Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 

Những người sợ ông Elon Musk là ai?





  • Thứ sáu, 29/04/2022
  •   

Cách đây không lâu, ông Elon Musk được coi là siêu anh hùng khoác áo choàng của nền tự do vì sự ủng hộ của ông đối với năng lượng xanh và xe hơi điện.

Nhưng chính xác thì tại sao chứ? Đây là những gì ông Musk nói khi tiếp quản thành công Twitter:

“Tự do ngôn luận là nền tảng của một nền dân chủ đang hoạt động, và Twitter là quảng trường thành phố kỹ thuật số, nơi các vấn đề quan trọng đối với tương lai của nhân loại được tranh luận. … Twitter có tiềm năng to lớn – tôi mong muốn được hợp tác với công ty và cộng đồng người dùng để khai mở nền tảng này.”

Điều đó nghe có vẻ đe dọa với quý vị không? Ai có thể phản đối tranh luận cởi mở hơn và tự do hơn trên các nền tảng xã hội?

Câu trả lời là một phần của nước Mỹ đã bị thao túng bởi một nghị trình cấp tiến không chịu dung thứ cho bất kỳ ai có ý kiến hoặc quan điểm trái ngược.

Điều đặc biệt gây thất vọng là một số cuộc tấn công ác ý nhất chống lại sứ mệnh đưa Twitter trở nên dung hòa của ông Musk lại đến từ Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) và Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI). Thậm chí họ còn chỉ trích ông là một “người theo chủ nghĩa tự do ngôn luận tuyệt đối.” Ngày xửa ngày xưa ở một thiên hà xa xôi, những nhóm này là những người bảo vệ thận trọng cho chủ nghĩa tự do ngôn luận tuyệt đối.

Giờ đây, họ sợ hãi rằng một người nào đó ở đâu đó vào một lúc nào đó có thể phát ngôn xúc phạm họ. Họ không hiểu rằng không ai có quyền hiến định để không bị xúc phạm bởi những gì người khác nói hoặc viết. Tôi bị xúc phạm bởi một nửa những điều tôi nghe và thấy trên MSNBC và CNN. Nhưng tôi sẽ đấu tranh để bảo vệ quyền của họ được nói những gì họ làm.

Tu chính án thứ Nhất chính xác là ĐẦU TIÊN trong Tuyên ngôn Nhân quyền để bảo vệ quyền biểu đạt ý kiến của mỗi người — ngay cả khi ý kiến đó có thể gây tranh cãi hoặc thậm chí là sai. Làm thế nào khác để chúng ta có được những cuộc tranh luận trung thực và kích thích tư duy một lần nữa ở Mỹ với chính sách khóa miệng mới này?

Một số người bên cánh tả lo rằng ông Donald Trump sẽ sớm quay trở lại Twitter, mạnh mẽ bày tỏ quan điểm ba hoặc bốn lần mỗi ngày. Nếu quý vị không muốn thấy điều đó, hãy xóa các tweet của ông ấy khỏi nền tảng của quý vị. Tôi có quyền nói; quý vị có quyền không nghe.

Tôi chúc ông Musk gặp nhiều may mắn với tham vọng tạo ra một nền tảng truyền thông xã hội cởi mở và trung thực, giúp thúc đẩy cuộc trò chuyện/tranh luận văn minh và đầy đủ thông tin.

Thật đáng sợ khi những người cấp tiến cánh tả lại sợ điều đó. Họ tuyên bố rằng mục tiêu của họ là chặn “phát ngôn thù hận.” Chỉ hai tuần trước, một cựu binh Lục quân, người đã tốt nghiệp đại học bằng sự chăm chỉ của bản thân cô, nói trên LinkedIn rằng thay vì nhận tiền cứu trợ từ người đóng thuế cho khoản nợ vay sinh viên, thì mọi người nên cảm thấy có trách nhiệm phải trả các khoản vay sinh viên của chính mình — như cô ấy đã làm. Nội dung này đã bị gán nhãn “phát ngôn thù hận” và đã bị gỡ xuống.

Có lẽ điều đang xảy ra ở đây là cánh tả không muốn tham gia vào bất kỳ cuộc tranh luận nào bởi vì họ biết rằng họ không thể thắng trong cuộc tranh luận nếu bên kia được phép nói.

Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Ông Stephen Moore là thành viên cao cấp tại FreedomWorks và là đồng sáng lập của Ủy ban Khai phóng Thịnh vượng. Ông từng là cố vấn kinh tế cao cấp cho ông Donald Trump. Cuốn sách mới của ông có nhan đề: “Govzilla: How the Relentless Growth of Government Is Impoverishing America” (“Govzilla: Sự Phát Triển Không Ngừng của Chính Phủ Đang Làm Mỹ Nghèo Đi Như Thế Nào”).

Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo 
bản gốc từ The Epoch Times


____________


Đỗ Hứng gởi