại lợi ích cho mình và làm hại cho người.
Nhẫn với ý nghĩa tiêu cực qua hoạt động của con người với thân-khẩu-ý thường được gọi là Nhẫn thân 忍身, Nhẫn khẩu 忍口, Nhẫn ý 忍意. Trong đó Nhẫn ý = Nhẫn hận 忍恨(oán hận ở sự chịu đựng).
--------------
(*) Chú thích:
Nhẫncó nghĩa thứ hai là nỡ lòng, đành lòng (làm việc xấu ác mà tự lấy làm yên lòng). Như:
- Nhẫn tâm 忍心: đành lòng (lòng dạ tàn ác, không biết thương xót).
- Tàn nhẫn 殘忍: độc ác, không biết xót thương (làm những việc không màng tới lương tâm).
2. Nhẫn trong đời sống gia đình và xã hội.
Nhẫn là một đặc trưng đã trở thành quy tắc ứng xử nhường nhịn từ gia đình đến xã hội, nhằm giữ được thuận hoà. Theo đó, Nhẫn được xem là hành vi của người mạnh, là phương thức của người thành công và là sách lược của người chiến thắng. Trong cuộc sống và công việc, Nhẫn sẽ tạo cho chúng ta cơ hội ở nếp sống của con người.
Nhẫn việc đời mới gọi là hiền
Nhẫn mà thận trọng giữ mình tiên
Nhẫn trong gia tộc ôn hòa điệu
Nhẫn giữa tương lân hiếu thuận duyên.
1) Nhẫn với ý nghĩa tích cực trong đời sống.
Nhẫn đòi hỏi phải có lý trí “kiên trì”, chứ không mang ý nghĩa “hèn yếu” mù quáng như nhiều người hiểu nhầm, cũngkhông phải là sự cam chịu trước quyền thế. Hành vi chui sâu vào vỏ ốc của mình chỉ làm suy thoái xã hội và đạo đức con người, làm cho cái ác, cái tham, cái xấu có mầm mống và nguy cơ phát triển.
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để liệu đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để chớ tàn hại nhau
*
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để xoay vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
*
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù
Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu
Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường
*
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi Nhẫn để bình an
Có khi Nhẫn để thênh thang cõi lòng.
Nhẫn không nên nên hiểu một cách tiêu cực, là phải gồng mình luồn cúi để đạt được mục đích. Nếu có chuyện không hay, không cố chấp phiền hận; bằng không, nếu nhớ mãi suốt đời, thì tự mình chuốc lấy cái khổ cho mình và còn làm cho người khác khổ lây.
Nhẫn đi, cuộc sống mới bình yên
Tranh cãi nhau chi, tự chuốc phiền
Bình tâm an lạc, vui vẻ sống
Thế sự cuộc đời…hãy thản nhiên.
*
Nhẫn đi, sẽ thấy được bình an
Ai thời tranh đoạt, ta chẳng màng
Ganh nhau được gì, trong lời nói
Nóng giận sân nhau…cảnh tương tàn.
*
Nhẫn đi, cuộc sống mới an bình
Đúng sai thật giả, chuyện nhân sinh
Tự thân quán chiếu, đời đen trắng
Bản ngã không còn…mới anh minh.
*
Nhẫn đi, nào phải ta thấp hèn
Nhẫn là đức tính, chẳng bon chen
Cuộc sống ganh đua, được và mất
Nóng giận sân đời…có ai khen.
*
Nhẫn đi, sẽ tránh được lỗi lầm
Tức thời nóng giận, tâm sân tâm
Lửa lòng thiêu rụi, rừng công đức
Sân hận nhau chi…để bước lầm.
*
Nhẫn đi, tất cả sẽ bình yên
Lấy đức phục sinh, đạo thánh hiền
Nhân tâm lẽ sống, cần nên có
Cuộc đời nên lấy…nhẫn đi tiên.
“Nhẫn đi”– của Ngạo Thiên
2) Nhẫn trong đời sống gia đình.
Nhiều gia đình thường treo chữ nhẫn trong nhà, như tự răn mình để giữ được hòa khí trong gia đình, tránh việc anh em có tranh nhau, vợ chồng có nổi cơn tam bành, xích mích với hàng xóm …
Nhẫn đi nhân phẩm toả ra
Nhẫn đi đạo đức vang xa rạng ngời
Nhẫn đi sẽ thấy mặt trời
Nhẫn đi sẽ tránh những lời đau thương
Nhẫn đi thoát hoạ tai ương
Nhẫn đi sẽ thấy con đường dễ đi
Nhẫn đi để tránh chia ly
Nhẫn đi sẽ thấy từ bi cõi lòng
Trong sách "Minh đạo gia huấn" chữ nhẫn chi phối tất cả các thành viên trong gia đình. Một gia đình có êm ấm, hoà thuận hay không phần lớn là do sự nhẫn nhịn quyết định.Sự nhường nhịn là một trong những cơ sở để thiết lập gia đình hạnh phúc và xây dựng xã hội ổn định, văn minh.
- Về nghĩa vợ chồng có câu: "Phu phụ nhẫn chi, linh tử bất cô -夫婦忍之,令子不孤", nghĩa là vợ chồng biết nhường nhịn nhau thì con cái không bị chia lìa, không lâm vào cảnh còn cha còn mẹ mà như kẻ côi cút. Con cái là kết quả của tình yêu, là mối quan tâm và cũng là trách nhiệm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Nhưng vì nóng giận, không ai chịu nhường ai, lí trí bị che mờ, dẫn đến tan đàn sẻ nghé. Con trẻ bỗng bơ vơ. Đừng quan niệm rằng nhường nhịn nhau là sợ. Mà nhường nhịn đây là sự tôn trọng lẫn nhau. Như câu:
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa, một đời không khê".
Theo nghiên cứu về tâm lý, trong đời sống vợ chồng, nếu có chuyện bất hòa, xảy ra cãi vã. Là người vợ, hãy hết sức nhẫn nhịn vào lúc đó, bạn có thể không muốn nói chuyện, không làm việc nhà nhưng tuyệt đối không thẳng mặt cãi lại chồng mình. Chỉ một chút nóng giận có thể làm 2 người có những hành vi, câu nói gây tổn thương nghiêm trọng cho nhau.
- Về tình cha con thì viết: "Phụ tử nhẫn chi, tự toàn kỳ đạt -父子忍之,自全其道", nghĩa là dù cha con cũng nên nhường nhịn nhau sẽ giữ được trọn vẹn nghĩa tình. Những năm gần đây, một số vụ trọng án giữa cha con xảy ra chỉ vì cả giận mất khôn, lỡ tay, sảy chân. Để rồi lương tâm cắn rứt suốt quãng đời còn lại.
- Về mối quan hệ anh em, sách cũng dạy: "Huynh đệ nhẫn chi, gia trung vô hại - 兄弟忍之,家中無害", nghĩa là anh em biết nhường nhịn lẫn nhau thì gia đình yên ấm, đoàn kết. Khi anh chị em ruột thịt biết san sẻ, nhường nhịn lẫn nhau thì trong gia đình sẽ luôn giữ được sự ấm êm và không xảy ra những tranh chấp, mâu thuẫn hay bất hòa.
Cái gốc trăm nết
Nết nhẫn nhịn là cao
Cha con nhẫn nhịn nhau
Vẹn tròn đạo lý
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau
Con cái khỏi bơ vơ
Anh em nhẫn nhịn nhau
Trong nhà thường êm ấm
Bạn bè nhẫn nhịn nhau
Tình nghĩa chẳng phai mờ…
3) Nhẫn trong đời sống xã hội.
Trong xã hội, nếu hiểu và làm đúng theo ý nghĩa của chữ nhẫn, thì bản thân sẽ được mọi người xung quanh yêu mến vì lời nói, phong cách ứng xử của mình.
Trong một trăm nết tốt
Chữ nhẫn đứng hàng đầu…
Người mà chưa biết nhẫn
Chưa phải là người hay
Trong xã hội, nếu ai ai cũng nhường nhịn lẫn nhau thì an ninh trật tự của xã hội sẽ được duy trì và bảo vệ, chẳng hạn những hành động như nhường ghế cho người già, phụ nữ và trẻ em khi đi xe buýt, nhường đường cho người khác khi tham gia giao thông, ... tuy đơn giản nhưng đem lại những ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc thiết lập các mối quan hệ xã hội.
