Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Rắn 蛇 Serpent

***
Nội dung
Phần I
Rắn và Khoa học tự nhiên
1. Đặc điểm chung về các loài rắn.
          1.1.Nguồn gốc và giải phẫu của rắn.
          1.2. Nọc độc của rắn.
          1.3. Tập tính săn mồi của rắn.
          1.4. Tập tính sinh sản của rắn.
1.5.Kẻ thù của rắn.
2. Các loài rắn.
          2.1. Họ rắn hổ(Elapidae) gồm 10 điển hình:
          - Rắn hổ mang (Naja)  - Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah)  - Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus)  - Rắn cạp nia (Bungarus spp.)  - Rắn mamba (Dendroaspis spp.)  - Rắn đầu đồng Úc (Austrelaps)  - Rắn biển (Hydrophiinae)  - Rắn san hô (Leptomicrurus, Micruroides, Micrurus)  - Rắn lá khô (Calliophis).
            2.2. Họ rắn lục (Viperidae) gồm 7 điển hình:
            - Rắn lục (Trimeresurus spp.)  - Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae)  - Rắn viper (Viperinae)  - Rắn đuôi chuông (Crotalus, Sistrurus)  - Rắn đầu đồng Mỹ (Agkistrodon contortrix)  - Rắn miệng bông (Agkistrodon piscivorus)  - Rắn chúa bụi (Lachesis spp.).
            2.3. Họ rắn nước (Colubridae) gồm 4 điển hình:
            - Rắn cây châu Phi (Dispholidus typus)  - Rắn roi châu Á (Ahaetulla spp.)  - Rắn rào (Boiga spp.)  - Rắn bay (Chrysopelea).
            2.4. Họ trăn (Pythonidae) gồm 3 điển hình:
            - Trăn Miến Điện (Python molurus bivittatus)  - Trăn gấm (Python reticulatus)  - Trăn anaconda xanh (Eunectes murinus).
3. Rắn cắn.
            3.1.Nguyên nhân và triệu chứng khi rắn cắn.
          3.2. Sơ cứu khi rắn cắn.
          3.3. Phòng ngừa và điều trị rắn cắn theo Y học cổ truyền.
4. Nuôi rắn– Săn bắt rắn.
          4.1. Một số loài rắn nuôi.
          - Rắn ri voi (Subsessor bocourti)  - Rắn ri cá (Homalopsis buccata)  - Rắn hổ mang (Naja)  - Rắn hổ hèo (Ptyas mucosa)  - Trăn (Pythonidae).
            4.2. Chuồng trại nuôi rắn.
          4.3. Chăm sóc rắn nuôi.
5. Công dụng của rắn.
5.1.Bộ phận dùng của rắn và tác dụng.
1)Thịt rắn (Xà nhục 蛇宍)
2) Mật rắn (Xà đởm 蛇膽)
3) Xác rắn lột (Xà thoái 蛇褪)
4) Máu rắn (Xà huyết 蛇血)
5) Nọc rắn (Xà độc 蛇毒)
6) Rượu rắn (Xà tửu 蛇酒)
                    - Rượu tam xà  - Rượu tam xà hải sâm  - Rượu ngũ xà bìm bịp  - Lục vị xà tửu
            5.2.Ngộ độc rượu rắn.
- Nguyên nhân gây ngộ độc rượu rắn   - Biểu hiện và cấp cứu   - Tránh nguy cơ ngộ độc
6. Cây thuốc và vị thuốc mang tên rắn.
          6.1.Cây sóng rắn (Albizia myriophylla Benth)
          6.2. Dương xỉ rắn chuông (Botrypus virginianus;  E: Rattlesnake fern)
          6.3. Cây Xà sàng (Cnidium monnieri (L.) Cuss. (Selinum momnnieri L.)
          6.4. Cây lưỡi rắn (Ophioglossum Petiolatum Hook)
Phần II
Rắn và Khoa học xã hội
1. Rắn và hệ thời gian Can Chi.
2.Biểu tượng Rắn trong ngành Y và Dược.
          2.1. Biểu tượng ngành Y.
          2.2. Biểu tượng ngành Dược.
          2.3. Biểu tượng năng lượng Kundalini.
3. Rắn trong nghệ thuật.
          3.1. Rắn và Hội họa.
          3.2. Rắn và Điêu khắc.
          3.3. Rắn và Kiến trúc.
                    1) Rắn thần Naga   2) Rắn thần Quetzalcoatl. 
4. Rắn trong võ thuật.
5. Rắn trong quân sự.
6. Rắn trong lễ hội.
          6.1. Lễ hội rước rắn ở Italia.
          6.2. Lễ hội tôn thờ rắn Ấn Độ.
          6.3. Lễ hội rắn đuôi chuông ở Mỹ.
          6.4. Lễ hội rắn làng Lệ Mật, Hà Nội.
7. Xiếc rắn.
7.1. Xiếc rắn Việt Nam - Nha Trang Snake Show.
          7.2. Xiếc rắn Thái Lan - Pattaya Snake Show.
8. Hình tượng con rắn trong văn hóa bốn phương.
          8.1. Rắn ở châu Úc.
          8.2. Rắn ở châu Phi.
          8.3. Rắn ở châu Mỹ.
          8.4. Rắn ở châu Âu.
          8.5. Rắn ở châu Á.
9. Rắn trong tôn giáo.
          9.1. Rắn trong Ki-tô giáo.
          9.2. Rắn trong Ấn giáo.
          9.3. Rắn trong Phật giáo.     
                    1) Rắn Nāga và đức Phật.
                        2) Ẩn dụ 4 loại người với 4 loài rắn.
                        3) Ẩn dụ chuột trắng - chuột đen và rắn.
10. Rắn trong văn chương.
10.1.Rắn Chằn Tinh trong Thạch Sanh – Lý Thông: 
            10.2. Rắn báo oán – Nguyễn Trãi.
          10.3. “Rắn đầu” - Lê Quý Đôn.
11. Rắn trong thành ngữ,  tục ngữ - ca dao, hò vè.
          11. 1. Rắn trongthành ngữ,  tục ngữ.
            11.2. Rắn trong ca dao, hò vè.
12. Những người tuổi Rắn nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
13. Những năm Tỵ đáng nhớ trong lịch sử Việt Nam.
Bài đọc thêmRắn trong truyện tiền thân Đức Phật
NBS:  Minh Tâm  01/2025

Phần I
Rắn và Khoa học tự nhiên

Snake - Wikipedia
Rắn– Wikipedia tiếng Việt
1. Đặc điểm chung về các loài rắn.  
Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài, thuộc phân bộ Serpentes. Rắn là động vật có xương sống, có màng ối (nơi trứng), với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể như loài bò sát có vảy (Squamata).
Rắn có thể phân biệt với các loài thằn lằn không chân bằng các đặc trưng như không có mí mắt và tai ngoài.
Sự phát sinh của loài rắn được biết rất ít do một thực tế là bộ xương rắn rất nhỏ và dễ vỡ, khiến cho việc tạo thành hóa thạch khó xảy ra. Tuy nhiên, có sự thống nhất chung trên cơ sở hình thái học: Loài rắn tiến hóa từ tổ tiên của loài thằn lằn. Nghiên cứu gần đây dựa trên công nghệ gen và sinh hóa xác nhận rằng: rắn tạo ra loại nọc độc có chung một nguồn gốc với một vài họ thằn lằn còn tồn tại.
1.1. Nguồn gốc và giải phẫu của rắn.
- Thân rắn được bao phủ bởi lớp vẩy sừng và không có tuyến da. Hầu hết rắn di chuyển dựa vào lớp vảy này.
- Lưỡi rắn dài, phân làm hai thùy mảnh và khá linh hoạt, vừa là cơ quan vị giác vừa có chức năng xúc giác. Khi bò, lưỡi rắn luôn chìa ra ngoài như thăm dò lối đi và nhiều người lầm tưởng là rắn phun nọc.
- Mắt rắn khá phát triển, có mi dưới gắn liền với mi trên và trong suốt như mặt kính đồng hồ làm người ta lầm tưởng mắt rắn không có mi.
          - Xương hàm dưới của rắn rất linh hoạt cao, hai hàm của nó không gắn liền cố định mà đa phần được nối thẳng vào sọ, cho phép chúng mở rộng miệng để nuốt trọn con mồi dù cho con mồi có lớn hơn nhiều so với đường kính thân rắn.
- Các cơ quan có cặp đôi của rắn (như thận) được bố trí theo kiểu cái này nằm phía trước cái kia thay vì ngang hàng ở hai bên để phù hợp với cơ thể thon và hẹp của thân rắn. Và phần lớn các loài rắn chỉ có một phổi hoạt động.
- Rắn lột da để lớn theo chu kỳ. Không giống những loài bò sát khác, cách thức lột da của rắn giống như người ta tháo bỏ một chiếc bít tất: nó cọ đầu và mũi vào những vật cứng, như đá, cho tới khi da rách và chúng bắt đầu lột. Mục đích cơ bản của việc này là để trưởng thành; lột da cũng khiến rắn loại bỏ ký sinh trùng.
Khi rắn lột da, nếu không có đủ độ ẩm thì sẽ rất nguy hiểm, lớp da khô không thể bị lột ra. Lớp da bám lại sẽ là nơi sản sinh ra bệnh tật và vi khuẩn. Một phần nhỏ ở cuối đuôi rắn không hề thay đổi khi rắn lớn lên có thể thắt chặt nó; để giải quyết vấn đề, rắn tự cắt đứt đường máu đưa tới khúc đuôi đó và từ từ khúc đuôi sẽ rụng đi.
- Rắn có tuổi thọ tương đối thấp so với các loài động vật khác. Trung bình một con rắn có thể sống từ 25 - 30 năm.
[Sự tái sinh này biểu hiện cho một sự hồi phục như trong bức tranh Rod of Asclepius (Cái gậy của thần Y Thuật)].

VIDEO
-CHUYỆN KỂ VỀ LOÀI RẮN
- ĐỘNG VẬT SĂN MỒI - LOÀI RẮN
- VTV2 Khám phá thế giới - Kỹ năng sinh tồn của Loài rắn 
- How Tell If Your Ball Python Is A Male Or Female By Popping
          1.2. Nọc độc của rắn.
          Nọc rắn hay nọc độc rắn là các hỗn hợp phức tạp của các protein, và được lưu trữ trong các tuyến độc ở phía sau đầu. Ở tất cả các loài rắn có nọc, các tuyến này đổ thông qua các ống dẫn vào các răng rỗng hay răng có khía ở hàm trên.
Nọc rắn, cũng giống như các loại dịch tiết dạng nước bọt khác, là chất tiền tiêu hóa để phân tách thức ăn thành các hợp chất hòa tan, hỗ trợ cho sự tiêu hóa.
Các protein này có thể là hỗn hợp thuộc nhóm neurotoxin(tác động lên hệ thần kinh), hemotoxin(tác động lên hệ tuần hoàn), cytotoxin(tác động lên tế bào), bungarotoxin(độc tố cạp nia) và nhiều loại độc tố khác có tác động tới cơ thể theo các cách thức khác nhau. Gần như tất cả các loại nọc rắn đều chứa hyaluronidaza, một enzym đảm bảo sự khuếch tán nhanh của nọc.
Các loại rắn có nọc độc tố hoại máu (hemotoxin) thường có các răng nọc ở phía trước miệng chúng, giúp chúng dễ dàng hơn trong việc tiêm nọc vào nạn nhân của chúng.
Nọc độc của rắn là một loại vũ khí tấn công chết người hay phòng vệ hữu hiệu của loài rắn được tiến hóa trong nhiều triệu năm đã qua (khoảng thời gian trên 100 triệu năm). Nạn rắn cắn đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người mỗi năm.
Các loài rắn có nọc độc về cơ bản được phân loại trong 2 họ:
  • Elapidae – Họ Rắn hổ, bao gồm: 
- Rắn hổ mang (Naja), 
- Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), 
- Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), 
- Rắn cạp nia (Bungarus spp.), 
- Rắn mamba (Dendroaspis spp.), 
- Rắn đầu đồng Úc (Austrelaps), 
- Rắn biển (Hydrophiinae),
- Rắn san hô (các chi Leptomicrurus, Micruroides, Micrurus),
- Rắn lá khô (Calliophis).
  • Viperidae – Họ Rắn lục, bao gồm: 
- Rắn lục (Trimeresurus spp.), 
- Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae), 
- Rắn vipe (Viperinae), 
- Rắn đuôi chuông (các chi Crotalus, Sistrurus), 
- Rắn đầu đồng Mỹ (Agkistrodon contortrix), 
- Rắn miệng bông (Agkistrodon piscivorus) và 
- Rắn chúa bụi (Lachesis spp.)
Họ thứ ba chứa một số loài rắn răng nọc sau:
  • Colubridae – Họ Rắn nước, bao gồm một số loài như 
- Rắn cây châu Phi (Dispholidus typus), 
- Rắn roi (Ahaetulla spp.), 
- Rắn rào (Boiga spp.), mặc dù không phải mọi loài trong họ Colubridae đều là rắn độc.

Rắn độc sử dụng nước bọt, chất độc tiết ra qua những chiếc nanh trong miệng chúng để làm tê liệt hoặc giết con mồi nhưng đa số loài rắn không độc thì xiết con mồi đến chết. Nọc độc rắn có thể là độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh hoặc độc tố máu tấn công hệ tuần hoàn.
Rắn độc sử dụng độc tố máu thường có nanh tiết chất độc ở trước miệng, giúp chúng dễ dàng tiêm thẳng chất độc vào nạn nhân. Rắn sử dụng độc tố thần kinh như loài rắn cây đước độc tính cao, có nanh nằm ở phía sau miệng và cong về phía sau.
Rắn hổ mang chúa có thể giết chết voi bằng một nhát cắn. Phần lớn rắn phóng chất độc khi cắn. Song một số loài, như rắn hổ mang bành, có thể phóng nọc độc tới vị trí cách chúng 1,5 tới hơn 2m.
Một số loài như rắn hổ mang chúa, hổ mang bành, rắn hổ lục Malaysia, rắn lục xanh có tính tình hung dữ. Khi bị kích động, chúng luôn chuẩn bị tư thế tấn công. Còn những loài rắn độc khác chỉ cắn người khi bị đe dọa hay bị động. Phần lớn rắn độc ở cạn thường chỉ cắn người khi bị dẫm đạp và đó hoàn toàn là bản năng tự vệ.

VIDEO
- Phân biệt một con rắn có độc hay không
- Nọc độc rắn phá hủy cơ thể người thế nào?
- Tìm hiểu về các loài rắn độc nhất hành tinh - Khoa học vui
- World's Most Venomous Snakes: Ultimate Faceoff (Full Episode) | When Predators Attack

1.3. Tập tính săn mồi của rắn.
Tất cả các loài rắn đều ăn thịt. Chúng có thể ăn cả những con rắn khác và những động vật có vú, động vật nhỏ như thằn lằn, chim, trứng các loài khác hay sâu bọ. Một số loài có nọc độc để giết chết con mồi trước khi tiêu thụ; một số loài khác không nọc độc như trăn thì xiết con mồi đến chết. Thậm chí, có những loài rắn nuốt sống cả con mồi. Hầu hết rắn khi bị nhốt thì rất dễ cho ăn, trừ một số loại đặc biệt.
Loài rắn thường không cắn người, tuy nhiên có trường hợp những đứa trẻ bị trăn khổng lồ tấn công trong rừng nhiệt đới. Ngay cả một số loài rắn vốn được xem là hung dữ cũng rất ít khi nào cắn người nếu chúng không bị giật mình hay bị khiêu khích, ngoài ra chúng thường lảng đi nơi khác. Phần lớn rắn không độc hoặc độc của chúng không gây chết người.

VIDEO
- Rắn hổ mang chúa săn mồi
- Cận Cảnh Quá Trình Rắn Đi Săn Mồi
- Rắn độc xâm nhập tổ chim và nuốt chửng 3 chim non
1.4. Tập tính sinh sản của rắn.
Rắn sinh sản bằng nhiều cách. Hầu hết rắn đều đẻ trứng và đa số rời bỏ trứng sau khi đẻ. Tuy nhiên, có một số loài rắn giữ trứng trong cơ thể chúng đến khi trứng nở. Gần đây, khoa học xác định được một số loài rắn đẻ con, giữ con của chúng trong nhau thai hoặc một thứ tương tự túi noãn; đây được xem là một điều khác thường trong giới bò sát. Việc giữ trứng trong cơ thể cho đến lúc nở thành con là một cách giúp rắn mẹ kiểm soát nhiệt độ cho các con và bảo vệ con khỏi những khắc nghiệt của môi trường.
VIDEO
- Loài Rắn Sinh Sản Như Thế Nào? Cận Cảnh Rắn Độc Đẻ Con-
- Cận Cảnh Loài Rắn Vào Mùa Sinh Sản | ĐOÀN LONG DISCOVERY
- Cận cảnh rắn lục đuôi đỏ đẻ con
- Xem loài rắn sinh sản
1.5. Kẻ thù của rắn (E: natural enemies of snake)
          Kẻ thù củarắn khi có thể dưới 3 hình thức:
- Coi rắn là nguồn thực phẩm:  Như cá sấu, đại bàng, diều hâu...
- Coi rắn là mục đích thương mại:  Con người.
          - Coi rắn là kẻ xâm hại:  Như heo, gà ... theo bản năng tự vệ. Khi heo nhìn thấy bất kỳ con rắn nào đến gần đàn con, heo sẽ ngay lập tức dùng chân giẫm rắn đến chết, vì nó muốn bảo vệ đàn con. Rắn có thể cắn heo, nhưng do heo có rất nhiều mô mỡ trên người nên nọc độc khó có thể xâm nhập được vào máu của chúng.
VIDEO
- 14 Biggest and Worst Enemies of Snakes
- 10 Natural Enemies Of Snakes That Terrify Them
- The Top 10 Natural Enemies Of Snakes That Terrify Them
- Con rắn xém tí nữa là mất mạng
- Gà mẹ dũng cảm bảo vệ đàn con 
- Rắn Hổ Mang Gây Sự Nhầm Gà Mẹ 
- Rắn hổ mang vào nhà dân định ăn cắp trứng gà
 
2. Các loài rắn.
Trên thế giới có gần 2.500 loài rắn, trong số đó có khoảng 2.000 loài ăn chuột và côn trùng. Nước ta có gần 150 loài rắn, trong đó có 13 loài rắn biển, 34 loài rắn độc nhưng chỉ có 7 loại là nguy hiểm hơn cả. Rắn độc gồm một vài họ và không có sự phân loại chính thức.
Rắn biển ở nước ta (còn gọi là đẻn) có thể lặn sâu tới hơn 10 mét rồi mới nhô lên thở (rắn thở bằng phổi). Con lớn nhất dài trên 3 mét. Thức ăn của chúng là cá, tôm. Hầu hết rắn biển đều có nọc độc, có loài có nọc độc gây chết người như đẻn nhỏ.
         
2.1. Họ rắn hổ(tên khoa học là Elapidae):  Theo truyền thống Họ rắn hổ chỉ bao gồm các loài rắn độc sống ở cạn, nhưng gần đây được mở rộng để bao gồm cả các loài rắn biển. Tại thời điểm tháng 4 năm 2019 người ta công nhận 371 loài thuộc họ này.
          1) Rắn hổ mang(Naja):  Có nhiều loại như hổ mang đất (Naja kaouthia: Ở miền Tây Nam bộ), hổ mang bành (Naja atra: Ở Bắc bộ và Trung bộ), hổ mang mèo (Naja siamensis: phun nọc độc đến 2m) thường thấy tại Việt-Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào và Myanmar.


          2) Rắn hổ mang chúa(Ophiophagus hannah):  Đây là loài rắn lớn nhất thế giới dài đến 10m, nặng 20Kg. Rắn hổ mang chúa ở Việt Nam thường gọi là rắn hổ mây. Phân bố trong rừng rậm Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Bangladesh, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore.
          Rắn hổ mang chúa là loài rắn duy nhất trên thế giới biết xây tổ đẻ trứng. Săn mồi ngày và đêm.

VIDEO
- The Deadly King Cobra!
- Rắn Hổ Mang Chúa |Khám Phá Thế Giới Hoang Dã
3) Rắn cạp nong(Bungarus fasciatus):  Là một loài rắn cạp nia sinh sống ở Ấn Độ, Bangladesh, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Rắn di chuyển chậm và săn mồi vào ban đêm. Kích thước cơ thể trung bình dài trên 1,5m. Đặc điểm nhận dạng là những khúc màu đen - vàng khá đều nhau, nằm xen kẽ làm vẻ ngoài của loài rắn này rất nổi bật.
Đầu rắn cạp nong lớn và ngắn, mắt tròn. Đuôi của chúng ngắn, mút đuôi tròn, giữa sống lưng có một gờ dọc. Nọc độc của chúng mạnh đến nỗi được cho rằng trên tầm rắn hổ mang. Lớp vảy ở sống lưng của rắn cạp nong có hình sáu cạnh, lớn hơn vảy bên.

 
4) Rắn cạp nia(Bungarus spp.):  Loài này phân bố ở Campuchia, Indonesia (Java, Sumatra, Bali, Sulawesi), Malaysia (Malaya), Singapore, Thái Lan, Việt Nam.Cũng giống như rắn cạp nong, cơ thể một con rắn cạp nia trường thành cũng dài hơn 1m, nọc của nó chứa chất kịch độc có khả năng giết người trong chớp mắt.

5) Rắn mamba(Dendroaspis spp.):  Là một chi rắn trong họ rắn Elapidae. Các loài trong chi này có đặc điểm là những con rắn chuyển động nhanh, bò trên mặt đất hoặc sống trên cây và là những loài rắn có nọc độc.
Có bốn loài còn sinh tồn và đều có nguồn gốc ở châu Phi. Trong số đó, loài rắn Mamba đen được biết đến nhiều nhất với những đợt tấn công người và được mệnh danh là Cơn ác mộng của người dân châu Phi.

Dendroaspis polylepis(Black mamba)

Dendroaspis jamesoni
(Black-tailed mamba)
7) Rắn đầu đồng Úc (Austrelaps):  Có nguồn gốc từ vùng ôn đới, phía nam và phía đông của lục địa Úc. Hiện tại có ba loài được công nhận, không có phân loài. Chúng không có quan hệ họ hàng gần với rắn đồng đầu Mỹ, Agkistrodon contortrix.
Rắn đầu đồng thích nghi tốt với khí hậu mát mẻ; chúng vẫn hoạt động sau khi hầu hết các loài bò sát đã ngủ đông và là loài đầu tiên tiếp tục săn mồi vào cuối mùa đông. Môi trường sống ưa thích của chúng là gần nước và bơi giỏi. Mặc dù chúng khá hiếm ở những nơi khác, chúng tụ tập với số lượng lớn ở những nơi có điều kiện thích hợp.

Austrelaps ramsayi
8) Rắn biển(Hydrophiinae):


Hình dáng các loại rắn biển
            9. Rắn san hô(các chi Leptomicrurus, Micruroides, Micrurus)
Chi này là đơn loài loài Micruroides euryxanthus, thường được gọi là rắn san hô Sonoran, hoặc rắn san hô Arizona, là loài đặc hữu của tây bắc Mexico và tây nam Hoa Kỳ. Trưởng thành của M. euryxanthus dài 11–24 inch (28–61 cm).
Mẫu màu bao gồm các vòng màu đỏ và đen xen kẽ rộng, được ngăn cách bởi các vòng màu trắng hoặc vàng hẹp hơn. Các dấu hiệu trở nên nhạt hơn khi chúng đến bụng. Đầu có màu đen, màu đen kéo dài đến viền sau của xương đỉnh.
Các vảy lưng trơn được sắp xếp thành 15 hàng ở giữa thân. Các vảy bụng có số lượng 214–241. Tấm hậu môn được chia thành nhiều phần. Các vảy dưới đuôi có số lượng 21–34 và được chia thành từng cặp.
Nọc độc của M. euryxanthus có độc tính thần kinh và cực kỳ mạnh, nhưng chưa có trường hợp tử vong nào được báo cáo. M. euryxanthus được tìm thấy ở các vùng khô cằn và bán khô cằn trong nhiều môi trường sống , cả trên đồng bằng và trên các sườn núi thấp hơn, từ mực nước biển đến 5.800 ft (1.800 m). Ở Arizona, nó có nhiều ở sa mạc cao nguyên đá.
Rắn san hô thường ẩn dưới lòng đất và xuất hiện vào ban đêm, nhưng cũng có thể xuất hiện trong và sau những trận mưa.
Khi giật mình, sợ hãi hoặc bị đe dọa, M. euryxanthus sẽ giấu đầu dưới thân và nâng và cuộn chặt đuôi. Trong tư thế này, nó sẽ "xì hơi": rắn không có khoang hậu môn mà là một đường dẫn cho phép cả việc thải chất thải và đẻ trứng ở con cái. Thay vào đó, nó sẽ thải khí mạnh mẽ và ồn ào từ lỗ huyệt của mình, một hành vi được gọi là "hố huyệt bật ra", và có mùi rất khó chịu.

10) Rắn lá khô(Calliophis):  Là một chi rắn hổ mang có nọc độc, thường được gọi là rắn san hô phương Đông hoặc rắn san hô châu Á.

Calliophis bivirgatus
Rắn san hô xanh Malaysia ( Indonesia , Campuchia , Malaysia , Singapore , Thái Lan )
          2.2. Họ rắn lục (tên khoa học là Viperidae):   Là loài rắn được tìm thấy ở hầu hết các nơi trên thế giới, ngoại trừ Nam Cực, Úc, Hawaii, Madagascar, New Zealand, Ireland và nhiều đảo biệt lập khác. Chúng có nọc độc và có răng nanh dài (so với các loài không phải rắn lục), có bản lề cho phép thâm nhập sâu và tiêm nọc độc của chúng, gồm:
          1) Rắn lục(Trimeresurus spp.):  Là mộtchi rắn lục được tìm thấy ở Châu Á từ Tiểu lục địa Ấn Độ trên khắp Đông Nam Á , Trung Quốc và Quần đảo Thái Bình Dương . Hiện tại có 44 loài được công nhận.

Trimeresurus fucatus, Thailand

Trimeresurus venustus, Thailand

Trimeresurus mcgregori
2) Rắn lục đầu bạc(Azemiops feae):  Loài rắn này phân bố từ miền bắc Việt Nam đến miền nam Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Tây, Giang Tây, Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam, Chiết Giang), Đông Nam Myanmar và Đông Nam Tây Tạng.

3. Rắn viper(Viperinae):  Đây là loài đặc hữu của Châu Âu, Châu Á và Châu Phi,  nhưng không có ở Madagascar.

Bush viper(Atheris squamigera)

Armenian viper

Golden lancehead viper, Brasil
VIDEO
- HÒN ĐẢO NGUY HIỂM NHẤT THẾ GIỚI
- ĐẢO RẮN - NƠI NGUY HIỂM NHẤT HÀNH TINH
- ĐẢO RẮN BRAZIL - ĐỊA ĐIỂM KINH HOÀNG NHẤT THẾ GIỚI
 
4) Rắn đuôi chuông(các chi Crotalus, Sistrurus):  Là loài rắn độc tạo thành chi Crotalus và Sistrurus của phân họ Crotalinae (rắn lục hố). Tất cả rắn đuôi chuông đều là rắn lục. Rắn đuôi chuông là loài săn mồi sống trong nhiều môi trường sống khác nhau, săn bắt các loài động vật nhỏ như chim và động vật gặm nhấm.
Rắn đuôi chuông có tên như vậy là do có một cái lục lạc ở cuối đuôi, khi rung lên sẽ phát ra tiếng lục lạc lớn để xua đuổi những kẻ săn mồi. Rắn đuôi chuông là loài gây ra nhiều thương tích nhất ở Bắc Mỹ, nhưng hiếm khi cắn trừ khi bị khiêu khích hoặc đe dọa; nếu được điều trị kịp thời, vết cắn hiếm khi gây tử vong.
Có 36 loài rắn đuôi chuông được biết đến có từ 65 đến 70 phân loài, tất cả đều có nguồn gốc từ Châu Mỹ, phân bố từ miền trung Argentina đến miền nam Canada. Loài rắn đuôi chuông lớn nhất là rắn đuôi chuông kim cương ở phía đông, có thể dài tới 2,4 m (7,9 ft).

