Sinh Tử 生死 Birth & Death
[2020]
***
NỘIDUNG
1. Khái niệm về sinh tử.
2. Sinh tử theo quan điểm khoa học.
2.1. Sự sinh.
2.2. Sự tử.
2.2.1. Phân loại tử.
2.2.2. Tự tử (= Tự sát).
2.2.3. Sự tử và tâm lý người bình thường.
2.2.4. Sự tử và tâm lý người bệnh không đau đớn.
2.2.5. Sự tử và tâm lý người bệnh có đau đớn : an tử và trợ tử.
2.2.6. Quyền được chết
2.2.7. Sự tử và thân xác.
2.3. Sau sự tử.
2.3.1. Hiện tượng cận tử (chết đi-sống lại).
2.3.2. Học thuyết Luân hồi (tái sinh).
3. Sinh tử theo đạo lý phương Đông.
4. Sinh tử theo triết lý phương Tây.
+ Cổ đại + Cận đại + Đương đại.
5. Sinh tử theo quan điểm xã hội và dân gian.
3.1. Sinh tử theo quan điểm xã hội.
3.2. Sinh tử theo quan điểm dân gian.
+Hồn (= thần). + Vía (= phách).
6. Sinh tử theo quan điểm tôn giáo hữu thần – Kitô giáo.
6.1. Ấn giáo. 6.2. Kitô giáo. 6.3. Hồi giáo.
7. Sinh tử theo quan điểm tôn giáo vô thần - Phật giáo.
7.1. Sinh tử với cấu trúc 12 duyên (Thập Nhị nhân Duyên).
7.2. Sinh tử với cấu trúc 5 duyên (= 5 uẩn hay 5 ấm).
7.3. Pháp tu sinh tử - Niệm tử.
7.4. Giáo dục việc sinh tử.
1) Câu chuyện “Bốn Núi” với vua Pasenadi (Ba-tư-nặc).
2) Câu chuyện bệnh hấp hối của Trưởng giả Anāthapiṇḍika (Cấp-cô-độc).
3) Câu chuyện điên loạn vì mất tất cả người thân của bà Paṭācārā.
4) Câu chuyện khổ đau vì mất con của bà Kisagotami.
5) Câu chuyện cô bé dệt vải ngộ đạo với niệm tử.
6) Câu chuyện thành tựu niệm tử ở vị Bồ-tát.
7) Câu chuyện sinh tử qua ẩn dụ 4 bà vợ.
7.5. Biểu hiện của Nghiệp vào lúc lâm chung.
1) Theo kinh Thủ Hộ Quốc Giới.
2) Theo kinh Đại Thừa Trang Nghiêm
7.6. Sinh tử thư Tây Tạng.
1) Giai đoạn tan rã 5 uẩn.
2) Giai đoạn lâm chung.
3) Giai đoạn tiếp dẫn.
4) Giai đoạn tái sinh.
7.7. Vấn đề hộ tử (người bệnh nặng không đau đớn).
7.8. Vấn đề an tử - trợ tử (người bệnh nặng có đau đớn).
Bài đọc thêm:
1. Chết không đáng sợ, sợ chết mới đáng sợ.
2. Quyền được chết theo ýmuốn của bệnh nhân.
3. Phương pháp thủy phân kiềm.
4. Phương pháp thiêu xác đông lạnh.
NBS: Minh Tâm (7/2011;8/2015; 5/2020).
1.Khái niệm về sinh tử.
Gẫm nghìn xưa, ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang.
Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ.
Tản Đà
Sinh tửlà từ gốc Hán, trong đó:
- Sinh 生= sống, sự sống;
- Tử 死= chết, sự chết.
Theo đó, sinh tử là sự sống chết, là điều gắn liền nơi mọi sự mọi vật từng phút, từng giây.
Nhìn hình ảnh cây xoài hay cây khế … ra hoa, kết quả, quả xanh, quả già …, thì trong quá trình này hiện tượng rụng hoa, rụng quả - bé, lớn, già, tựa hồ như không gián đoạn do sâu, bệnh, thời tiết, dưỡng chất …, tất cả đều lần lượt rụng xuống hết. Loài người ở đời cũng dường như thế, hiện tượng sinh tử luôn hiện hữu từ lúc còn là bào thai, bé nhỏ, trưởng thành và già, người trước kẻ sau không ai tránh khỏi. Sự sống thì khá bấp bênh, nhưng cái chết lại rất chắc chắn. Thông thường từng mỗi con người đều trải qua các giai đoạn sinh ra, lớn lên và tử vong, tuy nhiên sinh-sống-tử thực ra chỉ là những dạng biến hóa liên tục 2 mặt của một con người: thể xác và tinh thần.
Ngày nay, theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có khoảng 130 triệu con người được sinh ra và khoảng 65 triệu tử vong ( tức 4 sinh và 2 tử trong mỗi giây ). Dân số thế giới hiện nay khoảng trên 7 tỷ, và có phỏng đoán rằng từ lúc có mặt trên trái đất đến nay, khoảng 70 tỷ con người đã bước qua cửa tử.
Bốn mùa: “Sinh - Trụ - Dị - Diệt”
Sốđôngchúngtathường tránh nghĩ về cái chết và sống như thể chẳng bao giờ chết cả, thậm chí từ chết trở thành điều tối kỵ, và nhiều người đã không dám lưu giữ bất cứ vật gì từ người đã chết. Số đông khác người, khi còn sống lại tỏ ra xem thường cái chết, cho cái chết là lẽ tự nhiên và chẳng cần phải bận tâm, lo lắng chi cho mệt, tuy nhiên đến lúc sắp chết hoặc có dấu hiệu không còn sống lâu bởi một căn bệnh nan y, thì đâm ra hốt hoảng, kinh hoàng.
Cho nên các lý do chính yếu để chúng ta suy gẫm về cái chết là :
+ Giúp chúng ta có được tỉnh thức, bình an vượt qua nỗi sợ hãi của tuổi già, bệnh tật và cái chết.
+ Giúp chúng ta thay đổi lối sống cực đoan và có được thái độ cởi mở, khoan dung đối với cuộc đời.
Sinh tử là quy luật, tử là một sự thật không ai có thể phủ nhận, chối bỏ hay chạy trốn; tử là trạm dừng chân cuối cùng của vạn loài trong một kiếp sống. Vậy nếu không chối bỏ được, chúng ta nên can đảm đối diện và cần thấu triệt lẽ thật sinh tử.
Xem thêm:
- Chết có thật đáng sợ hay không
- Tìm hiểu cái chết để sống tốt đẹp hơn
VIDEO
- Vivaldi - The Four Seasons
- Vivaldi - The Four Seasons - 432 Hz(480P)
2. Sinh tử theo quan điểm khoa học.
Tiến trình đời người : “Ta là ai, là gì ?”
Ảnh BS. NQ. Khoáng
2.1. Sự sinh: Con người tồn tại được xét đến 3 mặt sau.
1) Mặt sinh vật học: Con người là một sinh vật (sinh lý và vật lý) có một cơ thể với một cấu trúc phức tạp và tinh vi, được cấu tạo với trên 60.000 tỷ tế bào (cell), trong số này 1/120 tức khoảng 500 tỷ tế bào bị hủy diệt và tái sinh mỗi ngày. Các tế bào phân hóa thành các cơ quan với các hệ chức năng khác nhau, nhưng có mục tiêu chung là kiện toàn và phát triển sự sống.
Nguồn gốc con người là sự phối hợp của tinh trùng và noãn sào tạo thành trứng. Có quan niệm cho rằng khi hình thành trứng là hình thành con người, tuy nhiên ngành Phôi học (embryology) ngày nay cho rằng sau khi tạo thành trứng sẽ là giai đoạn tạo nhau và mô nuôi dưỡng trong 17 ngày gọi là giai đoạn tiền phôi, sau đó trứng mới thực sự là phôi, tức là con người mới bắt đầu hiện hữu, nơi đây hàm chứa lý lẽ đạo đức về vấn đề thời điểm phá thai. Từ đây về sau, các hệ chức năng như hệ vận động, hệ thần kinh … bắt đầu hình thành và phát triển.
2) Mặt tâm lý học: Con người là một cơ cấu những cơ chế đặc thù về các sự kiện ý thức (các tâm trạng).
3) Mặt xã hội học: Con người là một tổng hòa mọi quan hệ xã hội.
Ba mặt tồn tại này tác động lẫn nhau và thường xuyên biến động từ lúc mới sinh đến lúc già, tạo ra nhân cách. Mỗi sự kiện trong cuộc sống đều hàm chứa trong ba mặt này.
Thí dụ: - Bữa ăn ngon miệng vì hạp khẩu vị (sinh vật), hoặc vì gặp người thân (tâm lý), hay được một thành công trong nghề nghịêp (xã hội). Ngược lại, không hạp khẩu vị, hoặc vì gặp kẻ thù hay gặp một thất bại sẽ là một bữa ăn uể oải.
- Vì lớn tuổi, sức yếu phải về hưu. Bấy giờ quan hệ xã hội thay đổi, trước đó có chức có quyền, nay về hưu không còn nữa. Tâm tư sau khi về hưu cũng khác khi còn đương chức.
2.2. Sự tử.
Death - Wikipedia
Chết – Wikipedia tiếng Việt
”Bài học giải phẫu tử thi” của bác sĩ Nicolaes Tulp,
tranh của danh họa Hà Lan Rembrandt
2.2.1. Phân loại tử : Có thể được tạm phân loại theo 6 tính chất sau.
-Tính chất định tính: Có 2 yếu tố tác nhân là nội (bản thân) và ngoại (bên ngoài).
-
Nội nhân: Bởi vô tình (tử do đột quỵ, …), hay cố tình (tử do tự treo cổ vì thất chí,…).
-
Ngoại nhân: Bởi vô tình (tử do lạc đạn, do dịch bệnh, do rắn-côn trùng cắn…), hay cố tình (tử do bị xử bắn, bị treo cổ, bị tiêm thuốc độc vì án tử tội,…).
-Tính chất định lượng: Có 2 yếu tố là êm dịu và đau đớn.
-Tính chất không gian: Có 2 yếu tố là tự do và ràng buộc.
-Tính chất thời gian(*): Có 3 yếu tố là ngắn (nhanh), trung bình, dài (chậm).
- Tính chất đạo đức: Có 3 yếu tố là thiện, ác, không thiện-ác.
- Tính chất tâm lý (**): Có 2 yếu tố là vô tình và cố tình.
Tổ hợp lại, ta có 144 loại hình thể hiện về sự tử của một con người.
Thí dụ : Người cảnh sát bị tội phạm cố tình bắn chết (ngoại nhân) trong khi truy nã, đó là cái chết đau đớn, tự do, ngắn, thiện. Sau đó, kẻ này tự bắn mình (nội nhân), đó là cái chết đau đớn, tự do, ngắn, ác; hoặc bị bắt và sau đó bị buộc lãnh án tử tiêm thuốc độc (ngoại nhân), đó là cái chết cố tình, êm dịu, ngắn, ác.
------------
Chú thích:
(*)Bác sĩ Alex Lickerman trong Only Three Ways To Die | Psychology Today đã có nhận định về tính chất này như sau: Có 3 cách chết
1) Cái chết bất ngờ.
Cái chết đến với chúng ta mà không cảnh báo trước. Chúng ta chỉ đơn giản là có mặt ở đây vào lúc này và sau đó ra đi.
Lợi điểm: dù điều này ban đầu nghe có vẻ là 1 số phận kinh khủng thì khi chết theo cách này vẫn có những lợi ích như sau:
1. Chúng ta sẽ tránh được nỗi sợ cái chết. Phần đông chúng ta sống với sự phủ nhận về khả năng của cái chết hoặc ít nhất là phớt lờ nó đi. Khi chết theo cách bất ngờ, nó sẽ cho phép chúng ta sống mà không phải sợ hãi cái chết ( nỗi sợ cái chết làm giảm chất lượng sống của chúng ta ). Thật may mắn khi có thể chết mà không phải lo sợ về nó.
2. Chúng ta sẽ tránh khỏi phải chịu đựng nỗi đau về thể xác kéo dài. Phần lớn mọi người sợ nỗi đau về thể xác còn nhiều hơn là sợ chết. Sự chịu đựng nỗi đau khủng khiếp ở giai đoạn cuối đời và nó làm cho người sắp chết và gia đình đau khổ còn hơn cả cái chết.
3. Cú sốc khi nghe tin về cái chết bất ngờ của bạn có thể là ... tuyệt ( great ) đối với gia đình và bạn bè của bạn. Gia đình bạn sẽ thấy tốt hơn khi họ tránh được cảnh phải tiên liệu về cái chết của bạn. (People often report anticipating something good is often better and anticipating something bad often worse than the actual experience of either).
Khuyết điểm:
1. Những công việc quan trọng của bạn còn dang dở. Cái chết bất ngờ có thể cướp mất của bạn cảm giác tuyệt vời khi hoàn thành công việc và cuộc sống tràn đầy của bạn.
2. Bạn chưa kịp tiết lộ với mọi người về những điều quan trọng.
2) Cái chết từ từ :
Điều không may là nhiều người nhận ra cái chết sắp xảy ra với họ hàng tháng hoặc hàng năm trước khi chết.
Lợi điểm:
Có cơ hội để trăn trối. Chia sẻ về những dự án (cá nhân hoặc công việc), trân trọng những trải nghiệm bạn vẫn muốn có, và quan trọng nhất là tôn trọng những mối quan hệ mà bạn muốn cải thiện.
Khuyết điểm:
1. Nỗi sợ hãi về cái chết ảnh hưởng đến chất lượng sống. Nhiều người bị chìm đắm trong nỗi sợ chết, không được giúp đỡ bởi những lời động viên, những niềm tin tôn giáo, tư vấn tâm lý hoặc thiền định.
2. Mất khả năng chăm sóc bản thân đi kèm với nhiều kiểu bệnh tật ,gây ra cho họ sự xấu hổ, tuyệt vọng và nhục nhã.
3) Cái chết từ từ nhưng bạn không cảm nhận được.
Nhiều người đang chết theo cách này do căn bệnh suy giảm trí nhớ đã ngăn họ không nhận thức được rằng họ sắp chết.
Lợi điểm:thoạt đầu nhìn vào bạn có thể cho rằng đây là cách chết khủng khiếp nhất trong 3 cách, nhưng nó vẫn có một số lợi điểm sau: Bệnh nhân thường không phải chịu đựng những tổn thương về cảm xúc hoặc nỗi sợ đi cùng với cái chết không thể tránh khỏi. Nhiều bệnh nhân thậm chí còn hạnh phúc.
Khuyết điểm:những người chịu đau khổ nhiều nhất trong hoàn cảnh này là những thành viên trong gia đình và bạn bè chứng kiến cái chết của bệnh nhân. Và những ký ức còn đọng lại trong họ cảm xúc tội lỗi.
Vấn đề ở đây là chúng ta không thể dự đoán hoặc quyết định về việc mình sẽ chết theo cách nào. Do đó nếu bạn muốn chết mà không phải hối tiếc, bạn phải chuẩn bị cho bản thân 3 điều sau .
1. Bạn đã có di chúc chưa ?
2. Gia đình của bạn có biết về những mơ ước của bạn, có biết tất cả những riêng tư, những dự án, những nghĩa vụ, và những người cần liên lạc khi bạn chết ?
3. Người thân của bạn có biết tất cả mọi điều bạn muốn họ nghe chưa ?
Có lẽ 3 trường hợp chết trên đây với những nhiệm vụ quan trọng nhất mà bạn cần hoàn thành nếu bạn muốn chết mà không phải hối tiếc.
(**)Yếu tố cố tình của tính chất Tâm lý nổi bật nhất là hình thức tự tử.
2.2.2. Tự tử = Tự sát (自殺; E: suicide):
Suicide - Wikipedia
Tự sát – Wikipedia tiếng Việt
1) Tổng quan về tự sát :
Tự sát là một hành động tự đem lại cái chết cho bản thân. Tự sát thành công khi đưa đến cái chết không hồi phục.
- Mưu toan tự sát là một hành động có mục đích dẫn tới cái chết cho chính bản thân như sử dụng thuốc quá liều hay tự gây ra các vết thương nguy hiểm đến tính mạng. Mưu toan tự sát thường gặp ở thanh thiếu niên và được biểu lộ qua lời nói hoặc thư từ.
- Đe doạ tự sát là một thái độ đe doạ thực hiện mưu toan tự sát trong một thời gian gần nhất, đây được coi như một lời báo động hoặc một tín hiệu đối với người xung quanh.
Theo tổ chức Y tế Thế giới - World Health Organization (WHO), mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người trên thế giới tự kết liễu đời mình (tức trung bình mỗi ngày có khoảng 3,000 người trên thế giới chết vì tự tử). Những người có ý định tự tử nhiều hơn con số tử vong khoảng 20 lần. Tỷ lệ tự tử cao nhất thuộc về các nước Trung-Đông, châu Âu và châu Á, trong đó 75% các trường hợp xảy ra ở những nước nghèo và 25% tại các nước giàu. Số liệu này thu thập từ 172 quốc gia trên thế giới và công bố trước Ngày Phòng Chống Tự Tử Thế Giới 10/9/2014.
Trên phạm vi toàn cầu, có Hiệp hội quốc tế phòng chống tự tử (International Association for Suicide Prevention - IASP). Hiệp hội này sẽ tổ chức một cuộc Hội nghị thế giới về phòng chống tự tử lần thứ XXVIII, tại Montréal, Québec, Canada, từ 16 đến 20/6/2015, với chủ đề: “Những khám phá và kỹ thuật mới để phòng chống tự tử”.
Nam - Male
Nữ - Female
Male suicide rates by country (per 100,000 males). Female suicide rates by country (per 100,000 females), with the colour scheme/scale chosen to be the same as for the male map for easier comparison. The most recent data available is from 2009, some of the data is as old as 1978 though.
no data less than 1 1-5 5-8.5 8.5-12 12-15.5 15.5-19
19-22.5 22.5-2 26-29.5 29.5-33 33-36.5 more than 36.5
Một số số liệu của nước ngoài :
- Tại Pháp : 11.000 trường hợp tự sát trong một năm, cao hơn số tử vong do tai nạn giao thông. Ở lứa tuổi 15-25 tuổi, tự sát chiếm 16% tổng số trường hợp tử vong. Hiếm hơn ở trẻ em 10-14 tuổi, chiếm tỷ lệ 4,2% tử vong cùng lứa tuổi (1995) .
Theo các tác giả, các con số này còn thấp vì trong thực tế có những trường hợp tự sát nhưng được ghi nhận là chết do tai nạn, do ngộ độc.
- Tại Mỹ : 30.000 chết do tự sát mỗi năm.
Tuy tỷ lệ tự tử tại Việt Nam chưa nhiều sánh với Hàn Quốc hay Nhật Bản, nhưng các nhà giáo dục và nhà chức trách không thể xem thường hiện tượng tiêu cực này. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang, vào năm 2014, trong 343 trường hợp tự tử thì có 163 là nữ. Độ tuổi nhỏ nhất là 14 và lớn nhất 96.
2) Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ :
Những nguyên nhân chính của tự sát là bệnh lý tâm thần và những nguyên nhân xã hội.
- Tự sát do bệnh lý tâm thần: Gồm rối loạn trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng cấp, rối loạn hoang tưởng trường diễn, rối loạn loạn thần kinh, rối loạn tâm thần thực tổn.
Bệnh lý tâm thần còn bao gồm lệ thuộc rượu và ma túy, rối loạn hành vi ăn uống, rối loạn nhân cách, những cá nhân thích có các hành vi nguy hiểm như chơi các môn thể thao nguy hiểm.
Kevin Caruso Suicide.Org
Theo Kevin Caruso, trên 90% số người chết do tự tử đều có bệnh tâm thần vào thời điểm họ chết. Và tác giả này cho biết bệnh tâm thần thường gặp nhất là trầm cảm. Trầm cảm được xem là nguyên nhân số một gây tự tử.
- Tự sát do các nguyên nhân xã hội: Gồm sự ngược đãi (đặc biệt là lúc nhỏ bị ngược đãi, lớn lên bị nguy cơ tự sát gấp ba lần), yếu tố gia đình (xung đột gia đình thường xuyên, ly dị, mất người thân ...), yếu tố học tập và nghề nghiệp (thất bại trong học tập và nghề nghiệp), yếu tố bệnh tật (bệnh nặng, nhiễm HIV…), yếu tố quan hệ yêu đương (chia tay, có thai, phá thai ...)
- Tự sát do các nguyên nhân sinh học: Ở các bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát xung động, các tác giả ghi nhận sự giảm nồng độ chất chuyển hoá của Serotonine (Acide 5-hydroxyindolacétique-5 HIAA) trong dịch não tuỷ. Một số nghiên cứu khác ghi nhận sự giảm nồng độ chất chuyển hoá của Dopamine (Acide homovanillique) trong dịch não tuỷ của người tự sát.
Ngoài ra, tự sát còn bị ảnh hưởng bởi những quan niệm văn hóa (danh dự, và ý nghĩa cuộc sống …) hay về các khía cạnh như tôn giáo.
3) Các phương thức tự sát:
Tự sát thường được thực hiện bởi những phương tiện mãnh liệt như dùng thuốc ngủ, nhảy cầu, nhảy lầu, treo cổ, tai nạn giao thông, điện giật, cắt mạch máu …
Dựa theo một thống kê của tác giả Pháp về tự sát ở thanh thiếu niên Pháp.
- Ở phái nam treo cổ đứng hàng đầu (38,7%), kế đó là súng đạn (35%), uống thuốc quá liều và nhảy lầu.
- Ở phái nữ treo cổ gây tử vong cao nhất (27%), tự đầu độc (26%), nhảy lầu (18%).
Mưu toan tự sát thường gấp 30-60 lần tự sát thật sự, có ghi nhận 40.000 ca dưới 25 tuổi có mưu toan tự sát xảy ra mỗi năm. Thường gặp nhiều ở nữ hơn ở nam (3/1). Phương tiện thường sử dụng là thuốc hướng thần, thuốc giảm đau, cắt tĩnh mạch.
4)Pháp luật về tự sát.
