Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Quán Thế Âm

[2019]

觀世音

Avalokiteśvara

***


Nội dung
 
1.- Bồ-tát Quán Thế Âm.
          1.1.-Danh hiệuBồ-tát.
          1.2.-Bồ-tát Quán Thế Âm.
                    + Quan Âm Đại Sĩ          + Quan Âm Bồ-tát
                    + Quán Tự Tại Bồ-tát.     + Quán Thế Âm Bồ-tát 

1.3.- Ý nghĩa về Bồ-tát Quán Thế Âm.
          1) Tu học hạnh Quán Âm “Từ Bi – Trí Tuệ
          2) Tu học hạnh Quán Âm “Nhĩ Căn Viên Thông
          3) Tu học hạnh Quán Âm “Định – Tuệ”.
          + Thực hành Chánh niệm trong tu Định:  Chân ngôn.
          + Thực hành Chánh niệm trong tu Tuệ:  Bát-nhã Tâm kinh.

1.3.- Tín ngưỡng về Bồ-tát Quán Thế Âm.        
         
1.4.- Huyền thoại về Bồ-tát Quán Thế Âm.

                    + Truyền thuyết về Bồ-tát Quán Thế Âm.
+ Quan Âm Nam Hải.     
+ Quan Âm Thị Kính.    
+ Quan Âm Diệu Thiện.
           
1.5.- Kinh điểnvề Bồ-tát Quán Thế Âm.

1.6.- Hình tượngvề Bồ-tát Quán Thế Âm.
                    + Nam thân-Nữ thân.      + Pháp thân-Hóa thân.   
+ Thủ-Nhãn thân.           + Dược Sĩ thân.              
+ Diện Nhiên Đại Sĩ thân.

2.- Bồ-tát Quán Thế Âm Chuẩn Đề.
3.- Bồ-tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.
4.- Bồ-tát Quán Thế Âm nơi Tam tôn.
         
4.1.- Di Đà Tam tôn.
         
4.2.- Thích Ca Tam tôn.


Bài đọc thêm
1/. Tam thân và Quán Thế Âm.
2/. Tín ngưỡng và Triết lý về Bồ Tát Quán Thế Âm.
 
NBS:  Minh Tâm  [6/2012;  7/2014;  7/2019]
 

1.- Bồ-tát Quán Thế Âm.
1.1.- Danh hiệu Bồ-tát.

Bodhisattva - Wikipedia
Bồ Tát – Wikipedia tiếng Việt

Chân dung một Bồ-tát, Nhật Bản

Trong đạo Phật, Bồ-tát (菩薩;  P: Bodhisatta;   S: Bodhisattva) là từ được sử dụng trong cả Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền.
- Bồ-tát được chỉ cho bất kỳ ai đang trên con đường hướng tới Phật quả, có quyết tâm trở thành một vị Phật, hay được một xác nhận hoặc dự đoán từ một vị Phật hãy đang còn sống.
- Bồ-tát còn được xem một cách đơn giản như là Bậc giác ngộ đang gắn với việc độ sinh, nghĩa là đang trong hạnh nhập thế. 
Tư tưởng Bồ-tát bắt đầu ảnh hưởng trong các tông phái Phật giáo Ấn Độ vào những năm cuối của vương triều A-dục (Ashoka). Không lâu sau đó, khi Phật giáo Đại Chúng bộ phát triển, tư tưởng nhập thế này đã nhanh chóng ảnh hưởng mạnh mẽ khắp Ấn Độ và truyền rộng đến các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Tạng, Việt Nam …
Theo truyền thống tư tưởng này, có vô lượng Bồ-tát thị hiện trong nhiều hình tướng và chủng tộc, trong nhiều không gian và thời gian để cứu giúp chúng sanh đang trôi lăn trong khổ đau.
Phật giáo Bắc truyền thường thờ bốn vị Bồ-tát lớn, đó là:
- Bồ-tát Quan Âm (觀音;  S: Avalokiteśvara)
- Bồ-tát Địa Tạng (地藏;  S: Kṣitigarbha)  
- Bồ-tát  Phổ Hiền (普賢;  S: Samantabhadra)
- Bồ-tát Văn Thù (文殊;  S: Mañjuśrī).  
1.2. Bồ-tát Quán Thế Âm.

Avalokiteśvara - Wikipedia
 Quán Thế Âm – Wikipedia tiếng Việt

Tôn tượng Quan Âm bằng ngọc bích lớn nhất thế giới tại Việt Nam.
[Xem: Pho tượng Quan âm bằng ngọc bích lớn nhất ...]
Bồ-tát Quán Thế Âm(菩薩觀世音;  S: Avalokiteśvara Bodhisattva) hay còn gọi là Bồ-tát Quán Âm, được cho là  do kỵ tên húy của nhà vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599-:649). 
- Quán Thế Âm là biểu tượng cho một vị Bồ-tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn thân nữ.
- Quán Thế Âm là một trong những biểu tượng Bồ-tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Bắc truyền, cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy.
- Quán Thế Âm được chuyển dịch như là “Người lắng nghe tiếng nói của cuộc đời : He who listens to the voices (outcries) of the world”.
Thông thường các kinh điển kể về danh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âmnhư sau:
1/. Quan Âm Đại Sĩ.
2/. Quan Âm Bồ-tát.
3/. Quán Tự Tại Bồ-tát.
4/. Quán Thế Âm Bồ-tát.
Giáo sư Yu Chang Fang có nhận định rằng ngài Kumarajìva (Cưu Ma La Thập), người nghiên dịch bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa từ tiếng Sanskrit sang ngôn ngữ Trung Hoa vào năm 406 sau Công Nguyên, dù biết rằng Bồ-tát này được gọi là Quán Tự Tại (觀自在-Kuan-Tzu-Tsai), nhưng ngài đã dùng danh hiệu  Quán Âm (觀音- Kuan-yin)  hay  Quán Thế Âm (觀世音- Kuan-shih-yin) trong bản phiên dịch của mình.
 
[Avalokiteśvara Bodhisattva statue from Nālandā, 9th century CE.]
Avalokiteśvara Bodhisattva statue from Nālandā, 9th century CE
 
          1.3.- Ý nghĩa Quán Thế Âm.
Danh xưng Quán Thế Âm được xem là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chánh quả, thì 5 giác quan của họ có thể dùng chung được.  Nghĩa là họ có thể dùng tai để "nhìn" thấy hình ảnh, dùng mắt để "nghe" thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được v.v.  Theo lòng tin này, thì danh xưng Bồ-tát Quán Thế Âm có nghĩa là: vị Bồ-tát luôn "nhìn thấy" tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần.

Có thể chúng ta không tin rằng Bồ tát Quán Thế Âm là có thật, nhưng Hạnh nguyện Quán Âm – là tinh thần TBi cứu độchúng sinh, và giá trị Bình đẳng giớixóa bỏ truyền thống tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của xã hội thì không thể phủ nhận. Do đó, khi nghiên cứu về Bồ-tát Quán Thế Âm, thật sự là nghiên cứu về nghệ thuật sống nhập thế và xuất thế, tức đạo đức và chân lý của đạo Phật ngang qua 3 việc chính sau:

1) Tu học hạnh Quán Âm “Từ Bi – Trí Tuệ”:  Đólà thực hành nguyên tắc đạo đức – biểu trưng cho tinh thần nhập thế của đạo Phật – là độ sinh một cách rộng lớn mà không vướng mắc quaviệc quán sát, lắng nghe nơi mọi loài.
- Từ Bi, là nói gọn của Từ Bi Hỷ Xả.
          + Từ,  là phát nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng (Từ) và cảm thán trước hạnh phúc cao thượng của chúng sinh (Hỷ).
                    + Bi,  là phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn (Bi) và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh (Xả).
- Trí tuệ,  đó là khả năng sáng tạo hay dung nạp có chọn lọc các quan điểm, các ứng xử cho mọi hành động, sao cho hợp với nguyên tắc “ Lợi mình và lợi người, không được lợi mình mà hại người, không được lợi người mà hại mình, không được hại cả mình và người “.

Đạo đức Từ Bi – Trí Tuệ  được xem là dẫn xuất từ nguyên lý chân lýDuyên khởi, thể hiện tình cảm trên nền tảngtrí tuệVô ngãcho các hành động nhập thế mà lại không dính mắc vào thế tục.  Từ Bi trái với Bác Ái nơi nhiều tôn giáo khác, đó là Bác Ái thể hiện tình cảm trên chấp thủHữu ngãdính mắc vào thế tục.

Trên tinh thần Trung đạo của chân lý Duyên khởi, Từ Bi luôn gắn liền và hài hòa cùng Trí Tuệ, giúptình cảm không rơi vào cực đoan mù quáng trong hành xử.  Đây cũng là điều mà đạo Phật khácbiệtđối vớiviệcxem nhẹ lý trí và đề cao tình cảm ở nhiều tôn giáo khác qua việc cổ xúy Đức tin.

2)Tu học hạnh Quán Âm “Nhĩ Căn Viên Thông”:  
Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy về việc phòng hộ 6 căn Nhãn (mắt), Nhĩ (tai), Tỷ (mũi), Thiệt (lưỡi), Thân (da), Ý (não) như sau:
"Có sáu pháp vô-thượng mà các thầy cần tu. Những gì là sáu?
- Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Mũi ngửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Da chạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Nãosuy tưởng đối với mọi sự vật, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”

“Nhĩ Căn Viên Thông” được gọi làhạnh Quán Âm, đó là phương pháp thực hànhquán sát âm thanh trong việc tu học của hành giả để đạt đến giác ngộ – giải thoát.  Điều này hàm ý rằng một khi căn Nhĩ viên thông, thì tương tự, 5 căn còn lại đều viên thông cả; đây là cách nói chính xác hơn cách nói truyền thuyết “5 giác quan có thể dùng chung được” đã đề cặp bên trên.

Hành giả quán sát âm thanh trên nền tảng chân lý Duyên khởi để nhận chân bản chất không thực thể của âm thanh.  Âm thanh bởi các Duyên sinh-diệt, đến rồi đi như mộng huyễn.  Được thế, hành giả tự xả ly một cách tự nhiên mà không cần phải cố dằn ép để loại trừ, nghĩa là hành giả không còn chấp mắc vào cảm xúc của âm thanh nữa.

Cambodian statue of Avalokiteśvara-Sandstone, 7th century CE.
 
 3) Tu học hạnh Quán Âm “Định – Tuệ”:  

1/. Chánh niệm trong tu Định:
Phổ biến nhất của Chánh niệm trong tu Định nơi hạnh Quán Âm là trì tụng các Chân ngôn (真言;  S:  Mantra => còn gọi là Chân âm), hay còn gọi là Thần chú 神咒,  Mật ngôn 密言.

Chân ngôn có thể là âm tiết của một chữ hoặc một câu kệ, vốn xuất phát từ đạo Bà-la-môn Ấn Độ.  Chân ngôn được xem là chứa đựng năng lực bí mật của vũ trụ giúp cho hành giả thành tựu (S: ṛṣi) trong thiền định.

Trong Phật giáo Bắc truyền, Chân ngôn được cho là chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ giúp tâm thức hành giả tu tập. Hành giả có thể tập trung tâm ý một cách có ý thức nơi một âm tiết, để phát triển khả năng định tĩnh tâm trong thiền định, nhằm cung cấp tốt cho động lực trong thiền quán về sau.

Trong quyển ‘Tư tưởng Mật tông Tây Tạng’, tác giả Anagarika Govinda,  1970 - tr28, nói rằng: “Chân ngôn có tác dụng kỳ diệu không phải vì tính chất thần bí của tự thân Chân ngôn, mà vì sức cảm nghiệm của tâm thức. Chân ngôn chỉ là công cụ để gom kết những nguồn năng lực sẵn có. Giống như một thấu kính hội tụ, mặc dù bản thân thấu kính không chứa đựng một chút ánh sáng nào cả, thế mà nó có thể gom kết những tia sáng và chuyển hóa những tia sáng dàn trải lan man đó trở thành một điểm sáng cháy bỏng”.

Trong Phật giáo Mật tông,với ba ải thân-khẩu-ý, thì Chân ngôn thuộc về khẩu và tác động thông qua âm thanh rung động do sự tụng niệm. Hành giả luôn luôn vừa đọc Chân ngôn vừa quán tưởng một đối tượng và tay giữ một  Ấn (S: Mudrā) nhằm Thành tựu pháp(S: Sādhana) “Tam mật tương ưng”.
ommanipadmehum
31tamnhutoantap1-02-0
Om mani padme hum - Wikipedia
Om Mani Padme Hum – Wikipedia tiếng Việt
Câu Chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất được Phật giáo Tây Tạng xem đó là Chân ngôn của Bồ-tát Quán Thế Âm, còn gọi là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn tức  Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ": 
- Theo âm Hán-ViệtÚm ma ni bát ni hồng唵嘛呢叭𡁠吽, cũng đọc Án Ma Ni Bát Mê Hồng.
- Theo âm PhạnOṃMaṇi Padme Hūṃ ॐमणिपद्मेहूं. 
Đây là câu Chân ngôn rất phổ biến và được sử dụng rất nhiều trong các nghi lễ, và được cho là có công năng rất lớn, lớn đến nỗi nó giúp cho hành giả trì niệm đến giác ngộ-giải thoát. Còn về ý nghĩa của nó thì được giải nghĩa như sau:
- Oṃ:  Tiếng khởi đầu của mỗi câu Chân ngôn, chỉ chư Thánh, chư Phật, trên toàn vũ trụ.
- Maṇi:  Viên ngọc quí.
- Padme:  Hoa sen.
- Hūṃ:  Ở trong.
Toàn câu Chân ngôn Oṃ Maṇi Padme Hūṃcó nghĩa là: Viên ngọc quí nằm trong hoa sen.Nói cách khác, hoa sen là biểu tượng ẩn chứa Chân lý giải thoát (không dính mắc) Duyên khởi.