Crotalus cerastes mesquite springs
VIDEO
- The Most Rattlesnakes I've Ever Seen 
- Look Inside a Rattlesnake's Rattle | Deep Look

- Rắn Đuôi Chuông Tấn Công Một Con Tatu Chín Đai!

- Rattlesnakes of Arizona - 9 species of venomous pit vipers from Sonoran desert
 
5) Rắn đầu đồng Mỹ(Agkistrodon contortrix):  Là một loài rắn trong họ rắn lục. Cá thể rắn lớn trưởng thành với chiều dài trung bình (bao gồm đuôi) từ 50–95 cm (20-37 inch). Một số có thể có chiều dài vượt quá 1 m (3.3 ft). Loài này được tìm thấy ở Hoa Kỳ ở các tiểu bang Alabama, Arkansas, Connecticut, Delaware, Northern Florida, Georgia, Illinois, Indiana, Iowa, Kansas, Kentucky, Louisiana, Ohio, Oklahoma, Maryland, Massachusetts, Mississippi, Missouri, Nebraska, New Jersey, New York, North Carolina, Pennsylvania, South Carolina, Tennessee, Đông Texas, Virginia vàWest Virginia. Tại Mexico, loài này phân bố ở Chihuahua và Coahuila.

6) Rắn miệng bông(Agkistrodon piscivorus):  Là một loài rắn độc trong họ rắn lục sinh sống ở miền đông nam Hoa Kỳ. Con trưởng thành khá lớn và có thể cắn một vết đau và nguy hiểm. Khi bị đe dọa, chúng sẽ cuộn tròn lại và nhe nanh ra. Đây là loài duy nhất thuộc họ rắn lục sống bán thủy sinh, chúng thường sống gần vực nước, ở các hồ, suối, và đầm nông và chảy chậm. Loài rắn này bơi giỏi và thậm chí có thể bơi ra biển.

7) Rắn chúa bụi(Lachesis spp.):  Gồm các loài rắn trong họ rắn Viper (Viperidae) bản địa của vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ. Tên gọi tiếng Anh của chúng là Bushmaster. chúng là loài rắn độc nguy hiểm, thông thường chúng thích tấn công vào các mục tiêu tỏa nhiệt.
Ban ngày chúng sẽ tránh các mục tiêu tỏa nhiệt nhưng ban đêm thì chúng lại hung hăng hơn. Đáng chú ý, những con còn non lại nguy hiểm hơn cho con người so với con trưởng thành vì không biết cách điều tiết lượng độc, chúng sẽ tiêm hết lượng độc trong lần cắn đầu tiên vì vậy dễ gây nguy hiểm hơn cho con người.
 
 
2.3. Họ rắn nước (tên khoa học là Colubridae):  Là một họ thuộc phân bộ rắn. Đặc điểm chung của họ Rắn nước
- Các loài trong họ không có di tích đai hông và chi sau, chỉ còn 1 lá phổi phải.
- Đa số các loài trong họ đều không có nọc độc.
          Họ Rắn nước bao gồm trên 1.800 loài. Sự phân chia họ Colubridae thành 12 phân họ lần đầu tiên được đề cập tới trong nghiên cứu của Zaher (1999). Cá phân họ tiêu biểu sau:
          1)Rắn cây châu Phi (Dispholidus typus):  Là một loài rắn trong họ rắn nước.Đây là loài bản địa và hạn chế ở châu Phi cận Sahara. Nó được tìm thấy ở Nam Phi, Eswatini, Mozambique, Botswana, Namibia và phía bắc xuyên qua châu Phi cận Sahara.
Loài này có nọc độc rất nguy hiểm, nếu bị chúng cắn, máu sẽ chảy khắp các bộ phận có lỗ cơ thể gồm: tai, mũi, mắt, ... và cả vết thương (xem thêm trường hợp Karl Patterson Schmidt tử vong vì nọc độc của rắn này).

 
          2)Rắn roi châu Á (Ahaetulla spp.):  Loài này phân bố khắp châu Á nhiệt đới, từ Sri Lanka và Ấn Độ đến Trung Quốc và phần lớn Đông Nam Á.
Một số nhà khoa học coi chúng là loài rắn có nọc độc nhẹ. Chúng chủ yếu có màu xanh lá cây, nhưng có thể thay đổi khá nhiều sang màu vàng, cam, xám và nâu. Chúng có thể có hoa văn màu đen và/hoặc trắng, hoặc có thể có màu đặc. Mắt của chúng gần như là duy nhất trong thế giới bò sát, có thị lực hai mắt sắc bén và đồng tử hình lỗ khóa.


Đồng tử hình lỗ khóa
(Keyhole shaped pupil)
 
          3)Rắn rào (Boiga spp.):   Rắn rào là một chi lớn của loài rắn có nanh sau, độc nhẹ, thường được gọi là rắn mắt mèo (E: cat-eyed snakes) hoặc đơn giản là rắn mèo (E: cat snakes), trong họ Colubridae. Các loài thuộc chi Boiga có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Ấn Độ và Úc, nhưng do bản chất cực kỳ khỏe mạnh và khả năng thích nghi của chúng, đã lan rộng đến nhiều môi trường sống thích hợp khác trên khắp thế giới. Có 38 loài được công nhận trong chi này.

          4. Rắn bay(Chrysopelea)là một chi rắn trong phân họ Ahaetuliinae họ Colubridae, gồm một nhóm rắn sống trên cây từ Đông Nam Á (ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia) tới Nam Á. Chúng có thể bay từ cây này sang cây khác với khoảng cách tối thiểu 24 m. Chúng là những con rắn có khả năng phi thân chuyền cành từ cây này sang cây khác một cách thành thục.
Những cử động mà rắn thực hiện trong quá trình bay phức tạp, khi bay phần đầu của rắn dường như không cử động, cơ thể rắn dẹt đến mức tối đa, đồng thời uốn lượn như khi bò trên mặt đất. Tốc độ bay của rắn khá nhanh, dao động từ 8 tới 10 m mỗi giây.
Cơ thể chúng không nằm theo chiều ngang mà nghiêng khoảng 25 độ so với luồng không khí. Nửa trước của thân rắn hầu như không cử động nhưng vẫn uốn lượn sang hai bên. Trong khi đó, phần đuôi di chuyển lên và xuống. Và dù những con rắn bay xuống đất, tổng ngoại lực tác động lên cơ thể chúng lại có hướng đi lên.
Các con rắn bay này cũng có một ít nọc độc, mặc dù vậy lượng nọc rắn khá nhỏ và thông thường chỉ đủ gây nguy hiểm cho những con mồi cỡ nhỏ mà không gây nguy hiểm quá lớn cho con người. Con mồi thông thường của chúng là các loài gặm nhấm nhỏ, thằn lằn, ếch nhái, chim nhỏ và dơi.
 
VIDEO
- Khám Phá Loài Rắn Bay | Thế Giới Động Vật
- Rắn cườm - rắn bay - rắn lục mè |setup
- KỲ LẠ LOÀI RẮN BIẾT BAY |CHUYỆN LẠ TV
- These Terrifying Snakes Can Fly
- Wonders of Creation: Flying Snakes
- How flying snakes glide: Swimming through the air
- Flying Snake Hunts Leaping Lizard | National Geographic  
          2.4. Họ trăn(danh pháp khoa học: Pythonidae): Là một họ động vật thuộc phân bộ Rắn, phân bố ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ và châu Úc. Trong số các loài thuộc họ này, có loài rắn lớn nhất thế giới. Họ này có 8 chi và 31 loài được công nhận.
Chúng phân bố ở châu Phi hạ Sahara, Ấn Độ, phía nam Trung Quốc, Đông Nam Á (Đông Nam Á lục địa và từ Philippines về phía đông nam qua Indonesia đến New Guinea) và Australia. Tại Hoa Kỳ có một quần thể trăn Miến Điện (E: Burmese Python) được du nhập và đã tồn tại như một loài xâm lấn ở vườn quốc gia Everglades từ thập niên 1990.
1) Trăn Miến Điện (Python molurus bivittatus):  Trăn Miến Điện hay còn gọi là trăn mốc, trăn đất xuất hiện khắp Nam và Đông Nam Á, bao gồm đông Ấn Độ, đông nam Nepal, tây Bhutan, đông nam Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, lục địa phía bắc Malaysia và ở miền nam Trung Quốc ở Phúc Kiến, Giang Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây và Vân Nam. Chúng cũng hiện diện ở Hong Kong, và ở Indonesia trên Java, nam Sulawesi, Bali, và Sumbawa.
Trong đời sống hoang dã, cá thể có chiều dài trung bình 5,74 mét (19 ft), nhưng có thể đạt đến chiều dài 6,5m, thậm chí là tới 7,5m, cân nặng chúng vào khoảng 90- 190kg. Trăn mốc trong 24 h đã nuốt xong bốn con dê nặng khoảng 5,5 đến 8,5 kg. Nhịn đói trong một thời gian dài, song có khả năng ăn nhiều một lúc. Khi nhịn ăn thì uể oải.
 Trăn Miến Điện là một vận động viên bơi lội xuất sắc và cần một nguồn nước lâu dài. Nó sống ở các đồng cỏ, đầm lầy, đầm lầy, chân núi đá, rừng cây, thung lũng sông và rừng rậm với các khe hở. Nó là một nhà leo núi giỏi và có đuôi có thể quấn được.
Loài trăn này có thể đã đạt đến quần thể sống sót tối thiểu và trở thành loài xâm lấn đặc biệt là trên Nam Florida, nơi có thể tìm thấy một số lượng lớn trăn ở Florida Everglades. Hơn 1.330 cá thể đã bị bắt ở Everglades. Ngoài ra, từ năm 1996 đến 2006, trăn Miến Điện trở nên phổ biến trong ngành buôn bán vật nuôi, với hơn 90.000 con rắn được nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

VIDEO
- My pet Burmese Python Yaninda has grown! ( Molurus Bivittatus) 
- My new pet Snake! Albino Burmese Python Baby ( Molurus Bivittatus )
- Về Loài Đại Mẵng Xà Đang Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng Tại Việt Nam | Trăn gấm | Trăn Đất
         
2) Trăn gấm(Python reticulatus):  Còn gọi là trăn vua hay trăn mắt lưới châu Á, là một loại trăn lớn, thuộc họ Trăn (Pythonidae)
          Trăn gấmcó chiều dài cơ thể có lên đến 9,75 mét (32,0 ft), dài hơn chút so với trăn khổng lồ anaconda (loài trăn lớn nhất thế giới về trọng lượng). Trên thực tế, trăn gấm là thành viên thuộc phân họ Rắn dài nhất thế giới, trong lich sử người ta đã nhìn thấy những con có chiều dài lên đến 10,75 mét, nhưng chưa được xác nhận, và cũng là loài bò sát dài nhất thế giới. Tuy nhiên cơ thể chúng lại khá thon, không mập mạp như nhiều loài trăn khác. Chúng có thể nặng 282,5 kg, cân nặng chỉ khiêm tốn hơn so với trăn anaconda.
Giống như các loại trăn khác, trăn gấm không có nọc độc và vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết nó cho đến chết. Mặc dù loài trăn gấm đủ khỏe để giết người, chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra. Là loài động vật bơi lội giỏi, trăn gấm có thể di cư đến sinh sống ở những hòn đảo nhỏ nằm gần bờ.
          Trăn gấm phân bổ ở khu vực Đông Nam Á, từ quần đảo Nicobar, Tây Bắc Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Singapore cho tới tận Indonesia và quần đảo Indo-Australia (Sumatra, quần đảo Mentawai, quần đảo Natuna, Borneo, Sulawesi, Java, Lombok, Sumbawa, Sumba, Flores, Timor, quần đảo Maluku, quần đảo Tanimbar) và Philippines (Basilan, Bohol, Cebu, Leyte, Luzon, Mindanao, Mindoro, quần đảo Negro, Palawan, Panay, Polillo, Samar, Tawi-Tawi). The original description does not include a type locality. Restricted to "Java" by Brongersma (1972). Do là loài động vật biến nhiệt, trăn gấm cũng thường chỉ sống ở những vùng khí hậu nhiệt đới ấm áp để đảm bảo nhiệt độ cơ thể của chúng không bị tụt xuống quá thấp.

VIDEO
- TRĂN GẤM -Python Reticulatus|BỤI 37 VLOGS
- Về Loài Đại Mẵng Xà Đang Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng Tại Việt Nam | Trăn gấm | Trăn Đất
 
3) Trăn anaconda xanh (Eunectes murinus) (E: green anaconda):  Còn gọi là trăn nước Nam Mỹ, là một loài trăn bán thủy sinh được tìm thấy ở Nam Mỹ và đảo Trinidad thuộc vùng Caribe . Đây là loài rắn lớn nhất, nặng nhất và dài thứ hai trên thế giới, sau trăn gấm. Hiện tại không có phân loài nào được công nhận. Giống như tất cả các loài trăn khác, đây là loài trăn không có nọc độc.
          Anaconda xanh là loài rắn nặng nhất thế giới và là một trong những loài rắn dài nhất thế giới, khi trưởng thành tối thiểu dài tới 5,21 m và nặng 79,5 kg. Các mẫu trưởng thành điển hình trung có thể dài 6,25- 7,53m, con cái khi trưởng thành thường lớn hơn con đực. Trọng lượng ít được nghiên cứu hơn, được thống kê từ 152,7 kg đến 226,7 kg, ở những cá thể lớn chúng có thể dài 9,31m và nặng 350,8 kg. Đây là loài rắn lớn nhất của châu Mỹ, mặc dù nó hơi ngắn hơn trăn gấm, nhưng nó mập mạp hơn nhiều: một cá thể anaconda xanh dài 9,31m sẽ có thể so sánh với một cá thể trăn gấm có chiều dài 9,75 m. Trăn Anaconda xanh là loài nặng nhất trong tất cả loài rắn còn tồn tại hoặc bò sát có vảy trên thế giới, chúng có cân nặng lên đến 350,8 kg, trong khi trăn gấm chỉ nặng 282,5 kg.

VIDEO
- A Deadly Encounter in the Wild: Guyana's Giant Anacondas | Wildlife Documentary
- Deadly Encounter - Anaconda, the Silent Predator | Full Documentary
- The Anaconda is a Heavyweight of Snakes | Nat Geo Wild
 
3. Rắn cắn.


Vết cắn sưng nề và bầm tím có thể lan rộng là dấu hiệu của rắn độc cắn
Chỉ riêng rắn ước tính gây ra 2,5 triệu vết cắn có nọc độc mỗi năm, dẫn đến khoảng 150.000 ca tử vong. Con số thực tế có thể lớn hơn nhiều. Đông Nam Á, Ấn Độ, Brazil và các khu vực của Châu Phi có nhiều ca tử vong nhất do rắn cắn.
Rắn cắn xảy ra khi rắn cắn vào da. Đây là trường hợp cấp cứu y tế nếu rắn có nọc độc. Rắn cắn có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do kích thước cơ thể nhỏ hơn, trẻ em có nguy cơ tử vong hoặc biến chứng nghiêm trọng do rắn cắn cao hơn.
Thuốc giải độc thích hợp có thể cứu sống một người. Việc đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt là rất quan trọng. Nếu được điều trị đúng cách, nhiều vết rắn cắn sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngay cả vết cắn của rắn không có nọc độc đôi khi cũng có thể gây thương tích đáng kể, đặc biệt là đối với trẻ em.
3.1. Nguyên nhân và triệu chứng khi rắn cắn.
Hầu hết các loài rắn đều vô hại và vết cắn của chúng không đe dọa đến tính mạng. Loài rắn sẽ tránh xa con người, rắn sẽ cắn như một biện pháp cuối cùng khi bị đe dọa hoặc bất ngờ. Nếu bạn bị bất kỳ con rắn nào cắn, hãy coi đó là một sự cố nghiêm trọng.
Các triệu chứng tùy thuộc vào loại rắn, nhưng có thể bao gồm:
Chảy máu từ vết thương  (E: Bleeding from wound)
Tầm nhìn mờ                             (E: Blurred vision)
Bỏng da                           (E: Burning of the skin)
Co giật (co giật)               (E: Seizures (convulsions)
Tiêu chảy                         (E: Diarrhea)
Chóng mặt                       (E:  Dizziness)
Đổ mồ hôi quá nhiều        (E:Excessive sweating)
Ngất xỉu                           (E:Fainting)
Dấu răng nanh trên da     (E: Fang marks in the skin)
Sốt                                  (E: Fever)
Khát nước tăng lên           (E: Increased thirst)
          Mất sự phối hợp cơ           (E: Loss of muscle coordination)
Buồn nôn và nôn              (E: Nausea and vomiting)
Tê và ngứa ran                (E: Numbness and tingling)
Mạch nhanh                     (E: Rapid pulse)
Chết mô                           (E: Tissue death)
Đau dữ dội                       (E: Severe pain)
Sự đổi màu da                 (E: Skin discoloration)
Sưng tại vị trí vết cắn       (E: Swelling at the site of the bite)
Thể trạng yếu                  (E:  Weakness)
3.2. Sơ cứu khi rắn cắn.
1. Thực hiện theo các bước sau để sơ cứu:
Giữ người đó bình tĩnh. Đảm bảo với họ rằng vết cắn có thể được điều trị hiệu quả tại phòng cấp cứu. Hạn chế di chuyển và giữ vùng bị ảnh hưởng ngang với tim nếu bị rắn lục (rắn đuôi chuông, rắn đồng đầu, rắn hổ mang) ở Bắc Mỹ cắn hoặc thấp hơn tim nếu bị rắn san hô, rắn hổ mang hoặc rắn độc cắn để giảm dòng chảy của nọc độc.
Tháo bỏ bất kỳ vòng hoặc vật dụng bó chặt nào của quần áo, vì vùng bị ảnh hưởng có thể sưng lên. Tạo một thanh nẹp lỏng lẻo để giúp hạn chế chuyển động của vùng bị ảnh hưởng. Nẹp lỏng lẻo và/hoặc treo vùng bị ảnh hưởng. Không sử dụng garô.
Nếu vùng bị cắn bắt đầu sưng lên và đổi màu thì có thể đó là rắn độc.
Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người đó -- nhiệt độ, mạch , nhịp thở và huyết áp -- nếu có thể. Nếu có dấu hiệu sốc (như xanh xao ), hãy đặt người đó nằm thẳng, nâng chân lên khoảng một foot (30 cm) và đắp chăn lên người đó.
Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Nếu an toàn, hãy chụp ảnh con rắn từ khoảng cách an toàn hoặc nhanh chóng ghi chú lại màu sắc, hình dạng và kích thước của con rắn. Điều này có thể giúp điều trị vết cắn. Đừng lãng phí thời gian săn bắt con rắn và đừng bẫy hoặc nhặt nó lên. Nếu con rắn đã chết, hãy cẩn thận với phần đầu -- rắn thực sự có thể cắn (theo phản xạ) trong vài giờ sau khi nó chết.
2. Không được thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Không được nhặt rắn lên hoặc cố gắng bẫy nó.
Đừng đợi đến khi triệu chứng xuất hiện nếu bị cắn. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Không để nạn nhân quá sức. Nếu cần thiết, hãy đưa nạn nhân đến nơi an toàn.
Không được dùng dây thắt.
Không chườm lạnh vào vết rắn cắn.
Không chườm đá hoặc ngâm vết thương trong nước.
Không được cắt vào vết rắn cắn bằng dao hoặc dao cạo.
Không được cố hút nọc độc bằng miệng.
Không cho bệnh nhân dùng thuốc kích thích hoặc thuốc giảm đau trừ khi có yêu cầu của bác sĩ.
Không đưa bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân.
Không nâng vị trí bị cắn lên cao hơn tim của nạn nhân.
3.3. Phòng ngừa và điều trị rắn cắn theo Y học cổ truyền.
Phòng ngừa rắn cắn:
- Tránh những nơi rắn có thể ẩn núp, chẳng hạn như dưới đá và khúc gỗ.
- Mặc dù hầu hết các loài rắn đều không có nọc độc, bạn vẫn nên tránh nhặt hoặc chơi với bất kỳ loài rắn nào trừ khi đã được huấn luyện đúng cách.
- Đừng chọc tức rắn. Đó là lúc nhiều vụ rắn cắn nghiêm trọng xảy ra.
- Dùng gậy đi bộ gõ nhẹ vào phía trước trước khi vào khu vực mà bạn không nhìn thấy chân mình. Rắn sẽ cố gắng tránh bạn nếu được cảnh báo đủ.
- Khi đi bộ đường dài ở khu vực có rắn, hãy mặc quần dài và đi ủng nếu có thể.
Điều trịrắn cắn theo Y học cổ truyền.
Theo nghiên cứu của Bác sĩ Phạm Thị Linh, chuyên khoa Y học cổ truyền cây Ba chẽ có tên khoa học là Dendrolobium triangulare (Retz.) Schinler. Tên gọi khác là Niễng đực, Ván đất, Đậu bạc đầu, Tràng quả tam giác. Thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây Ba chẽ có tính ôn, vị ngọt và hơi đắng, không độc, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả trên thực nghiệm.Lá Ba chẽ tươi giã hay nhai nát, nuốt nước, bã đắp để chữa rắn cắn.


Cây Ba chẻ
            ***Xem thêm bên dưới “Cây lưỡi rắn” trị rắn cắn.
4. Nuôi rắn– Săn bắt rắn.
là việc thực hành nuôi các loài rắn (bao gồm cả trăn) để lấy sản phẩm từ chúng đặc biệt là da rắnnọc rắn và thịt rắn. Những quốc gia nuôi rắn được biết đến trên thế giới là Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Rắn có rất nhiều chủng loại nhưng chỉ một số loài được nuôi và khai thác cho giá trị kinh tế. Ở Việt Nam, hiệu quả nổi bật từ mô hình nuôi rắnđã góp phần tăng nguồn thu nhập cho gia đình, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Đây là một mô hình kinh tế giúp người ta tăng thu nhập và làm giàu.[2][3] Nuôi rắn hiện là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều hộ dân tham gia.
4.1. Một số loài rắn nuôi.
1)Rắn ri voi(Subsessor bocourti) :

Rắn lứa đẻ theo rắn lứa từ 7- 10 con. Rắn nuôi được 1- 2 năm trở lên thì đẻ bình quân 25 con và tăng lên vào những năm sau. Khi rắn mẹ già, nó đẻ khoảng 30 con và đẻ ra con chứ không đẻ trứng. Con rắn này nói chung rất dễ nuôi, có thể nuôi trong thùng mốp, lu, khạp hoặc xây bồn. Thức ăn cho rắn chủ yếu là ếch, nhái, cá da trơn. Mỗi năm rắn đẻ 1 lần. Rắn bố mẹ bắt cặp vào tháng 8 - 9 và đẻ vào tháng 4 - 5 năm sau. Rắn mẹ đẻ lần đầu khoảng 10 - 15 con. Rắn càng lớn đẻ càng sai. Hao hụt trong quá trình nuôi từ 10 - 20%. Sau 1 năm nuôi, rắn đạt trọng lượng từ 0,8 - 1,2 kg, tùy thuộc vào mức độ cho ăn. Chi phí thức ăn bình quân khoảng 150.000 đồng/con/kg; trong khi giá bán rắn luôn ổn định từ 750.000 - 900.000 đồng/kg cho mỗi con rắn nuôi đạt trọng lượng 1 kg.
2) Rắn ri cá(Homalopsis buccata):

Là loại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, kháng bệnh tốt. Nguồn thức ăn đa dạng, nhu cầu thị trường nhiều và ổn định. Nuôi rắn đẻ 1 tuần cho ăn 1 lần, rắn thịt 3 ngày cho ăn 1 lần, thức ăn từ nguồn cá tạp, cá rô phi, sặc, cá mè. Mỗi năm rắn đẻ một lần, mỗi con đẻ từ 10 - 30 rắn con. Rắn giống nuôi từ 15 - 18 tháng có thể đạt trọng lượng từ 1,1 - 1,7 kg/con.[2]
3)Rắn hổ mang (Naja):

Thức ăn chủ yếu là chuột và cóc, khoảng 3 ngày cho ăn một lần vào buổi tối. Trọng lượng thích hợp là 0,8 - 1,2 kg/con. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, hơn hẳn so với chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác. Rắn nuôi khoảng 2 – 3 kg thì xuất bán, với trọng lượng lên tới 3, 4 kg có thể bán được vài triệu đồng/con.
4)Rắn hổ hèo(Ptyas mucosa):  Còn gọi là rắn ráo trâu.

