Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 

OAN CHO TÔI, MỘT “CUỒNG TRUMP”


 

Tác giả: Kiêm Ái


Ngay từ đầu, khi ông Donald Trump ra tranh cử với 16 Nhà Chính Trị gạo cội, có bằng cấp cao, có “Lai Sân” tranh cử, có uy tín để gây quỹ tranh cử nhiều tiền, trái lại với ứng cử viên Donald Trump, hầu như không có những cái mà 16 đối thủ có. Nhưng ông ta lần lược đánh bại 16 đối thủ, và sự kiện được đảng Cọng Hòa đề cử cũng là chuyện không dễ. Tôi ngưỡng mộ ông Trump từ những ngày khởi đầu tranh cử, tôi đã viết bài “Donald Trump một hiện tượng tân kỳ.

Lịch sử Việt Nam chúng tôi đã viết rằng, “Ba anh em Tây Sơn là những anh hùng áo vải, không xuất thân khoa bảng, quan trường”, nhưng đã đánh bại 2 Chúa Trịnh và Nguyễn đầy nhóc khoa bảng. Ông anh cả chỉ là một tên thu thuế, nhưng dám để thuộc hạ khiêng vào thành dâng cho quan phòng thành để nửa đêm ông ta mở cửa thành cho thuộc hạ vào… và chiếm được thành. Đâu cần khoa bảng, đâu cần chinh trị… cổ lổ sĩ? Nguyễn Huệ vang danh sử sách của Việt Nam và cả thế giới vì đánh tan mấy chục vạn quân Thanh chưa đầy một tuần lễ.

Quân Dân Cán Chính VNCH không có mặc cảm thua trận như nhiều người “đồn đãi.” Trái lại, khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã tạo dựng một VNCH khiến cả Đông Nam Á khâm phục, Áp Chiến Lược đã làm cho Cọng Sản điêu đứng thì Hoa Kỳ đảo chánh. Điều này không sai vì chính một Trung Tá CIA đã có mặt bên cạnh Dương Văn Minh cho đến khi được tin chắc chắn anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát dã man, tên này mới rời khỏi Dương Văn Minh.

Qua những mưu ma chước quỷ của Kissinger, Hoa Kỳ đã biếu không VNCH cho Trung Cọng để Việt Cọng tiếp thu miền Nam. Những ngày tháng sau cùng, Quân Lực VNCH bị cúp 100% viện trợ quân sự, mặc dù vậy họ đã chiến đấu cho đến phút cuối cùng. Trong khi đó, VC được Nga Tàu và cả thế giới Cọng Sản viện trợ gấp trăm lần trước đó, thế thì Việt Cọng chiến thắng có gì mà hãnh diện? Quân Lực VNCH thua có gì là MẶC CẢM?
 

https://www.pictorem.com/collection/900_The%20Christian%20Martyrs%20Last%20Prayer.jpg


VNCH bị tước khí giới rồi trao nộp cho thú dữ xé xác. Một cảnh bi thương mà thế giới về sau phải cảm thấy vô cùng xấu hổ vì đã vô cảm. Những nạn nhân này chết không mặc cảm vì đã nêu gương hy sinh anh dũng giúp thế giới tỉnh mộng khỏi cơn ám muội của gian trá lừa đảo!
 

MỘT TRĂM PHẦN TRĂM KHÔNG CÓ HAI CHỮ MẶC CẢM TRONG QUÂN SỬ QUÂN LỰC VNCH.

Bên cạnh đó, truyền thông thổ tả của Hoa Kỳ, dù phóng viên của họ nằm ngay tại mặt trận, họ cũng tìm cách dìm sức mạnh của QLVNCH. Điều này không lạ vì họ đã “phong thánh cho thầy dòng tu xuất Fidel Castro.” Họ đã nói Mao Trạch Đông chỉ muốn cải cách ruộng đất, chính thượng nghị sĩ Thomas J. Dodd cũng cho rằng nhân dân Hoa Kỳ bị truyền thông lừa dối, trong đó có vụ “chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo.”

Ngoài Tổng Thống Ronald Reagan đã lật đổ Cọng Sản Liên Bang Sô Viết thì chỉ có Tổng Thống Donald Trump hô hào lật đổ “xã hội chủ nghĩa” tức Cọng Sản, chủ trương chống Trung Cọng là nước Cọng Sản mạnh nhứt trong mấy nước Cọng Sản còn sót lại với chiến thuật chiến tranh thương mại, vạch mặt ăn cắp tác phẩm trí tuệ, cho vay nặng lãi của bọn anh chị xã hội đen, và những “đặc tính Cọng Sản” khác của Trung Cọng.
 

http://bacaytruc.com/images/people/Xi_Jinping/thief-in-jail.png

- afficher le texte des messages précédents -

 

