Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
Niềm tin



Belief Confidence



 



***


Nội dung.

1. Khái niệm về niềm tin.

- Tín = Tin(信;  E: to believe, to have confidence in;  F: croire, avoir confiance).

- Tín = Niềm tin(信;  E: belief, confidence;  F: croyance, confiance, conviction).

1.1. Niềm tin ở cấp độ tình cảm – Đức tin.

1.2. Niềm tin ở cấp độ lý trí – Uy tín, Chánh tín.

2. Bản chất và phân loại niềm tin.
2.1. Bản chất của niềm tin và lý trí.
                              1) Niềm tin (E: belief;  F: croyance):
                        2) Lý trí (E: intelligence,reason;  F: intelligence, raison).
                              => Sự tự tin (E: self-confidence;  F: confiance en soi)
              
2.2. Phân loại niềm tin.
                    1) Niềm tin tốt (E: good belief;  F: bonne croyance).
                              - Đức tin (có thể thiện hay ác).
                              - Chánh tín  - Sùng tín.
                    2) Niềm tin xấu (E: bad belief;  F: mauvaise croyance).
                              - Mê tín        - Cuồng tín

3. Niềm tin trong lĩnh vực Tâm lý và  Xã hội.
          3.1. Niềm tin trong Tâm lý học.
3.2. Niềm tin trong Xã hội học.
            3.3. Một vài ý tưởng về niềm tin.
4. Niềm tin trong lĩnh vực tôn giáo.
4.1. Niềm tin tôn giáo.
            4.2. Các giai đoạn phát triển niềm tin tôn giáo.
4.3. Biểu hiện thực tế về niềm tin tôn giáo.
                              - Tích cực và Tiêu cực     - Trí tuệ và Mù quáng.
5. Niềm tin Nho giáo Tín .
5.1. Niềm tin về giáo dục.
                    - Văn, Hạnh, Trung, Tín.
5.2. Niềm tin về chính trị.
                    - Thượng hiếu tín, tắc dân mạc cảm bất dụng tình.
5.3. Niềm tin về kinh tế.
          - Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi.
6. Niềm tin Ki-tô giáo.
6.1. Niềm tin Kitô giáo = Đức tin (信仰;  E: Faith;  F: Foi).
                    - Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả.” (Mac 9.23)
- Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga.20;29)
6.2. Nội dung cơ bản của Đức tin.
                    - Chúa Ba Ngôi.
- Kinh Tông đồ hoặc kinh Nicene hay kinh Athanasius.
6.3. Tiến trình rèn luyện Đức tin.
7. Niềm tin Phật giáo.
          7.1. Niềm tin Phật giáo.
                        1) Niềm tin và Ngờ vực (= Tín và Nghi).
                    2) Phân loại niềm tin theo đạo Phật.
- Theo nhận thức về chân lý và đạo đức.
+ Chánh tín 正信      +Tà tín邪信
                              - Theo căn trí của hành giả.
                                       + Giải tín 解信          + Thâm tín 深信


3) Phân loại tự tin theo đạo Phật – Tứ tự tín四自信

                              - Bốn niềm tự tin của một vị Phật.
                              - Bốn niềm tự tin của một vị Bồ-tát.
7.2. Chánh tín (正信;  P: Samma-saddhā; S: Samyak-śraddhā;  E: Right belief;  F: Croyance juste)..
1) Chánh tín Tục đế.
          2) Chánh tín Chân đế.
7.3. Giải tín.
                 1) Tuỳ pháp hành (P:  dhammānusarin;  S: dharmānusarin).
                        2) Tuỳ tín hành(P: saddhānuracin;  S: śraddhānusarin).
                                   - Ngũ căn – Ngũ lực.
                      - Tam Bảo:  Phật-Pháp-Tăng.
7.4. Chánh tín trong các hệ và tông phái đạo Phật.
                    1) Chánh tín trong Phật giáo Nam truyền.
                        2) Chánh tín trong Phật giáo Bắc truyền.
                                            - Thiền tông:  =>     - Chánh tín.    - Kinh điển chính.
                                   - Tịnh tông:   =>     - Chánh tín.    - Kinh điển chính.
                                   - Mật tông:     =>     - Chánh tín.    - Kinh điển chính.

Bài đọc thêm:   Nghi

 
NBS: Minh Tâm 5/2010 (hiệu chỉnh và bổ sung 3/2014, 01/2017; 3/2021).
 

“Bao rắc rối nơi thế giới không phải do những người biết rất ít, mà vì họ "biết" rất nhiều điều không phải là như vậy”.

The trouble with the world is not that people know very little, but that they "know" so many things that aren't so".                                                                                                           

Mark Twain

 

1. Khái niệm về niềm tin.

Tín信là từ gốc Hán, có nghĩa là chấp nhận, không nghi ngờ một sự vậthayhiện tượng nào đó, cho là có thật, là đúng sự thật. Mà thực ra, sự vật hayhiện tượng đó chưa chắc là có thật hay đúng sự thật.

Tín là một động từ hay danh từ:

-Tín = Tin(E: to believe, to have confidence in;  F: croire, avoir confiance).

- Tín =Niềm tin(E: belief, confidence;  F: croyance, confiance)

Tínđược xem là mộtđiểm tựa quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi con người trong đời sống đạo đức xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo hay khoa học.

Tín có đối tượng là sự vật hayhiện tượng chưa thấy hay chưa biết và có thể thấy được theo các đặc điểm tâm lý:

1.1.Niềm tin ở cấpđộ tình cảm– Đức tin.

Có những sự vật – hiện tượng chưa thấy hay chưa biết một cách cụ thể mà mình vẫn tin. Niềm tin này không cần phải suy luận, thẩm sát hay chiêm nghiệm ..., được xem là sự “phán đoán” để biểu lộ thái độ của mình. Hình thức tín này biểu hiện thuần ở dạng nối kết với đối tượng (là sự vật – hiện tượng), và thường thấy ở các lứa tuổi nhi đồng hay ở các tôn giáo hữu thần. Ở các tôn giáo hữu thần, tín còn gọi là Đức tin(= niềm tin tốt).

Ví dụ:  

1/.Hình ảnh của các nhân vật và sự kiện trong các truyện cổ tích được lứa tuổi nhi đồng ở giai đoạn phát triển tình cảm, cảm nhận và tin là có thật.

Tấm Cám – Wikipedia   

 Cây tre trăm đốt – Wikipedia 

VIDEO

Tấm Cám - Truyện cổ tích

Cây Tre Trăm Đốt - Chuyện Cổ Tích Việt Nam

2/.Hình ảnh của một Thượng Đế tạo ra con người và mọi sự vật, Thượng Đế có toàn quyền thưởng phạt theo ý muốn, được người theo Ấn Độ giáo, Ki-tôgiáo, Hồi giáo ... cảm nhận và tin là có thật.

Shangdi - Wikipedia
Thượng đế – Wikipedia tiếng Việt

God - Wikipedia

Thiên Chúa – Wikipedia tiếng Việt

3/.Hình ảnh luân hồi được người theo Phậtgiáocảm nhận và tin là có thật.

 

Samsāra - Wikipedia

Luân hồi – Wikipedia tiếng Việt

 [Theo Công ty Khoa học Năng lượng Tâm thức TOTHA]

_________


Lưu ý:  Trên đây có lẽ chỉ là định lượng biểu kiến. Có tài liệu cho rằng từ một cõi, qua hành động tạo tác, có thể biến hiện qua 5 cõi còn lại. Ngoài ra , mỗi cõi còn có những mức định lượng cao thấp khác nhau.

Như thế, sự vật – hiện tượng mà chưa thấy hay chưa biết thì có thể có thật hay không có thật, đúng sự thật hay không đúng sự thật.  Sự vật – hiện tượng đã thấy hay đã biết thì không còn nói là tin nữa.

Ví dụ:         - Không còn nói: “Tôi tin là có mặt trời” .

                                    - Không còn nói: “Tôi tin là mọi sự vật – hiện tượng không mãi tồn tại”.         

1.2. Niềm tin ở cấp độ lý trí – Uy tín, Chánh tín.     

Có những sự vật – hiện tượng chưa thấy hay chưa biết... cụ thể mà mình vẫn tín,nhưng trước khi tín thì có vận dụng đến lý trí để suy luận, tư duy, thẩm sát, chiêm nghiệm ...Hình thức tín này thường thấy trong quan hệ xã hội, khoa họchay ở các tôn giáo vôthần, và thường gọi là Uy tínvới đối tượng (là sự vật– hiện tượnghay con người). Ở các tôn giáo vôthần, tín còn gọi làChánh tín, đó làniềm tincó nền tảng lả Chánh tri kiến, là chân lý khách quan – tức lẽ thật khách quan.

Sơ đồLuân hồi(輪迴:  lang thang, trôi nổi do bị động trong sinh tử)

Ví dụ:  Trong ví dụ trên, người theo đạo Phật có căn tính tình cảm, vì chỉ   tin luân hồi là có thật, không phải động não. Vì thế, việc tin luân hồi được xem như là một nhận thức có nhiều hạn chế.

Với người theo đạo Phật có căn tính lý trí, thì sự kiện luân hồi phải được giải thích theo một logic có thể chấp nhận được và tương thích với nguyên lý căn bản Duyên khởi chẳng hạn. Nguyên lý này được xem là nhận thức chân lý trong đạo Phật, và sự kiện luân hồi theo đó có thể được lý giải như sau.

  Con người cùng mọi sự vật là do các hợp duyên tương tác mà hình thành và luôn chuyển hóa biến đổi, sinh sinh hóa hóa vô cùng vô tận: luân hồi.  Cái mà con người gọi là thưởng phạt thực ra chỉ là những dạng  tương tác chuyển hóa trong chuỗi duyên hợp, thường gọi là chuỗi Nhân Quả hay nói đủ hơn là chuỗi Nhân Duyên Quả, mà con người cảm nhận cho là thuận hay nghịch, tốt hay xấu, hạnh phúc hay khổ đau … theo các yếu tố duyên tạo tác – là hành động của chính mình trong cuộc sống .v.v. ,  bởi trong đó lý Nhân Quả có thể kiểm nhận qua các giác quan thông thường. Hơn nữa, lý Nhân Quả còn có thể cảm nhận qua nguyên lý thứ I Nhiệt Động Lực Học về chuyển hóa năng lượng trong Vât lý học.

2. Bản chất và phân loại niềm tin.
2.1. Bản chất của niềm tin và lý trí.

1) Niềm tin(E: belief, confidence;  F: croyance, confiance): Có ý nghĩa như là sự chấp nhận một sự vật-hiện tượng nào đó cho là có thật, là đúng sự thật. Nhưng sự chấp nhận này chưa chắc là có thật, là đúng sự thật.  Tuy nhiên trong thực tế, con người vẫn xem niềm tin như là điểm tựa cho cuộc sống. Bởi từ niềm tin này, sẽ là kết quả ảnh hưởng đến sự sống của chính mình.
Niềm tin là một thuộc tính tâm lý (psychological attribute) với nhận thức cảm tính thường được gọi là tình cảm. Đó là một loại hiện tượng tâm lý (psychological phenomena), thể hiện tính nương tựa, thụ động đồng hành cùng hình thức biểu trưng trừu tượng như lễ nghi chẳng hạn, mà đại diện là các nhà truyền giảng tôn giáo.

2) Lý trí(E: intelligence,reason;  F: intelligence, raison):  Là quá trình tâm lý (psychological process) với nhận thức lý tính (lý trí). Đó là một loại hiện tượng tâm lý thể hiện tính suy tư-lý luận (= suy lý), chủ động đồng hành cùng các hình thức thực nghiệm cụ thể, mà đại diện là các nhà triết học, khoa học.

Y học ngày nay đã hé mở cho chúng ta thấy rằng, nơi khối óc trong từng con người, bán cầu trái chuyên về lý trí, ngôn ngữ và bán cầu phải chuyên về trực giác, tình cảm.  Lý trí hay niềm tin đều tạo nên tiềm năng lớn đưa tới hành động cho dù đó là tích cực hay tiêu cực, lợi hay hại.
 
NIỀM TIN => Mong muốn => Hành động/Nỗ lực => Phát huy tiềm năng => Kết quả
Nhiều nghiên cứu ngày nay cho rằng niềm tin được xem là hình thành bởi hai yếu tố cơ bản là suy nghĩ (tri thức) và cảm xúc.  Suy nghĩ là yếu tố khởi động của niềm tin, nhưng để có thể có được niềm tin, chủ thể cần có cả cảm xúc trong quá trình nhận thức.  Sự tích hợp giữa suy nghĩ - cảm xúc - hành động tạo cho chủ thể một niềm tin làm nên động lực tinh thần.  Biến thể của niềm tin là sự tự tin(self-confidence), đó là tin vào chính mình, vào khả năng của mình.  Khi con người tự tin sẽ có nhiều niềm tin hơn vào cuộc sống hiện tại, vào tương lai, và sẽ tạo ra ý chí quyết tâm thúc đẩy hoạt động.

Sơ đồ niềm tin (confidence)
 
  Sơ đồ kết cấu sự tự tin (self-confidence)
 
Tính cách con người đối với các tính chất:
- Tự tin (自信;  E: self-confidence;  F: confiance en soi) thuộc lý tính.
- Tự tôn (自樽-自重;  E: self-esteem;  F: estime de soi) thuộc cảm tính.
[Xin xem:  Khoa học hành vi (Behavioral science)]

2.2. Phân loại niềm tin:  Có thể tạm phân làm 2 loại niềm tin với hai tính chất định tính và định lượng kèm theo như sau.

1) Niềm tin tốt(E: good belief;  F: bonne croyance):  Đó là niềm tin, mà khi sống với nó, sẽ đem lại lợi ích thực tế về vật chất và tinh thần cho chính mình và thế giới bên ngoài. Trí tuệ được xem là đầu mối của niềm tin tốt. Không thể nhân danh hay hứa hẹn những ảo tưởng của niềm tin, mà thực tế là gây ra biết bao đau khổ, sợ hãi và tăm tối cho thế giới sống này.
 
