Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 

Rồng 龍 Dragon

[2023]







***
Nội dung

Phần I
Rồng trong thần thoại
1. Rồng phương Tây.
           
1) Amphithere       2) Wyrm       3) Lindwurm        4) Drake  
5) Dragon             6) Wyvern     7) Long Dragon   

2. Rồng phương Đông.
            2.1. Rồng Trung Hoa.
            2.2. Rồng Korea.
            2.3. Rồng Nhật Bản.
            2.4. Rồng Việt Nam.
                        1) Rồng thời Lý.        2) Rồng thời Trần.
                    3) Rồng thời Lê.        4) Rồng thời Nguyễn.

Phần II
Rồng trong khoa học
1. Rồng Komodo.
2. Rồng bay. 
3. Rồng đất. 
4. Rồng châu Úc.
4. Các loài thủy sinh mang tên rồng.
            1) Rồng lá(E: Leafy Sea Dragon).
          2) Rồng xanh (E: Blue dragon)
Phần III
Rồng với văn hóa
A. Nghệ thuật
1. Rồng và hệ thời gian Can Chi.
2. Rồng và Tứ Linh.
3. Rồng trong lễ hội.
4. Rồng và hội họa, điêu khắc, kiến trúc.
5. Rồng trong nghệ thuật ghép tỉa củ quả.
6. Rồng và các vị thuốc.
B. Rồng trong văn chương
1. Rồng qua ca dao, tục ngữ.
2. Rồng qua thành ngữ Hán-Việt.
3. Rồng với điển tích.   
4. Rồng trong văn Học.
5. Rồng trong văn hóa Phật giáo.
         1) Rồng gắn liền với lịch sử đức Phật.
          2) Rồng trong kinh điển Phật giáo.
C. Rồng với địa danh và sự kiện lịch sử
1. Rồng và địa danh ở Việt Nam.
1) Địa danh hành chánh.
         2) Địa danh chỉ núi non. 
         3) Địa danh chỉ sông, hồ, bãi, biển, vịnh. 
2. Năm Thìn và các sự kiện lịch sử.
         1) Sự kiện mang tính truyền thuyết.
          2) Sự kiện xảy ra theo thời gian.
NBS:  Minh Tâm (12/2023)

Dragon - Wikipedia
Rồng – Wikipedia tiếng Việt

[Rồng phương Đông và Rồng phương Tây]

Rồnghay còn gọi là Long (龍) thông thường dùng để nói đến một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây, có sức mạnh phi thường. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hiện nay có một số loài thằn lằn, hoặc thủy sinh có hình thù giống như con rồng thần thoại nên cũng được gọi là rồng.
 Ngoài ra ‘long’ còn đuọc sử dụng rộng rãi trong:
1. Cổ sinh vật học chỉ loài bò sát (ba trùng 爬蟲) có chân và đuôi rất lớn. như: “khủng long” 恐龍, “dực thủ long” 翼手龍.
2. Chỉ người tài giỏi phi thường. Trong Sử Kí 史記chép: “Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kì do long da! * 吾今日見老子, 其猶龍邪(Lão Tử Hàn Phi truyện) * Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!
4. Lối mạch núi trong địa lí xưa, như “long mạch” 龍脈.
5. Vị thần chủ làm mây và mưa, là một trong bốn giống linh 四靈.
6. Vật dài hình như con rồng, như “thủy long” 水龍vòi rồng (ống dẫn nước chữa lửa).
7. Tượng trưng hay những gì dành cho vua, như “long thể” 龍体, “long bào” 龍袍.

Phần I

Rồng trong thần thoại
1. Rồng phương Tây.

Rồng phương Tây

Ở phương Tây, trái ngược với sự cao quý, linh thiêng của rồng phương Đông, rồng luôn xuất hiện như hiện thân của sự tàn phá, hủy diệt, chết chóc bị con người xua đuổi.

Ngược với sự kết hợp từ nhiều bộ phận khác nhau của những con rồng phương Đông, rồng phương Tây lại được miêu tả như một loài thằn lằn lớn. Chúng có thân hình của một loài thằn lằn, đuôi dài và khỏe, có 4 chi lớn với móng vuốt sắc nhọn hoặc có khi là 2 chi trước nhỏ hơn như khủng long, 2 cánh to khỏe giống cánh dơi, trên cánh và lưng có nhiều gai, một cái đầu lởm chởm gai góc và hàm răng có thể xé toạc mọi con mồi.

Khác với rồng Châu Á, rồng phương Tây phun lửa mà theo sự giải thích của khoa học là nhờ khí hidro và metan có trong dạ dày của chúng. Khả năng này giúp chúng có thể tạo ra một cơn bão lửa có sức hủy diệt cực lớn. Vẩy cứng như một bộ áo giáp vô địch, đôi cánh có thể tạo ra những trận cuồng phong lớn. Tuy nhiên loài quái vật này lại chẳng có tí sức mạnh phép thuật nào mà thường là trợ thủ cho các mụ phù thủy xấu xa trong truyện cổ tích.
Theo sự phân loại, có bảy loại rồng chính:
Amphithere, Wyrm, Lindwurm, Lung dragon, Drake, Dragon và Wyvern

Phân biệt các chủng loại "Rồng" trong thế giới thần thoại
1) Amphithere:  Loài rồng này lai giữa một phần rắn và một phần chim. Chúng có cơ thể của rắn từ đầu đến đuôi và có cánh. Amphitere có thể sẽ có chân trước, nhưng không bao giờ có chân sau.
2) Wyrm:  Loài Wyrm chính là rồng trong văn hóa phương Đông. Wyrm đại diện cho thần thánh (hoặc vua chúa), manh tính chất bảo vệ nên rất được sùng bái. Wyrm đôi khi còn được miêu tả có tay (cũng có thể là chân), có vảy rồng và móng rồng, nhưng chắc chắn có sự thống nhất trong tất cả các nền văn hóa là loài rồng này không có cánh nhưng vẫn bay được.

Phân loài của Wyrm:
Quetzalcoatl& Sea serpent đều là sinh vật thần thánh giống như Wyrm vậy, chúng xuất hiện trong các thần thoại cổ xưa ở Châu Mỹ, giống loài này có thể bay và không cần cánh.
Quetzalcoatl đại diện cho sấm sét còn Sea serpent đại diện cho biển cả.
3) Lindwurm:  Loài rồng này có nhiều điểm khác biệt giữa các nền văn hóa. Huyền thoại này ra đời trong thần thoại Bắc Âu với người Viking (Lindwurm ~ 'Con rắn bẫy' trong tiếng Bắc Âu cổ.) Họ có hai chi và trườn như rắn hơn là sử dụng chi trước. Chi trước của chúng có hai móng vuốt rất lớn. Những sinh vật này được biết đến là độc ác và ác độc, giết chết nhiều người. Những con rồng này là những con rồng phương Đông và có một phân loài là Salamander.

Phân loài của Lindwurm:
Salamander: Loài rồng này giống như một con rắn khổng lồ và có rất nhiều chân nên di chuyển rất nhanh. Loài Salamander có hơi thở là khói và biết phun lửa. Salamander có răng nanh lớn và đôi mắt sáng, rộng.

4) Drake:  Loài rồng này có bốn chi, không cánh và thường rất nhỏ. Chúng được đặt tên là Drake vì trong tiếng Anh trung cổ có nghĩa là rồng. Chúng có sừng và thường có gai trên lưng. Chúng thường có kích thước gấp khoảng năm lần sinh vật rất giống chúng, rồng komodo. Chúng thường được trang bị một số loại chất độc. Chúng là loại rồng yếu hơn và là rồng phương Tây. Chúng có chung đặc điểm bốn chi của rồng phương Đông, nhưng có nhiều đặc điểm gần với rồng phương Tây. Chúng có hai phân loài là Kirin và Hydra.

Phân loài củaDrake:
- Hydra:  Loài rồng này là giống như loài Drake, nhưng có nhiều đầu. Mỗi khi bị chặt đầu, một cái đầu khác sẽ lại được mọc ra. Loài Hydra sinh sống ở môi trường nước.
- Kirin:  Loài rồng này có đầu của một con ngựa với bờm che cổ, đôi mắt sáng rực và miệng rộng đủ để nuốt chửng bất kỳ người nào.
5) Dragon:  Loài rồng nổi tiếng nhất và được nhắc đến nhiều nhất trong văn hóa phương Tây. Chúng có lớp vảy cứng như sắt thép bao phủ cơ thể và đuôi gai. Đầu của chúng có thể chứa sừng, gạc hoặc mào. Chúng cũng có thể phun lửa và khói. Một đặc tính nổi bật của loài rồng này đó chính là miễn nhiễm với phép thuật của con người.
Phân loài của Dragon:
Fae:  Loài rồng này trông giống hệt như những con rồng trong văn hóa phương Tây, ngoại trừ chúng có kích thước nhỏ hơn nhiều. Chúng có kích thước từ kích thước ngón tay đến kích thước của con người. Loài này đặc biệt nguy hiểm vì chúng đi săn theo bầy và có độc tính.
6) Wyvern:  Loài rồng này hung dữ và có độc tính. Chúng sở hữu đầu của một con rồng (nhiều văn bản cổ miêu tả đầu Wyvern nhìn như đầu của cá sấu), cánh của loài dơi và đuôi của rắn. Chúng có thể có chân thằn lằn (hoặc chân chim)

Phân loài của Wyern:
Cockatrice:  Loài rồng này có màu sắc sặc sỡ (thường có màu đỏ hoặc xanh lá cây với phần dưới màu vàng). Chúng có lớp vảy bao phủ cơ thể như lông vũ. Loài này cũng có độc, chúng sẽ tấn công bất cứ thứ gì chúng thấy di chuyển bằng chiếc mỏ (như loài chim).

7) Lung Dragon hayLong Dragon:  Loài rồng này là hình ảnh chính của rồng phương Đông (Long 龍). Chúng có bốn chi và thường có một số loại mào, lông hoặc gai mọc ra từ đầu, cổ, lưng và đuôi. Chúng đến từ văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và thường rất dài. Chúng tương tự như Drake nhưng có nguồn gốc khác nhau và thường được gọi là "Mì rồng" vì chúng có hình dáng giống một sợi mì. Đôi khi chúng có râu và lông giống như những dấu vết trên khuôn mặt. Chúng thường rất tốt bụng và có sừng giống linh dương. Chúng có thể sống ở bất cứ đâu, từ đỉnh núi đến những ngôi nhà thông thường hơn dưới lòng sông. Họ không có phân loài.

2. Rồng phương Đông.
Ở phương Đông, các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan hay Việt Nam… rồng được xem là linh vật tối cao. Về cơ bản một con rồng ở phương Đông đều phải có mình rắn, vẩy cá, bờm sử tử và sừng hươu. Ngoài ra tùy từng quốc gia mà rồng còn có đầu cá sấu hay ngựa, mắt thỏ hay mắt quỷ, bụng ếch, móng chim ưng, chân hổ. Tuy vậy rồng phương Đông lại không có cánh cho dù chúng có thể bay lượn trên trời, đi mây về gió.
Trong văn hóa của các nước Châu Á, rồng được xem là biểu tượng cao quý của sự sống, của quyền năng tối cao, vị thần hô mưa gọi gió, quyết định sự ấm no của con người.

Sức mạnh của vị thần này vô cùng tối cao. Khả năng phun ra một lượng nước gần như là vô hạn đủ để gây ra cả một trận đại hồng thủy. Lớp vảy đóng vai trò như một bộ giáp cùng với hàm răng và móc vuốt sắc nhọn như những món vũ khí lợi hại. Đặc biệt hơn cả, rồng phương đông còn có những phép thuật mạnh mẽ như hô mưa gọi gió, điều khiển thời tiết, triệu hồi sấm sét.
Theo một số nước Á Đông rồng cơ bản có bốn loại mang 4 sức mạnh của thiên nhiên là 4 yếu tố tạo nên vũ trụ: Gió, Lửa, Đất và Nước. Từ bốn loại chính này mà người ta tưởng tượng ra nhiều loại rồng khác nhau:
•       Rồng Đất (Địa long) sống trong những hang động sâu thẳm trong núi hoặc thung lũng.
•       Rồng Nước (Thủy long) sống ở bờ biển, dưới biển, đầm lầy.
•       Rồng Lửa (Hỏa long) sống ở các hang động của núi lửa.
•       Rồng Gió (Phong long) sống ở các vách đá, đỉnh núi cao.
          2.1. Rồng Trung Hoa:

Rồng Trung Hoa
Rồng Trung Hoa có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân. Cuối năm 1987 tại huyện Bộc Dương (濮陽) tỉnh Hà Nam, người ta khai quật được một con rồng bằng gốm, giám định là có 6 ngàn năm tuổi. Điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái rồng trong xã hội nguyên thủy chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng linh vật hay vật tổ (E: totemism: vật tổ giáo) và liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, đời Thương và ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm. Rồng luôn hiện hữu trong các truyện thần thoại Trung Hoa, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ.

Rồng kiểu Trung Hoa trên một ngôi chùa ở Trung Quốc.
Rồng có đầu và mõm khá dài, mũi nhỏ so với Rồng Việt.Mắt lồi nhỏ, râu và vây bờm khá thưa thớt, thân thể thô cứng thiếu uyển chuyển.
         Hình tượng của rồng Trung Hoa bao gồm các loài: có mào, cựa gà, thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng có (3 móng cho quần chúng) (4 móng cho quan) (5 móng cho vua), đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành con rồng.   
2.2. Rồng Korea.


Rồng Korea
        Rồng Korea có hình dáng về cơ bản giống rồng Trung Hoa, chân thường có 4 móng vuốt.
Người Korea cho rằng rồng phát sinh ở bán đảo Korea có bốn ngón, đi sang phía đông đến Nhật Bản thì mất một ngón, còn đi sang phía tây thì mọc thêm một ngón, trở thành rồng Trung Hoa. Rồng ở Korea được chia làm ba loại chính:
- Yong /용là loại rồng có quyền lực nhất, quản lý bầu trời.
- Yo /요là loại rồng không sừng, sống ở đại dương.
- Gyo /교là loại rồng cư trú ở vùng núi, bảo vệ sự bình yên của mặt đất.

Tượng rồng đá tại Bu San, Hàn Quốc
Tính thần thánh của rồng, trước tiên thể hiện ở hình tượng phi phàm của nó. Về hình tượng của rồng, chiều dài ba phần của thân rồng bằng nhau, bên cạnh đó nó còn hội tụ nét đặc trưng của 9 loài động vật. Rồng sở hữu cái mũi của heo, đôi mắt của thỏ, đầu giống lạc đà, tai như tai bò, sừng giống sừng hươu, móng vuốt giống móng chân chim đại bàng, mình rồng như mình rắn, vảy rồng như vảy cá chép, bàn chân như bàn chân hổ và bụng rồng giống bụng con ếch.
2.3. Rồng Nhật Bản.

