Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Pháp 法 Dhamma – Dharma
(2024)



***
Nội dung
1. Tổng quan về Pháp.
         1)Pháp” đóng vai trò như một tính từ.
            2) “Pháp” đóng vai trò như một danh từ.
2. Pháp là chân lý của vũ trụ – Chân lý Duyên khởi.
3. Pháp là Duyên khởi tính – Pháp tướng và Pháp tính.
         1) Pháp tướng[法相;  P: Dhamma-lakkhaṇa;  S: Dharma-lakṣaṇa;  E: Real nature...)     
         2) Pháp tính[法性;  P: Dhammaṭā;  S: Dharmatā;  E: Actual reality ...)
4. Pháp là Duyên, khởi sinh cảnh - Pháp giới.
4.1.Pháp giới  (法界;  P: Dhamma-dhātu;  S: Dharma-dhātu).
1) Pháp giới theo giáo lý Tục đế - Chân đế.
                    1. Tục đế pháp (俗諦法;  P: Sammuti-sacca dhamma;  S: Saṃvṛti-satya dharma)
                    2. Chân đế pháp (真諦法; P: Paramattha-sacca dhamma; S: Paramārtha-satya ...).
Thực tế là con người sống với cả Tục đế và Chân đế. Hành giả cần nhận ra Chân đế để hài hòa Tục đế, và bước tiếp theo là vượt lên khái niệm phân biệt Tục đế - Chân đế. Bấy giờ chân trời giải thoát sẽ tự hiện ra. 
2) Pháp giới theo Vi Diệu Pháp.
                    1. Pháp giới theo Vi Diệu pháp của Phật giáo Nam truyền.
                    2. Pháp giới theo Vi Diệu pháp của Phật giáo Bắc truyền (Câu-xá tông).
                    3. Pháp giới theo Duy Thức tông.
                    4. Pháp giới theo Hoa Nghiêm tông.
          4.2. Pháp giới trí(法界體性智;  P: Dhammadhātu-ñāna;  S: Dhamadhātu-jñāna)
5.Pháp là đạo lý tu học – Pháp học, Pháp hành, Pháp thành.
          1) Pháp học(法學;  P: Pariyattisāsana) hay Giáo pháp.
          2) Pháp hành (法行;  P: Paṭipattīsāsana) hay Hạnh pháp.
                    1. Pháp hành định tính:  Là nội dung của 37 Phẩm Trợ Đạo.
                    2. Pháp hành định lượng:  Là nội dung của Giới-Định-Tuệ.
          3) Pháp thành(法成;  P: Paṭivedhasāsana)  hay  Chứng pháp.
          4) Thuận Pháp tùy Duyên (順法隨緣).
5) Chánh pháp (正法)– Tượng pháp (像法)– Mạt pháp (末法).
Bài đọc thêm:   
Thuyết Pháp(說法;  P: Dhamma-desanā;   S: Dharma-deśanā).
NBS: Minh Tâm (8/2024)
 
1. Tổng quan về Pháp.
 
Dharma - Wikipedia
 Pháp (Phật giáo) – Wikipedia tiếng Việt

Biểu tượng của Pháp: Bánh xe Pháp
(Pháp Luân)
Trong đạo Phật, Pháp là một là một từ quan trọng và thiết yếu, có nhiều nghĩa khác nhau như trình bày dưới đây.

Pháp(;  P: Dhamma;  S: Dharma)  có nghĩa là tất cả mọi sự vật mọi hiện tượng, tâm hay vật, cụ thể hay trừu tượng, hữu hình hay vô hình, hữu tình hay vô tình, cực lớn như vũ trụhay cựcnhỏnhư hạt hạ nguyên tử, tốt hay xấu, thánh hay phàm, hữu vi hay vô vi, chân thật hay hư vọng ... Tất cả những gì có đặc tính của riêng nó, khiến trong đầu óc ta có một khái niệm về nó không lầm với cái khác.

Trong kinh Pháp Cú, mở đầu với các bài kệ sau:
Tâm dẫn đầu các pháp                      Tâm dẫn đầu các pháp
                  Tâm làm chủ tạo tác                          Tâm làm chủ tạo tác
                  Nếu với tâm nhiễm ô                         Nếu với tâm thanh tịnh
                  Nói năng hay hành động                     Nói năng hay hành động
                  Khổ não bước theo sau                      An lạc bước theo sau
                  Như xe theo vật kéo.                         Như bóng không rời hình.
                           Kệ Pháp Cú 1.                                    Kệ Pháp Cú 2.
[Tâmnơi đây hàm nghĩa ý thức, suy tưởng, suy tính phân biệt đối đãi]

Pháp luân
[Biểu hiện của Vườn nai nơi đức Phật lần đầu chuyển Pháp]
Từ “Pháp” thường thấy ở các từ ghép với ở hai dạng sau:
1)Pháp” đóng vai trò như một tính từ(chữ “pháp” đứng ở vị trí đầu) mang tính chất, thuộc tính ... của Phật giáo như là “giáo lý, chân lý, đạo lý, đạo đức ... , học thuật” của nhà Phật.
- Pháp ái法愛:  Sự yêu mến giáo pháp.Từ ngữ này để chê trách những người chưa chứng chân thực mà đắm trước pháp tương tự.
- Pháp ấn法印:  Đặc tính chuẩn mực chứng minh sự chân chính của Phật pháp.
- Pháp bảo 法寶:  Một trong Tam bảo chỉ cho chân lý Duyên khởi (Vô ngã + Vô thường) đươc đức Phập khám phá ra. Chỉ cho tất cả giáo lý do đức Phật nói được ghi chép trong 3 tạng kinh điển.
- Pháp chấp法執= Pháp phược法縛= Pháp ngã法我:  Sự chấp vào ý niệm vạn sự vật hay hiện tượng là có thật  hoặc chấp vào những thực thể nào đó bất biến, tự hữuhằng hữu. Các ý niệm này chỉ là những giả ảo tưởng tượng mà thôi.
- Pháp chiến法戰:  Sự tranh luận về Phật pháp trong nhiều Công án, bằng những cử chỉ, những hành động bất ngờ hoặc những câu đối đáp lạ lùng của các Thiền sư.
- Pháp chủ法主: danh xưng đầy đủ là Pháp Chủ Hội Đồng Chứng Minh 越南佛教教會證明理事會法主hay Thiền gia Pháp chủ 禪家法主, là danh hiệu cao nhất đứng đầu một Giáo hội Phật giáo hay một tông phái Phật giáo.
- Pháp cụ法具:  Chỉ cho những vật dụng cần thiết cho việc tu học Phật đạo.
- Pháp danh(法名) =  Pháp Hiệu(法號) = Pháp Húy(法諱)  tên riêng, khác với tên người thế tục (tục danh). Còn người tại gia thì lúc qui y thụ giới được chư tăng trao cho tên riêng gọi là Pháp danh. Người được trao cho Pháp danh trong Phật giáo được hiểu là đệ tử xuất gia hoặc tại gia của đức Phật, sống theo nếp sống đạo hạnh, đúng với lời dạy của đức Phật.
- Pháp dụ法喩:  Ẩn dụ để so sánh sự giống nhau trong giáo lý hay để diễn tả đạo lý (dụ: 喩;  P: upamāna;  S: upameya;  E: simile; parable; comparison).
- Pháp duyên法縁:  Duyên khởi hay Duyên sinh, Duyên hợp, Nhân duyên được trình bày trong giáo lý của đạo Phật. Sự kết duyên với Phật pháp, như qui y Tam bảo...
- Pháp đăng(法燈)= Pháp quang (法光)= Pháp cự  (法炬):  Là cây đèn pháp. Nghĩa là Phật pháp có năng lực chiếu phá cảnh giới u mê tăm tối, giống như ánh đèn xóa tan bóng đêm.
Kinh Tâm địa quán quyển 2 (Đại 3, 299 hạ) nói: “Pháp bảo giống như ngọn đèn sáng”.
- Pháp điện(法殿;  E: a teaching hall):  Nơi giảng pháp (giáo lý).
- Pháp đồ 法徒:  Học trò, môn đệ, chúng tu học Phật pháp.
- Pháp giới法界: Cảnh giới của các Pháp (cảnh giới của mọi hiện hữu, mọi hiện tượng). Nghĩa là tất cả sự vật trong vũ trụ hoặc ẩn hoặc hiển, hoặc có hoặc không, hoặc đã biết hoặc chưa biết, đều gọi là pháp, tổng danh là pháp giới (Xem chi tiết ở mục Pháp giới).
- Pháp hạnh法行:  Hành vi, công hạnh tương thích (tùy duyên) với Pháp (= Chân lý, Thực tại).
- Pháp hỷ法喜: Niềm hân hoan khi được tiếp cận với Chân lý, hay sống an lạc trong Chân lý.
- Pháp hội法會:  Một buổi lễ, tập hợp với mục đích đọc tụng kinh điển hay sinh hoạt giáo lý đạo Phật.
- Pháp khí 法器:   Những dụng cụ được dùng trong lễ nghi.
- Pháp kiều法橋:  Chiếc cầu đạo lý của nhà Phật độ chúng sinh bước qua bể khổ.
- Pháp lạc法樂:  Niềm vui do giải trừ chấp trước, có được từ việc tu học đạo lý nhà Phật.
- Pháp luân(法輪;  P: Dhamma-cakka;  S: Dharmachakra;  E: Wheel of Dharma): Bánh xe pháp, tượng trưng cho giáo lý của đức Phật, gồm Chân lý Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Trung đạo, Nhân Quả (Tứ Đế), …. Bánh xe pháp được vẽ như một bánh xe tám nhánh, tượng trưng cho Bát Chánh Đạo.
- Pháp mạch法脈:  Dòng truyền thừa Phật pháp.
- Pháp môn(法門;  P: dhamma-mukha;  S: dharma-mukha,  E: the gate of dharma):   Cửa ngõ dẫn vào chân lý giác ngộ-giải thoát.
Trong nghĩa hẹp thì Pháp môn chỉ những bài kinh của đức Phật, hoặc những phương pháp Phật dạy đưa đến giác ngộ-giải thoát. Mỗi bài dạy được ví như là một cửa (môn) để mọi người bước qua và giác ngộ.
Trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện thì nguyện thứ ba là “Pháp môn vô số lượng, thệ nguyện đều tu học”.
- Pháp ngữ 法語: 
+ Chỉ cho ngôn ngữ dùng để tuyên dương chính pháp, hoặc chỉ cho giáo
thuyết của đức Phật.
+ Là lời giảng về cách thức tu tập của một Thiền sư.
- Pháp nhãn 法眼:  “Con mắt pháp”, nhằm chỉ ra năng lực nhận ra các pháp một cách tường tận trong việc độ sinh.
- Pháp nhũ法乳: “Dòng sữa pháp”, nhằm chỉ ra lời dạy của đạo sư khiến cho đệ tử lớn mạnh tâm đạo, tựa như sữa giúp cho sự tăng trưởng của trẻ con.
- Pháp phái法脈:  Dòng truyền thừa đạo lý nhà Phật.
- Pháp phục法服:  Y phục của tăng ni.
- Pháp sư法師:  Vị thầy giảng đạo.
- Pháp tạng法藏= Kinh tạng 經藏:  Kho tàng giáo pháp – tức kinh điển của đạo Phật để phân biệt với Luật tạng.
- Pháp thân法身:  Là tên gọi biểu hiện Chân thể, hay Chân lý khách quan, hay Không tính, hay Phật tính… của thực tại. Pháp thân được xem như đồng nhất với:
         + Nhất tâmcủa luận Đại Thừa Khởi Tín.
+ Phật tâmở công án của thiền sư Bạch Ẩn (白隱;  J: Hakuin).
+ Đại viên cảnh trícủa giáo lý Duy thức.
         - Pháp thể 法體
+ Chỉ cho hình tướng của người xuất gia mặc áo pháp.
+ Từ ngữ tôn xưng thân thể của bậc Sư trưởng, như Pháp thể khinh an, Pháp thể như ý...
- Pháp tính(法性;  P: Dhamma-sabhāva;  S: Dharma-svabhāva= Thực tính pháp) = Duyên khởi tính 緣起性= Không tính空性= Phật tính佛性= Chân như真如= Pháp giới  法界= Thực tại實在= Tự tính自性:  Là tính chất của chân lý, là bản tính chân thực của mọi hiện hữu, mọi hiện tượng xác định như sau.
+ Pháp tính của hiện tượng, loài vô tình (hữu hình hay vô hình) là Vô ngã, Vô thường, Không khổ.
+ Pháp tính của loài hưu tình (hữu hình hay vô hình) là Vô ngã, Vô thường, Khổ.
+ Pháp tính của Niết-bàn là Không vô ngã, Không vô thường, Không khổ.
- Pháp tự(法嗣;  E: A dharma heir. The disciple to whom the master has imparted his most profound realization):  Người được truyền thừa giáo pháp. Đệ tử được thầy truyền cho sở chứng thâm diệu của mình.
- Pháp trần法塵là cảnh của ý căn 意根, tức đối tượng để suy tưởng (cảnh) của não bộ (ý căn).
- Pháp trí(法智;  S: Dharma-jñāna):  Trí tuệ vô lậu, làtrí tuệ thấy biết rõ sự thật của các hiện tượng nhân duyên trong thế gian, làtrí tuệ hoạtdụngđể giải trừ phiền não.
- Pháp uẩn(法蘊;  P: Dhamma-khandha;  S: Dharma-skandha;  E: The collection of the teachings)= Pháp tạng:
+ Chỉ chung cho giáo pháp của đức Phật.
         + Giáo pháp do đức Phật tùy duyên mà nói ra, gồm chứa nhiều nhóm pháp môn (uẩn), cho nên gọi là Pháp uẩn. Theo kinh Pháp hoa thì có 8 vạn 4 nghìn Pháp uẩn, còn luận Câu xá thì cho rằng có 8 vạn Pháp uẩn. 
- Pháp vị(法味;  P: Dhammarasa;  S: Dharmarasa): “Hương vị của diệu pháp”. Gồm các nghĩa sau.
         1) Vị cam lồ của pháp:  The “sweet-dew” taste or flavour of the dharma.Nghĩa là các pháp môn do đức Phật dạy rất sâu xa, phải nghiền ngẫm một cách tinh tế mới thể nhận được và sinh ra niềm vui,
         2) Ngôi thứ của một vị tăng: The grade or position of a monk.
- Pháp vương(法王;  P: Dhammarājā;  S: Dharmarājā;) ;  E: "Great Dharmic King", A righteous monarch): “Vị vua anh minh”, còn gọi là Chuyển luân vương. Một vị Chuyển luân vương là một người cai trị chính trực đúng pháp, tức cai trị vương quốc có đạo đức và trí tuệ, thực hiện đúng trách nhiệm và bổn phận của mình.
- Pháp xứ(法處;  P: Dhamma-ayatana;  S: Dharma-āyatana):  Một trong 12 xứ , là những gì hiện hữu ngay lúc phát sinh ý niệm.
- Pháp y 法衣:  Áo Ca-sa của một vị tăng. Trong Thiền tông thì pháp y chính là biểu hiện của việc “tâm truyền tâm” trong hệ thống truyền thừa của các vị Tổ sư.
         2)Pháp” đóng vai trò như một danh từ(chữ “pháp” đứng ở vị trí cuối) mang ý nghĩa của Phật giáo như là “giáo lý, chân lý, đạo lý, đạo đức ... , học thuật” của nhà Phật.
- Chánh pháp(正法;  P: Saddhamma;  S: Saddharma;  E: True doctrine) là đạo lý chân thực đúng đắn, là chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi của nhà Phật =/=  Tà pháp (邪法;  P: Adhamma, Uddhamma;  S: Adharma, Uddharma;  E: Faulse doctrine) là đạo lý lệch lạc bất chính [Xin xem thêm mục từ Chánh pháp].
Hiện nay, Chánh pháp có 2 ý:
1. Chánh pháp hàm ý là chân lý thì hành giả không phải hộ trì, mà chính chánh pháp hộ trì hành giả (ý chính).
2. Chánh pháp hàm ý là kinh điển hay Giáo hội thì hành giả cần hộ trì (ý phụ).
-Cộng pháp共法:  Pháp chung; chẳng hạn pháp chung với Nhị thừa là thấy có sanh tử để diệt, có Niết Bàn để chứng, còn pháp chung với Nhất thừa là thấy sanh tử, Niết Bàn đều như hoa đốm trên không  //  Bất cộng pháp不共法: Pháp chẳng chung;  chẳng hạn pháp chẳng chung với Tam thừa là ý thức chẳng thể suy lường, ngôn ngữ chẳng thể diễn tả.
- Diệu pháp妙法:  1. Giáo pháp vi diệu; pháp chân thật, giáo pháp tối thượng. 2. Giáo pháp đúng đắn.
- Đắc pháp得法:  Đạo lý chân thực đúng đắn được nhận thức hay giác ngộ.
- Hộ pháp護法:   Là chánh pháp được bảo vệ, hộ trì.
- Hy pháp希法= Vị tằng hữupháp未曾有法 (P: Abbhuta-dhamma;  S: Adbhuta-dharma):  Điều chưa từng xảy ra; việc chưa từng có.
- Phật pháp(佛法;  P: Buddha Dhamma;  S: Buddha Dharma):  Đạo lý, Chân lý, Giáo lý nhà Phật.
- Sắc pháp(色法;  P:Rūpa-dhamma;  S: Rūpa-dharma):  Những gì năm giác quan cảm nhận được (vật thể hiện hữu).
Theo giáo lý Duy thức, mọi hiện hữu được phân thành Sắc pháp và Tâm pháp. Những gì có đặc tính choán chỗ trong không gian được gọi là Sắc pháp. Năm giác quan (ngũ căn) và năm đối tượng nhận biết của chúng (ngũ trần) đều được xem là Sắc pháp. Ngược lại là Tâm pháp(心法;  P: Citta-dhamma;  S: Citta-dharma):  Những gì năm giác quan không cảm nhận được.
- Tam pháp三法:  Ba loại pháp:
         1) Ba giai giai đoạn tu học 1. Giáo(教) với ý nghĩa học // 2. Hành(行) với ý nghĩa thực hành // 3. Chứng(證) với ý nghĩa chứng ngộ, trực chứng,
         2) Ba bộ phần trong tam tạng là Kinh (經),Luật(律) và Luận(論).
         3) Ba loại pháp:  1. Chân pháp(真法) hay Chánh pháp(正法) là giáo pháp chân thật // 2. Giả pháp(假法) hay Tượng pháp(像法) là giáo pháp giả tạo //  3. Mạt pháp(末法) là giáo pháp lúc suy tàn.
- Thắng pháp(勝法;  P: Dhamma-netti; S: Dharma-netrī) có các nghĩa sau:
1. Giáo pháp thùthắng siêu việt (E: An excellent teaching).
2. Giai vị giác ngộ thù thắng (E:An excellent stage of attainment)
Thù thắng(殊勝;  P: Paṇīta;  S: Praṇīta;  E:Excellent, Superior, Distinguished → Xuất chúng, vượt trội).
- Thế pháp世法:  Các pháp thế tục, các sự việc của cõi trần // Các pháp sinh khởi và hoại diệt theo nhân duyên (= Các hành行=> chư hành vô thường諸行無常;  S: Anityā).
- Thuyết pháp說法:  Chân lý được thuyết giảng.
- Thiện pháp(善法;  P: Kusala dhamma;  S: Kuśala-dharma) là hành động hay việc thực hành đúng đắn, hạnh kiểm tốt, phẩm hạnh, những yếu tố tạo nên hạnh phúc… // Bất thiện pháp(不善法;  P: Akusala-dhamma;  S: Akuśala-dharma) là những điều ngược lại của thiện pháp.
- Thực hành Pháp實行法= Thực hành tu = Thực sống đúng với Pháp (= Chân lý)
- Vạn pháp萬法= Nhất thiết pháp 一切法:  Có nghĩa là tất cả các sự vật, sự lý của vạn hữu, kể cả những điều không có cũng gọi là pháp (E: All dharmas, All things, noumenal and phenomenal existence).
Nhất tâm bất sinh vạn pháp vô cữu一心不生萬法無咎:  Có nghĩa là tâm niệm chẳng nảy sinh thì muôn pháp không có lỗi.  Nói rõ hơn, nếu con người không khởi tâm phân biệt như:  lấy-bỏthích-ghét ... thì muôn vật sẽ hiển hiện chân tướng của chúng.  Trong luận Tín Tâm Minh (Đại 48, 376 hạ) của ngài Tăng Xán có nói: “Hai là do một mà có, một là do tâm sinh mà ra. Tâm chẳng sinh thì muôn pháp không có lỗi”.
- Xứng pháp稱法:  Phù hợp, khế hợp với Chánh pháp.
Dưới đây là ghi nhận những trường hợp về chữ “Pháp” trong giáo lý của đạo Phật.

