Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
Sau Con Duong Vao Cua Phat
Sau Con Duong Vao Cua Phat
Sau Con Duong Vao Cua Phat Sau Con Duong Vao Cua Phat
Sau Con Duong Vao Cua Phat

 

Sau Con Duong Vao Cua Phat
Sau Con Duong Vao Cua Phat

 


Sáu Con Ðường Vào Cửa Phật
 

Hoà thượng Tuyên Hoá giảng ngày 23/8/1987

 tại Giáo Hội Ðại Học Thánh Hà Tây

Các vị thiện tri thức ! Mọi người tụ hội tại giảng đường này, đối với Phật giáo nhất định có hứng thú. Người có hứng thú, đối với Phật pháp nhất định có chỗ thấu hiểu. Nhưng còn có một vài bước đầu vào cửa.

Vì tình hình như vậy, tôi giảng Phật pháp rất nông cạn. Tuy nhiên nông cạn, nếu bạn chân thật hành trì thì rất cao thâm khó dò được. Nhưng tôi trước phải nói thẳng với các vị, vì những gì tôi nói ra sẽ có chỗ người không cao hứng, để các vị có tâm lý chuẩn bị. Chỗ đoản xứ của tôi là gì ? Thì khi thuyết giảng, người người không muốn nghe. Tuy nhiên người không muốn nghe, tôi vẫn cứ muốn nói, mọi người nếu không có tâm lý chuẩn bị, sợ đến lúc chịu không được thì phải chạy mất !

Tại sao những lời tôi nói, người không muốn nghe ? Vì ai ai cũng thích nghe lời hay ý đẹp. Nhưng tông chỉ của tôi là :"Người bỏ thì tôi giữ, người giữ tôi cũng vậy", không tranh với người. Do đó những lời người không muốn nói, thì tôi kiểm lại nói, những gì người muốn nói thì tôi để họ nói, không biết bạn hoan hỉ hay không ? Ðây là tông chỉ của tôi. Tôi nguyện đối trị mao bệnh của con người. Ai có mao bệnh gì tôi đều nói ra, mà phần đông không thích nghe những mao bệnh. Vậy cứu kính thì người người có mao bệnh gì ? Ðó là bệnh ích kỷ, bệnh ích kỷ này toàn nhân loại đều phạm. Nếu người không có tâm ích kỷ, thì thế giới không có vấn đề gì hết, người người đều đại công vô tư, chí chánh bất phiên, vì nhân loại mưu phước lợi. Nhưng bạn tìm trên thế gian này, loại người như thế có được bao nhiêu ? Lời tôi nói tuyệt đối chính xác, tuyệt đối không phải uốn nắn tạo tác, nhưng không có người thừa nhận.

Không những phạm mao bệnh ích kỷ, người người còn phạm mao bệnh tranh, tham, hướng ngoại truy cầu, tự lợi và nói dối. Có người nói :"Hòa Thượng, Ngài giảng những thứ này tôi sớm đã hiểu rồi, nhưng tôi không tranh, thì người khác tranh ; tôi không tham, thì người khác tham ; cho đến tôi không nói dối, thì người khác cũng nói dối. Sao Ngài kêu tôi và người từ bỏ ? Người người tức nhiên làm như thế, tôi cũng làm như thế với họ !" Tôi hỏi bạn :"Nếu như những người này đều đi vào cầu tiêu, bạn cũng đi vào cầu tiêu với họ chăng ? Cho đến tương lai họ đều biến thành trùng phẩn (trùng trong phân) bạn cũng muốn theo họ chăng ? Trên thế gian đều phạm những mao bệnh không ngoài tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, nói dối. Nhất là nói dối, người người đều cảm thấy thiên công địa đạo là tiền vốn của họ. Một ngày mà họ không nói dối, thì cảm thấy ăn không ngon, ngủ không yên, nhất định phải làm cho được họ mới yên vui".

"Hòa Thượng ! Những lời Ngài nói hoàn toàn không hợp". Nếu như bạn đem lương tâm bạn ra, tâm công bình chánh trực để suy xét, những lời của ta là hợp với toàn thế giới nhất. Ðề mục của chúng ta hôm nay là "Phật giáo nhập môn" (Vào cửa Phật). Từ chỗ nào mà vào ? Tức là từ sáu con đường ở trên. Người có sáu đường luân hồi. Nếu đi trên sáu con đường "Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối" này, thì nhất định sẽ đạt đến sự giác ngộ. Ðây là con đường thành Phật phải đi qua. Mỗi người muốn học Phật, trước hết phải giảm bớt sáu tật bệnh này. Tôi không thể kêu bạn lập tức đừng tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, nói dối, nhưng bạn phải làm giảm bớt, ngày càng ít thì càng gần Phật, nếu mỗi ngày càng tăng thì rời Phật càng ngày càng xa !