Trong các trường phái tại Phật giáo Tây Tạng thì chức năng của các Chân ngôn ở mỗi cấp Đát-đặc-la (S: Tantra) là khác nhau. Có khi, trong lúc niệm Chân ngôn hành giả phải tập trung lên mặt chữ của Chân ngôn này hay tập trung lắng nghe âm thanh của nó. Nếu hành giả tập trung lên mặt chữ, thì các chữ đó hiện thành linh ảnh. Nếu tập trung lên âm thanh thì hành giả cần niệm thành tiếng hay tưởng tượng ra thanh âm của nó.  
Chương 5 của tác phẩm Subāhupariprcchā  có ghi:  “Lúc đọc Chân ngôn:  Đừng quá gấp rút,  Đừng quá chậm rãi,  Đọc đừng quá to tiếng, Đừng quá thì thầm, Không phải lúc nói năng thì không để bị loạn động.”
Ngoài ra, còn có Chân ngôn Chuẩn Đề (Chú Chuẩn Đề), Chân ngôn Đại Bi (Chú Đại Bi) của các hóa thân Bồ-tát Quán Thế Âm, đó là Bồ-tát Quán Thế ÂmChuẩn Đề Bồ-tát Quán Thế ÂmThiên Thủ Thiên Nhãn (Xin xem mục 2.3. bên dưới).
Ngày nay, Chân ngôn có thể được cảm nghiệm phần nào qua các âm thanh liệu phápâm nhạc liệu pháp(sound therapy,  music therapy) của y học.

         
2/. Chánh niệm trong tu Tuệ:
         
Phổ biến nhất của Chánh niệm trong tu Tuệ nơi hạnh Quán Âm là trì tụng
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh (般若波羅蜜多心經; SPrajñā Pāramitā Hridaya SūtraPrajnaparamitahridaya Sūtra;  E:Heart of Perfect Wisdom Sutra), còn được gọi là Bát-nhã Tâm kinh hay Tâm kinh. Đây là bản kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Bắc truyền.  Đó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.

Kinh này được hầu hết các Phật tử tại Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, và Trung Quốc biết đến và rất thường dùng trong việc đọc tụng.
Về việc xuất hiện của kinh này không được các tác giả thống nhất. Thời điểm ra đời của kinh có thể là từ năm 100 tCN đến thế kỷ thứ 2, và một số tác giả cho rằng bài kinh này do Bồ-tát Long Thọ (Nàgàrjuna) viếtra.
Bản kinh phổ biến nhất ở Việt Nam là bảndịchcủa sư Trần Huyền Trang (Tam Tạng Pháp Sư) vào năm 649, sau khi sư đã thỉnh kinh về.  Trước đó đã có nhiều sư dịch từ tiếng Phạn ra Hán, trong đó có Cưu Ma La Thập (402-412), Nghĩa HuyềnPháp Nguyệt, Bát Nhã và Lợi NgônTrí Tuệ Luận, Pháp Thành, và Thi Hộ.
Kinh cũng đã được sự chú giải của rất nhiều sư từ nhiều quốc gia. Riêng ở Việt Nam, người chú giải kinh này đầu tiên là thiền sư Đạo Tuân Minh Chánh ở chùa Bích Động (tỉnh Ninh Bình) thời vua Minh Mạng.

Về đại cương thì các bản văn đều khá rõ và giống nhau nhưng về chi tiết ngay các bản chữ Phạn để lại cũng có chi tiết khác nhau. Dĩ nhiên là trong các bản dịchnhưtiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Việt, … đều có những chi tiết khác nhau nhỏ.

Trong thập niên cuối của thế kỷ 19 thì bản kinh mới được Samuel Beal dịch ra Anh ngữ.  Còn Edward Conze (1904-1979), nhà nghiên cứu Phật học Anh với nhiều côngtrìnhnghiên cứu đã không thể tìm thấy được bài văn nguyên thủy của kinh này, mặc dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy có một nguyên bản ban đầu của kinh này.
Toàn bộ bộ kinh lớn Đại Bát Nhã cũng đã bị quân Hồi giáo tiêu hủy khi họ đánh chiếm Đại học NalandacủaPhật giáo. (Xin xem:  Lịch sử Phật giáo)
Khi so lại bản dịch phổ biến hiện nay,hầu hết dịch lại từ bản Hán ngữ của sư Trần Huyền Trang thiếu vắng phần khai kinh và phần kết luận so với một phiên bản khác còn đầy đủ hơn được lưu lại trong bản Tạng ngữ

Bài Bát-nhã Tâm kinhthường thấy lắp ghép vào bố cục của các nghi thức  kinh tụng tại Việt Nam.Dưới đây là nội dung các bản dịch Hán và Việt của Bát-nhã Tâm kinh do Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch:

Heart Sutra - Wikipedia
 Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh – Wikipedia tiếng Việt
 
- Bản dịch Hán

觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。舍利子。色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受想行識亦復如是。舍利子。是諸法空相。 不生不滅。不垢不淨不增不減。是故空中。無色。無受想行識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦 無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。三世諸佛。依般若 波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛故。說般若波羅蜜多咒即說咒曰 揭帝揭帝 般羅揭帝 般羅僧揭帝菩提僧莎訶
- Bản phiên âm Hán-Việt
Quán-Tự-Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời , chiếu kiến ngũ-uẩn giai Không , độ nhất thiết khổ ách .
"Xá-Lợi-Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ,Tưởng,Hành,Thức diệc phục như thị ".
Xá-Lợi-Tử! thị chư pháp Không tướng, bất sinh , bất diệt, bất cấu , bất tịnh, bất tăng , bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ , tưởng , hành , thức.
Vô nhãn , nhĩ , tỷ thiệt , thân , ý ; vô sắc ,thanh , hương , vị ,xúc , pháp ; vô nhãn giới ,nãi chí vô ý thức giới.
Vô Vô-minh diệc, vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô Khổ , Tập , Diệt , Đạo , vô Trí diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố , Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên đảo mộng-tưởng, cứu cánh Niết-Bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú . Tức thuyết chú viết:
"Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế. Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha"
 
- Bản dịch Việt bằng văn trường hàng
Bồ-tát Avalokiteśvara, trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác giải thoát, đã thấy ra rằng tất cả năm uẩn đều Không(= tuy có mà không thực là có).  Giác ngộ điều ấy xong, Bồ-tát vượt qua được mọi khổ đau ách nạn.
“Này Śāriputra, hình Sắc (Sắcuẩn) này với tự tánh là Khôngở nơi hình sắc này. Điều này cũng đúng với các cảm Thọ, suy Tưởng, tâm Hànhnhận Thức (Thọuẩn, Tưởnguẩn, Hànhuẩn, Thứcuẩn).
“Này Śāriputra, tất cả mọi sự vật hiện tượng đều mang theo tướng Không. Tất cả không tự sinh ra, không tự diệt đi, không thêm-không bớt, không dơ-không sạch.
“Chính vì vậy với tự tánh Khôngnăm uẩnhình sắc, cảm thọ, suy tưởng, tâm hànhnhận thức đều không là những thực tại riêng biệt. Mười tám lĩnh vực hiện tượng là sáu Căn, sáu Trần, sáu Thức cũng đều không là những thực tại riêng biệt; mười hai Nhân Duyên cùng sự chấm dứt của chúng, hay bốn đế là Khổ, Tập, Diệt, Đạo cũng đều không là những thực tại riêng biệt; tuệ giácchứng đắc cũng đều như thế.

“Vị bồ-tát khi thực tập phép quán tuệ giác giải thoát không thấy có gì cần được chứng đắc, nên không thấy còn có gì chướng ngại trong tâm. Và vì tâm không còn chướng ngại nên vị ấy vượt qua được mọi sợ hãi, vượt qua được mọi thấy biết mê lầm và đạt được thực tại Nirvāṇa.
“Tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai nhờ nương vào phép thực tập tuệ giác giải thoát mà đạt tới Chánh giác toàn vẹn.

“Cho nên, này thầy Śāriputra, ai cũng cần biết rằng tuệ giác giải thoát là một phương tiện tu học chói sáng và kỳ diệu không gì so sánh được. Đó là tuệ giác chân thực có khả năng diệt trừ tất cả mọi khổ nạn. Vì vậy ta nên tán dương tuệ giác giải thoát tựa như một linh chú sau:
“Gate, gate, pāragate, pārasamgate, bodhi, svaha!”
 
- Bản dịch Việtbằng kệ tụng 5 chữ.
Bồ-tát Avalokiteśvara
Khi quán chiếu sâu sắc,
với tuệ giác giải thoát,
đã khám phá ra rằng:
Cả năm uẩn đều Không.
Giác ngộ được điều đó,
Bồ-tát vượt qua được
mọi khổ đau ách nạn.(C)
 
Này Śāriputra,
Hình Sắc này là Không,
Khôngnơi hình sắc này;
điều này cũng đúng với
cảm Thọ và suy Tưởng,
tâm Hành và nhận Thức. (C)
 
Này Śāriputra,
Mọi sự vật đều Không,
không sinh cũng không diệt,
không có cũng không không,
không dơ cũng không sạch,
không thêm cũng không bớt. (C)
 
“Cho nên với tánh Không,
năm uẩn đều không thể
tự riêng mình có mặt.
Mười tám loại hiện tượng,
là sáu Căn, sáu Trần
và sáu Thức cũng thế;
cùng mười hai Nhân Duyên,
sự chấm dứt của chúng.
Tất cả đều như thế,
không tự riêng có mặt;
 
Khổ, Tập, Diệt, Đạo;
Tuệ giác và Chứng đắc.
Tất cả đều như thế,
không tự riêng có mặt. (C)
 
“Khi một vị Bồ-tát
Nương tuệ giác giải thoát,
không thấy có sở đắc,
nên tâm hết chướng ngại.
Vì tâm hết chướng ngại,
nên không còn sợ hãi,
vượt qua mọi vọng tưởng,
đạt thực tại Niết-bàn. (C)
 
Chư Phật trong ba đời,
nương tuệ giác giải thoát,
đều có thể thành tựu,
quả chánh giác toàn vẹn. (C)
 
“Vậy nên phải biết rằng:
Phép tuệ giác giải thoát,
là phương tiện chóisáng,
là phương tiện kỳ diệu,
là phương tiệncao tột,
mà không phương tiệnnào
có thể so sánh được.
Phép tuệ giác giải thoát,
là tuệ giác chân thực,
có khả năng diệt trừ
tất cả mọi khổ nạn. (C)
 
Vậy ta hãy tuyên thuyết,
phép tuệ giác giải thoát
như một câu linh chú:
“Gate, gate,pāragate,pārasamgate,bodhi, svaha!”
 
- Bản dịch Việt phổ thơ lục bát
Khi hành Bát Nhã Ba La
Ngài Quán Tự Tại soi ra tột cùng
Thấy ra năm uẩn đều Không
Bao nhiêu khổ ách khốn cùng độ qua
Này Xá Lợi Tử xét ra
Không là Sắc đó, Sắc là Không đây
Sắc cùng không chẳng khác sai
Không cùng sắc vẫn sánh tài như nhau
Thọ, Tưởng, Hành, Thức uẩn nào,
Cũng như Sắc uẩn, một màu không không
Nầy Xá Lợi Tử ghi lòng
Không không tướng ấy, đều Khôngtướng hình
Không tăng giảm, không trược thanh
Cũng không diệt, cũng không sanh pháp đồng
Vậy nên trong cái Chơn không
Vốn Khôngnăm uẩn, cũng Khôngsáu trần
Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân
Vị, hương, xúc, pháp, cùng phần sắc, thinh
Từ không giới hạn mắt nhìn
Đến không ý thức, vô minh cũng đồng
Hết vô minh, cũng vẫn không
Hết già, hết chết, cũng không có gì
KhôngKhổ, Tập, Diệt, Đạo kia
Trí huệ chứng đắc cũng là Không, Không
Sở thành, sở đắc bởi Không
Các vì Bồ Tát nương tùng huệ năng
Tâm không còn chút ngại ngăn
Nên không còn chút băn khoăn sợ gì
Đảo điên mộng tưởng xa lìa
Niết Bàn mới đến bên kia bến bờ
Ba đời chư Phật sau, xưa
Đắc thành Chánh giác cũng nhờ huệ năng
Trí huệ năng lực vô ngần
Đại Minh vô thượng, Đại Thần cao siêu
Trí huệ năng lực có nhiều
Thật là thần chú trừ tiêu não phiền
Trí huệ năng lực vô biên
Dẫn đường giải thoát qua bên giác ngàn
Liền theo lời chú thuyết rằng:
Độ tha giác ngộ khắp trần chúng sanh.
Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề Tát bà ha.
 
Xem thêm:
- Đọc va hiểu Bat Nha Tam Kinh - Nguoi Cu Si
- Tìm Hiểu Ý Nghĩa BÁT NHÃ BA-LA-MẬT ĐA TÂM KINH
- Chú giải Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa - Phatgiao.org.vn
- New Heart Sutra translation by Thich Nhat Hanh – Plum Village
- Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh - Kinh Sanskrit/Hán Tạng - THƯ VIỆN ...
 
 
VIDEO
- HT. Thích Thanh Từ: Bát Nhã Tâm Kinh
- Bát Nhã Tâm Kinh - TT. Thích Chân Quang
- Bát Nhã Tâm KinhPhần 1 - Thầy Thích Phước Tiến
- Bát Nhã Tâm Kinh Phần 2 - Thầy Thích Phước Tiến
- Trái Tim của Hiểu Biết (Bát Nhã Tâm Kinh) - Thích Nhất Hạnh
- Lúc Nào Tụng Chú Đại Bi và Bát Nhã Tâm Kinh (vấn đáp) - Thầy Thích Pháp Hòa
 
          1.4.- Tín ngưỡng về Bồ-tát Quán Thế Âm.
Tín ngưỡng Quán Thế Âm được xem làphát xuất từ Ấn Độ, sau đó nhờ công tác phiên dịch kinh điển mà nó được truyền sang Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam v.v…
Bản kinh có đề cập đến Bồ-tát QuánThếÂm là kinh Pháp Hoa Tam Muội, gồm 6 quyển, do Chi Cương Lương Tiếp dịch vào năm Ngũ Phụng thứ 2 (255CN) triều đại nhà Ngô thời Tam Quốc. Đây là bộ kinh được dịch sớm nhất. Sau đó, Trúc Pháp Hộ dịch Chánh Pháp Hoa Kinh Quán Thế Âm Phổ Môn phẩm vào năm Thái Khang thứ 7 (286CN). Rồi Cưu-ma-la-thập dịch Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn phẩm vào năm Hoằng Thỉ thứ 8 (406) đời Diêu Tần.        
Bắt nguồn từ các kinh được phiên dịch ra chữ Hán kể trên mà sự tín ngưỡng QuánThếÂm dần dần phát triển mạnh. Tại các nước Châu Á, chịu ảnh hưởng của Phật giáo Bắc truyền thì hình ảnh Bồ-tát QuánThếÂm tượng trưng cho mẹ hiền cứu khổ thế gian, được nhiều người thành kính tin tưởng và rất mực tôn sùng.      

