Tháng 7 năm 2016, Tổng thống Donald Trump quyết định chọn ông Mike Pence làm người đồng hành của mình. Sau đó, ông Mike Pence chính thức nhậm chức Phó Tổng thống thứ 48 của Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1 năm 2017.
Ông Michael R. Pence sinh ra tại Columbus, bang Indiana ngày 7/6/1959. Sau đó, gia đình ông di cư đến Hoa Kỳ và định cư ở miền Trung Tây Hoa Kỳ. Phó Tổng thống đã chứng kiến cha mẹ mình gây dựng những thứ quan trọng trong cuộc sống – một gia đình, một doanh nghiệp, và tên tuổi riêng. Ông đã được nuôi dạy về niềm tin vào vai trò của sự chăm chỉ, đức tin và gia đình.
Được nuôi dưỡng trong một gia đình Công giáo, có đức tin mạnh mẽ vào Chúa và những giá trị truyền thống. Ông Pence được mô tả là bảo thủ một cách kiên quyết về các vấn đề tài chính và xã hội, với quan điểm chính trị của ông được định hình mạnh mẽ bởi đức tin Kitô giáo của ông. Trong bài phát biểu chấp nhận đề cử ứng cử viên phó tổng thống của đảng Cộng hòa tại Hội nghị Quốc gia đảng Cộng hòa 2016, ông nói: "Theo thứ tự, tôi là một Kitô hữu, một người bảo thủ và một thành viên đảng Cộng hòa".
Khi được hỏi, ông có tin thuyết tiến hóa không, Pence trả lời: "Tôi tin với toàn trái tim tôi, Thiên Chúa đã tạo ra trời và đất, biển cả và tất cả những gì có trong đó. Tôi sẽ hỏi Ngài về chuyện này một ngày nào đó”.
-
-
-
"Tôi tin với toàn trái tim tôi, Thiên Chúa đã tạo ra trời và đất, biển cả và tất cả những gì có trong đó. (Ảnh: Getty)
Điều này lý giải tại sao ông phản đối việc nạo phá thai và hôn nhân đồng giới. Ông Pence đã ký các dự luật nhằm hạn chế phá thai, bao gồm một dự luật cấm phá thai nếu lý do của thủ tục là chủng tộc, giới tính hoặc khuyết tật của thai nhi. Và sự ủng hộ không ngừng của ông về các hạn chế phá thai đã giúp ông nhận được sự đồng tình của các nhà hoạt động bảo thủ ở cơ sở.
Cánh tay đắc lực của Tổng thống Trump
Phó Tổng thống Mike Pence được biết đến là một cánh tay đắc lực của Tổng thống Donald Trump và không thể thay thế. Lòng trung thành của ông đã được thấy rõ ngay từ những ngày Tổng thống Trump tranh cử năm 2016.
Khác với tỷ phú Trump có hồ sơ chính trị bằng 0; nhiều năm hoạt động trên chính trường, ông Mike Pence luôn thể hiện là một chính trị gia ưu tú ở nhiều mặt. Phong thái điềm tĩnh và cẩn trọng khiến ông Pence luôn thuyết phục người nghe. Ông được các đảng viên bảo thủ yêu mến, vì vậy ông có thể giúp ông Trump hòa hợp hơn với các thành viên trong đảng và dành được nhiều sự tin tưởng hơn từ cử tri. Trong các buổi phỏng vấn hay họp báo, ông thường khiêm nhường đứng sau lưng Tổng thống Trump, không bày tỏ thái độ và luôn cảm ơn Tổng thống sau khi được mời phát biểu.
Ông khen ngợi Tổng thống Trump như “một người đàn ông vĩ đại”, khi dám thừa nhận sai lầm và khiêm tốn nhận lỗi. Ông gọi ông Trump là người “không bao giờ bỏ cuộc”, “không bao giờ lùi bước”. "Ông ấy là một chiến binh. Ông ấy là người chiến thắng, và chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại một lần nữa khi bầu Donald Trump làm tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ".
-
-
-
Không chỉ là cánh tay đắc lực hỗ trợ tổng thống Trump, ông Mike Pence có tính cách khiêm nhường và ít nói, nhờ vậy ông rất được lòng các chính trị gia và cử tri. (Ảnh: Getty)
Ông đã từng thuyết giảng trước đám đông về đức tin và lòng vị tha như sau: “Một phần trong đức tin của tôi là tôi tin vào sự dung thứ. Tôi đã nhận được nó. Tôi tin vào nó. Tôi tin vào sự tha thứ”.
