Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 
 
Phật-Pháp-Tăng

佛 法 僧

Buddha-Dhamma-Sangha
 
***

Nội dung

Phần 1

Phật

1. Phật và Bồ-đề.
2. Phật và Phật pháp.
       2.1. Chân lý Duyên khởi:
       1)LýVô thường -Vô ngã.    
2)Lý Nhân Quả => Tứ diệu đế.
2.2. Đạo đức Trung đạo.
3. Phật và Phật tính.
       3.1. Tổng quan về Phật tính.
3.2. Phật giáo Bắc truyền và Phật tính.
3.3. Phật giáo Nam truyền và Phật tính.
4. Phật và niệm Phật.
4.1. Chánh niệm về Phật tướng.
4.2. Chánh niệm về Phật tính.
5. Phật và Phật giáo.
6. Phật toàn giác và Phật độc giác.
       6.1. Phật toàn giác.
         6.2. Phật độc giác.
 
Phần 2

Pháp

1. Pháp nơi xã hội thế tục.
2.Pháp nơi đạo Phật.
2.1.-Pháp là tất cả mọi sự vật mọi hiện tượng.
2.2.- Pháp là những quy luật của vũ trụ.
2.3.-Pháp là đạo lý của đạo Phật.
3. Pháp học (Pariyattisāsana).
3.1. Tạng Kinh(Suttantapiṭakapāḷi).
3.2.Tạng Luật(Vinayapiṭakapāḷi).
3.3. Tạng Luận(Abhidhammapiṭakkapāḷi).
4.  Pháp hành (Paṭipattīsāsana).
4.1. Pháp hành định tính: 37 Phẩm trợ đạo.
                  1. Ngũ căn(P: Pañca indriya;  S: Pañcānām indriyāṇām).
                    2. Ngũ lực (P:  Pañca bala;  S:  Pañca balāni).
                    3. Tứ chánh cần (P: Cattāro sammappadhānā;  S: Catvāri prahāṇāni).
                    4. Tứ niệm xứ (P: Cattāro satipaṭṭhānā;  S: Catvāri smṛtyupasthāna).
                    5. Tứ Thần Túc (P: Cattāro iddhi-pādā;  S: Catvāri ṛddhipāda).
                    6. Thất giác chi(P: Satta-pojjharigā;  S: Sapta-podhyaṅgān).
                    7. Bát Chánh Đạo (P: Ariyāṭṭhaṅgika-magga;  S: Āryāṣṭāṇga-mārga).
4.2. Pháp hành định lượng: Giới-Định-Tuệ.
                 1. Pháp hành giới
2.Pháp hành định
3. Pháp hành tuệ
5.Pháp thành (Paṭivedhasāsana).
 
Phần 3

Tăng

1. Tổ chức Tăng.
       1.1. Phẩm trật của Tăng theo việc thọ giới.
1.2. Phẩm trật của Tăng theo tuổi đạo.
1.3. Sinh hoạt tu học của Tăng.
2. Phật tử.

        2.1. Cư sĩ.
         2.2.Tu sĩ.
         2.3. Nhận thức căn bản về người tu học.
         2.4. Tăng tại gia, Tăng xuất gia – Phàm tăng, Thánh tăng.
 
Phần 4

Tam bảo
1. Tam bảo trong Phật giáo Nguyên thủy.
2. Tam bảo trong Phật giáo Phát triển.
        2.1 – Ðồng thể Tam bảo.
         2.2 – Biệt thể Tam bảo.
         2.3- Trụ trì Tam bảo.
         2.4-Lý quy y Tam bảo.
2.5.  Sự quy y Tam bảo.
3.  Những lợi ích khi thân cận với Tam bảo(6 lợi ích).
       
Bài đọc thêm.
1/. Pháp tướng và Pháp tính.
2/. Bách pháp (100 pháp).
3/. Giới–Định–Tuệ  hay  Niệm–Định–Tuệ.
                                  
NBS:  Minh Tâm 9/2019
Image result for triratna buddhism
 
Phần 1
Phật
1. Phật và Bồ-đề.

Buddha(title) - Wikipedia
Phật – Wikipedia tiếng Việt
Bồ-đề(菩提;  P;S: Bodhi;  E: Enlightenment of a Buddha):  Có nghĩa là sự giác ngộ覺悟của một vị Phật.
:  Có nghĩa là người giác ngộ(= Giác giả 覺者).  Đây là bởi danh từ “Buddha” có gốc là động từ “budh” có nghĩa là tỉnh giác, giác ngộ, tức thấy biết rõbản chất của mọi sự vật.

Trong Phật giáo, vị Phật thường dùng để chỉ đến một con người, một chúng sinh đã giác ngộ, tức người này đã thấy biết rõ Chân lý và hoàn thiện Đạo đức. Theo đó, người chưa giác ngộ gọi là chúng sinh, còn người đã giác ngộ – tức thấu đạt Chân lý – gọi là Phật.
1)Trong  kinh Brahmàyu, thuộc Trung Bộ kinh, đức Phật Thích Ca đã nói với đạo sĩ Brahmàyu:
"Những gì cần biết rõ, Ta đã biết rõ.
Những gì cần từ bỏ, Ta đã từ bỏ.
Những gì cần tu tập, Ta đã tu tập.
Do vậy, này Vị đạo sĩ, Ta là Phật"
          Ngạn ngữ Tây Tạng nói rằng: “Những ai thấu hiểu được Phật, thì người đó xem như nắm trọn được đạo Phật rồi vậy”.  Thế thì hiểu được Phật như thế nào là đúng nghĩa?

          - Nếu hiểu Phật là một Thần linh lớn, có quyền ban phúc giáng họa, mà con người muốn sống hạnh phúc thì cần phải tin tưởng và kính sợ cầu xin ơn Thần linh. Đây là cách hiểu như được thấy ở nhiều tôn giáo hữu thần, thiếu nền tảng nhân bản.

          - Nếu hiểu Phật là một bậc giác ngộ, tỏ rõ bản chất thực của vũ trụ như là một quy luật khách quan tự nhiên, mà con người muốn sống hạnh phúc thì cần phải hiểu rõ và sống theo quy luật này. Ngược lại, nếu như con người không biết,hay không hiểu, hay hiểu saivà sống ngược với quy luật, thì đau khổ là điều hiển nhiên. Nói chung, sống hạnh phúc hay đau khổ là do chính con người tự tạo dựng cho chính mình.  Đây được xem là cách hiểu đúng đắn và đặc thù của đạo Phật so với các tôn giáo khác, đã được đức Phật lịch sử Thích Ca biểu hiện nơi chính bản thân Ngài, hoàn toàn đứng trên nền tảng nhân bản.

Lịch sử cho thấy rằng thái tử Tất-Đạt-Đa vốn có cha mẹ sinh ra, có vợ con, vượt thành xuất gia, tìm thầy học đạo, tu tập khổ hạnh vẫn chưa gọi là Phật. Sau khi giác ngộ viên mãn, thái tử Tất-Đạt-Đa được gọi là Phật. Vị Phật đem ánh sáng chân lý đến cho mọi người đến tám mươi tuổi rồi cũng từ giã cõi đời như bao người. Cho nên nếu chỉ nhìn Phật trên hình tướng sanh diệt đó, tuy rất đáng trân trọng, nhưng thực ra là chưa đúng với cái giá trị tinh thần lớn lao về Phật, đó là chân lý cao quý vốn đã được đức Phật khám phá ra và truyền trao lại cho nhân loại.
2)Trong kinh A Hàm có bài kinh kể rằng:
Một hôm Đức Phật đi khất thực trong thành Xá Vệ trở về, chiều hôm đó cảm thấy trong người hơi lạnh, Ngài ra ngồi phơi nắng, vén y để lộ làn da nhăn nheo. Thấy vậy, Tôn giả A-nan đi đến xoa lưng Phật và than rằng:
- “Ôi da dẻ Thế Tôn không còn láng mịn như thuở xưa nữa! Lưng Ngài đã khòm tới trước, còn đâu những gì của thời trai tráng!
Phật bảo:
- Đúng thế A-nan! Cái già nó sẵn ở trong cái trẻ, cái chết nó nằm sẵn trong cái sống. Một lúc nào đó, thân ta rồi đây cũng không tránh khỏi hư hoại!

Do đó khi nói về Phật, mà nội dung chỉ là hình tướng của vị Phật, thì cái thấy về Phật quả thật khá khiêm tốn, có chăng đó chỉ là sự ngưỡng mộ, mà chưa thấy ra giá trị tinh thần đích thực là Chân lý và Đạo đức nơivị Phật – là Bồ-đề có tầm lớn lao và cao quý, có nhiều ảnh hưởng lâu dài trên nhân loại.

3)Như trong Đoạn 26 - Pháp Thân Phi Tướng của kinh Kim Cương, cũng đã từng chỉ rõ:
Bản Hán:
Nhược dĩ sắc kiến Ngã,          若以色見我
Dĩ âm thanh cầu Ngã,            以音聲求我
Thị nhân hành tà đạo,            是人行邪道
Bất năng kiến Như Lai.   不能見如來

Dịch:

Nếu do sắc thấy ta,                 Thấy sắc cho rằng thấy Phật đà,
Do âm thanh cầu ta,              Nghe thanh, lại bảo đó là Ta,
Người ấy hành đạo tà,           Những người như vậy hành tà đạo,
Không thể thấy Như Lai.        Hồ dễ thấy tường Đức Phật a?

2. Phật và Phật pháp.
         
Phật pháp (佛法;  P: Buddha-dhamma;  S: Buddha-dharma;  E: The Teachings of the Buddha) hay gọi ngắn là Pháp:  Đó là lời dạy, là đạo lý hay giáo lý của đức Phật.  Phật pháp được xem là Phật đạo 佛道, là con đường dẫn tới giác ngộ hay Phật quả, bởi nội dung của Pháp không ngoài mục đích dẫn dắt chúng sinh đạt tới Giác ngộ-Giải thoát, trở thành một vị Phật.
          Nội dung cụ thể của Pháp được nhận thực qua Chân lý và Đạo đức, đó là:
2.1. Chân lý Duyên khởi:

Pratītyasamutpāda - Wikipedia
Duyên khởi – Wikipedia tiếng Việt
Duyên khởi(縁起# Duyên sinh: 緣生# Duyên hợp: 緣合;  P: Paṭiccasamuppāda;  S: Pratītyasamutpāda;  E: Conditional Causation, Dependent Arising;  F: Coproduction conditionnelle, Coproduction conditionnée).
  TheoTăng Chi Bộ, kinh số 92, nguyên lý Duyên khởi được phát biểu:
Do cái này có, cái kia có. 
Do cái này sinh, cái kia sinh. 
Do cái này không có, cái kia không có. 
Do cái này diệt, cái kia diệt.

                    o0o
Imasmim sati idam hoti
Imasmimasati Idamna hoti
Imassuppãdã idam uppajjati
Imassa nidrdhãidam nirujjhati

o0o

此 有 故 彼 有
此 生 故 彼 生
此 無 故 彼 無
此 滅 故 彼 滅           
Duyên khởicó các biểu hiện đa dạng qua các nhận thức,được diễn đạtcụ thểdưới các dạng sau:        
1)Vô thường -Vô ngã:  
- Vô thường (無常;  P: anicca;  S: anitya;  E: Impermanence):  Đó là biểu hiện cho tính thay đổi (thời gian) nơi mọi sự vật, trái với quan điểm hằng hữu nơi nhiều tôn giáo.
- Vô ngã (無我;  P: anattā;  S: anātman;  E:No-self, not self, non-ego):   Đó là biểu hiện chotính không thực(không gian – hợp thể) của mọi sự vật,  trái với quan điểm tự hữu nơi nhiều tôn giáo.
2) Nhân Quả(因果;  P;S : Hetu-phala;  E: Cause and Effect) :  Đây là nói gọn của lý Nhân Duyên Quả. Với Duyên (緣;  P: Paccaya, Paticca;  S: Pratyaya, Pratitya;  E:  Condition).
                    + Nhân :  Được xem là Duyên chính, còn gọi là Nội duyên. Ví dụ : con người là Duyên chính, tổ hợp bởi 5 duyên (5 uẩn).
                    + Duyên :  Được xem là Duyên phụ, còn gọi là Ngoại duyên, nó có thể có lợi (thiện) hay có hại (bất thiện) cho Duyên chính.
                    + Quả :  Duyên chính mới hình thành từ sự phối hợp Duyên chính và Duyên phụ.

Nhân  +  Duyên  =  Quả
Nhân-Duyên-Quả được xem là giáo lý xuyên suốt đạo đức và chân lý của đạo Phật. Cũng từ đây, đức Phật đã đúc kết 2 cặp Nhân Quả trên con người, đó là cặp thế gian Khổ - Tập và cặp siêu thế gian Diệt - Đạo, được gọi là Tứ diệu đế như dưới đây:
- Cặp thế gian:
+ Khổ đế: Quả.  Là kết quả Khổ đau mà con người phải nhận chịu từ sự việc. Đây là biểu hiện của một nội tâm loạn động(phiền não).
+ Tập đế: Nhân.  Là nguyên nhân của Khổ đau; đó là do con người đã cố chấp tự trói tâm mình vào thành kiến của chính mình đối với sự việc. Đây là biểu hiện của một nội tâm chấp thủ trói buộc(= nội kết từ thành kiến, tà kiến).
- Cặp siêu thế gian:
+ Diệt đế: Quả.  Là kết quả Hạnh phúc mà con người hưởng được từ sự việc. Đây là biểu hiện của một nội tâm thanh tịnh giải thoát(hạnh phúc đích thực).  
+ Đạo đế: Nhân.  Là nguyên nhân của Hạnh phúc; đó là do con người biết cởi mở tâm mình, biết dung nạp và chọn lọc tri kiến hay đẹp từ nhiều nguồn, chứ không để tư kiến của riêng ta áp đặt lên sự việc. Đây là biểu hiện của một nội tâm xả ly.

2.2. Đạo đức Trung đạo.
Trung đạo(中道;  P: Majjhimā-paṭipadā;  S: Madhyamā-pratipad;  E: Midle Way):  Là nhận thực Chân lý Duyên khởi nơi đời sống vật chất và tinh thần của con người, là cách nhìn không thành kiến trong các mối liên hệ đối đãi nơiđời sống xã hội. Nói cách khác nhận thức Trung đạo vượt lên các nhận thức đối đãi cực đoan thường thấy, bằng các biểu hiện của Tham Sân Si.

Một biểu hiện quan trọng của Trung đạo nơi con người là sự hài hòa giữa hai đối tính của tâm, đó là Tình cảm (nối kết) và Lý trí (phân tách), được gọi là Từ biTrí tuệ.

- Từ bi:  Là loại tình cảm được đặt trên nền tảng của nhận thức Vô ngã không dính mắc, trái với Bác ái là loại tình cảm được đặt trên nền tảng của nhận thức Hữu ngã dính mắc.

- Trí tuệ:  Là loại lý trí được đặt trên nền tảng của nhận thức Vô thường không dính mắc, trái với Thường kiến hay Định kiến là loại lý trí được đặt trên nền tảng của nhận thức Thường ngã hay Tự ngã (= Hằng hữu hay Tự hữu) dính mắc.
          Theo Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147), Đạo đức của nhà Phật có thể cụ thể cho hành động theo nguyên tắc sau:
+ Thiện:  Khi hành động đem đến lợi mình và lợi người.
+ Ác (bất thiện):  Khi hành động được lợi mình mà hại người, hoặc được lợi người mà hại mình, hoặc làm hại cả mình và người.
 
3. Phật và Phật tính.

3.1. Tổng quan về Phật tính.
Phật tínhhay Phật tánh (佛性;  P: Buddhatta;  S:Buddhatā;  E: Buddha-nature, True Nature) là từ ít được dùng trong Phật giáo Nam truyền, nhưng lại phổ biến trong Phật giáo Bắc truyền, lẫn lộn với một số từ khác, hoặc đánh đồng với nhau. Từ Phật tính được xem là xuất hiện sớm nhất trong kinh Niết-bàn (Mahāparinirvana - Sūtra).   Kinh Niết-bàn truyền đến Trung Quốc, có hai bản dịch:
1. Kinh Đại-bát Nê-hoàn, 6 quyển, do Pháp Hiển dịch.
2. Kinh Đại-bát Niết-bàn, 40 quyển, còn gọi là bản Bắc, do Đàm Vô Sấm dịch. Về sau, bản Bắc được chỉnh sửa lại, còn 36 quyển, gọi là bản Nam.
Ngày nay bản Bắc, 40 quyển được phổ biến nhất.
         
Nói chung, “Phật tính” không dùng để nóivề một thực thể, mà chỉnói lên tính chất hàm tàng hay bản tính vốn hiện hữu nơi mọi chúng sinh, mà nếu như có duyên lành sẽ kích ứng chuyển hóa hình thành tuệ giác.Phật tính được ghi nhận qua các kinh điển sau:
- Trong kinh Phạm Võng có chép:  “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính.”
- Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng cũng viết:  “Dẫu kẻ ngu, dẫu người trí cũng đều có Phật tính như nhau. Chỉ tại sự mê, ngộ chẳng đồng đó thôi.”

Như vậy,khái niệm về Phật tính là để cho chúng sinh sinh khởi tín tâm tu hành Phật đạo, mặt khác Phật tính cũng phá luôn quan điểm chấp trước các pháp có tự tính của ngoại đạo. Phật tính quan cho rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính, nhưng Phật tính không thể chấp hữu, cũng không thể chấp vô, mà Phật tính chính là một tiềm năng tri kiến Phật dẫn đến giác ngộ.

3.2. Phật giáo Bắc truyền và Phật tính.

Trong Phật giáo Bắc truyền, có nhiều quan điểm khác nhau về Phật tính (佛性;  S: Buddhatā, Buddha-svabhāva),nhưng nói chung, phần lớn Phật tính được xem là  Bản tính (= Thể tính hay Bản thể tính)  bất sinh - bất diệt của mọi loài. Theo đó, mọi loài đều có thể đạt giác ngộ và trở thành một vị Phật, không bị đời sống hiện tại hạn chế.
 
Bản tính mọi loài nói chung là không có tính tự thể (ngã); tuy nhiên ở bình diện tương đối, thì vẫn không trở ngại, có thể tạm dùng giả danh quy ước, ví như từ năng lượng của khoa học Vật lý hiện đại dùng để chỉ bản tính “Phật tính”. Như thế, Phật tínhnói lên tínhBình đẳngvới các biểu hiện cảm nhận như sau:
 
1/Cảm nhận tính vượt thoát: Các tông phái này được diễn đạtsự vượt thoát với các tên gọi sau :
+  Pháp Tướng tông    :   phế thuyên,  đàm chỉ   :   miễn bàn, miễn nói.
+  Tam Luận tông       :   ngôn vong,  lự tuyệt    :   quên lời, bỏ nghĩ.
+  Thiền tông              :   bất lập văn tự              :   không dùng văn từ.
+  Tịnh Độ tông          :   bất khả tư nghì            :   không thể nghĩ bàn.
+  Chân Ngôn tông     :   xuất quá ngôn ngữ      :   vượt trên ngôn từ.

2/  Cảm nhận tính tịch tĩnh:   Tính chất này có các tên gọi như Hư Không,  Hư Vô, Chân Không,  Chân Không Diệu Hữu,  Không Tịch. “Hư Không hàm tàng hết sắc tướng, vạn vật ”.
KinhPháp Bảo Đàn.

3/  Cảm nhận tính đủ đầy (viên dung):Tính chất này có các tên gọi như  Nhất Thể, Nhất Như,  Nhất Tâm,  Như Như.
 “ Ta và chúng sinh là Nhất Thể, lấy bệnh của chúng sinh làm bệnh của ta, lấy bệnh của ta làm bệnh làm bệnh của chúng sinh “.                               
 KinhDuy Ma Cật.
          4/  Cảm nhận tính chính yếu (cốt lõi): Tính chất này có các tên gọi như  Pháp Thân,  Pháp Thể.
“ Pháp Thân của Như Lai là Chân Thường, Chân Lạc, Chân Ngã, Chân Tịnh “                                                                                                         
KinhThắng Man.
         
5/ Cảm nhận tính hoàn thiện:   Tính chất này có các tên gọi như   Chân Như,  Chân Tâm,  Thật Tướng,  Chân Thật Tướng,  Viên Thành Thật Tướng.
                                    “  Vạn pháp từ Chân Tâm biến hiện “.                       
KinhLăng Nghiêm. 
 