Bodhisattva Avalokitesvara (Tibet)
          Tại Tây Tạng, sự tín ngưỡng Quán Thế Âm rất thịnh hành. Quán Thế Âm được xem là “Người bảo vệ xứ tuyết” và có ảnh hưởng trung tâm trong truyền thống Phật giáo tại đây. Người ta xem Bồ Tát là cha đẻ của dân tộc Tây Tạng và nhờ Ngài mà Phật giáo được truyền bá qua nhà vua Tùng-tán Cương-bố (620-649), được xem là một hiện thân của Quán Thế Âm.  Lạt-ma giáo cho rằng đức Đạt-lại Lạt-ma (Dalai Lama hay Tenzin Gyatso)và Cát-mã-ba (Karmapa) tái sinh nhiều đời chính là hình ảnh hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm. 
Hình tượng Quán Thế Âm ở Tây Tạng thường được trình bày là hình tượng Chuẩn Đề.  Câu Chân ngôn  Oṃ Maṇi Padme Hūṃ được xem là thuộc tính của Quán Thế Âm, là thần chú đầu tiên truyền đến Tây Tạng và ngày nay được tụng đọc nhiều nhất.
          1.5. Huyền thoạivề Quán Thế Âm.
Có rất nhiều huyền thoại về Bồ-tát Quán Thế Âm. Dướiđây là nhữnghuyền thoại phổ biến:
1) Truyền thuyết về Quán Thế Âm.
Theokinh Bi Hoa,có nói rằng đức QuánThếÂm vốn là thái tử, con trai của vua Vô Tránh Niệm.  Lúc đó, vua và thái tử phát tâm bồ đề, thành kính cúng dường và phát nguyện tu học được với vị Phật bấy giờ là Bảo Tạng Như Lai.  Phật đã thọ ký vua và thái tử, mà sau này khi thành Phật có thể giúp chúng sinh muôn nơi thoát khỏi khổ đau.
Về sau, vua Vô Tránh Niệm chứng ngộ thành Phật lấy hiệu là A Di Đà, còn thái tử chứng ngộ thành bậc Đại Bồ Tát, hiệu là Quán Thế Âm. Phật A Di Đà và Bồ-tát Quán Thế Âm cùng dẫn dắt chúng sinh trở về cõi Cực Lạc.
Trong kinh sách, văn học thần thoại, thì Bồ-tát Quán Thế Âm là vị có thần lực nhất chỉ sau Phật Thích Ca. Điều này có thể do Ngài là vị cứu độ rộng lớn tất cả chúng sinh, nên được nâng lên một tầm quan trọng như vậy để thể hiện lòng tôn kính của mọi người. Bồ-tát Quán Thế Âm hiện thân trong tất cả các hình tướng để cứu độ chúng sanh, nhất là trong các hoạn nạn về lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm.
Ý nghĩa của Bồ-tát Quan Thế Âm.
- Bồ-tát 菩薩 là độ thoát, cứu giúp chúng sanh vượt qua khổ đau trong cuộc sống.
- Quán 觀 là sự quan sát, hiểu biết rõ ràng về đối tượng.
- Thế 世 là thế gian, cuộc sống trong thế gian.
- Âm 音 là tiếng kêu cứu, thỉnh cầu của những chúng sinh đang đau khổ.
Theo đó, Bồ-tát Quan Thế Âm là vị luôn quan sát, lắng nghe tiếng kêu cứu từ chúng sinh trong nhân gian để cứu độ. Bồ-tát Quan Thế Âm mang lòng Từ Bi, không phân biệt trong việc cứu giúp tất cả muôn loài, như một người mẹ luôn bảo vệ những người con của mình.
Theo truyền thuyết, một năm có 3 ngày là ngày vía Bồ-tát Quán Thế Âm, là những ngày kỷ niệm Bồ-tát Quán Thế Âm thị hiện nơi thế gian này được ghi nhận, đó là:
- Ngày 19 tháng 2 âm lịch là ngày Quán Thế Âm đản sanh.
- Ngày 19 tháng 6 âm lịch là ngày Quán Thế Âm thành đạo.
- Ngày 19 tháng 9 âm lịch là ngày Quán Thế Âm xuất gia.
Ở một ý nghĩa triết lý đúng đắn, thì Bồ-tát Quán Thế Âm là biểu tượng cho phương pháp tu học để vượt qua khổ đau, đạt tới Giác ngộ-Giải thoát.
2)Quan Âm Nam Hải:
Theo một huyền thoại Trung Quốc thì QuánThếÂm là con gái thứ ba của một nhà vua. Lớn lên, mặc dù vua cha ngăn cản,nhưng công chúa quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Công chúa tái sinh lại trên núi Phổ-đà biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân.
Theo đó, tại Trung Quốc, các ngư dân thường cầu nguyện Quán Thế Âm để được bình an trong các chuyến đi đánh cá. Vì thế, Quán Thế Âm cũng có biệt hiệu "Quan Âm Nam Hải".

Quan Âm Nam HảiChùa Linh Ứng Bãi Bụt - Đà Nẵng
Tôn tượngBồ-tátQuán Thế Âm được xem là cao nhất VN, cao 67m, đường kính toà sen 35m, tương đương toà nhà 30 tầng, do điêu khắc gia Thụy Lam và điêu khắc gia Châu Viết Thạnh thi công.
Có ba ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng:
- Linh Ứng Non Nướcnằm trên hòn Thủy - 1 trong 5 ngọn Ngũ Hành Sơn.
- Linh Ứng Bà Nànằm trên chót vót đỉnh Bà Nà - “Đà Lạt của miền Trung”.
- Linh Ứng Bãi Bụtnằm ở lưng chừng núi Sơn Trà, án ngữ một góc biển Đà Nẵng.
Bằng mắt thường có thể định vị được vị trí tam giác của 3 ngôi chùa. Hôm trời quang mây tạnh, bằng ống nhòm nhìn theo đường chim bay có thể thấy núi và ngôi chùa bên kia…
Không chỉ là cơ sở tôn giáo, chùa Linh Ứng Bãi Bụt còn là một trong những điểm nhấn du lịch văn hoá tâm linh quan trọng và hấp dẫn của Đà Nẵng, thu hút rất nhiều du khách, phật tử trong và ngoài nước tới dâng hương lễ Phật, tham quan, thưởng ngoạn.
Xem thêm:
- Chùa Linh Ứng – Wikipedia tiếng Việt
- Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Linh Ứng Bãi Bụt Tại Bán Đảo Sơn Trà
 
VIDEO
- Chùa Linh Ứng Đà Nẵng1
- Chùa Linh Ứng Đà Nẵng2
- Viếng chùa LINH ỨNG - Bãi Bụt , Đà Nẵng.
 
 
3) Quan Âm Thị Kính.
Một sự tích được phổ biến tại Việt Nam là Quan Âm Thị Kính.  Chuyện kể rằng Ngài đã tái sinh và tu hành 9 kiếp. Trong kiếp thứ 10, ngài được tái sinh làm một con gái trong một gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly (ở bán đảo Triều Tiên ngày nay), và được đặt tên là Thị Kính.
http://www.phattuvietnam.net/files/2011/12/4.jpg 
Tượng Quan Âm Thị Kính hayQuan Âm Tống Tử
Pho tượng thường gọi là tượng Bà Thị Kính, cao 0,76m, đặt tại chùa Mía, tọa lạc ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, là một tuyệt tác điêu khắc cổ của dân tộc. Tượng diễn tả một phụ nữ thùy mị, hiền hậu ẵm một đứa bé kháu khỉnh với đường nét chạm khắc mềm mại, sinh động đã đi vào ca dao:
Nổi danh chùa Mía làng ta,
Có pho Tống Tử Phật Bà Quan Âm
 
Thị Kính được gả cho Thiện Sĩ của gia đình họ Sùng. Khi ở nhà chồng, Thị Kính giữ phận làm dâu, tôn kính phụng dưỡng bố mẹ chồng. Một hôm, khi Thiện Sĩ đang ngủ sau khi đọc sách, Thị Kính thấy ở cầm của chồng mình có mọc sợi râu. Thị Kính đang may vá nên cằm một con dao nhíp trong tay và sẵn tiện cắt đứt sợi râu. Thiện Sĩ giật mình thức giấc, thấy vợ đang cầm dao gần cổ, tưởng rằng Thị Kính đang định giết mình nên la lên.
Sau khi Thị Kính kể lể đầu đuôi, cha mẹ chồng vẫn ngờ rằng Thị Kính có âm mưu giết chồng, bắt Thiện Sĩ phải bỏ vợ. Thị Kính phải trở về nhà cha mẹ mình, quyết định xuất gia đi tu. Bà cải trang thành một người nam giới, trốn nhà đến chùa xin đi tu, lấy pháp danh là Kỉnh Tâm.

Tuy là gái giả trai, Kính Tâm có tướng mạo đẹp đẽ, cho nên có nhiều tín nữ ngưỡng mộ. Thị Mầu, con của một trưởng giả giàu có, trêu ghẹo Kính Tâm, nhưng không được đáp lại. Thị Mầu lại có thai với người đầy tớ. Khi bị tra hỏi, Thị Mầu khai rằng Kính Tâm là cha của thai nhi. Kính Tâm tuy kêu oan nhưng không dám tiết lộ ra bí mật của mình. Sau đó, Kính Tâm phải tu ở ngoài cổng chùa để chùa không bị tiếng tăm.

Thị Mầu sinh ra được một đứa con trai, đem đứa nhỏ đến chùa gửi cho Kính Tâm. Kính Tâm vì tính thương người, nhận đứa trẻ vào nuôi dưỡng. Khi đứa trẻ lên 3 tuổi thì Kính Tâm bị bệnh nặng. Biết mình sắp chết, Kính Tâm dặn dò đứa trẻ đưa thư cho sư cụ của chùa và cho ông bà họ Mãng.

Sau khi đọc rõ sự tình, sư cụ kêu người khám xét thi thể Kính Tâm, mới biết rằng Kính Tâm là gái giả trai. Thị Mầu xấu hổ, đành phải tự tử. Thiện Sĩ ăn năn, bèn đi tu, sau này biến thành một con chim.
Quan Âm Bồ-tát (Thị Kính sau khi chết) cũng cứu độ đứa con nuôi, là con ruột của Thị Mầu, đem về Nam Hải, để làm người hầu.
Do đó, người ta họa hình Quan Âm Bồ-tát đội mũ ni xanh, mặc áo tràng trắng, ngự trên tòa sen, bên tay mặt có con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, bên dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay đứng hầu.

4)Quan Âm Diệu Thiện.

Truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện được truyền miệng trong dân gian Việt Nam vào thế kỷ XI qua lối truyện thơ. Bài thơ viết theo thể lục bát nói về một vị công chúa đã xuất gia để độ hoá cho vua cha có nhiều tội ác. Sự tích này cũng có một dị bản lưu hành ở Trung Hoa.

Câu chuyện kể rằng có một vị vua ở nước Hùng Lâm thuộc Ấn Độ không có con trai để nối truyền ngôi vị.  Sau nhiều ngày cầu khẩn tha thiết lễ bái cầu nguyện, thay vì sinh được con trai thì hoàng hậu hạ sinh 3 người con gái tướng đẹp kiều diễm thướt tha. Khác hẳn với hai người chị gái có chồng, nàng công chúa thứ ba có tên là Diệu Thiện khi lớn lên chỉ say mê kinh kệ và có lòng quy y Phật, quyết định không có chồng và đi tu. Không thuyết phục được con mình, vua giả vờ cho phép con tu ở chùa Bạch Tước rồi ngầm ra lệnh cho các sư sãi phải tìm cách thuyết phục cho công chúa hoàn tục. Nếu không sẽ giết hết các sư sãi trong chùa. Nhưng mọi cách đều không lung lạc được ý quyết của công chúa.

Giận con, vua ra lệnh đốt chùa để giết cô công chúa nhưng trời bỗng có mưa dập tắt lửa. Chưa hết giận, vua bèn hạ lệnh xử chém, thì trời bỗng giông tố, tạo ra sét đánh văng búa của đao phủ thủ. Vua tức giận ra lệnh xử tử công chúa nhưng ngay lúc đó xuất hiện một con cọp trắng xông ra cõng công chúa mang đến chùa Hương.
Diệu Thiện tu hành ở đó suốt chín năm và chứng đắc thần thông pháp lực nhiệm mầu, cảm hoá được muông thú.

Trong khi đó, vua trong triều đột nhiên bị chứng bệnh hủi không chữa được, dần dần hai tay bị rơi rụng và mắt trở nên mù. Công chúa với thần thông diệu lực nầy đã hoá mình thành một lương y trở về thăm phụ thân và đã xả bỏ hai mắt cùng hai tay của mình để điều trị cơn bệnh ngặt nghèo của vua cha.  Cuối cùng Diệu Thiện biến hiện thành Bồ-tát Quan Thế Âm có Nghìn Tay Nghìn Mắt và hướng dẫn gia đình hoàng tộc của Diệu Thiện nương theo con đường chân lý giác ngộ-giải thoát.
Trong truyện đã đề cao hai đặc tính của Bồ-tát, đó là nhân và hiếu. Với trí tuệ và giới hạnh thì hiếu có thể độ giúp cứu thoát được cha mẹ mình, còn như nhân thì có thể độ giúp nhiều người thoát vòng mê lầm trở về với trí tuệ.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong động Hương Tích
Pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong động Hương Tích, thuộc khu vực chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, bằng đá xanh liền khối, cao 1,12m, được tạc vào thời Tây Sơn.
 
Xem thêm:
- Truyền thuyết về Quán Thế Âm Bồ Tát
- Sự tích Bồ tát Quán Thế Âm | Viện Chuyên Tu
 
VIDEO
- Sự tích Quán Thế Âm Bồ-tát
- Truyền thuyết QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
- Sư thầy CHỈ CÁCH CẦU NGUYỆN QUÁN THẾ ÂM ĐƯỢC LINH ỨNG
 
1.6.- Kinh điểnnói về Quán Thế Âm.
1) Theo kinh Đại A-di-đà thì Bồ-tát Quán Thế Âm là Thị vệ bên trái, còn Bồ-tát Đại Thế Chí là Thị vệ bên phải của đức Phật A-di-đà lo việc cứu độ chúng sinh trong thế giới Ta-bà. Cả 3 vị được gọi chung là Tây phương Tam Thánh (3 vị Thánh ở phương Tây).  Và trú xứ chính thức của các Ngài là cõi Tây phương Tịnh độ.