Pháp luật tự tử của các nước
Tự sát và hỗ trợ tự sát bất hợp pháp
Tự tử không bị cấm, hỗ trợ tự sát bất hợp pháp
Tự tử và hỗ trợ tự sát hợp pháp
Suicide legislation by country Suicide and assisted suicide illegal Suicide legal, assisted suicide illegal Suicide and assisted suicide legal Suicide legal, assisted suicide legality varies by administrative division…
Suicide legislation - Wikipedia
Xem thêm:
- Tự sát – Wikipedia tiếng Việt
- Suicide - Wikipedia, the free encyclopedia
- TỰ SÁT TRONG TÂM THẦN HỌC
2.2.3. Sự tử và tâm lý người bình thường :
Sự tử được ý thức theo tuổi tác như sau:
+ Từ 3-:-4 tuổi : Mới dần dần cảm nhận ra khái niệm sự tử, nhất là khi gia đình mất đi người thân, đồng thời trẻ có nhiều thắc mắc về sự tử mà không thể nói ra được. Khái niệm sự tử trong một thời gian vẫn có tánh chất tương đối, đó là chết rồi có thể sống lại và chết là một trừng phạt nặng “đánh chết bây giờ”. Có những trẻ vì quá lo sợ về chết mà sinh ra nhiễu tâm (neurosis : rối loạn tâm lý bởi lo sợ và ám ảnh vô cớ).
+ Từ 4-:-6 tuổi : Khái niệm sự tử là mất đi và không bao giờ gặp lại nữa.
+ Trên 6 tuổi : Khái niệm sự tử là tất cả mọi người đều phải chết và sau chết là một thế giới không biết được là như thế nào.
+ Người già : Tuy người già nhận thức được qui luật sinh tử, nhưng rất ít hiểu biết vấn đề tâm sinh lý của bản thân mình ở khía cạnh người bạn đời. Theo nghiên cứu trong nhóm 371 người già mất người bạn đời thì trong năm đầu có 12,2% số người qua đời, còn nhóm 371 cặp người già (đủ đôi) chỉ có 1,2% . Qua khảo sát, các nhà tâm lý cho biết : vào mấy ngày đầu khi người bạn đời của họ mất, họ phản ứng không chỉ xúc động quá mức mà còn kinh sợ và có cảm giác tê dại. Sau đó họ đau buồn mãnh liệt và chìm đắm trong trầm tư, họ có thể nổi giận, đổ lỗi. Tất cả đều làm cho sức khỏe của họ sa sút nghiêm trọng. Vì vậy, khi tuổi càng cao thì càng cần chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lý (ý thức) để giảm thiểu sự suy sụp tinh thần, đồng thời thích nghi với hoàn cảnh mới được nhanh chóng.
2.2.4. Sự tử và tâm lý người bệnh không đau đớn– hộ tử(hospice care, pellative care) :
Nữ bác sĩ người Mỹ là E. Ross (1926-:-2004), giáo sư đại học Chicago, đã có nhiều công trình nghiên cứu có uy tín về Sinh tử học. Bà đã đúc kết được các trạng thái tâm lý trong ý thức của bệnh nhân sắp lâm chung không đau đớn gồm 5 giai đoạn sau.
1/ Phủ nhận (deny) : Đây được xem là phương pháp hữu hiệu nhất mà người bệnh thể hiện sự phòng ngự, trấn tỉnh chính mình.
2/Tức giận (anger) : Tại sao tôi phải chết.
3/ Mặc cả (bargaining) : Thể hiện thái độ vừa tuyệt vọng vừa hy vọng, đây được xem là cuộc đấu tranh vô hình để kéo dài sự chấp hành bản án tử.
4/ Trầm cảm (depression) : Sợ hãi, cân nhắc cái giá mất mát mọi thứ phải chịu.
5/ Chấp nhận (acceptance) : Bản án tử đã khuất phục bệnh nhân.
Với các đặc điểm này, người chăm sóc trong việc hộ tử sẽ nắm được những nhu cầu trong tâm ý của người bệnh, để có thể giúp họ một cách thỏa đáng nhất. Bà quan nịêm, mọi người chúng ta dù khỏe hay bệnh, cần thấy rõ rằng : “Sinh tử, theo trình tự, nói lên sự tồn tại, phát triển và trưởng thành của con người”.
2.2.5. Sự tử và tâm lý người bệnh có đau đớn - trợ tử (euthanasia):
Trái với trường hợp trên, người bệnh thay vì kháng cự cái chết, thì lại mong mỏi cái chết sớm đến với mình. Sự việc này luôn hiện hữu trong thế giới loài người xưa cũng như nay. Tuy nhiên, nó đã được ghi nhận lại trên ngôn ngữ cổ Hy Lạp là từ euthanatos (eu : tốt đẹp; thanatos : chết), nhằm nói đến hành vi tự tử của những người già yếu, bệnh tật hay bệnh nan y muốn chấm dứt cuộc sống đau khổ một cách êm ái, bằng cách uống thuốc độc hay trích huyết để chết. Hành vi này còn được sử dụng trong những xã hội sau này như La Mã. Có thể nói rằng đây là ý niệm an tử (good death) đối với bệnh nhân đau đớn trước khi lâm chung.
Euthanasia - Wikipedia
An tử – Wikipedia tiếng Việt
Đến thế kỷ thứ 17 thì F. Bacon (1561-:-1626), một quan chức cao cấp của nước Anh đã tạo ra từ euthanasia trong tiếng Anh để chỉ hành vi của người thầy thuốc giúp bệnh nhân chết sớm hơn hay giúp họ tự tử nhằm giảm bớt đau đớn trong giờ hấp hối. Do đó, có thể nói rằng đây là ý niệm trợ tử(assisted suicide)đối với bệnh nhân đau đớn trước khi lâm chung. Ý niệm này đã tạo thành phong trào và được sự ủng hộ của luật gia-sử gia nổi tiếng D. Hume (1711-:-1776), các triết gia : A. Schopenhauer (1788-:-1860), F. Nietzsche (1844-:-1900) … và kéo dài tới hơn nửa thế kỷ thứ 20.
Từ thập niên 1960 , từ euthanasia đã được phân tích với 2 ý niệm an tử và trợ tử nói trên.
1) Đối với thầy thuốc : Euthanasia có nghĩa là sự trợ tử vì lý do nhân đạo, vì lòng xót thương (mercy killing, mercy death) với sự tuân thủ những 2 việc sau :
-Việc 1: Nhận thức theo 2 nguyên tắc.
1/ Vì lợi ích tốt nhất, chứ không làm hại bệnh nhân (patient’s best interest).
2/ Tôn trọng quyền tự quyết của bệnh nhân (autonomy).
- Việc 2: Hành động bằng 2 cách.
1/ Trợ tử chủ động (active euthanasia): Tiêm thuốc gây chết.
2/ Trợ tử thụ động (passive euthanasia): Ngưng điều trị (lọc thận, ghép tạng…) hay ngưng cấp cứu hồi sức (thở dưỡng khí, nuôi ăn …).
2) Đối với bệnh nhân: Euthanasia có nghĩa là sự an tử với 3 trường hợp sau.
1/ An tử tự nguyện (voluntary euthanasia): Bệnh nhân tỉnh táo quyết định chết.
2/ An tử phi tự nguyện (non-voluntary euthanasia): Bệnh nhân không tỉnh táo, như trẻ sơ sinh thiểu năng trầm trọng hay bệnh nhân hôn mê trong tình trạng thần kinh thực vật vĩnh viễn (vegetative status).
3/ An tử không tự nguỵên (involuntary euthanasia): Bệnh nhân không tỉnh táo mà trước đó chưa bày tỏ ý định hoặc vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc cho vịêc kết liễu mạng sống. Có quan điểm cho đây là hành động phạm tội.
Như vậy, sự an tử có thể xem như là một loại tự tử có sự tham gia của thầy thuốc, do bởi bệnh nhân :
- Không đủ can đảm.
- Không đủ sức khỏe để hành động.
- Không đủ phương tiện để đạt được cái chết êm dịu.
2.2.6.Quyền được chết.
[Xin xem bài đọc thêm số 2. Quyền được chết theo ý muốn của bệnh nhân.]
Physician Assisted Death & Euthanasia
Right to die - Wikipedia
Quyền được chết – Wikipedia tiếng Việt
2.2.7. Sự tử và thân xác:
William Harvey(1578-:-1657)
Từ thời xa xưa đến thời đại Phục Hưng, bản chất sinh học của hiện tượng chết vẫn chưa biết được. Người ta chỉ hiểu được bản chất sinh học của cái chết vào thế kỷ thứ 17 khi bác sĩ người Anh là William Harvey đã mô tả hệ thống tuần hoàn và chức năng bơm của tim. Harvey viết rằng: “…the heart is the principle of life…from which heat and life are dispersed to all parts….”. Với quan niệm này, chết là khi tim ngừng đập và tuần hoàn ngừng lại.
Sự hiểu biết về chết thay đổi một cách đáng kể vào những năm 1950 với sự ra đời của thông khí cơ học. Người ta bắt đầu nhận ra được vai trò quan trọng của não đối với sự sống. Người ta cũng nhận ra rằng não vẫn có thể chết không hồi phục trên bệnh nhân thở máy và tình trạng này cũng giống như chết thật sự. Năm 1959, lần đầu tiên hai người Pháp Mollaret và Goullan, đã mô tả về chết não trong một bài báo. Họ mô tả những bệnh nhân thở máy nhưng não không còn hoạt động mà họ gọi là coma depasse.
Sau đó, nhiều quốc gia khác bắt đầu đưa ra những các tiêu chuẩn và luật pháp để hợp thức hóa các tiêu chuẩn chẩn đoán chết não và cho phép hiến mô được thực hiện.Hiện nay, theo luật pháp của các nước Mỹ, Anh, Australia … một bệnh nhân chết não được xem là đã chết.
Chết não có thể được xác định bằng khám nghiệm lâm sàng hoặc bằng khảo sát hình ảnh của tiêu chuẩn chẩn đoán chết não. Thời điểm tử vong của bệnh nhân được xác định bằng các khám nghiệm xác định chết não dù khi đó tim bệnh nhân vẫn còn đập và tuần hoàn cơ thể vẫn được duy trì.
Chết não phải được xác định bởi hai bác sĩ với những yêu cầu bằng cấp và kinh nghiệm nhất định theo quy định tùy theo quốc gia và tiểu bang trong quốc gia đó. Bệnh nhân chết não vẫn có thể có những cử động theo phản xạ tủy sống và những cử động này cần được giải thích với người nhà. Chẩn đoán chết não là một điều kiện tiên quyết để quá trình hiến mô được bắt đầu.
Y học ngày nay phân biệt 2 dạng chết của thân xác.
+ Chết lâm sàng: Là khi bệnh nhân đã ngừng thở, tim ngừng đập, nhưng thần kinh gốc của não bộ vẫn hoạt động, bản năng chống đỡ với cái chết vẫn còn. Với kỹ thuật cấp cứu hồi sinh tích cực và nhẫn nại, có thể vãn hồi hô hấp và hoạt động của tim.
+ Chết sinh vật : Là khi cả phổi, tim và thần kinh gốc của não bộ đều ngừng hoạt động. Như vậy, cái chết được coi là thật chỉ khi nào não bộ đã hoàn toàn không hoạt động.
Sau khi chết, thân xác bị phân hủy. Tùy theo các nền văn hóa, tôn giáo, kinh tế bản địa mà có các hình thức phân hủy như địa táng, thủy táng, hỏa táng, điểu táng …
VIDEO:Truyền thống điểu táng của người Tây Tạng
Alkaline hydrolysis (death custom) - Wikipedia
Alkaline hydrolysis - Wikipedia
[Phương pháp thủy phân kiềm có từ cuối thế kỷ 19. Xin xem Bài đọc thêm]
Xem thêm:
- Chết – Wikipedia tiếng Việt
- Death - Wikipedia, the free encyclopedia
2.3. Sau sự tử.
2.3.1. Hiện tượng cận tử(near-death phenomena): Từ đầu thế kỷ 20, các khoa học gia trên thế giới - nhất là Mỹ - đã có nhiều nghiên cứu hiện tượng sau khi chết, có 2 hiện tượng thường được nói đến như sau :
1) Hiện tượng chết đi sống lại(dead-back-to-life):
Chết đi sống lại - hiện tượng kinh ngạc và lý giải
VIDEO:'Dead' Woman Comes Back to Life
Năm 1982, viện Gallup đã mở cuộc thăm dò rộng rãi khắp nước Mỹ về hiện tượng cận tử. Viện này đã tham khảo khoảng 8 triệu người Mỹ đã có lần chết đi và sống lại, và đã ghi nhận lại các sự kiện khá tương tự và trùng khớp được xem là ở bên kia cửa tử.
1/ Sau khi xuôi tay, họ thường có cảm giác lạ lùng, hoặc thanh thản-an vui hoặc hoang mang-lo lắng.
2/ Các giác quan lúc đó tự nhiên nhạy cảm. Họ cảm thấy nhẹ đi và thấy mình nằm bất động cùng những gì đang xảy ra xung quanh, như thấy thầy thuốc và thân nhân. Lúc đó họ lướt đi dễ dàng như lên cao, xuống thấp và có thể xuyên qua tường hay vật rắn. Họ cảm thấy không còn dính dấp gì với xác thân mà chỉ còn tâm thức (thấy biết) nhẹ nhàng một cách kỳ diệu khác với lúc còn sống.
3/ Sau đó họ cảm thấy như bị cuốn hút vào trong một khoảng tối đen mông lung rồi lướt đi rất nhanh qua một đường hầm hun hút.
4/ Bỗng họ thấy từ xa một điểm sáng, rồi một vừng sáng như chưa từng gặp bao giờ - rực sáng mà không làm mắt bị lòa - bao bọc lấy họ. Bấy giờ những hình ảnh đã qua trong cuộc đời họ bắt đầu diễn lại như một cuốn phim được chiếu.
5/ Tiếp theo là họ thấy những cảnh trí đẹp, những dinh thự đẹp đẽ lạ lùng với âm thanh thanh thoát hoặc những hang đá, những hố sâu vắng vẻ, u buồn.
6/ Kế tiếp họ đến một chỗ như thể một ngưỡng cửa lớn mà không thể vượt qua được. Bỗng tất cả họ (8 triệu người được phỏng vấn) đều trông thấy người thân, bạn bè của mình, nhưng chỉ là những người đã qua đời, chứ không là những người đang còn sống.
7/ Tất cả họ đều cảm thấy có một động lực thúc đẩy, chỉ bảo họ nên quay về. Có người gặp người thân như cha mẹ, anh em … đã mất trước đó rất lâu, họ ra dấu bảo hãy quay về ngay, đừng đến đây làm gì.
Cuối cùng họ trở lại thân xác của họ.
Những người đã từng trải qua sự kiện này sau đó hầu như thay đổi thái độ sống của họ. Nếu trước đây họ tham lam, giận dữ, tranh chấp, tự ái … thì nay họ sống từ thiện, vui vẻ, cởi mở … và hướng về đời sống nội tâm hơn.
2) Hiện tượng sợi dây bạc(silver cord) :
Reincarnation
Xem thêm:
- The Silver Cord and the Near-Death Experience
- Sutrama – The Silver Cord - Humanity Healing Network ...
Đây là hiện tượng được quan sát và cảm nhận bởi nhiều người bình thường nơi đồng cốt, đi thiếp hay người sắp qua đời …, đó là một thể đặc biệt có màu sáng bạc nối liền cơ thể nơi đỉnh đầu (có lẽ là huyệt Bách Hội) và một khối mờ đục (có lẽ là khối năng lượng tâm thức) có hình dạng như một sợi dây. Có giả thuyết cho rằng đây là yếu tố cần thiết nối liền 2 phần vật chất và tinh thần hay xác và hồn tạo nên sự sống nơi một sinh vật, nói riêng là một con người.
Robert Crookall (1890-:-1981)
Nhà địa chất học học R. Crookall đã trình bày trong công trình nghiên cứu “Out of the Body Experiences” (astral body experiences), một trong nhiều trường hợp điển hình như sau: “Bác sĩ R. Staver đã cho biết là chính mắt ông đã trông thấy rõ ràng một giải sáng trắng bạc từ đầu người cha đang hấp hối nối với khối mờ. Không rời sự quan sát, ông thấy sợi dây này rung động, nhỏ lại và đứt hẳn vừa lúc người cha của ông thở hơi cuối cùng “.
Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng hiện tượng sợi dây bạc thực sự là vấn đề đáng quan tâm. Nếu nghiên cứu chi tiết hơn, chắc chắn giới y khoa sẽ có được một sự kiện vô cùng giá trị trong các lĩnh vực sinh tử. Việc xác định sinh tử cho bệnh nhân sẽ được rõ ràng hơn, tránh được điều không may về quyết định tử vong lầm lạc, bởi việc giám định sự ngừng hoạt động của thần kinh gốc não bộ là một việc làm vô cùng khó khăn (xem lại mục 2.2.7 nói trên).
Tử thư – Wikipedia tiếng Việt
Tìm hiểu về "cuốn sách của cái chết" thời Ai Cập cổ đại
Bardo Thodol - Wikipedia
Tử thư (Tây Tạng) – Wikipedia tiếng Việt
Hiện nay, việc nghiên cứu 2 hiện tượng trên (hiện tượng chết đi sống lại và hiện tượng sợi dây bạc) đều có mối liên hệ gắn bó với 2 bộ sách Tử Thư Ai Cập và Tử Thư Tây Tạng, song bộ sau mô tả chi tiết hơn, rõ ràng hơn hơn nên rất được ưa chuộng.
Theo các đại sư Tây Tạng thì hiện tượng chết đi sống lại thật ra chỉ mô tả các hình ảnh ở ngưỡng cửa của cõi Trung Ấm (= thế giới giữa chết và tái sinh), đó là những ảo giác sản sinh từ niềm tin tín ngưỡng cùng ý chí muốn sống của bản thân; và khối mờ đục tâm thức chính là thân Trung Ấm, là khối năng lượng nghiệp (nghiệp lực). Khi bước sang cõi Trung Ấm (chết hẳn), tức sợi dây bạc đã đứt, thì các hình ảnh nói trên (chết đi sống lại) vẫn diễn ra, tuy nhiên theo thời gian các hình ảnh này dần thay đổi theo tính chất của nghiệp lực và dẫn đến tái sinh ở các cảnh giới tương ứng.
[Xin xem thêm mục 7.6. Tử thư Tây Tạng bên dưới].
2.3.2. Học thuyết Luân hồi [輪回; P,S: Saṃsāra; E: Round of rebirths (continuous flow); F: Cycle de renaissances et de morts].
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, thuyết Luân hồi (= tái sinh) đã tồn tại và phát triển trên nhiều nghìn năm. Thuyết này bàng bạc trong dân gian khắp nơi trên thế giới như Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ … vào thời cổ đại, và được đặc biệt giải thích ở các tôn giáo lớn như Ấn giáo, Phật giáo, Do Thái giáo …và nhiều tín đồ Kitô giáo bị thu hút bởi thuyết Thần trí học (= Thông Thiên học).
Theo Webster’s New World Encyclopedia (1992) thì luân hồi có ý nghĩa rằng sau khi chết, phần xác tan rã, còn phần hồn (= phần vô hình) của con người, động vật hay thực vật sẽ chuyển sinh từ cơ thể này sang cơ thể khác, từ dạng này sang dạng khác tùy theo những gì đã tác động (hành động có tác ý) trong cuộc sống trước đó. Luân hồi được diễn đạt theo các từ sau :
- Reincarnation : hồn nhận được thân mới từ kiếp người cũ sang kiếp người mới.
- Transmigration : hồn nhận được thân mới từ kiếp người cũ sang kiếp động vật mới, hay ngược lại từ kiếp động vật cũ sang kiếp người mới.
- Metempsychosis : hồn là tinh hoa bất biến (khác với 2 trường hợp trên) di chuyển từ thân này qua thân kia, thân chỉ như chiếc áo của hồn.
Tại phương Tây, xưa cũng như nay, nhiều triết gia như Pythagoras, Plato, Kant, Schopenhauer …, nhiều khoa học gia như Edison, Ford, Moody, Ross, Jung … đã từng nghiên cứu và có niềm tin về tái sinh.
+ Pythagoras(Khoảng 570 TCN – 495 TCN) là nhà toán học và triết gia lỗi lạc thời cổ đại. Ở Hy Lạp cổ đại, luân hồi là một học thuyết liên hệ gần gũi với các môn đệ của nhà toán học – triết gia Pythagoras. Theo Pythagoras “Linh hồn sống sót sau cái chết vật lý và luân hồi có hạn”.
+ Socrates(469 TCN –399 TCN), là triết gia lớn của Hy Lạp, ông nói: “Tôi tin chắc chắn rằng thực sự có một điều như là sống lại lần nữa, rằng cái sống xuất hiện từ cái chết, và rằng linh hồn của người chết đang tồn tại”.
+ Jalalu Rumi(30 /12/1207 – 17/12/1273) là nhà thơ Ba Tư nổi tiếng thế kỷ 13, ông nói: “Tôi đã chết khi là một khoáng vật và trở thành cây, tôi đã chết khi là một cái cây và trỗi dậy thành động vật, tôi đã chết khi là động vật và tôi thành người”.
+ François-Marie Arouet (1694 – 1778), vănhào nướcPháp ở thế kỷ 18 nổi tiếng dưới bút danh Voltaire là một nhà văn, nhà sử học và triết gia lừng danh người Pháp, và cũng là một nhà ủng hộ tích cực cho tự do và dân chủ, ông nói: “ Nếu nói thuyết tái sinh làm người ta kinh ngạc, thì thuyết nói con người chỉ sinh ra một lần cũng làm kinh ngạc không kém ”.
+ Benjamin Franklin(17/01/1706 – 17/ 4/1790) là một trong những nhà lập quốc của Hoa Kỳ. Ông là một chính trị gia, một nhà khoa học, một tác giả, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu, đã nói: “Tôi nhìn nhận cái chết cũng cần thiết đối với chúng ta như giấc ngủ vậy. Chúng ta sẽ sống dậy khỏe khoắn vào buổi sáng…Tôi tin rằng tôi sẽ luôn luôn tồn tại, ở dạng này hay dạng khác”.
+Napoleon(15/8/1769 – 5/5/1821) Hoàng đế của nước Pháp. Napoleon thích nói với các tướng lĩnh của mình rằng ông tin vào Luật Luân hồi và thậm chí còn kể cho họ nghe ông đã từng là những ai trong các tiền kiếp của mình.
+ Johann Wolfgang von Goethe(28/8/1749 – 22/3/1832) là nhà văn và học giả Đức nổi tiếng. Ông được xem là một thiên tài của văn học Đức. Ông làm việc trong lãnh vực thơ ca, kịch nghệ, văn học, triết học và khoa học, ông nói: “Chừng nào bạn chưa biết định luật liên miên của Sự chết và Tái sinh, bạn chỉ là một vị khách mơ màng trên Trái đất tối tăm”.
+ Honoré de Balzac(1799–1850) là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời”. Ông nói: “Tất cả loài người đều phải trải qua tiền kiếp… Ai biết được bao nhiêu thể xác thịt mà người kế thừa thiên đường chiếm giữ trước khi ông ta có thể hiểu được giá trị của sự im lặng tĩnh mịch của các thế giới thần thánh?
