Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Vài nét tìm hiểu về Pháp bố thí

***

Nội dung

1. Luật-Pháp (= Giới-Định-Tuệ).
2. Bất khả tư nghị.
3. Bố thí.
3.1. Yếu tố người bố thí.
        1) Bố thí không trong sạch.
          2) Bố thí trong sạch
          3) Bố thí Ba-la-mật
        
3.2. Yếu tố sự vật thí.
          1) Bố thí vật chất (= Tài thí).
          2) Bố thí tinh thần (= Pháp thí).
          3) Đặc điểm của Tài thí và Pháp thí.
                  “Pháp thí, thắng mọi thí ! - Kệ Pháp Cú 354”
4. Câu chuyện bố thí(chuyện tiền thân đức Phật):
1) Thái tử Vessantara bố thí vợ con.
          2) Thái tử Mahasattva bố thí thân mạng cho hổ đói.
NBSMinh Tâm  (5/2023)

         Đểcó thể phần nào hiểu đầy đủ hơn về Pháp bố thí, thiết nghĩ chúng ta cần biết căn bản về Luật và Pháp, và những điều Bất khả tư nghì.

1. Luật-Pháp (= Giới-Định-Tuệ).
Trong kinh Trường Bộ, đức Phật đã căn dặn : “Luật vàPhápmà Như Lai đã giảng dạy cho các con, sau khi Như Lai diệt độ, chính Luật và Pháp này sẽ là Đạo sư của các con ”.
Luật và Pháp có nội dung cụ thể sau:

1) Luật(;  P;S: Vinaya;  E: Discipline):  Là phương tiện tu tập chế ngự thânkhẩu.  Luật biểu hiện tính tốt hay thiện nơi những hành động của thân và khẩu, thường được gọi là Giới(;  P;S: Sila;  E: Morality). Ngày nay, Luật hay Giới có ý nghĩa tương thích là Đạo đức.
Theo Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147, đạo đức nhà Phật là một nguyên tắc linh hoạt được ghi nhận như sau:
Mọi hành động đem lại  lợi mình-lợi người, được xem là  tốt, là  thiện, là  lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”
Đạo đức này còn gọi là Đạo đức Duyên khởi hay Đạo đức nhập thế của nhà Phật. Đây là một hệ luận từ Chân lý Duyên khởi.

2)Pháp(;  P: Dhamma;  S: Dharma;  E: Way to change):  Là phương tiện tu tập chế ngự tâm,phương tiện này gọi là thiền, thể hiện sự phát triển  Định(;  P;S: Samadhi;  E: Concentration) chế ngự tâm loạn động, và phát triển Tuệ(;P: Paññā;  S: Prajñā;  E: Wisdom) chế ngự tâm mê mờ.  Ngày nay, Pháp có ý nghĩa tương thích là Chân lý.

Trong kinh Phật Tự Thuyết (Udāna), thuộc Tiểu Bộ kinh (Khuddaka-nikāya), tập 1,  chân lý nhà Phật mô tả nguyên lý hình thành và vận hành của các Duyên (yếu tố điều kiện) được tóm tắt như sau:
Do cái này có, cái kia có. 
Do cái này sinh, cái kia sinh.      
Do cái này không có, cái kia không có.           
Do cái này diệt, cái kia diệt.
      
         Chân lý này còn gọi là Chân lý Duyên khởi hay Chân lý xuất thế.

2. Bất khả tư nghị.
Bất khả tư nghị不可思議= Bất tư nghị 不思議(P: aciṅteyya;  S: aciṅtya;  E: inconceivable, unexplainable):  Nghĩa là không thể nào suy nghĩ bàn luận ra được.  Câu này dùng để tả điều mà chỉ những ai giác ngộ mới cảm biết, và nhận ra diễn biến của các vấn đề Nhân Quả vô hình.
Trong kinh Tăng Chi Bộ, IV. 77),Chương IV, phẩm Không Hý Luận, phần Không thể nghĩ đến, được đức Phật khuyên: “Có bốn hiện tượng bất khả tư nghị, này tỉ-khâu, bốn trường hợp mà người ta không nên suy gẫm, đó là:

1)Năng lực của một vị Phật (P: Buddhavishaya Buddhavisayo;  S: Buddha-viṣaya): Này các Tỳ-khưu, cảnh giới Phật của chư Phật (P: Buddhānaṃ Buddhavisayo) là không thể nghĩ bàn đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

2)Ðịnh lực (P: jhāna-viṣaya;  S: dhyāna-viṣaya):  Này các Tỳ-khưu, cảnh giới thiền của những người tu thiền (P: jhāyissa jhānavisayo)là không thể nghĩ bàn đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

3) Nghiệp lực (P: kamma-viṣaya;  S: karma-viṣaya):  Này các Tỳ-khưu, cảnh giới của Nghiệp quả (業果;  P: kamma-vipāka;  S: karma-vipāka;  E: the ripening or maturation of karma) hay còn gọi là Dị thục quả (異熟果;  P;S: vipāka-phala;  E: fruit of retribution →bởi Quả có một tính chất khác với Nhân của nó )là không thể nghĩ bàn đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

4)Suy gẫm về thế giới (P: lokaciṅtā;  S: lokācāra)  Đó là:
         - Thế giới này có tồn tại vĩnh viễn hay không vĩnh viễn.
         - Thế giới này có giới hạn hay không có giới hạn ...
         Này các Tỳ-khưu, cảnh giới thế giới là không thể nghĩ bàn đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Đây là những điều mà ta không nên suy nghĩ viễn vông vô ích, bởi vì chúng không đưa tới kết quả giác ngộ giải thoát cho chính bản thân ta, và lắm khi đưa tới hoang tưởng.

3. Bố thí.
Bố thí  (布施;  P;S,: dāna;  E: generosity // alms // alms-giving), trong đó: 
- Bố布:  Có nghĩa là phân phát, ban phát khắp nơi, cho hết.
- Thí施:  Có nghĩa là thực hành.
Bố thí là một đức hạnh quan trọng qua hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí tuệ ... cho người khác. Bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, ích kỉ của chúng sinh, và cũng là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ qua nhận thức và hành động của Bố thí Ba-la-mật.
Bố thí tùy theo đối tượng được hiến tặng, có các tên gọi phân biệt:
         - Đối tượng mà mình kính trọng:          Cúng dường. 
         - Đối tượng là cha mẹ:                       Báo hiếu.
         - Đối với người giúp đỡ mình:             Báo ân.
         - Đối với người gặp khó:                    Từ thiện.
         - Đối với loài thú:                              Phóng sanh.

3.1. Yếu tố người bố thí.
Có hai loại bố thí đối với người bố thí.
1) Bố thí không trong sạch(P;S: Avisudha):  Đó là bố thí với tâm vị kỷ, là bố thí với động cơ Tham-Sân-Si, đem lại danh lợi cho mình (như kiêu mạn, ganh tức, hơn thua, dụ dỗ, sợ chết …).
Lưu ý là người bố thí chỉ hiến tặng những gì hợp với nhu cầu, chứ không theo ý muốn của người nhận thí mà trở thành bố thí không trong sạch.

2) Bố thí trong sạch(P;S: Visuddhadāna): Đó là bố thí với tâm vị tha, như bố thí với động cơ đem lại lợi ích cho người, không mong cầu phước báo cho mình. Bố thí Ba-la-mật (bố thí không dính mắc) là đỉnh cao của bố thí trong sạch.
Công đức của người bố thí trong sạch được nâng cao trong những trường hợp sau đây:
1. Bố thí mà không thấy mệt mỏi hay chán nản.
2. Bố thí đúng lúc hợp với nhu cầu người nhận.
3. Bố thí với tâm kính trọng đối với người nhận thí.          
4. Bố thívật có phẩm chất tốtvà chân chính.
5. Người nhận thí là người có đức hạnh.

3) Bố thí Ba-la-mật(布施波羅蜜;  P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā;  E: Perfection of generosity).

