Say vì Nước
《涼州詞》王翰Lương châu từ – Vương Hàn
葡萄美酒夜光杯 Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
欲飲琵琶馬上催 Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
醉臥沙場君莫笑 Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
古來征戰幾人回 Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
Lê Huy Trứ tạm phóngdịch:
Rượu nho trong ly phản chiếu đẹp,
Thèm uống nhưng lệnh giục lên đường.
Say nằm bắn địch, mặc lính cười,
Xông pha trận mạc chiến sĩ hề.
*
Whisky Cognac rượu đế nếp than hồng,
Dô dô lẹ lên để lên đường.
Cười say khói súng hay say rượu?
Chiến sĩ sa trường không hẹn về.
*
Rượu thơm chưa uống vội chia ly
Pháo gầm bom đạn bóng quân di
Khói súng hăng say anh hùng tận
Mấy ai chinh chiến hứa trở về
*
Rượu nho hảo hạng ly pha lê
Thèm say nhưng sếp dục lên đường
Sa trường đói khát quân sĩ mệt
Trước nay Bối Thủy mấy người về
(Lê Huy Trứ, phóng họa từ bài thơ Lương châu từ của Vương Hàn)
Bài thơ bất hủ trên, diễn tả cái phong thái hào hoa, bi hùng pha lẫn tánh kiêu bạc sảng khoái của người chiến sĩ trước khi xung trận.
Hai câu đầu, “Whisky Cognac rượu đế nếp than hồng, Dô dô lẹ lên để lên đường,” hay “Rượu nho trong ly phản chiếu đẹp, Thèm uống tỳ bà giục lên xe,” phóng dịch từ “葡萄美酒夜光杯Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, 欲飲琵琶馬上催Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi,” đã thể hiện bữa rượu khao quân cuối cùng, tưng bừng tươi vui, thoảng mùi rượu ngạt ngào hứng khởi, giữa khung cảnh thê lương ngoài mặt trận.
Người chiến sĩ cứ dùng dằng chưa muốn đi vì chén rượu ngon đang mời gọi, “dục ẩm” (định uống.) Vậy mà tiếng quân lệnh cứ giục giã trêu gan, trong tình thế khẩn trương, nguy cấp. Tình trạng khẩn cấp, và gay cấn không phải vì tiếng pháo đạn, quân reo mà vì chén rượu đang quyến dụ, muốn say một chuyến quên đời, trong những lúc gặp gỡ dã chiến, bèo bọt với bạn bè. Dục ẩm (con ma rượu kích thích trong máu, cơn thèm muốn được thỏa mãn say)thật hào sảng đến chín tầng mây.
Hãy uống vội, cùng say với nhau một lần này, không hẹn gặp lại. Hai câu thơ trông như khinh mạn xem thường sinh tử của kẻ anh hùng. Tuy nhiên, trong thâm tâm, nó thực sự chất chứa vô hạn cái bi hùng, lòng đau thương, tâm sợ hãi. Nó đã phơi bày sự thật – tàn nhẫn của chiến tranh – mà người chiến binh phải ‘Cố Gắng’ gánh chịu trong mọi nguy nan.
Hai chữ, “Cố Gắng” hàm chứa một sức chịu đựng vô biên, đòi hỏi một sự hy sinh vô bờ bến bằng mồ hôi, và lệ máu. Nhất là một kỷ luật sắc thép từ tinh thần đến thể xác. Thậm chí, tan xươngnát thịt, không đỏ ngực thì cũng xanh cỏ, của người chiến binh.
Sang đến hai câu cuối, “Cười say khói súng hay say rượu? Chiến sĩ sa trường không hẹn về,” hay, “Say nằm bắn địch, mặc lính cười, Xông pha trận mạc chiến sĩ hề,” từ ý gốc của câu thơ, “醉臥沙場君莫笑Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, 古來征戰幾人回Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi,” đãmiêu tả nỗi thống khoái của chinh nhân.
