Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Phố đi bộ
 

Việt Nam  CS cũng có những con phố đi bộ, mặc dầu phương Tây đã có hàng trăm năm nay, nhưng Việt Nam cs thì vẫn là mới…    
 
Người khởi xướng và phá giới
 
Cách đây không lâu, thời ông Nguyễn Xuân Phúc còn làm Thủ tướng, người ta đàm tiếu, dị nghị về chuyện cả một đoàn xe của Thủ tướng chạy thẳng vào khu phố đi bộ ở đô thị cổ Hội An. Khu phố này đang xuống cấp, người ta hì hụi trùng tu và cố gắng giữ gìn, chăm sóc, bảo trì, tránh rung động của xe cơ giới… Vậy mà đùng cái, cả một đoàn xe rùng rùng kéo vào, Thủ tướng bước xuống xe, chụp ảnh, nói 5 điều 7 chuyện gì đó rồi lại lên xe đi… Điều này thách thức với mọi quy ước, luật lệ, đặc biệt là luật lệ do chính “mấy ổng” đề ra. Bởi đây là con đường đi bộ đầu tiên của Việt Nam, do chính Nguyễn Xuân Phúc, lúc ấy còn là Giám đốc sở du lịch Quảng Nam đưa đề án, khi ông ta làm Chủ tịch tỉnh Quảng Nam thì đề án chính thức được thực hiện.
 
Và, một cái lạ nữa ở Việt Nam cs là những con đường, khu phố đi bộ từ Sapa – Lào Cai đến Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ… Dường như nó chẳng bình thường tí nào.
 
Một người dân thành phố Hội An, nói:
 
– Phố đi bộ ở đây nhìn thì có vẻ chỉn chu, giờ giấc và trật tự, nhưng thực ra, nó cũng không cũng loạn cào cào …
 
– Sao lại loạn cào cào?
 
Mời mua hoặc chèo kéo, tùy theo phản ứng của du khách
 
– Nhìn bên ngoài, thì thấy nhân viên an ninh, người giữ trật tự, các trạm gác các thứ. Nhưng đi dạo, rồi ghé vào một quán nào đó uống nước sẽ hiểu ngay. Nó bất thường, bởi giá cả tùy hứng. Còn ngoài đường thì chèo kéo, mời mọc khách hàng một cách tùy tiện, lộn xộn.
 
– Người dân Hội An có thân thiện không?
 
– Đương nhiên là người Hội An sẽ rất thân thiện với khách du lịch, bởi đó là chén cơm của họ mà. Tôi còn nhớ cách đây hai mươi mấy năm, tức những năm cuối của thập nhiên 1990 đến những năm đầu của thập niên 2010, người Hội An chỉ thân thiện với khách Tây, khách Nhật chứ không thân thiện với khách Việt!
 
– Khách nào cũng là người mang lại lợi nhuận mà?
 
– Tôi thấy ở cửa hàng đồ lưu niệm nào thấy khách Tây vào thì đon đả mời chào, nhưng thấy khách Việt vào thì họ làm lơ, hoặc đón tiếp nhạt nhẽo. Nhà hàng cũng vậy, cứ thấy khách Tây thì đon đả… Sau này, kinh tế có phát triển, người Việt làm ăn khấm khá, họ cũng mua hàng này nọ, các nhà hàng mới đon đả với khách Việt.
 
Những người bán hàng rong ở Chùa Cầu Hội An
 
– Anh có hay đi du lịch không và anh thấy cách làm du lịch của người Việt mình ra sao?
 
– Tôi từng đi du lịch Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia và Hàn Quốc, phải thừa nhận rằng mình cố gắng lắm thì may ra chỉ gần bằng họ. Về ẩm thực ở Việt Nam cs có phần ngon hơn, rẻ hơn và đương nhiên cảnh quan Việt Nam thì quá đẹp, khó có quốc gia nào sánh nổi. Nhưng con người, nhìn chung là thân thiện nhưng tách riêng ra ở mảng du lịch, tức khi đụng tới tiền rồi thì người Việt mình trở nên khác, cách làm du lịch quá coi trọng đồng tiền đã biến đổi luôn bản chất của chúng ta…
 
– Hình như chúng ta đi hơi quá xa những con phố đi bộ?
 
