Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
PHẬT GIÁO VÀ VŨ TRỤ QUAN


LÊ HUY TRỨ - MSEE
 
 




Đọc dạng pdf


Mục Lục


Lời Nói Đầu ........................................................................................................................ 5
1. Tâm này đây chảy một dòng thôi ................................................................................ 7
2. Sống trong an tâm tự tại ............................................................................................ 11
3. Như không mà Có, mà Có cũng Như Không ............................................................ 38
4. Thuở ban đầu ấy ........................................................................................................ 41
5. Hiện Hữu là gì? ......................................................................................................... 48
6. Thực tại là gì? ........................................................................................................... 52
7. Tiểu Bộ Kinh, Bāhiya Sutta ...................................................................................... 57
8. Vũ Trụ vạn pháp trong lỗ chân lông ......................................................................... 65
9. Vũ Trụ và Nhân Sinh ................................................................................................ 73
10. Vũ trụ quan ........................................................................................................... 74
11. Vũ Trụ chỉ là một khái niệm của ý thức ............................................................... 81
12. Tâm Phật, Trí Đạo................................................................................................. 98
13. Đức Phật qua cái nhìn của các khoa học gia và những vĩ nhân nổi tiếng ........... 106
14. Các Bồ Tát không lịch sử phỏng vấn Đức Phật .................................................. 113
15. Như Thị Viên Giác .............................................................................................. 123
16. Lý Như Huyễn .................................................................................................... 124
17. Hạt Lân Hư Trần ................................................................................................. 131
18. Tương quan giữa Nguyên Tử và Chủng Tử ........................................................ 137
19. Một Nguyên Tử trong Tiểu Vũ Trụ .................................................................... 141
20. Thần thông của khoa học .................................................................................... 156
21. Tương đối luận .................................................................................................... 161
22. Bản lai khoa học của Phật Giáo .......................................................................... 164
23. Bản lai thiên văn của Phật Giáo .......................................................................... 171
24. Đức Thế Tôn đã thấy vi trùng ............................................................................. 177
25. Đức Phỗ Hiền, Nhà Thiên Văn Vũ Trụ .............................................................. 181
26. Nhà Vũ Trụ và Vật Lý, Đức Quan Thế Âm ....................................................... 186
27. Cổ nhân phương Đông đã thấy những tiềm Nguyên Tử ..................................... 189
28. Tạng Quang Minh ............................................................................................... 194
29. Đốt thân thể cúng dường chư Phật ...................................................................... 201
30. Phật Giáo chứng minh Khoa Học ....................................................................... 209
31. Tương đồng và Tương phản giữa Phật Giáo và Khoa Học ................................ 214
32. Phật Giáo hợp nhất với Khoa Học ...................................................................... 224
33. Ngũ Uẩn Giai Không .......................................................................................... 231
34. Chiếu Kiến Vũ Trụ Giai Không .......................................................................... 236
35. Tuyệt đẹp của cái Chết ........................................................................................ 243
36. Cái Chết tuyệt vời của Đức Thế Tôn .................................................................. 257
37. Tự mình thắp đuốc mà đi .................................................................................... 272
38. Đại dụng trong bàn tay ........................................................................................ 279
Phần Phụ Lục .................................................................................................................. 282
Tài Liệu Tham Khảo ....................................................................................................... 302 
 3
Table of Figures 
Figure 1 Vòng Như Không ................................................................................................. 6
Figure 2 Nhạn về tha ........................................................................................................... 8
Figure 3 Mây đầu sông thắm tóc người cuối sông .............................................................. 9
Figure 4 Pine, Plum and Cranes, 1759, by Shen Quan (1682—1760) Hanging scroll, ink and colour on silk. The Palace Museum, Beijing ............................................................. 10
Figure 5 Huệ Khả và Đạt Ma Sư Tổ ................................................................................. 21
Figure 6 Bùi Giáng qua nét vẻ của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh ............................................ 25
Figure 7 Georges Lemaître,Photo courtesy of AIP Emilio Segr Visual Archives, Dorothy Davis Locanthi Collection ................................................................................................ 44
Figure 8 Đức Phật và Bāhiya ............................................................................................ 58
Figure 9 Một di tích của Phật Giáo ................................................................................... 62
Figure 10 Phật A Di Đà .................................................................................................... 64
Figure 11 Sự trùng hợp ngẫu nghiên đầy lý thú giữa vũ trụ và cơ thể con người ............ 74
Figure 12 Bồ Tát Long Thụ cùng với 84 vị Ma Ha Tất Đạt ............................................. 79
Figure 13 Tagore & Einstein tại Đức năm 1930 ............................................................. 107
Figure 14 Lã Động Tân ................................................................................................... 126
Figure 15 Bát Tiên Quá Hải ............................................................................................ 127
Figure 16 Lướt Sóng trong biển ý thức của vũ trụ .......................................................... 134
Figure 17 Nguyên tử Hydrogen chỉ có 1 proton và 1 electron ....................................... 139
Figure 18 Nguyên tử Helium có 2 proton, 2 neutron và 2 electron ................................ 139
Figure 19 Hạt Proton trong nhân nguyên tử cấu tạo bởi 2 quark up +1 quark down ..... 140
Figure 20 Size của Atom, Nucleus, Proton (Neutron), Quark and Electron ................... 140
Figure 21 Nguyên tử Uranium 235 ................................................................................. 141
Figure 22 Biểu đồ phản ứng phân hạch Uranium 235 Trong biểu đồ, hạt nhân U235 bị phân rã thành U236, Kripton và Barium ......................................................................... 141
Figure 23 Image credit: Jerry Lodriguss, 2009, of http://www.astropix.com/ ............... 142
Figure 24 Ở trong một nguyên tử ................................................................................... 143
Figure 25 Lượng tử trong cơ thể chúng sinh, J. Roche at Ohio University .................... 144
Figure 26 Những gì tạo ra Dave, Ed Uthman, MD ......................................................... 145
Figure 27 Siêu hình ảnh, Superb Wallpapers, via http://www.desktoplemming.com/ ... 146
Figure 28 Lịch sử của một atom,  Lawrence Berkeley National Lab / UC Berkeley / US Dept. of Energy ............................................................................................................... 146
Figure 29 Đàn hồi vì nhiệt độ, Gauss Centre for Supercomputing (GCS) / Sabine HöflerThierfeldt......................................................................................................................... 147 Figure 30 Những phản ứng nguyên tử, Pearson Education, Inc., 2011 .......................... 148
Figure 31 Tái tổng hợp trước và sau khi nhiệt độ nguội dần,  James N. Imamura of University of Oregon ...................................................................................................... 149
Figure 32 Ngôi sao đầu tiên, NASA/JPL-Caltech .......................................................... 149
Figure 33 Định tinh khổng lồ, NASA, ESA, and F. Paresce, R. O’Connell, and the WFC3 Committee ....................................................................................................................... 150
Figure 34 Nguyên tử mất âm điện tử, Nicolle Rager Fuller / NSF ................................. 150
Figure 35 X-ray: NASA/CXC/Caltech/S.Kulkarni et al.; Optical: NASA/STScI/UIUC/Y.H.Chu & R.Williams et al.; IR: NASA/JPL-Caltech/R.Gehrz et al ......................................................................................................................................... 151
 4
Figure 36 Tony Hallas of http://www.astrophoto.com/ .................................................. 151
Figure 37 Image credit: NASA ....................................................................................... 152
Figure 38 Image credit: 2009, Zappa, via http://macroworlds.com/ ............................... 152
Figure 39 Image credit: Anna of http://mtkilimonjaro.blogspot.com/ ............................ 153
Figure 40 Những món ăn khoái khẩu ............................................................................. 153
Figure 41  Tế bào máu, Mohamed Zakzouk ................................................................... 154
Figure 42 Nguyên tử thay đổi liên tục trong cơ thể chúng ta, Youngester of http://technicalstudies.youngester.com/ .......................................................................... 156
Figure 43  Giáo Sư Richard P. Feynman ........................................................................ 160
Figure 44 ESO / the Visible MultiObject Spectrograph (VIMOS) at the VLT .............. 161
Figure 45 Trái đất quay chung quanh Mặt Trời .............................................................. 173
Figure 46 Vũ Trụ với xum la vạn tượng ......................................................................... 175
Figure 47 Big bang dưới con mắt của Phật Nhãn ........................................................... 177
Figure 48 Phổ Hiền Fugen, jap. Darstellung aus dem Shokoku-ji in Kyoto (Edo-Periode) ......................................................................................................................................... 181
Figure 49 Quan Âm Bồ Tát ............................................................................................ 186
Figure 50 Ma Ni châu vương .......................................................................................... 197
Figure 51 Kim cương bất hoại: xác của một nhà sư ở trong bức tượng Phật qua X-ray 208
Figure 52 Tất cả do Tâm tạo ........................................................................................... 219
Figure 53 Albert Einstein (1879-1955) viết về Phật Giáo .............................................. 227
Figure 54 Sơ Đồ Ngũ Uẩn, Pháp Minh Hoa dựa vào bài Ngũ Uẩn của Lê Sỹ Minh Tùng ......................................................................................................................................... 235
Figure 55 Trái Đất với những vệ tinh nhân tạo quay chung quanh như mô hình nguyên tử ......................................................................................................................................... 237
Figure 56 Stephen Hawking,  lý thuyết gia lừng danh về vật lý của Anh Quốc ............. 239
Figure 57 Đức Phật tịch diệt (tranh Nhật Bản, thế kỷ XVI) ........................................... 257
Figure 58 Di tích A Tì Đạt Ma bằng tiếng Phạn (Ấn Độ, thế kỷ thứ II) ........................ 273
Figure 59 Kinh Đại Bát Niết Bàn bằng tiếng Hán, triều đại nhà Tùy (581-618) ............ 274
Figure 60 Đàn gãy tai trâu .............................................................................................. 276
Figure 61 Bồ Tát Einstein ............................................................................................... 278  
 
5

Lời Nói Đầu

Đức Phật lịch sử tuyên bố trên internet rằng: "Như Lai không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Như Lai mà thôi. Những gì người trí chấp nhận, Như Lai chấp nhận."

Sư Triệu Châu mang bát gậy dạo khắp các tùng lâm và tự khuyên mình như sau: 七歲童兒勝我者、我即問伊。百歲老翁不及我者、我即教他。Trẻ con bảy tuổi hơn ta thì ta hỏi nó, ông già trăm tuổi chẳng bằng ta thì ta dạy va."  

Muốn khảo sát vũ trụ hiện hữu thì trước nhất phải biết rõ chính mình, hiểu rõ người, chúng sinh, và vạn vật rồi mới có thể nghiên cứu tới vũ trụ quan.  Thế nên, điều thực tiển trước nhất cho nhân sinh là quay trở về chính mình để biết mình là ai, từ đâu tới, đang làm gì và sẽ đi đâu?  Đây là những thao thức nan giải của nhân sinh từ lòng tham sanh húy tử, hay đúng ra từ tập quán Tham Sân Si mà ra, tuy những thắc mắc vấn nạn này hình như nan giải nhưng không phải là không có câu trả lời thích đáng và phương cách giải quyết hữu hiệu.  Muốn tìm ra giải pháp giải thoát, chúng ta phải có đầu óc cởi mở, tiến bộ, biết loại trừ vô minh che lấp sự thật của vạn hữu bằng cách xử dụng phương pháp thực tiển của khoa học lẫn tâm sinh lý học cùng với hiện tượng luận, thật tướng luận, duyên khởi luận, và đạo pháp chứng nghiệm tâm lý và siêu hình học của Đức Phật Thích Ca.  