Cấp chỉ huy trong trạng thái đó đã không chút ngần ngừ, bỏ quân lệnh ngoài tai, không gò bó trong quân phong quân kỷ nơi trận tiền, nâng ly, uống nốt chén rượu cho trọn tình huynh đệ chi binh, sống chết có nhau trong tinh thần tùy cơ ứng biến, không câu chấp.
Hai câu thơ này đã vạch trần thực tế, vận vào ý nghĩa – Đa năng, Đa dụng, và Đa Hiệu – thật sự đúng với nghĩa bóng, phũ phàng của trận đời.
Bài thơ trên đã nói lên sự lựa chọn dứt khoát của chinh nhân, cứ uống say với nhau đã, mặc kệ sau đó, ra sao thì sao. Lời mời dục ẩm cũng là lời giã biệt đang lúc di hành khẩn cấp. Người quân nhân chỉ biết tuân lệnh, thi hành lệnh trên, không cần biết tại sao, đi đâu, làm gì, thối lui chiến lược, di tản chiến thuật, hay thế cơ gì?
Bảy chữ “Cười say khói súng hay say rượu?” Hay, “Say nằm bắn địch, mặc lính cười,” hay
“Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,” có cái hào hùng riêng,xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Tuy, chí cả cùng hào khí ngất trời nhưng trong thâm tâm cũng chứa đầy bi thương cực điểm.
Nỗi ám ảnh của sinh tử đó, tiềm ẩn trong thâm tâm của cả hai bên, cả địch lẫn thù, bao trùm không gian, sông núi, biển cả, phủ đầy trên các vùng chiến địa, đầy thê lương, chết chóc.
Bài thơ miêu tả đời sống của những người chiến sĩ nơi trận mạc, trong tình cảnh gay cấn, không phải vì sợ sự nguy hiểm của pháo đạn, mà bởi sầu cho một chén rượu ly bôi.
Ôi ! thật đầy hào sảng. Người lính đã trải tâm lòng với bạn đồng quân ngủ, cùng nhau tận hưởng sum vầy lần cuối. Trong bảy chữ “Cười say khói súng hay say rượu?” (Say nằm sa trường, mặc lính cười, Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu.) “Mặc lính cười,” hay thâm tâm tự trào, uẩn tàng tiếng khóc thầm lặng cho một kiếp nhân sinh, phải cố gắng gánh chịu tối đa, trong thời chiến.
Tiết tấu bài thơ tượng hình lẫn tượng thanh, vừa dồn dập, vừa rộn rã, đang hào sảng nhậu bên nhau, thoắt đã trở thành máu lệ đau thương, nước mất, nhà tan, bi hùng thảm thiết. Đâu đây, tiếng ầm ầm của thiên binh, vạn mã cùng tiếng bom rơi, pháo kích, đạn bay, quân ó, hòa lẫn tiếng kêu thét của dân chúng đang bị thương vong, khóc than, cầu cứu. Cứ như bức tranh sơn cẩu, bài thơ đã đưa nhiều người trong cuộc trở lại dĩ vãng, tưởng đã nhạt nhòa, với tâm lòng bồi hồi, và ngậm ngùi thương cảm cho những chiến hữu đã vĩnh viễn nằm xuống ... “Cười say rượu hay say thuốc súng? Pháo gầm bom đạn bóng quân di. Khói súng hăng say anh hùng tận. Mấy ai chinh chiến hứa trởvề.”
Chỉ bốn câu thơ thôi đã diễn tả kỳ diệu, một bữa tiệc rượu dã chiến, với những tình hình tổng quát khốc liệt, đầy máu lệ ở vùng hỏa tuyến, cùng với những sinh hoạt căng thẳng của những người lính, và những khó khăn của dân chúng nơi tuyến đầu. Nơi biên ải đó, dễ khi có dịp được cùng nhau gặp gỡ, để gầy những cuộc rượu giải khuây trong lúc xa nhà, xa gia đình, xa người yêu, xa thành phố. Nhưng ngao ngán thay, rượu vừa rót ra đã trở thành chén tử biệt sinh ly.