Rồng Nhật Bản
Rồng Nhật Bản là những sinh vật huyền thoại đa dạng trong thần thoại và văn hóa dân gian Nhật Bản. Thần thoại rồng Nhật Bản kết hợp truyền thuyết bản địa với những câu chuyện du nhập về rồng từ Trung Quốc, Triều Tiên và tiểu lục địa Ấn Độ.

Phong cách và hình dáng của rồng bị ảnh hưởng nặng nề bởi rồng Trung Quốc, được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc thời cổ đại.  Giống như những loài rồng Đông Á khác, hầu hết rồng Nhật Bản là thủy thần liên quan đến mưa và các vùng nước, và thường được miêu tả là những sinh vật lớn, không cánh, ngoằn ngoèo với bàn chân thường có 3 móng vuốt.

2.4. Rồng Việt Nam.

 Rồng Việt Nam
[Tượng rồng ở ông viên ở Đà Nẵng]
VIDEO
- Tiêu điểm: Hình tượng rồng trong văn hóa Phật giáo | An Viên TV

Theo truyền thuyết con rồng Việt Nam là vật tổ của người Việt, là cha Lạc Long Quân gặp mẹ Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con. Lạc Long Quân là cốt Rồng, Âu Cơ là cốt Tiên. Rồng ở dưới nước, Tiên ở núi, nên 50 người con theo cha xuống biển, 50 người theo mẹ lên núi.  Vì thế, dân tộc Việt có nguồn gốc là "Con Rồng cháu Tiên".
Rồng được xem là linh vật thiêng liêng và trong văn hóa dân tộc, rồng đã trở thành một biểu tượng quan trọng, đại diện cho sức mạnh, thịnh vượng và định mệnh. Do đó,rồng có mặt trong các trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa, hình rồng mang bản sắc riêng, theo trí tưởng tượng của người Việt. Nó khác với rồng trong trang trí kiến trúc và hội họa Trung Hoa và ở quốc gia khác. Con rồng ở Việt Nam cũng có hình dáng tùy theo thời kỳ.
Rồng Việt Nam thường có những nét đặc trưng sau:
•  Rồng là con vật có sự kết hợp của 9 loài vật khác: đầu lạc đà, sừng hươu, mắt thỏ, tai bò, cổ rắn, bụng ếch, vây cá chép, móng chim ưng, bàn chân của hổ.
•  Rồng có thân uốn hình sin 12 khúc đại diện cho 12 tháng trong năm. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.
•  Rồng có đầu với bờm dài, râu cằm, đầu lớn uy dũng, sừng hươu, mắt to tròn, mũi nở, miệng mở rộng, răng cửa nhọn, thân dài và cơ bắp uyển chuyển uốn lượn với vẩy âm dương ngũ sắc, đuôi Rồng lượn sóng hoặc tõe các tua đuôi, chân rồng với năm móng sắc lẽm chỉ có ở bậc hoàng đế.
•  Rồng với miệng ngậm ngọc (ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước).
•  Rồng có 5 móng vuốt dành cho vua, còn 4 móng vuốt cho quan và quần chúng.
•Rồng thường được tạc vào đá như biểu tượng linh thiêng canh giữ chùa chiền, lâu đài.
1) Rồng thời Lý.

 

Rồng trẽn lá đề và Đầu rồng
[Di tích khảo cổ Hoàng thành Thăng Long]
         Đó là những con rồng thân tròn, khá dài, uốn khúc mềm mại, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phía trước, không có ngón chân sau. Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to. Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định. Hai chân trước đối xứng mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất. Hai chân sau bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba. Cả bốn chân đều có khủy phía sau và có móng giống chân loài chim.   
Hình ảnh rồng thời Lý đem đến cho ta một cảm giác thần thái và uy nghiêm,nhưng nhẹ nhàng, mỏng manh, giống như đang uốn lượn trong mây, thích hợp với các lễ cầu mưa.
Xem thêm   
- Giải mã hình tượng rồng thời Lý
- Rồng thời Lý - nguồn gốc, đặc điểm, biểu tượng 
2) Rồng thời Trần.  

Rồng và Đầu rồng thời Trần
 

Rồng trên cánh cửa chùa Phổ Minh
 

Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Chân rồng thường ngắn hơn, và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tai.
So với rồng thời Lý, hình tượng rồng thời Trần có thân hình to và khoẻ khoắn hơn và có phần phóng khoáng do không còn bị ràng buộc bởi những quy định khắt khe ...
Xem thêm   
- Hình rồng thời trần
- Bảo vật quốc gia: Đầu rồng thời Trần ở Hoàng thành ...
3) Rồng thời Lê.
Đến thời Lê, rồng có sự thay đổi hẳn, rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên. Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thướng thấy ở các con rồng đời sau. Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó, nhưng vẫn còn mang dáng dấp truyền thống của loài rắn.

 
         Rồng thời Lê là một bước ngoặt trong tạo hình rồng Việt Nam, có thể thấy sự du nhập tạo hình con rồng thời kỳ này. Có hai dạng rồng được phân biệt:
          1. Rồng thời Lê Sơ (Hậu Lê).

Rồng thời Lê sơ thoạt nhìn rất giống con rồng nhà Minh, nhưng nếu quan sát và so sánh kỹ lưỡng, có thể nhận ra nhiều khác biệt đặc trưng mà chỉ con rồng thời  Lê Sơ mới có. Rồng thời Lê Sơ cũng như mọi con rồng Việt Nam ở các thời kỳ miệng thường ngậm châu ngọc, phần lông mày và râu quai nón có hình “dấu phẩy” đặc trưng, vây trên thân và đuôi mềm mại hơn con rồng Minh, vây được thể hiện các đường sọc dày, phần râu mép và túm lông ở khuỷu chân luôn được kéo dài bay bổng, phần bờm thường xẻ ra hai bên, xuất hiện tư thế một chân trước cầm lấy râu rất đặc trưng.
         2. Rồng thời Lê Trung Hưng (Trịnh Nguyễn phân tranh).

Có thể nói, con rồng thời Lê Trung Hưng là con rồng đa dạng về tạo hình nhất. Là thời kỳ nhiều biến động và cũng là lâu dài nhất trong các triều đại Việt Nam, với sự nở rộ của các kiến trúc đình, chùa mà cho đến nay vẫn để lại kho tàng nghệ thuật đồ sộ, hình tượng rồng cũng vì thế mà rất phong phú.
4) Rồng thời Nguyễn.

 

Rồng Việt thời Nguyễn, Tử cấm thành, Huế.
 

Rồng Việt thời Tự Đức
         Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ… Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vảy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.

Rồng đá thềm điện Kính Thiên còn sót lại sau khi Pháp phá điện xây lô cốt
Xem thêm   
- Phong cách rồng qua các thời kỳ lịch sử
- Hình tượng Rồng Việt Nam qua các triều đại
- Hình tượng rồng trong các triều đại Lý,Trần, Lê, Nguyễn
 
 
Phần II
Rồng trong khoa học

Lizard
Thằn lằn
Theo khoa học hiện nay, rồng là một số loài thằn lằn có hình thù giống như con rồng thần thoại. Thằn lằn là một nhóm bò sát có vảy thuộc Bộ Squamata(Thằn lằn và rắn), phân bố rộng rãi, với khoảng 3800 loài. Chúng có mặt trên tất cả các lục địa trừ Nam Cực cũng như hầu hết các dãy núi lửa đại dương. Nhóm này, theo phân loại truyền thống nó là phân bộ Lacertilia.
Khác biệt với Khủng long 恐龍,là một nhóm bò sát thuộc Siêu bộ Dinosauria.
Ngoài ra có vài loài thủy sản có hình dáng tương tự như rồng, cũng được gọi là rồng.
1. Rồng Komodo.    

Komodo dragon
Rồng Komodo
Rồng Komodo (Varanus komodoensis), còn được gọi là thằn lằn Komodo, thành viên của họ kỳ đà (Varanidae) và chính thức được gọi là rồng, là loài đặc hữu của các đảo Komodo, Rinca, Flores và Gili Motang của Indonesia. Đây là loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại , có chiều dài tối đa 3 m và nặng tới 70 kg (kỳ đà ở ta chỉ dài 1,6 m, nặng khoảng 20 kg).
Rồng Komodo sống trong rừng rậm, gần bờ đảo, làm tổ trong khe đá hoặc hốc cây. Rồng Komodo là sát thủ của ngựa, hươu, lợn rừng, khỉ. Có khi chúng tập trung năm, bảy con để tấn công, ăn thịt cả trâu, bò. Komodo còn ăn cả những động vật nhỏ như rắn, thằn lằn, cá và cả côn trùng. Rồng Komodo thỉnh thoảng tấn công con người.
Mùa giao phối bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, đẻ trứng vào tháng 9; tối đa 20 trứng một lứa, chúng thường đẻ trong tổ gà rừng bị bỏ hoang hoặc trong hang tự đào. Trứng được ấp từ bảy đến tám tháng, nở vào tháng tư, khi côn trùng phát triển nhiều nhất. Rồng Komodo non dễ bị tổn thương và do đó thường trú ngụ trên cây, an toàn trước những kẻ săn mồi và những con trưởng thành ăn thịt đồng loại. Chúng mất 8 đến 9 năm để trưởng thành và ước tính có thể sống đến 30 năm.

Rồng Komodo được các nhà khoa học phương Tây ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1910. Kích thước to lớn khiến chúng thường được nuôi trong vườn thú. Trong tự nhiên, phạm vi phân bố của chúng bị thu hẹp do các hoạt động của con người, và chúng được liệt kê vào danh sách loài sắp nguy cấp bởi IUCN. Chúng được bảo vệ theo pháp luật Indonesia, và Vườn quốc gia Komodo được thành lập vào năm 1980 để hỗ trợ và nỗ lực bảo vệ. Đây là một loài động vật quý, hiện nay số rồng Komodo còn khoảng 400 - 500 con.
VIDEO
- How To Survive a Komodo Dragon Attack
- 15 Brutal Komodo Hunting Moments
-
 
2. Rồng bay. 

Draco beccarii
 Draco beccarii
Rồng bay (Draco beccarii) là một loài thằn lằn trong họ (Agamidae). Loài này được Peters & Doria mô tả khoa học đầu tiên năm 1878, còn gọi là tắc kè bay. Đây là một loại thằn lằn nhỏ 20 - 40 cm, sống trong rừng, kiếm ăn trên cây, ngủ trong hốc cây, có hai nếp da hai bên thân, khi nghỉ trên cành cây cánh da này cụp vào không nhìn thấy. Khi gặp nguy hiểm, rồng bay bò rất nhanh trên cây để trốn, bất đắc dĩ nó mới nhẩy để “bay” sang thân cây khác, khoảng bay có thể đến 30 m.
 
Rồng bay có ở Philippines. Dọc dẫy Trường Sơn Việt Nam có nhiều rồng bay loại này.
 
3. Rồng đất. 

Asian water dragon
 Rồng đất
 Rồng đất (Physignathus cocincinus) thuộc họ kỳ nhông (Agamidae) còn có tên gọi là rồng nước Trung Quốc (E: Chinese Water Dragon. Rồng đất có chiều dài cơ thể lúc trưởng thành có thể tới 90 cm với con đực và 60 cm với con cái, với màu da từ xanh lá cây tới xanh sẫm gần như đen. Con đực có đầu lớn hớn, hình tam giác góc cạnh hơn con cái. Hiện loài này được xếp vào nhóm Nguy cấp.
Khi gặp người hoặc các con vật khác thì Rồng đất đứng ngẩn tò te (vì vậy đồng bào miền núi gọi là con tò te), giương vây, cong đuôi lên doạ nạt. Rồng đất Việt Nam dài 40 - 50 cm, hình dạng giống con tắc kè. Lưng có hàng gai chạy dài mút đuôi, chân rồng rất cao, có năm móng sắc. Khi doạ nạt đối phương, Rồng đất đứng khuỳnh chân, giương toàn bộ vây gai lên, miệng banh ra như những hình con rồng chạm trổ trên các đình chùa cổ đã được cách điệu.
Rồng đất ăn sâu bọ, có ích cho nông nghiệp. Nó có mặt ở nước ta từ Bắc tới Nam và một số nước Đông Nam Á.
 
4. Rồng châu Úc.

Rồng châu Úc (Intellagama lesueurii, trước đây là Physignathus lesueurii) là loài thằn lằn lớn, dài tới 90 cm. Hình dạng giống như con rồng đất, còn có tên gọi là rồng nước châu Úc (E: Australian Water Dragon). Đuôi rồng chiếm khoảng 2/3 tổng chiều dài, con cái trưởng thành dài tới khoảng 60 cm (24 inch) và con đực trưởng thành có thể dài hơn (39 inch) và nặng khoảng 1 kg. Con đực có màu sắc đậm hơn và có đầu to hơn con cái. Màu sắc ít khác biệt hơn ở con non.
Rồng được tìm thấy ở miền đông Australia cũng như miền nam New Guinea.
Rồng châu Úc có các chi và móng vuốt dài khỏe để leo trèo, một chiếc đuôi dài cơ bắp nén sang một bên để bơi lội và nuchal và đốt sống nổi bật mào (Mào da gáy là một hàng gai ở giữa ở gốc đầu. Những gai này tiếp tục chạy dọc theo cột sống, nhỏ dần theo chúng chạm tới gốc đuôi). Quanh cổ có lớp da phủ kín vai như chiếc lá sen, có que xương như gọng ô, lúc gặp nguy hiểm nó giương gọng lá sen lên như cái dù, há miệng đen ngòm đến nỗi chó săn cũng phải khiếp. Tuy vậy rồng châu Úc rất hiền, chủ yếu ăn sâu bọ, trứng chim. Kiến là món khoái khẩu nhất của loài rồng này.
 
4. Các loài thủy sinh mang tên rồng.
            1) Rồng lá(E: Leafy Sea Dragon).

Leafy seadragon Wikipedia
Hải long lá – Wikipedia tiếng Việt

Rồng lá còn gọi Hải long lá hay Cá rồng biển thân lá (danh pháp khoa học: Phycodurus eques) là một loài cá thuộc họ Cá chìa vôi. Nó là loài duy nhất trong chi Phycodurus. Nó được tìm thấy dọc theo bờ nam và tây biển Australia. Tên gọi xuất phát từ hình dạng của nó giống chiếc lá, chúng dùng để ngụy trang, nó là loài vật biển biểu tượng của bang Nam Úc và là trung tâm của bảo tàng biển.
         Rồng lá di chuyển  theo kiểu đu đưa của tảo bẹ dưới biển, chỉ có nhìn thật gần mới thấy được những cái vây nhỏ lờ mờ giúp cho chúng thực hiện việc di chuyển mà thôi. Vì không có những bộ phận chuyên bơi lội như những loại cá khác nên con vật này lại là những kẻ bơi hết sức yếu ớt. Tuy nhiên, đuôi của chúng lại không thể nắm bắt được như Cá ngựa (Hải Mã) nên suốt đời Rồng lá phải liên tục vận động dù không bơi đi đâu xa.