+ Ralph Waldo Emerson(25/5/1803 –27/4/1882) là một giảng viên, nhà văn, nhà thơ lớn của Hoa Kỳ thế kỷ 19, ông nói: “Linh hồn từ bên ngoài đi vào trong thân thể, như là vào trong một nơi trú ngụ tạm thời, và nó đi ra khỏi đó, nó lại chuyển vào những nơi cư trú khác, bởi vì linh hồn là bất tử”.
“Đó là bí mật của thế giới, rằng mọi thứ tồn tại và không chết đi, mà chỉ ra khỏi tầm nhìn đôi chút và sau đó quay trở lại. Không gì chết cả; người ta tưởng mình chết, và bắt chước nhau chịu đựng những đám ma…”
+ Walt Whitman(31/5/1819 – 26/3/1892) – nhà thơ, nhà báo, nhà nhân văn lớn của Hoa Kỳ, ông nói: “Tôi biết mình bất tử. Tôi không hề nghi ngờ rằng mình đã chết cả chục ngàn lần trước đây. Tôi cười vào cái mà bạn gọi là cái chết…”.
+ Paul Gauguin (1848 – 1903) là họa sĩ hàng đầu của trào lưu hậu ấn tượng, ông nói: “Khi cơ thể vật lý vỡ tan, linh hồn vẫn sống sót. Nó sẽ chiếm lấy một thân thể khác”.
+ Samuel Langhorne Clemens(được biết đến với bút hiệu Mark Twain (30/11/1835 – 21/4/1910) là một nhà văn, nhà diễn thuyết nổi tiếng Hoa Kỳ, ông nói: “Tôi đã được sinh ra nhiều lần hơn bất kỳ ai, ngoại trừ Krishna”.
+ Leo Tolstoy(9/9/1828 – 20/11/1910) văn hào Nga còn là nhà viết kịch và nhà cải cách giáo dục có ảnh hưởng rất lớn, ông nói: “Cũng như chúng ta trải qua hàng ngàn giấc mơ trong cuộc đời hiện tại của mình, cuộc đời hiện tại của chúng ta chỉ là một trong hàng ngàn cuộc đời mà chúng ta tiến nhập vào, từ cuộc đời rồi quay trở về sau khi chết. Cuộc đời của chúng ta chỉ là một trong những giấc mơ của cuộc đời thực ấy, và do đó nó là vô tận …”.
+ Jack London(12/1/1876 – 22/11/1916) là nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Hoa Kỳ đã nói: “Tôi không bắt đầu khi tôi được sinh ra, cũng không phải khi được thụ thai. Tôi lớn lên, phát triển, qua hàng vạn thiên niên kỷ không thể tính đếm. Tất cả bản ngã trước đây của tôi đều có tiếng nói, tiếng vọng của họ, đang thúc giục trong tôi. Ồ, tôi sẽ lại được sinh ra vô số lần nữa”.
+ Mahatma Ghandi(2/10/1869 – 30/1/1948) là nhà lãnh đạo kiệt xuất, anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông nói: “Tôi chẳng thể nghĩ về sự thù địch lâu dài giữa người với người, và tôi tin ở thuyết luân hồi, tôi sống trong hy vọng rằng nếu không phải trong kiếp này, thì trong kiếp nào đó khác tôi sẽ có thể ôm tất cả nhân loại trong vòng tay thân ái”.
+Đại tướngGeorge Smith Patton Jr. (11 tháng 11, 1885 – 21 tháng 12, 1945), còn gọi là George Patton III, là một tướng lĩnh, nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng của Lục quân Hoa Kỳ, ông nói: “Như khi tôi nhìn xuyên qua một tấm gương, tôi thấy mờ mịt cuộc xung đột trường kỳ, khi tôi chiến đấu trong nhiều cái vỏ, nhiều cái tên, nhưng luôn luôn là tôi”.
Henry Ford - Wikipedia, the free encyclopedia
+ H. Ford (1863-:-1947): Là người sáng lập Công ty xe hơi Ford Motorvà cũng là nhà từ thiện nổi tiếng nước Mỹ đã viết “Tôi đã biết và chấp nhận thuyết tái sinh từ năm tôi 26 tuổi. Thiên tài chính là kinh nghiệm. Một số người nghĩ rằng nó là một món quà hay là tài năng được một ai đó ban cho, mà thực ra đó là kết quả của kinh nghiệm lâu dài trong nhiều kiếp sống. Công việc làm sẽ có ích, vì chúng ta biết được kinh nghiệm của đời này để dùng cho đời sau. Khi tôi phát hiện được thuyết tái sinh, thì thời gian không còn bị hạn chế nữa. Tôi không còn nô lệ của kim đồng hồ. Tôi muốn truyền lại cho những người khác sự bình thản về cuộc sống như nó (thuyết tái sinh) đã đem lại cho tôi ”.
Edgar Cayce - Wikipedia, the free encyclopedia
+ Edgar Cayce (1877-:-1945) : Là người Mỹ, xuất thân từ một gia đình Cơ Đốc giáo, ông chưa học hết cấp 2, chưa học qua nghề y, chưa có khái niệm nào về luân hồi tái sinh cả, nhưng lại có khả năng tìm ra nguồn gốc xa xăm căn bệnh nan y của người bệnh nào đó qua giấc ngủ của ông ở trạng thái vô thức. Ông có thể kê toa và điều trị bao gồm các khía cạnh sinh lý bệnh, sinh hóa bệnh và giải phẫu học chính xác trên 90% số bệnh nhân của mình, khiến giới thầy thuốc vô cùng kinh ngạc. Trong suốt 43 năm trị bệnh từ xa cho mọi người trên khắp thế giới qua tên và địa chỉ, ông đã để lại trên 30.000 hồ sơ bệnh án hiện đang được nghiên cứu và giải thích bởi cơ quan ARE (Association for Research and Enlightenment).
Khi chữa cho bệnh nhân, ông thường thốt ra câu : “Thuở xa xưa, ông (hay bà) là …(một nhà giáo, một kẻ tàn bạo …)”. Đến năm 1911, ông bắt đầu dùng từ nghiệp chướng (kamma : action)để chỉ nguyên nhân bệnh tật do việc làm hoặc đam mê có hại trong đời sống trước đây của người bệnh. Ông cho biết khi đi vào giấc ngủ vô thức của mình, ông có thể nhận được hình ảnh, sự việc một cách dễ dàng chứa trong vô thức của người mà ông đang truy tìm bệnh chứng, đã lưu trữ qua nhiều kiếp đời của người ấy. Ông giải thích rằng khi thức ông chỉ dùng ý thức, nhưng ý thức thì khó cho việc dò tìm vô thức của người khác.
Theo ông, một sự kiện mà khoa học ngày nay có thể chưa hề biết đến, đó là trong vũ trụ và nơi mỗi con người đều có một chất liệu rất đặc biệt, có khả năng ghi lại như phim ảnh với đầy đủ chi tiết các sự kiện của đời sống đã qua, mà nếu cần ta chỉ giở ra xem mà thôi. Điều này chỉ có thể cảm nhận dễ dàng ở một số ít người, và được gọi là những người có khả năng thấu thị hay thần nhãn.
Các sự kiện đặc biệt đến với bản thân ông khiến ông ngày càng khẳng định niềm tin vào thuyết luân hồi-tái sinh. Ông đã còn tự thấy rõ các đời sống trước đây của chính ông, kể cả là sinh vật cách nay trên hàng chục ngàn năm, thấy rõ hào quang (aura) của người khác, thấy rõ các sinh vật phi vật thể là các bạn bè quá cố của ông.
+Tiến Sĩ Carl Gustav Jung (26/7/1875 – 06/06/1961) là một nhà khoa học rất tên tuổi, là thành viên lớn của khoa Phân tâm học, là một nhà tư tưởng tiên phong, và còn giỏi về nhiều ngành khoa học khác nữa. Ông tin tưởng sâu sắc vào sự Luân hồi.
“Cuộc đời tôi đối với tôi thường giống như một câu chuyện mà không có khởi đầu và không có kết thúc. Tôi có cảm giác rằng mình là một mảnh lịch sử, là một đoạn trích mà phần văn bản phía trước và phía sau đang thiếu vắng. Tôi có thể đoán được một cách hợp lý rằng mình đã từng sống trong những thế kỷ trước đây và ở đó tôi đã gặp phải những câu hỏi mà tôi chưa thể trả lời được; rằng tôi đã được sinh ra lần nữa bởi vì tôi chưa hoàn thành sứ mệnh được trao”.
+ George Harrison (sinh năm 1943 tại Liverpool, nước Anh; mất năm 2001 tại Los Angeles, California, Mỹ) là thành viên của ban nhạc huyền thoại The Beatles. Ông nói:
“Bạn bè tất cả đều là những linh hồn mà chúng ta đã biết ở các kiếp khác. Chúng ta đã được kéo lại gần nhau.Thậm chí nếu tôi chỉ biết họ một ngày, cũng không sao cả. Tôi sẽ không chờ cho đến khi tôi biết họ được 2 năm, bởi vì dù sao đi nữa, chúng ta phải đã gặp nhau đâu đó trước kia rồi, bạn biết đấy”.
The Gallup, Inc. world headquarters in Washington, D.C. The National Portrait Gallery can be seen in the reflection.
+ Viện Gallup : theo cuộc điều tra trên toàn nước Mỹ năm 1982, khoảng 1/4 người dân nơi đây (# 60 triệu người), vốn nổi tiếng trên thế giới là thực dụng và trọng vật chất, tin ở thuyết tái sinh.
[hai nhà cộng tác nghiên cứu]
+ Ian Stevenson (1918-:-2007) : Bác sĩ, giáo sư nhiều trường đại học tai Mỹ và Canada, tính đến năm 2000 đã khảo cứu gần 3.000 trường hợp con người nhớ lại kiếp trước của mình, ông cho biết :
- Từ 2-:-5 tuổi : Nhớ rõ tiền kiếp.
- Từ 6-:-12 tuổi : Nhớ rõ tiền kiếp không liên tục.
- Trên 20 tuổi : Nhớ mù mờ, bất chợt. Ví dụ : Một người khi tới một nơi, bỗng tự nhiên ngờ ngợ rằng “ Hình như nơi đây mình đã có lần sinh sống hay đặt chân đến rồi”. Điển hình là trường hợp của danh tướng người Mỹ trong thế chiến thứ hai G. Patton, ông đã khẳng định chi tiết thực địa cuộc chiến tranh La Mã và sự có mặt của ông nơi đó cách nay trên 1.800 năm một cách chính xác trước sự nhầm lẫn của viên đại tá là chuyên gia nghiên cứu về các trận chiến.
Sở dĩ sự nhớ lại quá khứ ngày càng kém là vì môi trường sống mới xâm chiếm tâm trí và đẩy lùi hình ảnh xa xưa của chúng ta vào nơi sâu thẳm của vô thức. Ông cho rằng sự quên tiền kiếp cũng có cái hữu ích của nó, vì nó giúp mỗi con người yên tâm với cuộc đời mới, tránh được những mắc míu, ân óan buồn khổ qua bao kiếp đời đảo điên.
Từ thập niên 1960 đến nay, danh sách các nhà khoa học tên tuổi dấn thân vào nghiên cứu sự kiện tái sinh ngày càng dài thêm ra nhằm đi đến kết luận trung thực cho vấn đề đầy tính thâm sâu và thiết thực này. Các nghiên cứu thường quy vào các đặc điểm sau :
- Hình dạng và vết tích lạ lùng trên cơ thể như dị dạng hình thú (voi, chó …), có lông, có sừng, có đuôi, vết bớt, vết sẹo…
- Cử chỉ, dáng dấp, thái độ lạ lùng như co ro, uốn lượn, nhún nhẩy, rụt rè, sợ hãi…, ăn uống như lòai thú.
- Các loại bệnh tật lạ lùng, vô căn … kéo dài sự đau khổ trong kiếp sống.
- Các loại khả năng lạ lùng như thần đồng (biết đọc, biết ngoại ngữ, biết âm nhạc, biết toán … nhưng chưa từng học bao giờ), người có điện thế bất thường, năng khiếu, ngoại cảm, thiên tài…
Anh Sain luôn cho rằng, căn bệnh anh mắc phải là do sự trừng phạt của Chúa
Chàng trai có gương mặt bị biến dạng
Anh Claudio Vieira de Oliveira, 37 tuổi sống tại đô thị Monte Santo, Brazil
Người đàn ông mắc dị tật đầu gập ngược từ trước ra sau
Có lẽ câu hỏi “Luân hồi có thật hay không?” đã dần sáng tỏ, và câu hỏi “Trước khi rơi vào vòng xoáy luân hồi, chúng ta là ai? Sau khi ra khỏi vòng xoáy ấy, chúng ta về đâu?” sẽquan trọng và thực tế hơn. Đối với nhân loại đó là một cánh cửa bí ẩn mà chỉ khi chịu khó đi tìm người ta mới có thể mở ra được.
Xem thêm:
3. Sinh tử theo đạo lý phương Đông.
3.1. Kinh Dịch : Hàm tàng lý biến hóa của vạn sự vạn vật. Trong 64 quẻ dịch, thì quẻ Càn làm đầu, tượng trưng cho vạn sự vạn vật khởi đầu, vận hành từ vô cùng và quẻ Vị tế làm cuối vô tận. Vạn sự vạn vật sinh sinh hóa hóa không bao giờ ngừng nghỉ, nghĩa là việc sinh tử của con người chỉ là một trong chuỗi sinh hóa vô cùng vô tận của con người đó.
3.2. Nho gia : Giới này ít bàn đến việc sinh tử.
Confucius : The Teacher-Standard of All Eternity
(Wan-shih shih-piao : 萬 世 師 表)
+ Khổng tử (551-:-479) tCN : Ông trả lời Tử lộ “Không biết sống thì làm sao biết chết”.
+ Mạnh tử (372-:-298) tCN : “Chết yểu hay sống thọ không có gì khác nhau. Cần bền chí để tu thân, đó là đứng vững trên số mệnh của mình”.
+ Tuân tử (313-:-239) tCN : “Lớn thay cái chết ! Bậc quân tử chết là được yên nghỉ, kẻ tiểu nhân chết là hết trụi”.
Vương Dương Minh
+ Vương Dương Minh(1472-:-1529) : “Sinh tử vốn đến từ mạng căn của sinh thân này, nên không dễ gì dời chuyển được. Nếu từ chỗ này mà dám đối mặt, khám phá được, thẩm thấu được thì toàn thể tâm này mới không ngăn ngại cùng trời đất, vạn vật”.
3.3. Đạo gia : Giới này xem sinh tử như tiến trình trở về gốc “sống gửi, thác về”.
Chân dung Lão tử
+ Lão tử (580-:-500) tCN : Ông biểu đạt sinh tử theo chủ nghĩa tự nhiên “Đã biết được mẹ (Đạo) thì sẽ biết được con (vạn sự vạn vật). Đã biết được con thì quay về giữ mẹ. Hãy bố trí nơi chết để sau đó được sống” (Đạo Đức kinh, ch. 52).
Trang tử
+ Trang tử (369-:-286) tCN : Ông biểu đạt sinh tử theo nhiều khía cạnh sau.
- Sinh tử một thể : “Sinh tử là cái tương phụ tương thành chăng? Trên thực tế, sinh tử đều nằm trong một thể. Tử là bắt đầu của sinh, sinh là chỗ nối tiếp của tử, ai biết được giềng mối (quy luật) ấy ?” (thiên Tri Bắc Du).
- Sinh tử siêu việt : “Bậc chân nhân thuở xưa không biết vui khi được sinh ra, không biết ghét khi phải tử vong” (thiên Đại Tông Sư).
- Sinh tử bình đẳng : “Mọi người sinh ra là ứng với thời, rồi tử vong là thuận lẽ trời (lẽ tự nhiên). Vui với thời và thuận đạo trời thì không bị vui buồn làm động tâm” (Dưỡng Sinh chủ).
- Sinh tử thân giáo : Lúc sắp mất, đệ tử muốn lo hậu táng cho ông, ông dạy “Ta lấy trời đất làm quan quách, lấy mặt trời mặt trăng làm vải liệm, lấy ngôi sao làm châu ngọc và vạn vật tiễn đưa ta, lễ tang ta đầy đủ như vậy há có gì là thiếu thốn ? Còn gì để mà đình đám hơn nữa !”. Đệ tử ông lại còn biện giải “Chúng con sợ chim muông ăn thịt thầy mất”. Ông nói tiếp “Ở trên đất thì sợ chim muông ăn thịt, ở dưới đất thì sợ dòi kiến đục khoét, nếu chọn cách này hay cách kia thì sao khỏi rơi vào thiên chấp?” (thiên Liệt Ngự Quan).
+ Đại thi hào Ba Tư Rumi (1207-:-1273) nhìn về cái chết rất tích cực: “Cái chết là sự hoàn thiện các mục tiêu trên cõi đời. Nó chỉ là sự chấm dứt sự sống vật chất để con người từ thời gian trần thế chuyển sang thời gian thiên giới”.
+ Khalil Gibran (1883-:-1931) là một nghệ sĩ, nhà thơ và nhà văn Liban. Gibran được mọi người coi như một thiên tài bất tử, đã rất lạc quan: “Cái chết là một kết thúc đối với đứa con của thế gian, nhưng là một bắt đầu đối với linh hồn, một khải hoàn của sự sống”. Bên phần mộ ông, người ta thấy có khắc dòng chữ: “Tôi đang sống giống như bạn, và tôi đang đứng cạnh bạn. Hãy nhắm mắt lại và nhìn quanh, bạn sẽ thấy tôi trước mặt bạn . . .”
+ Jiddu Krishnamurti (1895-:-1986) trong quyển “Nhật ký cuối cùng” đã mạnh dạn nói lên như sau: “Cái chết không phải là một chuyện gì ghê gớm cần né tránh phân biệt (với sự sống), đúng hơn đấy là một người bạn theo ta từng ngày, trên từng cây số. Từ nhận thức này, sẽ phát sinh một ý thức kì diệu về cái Vô Cùng”.
+ Deepark Chopra (1946-:- ) cũng cho thấy cái chết thật linh thiêng: “Nó thay thời gian bằng phi thời gian, nó mở rộng biên giới của không gian đến vô tận. Nó tiết lộ nguồn gốc sự sống và mang lại cái hiểu biết mới về những gì ngoài ngũ quan. Nó khám phá ra cái trí tuệ tiềm tàng tổ chức và duy trì sự sáng tạo”.
3.4. Đạo lý truyền thống của người Việt.
Đạo lý truyền thống của người Việt là lòng nhân ái,quan niệm :“Nghĩa tử, Nghĩa tận 義死義盡”(= việc nên làm đối với người đã chết).Cái chết là bất hạnh lớn nhất, con người khi đã phải chấp nhận cái chết tức là chấm hết mọi quan hệ; cho nên quan niệm này có ý khuyên người đời nên xử sự nhân đạo, đúng tình người, hãy tha thứ xóa mọi hờn oán đối với người đã chết cho dù trước đó họ đứng ở vị trí nào, chiến tuyến nào, nên được cộng đồng chăm lo mộ phần, nhang khói chu đáo.
Một quan niệm nhân văn khác của người Việt là “Sinh ký, Tử quy 生寄死歸– Sống gởi, Thác về” xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là quán trọ, chết không phải là hết mà là quy tiên, là về với ông bà tổ tiên, đó là thực hiện cuộc hành trình trở về quê hương đích thực.
Trước đây ở Việt Nam, khi mà quan niệm “sinh ký tử quy” xuất phát từ nhân sinh quan một thời về sự sống và cái chết trong tư tưởng triết học Đông phương, người ta đã cho rằng cõi sống chỉ là cõi tạm bợ trong khi cái chết mới thực sự là cõi vĩnh hằng. Từ đó, những lăng tẩm của vua chúa trước đây đã từng được thiết kế dựa trên triết lý sâu sắc này. Nếu để ý, ta sẽ thấy rằng lăng tẩm của các vì vua triều Nguyễn ở Cố đô Huế từ lâu thường chẳng phải là chốn “mộ địa u buồn”, phảng phất sự chết chóc như vốn có. Mà ở đó, toàn là những cảnh trí nên thơ hữu tình, hình thành một chốn thiên đường vĩnh cửu cho mai sau, nơi các vì vua tin rằng sẽ trở về để sống cuộc sống muôn thuở sau khi băng hà.
4. Sinh tử theo triết lý phương Tây.
4.1. Triết gia Hy Lạp cổ đại :
+ Thales(624-:-547) tCN: Tư tưởng chính trong triết học của ông là vạn vật lưu chuyển. Vì thế, ông cho rằng sinh tử của con người chỉ là sự biến dạng mà không nên sợ hãi hay lo lắng.
+ Heracletos (535-:-475) tCN: Tư tưởng chính trong triết học của ông là vạn vật không có đấng thụ tạo. Tất cả đều giống nhau là chuyển đổi theo những chu kỳ, như ngọn lửa vĩnh hằng nhưng sống động rực cháy và lu mờ trong những chừng mực nhất định. Vì thế, ông cho rằng sinh tử chỉ như một chu kỳ của ngọn lửa. Ông còn nói “So với phân rác, thì cái xác chết này càng phải rời bỏ”.
+ Pythagoras (580-:-520) tCN: Ông cho rằng thể xác là nhà lao trói buộc linh hồn (= tinh thần, ý thức), và chết là linh hồn được giải thoát tạm thời, vì thế mà không nên sợ hãi. Linh hồn không hoàn toàn tách rời khỏi thể xác cũ, tuy nhiên sau một thời gian sẽ chuyển sang một kiếp sống mới, nơi một thể xác mới. Ông còn tin vào nhân quả báo ứng, tương truyền rằng có lần nọ ông nhìn thấy một người đánh đập con chó, ông đến van xin người ấy dừng tay, vì ông cảm nhận từ âm thanh con chó là linh hồn của người bạn ông đang ẩn náu trong đó.
+ Democritos (460-:-370) tCN : Ông cho rằng con người có cấu tạo như sau.
- Thể xác : là kết hợp bởi những nguyên tử thô.
- Linh hồn : là kết hợp bởi những nguyên tử tinh vi, không nhìn thấy được.
Theo ông, chết chẳng qua là hiện tượng phân hủy các nguyên tử một cách tự nhiên, là điều không thể tránh được. Ngay cả Chúa cũng không phải là không chết, mà chỉ là chế ngự cái chết lâu dài hơn chứ không thể hưởng thụ bản tính bất tử được. Vì thế chỉ có người ngu xuẩn mới lo buồn và sợ hãi cái chết.