Bài thơ ca tụng dạ can trường, cái hiên ngang của người lính chiến, nhưng đồng thời cũng nhỏ lệ xót xa vì họ đã vị quốc hy sinh. Đã bao nhiêu chiến sĩ vô danh, phấn khởi, anh dũng ra sa trường những mong bảo quốc phò dân, kiến công lập nghiệp. Nhưng để rồi,đau khổ thay, nhiều người đã phảivĩnh viễn nằm xuống nơi bãi chiến trường,một cách tức tưởi phũ phàng trong nỗi uất hận khôn nguôi.
Chiến trường đói khát quân dân kiệt
Cổ kim Bối Thủy kỷ nhân hồi
(Lê Huy Trứ)
Lý chiến tranh
“The object of war is not to die for your country but to make the other bastard die for his.” General George S. Patton
Tôi xin tạm dịch, “Chủ đích của chiến tranh không phải là chết cho tổ quốc, mà là để cho phe địch chết cho tổ quốc của họ (và luôn tiện, chết bởi tổ quốc của ta.)” Đại tướng Patton
“Không thằng chó ngu nào đã từng thắng được một trận chiến bởi ra trận và chết cho tổ quốc của nó. Nó thắng trận bởi làm cho vài thằng khốnnạn đần độn của phe bên kia chết cho tổ quốc của chúng nó.” Danh tướng Mỹ, Patton
George Patton’s last words to us before we left Africa came home with meaning: “No dumb bastard ever won a war by going out and dying for his country. He won it by making some other dumb bastard die for his country.”
Đúng như vậy, chết rồi thì làm sao mà thắng trận được. Chỉ có địch chết, thì ta mới thắng thôi?
“Much of MacArthur’s ‘farewell address’ focused on ‘the Communist threat.’
He ominously warned that if Communism were allowed to spread in Southeast Asia it would ‘threaten the freedom of the Philippines and the loss of Japan and might well force our western frontier back to the coast of California, Oregon and Washington.’”
Tiên kiến của Thống tướng Mỹ, MacArthur về hiểmhọaTrung Cộng, bây giờ đang trở thành sự thật, bắt đầu từ biển Đông dậy sóng.
“To be prepared for war is one of the most effective means of preserving peace.” George Washington
Tạm dịch – Cư an tư nguy.
Trong khi an toàn phải chuẩn bị cho lúc nguy khốn.
Most of that Cold War rhetoric is now forgotten. The thing that is most remembered from MacArthur’s speech is his famous quote, “Old soldiers never die, they just fade away.”
Tạm dịch – Người lính già không bao giờ chết. Họ chỉ nhạt nhòa đi. Thống tướng MacArthur
Tóm lại,
Ly bôi
Rượu nho đẹp tỏa chén pha lê
Cạn ly bôi mặc quân hành dục
Túy đảo sa trường quân mạc tiếu
Khứ lai chinh chiến mấy ai về.
(Lê Huy Trứ)
Thương cảm
Tháng ba biển gió lung linh động
Thấp thoáng ngoài khơi ánh chớp hồng
Non Nước điêu tàn sau cuộc chiến
Núi sông than khóc những tranh hùng
*
Đất nước ngả nghiêng theo thời thế
Sa trường thân nát máu đào rơi
Lạc lõng bơ vơ hồn đói khát
Nấm mồ vô chủ lũ trùng ăn
(Lê Huy Trứ)
Mục Đồ
Nam quốc mục đồ, vận tàn suy
Vượng khí phương Nam đã rối bời
Chiến tranh sấm dậy trên biển đất
Tang điền Đông Hải giọt bụi bay.