Leafy seadragon skeleton
Rồng lá dùng cái miệng dài nhỏ để hút con mồi vào trong. Thức ăn ưa thích của chúng thường là các loài không xương sống nhỏ sống quanh quẩn bên những đám tảo bẹ ở biển. Thân hình giống chiếc lá giúp chúng ngụy trang giỏi nên cá dữ khó mà biết để ăn thịt được. Khi cần tự vệ hay tấn công, chúng co người lại rồi chĩa những cái gai trên mình ra, gai là một thứ vũ khí quan trọng nhất của Rồng lá. Tuy nhiên, trong thiên nhiên ít có kẻ thù nào dùng Rồng lá như một loại thức ăn chính.
Rồng lá sinh sản của cũng không kém phần lạ lẫm. Rồng cái đẻ mỗi năm một lần, mỗi lần đẻ khoảng 250 trứng. Con cái gửi trứng của mình lên bộ phận ấp trứng nằm ở trên đuôi của con đực. Bộ phận ấp trứng này chứa phần xốp có nhiều chỗ lõm, mỗi chỗ lõm đó dùng để chứa một cái trứng (trứng được thụ tinh trong quá trình con cái chuyển giao trứng cho con đực). Trứng được Rồng đực mang theo bên mình mãi cho đến khi nở. Sau khoảng 8 tuần, trứng nở, nhưng trong thiên nhiên chỉ có chừng 5% trứng là phát triển được đến tuổi trưởng thành (khoảng 2 năm tuổi).
Rồng lá thường sống ở độ sâu từ 5-35m và đặt biệt chỉ có ở vùng nước ôn đới (nhiệt độ quanh năm từ 14-19 độ C), dọc theo duyên hải miền Nam Úc trong khu rừng tảo bẹ dưới biển quanh Kangaroo Island và Lancelim. Bình thường Rồng lá phát triển đến chiều dài xấp xỉ 35cm, nhưng đôi lúc chúng cũng có thể đạt đến chiều dài 45cm.

Rồng lá có nhiều màu sắc như: vàng , vàng đậm, hồng nhạt, trắng, vàng ánh kim, hồng xanh… Hình dáng của những con rồng lá hết sức đa dạng.  Không những chúng sở hữu một vẻ đẹp lộng lẫy mà còn rất bắt mắt nữa.
Rồng lá chỉ có ở vùng biển Úc, ở vùng biển Nam Úc (cũng là biểu tượng hải dương của Nam Úc). Rồng lá được luật pháp Úc bảo vệ. Nếu không có những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, rất nhiều con Rồng lá sẽ bị người ta bắt bán cho những người thích nuôi cá cảnh và những kẻ thích săn tìm vật lạ. Ngoài ra thị trường đông dược Trung Quốc cũng rất ưa chuộng loại rồng biển bí ẩn này.
Rồng lá là một trong những loài cá tuyệt đẹp và có nhiều bí ẩn vào bậc nhất của thế giới đại dương, chúng thật sự là một kỳ quan của biển cả.
VIDEO
- Leafy Sea Dragon Facts
- Facts: The Leafy Seadragon
- Leafy Sea Dragon, South Australia - Phycodurus eques
- Leafy Seadragons of South Australia (Is it a fish or seaweed?)
 
          2) Rồng xanh(E: Blue dragon)

Glaucus atlanticusWikipedia
Glaucus atlanticus – Wikipedia tiếng Việt
[Mặt lưng của rồng xanh]
Rồng xanh là một loài sên biển (Glaucus atlanticus) kích thước nhỏ trong họ Glaucidae. Nó có liên quan chặt chẽ với Glaucus marginatus. Nó được phát hiện lần đầu vào thế kỷ 17.
Rồng xanh trong tự nhiên, có thể lớn tới chiều dài 3 cm (1,2 in). Rồng xanh có màu xám bạc trên mặt lưng và mặt bụng xanh nhạt hay đậm, thân mềm thon mà dẹt và có sáu phần phụ có nhánh tỏa ra. Rồng xanh tuy thuộc họ động vật thân mềm nhưng loài này hoàn toàn không hề có vỏ.

Mặt bụng rồng xanh
Rồng xanh sống ngoài khơi, và xuất hiện khắp các đại dương trên thế giới, tại vùng biển ôn đới và nhiệt đới. Khu vực mà loài sên này được tìm thấy bao gồm bờ biển phía đông và nam của Nam Phi, vùng biển châu Âu, bờ biển phía đông của Úc và Mozambique.
         Rồng xanh có một thực đơn “quái đản”. Nó ăn những động vật cực độc như sứa biển, đặc biệt là loài sứa lửa “Portugese Man-O’-War” (Physalia physalis), một loài được biết đến với “chiến tích” giết người và để lại những vết chích cực kỳ đau đớn, nó có thể nuốt trọn con sứa này mà không hề đau đớn, bởi dưới lớp da của loài này có chứa những chiếc đĩa, có tác dụng như những barrier, và tiết ra những chất nhầy để bảo vệ rồng xanh khỏi tác động của những cú chích này.
         Rồng xanh không chỉ có khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi chất độc, nó có thể dự trữ lượng chất độc này để sử dụng sau. Chất độc được “cất” trong những 84 “ngón tay” gắn liền với cơ thể.  Khi không có đủ thức ăn, nó có thể ăn bất cứ thứ gì để tồn tại. Các nhà khoa học cho rằng loài rồng xanh này còn độc hơn cả sứa lửa Man-O’-War.

Rồng xanh dưới nước và trên cạn
        Rồng xanh có thể đánh lừa kẻ thù bằng cách ngụy trang. Cơ thể chúng có những mảng màu xanh sáng và tối để giúp chúng ngụy trang được khi đang trôi nổi trên những con sóng đại dương.
Rồng xanh là loài lưỡng tính. Khi giao phối, cả 2 con đều đẻ trứng. Chúng đẻ trứng lên những mẩu gỗ trôi trên biển hoặc trên xương của kẻ thù. Khi bị đưa lên khỏi mặt nước, loài này có xu hướng cuộn tròn người lại cho đến khi trở lại với môi trường nước.

Phần III
Rồng trong văn hóa
A. Nghệ thuật

Với người Trung Hoa, từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 2 trước TâY Lịch, qua nghệ thuật tạo hình, Rồng có dạng lớn nhất trong mọi thời, giống hình Rắn, ít khúc thân dài và cong như hình chiếc thuyền Rồng. Hình tượng này xuất hiện nhiều và lần đầu tiên tại lưu vực sông Trường Giang, là nơi có nhiều sông, nước,ao, hồ.
Tại Ấn Độ, Rồng được tạc theo ba con vật thiêng được kính thờ và gắn liền với sự phồn thực trong đời sống con người do nguồn nước đem lại, đó là Rắn Naga, Thủy Quái Maraca, và con Voi Jalelha.
Tại Việt Nam, Ngã tư của hai nền văn minh Trung-Ấn, cũng là nơi phát triển tột bực về việc trồng lúa nước, cho nên con Rồng Việt Nam vừa chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh trên, vừa bắt nguồn từ nền văn minh bản địa với hai yếu tố đồng ruộng và biển cả.
Ngoài ra còn có Rồng Chàm, được hư cấu từ một nhân vật trong thần thoại Bà La Môn Makara, được các nghệ nhân Chiêm Thành tạc trên đá. Rồng Chàm nhìn nghiêng có cái đầu giống đầu chó đứng nhe nanh, ngực sủa. Lại có tai, bờm và mắt cũng giống như Chó và Ngựa. Rồng Chàm dữ dằn, được dân chúng tôn thờ vì khiếp sợ.     
         Xác nhận Rồng là biểu tượng văn hóa nghệ thuật của Đông Nam Á là điều hợp lý, và chính các Khoa Học gia cũng đồng tình vì Rồng hiển hiện khắp nơi qua các tác phẩm nghệ thuật trong dân gian, nhất là tại Tử Cấm Thành, cung điện của vua chúa, mọi thứ hầu như đều có hình ảnh Rồng hiện hữu một cách rực rỡ và sắc sảo.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       
Rồng đã xuất hiện 6-7 ngàn năm về trước trên các đồ gốm và ba ngàn năm trong thời kỳ Đồng, Sắt Nhà Thương. Sau đó Rồng được vẽ qua các họa tiết trong các công trình kiến trúc, giao thông vận tải, gia cụ, tiền và các văn phòng tứ bửu.
1. Rồng và hệ thời gian Can Chi.
 
Sexagenary cycle- Wikipedia
Can Chi– Wikipedia tiếng Việt
         Can Chi (干支), còn gọi dài dòng là Thiên Can Địa Chi (天干地支) hay Thập Can Thập Nhị Chi (十干十二支), là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như: Trung Quốc, Việt Nam, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và một số quốc gia khác. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi (60) trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học.
Theo cách phân chia thời gian năm tháng Can chi trên, con Rồng cũng là một biểu tượng cho một năm. Trong 12 địa chi (thập nhị chi), rồng mang pháp danh là Thìn, đứng hàng thứ tư sau Tý và đứng trước 7 con vật khác, 12 con vật được đứng trong sách lịch pháp trên nay là đại diện cho các loài. Về tính âm dương, 12 con vật được chia xếp thành hai cực âm và dương đứng đan xen nhau, trong đó con trâu (Sửu) thuộc dương.
Thìn” là âm gốc Hán đọc là “Thần 辰”, một từ chỉ thời gian mở đầu buổi sáng của một ngày (ước từ 7-9 giờ sáng). Từ nghĩa đó, “thần” còn được chỉ mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Trong lịch phương Đông, chữ “thần” làm chi thứ 5 trong 12 chi, đọc là Thìn (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn…).
Xem thêm:         
- 12 con Giáp từ đâu ra? - KhoaHoc.tv
 
2. Rồng và Tứ Linh.
 
Tứ Linh
[Tranh Đông Hồ]
Tứ Linh (四靈;  E:Four Holy Beasts) còn được gọi là Tứ Thụy, là bốn loài linh thú lớn trong thần thoại Trung Hoa và các nước Đông Á tượng trưng cho sự cát tường và điềm tốt lành, bao gồm:
Long(龍;  the Dragon) ở hướng Đông:  Thủy Long (水龍).
Lân (麟;  E: the Qilin)ở hướng Tây:   Kỳ Lân (麒麟).
Quy(龜;  E:the Turtle) ở hướng Bắc:  Kim Quy (金龜).
Phụng(鳳;  E:the Phoenix) ở hướng Nam:Phượng Hoàng (鳳凰).
Tứ Linh, theo Kinh Lễ là "Long Lân Quy Phượng " là đại diện của bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Nam. Trong bốn loài thú thì Kỳ lân, Thủy Long và Phượng Hoàng, đều là những loài vật trong thần thoại và không có thực.
3. Rồng trong lễ hội.

         Múa rồng được xem là có nguồn gốc từ thời nhà Hán (Trung Quốc), như một cách để người dân thể hiện niềm tin và sự kính trọng đối với linh vật này. Qua các tài liệu nghiên cứu, múa rồng ở Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa Việt có từ thế kỷ thứ 10, thời Lý. Ngày nay tại làng Đông Sàng, xã Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), mảnh đất “địa linh, nhân kiệt” quê hương của hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền, khi tổ chức lễ hội truyền thống đều có múa rồng, rước vua về làng. Ngoài ra, trong các dịp hội hè, lễ Tết, trên đất Thăng Long xưa đâu đâu cũng có múa rồng.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ngày nay có ít nhất hơn 30 điệu múa rồng chính thức, xuất hiện ở nhiều địa phương, trong đó tiêu biểu như điệu: Bàn long, Thủy ba, Phong đằng, Phong chuyển, Phi long, Chồng tháp, Dao bãi, Thanh long xuất trận, Long quá vũ môn, Hoàng long chúc phúc, Kim long xuất động, Hồng long đảo thủy, Uyên ương dạ quang long, Dạ quang long (con Rồng cháu Tiên)...
 

Tranh Hàng Trống “Múa Rồng”
Ở Hà Nội, múa rồng phổ biến ở nhiều vùng, đặc biệt là các vùng Sơn Tây, làng Triều Khúc, Thanh Trì, Ngọc Hồi, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, Đại Áng, Vĩnh Quỳnh, Từ Liêm… Nhiều làng vào dịp hội hè, lễ Tết còn tổ chức thi múa rồng với các điệu rồng chầu, rồng lượn, rồng bay, rồng uốn khúc… tạo cho không khí cho lễ hội truyền thống thêm vui tươi, gửi gắm ước mong cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, nhân khang vật thịnh của cư dân nông nghiệp đất Việt.
4. Rồng và hội họa, điêu khắc, kiến trúc.
         Theo quan niệm truyền thống của Trung Quốc và Việt Nam, Rồng là con vật thần linh, mạnh mẽ nhất được con người ngưỡng mộ, yêu quý, tôn thờ. Rồng đi vào cuộc sống của con người trong hầu hết các hoạt động sản xuất, kiến trúc, lễ hội, mỹ thuật, thậm chí cả trong miếu mạo, đình chùa…

Bức họa Lục Long thời nhà Tống (năm 960-1279) – Danh họa Chen Rong
Hoàng đế Càn Long thời nhà Thanh (1644-1911) đặc biệt yêu thích bức họa này và cất giữ nó trong bộ sưu tập riêng. Bức họa được đưa về Nhật Bản từ đầu thế kỷ 20.  Bức họa nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng Fujita ở Osaka kể từ đó, mới đây được bán với giá 49 triệu USD (112 tỷ đồng) tại New York (thời điểm 2017).

Tranh thêu rồng bằng vàng 50 cm x 50 cm của nghệ nhân Lee Jung Hee được trưng bày trong triển lãm tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc ở Hà Nội 2015
Bằng những kỹ thuật đặc biệt, vàng được cán mỏng thành những sợi nhỏ giống như những sợi chỉ thêu. Bức tranh Rồng được tạo nên bằng những sợi chỉ vàng đặc biệt này với những đường thêu vô cùng tỉ mỉ và khéo léo.

