Ngày xưa có một ông họa sĩ và ông muốn truyền nghề cho học trò của mình . Người học trò rất sung sướng nhận lời thầy . Ông nói :
- Con hãy vẽ một bức tranh đẹp nhất mang đến đây .
...
Người học trò mang tác phẩm của mình đến và nói :
- Đây là bức tranh tâm huyết nhất của con
- Con hãy mang bức tranh này đến treo ở trung tâm thành phố và ghi rõ : Nếu ai tìm được điểm sai thì hãy đánh dấu chì giúp tôi.
Một tuần sau ...
- Thầy ơi bức tranh của con có cả nghìn người đánh dấu
- Hãy vẽ lại một bức tranh giống hệt như vậy , đặt lại chổ củ và ghi dòng chữ : Nếu bức tranh bị sai thì hãy sửa lại giúp tôi.
Một tuần sau ...
- Thầy ơi lạ thật , sao không có ai sửa cho con cả !
Bây giờ người thầy mới nói :
- Dù con làm việc có giá trị đến đâu , nhưng vẫn có hàng triệu người sẵn sàng vạch lá để tìm sâu , để chê bai việc của con làm ....
Nhưng để tìm một người dám dấn thân để hành động thì khó lắm con à , vì họ sợ người khác cũng sẽ chê bai giống họ.
Tại một buổi lễ tốt nghiệp tại một trường cấp hai , thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất sắc nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẩn chưa thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:
- Em không nghe thầy gọi tên à ?
Cậu học sinh đứng lên lễ phép:
- Dạ thưa thầy, em có nghe . Nhưng em sợ các bạn không nghe rõ tên ạ.
Danh lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy . Chúng ta luôn giáo dục con em mình , phải cố gắng học thật giỏi , phải trở thành nhân vật thật xuất sắc , nhưng lại ít khi dạy các em tính KHIÊM TỐN .
4 MẪU TRUYỆN - 4 CÂU NÓI CHO TÂM HỒN LUÔN AN YÊN
1. Một giọt mực rơi vào ly nước, nước lập tức đổi màu, không thể uống được nữa. Một giọt mực rơi xuống biển cả, biển vẫn cứ biếc xanh, chẳng hề thay đổi. Sự khác biệt này do đâu ? Đó là bởi số nước trong ly quá ít ỏi khi so với biển cả bao la.
Con người sống trên đời này cũng vậy. Nếu chúng ta có thể bao dung, độ lượng để tha thứ cho lỗi lầm của người khác, thì chuyện lớn sẽ hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không có, mọi việc đều bình an.
2. Thầy giáo hỏi học sinh:
- Giả dụ các em nhóm bếp để đun một nồi nước, nhưng khi mới đun một nửa thì củi đã sắp hết... Lúc đó các em sẽ làm thế nào ?
Có em nói sẽ sang hàng xóm xin ít củi, có em nói sẽ ra ngoài mua thêm. Thầy giáo nghe vậy liền nói:
- Sao không ai nghĩ sẽ đổ bớt nước trong nồi đi nhỉ ?
Tương tự như vậy, mọi chuyện trên đời này có được ắt có mất, chứ không thể lúc nào cũng suông sẽ, phải chấp nhận đánh đổi để đạt được mục đích của mình .
3. Một ông lão bảo cháu của mình nắm chặt tay lại trong vòng 10 giây, rồi hỏi :
- Cháu cảm thấy thế nào ?
- Hơi mỏi tay ạ - Đứa bé trả lời
Ông lão lại hỏi :
- Hãy cố nắm chặt thêm nữa đi
Đứa bé làm theo lời ông, được vài giây đã kêu lên:
- Mỏi lắm ông ạ ! Tay cháu còn hơi đau nữa
- Được rồi, bây giờ cháu hãy thả lỏng tay ra. Cháu thấy sao ?
- Dễ chịu hơn nhiều ạ !
- Cháu thấy đấy, khi con người đã quá mệt mỏi, thì điều cần làm không phải là gồng mình lên gắng gượng mà là thả lỏng bản thân, cho phép mình được thư giản. Khi cảm thấy đã nghỉ ngơi đủ thì mới nên tiếp tục làm những việc còn đang đang dở, kết quả sẽ có thể tốt đến không ngờ. Ngược lại, nỗ lực một cách cố chấp thì sẽ chỉ càng làm hỏng việc mà thôi .
4. Hãy tưởng tượng bạn đánh rơi 100 nghìn đồng trên đường nhưng không biết chính xác ở đâu. Liệu bạn có chịu tốn tiền xăng xe và bỏ công sức đi vòng lại một quãng đường dài để tìm 100 nghìn kia không ? Có người nói không nhưng cũng chẳng ít người trả lời có. Nếu bạn nói có, điều đó giống như việc bạn tốn hàng giờ để buồn bã vì một câu mắng nhiếc của người khác, hay mất hàng năm để luyến tiếc một mối quan hệ mà tình cảm đã sớm nhạt nhoà .
Tại sao phải tự làm khổ mình như vậy ? Chi bằng hãy thôi để tâm đến những mất mát, những điều làm ta thương tổn. Thay vào đó, hãy lạc quan lên và tìm đến những khởi đầu mới bạn nhé !
Hoà Augustino
Chú Trí Việt gởi
|
|