2. Pháp là chân lý của vũ trụ – Chân lý Duyên khởi.
Pháp nơi đây là Chân lý hay Nguyên lý chân lýDuyên khởi  với các hệ quả quan trọng như là các quy luật:  Vô thường, Vô ngã,  Nhân Quả.  Theo đó Pháp đồng nghĩa với các từ Phật pháphay Chánh pháp.
 Ý nghĩa thông thường và quan trọng nhất của Pháp trong đạo Phật là Chân lý [= Thực tại,Cái đang diễn biến, Cái đang là)The most common and most important meaning of Dharma in Buddhism is Truth (= Reality, What is being)].
-Trong kinh Trường Bộ, đức Phật đã căn dặn : “Luật (= Đạo đức Duyên khởi) vàPháp(= Chân lý Duyên khởi) mà Như Lai đã giảng dạy cho các con, sau khi Như Lai diệt độ, chính Luật và Pháp này sẽ là Đạo sư của các con ”.
-Trong kinh Tương Ưng (P: Saṃyutta Nikāya) 3 có ghi :
Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháplà thấy Phật“.
-Trong kinh Đại Bát Niết Bàn (P: Mahàparinibbàna sutta, thuộc Trường Bộ kinh) viết:  “Ai thấy Pháp người ấy thấy Phật, ai thấy Phật người ấy thấy Pháp”. 
-Trong kinh Vakkali, thuộc Tương Ưng Bộ kinh, một đoạn tương tự: “Này Vakkali, những ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta”.
Ngữ cảnh “thấy Pháp” có nghĩa là hiểu rõ lời dạy của đức Phật (P;S: Buddhavacana;  E: Word of the Buddha); và ai hiểu rõ và thực hành theo đúng giáo pháp của đức Phật, là người ấy giác ngộ Chân lý của vũ trụ.  Pháp đã được đồng nhất với Phật, mà Pháp ngay từ ban đầu không chỉ được hiểu là giáo pháp của đức Phật, mà còn chỉ cho nguyên lý Duyên khởi, tức thực tính (實性;  P: Paramattha;   S: Paramārtha;  E: Absolute truth → Chân đế, Đệ nhất nghĩa đế) là sự thật tuyệt đối của mọi sự vật trong vũ trụ.  
-Trong kinh Thánh Cầu (P: Ariyapariyesana sutta), thuộc Trung Bộ kinh có đoạn:
Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được Idapaccāyata Paticcasamuppada (Y Tính Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.” (HT. Minh Châu dịch).
-Trong kinh Chuyển Pháp Luân (P: Dhammcakkappavattana sutta), thuộc Tương Ưng Bộ kinh, V-420, Pháp được xem là Chân lý (P:  Sacca;   S: Satya;  E: Truth) – đó là Chân lýDuyên khởi,là sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ và con đường đưa đến chấm dứt khổ - hai cặp Nhân-Quả “Tứ Diệu Đế” biểu hiện cho trạng thái ngộ nơi mỗi con người.
- Trong bài kinh Dhajaggasutta, thuộc Tương Ưng Bộ, Pháp (Chân lý) được đức Phật khai thị như sau:
Svākkhāto bhagavatā dhammo, Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opaneyyiko, Paccattaṃ veditabbo viññūhi”.
Pháp mà đức Thế Tônkhéo thuyết, khéo khai thị (Svākhāto bhagavatā dhammo)là thiết thực hiện tại (Sandiṭṭhiko), không có thời gian (Akāliko), đến để mà thấy (Ehipassiko), có khả năng hướng thượng (Opaneyyiko), mà bậc trí đều có thể tự chứng (Paccattaṃ veditabbo viññūhi).
- Trong kệ 82 của kinh Pháp Cúghi rằng:
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe Chánh pháp,
Người trí chóng tịnh lạc.
-Trong các kinh Tăng Nhất AHàm Q.3; kinh Phật bản hạnh tập Q.25, 34, 48; luận Đại tì bà sa Q.129 có ghi bài kệ của ngài Mã Thắng (馬勝;  P: Assaji;  S: Aśvajit), một trong 5 người cùng tu và là đệ tử của Phật Thích Ca, nói với ngài Xá Lợi Phất:
若法從緣生           Chư pháp tùng Duyên sinh                  
法亦從緣滅           Pháp diệc tùng Duyên diệt                  
是生滅因緣           Ngã Phật Đại Sa môn               
佛大沙門說           Thường tác như thị thuyết.        
Các pháp do Duyên sinh
Lại cũng do Duyên diệt
Thầy tôi là Đức Phật
Thường giảng dạy như vậy.
 
- Trong kinh Kim Cương thì mọi pháp hữu vi, tức các pháp từ Duyên sinh đều như mộng huyễn, như sương, như ánh chớp:
一切有爲法           Nhất thiết hữu vi pháp             
如夢幻泡影           Như mộng huyễn bào ảnh        
如露亦如電           Như lộ diệc như điển               
應作如是觀           Ưng tác như thị quán               
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.
- Theo Trung luận (中論;  S: Mādhyamaka-śāstra), phẩm XXIV, đoạn 18, thì mọi pháp do Duyên sinh nên đều không có thực tính (= Không tính  tức tính Không) (*).

各緣所生法           Các duyên sở sanh pháp           
我說即是空           Ngã thuyết tức thị Không          
亦是為假名           Diệc danh vi giả danh               
亦是中道義           Diệc danh Trung đạo nghĩa.         
Phápdo các Duyên sanh
Ta nói tức là Không
Cũng gọi là Giả danh
Cũng gọi nghĩa Trung đạo

----------

(*)Chú thích:  “không có thực tính” có thể được hiểu là - Lý “không có thực tính”  là  thực tính.
          Tương tự:
- Lý “tương đối”  là  tuyệt đối.
- Lý “vô thường   là  thường.
          - Lý “vô tướng”   là  thật tướng
          - Lý “vô niệm”     là  thực niệm.
          - Lý “không có thực”  là  thực.
          - Tâm không sân            tức đó là  tâm từ.
          - Tâm không dính mắc    tức đó là  tâm Không.
- Tâm không thất niệm    tức đó là  tâm Chánh niệm.
- Tâm không buông lung phóng dật  tức đó là  tâm Chánh tinh tấn.
- Thật tướng vô tướng (實相無相→ Là ‘Thật tướng của Vô tướng’):  Chỉ cho tướng chân thựccủa muôn tướng trong vũ trụ, là tướng lìa các sai biệt tương đối và là cái chân thực tuyệt đối. Đây là pháp giới mầu nhiệm mà hàng phàm phu căn trí kém không thể nào thấu suốt được.
Trong Vô Môn Quan tắc 6 (Đại 48, 293 hạ) ghi: Đức Thế tôn dạy: Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, chẳng lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo, nay phó chúc cho Ma ha Ca diếp.
           Trong Bạch Ẩn Thiền Ca của Amakuki Sessan có ghi:
Trong tướng thấy được vô tướng
Đi về vẫn thường an trụ
Trong niệm thấy được vô niệm
Ca múa đều là Đạo âm

3. Pháp là Duyên khởi tính – Pháp tướng và Pháp tính.
1) Pháp tính[法性;  P: Dhammaṭā;  S: Dharmatā;  E: Actual reality; true state (of thought); conditioned production of phenomena]:  Là bản tính chân thực của các pháp (= mọi sự vật hiện tượng), tức thực tướng tự nhiên mang tính quy luật của hết thảy các pháp trong vũ trụ. Pháp tính đồng ý nghĩa với Pháp tướng, Chân như, Thực tướng. Đó chính là Duyên khởi tínhnơi các pháp.
Trong Trường Bộ Kinh [Sumangalavilāsini, Vol.I, Colombo 1919, p. 288] giải thích từ “Pháp tính”  ở đây có nghĩa là "Tự tính" (自性;  P: Sabhāva;  S: Svabhāva;  E: Self-nature), hay"Quy luật chung" (決定‎;  P;S: Niyāma;  E: Constraint, Certainty) tự nhiên và liệt kê năm lọai quy luật (= Ngũ luật tự nhiên – Xin xem mục từ này)
1.Quy luật về thời tiết(P: Utu-niyāma;  S: Vāyamaṇḍala-niyāma;  E: Law of climate): Là định luật liên quan đến thời tiết như hiện tượng mưa, gió, nóng, lạnh, xuân, hạ, thu, đông luôn tự nhiên thay đổi. Các loài hoa tuần tự đua nở theo mùa của nó. Có người nhờ sự luyện tập mà họ có thể chịu đựng được lạnh giá, hoặc đi trên lửa mà không hề thấy nóng bỏng.
2.Quy luật về sinh học(P;S: Bīja-niyāma;  E: Law of biology – như giống, chồi, mầm, tế bào):  Là quy luật về sự sống của các thực vật và động vật (E: plants and animals). Nhờ định luật này mà con người chủ động trong trồng trọt và chăn nuôi.
3.Quy luật về nghiệp báo(P: Kamma-niyāma;  S: Karma-niyāma;  E: Law of karma):  Là quy luật về hành vi, đó là luật Nhân Quả (= Nghiệp Báo). Nhân gieo thì trổ quả. Nhân tốt đem lại Quả tốt, Nhân xấu đem lại Quả xấu, đó là sự tự nhiên phải trổ sanh chứ không do ai thưởng phạt cả.
4. Quy luật về tâm thức(P;S: Citta niyāma;  E: Law of mind):  Là quy luật về các diễn tiến của tâm thức, sự sanh-diệt của tâm niệm, những tác động của tâm, những hiện tượng của thần giao cách cảm, viễn cảm, hồi thức, huệ nhãn, huệ nhĩ, tha tâm thông .v.v. đều thuộc về citta niyāma cả.
5.Quy luật về vật lý(của các pháp) – (P: Dhamma niyāma;  S: Dharma niyāma;  E: Law of physics):  Là quy luật về các diễn biến của vật thể (hữu hình hay vô hình) trong vũ trụ, như hấp dẫn lực, dị chất phản ứng, ..., như âm dương tương phản.
Năm quy luật vừa kể bao gồm tất cả mọi sự vật hiện tượng vật chất, tâm lý, luân lý không phải là những quy luật bất cưỡng, mà có thể xoay chuyển được tùy theo sự cố gắng và khả năng tự chủ của ta, khác với nhiều tôn giáo cho rằng tất cả đều do Đấng Tạo Hóa hay Thượng Đế đã an bài và ta phải thụ động nhận lấy.
2)Pháp tướng[法相;  P: Dhamma-lakkhaṇa;  S: Dharma-lakṣaṇa;  E: Real nature, characteristics (and nature) of (all) dharmas]:
Pháp tướng dùng chỉ thật tướng của các pháp (= mọi sự vật hiện tượng), đồng nghĩa với Chân như, Thực tướng, và đồng ý nghĩa vớiPháp tính– tức Duyên khởi tínhnơi các pháp.
Pháp tướng <=>Pháp tính

