Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Nhân Quả 因果 Cause and Effect
 
***


Nội dung

1. Tổng quan về lý Nhân Quả.

         1.1. Sơ dẫn về lý Nhân Quả.
          1.2. Lý Nhân Quả cổ đại Ấn Độ.

2. Lý Nhân Quả Phật giáo.
         2.1. Cơ cấu Nhân Quả:  Nhân-Duyên-Quả
                   1) Một Nhân không Duyên không thể sinh ra Quả.
                    2) Một Nhân tùy Duyên sẽ sinh Quả tương thích.
                    3) Dị Thục nhân - Dị Thục quả.
4) Chuỗi Nhân Quả.
         2.2. Phân loại Nhân Quả.
                  1) Phân loại Nhân Quả theo thời gian.
                    2) Phân loại Nhân Quả theo vật lý và tâm lý.
         2.3.  Nhận thức về Nhân Quả nơi sự vật.
                  1) Nhân Quả nơi các vật vô tri giác.
                    2) Nhân Quả nơi các loài thực vật.
                    3) Nhân Quả nơi các loài động vật.
                    4) Nhân Quả nơi con người.
                    5) Nhân Quả và Định mệnh.
         2.4. Các phạm trù Nhân Quả.
                   1) Nhân Quả và phạm trù đạo đức.
                    2) Nhân Quả và phạm trù chân lý (giải thoát).
                    3) Nhân Quả và phạm trù siêu hình.
         2.5. Nhân Quả qua các kinh luận. 
                  1) Nhân Quả trong kinh Subha (Majjhima Nikaya).
                    2) Nhân Quả nơi 6 phiền não căn bản của Câu Xá luận.
3. Nhân Duyên Quả của Phật giáo Bắc truyền.
         3.1. Tứ Duyên.
                  1) Nhân duyên (S: Hetu-pratyayā).
                    2) Ðẳng Vô Gián duyên (S: Anantara-pratīya).
                    3) Sở Duyên duyên (S: Alambana pratìtya).
                    4) Tăng Thượng duyên (S: Adhipateyam pratìtya).
         3.2. Lục Nhân.
                  1) Năng Tác nhân (S: Kāraṇa-hetu).
                    2) Câu Hữu nhân (S: Sahabhū-hetu).
                    3) Đồng Loại nhân (S: Sabhāga-hetu).
                    4) Tương Ưng nhân (S: Samprayukta-hetu).
                    5) Biến Hành nhân (S: Sarvatraga-hetu).
                    6) Dị Thục nhân (S: Vipāka-hetu).
         3.3. Ngũ Quả:
1) Tăng Thượng quả (S: Adhipati-phala).
2) Sĩ Dụng quả (S: Puruṣakāra-phala).
3) Đẳng Lưu quả (S: Niṣyanda-phala).
4) Dị Thục quả (S: Vipāka-phala).
5) Ly Hệ quả (S: Visaṃyoga-phala).
4. Những lợi ích của giáo lý Nhân Quả.
         4.1. Luật Nhân Quảtránh cho ta những mê tín dị đoan, những tin tưởng sai lầm vào thần quyền.
         4.2. Luật Nhân Quảđem lại lòng tin tưởng vào chính con người.
         4.3. Luật Nhân Quảlàm cho không chán nản, không trách móc.
Bài đọc thêm.
1/. Không lầm Nhân Quả (Bất muội Nhân Quả).
2/. Nhân Quả từ kinh Thập Thiện Đạo.
3/. Nhân Quả: Bài học ngàn vàng.
4/. Vì sao đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình?
 
NBS:  Minh Tâm 4/2019

1. Tổng quan về lý Nhân Quả.
               1.1. Sơ dẫn về lý Nhân Quả.

Causality - Wikipedia
 Quan hệ Nhân Quả – Wikipedia tiếng Việt

Nhân Quảlà từ gốc Hán có ý nghĩa sau:
- Nhân (nguyên nhân):  Có nghĩa là hạt giống // nguyên do, căn nguyên nguồn gốc, lý do của sự vật.    
- Quả (kết quả):  Có nghĩa là hoa, trái // cái kết cục của sự việc.  
Theo đó:

Nhân Quả因果:  Là phạm trù triết học dùng để chỉ mối quan hệ nguồn gốc tất yếu của các hiện tượng, trong đó hiện tượng này (được gọi là nguyên nhân) sinh ra ra hiện tượng khác (được gọi là kết quả). Nói cách khác, đó là mối quan hệ đầu và cuối của mọi sự vật hiện tượng hoặc hành động và cái kết của hành động theo một thời gian tính nào đó.
Nơi con người, khi hành động có tác ý ta gọi đó là Nghiệp nhân (Nhân), và cái kết của hành động gọi là  Nghiệp quả 業果,  Nghiệp báo 業報  hay  Quả báo 果報(Quả).  Quả còn gọi là Hệ Quả nếu cái kết phát xuất từ những hành động tốt lành và gọi là Hậu Quả nếu cái kết phát xuất từ những hành động xấu ác.
Từ xưa đến nay, dầu trình độ trí thức thấp hay cao, con người phần lớn đã cảm nhận Nhân Quả như là một quy luật hiện thực.
+ Ðạo Phật dạy: "Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa" (Phụ tác bất thiện, tử bất đại thọ, tử tác bất thiện, phụ bất đại thọ. Thiện tự hoạch phước, ác tự thọ ương).
+ Ðạo Lão dạy trong Cảm Ứng Thiên có câu: "Ðiều lành, điều dữ đều có trả, như bóng với hình" (Thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình 善惡之報,如影隨形).
+ Ðạo Nho dạy: “Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu” (Chưởng hoa hoàn đắc hoa, chưởng đậu hoàn đắc đậu 種瓜還得瓜,種豆還得豆).  Hay: "Ðiều lành dữ cuối cùng đều có trả, khác nhau chỉ đến chóng hay chầy thôi" (Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, chỉ tranh lai tảo dữ lai trì  善恶到头终有报, 只争来早与来迟). 
+ Đạo Chúa dạy: "Ai sử dụng đao kiếm sẽ chết về đao kiếm" (Mt26:52).  Hay  “Con ơi, đừng gieo trên những luống bất công, kẻo phải gặt bất công gấp bảy lần (Hc 7:3).
+ Tục ngữ Pháp có câu: "Ai gieo gió thì gặt bão" (Qui sème le vent, récolte la tempête).  Hay "Mỗi người là con đẻ của công việc mình làm" (Chacun est le fils de son oeuvre).
+ Tục ngữ Anh có câu: “Ác giả ác báo”(Chickens come home to roost).  Hay  “Nhân nào quả đó” (What goes around comes around).  Hay  “Gieo nhân nào, gặt quả đó” (You reap what you sow).
- Tục ngữ Việt có các câu:
  • Ðời xưa quả báo thì chầy, đời nay quả báo một giây nhãn tiền.
  • Sóng trước đổ đâu thì sóng sau đổ đó.
  • Đời cha ăn mặn, thì đời con khát nước.
  • Gậy ông lại đập lưng ông.
  • Gieo gió thì gặt bão.  Gieo giống nào thì gặt giống ấy!
  • Ở hiền thì gặp lành. 
  • Cha mẹ hiền lành để đức cho con.Cha mẹ nhiều đức, con mặc sức mà ăn. 
 
Ngày nay, Nhân Quả được xem như là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan. Qua đó, Nhân Quả được coi như một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội với đạo đức nhân bản.
Dưới đây là vài ứng dụng về lý Nhân Quả trong khoa học:
1) Sơ đồ Nhân Quả dạng xương cá Ishikawacủa nhà lý luận tổ chức người Nhật là Kaoru Ishikawa (1915-1989) được sử dụng trong quản lý và kỹ thuật, cho thấy các yếu tố gây ra hiệu ứng. Mũi tên nhỏ hơn kết nối các nguyên nhân phụ với nguyên nhân chính.

Sơ đồ Nhân Quả dạng xương cá Ishikawa

Cause & Effect Analysis for Studying CRM Failures - Varasi
 Customer relationship management (CRM
2) Hiệu ứng vật lýlà hiện tượng Nhân Quả trên hệ vật lý. Khi ta đặt hệ vật lý nào đó trong một trạng thái vật lý nhất định, ta có một hiệu ứng vật lý. Hiệu ứng Domino là một hiệu ứng vật lý.

Domino effect - Wikipedia
Hiệu ứng domino – Wikipedia tiếng Việt
VIDEO
-Hiệu ứng Domino
- Hiệu ứng domino đẳng cấp
- Đỉnh cao hiệu ứng Domino
- Hiệu ứng Domino trong cuộc sống
 


1.2. Lý Nhân Quả cổ đại Ấn Độ.
Nhân Quả vốn không chỉ có riêng của Phật giáo, mà trước đó và ngay trong thời kỳ đức Phật còn tại thế, các luận sư ngoại đạo cũng đã chủ trương lập thành luận thuyết, nhưng cũng vì kiến giải quá nhiều về Nhân Quả, nên mọi kiến giải trở thành đa thù sai biệt, và được xem là các chấp thuyết.
Luận điểm về quan hệ Nhân Quả của các nhà ngọai đạo cổ đại Ấn độ có thể phân làm bốn lọai như sau:

1) Một làkhông Nhân, có Quả: Chủ trương sự tồn tại của thế giới hiện tượng là Quả, chỉ vì cái Nhân của Quả này khó mà tham cứu, nên họ phủ nhận nguyên nhân khởi lên Quả này.
2) Hai làcó Nhân, không Quả: Chủ trương sự tồn tại của thế giới hiện tượng là Nhân, chỉ vì Quả của Nhân này khó mà tham cứu, cho nên họ phủ định Quả của Nhân này.
3) Ba làkhông Nhân, không Quả: Chủ trương phủ định cả Nhân lẫn Quả.
4) Bốn làtà Nhân tà Quả: Chủ trương không thực khi cho rằng vạn vật của vũ trụ là Quả, do năng lực của trời Đại tự tại là Nhân sinh khởi ra.

Trong các tôn giáo hữu thần, người ta đã tưởng tượng ra thứ Nhân-Quả cho ảo tưởng vô hình. Trong trường hợp này, đó là thứ Nhân-Quả ngụy biện. Ví như có tôn giáo cho rằng:
- Con người khổ đau (Quả) là vì con người không tin và chối bỏ Thượng đế (Nhân).
- Do đó, những con người nào muốn được sống đời đời và hạnh phúc vĩnh cửu nơi chốn Thiên đàng (Quả), thì những con người ấy phải tin tưởng tuyệt đối vào Thượng đế và hết sức cầu xin ông ban ơn cho (Nhân).
Điển hình chẳng hạn là lời dạy Nhân Quả từ ông Thượng đế ảo tưởng được giới tôn giáo chế tác, để mê hoặc người kém trí:  “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ, cửa sẽ mở cho”.
Ngoài bốn loại Nhân Quả trên ra, còn có hai thứ luận thuyết về Nhân Quả nữa, đó là:

1) Trong nhân có quả: Chủ trương này, thừa nhận mọi hiện tượng trong thế giới đang hiện hữu qua Quả chúng đã có sẵn đầy đủ trong Nhân. Đây là chủ trương của các nhà tư tưởng Bà-la-môn giáo cùng học phái  Số luận (S: Sāṃkhya) của luận sư Tăng Khư chấp nhận rằng trong Nhân luôn luôn đầy đủ tánh Quả, cho nên tính chất của Nhân cùng Quả tương đồng.

2) Trong nhân không có quả: Chủ trương này cùng với học phái Thắng luận (S: Vaiśeṣika)của luận sư Tuỳ Thế không chấp nhận trong Nhân có Quả và đối lập lại chủ trương trên. Họ đề xướng cần phải kết hợp nhiều yếu tố căn bản độc lập mới có thể sinh khởi ra thế giới hiện tượng, vì vậy trong Nhân ắt đã không có Quả, mà cần phải vay mượn nhiều tướng Nhân để hỗ tương hòa hợp mới có thể sinh ra Quả được. Do vậy, tính chất Nhân cùng Quả không tương đồng. Luận thuyết này cũng có thể gọi là trong Quả đã có Nhân.

Xem thêm:
- LUẬT NHÂN QUẢ
- QUAN HỆ NHÂN QUẢ - Viện IRED
- Nhân Quả - Thích Đức Thắng - QuangDuc
- Nhân quả trong Kinh Thánh ? -Sachhiem.net

- Quan hệ nhân quả trong khoa học - ChúngTa.com
- LUẬT NHÂN QUẢ THEO GIÁO LÝ CAO ĐÀI – Huệ Khải 
- Luật Nhân Quả - The Law of Karma - Thu Vien Cao Dai
- LUẬT NHÂN QUẢ - Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ
- Quan hệ nhân quả trong yếu tố khách quan của cấu thành tội phạm 
- Luật nhân quả không đơn thuần chỉ là luật thưởng phạt - Nguoi Dua Tin
 
VIDEO
- Luật Nhân Quả Trong Kinh Thánh (SBTN 4/2013)
- Có thuyết nhân quả không ?- Bài giảng của Cha Hy
- NHÂN QUẢ LÀ "NHÂN NÀO" RA "QUẢ ĐÓ", ĐÚNG HAY SAI ?| LUẬT NHÂN QUẢ
- Causality
- What is Causality?
- Nonlinear Causality
- The Principle of Causality Demonstrated
- Alan Watts - The Law of Causality Why are we Here
 

 
2. Lý Nhân Quả Phật giáo.
Trên nền tảng chân lý khách quan tự nhiên Duyên khởi được đức Phật khám phá ra, Ngài đã xác lập lại học thuyết Nhân Quả vốn đã có từ trước đến giờ. Vì thế, học thuyết này thể hiện đầy đủ tính khách quan và tự nhiên như chính chân lý này vậy.
2.1. Cơ cấu Nhân Quả.
- Nhân Quả(;  P;S: Hetu-Phala;  E: Causality, Cause and Effect;  F: Causalité, Cause et Effet)  là hình thức biểu hiện cụ thể của nguyên lý Duyên khởi trong thực tế.  Công thức tổng quát về Nhân Quả được trình bày trong kinh Phật Tự Thuyết (Udāna), thuộc Tiểu Bộ kinh (Khuddaka-nikàya), tập 1,  được tóm tắt như sau:
 
Cái này có vì cái kia có
                                       Cái này không vì cái kia không
                                       Cái này sinh vì cái kia sinh
                                       Cái này diệt vì cái kia diệt.
 