Tây Phương Tam Thánh
2) Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thì Bồ-tát Quán Thế Âm  có 33 hóa thân, từ thân Phật, Độc giác… đến thân đồng nam, đồng nữ. Ngài thường vận dụng 14 năng lực vô úy để độ sinh thoát khỏi ách nạn, hoặc đáp ứng những yêu cầu chính đáng khi nào chúng sinh thành tâm niệm đến danh hiệu của ngài.
Về sức diệu dụng của vị Bồ-tát này theo kinh Pháp Hoa thì thường có 33 hóa thân như sau:

1/. Thân Phật; 2/. Thân Độc Giác; 3/. Thân Duyên Giác; 4/. Thân Thanh Văn; 5/. Thân Phạm Vương; 6/. Thân Đế-Thích; 7/. Thân Tự Tại Thiên; 8/. Thân Đại Tự Tại Thiên; 9/. Thân Thiên Đại Tướng quân; 10/. Thân Tứ Thiên Vương; 11/. Thân Thái tử của Tứ Thiên Vương; 12/. Thân Nhân Vương; 13/. Thân Trưởng giả; 14/. Thân Cư sĩ; 15/. Thân Tể quan; 16/. Thân Bà-la-môn; 17/. Thân Tỷ-kheo; 18/. Thân Tỷ-kheo-ni; 19/. Thân Ưu-bà-tắc; 20/. Thân Ưu-bà-di; 21/. Thân Nữ chúa; 22/. Thân Đồng nam; 23/. Thân Đồng nữ; 24/. Thân trời; 25/. Thân Rồng; 26/. Thân Dược-xoa; 27/. Thân Càn-thát-bà; 28/. Thân A-tu-la; 29/. Thân Khẩn-na-la; 30/. Thân Ma-hầu-la-già; 31/. Thân Người; 32/. Thân Phi nhân; 33/. Thân Thần Cầm Kim Cương.
Hiện nay có 2 bộ tranh về hóa thân Quán Thế Âm:
1) Bộ tranh về 33 hóa thân Quán Thế Âm Bồ-tát theo Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của họa sĩ Thi Kim Huy – Đài Loan.
2) Bộ tranh về 33 hóa thân Quán Thế Âm Bồ-táttheo Bát Nhã Tâm Kinh của họa sĩ Hề Tùng – Đài Loan.

3) Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm thì pháp môn tu của vị Bồ-tát Quán Thế Âm là Nhĩ Căn Viên Thông, nghĩa là tai Bồ-tát có thể được sử dụng như năm căn khác (6 căn:  nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý = mắt, tai, mũi, lưỡi, da, não). Bồ-tát phát tâm tu hành nơi pháp hội của đức Phật Quán Thế Âm, và đức Phật này đã thọ ký cho Bồ-tát khi thành Phật sẽ có Phật hiệu giống như mình. Do đó mà Bồ-tát có hiệu là Quán Thế Âm. Đồng thời vị Bồ-tát này cũng có 32 hóa thân giống như kinh Pháp Hoa đã mô tả.      

Chỗ khác nhau là kinh Pháp Hoa kể đến 33 hóa thân, còn kinh Lăng Nghiêm thì liệt kê 32 hóa thân. Ngoài ra, hai kinh nầy còn giống nhau một điểm nữa là cùng mô tả về 14 đức (năng lực) vô úy của vị Bồ-tát này. Số lượng và nội dung của các đức vô úy này gần y hệt như sau qua biểu tượng các sự việc sau:
1/. Chúng sinh khổ não trong 10 phương thành kính niệm danh hiệu Ngài, liền được giải thoát;
2/. Chúng sinh gặp lửa dữ, lửa không thể thiêu đốt;
3/. Chúng sinh bị nước cuốn trôi, nước không thể nhận chìm;
4/. Chúng sinh vào xứ ác quỉ, ác quỉ không thể làm hại;
5/ Chúng sinh gặp đao trượng, đao trượng liền gãy;
6/ Chúng sinh gặp ác quỉ, ác thần, thì chúng khôngg trông thấy;
7/. Chúng sinh bị gông cùm, xiềng xích, thì xiềng xích được tháo ra;
8/. Chúng sinh khi vào đường nguy hiểm, giặc cướp không thể cướp đoạt;
9/. Chúng sin tham dục, liền dứt khỏi tham dục;
10/. Chúng sinh nóng giận, liền dứt hết nóng giận;
11/. Chúng sinh mê ám, liền dứt hết mê ám;
12/. Chúng sinh muốn cầu con trai, liền được con trai;
13/. Chúng sinh muốn cầu con gái, liền được con gái;
14/. Chúng sinh niệm danh hiệu Quan Âm thì được lợi ích bằng niệm tất cả các danh hiệu khác.
Đó là 14 diệu dụng mà đức Bồ-tát nầy dùng để hóa giải ách nạn, cho những chúng sinh nào có lòng thâm tín đối với Ngài.               
4) Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà-la-ni thì Bồ-tátđã thành Phật từ đời quá khứ cách nay vô lượng kiếp, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, nhưng vì nguyện lực Đại bi, muốn làm lợi ích cho chúng sinh nên Bồ-táthiện thân Bồ-tát để dễ dàng hoàn thành đại nguyện. Thế nên, ngoài danh hiệu Bồ-tát QuánThếÂm như chúng ta thường nghe, có đôi chỗ còn gọi là Phật Quan Âm là vì vậy.
5) Theo kinh Hoa Nghiêm thì đạo tràng của Bồ-tát ở núi Bồ Đà Lạc trên biển Nam Hải.
6) Theo Mật giáo thì Bồ-tát là hóa thân của đức Phật A-di-đà.
7) Theo kinh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương thì Bồ-tát  cùng với Bồ-tát Địa Tạng là hai Thị vệ của đức Phật Thích-ca.
Hình ảnh có liên quan
Ta-bà Tam Thánh
Địa Tạng – Thích Ca – Quán Âm
Xem thêm:
- 33 Ứng Hóa Thân Của Bồ Tát Quán Thế Âm - Hoavouu ...
- 33 Ứng hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm -Phatgiao.org.vn
- 33 ứng hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm - Chùa A Di Đà
- 33 Ứng Thân Bồ Tát Quan Thế Âm - Phật Học Thường Thức
 
VIDEO
- 33 Ứng Thân Quán Thế Âm Bồ Tát
- 33 ỨNG THÂN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
- 33 PHÁP TƯỚNG ĐỨC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
- 33 Ứng thân Quán Thế Âm Bồ Tát tượng (chùa Hưng Thiện)
- 33 Pháp Tướng của QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT - Nhạc Võ Tá Hân
 
 
1.7.- Hình tượngQuán Thế Âm
9quanam
Toàn thân tượng AvalokitesvaraChămpa thế kỷ thứ 10
Tượng Bồ-tát Quán Thế Âm bằng đồng nặng 35kg do Henry de Pirey tìm thấy tại một tu viện nhỏ ở vùng Đại Hữu (Quảng Bình) đưa vào Bảo tàng Louis Finot năm 1923, hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP. HCM. và được xem như một bảo vật quốc gia.
Đây là tác phẩm thể hiện nghệ thuật tạo hình tượng Phật Chămpa thế kỷ thứ 10 (một số nhà nghiên cứu cho xa hơn - khoảng thế kỷ 7 - 8) giới thiệu qua các tạp chí, ấn phẩm trong và ngoài nước như Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extrême Orient năm 1930, Cổ vật Việt Nam do Cục Bảo tồn bảo tàng và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội) xuất bản năm 2003, các tài liệu về hiện vật Việt Nam ấn hành trong dịp tượng Avalokitesvara đưa đi trưng bày ở Mỹ và Hàn Quốc với giá bảo hiểm 2.000.000 USD.
Tượng trong tư thế đứng với dáng người thon nhỏ, cao 54 cm, chỗ rộng nhất 22 cm, chỗ dày nhất 15,5 cm, váy dài ở thân dưới và các đồ trang sức đầy lên ở đôi ngực để trần. Trên bắp tay, cổ tay của tượng đều nổi rõ những vòng đeo trang điểm. Một vành miện hình cung chạy vòng quanh trán làm “nền” cho chiếc mũ hình tháp đội bên trên. Mặt trước của mũ tháp có chạm nổi một tượng Phật đang ngồi trong thế đại định, đó là tượng Phật A-di-đà (Buddha Amita) phù hợp với câu ca lưu truyền: “Tây phương có Phật Di đà. Ngồi trong mũ báu Phật Bà Quan Âm” (Kim Dân), giúp các nhà nghiên cứu có thêm yếu tố để khẳng định đây là tượng Quan Thế Âm.  Đến Phòng trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.HCM, chúng tôi được nghe thuyết minh chi tiết tại chỗ về tượng Avalokitesvara: “tượng có bốn tay - tay phải trên cầm quyển sách pustaka, tay trái trên cầm chuỗi hạt aksamala, tay phải dưới cầm nụ sen padma và tay trái dưới cầm bình nước cam lồ kamandalu”.
Các tùy vật trên khá quen thuộc như:
- Hoa sen tượng trưng cho sức mạnh dứt trừ mọi dơ bẩn để tựu thành sắc đẹp và hương thơm trí tuệ, vươn lên khỏi bùn và nở tươi dưới nắng. Hoa sen trên tay Avalokitesvara là hoa sen chưa nở nhằm biểu thị “tánh Phật” tồn tại trong tất cả chúng sanh, nên ai ai cũng là “vị Phật sẽ thành” như hoa sen sẽ nở.
- Chuỗi hạt tượng trưng cho niệm niệm đại từ đại bi nối tiếp nhau không ngừng, tựa như hạt châu này xâu kết từng hạt châu khác, tạo thành chuỗi ngọc đại nguyện cứu khổ. Theo Louis Frédéric: “về phương diện lý thuyết, 108 hạt cườm tượng trưng 108 dục vọng nơi con người mà Bồ tát Quan Thế Âm thu nhiếp trong lúc lần tràng hạt (…) nhưng các tràng hạt với số hạt ít hơn là những bội nhân khác của 3 (Phật - Pháp - Tăng) cũng được tìm thấy: 9, 18, 21, 42 và 54” (Tranh tượng và thần phổ Phật giáo, Phan Quang Định dịch).
- Bình cam lồ tượng trưng cho chiếc bình thanh tịnh (tịnh bình) chứa nước cam lồ là thứ nước ngọt ngào trong mát hứng từ sương ban mai. Chữ “cam” là ngọt, chữ “lồ” đọc trại của chữ “lộ”, tức là sương. Nghe hai tiếng “cam lồ” người ta nghĩ đến Bồ tát Quan Thế Âm với chiếc tịnh bình đựng nước cam lồ giúp cho người đang bị bức bách hành hạ bởi cơn nóng khát, cơn nhiệt não, cơn phiền lụy trong cuộc sống được thoát khổ và tươi vui trở lại.
Bồ-tát Quán Thế Âm trong tín ngưỡng dân gian được xem là một hiện thân trong mọi hình tướngđể cứu độ chúng sinh, các công hạnh của Bồ-tát được trình bày rõ ràng và tán thán.
1)Nam thân – Nữ thân:
File: Eleven mặt Goddess of Mercy edit.jpg
Guanyin - Wikipedia
Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát nam. Nhật Bản, thế kỷ 12
Cho đến thế kỉ 10 tức trước đời nhà Đường, Trung Quốc và các nước Phật giáo khác tại Châu Á đều tạc tượngBồ-tát Quán Thế Âmtheo hình thức Nam thân, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quan Âm để râu.
Theo sách Trang Nhạc Ủy Đàm thì từ đời Đường, tức khoảng thế kỉ thứ 10, thì Quan Âm được khoác cho áo trắng, có dạng nữ nhân và quần chúng Phật tử Trung Quốc còn xem đây như là vị Bồ-tát giúp phụ nữ hiếm muộn. Sự kiện này được giới nghiên cứu cho là xuất phát từ sự trộn lẫn giữa đạo Phật và đạo Lão trong thời kỳ này.
Một cách giải thích khác là ảnh hưởng của Mật tông (xem Tantra) trong thời kì này: đó là hai yếu tố Từ Bi (S: Maitrī-karuṇā) và Trí Tuệ (S: Prajñā) được thể hiện thành hai dạng Nữ Nam, mỗi vị Phật hay Bồ-tát trong Mật tông đều có một "quyến thuộc" Nữ.  Vị quyến thuộc của Quán Thế Âm (Nam) được xem là vị Nữ thần áo trắng Đa-la (S: Tārā), và Bạch Y Quan Âm là tên dịch nghĩa của danh từ đó.

Tượng Bồ tát Quán Âm thân nam, chạm khắc gỗ đời Bắc Tống, khoảng năm 1025.
Ngày nay tại Trung Quốc vàcác nước chịu ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa, khi tạc tượng Bồ-tát Quán Thế Âm đều dùng hình thức Nữ thân, để biểu tượng mối quan hệ giữa Bồ-tát và chúng sinh như một tình mẫu tử chân thành, rộng lượng và bền bĩ, mà khó có gì có thể hình dung so sánh được. Tuy nhiên, chúng ta cần thấy rằng lòng Từ Bi là một dạng tình mẫu tử không chỉ hạn chế nơi một vài cá thể, mà là vượt thoát đến với muôn loài. Và để đạt đến đích này, lòng Từ Bi chỉ có thể được hình thành từ một nội tâm Thanh tịnh-Vô ngã, là một thứ tình cảm không vướng mắc lưu xuất từ tuệ giác.
          Theo ý nghĩa nói trên, Từ đã hàm chứa Hỷ, và Bi đã hàm chứa Xả. Do đó, Từ Bi là nói gọn của Từ Bi Hỷ Xả, và bốn tâm này được gọi là bốn tâm vô lượng. Vì thế, có thể thấy rằng các tâm ‘đạt tới’ vô lượng cũng chỉ là những biến hiện của một nội tâm thanh tịnh-vô ngã.
Nói rõ hơn, Từ Bi là dạng thức tình cảm rộng lớn và tự nhiên hình thành trên trí tuệVô ngã.  Ngược lại, khi chưa quán triệt Vô ngã, nghĩa là tình cảm hãy còn chấp thủ Hữu ngã, thì tình cảm không thể rộng lớn được.  Nhĩ căn viên thông là phương pháp thành tựu Vô ngã qua việc thực tập quán sát âm thanh.
Thật vậy, lòng vị tha càng lớn, có và chỉ có nơi một lòng vị kỷ càng bé; “Một giọt nước mà chứa cả đại dương !” hay “Trên đầu một cây kim mà chứa cả tam thiên đại thiên thế giới !” là những hình tượng nói lên ý này.  
Thực ra, đối với đạo Phật, đức Phật không phân biệt nam hay nữ. Khác với các thần thoại sơ khai quan niệm các vị thần có giới tính và có sự sinh sản. Do đó việc quan niệm QuánThếÂm là nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng trong Phật giáo.
Xem thêm:  
- Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ? -Phatgiao.org.vn
- Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ? - Văn hóa Phật giáo Việt ...
- Hình Tượng Bồ Tát Quan Âm Và Vấn Đề Bình Đẳng Giới - Thích Hạnh ...
 