4. Pháp là Duyên, khởi sinh cảnh - Pháp giới.
4.1. Pháp giới (法界;  P: Dhamma-dhātu;  S: Dharma-dhātu):  Pháp giớilà những yếu tố sinh khởi tạo nên các Pháp, tức yếu tố sinh khởi cảnh của mọi hiện hữu, mọi hiện tượng từ những gì giác quan có thể nhận biết phân biệt, cho đến các ý niệm, nhận thức chân thật hay hư vọng.
Giới(界;  P;S: dhātu;  (E: element):  Là yếu tố, thành phần sinh khởi, chỗ sinh khởi. Ví dụ đối với con người thì:
1. Bốn yếu tố cơ bản của vật chất sau đây gọi là 4 giới (= Tứ đại):
Tứ đại(四大;  P: Cattāro mahābhūtāni;  S: Mahā-bhūta;  E: The 'four great elements’, ‘four primary elements’ - The four elements of which all things are made).
- Đất (Thổ 土;  P: Paṭhavī-dhātu;  S: Pṛthivī-dhātu;  E: Earth)              - Thể rắn.   
- Nước(Thuỷ 水;  P: Āpo-dhātu;  S: Āpas-dhātu;  E: Water)                  - Thể lỏng.  
- Gió(Phong 風;  P: Vāyo-dhātu;  S: Vāyū-dhātu;  E: Wind)                 - Thể hơi.
- Lửa(Hoả 火;  P: Tejo-dhātu;  S: Tejas-dhātu;  E: Fire)                      - Thể plasma.
         2. Mười tám yếu tố cấu thành sự hiện hữu của con người, gồm 6 căn, 6 trần, và 6 thức, gọi là Thập bát giới (十八界;  P: aṭṭhādasa-dhātu;  S: aṣṭādaśa-dhātu;  E: eighteen elements).
         - Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) gọi là nội giới.
         - Sáu trần (hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, sự xúc chạm, các pháp) bên ngoài, gọi là ngoại giới.
- Sáu thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức) ở giữa giúp sáu căn nhận biết sáu trần, gọi là trung giới.
         Trong bài kệ thỉnh chuông đại hồng của Thiền sư Nhất Hạnh có ghi:
Nguyện tiếng chuông này vang Pháp giới
Khắp nơi u tối mọi loài nghe
Những ai lạc bước mau dừng lại
Tỉnh giấc hôn mê thấy nẻo về.
Nghe chuông phiền não tan mây khói
Ý lặng, thân an, miệng mỉm cười
Hơi thở nương chuông về chánh niệm
Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi.
1) Pháp giới theo giáo lý Tục đế - Chân đế.
Các Tổ về sau đã đưa ra khái niệm về Pháp giới: “Tất cả đều là pháp. Pháp chia làm hai: Tục đế và Chân đế …”
1. Tục đế pháp (俗諦法;  P: Sammuti-sacca dhamma;  S: Saṃvṛti-satya dharma)
Tục đế(俗諦;  P: Sammuti-sacca, Paññatti-sacca, Vohara-sacca;  S: Saṃvṛtti-satyatva, Saṃvṛti-satya, Prajñapti-satya;  E: Relative truth,Conventional truth;  F: Vérité relative), trong đó:
- Tục :  Là thế phàm     - Đế :  Là lẽ thật.
Theo đó:
1.Tục đế được gọi là Chân lý quy ước  hay Chân lý tương đối  có giá trị trong đời sống bình thường từ các hiện tượng do Duyên khởi tạo nên, không tồn tại thật sự.
2.Tục đế còn gọi là Thế đế 世諦, Thế tục đế 世俗諦, ... có nghĩa là những gì mà người thường đồng ý với nhau nhằm phân biệt sự vật, là sự thật của thế tình, sự thật của ngôn từ nhằm để bày tỏ khái niệm(= ý niệm chung) các sự vật. Bấy giờ, Không tính là phương tiện phá chấp thủ Hữu tính.
Tục đế còn được dịch:
- Chế định制定:  Ngôn từ đặt ra để xác nhận sự vật gì đó.   
- Mặc ước = Quy ước 規約:   Ngôn từ đặt ra để quy định sự vật gì đó.
- Thi thiết 施設:   Ngôn từ đặt ra để diễn đạt các sự vật gì đó.
3.Tục đế được xem là lẽ thật của sự vật được xác định bằng cái biết của 5 giác quan và lý trí, gọi chung là lục thức = tâm thức hay tri giác.  Cái biết về lẽ thật này có một hấp lực tuyệt đối trên sự kiện. Có thể xem trạng thái của con người bấy giờ tạm gọi là tỉnh thức[= tri thức, thức tri (識知;  P: Vijanati):  Là kiến thức, tức cái biết từ khái niệm chế định trên sự vật].
Ví dụ
– Món đồ này trông đẹp (hay xấu). 
– Bài nhạc này nghe hay (hay dở). 
– Có tiền thì hạnh phúc, không tiền thì khổ đau …
Quán niệm theo lối tư duy này, tâm thức sẽ dần biến hiện thành tâm tham đắm chiếm đoạt hay tâm sân hận loại trừ. Lối sống này có thể tạm gọi là do động lực sai lầm dẫn dắt, đó là mê nghiệp.
2. Chân đế pháp(真諦法;  P: Paramattha-sacca dhamma;  S: Paramārtha-satya dharma).
Chân đế(真諦;  P: Paramattha-sacca;  S: Paramārtha-satya;  E: Ultimate truth;  F: Vérité ultime), trong đó:   
- Chân :  Là thật, không hư vọng.     - Đế :  Là lý thật, lẽ thật.
Theo đó:
Chân đế có nghĩa là lý thật, lẽ thật, là những gìdùng để bày tỏ Thực tại– sự thật hiện thựccủa mọi sự vật. Trong Vi Diệu pháp, Chân đế pháp cũng thưởng được gọi là Siêu lý pháp.  Nói đến Siêu lý pháp là nói đến Danh và Sắc. Có ba Danh pháp là: Tâm (P: Citta), Tâm sở (P: Cetasika) và Niết-bàn (P: Nibbāna). Niết-bàn tuy chế định (P: paññatti) là Danh pháp, nhưng không có thực tính pháp (P: sabhāva dhamma), chỉ mượn ngôn từ để định đặt ra.
1.Chân đế được gọi là Chân lý tuyệt đối, Chân lý tối thượng mà bậc giác ngộ đã chứng nghiệm.
2.Chân đế cũng còn gọi làThật đế , Đệ nhất nghĩa đế  第一義諦,Thắng nghĩa đế  勝義諦, Bản môn 本門, Chân như , Chân tâm 真心,Chân Không真空, Giác tánh 覺性... là cách nói trực nhận bản tính của mọi sự vật hiện tượng, vượt lên HữuKhông hay vượt lên Hữu tínhKhông tính, là chẳng thể nghĩ bàn.
Với ý nghĩa:
- Thật đếlà thực, là không hư dối.
- Đệ nhất nghĩa đếlà hợp với lẽ, là đúng với đạo lí.
- Thắng nghĩa đế(thắng 勝:  vượt hơn – theo luận Đại Tỳ-bà-sa).
- Bản môn(bản :  chính yếu,  môn :  cửa – theo Thiên Thai tông).
-Chân như(như :  không nhiễm ô).
3.Chân đế trong đạo Phật được xây dựng trên nền tảng chân lý Duyên khởi. Đây là nguyên lýnói lên sự hình thành và biến dịch mọi sự vật  tâm lý hay vật lý.     
Theo bộ thứ 7 (bộ đồ sộ và sâu xa nhất) của Vi Diệu pháp Nam truyền, thì cách phát biểu chân lý Duyên khởi này được gọi là luật Duyên Hệ Duyên hay luật Duyên Hệ.  Đây là luật khách quan và tự nhiên, tinh vi bao trùm cả chúng sinh và vật vô tri, chi ly hơn hai luật Nghiệp báo  và  luật Duyên sinh  là hai luật chỉ giải thích nguyên nhân và áp dụng cho chúng sinh chứ không áp dụng cho các vật vô tri. Luật Duyên Hệ Duyên giải thích như thế nào Vật chất này liên hệ đến Vật chất kia, hay liên hệ giữa các chúng sinh, hoặc Vật chất và Tinh thần (tức Sắc và Tâm) chứ không chỉ nói sự liên hệ giữa các chúng sinh mà thôi.
Luật Duyên Hệ Duyên không những giải thích hai sự vật liên hệ nhau mà còn giải thích chúng liên hệ với nhau như thế nào. Ví như luật Duyên sinh nói rằng: “Hai người này liên hệ nhau”, nhưng trong luật Duyên Hệ Duyên nói sâu hơn: “Họ liên hệ với nhau như thế nào”, chẳng hạn đó là liên hệ cha con, liên hệ anh em, liên hệ vợ chồng hay liên hệ bạn bè. Như vậy, trong liên hệ Duyên Hệ Duyên người ta hay dùng chữ Lực của Duyên (P: Paccaya Satti) để chỉ cho ta thấy nhiều chi tiết hơn trong nghiên cứu hai luật Nghiệp Báo và Duyên Sinh.
Các hệ quả của nguyên lý Duyên khởi này là Vô thường tính, Vô ngã tính, Không tính, Phật tính, Tự tính, Di-đà tự tính, … cũng là những Chân đế.
Xác định Chân đế:
         Áp dụng của nguyên lý Duyên khởi cho các loài hữu tình, đặc biệt cấu tạo nơi con người, Chân đế có thể được xác định với những cảm nhận như sau:
         1.Theo kinh nghiệm của giác quan
Con người được cấu thành bởi 2 duyênTâm(= Danh hay Danh pháp: là phần vô hình;  P;S: nāma;  E: name;  F: nom)  và  Thân(= Sắc hay Sắc pháp: là phần hữu hình;  P;S: rūpa;  E: form;  F: forme).  Chân đế là những gì ta có thể nhận biết qua sáu giác quan bằng cái thấycủa mắt,cái nghe của tai,cái ngửi của mũi,cái nếm của lưỡi,cái xúc chạm của thân, cái suy tưởng của ý (não bộ).
Nói cách khác, mỗi chúng sinh có 12 xứ (處;  P;S: ayatana;  E: sphere, region;  F: sphère), đó là sáu giác quan mắt, mũi, tai, lưỡi, thân, ý và  sáu đối tượng tương thích cho mỗi giác quan sắc, thinh, hương, vị, xúc. pháp. Mười hai xứ là Chân đế vì chúng ta có thể kinh nghiệm được chúng và biết chúng một cách trực tiếp, nhưng để cho đơn giản, nên thường được gọi chung là Danh-Sắc. Để kinh nghiệm Danh và Sắc là sự thật tuyệt đối, hành giả cần thông qua việc thực hành thuần thục thiền Quán.
         2.Theo mục tiêu phá kiến chấp về bản ngã.
Con người được cấu thành bởi 5 duyênNgũ uẩn[蘊;  P: panca-khandha;  S: panca-skandha;  E: The five aggregates;  F: Cinq agrégats).  Năm uẩn là nhận thức Chân đế với 8 duyên gồm: 
Danh= Thọ + Tưởng + Hành + Thức (= Tâm: phần vô hình)
Sắc   = Đất + Nước + Gió + Lửa (= Thân: phần hữu hình). 
         3.Theo mục tiêu phá tà kiến về một đấng tạo hóa. 
Con người được cấu thành bởi 12 duyên(Thập Nhị Nhân Duyên), cũng được chia thành hai phần: phần vô hình và phần hữu hình.
Lẽ thật của sự vật là Chân đế được xác định bằng cái thấy biết vượt lên tâm thức(= thấy biết phân biệt), tạm gọi đó là tâm trí hay giác ngộ.  Cái biết về lẽ thật này có một hấp lực tương đối  trên sự kiện.  Có thể xem trạng thái của con người bấy giờ tạm gọi là tỉnh giác[= tri kiến, tuệ tri(慧知;  P: pajānāti):  Là nhận thức trực tiếp bản chất thực của sự vật trong thiền tuệ].
Thí dụ
– Món đồ này trông không thực đẹp (hay thực xấu). 
– Bài nhạc này nghe không thực hay (hay thực dở). 
– Có tiền thì có thể hạnh phúc hay khổ đau, không tiền thì có thể hạnh phúc hay khổ đau  …
Quán niệm theo lối tư duy này, tâm thứcsẽ dần biến hiện thành tâm trí, nghĩa là tâm không hướng theo chiều tham đắm hay sân hận. Lối sống này có thể tạm gọi là do động lực sáng suốt, dẫn dắt đến tuệ nghiệp.
Nói chung, cái thấy – cái nghe – cái ngửi – cái nếm – cái xúc – cái tư duy (còn gọi là 6 tính) của người mê hay người ngộ trong đời sống đều cùng một khởi điểm như nhau về vật lý-sinh lý.  Nhưng người mê với cái thấy biết là tâm thức tự ràng buộc (nghĩa là cái biết bị điều kiện hóa), theo đó mà kết quả là nội tâm ngày một bất an; trái lại, người ngộ với cái thấy biết là tâm trí vượt thoát thì không phải dính mắc, do đó mà nội tâm ngày một bình ổn, tốt hơn trước mọi chuyển biến của mọi sự vật (như còn-mất về danh-lợi-tình, về sinh-tử … chẳng hạn).
Thực tế là con người sống với cả Tục đế và Chân đế. Hành giả cần nhận ra Chân đế để hài hòa Tục đế, và bước tiếp theo là vượt lên khái niệm phân biệt Tục đế - Chân đế. Bấy giờ chân trời giải thoát sẽ tự hiện ra. 
Trong kinh Duy Ma Cật nói: “Bên ngoài tuy khéo phân biệt các Pháp tướng, bên trong vẫn bất động nơi Đệ Nhất Nghĩa Đế”.
Trong kinh Hoa Nghiêm, Q 045. Có chép:
分別一切業            Phân biệt nhất thiết Pháp
正念思菩提           Chính niệm tư Bồ Đề.
Phân biệt tất cả Pháp.
Nghĩ nhớ đúng Bồ Đề.
Trong kinh Pháp Bảo Đàn, phẩm Cơ Duyên có chép:
常應諸根用,           Thường ứng chư căn dụng,
而不起用想。      Nhi bất khởi dụng tưởng.
分別一切法,        Phân biệt nhất thiết pháp,
不起分別想。        Bất khởi phân biệt tưởng.
劫火燒海底,        Kiếp hỏa thiêu hải để,
風鼓山相擊,      Phong cổ sơn tương kích.
真常寂滅樂,    Chân, thường, tịch diệt, lạc,
涅槃相如是。      Niết-bàn tướng như thị.
Thường hiện dụng các căn,
Mà chẳng khởi tưởng dụng,
Phân biệt tất cả pháp,
Không khởi tưởng phân biệt.
Kiếp hỏa đốt biển cả,
Gió thổi núi chạm nhau,
Chân thường tịch diệt vui,
Tướng Niết-bàn như thế.
 
2) Pháp giới theo Vi Diệu Pháp.
1.Theo Vi Diệu phápcủa Phật giáo Nam truyền, mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ được bao gồm trong 202 pháp, gồm :
(1) 28Sắc pháp,  (2) 121Tâm pháp,  (3) 52Tâm sở hữu pháp,  (4) 1Vô vi pháp [= Niết-bàn: Là trạng tướng tịch tịnh, chấm dứt sự sinh diệt của Danh Sắc].
Hoặc:
(1) 28Sắc pháp,  (2) 89Tâm pháp,  (3) 52Tâm sở hữu pháp,  (4) 1Vô vi pháp.
Có 4 Thực tính pháp (實性法;  P: Paramattha-sacca;   S: Paramārtha-satya;  E: Absolute truth  → Chân đế, Đệ nhất nghĩa đế) là sự thật tuyệt đối (= thực tại) của các pháp, như sau:
1.Sắc pháp (色法;  P;S: Rūpa):  Thành phần vật chất vô tri.
2.Tâm pháp=Tâm = Tâm vương(心王;  P;S: Citta):  Thành phần tri giác của chúng sinh.
3. Tâm sở hữu pháp= Tâm sở = Sở hữu tâm  (心所;  P: Cetasika;  S: Caitasika):  Thành phần phụ thuộc của tâm, xác định ý nghĩa của tâm.
4.Vô vi pháp= Niết-bàn (涅槃;  P: Nibbāna;  S: Nirvāṇa): Thể tính tịch tịnh, vượt lên sự sinh diệt của Danh Sắc.