Imasmim sati idam hoti
Imasmimasati Idamna hoti
Imassuppãdã idam uppajjati
Imassa nidrdhãidam nirujjhati
 
此有故彼有    Thử hữu tắc bỉ hữu
此生故彼生    Thử sinh tắc bỉ sinh
此無故彼無    Thử vô tắc bỉ vô
此滅故彼滅    Thử diệt tắc bỉ diệt
- Nhân Quảlà cách nói gọn của Nhân-Duyên-Quả (Duyên : P: Paccaya, Paticca;  S: Pratyaya, Pratitya;  E:  Condition;  F: Condition).  Trong đó: 
                  + Nhân :  Được xem là Duyên chính, còn gọi là nội duyên. Ví dụ:  Con người là duyên chính, tổ hợp bởi 5 duyên (5 uẩn).
                  + Duyên :  Được xem là Duyên phụ, còn gọi là ngoại duyên, nó có thể có lợi (thiện) hay có hại (bất thiện) cho Duyên chính.
                  + Quả :  Là Duyên chính mới hình thành từ sự phối hợp Duyên chính và Duyên phụ, tức phối hợp nội duyên và ngoại duyên.
                                    Nhân  +  Duyên  =  Quả
 
             
Các sơ đồ trình bày cơ cấu Nhân-Duyên-Quả
Theo đó, một Nhân là Duyên chính có thể tương hợp với những Duyên phụ khác nhau thành ra những Quả khác nhau. Cho nên, khi nói Nhân Quả tức phải hiểu là Nhân-Duyên-Quả.  Cũng như trong khoa học, khi nói nghiên cứu một bộ phận nào trong cơ thể, thì phải thấy rằng bộ phận ấy không phải biệt lập, mà trái lại có liên quan mật thiết đến toàn cả cơ thể.

Trong sự hình thành của tất cả các pháp, thì Nhân gọi là“Năng sinh”,  Quả“Sở sinh”, có nghĩa là pháp nào có khả năng dẫn sinh đến kết quả, thì pháp ấy là Nhân, và pháp do được Nhân sinh ra thì đó chính là Quả.
- Nhân Quảlà một định luật, thoạt trông thì rất giản dị, nhưng nếu càng đi sâu vào sự vật để nghiên cứu thì lại không ít phức tạp.
Trong vũ trụ mọi sự vật không phải đơn thuần tách rời nhau để đứng biệt lập được, mà có liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tương phản nhau, thừa tiếp nhau. Trong sự phức tạp biến thiên của sự vật ấy, không dễ để tìm ra được cái Nhân chính yếu sinh ra Quả, hay từ cái Quả mà thấy ra cái Nhân chính yếu của nó. Do đó, nhiều người không quen suy nghĩ tìm tòi, thì khó mà thấu đáo được.
Dưới đây là vài đặc tính chính của Nhân Quả:
1)Một Nhân không Duyên không thể sinh ra Quả:
Mọi sự vật trong vũ trụ là tổ hợp của nhiều Duyên. Cho nên không có một Nhân nào có thể tự tác thành kết quả được, nếu không có sự tương hợp của nhiều Duyên khác.  Nói rằng hạt lúa sinh ra cây lúa, là nói một cách giản đị cho dễ hiểu, chứ thật ra hạt lúa không thể sinh ra gì được cả nếu như chỉ để nó giữa khoảng trống không, thiếu không khí, ánh sáng, đất, nước, nhân công, … Cho nên, sẽ là sai lầm khi cho rằng một Nhân có thể sinh ra vạn vật, nghĩa là vạn sự vạn vật không thể tự chính nó sinh ra, tức một pháp có hai cá thể là Năng sinh và Sở sinh.

2) Một Nhân tùy Duyên sẽ sinh Quả tương thích:
a/. Trong kinh Nhân Quả có ghi:
" Muốn biết nhân đời trước, thì nhìn vào kết quả thọ báo hiện tại; muốn biết kết quả thọ báo của đời sau, thì nhìn vào những tạo tác của hiện tại  –
Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giải thị, Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị - 欱知前世因, 今生受者是, 欱知來世果, 今生作者是"
Ví dụ: Nếu ta muốn có quả cam thì ta phải ương hạt giống cam; nếu ta muốn có hạt đậu thì ta phải gieo giống đậu. Không bao giờ ta trồng cam mà lại thấy đậu, hay trồng đậu mà lại được cam. Người học đàn thì biết đàn, người học chữ thì biết chữ. Nói cách khác, Nhân với Quả thường cùng đồng một loại với nhau.
Đây là ý nghĩa hẹp của Nhân Quả, biểu hiện Nghiệp nhân không đưa đến Dị Thục quả.
b/.Trong kinh Tăng Chi I, tr. 284, nói rõ hơn. Có lần ngoại đạo phát biểu: "Người này tạo Nghiệp như thế nào, thì người ấy cảm thọ Quả như vậy". Ðức Phật đã bác bỏ quan điểm đó, Ngài dạy: "Người này tạo Nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, thì người ấy cảm thọ Quả dị thục như vậy, như vậy"
Theo đó, hễ Nhân đổi (Dị Thục nhân) thì Quả đổi (Dị Thục quả), nếu Nhân đổi ít thì Quả cũng đổi ít, nếu Nhân đổi nhiều thì Quả cũng đổi nhiều.
Ví dụ:
+ Như người ta đem hạt lúa (Nhân) gieo xuống đấttốt có nước, có ánh sáng, có không khí, có thời gian, có nhân công, … (Duyên), thì trong mùa gặt sau, là những bông lúa vàng (Quả). Nhưng người ta cũng có thể đem hạt lúa (Nhân), chế biến thành gạo và nấu nó để ăn no (Duyên), biến thành máu thịt trong cơ thể và thành phân bón cho cây cỏ (Quả).
+ Như người ta ghép vào gốc cây bưởi (Nhân) cành cây cam (Duyên). Kết quả tốt đẹp là những trái cam to lớn (Quả) hơn hẳn trái cam có từ thuần cây cam.
 Đây là ý nghĩa bao quát của Nhân Quả, biểu hiện Nghiệp nhân là Dị Thục nhân thay đổi sẽ đưa đến Nghiệp quả là Dị Thụcquả.

3) Dị Thục nhân - Dị Thục quả異熟果 [Dị:Biến đổi khác;   Thục : Chín muồi].
Trong Tăng Chi Bộ Kinh I, Phẩm Bốn Pháp chép:
"Có bốn phạm trù khó thể tư duy, đó là: Phật giới, Thế giới tâm, Thiền định của người tu Thiền, và Dị Thục quả của Nghiệp nhân (= Dị Thục nhân)".
Theo đó, bất cứ một khảo sát nào về Nhân Quả, hãy đều có tính tương đối như tính tương đối của các pháp sinh diệt hữu vi, chịu vô thường, biến hoại. Cho đến khi hành giả đoạn trừ hết phiền não và phát sinh tuệ giác, thì ý nghĩa thật của Nhân Quả sẽ xuất hiện cùng với thật tướng của các pháp.

Sơ đồ 12 Nhân Duyên
Ngoại giới là thế giới hiện tượng, tức thế giới của tương quan, nên đó là sự biểu hiện của các quá trình Nhân Quả. Còn thế giới nội tâm, thì ở đâu mà có mặt Ái, Thủ – ở đó có mặt của Nghiệp, tức có mặt của Nhân Quả.  Ở đâu không có Ái, Thủ thì ở đó không có sự tạo tác Nghiệp mới; có chăng chỉ còn ảnh hưởng của Nghiệp cũ để lại, tức Nhân Quả chỉ còn ảnh hưởng ở ngoại giới.
"Có trời mà cũng có ta,
Tu là cội phúc, tình là dây oan".
[Truyện Kiều  (2657-2658)]
+ Ở quả vị Tu-đà-hoàn (Sơ quả Thánh), Nghiệp mới không được tiếp tục tạo tác, chỉ còn lại Dục, Sân và năm thượng phần kiết sử.
+ Ở quả vị Tư-đà-hàm,  làm nguội thêm Dục và Sân.
+ Ở quả vị A-na-hàm, chỉ còn năm thượng phần kiết sử.
+ Ở quả vị A-la-hán, tất cả phiền não (lậu hoặc) nơi tâm đã được đoạn tận, nghĩa là Nghiệp từ tâm khởi được đoạn tận, có thể chỉ còn vài ảnh hưởng của Nghiệp nhân quá khứ rơi rớt trên cái thân sắc uẩn.  Bấy giờ, hành giả đã chủ động Nhân Quả đối với ngoại giới bằng tâm Duy tác (心唯作;  P: Kiriyā citta;  S: Kriyā citta;  E: Only-action) bởi chính nội tâm thanh tịnh có được từ tuệ giác, chứ không còn phải bị động với Nhân Quả bởi một nội tâm chấp thủ và loạn động, đầy Tham-Sân-Si như trước đây.
Tóm lại, Nhân Quả có vị trí rất trọng yếu trong việc giải thích các sự khác biệt của con người, rất trọng yếu trong việc thiết lập nền tảng đạo đức của Phật giáo và chỉ có mặt trong thế giới của ý niệm, của các ngã tướng.

Vipāka – Wikipedia
Quả báo – Wikipedia tiếng Việt
VIDEO
- Newton Ball tricks
- How Long Will Newton's Cradle Move in a Vacuum? How Newton's Cradle Really Works
 
4) Chuỗi Nhân Quả(xem thêm ‘Hiệu ứng Domino’ bên trên):
Một sự vật mà ta gọi là Nhân, là khi nó chưa biến chuyển, hình thành ra cái Quả mà ta quan niệm; một sự vật mà ta gọi là Quả là khi nó biến chuyển hình thành ra trạng thái mà ta đã quan niệm. Một sự vật đối với quá khứ thì nó là Quả, nhưng đối với tương lai thì nó là Nhân. Nhân và Quả đắp đổi nhau, tiếp nối nhau không bao giờ dứt. Ta gọi cả quá trình biến đổi là chuỗi Nhân Quả.
Nhân Quả = Nhân-Duyên-Quả được xem như một chu kỳ. Quả nơi đây còn gọi là Nghiệp quả, Nghiệp báo hay Quả báo, được xem như một Nhân mới, và tiến trình của một chu kỳ Nhân-Duyên-Quả mới hình thành. Cứ thế mà các chu kỳ mới, liên tục hình thành như một chuỗi, gọi là chuỗi Nhân-Duyên-Quả.

2.2. Phân loại Nhân Quả.              
Thông thường, một Quả khi hình thành nó cần có đầy đủ duyên chính và các duyên phụ làm Nhân. Theo đó, nhân quả được xét đến qua nhiều góc độ như thời gian, không gian, vật lý, tâm lý v.v...
1) Phân loại Nhân Quả theo thời gian:
Sự biến chuyển từ Nhân đến Quả có khi mau khi chậm, chứ không phải bao giờ cũng diễn tiến trong một thời gian đồng đều.
a- Nhân Quả đồng thời: Đây là loại Nhân Quả mà từ Nhân đi đến Quả rất nhanh. Ví dụnhưăn thì no, uống nước thì hết khát, tức giận thì buồn phiền v.v..., hoặc như khi ta vừa đánh xuống mặt trống thì tiếng trống liền phát ra, hay khi hai luồng điện âm và dương vừa gặp nhau, thì ánh sáng liền bừng lên.


Nhân quả đồng thời
b- Nhân Quả khác thời:  Đây là loại Nhân Quả mà thời gian đi đến quả có một khoảng thời gian. Và khoảng thời gian đó được chia làm 3 loại như sau:
Hiện báo:  Nghĩa là Nhân trong đời này đưa đến Quả ngay trong đời này, tức Nhân Quả một đời.  Ví dụ:
- Có khi từ Nhân đến Quả cách nhau vài tháng, như từ khi gieo hạt giống lúa cho đến lúc gặt lúa, cần phải có một thời gian ít nhất là bốn tháng.
- Có khi từ Nhân đến Quả cách nhau từng chục năm, như đứa bé mới cắp sách đi học cho đến ngày thành tài, phải qua một thời gian ít nhất là trên chục năm.
Sinh báo: Nghĩa là tạo Nhân trong đời này nhưng đến đời sau mới thọ Quả báo, tức Nhân Quả hai đời. Ví dụ như kinh Địa Tạng bảo rằng ai hay trêu chọc người, đời sau sẽ thác sinh vào loài vượn, khỉ.
Hậu báo: Nghĩa là tạo Nhân trong đời này nhưng đến các đời sau mới thọ Quả báo,  tức Nhân Quả nhiều đời (xem Truyện tiền thân, Bổn Sinh, Bổn Sự).
Ba thời nhân quả này vì có một thời gian tương đối ổn định (có khoảng cách), do đó chúng được xếp vào loại Định nghiệp. Ba thời nhân quả, đồng thờicũng là câu trả lời tại sao (một số trường hợp) có người làm lành trong đời này lại gặp những điều bất hạnh, và ngược lại, người làm việc ác lại gặp may mắn.