+ Socrates (469-:-399) tCN: Triết gia lớn của Hy Lạpông cho rằng bậc đại nhân muốn sống có ý nghĩa thì cần phải phản tỉnh với những chuẩn mực cao thượng, Và đối với cáichết tất phải có dũng khí chết đúng chỗ, chết đúng lẽ, chết đúng thời một cách bình tỉnh, thong dong. Socrates bị tòa án Athens kết án tử hình bằng cách phải tự uống thuốc độc chết.
+ Plato(427-:-347) tCN: Tư tưởng chính của ông là học thuyết ý niệm (theory of ideas), học thuyết này chia vũ trụ thành 2 phần là thượng giới = thế giới ý niệm và hạ giới = thế giới hiện thực. Ông kế thừa quan điểm của Pythagoras cho rằng chềt là phóng thích linh hồn bất tử ra khỏi thể xác. Ông cho rằng khi hình thành con người xương thịt, thì linh hồn sẽ bước vào hạ giới có tính biến hóa sinh diệt, và khi cái chết đến, chính là lúc mà linh hồn trở về thượng giới nên không có gì đáng lo sợ.
+ Aristotle(384-:-322) tCN: Ông cho rằng con người là động vật có lý tính (= linh hồn), lý tính này hàm chứa 2 loại :
- Năng động : có tự do, không chịu ảnh hưởng của cảm giác thể xác, bất tử.
- Thụ động : có tính đối nghịch với loại năng động.
Và khi chết, chỉ có thể xác và lý tính thụ động mất đi, còn lý tính năng động thì trường tồn.
+ Epicure(341-:-270) tCN: Ông kế thừa nguyên tử luận của Democritos, đặt mục tiêu cuộc sống trên cảm giác và hưởng thụ. Vì thế, ông cho rằng vạn vật tương đồng do các nguyên tử ngẫu nhiên cấu thành, nên khi chúng tổ hợp lại có cảm giác thì gọi là sinh và khi chúng ly tán đi không còn cảm giác nữa thì gọi là tử, vì thế tất cả đều chẳng liên can gì đến ta. Khi sống thì cần khỏe mạnh về thể xác qua ăn uống và hưởng thụ hạnh phúc tinh thần bằng trí tuệ triết học để vừa không sợ hãi cái chết, vừa không chán ghét sinh tồn.
4.2. Triết gia phương Tây cận đại.
+ R. Descartes(1596-:-1650): Nhà toán học, triết gia nước Pháp này cho rằng con người có 2 thực thể là hồn và xác độc lập nhau, trong đó hồn bền hơn xác vì chúng ta không tìm thấy có nguyên nhân nào làm cho hồn bị hủy diệt, nên xác hư hoại khi chết thì chẳng liên quan gì đến hồn cả.
+ Im. Kant(1724-:-1804): Triết gia nước Đức này cho rằng ngoài thể xác hư hoại này thì sự bất tử của linh hồn được tồn tại - họăc do nhu cầu đạo đức - hoặc do phán đoán tình cảm (không logic), vì không có gì để chứng minh cho sự bất tử này cả. Ông cho rằng bất luận con người dù có tình cảm bất trắc đau khổ, nhưng vẫn phải kiên cường sống và không được tự sát hủy diệt mạng sống của mình.
+G.W.F. Hegel (1770-:-1831): Triết gia nước Đức này cho rằng sợ hãi cái chết sẽ thẩm thấu vào linh hồn và làm chấn động toàn bộ thể xác. Vì vậy, dám đón nhận cái chết, khám phá cái chết thì mới phủ định được nỗi sợ hãi bóng đêm bên ngoài và trong linh hồn. Chỉ có như vậy mới có thể thăng hoa tinh thần để đạt đến sự vĩnh hằng của tinh thần tuyệt đối.
4.3. Triết gia phương Tây đương đại.
+ K. Marx (1818-:-1883): Triết gia nước Đức với tư tưởng duy vật biện chứng. Ông cho rằng “ Đến tuổi tác nhất định – vì sao phải đi gặp Thượng Đế - điều đó hoàn toàn là vấn đề chẳng có gì quan trọng ”. Ông nhấn mạnh, trước lúc lâm chung, thứ duy nhất mà ông yêu cầu là sự an tĩnh.
+ F. Nietzsche(1844-:-1900): Triết gia nước Đức với tư tưởngsiêu nhân , đó là tinh thần siêu nhân qua 3 bước thay đổi với các biểu tượng - Lạc đà : chịu đựng gian nan - Sư tử : tự do - Trẻ sơ sinh : sáng tạo. Chỉ có tinh thần sáng tạo mới làm sự sống phong phú, thành tựu và cái chết thành công. Ông nói “Khi quí vị chết, tinh thần và đạo đức của quí vị huy hoàng như chiếc cầu vòng phản chiếu cả thế giới, nếu không thì cái chết của quí vị sẽ nhuốm màu thất bại”.
+ B. Russell(1872-:-1970): Nhà toán học, triết gia nước Anh với tư tưởng khoa học. Ông cho rằng “Tôn giáo là nơi hàm tàng nhiều nỗi sợ hãi - sợ hãi về thần bí, sợ hãi về thất bại, sợ hãi về cái chết. Nếu vì chúng ta không tránh khỏi cái chết mà sợ hãi, mà đau buồn thì chẳng ích lợi gì, trái lại cần phải kiến lập tư tưởng cao thượng để giúp cho chuỗi ngày ngắn ngủi của chúng ta có được đầy đủ phẩm chất cao quí, chứ không nô lệ cho vận mệnh làm nhu nhược tinh thần”.
+ K. Jaspers(1883-:-1969): Triết gia Đức với tư tưởng tồn tại (existentialism), được xây dựng từ sự dung thông tư tưởng Đông Tây. Ông cho rằng “ Làm triết học chính là học tập cái chết. Chủ nghĩa tồn tại là triết học xuất phát từ sự cảm nhận sâu sắc, rõ ràng, chính xác, chân thiết nơi sự tồn tại kinh hoàng của con người, cho nên kinh hoàng có thể phản tỉnh con người sâu sắc nhất. Có 4 tình huống ngoài lề khiến con người kinh hoàng, đó là cái chết, gian khổ, đấu tranh và tội lỗi. Cái chết là tình huống ngoài lề rõ ràng nhất cho sự vĩnh viễn cách xa mọi sự mọi vật và tất cả chẳng còn chút ý nghĩa nào. Việc thể nghiệm tình huống ngoài lề và sự tồn tại chân thật là quá trình giống nhau. Chỉ cần chúng ta bịt mắt lại để bước vào tình huống ngoài lề, thì bấy giờ chúng ta sẽ trở thành con người thật của chính chúng ta ”.
+ M. Heidegger(1889-:-1976): Triết gia Đức với tư tưởng trách nhiệm. Ông cho rằng con người là sự tồn tại bị ném trên thế giới này do tiên thiên đặt định, sau đó nhờ làm hết trách nhiệm thì mới khiến sinh mệnh có ý nghĩa và cái chết giúp cho sự tồn tại của mỗi người được cá biệt hóa, đó là sự tồn tại với bản chất thực của nó. Ông nói “ Chỉ cần thấy sinh tồn ở đây thì trên thực tế nó đang chết ”.
+ J.P. Sartre(1905-:-1980): Triết gia nước Pháp với tư tưởng hiện sinh. Ông cho rằng “ Cái chết có tính 2 mặt của nó, một là phủ định sự tồn tại của nó, hai là bước ngoặt mang tính quyết định hoàn thành mạng sống. Con người có sự tự do tuyệt đối, nên tôi không vì sắp chết mà tự do, mà là con người tự do muốn chết ”.
Ông còn nói : “Sự chết không bao giờ đem lại ý nghĩa cho cuộc sống, mà ngược lại, tước đoạt mọi ý nghĩa của cuộc sống: La mort n'est jamais ce qui donne son sens à la vie, c'est au contraire ce qui lui ôte toute signification (L'Être et le Néant)”.
5. Sinh tử theo quan điểm xã hội và dân gian.
5.1. Sinh tử theo quan điểm xã hội.
Văn Thiên Tường (文天祥, 1236-1283) là thừa tướng trung nghĩa lẫm liệt nhà Nam Tống, một thi sĩ nổi tiếng mà tư tưởng yêu nước đã thấm đượm trong thi văn của ông. Ông là một vị anh hùng dân tộc của Trung Quốc, là 1 trong 5 vị quan thời Nam Tống (cùng với Nhạc Phi, Lý Cương, Hàn Thế Trung, Trương Tuấn) được thờ tại Đế vương miếu,. Văn chương ông có lời lẽ khẳng khái, hào hùng của kẻ sĩ trong thời nước nhà lâm nạn. Khí tiết của Văn Thiên Tường ảnh hưởng rất nhiều đến sĩ phu đời sau qua hai câu thơ:
人生自古誰無死Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
留取丹心照汗青Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh
Xưa nay hỏi có ai không chết?
Hãy để lòng son chiếu sử xanh
Hai câu thơ này đã được Nguyễn Công Trứ dùng trong bài hát nói "Chí khí Anh Hùng" nổi tiếng của mình:
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả trả vay.
Chí làm trai nam bắc đông tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh.
Ðã chắc rằng ai nhục ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ.
Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ.
Ðường mây rộng thênh thênh cử bộ,
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo.
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu!
Tục ngữ Việt Nam "chết trong hơn sống đục" hay “thà chết vinh còn hơn sống nhục” từ lâu đã thành lẽ sống gắn liền với phẩm chất của dân tộc. Cho đến nay, khi xã hội đã có nhiều thay đổi, có những giá trị cũ đảo lộn thì câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị đúng đắn!
Trước hết, câu tục ngữ này hướng chúng ta đến một cách sống biết tự trọng của con người có nhân cách, qua lối so sánh nhằm khẳng định một sự lựa chọn dứt khoát. "Chết trong" là dám chấp nhận đánh đổi cả mạng sống của mình để giữ lòng thiện, không thay đổi chí hướng, trọng danh dự hơn mạng sống của bản thân. Còn "sống đục" là cách sống của loại người tiểu nhân bỉ ổi, sẵn sàng bán rẻ danh dự lương tâm để cầu mong vơ vét chút lợi lộc cho riêng mình. Quan niệm từ câu tục ngữ này có sự gặp gỡ với tinh thần: "ninh tử bất khuất" 寧死不屈: thà chết chứ không chịu khuất phục” hay "Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục - 寧受死不寧受辱: thà chịu chết chứ không chịu nhục" của hạng người quân tử trong xã hội ngày xưa. Thực chất từ lối so sánh này ta có thể nhận ra mối quan hệ giữa danh - lợi, tinh thần - vật chất, có ý nghĩa to lớn, quan hệ đến sự sống - cái chết của con người.
Thực tế trong lịch sử dân tộc cũng như trong các mối quan hệ của đời sống, chúng ta đã chứng kiến nhiều tấm gương sáng đã sống đúng theo tinh thần của cha ông đúc kết ngàn đời nay. Trần Bình Trọng "thà làm ma nước Nam hơn làm vương đất Bắc" đã sẵn sàng chấp nhận cái chết quyết không quỳ gối đầu hàng tướng giặc Thoát Hoan, bao anh hùng nghĩa sĩ hy sinh được Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" cũng sống đúng tinh thần "Thà chết mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu tiếng đầu Tây, ở với man di rất khổ". Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã có bao chiến sĩ kiên cường nêu gương hy sinh anh dũng, vượt qua sự cám dỗ vật chất của kẻ thù, một lòng kiên trung với cách mạng. Và lịch sử cũng ghi lại và phỉ nhổ bọn người bán nước cầu vinh như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.
Trong xã hội hiện đại dường như tìm một tấm gương sáng theo tinh thần "Chết trong hơn sống đục" khó hơn nhiều, bởi lẽ xung quanh có bao nhiêu sự quyến rũ của vinh hoa. Có những người kiên cường trong chiến đấu nhưng lại gục ngã giữa đời thường chỉ vì bị cuốn vào vòng xoáy của lợi danh, tham quyền cố vị, sống với những thủ đoạn man trá. Các hiện tượng tham nhũng hối lộ tham ô cũng như sự thoái hóa đạo đức trong đội ngũ công bộc của dân khiến cho những ai có lương tri đều cảm thấy nhức nhối. Tuy nhiên vẫn có những người dũng cảm dám đứng lên trực diện đấu tranh với kẻ xấu, cái ác, sẵn sàng chấp nhận trù dập để cho công lý thắng lợi, họ có thể là những con người bình thường vô danh nhưng đáng để chúng ta nể phục.
"Chết trong hơn sống đục" là lời cảnh tỉnh cho mỗi người, là truyền thống tốt đẹp mà mỗi người cần trân trọng, gìn giữ và phát huy để thật sự trưởng thành, chiến thắng bản thân và hoàn thiện nhân cách.
Nguyễn An Ninh - Wikipedia
Nguyễn An Ninh – Wikipedia tiếng Việt
Nguyễn An Ninh(1900-1943): Ông là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Hơn hết, ông là một người vì nước không màng danh lợi cho bản thân mình. Bài thơ cuối cùng của ông, tìm được trong túi áo ông khi ông chết trong tù ở Côn đảo năm 1943.
Sống và Chết
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phài, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
***
Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.
5.2. Sinh tử theo quan điểm dân gian.
Theo dân gian, con người hình thành do tinh cha và huyết mẹ, gồm có :
+ Phần hữu hình : Là thân xác.
+ Phần vô hình : Gồm có 2 phần, được cho là dựa theo ý tưởng của Đạo giáo, và được Vụ Thành Tử chú giải trong “Thái Vi Linh Thư ” như sau:
1)Hồn: Còn gọi là thần hay tinh thần, thuộc dương, là phần khinh thanh (nhẹ và sạch) hàm chứa 3 đặc tính chung cho nam và nữ như sau.
Biểu tượng 3 đặc tính của hồn
1. Thái quang (胎光: ánh sáng sao Thái): Chỉ tính thanh cao, tốt đẹp nhất của hồn.
2. Sảng linh (爽靈: linh diệu): Chỉ tính thấy biết (= kiến).
3. U tinh (幽精: mờ tối): Chỉ tính làm mờ tối đi Thái quang.
Chiêu hồn (death’s soul evoking) : Là gọi hồn người chết về nói chuyện, hỏi han qua trung gian đồng cốt, đồng tử.
Xuất hồn (soul-outing) : Là hồn đi ra khỏi thân xác nơi đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), có thể thực hiện nhiều lần trong đời do công phu tu luyện hay được người thầy niệm chú cho hồn xuất ra.
2)Vía: Còn gọi là phách, thuộc âm, là phần trọng trọc (nặng và dơ) gắn kết với thân xác, điều phối sự hoạt động chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tạo nên sức sống của con người. Vía có định lượng 7 cho nam và định lượng 9 cho nữ (thuộc âm nhiều) đặc trưng cho thiên chức làm cha và làm mẹ, gồm có: Thi Cẩu 尸苟, Phục Thỉ 伏矢, Tước Âm 雀陰, Thôn Tặc 吞賊, Phi Độc 非毒, Trừ Uế 除穢, và Xú Phế 臭肺.
Biểu tượng 7 đặc tính của vía.
Xuất vía : Là vía xuất ra khỏi thân xác nơi lỗ rún chỉ một lần trong đời, lúc chết.
Hú hồn hú vía : Là vẫy gọi hồn vía, đây là hành động tuyệt vọng cuối cùng của người sống muốn người mới chết hồi sinh. Hô 3 lần, hướng theo 3 phương : “Ba hồn, bảy vía về đây…” cho người chết nam, hay “Ba hồn, chin vía về đây…” cho người chết nữ.
Khi chết thì hồn là phần tinh anh thoát khỏi thân xác hướng lên vào vũ trụ, còn vía thì cùng thân xác hòa tan vào đất.
Thác là thể phách, còn là tinh anh.
(Tr. Kiều - Nguyễn Du)
Một vài khía cạnh tình cảm dân gian đối với sinh tử :
Sống không cho ăn, chết làm văn tế ruồi.
Sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách.
6. Sinh tử theo quan điểm các tôn giáo hữu thần.
6.1. Ấn giáo :
Ngoài nền tảng là 4 bộ kinh Vedanta từ 3.000 tCN, cạnh đó là kinh Purana tối cổ trình bày một cách dễ hiểu học thuyết Luân hồi về sự sinh thành, chuyển hóa qua lại của mọi loài sinh vật từ kiếp này sang kiếp khác. Sau đó Manu là triết gia nổi danh Ấn Độ cổ đại, đã gieo vào tâm trí người dân thuyết luân hồi này cùng hệ thống giai cấp khắc nghiệt nơi xã hội. Sự phân chia giai cấp này đã tạo sự kỳ thị , áp bức, ích kỷ … giữa những con người với nhau. Người Ấn tin vào thuyết Manu cho rằng việc nhận quả báo tốt hay xấu hiện có đều do kiếp trước ta đã làm thiện hay ác mà ra, nên phần lớn đều thờ ơ trước những người khốn khổ. Trong Ấn giáo có chia làm 4 phái chính.
+ Phái Vedanta: Đặt nền tảng trên kinh Upanisad – 1500 tCN, chủ trương Phạm Ngã hợp nhất, tức Tiểu ngã (linh hồn) trở về với Đại ngã sau chuỗi sinh tử luân hồi tạo nghiệp lành, là tuân thủ sống theo qui định của giai cấp.
+ Phái Số luận: Đặt nền tảng trên thuyết Ba cõi - Mười bốn sinh để trình bày về quá trình sinh tử luân hồi của con người, cùng vạch ra con đường sống và tu dưỡng.
- Ba cõi : Cõi trời, cõi người, cõi thú.
- Mười bốn sinh : 8 thuộc cõi trời, 1 thuộc cõi người, 5 thuộc cõi thú.
+ Phái Yoga : Đặt nền tảng trên thuyết Giải thoát có 8 bước.
1/ Cấm chỉ : 5 điều cấm là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, tham dục.
2/ Khuyến chỉ : 5 điều làm là thân cận, biết đủ, khổ hạnh, học kinh, thành kính.
3/ 4/ 5/ Thiền tọa : Điều hòa thân – tâm - tức (3 bước).
6/ Chế cảm : Chế ngự công năng các giác quan, không gây tạp niệm.
7/ Chấp trì : Dứt tạp niệm, bặt ngoại cảnh.
8/ Đẳng trì (# Tam muội) : Bặt ranh giới chủ khách, đạt tới Phạm Ngã hợp nhất.
Brahman - Wikipedia
Đại ngã – Wikipedia tiếng Việt
+ Phái Bhavagad-gita : tổng hợp 3 phái trên, chia thành 2 mục tiêu.
1/ Thế gian : tài sản, tình yêu, quyền lực, địa vị …
2/ Xuất thế gian : giải thoát khỏi luân hồi.
Đạt được đích đến, con người thong dong, tự tại đối mặt với cái chết.
6.2. Kitô giáo:
Trong(Ga 4, 5-42) có ghi: “Ai uống nước giếng này sẽ còn khát, nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời”.
Trong(Ga 11,25-26) lại ghi:
“Ai tin vào Thầy, thì dầu có chết cũng sẽ được sống.
Còn ai sống mà tin vào Thầy đây, sẽ không phải chết đời đời.”.
Hình ảnh Sinh Tử của Chúa Jesus
Vấn đề sinh tử trong Kitô giáo khá phức tạp, vì vấn đề này theo thời gian đã có nhiều kiến giải, lắm khi bất đồng xuất phát từ các vị Thánh lãnh đạo giáo hội. Cái nhìn sinh tử của lý Tứ chung (The Four Last Things) gồm sự chết, sự phán xét, thiên đàng, hỏa ngục đã được phổ biến đến cuối thế kỷ thứ 20, còn cái nhìn của Cánh chung học (eschatology) hiện nay chỉ giải đáp những vấn đề tương lai cá nhân và nhân loại - hãy còn sơ khai, và lời giải cho số lớn vấn đề bế tắc là “cái dốt thông minh” trước sự mầu nhiệm của đấng toàn năng.
- Cánh chung học– Lm. Giuse Phan Tấn Thành OP – 2009 (lưu hành nội bộ).
- Cánh chung học– Lm. Aug. Hoàng Đức Toàn – NXB Tôn Giáo 2009.
6.2.1. Con người và sinh tử : Theo Kitô giáo, con người là một tạo vật được Chúa chế tác theo hình ảnh của Chúa, nhằm mục đích ca ngợi, tôn kính và phục vụ Chúa ở đời này, và nhờ đó được có Chúa bên cạnh mãi mãi trong đời sau. Con người chỉ hình thành và tồn tại duy nhất trong một kiếp sống này.
Vào thời Cựu Ước, con người được cho là một sinh thể sống động gồm có xác (E : flesh; F : chair) và hồn (E : soul; F : âme). Cuối Cựu Ước thì gọi là thể xác (E : body; F : corps) và linh hồn (E : soul; F : âme).
- Xác : Ám chỉ con người trong liên hệ với tha nhân, khi chết thì xác tan rã.
- Hồn : Ám chỉ sức sống do được Chúa trút thần khí (E : spirit; F : esprit) – là bản thể của Chúa – vào, khi chết thì hồn được Chúa thu về và có tính bất diệt.
6.2.2. Con người và Tứ chung : Gồm có 4 nội dung.
1)Sự chết: được giải thích theo 2 cách sau.
- Theo sách Khôn ngoan (x. 1,13-14 và 2,23-24) : Cái chết không do Chúa làm ra, Chúa không vui thích gì khi thấy sinh vật phải chết. Thiên Chúa dựng nên con người bất hoại, nhưng sự ghen tuông của ma quỷ đã đưa cái chết vào trần gian.
- Theo sách Tân Ước (Rm12) : Vì một người duy nhất là Adam mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian và tội lỗi (= tội tổ tông, nguyên tội) gây ra cái chết. Như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người. Lương bỗng mà tội lỗi trả cho mọi người là cái chết.
Tuy nhiên, trong thần học Tín lý (dogmatic theology), Thánh Thomas ở thế kỷ 13 đã lập luận và cho rằng nếu Adam không phạm tội thì con người vẫn phải chết.
2)Sự phán xét: Được giải thích theo nhiều cách theo từng thời gian.
- Theo sách Cựu Ước : trong giai đoạn đầu tiên, người ta quan niệm rằng sự thưởng phạt chỉ xảy ra lúc còn sống, còn sau khi chết thì tất cả mọi người đều xuống âm ti (sheol). Nhưng thực tế không đơn giản để răn đe, vì thế nhiều giao ước thưởng phạt mới của Chúa lần lượt ra đời về sau như : có tính hệ lụy tới cộng đồng, tới các thế hệ con cháu về sau, tới đời sau … Dần dần, với sự phân biệt lành dữ, có xu hướng là người lành được hứa ra khỏi âm ti và hy vọng được sống lại.