Sống nhường nhịn còn giúp con người vượt thoát khỏi những bon chen, ích kỷ, toan tính của cuộc sống xô bồ, tấp nập thường ngày. Trong dân gian có câu: "Một điều nhịn, chín điều lành".
Sống nhường nhịn còn giúp con người bao dung, sẻ chia với những khó khăn, hoạn nạn của người khác và là biểu hiện của lối sống vị tha cao đẹp: "Mình vì mọi người". Khi tránh được những toan tính cũng là lúc con người biết cư xử ôn hòa, không dễ nổi nóng và tức giận.
Trong kinh doanh, nhẫn nhịn là để bình tĩnh giải quyết áp lực của vấn đề, lắng nghe ý kiến của người khác, điều chỉnh cho hợp lý, kiên trì đi đến cùng, theo đuổi công việc của mình. Ngược lại, nếu không nhẫn được, gặp vấn đề khó khăn nảy sinh, phát sinh bực tức, hành động nóng nảy sẽ làm thất bại công việc. Việc kiên nhẫn đem tới những cơ hội và giúp chúng ta có đủ bản lĩnh, suy nghĩ, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc làm, đem lại thành công nhất định trong kinh doanh và bất kỳ công việc gì khác.
3. Nhẫn qua quan điểm tư tưởng phương Tây.
Nhẫn thể hiện tính nhân bản về những khó khăn mà con người gặp phải trên bước đường đời. Nhẫn cũng thể hiện tinh thần mạnh mẽ với ý chí đấu tranh, vượt qua khó khăn trở lực dù là nhỏ, càng không phải là hèn kém. Thực tế nhẫn chính là sự thận trọng bình tĩnh khôn ngoan.
1) Nhẫn nại(= Kiên nhẫn).
- Sự kiên nhẫn của ngày hôm nay có thể biến những nản lòng của ngày hôm qua thành khám phá của ngày mai. Những mục đích của ngày hôm nay có thể biến những thất bại của ngày hôm qua thành quyết tâm của ngày mai.
William Arthur Ward
- Lòng kiên nhẫn và thời gian làm được nhiều hơn là sức mạnh hay nhiệt huyết.
La Fontaine
- Người có lòng kiên nhẫn có thể đạt được điều mình muốn.
Benjamin Franklin
- Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là anh ta sẽ đạt được thành công.
Elbert Hubbard
- Mưu mẹo của người không có mưu mẹo, chính là sự kiên nhẫn(La ruse de qui est sans ruse, c'est la patience).
Tục ngữ Pháp
2) Nhẫn nhịn.
- Sự nhẫn nhịn không phải là sự bạc nhược, nó chỉ cốt để xác thực điều này: Phần lớn những chướng ngại vật mà ta thường gặp đều rắn chắc hơn cái đầu của ta. (La résignation n'est pas une forme de la faiblesse. Elle est une certitude: La plupart des obstacles sont plus durs que notre tête).
P. Osmans
- Sự can đảm đem lại sức mạnh, nhưng chính sự nhẫn nhịn mới giữ cho tâm hồn được yên tĩnh. (Le courage donne la force, mais la résignation seule laisse l'âme dans la calme).
François de La Rochefoucauld
- Nhẫn nhịn bị lạm dụng sẽ trở thành giận dữ.
Thomas Fuller
- Chúng ta không bao giờ có thể học được sự can đảm nhẫn nhịn nếu chỉ có niềm vui trên thế gian này.
Helen Keller
4. Nhẫn qua quan điểm của phương Đông.
1) Nhẫn là sức mạnh mềm.
Nhẫn được xem là hành vi của người mạnh, là phương thức của người thành công và là sách lược của người chiến thắng.
- Nhẫn nhịn ví như không khí, chẳng biết chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn!
Mahatma Gandhi
- Nhất định phải Nhẫn thì việc mới thành. Tấm lòng bao dung thì mới có đức hạnh cao thượng.
Chu Thành Vương
(1060 - 1020) TCN
- Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng - 小不忍則亂大謀- Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu.
Khổng Tử
- Nén được cơn giận nhất thời, bớt đi được nỗi sầu lo trăm ngày -忍得一時之氣,免得百日之憂。- Nhẫn đắc nhất thời chi khí, miễn đắc bách nhật chi ưu.
Tăng Quảng Hiền Văn
- Nhẫn một lúc thì gió yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao - 忍一时風平浪, 退一歩海阔天空-.Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh, thoái nhất bước hải khoát thiên không
- Trong Minh Đạo Gia Huấn có chép:
Muốn cho trên dưới hòa thân
Nết quý là nhẫn muôn phần nhớ ghi
Vua tôi mà nhịn chút đi
Thế nước vững trọn làm gì chuyển lay
Cha con nhẫn được càng hay
Tự toàn gia đạo sau này ấm êm
Vợ chồng càng phải nhẫn thêm
Thì bày con trẻ khỏi điềm bơ vơ
An hem nhẫn thì được nhờ
Gia trung khỏi sự thờ ơ nhạt nhòa
Nhịn bằng hữu sống hài hòa
Thì tình chẳng nhạt nghĩa xa hóa gần
Mỗi mỗi sự nhẫn tự thân
Người người yêu kính nhân nhân theo về.
欲和上下,忍字為先 Dục hòa thượng hạ, Nhẫn tự vi tiên
君臣忍之,國勢保全 Quân thần nhẫn chi, Quốc thế bảo toàn
父子忍之,自全其道 Phụ tử nhẫn chi, Tự toàn kì đạo
夫婦忍之,令子不孤 Phu phụ nhẫn chi, Lệnh tử bất cô
兄弟忍之,家中無害 Huynh đệ nhẫn chi, Gia trung vô hại
朋友忍之,其情不疏 Bằng hữu nhẫn chi, Kì tình bất sơ
自身忍之,人人愛樂 Tự thân nhẫn chi, Nhân nhân ái lạc
- “Lấy đức nhẫn làm sức mạnh– 以忍為力– Dĩ nhẫn vi lực) cho thấy lợi ích nội lực mạnh mẽ của chữ Nhẫn.
“Bạn chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí; Bạn chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm hủy hoại nguyên khí; Bạn chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; Bạn phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ được thần khí”…
“Luận về chữ nhẫn”
– tác giả Mạnh Chiêu Quân
- Thường khi giây phút không nhẫn, mà sinh ra tai vạ rất to.
Vương An Thạch
- Muốn phát tiết thật dễ dàng, muốn nhẫn nại lại rất khó khăn. Sau khi li hôn vẫn tiếp tục dây dưa.
Hề Nhạc
2) Nhẫn không phải là nhu nhược.
1/. Câu chuyện Hàn Kỳ thời Bắc Tống (960 – 1127).
Hàn Kỳ là tể tướng thời Bắc Tống. Tính tình của Hàn Kỳ rất chất phác và đôn hậu, lòng dạ rộng rãi, luôn khoan dung độ lượng đối xử với mọi người.
Ông từng nói: “Việc lớn muốn thành phải nhẫn nhịn được việc nhỏ”. Lúc Hàn Kỳ đóng quân ở đại danh phủ, có người biếu ông hai chiếc chén ngọc quý giá, nói rằng đó là bảo vật có một không hai trên thế giới. Hàn Kỳ liền dùng bạch kim để cảm tạ người biếu ngọc. Ông rất yêu thích hai chiếc chén ngọc này, mỗi khi có tiệc chiêu đãi khách, ông đều cho người mang chén ngọc ra để trưng bày cho mọi người cùng được thưởng thức.
Một hôm, Hàn Kỳ tiếp một số quan lại quản lý về thủy vận, ông đã dùng hai chiếc chén ngọc này để mời khách quý uống rượu. Nhưng đột nhiên một người hầu lại đụng phải cái bàn và làm hai chiếc chén ngọc rơi xuống đất vỡ tan. Những vị khách đều giật mình còn người hầu kia thì vô cùng sợ hãi và đã sẵn sàng chấp nhận chịu sự trừng phạt.
Hàn Kỳ khi ấy sắc mặt không thay đổi, cười và nói với những vị khách: “Sự tồn vong của bất kể vật chất nào đều là có quy luật!”. Sau đó ông lại quay sang nói với người hầu rằng: “Ngươi là do sơ xuất mà gây nên, thực sự không phải ngươi cố ý, có ai mà không sơ xuất bao giờ đâu?” Tất cả những người chứng kiến đều bội phục đức hạnh và lòng khoan dung, nhẫn nhịn của ông.