2) Phân loại Nhân Quả theo vật lý và tâm lýCách phân loại này nhằm chỉ đến sự biểu hiện của nghiệp quả thông qua thái độ tâm lý tiếp thọ nghiệp, đồng thời nói lên những khoảng cách khác nhau của nghiệp quả giữa nội tâm và ngoại cảnh.
a- Nhân Quả ngoại cảnh(ngoại giới):  Đây là phân loại Nhân Quả theo vật lý.
b- Nhân Quả nội tâm (nội giới):  Đây là phân loại Nhân Quả theo tâm lý.
Ví dụ:
- Trường hợp một vị sư bị vu khống phải ở tù, thân vị ấy ở trong tù nhưng tâm vị ấy thì an định, ly thủ, giải thoát. Như thế, Nghiệp quả chỉ biểu hiện ở thân (vật lý) chứ không biểu hiện ở tâm.
- Như một người có thân thể (vật lý) xấu xí, khó nhìn, nhưng tâm (tâm lý) thì thông minh và sáng suốt, hiền từ, độ lượng và tu tập tốt. Đây là trường hợp Nghiệp quả có phước báo ở hai mặt thân và tâm khác nhau.
 
2.3. Nhận thức về Nhân Quả nơi sự vật.
Nhân Quả được xem như chi phối tất cả vũ trụ vạn hữu, không có một sự gì, vật gì, động vật hay thực vật, vật chất hay tinh thần, ở ngoài luật Nhân Quả được. Dưới đây là vài nhận thức về Nhân Quả của sự vật (= hành tướng 行相 của Nhân Quả).
1) Nhân Quả nơi các vật vô tri giác:  Nước là Nhân - bị lửa đốt là Duyên - nóng và bốc hơi là Quả, … bị gió thổi thì thành sóng, … bị lạnh thì đông lại. Nắng lâu ngày thì đại hạn, mưa nhiều thì lụt, gió nhiều thì sanh bão.
2) Nhân Quả nơi các loài thực vậtHạt cam thì sanh cây cam, cây cam thì sanh trái cam. Hạt ớt thì sanh cây ớt, cây ớt thì sanh trái ớt. Nói một cách tống quát: giống cây ngọt là Nhân thì sanh quả ngọt là Quả, …, giống chua thì sanh quả chua, giống đắng thì sanh quả đắng, giống nào thì sanh quả ấy.

3) Nhân Quả nơi các loài động vậtLoài chim sanh trứng; nếu ta gọi trứng là Nhân, khi ấp nó thành con là Quả; con chim ấy trở lại làm Nhân, sanh ra trứng là Quả. Loài thú sanh con, con ấy là Quả. Con thú lớn lên trở lại làm Nhân, sanh ra con là Quả.

4) Nhân Quả nơi con người:
Con người tạm chia ra làm hai mặt là Vật chất (Vật lý) và Tinh thần (Tâm lý). Nói chung, ta tự gieo Nhân thì tự nhận Quả về hai mặt này, người khác không thể nhận thay. 
a. Về phương diện Vật chất:  Thân tứ đại là do hấp thụ khí huyết của cha mẹ, và do hoàn cảnh nuôi dưỡng. Vậy cha mẹ và hoàn cảnh là nhân, người con trưởng thành là quả và cứ tiếp nối vậy mãi, Nhân sanh Quả, Quả sanh Nhân không bao giờ dứt. Đây được xem là Nhân Quả ngoại cảnh.
b. Về phương diện Tinh thần:  Những tư tưởng và hành vi trong quá khứ tạo cho ta những tánh tình tốt hay xấu, một nếp sống tinh thần trong hiện tại; tư tưởng và hành động quá khứ là Nhân, tánh tình, nếp sống tinh thần trong hiện tại là Quả. Tánh tình và nếp sống này làm Nhân để tạo ra những tư tưởng và hành động trong tương lai là Quả. Đây được xem là Nhân Quả nội tâm.
         Hai bài kệ của kinh Pháp Cú nói tới Nhân Quả của tinh thần như sau:
+  Ý dẫn đầu các pháp.                 + Ý dẫn đầu các pháp.          
    Ý làm chủ tạo tác.                        Ý làm chủ tạo tác.  
    Nếu với ý nhiễm ô.                       Nếu với ý thanh tịnh.
    Nói năng hay hành động.                  Nói năng hay hành động
  Khổ não bước theo sau.           An lạc bước theo sau.
  Như xe theo vật kéo.                    Như bóng không rời hình.
(Kệ Pháp Cú 1)                          (Kệ Pháp Cú 2)       
          Theo đó, có thể thấy rằng khi tâm hành giả chưa giác ngộ-giải thoát, thì hành giả luôn bị động trong Nhân Quả chi phối nơi tâm và nơi thân. Và khi tâm giác ngộ-giải thoát, thì hành giả với nội tâm thanh tịnh, sẽ luôn chủ động đối với các Nhân Quả ngoại cảnh thông qua tuệ giác. Châm ngôn “Bồ tát sợ Nhân, chúng sinh sợ Quả” cũng nhằm nói lên tính cách chủ động Nhân Quả ngoại cảnh của bậc giác ngộ.
        
5) Nhân Quả và Định mệnh.
Nhân Quả theo Phật giáo không phải là Định mệnh, cũng không mang tính chất tiền định cố hữu. Bởi lẽ, sự hiện hữu của con người không đơn giản chỉ tùy thuộc vào các Nhân quá khứ đã gieo trong đời sống quá khứ, mà nó còn tùy thuộc ngay nơi các hành động  tạo tác mới trong hiện tại là Nhân hiện tại.
         Vì thế, nếu gọi:
Σ Nhân quá khứ  =>  Quả hiện tại 1.
Σ Nhân hiện tại   =>  Quả hiện tại 2
Ta có:
Quả hiện tại =  Quả hiện tại 1 +  Quả hiện tại 2 
Nhân quá khứ(đưa tới Sinh báoHậu báo) và Nhân hiện tại rất đa dạng về định tính và định lượng, do đó một con người bình thường khó mà có thể cảm nhận hết được Quả hiện tại (là Dị Thục quả), vì chúng quá tầm nhận thức từ các giác quan thông thường của con người.
Các Nhân này chỉ có số ít người đạt Túc mạng thông  (夙命通;  P: Pubbenivāsānussatiñāna;  S: Purvanivasanusmrtij-nana;  E: Ability to penetrate into past and future lives of self and others) mới có thể biết rõ được.  Chẳng hạn như đức Phật Thích Ca, ..., hay ông Edgar Caycelà người Mỹ nổi tiếng trong thời hiện đại.
       
Do đó, nếu hiểu được thế, thì ta có thể giải thích các hiện tượng tưởng chừng như nghịch lý nơi luật Nhân Quả.  Ví dụ như kẻ làm ác mà không bị trừng phạt, còn người hiền thiện thì gặp khổ nạn.  Trong lịch sử Phật giáo, cho thấy nhiều bậc đã chứng thánh A-la-hán mà vẫn phải còn khổ nạn, như tôn giả Losaka Tissa bị quả báo đói  kém, và tôn giả Mục Kiền Liên bị quả báo chết thảm. Tuy nhiên khác với người bình thường, các vị này đã chủ động Nhân Quả, chủ động sinh tử, nên đã rất an nhiên trước Quả báo, đã thấu rõ diễn biến tự nhiên của luật Nhân Quả là vậy.

2.4. Các phạm trù Nhân Quả.
Trong kinh Tăng Chi II, VPH. Vạn Hạnh, 1982, tr.101,  Đức Phật dạy rằng: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp”. Theo đó, Nhân Quả sẽ được bàn đến thông qua các phạm trù cơ bản của đời sống con người.

1) Nhân Quả và phạm trù đạo đức
 Ngoài vấn đề thiện ác, tức vấn đề luân lý đạo đức của con người,  nói chung vấn đề trọng yếu của giáo lý Nhân Quả là ở chỗ nó đặt ra trách nhiệm cá nhân của mỗi con người đối với các điều kiện sống của con người ấy. Do đó, không thể quy ước giáo lý Nhân Quả - tức luân lý đạo đức Phật giáo - theo khuôn mẫu ước lệ như luật pháp được ban hành trong xã hội.

Chẳng hạn, một người phạm tội, luật pháp sẽ trừng phạt người đó khi hành vi phạm tội được xác định - nghĩa là người đó đã thực hiện điều tội lỗi. Trong khi, với đạo đức và luân lý, anh ta sẽ có tội ngay khi những ý niệm tội lỗi (xấu ác) phát sinh trong tâm của y, mặc dù đó chỉ là ý niệm chứ chưa phải là hành vi. Do đó nơi đây, trách nhiệm cá nhân theo giáo lý Nhân Quả là trách nhiệm cao nhất đối với thái độ tâm lý đạo đức của mỗi con người, chứ không phải là trách nhiệm theo quy ước luật pháp trong xã hội.
Trong một số trường hợp, một người gian có thể chạy trốn pháp luật, nhưng với luân lý đạo đức, họ không thể chạy trốn lương tâm của chính mình. Vì thế, nếu đứng trên phương diện giáo dục, giáo lý Nhân Quả là một phương pháp giáo dục rất lành mạnh và tích cực. Vì ngay từ đầu, tinh thần Nhân Quả đã đưa con người về với chính nó.

Con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những tư duy và hành động của chính mình. Hạnh phúc hay khổ đau là do mình tự tạo cho mình. Ở đây không hề có một sự trừng phạt hay ban thưởng của thần linh nào, cũng không có một giáo điều hay tín lý nào có thể thiết lập trên cơ sở Nhân Quả.
Vì thế châm ngôn "Bồ-tát sợ Nhân, chúng sanh sợ Quả" như là một Chánh niệm khuyến tấn người tu có cách nhìn đúng đắn cho đời sống đạo đức của mình.
2) Nhân Quả và phạm trù chân lý (giải thoát): 
Giáo lý Nhân Quả đặt trọng tâm vào vấn đề thiện-ác, chánh-tà, tốt-xấu ..., liên quan đến đời sống đạo đức của con người. Tuy nhiên, Nhân Quả cũng là điểm khởi đầu của con người để đi vào giác ngộ chân lý Duyên khởi và hiện thực giải thoát. Vì lẽ Đức Phật dạy các pháp là Vô ngã, cho nên mọi sự phân biệt thiện-ác, chánh-tà... đều là sản phẩm của ý niệm vốn sanh khởi từ sự có mặt của Ngã tưởng (sự tưởng tượng về một Ngã – tức thực thể tự hữu và thường hữu bất biến).

Nơi đây, điều tối quan trọng là sự nỗ lực tư duy và nhận ra rằng không hề có mặt bất luận một Ngã tưởng nào thực sự hiện hữu; tất cả là Vô ngã. Khi nhận ra điều này, hành giả đã bắt đầu bước vào thế giới thực tại giải thoát - một thế giới vượt lên trên mọi ý niệm phân biệt, mọi Ngã tưởng điên đảo. Khi Ngã tưởng được buông xả thì tham Ái và chấp Thủ sẽ bị đoạn diệt; bấy giờ hành giả chủ động trong các tương quan Nhân Quả. Đây là ý nghĩa của Niết-bàn tối thượng.

3) Nhân Quả và phạm trù siêu hình.
Thật ra thế giới vô hình cũng là thế giới vật lý (sónghạt: waves and particles) mà giác quan con người có nhiều hạn chế không cảm nhận được.  Do đó, các định luật về vật lý vẫn nghiệm đối với thế giới vô hình, luật Nhân Quả cũng vậy. Tuy nhiên, do luật Nhân Quả có nhiều điều kiện phức tạp đối với việc xác định Nhân và Duyên, cho nên vấn đề Nhân Quả trong thế giới vô hình rất dễ bị giới tiêu cực tín ngưỡng tôn giáo lợi dụng và mê tín hóa.  Bấy giờ,Nhân Quả được khéo ngụy biện, cho nên Nhân vô hình dễ là tà Nhân và Duyên vô hình dễ là tà Duyên, tất nhiên sẽ dẫn tới tà Quả.

Hơn nữa, trong thế giới hữu hình còn “tam sao thất bổn”, thì thế giới vô hình có lẽ chỉ có “nhất sao thất bổn”. Không ít kẻ lợi dụng thần thông phép lạ để mê hoặc con người, và dẫn tới nhiều hành động phi đạo đức.

Vì thế, chúng ta không lạ gì khi xưa Đức Phật và các đệ tử của Ngài đã thường hạn chế sử dụng thần thông, và từ chối nói hay bàn về các vấn đề siêu hình, ngoại trừ một số câu chuyện về tiền thân hoặc dùng thần thông có liên quan tới việc giáo dục, giác ngộ chân lý cho con người.
Xin xem thêm:
- Mục 1.2.bên trên, ở 4) Bốn làtà Nhân tà Quả
- Bài đọc thêm 4/.Vì sao đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình?”.