Có một số từ chỉ tính chất cho một niềm tin tốt là:
- Đức tin(信仰;  E: faith;  F: foi):  Đó là niềm tin mang tính đạo đức, được xem là có tính thiện hay hướng thiện, nhưng thực tế chưa chắc là thiện.  Do đó, kết quả của hành động xuất phát từ  niềm tin này có thể là thiệnhoặc ác.  Niềm tin này bắt nguồn từ động lực của tình cảm, xem nhẹ lý trí.  Thường thì Đức tin chỉ cho niềm tin trong tôn giáo hữu thần.
- Chánh tín(正;  E: right belief;  F: croyance juste):  Đó là niềm tin mang tính chân thực, nghiệm đúng những suy nghĩ trên thực tế. Niềm tin này bắt nguồn từ động lực của lý trí, thường trước đó sự vật-hiện tượng nào đó chưa thấy hay chưa biết, sẽ được phân tích bằng phán đoán lý trí hợp lý nào đó và thực tế sẽ nghiệm lại tính đúnghay sai. Thường thì Chánh tín là những niềm tin nơi các nhà khoa học …

Trong tôn giáo vô thần như Phật giáo chẳng hạn, Chánh tín là niềm tin đặt trên chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi.

Như vây, để gọi là niềm tin tốt, có lẽ niềm tin này phải thỏa đủ 3 tính chất là đạo đức, chân thựcnói trên, đồng thời cũng đem lạilợi lạc thực sự cho thế giới sống này.
         
- Sùng tín(崇信;  E;F: devotion):  Đó là niềm tin tốt thể hiện với tinh thần kính trọng và ngưỡng mộ có tính chuyên chú, mạnh mẽ nơi một giá trị đem đến nhiều điều lợi ích.  Sùng tín thường đề cao yếu tố lý trí chân thựcbằng sự giáo dục mang tính khai phóng.
 
2) Niềm tin xấu
(E: bad belief;  F: mauvaise croyance):
         
Có thể nói rằng niềm tin xấu là ngược lại với niềm tin tốt.  Đó là niềm tin mà trong đó thiếu vắng một trong 3 yếu tố:  Đạo đức – Chân chánh – Lợi lạc.  Thật vậy, khi thiếu 1 trong 3 yếu tố này thì 2 yếu tố còn lại dễ trở thành ảo tưởng hay giả dối để lường gạt và làm hại cho thế giới sống. Si mê được xem là đầu mối của niềm tin xấu.

Một số dạng niềm tin xấu thường gặp:
          - Mê tín(迷信;  E;F: superstition):  Đó là niềm tin xấu và thường được chỉ cho niềm tin thiếu vắng yếu tố chân chánh, niềm tin này là sự thừa nhận bằng phán đoán cảm tính và thật sự không hiểu điều mình tin là gì, sau đó là những tai hại đưa đến từ những niềm tin này. Thường đây là những niềm tin nơi các đồng bóng, tôn giáo …
           - Cuồng tín(狂信;  E: bigotry;  F: bigoterie):  Đó là niềm tin xấu mãnh liệt, điên cuồng, mù quáng nơi một giá trị sai lầm, gây ra nhiều tai hại bằng bạo động, khủng bố và chiến tranh dưới mọi hình thức nhân danh.  Cuồng tín thường khởi nguồn từ mê tín, hạ thấp giá trị lý trí chân chánh bằng sự giáo dục mang tính nhồi sọ. Thường đây là những niềm tin được thấy nơi các tôn giáo và các chủ nghĩa chính trị …
          Tóm tắt:  Niềm tin có thể tạm diễn đạt là một hàm định lượng với các biến tố tình cảm, lý trílợi ích thiết thực (lợi lạc) như sau:
Niềm tin tốt =  Nt [Đđ(tình cảm) + Chth(lý trí) + Ll].
Niềm tin xấu =  Nt [Đđ+Chth= Nt [Đđ+ Ll= Nt [Chth+ Ll].
Trong đó:  Nt: Niềm tin;    Đđ:Đạo đức;    Chth: Chân thực;    Ll: Lợi lạc.
 
3. Niềm tin trong lĩnh vực Tâm lý và  Xã hội.
         
3.1. Niềm tin trong Tâm lý học.
Những thành tựu trong nghiên cứu của tâm lý học hiện đại về quá trình hình thành niềm tin đã cho ta một số những kết quả sau:

1/. Niềm tinlà thuộc tính tâm lý (psychological attribute), đó là một dạng của hiện tượng tâm lý (psychological phenomena) thể hiện xu hướng của nhân cách nặng về tình cảm. Vì thế, có thể nói niềm tin thuộc phạm trù tâm lý-đạo đức

2/.Niềm tinchi phối nhận thức và hành vi của cá nhân và là cơ sở của cái Tôi của chủ thể. Vì thế niềm tin rất khó thay đổi hay từ bỏ ở cá nhân cũng như trong xã hội, kể cả những lúc sự thật đã rành rành chứng minh là sai.  Chỉ khi nào hình thành niềm tin mới thì cái cũ mới biến đi. Nói cách khác, đây chính là sự chuyển hóa nội tâm.

Điều này cũng đã được triết gia Đức là Arhur Schopenhauer (1788-1860) nhấn mạnh: "Mọi tín lý, bất kể là vô lý tới đâu, khi cấy vào con người từ nhỏ, chắc chắn là ở trong đó suốt đời" (Any dogma, no matter how extravagantly absurd, inculcated in childhood, is sure to retain its hold for life.)

Thật vậy, thông thường một con người từ lúc mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành phải trải qua các giai đoạn phát triển sau:
- Giai đoạn 1 –  Vật chất:  bắt đầu từ lúc mới sinh cho đến hết cuộc đời.
- Giai đoạn 2 – Tình cảm:  bắt đầu từ lúc nhận biết phân biệt và hình thành mối kết nối với những phán đoán như lạ-quen, thích-ghét, … cho đến hết cuộc đời.
- Giai đoạn 3 – Lý trí:  bắt đầu từ lúc biết suy nghĩ hay tìm hiểu khi tiếp xúc thế giới xung quanh hình thành mối kết nối với những phán đoán như đúng-sai, … cho đến hết cuộc đời.
Con người sẽ ngày càng hoàn thiện với yếu tố sau cùng của giai đoạn 3, và có thể nói rằng nền giáo dục hướng tới việc hoàn thiện lý trí chính là nền giáo dục khai phóng.  Ngược lại, mọi lý do kiềm hãm yếu tố lý trí này là đồng nghĩa với kiềm hãm con người và đần độn hóa con người; và thứ giáo dục vô tình hay hữu ý này chính là thứ giáo dục nhồi sọ đầy bệnh hoạn.
Vì thế, niềm tin càng gắn liền với hiểu biết của lý trí thì càng ít mù quáng (mê tín).

Tuy nhiên, niềm tin thuần ở mức độ tình cảm thì cũng có thể thay đổi theo thời gian, bởi phán đoán tình cảm chỉ với giá trị có tính cách tương đối.  Đây là một sự thật mà thực tế có thể nghiệm ra.

          Ví dụ:  Tin nơi một tôn giáo, một chế độ chính trị, một con người … dễ dàng thay đổi theo thời gian do hình thức phản cảm hay nội dung sai lệch, mâu thuẫn, nông cạn …

 3/. Niềm tinhình thành lâu dài do được lập đi lập lại thường xuyên trong hoạt động giao tiếp, trong các quan hệ xã hội và các trải nghiệm của bản thân.  Tính chất này đã được áp dụng trong các hình thức thôi miên, quảng cáo, giáo dục nhồi sọ tư tưởng chủ nghĩa…
4/. Niềm tintạo nên sức mạnh ý chí giúp cho con người ít hoang mang, dao động trước các tình thế khó khăn xảy ra, và do đó hành động đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, sức mạnh của niềm tin có thể là sức mạnh xây dựng, tích cực tạo lợi ích hay cũng có thể là thứ sức mạnh hủy duyệt, tiêu cực, tạo tổn hại.

Vấn đề sức mạnh của niềm tin cũng từng được khẳng định trong các tôn giáo:
- TrongKi-tô giáo:  “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: “Rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” (Mt 17,20).
- TrongPhật giáo:  “Niềm tin chân chánh là mẹ sinh ra mọi công đức lành – kinh Hoa Nghiêm
Và để củng cố và tạo dựng vững chắc niềm tin tốt, các điều sau đây cần được quan tâm thực hiện:
- Nâng cao dân trí, tri thức khoa học.
- Phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao cuộc sống.
Theo các nghiên cứu thì sinh hoạt tín ngưỡng bản địa, thờ cúng tổ tiên, tôn vinh anh hùng dân tộc, lễ hội dân gian cùng với các tôn giáo lớn du nhập vào Việt Nam đã tác động khá lớn đến niềm tin của xã hội.  Hiện nay, những hình thức niềm tin này vẫn tồn tại và có xu hướng biến đổi cho phù hợp với đời sống mới.
 
3.2. Niềm tin trong Xã hội học.
Theo trên, niềm tin được cho là một trong những phương pháp cơ bản của giáo dục để hình thành một nhân cách nào đó cho con người: trẻ em cũng như người lớn, người bệnh cũng như người khỏe, kể cả sự thay đổi từ niềm tin cũ sang niềm tin mới.

Brian Tracy (1944-…) - Wikipedia

 

NhưBrian Tracy là một chuyên gia hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực phát triển năng lực cá nhân. Ông là diễn giả có khả năng truyền đạt và khơi dậy cảm hứng của khán giả và hướng họ đến thành tích cao nhất và thành tựu nổi trội nhất. Mỗi năm, ông diễn thuyết cho hơn 250 nghìn khán giả về chủ đề phát triển năng lực cá nhân và kỹ năng chuyên môn, trong đó có nhân viên và quan chức cao cấp của các tập đoàn lớn như IBM, PepsiCo, Ford, Feral Express… Tất cả đều cổ xúy cho mục đích thành công và làm giàu trong kinh doanh.
Các chuyên gia về phát triển năng lực cá nhân thường hay chỉ dạy và khích lệ mọi người với những phương châm như là những Quy luật Niềm tin (The Law of Belief):

- “Niềm tin mạnh mẽ có thể giúp những người bình thường làm được những việc phi thường hoặc không tưởng. Ngược lại, niềm tin giới hạn có thể làm thui chột những con người tài năng nhất”.
- “Niềm tin là cái tạo sự khác biệt giữa một cuộc đời vui tươi cống hiến và một cuộc đời khốn khổ hủy diệt. Niềm tin biến một số người thành anh hùng, đang khi một số khác thành những con người cam phận”.
-  “Những gì bạn thực sự tin tưởng bằng tất cả cảm xúc sẽ trở thành hiện thực.

David Moyes và câu chuyện niềm tin
“Niềm tin là dựa trên cơ sở cho và nhận. Khi David Moyes không tin tưởng ai thì sẽ lấy ai tin tưởng ông?!”
 
Một hình thức tạo sức mạnh của niềm tin trong chánh trị.
 
3.3. Một vài ý tưởng về niềm tin:
+Để làm được những điều to tát, đầu tiên bạn phải tin vào nó.To achieve great things you have first to believe it. Arsene Wenger
+ Mất niềm tin là mất tất cảSelf-distrust is the cause of most of our failuresBowee.
+ Niềm tin là sức mạnh của cuộc sốngBelief is the force of lifeL. Tolstoy.
+ Craik.
+ Niềm tin mà không nghi là niềm tin chếtUne foi qui ne doute pas est une foi morteJ. Cassou.
+Nghi ngờ không phải một trạng thái dễ chịu, nhưng tin chắc thì thật ngu xuẩn.Doubt is not a pleasant condition, but certainty is absurd. Voltaire
+ Niềm tin... phải được gia cố bằng lý lẽ... khi niềm tin mù, nó sẽ chết đi.– Faith... must be enforced by reason... when faith becomes blind it dies. Mahatma Gandhi
          +Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học.Society lives by faith, and develops by science.Henri Frederic Amiel
+Cuồng tín là sự bồi thường quá đà cho ngờ vực.–  Fanaticism is overcompensation  for  doubt.Robertson Davies
+
+Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin. Sometimes life is going to hit you in the head with a brick. Don't lose faith  – Steve Jobs.
+Người ảnh hưởng tới bạn là người tin vào bạn.  –The people who influence you are the people who believe in you. Henry Drummond
+ Tôi nhìn nhận cái chết cũng cần thiết đối với chúng ta như giấc ngủ vậy. Chúng ta sẽ sống dậy khỏe khoắn vào buổi sáng … Tôi tin rằng tôi sẽ luôn luôn tồn tại, ở dạng này hay dạng khác. –Benjamin Franklin
Xem thêm:
- "Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học" 
- Sức mạnh không tưởng của niềm tin - Diễn giả Trần Đăng Khoa
 
4. Niềm tin trong lĩnh vực tôn giáo.
4.1. Niềm tin tôn giáo.
Niềm tin là nội dung cơ bản của các tôn giáo. Niềm tin tôn giáo là một dạng nhận thức đặc biệt, dựa trên trực giác, tạo cho con người một cảm nhận thiêng liêng và thăng hoa để tác động đến cuộc sống trần tục. Niềm tin tôn giáo có những đặc tính sau:

1/.Niềm tin tôn giáo có tính chủ quan và siêu lý, nghĩa là không cần lý giải một cách khoa học. Đó là điều kiện để con người đến với tôn giáo. Người theo đạo phụ thuộc vào những giáo lý tín điều, phải tuân thủ những hành vi, phép tắc tôn giáo... quy định. Người ta tin để rồi tin. Tin vào những điều vĩnh hằng, tuyệt đối, một cuộc sống như ý muốn, cuộc sống bất diệt.

2/.Niềm tin tôn giáo có tính thiêng liêng, thể hiện ở những vật thể, những lời thề, những sự kiêng cữ nào đó... thậm chí còn gắn với những con người cụ thể. Ví dụ như người ta thường nói “Thần cây đa, Ma cây gạo...”, một số người được coi là thánh nhân và trở thành đối tượng được thờ cúng như Trần Hưng Đạo được coi là Đức Thánh Trần...