Với đức tin của mình, ông Pence cho rằng sứ mệnh của mình là ở bên cạnh vị Tổng thống này. Đối với những lời chỉ trích hay công kích, vị Phó Tổng thống luôn dành sự khiêm tốn để lắng nghe (điều này có lẽ hơi khác so với Tổng thống Donald Trump, khi mà ông sẵn sàng chỉnh lời của bất kỳ ai có ý nói móc mình).
Sự kiên trì khi đối mặt với những lời chỉ trích là sự hậu thuẫn quan trọng mà Phó tổng thống Pence đã dành cho Tổng thống Trump. Ông nắm giữ ảnh hưởng đáng kinh ngạc trong chính quyền và đã thúc đẩy các mối quan hệ sâu sắc của ông trong chính quyền để giúp đỡ Tổng thống.
Mặc dù ông không đi du lịch nước ngoài với Tổng thống, ông thường là bạn đồng hành của ông Trump ở nhà, chia sẻ bữa ăn với Tổng thống và dành hàng giờ trong Phòng Bầu dục.
-
-
-
Với đức tin của mình, ông Pence cho rằng sứ mệnh của mình là ở bên cạnh vị Tổng thống này. Đối với những lời chỉ trích hay công kích, vị Phó Tổng thống luôn dành sự khiêm tốn để lắng nghe. (Ảnh: Getty)
Kiên trì với các chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump
Không chỉ dành sự ủng hộ của mình trong chính sách đối nội của Tổng thống Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence cũng đồng hành cùng ông Trump trong việc thực thi các chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong đó bao gồm 4 điểm chính:
Đáng chú ý là, Phó Tổng thống không ngại ngần tới Hàn Quốc, gặp Thủ tướng lâm thời Hwang Kyo-ahn, và tới Nhật Bản, gặp Thủ tướng Shinzō Abe; và cam kết hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc "để đạt được một nghị quyết hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”.
Trong buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang 2018, Phó Tổng thống Pence tham dự khi đó đã lưu ý tổng thống Hàn Quốc về chiến dịch tuyên truyền mà Bình Nhưỡng muốn tiến hành trong dịp Thế Vận Hội. Theo Phó tổng thống Mỹ, sự hiện diện của phái đoàn Triều Tiên không thể làm mọi người quên rằng đó là một chế độ tàn bạo nhất hành tinh. Và Mỹ sẵn sàng gia tăng thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên, nếu nước này không ngừng tiếp tục leo thang căng thẳng các hoạt động về hạt nhân và tên lửa.
Trong các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dành cho các nước lớn, Trung Quốc được Tổng thống Trump đặc biệt nhấn mạnh và coi trọng, có thể coi là điểm mấu chốt để ông Trump lập lại vị thế của nước Mỹ và giúp thế giới bước vào một thời kỳ cân bằng, tự do về mọi mặt. Vì thế, ông Pence luôn dành sự ưu tiên cho mối quan hệ với Chủ tịch Tập Cận Bình, bằng chứng là cả hai vị nguyên thủ này đã lần lượt có các chuyến viếng thăm tới Mỹ và Trung Quốc vào năm 2017, ngay sau khi ông Trump nhậm chức.
-
-
-
Phó tổng thống Mike Pence trong chuyến thăm gặp thủ tướng lâm thời Hwang Kyo-ahn của Hàn Quốc. (Ảnh: Getty)
Kiên quyết cứng rắn với âm mưu thống trị của Trung Quốc
Phó Tổng thống Mike Pence đánh giá cao các hành động của Tổng thống Trump nhằm thiết lập lại mối quan hệ kinh tế và chiến lược của Mỹ với Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phớt lờ và thậm chí liên tục “chơi xấu" Mỹ.