2.5. Nhân Quả qua các kinh luận. 
1)Nhân Quả trong kinh Subha (Majjhima Nikaya).
Trong kinh Subha [Subha Sutta(Majjhima Nikaya)] có chép lời Đại Đức A-Nan:
         "Ta thiệt có nghe như vầy: Một thuở nọ, Phật ngự nơi tịnh xá, trong đám cây ông Kỳ-Đà Thái tử, vườn ông Cấp Cô Độc, tại thành Xá-Vệ, có một người thiếu niên tên Subha con của ông Todeyya đi đến chổ Phật ngự, vào đảnh lễ và bạch rằng:
- Bạch Đức Thế Tôn, tại duyên cớ nào mà con người sanh ra lại khác nhau:
+ Có kẻ chết sớm, người lại sống lâu;
+ Có kẻ nhiều bịnh, người lại ít bịnh;
+ Có kẻ vô duyên, người lại hữu duyên;
+ Có kẻ thế cô, người lại quyền lớn;
+ Có kẻ bần cùng, người lại phú túc;
+ Có kẻ thấp hèn người lại cao sang;
+ Có kẻ bất tài, người lại trí thức.
- Người thiếu niên nầy! Ấy cũng bởi Nhân Quả mà ra, cái nhân lành mà con người đã tạo, thì con người hưởng lấy; cái nhân dữ mà con người đã gây, thì con người mang lấy. Cái Nhân là mẹ sanh ra con người cao sang hay là hèn hạ vậy.
- Bạch Đức Thế Tôn, Ngài nói vắn tắt thế ấy tôi chưa được trọn hiểu cái lý Nhân Quả cao sâu, cúi xin Đức Thế Tôn giảng giải rộng thêm cho tôi được tột rõ lý Nhân Quả một cách dễ dàng hơn.
- Người thiếu niên nầy! Vậy ngươi ráng lắng nghe.
- Bạch Ngài tôi hết lòng xin nghe.
Phật bèn giải rằng:
 Người yểu tử:
Đây, người thiếu niên nầy! Kẻ nào trai hay gái, ham sự chém giết, quen thói sát sanh, không lòng nhân từ cùng loài động vật, bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác, do cái nhân dữ đã gieo nên phải đọa vào địa ngục, nhưng nếu tái sanh lại làm người, thì chết yểu tử.
 Người trường thọ:
Đây, người thiếu niên nầy! trái lại kẻ nào trai hay gái, không lòng chém giết, giữ giới sát sanh, tay không cầm khí giới, hằng sợ tội lỗi, có lòng nhơn từ cùng loài động vật, người đó, bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo, nên được sanh trong thượng giới, nếu tái sanh lại làm người, thì được trường thọ.
 Người nhiều tật bệnh:
Đây, người thiếu niên nầy! kẻ nào, trai hay gái, tánh tình hung dữ, thường đánh đập những loài động vật bằng tay, hoặc bằng cây, hoặc bằng khí giới, người đó, bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác do cái nhân dữ đã gieo, nên phải đọa vào địa ngục, nhưng nếu tái sanh lại làm người, thì thường hay đau ốm.
 Người thường mạnh khỏe:
Đây, Người thiếu niên nầy! trái lại kẻ nào trai hay gái, tâm tánh hiền từ, không hay đánh đập những loài động vật, bằng tay, hoặc bằng cây, hoặc bằng khí giới, người đó bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo, được sanh trong thượng giới, nhưng nếu tái sanh lại làm người, thì thường được mạnh khoẻ
 Người vô duyên:
Đây, người thiếu niên nầy! kẻ nào trai hay gái, lòng hay nóng giận, bất bình, hét la, mỗi chút mỗi gắt gỏng, người đó bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác, do cái nhân dữ đã gieo, phải đọa vào địa ngục, nhưng nếu tái sanh lại làm người, thì thường hay buồn bực, mặt mày xấu xa.
Người hữu duyên:
Đây, người thiếu niên nầy! trái lại kẻ nào trai hay gái, không lòng nóng giận, chẳng dạ bất bình, hét la, cằn nhằn, người đó bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo, được sanh trong thượng giới, nhưng nếu tái sanh lại làm người, thì sắc mặt thường hay vui vẻ xinh đẹp.
Người thế cô:
Đây, người thiếu niên nầy! kẻ nào trai hay gái, thấy người khác giàu sang, danh tiếng, được thiên hạ kiêng vì yêu mến, tùng phục, mà sanh lòng ao ước ganh gổ, người đó, bởi cách hành động không lành ấy, sau khi thác, do cái nhân dữ đã gieo, phải đọa vào địa ngục, nhưng nếu tái sanh lại làm người, thì phải chịu thế cô quyền yếu.
 Người quyền lớn:
Đây, người thiếu niên nầy! Trái lại kẻ nào trai hay gái, không lòng ganh gổ, thấy người khác giàu sang, danh tiếng, được thiên hạ kính vì, yêu mến, tùng phục mà không lòng ao ước, ghét ghen, người đó, bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo thì được sanh trong thượng giới, nhưng nếu tái sanh lại làm người thì được quyền cao thế trọng.
 Người bần cùng:
Đây, người thiếu niên nầy! kẻ nào trai, hay gái, không lòng bố thí vật ăn, nước uống, thuốc men, y phục, giường nằm, chỗ ở, dầu đèn cho các bậc Sa Môn, hay Bà la môn; người đó, bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác, do cái nhân dữ đã gieo, phải đọa vào địa ngục, nhưng nếu tái sanh lại làm người, thì phải bần cùng khổ não.
 Người phú túc:
Đây người thiếu niên nầy! kẻ nào trai, hay gái, thường hay bố thí vật ăn, nước uống, thuốc men, y phục, nơi nằm, chỗ ở, dầu đèn cho các bậc Sa môn hay Bà la môn; người đó, bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo, được sanh trong thượng giới, nhưng nếu tái sanh lại làm người, thì được giàu có.
 Người hèn hạ:
Đây, người thiếu niên nầy, kẻ nào trai hay gái, có lòng khinh rẻ, không chào hỏi những người đáng chào, không nhường chỗ cho những người đáng nhường; không nhường đàng cho những người đáng nhường, không kính trọng những người đáng kính trọng, người đó, bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác do cái nhân dữ đã gieo, phải đọa vào địa ngục, nhưng nếu tái sanh lại làm người, thì phải chịu bề hèn hạ.
 Người cao sang:
Đây, người thiếu niên nầy! kẻ nào trai hay gái, không lòng khinh rẻ, hay chào hỏi những người đáng chào, tiếp rước những người đáng tiếp rước, nhường chỗ ngồi cho những người đáng nhường, nhường đàng đi cho những người đáng nhường, kính trọng những người đáng kính trọng, người đó, bởi các hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo, được sanh trong thượng giới, nhưng nếu tái sanh lại làm người thì được sang cả.
 Người bất tài:
Đây người thiếu niên nầy! kẻ nào trai hay gái, không tìm kiếm các thầy Sa môn hay Bà la môn để học hỏi như vầy: Bạch thầy, đạo đức là thế nào? Lành là thế nào? Dữ là thế nào? Điều nào đáng chê? Điều nào đáng khen? Điều nào nên làm? Điều nào không nên làm? Làm điều nào cho tôi được trong sạch và yên vui? Người đó bởi cách hành động chẳng lành ấy, sau khi thác, do cái nhân dữ đã gieo, phải đọa vào địa ngục, nhưng nếu tái sanh làm người thì phải chịu bề dốt nát.
 Người trí hóa:
Đây người thiếu niên nầy! trái lại kẻ nào trai hay gái, có lòng tìm kiếm học hỏi nơi các bậc Sa môn hay Bà la môn như vầy: Đạo đức là thế nào? Lành là thế nào? Dữ là thế nào? Điều nào đáng khen? Điều nào đáng chê? Điều nào nên làm? Điều nào làm cho tôi trong sạch và được yên vui? Người đó bởi cách hành động lành ấy, sau khi thác, do cái nhân lành đã gieo, thì được thăng thượng giới, nhưng nếu tái sanh lại làm người, thì được thông minh trí tuệ.
Người thiếu niên nầy, chúng sanh tạo nhân lành thì được hưởng quả lành; bằng gây nhân dữ, thì phải mang quả khổ: cái nhân là mẹ của chúng sanh. Chúng sanh được cao thăng hay bị sa đọa cũng do nơi cái nghiệp mà ra vậy.
Nghe Đức Thế Tôn giải xong rồi, người thiếu niên Subha, con của ông Todeyya, bèn bạch cùng Phật rằng: Hoàn toàn thay, Đức Thế Tôn! cũng như kẻ bị trói mà được mở, như kẻ lầm đàng mà được thấy nẻo chánh, như kẻ mù mà được sáng; như nơi tối mà được đèn, Bạch Đức Thế Tôn, nhờ Ngài chỉ dạy cái lý nhân quả rất phân minh nên tôi mới được rõ thông đàng ngay nẻo vạy. Tôi tình nguyện Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng, xin Đức Thế Tôn nhận chịu cho tôi là kẻ thiện nam, kể từ nay cho đến trọn đời của tôi".

2) Nhân Quả nơi 6 phiền não căn bản của Câu Xá luận.
Theo Luận Câu Xá, có 6 phiền não căn bản là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến.  Dưới đây là cách nhìn Nhân Quả trên 6 phiền não căn bản này trong đời sống con người.
•  Tham lam:  Người thấy tiền của người nổi lòng tham lam, sanh ra trộm cắp, hoặc giết hại người, đó là Nhân; bị nhà chức trách bắt giam và chịu những điều tra tấn đau khố, đó là Quả.
         Người không có tánh tham lam, bỏn xẻn thì tất không bị tiền của trói buộc, tất được thảnh thơi.
Sân hận: Người quá nóng giận đánh đập, chém giết người không gớm tay, đó là Nhân; khi hết giận, đau đớn nhìn luật pháp trừng trị phải chịu khổ, đó là Quả.
         Người không nóng giận, tất được sống trong cảnh hiền hòa, gia đình êm ấm.
•  Si mê:  Người say mê sắc dục, say mê cờ bạc, nghiện rượu không còn biết sự hay dở, phải trái, đó là Nhân; làm cho gia đình lủng củng, thân thể suy nhược, trí tuệ u ám, đó là Quả.
Người không si mê theo sắc dục, cờ bạc, nghiện rượu, tất được gia đình kính nể, trí tuệ sáng suốt, thân thể tráng kiện
•  Kiêu mạn:  Người tự cho mình là hơn cả, khinh bỉ mọi người, chà đạp nhân phẩm người chung quanh, đó là Nhân; bị người ghét bỏ, xa lánh, đó là Quả.
Người không kiêu ngạo thì được mọi người quí chuộng, niềm nỡ tiếp đón, tận tâm giúp đỡ khi mình gặp tai biến.
•  Nghi ngờ:  Người không nhận định rõ sự lý, suốt đời cứ do dự lưng chừng việc này đến việc khác, nghi ngờ tất cả mọi thiện chí trên đời, đó là Nhân; kết cuộc không làm nên được việc gì cả trong đời, đó là Quả.
Người không hay ngờ vực, thì hăng hái trong công việc, được người chung quanh tin cậy và dễ thành tựu trong đường đời.
•  Tà kiến: Người có những thấy biết sai lầm, có những thành kiến cố chấp, đó là Nhân; đưa tới xung đột với người, thất bại trong công việc, đó là Quả.
Người có những thấy biết đúng đắn, có chánh kiến, thì hài hòa với mọi người, có được uy tín và dễ thành công trong cuộc sống.

Xem thêm:
- Phat Hoc Khai Luan - BUDSAS
-Lý nhân quả và ảnh hưởng văn hóa
- Kinh Thiện Ác Nhân Quả - Lời Phật Dạy
- Bài 3: Nhân Quả - THƯ VIỆN HOA SEN
- Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 5: Nhân Quả
- Triết Lý Nhà Phật - Luật Nhân Quả trong Phật Giáo 
 - GIẢI VỄ TÍCH NHÂN QUẢ TÓM TẮT - Phật Giáo Nguyên Thuỷ
-Sách:Nhân Quả: Triết lý trung tâm Phật giáoĐL Trần Nguyên Trung dịch
 
VIDEO
- Nhân Quả || Thầy Thích Trí Huệ
-  Nhân Quả - Thầy Thích Quảng Thiện
- PHDS BS Đỗ Hồng Ngọc kỳ 41 Nhân Quả
- Triết Lý Nhân Quả - Thầy Thích Phước Tiến
- Nhân quả và nghiệp báo- Thích Chánh Định
- Nhân Quả Bài Học Ngàn Đời– Thầy Thích Phước Tiến
- Nhân Quả Có Thật Không- Thầy Thích Phước Tiến 2019
- Nhân Quả 1:Tổng Quan Về Nhân Quả_- Thích Minh Thành
- Nhân Quả 2:Ý Nghĩa và Phân Loại Nhân Quả_- Thích Minh Thành
- Nhân Quả 4:Vấn Đề Đạo Đức Luân Lý Của Phật Giáo_Thích Minh Thành
- Nhân Quả 6: Ý Nghĩa Tương Đối Trong Việc Tìm Hiểu Nhân Quả_Thích Minh Thành
 
 

 
3. Nhân Duyên Quả của Phật giáo Bắc truyền.
Nhân Quả trong Phật giáo Bắc truyền được trình bày theo hai hệ thống luận, đó là Câu Xá luận và Thành Duy Thức luận:
- Câu Xá luận 6 (Đ. 29. No: 1558, tr. 30a-36a) đề xuất ra thuyết Tứ duyên, Lục nhân, Ngũ quả làm nội dung chủ yếu để luận về Nhân Quả.
- Thành Duy Thức luận 8 (Đ. 31, No: 1586, tr. 41b) đề xuất ra thuyết Tứ duyên, Thập nhân, Ngũ quả làm nội dung chủ yếu để luận về Nhân Quả.
Học thuyết Tứ duyên, Lục nhân, Ngũ quả của Câu Xá luận được xem là tư tưởng luận hoàn chỉnh về Nhân Quả của Phật giáo Bắc truyền. Dưới đây là sơ lược về học thuyết này.
3.1. Tứ duyên:
Trong văn học Abhidharma, các luận sư Phật giáo Nam truyền đã phân loại 24 Duyên. Tuy nhiên, theo kinh Trường A-hàm và Luận Thành Duy Thức, các luận sư Phật giáo Bắc truyền có tính thống nhất, đã phân chia Duyên ra thành 4 loại như sau:
1) Nhân duyên(S: Hetu-pratyayā): Là nguyên nhân nội tại trực tiếp sinh khởi. Như từ hạt giống sinh ra mầm, thì hạt giống chính là Nhân duyên của mầm. Nhân duyên cũng chỉ là một trong nhiều điều kiện sinh khởi, cho nên Nhân duyên cũng được hiểu như là một Duyên, chứ chẳng phải là nghĩa của “Nhân cùng Duyên”

Trong Nhân duyên luận của Phật giáo, thông thường điều kiện chủ yếu dẫn đến sinh khởi kết quả gọi là Nhân, còn điều kiện thứ yếu chính là Duyên. Duyên này là điều kiện để cho các pháp sinh khởi và tồn tại.
Theo đó, Nhân(Hetu) là một loại Duyên – Duyên tự thân = Nhân duyên, sinh khởi và hình thành Quả (Phala). Nhân duyên hiện hữu nơi các hiện tượng vật chất và tinh thần và biểu hiện không gian tínhthời gian tính.  
Ví dụ:
- Hạt giống sinh ra mầm: hạt giống(Nhân) là duyên sinh khởi mầm (Quả).
- Con người sinh khởi tư tưởng: con người (Nhân) là duyên sinh khởi tư tưởng (Quả).
Thập Nhị Nhân Duyên qua trình bày giải thích theo “Phần vị duyên khởi” (2 lớp Nhân-Quả trong 3 thời) là một ứng dụng phổ biến của loại Nhân duyên này nơi con người.
 