- Bố thí  là hiến tặng.                - Ba-la-mật là giải thoát.

Theo đó, bố thí Ba-la-mật là bố thí vớitháiđộ vượt thoát không dính mắc, còngọi là bố thí không chấp tướng(= vô tướng).Bố thí Ba-la-mật có tính trong sạch và cao thượng, cho nên nó phải là bố thí trong sạch đối với ngoại cảnh, để rồi thanh tịnh hóa nội tâm với việc quán chiếu sự kiện qua Duyên khởi.

Thật vậy, trong bố thí có 3 đối tượng là người cho, sự vật cho, người nhận, cho nên sự bố thí là một hợp Duyên của 3 đối tượng, từng đối tượng cũng là hợp Duyên, là Vô ngã, cho nên đây cũng goi là bố thí bình đẳng tướng hay bố thítam luân không tịch三輪空寂(3 đối tượng với bình đẳng tính là Pháp tính “Niết-bàn” hay Phật tính).

Bố thí Ba-la-mật là thực hành xả ly, không phải để tao phước báo, là một hành động tiêu biểu trong tất cả mọi hành động Ba-la-mật khác của bậc giác ngộ trong đời sống và trong việc độ sinh.

3.2. Yếu tố sự vật thí.
Có hai dạng sự vật thí (P;S: deya) là vật chất và tinh thần.
1) Bố thí vật chất:  Gồm 2 dạng là ngoại thínội thí, gọi chung là Tài thí(財施;  P;S: Āmisadāna;  S: Āmiṣadāna;  E: Gift of material things).
- Ngoại thí  (外施;  P;S: Bāhyadāna;  E: Outer gifts): Vật thí những đồ vật bên ngoài như: vàng, bạc, của cải, quần áo, đồ ăn thức uống ... Vật thí phải chân chính chứ không có được từ các hành vi bất thiện như trộm cắp hay cướp giật.

Trong bộ Milindapañhā, đức vua Milinda vấn đạo, có đề cập đến 10 vật bố thí có tội là:
1.  Bố thí rượu, chất say, chất gây nghiện  (P: Majjadāna).
2.  Bố thí lễ hội vui chơi, say mê  (P: Samajjadāna).
3-  Bố thí kỹ nữ ăn chơi truỵ lạc (P: Itthidāna).
4-  Bố thí bò đực giao cấu với bò cái (P: Usabhadāna).
5-  Bố thí những tranh ảnh khiêu dâm (P: Cittakammadāna).
6-  Bố thí vũ khí sát sanh (P: Satthadāna).
7-  Bố thí thuốc độc sát sanh (P: Visadāna).
8-  Bố thí xiềng xích, gông cùm (P: Sankhālikādāna).
9-  Bố thí gà heo để làm thịt (P: Kukkuṭasūkāradāna).
10- Bố thí cân thiếu, thước đo thiếu (P: Tulākūṭamānakūṭadāna).

Những vật bố thí trên làm cho người thọ thí phải phạm giới, phát sanh phiền não, thiện pháp không thể phát sanh. Như vậy, dầu thí chủ có tác ý tốt như thế nào, sự thật những vật thí đem lại sự tai hại cho người thọ thí, thì sự bố thí ấy chắc chắn không phải tạo nên phước thiện, chỉ tạo nên tội lỗi ác nghiệp mà thôi. Do đó, thí chủ phải chịu khổ kiếp hiện tại; sau khi chết, do ác nghiệp ấy cho quả tái sanh trong 4 cõi ác giới: địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh phải chịu khổ do ác nghiệp của mình đã tạo.   
- Nội thí  (內施;  P;S: Ādhyātmikadāna;  E: Inner gifts): Vật thí là những gì trong thân thể của người thí như hiến máu, nội tạng, mắt, tay chân, …