Tôi thường hay nói và luôn luôn nói, triết lý Phật Giáo mà tôi trình bày chỉ là một phương tiện nhân sinh quan, ai biết đọc tiếng Việt đều có thể đọc chứ không nhất thiết phải là Phật Tử.  Tuy nhiên, đọc mà hiểu hay không hiểu, hiểu cách khác, hiểu cao hơn nữa, đồng ý hay không đồng ý thì cũng chẳng liên quan lẫn nhằm nhò gì đến tôi.  Vì tôi cũng như bạn cùng là khách quá giang, nhờ người chèo đò Phật Pháp độ qua sông để tới ‘bờ bên tê’ (bờ bên kia) chỉ một lần thôi khi bạn đã qua ‘bờ bên tê’ (bờ bên kia) rồi thì không có chuyện trở lại ‘bờ bên tê’ (bờ bên kia) nữa.   Trang Tử nói: “Bên này” cũng là “Bên kia.” “Bên kia” cũng là “Bên này.” Cốt tuỷ đích thực của đạo là khi “bên này,” “bên kia” không còn mâu thuẫn nữa.  Chỉ cái cốt tuỷ này, như một cái trục, là tâm điểm của vòng tròn và trả lời mọi thay đổi không ngừng. Nó không phải khối vuông để phân biệt bên này, bên kia mà hình cầu, không bờ bến.  Không phải hình học phẳng 2 chiều, ngang dọc, nhưng mà hình cầu cong 4 chiều, không gian lẫn thời gian.    
 6
   
Figure 1 Vòng Như Không 

Tác giả của cuốn sách nổi tiếng Đạo của Vật Lý (The Tao of Physics,) Vật Lý Gia Fritjof Capra hỏi một nhà hiền triết Ấn Độ rằng nếu ông theo học Đạo với Ngài thì ông có phải từ bỏ sự nghiệp nghiên cứu khoa học không? Nhà hiền triết trả lời một cách đơn giản: "Trước hết ông phải là con người thật sự, trước khi là một nhà chuyên môn."  Có nghĩa, điều tiên quyết là phải thành nhân trước khi thành thân trong bất cứ lãnh vực chuyên môn nào ngay cả học Đạo.  Giáo lý nhà Phật bao gồm cả tinh thần tâm linh và những phương pháp khoa học thực tiễn nhất để giúp nhân loại lẫn cá nhân tìm lại được sự an lạc, hạnh phúc và tự do trong cuộc đời lẫn trên thế giới bằng cách hợp thông hài hòa với vũ trụ mà trong đó, yếu tố chấp ngã, tham sân si không phải là động lực chỉ đạo chi phối con người nữa.  

Theo Thiền Sư Nguyệt Khê (kiến tánh tịch năm 1965 tại Hồng Kông): Triết lý vũ trụ gồm 4 lớp khác biệt: Duy vật, duy tâm, tâm vật hợp một và phi tâm phi vật. Lý luận kiến lập của bài này chỉ có thể diễn đạt đến cảnh giới "Tâm vật hợp một," đối với cảnh giới "phi tâm phi vật" chẳng thể diễn đạt bằng lời nói văn tự, cần phải y theo phương pháp tu trì mới có thể tự nghiệm chứng.  Hòa Thượng Duy Lực nói, “Nếu muốn đạt đến cảnh giới phi tâm phi vật, nhất định phải đích thân tu chứng mới được.” Cái phi tâm vật này đã được kinh Phật diễn tả và tôi đã tư nghị trong sách Vô Tự Kinh; kiến được kinh không chữ là giác ngộ phi tâm phi vật.

Trong bài Ý Nghĩa Cái Chết Theo Quan Điểm Phật Giáo, phần Quan điểm chung của Phật Giáo về sự sống và cái chết, Hoang Phong viết: ‘Sự Thật’ [the Truth, thực tại] do Đấng Giác Ngộ nêu lên liên quan đến thế giới vật chất và cả phi vật chất, bao hàm tất cả mọi lãnh vực hiểu biết của con người từ khoa học, triết học cho đến đạo đức và cả sự vận hành sâu kín của tâm thức nơi mỗi cá thể.  Nếu suy xét thật kỹ thì chúng ta cũng sẽ thấy rằng tuy "Sự Thật" [thực tại] đó liên quan đến bản chất của toàn thể vũ trụ, thế nhưng Đấng Giác Ngộ mà người ta còn gọi là Đức Phật, chỉ nhấn mạnh đến những khía cạnh thật thiết thực là những khổ đau mà con người tự gây ra cho mình và các phương pháp giúp họ tự giải thoát khỏi những khổ đau đó.  Nếu nhìn hai khía cạnh ấy của Đạo Pháp qua nhãn quan của con người thuộc thời đại chúng ta ngày nay thì sẽ thấy rằng cả hai khía cạnh đều thuộc vào lãnh vực "tâm lý học" (psychology) với ý nghĩa thật bao quát của ngành học này.  Nếu nhìn theo một góc cạnh thu hẹp và thực dụng hơn nữa thì đấy là một ngành y học gọi là "tâm lý trị liệu" (psychotherapy,) nếu nhìn theo một góc cạnh mở rộng và sâu sắc hơn thì đấy là một sự khám phá kỳ diệu thuộc lãnh vực tâm linh (spiritual exploration.) Thế nhưng mặc dù sự khám phá thuộc lãnh vực tâm linh ấy có siêu việt đến đâu đi nữa thì Phật Giáo nhất định cũng không phải là một tôn giáo mang tính cách thần bí diệu kỳ (a mystical mysticism.)  Niết Bàn hay cứu cánh tối thượng của việc tu tập

 7

trong Phật Giáo không có gì huyền bí nhưng chỉ đơn thuần là một thể dạng tâm thức đang hiển hiện trong trí của mỗi chúng ta, tất nhiên là với điều kiện thể dạng tâm thần ấy đã loại bỏ được cảm tính kiêu căng của cái Ngã và những thứ xúc cảm, ‘nhất tâm bấn loạn,’ phát sinh từ cái tôi ấy.  

Đạo Pháp (Dharma) do Đức Phật thuyết giảng không phải là những lời mặc khải của thần linh, cũng không nhất thiết là những lời giáo huấn đạo đức của một đại hiền nhân mà đúng hơn là một khám phá viên diệu của một Đấng Giác Ngộ về ‘Sự Thật’ (the truth, chân lý) của vũ trụ. 

Đạo Giác Ngộ thành tựu là do biết tận dụng và kích thích sự phát triển tột cùng của Trí Tuệ và Tâm Thức để đạt tới Chân Lý.  Từ thực tại đó mà nhân sinh có thể giải thích vũ trụ, thế giới, con người, chúng sanh và những hiện tượng huyền bí, kỳ diệu của cuộc sống trong thế gian nầy.  Vũ trụ là ta; Ta là vũ trụ.  Vô lượng vật là một; một là vô lượng!  Vũ trụ sống động, phức tạp như chúng sinh nhưng nếu chúng ta có thể hài hòa hợp nhất với vũ trụ, thì vũ trụ sẽ cho ta vô lượng pháp.  Nên hiểu, cái ranh giới giữa vô minh và giác ngộ, giữa tỉnh và điên, giữa lư hỏa thuần thanh và tẩu hỏa nhập ma chỉ như là một sợi tóc, khó thể minh giác được bởi nhục nhãn.  

Nguyện cúng dường kinh tạng thơ hoa   Trải tam thế mộng một tòa sắc hương   Kiếp sau làm chim trong sương   Về bay hóa độ mười phương trời vàng  (Phạm Thiên Thư)

Tôi đã khả lậu, và cố mạo muội tư nghị cái bất khả tư nghì thay vì im lặng tư nghi.  Tôi cũng xin cúng dường thập phương, hồi hướng công đức của bài này cho tất cả chúng sinh. 

1. Tâm này đây chảy một dòng thôi 

Tâm này đây chảy một dòng thôi.  Trên đầu mây bay, dưới bến sông thẫm, hành giả ấy xuống tóc để lại cuối sông.  Gió Đông hiu hắt bên Sông, hành giả một khi quá giang không quay lại.  Giả từ thế gian vô thường, tự mình thắp đuốt trí tuệ đi vào hang núi nơi bờ bên kia để nhập niết bàn, không còn nuối tiếc, cố ngoái lại mong tìm ra người chèo đò lẫn con thuyền Bát Nhã đã đưa mình sang ngang để mong đáo bĩ ngạn.  
Cúng dư ờ ng Th ậ p phương Vô  lư ợ ng Pháp 
 
8

Nước đi từ thủa bao giờ Dòng xuôi người đứng trên bờ ngó xuôi Chừng đâu dưới bến hoa tươi Buộc thuyền xưa đã có người ngó sông (Động Hoa Vàng, Phạm Thiên Thư) * Mượn chỉ đưa diều lên khỏi gió Buông thuyền lúc khách đã sang sông (Vô Danh) * Sóng về xóa dấu chân không, Bỗng dưng thuyền đã bên dòng chân như. (Sakya T.Th) 
Trong khoảng khắc đó, hành giả giác ngộ được ý ‘Mười con nhạn trắng về tha, Như Lai sở trụ trên tà áo nâu.’   

Figure 2 Nhạn về tha

Vì khi, 
...Sông [Tâm] này chảy một dòng thôi  Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông  Mười con nhạn trắng về tha  Như Lai thường trụ trên tà áo xuân Vào hang núi nhập niết bàn  Tinh anh nở đóa hoa vàng cửa khe  Sư lên chót đỉnh rừng thiền  Trong tim chợt thắp một viền tà dương  Ngón tay nở nụ đào hương  Cầm nghiêng tịnh độ một phương diệu vời  Lên non ngắt đóa hoa này  Soi nghiêng đáy suối bóng ai nhạt nhòa  Nom hoài chẳng rõ là ta 

 9

Tắm xong khoác áo hát ca về làng  Mai sau thí chủ nào nghe  Tìm lên xin hỏi một bè mây xanh  Trần gian chào cõi mộng này  Sông Ngân tìm một bến ngoài hóa duyên...  
(Động Hoa Vàng, Phạm Thiên Thư)   

Figure 3 Mây đầu sông thắm tóc người cuối sông 

Ngựa xưa qua ải sương này Còn nghe nhạn lạc kêu hoài bãi sông Nước xuôi gờn gợn mây hồng Tiếng ca lạnh thấu hoàng hôn giục đò 
(Động Hoa Vàng, Phạm Thiên Thư) 

Phạm Thiên Thư đã mở ra một trang sử mới cho nền văn học Phật Giáo Việt Nam trong việc thi hóa kinh Phật và mang giáo nghĩa giải thoát vào thi ca dân tộc.  Mỗi khi nghe lời thơ Đạo Ca, ngâm Đoạn trường vô thanh và đọc Kinh Ngọc, Kinh Thơ, Kinh Hiền... của thi sĩ họ Phạm, người ta như thể không còn phân biệt nổi biên giới giữa Đạo và Đời mà dường như bị hút vào một dòng sinh lực không gian vô tận dung hòa mọi tư tưởng nhân sinh.  Phải chăng, đó là nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam đã hơn một lần chói sáng qua triều đại Lý, Trần...? (Trích lời giới thiệu của Thượng tọa Thích Tâm Giác trong Hội hoa đàm – NXB Văn nghệ 2006)  
Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc thuật lại qua tâm sự với thi sĩ: Phạm Thiên Thư nói, ông thi hóa Kinh Kim Cang trong 4 ngày, 10 bài Đạo Ca ông chỉ viết trong 2 ngày, tập trường thi Động Hoa Vàng cũng chỉ 7 ngày liền động bút là xong… 

Rồi Hành Giả sẽ tìm một bến Ngân Hà trong vũ trụ để mà hóa duyên đẹp như chuyện Tống Biệt của Tản Đà: Nước chảy huê trôi, Cái hạc bay lên vút tận trời! Trời đất từ đây xa cách mãi. Cửa động, Đầu non, Đường lối cũ, Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi... (Tản Đà tùng văn, 1972.)  Quá tuyệt vời! Vừa lãng mạn vừa bi tráng vừa trí dũng như Dịch Thuỷ Ca: Phong tiêu tiêu hề, Dịch thuỷ hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn
 
10

(易水歌風蕭蕭兮,易水寒,壯士一去兮,不復還。) Hay, Lộ tòng kim dạ bạch, Nguyệt thị cố hương minh.   
Figure 4 Pine, Plum and Cranes, 1759, by Shen Quan (1682—1760) Hanging scroll, ink and colour on silk. The Palace Museum, Beijing
Như ngòi bút còn phóng túng của Thi Sĩ và Tu Sĩ Phạm Thiên Thư:  

"Mùa xuân mặc lá trên ngàn Mùa thu mặc chú bướm vàng tương tư Động Nam Hoa có Thiền sư Đổi kinh lấy rượu tâm hư uống tràn." (Phạm Thiên Thư) 

Nhà thơ Phạm Thiên Thư từng là một tu sĩ Phật giáo từ năm 1964 – 1973 với pháp danh Thích Tuệ Không. Trong 9 năm ở chùa, ông đã tiếp cận tư tưởng nhà Phật và kinh Phật đã thấm đẫm trong các sáng tác của ông. Có thể nói, giữa đạo và đời đã hòa trộn vào vị tu sĩ - nhà thơ Phạm Thiên Thư. Chính vì đạo và đời cùng tồn tại trong một con người nên nhà thơ đã hoàn tục để tiếp tục tu tại gia cho đến hôm nay.  Ở tuổi thất thập cổ lai hy dường như nhà thơ Phạm Thiên Thư đang “hoàn đồng.” Ông hồn nhiên trong nụ cười, trong suy nghĩ và cách nói chuyện.  Mọi việc từng trải qua trong đời, Phạm Thiên Thư nhớ nhớ quên quên. Nếu có người quen nào ngồi nhắc lại, ông sẽ “à, à nhớ rồi!” Trong cuộc sống, những cái hữu hình như thân thể lẫn những điều vô hình như trí nhớ rồi cũng thành hư không. Nhà thơ Phạm Thiên Thư vẫn tu thiền giữa chốn lao xao, trong quán cà phê Hoa Vàng của mình ở cư xá Bắc Hải, Sài Gòn, lòng ông nhẹ nhàng như câu thơ: Mây đã qua cầu. (Nhà thơ Phạm Thiên Thư "Thi hóa" kinh Phật, Lâm Diêu Ca) 

Mặc kệ ý tác giả! Tôi chỉ kệ tâm ý tôi, mùa xuân mặc kệ lá trên ngàn.  Mùa thu mặc kệ bướm vàng tương tư. Chỉ có Ta ở động Nam Hoa mặc kệ kinh đổi rượu Tâm Hư uống càn.
 