 

Đồ hình pháp Duyên khởi
[Dependent Origination Charts]
 
2) Ðẳng Vô Gián duyên(S: Anantara-pratīya): Ðẳng Vô Giánduyên hay còn gọi là Thứ Đệ(có trước có sau) duyên. Nghĩa là sự tiếp nối liên tục không bị gián cách, đây là một loại duyên giúp cho Nhân sinh khởi Quả. Nếu bị cách trở gián đoạn tức là thiếu cái duyên này, pháp không sanh ra được.  Đẳng Vô Gián duyên  biểu hiện thời gian tính.
- Chữ ‘Đẳng’ ở đây có nghĩa là ý nghĩ trước đã diệt đi, ý nghĩ sau sinh tiếp, thể dụng của hai ý nghĩ này đồng đẳng (bằng nhau). Ngược lại, nếu một sát-na trước thuộc nhóm tâm thiện, một sát-na sau thuộc nhóm tâm ác, thì tướng của sát-na trước và sau khác nhau không phải đồng đẳng.
- Chữ ‘Vô Gián’ có nghĩa là thời gian của hai ý nghĩ trước sau trong từng các sát-na sinh diệt luôn không gian đoạn. Đối với các hiện tượng tinh thần duyên này ít thích nghi.
Ví dụ:
- Sự học (Nhân) cần được kiên trì lên tục ngày này sang ngày khác không gián đoạn thì mới thành công (Quả).
- Khoai sống (Nhân) luộc mà đốt lửa thật lớn trong ba phút rồi tắt lửa, rồi hai phút sau đốt lửa trở lại rồi lại tắt, cứ như vậy thì không bao giờ khoai chín (Quả). Đó là thiếu Đẳng Vô Gián duyên.
Thập Nhị Nhân Duyên qua trình bày giải thích theo “Sát-na duyên khởi” (Nhân-Quả đồng thời) là một ứng dụng phổ biến của loại duyên này nơi con người.

3) Sở Duyên duyên(S: Alambana pratìtya):  Sở Duyên (Alambana) đi từ động từ gốc lam, có nghĩa là vin vào, dựa vào, nương vào, vướng vào... Như vậy, Sở Duyên là đối tượng, là sự vật đối đãi là một loại duyên để cho cái khác vin vào, dựa vào ... mà sinh khởi. Sở Duyên biểu hiện không gian tính.
Ví dụ:
- Ngoại cảnh là Sở Duyên(sắc duyên) cho Nhãn thức.
- Ngoại âm là Sở Duyên (thinh duyên) cho Nhĩ thức.
- Tất cả các pháp trong quá khứ, hiện tại, vị lai làm Sở Duyên (pháp duyên) cho Ý thức.
Nói theo Duy Thức học (Vijnàptimàtrata Siddhi), cái nào có khả năng dẫn sinh sự nhận thức, thì cái ấy gọi là Sở Duyênduyên.
4) Tăng Thượng duyên(S: Adhipateyam pratìtya): Tăng Thượng có nghĩa là thêm vào. Sự thêm vào là một loại duyên có ảnh hưởng đến sự sinh khởi. Ngoài ba duyên đã kể trên ra, thì tất cả mọi trợ duyên khác tạo điều kiện nguyên nhân để phát sinh ra mọi hiện tượng đều thuộc vào Tăng Thượng duyên.
Tăng Thượng duyên hiện hữu nơi các hiện tượng vật chất và tinh thần và biểu hiện không gian tínhthời gian tính. Đối với Tăng Thượng duyên biểu hiện không gian tính, được phân biệt  làm 2 dạng là duyên thuận và duyênnghịch.
- Tăng Thượng duyên thuận:  Là duyên thuận chiều để cho pháp sinh khởi một cách nhanh chóng từ nhân đến quả.
- Tăng Thượng duyên nghịch:  Là duyên đối kháng làm trở ngại sự sinh khởi của pháp.
Ví dụ:
- Hạt cam với đất, nước và ánh sáng đủ sinh ra cây. Nhưng nếu có chăm sóc (tỉa, bắt sâu, …), bón phân, thì đó là 2 Tăng Thượng duyên thuận giúp cho cây sinh khởi tốt hơn.
- Khi chúng ta muốn có những trái cam thật to, chúng ta hãy ghép cành cây cam vào gốc cây bưởi. Vậy cái kết quả tốt đẹp là những trái cam to lớn, nhiều nước ấy, không phải chỉ do canh cây cam, mà còn do gốc bưởi là Tăng Thượng duyên thuận nữa.
- Hạt lúa là nhân; đất, nước, không khí, ánh sáng, nhân công, là trợ duyên. Nếu trồng lúa mà thiếu nước Tăng Thuận duyên nghịch thì hạt lúa bị lép.
- Lời khích lệ động viên là Tăng Thượng duyên thuận, còn lời chê trách rủa xả là Tăng Thuận duyên nghịch cho kết quả nhanh chậm tương thích nơi việc quản lý người thừa hành.
Tất cả các pháp có thể sinh khởi, tồn tại hay hủy diệt, đều lệ thuộc vào bốn duyên này. Trong bốn duyên, thì Ðẳng Vô Gián duyên, Sở Duyên duyên, Tăng Thượng duyên gọi là biệt tướng, còn Nhân duyên gọi là tổng tướng. Nên khi chúng ta nói Nhân duyên, thì có thể hàm đủ cả ba duyên kia.
Trong luật Nhân-Quả, xét về phương diện thuần vật chất thì chỉ cần 2 loại duyên là Nhân duyên và Tăng Thượng duyên là đủ sinh ra Quả, còn các pháp thuộc về nội tâm đối đãi với ngoại cảnh thì phải hội dủ 4 duyên nói trên.

3.2. Lục Nhân:
Khi chúng ta quán chiếu về một hiện tượng của tâm hay của thân, chúng ta phải quán chiếu đến cội nguồn và phải thấy được bốn loại duyên trên (tức bốn điều kiện). Riêng về loại duyên đầu là Nhân duyên, chúng ta có thêm lý giải về 6 Nhân (Hetu), tức là sáu loại hạt giống của sự hình thành.
Nhân của tất cả các pháp phân ra làm sáu loại như sau:

1) Năng Tác nhân(S: Kāraṇa-hetu):  Là nhân đầu tiên điều động và tạo tác. Năng tác nhân có hai tác dụng:
a/ Hữu lực Năng Tác nhân (cho sức, tăng sức): Có tác dụng dữ lực, nghĩa là tạo cho sức mạnh (empowering), như nhãn căn sinh ra nhãn thức, đất cát sinh ra thảo mộc, song đối với pháp hữu vi, ít giới hạn.
b/ Vô lực Năng Tác nhân (không trở ngại): Có tác dụng bất chướng, nghĩa là không gây chướng ngại (non-resistant), như hư không đối với vạn vật, dành chung cho tất cả pháp vô vi.
Quả có được của Nhân này là Tăng Thượng quả.

2) Câu Hữu nhân(S: Sahabhū-hetu):  Câu Hữu (co-existing) có nghĩa là cùng có mặt, là những nhân có đồng thời với nhau, không có cái nào trước, không có cái nào sau.

Ví dụ như khi ta vẽ một đoạn thẳng AB thì ta thấy đầu A với đầu B đều hiện diện, nếu đầu B không có thì A cũng không có; dù đường ngắn hay dài cũng vậy. Có A là có B, có B là có A; B làm ra A, A làm ra B; B và A cùng có một lần. Câu hữu có nghĩa như vậy. Điều này cũng là đặc tính của những ý niệm có và không, trên và dưới, trong và ngoài, trước và sau, sinh và tử.

Nhân câu hữu với quả gồm 2 loại:
a/ Nhân câu hữu hỗ tương với Quả.
b/ Nhân câu hữu đồng nhất với Quả.
Quả có được của Nhân này là Sĩ Dụng quả.
3)Đồng Loại nhân(S: Sabhāga-hetu):  Đồng Loạitức là cùng chủng loại (of the same kind, same category). Những nhân đó cùng là nhân tốt hay cùng là nhân xấu. Như pháp thiện làm nhân cho pháp thiện, cho đến pháp vô ký làm nhân cho pháp vô ký. Pháp đồng loại này căn cứ vào tánh thiện ác mà lập.
Ví dụ như ta có hạt giống của niềm tin và có thêm hạt giống của niềm vui; tin tưởng đưa đến sự vững chãi và sự vui tươi, và vui tươi lại đưa tới sự tin tưởng và sự vững chãi. Hai nhân đó cùng nâng đỡ nhau, gọi là nhân Đồng Loại.
Quả có được của Nhân này là Đẳng Lưu quả.

4) Tương Ưng nhân(S: Samprayukta-hetu):  Là hai nhân đáp ứng với nhau, cộng tác với nhau (associating). Hai nhân có thể là khác nhau nhưng tương ứng với nhau. Nhân này tiếp ứng, hỗ trợ cho nhân kia để lớn mạnh thì gọi là Tương Ưng.
Ví dụ lúc nhận thức mới phát sinh, tâm cùng tâm sở đồng thời phát khởi hỗ tương nương vào nhau mà tồn tại. Cho nên gọi là Tương Ưng nhân.
Quả có được của Nhân này là Sĩ Dụng quả.
5) Biến Hành nhân(S: Sarvatraga-hetu):  Biến Hành tức là hoạt động khắp nơi, có mặt khắp nơi (all pervading, universal).
Ví dụ như nước có tính cách biến hành, chỗ nào nước cũng có mặt. Trong cơ thể chúng ta, trong cây cối, trong đất, trong không khí đều có nước.
Những tâm hành Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư là những tâm sở biến hành ở đâu cũng có.  Thường chỉ cho phiền não có khả năng biến đi khắp đối với tất cả các pháp nhiễm ô.
Quả có được của Nhân này gọi là Đẳng Lưu quả.

6) Dị Thục nhân(S: Vipāka-hetu):  Dị tức là khác nhau, Thục tức là chín. Chữ Dị có ba hình thức: khác thời, khác loạithay đổi.
a/ Dị = Khác thời: (Dị Thời Nhi Thục) tức là có những nhân chín sớm, có những nhân chín trễ. Ví dụ như xoài và chuối khác nhau, nên khác nhau ở chín nhanh chín chậm.
b/ Dị = Khác loại (Dị Loại Nhi Thục) tức là các nhân không cùng một loại. Ví dụ như xoài và chuối khác nhau; khi chuối chín thì thành ra chuối chín, khi xoài chín thì không thành ra chuối chín.
c/ Dị = Thay đổi (Biến Dị Nhi Thục). Ví dụ khi còn xanh, còn non thì quả nó khác với khi chín. Hạt giống thế này, đến khi thành trái cây chín muồi nó lại khác.
Người ngồi thiền, mới ngồi thì thấy hơi khó chịu, không được thoải mái lắm. Nhưng ngồi được chừng 20, 30 phút thì chuyện thiền tọa đã chín và ta cảm thấy thư thái, an lạc; trong đó đã có nhân Biến Dị Nhi Thục. Ngồi cho đúng phép, có Nhân duyên, Tăng Thượng duyên, Thứ Đệ duyên và Sở Duyên duyên thì ngồi thiền thành công. Tại sao có người trông mong đến giờ để được đi thiền hành, lại có người nghe chuông thiền hành thấy mệt nhọc trong lòng?  Đó là tùy thuộc những thứ Nhân khác nhau.
Nhân nghiệp thiện ác của Quả báo vui khổ trong ba đời khác nhau, nên nhân này gọi là Dị Thục nhân.
Quả có được của nhân này gọi là Dị Thục quả.