2) Bố thí tinh thần:  Gồm một số các dạng sau.
1. Những hành động, lời nói chân thật hay kiến thức hữu ích có thể đem lại lợi lạc tinh thần cho người.
2. Giảng dạy Chánh pháp của đức Phật, đó là Chân lý và Đạo đức mà đức Phật đã truyền đạt. Đây gọi là Pháp thí(法施;  P: Dhammadāna;  S: Dharmadāna;  E: Offering the knowledge of the Dhamma).
Dưới đây là thí dụ về bố thí tinh thần bằng hành động, lời nói hay giáo pháp giúp người vượt qua nỗi sợ hãi gọi là Vô úy thí(無畏施;  P;S: Abhayadāna;  E: Gift of fearlessness, Giving out of fear).
* Nếu có một người đi đường ban đêm sợ cướp giật, thấy thế ta liền đi theo bảo vệ cho người đó hết sợ. Hành động đi theo của ta chính là thân thí (= Tài thí), được gọi là Vô úy thí.
* Nếu có người sợ chết, sợ đọa xuống khổ cảnh, ta liền đem giáo lý an ủi họ, chỉ cho họ làm lành. Nhờ đó người này không còn sợ chết nữa. Lời lẽ (= Pháp thí) mà ta giúp cho người này gọi là Vô úy thí.
* Nếu có người sợ chết, ta bảo họ đừng sợ chết, vì chết là hết, không có gì phải lo cả, không có địa ngục, không có nhàn cảnh. Nếu họ tin ta mà không sợ chết nữa, thì đó là Vô úy thí không chân chính (vì ta dạy họ chấp đoạn).
→  Theo giáo lý Phật giáo Nam truyền thì bố thí được phân thành hai loại, đó là Tài thí và Pháp thí.
→  Theo giáo lý Phật giáo Bắc truyền, thì bố thí được phân thành ba loại, đó  là Tài thí,  Pháp thí và  Vô úy thí.

3) Đặc điểm của Tài thí và Pháp thí.
- Tài thí (tiền của, đồ vật, …) có giới hạn, còn Pháp thí không có giới hạn, vì tiền cho lâu rồi cũng hết, còn giáo pháp cho mãi không bao giờ hết.
- Tài thí đòi hỏi nhiều công và sức lực, trong khi Pháp thí chỉ cần sự thông tuệ.
- Quả báo của Tài thí thuộc về hữu lậu, trong khi quả báo của Pháp thí thuộc vô lậu. Theo đó, phước báo của Tài thí thuộc Dục giới, còn phước báo của Pháp thí có thể nằm trong Tam giới (三戒;  P: Tiloka, Tisso-dhātuyo;  S: Triloka, Trayo-dhātavaḥ) hoặc ngoài Tam giới.  Chỉ có Pháp thí mới có thể dẫn người khác đến con đường giác ngộ.

Trong kinh Bản Sự (本事經;  P: Itivuttaka sutta;  S: Itivṛttaka sūtra) có nói về hai loại bố thí này như sau:
Này các Tỳ-kheo, có hai loại bố thí: Tài thí và Pháp thí. Trong hai loại bố thí này, Pháp thí là thù thắng.”
Trong kinh Pháp Cú, kệ 354 có nói:
         “Pháp thí, thắng mọi thí

4. Câu chuyện bố thí (chuyện tiền thân đức Phật):

1) Thái tử Vessantara bố thí vợ con:
Theo Jataka là những câu chuyện tiền thân của đức Phật (tóm tắt, theo Tiểu Bộ Kinh Khuddaka NikàyaTập X, số 547):
Vessantara vốn là thái tử con vua Sañjaya nước Sivi. Ngày ngài ra đời, có con voi trắng Paccaya cũng chào đời, là một điềm quý.

Lên tám, Vessantara nguyện sẽ bố thí mọi thứ, từ tài sản tới chính đôi mắt mình. Lớn lên, Vessantara kết hôn với Maddī lên ngôi vua, có hai con là hoàng từ Jāli và công chúa Kaṇhajinā.

Một lần, nước láng giềng có nạn hạn hán, có tám vị Bà-la-môn đến xin Vessantara bố thí voi trắng Paccaya vì con voi này có phép làm mưa. Vessantara đem cho luôn. Dân chúng bực quá đòi vua cha đày Vessantara lên núi.