Tại Việt Nam, giá rắn vào thời điểm thấp nhất cũng lên đến 750.000/kg, lúc cao nhất khoảng 1,2 triệu đồng/kg[12][13] rắn hổ hèo được nuôi nhiều ở miền Tây với giá cao[14] xã Thoại Giang thuộc huyện Thoại Sơn là khu vực nuôi rắn hổ hèo nhiều nhất tỉnh An Giang. Trước đây, thị trường tiêu thụ mạnh nên giá thu mua luôn ở mức cao, lượng rắn nuôi trong dân quá nhiều, không những trong xã này mà cả tỉnh An Giang và nhiều tỉnh miền Tây, nơi đâu cũng nuôi rắn, dẫn đến cung vượt cầu. loài rắn này được thương lái gom mua, xuất bán rất mạnh sang Trung Quốc nên cung không đủ cầu, giá liên tục tăng khiến nông dân ồ ạt thả nuôi. Song thời gian gần đây, thương lái không gom rắn xuất sang thị trường này nữa, dẫn đến tình trạng giá giảm không phanh[15].
Thức ăn cho chúng gồm chuột, cóc, phủ tạng động vật, trứng gà, vịt. Thời gian cho ăn 3 - 4 ngày/ một lần. Trọng lượng thích hợp là 1 - 1,5 kg/con. Tỷ lệ nuôi thường là ba cái 1 đực hoặc bốn cái 1 đực. Rắn cái thường có mình thon dần từ đầu đến đuôi, trong khi con đực có phần đuôi to hơn so với con cái. Khi động đực, rắn đực thường nổi đường vảy viền trên sống lưng. Từ khi rắn bắt cặp đến khi rắn cái đẻ khoảng 40 ngày. Khoảng 2 - 3 ngày phải cho rắn ăn 1 lần, thức ăn của rắn ráo trâu chủ yếu là ếch, nhái, cóc. Khi rắn còn nhỏ, phải chăm sóc kỹ và không để rắn đói vì chúng có thể cắn nhau vì nhầm tưởng đồng loại là mồi. Vết cắn có thể khiến cho rắn con bị chết. Khi mắc bệnh, mắt rắn lừ đừ, bỏ ăn và thường nôn mồi.
5)Trăn: Nuôi trăn dễ, hao hụt ít, giá bán cao, có thể kiếm chuột cho trăn ăn.
4.2. Chuồng trại nuôi rắn.
Xây trong nhà kiên cố, lợp, có hệ thống cửa sổ, quạt thông gió, rèm che sáng, đảm bảo đông ấm - hè mát, chế độ ánh sáng thích hợp, giúp rắn khoẻ mạnh, tăng trọng nhanh. Chuồng nên xây thành từng tầng để tăng diện tích nuôi, mỗi chuồng cao (sâu) 25 – 30 cm, rộng 30 – 45 cm (tuỳ loại rắn), dài 50 – 60 cm, mỗi tầng đổ một lớp bê - tông 2 cm, giúp khung chuồng chắc chắn, rắn không chui ra được. Các chuồng được ngăn với nhau bằng lớp gạch trát xi măng.
Nền chuồng nên phủ một lớp cát sạch, nhỏ và khô, trên xếp lớp gạch mộc khô (loại chưa nung qua lửa) với khoảng cách 1,5 – 2 cm, chừa lại khoảng 1/5 diện tích chuồng ngoài cửa cho ăn để rắn thải chất cặn bã. Cửa chuồng được ghép bằng những thanh gỗ dày 1,5 – 2 cm, rộng 2 cm, có then cài chắc chắn. Nuôi rắn có nhiều cách nuôi nhưng đối với việc xây dựng nuôi vèo lưới và thả lục bình sẽ giảm chi phí đầu tư và mang lại hiệu quả cao hơn. Một vèo khoảng 6 m2, mật độ thả nuôi 17 con/m2, vèo được thiết kế bên trong bằng lưới cước mịn, bên ngoài lưới cước lỗ để tránh các loài cá lớn, cua, chuột...phá lưới, bên trong thả lục bình sẽ có tác dụng lọc nước, che mát cho rắn phát triển, xung quanh rào lưới B40.
4.3. Chăm sóc rắn nuôi.
          Trong thời gian lột xác 5 - 7 ngày, rắn không ăn thức ăn, trước khi lột xác 4 - 5 ngày, rắn di chuyển chậm, mắt chuyển từ màu trắng sang màu trắng đục, sau đó chuyển dần sang màu trắng trong. Rắn lột xác rất nhanh (trong khoảng vài phút), sau khi lột xác, rắn ăn rất khoẻ. Sau mỗi lứa nuôi, cần loại bỏ cát, gạch mộc cũ, phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi. Nếu rắn bị tiêu chảy, phân lỏng màu trắng hoặc lẫn máu, có thể cho ăn thức ăn trộn với thuốc trừ bệnh tiêu chảy (loại thuốc dùng cho gia cầm). nuôi rắn độc lại không quá khó, vì được thuần dưỡng nên chúng rất ít khi tấn công người nuôi, lại rất ít khi dịch bệnh. Thức ăn của rắn là chuột, ếch, nhái nên cũng dễ tìm, hoặc cũng có thể mua.
Việc nuôi các loài rắn, đặc biệt là các loài rắn độc với nọc rắn mạnh có thể gây nguy hiểm cho chính người nuôi và cộng đồng. Rắn độc có thể cắn chết người, ngoài ra khi sơ ý hoặc chuồng trại có chỗ hổng thì rắn có thể len lỏi, trèo ra ngoài để trốn thoát, đặc biệt nhiều loại hay chui vào nơi ở của con người như giường chiếu, chăn, mùng, màn, nhà vệ sinh và dễ thình lình cắn người. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong và thương tích vì rắn cắn trong việc nuôi rắn được ghi nhận. Để phòng ngừa rủi ro, các hộ dân nuôi rắn đều đeo bao tay cao su trong quá trình chăm sóc rắn, gia đình nào cũng tích trữ sẵn loại thuốc giải độc đề phòng mỗi khi bị rắn cắn.
Xem thêm
- Nuôi trăn thoát nghèo
- Kỹ thuật nuôi rắn hổ hèo
- Thoát nghèo nhờ nuôi rắn hổ hèo 
- Khấm khá nhờ nuôi rắn ri voi
- Làm giàu từ mô hình nuôi rắn ri voi 
-  Vua rắn ri voi miền Tây - VnExpress
- Ở nơi cả làng nuôi rắn hổ mang cực độc
- Kỹ thuật nuôi rắn Ráo Trâu, rắn Hổ Mang
- Lãi 700 triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi rắn
- Kiếm hàng nghìn đô mỗi tháng từ nuôi rắn
- Thu tiền tỷ từ nghề nuôi rắn - VnExpress Kinh doanh
VIDEO
- Ở CHỢ RẮN
- Sinh Sản Rắn |Thèm Bò Sát
- Chia sẻ kinh nghiệm nuôi rắn Ri Cá sinh sản
- Mô hình nuôi rắn ri cá sinh sản và rắn thịt | Thủy sản
- Trại rắn Đồng Tâm
- TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM LỚN NHẤT VIỆT NAM 
- Độc lạ nghề nuôi “tử thần” rắn hổ mang ở Lệ Mật
- Kỳ lạ nghề nuôi rắn tử thần: Trở thành tỷ phú ..., Tứ Xã – Phú Thọ 
- Rắn Hổ Mang | Nghề Nuôi Rắn Hổ Mang Cực Độc Ở Vĩnh Sơn – Vĩnh Phúc 
- Giúp Bắt Rắn Độc Ở Chợ Gạo 
- Ổ rắn hổ mang trong tủ quần áo
- Bắt Được Rất Nhiều Rắn Khủng Ngày Mưa 
- Brave Pitbull Dog And Hunter Catch 20 Cobras
5. Công dụng của rắn.
5.1. Bộ phận dùng của rắn và tác dụng:  
1) Thịt rắn (Xà nhục 蛇宍):  Chứa protid, nhiều acid amin, trong đó có loại cần thiết cho cơ thể như Leucin, lysine, arginin, valin…       
Thịt rắn tương đối nhiều nạc, mềm, giàu đạm, ít mỡ. Thành phần dinh dưỡng khá phong phú: vitamin A 2.500 UI, vitamin nhóm B như B1, B2, B6, folic acid, vitamin D 5.000 UI, canxi, sắt, manhê và kẽm... Gần như tất cả thành phần trong rắn đều có thể sử dụng: Tiết và mật pha rượu, xương và da đem chiên giòn. Thịt được chế biến cả chục món ăn ngon, bổ dưỡng như rắn xào sả ớt, rắn xào măng, rắn băm viên, chả rắn lá lốt, rắn um, cháo rắn đậu xanh... Gần đây còn có những “biến tấu” mới như rắn phơi khô (rắn biển, con đẻn), rắn thái lát tẩm gia vị...         
Theo Đông Y:  Thịt rắn ngon và lành hơn thịt gà, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm vào 2 kinh can và tỳ, có tác dụng giảm đau, trừ thấp, tiêu độc. Chữa bệnh thần kinh đau nhức, bán thân bất toại, khớp xương sưng đau, chân tay nhức mỏi, nhọt độc…
Rắn được dùng dưới dạng món ăn và được chế biến thành các bài thuốc như sau:
Bài 1: Rắn lột da, bỏ phủ tạng, lọc lấy thịt băm nhỏ, gói lá lốt nướng hoặc rán lên cho trẻ ăn liên tục một tuần để điều trị chứng chốc đầu ở trẻ em.         
Bài 2: Rắn tiềm thuốc bắc: Rắn bỏ đầu, lột da, mổ bỏ nội tạng cho vào nồi cùng chín vị thuốc bắc đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa, sôi liu riu. Hương thuốc bắc tỏa nghi ngút, vị hơi ngọt, thịt rắn đủ mềm. Ăn thịt và uống nước. Tác dụng chống đau nhức xương khớp.     
Bài 3: Thịt rắn xào hoàng kỳ: Thịt rắn 200g, hoàng kỳ 50g, gừng tươi 3 lát. Cho vào nồi xào chín, ăn nóng. Tác dụng chữa đau lưng mãn tính.
Bài 4: Chả rắn chiên trứng gà: Thịt rắn xay nhuyễn, ướp tiêu hột, bột ngọt, đường, muối, trộn đều. Viên tròn lại và chiên. Trứng gà đánh đều, nhúng viên thịt rắn đã chiên vào trứng, nhúng tiếp vào chảo dầu đang sôi để tạo độ dính. Ăn khi còn nóng, chấm với muối tiêu chanh.
2) Mật rắn (Xà đởm 蛇膽):  Chứa cholesterin, các acid palmetic, stearic, cholic…
Theo Đông Y: Mật rắn có vị ngọt, không đắng như mật của các loài động vật khác, tính hàn, có thể giảm đau, giảm ho, chống viêm, làm hạ hỏa và tiêu đờm do nhiệt gây ra. Mật rắn cũng giúp tan máu bầm nên được ngâm rượu để chữa chứng nhức xương, phong thấp. Dùng 1-2 túi mật ngày.
Thuốc đặc chế đông dược: 
- Xà đởm xuyên bối tán gồm 2 thứ là mật rắn và xuyên bối mẫu, dùng để trị ho và tiêu đờm.
- Xà đởm trần bì tán được dùng để trị phong nhiệt gây ho đờm, hen, tức ngực, viêm họng và trị chứng kinh phong.
- Tam xà đởm xuyên bối cao là thuốc bào chế dưới dạng siro dùng trị ho cho trẻ em.         
3) Xác rắn lột(Xà thoái 蛇褪):  Có oxyd titan và oxyd kẻm.       
Theo Đông Y: có vị ngọt, mặn, hơi tanh, tính bình vào kinh can, có tác dung sát khuẩn, chống viêm, giải độc.  Xác rắn lột cho vào ống trúc đốt lấy khói xông Viêm họng. Xác rắn lột tán bột tẩm rượu đấp nhọt khi chưa có mủ. Xác rắn lột đốt tồn tính trộn mỡ trăn, phèn phi chữa các vết thương nhiểm trùng.
Theo Đông Y:  Nọc rắn có tác dụng giảm đau, chống viêm. 
4) Máu rắn (Xà huyết 蛇血): có tác dụng làm tăng sinh lực, bổ thận. Máu rắn còn được dùng chung với mật rắn để tạo thành “Huyết xà đởm”.      
5) Nọc rắn (Xà độc 蛇毒):  Chứa chất độc thuộc loại Zootoxin, protein, albumin, chất kẻm có hàm lượng cao, Ca, Mg, enzyme. Cobratoxin là chất độc trong nọc rắn hổ mang.
Trong Tây Y nọc rắn được chú ý đến nghiên cứu và sử dụng chế phẩm dược lý. Nọc rắn độc chứa các enzym glyco-protein có thể tác động vào nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể như hệ tim mạch, hô hấp và thần kinh, huyết học... Riêng nọc rắn biển còn có erabutoxins và latrotoxin ngăn chặn sự dẫn truyền và làm liệt hệ thần kinh.

Lấy nọc độc rắn để chế huyết thanh giải độc rắn cắn
Nọc rắn xử lý hết độc có tác dụng:
  • Chống đông, chống hình thành huyết khối, giảm fibrinogene, độ dính của máu, độ ngưng tập của tiểu cầu.
  • Tác dụng giảm đau rõ: Nọc độc rắn với liều 0,188mg/kg có tác dụng giảm đau đối với chuột đồng gấp 3 - 4 lần Morphin với liều 1mg/kg mà không gây nghiện. Có thể dùng trị các loại đau thần kinh, đau ung thư.
  • Có tác dụng chống ung thư.
Nọc rắn được dùng trong Y học hiện đại chữa thấp khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh dưới dang bôi ngoài như Najatox (nọc rắn hổ mang, Salicylat metyl, tinh dầu khuynh diệp, camphor và vaselin). Không bôi chổ trầy sướt.
Cần kể đến hai nhóm chế phẩm Tây y rất công hiệu được sản xuất từ nọc rắn, một là huyết thanh kháng nọc rắn, đây là kháng thể chống nọc rắn chiết xuất từ huyết thanh con ngựa được gây miễn dịch trước đó bằng nọc rắn, như kiểu sản xuất huyết thanh chống uốn ván SAT. Huyết thanh chống nọc rắn đã cứu chữa thành công nhiều trường hợp bị rắn độc cắn. Hai là các chiết xuất từ nọc loài rắn như barbouri (thuốc thử nghiệm chống đông máu, do ức chế sự tổng hợp fibrinogen, integrilin (thử nghiệm trong điều trị cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim), các peptid có khả năng ức chế sự men chuyển (điều trị bệnh cao huyết áp)...         
6) Rượu rắn (Xà tửu 蛇酒)

Theo y học cổ truyền, rượu rắn còn gọi xà tửu. Rượu rắn là một loại rượu thuốc trong đó, xác rắn được ngâm trong rượu gạo nồng độ cao. Thông thường rắn được chọn ngâm là rắn độc. Rượu rắn được tin là có tác dụng bổ dương, chữa phong tê thấp… Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, người uống rất có thể sẽ bị ngộ độc rượu rắn.
Rượu rắn được cho là đã xuất hiện từ năm 771 trước công nguyên (ở thời Tây Chu). đã có từ thời Tây Chu và được coi là một loại thuốc trị bệnh, giúp tráng dương theo đông y. Nó có thể được tìm thấy ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia và trên khắp khu vực Đông Nam Á.
Rắn thường được sử dụng để ngâm rượu theo 2 cách là cắt khúc, sấy khô rồi ngâm rượu hoặc để nguyên con ngâm rượu. Rượu ngâm nguyên con thường theo số lẻ là một con, bộ ba hay tam xà (thường là một con rắn hổ mang, một con cạp nong, một con rắn ráo), bộ 5 hay ngũ xà (thêm vào bộ ba hai con rắn khác là một con cạp nia, một con hổ trâu hoặc sọc dưa) hoặc có thể nhiều hơn năm loại rắn.
Tại Nam Bộ Việt Nam, người ta thường dùng bộ 3 (tam xà tửu): một con hổ lửa, một con mái gầm, một con hổ đất. Bộ 5 (ngũ xà tửu): thêm vào bộ 3 trên một con hổ bành (hổ mang) và một con hổ hèo (hổ trâu). Bộ 10 (thập xà tửu): từ bộ 5, thêm năm con rắn khác: một con rắn lục, một con rắn bông súng, một con rắn ri cá, một con ri ròi, một con rắn bồng.
Lúc ngâm không được để mất mật rắn và phải hạn chế tối đa mùi tanh. Người ta chích lấy mật trước. Rắn được mổ bỏ hết phủ tạng, mật rắn lấy riêng ngâm vào một lọ chứa rượu có nồng độ 35 - 40%. Dùng rượu rửa sạch máu rắn, sau đó ngâm rắn vào hỗn dịch gừng tươi và rượu để khử mùi tanh (500g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm 0,5 lít rượu 35 - 40%), ngâm trong 30 phút. Lấy rắn ra, để khô se là có thể tiến hành ngâm rượu được.
Các vị thuốc thường phối hợp để ngâm Rượu rắn là: 
–Tiên linh tỳ  –Tiên mao    –Ba kích –Nhục thung dung  –Đổ trọng –Thỏ ty tử – Sơn thù – Hoài sơn– Phá cố chỉ– Phúc bồn tử –Bạch tật lê – Thục địa – Kỷ tử– Qui đầu–Hà thủ ô đỏ _Hoàng kỳ –Tam thất – Đơn sâm  – Huyền hồ – Ngưu tất=Thổ phục linh – Đại táo.
Dưới đây là 1 vài kiểu xà tửu:    
1. Rượu tam xà: Lấy 3 loại rắn hổ mang, cạp nong hay cạp nia và rắn ráo. Nếu ngũ xà thì thêm rắn lục, rắn nước. 
Cách ngâm: Bỏ rắn sống vào lọ, đổ ngập cồn 90 độ ngâm 3 ngày rắn chết và tiết giảm bớt một số chất độc, sau đó lấy rắn ra chặt đầu, đuôi, lột da, bỏ phủ tạng, chỉ để lại mật, dùng rượu 45 độ đổ ngập ngâm sau 100 ngày là dùng được. Rượu rắn có màu vàng hơi xanh là loại tốt. Khi uống có thể pha với rượu ngâm với các vị thuốc đông dược. Ngoài ra, để tăng cường sinh lực, mạnh gân xương có thể phối hợp với dược liệu như: hải sâm, chim bìm bịp.   
2. Rượu tam xà hải sâm: Ngâm 3 loại rắn (hổ mang, cạp nong, rắn ráo) với sâm biển. Cách ngâm như trên. Sau 3 tháng là dùng được.     
3. Rượu ngũ xà bìm bịp: Dùng 5 loại rắn (hổ mang, cạp nong, cạp nia, rắn ráo, rắn nước) ngâm với chim bìm bịp. Ngâm trong thời gian 3 tháng thì dùng được. Tác dụng: tăng cường sinh lực, mạnh gân xương.     
4. Lục vị xà tửu gồm rắn ngâm với 6 vị thuốc; bát vị xà tửu ngâm với 8 vị thuốc  (thục địa, sơn thù, hoài sơn, bạch phục linh, trạch tả, đơn bì (lục vị) bổ thận âm, thêm nhục quế, phụ tử chế (bát vị) bổ thận dương).    
Để tăng thêm hiệu quả, nhiều người còn ngâm rắn với các vị thuốc với công dụng khác nhau như: 
- Ngâm với cẩu tích, thiên niên kiện, hà thủ ô, ngũ gia bì để chữa đau nhức xương khớp, tê thấp, đau lưng.
- Ngâm cùng kê huyết đằng, huyết giác để tăng cường lưu thông máu và bổ máu.
- Ngâm cùng tiểu hồi, trần bì để có tác dụng giảm đầy bụng, khó tiêu.
Dân gian cho rằng, rượu rắn có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý ở nam giới. Loại rượu này cũng có tác dụng giảm đau và chữa phong tê thấp. Nhưng thực hư việc rượu rắn có giúp cải thiện khả năng sinh lý hay không vẫn còn là một câu hỏi và mối hoài nghi lớn.
Nói chung, thịt rắn hay rượu rắn, xương rắn, da rắn, mỡ rắn, mật rắn... chỉ mới là một vị thuốc trong một bài thuốc. Nếu là chế phẩm để trị chứng phong thấp thì phải kết hợp với các vị thuốc khu phong, tán hà, trừ thấp, hành khí, bổ huyết thì mới có công hiệu. Nếu để trị các chứng bệnh ngoài da thì cần dùng phối hợp với các vị thuốc kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt, giải độc.

5.2. Ngộ độc rượu rắn
1) Nguyên nhân gây ngộ độc rượu rắn.
- Ngâm rắn nguyên con:  Ngâm toàn tính là cách ngâm để nguyên con rắn tươi sống vào ngâm rượu. Khi đó, phần nọc rắn (nằm ở hai bên bành, sát cổ) vẫn còn nguyên. Sau một thời gian ngâm, nọc rắn hòa tan vào rượu. Dù chỉ uống một lượng nhỏ loại rượu này cũng có thể bị ngộ độc, thậm chí có nguy cơ tử vong.
- Ngâm rắn với thành phần không rõ ràng.
- Nhiều người ngâm rượu rắn cùng các vị thuốc khác để tăng hương vị và công dụng. Nhưng không phải sự kết hợp nào cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Thực tế đã có trường hợp tử vong do uống rượu rắn hổ mang ngâm bào ngư. Thịt rắn và bào ngư là hai nguyên liệu tưởng là “đại bổ” nhưng kết hợp với nhau lại trở thành mối nguy hại.
- Uống quá liều:  Uống rượu quá liều vốn đã không tốt và là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc rượu cấp. Uống rượu rắn quá liều càng nguy hại cho sức khỏe. Theo kinh nghiệm dân gian, rượu rắn mỗi lần chỉ nên uống 1 - 2 chén nhỏ. Không nên uống quá 25ml mỗi ngày, và mỗi đợt uống rượu rắn không nên lâu hơn 10 ngày.
- Ăn thực phẩm kỵ rắn:  Ngộ độc rượu rắn cũng có thể do nạn nhân uống rượu cùng lúc ăn các thực phẩm kỵ với rắn. Kinh nghiệm dân gian cho rằng, nếu ăn củ cải cùng thịt rắn sẽ dễ bị nôn mửa, đau bụng.
- Nhiễm ký sinh trùng:  Nhiễm ký sinh trùng khi uống rượu tiết rắn cũng là nguyên nhân gây ngộ độc. Nhiều người pha rượu với tiết rắn và mật rắn tươi để uống. Rất có thể trong máu rắn có ký sinh trùng, sẽ xâm nhập và gây hại cơ thể con người.
- Uống rượu ngâm chưa đủ ngày:  Theo kinh nghiệm dân gian, rượu rắn nếu chưa ngâm ít nhất 100 ngày, chưa được hạ thổ thì chưa nên uống. Khi đó, độc trong nọc rắn đã được dung hòa và giảm bớt độc tố sẽ giảm nguy cơ ngộ độc cho người khỏe mạnh. Với người thận yếu, gan yếu, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn.
- Uống loại rượu rắn dùng bôi ngoài da:  Rượu rắn có nhiều loại, có những loại chỉ được dùng để bôi ngoài da. Nếu uống loại này sẽ bị ngộ độc. Nếu người uống không hiểu rõ thứ rượu mình định uống thuộc loại gì sẽ tự “chuốc họa vào thân”.
2) Biểu hiện và cấp cứu khi ngộ độc rượu rắn.
Người bị ngộ độc do uống phải chất độc của rắn thường có những biểu hiện như:
- Buồn nôn và nôn ói nhiều, có thể xuất hiện kèm tiêu chảy. Tình trạng này gây mất nước và thiếu điện giải nghiêm trọng.
- Thở khò khè, khó khăn giống như người bị bệnh hen, có thể suy hô hấp.
- Hoa mắt, chóng mặt, bị nặng có thể ngất hoặc lú lẫn.
- Chân và tay tê, khó vận động. Cấp cứu muộn có thể liệt chi.
- Buồn ngủ và mệt mỏi cao độ, cảm giác muốn ngất xỉu.
- Nhịp tim rối loạn, có thể dẫn đến tử vong.
Ngộ độc rượu rắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cách chữa ngộ độc rượu tốt nhất là gọi cấp cứu hoặc đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi, người nhà có thể sơ cứu bằng cách kích thích nôn để nạn nhân nôn ói phần rượu đã uống vào dạ dày.
Cấp cứu kịp thời giúp người bị ngộ độc rượu rắn qua cơn nguy kịch.
3) Tránh nguy cơ ngộ độc.
Để tránh nguy cơ ngộ độc ta cần tìm hiểu kĩ một số vấn đề như sau:
1.Những đối tượng không được sử dụng rượu rắn.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ và đang nuôi con bằng sữa mẹ.
- Trẻ em không được dùng, người dưới 45 tuổi chưa có gia đình không nên dùng
- Người bị bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận, huyết áp cao không nên dùng rượu rắn
- Những người bị dị ứng với rượu nặng (nồng độ cồn 40 độ)
2.Những lưu ý khi ngâm rượu rắn:
- Không tự ý ngâm rượu cùng các thành phần khác.
- Không nên ngâm nguyên con vì nhiều loài rắn cực độc. Ngoài ra, rắn có thể “ngủ đông” trong quá trình ngâm, sau đó vẫn sống lại bình thường. Đã có không ít trường hợp rắn được ngâm sống lại cắn người.
3.Khi uống rượu rắn cần đặc biệt lưu ý:
- Không dùng rượu rắn cùng củ cải.
- Không uống rượu pha mật rắn và tiết rắn.
- Uống nhiều và liên tục rượu rắn dễ dẫn đến liệt dương, thậm chí có trường hợp liệt vĩnh viễn.
- Nên tìm hiểu rõ nguồn gốc, thành phần của rượu rắn trước khi uống.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân không nên coi rượu rắn là một loại rượu thuốc bổ. Những gia đình có rượu rắn ngâm càng không nên dùng nó để thiết đãi khách. Đã có không ít trường hợp ngộ độc rượu rắn dẫn đến tổn hại lâu dài về sức khỏe. Cũng không ít trường hợp tử vong vì uống rượu rắn. Mỗi chúng ta nên tìm hiểu kỹ trước khi ngâm hoặc uống bất kỳ loại rượu nào để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.
6. Cây thuốc vị thuốc mang tên rắn.
          6.1. Cây sóng rắn
Còn gọi là cam thảo cây.  Tên khoa học Albizia myriophylla Benth, thuộc trinh nữ - Mimosaceae.  Trong rễ cây sóng rắn có 0,035% ancaloit, màu trắng ngà vị rất đắng, 6% saponin thô màu vàng, nâu nhạt, vị gắt cây, hút ẩm ở ngoài không khí. Ngoài ra còn có cho phản ứng flavonoit và steroit.
Sóng rắn có vị ngọt hơi lợm giọng, tính mát, không độc. Sóng rắn tả can nhiệt, thoái tâm hoả, lương huyết, giải độc, trừ ung nhọt, mày đay, tiêu cam sát trùng, giải khát trừ phiền, trẻ con nứt môi, đẹn đều chữa được.  Ở Thái Lan, rễ được dùng giải khát và nhuận tràng; gỗ và quả dùng làm thuốc trị ho.

          6.2. Dương xỉ rắn chuông (danh pháp khoa học là Botrypus virginianus;  E: Rattlesnake fern)là tên thường gọi một loài cây dương xỉ. Đây là một loài thực vật thân thảo, nhưng sống nhiều năm, thuộc họ Ophioglossaceae (dương xỉ lưỡi rắn). Tên "rattlesnake fern" (dương xỉ rắn chuông) được đặt do ở nhiều vùng thuộc Bắc Mỹ, địa điểm nào có loài cây này thì thường hay gặp rắn chuông.
Đây là một loài cây thấp, phần gốc (dưới tán lá) chỉ cao khoảng 5 đến 20 cm (2-8 inch), càng sát đất càng mang sắc màu đỏ, càng cao hơn càng có sắc lục như các cành và lá.  Lá hình tam giác, dài từ 10 đến 25 cm (4-10 inch), mỗi lá có tới 12 cặp lá chét. Lá mỏng, màu lục sáng, hẹp hình mũi mác, thon dần đến ngọn. Gân là khá tự do, thường được giữ ngang hoặc gần ngang với mặt đất. Lá và thân không có lông.
Thân và lá cây mọng nước, nên nhiều người ở dãy Himalaya đã sử dụng để lấy nước khi khan hiếm và làm rau để luộc ăn. Cây cũng đã được sử dụng làm thảo dược, chẳng hạn ở Ấn Độ nó thường được dùng điều trị bệnh kiết lỵ.

          6.3. Cây Xà sàng:  Còn gọi là cây giần sàng. Tên khoa học Cnidium monnieri (L.) Cuss. (Selinum momnnieri L.). Thuộc họ Hoa tán Umbelliferae.
          Thành phần hoá học:  Phân tích thành phần của quả xà sàng thu được 1,3% là tinh dầu. Chất này có mùi hắc, bao gồm nhiều hoạt chất như:
- L.pinen   - Bocnylisovalerianat   - Camphen   - Ostala (công thức C15H16O3)   -Axit béo không no   - Glyxerin
Tác dụng dược lý
1. Đối với hệ tuần hoàn: Có tác dụng chống rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp.
2. Đối với hệ hô hấp: Có tác dụng cắt cơn hen (bình suyễn), trừ đờm, giãn phế quản.
3. Tác dụng kháng khuẩn: Có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng (staphylococcus aureus) nhờn thuốc, trực khuẩn mủ xanh (bacillus pyocyaneus), một số loại nấm gây lở ngứa ngoài da (microsporum, epidermophyton, trichophyton), trùng roi...
4. Đối với hệ miễn dịch: Có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, chống dị ứng.
5. Đối với hệ thần kinh: Giảm đau, gây tê cục bộ, cải thiện chức năng não, tăng trí nhớ.
6. Đối với hệ sinh dục: Xà sàng tử có tác dụng như testosteron. Cho chuột thí nghiệm uống nước sắc xà sàng, thấy có tác dụng làm tăng trọng lượng tử cung và buồng trứng.
Chủ trị:  Chữa liệt dương, bộ phận sinh dục ẩm ngứa, phụ nữ lạnh tử cung, không có con, khí hư, xích bạch đới.