       Theo Câu Xá luận bảo sớ 7 thì giữa Tứ duyên và Lục nhân như trên đã nói, thì Năng Tác nhân bao gồm ba duyên là Đẳng Vô Gián duyên, Sở Duyên duyên và Tăng Thượng duyên,
Theo Câu xá luận Quang ký 7 thì Tứ duyên bao quát cả phạm vi rộng rãi, còn Lục nhân thuộc phạm vi hẹp, cho nên Tứ duyên bao hàm cả Lục nhân, ngược lại Lục nhân không thể bao hàm Tứ duyên được.
       3.3. Ngũ Quả:
1) Tăng Thượng quả(S: Adhipati-phala)do Năng Tác nhân mà có.
2) Sĩ Dụng quả(S: Puruṣakāra-phala), do Câu Hữu nhânTương Ưng nhân mà có.
3) Đẳng Lưu quả(S: Niṣyanda-phala), do Ðồng Loại nhânBiến Hành nhân mà có.
4) Dị Thục quả(S: Vipāka-phala), do Dị Thục nhân mà có.
5) Ly Hệ quả(S: Visaṃyoga-phala), do dụng công tu tập mà đạt được, thuộc Vô vi pháp nên không tùy thuộc 6 Nhân kể trên.
Xem thêm:
- LUẬT NHÂN QUẢ
- Nhân quả - Vườn hoa Phật giáo
- Bài 21 Bốn duyên và sáu nhân – Làng Mai
- Bốn Duyên Sinh Các Pháp - THƯ VIỆN HOA SEN
- Chương năm những điều kiện trợ duyên cho thức thứ tám
 

 
4. Những lợi ích của giáo lý Nhân Quả.
Nhân Quả có vị trí rất quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt Nghiệp quả ở mỗi con người, và thiết lập nên một nền tảng đạo đức luân lý nhân bản và tích cực. Nhân Quả theo Phật giáo không phải là định mệnh, cũng không mang tính chất tiền định cố hữu. Nhân-Quả thiết thực về mặt khoa học (lý trí) chứ không mặc định, thiết thực về mặt giáo dục đạo đức (tình cảm) tốt-xấu trong hành động, , mà cụ thể là:
        - Tốt (# thiện):  Hành động nào đó đem lại lợi ích cho mình và cho người (người là cá nhân hay cộng đồng con người).
        - Xấu (# ác):  Hành động nào đó hoặc đem lại lợi mình-hại người, hoặc hại mình-lợi người, hoặc hại mình-hại người.
Điều này cũng khai phóng cho con người một lối đi năng động, tích cực để vượt qua mọi trở ngại của Nghiệp quả, thậm chí có thể chấm dứt bị động trong dòng sinh tử khổ đau ngay tại cuộc đời này. Thực ra, theo lời Đức Phật dạy, tất cả Nghiệp quả từ vô lượng kiếp đã tập trung vào thân năm uẩn này rồi, vấn đề còn lại là hành vi tạo tác nên những Nghiệp mới thông qua sự giao tiếp giữa 6 căn, 6 trần.
Từ đó, lối đi của giải thoát chân thực, thực sự không phải là Nghiệp quả của năm uẩn, mà chính là hành vi tạo tác của năm uẩn. Cho đến khi nào chúng ta ngộ được rằng năm uẩn là Vô ngã, chúng không có tự tánh và không còn chấp thủ năm uẩn là Ta, là Của ta, là Tự ngã của ta (Ngã, Ngã sở, Tự ngã); ngay lúc đó, phiền não được đoạn tận, và Niết-bàn thị hiện. Vì thế, theo ý nghĩa cùng tột, Thanh Tịnh Đạo luận (Visuddhi-Magga) đã chỉ ra:
Không có người hành động, chỉ có hành động.
                         Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
                         Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
                         Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.
Dưới đây là một vài lợi ích thiết thực trong đởi sống từ nhận thức Nhân Quả.
4.1.Luật Nhân Quả tránh cho ta những mê tín dị đoan, những tin tưởng sai lầm vào thần quyền:
Luật nhân quả cho chúng ta thấy được thực trạng của sự vật, không có gì là mơ hồ, bí hiểm. Nó vén lên những màn đen tối, phĩnh phờ của mê tín, dị đoan đang bao trùm sự vật. Nó cũng phủ nhận luôn thuyết chủ trương vạn vật do một vị Thần vô hình sinh ra và có uy quyền thưởng phạt muôn loài theo cách lối Nhân Quả ngụy biện. Do đó, người hiểu rõ luật Nhân Quả sẽ không đặt sai lòng tin tưởng của mình, sẽ không cầu xin một cách vô ích, không ỷ lại thần quyền, không lo sợ, hoang mang.
4.2. Luật Nhân Quả đem lại lòng tin tưởng vào chính con người:
Khi đã biết cuộc đời là do Nghiệp nhân của chính mình tạo ra, mình là người thợ tự xây dựng đời mình, mình là kẻ sáng tạo. Lòng tự tin ấy là một sức mạnh vô cùng quí báu, làm cho con người dám hoạt động, dám hy sinh, hăng hái làm điều tốt cho những kết quả đẹp đẽ.
4.3. Luật Nhân Quả làm cho không chán nản, không trách móc:
Người hay chán nản, hay trách móc, là vì đã đặt sai lòng tin của mình, là do đã hướng ngoại có thói quen ỷ lại ở kẻ khác. Nhưng khi đã biết mình là động lực chính, là nguyên nhân chính của mọi thất bại hay thành công, thì còn chán nản trách móc ai nữa? Đã biết mình là đầu mối như thế, thì chỉ còn lo tự sửa mình, thôi gieo Nhân xấu ác để khỏi phải gặt Quả xấu ác.
VIDEO
- Bài Học Nhân Quả  - SC Hương Nhũ
- Nhân quả - Nhân duyên- SC. Hương Nhũ
 
- Luật Nhân Quả Ba Đời- Thích Thiện Thuận
- LUẬT NHÂN QUẢ  2017- THÍCH THIỆN THUẬN
 
- Trí tuệ về luật nhân quả- Sư Toại Khanh
- NHÂN QUẢ ĐẸP XẤU GIÀU NGHÈO- Thầy Thích Pháp Hòa
 
- Quy Luật Nhân Quả- TT Thích Viên Trí
- Luật nhân quả BIỆT NGHIỆP và CỘNG NGHIỆP – TT. Thích Viên trí
 
- SỰ TIỀM ẨN CỦA NHÂN QUẢ - HT THÍCH GIÁC HẠNH
- LUẬT NHÂN QUẢ BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?- HT. THÍCH GIÁC HẠNH
 
- Nhân quả không sai– TT Thích Nhật Từ
- Vấn đáp:Luật nhân quả - TT. Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Tin sâu luật nhân quả - TT. Thích Nhật Từ
 
- Nói chuyện về Nhân Quả- TT. Thích Chân Quang
- Sự bù trừ của Luật Nhân Quả- TT. Thích Chân Quang
- Luật Nhân Quả trong Đạo Phật - TT. Thích Chân Quang
- Luật Nhân Quả Trong Cuộc Sống- TT. Thích Chân Quang
- Sự giấu mặt của Luật Nhân Quả– TT. Thích Chân Quang
- Ý nghĩa Tự Do theo Luật Nhân Quả - TT. Thích Chân Quang
- Nhân Quả: Chìa khóa của những điều bí ẩn- TT. Thích Chân Quang
 

 
Bài đọc thêm.
1/.Không lầm Nhân Quả(Bất muội Nhân Quả).
Dưới đây là lược truyện ‘‘Tổ Bách Trượng độ Dã Hồ tinh (chồn)” trong tác phẩm Vô Môn Quan của Thiền sư Vô Môn Huệ Khai.
Mỗi ngày Sư (Bách Trượng ) thăng tòa thường có một cụ già theo chúng nghe pháp. Một hôm mọi người giải tán rồi mà cụ không đi. Sư mới hỏi:  "Ông còn muốn hỏi gì ?".
Cụ già đáp:  "Tôi chẳng phải thân người. Đời trước tôi vốn làm trụ trì. Có người tham học hỏi tôi : "Bậc đại tu hành có còn rơi vào Nhân Quả không?". Tôi đáp :‘‘Không rơi Nhân Quả’’ ("Bất lạcnhân quả"), nên bị đọa làm thân Dã Hồ tinh (chồn) đã năm trăm năm. Nay xin Hòa Thượng từ bi chỉ dạy để tôi được giải thoát thân chồn.”
Sư nói : "Ông hỏi lại ta".
Cụ già bèn hỏi : "Bậc đại tu hành có còn rơi vào Nhân Quả không?".
Sư nói : ‘‘Không lầm Nhân Quả !’’ (“Bất muộiNhân Quả”)
Cụ già bèn đảnh lễ và thưa rằng : "Nay nương đại ngôn của Hòa Thượng, tôi đã siêu thoát thân Dã Hồ, tôi ở hang sau núi, xin Hòa Thượng lấy lễ tống táng theo nhà sư cho".
Chú thích:
        Nơi chân lý “Tứ Đế”, Đức Phật đã nêu ra cấu trúc 2 cặp Nhân Quả:
        - Cặp thứ nhất: Với chúng sanh, đó là Khổ - Tập, tức Khổ đau (Quả) do vì tâm Cố chấp, tức tâm Tham-Sân-Si (Nhân).
        - Cặp thứ hai: Với bậc giác ngộ, đó là Diệt – Đạo, tức Hạnh phúc “Niết-bàn” (Quả) do vì tâm Phá chấp, tức tâm đoạn diệt Tham-Sân-Si (Nhân).
Cụ già “chồn” có lẽ đã quên đi Diệt – Đạo, nên xem như đã có tà kiến về Nhân Quả. Bậc tu hành khi chưa giác ngộ-giải thoát thì vẫn bị động đối với Nhân Quả do Mê nghiệp; ngược lại, bậc tu hành giác ngộ-giải thoát thì chủ động đối với Nhân Quả do Tuệ nghiệp.
Xem thêm:
- Chồn hoang của Bách Trượng
- Tổ Bách Trượng Không lầm nhân quả- Kiến Tánh
 
 


2/. Nhân Quả từ kinh Thập Thiện Đạo.



Thập thiện– Wikipedia tiếng Việt

Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo là một quyển kinh nhỏ ghi lại buổi thuyết pháp của Phật cho cả cư sĩ lẫn người xuất gia, nhẫn đến bậc A-la-hán và Bồ-tát. Chúng sanh nào hiểu được, giữ gìn và làm đúng 10 đều thiện này thì khi mất đi sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành (thiên đàng), hoặc nếu như thiếu phước mà sanh lại làm người thì cũng được sanh vào các gia đình giàu sang và đức độ. Ngoài ra, 10 đều thiện này cũng là căn bản đạo đức của những bậc thánh.
Thập Thiện là 10 pháp lành, chia ra như sau:
a)Về Thân có 3: Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật.
b) Về Khẩu có 4: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.
c) Về Ý có 3: Không tham lam, không giận hờn, không si mê.
Dưới đây là lợi ích của 10 pháp lành từ kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo.


1. Không sát sinh (不殺生; S:pāṇāṭipātā paṭivirati).
Không có sự vui mừng nào hơn sự vui mừng khỏi bị giết. Cũng chẳng có ân huệ nào hơn ân huệ không hại mạng.  Cho nên, không sát sanh mà lại phóng sanh là nghiệp lành đứng đầu trong Thập Thiện Nghiệp.
Trong kinh Bồ Tát giới có nói: "Tất cả lục đạo chúng sinh đều là họ hàng ta, cha mẹ ta đã chết đi rồi sanh lại trong nhiều đời nhiều kiếp".
Người hằng ngày không sát sanh thì trong đời sống hiện tại sẽ mở rộng thêm lòng từ bi, là một nhân chánh để tu hành thành Phật. Theo kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo dạy: Nếu ai không sát sinh thì sẽ được 10 điều lợi ích như sau:
1/. Tất cả chúng sinh đều kính mến.
2/. Lòng từ bi mở rộng đối với tất cả chúng sinh.
3/. Trừ sạch thói quen giận hờn.
4/. Thân thể thường được mạnh khỏe
5/. Tuổi thọ được lâu dài.
6/. Thường được Thiên Thần hộ trì.
7/. Ngủ ngon giấc và không chiêm bao, ác mộng.
8/. Trừ được các mối thù oán.
9/. Khỏi bị đọa vào ba đường ác.
10/. Sau khi chết được sinh lên cõi Trời.

2. Không trộm cắp(不偷盜;  S: adattādānādvirati).
Không trộm cắp là không lấy những vật gì không thuộc quyền sở hữu của mình, và người ta không cho mình. Theo kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo dạy: Nếu không gian tham trộm cắp, mà lại làm hạnh bố thí thì Nếu ai không sát sinh thì sẽ được 10 điều lợi ích như sau:
1/  Của cải đầy nhà, không sợ giặc, nước, lửa và con hư phá mất.
2/. Được nhiều người yêu mến.
3/. Không bị người đời lừa gạt.
4/. Được mười phương khen ngợi.
5/. Không lo tổn hại.
6/. Tiếng lành đồn xa.
7/. Ở chốn đông người không sợ.
8/. Của cải, mệnh thọ, sức lực, yên vui, biện tài đầy đủ                      
9/. Thường sẵn lòng bố thí, làm phúc
10/. Sau khi mệnh hết được sinh lên cõi trời.

3. Không tà dục (不邪婬;  S: kāmamithyācārādvirati).
Dâm dật là cái nhân sanh tử luân hồi. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Lòng dâm không trừ, thì không thể ra khỏi trần lao".Còn người tại gia, Phật chỉ ngăn tà dâm, nghĩa là vợ chồng có cưới hỏi chánh thức mới được ăn ở, nhưng phải có tiết độ, không lang chạ, ngoại tình.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo có nói : Người giữ được hạnh không tà dục sẽ được 4 điều lợi ích sau :      
1. Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đều được vẹn toàn.
2. Đoạn trừ hết những sự phiền não, quấy nhiễu.
3. Không ai dám xâm phạm vợ chồng con cái.
4. Được tiếng tốt, người đời khen ngợi.

4. Không nói dối (不妄語;  S: mṛṣāvādātvirati).
Không nói dối là nghĩ thế nào nói thế ấy, trong lòng và lời nói không trái nhau, việc phải thì nói phải, việc quấy thì nói quấy, việc có thì nói có, chuyện không thì nói không.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, người không nói dối mà lại nói lời ngay thật, thì được 8 điều lợi ích sau :
1/. Được thế gian kính phục.
2/. Lời nói nào cũng đúng lý, được người, trời kính yêu.
3/. Miệng thường thơm sạch, nói ra có mùi thơm như hoa.
4/. Thường dùng lời êm ái, an ủi chúng sinh.
5/. Được hưởng lạc thú như ý nguyện, và ba nghiệp đều trong sạch.
6/. Lời nói không buồn giận, mà còn tỏ ra vui vẻ.
7/. Nói lời tôn trọng, được người trời đều vâng theo.
8/. Trí tuệ hơn người.