Rồng tại chùa Higashi Honganji, Kyoto

Đôi rồng chầu ở chùa Duy Vinh

Họa tiết đầu rồng trên tầu đao chùa Hương

Các mặt của lư hương gốm hoa lam thời Lê sơ
 
Rồng chạm trên cửu đỉnh triều Nguyễn

Rồng trên lư bạc thời Nguyễn

Lư hương đồng
 
Cầu Long Biên, Hà Nội
Nếu có dịp ngắm những bức ảnh về cây cầu huyền thoại trước năm 1965, cầu Long Biên hẳn khiến mọi người phải trầm trồ. Cầu là những nhịp uốn như sóng,  tựa như con rồng cách điệu, vươn qua con đê, nối liền hai bờ sông Hồng.
 

Cầu Rồng TP.Đà Nẵng phun nước, lửa.
 

Thuyền rồng Huế
 

Xe rồng đưa tang
Hình tượng Rồng còn tượng trưng cho sự cao quý và uy quyền của bậc vua chúa.
- Long thể:  Thân mình của vua.
- Long nhan:  Gương mặt của vua.
- Long cung:  Chỗ ở của vua.
                    - Long sàng:  Giường vua ngủ .
- Long xa:  Xe đi của vua.
-Long hạm: Thuyền của Vua.
- Long bào:  Áo vua mặc.
- Long cổn:  Áo lễ có thêu rồng để vua mặc khi làm lễ tế trời.
- Long đình:Sân rồng nhà vua (anh em bái tạ, long đình đều lui - Lục Vân Tiên)   
- Long mạch: chỗ đất thạnh vượng, có chôn ai xuống đó, thì con cháu nếu không làm vua thì cũng sẽ được giàu sang.
Nói lái (nói trại):
– Trên chóp mũ của Vua gọi là gì ? – Long pha (nói trại là “plafond”, tiếng Pháp có nghĩa là trần nhà).
– Vua đi nhảy đầm (dancing) gọi là gì ? – Long mắt (nói trại là lắc mông)
– Vua nhổ cỏ, tưới hoa gọi là gì ? – Long đạo (nói trại là lao động).
  

 

Ấn vàng thời vua Minh Mạng
 

Ngai vàng
 
Áo vua
[Áo thêu rồng năm móng]

---------       
 
5. Rồng trong nghệ thuật ghép tỉa củ quả.
        Rồng – Phượng giao hòa biểu tượng của sự giao duyên và hạnh phúc: “Long phượng sinh trường”, thường thấy ở các hôn lễ.


Tráp Rồng – Phụng

Tỉa carrot Rồng
6. Rồng và các vị thuốc.
Có lẽ rồng do tính linh thiêng, mạnh mẽ mà người ta dùng nó để đặt tên cho nhiều vị thuốc trong Đông y, đặc biệt có tác dụng y học.  
- Long nhãn (mắt rồng), là cùi nhãn phơi khô, sấy khô. Long nhãn là vị thuốc bổ chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, tim hay hồi hộp…
- Ban long (cao ban long): Sự thật cao ban long là thứ cao nấu từ sừng hươu sao, hươu có đốm sao nên goi là ban long (rồng đốm). Cao ban long là loại thuốc bổ quí rất tốt cho những người gầy yếu, cơ thể suy nhược, ho lao, chẩy máu dạ dầy, đi tiểu nhiều, mồ hôi trộm…
- Địa long (rồng trong đất), là vị thuốc chế từ giun đất, đem rửa sạch, mổ bụng, sấy khô, tán bột hoặc sắc lấy nước uống. Địa long chữa sốt rét, cao huyết áp, xo cứng mạch máu, nhức đầu, hoa mắt…
- Long y (áo của rồng), chính là da con rắn lột được dùng chữa trẻ con lên cơn co giật, đau họng, làm thuốc sát trùng bôi chữa ghẻ lở…
- Ô long vĩ (đuôi rồng đen), thực ra ra bồ hóng đen dính mạng nhện trên gác bếp đun bằng rơm rạ. Ô long vĩ là vị thuốc sát trùng, hay dùng trong những trường hợp đứt cân đứt tay, trầy xước chảy máu.
- Long não (óc rồng), chất mầu trắng, óng ánh, cất từ cây, lá, rễ của cây long não. Là vị thuốc trợ tim, xoa bóp chữa đau nhức, thấp khớp, bôi xoa sát trùng…
- Phục long can (gan rồng, là vị thuốc chế từ đất giữa lòng bếp (bếp đun củi đặt trên nền bếp). Phải chăng vì đất ấy màu vàng như gan nên gọi là phục long can. Thuốc này tác dụng chữa băng huyết, thổ huyết, tiểu tiện ra huyết, nôn oẹ… rất công dụng.
        - Huyết long (máu rồng) dùng để cầm máu, chữa lành vết thương thối rữa, chữa đau bụng đi ngoài, viêm họng, hạ sốt, làm thuốc đánh răng và dùng để nhuộm len.

Huyết long hay còn gọi là cây máu rồng  là một trong những loài cây kỳ lạ nhất thế giới.
Cây huyết long (E: Dragon's blood trees) nhìn từ xa nó tựa như những chiếc ô xanh, hay khóm nấm khổng lồ. Nhựa của cây có màu đỏ tươi như máu, vị chua nồng. Khi khô lại giống như những giọt ngọc trong suốt.
Cây huyết long mọc trên hòn đảo Socotra, Yemen - là hòn đảo lớn nhất Ấn Độ Dương. Phải mất 10 năm để cây đạt độ cao 1,2m, nhưng sau đó huyết long lại phát triển khá nhanh. Tuổi thọ của huyết long lên tới 500 năm.
Thân cây tròn đơn, tán xòe rộng với các cành tua tủa uốn éo như những mạch máu khổng lồ. Những chiếc lá dài thon ngọn, được thay mới sau 3-4 năm. Huyết long thường ra hoa vào tháng 2 hàng năm, tựa như những bông hoa loa kèn nhỏ, có màu trắng, cũng có khi là xanh nhạt và tỏa hương ngào ngạt khi nở rộ. Phải mất 5 tháng quả huyết long mới chín đỏ.
Các chú chim rất mê mùi hương thơm mát, mọng đỏ của quả huyết long và lũ lượt kéo nhau đến thưởng thức khi quả chín. Nhờ đó mà hạt của huyết rồng đã được các chú chim phát tán rộng khắp. Hình dáng độc đáo của huyết long là sự tiến hóa thông minh giúp cây có thể sống sót trong điều kiện khí hậu khô cằn khắc nghiệt, nơi mà chỉ có một lớp đất mỏng được bao phủ trên bạt ngàn núi đá.
Mỗi tán lá của cây trưởng thành như những mái nhà tạo bóng râm, che chắn ánh nắng trực tiếp và làm giảm thiểu sự bốc hơi nước cho những cây non bên dưới. Từ xa xưa huyết rồng đã được người dân nơi đây ca tụng và trở thành huyền thoại. Họ dùng huyết long để tế thần và nó trở thành một thứ không thể thiếu trong các cuộc cúng tế. Máu của loài cây này làm nguyên liệu để những “phù thủy” địa phương  làm bùa ngải.
Huyết long chẳng khác gì thần dược, và người dân tin rằng nó chữa được bách bệnh. Họ dùng “máu rồng” để cầm máu, chữa lành vết thương thối rữa, chữa đau bụng đi ngoài,  viêm họng, hạ sốt, làm thuốc đánh răng và dùng để nhuộm len.
Không chỉ dùng làm thuốc, từ thế kỷ 13 huyết long đã được xuất khẩu sang Italia. Họ dùng chúng để pha chế vec-ni làm bóng cho những cây đàn, làm chất kết nối, hàn gắn những mãnh vỡ của đồ gốm sứ, sản xuất đèn cầy. Vì có màu đỏ tươi như máu nên huyết long còn dùng để sản xuất mỹ phẩm, làm đẹp đôi môi.

B. Rồng trong văn chương.
1. Rồng qua ca dao, tục ngữ.
 
1-Trong văn hóa truyền thống có câu chuyện về cá chép hóa rồng, ngụ ý cho sự kiên định và lòng chân thành của con người, vượt qua khó khăn để đạt được thành công.
Làm trai lấy được vợ hiền,
Như cầm đồng tiền mua được của ngon.
Phận gái lấy được chồng khôn,
Xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng
2- Phản ánh sự đánh giá con người không qua những lời nói tô vẽ, khoa trương mà là thực lực, thực tài:
Vai mang túi bạc kè kè,
Nói quấy nói quá người nghe ầm ầm.
Trong lưng chẳng có một đồng,
Lời nói như rồng cũng chẳng ai nghe
3- Phản ảnh thời tiết. Rồng đen là hình ảnh của cái gọi là “vòi rồng” ngoài biển khơi, báo hiệu mưa thuận gió hòa, làm tốt tươi đồng ruộng,cỏ cây. Còn Rồng trắng báo hiệu thời tiết khô hạn, ruộng đồng nứt nẻ, mất mùa đói kém, đến Vua còn phải rời ngai vàng kiếm sống huống hồ dân dã!
                           Rồng đen lấy nước được mùa
Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày.
4-Phản ảnh ước mơ vinh hoa phú quý của con người:
Một ngày tựa mạn thuyền rồng
Còn hơn một kiếp ở trong thuyền chài
5- Phản ánh nỗi chán chường, thất vọng của nhân dân khi con cháu vua quan bất tài, ngu dốt, thậm chí là hôn quân bạo chúa (liu điu là loài rắn nước).
Trứng rồng tưởng nở ra rồng
Ai ngờ lại nở ra dòng liu điu
              Phản ánh tính tất yếu của sự bảo toàn, di truyền những giá trị và bản chất nòi giống.
Trứng rồng lại nở ra rồng,
Liu điu lại hóa ra dòng liu điu.
[Like begets like; hoặc : Like parents, like children].
6- Phản ảnh gặp được cơ hội, điều kiện thuận lợi mà mình đang khao khát, mong chờ:
Tình cờ ta gặp mình đây
Như cá gặp nước, như mây gặp rồng.
7- Phản ảnh người tài hoa có cách viết phóng khoáng, không gò bó:
“Rồng bay Phượng múa
8- Phản ảnh cách tô điểm rườm rà haybiểu hiện sự sang trọng
Trổ rồng, chạm phượng / Thêu rồng, vẽ phượng”
9- Phản ảnh chủ nhà khiêm nhường khi có bạn đến thăm:
Rồng đến nhà tôm”.  
10- Phản ảnh người lắm điều lắm chuyện, người đời chê bai là “
Vẽ chân cho rắn, vẽ râu cho rồng! ”    
11- Phản ảnh một loại người đáng chê trách trong xã hội thời nào cũng có:
 “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa
                           [Great talkers are little doers; hoặc : Loud talking, litle doing]         
12- Phản ảnh sự may mắn:
Mả táng hàm rồng / Rồng mây gặp hội (long vân khánh hội).
13- Phản ảnh món ăn ngon, cầu kỳ và sang trọng.
Nem rồng chả phượng
14-Phản ảnh:  1. Việc khi đầu thì hưng thịnh, sau thì suy yếu;  2. Chuyện lúc khởi đầu có vẻ to tát, đẹp đẽ nhưng kết thúc lại chẳng ra gì;  3. Sự cọc cạch, không tương xứng giữa những bộ phận có phẩm chất quá khác biệt trong cùng một chỉnh thể.
Đầu rồng, đuôi tôm / Vẽ rồng nên giun.
         15- Phản ảnhlời than phiền của người khôn phải sống chung đụng với kẻ ngu si đần độn.
Rồng vàng tắm nước ao tù
 