Vị thuốc xà sàng tử(床子)chính là quả khô của cây xà sàng
          6.4.Cây lưỡi rắn (Ophioglossum Petiolatum Hook)còn có các tên gọi khác là(bạch hoa) xà thiệt thảo... Đây là loài cây cỏ, nhỏ, thường mọc hoang ở bờ ruộng, sườn núi hoặc hai bên đường đi. Thân cây cao khoảng 10-25cm, màu nâu nhạt, tròn ở gốc và phân thành nhiều cành. Phần rễ cây ít và có củ.
Cây mọc nhiều ở các khu rừng hoặc đồng bằng từ Lào Cai (Sapa) đến Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra cây còn được tìm thấy ở phía Nam Trung Quốc, một số nước Châu Mỹ và Châu Phi.
Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc. Cây có thể thu hái vào mùa hè, thu khi ra hoa, sau đó để tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Tác dụng của cây lưỡi rắn đã được đề cập nhiều trong Đông Y, trong đó nổi bật các đặc tính sau:
- Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc.
- Trị viêm xoang, chứng ho do phế nhiệt, viêm họng, viêm amidan, sốt cao, kiếtlỵ, viêm khoang bụng, ung nhọt.
- Điều trị độc rắn cắn: Có thể dùng kết hợp uống trong và thoa ngoài để điều trị các vết rắn độc cắn, mụn nhọt, mề đay, lở loét da, ứ huyết sưng đau;
Điều trị chứng viêm phổi, kinh phong, sốt cao, đau dạ dày ở trẻ em.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Đại học Y Học Cổ Truyền Phúc Kiến (Trung Quốc), cây lưỡi rắn trắng còn có thể khống chế sự phát triển của ung thư đại tràngung thư gan thời kỳ đầu .Giúp ức chế sự phát triển của các khối u lành tính và ác tính, các bệnh lý gan mật có liên quan đến virus viêm gan B.
Liều lượng uống tùy trường hợp có thể lên đến 160g mỗi ngày, dùng ngoài không kể liều lượng.
Theo kinh nghiệm dân gian phương Đông, 60g bạch hoa xà thiệt thảo sắc với 200ml rượu. Gạn thành nước uống chia 3 lần. Riêng bã để dành đắp vào vết rắn cắn.   
Mặc dù công dụng của cây lưỡi rắn rất đa dạng và có ứng dụng hiệu quả với nhiều người, tuy nhiên phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng loại cây này. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

Cây lưỡi rắn có thể sử dụng làm thuốc trị bệnh trong Y Học Cổ Truyền
Phần II
Rắn và Khoa học xã hội
          Trong văn hóa sự hiện diện của loài rắn được diễn ra từ cổ chí kim, từ văn hóa phương Đông đến văn hóa phương Tây, từ văn minh cổ xưa cho đến quan niệm về rắn thời hiện đại.
Rắn tiếng Hán gọi là (蛇) hay Mãng xà (蟒蛇: con trăn) là một trong những biểu tượng thần thoại lâu đời nhất và phổ biến nhất của thế giới loài người. Loài rắn này đã được kết hợp với một số các nghi lễ cổ xưa nhất được biết đến của nhân loại và rắn đại diện đồng thời biểu hiện cho hai mặt thiện và ác.
Rắn không chỉ là loài động vật sống trên khắp thế giới, nó còn là biểu tượng cho nước, lửa, tâm hồn, nhục dục, quyết đoán, đa nghi, rắn còn biểu trưng cho cả giới tính nam và nữ, là một vị thần sáng thế, biểu trưng cho vũ trụ thời hỗn mang.
Những quan niệm đó xuất phát từ chính đặc tính của loài rắn, nét đặc trưng sinh học của loài rắn đã góp phần quyết định ý nghĩa biểu tượng của nó cụ thể là cách di chuyển uyển chuyển và sự siết chặt trong động tác bắt mồi khiến nó biểu trưng cho sức mạnh; sự lột da biểu trưng cho sự tái sinh; nọc độc của rắn có thể giết chết người nên được liên hệ đến đặc tính xấu và sự độc ác. Trên thế giới, nhiều dân tộc xem rắn là chúa tể của phụ nữ.
Ý nghĩa biểu tượng quan trọng nhất của rắn chính là sự thể hiện nguồn gốc của sự sống và vũ trụ, trên bình diện con người, đấy là biểu tượng kép của tâm hồn và nhục dục.
1. Rắn và hệ thời gian Can Chi.
      
Sexagenary cycle- Wikipedia
Can Chi– Wikipedia tiếng Việt
          Can Chi (干支), còn gọi dài dòng là Thiên Can Địa Chi (天干地支) hay Thập Can Thập Nhị Chi (十干十二支), là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như: Trung Quốc, Việt Nam, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và một số quốc gia khác. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi (60) trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học.
Theo cách phân chia thời gian năm tháng Can chi trên, con Rắn cũng là một biểu tượng cho một năm. Trong 12 địa chi (thập nhị chi), rắn mang pháp danh là Tỵ, đứng hàng thứ năm sau Tý và đứng trước 6 con vật khác, 12 con vật được đứng trong sách lịch pháp trên nay là đại diện cho các loài. Về tính âm dương, 12 con vật được chia xếp thành hai cực âm và dương đứng đan xen nhau, trong đó con trâu (Sửu) thuộc dương.
Tỵ” là một từ chỉ thời gian mở đầu buổi sáng của một ngày (ước từ 9 - 11 giờ sáng).
Xem thêm:         
- 12 con Giáp từ đâu ra? - KhoaHoc.tv
 
2.Biểu tượngRắn trong ngành Y và Dược.

 
Bằng chứng cổ đại cho thấy con người từ xa xưa đã liên hệ loài rắn với Y học.

WHO logo
          Nọc rắn giết người và nọc rắn cũng cứu người. Biểu tượng của y khoa thế giới và Việt Nam là hình con rắn quấn quanh một cái cây hoặc quấn quanh một cái cốc có đế, thân rắn vươn lên, đầu rắn cúi xuống miệng cốc như nhả nọc. Nguồn gốc ý nghĩa hình tượng này đến nay vẫn còn nhiều quan niệm và ý kiến khác nhau.
2.1. Biểu tượng ngành Y.

Biểu tượng ngành Y
Rắn lột da để lớn theo chu kỳ và cũng để loại bỏ ký sinh trùng bám vào da rắn. Sự phục hồi nàyđược coi như sự tái sinh mà biểu tượng của y khoa thể hiện bằng bức tranh “Cái gậy của Thần y thuật” (Rod of Asclepius).
Theo một số tài liệu y khoa thì biểu tượng hai con rắn quấn quanh đôi cánh được gọi là y hiệu (E: caduceus) mang nhiều ý nghĩa, có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại do các thần Hermes mang theo bên mình như biểu tượng của hoà bình.
Thần Asclepius làvị thần y người HyLạp, luôn mang bên mình cây gậy có hình con rắn quấn quanh. Người xưa quan niệm hai con rắn là biểu tượng của sự khôn khéo, thận trọng, duy trì sự cân bằng về tinh thần và thể chất, nói lên tình trạng sức khoẻ của các nhà hiền triết cổ đại.
2.2. Biểu tượng ngànhDược.

Biểu tượng ngành Dược
Thần Esculape là vị thần y người La Mã có tài chữa bệnh cải tử hoàn sinh, được tôn thờ từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Con rắn quấn quanh cái cốc có chân đế là biểu tượng của Esculape. Cái cốc dùng đựng thần dược để cứu người. Làm thầy thuốc là để cứu người.

Người châu Âu xem Rắn là biểu tượng y học và sự hồi phục
          2.3. Biểu tượng năng lượng Kundalini.

          Khái niệm về năng lượng Kundalini đã có từ nhiều thế kỷ trước và được đề cập trong các văn bản Vệ Đà cổ đại từ 1.000 năm trước Công nguyên.
Thuật ngữ “kundalini” bắt nguồn từ từ tiếng Phạn “kundal”, có nghĩa là “hình tròn”. Nó cũng đề cập đến một con rắn cuộn. Kundalini yoga được thực hành để kích hoạt năng lượng này, cho phép nó di chuyển lên và đi qua các luân xa dọc theo cột sống của bạn.
Trong yoga, Luân xa (E: Chakra) là bảy trung tâm năng lượng trong cơ thể bạn. Chúng bao gồm:
1. Muladhara (Luân xa Số 1) vùng sinh dục.
2. Swadhisthana (Luân xa Số 2) cùng bụng dưới.
3. Manipura (Luân xa Số 3) vùng thượng thận.
4. Anahata (Luân xa Số 4) vùng ngực.
5. Vishuddha (Luân xa Số 5) vùng cổ.
6. Ajna (Luân xa Số 6) nằm giữa hai chân mày và đáy sống mũi.
7. Sahasrara (Luân xa Số 7) cao nhất, tập trung tại tuyến yên, nơi đáy trước của não.
Khi năng lượng Kundalini tăng lên, nó được cho là giúp cân bằng các Luân xa này và góp phần vào sức khỏe tinh thần của bạn. Với việc luyện tập thường xuyên, Kundalini yoga được cho là dẫn đến giác ngộ tâm linh. Đây được gọi là “sự thức tỉnh Kundalini.”
3. Rắn trong nghệ thuật.
          3.1. Rắn và hội họa.

“Nghi án Lệ Chi Viên”, họa sĩ Đặng Mậu Tựu
 

“Nhìn lại mình”,họa sĩ Đặng Mậu Tựu
 

Cuộn – Hồ Đăng Chính (màu nước)

Rắn xuân– Hoàng Thanh Phong (Acrylic)

Rắn trong hội hoa truyền thống Nhật Bản.
          3.2. Điêu khắc.

Rắn thần Naga trong các tác phẩm điêu khắc Champa

Phù điêu thần Vishnu và rắn Naga 13 đầu
  
Tượng rắn phong thủy bằng đồng

Điêu khắc pha lê “Rắn hổ mang”
          3.3. Kiến trúc.
1) Rắn thần Naga:
Trong ngữ cảnh văn hóa Hán, thầnrắnNaga được phiên âm là Na-già và được đồng nhất với rồng. Do vậy trong kiến trúc các ngôi chùa Phật giáo Bắc tông  thì rồng chiếm chủ đạo mà không phải là hình tượng rắn. Tuy vậy điều này hoàn toàn ngược lại đối với kiến trúc chùa Phật giáo Nam tông.

Chánh điện chùa Monivongsa Bopharam, TP. Cà Mau
Tổng quan về nghệ thuật tạo hình Naga trong Phật giáo, chúng ta thấy đó là hình ảnh một con rắn mang bành lớn, thường xuất hiện với một đầu hay nhiều đầu. Trong kiến trúc chùa của người Khmer Nam Bộ hay của người Chăm cổ chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh này.
Hình tượng thần rắn Naga trong kiến trúc chùa của người Khmer được biểu hiện rất phong phú, đa dạng, dưới nhiều hình dạng khác nhau như: rắn trượt trên diềm mái chùa; rắn quấn từ dưới mái hiên đến rầm mái; rắn bao quanh khung cửa; rắn trượt trên mặt tiền của các cột đỡ và lượn sóng dọc theo lan can chánh điện; rắn cong vút ở những mái chùa ... Trong mỗi trường hợp, đầu rắn Naga thường được dựng đứng như che chở ai đó. Miệng chúng mở to, thè lưỡi với những hàng răng sắc nhọn. Từ phần cổ, rắn thần thường được thể hiện bằng dải uốn cong đều đặn, làm dịu bớt tính dữ tợn của phần đầu rắn bên trên.

Hình ảnh rắn trên bậc thang ở một chùaThái Lan.

Thần rắn Naga ở Campuchia.

Ngôi đền Thean Hock Keong ở Kuala Lumpur, Malaysia.
Naga có thể xuất hiện đơn lẻ hay trong dạng nhiều đầu (thông thường là số lẻ như 3 đầu, 7 đầu hoặc 9 đầu). Trong tạo hình đó thì chiếc đầu ở giữa bao giờ cũng vươn cao còn những chiếc khác thì nhỏ hơn và nằm ở vị trí thấp hơn. Trong dạng nhiều đầu, những cái đầu thường đội mũ miện, tạo nền cho bố cục ba mặt. Chúng ta có thể bắt gặp lối kiến trúc này trong các ngôi chùa ở phía bắc Thái Lan và các chùa tháp của Phật giáo Nam tông ở các nước khác như: Camphuchia, Myanmar ...
Đối với kiến trúc chùa của người Chăm cổ, hình tượng rắn cũng rất được ưa chuộng. Trong những họa tiết của tháp Dương Long (Một trong những công trình Chăm cổ còn sót lại) thì hình tượng rắn được điêu khắc rất tỉ mỉ, cầu kỳ từ xung quanh chân tháp lên đến các ô cửa, các viền xung quanh tầng mái với những kích cỡ, bố cục khác nhau. Trong những đợt khảo cổ xung quanh tháp Dương Long năm 2006, các nhà khảo cổ đã thống kê có rất nhiều bức tượng chạm hình rắn. Trong các tác phẩm điêu khắc có giá trị tìm được thì hình tượng rắn cũng chiếm đa số.

Tháp Dương Long, Bình Định
Theo Thạc sĩ Phan Anh Tú (ĐHQG TP.HCM) thì trong các ngôi đền cổ, các kiến trúc sư dân gian luôn xây dựng nhiều chiếc cầu vồng có hình rắn Naga, tượng trưng cho chiếc cầu nối liền giữa cõi trần gian và Niết Bàn. Rắn Naga nhiều đầu còn tượng trưng cho chiếc cầu trải dài dưới chân những ngôi đền (thế giới con người) đến đỉnh của nó (thế giới thần linh). Cũng theo tác giả này, rắn Naga chỉ xuất hiện như một linh vật bảo vệ cho tôn giáo. Nó tượng trưng cho sự sáng tạo, hủy diệt và tái sinh.
2) Rắn thần Quetzalcoatl. 
Tọa lạc tại Naucalpan de Juárez, phía bắc Mexico City, Quetzalcoatl’s Nest là một công trình kiến trúc độc đáo lấy cảm hứng từ vị thần rắn Quetzalcoatl của người Aztec.
Khu vườn điêu khắc này được tạo ra bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Mexico, Javier Senosiain, và nhanh chóng trở thành điểm thu hút du khách yêu thích bởi vẻ đẹp độc đáo và đầy cảm hứng.

Công trình tổ rắn Quetzalcoatl (Quetzalcoatl’s Nest), Mexico
VIDEO
- Maison extraordinaire : la villa serpent de Mexico
- An architectural wonder sits in the hills of Mexico City
- FASCINATING SNAKE HOUSE IN MEXICO CITY | QUETZALCOATL'S NEST
- COOLEST AIRBNB IN MEXICO | INSIDE QUETZALCOATL'S NEST SNAKE HOUSE
               
4. Rắn trong võ thuật.
Rắn trong võ thuật là một kho tàng để khai thác dưới tên gọi Xà quyền. “Long hìnhlinh hoạt tại thần; Xà hìnhthanh độc tại tâm”.
Xà hình quyền chủ vào khí lực, tập trung sức mạnh, tốc độ vào đòn tấn công để bù lấp những khiếm khuyết là rắn không có chân di chuyển mà phải trườn, bò. Các động tác uốn vòng, cuốn khúc mang tính phòng thủ, hoá giải rồi bất ngờ xuất kích tấn công. Kỹ thuật sử dụng thủ chỉ (ngón tay) nhắm vào các điểm yếu (huyệt đạo) trên cơ thể đối phương, hai ngón hình lưỡi rắn, năm ngón hình đầu rắn được dùng nhiều trong kỹ thuật Xà quyền, đặc biệt hình tượng Xà quyền biểu thị rắn hổ mang vươn cao đầu phóng tới trước mổ tấn công.

Hình ảnh loài rắn trong võ thuật.
Thế đánh Xà quyền có tên trong các bài võ quy định Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam như: “Phát bản linh thủ; Xà vương khai môn…”(Bát quái côn). “Vân tôn tam tảo: Hổ, Xà thành” (Lão mai quyền). “Hồi tả toạ, bạch xà lang lộ” (Ngọc trản quyền). “Đăng sơn tả, hữu quy hình; Thôi sơn tấn tiếp, cước ngang trảm xà” (Bạch hạc sơn quyền). “Xà hành nghịch thuỷ cho hay” (Huỳnh long độc kiếm). “Tầm xà sát thích vân phi liền kề” (Thanh long độc kiếm). “Bạch xà môn trận, đơn phụng triều dương” (Bát quái côn).
Sách Miền Đất Võ có bài Thanh xà quyền với các thế: Thanh xà xuất động, tả mã tung phong; Cường long xuất hải, tấn đả song khai; Ngọc trản ngân đài, hắc ngưu khai giác; Hồi mã tướng quân, chuyển thân nghinh cước.
Một số thế võ mang tên rắn: Độc xà cuốn khúc (The twining venomous snake). Bạch xà thổ vụ (The white snake putting out its tongue). Thần xà xuất động (The spiritual snake coming out of its cave). Độc xà thượng thủ (The head-up venomous snake). Lưỡng đầu xà (The double-headed snake). Thanh xà quyển thụ (The green snake twining the tree) và Xà tấn (Snake stance) được dùng nhiều trong các bài võ.
Rắn với người, xa mà gần, độc mà thân thiện. Xem ra độc hay không độc là hai mặt của một vấn đề, hai mặt của cuộc sống đầy dẫy những trái ngang, nghiệt ngã mà những gì thuộc về tội ác, xảo quyệt con người đều trút lên đầu rắn như chuyện con rắn dẫn đường ma quỷ, xúi dục Eva và Adam ăn trái cấm trong sách Sáng Thế Ký. Có thật vậy không? Hay ăn trái cấm là do chính lòng mình ham muốn mà ăn chứ nào phải do rắn xúi dục!
VIDEO
- Xà Quyền - Bình Định Gia
5. Rắn trong quân sự.
1.Vùng Thường Sơn có một loài rắn tên là Suất Nhiên, loài rắn này có khả năng tự cứu đặc biệt, khi bị tấn công vào đầu thì đuôi lên tiếp ứng, khi bị tấn công phần đuôi thì đầu về tiếp ứng, khi bị tấn công phần giữa thì cả đầu lẫn đuôi đều quay về tiếp ứng. Những nhà quân sự nghiên cứu khả năng của Suất Nhiên áp dụng vào chiến thuật hành quân tác chiến tiếp cứu rất thành công. Trong trận mạc, phục kích là một chiến thuật có nhiều ưu thế nhưng cũng lại có chiến thuật phản phục kích để hoá giải khi bị phục kích và cũng lại có chiến thuật phản phản phục kích.
2.Chiến tranh xưa, khi vũ khí còn thô sơ, chiến thuật tối ưu là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi, nổi tiếng có “Nhất tự trường xà trận – Trận rắn dài như chữ nhất”. Trận nhất tự trường xà là trận đồ chuyên về tấn công, khả năng đánh trả rất cao. Sự biến hoá của trận pháp chia làm 3 giai đoạn: “Đánh phần đầu và đuôi, cuộn tròn.Đánh phần đuôi đến phần đầu, cắn.Đánh ngang phần thân cả đầu và đuôi gọi là cắt. Sự di chuyển của con rắn dài không khác gì con trăn lớn xuất kích mạnh, đối phương không địch nổi. Lấy nhân chống lại bất nhân; lấy nghĩa chống lại bất nghĩa. Ai thu phục được lòng người, kẻ đó có thể lấy được thiên hạ. Bậc kỳ tài trong thiên hạ như con thần long, thấy đầu mà không thấy đuôi.
3.Trong Bát Trận của Khổng Minh Gia Cát Lượng có hai trận gọi là Xà Bàn Trận Tán và Thường Sơn Xà Trận, chủ dạy về cách bày binh bố trận, dò xét tình hình, dùng người no “chờ” kẻ đói, dùng người khoẻ “đãi” kẻ mệt. (Hữu dĩ Thường Sơn trận bộ tốt ngũ bộ phàm tứ thiên nhân, cư trung tiền hậu tả hữu đẳng quân. Lượng sơn xuyên thổ địa chi hình, an trận nhi cư, khả dĩ dật đãi lao).

Loại trực thăng được đặt tên theo loài rắn hổ mang chúa (Cobra)
4.Rắn hổ mang chúa (E: Cobra) là tên gọi một loại máy bay trực thăng chiến đấu hiện đại của Không quân Hoa Kỳ, vũ trang hạng nặng (E: gunship) có khả năng tác chiến cao như “rắn hổ mang chúa – xà vương”. Có trực thăng chiến đấu AH-1 Cobra, AH-1 Super Cobra, đến mô hình biến thể của trực thăng “rắn hổ mang – Cobra” như AH-1G Huey Cobra, Jah-1G Huey Cobra, Z14 Huey Cobra. Tên gọi Cobra – rắn hổ mang, biểu thị khả năng chiến đấu của loài rắn vua này.
VIDEO
- Maggie AH-1F Cobra Attack Helicopter
- AH-1 Cobra - 4,000 Minigun Rounds per Minute
- AH-1 Cobra Attack Helicopter Series - American Classic
6. Rắn trong lễ hội.
          6.1. Lễ hội rước rắn ở Italia:
          Lễ hội rước rắn hay còn gọi là Lễ hội Festa dei Serpari, được tổ chức tại thị trấn nhỏ xinh Cocullo (Italy). Lễ hội được coi là một phần quan trọng của nền văn hóa của một đất nước này. Chính vì vậy, mỗi năm cứ vào thứ năm đầu tiên của tháng 5, hàng ngàn du khách lại nườm nượp đổ về đất nước này để được tham dự và chứng kiến lễ hội rước rắn độc đáo này.
          Về nguồn gốc về việc tổ chức Lễ hội rắn có 2 truyền thuyết:
- Truyền thuyết có niên đại 3.000 năm về trước đã khai sinh cho lễ hội rắn, đó là việc thờ cúng Nữ thần rắn Angitia của người Marsia để bà bảo vệ họ khỏi bị sói, gấu và dịch sốt rét tấn công. Người Marsica thuở xưa rất nổi tiếng với tài thuần phục rắn độc.
- Truyền thuyết vào thế kỷ 11, dân làng chủ yếu làm nghề săn bắt và đốn củi nên có rất nhiều người đã bị rắn độc cắn chết. Lúc này, thánh San Domenic di Sora là một thầy lang đã giúp rất nhiều người trị rắn độc. Ông cũng giúp dân làng chữa lành rất nhiều các chứng bệnh khác nhau như đau đầu, đau răng... Và để tỏ lòng biết ơn, kể từ năm 1392 (thế kỷ 14), người dân lấy ngày thứ 5 đầu tiên của tháng 5 tổ chức lễ hội để tôn vinh ông.
Được biết, càng nhiều con rắn cuốn quanh cổ vị thánh này càng là dấu hiện báo điềm lành. Ngược lại nếu rắn bò ra khỏi tượng thì đó là điều kém may mắn. Để bắt được rắn, người đi bắt thường phải là người địa phương và có kinh nghiệm. Việc tìm bắt rắn được tiến hành vào khoảng tháng 3 hàng năm và được tiến hành rất cẩn trọng. Loài rắn bắt được chủ yếu là loại không có nọc độc.


          6.2. Lễ hội tôn thờ rắn Ấn Độ.
          Nag Panchami là lễ hội tôn vinh các vị thần và rắn sống ở Ấn Độ. Đây là một lễ hội lớn, có từ hàng trăm năm nay và được tổ chức dọc các tỉnh thành tại đất nước tỷ dân này, thường diễn ra vào ngày thứ 5, tháng Kindu (khoảng tháng 7, 8 theo lịch dương). Đây là khoảng thời gian linh thiêng đối với người Ấn Độ. Năm 2018, lễ hội diễn ra vào ngày 15/8.
Lễ hội này thu hút sự quan tâm của hàng nghìn tín đồ và du khách mỗi năm. Đây cũng là dịp mà mọi người sẽ được tận mắt nhìn thấy và tiếp xúc với số lượng rắn nhiều nhất ở Ấn Độ. Mọi người sẽ mang theo những con rắn lớn đi diễu hành quanh lễ hội. Xung quanh là đám đông tín đồ và tiếng trống, tiếng nhạc inh ỏi.
Một nghi lễ khác được thực hiện trong dịp này là cho rắn uống sữa, ăn đồ ngọt và tung hoa lên chúng. Qua đó, người dân muốn thể hiện lòng thành của mình tới thần rắn Nag Devata, và mong mỏi vị thần này sẽ đáp ứng mọi điều ước của họ.
Nhiều trẻ con Ấn Độ đã được tiếp xúc với rắn từ bé nên chúng tỏ ra hứng thú khi chạm vào rắn trong lễ hội Nag Panchami.
Du khách cũng sẽ nhìn thấy rất nhiều người bắt rắn và luyện rắn trong lễ hội. Họ sẽ dùng tiếng sáo để điều khiển con vật. Những con rắn này thường là rắn hổ mang với nọc cực độc. Chúng được nuôi nhốt trong những chiếc giỏ tre hoặc đất nung. Những người luyện rắn cho biết, mỗi ngày họ chỉ kiếm được 3 USD từ khách du lịch khi ngồi điều khiển rắn bên cạnh các lăng mộ, đền đài hay trên đường phố. Số tiền đó không đủ để họ chăm sóc con rắn, chứ đừng nói đến việc nuôi gia đình. Do đó trong lễ hội rắn, các nhà luyện rắn sẽ bán nếu được du khách hay người dân trả giá cao.
Hoạt động tôn vinh rắn này đang vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ tổ chức bảo vệ động vật PETA. Những thành viên trong hội chỉ trích việc dùng rắn sống, nuôi nhốt chúng trong những chiếc túi ngột ngạt và buộc chúng phải uống sữa là hành động tàn nhẫn.
 
          6.3. Lễ hội rắn đuôi chuông ở Mỹ.
          Sweetwater Jaycees là lễ hội vây bắt rắn đuôi chuông, được tổ chức thường niên tại thị trấn Sweetwater, bang Texas, Mỹ. Đây cũng là sự kiện lớn nhất của địa phương, được nhiều người trông đợi. Mỗi năm, lễ hội này thu hút khoảng 40.000 du khách tham gia, thu về lợi nhuận lên đến hàng triệu USD và tạo công ăn việc làm cho hơn 100 người.
Tham gia vào lễ hội này, du khách sẽ được tận mắt xem hàng nghìn con rắn đuôi chuông, loài bò sát được xếp vào hàng cực độc, trườn lúc nhúc trong một khu vực lều bạt nhỏ, được quây bốn phía; cuộc thi Miss Rắn để tìm ra cô gái xinh đẹp và dũng cảm nhất.
Lễ hội này cũng là "lò mổ rắn" lớn nhất thế giới, với hàng chục nghìn con rắn bị lấy hết nọc độc, giết mổ để lấy da làm thắt lưng, ví... Thịt của chúng được chiên giòn với khoai tây làm thức ăn bán trong suốt sự kiện.
Lễ hội xuất hiện từ năm 1958, khi những người nông dân ở Sweetwater lo ngại về việc nơi đây có rất nhiều rắn. Do vậy, họ bàn với nhau tổ chức các cuộc vây bắt để kiểm soát lượng rắn lớn, tránh cho con người và gia súc bị cắn chết.
Theo Traveltrips, mỗi năm người dân ở đây bắt gần 2,5 tấn rắn và nhốt chúng vào một khu vực được bao quanh. Những con rắn này sẽ bị lấy hết nọc độc, không được cho ăn và chờ đến lễ hội để được quyết định số phận. Phần lớn rắn đuôi chuông sẽ bị lột da để bán cho các nhà máy, thịt của chúng để làm thực phẩm. Độc của chúng sẽ được gửi tới các trung tâm nghiên cứu để chế tạo ra huyết thanh kháng nọc. Mật rắn cũng được du khách mua với số lượng lớn. Người ta tin rằng nó là thần dược giúp đàn ông cường dương.
Thu hút lượng lớn du khách ghé thăm nhưng lễ hội này bị thế giới chỉ trích rất nhiều do mức độ tàn bạo khi công khai giết hàng chục nghìn con rắn. Máu rắn loang lổ khắp lễ hội cũng là một trong những hình ảnh không nhận được sự đồng tình từ nhiều người.
Tuy vậy, người dân địa phương vẫn khẳng định đây là hành động đúng đắn của họ, vì rắn đuôi chuông rất độc. Họ cần phải bắt chúng lại để bảo đảm cho tính mạng của chính mình.
Năm 2003 là năm đầu tiên lễ hội diễn ra an toàn và thành công, khi không ghi nhận bất kỳ trường hợp nào bị rắn cắn.
Lễ hội này được coi là một nghi lễ mùa xuân truyền thống, có lịch sử gần 60 năm của Texas. Nó được tổ chức vào dịp cuối tuần thứ 2 của tháng 3 hàng năm. Năm 2017, lễ hội diễn ra trong 4 ngày, từ 9 đến 12/3. Trong đó, lễ hội diễn ra trong 3 ngày chính (10, 11, 12) với ngày đầu tiên là ngày khởi động sự kiện.
Du khách khi tham gia lễ hội thường mặc quần áo dài, dày và đi ủng hoặc giày cao cổ. Có người còn mặc 3 chiếc quần jeans để đề phòng rắn cắn.