--------

(*) Thực tính pháp
- Thực tính pháp của hiện tượng vật lý là Vô thường, Vô ngã, không Khổ.
- Thực tính pháp của tạo tác nghiệp là     Vô thường, Vô ngã, Khổ.
- Thực tính pháp của vô vi, niết-bàn là không Vô thường, Vô ngã, không Khổ.
2.Theo Vi Diệu pháp Phật giáo Bắc truyền(A-tì-đạt-ma Câu Xá luận 阿毗達磨俱舍論;  S: Abhidharmakośa-bhāsya→ Câu-xá tông), mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ được bao gồm trong 75 pháp sau:
(1) 11Sắc pháp,  (2) 1Tâm pháp,  (3) 46Tâm sở hữu pháp,  (4) 14Tâm bất tương ưng hành pháp,  (5) 3Vô vi pháp.
Có 5 Thực tính pháp là sự thật tuyệt đối (thực tại) của các pháp:         
1. Sắc pháp (色法;  P: Rūpa-dhamma;  S: Rūpa-dharma):  Đây là các hiện tượng vật chất.
2. Tâm pháp = Tâm vương = Vọng tâm = Thức (心法;  P: Citta-dhamma;  S: Citta-dharma):  Đây là các hiện tượng tâm lí ở phương diện nhận thức là hoạt động tâm lý của loài hữu tình. 
3. Tâm Sở Hữu pháp = Tâm sở (心所有法;  P: Cetasika;  S: Caitasika):  Đây là những pháp (hành động) liên quan đến 8 Tâm vương (biết), bao gồm những biểu cảm, nghĩ tưởng do trong tâm cảm xúc, suy tính; nói chung là các trạng thái khác nhau của tâm.
Tâm Sở Hữu pháp còn nói gọn là Tâm sở hay Hành, có 3 nghĩa:
- Luôn luôn dựa vào Tâm vương sanh khởi.  Nếu không có Tâm vương thì Tâm sở cũng không sanh.
- Cùng Tâm vương tương ứng.  Tương ứng là tùy thuận, không chống trái nhau. Tâm sở cùng xuất cùng nhập, cùng duyên một cảnh giới với Tâm vương.
- Lệ thuộc vào Tâm vương.  Tâm sở liên hệ, phụ thuộc vào Tâm vương, liên hệ sít sao với Tâm vương.
Thí dụ:
- Tôi cảm thấy dễ chịu, có nghĩa là tôi biết (tâm vương “thân”) tôi có cảm giác dễ chịu (tâm sở “thọ”).
- Tôi không tham, có nghĩa là tôi biết (tâm vương “ý”) tôi không sinh lòng tham chấp ưa thích khi gặp thuận cảnh (tâm sở “vô tham”).
4. Tâm bất tương ưng hành pháp (心不相應行法;  S: viprayyuktas saṃskārāh, citta-viprayukta-dharma):  Đây là những hoạt động không thuộc, nhưng có liên hệ với tâm, tâm sở, hay sắc pháp.
5. Vô vi pháp (無爲法;  P: Asaṅkhata-dhamma;  S: Asaṁskṛta-dharma;  E: Unconditioned dharma):  Đây là những hiện tượng không bị lệ thuộc vào nhân duyên; Pháp hữu vi thì dụng trên thể; vô vi pháp thì thể trên dụng. Vô vi pháp còn gọi là chân Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tính...  Vô vi pháp có 4 ý nghĩa:
-  Không sanh không diệt:  Pháp hữu vi thì nhờ nhân duyên sanh, nên có sanh, diệt. Pháp vô vi không nhờ nhân duyên sanh, nên không sanh diệt.
-  Không được không mất:  Pháp hữu vi có tăng có giảm. Tăng gọi là được, giảm gọi là mất. Ở thánh không tăng, ở phàm không giảm, nên gọi là không được không mất.
-  Không kia không đây:  Pháp hữu vi có ta, người khác nhau. Pháp vô vi, chư Phật giống nhau, nên gọi là ba đời mười phương Phật đều có cùng một Pháp thân, nên không kia không đây.
-  Không đi không đến:  Pháp hữu vi có quá khứ, hiện tại, vị lai, trong một sát na có đủ ba đời biến hóa không ngừng. Pháp vô vi thông suốt cả ba đời, thường còn không thay đổi, nên gọi không đi không đến.
3.Pháp giới theo Duy Thức tông.
Pháp giới theo Duy Thức tông là tướng trạng (cấu trúc cơ bản) của các pháp; đây là chủ trương đặc biệt của Duy Thức tông hay Du Già tông (唯識宗;   S: Yogācāra) ở Ấn Độ. Sau khi sư Huyền Trang từ Ấn Độ trở về và phiên dịch các bộ luận chính của Duy thức tông ra tiếng Hán, thì Pháp tướng tông (法相宗) hình thành ở Trung Quốc và lan tỏa ra một số nước Đông Á.
Theo Duy Thức tông, mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ được bao gồm trong 100 pháp(Bách pháp 百法), gồm 5 loại như sau:
(1) 11Sắc pháp,  (2) 8Tâm pháp,  (3) 51Tâm sở hữu pháp,  (4) 24Tâm bất tương ưng hành pháp,   (5) 6Vô vi pháp.
Có 5 Thực tính pháp là sự thật tuyệt đối (thực tại) của các pháp.                  
Duy Thức tông cho rằng tất cả các pháp là không thật, chỉ là một sự phóng chiếu của Thức(識;  P: Viññāṇa;  S: Vijñāna: Cái biết từ tâm phân biệt, chứ không từ bản chất cấu thànhPháp tính). Khi hành giả giác ngộ Duyên khởi tính (= Không tính, Pháp tính) nơi Thức, tức Niết-bàn hiện hữu, Thức bấy giờ được gọi là Trí (= Tuệ giác), đó là:
+ Thành Sở Tác Trí cho năm thức đầu là Nhãn thức, Nhĩthức, Tỉthức, Thiệtthức và Thân thức (thuộc Thọ uẩn – Nhóm chấp thủ phân biệt nơi cảm xúc).
+ Diệu Quan Sát Trí  cho  Ý thức (thuộc Tưởng uẩn – Nhóm chấp thủ nơi suy tưởng, luận biện).
+ Bình Đẳng Tánh Trí  cho Mạt-na thức  (thuộc Hành uẩn – Nhóm chấp thủ nơi ý chí hành động).
+ Ðại Viên Cảnh Trí  cho  A-lại-da thức (thuộc Thức uẩn – Nhóm chấp thủ nơi ký ức).
Danh(8 thức)       Duy Thức tông      Tịnh Độ tông
5 thức                                   Thành sở tác trí            Bất tư nghì trí
Ý thức                                   Diệu quan sát trí          Bất khả xưng trí
                        Mạt-na thức             Bình đẳng tánh trí       Đại thừa quảng trí
A-lại-da thức           Đại viên cảnh trí          Vô đẳng thắng trí
Không như các giáo lý thống nhất từ tạng Kinh, giáo lý Vi Diệu Pháp, Tam (Tứ) Pháp Ấn, Lục (Thập) Ba-la-mật, ... không thống nhất, cho thấy rằng đây là những giáo lý được các Tổ về sau chế tác thêm, để phần nào thích nghi với hoàn cảnh hoằng pháp, mà kẻ hậu học nên quán xét kỹ khi chọn lọc để tiếp thu.
4.Pháp giới theo Hoa Nghiêm tông.
Hoa Nghiêmtông xem mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ - tức Pháp giới,  cùng xuất hiện đồng thời, đều bình đẳng, đều liên hệ qua lại, đều tương tác dung thông lẫn nhau, đều phụ thuộc lẫn nhau, chứ không có pháp nào tồn tại độc lập.  Giáo pháp này được gọi là Pháp giới Duyên khởi  hay Trùng trùng Duyên khởi, nghĩa là tất cả đều từ Một, đó là từ một nguyên lý chân lý khách quan Duyên khởi mà ra - đó là lấy một pháp làm thành tất cả pháp, lấy tất cả pháp làm thành một pháp, chủ-khách đầy đủ, tương nhập tương tức, cùng tồn tại không trở ngại nhau và trùng trùng vô tận.
Tất cả mỗi pháp đều có tính chất là cùng lúc tồn tại hai mặt tĩnh (Lý) và động (Sự), xuyên suốt vào nhau, không ngăn ngại. Quan điểm này được Tam tổ Hiền Thủ Pháp Tạng trình bày qua ẩn dụ nổi tiếng “sư tử vàng” và “sóng nước”. 
- “Sư tử vàng”:  Sư tử biểu hiện cho thế giới sự vật hiện tượng (Sự). Vàng biểu hiện cho bản chất (Lý), vàng ở dạng nào cũng được nhưng không có một dạng riêng tư, phải xuất hiện dưới một dạng nhất định như là một toàn thể. Mỗi một bộ phận của con sư tử đều bằng vàng. Trong mỗi bộ phận đều có cái toàn thể và ngược lại, cái toàn thể hiện lên trong mỗi bộ phận. Mỗi sự vật hiện tượng đều là thể hiện của một cái lý duy nhất và mỗi sự vật hiện tượng nói lên tất cả mọi thứ khác. Vàng và sư tử hiện diện đồng thời, phụ thuộc lẫn nhau, bao hàm lẫn nhau.
- “Sóng nước:  Trên thực tế, sóng (Sự) là hiện tượng của nước và nước (Lý) là bản chất của sóng. Điểm mà sóng khác với nước là sự biểu hiện lên xuống liên hồi của sóng theo tác động của gió (Duyên). Do đó, về mặt hiện tượng, sóng và nước có vẻ như hai, tức là sóng khác với nước, nhưng về mặt Thể tính, sóng và nước là một, vì cả hai có cùng một thể, đó là nước.
Sư tử hay Sóng biểu hiện cho thế giới hiện tượng (Sự), còn Vàng hay Nước biểu hiện cho bản chất hay bản tính (Lý).
Theo đó, Hoa Nghiêm tông xem mọi sự vật trong thế gian được lý giải trong Tứ pháp giới 四法界, tức 4 yếu tố hay 4 dạng sau:
1.Sự pháp giới(事法界):  Là thế giới hiện tượng,biểu hiện của mọi sự vật hiện tượng hiển lộ bên ngoài.
2.Lý pháp giới(理法界):  Là thế giới bản thể, biểu hiệnThể tínhchung của mọi sự vật hiện tượngtiềm ẩn bên trong. Đó là Duyên khởi tính, biểu hiện chân lý của vũ trụ vạn sự vạn vật.
3.Lý Sự vô ngại pháp giới(理事無礙法界):  Là biểu hiện mối liên hệ giữa hiện tượng và bản thể, các pháp sinh thành lẫn nhau, đại diện cho nhau không hề chướng ngại. Hai thế giới hiện tượng và bản thể không khác và biến hóa hòa điệu không ngăn ngại nhau (= tương tức - tương nhập-相即相入: viên dung và dung thông) như sóng và nước.  Đó là “Tất cả là Một, Một là tất cả”.
4.Sự Sự vô ngại pháp giới(事事無礙法界):  Là biểu hiện sự vật hiện tượng tuy thiên hình vạn trạng nhưng vẫn tương hợp nhau, dựa lên nhau mà sinh sinh hóa hóa. Thế giới hiện tượng luôn vận động và ảnh hưởng hòa điệu nhau(tương tác tương thuộc- 相作相屬hay tương quan tương duyên-相關相缘) trùng trùng vô tận,như nước và sữahay vật chất và tinh thần. Đó là  “Trùng trùng Duyên khởi Pháp giới”.
Duyên khởi, trong thực tại, là một hiện tượng trùng trùng các Duyên. Một sự vật có mặt có nghĩa là tất cả các Duyên trùng trùng ấy có mặt, tất cả Pháp giới có mặt. Nói khác đi, không thể có một Ngã tướng nào có mặt ngoại trừ Pháp giới Duyên khởi.
4.2. Pháp giới trí(法界智;  P: Dhammadhātu-ñāna;  S: Dhamadhātu-jñāna) hay còn gọi là Pháp giới thể tính trí (法界體性智).
Pháp giới trílà trí tuệ về Pháp giới (những yếu tố sinh khởi tạo nên các Pháp), là một trong 5 trí của Phật (Ngũ trí). Pháp giới trí đóng vai trò trọng tâm trong Ngũ trí này,Ngũ trí được trình bày theo Mật giáo Kim cương thừa (S: Vajrayāna).
Ngũ trí (五智;  P: Pañcañāṇa;  S: Pañca jñānā;  E: The Five Pure Lights) mô tả tất cả những khía cạnh của Tuyệt đối, của Chân như (S: Tathatā) mà con người có thể thực hiện được khi đã chuyển hoá thân tâm. Thân tâm gọi cụ thể ở đây là Ngũ uẩn, là năm nhóm cấu uế, phiền não (S: pañcakleśa) gồm Tham dục (S: Rāga), Sân (S: Dveṣa), Si (S: Moha, tức Vô minh, S: Avidyā), Mạn (S: Māna) và Ganh ghét (= Tật, S: Īrṣyā).
CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
Không có mô tả ảnh.
Uẩn                        Trí (= Tuệ giác)      Phương        Phật chủ
          1.  Sắc uẩn                 - Pháp giới trí              - Trung tâm      - Vairocana Phật
            2.  Thọ uẩn                 - Bình đẳng tính trí     - Nam                - Ratnasaṃbhava Phật
            3.  Tưởng uẩn            - Diệu quan sát trí       - Tây                 - Amitābha Phật
            4.  Hành uẩn              - Thành sở tác trí         - Bắc                - Amoghasiddhi Phật
            5.  Thức uẩn               - Đại viên cảnh trí       - Đông              - Akṣobhya Phật
Năm trí này như sau:
1. Pháp giới trí (法界智) hay Pháp giới thể tính trí (法界體性智;  S: Dhamadhātu-jñāna, Tathatā-jñāna;  E: The wisdom of thusness  →  Trí tuệ như vậy):  Là trí siêu việt của Pháp giới (S: Dharmadhātu), trí tột cùng. Căn cơ của trí này là Sắc uẩn (S: Rūpaskandha) cộng hợp cùng Vô minh (S: Avidyā), thuộc Thân (S: Kāya) là một trong ba động cơ tạo nghiệp là Thân-Khẩu-Ý (S: Citta-Vāk-Kāya). Trong Mạn-đà-la thì Pháp giới trí thuộc về Đại Nhật Phật (S: Vairocana), nằm ở trung tâm.
2. Bình đẳng tính trí (zh. 平等性智;  S: Samatājñāna;  E: The wisdom of equality  →  Trí tuệ bình đẳng):  Là trí giúp hành giả thấy rõ sự bình đẳng giữa mình và chúng sinh. Tinh thần Từ Bi (S: Maitrī-Karuṇā) của đạo Phật cũng xuất phát từ trí này chứ không phải xuất phát từ ý nghĩ "tội nghiệp, đáng thương" như cách nhìn của một người "trên cơ" nhìn xuống. Người Phật tử phát triển Bồ-đề tâm, phát triển lòng từ bi vì đã nhận ra chính mình trong tất cả hoàn cảnh, tất cả chúng sinh. Căn cơ của trí này là Thọ uẩn(S: Vedanāskandha) cộng hợp cùng với tâm Kiêu mạn (S: Māna). Trong Mạn-đà-la thì trí này thuộc về Phật Bảo Sinh (S: Ratnasambhava), vị trí ở phương Nam.
3. Diệu quan sát trí (妙觀察智;  S: Pratyavekṣaṇa-jñāna;  E: Discriminating wisdom  →  Trí tuệ phân biệt):  Là trí giúp hành giả chuyển hóa khả năng phân biệt, thị phi thành trí huệ siêu việt (Bát-nhã), tuỳ cơ ứng biến, làm việc đúng thời và đúng nơi, không cần "dụng công". Căn cơ của trí này là Tưởng uẩn (S: Saṃjñāskandha) cộng hợp cùng với tâm Tham dục (S: Rāga). Trong Man-đà-la thì trí này thuộc về Phật A-di-đà (S: Amitābha), chủ ở phương Tây.
4. Thành sở tác trí (成所作智;  S: Kṛtyānuṣṭhāna-jñāna;  E:  Discriminating wisdom  →  Trí tuệ vượt thoát), cũng được gọi là Thành sự trí (成事智):  Là trí giúp hành giả hoàn thành tất cả mọi việc mà không tạo Nghiệp (S: Karma), đó là hành động Vô vi, xuất phát từ một tâm đã chứng ngộ được Vô ngã của chính bản thân và các Pháp Hữu vi. Căn cơ của trí này là Hành uẩn(S: Saṃskāraskandha) cộng hợp cùng với tâm ganh ghét (= tật 嫉;  S: īrṣyā). Trong Mạn-đà-la thì trí này thuộc về Phật Bất Không Thành Tựu (S: Amoghasiddhi), chủ ở phương Bắc.
5. Đại viên cảnh trí (大圓鏡智;  S: Ādarśa-jñāna;  E: Mirror-like wisdom  →  Trí tuệ như gương):  Là trí như một tấm gương lớn giúp hành giả nhìn vạn vật với một tâm trí Vô ngã (S: Anātman), vượt lên ước muốn chiếm đoạt, vượt lên phân biệt đúng sai, hài hòa cùng vạn vật với mỗi sắc thể riêng của nó. Trí này được ví như một tấm gương mà một hạt bụi cũng không bỏ qua nhưng nếu hạt bụi này bay đi, gương không lưu lại dấu vết gì. Căn cơ của trí này là Thức uẩn (S: Vijñānaskandha) cộng hợp cùng tâm Sân hận (S: Dveṣa), thuộc Ý (S: Citta) là một trong ba động cơ tạo nghiệp. Trong Mạn-đà-la thì trí này thuộc về Phật Bất Động (S: Akṣobhya), nằm ở phương Đông.

5.Pháp là đạo lý tu họcPháp học, Pháp hành, Pháp thành.
Pháp có nghĩa là đạo lý hay con đường tu học chân lý và đạo đức của đạo Phật, gồm 3 thứ là Pháp học, Pháp hành, Pháp thành: Sự liên quan giữa
Pháp học là Nhân     =>    Pháp hành là Quả.
Pháp hành là Nhân   =>    Pháp thành là Quả.
Pháp học là nền tảng căn bản của đạo Phật, nếu không có Pháp học, thì chắc chắn sẽ không có Pháp hành và Pháp thành.  Nếu có Pháp học đúng, thì có Pháp hành đúng, nếu có Pháp hành đúng, thì có Pháp thành đúng.
Lộ trình tu học của đạo Phật vì thế là  Văn – Tư – Tu; trong đó Văn – Tưđược xem thuộc vềPháp học, còn Tu  thuộcPháp hành.
Nơi kinh Di Giáo, kinh Đại Bát Niết Bàn đã ghi lại lời vàng ngọc mà đức Phật đã để lại trong giờ phút cuối cùng: 
- "Này! Các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi!  Các con hãy lấy giáo Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo giáo Pháp của ta mà tu tập để tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một ai khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các con!...".  
- "Này! Các con đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có Chân lý nơi giáo Pháp là bất di, bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát, hỡi các con thân yêu của ta!".

1) Pháp học(法學;  P: Pariyattisāsana) hay Giáo pháp[Cách thức học hỏi đạo lý // Đạo lý để học]: Đó là đạo lý giáo huấn của đức Phật để lại trong suốt 45 năm giáo hóa kể từ khi chứng ngộ thành Chánh Đẳng Giác cho đến khi đức Phật tịch diệt Niết Bàn, được ghi chép trong Tạng kinh.
Nội dung của Pháp học là Tam Tạng, đó là Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Luận.
Pháp học cũng được gọi là các Pháp uẩn (P: dhamma-khandha). Những lời dạy của đức Phật trong những ngữ cảnh khác nhau được tập hợp lại theo chín thể loại: 1. Pháp thoại; 2. Tường thuật bằng văn và thơ; 3. Giảng giải; 4. Kệ ngôn; 5. Như thật thuyết; 6. Trích giảng; 7. Chuyện Tiền Thân; 8. Lời thốt ra trước những sự kiện hy hữu; 9. Hỏi và Đáp. 

Trong bài kinh Dhajaggasutta, thuộc Tương Ưng Bộ, Pháp (Chân lý) được đức Phật khai thị như sau:
Svākkhāto bhagavatā dhammo, Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opaneyyiko, Paccattaṃ veditabbo viññūhi”.
Pháp mà đức Thế Tônkhéo thuyết, khéo khai thị (Svākhāto bhagavatā dhammo)là thiết thực hiện tại (Sandiṭṭhiko), không có thời gian (Akāliko), đến để mà thấy (Ehipassiko), có khả năng hướng thượng (Opaneyyiko), mà bậc trí đều có thể tự chứng (Paccattaṃ veditabbo viññūhi).

Trên đây là giáo pháp của đức Phật, nó có năm đặc tính quan trọng mà qua đó chúng ta có thể phân biệt với các giáo lý khác của ngoại đạo hoặc do người đời sau soạn thuật ra.  Năm đặc tính quan trọng này được trình bày như sau:

1. Thiết thực hiện tại (P: Sandiṭṭhiko).

Đặc tính thứ nhất của giáo pháp nhà Phật là thiết thực hiện tại, có nghĩa là mang lại an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại, ngay trên cõi đời này chứ không phải chờ đến kiếp sau, không phải chờ sinh về một thế giới khác sau khi chết.
Giáo pháp của đức Phật có nền tảng chân lý, có phương pháp thực tiễn có giá trị, lợi ích thiết thực trong hiện tại. Giáo pháp không hứa hẹn viển vông, mơ hồ, không hướng niềm tin người khác đến những điều hoang đường, không tưởng.

2.Siêu việt thời gian (P: Akāliko).

Đặc tính thứ hai của giáo pháp là trong kinh Pātika, thuộc Trường Bộ Kinh, số 24 đã xác định rằng giáo pháp của đức Phật không bị giới hạn bởi thời gian. Nghĩa là trong bất kỳ thời đại nào, giáo pháp của đức Phật cũng khả dụng, cũng mang lại những giá trị thiết thực cho con người, đó là an lạc, giải thoát khỏi các phiền não khổ đau.

3. Đến để mà thấy (P: Ehipassiko).
Đặc tính thứ ba của giáo pháp là hành giả đến với giáo pháp của đức Phật để thấy chân lý cùng những giá trị an lạc, hạnh phúc cho mình và người trong hiện tại và tương lai. Đến với giáo pháp của đức Phật không phải chỉ để tin, nhất là tin những điều chưa thấy biết.

Đức Phật dạy chúng ta không nên tin bất cứ điều gì, chỉ vì điều đó do một vị đạo sư nói hay do kinh điển truyền tụng. Chúng ta chỉ tin khi đã dùng lý trí suy xét, đã thấy những điều đó phù hợp với chân lý, những điều đó được người trí khen ngợi và khi tự thân áp dụng thực hành, chúng ta có được an lạc hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.

Bởi vì niềm tin mù quáng, niềm tin thiếu lý trí, niềm tin không có cơ sở hiểu biết sẽ dẫn chúng ta đi vào chỗ lầm đường lạc lối, chẳng những không đi đến an lạc, giải thoát mà còn gây nguy hại cho bản thân mình. Nếu truyền niềm tin ấy cho người khác sẽ làm hại người khác. Cũng như cho người mù dẫn đường thì kết quả chẳng đi đến đâu hoặc bị sa hầm sụp hố.

4.Có khả năng hướng thượng (P: Opaneyyiko).
Đặc tính thứ tư của giáo pháp là đặc tính quan trọng nhất của giáo pháp đức Phật. Đó là giáo pháp có năng lực giúp người tu chuyển hóa thân tâm từ chúng sinh phàm phu trở thành bậc giác ngộ. Hành giả thực hành bằng cách sống đúng theo giáo pháp Duyên khởi, từng bước hoàn thiện phẩm chất giới-định-tuệ cho bản thân để thành tựu giác ngộ, giải thoát phiền não.

5.Chỉ người trí mới thâm hiểu (P: Paccattaṃ veditabbo viññūhi).
Đặc tính thứ năm của giáo pháp đức Phật là dành cho mọi người, mọi thành phần xã hội, không phân biệt người trí kẻ ngu. Tâm đại bi của đức Phật trải rộng đến tất cả mọi người, mọi loài. Tuy nhiên khi nói chỉ người trí mới có khả năng lãnh hội, chỉ người trí mới thâm hiểu và thực hành được, bởi vì giáo pháp đó là chân lý vi diệu trái ngược với nhận thức thông thường (chứa đầy vô minh và tham ái) của phàm phu, và là con đường tu tập chuyển hóa đi ngược lại dòng thế tục.

Ví dụ tham dục, khát ái là nguồn gốc của khổ đau, là nền tảng mà thế gian sinh khởi, còn giáo pháp của nhà Phật là đoạn tận tham dục, khát ái nên khó thâm hiểu và lãnh hội.

Ở mọi sự vật hiện tượng, chúng sinh thấy là hữu ngã (có ngã tính, có tự thể, có chủ tể), là thường, nhưng giáo pháp của đức Phật thấy ra thế gian là vô ngã (không tự tính, tự thể, không chủ tể), vô thường (không thường hằng, bất biến, luôn trong tình trạng thay đổi). Tâm chúng sinh vốn chấp thủ và tham ái cho nên không muốn chấp nhận sự thật vô ngã, vô thường của vạn sự vạn vật. Chỉ người trí mới có thể tiếp nhận, lãnh hội được sự thật (chân lý) của thế gian và con đường tu tập chuyển hóa.

Người trí ở đây không phải là người học rộng biết nhiều, có trình độ học vấn cao mà là người có căn cơ trình độ tu tập, có khả năng lãnh hội Phật pháp, có tâm trí nhạy bén, có nhân duyên với Chánh pháp. Nhân duyên của người trí với Chánh pháp là do nhiều đời nhiều kiếp đã tu học, đã gần gũi các bậc đạo sư và các bậc thiện hữu tri thức, đã từng nghiên cứu kinh điển, giáo lý nên hiện đời có thể lãnh hội được ý nghĩa thậm thâm của giáo pháp.

Năm đặc tính giáo pháp của đức Phật có thể xem là tiêu chuẩn, thước đo dùng để thẩm định Chánh pháp. Đồng thời, năm đặc tính này cũng là những tiêu điểm quan trọng để người tu tự xác chứng việc tu tập của mình trong quá trình quy y Pháp, thực hành Pháp.