3.3. Phật giáo Nam truyền và Phật tính.
Phật giáo Nam truyền tuy ít dùng tên gọi Phật tính (P: Buddhatta), nhưng nhận chân được  Chân tính (tính chất chân thật)  nơi tự thân của mọi sự vật, đó là Vô thường – biểu thị cho hiện tượng biến đổi theo cấu trúc thời gian, và Vô ngã – biểu thị cho bản chất duyên sinhtheo cấu trúc không gian.Như thế Phật tính có thể diễn đạt như sau:
Phật tính = Chân tính = Duyên khởi tính = Không tính
Trong đó:
Duyên khởi tính = Vô thường tính + Vô ngã tính
Phật tính như thế đãthể hiện tính Bình đẳng nơi vạn sự vạn vật, đó là Vô thường tính và Vô ngã tính luôn hiện hữu nơi tự thân của tất cảmọi sự vật.
Trong các kinh luận Phật giáo Bắc truyền nhưDuy Thức Tam Thập Tụng, Thành Duy Thức Luận, kinh Giải Thâm Mật (Sandhi-nirmocara),  kinh Lăng Già Tâm Ấn (Lankâvatâra-Sutra)  còn mô tả về tính chất hiện hữu nơi tự thân của vạn sự vạn vật, được gọi là Tự tính (xem Tam Tự tính), trong đó Viên Thành thật Tự tính là một cách mô tả khác về Phật tính, mà Vô thường tính + Vô ngã tính chính là nội dung của mô tả này.
Xem thêm:
- Buddha-nature- Wikipedia
- Phật tính– Wikipedia tiếng Việt
- Śūnyatā - Wikipedia
- Không tính– Wikipedia tiếng Việt
 
 
4. Phật và niệm Phật.

Niệm Pật(念佛;  P: Budhānussati;  S: Buddhaānusmṛti;  E: Nianfo):  Đó là Chánh niệm theo hai cấp độ sau:
- Cấp độ 1:  Chánh niệm về vị Phật – tức bậc giác ngộ, với những mô tả về những tướng mạo đẹp đẽ và các đức tính cao quý của vị Phật này. Đây là phương pháp có mục đích giúp nội tâm hành giả an tĩnh, tránh được loạn động.
- Cấp độ 2:  Chánh niệm về tính Phật hay Chánh niệm về Bồ-đề – tức thuộc tính giác ngộ, với những mô tả về Chân lý – là lẽ thật về thực tướng của mọi sự vật trong vũ trụ. Đây là phương pháp có mục đích giúp khai tuệ cho hành giả đi đến giác ngộ-giải thoát – là thấy biết rõ về bản chất của mọi sự vật, nên không còn dính mắc chấp thủ vào các tri kiến, mà hài hòa các tri kiến thiết thực với sự sống.
Giải thích thêm về 2 cấp độ này như sau:

4.1. Chánh niệm về Phật tướng(E: Mindfulness of the Buddha – tướng mạo của Phật):   
Đó là nhớ nghĩ về tướng của Phật, được gọi là niệm Phật tướng, hay niệm Phật định, hay niệm Phật Tam-muội, mà theo Đại sư Tông Mật (784-841), hiệu Khuê Phong, thuộc Ngũ Tổ Hoa Nghiêm tông có nói tới, gồm 3 cách:

1)Niệm Phậttrì danh:  Hành giả miệng xướng, tai lắng nghe, tâm chuyên chú vào danh hiệu của một vị Phật, như “Nam-mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni”, “Nam Mô Phật A Di Ðà”…  Danh hiệu Phật nối tiếp liên tục khiến vọng niệm không sanh khởi, dần dần sẽ nhiếp tâm vào Định, đắc pháp Niệm Phật Tam Muội.
2) Niệm Phật quán tượng:  Hành giả để mắt chăm chú vào hình tượng vị Phật, miệng xướng danh hiệu,  tâm chuyên chú không tán loạn.  Hành giả sẽ dần đắc pháp Niệm Phật Tam Muội.

3) Niệm Phật quán tưởng:  Hành giả tưởng nghĩ đến công đức của vị Phật qua một bài kệ tán, mà không cần phải có hình tượng vị Phật trước mặt, cũng có thể đắc pháp Niệm Phật Tam muội. Ví như bài kệ tán Phật A Di Đà sau:
A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di
Hám mục trừng thanh tứ đại hải,
Quang trung hóa Phật vô số ức
Hóa Bồ tát chúng diệt vô biên
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
Dịch nghĩa:
Di Đà thân Phật sắc vàng tươi
Tướng tốt quang minh vẹn đủ mười
Ánh sáng bao trùm năm núi lớn
Mắt trong như bốn bể đại dương
Hào quang hóa Phật nhiều vô số
Bồ tát hiện thân gấp mấy mươi
Bốn tám lời nguyện mong độ chúng
Hoa sen chín phẩm rước lên ngôi.

4.2. Chánh niệm về Phật tính(E: Mindfulness of the Buddha-nature – Phật tính: Là tính chất giúp hành gỉa giác ngộ, bởi do quán tưởng đến những tính chất thực tướng của vạn sự vật sẽ dần giúp hành giả đạt tới giác ngộ):

Đó là nhớ nghĩ về Phật tính, được gọi là niệm Phật tính, hay niệm Phật tuệ, hay niệm Phật Ba-la-mật.  Cụ thể là niệm Chân lý và Đạo đức của đạo Phật. Theo Đại sư Tông Mật thì đây là cách niệm Phật thứ tư “Niệm Phật thật tướng”

4) Niệm Phật thật tướng:   Hành giả thường xuyên quán niệm về thật tướng của mọi sự vật là luôn biến đổikhông thực thể.  Đó là Chánh niệm về “Vô thường tính + Vô ngã tính”.  Đây chính là Niệm Phật theo lý sự viên dung, là Niệm Phật tính của Thiền tông hay Niệm Thật tướng của Tịnh Độ tông.

Có thể nói rằng Chánh niệm về Phật tính là một phương tiện thù thắng để chuyển hóa nội tâm, nhằm bứng tận gốc rễ các khổ đau, là hạt nhân để đi tới Phật quả.

Phật tính do đó có thể được xem là yếu tố nhận thức và quán niệm trong tu tập vô cùng quan trọng, vì giá trị chuyển hóa nội tâm của nó là rất lớn, như đức Phật đã từng xác định giá trị của nó trong kinh Tăng Chi 4, tr. 264-:-265, như sau:
         
 “Có lần, đức Phật thuyết pháp cho ông Cấp Cô Độc về công đức của sự cúng dường. Đức Phật nói :  ‘Cúng dường cho Phật và Tăng chúng thì có công đức rất lớn. Nhưng có công đức lớn hơn là xây tu viện cho Tăng chúng ăn ở và tu học.  Có công đức lớn hơn  xây tu viện là thọ tam quy Phật-Pháp-Tăng.  Có công đức lớn hơn thọ tam quy là giữ năm giới.  Có công đức lớn hơn giữ năm giới là giữ tâm niệm Từ Bi, dù là trong giây phút.  Nhưng có công đức lớn hơn tất cả, đó là quán niệm sâu sắc đạo lý Duyên khởi – Vô thường, Vô ngã – của mọi sự vật’.”
 
Xem thêm:
- Enlightenment - Wikipedia
- Giác ngộ – Wikipedia tiếng Việt
- Prajnaparamita - Wikipedia
- Bát-nhã-ba-la-mật-đa – Wikipedia tiếng Việt
- Outline of Buddhism - Wikipedia
 

Ấn Vitarka 
Ý nghĩa:Dạy và thảo luận hoặc tranh luận về trí tuệ. Ấntượng trưng cho sự giảng dạy trong Phật giáo. Vòng tròn được hình thành bởi ngón tay cái và ngón trỏ duy trì dòng năng lượng liên tục, vì không có sự bắt đầu hay kết thúc, chỉ có sự hoàn hảo.
 
5. Phật và Phật giáo.
         Phật giáo(佛教; S: Buddhaśāsana; P: Buddhasāsana;  E: Buddhism)là một tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm[悉達多-瞿曇;  P: Siddhattha Gotama;  S: Siddhārtha Gautama;  E: Gautama Buddha, Shakyamuni Buddha]được gọi là Phật Thích Ca.

Theo các tài liệu của Phật giáo và khảo cổ, đã chứng minh Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã sống và giảng đạo ở vùng bắc Ấn Độ xưa (nay thuộc Nepal, Bhutan) từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 4 TCN.  Sau khi Tất-đạt-đa Cồ-đàm qua đời thì đạo Phật bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng, với nhiều sự khác biệt:
- Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Phật giáo Nam Tông. Đây là nhánh Phật giáo có hệ thống kinh điển được coi là gần nhất với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật.
- Phật giáo Phát triển, còn gọi là Phật giáo Bắc tông.
- Phật giáo Chân ngôn, còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Mật tông, Phật giáo Kim cương thừa.
Ngày nay, tôn giáo được xem là các tổ chức tín ngưỡng, hội đủ các yếu tố đạo đức theo luật định xã hội. Theo đó,nhiều quốc gia đã có những quy định về tôn giáo như là một tổ chức và phải có đủ các yếu tố cơ bản sau :
+ Có người sáng lập.
+ Có tín đồ, có nơi thờ tự.
+ Có giáo thuyết, giáo lý, giáo luật, giáo lễ.
+ Có tổ chức giáo hội với người hoạt động chuyên nghiệp.
         
Trên thực tế, đạo Phật là một tôn giáo, bởi hệ thống tổ chức của đạo Phật đều đáp ứng các tiêu chuẩn của một tôn giáo. Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng vai trò tôn giáo của đạo Phật nơi đây chỉ là đáp ứng tạm thời, hòa điệu cùng nhu cầu đạo đức của xã hội ở mặt bằng Tình cảm (nối kết) mà thôi; bởi thực ra mục đích của đạo Phật là Chân lý, có bệ phóng là Lý trí, giúp cho con người có tầm nhìn sâu rộng và chân thật, nhằm tự tạo dựng hạnh phúc đích thực cho chính mình.
          Chân lý của đạo Phật vượt lên Tình cảm và Lý trí, tức vượt lên Tôn giáo và Triết học, và có tác động làm hài hòa những hai yếu tố đối đãi này.
VIDEO
- Vấn đáp: Nam tông - Bắc tông và Khất sĩ | Thích Nhật Từ

- Sự khác nhau PG Nam Tông & Bắc Tông- Thầy Thích Pháp Hòa

- Vấn đáp: Sự khác nhau giữa Nam tông và Bắc tông | Thích Nhật Từ

- Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Nam Tông Và Bắc Tông - Thích Trí Chơn

- Vấn đáp l Sự khác biệt cơ bản giữa Nam tông và Bắc tông - HT Pháp Tông

 

 
6. Phật toàn giác và Phật độc giác.

Gautama Buddha - Wikipedia
Tất-đạt-đa Cồ-đàm – Wikipedia tiếng Việt

Trước đây, từ Phật thường để chỉ vị Phật từng có mặt trong lịch sử tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm, một người có thật đã truyền bá tư tưởng của mình ở lục địa Ấn Độ, và những giáo lý ấy đã được làm nền tảng để khai sinh ra Phật giáo. Theo Tất-đạt-đa Cồ-đàm, có vô số vị Phật nữa tồn tại ở các không gian khác hoặc ở những thời điểm khác ở quá khứ, ở hiện tại và ở tương lai.
Trong Phật giáo có phân biệt,đó là:

6.1. Phật toàn giác(佛全覺;  P: Sammāsam-buddha; S: Samyaksaṃ-buddha;  E: Perfectly Enlightened One, Supremely Awakened One):   Là vị Phật có tuyên thuyết giáo pháp.  Nhờ vậy chúng sinh có được phương tiện giải thoát rộng rãi. Tuy nhiên,  thời đại xuất hiện một vị Phật Toàn Giác là rất hiếm trong các chu kỳ thế giới.
+ Đại diện cho các vị Phật toàn giác ở quá khứ nơi thế giới này là Nhiên Đăng(燃灯;  P: Dīpaṃkara;  S: Dīpankara).
+ Đại diện cho vị Phật toàn giác hiện tại nơi thế giới này là Thích Ca Mâu Ni (释迦牟尼;  P: Sākyamuni;  S: Śākyamuni). 
+ Đại diện cho vị Phật toàn giác tương lai được cho là sẽ xuất hiện nơi thế giới này là Di Lặc (彌勒;  P: Metteyya;  S: Maitreya).
Vị Phật toàn giác được biểu hiện với 3 đặc điểm sau:
- Tự giác:  Tự mình giác ngộ cho bản thân mình.
- Giác tha:  Giáo hóa cho người khác cũng đồng giác ngộ.
- Giác hạnh viên mãn:  Hai công hạnh Tự giác và Giác tha đều hoàn thành một cách đầy đủ. 
Trong Phật giáo Nguyên thủy, đức Phật Thích Ca được tôn xưng là  (阿羅漢;  P: Arahat, Arahant;  S: Arhat, Arhant) được gọi là Phật Thinh Văn(P: Sāvakabuddha;  S: Śrāvakabuddha).
6.2. Phật độc giác(佛獨覺;  P: Pacceka-buddha;  S: Pratyeka-buddha;  E: Lone Buddha, Private Buddha, or Silent Buddha):  Là vị Phật ít tuyên thuyết giáo pháp. Do đó, chúng sinh không có phương tiện giải thoát rộng rãi.
Xem thêm:
- Buddhism - Wikipedia
- Phật giáo – Wikipedia tiếng Việt
- Prajnaparamita - Wikipedia
- Bát-nhã-ba-la-mật-đa – Wikipedia tiếng Việt
 
Image result for tranh nước hoa sen
 
 
Phần 2
Pháp
1. Pháp nơi xã hội thế tục: 
Phápnơi xã hội thế tục còn gọi là Phép, là cách thức, khuôn mẫu, là trật tự nhất định để cho mọi người tuân theo,như:
- Pháp luật(法律;  E: Law):  Hệ thống các quy tắc mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Thí dụ: Hợp pháp合法// Phạm pháp犯法
- Pháp điển(法典= Bộ luật;  E: Codification):  Tập hợp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật. –
- Pháp quy(法規;  E: Regulation):  Quy định hành chính ban hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để cụ thể hóa hoặc hướng dẫn thi hành luật.
- Biện pháp                   辦法              Cách giải quyết sự vụ, vấn đề.
- Binh pháp          兵法              Cách dụng binh.
- Phương pháp    方法          Cách thức. 
- Thư pháp                    書法             Cách thức viết.
- Văn pháp          文法          Cách thức làm văn.
- Sư pháp             師法                Cách bắt chước làm theo.
 
2.Pháp trong đạo phật.

Dharma - Wikipedia
 Pháp (Phật giáo) – Wikipedia tiếng Việt
Biểu tượng của Pháp: Bánh xe Pháp
(Pháp Luân)

Pháp(;  P: Dhamma;  S: Dharma):  Trong đạo Phật, Pháp là một là một từ quan trọng và thiết yếu, có nhiều nghĩa khác nhau như trình bày dưới đây.

2.1.-Pháp là tất cả mọi sự vật mọi hiện tượng.

Pháp có nghĩa là tất cả mọi sự vật mọi hiện tượng, tâm hay vật, cụ thể hay trừu tượng, hữu hình hay vô hình, hữu tình hay vô tình, cực lớn như vũ trụhay cựcnhỏnhư hạt hạ nguyên tử, tốt hay xấu, thánh hay phàm, hữu vi hay vô vi, chân thật hay hư vọng ... Nói cách khác, Pháp là “Tất cả những gì có đặc tính của riêng nó, khiến trong đầu óc ta có một khái niệm về nó không lầm với cái khác”.
- Theo kinh Pháp Cú ghi:
Tâm dẫn đầu các pháp                       Tâm dẫn đầu các pháp
                    Tâm làm chủ tạo tác                           Tâm làm chủ tạo tác
                    Nếu với tâm nhiễm ô                           Nếu với tâm thanh tịnh
                    Nói năng hay hành động                              Nói năng hay hành động
                    Khổ não bước theo sau                      An lạc bước theo sau
                    Như xe theo vật kéo.                           Như bóng không rời hình.
                              KPháp Cú 1.                                             KệPháp Cú 2.
- Theo Trung luận (中論;  S: Mādhyamaka-śāstra), phẩm XXIV, đoạn 18, thì mọi pháp do Duyên sinh nên đều không có thực tính (= Không tínhtức tính Không).
Nhân duyên sở sanh pháp          因緣所生法
Ngã thuyết tức thị Không                    我說即是空
Diệc danh vi giả danh               亦是為假名
Diệc danh Trung đạo nghĩa.          亦是中道義

Dịch nghĩa:

Các pháp do Duyên sanh
Ta nói tức là Không
Cũng gọi là giả danh
Cũng gọi nghĩa Trung đạo.
 
- Theo kinh Kim Cương thì mọi pháp hữu vi, tức các pháp từ Duyên sinh đều như mộng huyễn, như sương, như ánh chớp:
Nhất thiết hữu vi pháp              一切有爲法
Như mộng huyễn bào ảnh          如夢幻泡影
Như lộ diệc như điển                如露亦如電
Ưng tác như thị quán                應作如是觀

Dịch nghĩa:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.