- Theo sách Tân Ước : Toàn bộ bản văn chỉ chú trọng tới ngày Quang lâm (= tái lâm, tận thế, sau rốt…), Chúa sẽ trở lại thế gian, mọi người chết sẽ sống lại và Chúa sẽ phán xét. Do đó vấn đề thưởng phạt của những người chết trước ngày này đã hết sức bức xúc, nhưng lại bất ổn giữa các Thánh, nhằm giáo dục đạo đức con người đang sống để chờ đợi ngày này xảy ra. Sự trông đợi ngày Quang lâm này đã diễn ra từ thế kỷ thứ 1 đến nay.
Một số sự kiện về quan điểm phán xét của các Thánh theo thời gian:
- Thế kỷ thứ 2 : Các Thánh Inhaxio, Clementê … quả quyết các Thánh tử đạo đang ở cạnh Chúa, nhưng thân phận các kẻ không tử đạo thì không bàn đến.
- Thế kỷ thứ 3 : Có 2 lập trường, nhóm Thánh Cyprianô duy trì lập trường cũ, nhóm các Thánh Giustinô, Theophilô … cho rằng các linh hồn tốt hay xấu đều được giữ ở chốn đặc biệt cho tới ngày phục sinh.
- Thế kỷ 4,5 : Phần lớn các Thánh như Ephrem, Nazianzô … cho rằng có sự thưởng phạt liền cho mọi người sau khi chết. Tuy nhiên các Thánh Ambrosiô, Augustinô … tỏ ra rất dè dặt với sự thưởng phạt.
- Thế kỷ 13 đến nay: Vẫn còn nhập nhằng về phán xét, nhưng tạm thời cho rằng có sự thưởng phạt tạm (= phán xét trung gian), vì còn phải chờ phục sinh thân xác vào ngày tận thế để có phán xét sau cùng là vào thiên đàng hay hỏa ngục, bởi sự lành dữ đều do xác và hồn liên đới trách nhịêm. Mặt khác, theo Thánh Thomas cho rằng hồn mà không xác thì bất toàn, không phải là người, không hợp với luật tự nhiên …, là đi ngược lại với tinh thần phục sinh.
3)Thiên đàng(E: paradise; F : paradis): Là nơi được cho là vườn Eden mà Chúa đã tạo dựng nguyên tổ Adam. Theo sách Sáng thế, hạnh phúc của nguyên tổ không phải là những khoái lạc vật chất, mà là được sống thân mật với Chúa (3,8), hòa hợp giữa nam và nữ (2,23), hòa hợp giữa con người với động vật và thiên nhiên (2,20).
Trong sách Tân Ước, từ thiên đàng chỉ xuất hịên 3 lần, ám chỉ là nơi có sự sống vĩnh cửu cho mọi người có được phán xét lành sau ngày tận thế.
4) Hỏa ngục(E : gehenna, hell):
Địa ngục – Wikipedia tiếng Việt
Hell - Wikipedia, the free encyclopedia
Trước đây hỏa ngục được cho là vùng thung lũng Ben Hinnom dưới chân đồi Sion, gần thánh địa Jerusalem; có lúc nơi này người ta đã tế thần Molech (Thượng Đế của các bộ tộc người ở vùng Trung Đông thời cổ đại – thân người, đầu bò) bằng sự thiêu sống các thiếu nhi.
Sau này hỏa ngục lại được giải thích là từ nơi âm ti nào đó - sau ngày phán xét - sẽ biến thành hồ lửa, liên tục thiêu đốt vĩnh viễn người có tội. Đây còn gọi là nơi có sự chết đời đời.
Hỏa ngục ở “Thung lũng Ben Hinnom”
[Ảnh chụp năm 2007]
Thần Molech: Moloch - Wikipedia, the free encyclopedia
Sự chết đời đời ngày nay còn được giải thích là một hệ luận tội lỗi do tự ý rời xa Thiên Chúa (# không tin Chúa), chứ không do ý Chúa. Đây là một ngoại lệ, bởi theo giáo lý, trong cuộc sống của con người, mọi sự việc xảy ra được xem như là xuất phát từ ý muốn của Thiên Chúa.
5) Ngày Quang lâm(E : Parousia, Second Coming) : Còn gọi là ngày Tái lâm (Chúa trở lại thế gian ), ngày Tận thế (sau rốt), ngày Phán xét (xử tội), ngày Phục sinh (người chết sẽ được sống lại để được xét xử).
- Ngày Quang lâm còn được cho là xảy ra vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên theo các đoạn trong kinh điển như sau:
1. Luke 9:27 New International Version "Truly I tell you, some who are standing here will not taste death before they see the kingdom of God."
2. Matthew 16:28 New International Version "Truly I tell you, some who are standing here will not taste death before they see the Son of Man coming in his kingdom."
3. Matthew 24:34 New International Version “Truly I tell you, this generation will certainly not pass away until all these things have happened.”
4. Luke 21:32 American King James Version “Truly I say to you, this generation shall not pass away, till all be fulfilled.”
5. Mark 13:30 King James Bible “Verily I say unto you, that this generation shall not pass, till all these things be done.”
- Thêm nữa, một số sự kiện cần biết để củng cố niềm tin cho ngày Quang lâm như sau:
- Sự kiện ngôi mộ trống : Đã được Hội Thánh Kitô giáo giải thích rằng Chúa Con Jesus không thể có sự chết vì Chúa chỉ có vĩnh cửu, sau biểu tượng đóng đinh và đưa vào ngôi mộ, Chúa Con Jesus đã về trời. Vì thế sư kiện ngôi mộ trống không phải là bằng chứng của sự phục sinh - nghĩa là không có sự chết đi sống lại của Chúa Con Jesus như nơi con người - mà chủ yếu chỉ là dấu chỉ (sign, mark).
- Sự kiện phép lạ phục sinh : Trong mục (Luke 7:11-17) kể rằng Chúa Jesus khi đến thành Nain, cũng là lúc đoàn người khiêng ra xác chết đứa con trai của một người đàn bà góa đang khóc. Chúa Jesus động lòng thương xót, bèn đi đến đưa tay vào áo quan bảo dừng lại. Sau đó Chúa Jesus phán “Hỡi anh bạn trẻ kia ơi, ta bảo anh hãy ngồi dậy”. Người chết vùng ngồi dậy và bắt đầu nói chuyện. Chúa Jesus giao người con lại cho bà mẹ. Ai nấy đều sợ hãi và ngợi khen đức Chúa Trời đã đến thăm viếng con dân.
Có lẽ qua 2 sự kiện trên, người theo đạo Kitô đã có niềm tin và trông đợi ngày Quang lâm từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất đến nay. Điềm báo ngày Quang lâm có số lượng là 7 theo Matthew (chương 24), có số lượng là 4 theo thống kê nhiều nơi trong Tân Ước. Tuy nhiên, môn Cánh Chung luận ngày nay của Kitô giáo đã phê phán các điềm báo trên là thiếu thuyết phục.
Xem thêm:
-Ngày Chúa Tái Lâm
- Sự chết - tinmung.net
- Sự chết -TGP SÀI GÒN
-Ngày Tận Thế |CôngGiáo.org
-Kỳ Tận Thế theo Lời Chúa Jesus
VIDEO
- Bài Giảng:Cái Chết không báo trước
- Bài 13- Sự Chết (Thánh Gioan Vianney)
- NGHĨ VỀ SỰ CHẾT- ĐGM Gioan B. Bùi Tuần
6)An táng(E: burial, funeral) : Trước năm 1963, Giáo hội theo tinh thần của thần học Mục vụ (pastoral theology) buộc hình thức an táng phải là địa táng (E: entombment; F: enterrement) và nghiêm cấm việc hỏa táng (E: cremation; F: cremation, incineration) vì cho đó là đồng nghĩa với việc chối bỏ niềm tin vào sự phục sinh, là không kính trọng thân xác, vì thân xác đã được coi là một chi thể của Thiên Chúa, là đền thờ của Chúa Thánh Thần (Ngôi thứ 3). Sau năm 1963, Giáo hội lại cho phép hỏa táng nếu vì lý do chính đáng (lý do kinh tế, chính trị …).
Xem thêm:
Giải đáp 101 câu hỏi về cái chết và sự sống vĩnh hằng– Lm. Phan Đình Cho – Đại học Georgetown, WA. D.C. – USA. NXB Tôn Giáo 2009.
6.2.3. Con người và an tử - trợ tử(E: good death, euthanasia - assisted suicide; F: bonne mort, euthanasie - suicide assisté) : Vấn đề an tử-trợ tử đã được bày tỏ nơi các Tuyên ngôn 1,2,3 của Hội Thánh, nơi Giáo lý Công giáo và nơi Thần học Luân lý (moral theology) với các nội dung sau :
- Sự sống là điều thánh thiêng phải được tôn trọng một cách tuyệt đối, bởi vì sự sống là do Thiên Chúa ban tặng cho con người và chỉ có Thiên Chúa mới có quyền lấy lại được. Không ai có quyền hủy hoại sự sống.
- Theo giáo huấn của Kitô giáo thì đau khổ trong những giờ phút cuối của cuộc đời có một vị trí đặc biệt trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa; quả thật chịu đau khổ là thông phần với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô và là hiệp nhất với hy tế cứu chuộc mà Chúa Kitô đã dâng lên trong sự vâng phục thánh ý Chúa Cha.
- Trước đau đớn và đau khổ, người bệnh có thể chạy đến bí tích Thánh Thể qua việc rước lễ và chuẩn bị cho việc chết lành qua việc lãnh nhận bí tích Xức Dầu, phó thác cho Chúa Kitô đau khổ và vinh hiển để Người an ủi và cứu rỗi.
- Qua cái chết, Thiên Chúa gọi chúng ta về với Người. Như vậy, với cái chết, người Kitô hữu có thể mong ước như Thánh Phaolô: “Ao ước của tôi là ra đi để được ở với đức Kitô”.
Vì thế, chẳng những Kitô giáo mà Do Thái giáo, Hồi giáo cùng gốc Abraham - tổ phụ của dân Do Thái - đều chống đối và kết án an tử - trợ tử dưới mọi hình thức chủ động hay thụ động, tất cả đều là sự giết người.
Xem thêm:
6.3. Hồi giáo: Thánh Allah trong Hồi giáo được xem là cách nói khác của Thiên Chúa hay Thượng Đế, đã mạc khải giáo huấn của mình cho tiên tri Mohammed qua mộng ngủ (xem thêm bài đã soạn “Mộng”) và được biên tập thành kinh Koran. Trong kinh này các tiên tri Moses, Jesus đều chiếm địa vị rất cao. Vấn đề sinh tử của Hồi giáo có những đồng dị với Kitô giáo và có thể thấy ở những điểm sau đây.
- Kỳ hạn của mạng sống là do Allah qui định, nên chết là trở về với Allah (C.145).
- Mỗi con người đều phải nếm trải cái chết, ta lấy điều thiện ác để thử thách (Ch.21)
- Vào ngày sống lại, Allah sẽ vì ngươi mà đem ra quyển sổ để ngươi sẽ đọc những lời ghi chép về hành vi đã làm của chính mình (C.14).
- Cũng đến ngày ấy, Allah tuyệt đối công bình, mọi người đều được thẩm tra (C.79).
- Mỗi người tự nhận hậu quả, không ai có thể gánh lấy trách nhiệm cho ai cả (Ch.6).
- Người nào phạm tội mãi đến lúc gần chết mới sám hối hoặc đem vàng bạc để chuộc tội đều không được khoan thứ, vì Allah xem đó là lời dối (Ch.3).
- Những ai không tin Allah sẽ bị đọa hỏa ngục thiêu đốt thống khổ (C.36).
Hồi giáo cho rằng không có sự chuộc tội của Jesus, và Jesus hoàn toàn chưa chết, bởi Allah đã nặn ra người giả để chết trên thập giá, vì thế Hồi giáo không tin vịêc phục sinh ở “ngôi mộ trống”, đây là thuyết ảo ảnh Kitô được phổ biến rất nổi tiếng.
Do người Hồi giáo tin có ngày Phục sinh cho mọi người, nên họ địa táng người chết chứ không hỏa táng hay ướp xác. Luật Hồi giáo quy định người chết phải được chôn trong ngày, càng sớm càng tốt và không được chôn vào ban đêm; huyệt mộ được người thân đào và sâu khoảng 0,6m để người chết có thể ngồi dậy trong ngày phán xét. Trong giờ phút của người hấp hối, mọi người thân trong gia đình, bạn bè tụ tập đọc kinh Koran và khóc lóc kêu gào thật to và thống thiết, dù rằng đạo Hồi cổ vũ người ta can đảm chấp nhận cái chết như là qui luật.
7. Sinh tử theo quan điểm tôn giáo vô thần Phật giáo.
Hình ảnh Sinh Tử của Phật Thích Ca
Khi đức Phật qua đời, ngài thị giả Anan lúc đó mới đạt được quả vị thánh thứ nhất Tu đà hoàn, đã không kìm giữ được khóc than. Bấy giờ ngài A-na-luật đã ở quả vị thánh thứ tư A-la-hán, đã bình thản nói với Anan “Ông Anan! Có phải đức Phật đã từng dạy chúng ta rằng những gì do duyên hợp sẽ sinh ra, tồn tại và đều đi đến tan rã? Duyên hợp xuất hiện tất có thành, rồi lại mất đi tất có hoại, và khi duyên hợp đó hết - tịch tịnh hiện tiền“.
Theo Tương Ưng Bộ kinh (Saṃyutta Nikāya), Tăng Chi Bộ kinh(Aṅguttara Nikāya) số 92, Trường Bộ kinh(Dīgha Nikāya) với kinh Đại Duyên (Mahānidāna-sutta), chân lý Duyên khởi được phát biểu như sau:
Cái này có vì cái kia có
Cái này không vì cái kia không
Cái này sinh vì cái kia sinh
Cái này diệt vì cái kia diệt.
Hay:
Cái này có, cái kia hình thành
Cái này hiển hiện, cái kia sinh ra
Cái này không có, cái kia không hiển hiện
Cái này chấm dứt, cái kia không sinh ra
Đây là chân lý khách quan Duyên khởi, biểu hiện mọi sự vật trong vũ trụ đều hình thành từ các Duyên (bản chất Vô ngã). Các Duyên này luôn thay đổi (hiện tượng Vô thường) do tương tác nhau, mang tính quy luật tự nhiên:
- Thành Trụ Hoại Không (成住壞空; E: Formation, Stability or Development, Dissolution or Disintegration, Void): Đó là Thành (từ chưa có trở nên có), Trụ (tồn tại một thời gian), Hoại (bị suy thoái, hư hoại), và Không (cuối cùng không còn tồn tại nữa). Đây là tứ tướng (=bốn tướng trạng) của mọi sự vật trong vũ trụ hình thành từ các Duyên (= pháp hữu vi) sinh ra, hiện hữu một thời gian, biến đổi hư hao, và hủy diệt.
- Sinh Trụ Dị Diệt (生住異滅; E: Birth, Stay, Change or Decay, Death): Đây là cách nói của tứ tướng đối với mọi sinh vật (Sinh tướng, Trụ tướng, Dị tướng, Diệt tướng). Có nơi xem cách nói này là tứ tướng đối với tâm con người.
- Sinh Lão Bệnh Tử 生老病死; E: Birth, Aging, Sickness, Death): Đây là cách nói của tứ tướng đối với thân con người (Sinh tướng, Lão tướng, Bệnh tướng và Tử tướng).
Vấn đề sinh tử của con người qua nguyên lý Duyên khởi sẽ được trình bày trên 2 cấu trúc sau :
- Cấu trúc 12 duyên : Nhằm để phá tà kiến về một Đại ngã (Đấng tạo hóa).
- Cấu trúc 5 duyên (= 5 ấm hay 5 uẩn) : Nhằm để phá kiến chấp về một Tiểu ngã (bản ngã, cái ta).
7.1. Sinh tử với cấu trúc 12 duyên.
Theo Phật giáo, mỗi sinh vật đều hình thành bởi một số đặc trưng - không giống nhau - các duyên (# yếu tố), và trong tiến trình chuyển hóa, số các duyên này có những thay đổi tăng hay giảm. Ở vị trí con người, số duyên đặc trưng này là 12 và có các tên gọi sau : vô minh, hành, thức, danh sắc, lục căn, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.
Mười hai duyên này thể hiện về tính khác biệt, nhưng tương tác nhau, và từng duyên có những biến đổi về lượng theo thời gian. Tổ hợp, có 24 trường hợp tương quan của 12 duyên này, một trường hợp đặc trưng trong số này là tính Nhân Quả của chuỗi các duyên theo thứ tự (xem hình) :
Do vô minh tạo điều kiện, hành phát sinh,
Do hành tạo điều kiện, thức phát sinh …
hoặc
Tùy thuộc nơi vô minh, hành phát sinh,
Tùy thuộc nơi hành, thức phát sinh …
Cần để ý rằng 12 duyên này không phải là một chuỗi nhân quả kế tiếp nhau, mà mỗi duyên có thể là Nhân hay Duyên cho một duyên khác. Nhiều duyên trong 12 duyên có thể khởi động cùng lúc, nhưng có tác động một cách độc lập. Trong kinh Đại Duyên (Maha Nidana) thuộc, đức Phật nói : “ Vì không hiểu biết thấu đáo giáo lý 12 duyên này, nên chúng sinh sống trong cảnh rối loạn như tơ vò ”.
1) Vô minh(無明; P: Avijjā; S: Avidyā): Vô minh không phải là yếu tố đầu tiên của kiếp sinh tồn, là nguồn gốc cùng tột của vạn vật, đức Phật từng dạy : “Này chư tỳ khưu, dòng sinh tồn quả thật vô thỉ, không thể tìm ra một khởi điểm”. B. Russell cũng đã nhận thức như sau: “Không có lý do nào để giả định thế gian này có một khởi điểm. Ý niệm rằng sự vật có một khởi điểm, thật ra đó là do trí tưởng tượng quá nghèo nàn của chúng ta”.
Vô minh, nói về con người, là sự thiếu hiểu biết lẽ thật Duyên khởi, được cụ thể hóa là các lý Nhân Quả (Tứ đế), lý Vô thường, Vô ngã, lý Ngũ uẩn …, từ đó dễ đưa tới chấp ngã, hình thành phiền não chướng. Cũng thế, với nhận thức sai lầm về ngã (chấp ngã) thay vì vô ngã, về thường thay vì vô thường … dễ đưa tới chấp pháp, hình thành sở tri chướng.
Vô minh lúc nào cũng là một duyên tai hại làm cho chúng ta bị lệ thuộc vào mọi sự mọi vật, bị ràng buộc vào sinh-tử tử-sinh vô cùng tận.
2) Hành(行; P: Saṅkhāra; S: Saṃskāra): Nói về con người, hành là động lực tâm lý thể hịên ý chí mong muốn (ý muốn) hướng tới hành động. Khi hành bộc lộ trên hành động của thân-khẩu-ý mang tính chấp ngã hay chấp pháp (vô minh) ở cả 2 mặt thiện-ác, thì đều có sự phản hồi một năng lượng, năng lượng này tích lũy tiềm ẩn và có ảnh hưởng trong sự biến đổi về tính và lượng của 12 duyên. Năng lượng này được gọi là nghiệp, nghiệp này có tính chất tương ứng với 2 mặt thiện-ác của hành động.
Nghiệp tích lũy đa dạng trong suốt quá trình của kiếp sống hiện tại và các kiếp sống quá khứ, và chính là yếu tố chuyển tiếp từ kiếp này sang kiếp khác không ngừng nghỉ.
Trong kinh Tương Ưng có chép : “Người làm thiện ác trong đời này, đó là sở hữu của người đó. Người ấy mang theo nó trong khi tái sinh. Nghiệp theo người ấy như bóng với hình ” (như thân cây sẽ ngã theo hướng nghiêng của nó).
Theo Phật giáo, sự chết xảy ra do một trong bốn nguyên nhân sau :
1/ Dẫn nghiệp đã hết: Dẫn nghiệp (P: khammakkhaya; E: reproductive kamma) là nghiệp dự vào việc tái sinh trong 6 cõi = lục đạo [3 đường dữ : địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; 3 đường lành : Atula, người (sống tốt với 5 giới), Trời (sống tốt với 10 giới)]. Trong cõi người, tuổi thọ cao nhất khoảng 100 năm theo dân gian, khoảng 120 năm theo y học. Biểu trưng của dẫn nghiệp là dầu trong cây đèn.
2/Mãn nghiệp đã hết: Mãn nghiệp (P: ayukkhaya; E: supportive kamma) là nghiệp dự vào việc tái sinh, thể hiện sự khác biệt nơi cùng một cõi tái sinh như - giới : nam-nữ; sắc: đẹp-xấu; sức: mạnh-yếu; trí: khôn-ngu; lộc: giàu-nghèo; danh: uy-liệt; tánh: thiện-ác; mệnh:thọ-yểu… . Biểu trưng của mãn nghiệp là dây bấc trong cây đèn.
3/Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp cùng lúc chấm dứt (P: ubbayakkhaya; E: Exhaustion of both the life span and kamma energy).
4/Đoạn nghiệp trổ quả : Đoạn nghiệp (P: upacchedake; E: destructive kamma) là nghiệp có cường độ rất mạnh, có thể do:
+ Biệt nghiệp (E: individual kamma) đã tạo tác nay trổ quả, như cá nhân gặp tai nạn, có thể do
+ Cộng nghiệp (E: communal kamma) tác động như thiên tai lụt, bão, động đất, sóng thần … Biểu trưng cho Đoạn nghiệp là làn gió mạnh thổi tắt cây đèn, dù đèn còn dầu và bấc.
3) Thức (識; P: Viññāṇa; S: Vijñāna): Sức khỏe của người sắp lâm chung rất yếu, tâm người ấy không đủ để tạo cho mình một suy nghĩ riêng. Thay vào đó là một cận tử tâm mạnh mẽ hình thành từ nguồn nghiệp lực, bộc lộ ra một trong 3 dạng biểu tưởng (P: kamma nimita).
1/Trọng nghiệp (P: garuka kamma): Đó là hành động trong quá khứ mà ta thường làm, ưa thích hay bị cảm kích mạnh. Ví dụ : người làm nghề giết gia súc rất dễ rơi vào trường hợp này, cận tử tâm của họ là biểu tưởng các thao tác thường làm trong nghề nghiệp của họ.
2/Thường nghiệp (P: acinna kamma): Đó là ý nghĩ trong quá khứ mà ta thường lập đi lập lại hay bị cảm kích mạnh.