5. Không nói thêu dệt (不綺語;  S: saṃbinnapralāpātprativirati).
Không nói thêu dệt, nghĩa là không trau chuốt lời nói, không thêu hoa, dệt gấm, không ngọt ngào đường mật, để lung lạc lòng dạ của người, để quyến rũ làm những điều sái quấy.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, người không nói lời thuê dệt sẽ được 3 điều lợi ích sau:
1. Được mọi người yêu mến;
2. Dùng trí tuệ thành thật đáp lời người hỏi;  
3. Có oai đức tốt đẹp, không hư vọng.
6. Không nói lưỡi hai chiều (lưỡng thiệt) (不兩舌; S: paisunyātvirati).
Không nói lưỡi hai chiều, hay nói hai lưỡi, nghĩa là không đến bên nầy nói xấu bên kia, không đến bên kia nói xấu bên này; không đem chuyện người nầy ra dèm pha, mà cũng không khuê chuyện người nọ ra nhạo báng; không làm cho đôi bên san hận đấu tranh, cũng không đứng trung gian gây ác cảm cho hai đàng thù oán. Tóm lại, người không nói hai lưỡi là người không có ác tâm, không dùng lời trái ngược để làm cho những kẻ thân thành thù, gần thành xa.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, người không nói hai lưỡi, sẽ được 5 điều lợi ích sau đây:
1. Được thân không bị ai hại vì không có ý hại người;
2. Được bà con dòng họ không bị hại, không ai phá hại; 
3. Được lòng tin không bị hại, do thuận theo bổn nghiệp; 
4. Được pháp hạnh không bị hại, vì tu kiên cố; 
5. Được thiện tri thức không bị hại vì không dối lừa người.
7. Không nói lời hung ác (不惡口;  S:pāruṣyātprativirati).
Không nói hung ác là không nói những lời hung dữ ác độc, cộc cằn, thô tục làm cho người nghe khó chịu; không mắng nhiếc làm cho người nghe hổ thẹn, tủi đau v.v...

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, người không nói lời hung ác mà lại nói lời ôn hòa, được 8 điều lợi ích như sau:Trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, nói: người không nói  lời độc  ác sẽ  được 8 điều lợi ích :
1. Lời nói không sai pháp, không trái lẽ thường
2. Lời nói luôn luôn có lợi ích  
3. Lời nói luôn đúng chân lý
4. Lời nói nào cũng khôn khéo,đẹp đẽ
5. Lời nói dễ lĩnh hội nghe theo được 
6. Lời nói được mọi người tin dùng 
7. Lời nói không ai có thể chê 
8. Lời nói được ưa thích, yêu mến.
8. Không tham muốn (不貪欲;  S: abhidhyāyāḥprativirati).
Ở đời, có 5 món dục lạc, mà người ta thường tham muốn nhất là: tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. Ngũ trần dục lạc ấy, thật ra, vui ít mà khổ nhiều, như:
- Tham tiền của phải đày đọa thân sống, đôi khi còn dùng những phương tiện bất chính, để thâu tóm về mình, và khi mất thì lại vô cùng đau khổ.
- Tham sắc thì tồn tiền nhiều, lại mất sức khỏe và hao tổn tinh thần; nhiều khi lại tìm những mưu chước tồi tệ để thỏa lòng ước muốn; nếu không được, lại đam ra ghen tương, thù hận, giết chóc.
- Tham danh vọng, quyền tước thì phải vào lòn ra cúi, lao tâm khổ trí, mất ăn bỏ ngủ, đôi khi lại còn làm trò cười cho người chung quanh.
- Tham ăn uống cao lương mỹ vị, thì bị nhiều bịnh khó trị, thân thể mệt nhọc, mạng sống không thọ.
- Tham ngủ nghỉ, ngủ sớm dậy trưa, thì trí não hóa đần độn, tối tăm.
Ngũ dục lạc chính là những nguyên nhân chính ràng buộc kiếp người vào vòng sanh tử, Luân hồi, sa đọa.
Người không tham muốn những thứ ấy, là người biết tu hành Thiểu Dục và Tri Túc. Thiểu Dục là muốn ít; Tri Túc là biết đủ. Người Thiểu Dục, Tri Túc thì có một đời sống giản dị, thanh cao và an toàn.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, người không tham đắm dục lạc thế gian sẽ được 5 điều công đức tự tại sau:
1. Ba nghiệp thân, khẩu, ý được tự tại, vì nhân các căn được đầy đủ.
2. Của cải được tự tại, vì tất cả giặc thù đều không làm hại được.
3. Phước đức tự tại, vì khi tâm muốn gì đều được như ý.
4. Ngôi vua tự tại, vì các của cải quí báu đều được người đem đến dâng hiến.
5. Được hưởng phần lợi gấp trăm lần mình đã định, vì kiếp trước mình không có lòng bỏn xẻn.

9. Không giận hờn (不慎恚;  S: vyāpādātprativirati).
Không giận hờn là vẫn giữ sự bình tĩnh, điềm đạm, nhu hòa trước những cảnh trái ý nghịch lòng. Giận hờn là một tánh xấu rất tai hại, nó như một ngọn lửa dữ, đót cháy cả mình lẫn người chung quanh. Kinh Phật có câu:  "Một niệm giận hờn nổi lên, thì trăm, nghìn cửa nghiệp chướng đều mở. Lửa tức giận một phen phát ra, liền đốt tất cả rừng công đức".
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, người nào không giận tức, thì được 8 điều công đức:
1/. Tâm không tổn não.
2/. Tâm không giận hờn.
3/. Tâm không tranh giành.
4/. Tâm được nhu hòa, ngay thẳng.
5/. Tâm được từ bi như Phật.
6/. Tâm thường làm lợi ích và an ổn cho chúng sanh.
7/. Thân tướng được trang nghiêm, mọi người đều tôn kính.
8/. Có đức nhu hòa, nhẫn nhục, sau được lên cõi Trời Phạm Thiên.

10. Không si mê (不邪見;  S: mithyādṛṣṭi-prativirati).
Không si mê là biết phán đoán rành rẽ, nhận định rõ ràng, đúng đắn, không cố chấp theo sự hiểu biết riêng của mình, không tin những thuyết không hợp chơn lý, nhất là không mê tín dị đoan.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, người không si mê, thì thành tựu được 10 điều công đức sau:
1/. Được niềm vui chân thiện và bạn bè chân thiện.
2/. Tin sâu nhân quả, thà bỏ thân mạng chớ không làm điều ác.
3/. Chỉ quy y theo Phật, không quy y theo ngoại đạo.
4/. Tâm được ngay thẳng chính kiến.
5/. Thường sinh lên cõi Trời, khỏi bị đọa ba đường ác.
6/. Phước huệ không lường, thường tăng lên mãi.
7/. Dứt hẳn đường tà, chăm tu chính đạo.
8/. Không còn lòng chấp ngã, bỏ hết các nghiệp ác.
9/. Trụ nơi chính kiến.
10/. Khỏi bị nạn dữ.

NHÂN QUẢ THẬP THIỆN 
                                  
Nhân
Giữ Thiện
Nhân
Tiến thiện
Quả 
  1. THÂN  
Không sát sanh, không phá hoại môi trường Cứu sanh, chăm sóc môi trường, con người, cây cỏ Khỏe mạnh, trường thọ
Không tước đoạt, ngay thẳng Giúp đỡ, chánh thiện thí Giàu sang, an ổn
Không tà dâm, quan hệ bất chính, đa dâm Tu tập Tinh – Khí – Thần Xinh đẹp, hạnh phúc
  2. KHẨU  
Không nói dối gạt, chân thật Nói lời chân thật mang đến lợi ích Uy thế, tiếng tăm
Không nói xảo ngôn thêu dệt Nói đúng sự thật, giúp mọi người hiểu được vấn đề Mọi người kính mến
Không nói hai chiều, ly gián, nịnh hót Nói lời hòa hợp, trung thực thẳng thắng Mọi người kính nể, mang  ơn
Không nói thô tục, ác độc Nói lời lịch sự, cao đẹp Mọi người tôn trọng
  3. Ý  
Không còn gian tham, bỏn xẻn (tham) Thí xã, rộng rãi Vô lượng phước báu
Không còn nóng nảy thù vặt (sân) Từ tốn, nhẫn nhịn,  nhẫn nại Vô lượng duyên lành
Không còn mê muội, thụ động (si) Học hỏi, trau dồi tri thức, năng động Vô lượng trí tuệ
 
Xem thêm:
- Thập Thiện Nghiệp - Luật - THƯ VIỆN HOA SEN
- Luận về Mười điều lành trong Kinh Hành thập thiện! - Phật giáo
 

3/. Nhân Quả: Bài học ngàn vàng.
Xưa có một vị hiền giả nêu ở giữa chợ một tấm bảng như sau:
Ai chịu trả một ngàn lượng vàng, Tôi sẽ bán cho một bài học”.
Tấm bảng treo đã nhiều ngày mà không ai thèm hỏi đến. Một hôm, một vị vua, nhân đi dạo chơi ngang qua chợ, trông thấy, động tánh hiếu kỳ, mới đến chỗ hiền giả, lấy một ngàn lượng vàng, hỏi mua bài học ấy.
Sau khi nhận đủ số vàng, nhà hiền triết đưa bài học ra. Bài học vỏn vẹn chỉ có một câu giản dị như sau: “Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”.
Các quan tùy tùng thấy vậy, xầm xì với nhau: "Nhà vua bị gạt! Một câu nói như thế, có hay ho gì đâu mà phải mua đến một ngàn lượng vàng?".  Trong lúc đó, nhà vua cũng phân vân, không hiểu bài học giản dị ấy, tại sao lại đắt giá đến thế?

Khi về cung, nhà vua cứ suy nghĩ mãi về câu nói ấy. Trong lúc ấy như mọi đêm khác, trong cung đều có mở yến tiệc linh đình, cung phi mỹ nữ ca hát suốt đêm, để nhà vua mặc tình vui chơi với tửu sắc. Nhưng hôm nay, vì bị bài học của nhà hiền triết ám ảnh, bắt vua suy nghĩ:
"Nếu ta say mê tửu sắc mãi như thế này, thì kết quả sẽ ra sao? Thân thể sẽ suy nhược tinh thần tiều tụy và mau chết, việc triều đình phế bỏ, rồi sẽ đi đến chỗ mất nước, dân chúng trở thành nô lệ cho ngoại bang, đời đời nhục nhã và khổ đau! ..."

Nhận thấy rõ cái kết quả xấu xa nguy hiểm của tửu sắc như thế, vua liền truyền lịnh dẹp ngay yến tiệc, ca hát, và bắt đầu từ đó vua lo chỉnh đốn lại nước nhà, sửa sang binh bị...
Hai năm sau, một nước láng giềng đem binh đến cướp nước, nhà vua nhờ sớm giác ngộ, lo xây dựng cho nước được hùng cường, nên đã đuổi lui được quân giặc. Bấy giờ nhà vua mới tự bảo: "Bài học của nhà Hiền triết quý giá lắm! Một ngàn lượng vàng còn rẻ".
Nhà vua bèn ra lịnh chép bài học ấy, dán khắp tất cả mọi nơi, cho đến mâm cơm, chén nước cũng truyền khắc vào.

Một hôm có người trong hoàng thân muốn tiếm đoạt ngôi vua, nên thuê quan Ngự y một số tiền lớn để thừa lúc vua đau, tráo dâng thuốc độc. Lãnh tiền xong, quan Ngự y sau khi chế thuốc độc xong, lén rót vào chén, định dâng lên vua uống, nhưng khi nhìn thấy mấy chữ khắc trong chén "Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau", quan Ngự y sực tỉnh và suy nghĩ: "Tội thí vua này, nếu bị phát giác ra, sẽ bị tru di tam tộc, chứ không phải tầm thường".

Quan Ngự y sau khi xét kết quả việc làm của mình gớm ghê như thế, nên đã đổ chén thuốc và thú tội với nhà vua. Nhà vua thấy quan Ngự y đã biết ăn năn hối cải như thế, nên rộng lòng ân xá và còn ban cho một số tiền bạc to tát nữa. Nhờ bài học này, nước nhà khỏi mất, dân tộc khỏi làm nô lệ cho ngoại bang, nhà vua khỏi chết, nên vua cho bài học này là vật báu vô giá.


4./ Vì sao đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình?    
Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc siêu hình thiếu thực tế. Đức Phật thấy rõ, những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu, hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán; và nếu có trả lời thì tí nh hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật. Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
Kinh dạy rằng, một hôm có một du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đến chỗ Đức Phật, bạch rằng: “Thưa Tôn giả Gotama, Thần ngã có không?” Đức Phật im lặng, không trả lời. “Như vậy, thưa Tôn Giả Gotama, Thần ngã không có chăng (1)?”. Đức Phật vẫn giữ im lặng. Ở thời Đức Phật, những du sĩ ngoại đạo giống như Vacchagotta không phải là ít, lúc họ cùng nhau bàn luận thường đưa ra những vấn đề huyền học để tranh luận. Những vấn đề tranh luận thường xoay quanh mười chủ đề sau:
- Liên quan đến vũ trụ:
1- Vũ trụ vĩnh hằng?   
2- Vũ trụ không vĩnh hằng?  
3- Vũ trụ hữu hạn?     
4- Vũ trụ vô hạn?

- Liên quan đến vấn đề vật lý học và tâm lý học:
5 – Thân và tâm là một vật đồng nhất?
6- Thân là một vật và tâm là một vật?