2/. Câu chuyện Lâm Tắc Từ (1785 - 1850)thời nhà Thanh.
Lâm Tắc Từ là đại thần nhà Thanh, từng làm Tổng đốc ở Lưỡng Quảng, là nhân vật nổi bật trong Chiến tranh nha phiến. Có một lần khi xử lý công vụ, không kiềm chế được cơn giận dữ, ông đã đập vỡ một chén trà. Khi ngẩng đầu lên nhìn thấy hai chữ “Chế nộ 制怒” (ức chế cơn nóng giận phẫn nộ) mà chính mình treo ở trong nhà để tự nhắc nhở, Lâm Tắc Từ đã tự mình đi quét dọn chiếc chén bị vỡ đó để bày tỏ sự hối cải của mình.
Khi ở cùng người khác, nếu không phân biệt thị phi, hễ không hài lòng một chút là nổi giận, đây là một loại biểu hiện của người không có hàm dưỡng. Người nóng tính cần phải như Lâm Tắc Từ, phải tự mình lĩnh ngộ, tăng cường tu dưỡng, chú ý ước chế cơn nóng giận của mình, tâm bình khí hòa, dùng lý để phục người, không thể phóng túng ngọn lửa trong tâm, nếu không sẽ làm tổn thương người khác, cũng tổn hại chính mình.
5. Nhẫn đối với khoa học và nghệ thuật.
5.1. Nhẫn qua nghiên cứu khoa học.
1) Nhẫn đối với y học.
Khái niệm Nhẫn ngày nay đã được giới y khoa chăm sóc bảo vệ sức khoẻ chú ý đến. Lợi ích của của sự nhẫn nhịn chủ yếu biểu hiện ở chỗ giảm bớt tâm trạng chịu đựng như đau buồn, tức giận hoặc lo âu.
Dựa vào những nghiên cứu của các nhà tâm lý học mà xét, nhẫn nhịn có thể đem đến tinh thần khoẻ mạnh, thân thể khoẻ mạnh, năng lực tự khống chế... Các nhà nghiên cứu tiến hành đánh giá chỉ số sức khoẻ của con người và chỉ số nhẫn nhịn của họ. Sau khi thu thập được những thông tin này, họ tiến hành thống kê và kết luận: nhẫn nhịn có thể thúc đẩy sức khoẻ của con người.
Chỉ số nhẫn nhịn của một người càng cao thì tâm lý của người ấy càng khoẻ mạnh. Người ta cũng chia con người thành một số nhóm để tiến hành thực nghiệm, chấp nhận việc trị liệu khác nhau. Họ phát hiện người tham gia tâm lý trị liệu có mức độ sức khoẻ không bằng người tham gia nhẫn nhịn trị liệu.
Nhẫn nhịn có thể làm giảm đau đớn, giảm khả năng mắc bệnh tim mạch. Người nhẫn nhịn thật sự từ trong lòng thì sức mạnh cá nhân và dũng khí của họ sẽ tăng lên, họ sẽ càng có chủ kiến khi quyết định đối mặt với những điều làm tổn thương họ. Những người không đủ sự nhẫn nhịn thì sức mạnh và dũng khí của họ cũng bị giảm đi.
2) Nhẫn đối với xã hội học.
Fiber: Cáp quang – Cable: Cáp thường – Mobile: Đường dây điện thoại di động
DSL (Digital Subscriber Line): Đường dây thuê bao kỹ thuật số.
Trong một nghiên cứu năm 2012 của Krishnan và Sitaraman, liên quan đến hàng chục triệu người dùng đã xem video trên Internet, cho thấy những người dùng kết nối Internet với tốc độ nhanh hơn sẽ ít kiên nhẫn hơn so với các người dùng kết nối ở tốc độ chậm hơn. Những nghiên cứu khoa học này đã khiến nhiều nhà xã hội học kết luận rằng tốc độ nhanh chóng của công nghệ đang khiến con người trở nên ít kiên nhẫn hơn.
5.2. Nhẫn đối với đời sống nghệ thuật.
Thực tế đã chứng minh rằng tất cả những gì con người sống và làm đều được nâng trên đôi cánh của sự kiên nhẫn. Đó là những tấm gương của các bậc vĩ nhân, những con người đã cống hiến những giá trị bất diệt cho nhân loại. Nhưng cả cuộc đời của họ là những trang sách, những bức họa, những công trình thấm đẫm mồ hôi và sự khổ luyện. Họ tự nguyện biến mình thành những người nô lệ lao động khổ sai cho nghệ thuật, cho lý tưởng.
- Danh hoạ Tây Ban Nha là Pablo Picasso (1881–1973) đã phải âm thầm sáng tạo suốt 77 năm để có được 50.000 tác phẩm hội họa. Ông đã từng phải tự giam mình trên đồi Montmartre của Pháp suốt 5 năm.
- Nhà văn Pháp là Honoré de Balzac (1799–1850) cũng vậy, ông phải trải qua bao nhiêu sự thất bại ở các nghề khác để thành công trong nghề văn. Với 95 cuốn tiểu thuyết trong bộ “Tấn trò đời”, ông trở thành bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp.
- Victor Hugo (1802–1885), Lev Tolstoy (1828–1910) đã làm việc cần cù để có được “Những người khốn khổ”, “Chiến tranh và hoà bình”, “Anna Karenina”...
- Danh hoạ người Pháp là Paul Gauguin (1848–1903), thuộc trường phái Ấn tượng - đã lìa bỏ vợ con và cuộc sống giàu sang để tìm không gian sáng tạo.
- Nhà viết kịch, diễn viên và nhà thơ người Pháp là Molière (1645–1673) đã lao động miệt mài đến hộc máu trên sàn diễn...
- Nữ văn sĩ Pháp là George Sand (1804–1876) đã nói “Nghệ thuật không phải là một năng khiếu có thể phát triển mà không cần mở rộng kiến thức về mọi mặt. Cần phải sống, phải tìm tòi, phải xào nấu lại rất nhiều, phải yêu rất nhiều và chịu nhiều đau khổ, đồng thời phải không ngừng kiên trì làm việc”.
- Karl Marx (1818–1883) cũng khẳng định “Chỉ những người nào không sợ chồn chân mỏi gối, trèo lên những con đường nhỏ bé gập ghềnh của khoa học thì mới hi vọng đạt đến đỉnh cao”.
Trong quyển“Luận về chữ nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân có viết : Bạn chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hoà khí; bạn chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm huỷ hoại nguyên khí; bạn chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; bạn phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ có được thần khí”.
Xem thêm:
- Chữ nhẫn trong dòng đời.mpg
- Nhẫn nại, nhẫn nhịn - Báo Đại Đoàn Kết
- Quyền năng của chữ nhẫn - Tạp chí Đẹp
- Luận bàn về chữ nhẫn trong đời- Đạo thánh hiền !!!
- Chữ "Nhẫn" trong văn hóa truyền thống - Đại Kỷ Nguyên
- Chữ Nhẫn - Ý nghĩa chữ Nhẫn trong cuộc sống của người Việt
- Việc lớn muốn thành cần phải nhẫn nhịn được việc nhỏ - Trí thức
- Chữ 'nhẫn' giúp tránh được thị phi, sống tiêu diêu tự tại chẳng ...
VIDEO
- KIÊN NHẪN LÀ GÌ và LÀM SAO ĐỂ CÓ KIÊN NHẪN- Thiền Đạo
- Học Cách Nhẫn Nhịn Kiềm Chế Cơn Nóng giận Mới Là Người Khôn
- Sống ở đời nhẫn nhịn được 7 điều này về già rất sướng- Triết Lý Cuộc Sống
- Tại sao ta NHẪN NHỊN với Người ngoài nhưng lại dễ NỔI CÁU với Người thân
6. Nhẫn qua quan điểm của các tôn giáo hữu thần.
1) Ấn Độ giáo.
Trong Ấn Độ giáo, kiên nhẫn (= nhẫn, nhẫn nại) hay nhẫn nhịn được coi là một đức tính thiết yếu. Trong văn học cổ của Ấn Độ giáo, các khái niệm về sự kiên nhẫn được gọi với từ pariksaha, titiksha, sah hoặc sahanshilata.
Sự kiên nhẫn trong triết học Ấn Độ giáo là sự chịu đựng vui vẻ về hậu quả của hành động nơi một người (nghiệp). Đó cũng là khả năng chờ đợi, chịu đựng các mặt đối lập một cách bình tĩnh, không lo lắng như: đau đớn và khoái cảm, lạnh và nóng, đau buồn và vui sướng .