Có người Việt lớn tiếng chửi Donald Trump về vụ Obamacare. Cũng chỉ là chiếc lá khô bị cơn lốc tuyên truyền thổi bay thốc lên cao, quay cuồng đến chóng mặt. Hoàn toàn không hề biết rằng chương trình Health Care này bắt nguồn do nghị sĩ Dân Chủ Ted Kennedy khởi xướng từ năm 1973. Tuy vậy, không nên vội tin rằng Ted Kennedy là tác giả của chương trình này. Kẻ nào là tác giả thực sự thì người dân khó lòng biết được. Lúc bấy giờ, Edward Kennedy gọi là Universal National Health Care. Nhưng sự việc bất thành. Chương trình này nằm im cho đến 1994, khi Bill Clinton làm tổng thống Dân Chủ. Lúc này Bill Clinton giao cho vợ là Hillary Clinton bỏ chữ National, gầy trở lại di sản của Ted Kennedy, và gọi là Universal Health Care, hay Hillarycare, nhằm đánh bóng bà vợ, chuẩn bị cho bước tiến thân kế tiếp trong sự nghiệp chính trị của Hillary Clinton. Nhưng Hillarycare cũng không thực hiện được như ý muốn.. Một lần nữa chương trình bảo hiểm sức khỏe cưỡng bách này của phe Dân Chủ phải chờ thêm 12 năm nữa.

Đến nhiệm kỳ hai của Barack Obama chương trình Health Care của phe Dân Chủ mới được qua cầu. Không bàn đến chuyện tốt xấu của Obamacare. Nghĩa là dân Mỹ phải chờ từ năm 1973 đến 2014, tức 41 năm. Không phải do dân chúng Mỹ muốn hay không muốn, mà do các nhà lập pháp Hoa Kỳ thuận hay không thuận. Dù lúc bấy giờ, lưỡng viện quốc hội Mỹ do Cộng Hòa chiếm đa số, và quyết liệt chống đối Obamacare. Đặc biệt lớn tiếng và ồn ào nhất là nghị sĩ Cộng Hòa John McCain, liên tục chống Obamacare suốt 7 năm trời. Thế mà khi Donald Trump đòi hủy bỏ Obamacare, thì cũng lại chính John McCain là kẻ chống lại điều này. Có nghĩa là từ Obama sang Trump, nghị sĩ John McCain quay ngược 180 độ mà không ai biết lý do.
 

John cCain: “Mấy người nhét sáu mươi lá phiếu và Luật Affordable Care  [Obamacare] vào cuống họng chúng tôi. Chúng tôi không muốn sửa nó. Chúng tôi chỉ muốn thay nó vì nó là một sự thất bại hoàn toàn.” (“You ramped the sixty votes and Affordable Care Act down our throat. We don’t want to fix it. We want to replace it because it’s a compete failure.”)

 

Một điều khôi hài khác. Khi Affordable Care Act (Obamacare) đưa ra quốc hội để thông qua và thành luật, chủ tịch phe Dân Chủ hạ viện lúc bấy là Nancy Pelosi nói rằng: “Chúng ta phải thông qua dự luật rồi mấy người sẽ biết trong đó nó là cái gì.”

 

Nancy Pelosi: “We have to pass the bill so that you can find out what is in it.”
 

Không bàn đến chuyện tốt xấu của Obamacare. Quả là khôi hài và diễu dỡ cho cái gọi là quốc hội “của dân, do dân, và vì dân.” Đó là cách các nhà “lập pháp” Hoa Kỳ ban hành luật mà dân chúng Hoa Kỳ phải chịu. Dù muốn hay không. Nói chi đến người Mỹ gốc Việt, một thiểu số ít oi và hèn mọn.
 