2. Rồng qua thành ngữ Hán-Việt.
Rồng trong các thành ngữ Hán-Việt mở ra bao điều kỳ thú đáng để cho chúng ta suy ngẫm:
1. Long bàn hổ cứ: Rồng nằm, hổ ngồi (chỉ thế đất hiểm yếu).
2. Long hành hổ bộ: Rồng đi, cọp bước (chỉ tướng người uy vũ của Vua Chúa hoặc võ tướng).
3. Họa long điểm nhãn: Vẽ rồng phải chấm con mắt (ý nói làm văn chương phải nắm chỗ yếu).
4. Ngư chất long văn: Chất cá,vẻ rồng (chỉ ngoại hình thì đẹp, thực chất xấu xa).
5. Ngư long hỗn tạp: Cá rồng ở lẫn với nhau (ý nói người tốt ở cùng kẻ xấu).
6. Long tranh hổ đấu: Rồng tranh nhau, cọp đánh nhau (ý chỉ cuộc đấu tranh hoặc đua tài rất kịch liệt).
7. Long đầu xà vĩ: Đầu rồng, đuôi rắn (ý nói lúc đầu dình dang, phát đạt, sau lại teo tóp suy sụp).
2. Rồng qua thành ngữ Hán-Việt.
Trong 12 con giáp, Rồng gắn liền thực tiễn với cuộc sống của con người. Rồng đi vào hệ thống lịch qua sự phân chia tiết khí của lịch biểu và chiêm mộng. 
- Thần long nhập thủy hữu quý vi (cỡi Rồng xuống nước) là điều tốt quý.
- Long niên thủy trung cầu sự thành (Rồng ngủ trong nước) mọi sự tốt đẹp.
- Long đương đầu đại cát xung (Rồng đánh nhau) điềm đại cát.   
- Long tử vong, Thất gia vị (Rồng chết) điềm xấu, nhà tan, mất nước.   
- Thừa long thượng sơn, sở cấm toại (cỡi Rồng lên núi) điềm đắc lợi.
3. Rồng với điển tích.       
- Long Câu:Để chỉ con ngựa mạnh khỏe như Rồng, có sức chạy xa muôn dặm. Tương truyền trong núi có một cái vực thẳm là nơi ẩn trú của loài Giao Long. Đến mùa xuân, dân chúng bắt một con ngựa cái còn trinh, cột tại đó. Một lúc sau trời bỗng nổi cơn gió mưa mù mịt, Giao Long từ dưới vực bay lên phủ con ngựa cái. Ngựa mang thai và đẻ ra Long Câu.   
- Long Tuyền: Một thanh gươm quý có sức chém sắt như chém bùn, sắc sảo và mạnh mẽ như vuốt rồng, tìm thấy tại huyện Phong Thành, cùng lúc với thanh kiếm Thái A.
- Thừa long giai tế:  Thời Xuân Thu, Vua Tần Mục Công có cô gái út tên là Lộng Ngọc nhan sắc xinh đẹp, lại có tài thổi tiêu nên vua rất cưng quý. Một đêm Lộng Ngọc chiêm bao gặp được một chàng trai phong lưu tuấn tú, cỡi chim Phượng từ núi Thiên Sơn ở phía tây nước Tần tới, cho biết vâng ý chỉ của Ngọc Đế, Trung Thu năm nay sẽ đến kết duyên cùng nàng. Nói xong lại rút một chiếc tiêu bằng ngọc thổi lên âm điệu kỳ lạ, khiến cho Lộng Ngọc càng thêm mê đắm. Sáng hôm sau, công chúa đem giấc mộng kể cho vua cha và được Tần Mục Công sai quan tới đó tìm được một người thổi tiêu tên Tiêu Sử. Hôn lễ được cử hành vào ngày rằm tháng tám, Tết Trung Thu. Giữa lúc vợ chồng đang ngắm trăng tròn, hòa điệu tiêu sáo, thì từ trên trời có một con Rồng đỏ và một con chim Phượng màu tía, đáp xuống lâu đài. Lúc đó Tiên Sử mới bảo chàng là Tiên nên không thể ở lại trần gian, rồi bước lên cỡi Rồng còn Lộng Ngọc cỡi Phương, vợ chồng về trời. Từ điển tích trên, người sau rút được các thành ngữ Thừa long Giai tế, cũng như VN cũng có câu tương tự: Phỉ quyền sánh Phượng, đẹp duyên cỡi Rồng, để nói lên việc chọn được người rể xứng đáng.
- Giao long đắc thủy:  Vũ Đế nhà Hậu Ngụy thời Nam Bắc Triều muốn tấn công nhà Lương ở Nam Triều. Để tấn binh, vua giao quan thượng thư binh bộ tuyển chọn nhân tài. Có viên quan nhỏ tên là Dương Đại Nhãn tình nguyện nhưng bị từ chối, nhưng sau đó nhờ Dương Đại Nhãn phô trương tài nghệ nên được thăng chức và dự việc xuất chinh. Quả nhiên nhờ tài năng lại can đảm thiện chiến nên Dương Đại Nhãn chẳng những khiến cho nhà Lương phải khuất phục mà trẻ con tại miền Bắc khi nghe nhắc tới tên ông cũng phải run sợ. Từ điển tích trên, người sau mới rút được câu thành ngữ “Giao Long đắc thủy”, để chỉ một người do cơ hội may mắn mà có công danh, địa vị thay đổi cả cuộc đời .      
- Ma Rồng gặp Trâu Bồ-tát:  Năm Trinh Quan số thứ 13, đời vua Lý Thái Tông nhà Đường (618-907), gần thành Trường An có con sông Kinh nước trong vắt. Bên bờ sông, có 2 ẩn sĩ tên Trương Lão và Lý Định chán công danh và sự lừa dối hào nhoáng của lớp quan quyền nên chọn nghề đánh cá và đốn củi để sinh nhai.
Một bữa nọ, Trương và Lý rủ nhau vào quán đối ẩm, rượu vào lời ra trên đường về nhà, Trương Lão tiết lộ là sở dĩ mình thường đánh được nhiều cá qua sự chỉ dẫn của ông thầy bói tại Trường An. Lời tiết lộ trên bị quỷ dạ xoa trên sông Kinh nghe được, vội về thủy cung báo cho Long Vương. Vua Rồng tức giận muốn giết tên tú tài thầy bói nhưng nhờ quần thần can gián và khuyên vua nên đến Trường An gặp mặt trước rồi mới quyết định. Long Vương nghe theo, bèn giả làm một tú tài áo trắng tới gặp thầy bói tên Viên Thủ Thành. Tại đây, vua Rồng hỏi chừng nào mưa và mưa bao nhiêu, được thầy bói cho biết rành mạch là giờ Thìn kéo mây, giờ Tị nổi sấm, giờ Ngọ mưa và tạnh vào cuối giờ Mùi. Mưa 3 thước, 3 tấc, 4 phân, 8 ly. Sau đó vua Rồng về thủy cung và được chiếu trời truyền lệnh làm mưa tại thành Trường An vào ngày mai y như lời thầy bói.       
Nhưng lỡ đánh cá với Viên Thủ Thành và thêm lời xúi bậy của đám quần thần, Long vương làm mưa gió trái với lệnh của thiên đình. Đồng thời lại tới Trường An đánh chưởi thầy bói nhưng Viên Thủ Thành đã chỉ thẳng vào mặt vua Rồng cho biết ông ta là Long Vương trên sông Kinh đã làm trái lệnh trời, ngày mai sẽ bị chém chết. Người thi hành chém Rồng là thừa tướng nhà Đường tên Ngụy Trưng. Nhưng dù vua Đường đã hứa giúp, cuối cùng vua Rồng cũng bị chém chết .       
Trên đường trần vật vờ, ma Rồng bỗng gặp được Trâu Bồ-tát đang bị tên mục đồng hành hạ nên bất bình thì được Trâu cho biết vì phạm phải tội lỗi nên Trời phạt và chấp nhận sư trừng phạt trên để đền tội. Lý lẽ trên đã làm thức tĩnh ma Rồng.
- Vượt Vũ môn hóa Rồng.       
Huyền thoại này xưa nay thường được gán cho loài “Cá Chép“ ở thác Long Môn thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Hoa). Nhưng Học giả Lê Quý Đôn lại căn cứ theo sách Uyên Quản Loại Hàm của Tàu thì sông Long Môn ngày xưa thuộc châu Gia Lăng, nước từ trên cao đổ xuống thành thác ầm ầm, phía dưới có cái hang là nơi sinh sống của loài cá Anh Vũ, mồm cong má đỏ, tương truyền cá ấy tới thời kỳ con nào vượt lên khỏi thác thì hóa thành Rồng.
    
Cá anh vũ – Wikipedia tiếng Việt
         Để làm sáng tỏ hơn, sách Đường Sơn Từ Khảo cũng của Tàu cho biết thêm: “Sông Long Môn ở huyện Mông thuộc châu Gia Hưng nước An Nam. Sông này phát nguyên từ tỉnh Vân Nam đến Long Môn thì bị núi chận nên phân làm ba nhánh, nước chảy từ cao xuống thấp ầm ầm như núi đổ, bên dưới có cái hang, là nơi trú ẩn của loài cá Anh Vũ xanh biếc, miệng cong như mỏ chim Anh Vũ. Theo các nhà nghiên cứu Sử Địa, thì đây là ngã ba Việt Trì ở Bắc Việt, và cá Anh Vũ là loài cá nổi tiếng xưa nay của vùng Sông Thao. Cũng do trên, vùng này từ xưa vẫn còn lưu truyền câu ca dao:     
Mồng bốn cá đi ăn thề
Mồng tám cá về, cá vượt Vũ Môn
         - Vẽ Rồng điểm mắt.
         Thành ngữ “Vẽ rồng điểm mắt” bắt nguồn từ cuốn “Lịch đại danh hoạ ký” (Ghi chép về những danh hoạ nổi tiếng trong các triều đại) do Trương Ngạn Viễn thời Đường soạn, trong đó viết: Vũ đế coi trọng việc sửa sang chùa chiền, thường lệnh cho Tăng Dao vẽ trang trí. Trương Tăng Dao vẽ bốn con rồng trên bức tường của Kim Lăng An Lạc Tự, ông không vẽ mắt. Ông thường nói: “Vẽ mắt rồng sẽ bay mất”.
Mọi người cho rằng lời nói của ông là hoang đường, vô căn cứ, nên kiên quyết thỉnh mời ông vẽ thêm mắt. Một lúc sau khi vẽ xong, sét đánh đổ tường, hai con rồng [được vẽ thêm mắt] cưỡi mây bay lên trời. Chỉ còn lại hai con rồng không vẽ mắt vẫn ở trên tường.
4. Rồng trong Văn Học.   
         Tuy chỉ là con vật tượng trưng, nhưng hình ảnh Rồng lại xuất hiện rất nhiều qua các tác phẩm văn học từ Đông sang Tây vì Rồng có dính dáng tới vua chúa, quan quyền và thần linh.
Có thể nói được là trong tất cả các bộ truyện Tàu cổ đều có Rồng. Bồ Tùng Linh, một tiểu thuyết gia nổi tiếng của Trung Hoa sinh cuối đời Minh và sống vào đời Thuận Trị, Khang Hy (1640-1715), tác giả của pho truyện ma quỷ vĩ đại Liêu Trai Chí Dị gồm 445 truyện, trong đó có nhiều truyện viết về Rồng với sự huyền bí, hiển linh cũng đồng thời biểu lộ cái tâm của tác giả:
Hữu tâm vi thiện,            有心為善,
Tuy thiện bất thưởng.     雖善不賞.    
Vô tâm vi ác,                  無心為惡,
Tuy ác bất phạt              雖惡不罰.
Làm việc thiện mà có chủ ý thì không được thưởng,
Làm việc ác mà không có chủ ý thì không bị phạt.
Trong kho tàng văn học Việt Nam, có 2 tác phẩm cổ là Việt Điện U Linh và Lĩnh Nam Chích Quái được coi như hai quyển huyền sử của VN, mô tả tính chất siêu việt của dòng giống Lạc Hồng, con Rồng Cháu Tiên mà đại diện là Vua Rồng Việt Nam (Lạc Long Quân) với phép thần thông quảng đại, đã giúp cho dân chúng Lạc Việt an cư, lạc nghiệp.                
5. Rồng trong văn hóa Phật giáo.
1) Rồng gắn liền với lịch sử đức Phật:
Trong kinh sách Phật có 4 lần Rồng xuất hiện.
Lần thứ nhất:  Theo kinh Phổ Diệu, lúc Đức Phật Giáng sinh thì có 9 con Rồng phun nước tắm cho Phật, gọi là Cửu Long phún thủy (Chín con Rồng phun nước để tắm cho Phật). Đó là một tích sử rất xa xưa, bây giờ ở miền Trung ít thấy, còn miền Nam thì nhiều. Các chùa miền Nam khi họ khắc hoặc chạm trổ tượng, bao giờ cũng có tượng Đản sinh, xung quanh có 9 con Rồng đứng hầu, là lấy tích sử Đức Phật ra đời có 9 con Rồng phun nước tắm cho Phật. Đó là Rồng xuất hiện trong kinh sách Phật giáo lần thứ nhất.
Lần thứ hai:  Theo Đại Phẩm của Luật tạng, vào tuần lễ thứ ba sau khi thành đạo, khi Đức Phật ngồi thiền định dưới gốc cây Mucalinda thì mưa to gió lớn nổi lên, một con rắn mãng xà đến quấn quanh mình Ngài và cất cao đầu lên che mưa cho Ngài. Trong Đức Phật và Phật pháp của Ngài Nàrada Mahà Thera (Phạm Kim Khánh dịch) ghi sự kiện này xảy ra vào tuần thứ sáu sau khi Phật thành đạo, thời gian Đức Phật chứng nghiệm hạnh phúc giải thóat. Trận mưa bão kéo dài suốt bảy ngày mới chấm dứt. Khi trời quang mây tạnh, con mãng xà tháo mình trở ra và hóa hiện thành một thanh niên chắp tay đứng trước Đức Phật. Đức Phật đã nói cho người thanh niên nghe một bài kệ có nội dung như sau: “Đối với hạng người tri túc, đối với người đã nghe và đã thấy chân lý thì sống ẩn dật là hạnh phúc. Trên thế gian, người có tâm lành, có thiện chí, người biết tự kiềm chế, thu thúc lục căn đối với tất cả chúng sinh là hạnh phúc. Không luyến ái người, vượt lên khỏi dục vọng là hạnh phúc. Phá tan được ngã chấp quả thật là hạnh phúc tối thượng”.