Pháp luân
[Biểu hiện của Vườn nai nơi đức Phật lần đầu chuyển pháp]
Một số các từ ghép với “Pháp” thường thấy:
- Pháp ái法愛:  1. Yêu mến, gắn bó với giáo pháp;  2. Tìm cầu chân lí.
- Pháp chấp法執= Pháp phược法縛= Pháp ngã法我:  Chấp vào ý niệm vạn sự vật hay hiện tượng là có thậthoặc có những thực thểnào đó bất biến, tự hữuhằng hữu. Các ýniệm này chỉ là những ảo tưởng mà thôi.
- Pháp chiến法戰:  Sự tranh luận về Phật pháp trong nhiều Công án, bằng những cử chỉ, những hành động bất ngờ hoặc những câu đối đáp lạ lùng của các Thiền sư.
- Pháp chủ法主, danh xưng đầy đủ là Pháp Chủ Hội Đồng Chứng Minh 越南佛教教會證明理事會法主hay Thiền gia Pháp chủ 禪家法主, là danh hiệu cao nhất đứng đầu một Giáo hội Phật giáo.
- Pháp dụ法喩:  Ẩn dụ để so sánh hay để diễn tả đạo lý.
- Pháp duyên法縁:  Duyên khởi hay Duyên sinh, Duyên hợp, Nhân duyên được trình bày trong Giáo lý của đạo Phật.
- Pháp điện(法殿;  E: A teaching hall):  Nơi giảng pháp (giáo lý)
- Pháp giới法界: Cảnh giới của các Pháp (cảnh giới của mọi hiện hữu, mọi hiện tượng).
- Pháp hạnh法行:  Hành vi, công hạnh tương thích (tùy duyên) với thực tại.
- Pháp hỉ法喜: Niềm hân hoan khi được tiếp cận với Chân lý, hay sống an lạc trong Chân lý.
- Pháp hội法會:  Một tập hợp sinh hoạt giáo lý đạo Phật.
- Pháp huý法諱= Pháp danh法名:  Tên được đặt khi xuất gia hay khi tho giới.
- Pháp khí法器:   Những dụng cụ được dùng trong lễ nghi.
- Pháp kiều法橋:  Chiếc cầu đạo lý của nhà Phật độ chúng sinh bước qua bể khổ.
- Pháp lạc法樂:  Niềm vui do giải trừ chấp trước, có được từ việc tu học đạo lý nhà Phật.
- Pháp luân(法輪;  P: Dhamma-cakka;  S: Dharmachakra;  E: Wheel of Dharma): Bánh xe pháp, tượng trưng cho giáo lý của đức Phật, gồm Chân lý Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Trung đạo, Nhân Quả (Tứ Đế), …. Bánh xe pháp được vẽ như một bánh xe tám nhánh, tượng trưng cho Bát Chánh Đạo.
- Pháp mạch法脈: Dòng truyền thừa Phật pháp.
- Pháp môn法門: Cửa ngõ dẫn vào chân lí giác ngộ-giải thoát (S: dharma-mukha).
Trong nghĩa hẹp thì Pháp môn chỉ những bài kinh của đức Phật, hoặc những phương pháp Phật dạy đưa đến giác ngộ-giải thoát. Mỗi bài dạy được ví như là một cửa (môn) để mọi người bước qua và giác ngộ. Trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện thì nguyện thứ ba là “Pháp môn vô số lượng, thệ nguyện đều tu học”.
- Pháp ngữ法語,  lời giảng về cách thức tu tập của một Thiền sư.
- Pháp nhãn  法眼:  “Con mắt pháp”, nhằm chỉ ra năng lực nhận ra các pháp một cách tường tận trong việc độ sinh.
- Pháp nhũ法乳: “Dòng sữa pháp”. Lời dạy của đạo sư khiến cho đệ tử lớn mạnh tâm đạo, tựa như sữa giúp cho sự tăng trưởng của trẻ con.
- Pháp phái法脈:  Dòng truyền thừa đạo lý nhà Phật.
- Pháp phục法服:  Y phục của tăng ni.
- Pháp sư法師:  Vị sư giảng đạo.
- Pháp tạng法藏= Kinh tạng 經藏:  Kho tàng giáo pháp – tức kinh điển của đạo Phật để phân biệt với Luật tạng.
- Pháp thân法身:  Là tên gọi biểu hiện Chân thể, hay Chân lý khách quan, hay Không tính, hay Phật tính… của thực tại. Pháp thân được xem như đồng nhất với:
 + Nhất tâmcủa luận Đại Thừa Khởi Tín.
+ Phật tâmở công án của thiền sư Bạch Ẩn (白隱;  J: hakuin).
+ Đại viên cảnh trícủa giáo lí Duy thức.
- Pháp tính法性= Không tính空性= Phật tính佛性= Chân như真如= Pháp giới法界= Thực tại實在:  Bản tính chân thực của mọi hiện hữu, mọi hiện tượng.
- Pháp tự(法嗣;  E: A dharma heir. The disciple to whom the master has imparted his most profound realization):  Người được truyền thừa giáo pháp. Đệ tử được thầy truyền cho sở chứng thâm diệu của mình.
- Pháp trần法塵là cảnh của ý căn , tức đối tượng để suy tưởng (cảnh) của não bộ (ý căn).
- Pháp trí(法智;  S: Dharma-jñāna):  Trí tuệ vô lậu, thấy biết rõ 4 sự thật của các hiện tượng nhân duyên trong thế gian, vận hành để giải trừ phiền não.
- Pháp uẩn(法蘊; E: The collection of the teachings): Bộ sưu tập giáo lý.
- Pháp vị(法味;  S: Dharmaniyamata): Gồm các nghĩa sau.
          1) Chân Như (真如;  S: Tathātā):  Chỉ bảntính(= thể tính, bản thểtính) của vũ trụ, là nguồn gốc của hết thảy muôn vật.
          2) Vị cam lồ của pháp:  The “sweet-dew” taste or flavour of the dharma.
          3) Ngôi thứ của một vị tăng: The grade or position of a monk.
- Pháp vương(P: Dhammarājā;  E: A righteous monarch), chỉ cho một vị vua anh minh, còn gọi là Chuyển luân vương. Một vị Chuyển luân vương là một người cai trị chính trực đúng pháp, tức cai trị vương quốc có đạo đức và trí tuệ, thực hiện đúng trách nhiệm và bổn phận của mình.
- Pháp xứ (法處; S: Dharma-āyatana):  Một trong 12 xứ theo giáo lí Duy thức. Là những gì hiện hữu ngay lúc phát sinh ý niệm.
- Pháp y法衣:  Áo Ca-sa của một vị tăng. Trong Thiền tông thì pháp y chính là biểu hiện của việc “tâm truyền tâm” trong hệ thống truyền thừa của các vị Tổ sư.
Related image
- Chánh pháp(正法;   P: Saddhamma;  S: Saddharma;  E: The true doctrine):  Đạo lý chân thực đúng đắn.
-Cộng pháp共法:  Pháp chung; chẳng hạn pháp chung với Nhị thừa là thấy có sanh tử để diệt, có Niết Bàn để chứng, còn pháp chung với Nhất thừa là thấy sanh tử, Niết Bàn đều như hoa đốm trên không  //  Bất cộng pháp不共法: Pháp chẳng chung;  chẳng hạn pháp chẳng chung với Tam thừa là ý thức chẳng thể suy lường, ngôn ngữ chẳng thể diễn tả.
- Diệu pháp妙法:  1. Giáo pháp vi diệu; pháp chân thật, giáo pháp tối thượng. 2. Giáo pháp đúng đắn.
- Đắc pháp得法:  Nhận thức hay giác ngộ được đạo lý chân thực đúng đắn.
- Hộ pháp護法:   Là bảo vệ, hộ trì chánh pháp.
- Hy pháp希法= Vị tằng hữupháp未曾有法:  Điều chưa từng xảy ra; việc chưa từng có (S: Adbhuta).
- Phật pháp佛法:  Đạo lý, Chân lý, Giáo lý nhà Phật (Buddha Dhamma).
- Sắc pháp(色法;  S:Rūpa-dharma):  Những gì năm giác quan cảm nhận được (vật thể hiện hữu).
Theo giáo lý Duy thức, mọi hiện hữu được phân thành Sắc pháp và Tâm pháp. Những gì có đặc tính choán chỗ trong không gian được gọi là Sắc pháp. Năm giác quan (ngũ căn) và năm đối tượng nhận biết của chúng (ngũ trần) đều được xem là Sắc pháp. Ngược lại là Tâm pháp(心法;  S: Citta-dharma):  Những gì nămgiác quan không cảm nhận được.
- Tam pháp三法:  Ba loại pháp:
          1)Ba giai giai đoạn tu học 1. Giáo(教) với ý nghĩa học // 2. Hành(行) với ý nghĩa thực hành // 3. Chứng(證) với ý nghĩa chứng ngộ, trực chứng,
          2)Ba bộ phần trong tam tạng là Kinh (經),Luật(律) và Luận(論).
          3)Ba loại pháp:  1. Chân pháp(真法) hay Chính pháp(正法) là giáo pháp chân thật // 2. Giả pháp(假法) hay Tượng pháp(像法) là giáo pháp giả tạo //  3. Mạt pháp(末法) là giáo pháp lúc suy tàn.
- Thắng pháp勝法:  Có các nghĩa sau: 1. Giáo pháp siêu việt //  2. Giai vị giác ngộ thù thắng (S: śreyas, dharma-netrī) // 3. Việc chưa từng xảy ra, chuyện trước đây chưa từng có (vị tằng hữu 未曾有;  S: adbhuta).
- Thế pháp世法:  Các pháp thế tục, các sự việc của cõi trần // Các pháp sinh khởi và hoại diệt theo nhân duyên (= Các hành行=> chư hành vô thường諸行無常;  S: Anityā).
- Thuyết pháp說法:  Giảng đạo.
- Thiện pháp(善法;  P: Kusala dhamma) là hành động hay việc thực hành đúng đắn, hạnh kiểm tốt, phẩm hạnh, những yếu tố tạo nên hạnh phúc… // Bất thiện pháp(不善法;  P: Akusala dhamma) là những điều ngược lại của thiện pháp.
- Vạn pháp萬法= Nhất thiết pháp 一切法:  Có nghĩa là tất cả các sự vật, sự lý của vạn hữu, kể cả những điều không có cũng gọi là pháp (E: All dharmas, All things, noumenal and phenomenal existence).
Nhất tâm bất sinh vạn pháp vô cữu一心不生萬法無咎:  Có nghĩa là tâm niệm chẳng nảy sinh thì muôn pháp không có lỗi.  Nói rõ hơn, nếu con người không khởi tâm phân biệt như: lấy-bỏ,  thích-ghét... thì muôn vật sẽ hiển hiện chân tướng của chúng.  Trong luận Tín Tâm Minh (Đại 48, 376 hạ) của ngài Tăng Xán có nói: “Hai là do một mà có, một là do tâm sinh mà ra. Tâm chẳng sinh thì muôn pháp không có lỗi”.
- Xứng pháp稱法:  Phù hợp, khế hợp với Chánh pháp.
Related image
2.2.- Pháp là những nguyên tắc hay quy luật của vũ trụ.
Pháp nơi đây là Nguyên lý chân lý Duyên khởi  với các hệ quả quan trọng như là các quy luật:  Vô thường, Vô ngã,  Nhân Quả. 
Ý nghĩa thông thường và quan trọng nhất của Pháp trong đạo Phật là Chân lý (= Thực tại,Cái đang là)The most common and most important meaning of Dharma in Buddhism is Truth (= Reality, What is being).

1)Trong kinh Tương Ưng 3 có ghi :
Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Phật “.

2)Trong kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahàparinibbàna sutta, thuộc Trường Bộ kinh) viết: “Ai thấy Pháp người ấy thấy Phật, ai thấy Phật người ấy thấy Pháp”. 

3)Trong kinh Vakkali,thuộc Tương Ưng Bộ kinh, một đoạn tương tự: “Này Vakkali, những ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta”.
Ngữ cảnh “thấy Pháp” có nghĩa là hiểu rõ lời dạy của đức Phật (P;S: Buddhavacana;  E: Word of the Buddha); và ai hiểu rõ và thực hành theo đúng giáo pháp của đức Phật, là người ấy giác ngộ Chân lý của vũ trụ.  Pháp đã được đồng nhất với Phật, mà Pháp ngay từ ban đầu không chỉ được hiểu là giáo pháp của đức Phật, mà còn chỉ cho nguyên lý Duyên khởi,tứcthực tínhcủa mọi sự vật trong vũ trụ.

4)Trong kinh Thánh Cầu (Ariyapariyesana sutta, thuộc Trung Bộ kinh) có đoạn:
Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được Idapaccāyata Paticcasamuppada (Y Tính Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.” (HT. Minh Châu dịch).

5)Trong kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammcakkappavattana sutta, thuộc Tương Ưng Bộ kinh, V-420), Pháp được xem là Chân lý (P:  Sacca;   S: Satya;  E: Truth) – đó là Chân lý Duyên khởi, là sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ và con đường đưa đến chấm dứt khổ - hai cặp Nhân-Quả “Tứ Diệu Đế” biểu hiện cho trạng thái ngộ nơi mỗi con người.

6)Trong các kinh Tăng Nhất A Hàm Q.3; kinh Phật bản hạnh tập Q.25, 34, 48; luận Đại tì bà sa Q.129 có ghi bài kệ của ngài Mã Thắng, một trong 5 người cùng tu và là đệ tử của Phật Thích Ca, nói với ngài Xá Lợi Phất:
Chư Pháp tùng duyên sinh   若法因緣生
Diệt tùng nhân duyên diệt   法亦因緣滅
Ngã Phật Đại Sa môn            是生滅因緣
Thường tác như thị thuyết.      佛大沙門說
Nghĩa là:
     Các Pháp do duyên sinh
     Lại cũng do duyên diệt
     Thầy tôi là Đức Phật
     Thường giảng dạy như vậy.
 
Related image
 
2.3.-Pháp là đạo lý của đạo Phật.
Pháp có nghĩa là đạo lý, tức con đường tu họccủa đạo Phật, gồm 3thứ sau:
Pháp học hay Giáo pháp:  Là đạo lý để học.
Pháp hành hay Hạnh pháp:  Là đạo lý để hành.
Pháp thành  hay  Chứng pháp:  Là đạo lý tu đắc.
Sự liên quan giữa Pháp học, Pháp hành, Pháp thành:
Pháp học là Nhân     =>    Pháp hành là Quả.
Pháp hành là Nhân   =>    Pháp thành là Quả.
Pháp học là nền tảng căn bản của đạo Phật, nếu không có Pháp học, thì chắc chắn sẽ không có Pháp hành và Pháp thành.  Nếu có Pháp học đúng, thì có Pháp hành đúng, nếu có Pháp hành đúng, thì có Pháp thành đúng.

Lộ trình tu học của đạo Phậtvì thếlà Văn – Tư – Tu; trong đó Văn, Tưđược xem thuộc về Pháp học, còn Tu thuộc Pháp hành.

1) Nội dung của Pháp họclà Tam Tạng, đó là Tạng Kinh, Tạng LuậtTạng Luận.

2) Nội dung của Pháp hành.
Pháp hành có nhiều pháp,bao gồm 2 mảng Đạo đức và Chân lý,được xác định là:
- Pháp hành định tính: Gồm nội dung của 37 Phẩm Trợ Đạo.
- Pháp hành định lượng: Gồm nội dung của Giới-Định-Tuệ.
+ Đạo đức:  Đó là cách thực hành đối với ngoại cảnh là môi trường sống giao tiếp ở bên ngoài, với chuẩn mực là Giới (luật) được trình bày trong Pháp học.
+ Chân lý:  Đó là cách thực hành đối với nội tâm là môi trường sống bên trong, với chuẩn mực là Định và Tuệ được trình bày trong Pháp học. Nội dung của Pháphành này là Chánh Niệm + Thiền Định + Thiền Tuệ,  trong đó Chánh Niệm hình thành từ Pháp học Văn + Tư.
Nơi kinh Di Giáo, kinh Đại Bát Niết Bàn đã ghi lại lời vàng ngọc mà đức Phật đã để lại trong giờ phút cuối cùng: 
- "Này! Các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các con hãy lấy giáo Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo giáo Pháp của ta mà tu tập để tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một ai khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các con!...".  
- "Này! Các con đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có Chân lý nơi giáo Pháp là bất di, bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát, hỡi các con thân yêu của ta!".

3. Pháp học(Pariyattisāsana).
 Pháp học là những lời giáo huấn của đức Phật trong suốt 45 năm kể từ khi chứng đắc thành đức Phật Chánh Đẳng Giác cho đến khi đức Phật tịch diệt Niết Bàn, được ghi chép trong Tam Tạng.

Tripiṭaka – Wikipedia
Tam tạng – Wikipedia tiếng Việt
          Tam Tạng gồm có Tạng Kinh, Tạng LuậtTạng Luận (còn gọi là Tạng Vi Diệu Pháp hay Tạng Thắng Pháp) như sau:
3.1. Tạng Kinh(Suttantapiṭakapāḷi):  Là tạng gồm có nhiều bài kinh, bài kệ do đức Phật thuyết giảng. Tạng Kinh gồm có 5 bộ lớn:
+ Trường Bộ kinh (Dīghanikāyapāḷi):  Gồm những bài kinh dài.
+ Trung Bộ kinh (Majjhimanikāyapāḷi): Gồm những bài kinh trung bình.
+ Tương Ưng Bộ kinh  hay  Đồng Loại Bộ Kinh(Samyuttanikāyapāḷi): Gồm những bài kinh có điểm đồng nhau ghép thành nhóm.
+ Tăng Chi Bộ kinh (Aṅguttaranikāyapāḷi): Gồm những bài kinh có chi pháp rõ ràng.
+ Tiểu Bộ kinh (Khuddakanikāyapāḷi): Gồm những bài kinh, bài kệ không có trong 4 bộ trên, được gom vào Tiểu Bộ Kinh này.
Tạng Kinh có 3 đặc tính:
+ Đức Phật thuyết pháp dùng ngôn ngữ thích hợp (vohāradesanā).
+ Đức Phật dạy cho chúng sinh tùy theo căn duyên (yathālomasāsana).
+ Đức Phật dạy cho chúng sinh diệt được tà kiến (diṭṭhiviniveṭhanakathā).
          3.2.Tạng Luật(Vinayapiṭakapāḷi):  Gồm những điều giới được đức Phật chế định ra cho Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, là những phép hành tăng sự, những điều cho phép và những điều không cho phép, những việc nên làm và những việc không nên làm v.v…
          Tạng Luật có 3 đặc tính:
+ Đức Phật thuyết giảng bằng pháp lệnh (aṇādesanā).
+ Đức Phật dạy tùy theo lỗi (yathāparādhasāsana)
+ Đức Phật dạy Tỳ-khưu giữ gìn thân và khẩu (saṃvarāsaṃvarakāthā).
(Xin xem Bài đọc thêm “Giới-Định-Tuệ  hay  Niệm-Định-Tuệ”)
          3.3. Tạng Luận(Abhidhammapiṭakkapāḷi): Còn gọi là Tạng Thắng Pháp hayTạng Vi Diệu Pháp, gồm những Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma) vi diệu, đó là những pháp có thực tính như:  Pháp thiện, Pháp bất thiện, Pháp không phải thiện-không phải bất thiện… Những pháp ấy là Ngũ uẩn, 12 Xứ, 18 Giới…
          Tạng Luận có 3 đặc tính:
+ Đức Phật thuyết giảng về Chân nghĩa pháp (Paramattha-desanā).
+ Đức Phật dạy cho chúng sinh tùy theo căn duyên để phá chấp ngã (yathādhamma-sāsana).
+ Đức Phật dạy phương pháp phân tích danh pháp sắc pháp(nāmarāpa-pariccheda-kathā)[với: danh pháp (nāmadhamma), sắc pháp (rūpadhamma).
Chú thích:
1)Pháp-Luật(Dhamma-Vinaya), chỉ cho giáo phápgiới luật được đức Phật thuyết giảng và chế định cho những đệ tử của Ngài thực hành theo.
2)Theo truyền thuyếtở mộtítkinh điển, Pháp học diễn biến theo 3 thời kỳ:
Thời Chánh pháp: lúc Phật nhập diệt cho đến 500 năm sau, nhờ ảnh hưởng thần lực của Phật nên người tu dễ đắc đạo.      
Thời Tượng pháp: kéo dài 1000 năm kễ từ sau 500 sau khi Phật nhập diệt. Pháp còn tương tợ chứ không phải là chánh, dù khó nhưng cũng có nhiều người đắc đạo.  
Thời Mạt Pháp: từ 1500 năm sau khi Phật nhập diệt trở về sau, thời kỳ này kéo dài 1000 năm. Người tu sanh giải đãi, sa ngã, ít người tinh tấn, ít người thành đạo.

