Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Nói Tiếng-Tây "Mỏi-Cả-Tay" 
 

Ta thường nghe 

- Nói-chuyện nhiều quá.. "Mỏi-Cả-Miệng"

Nhưng, Nói mà bị.. "Mỏi-Cả-Tay" là sao ? 

Thưa có đấy ! 

Không phải Nói Tiếng VN đâu, mà "Nói" Tiếng Nước-ngoài ! 
Bài-này kể-về chuyện bên Tây (tức Tây-Pháp, France, không phải Tây-Ninh Tây-Tạng)
 
Trước-đây, Người-Việt "Đi-ra Nước-ngoài" không nhiều ("Đi-ngoài Ra.." thì có !), nhưng sau 1975, thì xuất-ngoại khá đông, chỉ trong 45 năm, có tới hơn 3 triệu Người VN định-cư Hải-ngoại..

Sự-kiện chưa-từng có trong 4 ngàn năm Lịch-sử.

Không ít trường-hợp, lúc mới nhập-cư phải "Chơi-tay" trong giao-tiếp.. 1 thời-gian hơi-lâu khá-lâu rất-lâu, thậm-chí có-người "Chơi-hoài" luôn ! (Đừng nghĩ, cứ ở nước nào là biết tiếng nước đó mà ko cần học ! Nhiều Người Tàu ở VN từ nhỏ, nhưng ko biết Tiếng-Việt hoặc biết rất ít, là 1 thí-dụ)
 
Và đây-là vài chuyện thường-ngày có-thực !
 
Chị VN kia đi siêu-thị, muốn mua 1 món rất thông-thường, Trứng-gà mà không biết tiếng Tây là-gì ?

Con-rồng Cháu-tiên, vốn "Thông-minh Sáng-tạo Nhạy-bén Linh-hoạt Thời-cơ", Chị bèn "Vồ" ngay 1 Nhân-viên siêu-thị, lấy 2 tay đập-đập vào 2 bên-hông mình giống-như "Vỗ 2 cái-cánh" vậy, miệng thì kêu "Cú-cu Cú-cu" như.. "Gà gáy" !

Bước 1 : Tao làm cho mày phải hiểu là Tao muốn nói-về "Con-gà" cái đã !

Bước 2 : Chị vòng 1 tay ra sau-đít làm-như móc-ra 1 cái-cục gì-đó, đưa về phía-trước, dùng 2 tay nâng-nâng hứng-hứng.. sau-đó giả-như cầm "Cái-cục" đó đưa lên miệng "nhai-nhai"...

Thế-là trên 90% : Nó phải hiểu Chị muốn mua Trứng-gà !

"Xui" lắm, gặp đứa IQ (Chỉ-số Thông-minh : Intelligence Quotient) quá thấp, thì phải "Diễn" thêm 1, hoặc 2 Bước nữa :

Lấy 2 bàn-tay "chụm vào nhau", cho nó hiểu là "Cái-cục" đó nhỏ thôi, nằm-gọn được trong lòng bàn-tay, thì là quả Trứng-gà chứ còn gì nữa ? Nếu Nó "Tối-dạ" quá, vẫn chưa hiểu, thì phải "Chơi" thêm cái động-tác.. "Bóc-bóc" nữa... 99% Nó sẽ phải la-lên :

- "Oh, des oeufs", và dắt Chị tới đúng chỗ quầy-trứng !

Nếu tới-giờ mà Nó vẫn còn "Lì", mặt cứ "Nghệt" ra, "chưa-thèm" hiểu, thì phải chửi toáng-lên bằng Tiếng-Việt cho.. "hả-giận" thôi, Thằng "Xếp" (Chef) sẽ "hoảng-hồn" chạy tới ngay ! Hy-vọng thằng-này nhanh-nhẹn và "bớt-ngu" ! (Hèn-chi được làm Xếp hay Tổ-trưởng gì-đó là đúng rồi)
 
Bà kia muốn mua Xương-bò về nấu phở, "bồi-dưỡng" Chồng..

Kêu "be-be-be.. bê-bê-bê" giống-như tiếng con Bê-Con.. Rồi co 1 cái-đùi lên, 1 Tay vén quần, vén váy, Tay-kia giả làm con dao-phay "Chặt chặt" vào cái-chân của mình.. Thằng Tây ngớ-ra không hiểu.. Cứ "Chặt" lia-lịa.. Rùi lại kêu "be-be-be"... cuối-cùng nó cũng phải hiểu thôi : 

- "Oh, des os ? Voulez-vous des os de boeuf ?" (Ô , xương ? Bà muốn xương-bò hả ?)