Hơn 10.000 con rắn đã bị giết trong một mùa lễ hội
            6.4. Lễ hội rắn làng Lệ Mật, Hà Nội.
Theo các cụ trong làng nghề Lệ Mật, vào thời vua Lý Thái Tông, có công chúa đang bơi thuyền du ngoạn trên sông Thiên Đức (tức sông Đuống ngày nay) nhưng không may bị đắm thuyền chết đuối, không tìm thấy xác. Vua cha liền trao thưởng cho những ai tìm thấy xác cô nhưng vẫn không người nào tìm ra được. 
Một ngày, một chàng thanh niên tên Lệ Mật, họ Hoàng có võ nghệ cao cường, cùng tài bơi lội đã dũng cảm chiến đấu với thủy quái và đưa được ngọc thể của công chúa lên bờ. Vua Lý ban thưởng cho anh chàng nhiều vàng bạc, châu báu, gấm vóc nhưng anh từ chối, chỉ xin vua cho dân nghèo trong làng được sang khai khẩn vùng đất phía Tây kinh thành để làm trang trại. 
          Vua liền ưng thuận, từ đó, dân làng vượt sông Nhị Hà (sông Hồng ngày nay) sang khai hoang vùng đất mới. Nơi này dần trở nên trù phú, mở rộng trại ấp. Sau khi lập được 13 trại, chàng thanh niên Lệ Mật trởvề ngôi làng cũ. 
Theo gương chàng trai tài ba, ngoài việc làm đồng áng, dân chúng làng Lệ Mật ngoài việc còn phát triển thêm cả nghề chăn nuôi, bắt rắn. Đời sống người dân dần khấm khá hơn, tên làng Trù Mật xuất phát từ đó. 
Sau khi chàng Lệ Mật mất, để tưởng nhớ chàng, dân làng suy tôn làm Thành Hoàng và lập đình để thờ cúng. Sang đến thế kỷ 17, vì kỵ húy với chúa Trịnh Chù (Trịnh Cương, 1686 - 1729) nên làng được đổi tên thành Lệ Mật. Cái tên làng nghề Lệ Mật theo đến tận ngày nay. 
Làng rắn Lệ Mật Hà Nội chủ yếu nuôi rắn hổ ngựa, hổ mang chúa và rắn ráo. Rất nhiều blog du lịch quốc tế đặt nơi này trong "Top điểm đến độc lạ nhất Việt Nam", nhờ đó mà làng nổi tiếng trên cộng đồng du lịch thế giới. Không ai rõ truyền thuyết về chàng trai tài giỏi Lệ Mật chân thực tới đâu, nhưng phải khẳng định rằng làng Lệ Mật đã nuôi rắn để làm dược liệu, rồi làm thuốc, ngâm rượu cũng vài trăm năm qua. 
Khoảng 20 – 30 năm trở về đây, làng rắn Lệ Mật Hà Nội bắt đầu sử dụng rắn để chế biến món ăn và thu hút nhiều du khách ghé thăm hơn nữa. Các món ăn từ rắn đều ngon và bổ dưỡng như thịt rắn xào lăn tươi, da rắn chiên giòn... Thực khách tới các nhà hàng sẽ được chứng kiến công đoạn bắt rắn cực ly kỳ, hấp dẫn. Công đoạn cắt tiết, bẻ ranh rắn lại tương đối rùng rợn, gây bất ngờ với cả những du khách can đảm nhất.  

Lễ hội ở làng Lệ Mật, Hà Nội

Rắn ởLệ Mật được nuôi ở những ô có kích thước 23x30x60cm
VIDEO
- Độc lạ nghề nuôi “tử thần” rắn hổ mangở Lệ Mật
7. Xiếc rắn.
7.1. Xiếc rắn Việt Nam - Nha Trang Snake Show.
Trung tâm biểu diễn nghệ thuật xiếc rắn Nha Trang Snake Show đang là một điểm đến thu hút sự quan tâm của nhiều du khách khi ghé thăm thành phố du lịch Nha Trang.
Với diện tích hơn 5.000m2, Nha Trang Snake Show có thể được xem là ngôi nhà biểu diễn nghệ thuật rắn lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Tại đây quy tụ gần 20 loài rắn ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tại Nha Trang Snake Show, du khách không chỉ được giới thiệu, chiêm ngưỡng tận mắt nhiều loài rắn mà còn được các hướng dẫn viên trang bị những kiến thức cơ bản nhất để nhận biết rắn độc và rắn không độc, cách phòng tránh, xử trí khi gặp rắn, bị rắn cắn và hiểu thêm nhiều điều thú vị về đặc tính của rắn.

7.2. Xiếc rắn Thái Lan - Pattaya Snake Show.
Trại rắn Hoàng Gia Thái Lan hay còn gọi là Trung tâm Nghiên cứu rắn độc Hoàng Gia Thái Lan, từ lâu đã được coi là một điểm du lịch Thái Lan cực kỳ nổi tiếng. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bản địa mà còn hấp dẫn cả với những du khách nước ngoài.
Trại rắn Hoàng Gia Thái Lan nằm cách thủ đô Bangkok khoảng 20km, thuộc Trường Chu La Long Korn. Nơi đây được nhà vua Rama IV sáng lập và hiện nay đã trở thành một điểm du lịch thu hút du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Nếu tìm hiểu bạn sẽ thấy người Thái không bao giờ giết rắn một cách bừa bãi vì rắn được coi là con vật mang lại nhiều may mắn cho họ. Chính vì vậy, tại Thái Lan còn có rất nhiều ngôi đền thờ thần rắn như một thần linh mang lại phước lành cho mọi người.
Khi du lịch Thái Lan, tới với trại rắn Hoàng Gia Thái Lan du khách sẽ có cơ hội tận mắt nhìn thấy những loài rắn với đủ các màu, đủ hình thù cực phong phú và đặc sắc. Chắc chắn với những người sợ rắn thì đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ đó!
Đến với trại rắn Hoàng Gia Thái Lan, bạn có cơ hội thưởng thức những màn xiếc rắn đặc sắc và sở hữu cho mình những sản phẩm thuốc làm từ rắn để điều trị các bệnh xương khớp.
Trong các màn xiếc rắn Thái Lan, bạn sẽ được xem các màn biểu diễn các trò chơi cùng rắn. Cụ thể, những con rắn sẽ được xếp thành hàng lắc lư, đung đưa theo những điệu nhạc.
Những người huấn luyện sẽ điều khiển con rắn theo nhiều động tác khác nhau. Chắc chắn trong số đó sẽ có không ít những động tác làm bạn sơ hãi và giật mình đó. Ngoài ra, có một điều thú vị là khi tới đây bạn sẽ được tận tay sờ vào những con rắn bởi người Thái quan niệm rằng bạn sẽ gặp nhiều may mắn nếu sờ vào chúng.
Ngoài ra, khi tới đây bạn còn có thể mua các sản phẩm, dược liệu làm từ rắn. Có thể nói, những dược liệu làm từ rắn rất tốt để điều trị các bệnh như: Bệnh thần kinh, mụn nhọt, chữa các vết bỏng, chữa đau sưng thấp khớp, các bệnh về xương khớp, hen suyễn, đau cơ, viêm cơ, viêm dây thần kinh...
Có thể nói, mỗi bộ phận của rắn đều được người dân bào chế thành những dược liệu cực kỳ tốt cho sức khỏe con người. Rắn mặc dù gây ra khá nhiều sự sợ hãi với nhiều người nhưng không thể phủ nhận rằng chúng cũng có những lợi ích đáng kể.
VIDEO
- Nha Trang Snake Show
- Nghệ sĩ Thái Lan trổ tài điều khiển rắn độc tại Nha Trang
- Hồi hộp xem XIẾC RẮN tại Trung tâm nghiên cứu rắn độc 
 
8. Hình tượng con rắn trong văn hóa bốn phương.
Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng, rắn là con vật đa diện, tùy theo quan niệm từng dân tộc và tôn giáo mà nó là loài biểu tượng cho cái ác hay cái thiện. Trong văn hóa Việt, rắn không chỉ là loài động vật bình thường mà còn trở thành một biểu tượng tâm linh.
8.1. Rắn ở châu Úc. 
Các thổ dân tôn sùng và thờ rắn khổng lồ, con rắn này được gọi bằng nhiều tên, song phổ biến hơn cả là “rainbow serpent - rắn cầu vồng”. Sự đồng nhất hình tượng cầu vồng với rắn xuất phát từ quan niệm liên quan đến nước và đời sống nông nghiệp. Con “rắn cầu vồng”tượng trưng cho nước, là thực thể tâm linh lâu đời nhất của người dân bản địa. Là nhân vật cổ xưa được hoan nghênh nhất, thần rắn với sự hiện diện mơ hồ của mình được cảm thấy tất cả các hồ nước và dòng sông, mà ông vừa là nhà sáng tạo vừa là nhà giám hộ.  Vùng bắc Australia, hình tượng rắn ngũ sắc lại được gắn với các nghi lễ trưởng thành. Ở đó, người ta dựng lại hình thức chị em Vauvaluk (tổ tiên của bộ tộc Dua) với một người bị rắn ngũ sắc nuốt, sau đó rắn khạc ra đứa trẻ - tượng trưng cho cái chết tạm thời của người lên bậc trưởng thành.

8.2. Rắn châu Phi. 
Hình tượng rắn được thờ phụng ở rất nhiều quốc gia, dưới nhiều hình thức biểu hiện khác nhaunhư Kenya, Nigeria, Congo, Liberia, Uganda, ... Tại Kenya người Fon ở Dahomey nói rằng, rắn đã có từ rất lâu đời, trước cả khi đất được tạo ra. Dưới dạng rắn thần Aido Hwedo, rắn đã phục vụ cho vị thần sáng tạo Mawu. Rắn ngậm đuôi tạo nên vòng tròn kín (Ouboros) biểu tượng cho sự vĩnh cửu của người châu Phi.

Trong thế giới tượng của người Nairobi, motip các vị thần, một trong những nét đặc sắc của tượng Makonđe là "nhiều tượng mang hình rắn. Ở tượng này rắn ngóc lên từ một thân người. Ở tượng khác, rắn vươn cao trước mặt người như để thôi miên nạn nhân của nó. Ở tượng khác nữa, rắn nằm nhũn trong tay người bắt nó.
8.3. Rắnchâu Mỹ. 
Một số bộ lạc thổ dân tôn kính loài rắn chuông (E: rattlesnake) như ông vua của loài rắn, là vị thần có khả năng cung cấp nguồn năng lượng gió hoặc gây ra cơn bão lớn. Rắn chuông được thờ trong đền Natchez thờ thần mặt trời và các vị thần của Aztec.

Rắn thần Quetzalcoatl

Đền thờ Rắn thần Quetzalcoatl
Ngoàira rắn thần Quetzalcoatl (Feathered Serpent → Rắn lông chim: một loại rắn ri cá tên khoa học là Homalopsis mereljcoxi), một loài rắn nước thường được bắt gặp ở sông, suối, ao, hồ, đầm, ruộng...) chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong các thầnrắn trongđiệnthờcủa người Aztec. Thần rắn lông chim xuất hiện trên các cấu trúc trong thành phố cổ Teotihuacan tại Mexico. Rắn trở thành một đối tượng thờ cúng và biểu trưng ý niệm về thời gian của người Mexico cổ. Ở Mexico cũng có một ngôi đền dành riêng cho thần của không khí và cửa đền giống như miệng một con rắn.
8.4. Rắn châu Âu.
Tục thờ rắn phổ biến trong các cư dân sống quanh lưu vực những con sông ở Hy Lạp, y học dùng biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh tật. Theo thần thoại cổ Hy Lạp, vị thần Esculape, con trai của thần Apollo được xem là ông tổ ngành y dược, trên đường đi thăm bạn gặp một con rắn, ông đưa cây gậy ra, con rắn bám lấy và bò lên quấn quanh cây gậy của ông.

Thấy vậy, thần Esculape lấy cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn. Nhưng, một con rắn khác bò tới, miệng ngậm thảo dược để cứu con rắn kia. Cũng từ đây, ông tìm kiếm các loại cây cỏ trên núi để chữa bệnh cứu sống con người. Vì vậy, để khắc họa vị thần Esculape, người ta thường để thần cầm một chiếc gậy làm bằng gỗ cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh.
- TạiPháp,người Pháp mô tả ai với cái lưỡi chẻ đôi tức là muốn nói người ấy mồm miệng toàn nói điều độc địa như loài rắn độc. Cũng với ý nghĩa đó, kẻ tiểu nhân bị ví là ở dưới thấp hơn cả bụng rắn.
- Tại Ba Lan, rắn được giữ trong nhà như một vị thần bảo hộ, rắn được thần thánh hóa, được sùng kính và thờ cúng. Mỗi hộ gia đình thường giữ một con rắn trong nhà như là một thần bảo hộ.
- Tại Đan Mạch và một số hòn đảo thuộc nước Anh, tín ngưỡng thờ rắn gắn với các nghi lễ hiến tế. Người ta thường tổ chức các nghi lễ này tại các gò đất, gần hồ. Các ngôi đền vào dịp này thường được che chắn để tạo không gian thiêng liêng. Người ta sẽ hiến tế các vật cúng cho rắn. Những con rắn đã trở thành biểu tượng của thần thánh, và họ gọi chúng là vua rồng.
8.5. Ở châuÁ.
- TạiẤn Độ,thần rắn có tên gọi là Naga. Rắn được xem như biểu tượng của sự bất tử, được kính trọng như con vật linh thiêng. Đối với người theođạo HinduẤn giáoxemrắn như một biểu tượng của thần thánh và đi sâu vào tôn giáo của người Ba-la-môn với lễ hội của rắn. Trong lễ hội, người ta chia phần gạo của mình cho các con rắn với hy vọng điều này sẽ giảm bớt những rủi ro và mang lại những điều tốt đẹp, ngoài ra còn dành riêng cho rắn ngày tết vào tháng 8 hàng năm. Hình ảnh thường thấy ở các đền đài Ấn Độ là vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn quanh mình.

Thần Shiva

Rắn được xem như là một biểu tượng của sự bất tử ở Ấn Độ.
- Tại Trung Quốc, tín ngưỡng thờ rắn được biết đến từ khá lâu, qua hình tượng thần Phục Hy đầu người đuôi rắn, thần Nữ Oa đầu người mình rắn. Xà vương Naga là biểu tượng của linh vật bảo vệ tôn giáo, cội nguồn của sự sống và cái chết.Ở Trung Quốc, ngày 12/4 âm lịch là ngày sinh củaXà vương, người dân đi cúng tế tấp nập, nhộn nhịp. Dân gian thường cúng thần rắn bằng ếch nhái.
- Tại Iran, người ta đã tìm thấy dấu vết của của tín ngưỡng thờ rắn thiêng qua các hình vẽ, vòng tròn được chạm khắc trên vách các hang động. Người Ba Tư cổ thờ rắn rất thành tâm ở các đền, nơi diễn ra các lễ hiến tế và lễ hội bằng sự kính trọng đối với những vị thần vĩ đại nhất của họ. Trong thần thoại của người Ba Tư, sự đấu tranh giữa hai vị thần thiện - ác, Ormuzd và Ahriman, được hình dung là hai con rắn đang tranh nhau quả trứng vũ trụ.
- TạiThái Lan, có những ngôi làng rắn ngày càng trở nên thân thiện với con người. Với người Thái Lan, rắn là hồn của âm vật, là thần mẹ. Trong văn hóa tâm linh, rắn là vật linh thiêng, mang lại may mắn cho con người, vì thế ở đền thờ Thái Lan có rất nhiều đền thờ rắn. Rắn trong đền thờ ở Thái Lan với hình ảnh rắn trên bậc thang cũng thường thấy.

Người dân Thái Lan rất tôn sùng các thần rắn
- TạiCampuchia,người Khmer vốn có tín ngưỡng thờ rắn Naga chín đầu. Rắn chín đầu là biểu tượng cho thần đất và thần nước. Sau này, do ảnh hưởng của đạo Bà la môn, rắn còn mang biểu tượng nguồn gốc các vị vua lập quốc. Vì thế, các vị vua Khmer thường cho xây dựng các cung điện và đền thờ lớn bằng đá, mà rắn Naga được xem là vị thần canh giữ, chúng xuất hiện trên cầu thang, các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc trên các mái tháp để xua đuổi tà ma.Trong kiến trúc nhiều ngôi đền cổ của người Khmer, hình ảnh cầu vồng và rắn Naga tượng trưng cho cầu nối giữa trần gian và cõi Niết bàn.

Rắn trong kiến trúc và điêu khắc ở chùa của người Khmer
- Tại Việt Nam, trong văn hóa dân gian người Việt, tục lệ thờ rắn là một tín ngưỡng nguyên thủy mang hai ý nghĩa: thủy thần và vật tổ.
Việc xem rắn là thủy thần gắn với những ý niệm về sông nước của cư dân nông nghiệp phổ biến ở nhiều vùng. Ngày nay, chúng ta vẫn bắt gặp những đền thờ rắn xuất hiện dọc theo các con sông như sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống…

Đền thờ thần rắn tại xã Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
Tại Thanh Hóa, đền thờ rắn được đặt tại xã Cẩm Lương, huyện Cảm Thủy cạnh suối cá thần. Theo người dân trong vùng, rắn chính là vị thần bảo hộ cho loài cá sống trong suối cá thần này.
Tại đình làng Phú Bài, xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế có lập bài vị thần hai vị thần rắn là ông Dài, ông Cụt. Theo truyền thuyết, đây là hai con rắn một dài một cụt vốn là con của thần gió từng hiện linh giúp đỡ dân làng đem lại mưa thuận, gió hòa nên được dân làng tôn xưng là thủy thần.
Có thể thấy, hình dạng và đặc điểm di chuyển của rắn là cơ sở để người xưa hình dung và đồng nhất rắn với những con sông và nguồn nước. Việc thờ thần rắn là hình tượng tiểu biểu nhất trong tục thờ thủy thần. Đây là lớp văn hóa sớm nhất của người Việt cổ đi từ vùng núi xuống chinh phục đồng bằng.
Xem thêm
- Tục thờ rắn ở Việt Nam– Wikipedia
- Rắn thần Naga trong văn hóa Phật giáo
- Rắn trong văn hóa dân gian - Báo Thái Bình điện tử
 
9. Rắntrong tôn giáo.
          9.1. Rắn trong Ki-tô giáo:

           Rắn trong Kinh Thánh qua câu chuyện về Eve và con Rắn trong Vườn Địa Đàng được coi là “biểu tượng” của sự độc ác, ám chỉ những người ranh mãnh, lọc lừa, gian dối, quỷ quyệt, cám dỗ, không nên tiếp cận mà phải tránh xa.
Rắn cũng là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà Thiên Chúa đã tạo dựng. Chính con rắn đặt vấn đề với người đàn bà: “Có thật Thiên Chúa bảo các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không?”(St 3:1). Người đàn bà nói với con rắn: “Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn”(St 3:2). Rắn nói với người đàn bà: “Chẳng chết chóc gì đâu!”(St 3:4).
Thiên Chúa hỏi người đàn bà: “Ngươi đã làm gì thế?”. Người đàn bà thưa: “Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn” (St 3:13). Thiên Chúa phán với con rắn: “Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị nguyền rủa nhất trong mọi loài súc vật và mọi loài dã thú. Mi phải bò bằng bụng, phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi”(St 3:14).
Và Thiên Chúa nói tiếp: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó”(St 3:15).
1) Cựu ước nhiều lần nói tới loài rắn.
Ông Gia-cóp có lời chúc phúc: “Ước gì Đan là một con rắn trên đường, một con rắn lục ở lối đi, cắn gót chân ngựa, khiến người cưỡi phải ngã ngửa”(St 49:17).
Có lần Thiên Chúa hỏi ông Môsê: “Tay ngươi cầm cái gì đó?”. Ông đáp: “Thưa một cây gậy” (Xh 4:2). Người phán: “Vất nó xuống đất đi!”.Ông Môsê vất nó xuống đất, và nó hoá ra con rắn. Ông Môsê liền chạy trốn (Xh 4:3).
Xh 7:8-13 ghi lại lời Chúa phán với ông Môsê và ông Aharon: “Nếu Pharaô bảo các ngươi: Hãy làm một phép lạ xem, thì ngươi hãy nói với Aharon: Anh cầm cây gậy của anh, ném xuống trước mặt Pharaô, và gậy sẽ hoá thành một con rắn to”. Ông Môsê và ông Aharon liền đến với Pharaô và làm như Đức Chúa đã truyền. Ông Aharon ném cây gậy của mình xuống trước mặt Pharaô và bề tôi của vua: gậy hoá thành một con rắn to. Pharaô cũng triệu các hiền sĩ và pháp sư đến; và các phù thủy Ai-cập cũng dùng phù phép của mình mà làm như vậy: mỗi người ném cây gậy của mình và gậy hoá thành một con rắn to. Nhưng gậy của ông Aharon nuốt gậy của họ. Dù vậy, Pharaô vẫn cứng lòng, không nghe ông Môsê và ông Aharon, như Đức Chúa đã nói trước.
Thiên Chúa lại phán với Môsê:“Ngươi hãy đến nói với Pharaô lúc sáng sớm, khi nhà vua ra mé nước. Hãy đứng chờ để đón vua ở bên bờ sông Nin. Hãy cầm trong tay cây gậy đã biến thành rắn” (Xh 7:15).
2) Tân ước cũng nhiều lần nhắc tới loài rắn.
Thấy nhiều người thuộc phái Pharisêu và phái Xađốc đến chịu phép rửa, ông Gioan Tẩy giả nói với họ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?” (Mt 3:7).
Một lần nọ, khi nói về việc cầu nguyện, Chúa Giêsu đặt vấn đề: “Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn?”(Mt 7:9-10; Lc 11:11).
Còn khi nói về việc truyền giáo, Chúa Giêsu nói: “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu” (Mt 10:16).
Với những người tà tâm, Chúa Giêsu quả quyết: “Loài rắn độc kia, xấu như các người thì làm sao nói điều tốt được? Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra” (Mt 12:34). Hoặc lần khác, Ngài nói: “Đồ mãng xà, nòi rắn độc kia! Các người trốn đâu cho khỏi hình phạt hoả ngục?” (Mt 23:33).
Nói về “dấu lạ” ở những người có lòng tin khi trừ quỷ nhân danh Ngài, Đức Kitô cho biết: “Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ” (Mc 16:18).
Khi đám đông lũ lượt kéo đến xin được làm phép rửa, ông Gioan nói với họ: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?” (Lc 3:7).
Nhóm Mười Hai hớn hở báo cáo với Sư Phụ về việc ma quỷ chạy cụp đuôi khi nghe nói đến tên Giêsu, Đức Kitô nói với họ: “Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em” (Lc 10:19). Nhưng Ngài nói thêm: “Chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”(Lc 10:20).
          Cuối cùng, Đức Kitô nói về chính Ngài: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy”(Ga 3:14).
          9.2. Rắn trong Ấn giáo.

Thần Vishnu nằm trên con rắn Nāga, cho vợ là Lakshmi vuốt chân. Phía trên là thần Brahma bốn đầu.
          Tam thần (E: The Trimurti) là ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo bao gồm Brahma (Phạm Thiên) là đấng tạo hóa, Vishnu (Tỳ Thấp Nô) là đấng bảo hộ, còn Shiva (Thấp Bà) là đấng hủy diệt. Cả ba tạo thành bộ Tam thần, thường được gọi là "Brahma-Vishnu-Maheshwara" Họ là những dạng khác nhau của một người được gọi là Đấng Tối cao hay Svayam Thế Tôn / Thần Krishna / Parabrahman. Phối ngẫu của ba vị thần gồm ba nữ thần: Saraswati, Lakshmi và Parvati gọi là Tridevi (Tam nữ thần), được coi là phiên bản nữ của Tam thần Ấn giáo và cùng với Trimuti được tôn kính trên tất cả các vị thần khác.
Nāgalà một con vật trong truyền thuyết của Ấn Độ giáo với thân hình rắn thường được mô tả với nhiều đầu đáng sợ: mang bành, mõm chó, những con mắt lồi ra và giống như của người.
Trong truyền thuyết của Ấn Độ và vùng Đông Nam Á, rắn Nāga là những cư dân sống dưới lòng đất để canh giữ các kho báu. Kẻ thù của nó là con chim ưng Garuda khổng lồ, nhưng thật ra Nāga và Garuda chỉ là 2 hóa thân của thần Vishnu, 2 khía cạnh của thần thánh.
Nāga nổi tiếng nhất là thần Vishnu ngồi lên trên nó trong thời gian giữa lúc thế giới bị tuyệt diệt và khi sáng lập một thế giới mới. Nāga là kẻ canh giữ và bảo vệ, trung gian giữa trời và đất, kẻ đưa tin giữa thế giới sống và thế giới bên kia.
Chu kỳ của thế giới được chia thành 4 kalpa (thời kỳ). Sau khi được tạo lập, qua 14 giai đoạn sẽ dẫn đến ngày tận thế. Trong giai đoạn thứ 6 của thời kỳ hiện nay, các thần thánh và ác quỷ sẽ đấu tranh giành sự thống trị thế giới, nhưng có một lúc tạm hòa.
Vào cuối một thời kỳ sẽ đến lúc hủy diệt. Trước tiên, năng lực của thần Vishnu có dạng mặt trời làm khô kiệt mọi sự sống trên trái đất. Kế đó thần có dạng gió, hút hết không khí rồi phun lửa đốt mọi thứ ra tro. Sau đó, thần lại biến thành mây và trút mưa sữa từ đại dương vũ trụ xuống. Tro của sự tạo lập được giữ lại và hòa tan trong đại dương, kể cả mặt trăng và các ngôi sao. Đó là thời kỳ bóng đêm cũng kéo dài như thời kỳ ban ngày.
          9.3. Rắn trongPhật giáo.
1) Rắn Nāga và đức Phật.
Theo kinh Maha-sát-đầu và đồ hình khắc trên đá về đề tài vườn Lộc Uyển (ở Ấn Độ) thì lúc Đức Phật giáng sinh, Trời Đế Thích, Phạm Vương và Long Vương dùng nước thơm tắm gội cho Phật. Đó là căn cứ khởi phát cho tập tục dùng nước thơm tắm gội cho tượng Phật đản sanh vào lễ Phật đản hàng năm - gọi là Quán Phật hội (hay Phật sanh hội, Dục Phật hội...) phổ biến trong hầu hết các cộng đồng tín đồ Phật giáo.
Cũng có thuyết cho rằng, lúc Phật giáng sinh có chín con rồng hoặc con rồng chín đầu phun nước thơm tắm cho Đức Phật. Đây là cơ sở của các quần tượng Cửu Long hay các tranh vẽ Cửu Long phúng thủy.