VIDEO

- TAM TẠNG KINH ĐIỂN PALI (P1) Tổng quan về Tam Tạng Pali - Thích Bửu Chánh

- TAM TẠNG KINH ĐIỂN PALI (P2) Kinh Tạng (Học Pháp & Hành Pháp) - Thích Bửu Chánh

- TAM TẠNG KINH ĐIỂN PALI (P3) Đại Cương Về Kinh Trường Bộ - Thích Bửu Chánh

- TAM TẠNG KINH ĐIỂN PALI (P4) Tóm Tắt Kinh Trung Bộ - Thích Bửu Chánh

- Tìm Hiểu Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo –Thầy Thích Phước Tiến

 

- Pháp học và Pháp hành- TT. Thích Nhật Từ

-Pháp Học Và Pháp Hành- Thầy Thích Phước Tiến 2017
 
4.  Pháp hành(Paṭipattīsāsana).
Pháp hành là đạo lý để thực hành tiếp theo sau Pháp học. Pháp hành có 2 tính chất hỗ tương là Pháp hành định tínhPháp hành định lượng như được trình bày dưới đây.
4.1. Pháp hành định tính:  37 Phẩm trợ đạo:
Pháp hành định tính là nội dung của 37 Phẩm trợ đạo, tức Tam thập thất bồ-đề phần (三十七菩提分;  P: Sattatiṃsa bodhipakkhiyā dhammā;  S: Saptatriṃśad bodhipākṣikā dharmāḥ;  E: the 37 factors to enlightenment, the thirty-seven aids to enlightenment).
Pháp hành định tính 37 phẩm trợ đạo, là 37 yếu tố định tính hỗ trợ cho con đường tu học, giúp hành giả đạt đến giác ngộ-giải thoát.  Tổng 37 yếu tố này chia thành 7 nhóm sau:
1.Ngũ căn(= Ngũ thiện căn), là năm biểu hiện về động lực chân chánh cần có để rèn luyện tâm, nhằm đạt đến giác ngộ, như: 
Tín căn(Chánh tín);  Tấn căn (Chánh tinh tấn);  Niệm căn (Chánh niệm);  Định căn (Chánh định);  Tuệ căn (Chánh tri kiến).
2.Ngũ lựclà năm biểu hiện về thành tựu sức mạnh của tâm có được từ việc rèn luyện Ngũ căn, đó là:
          Tín lực(lực của Chánh tín);  Tấn lực (lực của Chánh tinh tấn);  Niệm lực (lực của Chánh niệm);  Định lực (lực của Chánh định);  Tuệ lực (lực của Chánh tri kiến).
3. Tứ chánh cần, là bốn biểu hiện về những định hướng giúp hành giả nỗ lực tu học đúng đắn. Đây được xem là chi tiết hóa chi phần Chánh tinh tấn trong Bát Chánh Đạo.
4.Tứ niệm xứ, là bốn biểu hiện về phép thiền quán (= thiền tuệ) cơ bản giúp tâm hành giả tỉnh giác, gồm quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp (=  niệmthân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp).  Đây được xem là chi tiết hóa chi phần Chánh niệm trong Bát Chánh Đạo.
5.Tứ thần túc(=Tứ như ý túc), là bốn biểu hiện về phép thiền định căn bản giúp tâm hành giả không loạn động. Đây được xem là chi tiết hóa chi phần Chánh định trong Bát Chánh Đạo.
6. Thất giác chilà bảy biểu hiện về giác ngộ-giải thoát từ sự chứng ngộ Chân lý Duyên khởi.
7.Bát chánh đạo, là biểu hiệnchung nhấtvề con đường tu học tám nhánh để đạt tới Chân lý và Đạo đức.
Image result for 37 phẩm trợ đạo
Xem thêm:
- Bodhipakkhiyādhammā - Wikipedia
- Tam thập thất bồ-đề phần – Wikipedia tiếng Việt
- Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo - THƯ VIỆN HOA SEN
VIDEO
- 37 phẩm trợ đạo – Vô Môn Thiền Tự
- 37 phẩm trợ đao –Chùa Hoa Nghiêm
- Tóm Lươc 37 Phẩm Trợ Đạo
-Văn - Tư - Tu- Thiền và Đời Sống kỳ 48
 
Dưới đây là chi tiết của 37 phẩm trợ đạo:

1. Ngũ căn(五根;  P: Pañca indriya;  S: Pañcānām indriyāṇām;  E: Five spiritual faculties):
Ngũ cănnói đủ là Ngũ thiện căn 五善根, lànăm biểu hiện về động lựccăn bảncần có trong tu họclàm cho năm thiện pháp phát sinh (khác vớiđồng âmNgũ căn giác quan nơi thânlà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân).
          Năm thiện pháp đó là:Tín căn (Chánh tín);  Tấn căn (Chánh tinh tấn);  Niệm căn (Chánh niệm);  Định căn (Chánh định);  Tuệ căn (Chánh tri kiến).
1) Tín căn(信根);  P: Saddhā;  S: Śraddhā, Śraddhendriya;  E: Conviction)
2) Tấn căn(進根;  P: Viriya;  S: Vīrya, Vīryendriya;  E: Energy)
3) Niệm căn(念根;  P: Sati;  S: Smṛti, Smṛtīndriya;  E: Mindfulness)
4) Định căn(定根;  P: Samādhi;  S. Samādhi, Samādhīndriya;  E: Unification).
5) Tuệ căn(慧根;  P: Paññā;  S: Prajñā, Prajñendriya;  E: Wisdom)
Chú thích:  Nên phân biệt giữa Chánh tín là niềm tin có điều kiện xác lập từ những hiểu biết trên nền tảng hiện thực, và Đức tin là niềm tin vô điều kiện áp đặt lên tinh thần con người.
Trong Tương Ưng Căn (Tương Ưng 5.48) giải thích:
Này các Tỳ-khưu, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn.
+ Và này các Tỳ-khưu, thế nào là Tín căn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn". Này các Tỳ-khưu, đây gọi là Tín căn.
+ Và này các Tỳ-khưu, thế nào là Tấn căn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử sống tinh cần, tinh tấn đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, với nỗ lực kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng các thiện pháp (anikkhittadhuro). Này các Tỳ-khưu, đây gọi là Tấn căn.
+ Và này các Tỳ-khưu, thế nào là Niệm căn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử chánh niệm, thành tựu niệm tuệ, tối thắng (satinepakkena), ức niệm, tùy niệm các việc làm từ lâu, các lời nói từ lâu. Này các Tỳ-khưu, đây gọi là Niệm căn.
+ Và này các Tỳ-khưu, thế nào là Định căn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhứt tâm. Này các Tỳ-khưu, đây gọi là Định căn.
+ Và này các Tỳ-khưu, thế nào là Tuệ căn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỳ-khưu, đây gọi là Tuệ căn.
 
2. Ngũ lực(五力;  P:  Pañca bala;  S:  Pañca balāni;  E: Five Strengths, Five powers).
Ngũ lựclà năm biểu hiện về năng lực của tâm có được từ việc rèn luyện Ngũ thiện căn 五善根, năm thành tựu đó là:
1) Tín lực(信力;  P: Saddhā bala;  S: Śraddhā-balam;  E: Conviction power):  Là năng lực của Chánh tínđạt được để loại trừ các niềm tin sai lầm, như mê tín và cuồng tín.
2) Tấn lực(進力;  P: Viriya-bala;  S: Vīrya-balam;  E: Energypower):  Là năng lực của Chánh tinh tấnđạt được để đoạn trừ bất thiện pháp và tăng trưởng thiện pháp.
3) Niệm lực(念力;  P: Sati-bala;  S: Smṛti-balam;  E: Mindfulness power):  Là năng lực của Chánh niệm đạt được để tăng trưởng tuệ giác.
4) Định lực(定力;  P: Samādhi-bala;  S: Samādhi-balam;  E: Unification power):  Là năng lực của Chánh định đạt được để vượt lên tâm đối đãi loạn động.
5) Tuệ lực(慧力;  P: Paññā-bala;  S. Prajñā-balam;  E: Wisdom):  Là năng lực của Chánh tri kiến đạt được nhằm đoạn trừ Vô minh.
Trong Tương Ưng Lực (Tương Ưng 5.50)
Có năm lực này, này các Tỳ-khưu. Thế nào là năm? Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực. Những pháp này, này các Tỳ-khưu, là năm lực.
Ví như, này các Tỳ-khưu, sông Hằng thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông. Cũng vậy, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu tu tập năm lực, làm cho sung mãn năm lực, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. Tỳ-khưu tu tập Tín lực, tu tập Tấn lực, tu tập Niệm lực, tu tập Định lực, tu tập Tuệ lực liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt.
Xem thêm:
-  Ngũ lực – Wikipedia tiếng Việt
 
VIDEO
- NGŨ CĂN & NGŨ LỰC- Thích Minh Thành
- Ngũ Căn, Ngũ Lực- 37 Phẩm Trợ Đạo - Thiền và Đời Sống kỳ 72
- Ngũ Căn Ngũ Lực - Pháp Tu Của Bậc Thánh - Thầy Thích Phước Tiến
 
Related image
 
3. Tứ chánh cần(四正勤;  P: Cattāro sammappadhānā;  S: Catvāri prahāṇāni;  E: Four right exertions/efforts).
          Tứ chánh cần là bốn cách nỗ lực,siêng năng hợp với chánh đạo. Đây được xem là dạng chi tiết hóaChánh tinh tấn trong Ngũ căn và Bát Chánh Đạo. Bốn cách tinh tấn ấy là:
1) Tinh tấntránh làm các điều ác chưa sinh (S: Anutpanna pāpakākuśala-dharma;  E: Exertion for the preventing of unskillful states to arise)
2) Tinh tấnvượt qua những điều ác đã sinh (S: Utpanna-pāpakākuśala-dharma;  E: Exertion for the abandoning of the already arisen unskillful states)
3) Tinh tấnphát huy các điều thiện đã có  (S: Utpanna-kuśala-dharma;  E:Exertion for the arising of skillful states)
4) Tinh tấnlàm cho các điều thiện phát sinh (S: Anutpanna-kuśala-dharma;  E: Exertion for the sustaining and increasing of arisen skillful states).
Trong Tương ưng Chánh cần (Tương Ưng 5.49) có ghi:
Này các Tỳ-khưu, có bốn chánh cần này. Thế nào là bốn ?
Ở đây, này các Tỳ-khưu:
+ Tỳ-khưu đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
+ Tỳ-khưu đối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
+ Tỳ-khưu đối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
+ Tỳ-khưu đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Như vậy, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu tu tập bốn chánh cần, làm cho sung mãn bốn chánh cần, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
Xem thêm:
- Ý nghĩa của Tứ chánh Cần - Vườn hoa Phật giáo
- Tứ chính cần – Wikipedia tiếng Việt
 
VIDEO
- Tứ Chánh Cần- 37 Phẩm Trợ Đạo - Thiền và Đời Sống kỳ 70
 
4. Tứ niệm xứ(四念處;  P: Cattāro satipaṭṭhānā;  S: Catvāri smṛtyupasthāna;  E: Four establishments of mindfulness).
       
Tứ niệm xứlà 4 lĩnh vực thường xuyên được nhớ nghĩ quán sát trong tu học, đặc biệt là trong thực hành Thiền tuệ (Vipassanā).  Đây được xem là dạng chi tiết hóa Chánh niệm trong Bát Chánh Đạo, đó là:

1) Niệm Thân(念身;  P: Kāyānupassanā;  S: Kayānupasthāna;  E: Mindfulness of the body):  Là tỉnh giác (= nhận biết rõ) về thân trên chính thân của hành giả. Đó là tỉnh giác về Duyên khởi tính – tức về Vô thường tính, Vô ngã tính, Nhân-Duyên-Quả tính nơi chính thân. Chẳng hạn như quán sát:
- Nơi 32 chi phần thân thể.
- Nơi hơi thở, thở ra, thở vào (P: ānāpānasati;  S: ānāpānasmṛti).
- Nơi mọi hoạt động của thân (đi, đứng, nằm, ngồi).


2) Niệm Thọ(念受;  P: Vedanānupassanā;  S: Vedanānupasthāna;  E: Mindfulness of feelings):  Là tỉnh giác (= nhận biết rõ) những cảm giác, cảm xúc dấy lên nơi tâm, biết chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính với đầy dủ Duyên khởi tính nơi chúng.

3) Niệm Tâm(念心;  P: Cittānupassanā;  S: Cittanupasthāna;  E: Mindfulness of mental states):  Là tỉnh giác (= nhận biết rõ) các ý nghĩ đang hiện hành, biết nó là  thamhay vô tham,  sân hay vô sân,  si hay vô si  với đầy dủ Duyên khởi tính nơi chúng.

4) Niệm Pháp(念法;  P: Dhammānupassanā;  S: Dharmanupasthāna;  E: Mindfulness of mental qualities):  Là tỉnh giác (= nhận biết rõ) mọi pháp đều đầy đủ Duyên khởi tính phụ thuộc lẫn nhau, đều đầy đủ Vô thường tính-Vô ngã tính-Nhân Quả tính.  Nhậnbiết rõ con người chỉ là Duyên hợp Ngũ uẩn đang hoạt động với 2 cặp Nhân Quả “Tứ Đế” (Tứ Diệu Đế).

Cũng cần lưu ý rằng Nhân-Quả, tức Nhân-Duyên-Quả là cầu nối xuyên suốt nhận thức Chân lý và Đạo đức trong đạo Phật. Theo đó, cơ cấu 2 cặp Nhân Quả của “Tứ Đế” rất thực dụng trong đời sống nôi tâm cũng như ngoại cảnh trongtu học.
Trong Tương ưng Niệm xứ (Tương Ưng 5.47) có ghi:
Ở đây, này các Tỳ-khưu:
+ Tỳ-khưu trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời;
+ Tỳ-khưu trú, quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời;
+ Tỳ-khưu trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời;
+ Tỳ-khưu trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Khi vị ấy trú, quán như thế (thân, thọ, tâm, pháp), tâm được ly tham, được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Xem thêm:
- Tứ niệm xứ (Satipaṭṭhāna) - vomonthientu
-  Tứ niệm xứ – Wikipedia tiếng Việt
- Satipatthana- Wikipedia

  VIDEO
- Tứ Niệm Xứ - 37 Phẩm Trợ Đạo - Thiền và Đời Sống kỳ 68
- Tứ Niệm Xứ(tiếp theo) - 37 Phẩm Trợ Đạo - Thiền và Đời Sống kỳ 69
Related image
5. Tứ Thần Túc(四神足;  P: Cattāro iddhi-pādā;  S: Catvāri ṛddhipāda;  E: Four bases of magical/mental/supernatural power).
          Tứ Thần Túccòn gọi là Tứ Như Ý Túc 四如意足, đây là biểu hiện 4 năng lực có được từ nhất tâmbất loạn, là dạng chi tiết hóa Chánh định trong Bát Chánh Đạo, đó là:
1) Dục thần túc(欲神足;  P: Chanda;  S: Chanda;  E: Will): 
Đó là tâm mãnh liệtvới đạo quả, mà không một chướng ngại nào khởi lên từ bên ngoài hay bên trong có thể ngăn chặn.
2) Cần thần túc(勤神足;  P: Viriya;  S: Vīrya;  E: Energy): 
Đó là tâm tinh chuyênvới thành tựu đạo quả.
3) Tâm thần túc(心神足;  P: Citta;  S: Citta;  E: Consciousness): 
Đó là tâm gắn bókhắn khít với đạo quả, cho dù sống giữa những an vui xinh đẹp của thế gian, giữa những quyền lực địa vị và tiền tài nơi thế-tục.
4) Quán thần túc(觀神足;  P: Vīmaṁsa or Vīmaŋsā;  S. Mimāṃsā;  E: Examination): 
Đó là tâm quán triệt Phật lý, thông đạt thật nghĩa của các pháp trong vũ trụ một cách như thật. Có thể xem đây là yếu tố then chốt trong Tứ Thần túc.
Trong Tương Ưng Như Ý Túc , Tương Ưng 5.51, có ghi:
Có bốn như ý túc này, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỳ-khưu,
+ Tỳ-khưu tu tập như ý túc, câu hữu với dụcđịnh tinh cần hành;
+ Tỳ-khưu tu tập như ý túc, câu hữu với tinh tấn(= cần) định tinh cần hành;
+ Tỳ-khưu tu tập như ý túc, câu hữu với tâmđịnh tinh cần hành;
+ Tỳ-khưu tu tập như ý túc, câu hữu với tư duy(= quán) định tinh cần hành.
Những pháp này, này các Tỳ-khưu, là bốn như ý túc, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia.
Xem thêm:
-  Tứ thần túc – Wikipedia tiếng Việt
- Iddhipada -Wikipedia

  VIDEO
- Tứ Như Ý Túc - 37 Phẩm Trợ Đạo - Thiền và Đời Sống kỳ 71
Related image
6. Thất giác chi(七覺支;  P: Satta-pojjharigā;  S: Sapta-podhyaṅgān;  E:Seven Factors of Enlightenment).
           Thất giác chi được cho là phát sinh và đi đến viên mãn trong khi tu tập Bát Chánh Đạo siêu thế (xuất thế gian). Nói cách khác, Thất giác chi là một cách thuyết minh về Bát Chánh Đạo siêu thế.  Vì thế, có thể nóiThất giác chi là bảy biểu hiện về giác ngộ-giải thoát từ sự chứng ngộ Chân lý Duyên khởi, đó là:
1) Trạch pháp(擇法;  P: Dhamma-vicaya;  S: Dharmapra-vicaya;  E: Investigation):  Có khả năng đánh giá đúng-sai, chánh-tà mọi sự việc, hợp với Văn tuệTư tuệ, thấy rõ đâu là Thực chân lý (chân lý khách quan) đâu là Hư chân lý (chân lý chủ quan). 
2) Tinh tấn(精進;  P: Viriya;  S: Vīrya;  E: Energy):  Có ý chí tốttrong mọi hành động. 
3) Hỉ(喜;  P: Pīti;  S: Prīti;  E: Joy):   Có tâm hoan hỷ không ưu phiền, do  tâm không dính mắc vào quá khứ
4) Khinh an(輕安;  P: Passaddhi;  S: Praśabdhi;  E: Tranquillity):  Có tâm nhẹ nhàng, thong dongdo tâm không dính mắc vào tương lai
5) Niệm(念;  P: Sati;  S: Smṛti;  E: Mindfulness):  Có tâm an lạc trú trong hiện tại
6) Định(定;  P: Samādhi;  S: Samādhi;  E: Unification):  Có tâm vững vàng, không loạn động.
7) Xả (捨;  P: Upekkhā;  S: Upekṣā;  E: Equanimity):  Có tâm buông xả, không dínhmắc vào Tham-Sân-Si.
Trong Tương Ưng Giác Chi (Tương Ưng 5.46) có ghi:
Con đường nào, đạo lộ nào, này các Tỳ-khưu, đưa đến đoạn tận khát ái? Tức là bảy giác chi. Thế nào là bảy? Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi, Hỷ giác chi, Khinh an giác chi, Niệm giác chi, Định giác chi, Xả giác chi.
-  Bảy giác chi này, này các Tỳ-khưu, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, thì sẽ đưa đến giải thoát, dắt dẫn người sở hành chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Thế nào là bảy? Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi, Hỷ giác chi, Khinh an giác chi, Niệm giác chi, Định giác chi, Xả giác chi.
- Bảy giác chi này, này các Tỳ-khưu, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, thì sẽ đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
- Bảy giác chi này, này các Tỳ-khưu, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, thì sẽ đưa từ bờ bên này qua bờ bên kia.
- Bảy giác chi này do vị ấy tu tập, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sinh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". Chúng đưa đến giác ngộ, này Tỳ-khưu, nên chúng được gọi là giác chi.
Này các Tỳ-khưu, khi nào chúng Tỳ-khưu tu tập Niệm giác chi, tu tập Trạch pháp giác chi, tu tập Tinh tấn giác chi, tu tập Khinh an giác chi, tu tập Định giác chi, tu tập Xả giác chi, thời này các Tỳ-khưu, chúng Tỳ-khưu sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm (bất thối chuyển).
Xem thêm:
-Thất giác chi – Wikipedia tiếng Việt
- Seven Factors of Awakening -Wikipedia

  VIDEO
- Thất giác chi và Thiền || Thầy Thích Trí Huệ 
- TU TẬP THẤT GIÁC CHI - TT.THÍCH BỬU CHÁNH 2017 
- Bảy yếu tố giác ngộ(Thất giác chi) - TT. Thích Nhật Từ
- Thất Giác Chi - 37 Phẩm Trợ Đạo - Thiền và Đời Sống kỳ 73
- Bảy Yếu Tố Giác Ngộ - Thầy Thích Pháp Hòa ( May 15, 2016 )
- Thất Giác Chi - Bảy phương pháp đi đến giác ngộ- HT Viên Minh
 
 
7. Bát Chánh Đạo(八聖道;  P: Ariyāṭṭhaṅgika-magga;  S:Āryāṣṭāṇga-mārga;  E: Noble Eightfold Path).
         
Bát Chánh Đạo là biểu hiện cho con đường tu học có tám nhánh, để vượt thoát Khổ (P;S: Duḥkha). Bát Chánh Đạo được xem là giáo lý căn bản trong 37 phẩm trợ đạo của Ðạo Đế (thuộc Tứ Đế), là con đường độc nhất đi vào giải thoát các phiền não, đạt được quả vị A-la-hán.  Nội dung củaBát Chánh Đạo như sau:

1) Chánh tri kiến(正知見;  P: Sammā-diṭṭhi;  S: Samyag-dṛṣṭi;  E: Right Understanding):  Đó là thấy (kiến) đúng sự thật +hiểu, biết(tri) đúng Chân lýĐạo đức nơi mọi sự vật hiện tượng (vạn pháp), là tri kiến về chân lýDuyên khởi với các hệ quả Vô thường, Vô ngã, Nhân Quả (Tứ Đế) và đạo đứcTrung đạo (Từ bi-Trí tuệ).
         
