Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Những thông tin quan trọng sau khi Mỹ đánh bom Iran
 
 
Quốc hội Iran vừa bỏ phiếu thông qua đề nghị đóng eo biển Hormuz – nơi chiếm 20% lượng dầu toàn cầu.
 
- Để trả đũa sau khi Mỹ ném bom 3 cơ sở hạt nhân Iran 22/6.
 
- Chiến dịch Midnight Hammer của Mỹ, dùng bom GBU-57 và máy bay B-2 đánh trúng Fordow, Natanz và Isfahan.
 
Trump tuyên bố: “Đã xóa sổ hoàn toàn”.
 
Nghị sĩ Esmaeil Kowsari xác nhận: “Quốc hội đã thống nhất rằng Hormuz phải bị đóng.”
 
- Nhưng quyền quyết định cuối cùng thuộc về Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao và cần Lãnh tụ Khamenei duyệt.
 
- Hội đồng này gồm 23 người, do Tổng thống Pezeshkian làm chủ tịch, và phải bảo đảm lợi ích quốc gia, an ninh – đặc biệt trong tình hình chiến tranh leo thang như hiện nay.
 
Eo biển Hormuz là họng dầu thế giới:

- Rộng 33km, nhưng tàu chỉ đi được 3km mỗi chiều
 
- Mỗi ngày 17–18 triệu thùng dầu đi qua
 
- Nếu bị chặn: giá dầu có thể lên 130-150 USD/thùng, và hàng tỷ USD giao thương sẽ tắc nghẽn
 
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Iran khó dám đóng thật:
 
- Chính Iran cũng đang xuất cảng dầu qua đó, nguồn thu chính của đất nước
 
- Trung Quốc, khách hàng lớn nhất mua 90% dầu Iran, sẽ giận tím mặt
 
- Mỹ có Hạm đội 5 sẵn sàng phản đòn từ Bahrain
 
- Việc này dễ bị coi là tuyên bố chiến tranh toàn cầu vì ảnh hưởng tới giá dầu, Lạm phát, GDP của nhiều nước.
 
Nhưng nếu quyết làm thật, Iran có thể dùng:
 
- Mìn biển, UAV, tên lửa chống tàu
 
- Tấn công mạng, chặn tàu, hoặc gây rối có kiểm soát
 
- Phó Tổng thống Mỹ JD Vance gọi đây là hành động tự sát kinh tế.
 
- Ngoại trưởng Mỹ Rubio kêu gọi Trung Quốc ép Iran suy nghĩ lại.
 
Tóm lại:
 
- Đóng eo Hormuz thì dễ, nhưng đóng luôn nền kinh tế Iran theo thì hơi mệt.
 
- Iran có thể đang ném đá dò đường, nhưng có vẻ như đá này ném xuống
bát nước mắm trong mâm cơm, nơi mà cả thế giới đang ngồi ăn!
 
 Kịch bản 1: Xung đột được kiểm soát
 
- Iran trả đũa hạn chế, Mỹ không dội thêm, và dầu mỏ không bị ảnh hưởng
trực tiếp.
 
- Giá Brent dự kiến tăng nhẹ lên 80–85 USD/thùng.
WTI: khoảng 76–81 USD .
 
- Lạm phát toàn cầu có thể tăng 0,3–0,6 điểm phần trăm.

 Kịch bản 2: Iran ngừng sản xuất dầu (khả năng thấp)
 
- Nếu Iran bị phá hỏng hệ thống xuất cảng 1,75 triệu thùng/ngày, giá Brent có thể vọt lên 90–100 USD .
 
- Mỹ sẽ chịu lạm phát khoảng 4–4,5%.
 
- Toàn cầu: tăng khoảng 1%.
 
Kịch bản 3: Iran chặn eo biển Hormuz (khả năng thấp nhất)
 
 
Eo biển Hormuz, nằm giữa Iran và bán đảo Oman, là tuyến đường biển chiến lược quan trọng bậc nhất thế giới.
 
Mỗi ngày, khoảng 20–25% lượng dầu mỏ toàn cầu – tương đương gần 17 triệu thùng/ngày – được vận chuyển qua đây.
 
- Đây là nơi vận chuyển 20% dầu toàn cầu. Nếu bị đóng, thế giới có thể khát dầu
 
- Dự báo giá dầu của JP Morgan, Rabobank, Oxford Economics: khoảng 130 - 150 USD/thùng
 
- Mỹ có thể chứng kiến CPI lên gần 6% và bị chặn luôn khả năng cắt lãi suất 2 lần còn lại của FED trong 2025 .
 
Với mỗi 10 USD tăng của giá dầu, lạm phát toàn cầu tăng thêm 0,3–0,5 điểm phần trăm
 
Còn nếu giá dầu tăng gấp đôi,
 
- GDP Mỹ và Đức giảm khoảng 5%,
Pháp giảm 3%
 
- Việt Nam và các nước mới nổi giảm 5%
 
- Trung Quốc dễ trúng đạn kinh tế nhất
 vì nhập 45% dầu qua Hormuz
 
- Châu Âu thì lệ thuộc LNG từ Qatar, còn Ấn Độ – Hàn Quốc cũng lạnh sống lưng nếu Hormuz bị khóa
 
Phan nguyển:
Chắc Iran cũng hiểu là họ muốn làm gì thì làm là không được , vì ngoài Do thái còn có Mỹ và đồng minh của Mỹ , không lẻ khoanh tay đứng nhìn khi
không có dầu , phong tỏa eo biển Hormuz thì hải quân của Iran sẻ bị xóa sổ.


___________________


Đặng Hữu Phát gởi