Thử xét qua một ví dụ. Gần nhất là kể từ ngày Hillary Clinton làm đệ nhất phu nhân trong hai nhiệm kỳ của chồng là Bill Clinton và lo vụ Hillarycare. Kế đến là tám năm ngồi ghế nghị sĩ New York. Tổng cộng, Hillary Clinton phải mất ít nhất là mười sáu năm chuẩn bị cho chiếc ghế tổng thống Mỹ. Thế mà cuối cùng Hillary Clinton lại giao số phận và sự nghiệp chính trị của bà cho những người mà bà gọi là đám cử tri thiếu hiểu biết (low information voters) chỉ biết qua những gì họ nghe. (“Voters are going to hear what they hear.” – Hillary Clinton) Trong khi bà tự cho là giới thượng đẳng (elites) có sứ mạng lãnh đạo (leader) và cai trị (govern). Nên hiểu rằng, dù có bỏ phiếu hay không bỏ phiếu cho bà cũng là quyết định số phận của bà. Như vậy thì còn gì để gọi là lãnh đạo và cai trị. Một người Việt vừa vào quốc tịch Hoa Kỳ, nói không rành tiếng Mỹ, đọc tên đường chưa xong, viết không đúng cái tên Hillary, lại có thể do không biết cách bầu nên chọn lầm tên ứng cử viên. Thế mà bà dám để cho họ quyết định số phận cùng sự nghiệp chính trị của bà hay sao? Phó tổng thống Joe Biden, thượng nghị sĩ Bernie Sanders, vẫn chưa có khả năng làm điều này. Chẳng lẽ một người Mỹ gốc Việt ở miệt Cái Mơn, Cái Sắn, cả đời chỉ biết lội sình chặt dừa nước, vừa có quốc tịch Mỹ lại có cái quyền này; quyền quyết định ai sẽ là tổng thống Mỹ. Giỡn chơi hoài hay sao vậy? Không nên tự cho mình có cái quyền lớn đến vậy. Cũng không nên tự gạt mình, cho rằng giáo sư đại học Mỹ khác với kẻ chỉ biết vác quày dừa nước ở miệt Cái Mơn, Cái Sắn. Về phương diện cử tri và phiếu bầu, cả hai vẫn có “giá trị” như nhau. Vẫn chưa dám tin? Hãy lắc đầu, đập trán cho thật mạnh. Xong, tự đặt mình vào vị trí của Hillary Clinton, rồi suy nghĩ cho thật kỹ. Hy vọng sẽ nhận ra được cái thực tế ảo này. Quả là một trò chơi lớn để mọi người cùng hài lòng, thỏa mãn. Lớn đến nổi không mấy ai dám nhận rằng đó chỉ là trò chơi (game people play). Vẫn không nhận ra thực tế ảo này, e rằng đúng với lời chê kém hiểu biết (low information) và đáng khinh (deplorable) của Hillary Clinton, dù có bầu cho ai cũng mặc. Cũng chỉ là đảng cử dân bầu. Đảng cử Joe Biden, dân bầu Biden. Đảng cử Bernie Sanders, dân bầu Sanders. Đảng cử Hillary Clinton, dân bầu Clinton. Nên suy nghĩ thật kỹ và thật sâu về điều này, may ra sẽ hiểu khôi hài của trò chơi quyền lực.

Xét cho kỹ, việc ra luật bắt buộc phải mua bảo hiểm sức khỏe của Obamacare chỉ là bước kế tiếp sau luật bắt buộc phải mua bảo hiểm xe hơi mới được lái xe. Mỗi bước cách nhau 10, 15, hay 20 năm, nên khó mấy ai nhận biết. Những bước âm thầm, nhưng chắc chắn, dẫn đến một tình trạng “nhà nước quản lý” của xã hội chủ nghĩa mà ít người nhận ra. Cứ tiếp tục tạo ra những vụ bắn súng giết người, nhất là tại các trường học đông trẻ con. Chắc chắn trong 20, 25, hay 30 năm nữa, sẽ có luật cấm dân Mỹ xử dụng súng. Nên nhớ Obamacrae phải mất 41 năm mới thành luật.
 

Tỉnh trí và thật lòng nhận xét. Không kể đến tốt xấu, hoặc đúng sai. Chưa có một tổng thống Mỹ nào chỉ chưa đầy hai năm Donald Trump đã thực hiện hầu như tất cả mọi điều đã hứa trong khi tranh cử. Từ đánh Tàu cộng, cấm vận Nga, diệt ISIS, bắt các quốc gia NATO phải chi tiền, giải quyết tình trạng Bắc Hàn dùng vũ khí nguyên tử để làm tiền Mỹ (nuclear blackmail), dẹp TPP, dẹp NAFTA, dẹp Global Warming, cấm vận Iran, trả Jerusalem lại cho Israel làm thủ đô, kéo công ty Mỹ trở về nước, hủy bỏ Obamacare, xây tường biên giới, vân vân. Nếu không có những chống đối quyết liệt, từ cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa, vụ Obamacare, và bức tường biên giới cũng đã xong từ lâu. Ở đây, không kể đến những chống đối ồn ào của truyền thông. Đó chỉ là phương tiện tuyên truyền nhồi sọ dành cho quần chúng, hoàn toàn không ảnh hưởng đến những người hành nghề chính trị ở thượng tầng trong quốc hội hay hành pháp. Xét ra, cũng vì Donald Trump thực hiện đúng lời hứa, nên mới bị chống đối dữ dội và liên tục đến vậy. Phải chi Donald Trump cứ hứa lèo, hứa cuội, và ngậm miệng ăn tiền thì đã không có bao nhiêu chống đối ồn ào xảy ra.. Cũng bởi Donald Trump không cần làm tổng thống, không cần tiền, và không là kẻ hành nghề chính trị để kiếm sống nên mới ra cớ sự.
 

Nên bình tỉnh trở lại. Không nên tiếp tục bị cơn lốc tuyên truyền và nhồi sọ do truyền thông tạo ra, cuốn thốc đến quay cuồng. Mà cứ tưởng mình hay mình giỏi. Nên nhớ đến thân phận của một chiếc lá khô nằm trên mặt đất.. Hoàn toàn không có một chút khả năng tự bay lên để gây gió, tạo bão, thay đổi chủ trương hay chính sách của chính phủ Hoa Kỳ. Chỉ là may nhờ rủi chịu mà thôi. Dù sao thì cũng không đến nổi quay cuồng đến chóng mặt, hay nhức đầu, hoặc điên loạn đến phát cuồng.

 

Phan Quang


usaelection g
ởi