2) Chánh tư duy (正思唯;  P: Sammā-saṅkappa;  S: Samyak-saṃkalpa;  E: Right Intention):  Đó là suy tưởng và luận biện đúng đắn trên nền tảng Chánh tri kiến.
          3) Chánh ngữ (正語;  P: Sammā-vācā;  S: Samyag-vāc;  E: Right Speech): Đó là lời nói đúng đắn, thiện lành và ích lợi cho mọi người trên nền tảng Chánh tri kiến.
4) Chánh nghiệp(正業;  P: Sammā-kammanta;  S: Samyak-karmānta;  E: Right Action):  Đó là những việc làm đúng đắn, thiện lành và ích lợi cho mọi người trên nền tảng Chánh tri kiến.
5) Chánh mạng(正命;  P: Sammā-ājīva;  S: Samyag-ājīva;  E: Right Livelihood):  Đó là giữ gìn thân mạng mạnh khỏe và nghề nghiệp trong sạch trên nền tảng Chánh tri kiến.
6) Chánh tinh tấn(正精進;  P: Sammā-vāyāma;  S: Samyag-vyāyāma;  E: Right Energy):   Đó là luôn nhớ đến viêc tu học theo Chánh tri kiến để tăng tiến chuyển hóa nội tâm. Nội dung cụ thể của Chánh tinh tấn là Tứ Chánh Cần.
7) Chánh niệm(正念;  P: Sammā-sati;  S: Samyag-smṛti;  E: Right Mindfulness):  Đó là tỉnh giác nơi Chánh tri kiến trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý.  Nội dung cụ thể của Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ.
8) Chánh định(正定;  P: Sammā-samādhi;  S: Samyak-samādhi;  E: Right Unification):  Đó là tâm ý không loạn động, an ổn và vững vàng trên nền tảng Chánh tri kiến.  Hiệu ứng của Chánh định là Tứ Thần Túc (Tứ Như Ý Túc).
Pháp hành các Ba-la-mật được xem như được phân bố trên Bát Chánh Đạo siêu thế như sau:

Bát-nhã Ba-la-mật-đa(般若波羅蜜多;  P: Paññā-pāramī;  S: Prajñā-pāramitā;  E: Perfection of Wisdom/insight).
Bát-nhã (般若;  P: Paññā;  S: Prajñā;  E: Wisdom/insight): Tuệ giác.
Ba-la-mật-đa(波羅蜜多;  P: Pāramī;  S: Pāramitā;  E: Perfection): Giải thoát.
Lục Ba-la-mật-đa (六波羅蜜多;  E: The six perfections)
          1/Bố thí ba-la-mật-đa(布施波羅蜜多;  P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā;  E: generosity, giving of oneself): Sự toàn hảo trong việc hiến tặng, cung ứng vật cho người khác.
2/ Giới ba-la-mật-đa (戒波羅蜜多;  P: Sīla-pāramī;  S: Śīla-pāramitā;  E: virtue, morality, proper conduct): sự toàn hảo trong việc nghiêm túc chấp trì giới, giới luật, sát nghĩa trong Phật giáo là 5 giới cho cư sĩ và các cấm giới cho tăng và ni, người xuất gia.
3/ Nhẫn ba-la-mật-đa (忍波羅蜜多;  P: Khanti-pāramī;  S: Kṣānti-pāramitā;  E: patience, tolerance, forbearance, acceptance, endurance): sự kiên nhẫn/chịu đựng/chấp nhận toàn hảo.
4/ Tinh tiến ba-la-mật-đa (精進波羅蜜多;  P: Viriya-pāramī;  S: vīrya-pāramitā;  E: energy, diligence, vigour, effort): tinh tiến, cố gắng, kiên trì.
5/ Thiền ba-la-mật-đa (禪波羅蜜多;  P: Jhāna-pāramī;  S: Dhyāna-pāramitā;  E: one-pointed concentration, contemplation): Toàn hảo trong lĩnh vực thiền/thiền định.
6/ Huệ ba-la-mật-đa (慧波羅蜜多;  P: Paññā-pāramī;  S: Prajñā-pāramitā;  E: transcendental wisdom, insight, discernment): trí huệ toàn hảo.
Bát Chánh Đạo(八正道;  P: Ariya-aṭṭhaṅgikamagga;  S: Āryāṣṭāṅgamārga;  E:  The Eightfold Path) gồm:
1/ Chánh tri kiến (Right view).                5/ Chánh mạng (Right livehood).
          2/ Chánh tư duy (Right thought).             6/ Chánh tinh tấn (Right effort).
3/ Chánh ngữ (Right speech).                 7/ Chánh niệm (Right mindfulness).
4/ Chánh nghiệp (Right action).               8/ Chánh định (Rightconcentration).
 
 
Trong Tương Ưng Đạo (Tương Ưng 5.45) có ghi:
1) Bát Chánh Đạo là Pháp thừa(Cỗ xe pháp):
Thánh đạo Tám ngành này, này Ananda, là đồng nghĩa với cỗ xe thù thắng, cỗ xe pháp. Vô thượng là sự chinh phục trong chiến trận.
Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, này Ananda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.
Này Ananda, chính với pháp môn này, các ông cần phải hiểu như thế này: “Cỗ xe thù thắng, cỗ xe pháp, vô thượng là sự chinh phục trong chiến trận, là đồng nghĩa với Thánh đạo Tám ngành này”.
2) Bát Chánh Đạo là con đường diệt khổ:
- Này các Tỳ-khưu, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các ông: “Này hiền giả, có con đường nào, có đạo lộ nào đưa đến liễu tri đau khổ này?” Ðược hỏi vậy, thời các ông hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: “Này chư hiền, có con đường, có đạo lộ đưa đến liễu tri đau khổ này”.

Này các Tỳ-khưu, thế nào là con đường, thế nào là đạo lộ đưa đến liễu tri đau khổ? Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này các Tỳ-khưu, đây là con đường, đây là đạo lộ đưa đến liễu tri sự đau khổ này.
- Bạch Thế Tôn, thế nào là con đường đưa đến bất tử?
Ðoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, này Tỳ-khưu, được gọi là bất tử. Con đường Thánh đạo Tám ngành này là con đường đưa đến bất tử, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
- Có tám pháp này, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia (apàràpa ramgamanàya). Thế nào là tám? Tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
- Này các Tỳ-khưu, có năm Hạ phần kiết sử này. Thế nào là năm? Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục tham, Sân. Này các Tỳ-khưu, đó là năm Hạ phần kiết sử này. Chính vì mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm Hạ phần kiết sử này, Thánh đạo tám ngành này cần phải tu tập.
- Có năm Thượng phần kiết sử này, này các Tỳ-khưu. Thế nào là năm? Sắc tham, Vô sắc tham, Mạn, Trạo cử, Vô minh. Này các Tỳ-khưu, đó là năm Thượng phần kiết sử này. Chính vì mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm Thượng phần kiết sử này, này các Tỳ-khưu, Thánh đạo Tám ngành này cần phải tu tập.
3) Giải thích về tám chi phần của Bát Chánh Đạo:
Này các vị tỳ-khưu,
- Thế nào là Chánh tri kiến? Đó là sự thông hiểu về khổ, sự thông hiểu về nguyên nhân của khổ, sự thông hiểu về sự diệt khổ, và sự thông hiểu về con đường diệt khổ.
- Thế nào là Chánh tư duy? Đó là tư duy về sự xuất ly, tư duy về vô sân, tư duy về vô hại.
- Thế nào là Chánh ngữ? Đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.
- Thế nào Chánh nghiệp? Đó là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ hành động tà dâm.
- Thế nào là Chánh mạng? Đó là đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng.
- Thế nào là Chánh tinh tấn? Đó là tinh tấn ngăn chận không cho khởi sanh các bất thiện pháp chưa sanh, tinh tấn trừ diệt các bất thiện pháp đã sanh, tinh tấn phát khởi các thiện pháp chưa sanh, và tinh tấn duy trì các thiện pháp đã sanh.
- Thế nào là Chánh niệm? Đó là:
+ Sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, điều phục mọi tham ưu trên đời;
+ Sống quán thọ trên thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, điều phục mọi tham ưu trên đời;
+ Sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, điều phục mọi tham ưu trên đời;
+ Sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, điều phục mọi tham ưu trên đời.
- Thế nào là Chánh định? Đó là ly dục, ly pháp bất thiện pháp:
+ Chứng và trú Thiền-na thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ; rồi làm cho tịnh chỉ tầm và tứ.
+ Chứng và trú vào Thiền-na thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm; rồi ly hỷ trú xả, niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả và niệm lạc trú.
+ Chứng và trú vào Thiền-na thứ ba; rồi xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước.
+ Chứng và trú vào Thiền-na thứ tư, không khổ không lạc, xả và niệm thanh tịnh.”
Xem thêm:
- Bát chính đạo – Wikipedia tiếng Việt
- Noble Eightfold Path – Wikipedia
-Bát Thánh Đạo -Phật Giáo Nguyên Thủy
- Những Nghiên Cứu Về Pháp Hành Bí Truyền Của Theravāda
- Pāramitā - Wikipedia
- Ba-la-mật-đa – Wikipedia tiếng Việt
 
VIDEO
- Bát Chánh Đạo phần– 37 Phẩm Trợ Đạo – Thiền và Đời Sống kỳ 74
- Thầy Tâm Hạnh -Phân Tích Bát Chánh Đạo
- Sách Nói - Bát Chánh Đạo - TT Thích Nhật Từ
- BÁT CHÁNH ĐẠO - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH
 - Bát Chánh Đạo Con Đường Giác Ngộ- Thầy Thích Phước Tiến
- Bát Chánh Đạo 1- Ý Nghĩa Tổng Quát & Chánh Tri Kiến_- Thích Minh Thành
- Bát Chánh Đạo 2- Chánh Tư Duy_- Thích Minh Thành
- Bát Chánh Đạo 3- Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp_- Thích Minh Thành
- Bát Chánh Đạo 4- Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm_- Thích Minh Thành
- Bát Chánh Đạo 5 -_Chánh Định -_Thích Minh Thành
- BÁT THÁNH ĐẠO - Tu Tập Bát Thánh Đạo-_Thích Minh Thành
 
4.2. Pháp hành định lượng:  Giới-Định-Tuệ.
Pháp hành định lượng là nội dung của Tam vô lậu họcGiới-Định-Tuệ”, đó là Pháp hành Giới, Pháp hành Định, Pháp hành Tuệ.
-Giới (= Đạo đức;  P: Sīla;  S: Śīla;  E: Virtue, moral conduct).
-Định (;  P: Samatha;  S: Śamatha;  E: Calm mind).
- Tuệ (慧;  P: Paññā;  S: Prajñā;  E: Wisdom).
1. Pháp hành giới: Đó là Trì giới, là giữ gìn những điều ngăn cấm không được làm, không được phạm, nhằm có được một đời sống đạo đức tốt đẹp và một nội tâm ổn định, làm nền tảng cho pháp hành thiền định và pháp hành thiền tuệ.
Mỗi hạng người có giới khác nhau:
+ Đối với hạng tại gia cư sĩ nam (cận sự nam), cư sĩ nữ (cận sự nữ) thì có 5 giới gọi là thường giới. Ngoài ra còn có 8giới, 9 giới, 10giới… thì tùy theo khả năng.
+ Đối với bậc xuất gia là Sadi có 10 Sadi giới, Tỳ-khưu có tứ thanh tịnh giới gồm 227 giới.
Muốn giữ gìn giới được tốt, điều trước tiên là cần phải học, hiểu rõ tất cả mọi điều giới của mình, rồi mới có thể thực hành. Giới có thể diệt được phiền não loại thô ở thân và khẩu (vitikkamakilesa), giúp cho pháp hành thiền địnhpháp hành thiền tuệ được phát triển.
Xem thêm:
-  Trì Giới - Luật -THƯ VIỆN HOA SEN
-Giới (Phật giáo) – Wikipedia tiếng Việt
-Buddhist ethics - Wikipedia
- Hành Giới - Trung Tâm Hộ Tông
- Nền tảng Phật Giáo - Quyển III - Pháp Hành Giới - Trung Tâm Hộ Tông
 
Related image
2.Pháp hành định: Đó là pháp hành thiền định.  Hành giả muốn tiến hành thiền định, điều trước tiên, cần phải học hiểu rõ 40 đề mục thiền định; rồi chọn một đề mục thiền hữu sắc nào thích hợp với bản tánh riêng của mình làm đối tượng thực hành thiền.
Hành giả chỉ có định tâm và an trú duy nhất trong đề mục thiền định được chọn lựa nào đó mà thôi, cho đến khi chứng đắc 4 bậc thiền hữu sắc (rupa jhānas).
+ Sơ thiền( P: Paṭhama-jhāna;  S: Prathama-dhyāna;  E: First jhāna):  Tâm thiền gồm 5 thiền chiTầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Xả, chuyển hóa từ 5 triền cái là Hôn trầm-Thụy miênHoài nghiSân hậnTrạo cử-Hối quáTham dục.
+ Nhị thiền( P: Dutiya-jhāna;  S: Dvitīya-dhyāna;  E: Second jhāna):  Tâm thiền chỉ còn 3 thiền chi là Hỷ, Lạc, Xả.
+ Tam thiền( P: Tatiya-jhāna;  S: Tṛtīya-dhyāna;  E: Third jhāna):  Tâm thiền chỉ còn 2 thiền chi là Lạc, Xả.
+ Tứ thiền( P: Catuttha-jhāna;  S: Caturtha-dhyāna;  E: Fourth jhāna):  Tâm thiền chỉ còn 1 thiền chi là Xả.
Sau khi đã chứng đắc các bậc thiền hữu sắc xong, nếu hành giả tiếp tục tiến hành thiền định để chứng đắc các bậc thiền vô sắc, thì hành giả cần phải thay đổi đối tượng thiền vô sắc tương thích. Có 4 đối tượng thiền dẫn dắt chứng đắc 4 bậc thiền vô sắc (arupa jhānas) theo tuần tự từ bậc thiền thấp đến bậc thiền cao.
1) Ngũ thiền: Không Vô Biên Xứ (P: Ākāsānañcāyatana;  S: Ākāśānantyāyatana;  E: Fifth jhāna – Infinite space).
2) Lục thiền: Thức Vô Biên Xứ (Viññāṇañcāyatana;  S: Vijñānānantyāyatana;  E: Sixth jhāna – infinite consciousness).
3) Thất thiền:  Vô Sở Hữu Xứ (P: Ākiñcaññāyatana;  S: Ākiṃcanyāyatana;  E: Seventh jhāna – Infinite nothingness).
4) Bát thiền: Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ (P: Nevasaññānāsaññāyatana;  S: Naivasaṃjñānāsaṃjñāyatana;  E: Eighth jhāna – Neither perception nor non-perception).
Các bậc thiền có thể đè nén chế ngự được phiền não loại trung  (pariyuṭṭhānakilasa) không phát sinh ở trong tâm. Hành giả có thể an hưởng sự an lạc của các bậc thiền, và có thể luyện pháp thần thông.
Các bậc thiền hữu sắc cho quả tái sinh cõi trời sắc giới phạm thiên. Các bậc thiền vô sắc cho quả tái sinh cõi trời vô sắc giới. Các bậc thiềnđềucó thể làm nền tảng, làm đối tượng cho pháp hành thiền tuệ.
Related image
3. Pháp hành tuệ: Đó là pháp hành thiền tuệ. Hành giả muốn tiến hành thiền tuệ, điều đầu tiên, cần phải học hiểu rõ tất cả các đối tượng thiền tuệ là thânthọtâmpháp hay sắc pháp,danh pháp .
Có 2 cách phân tích xếp loại tuệ chứng của thiền tuệ (solasanana)về các tuệ giác, đó là:
          - Theo Thanh Tịnh Đạo luận (Visuddhimagga):  Được cho là do ngài Phật Âm (Buddhaghosa) chú giải biên soạn vào khoảng thế kỷ V Tây lịch. Khi thực hành Vipassana (thiền quán) người tu phát triển rất nhiều loại tuệ, tuy nhiên có 16 tuệ hay còn gọi là 16 tuệ vipassana hay 16 tuệ minh sát sẽ lần lượt phát sinh, được coi như căn bản và chuẩn mốc.
          - Theo Phân Tích Đạo luận (Patisambhidamagga):  Phẩm I của tập kinh thứ mười hai thuộc Tiểu Bộ, được cho là do ngài Xá Lợi Phất viết ra, trong Phân Tích Đạo, phẩm giảng về Trí (Ñāṇakathā), đã mô tả và liệt kê chi tiết về 73 loại Trí.
          Dưới đây là 16 tuệ minh sát:
          1/  Tuệ tách bạch danh sắc (namarupa pariccheda nana).
          2/  Tuệ nắm bắt duyên khởi (paccaya pariggaha nana).
          3/  Tuệ thẩm sát tam tướng (sammasana nana : tam pháp ấn).
          4/  Tuệ sinh diệt (udayabbaya nana).
          5/  Tuệ diệt (bhanga nana : sinh diệt liên tục, nhanh chóng).
          6/  Tuệ kinh úy (bhaya nana : thấy rõ biến ảo đáng sợ).
          7/  Tuệ tội quá (adinava nana : thấy rõ tội chướng của danh sắc).
          8/  Tuệ yếm ly (nibbida nana : thấy rõ đáng nhàm chán danh sắc).
          9/  Tuệ dục thoát (muncitukamyata nana : thấy rõ cần thoát ly danh sắc).
          10/ Tuệ quyết ly (patisankha nana : thấy rõ con đường thoát ly danh sắc).
          11/ Tuệ hành xả (sankharupekkha nana : tuệ xả để nhập dòng Thánh).
          12/ Tuệ thuận (anuloma nana : tuệ thuận nhập dòng Thánh).
          13/ Tuệ chuyển tánh (gotrabhu nana : tuệ chuyển từ phàm qua Thánh).         
          14/ Tuệ Đạo (Magga nana: liễu tri Thánh Đạo, chấm dứt hết kết sử).
          15/ Tuệ Quả (Phala nana : liễu tri một trong 4 Thánh quả).
          16/ Tuệ hồi khán (paccavekkhana nana: liễu tri phản chiếu các thể nghiệm).
          - Về mặt thế gian, có 2 phân biệt sau:
1/. Tuệ Hiệp thế:  Ứng với tuệ 1/ -:-11/
2/. Tuệ Siêu thế:  Ứng với tuệ 12/ - 16/
          - Về mặt thanh tịnh, có 5 phân biệt sau :
1/. Kiến tịnh(ditthi-visuddhi):  Ứng với tuệ 1/.
2/. Đoạn nghi tịnh(kankhavitarana-visuddhi):  Ứng với tuệ 2/.
3/. Đạo phi đạo tri kiến tịnh(maggamagga nanadassana visuddhi):Ứng với tuệ 3/ và 4/.
4/. Hành đạo tri kiến tịnh(patipada nana dassana visuddhi):Ứng với tuệ 5/ -:- 13/.
5/. Tri kiến thanh tịnh(nana dassana visuddhi):Ứng với tuệ 14/ -:- 16/
Trí tuệ phát sinh khi thiền tuệ là thấy rõ, biết rõ sự sinhsự diệt của danh pháp, sắc pháp; đó là thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, dẫn đến chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4Thánh Quả và Niết Bàntuyệt đoạn diệt mọi phiền não loại vi tế (anusayakilesa),trở thành bậc Thánh A-la-hán.
Xem thêm:
- Pāramitā -Wikipedia
- Ba-la-mật-đa– Wikipedia tiếng Việt
- Pháp hành định và tuệ - Thư Viện Hoa Sen
 
Image result for lotus paintings
 
5.Pháp thành(Paṭivedhasāsana).
Pháp thành là kết quả trực tiếp từ pháp hành thiền tuệ. Pháp thành là 4 Thánh Đạo tâm, 4 Thánh Quả tâm và Niết Bàn gọi là 9 pháp Siêu tam giới, có liên quan nhân quả tương xứng với nhau; Thánh Đạo nào sinh, thì liền cho Thánh Quả ấy từng cặp như sau: 
    4 Thánh Đạo tâm                4 Thánh Quả tâm
- Nhập Lưu Thánh Đạo          →      Nhập Lưu Thánh Quả
- Nhất Lai Thánh Đạo          →      Nhất Lai Thánh Quả
- Bất Lai Thánh Đạo           →      Bất Lai Thánh Quả
- A-la-hán Thánh Đạo          →      A-la-hán Thánh Quả
Niết Bàn chỉ là đối tượng của 4 Thánh Đạo tâm và 4 Thánh Quả tâm mà thôi.
Bảng tóm tắt
Tiến trình giác ngộ-giải thoát của một vị Thánh trong Phật giáo
 
Tứ quảvị  
Kết sử
(phiền não cần đoạn diệt)
 
Vòng tái sinh 
 
Dự Lưu – Tu-đà-hoàn
 Sotāpanna
(Stream-enterer)
 
Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ.
( 3 kết sử đầu tiên)
 
Thêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc trời
 
Nhất lai –Tư-đà-hàm
Sakadāgāmi
(Once-returner )
Làm nguội thêmDục tham vàSân.
(2 kết sử kế tiếp)
Thêm một lần tái sinh nữa trong cõi Dục
 
Bất Lai – A-na-hàm
 Anāgāmi
(Non-returner )
 
Đoạn diệt hoàn toàn5 hạ phần kết sử.
(Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục tham, và Sân)
Tùy sinh vào cõi Sắc giới
 
Bất sinh A-la-hán
 Arahanta
(Complete-liberation) 
Đoạn diệt hoàn toàn5 thượng phần kiết sử
(Sắc tham, Vô Sắc tham, Mạn, Trạo cử, Vô minh)
Giải thoát vòng sinh tử luân hồi
 
 
Bốn quả vị Thánh
          Một vị Thánh trong đạo Phật là hành giả đã có một quá trình rèn luyện tâm để tự đạt tới giác ngộ-giải thoát, chứ không do cầu xin ơn trên thông ban cho hay bầu bán từ các tổ chức giáo hội như ở nhiều tôn giáo.
Xem thêm:
- Khái niệm Pháp trong Phật giáo – Thích Nguyên Hiệp
- Pháp – theo từ điển Phật học Tuệ Quang (Việt-Anh)
- Pháp – theo từ điển Phật học Việt Anh – Minh Thông
- Pháp –Danh từ Thiền học – Từ điển Phật Quang
- Pháp – theo từ điển Phật học Anh-Hán-Việt
- Pháp – theo từ điển Phật Quang
- Pháp (Dhamma) – Viên Minh
- Pháp – Từ điển Đạo uyển
 
 
Phần 3
Tăng
Tăng 僧hay Tăng sĩ 僧士haySa-môn (沙門;  P: Samaṇa;  S: Śramaṇa),làthầy tu hay tu sĩ, là người từ bỏ cuộc sống thế tụcvàthụ lãnh giới luật.  Trong Phật giáo, Tăng có cách gọi riêng làSa-di hayTỳ-kheo –  chỉ danh cho nam tu sĩ, và Sa-di ni hayTỳ-kheo ni chỉ danh cho nữ tu sĩ. 
Tăng-già(僧伽;  P: Saṅgha;  S: Saṃgha;  E: Sangha) là đoàn thể Tỳ-kheo của Phật giáo, bao gồmcảtăng và ni.  Các vị Tỳ-kheo sống chung với nhau trong một đoàn thể gọi là Tăng đoàn 僧團, với quy định gồm bốn vị Tỳ-kheo trở lên.