Thuật ngữtitiksha có đạo đức trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, có nghĩa là nếu ai đó tấn công hoặc lăng mạ mà không có lý do, mình phải chịu đựng nó mà không cảm thấy thù hằn, tức giận, oán giận hoặc lo lắng. Khái niệm kiên nhẫn được giải thích là hơn cả niềm tin và là một giá trị phản ánh trạng thái của thân xác và tâm trí của một người.
Thuật ngữ pariksaha theo Sandilya Upanishad của Ấn Độ giáo xác định nguồn mười kiên nhẫn : Ahimsa, Satya, Asteya, Brahmacharya, Daya, Arjava, Kshama, Dhriti, Mitahara và Saucha. Trong mỗi mười điều này đều là tinh thần đạo đức hiện tại của chúng ta và tương lai cho mọi người:
-
Ahimsa (không bạo lực) không bạo lực với bất kỳ con người hay sinh vật vào bất cứ lúc nào thông qua hành động, lời nói suy nghĩ (thân, khẩu,ý) của mình.
-
Satya đang thể hiện và hành động theo chân lý.
-
Asteya không thèm muốn tài sản của người khác thông qua bất kỳ hành động, lời nói, tâm trí của mình.
-
Brahmacharya duy trì bằng hành động, lời nói của tâm trí
-
Daya là lòng tốt vô điều kiện cho tất cả mọi người và mọi sinh vật.
-
Arjava là sự từ chối lừa dối hoặc sai người khác lừa dối qua các hành động, lời nói, tâm trí.
-
Kshama là chấp nhận hay tha thứ cho tất cả những điều dễ chịu hoặc khó chịu như lời khen ngợi hoặc chê bai từ người khác.
-
Dhriti là ý chí duy trì sự bình tĩnh đối với việc được hoặc mất của cải của mình hay của người thân.
-
Mitahara là điều độ và hạn chế tiêu thụ thực phẩm, đồ uống và sự giàu có.
-
Saucha là làm sạch cơ thể và tâm trí bằng cách theo đuổi sự hiểu biết chính mình.
Văn học cổ điển của Ấn Độ giáo tồn tại trong nhiều ngôn ngữ Ấn Độ. Ví dụ, Tirukkuṛaḷ được viết từ năm 200 trước Công nguyên và năm 400 sau Công nguyên, và đôi khi được gọi là Veda Tamil, là một trong những tác phẩm kinh điển được ấp ủ nhất về Ấn Độ giáo được viết bằng ngôn ngữ Nam Ấn (Ngữ hệ Dravida).Tirukkuṛaḷ đề nghị sự kiên nhẫn là cần thiết cho một cuộc sống đạo đức và hạnh phúc lâu dài của một người. Một số đoạn trích trong cuốn sách này là:
- "Hành vi của chúng ta cần luôn luôn được thúc đẩy bởi sự nhẫn nhịn".
- "Người ta phải kiên nhẫn chịu đựng những nhận xét thô lỗ, bởi vì nó mang lại cho chúng ta sự thuần khiết".
- "Nếu chúng ta bị người khác sai một cách bất công, tốt nhất là chinh phục sự tổn thương của chúng ta bằng sự kiên nhẫn, chấp nhận đau khổ và kiềm chế sự trả thù bất chính".
- "Thật tốt khi kiên nhẫn chịu đựng những tổn thương gây ra cho bạn, nhưng để quên chúng thì còn tốt hơn".
- “Giống như Trái đất mang những kẻ đào sâu vào mình, chúng ta phải kiên nhẫn chịu đựng những kẻ coi thường chúng ta", v.v.
2) Do Thái giáo.
Trong Do Thái giáo, kiên nhẫn (= nhẫn, nhẫn nại) và dũng cảm là những chủ đề nổi bật trong . Các Luật miệng nơi sách kinh Talmud của Do Thái giáo ca ngợi sự kiên nhẫn như một đặc điểm cá nhân quan trọng. Sự kiên nhẫn vào Thiên Chúa sẽ hỗ trợ các tín đồ trong việc tìm kiếm sức mạnh được giải thoát khỏi những tệ nạn vốn có trong đời sống vật chất. Chẳng hạn câu chuyện của Micah, anh ta chịu nhiều điều kiện thách thức và vẫn chịu đựng, nói rằng: "Tôi sẽ chờ đợi Chúa cứu tôi."
Trong tiếng Do Thái Torah, sự kiên nhẫn được nhắc đến trong một số câu tục ngữ, chẳng hạn như :
- "Người đàn ông kiên nhẫn thể hiện nhiều ý nghĩa tốt, nhưng người đàn ông nóng tính nhanh chóng thể hiện sự điên rồ ở độ cao của nó" ( Châm ngôn 14:29, NAB);
- "Một người đàn ông xấu tính khuấy động xung đột, nhưng một người đàn ông kiên nhẫn lại bất hòa." (Châm ngôn 15:18, NAB).
- "Một người đàn ông kiên nhẫn tốt hơn một chiến binh, và anh ta cai trị sự nóng nảy của mình, hơn là anh ta người chiếm lấy một thành phố." (Châm ngôn 16:32).
Cảm xúc cũng được thảo luận trong các phần khác, chẳng hạn như Truyền đạo: "Tinh thần kiên nhẫn tốt hơn tinh thần cao cả. Đừng trong tinh thần nhanh chóng trở nên bất mãn, vì sự bất mãn nằm trong lòng của một kẻ ngốc." (Truyền đạo 7: 8-9, NAB).
3) Kitô giáo.
Trong Kitô giáo, kiên nhẫn là một trong những đức tính quý giá nhất của cuộc sống. Mặc dù sự kiên nhẫn không phải là một trong ba đức tính thần học truyền thống (= 3 nhân đức đối Thần: Đức tin, Đức cậy, Đức mến), nhưng đó là một phần của hoa trái của Chúa Thánh Thần.
Trong kinh Thánh Kitô giáo , sự kiên nhẫn được đề cập đến trong một số phần.
- Sách Cách Ngôn (Book of Proverbs) ghi chú rằng "Thông qua sự kiên nhẫn một người cai trị có thể được thuyết phục, một lưỡi nhẹ nhàng có thể phá vỡ một xương" ( Châm ngôn 25: 14-16 , NIV).
- Sách Truyền đạo (Ecclesiastes) chỉ ra rằng "Sự kết thúc của một vấn đề tốt hơn sự khởi đầu của nó, và sự kiên nhẫn tốt hơn niềm tự hào" (Truyền đạo 7: 7-9 , NIV); và
- Sách Tê-sa-lô-ni-ca (1 Thessalonians) tuyên bố rằng chúng ta nên "kiên nhẫn với tất cả. Hãy xem rằng không ai trả lại điều ác cho điều ác; thay vào đó, luôn luôn tìm kiếm những gì tốt cho nhau và cho tất cả mọi người" (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5: 14-15 , NAB).
- Sách Ti-mô-thê (Book of 1 Timothy), kinh Thánh nói rằng "Chúa Jesus có thể thể hiện sự kiên nhẫn không giới hạn của mình như một ví dụ cho những người tin vào Ngài, sẽ nhận được sự sống đời đời" (1 Ti-mô-thê 1: 15-17 NIV ).
4) Hồi giáo.
Trong Hồi giáo, kiên nhẫn với niềm tin vào Allah (= God: Thượng đế) được gọi là sabr, là một trong những đức tính tốt nhất của cuộc sống trong đạo Hồi. Thông qua sabr, một người Hồi giáo tin rằng một cá nhân có thể phát triển gần gũi hơn với Allah và do đó đạt được bình an thực sự. Trong Hồi giáo, người ta cũng nhấn mạnh rằng Allah ở cùng với những người kiên nhẫn, cụ thể hơn là trong thiên tai và đau khổ.