(Lê Huy Trứ)
Thời thế thế
Thế suy thế, thế thời thế hận thế
Thế yếu thế, thế thời thế nhục thế
Thế mạc thế, thời thế thế khốn thế
Thế tận thế, thời thế thế nạn thế
(Lê Huy Trứ)
Thắng bại
Thắng thuadân quân ngậm ngùi thương cảm
Chốn sa trườngthịt nát máu lệ rơi
Tướng làm binh bại không thể khoa trương
Vong quốc tỵ nạn không nên trí ngữ
(Lê Huy Trứ)
Cuối cùng thì, ta cũng lìa xa ta. Chết là chết. Ma anh hùng hay ma hèn nhát đồng khác biệt.
Quan hà chén ly bôi
Bạn ơi hãy cạn chén ly bôi
Uống mau quân lệnh dục di hành
Quan hà đói khát quân dân kiệt
Chiến trường bối thủy kỷ nhân hồi
(Lê Huy Trứ)
Quốc quốc gia gia
Nghe Quốc Quốcchạnh lòng nhớ Nước,
Tiếng Gia Gia nhỏ lệ thương Nhà.
Ngậm ngùi nước mất nhà tan,
Hận này mang xuống tuyền đài chưa nguôi.
(Lê Huy Trứ)
Thời thời thế thế
Thế suy thế, thế thời thế yếu thế
Thế nhục thế, thế thời thế hận thế
Thế khốn thế, thời thế thế nạn thế
Thế tậnthế, thời thế thế thế thế
(Lê Huy Trứ)
Vong quốc chi tướng sĩ
Thắng không được kiêu bại không thể nản
Thắng bại là lẽ thường của binh gia
Hơn thua không thể luận được anh hùng
Bại tướng hàng binh bất khả ngôn dũng
Vong quốc chi sĩ bất khả mưu thuyết
(Lê Huy Trứ, phóng tác)
“Nhân tài tuy như lá mùa Thu nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có.”
Tướng sĩ giỏi phải biết tùy cơ ứng biến. Nơi chiến trường không nhất thiết tuân lệnh vua.
Danh tướng mưu sĩ lúc tiến quân không ích kỷ vì danh vọng. Tướng sĩ can đảm khi phải thối không sợ hình phạt cho chính mình.
Nếu công thủ, di tản đưa đến hậu quả vạn cốt khô nhưng với mục đích bảo quốc cứu dân trong cơn khẩn cấp nguy biến, đó là nhiệm vụ phải quyết định của tướng sĩ.
Những cấp lãnh đạo và chỉ huy nào có đảm khí và mưu lược để làm nên những điều lưu danh vạn cổ đó chính là nhân tài lương đống, và là anh hùng trấn quốc của dân tộc.
Khúc bi hùng ca nầy, tôi xin thành kính vinh danh những quốc gia tử sĩ – dân sự, dân chúng – và những chiến sĩ trận vong đã hy sinh vì tổ quốc, hay đã tử nạn trong chiến tranh. Như là một đài tưởng niệm, vô danh, vô sắc tướng, sừng sững, hiên ngang, vượt không gian lẫn thời gian.
Lê Huy Trứ
Tài liệu Nghiên Cứu
Lam Hà (Tuỳ Viên Tướng Ngô Quang Truởng): Những Điều Nên Nói
https://www.saigonweeklyonline.com/lich-su-nnv/lam-ha-tuy-vien-tuong-ngo-quang-truong-nhung-dieu-nen-noi.html
Ngô Thì Nhậm, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Th%C3%AC_Nh%E1%BA%ADm
Về “cái gia gia” trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, ĐinhVănTuấn
Về “cái gia gia” trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan - Tạp chí Sông Hương (tapchisonghuong.com.vn)
Lương châu từ, levinhhuy
https://levinhhuy.wordpress.com/2017/07/10/luong-chau-tu/
Thêm một vì sao rụng : Vị tướng già trong nhà dưỡng lão đã qua đời
https://groups.google.com/g/caulacbobaochi/c/qA3nFHis8C0
_____________
tle8464953 gởi
|
|