Lần thứ ba: Theo kinh Quá khứ Hiện tại Nhân Quả có thuật lại rằng trên đường Đức Phật đi giáo hóa sau khi Ngài Thành đạo. Sau ngày Thành đạo, Ngài đến Lộc Uyển thuyết pháp độ cho 5 vị Tỳ kheo Kiều Trần Như xong, Ngài liền nghĩ đến hạng căn cơ nào tiếp theo có thể tiếp nhận được giáo lý của Ngài? Ngài quán biết tại xứ Ấn Độ lúc bấy giờ có 3 anh em ông Ca-diếp gọi là Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, Già-da Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp, rất nổi tiếng là hàng ngoại đạo rất được kính trọng mà ở đấy họ đang thờ Thần lửa. Ngài muốn hóa độ cho 3 anh em Ca-diếp bằng cách: Hôm ấy Ngài đi qua chỗ cư trú của ông Ca-diếp anh, thì trời tối nên xin vào ở trọ và ngủ lại. Ông anh Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thấy Ngài hình dung phương phi rạng rỡ, nét mặt thanh thoát, tự tại, giải thoát, ông liền hỏi Ngài: Đạo nhơn có mạnh khỏe không mà xem người vui vẻ như thế? Ngài mới trả lời rằng: "Vô bệnh đệ nhất lợi, thiểu dục tri túc đệ nhất phú, thành tín đệ nhất thân, Niết-bàn đệ nhất lạc" (không bệnh là lợi nhất, biết đủ là giàu nhất, thành tín là thân nhất, Niết-bàn là vui nhất). Vì Phật giáo có những cái nhất như thế nên Phật tử chúng ta khi học hỏi giáo lý của Ngài, đã thâm nhập giáo lý ấy thì cũng rất tự tại và an vui.
Ngài nói xong rồi và hỏi: Ông có bằng lòng cho tôi trọ lại một đêm không? Ông ta trả lời: Cho Đạo nhơn trọ lại tôi không tiếc gì; nhưng tiếc rằng bây giờ đây Tăng chúng đồ đệ của tôi đông quá, không có chỗ để cho Ngài tạm trú, duy chỉ còn một chỗ ở nơi đền thờ Thần Lửa ở bên góc kia, Ngài có thể tạm trú ở đó có được không? Ngài nói, chỗ nào cũng được, ông chỉ cho tôi trọ lại một đêm thì tôi cám ơn vô cùng. Khi đó ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nói rằng: Tuy tôi nói là nói vậy, nhưng trong đền thờ Thần Lửa đó nguy hiểm lắm, tôi sợ tánh mạng của Ngài bất an, không toàn vẹn được, vì trong đó có con Hỏa Long (Rồng Lửa), hễ người nào vào đó lạ hơi thì nó sẽ phun khói, phun lửa ắt sẽ bị tiêu hết, không cách gì tránh được. Ngài nói cám ơn và xin ông chớ lo. Ông vui lòng chấp nhận cho tôi ở là tốt lắm rồi.
Đến khi Đức Phật vào ở trong đền thờ Thần Lửa đó, con Rồng Lửa ngửi thấy mùi hơi lạ, nó từ trong động trườn ra phun khói. Khi khói phun tới chỗ Ngài, nhưng lạ thay, khói đó dội ngược trở lại nơi chính nó. Nó lại phun lửa, lửa chưa tới Ngài mà dội ngược lại nơi nó. Khi đó con Rồng Lửa mất hết cả thần thông, không làm sao hại Ngài được, nên nó gô mình lại (cuộn tròn) nằm cong núp vào một góc để tránh khói lửa do nó phun ra. Thấy vậy, động lòng từ bi, Đức Phật liền đưa bình bát ra và con Rồng Lửa bay vào đó để lánh nạn, nên trong kinh có chữ hàng Long phục Hổ (hàng phục Rồng và hàng phục Cọp). Vì sao Ngài hàng phục được các loài hung dữ như vậy? Vì Ngài lấy đức từ bi, lấy lửa tam-muội để hàng phục các loài hung dữ ấy.
Lại nói ông Ca-diếp anh, khi thấy lửa trong đền nổi lên, thầy trò ông liền hối nhau múc nước để dội vào trong đền. Thầy trò ông càng dội nước, thì lửa càng bùng lên dữ dội, không cách nào dập tắt được. Ông lấy làm lo lắng cho tính mạng của Ngài và đâm ra hối hận vì đã để Ngài ngủ trong đó.
Bất thình lình, Đức Phật ung dung ôm bình bát từ trong đền thờ Thần Lửa bước ra, thầy trò ông Tần-loa Ca-diếp vô cùng ngạc nhiên, kính phục và bước lại hỏi Ngài. Thưa Đạo nhơn, lâu nay không có ai dám đối địch với con Rồng Lửa hung dữ này cả, nay sao Đạo nhơn hàng phục nó một cách dễ dàng như vậy? Khi gặp Đức Phật ông ta trầm trồ ngợi khen Đức Phật, nhưng trước mặt đồ chúng đệ tử của ông, ông lại nói: Tuy Đạo nhơn ấy có thần thông như vậy nhưng chưa bằng ta.
Khi đệ tử vào trong động để đốt lửa thì lửa không cháy. Ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nghĩ chắc đây là ông Đạo nhơn làm cho lửa không cháy, chứ không ai vào đây hết, liền quay qua hỏi Đức Phật có đúng không? Đức Phật trả lời: Phải, chính Ta làm. Phật hỏi lại. Vậy các ngươi có muốn đốt lửa lên không? Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thưa: Dạ, ưng lắm. Vì chúng tôi đang thờ Thần Lửa nên chúng tôi phải đốt lửa cho cháy mãi mãi, không được để cho lửa tắt. Ngài bảo họ tới đốt thì lập tức lửa bừng cháy và cháy mãi, cháy cao, không tài nào làm cho ngọn lửa nhỏ lại được. Ông Ca-diếp anh nói, chắc là vị Đạo nhơn này làm rồi chứ không con ai lẫn vào đây nữa! Ông liền hỏi Ngài có phải Ngài làm không? Đức Phật trả lời: Phải. Phật hỏi lại, thế các ngươi có muốn tắt lửa không? Ông mừng quá nói: Dạ muốn. Phật lấy tay chỉ vào thì lửa tắt. Đến khi hết củi để đốt, đồ đệ đem búa ra bửa thì búa mới nhấc lên trời thì không tài nào hạ xuống được. Ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nói: Chắc ông Đạo nhơn này làm chứ không ai khác? Ông liền hỏi Phật, có phải Đạo nhơn làm không? Phật nói: Phải. Vậy các ngươi có muốn hạ búa xuống không? Ông nói: Dạ muốn. Thế là Phật chỉ tay một cái thì búa liền hạ xuống.
Tuy thấy thần lực của Đức Phật như vậy, nhưng ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp tự ái nghĩ rằng, xưa nay mình lãnh đạo một số đồ công chúng đông đảo và tự cho mình đã đắc thần thông, giờ đây phép thần thông của ông Đạo nhơn này quá vượt trội mình. Tuy vậy, trước mặt đệ tử ông, ông vẫn luôn miệng nói: Mặc dầu vậy nhưng vẫn chưa bằng ta. Ta đã chứng quả A-la-hán rồi, chứ ông Đạo nhơn này chưa chứng quả A-la-hán. Đức Phật với tâm mình biết tâm của người khác liền nói: Này ông bạn tốt, ông nói như vậy là không đúng sự thật, ông chưa chứng được A-la-hán. Vì nếu ông đã chứng quả A-la-hán rồi thì không còn tâm hơn thua so sánh. Giờ ông còn cái tâm niệm ngã nhơn hơn thua đó chưa hết, ông chưa phải là người đã chứng quả A-la-hán.
Khi đó Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp mới kính phục Đức Phật và nói: Thưa Đạo nhơn, tôi biết cái đạo của Ngài cao hơn cái đạo của tôi, và cho tôi xin làm đệ tử với Ngài. Đức Phật liền chấp nhận. Thế là ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp anh trở thành đệ tử của Đức Phật cùng với 500 đồ chúng đệ tử của ông. Khi đã làm đệ tử của Phật rồi thì bao nhiêu khí cụ thờ Thần Lửa ông sai đem liệng xuống sông Hằng.
Hai người em cũng tu theo đạo thờ Thần Lửa như anh mình ở khúc dưới sông Hằng, thấy đồ thờ Thần Lửa của anh mình sao trôi bồng bềnh trên sông như vậy, họ đoán chắc anh mình có tai nạn gì xảy ra rồi đây. Hai người em liền đi ngược dòng sông để tìm hiểu thực hư ra sao, thì gặp anh mình và đồ chúng đi theo sau Đức Phật. Họ lấy làm lạ vô cùng vì nghĩ anh mình là người có uy tín, tu theo đạo Thờ Lửa là đạo cao thượng, tại sao giờ lại đi theo sau ông Đạo nhơn lạ lùng thế này? Họ liền hỏi anh thì được người anh kể lại cho nghe hết mọi chuyện về Đức Phật. Khi ấy hai người em thấy đạo lực anh mình cao cường như vậy mà cũng thua Phật, liền bàn bạc với nhau và cuối cùng, họ xin đi theo Phật luôn cùng với đồ chúng mỗi người 125 vị. Cộng có 250 đệ tử của hai anh em cũng theo Ngài tu luôn. Như vậy cả ba anh em cộng lại là 750 người đi theo Phật, 500 còn lại là đệ tử của Ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên cùng các vị đệ tử khác, nên trong kinh thường nói: Thiên nhị bách ngũ thập nhơn câu (1250 Tỳ kheo đông đủ trong hội thuyết pháp) của Phật. Như vậy là Rồng xuất hiện lần thứ hai trong kinh Phật.
Lần thứ tưtrong phẩm Đề-bà-đạt-đa – Kinh Pháp Hoa, Đức Phật phúc chúc cho các vị đệ tử thuyết pháp và các vị Bồ-tát phát nguyện đem Kinh Pháp Hoa đi giáo hóa. Ngài Văn Thù cũng phát nguyện trước Đức Phật là sẽ đem Kinh Pháp Hoa đi giáo hóa các nơi.
Có một hôm, trong hội chúng Đức Phật nói rằng: Các đệ tử của Ta đem Kinh đi giáo hóa khắp nơi, Văn-thù-sư-lợi cũng đem Kinh đi giáo hóa ở Long Cung là chỗ vua Rồng ở, Văn Thù sẽ đến đây ngay hôm nay. Vừa nói xong thì Bồ-tát Văn Thù từ biển xuất hiện. Trí Tích Bồ-tát hỏi Ngài Văn Thù: Mấy lâu nay Ngài đi giáo hóa dưới Long Cung có được nhiều người theo không? Văn Thù trả lời: Thưa Đại sĩ, dạ đông lắm, không kể xiết. Trí Tích Bồ-tát hỏi Ngài Văn Thù rằng: Ngài dạy cho đệ tử pháp môn gì mà người ta theo đông như vậy? Ngài nói: Tôi dạy Kinh Pháp Hoa. Trí Tích Bồ-tát nói: Kinh Pháp Hoa là bộ Kinh thâm diệu, trong khi Ngài giáo hóa như vậy có thấy ai có căn cơ lanh lợi, ngộ hiểu được pháp tu hành thành Phật mau chóng không? Ngài Văn Thù nói: Có. Người ấy là ai? Dạ đó là Long Nữ (là con của Rồng).
Long Nữ mới 8 tuổi mà đã có căn trí rất lanh lợi, tu hành có thể thành Phật đạo một cách mau chóng. Nói vừa xong thì Long Nữ hiện lên. Khi Long Nữ hiện lên thì Ngài Xá-lợi-phất nghi, Ngài nghĩ rằng: Thân người nữ có 5 sự chướng như Đức Phật đã nói: Một là, thân người nữ không được làm Ma vương (chúa tể loài Ma); hai là không thể làm được vua Trời Phạm Thiên (làm chúa tể cõi thế gian); ba là không thể làm vua Trời Đế Thích (là vị trời làm chủ cõi trời 33 ở Dục giới); bốn là, không được làm Chuyển Luân Thánh Vương (là một ông vua đem Chánh pháp cai trị muôn dân ở Thế gian); năm là, không được làm Phật (Pháp vương). Thân người nữ có 5 điều chướng ngại như vậy, nhưng ở đây Long Nữ đã là người nữ, mà lại là thân Rồng, thuộc loài súc sinh, thì làm sao mà nói thành Phật mau chóng được? Ngài Xá-lợi-phất nghi lắm. Biết Xá-lợi-phất nghi như vậy nên Long Nữ liền nói rằng: Thưa Tôn-giả Xá-lợi-phất kính mến, giả sử tôi đem chuỗi ngọc này cúng dâng lên Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn liền nhận xâu chuỗi ngọc đó, thời gian đó có mau không? Ngài Xá-lợi-phất trả lời: Rất mau. Long Nữ thưa lại rằng, tôi nay thành Phật cũng mau chóng như thế. Vừa nói xong thì chuyển thân Long Nữ biến thành nam nhân và thành Phật ngay trước hội chúng.       
Thân người nữ có trở ngại là không làm được năm chức vị đó cho nên gọi là ngũ chướng. Nói như vậy có khác nào nói rằng, trong Phật Pháp không có sự bình đẳng, trong Phật Pháp cho người nữ thấp hơn người nam hay sao? Nếu nói người nữ thấp hơn người nam thì tại sao có chỗ Phật dạy rằng: "Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật". Đã có tánh Phật thì bất luận nam nữ đều có thể thành Phật. Cho đến với loài súc sinh nếu có tánh tự giác, đều có Phật tánh thì trước sau đều có thể thành Phật được hết.
Trong nhà Phật, chữ chướng có 3 thứ:
- Phiền não chướng (trở ngại trong tu tập do phiền não):  Những thứ tham, sân, si, tật đố, kiêu mạn, ích kỷ, ganh tỵ... làm cho tâm người ta bất an, bị sầu muộn, bị dằn vặt, buồn bực, lo lắng như lửa đốt, nên gọi là phiền não.
- Nghiệp chướng (trở ngại trong tu tập do nghiệp):  Những thói quen hành động hại mình lợi người, hại người lợi mình, hại mình và người được gọi là nghiệp.
- Báo chướng (trở ngại trong tu tập do quả báo đời trước): Những ước muốn làm việc tốt hay tu tập bị ngăn ngại bởi tật bệnh.
Vậy khi nói thân người nữ bị năm chướng không làm được 5 chức vị đó là thuộc về loại chướng nào? Nó thuộc về báo chướng chứ không phải nghiệp chướng, cũng không phải phiền não chướng. Bởi thân ta có khi không luận nam hay nữ, khi đã dứt hết phiền não chướng và nghiệp chướng rồi thì không còn phiền não và không còn nghiệp chướng nữa, nhưng cái thân báo chướng nơi mình khi sinh ra đã mang cái thân đó.
Trong khi mang thân đó thì thân đàn ông khác, thân đàn bà khác. Thân nam giới có nhiều tự tại hơn, trái lại, thân nữ giới có nhiều cái triền phược hơn, vì bị nhiều triền phược nên cũng bị nhiều ngăn ngại: Do vậy người nữ không được làm Đế Thích, không được làm Ma vương, không được làm Chuyển Luân Thánh Vương, không được làm Phạm Thiên Vương, và không được làm Phật, vì đó là báo chướng chứ không phải nghiệp chướng, không phải phiền não chướng. Bởi vì phiền não chướng cũng y như nam giới, nghiệp chướng cũng y như nam giới không khác gì hết, nhưng vì dư báo trong hiện tại làm chướng ngại, nên không thể làm chủ năm chức vị đó mà thôi.
Năm sự chướng này là năm chướng thuộc về báo chướng chứ không phải phiền não hay nghiệp chướng gì hết. Báo chướng là cái dư báo do mình tạo nghiệp đời trước, nên ngày hôm nay phải chịu báo thân như vậy, cho nên có những vị đắc đạo trong hiện thân, Đức Phật cũng thành đạo trong khi hiện thân chứ không phải Ngài thành đạo lúc nhắm mắt, thế nhưng cái dư báo của sắc thân đó, Ngài cũng phải chịu. Ví như đau ốm, rét lạnh, nhức đầu sổ mũi...là thuộc về báo chướng.
Trong kinh Pháp Hoa nơi Phẩm Đề-bà mà ngài Xá-lợi-phất nghi Long nữ không thể thành Phật được, vì thân người nữ có 5 chướng ngại nên không thể thành Phật được, là thuộc về báo chướng chứ không phải nghiệp hoặc phiền não chướng. Qua đó chúng ta mới thấy tính cách bình đẳng của Phật, Ngài nói: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh như nhau, không có gì sai khác".
2) Rồng trong kinh điển Phật giáo:
1- Kinh Pháp Hoa.