11

Tôi thấy bầu trời xanh Và những đám mây trắng Trời sáng chúc lành Đêm tối thiêng liêng Và tôi tự nghĩ  Thế giới đẹp tuyệt vời (Lê Huy Trứ dịch) * I see skies of blue,   And clouds of white.   The bright blessed day,   The dark sacred night.   And I think to myself,   What a wonderful world.  
(What A Wonderful World, Louis Amstrong)
Trong Đạo Phật và Khoa Học, Phần giới thiệu, Giáo Sư B. Alan Wallace, học giả Phật Giáo Tây Tạng nói, “Trong số nhiều lĩnh vực có tương giao thi vị giữa Đạo Phật và khoa học, hiển nhiên không có điều gì cốt lõi hơn vấn đề bản chất của tâm và khả năng chuyển hóa tâm theo hướng tích cực.” 

Như vậy "Chơn tâm" là đầu nguồn của mọi vấn đề, cũng là cái cuối cùng của vòng đi và đến trong toàn bộ triết thuyết Đạo Phật gồm cả Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan.  Chơn Tâm bao gồm tất cả Pháp Thế gian và Xuất Thế gian. (Phật Học Phổ Thông VI-VII, trang 138-139, Thích Thiện Hoa)

2. Sống trong an tâm tự tại

Phật Giáo Thiền Tông chủ trương bất khả tư nghị, ngôn từ không bao giờ nói lên được thực tại cuối cùng. Trang Tử nói, “nếu có ai hỏi về Đạo và có ai trả lời, thì người này không hiểu người kia.”  Thế nhưng kinh nghiệm Thiền có thể trao truyền từ thầy qua trò và thực tế nó đã xảy ra qua bao nhiêu thế kỷ bằng nhiều phương thức khác nhau. Thiền được mô tả bằng bốn câu kệ như sau của Dr. Suzuki: 
Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự,  Chỉ thẳng tâm người, Thấy tánh thành Phật. * Hay như những bài thơ dưới đây của các Thiền Sư Việt Nam: 
Giáo Ngoại    Giáo ngoại nên biệt truyền,   Lâu xa Phật Tổ sâu.   Nếu người cầu phân biệt,   Ánh nắng tìm khói mây. 
 
12
 
(Giáo ngoại khả biệt truyền,   Hy di Tổ Phật uyên.   Nhược nhân dục biện đích,   Dương diệm mích cầu yên.)  
Thiền Sư Minh Trí (? - 1196) (Bản dịch HT Thanh Từ)  

BÌNH: Chữ là chữ, và Thiền là Thiền. Chữ không thể chở được cái không chữ, cho nên Thiền được truyền ngoài kinh điển. Bạn có thể đưa hiện thực vào chữ không [không]? Dù vậy bạn vẫn cần tới [phương tiện] kinh điển, bởi vì bạn cần ngón tay chỉ vào mặt trăng.  Hệt như bạn nghe tiếng chim hót, và bạn tìm cách ghi lại tất cả tiếng hót vào trong chữ, bạn biết ngay là có nhiều thứ [âm thanh] bị bỏ rơi ngoài chữ nghĩa. Khi bạn đi bộ trong rừng, và nghe tiếng chim hót chung quanh, bạn có cảm nhận rằng bạn đang nghe tâm bạn đang vang vọng [không]?  (Bản dịch HT Thanh Từ)  
Thiền Sư Việt Nam, Hương Hải đã trả lời ‘vô ý, vô tâm’ cho những câu hỏi ‘vô duyên’ trong đoản luận trên: 
Swallow Flying 

Nhạn bay trên không Bóng chìm đáy nước Nhạn không ý để dấu Nước không tâm lưu bóng. * (Nhạn quá trường không Ảnh trầm hàn thủy Nhạn vô di tích chi ý Thủy vô lưu ảnh chi tâm.) 
Hương Hải (Bản dịch HT Thanh Từ) * Si Độn 

Thu về mát mẻ thích trong lòng, Tám đấu tài cao hát thong dong. Cửa thiền những thẹn người si độn, Biết lấy câu gì để truyền tâm. * (Thu lai lương khí sảng hung khâm, Bát đấu tài cao đối nguyệt ngâm. Kham tiếu thiền gia si độn khách, Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm?)
 
13

Thiền Sư Tịnh Giới (? - 1207) (Bản dịch HT Thanh Từ) 

Nói như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, “phải biết sống hết mình trong mỗi sát na của hiện tại... Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hoá Đông Tây góp nhặt được, còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy.”  Đa số chúng ta trưởng thành tự tìm hiểu về Đạo Phật cũng vì những nhân duyên tình cờ của những lời kinh kệ đó từ cha mẹ, ông bà mà ra.  Ta thấy nhạc của Trịnh Công Sơn bàng bạc ý thiền với những: Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi để một mai tôi trở về cát bụi. Ôi cát bụi tuyệt vời!  Cuộc trần gian một kiếp rong chơi… Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tuỵ. Không có đâu em này không có cái chết đầu tiên. Trăm năm ở trọ ngàn năm, con cá ở trọ trong khe nước hiền. Tôi vui chơi giữa đời biết đâu nguồn cội. Tôi là ai mà yêu quá đời này?  Và như chính nhạc sĩ thừa nhận là cảm hứng bài hát “Sóng về đâu" từ câu kệ Gaté, gate paragaté. 
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói tiếp, “Từ mỗi cái ăn, uống, đi đứng nằm ngồi. Không làm công việc này mà nghĩ đến công việc khác. Với tôi, đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hàng ngày.”   Chúng ta nên hiểu là cơ thể ngũ uẩn của chúng ta được cấu tạo với khả năng độc diễn (serial) – làm một việc một lúc chứ không có thể làm nhiều việc một lúc (multi-tasks.)  Đang làm việc này mà tâm ý mơ mộng chuyện khác vẫn là quá trình nối tiếp (serial processing.)  Tóm lại, tâm thức trôi theo một chiều, từ cái suy nghĩ này tới cái suy nghĩ khác không bao giờ ngừng chảy.  Tuy nhiên, Trịnh Công Sơn nói, ‘Không làm công việc này mà nghĩ đến công việc khác. Với tôi, đó cũng là Thiền,’ hình như có nghĩa là cố tình hay cố ý để cho tâm viên ý mã, đầu óc đầy tưởng tượng sáng tạo cũng là thiền? 

Theo Thi Sĩ Phạm Thiên Thư: Thiền là xóa bỏ cái tôi, xóa bỏ cái ngã, xóa bỏ sự chiếm hữu. Thơ thiền nói lên những vẻ đẹp của sự tự do. Vẻ đẹp trong thơ thiền không khơi gợi lên tư tưởng chiếm hữu. Nó chỉ gợi lên vẻ đẹp của cuộc sống cần phải được nâng niu và bảo vệ. 
Thiền là đời sống hàng ngày, là tâm bình thường như Mã Tổ nói.  Các Tổ chú tâm đến bản thân tĩnh tịnh, tỉnh giác ngay trong những công việc hàng ngày.  Quán niệm tâm thức và luôn giữ được tịnh tâm trong từng khoảng khắc dù trong lúc đang làm bất cứ điều gì cũng sẻ đột nhiên kiến tính đi đến giác ngộ lúc nhân duyên viên mãn. 

Sống đời sống giản dị hàng ngày với một bản tính hồn nhiên chất phác mộc mạc.  Thoạt nghe qua thật rõ ràng và đơn giản như nhiều điều dạy khác trong Thiền nhưng thực ra đây là một công việc luyện tập tâm thân ý rất khó khăn.  Tìm lại sự hồn nhiên chân thực của bản lai diện mục phải trải một quá trình tập luyện thử thách với một công phu tu luyện tâm linh đầy trí tuệ vững chải.  Thiền là tái luyện tập, tái xử dụng luồn tam muội chân khí thiên nhiên lãng quên ở trong mọi chúng ta.  
Khác với kẻ phàm phu sống hàng ngày cho chính mình với bản tính trời sanh cố hửu ‘nhân chi sơ tính bổn thiện hay bổn ác.’  Theo tôi hiểu, sống đời sống tự tại cho mình là
 
14

không sống trong tính bổn thiện lẫn bổn ác mà chỉ thở để sống, còn thở còn sống.  Sống cho mình còn chưa biết sống làm sao; làm sao có thể bao đồng sống cho người khác?    Quán chiếu được sự vô thường như hơi thở đó, Sơ Tổ Trúc Lâm có làm bài kệ: 
“Thân như hơi thở ra vào mũi Đời giống mây trôi đỉnh núi xa Tiếng quyên từng chập vầng trăng sáng Đâu phải tầm thường qua một xuân.” * Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch, được biết như là vị khai tổ của Phật Giáo Việt Nam, quán niệm hơi thở: Thở 

Hơi thở ra, hơi thở vào tự hiểu,  Hơi thở ra, hơi thở vào tự biết.  Đương lúc ấy là hiểu, về sau là biết.  Hiểu là hiểu hơi thở dài ngắn.  Biết là biết hơi thở sinh diệt thô tế chậm nhanh.   Khương Tăng Hội (Bản dịch TT Trí Siêu, Lê Mạnh Thát) 

Còn thở là còn sống cho mình, còn những chuyện thế gian làm tới đâu hay tới đó, không có chuyện gì có thể làm xong được cả, không thể làm sớm nghĩ sớm, không làm xong kiếp này thì kiếp tới làm tiếp, không nên nuối tiếc bận tâm dù ngày mai mình sẽ ra đi như những người du hành trong vũ trụ (time travellers.)  Cái tuyệt diệu là không có sự việc gì trên đời này phải hoàn toàn làm xong cả.  Chúng ta không thăm viếng thế gian này để làm xong những công việc tạm bợ đó.  Sống với chính mình là sống vô ngã, sống ngay trong cái vô thuỷ vô chung, vô sanh vô diệt của Phật Pháp.  Còn thở còn sống, hết thở hết sống.  Sống hay không sống rồi thì nó cũng qua đi. 

Quán chiếu như vậy để biết rõ trên thế gian này không có chuyện gì có thể làm xong được cả, không có cái gì để làm xong và cũng không có cái gì phải làm xong.  Làm xong rồi thì còn gì nữa để làm? 

Ngoại trừ, tự thân Giác Ngộ và chứng đạt Niết Bàn và như Đức Thế Tôn đã từng tuyên bố: 
“Việc sinh tử đã hết, Phạm hạnh đã lập thành. Điều đáng làm, làm xong, Không còn tái sanh nữa.” 

Phải chăng sống ở trên đời được gói ghém toàn bộ trong tinh thần Đạo Thiền Trúc Lâm của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và đã được quy tụ trong bài kệ:
 
15

Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên Cơ tắc xan hề khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch Ðối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền. 
Tạm dịch: 
Sống ở trên đời theo với hoàn cảnh mà vui với đạo Ðói thì ăn, mệt thì ngủ Của báu sẵn trong nhà khỏi tìm kiếm Ðứng trước cảnh vật mà vô tâm thì không phải hỏi Thiền là gì. (Trần Nhân Tông) 
Trong bài Tìm hiểu bài thơ thiền của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Hà Thúc Minh viết:  “Duyên,” tiếng Phạn gọi là Pratyaya, Pali gọi là Paccaya, có nghĩa là điều kiện. Sách Trung luận ghi, “chúng duyên hợp” (các điều kiện hội đủ.) “Tuỳ duyên” tiếng Phạn gọi là Yatha-Pratyaya, nghĩa là thuận theo với biến đổi của hoàn cảnh (điều kiện.) Sách Ðại Thừa Khởi Tín Luận giải thích “Chân Như ” có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất, cũng giống như Duy Thức Luận, Chân Như là chân lý tối cao. Trên đời này không thể có cái gì tồn tại độc lập tự nó được, mọi thứ đều do duyên khởi mà thành, cho nên tất cả là “không.” Nghĩa thứ hai, ngoài chân lý tối cao ra, Chân Như còn là biểu hiện của tâm, vừa ở trạng thái tịnh vừa ở trạng thái động, động-tịnh như một (động-tịnh nhất như,) cho nên gọi là Tâm Chân Như. Chân Như vừa có tính khách thể vừa có tính chủ thể. Nói cách khác, Chân Như vừa bất biến vừa tuỳ duyên. Cho nên Trần Nhân Tông vừa theo với đời (tuỳ duyên) nhưng không bị đời lôi cuốn (bất biến.) 