3/.Niềm tin tôn giáo có tính tưởng tượng, liên quan đến thế giới vô hình, đến quyền lực siêu nhiên có thể chi phối tác động vào cuộc sống con người. Con người tạo ra thần thánh không chỉ để tin, không chỉ vì cảm nhận sự bất lực, kém cỏi của bản thân mà còn xuất phát từ nhu cầu muốn được bất tử trong một thế giới vĩnh hằng. Vì vậy không nên nhầm lẫn hoặc đánh đồng giữa tôn giáo với những ý thức hệ, những chủ nghĩa, những lý tưởng... trong cuộc sống đời thường.

4/.Niềm tin tôn giáo có tính độc lập với việc am hiểu nội dung tôn giáo. Trong thực tế có những người không thực hành nghi thức tôn giáo có khi lại hiểu giáo lý nhiều hơn người thực hành nghi lễ tôn giáo đều đặn... Do đó không cần phải có nhận thức giáo lý một cách vững chắc thì mới có được niềm tin sâu sắc. E. Rousseau rất có lý khi ông cho rằng: “Chính cái mơ mơ hồ hồ lại tạo dựng cho Niềm tin tôn giáo, làm cho tôn giáo tồn tại.”

5/.Niềm tin tôn giáo có thể thay đổi trong từng cá nhân, từng cộng đồng mặc dù nội dung tôn giáo có thể không thay đổi. Đối với con người, niềm tin tôn giáo thay đổi theo tuổi tác, theo sức khoẻ hoặc theo những thăng trầm của cuộc sống.
 
               4.2. Các giai đoạn phát triển niềm tin tôn giáo.

James W. Fowler - Wikipedia
James W. Fowler (1940-2015) qua các nghiên cứu của Piaget, Erikson và Kohlberg liên quan đến các khía cạnh phát triển tâm lý ở trẻ em và người lớn, đã đề xuất các giai đoạn phát triển niềm tin tôn giáo trong suốt vòng đời của con người.

Fowler định nghĩa niềm tin tôn giáo là một hoạt động tin tưởng, cam kết và liên quan đến thế giới dựa trên một loạt các giả định về cách một người có liên quan đến người khác và thế giới. Các giai đoạn của niềm tin tôn giáo được diễn đạt như sau:
1/-Trực giác (Intuitive stage => chủ quan):  Đây là giai đoạn nhầm lẫn và có độ ấn tượng cao, thông qua các câu chuyện và nghi lễ (thời kỳ mẫu giáo).
2/-Huyền thoại(Mythic stage):  Đây là giai đoạn cung cấp thông tin được chấp nhận để phù hợp với các chuẩn mực xã hội (giai đoạn đi học).
3/-Tổng hợp(Synthetic stage):  Đây là giai đoạn niềm tin tôn giáo được cụ thể hóa trong hệ thống niềm tin với việc từ bỏ nhân cách hóa và thay thế bằng thẩm quyền trong các cá nhân hoặc nhóm đại diện cho niềm tin của một người (tuổi vị thành niên sớm).
4/-Luận biện(Reflective stage):  Đây là giai đoạn cá nhân dựa trên nhu cầu, kinh nghiệm và nghịch lý, sẽ phân tích phê phán và chọn lọc chấp nhận một trong số những niềm tin tôn giáo hiện có. Sự vỡ mộng hoặc củng cố niềm tin tôn giáo xảy ra trong giai đoạn này. (tuổi trưởng thành sớm).
5/-Tiếp biến(Conjunctive stage):  Đây là giai đoạn con người nhận ra giới hạn của logic, đối mặt với những nghịch lý hay siêu việt của cuộc sống, nên thường quay trở lại những niềm tin tôn giáo để gạn lọc lại. Giai đoạn này được gọi là giải quyết thương lượng trong cuộc sống (khoảng tuổi trung niên).
6/-Phổ cập(Universalizing stage):  Đây là giai đoạn cá nhân "giác ngộ - enlightenment"  bước ra khỏi tất cả các hệ thống niềm tin tôn giáo hiện có và sống cuộc sống với các nguyên tắc từ bi vị tha, phục vụ người khác, không lo lắng và nghi ngờ (tuổi trung niên muộn 45-65 tuổi trở lên).

Nơi đây không đòi hỏi các cá nhân theo đuổi niềm tin tôn giáo phải lần lượt trải qua tất cả sáu giai đoạn. Có khả năng cá nhân rút ngắn các giai đoạn từ 2-5. Giai đoạn 6 là đỉnh cao của sự phát triển niềm tin tôn giáo.
Qua kết quả của Fowler, chúng ta có thể phân tích chúng theo các phạm trù của Tâm lý học như sau:
1/.Giai đoạn tình cảm:  Gồm các giai đoạn 1,2,3 là Trực giác, Huyền thoại, Tổng hợp.  Bấy giờ con người hãy còn ít phát triển và sử dụng lý trí để luận biện mọi sự vật hiện tượng, nên dễ dàng thụ động nằm trong sự bảo bọc của niềm tin tôn giáo.
Tình cảm  =>  Tôn giáo hữu thần
2/.Giai đoạn lý trí:  Gồm các giai đoạn 4,5 là Luận biện, Tiếp biến. Bấy giờ con người có nhiều phát triển và sử dụng lý trí để luận biện mọi sự vật hiện tượng, nên dễ dàng gạn lọc lại niềm tin tôn giáo.
Lý trí  =>  Tôn giáo vô thần
3/.Giai đoạn giác ngộ (chân lý):  Là giai đoạn 6 Phổ cập. Bấy giờ con người nhận chân được lẽ thật của vũ trụ vạn sự vật, chủ động trong mọi nhận thức và hành vi, không còn dính mắc vào niềm tin tôn giáo nữa.
                                       Chân lý  =>  Vượt lên tôn giáo
Dưới đây là các sơ đồ mô tả về cấu trúc hình thành và tương tác giữa niềm tin và các yếu tố tâm ý là tình cảm và lý trí.

Sơ đồ 1:

Quá trình phát triển tự nhiên nơi con người.

Sơ đồ 2:

Xu hướng phát triển niềm tin.

Sơ đồ 3:

Hình thành Hữu tín là hình thức Đức tintrong Hữu thần giáo.

Sơ đồ 4:

Hình thành Vô tín là hình thức Chánh tíntrong Vô thần giáo và niềm tin khoa học.

Sơ đồ 5

Sự hồi tác của niềm tin chi phối vào đời sống tình cảm và lý trí nơi con người.

Lưu ý rằng Vô tín không có nghĩa là không có niềm tin, mà là niềm tin có được sau khi đã được lý trí giám định.
Xem thêm:
- Tôn giáo là gì? - Khoa Nhân học
- Sức mạnh của niềm tin -BÌNH LUẬN
- Tín ngưỡng hay niềm tin tôn giáo -VOER
- Niềm tin tôn giáo tại Việt Nam — Tiếng Việt
- Niềm tin tôn giáo trong đời sống Phật tử - Phatgiao.org.vn
- Nhận thức về niềm tin tôn giáo cho cuộc đời | Người Phật Tử
- THỬ BÀN VỀ NIỀM TIN ĐỜI THƯỜNG VÀ NIỀM TIN TÔN GIÁO
- Tác động của niềm tin tôn giáo đến đời sống tâm lý của Phật tử
 
 
4.3.  Biểu hiện thực tế về niềm tin tôn giáo.
Trong thực tế, các tôn giáo thường tác động sự ám thị (E;F: suggestion) người theo đạo và chỉ dẫn người theo đạo tự kỷ ám thị (E: self-suggestion, auto-suggestion; F: autosuggestion) để niềm tin của họ ngày một thêm vững mạnh, bằng cách đặt ra những lễ nghi thường xuyên như cầu nguyện, suy niệm … nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, chúng ta phải khéo lưu ý về nội dung của sự việc cầu nguyện, suy niệm này, xem nó có xu hướng là tích cực hay tiêu cực, là trí tuệ hay mù quáng

 

Niềm Tin Tôn Giáo Trong Thi Đấu Thể Thao

Kết quả như thế nào khi hai đấu thủ mạnh mẽ cùng một niềm tin tôn giáo?

Chú thích:  1/. Hữu thần thuyết (theism). 2/. Thần thuyết (deism). 3/. Bất khả tri thần thuyết (agnotism).   4/.  Vô thần thuyết (atheism).  5/. Ngộ Đạo thuyết [gnosticism: xem Gnosticism - Wikipedia, the free encyclopedia// www.bachkhoatrithuc.vn - Ngộ Đạo (Thuyết ~)].
 
Trong quyển Cổ Học Tinh Hoa của các tác giả Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân có nói đến câu chuyện điển hình về sự việc này:

Ông Tăng Sâm, người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và có hiếu, học trò đức Khổng Tử. Ông ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng tên với ông vừa giết chết người.

Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: "Tăng Sâm giết người ". Bà mẹ biết rằng Tăng Sâm là đứa con hiền hòa, chưa bao giờ biết cãi lộn, đánh nhau, làm gì có chuyện giết người, bà bèn nói : "Chẳng khi nào con ta lại giết người". Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi.
Một lúc lại có người đến bảo:"Tăng Sâm giết người". Bà mẹ phân vân lo lắng, không nói gì, cứ tiếp tục làm việc.
Một lúc lại có người đến bảo : "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.
 (Quốc Sách)

Câu chuyện nói lên rằng hiệu ứng tâm lý của sự ám thị(suggestion)sự tự kỷ ám thị(autosuggestion)đối với sự vật nào đó, sẽ tạo nên niềm tin có sức mạnh mãnh liệt về sự vật đó, cho dù sự vật đó là không thực hay không đúng lẽ thật.
 Cũng cần nhắc lại, hiệu ứng tâm lý này rất được ứng dụng trong thuật thôi miên, quảng cáo hàng hóa, giáo dục nhồi sọ tư tưởng chủ nghĩa.

Theo trên, chúng ta có thể tự vạch ra cho chính mình sự rèn luyện những niềm tin mới có tính tích cực, bằng cách thường xuyên quán tưởng đến các lẽ thật khách quan, thiết thực, hướng tới lợi ích cho mình và cho người, tránh những ảo tưởng và các cố chấp chủ quan đề cao bản ngã tai hại.  Và để được vậy, yếu tố lý trí không thể không có vai trò quan trọng nhất định trong niềm tin.
 
 
5. Nho giáo và niềm tin.

Khổng Tử – Wikipedia 

Confucius - Wikipedia, the free encyclopedia

  仁      義       禮       智      信
                
Nhân 
       Nghĩa          Lễ              Trí           Tín
         
Đạo lý cơ bản của Nho giáo là Ngũ thường, đó là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Tín tuy đứng ở hàng thứ năm trong Ngũ thường nhưng được cho là rất quan trọng, bởi vì nó hỗ trợ cho cả bốn đức trên: Không có Tín không thể thành tựu được điều gì.  Ví như có Trí 智mà không có Tín 信 thì chưa phải là điều tốt, bởi ai đó có tài nhưng lại không có được uy tín, lòng tin đối với người khác thì cũng chẳng được ai tôn trọng.
Nơi đây, Tín là tin, là niềm tin giữa người và người, là điều kiện tối thiểu cho con người xử thế.  Tín nơi đây thường hàm ý trước hết phải giữ chính mình, tự thân mình phải thể hiện như thế nào để người khác có thể chấp nhận mình là một đối tượng trung thực trong mối quan hệ qua lại.  Sự thể hiện này qua các sự việc là không được bội ước, thất hứa. Người không giữ được chữ tín với bản thân mình là người thiếu bản lĩnh, khó có nghiệp lớn. Bởi nếu ta không dám chịu trách nhiệm với mình thì cũng không hy vọng gì dám chịu trách nhiệm với người khác.
Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
                                                                               (Ca dao Việt Nam)
Tuy nhiên, Nho giáo chỉ chú trọng về nhân bản, cách giao tiếp giữa người với người, gần như không nói đến niềm tin tín ngưỡng.
5.1. Niềm tin về giáo dục.
Sự nghiệp giáo dục của Khổng Tử được xác định trong sách Luận Ngữ -Thuật Nhi, câu 24, đó là: “Đức Khổng dạy bốn điều: văn học, đức hạnh, trung thành, niềm tin” – (Tử dĩ tứ giáo: Văn, Hạnh, Trung, Tín).
- TrongsáchLuận Ngữ, Vi Chính, Khổng Tử nói: “Con người không giữ chữ tín thì không thể sống trên đời” – (Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ dã).  Người mà không có chữ tín này sẽ đánh mất nhân phẩm, tư cách của đạo làm người, và do đó không thể đứng được trong thế gian, không thể làm người được nữa.
- Trong Vệ Linh Công, câu 17,  Khổng Tử nói rõ thêm về công dụng của chữ Tín: “Người quân tử lấy điều nghĩa làm cội gốc, lấy điều lễ hành động, lấy khiêm tốn phát biểu, lấy niềm tin thành tựu. Thật là bậc quân tử thay!” – (Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi, tín dĩ thành chi. Quân tử tai!).
- Trong Học Nhi, câu 6, cho thấy các học trò được học về chữ Tín ngay sau khi học về hiếu đễ:  “Con em vào thì hiếu thảo, ra thì kính nhường, cẩn thận mà giữ niềm tin, rộng yêu mọi người mà gần gũi người nhân đức. Thi hành những điều đó còn thừa sức, thì hãy học văn” – (Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn).