Trong bài phát biểu ngày 04.10.2018 tại viện Hudson về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Phó Tổng thống Pence đã không ngần ngại đề cập thẳng đến các hoạt động của Trung Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, chính trị của nước Mỹ, cũng như âm mưu thao túng và bành trướng thế lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Trung Quốc nhờ vào việc làm đồng minh của Mỹ trong Thế chiến thứ II, đã nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ phía Mỹ và trở thành thành viên Hiến chương Liên Hiệp Quốc, “và là một nước tham gia định hình vĩ đại của thế giới thời hậu chiến”. Tuy nhiên chỉ 5 năm sau đó, ĐCSTQ lại theo đuổi một chủ nghĩa bành trướng chuyên chế và đối đầu Mỹ ở mặt trận của bán đảo Triều Tiên.
“Trong 17 năm qua, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp 9 lần; trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Phần lớn thành công này được thúc đẩy bởi đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc. Và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã sử dụng một kho chính sách không phù hợp với thương mại tự do và công bằng, trong đó thuế quan, hạn ngạch, thao túng tiền tệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp công nghiệp được ban phát vô tội vạ chỉ là một vài trong số đó. Những chính sách này đã xây dựng cơ sở sản xuất của Bắc Kinh, với hậu quả là tổn thất của các đối thủ cạnh tranh - đặc biệt là Mỹ. Hành động của Trung Quốc góp phần vào thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ mà năm ngoái đã lên đến 375 tỷ USD - gần một nửa thâm hụt thương mại toàn cầu của chúng ta”.
-
-
-
Phó Tổng thống Pence không ngại đề cập thẳng đến các hoạt động của Trung Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, chính trị của nước Mỹ, cũng như âm mưu thao túng và bành trướng thế lực của ĐCSTQ. (Ảnh: Getty)
Không chỉ thế, với kế hoạch “Made in China 2025”, tham vọng của ĐCSTQ là kiểm soát 90% các ngành công nghiệp tiên tiến trên thế giới bao gồm robot, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo bằng cách thâu tóm tài sản trí tuệ Mỹ, yêu cầu nhiều doanh nghiệp Mỹ chuyển giao bí mật thương mại, hỗ trợ tư nhân mua lại các công ty Mỹ để giành quyền sở hữu sáng tạo, thậm chí chủ mưu đánh cắp trọn gói công nghệ Mỹ - bao gồm các bản thiết kế quân sự tối tân.
Theo ông Pence, Trung Quốc muốn làm xói mòn lợi thế quân sự của Mỹ - trên đất liền, trên biển, trên không, và trong không gian. Và khăng khăng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Tây Thái Bình Dương và cố gắng ngăn cản Mỹ hỗ trợ các đồng minh.
Ông Pence kể lại việc mới đây tàu hải quân Trung Quốc đã lao sát vào tàu hải quân Mỹ ở vùng Biển Đông khi tàu Mỹ thực hiện hoạt động “tự do hàng hải”. Động thái nói trên của Trung Quốc đã khiến tàu Mỹ phải cơ động nhanh để tránh va chạm. Nhưng bất chấp điều này, ông Pence nói, Mỹ sẽ không lùi bước, không để bị hăm dọa, và hải quân Mỹ sẽ vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển này trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Bắc Kinh hiếm khi nào cho thấy sự nhất quán trong lời nói và hành động. Điều này có thể thấy rất rõ trong các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Quần đảo Senkaku. Phó Tổng thống đã chỉ thẳng ra rằng, “trong khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đứng trong Vườn Hồng của Nhà Trắng năm 2015 và nói rằng đất nước của ông ‘không có ý định quân sự hóa Biển Đông’, ngày nay, Bắc Kinh đã triển khai tên lửa chống hạm và phòng không trên một chuỗi căn cứ quân sự được xây dựng trên các đảo nhân tạo”.
-
-
-
Mặc dù tuyên bố không có ý định quân sự hóa Biển Đông, nhưng ngày nay Bắc Kinh đã triển khai tên lửa chống hạm và phòng không trên một chuỗi căn cứ quân sự được xây dựng trên các đảo nhân tạo. (Ảnh: Getty)
“Thật vậy, Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ riêng của mình với các đồng minh và kẻ thù của Hoa Kỳ, đi ngược lại với bất kỳ ý định hòa bình hay hảo ý nào của Bắc Kinh”.
Phó Tổng thống Pence cũng cáo buộc Trung Quốc đã sử dụng rất nhiều chiêu trò và tầm ảnh hưởng của mình để can thiệp sâu đến chính trị của nước Mỹ. ĐCSTQ đang gây sức ép lên các doanh nghiệp Mỹ, các hãng phim, trường đại học, viện nghiên cứu, các học giả, nhà báo, và các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang.