“Sống ở trên đời theo với hoàn cảnh mà vui với đạo” là thuận dòng đời mà an nhiên với đạo thay vì tu hành là đi ngược dòng đời. 
“Ðói thì ăn, mệt thì ngủ,” mới vội nghe qua tưởng chừng quá dễ nhưng thực ra người đời lao vào cảnh bon chen vì miếng cơm manh áo cho nên ăn không ngon, hay đói vì không được ăn, mệt không được ngủ hay ngủ không yên giấc là chuyện thường tình. Mấy ai đã thực hiện được điều tưởng chừng quá dễ dàng đó? 

Như đã thấy, Phật Pháp không có gì huyền bí, phức tạp cả. Thế nhưng, chân ý của hai chữ “bình thường” coi vậy mà không dễ nắm. Cần phải học hỏi (tu) mới giác ngộ (chứng) được cái chân lý bình thường, giản dị đó. 
Chỉ vị phân minh cực, Phiên lệnh sở đắc trì. Tảo tri đăng thị hỏa, Phạn thục dĩ đa thì. 只為  分  明  極翻令  所  得  遲早知  燈  是  火
 
16

飯熟  已  多  時(Muốn phân chia rành rẽ, Thu lượm mới chậm rì Nếu biết đèn là lửa*, Cơm đã chín từ khuya.) 
*Ý nói lửa của cái đèn mình cầm trong tay để đi kiếm lửa cũng đã là lửa rồi. Việc gì tìm kiếm đâu xa nữa cho mất thời giờ (cơm chín đã lâu.) 
Tương tự, “Của báu sẵn trong nhà khỏi tìm kiếm.” Ðàn Kinh ghi, “An tâm, kiến tính thành Phật.” Thiền Tông cho rằng Phật Tánh có sẵn nơi con người cho nên không cần tìm ở đâu xa.  Sách Truyền Tâm Pháp Yếu ghi, “Tổ sư Tây lai trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật, bất tại ngôn thuyết” (Đạt Ma Tổ Sư từ bên Tây đến, chỉ thẳng cho con người rằng Phật Tính tại tâm chứ không phảỉ ở lời nói.) 

“Ðối cảnh vô tâm” đó là ý nghĩa từ Kinh Kim Cương, “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (Không sở trụ thì kỳ tâm sẻ sinh ra.) Lục tổ Huệ Năng sở dĩ giác ngộ là do câu này.  Ngoại cảnh thay đổi không bận tâm; ngược lại với ‘người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?’ Trong bài Buổi chiều nắng Hạ đọc thơ Tuệ Sỹ, Phạm Công Thiện viết: Tôi không thể làm việc phê bình thơ; tôi chỉ muốn cho Thơ của Tuệ Sỹ tự hiện diện từ chính nơi tự tánh của Thi Ca, không cần sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của một cái gì khác bên ngoài, như chính Tuệ Sỹ đã tự nói trong hai câu đầu một bài thơ chữ Hán do Tuệ Sỹ làm:  
Tự tâm tự cảnh tự thành chương Tự đối bi hoan diệc tự thưởng (Tác Thi Sự) 
và Thi Sĩ Vân Nguyên đã dịch:  
Cô độc cảnh tâm thơ tự xuất Tự ngắm buồn vui tự thưởng thức 
hay dịch sát nghĩa:  

Từ lòng mình, tự cảnh vật, tự thành chương cú, Tự đối mặt với những buồn vui rồi tự mình thưởng thức. 
Thay vì "chương cú" như Vân Nguyên đã dịch sát nghĩa, tôi [Phạm Công Thiện] muốn dịch thoát trùng khơi là "chương khúc"... Nhưng Vân Nguyên đã tài tình chuyển là "Thơ Tự Xuất." 
“Ðứng trước cảnh vật mà vô tâm thì không phải hỏi Thiền là gì.”  Ngộ được những điều này rồi thì cần gì hỏi tới cái phương tiện Thiền nữa? 
Đối với Phật Giáo, không có gì có một bản chất thực ngã; tất cả chỉ tồn tại trong cái giả danh.  Những giả danh tướng chỉ là một tập họp của những yếu tố tâm, sinh lý sanh ra và

 17

tiêu diệt từng phút, từng sátna qua nhiều kiếp sống quay cuồng trong luân hồi sinh tử.  Trái với những gì Bà La Môn khẳng định rằng là cái tự ngã (linh hồn, soul) được hiểu như là một thực thể vĩnh viễn bất diệt (immortal.)  Phật giáo nói rằng cái tự ngã không tồn tại bất cứ nơi đâu, vì không có ngã và không có gì thuộc về ngã (ngã sở.)  Hiểu tới trình độ này thì hiểu được thực danh:  Không sống, không chết! 

Những câu chuyện Thiền: Trước khi học Thiền thì núi là núi, sông là sông; trong lúc học Thiền thì núi hết là núi, sông hết là sông; nhưng sau khi giác ngộ thì núi lại là núi, sông lại là sông.  Trước khi học Phật tôi không biết Phật Giáo là cái chi chi; trong khi học Phật tôi biết tất cả cái chi chi của Phật Giáo; sau khi học Phật tôi không biết cái chi chi là Phật Giáo.  Hay, nước biết non Lô sông Triết Giang; khi chưa đến đó luống mơ màn; đến rồi chỉ thấy không gì cả; nước biết non Lô sông Triết Giang.  Vậy thiền là gì?  Thiền là thiền!  Thiền quán theo tỷ lệ ngược từ 100 năm, 36500 ngày - mỗi năm, mỗi tuần, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi sátna đều là thiền nhưng sau khi chết thì có thể không cần thiền nữa.  Mục đích của thiền là an cái tâm viên ý mã trước, còn giác ngộ tự nó giác ngộ không nên bận tâm thái quá mà động tâm.  Dòng tâm thức trôi qua từng sát na, Thiền là bắt kịp cái “khoảng khắc nhất niệm, pensée instantanée” đó. 

Như Thiền Sư Nhật Ryokan không hề là một xuất gia ẩn sĩ. Ông hay rời am xuống làng để chơi đùa với trẻ con, thăm bạn, uống saké với nông dân.  Ông không bao giờ thuyết pháp vì ông là hiện thân của pháp, hiện pháp lạc trú, luôn hò hẹn với hiện tại.  Ông đã  nhập thế với pháp một cách hồn nhiên, tự tại không băn khoăn tương tự như Bùi Giáng, 'Cuồng Bồ tát,' lẫn 'thi sĩ kỳ dị' ngao du tự tại ngày tháng, tỉnh điên dù không ít lần hoài nghi về cái tôi giữa cuộc đời.  Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn nói, "Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi Giáng không bằng đọc Bùi Giáng.  Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng.  Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng.  Mà sống như Bùi Giáng thì thật vui mà thật khó vậy!"  Sống điên tự nhiên như Bùi Giáng khó cho chúng ta sống hơn Bùi Giáng sống tự nhiên điên.   
Hỏi người, người ở quê đâu ? Hỏi tôi, tôi chẳng biết tôi chốn nào? (Bùi Giáng)  
Dù chỉ yêu ngọn nến sắp tàn, biết mình bạc tóc vì trong rừng khuya bên bếp lạnh đợi gió sang canh cũng là tinh thần Thiền sống hết mình với từng sátna của hiện tại. 
Ai biết mình tóc trắng Vì yêu ngọn nến tàn Rừng khuya bên bếp lạnh Ngồi đợi gió sang canh 
* ... Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ Bụi đường dài gót mỏi đi quanh Giờ ngó lại, bốn vách tường ủ rũ Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn ...
 18
(Thượng Tọa Tuệ Sỹ)

Lương Y Võ Hà viết, “Nói một cách đơn giản, thiền là những phương pháp giúp hình thành thói quen tập trung tư tưởng để làm đúng công việc mà chúng ta muốn làm và đang làm.  Đặc biệt thiền giúp điều chỉnh lại tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh do quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng gây ra.” (Ngồi Thiền để nâng cao hiệu quả công tác và tăng cường sức khỏe, Võ Hà) 
‘Sư Ông’ Làng Mai, Thích Nhất Hạnh viết, “Ngồi thiền trước hết là để không phải làm gì hết và để được buông thư.  Khi nắm vững nghệ thuật theo dõi hơi thở và mỉm cười thì càng ngồi thiền càng thấy thích thú.  Rồi, nhờ năng lượng của niệm và định, ta sẽ bắt đầu quán chiếu sâu sắc vào thân thể, tâm thức và hoàn cảnh. Khi thấy mọi sự, mọi việc một cách rõ ràng, ta có thể tránh được rất nhiều lầm lỗi. Ta sẽ có cơ hội làm những việc nên làm, để đem lại an lạc, hạnh phúc cho ta và những người ta thương. Đó là lợi ích của ngồi thiền.” (Ngồi Thiền, Thích Nhất Hạnh)  Nói thì dễ nhưng làm sao ‘ta thiền mà đem lại an lạc, hạnh phúc cho ta và những người ta thương’ thì có vẻ hơi trừu tượng, xa vời.

Thơ hay thiền là phải sống với từng sát na trong hiện tại.  Lý Bạch ngủ say giật mình thức dậy hỏi bâng quơ: Tá vấn thử hà nhật? (Hôm nay là hôm nào nhỉ?) Thi sĩ ghiền rượu đã đánh mất thời gian giữa lòng cuộc sống, chỉ muốn say không muốn tỉnh. Thơ Lý Bạch vì thế mang âm hưởng diệu dụng của cái KHÔNG...tỉnh, mà bút pháp của họ Lý đạt đến chỗ tâm vô lượng xả rượu.    

Trong Thơ thiền - Thiền tính trong thơ và sự ngộ nhận, Nguyên Cẩn so sánh, “Hệt như khi đọc Kinh Kim Cang, người ta có cảm giác Phật nói tới đâu phủ nhận tới đó, không còn một câu một chữ nào để bám víu, [sở trụ.]  Như Lý Bạch hát ca, ngâm xong bài thơ nào, xé luôn bài thơ đó (Khúc tận dĩ vong tình.)  Ném bút đi, quên hết mới thành thi sĩ.  Ngâm xong, mình quên hết, không thơ, không lời, không tâm không cảnh, không người, không ta, không cả cái không.” Rồi thì say nhảy ùm xuống sông ôm trăng mà chết đuối.  Lý Bạch chỉ là một tên thi sĩ cuồng vô tích sự, hửu nghề nhưng thất nghiệp, chả thấy thơ say này giúp được gì cho mình cho người.  Không hiểu sao có người lại phong cho một tên nghiện rượu là thánh thơ lại còn hồ đồ ví thơ Lý Bạch đầy thiền tính như Kinh Kim Cang? 