2) Pháp hành (法行;  P: Paṭipattīsāsana) hay Hạnh pháp  [Cách thức hành trì đạo lý // Đạo lý để hành]: Đó là đạo lý thực hành tiếp theo sau Pháp học. Pháp hành có 2 tính chất hỗ tương là Pháp hành định tínhPháp hành định lượng như được trình bày dưới đây.
1. Pháp hành định tính:  Là nội dung của 37 Phẩm trợ đạo,tứcTam thập thất bồ-đề phần(三十七菩提分;  P: Sattatiṃsa bodhipakkhiyā dhammā;  S: Saptatriṃśad bodhipākṣikā dharmāḥ;  E: the 37 factors to enlightenment, the thirty-seven aids to enlightenment).  Đó là 37 yếu tố định tính hỗ trợ cho con đường tu học, giúp hành giả đạt đến giác ngộ-giải thoát.  Tổng 37 yếu tố này chia thành 7 nhóm
1/.Ngũ căn.   2/. Ngũ lực    3/. Tứ chánh cần   4/. Tứ niệm xứ  
5/.Tứ thần túc    6/. Thất giác chi    7/. Bát chánh đạo 
                                                     [Xin xem chi tiết ở 37 phẩm trợ đạo]
2. Pháp hành định lượng:  Là nội dung của Giới-Định-Tuệ, gọi là Pháp hành Giới, Pháp hành Định, Pháp hành Tuệ
Với:
1/.Giới (= Đạo đức;  P: Sīla;  S: Śīla;  E: Virtue, moral conduct).
2/.Định (;  P: Samatha;  S: Śamatha;  E: Calm mind).
3/.Tuệ (慧;  P: Paññā;  S: Prajñā;  E: Wisdom).
         Pháp hành định lượng Giới-Định-Tuệ là biểu hiện phẩm chất của hành giả đạt được về đạo đức–tâm an–chân lý trong quá trình tu học.
         - Giới (đạo đức) càng cao thì biểu hiện xử thế càng hòa hợp.
         - Định (tâm an) càng cao thì biểu hiện tâm dao động trước ngoại cảnh càng ít.
         - Tuệ (chân lý) càng cao thì biểu hiện càng hài hòa giữa chân lý và đạo đức.
1.Pháp hành Giới: Đó là Trì giới, là giữ gìn những điều không được làm, không được phạm, nhằm có được một đời sống đạo đức tốt đẹp giúp cho nội tâm ổn định, hỗ trợ cho pháp hành thiền.
Mỗi hạng người có giới khác nhau, là chuẩn mực để hành giả soi chiếu cá giá trị đạo đức nơi chính bản thân:
+ Đối với hạng tại gia cư sĩ nam (cận sự nam), cư sĩ nữ (cận sự nữ) thì có 5 giới gọi là thường giới. Ngoài ra còn có 8giới, 9 giới, 10giới…  tùy theo khả năng.
+ Đối với bậc xuất gia là Sadi có 10 Sadi giới, Tỳ-khưu có 227(250 Bắc tông) giới,Tỳ-khưu Nicó311 (348 Bắc tông) giới.
Muốn giữ gìn giới được tốt, điều trước tiên là cần phải học, hiểu rõ tất cả mọi điều giới của mình, rồi mới có thể thực hành. Giới có thể diệt đượcphiền não loại thô ở thân và khẩu (P: Vitikkamakilesa).
Pháp hành Giới, tức Đạo đức Phật giáo đối với các định lượng về Giới (5, 8, 9, 10, 227, ... giới).
2. Pháp hành định: Hành giả học hiểu rõ Duyên khởiđể chú tâm soi sáng trên bất kỳ đối tượng nào khi tiếp xúc.
Để bắt đầu, có thể chọn một đề mục thiền hữu sắc nào thích hợp với bản tánh riêng của mình làm đối tượng thực hành thiền, chẳng hạn như hơi thở hay niệm Phật. Sau dần đến mọi đối tượng.
Kết quả là tâm hành giả không dao động trước mọi sự vật, hoàn cảnh.  
3. Pháp hành tuệ:  Đó là pháp hành Tứ Niệm Xứ là Chánh niệm  Thân, Thọ, Tâm, Pháp [Xin xem 37 phẩm trợ đạo]
Có 2 cách phân tích xếp loại tuệ chứng về các tuệ giác, đó là:
         - Theo Thanh Tịnh Đạo luận (P: Visuddhimagga):  Được cho là do ngài Phật Âm (Buddhaghosa) chú giải biên soạn vào khoảng thế kỷ V Tây lịch. Khi thực hành Vipassana (thiền quán) người tu phát triển rất nhiều loại tuệ, tuy nhiên có 16 tuệ hay còn gọi là 16 tuệ vipassana hay 16 tuệ minh sát sẽ lần lượt phát sinh, được coi như căn bản và chuẩn mốc.
         - Theo Phân Tích Đạo luận (P: Patisambhidamagga):  Phẩm I của tập kinh thứ mười hai thuộc Tiểu Bộ, được cho là do ngài Xá Lợi Phất viết ra, trong Phân Tích Đạo, phẩm giảng về Trí (Ñāṇakathā), đã mô tả và liệt kê chi tiết về 73 loại Trí.
Trí tuệ phát sinh khi thiền tuệ là thấy rõ, biết rõ sự sinhsự diệt của danh pháp, sắc pháp; đó là thấy rõ, biết rõ Vô thường, Vô ngã của danh pháp, sắc pháp, dẫn đến chứng ngộ 4 Thánh Đạo – 4Thánh Quả và Niết Bàn, đoạn diệt mọi phiền não loại vi tế (P: anusayakilesa),là bậc Thánh A-la-hán.
Tùy pháp hành(隨法行;  P: dhammānus-sarin;  S: dharmānussarin) là một trong hai hạng người trên đường đạt quả Dự lưu, lấy Trí lí phân tích Phật pháp mà đạt. Hạng người thứ hai lấy Tín tâm mà đắc quả, được gọi là Tuỳ tín hành(隨信行;  P: saddhānusārin;  S: śraddhānusārin). 
3) Pháp thành(法成;  P: Paṭivedhasāsana)  hay  Chứng pháp[Nhận biết đạo lý tu chứng // Đạo lý tu chứng]: Đó là 4 Thánh Đạo tâm, 4 Thánh Quả tâm và Niết Bàn, gọi là 9 pháp Siêu tam giới, có liên quan nhân quả tương xứng với nhau; Thánh Đạo nào sinh, thì liền cho Thánh Quả ấy từng cặp như sau: 
4 Thánh Đạo tâm                        4 Thánh Quả tâm
- Nhập Lưu Thánh Đạo     →      Nhập Lưu Thánh Quả
- Nhất Lai Thánh Đạo      →      Nhất Lai Thánh Quả
- Bất Lai Thánh Đạo        →      Bất Lai Thánh Quả
- A-la-hán Thánh Đạo      →      A-la-hán Thánh Quả
Niết Bàn chỉ là đối tượng của 4 Thánh Đạo tâm và 4 Thánh Quả tâm.
Bảng tóm tắt
Tiến trình giác ngộ-giải thoát của một vị Thánh trong Phật giáo
Tứ quả vị  
Kết sử
(phiền não cần đoạn diệt)
 
Vòng tái sinh 
 
Dự Lưu – Tu-đà-hoàn
 Sotāpanna
(Stream-enterer)
 
Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ.
( 3 kết sử đầu tiên)
 
Thêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc trời
 
Nhất lai –Tư-đà-hàm
Sakadāgāmi
(Once-returner )
Làm nguội thêmDục tham vàSân.
(2 kết sử kế tiếp)
Thêm một lần tái sinh nữa trong cõi Dục
 
Bất Lai – A-na-hàm
 Anāgāmi
(Non-returner )
 
Đoạn diệt hoàn toàn5 hạ phần kết sử.
(Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục tham, và Sân)
Tùy sinh vào cõi Sắc giới
 
Bất sinh A-la-hán
 Arahanta
(Complete-liberation) 
Đoạn diệt hoàn toàn5 thượng phần kiết sử
(Sắc tham, Vô Sắc tham, Mạn, Trạo cử, Vô minh)
Giải thoát vòng sinh tử luân hồi
 
 
Bốn quả vị Thánh
          Cụthể quả chứng của vị Thánh là Giới vô lậu - Định vô lậu - Tuệ vô lậu.
Một vị Thánh trong đạo Phật là hành giả đã có một quá trình tự rèn luyện tâm đầy đủ, để tự đạt tới giác ngộ-giải thoát, chứ không do cầu xin mà có được.
Sự liên quan giữa Pháp học, Pháp hành, Pháp thành:
Pháp học là Nhân     =>    Pháp hành là Quả.
Pháp hành là Nhân   =>    Pháp thành là Quả.
Pháp học là nền tảng căn bản của đạo Phật, nếu không có Pháp học, thì chắc chắn sẽ không có Pháp hành và Pháp thành.  Nếu có Pháp học đúng, thì có Pháp hành đúng, nếu có Pháp hành đúng, thì có Pháp thành đúng.
Lộ trình tu học của đạo Phật vì thế là  Văn – Tư – Tu; trong đó Văn – Tưđược xem thuộc vềPháp học, còn Tu  thuộcPháp hành.
Nơi kinh Di Giáo, kinh Đại Bát Niết Bàn đã ghi lại lời vàng ngọc mà đức Phật đã để lại trong giờ phút cuối cùng: 
- "Này! Các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi!  Các con hãy lấy giáo Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo giáo Pháp của ta mà tu tập để tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một ai khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các con!...".  
- "Này! Các con đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có Chân lý nơi giáo Pháp là bất di, bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát, hỡi các con thân yêu của ta!".
Tổ Khánh Anh (1895 – 1961) đã từng khuyên:  “Tu mà không học hiểu là tu mù, học hiểu mà không tu là đãy sách”.
4) Thuận Pháp tuỳ Duyên.
Thuận Pháp tuỳ Duyên(順法隨緣) [= Bất biến tuỳ Duyên(不變隨緣) = Chân như tùy Duyên(真如隨緣)]là cách nói theo tiếng Hán, nói tiếng Việt là: Tuỳ Duyên, thuận Pháp; Tùy Duyên, bất biến; Tuỳ Duyên, Chân như. vvv
Thuận Pháp tuỳ Duyên có nghĩa là tùy điều kiện hoàn cảnh thực tế(tùy Duyên) mà hành giả cần ứng xử sao cho hợp với đạo đức Duyên khởi hay chân lý Duyên khởi (thuận Pháp).

1.Tùy duyên thuận Pháp là sống với thực tại.

Xưa có một lão hòa thượng sống trong ngôi chùa cổ trên núi cao. Một ngày kia có vị khách ghé thăm chùa. Người khách biết lão hòa thượng đã tu hành chứng Đạo, bèn hỏi ông rằng: “Trước khi chứng Đạo, ngài đã làm những gì?”.
Lão hòa thượng trả lời: “Ta chẻ củi, gánh nước, nấu cơm”.
Người khách hỏi: “Vậy sau khi chứng Đạo thì sao?”.
Lão hòa thượng nói: “Ta vẫn chẻ củi, gánh nước, nấu cơm”.
Người khách băn khoăn, lại hỏi: “Vậy cái gì gọi là chứng Đạo?”.
Lão hòa thượng ôn tồn trả lời: “Trước khi chứng Đạo, lúc chẻ củi thì nghĩ về gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ về nấu cơm, nấu cơm rồi lại lo ngày mai đi chẻ củi, gánh nước. Sau khi chứng Đạo, chẻ củi là chẻ củi, gánh nước là gánh nước, nấu cơm thì là nấu cơm”.

2.Tùy duyên thuận Pháp là sống không theo khuôn định.

Xưa có một vị Thiền sư, ngài sống ăn uống không phân biệt gì hết, gặp mặn ăn mặn, gặp chay ăn chay, đôi khi gặp rượu cũng uống luôn. Nhiều đệ tử thấy vậy bắt chước làm theo. Một hôm, Ngài kêu hết đệ tử đến chỗ người ta thiêu xác người chết rồi đem đồ ăn bày ra, Ngài lấy những miếng thịt người ta thiêu còn sót lại, chưa cháy hết, trộn vô đồ ăn rồi nói:
- Các ngươi lại đây ăn với ta bữa này.
Các đệ tử thất kinh, không dám ăn. Ngài ngồi ăn thản nhiên, sau đó mới bảo rằng:
- Các ngươi cùng ăn được với ta cái món này thì mới có thể tiếp tục ăn uống như ta được, còn nếu không được thì thôi từ nay đừng có bắt chước.
Ngài nhiều năm tu hành thanh tịnh rồi mới được như vậy, còn các đệ tử chưa được vậy thì làm sao mà bắt chước được!

3.Tùy duyên thuận Pháp là sống không buông xuôi tiêu cực (tùy tiện)
Lục tổ Huệ Năng, sau khi ngộ đạo được Ngũ tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát và khuyên đi về phương Nam, rồi trải qua mười lăm năm ở ẩn với bọn thợ săn.

Khi ở với họ, họ giao phó cho ngài công việc canh chừng bẫy thú, thế nhưng mỗi khi thấy có thú rừng lọt vào trong bẫy, ngài lại cảm thấy bất nhẫn bèn mở bẫy để cho chúng chạy thoát, do đó, ngài thường bị bọn họ mắng nhiếc. Rồi ngài được giao cho nấu ăn. Mỗi khi có cơ hội, ngài thường nói pháp cho bọn họ nghe.

Huệ Năng lúc mỗi bữa ăn, đều nhặt rau rừng, măng tre, ..., bỏ vào trong một giỏ tre nhỏ, nhún trong nồi thịt, nấu chín mà ăn. Nếu bọn họ có hỏi lý do, thì ngài trả lời: - Mỗi ngày tôi chỉ làm những công tác nhàn hạ là trông chừng bẫy, chẳng tốn bao nhiêu sức lực, bởi vậy chỉ cần ăn rau cải cũng đủ rồi.

4. Tùy duyên thuận Pháp là sống với thái độ buông xả sở chấp.

Trong quyển Góp nhặt cát đá, có ghi lại câu chuyện nhà thiền thú vị: Hai huynh đệ nọ trên đường du phương học đạo, bỗng thấy có cô gái đang loay hoay tìm cách đi qua dòng suối đang chảy xiết. Người sư huynh liền tiến đến hỏi: “Này cô! Cô có muốn tôi cõng cô qua bờ bên kia không?”. Cô gái vô cùng mừng rỡ, liền gật đầu đồng ý. Sau khi qua con suối rồi, hai huynh đệ từ giã cô gái và tiếp tục cuộc hành trình.
Đi được một đoạn, người sư đệ không kiềm chế được nữa bèn bức xúc lên tiếng: “Sao sư huynh lại làm như vậy”.
Người sư huynh ngạc nhiên hỏi: “Làm chuyện gì?”
Người sư đệ hơi cáu gắt nói:“Thì chuyện cõng cô gái hồi nãy đó, chúng ta là người xuất gia tu hành kia mà!”.
Lúc đó, sư huynh mỉm cười, vỗ vai người sư đệ và nói: “Ta đã để cô gái ấy lại bên bờ suối rồi, sao sư đệ còn mang tới đây!”.

5.Tùy duyên thuận Pháplà sống nhẫn trước nghịch cảnh.

Bạch Ẩn Huệ Hạc là một thiền sư Nhật Bản – thuôc dòng Lâm Tế. Sinh thời, ngài nổi tiếng trong vùng là một người đạo đức, sống một đời thanh tịnh. Gần nơi sư ở có một tiệm thực phẩm, trong đó có một cô con gái trẻ đẹp sống chung với cha mẹ. Bỗng một ngày, cha mẹ cô gái bất ngờ khám phá ra là cô đang có thai. Thế là họ tức giận vô cùng, tra hỏi nhưng cô gái cũng không nói cha đứa bé là ai, cuối cùng, bức bách quá cô nói tên của ngài Bạch Ẩn ra.

Tức giận điên cuồng, cha mẹ cô gái đi đến gặp sư, la mắng đủ  điều. Sư chỉ nói: “Thế à!”. Sau khi đứa bé được sinh ra, nó được đem đến bỏ ngay chỗ của Bạch Ẩn. Lúc này, bao nhiêu tiếng tốt đã mất hết, nhưng sư không cảm thấy phiền não. Sư đi khắp xóm xin sữa cho đứa bé và bị mọi người dèm pha, chửi rủa đủ điều…

Một năm sau, cô gái mẹ của đứa bé không chịu nỗi tình thế này nữa. Cô thú nhận với cha mẹ mình rằng, người cha thật sự của đứa bé là một thanh niên làm việc trong chợ cá. Cha mẹ cô gái vội vàng đến ngay gặp sư Bạch Ẩn, lạy lục xin lỗi hết lời và xin phép được đem đứa bé về. Sư Bạch Ẩn vẫn sẵn lòng chiều ý. Trong khi trao đứa bé lại, trước sau sư chỉ nói một câu: “Thế à!”.

6.Tùy duyên thuận Pháp là sống chân thật không giả ảo.
Trần Nhân Tông – Vị Tổ sáng lập Thiền phái Trúc Lâm đã minh chứng tinh thần nhập thế, đưa đạo vào đời, một thái độ sống tùy duyên, rũ bỏ mọi chấp trước, buông xả mọi nỗi khổ niềm đau, ở đời vui đạo để sống thong dong, tự tại trong bất kỳ hoàn cảnh thuận hay nghịch, ta vẫn có thể sống "ở đời vui đời" và "ở đời vui đạo" được: 
Bài phú Cư trần lạc đạo của tổ đã diễn dạt thái độ sống tùy duyên thuận Pháp:
居塵樂道且隨緣,  Cư trần lạc đạo thả tùy Duyên,
饑則飧兮困則眠。  Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
家中有宝休尋覓,  Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
對鏡無心莫問禪。  Đối kính vô tâm mạc vấn thiền.
Ở  đời  vui đạo, hãy tuỳ Duyên,
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh Vô tâm chớ hỏi Thiền.
[Vô tâm = Vô vọng tâm “phân biệt”]
Sống đời, vui đạo tùy Duyên
Đói ăn, mệt nghỉ tâm liền thảnh thơi
Trong nhà có sẵn báu rồi
Không tâm đối cảnh thiền thời khỏi tham.

5) Chánh pháp – Tượng pháp – Mạt pháp.
Các pháp trong vũ trụ biến đổi theo quy luật là Thành-Trụ-Hoại-Không (= Sinh-Diệt). Pháp là Chân lý vô vi thì thường trụ, còn Giáo pháp của nhà Phật là phương tiện giáo hóa, là hữu vi, mang tính Vô thường và biến đổi theo quy luật Sinh-Diệt.
Theo đó, các Tổ về sau hệ thống hoá, phân chia giáo pháp của Phật Thích-ca Mâu-ni tồn tại thành ba thời đoạn là Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp, gọi là  tam thời三時  Chánh-Tượng-Mạt (正像末).