Ông Pence lập luận, Trung Quốc đang theo đuổi một chiến dịch toàn diện để chia rẽ nước Mỹ và phá hoại sự ủng hộ dành cho Tổng thống Trump. “Nói thẳng ra, sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đang có hiệu quả; và Trung Quốc muốn một Tổng thống Mỹ khác”, ông Pence cho hay.
Phó Tổng thống Mỹ Pence kể: Hồi tháng 6, Bắc Kinh đã cho lưu hành một tài liệu nhạy cảm, với nội dung khẳng định Trung Quốc phải “tấn công chính xác và cẩn thận, chia rẽ các nhóm nội địa” bên trong nước Mỹ. ĐCSTQ đang chi hàng tỷ đô-la cho các tổ chức tuyên truyền ở Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia khác. Mạng lưới Truyền hình toàn cầu của Trung Quốc có diện phủ sóng khán giả người Mỹ là hơn 75 triệu người.
Đáp trả những động thái từ phía Trung Quốc mà Washington cho là nguy hiểm và ngạo mạn này, Phó Tổng thống Pence khẳng định: “Thông điệp của chúng ta đối với các nhà cầm quyền của Trung Quốc là: Tổng thống này sẽ không lùi bước - và người dân Mỹ sẽ không bị lung lạc. Chúng ta sẽ tiếp tục đứng vững vì an ninh và nền kinh tế của chúng ta, ngay cả khi chúng ta hy vọng cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh”.
-
-
-
Ông Pence lập luận, Trung Quốc đang theo đuổi một chiến dịch toàn diện để chia rẽ nước Mỹ và phá hoại sự ủng hộ dành cho Tổng thống Trump. (Ảnh: Getty)
Và theo ông Pence khẳng định, chính quyền của Tổng thống Trump đã có những hành động cụ thể để ngăn chặn sự bành trướng và can thiệp trơ trẽn của Trung Quốc: Mỹ đã áp đặt thuế quan lên 250 tỷ đô-la hàng hóa Trung Quốc, với mức thuế cao nhất nhắm vào các ngành công nghiệp tiên tiến mà Bắc Kinh đang cố gắng nắm bắt và kiểm soát; đòi hỏi một mối quan hệ kinh tế tự do và công bằng và có đi có lại với Trung Quốc; đòi hỏi Bắc Kinh tháo dỡ rào cản thương mại, thực hiện nghĩa vụ thương mại; và mở cửa hoàn toàn nền kinh tế như Mỹ. Mỹ sẽ tiếp tục hành động cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, và chấm dứt hành vi bóc lột là cưỡng bức chuyển giao công nghệ.
Ngoài những vấn đề liên quan đến nước Mỹ, Phó Tổng thống cũng thẳng thắn cảnh báo các nước về cái gọi là “ngoại giao bẫy nợ” từ phía Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đang mở rộng tầm ảnh hưởng của họ và thu hút các nước nghèo từ Châu Phi, Châu Á, Mỹ Latinh và thậm chí cả Châu Âu... mà nội dung của trao đổi thì thường mập mờ nhưng nguồn lợi thì đổ về phía Trung Quốc.
Kêu gọi tự do nhân quyền ở Trung Quốc
Vấn đề nhân quyền và tự do Tôn giáo ở Trung Quốc, là một vấn đề nhức nhối nữa mà ông Pence đề cập đến. Không chỉ Mỹ mà rất nhiều nước Châu Âu và các tổ chức trên thế giới kêu gọi Trung Quốc minh bạch về tự do nhân quyền. Ông Pence nói rằng: “Trung Quốc đã xây dựng một nhà nước giám sát độc nhất vô nhị” và gọi sự kiểm soát thông tin của Chính Phủ Trung Quốc với người dân nước này là “Vạn lý tường lửa của Trung Quốc”. Theo đó, Trung Quốc hướng đến ngày càng kiểm soát người dân chặt chẽ hơn, họ xây dựng hệ thống dựa trên “điểm tín nhiệm xã hội”, mà theo đó “cho phép người được tín nhiệm rong chơi cùng trời cuối đất, trong khi khiến người mất uy tín không nhấc nổi một bước”.