Chẳng hiểu nó nói cái quái-gì, hổng-thèm trả-lời, cứ "Chặt lia-lịa" ! Thằng Tây ra-dấu đi-theo (Tây cũng "Chơi-tay" luôn), Nó dắt Chị tới quầy-thịt nói với thằng đứng-trong, thằng-này cắt bằng-máy, 30 giây, đưa cho 1 đống xương, không tính-tiền ! (Dán cho phiếu "Gratuit" là Miễn-phí vào)

Rứa-là Chị "Mít" nhà-ta khệ-nệ ôm cái-bọc ra-về, mặt-mày Hớn-hở Hân-hoan Hồ-hởi Hăm-hở Hí-hửng.. Thắng-lợi bất-ngờ.. "Vẻ-Vang Dân-Việt" ! "Chiến-lợi-phẩm" : Thu được 1 Đống Xương-bò, mà không "Tốn-kém" dù 1 Xu nhỏ ! Rồi còn chê "Cái bọn Tây ngu thiệt, bỏ-phí.. Xương-bò" !
 
Thời-đó, những năm 1970's, và đầu 1980's, Xương-bò tụi-nó không-có bán, vì chẳng ai mua, sau-này người Á-đông sang nhiều, "Lùng-kiếm" quá, các siêu-thị mới bắt-đầu bán, giá rẻ-rề, gói trong những bịch Plastique từ 1 tới vài kilos. Chắc-chắn sẽ không-bao-giờ mắc được, vì không quá vài Phần-trăm Dân-số biết "Xơi".. Xương-bò ! Người-Pháp không biết mua Xương về để làm-gì ? Trong nhà Họ ko có.. "Dao-phay", vì Họ chỉ thường "Thái" mà không "Chặt", cũng chẳng có "Cái-thớt to-dày" ! Ở Chung-cư, khi Người-Việt "Chặt" bạo-quá gây tiếng-động, Họ "hoang-mang" không hiểu chuyện-gì đang xảy-ra.. Tiếng-gì nghe "Lạ-lùng" !?
 
"Chơi-Tay".. "mỏi" quá, thì "Nói bồi" cũng nhanh thôi !

Tiếng-Pháp văn-phạm rất rắc-rối, nói cho Correctement thì khó, nhưng nói "Bồi" lại khá-dễ, vì phát-âm rõ-ràng "đâu-ra-đó", dễ-nghe, dễ-nói, dễ-đọc, dễ-hiểu, dễ-đoán. Học Tiếng-Pháp rất ít-khi bị cái tình-trạng "1 chữ đã học rồi mà khi nghe người-ta nói chữ-đó lại không nhận-ra,  mình nói thì người-ta cũng không hiểu là chữ-đó" như-là học Tiếng-Anh !
  
Bà VN kia, chồng Tây, nói Tiếng-Pháp "như-gió", nhưng hóa-ra thì "bồi" rất "bạo" !

Một câu đơn-giản, thí-dụ : 
- "Tui không bao-giờ nói-xạo", thay vì 
- "Je ne mens jamais", Bả nói :
"Mỏa jamais parler mentir" 

Vì cũng khá thân, nên góp-ý :
      - "Tôi", Bác không dùng "Je", mà luôn-luôn dùng "Moi", cũng được đi, nhưng sao lại phải thêm dấu hỏi vô làm-chi cho tụi-nó.. "Sợ" ? 

Và không cần chữ "parler" đâu, vì "mentir" đã đủ nghĩa là "nói-xạo" rồi !
      - Hehe... Bác thêm dấu-hỏi dzô cho nó đậm-đà "sướng-miệng" mà "cháo". Còn "parler" phải có chứ, thì mới đầy-đủ ý-nghĩa, vì muốn "xạo" trước-tiên phải "nói", không "nói" sao "xạo" được ? Bác cứ là "parler mentir" cho "chắc-ăn chính-xác" và giống.. Tiếng-Việt mình ! Tổ-cha thằng Tây nào không hiểu ! 
      - Đúng rùi, nó phải hiểu thôi, Bác tài thiệt, "cháo" xin bái-phục ! 
 
Lại có Bà khác, cũng chồng Tây, nói Tiếng Việt thì "nẫn-nộn" L và N ("E-lờ, E-nờ") mà khi nói Tiếng-Tây, Bà cũng không.. "tha" !  

Nghe Bả la thằng cháu-nội Tây-lai :

- Xi năng ! 

Mới-đầu thực-tình không hiểu ! 

Ối giời, thì-ra thằng-nhóc làm-ồn quá, Bả quát, biểu phải im-đi : "Silence !" 
Rứa-mà nghe "Xi năng" thằng Tây-con hiểu ngay, nín-khe liền, mới "ghê" chứ !
Thằng Boy này, mai-mốt tới tuổi đi-học là "quờ-quạng" đây, sẽ "bối-rối" khi gặp những chữ vần "E-lờ, E-nờ" !
 
Lần khác sang chơi, vừa tính về, Bà nói :
- Cháu ngồi thêm chút đi, Tivi sắp có "Phi lan" rồi !

Lại tưởng Phi-Lan là tên của 1 nữ Tài-tử hay Ca-sĩ VN nào-đó qua trình-diễn ? 
Té-ra là "Finale de la Coupe de France", Trận Túc-cầu "Chung-kết Cúp (vô-địch) Pháp" 

Trùi ui ! "Phi-Lan" : Nghĩa-là Finale (Trận Chung-kết) !! 
Bà này ở Mỹ, khả-năng rất cao, Trận Chung-kết (Final), sẽ nói : "Phai-Lồ" !?
 