 
2)Pháp thân – Hóa thân : 
File:Muzium Negara KL66.JPG
Malaysian statue of Avalokiteśvara. Bidor, 8th-9th century CE.
Theo phẩm Phổ Môn củakinh Diệu Pháp Liên Hoa, khi muốn cứu vớt hoặc giác ngộ cho chúng sinh, QuánThếÂm có thể hóa thành 32 sắc tướng hóa thân như Phật, Bồ-tát, Càn-thát-bà, Thiện nam, Tín nữ v.v... tùy theo đối tượng để cứu giúp chúng sanh trong mọi tình huống. Vì thế trong các loại tranh tượng về Quán Thế Âm, người ta thấy có 33 dạng thể hiện 1Pháp thânlà đặc trưng cho thể tính hay đặc tính mà Phật và chúng sinh đều có chunggiống nhau(còn gọi bằng các tên khác nhau như Hư Không,  Hư Vô, Chân Như,  Chân Không …) và 32Hóa thânkhác nhau với các đặc tính riêng biệt.
ak-mak-84
Seated Bodhisattva Avalokitesvara (Guanyin)
12th century; wood, polychromy, gold; h. 117 cm; b. 130 cm.
Xem thêm:  
-Tam thân – Wikipedia tiếng Việt
VIDEO
-33 Pháp Tướng của QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT- Nhạc Võ Tá Hân
 
3)Thủ–Nhãn thân.
Tại Trung Quốc, Việt Nam và Nhật … Bồ-tát Quán Thế Âm thường được trình bày dưới 3dạng sau, và thường gọi là Phật:
1.- Phật Bà, là thân người nữ bình thường, trên tay Bồ-tát cầm hoa sen hồng, vì vậy nên Quán Thế Âm cũng có tên là Liên Hoa Thủ (S: padmapāṇi => người cầm hoa sen) hay Nhành dương liễuvà một Bình nước Cam-lộ(S: amṛta).

Phật Bà
Tay mặt Bồ-tát cầm cành dương liễulà loại cây dẻo và đàn hồi không cứng quá hay mềm quá, tượng trưng cho đức nhẫn nhụctùy thuận giáo hóa độ sinh. Tay trái cầm bình thanh tịnh đựng nước cam lồ là tượng trưng cho tâm từ bi.  Nước cam lồ(cam: ngọt;  lồđọc trại chữ lộ: sương hay móc) là thứ nước mát và ngọt, tượng trưng cho lòng từ bi của Bồ-tát, dùng dập tắt lửa phiền não thiêu đốt nơi chúng sinh, đem lại cho chúng sinh sự an lạc.  Bởi tính chất quý báu của nước cam lồ như vậy, nên nước cam lồ chỉ có thể hiện hữu trong một cái bình thanh tịnh hình thành từ ba nghiệp thân-khẩu-ý đã trong sạch.
2.- Phật Mẫu Chuẩn Đề,là thân người bình thường, tùy theo truyền thống có 4 tay (Tây Tạng), 6 tay (Tích Lan) hoặc 18 tay (Trung Hoa và các nướcở Đông Á châu).
IMG_0766
Phật Mẫu Chuẩn Đề
[Tượng Bồ tát Chuẩn Đề, Chùa Kim Liên, TP Cần Thơ]
Chú thích:  Phật Mẫu (Buddha-màtri, Budhdha-màtar) bao gồm 4 nghĩa như sau:
1/. Chỉ cho Ma-da phu nhân (Mahà-màyà) thân mẫu của Phật, hoặc chỉ cho Ma-ha-ba-xà-ba-đề (Mahà-prajàpatì) di mẫu của đức Thích-ca.
2/. Chỉ cho Bát-nhã-ba-la-mật (panna-paramita). Vì Bát-nhã (trí tuệ) có thể sinh ra tất cả chư Phật, nên Thiền tông xem Bát-nhã là Phật Mẫu (mẹ của chư Phật).
3/. Chỉ cho Pháp= Chân lý. Vì chư Phật lấy Pháp làm thầy, do Pháp mà thành Phật, cho nên gọi Pháp là Phật Mẫu.
4/. Chỉ cho Phật nhãn tôn. Theo Mật giáo, đây là một trong những hình thức thần cách hóa.
3.- Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn,là thân người có 11 đầu và ngàn cánh tay. Trên đầu có khi có tượng A-di-đà, xem như đặc điểm chính. Số tay của Bồ-tát biểu hiện khả năng cứu độ chúng sinh trong mọi tình huống. Có những giải thích sau :
http://bigbiglands.com/images/upload/2011/05/30/280511chua10.jpg
Tôn tượngQuán Thế Âm - Thiên Thủ Thiên nhãn
[Chùa Bái Đính, Ninh Bình]
- Thuyết thứ 1:  Tượng có11 đầu thì Quán Thế Âm mang 9 đầu của chín vị Bồ-tát, một đầu của vị Phật chủ và cuối cùng là đầu của Phật A-di-đà. Cứ mỗi ba đầu là tượng trưng choba đặc tính:  
+Từ bi với chúng sinh khổ nạn.
+Quyết tâm đối trị cái xấu
+Hoan hỉ với cái tốt.  
Theo một cách nhìn khác thì 11 đầu biểu tượng cho mười cấp của Thập địa Bồ-tát và Phật quả.

Mỗi bàn tay đều có một mắt
- Thuyết thứ 2:  Tích của 11 đầu và nghìn tay giải thích rằng lúc Quán Thế Âm quán chiếu cảnh khổ của chúng sinh thì đầu Bồ-tát đau xót vỡ ra từng mảnh. Phật A-di-đà xếp các mảnh đó lại thành 11 đầu. Xuất phát từ nguyện lực cứu độ mọi chúng sinh, thân Bồ-tát mọc ra nghìn tay, trong mỗi tay có một mắt.
- Thuyết thứ 3 : Quán Thế Âm cũng được vẽ là một vị Bồ-tát cứu độ chúng sinh trong sáu nẻo Luân hồi (Lục đạo).Trong cõi súc sinh, Quán Thế Âm có đầu ngựa; trong cõi địa ngục và cõi người, Quán Thế Âm có nghìn cánh tay; trong cõi A-tu-la và cõi người, Quán Thế Âm có 11 đầu.
4)Dược Sĩ thân.
Van%20Thu%20bo%20tat%205
ANd9GcQheXk0zax3WVI7HKv5GJY3BW9zd71hNm8_Qn31u5X2rBCVW1LWH4cZtp8ToQ
Đôi lúc Bồ-tát Quán Thế Âm cũng được trình bày dưới một dạng ít thấy, đó là “Sư Tử Hống Quán Tự Tại” (獅子吼觀自在;  S: Siṃhanāda-lokeśvara). Dưới dạng này, Bồ-tát là một Dược sư, đặc biệt cứu độ những người bệnh phong (lepra). Mắt Bồ-tát đang nhìn bệnh nhân và mắt chính giữa (huệ nhãn) đang tập trung chẩn bệnh. Hai bảo vật bên vai cũng là những dụng cụ của một dược sĩ, bình sắc thuốc bên trái của Bồ-tát và đao trừ tà (bệnh) bên phải.
Sư tử Bồ-tát cưỡi xuất phát từ một sự tích. Tương truyền rằng, có một con sư tử sinh được một con nhưng con chết ngay sau khi sinh. Đau đớn quá nó rống lên thật to và nhờ tiếng rống uy dũng này, nó làm cho con nó sống lại. Vì thế mà có sự liên hệ giữa tên của Sư Tử Hống Quán Tự Tại (“giọng sư tử”) với nghề nghiệp của một dược sĩ “gọi người sống lại”.
5) Diện Nhiên Đại Sĩ thân.

Ông Tiêu Diện
Bồ-tát Quán Âm hóa thân Diện Nhiên Đại Sĩ trong các trai đàn chẩn tế bạt độ cô hồn, ngạ quỷ; đó là hình tượng quỷ mặt lửa (Tiêu Diện) được nhiều người biết đến, dân gian thường gọi là ông Tiêu Diện, và được thờ phổ biến trong các chùa Phật giáo Bắc tông.
Với nhận thức tất cả các pháp đều do tâm, theo đó có quan niệm cho rằng tâm thành khẩn của người cúng qua Bồ-tát QuánThếÂm hóa thân quỷ Diện Nhiên thống lãnh cô hồn… sẽ mang lại cảm ứng to lớn cho kẻ được cúng.
Vào đời Lương Võ Đế, pháp hội cứu giúp những oan hồn uổng tử được khai sinh. Nhà vua thỉnh hòa thượng Chí Công, định chế nghi thức lập đàn tràng thủy lục.
Đến đời Đường, tại Chùa Pháp Hải, thiền sư An Công đã kiến lập đàn tràng thủy lục để siêu độ cho vua Trần Trang Nhượng, Phạm Tuy, Bá Khởi… đã bị trầm luân, nên thiền sư lập đàn tràng cầu nguyện khiến cho họ siêu thoát. Cư sĩ Tô Đông Pha đời Tống, đại sư Liên Trì đời Minh… bổ sung vào khiến cho pháp hội thủy lục ngày hoàn bị hơn.
Hòa thượng Hư Vân (1840-1960) đã từng dẫn chứng trong Du già Diệm Khẩu Thí Thực Yếu Tập, do ngài Bảo Hoa viết dưới thời vua Khang Hy, trong đó ngài Đạo An (312-385) thời Đông Tấn cho biết làPhật giáo Trung Hoa vào thời điểm này hãy còn chưa có tập tục tụng kinh cho người chết. Đến khi ngài Bất Không (Amoghavajra, một vị tổ sư Mật tông) gốc Ấn Độ  truyền khoa nghi này vào Trung Hoa thì khoa nghi thí thực này dần lan rộng khắp.
Xem thêm
- Tượng Quán Thế Âm –Wikipedia tiếng Việt
- Nhật Bản và tín ngưỡng Quán Thế Âm - THƯ VIỆN ...
 
VIDEO
- Tượng Quan Âm tự tại ngự liên hoa
- Ý nghĩa tượng QUAN ÂM BỒ TÁT- Thầy Thích Pháp Hòa
- Các Pho Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát - Phật Bồ ...
 
 
 2.- Bồ-tát Quán Thế Âm Chuẩn Đề.
lrg-4875-botat_chuande24-jpg
Cundi (Buddhism) - Wikipedia
 Phật Mẫu Chuẩn Đề –Wikipedia tiếng Việt
Chuẩn Đề, Phạn ngữ là Cundī, dịch nghĩa là Năng hành, Thành thực hay Thanh tịnh.
           1)Năng hành, có nghĩa là Bồ-tát có thệ nguyện rộng lớn, trí tuệ sâu xa đem đến sự lợi ích cho chúng sanh.
 2)Thành thực, có nghĩa là Bồ-tát có công năng vi diệu, từ nơi pháp Không quán ra pháp Giả, khiến chứng đắc cảnh giới Niết bàn, bạt trừ mọi vọng huyễn, sanh tử.
 3)Thanh tịnh, có nghĩa là Bồ-tát đã chứng đắc được bản tâm, khéo an trụ trong tự tánh thanh tịnh.
- Theo Nhị Khóa Hiệp Giải  thì Chuẩn Đề gọi đủ là Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.  Câu Chi nghĩa là trăm ức, Thất Câu Chi là bảy trăm ức, Phật Mẫu là mẹ sanh ra chư Phật. Danh hiệu Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề có nghĩa thời quá khứ đã có bảy trăm ức Bồ-tát do tu pháp môn Chuẩn Đề Tam Muội, trong đó việc trì tụng bài chú:  “Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha”đóng vai trò khá quan trọng để đi đến thành tựu chứng quả Vô thượng Bồ đề, và chúng sanh đời sau muốn thành tựu Phật quả cũng phải nương vào pháp môn này để tu hành.
- Theokinh Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni, Bồ tát Chuẩn Đề là hóa thân của đức Quán Thế Âm, thị hiện vào trong sáu đường sanh tử để hóa độ chúng sanh. Ngài là vị Bồ-tát có thệ nguyện hộ trì Phật pháp và hộ mạng cho những chúng sanh nào trí tuệ kém cỏi, nghiệp chướng sâu dày, thân nhiều tật bệnh, thọ mạng ngắn ngủi...
Mật tông rất tôn sùng Bồ-tát và xếp Ngài vào một tôn vị trong Quan Âm bộ. Trong Thai tạng giới Mạn đà la, tôn vị này ở tận cùng bên trái của Viện Biến tri. Mật tông của Phật giáo Nhật Bản là phái Thai Mật, xếp Bồ-tát Chuẩn Đề vào Phật Mẫu, là một tôn vị trong Phật bộ.
- Theokinh Thất Câu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết Chuẩn Đề Đà La Ni có ghi chép :
          +Toàn thân vị Bồ-tát có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, thường ngồi kiết già trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, trên thì đắp y, còn dưới thì mặc xiêm đều trọn một sắc trắng mà có bông. trên đầu trang điểm ngọc anh lạc, trên ngực hiện ra một chữ “vạn”.
 +Đầu vị Bồ-tát đội mão báu Hoa Quang, trên mão ấy có hóa hiện ra 5 vị Như Lai, có ngọc anh lạcngọc lưu ly rũ treo. Hai trái tai là ngọc bửu đương.
 +Mặt vị Bồ-tát có 3 mắt, trong mỗi mắt ấy như chăm chỉ, từ mẫn với muôn loài chúng sanh.  Hai mắt bên quán triệt thiện ác thế gian, mắt giữa trán trên hai đầu mày thể hiện sự thanh tịnh vượt thoát thế gian.
 +Thân vị Bồ-tát có chữ “vạn” hiện ra trên ngực và 18 tay cầm các loại pháp khí biểu thị cho các cách đoạn trừ phiền não (Tam Muội Gia).
Các cườm tay có đeo xuyến thất châu, các ngón tay đều có đeo vòng nhỏ.
Kế đến những pháp khí Bồ-tát cầm nắm ở hai bàn tay trái phải khác nhau mang ý nghĩa thâm sâu trong diệu dụng độ sanh của Ngài :
          + Phía bên phải, Bồ-tát nắm những khí vật hung dữ như chày, móc câu, búa… là những vật dụng để hàng phục chúng sanh cang cường, khiến họ quy hướng Chánh pháp.
          + Phía bên trái, Bồ-tát nắm những vật báu như hoa sen, dải lụa, hộp kinh… có nghĩa sau khi đã hàng phục lại ban phát cho chúng sanh những thánh tài Phật pháp để họ có thể tu tập giải thoát.

