Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
Phap Gioi Cua Phat
Phap Gioi Cua Phat
Phap Gioi Cua Phat Phap Gioi Cua Phat
 
Phap Gioi Cua Phat
Pháp giới của Phật
 
Phap Gioi Cua Phat
Phap Gioi Cua Phat
 


Pháp giới của Phật

Bất đại bất tiểu
Phi khứ phi lai
Vi trần thế giới
Giao ánh liên đài.

Tạm dịch :

Không lớn không nhỏ
Chẳng đến chẳng đi
Thế giới như bụi
Ðài sen chiếu nhau.

‘Không lớn không nhỏ, chẳng đến chẳng đi
Thế giới như bụi, đài sen chiếu nhau’.

Hôm nay vẫn nói về mười pháp giới. Thứ nhất là nói về pháp giới của Phật. Pháp giới của Phật tôi đã giảng qua một lần về chữ "Phật" ở tại thành phố Hồng Mộc (Redwood), tiểu bang Cali. Chữ Phật tiếng Anh gọi là "Buddha". Vì tôi rất ngu si và tai cũng điếc cho nên lần đầu tôi nghe chữ Buddha bằng tiếng Anh tôi tưởng là "Bu đa" bằng tiếng Tàu nghĩa là "Không lớn". "Không lớn" là gì? Tức là Phật. Có một vị giáo sư rất thích tôi giảng kiểu này, cho nên giảng xong rồi y đến trước mặt tôi chắp tay lại gọi "Bu đa". "Không lớn" này tức là chẳng có tâm cống cao. Phật thì chẳng có tâm cống cao, cũng chẳng có tâm ngã mạn. 

Tiếng Anh cũng có lối cống cao gọi là I (tôi), Phật thì chẳng có I (tôi). "I" này tức là "Tôi". Tôi ! Tôi ! Tôi ! Gì cũng đều là tôi; trái, phải, trước, sau, trên, dưới, bốn phương đều là tôi, thật là quá nhiều cái tôi. Vì quá nhiều cái tôi cho nên trở thành lớn. Vì Phật chẳng có ngã, cho nên không lớn. Vậy phải chăng là nhỏ ? Cũng không nhỏ. Nếu là nhỏ thì Ngài chẳng phải là Phật, cho nên câu thứ nhất nói "không lớn không nhỏ".

"Chẳng đến chẳng đi". Ngài cũng chẳng đến cũng chẳng đi, tức là "đến mà chưa từng đến, đi mà chưa từng đi". Tại sao nói chẳng đến chẳng đi ? Vì pháp thân của Phật tận hư không, khắp pháp giới, vô tại vô bất tại, nếu bạn nói Ngài đi, vậy Ngài đi về đâu ? Nếu bạn nói Ngài đến, lại đi đến đâu ? Pháp thân của Ngài vốn khắp cùng, cho nên nói chẳng đến chẳng đi. Vậy có phải ở tại thế giới này chăng? Chẳng phải. Chẳng phải chỉ riêng ở một thế giới này mà trong vô lượng vô biên hết thẩy tất cả thế giới nhiều như hạt bụi trong pháp giới đều là pháp thân của Phật, cho nên nói "thế giới như bụi", nhiều giống như hạt bụi trong thế giới.

"Ðài sen chiếu nhau": Chiếu nhau tức là quang minh của Phật ở pháp giới này chiếu đến Phật ở pháp giới kia. Quang minh của Phật ở pháp giới kia lại chiếu đến Phật ở pháp giới này. Ðài sen chiếu nhau là Phật ngự ở trên tòa sen hổ tương phóng quang động địa, tai cũng phóng quang, mắt cũng phóng quang, mũi cũng phóng quang, lưỡi cũng phóng quang, răng cũng phóng quang, không những sáu căn đều phóng quang động địa mà mỗi lỗ chân lông cũng đều phóng quang động địa. Trong mỗi lỗ chân lông lại hiện ra thế giới nhiều như số hạt bụi, có vô lượng vô biên chư Phật đều hiện ra ở trong mỗi lỗ chân lông. Mỗi một vị Phật đều phóng quang vô lượng vô biên như thế, cũng giống như ánh đèn, ánh sáng của bạn không xung đột ánh sáng của tôi, ánh sáng của tôi cũng chẳng xung đột ánh sáng của bạn, chẳng phải nói :"Ê ! Ánh sáng của bạn phóng ra quá nhiều, còn ánh sáng của tôi chẳng còn chỗ để phóng ra, như vậy không được". Ánh sáng với ánh sáng chẳng xung đột, ánh sáng với ánh sáng hòa nhau, đó gọi là "hòa quang". Cho nên Phật giáo của chúng ta là hòa quang, ánh sáng với ánh sáng chẳng xung đột với nhau, chúng ta người với người cũng đừng xung đột với nhau, do đó gọi là đài sen chiếu nhau, nghĩa là ánh sáng của bạn chiếu tôi, ánh sáng của tôi chiếu bạn, ánh sáng này chiếu ánh sáng kia, lỗ này thông với lỗ kia giống như lưới La-tràng của Ðại Phạm Thiên Vương, đó gọi là đài sen chiếu nhau. Ðó là pháp giới của Phật.

 

 
Phap Gioi Cua Phat