3/Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp : Cận tử tâm là biểu tưởng cảnh của người sắp tái sanh như người ở đường dữ thì hoảng sợ trước cảnh khổ đau, ở đường lành thì vui vẻ trước cảnh đẹp lạ thường.
Sau hết là tử tâm (P: cutti citta) xuất hiện, đó là chập tâm cuối cùng của một kiếp sống. Chính tử tâm tạo điều kiện cho năng lực tiềm ẩn “ ý chí muốn sống “ (P: tanha) trong Dẫn nghiệp được phóng thích và hình thành chập tâm đầu tiên của kiếp sống kế tiếp gọi là thức nối liền haythức tái sinh hay gọi tắt làthức trong 12 Duyên khởi. Sự diễn tiến giữa 2 chập tâm cuối cùng và đầu tiên là đều đặn và không gián đoạn.
Sự khác biệt duy nhất giữa tâm thức tái sinh và tâm thức bình thường trong cuộc sống là thay vì chỉ biểu hiện ở cùng một nơi của tâm thức bình thường thì tâm thức tái sinh lại có thể biểu hiện ở một nơi khác, mà khoảng cách không là một trở ngại. Vì thế nơi tái sinh có thể ở một nơi rất xa đối với nơi chết, miễn nơi đó phù hợp với điều kiện của Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp.
Khi thức tái sinh thích hợp với điều kiện vật chất là cha và mẹ, thì có sự phối hợp danh-sắc (tâm-vật) tạo thành bào thai. Thức tái sinh gắn liền với toàn bộ động lực của nghiệp trong quá khứ và ở trạng thái thụ động (P: bhavanga) mãi cho đến khi bào thai rời khỏi lòng mẹ và có một kiếp sống sinh tồn riêng biệt với thế gian bên ngoài. Bấy giờ tâm thức tái sinh nhường chỗ cho một tiến trình tâm thức bình thường đầy đủ gọi là lộ trình tâm (P: vithi citta).
Con người của kiếp sống mới thừa hưởng những đặc tính của cha mẹ cùng đặc tính riêng của mình nơi kiếp sống cũ, đồng thời cũng có những tác động tốt xấu nhất định lên cha mẹ mới của mình.
7.2. Sinh tử với cấu trúc 5 duyên.
Sau khi thành đạo vào năm 589 tCN, tại Vườn Nai ( Lộc Uyển ), đức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên là giáo lý Tứ Đế. Năm ngày sau, cũng tại nơi này, đức Phật đã thuyết bài pháp thứ hai là giáo lý Ngũ Uẩn (= Ngũ Ấm; P: khandha; S: skandha) nhằm phá chấp cực đoan về ngã. Đây là 5 yếu tố hay 5 duyên, rút gọn từ 12 duyên nói trên và là mở rộng của 2 duyên danh-sắc (= tâm-vật) khi nói về cấu trúc của một sinh vật, mà đặc biệt là về con người. Năm yếu tố này có thể tóm tắt như sau :
+ Nhóm theo tính chất vật lý-sinh lý hay còn gọi là vật chất (P;S: rupa).
1)Sắc uẩn(色蘊; P: Rūpa-khandha; S: Rūpa-skandha): gồm 4 yếu tố (duyên) gọi là 4 đại gồm địa, thủy, phong, hỏa có ý nghĩa tương đương với 4 thể vật chất trong thế giới vật lý là rắn, lỏng, khí, plasma. Chúng hình thành các hệ chức năng của cơ thể và các giác quan (các căn). Các đại này được duy trì và phát triển cho đến khi biến hoại nhờ vào tứ đại bên ngoài là các dưỡng chất nạp vào cơ thể hàng ngày mang tính tạm bợ, nghĩa là không có thân xác thực nào hằng hữu và độc lập tồn tại cả.
+Nhóm theo tính chất tâm lý hay còn gọi là tinh thần, tâm thức (P: nama; S: naman), gồm 4 yếu tố (duyên) như sau.
2)Thọ uẩn(受蘊; P: Vedanā-khandha; S: Vedanā-skandha): Là những cảm xúc lạc-khổ-xả từ các giao tiếp nơi sắc uẩn, thể hiện tính tương tác (vô ngã) hay tính dính mắc (hữu ngã) của tình cảm.
3)Tưởng uẩn(想蘊; P: Saññā-khandha; S: Sañjā-skandha): Là những suy tưởng ấn tượng gắn kết với sắc uẩn và thọ uẩn, thể hiện tínhluận biện củalý trí.
4)Hành uẩn(行蘊; P: Saṅkhāra-khandha; S: Saṁkhāra-skandha): Là những động lực thúc đẩy thực hiện các ấn tượng nơi thọ uẩn và tưởng uẩn, bao gồm tiếp nhận hay loại trừ, thể hiện tính mong muốn hành động của ý chí.
5)Thức uẩn(識蘊; P: Viññāṇa-khandha; S: Vijñāna-skandha): Là những hiểu biết phân biệt chấp thủ nơi 4 uẩn trên, thể hiện tínhchấp kiến kinh nghiệm quá khứ (ký ức: ý thức + tiềm thức + vô thức). Khi hiểu ra tính Duyên khởi trên các kinh nghiệm của Thức, thì những hiểu biết này được gọi là Trí.
Sự phối hợp của 2 nhóm trên theo qui ước được gọi là con người hay ngã tạm thời, ngoài ra không có một ngã hay linh hồn hằng hữu nào cả. Trong kinh Sati Patthane, đức Phật có dạy : “ Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức, chúng sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng giây, từng phút; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”. Theo đó, chánh niệm 5 uẩn không có thực thể (= quán chiếu 5 uẩn vô ngã) là phương pháp đúng đằn và hữu hiệu giúp hành giả vượt lên các nỗi sợ sinh tử.
Mặt khác, trong kinh Maha Tanha Sankaya của bộ Trung A Hàm có ghi về trường hợp đức Phật quở rầy vị tỳ khưu Sati, vì vị này tuyên bố rằng theo lời dạy của đức Phật có cái tâm thức chuyển từ kiếp này sang kiếp khác (vị này nhầm lẫn, theo đúng đó là nghiệp như đã trình bày ở 12 duyên khởi). Thực vậy, cấu tạo của sắc là sự phối hợp của nhóm 4 thể vật chất tuân theo tiến trình sinh diệt sanh-lão-bệnh-tử; và cấu tạo của danh (tâm thức) là sự phối hợp của 4 dạng : tình cảm (cảm thọ), lý trí (nghĩ tưởng), ý chí (chấp thủ mong muốn hành động), ký ức (nhận thức chấp thủ phân biệt), tương ứng với thọ, tưởng, hành, thức, tất cả tuân theo tiến trình sinh diệt sanh-trụ-dị-diệt. Vì thế, trong thực tế và theo ý nghĩa cùng tột, Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi-Magga) đã ghi nhận :
Không có người hành động, chỉ có hành động.
Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.
Như W. James nói : “Chính những tư tưởng, tự nó là người tư tưởng”. Trong sự mê muội đó, hẳn ta đã ôm ắp niềm tin rằng chính xâu chuỗi các tâm thức sinh diệt kia là dấu hiệu hiện hữu của một linh hồn bất diệt vừa tế nhị vừa huyền ảo.
Theo đó, chúng ta có thể đi tới kết luận rằng không thuần có sự kiện người chết, mà chỉ có tiến trình của sự chết gắn liền với tiến trình của sự sống. Sự chết cũng tựa hồ như sự vỡ bể của một bóng đèn điện; khi đó ánh sáng tắt, nhưng luồng điện vô hình vẫn còn đó, và nếu ta gắn bóng đèn mới, ắt ánh sáng sẽ xuất hiện trở lại.
Nếu sự thấy biết này được huân tập thì chúng ta ngày càng giảm bớt luyến ái vào sự vật, ngày càng giảm bớt tự mình đồng hóa với hành động mình làm. Đây là sự chứng ngộ vô cùng trọng đại và cao thượng, làm tan biến đi mọi lo âu sợ sệt liên quan đến sự chết. M. Gandhi đã từng nói : “Sợ chết chẳng khác gì sợ bỏ một cái áo cũ đã rách”.
7.3. Pháp tu sinh tử - Niệm tử(念死; P: Maraṇa-sati; E: Mindfulness of death).
Niệm tử hay niệm chết, niệm tử thi là một trong Thập tùy niệm (十隨念; P: anussatis), là đối tượng của niệm trong tu tập thiền. Đây là suy niệm về lẽ thật của đời sống tâm-vật lý. Quán tưởng về cái chết giúp hành giả thấu hiểu bản chất tạm bợ của đời sống. Khi quán triệt rằng chết là điều chắc chắn phải đến và sống là tạm bợ, nhất thời, hành giả sẽ cố gắng tận dụng kiếp sống nầy để tự trau giồi, tự phát triển và giúp người khác mở mang, thay vì phung phí thì giờ trong dục lạc, buông lung.
Kiên trì hành thiền, suy niệm cái chết không làm cho hành giả trở nên bi quan yếm thế và sống tiêu cực, mà trái lại, càng tích cực và tinh tấn hơn. Ngoài ra, hành giả còn có thể ứng phó với cái chết một cách bình tĩnh, thản nhiên.
Khi quán tưởng sự chết, hành giả có thể suy niệm rằng đời sống như ngọn đèn dầu, hoặc suy niệm rằng cái được gọi chúng sanh chỉ là sự biểu hiện tạm thời và bề ngoài của luồng nghiệp lực vô hình, không khác nào ánh sáng của ngọn đèn điện là biểu hiện tạm thời của luồng điện lực vô hình ở trong sợi dây điện.
Hành giả có thể hình dung đời sống theo nhiều lối khác, quán tưởng về tánh cách vô thường cùa kiếp nhân sinh và sự kiện hiển nhiên chắc chắn là cái chết phải đến.
Thân như ánh chớp giữa trời giông
Hãy sống sao cho thật với lòng
Danh lợi mây trôi không giữ bóng
Cuộc đời thành bại hóa hư không
7.4. Giáo dục việc sinh tử:
Kinh điển Phật giáo rất phong phú các hình ảnh về giáo dục sinh tử với các điển hình qua các câu chuyện được ghi lại.
1) Câu chuyện “Bốn Núi” với vua Ba-tư-nặc (Pasenadi): Một điển hình nhận thức lẽ thật sinh tử.
Bốn Núi là câu chuyện dược ghi lại trong kinh Tương Ưng Bộ (Pali tạng, Samyutta Nikāya, bài 136 – HT. Thích Minh Châu dịch) và kinh Tạp A Hàm (Hán tạng, bài 1147). Nội dung trong 2 bản kinh nầy đều có nói về "Bốn Núi" (Sinh, Lão, Bệnh, Tử) với đại ý sau:
"Một hôm vua Ba-tư-nặc (Pasenadi) đi chinh phạt loạn quân ngoài biên giới. Khi đánh thắng xong quân giặc, Vua kéo quân về đến gần tịnh xá của đức Phật, dừng quân lại và đích thân đến đảnh lễ Phật.
Đức Phật hỏi: Đại vương đi đâu về mà xem có vẻ nhọc nhằn?
Vua bạch rằng: Con đi chinh phạt bọn ngoại xâm, vừa chiến thắng trở về.
Khi trả lời với đức Phật, nét mặt vua Ba-tư-nặc hiện ra kiêu khí của người thắng trận.
Đức Phật hỏi: Này Đại vương, nếu có người ở phương Đông đến thưa thế này: Tôi thấy một ngọn núi từ phương Đông lăn về đây, lăn đến đâu nghiền nát cỏ cây người vật ở đó. Lại có một người phương Nam tới cũng tâu: Đại vương có một ngọn núi ở phương Nam đang lăn về đây, lăn đến đâu nó đều nghiền nát cây cỏ người vật. Cũng như vậy, phương Tây, phương Bắc, mỗi phương cũng có một ngọn núi đang lăn về, lăn đến đâu cây cỏ người vật đều bị nghiền nát. Nếu có người báo bốn ngọn núi đang lăn về, tàn sát cây cỏ, người và vật thì Đại vương sẽ cử đội quân nào để đi chinh phạt chúng?
Vua bạch rằng: Dầu đội quân có tài trăm trận trăm thắng đi nữa cũng không thể nào chinh phục được bốn núi đó.
Đức Phật bảo: Bốn núi đó là Sanh, Già, Bệnh, Chết. Dầu cho ai tài giỏi đến đâu, dũng mãnh đến đâu cũng không thắng được, không chinh phục được Sanh, Già, Bệnh, Chết mà đều bị chúng nghiền nát.
Nghe như thế, kiêu khí của nhà vua Ba-tư-nặc không còn nữa. Vua Trần Thái Tông (1218-1277) khi đọc câu chuyện đã xúc cảm và cảm tác bài kệ Bốn Núi (Tứ Sơn 四山) được dịch nghĩavà dích thơ sau:
四山峭壁萬青叢 Bốn núi chót vót muôn khóm xanh,
悟了都無萬物空 Hiểu rõ tất cả là hư vô, vạn vật là Không;
喜得鱸兒三脚在 Mừng được con lừa ba chân còn đó,
驀騎打趂上高峰 Cưỡi mà lên thẳng ngọn núi cao.
Bốn núi cheo leo vạn khóm xanh,
Muôn loài Khôngcả, hiểu cho rành;(*)
Lừa ba chân đó, may tìm được,
Lên thẳng non cao sấn bước nhanh.
(Đỗ Văn Hỷ - Đào Phương Bình – Băng Thanh)
-----------
Chú thích: Khôngnơi đây có nghĩa “có nhưng không thực là có”.
Xem thêm:
- KỆ BỐN NÚI - Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo
2)Câu chuyện bệnh hấp hối của Trưởng giả Cấp-cô-độc:
Một điển hình giúp người bệnh nặng hấp hối bình an sau khi thấu rõ lẽ thật sinh tử. Câu chuyện được ghi lại cuộc gặp gỡ giữa ngài Xá-lợi-Phất và trưởng giả Cấp-cô-độc trong kinh Trung Bộ, tập 3, Kinh Giáo Giới Cấp-cô-độc.
Vào sáng hôm sau, Tôn giả Xá-lợi-phất đi đến nhà Trưởng giả Cấp-cô-độc. Trưởng giả vừa trông thấy Tôn giả đến cửa, liền từ giường nằm muốn đứng dậy, nhưng Tôn giả cản lại mà bảo:
- Trưởng giả cứ nằm, đừng đứng dậy vì còn đang bệnh, bệnh trạng của Trưởng giả hôm nay thế nào, có thuyên giảm không, ăn uống được không?
Trưởng giả trả lời:
- Bệnh trạng của con rất nguy hiểm, ăn uống chẳng được, sự đau đớn chỉ tăng thêm mà chẳng giảm bớt chút nào! Không chừng vì vậy mà con có thể chết bất cứ lúc nào.
Tôn giả Xá-lợi-phất bảo:
- Này Trưởng giả, ông chớ nên lo sợ, vì sao vậy? Vì nếu là kẻ phàm phu ngu si bất tínthì khi chết sẽ sinh vào cõi xấu; còn Trưởng giả không hề có sự bất tín mà chỉ có chính tín(đối với Tam bảo: chân lý Duyên khởi). Nhờ vậy nên sẽ diệt được đau nhức, sinh ra an lạc vô cùng; hoặc do lòng chánh tín ấy nên sẽ chứng quả Tư-đà-hàm (Thiền thứ hai), hay chứng quả A-na-hàm (Thiền thứ ba), vì Trưởng giả đã chứng quả Tu-đà-hoàn (Thiền thứ nhất).
- Này Trưởng giả, ông chớ nên lo sợ, vì sao vậy? Vì kẻ phàm phu ngu si có đủ thứ tham lam, có đủ thứ sân hận, nên khi chết sinh thẳng vào cõi ác; còn ông không hề có tham-sân, mà chỉ có huệ thí(bố thí không vụ lợi). Nhân có huệ thí nên: sẽ tiêu diệt đau đớn thống khổ, và sinh ra thoải mái vô cùng; hoặc nhân có huệ thí ấy mà chứng quả thứ hai Tư-đà-hàm hay quả thứ ba A-na-hàm, vì ông vốn đã chứng quả thứ nhất Tu-đà-hoàn.
- Này Trưởng giả, ông chớ nên lo sợ, vì sao vậy? Vì nếu là kẻ phàm phu ngu si không có đa văn, khi chết sinh vào chỗ không tốt, còn ông có đa văn(học rộng hiểu nhiều, ghi nhớ không quên), nhờ vậy nên sẽ diệt trừ đau đớn phiền hà, và sinh ra vui vẻ vô cùng; hoặc nhân có đa văn nên sẽ chứng quả Tư-đà-hàm hay A-na-hàm, vì ông vốn đã chứng quả Tu-đà-hoàn.
- Này Trưởng giả, ông chớ nên lo sợ, vì sao vậy? Vì kẻ làm ác có ác giới(làm các việc ác), nên khi chết liền sinh thẳng vào ác giới, còn ông không hề làm các điều ác, mà chỉ có thiện giới(làm các việc lành). Vì có thiện giới nên sẽ tiêu diệt sự đau đớn bệnh tật, và sinh ra vui vẻ sung sướng. Hoặc nhân có thiện giới ấy nên sẽ chứng qủa thứ nhì hay quả thứ ba, vì ông đã chứng quả thứ nhất rồi.
- Này Trưởng giả, ông chớ nên lo sợ, vì sao vậy? Vì nếu là người phàm phu ngu-si có ác ngữ(nói dối, nói đâm thọc, nói lời độc ác, và nói lời thô bỉ nhảm nhí), nên khi chết đi sẽ sinh vào đường ác; còn Trưởng giả không hề có ác ngữ mà chỉ có chính ngữ, có chính ngữ nên sẽ diệt tận sự đau đớn trong thân thể, sinh ra thoải mái nhẹ nhàng. Hoặc nhân có chính ngữ mà chứng quả Tư-đà-hàm hay A-na-hàm, vì Trưởng-giả đã chứng Tu-đà-oàn.
- Này Trưởng giả, ông chớ nên lo sợ, vì sao vậy? Vì nếu là kẻ có tà nghiệp(hành động nơi thân không chân chính như sát sanh, trộm cướp, tà dâm), nên khi chết sinh vào cảnh khổ; còn ông không hề có tà nghiệp, mà chỉ làm các thiện nghiệp, chính nghiệp, nên sẽ tiêu diệt mọi buồn phiền, và sinh ra an ổn nhẹ nhàng. Hoặc nhân có chính nghiệp mà chứng quả Tư-đà-hàm hay A-na-hàm, vì ông vốn đã chứng quả Tu-đà-hoàn.
- Này Trưởng giả, ông chớ nên lo sợ, vì sao vậy? Vì nếu là kẻ phàm phu ngu si làm tà mạng(sống bằng nghề nghiệp không chính đáng như nghề trộm cắp cướp, nghề giết súc vật, nghề dùng bùa chú v.v. để sinh sống) nên khi chết sẽ sinh vào ba cõi ác; còn ông chỉ có chính mạng, nhân có chính mạng nên sẽ chấm dứt sự thống khổ, sinh ra thoải mái. Hoặc nhân có chính mạng nên sẽ chứng quả thứ hai hay thứ ba, vì ông đã chứng quả thứ nhất rồi.
- Này Trưởng giả, ông chớ nên lo sợ, vì sao vậy? Vì kẻ ngu si có tà kiến, nên khi chết đi sinh vào chỗ xấu ; còn Trưởng giả chỉ có chính kiến(hiểu biết có thiện nghiệp, ác nghiệp, thiện báo ác báo, có đời này đời khác, có luân hồi nhân quả v.v), nhân có chính kiến nên sẽ tiêu diệt hết đau đớn lo buồn. Hoặc nhân có chính kiến nên sẽ chứng quả Tư-đà-hàm hay A-na-hàm, vì Trưởng-giả đã chứng quả Tu-đà-hoàn.
- Lại nữa, ông lại càng không nên lo sợ, vì sao vậy? Vì kẻ ngu si có tà giải(tà giải có nghĩa là ý thức, kiến giải, hiểu một cách tà vạy), nên khi chết sẽ sinh vào chỗ dữ; còn ông chỉ có chính giảinên sẽ tiêu diệt được sự thống khổ, sinh ra khoái lạc vô cùng; hoặc nhân có chính giải nên sẽ chứng quả thứ nhì hay thứ ba, vì ông đã chứng quả thứ nhất.
- Sau chót, ông đừng sợ, cũng chẳng phải lo tí nào, vì sao vậy? Vì nếu là kẻ phàm phu ngu si có tà trí(hiểu biết sai) nên khi chết đi thẳng đến chỗ không tốt; còn ông không có tà trí mà chỉ có chính trí, nhân có chính trí nên sẽ chấm dứt mọi bệnh tật đau khổ, sinh ra khoan khoái nhẹ nhàng; hoặc nhân có chính trí nên sẽ chứng quả thứ hai Tư-đà-hàm hay quả thứ ba A-na-hàm, vì ông vốn đã chứng quả thứ nhất Tu-đà-hoàn.
Sau khi nghe Tôn giả Xá-lợi-Phất thuyết giảng một hồi như thế, tự nhiên bệnh trạng của Trưởng giả Cấp-cô-Độc biến mất; đang nằm, ông ngồi dậy nhẹ nhàng và khen:
- Hay thay! Hay thay! Tôn-giả thuyết pháp cho bệnh nhân thật là kỳ diệu, rất lạ, như có một điểm gì huyền bí; thưa Tôn giả, khi con nghe bài pháp giáo hóa cho bệnh nhân vừa xong, liền chấm dứt bệnh khổ, sinh ra thoải mái vô cùng. Bây giờ bệnh của con dứt hẳn, không còn đau đớn mệt mỏi nữa, và bình phục khỏe mạnh rõ ràng.
Sau khi Tôn giả Xá-lợi-Phất vừa từ giã ra về, thì cư sĩ Cấp Cô Độc mệnh chung và sinh lên cõi trời Tam Thập Tam Thiên.
Xem thêm:
- Kinh độ người hấp hối - Phatgiao.org.vn
- Trưởng Giả Cấp Cô Độc Ra Đi - Thư Viện Hoa Sen
- Luận về vấn đề Hộ niệm lúc lâm chung theo kinh tạng Nikaya
3)Câu chuyện điên loạn vì mất tất cả người thân của bà Paṭācārā.
Một điển hình vượt qua khủng hoảng tâm lý khổ đau trước sự mất mát, bằng sự thấu rõ lẽ thật sinh tử.