1. Tổ chức Tăng.
         
1.1. Phẩm trậtcủaTăng theo việc thọ giới.
1) Sa-di (沙彌;  P: Sāmaṇera;  S: Śrāmaṇera):  Là người nam tập tu hay khi đi tu hãy còn dưới 20 tuổi đời.
2) Sa-di ni (沙彌尼;  P: Sāmaṇerī;  S: Śrāmaṇerī):  Là người nữ tập tu hay khi đi tu hãy còn dưới 20 tuổi đời.
3) Tỳ-kheo (比丘;  P: Bhikkhu;  S: Bhikṣu;  E: Monk), nguyên gốc có nghĩa là "Khất sĩ 乞士”, làngười khất thực:   Tỳ-kheo thường dùng để chỉ khất sĩ nam 男乞士, tức nam tu sĩ.  Hiện nay, khi nói Tăngthì thường chỉ cho nam tu sĩ.
4) Tỳ-kheo ni (比丘尼;  P: Bhikkhunī;  S: Bhikṣuṇī;  E: Nun):  Là khất sĩ nữ 女乞士, tức nữ tu sĩ.  Hiện nay, khi nói Nithì thường chỉ cho nữ tu sĩ.
Về giới luật có quy định theo phẩm trật như sau:
- Theo Luật tạng truyền thống Phật giáo, một người muốn xuất gia đi tu thì được gọi làSa-di hay Sa-di ni,vàbắt đầu thọ 10 giới Sa-di戒沙彌, rồi sau một thời gian mới thọ giới Tỳ-kheo tức giới Cụ túc 戒具足để trở thành Tỳ-kheo hoặc Tỳ-kheo ni.
- Theo Luật tạng truyền thống Phật giáoNguyên Thủy,có 227 giới cho Tỳ-kheo và 311 giới cho Tỳ-kheo ni.
- Theo Luật tạng truyền thống Phật giáo Phát triển,có 250 giới cho Tỳ-kheovà348 giới cho Tỳ-kheo ni.
1.2. Phẩm trật của Tăng theo tuổi đạo.
Tuổi đạo được tính từ năm hành giả thọ giới cụ túc, tứcgiới tỳ kheo và tỳ kheo ni. Hàng năm hành giả phải theo hạ tu học với chúng và đạt tiêu chuẩn, mỗi năm như vậy được tính một tuổi hạ;nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ lạp 下臘).
Trong lúc hành đạo, tức là làm việc đạo trong đời, đem đạo độ đời, nói chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng theo hiến chương của Giáo hội Phật giáo như sau:
- Đối với bên Tăng:
1. Đại Đức là vị xuất gia thụ giới Tỳ-kheo ở tuổi đời 20.
2. Thượng Tọa là vị Tỳ-kheo được 40 tuổi đời, 20 tuổi đạo.
3. Hòa Thượng là vị Tỳ-kheo được 60 tuổi đời, 40 tuổi đạo.
4. Đại lão Hòa thượng hay Trưởng Lão Hòa Thượng là các vị Hòa Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở Giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các hội đồng trưởng lão, hoặc hội đồng chứng minh tối cao của các Giáo hội Phật giáo. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức vẫn xưng đơn giản là Tỳ-kheo, hay Sa môn.

- Đối với bên Ni:
1. Sư cô là vị nữ xuất gia thụ giới Tỳ-kheo ni ở tuổi đời 20 (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị Tỳ-kheo ni này là Đại Đức).
2. Ni sư là vị Tỳ-kheo ni được 40 tuổi đời, 20 tuổi đạo.
3. Ni trưởng hay Sư bà là vị Tỳ-kheo ni được 60 tuổi đời, 40 tuổi đạo.
Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo (hạ lạp), được dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của Giáo hội Phật giáo, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp đại lễ hay đại hội Phật giáo, trong các giới đàn hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.
Theo Tứ Phần Luật, Tỳ-kheo được phân chia làm 4 cấp theo tuổi hạ được tính và được tấn phong:
Hạ Tọa (0 đến 9 hạ),
Trung Tọa (10 đến 19 hạ),
Thượng tọa (20 đến 49 hạ)
Trưởng Lão (50 hạ trở lên)

Tại Việt Nam, những người mới xuất gia, nếu nhỏ tuổi ở miền Bắc gọi là Chú Tiểu, miền Trung gọi là Chú Ðiệu, miền Nam gọi là Ông Ðạo nhỏ. Những tu sĩ đã thọ giới Tỳ-kheo từ 20 tuổi đến 60 tuổi đời đều gọi là Thầy và nếu trên 60 tuổi đời, ở miền Trung gọi là Ôn, còn ở miền Bắc gọi là Sư Ông, Sư Cụ và nếu lớn tuổi mới xuất gia thì gọi là Sư Bác. Ngược lại các vị được gọi thì tự xưng mình là "bần tăng" hay "bần ni" mà không tự xưng mình là Thầy.

1.3. Sinh hoạt tu học của Tăng.
Theo sách cổ, bên cạnh việc giữ giới tu hành, việc khất thực (tự xin ăn để sống) và an cư kiết hạ (ẩn cư mùa hè) được xem là phẩm hạnh tu hành cần có của một vị tăng. Giới luật của Tỳ-kheo được đề ra trong Luật tạng là đời sống phạm hạnh, mẫu mực, thiểu dục tri túc và thực hành Từ Bi.

Cuộc sống Tỳ-kheo được thể hiện trong chiếc áo cà-sa của các vị đó. Vật dụng hàng ngày chỉ gồm bát khất thực, dao cạo, kim chỉ, đồ lọc nước và gậy kinh hành. Tỳ-kheo không được nhận tiền bạc hay các vật dụng khác. Thức ăn là do sự cúng dường.

Trong mùa mưa, các vị đó thường buộc phải an trú trong một tịnh xá (精舍;  P;S: vihāra), gọi là an cư kiết hạ để tính tuổi hạ. Lý do là vì nếu đi lại trong mùa mưa, các vị có thể gây tai hại cho động vật và cây cối. Vì vậy, các vị chỉ được rời tu viện vì lý do đặc biệt trong mùa này. Mùa An cư được chấm dứt bằng buổi lễ Tự tứ (自恣;  P: Pavarana;  S: Pravāraṇā), trong đó các vị cùng sống chung trong một trú xứ, trao đổi kinh nghiệm tu tập, hoằng truyền chánh pháp, kiểm điểm lại lỗi lầm hay thiếu sót với nhau.

Qua năm tháng, Tỳ-kheo ít đi vân du, các vị sống nhiều trong các tu viện. Ngày nay, phần lớn các Tỳ-kheo của Phật giáo Nguyên thủy vẫn còn giữ tập tục như hồi đức Phật còn tại thế, số khác phải thích nghi với đời sống xã hội và điều kiện địa lý. Ví dụ như các Tỳ-kheo Trung Quốc thường hay làm công việc đồng áng, đó là điều mà Tỳ-kheo ngày xưa không được làm vì sợ giết hại côn trùng. Trong một vài trường phái của Tây Tạng và Nhật Bản, Tỳ-kheo có thể lập gia đình, có vợ con. Các quy định về khất thực cũng thay đổi nhiều qua thời gian.

2. Phật tử.

Phật tử(佛子;  E: a believer in Buddhism; Buddhist, Buddhist follower, Buddhist believer)  làngười tin theo đạo Phật.  Ở một ý nghĩa đúng đắn hơn, Phật tử có nghĩa là Phật chủng tử (佛種子;  E: The seed of Buddha) là người có hạt giống Phật (tiềm năngtrở thành Bậc giác ngộ);bấy giờ,Phật tử hàm ý là Bồ-tát (菩薩;  P: Bodhisatta;  S: Bodhisattva).
Image result for y phục phật giáo bắc tông
2.1. Cư sĩ(居士;  P: Samaṇa, gahapati;  S: Ramaṇa, Gṛhapati;  E: Householder):  Là người tu học Phật tại gia. Trong Phật giáo có phân biệt sau:
- Ưu-bà-tắc(優婆塞;  P;S: Upāsaka;  E: Adherent, Devout lay follower):  Được dịch là cận sự nam hay nam cư sĩ, là người nam tu học Phật tại gia.
- Ưu-bà-di(優婆夷;  P;S: Upāsikā;  E: Female adherent):  Được dịch là cận sự nữ hay nữ cư sĩ, là người nữ tu học Phật tại gia.       
         
Ý nghĩa cận sự nam và cận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩ có niềm tin nơi Tam bảo “Phật-Pháp-Tăng”, tức niềm tin nơi Chân lýcủa đạo Phật (Xin xem Phần IV – Tam bảo), và nguyện trọn đời phụng sự và sống theo Tam bảo, tức sống theo Chân lý của đạo Phật.
Ưu Bà Tắc giới:  Ưu Bà Tắc hay Ưu Bà Di đều chịu lễ Tam quy và thọ Năm giới.
- Quy y Tam bảoPhật – Pháp –Tăng”.
- Giữ năm giới: không“sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nối dối, uống rượu”.
Có những Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di có điều kiện thì giữ thêm ba giới nữa là: không dùnghoa, phấn, dầu thơm, không xemhát xướng, khiêu vũ, không nằmgiường cao, nệm rộng.  Cao hơn là thực hành 10 điều thiệntức Thập giới.

         
2.2.Tu sĩ(修士;  P: bhikkhu;  S: bhikṣu;  E: monk):  Theo quan điểm nguyên thủy của Phật giáo, chỉ có những người sống viễn ly mới có thể đạt được giác ngộ, nên những người tu hành còn gọi là người xuất gia (rời khỏi nhà), họ thường gia nhập những tăng đoàn để tu học theo chân lý nhà Phật và được gọi là Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo ni (Xin xem phần 1.1. trên).
          Ngày nay, các tu sĩ Phật giáo có thể ẩn cư hay không ẩn cư và nhận những chức vụ trong giáo hội.

          2.3. Nhận thức căn bản về người tu học.

Người tu học Phật là người theo đuổilộ trình học hỏi và thực hành giáo lý nhà Phật,bao gồm cả cư sĩ và tu sĩ,nhằm tự chuyển hóa nội tâm của mìnhtừ không biết đến biết, để làm đúng và làm tốt, đem lại lợi ích cho mình và cho người trong cuộc sống.
Vì thế:
- Nếu như một người không họcmà tu, thì đó là Tu mù, tất nhiên dễ dẫn tới tu sai hay tu không có kết quả.
- Nếu như một người có học, nhưng lại học sai hay hiểu sai mà tu, thì kết quả chắc chắn là dẫn tới Tu sai

Như vậy, muốn tu học đúng, thì điều kiện ban đầu là phải học và học đúng, và tiếp đó là phải cố gắng rèn luyện thuần thục những gì mình đã học được. Thực tế không ít cáccư sĩ vàtu sĩ tu sai, dẫn đến vi phạm đối với giáo luật của tôn giáo mà họ đang hành trì, cũng như vi phạm pháp luật của xã hội.
Dưới đây là nhận thức và đánh giá về người tuvề 2 phương diện sau:    

1) Tu tướng:  Đó là nhận diện người tu qua hình tướng. Hiện nay trong tu học Phật,người Phật tử được phân biệt là cư sĩ hay tu sĩ qua hình tướngnhư y áo, đầu có tóc hay không tóc, … Sâu hơn là việc thọ giới và các lễ nghi tôn giáo.

Tuy nhiên, các hình thứcnàycủa người tu chưa xác định được là người đó có thực tu hay không. Do đó, cần nhận thức rằng tu tướng có thể là Tu thậthay Tu giả,  như hàng loạt những câu ca dao tục ngữ đã nói lên điều này:
- "Đỏ vỏ, xanh lòng".
- "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
- "Chiếc áo không làm nên thầy tu".

2) Tu tâm修心:  Đó là thực hành theo các nhận thức về đạo đứcvàchân lý mà người tu cần hiệnthực, nhằm giúp nội tâm chuyển hóa những vướng mắc, bế tắc, để có được sự an lạc và sáng suốt.
Tuy nhiên, tùy theo nội dung về nhận thức chân lý và đạo đức là thực hay hư, chẳng hạn đó là chân lý khách quan hay chân lý chủ quan, mà sẽ dẫn người tu đến kết quả là Tu đúnghayTu sai.
Nội dung củatu tâm lànhằm chuyển hóa các lĩnh vực tinh thần như tình cảm,lý trí,ý chí,ký ức của con người, sao cho hợp với chân lý và đạo đức, đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân và muôn loài. Hai bài kệ của kinh Pháp Cú có nói tới vai trò chủ đạo của tâm như sau:
                +  Tâm dẫn đầu các pháp.                 + Tâm dẫn đầu các pháp.       
                    Tâm làm chủ tạo tác.                       Tâm làm chủ tạo tác.        
                    Nếu với ý nhiễm ô.                                    Nếu với ý thanh tịnh.
                    Nói năng hay hành động.                     Nói năng hay hành động
                    Khổ não bước theo sau.                      An lạc bước theo sau.
                   Như xe theo vật kéo.                        Như bóng không rời hình. 
                              (Kệ Pháp Cú 1)                                  (Kệ Pháp Cú 2)  

2.4. Tăng tại gia, Tăng xuất gia – Phàm tăng, Thánh tăng.
          Ở ý nghĩachân chánh thìPhật tửbao gồm cả cư sĩ và tu sĩ và gọi chung là Tăng:
          - Cư sĩ được gọi là Tăng tại gia.
          - Tu sĩ được gọi là Tăng xuất gia.
          Trong quá trình tu học chưa giác ngộ, cả Tăng tại giaTăng xuất gia đều được gọi chung là Phàm tăng.  Cũng cần thấy rằng Tăng xuất gia có nhiều điều kiện thuận lợi trong tu học hơn Tăng tại gia.  Tuy nhiên, tùy yếu tố quan trọng là căn cơ và căn trí của Phàm tăng, mà nhanh chậm có sự chuyển hóa giác ngộ Thánh tăng.
Xem thêm:
- Monk - Wikipedia
- Tu sĩ修士 – Wikipedia tiếng Việt
- Sangha - Wikipedia
- Tăng đoàn – Wikipedia tiếng Việt
- Ý nghĩa U-bà-tắc và U-bà-di -Hoa Vô Ưu
 
VIDEO
- Phật Thân, Pháp Thân Và Tăng Thân- Thầy Thích Nhất Hạnh
- Buddha, Dharma and Sangha (Phật, Pháp và Tăng) - Thích Chân Quang
 
Phần 4

Tam bảo

Refuge (Buddhism)-Wikipedia
 Tam bảo –Wikipedia tiếng Việt
 Biểu tượng Tam bảo
1. Tam bảo trong Phật giáo Nguyên thủy.
Tam bảo (三寶;  P: Tiratana;  S: Triratna;  E: Triple Gems, Three Jewels):  Là ba yếu tố căn bản Phật, Pháp, Tăng, minh định chân lý khách quan của Phật giáo, trong đó:
- Phật (佛;  P;S: Buddha):  Đó là bậc giác ngộ khám phá ra chân lý khách quan của vũ trụ.  Lẽ thật của vũ trụ được vị này thấy biết rõ.
- Pháp (法;  P: Dhamma;  S: Dharma):  Đó là chân lý khách quan tự nhiên của vũ trụ.  Chân lý này chính là giáo pháp được trình bày trung thực sau khi Phật đã khám phá ra, chứ Phật không tự chế tác ra.
- Tăng (僧;  P: Saṅgha;  S: Saṃgha):  Đó là những hành giả thực hành đúng đắn chân lý khách quan này và đạt được giác ngộ như Phật. Tăng nơi đây là Thánh tăng.
Do đó, Tam bảo là biểu hiện cho cấu trúc của chân lý khách quan tự nhiên của vũ trụ.
Image result for hoa sen viet nam
 
Chân lý khách quan của vũ trụ trong đạo Phật được gọi là Chân đế[真諦–(chân: thật, không hư vọng, đế: lý thật, lẽ thật);  P: Paramattha-sacca;  S: Paramārtha-satya;  E: Ultimate truth;  F: Vérité ultime],  đó là lẽ thật Duyên khởihiện thực và tự nhiên,luôn vận hành chi phối nơi mọi sự vật trong vũ trụ.
Nói Tam bảo là chân lý khách quan真理客觀  là nhằm để tránh nhầm lẫn với loại chân lý chủ quan真理主觀, là thứ chân lý áp đặt, thiếu thực tế minh chứng mà chúng ta thường hay gặp phải ở các tổ chức chính trị và tôn giáo khi nói về chân lý (= lẽ thật).  Thật vậy, người được cho là khám phá ra một quy luật nào đó của vũ trụ mà thiếu kiểm chứng thực tế, thì sự kiện này không thể xem là một thực chân lý được, mà chỉ là hư chân lý.  Do đó, có thể thấy rằng cơ cấu “Tam bảo” đã thể hiện tính chặt chẽ và trong sáng, với đầy đủ khoa học tính nơi chính nó.
Nói là quy y Tam bảo歸依三寶(Tam quy y) là chỉ cho người nương tựa vào chân lý khách quan để tu tập.  Khi hành giả nhận thức vững vàng Tam bảo, thì được gọi là bậc Dự lưu (bước vào dòng Thánh).
Nói là hồng ân Tam bảo  洪恩三寶(ơn lớn của Tam bảo) là cách nói chủ thể hóa chân lý khách quan tự nhiên này, vìđã giúp hành giả đạt tới hạnh phúc cao thượng đích thực. Bởinhững ai hiểu thấu và thực hành sống theo nhận thức chân lý này, thì hạnh phúc đạt được là điều tự nhiên, chứ hạnh phúc không do cầu xin ân sủng của Thượng đế hay của một thế lực ảo tưởng nào đó ban cho.
2. Tam bảo trong Phật giáo Phát triển.
Image result for tranh hoa sen đẹp
Trong Phật giáo Phát triển, các hành giả được hướng dẫn cách nhìn Tam bảo theo ba bậc sau:        
                              1) Ðồng thể Tam bảo   hay     Nhất thể Tam bảo.        
                              2) Biệt thể Tam bảo    
hay    Xuất thế gian Tam bảo.
                              3) Trụ trì Tam bảo      
hay    Thế gian Tam bảo.