Theo Thích Phước An, thi sĩ và tu sĩ Phạm Thiên Thư đã có lúc bị giằng co giữa cái đẹp vô hạn và hữu hạn của thơ và đạo, thật ra thơ và đạo như cam với táo không thể trộn lẫn được, nhưng “dường như cái đẹp nào cũng cần thiết cả, vì nếu chúng ta không thấy được cái đẹp trong cõi thế hữu hạn này thì sẽ chẳng bao giờ ta thấy được giá trị của cái đẹp thiên thu vĩnh cửu cả.”  Nhưng cũng vì tu đạo ‘đôi tây’ nghĩa là đôi ngã riêng tây (tư,) như vậy mà Phạm Thiên Thư không tu được, phải hoàn tục.  Có thể ngay lúc đầu, trong gian đoạn lịch sử đó, thi sĩ khoát áo tu sĩ không phải là lý do thật sự muốn đi tu? 
Chúng ta hơi lạc qua chủ đề khác, lạm bàn về thơ thiền, và thiền tính trong thơ cũng chỉ là Đi vào giữa cuộc thi phi Nửa tam bành với nửa nghi vấn về
 19
(Bùi Giáng) 
Để rồi cuối cùng cũng chỉ là 

Que diêm que lửa que lời Cõi trăm năm cũng một lời ba que (Bùi Giáng) 
Thôi thì, hãy từ bi, hài hòa mà lượng tình tha thứ cho nhau vì ngôn ngữ giới hạn nói cho cùng thì ý lực vẫn bất tòng tâm thức trước những điều bất khả tư nghì của bản lai diện mục. 
Trần gian trên đất dưới trời Một lời là một không lời nói ra (Bùi Giáng) 
Thiền gốc từ Phật Giáo, thiền được thực tập phổ thông trên thế giới không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng.  Thiền chú tâm tính hồn nhiên chân thực tương tự như Lão Giáo, đó là ý thức của tự tính để tự nhận thức rằng, giác ngộ chỉ là tái ngộ với quá trình sẵn có từ nguyên thủy.  Trả lời câu hỏi về Phật Tính này, có thiền sư nói, ‘như cỡi trâu tìm trâu,’  hay ‘trong nhà có báu thôi tìm kiếm.’  Thú thật, tôi cũng lập lại những gì tôi học lóm được như con két chứ cũng chưa biết thiền là cái chi chi nữa nhưng dù có chi chi thì cũng chi chi với thiền một chuyến thử xem.  Bạn cứ thử trước rồi tôi sẽ thử sau. 

Như thị ngã văn, tôi đọc được trên sách vỡ: Thường thiền sư nói rất ít vì thiền không lắm lời. 
Lắm lời thì động tâm khó trở thành Thiền Sư? Thầy dùng ngôn từ chỉ để hướng dẫn trò từ bỏ tư duy trừu tượng mà quay về thực tại cụ thể.  Như vậy, từ trước đến nay chúng ta luôn tư duy trừu tượng kém thực tế? Tuy nhiên, lời giải cho công án này đòi hỏi một thời gian lâu dài của một sự tập trung cao độ, nó dẫn đến tri kiến chứng ngộ bất ngờ lúc nhân duyên đã chín muồi.  Một vị thiền sư kinh nghiệm sẽ biết bao giờ thì môn đệ mình sắp sửa đốn ngộ để xuất chiêu ‘ám toán,’ đánh một hèo hay hét một tiếng như một cú sốc bất thần để ‘đánh ngã’ thiền sinh tiêu diêu cõi Satori.  Cái sốc nhanh nhất là múa kiếm giữa trận tiền; một là sống để kiến tánh hay tiêu diêu cực lạc cũng kiến tánh luôn.    Không Một Lời 

Thân tâm liễu ngộ mắt tuệ mở, Biến hóa linh thông bày tướng báu. Đi đứng ngồi nằm riêng vững vàng, Hóa thân ứng hiện đâu tính được. Mặc dầu đầy dẫy cả hư không, Xem ra nào thấy có tướng gì. * Thế gian không có vật để sánh, Thường hiện linh quang sáng khắp nơi. Luôn luôn diễn nói không nghĩ bàn, Không có một lời cho thỏa đáng.
 
20

* (Liễu ngộ thân tâm khai tuệ nhãn, Biến hóa linh thông hiện bảo tướng, Hành trụ tọa ngọa độc trác nhiên, Ứng hiện hóa thân bất khả lượng. Tuy nhiên sung tắc biến hư không, Quan lai bất kiến như hữu tướng. * Thế gian vô vật khả tỷ huống, Trường hiện linh quang, minh lãng lãng. Thường thời diễn thuyết bất tư nghì, Vô đắc nhất ngôn dĩ vi đáng.) 
Thiền Sư Việt Nam Nguyện Học (? - 1174) (Bản dịch HT Thanh Từ) 

Theo sách thiền luận Phật Giáo: Tông Tào Động chủ trương tiệm ngộ, tránh những cú sốc của Lâm Tế và nhắm đến sự chính chắn tâm linh của thiền sinh.  Họ chủ trương tọa thiền và làm công việc thường thức hàng ngày là hai dạng của thiền định. 

Cả Tông Tào Động và Lâm Tế đều chú trọng phép tọa thiền, đòi hỏi áp dụng nhiều giờ mỗi ngày trong các thiền viện. Ngồi và thở theo đúng cách là điều đầu tiên mà thiền sinh phải học trong phép thiền định quán này. Trong Tào Động Tông xem đó là phương tiện đưa đến sự chín muồi nội tâm và sự phát triển hướng đến kinh nghiệm Satori.  Còn Lâm Tế Tông thì tọa thiền nhằm chuẩn bị một tâm thức trực giác cho công án.  Hơn thế nữa, tọa thiền được xem là chứng thực của Phật Tính, trong đó thân và tâm đã biến thành một thể hợp nhất, Tâm Khí Thần đạt tới lư hoả thuần thanh.   

Đạt Ma diện bích tham thiền. Nhị Tổ Huệ Khả cứ đứng mãi trong tuyết. Tự chặt rụng cánh tay mình và nói:  Tâm đệ tử hãy còn bất an. Xin thầy giúp cho được yên. 
Đạt Ma mới bảo: Được, đem cái tâm đến đây cho ta. Ta sẽ vì ngươi giúp cho nó được yên.   Nhị Tổ Huệ Khả trả lời:  Thưa đã cố tìm khắp mọi nơi nhưng chẳng thấy cái tâm của mình ở đâu cả. 

Đạt Ma đáp:  Như thế ta đã làm cho tâm ngươi yên xong rồi đấy. 
Huệ Khả đã dùng Tâm đi tìm Tâm. 
 
21 

Figure 5 Huệ Khả và Đạt Ma Sư Tổ 
Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:  Tổ sư Đạt Ma chín năm trời quay vào vách tọa thiền. Lúc đã về già, ông mới từ bên Thiên Trúc xa xôi đến Trung Quốc để tìm người có đủ căn cơ mà truyền đạo pháp. Có lúc, Thần Quang, sau này sẽ là Nhị Tổ Huệ Khả, đứng chờ trong tuyết mà Đạt Ma vẫn không thèm quay lại. Cho đến khi người học trò kiên quyết đi tìm lẽ đạo đến nổi tự chặt cả tay mình thì ông mới chịu quay lại đối đáp về cái Tâm. 

Câu trả lời của Nhị Tổ nguyên văn: Mịch tâm liễu, bất khẳ đắc. Dịch thử: “Đã tìm cái Tâm xong, nhưng hoàn toàn không lấy được”. “Liễu bất...” ở đây có nghĩa là “rồi mà không...”, “rốt cục không...”. Thâu lượm một chữ “liễu” này, Thần Quang đã tinh tiến để đủ sức thấy được sự an tâm, điều mà từ  bao lâu nay, ông vẫn chờ đợi. Các bậc tiền bối ở nước ta đã có người giải thích như vậy. 

Ngoài ra “bất khả đắc” dịch “không lấy được” hàm ý “không nắm bắt được với tính cách một đối tượng”. Cái gọi là Tâm, khi ở tư thế chủ thể thì tác động, rồi chính nó lại máy động để thử trở thành cái nó muốn là, cho nên không thể nào coi như một khách thể để nắm bắt. Cho nên phải nói rằng đặc tính “không thể nắm bắt được” (bất khả đắc) chẳng qua là bản chất của Tâm mà thôi. Cụm từ này về sau sẽ được Phật giáo Đại Thừa cô đọng lại trong một chữ thôi, đó là chữ “Không,” nó đồng nghĩa với “phi thực thể,” “vô tự tính” và được xem như là thực tướng của “chân như.” 

Nhị Tổ bộc bạch: “Tâm đệ tử chưa yên” và ông “muốn Tâm được yên,” đi cầu sự an tâm. Đạt Ma mới đòi đưa cho mình xem “Cái Tâm chưa được yên” đó.  Dĩ nhiên đào đâu ra một cái Tâm như thế. Có lẽ lúc đó phải là lúc phải nỗ lực “làm yên” “cái Tâm chưa được yên” đó. 
Thế nhưng việc “thử làm sao cho Tâm mình yên” tự thể đã “làm cho Tâm mình bất an” chứ không có gì khác. Nỗ lực “đừng làm động Tâm” ngược lại đã là nguyên nhân “động cái Tâm”. Nói cách khác, nó giống như dùng máu để rửa vết máu. Cho dù vệt máu trước có sạch nhưng vẫn bị ố vì vệt máu sau.  

Tuy hãy còn có thể giải quyết bằng cách nhắm vào mục đích nào đó, đề ra một lý tưởng, rồi tìm cách thực hiện lý tưởng đó. Ấy là một phương sách có tính cách lý tưởng chủ nghĩa, nhưng nó lại đi ngược với con đường tu hành của nhà Phật. Muốn có “an tâm,”
 
22

muốn có “bất động tâm,” muốn có “vô tâm” ư? Tất cả tự thể là những lầm lẫn. Chỉ đến khi nói lên được câu: “Đã cố tìm khắp mọi nơi nhưng chẳng thấy cái tâm của mình ở đâu cả,” Nhị Tổ mới tự nhiên đạt đến cảnh địa của sự vô tâm chân thực hay đạt cái đạo gọi là “bất nghĩ chi đạo” (không mô phỏng, không nhắm tới mà thành tựu.)  Lúc ấy, cả đại sư lẫn nhị tổ đều có cùng một tâm cảnh “diệu tâm” hay “tâm vô tâm” như nhau.  Không còn cần ngôn ngữ hay văn tự để thuyết minh, tâm của cả hai đã hợp thành một. Đồng kính tương đối, trung tâm vô ảnh tượng (Đặt hai cái kính đối xứng với nhau, ở giữa sẽ không có hình ảnh). Câu nói cuối cùng của đại sư (Ta đã làm cho tâm ngươi yên xong rồi đấy!) có nghĩa là: “Tâm cảnh ấy đấy!” Đúng nó rồi!” và chứng minh được việc các thầy thiền đã “dĩ tâm truyền tâm” cho học trò như thế nào. 

Một vị tăng đến thưa với Sư Triệu Châu,“Con mới tới thiền viện, xin thầy chỉ giáo cho con.” Triệu Châu hỏi, “Ăn cơm chưa?” Tăng đáp, “Dạ ăn rồi.” Triệu Châu nói, “Thì rửa bát đi.”  Bát-đa-la chỉ vật chứa đựng. Nay nói chung chỉ thực khí như chén bát. Nguyên văn tiếng Phạn là patra.  Vị tăng này dùng thân đi kiếm thân.    Triệu Châu Tòng Thẩm (zh. zhàozhōu cóngshěn/ chao-chou ts'ung-shen 趙州從諗, ja. jōshū jūshin) 778-897 là một vị Thiền Sư Trung Quốc.  Cuộc đời Triệu Châu cho thấy điều mà các Thiền Sư hay nhấn mạnh rằng, kiến tính chỉ là bước đầu của việc tu học thiền.  Triệu Châu đã kiến tính từ năm 18 tuổi nhưng sau đó còn học Thiền 40 năm với Sư Nam Tuyền. 

Mầu nhiệm thay, bí ẩn thay Bồ Đề Đạt Ma tùy tâm mà dụng tâm và Triệu Châu tùy thân mà dụng thân để truyền cái đạo bất khả thuyết.  Tâm nào để điểm tâm, tâm đâu để mà an tâm?  Ta đi kiếm củi, ta đi múc nước. Nấu cơm, ăn rồi rửa bát. Đói thì ăn, mệt thì nghỉ, khỏe thì thiền.  Lúc không còn phân biệt tâm thân, hành giả an nhiên tự tại trong dòng đời, ngược xuôi không xa rời tự tánh, dạo chơi các cõi mà vẫn ở trong chánh định. 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:  Mỗi buổi sáng, ở đạo tràng thường dọn cháo. Ý ông thầy hỏi học trò : Ngươi đã ăn uống xong xuôi chưa? Khi người học trò chân thực trả lời là ăn đã xong, ông thầy dạy phải đem bát ăn mà rửa sạch đi.

Công án chỉ ngắn có chừng đó. Thế nhưng nó chan chứa thiền vị, múc mãi không hết đấy. Trước lòng cầu đạo của người học trò mới nhập môn, câu hỏi của ông thầy giống như mũi tên bắn ra. Tựa như con sư tử khi vồ lấy một chú thỏ nhỏ phải dốc toàn lực, người tu thiền dù đứng trước bất kỳ câu hỏi nào của kẻ nhập môn, cũng không thể coi nhẹ. Thường họ phải tận lực, đem toàn thân toàn linh ra để trả lời để có một tác dụng toàn thể. Thiền phong của thiền sư Triệu Châu là “khẩu thần bì thượng phóng quang” (phóng ánh sáng từ trên da thịt môi miệng,) ông không đem hèo gậy đánh đập hay quát tháo dữ dội như các vị tôn sư khác mà chỉ dùng lời lẽ trong sáng, trong đó có thiền vị uyển chuyển và thiền cơ bén nhọn, vừa nói lên được sự thật vừa để người ta tự do tìm hiểu. Cho nên người đời mới phê bình ông có cái lưỡi không xương.  
 