Kinh Qur'an có một số câu kêu gọi người Hồi giáo tìm kiếm sự giúp đỡ của Allah khi phải đối mặt với nỗi sợ hãi và mất mát, với những lời cầu nguyện kiên nhẫn và sự kiên trì dành cho Allah. Ví dụ: Hãy chắc chắn rằng chúng tôi sẽ kiểm tra bạn với một cái gì đó của sự sợ hãi và đói khát, một số mất mát về hàng hóa hoặc cuộc sống hoặc trái cây (của bạn), nhưng cung cấp tin vui cho những người kiên nhẫn kiên trì; Ai nói, khi bị ảnh hưởng bởi tai họa: "Đối với Allah, chúng ta thuộc về Ngài và là của Ngài, là sự trở lại của chúng ta" (Kinh Qur'an 2: 155 Từ 156 ]
Theo truyền thống Hồi giáo, việc quay về với Allah (Ayyoob: to return to God) được minh họa bằng một câu chuyện thể hiện sự kiên nhẫn và niềm tin kiên định vào Allah. Nhà sử học Ibn Kathir thuật lại câu chuyện như sau: Job là một người rất giàu có nhiều đất đai, nhiều gia súc và trẻ em – Allah thử lòng anh bằng cách làm cho tất cả đều bị biến mất và ngay sau đó anh bị mắc bệnh. Tuy nhiên, anh vẫn kiên định và kiên nhẫn cầu nguyện với Allah, vì vậy Allah cuối cùng đã cứu anh khỏi căn bệnh và cho anh gấp bội tài sản của anh có trước đó.
7. Nhẫn qua quan điểm của tôn giáo vô thần – Phật giáo.
Nhẫn (忍; P: khanti; S: kṣānti): Là sự nhẫn nại, nhẫn nhịn (patience, forbearance) // tha thứ (khoan dung: forgiveness).
Theo Phật giáo, Nhẫn là một loại năng lực đức hạnh và trí tuệ đối trị lòng sân hận, là bình tĩnh chịu đựng những hoàn cảnh trái nghịch hoặc do người khác sỉ nhục, vu khống ta, … mà ta không giận hờn, không thù oán. Nhẫn được lý giải như sau:
7.1. Nhẫn tùy theo nghịch cảnh:
Có hai loại là Sanh Nhẫn và Pháp Nhẫn.
1) Sanh Nhẫn (生忍; E: patience of the masses): Đây làNhẫn đối với tất cả chúng sanh, gồm có 2 loại:
- Đối với người, dù thân hay sơ, ta đều khởi tâm tôn trọng. Ở đời gặp thật nhiều cảnh khó nhẫn, nhưng ta thường nhường nhịn mà không chấp trách sân hận, cho dù họ có những cử chỉ ngang ngược đối với ta, có những ngôn ngữ thô tục khiêu khích hay kẻ bất tài mà mình phải phục tùng vì lẽ kẻ ấy có địa vị, thế lực hơn mình.
“Trời ơi ngó xuống mà xem,
Người khôn đi học, thằng ngu dạy đời”
- Đối với các loài vật, dù nhỏ như ruồi, muỗi, sâu kiến… làm cho chúng ta khó chịu nhưng không bao giờ khởi tâm tức giận giết hại chúng. Một thức ăn ngon mà đàn ruồi cứ tranh nhau đậu vào! Ta đang thiu thiu ngủ mà bầy muỗi cứ vo ve nơi lỗ tai! Ta mới quét dọn sạch sẽ mà con chó đến phóng uế trước nhà,… Thật là những trường hợp khó nhẫn, nếu chúng ta không có một tình thương rộng lớn, một sự chịu đựng cao độ, một lòng tha thứ rộng rãi.
2) Pháp Nhẫn(法忍; E: ability to bear patiently external hardships): Đây làNhẫn đối với hoàn cảnh, cũng có 2 loại:
- Đối với hoàn cảnh bên ngoài như: gió, mưa, nóng, lạnh, đói, khát, già, bệnh, chết chóc… ép bức thân thể ta đau đớn khó chịu mà ta vẫn thản nhiên không bực tức, không than thở, không than trời trách đất.
-Đối với hoàn cảnh bản thân như đau đớn, bệnh tật cũng không rên la, hạn chế tới mức tối đa việc thể hiện nỗi đau đớn ra ngoài.
- Đối với tự tâm, khi tiếp xúc với những cảnh buồn rầu tủi hổ ta yên lặng chịu đựng đã đành, trái lại gặp những cảnh vui vẻ vinh dự cũng vẫn bình tĩnh thản nhiên, thất bại không chán nản, thành công không kiêu hãnh.
7.2. Nhẫn tùy theo hành động tạo tác:
Trong kinh Duy Ma Cật, Nhẫn chia làm 3 loại là Thân nhẫn, Khẩu nhẫn và Ý nhẫn.
1) Thân nhẫn(身忍; E: The patience or forbearance of the body): Ðó là chịu đựng về thể xác đối với nghịch cảnh như nắng mưa, nóng lạnh, đói khát, đau ốm, hoặc bị người hành hạ nơi thân, mà không khởi tâm sân hận.
2) Khẩu nhẫn(口忍; E: The patience or forbearance of the mouth): Ðó là chịu đựng trước những lời mạ nhục chua cay, mắng nhiếc tồi tệ của người mà không khởi tâm sân hận. Bản thân ta cũng không thốt ra những lời nguyền rủa độc ác đối với người.
3) Ý nhẫn(意忍; E: The patience or forbearance of the mind): Ðó là tâm không giữ sự căm hận, oán thù, những tư tưởng hắc ám trả thù khi gặp mọi nghịch cảnh.
Trong ba thứ nhẫn này, “ý nhẫn” là khó nhất và quan trọng nhất. Có nhiều khi thân có thể chịu đựng được cực hình, nhưng miệng vẫn lẩm bẩm nguyền rủa. Thêm một lần nữa, miệng tuy không thốt ra những lời phản đối, nguyền rủa, nhưng ý vẫn ngấm ngầm phản đối, và tức giận đốt cháy tim gan.
Ðến khi “tâm ý” trước mọi nghịch cảnh, lòng vẫn phẳng lặng như không, không ngấm ngầm trổi dậy sự tức giận, oán thù lắng xuống tận đáy lòng, thì hạnh nhẫn mới thật là hoàn mãn. Bằng không, bên trong vẫn chưa nhẫn được, thì thế nào giận dữ cũng có ngày xuất hiện ra trong lời nói và hành động.
7.3. Nhẫn tùy theoquả vị tu tập:
Nhẫn có 5 giai đoạn tu tập Bồ-tát hạnh của Phàm và Thánh, gọi là Ngũ nhẫn 五忍(Xin xem bài “Phật – A-la-hán – Bồ-tát):
1) Phục nhẫn(伏忍; E: Self-control or conquering tolerance): Hành giả (Phàm) mới phát tâm, Nhẫn cảnh thuận nghịch, phải luôn luôn chú ý khắc phục tâm mình, gọi là Phục nhẫn. Đây là pháp tu của Bồ-tát Nhập môn và Bồ-tát Tam hiền.
2) Tín nhẫn(信忍; E: Belief-patience, Belief-endurance): Hành giả (Phàm) Chánh tín quy luật Nhân Quả. Đây là pháp tu của 3 bậc đầu (từ nhất địa đến tam địa)là Hoan Hỷ địa, Ly Cấu địa, Phát Quang địa của hệ Bồ-tát Thập địa.
3) Thuận nhẫn(順忍; E: Natural tolerance): Hành giả (Phàm) khắc phục tâm mình đã lâu, tâm đã thuần thục, gặp duyên gặp cảnh không phải chú ý lưu tâm mà vẫn Nhẫn được một cách tự nhiên, vì đã nhu hòa với cảnh thuận nghịch. Đây là pháp tu của 3 bậc kế (từ tứ địa đến lục địa), hành giả tùy thuận nhẫn từ Diễm Huệ địa, Nan Thắng địa, Hiện Tiền địa của hệ Bồ-tát Thập địa.
Đây là giai đoạn tu trì khiến cho hành giả có được đức nhẫn nhục của Phật và Bồ Tát.
4) Vô sanh nhẫn(無生忍; E: No-thought tolerance): Hành giả (Thánh) chứng ngộ tự tính (tính chất tự nhiên) của tất cả các pháp vốn là Vô sanh – đó là thấy biết rõ tất cả các loài hữu tình và vô tình đều do Duyên khởi, không có thực thể và luôn biến hóa, nghĩa là bản tính của chúng là Không (tức Không tính). Hành giả nhập lý các pháp đều Vô sanh không chấp mình, không chấp người.Tất cả đều tùy duyên.
Nhận thực được Không tính của các pháp, hạnh nhẫn của hành giả tự nhiên biểu hiện ra mà không phải kiềm chế vọng động, nên gọi là Vô sanh nhẫnhay Vô sanh pháp nhẫn無生法忍. Nói cách khác nhẫn (= hạnh nhẫn) của hành giả không còn dính mắc vào các duyên, do được ánh sáng chân lý Vô sanh, tức Duyên khởi, soi chiếu.