1. Chánh pháp (正法;  P: Saddhamma;  S: Saddharma;  E: The true doctrine).
- Chánh 正là đúng, ngay.
Theo đó, giai đoạn Chánh pháp là giai đoạn mà giáo pháp nhà Phật được truyền đạt đúng với chân lý. Đó là chân lý Duyên khởi.
Giai đoạn này được ước đoán khoảng 100-:-500 năm kể từ sau khi Phật nhập Niết- bàn.

2. Tượng pháp (像法;  P: Saddhamma-patirūpaka;  S: Saddharma-pratirūpaka;  E: counterfeit dharma): 
- Tượng 像là hình, tranh (vẽ, khắc, đắp thành, v.v.).
Theo đó, giai đoạn Tượng pháp là giai đoạn mà giáo pháp nhà Phật được truyền đạt có vẻ ngoài như Chánh pháp, ngụy trang như là Chánh pháp.
Giai đoạn này được ước đoán khoảng 1000 năm tiếp theo sau thời kỳ Chánh pháp, tức lúc mà Dị bộ 異部(các tông phái Phật giáo bất đồng) xuất hiện.
3. Mạt pháp (末法;  P: Saddhamma-vigamana;  S: Saddharma-vipralopa;  E: Disappearance of the true dharma):
- Mạt 末là giai đoạn cuối. 
Theo đó, Mạt pháp là giai đoạn mà giáo pháp nhà Phật biến mất.
Giai đoạn này được ước đoán khoảng 10.000 năm tiếp theo thời Tượng pháp. Phải chờ cho đến hơn 8 triệu năm sau, khi Phật Di Lặc ra đời, nhân loại mới có được Chánh pháp để tu tập lại.
Trong Tương Ưng Bộ Kinh, tập I, chương V, kinh số 13: Tượng pháp, có đoạn vấn đáp giữa Phật và Tôn giả Ca-diếp như sau:
Tôn giả Ca-diếp hỏi đức Phật: “Do nhân gì, do duyên gì, thuở trước, học giới (= giới luật) có ít hơn nhưng các Tỳ-kheo lại chứng đắc Chánh trí nhiều hơn, còn ngày nay học giới có nhiều hơn, nhưng các Tỳ-kheo chứng đắc Chánh trí ít hơn?”
Đức Phật trả lời rằng “Trong thời các chúng sanh suy giảm, thì diệu pháp biến mất, các học giới nhiều mà các tỳ-kheo chứng đắc Chánh trí thì ít”. Đức Phật tiếp tục giải thích, khi nào Tượng pháp ra đời thì diệu pháp sẽ biến mất; cũng như khi vàng giả xuất hiện thì vàng thật biến mất.
         Ngày nay quan điểm về Chánh pháp - Tượng pháp - Mạt pháp được xem là do chính yếu tố con người, không phải yếu tố nào khác, làm cho Chánh pháp tồn tại hay biến mất. Tùy ở mỗi người có biết học hiểu và thực hành đúng Pháp hay không, chứ không phải ở thời gian hay không gian nào cả. Nếu một người sinh ra vào cùng thời đức Phật, nhưng họ thực hành không đúng pháp và không có an lạc, thì người ấy đang sống trong thời Mạt pháp. Còn ngược lại, tuy những người sống cách xa Phật, nhưng lại thực hành đúng Pháp và đem lại sự an lạc giải thoát, thì người ấy đang sống trong ngôi nhà Chánh pháp.
Xem thêm
- Pháp là gì?
- Hiểu về chữ Pháp trong Đạo Phật
- Pháp (tôn giáo) – Wikipedia tiếng Việt
- Khái niệm pháp (dharma) trong Phật giáo
-Khái niệm Pháp trong Phật giáo - Phatgiao.org
VIDEO
- PHÁP Là Gì?- Ht Viên Minh 
- Tìm Hiểu Ý Nghĩa Chữ Pháp Trong Đạo Phật -Thích Phước Tiến
 
 
Bài đọc thêm:   
Thuyết Pháp
說法
Dhamma-desanāDharma-deśanā
***
Nội dung
1. Tổng quan về thuyết Pháp. 
2. Thuyết Pháp theo Phật giáo Nam truyền.
2.1. Thuyết pháp theo sự thật ngôn ngữ chế định(P: sammutidesanā)
2.2. Thuyết pháp theo sự thật chân nghĩa pháp(P: paramatthadesanā).
            2.3. Nguyên tắc thực hành thuyết Pháp.
3. Thuyết Pháp theo Phật giáo Bắc truyền.
3.1. Thanh tịnh thuyết Pháp (清淨說法;  E: Clean preaching).
1) Những đặc điểm căn bản của Thanh tịnh thuyết Pháp.
                            2) Nội dung của Thanh tịnh thuyết Pháp.
                              1. Thiện tịnh Pháp luân        2. Phương tiện Pháp luân
                              3. Chân thật Pháp luân         4. Vô vi Pháp luân
          3.2. Bất tịnh thuyết Pháp (不淨說法;  E: Unclean preaching)
          3.3. Tuệ cần thiết cho thuyết Pháp.
                    1) Tam tuệ và thuyết Pháp.
                    2) Kinh điển và thuyết háp.
                              - Kinh liễu nghĩa     - Kinh bất liễu nghĩa     - Tứ y pháp
4. Cư sĩ thuyết pháp.

1. Tổng quan về Thuyết Pháp. 

Đức Phật dạy cho La Hầu La
Thuyết Pháp (說法;  P: Dhamma-desanā;  S: Dharma-deśanā;  E: Teaching of the dhamma // To preach the dhamma). Trong đó:
- Thuyết 說:  Là nói, giảng giải, diễn giải.
- Pháp 法= Chánh pháp 正法: Là lời dạy của Phật, là Chân lý khách quan tự nhiên của vũ trụ được đức Phật giảng dạy cho đại chúng sau khi giác ngộ.
Theo đó:

Thuyết Pháp là hình thức sử dụng ngôn ngữ để chuyển tải giáo pháp của đức Phật đến đại chúng. Thông qua phương tiện ngôn ngữ, Chánh pháp sẽ thâm nhập vào tâm thức của thính chúng, khởi nguồn trí tuệ, tỏ ngộ chân lý, chứng quả giải thoát. Thuyết pháp còn gọi là Giảng pháp 講法, Pháp thuyết 法說, Pháp thí 法施.

Ngày xưa, các Tỳ-kheo ít bận rộn hơn ngày nay, ngoài khất thực và thiền tập thì Phật sự chủ yếu là thuyết pháp. Không chỉ hàng xuất gia, các nam nữ cư sĩ cũng nhiệt thành thuyết pháp khai thị cho người hữu duyên. Nhờ bốn chúng (tăng sĩ và cư sĩ) tận lực hoằng dương mà Chánh pháp được lưu truyền đến tận ngày nay.
Trong kinh Trường Bộ, đức Phật đã căn dặn : “Luật vàPhápmà Như Lai đã giảng dạy cho các con, sau khi Như Lai diệt độ, chính Luật và Pháp này sẽ là Đạo sư của các con ” .
Luật  nơi đây là Đạo đức Duyên khởithuộc Tục đế, và Pháp nơi đây là Chân lý Duyên khởi thuộc Chân đế.
Do đó:
Thuyết phápchính là diễn giảng Chánh pháp bao gồm Đạo đức Duyên khởi và Chân lýDuyên khởi vốn đã được ghi lại rải rác nơi Tam tạng Kinh-Luật-Luận. Dù giải bày Chánh pháp với một vài người hay giữa một Pháp hội nhiều người, đều gọi là thuyết pháp.        

Đức Phật thuyết pháp cho đại chúng
Sau khi chứng quả, đức Phật im lặng, không muốn nói gì cả; bởi lẽ ngôn ngữ khó mà diễn đạt được sự thật tối hậu – Chân lý. Nhưng để chỉ bày cho người khác tự thấy ra sự thật này thì tạm thời phải dùng ngôn ngữ để nói, hay có người yêu cầu mới nói. Cho nên có lẽ vì sao trong giới luật có nói đến là khi thuyết pháp phải có người thỉnh mới được nói.
Cả một đời thuyết pháp, đức Phật đã chẳng phải soạn viết những gì trước khi thuyết, mà chỉ cần nói ra những gì cần thiết hợp với căn duyên của mỗi chúng sinh để giác ngộ cho chúng sinh đó. Hơn nữa, không có chân lý nào nói ra được mà phải tuỳ chỗ tuỳ lúc và tuỳ nhu cầu mới phải nói thôi.

Chẳng hạn như bài thuyết pháp đầu tiên là “Chuyển Pháp Luân” được khởi lên gần thành Ba La Nại, Phật độ cho 5 vị cùng tu trước đó đắc đạo, hay bài thuyết Pháp sau cùng trước giờ nhập Niết-bàn, Phật độ cho ông lão Tu Bạt Đa La đắc đạo. Trường hợp Aṅgulimāla (Vô Não) là tên sát nhân giết hàng trăm nạn nhân nhưng Phật vẫn không nói gì cho đến lúc ông rượt theo Ngài, buộc Ngài phải dừng lại và nói, và chỉ lúc đó Aṅgulimāla mới có thể hiểu được Phật nói gì.

2. Thuyết Pháp theo Phật giáo Nam truyền.
Theo Phật giáo Nam truyền, đức Phật thuyết pháp tế độ chúng sinh thường dùng 2 phương pháp từ 2 loại trí tuệ đặc biệt, mà bậc Thánh Thanh Văn không có, đó là:
- Trí tuệ thấy rõ, biết rõ căn duyên cao thấp của mỗi chúng sinh (P: indriyaparopariyañāṇa).
- Trí tuệ thấy rõ, biết rõ nghiệp quả và phiền não ngấm ngầm của mỗi chúng sinh (P: Āsayānusayanāṇa).
Dưới đây là chi tiết hai phương pháp thuyết pháp của Phật giáo Nam truyền:
2.1.Phương pháp thuyết pháp theo sự thật ngôn ngữ chế định (P: sammutidesanā).
Đức Phật sử dụng ngôn ngữ như "chúng sinh, con người, đàn ông, đàn bà, chư thiên, phạm thiên, con voi, con ngựa, ngôi nhà, chiếc xe"... mà người đời đặt ra, có quy ước chế định được lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay, mọi người đã chấp nhận xem như là sự thật.
Trong Chú giải kinh Ananganasutta có nói rằngđức Phật thuyết giảng sự thật theo ngôn ngữ chế định đem lại sự lợi ích cho con người với 8 trường hợp như sau:
1-Để cho con người biết hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi (P: hirottappadī-panaṭṭha)
Nếu đức Phật thuyết giảng rằng: "Ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp nên biết hổ thẹn tội lỗi, nên biết ghê sợ tội lỗi", thì các hàng đệ tử lắng nghe, sẽ nghi ngờ thắc mắc rằng: "Ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp nào nên biết hổ thẹn tội lỗi, nên biết ghê sợ tội lỗi?".
Nhưng khi đức Phật thuyết giảng rằng: "Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ... phải nên biết hổ thẹn tội lỗi, nên biết ghê sợ tội lỗi...". Thì các hàng đệ tử lắng nghe, sẽ hiểu rõ, không nghi ngờ thắc mắc nữa.
Đó là đức Phật thuyết pháp dùng con người làm nền tảng (P: puggala-adhiṭṭhāna).
2-Để chứng tỏ mỗi chúng sinh đều có nghiệp là của riêng mình (P: kammassakatādī-panaṭṭha)
Nếu đức Phật thuyết giảng rằng: "Ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp đều có nghiệp là của riêng mình", thì các hàng đệ tử lắng nghe, sẽ không hiểu, nghi ngờ thắc mắc rằng: Ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp nào có nghiệp là của riêng mình?".
Nhưng khi đức Phật thuyết giảng rằng: Ṁỗi chúng sinh đều có nghiệp là của riêng mình", thì các hàng đệ tử lắng nghe, sẽ dễ hiểu, không nghi ngờ thắc nữa.
Đó là đức Phật thuyết pháp dùng con người làm nền tảng.
3-Để làm cho nổi bật công việc của mỗi người (P: paccattapurisakāradī-panaṭṭha)
Nếu đức Phật thuyết giảng rằng: "Ngôi chùa Jetavana do ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp ấy xây cất", thì các hàng đệ tử lắng nghe, sẽ không biết nguời nào xây cất, thắc mắc nghi ngờ rằng: "Ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp nào xây cất?".
Nhưng khi đức Phật thuyết giảng rằng: "Ngôi chùa Jetavana do ông phú hộ Anāthapiṇṇika cho người xây cất. Ngôi chùa Pubbārama do bà Vīsakhā cho người xây cất...", thì các hàng đệ tử lắng nghe sẽ dễ hiểu không nghi ngờ thắc mắc.
Đó là đức Phật thuyết pháp dùng con người làm nền tảng.
4-Để biết rõ người phạm tội vô gián trọng ác nghiệp (P: anantariyadī-panaṭṭha).
Nếu đức Phật thuyết giảng rằng: "Ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp này phạm phải trọng ác nghiệp giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh Arahán, làm cho Đức Phật bầm máu, chia rẽ chư Tỳ khưu Tăng", thì các hàng đệ tử lắng nghe, sẽ không biết ai, nghi ngờ thắc mắc rằng: "Ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp nào đã phạm trọng ác nghiệp như vậy?".
Nhưng khi đức Phật thuyết giảng rằng: "Vua Ajātasattu giết phụ vương tên là Bimbisāra. Tỳ khưu Devadatta làm cho Đức Phật bầm máu, chia rẽ Tỳ khưu Tăng...", thì các hàng đệ tử lắng nghe, biết được người phạm tội vô gián trọng ác nghiệp, không nghi ngờ thắc mắc.
Đó là Đức Phật thuyết pháp dùng con người làm nền tảng.
5-Để làm đề mục niệm rải tứ vô lượng tâm (P: brahmavihāradī-panaṭṭha)
Nếu Đức Phật thuyết giảng rằng: "Hành giả nên niệm rải tâm từ đến ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp. Nên niệm rải tâm bi... Niệm rải tâm hỷ.. Niệm rải tâm xả đến ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp", là những đối tượng không rõ ràng. Hành giả không thể làm đề mục để tiến hành thiền niệm rải tâm từ... niệm rải tâm bi... niệm rải tâm hỷ... niệm rải tâm xả... được. Như vậy, tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả không thể phát sinh, các bậc thiền cũng không thể phát triển được.
Nhưng khi đức Phật thuyết giảng rằng:
"Hành giả nên tiến hành niệm rải tâm từ đến đối tượng hạng chúng sinh đáng yêu, đáng mến".
"Hành giả nên tiến hành niệm rải tâm bi đến đối tượng hạng chúng sinh đang ở trong cảnh khổ, mong cho họ được thoát khổ".
"Hành giả nên tiến hành niệm rải tâm hỷ đến đối tượng hạng chúng sinh đang hưởng sự an lạc hạnh phúc, mong cho sự an lạc hạnh phúc được lâu dài.
"Hành giả nên tiến hành niệm rải tâm xả đến đối tượng hạng chúng sinh có nghiệp là của riêng họ, họ thọ hưởng quả an lạc do thiện nghiệp, họ thọ quả khổ do ác nghiệp của họ đã tạo".
Như vậy, hành giả sẽ hiểu rõ từng mỗi đối tượng niệm rải tâm từ, niệm rải tâm bi, niệm rải tâm hỉ, niệm rải tâm xả một cách rõ ràng, nên sự tiến hành thiền định có thể chứng đắc các bậc thiền được.
Đó là đức Phật thuyết pháp dùng con người làm nền tảng.
6-Để ứng dụng vào trí tuệ "Túc Mạng Minh" (P: pubbenivāsadī-panaṭṭha)
Nếu Đức Phật thuyết giảng rằng: "Tiền kiếp của Như Lai sanh làm ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp như thế ấy, như thế ấy... đã tạo Ba-la-mật như thế ấy...", thì các hàng đệ tử lắng nghe, sẽ không hiểu biết được, nghi ngờ thắc mắc rằng: “Ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp nào tiền kiếp của đức Phật đã tạo Ba-la-mật như vậy...?".
Nhưng khi đức Phật thuyết giảng rằng: "Trong tiền kiếp của Như Lai sanh làm hoàng thái tử Vessantara, như thế ấy... Bồ Tát hoan hỉ trong pháp hành bố thí Ba-la-mật như thế ấy ..., thì các hàng đệ tử lắng nghe, sẽ hiểu biết được, không còn nghi ngờ, thắc mắc.
Đó là đức Phật thuyết pháp dùng con người làm nền tảng.
7-Để phân biệt được Bậc có giới đức trong sạch xứng đáng thọ lãnh vật dụng cúng dường (P: dakkhiṇāvisuddhidī-panaṭṭha).
Nếu Đức Phật thuyết giảng dạy rằng: "Nên bố thí cúng dường đến ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp có giới đức trong sạch, sẽ được nhiều phước thiện, có nhiều quả báu cao quý", thì các hàng đệ tử lắng nghe, sẽ nghi ngờ thắc mắc rằng: "Nên bố thí đến ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp nào có giới đức trong sạch, sẽ được nhiều phước thiện, sẽ được nhiều quả báu cao quý?".
Nhưng khi Đức Phật thuyết giảng rằng: "Nên làm phước bố thí cúng dường đến chư Thánh Tăng, là Bậc giới đức trong sạch, sẽ được nhiều phước thiện, sẽ có nhiều quả báu cao quý suốt vô lượng kiếp", thì các hàng đệ tử lắng nghe, sẽ hiểu biết được, không nghi ngờ thắc mắc nữa.
Đó là đức Phật thuyết pháp dùng con người làm nền tảng.
8-Để gìn giữ sự thật ngôn ngữ ở trong đời không bị mai một  (P: lokasammutti appahānattha)
Đức Phật thuyết pháp giảng dạy với mục đích tế độ chúng sinh, để giải thoát cảnh khổ. Điều quan trọng đầu tiên, chúng sinh nghe hiểu rõ giáo pháp của Ngài. Cho nên đức Phật vẫn phải dùng đến ngôn ngữ chế định mà người đời thường dùng để thông tin truyền đạt ý nghĩ, tư tưởng với nhau, để thuyết giảng Chánh pháp.
Như vậy, khi chúng sinh hiểu rõ được Chánh pháp rồi tiến hành thiền tuệsẽ dẫn đến sự chứng ngộ chân lý, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả và Niết Bàn.
Đó là đức Phật dùng ngôn ngữ chế định, cốt để gìn giữ sự thật ngôn ngữ ở đời không bị mai một.
2.2. Phương pháp thuyết pháp theo sự thật chân nghĩa pháp(P: paramatthadesanā).
Đức Phật thuyết pháp về "Tâm, Tâm sở, Sắc pháp, Danh pháp, Niết Bàn, Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn, Khổ Thánh Đế, Tập Thánh Đế, Diệt Thánh Đế, Đạo Thánh Đế, ..." .
Khi hành giả cần thực hành thiền tuệ, thì điều quan trọng đầu tiên cần phải học hỏi hiểu biết rành rẽ thông thạo về Chân nghĩa pháp gồm có 4 pháp: Tâm, Tâm sở, Sắc pháp, Niết Bàn, được phân chia thành những pháp như: Ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới,... tóm tắt còn 2 pháp là:
Sắc pháp (P: rūpadhamma) thuộc pháp hữu vi.
Danh pháp (P: nāmadhamma) thuộc pháp hữu viđó là Tâm và Tâm sở.
Danh pháp (P: nāmadhamma) thuộc pháp vô viđó là Niết Bàn.
Niết Bàn thuộc danh pháp đặc biệt, chỉ làm đối tượng của tâm siêu tam giới, đó là 4 Thánh Đạo và 4 Thánh Quả của tâm mà thôi (*).
Sự thật Chân nghĩa pháp (P: Paramatthasacca) không thể thấy rõ, biết rõ bằng trí tuệ do học hỏi (P: sutāmaya-paññā), hoặc trí tuệ do tư duy (P: cintāmaya-paññā), mà chỉ thấy rõ, biết rõ bằng trí tuệ do tiến hành thiền tuệ (P: bhāvanāmaya-paññā) mà thôi.
-----------------------
(*) Chú thích:
1. Bốn hạng thánh nhân(P: Ariyapuggala)
1. Bậc Dự-lưu (P: Sotāpanna), vị đã chứng quả Tu-đà– huờn, vị ṅhập vào dòng thánh”.
2. Bậc Nhất Lai (P: Sakadāgāmi), vị đã chứng quả Tư-đà-hàm, vị “trở lại một lần”.
3. Bậc Bất Lai (P: Anāgāmī), vị đã chứng quả A-na-hàm, vị “không trở lại nữa”.
4. Bậc Ưng Cúng (P: Arahanta), vị đã chứng quả A-la-hán, vị “xứng đáng”.
2. Bốn thứ Đạo & Quả(P: Magga & Phala)
- Đạo (P: Magga) là thánh trí đoạn trừ phiền não.
- Quả (P: Phala) là thánh trí an tịnh phiền não.
Đạo Tâm là nhân, Quả Tâm là thành quả của Đạo Tâm. Đạo Quả là pháp siêu thế có Niết-bàn là cảnh sở tri. Gồm bốn thứ:
1. Đạo Quả Tu-đà-huờn (P: Sotāpattimagga, Sotāpattiphala), hay Đạo Quả dự lưu, cũng gọi là sơ đạo sơ quả. Bậc thánh trí này tuyệt trừ 3 kiết sử là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ.
2. Đạo Quả Tư-đà-hàm (P: Sakadāgāmimagga, Sakadāgāmiphala), hay Đạo Quả nhất lai, cũng gọi là Nhị đạo Nhị quả. Bậc thánh trí này giảm trừ 2 kiết sử là dục ái và sân.
3. Đạo Quả A-na-hàm (P: Anāgāmimagga, Anāgāmiphala), hay là Đạo Quả bất lai, cũng gọi là Tam đạo Tam quả. Bậc thánh trí này tuyệt trừ 2 kiết sử đã muội lược là dục ái và sân.
4. Đạo Quả A-la-hán (Arahattamagga, Arahattaphala), hay Đạo Quả ưng cúng, cũng gọi là Tứ đạo Tứ quả. Bậc thánh trí tuyệt trừ 5 thượng phần kiết sử là ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật và vô minh. Đây là bậc thánh trí cao tột, hoàn toàn giải thoát.
2.3 Nguyên tắc thực hành thuyết pháp.
Thực tế cho thấy rằng rất nhiều người chỉ biết sự thật theo ngôn ngữ chế định, mà không hiểu biết sự thật theo Chân nghĩa pháp, nên không thể hiểu rõ Danh pháp, Sắc pháp là pháp Vô ngã. Vì thế, những người này thường phát sinh tà kiến chấp ngã (P: attānudiṭṭhi), cho là ta, của ta, người, của người, ,... dễ phát sinh phiền não, tự làm khổ mình, làm khổ người, tự làm khổ mình lẫn làm khổ người.
Đối với bậc Thánh đã thấy rõ, biết rõ sự thật theo Chân nghĩa pháp là pháp Vô ngã, có Thiền tuệ chánh kiến, Thánh Đạo chánh kiến, Thánh Quả chánh kiến, đã diệt đoạn tuyệt được tà kiến thủ ngũ uẩn (P: sakkāya-diṭṭhi;  E: ), nên không còn chấp ta, người, chúng sinh, vật này, vật kia,...
Trong cuộc sống hằng ngày, bậc Thánh vẫn biết rõ sự thật theo ngôn ngữ chế định dùng để giao tiếp với mọi người: như thuyết pháp, nói đạo, thông tin, truyền đạt ý nghĩ của mình. Nhưng đặc biệt bậc Thánh hoàn toàn không chấp ngã. Cho nên, phiền não không phát sinh, không tự làm khổ mình, không làm khổ người, không tự làm khổ mình lẫn làm khổ người.  Đó là điều lợi ích về sự thật Chân nghĩa pháp.
Vì thế nguyên tắc cho sự thuyết pháp có thể hiểu như sau:
- Nếu chúng sinh nào chưa từng nghe, học hỏi về Chân nghĩa pháp, thì trước tiên nên thuyết pháp theo sự thật do ngôn ngữ chế định  làm nền tảng, và  tiếp theo là thuyết pháp theo sự thật theo Chân nghĩa phápđể hướng dẫn tâm trí của chúng sinh ấy đạt đến sự chứng ngộ chân lý, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả.
- Nếu chúng sinh nào đã từng nghe, học hỏi về Chân nghĩa pháp, thì nên thuyết pháp trực tiếp về sự thật theo Chân nghĩa phápđể hướng dẫn tâm trí của chúng sinh ấy đạt đến sự chứng ngộ chân lý, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả.
Sự lợi ích từ nguyên tắc thuyết pháp này chắc chắn đem lại sự an lạc lâu dài cho chúng sinh trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.