23

Chuông và chum hình thức từa tựa nhưng thực tế khác nhau xa. Kết hợp nó ngay là nguy lắm. Tuy nhiên kết luận ở đây không có mục đích đánh giá khách quan xem sự hiểu biết của người học trò này là đúng hay sai, mà chỉ là lời nhắc nhỡ chúng ta, những người đọc công án rằng chớ nên xem công án là vấn đề đặt ra cho người xưa mà phải xem nó như vấn đề hiện tại trước mắt (chỉ kim, tức kim.) Như vậy, nhận thức đúng đắn hay sai lầm (chân ngụy) của chính chúng ta mới là điều cần chú ý.  

Công án muốn nói Phật pháp vốn đã có trong những chuyện cơm nước bình thường mỗi ngày (nhật thường trà phạn sự.) Do đó, nhà thiền chủ trương việc ăn cơm, rửa bát tức là sinh hoạt hàng ngày của mình đã có đạo trong ấy rồi. Mã Tổ cũng từng dạy, “Bình thường tâm thị đạo.”

Chuyện khác, có người đến hỏi thiền sư Triệu Châu: Kẻ đã ngộ rồi thì còn phải làm gì?
Sư mới trả lời: Người như thế cần tu tập nhiều hơn nữa!
Tăng hỏi:  Như thầy mà còn phải tu hành sao?
Triệu Châu đáp:  Trước y khiết phạn (Ăn cơm mặc áo)
Tăng mới bảo: Ăn cơm mặc áo là chuyện thường tình. Thế thì cách tu hành mà thầy dạy là gì cơ ạ? 

Trước anh học trò đần độn đến mức này, Triệu Châu bắt buộc phải nói: Này nhà ngươi. Xem thử mỗi ngày ta làm những gì nào?
Theo Dôgen (Tăng Đạo Nguyên,) đó là “Bản chứng diệu tu.” Đó cũng là “Uy nghi tức phật pháp. Tác pháp thị tôn chỉ.”
Thiền sư Lâm Tế thì nói: Chỉ cần sống bình thường vô sự, đi ỉa đi đái, mặc áo ăn cơm, khi mệt nằm nghỉ.  Kẻ ngu ngốc sẽ cười ta nhưng người trí cho ta là hiểu biết.
Lại kể thêm chuyện có ông tăng giới luật đến hỏi đạo Thiền Sư Đại Châu:  Thầy tu thiền có dùng công phu không?
- Thưa có ạ!
- Những công phu nào?
 
24

- Khi đói, tôi ăn. Khi mệt, tôi ngủ.
- Những chuyện đó ai mà chẳng làm. Như vậy có thể nói công phu của thầy với của chúng tôi cũng chỉ là một thứ thôi.
- Người thường, dù có ăn cơm, thực ra chưa chắc đã ăn. Lý do là khi đang ăn, họ lo lắng nghĩ ngợi lung tung. Ngủ cũng vậy. Mãi tính trăm mưu ngàn kế, hết mộng đến mị. Do đó, làm sao có thể giống y cách ăn, cách ngủ của tôi được.

Sách có chữ “Tri Kiến Giải.” Đó là phương pháp đúng đắn để đọc công án.  Nếu chỉ dùng cái đầu (tri) để có thể nói “Hiểu rồi!” thì chân lý chưa đến với mình (thể đắc.) Kết cuộc, nếu muốn cùng nó hòa nhập làm một, phải có cái “kiến giải chân chính” bởi vì bên cạnh nó còn có một kiến giải khác nhưng sai lệch gọi là “tà kiến” nữa.  
Chuyên tâm vào “sinh hoạt thiền” hay “vô sự thiền” mà không cần tu hành gì khác sẽ đưa đến cảnh “gọi chuông là chum.” Ấy là cái khó. Nói là nói vậy chứ rời ra khỏi chuyện bình thường ăn cơm mặc áo, chẳng thấy Thiền đạo Phật pháp nằm ở đâu cả. 

Theo Wikipedia, Cơ duyên ngộ đạo của Sư được ghi trong Triệu Châu Chân Tế Thiền sư ngữ lục (zh. 趙州真際禪師語錄): 師問南泉、如何是道。泉云、平常心是道。師云、還可趣向不。泉云、擬即乖。師云、不擬爭知是道。泉云、道不屬知不知。知是妄覺、不知是無記。若真達不疑之道、猶如太虗、廓然蕩豁、豈可強是非也。師於言下頓悟玄旨、心如朗月。 
Sư Triệu Châu hỏi Thiền Sư Nam Tuyền: "Thế nào là Đạo?" Nam Tuyền đáp: "Tâm bình thường là Đạo". Sư hỏi: "Có thể hướng đến được không?" Nam Tuyền đáp: "Nghĩ tìm đến là trái." Sư lại hỏi: "Chẳng nghĩ suy thì làm sao biết Đạo?" Nam Tuyền đáp: "Đạo chẳng thuộc về hiểu biết hay không hiểu biết. Biết là vọng giác (khái niệm), không biết là vô ký (vô minh).  Nếu thật đạt Đạo thì không còn nghi ngờ, [Đạo] như hư không thênh thang rộng rãi, đâu thể cưỡng nói là phải là quấy." 
Sư nhân nghe lời này lập tức ngộ được huyền chỉ, tâm sư sáng như trăng tròn. 
Sư ngộ đạo, sau đi thụ giới tại Tung Nhạc. Thụ giới xong, Sư lại đến Nam Tuyền và lưu lại đây 40 năm. Có nhiều pháp thoại giữa Sư Triệu Châu và Sư Nam Tuyền được ghi lại trong thời gian này. 

Hòa Thượng Tế Điên nửa thực nửa hư là hình ảnh sống động của một người đạt đạo, thanh thản vân du đây đó, tùy duyên hóa độ chúng sanh:  
 25
Người bảo Ngài điên, Ngài chẳng điên Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền Hóa độ chúng sanh phiền não dứt Đường trần thanh thản bước thần tiên. 
Việt Nam cũng có một Bồ Tát điên, đó là Bùi Giáng: 
Ông điên từ bữa hôm qua Tới hôm nay nữa gọi là ba hôm Thanh thiên về dự hội đàm Thành thân thiên hạ muôn vàn mai sau Ông điên từ một lần đầu Tới lần đuôi đứt ruột rầu rĩ đau Tuyệt mù biển cạn sông sâu Bụi hồng tản mác trước sau bây giờ (Ông điên) 

'Ông Điên' Bùi Giáng đã tự viết về mình như sau: "Nó điên? Vâng nhưng điên một cách vui vẻ.  Bạ đâu gọi đó là mẫu thân bát ngát của con. Người ta bảo rằng nó không điên. Có kẻ bảo rằng nó giả vờ điên. Muốn biết nó điên hay không điên, hay giả vờ điên, thì trước hết phải đáp vào câu hỏi: Sao gọi là điên? Nhưng mà? Nhưng mà đó là một câu hỏi chưa hề có một lời giải đáp dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy." 
Nỗi buồn nỗi khổ đời xưa Nỗi sung sướng đến móc mưa bất ngờ Đời xưa đất đá đều đờ đẫn điên Đời này đất đá cằn khô Điên duỗi dọc, điên ngửa nghiêng Điên là hạnh phúc thần tiên ở đời Điên rồi rốt cuộc hỡi ôi Cũng đành chấm dứt lìa đời hết điên (Dzách)   
Figure 6 Bùi Giáng qua nét vẻ của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh 
Hình ảnh của Bùi Giáng, đứng trong dòng đời trôi chảy trên vỉa đường Sài Gòn sau 1975, có thể được diễn tả qua ý bài hát ‘Mùa Đông của anh’ của Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh: 
 
26

Ông chỉ là một người điên trong vườn hoa trần thế.  Ông chỉ là người say bên đường mà ta nhìn thấy.  Ta đi đi, người điên không biết nhớ và người say không biết buồn.  
Tiên hay Điên? Phải chăng Điên là một cách hành Thiền của Bùi Giáng? Và Điên cũng là cách né tránh đối diện với thực tại, thực tại thời chiến tranh Việt Nam, trước và sau 1975 và thời hậu chiến sau 1975? Ta không thấy Bùi Giáng bày tỏ bất cứ chính kiến nào về thực tại đó trong thơ văn của ông.  Thực tại, ông ta điên thật sự? 
Hoài Nam Tử nói:  Cứ theo trật tự tự nhiên, cứ trôi theo dòng của Đạo.  Cách hành động này được triết lý Lão Giáo gọi là vô vi, một từ có nguyên nghĩa là không làm gì và được. 
Joseph Needham dịch là không có hành động gì ngược lại với tự nhiên. Ông cho rằng dịch như thế mới đúng và trích lời Trang Tử: Vô vi không có nghĩa không làm gì và câm lặng.  Tất cả đều phải làm, làm cái thiên nhiên làm, làm cho thiên nhiên vui lòng.

Sách của Trang Tử chứa đầy chủ trương của Lão Giáo, coi nhẹ vai trò của lý luận và thảo luận: Con chó sủa hay chưa phải là con chó tốt; người nói hay chưa chắc là người hiền. Hay, một khi biện luận là chỉ thấy được phiến diện. Cái biết lớn nhất cũng chưa chắc biết, cái lý luận chẳng làm cho con người minh triết hơn. Chân nhân quyết định chống lại hai phương pháp đó. 

Theo tôi, con chó không biết sủa chắc chắn là con chó ăn hại; người nói dỡ chắc chắn là người kém tài.  Cho nên, thà biện luận để trí thức học hỏi và nghe thấy được một chút phiến diện còn hơn là im lặng để làm con người hoàn hảo không không bao giờ sai lầm, chưa bao giờ ngu xuẫn lần nào.  Những cái biết trí tuệ và lý luận minh triết trên của cổ nhân chỉ áp dụng cho thánh nhân, bồ tát với nhau chứ không giải thích được cho phàm phu.  Còn với phàm phu thì càng sủa lớn càng biện luận hay càng thành công lớn, được nhiều người tôn phục, nể sợ.  Có thể vì vậy mà hơn mấy trăm năm nay chúng ta không thấy một triết gia mới nào xuất hiện trên thế giới vì không ai ví dụ như Trang Tử ngày xưa:  Con ‘chó tốt’ con ‘người hiền’ không liên quan gì đến ‘nói hay’ ‘sủa hay’ cả.  Chỉ có Trang Tử ‘hay sủa, hay nói.’
Sư Triệu Châu thượng đường dạy chúng (Ngũ Đăng Hội Nguyên, tiết Triệu Châu Tòng Thẩm Thiền sư):「金佛不度爐,木佛不度火,泥佛不度水。真佛內裡坐,菩提涅槃,真如佛性,盡是貼體衣服,亦名煩惱。實際理地甚麼處著。一心不生,萬法無咎。汝但究理,坐看三二十年,若不會,截取老僧頭去。夢幻空華,徒勞把捉。心若不異,萬法一如。既不從外得,更拘執作麼?如羊相似,亂拾物安向口裡。老僧見藥山和尚道:『有人問著,但教合取狗口。』老僧亦教合取狗口。取我是垢,不取我是淨。一似獵狗專欲得物喫。佛法在甚麼處?千人萬人盡是覓佛漢子。於中覓一箇道人,無若與空王為弟子。莫教心病最難醫。未有世界,早有此性。世界壞時,此性不壞。一從見老僧後,更不是別人,祇是箇主人公。這箇更向外覓作麼?正恁麼時,莫轉頭換腦。若轉頭換腦,即失卻也。」僧問:「承師有言,世界壞時,此性不壞。如何是此性?」師曰:「四大五陰。」曰:「此猶是壞底,如何是此性?」師曰:「四大五陰。」

 27

Việt dịch: Phật vàng không qua được lò đúc, Phật gỗ không qua được lửa, Phật đất không qua được nước, Chân Phật ngồi bên trong. Bồ-đề Niết-bàn, Chân như Phật tính đều là y phục đắp vào thân, cũng gọi là phiền não, làm sao tìm được lý địa chân thật đây? Nhất tâm bất sinh, vạn pháp không lỗi. Ngươi cứ nghiên cứu lý này, ngồi quán xét hai ba mươi năm, nếu chẳng hội thì hãy chặt đầu Lão tăng.  Mộng huyễn, không hoa, nắm giữ chúng chỉ chuốc nhọc.  Nếu không dị biệt tâm thì vạn phát nhất như.  Đã chẳng từ ngoài được thì câu chấp làm gì? Giống y như con dê, thứ gì cũng mót vét đưa vào mồm nhai. Lão tăng đây thấy Hoà thượng Dược Sơn nói: "Nếu có người hỏi, ta chỉ nói là ‘ngậm miệng chó.’ Lão tăng cũng dạy ‘ngậm miệng chó.’ Chấp ngã thì nhơ, không chấp ngã thì sạch, giống như con chó săn luôn tìm kiếm vật để ăn. Phật pháp chỗ nào? Ngàn người muôn người đều là kẻ tìm Phật, mà tìm một đạo nhân trong những người ấy cũng không có. Nếu làm đệ tử của Không vương thì chớ nói tâm bệnh khó trị. Khi chưa có thế giới tính này đã có, khi thế giới hoại tính này chẳng hoại. Xem Lão tăng đây! Ta sau cũng chẳng khác, và đó chính là ông chủ nhân. Cái đó ngay đây, hướng ngoài tìm cái gì? Khi ấy chớ quay đầu đi và moi óc. Nếu quay đầu đi và moi óc thì đánh mất ngay."