Tại sao tôi nói với các vị những lời như thế ? Vì từ khi tôi sinh ra thì đi trên con đường này. Ðây là con đường dài đăng đẳng, đến nay còn chưa đi hết. Cho nên tôi muốn bày ra, đem kinh nghiệm và tâm đắc của tôi nói với mọi người, tin hay không tin đều do bạn. Nhưng tôi cảm giác rất có nhân duyên với các bạn, tôi xem các bạn từ vô lượng kiếp đến nay đều là cha mẹ tổ tiên, chư Phật vị lai, người nam là cha ta, người nữ là mẹ ta, chúng ta có một phần tinh thần bất khai. Do đó tôi không thể không nói lời thật, không biết các bạn nghe hay không, đây là thiên thức của tôi, trách nhiệm của tôi.

Mọi người nắm vững sáu đại tông chỉ này, thì trên con đường này lái xe cũng tốt, lái thuyền cũng tốt, đi máy bay cũng tốt, thậm chí đi bộ cũng tốt, mọi sự đều thuận lợi, cát tường như ý. Nhưng phải thêm dầu, thêm nhiên liệu. Trên thân của bạn đã có sẵn nguyên khoáng, không cần tìm kiếm bên ngoài. Nhiên liệu là gì ? Tức là đừng nóng giận, nếu không nóng giận thì trên sáu con đường này tơ hào không có tai nạn, đều bình an, bạn muốn đi đến đâu đều an toàn đạt được mục đích. Muốn đến thiên đường, liền đến thiên đường tái kiến Chúa Giê Su ; muốn đến Phật quốc, liền đến Phật quốc gặp Phật Di Ðà, Phật Thích Ca, toại tâm sở nguyện mà không vượt ngoài khuôn phép. Tóm lại, bạn muốn đi trên sáu con đường này thì đầu tiên đừng có tâm sân hận.

"Hoà thượng, ngài càng giảng càng không hợp lý !" Ðừng khẩn cấp lắm, bạn nghe không hợp thì học từ từ sẽ hợp. Nếu không biết thế nào là không hợp thì làm sao biết thế nào là hợp ? Thử nghĩ xem, trẻ con càng ngày càng lớn, cây cũng càng ngày càng cao lớn. Từ chỗ không hiểu, từ từ học rồi sẽ hiểu.

Cho nên tuy nhiên nói sự hiểu biết của tôi không nhiều, nhưng cũng không ít ! Cái hiểu biết mà tôi hiểu là gì ? Tức là nhiều thiệt thòi, không lợi dụng người ta. Nếu bạn thật minh bạch rồi thì biết thiệt thòi tức là được lợi, được lợi tức là thiệt thòi. Có người hỏi một vị thiện tri thức rằng : "Ăn chay đáo để thì có lợi ích gì ? Không ăn chay đáo để thì bất lợi chỗ nào ?" Vị thiện tri thức đáp : "Bạn ăn chay là người sống thiệt thòi, không ăn chay thì chết rồi thiệt thòi." Ý nghĩa như thế nào ? Ăn chay thì người sống thiệt thòi, vì chưa thể tràn đầy sự thèm muốn đồ ngon, không thể hưởng phước khẩu vị. Nhưng nếu không ăn chay, ăn rất nhiều thịt, chết rồi thì phải đến âm phủ tính sổ. Ðến thời thì tính xem bạn một đời ăn bao nhiêu thịt heo ? Bao nhiêu thịt bò ? Nếu trong thân thể rỉ ra nhiều thành phần thịt heo thì đầu thai làm heo ; nếu rỉ ra nhiều thành phần thịt bò thì đầu thai làm bò. Phải xem hãng xưởng của bạn là lỗ vốn ? Hay là lời ? Nếu lỗ vốn thì đầu thai làm heo, làm dê, làm bò để trả nợ. Nếu lời, vì lúc còn sống thì bạn không ăn thịt chúng sinh, nên không mắc nợ chúng, chết rồi thì không có liên quan gì với chúng.

"Hoà thượng, những lời ngài nói khiến tôi không vui vẻ !"  Tôi nói những lời thật, cho nên bạn không vui, vậy thì bạn có thể đi nghe những lời giả dối. Bây giờ bạn không muốn nghe. Ðợi tương lai chết rồi mới ăn năn sao sớm không nghe tôi khuyên, nhưng đã quá muộn màng !