Đồng thể Tam bảo thuộc , Biệt thể Tam bảo và Trụ Trì Tam bảo thuộc sự.
- Lý理 là bên trong (nội tâm, thuộc tính), mang ý nghĩa về giải thoát – tức tự do nội tâm từ việc giác ngộ, là thấy biết rõ thực tính, thực tướng của vạn sự vật.
- Sự 事là bên ngoài (ngoại cảnh, thuộc tướng), mang ý nghĩa về hoằng pháp và hộ pháp.
2.1 – Ðồng thể Tam bảo同體三寶.
Image result for tánh không
- Ðồng thể Phật bảo:   Là chỉ cho tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một thể tính thông tuệ(聰慧: sáng suốt). Đó là:
                    Duyên khởi tính  =  Không tính  =  Phật tính
- Ðồng thể Pháp bảo:  Là chỉ cho tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một thể tính bình đẳng(平等: không sai biệt)
- Ðồng thể Tăng bảo:   Là chỉ cho tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một thể tính thanh tịnh(清淨: sạch lặng)
Như thế, Đồng thể Tam bảo được xem như là cách chi tiết hóa vũ trụ quan, tuy phân ra ba nhưng chỉ từ một, đó là từ chân lý Duyên khởi.
2.2 – Biệt thể Tam bảo別體三寶.
Related image
- Biệt thể Phật bảo:  Là chỉ cho chư Phật trong mười phương ba đời, đã tự giải thoát ra khỏi sự trói buộc của thế gian.
- Biệt thể Pháp bảo:  Là chỉ cho Chánh phápđược Phật khám phá ra, có công năng giúp cho chúng sanh giải thoát khỏi sự trói buộc của thế gian. Đó là pháp Duyên khởi với các hệ luận Vô thường, Vô ngã, Nhân-Quả.
- Biệt thể Tăng bảo:  Là chỉ cho các vị Thánh-Tăng đã giải thoát ra khỏi sự trói buộc của thế giannhư các vị A-la-hán hay Bồ-tát.
Như thế, Biệt thể Tam bảo được xem như là cách chi tiết hóa nhân sinh quan, tuy phân ra ba nhưng chỉ từ một, đó là từ chân lý Duyên khởi.
2.3- Trụ trì Tam bảo住持三寶.
Image result for three jewels of buddhism
- Trụ trì Phật bảo:  Là chỉ cho Chùa hay Tu viện, chỉ cho các hình thức Ngọc xá-lợi, tượng Phật được đúc bằng kim khí hoặc được chạm trổ bằng danh mộc hoặc được đắp bằng xi măng hoặc được thêu bằng vải hoặc được vẽ trên giấy là những trang trí đặc trưng cho môi trường tu Phật trong hiện tại.
-Trụ trì Pháp bảo:  Là chỉ cho ba tạng giáo điển: Kinh, Luật, Luận viết hay in trên khí cụ điện tử, trên giấy, trên vải, trên lá buông v.v…hiện có.
- Trụ trì Tăng bảo:  Là chỉ cho các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni tu hành chơn chánh, đạo đức trong sạch, giới luật trang nghiêm trong hiện tại.
Như thế, Trụ trì Tam bảo được xem như là hình thức tổ chức tu học Phật mang tính khoa học.
2.4-Lý quy y Tam bảo.
Image result for cư trần lạc đạo
Thực hành lý quy yTam bảocòn gọi là tự quy yTam bảocó nội dung sau:
1- Tự quy y Phật:  Đó là thấy ra thể tính sáng suốt, đó là Duyên khởi tính (tức Không tính hay Phật tính) nơi chính các pháp (vạn sự vật).  Đó là tự quy y Phật.
2- Tự quy y Pháp:   Đó là thấy ra thể tính bình đẳngnơi chính các pháp theo Duyên khởi tính. Đó là tự quy y Pháp
3- Tự quy y Tăng:  Đó là thấy ra thể tính thanh tịnhnơi chính các pháp theo Duyên khởi tính. Đó là tự quy y Tăng.
Như thế,  Tự quy y Tam bảo là nội dungnói lên sự thành tựu về chuyển hóa nội tâm của hành giả từ mê sang ngộ sau quá trình tu học.
2.5.  Sự quy y Tam bảo.
Related image
Thực hành sự quy y Tam bảo có nội dung sau:
1 – Sự quy y Phật:  Đó là hằng ngày nghĩ đến Phật, niệm danh hiệu Phật, chiêm ngưỡng Phật tượng. Đó là sự quy y Phật.
2 – Sự quy y Pháp:  Đó là hằng ngày tụng đọc Kinh, Luật, Luận; tìm hiểu nghĩa lý thâm huyền của Pháp. Đó là sự quy y Pháp.
3- Sự quy y Tăng:  Đó là hằng ngày khi thấy người chân chính tu hành, giữ gìn giới luật, thì tỏ lòng trọng kính, xem như đó là vị đại diện cho Ðức Phật. Đó là sự quy y Tăng.
Như thế,  Sự quy y Tam bảo gồm thờ Phật, tụng Kinh, giữ Giới, nghiên cứu Phật pháp, kính trọng Tăng già chân chính, là hình thức và nội dung của người tu học Phật như thường thấy hiện nay.
3.  Những lợi ích khi thân cận với Tam bảo.
Related image
Chân lý khách quan vi diệu của nhà Phật với đặc trưng Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), như ba viên ngọc quý bởi 6 ý nghĩa sau:
1) Một là hy hữu 希有(hy希:  ít, hiếm ;  hữu有: có), tức là hiếm có, khó được, ví như ngọc quý … người nghèo khó có được.Tam bảo cũng vậy!  Dù người ở sát bên chùa nhưng thiếu duyên phước cũng khó gặp, không thể thân cận với Tam bảo.
2) Hai là ly cấu離垢(ly 離:  lìa, tan, cách, chia lìa;  cấu垢: cáu bẩn, nhơ nhuốc),  tức lìa xa những việc bất thiện, ví như ngọc quý trong sáng, đẹp không tỳ vết, vấy bẩn. Tam bảo cũng vậy! Duyên khởi tự xa lìa các xấu ác.
3) Ba là thế lực势 (thế 势: quyền, sức ;  lực力: khỏe, mạnh), tức có tiềm năng khắc phục các trở lực, ví như ngọc quý có giá trị vật chất lớn giúp người vượt qua khó khăn trong đời sống. Tam bảo cũng vậy! Duyên khởi có đủ năng lực hóa giải mọi phiền não của thế gian (Lậu tận thông).
4) Bốn là trang nghiêm莊嚴(trang莊: đứng đắn;  nghiêm嚴: chỉnh tề),  tức vẻ đứng đắn khiến người kính cẩn, ví như ngọc quý ở thế gian làm đồ trang sức làm cho thân trở nên xinh đẹp ai cũng muốn ngắm nhìn. Tam Bảo cũng vậy! Duyên khởi giúp hành giả làm chủ bản thân, tâm trí sáng suốt, thanh tịnh, làm việc chân chánh.
5) Năm là tối thắng最勝  (tối 最: rất, cực kỳ;  thắng勝: tốt đẹp) tức lợi ích cao nhất, ví như ngọc quý quý hơn tất cả mọi vật ở thế gian. Tam Bảo cũng vậy! Duyên khởi đem lại lợi ích hơn hết, đó là giúp hành giả vượt qua mọi nỗi khổ, niềm đau, sống được an vui, hạnh phúc.
6) Sáu là bất biến不变  (bất不:  không, chẳng;  biến变: thay đổi, biến đổi), tức không thay đổi, ví như ngọc quý kim cương đẹp và cứng vững so với các vật thể khác. Tam Bảo cũng vậy! Duyên khởi là quy luật khách quan tự nhiên muôn đời, nên hành giả thực hành sống với Tam bảo tất được chân hạnh phúc bền vững không gì chi phối được.
Như vậy, thân cận với Tam bảo qua quy y và thực hành chân chánh, chính là đang nương tựa và sống theo chân lý khách quan tự nhiên của vũ trụ, là đang sống trên con đường giác ngộ-giải thoát vậy.
Image result for hoa sen quan âm
 
Bài đọc thêm
1/. Pháp tướng và Pháp tính.
1) Pháp tướng法相:  
+ Pháp tướng còn dùng chỉ cho Chân như, Thực tướng, Pháp tính.
+ Pháp tướng là tướng trạng (cấu trúc cơ bản) của các pháp; đây là chủ trương đặc biệt của Duy Thức tông hay Du Già tông (唯識宗;   S: Yogācāra),  phân tích hoặc phân loại và thuyết minh tướng trạng của mọi sự vật hiện tượng, vì thế tông này cũng được gọi là Pháp Tướng tông (法相宗;  S: Dharmalaksana).
Duy Thức tông chia pháp gồm 100 tướng trạng, và gộp vào trong năm nhóm:
+ Sắc pháp (rūpa) có 11
+ Tâm pháp (citta) có 8
+ Tâm sở hữu pháp (caita) có 51
+ Tâm bất tương ưng hành pháp (citta-viprayukta-saṃskāras) có 24
+ Vô vi pháp (asaṃskṛta) có 6
Duy Thức tông cho rằng tất cả các pháp là không thật, chỉ là một sự phóng chiếu của Thức (識;  P: Viññāṇa;  S: Vijñāna: Cái biết từ tâm phân biệt, chứ không từ bản chất cấu thành– Pháp tính). Khi hành giả giác ngộ Duyên khởi tính (= Không tính) nơi Thức, tức đạt đến Niết-bàn, Thức bấy giờ được gọi là Trí (= Tuệ giác), đó là:
+ Thành Sở Tác Trícho năm thức đầu là Nhãn thức, Nhĩthức, Tỉthức, Thiệtthức và Thân thức(thuộc Thọ uẩn – Nhóm chấp thủ phân biệt nơi cảm xúc).
+ Diệu Quan Sát Trí  cho  Ý thức (thuộc Tưởng uẩn – Nhóm chấp thủ nơi suy tưởng, luận biện).
+ Bình Đẳng Tánh Trí cho Mạt-na thức  (thuộc Hành uẩn – Nhóm chấp thủ nơi ý chí hành động).
+ Ðại Viên Cảnh Trí cho  A-lại-da thức (thuộc Thức uẩn – Nhóm chấp thủ nơi ký ức).
2) Pháp tính(法性;  P: Dhammaṭā;  S: Dharmatā):  Là bản tính chân thực của các pháp, tức thực tướng tự nhiên mang tính quy luật của hết thảy sự vật và hiện tượng trong vũ trụ. Có tên khác là Chân như, Thực tướng.
Trường Bộ Kinh [Sumangalavilāsini, Vol.I, Colombo 1919, p. 288] giải thích từ Dhammaṭā ở đây có nghĩa là "tự tánh" (sabhāvo), "quy luật" (niyāmo) và liệt kê năm lọai quy luật:
+ Quy luật của nghiệp(kamma niyāma), tức là hành động thiện tạo nên quả thiện và hành động bất thiện tạo nên qủa bất thiện.
+ Quy luật của thời tiết(utu niyāma), tức là tại những vùng khác nhau ở các thời điểm khác nhau thì cây cối ra hoa kết trái, gió thổi mưa rơi, nóng lạnh cũng khác nhau, hay như hoa sen nở vào ban ngày và khép cánh vào ban đêm, v.v…
+ Quy luật của chủng loại(bīja niyāma), tức là hạt giống nào thì mọc lên loại cây đó như hạt lúa mọc lên cây lúa,v.v…
+ Quy luật của tâm(citta niyāma), tức là quy luật trong tiến trình hoạt động của tâm như sát-na tâm trước tạo nên và sát-na tâm kế tiếp, theo mối quan hệ nhân quả.
+ Quy luật của pháp(dhamma niyāma), chẳng hạn như sự kiện mười ngàn thế giới đều rung động khi Bồ Tát thụ thai vào lòng mẹ và khi Ngài ra đời. Sau khi giải thích những hiện tượng trên, chú giải xác quyết rằng trong ngữ cảnh này từ Dhammatà đề cập đến quy luật của pháp.
Xem thêm:
- 100 PHÁP - Thiền Viện Thường Chiếu
Duy Thức Học Nhập Môn - Thư Viện Hoa Sen
- Thức Biến Hiện, 100 Pháp Duy Thức (sách) - Triết Học Phật Giáo ...
Image result for black and white lotus flower
 
2/. Bách pháp (100 pháp).
Chữ “pháp” ở đây có nghĩa là mọi sự vật trong vũ trụ, cụ thể hay trừu tượng, bất cứ cái gì có thể cho ta một khái niệm về nó thì gọi là “pháp”. Đức Phật nói: Tất cả pháp đều vô ngã (= không có thực thể). Tất cả pháp là những gì?  Nói tóm tắt:
- Theo Câu-xá tông, mọi sự vật trong vũ trụ được bao gồm trong 75 pháp, gồm :
(1) 11Sắc pháp, (2) 1Tâm pháp, (3) 46 Tâm sở hữu pháp, (4) 14Tâm bất tương ưng hành pháp, (5) 3Vô vi pháp
- Theo Pháp Tướng tông, mọi sự vật trong vũ trụ được bao gồm trong 100 pháp, gồm 5 loại như sau:
(1) 11Sắc pháp, (2) 8Tâm pháp, (3) 51 Tâm sở hữu pháp, (4) 24Tâm bất tương ưng hành pháp, (5) 6Vô vi pháp
Dưới đây là chi tiết 100 pháp theo Pháp Tướng tông.
1/. Sắc pháp : – Là các hiện tượng vật chất, gồm có 11 pháp:       
1. nhãn:  Mắt.     

2. nhĩ:  Tai.
3. tị:  Mũi. 
4. thiệt:  Lưỡi.     
5. thân:  Thân.     
6. sắc:  Các loại hình tướng và màu sắc (dài, ngắn, vuông, tròn, lớn, nhỏ, cao, thấp, ngay, xẹo, cong, sáng, tối, bóng, khói, mù, xanh, vàng, đỏ, trắng v.v...).         
7. thanh:  Các loại âm thanh (tiếng nói, tiếng kêu, tiếng động, tiếng vang, tiếng vừa ý, tiếng không vừa ý v.v...).
8. hương: Các loại mùi (thơm, hôi, không thơm không hôi, mùi tự nhiên, mùi chế tạo v.v...).         
9. vị:  Các loại vị (cay, đắng, chua, ngọt, mặn, lạt, bùi, béo, chát v.v...).  
10. xúc:  Các thứ cảm xúc (nhẹ-nặng, trơn-nhám, lạnh-nóng-ấm, cứng-mềm, no-đói, khát-đã khát, mạnh-yếu, v.v...)         
11. pháp:  Các ý tưởng (tức bóng dáng của năm trần – sắc, thanh, hương, vị, xúc – ở trên còn lưu lại trong ý thức)
(Tông Câu-xá chia “sắc pháp” có 11 pháp, gồm 5 giác quan, 5 đối tượng của giác quan, và 1 “vô biểu sắc”.) 

2/. Tâm pháp : – Là các hiện tượng tâm líở phương diện nhận thức. Chữ Tâm nơi đây là Vọng tâm = Thức  được Duy thức học còn gọi là Tâm vương, chính là hoạt động tâm lý của loài hữu tình. 
Tâm pháp gồm có 8 pháp – tức là 8 Vọng tâm = 8 Thức = 8 Tâm vương, đó là:        
12. nhãn thức:     Biết có cảnh vật (mắt thấy).  
13. nhĩ thức:        Biết có âm thanh (tai nghe).         
14. tị thức:                    Biết có mùi hương (mũi ngửi).
15. thiệt thức:      Biết có vị (lưỡi nếm).
16. thân thức:      Biết có cảm xúc (thân chạm – xem xúcở Sắc pháp).
                              5 thức trên thuộc Thọ uẩn.     
17. ý thức:                     Biết từ suy tưởng (luận biện – thuộc Tưởng uẩn).         
18. mạt-na thức: Muốn (ý chí chấp thủ ngã – thuộc Hành uẩn).     
19. a-lại-da thức:          Nhớ (ký ức từ 6 thức + tiềm thức + vô thức: lưu trữ và hiện hành cái biết của vạn pháp – thuộc Thức uẩn).
(Tông Câu-xá cho rằng, “tâm pháp” chỉ có 1 – tức là tâm thức, nhưng đương nhiên là nó hoạt động qua 5 ngả đường tương ứng với 5 giác quan.)        
3/. Tâm Sở Hữu pháp (= Sở hữu của Tâm vương): – Là các hành hoạt nương vào8 Tâm vương), có 3 nghĩa:
1)Luôn luôn dựa vào Tâm vương sanh khởi. Nếu không có Tâm vương thì Tâm sở cũng không sanh.
2)Cùng Tâm vương tương ứng. Tương ứng là tùy thuận, không chống trái nhau. Tâm sở cùng xuất cùng nhập, cùng duyên một cảnh giới với Tâm vương.
3)Lệ thuộc vào Tâm vương. Tâm sở liên hệ, phụ thuộc vào Tâm vương, liên hệ sít sao với Tâm vương.
Có 51 pháp – tức 51 Tâm sở, gồm trong 6 nhóm:        
A. Biến hành(遍行, sarvatraga):
          “Biến hành” là những hoạt động cùng với tất cả 8 thức; có 5 tâm sở: 

20. xúc: Tiếp xúc giữa các căn và các trần cảnh.   
21. tác ý:  Chú ý, kích thích để phát sinh nhận thức.     
22. thọ:  Cảm thọ khó chịu, dễ chịu, hay không khó chịu cũng không dễ chịu, do cảm giác cung cấp.    
23. tưởng:  Tri giác, nhận biết đối tượng (là một người, hay một vật, hoặc một sự việc...)      
24. tư: Quyết định.Từ đó phát sinh ra các hành động của miệng lưỡi (khẩu) và thân thể (thân), tức là tạo nghiệp.  
B. Biệt cảnh:    
          “Biệt cảnh” là không hoạt động cùng khắp, là những tâm sở chỉ liên hiệp hoạt động với “6 thức trước” mà thôi; có 5 tâm sở:

25. dục: Ham muốn, mong cầu.       
26. thắng giải: Hiểu biết rõ ràng, không nghi ngờ.   
27. niệm: Nhớ, kí ức.   
28. định: Tập trung làm cho thức và các tâm sở khác chú ý vào một đối tượng, không tán loạn.   
29. tuệ:Biết sự vật một cách sáng tỏ, nhưng không chắc là biết đúng – khác với “tuệ giác” là trí tuệ giác ngộ. Bởi vậy có thể nói, tâm sở “tuệ” này chính là thuộc tính đặc biệt của thức mạt-na, vì thức này luôn luôn thấy rõ rằng “có TA và những gì THUỘC VỀ TA”; cái thấy đó tuy là sáng tỏ nhưng là cái thấy sai lầm.
(Tông Câu-xá gồm chung hai nhóm trên lại thành một nhóm gọi là “Những tâm sở có nhiệm vụ tổng quát” – biến đại địa pháp).     
C. Thiện: 
          “Thiện” là những hoạt động tốt; có 11 tâm sở:       
30. tín:  Tin tưởng.        

31. tàm: Biết tự xấu hổ với lầm lỗi của mình.   
32. quí:  Biết tự thẹn khi thấy mình không trong sạch, không cao thượng như người.
33. vô tham:  Gặp thuận cảnh không sinh lòng tham trước.     
34. vô sân:  Gặp nghịch cảnh không sinh lòng oán giận.         
35. vô si:  Sáng suốt, thấy biết đúng với sự thật.
36. cần:  Siêng năng tu tập thiện nghiệp.       
37. khinh an: Thư thái, nhẹ nhàng.  
38. bất phóng dật: Không buông lung theo dục vọng.     
39. hành xả: Tâm niệm bình đẳng, không vướng mắc, không chấp trước, không so đo phân biệt.   
40. bất hại: Không có ý làm hại người khác. 
(Tông Câu-xá liệt kê các tâm sở “thiện” này chỉ gồm có 10 tâm sở – không có “vô sân”.)      
D. Phiền não:   
          Đây là những hoạt động xấu khó diệt trừ, được gọi là các “phiền não gốc rễ”; có 6 tâm sở:     
41. tham:  Muốn chiếm đoạt khi thấy gì vừa ý.     

42. sân:  Oán giận khi gặp điều không vừa ý.         
43. si:  Vô minh, không sáng suốt.    
44. mạn:  Kiêu mạn, tự cao.   
45. nghi: Ngờ vực, do dự.      
46. ác kiến: Thấy biết sai lạc – tức là “Năm Cái Thấy Sai Lạc” như đã trình bày ở trên.    
(Tông Câu-xá gọi nhóm này là “đại phiền não”, và ngoại trừ “si” –  tức “vô minh”, 5 tâm sở kia hoàn toàn khác biệt, gồm có: trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, và phóng dật.)        
E. Tùy phiền não:    
          Đây là các thứ “phiền não phụ thuộc” của các phiền não gốc rễ ở trên, dễ diệt trừ hơn, gồm có 20 tâm sở; lại chia làm 3 nhóm nhỏ:

a) Xấu nhẹ(tiểu tùy), có 10 tâm sở:       
47. phẫn:  Nóng giận, bực tức, cộc cằn.  