3. Thuyết Pháp theo Phật giáo Bắc truyền.
Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật thuyết pháp tế độ chúng sinh được căn cứ  trên căn duyên của mỗi chúng sanh. Có 3 loại chúng sinh được nói đến là:
1. Đối với người Tiểu căn, tức căn tánh chậm lụt, Phật thuyết tiểu Pháp để đưa con người sống đúng đạo làm người, sống bình đẳng, biết tôn trọng yêu thương mọi người, xây dựng gia đình hạnh phúc, biết góp phần xây dựng quốc gia xã hội tươi đẹp, phồn vinh.
2. Đối với người Trung căn, tức căn tánh mực vừa, Phật thuyết trung Pháp.để con người biết sống tu hành, đời sau được về với cảnh giới chư thiên hạnh phúc lâu dài.
3. Đối với người Đại căn, tức căn tánh sáng suốt, Phật thuyết đại Pháp, đó làchân lý giải thoát, con người tu tập hướng về giải thoát phiền não và chủ động trong sinh tử luân hồi, chính đây cũng là mục đích cuối cùng của đạo Phật.
Tuy nhiên, Phật dạy rằng không có thuyết Pháp cũng không có độ chúng sinh, bởi khi thấy ra Duyên khởi thì làm gì có Pháp mà thuyết, và làm gì có chúng sinh để tế độ. Chỉ tạm dùng phương tiện gọi đó là thuyết pháp và tạm gọi là độ chúng sinhmà thôi!
Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: “Phàm là lời nói đều không có nghĩa thật”.
Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy: “Trong 49 năm thuyết pháp, ta chưa từng nói lời nào”.
Trong Kinh Lăng Già :  “Ta từ đêm được Chính giác tối thượng cho đến đêm nhập Niết bàn, trong khoảng thời gian ấy, chưa hề thuyết một chữ nào, cũng chưa từng đã thuyết hay sẽ thuyết. Không thuyết mới là Phật thuyết”.
Trong kinh Kim Cương, Đoạn 7: “Vô Đắc Vô Thuyết * 無得無說* Không được, không nói”, có chép:
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? Như Lai có nói pháp chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
- Như con hiểu qua nghĩa Phật nói, không có pháp nhất định tên là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có pháp nhất định Như Lai có thể nói. Vì cớ sao? Vì pháp Như Lai nói đều không thể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Vì cớ sao? Vì tất cả bậc Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt ” .
Trong kinh Kim Cương, Đoạn 21: Phi Thuyết Sở Thuyết* 非說所說* Không thuyết để giảng, có chép:  Tu-bồ-đề! Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp * 須菩提!說法者,無法可說,是名說法* Này Tu-bồ-đề!, Thật không có pháp để thuyếtđó gọi là thuyết pháp (hayNày Tu-bồ-đề!, Thuyết pháp, tức không pháp có thể thuyết, ấy gọi là thuyết pháp). 
Trong kinh Viên Giác, đức Phật dạy rằng, giáo pháp của Ngài ghi lại trên kinh điển ví như ngón tay chỉ mặt trăng, là phương tiện để đạt đến chân lý, cho nên đừng lầm ngón tay là mặt trăng chân lý. Nếu y theo kinh điển để giải nghĩa, để tìm chân lý trong những giòng chữ, thì đó chính là chỉ biết nhìn ngón tay mà chưa biết nhìn mặt trăng. Nhưng rời bỏ hẳn kinh điển đi thì lại có thể rơi vào những điên đảo vọng tưởng.
Chấp lấy phương tiện làm cứu cánh tức là làm oan ức cho chư Phật, mà bỏ mất phương tiện đi thì cũng không có cách gì đạt đến cứu cánh.
Theo mục đích của thuyết pháp, Phật giáo Bắc truyền phân thành hai loại thuyết pháp  sau:
1. Thuyết pháp vì chúng sanh: Thuyết Pháp vì cần giáo hóa chúng sanh. Đây là sự thuyết pháp trong sạch, chơn chánh theo đạo Phật. Đây gọi là Thanh tịnh thuyết pháp.
2. Thuyết pháp vì lợi dưỡng: Thuyết Pháp vì sự lợi dưỡng cho mình, vì lợi lộc và danh tiếng. Đây gọi là Bấttịnh thuyết pháp.
3.1. Thanh tịnh thuyết pháp(清淨說法;  E: Clean preaching).
1) Những đặc điểm căn bản của Thanh tịnh thuyết pháp.
Trong gần nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, đức Phật đã giảng dạy và hóa độ cho rất nhiều người thuộc nhiều thành phần khác nhau. Tùy cơ duyên mà Phật sử dụng những phương pháp giảng khác nhau để khai mở trí tuệ cho hàng đệ tử theo căn duyên của họ. Có 5 hạng chúng sinh Phật chẳng thuyết pháp 5 việc sau:
1. Đối với hạng tham lam, Phật chẳng khen sự Bố thí.
2. Đối với hạng lười biếng, Phật chẳng khen sự Đa văn.
3. Đối với hạng si đần, Phật chẳng khen sự Trí huệ.
4. Đối với hạng bất tín, Phật chẳng khen sự Chánh tín.
5. Đối với hạng phá giới, Phật chẳng khen sự Trì giới.
Trong Thuyết Pháp, có khi Phật dùng lời dịu dàng để khuyên răn chúng sinh. Có khi Phật dùng các lý luận sắc bén để thuyết phục. Có khi Phật dùng các định nghĩa. Có khi Phật dùng những dụ ngôn. Cũng có khi Phật dùng các phép ẩn dụ mạnh mẽ.
Đức Phật đã sử dụng các ví dụ sinh động và chính xác để gợi cảm cho người nghe, giải thích thêm cho cặn kẽ những điều Ngài nói. Các ví dụ Phật dùng rất phong phú và khác biệt, giản dị, trong sáng, hướng thiện và giải thoát. Sau đây là một vài ví dụ nổi bật về nghệ thuật thuyết Pháp của đức Phật trong kinh Pháp Cú:
Trong bài Pháp Cú 287:
Đức Phật dạy nên chấm dứt tham luyến. Người còn mê luyến hay đang say đắm về tài sản, về con cháu sẽ bị thần chết dẫn đi một cách bất ngờ, cũng như dân chúng trong làng đang ngủ say bị cơn lụt to thình lình cuốn trôi ra biển:
Người vướng kẹt chấp nê sở hữu
Con cái tôi, tài sản của tôi
Tử thần theo bắt, kéo lôi
Như cơn lũ lớn cuốn trôi cả làng.
Trong bài Pháp Cú 82:
Từ hình ảnh lũ lụt, đức Phật đưa ra hình ảnh ao hồ biểu trưng cho tâm của người hiền trí không dao động, an tịnh như cõi đất bằng, kiên cố như trụ đồng và cũng trong suốt, phẳng lặng như ao sâu không bị bùn đất làm nhơ bẩn.
Người có trí thích nghe Phật pháp
Gìn an vui, hạnh phúc, thong dong
Như hồ sâu thẳm, nước trong
Không gì khuấy đục cõi lòng tịnh thanh.
thuyet-phap-2
Đức Phật thuyết pháp giữa đêm trăng
Ngoài ra, muốn thuyết pháp được hiệu quả, thì phải quán sát hội chúng để nói những điều phù hợp với nhận thức và hoàn cảnh của họ, gọi là khế cơ. Nếu không biết tùy cơ thuyết pháp thì không những người nghe không tin hiểu mà ngược lại họ có thể nổi giận hay phỉ báng giáo pháp khiến người nói và người nghe đều không lợi ích.
Trong kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Thiện tri thức, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.346, Đức Phật đã dạy về khế cơ như sau:
 “Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Có hai người không thể khéo thuyết pháp ngữ. Thế nào là hai? Là người không tin mà thuyết pháp tin cho họ, việc này rất khó. Người tâm xan tham mà thuyết pháp thí cho họ, đây cũng rất khó.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Nếu người không tin mà thuyết pháp về niềm tin cho họ, họ liền nổi sân giận, khởi tâm làm hại. Ví như chó dữ lại thêm mũi đau, càng giận dữ nhiều thêm. Các Tỳ-kheo! Ðây cũng như thế, người không tin mà thuyết pháp tin cho họ, họ liền nổi sân giận, sanh tâm tổn hại.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Nếu người xan tham mà thuyết pháp bố thí cho họ, họ liền sanh sân giận, khởi tâm tổn hại. Ví như mụt nhọt chưa mùi, lại thêm dao khoét đau không chịu nổi. Ðây cũng như thế, người xan tham mà thuyết pháp bố thí cho họ, họ lại càng sân giận, khởi tâm tổn hại. Ðó là, này Tỳ-kheo! Hai người này khó vì họ thuyết pháp.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Có hai hạng người dễ, vì họ mà thuyết pháp. Thế nào là hai? Người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ; người không xan tham thuyết pháp thí cho họ.
Này Tỳ-kheo! Nếu người có lòng tin thuyết pháp tin cho họ, họ liền được hoan hỷ, ý không hối hận biến đổi. Ví như người có bệnh, nói thuốc trừ bệnh, liền được bình phục. Ðây cũng như thế, người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ, họ liền được hoan hỷ, tâm không biến đổi.
Lại nữa, nếu người không tham, thuyết pháp thí cho họ, họ liền được hoan hỷ, không có tâm hối hận. Ví như có trai, gái đoan chính, tự ưa tắm rửa mặt mũi tay chân, lại có người đến cầm hoa đẹp dâng lên tô bồi nhan sắc; lại lấy áo tốt, phục sức dâng lên người ấy. Người ấy được rồi càng thêm hoan hỷ. Ðây cũng như thế, người không lẫn tiếc, thuyết pháp thí cho họ, họ liền được hoan hỷ, không có tâm hối hận. Ðó là, này Tỳ-kheo, hai người này dễ vì họ thuyết pháp.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
Rõ đức Phật là bậc y vương luôn tùy bệnh cho thuốc. Vì đúng thầy, đúng bệnh và đúng thuốc nên bệnh nhân mau lành. Điều đáng lưu tâm nhất trong pháp thoại này là không chỉ nói pháp phù hợp với căn cơ mà người nói pháp phải sống với những gì mình nói. Thuyết pháp đúng nghĩa là nói ra cái mình đã sống hơn là cái mình đã nghe. Chính việc trao truyền những trải nghiệm thực tu, thực chứng mới đánh động và thức tỉnh lòng người.
2) Nội dung của Thanh Tịnh Thuyết Pháp.
Nội dung của Thanh Tịnh Thuyết Pháp là đúng với Pháp luân (法輪;  P: Dhammacakka;  S: Dharmacakra → Bánh xe pháp, Chánh pháp, Phật pháp) theo bốn ý nghĩa và bốn mục đích sau:
1.Thiện tịnh Pháp luân 善淨法輪
[Thiện tịnh (善淨;  P: vishuddha;  S:viśuddha;  E: well-purified)]
Thiện tịnh Pháp luân là thuyết pháp giúp tiêu trừ nghiệp chướng, làm tăng trưởng căn lành của chúng sinh. Bởi lẽ chúng sinh có đầy đủ nhân duyên mới được thân người, đủ sáu căn, gặp được Tam Bảo và nghe được Chánh pháp. Do đó, kinh thuyết pháp làm khơi dậy thiện căn sẵn có và nuôi dưỡng căn lành cho thính chúng. Căn lành ấy là gì? Chính là Niết-bàn và Bồ-đề, là căn lành sâu sắc nhất nên gọi là tối thắng thiện căn. Đồng thời làm tăng trưởng tự tánh thiện căn là Vô tham – Vô sân – Vô si.
2.Phương tiện Pháp luân方便法輪
[Phương tiện (方便;  P;S: upāya;  E: means)]
Khi con người ta làm điều sai trái, họ thường giải thích đó là phương tiện. Tuy nhiên, phương tiện không có nghĩa như vậy; theo đạo Phật, phương tiện là những gì được dùng nhằm mục đích đưa con người đến với chân lý, không phải lừa dối.
Nếu xem Phật pháp là phương tiện dùng để chuyển tải chân lý, đạo đức, là phương tiện giúp con người vượt qua sông mê biển khổ thì ngôn ngữ chính là khả năng diễn đạt chân lý ấy. Nhưng phương tiện đó là gì? Trong cõi Phật mười phương, chí có pháp nhất thừa, không hai cũng không ba, trừ đức Phật phương tiện nói: “Song tất cả đều là phương tiện. Đã là phương tiện thì không được chấp trước, nếu chấp trước thì thành chấp Pháp”.
3.Chân thật Pháp luân 眞實法輪
[Chân thật (眞實;  P: sacca, tatta;  S: satya, tattva;  E: truth, reality)]
Trên bình diện chân lý có hai giai đoạn nhận thức: đó là chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối.
- Chân lý tương đối là Tục đế, như nói: Các pháp vận hành theo chuỗi bất tận vô thủy-vô chung Nhân-Duyên-Quả. Con người sinh ra là diễn biến theo tiến trình Sinh Lão Bệnh Tử.
- Chân lý tuyệt đối là Chân đế bất sinh bất diệt: Niết-bàn là Chân thường, Chân lạc, Chân ngã, Chân tịnh. Các pháp là Vô ngã.
4.Vô vi Pháp luân 無爲法輪
[Vô vi (無爲;  P: asaṅkhata;  S: asaṁskṛta;  E: non-action)]
Vô vi Pháp luân là thuyết Pháp của Phật làm cho chúng sinh giác ngô, thành phật, giải thoát, chứng Niết Bàn. Chính vì vậy, trong phạm vi tuyệt đối thì mục đích ấy là tiêu chí cho mọi sự hướng dẫn tu hành giải thoát.
3.2. Bất tịnh thuyết Pháp(不淨說法;  E: Unclean preaching), còn gọi Bất tịnh nói Pháp hay Tà mệnh thuyết Pháp (nói Pháp để mưu sinh).
Bất tịnh thuyết Pháp được hiểu là thuyết Pháp với ý không trong sạch. Người nói Pháp tâm còn ô nhiễm, vì danh lợi mà nói, hoặc nói mà không hiểu rõ nghĩa lý của giáo pháp, tức thuyết pháp sai với chân lý hay đạo đức của nhà Phật.
Lời nói của Bất tịnh thuyết Pháp lắm khi là lời bợ đỡ kẻ quyền thế giàu có, là lời tự tâng bốc bản thân, là lời thuận theo mê tín của người nghe nhằm mục đích khiến họ cung cấp tiền bạc vật chất cho mình.
Theo “Thuyết Pháp Minh Nhãn Luận”, Bất tịnh thuyết Pháp có 5 thứ:
1. Chẳng nói về Phật Pháp mà chỉ nói về thế sự.
2. Nói ra những điều hư vọng, khiến người ta nghe theo.
3. Dùng thịt rượu, phạm phải tà dâm. Tức mặc áo Pháp mà làm dơ Tam Bảo.
  1. Chê bai người có đức; tự mình không đức lại tự khen lấy mình.
5. Chẳng chứng ngộ Chân lý giải thoát cao viễn, Chân lý Nhất thừa, mà ham làm kẻ quyền thế, mắc vào các giáo Pháp có tướng.
Trong kinh Phật Tạng, quyển Trung phẩm, Tịnh pháp nêu ra năm lỗicủa người bất tịnh nói Pháp (= Chân lý):
1. Tự nói mình biết hết Phật Pháp (= Chánh Pháp).
2. Khi giảng nói những điều trái với Phật Pháp.
3. Tâm nghi chẳng tin đối với các Phật Pháp.
4. Tự đem chỗ hiểu biết chủ quan của mình để phê phán kinh pháp.
5. Vì danh lợi, như mong cầu người cúng dường nhiều mà nói Pháp.
Kinh này còn nêu ra năm nhược điểmcủa người bất tịnh nói Pháp:
1. Khi nói Pháp trong lòng hồi hộp, sợ người khác hỏi vặn.
2. Trong lòng lo sợ mình không nói được, nhưng vẫn gượng nói Pháp.
3. Mình là phàm phu, không có trí tuệ chân thực.
4. Pháp nói ra bất tịnh, chỉ là lời nói suông mà thôi.
5. Bài nói pháp không có thứ tự trước sau, chắp vá lộn xộn, nên trong lòng hồi hộp lo sợ.
3.3. Tuệ cần thiết cho thuyết pháp.
         [= Tư lương (資糧;  P;S: sambhāra;  E: accumulation)
Để thuyết pháp, hành giả cần trang bị những hiểu biết cần thiết để việc thuyết pháp được thông suốt. Có thể thấy rằng những hiểu biết căn bản để giải quyết ổn thỏa cho đa dạng các vấn đề trong thực tế, đều dựa trên nguyên lý hay nguyên tắc vốn đã được thực tiễn xác định. Đối với đạo Phật, hiểu biết căn bản này là nhận thức “Duyên khởi”.
1) Tam tuệ và thuyết pháp.
Văn Tư Tu là lộ trình tu học chung trong Phật giáo (Nam truyền và Bắc truyền).  Lộ trình này giúp hành giả được đào tạo hay tự đào tạo nhằm trang bị trí tuệ từ nhận thức tới hiện thực về đạo đức và chân lý của Phật giáo.
Tam tuệ là cách nói trí tuệ hình thành từ Văn Tư Tu, và được gọi là Văn tuệ Tư tuệ Tu tuệ:
         1. Văn tuệ:[聞慧;  P: Sutamayā paññā;  S: Śruta prajñā;  E: Perfect wisdom by study]:  Là tuệ hình thành từ việc hành giả thấy, nghe … đọc Chánh pháp từ ngũ căn giác quan.
2. Tư tuệ:[思慧;  P: Cintāmayā paññā;  S: Cintā prajñā;  E: Perfect wisdom by reflection] :  Là tuệ hình thành từ việc hành giả suy nghĩ, luận biện đúng Chánh pháp từ ý căn.
3. Tu tuệ:[修慧;  P: Bhāvanāmayā paññā;  S: Bhāvanā prajñā;  E: Perfect wisdom by practice of meditating (= meditation)]:  Là tuệ hình thành từ việc hành giả thực hành chuyển hóa tâm, từ tâm mê lầm chấp thủ sang tâm giác ngộ giải thoát, hành giả có được nhận thức và hành động trong cuộc sống đúng Chánh pháp là chân lý khách quan, tức lẽ thật của vũ trụ.
Chánh pháp nơi đây chính là Đạo đức Duyên khởi và Chân lý Duyên khởi.
Hành giả thuyết pháp có thể không quá đòi hỏi hoàn hảo đối với Tu tuệ, song Văn tuệ và Tư tuệ thì cần quán triệt để hướng dẫn đại chúng thấy ra Chánh pháp; mà một khi thực hành sống theo Chánh pháp, đại chúng sẽ có được nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài.
2) Kinh điển và thuyết pháp.
Theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, kinh điển được Phật tuyên thuyết tùy căn cơ chúng sanh nên có cao thấp, khác biệt. Dù mục tiêu cứu cánh vẫn là giải thoát sanh tử, song trên tinh thần phương tiện thì khác nhau:
- Những kinh điển thuyết minh về con đường thể nhập Nhân thừa, Thiên thừa v.v… được gọi là kinh bất liễu nghĩa  (Tục đế) vì chưa nói hết ý nghĩa thâm diệu, toàn triệt của giáo pháp.
- Những kinh điển chỉ thẳng đến quả vị giải thoát viên mãn (Phật quả) là kinh liễu nghĩa(Chân đế). Hành giả khi hướng về Vô thượng Bồ đề, tất nhiên phải y cứ vào kinh liễu nghĩa để hành trì nhằm thành tựu giác ngộ rốt ráo.
Thiền sư Đạo Xuyên, tức Xuyên thiền sư, đời thứ 3 sau Lục Tổ sống vào thời kỳ Nam Tống Trung Quốc, đã nói rằng:
Chánh nhân thuyết Tà pháp, Tà pháp tất qui chánh
Tà nhân thuyết Chánh pháp, Chánh pháp tất qui tà   
正人說邪法,邪法必歸正;邪人說正法, 正法必歸邪*
Người chánh nói pháp tà, tà pháp trở về chánh
Người tà nói pháp chánh, pháp chánh trở thành tà.  
         Theo đó, cách phân biệt loại kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa chỉ mang tính tương đối. Quan trọng là ở người giảng Phật pháp có đủ hiểu biết về Chánh pháp hay không, để dẫn dắt người học liên thông đi từ thấp đến cao.