"Lờ ko-khác Nờ, Nờ ko-khác Lờ, Lờ tức-là Nờ, Nờ tức-là Lờ" : "Tùy-hứng", "Lờ-Nờ Bình-đẳng Tương-đương" : Nói Tiếng-Pháp như-rứa thì "ngầu" thật ! Tây chúng-nó phải "Ngưỡng-mộ Khiếp-phục" thôi ! Lão-chồng Tây-Pháp của Bà, chắc-chắn phải biết "Hoán-đổi Lờ-Nờ" mỗi-khi Bà nói-gì mà Lão không hiểu !?
(Sắc bất-dị Ko, Ko bất-dị Sắc, Sắc tức-thị Ko, Ko tức-thị Sắc) 
 
Em mỏi-tay wá !
- Hôm-nay em "nói" Tiếng-Tây "mỏi-tay" quá anh ui ! 
- Trời ơi, em cứ "khuơ-tay múa-chân" hoài như-rứa, tới chừng-nào mới nói được ? Em phải cố tập nói đại đi cho quen, 1 hồi tụi-nó cũng hiểu à !
- Hổng có đâu anh ui ! Em nói em còn không hiểu, mần-răng chúng-nó hiểu ?
 
Đó là chuyện Người-nhớn, Bọn-nhỏ thì khác, Trẻ-con ko-thèm.. "Chơi-tay" !
Con-nít hội-nhập rất nhanh hơn người-lớn về mọi-mặt, kể-cả Ngôn-ngữ, tuy-nhiên lúc-đầu cũng có những "lấn-cấn"..
2 thằng nhóc : 1 Mít (VN), 1 Tây chơi-giỡn với-nhau, thằng Mít la :

- Attention ! Moa "Thọc-cù-léc" Toa àh !

Thằng Tây-con hoảng-hồn liền khép 2 cánh-tay lại !
Rõ-ràng nó "hiểu Tiếng-Việt", biết cái thằng "Petit Malin" Vietnamien (Thằng-còi láu-lỉnh VN) này đòi Chatouiller (= to Tickle : Thoọc-léc) mình ! 
Sớm-muộn, cái thằng Tây-con này cũng sẽ hiểu-ra, trong Tiếng-Pháp của nó, làm-gì có Verbe Thocculec ? Vì ngoài cái thằng nhóc VN này ra, ko ai xài cái Động-từ đó cả ! 
 
Trẻ-con không bị "Vấn-đề Ngôn-ngữ", những đứa-bé rời Quê-Mẹ khoảng trên-dưới 10 tuổi, chắc-chắn sẽ nói Tiếng "Quê-hương mới" trôi-chảy như người bản-xứ, đồng-thời vẫn có-thể nói được tiếng Mẹ-Đẻ như người đồng-hương. (Nói-chung, càng lớn càng khó nói 1 ngôn-ngữ thứ-hai mà không "bị Accent", càng nhỏ thì càng dễ quên tiếng Mẹ-đẻ, nhưng đã trên 10 tuổi mà để quên là vô-cùng đáng-tiếc ! Hoặc cũng có-khi "Làm-bộ", ra-vẻ ta-đây "Tây thứ-thiệt", quên Tiếng-Việt rồi ! Thôi đừng có Xạo đi !)
      
Vấn-đề chính, đáng phải quan-tâm của Cha-mẹ là làm-sao cho "Con mình đừng quên tiếng Việt" chứ không phải là lo "Nó chậm nói Sinh-ngữ mới". Nhưng rất nhiều những Người mới nhập-cư không ý-thức vấn-đề, không cố-gắng cho Con giữ-gìn tiếng Việt mà chỉ mong cho Nó mau-mau nói được tiếng Tây (Anh, Đức, Ý, Iran, Irak..) ! Cụ-thể là không nói tiếng Việt với con ở nhà mà nói tiếng Tây, trong khi tiếng Tây của mình còn yếu, vô-tình tập cho Con thói-quen nói tiếng "Tây bồi" và lại quên mất-đi Tiếng-Việt !
 
Không nói được Tiếng Mẹ-đẻ, Đứa-bé sẽ chịu những mặc-cảm thiệt-thòi bất-lợi và mất-đi nhiều cơ-hội tốt cho nó ! 

Một thí-dụ, Khi chính-phủ Mỹ (hay các nước khác) gửi những nhân-viên gốc Việt sang VN làm-việc, rất-thường Họ chọn những Người nói được Tiếng Mẹ-đẻ !

Đến-khi Cha-mẹ ý-thức được sự quan-trọng của việc "Nói thêm 1 Ngôn-ngữ" thì thường đã quá muộn, có bắt Con nói, bắt Nó học tiếng Việt cũng rất khó, cực khó ! Trong-khi những
 
_______________


Đỗ Hứng gởi