48. hận:  Oán hờn.        
49. phú:  Che giấu tội lỗi.       
50. não:  Buồn phiền, bứt rứt, ẩn ức không yên.  
51. tật:  Ganh ghét.       
52. xan:  Bỏn sẻn, keo kiệt.     
53. cuống:  Dối gạt.      
54. siểm:  Nịnh hót, gièm siểm.        
55. hại:  Có ý làm hại người.   
56. kiêu:  Khoe khoang, tự kiêu, tự phụ.  
b) Xấu vừa(trung tùy), có 2 tâm sở:       
57. vô tàm:   Không biết tự xấu hổ khi làm lỗi.       

58. vô quí:  Không biết tự thẹn khi tài đức không bằng người.  
c) Xấu nặng(đại tùy), có 8 tâm sở:       
59. trạo cử: Chao động không yên. 

60. hôn trầm:  Mê muội, dật dờ, trì trệ         
61. bất tín:  Đa nghi, không tin tưởng.         
62: giải đãi: Biếng nhác, bê trễ.       
63. phóng dật: Buông lung, buông trôi.  
64. thất niệm: Lãng quên, không có chánh niệm.
65. tán loạn: Xao xuyến, rối loạn.   
66. bất chánh tri:   Hiểu lầm, biết không chính xác.  
(Tông Câu-xá liệt kê các “tùy phiền não” có 12 tâm sở, gồm trong 2 nhóm: - “đại bất thiện”, có 2 tâm sở: vô tàm và vô quí; - và “tiểu phiền não”, có 10 tâm sở: phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, và kiêu.)       
G. Bất định:     
“Bất định” là những tâm sở không thuộc về thiện cũng không thuộc về bất thiện, hoặc giả, chúng có thể là thiện mà cũng có thể là bất thiện; có 4 tâm sở:
67. hối:  Hối hận về sự việc đã làm.  
68. miên:  Ngủ.   
69. tầm: Suy tư, tìm hiểu phần dễ thấy của sự lí.     
70. tứ:  Suy đoán, nghiên cứu, phân tích để hiểu rõ phần sâu sắc của sự lí.
(Tông Câu-xá liệt kê nhóm “bất định” này, ngoài 4 tâm sở trên đây còn có thêm 4 tâm sở nữa: tham, sân, mạn, nghi; tất cả là 8 tâm sở. – Như vậy, so với 51 tâm sở của tông Pháp Tướng thì tông Câu-xá chỉ liệt kê có 46 tâm sở.)
4/. Tâm Bất Tương Ưng Hành pháp:  Những hoạt động không thuộc (nhưng có liên hệ với) tâm, tâm sở, hay sắc pháp ở trên; có 24 pháp:
71. đắc(năng lực):  Tạo được hình sắc và tính chất riêng – Ví dụ: nước có thể lỏng, không màu sắc, trong suốt, ướt, lưu nhuận v.v...; đó cũng là cái năng lực làm cho một người có (đạt) được một vật – ví dụ: tôi có (được) quyển sách, Tổ Điều Ngự Giác Hoàng đạt (được) quả vị giác ngộ v.v...    
72. mạng căn(năng lực):  Làm cho sinh mạng được duy trì. 
73. chúng đồng phận(năng lực):Làm cho chúng sinh trong mỗi loài có cùng chung một quả báo đồng nhất. 
74. dị sinh tánh(năng lực):  Tạo ra bản tính phàm phu, đầy tà kiến, khác với thánh nhân.    
75. vô tưởng định(năng lực):  Tạo được vô tâm định để tu tập đạt được quả Vô tưởng.      
76. diệt tận định(năng lực):  Làm cho tu tập được rốt ráo, vượt cả vô tâm định, không còn cả thọ và tưởng, chứng đắc quả A-la-hán.
77. vô tưởng quả (năng lực):Làm cho chúng sinh ở cõi trời Vô tưởng, cả tâm lẫn tâm sở đều tiêu mất. 
78. danh thân(năng lực):  Tạo tên để chỉ cho sự vật.      
79. cú thân(năng lực):  Tạo được lời nói để diễn tả sự vật.      
80. văn thân(năng lực):  Tạo được văn tự dùng để ghi chép những gì thuộc về “danh thân” và “cú thân” ở trên.   
81. sinh(năng lực):  Làm cho các pháp có được sinh thành.        
82. trụ (năng lực): Làm cho các pháp được tồn tại.         
83. lão(dị)(năng lực):  Làm cho các pháp bị biến đổi, suy hoại.       
84. vô thường(diệt)(năng lực): Làm cho các pháp bị tiêu mất.
85.lưu chuyển(năng lực):   Làm cho các pháp sanh khởi liên tục.
86. thứ đệ(năng lực):  Làm cho mọi sự vật có thứ lớp, có trật tự.     
87. định dị (năng lực): Làm cho mọi sự vật dù khác biệt nhau nhưng luật nhân quả tác động trên mỗi sự vật vẫn phân minh, không lộn xộn, không hồ đồ.    
88. phươngtức phương hướng,phương vị (năng lực):  Làm cho Sắc pháp tồn tại trong không gian. Phương là dựa vào hình thể, trước sau, phải trái mà giả lập. Phương có bốn: đông, tây, nam, bắc.   
89. thời, tức thời gian (năng lực):  Làm cho mọi sự vật lưu chuyển xoay vần trong từng sát na của Sắc, Tâmmà giả lập. Thời có ba loại: khứ, lai, kim (quá khứ, vị lai, hiện tại).
90. tương ưng(năng lực): Làm cho các sự vật ăn khớp, tương ứng nhau, liên hiệp hoạt động với nhau.  
91. thế tốc(năng lực):  Làm cho vạn pháp sinh diệt tương tục từng sát-na, di chuyển theo vận tốc.      
92. số(năng lực):  Làm cho sự vật có thể hay không thể đếm được.   
93. hòa hiệp tánh(năng lực):  Làm cho sự vật hòa hợp được với nhau.    
94. bất hòa hiệp tánh(năng lực):  Làm cho sự vật không hòa hợp được với nhau.

(Tông Câu-xá liệt kê nhóm “tâm bất tương ưng hành pháp” này gồm có 14 pháp – không có 11 pháp: dị sinh tánh, lưu chuyển, thứ đệ, định dị, phương, thời, tương ưng, thế tốc, số, hòa hiệp tính, bất hòa hiệp tính; nhưng thêm 1 pháp: phi đắc, cái năng lực làm cho một vật không còn thuộc sở hữu chủ của nó nữa).

5/. Vô Vi pháp:   Là những hiện tượng không bị lệ thuộc vào nhân duyên; Pháp hữu vi thì dụng trên thể; vô vi pháp thì thể trên dụng. Vô vi pháp còn gọi là chân Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tính...  Vô vi pháp có bốn ý nghĩa:
1) Không sanh không diệt:  Pháp hữu vi thì nhờ nhân duyên sanh, nên có sanh, diệt. Pháp vô vi không nhờ nhân duyên sanh, nên không sanh diệt.

2)Không được không mất: Pháp hữu vi có tăng có giảm. Tăng gọi là được, giảm gọi là mất. Ở thánh không tăng, ở phàm không giảm, nên gọi là không được không mất.

3) Không kia không đây: Pháp hữu vi có ta, người khác nhau. Pháp vô vi, chư Phật giống nhau, nên gọi là ba đời mười phương Phật đều có cùng một Pháp thân, nên không kia không đây.

4) Không đi không đến:  Pháp hữu vi có quá khứ, hiện tại, vị lai, trong một sát na có đủ ba đời biến hóa không ngừng. Pháp vô vi thông suốt cả ba đời, thường còn không thay đổi, nên gọi không đi không đến.
          Có 6  Vô vi pháp như sau:
95. trạch diệt vô vi:  Cảnh giới Niết-bàn đạt được do sự dùng trí tuệ tiêu diệt tận cùng mọi phiền não.    
96. phi trạch diệt vô vi:  Thể tính tịch diệt vốn đã hiển nhiên – không phải do sức trí tuệ tận diệt phiền não mà có.  
97. hư không vô vi: Tính cách không làm chướng ngại cho bất cứ pháp nào và cũng không bị bất cứ pháp nào làm cho chướng ngại, gần giống như tính chất của hư không – nói là “gần giống” vì hư không vẫn không phải là vô vi; hư không còn có thể được trông thấy; tuy nó không làm chướng ngại cho mọi vật nhưng lại bị mọi vật làm cho chướng ngại, như sức thấy của mắt, sức nghe của tai v.v... đều có giới hạn, hơn nữa, hư không thường bị lồng vào các khuôn khổ khác nhau như rộng, hẹp, vuông, tròn v.v...  

98. bất động vô vi:  Thể tính của Niết-bàn là như như, tĩnh lặng.        

99. tưởng thọ diệt vô vi:  Trạng thái của sự tận diệt mọi tư tưởng và cảm thọ – cũng tức là Niết-bàn.  
100. chân như vô vi:  Bản thân của vạn pháp.   
(Tông Câu-xá liệt kê chỉ có 3 pháp vô vi – không có 3 pháp bất động vô vi, tưởng thọ diệt vô vi, và chân như vô vi.)         
Trong 5 loại của 100 pháp trên đây, 4 loại đầu (sắc, tâm, tâm sở, tâm bất tương ưng hành) thuộc về pháp hữu vi, và loại sau cùng thuộc về pháp vô vi. “Hữu vi” là có tạo tác, có điều kiện sinh khởi, có các tướng trạng sinh (sinh thành), trụ (tồn tại), dị (tiêu mòn), diệt (hủy diệt), và tất cả đều có thể khái niệm.
 
3/.Giới–Định–Tuệ hay Niệm–Định–Tuệ.

Trong 20 năm đầu của 45 năm Đức Phật giáo hoá, Ngài chưa chế định một giới điều nào. Các giới điều mà Phật tử tại gia thực hành ngày nay như Ngũ giới (Năm giới), Bát Quan Trai giới (Tám giới) và Thập Thiện giới (Mười giới) đã sẵn có trong đời sống tôn giáo ở Ấn Độ trước khi Đức Phật ra đời, Đức Phật không chế định các điều giới đó. Các giới Sa-di, giới Tỷ-kheo hay Thức-xoa-ma-na-ni, Sa-di-ni, Tỷ-kheo-ni chỉ được Đức Phật chế định sau 20 năm thành lập Tăng đoàn. Vì vậy trong hai mươi năm đầu Đức Phật thuyết giảng, lộ trình Giới – Định – Tuệ chưa thể là lộ trình giảng dạy cho việc tu học.

Trong 37 chi phần thuộc Đạo đế bao gồm : Ngũ Căn, Ngũ Lực, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Như Ý Túc, Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo không có lộ trình Giới – Định – Tuệ, mà chỉ có lộ trình Ngũ Căn, Ngũ Lực : Tín – Tấn –Niệm – Định – Tuệ. Đây là mô tả lộ trình Văn – Tư – Tu, trong đó Tín - Tấn do Vănkhởi lên và Niệm – Định – Tuệ do Tumà khởi lên nơi Bát Chánh Đạo siêu thế.  Bát Chánh Đạo siêu thế diễn tiến với ba yếu tố căn bản là Chánh Niệm - Chánh Định - Chánh Kiến gọi tắt là Niệm – Định – Tuệ.  
Có ý kiến cho rằng Bát Chánh Đạo là con đường gồm Tám chi phần đã được giảng nói trong kinh điển theo thứ tự: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định bao gồm:
- Chánh tri kiến + Chánh tư duy là Tuệ.
- Chánh ngữ + Chánh nghiệp + Chánh mạng là Giới.
- Chánh Tinh tấn + Chánh Niệm + Chánh Định là Định.

Và như vậy Bát Chánh Đạo tuy bao gồm Giới – Định – Tuệ, nhưng Giới Định Tuệ không là thứ tự của lộ trình tu học, mà chỉ có thể là các yếu tố tương hỗ qua lại trong quá trình tu học mà thôi. Vì bởi Chánh kiến là yếu tố chủ đạo cho 7 chi phần còn lại, cho nên lộ trình tu học có chăng là Tuệ – Giới – Định, nghĩa là:
- Tuệ soi sáng Giới và hình thành chứng đắc Giới.  Nói cách khác, Chân lý hoàn thiện Đạo đức đối với ngoại cảnh.
- Tuệ soi sáng Định và hình thành chứng đắc Định.  Nói cách khác, Chân lý hoàn thiện Dũng lực đối với an tịnh nội tâm.

Trong thực hành lộ trình Bát Chánh Đạo, khi khởi lên (tâm) Chánh tri kiến (= Minh), thì sẽ đoạn trừ Tà tri kiến (= Vô minh). Chánh tri kiến sẽ thấy biết như thật đối tượng, có nội dung Vô thường Vô ngã, nên tâm không khởi Tham Sân Si; theo đó, lời nói (khẩu), hành động (thân) sẽ không còn bị chi phối bởi Tham Sân Si nữa, nên gọi là Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng. Kết quả là không có bất kỳ một bất thiện pháp nào sinh khởi cả, tức Khổ không có mặt (= Khổ chấm dứt).

Mặt khác, Chánh định trong lộ trình Bát Chánh Đạo với bốn mức độ định là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. Với Sơ thiền đã là ly dục, ly bất thiện pháp thì không còn bất kỳ một giới nào cần phải giữ gìn theo cách "đè nén" nữa.
Chính vì vậy nên 20 mươi năm đầu của lịch sử Tăng đoàn, Đức Phật đã không chế định một điều giới nào mà chỉ dạy tu tập Bát Chánh Đạo. Trong kinh Phạm Võng thuộc Trường Bộ Kinh đã có mô tả:
“Người nào tán thán Như Lai về tiểu giới, trung giới, đại giới mà Như Lai đầy đủ, trọn vẹn không tỳ vết thì Đức Phật khẳng định đó là những điều nhỏ nhặt, không quan trọng, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu dùng để tán thán Như Lai, Như lai không kể đến. Còn có những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt qua mọi tư duy lý luận suông chỉ có người trí mới có khả năng giác hiểu, những pháp ấy Như Lai đã tự mình chứng tri và tuyên thuyết. Và những ai như thật tán thán Như Lai về những pháp đó, Như Lai mới kể đến là người chân chánh tán thán Như Lai.”

Sau 20 mươi năm, trong Tăng đoàn có rất nhiều đối tượng không phải là người trí, không thấy Pháp, không ngộ Pháp do Văn và Tư mà vẫn xuất gia, nên có vô số tệ nạn đã xuất hiện. Vì sự tu tập của các Tỷ kheo hiền thiện, vì để những người đã có lòng tin Giáo Pháp không bị thối thất, vì để cho những người chưa có lòng tin phát sinh lòng tin Giáo Pháp, và vì để ngăn chặn các lậu hoặc mà Đức Phật đã chế định các điều giới cho hàng xuất gia.

Đối với người trí việc giữ giới không là quan trọng bởi nó diễn ra một cách tự nhiên khi người đó đã biến sự tu tập Tứ Niệm Xứ thành lối sống của mình. Khi có Chánh niệm khởi lên thì toàn bộ Bát Chánh Đạo siêu thế sẽ tự động khởi lên theo nguyên lý Duyên khởi, mà trong đó Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng thuộc về Giới của bậc Thánh, trong sạch không tì vết. 

Khi một người an trú Tứ Niệm Xứ là đang an trú Bát Chánh Đạo, tâm không Tham, không Sân, không Si thì không thể nào có sát sanh, trộm cắp, hành dâm, nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời đâm thọc, nói lời thô ác ..., tức không có Giới nào cần phải giữ gìn, phải quan tâm, phải tu tập. Nếu đã tu tập Bát Chánh Đạo siêu thế như vậy thì nào còn phạm Giới mà phải đề ra giữ Giới riêng biệt nữa?

Đối với người không có trí, kẻ phàm phu không có Văn và Tư, nhưng do Đức tin Tôn giáo họ cũng giữ Giới. Sự giữ giới của họ chỉ là "đè nén", chịu đựng chứ không phải do Tuệ giác khởi lên. Tuy nhiên sự giữ Giới như vậy không phải là không có phước báo, nhưng phước báo đó thuộc hữu lậu, chỉ quẩn quanh nơi Khổ mà thôi.
Những đạo sĩ loã thể Ấn giáo xưa và nay, đã từ bỏ mọi vật dụng, sống loã thể, họ đã "đè nén" được Ái, nên nếu nói về Giới thì khó có ai sánh bằng, và vì thế mà được quần chúng Ấn độ tôn sùng. Các đạo sĩ loã thể ấy dùng tất cả năng lực đè nén Ái, nhưng lại dồn năng lực cho Phi Ái. Nghĩa là khao khát tìm cầu sự hiện hữu Phi Ái khi không còn thân xác, mà cụ thể là khi chết đi, không còn thân xác thì linh hồn được hoà nhập vào Thượng Đế hay Đại Ngã (Đại Linh Hồn). Vị đạo sĩ loã thể có Giới như vậy, do đè nén Tham Ái đối với Hữu nhưng lại dồn mọi năng lực cho Tham Ái đối với Phi Hữu.

Thực hành Giới bởi Tham Ái thiếu trí tuệ như thế thì chẳng khác nào thực hành Nhẫn nhục, mà thực chất là dùng một Sân Lớn đè nén một Sân Nhỏ, là "nuốt" căm hận vào trong để lúc đó được an toàn, để được ca ngợi có bản lãnh, hoặc để chứng tỏ với người khác một "bản ngã hoàn thiện". Nhưng khi căm hận đã đầy ắp, đủ nhân duyên thì nó bộc phát ra bên ngoài rất ghê ghớm.
Đức Phật không dạy Nhẫn nhục mà Ngài dạy Bát Chánh Đạo để không Tham, không Sân, không Si, và lúc đó Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng sẽ có mặt, là sự thản nhiên trước mọi nghịch cảnh từ tâm Vô Tham, Vô Sân, Vô Si biểu hiện ra chứ không "nhẫn nhục chịu đựng" cái gì cả. Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng là sản phẩm phát sanh từ Chánh tri kiến, biểu hiện ra bên ngoài một cách tự nhiên mà không phải cố gắng nỗ lực do từ một nội tâm thánh thiện.

Bắt ấn Tam Sơn và ấn Cát Tường trong nghi thức cúng Quá đường. Ấn Tam Sơn giữ chén cơm đặc trưng cho Niệm-Định-Tuệ.
- Niệm-Định-Tuệ  đặc trưng choPháp hành định tính.
- Giới-Định-Tuệ  đặc trưng choPháp hành định lượng.

Như vậy 20 năm đầu kể từ lúc Tăng đoàn ra đời, Đức Phật chưa chế giới. Trong thời kỳ này, Giáo pháp là dành cho người trí, chưa có Giới luật, nên chưa có thể thuyết minh tu theo lộ trình Giới – Định – Tuệ, mà theo lộ trình Niệm – Định – Tuệ. Tuy nhiên, thời kỳ này số người đắc quả lại rất nhiều so với thời kỳ sau này có Giới luật.

Và 25 năm tiếp theo Đức Phật chế giới nhưng Giới luật mà Đức Phật chế định với mục đích thực hành để đoạn trừ Tham Sân Si chứ không phải với mục đích tích luỹ phước báu. Sự thực hành Giới luật ấy phải dựa trên thấy biết rõ Chân lý, phải hiểu rằng sự thực hành Giới như vậy sẽ tạo Duyên cho Chánh niệm khởi lên, chứ không làm Duyên cho Chánh định. Có Chánh niệm thì sẽ có Chánh định, Chánh tri kiến.

Nếu thực hành đúng như vậy thì có thể hiểu tu tập vớiNIỆM - ĐỊNH - TUỆ và  GIỚI - ĐỊNH - TUỆ  không có gì mâu thuẫntheo các chức năng sau:
Niệm-Định-Tuệ chỉ ra chi tiết định tính Pháp hành.
Giới –Định-Tuệ chỉ ra chuẩn mực định lượng Pháp hành.
Xem thêm:
- GIỚI ĐỊNH TUỆ hay NIỆM ĐỊNH TUỆ... - Đai Đức Nguyên Tuệ ...
VIDEO
- Niệm Định Tuệ - Thầy. Thích Pháp Hòa
- Giới Định Tuệ (KT67) - Thầy Thích Phước Tiến
- Giới Định Tuệ- Trình tự tu tập - Thiền Sư Viên Minh
 
 
 
Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***

Huy Thai gởi