Vessantara ra đi, hoàng hậu Maddī xin mang theo hai con. Vừa rời thành, Vessantara gặp bốn vị Bà-la-môn chặn đường xin xe. Ngài cho luôn xe. Cả nhà Vessantara phải đi bộ từ đấy, đến núi Vaṅka mà sống. Hàng ngày Maddī vào rừng kiếm quả mang về cho chồng, con ăn.

Có một vị Bà-la-môn già cưới vợ trẻ. Cô vợ mỗi lần đi lấy nước đều bị trai làng trêu. Cô bắt chồng phải đến xin Vessantara hai người con về làm người hầu cho mình. Lão Bà-la-môn cũng lặn lội đến tận nơi xin.

Trong lúc vợ đi hái trái cây, Vessantara đem cho luôn hai con. Đứa con trai quì dưới chân bố, van xin đừng cho đi. Nhưng Vessantara vẫn không thay đổi ý định. Lão Bà-la-môn buộc hai đứa trẻ dắt đi, vừa quát vừa đánh. Vessantara quay về lều và khóc. Trong lúc ấy, các thần tiên giả làm thú dữ, ngăn Maddī trở về trước khi lão Bà-la-môn dắt bọn trẻ đi. Về đến nơi thì mọi chuyện đã rồi.

Sáng hôm sau, lại có một vị Bà-la-môn đến xin Vessantara cho Maddī về làm người hầu. Vessantara cũng trao Maddī cho vị Bà-la-môn. Ngay lúc ấy, vị Bà-la-môn hiện hình là Đế Thích, trao cho Vessantara 8 điều ước. Ngài ước, trong số đó, ngài ước được phụ vương gọi về kinh.

Trong lúc đó, hai đứa trẻ đi cùng lão Bà-la-môn sợ vợ vẫn được các thiên thần bảo vệ. Nhà vua Sañjaya (ông) cũng được báo mộng, khiến sáng ra vừa nhìn thấy hai đứa đi ngang qua thành là biết ngay cháu mình. Ông đón chúng về, ban cho lão Bà-la-môn nhà cửa, tiền bạc và đồ ăn thức uống ngon lành. Lão già ăn nhiều quá bị bội thực chết ngay.

Vua cha cho đón Vessantara và Maddī về kinh. Hai người được trao quyền trở lại. Suốt đêm, Vessantara nghĩ làm sao có thể bố thí nhiều cho dân. Sáng ra, Đế thích “tài trợ” ngài bằng một trận mưa ngập lụt cả lâu đài toàn những vàng bạc đá quý, đủ để ngài bố thí đến trọn đời.

Nhận xét:  Theo câu chuyện, thì thái tử Vessantara đang thực hành hạnh bố thí Ba-la-mật. Vì thế câu chuyện cần chù ý các điều sau:

1. Vấn đề thông hiểu Luật và Pháp: Về đạo đức nhập thế nhằm tạo an vui cho mọi người quanh mình, đồng thời tránh được Nghiệp bất thiện do “lợi người, hại mình”, và về chân lý xuất thế nhằm giúp cho nội tâm thanh tịnh bởi thấy ra được sự thật về bản chất sự kiện, có được vị thái tử quán triệt ?

2- Vấn đề Bất khả tư nghì: Câu chuyện có phải là một trong bốn “Bất khả tư nghì” khiến cho chúng ta không phải nghi vấn, suy nghĩ tìm ra lẽ thật ?

3- Bố thí nơi đây là con người (vợ con) chứ không phải đồ vật, liệu có phạm đến tính bình đẳng của đạo Phật ?  Hơn nữa, liệu bố thí này có trong sạch hay không, khi lòng ham muốn của bản ngã trỗi dậy nhằm đạt danh “Bố thí Ba-la-mật”, khiến gây bất an nơi người thân của mình là vợ và con ?