Toàn thân của Bồ-tátcó mười tám cánh tay, mỗi bên chín cánh, bố trí như sau :
1) Hai bàn tay ở giữa phía trên thì kiết ấn Chuẩn đề, như tướng đang lúc thuyết pháp.
2) Tay trái thứ hai cầm lá phướn như ý, tay mặt cầm cái thí vô úy.
3) Tay trái thứ ba cầm một bông sen đỏ, còn tay mặt cầm cây gươm.
4) Tay trái thứ tư cầm một bình nước, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi Ni ma bửu châu.
5) Tay trái thứ năm cầm một sợi dây Kim cang, còn tay mặt cầm một trái la ca quả.
6) Tay trái thứ sáu cầm một cái bánh xa luân, còn tay mặt cầm một cái búa.
7) Tay trái thứ bảy cầm cái pháp loa, còn tay mặt cầm cái thiết câu.
8) Tay trái thứ tám cầm một cái bình như ý, còn tay mặt cầm một cái chày kim cang.
9) Tay trái thứ chín cầm một cuốn Kinh Bát nhã Ba La Mật, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi dài.
Hình ảnh Bồ-tát cầm nắm pháp khí sai khác như thế là nhằm biểu lộ uy lực lớn lao trong việc hàng trừ chướng ngại và công năng mầu nhiệm ủng hộ người tu.
Tượng Bồ-tát Chuẩn Đề khác với tượng Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn thông thường ở chỗ:
 + Tượng Chuẩn Đề có 3 mắt, một mắt nằm giữa trán.
 +Tượng Chuẩn Đề có đúng 18 tay. Nhiều hơn hay ít hơn thì được xem không đúng là hóa thân Chuẩn Đề.
 +Tượng Chuẩn Đề có 2 tay chính chắp vào giữa bắt ấn Vô thượng. Đây là một loại ấn rất riêng, nhìn thấy là nhận ra, 16 tay còn lại cầm các loại pháp khí: phướn, lọng, quạt, tràng hạt, chử, chuông, hoa sen...như đã mô tả trên.
ANd9GcS6JrHZFXFkF0GogN6tZIMuaQCjtq3Ncwa4p8mtX_XC3_HF4iGalw Tay-Chuan-De-mat-phia-trong
Ấn Chuẩn Đề
Chùa miền Bắc Việt Nam xưa thường không có tượng Chuẩn Đề. Thời gian gần đây mới xuất hiện.  Do đó thường không để ở chính điện, mà phía trước, hoặc phía sau, hoặc một bên.
Tập tin:Cundi Ming Dynasty Gold.png
 Tranh mực in và giấy màu vàng, 126,7 x 81,1 cm, nhà Minh (1368-1644)
Tương truyền Bồ-tát vì thương tưởng chúng sanh trong thời mạt pháp vốn nhiều chướng nạn, nên Ngài đối trước Phật tuyên nói thần chú, để giải trừ các hoặc nghiệp cho chúng sanh,  thành tựu Tịnh độ của chư  Phật.  Kinh Chuẩn Đề có nói: “Bấy giờ Đức Phật trụ tại vườn cây của hai ông Kỳ Đà, Tu Bạt, được bốn chúng và tám bộ cung kính vi nhiễu, lúc đó Bồ-tát Chuẩn Đề vì thương tưởng đến chúng sanh thời mạt pháp nghiệp dày phước mỏng, nên Ngài vào định Chuẩn Đề tam muội, rồi thuyết pháp, thuật lại thần chú này là chỗ bảy trăm ức Đức Phật đã nói:
Chú Chuẩn Đề
Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà, câu tri nẫm đát điệt tha.
Án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha
Than-Chu-Chuan-De-02
 
 

 
CHUN ĐCU THÁNH TCHÂN NGÔN
 
Có truyền thuyết cho rằng Bồ-tát Long Thọ - một trong bốn vị Bồ tát có công lớn chấn hưng Phật giáo, khi sanh tiền Ngài chuyên trì tụng thần chú này. Ngài có làm bài kệ tán thán Bồ-tát Chuẩn Đề để mọi người mỗi khi đọc tụng thần chú này được thêm phần tín tâm, tăng trưởng lòng ngưỡng mộ và dễ thành tựu sự cảm ứng, gia hộ của Ngài.
Khể thủ quy y Tô tất đế
Đầu diện đảnh lễ Thất câu chi
Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
Dịch:          
Cúi đầu lạy pháp Tô tất đế
Chân thành đảnh lễ bảy ức Phật
Con nay ca ngợi đức Đại Chuẩn Đề
Xin Ngài duỗi lòng từ bi gia hộ.
Ý nghĩa của bài kệ bốn câu:  câu đầu kính lạy Pháp bảo, câu hai kính lạy Phật bảo và câu ba kính lạy Tăng bảo mà đại diện là Bồ tát Chuẩn Đề, câu bốn là cầu xin Tam bảo thùy từ gia hộ cho mình khi trì tụng thần chú này được thành tựu mọi công đức Từ Bi và Trí Tuệ như Bồ-tát Chuẩn Đề.
Kinh Duy Ma nói: “Bồ-tát vốn không có bệnh, nhưng sở dĩ bệnh là vì chúng sanh bệnh”. Chúng sanh ở thời mạt pháp nghiệp chướng nặng nề. Vì thế, trong các pháp hội lúc Phật thuyết pháp, có rất nhiều vị Bồ-tát đã đối trước Phật phát nguyện hộ trì Chánh pháp và ủng hộ chúng sanh tu tập trong đời mạt pháp về sau. Bồ-tát Chuẩn Đề cũng là một trong các vị Bồ-tát phát nguyện hộ trì người tu tập trong thời mạt pháp gặp nhiều chướng ngại.

Tôn tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề an vị tại Chùa Khánh Đức - huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Do vậy, mỗi hành giả trên bước đường tu cần đặt trọn tâm thành kính, trì niệm thần chú Chuẩn Đề hầu vượt thoát mọi chướng duyên là điều không thể thiếu trong các thời khóa công phu tu niệm hàng ngày của bản thân mình.

Colossal statue of Cundi Bodhisattva at Wat Plai Laem temple, Ko Samui, Thailand.
Xem thêm:
- Phật Mẫu Chuẩn Đề – Wikipedia
- Cundi (Buddhism) - Wikipedia, the free encyclopedia
- THE MANTRA OF BODHISATTVA CUNDI-THẦN CHÚ CHUẨN ĐỀ VƯƠNG BỒ TÁT  
 
VIDEO
- Ý nghĩaChuẩn Đề và thần chú
- Phật Mẫu Chuẩn Đề - Thích Nguyên An
- Nhạc "Chuẩn Đề Đà Ra Ni" (tiếng Phạn)
- NHẠC THẦN CHÚ CHUẨN ĐỀ (tiếng Hoa)
- Căn Bản Phật Học tập 28 - Phật Đà - Chuẩn Đề - Tỳ Kheo Thích Minh Tuệ
 
3.-Bồ-tát Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.
http://www.tuonggodida.com/images/tuong-phat-quan-am-thien-thu-thien-nhan-co-so-di-da/tuong-phat-ba-quan-am-thien-thu-thien-nhan-1.jpg
Tượng điêu khắc trên chất liệu gỗ hương
Trong đạo Phật, nơi Phật giáo Bắc truyền, Quán Thế Âm là biểu tượng của Từ Bi. Quán Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt (Thiên Thủ Thiên Nhãn) là biểu tượng sâu sắc củanguyên lý đạo đức Từ Bi-Trí Tuệ - đặc trưng cho tinh thần nhập thế của đạo Phật - phổ độ chúng sinh, nghĩa là cứu độ chúng sinh một cách rộng lớn.
Mỗi pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn ứng thân đều có 11 đầu và 40 tay, trì 25 thứ pháp khí. Ngoài 40 tay lớn còn có 1000 tay nhỏ mỗi tay có một con mắt, thể hiện đủ tướng ngàn mắt ngàn tay, hàm ý vô lượng vô biên của đại bi và đại trí theo tư tưởng của Phật giáo Bắc truyền.
Tại Việt Nam, tín ngưỡng tôn thờ tượng hình Bồ-tát Quán Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng gỗ, bằng đất nung và bằng đá, cótừ đời nhà Mạc-cuối thế kỷ thứ 16 (1527-1592), hiện còn tồn tại.  Hình tượng Quán Thế Âm Bồ-tát với tư thế ngồi toà sen rất được phổ biến từ thời đại này trở đi.  Trong thời đại Nhà Mạc, hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt là hình tượng đặc trưng cho đỉnh cao của nền nghệ thuật tạo hình của Phật giáo Việt Nam.
Hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt tại Việt Nam có một chiều dài lịch sử phát triển đặc biệt cần được tìm hiểu một cách đầy đủ hơn.  Một cách đại cương, pho tượng đã được phát nguồn từ tín ngưỡng thực tập trì tụng Thần Chú Đại Bi (Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni), trở nên rất phổ thông và nổi tiếng không những chỉ trong giới tu sĩ xuất gia mà còn đối với giới cư sĩ tại gia. Dần dần đã trở nên một biểu tượng rất lớn trong chùa viện Phật giáo. 
Trong đời nhà Lý đã có hàng ngàn tu sĩ trì tụng thần chú đại bi nầy, trong số đó có một vị thiền sư nổi tiếng là ngài Từ Đạo Hạnh (? -1117), tương truyền hàng ngày ngài phát nguyện trì tụng hàng trăm biến thần chú đại bi.  Theo truyền thuyết được truyền tụng tại Chùa Thầy, tỉnh Hà Tây, ngài Từ Đạo Hạnh đã chứng đắc thần thông diệu dụng do sự nhiệm mầu và trì lực của Bồ-tát Quán Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt.
imageview_aspx_thumbnailid_397575
Tượng điêu khắc trên chất liệu  ngọc thạch nephrite Chùa Quán Thế Âm – Đà Nẵng.
Chú Đại Bi
          Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni.
Nam môhắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. An tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.    

Nam mô tất kiết lật đỏa y mông, a lị da bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì, hê lị ma ha bàn đà sa mế. Tát bà a tha đậu thâu bằng a thệ dựng, tát ba tát đá, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. An a bà lô hê lô ca đế, ca ra đế, di hê lị. Ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê lị đà dựng. Câu lô câu lô kiết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xa da đế. Đà ra đà ra địa ri ni, thất phật ra da. Giá ra giá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ. Y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị. Ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì địa rị sắc ni na. Ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha, Ma ha tất đà dạ ta bà ha, Tất đà du nghệ thất bàn ra da, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư da ta bà ha, ta bà ma ha a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha.
Nam môhắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. An tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ, ta bà ha.
http://www.daophatngaynay.com/vn/files.php?file=images/2011/quy4/18._Chua_Nhu_Lai___TPHCM_530070034.jpg
Tượng điêu khắc trên chất liệu gỗ Chùa Như Lai, P.5, Gò Vấp
http://chuaphapvo.com/images/stories/a%20Quan%20Am%20Bo%20tat%20nghin%20mat%20nghin%20tay.jpg
Tượng điêu khắc trên chất liệu gỗ Chùa Hòa Khánh, P11, Q. Bình Thạnh

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Thập Nhất Diện Quan Thế Âm Bồ Tát 42 thủ ấn tại Chùa Vạn Phước, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Kể từ thế kỷ thứ 13 trở đi, Bồ-tát Quán Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt được truyền tụng trong khắp dân gian, rất nhiều pho tượng Bồ-tát Quán Thế Âm được điêu khắc để phụng thờ tại rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng.  Tuy vậy, rất ít ngôi chùa tại miền Bắc Việt Nam còn giữ được những pho tượng của giai đoạn lịch sử nầy.  Cùng lúc đó, ngôi Chùa Đại Bi đã được xây cất, trong cái tên gọi của chùa cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng sâu đậm tín ngưỡng trì tụng Thần Chú Đại Bi và sự  nhiệm mầu của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Mặc dù Phật giáo tại Việt Nam vào thế kỷ thứ 15 dường như bị mai một, nhưng hình tượng Bồ-tát Quan Thế Âm vẫn còn được tiếp tục điêu khắc chạm trổ để phụng thờ.  Sự kiện nầy cho thấy tín ngưỡng Quan Âm vẫn còn đóng một vài trò rất quan trọng trong hoàn cảnh dù thịnh đạt hay suy vi.  Khi Phật giáo Việt Nam được phục hưng vào thế kỷ thứ 16, hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm lấy lại được vị trí nổi tiếng của nó với hình tượng có nhiều cánh tay đã được điêu khắc chạm trổ để tôn thờ tại nhiều chùa viện khắp cả nước.  Trong số hình tượng nầy, có hình tượng Quan Âm Toạ Sơn, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Tống Tử…

Thật khó mà biết được câu chuyện Quan Âm Diệu Thiện kể trên (mục 1.5.-) từ Trung Hoa được truyền sang Việt Nam vào giai đoạn nào.  Chỉ biết rằng khoảng thế kỷ thứ 16, Diệu Thiện trở thành một danh hiệu khác là Quan Âm.  Trong một văn bia đời nhà Mạc, năm 1578 một học giả nổi tiếng đương thời là Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) cho biết rằng pho tượng Diệu Thiện được tôn thờ tại Chùa Cao Dương.  Văn bia còn ghi rõ Diệu Thiện là một biểu tượng rất đặc thù của giáo lý Từ Bi trong đạo Phật. Mãi cho đến cuối thế kỷ thứ 17 vào đầu thế kỷ thứ 18, trong văn học chữ Nôm có vài văn bản chuyện tích về Diệu Thiện và Quan Âm Nam Hải đã được phiên dịch trong văn Học chữ Nôm.
Câu chuyện Quan Âm Diệu Thiện giúp cho chúng ta lý giải về hình tượng đặc thù của Bồ Tát với nghìn tay nghìn mắt. Tích chuyện nầy cũng gắn liền với tư tưởng hiếu nghĩa của dân gian.
Triết lý Từ Bi-Trí Tuệ, tư tưởng giác ngộ giải thoát của Phật giáo vô cùng sâu thẳm mà hình tượng Quán Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt có lẽ là biểu tượng nói lên được những ý nghĩa sâu thẳm đó.
Trên thực tế, chỉ có những ngôi chùa lớn và những đại thí chủ giàu có tiền bạc mới có đủ phương tiện để phát tâm cúng dường điêu khắc chạm trổ pho tượng Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt với kích cỡ và giá trị như pho tượng Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt đang tôn trí tại toà nhà chính của Chùa Bút Tháp.