5.2. Niềm tin về chính trị: 
Đối với Nho giáo, Tín là cơ sở tiền đề của “Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”, là nền tảng quan trọng của việc xây dựng và điều hành đất nước.  Những ai thực hành điều mình nói, thì sẽ giành được tín nhiệm của kẻ khác. Nhà cầm quyền giữ chữ “tín”, bá tánh cũng sẽ đối xử với họ một cách chân tình.
- Trong Học Nhi, câu 5, Khổng Tử nói: “Đạo thiên thặng chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời” có nghĩa là cai trị nước một ngàn cỗ xe, phải thận trọng trong công việc mà giữ niềm tin, tiêu dùng tiết kiệm mà yêu thương mọi người, sai khiến dân chúng thì phải căn cứ vào thời. Hay “Kính sự nhi tín” có nghĩa là phải suy tính cẩn thận, chuẩn bị kỹ càng mọi công việc, phải thành khẩn với dân, không được lừa dối dân thì dân mới rắp tâm thuận theo và sẵn sàng hy sinh khi cần.
- Trong sách Luận ngữ,Tử Lộ nói: “Thượng hiếu tín, tắc dân mạc cảm bất dụng tình” có nghĩa là cấp trên thích thành thật, thì dân mới dám đáp trả bằng chân tình.
- Trong sách Luận ngữ chép chuyện Tử Cống hỏi Khổng Tử về những yếu tố làm nên thành công trong việc trị nước.
Khổng Tử đã kể ra ba điểm quan trọng: “Đủ lương thực, đủ binh lính, được dân tin – (Túc thực, túc binh, dân tín chi hỹ).
Tử Cống nói:  Nếu bất đắc dĩ phải bỏ, trong ba thứ đó, bỏ thứ nào trước? (Tất bất đắc dĩ nhi khử, ư tư tam giả, hà tiên?).
Khổng Tử đáp:  Bỏ binh lính (Khử binh).
Tử Cống lại hỏi:  Nếu bất đắc dĩ phải bỏ, trong hai thứ còn lại, bỏ thứ nào trước? (Tất bất đắc dĩ nhi khử, ư tư nhị giả, hà tiên?)
Khổng tử trả lời: “Bỏ lương thực. Từ xưa ai cũng phải chết; nhưng dân mà mất niềm tin thì nước không đứng vững được”(Khử thực. Tự cổ giai hữu tử; dân vô tín bất lập).
          Người có quyền chức phải biết giữ Tín với dân, trong đó có cấp dưới của mình. Biết bao triều đại suy tàn, mục nát bởi đã bội tín với lời thề thuở dựng cờ khởi nghĩa, mang gươm mở nước hoặc trong các cuộc hưng phế cung đình. Nguyễn Trãi nói: “Làm lật thuyền mới biết sức dânlà nước. Đẩy thuyền qua sóng cả hay lật thuyền đều là dân”.  Ngẫm như thế mới hay những kẻ hống hách, độc tài, thoái hóa, tham nhũng, quan liêu, hà hiếp dân lành đều thuộc loại bội tín với ân nhân của mình.

5.3. Niềm tin về kinh tế:  
Nho giáo dùng từ ngữ bạn bè để nói nên mối quan hệ kết thân về tình cảm cũng như về đối tác trong kinh tế.
- TrongLuận Ngữ, Nhi Học, chép lời Khổng Tử nói: “Giao lưu với bạn bè, phải giữ lấy chữ tín”  (Dữ bằng hữu giao, ngôn nhi hữu tín). 
- Trong Công Dã Tràng, câu 25 có chép: Một lần kia, khi Tử Lộ hỏi về ước nguyện của thầy, Khổng Tử nói: “Đem an vui cho người già, đem niềm tin cho bạn bè, đen an ủi cho người trẻ” - (Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi).
Chữ tín  trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng, dù thời xưa hay thời nay thì sống ở đời mọi người cũng cần có một uy tín nhất định trong quan hệ với mọi người xung quanh. Thời xưa cái uy tín với bạn bè luôn được đánh giá cao, uy tín đó sẽ gây dựng được lòng tin, mọi người tin tưởng sẽ dễ dàng được mọi người giúp đỡ trong cuốc sống.
Nói thì phải làm, sống trung thực với mọi người, với bản thân. Ngày nay cũng vậy cho dù ai đó có tài nhưng không có được uy tín thì cũng chẳng ai theo. Muốn được người khác giúp đỡ thì bản thân mình phải giữ được lòng tin trước mọi người, chưa nói đến trong quan hệ làm ăn ở xã hội, chữ tín -cái uy tín trong công việc luôn đặt lên hàng đầu, quyết định đến sự thành công.
Đề cao chữ Tín nhưng người xưa nay cũng thường chê kẻ ngu tín. Ngu tín là nhắm mắt mà tin, không kể gì đến lẽ phải. Ngu tín là một nhược điểm lớn của con người, là nguồn gốc của sự trì trệ-bảo thủ, của biết bao bi kịch cá nhân và của cả những giai đoạn lịch sử đen tối.
Xem thêm:

- Ngũ Thường – Wikipedia

- Chữ Tín trong truyền thống Nho giáo | Nhịp Cầu Tâm Giao

- BÀN VỀ NHÂN LỄ NGHĨA TRÍ TÍN ( 仁禮礼義义智信 ) XƯA VÀ NAY ... 

 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
 
6. Ki-tô giáo và niềm tin.

File:Creación de Adám.jpg

Faith - Wikipedia

 Đức tin – Wikipedia tiếng Việt

Thượng Đế tạo ra Adam [The Creation of Adam (1510)]

Bức tranh tường của Michelangelo tại Nhà nguyện Sistine ở Vatican.

VIDEO:BỨC TRANH TƯỜNG NHÀ NGUYỆN SISTINE ...

 

6.1. Niềm tin Kitô giáo = Đức tin (德信;  E: Faith;  F: Foi).
Trong Ki-tô giáo niềm tin được hiểu theo 2 cách:
- Quan hệ bình thường giữa người với người: Đây là loại niềm tin thứ yếu bình thường trong đời sống, tương tự như ở Nho giáo, không phải quan tâm lắm.
- Quan hệ giữa Thiên Chúa và con người: Đây là loại niềm tin chính yếu mà người theo đạo phải rèn luyện thuần thục. Niềm tin này là mối gắn kết với Thiên Chúa một cách vô điều kiện và có tầm quan trọng như sinh mệnh của một kiếp người, có tên gọi làĐức tin(E: Faith;  F: Foi). Những niềm tin không chứa đựng nội dung của Đức tin đều được xem như mê tín (xem mục 6.2 bên dưới).

Thánh Phaolô đã nói: ”Người công chính nhờ Đức tin sẽ được sống”. (Rm 1,17).  Như thế, người không có Đức tin được xem là người chết.  Bởi trong Kinh Thánh đã nói rằng khi Adam phạm tội ăn trái cấm, thì cũng là lúc ông ra khỏi Thiên Chúa và tự nương tựa vào chính mình.  Ông được xem là vô tín, là chết – bởi không có Đức tin.  Đây là lý do khiến Ki-tô giáo cho rằng Thiên Chúa đã đặt Đức tin vào vị trí hàng đầu trong các yếu tố nhằm thực hiện sự cứu chuộc của Thiên Chúa: “… kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả.” (Mac 9.23)

1/. Đức tin Kitô giáođược mô tả như là sự chấp nhận vô điều kiện "Thưa Vâng" của mình đối với lời Chúa, là sự chấp nhận vô điều kiện, là phó thác toàn diện lý trí, tâm hồn, cuộc sống của con người mình cho Thiên Chúa. Chỉ một mình Thiên Chúa là có quyền đòi hỏi nơi con người niềm tin tuyệt đối, chấp nhận những điều được xem là tuyệt đối đúng, đứng trên mọi lý trí và ý chí, và đòi hỏi con người sự dấn thân, hy sinh, trung thành, kiên nhẫn. 
Điển hình của Đức tin là các sự kiện sau:
 
- Tổ phụ Abraham:  Đòi hỏi ông phải vượt lý trí, hy sinh tất cả (Dt 11,8-18).Abraham giết con mình, Isaac, để dâng tế Thiên Chúa – Tranh do Rembrandt vẽ (Hình trái).
- Mẹ Maria: Đòi hỏi bà phải vượt lý trí, chấp nhận phiêu lưu việc mang thai Chúa Jesus. L' Annonciation – Tranh của Philippe de Champaigne – 1644 (Hình phải).
Vượt lý trí có nghĩa là phó thác lý trí cho Thiên Chúa, cho thấy Ki-tô giáo phủ bác hoàn toàn mọi suy nghĩ về Thiên Chúa, chỉ ngoại trừ việc suy tưởng Thiên Chúa là Đấng tự hữu và hằng hữu, là Đấng toàn năng, toàn thiện, toàn mỹ chẳng thể nghĩ bàn, và con người không được phép thắc mắc nghi vấn.
2/. Đức tin Kitô giáongày nay được giải thích, có những đặc tính sau:
- Đức tin là một ân sủng (Mt 16,17):  Đức tin được xem là một loại ân sủng của Thiên Chúa ban cho con người.  Đức tin đến con người trước, sau đó nhờ sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần sẽ thúc đẩy con tim, mở mắt lý trí.
- Đức tin là không phủ nhận lý trí nhưng vượt trên lý trí. Bởi nền tảng Đức tin được cho là lời của Thiên Chúa, Đấng không hề nói dối và là Đấng toàn tri ban cho con người. Lý trí con người có giới hạn nên nhiều khi thấy khó hiểu. Nói cách khác, Đức tin sẽ soi sáng cho lý trí.
- Đức tin từ hai điều nói trên được xem là hoàn toàn tự nguyện, không cưỡng ép.

6.2. Nội dung cơ bản của Đức tin.
          Nội dung cợ bản của Đức tin là 3 yếu tố sau:
          1/. Lời phán mạc khải của Thiên Chúa.
          2/. Sự cứu chuộc loài người của Thiên Chúa.
          3/. Bản chất của Thiên Chúa:
                    - Tính hằng hữu bất biến của Thiên Chúa.
                    - Tính toàn năng của Thiên Chúa
                    - Tính nói thật của Thiên Chúa.
          Kinh Thánh cho rằng tri thức đến với con người bằng ngũ quan và lý trí như thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ, suy luận rất giới hạn, mà tiêu biểu là khoa học, được gọi là sự khôn ngoan của loài người hay “Cái dốt thông minh: the so stupid smart” (hay người thông minh ngu ngốc: the "smart-stupid person”). Trái lại, tri thức không dựa vào ngũ quan, vào lý trí, mà dựa vào Thiên Chúa ban cho thì tri thức này mới toàn hảo, và được gọi là sự khôn ngoan của Thiên Chúa (divine wisdom).
          Mặt khác, Đức tin được xem là ơn cứu chuộc đến từ Thiên Chúa, nhưng mọi người đón nhận Đức tin nhờ Hội Thánh, nên Hội Thánh được xem là “Mẹ” của các tín đồ.
 
Biểu tượng cho quan điểm của Ki-tô giáo về “Thần học đứng trên Triết học, Khoa học, …”
Căn bản đức tin chính trong Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Kitô giáo, được trình bày đặc trưng trong bản kinh Tin Kính Tông đồ (Apostle's Creed) thường gọi tắt là kinh Tông đồ, đặt ra khoảng  năm 150.  Trong thời đại đế Constantine, qua công đồng Nicene năm 325, kinh này được thêm vào vài đoạn nâng Chúa Con Jesus lên cùng hàng với Chúa Cha và gọi là kinh Nicene, kinh này đưa đến bất đồng ý kiến giữa giáo hội phía Đông (Chính Thống giáo) và giáo hội phía Tây (Rôma giáo).  Đến thế kỷ thứ 7, kinh này lại được thay đổi và thêm vào thuyết Chúa Ba Ngôi, dài hơn kinh Tông đồ và kinh Nicene nhiều.  Kinh này có tên là  kinh Tin Kính Athanasius hay kinh Athanasius.  Vì kinh này dài và lủng củng nên không được sử dụng.  Anh giáo thường dùng kinh Nicene làm căn bản và Kitô giáo dùng kinh Tông đồ làm căn bản.  Trong sách Giáo lý Kitô giáo của Việt Nam chỉ có kinh Tông đồ chứ không có những kinh Nicene hay kinh Athanasius.
          Nguyên văn bản kinh như sau, chúng ta nên để ý rằng bản kinh bằng tiếng Việt (Sách Giáo lý Công giáo, nxb Zieleks, Texas, 1991, trg. 14) có vài chỗ không đúng với bản kinh bằng tiếng Anh.
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùngdựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu KiTôlà con một Đức Chúa Cha cũng là Chúa chúng tôi, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh, chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây thánh giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
Tôi tin có Hội Thánhhằng có ở khắp thế này,các Thánh thông công.
Tôi tin phép tha tội.
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Tôi tin hằng sốngvậy.  Amen.
I believe in God the Father Almighty,  (He) was conceived by (the power of) the Holy Spirit, (and) born of the Virgin Mary; (Jesus Christ) suffered under Pontitus Pilate, was crucified, dead (died), and (was) burried; he descended into hell (on) the third day he rose again [from the dead]; he ascended into heaven and sitteth (is seated) on (at) the right hand of [God] the Father [Almighty] from thence he shall (will) come (again) to judge the living and the dead.
I believe in the Holy Spirit,
(I believe in) the holy catholic church, [the communion of saints]
(I believe in) the forgiveness of sins,
(I believe in) the resurrection of the body,
(I believe in) [and the] life everlasting, Amen.
 