Tượng Đức Phật đản sinh được rắn tắm!
          Nāga phổ biến trong nhiều Phật thoại và đa phần gắn liền với Đức Phật lịch sử. Một Phật thoại điển hình  câu chuyện rắn thần Nāga Mucalinda che chở cho Đức Phật. Truyện kể: Vào tuần thứ sáu, sau khi thành đạo, từ cây Ajapala Đức Phật sang cây Mucalinda và ngự tại đây một tuần lễ để chứng nghiệm quả vị giải thoát. Bỗng nhiên có một trận mưa to kéo đến. Trời sẫm tối dưới lớp mây đen nghịt và gió lạnh thổi vùn vụt suốt nhiều ngày.
Vào lúc ấy, mãng xà vương Mucalinda, từ ổ chui ra, uốn mình quấn quanh đức Phật bảy vòng và khum đầu to che trên đầu Ngài. Nhờ vậy mà mưa to gió lớn không động đến thân đức Phật. Đến cuối ngày thứ bảy, thấy trời quang mây tạnh trở lại, Mucalinda tháo mình trở ra và bỏ hình rắn, hiện thành một thanh niên, chắp tay đứng trước mặt đức Phật.

Rắn Nāga che mưa gió cho đức Phật
Trong kinh văn Phật giáo, các motif Nāga thuộc truyền thống Hindu được tiếp nhận và biến cải ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, sự thống thuộc Nāga vào Bát bộ chúng/ Thiên long bát bộ - các vị thần bảo hộ Phật pháp là có phần hoàn bị.
Đức Phật đã dùng oai đức cảm hóa cả 8 bộ chúng [Thiên (Deva/ Trời), Long (Nāga / Rồng), Dạ-xoa (Yaksa/ quỷ/chằn), Càn-thát-bà (Gandhava/ Hương thần/ Nhạc thần), Atula (Asura), Ca-lâu-la (Garuda/ Kim xí điểu), Khẩn-na-la (Kimnara/ Phi nhân/ Ca nhân), Ma hầu La-già (Mahoraga/ Đại mãng thần)] quy y trở thành quyến thuộc của Phật, ở cõi thọ dụng của chư Phật, hộ trì Phật và Phật pháp.
Mặc dù là loại chúng sanh hộ pháp và hướng thiện, thường hiện đến dự pháp hội để nghe Phật giảng kinh, song Nāga không được coi là loại chúng sinh hội đủ phẩm chất như con người.
Trong luật tạng, có tích kể về một con Nāga muốn mau tiến bộ trên đường tu học đã hóa thành một chàng trai tráng đến trước Tăng-già xin thọ giới xuất gia. Khi đã được thọ giới, Nāga về tăng phòng ngủ lại hoàn hình thành Nāga khiến chư Tăng hốt hoảng. Do vậy, chư Tăng nghị hội trục xuất vị Tăng sĩ gốc Nāga này với lý do Nāga chưa đủ sức tiến hóa để thọ giới Tỳ-kheo, tức phải sanh lên làm người, có đủ căn cơ tốt mới được làm Tỳ-kheo
Tuy nhiên, bất cứ loài chúng sanh nào có được chí nguyện tu đạo thì sẽ đạt được sự chuyển thân hầu đạt được quả vị giác ngộ. Trong văn liệu Nam truyền có một kết thúc có hậu: Để sách tấn vị tu sĩ gốc Nāga bị trục xuất khỏi Tăng-già, Đức Phật đã hứa với Nāga rằng: Các trai trẻ xuất gia, trong giai đoạn bắt đầu từ lúc cạo đầu đến lúc được chư Tăng chính thức đồng ý được thọ giới được gọi là Nāga.
Tóm lại, rắn thần Nāga là một ví dụ điển hình cho quá trình tu tập, cải hóa của Phật giáo. Câu chuyện về rắn thần còn cho chúng ta thấy, dù bất cứ loài chúng sanh nào, kể cả loài hung dữ và độc hại, nếu biết phát khởi thiện tâm và chí nguyện theo thiện đạo thì chắc chắn sẽ đạt được giác ngộ.
          2) Ẩn dụ 4 loại người với 4 loài rắn.
          TrongKinh Tăng chi Bộ 2, Chương Bốn pháp, Phẩm Mây Mưa XI trang 23, bản dịch Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành 1996, có ghi:
          “Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người có mặt ở đời được ví như bốn loại rắn. Thế nào là bốn? Loại rắn có nọc độc nhưng không ác độc; loại ác độc nhưng không nọc độc; loại có nọc độc và ác độc; loại không có nọc độc không có ác độc.
Hạng thứ nhất, đó là hạng người rất mau phẫn nộ, nhưng phẫn nộ không tồn tại lâu dài. Ví như, loại rắn có nọc độc nhưng không ác độc.
[Loại người này chúng ta thường gặp ở đời, họ rất nóng nhưng cũng mau nguội, đa phần là những người bộc trực, ăn ngay nói thẳng, thấy sao nói vậy, thậm chí bốp chát. Cho nên, cũng dễ mích lòng mọi người. Nếu bị xúc phạm họ phản ứng liền và sẵn sàng tha thứ cho dù đối phương có xin lỗi hay không. Tuy nhiên họ không có tâm hiểm độc “ghim” lấy để trả thù. Kể ra loại người này cũng có thể “chơi được”.]
Hạng thứ hai, đó là hạng người không mau phẫn nộ, nhưng phẫn nộ tồn tại lâu dài. Ví như loại rắn không có nọc độc, nhưng có ác độc.
[Loại người này nặng lòng cố chấp, hoặc không tha thứ buông xả thậm chí ngay cả chính mình. Nếu bị xúc phạm có thể tức thì họ tỏ vẻ không chấp nhứt, nhưng sau đó thì ôm lòng oán hận mãi không thôi và ngấm ngầm tìm cách trả thù. Hạng người này “khó xài”.]
Hạng thứ ba, đó là hạng người rất mau phẫn nộ, và phẫn nộ tồn tại lâu dài. Ví như, loại rắn có nọc độc và có ác độc.
          [Loại người này khỏi cần bàn, thật “khủng khiếp”.]
Hạng thứ tư, đó là hạng người không mau phẫn nộ, và phẫn nộ tồn tại lâu dài. Ví như, loại rắn không có nọc độc, và không có ác độc.
[Loại người này quả ư là tuyệt vời, đến với họ chỉ thấy sự an ổn trong tâm hồn. Họ là những bậc Thánh nhân, Hiền triết biết chịu đựng và  đem đến sự bình yên không sợ hãi tuyệt đối cho mọi người. Nên “gần gũi”.]
Thông thường hình tượng con rắn được xem là phiền não và cụ thể trong bài kinh này là thí dụ cho phiền não Sân hận. Theo lời dạy của Phật, ta cần thực hành dần theo hạnh Từ, Bi, Hỉ, Xả để đoạn trừ tâm Sân hận, nếu chưa được hạng người thứ tư, chí ít cũng phải làm loại thứ nhất; và giả sử có gặp phải loại rắn thứ hai, ba nếu chưa đủ tài năng “bắt rắn” thì nên tránh xa là tốt nhất.
3) Ẩn dụ chuột trắng - chuột đen và rắn.
Câu chuyện về chuột trắng và chuột đen và rắn được thấy trong Kinh Tân-đầu-lư Đột-la-xà Thuyết Pháp Cho Vua Ưu-đà-diên. Kinh này ghi:
“Tôn giả Tân-đầu-lư bảo: Này Đại Vương, tôi nay vì ngài mà nói sơ lược một thí dụ về lỗi lầm của tham đắm vị ngọt trong sinh tử nơi các cõi. Xin Vua hãy chí tâm lắng nghe.
- Thuở xưa, có người đang đi đường nơi hoang dã. Anh bỗng gặp một con voi to lớn hung dữ đuổi theo. Anh sợ hãi bỏ chạy, không biết trốn lánh nơi đâu. Chợt trông thấy một cái giếng hoang, anh ta liền nắm lấy rễ cây leo xuống giữa giếng để trốn. Lúc đó, có hai con chuột trắng và đen đang thay nhau gặm chiếc rễ cây mà anh đang bám, xung quanh giếng lại có bốn con rắn độc đang chực chờ cắn, còn dưới đáy giếng lại có một con rồng độc to lớn. Anh ta vô cùng sợ hãi bốn con rắn độc xung quanh cũng như con rồng độc phía dưới. Điều đáng sợ nữa là, chiếc rễ cây lại dao động sắp đứt! Trên cây có tổ ong, rơi xuống ba giọt mật vào miệng anh ta. Lúc đó cây bị động, nhánh cây phá vỡ tổ ong. Đàn ong bay túa ra châm chích vào thân anh. Lại có lửa rừng nổi lên, cháy lan tới cây. Đại Vương nên biết, người đó khổ não thực không thể kể hết !
Vua nghe vậy mới thưa rằng: “Người đó được vị ngọt rất ít mà khổ hoạn rất nhiều. Vị ngọt hưởng được ít như nước ở dấu chân bò, còn khổ hoạn lại nhiều như biển cả! Vị ngọt nhỏ như hạt cải mà khổ hoạn lớn như núi tu-di! Vị ngọt ít như ánh sáng đom đóm còn khổ hoạn nhiều như ánh sáng nhật nguyệt. Đây giống như lấy khoảng trống của lỗ ngó sen để so sánh với hư không, lại như lấy con muỗi mà so với kim xí điểu! Sự so sánh ít nhiều giữa vị ngọt dục lạc và khổ hoạn cũng như vậy.
Tôn giả nói: “Này Đại Vương, nơi hoang dã là dụ cho sinh tử. Người đàn ông kia dụ cho phàm phu. Con voi dụ cho vô thường. Giếng hoang dụ cho thân người. Rễ cây dụ cho mạng căn, tức thọ mạng của chúng sinh. Hai con chuột trắng và đen dụ cho ngày và đêm. Hai chuột cắn gặm rễ cây dụ cho niệm niệm hoại diệt. Bốn con rắn độc dụ cho bốn đại. Mật ngọt dụ cho năm dục. Bầy ong dụ cho ác giác quán (tức tâm ô nhiễm hướng đến những đối tượng của nhận thức). Lửa rừng thiêu đốt dụ cho già. Rồng độc bên dưới dụ cho chết.
Cho nên phải biết, vị ngọt của dục lạc rất ít, đau khổ lại quá nhiều! Sinh già bệnh chết không ai thoát khỏi. Người thế gian thân tâm lao khổ không nơi nương tựa. Các khổ bức bách đến mau như điện chớp. Đó là điều đáng lo sợ mà không nên ái nhiễm vướng mắc. Này Đại Vương, ta nay nói với Vua những lời này tuy thô xấu, nhưng thực sự vô cùng lợi ích!”
(Đại Chánh Tạng, quyển 32, kinh 1690, trang 787a-b)
Họa thơ:
Trắng đen hai chuột cắn đêm ngày
Rễ mạng đứt dần nguy ngập thay!
Bốn rắn vây quanh: thân bệnh khổ
Một rồng chờ sẵn: mạng nguy tai!
Phật thương ách nạn đưa tay cứu
Người đắm vị ngon chẳng đoái hoài
Tự cam đọa lạc trong giếng cũ
Thượng sĩ xuất trần được mấy ai?
          Hay:
二鼠侵藤真百苦      Nhị thử xâm đằng chân bách khổ
四蛇圍井過千憂      Tứ xà vi tỉnh quá thiên ưu
忽然我斷藤根子      Hốt nhiên ngã đoạn đằng căn tử
道是千休與萬休      Đạo thị thiên hữu dữ vạn hưu
                                       Hai chuột cắn dây khổ đêm ngày
Vây quanh bốn rắn sợ hôm mai
Mạng căn dây rễ một phen đứt
Buông tay là Đạo, tự tại thay!
          Thế gian vô thường, thanh niên tài hoa một thuở, danh tiếng một thời, giờ là ông lão hom hem, nằm chờ chết trên giường bệnh! Thiếu nữ sắc nước hương trời, “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” giờ thành bà lão tóc bạc lưng còng, đêm ngày bị đau nhức hành hạ! Đằng sau ánh đèn màu sân khấu là biết bao bóng tối của đời người! Thực là:
Tài hoa một kiếp mồ xanh nghỉ
Hương sắc nửa đời mây trắng bay!
Mới hay:
Xưa nay muôn việc đều thay đổi
Vô thường một pháp không đổi thay
VIDEO
-  Sư Cô Tâm Tâm: Con rắn độc ngàn năm
- Triết lý về con rắn- THÍCH NHẬT TỪ
- Cặp Rắn ẩn tu với Hòa thượng Thích Thiền Tâm
- Bí ẩn rắn bò vào chùa nghe tụng kinh, gõ mõ | Báo Dân Việt
 
10. Rắn trong văn chương.
10.1.Rắn Chằn Tinh trong Thạch Sanh – Lý Thông
Đây là truyện nôm bằng thơ. Chằn Tinh là một con rắn tu luyện nhiều năm, dữ tợn và biến hoá vô cùng ; vua bắt dân phải lập miếu thờ, hằng năm phải hy sinh một người con trai cho nó ăn thịt. Năm ấy Lý Thông bị chỉ định hy sinh, bèn gạt người anh em kết nghĩa là Thạch Sanh đi thế mạng. Thạch Sanh đương đầu với Chằn:
Giở ra cơm nắm toan ăn,
Hay đâu gió thổi ầm ầm rung cây.
Lại thêm gầm rú ghê thay,
Trông ra thấy một vật nay dị kỳ.
Thạch Sanh chẳng biết vật chi,
Trắng đen, xanh đỏ, hoe hoe cả mình,
Hung hăng giơ vuốt, nhăn nanh,
Phòng toan làm giữ như hình mọi khi.
Thạch Sanh hoá phép tức thì,
Búa rìu liền phóng một khi yêu xà.
Mắng rằng “ mày giống tà ma,
Hại người ta chẳng dung tha mày nào ! ”
Xà tinh liền nhảy xốc vào,
Thạch Sanh liền lấy thần đao chém liền.
Ai rằng rắn có phép tiên,
Hoá ra lửa cháy bốn bên đỏ ngòm.
Thạch Sanh hoá nước mưa tuôn,
Tự nhiên lửa tắt kinh hồn xà tinh.
Lại e yêu nghiệt tàng hình
Trốn đi nơi khác, ắt mình uổng công.
Bủa vây lưới sắt bịt bùng,
Nguyên hình rắn phải đùng đùng hoá ngay.
Chàng dùng dao báu chém rày
Rõ ràng con rắn vừa tày một gian (một gian : một gian nhà).
Truyện cổ dân gian, với những tình tiết na ná như Thạch Sanh, được lưu truyền nhiều nơi khắp thế giới. Riêng ở Việt Nam, các địa phương có những thoại khác nhau. Đặc biệt đồng bào Cao Bằng xem địa phương mình là gốc gác của truyện, căn cứ vào câu mở đầu “ ngày xưa ở quận Cao Bình ”, và ở Hoà An, Cao Bằng có hang, tương truyền là nơi Thạch Sanh chém Chằn Tinh và nhiều đền thờ Thạch Sanh ở các làng xã. Giả thuyết khác cho rằng truyện Thạch Sanh chém Chằn gốc Khờ-me.
Chuyện Thạch Sanh được đưa lên sân khấu : Năm 1962, Dũng Hiệp phóng tác thành Tuồng cổ Dũng Sĩ Gốc Đa, đồng thời truyện cũng chuyển thành kịch bản cải lương, có năm được trình diễn ở rạp Maubert tại Paris, vào cuối thập kỷ 1960.
Trên sân khấu dân gian, còn có tuồng hát bội Thanh xà Bạch xà được quần chúng miền Nam ham thích. Một chuyện tình cảm động : hai con rắn tu hành đắc đạo, thành đôi gái đẹp, yêu thương và lấy chung một người chồng. Sau đó, tình duyên trắc trở, người chồng lâm trọng bệnh, Bạch xà phải hiện nguyên hình làm rắn, trèo non lặn biển tìm thuốc trường sinh cứu chồng. Một chuyện tình huyền ảo, lãng mạn, xoá bỏ thành kiến về loài rắn.
          10.2. Rắn báo oán – Nguyễn Trãi.
Năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông (con vua Lê Lợi) đi tuần du phương đông, duyệt võ ở Chí Linh. Nguyễn Trãi lúc bấy giờ đã về trí sĩ tại Côn Sơn, bèn ra nghênh tiếp xa giá nhà vua. Lê Thái Tông bèn đến viếng chùa Côn Sơn là nơi có ẩn am của Nguyễn Trãi. Nhìn thấy tì thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ nhan sắc lộng lẫy, lại có biệt tài về văn chương, vua Lê Thái Tông bèn phong cho chức Lễ Nghi Học Sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh nhà vua. Đến khi Đông tuần, xa giá về tới Trại Vải (Lệ Chi Viên), thuộc xã Đại Lại, huyện Gia Định, nay là Gia Bình, thình lình nhà vua nhuốm bệnh, lên cơn sốt dữ dội. Thị Lộ phải hầu hạ, thang thuốc suốt đêm, rồi nhà vua băng hà. Các quan hốt hoảng, vội vã và bí mật phụng giá về Kinh, nửa đêm vào cung mới làm lễ phát tang. Tất cả triều thần đều buộc tội Thị Lộ đã âm mưu giết vua, liền đem nàng ra giết chết.
Thảm trạng này xảy ra đúng lúc trong triều có nhiều võ quan theo phe Lê Sát, sinh lòng đố kỵ vì thấy ngày trước Nguyễn Trãi được Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) trọng dụng, đem lòng oán ghét, nhân cơ hội này, liền nghi Nguyễn Trãi là chủ mưu sát đế. Thế là sau đó, quan Thừa Chỉ Nhập Nội Hành Khiển Đại thần Nguyễn Trãi đã bị giết và cả ba họ bị tru di.
Truyền thuyết cho rằng: lúc lập vườn tại Côn Sơn, lính hầu của Nguyễn Trãi đã giết chết một ổ rắn gồm mấy mẹ con. Sau đó rắn mẹ tái sinh, bò lên trần nhà nhìn Nguyễn Trãi đọc sách. Rắn nhỏ xuống một giọt máu đào, xuyên thấm qua ba tờ giấy, nhằm ám chỉ là ba họ. Về sau, cũng con rắn đó đã hiện thân nơi Thị Lộ làm ả bán chiếu Gon ở Tây Hồ, gặp Nguyễn Trãi, có xướng họa như sau:
Ả ở nơi đâu, bán chiếu Gon?
Chẳng hay chiếu đã hết hay còn?
Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi?
Đã có chồng chưa? Được mấy con
***
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu Gon
Cớ chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân xanh mới độ trăng tròn lẻ,
Chồng còn chưa có, hỏi chi con!
Sau đó thì Thị Lộ đã trở thành tì thiếp của Nguyễn Trãi, nhập được gia đình ông ta, để âm mưu phục thù, trả nợ máu ngày xưa là mấy mẹ con đã bị giết oan nơi bụi rậm.
Cái án oan này, mãi đến 22 năm sau, vua Lê Thánh Tông mới xét lại. Đó là vụ án lịch sử Lệ Chi Viên. Vua thấy có nhiều điều hàm hồ, oan ức cho một đại công thần khai quốc, liền truyền hủy bỏ bản án trước kia, truy phục chức cho Nguyễn Trãi, tức Lê Trãi, con cháu ông được tìm kiếm và đưa ra làm quan, lại cấp tư điền để con cháu lo việc tế tự hàng năm.
Chuyện Rắn báo oán, nhân vụ án Nguyễn Trãi. Thật ra đây là truyện Tàu, chuyện Ngô Trân đời Tống và chuyện Phương Chính Học đời Nguyên, do một số nho sĩ thời Lê mô phỏng để giải thích, mờ xoá tấn thảm kịch chính trị thời đó. Một mặt nó xuyên tạc lịch sử, mặt khác hạ thấp tư cách Nguyễn Thị Lộ, và trầm trọng hơn nữa, phản ánh thành kiến với phụ nữ, đồng hoá phụ nữ với tai hoạ.
          10.3. “Rắn đầu” - Lê Quý Đôn.
Tam Nguyên Lê Quý Đôn (1726 – 1784), tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, quê xã Duyên Hà, Hưng Yên nay thuộc tỉnh Thái Bình.Thuở nhỏ, cậu bé Lê Danh Phương (tên đầu tiên của Lê Quý Đôn) rất cứng đầu (rắn đầu) và biếng học. Cha Phương quở trách, ông phải làm một bài thơ “Rắn Đầu” để tạ tội, với điều kiện mỗi câu trong bài bát cú phải có một tên rắn. Phương vâng lời và đọc ngay như một thần đồngbài thơ Đường luật thất ngôn bát cú trong một trường hợp khá ly kỳ như sau về rắn, mỗi câu có tên một loài rắn, truyền tụng trong văn học và được giảng dạy ở chương trình giáo dục. Ý nghĩa bài thơ cao diệu vừa mang tính văn chương chữ nghĩa vừa mang tính giáo dục răn đe, tự mình giác ngộ sự học:
Chẳng phải “liu điu” vẫn giống nhà
“Rắn đầu” biếng học, chẳng ai tha
Thẹn đèn “hổ lửa” đau lòng mẹ,
Nay thét “mai gầm” rát cổ cha.
“Ráo” mép chỉ quen tuồng nói dối,
                              “Lằn” lưng cam chịu vết roi tra.
Từ nay “Trâu Lỗ” chăm nghề học.
Kẻo “hổ mang” danh tiếng thế gia.
Đặc điểm của bài thơ này là: nếu ta bỏ hai chữ ở đầu mỗi câu, ta sẽ được một bài Ngũ ngôn bát cú:
Liu điu vẫn giống nhà
Biếng học, chẳng ai tha
Hổ lửa đau lòng mẹ,
Mai gầm rát cổ cha.
Chỉ quen tuồng nói dối,
Cam chịu vết roi tra.
Trâu Lỗ chăm nghề học (*).
Mang danh tiếng thế gia.
(*) Ghi chú:  “Trâu” ở đây chỉ loài rắn hổ trâu, Lỗ là quê quán Đức Khổng Tử mà thiên hạ gọi là Vạn Thế Sư Biểu, hay là Sinh Dân Vị Hữu, nghĩa là từ khi có loài người thì chưa có ai (bằng ông ta)! Còn nước Trâu là quê hương của Thầy Mạnh Tử. Một câu xướng độc đáo:  “Nước lỗ trâu chảy ra Khổng Mạnh”, nghĩa là: Dòng nước nhỏ từ lỗ chân trâu ra thì không có (khổng) mạnh mẽ.
          Bài thơ đã đọc xong, câu nào cũng có tên một con rắn, mà lời thơ vẫn đúng vần, đúng luật, lưu loát, không bị gò ép.
 Lê Quý Đôn là một nhà bác học có kiến thức rất uyên bác. Người đời sau đã gọi ông là một nhà văn, nhà chính trị học, nhà kinh tế học, nhà xã hội học, nhà địa lý học, nhà ngôn ngữ học… Khi ông mất, những người đương thời đã viết: “Trời đã làm mất một người thầy thông minh nhất đời, tinh tuý của suối nguồn học vấn…”. Chúa Trịnh Khải đã xin Vua Lê Hiến Tôn cho bãi triều ba ngày, để tỏ lòng thương tiếc ông.
11. Rắn trongthành ngữ, tục ngữ - ca dao, hò vè.
          11. 1.Rắn trongthành ngữ, tục ngữ.
          Chém rắn đuổi hươu: Hành động hung ác mù quáng, tiêu diệt, làm hại cả kẻ xấu lẫn người tốt, không trừ ai.
Đánh rắn giữa khúc: Không đánh trúng vào chỗ hiểm, chỗ quan trọng, khiến đối phương có thể hồi phục; hành động nửa vời, không triệt để.
Con rắn không chân đo năm rừng bảy rú, con gà không vú nuôi chín mười con: Ca ngợi, khuyến khích sự nhẫn nại, chịu thương chịu khó.
Cõng rắn cắn gà nhà: Kẻ phản phúc, phản bội, vì quyền lợi riêng mà cấu kết với ngoại bang để làm hại gia đình, Tổ quốc, đồng bào.
Đánh rắn phải đánh dập đầu:  Chỉ cho việc muốn trừ khử mầm độc hại phải diệt tận gốc rễ.
Đầu rồng đuôi rắn: 1. Việc ban đầu thì hưng thịnh, sau thì suy yếu; 2. Chuyện lúc khởi đầu thì có vẻ to tát, đẹp đẽ nhưng kết thúc lại chẳng ra gì; 3. Sự cọc cạch, không tương xứng giữa những bộ phận có những phẩm chất quá khác biệt trong cùng một chỉnh thể.
Ếch lại đòi cắn cổ rắn: Chuyện ngược đời, kẻ yếu lại gây sự với kẻ mạnh.
Học chẳng biết chữ cua chữ còng, nói thì cứ như rồng như rắn: Kẻ đã dốt nát lại hay ba hoa.
Khẩu Phật tâm xà: Giả dối, tráo trở, miệng nói từ bi, nhân nghĩa nhưng trong lòng thì nham hiểm, độc địa.
Len lét như rắn mồng năm: Diện mạo, thái độ sợ sệt, không đàng hoàng (ngày 5 tháng 5 âm lịch là Tết Đoan ngọ, trong dịp này người ta có tục lệ diệt sâu bọ, rắn rết).
Liu điu lại nở ra dòng liu điu:  Nói về tính cách khó thay đổi của con người.
Mười hang ếch cũng gặp một hang rắn: Hay làm điều vụng trộm, sai trái ắt có ngày gặp nạn, gặp rủi.
Như rắn mất đầu:  Phản ánh việc mất phương hướng.
Nói rắn nói rồng: Nói về việc ăn nói dài dòng, bịa đặt, mỉa mai châm biếm.
Rắn đói lại chê nhái què: Sỉ diện hão, đài các rởm, đang thiếu, đang cần nhưng lại kén chọn, từ chối điều mà xưa nay vẫn thèm muốn.
Rắn đổ nọc cho lươn: Kẻ xấu nhập nhằng đổ vấy lỗi lầm, gán ghép trách nhiệm cho người lương thiện.
Rắn rết bò vào, cóc nhái nhảy ra: Tình thế không thể chung sống với nhau được, kẻ mạnh dữ di chuyển đến đâu thì kẻ yếu đuối phải rời ngay đi nơi khác.
Sư hổ mang, vãi rắn rết: Chỉ những sự việc không đúng đắn, đạo đức giả.
Thao láo như mắt rắn ráoChỉ cho mắt mở to, nhìn lâu không chớp.
Vẽ rắn thêm chân: 1. Vẽ vời, làm những việc rắc rối, gây thêm phiền toái, bất lợi; 2. Bịa đặt, thêu dệt, dựng chuyện để vu vạ.
          11.2. Rắn trong ca dao, hò vè.
          1. Trong hò vè - đối đáp, dân gian có bài vè khá hay về một số loại rắn như:
                              Mái gầm, chàm quạp, hổ lác, hổ hèo
Ri cốc, liu điu, ri voi, hổ lửa
Hổ hành, hổ ngựa, rắn ráo, rắn râu
Quỷ khóc thần sầu: hổ mang, hổ sậy
Thấy đà run rẩy: cạp nia, cạp nong
Lặn lội dưới sông: là con rắn nước
                              Rắn rồng, rắn lục, ri cá, rắn trung
Nghe đến hãi hùng: hổ mây, hổ bướm
                              Ớn đà quá ớn... chẳng dám kể thêm.
Rắn cũng là đặc sản để chế biến các món nhậu:
“Cần chi cá lóc, cá trê. Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều”.
2.Trong vè 12 con giáp có câu:
“Tuổi Tỵ rắn ở bọng cây. Nằm khoanh trong bọng có hay chuyện gì”.
3.Rắn cũng đi vào chuyện tình của những đôi trai gái yêu nhau. Họ có dịp hò hát đối đáp với nhau để tìm bạn trăm năm trong những ngày lễ hội, tết, giao mùa như:
Con rắn hổ mây nằm cây thục địa
Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên
Phận em là gái thuyền quyên
Ai mà đối đặng kết nguyền phu thê”.
Thế rồi cô gái cất giọng đố:
Con gì có cánh không bay?
Con gì không cẳng chạy bay năm rừng?”
Và chàng trai đáp lại:
Con gà có cánh không bay
Con rắn không cẳng chạy bay năm rừng
          Hoặc câu đố và đáp cũng tương tự, bên gái đố:
Con gì không chân đi năm rừng, bảy rú?
Con gì không vú nuôi chín, mười con?”
Và bên trai đáp:
Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú
Con gà không vú nuôi chín, mười con”.
          Hay:
Anh vẽ rồng rắn làm chi?
Cho em mệt trí nghĩ suy đêm ngày!
                              Nói đi, nói đại, sợ gì?
Em đây hiểu được, tình này em trao!
          Tình yêu qua bài vè đã được cô gái thể hiện thực tế hơn, không văn hoa bóng bẩy, e lệ, rụt rè mà đi thẳng vào thể hiện tình yêu của mình đối với chàng trai.
          4. Ngoài ra, Rắn được mọi người sử dụng làm câu đố vui trong dân gian:
“Con gì trườn dọc bờ ao. Bắt ếch, bắt nhái le vào le ra?”.
Có thể nói, trong kho tàng văn học dân gian, ca dao, tục ngữ, hò vè về rắn rất phong phú và đa dạng, phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống từ tính cách con người đến tình yêu lứa đôi.
12. Những người tuổi Rắn nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Trong 12 con giáp, mỗi con giáp lại đại diện cho những phẩm chất đặc trưng. Chính vì vậy, mỗi hiện thân năm tuổi lại có những nhân tài kiệt xuất, ghi dấu ấn cho năm tuổi của mình, xét về nhiều mặt đáng được lưu dan. Nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2013, xin giới thiệu một vài tên tuổi nhân vật có dấu ấn trong lịch sử mang tuổi Rắn như một sự tưởng nhớ đầu xuân.
1.TRIỆU THỊ TRINH (sinh năm Ất Tỵ 225 - mất năm Canh Ngọ 248)

