Phương thức Nuôi Dưỡng Bồ Đề Tâm
Có hai loại Bồ Ðề Tâm: Bồ Ðề Tâm Nguyện và Bồ Ðề Tâm Hạnh.
Sự khác biệt của hai tâm này có thể ví như một người muốn đi và một người đang đi. Riêng Bồ Ðề Tâm Nguyện, tự nó đã mang sẵn nhiều quả báo lành nhưng vẫn chưa bằng Bồ Ðề Tâm Hạnh, nguồn gốc của tất cả công đức. Tuy còn trôi lăn trong luân hồi, trói buộc bởi phiền não, nhưng những ai vừa phát Bồ Ðề Tâm thì ngay khi đó liền trở thành "Con của Ðấng Thiện Thệ" (Fils des Sugatas). Chư thiên và loài người sẽ cung kính kẻ đó.
Để gìn giữ Bồ Đề Tâm được kiên cố đức Phật dạy phương pháp rèn luyện để trực tiếp phòng hộ 6 căn này đối với lục tặc:
"Này các Tỷ Kheo, các thầy phải tu sáu pháp vô-thượng này.
Những gì là sáu?
- Mắt thấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Tai nghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Mũi ngửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Lưỡi nếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Thân chạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Ý đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
(Kinh Tăng Chi Bộ)
- Và để có ngoại duyên hỗ trợ thuận duyên cho công phu giải thoát, hành giả cần có quyết định đúng đắn về trú xứ và người thân cận, đồng hành, đức Phật đưa ra bốn trường hợp để các vị đệ tử quyết định cho mình nên ở nơi như thế nào và thân cận người ra sao.(Kinh Khu Rừng)
1. Tu không tiến + tứ sự hiếm > bỏ đi
Ở bất cứ trú xứ nào kể cả một khu rừng hoang vắng yên tĩnh nhưng nếu xét thấy nơi đó tam học không được phát triển và đời sống vật chất khó khăn thì vị ấy nên lập tức bỏ đi nơi khác.
2. Tu tiến + tứ sự hiếm > ở lại
Tuy nhiên, ở những trú xứ nào, chẳng hạn như một khu rừng mà sự tu tập tam học được thành tựu dễ dàng, dù cho ở đó vật dụng có khó khăn đến mấy đi nữa, vị Tỳ-khưu phải tự quán xét như sau để có thể tiếp tục ở lại: “Ta sống đời sống phạm hạnh chỉ vì cứu cánh giải thoát vô thượng chứ không phải vì tài vật”.
3. Tu không tiến + tứ dễ dàng > bỏ đi
Đối với các vị đồng trú, dầu là bạn bè hay thầy tổ, cho dù sự chung sống với họ có đem lại cho vị Tỳ-khưu một niềm vui nào đó về tinh thần hay sự giải thoát về vật chất nhưng không thể giúp nhau phát triển về tam học thì sự cộng trú này xem ra vẫn là một lỗi lầm, vị Tỳ-khưu cần phải ra đi nơi khác.
4. Tu tiến + tứ sự dễ dàng > ở lại
Ngược lại, khi sống với vị đồng trú nào đó mà tam học bản thân được phát triển thì dù sự chung sống này có gặp phải bao nhiêu thử thách đi nữa, kể như một sự xua đuổi, vị Tỳ-khưu cũng phải tìm cách ở lại.
“Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Được đi trên đường chánh
Là phước đức lớn nhất.
“Biết khiêm cung lễ độ
Thân cận giới xuất gia
Dự Pháp đàm học hỏi
Là phước đức lớn nhất''
Kinh Phước Đức
_______________
Yahoo Account gởi