Tượng điêu khắc trên chất liệu gỗ Chùa Bút Tháp.
CHÙA BÚT THÁP ( BẮC NINH ) KIỆT TÁC CỦA KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC CỔ.VIDEO

Tượng điêu khắc trên chất liệu gỗ Chùa Mễ Sở.
http://www.daophatngaynay.com/vn/files.php?file=images/2011/quy4/03._Chua_Dao_Xuyen___Ha_Noi_184938678.jpg
Tượng điêu khắc trên chất liệu gỗ mítChùa Đào Xuyên, Hà Nội

Tượng điêu khắc trên chất liệu gỗ Chùa Tây Phương.
 
Dưới đây là hình tượng điêu khắc Bồ-tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt tại nhiều nước trên thế giới.

The Buddha with a thousand arms, Musee Guimet,France.
 
Tập tin:Avalokiteshvara.JPG
The Buddha with a thousand arms, brass, Mongolia.
 
 

Thousand-arm Guan-Yin, Canada.

 Guanyin and the Thousand Arms, Thailand.
 
Thousand Arms, Avalokiteshvara Statue, copper, Malaysia
 
Chinese 18thC. Gilt bronze Guan Yin
 

Tượng điêu khắc của Tây Tạng

Relief image of the bodhisattva Avalokiteśvara from Mount Jiuhua, Anhui, China

Guanyin of the Thousand Arms and Eyes, China.
 
Kwan Yin (Guan-Yin) with Thousand Hands & Thousand Eyes , China.
 
Xem thêm:
- Tượng Quán Thế Âm – Wikipedia
 
VIDEO
- Senju Kannon
- Thiên Thủ Quan Âm (Thousand Hand Guan Yin)
- Phật Bà nghìn mắt nghìn tay [Hồ Quỳnh Hương]
- Phật A Di Đà, Quan Âm Bồ Tát... - HT Pháp Tông
- Đức Phật Thích Ca có thuyết kinh Di Đà, Phổ Môn...? - HT Pháp Tông
  
4.- Quán Thế Âm nơi Tam tôn.
Tam tôn (三尊) hay Tam tôn Phật (三尊佛) là ba vị Thánh cùng được tôn thờ, bằng tranh hay tượng tại nhà hay tại chùa theo hàng ngang, bao gồm vị Phật ở giữa và hai vị Phật hay Bồ Tát ở hai bên trái và phải.  Vị Trung tôn ở giữa làm chủ và có hai vị hầu hai bên. Hình thức này phát xuất từ dạng thức Nhất Quang Tam Tôn (一光三尊) của Bà-la-môn giáo.
4.1- Di Đà tam tôn.
               Di Đà tam tôn thường gọi là Tây Phương Tam Thánh, đó là Phật A Di Đà ở giữa, Bồ-tát Quán Thế Âm bên trái, taycầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy; và Bồ-tát Đại Thế Chí bên phải taycầm cành hoa sen màu xanh. Chùa hay Phật tử tu theo Tịnh độ thì thường trưng bày như vậy theo 2 biểu tượng triết lý như sau :
http://minhthanhtu.net/img/Tay_Phuong_Tam_Thanh/3 http://minhthanhtu.net/img/Tay_Phuong_Tam_Thanh/1http://minhthanhtu.net/img/Tay_Phuong_Tam_Thanh/2
 
            Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát                   A Di Đà Phật                  Đại Từ Đại Bi Quán Thế  Âm Bồ Tát
 
+ Biểu tượng 1 :
  • Phật A Di Đà biểu tượng chosự giác ngộ Chân lý khách quan Duyên khởi của vũ trụ, đạt đếnThanh Tịnh-Giải Thoát.
  • Bồ-tát Quán Thế Âm biểu tượng cho Từ Bi cao thượng.
    • Bồ-tát Đại Thế Chí biểu tượng cho Trí Tuệ siêu việt.
          Ba vị này là biểu tượngtriết lý cho nhận thức Chân lý Duyên khởi, và hành độngĐạo đức Từ Bi-Trí Tuệ – là tính chất Trung Đạo của Duyên khởi, mà các chúng sanh cần tu tập để thể nhậpthế giới Tịnh độcủa chư Phật.
+ Biểu tượng 2 :      
  • Phật A Di Đà biểu tượng cho Thanh Tịnh Pháp Thân, tức Chân lý giác ngộcủa chư Phật.
  • Bồ-tát Đại Thế Chí, biểu tượng cho việc tự giác tự độ (xem đoạn kinh “Đại Thế Chí Bồ-tát niệm Phật chương”).
    • Bồ-tát Quán Thế Âm, biểu tượng cho việc giác tha độ tha (xem kinh Phổ Môn).         
Phật A Di Đà tượng trưng cho Chân lý Duyên khởi và hai Bồ Tát tượng trưng cho hạnh của chư Phật và chư Bồ Tát là "Tự độ, độ tha+ Tự giác, giác tha.  Do đó giác hạnh viên mãn". Đây cũng là kim chỉ nam cho người tu theo đạo Phật.
Photobucket
 
Chú thích về Bồ-tát Đại Thế Chí(Bodhisattva Mahasthanapràta): 
               Bồ-tát Đại Thế Chí theo truyền thuyết là một vị cư sĩ thân nữ, cổ đeo chuỗi anh lạc, tay cầm cành hoa sen xanh, tâm định như gương, thanh tịnh như nước lặng. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại vượt thoát khỏi bùn nhơ, thành tựu trí tuệ.        
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật ca ngợi Bồ-tát hạnh như sau:  “Nhân vì chúng sanh mà khởi tâm Đại từ bi. Nhân lòng Đại từ bi mà phát Bồ đề tâm. Nhân phát Bồ đề tâm mà thành Ngôi chánh giác”.    
Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật dạy: “Trí tuệ là chiếc thuyền kiên cố chở ta ra khỏi biển sanh lão bịnh tử; cũng là ngọn đèn chói sáng xua tan vô minh hắc ám, là liều thuốc chữa bịnh tham sân si, là chiếc búa chặt đứt phiền não. Vậy các ngươi phải Văn huệ, Tư huệ, Tu huệ và hành trì tinh tấn để tự tăng trưởng trí tuệ”. 
  • Văn huệ :  Do nghe đọc âm thanh, văn tự của Phật, mà hiểu được ý nghĩa của kinh điển.
  • Tư huệ : Do trí suy tư tìm hiểu, thấy được chân lý, sự thật một cách sáng suốt.
  • Tu huệ: Nhờ sự hành trì tinh tấnVăn huệ và Tư huệ, mà giác ngộ thực tướng rõ ràng, mọi sự vật không sai.
Theo lời kinh, Bồ-tát Đại Thế Chí nhờ vào Chánh niệm là niệm Phật, tức niệm Chân lý, màđạt được nhất tâm,thanh tịnh tâmvà phát sinh tuệ giác viên mãn. Nội dung của Chánh niệm có thể tiêu biểu các sự việc sau:
*   Niệmmà không chấp vào niệm, đó là Chánh niệm.
*    Hànhmà không chấp vào hành, đó là Chánh tinh tấn.
*    Độmà không chấp vào độ, đó là Chánh tư duy.
*    Tu mà không chấp vào tu, đó là Chánh tri kiến.
          Chánh niệm là niệm Phật, là niệm“Tự Tánh Di Đà”, là niệm”Tự Tánh Duyên khởi”. Tinh tấnChánh niệm thì tâm không loạn động điên đảo, sẽ thấy được cảnh giới tịnh độ, có nhiều hoa sen xanh tỏa ánh sáng màu xanh tuyệt đẹp, đó là hình ảnh của Bồ-tát Đại Thế Chí.
 
4.2- Thích Ca tam tôn.
Thích Ca tam tônthường gọi là Ta Bà Tam Thánh, đó là đức Phật Thích Ca ở giữa với hai vị Bồ-tát ở hai bên. Có 2 trường hợp:
4.2.1.- Tại Việt Nam :
 
Chùa Việt thường để tượng đức Phật Thích Ca ở giữa, hai bên là tượng Bồ-tát Quán Thế Âm  và tượng Bồ-tát Địa Tạng vàđược gọi là Lăng Nghiêm Tam Thánh (do dựa vào kinh Lăng Nghiêm). Chùa trưng bày như vậy theo 2 biểu tượng triết lý như sau :
Hình ảnh
Thích Ca Tam Tôn Việt Nam
(biểu tượng 1)
+ Biểu tượng 1 :
  • Phật Thích Ca biểu tượng cho chân lý Giác ngộ-Giải thoát“Duyên khởi”.
  • Bồ-tát QuánThếÂm biểu tượng cho chân lý này, có đầy đủ khả năng độ sinh nơi thế giới hữu hình đang sống.  
  • Bồ-tát Địa Tạng biểu tượng cho chân lý này, có đầy đủ khả năng độ sinh nơi thế giới vô hình, đặc biệt là sau khi chết.
Vì thế, chân lý Giác ngộ-Giải thoát của đức Phật một khi đã thấu triệtthuần thục, nó có thể có đủ khả năng giúp nội tâm con người siêu thoát (= giải thoát) và bình an cả lúc đang sống cũng như sau khi chết (Xem thêm bài soạn “Cầu Nguyện,gồm Cầu an và Cầu siêu”).  Nói cách khác, chân lý Giác Ngộ-Giải Thoát của đức Phật luôn bền vững và vượt thoát nơi mọi không gian và mọi thời gian, và đó cũng là ý nghĩa Vô Lượng Quang - Vô Lượng Thọ ở Di Đà Tam tôn.
Tuy nhiên, theo nhu cầu tín ngưỡng thông thường của Phật tử, người nào đến cầu an thì lễ bên Bồ-tát Quan Âm, người nào đến cầu siêu thì lễ bên Bồ-tát Địa Tạng. Hình ảnh này lại càng rõ nét với hình tượng Bồ-tát Quan Âm lộ thiên thường được thờ cúng riêng biệt ở khắp nơi, bên trong cũng như bên ngoài khuôn viên chùa; và Bồ-tát Địa Tạng tương tự, thường được thờ cúng đặc biệt nơi các nhà thờ tro cốt ở tại chùa và lộ thiên tại các nghĩa trang.  
http://dobatnhi.files.wordpress.com/2010/10/diatang_cuoicop.jpg http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQZauD3AMHFEv2zA6mIqP_CYzkDTFUXKWAEPeBAgimh7WlCKktc http://www.daophatngaynay.com/vn/files.php?file=images/2012/quy1/12433097311259_yume_photo_535494609.jpg
Thích Ca Tam Tôn Việt Nam
(biểu tượng 2)
+ Biểu tượng 2 :
  • Phật Thích Ca biểu tượng cho Thanh Tịnh-Giải Thoát.
  • Bồ-tát Quan Âm trên lưng rồng(thiện thú)  biểu tượng cho sự phát huy điều thiện.
    • Bồ-tát Địa Tạng trên lưng lân(ác thú) biểu tượng cho sự kiềm chế điều ác.
Biểu tượng này nói lên đường hướng giáo dục nơi đạo Phật, như thường nói đến trong kinh Pháp Cú, kệ 183 như sau :
Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
***
Việc ác chẳng làm,
Điều lành siêng tu,
Tâm-ý sạch lặng,
Lời chư Phật dạy.
Xem thêm:
- Ksitigarbha - Wikipedia
- Địa Tạng – Wikipedia tiếng Việt
 
4.2.2.- Tại Trung Quốc   

Thường ở các chùa Trung Quốc hay các chùa thuộc Thiền tông, thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni (hoặc Phật Tỳ Lô Giá Na) ở giữa, Bồ-tát Văn Thù trên lưng lân bên trái đặc trưng cho Trí Tuệ, và Bồ-tát Phổ Hiền trên lưng voi 6 ngà (chỉ cho pháp tu Lục độ)bên phảiđặc trưng cho Từ Bi. Hình ảnh Tam tôn này được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh (do dựa vào kinh Hoa Nghiêm). Sự trưng bày như vậy theo 2 biểu tượng triết lý sau :
11q12016251
Thích Ca Tam Tôn Trung Quốc
 
+ Biểu tượng 1 :(ý nghĩa như ở Di Đà Tam tôn)
- Phật Thích Ca biểu tượng cho Chân lý, cho Thanh Tịnh-Giải Thoát.
- Bồ-tát Phổ Hiền biểu tượng choTừ Bi cao thượng.  
- Bồ-tát Văn Thù biểu tượng cho Trí Tuệ siêu việt.
+ Biểu tượng 2 :

Theo các kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm và những kinh khác,thì thường ngài Văn Thù được đề cập trước tiên, và kết thúc với ngài Phổ Hiền. Ngài Văn Thù ở trước thì tượng trưng cho Căn Bản Trí, ai cũng vốn có đầy đủ y như Phật. Ngài Phổ Hiền thì tượng trưng cho Trí chứng được sau khi tu hành theo Phật pháp, gọi là Hậu Đắc Trí.

Ý nói Căn Bản Trí ai cũng có sẵn đầy đủ nhưng phải tu hành Phật Pháp thì mới ngộ nhập được, và khi tu thì sanh Trí Tuệ từng phần cho đến khi hoàn toàn giác ngộ viên mãn gọi là Hậu Đắc Trí. 
Xem thêm:
- Văn-thù-sư-lợi –Wikipedia 
- Manjusri - Wikipedia, the free encyclopedia
- Phổ Hiền – Wikipedia
- Samantabhadra - Wikipedia, the free encyclopedia
 

Bài đọc thêm
1/. Tam thân và Quán Thế Âm.
           Theo tư tưởngcủa nhiều kinh điển Phật giáo, như:
+ Nơi kinh Phạm Võng:  "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành" bởi  “Tất cả chúng sanh đều có Phật tính (= Duyên khởi tính)”.
+ Nơi kinh Pháp Hoa, biểu tượng Quán Thế Âm thể hiện tính nhân bản và niềm tự tin về một đời sống đạo đức xác thực.
Theotriết họcDu Già (Yogacara philosophy), Nhiếp Luận tông (Samparigraha School) mà hậu thân là Pháp Tướng tông (Dharmalaksana School) được Vô Trước (S: Asaṅga) trình bày…, tiêu biểu cho Phật giáo Bắc truyền, cho rằng mỗi vị Phật có ba loại thân, tức Tam thân (三身; S: Trikāya), đólà  Pháp thân, Báo thân, và Hóa thân.