Chư Tổ còn nói "Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết  * 依經解義,三世佛冤;  离經一字,即同魔說" có nghĩa là chấp chặt nơi văn tự mà giải nghĩa, thì oan cho ba đời đức Phật; mà rời bỏ kinh điển thì lại lạc vào những tà thuyết của ma vương.  Vì thế:
- Lời dạy của chư Phật nơi kinh chỉ là phương tiện tạm thời, nghĩa là tùy bệnh cho thuốc, đó là thuốc phá chấp. Nếu chiếu theo văn tự, hễ Phật nói Có thì mình chấp cái Có đó là thật, hễ Phật nói Không thì lại chấp cái Không đó là thật, ấy là oan cho Phật.
- Lời dạy của chư Phật nơi kinh hàm ý phá chấp. Nếu như lìa kinh tức còn chấp, không thể giải thoát được. "Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết" là vậy.

Trong kinh Duy Ma Cật có chép: “Hết thảy các pháp đều như nhau, không quý không tiện. Người sáng suốt trí tuệ, biết dùng pháp, dùng đúng thì khỏi bệnh, dùng sai pháp thì bệnh nặng thêm, cho nên dùng pháp phải cẩn thận”.  Tác dụng và hiệu lực của từng kinh hay từng pháp môn khác nhau dùng để trị những căn bệnh khác nhau; ở đây, từ bản chất, không có sự chống trái nhau giữa các kinh và các pháp môn tu tập, mà chỉ có sự ứng dụng thực hành của hành giả có thích hợp hay không mà thôi.

Ngoài ra, giáo lý Tứ y cũng vạch ra những yếu tố quan trọng mà hành giả cần nương tựa, và những vấn đề không nên y cứ, nhằm vượt qua các chướng ngại. Mặt khác, giáo lý Tứ y là một phương tiện tốt giúp cho hành giả vận dụng giáo pháp một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn đồng thời khai thác hết những tinh túy, đặc sắc của giáo lý để ứng dụng tu tập.
Tứ y pháp bao gồm: Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y trí bất y thức, Y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh.
1.Y pháp bất y nhân 依法不依;  S: dharma-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na pudgala-pratisaraṇena;  E: to rely on logic and not on the person giving the teaching):Có nghĩa là hành giả nương tựa theo Chánh pháp, chẳng nương tựa theo người.

Nương tựa theo Chánh pháp, đó là hành giả nương tựa theo Chân lý Duyên khởi mà chính đức Phật đã chứng ngộ khám phá ra, để từ một vị sa-môn trở thành một vị Phật, và nương tựa theo Đạo đức Duyên khởi là nguyên tắc mà đức Phật đã vận dụng từ Chân lý Duyên khởi để ứng dụng hài hòa vào thế giới sống này.
Chẳng nương tựa theo người, đó là chẳng nương tựa nơi các chế định mang tính chủ quan, phiến diện hay cực đoan từ phần lớn con người bị chi phối bởi các bất thiện Tham Sân Si.
2.Y nghĩa bất y ngữ(依義不依語;  S: artha-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na vyañjana-pratisaraṇena;  E: to rely on the meaning and not on the words): Có nghĩa là hành giả nương vào nghĩa lý, chẳng nên chấp vào ngôn ngữ văn tự. 
Chánh pháp với ý nghĩa sâu xa. Ngôn ngữ, văn tự chỉ là công cụ diễn đạt Chân lý và Đạo đức  –  “Văn dĩ tải đạo  *文以载道”, giúp hành giả nhận thực ra Chân lý và Đạo đức để hành trì và thân chứng. Bởi thế hành giả không nên bám víu và quá cố chấp vào văn tự.

3.(= tuệ giác, không nương theo thức(= vọng thức) cố chấp.
Chỉ có tuệ giác mới nhận chân được Chân lý thực tại, còn vọng thức là thấy biết có tính tương đối dễ dẫn đến mê chấp. Với tuệ giác, hành giả mới đầy đủ công năng quét sạch phiền não, thanh tịnh ba nghiệp. Còn thức dẫu thông minh, nhạy bén và lanh lợi đến đâu đi nữa cũng vẫn là vô thường sinh diệt, hư vọng dễ dẫn đến phiền não.  Vì vậy, “Duy tuệ thị nghiệp * 唯慧是業” chính là phương châm tu học của hành giả.

4.Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh(依了義經不依不了義經;  S: nītārtha-sūtra-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na neyārtha-sūtra-pratisaraṇena;  E: to rely on scriptures of definitive meaning and not on scriptures of provisional meaning):  Có nghĩa là nương theo các kinh điển liễu nghĩa, chẳng nên nương theo các kinh điển không liễu nghĩa. Hành giả khi hướng về Vô thượng Bồ đề, tất nhiên phải y cứ vào kinh liễu nghĩa để hành trì nhằm thành tựu giác ngộ rốt ráo.
Tóm lại

Thuyết pháp là một nghệ thuật, cũng là một quy trình phải được định hình theo Chánh pháp. Bởi nếu không đúng Chánh pháp thì thuyết pháp sẽ trở thành điên đảo thuyết pháp, là làm trái với chân lý. Thế nên các vấn đề thuyết pháp đều cần theo một quy trình nhất định về: Trình bày giáo pháp,
Chỉ rõ nghĩa lý, Hướng dẫn tu tập và Định hướng kết quả.
Bằng phương tiện ngôn ngữ, các hình thức giáo lý, phân biệt chánh-tà, vận dụng Chánh trí và truyền thông để chuyển hóa tâm thức của thính chúng, làm lợi ích, an lạc, giải thoát cho chúng sinh.

4. Cư sĩ thuyết pháp.
         Theo Phật giáo Nam truyền, với ý nghĩa chân chánh thì Phật tử bao gồm cả cư sĩ và tu sĩ, được gọi chung là Tăng:
                  - Cư sĩ được gọi là Tăng tại gia.
                  - Tu sĩ được gọi là Tăng xuất gia.
         Trong quá trình tu học khi chưa giác ngộ, thì cả Tăng tại gia và Tăng xuất gia đều được gọi chung là Phàm tăng.  Cũng cần thấy rằng Tăng xuất gia có nhiều điều kiện thuận lợi trong tu học hơn Tăng tại gia. Tuy nhiên, tùy yếu tố quan trọng là căn duyên, căn trí của Phàm tăng, mà có sự chuyển hóa nhanh chậm đối với việc giác ngộ trở thành Thánh tăng.
         Thuyết pháp, giảng kinh là công việc tiếp nối huệ mạng Phật, là trách nhiệm chung của tất cả Phật tử có khả năng làm việc này. Vì thế, Phật tử xuất gia hay tại gia đều được xem là có thể thuyết pháp, giảng kinh. Thật vậy:

Trong kinh Đại Bát-niết-bàn, thuộc Trường Bộ, đã xác nhận rằng đức Phật chỉ quyết định nhập Niết-bàn khi biết rằng các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, các Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ đệ tử của mình đã trở thành “những người chân chánh, sáng suốt, có kỷ cương, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống theo Chánh pháp; sau khi học hỏi giáo lý, đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách, và giải thích rõ ràng Chánh pháp; khi nào có tà đạo khởi lên, đã có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, đã có thể truyền bá Chánh pháp thần diệu ”.

Trong Tăng Chi Bộ, nơi kinh “Các vị Tỷ kheo”, kinh “Các đệ tử Tỷ-kheo-ni, kinh “Nam cư sĩ”, kinh “Nữ cư sĩ” thuộc Tăng Chi Bộ đã chỉ rõ là nhờ mục tiêu và đường hướng giáo dục của đức Phật mà ngoài các Tỷ kheo và Tỷ kheo ni giỏi về thuyết pháp, một số nam cư sĩ và nữ cư sĩ cũng được đức Phật xác chứng là đệ nhất về thuyết pháp và đa văn, như trường hợp Nam cư sĩ Citta và Nữ cư sĩ Khujjuttara.
         Lịch sử chấn hưng Phật giáo Việt Nam hiện đại, ở cả ba miền Việt Nam, các cư sĩ đăng đàn thuyết pháp là việc bình thường, đóng góp cho hoạt động hoằng pháp. Thậm chí, trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc những năm 1930-1940, việc thuyết pháp hầu hết do cư sĩ đảm nhiệm, điển hình là các cư sĩ:
- Thiều Chửu- Nguyễn Hữu Kha (1902–1954) ở miền Bắc, ông đã thường xuyên thuyết pháp trong những năm 1930-1940 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, biên tập và xuất bản tạp chí Phật học “Đuốc Tuệ” (Xin xemThiều Chửu-Wikipedia tiếng Việt).
- Tâm Minh- Lê Đình Thám (1897–1969) ở miền Trung, ông đã thành lập Hội An Nam Phật Học (1932), xuất bản Nguyệt san Viên Âm (1933-:-1952), sáng lập Gia Đình Phật Tử (1940), mở Phật học đường Báo Quốc (1932) đào tạo tăng tài từ sơ cấp đến cao cấp, tốt nghiệp những khóa đầu tiên tiêu biểu là các vị Trí Quang, Trí Nghiêm (Thiện Minh), Trí Tịnh, Thiện Siêu, Thiện Hoa, Thiện Hòa ... và nhiều hậu học nối tiếp nhau như Thuyền Ấn, Thiên Ân, Mãn Giác, Nhất Hạnh, Minh Châu, Trí Không (Trần Quang Thuận), Thiện Châu ... Trí Siêu (Lê Mạnh Thát), Tuệ Sĩ (Nguyên Chứng), Phước Sơn, Chơn Trí (Nguyên Siêu), Thiện Nhơn v.v… (Xin xem Lê Đình Thám– Wikipedia tiếng Việt).
         - Chánh Trí- Mai Thọ Truyền (1905-1973) ở miền Nam, ông đã để lại ba dấu ấn quan trọng về công nghiệp hoằng pháp cho hàng hậu học. Đó là:  - Thể hiện trọn vẹn vai trò của người cư sĩ Phật tử đức độ trong quan trường.  - Thành lập Hội Phật Học Nam Việt và đứng ra xây dựng ngôi chùa lịch sử Xá Lợi, làm trụ sở cho hội.  - Hoằng pháp cộng đồng qua các công trình nghiên cứu, dịch thuật, biên tập và xuất bản kinh sách cũng như ra tạp chí “Phật học Từ Quang”, giảng dạy tăng ni nhất là khi Viện Đại học Vạn Hạnh đặt cơ sở tại chùa Xá Lợi.  Ông đã thường xuyên thuyết pháp tại chùa Xá Lợi trên hơn 10 năm (Xin xemMai Thọ Truyền– Wikipedia tiếng Việt).

 Huy hiệu Gia Đình Phật Tử
Xem thêm:
- Cư sĩ thuyết pháp - Phật Học Ứng Dụng - THƯ VIỆN HOA SEN
- Cư sĩ tại gia có thể thuyết pháp, giảng kinh được không?
- Cư sĩ tu có chứng quả được không? Thầy Thích Thiện Thuận 
- Cư sĩ thuyết pháp | Phật giáo Việt Nam
 
 
____________


Huy Thai gởi