Ông lên án rằng, khắp nơi trên Trung Quốc, các nhà thờ bị đóng cửa, Kinh thánh bị đốt, Phật giáo bị trấn áp, các tín đồ Kitô, Phật tử, học viên Pháp Luân Công bị bắt bỏ tù, thậm chí tra tấn dã man. Hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị giam trong các trại cải tạo của Chính phủ và chịu đựng tẩy não suốt ngày đêm. Nhưng đó mới chỉ là một phần rất nhỏ mà thế giới có thể nhìn thấy về mức độ vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.
-
-
-
Ông Mike Pence là người có đức tin mạnh mẽ và do đó, ông phản đối kịch liệt hành vi đàn áp tự do tôn giáo ở Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Trong bài phát biểu của mình, ông đã nói rằng: “Người Mỹ không muốn nhiều hơn, người dân Trung Quốc xứng đáng không ít hơn”. Ám chỉ rằng chính quyền của Tổng thống Trump sẽ không ngừng “vươn tay ra” với Bắc Kinh bằng nhiều biện pháp, cho đến khi đạt được những thỏa thuận công bằng, có đi có lại và mong muốn Trung Quốc cũng mở cửa tự do như nước Mỹ. Ông nhấn mạnh, Hoa Kỳ muốn có một mối quan hệ xây dựng với Bắc Kinh, nơi mà sự thịnh vượng và an ninh cùng phát triển chứ không tách rời. Và mong muốn người dân Trung Quốc cũng sớm được hưởng một nền tư pháp, kinh tế, chính trị như người dân Mỹ.
Tận tụy đưa nước Mỹ thoát khỏi dịch bệnh
Năm 2020 này, nước Mỹ sẽ có một sự kiện quan trọng đó là bầu cử Tổng thống, nhưng hiện nay tình hình được ưu tiên hơn đó là dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã và đang phủ bóng đen lên toàn thế giới, trong đó Mỹ cũng đang chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Tổng thống Donald Trump đã tin tưởng giao trọng trách này cho Phó Tổng thống Pence, người với kinh nghiệm ứng phó dịch HIV năm 2015 khi còn là Thống đốc bang Indiana.
Đằng sau vẻ ngoài điềm tĩnh, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thể hiện sự quyết tâm khi đảm nhận vị trí đứng đầu đội chuyên trách ứng phó với dịch viêm phổi Vũ Hán. Phó Tổng thống Pence đã có những động thái quyết liệt, nhấn mạnh phản ứng của chính phủ và tiếp tục chỉ đạo các quan chức địa phương. Ông đã điều hành một hội nghị từ xa với các thống đốc bang, triệu tập lực lượng chuyên trách đối phó với dịch bệnh và hủy kế hoạch tham gia một cuộc vận động tranh cử với Tổng thống Trump tại Bắc Carolina. Ưu tiên hàng đầu của ngài Phó Tổng thống là an toàn sức khỏe cộng đồng. Một lần nữa, ông sẽ lại tiếp tục thể hiện là người cộng sự trung thành và tận tụy của Tổng thống Trump, trong khi ông Trump vẫn còn đang phải đối phó với các cáo buộc luận tội từ Quốc hội và Đảng Dân chủ.
Một cựu quan chức Nhà Trắng kết luận: “Điều quan trọng nhất đối với ông Pence bây giờ là sức khỏe và sự an toàn của người dân Mỹ. Ông ấy muốn làm mọi điều đúng đắn và không nghĩ gì về năm 2024”.
Không thể phủ nhận thành công của Tổng thống Trump là sự hội tụ của rất nhiều yếu tố, trong đó chắc chắn phải kể đến khả năng “dụng binh" của ông, mà cụ thể là Phó Tổng thống Mike Pence. Có thể nói, nếu ông Trump là “dương", thì ông Mike Pence là “âm". Ông Pence luôn lặng lẽ bổ sung những gì ông Trump còn khuyết thiếu; và là một trợ thủ đắc lực âm thầm phía sau thực thi những nhiệm vụ quan trọng. Bộ đôi quyền lực này đã sát cánh bên nhau chinh chiến mọi mặt trận. Bởi họ có chung một ước mơ và khát khao duy nhất: đó là sự tự do của người Mỹ, là nước Mỹ vĩ đại, là “một quốc gia nằm dưới Chúa”.
Từ Tịnh
usaelection gởi