4- Bố thí Ba-la-mật là bố thí có trí tuệ và hàm chứa là một bố thí trong sạch. Bố thí này trông ra thiếu suy nghĩ sáng suốt khi biến vợ con thành người hầu cho lão Bà-la-môn thiếu đức hạnh. Điều này khiến làm cho người bố thí, vị thái tử, tạo nên ác nghiệp ?

5- Câu chuyện đã không trình bày được nội dung của bố thí trong sạch và bố thí Ba-la-mật nhằm đưa tới thanh tịnh giải thoát, mà chỉ xoay quanh bố thí không trong sạch với Tài thí, và quên rằng “Pháp thí là thù thắng so với Tài thí”.

2) Thái tử Mahasattva bố thí thân mạng cho hổ đói.
Theo Nevari (Nepala Basha), câu chuyện tiền thân đức Phật hiến thân cho hổ đói được lược thuật như sau (tóm tắt theo Duc Phat & Phat Phap - 41):
Ở một kiếp nọ, tiền thân Đức Phật làm một vị thái tử tên Mahasattva. Ngài có một tình thương lớn với mọi loài và đặc biệt rất quan tâm đến việc sẻ chia tài vật với những ai khốn khó. Nhân một lần du ngoạn chốn sơn lâm, thấy hổ mẹ vừa sinh nằm thoi thóp trong khe núi. Hổ mẹ đói lã do vừa sinh con nên không thể tự kiếm thức ăn. Đàn hổ con vừa sinh có nguy cơ chết yểu vì không có sữa để uống, hoặc có thể bị chính mẹ mình ăn thịt. Bàng hoàng và chấn động trước hiện cảnh nêu trên, thái tử đã mình tự trích huyết và hy sinh tính mạng để cứu mẹ con đàn hổ đói.

Nhận xét:  Cũng thế, câu chuyện nói đến viêc thực hành bố thí Ba-la-mật của thái tử Mahasattva. Điểm đặc biệt là cả hai câu chuyện, vật thí là con người, mà trường hợp này người thí và vật thì là một. Câu chuyện có những điểm cần chú ý sau:
1. Vấn đề thông hiểu Luật và Pháp: Về đạo đức nhập thế nhằm tạo an vui cho mọi người quanh mình, đồng thời tránh được Nghiệp bất thiện do “lợi người, hại mình”, và về chân lý xuất thế nhằm giúp cho nội tâm thanh tịnh bởi thấy ra được sự thật về bản chất sự kiện, có được vị thái tử quán triệt ?
2- Vấn đề Bất khả tư nghì: Câu chuyện có phải là một trong bốn “Bất khả tư nghì” khiến cho chúng ta không phải nghi vấn, suy nghĩ tìm ra lẽ thật ?
3- Bố thí Ba-la-mật là bố thí có trí tuệ và hàm chứa là một bố thí trong sạch. Bố thí nơi đây trông ra thiếu suy nghĩ sáng suốt khi không tìm ra cách cứu hổ đói, mà duy chỉ có cách là hy sinh thân mạng. Thân mạng người là quý, với người có trí tuệ có thể làm lợi ich cho nhiều người. Hiến thân cho hổ, chỉ khiến cho hổ quen ăn thịt người, để rồi sẽ làm hại cho nhiều người hơn về sau. Điều này làm cho người bố thí, vị thái tử, tạo nên ác nghiệp ?

VIDEO
- Vấn đáp: Bố thí ba la mật | Thích Nhật Từ
- Bố thí ba la mật - SC. Giác Lệ Hiếu
- Bố Thí Ba La Mật - TT Thích Trí Siêu
- Hành động bố thí Ba La Mật | Thích Phước Tiến
- Bố Thí Ba Ba Mật Trong Thời Hiện Đại - Thích Pháp Hoà
- SỰ HIẾN TẶNG TUYỆT ĐỐI - THẦY THÍCH MINH NIỆM
- 10 Pháp Ba La Mật - HT Viên Minh
- Tiến trình giải thoát thông qua các Pháp Ba-la-mật - HT Pháp Tông
 

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***


Huy Thai gởi