Bà Triệu Thị Trinh hay Triệu Trinh Nương (bà còn được gọi là Nhuỵ Kiều Tướng quân hay Lệ Hải bà vương, quê ở Cửu Chân, huyện Nông Cống - nay thuộc vùng núi Quan Yên, miền Định Công - Thiệu Yên, Thanh Hoá) là nữ anh hùng dân tộc, lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Ngô thời Bắc thuộc.
Bà cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ quân binh, lập nghĩa quân chống lại sự đàn áp của giặc Ngô. Tuy nhiên, năm 248, Triệu Quốc Đạt mất, nghĩa quân bị giặc đàn áp dã man, bà đã chọn cái chết để giữ toàn khí tiết. Về sau, thời vua Lý Nam Đế đã lập miếu thờ bà, và truy phong làm Bật chính anh hùng tài trinh nhất phu nhân.
2. CAO BÁ QUÁT (sinh năm Kỷ Tỵ 1809 - mất năm Giáp Dần 1854)

Cao Bá Quát là nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam vào giữa thế kỷ 19. Tên hiệu của ông là Chu Thần hay Cúc Đường, ông sinh tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Sinh trưởng trong gia đình nghèo khó, nhưng ông thể hiện tài năng văn hay chữ tốt, thơ phú hơn người.
Vào khoảng năm 1834, ông thường có những buổi xướng hoạ với các danh sĩ đất Thăng Long. Sau khi qua đời, ông để lại cho nền văn chương Việt Nam bộ sách Chu thần thi tập, là tập hợp 1531 bài thơ và 21 bài văn xuôi của ông bằng chữ Nôm và chữ Hán.
3. NGUYỄN ẢNH THỦ (sinh năm Tân Tỵ 1821- mất năm Tân Mùi 1871)
Ông là liệt sĩ thời Cần Vương chống Pháp; sinh tại làng Tân Sơn Nhì, huyện Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh). Ông hưởng ứng phong trào dưới cờ nghĩa quân Trương Định, năm 1864 ông bị địch bắt và kết án tù. Năm 1868, khi mãn hạn tù, ông tập hợp đội nghĩa quân tiếp tục chống Pháp. Năm 1871, đội nghĩa quân của ông giết được tên trưởng đồn Thuận Kiều, nhưng trong trận này ông cũng hi sinh.
4. TRẦN TRỌNG KHIÊM (sinh năm 1821 - mất năm Bính Dần 1886)
Ông là nhà yêu nước, người Việt Nam đầu tiên đến Hoa Kỳ, trước cả nhà ngoại giao Bùi Viện. Sau này ông đổi tên thành Lê Kim; quê quán: Xuân Lũng, Sơn Vi (nay là huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Khoảng năm 1850, ông tới miền Viễn Tây Hoa Kỳ để tham gia đội tìm vàng đa sắc tộc. Sau đó, ông trở về California làm cộng tác viên cho tờ Alta California, Morning Post, sau đó làm công tác viên cho báo Daily Evening một thời gian. Khoảng năm 1856, ông trở về Việt Nam, ông và một số người đứng ra khai phá, lập làng Định An thuộc phủ Tân Thành tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Sau đó ông theo Võ Duy Dương mộ quân chống Pháp. Năm 1866, quân Pháp truy quét, đồn quân do ông cai quản thất thủ, ông đã tuẫn tiết bảo toàn danh dự.
5. ĐÀO TẤN (sinh năm Ất Tỵ 1845 - mất năm Đinh Mùi 1907)

Đào Tấn là một danh sĩ, nhà soạn tuồng cận đại nổi tiếng Việt Nam, thuộc dòng dõi Đào Duy Từ, quê ở thôn Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tên đầy đủ là Đào Đăng Tấn, là vị quan thanh liêm thời nhà Nguyễn, giữ chức Tổng đốc An - Tĩnh, Công bộ thượng thư. Ông giỏi văn chương, là người có công sáng tạo ra nghề hát bội ở Bình Định. Trong bộ môn nghệ thuật sân khấu Tuồng, ông là nhà soạn tuồng cao nhất về số lượng cũng như chất lượng từ trước tới nay.
6. NGUYỄN BÁ HỌC (sinh năm Đinh Tỵ 1857 - mất năm Tân Dậu 1921)
Ông là nhà văn, quê ở làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Ông theo đuổi nghiệp văn chương năm 1918 bằng việc viết truyện ngắn, chính luận và chọn dịch các bài Hán văn, Pháp văn đăng ở Tạp chí Nam Phong, Tạp chí Đông Dương.
Ông được giới văn học đánh giá là một trong hai cây bút đầu tiên viết truyện ngắn hiện đại bằng Quốc ngữ trong văn học Việt Nam. Trong vòng ba năm (từ năm 1918 đến 1921), ông viết 7 truyện ngắn đăng trên Tạp chí Nam Phong. Nguyễn Bá Học nổi tiếng với câu nói: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".
7. TỐNG HỮU ĐỊNH (sinh năm Kỷ Tỵ 1869 - mất năm Nhâm Thân 1932)

Tống Hữu Định là người khởi xướng bộ môn ca kịch cải lương, hiệu Tịnh Trai, tục gọi là Thầy Phó Mười Hai (vì ông làm phó tổng và là người con thứ 12 trong gia đình); quê quán ở làng Long Châu, tỉnh Vĩnh Long. Ông nổi tiếng là người hào hoa, say mê âm nhạc dân tộc.
Chính ông là người có sáng kiến khai sinh ra điệu hát "ca ra bộ" (năm 1914) – tiền thân của nghệ thuật hát cải lương sau này. Trong lịch sử bộ môn hát cải lương Nam bộ, các nhà nghiên cứu đã dành cho ông một chỗ đứng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của bộ môn này.
8. PHAN PHÁT SANH (sinh năm Quý Tỵ 1893 - mất năm Bính Thìn 1916)
Tự là Phan Xích Long, quê ở Chợ Lớn. Năm 1911, ông được tôn làm lãnh tụ phong trào nông dân chống Pháp mang màu sắc tôn giáo. Sau đó, ông lập căn cứ ở núi Thất Sơn và in truyền đơn rải khắp các chợ Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định... kêu gọi nhân dân nổi lên chống Pháp giành độc lập.
Ngày 21-3-1913, ông bị địch bắt ở Phan Thiết và bị kết án khổ sai. Sau vụ phá ngục vào tháng 2-1916, quân Pháp đã thẳng tay tàn sát 57 vị "Vô danh anh hùng" gồm 38 người xử công khai và 19 người bị giết tại chỗ. Biến cố bi thương này được các sử gia gọi là "Quái kịch Xích Long ở Nam kỳ”, đây cũng là một trang sử hào hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
9. MAI THỌ TRUYỀN (sinh năm Ất Tỵ 1905 – mất năm Quý Sửu 1973)
Ông là nhà nghiên cứu Phật giáo, quê ở Bến Tre. Sinh thời, ông là một trong những đốc phủ sứ ngoại hạng và có công trong việc sáng lập chùa Xá Lợi (Sài Gòn) và Hội Phật học Nam Việt. Ông viết nhiều chuyên luận về Phật giáo ở cả hai miền Bắc – Nam cũng như dịch thuật một số kinh sách đạo Phật. Thập niên 60 của thế kỷ XX, ông đã giữ chức Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa của chính quyền Sài Gòn và là người có công đóng góp vào việc phục chế một số tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam.
10. LÊ VĂN THỚI (sinh năm Đinh Tỵ 1917 – mất năm Quý Hợi 1983)
 
Ông là nhà khoa học được phong hàm giáo sư, quê quán ở Gò Dầu, Tây Ninh. Ông đã từng được học bổng du học ở Pháp vào thập niên 40 của thế kỷ trước và được tín nhiệm phân công phụ trách khảo cứu nhiều đề tài hóa học hữu cơ cơ cấu, làm Trưởng ban khảo cứu cây thông của Viện Đại học Bordeaux, Pháp. Từ năm 1958, sau khi về nước, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành đại học, trong khảo cứu khoa học và đặc biệt quan tâm đến việc đặt nền móng tân tiến cho nền thuật ngữ Việt Nam - một công trình của Hoàng Xuân Hãn đã khởi xướng.
11. NGUYỄN TUẤN TRÌNH (sinh năm Đinh Tỵ 1917 – mất năm Canh Dần 1950)
 
Nguyễn Tuấn Trình là nhà thơ với bút danh Thâm Tâm, quê ở thị xã Hải Dương. Năm 1938, ông vẽ tranh và sáng tác văn học. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm và Truyền bá quốc ngữ, Phổ thông bán nguyệt san. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Thâm Tâm tham gia văn hóa Cứu quốc, ở trong Ban biên tập Báo Tiên Phong (1945-1946); sau đó ông nhập ngũ, làm thư ký tòa soạn Báo Vệ quốc quân (sau là Báo Quân đội Nhân dân). Trong số các tác phẩm của ông, Tống biệt hành là một thi phẩm nổi tiếng với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí yêu nước rất cao.
12. NAM CAO (Sinh năm Đinh Tỵ 1917- mất năm Tân Mão 1951)
          Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí, sinh năm Đinh Tỵ 1917, tại làng Đại Hoàng, Cao Đà, huyện Nam Song nay là xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học tư, sáng tác văn học, nổi tiếng với các truyện ngắn, tiểu thuyết xã hội.
Năm 1943, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc, Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông tham gia hoạt động tích cực ở quê ông. Năm 1946 nhập đoàn quân Nam tiến vào miền nam Trung bộ. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác tuyên truyền, báo chí và văn nghệ ở Việt Bắc.

          Ngày 30/11/1951 ông hi sinh tại bót Hoàng Đan, Gia Viễn, Ninh Bình trên đường đi công tác vào vùng địch.         
Các tác phẩm chính của ông đã được xuất bản: Chí phèo, Sống mòn, Đôi mắt, truyện ngắn Nam Cao,...
13. Những năm Tỵ đáng nhớ trong lịch sử Việt Nam.
Lịch sử nước ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, trong đó có những năm Tỵ với nhiều sự kiện thật đáng nhớ.
Năm 208 TCN - Quý Tỵ.
Nhà nước Âu Lạc ra đời do Thục An Dương Vương đứng đầu. Thục Phán, thủ lĩnh tục người Âu Việt ở miền núi, sau cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi, đã thống nhất các tộc người Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, thay thế và phát triển nhà nước Văn Lang của các vua Hùng, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). An Dương Vương cho đắp thành Cổ Loa rộng lớn, gồm nhiều vòng thành và hào kiên cố, tạo thành một căn cứ liên hoàn giữa thủy và bộ. Đây cũng là trung tâm kinh tế, chính trị của nước ta thời đó.
Năm 981 - Tân Tỵ
                                       Đánh cho tỏ mặt anh hùng.
Đánh cho Tống địch cùng đường chạy xa
Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng và con trai cả Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích ám hại nơi sân điện Hoa Lư, Đinh Toàn ở tuổi lên 6 lên nối nghiệp họ Đinh. Nhưng khổ nỗi, tuổi vua còn nhỏ, nhà Tống nhân cơ hội đó lăm le khởi binh Nam tiến thôn tính Đại Cồ Việt. Trước họa ngoại xâm lơ lửng trên đầu, Thái hậu Dương Vân Nga sau khi biết “Dưới trên thay thảy đều nghe, Bèn tôn Thập đạo thay vì Nhị Đinh” (Theo Thiên Nam ngữ lục). Chiếc áo long cổn được khoác lên người vị Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn tháng 7 năm Canh Thìn (980) để củng cố lòng dân kháng chiến chống xâm lược Tống.
Tháng 3 âm lịch, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất. Quân dân nước Đại Việt, dưới sự lãnh đạo của vua Lê Đại Hành đã phá tan thủy quân giặc Tống xâm lược do Lưu Trừng cầm đầu ở sông Bạch Đằng, chém tướng Hầu Nhân Bảo ở Bình Lỗ (Sóc Sơn-Hà Nội), phá tan giặc ở Tây Kết (Hà Bắc), đuổi tướng Trần Khâm Tộ chạy dài, bắt sống hai tướng Triệu Phụng Huân và Quách Quân Biện về giam tại kinh đô Hoa Lư.
Nhà Tống hoảng sợ phải ra lệnh bãi binh. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất hoàn toàn thắng lợi.
Năm 1077 - Đinh Tỵ
Nhà Tống cử đạo quân hùng hậu do các tướng giỏi Quách Quì, Triệu Tiết chỉ  huy tiến vào nước ta. Quân dân Đại Việt, dưới sự  chỉ huy của tướng quân Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến sông Cầu ngăn bước tiến của kẻ thù. Ngày 18/1/1077, trên sông Như Nguyệt (một đoạn của sông Cầu) nơi có phòng tuyến của quân ta đã vang lên bài thơ Nam quốc sơn hà do Lý Thường Kiệt sáng tác:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Bị thiệt hại nặng nề mà không phá  vỡ được phòng tuyến của ta, quân Tống phải chấp nhận điều đình với ta và rút quân về  nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai của quân dân Đại Việt đã kết thúc thắng lợi.
Năm 1149 - Kỷ Tỵ
Vân Đồn lập trấn giao thương.
Mở mang ngoại nghiệp phú cường đất Nam

Vân Đồn - Hải cảng quốc tế đầu tiên ở Việt Nam
          Quảng Ninh có trên 600 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong số đó, duy nhất có một di tích thuộc công trình kinh tế giao thương cảng biển là Thương cảng Vân Đồn với trầm tích ngàn năm.
Ngày nay, Vân Đồn là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Ninh. Nhưng ngược về thời xưa, chúng ta biết rằng Vân Ðồn, hay đồn mây bắt nguồn từ tên gọi của Vân sơn thuộc làng Vân, nay thuộc xã Quan Lạn nằm trong tuyến đảo ngoài Vân Hải. Do ở cửa ngõ của vùng quần đảo hiểm yếu nên thời Tiền Lê đã có đồn Vân nhằm trấn giữ vùng biển Đông Bắc của sơn hà Đại Cồ Việt.
Sang thời nhà Lý đời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175), nhận thấy vị trí không chỉ là tiền đồn của đất nước trong quan hệ lãnh hải với phương Bắc, mà Vân Đồn còn có một vị trí thuận cho giao thương, buôn bán, tiện cho thuyền bè qua lại, neo đậu. Bởi thế mà trang Vân Đồn được thành lập.
          Trong Việt sử cương mục tiết yếu của Đỗ Xuân Bảng thời Nguyễn, việc này được chép lại: “Kỷ Tỵ, Đại Định năm thứ 10 (1149). Mùa xuân, đặt trang Vân Đồn (nay là tổng Vân Hải, huyện Nghiêu Phong, tỉnh Quảng Yên). Bấy giờ thuyền buôn các nước Trảo Oa (tức nước Chà Và, còn có tên là Hạ Cảng – tức đảo Java), Xiêm La (ở phía Nam Gia Định, tức hai nước Xiêm La và La Giải, thời Minh đổi thành Xiêm La) tụ tập nhiều ở Hải Đông liền dựng trang ở hải đảo cho họ cư trú”. Nhờ việc làm năm Kỷ Tỵ, Vân Đồn dần dần phát triển mạnh, trở thành thương cảng lớn ở phía Bắc đất nước suốt thời Lý, Trần và Lê sơ, chứng thực cho sự phát triển của hoạt động ngoại thương ở đất nước trọng nông Đại Việt thời bấy giờ.
Năm 1257 - Đinh Tỵ
Đánh quân Mông Cổ tham tàn.
Ức vạn muôn ngàn dân đứng lên theo
Thời nhà Trần, dòng họ Đông A ba lần liên tiếp đối đầu với quân Mông – Nguyên, được xem là loại giặc mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ khi tung hoành khắp Á – Âu. Vậy nhưng, khi tiến xuống phương Nam, xâm lược một đất nước nhỏ như cái đấu Đại Việt, quân Mông Cổ đã phải dừng bước. Và mở đầu cho chuỗi chiến thắng oanh liệt của quân dân Đại Việt thời Trần, chính là cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất vào năm Đinh Tỵ (1257).
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho hay, vào tháng 12 năm Đinh Tỵ (1257), quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai sau khi thôn tính nước Đại Lý (thuộc Vân Nam, Trung Hoa) liền tràn vào nước ta theo đường sông Thao. Vua Trần Thái Tông tự mình cầm quân chống giặc. Nhưng thế giặc mạnh như tằm ăn rỗi, quan quân phải rút lui bảo toàn lực lượng. Cả nước thực hiện “vườn không nhà trống”, tiến hành chiến tranh du kích tiêu hao địch. Để củng cố lòng tin đánh giặc, vua Trần Thái Tông nhận được câu trả lời quả quyết của Thái sư Trần Thủ Độ: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng nghĩ đến chuyện khác cho phiền lòng”. Đến 24 tháng Chạp, vua Trần phản công, đánh tan giặc ở Đông Bộ Đầu (khu vực Long Biên- Hà Nội) thu phục kinh thành. Giặc Nguyên Mông phải tháo chạy về nước.
Nhờ chiến thắng Đông Bộ Đầu cuối năm Đinh Tỵ (1257), đất nước Đại Việt có được mùa xuân thái bình ngay sau đó, tạo bàn đạp tinh thần và lực lượng vững chắc để về sau đối đầu với quân Nguyên trong hai lần xâm lược gần 40 năm sau. Và đến năm Ất Tỵ (1305), đất nước lại có một tin vui khác.
Năm1305- Ất Tỵ.
Đại Việt mở cõi về Nam.
Huyền Trân công chúa bà hoàng nước Chiêm
Trong không khí thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Nguyên năm Ất Dậu (1285) và Mậu Tý (1288), quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành ngày càng trở nên hữu hảo, bền chặt, như Thiên Nam minh giám có viết:
Dẹp được Lao lấy đâu đâu,
Chiêm Thành tiến phụng về chầu quốc gia.
Thiên hạ vầy nên một nhà,
Thông đường buôn bán gần xa đi về.
Sau cuộc kinh lý Chiêm Thành của Thượng hoàng Trần Nhân Tông năm Tân Sửu (1301), mối lương duyên giữa công chúa Đại Việt Huyền Trân và vua Chiêm Chế Mân được ấn định. Bốn năm sau, vào năm Ất Tỵ (1305), cuộc hôn nhân Việt – Chiêm được chính thức tiến hành.
Đám cưới Chế Mân và công chúa Huyền Trân.
Sử cũ thuật lược rằng: “Tháng 2, Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và bộ đảng hơn trăm người dâng hiến vàng bạc, hương quý, vật lạ làm lễ vật cầu hôn” (Trích Đại Việt sử ký toàn thư). Ngoài những vàng bạc, châu báu, thức ngon, vật lạ dâng tiến để mong có sự tác thành của triều đình Đại Việt, vua Chiêm Chế Mân đồng thời thể hiện thiện ý của chàng rể Đông sàng (rể ngồi giường phía Đông, ý là rể quý) dâng cả hai châu Ô và châu Lý nằm ở phía Bắc đất nước hoa Champa làm lễ vật dẫn cưới.
Xét về cương vực, trong Đất nước Việt Nam qua các đời của học giả Đào Duy Anh, châu Ô và châu Lý (hay châu Rí) chính là đất Thuận Hóa: “Thuận Hóa gồm có Thuận Châu và Hóa Châu, tương đương với đất Ô và châu Lý của Chiêm Thành nhường cho nhà Trần, tức là miền Quảng Trị và Thừa Thiên ngày nay”.
Dù cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân và Chế Mân bị nhân gian cũng như nhiều quan lại nhà Trần không đồng ý, nhưng cũng nhờ cuộc hôn nhân hiếm có trong lịch sử dân tộc, lãnh thổ Đại Việt đã kéo dài về Nam mà không mất mũi tên, ngọn giáo nào:
Công chúa được gã cho Lồi (tức Chiêm Thành)
Quảng Nam tứ hải sính tài của tin.
(Theo Thiên Nam minh giám)
(Theo Thiên Nam minh giám)
          Năm 1473 - Quý Tỵ.
Tháng Giêng, vua Lê Thánh Tông, thân hành cày ruộng tịch điền và đốc xuất các quan đi theo cùng cày. Tập tục này do vua Lê Đại Hành khởi xướng từ gần 500 năm trước, nhân dịp xuân mới hằng năm nhằm động viên nông gia cày cấy.
Tháng 2 âm lịch, vua Lê Thánh Tông ra lệnh cấm uống rượu để hạn chế nạn chè chén say sưa, bỏ bê công việc trong các quan.
Năm1533-Quý Tỵ.
Lê triều nghiệp đế Trung hưng.
Hai phương Nam – Bắc nước từng phân chia
Hết thời nhà Trần, họ Hồ nối nghiệp 7 năm, đất nước sau một thời gian có sự hiện diện của ngoại bang bước sang thời kỳ phát triển cực thịnh với triều Lê sơ. Nhưng lên cao trào thịnh trị cũng có lúc phải suy vi như con tạo xoay vần. Năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung lật đổ vua Lê Cung Hoàng, lập nên nhà Mạc. Tuy nhiên, sự nghiệp Trung hưng của nhà Lê cũng ngay liền đó được tiếp nối với vua Lê Trang Tông. Đó là năm Quý Tỵ (1533), tức cách Quý Tỵ (2013) ngày nay chẵn 480 năm.
Sự nghiệp Trung hưng nhà Lê được Đại Việt sử ký tiền biên ghi: “Quý Tỵ (1533). Mùa xuân, tháng giêng, vua lên ngôi ở Ai Lao (nước Lào ngày nay – tác giả), đặt niên hiệu là Nguyên Hòa, tôn Đại tướng quân Nguyễn Kim là Thượng phụ thái sư Hưng quốc công, chưởng nội ngoại sự, lấy trung nhân Đinh Công làm Thiếu Úy Hùng Quốc Công, còn lại, người nào cũng được phong thưởng để họ đồng lòng giúp rập”. Vua Lê Trang Tông với sự kiện lên ngôi ở Ai Lao năm Quý Tỵ (1533) cũng trở thành vị vua đầu tiên và duy nhất trong các vua Việt lên ngôi hoàng đế ở nước ngoài. Thực là:
Cành Lê có độ tái vinh,
Xui nên tá mệnh trời sinh thánh hiền.
Đức vua Triệu tổ ta lên,
Cất quân phù nghĩa giúp nền trung hưng.
(Trích Đại Nam quốc sử diễn ca)
Từ sự kiện trên mà sau đó “khoảng gần 10 năm dọn dẹp cỏ rậm lập lên triều đình, thế nước lại nổi lên… Rồi đem quân tiến đánh lấy được tất cả đất cát châu Ái, châu Hoan (Thanh Hóa, Nghệ An – tác giả), dựng điện ở sách Vạn Lại (Thọ Xuân – tác giả). Các hào kiệt đều theo về cả. Cơ nghiệp trung hưng, thực là bắt đầu từ đây” (Trích Lịch triều hiến chương loại chí phần Nhân vật chí). Với sự kiện Quý Tỵ, nhà Lê Trung hưng được lập nên, tồn tại cho đến năm Kỷ Dậu (1789), nhà Hậu Lê trở thành một triều đại tồn tại lâu dài nhất nước Việt.
Năm 1689 - Kỷ Tỵ        
Vào tháng 6 âm lịch, triều đình Lê-Trịnh đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhằm bảo toàn lãnh thổ  quốc gia, sai xứ sang nhà Thanh đòi trả lại các châu Bảo lạc, Thủy Vị, Vị Xuyên, Quỳnh Nhai.
Năm 1773 - Quý Tỵ.
Tháng 2 âm lịch, nghĩa quân Tây Sơn do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo đánh chiếm miền Hạ Đạo, Tuy Viên và các vùng lân cận (Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay). Đến tháng 8 âm lịch, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn, tuần phủ Nguyễn Khắc Tuyên hoảng sợ bỏ chạy. Sau khi hạ thành Quy Nhơn, nghĩa quân tấn công liên tiếp các phủ Quảng Ngãi. Diên Khánh, Bình Khang, Bình Thuận. Thế lực của nghĩa quân từ đây ngày càng mạnh, phát triển thành phong trào nông dân Tây Sơn rộng lớn về sau với các chiến công oanh liệt lật đổ triều Lê-Trịnh-Nguyễn thối nát, đánh tan 20 vạn quân Thanh.
Năm1785- Ất Tỵ.
Rạch Gầm, Xoài Mút ghi danh.
Sáng gương Nguyễn Huệ, tan tành thuyền Xiêm
Đây là lần duy nhất chứng kiến sự hiện diện của quân đội phong kiến Xiêm La trên đất nước Đại Việt, và cũng là thất bại đau đớn cho mộng Đông tiến của triều đình phong kiến ngoại bang.
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm Ất Tỵ (1785):
Số là lúc ấy, chúa Nguyễn Ánh trước thế mạnh của phong trào Tây Sơn do “Tây Sơn tam kiệt” lãnh đạo, đã cầu cứu người Xiêm sang giúp để lấy lại nước. Ngay từ tháng 7 năm Giáp Thìn (1784), thủy quân Xiêm đổ bộ lên đất Gia Định, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta với lực lượng hơn 5 vạn. Nhờ lực lượng đông đảo ban đầu, khí thế đang hăng, quân Xiêm giành được ưu thế trên chiến trường Gia Định. Nhưng, ngày vui ngắn chẳng tày gang. Chưa đầy nửa năm sau, số phận đạo quân xâm lược ấy được định đoạt nơi Rạch Gầm Xoài Mút của đất Mỹ Tho.
Đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, dài khoảng 6 km, rộng chừng vài km, ở giữa có cù lao Thới Sơn, hai bên bờ sông cây cỏ rậm rạp và có nhiều kênh rạch được chọn làm nơi quyết định số phận quân xâm lược Xiêm. Hạ tuần tháng Giêng năm Ất Tỵ (1785), gần 4 vạn trong số 5 vạn quân Xiêm rơi vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn mà bỏ mạng. Bộ phận tàn quân còn lại phải tháo chạy lên bờ, trốn sang đất Chân Lạp để tìm đường về Xiêm, không một lần dám quay đầu trở lại. Đúng là:
Bần gie đóm đậu sáng ngời,
Rạch Gầm - Xoài Mút muôn đời oai linh!
Từ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút nơi đất Mỹ Tho ấy, thế và lực của nghĩa quân Tây Sơn ngày càng mạnh để sau này thanh thế mở rộng ra đến Phú Xuân, Bắc Hà, tạo điều kiện về sau đất nước được thống nhất thành hình chữ S hoàn chỉnh ở triều đại nhà Nguyễn.
Năm 1821 - Đinh Tỵ
Tháng Giêng, cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành bùng nổ  với căn cứ Trà Lũ (Hà Nam Ninh cũ), nghĩa quân hoạt động khắp các tỉnh ven biển từQuảng Yên đến Thanh Hóa, góp phần làm suy yếu triều đình nhà Nguyễn. Tháng 2 âm lịch, bắt đầu lập Quốc Tử Giám  ở kinh đô Huế.                 
Tháng 4 âm lịch, nhà sử học Phan Huy Chú  dâng triều đình bộ sách “Lịch triều hiến chương loại trí” gồm 49 quyển.
Năm 1857 - Đinh Tỵ.
Tháng 8 âm lịch, vua Tự Đức ban hành lệnh cấm đạo; tư bản phương Tây mượn cớ đẩy mạnh việc vũ trang xâm lược Việt Nam. Vua Pháp Napoleon III thông qua quyết định vũ trang xâm lược Việt Nam.
Năm 1869 - Kỷ Tỵ.
Bắt đầu thành lập cơ quan địa chính và tiến hành đo đạc, phân định đất đai ở Nam Kỳ. Cuối năm, triều đình Huế xin đổi cho Pháp ba tỉnh miền Tây để lấy lại một tỉnh Biên Hòa.
Năm 1905 - Ất Tỵ.
Công cuộc Đông du được triển khai do Phan Bội Châu khởi xướng.
Hoàn thành tuyến đường sắt Hà Nội - Vinh.
Năm 1917 - Đinh Tỵ
Ngày 30/8, Trịnh Văn Cấn tức Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo binh lính yêu nước khởi nghĩa ở Thái Nguyên phá nhà lao, thả tù chính trị, làm chủ thị xã trong 6 ngày.