Russian icon of the Old Testament Trinity by Andrey Rublev, between 1408 and 1425
 
Ba Ngôi – Wikipedia 
Trinity - Wikipedia, the free encyclopedia
[Các cách diễn đạt Ba ngôi]
Kitô giáo tuyên bố là tôn giáo kế thừa và kiện toàn Do Thái giáo. Kitô giáo được thành lập bằng học thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi và không gọi Thiên Chúa là Jehovah như Do Thái giáo. Kitô giáo dùng chung một số bản kinh cổ truyền của Do Thái giáo gọi là Cựu Ước để phân biệt với các bản kinh từ sau Chúa Jesus gọi là Tân Ước.
Do những bất đồng về thần học đã nảy sinh trong Kitô giáo, nên đã xuất hiện các tín điều (creed) Nicene vào năm 325 và Athanasius khoảng năm 500, nhằm tiêu chuẩn hoá các niềm tin. Các tín điều này được gọi là học thuyết Ba Ngôi và được xem là giáo lý chính thức của Kitô giáo.
          6.3. Tiến trình rèn luyện Đức tin.
          Sự vận hành của Đức tin ở một tín đồ thể hiện qua 4 giai đoạn sau:
          1) Giai đoạn 1 – Sự hình thành Đức tin.
          Đức tin có được nơi một tín đồ được cho là do ân sủng của Thiên Chúa ban cho tín đồ đó.  Đức tin này được xem là sự khôn ngoan của Thiên Chúa chứ không là sự khôn ngoan của con người.  Người tín đồ sẽ không đáng được hưởng ân sủng nếu như không cầu nguyện xin ban những điều khôn ngoan này như sau:
          - Tin Thiên Chúa có một, có toàn quyền thưởng phạt theo ý.
- Tin Thiên Chúa có 3 Ngôi, mà Ngôi thứ hai là đức Jesus đã xuống thế làm     người chịu nạn, chịu chết mà chuộc tội cho con người.
- Tin Thiên Chúa đã thật phán truyền cho Hội Thánh những điều Thiên Chúa muốn tín đồ phải tuân thủ thực hiện.
Như tổ phụ của Cơ Đốc giáo là Abraham nói trong Sáng thế ký: “Tin Thiên Chúa, và vì thế, Thiên Chúa kể ông là người công chính (just man)” (St 15,6).
Chúa Jesus cũng đã nói với thánh tông đồ Thomas:  “Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga.20;29)
           Đức tin, nói chung là 3 điều khôn ngoan này và được gọi là nhân đức hướng thần hay nhân đức đối thần.  Trong Ki-tô giáo có 3 loại nhân đức đối thần, là những ân sủng của Thiên Chúa dành ban cho tín đồ, đó là  Đức tin – Đức cậy – Đức mến  (Faith – Hope – Love;  cậy: hy vọng;  mến: tình yêu, yêu thương).      
       2) Giai đoạn 2 – Nội dung Đức tin.

          Đức tin có nội dung là những điều cụ thể được lãnh nhận từ Thiên Chúa mạc khải, mà người tín đồ phải thực hiện, gồm có:

          - Mệnh đề Đức tin(E: Proposal for Faith;  F: Proposition de Foi):  Là những điều phải tin chứa trong nghị quyết của các Công Đồng (là hội nghị các Giám mục hoàn vũ, các Bề trên …).

          - Công thức Đức tin(E: Symbol of Faith;  F: Symbole de Foi):  Là các bản kinh với các điều phải tin như – kinh Tin KínhTông đồ (Apostle's Creed), kinh Nicene, kinh Athanasius.

          3)Giai đoạn 3 – Sự thử thách Đức tin.

          Đức tin gặp nhiều thử thách của môi trường xung quanh, và người tín đồ phải quyết vượt qua trong lời tín hứa cứu độ của Thiên Chúa.

          Và để đạt được Đức tin, Thánh Phaolô khuyên: ”Chúng ta không nên chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình.” (2 Cr 4,18). Gặp bất cứ việc gì chúng ta chỉ dựa vào Thiên Chúa, chứ không dựa vàobất cứ sự gì trên đời.

            4) Giai đoạn 4 - Củng cố Đức tin.
- Vì đức tin là ân sủng nên cần cầu nguyện.
- Vì đức tin là sự tìm kiếm hiểu biết nên phải học hỏi.
- Vì đức tin là sự dấn thân nên cần thực hành.

 

Xem thêm:

- Đức tin là gì? - Tinmung.net
- Đức tin Kitô giáo – Wikipedia
- Đức tin là gì? - Sống Đạo Online 
- Bản chất của niềm tin | Book Hunter Club
- Công giáo niềm tin - Waking Up Catholic
- Đức Tin Hay Niềm Tin - Simon Hoa Dalat
- ĐỨC TIN KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỆN ĐẶT CƯỢC!
 
VIDEO
- Giáo Lý Kinh Thánh: Bai 01 -Tôi tin
- Giáo Lý Thánh Kinh: Bài 02 - Tôi tin kính một Thiên Chúa
- Giáo Lý Thánh Kinh: Bài 03- Tôi tin kính Thiên Chúa toàn năng
 
7. Phật giáo và niềm tin.
(Niềm tin = Tín ;  P: saddhā;  S: śraddhā;  E: belief;  F: Croyance).
File:Mulagandhakuti.jpg
Jetavana - Wikipedia, the free encyclopedia
VIDEO:  Kỳ Viên Tịnh Xá - Vườn Ông Cấp Cô Độc
Nơi được xác định là hương thất của đức Phật tại tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana). 
 
7.1. Niềm tin trong đạo Phật.
1) Niềm tin và Ngờ vực (= Tín và Nghi)
- Tín 信- Niềm tin(信念:tín niệm).  Như: tương tín相信tin nhau, tín dụng信用tin dùng.
- Nghi 疑- Ngờ vực (疑惑: nghi hoặc). Như:  khả nghi可疑,  hoài nghi懷疑.  Theo ý nghĩa đó, tâm lý người có tính tiêu cực hay lười suy nghĩ thì bảo:  "Đa nghi đa rối-rắm; Thiểu nghi thiểu rối-rắm". (Xin xem Bài đọc thêm “Nghi” bên dưới)

-----------

Chú thích-Nghĩa thứ hai của nghi 疑là đồng nghĩa với chữ nghĩ 擬, có nghĩa là suy tính hay thắc mắc về một điều gì, sự việc gì đó mà ta chưa hiểu chưa biết. Nhưnghi luận 疑論 hay nghĩ luận 擬論.  Khi ta đã hiểu, đã biết rõ về sự việc ấy thì hết nghi.
          - Theo ý nghĩa đó, Thiền sư Nhật Bản là Bạch Ẩn (1686-1769), là một trong những Thiền sư quan trọng nhất của tông Lâm Tế đã chỉ dạy “Đại nghi, đại ngộ; Tiểu nghi, tiểu ngộ; Bất nghi, bất ngộ – 大疑大疑大悟; 小疑小悟; 不疑不悟”.
 
2) Phân loại niềm tin theo đạo Phật.

1/. Theo nhận thức về chân lý và đạo đức.
Niềm tin được đạo phật chia làm hai loạisau:

1.Chánh tín 正信:  Đó là niềm tin đúng đắn, hợp với Chân lý Duyên khởi và Đạo đức Duyên khởi. Niềm tin này giúp hành giả đi tới nột nội tâm trong sáng và hành động nhiều thiện lành.

2.Tà tín邪信:  Đó là niềm tin không phù hợp với Chân lý Duyên khởi và Đạo đức Duyên khởi.  Niềm tin này được xem như xuất phát từ các nhận thức bất thiện Tham, Sân, Si, dễ dàng đưa hành giả tới những hành động bất thiện.
Đại sư Atisha nói: “Nếu rễ cây đã độc thì cành lá cũng độc, nếu rễ cây có dược tính thì cành lá cũng có dược tính. Tương tự nếu gốc rễ đã tham sân si thì bất cứ gì người ta làm cũng đều bất thiện”.

2/. Theo căn trí của hành giả.
Niềm tin được đạo phật chia làm hai loại sau:
1.Giải tín (解信– Giải 解:  phân tích để nhận rõ được ý;  Tín 信: niềm tin): Đó là niềm tin có được từ khả năng chủ động nhận thức đúng đắn của chính mình. Giải tín còn gọi là “Tự lực tín”.
2.Thâm tín (深信– Thâm 深: sâu, sâu đậm;  Tín 信: niềm tin):  Đó là niềm tin thiếu sự chủ động nhận thức từ chính mình. Do bị động trong nhận thức, nên hành giả dễ lôi kéo từ ý muốn của người khác. Thâm tín còn gọi là “Tha lực tín”.
Giải tín được đạo Phật nhấn mạnh và khuyến khích.

3) Phân loại tự tin theo đạo Phật.

Tứ tự tín(四自信;  P: catu-vesārajja;  S: catur-vaiśāradya) còn gọi là Tứ vô uý (四無畏) hay Tứ vô sở uý (四無所畏).
1. Bốn niềm tự tin của một vị Phật:
          - Nhất Thiết Trí tự tín (一切智自信):  Đức Phật tuyên bố rõ rằng ta là bậc Nhất Thiết Trí và không hề sợ bất cứ gì cả.
          - Lậu Tận tự tín (漏盡自信):  Đức Phật tuyên bố rõ rằng ta đã đoạn tận hết thảy phiền não (P: āsava;  S: āśrava) và không hề sợ hãi gì cả.
          - Thuyết Chướng Đạo tự tín (說障道自信):  Đức Phật thuyết về các pháp ngăn trở của các hoặc nghiệp, pháp thoát khỏi trói buộc của Luân hồi v.v., mà không làm chướng ngại con đường Thánh đạo và không hề sợ hãi gì cả.
          - Thuyết Tận Khổ Đạo tự tín (說盡苦道自信):  Đức Phật lấy tự tin để thuyết về phẩm chất Giới Định Tuệ, v.v., của bậc giác ngộ, giúp diệt tận khổ não và không hề sợ hãi gì cả.
          2. Bốn niềm tự tin của một vị Bồ-tát:
          Theo luận Đaị Trí Độ và Đại Thừa Nghĩa Chương, bốn tự tin của Bồ-tát là:
                    - Năng Trì tự tín (能持自信):  Bồ-tát không quên ý nghĩa những điều được nghe và không hề sợ hãi khi thuyết cho người khác nghe.
          - Tri Căn tự tín (知根自信):  Bồ-tát quán sát căn cơ của chúng sanh, thuyết pháp thích hợp với từng căn cơ ấy và không hề sợ hãi gì cả.
          - Quyết Nghi tự tín (決疑自信): Bồ-tát lấy tự tin để giải quyết những nghi nan và không hề sợ hãi gì cả.
          - Đáp Báo tự tín (答報自信):  Bồ-tát đối với bất cứ câu hỏi nào đều trả lời một cách rõ ràng, đúng đắn và không hề sợ hãi gì cả.
7.2. Chánh tín  (正信;  P: Sammā-saddhā;  S: Samyak-śraddhā;  E: Right belief;  F: Croyance juste).
Trong đạo Phật, niềm tin được hiểulà niềm tin có điều kiện, là mối gắn kết có điều kiện với mọi sự mọi vật, bằngsự thấy biết khách quan, minh bạch và trung thực. Điều này có ý rằng niềm tin trong đạo Phật luôn hàm chứa Chánh tri kiến,và được gọi là Chánh tín. Nói đơn giản với ý là “Có hiểu mới có tin”.
Chánh tín được chia thành 2 dạng:
1) Chánh tín Tục đế(正信俗諦;  P: Sammā-saddhā Sammuti-sacca;  S: Samyak-śraddhā Saṃvṛti-satya):Đó là niềm tin trong quan hệ giữa người với người, giữa người với vạn vật,được gắn kết với Chánh tri kiến, nhằm tạo cho mối quan hệ được tốt đẹp theo chiều hướng tích cực trong xã hội. Chánh tri kiến nơi đây chính là Đạo đức Duyên khởi, được xác định như sau:
Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”
 
2) Chánh tín Chân đế(正信真諦;  P: Sammā-saddhāParamattha-sacca;  S: Samyak-śraddhāParamārtha-satya):  Đó là niềm tin về mặt nhận thức bản chất của mọi sự mọi vật, là Chân lý Duyên khởi.  Chánh tín có được từ nhận thức này sẽ đem lại cho con người một đời sống tinh thần tự nhiên và trong sáng.  Có lẽ đây là một thứ sức mạnh tinh thần, thực sự có khả năng vượt qua các bế tắc trong đời sống nội tâm, cũng như dần tự sửa mình tốt lên trong đời sống xã hội.  Nói cách khác, Chánh tín Chân đế là nền tảng vững chắc để xây dựng cho Chánh tín Tục đế luôn được vững bền.

-----------

Lưu ý:  Chúng ta cần phân biệt Chánh tín của đạo Phật với Đức tin trong các tôn giáo hữu thần. Đức tin trong các tôn giáo hữu thần là niềm tinkhông có điều kiệnthấy biết khách quan minh bạch, mà là một chấp nhận chủ quan, và cho rằng sự tuân thủ vô điều kiện các tín điều là việc làm tốt lành.
- Trong Tăng Chi Bộ kinh, chương 10 Pháp, kinh số 92, đức Phật giảng cho ông Cấp Cô Độc, với tóm lược về  lý Duyên khởi:
"Ở đây, này gia chủ Cấp Cô Độc, vị Thánh đệ tử quán sát như sau:
Do cái này có, cái kia có. 
Do cái này sinh, cái kia sinh. 
Do cái này không có, cái kia không có. 
Do cái này diệt, cái kia diệt.

                       o0o
Imasmiṃ sati idaṃ hoti
Imass 'uppādā idaṃ uppajjati
Imasmiṃ asati idaṃ na hoti
Imassa nirodhā idaṃ nirujjhati
                                   [Paṭiccasamuppāda]
                       o0o
此有故彼有                Thử hữu tắc bỉ hữu
此生故彼生         Thử sinh tắc bỉ sinh
此無故彼無                Thử vô tắc bỉ vô
此滅故彼滅                Thử diệt tắc bỉ diệt
                   o0o
This being, that becomes;
From the arising of this, that arises.
This not being, that does not become;
From the cessation of this, that ceases.
Về mặt nhận thức, đạo Phật vốn được khai sáng bởi chân lý Duyên khởi – chân lý khách quan của vũ trụ, là khám phá trọng đại của Sa-môn Gotama, cho thấy nó có nguồn gốc của một triết lý.  Theo đó về mặt giáo lý, nguyên lý Duyên khởi được xem là Chánh tri kiến trong đạo Phật. 
- Trong kinh Tất Cả Lậu Hoặc – thuộc Trung Bộ Kinh Tập I, đức Phật đã nói: “Giáo pháp của Phật dành cho người thấy và biết, không phải cho người không thấy không biết”.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển phổ biến, do trình độ tiếp xúc của con người hãy còn hạn chế, lại còn tồn tại các nền văn hóa tín ngưỡng trước đó, vì thế do thích nghi với hoàn cảnh, nên ít nhiều đạo Phật đã mang màu sắc đức tin tôn giáo.