Trikaya - Wikipedia
 Tam thân – Wikipedia tiếng Việt

1)  Pháp thân((法身;  S: Dharmakāya;  E: Truth body, Reality body):  Thân thứ nhất, còn gọi là Bản Thể thân, biểu hiện cái thân diệu dụng với Duyên khởi tính.
Pháp thân là Phật pháp(S: Buddha-dharma), là Chân lýmà Phật Thích-ca đã từng giảng dạy khi còn tại thế. Pháp thân có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ trường hợp sử dụng như:
- Pháp giới(法界;  S: Dharmadhātu, Dharmatā;  E: Absolute Reality.).
- Chân như(真如;  S: Tathatā, Bhūtatathatā;  E: Suchness of Existents).
- Không tính(空性;  S: Śūnyatā;  E: Emptiness, Thusness, …).
- Phật tính(佛性;  S: Buddhatā;  E: Buddha-Nature).
- Như Lai tạng(如來藏;  S: Tathāgata-garbha;  E: Thus-gone Embryo).
Đạt đến Tuệ giác ngộ đồng nghĩa với sự trực chứng được Pháp thân.

2)  Báo thân(報身;  S: Saṃbhogakāya;  E: Body of enjoyment) cũng được dịch là Thụ dụng thân (受用身: "thân của sự thụ hưởng công đức"):    Thân thứ hai, còn gọi là  Thọ Dụng thân,đây là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ-tát mà hoá hiện. Báo thân dùng nói đến thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ.

3)  Hóa thân(應身;  S: Nirmāṇakāya;  E: The physical manifestation of a buddha in time and space), cũng còn gọi là Ứng hoá thân, hoặc Sanh thân:  Thân thứ ba, đâylà thân Phật và Bồ Tát hiện diện trên Trái đất, làcái thân diệu dụng biến hóa vào mọi loài để độ chúng sinh.
Hóa thân do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng Từ Bi và có mục đích giáo hoá chúng sinh. Hóa thân chịu mọi đau đớn của già chết bệnh tật như thân người, nhưng Hóa thân có các thần thông như thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông… Sau khi chết, Hóa thân tự tiêu hoại.

Duyên khởi (Vô thường + Vô ngã + Nhân-Duyên-Quả) là tuệ giác về Chân lý và Đạo đức nơi mỗi vị Phật, mà cụ thể nó xuất phát từ đức Phật lịch sử với tôn hiệu là Ta Bà Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni.  Vì thế, Bồ-tát Quán Thế Âm với các ý nghĩa về nhận thức siêu việt và hành động cao thượng của một vị Phật, đã được nhiều thức giả cho rằng Bồ-tát nơi đây chính là biểu tượng của đức Phật lịch sử Thích Ca vậy.
Xem thêm: 
- Tam thân Phật - Phật học - Giác Ngộ Online
- Nhận ra Tam thân Phật ngay nơi mỗi người | Drukpa Việt Nam
- Học thuyết Tam Thân - Ba Thân của Phật - Kiến Thức Phật Giáo
- Sự hình thành và phát triển của tư tưởng Tam Thân - Phật Học - THƯ ...
 
VIDEO
- Tam Thân Phật (KT21) - Thích Trí Chơn


2/. Tín ngưỡng và Triết lý về Bồ Tát Quán Thế Âm.
Quán Thế Âm là vị Bồ Tát rất gần gũi với đời sống của chúng ta. Thế nhưng nhiều ý kiến cho rằng Quán Thế Âm Bồ Tát không có thật và đó chỉ là một hình ảnh ngụy tạo được lập ra từ Trung Quốc. Để hiểu sâu hơn về vấn đề ấy như thế nào, cũng như tránh đi sự ngờ vực không căn cứ, chúng ta hãy thử tìm hiểu về Tín ngưỡng và Triết lý về Bồ Tát Quán Thế Âm.

1) Danh hiệu Quán Thế Âm.
Danh hiệu đầy đủ của Bồ Tát Quán Thế Âm là: Nam Mô Nhĩ Căn Viên Thông Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.  Chúng ta thấy trước danh hiệu: Quán Thế Âm Bồ Tát làm một chuỗi từ rất dài, đó là pháp môn tu và ý nghĩa về công hạnh của Bồ Tát.
Bồ Tát Quán Thế Âm - Tín Ngưỡng Và Triết Lý
Ngoài danh xưng Bồ Tát Quán Thế Âm,người đời còn có thể gọi Ngài là Quan Thế Âm hoặc Quán Tự Tại… Mỗi danh xưng đều mang một ý nghĩa riêng:
          - Quán Thế Âm:  Là dùng tâm để quán chiếu lại từng loại tâm thức sâu xa của chúng sanh dựa vào thinh trần.
- Quan Thế Âm:  Là dùng nhãn căn này để nhìn cuộc đời, nghe ngóng tiếng kêu đau thương của cuộc đời để mà dang tay cứu độ.
          - Quán Tự Tại: Là nói lên cái giá trị tu hành theo hạnh của Bồ Tát, sẽ làm cho chúng sinh được an lành tự tại, không lo lắng, không sợ hãi, cho nên Bồ Tát Quán Thế Âm còn có cái tên là Vô Úy.

Dựa vào lịch sử, chúng ta biết rằng khoảng thế kỷ đầu Tây lịch, Việt Nam chúng ta bắt đầu biết đến Quan Thế Âm Bồ Tát bằng sự tín ngưỡng. Khi ấy, qua lời giới thiệu của những người thương buôn Ấn Độ vào Việt Nam, họ chỉ xem Bồ Tát là vị thần có quyền năng cứu khổ ban vui và nhất là cứu độ chúng sinh trên biển lớn để vượt qua khỏi cái tại nạn ách nàn.
Từ đó, người Việt chúng ta biết đến đạo Phật thông qua Bồ Tát Quán Thế Âm chứ không phải là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cho nên hình ảnh của Quán Thế Âm đã trở nên rất quen thuộc và phổ biến trong niềm tin của mọi người.

2) Quán Thế Âm là một biểu tượng tín ngưỡng tuyệt vời.
Tín ngưỡng chính là lòng tin của mọi người về một nhân vật nào đó mà không biết về lịch sử hay triết lý của người đó ra sao, như thế nào. Lòng tin này được hình thành từ thực tế, bằng chính trải nghiệm trong cuộc đời của họ.

Bồ Tát Quán Thế Âm cũng vậy. Những người bình dân có thể là Phật tử hay không phải Phật tử, khi họ trải qua những khổ nạn nhờ vào sự mong cầu Bồ Tát có được cuộc sống bình an, hạnh phúc, khỏe mạnh thì họ sẽ khởi tâm yêu mến, tôn kính và rất tin vào sự linh ứng của Ngài.
Thông thường người ta biết đến Bồ Tát Quan Thế Âm qua hai tính đặc thù: Một là cầu nguyện để được bình an tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ. Hai là cầu để có được con trai con gái.

VIDEO:Thăm chùa Hương mùng 2 Tết: Chuyện tâm linh ở động Hương Tích
Có một cô Phật tử ở Đà Nẵng, khi mang thai được bác sĩ chuẩn đoán là đứa con bị down nên khuyên cô nên bỏ. Cô rất đau khổ nhưng nhất quyết phải giữ đứa con này dù nó như thế nào. Cô không muốn rơi vào tội sát sinh cũng như cô nghĩ có lẽ đây là nghiệp báo xấu của mình nên phải đối diện với nó.

Bên cạnh đó, nhờ nghe những bài giảng về Quán Thế Âm nên cô biết được công hạnh cứu khổ của Ngài nên đêm ngày thành tâm cầu nguyện, tụng trì danh hiệu và làm nhiều điều phước đức. Chẳng lâu sau khi cô sinh con, một điều kỳ diệu là đứa trẻ lành lạnh, không có dấu hiệu của bệnh down. Và hiện nay bé đã 3 tuổi, kháu khỉnh, khỏe mạnh.
Đây là câu chuyện có thật qua lời kể của thầy Thích Phước Tiến khi cô gặp trực tiếp thầy để cảm ơn về những bài giảng giúp cô có giải pháp xoay chuyển được nghiệp báo của mình.

Đó là một trong những lý do vì sao người đời tin Quán Thế Âm Bồ Tát mà không cần biết lịch sửvề vị Bồ Tát này. Cho nên ý kiến cho rằng Bồ Tát là huyền thoại, là phi thực tế có thể sẽ gây mâu thuẫn trong những tình huống thực tế trên.

Chúng ta được biết có hai con đường để đến với đạo Phật đó là tùy tín hànhtùy pháp hành. Và phần lớn giới bình dân của chúng ta đến với đạo Phật bằng tín hành tức là bằng niềm tin. Cho nên tại sao lại phủ nhận một giá trị thiêng liêng ấy như là phương tiện để đưa đạo vào đời, mà phương tiện này lại có sự hữu dụng thực tiễn với mọi người.
Trong bài nguyện hương của chúng ta hàng đêm có câu:

Quán Âm thị hiện
Thuyết pháp độ sanh
Lâm nạn xưng danh
Tầm thinh cứu khổ.

3) Bồ Tát Quán Thế Âm vmặt triết lý.

Tuy nhiên nếu tôn thờ Bồ Tát bằng sự tín ngưỡng thì cũng có những tác dụng phụ đi kèm. Đầu tiên là làm đạo Phật giảmđi giá trị thậtcủa nó. Người ta sẽ đến với đạo Phật bằng sự cầu cúng, vái van chứ không thấy được gía trị thật của nó, cũng như không biết làm việc thiện để tạo phước lành. Đạo Phật bấy giờ rất đỗi bình thường như những tôn giáo khác.

Thế nhưng nếu thiên về triết lý quá thì lại bỏ đi một khoảng cách rất lớn đối với giới quần chúng bình dân. Vì vậy cho nên tín ngưỡng và triết lý cần phải dung nhiếp với nhau để đưa đạo vào đời
Bồ Tát Quán Thế Âm - Tín Ngưỡng Và Triết Lý 3

Có những người cầu nguyện được thì cho Bồ Tát linh, nhưng có nhiều người cầu nguyện không được thì họ nghĩ Bồ Tát không linh, Bồ Tát thiên vị rồi không đi chùa, không cầu nguyện. Sự thật Bồ Tát hay Đức Phật cũng không cần chúng ta tin hay là không tin. Đạo Phật vốnkhông phải là tôn giáo,nhưng giới thiệu niềm tin là vì phương tiện độ đời. Các vị Bồ Tát cũng thế.

Vì sử dụng phương tiện để độ đời cho nên có những việc gọi là bất khả tư nghì,nghĩa là ngoài suy nghĩ của chúng ta. Đức Phật đã từng nói trong các kinh “Ai tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. Như vậy đạo Phật hướnggiới thiệu niềm tin đến mọi người vì Đức Phật hay Bồ Tát không mang nghĩa là người ban phước giáng họa cho cuộc đời.
          Đức Phật chỉ giới thiệu đạo giác ngộ, giới thiệu về chân lý và những triết lý thật trong cuộc đời. Cho nên về mặt tín ngưỡng, tuycũng có sự thu hút người rất mạnh,nhưng không khéo lại mang đến sự hiểu biết lệch lạc về đạo Phật.

4) Tinh thần của đạo Phật dựa trên Nhân Quả.

Tinh thần của đạo Phật về sự hạnh phúc hay khổ đau của con người dựa vào nhân quả. Ở đây cầu nguyện được hay không là do phước báo của chúng ta quyết định. Người có đủ phước báu thì nhận nhiều cơ hội để thành tựu ước mơ và ngược lại

Một gia đình được bình an, tai qua nạn khỏi cơ bản nhất cũng phải hiểu rằng gia đình đó cũng có phước đức, mà người đời hay gọi là phúc đức ông bà để lại. Cho nên sự cầu nguyện của chúng ta với Bồ Tát có thể linh thiêng gia hộ được hay không một phần rất lớn do biệt nghiệp và cộng nghiệp của cá nhân hay là của tập thể.
Bồ Tát Quán Thế Âm - Tín Ngưỡng Và Triết Lý 4
Vì thế trong cuộc sống, bên cạnh niềm tin thì chúng ta cần phải biết gieo trồng những căn lành tương thích. Nhiệm vụ của các Đức Phật hay và Bồ Tát trên cuộc đời này tùy duyên hóa độ. Chẳng phải là các Ngài không muốn độ chúng ta, chỉ vìcác Ngài không thể bất chấpđược quy luật Nhân Quả để thay đổi nghiệp của chúng ta.
Ngày xưa khi dân chúng kinh thành Ca Tỳ La Vệ bị vua Tỳ Lưu Li dẫn binh sang để tàn sát, Đức Phật đã 3 lần cản ngăn nhưng cuối cùng vua Tỳ Lưu Li phải đêm khuya đi qua và tàn sát dân chúng kinh thành để trả thù. Lúc đó Đức Phật ngồi thiền và chấp nhận vì đây là định nghiệp của dân chúng Ca Tỳ La Vệ phải trả.
Như vậy với định nghiệp, Đức Phật cũng không can thiệp được cho dù lúc Ngài còn tại thế.
Vì thế về mặt tín ngưỡng, việc cầu cúng thành tâm nguyện ước thì chúng ta cứ việc thực hiện. Nhưng nếu ước nguyện không đạt được thì hãy xem xét lại phước báu mình đã tạo được như thế nào. Người Phật tử sống như vậy thì vừa giữ được tín ngưỡng mà vừa giữ được tinh túy của Phật giáo trên tinh thần Nhân Quả vềsố phận của mình.
“Bồ Tát Quán Thế Âm tín ngưỡng và triết lý” là 2 mảng rất là quan trọng. Chúng ta tùy duyên hóa độ: Khi nhu cầu cần tín ngưỡng thì dùng tín ngưỡng để độ, khi nhu cầu cần triết lý thì dùng triết lý để độ, đó là phương tiện thù thắng trong tư tưởng Phật giáo. Vì vậy mong rằng các Phật tử chúng ta khi học và tu tùy căn cơ trình độ trong mỗi hoàn cảnh của chúng ta và tùy giai đoạn đừng chấp lý bỏ sự, cũng đừng chấp sự bỏ lý, như thế chúng ta sẽ không bị vấp phải những sự khó khăn trên con đường nhận thức và tu tập.
Theobài giảng:  Bồ Tát Quán Thế Âm – Tín Ngưỡng Và Triết Lý – Thầy Thích Phước Tiến(https://blogphatgiao.com/)

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!


Huy Thai g
ởi