Long Đầu Quán Âm
- Trong Diệu Pháp Liên Hoa kinh, Phẩm Phổ Môn, đức Phật Thích ca đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ-tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ-tát này khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình thì bèn tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ-tát Quán Thế Âm bèn xem xét âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát.
Theo kinh này thì Quán Thế Âm Bồ-tát có 33 hóa thân khác là :
1/. Thân Phật;  2/. Thân Độc Giác;  3/. Thân Duyên Giác;  4/. Thân Thanh Văn;  5/. Thân Phạm Vương;  6/. Thân Đế-Thích;  7/. Thân Tự Tại Thiên;  8/. Thân Đại Tự Tại Thiên;  9/. Thân Thiên Đại Tướng quân;  10/. Thân Tứ Thiên Vương;  11/. Thân Thái tử của Tứ Thiên Vương;  12/. Thân Nhân Vương;  13/. Thân Trưởng giả;  14/. Thân Cư sĩ;  15/. Thân Tể quan;  16/. Thân Bà-la-môn;  17/. Thân Tỷ-kheo;  18/. Thân Tỷ-kheo-ni;  19/. Thân Ưu-bà-tắc;  20/. Thân Ưu-bà-di;  21/. Thân Nữ chúa;  22/. Thân Đồng nam;  23/. Thân Đồng nữ;  24/. Thân trời;  25/. Thân Rồng;  26/. Thân Dược-xoa;  27/. Thân Càn-thát-bà;  28/. Thân A-tu-la;  29/. Thân Khẩn-na-la;  30/. Thân Ma-hầu-la-già;  31/. Thân Người;  32/. Thân Phi nhân;  33/. Thân Thần Cầm Kim Cương.
Sau này 33 hóa thân của Quán Âm, không dựa vào Kinh sách mà chỉ dựa vào tư tưởng hóa độ Lục đạo, kết hợp với 33 hóa thân trên, pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Hoa mà tạo thành, đó là các hồng danh:
1./ Dương Liễu Quán Âm,  2/. Long Đầu Quán Âm,  3/. Trì Kinh Quán Âm,  4/. Viên Quang Quán Âm,  5/. Du Hý Quán Âm,  6/. Bạch Y Quán Âm,  7/. Liên Ngọa Quán Âm,  8/. Lang Kiến Quán Âm,  9/. Thí Dược Quán Âm,  10/. Ngư Lam Quán Âm, 11/. Đức Vương Quán Âm,  12/. Thủy Nguyệt Quán Âm,  13/. Nhất Diệp Quán Âm,  14/. Thanh Cảnh Quán Âm,  15/. Uy Đức Quán Âm,  16/. Diên Mạng Quán Âm,  17/. Chúng Bảo Quán Âm,  18/. Nham Hộ Quán Âm,  19/. Năng Tĩnh Quán Âm,  20/. A Nậu Quán Âm,  21/. Vô Úy Quán Âm,  22/. Diệp Y Quán Âm,  23/. Lưu Ly Quán Âm,  24/. Đa La Quán Âm,  25/. Cáp Lỵ Quán Âm,  26/. Lục Thời Quán Âm,  27/. Phổ Bi Quán Âm,  28/. Mã Lang Phụ Quán Âm,  29/. Hiệp Chưởng Quán Âm, 30/. Nhất Như Quán Âm,  31/. Bất Nhị Quán Âm,  32/. Trì Liên Quán Âm,  33/. Sái Thủy Quán Âm.
2.Kinh Thập Thiện.
Rồng được đề cập trong Kinh Thập Thiện: Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Long vương rằng: "Tất cả chúng sanh vì tâm tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau, do vậy có sự xoay vần trong các thú". Đó là vì lòng từ bi thuyết Pháp của Đức Phật từ bi vô lượng không phân biệt ranh giới loài người mà còn mở rộng ra phạm vi tất cả mọi chúng sinh có duyên với Ngài.
3.Các Kinh Đại Thừa đếu có đề cập đến rồng:
Kinh Di Đà, Kim Kim Cang, Kinh Hoa Nghiêm,… Trong các thời pháp của Đức Phật đều có sự tham dự của hàng Thiên Long Bát Bộ.
Theo kinh điển Phật giáo, Rồng là một trong Tám Bộ chúng thường theo ủng hộ Phật Pháp (Thiên Long Bát Bộ).
  1. Thiên(天;  S: Deva):  Là Thiên Thần đứng đầu bởi Đế Thích. Thiên thần trong Phật giáo vẫn còn trong cõi sinh tử, có sống có chết, có tất cả mười hai thiên thần quan trọng nhất tượng trưng cho tám hướng và bốn tinh thể của vũ trụ: mặt trời, mặt trăng, bầu trời và mặt đất.
  2. Long(龍;  S: Nāga):  Là rồng nhưng không có chân, trông giống như một con mãng xà lớn, là chúa tể các loài trong nước. Kinh Phật kể rằng một con rắn tên là Mucilinda da cuộn thành một cái tàn che cho đức Phật nhập định trong một cơn giông bão.
  3. Dạ Xoa(夜叉;  S: Yakṣa):  Là quỷ thần phi hành, đi như bay trong không gian, có thể tốt hoặc xấu. Dạ Xoa Bát Đại Tướng có nhiệm vụ bảo hộ chúng sinh.
  4. Càn Thát Bà(乾闥婆;  S: Gandharva):  Là Quỷ thần âm nhạc ở cõi trời Đế Thích, thân thể tỏa mùi thơm, không ăn thịt, không uống rượu.
  5. A Tu La(阿修羅;  S: Asura):  Là Ác thần tính nóng nảy hung dữ, nam thì hình dung xấu xí, nữ thì dung mạo rất đẹp. Đại diện tính xấu xa của con người.
  6. Ca Lâu La(迦樓羅;  S: Garuda):  Là Thần điểu (chim đại bàng) cánh vàng đầu có một cái bướu to gọi là Như Ý Châu, tiếng kêu bi thảm, được người Trung Hoa bản địa hóa thành Đại Bàng Kim Sí Điểu. 
  7.  Khẩn Na La (緊那羅;  S:Kinnara):  Là nhạc thần của Đế Thích, đầu có sừng, giỏi múa hát.
  8. Ma Hầu La Gia(摩睺羅迦;  S: Mahorāga):  Là Thần rắn, mình người đầu rắn.
Trong 8 Bộ chúng là đại diện cho tất cả chúng sinh, đến nghe Phật thuyết Pháp để thấy rằng: sự giác hạnh viên mãn của đức Phật độ hết thảy các loài chúng sinh, không phân biệt loài nào. Đức Phật không chỉ mang lại hạnh phúc cho chư Thiên, loài người mà còn hết thảy muôn loài. Đây là sự giác hạnh viên mãn độ tận hết thảy chúng sinh với lòng từ bi vô lượng, vô phân biệt.
 
Rồng ở chùa Sa Som Rong, Sóc Trăng

C. Rồng với địa danh và sự kiện lịch sử
1. Rồng và địa danh ở Việt Nam.
1) Địa danh hành chánh.
Chữ “Long” đặt tên cho phố, cho chợ, cho làng xã của mình, như:
-Thăng Long(Rồng bay lên): Theo biên niên sử, ngày sáng lập ra triều đại nhà Lý thì có con Rồng xuất hiện bay lên, nên thủ đô được đặt tên là “Thăng Long”.
- Kim Long, một địa danh ở Huế, được gắn liền với vua Thành Thái trong thời gian kháng Pháp.
- Long Biên, nơi Lý Nam Đế đóng đô và đặt tên nước là Vạn Xuân.
- Long Xuyên龍川(chữ Xuyên 川bao gồm 2 nghĩa là đồng bằng và sông): Là thành phố thuộc tỉnh An Giang. Khởi từ thời Tây Sơn, tên Đông Xuyên là một đồn nhỏ được thành lập tại vàm rạch Tam Khê, phát triền thành chợ. Vào thời Pháp năm 1876, gọi là hạt Long Xuyên, năm 1900 là tỉnh Long xuyên.
 
Chợ Long Xuyên (1920-1929) và ngày nay
- Tỉnh Long Khánh, tỉnh Phước Long, tỉnh Long An(còn có tên là Tân An), tỉnh Vĩnh Longvà những nơi như Long Bình, Long Định, … ở Nam Bộ.
- Chợ Long Hổ ở Thừa Thiên Huế; Quảng Ngãi có chợ Long Tử; Bình Định có chợ Long Hương...
- Cầu Long Biênlà cây cầu bắc qua sông Hồng, được xây trong những năm (1899-1902), được đặt tên Paul Doumer, tên của vị Toàn quyền Đông Dương thời đó, ngày nay được gọi là cầu Long Biên. 
- Cầu Hàm Rồng, bắc qua sông Mã, gần Thanh Hóa, đã có từ năm 1904.   
2) Địa danh chỉ núi non. 
Núi mượn tên Rồng là biểu hiện sự uy nghiêm.
- Núi Long Tuở Mạn Tiên Yên (Quảng Ninh), trong núi có nhiều cỏ long tu (cỏ râu rồng) sống lâu năm dùng làm thuốc; núi Long Tị bên bờ sông Gianh; núi Phúc Longdọc sông Nhật Lệ; núi Long Ẩnở Biên Hoà (Đồng Nai).
- Núi Long Đọiở Duy Tiên (Hà Nam), có tích truyện vua Lê Đại Hành từ kinh đô Hoa Lư ra đây cày ruộng tịch điền (ruộng của vua), mở đầu cho công việc đồng áng.
- Núi Cửu LongĐồ Sơn (Hải Phòng) có hình con rồng chín khúc.
- Núi Hàm Rồng ở Thanh Hoá, đứng sừng sững, hùng vĩ trên hai bờ sông Mã; núi Long Tườngở Hà Tĩnh, núi Long Mã Phụ Đồcó hình yên ngựa.
- Núi Thanh Long(Quảng Bình) có ngọn núi cao xanh biếc. Ở Bình Định có núi Hàm Long. Hà Tiên có núi Dương Long.  Tại Quảng Ngãi, chỉ một huyện đã có 3 ngọn núi tên rồng: Long Phượng,Long Cốt Lạc Long.
3) Địa danh chỉ sông, hồ, bãi, biển, vịnh. 
Sông, suối uốn khúc mới là hình tượng con rồng thân thuộc, kỳ vĩ gần gũi trong tâm thức con người.
-Hạ Long,Bái Tử Long,Bạch Long Vĩ- Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh của Việt Nam, nơi thu hút nhiều du khách. Truyền thuyết kể lại xưa kia khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ.
- Hoàng Long(Ninh Bình) là con sông cổ nhất mang tên rồng. Long Mônlà một đoạn của sông Đà chảy qua núi Long Môn có cửa đá chắn ngang, chia nước thành ba dòng đổ xuống thành thác.
Đất Nam Bộ thì tên sông, tên bãi có chữ “Long” khá nhiều và đều là sông lớn, bãi bồi to.
- Phước Longlà khúc sông Đồng Nai chảy qua là tỉnh Phước Long.
- Đồng Tháp có bãi lớn Long Sơndo sông Tiền bồi lên địa phận Tân Châu, Hồng Ngự. Xuống một đoạn nữa là Long Ẩn có bãi Long Ẩn. Xuống tiếp có sông Long Phươngchảy thông với sông Sa Đéc, đoạn chảy về Vĩnh Long, quanh co giữa những thôn xóm, bờ bãi trù phú nên gọi là Long Hồ.
- Cửu Long(được gọi là con rồng xuyên Việt), con sông Mekong vào đến miền Nam chia thành hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang, cuối cùng thoát ra bằng 9 cửa sông, có tên gọi là sông Cửu Long (tức 9 con Rồng).
2. Năm Thìn và các sự kiện lịch sử.


1) Sự kiện mang tính truyền thuyết.
Trong lịch sử Việt Nam, có những chuyện truyền thuyết về rồng:
- Năm 549, Triệu Việt Vương trốn ở trong đầm Dạ Trạch để tránh quân nhà Lương. Lâu ngày, quân Lương không lui, Triệu Việt Vương mới lập đàn cầu khẩn thần linh. Truyền thuyết nói rằng vị thần trong đầm là Chử đồng Tử đã cưởi rồng vàng từ trên trời xuống, rút móng rồng trao cho ông, bảo gài lên mũ đâu mâu mà đánh giặc. Nhờ đó, Triệu Việt Vương đã đánh đâu thắng đó.
- Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ thường hay chơi trò đánh trận với các bạn. Một hôm, Đinh Bộ Lĩnh đã mổ trâu của chú làm thịt khao quân, bị ông chú rượt theo đuổi đánh, tới bờ sông, cùng đường, vừa may một con rồng vàng nổi lên trên mặt nước, ghé sát, thế là “vua cờ lau nhảy” vọt cưỡi lên lưng rồng khiến ông chú phải thất kinh, quỳ xuống vái lạy (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
- Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ thành Hoa Lư ra thành Đại La, lúc thuyền rồng sắp sửa cập bến thì trên trời mây vàng tụ thành hình con rồng đang bay lên, nhân đó vua Lý đã đổi tên thành Đại La ra là thành Thăng Long.

2) Sự kiện xảy ra theo thời gian.

248 - Mậu Thìn: Khởi nghĩa Bà Triệu, nghĩa quân Bà Triệu tiến công giết chết thứ sử Giao Châu nhà Đông Ngô.. Bà Triệu tức Triệu Thị Trinh, quê ở Triệu Sơn, Thanh Hóa cùng với anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo nhân dân quận Cửu Chân nổi dậy chống ách đô hộ của quân Ngô. Bà có câu nói nổi tiếng: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người.

476 - Bính Thìn:  Ngày 30-3-Bính Thìn (6-476) Phạm Tu, tướng của Lý Bôn đánh thẳng vào lỵ sở của thứ sử tàn ác Tiêu Tư (Nhà Lương) tại Long Biên và đưa quân lên biên giới chận đánh tàn quân Lương chạy về.

548 - Mậu Thìn:Triệu Quang Phục xưng vương. Vua Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục lên thay, xưng hiệu là Triệu Việt Vương. Triệu Quang Phục tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân Lương. Đến năm Canh Ngọ (550), Triệu Việt Vương từ căn cứ Dạ Trạch xuất toàn quân giao chiến, giết được tướng giặc là Dương Sàn, thu lại kinh đô, khôi phục lại nền độc lập cho đất nước.

968 - Mậu Thìn: Nước Đại Cồ Việt ra đời. Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong 12 sứ quân, xưng là Vạn Thắng Vương. Năm Mậu Thìn (968), Vạn Thắng Vương lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

980 - Canh Thìn:  Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế. Trước họa ngoại xâm, Thái hậu Dương Văn Nga đã trao quyền cho Lê Hoàn tổ chức kháng chiến. Các tướng lĩnh, đứng đầu là Phạm Cự Lạng tôn Lê Hoàn lên làm vua. Dương Thái Hậu thấy mọi người ủng hộ đã trao ngôi vua cho ông. Lê Hoàn lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thiên Phúc, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống thắng lợi vào năm 981. Đại thắng năm Tân Tị (981) mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách thắng phong kiến phương Bắc.

1052 - Nhâm Thìn: Vua Lý Thái Tông lệnh cho đúc một quả chuông lớn đặt ở gần cung đình và cho phép dân, ai có oan ức muốn bày tỏ thì đánh chuông để tâu lên nhà vua.

1076 - Bính Thìn: 
- Lý Thường Kiệt lập chiến tuyến ở sông Như Nguyệt đánh thắng quân giặc Tống, ra đời bản “ Tuyên ngôn độc lập lần thứ 1”. Nhà Tống đem 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu sang xâm lược nước ta. Dưới sự chỉ huy đầy mưu trí của Lý Thường Kiệt, quân dân ta đã chiến đấu anh dũng, đánh tan quân xâm lược.