          Theo truyền thống Ấn Độ cổ xưa, người ta cho rằng để đi tới giải thoát, cần chọn một trong 3 con đường, đó là:
          - Con đường sùng tín (崇信道;  P: bhatti-magga;  S: bhakti-marga;  E: the way of devotion).
          - Con đường lễ nghi (禮儀道;  P: kamma-magga;  S: karma-marga;  E: the way of ritual).
          - Con đường trí tuệ (智慧道;  P: ñāṇa-magga;  S: jñāna-marga;  E: the way of knowledge => insight knowledge).
          Có thể nói rằng đạo Phật thuộc con đường thứ ba – Con đường trí tuệ
- Trong kinhTăng Chi Bộ, đức Phật đã nói rõ: “Phật pháp thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy chứ không phải đến để mà tin”.
Tuy nhiên, không có nghĩa là hai con đường còn lại kia là hoàn toàn không có mặt trong đạo Phật. 
          Chỉ có ánh sáng của trí tuệ mới làm tan đi bóng tối của mê muội, sai lầm – đầu mối của những trói buộc, những bế tắc khổ đau nơi cuộc sống.  Trí tuệ đạt được không từ trên trời rơi xuống, cũng không từ Thượng Đế hay thần linh ban cho, mà là do tự mình nỗ lực rèn luyện. Đức Phật đã dạy:
- Trong kinh Niết Bàn: “Hãy tự xem con là hải đảo của con. Hãy tự xem con là chỗ nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác
- Trong kinh Pháp Cú, kệ 276: “Các con phải tự mình nỗ lực, các đấng Như Lai chỉ là người thầy dẫn đường”.
- Trong kinh Phạm Võng đức Phật tuyên bố: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”.
- Trong kinh Hoa Nghiêm, nơi phẩm Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới nói rằng, sau khi thành đạo, đức Phật ngạc nhiên khi nhận ra rằng: “Tất cả chúng sanh đều vốn có đầy đủ trí huệ đức tướng của Như Lai” (Nhứt thiết chúng sanh cụ hữu Như Lai trí huệ đức tướng).
          Niềm tin này hoàn toàn khác biệt với tín lý Bà-la-môn thời bấy giờ, vốn đã ăn sâu vào tận gốc rễ tâm hồn rằng con người được sanh ra từ đấng Phạm Thiên hay Thượng Đế, ở một chi phần nào đó trong cơ thể ngài, để rồi an phận trong cái giai cấp vô lý mà xã hội phân định của học thuyết Manu (Manu (Hinduism) - Wikipedia, the free encyclopedia), và tin rằng mọi khổ đau hay hạnh phúc của đời người đều tùy thuộc vào ý muốn của một Đấng tạo hóa nào đó có quyền năng ban phước giáng họa…
          - Trong kinh Bát Đại Nhân Giác, đức Phật dạy: “Tuệ giác là sự nghiệp” (Duy tuệ thị nghiệp) cho thấy rằng, tất cả các con đường được đức Phật chỉ dẫn từng bước hay đồng bước để đi đến đích tuệ giác đều được gắn liền với Chánh tri kiến – là sự thấy biết đúng đắn lẽ thật Duyên khởi.
          Do đó, con đường của niềm tin trong đạo Phật là mối gắn kết với mọi sự mọi vật có điều kiệnChánh tri kiến, và được gọi là Chánh tín.  Và như thế có thể thấy rằng, ngay thời đức Phật còn tại thế, niềm tin và lý trí dưới ánh sáng của Phật pháp đã không có tính chống trái nhau, mà lại hòa nhau, bổ túc cho nhau, thúc đẩy con người vượt qua những trì trệ, buông lơi trước những khó khăn, thử thách gặp phải.
          Vì thế, Chánh tín là niềm tin trên nền tảng của Chánh tri kiến mà con người ở bước đầu đến với đạo Phật không phải đắn đo ngờ vực, và Chánh tín cũng chính là động lực chân chánh hướng con người tới tuệ giác cùng những lợi lạc cho thế giới sống này.
- Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã khai thị: “Chánh tín là căn nguyên của đạo, là mẹ của mọi công đức, nuôi lớn hết thảy thiện pháp, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết-bàn”.  
Kalama Sutta
Kalama Sutta - Wikipedia, the free encyclopedia
 

Đại tháp tưởng niệm 5 tầngKesaria tạiKesariya, một thị trấn của Kosala - nơi cư trú của người Kalamas, được đức Phật tuyên thuyết bài kinh nổi tiếng về niềm tin.
          - TrongTăng Chi Bộ kinh (III. 539-43), đức Phật đã khai thị phương pháp thực hành niềm tin, thường được biết là “Bài kinh Phật thuyết cho người dân Kalama”như sau :
         “Một ngày kia, đức Phật đi qua một thị trấn nhỏ, tên là Kesaputta, thuộc vương quốc Kosala.  Người dân tại đó gọi là dân Kalama liền tới thăm đức Phật và trình bày sự hoang mang của họ trước sự kiện các sa-môn và tu sĩ Bà-la-môn đi ngang qua đây, đều đề cao tôn chỉ của mình và chê bai tôn chỉ của người khác.  Như vậy, họ đâm ra nghi ngờ, không biết người nào nói thật, người nào nói sai, không biết nên tin theo ai.
Đức Phật bèn giảng cho họ về mười nền tảng của một niềm tin tốt – niềm tin chân chánh, và khuyên họ luôn giữ tinh thần phê phán, không chấp nhận một điều gì là thật trước khi tự mình kiểm chứng và thực nghiệm...
Đức Phật nói: Này các thiện nam tín nữ Kalama, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về 10 nền tảng của niềm tin chân chánh:
1- Chớ vội tin điều gì đó,chỉ vì nó thuộc về truyền thống.
2- Chớ vội tin điều gì đó,chỉ vì nó thuộc về truyền thuyết.                
3- Chớ vội tin điều gì đó,chỉ vì nó thuộc về lý luận siêu hình.
4- Chớ vội tin điều gì đó,chỉ vì nó phù hợp với định kiến của mình.    
5- Chớ vội tin điều gì đó,chỉ vì nó phù hợp với lập trường của mình.            
6- Chớ vội tin điều gì đó, chỉ vì nó được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
7- Chớ vội tin điều gì đó,chỉ vì nó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở
8- Chớ vội tin điều gì đó,chỉ vì nó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt
9- Chớ vội tin điều gì đó,chỉ vì nó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.         
      10- Chớ vội tin điều gì đó, chỉ vì nó được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: "Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán, nếu sống và thực hiện lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài" thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo”.
          Có lẽ trong suốt lịch sử nhân loại, chưa có một triết gia hay một giáo chủ tôn giáo nào lại có một thái độ tự do, cởi mở, đề cao lý trí và thực nghiệm như vậy.  Ngoài đức Phật ra, ai có thể nói với người khác được rằng:  Đừng tin vào kinh điển, đừng tin vào lời dạy của chính mình!
          Niềm tin chân chánh trong đạo Phật phải là những gì đem lại kết quả lợi ích thiết thực và hiện tại, không thêu dệt hay hứa hẹn, như:  
- Trong kinh Viên Giác, đức Phật dạy: “Tất cả những điều Như Laidạy cũng như ngón tay chỉ mặt trăng.  Hãy đừng lầm lẫn ngón tay với mặt trăng”.
- Trong kinh A Hàm, đức Phật còn cảnh báo thêm:  "Ai tin tưởng Như Lai mà không hiểu Như Lai, tức là phỉ báng Như Lai vậy".
Vì thế, việc thực hành đặt ra đối với hành giả Phật giáo chẳng phải là tinsâu Duyên khởi, tin sâu Vô thường, tin sâu Vô ngã, haytin sâu Nhân Quả…, mà là thiết thực đối với việc hiểusâu Duyên khởi, hiểu sâu Vô thường, hiểu sâu Vô ngã, hayhiểu sâu Nhân Quả… mà thôi!
Flora | Alamendah's Blog
 
          7.3. Giải tín.
Trong đạo Phậtcó phân biệtngười tutùy theo căn tínhlà Tuỳ pháp hành hayTuỳ tín hành.  Theo đó, căn tính Tùy pháp hành được xem là tiếp cận nhanh với giác ngộ-giải thoát.
1) Tuỳ pháp hành(隨法行;  P:  dhammānusārin;  S: dharmānusārin;  E:following of righteous living, following a righteous life):  Người tu có căn tính lý trí, và khởi động tu theo Quán chứng để được giác ngộ-giải thoát. Đây là trường hợp của các bậc thánh trí Tu-đà-hườn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán, điển hình là hình ảnh của ngài Xá-lợi-phất.
Tập tin:Nalanda.jpg

Sariputta - Wikipedia, the free encyclopedia

Nền tháp ở Nalanda,tưởng niệm nơi Xá-lợi-phất sinh và diệt - Thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà.
Xá-lợi-phất(舍利弗;  P: Sāriputta;  S: Śāriputra) là một trong mười đại đệ tử của Phật Thích-ca Mâu-ni. Ngài Xá-lợi-phất xuất thân từ một gia đình Bà-la-môn, người thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà.  
Năm lên 8 tuổi Xá Lợi Phất đã học thuộc các kinh điển Vệ Đà và biện tài vô ngại. Năm 20 tuổi thọ học đạo sĩ San-xa-da thuộc phái đạo Hoài Nghi. Ngài nổi tiếng là nhà hùng biện, có bạn thân là Mục Kiền Liên (目犍連; P: Mahāmoggallāna;  S: Mahāmaudgalyāyana), mỗi người có hơn 100 đồ chúng.
Trải qua một thời gian dài theo học, do không thỏa mãn với giáo lý Hoài Nghi, nên cả hai đều từ giả ra đi.  Sau khi gặp Tỳ-kheo A-thuyết-thị (P: Assaji: Mã Thắng) là một trong 5 vị đệ tử chứng A-la -hán đầu tiên của đức Phật, ngài Xá-lợi-phất đã được trả lời bằng "bài  kệDuyên khởi" như sau:
Ye dhammā hetuppabhavā
Tesam hotum tathāgato
Tesanca yo nirodho ca
Evam vādī mahāsamano 
                         
Nhược pháp nhân duyên sinh             若法因緣
Pháp diệc nhân duyên diệt                  法亦因緣
Thị sinh diệt nhân duyên                    是生滅因緣
Phật Đại sa-môn thuyết.             佛大沙門
 
Các pháp nhân duyên sinh
Cũng theo nhân duyên diệt
Nhân duyên sinh diệt này
Phật Đại Sa-môn thuyết.

 
Nghe xong, Xá-lợi-phất liền trực nhận ngay về chân lý Duyên khởi “Có sinh thì có diệt” và chứng sơ quả Tu Đà Hoàn. Ngài đã thuật lại cho người bạn là Mục-kiền-liên và hai người đã gia nhập Tăng-già, xin trở thành đệ tử của Phật tại Tịnh Xá Trúc Lâm. Khoảng hai tuần sau khi đến với Phật,  Xá-lợi-phất chứng quả A-la-hán. 
Ngài Xá-lợi-phất được mệnh danh là “Trí tuệ đệ nhất”, còn ngài Mục-kiền-liên là “Thần thông đệ nhất”. Ngài mất vài tháng trước ngày Phật nhập diệt.