“Công án này của ngài Triệu Châu chỉ có thể khai ngộ cho những ai đã từng thấy nghe tỏ rõ vọng tưởng, đã từng - như kinh Bát Nhã dạy - thấy như thực tướng của ngũ uẩn và sinh diệt của ngũ uẩn… Công án có tác dụng theo cách mà ngài D.T.Suzuki nói: Bảo rằng quá trình giác ngộ là đốn nghĩa là có một cú nhảy vọt (…). Cú nhảy vọt về mặt luận lý là tiến trình lý luận thông thường khựng lại một cách đột ngột (…). Tiến trình này gián đoạn đột ngột, và đồng thời bất khả tư nghì; đó là kiến tánh.”  (Vô Niệm, dịch giả Thuần Bạch).

Con Chó Giết Chết Triệu Châu: Thiền sư Sùng Sơn và nhiều môn sinh khác đã từng được mời đến nhà của một thiền sinh tại miền quê êm ả thanh bình.  Chủ nhà có một con chó lớn, hầu như nó thường nhìn ra ngoài cửa, vẫy đuôi mừng hoặc sủa bất cứ lúc nào nếu có ai đó đến gần nhà. Vào buổi tối, sau khi dùng bữa xong, mọi người nghỉ ngơi quanh lò sưởi, con chó đến ngồi bên cạnh ngài Sùng Sơn.  Sư vuốt ve con chó và nói: Ta có một câu hỏi cho con mà tất cả các thiền sinh không thể trả lời được: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Nhưng khi có người hỏi con chó có Phật tánh không, thì Đại Thiền Sư Triệu Châu nói: 'Không!' Vì vậy, ta hỏi con, con có Phật tánh không?  Con chó cất tiếng sủa:"Gâu! Gâu! Gâu!" Sùng Sơn nói: Con tốt hơn so với Thiền sư Triệu Châu.  (Trích Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn, Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ, Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt, Con Chó Giết Chết Triệu Châu)

Tuy nhiên, theo tài liệu khác của Thiền Sư Trung Hoa tập 1, có một vị tăng đến hỏi Thiền Sư Triệu Châu: “Bạch Hòa thượng, con chó có Phật tánh hay không?” Thiền Sư Triệu Châu trả lời: “Có.” Vị Tăng hỏi: “Tại sao con chó có Phật tánh mà lại chui vào đãy da như thế?” Thiền Sư Triệu Châu nói: “Vì biết mà cố phạm.”   
Khi nào công án chưa trở thành vấn đề của chính mình, kết cục nó chỉ là chuyện học đòi bắt chước nghi án của người khác.  Tự ý thức được vấn đề một cách nghiêm chỉnh mới là chuyện trọng đại cho chính mình. Tiền nhân nói, “Kẻ đại nghi ắt sẽ đại ngộ” là vì cớ ấy.
Nhân đây, nói về một chữ Vô (không) của thiền sư Triệu Châu, nếu đọc trong Triệu Châu Lục, rõ ràng là thiền sư đã trả lời “không” (Vô) để đối lại với “có” (Hữu) mà thôi. 

 28

Nguyên điển chép thế này: Có người học thiền hỏi: Con chó cũng có Phật tính chứ?
Sư đáp: Không đâu.
Người học thiền: Trên từ chư Phật dưới tới con kiến, ai ai cũng có Phật tính, cớ sao con chó lại không?  
Sư: Vì nó [cũng như chúng sinh, THL] còn vướng cái nghiệp (những vọng tưởng phiền não như tích, dục, tăng, ái.)
Chữ Vô về sau của Triệu Châu (Triệu Châu Vô tự) thành ra không phải là cái Vô đối ứng với Hữu (hữu-vô-vô hay tương-đối-vô) như trong câu chuyện trên. Cắt mất phần sau lời đối đáp của nguyên điển, trong công án, nó được hiểu là cái Vô tuyệt đối (tuyệt-đối-vô.) Công án này có mục đích giúp cho bản thân người tu hành thể nghiệm được “cái Vô của phương Đông.”  Nó không phải là cái Vô của đời Đường, thời đại Triệu Châu, mà là cái Vô của đời Tống đến sau, tức thời đại Ngũ Tổ Pháp Diễn!  Chính vào khoảng thời gian đó, hình thức gọi là “công án thiền” (khán thoại thiền) mới được thành lập vững vàng, cho nên công án về sau còn được gọi là những “ám hiệu mật lệnh” dưới trướng Ngũ Tổ. (Trong 48 Tắc Trong Vô Môn Quan, bản của tham học tì khưu Di Diễn Tôn Thiệu, Tắc số 1: Con chó của Triệu Châu [Triệu Châu Cẩu Tử.] 趙州狗子)
Những điều tam sao thất nghĩa trên cho thấy Thiền Sư Sùng Sơn cũng có lẽ, hơi có vẻ, hơi sùng sùng ý đấy?  Thế nào đi nữa thì cũng tội nghiệp cho kiếp làm chó cứ bị con người luôn đổ tiếng oan là biết mà vẫn cố phạm làm chó.  Thật ra làm chó còn có nghĩa hơn nhiều người.  Mà mấy ông thiền sư này chắc đã làm chó mấy đời rồi, biết chó có những vọng tưởng phiền não như tích, dục, tăng, ái, mới trả lời được dùm cho chó? 
Cẩu tử Phật tính, Toàn đề chính lệnh. Tài thiệp hữu vô, Táng thân thất mệnh. 狗子佛性全提正令才涉有無喪身失命(Phật tính của chó, Đề tài chính đáng. Mới bàn có, không, Đã toi thân mạng)

Chuyện Thiền ngụ ngôn, Tắc số 2: Chồn hoang của Bách Trượng (Bách Trượng dã hồ), Truyện có chép trong Bách Trượng Ngữ Lục và Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 3, chương Bách Trượng Đại Trí,  百丈野狐 
Bản tắc: Cứ mỗi khi hòa thượng Bách Trượng (Tức Bách Trượng Hoài Hải [720?749? – 814,] thiền sư đời Đường, người nhận pháp tự của Mã Tổ Đạo Nhất (709-788,) đã đặt ra
 29
Bách Trượng Thanh Qui để qui định hình thức sinh hoạt của thiền viện. Ngoài ra có để lại Bách Trượng Hoài Hải Thiền Sư Quảng Lục và Bách Trượng Sơn Đại Trí Thiền sư Ngữ Lục. Truyện về ông chép trong Toàn Đường Văn, Tổ Đường Tập, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, Ngũ Đăng Hội Nguyên,) thuyết pháp, thường có một lão già đi sau tăng chúng đến nghe. Khi các thiền sinh rút lui, lão cũng bước ra theo. Thế rồi một hôm, lão bỗng không lui mà nán lại giảng đường.  
Lúc đó, Bách Trượng mới hỏi:  

-Người đứng trước mặt ta, ông là ai vậy?

Lão già thưa:  Tôi không phải loài người. Thời xa xưa, thời Phật Ca Diếp (Tiếng Pali là Kassapa Buddha, Phật đứng hàng thứ sáu trong bảy vị cổ Phật. Thời Phật Ca Diếp ý nói đã lâu lắm, trước khi Phật Thích Ca còn chưa ra đời theo kinh Trường A Hàm,) tôi đã trụ trì ở núi này. Một hôm, đệ tử có người hỏi rằng người tu hành đạo Phật đến chỗ cao diệu vẫn còn có thể sa vào vòng nhân quả (Phạn ngữ là hetu-phala. Lý nhân quả ứng báo thiện nhân thiện quả, ác nhân ác quả,) khổ đau hay không. Tôi mới trả lời là không, người như thế không sa vào vòng nhân quả. Vì nói vậy mà suốt một thời gian dài tôi sa vào súc sinh đạo, bị đọa làm thân chồn hoang, cho đến nay đã trải qua năm trăm kiếp. Vậy xin thầy ban cho tôi một câu trả lời đúng để tôi có thể thoát ra khỏi kiếp chồn.
Nói xong, lão đặt lại câu hỏi cho Bách Trượng:  Thế thì người tu hành đạo Phật đến chỗ cao diệu vẫn còn có thể sa vào vòng nhân quả khổ đau hay sao?

Hòa thượng mới trả lời:  Không mê muội nhân quả.  
Lúc đó, lão già chợt đại ngộ, vái lạy hòa thượng Bách Trượng và nói:  Như thế thì tôi đã thoát được kiếp chồn.  Xác của tôi bỏ lại nằm ở sau núi. Xin thầy hãy lấy lễ chư tăng mà chôn cất cho. 

Bình xướng, Vô Môn nói rằng: Bảo là “Không sa vào vòng nhân quả” thì bị đọa làm chồn hoang, còn nói “Không mê muội nhân quả” lại thoát được kiếp chồn hay sao? Nếu có con mắt thứ ba  (Nguyên văn “nhất chích nhãn” [một con mắt] giúp ta nhìn thấy chân lý. Con mắt thứ ba ngoài hai nhục nhãn [của người trần mắt thịt,]  Có thể hiểu như trực giác,) mà nhìn thấu suốt điểm quan trọng này thì mới biết lão già ở trong núi Bách Trượng kia đã được sống sung sướng thảnh thơi suốt ngàn vạn năm chứ có gì đâu.
Hòa thượng bèn lệnh cho tăng giữ chức duy na (người giữ kỷ cương. Đây chỉ nhân vật có nhiệm vụ trông coi chư tăng trong chùa,) thông tin (nguyên văn “bạch chùy cáo chúng” tức dùng chày đánh vào mõ lớn để thông tin,) cho chúng tăng tụ họp, báo rằng sau giờ cơm trưa sẽ làm lễ chôn cất một tăng sĩ vừa mới mất.   Mọi người ngạc nhiên xôn xao: “Chúng ta mạnh khỏe như thế này, ở Niết Bàn Đường (còn gọi là Diên Thọ Đường, nới tăng sĩ có bệnh đến chữa trị, nghỉ ngơi,) chẳng ai nằm bệnh cả, sao lại bảo thế?” Cơm nước xong, hòa thượng hướng dẫn mọi người ra một cái hang đá phía sau núi, dùng trượng khều ra được xác chết một con chồn hoang. Bèn hỏa táng ngay. Đến chiều, hòa
 30
thượng Bách Trượng tề chỉnh uy nghi bước lên bục giảng, thuật lại mọi sự xảy ra trong ngày cho chúng tăng. 
Đại đệ tử là Hoàng Bá (tức Hoàng Bá Hy Vận.  Không rõ năm sinh năm mất, chỉ biết ông là một đại thiền sư đời Đường, đã nhận pháp tự của Bách Trượng Hoài Hải.  Có để lại ngữ lục “Truyền Tâm Pháp Yếu.” Tiểu truyện của ông thấy chép trong Tổ Đường Lục, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục và Tống Cao Tăng Truyện,) nhân đó mới hỏi: Ngày xưa, lão già vì trả lời sai một câu hỏi mà bị đọa làm thân chồn hoang suốt năm trăm kiếp, nếu lão ta trả lời đúng thì liệu lão sẽ trở thành gì ạ?
-Ngươi tới đây. Ta sẽ vì lão già trả lời cho!