Đây là pháp tu của 3 bậc Bồ-tát kế (từ thất địa đến cửu địa) là Viễn Hành địa, Bất Động địa, Thiện Huệ địa của hệ Bồ-tát Thập địa.
5) Tịch diệt nhẫn(寂滅忍; E: Nirvana tolerance): Hành giả (Thánh) chứng cảnh giới Niết-bàn (= Tịch diệt: đã đoạn trừ Tham-Sân-Si). Hành gỉả vượt lên cả hai tướng động tịnh đối đãi, dứt tuyệt mọi mê hoặc và đạt tới Niết-bàn, nên hạnh Nhẫn bấy giờ gọi là Niết-bàn nhẫn hay Tịch diệt nhẫn.
Đây là pháp tu của bậc cuối thứ mười Pháp Vân địacủa hệ Bồ-tát Thập địa.
VIDEO
- Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
- Vấn đáp: Vô sanh pháp nhẫn- Thầy Thích Pháp Hoà
- Cứu Cánh Vô Sanh Pháp Nhẫn là gì?II HT. Thích Từ Thông
- BỒ TÁT VÔ SANH PHÁP NHẪN- 2016 PH 7 - THÍCH NGUYÊN HẠNH (ĐỨC TRƯỜNG)
7.4. Nhẫn Ba-la-mật-đa.
Pāramitā - Wikipedia
Ba-la-mật-đa –Wikipedia tiếng Việt
Nhẫn Ba-la-mật-đa(忍波羅蜜多; P: Khanti pāramī; S: Kṣānti-pāramitā; E: Perfection of patience, tolerance, forbearance, acceptance, endurance): Sự kiên nhẫn nại hoàn hảo.
Nhẫn Ba-la-mật-đalà hành động hoàn hảo về Nhẫn, tức hạnh Nhẫn vượt thoát. Đó là một trong Thập Ba-la-mật-đa của Phật giáo Nam truyền, là một trong Lục Ba-la-mật-đa của Phật giáo Bắc truyền.
Vượt thoát – tức Ba-la-mật-đa, nói đủ là tuệ vượt thoát – tức Bát-nhã Ba-la-mật-đa (般若波羅蜜多; P: Paññā Pāramī ; S: Prajñā Pāramitā; E : the Perfection of (Transcendent) Wisdom).Bởi có tuệ soi sáng thấy biết vạn pháp như thật thì hành giả mới có thể vượt thoát cái Ta (Ngã), cái Của Ta (Ngã sở), cái Ta tự có (Tự ngã) là những hình thức chấp thủ đối đãi.
Vượt thoát chấp thủ đối đãi nơi cuộc sống không có nghĩa là hành giả phủ bác các đối đãi này, mà là tỉnh giác không bị dính mắc trói buộc vào chúng, bởi: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác …” (kinh Pháp Bảo Đàn).
Như thế đối với hạnh nhẫn, không là ngoại lệ đối với tuệ giác Duyên khởi-Vô ngã để hành giả tự soi chiếu vượt thoát. Đây được xem là ý nghĩa của Nhẫn Ba-la-mật-đa.Như trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi-Magga) đã ghi nhận :
Không có người hành động, chỉ có hành động.
Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.Do đó, thực hành Nhẫn Ba-la-mật-đa không gì khác hơn là thực hành Vô sanh nhẫn và Tịch diệt nhẫn như đã trình bày ở mục 5.3 bên trên.
7.5. Nhẫn qua vài trường hợp trong kinh điển.
Trong Tương Ưng Bộ Kinh, Thiên có kệ (Sagāthā Vagga) có nhiều bài kinh về Nhẫn, tiêu biểu 2 trong số đó như sau:
1) Kinh Mắng Nhiếc (AkkosaBhāradvāja) - Tương Ưng Bộ Kinh, Thiên có kệ (Sagāthā Vagga): Kinh đề cập đến em trai của ông Bhāradvāja Gotta là Akkosa Bhāradvāja, khi nghe rằng anh ông đã gia nhập Tăng Đoàn của Đức Phật, ông rất bực tức. Cuồng nộ ông lao đi gặp Đức Phật phỉ báng và mắng nhiếc, nói lời không tốt đẹp, ác ngữ.
Rất từ hoà và đầy lòng bi mẫn Đức Phật hỏi thanh niên Bhāradvāja liệu ông có từng tặng quà cho bạn hay bà con không. Khi thanh niên Bhāradvāja trả lời rằng ông thực sự thường tặng quà cho bạn ông và thân quyến ông, Đức Phật hỏi ông, "Điều gì sẽ xảy ra đối với quà của ông nếu bạn ông và thân quyến ông không nhận chúng?"
Được thôi thì lúc đó chúng giữ lại là tài sán của tôi,' Bhāradvāja trả lời.
Sau đó đức Phật nói, "Ông đã chất thành đống những lời mắng nhiếc xỉ vả chúng tôi mà chúng tôi không thốt một lời mắng nhiếc xỉ vả ông. Ông đã xúc phạm và gây rối chúng tôi mà chúng tôi không xúc phạm cũng chẳng quấy rối ông. Thanh niên Bhāradvāja, chúng tôi không nhận những lời xỉ vả, xúc phạm và quấy rối của ông. Chúng ở với ông như tài sản của chính ông."
Ngạc nhiên bởi phản ứng bất ngờ nầy, Bhāradvāja hoảng sợ với ý nghĩ rằng đây có thể là phương pháp ném câu thần chú vào ông bằng cách trả đũa của một ẩn sĩ. Ông hỏi Đức Phật liệu ngài có giận ông vì thái độ thô lỗ không. Đức Phật trình bày rằng ngài đã không sân hận từ lâu. Được thoát khỏi mọi cấu uế trong tâm làm sao ngài có thể bực mình ông!
Cuối bài kinh nầy, Akkosa Bhāradvāja, người em trai cũng từ bỏ gia đình để gia nhập Tăng Đoàn của Đức Phật. Đúng thời, ông cũng hoàn thành trong thượng trí và đắc A la hán quả.
2) Kinh Kasi Bhāradvāja- Tương Ưng Bộ Kinh, Thiên có kệ (Sagāthā Vagga): Kinh là một bản tường trình về cuộc gặp gỡ của Đức Phật và ông bà la môn Kasi Bhāradvāja, chủ đất giàu có.
Bấy giờ là lúc gieo mạ và Kasi Bhāradvāja đang sửa soạn để bắt đầu cày với năm trăm lưỡi cày. Đó là vào một dịp tốt để phân phát thức ăn và các lễ vật. Đức Phật đi đến nơi thức ăn đang được phân phát và đứng bên vệ đường. Thấy ngài chờ thực phẩm, Kasi Bhāradvāja nói với ngài rằng, "Sa môn, tôi cày và tôi gieo. Đã cày và gieo, tôi ăn. Sa môn, ngài cũng vậy, nên cày và gieo; đã cày và gieo, ngài nên ăn."
Đức Phật trả lời, " Bà la môn Như Lai cũng cày và gieo, và sau khi cày và gieo, Như Lai ăn".
"Chúng tôi không thấy ách, cày hay cột hay bò của ông đâu cả. Thế mà ông tuyên bố ông là người cày ruộng. Làm sao ông có thể giải thích cho chính ông" Ông Bà la môn hỏi.
"Chánh tín mà Như Lai đã có từ thời còn là ẩn sĩ Sumedha, là hạt giống. Nó sẽ mọc để kết quả Niết Bàn.
- Giới mà Như Lai luôn gìn giữ để thu thúc lục căn là mưa.
- Hai loại trí tuệ trần thế và siêu thế, Như Lai có là cày và ách.
- Tàm và quí (hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi) là cột và cán cày.
- Tinh tấn của Như Lai là con bò, và định của Như Lai là sợi dây cột con bò vào cái ách.
- Niệm của Như Lai là lưỡi cày và gậy.
- Canh giữ lời nói và tiết độ trong ăn uống, những việc tự kiềm chế nầy là hàng rào quanh ruộng Pháp của Như Lai.
-
Với con bò đã chế ngự như tinh tấn của Như Lai, Như Lai cứ tiếp tục cày, không bao giờ trở lại cho đến khi hạt giống phát sanh quả Niết Bàn, Bất Tử.