Đường hoa Nguyễn Huệ 2013 – Quý Tỵ
Bài đọc thêm

Rắn trong truyện tiền thân Đức Phật

Truyện tiền thân Đức Phật hay còn gọi Bổn sanh truyện là tuyển tập bao gồm 547 câu chuyện nhỏ được sắp xếp thành từng chương theo thứ tự một bài kệ, riêng phần cuối được kết thúc bởi câu chuyện Vessantara nổi tiếng.       

Truyện tiền thân nhằm mục đích tạo niềm tin vào đạo pháp trong mọi tầng lớp xã hội từ vua chúa, Bà-la-môn cho đến các giới bình dân cùng khổ, nó giống như những truyện cổ tích dành cho trẻ em nhưng lại mang tính giáo dục cao về luật nhân quả nghiệp báo.
 

1. Chuyện Con Rắn Tre - Veḷuka Jātaka (Jā.43).

Bồ Tát được sanh làm vị ẩn sĩ đứng đầu một hội chúng ẩn sĩ gồm 500 vị. Một trong số 500 vị ẩn sĩ này có nuôi con rắn trong ống tre và thương yêu như con nên ông được gọi là Veḷukapitā  (Cha của Veḷuka). Bồ Tát cảnh báo sự nguy hiểm, nhưng vị ẩn sĩ không nghe. Lần nọ, ông đi cùng các ẩn sĩ vô rừng hái trái và ở lại trong rừng hai - ba ngày nên con rắn bị bỏ đói trong thất. Lúc trở về, ông đến vuốt ve rắn và bị rắn cắn, rồi ngã ra chết. Chuyện kể về một tỳ-kheo khó dạy. Veḷukapitā là tiền thân của vị tỳ-kheo này.

2. Chuyện Con Rắn Phun Nọc Độc - Visavanta Jātaka (Jā. 69).

Một người nông dân bị một con rắn độc cắn và người đó được đưa đến cho y sĩ (Bồ-tát), là một thầy trị nọc rắn nổi tiếng. Vị thầy cho người bắt con rắn kia về và buộc nó phải hút nọc của mình ra khỏi vết thương trên người của người nông dân. Rắn từ chối dù bị doạ bị giết chết bởi thầy rắn.
Câu chuyện kể về Tôn giả  Sāriputta nguyện không ăn bánh bột nữa vì đã lỡ ăn phần bánh bột dân làng cúng dường cho tỳ-kheo vắng mặt. Rắn là tiền thân của Tôn giả Sāriputta.

3. Chuyện Đúng Vậy Chăng? - Saccaṅkira Jātaka  (Jā. 73).

Vua trị vì xứ Benares  có một Hoàng tử tên Duṭṭhakumāra mà ai cũng không thích. Một hôm, ông ra sông tắm. Có cơn giông nổi lên.  Ông bảo nô tỳ đưa ông ra giữa sông để tắm. Họ thả hoàng tử xuống nước và trình báo nhà vua họ không thấy chàng đâu hết. Chàng bám được khúc cây trôi, trên đó có con rắn, chuột và két. Cả bốn được vị ẩn sĩ (Bồ Tát) cứu và dưỡng nuôi. Lúc ra đi, rắn nói mình có 400 triệu chôn ở một chỗ nọ mà ẩn sĩ có thể đến đó gọi “Rắn ơi!” là có ngay; chuột có 300 triệu dành cho ẩn sĩ; két hứa với ẩn sĩ gạo đầy nhiều xe; và Hoàng tử sẽ cúng dường tứ sự đầy đủ cho vị ẩn sĩ, mặc dù trong lòng chàng đang nung nấu căm thù muốn giết ngài.

Sau khi Hoàng tử lên ngôi, vị ẩn sĩ đến thử lòng của ông như thế nào, cũng như ba bạn cũ. Ông đến rắn, gọi tên và được rắn dâng kho tàng liền. Chuột và két cũng giữ lời hứa. Còn Vua  Duṭṭha cho đánh và đem ông ra lệnh xử trảm. Trên đường ra pháp trường, ông nói kệ rằng “Những người hiểu đời nói thật: Vớt khúc gỗ trôi tốt hơn cứu một sống người!” Được hỏi sao ông nói vậy, ông kể lại câu chuyện. Dân chúng phẫn nộ giết vua và đặt vị ẩn sĩ lên ngôi. Tân vương đem chuột, rắn và két vô cung nuôi.
Câuchuyện được kể về Devadatta âm mưu hại Phật. Duṭṭha là tiền thân của Devadatta; rắn là Tôn giả Sāriputta; chuột là Tôn giả Moggallāna; và két là Tôn giả Ānanda.

4. Chuyện Lửa Cháy - Ghatāsana Jātaka (Jā. 133).

Một thời, Bồ Tát được sinh làm con chim chúa sống với đàn chim trên cây; trên cây này có một nhánh de ra trên hồ nước. Chim đậu trên cành để phân rơi xuống hồ, trú xứ của Rắn chúa Caṇḍa. Rắn chúa muốn đuổi chim đi nên làm nước hồ phun lên đốt cháy cây. Chim chúa thấy nguy cơ đến bèn gọi đàn chim bay đi lánh nạn. Nhiều chim không nghe nên bị cháy tiêu.

Câu chuyện đượckể về một tỳ-kheo có lều bị cháy rụi. Dân làng cất cho ông một lều khác nhưng phải ba tháng mới xong. Trong ba tháng này ông không thể thiền định.

5. Chuyện Con Rắn  - Uraga Jātaka (Jā.).

Một thời, Vua Brahmadatta  trị vì Benares tổ chức lễ hội để thần dân nhiều cõi đến vui chơi. Trong đám đông có Rắn Nāga đứng gần Kim-xí-điểu Garuḍa. Vô tình Nāga đặt tay lên Garuḍa. Xoay qua thấy Garuḍa, Nāga sợ quá bèn chạy trốn. Garuḍa rượt theo và quyết bắt Nāga. Đến sông, thấy một vị ẩn sĩ đang tắm và để áo vỏ cây trên bờ Nāga liền hoá ra hòn ngọc chui vô y. Garuḍa biết nhưng không bắt Nāga vì kính nể vị ẩn sư. Ẩn sư đưa cả hai về am thất và biến cả hai thành bè bạn qua lời giảng về lòng từ.

Câu chuyện được kể liên quan đến hai võ quan luôn luôn tranh cãi mỗi khi gặp nhau. Không ai can ngăn được, kể cả nhà vua. Nhìn thấy hai ông đủ duyên đắc Sơ quả, đức Phật bèn đến nhà họ khất thực và vì họ nói kinh Sự Thật. Về sau hai ông trở thành bạn thân khiến ai ai cũng đều tán thán lời nhiếp phục của đức Phật.

6. Chuyện Con Chuột Rừng - Nakula Jātaka (Jā. 165).

Đức Bồ Tát sanh làm đạo sĩ khổ hạnh trên Hy Mã Lạp Sơn. Trên đường du hành của Ngài có con chuột rừng và con rắn luôn luôn tranh cãi nhau. Ngài thuyết cho hai con vật nghe về lợi lạc của lòng từ và khuyên chúng không nên đố kỵ nhau.
Câu chuyệnđược kể về hai sĩ quan của Vua Pasenadi  hay cãi nhau. Có thể xem lại chuyện tiền thân số 154 - Uraga Jātaka. Hai con vật chỉ hai vị quan.

7. Chuyện Tu Tập Từ Tâm - Khandhavatta Jātaka (Jā. 203).

Một thời, đức Bồ Tát sinh làm vị tu khổ hạnh ở -Kāsi. Được biết có nhiều tỳ kheo bị rắn cắn chết, Ngài tập họp các tỳ-kheo trong vùng lại và dạy các ông tu tập từ tâm đối với bốn gia đình rắn (Virūpakkha, Erāpatta, Chabbyāputta, và Kaṇhagotama) để tránh bị rắn cắn.
Câu chuyện được kể về một tỳ-kheo chết vì bị rắn cắn. Câu chuyện như là nhân duyên của kinh an lành Khandha Paritta.

8. Chuyện Con Nhái Xanh - Haritamāta Jātaka (Jā. 239).

Bồ Tát sanh làm con nhái xanh.  Có con rắn đi bắt cá chun vô rọ bị cá cắn chảy máu phải bò ra núp bên bờ nước. Thấy con nhái xanh ở miệng rọ, rắn hỏi nhái chớ cá có quyền cắn rắn không. “Sao không,” - nhái đáp, “bạn ăn cá khi cá đến chỗ của bạn, cá cắn bạn lúc bạn đến chỗ của cá.” Cá nghe vậy bu tới cắn rắn chết.
Câu chuyệnđượckể về chiến trận giữa Vua Pasenadi và cháu ông là Ajātasattu, nói rằng lúc người này thắng lúc người kia thắng. Rắn chỉ Ajātasattu.

9. Chuyện  Cái Giếng Cũ - Jarudapāna Jātaka (Jā. 256).

Một thời Bồ Tát sanh làm vị thương nhân. Lần nọ ông đi buôn với đoàn xe thương buôn, đoàn dừng lại ở một giếng nước và định lấy nước uống. Giếng cạn nên phải đào xuống. Đoàn thương gia bắt gặp nhiều châu báu dưới đáy giếng. Chưa thoả mãn, họ tiếp tục đào sâu hơn nữa dầu Bồ Tát đã cản ngăn với lời khuyên tham là nguồn gốc của tai hoạ. Cung điện Nāga dưới đáy giếng bị phá vỡ. Các thần rắn dùng hơi độc phà ra giết chết tất cả trừ Bồ Tát. Bồ Tát lại còn được các thần rắn đặt lên xe ngọc ngà châu báu và đưa về đến nhà.

Câu chuyện được kể về một số lái buôn ở Sāvatthi thấy giếng này và đào được châu báu. Các ông thỉnh Phật để bố thí và cúng dường rồi bạch trình câu chuyện họ vừa lòng với những gì có được.

10.Chuyện Rắn Thần Daddara - Daddara Jātaka (Jā. 304).

Một thời, Bồ Tát sanh làm Nāga Mahādaddara sống tại Daddarapabbata. Nāga có cha là Sūradadddara  và em là Culladaddara. Culladaddara sân si, hung dữ, thường la mắng đánh đập các Nāga nữ. Vua Nāga phán đuổi Culladaddara ra khỏi xứ nhưng được anh tâu xin tha thứ. Đến lần thứ ba, nhà vua truyền lệnh cho cả hai anh em xuống sống ba năm ở Benares. Bị trẻ con địa phương trêu chọc, Culladaddara định phun nọc giết, nhưng Mahādaddara khuyên em nên kiên nhẫn.
Câu chuyện được kể về một tỳ-kheo thường hay sân si.

11. Chuyện Con Rắn - Uraga Jātaka (Jā. 354).

Một thời Bồ Tát sanh làm một Bàlamôn sống trong thành Benares với vợ, con trai, con gái, con dâu và nữ tỳ. Họ sống hạnh phúc bên nhau và luôn được dạy sống với ý nghĩ về cái chết. Một hôm người con trai đốt cỏ rác khiến con rắn sống gần đó bị xốn mắt phóng tới cắn chết. Cha chàng đặt thây chàng dưới gốc cây, nhắn người về nhà khi đem cơm trưa ra đem theo bông hoa và hương liệu, rồi tiếp tục đi cày tiếp. Sau bữa cơm, gia đình làm giàn hoả thiêu xác chàng. Không một tiếng khóc than. Hiệu lực đức hạnh của họ làm cho ngai của Thiên chủ Sakka nóng lên. Thiên chủ xuất hiện và hỏi từng người phải chăng không ai than khóc vì chẳng ai thương mến chàng. Biết rằng họ không khóc than vì họ sống với ý nghĩ về cái chết, Thiên chủ xưng danh và lấy thất bảo đổ đầy nhà họ.
Câu chuyện được kể liên quan đến một địa chủ ở Sāvatthi sầu khổ vì con trai chết. Đức Phật ngự đến và thuyết pháp cho ông nghe.

12. Chuyện Vị Y Sĩ Già - Sāliya Jātaka (Jā. 367).

Một ông thầy lang muốn có tiền công chữa bệnh, gạt một em bé (Bồ Tát) leo lên cây bắt con nhím mà ông biết rõ là con rắn. Bé nắm cổ con vật mới biết là con rắn nên quăng ra trúng ông thầy lang đứng dưới đất. Rắn quấn cổ ông và cắn ông chết.
Câu chuyện được kể về Devadatta âm mưu hại đức Phật.

13. Chuyện Dây Trói Buộc - Tacasāra Jātaka (Jā. 368).

Có một thầy lang thấy một đám thiếu niên chơi gần cổ thụ có ổ rắn. Hy vọng kiếm được chút tiền, ông dụ các thiếu niên thò tay vô bộng cây nói là để bắt nhím. Một thiếu niên (Bồ Tát) thò tay vô bộng gặp rắn liền nắm cổ rắn liệng ra ngoài trúng ông; rắn đeo vào người ông và cắn chết ông. Đám trẻ bị bắt đưa lên vua. Thiếu niên bắt rắn bảo bạn bình tĩnh để chàng đối phó. Vua nghe qua câu chuyện, và thả tất cả về.
Câu chuyện được kể về trí tuệ toàn hảo (P: paññā-pāramitā) của Bồ Tát. Nhà vua chính là tiền thân Tôn giả Ānanda.

14. Chuyện Con Lừa - Kharaputta Jātaka (Jā. 386).

Thuở xưa, Vua Senaka trị vì Benares, có cứu mạng một Xà vương khỏi tay bọn thanh niên đang vây đập rắn. Để tạ ơn cứu tử, Xà vương dâng lên vua nhiều châu báu và một cung nữ Nāga. Xà vương còn dâng vua câu thần chú để ông gọi cung nữ khi không thấy nàng bên cạnh.

Một hôm Vua Senaka cùng cung nữ Nāga du ngoạn trong ngự uyển. Vốn tham đắm dục lạc vô độ, cung nữ thấy con rằn nước dưới hồ sen, bèn hoá thành rắn bò xuống làm tình cùng chú rắn nước này. Vua quất nàng một roi tre trị tội tà hạnh. Nàng tức giận bỏ về thế giới Nāga và phao vu nhà vua ngược đãi mình. Xà vương ra lệnh cho bốn thanh niên Nāga vào vương thất giết vua bằng cách dùng hơi độc thoát ra từ mũi. Bấy giờ, vua đang kể cho hoàng hậu sự việc xảy ra ngoài ngự uyển.

Nghe được câu chuyện, bốn thanh niên Nāga trở về trình lại Xà vương. Để chuộc lỗi, Xà vương hiến Vua Senaka thần chú giúp ông nghe được mọi thứ tiếng trên thế gian, chỉ với một điều kiện duy nhất là nếu ông truyền thần chú này cho ai, ông sẽ phải nhảy vào lửa chết.

Nhờ có thần chú, Vua Senaka nghe nhiều chuyện buồn cười của loài ong, kiến, vân vân. Vua cười khiến hoàng hậu hiếu kỳ theo hỏi. Sau cùng, nhà vua kể cho bà nghe và bà đòi được truyền cho thần chú.  Bị mãnh lực nữ nhân thôi thúc, vua đành chấp nhận và ngự lên vương xa, đi vào ngự viên để nhảy vào lửa sau khi trao truyền thần chú cho hoàng hậu.

Ngay lúc ấy, ngôi của Sakka nóng lên, Ngài nhìn xuống cõi đất thấy việc này, liền cùng phu nhân hoá làm hai con dê đón đầu vương xa của Vua Senaka. Hai con dê làm tình trước mặt các con lừa Sindh đang kéo vương xa. Lừa mắng dê ngu xuẩn và vô liêm sỉ. Dê bảo lừa còn ngu xuẩn hơn vì đang kéo xe cho một vị vua ngu ngốc.

Vua nghe được câu chuyện giữa dê và lừa, liền đọc kệ hỏi kế. Dê đề nghị vua bảo với hoàng hậu rằng Ngài sẽ truyền chú cho với điều kiện bà phải chịu trăm roi lên lưng không được kêu la. Vì quá ham mê thần chú, hoàng hậu ưng chịu, nhưng vừa bị hai roi bà kêu la và không còn muốn được truyền thần chú nữa.
Câu chuyện được kể về một tỳ-kheo bị vợ cũ cám dỗ. Senaka là vị tỳkheo, Lừa Singh là Sāriputta, Sakka là Bồ Tát.

15. Chuyện Con Cua Vàng - Suvaṇṇakakkaṭa Jātaka  (Jā. 389).

Bồ Tát làm một Bàlamôn nông dân ở Sālindiya. Trên đường ra đồng, ông đi ngang qua cái ao có con cua vàng mà ông làm thân. Có con quạ mái muốn ăn mắt người nông dân nên dụ chồng xúi con rắn cắn ông. Ông bị rắn cắn và nằm mê bên bờ ao. Nghe tiếng động, cua bò lên và thấy quạ mái sắp mổ mắt ông. Cua kẹp quạ. Rắn đến cứu quạ bị cua kẹp luôn. Cua bắt rắn hút nọc độc ra để người nông dân tỉnh lại. Bấy giờ, cua siết càng giết chết quạ và rắn.

Câu chuyện được kể về việc Tôn giả Ānanda  muốn cứu Phật khỏi bị voi Dhanapāla dày.Rắn là tiền thân của Māra; quạ trống là Devadatta; cua là Tôn giả Ānanda; quạ mái là Nữ du sĩ khổ hạnh Ciñcāmaṇavikā.

16. Chuyện Túi Da Đựng Bánh - Sattubhasta Jātaka  (Jā. 402).

Một thời, Bồ Tát sanh làm Tế sư Senaka  của Vua  Janaka  trị vì Benares. Tế sư thuyết giới luật mỗi hai tuần, vào ngày trai giới, cho đại chúng có cả nhà vua tham dự.

Một Bàlamôn già đi khất thực được cúng dường một ngàn đồng. Lão đưa cho một Bàlamôn giữ dùm. Ông này xài hết. Lúc bị đòi tiền, thay vì trả tiền ông gả con gái cho lão. Cô con gái có người yêu, và để được gặp người yêu, cô bảo lão đi mượn một nô tỳ để giúp cô việc nhà. Ông ra đi với chiếc túi cơm của cô soạn.

Trên đường về ông ghé bờ suối mở túi ra ăn cơm. Cơm xong, ông xuống suối uống nước. Có con rắn bò chui vô túi. Để cảnh báo vị Bàlamôn già, thần cây nói rằng: “Nếu ông nghỉ lại dọc đường ông sẽ chết; nếu ông về nhà vợ ông sẽ chết.” Lo âu, ông vừa đi vừa khóc. Tới Benares ông theo bà con đến nghe Tế sư  Senaka  thuyết pháp.

Nghe câu chuyện của lão Bàlamôn, Tế sư nghĩ đó là sự thật nên mở túi xách của lão ra xem. Rắn bò ra trước mắt thiên hạ. Để đáp ơn, lão Bàlamôn dưng Tế sư 700 đồng ông khất thực được trong chuyến đi vừa qua. Tế sư không lấy mà còn cho lão ba trăm để đủ một ngàn, và khuyên lão không nên đem số tiền này về nhà. Lão chôn tiền dưới gốc cây nhưng không dấu được cô vợ trẻ. Thế là tiền ông bị người yêu cô đào lấy mất. Lão Bàlamôn đến yết kiến Tế sư và được chỉ cho cách tìm kẻ trộm. Chàng bị lộ tông tích và thú nhận tội với Tế sư  Senaka.
Câu chuyện được kể như một ví dụ về trí tuệ viên mãn của đức Phật. Lão Bàlamôn chỉ Tôn giả Ānanda; thần cây chỉ Tôn giả Sāriputta.

17. Chuyện Năm Vị Hành Trì Trai Giới - Pañcuposatha Jātaka (Jā. 490).

Có bốn con vật: chim bồ câu, rắn, chó rừng, và gấu sống hài hoà và vị ẩn sĩ (Bồ Tát) trong một khu rừng; vị ẩn sĩ được tôn làm Đạo sư. Tất cả năm vị đều quyết tâm giữ hạnh trai giới sau khi đã không chế ngự được tinh tấn chánh cần. Mạng chung, vị Đạo sĩ sanh về cõi Phạm thiên, còn bốn con vật kia nghe lời thuyết giáo của ông nên được lên cộng trú với Thiên chúng.
Câu chuyện đượckể vềtiền thân: bồ câu chỉ Anuruddha, gấu chỉ Kassapa, chó rừng chỉ Moggallāna, rắn chỉ Sāriputta.

18. Chuyện Của Vị Đại Thương Nhân - Mahāvāṇija Jātaka (Jā. 493).

Một nhóm thương nhân đi lạc vô rừng đến chỗ của cây đa. Họ chặt một nhánh, nước trào ra, họ hết khát. Họ chặt nhánh thứ hai được đầy đủ thức ăn, nhánh thứ ba được nàng kiều nữ, nhánh thứ tư được tơ lụa bạc vàng. Tham lam, họ định đốn luôn cây để được nhiều hơn. Vị trưởng đoàn (Bồ Tát) cản ngăn nhưng không chịu nghe nên bị Xà vương sống trên cây huy động đoàn rắn giết chết hết trừ vị trưởng đoàn. Xong, Xà vương đưa ông về nhà với đoàn xe đầy của quý.

Câu chuyện được kể về một đoàn thương nhân đệ tử của đức Phật gặp hoàn cảnh như kể trên. Nhưng họ không đốn cây mà còn cúng dường đến Ngài châu báu lượm được và hồi hướng công đức cho Thần cây. Phật tán thán sự tiết độ của các thương buôn. Xà vương chỉ Tôn giả Sāriputta.

19. Chuyện Hiếu Tử Sāma - Sāma Jātaka  (Jā. 540).

Hai thôn trưởng đều là hai nhà thiện xạ, giao ước sẽ làm sui nếu hai bên có con trai và gái. Họ sanh cậu trai đặt tên  Dukūlaka  (vì được bọc trong tã đẹp) và cô gái đặt tên  Pārikā  (vì ở bên kia sông). Trưởng thành, hai cô cậu thành hôn theo lời giao ước, nhưng không làm vợ chồng vì cả hai đều xuống thế từ cõi  Phạm Thiên. Được sự tán đồng của cha mẹ đôi bên, chàng và nàng đi tu ẩn và sống trong am thất do Thiên chủ Sakka xây trên bờ sông Migasammatā.
Một ngày kia, thấy hiểm hoạ sắp xảy đến cho hai vị ẩn sĩ trẻ, Sakka xuất hiện xuống khuyên hai vị có một đứa con.  Pārikā thọ thai sau khi được Dukūlaka rờ rún đúng thời. Bà sanh một nam tử đặt tên Sāma, nhưng vì có màu da vàng ròng bé được gọi là  Suvaṇṇasāma(Hoàng Kim); bé là Bồ Tát. Một hôm, hai ông bà ẩn sĩ đi hái trái rừng, mắc mưa, đến đụt chổ gò kiến. Nước trên thân ông bà nhểu xuống làm con rắn sống dưới gò kiến tức giận, phà hơi độc làm mù mắt cả hai ông bà. Từ dạo đó Sāma lo nuôi dưỡng cha mẹ mình.

Bấy giờ, Vua Pilliyakkha trị vì Benares  đi săn, thấy  Sāma đang lấy nước tưởng là con nai đang uống nước, nên giương cung bắn.  Sāma té xuống, nhà vua nghĩ chàng đã chết nên ân hận vô vàn. Ông được mẹ bảy kiếp của Sāma là Nữ thần Bahusodarī trú trên núi Gandhamādana (Hương Sơn) bảo đến báo tin cho cha mẹ của  Sāma biết. Ông đến chòi kể lại việc xảy ra và đưa Dukūlaka với Pārikāđến chỗ  Sāma nằm. Pārikā thực hiện lời nguyện Chân Thật (Saccakiriyā); Sāma tỉnh dậy. Bấy giờ, Nữ thần Bahusodarī cũng nguyện lời Chân Thật và hai cha mẹ của  Sāma  đều sáng mắt. Tiếp theo, Sāma thuyết giáo nhà vua rằng : các những hiếu tử sống theo chánh Pháp chăm nuôi cha mẹ lúc gian truân đều được chư Thiên ban phước lành.
Chuyện kể về một thanh niên ở Sāvatthi. Nghe pháp do Phật thuyết, chàng xuất gia. Tu sĩ trẻ này trú trong tịnh xá năm năm và trong rừng 12 năm. Một hôm, nghe nói cha mẹ già bị sạt nghiệp phải đi ăn xin, ông trở về lo phụng dưỡng ông bà bằng khất thực; có lúc ông phải nhịn ăn để nuôi hai ông bà. Chuyện đến tai đức Phật, Ngài vì ông nên thuyết Mātuposaka Sutta.
Câu chuyện đượckể vềtiền thân:  Kukūlaka  chỉ Tôn giả  Kassapa,  Pārikāchỉ Trưởng lão ni  Bhaddhā  Kāpilanī,  Paliyakkha  chỉ Tôn giả Ānanda,  Sakka  chỉ Tôn giả  Anuruddha, và  Bahusodarī  chỉ Trưởng lão ni Uppalavaṇṇā.

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***
 
Huy Thai gởi