Hoàng Bá bèn tiến sát đến bên Bách Trượng, bất thần đưa tay tát vào mặt thầy, để chứng tỏ mình hiểu thế nào là cái tâm vô phân biệt.  Hay có thể ông ta biết thầy mình đã thấy xác chồn từ trước nhưng tự bịa ra cái chuyện phương tiện ngụ ngôn này để truyền pháp?
Hòa thượng bèn vỗ tay cười, nói: Ta tưởng râu của lão Hồ màu đỏ.  Chẳng dè ở đây lại có lão Hồ râu đỏ thật!  
Hồ còn là dân tộc vùng Trung Á.  Người Trung Hoa ám chỉ Phật hay Sư Tổ Đạt Ma, đều là người ngoại quốc man di, rợ Hồ, quỷ tóc đỏ.  Câu nói, “Tương vị hồ tu xích cánh hữu xích tu hồ” trong nguyên văn là một thành ngữ có ý khen ngợi, “Chỉ có người đồng điệu, tri kỷ mới hiểu nhau.” 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin: Chắc hòa thượng Bách Trượng khi dạo núi đã tìm thấy xác chồn hoang. Từ đó ông mới dựng nên “kịch bản” này. Có thể gọi lão già trong cái xác chồn hoang là một “một hòa thượng Bách Trượng đời trước” (tiền Bách Trượng) mà chuyện về ông ấy có thật không thì không thành vấn đề. Bởi vì vừa mới đạt đến chỗ “bất lạc nhân quả” (kẻ đã ngộ đạo rồi không rơi vào sự chi phối của luật nhân quả), nhà tu hành lại sa xuống cái hố sai lầm của “sự giác ngộ về cái gọi là bình đẳng (đản không)” vì đinh ninh mình là nhân vật cao cường nhất trong núi. Đó mới là vấn đề của ông ta. Ý nghĩa của thiền kiểu chồn hoang (dã hồ thiền) là thế đấy! 
Con người ta vừa mới thoát ra sự ràng buộc của cái tâm “phân biệt” và thu nhận vào lòng thế giới vô cùng rộng lớn của “bình đẳng”, không nhiều thời ít, có lúc say sưa vì cái tâm cảnh mình vừa tiếp thu được nên có khuynh hướng trở thành một “ma vương gây trở ngại cho việc tu thiền” (thiền thiên ma).Ngay cả thiền sư Hakuin (Đại thiền sư Nhật Bản phái Lâm Tế sống vào giữa thời Edo, Hakuin Eikaku [Bạch Ẩn, Huệ Hạc, 1685-1768] là một tăng sĩ du hành, có công phục hưng môn phái của mình. Giỏi về thiền họa và để lại nhiều trước tác,) năm 24 tuổi, khi giác ngộ được về chữ Vô cũng có thái độ ngạo mạn về trình độ của mình. Đến khi gặp Shôju Rôjin (Chính Thụ Lão Nhân) chỉ bảo, mới phản tỉnh về sự sai lầm đó.
Theo lời bình của hòa thượng Vô Môn, không thể giải thích “bất lạc nhân quả” là sai hay “bất muội nhân quả” là đúng được. Dùng “con mắt thứ ba” mà hiểu thì mới thấy ông Bách Trượng đời trước đã sống năm trăm kiếp hạnh phúc trong thân xác chồn hoang của
 
31

mình.  Vì một lời“bất lạc”, mắc phải sai lầm thành chồn hoang. Nhưng trả lời “bất muội” để thoát kiếp chồn lại là cái sai lầm thứ hai. Chồn mà cứ vui sống kiếp chồn, không thèm thuồng chi khác là đáng gọi là Phật rồi. Người mà không thỏa mãn sống làm người, luôn luôn đi tìm những gì đâu đâu thì đáng gọi là chồn vậy.  
Thành ra ở chỗ nào cũng là trong vòng nhân quả, lúc nào cũng phải theo luật nhân quả. Bậc đại tu hành không phải tìm kiếm gì ở bên ngoài. Như Suzuki Daisetsu (dùng chữ “trửu quăng” (khoanh cùi chỏ) có chép trong thiên Tập Nhi sách Luận Ngữ) nói phải “tự khoành tay mình làm chỗ gối đầu cho mình”, vui với cái mình có. Ở trong sự “bình đẳng” (chân không vô tướng) phải có sự “dị biệt”[*] (chân không diệu hữu). Cái “bình đẳng sai lầm” (ác bình đẳng) do không biết có sự dị biệt ấy gọi là “thiền kiểu chồn hoang” (dã hồ thiền) vậy.  (* Lời dịch giả, Tôkyô ngày 24 tháng 2 năm 2009, Nguyễn Nam Trân, tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng thiết nghĩ cái tâm không phân biệt cần dẹp bỏ và sự dị biệt lúc nào cũng tàng ẩn trong bình đẳng là hai khái niệm thuộc hai phạm trù khác nhau.)
Tương tự, có một nữ Phật Tử hỏi Thiền Sư Sùng Sơn: Người nữ có thể tu thành Phật được không?  Sư Sùng Sơn trả lời: Không!  
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên ghi, có một bà già đến hỏi Thiền Sư Triệu Châu: 
-    Bạch Hòa thượng, con thấy thân người nữ khổ quá, bị chướng ngại khó tu, xin Hòa Thượng chỉ cho con cách tu làm sao để kiếp sau con thành thân nam”. 
 Hòa thượng nói: Không cần phải đợi đến kiếp sau, đến trước chánh điện tôi sẽ chuyển cho bà. 
 
Khi bà già đã đứng trước chánh điện, Thiền Sư Triệu Châu đánh ba tiếng chuông rồi nói:
-     Nếu bà muốn chuyển thành thân nam, bà phải nghe lời tôi, phát nguyện lực như thế này: ‘Con phát nguyện cho tất cả mọi người đều sanh lên cõi trời, còn con thì trầm luân dưới hỏa ngục.’ 
Bà già sợ hãi, cho rằng lời phát nguyện này không liên quan gì đến việc bà muốn chuyển sang thân nam để dễ tu hành. Hòa thượng lúc này mới khai thị: 
- Đó mới chính là chuyển thân nam.
Trần Thái Tông (1218 - 1277) đã giải thích vấn đề phân biệt nam nữ này trong Phổ Thuyết Sắc Thân, tựa đề Gấp Tu: Nhược thị tác gia cụ nhãn, trực tu tảo cấp hồi quan. Phiên thân khiêu xuất tử sinh khòa; đàn chỉ liệt khai ân ái võng. Túng nhĩ nam, túng nhĩ nữ tổng thị kham tu; nhậm cừ trí nhậm cừ ngu tận giai hữu phận. Nhược vị đạt Phật tâm tổ ý, thả tiên bằng trì giới niệm kinh; cập Phật diệc phi, Tổ diệc phi tắc giới hà trì kinh hà niệm.  
 
32

Cư huyễn sắc diệc danh chân sắc, xử phàm thân dã thị pháp thân; phá lục tặc vi lục thần thông, du bát khổ tác bát tự tại. Tuy ngôn nhậm ma nhi nhân nhân ký nhập giá sắc thân lý, khứ dã thị nan nan.

Hòa Thượng Thanh Từ dịch: Nếu người tác gia đủ mắt, cần phải sớm gấp hồi quang, chuyển thân nhảy khỏi vòng sanh tử, khoảng khảy tay cắt đứt lưới ái ân. Dù là nam hay nữ thảy đều tu được; dẫu rằng trí hay ngu trọn đều có phần. Nếu chưa đạt được Phật tâm, Tổ ý, hãy trước nương trì giới tụng kinh.  Đến lúc Phật cũng chẳng phải, Tổ cũng chẳng phải, thì giới gì trì, kinh nào tụng. 
Nơi sắc huyễn cũng là chân sắc, ở thân phàm cũng là thân Phật. Phá sáu thức làm sáu thần thông, dạo tám khổ (Tám khổ là: sanh ,lão ,bệnh, tử, cầu chẳng được, thương yêu chia lìa, oán thù chung hội, thân năm ấm hưng thịnh,) thành tám tự tại (Tám tự tại: Một thân hiện nhiều thân như số vi trần - Thân nhiều như vi trần ở khắp các cõi Phật - Thân lớn của Phật đến các thế giới - Phật hiện vô số thân - sáu căn hỗ dụng - Phật đạt tất cả pháp vẫn như không được - Phật thuyết pháp tự tại.) Tuy nói thế ấy, mà mỗi người vào trong sắc thân rồi, bỏ đó thật khó thay! 

Trong Phổ Khuyến Phát Bồ Đề Tâm, tựa đề Sách Tấn (Encouraging,) Trần Thái Tông giảng tiếp:  Hoặc có người vùi đầu trong ăn uống, qua mất một đời. Hoặc có người trên đường tu hành lầm lẫn, mà không thức tỉnh. Đâu biết, tánh giác Bồ-đề mỗi mỗi viên thành, nào hay căn lành Bát Nhã người người đầy đủ. Chớ luận đại ẩn tiểu ẩn, thôi phân tại gia xuất gia. Chẳng cuộc người tăng kẻ tục, chỉ cốt nhận được bản tâm. Vốn không có nam nữ, đâu cần chấp tướng. Người chưa rõ dối chia tam giáo, liễu được rồi đồng ngộ nhất tâm. Nếu hay phản chiếu hồi quang, đều được kiến tánh thành Phật. 
Hoặc hữu mai đầu khiết phạn nhi không quá nhất sinh; hoặc hữu thác lộ tu hành nhi bất tỉnh giá ý. Khởi thức Bồ Đề giác tính cá cá viên thành; tranh tri bát nhã thiện căn nhân nhân cụ túc. Mạc vấn đại ẩn tiểu ẩn, hưu biệt tại gia xuất gia. Bất câu tăng tục nhi chỉ yếu biện tâm, bản vô nam nữ hà tu trước tướng. Vị minh nhân vọng phân tam giáo, liễu đắc để đồng ngộ nhất tâm: Nhược năng phản chiếu hồi quang, giai đắc kiến tánh thành Phật.  

Lên cỏi trời hay đọa địa ngục mắc mớ gì tới đực hay cái?  Có thể trò chơi tôn giáo do những người nam đặt ra để chạy trốn người nữ cho nên họ không muốn người nữ chạy theo chơi cùng, níu kéo, quậy phá?  Nếu không có người oan gia nữ thì người nam cần gì xuất gia tu hành?  Hình như theo sư Tàu và sư Đại Hàn lẫn những tôn giáo khác thì tên nam nào cũng đại trượng phu, cao thượng hơn người nữ?  Vô minh, khổ đau đâu kỳ thị nam nữ?
Nữ lưu anh kiệt cũng đầy trí tuệ, 
Ðôi mày là phượng cất cao  Ðôi môi chín ửng khoé đào rừng mơ  Tiếng nàng vỡ bạc thành thơ  Tụng dòng kinh tuệ trên tờ khói mây  *
 
33
 
Ta về rũ áo mây trôi  Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan  Rằng xưa có [Ả] từ quan  Lên non tìm động hoa vàng ngủ say  * Em từ rửa mặt chân như  Nghiêng soi hạt nước mời hư không về  Thâu hương hiện kính bồ đề  Phấn son chìm lắng hạt mê luân hồi * Cành sen lá chĩu sương trong  Áo ni xám vạt trời hong buồn về  Tay nào nghiêng nón thơ che  Tay nào lần chuỗi bồ đề xanh xao  * Nến khuya lửa hắt hiu vàng  Trang kinh lác đác đôi hàng nhạn sa  Ý nào hóa hiện ngàn hoa  Chữ nào cẩn nguyệt trên tà áo ni  * Ni về khép cửa chùa tu Sớm mai mở cổng quét thu vườn hồng Thu vương ngọn chổi đôi bông Thoảng dâng hương lạ bướm vòng cánh duyên * Dỗ non suối giọng thầm thì  Ðộ tam thế mộng xá gì vóc hoa  Ni cô hiện giữa ta bà  Búp tay hồng ngọc nâng tà áo trăng  * Khơi trầm thơm tụng kinh hiền  Máu xuân mạch lạnh trong miền xương da  Vườn chùa có nụ hàm ca  Sương khuya: pháp bảo trăng tà: vô môn  * Chuông ngân chiều lặng trầm tư  Tiếng lơi đẫm hạt thiên thư bềnh bồng  Ðiệu về tay giấu chùm bông  Gót chân đất phật trổ hồng hằng sa  * Bóng trăng tịch mặc hiên nhà  Thành đàn nẩy hạt tỳ bà quyện hương  Gió thu từ độ tha phương  Về trên hốc gỗ bên đường lặng im  
(Động Hoa Vàng, Phạm Thiên Thư)