- Sau khi đã cày như thế, bây giờ Như Lai ăn những gì Như Lai đã gieo và Như Lai thoát khỏi mọi loại khổ ải."
3) Kinh Giáo giới Puñña (Phú-lâu-na) – Trung Bộ Kinh 145:
Ngài Phú-lâu-na thưa Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Con đã được nhờ Thế Tôn giáo hóa. Nay con muốn qua xứ Du-na (Sunaparanta), phía Tây để hóa độ mọi người bên ấy”.
Phật hỏi: “Người dân xứ kia tính tình hung ác, dữ tợn, tệ bạo mà hay mắng chửi. Nếu ngươi bị họ làm dữ và mắng chửi, hủy nhục thì ngươi làm sao?”.
Thưa: “Nếu đối với trước mặt con mà họ tệ bạo như thế thì con tự nghĩ: họ còn hiền lành và có trí khôn, tuy làm dữ như thế mà chẳng cầm đá đánh đập”.
Phật hỏi: “Họ làm thế ngươi còn nhẫn được, chớ phỏng họ dùng đá đánh đập ngươi thì ngươi nghĩ sao?”.
Thưa: “Nếu họ làm vậy con lại nghĩ rằng họ còn chút hiền lành và có trí khôn nên chẳng dùng dao gậy.”
Phật hỏi: “Nếu họ dùng tới dao gậy ngươi làm cách nào?”.
Thưa: “Nếu họ làm vậy con tự nghĩ rằng họ vẫn còn hiền lành và có trí khôn. Tuy là đánh chém mà chẳng giết chết”.
Phật hỏi nữa: “Phỏng như họ giết chết ngươi, bấy giờ ngươi sẽ tính cách nào?”.
Ngài Phú-lâu-na lại thưa đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Quả thật nếu họ giết chết con, con lại nghĩ rằng họ cũng còn hiền lành và có trí khôn với tấm thân hủ bại này, họ làm chút phương tiện khiến con liền được giải thoát”.
Phật khen ngợi: “Hay thay Phú-lâu-na! Ngươi đã học được pháp Nhẫn. Ngươi nay đã đủ sức qua ở bên xứ Du-na mà giáo hóa nhơn gian. Ngươi nên đi ngay, qua bên ấy ngươi sẽ độ cho những kẻ chưa được độ, an ẩn những kẻ chưa được an ẩn, và những kẻ chưa được Niết-bàn thì ngươi hãy độ cho họ được Niết-bàn .
4) Truyện thiền Quan Âm Thị Kính.
Mãng Ông có con gái là Thị Kính nết na, xinh đẹp đến tuổi lấy chồng thì được gả cho Thiện Sĩ, dòng dõi thi thư. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ dùi mài kinh sử, Thị Kính bên cạnh chăm lo việc nhà.
Trong một đêm Thị Kính đang vá áo, nhìn chồng ngủ thấy cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng, liền mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Sau đó nàng giả dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, hiệu là Kính Tâm.
Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu con một nhà giàu có, tính tình lẳng lơ, dụ dỗ Kính Tâm không được bèn dan díu với anh lực điền trong nhà, và Thị Mầu mang thai. Thị Mầu bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm.
Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật, có biệt danh là Quan Âm Thị Kính.
5) Truyện thiền "Thế à!"
"Thiền sư Hakuin rất được mọi người trọng vọng kính nể vì phong cách đạo đức thánh thiện của ông.
Một ngày kia, có một người con gái trẻ đẹp nhà gần chùa của thiền sư bỗng bị chửa hoang. Người ta không biết cha đứa bé là ai. Bố mẹ cô gái vô cùng tức giận và xấu hổ nên đánh đập tra khảo cô con gái về lai lịch tình nhân của cộ Ban đầu cô con gái không chịu nói gì cả, nhưng sau cùng vì bị đánh đập dữ dội, cô tiết lộ đó là thiền sư Ha kuin.
Tin xấu đồn ra nhanh chóng. Cha mẹ cô gái giận dữ, đùng đùng lên chùa và mắng xối xả vào mặt Hakuin. Khi họ dứt lời, Hakuin chỉ thốt hai tiếng "Thế à!"
Sau khi đứa bé chào đời, gia đình cô gái mang đứa bé quẳng cho Hakuin nuôi. Trong thời này, Hakuin đã bị tai tiếng và nhiều người chê bai trách móc ông đủ điều; nhưng Hakuin vẫn thản nhiên như không, dường như câu chuyện kia chẳng có dính líu gì đến ông cả.
Hakuin chăm sóc đứa bé thật tử tế và bồng nó đi xin sữa khắp nơi.
Một năm sau, cô gái vì cảm thấy ray rứt hối hận nên đã thú thực với cha mẹ là người cha đứa bé không phải là Hakuin mà là một chàng thanh niên làm việc ở chợ cá. Cha mẹ cô ta vội chạy lên chùa dập đầu tạ lỗi với Hakuin và xin mang đứa bé về.
Thiền sư Hakuin vẫn thản nhiên như không, thốt lên hai tiếng "Thế à!"
Xem thêm:
- Nhẫn nhục - QuangDuc.com
- Ý nghĩa chữ nhẫn trong phật giáo
- Mười câu chuyện về hạnh nhẫn nhục - Hoavouu.com
- Nhẫn Nhục Ba-La-Mật (Khanti-pāramitā) – Pratique du ...
VIDEO
- CHỮ NHẪN TRONG ĐẠO PHẬT
- Đề tài: Chữ Nhẫn- Bé: NHƯ Ý
- Nhẫn Nhục và Điều Khó- Thich Thien Thuan
- Chữ Nhẫn Trong Đường Tu- Thích Tâm Điền
- Chữ Nhẫn Trong Cuộc Sống- ĐĐ Thích Khế Định
- TT. Thích Nhật Từ - NHẪN NHƯNG KHÔNG NHỤC
- SỰ NHẪN NHỤC TUYỆT ĐỐI- THẦY THÍCH MINH NIỆM
- Nhẫn Nhục Giải Oan Khiên - Đại Đức Thích Phước Tiến
- Nhẫn Một Chút Sóng Yên Gió Lặng- Thầy Thích Phước Tiến
- Muốn THÀNH CÔNG phải biết NHẪN NHỊN- Thích Pháp Hòa
- Cách Nào để Nhẫn Nhịn- Phật Pháp vấn đáp - Thích Pháp Hòa
- Vợ Chồng Lúc Bất Hoà Cãi Nhau… - Lời Phật Dạy Ứng Xử Trong Gia Đình
Bài đọc thêm
1. Vô sanh (= Vô sinh 無生; S: Anutpatti or Anutpanna; E: Unborn).
1) Vô sanh là “không tự sanh – không tự diệt”.
Khi tư duy quán chiếu để nhìn vạn pháp vô sanh thì cũng có nghĩa là nhìn vạn pháp vô diệt. Thí dụ khi nhìn một nụ hoa thì làm sao biết được tánh vô sanh của nó? Khi nhìn nụ hoa mới nở thì chắc chắn là nụ hoa sanh và vài tuần sau, hoa tàn thì nói rằng nụ hoa diệt. Nhưng đây chỉ là cái nhìn thiển cận của phàm nhân, còn cái nhìn của Bồ-tát tu hành chứng đắc, ngộ được vô sanh là thấy biết rằng hoa không tự sanhra mà hình thành từ các duyên, và ngay trong lúc nụ hoa mới nở thì cái sinh đã có diệt trong đó rồi. Ngược lại trong lúc nó tàn úa thì các vị Bồ-tát lại thấy biết rằng hoa không tự diệt, mà là các duyên đang biến hóa bắt nguồn cho cái sinh khác.
Như thế nụ hoa là hiện tượng vận hành theo chân lý Duyên khởi. Cho nên chẳng có cái gì là thật sinh hay cái gì là thật diệt cả. Nói cách khác sinh để rồi diệt, diệt rồi lại sinh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận, nên sinh diệt hay sống chết là chuyện bình thường tự nhiên, chẳng có gì phải lo lắng khổ sợ. Chúng sinh khi thấy mình già yếu, bệnh tật thì đau khổ buồn phiền. Ngược lại, đối với Bồ-tát thì sống chết là chuyện bình thường, tử sanh là trò dâu biển nằm trong chu kỳ bất biến tùy duyên mà thôi.
