Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 

Phật và Phật lực  



Phật từ phiên âm gốc Hán, còn gọi là Phật đà 佛陀 hay Giác giả 覺者.

Bụt là từ phiên âm gốc Việt.

Từ “Buddha” được rút ra từ ngữ căn tiếng Phạn “Budh”, có nghĩa là giác ngộ (= thấy biết rõ hay tỉnh thức). Theo đó, danh từ Phật không phải là danh từ riêng mà là một danh từ chung chỉ cho “Bậc giác ngộ” hay “Bậc tỉnh giác” (Giác giả).

Thái tử Sĩ Đạt Đa không phải sanh ra đã được gọi là Phật. Ngài không sanh ra là tự nhiên giác ngộ. Ngài cũng không nhờ ân điển của bất cứ một đấng siêu nhiên nào. Tuy nhiên, sau nhiều cố gắng tu học liên tục, Ngài đã giác ngộ chân lý.

Bất cứ chúng sanh nào cũng có thể thấy biết chân lý, vượt thoát mê lầm để thành Phật. Trong kinh Phạm Võng Bồ Tát Tâm Địa Phẩm có chép:

Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành. Ta không phải là vị Phật đầu tiên, cũng chẳng phải là vị Phật cuối cùng nơi thế gian này. Trước ta đã có vô số vị Phật, và sau ta cũng sẽ có vô số vị Phật xuất hiện trên thế gian này”.

Như vậy, Phật không phải là thần thánh hay siêu nhiên. Ngài cũng không phải là một đấng cứu thế cứu người bằng cách tự mình gánh lấy gánh nặng tội lỗi của chúng sanh. Như chúng ta, Phật cũng sanh ra là một con người. Sự khác biệt giữa Phật và phàm nhân là Phật đã hoàn toàn giác ngộ chân lý, còn phàm nhân vẫn mê mờ tăm tối. Tuy nhiên, chân lý khách quan tự nhiên do đức Phật khám phá ra vẫn luôn đồng đẳng trong chúng sanh mọi loài; tính chất đồng đẳng về chân lý này nơi mọi loài được gọi là Phật tính.

Chân lý khách quan tự nhiên do đức Phật khám phá ra chính là nguyên lý Duyên khởi, có các biểu hiện cụ thể chính yếu là Nhân Quả, Vô thường, Vô ngã. Theo đó:

Phật tính =  Duyên khởi tính = Vô thường tính + Vô ngã tính

Các Phật tử nhận thức rằng vị Phật Thích Ca lịch sử không phải là vị thần tối thượng ban phúc giáng họa, cũng không phải là đấng cứu thế cứu người bằng cách tự mình gánh lấy tội lỗi của loài người. Người Phật tử chỉ tôn kính đức Phật như một con người toàn giác toàn hảo đã đạt được sự giác ngộ giải thoát thân tâm qua những nỗ lực tu học của chính mình và không qua ân điển của bất cứ một đấng siêu nhiên nào.

Theo Phật giáo, ai trong chúng ta cũng là một vị Phật, nghĩa là mỗi người chúng ta đều có khả năng làm Phật; tuy nhiên, muốn thành Phật, chúng ta phải tu học theo con đường mà đức Phật Thích Ca đã vạch ra để đi đến giác ngộ qua các giai đoạn của quả vị Phật.

2) Phật Độc giác (佛獨覺;  P: Pacceka-buddha;  S: Pratyeka-buddha;  E: Lone Buddha, Private Buddha, or Silent Buddha):  Là vị Phật ít tuyên thuyết giáo pháp. Do đó, chúng sinh không có phương tiện giải thoát rộng rãi.

.  Nhờ vậy chúng sinh có được phương tiện giải thoát rộng rãi. Tuy nhiên, thời đại xuất hiện một vị Phật Toàn Giác là rất hiếm trong các chu kỳ thế giới.

        Vị Phật toàn giác được biểu hiện với 3 đặc điểm sau:

- Tự giác:  Tự mình giác ngộ cho bản thân mình.

- Giác tha:  Giáo hóa cho người khác cũng đồng giác ngộ.

- Giác hạnh viên mãn:  Hai công hạnh Tự giác và Giác tha đều hoàn thành một cách đầy đủ. 

        Qua phân tích trên, ý nghĩa về sự xuất hiện của chư Phật trên thế gian này đã rõ. Việc chư Phật ban hành lệnh cho chư Đại Bồ-tát và chư Thần Hộ-pháp như những tư lệnh lãnh đạo của một nước ở thế gian này, hay Phật biến đổi vũ trụ vô minh thành một Phật Quốc” là thật hay tưởng tượng?  Nếu là thật thì xưa nay Thần lực của chư Phật đã chuyển hóa vũ trụ vô minh này thành Phật quốc được bao nhiêu phần rồi vậy?

4) Phật lực.   

Các cụm từ Phật lực, Oai lực của chư Phật, …” trong các kinh điển của Nam tông và Bắc tông là những hình tượng cho sức mạnh chuyển hóa nội tâm mê lầm dính mắc từ sự quán triệt chân lý mà đức Phật đã dày công khám phá ra, chứ không nhằm nói tới sức mạnh cơ bắp vật lý. Chúng ta nên nhớ rằng đạo Phật là đạo tu tâm chứ không phải đạo tu tướng.

HT

Huy Thai g
ởi