Tỳ-kheo Ni Paṭācārā vốn là một quả phụ đau khổ và tuyệt vọng, do vậy, sau khi xuất gia, cô là người rất tích cực trong việc giúp đỡ những phụ nữ bất hạnh. Khi còn trẻ, Paṭācārā đắm chìm theo những lạc thú thế gian và phóng túng trong đời sống tình cảm. Cô là con gái của một gia đình trung lưu. Được cha mẹ dạy dỗ và săn sóc chu đáo, và cho ở tầng trên của ngôi nhà. Thế nhưng, bất chấp lời cảnh báo và răn dạy của cha mẹ, cô đã đem lòng yêu một đầy tớ nam trong nhà. Khi biết cha mẹ mình sắp sửa gả mình cho một thanh niên đồng giai cấp, cô đã bí mật sắp xếp để trón đi cùng người yêu cao bay xa chạy và định cư tại một ngôi làng xa xôi, hẻo lánh.
It năm sau, Paṭācārā mang thai, ngày lâm bồn gần kề cô muốn trở về nhà cha mẹ để sanh con. Thế nhưng, người chồng đã ra sức thuyết phục cô từ bỏ ý định đó, vì anh ta sợ phải chịu sự trừng phạt vì tội đã dụ dỗ cô dạo trước. Thế rồi một ngày nọ, nhân lúc chồng đi vắng, cô đã bỏ về nhà cha mẹ. Dọc đường cô đã bị chồng đuổi kịp, và sau đó, cô đã hạ sanh một bé trai. Không còn lý do gì phài đi tiếp, họ đã cùng về lại căn nhà cũ nơi ngôi nhà hẻo lánh.
Vài năm sau, cô lại có mang. Một lần nữa, cô lại cố gắng trở về nhà cha mẹ mình cùng đứa con trai lớn, nhưng cũng như lần trước, cô lại chuyển bụng dọc đường. Khi người chồng kiếm được cô thì trời đã tối, anh ta liền đi vào khu rừng gần đó tìm một ít nhánh cây để che tạm một túp liều cho vợ và con. Khi anh vừa đi thì cũng là lúc cô chuyển dạ và hạ sinh đứa con trai thứ hai, chính ngay lúc ấy, anh chồng lại bị một con rắn độc cắn chết tại chỗ.
Màn đêm càng lúc càng dày đặc vây bủa khu rừng hoang vắng, suốt đêm cô bồn chồn sốt ruột chờ chồng trở về. Thêm vào nỗi tuyệt vọng của cô, một trận bão kéo tới, sấm chớp nổi lên, trời bổng chốc đổ mưa. Suốt cả đêm cô ôm hai đứa con vào lòng và tiếp tục chờ đợi, nhưng người chồng vẫn bặt vô âm tín. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, cô vội vã đi tìm chồng, và đã tìm thấy thi thể ông đã chết từ đêm qua.
Khóc than cay đắng, Paṭācārā ẳm con đi đến bến sông, và phải vượt qua con sông này mới về đến nhà cha mẹ cô. Do mưa lớn suốt đêm, mực nước trên sông dâng cao và chảy xiết. bấy giờ, cảm thấy sức lực quá yếu, không thể cùng lúc bồng cả hai đứa trẻ lội qua sông được, nên Paṭācārā bèn để đứa lớn lại bên này và bồng đứa trẻ mới sinh lội qua bờ bên kia. Sau khi đặt con xuống nơi an toàn, cô lội trở về để đưa đứa con lớn qua sông. Khi đến được giữa dòng, bỗng cô trông thấy một con diều hâu sà xuống quắp lấy đứa bé sơ sinh và bay mất hút trên bầu trời. Khi cô hoảng hốt hét to để đuổi con diều dâu, đứa con trai lớn lại tưởng mẹ nó đang gọi, nên liền nhảy xuống sông và lập tức bị nước cuốn phăng đi ngay trước mắt người mẹ trẻ. Trong vòng một đêm mà cô đã bị mất cả chồng lẫn hai đứa con.
Kiệt sức và tuyệt vọng, Paṭācārā cố gượng chút hơi tàn lê lết tấm thân đi vào thị trấn nơi có nhà cha mẹ mình. Khi đến nơi, cô gặp một người đàn ông và hỏi thăm về cha mẹ mình. Ông ta cầu xin cô đừng hỏi gì nữa, nhưng cô vẫn một mực năn nỉ. Cuối cùng, với vẻ mặt buồn rầu, người đàn ông chỉ xuống nền đất hỏa táng và bảo cha mẹ cô đã thiật mạng do căn nhà bị sập trong trận bão đêm hôm trước. Cha mạ già và đứa em trai duy nhất của cô đều đã chết, và thi thể của họ hiện đang được hỏa thiêu trên giàn hỏa.
Vừa nghe xong tin kinh hoàng ấy cô đã hoàn toàn trở nên điên dại. Cô tự xé rách áo quần và chạy trần truồng trên đường. Mọi người đều gọi cô là bà điên và ném đủ thứ rác rưởi vào người cô. Tuy nhiên, nhờ nhiều phẩm chất của bản thân, cô đã bị đuổi vào trong Kỳ Viên Tịnh xá, nơi Đức Phật dang thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh. Cô chạy bổ về phía Đức Phật, dù cho nhiều người đã cố xua cô ra khỏi đạo tràng. Khi cô đến trước đấng Từ phụ, một nam cư sĩ đã tử tế quàng chiếc áo khoát của mình cho cô. Paṭācārā cúi đầu đảnh lễ Đức Phật và tuôn trào những nỗi bi thống muôn trùng như đại dương của đời mình. Đức Từ phụ đã an ủi và xoa dịu nỗi đau của cô bằng một bài kệ:
Ai sống một trăm năm,
Không thấy pháp sanh diệt,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được pháp sanh diệt.
(Kệ Pháp Cú 113)
Ngài đã giúp cô tỉnh táo trở lại ngay lúc ấy. Cô ngồi yên lặng và chú tâm nghe pháp. Cuối thời Pháp, Paṭācārā xin xuất gia. Sau khi trở thành một Tỳ-kheo Ni, cô đã tinh tấn tu tập cho đến khi đạt được quả vị tối thượng của đời phạm hạnh. Những thi kệ của Tôn giả Paṭācārā trong kinh Tiểu bộ, tập 3, Trưởng Lão Ni Kệ (113) phản ảnh rất rõ sự giác ngộ và chứng đắc của cô.
Là một vị trưởng lão ni nhiều kinh nghiệm, Tôn giả có nhiều đệ tử xuất gia. Tôn giả có đủ khả năng cho họ những lời chỉ dạy thích hợp và hướng dẫn họ đạt đến giác ngộ. Tôn giả đã vượt lên trên những bi kịch của đời mình và đã trở thành một nhà trị liệu tâm lý hiệu quả đối với những người bị tâm bệnh và bị trấn kích tinh thần.
4)Câu chuyện khổ đau vì mất con của bà Kisagotami:
Một điển hìnhnhận thức lẽ thật lời dạy của đức Phật về quy luật phổ cập của sinh tử trong Trưởng Lão Ni Kệ (Dhp 114):
Vào thời Đức Phật, có một người phụ nữ tên là Kisagotami vừa bị mất đứa con duy nhất. Không chấp nhận sự thật đau lòng này, bà ta chạy đi khắp nơi, hỏi thăm từng người một, hòng tìm thuốc cứu sống đứa con mình. Người ta nói với bà có thể đức Phật có liều thuốc ấy.
Kisagotami liền đến gặp đức Phật, với lòng tôn kính, bà hỏi: “Lạy Phật, ngài có thể làm ra thuốc để hồi sinh mạng sống cho con của con không?”
“Ta biết có một liều thuốc như thế” – Đức Phật đáp lời bà. “Nhưng để chế tạo thuốc, ta cần phải có nhiều thành phần”.
Cảm thấy nhẹ lòng, người phụ nữ liền hỏi: “Đó là những thành phần nào? Phật có thể cho con biết không?”
“Con hãy mang cho ta một nắm đầy hạt cải mù tạt” – Đức Phật nói với bà.
Người phụ nữ hứa sẽ mang đến nhiều hạt mù tạt như lời Phật yêu cầu. Trước khi người phụ nữ quay đi, Phật còn dặn thêm: “Ta cần những hạt mù tạt lấy từ một gia đình và gia đình này chưa từng có trẻ con, vợ chồng, cha mẹ hay người hầu bị chết”.
Người phụ nữ đồng ý và bắt đầu đi từ nhà này sang nhà khác để tìm những hạt mù tạt. Tại mỗi nhà bà đến, mọi người đều đồng ý cho bà những hạt mù tạt, nhưng khi bà hỏi đã từng có ai chết trong nhà chưa thì bà không tìm được ra một gia đình nào chưa từng có người qua đời – có gia đình thì có con gái qua đời, có gia đình thì đã có người hầu chết, gia đình khác lại có chồng hoặc cha, mẹ lâm chung … Kisagotami không tài nào tìm được một gia đình không từng trải qua khổ đau của chết chóc.
Theo đó, bà bừng tỉnh không chỉ riêng mình hứng chịu nỗi đau buồn này, bà liền rời xác đứa con và trở lại gặp Phật. Phật nói trong sự thương cảm vô biên: “Con nghĩ rằng chỉ có con mới mất mát đứa con thôi sao? Sinh tử là quy luật tự nhiên chi phối lên tất cả vạn vật, đó là vô thường”.
Ngay khi đức Phật kết thúc, Kisagotami đã chứng thánh quả Nhập Lưu, và bà xin được phép xuất gia.
Xem thêm:
- Những danh ni lỗi lạc thời Đức Phật
- Chú Giải Trưởng Lão Ni Kệ - Paramātthadīpanī Therīgāthā ...
5)Câu chuyện cô bé dệt vải ngộ đạo với niệm tử: Một điển hình tu tập “Niệm tử” để nhận thức lẽ thật sinh tử.
Trong kinh Pháp Cú, đức Phật đã chỉ dạy lẽ thật Duyên khởi nơi bài kệ số 170 và phương pháp niệm tử với bài kệ số 174 (Cô bé dệt vải) nhằm tỉnh giác và không phải bị động trước sự việc sinh tử nữa.
Như bọt nước hợp tan
Tựa ảo ảnh chập chờn
Ai thấy đời là thế
Vượt tầm mắt tử thần
(Bài kệ số 170)
***
Ðời này thật mù quáng,
Ít kẻ thấy rõ ràng.
Như chim thoát khỏi lưới,
Rất ít đi thiên giới.
(Bài kệ số 174)
Một ngày nọ, khi Thế Tôn quán sát thế gian vào sáng sớm, Ngài nhìn thấy cô con gái của người thợ dệt xuất hiện trong mạng lưới trí giác của Ngài. Khi thấy cô bé, Ngài tự hỏi “Những gì sẽ xảy ra”? Ngài nhận biết diễn tiến tiếp theo: “Từ ngày nghe Ta thuyết Pháp, cô gái này đã thực hành quán niệm sự chết được ba năm. Ta sẽ đến và hỏi cô gái ấy bốn câu, Ở từng câu, cô bé sẽ trả lời đúng, và Ta sẽ khen cô gái. Ta sẽ giảng câu kệ: “Ðời này thật mù quáng”. Cuối thời giảng, cô gái ấy sẽ chứng quả Nhập Lưu. Nhờ vậy, bài pháp của ta sẽ đem lại lợi lạc cho nhiều người”. Do vậy, Thế Tôn cùng năm trăm vị Tỷ-kheo rời Jetavana, lên đường đến tịnh xá Aggālava.
Dân chúng Ālavī nghe tin Thế Tôn đến, họ vào tịnh xá thỉnh Phật thọ trai. Cô gái con người thợ dệt cũng nghe tin ấy, lòng tràn đầy hân hoan, cô nghĩ: “Thế Tôn đã đến, bậc từ phụ của ta, bậc đạo sư, bậc thầy quý kính dung mạo như trăng rằm, Đức Phật Gotama đã đến”. Cô suy xét: “Bây giờ, lần đầu tiên trong ba năm nay, ta có thể gặp lại Thế Tôn, người có thân sắc vàng chói. Giờ đây ta có thể đi nghe Ngài thuyết Pháp vi diệu thấm đầy mật ngọt”.
Khi cô nghĩ như vậy thì cha cô, trước khi đến xưởng dệt, đã dặn cô: “Này con, trên khung cửi của cha còn một khổ vải chưa dệt xong, cha phải dệt xong trong hôm nay. Con hãy quấn chỉ vào thoi cho đầy và mang gấp đến cho cha”. Cô gái nghĩ thầm: “Ta rất mong được nghe đức Phật thuyết Pháp, nhưng cha ta đã căn dặn như thế. Ta sẽ đi nghe pháp hay đánh sợi cho cha ta”? Cô nghĩ tiếp: “Nếu ta không mang thoi đến, cha ta sẽ đánh ta. Vậy thì phải đánh sợi cho đầy thoi, đem đến cho cha, sau đó ta sẽ đi nghe Pháp”. Nghĩ vậy, cô ngồi xuống ghế và đánh sợi.
Dân chúng Ālavī đã chờ đợi Đức Thế Tôn, sau khi cúng dường vật thực, và khi bữa ăn được kết thúc, họ dọn bát và chờ nghe Ngài chỉ dạy. Nhưng Ðức Thế Tôn chỉ nói: “Ta thực hiện chuyến đi dài ba mươi dặm này chỉ vì một cô gái, cô ấy chưa có mặt được. Khi cô ấy đến, Ta sẽ giảng pháp”. Vì thế, Ngài ngồi im, thính chúng cũng lặng yên đợi chờ.
Sau khi đã đánh thoi xong, cô gái bỏ vào giỏ và đem đến xưởng dệt cho cha. Trên đường đi, cô dừng lại ngoài vòng thính chúng và chăm chú nhìn Ðức Phật. Thế Tôn ra dấu và nhìn cô chăm chú. Với cái nhìn chăm chú của Ngài, cô hiểu ý: “Ðức Bổn Sư ngồi trong hội chúng, tỏ dấu nhìn ta với ý muốn ta đến gần, Ngài muốn ta đến nghe pháp vào ngay lúc này”. Do vậy, cô đặt giỏ xuống đất và lại gần Đức Phật.
Vì sao đức Thế Tôn chăm chú nhìn cô bé? Vì Ngài biết rằng “Nếu cô gái này đi tiếp cô sẽ chết như là một phàm nhân, kiếp sau của cô sẽ không chắc chắn. Nhưng nếu cô bé đến nghe pháp, cô sẽ chứng Đạo và Quả đầu tiên và chắc chắn sẽ tái sanh lên cõi trời Ðâu-suất”.
Sau khi đến gần Đức Phật và cung kính đảnh lễ, cô gái trẻ im lặng ngồi vào giữa thính chúng vây quanh Thế Tôn. Rồi Ðức Thế Tôn hỏi cô bốn câu hỏi:
1. - Con từ đâu đến đây?
- Bạch Thế Tôn! Con không biết.
2. - Con sẽ đi đến đâu?
- Bạch Thế Tôn! Con không biết.
3. - Con không biết phải không?
- Bạch Thế Tôn! Con biết.
4. - Con thực sự biết không?
- Bạch Thế Tôn! Con không biết.
Thính chúng nổi giận xì xào:
- Coi kìa! Con bé, con lão thợ dệt nói như đùa với Thế Tôn.
Khi Ngài hỏi “Con từ đâu đến đây?”, nó phải đáp: “Từ nhà người thợ dệt” chứ.
Và khi Ngài hỏi “Con sẽ đi đến đâu?”, nó phải thưa là: “Ði đến xưởng dệt”, mới phải chứ.
Thế Tôn bảo thính chúng im lặng, Ngài hỏi cô bé:
- Này con! Khi Ta hỏi “Con từ đâu đến đây?”, tại sao con trả lời “Con không biết”?
- Bạch Thế Tôn! Ngài cũng biết rằng con từ nhà cha con là người thợ dệt đến đây. Vì thế khi Ngài hỏi “Con từ đâu đến đây?”, con hiểu rằng ý của câu ấy là “Từ kiếp sống nào con sanh ra đây?”, nên con trả lời rằng “Con không biết”.
Đức Phật khen cô gái:
- Lành thay! Lành thay! Này con, con đã trả lời đúng câu hỏi của ta.
Đức Phật hỏi câu hỏi khác:
- Khi Ta hỏi “Con sẽ đi đến đâu?”, vì sao con trả lời “Con không biết”?
- Bạch Thế Tôn! Ngài cũng biết con trên đường đến xưởng dệt với giỏ thoi trên tay. Nên khi Ngài hỏi “Con sẽ đi đến đâu?”, con hiểu ý của câu hỏi ấy là con sẽ tái sanh nơi đâu. Nhưng con không biết là con sẽ tái sanh nơi đâu khi con chết ở kiếp này, do vậy con trả lời rằng “Con không biết”.
Ðức Phật khen cô gái lần thứ hai:
- Lành thay! Lành thay! Này con, con đã trả lời đúng câu hỏi của ta.
Ðức Phật tiếp một câu hỏi khác:
- Khi Ta hỏi, “Con không biết phải không?”, vì sao con trả lời “Con biết”?
- Bạch Thế Tôn! Vì con biết rằng vào một ngày nào đó chắc chắn con sẽ chết, nên con đáp “Con biết”.
Ðức Phật lại khen lần thứ ba:
- Lành thay! Lành thay! Này con, con đã trả lời đúng câu hỏi của ta.
Ðức Phật hỏi câu hỏi cuối cùng:
- Vì sao khi Ta hỏi “Con thực sự biết không?”, con trả lời rằng “Con không biết”?
- Bạch Thế Tôn! Con chỉ biết chắc chắn là con sẽ chết. Nhưng con không biết con sẽ chết vào lúc nào, vào ban đêm hay ban ngày hay vào sáng sớm. Vì thế con đáp: “Con không biết”.
Ðức Phật lại tiếp tục khen ngợi:
- Lành thay! Lành thay! Này con, con đã trả lời đúng câu hỏi của ta.
Ðức Phật khen cô gái lần thứ tư và dạy thính chúng: “Các người không hiểu ý câu nói của cô gái. Các người đã khó chịu. Với người không có tuệ nhãn, họ mù, chỉ người nào có tuệ nhãn mới thấy được điều này”. Sau khi tuyên bố, Ngài dạy bài kệ sau:
Ðời này thật mù quáng,
Ít kẻ thấy rõ ràng.
Như chim thoát khỏi lưới,
Rất ít đi thiên giới.
Cuối thời pháp cô gái chứng ngộ Đạo và Quả Trí đầu tiên. Cô đã trở thành một vị Thánh Tu-đà-hoàn (Sotāpanna) nhờ cô đã thực hành thiền niệm sự chết đã ba năm. Như tất cả quý vị đã nghe, mặc dù có rất nhiều người nghe bài pháp nguyên bản từ Đức Phật, tất cả mọi người - ngoại trừ cô con gái của người thợ dệt, vẫn bao phủ mình trong thế sự, tham dự các công việc như thường lệ.
6)Câu chuyện thành tựu niệm tử ở vị Bồ-tát.
Một điển hình giúp người theo đạo Phật quán triệt sâu sắc lẽ thật cốt lõi Duyên khởi và đứng vững trên 8 duyên trần (8 phong hay 8 ngọn gió) chi phối con người hàng ngày qua chuyện ở của bộ Túc Sanh về tiền thân của đức Phật (Uraga Jātaka).
Vị Bồ Tát là một nông dân, tuy thất học nhưng đã có niệm chết ( suy niệm về cái chết) thật hoàn hảo. Không những thế mà ông còn chỉ dạy cho tất cả mọi người trong nhà như vậy. Ngày kia, trong khi đang làm việc với người con trai ngoài đồng thì con ông bị rắn cắn chết ngay tại chỗ. Người cha không vì thế mà mất bình tĩnh, ông kéo thi hài người con thân yêu đến một cội cây, lấy vải đắp lại mà không khóc than, rồi tiếp tục cày bừa. Khi có người đi ngang qua, ông nhắn lời về nhà rằng trưa nay chỉ nên gởi ra một phần cơm mà thôi, và hãy đi ra với nhang đèn và hoa. Được tin này, bà vợ và mọi người trong nhà đã hiểu ý và làm theo lời ông. Sau đó, mọi người ra đồng làm lễ hỏa táng người vắn số mà không ai than khóc. Trời Đế Thích thấy vậy hóa ra làm người đi đường ngang qua và hỏi có phải cả nhà đang xúm lại thui nướng con gì để ăn không ? Khi được trả lời rằng đó là thi hài của một người, Trời Đế Thích hỏi có phải là người thù không ? Ông nông dân đáp rằng đây không phải là người thù mà là con trai của chính ông.
- Như vậy chắc nó là đứa con ngỗ nghịch ?
- Không phải đâu, đây là đứa con rất yêu quí của chúng tôi.
- Thế tại sao ông không khóc ? Người nông dân kệ rằng :
“ Con người rời bỏ cái vỏ mỏng manh này, khi đời sống trôi qua,
Cũng như con rắn thường làm, nó lột da cũ bỏ đi.
Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người quá cố,
Vậy, tại sao tôi phải âu sầu phiền muộn ?
Con tôi đã hoàn tất đoạn đường mà nó phải trải qua “.
- Câu hỏi tương tự được nêu lên cho bà mẹ. Bà đáp :
“ Không ai mời mọc, nó đã đến, Không ai đuổi xô, nó vội ra đi,
Đến như thế nào, nó ra đi như thế ấy. Ở đây, cái gì làm cho ta phải buồn thảm?
Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người quá cố,
Vậy, tại sao tôi phải âu sầu phiền muộn ?
Con tôi đã hoàn tất đoạn đường mà nó phải trải qua “.
Trời Đế Thích sang qua hỏi người con gái ông nông dân.
- Thế thường em gái rất mến thương anh, tại sao cô không khóc ?
“ Dầu tôi có nhịn ăn và khóc than cả ngày, nó có đem lại cho tôi lợi ích nào không ?
Than ôi ! Nó chỉ làm cho thân bằng quyến thuộc tôi càng thêm bất hạnh,
Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người quá cố,
Vậy, tại sao tôi phải âu sầu phiền muộn ?
Anh tôi đã hoàn tất đoạn đường mà anh ấy phải trải qua”.
Trời Đế Thích quay sang hỏi cô dâu, vợ người vắn số. Nàng đáp :
“Cũng giống như trẻ con, khóc và đòi chụp lấy cho được mặt trăng trên trời,
Cùng thế ấy, con người than khóc cái chết của người thân kẻ yêu.
Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người quá cố,
Vậy, tại sao tôi phải âu sầu phiền muộn ?
Chồng tôi đã hoàn tất đoạn đường mà anh ấy phải trải qua ”.