2) Tuỳ tín hành(隨信行;  P: saddhānurācin;  S: śraddhānusārin;  E:following a faith life):  Người tu có căn tính tình cảm, và khi khởi động tu dựa vào Tín (niềm tin) để được giác ngộ-giải thoát. Niềm tin trong đạo Phật dành cho đối tượng này là nội dung của giáo lý Ngũ căn – Ngũ lực, trong đó những 5 yếu tố này đều được thực hành trên nhận thức đúng đắn về Tam Bảo.
          1. Ngũ căn – Ngũ lực.
Nội dung của Ngũ căn và Ngũ lực được trình bày trong bộ Vô Ngại Giải(Paṭisambhidā magga) như sau:
⦿Ngũ căn(五根;  P: Pañcindriyani;  S: Pañcendriyani;  E: Five roots) –  Trong đó indriya là căn, gốc, khả năng, làm chủ, cốt yếu....
1-Tín căn(信根;  P: saddhindriya;  S: śraddhendriya): Với ý nghĩa là đoạn trừ sự mê tín.
2-Tấn căn (進根;  P: vīriyindriya;  S: viryendriya):  Với ý nghĩa là đoạn trừ sự biếng nhác.
3-Niệm căn (念根; P: saṭindriya;  S: smrtendriya):  Với ý nghĩa là đoạn trừ sự dễ duôi (pamāda: Dễ duôi là hành động theo bản năng, theo bất cứ đòi hỏi nào của tham sân si, của các trạng thái tâm bất thiện, một cách vô điều kiện mà không có ý định kháng cự).
4-Ðịnh căn (定根;  P: samādhindriya;  S: samadhendriya):  Với ý nghĩa là đoạn trừ sự phóng tâm.
5-Tuệ căn (慧根;  P: paññindriya;  S: prajnendriya):  Với ý nghĩa là thấy biết rõ, đoạn trừ mê lầm.
⦿Ngũ lực(五力; P;S: Pañca-bala – Trong đó bala: là lực, là sức mạnh;  E: Five powers or faculties).
1- Tín lực (信力;  P: sadhā-bala;  S: śraddhābala):  Với ý nghĩa là vững vàng đoạn trừ sự mê tín.
2-Tấn lực (進力;  P: vīriya-bala;  S: viryabala):  Với ý nghĩa là vững vàng đoạn trừ sự biếng nhác.
3-Niệm lực (;  P: saṭi-bala;  S: smrtibala):  Với ý nghĩa là vững vàng đoạn trừ sự dễ duôi.
4-Ðịnh lực (定力;  P: samādhi-bala;  S: samadhibala): Với ý nghĩa là vững vàng đoạn trừ tâm loạn động.
5-Tuệ lực (慧力;  P: paññā-bala;  S: prajnabala):  Với ý nghĩa là vững vàng đoạn trừ sự thấy biết mê lầm.
          - Trong Tương Ưng Bộ kinh, phẩm Tương Ưng Căn, đức Phật có dạy:  "Này chư tỳ-khưu! Cái gì là tín căn, cái ấy là tín lực, cái gì là tín lực, cái ấy là tín căn ... Cái gì là tuệ căn, cái ấy là tuệ lực, cái gì là tuệ-lực, cái ấy là tuệ căn.".  Cũng cần thấy rằng với khởi đầu Chánh tín và đỉnh cao đích đến mới chính là Tuệ giác.
          Sự đoạn trừ và vững vàng trước 5 trở lực chính để đi đến bờ giác ngộ-giải thoát không gì khác hơn là nương nhờ vào động lực của chân lý Duyên khởi, động lực này được minh định qua cấu trúc Tam Bảo.
          2. Tam Bảo:  Phật-Pháp-Tăng.
Image result for tánh không
Hình 1
Image result for three jewels of buddhism
Hình 2
Refuge (Buddhism) -Wikipedia
 Tam Bảo –Wikipedia tiếng Việt
 [Biểu tượng Tam Bảo]
               Hình 1:  Biểu tượng cho Ðồng thể Tam Bảo 同體三寶,nghĩa làchân lý Duyên khởiđặctrưng cho Tam Bảo.
          Hình 2:  Biểu tượng cho Trụ trì Tam Bảo 住持三寶,nghĩa làtổ chức tu học Phật mang tính khoa họcđặctrưng cho Tam bảo (Như:  Chùa tượng // Kinh điển // Các vị tỳ-kheo).
⦿ Tam Bảo[三寶;  P: Tiratana;  S: Triratna;  E: Three Jewels (Gems, Treasures);  F: Trois Joyaux (Trésors)].
Niềm tin trong đạo Phật cho dù ở bất kỳ tông phái nào cũng đều phải lấy chân lý Duyên khởi làm Chánh tín, làm phương tiện nương tựa để đi đến kết quả sau cùng Giác ngộ-Giải thoát, tức Vô Thượng Bồ-đề.  Bởi chân lý Duyên khởi là nền tảng của giáo lý Vô thường-Vô ngã, của giáo lý Nhân Quả-Tứ Đế, của giáo lý Trung đạo-Ba-la-mật, của giáo lý Từ bi-Trí tuệ. Theo đó, chân lý Duyên khởi được đức Phật khẳng định minh bạch và khách quan qua mô tả cấu trúc 3 duyên là Phật, Pháp, Tăng – gọi là Tam Bảo.
          Điều này đã được kinh Pháp Cú trong chuỗi các mục (bài kệ) 188. 189. 190. 191. 192.  nói rõ như sau:
Con người kinh hãi đi tìm nương tựa ở nhiều nơi - đồi núi, rừng, vườn, cây cối, và đền miếu. Không, đó không phải là nơi nương tựa an toàn, không phải là nơi nương tựa tối thượng.  Ẩn náu như vậy không thể thoát ra khỏi phiền não. Người đi tìm nương tựa nơi Phật, Pháp, Tăng, có tri kiến chân chánh để nhận thức Tứ đế, dẫn đến sự Diệt khổ:  Khổ, Nguồn khổ, Vượt khỏi khổ, và Bát Chánh Đạo.  Ðó quả thật là nơi nương tựa an toàn. Ðó quả thật là nương tựa tối thượng. Tìm đến các nương tựa ấy ắt thoát ra khỏi mọi phiền não”.
188
Người đời vì sợ hãi
Đến quy y rừng cây
Hoặc quy y thần núi
Hoặc miếu thờ đó đây.
 
189
Đó chẳng phải chỗ tốt
Chỗ nương dựa bình yên
Ai quy y như thế
Khổ não vẫn còn nguyên.
 
190
Nếu quy y Tam Bảo
Phật, Pháp, Tăng nhiệm màu
Phát trí tuệ sẽ được
Thấu bốn lẽ như sau:
 
191
Biết khổ, nguyên nhân khổ,
Biết khổ bị tiêu tan,
Biết tám chi thánh đạo
Đường đi tới niết bàn.
 
192
Biết quy y Tam Bảo
Là biết lẽ nhiệm màu
Ai quy y như vậy
Sẽ thoát vòng khổ đau.
 
⦿
Cấu trúc 3 duyên Phật, Pháp, Tăng của Tam Bảo có thể hiểu như sau:
1:  Là bậc giác ngộ, mà đại diện là đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni, người đã khám phá ra chân lý Duyên khởi của vũ trụ. Sự thấu đạt và thực tập tốt theo chân lý này sẽ giúp chuyển hóa những bế tắt khổ đau triền miên nơi đời sống tinh thần của con người, đồng thời tạo nên nên một sức mạnh nội tâm phong phú và thanh thản.
        2- Pháp [;  P: Dhamma;  S: Dharma;  E: Truth;  F: (la) Doctrine]:  Là chân lý vũ trụ - chân lý Duyên khởi đã được đức Phật khám phá, và sau đó được giảng dạy truyền trao cho con người, để bất cứ ai cho dù ở xã hội nào, thành phần nào, tôn giáo nào, … khi được thực hành đúng đắn giáo pháp chân lý này, đều có thể trở thành bậc giác ngộ như chính đức Phật.
        3- Tăng [;  P;S: Sangha;  E:Buddhist;  F: (les) Disciplesdu Buddha]:  Là những ai thật sự nương nhờ giáo pháp của đức Phật khám phá và thực hành chân chánh giáo pháp này. Người tại gia hay xuất gia khi nương nhờ và thực hành chân chánh giáo pháp này đều có thể gọi là tăng: tăng tại gia  hay  tăng xuất gia.
Trong bước khởi đầu, cả hai tăng tại gia và tăng xuất gia đều ở vị trí là phàm tăng.  Vị tăng xuất gia có điều kiện tu học tốt hơn là tăng tại gia.  Vị tăng tại gia còn gọi là cư sĩ.
Trong tu học, tùy theo căn tính và sự tinh tấn nỗ lực của mỗi người, mà không phân biệt là tăng tại gia hay tăng xuất gia đều có thể đạt đến kết quả giác ngộ sau cùng, và được gọi là thánh tăng.
Trên thực tế, dù ở vị trí nào, đã có vô số vị đạt tới quả vị giác ngộ khi thực hành giáo pháp này của đức Phật, và Tăng trong Tam Bảo hàm ý là thánh tăng [聖僧;  E:holy buddhist].
Như vậy, Tam Bảo là một cơ cấu hợp thể 3 duyên Phật-Pháp-Tăng đã đặc trưng nói lên một chân lý hiện thực với đầy đủ tính chất thiết thực của nó, bởi Phật là người khám phá và chứng nghiệm chân lý, Pháp là chân lý khách quan được đức Phật khám phá và truyền dạy cho mọi người học hiểu và thực hành chân lý này, Tăng là người được học hỏi và  thực hành chân lý đạt kết quả cụ thể như chính đức Phật.  Vì thế, Tam Bảo không là thứ chân lý suy tưởng hay chân lý ảo tưởng chủ quan được áp đặt một cách vô điều kiện.
          Trong đời sống tu học, nương tựa Tam Bảo – tức nương theo chân lý Duyên khởi. Một trong những nguyên tắc thực hành của chân lý này chính là Nhân-Quả, mà cụ thể là Tứ Đế với 2 cặp nhân-quả.  Hai cặp nhân-quả này thể hiện sự tự tin, tin rằng khổ đau hay hạnh phúc là do chính mình tạo ra bằng những suy nghĩ, nói năng và hành động thiện hay bất thiện, không ai có quyền ban phước giáng họa hay chi phối đời sống của mình ngoài sự vận hành khách quan của Nhân-Quả.
- Trong Tăng Chi Bộ kinh, đức Phật dạy: “Ta là chủ nhân của Nghiệp, là kẻ thừa tự của Nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào đã làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”.
          Vì thế, gọi là mê Nghiệp cho những ai tự trói mình trong các chấp thủ – đầu mối của khổ đau, và ngược lại tuệ Nghiệp cho những ai biết chủ động tự vượt lên mọi chấp thủ.  Đây cũng là cách để nhận ra chúng sinh hay bậc thánh nơi cùng một con người.
          Một cách tương tự, trong đời sống tu học nương tựa Tam Bảo, thì các nguyên tắc Vô thường-Vô ngã, Trung Đạo-Ba-la-mật, Từ bi-Trí tuệ sẽ được hình thành một cách tự nhiên, mà đỉnh cao là thành tựu một nội tâm vô lượng,tiêu biểu là 4 tâm vô lượng: Vô lượng Từ, Vô lượng Bi, Vô lượng Hỷ, Vô lượng Xả.
          Thực tế cho thấy rằng chính niềm tin với một trí tuệ chân chánh nơi mỗi con người là động lực phát triển tâm từ, lòng thương yêu tất cả mọi người và mọi loài, tạo thành nguồn sống tươi đẹp, lành mạnh và sự tin tưởng, tương kính lẫn nhau dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chẳng phải tướng cướp Vô Não (Angulimāla) đã tu tập và chuyển hóa thành A-la-hán Bất Hại, hay kỹ nữ Liên Hoa Sắc (Utpalavarṇā) đã trở thành A-la-hán có thần thông đệ nhất trong hàng Ni chúng… đã là kết quả từ những niềm tin chân chánh – Chánh tín!
Xem thêm:

- Ngũ căn – Wikipedia

- Ngũ lực –Wikipedia

- Tam bảo – Wikipedia

- Tín (Phật giáo) –Wikipedia

- Kiến (Phật giáo) –Wikipedia

- Ngũ Căn Và Ngũ Lực -Phật Học

- Ngũ căn ngũ lực – thuvien-thichnhathanh

- Ngũ Căn Ngũ Lực- Trang Nha Quang Duc

- Ngũ quyền, Ngũ căn (Pañcindriya) -vomonthientu.org

          Sau khi đức Phật qua đời, tinh thần sùng tín và lễ nghi có nhiều phát triển, điều này đã ít nhiều làm lệch lạc đi tinh thần trí tuệ truyền thống trong đạo Phật.  Điển hình là hình ảnh được ghi lại trong kinh Đại Bát Niết Bàn … về việc vua chúa các nước lân cận Kusinara – nơi đức Phật tịch diệt – đã tranh nhau di tích hoại thể của đức Phật để đem về thờ phụng.

          Sự quá sùng bái được xem là không sát với lời di huấn sau cùng của đức Phật nơi kinh Đại Bát Niết Bàn: “Sau khi ta chết đi, điều mà các con phải giữ gìn là Chánh pháp.  Chính Chánh pháp sẽ thay thế ta ở cõi đời này.  Hãy giữ gìn lấy Chánh pháp!”.  Trong tâm lý con người, có lẽ Chánh pháp là một cái gì trừu tượng, khó hiểu để mà nương tựa, trong khi một “sự vật kỳ lạ” nào đó được tô hồng cũng đủ gây nên sự sùng bái và nuôi dưỡng lòng tin.

          1) Chánh tín trong Phật giáo Nam truyền.

          Chánh tín trong Phật giáo Nam truyền có các đặc điểm sau:

+ Kinh điển:  Tam tạng Pali giản dị và tự nhiên.

                    + Thờ:  Đức Phật Thích Ca duy nhất.

                    + Sùng tín:  “Tam Bảo – Phật-Pháp-Tăng”.

          Chánh tín nơi Phật giáo Nam truyền có tính đơn giản, không quá khích và tránh vụ lợi.

          2)Chánh tín trong Phật giáo Bắc truyền.

                    Chánh tín trong Phật giáo Bắc truyền có các đặc điểm sau:

                    + Kinh điển:  Tam tạng Hán văn với cách trình bày hoa mỹ, phóng đại, phi thường, siêu nhiên nói lên sự sùng bái.

                    + Thờ:  Đức Phật Thích Ca và chư Bồ-tát.  Đặt nặng hạnh nguyện Bồ-tát, ghép từ bi và đức tin cùng với trí tuệ.

                    + Sùng tín:  “Tam Bảo – Phật-Pháp-Tăng” và Chân Như [dựa theo luận Đại Thừa Khởi Tíncủa Tổ Mã Minh (馬鳴; S: Aśvaghosha)] 

Aśvaghoṣa -Wikipedia

Mã Minh – Wikipedia tiếng Việt

Chân Nhưlà khái niệm đặc trưng cho bản thể của vũ trụ, tương tự như các từ gọi Chân Tâm,  Thật Tướng,  Chân Thật Tướng,  Viên Thành Thật Tướng, thể hiện ý bình đẳng và hoàn thiện nơi mọi sự mọi vật.  Khái niệm này có những hiệu ứng tốt về định tâm trong phương pháp Thiền.

Về tính đặc thù trong Chánh tín, mỗi tông phái lấy một hay nhiều bộ kinh trong Tam tạng Hán văn – xuất hiện sau Tam tạng Pali – làm kim chỉ nam, có vai trò quan trọng trong tu học.

1/. Thiền tông: 

- Chánh tín:  đó là phương châm Chánh niệm-Tỉnh giác, trong đó Chánh niệm là nhân tu học và Tỉnh giác là quả giác ngộ-giải thoát.  Chánh niệm có nội dung về Phật tính của vạn pháp (mọi sự mọi vật), đó là Duyên hợp tính =Không tính(空性; P: Suññatā;  S: Śūnyatā;  E: Emptiness– Không tính – Wikipedia: tính chất không thực).  Đây là tư tưởng Bát-nhã Ba-la-mật(= tuệ giác) trên nền tảng của chân lý Duyên khởi.  Đối tượng tu tập là người có căn tính lý trí.

Phương pháp này còn gọi là phương pháp “Trực chỉ Nhân tâm”, nghĩa là làm thấy biết rõ Thật-Giả, tức Chân-Vọng hay Chân tâm-Vọng tâm trong toàn thể sự sống.

- Kinh điển chính: Gồm kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa – đặc biệt là Bát Nhã Tâm kinh, kinh Kim Cương, kinh Lăng Già, kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Bảo Đàn …

2/. Tịnh tông = Tịnh độ tông.