Bằng lương tâm của tôi nói lời thật với các bạn, mọi người đừng nên tham ngon miệng, tham hưởng thụ, chết rồi thì sẽ không bị lừa.

"Bất cứ Ngài nói gì, tôi cũng không thể làm được !" Vậy thì tốt, bạn tự lo liệu, cũng không sai ! Chân lý thì ai ai cũng không dễ gì tin. Vì con người u mê quá sâu nặng. Không ai muốn tin, cũng không muốn nghe. Bất quá thì pháp như thế. Nếu ai ai cũng tin chân lý thì mọi người sớm đã thành Phật, không thể có nhiều chúng sinh như thế.

Bây giờ thì nói về ý nghĩa chữ nhục (thịt). Có bài kệ rằng :

"Trong chữ thịt có hai người,

Người bên trong chiếu người bên ngoài,

Chúng sinh lại ăn thịt chúng sinh,

Nghĩ kỹ thì người ăn người".

 

"Trong chữ thịt có hai người". Một người ở trong bụng (người bị ăn, đời nay làm súc sinh, thịt bị người nuốt vào bụng) ; một người ở bên ngoài, thực ra chữ thịt vốn là từ chữ khẩu mà ra, nhìn xem người này ra hay là vào ? Có người nghe tôi nói như thế, cho rằng kỳ diệu. Ðương nhiên ! Nếu như hiểu rõ kỳ diệu thì không thể trôi nổi trong biển nghiệp.

"Người bên trong chiếu người bên ngoài". Một người đang ăn thịt thì cảm giác quá ngon, còn người bị ăn thì cảm giác quá khổ. Người ăn thịt và người bị ăn chẳng ai biết ai. Cho nên người ăn thịt cảm giác thịt rất thơm ngon. Người bị ăn thì cảm giác khổ vô cùng. Ðây là đạo lý mạnh hiếp yếu. Miếng thịt bị bạn nuốt vào bụng, chỉ tiếc rằng linh hồn không còn nữa, không thể chạy được, nếu không, nó nhất định sẽ chạy ra khỏi miệng của bạn.

"Chúng sinh lại ăn thịt chúng sinh". Kẻ mạnh thì ăn kẻ yếu. Tạm thời không nói đến vấn đề thiệt thòi hay không thiệt thòi. Mọi người nghĩ xem, chúng ta đều thương mạng sống, tại sao lại muốn đoạt mạng sống kẻ khác, để duy trì mạng sống của mình ? Có người nói "Vật dưỡng nhơn, con vật sinh ra để cho chúng ta ăn". Vậy cũng có thể nói ngược lại "Nhơn dưỡng vật". Con người cũng có thể làm mồi cho loài thú, ví như sài lang, hổ báo gặp gỡ và cũng muốn ăn thịt chúng ta ? Thì các bạn nghĩ sao ?

"Suy nghĩ kỹ thì người ăn người". Tôi cho các bạn ăn thịt tôi, mọi người có thể ăn, nhưng bạn không dám ăn. Vì sao ? Vì tôi không phải heo, mà là người. Nếu mọi người cho tôi ăn thịt các vị tôi cũng không muốn ăn, vì mọi người cũng là người, cho nên không thể hỗ tương cắn nuốt. Khi nào thay đầu đổi mặt, không nhận ra thì mới ăn. Tục ngữ có câu : "Những gì mình không muốn thì đừng cho người khác". Hiện nay, người lại nói rằng : "Những gì mình không muốn hãy thí cho người khác". Cho nên họ đi ăn thịt mà lương tâm không hổ thẹn. Tôi hỏi mọi người : Bạn ăn hay không ăn tôi ? Mọi người không muốn ăn, vì tôi là người. Nếu không phải người, thì hỗ tương ăn với nhau cũng không biết chừng. Vì tôi không muốn người ta ăn tôi nên tôi nhất định không ăn người. Tôi không muốn người ta ăn tôi nhưng tôi ăn người, bạn nói như vậy có đạo lý chăng ?

Mọi người nghe rồi hãy phân tích xem, phải đạo thì tiến, trái đạo thì lùi ; thiện thì theo, không thiện thì sửa, nếu cảm thấy vô dụng thì hãy quên đi ; nếu cảm thấy hữu dụng thì vĩnh viễn đừng quên những lời nói trên.

 

Sau Con Duong Vao Cua Phat