– Hầu hết, các trung tâm du lịch đều có những con phố đi bộ làm điểm nhấn, ở đó sẽ có những cuộc giao lưu đường phố, sự tương giao và những mối quan hệ thân thiện giữa người với người. Thế nhưng một khi chúng ta biến mọi thứ thành kỹ nghệ, thì nó trở nên xoàng xĩnh, rẻ tiền. Ví dụ như hát rong đường phố, nếu ra Hà Nội, phố bên cạnh bờ hồ rất thú vị, có nhóm hát rong chơi toàn nhạc tiền chiến, chơi rất có nét. Thế nhưng vào Huế, các nhóm nhạc đường phố ở đây lại rất lộn xộn, Hội An thì chưa thấy. Và nếu nói cụ thể thì phố đi bộ Hội An có gì? Thì câu trả lời sẽ là có mua và bán, có các cửa hàng bán đồ lưu niệm, có các quán nước, nhà hàng và tiệm ăn… Ngoài ra, có thêm người bán hàng rong chèo kéo và người ăn xin.
 
– Nghe nói sắp tới Hội An sẽ thí điểm cấm hàng rong và ăn xin ở đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai thì phải?
 
– Nên như vậy. Vì bây giờ xin đểu cũng hơi nhiều. Tôi cũng không rõ họ ở đâu ra nữa.
 
 
Có những người hàng rong đáng trân trọng
 
Phố không người ăn xin, không người bán hàng rong
 
Chị Linh, một người bán cà phê vỉa hè ở gần chùa Cầu, Hội An, nói:
 
– Tôi cũng mong sao nhà nước ‘quản lý’ thật chặt về giá cả và tình trạng chèo kéo của người bán hàng rong.
 
– Chị thấy không ổn hả chị?
 
– Giá cả ở đây bất ổn lắm, có lúc chặt chém khách vô tội vạ. Tôi không chỉ cụ thể ai đâu. Cái này ‘quản lý’ được, ngay tức khắc chứ có khó gì đâu. Nghiệt là người ta cứ nhìn doanh thu mà đánh thuế chứ không ‘quản lý’ giá cả. Còn vụ bán hàng rong với ăn xin thì miễn bàn.
 
– Họ sao hả chị?
 
– Phải nói là rất lộn xộn, có những người mình thông cảm, chia sẻ, nhưng cũng có những người thực sự đáng sợ.
 
– Là sao?
 
Một góc cầu gỗ Lim bên bờ sông Hương, Huế
 
– Những trường hợp người nghèo, người neo đơn, người ta đi bán hàng rong để sống qua ngày, những người này có lòng tự trọng nên không đi xin, mặc dù “thu nhập” của người ăn xin cao hơn bán hàng rong nhưng người ta chọn bán hàng rong để sống, họ đáng được trân trọng.
 
Chúng tôi thử đóng vai khách du lịch, tiếp cận thử những người bán hàng rong trên phố cổ. Những người già, người bán chè, bán tàu phớ (đậu hủ), chí mè phủ (chè mè đen), thịt nướng và những món ăn khác… Nhìn chung họ khá thân thiện, giá cả phải chăng và hình như là có giá chuẩn. Nó khác với một người bán hàng rong các loại chim giấy lên dây cot, các loại quạt giấy và những tấm postcard, một người tôi không muốn nêu tên, chia sẻ sau khi biết thông tin sẽ cấm hàng rong trên đường Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai, những con đường làm ăn quen thuộc của anh ta:
 
– Cấm bán hàng rong thì tụi tôi chuyển qua bán ma túy đá!
 
– Anh không sợ công an bắt sao?
 
 
Phố đi bộ ở Huế
 
– Bắt chi được, chặn mất đường làm ăn của tôi thì tôi phải tính chứ, trước đây tôi từng đi buôn ma túy đá, nhưng tôi đã đổi nghề, tôi đã chọn con đường lương thiện, nếu giờ người ta chặn mất đường làm ăn thì tôi quay lại đường cũ!
 
– Anh cũng có thể bán hàng được vậy?
 
– Mấy con đường kia có khách du lịch bao nhiêu người đâu, chủ yếu hai con đường này. Mấy con đường kia thì bán cho khỉ à!
 
– So với ma túy đá thì bán hàng rong có thấm béo vào đâu ha?
 
– Nói chung là tụi tôi đã hoàn lương, không muốn đụng đến ma túy nữa, nhưng nếu nhà nước cấm tụi tôi bán ở đây, tụi tôi sẽ đi buôn trở lại!
 
– Chúc anh bình an và may mắn, có cách lựa chọn tốt hơn để an toàn cho bản thân và mọi người.
 
 
Một trong những con đường ở phố đi bộ Hội An
 
Uyển Ca

___________


Đỗ Hứng gởi