          - Chánh tín: Đó là phương châm Tín-Nguyện-Hạnh, nghĩa là phương pháp tu tập theo Tín tâm, Nguyện tâm và Hạnh Tâm tùy 2 loại đối tượng sau:

+Đối tượng có căn tính tình cảm:

.Tín tâm:   Đó là niềm tin về một tịnh độ của đức Phật biểu tượng A-di-đà, là môi trường tốt không ô nhiễm và bất thối chuyển cho sự tu học trong tương lai, cho đến khi viên mãn theo 9 cấp gọi là Cửu Phẩm Liên Hoa.

. Nguyện tâm:  Đó là định hướng những phước lành có được từ sự tu tập trong hiện tại, để tái sinh vào tịnh độ của đức Phật A-di-đà sau khi mãn phần của kiếp sống này.

.Hạnh tâm:   Đó là luôn cố gắng ghi nhớ và nỗ lực thực hành việc tạo phước lành, trong đó việc niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà "Nam mô A Di Đà Phật" là một thực hành trọng yếuđể giữ tâm không bị loạnđộng,đó làĐịnh: (定;  P;S: Samādhi;  E: Concentration, Unification of mind)theo 3 cách sau, được gọi là Niêm Phật Định hay Niệm Phật Tam-muội:

                    - Trì danh niệm Phật (hay Xưng danh niệm Phật).
                    - Quán tượng niệm Phật.
                    - Quán tưởng niệm Phật.

 

          +Đối tượng có căn tính lý trí:

          . Tín tâm:   Đó là niềm tin về một tịnh độ nơi chính mình, là cõi xứ an tịnh nơi nội tâm của mình, đó là ý tưởng “Tâm tịnh thì thế giới tịnh, Tâm bình thì thế giới bình” xuất phát từ lời dạy của đức Phật nơi kinh Tâm Địa Quánnhư sau: 

Tâm tạo chư Phật, tâm tạo chúng sanh, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục, tâm vọng động thì muôn ngàn sai biệt sanh khởi, tâm bình thì thế giới thản nhiên, tâm không thì nhất đạo thanh tịnh, tâm hữu thì vạn cảnh tung hoành. Tự mình đạp mây mà uống nước cam lộ, hay uống máu mủ, cũng tự mình gây nên, không phải trời sanh hay đất mà có.”

 . Nguyện tâm:   Đó là định hướng chuyển hóa từ nội tâm loạn động sang nội tâm an tịnhnhư trong kinh Pháp Cú– 165 chỉ dạy như sau:  

Lành-Dữ  bởi ta, chứ không ai có thể  làm lành cho ta được. Thanh tịnh-Ô động cũng bởi ta, chứ không ai có thể làm thanh tịnh cho ta được”.

Lành dữ bởi nơi ta.                                                                Không ai lành cho ai.                                                                     Nhiễm tịnh do ta cả.                                                                      Không ai thanh tịnh ai.

 

 . Hạnh tâm:  Đó là luôn ghi nhớ, nỗ lực việc thực tập chuyển hóa nội tâm bằng việc niệm Phật, làthực hành Thật tướng niệm Phật:
Niệm danh hiệu Phật "Nam mô A Di Đà Phật" với tâm tưởng là niệm Phật để thấy Phật, niệm Phật để thành Phật.  Đó là niệm Phật tính để thấy Phật tính (= kiến Phật tính = kiến tính).
Nói cách khác, Thật tướng niệm Phật không khác chi là niệm Duyên khởi tính = Vô thường tính + Vô ngã tính, là niệm lẽ thật khách quan, là niệm vạn sự vạn vật luôn hiện hữu với  tự tính Vô thường + Vô ngã – tức tự tính Di Đà.  Đây được xem là loại Chánh niệm trong Tịnh tông để đi đến Tỉnh giác – “giác ngộ-giải thoát” (*).
Cũng có thể thấy rằng Thật tướng niệm Phật vẫn hàm chứa Định, đó là           Chánh Định:(正定;  P: Sammā-samādhi;  S: Samyak-samādhi;  E: Right concentration),là phương pháp Định trên nền tảng của Chánh tri kiến của Bát Chánh Đạo. 

          - Kinh điển chính:Gồm 3 bộ kinh chính là kinh A-di-đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm.


--------------


(*)Chú thích:

Hành giả hiểu rằng A-di-đà hay A Di Đà [阿彌陀;  S:  Amitābha + Amitāyus] như sau:
-Amitābha có nghĩa là "vô lượng quang" - "ánh sáng vô lượng", hàm ý tuệ giác chứng ngộ lẽ thật Duyên khởi, có chân giá trị vượt mọi không gian.
- Amitāyus có nghĩa là "vô lượng thọ" - "thọ mệnh vô lượng", hàm ý tuệ giác chứng ngộ lẽ thật Duyên khởi, có chân giá trị vượt mọi thời gian.
Hành giả thực hành Thật tướng niệm Phật, chính là niệm tự tính Di Đà, mà cụ thể là niệm Vô thường tính + Vô ngã tính – là lẽ thật khách quan Duyên khởi của vũ trụ.
Thật tướng niệm Phật còn được gọi là Niệm Phật Tuệhay Niệm Phật Ba-la-mật.   Đạo Phật ở hình thái này thể hiện tính triết học, với đặc trưng  Tịnh Độ hiện thực  bằng chất liệu tự tính Di Đà.

Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...

          3/. Mật tông.

- Chánh tín:       

Có thể nói Mật tông có hình thái về đối tượng tu học tương tự như Tịnh tông, trong đó niệm Phật được thay bằng niệm Chân ngôn đa dạng hơn gọi là Khẩu mật.  Còn thân thì sắc tướng trang nghiêm hơn với Ấn quyết gọi là Thân mật.  Cả hai dạng này là hình thức của thiền định, là phương tiện (năng lượng thị giác và năng lượng thính giác) mang hình thức lễ nghi,tỏ rõ thái độ trân trọng tập trung,hỗtrợ cho việc tu học thiền quán – tức thiền tuệ để chuyển hóa nội tâm. 

Việc chuyển hóa nội tâm là một quá trình chuyển hóa lý trí, mà việc này đòi hỏi người tu phải có một căn tính lý trí tốt.  Vì thế, để chuẩn bị tốt cho việc thiền quán, có năm chủ đề (S: pañcavacanagrantha) quan trọng mà người tu phải được học hỏi, nghiên cứu trong một thiền viện tại Tây Tạng nhằm đạt được danh hiệu Gueshe (tương ứng với Thượng toạ tại Đông Á và Đông Nam Á, hay với bằng cấp Tiến sĩ Phật học của phương Tây) gồmcác lĩnh vực sau:

- Bát-nhã-ba-la-mật-đa (S: Prajñāpāramitā)

- Trung Quán (S: Mādhyamika)

- Nhân Minh hay Lượng học (S: Pramāṇavāda)

- Vi Diệu Pháp(S: Abhidharma)

- Luật (S: Vinaya).

           

          - Kinh điển chính:  Gồm kinh Bát Nhã Ba la Mật Đa, kinh Lăng Già, Trung Quán luận, Duy Thức luận.

          Đạo Phật với Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền đều có mục tiêu là sống trong chân lý, mà Tuệ giác là sự nghiệp cốt yếu(Quả),Chánh tín chỉ là phương tiện tạm (Nhân), và tất nhiên là không có chỗ đứng cho mê tín và cuồng tín.

Xem thêm:

 

Bài đọc thêm

Nghi

          Nghi là lý trí suy xét nhưng không nhận rõ được lẽ thật hư, là trạng thái tâm lí không biết chắc rõ ràng, không thể xác quyết là phải hay quấy. Khi có điều nghi ngờ, người ta thường có khuynh hướng dùng triết lí để phân tích vấn đề, hoặc quán sát trực tiếp vấn đề, để mong thấy rõ cái lý lẽ chân thật.

          Dưới đây là sơ nét tìm hiểu về Nghi trong thiền định là Nghi triền cái (Nam tông) và Nghi tình (Bắc tông), và Nghi kết sử (Nam tông) trong thiền tuệ.

1) Nghi triền cái疑纏蓋 hayNghi疑:  Có nghĩa là ngờ vực, do dự, phân vân. Nghi là một trong 5 triền cái, là một trong 5 chướng ngại trong Thiền định.

          Nghichỉ cho trạng thái tâm ngờ vực, phân vân, lo lắng do suy nghĩ lộn xộn nơi khả năng chứng đắc các tầng thiền.  Ở đây, hoài nghi không có nghĩa là mất niềm tin, không phải hoài nghi về Đức Phật v.v. bởi một người không phải Phật tử cũng có thể khắc phục hoài nghi, và đắc thiền. Theo bản Chú giải, vicikiccha là không đủ khả năng quyết định một việc gì đó phải là thế nào. Nói khác đi, đó là tâm trạng bất định.
Tứ (伺;  P: Vicāra;  S: Vicara):  Có nghĩa là nghiền ngẫm, nghiên cứu kỹ,suy xét kỹ. Tứ chỉ cho tâm bám sát vào đối tượng (P;S: nimitta;  E: sign) (*) đang quán chiếu và suy xét kỹ…, để chế ngự nghi triền cái.  Điều này giống như con bướm đã bay đến hoa và đậu chặt vào hoa.
Tác giả Narada có nêu ra 6 điều sau đây có chiều hướng tiêu trừ chướng ngại này:
                    1) Thông suốt giáo pháp và giới luật.
2) Nghiên cứu, học hỏi và thảo luận.
3) Thấu triệt tinh thần của giới luật (Vinaya).
4) Niềm tin hoàn toàn vững chắc.
5) Tạo giới thâncận tốt.
6) Luận đàm hữu ích.

-----------------

(*)Chú thích:

Nimitta: nimitta đề cập đến một hình ảnh xuất hiện trong tâm trí sau khi phát triển một mức độ định nào đó.

 

2) Nghi kết sử 疑結使.
          Nghi kết sử là lòng ngờ vực và không tin. Nghi kết sử bao gồm ngờ vực và không tin mình, ngờ vực và không tin người và ngờ vực và không tin pháp. Nghi kết sử là một trong 10 kết sử, là một trong 10 chướng ngại trong Thiền tuệ. Nội dung của nghi kết sử là:
          - Nghi mình là không có niềm tin vào bản thân, thối lui trước các khó khăn nên không làm được việc gì cả. Những người như vậy thì phải ở gần thiện hữu tri thức để được động viên, thúc đẩy tập làm những chuyện nhỏ trước. Có thành công những chuyện nhỏ thì nhiều chuyện nhỏ góp lại nên được chuyện lớn.
          - Nghi người là không có niềm tin vào người khác. Những người hay nghi ngờ người khác thường do chấp vào tri kiến hiểu biết của mình, cho nên bình luận đánh giá người khác qua những hiểu biết của mình, dễ làm mất đi thiện hữu tri thức mà ta không biết. Những ai ít nghi ngờ người khác sẽ dễ học được cái hay của người và có nhiều thiện hữu tri thức.
          - Nghi pháp là không có niềm tin vào pháp dạy đơn giản, rõ ràng. Ví dụ trong kinh Pháp cú, bài kệ 183 có chép:
Các ác pháp chớ làm,
Chỉ làm các pháp thiện,
Tự tâm ý thanh tịnh,
Đó là lời Phật dạy.
          Đơn giản hành động “ngăn ác diệt ác pháp, sanh trưởng tăng trưởng thiện” thì sẽ thấy thanh thoát hơn. Người nghi ngờ pháp này sẽ dẫn đến thối chí không thể nào tu tập được.

3) Nghi tình疑情. 

Trong Thiền tông, khởi đầu của “nghi” là nghi một hiện tượng ngoại giới, rồi dần dần chuyển hướng vào nội giới, hình thành một “khối nghi” - tức là “nghi tình”, làm điều kiện dễ dàng cho trí quán chiếu trực tiếp phát sinh.

Do đó, Thiền tông thường nhấn mạnh rằng, cái nghi lớn (đại nghi) chính là cái tuyệt đối cần thiết cho sự tham thiền ngộ đạo. Ví như có vị sư làm mất chiếc áo cà sa duy nhất, tìm không thấy, cứ nhớ mãi trong lòng, niệm niệm không quên, để rồi lại đi tìm, cho đến khi nào tìm thấy mới thôi. Cho nên, “nghi” là điều tối quan trọng của hành giả tập thiền, có nghi mới có chứng ngộ; và cái nghi đó được gọi là “chân nghi” (cái nghi chính đáng). Không có cái nghi tình (chân nghi) này thì sẽ không hi vọng có ngày chứng ngộ.

Nghitình trong công án thiền là nghi vấn rồi lặng lẽ kiên trì chờ đợi sự bùng vỡ bất ngờ chứ không được tìm cách lý giải. Thí dụ:

- Khi đệ tử hỏi Ngài Triệu Châu, “Con chó có Phật tánh không?” Triệu Châu đáp: “Không!”  Nguyên câu hỏi là một công án (公案= câu thoại) và chữ “Không” là thoại đầu (話頭= trước lời nói – chỗ trọng yếu, trung tâm của công án).

- Hành giả tham thiền bất cứ công án nào, hễ có dấu hỏi tức có nghi tình, nếu lấy câu thoại làm đối tượng ta có thiền công án (= tham công án), nếu lấy thoại đầu làm đối tượng ta có thiền thoại đầu (= tham thoại đầu). Hành giả không được tự ý trả lời cho đến khi hoát nhiên liễu ngộ.

Thiền tông với Tổ sư thiền có giáo ngoại biệt truyền, là phán trực tiếp, tức không cho nổi lên một niệm. Trong khi các pháp môn thiền quán khác là đều dùng cái biết để tu, dùng ghi nhớ biết, tìm hiểu biết để tu; thì ngược lại, Tổ sư thiền không cho tìm hiểu, ghi nhớ và suy nghĩ.

Nghi triền cái và Nghi tình là những tu tập định. Nếu là định vô vi vô ngã thì mới thoát tam giới, ngược lại định nào còn hữu vi hữu ngã (do nỗ lực của bản ngã tạo thành) thì không thoát khỏi tam giới. Như vậy là còn tuỳ vào cách hành giả tham thiền như thế nào mới để đạt được quả Giải thoát .


Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi!


***
 
 
Huy Thai gởi