Vì vậy với tuệ nhãn của chư Phật hay chư Bồ-tát thì vạn pháp sanh mà không thật sanh và diệt nhưng không phải là thực diệt mất hẳn, nghĩa là sinh để rồi diệt, và diệt rồi để lại sanh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận. Đây là chứng ngộ Vô sanh từ chân lý Duyên khởi-Vô ngã vậy. Theo đó, Vô sanh được dùng để diễn tả tính của Niết-bàn, hành giả từ thấy biết sự biến hiện của vạn hữu, mà vượt thoát dòng suy tưởng đối đãi lan man. Điển hình qua các hạnh tu tập sau:
1/. Hạnh nhẫn(nhẫn nhục): Đỉnh cao của hạnh nhẫn là Vô sanh nhẫnhay Vô sanh pháp nhẫn, là cách thấy biết nhẫn dưới ánh sáng Duyên khởi-Vô sanh.
2/. Hạnh sám(sám hối): Đỉnh cao của hạnh sám là Vô sanh sámhay Vô sanh sám hối, là cách thấy biết sám dưới ánh sáng Duyên khởi-Vô sanh qua bài kệ sau:
“Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu;
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều Không
Thế mới thật là chân sám hối.”
Hay:
“Tánh tội vốn Không do tâm tạo
Tâm nếu diệt rồi, tội sạch Không
Tội Không tâm diệt cả hai không
Thế ấy mới là chân sám hối.”
Đứng về Lý tánh thì tội báo diệt, nhưng đứng về Sự tướng thì vẫn có tội báo. Hành giả chân chánh hẳn phải viên dung cả Lý và Sự, và tùy thuận căn cơ hoàn cảnh của mỗi người mà hành đạo.
. Nếu, thì có tứ cú. Nguồn gốc của tứ cú là hữu và vô. Hữu (có) là cú thứ nhất, vô (không) là cú thứ nhì, chẳng có chẳng không là cú thứ ba, cũng có cũng không là cú thứ tư. Khi nói ra đều là tứ cú, nín cũng lọt vào tứ cú. Tại sao? Nói là cú thứ nhất, nín là cú thứ nhì, chẳng nói chẳng nín là cú thứ ba, cũng nói cũng nín là cú thứ tư.
2) Vô sanh là “không ai sanh – không ai diệt” (luận theo vượt lên Tứ cú phân biệt).
Tứ cú phân biệt (四句分別; S: Catuṣkoṭika): Tứ cú ở trong kinh Lăng Già, là những hiểu biết đối đãi nhị biên nằm trong tương đối. Tứ cú chỉ ra bốn cách lý luận về tính đối đãi (*). Nếu hành giả trụ vào các đối đãi này thì sẽ dễ gặp phải các cực đoan sai lầm, chướng ngại và phiền não. Lý luận này đem có và không mà phân biệt các pháp đó là :
1. Có(Hữu 有; E: affirmation): Có mà chẳng không là cách lí luận thứ nhất, là “Hữu môn” (cửa Có).
2. Không(Vô 無; E: negation): Không mà chẳng có là cách lí luận thứ nhì là “Vô môn” (cửa Không).
3. Vừa có - Vừa không(Diệc hữu Diệc vô 亦有亦無; E: double affirmation): Vừa có - Vừa không, là cách lí luận thứ ba, là “Diệc hữu Diệc không môn” (cửa Vừa có – Vừa không).
4. Chẳng có – Chẳng không(Phi hữu Phi vô 非有非無; E: double negation): Chẳng có - Chẳng không là cách lí luận thứ 4, là “Phi hữu Phi vô môn (cửa Chẳng có - Chẳng không).
Theo kinh Lăng Già, lý thuyết Vô sanh được khai thị vượt ngoài nhị biên tính, nghĩa là thoát khỏi các cặp phạm trù đối lập như hữuvà phi hữu, sanhvà diệt, …; không thuộc mệnh đề (lý luận) nào trong bốn mệnh đề của Tứ cú phân biệt; nghĩa là chân lý vô sanh cần được nhận thức và thể chứng bằng trí vô phân biệt, là trí tuệ thấy biết như thực và thông suốt ba thời quá-khứ hiện-tại vị-lai.
Theo Tứ Cú Và Tam Quán HT Thiện Siêu dịch và tóm tắt có viết: ‘Phá ‘thật - không thật’bằng ‘chẳng phải thật- chẳng phảikhông thật’ … và cách lý luận 3. và 4. là những khơi mào cho việc thâm nhập thật tướng các pháp.
Theo đó, Vô sanh được hiểu là không ai sanh cũng không ai diệt, và được viết như sau:
Vô sanh無生= Vô sanh-diệt 無生滅= Vô sanh - Vô diệt 無生無滅
Thật tướng của các pháp là Vô sanh hàm nghĩa rằng sự tồn tại của các pháp vốn là giả tạm do Duyên khởi, các pháp luôn biến hiện không có thực thể. Vì tất cả các pháp đều không có thực thể, nên gọi là Không. Cho nên Vô sanh là cách nói khác của Niết-bàn, là không ai sanh – không ai diệt, cũngkhông tự sinh - không tự diệt.
---------------
(*) Chú thích: Nhận thức về Không (空= Không tính, tính Không; P: suññatā; S: Śūnyatā; E: Emptiness) thì có 2 dạng Tứ cú phân biệt là khẳng định (positive) và phủ định (negative) như dưới đây:
|
Positive configuration
-
P
-
Not-P
-
Both P and Not-P
-
Neither P nor Not-P
|
Negative configuration
-
Not (P)
-
Not (Not-P)
-
Not (Both P and Not-P)
-
Not (Neither P nor Not-P)
|
2. Nhục.
Nhục 辱là từ gốc Hán có nghĩa là xấu hổ, là tức giận bản thân mình và thẹn về điều xấu nào đó của mình hay của người gây ra. Như vậy, nhục là điều tốt, là hành vi đạo đức mà mọi người lương thiện cần có khi có điều gì không tốt đẹp xảy ra trong đời sống cộng đồng.
Với một người lương thiện đạo đức thật, thì sau khi nhục, người ấy có trách nhiệm tìm cách hạn chế hay ngăn ngừa điều xấu tái diễn trong khả năng của mình, chứ không biểu hiện thái độ đạo đức giả tìm cách né tránh điều xấu một cách trịch thượng kiểu “Đời đục cả chỉ có mình ta trong. Đời say cả chỉ có mình ta tỉnh!”.
Do đó, nếu người nào đã cảm thấy nhục trước hành vi xấu của mình hay của người đều là người đạt đạo đức 50%. Nếu người đó ăn năn tự hứa không tái phạm điều xấu hoặc giúp người khác ăn năn sửa đổi điều xấu, thì có thể bảo rằng người này có thêm 50% nữa.
Nếu nói rằng người đạt đạo là người không biết nhục, thì phải chăng người đạt đạo là người vô đạo đức!?
Kỳ thật, người đạt đạo phải là người biết nhục một cách cặn kẽ hơn những người bình thường. Bởi người đạt đạo biết nhục là biết điều xấu của một hành vi qua nhận thức về hành vi này qua nguyên tắc đạo đức sau, đó là:
- Thiện: Đó là hành vi đem đến “lợi mình và lợi người”.
- Bất thiện(xấu, ác): Đó là hành vi đem đến “lợi mình mà hại người, hoặc lợi người mà hại mình, hoặc cả mình và người đều bị hại cả.
Tất nhiên sau nhận thức này, người đạt đạo không tỏ thái độ tiêu cực như trách móc nguyền rủa hay thậm tệ lên án tội phạm, mà có những thái độ ân cần tích cực hơn.
Câu chuyện sau đây minh họa loại đạo đức xã hội này.
Tranh của danh họa W. D. Polenow năm 1888 minh họa về câu chuyện ném đá.
Trong kinh Tân ước có ghi lại câu chuyện, luật sĩ và biệt phái dẫn một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình và họ buộc nàng đứng trước mặt mọi người rồi hỏi Chúa Jesus: “Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?” Chúa Jesus muốn hướng con người nhìn về tâm hồn mình, để họ nhận biết tội lỗi bản thân và ăn năn trước khi kết tội anh em đồng loại, bèn bảo họ: “Ai trong các người sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”.
Sau khi nghe Chúa Jesus nói, rất may là mọi người đều nhận thức được mình từng phạm tội và tất nhiên không ít người cũng phạm tội ngoại tình nên họ đều bỏ đá và ra về. Khi mọi người về hết, Chúa Jesus bảo người phụ nữ ngoại tình nọ: “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”.
Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!
***
Huy Thai gởi
|
|