- Liên quan đến vấn đề cảnh giới chứng ngộ của Đức Phật:
7- Sau khi chết Đức Phật tồn tại?  
8- Sau khi chết Đức Phật không tồn tại?     
9- Sau khi chết Đức Phật vừa tồn tại vừa không tồn tại?  
10- Sau khi chết Đức Phật vừa không tồn tại vừa không không tồn tại?


Đức Phật đã dạy rằng những câu hỏi như thế chỉ hoàn toàn dựa vào những lý do trừu tượng chung (huyền hoặc) nên không có câu trả lời. Ngài bảo chúng bị che đậy bởi tính không có ý nghĩa hoặc rối rắm không đầu không cuối của chúng. Những vấn đề trên đều triền miên không thể nói hết tận nguồn gốc của chúng.
Tại sao Đức phật không trả lời những câu hỏi huyền hoặc ở trên? Trước hết, vì những vấn đề này không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật. Phật giáo thời kỳ đầu, Đức Phật thường nhấn mạnh vào việc tu trì để đắc giới định huệ và nhấn mạnh giáo lý khổ, vô thường, vô ngã. Những pháp này có mục đích giúp mọi người hiểu được cái khổ và phương pháp diệt khổ, nhiệm vụ bức thiết nhất của chúng ta là diệt trừ khổ não, vì vậy Đức Phật giải thích những pháp này là để lợi lại trong việc tu tập, làm cho mọi người xả ly, trừ chấp ngã, an tịnh, chứng đắc giải thoát giác ngộ.

- Trong bốn vấn đề liên quan đến vũ trụ, cho dù vũ trụ hữu hạn hay vô hạn, vĩnh hằng hay không vĩnh hằng, chúng đều không có ích lợi gì cho việc giải thoát khổ đau của nhân loại. Đức Phật đã dạy rằng:
“Này Vaccha, nghĩ rằng thế giới là vô thường… thế giới là thường… thế giới vô biên… thế giới là hữu biên… sinh mạng và thân thể là một… sinh mạng và thân thể là khác… Như lai có tồn tại sau khi chết… Như lai không tồn tại sau khi chết… Này Vaccha, nghĩ rằng Như Lai không có tồn tại và không không có tồn tại sau khi chết, như vậy là tà kiến, là hý luận kiến, là tranh chấp kiến, … chỉ đưa đến khổ, đến tàn hại, đến não hại, … chứ không hướng đến xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết- bàn. Này Vaccha, Ta thấy có sự nguy hại này mà ta không chấp nhận  những tri kiến như vậy (2)?”
- Hai vấn đề tiếp theo về thân thể vật lý và tâm lý của con người, cho dù có đồng nhất hay không thì cũng chịu sự chi phối của vô thường, tan rã, khổ đau, sanh tử luân hồi. Theo Đức Phật thì tất cả các pháp đều vô ngã, cho nên vấn đề thân và tâm của ngoại đạo có đặt ra đồng nhất hay khác nhau, cũng không thể nào thiết thực đối với giáo lý năm uẩn vô ngã của Đức phật.

 - Tiếp đến là những vấn đề liên quan đến cảnh giới chứng đắc của Đức Phật. Cảnh giới này đối với hạng người phàm phu thì không thể hiểu hết, cho dù Đức phật có dùng bất kỳ ngôn ngữ hay cách diễn đạt như thế nào cũng không giúp người nghe hiểu hết được. Vì vậy, những vấn đề huyền hoặc ở trên đều không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật, không liên quan đến những tu hành phạm hạnh, chúng không có ích lợi cho việc tu tập thân tâm đạt đến cảnh gới giác ngộ như Đức Phật. Do đó, khi có người hỏi về những vấn đề liên quan đến những tình huống như trên Đức Phật đều im lặng .

Đối với Đức Phật, những vấn đề huyền học sẽ đưa chúng ta đi vào mê trận, làm cho chúng ta mất phương hướng, mọi tranh luận đều là hý luận vô bổ không mang lại lợi ích cho việc tu học và làm rõ chánh kiến. Hơn nữa, tranh luận chỉ mang đến phiền não vì không thỏa mãn với câu hỏi đã đề ra và càng làm cho con người trở nên rối rắm.
Thời Đức Phật còn tại thế, có một Tỳ-kheo tên là Man đồng Tử (Malunkya), một hôm lúc ban trưa ngồi thiền quán bổng nhiên đứng dậy di về phía hương thất của Đức Phật, sau khi đảnh lễ Đức Phật, rồi ngồi qua một bên, thưa rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn, con đang ngồi thiền một mình, bỗng nhiên khởi lên một niệm, có mười vấn đề mà bấy lâu nay Ngài chưa giải thích rõ với chúng con. Mỗi khi chúng con hỏi Ngài về những vấn đề này thí Ngài đều im lặng. Con cảm thấy không vui khi Ngài làm như thế. Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay nếu Ngài giải thích rõ mười vấn đề trên thì con tiếp tục sống đời sống xuất gia tu hành phạm hạnh; nếu Ngài vẫn giữ im lặng thì con mất hết tín tâm không tiếp tục tu hành nữa. Nếu Thế Tôn biết thế giới này là vĩnh hằng, thì xin Ngài nói cho con được rõ. Nếu thế gian này không vĩnh hằng, thì lý do tại làm sao? Nếu Ngài đối với những vấn đề này mà không biết thì trực tiếp nói là không biết ”(3)

Đức Phật dạy:
“Con thật mê muội ! buổi ban đầu có phải là không hiểu những vấn đề huyền hoặc này mà con đi xuất gia không? Lúc con đi theo Ta tu hành phạm hạnh, Ta có hứa sẽ nói cho con biết những vấn đề này không?”.
Man Đổng Tử trả lời:“ Bạch Đức Thế Tôn, không”

Đức Phật dạy:“ Như vậy con chưa được Như Lai trả lời thì con đã chết rồi. Này Man Đồng Tử, giả như có người bị trúng tên độc bị thương, người thân của người này muồn nhổ mũi tên ra và đưa đến bác sĩ, nhưng người kia không muốn cho người nhà nhổ mũi tên ra trừ phi biết ai đã bắn tên này. Người bắn mũi tên thuộc giòng họ Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Phệ-xá, hay Thủ-đà-la. Hắn cao, thấp, hay vừa, da của hắn nâu, trắng đen hay vàng; hắn ở thành xóm ấp làng nào ?  Tôi không muốn nhổ mũi tên ra trừ phi tôi biết tôi bị loại cung tên nào bắn trúng, dây cung làm bằng gì, loại tên hình như thế nào, làm bằng chất liệu gì … Này Man Đồng Tử, người kia chưa kịp biết rõ đáp án thì đã chết rồi. Cũng như vậy, nếu có người hỏi, tôi không theo Đức Thế Tôn tu hành phạm hạnh nữa trừ phi Ngài trả lời cho tôi về những điều vũ trụ có vĩnh hằng hay không, người kia chưa được Như Lai trả lời thì đã chết rồi”. “Vì đời người ngắn ngủi, nếu ai bị những vấn đề huyền hoặc này mà suốt ngày phiền não, cố chấp không xả, muốn tìm cho đến ngọn nguồn, thì càng ngày càng vào mê lộ, cuối cùng không đi ra được(4).

Một ý nghĩa giáo dục ở đây là những đòi hỏi không cần thiết thì có thể chứng minh điều đó là có hại đến tinh thần. Đối với những vấn đề huyền luận như trên Đức Phật hoàn toàn không để ý .

Hơn nữa, do ngôn từ có tính hạn chế, người phàm phu không thể thông qua ngôn ngữ để hiểu được hay diễn đạt được hết nhửng vấn đề hyền hoặc. Ngôn ngữ do con người sáng tạo dùng để biểu đạt những cảm nhận, kinh nghiệm và tư tưởng mà mình thể nghiệm qua các hiện tượng và sự vật. Ngôn ngữ là tín hiệu để diễn đạt nhận thức về sự vật và ý niệm của chúng ta, nó là phương tiện để thuyết minh sự hiểu biết của chúng ta nhưng cũng không vượt ra khỏi hạn cục của thời gian, không gian. Trong kinh Lăng Già đã dạy: “Người ngu chấp vào văn tự như con voi bị sa lầy không thoát ra được”.

Cuối cùng, Đức Phật tùy cơ thuyết pháp, Ngài không dùng những gì mang tính huyền hoặc để thuyết giảng, cũng không trả lời bằng cách phô trương kiến thức, mà với lòng từ bi và trí huệ, Ngài chú ý vào thực tiễn để giáo hóa chúng sanh, đưa họ ra khỏi mê hoặc cố chấp, giúp người vấn nạn đi vào  chánh đạo. Lúc thuyết pháp, Đức Phật tùy cơ hóa độ, quán xét trình độ, căn cơ, tính cách và khả năng nhận thức của đối tượng nghe pháp để dẫn dắt chỉ dạy .

Qua những tình huống trả lời những câu hỏi mà người khác đặt ra với Đức Phật, chúng ta thấy Đức Phật đã dùng bốn hình thức như sau để trả lời:
- Thứ nhất là Thế giới tất đàn:  Là các tiêu chuẩn căn cứ trên những nhận thức phú hợp với cuộc sống của con người ở thế giới này để nói mặc dù không phải là tuyệt đối.
- Thứ hai là Vị nhân tất đàn:  Là do con người mà nói như vậy, phù hợp với lề lối, suy nghĩ, nhận thức và văn hóa của con người như vậy nên tùy thuận để nói Pháp.
- Thứ ba là Đối trị tất đàn:  Là tùy theo hoàn cảnh nhận thức của chúng sinh mà Đức Phật đặc biệt nói cho họ nghe pháp để làm cho họ phản tỉnh.
- Thứ tư là Đệ nhất nghĩa tất đàn:  Là nói tiêu chuẩn tuyệt đối vế chân đế, sự thật, dù người không hiểu có phản đồi cũng không sao.

Ngoài ra, trước mọi điều huyền hoặc, Đức Phật luôn giữ im lặng hơn cả mọi hùng biện. Với từ bi và trí huệ, Đức Phật giữ im lặng nhưng vẫn lân mẫn quan tâm đến người gặp nạn, cứu hộ thoát khỏi khốn cảnh khi thấy đủ duyên .

Có nhiều sách vở học giả Phật giáo về sau cố giải thích những điều mà Đức Phật đã im lặng, cố gắng đặt vấn đề phải chăng Đức Phật có giải thích những vấn đề huyền hoặc này? Chúng ta cũng không cần có một kết luận nào, nhưng chúng ta có một điều có thể khẳng định rằng pháp mà Đức Phật biết thì nhiều hơn pháp mà Đức Phật đã nói. Trong kinh điển còn ghi lại, một hôm Đức Phật nắm một nắm lá trong tay và hỏi các đệ tử rằng:
“ Này các Tỳ-kheo, trong tay Ta nhiều lá hay trong rừng nhiều lá ?”. Các Tỳ-kheo trả lời: “ Bạch Đức Thế Tôn, lá trong tay Thế Tôn rất ít so với là trong rừng ” Đức Phật dạy: “ Cũng như vậy, những pháp mà Như lai chứng biết như lá trong rừng, còn những pháp mà Như lai nói cho các vị như lá trong nắm tay này, chỉ có một ít, những pháp mà Như lai nói rất hữu hạn. nhưng tại sao Như lai không nói hết? Vì chúng không có ích, không hướng dẫn mọi người chứng đắc Niêt-bàn. Đó là nguyên nhân mà Như lai không nói hết những pháp đó (5)”.

Như vậy những điều này không phải Đức Phật không biết, mà vì Đức Phật quán thấy sự hạn chế của ngôn ngữ, không thể dùng ngôn ngữ bình thường để diễn đạt một cảnh giới siêu việt .

Đại Trí Độ luận và Câu Xá luận có nói đến 14 trường hợp còn gọi là 14 nạn (6), tương tự với những vấn đế siêu hình ở trên, đều nói Đức Phật không trả lời. Nguyên nhân là:
1 – Những vấn đề này đều hư vọng không thật;
2 – Các pháp vốn không ‘thường’ cũng không ‘đoạn diệt’;
3 – Những câu hỏi này chỉ dẫn đến tranh luận, hý luận vô bổ, không có ích cho việc tu hành cầu tiến. Do đó, Đức Phật không trả lời.

Tóm lại, Đức Phật luôn giữ im lặng đối với những vấn đề siêu hình hay huyền học mà luôn luôn đề cao tinh thần thực tiễn. Cho nên trong Phật giáo đối với những vấn đề siêu hình không phải là không thể nghiên cứu. Nhưng quá thiên trọng về huyền hoặc thì sẽ thêm nhiều phiền não và dẫn đến không lối thoát vì tính rối rắm của chúng. Do đó trong quá trình nghiên cứu Phật pháp hoặc giải thich cho người khác hiểu Phật giáo chúng ta nên học theo Đức Phật, kết hợp nhiều yếu tố hiện thưc và nhu cầu của xã hội hiện đại để giải thích làm sao cho dễ hiểu, ứng dụng Phật pháp vào đời sống sinh hoạt hằng ngày, hạn chế tranh luận về những vấn đề siêu hình để phô trương kiến thức mà không đem lại một kết quả nào. Làm khác đi, chúng ta chỉ lãng phí thời gian tranh luận từ ngày này qua ngày khác.

THIỆN CHÁNH
Chú thích:
1- Tham khảo Kinh Trung Bộ, số 72.       
2- Sđd.     
3Tiểu kinh Malunkya (Kinh Trung Bộ, số 63 ).       
4- Sđd; Tham khảo Kinh Tiển Dụ (Trung A Hàm, số 221).       
5- Tham khảo Kinh Lá Rừng Simsapà (Tương Ưng 5631). 
6Đại Trí Độ Luận quyển 2, Đại Chánh Tân Tu, số 1509 và Câu Xá luận quyển 19 , Đại Chánh Tân Tu, số 1558.          

 

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***
 

Huy Thai gởi