Trong lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến, Lý Thường Kiệt đã làm một bài thơ bất hủ, cổ vũ tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân ta. Bài thơ khẳng định quyền độc lập tự chủ thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời, cảnh cáo nghiêm khắc mọi kẻ thù xâm lược và nói lên quyết tâm sắt đá của dân tộc ta trong việc bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà (南國山河) đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt như là một bản Tuyên ngôn độc lập thứ nhất của dân tộc:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

- Trường Quốc Tử Giám, đại học đầu tiên ở nước ta được mở để đào tạo nhân tài tại Hà Nội.

1172 - Nhâm Thìn: Vua Lý Anh Tôn tuần du khắp nước và cho người vẽ bản đồ Đại Việt.

1232 - Nhâm Thìn:  Thái sư Trần Thủ Độ chủ mưu sai người đào một hố sâu làm nhà lên trên, đợi khi con cháu đến tế lễ các vua Lý ở Thái Đường Hoa Lâm, Tiêu Sơn, Bắc Ninh uống rượu say, giật sập chôn sống để họ Trần yên vị ngôi thiên tử.Nhà Trần mở khoa thi thái học sinh (Tiến sĩ), chọn người tài.

1244 - Giáp Thìn:  Vua Trần Thái Tông cải tổ lại hành chính và cho nghiên cứu định ra bộ luật hình.   

1280 - Canh Thìn:  Quân Nguyên - Mông chiếm gọn Trung Quốc, sau đó đem 50 vạn quân xâm lăng nước ta. Vua nhà Trần hỏi các quần thần “nên hòa hay nên chiến”. Trần Quốc Tuấn đã đáp: “Xin bệ hạ chém đầu thần trước rồi hãy hàng”.

1292 - Nhâm Thìn:  25-8-1292 ngày sinh của Chu Văn An, quê xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tuy là học quan, nhưng trước cảnh lộng hành của bọn quyền thần, ông đã dâng sớ “thất trảm” xin chém 7 tên nịnh thần.

1304 - Giáp Thìn:  Vua Trần Anh Tông thỉnh Trúc Lâm Thiền Sư vào đại nội để thọ giới Bồ Tát. Thiền sư chính là Thượng Hoàng Trần Nhân Tông, người đã lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần tiêu diệt quân Mông Cổ khi chúng xâm lăng VN, đồng thời cũng là tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

1400 - Canh Thìn: Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ. Năm Canh Thìn (1400) Hồ Quý Ly truất ngôi của Trần Thiếu Đế, lên làm vua, lập ra triều Hồ, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Trong khoảng 35 năm nắm quyền chính ở triều Trần và Triều Hồ, Quý Ly từng bước tiến hành những cải cách rộng lớn về mọi mặt.  Năm Canh Thìn (1400) Hồ Quý Ly truất ngôi của Trần Thiếu Đế, lên làm vua, lập ra triều Hồ, lấy quốc hiệu là Đại Ngu.

1424 - Giáp Thìn: 
- Bình Định Vương Lê Lợi chiếm được thành Nghệ An. Tướng nhà Minh là Lương Nhữ Hốt bỏ chạy về Tàu. Nước ta mở khoa thi đầu tiên để khảo hạch và xác định kiến thức cũng như đạo đức của Tăng, Ni Phật giáo.
- Bản tuyên ngôn thứ 2 là Bình Ngô Đại Cáo (平吳大誥) do Nguyễn Trãi soạn thảo ra đời.

1448 - Mậu Thìn:  
- Vua Lê Nhân Tông có dụ răn giới quan lại phải liêm khiết, không mượn tiếng việc công để lo việc tư. Khi xét kiện, không được nhận hối lộ mà bẻ cong phép nước. Một viên quan lại ẩn lậu 5 quan tiền thuế đã bị xử tội chết.
- Người Bồn Man (Lào) xin nội thuộc Đại Việt. Trong năm này, cả nước bị hạn hán, vua Lê Nhân Tông và các quan đại thần đến chùa Báo Ân làm lễ cầu mưa.

1460 - Canh Thìn: 
- Ngô Sĩ Liên bắt đầu viết “Đại Việt Sử Ký”.
- Các quan đại thần nhà Hậu Lê là Đinh Liệt, Nguyễn Xí tôn con của vua Lê Thái Tôn là Bình Nguyên Vương lên ngôi tức là vua Lê Thánh Tông, một trong những bậc minh quân vĩ đại nhất  của VN..
- Lê Thánh Tông ra quyết sách quan trọng:
1- Ai có nhiều thóc tình nguyện đem nộp cho Nhà nước thì tùy theo số thóc nộp lên mà được thưởng phẩm tước. Đây là khởi nguyên của công trái quốc gia.
2- Định ra lệ mỗi tháng ba lần phải xét việc kiện tụng và trình lên trên để ra quyết định.

1472 - Nhâm Thìn: 
- Vua Lê Thánh Tông ra sắc chỉ xét họ tên người Chăm còn lưu lại ở Thuận Hóa để cho hội nhập vào cư dân Đại Việt.
- Bản đồ nước Đại Việt có thêm dinh Thừa Tuyên – Quảng Nam, với 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Ân. Cư dân người Việt đã di dân đến lập nghiệp ở vùng đất phía Nam đèo Hải Vân.
1484 - Giáp Thìn: Vua Lê Thánh Tông xuống ba chiếu:
1- Cấm mua bán ức hiếp (ép giá).
2- Nếu không phải dịp tế lễ, cưới xin, ma chay mà vô cớ tụ họp ăn uống thì phải trị tội theo pháp luật.
3- Cấm quan viên trong triều và các địa phương nhận tiền đút lót của dân.
Nhà vua còn cho lập bia tiến sĩ đặt tại Văn Miếu (Thăng Long) để khắc ghi tên tuổi các vị đỗ tiến sĩ từ khoa Đại Bảo thứ ba đến 1484. Từ đó về sau, Văn Miếu tiếp tục được dựng bia tiến sĩ.
1052 - Nhâm Thìn: Vua Lý Thái Tông lệnh cho đúc một quả chuông lớn đặt ở gần cung đình và cho phép dân, ai có oan ức muốn bày tỏ thì đánh chuông để tâu lên nhà vua.
1592 - Nhâm Thìn:
- Nhà Mạc bại vong. Trịnh Tùng đánh bại nhà Mạc, chấm dứt cuộc nội chiến Nam-Bắc, thống nhất được quốc gia. Khoa thi Hội cuối cùng của nhà Mạc.
- Trước tình thế ngôi vua lung lay, Mạc Mậu Hợp cho người đến hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về sự tồn vong của nhà Mạc. Trạng Trình cho lời khuyên: “Sau này nếu có biến cố thì đất Cao Bằng dẫu nhỏ cũng có thể hưởng phúc được vài đời”.
1676 - Bính Thìn:  Vua Lê Hi Tôn sai các quan tu chính lại bộ quốc sử với cái tên mới là Quốc Sử Thực Lục. Vì vua Lê Hi Tôn cấm đạo Thiên chúa nên người Hà Lan đã bỏ Phố Hiến (Hưng Yên) về nước không buôn bán giao dịch với ta nữa.
1688 - Mậu Thìn:  Ngô Tuấn Di, dòng dõi họ Ngô Thì làng Tả Thanh Oai, Hà Nội đỗ tiến sĩ làm quan Hàn lâm viện hiệu thảo. Đến thời điểm đó làng Tả Thanh Oai đã có 12 tiến sĩ và nhiều cử nhân, hương cống.
1712 - Nhâm Thìn:  Vũ Huyên đỗ tiến sĩ đã giúp vua Lê, dùng cái lọng có soi một lỗ nhỏ cho ánh nắng xuyên qua chiếu lên nước cờ hay để mách nước cho vua thắng sứ nhà Thanh 3 ván liền, giữ được quốc thể. Ông được vua ban danh hiệu “Đậu Kỳ Trạng Nguyên” (Trạng Cờ).
1736 – Bính Thìn:  Thành lập “Tao Đàn Chiêu Anh Các” ở Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Đây không chỉ là một tổ chức gần giống như hội Tao đàn Nhị thập bát Tú của vua Lê Thánh Tông (1442-1497), mà còn là nơi chiêu tập các bậc hiền tài và giúp đỡ (nhà Nghĩa học) cho những thiếu niên ưu tú theo đuổi nghiệp văn, nghiệp võ.
1784 - Giáp Thìn: Đại phá quân Xiêm xâm lược. Kiếm cớ Nguyễn Ánh cầu viện, tháng 4/1784, vua Xiêm cho một đạo quân 5 vạn thủy bộ vào nước ta. Chỉ trong thời gian ngắn, quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo tài ba của Nguyễn Huệ, đã tiêu diệt gọn 5 vạn quân Xiêm và quân Nguyễn Ánh ở Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang). Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh phải trốn ra đảo Phú Quốc đã chặt đôi cành mai vàng để ông và bà Tống Thị (vợ cả), mỗi người giữ một nửa làm tín vật.
Chiến thắng vẻ vang này đã kết thúc giai đoạn chiến đấu đánh đổ chúa Nguyễn, đặt toàn bộ lãnh thổ đàng trong dưới quyền kiểm soát của nghĩa quân Tây Sơn. Nghệ thuật quân sự Nguyễn Huệ trong chiến dịch này đã đưa lên một trình độ mới về tác chiến hợp đồng nhiều binh chủng, hợp đồng thủy bộ; đặc biệt, Nguyễn Huệ đã đưa thủy quân lên một địa vị cao.
1808 - Mậu Thìn:  Tổng Bình An nâng lên huyện Bình An (sau này đổi thành tỉnh Thủ Dầu Một)
1820 - Canh Thìn: 
         - Vua Gia Long băng hà. Thái tử Đảm lên nối ngôi tức là vua Minh Mang, cải thị Thư viện thành Văn thư phòng (Nội các) để vua cùng các quan đại thần bàn việc nước. Đời Minh Mạng lãnh thổ VN rộng hơn bao giờ hết, bao gồm một phần Lào và toàn thể nước Chân Lạp, giáp với Xiêm La và Mã Lai.
- Năm sinh của ông Trương Định, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống Pháp đầu tiên ở Nam bộ
1832 - Nhâm Thìn:  Nhà Nguyễn chia Nam bộ thành 6 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
1844 - Giáp Thìn:  
- Tướng Cecille và các giáo sĩ áp lực vua Pháp dùng vũ lực chiếm VN.
- Vua Thiệu Trị xây dựng tháp Phước Duyên (Từ Nhân) 7 tầng, cao 21 mét tại chùa Thiên Mụ (Huế).
- Năm sinh của nhà chí sĩ yêu nước Phan Đình Phùng.
1868 - Mậu Thìn:  
- Năm Tự Đức 21, Đinh Văn Điền người Ninh Bình dâng bảng điều trần xin vua cải cách và canh tân đất nước để chống lại ngoại xâm nhưng bị bác bỏ. Nguyễn Trung Trực đánh chiếm thành Rạch Giá do quân Pháp vừa cưỡng chiếm. Vua Tự Đức sai Nguyễn Văn Tường và Trần Tiến Thành vào Sài Gòn gặp La Grandier để tu chỉnh lại hòa ước 1862.
- Nguyễn Trường Tộ dâng lên vua Tự Đức 8 điều trần về canh tân đất nước và nâng cao dân trí. Nhưng sau đó triều đình không sửa đổi gì. Ông đã dâng cả thảy 60 điều trần và được 2 lần ban thưởng.
1892 - Nhâm Thìn: 
- Nghĩa quân Đề Thám đánh bại 2.000 quân Pháp tại Hố Chuối (Bắc Giang).
- Nguyễn Thiện Thuật rút khỏi chiến khu Hải Dương-Hưng Yên vì bị thực dân Pháp tấn công ráo riết. Toàn quyền La Nesseau và Thống tướng Duchemin đem quân lính tàu chiến bao vây chiến khu Yên Thế nhưng bị Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân chống cự mãnh liệt, nhiều sĩ quan và binh sĩ Pháp bị thương vong.
1904 - Giáp Thìn:
- Tháng 5-1904, cụ Phan Bội Châu cùng một số sĩ phu yêu nước tiến bộ thành lập Duy Tân hội, một tổ chức cách mạng do cụ Phan Bội Châu thành lập, ra đời ở Quảng Nam.
- Một trận bão lụt kinh khủng phát xuất từ biển Tân Thành (Gò Công) lan sang Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Tân An và Vũng Tàu-Bà Rịa. Bão lụt tàn phá nhiều thành phố, làng mạc, giết hại nhiều người, gia súc trên cạn cũng như dưới biển. Tại Gò Công có 5000 người chết...
1916 - Bính Thìn: 
- Đêm 4-5-1916, vua Duy Tân bí mật lãnh đạo khởi nghĩa chống Pháp đã bị bắt và đày sang đảo Réunion (châu Phi).
- Kết thúc phong trào Thiên địa hội chống Pháp ở Nam bộ.
- Bác Tôn Đức Thắng học trường Bá Nghệ Sài Gòn.
- Đường Quốc lộ 13 đoạn từ thành phố Sài Gòn qua Thủ Dầu Một thông xe.
- Ngày 17-5-1916 (16-4 Bính Thìn) anh hùng chống Pháp Thái Phiên và Trần Cao Vân bị giặc hành quyết bên cốn Mả Thi (Huế).
- Tù nhân chính trị tại Biên Hòa phá ngục, cướp vũ khí của quân Pháp rồi cùng với dân chúng và đảng viên Quang Phục Hội tấn công toàn tỉnh. Ở Sài Gòn, 300 người có vũ trang tấn công khám lớn, giải thoát cho Phan Xích Long. Tóm lại, Nam Kỳ nơi nào dân chúng cũng nương cơ hội đại chiến, nổi lên chống lại Pháp.
1928 - Mậu Thìn:  Hoàng Xuân Hãn đỗ thủ khoa Tú tài toàn phần, được nhận học bổng của chính phủ Đông Dương sang Pháp học dự bị để thi vào trường lớn. Sau này ông trở thành nhà toán học được giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình lịch sử Việt Nam.
1940 - Canh Thìn:  Khởi nghĩa Nam kỳ (23-11-1940) và các cuộc khởi nghĩa chống Pháp Bắc Sơn, Đô Lương nổ ra.
1952 - Nhâm Thìn:
- Chiến thắng quân Pháp ở Tây Bắc và Thượng Lào.
- Miền Đông Nam bộ bị lụt lớn.
1964 - Giáp Thìn:
- Kết thúc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam.
- Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc bộ.
1976 - Bính Thìn:
- Tháng 2-1976 thành lập tỉnh Sông Bé (nhập 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước).
- Ngày 7-7-1976, những người viết báo Việt Nam thành lập “Hội Nhà báo Việt Nam”.
2012- Nhâm Thìn: Công bố Quyết định chính thức xếp thứ 2 Vịnh Hạ Long trong 7 kỳ quan mới của thế giới.


Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***         
 
Huy Thai gởi