Cuối cùng Trời Đế Thích hỏi người tớ gái tại sao không khóc, vì nàng đã nói rằng người chủ trẻ này thật là tử tế, vui vẻ, hiền hòa và coi nàng như chính con ông.
Lời giải đáp như sau :
“Một cái lọ đất đã bể, ai có thể ráp lại như cũ ?
Than khóc người chết chỉ hoài công.
Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người quá cố,
Vậy, tại sao tôi phải âu sầu phiền muộn ?
Chủ tôi đã hoàn tất đoạn đường mà ông ấy phải trải qua“.
7) Câu chuyện sinh tử qua ẩn dụ 4 bà vợ.
Trong truyện cổ Phật giáo có câu chuyện luận về sinh tử qua ẩn dụ 4 bà vợ sau:
Một trưởng giả giàu có, ông có 4 bà vợ. Ông yêu ngườivợ thứ tư hơn hết, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền. Ông nâng niu chiều chuộng, coi người vợ thứ tư nàynhư một món đồ trang sức quý.
Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong ông luôn thường trực nỗi lo sợ bà bỏ đi với người đàn ông khác.
Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến bà.
Còn người vợ thứ nhấtlại là người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình,nhưngông lại không yêu bà vợ này. Mặc dù bà rất yêu ông, nhưng ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà.
Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ: “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao!”.
Ông ta hỏi bà vợ thứ tư: “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không?”.
“Không đâu” - Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.
Câu trả lời như một nhát dao cứa vào. Ông hỏi người vợ thứ ba: “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không?”.
“Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn.
Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai: “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không?”.
Bà vợ thứ hai trả lời: “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”. Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông.
Bỗng có một giọng nói cất lên: “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới.
Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói: “Đáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”.
Nghe được những lời nói ngọt ngào và êm dịu như thế, ông trưởng giả như được mãn nguyện, liền vui lòng nhắm mắt ra đi.
Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ.
- Bà vợ thứ tư ẩn dụ cho thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết.
- Bà vợ thứ ba ẩn dụ cho của cải, địa vị. Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác.
- Bà vợ thứ hai ẩn dụ cho gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi.
- Bà vợ thứ nhất ẩn dụ cho nghiệp lành hay nghiệp dữ luôn theo ta như hình với bóng suốt cuộc đời, nhưng ta lại thường lãng quên chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải; ta ở đâu thì nó cứ theo không rời nửa bước, chính vì thế mới tình nguyện chết theo.
Ai cũng vậy, lúc còn sống thì ta thương yêu quý tiếc gìn giữ sắc thân, tiền bạc của cải, và lo lắng bảo vệ cho gia đình người thân, nên từ đó ta dễ dàng gây tạo nhiều tội lỗi. Đến khi sắp chết lìa đời, ba thứ ta hay lo lắng, quý tiếc gìn giữ thân thương nhất, lại không thể nào mang theo được, mà chỉ mang theo nghiệp lành hay nghiệp dữ đã làm trong hiện tại.
Câu chuyện trên đã ẩn dụ sâu sắc, nhằm giúp chúng ta biết soi sáng lại chính mình mà nhận ra lẽ thật hư trong cuộc đời.
Khi mãn vận dù vua hay chúa,
Cũng giã từ của cải, giàu sang.
Bạn bè, quyến thuộc họ hàng,
Đi đâu ta cũng chẳng mang được gì,
Chỉ duy có Nghiệp mang đi,
Theo như hình bóng không trừ một ai.
Xem thêm:
- Sắc thân giả hợp vô thường tạm bợ - Phatgiao.org.vn
- Sự sống được biểu tượng qua bốn bà vợ - Phatgiao.org.vn
- Ông Trưởng Giả Với 4 Bà Vợ - Bình Luận - Việt Báo Văn Học ...
7.5. Biểu hiện của Nghiệp vào lúc lâm chung.
Theo một số kinh điểncủa Phật giáo Bắc truyền, vào cuối kiếp người, kinh ngiệm lúc lâm chung, từng mỗi con người có những biểu hiện được ghi nhận cho cõi tái sanh của mình.
1)Theo kinh Thủ Hộ Quốc Giới:
+ Cõi ngạ quỹ: Có 10 tướng.
1/ Thân nóng như lửa đốt. 2/ Lưỡi luôn lè ra liếm môi. 3/ Ưa nói đến ăn uống.
4/ Miệng há hốc.
5/ Tham tiếc tiền của.
6/ Mắt trợn lên không nhắm lại.
7/ Mắt khô như gỗ.
8/ Không tiểu tiện, đại tiện nhiều.
9/ Đầu gối phải lạnh trước.
10/ Lúc tắt thở mắt vẫn mở lớn.
+ Cõi địa ngục: Có 16 tướng.
1/ Mắt nhìn người thân với vẻ hờn ghét. 2/ Tay quờ quạng trong hư không. 3/ Đi đại tiểu tiện không tự biết. 4/ Thân tiết ra mùi hôi hám.
5/ Thường nằm úp mặt xuống. 6/ 6/ Hai mắt đỏ ngầu.
7/ Nẳm co bên trái.
8/ Đau nhức khớp xương.
9/ Không nghe lời khuyến thiện. 10/Mắt bên trái hay động đậy.
11/ Sống mũi xiên vẹo.
12/ Gót chân, đầu gồi luôn run rẩy.
13/ Thấy tướng ác sợ không nói được.
14/ Tâm thần rối ren.
15/ Cả mình lạnh ngắt.
16/ Tay nắm lại, thân thể cứng đờ.
+ Cõi súc sanh: Có9 tướng.
1/ Thân bệnh nặng.
2/ Tâm mê mờ không nghe lời thiện. 3/ Ưa mùi cá thịt.
4/ Quyến luyến chồng (vợ), con.
5/ Các ngón tay chân co quắp. 6/ Thân toát mồ hôi. 7/ Khóe miệng hay chảy nước.
8/ Nói rít khò khè khó nghe. 9/Ngậm đồ ăn, không nhai nuốt được.
+ Cõi người: Có 10 tướng. .
1/ Thân không bệnh nặng.
2/ Khởi niệm lành, lòng vui vẻ.
3/ Thường nghĩ đến người thân.
4/ Không lầm lẫn sự việc lành dữ.
5/ Sinh lòng tinh tín tam bảo.
6/ Các con đều thương mến.
7/ Muốn nghe tên họ người thân.
8/ Tâm chính trực, không dua nịnh.
9/ Biết ơn người giúp đỡ, chăm sóc.
10/Dặn dò người thân trước khi từ biệt.
+ Cõi trời: Có10 tướng.
1/ Lòng thương xót người và vật.
2/ Khởi niệm lành, lòng vui vẻ.
3/ Không luyến tài sản, người thân.
4/ Chánh niệm tỉnh giác.
5/ Mắt trông sáng và sạch.
6/ Mắt thấy thiên đồng.
7/ Tai nghe thiên nhạc.
8/ Không hôi hám.
9/ Sống mũi thẳng ( không xiên vẹo ).
10/Thân mềm, sắc tươi sau khi tắt hơi.
2) Theo kinh Đại Thừa Trang Nghiêm:
Nói về người sắp tắt hơi, khi sờ vào thân thấy nơi nào nóng để xác định thần thức đi ra cuối cùng để biết được cõi giới người ấy tái sanh, có 6 vị trí dùng để thăm dò.
1/ Đỉnh đầu nóng sanh vào cõi thánh.
2/Mắt nóng sanh vào cõi trời.
3/ Tim nóng sanh vào cõi người.
4/ Bụng nóng sanh vào cõi ngạ quỹ.
5/ Đầu gối nóng sanh vào cõi súc sanh.
6/ Bàn chân nóng sanh vào địa ngục.
7.6. Tử thư Tây Tạng.
Bardo Thodol - Wikipedia
Tử thư (Tây Tạng) – Wikipedia tiếng Việt
Nội dung sách phát triển trên đường hướng của quá trình sinh tử với cấu trúc 5 ấm, gồm có :
- Giai đoạn tan rã 5 uẩn.
- Giai đoạn lâm chung (chikhai bardo).
- Giai đoạn tiếp dẫn (chonyid bardo).
- Giai đoạn tái sinh (sidpa bardo).
Sinh được xem như tiến trình phát triển và duy trì năng lực của 5 uẩn, tử được xem như tiến trình suy thoái và tan rã các năng lực hoạt động này. Khi bước vào giai đoạn lâm chung - tức tử tâm xuất hiện - sự biến hiện của tâm thức bấy giờ khá phức tạp. Sự kiện này được trình bày trong tác phẩm Bardo Thodol (The Tibetian Book of The Death : Tử Thư Tây Tạng) của vị cao tăng Ấn Độ là Liên Hoa Sanh - được xem là thủy tổ của Phật giáo Tây Tạng - biên soạn vào khoảng thế kỷ thứ 8 sau công nguyên. Sau này, đức Đạt Lai Lạt Ma gọi đó là Sinh Thư Tây Tạng ( The Tibetian Book of The Living ) với giảng giải là :
“Đạo Phật là đạo dành cho người sống chứ không phải người chết. Trọn bộ sách có thể thâu tóm vào một ý chánh như sau : Người nào biết sống một cách tỉnh thức thì sẽ chết tỉnh thức, và một khi đã tỉnh thức thì họ có thể chuyển hóa thần thức, tránh được sự lôi kéo của nghiệp và thoát khỏi sự ràng buộc của sinh tử luân hồi”.
Học giả Nhân loại học phương Tây là tiến sĩ E. Wentz (1878-:-1965) đã phát hiện ra bản văn này tại Ấn, dịch sang tiếng Anh và được đại học Oxford xuất bản năm 1927, từ năm 1960 nó được các tầng lớp trẻ phương Tây xem như sách gối đầu giường của họ. Ngoài ra còn có tác phẩm mới là Sinh Tử Thư Tây Tạng ( The Tibetian Book of Living and Dying ) của đại sư Sogyal Rinpoche được coi là bộ sinh tử luận hiện đại - vào năm 1992 - đã là sách bán chạy nhất ở Anh, Mỹ và Đài Loan.
1)Giai đoạn tan rã 5 uẩn: gồm 5 giai đoạn nhỏ như sau.
-
Giai đoạn 1 : địa đại và thị giác có liên quan đến sắc uẩn.
- Thân người mềm rũ, chân tay vô lực, không cầm nắm được vật gì nữa, không còn điều khiển được mi mắt nhắm hay mở.
- Người bệnh than cảm thấy nặng nề, có ảo giác đứng giữa bãi cát hay trên con đường tráng nhựa khi trời rất nóng.
-
Giai đoạn 2: thủy đại và thính giác có liên quan đến thọ uẩn.
- Không còn nước bọt, miệng lưỡi khô, răng đóng váng đen, môi trên nhếch lên, hai cánh mũi nhíu lại.
- Người bệnh than khát nước, có ảo giác làn khói mỏng trên đầu và trên trần nhà.
-
Giai đoạn 3: hỏa đại và khứu giác có liên quan đến tưởng uẩn.
- Thân nhiệt giảm, thở ra tiếng-không đều-khó khăn, thở vào yếu-ngắn-chậm, không ngửi được mùi, không nuốt được nước nữa.
- Người bệnh than lạnh, có ảo giác điểm sáng đom đóm trong bóng tối.
-
Giai đoạn 4: phong đại và vị giác-xúc giác có liên quan đến hành uẩn.
- Hơi thở ngưng, lưỡi thụt ngắn và dày ra, đầu lưỡi hơi cong lên, cuống lưỡi xanh sạm, không còn biết đau nữa.
- Người bệnh có ảo giác thấy ánh nến hay ngọn đèn chao động trước gió.
Theo Phật giáo, đây là giai đoạn tương đương với chết lâm sàng trong y học.
-
Giai đoạn 5: có 4 giai đoạn vi tế bên trong trước khi xuất hiện tử tâm (=thân trung ấm), đó là người bệnh có ảo giác xuất hiện một màn ánh sáng tươi màu trắng, rồi màu cam, rồi bóng tối bủa vây và sau cùng là khoảng không vô tận không chút màu sắc nào.
Theo Phật giáo, đây là giai đoạn tương đương với chết sinh vật trong y học.
2)Giai đoạn lâm chung : sau khi tứ đại phân ly, tử tâm (= thân trung ấm : bardo) xuất hiện, có 2 trường hợp tái sinh ngay và 1 trường hợp tiếp tục tồn tại.
-Người có ác nghiệp nặng sẽ tái sinh ngay vào cảnh giới địa ngục.
-Người đắc đạo có thể biết trước ngày giờ chết. Vị này có thể vào đại định, nhận được ánh sáng chói lòa tức cảnh giới Phật (darmakaya) là nơi tái sinh, thời gian nhận ánh sáng tùy sự tu chứng có thể kéo dài đến hơn 4 ngày, kết thúc bằng một thứ khí vàng nhạt tuôn ra thất khiếu ( 2 lỗ mũi, 2 mắt, miệng, đường đại tiện, đường tiểu tiện ).
-Đa số chúng sinh cũng nhận được ánh sáng chói lòa này khoảng ½ giờ, nhưng do nghiệp lực cản mà khởi tâm sợ hãi, nghi ngại không dám nương theo. Khi ánh sáng mất, số đông thấy tối, mê man bước vào giai đoạn tiếp dẫn.
3)Giai đoạn tiếp dẫn : kéo dài khoảng 2 tuần tùy theo phước duyên, nghiệp cảm của chúng sinh. Tử tâm là những ảo tướng do nghiệp biến hiện ra gồm cảnh giới tái sinh, cùng lúc với cảnh giới của lực tiếp dẫn mà tâm cần nương theo để giải thoát.
- Ngày thứ 1 : - Phật Vairocana hiện tướng của Phật Thích Ca trên lưng sư tử, chói lòa trên nền trời màu lam tươi, đặc trưng cho cảnh giới giải thoát.
- Cảnh vật tươi mát, màu trắng mờ, thuộc cõi trời, đặc trưng cho cảnh giới tái sinh.
- Ngày thứ 2 : - Phật Akshobhya trên lưng voi, chói lòa trên nền trời trắng tươi.
- Cảnh vật màu khói mờ của cõi địa ngục.
- Ngày thứ 3 : - Phật Ratnasambhava trên lưng ngựa, chói lòa trên nền trời vàng tươi.
- Cảnh vật màu lam mờ của cõi người.
- Ngày thứ 4 : - Phật Amitabha trên lưng công, chói lòa trên nền trời đỏ tươi.
- Cảnh vật màu vàng mờ của cõi ngạ quỷ.
- Ngày thứ 5 : - Phật Amoghasiddhi trên lưng chim, chói lòa trên nền trời lục tươi.
- Cảnh vật màu đỏ mờ của cõi atula.
- Ngày thứ 6 : - Tất cả 5 vị Phật có khuôn mặt tịch tĩnh nói trên đồng xuất hiện.
- Tất cả 5 cảnh giới tái sinh nói trên đồng xuất hiện.
- Ngày thứ 7 : - 10 vị Bồ Tát tịch nộ (1/2 tịch tĩnh+1/2 phẫn nộ) tiếp dẫn vào cõi người.
- Cảnh vật màu lục mờ của cõi súc sanh.
- Ngày thứ 8 : - Phật Heruka (vẻ mặt phẫn nộ) có 3 đầu, 6 tay, 4 chân, màu trắng tươi
Nếu chúng sinh thuận nương tựa (quy y) sẽ được tiếp dẫn.
- Ngày thứ 9 : - Phật Vajra Heruka (như Phật Heruka) có màu lam tươi.
- Ngày thứ 10 : - Phật Ratna Heruka có màu vàng tươi.
- Ngày thứ 11 : - Phật Padma Heruka có màu đỏ tươi.
- Ngày thứ 12 : - Phật Karma Heruka có màu lục tươi.
- Ngày thứ 13 : - 8 vị Thiên ở cõi Phật xuất hiện để tiếp dẫn gồm : Kerima sắc trắng, Pramoha sắc đỏ, Tseurima sắc vàng, Petali sắc đen, Pukkase sắc đỏ, Ghamari sắc lục, Tsandhali sắc vàng lợt, Smasha sắc lam.
+ Ngày thứ 14 : - Tất cả chư Phật, chư Bồ Tát đồng xuất hiện để tiếp dẫn. Nếu phát tâm nghi ngại, thân trung ấm sẽ bước sang giai đoạn thuần tái sinh.
4)Giai đoạn tái sinh : Tùy theo nghiệp duyên chiêu cảm, tử tâm sẽ biến hiên ra những cảnh tướng thích hợp để nương tựa vào, và sự tái sinh vào một trong 6 cõi kết thúc.
1. Cõi địa ngục : Đến nơi có tiếng hát buồn thảm.
2. Cõi ngạ quỷ : Đến nơi có cây cối khô cằn như sa mạc.
3. Cõi súc sanh : Đến nơi có hang đá sâu.
4. Cõi atula : Đến nơi có vườn cây đẹp.
5. Cõi người : Đến nơi có hai người đang giao hoan.
6. Cõitrời : Đến nơi có cảnh đẹp.
Theo trên, sinh tử thư có ý khuyên mọi người nên thực hành tốt đời sống thiện, đời sống theo lẽ thật (chân lý), vượt qua các phân biệt mang tính cố chấp tạo nghiệp trói buộc trong sinh tử, và trong những giờ phút cuối cuộc đời nên có các thiện tri thức hộ niệm nhắc nhở tỉnh thức cho tử tâm.
Xem thêm:
- TỬ THƯ TÂY TẠNG PDF- Nguyên Phong dịch - Thư Viện Hoa ...
- Đọc Truyện Tử Thư Tây Tạng- tieulongdl - Wattpad
VIDEO
7.7. Vấn đề hộ tử : Đây là công việc chăm sóc và giáo dục nhằm giúp người bệnh nặng không đau đớn có được một nội tâm bình an trước cái chết. Hai trường hợp điển hình sau đây được ghi nhận.
Joan Halifax -Wikipedia, the free encyclopedia
-Joan Halifax (1942-:-…): Nhà nhân chủng học y khoa nước Mỹ, sáng lập viên đạo tràng Thiền Hòa Bình, là người chăm sóc các bệnh nhân đã bị bệnh viện “chê” tại các trung tâm Hospice với tư tưởng Phật giáo. Bà cho rằng sự chết là một ông thầy quan trọng đối với người Phật tử thông qua chánh niệm về cái chết. Sự chết là cơ hội độc đáo nhất để đi tới giác ngộ. Một người đàn ông bị bệnh AIDS được bà chăm sóc ở bang Georgia đã nói với bà : “Cô biết không, tôi rất vui vẻ vì cô đã giúp tôi biết Anicca (vô thường). Anicca đã giúp tôi rất nhiều, tôi đã nghĩ rằng khi chết tôi sẽ mang theo căn bệnh này vào vĩnh cửu, và tôi chắc sẽ đau khổ lắm. Nhưng nay biết rằng căn bệnh của tôi chỉ là tạm thời, là vô thường nên tôi có thể chịu đựng được nó đến cùng”.
Healing & Spirituality | Facing death - The Buddhist Channel
-Goh Pik Pin (1962-:-…) : Tiến sĩ y khoa người Malaysia, trưởng ban tư vấn thuộc trung tâm chăm sóc người bệnh nặng đang hấp hối, chi nhánh của Hiệp hội Phật giáo Losang Dragpa, cho rằng : “Chết là điều chắc chắn, chỉ không chắc khi nào nó đến. Chúng ta cần làm quen, chuẩn bị tâm lý thật tốt cho việc đón nhận cái chết, đồng thời có những tác động tốt trên chín dấu hiệu chứng tỏ sự tan rã của thân và biến đổi của tâm nhằm tạo được trạng thái bình an và lợi lạc vào những lúc cuối cuộc đời. Những người không được chuẩn bị kỹ phải đối diện với cái chết như thế nào, thường lâm vào nỗi sợ hãi khủng khiếp nhất trong đời người và cũng vì thế mà thường để lại cho người thân mình những hậu quả đáng tiếc”.
7.8. Vấn đề an tử-trợ tử : Các tôn giáo lớn trên thế giới ngay từ khởi thủy rất ít đặt ra vấn đề an tử-trợ tử, Phật giáo cũng không nằm ngoài sự kiện đó. Tuy nhiên, trước vấn đề của thời đại, Phật giáo cũng đã xuất hiện 2 xu hướng.
1) Xu hướng không tán thành: Trích dẫn trong Vinaya Pitaka (Luật tạng) có 3 trường hợp ghi chép được cho là bị đức Phật Thích Ca khiển trách.
1/ Năm vị tỳ khưu hiểu sai lời Phật dạy, đã tìm cách tự vẫn - một mưu toan tự tử tập thể không khác gì vụ tự tử tập thể của giáo phái Đền Mặt Trời ngày nay.
2/ Sáu vị tỳ khưu xúi dục người đàn bà kết liễu đời sống của chồng mình, do bị bệnh nặng với đau đớn cùng cực.
3/ Vị tỳ khưu - quá già yếu, mắc bệnh nan y, đau khổ triền miên – yêu cầu vị tỳ khưu đồng tu giúp ông sớm chết.
2) Xu hướng tán thành : Đã phê phán 3 trường hợp trên với các lập luận như sau:
- Trường hợp đầu tự tử do hiểu sai, tương tự như bị bế tắc làm quẩn trí đưa tới tự tử sai lầm.
- Trường hợp 2 và 3 có lẽ thiếu chính xác, vì nội dung vấn đề không được biện giải minh bạch và thiếu tính thuyết phục trên nền tảng giáo lý căn bản của đạo Phật, qua các khía cạnh sau.
1/ Khía cạnh nghiệp : Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật chỉ rõ : “ Này các tỳ khưu, chính tác ý (cetana : ý muốn) ta gọi là nghiệp; vì sau khi tác ý, người ta hành động bằng thân-khẩu-ý…”. Theo đó, nếu sát sinh không phải là do tâm sát sinh gây nên thì không phải là ác nghiệp, và kết quả là không phải sợ hãi, hận thù khiến cho tâm phải khổ đau.
2/ Khía cạnh đạo đức : Cũng cần nhắc lại ý nghĩa Từ Bi-Trí Tuệ từ bài kinh Giáo Giới La Hầu La (Trung Bộ Kinh, 61), đây là nguyên tắc đạo đức cơ bản của Phật giáo như sau:
- Từ: Phát nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng, và cảm thán trước hạnh phúc cao thượng của chúng sinh.
-Bi : Phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn, và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh.
-Trí Tuệ : Sáng tạo hay dung nạp có chọn lọc các quan điểm, các ứng xử cho hành động, sao cho hợp với nguyên tắc “ Lợi mình và người, không được lợi mình mà hại người, không được lợi người mà hại mình, không được hại cả mình và người ”.
Trên nguyên tắc này, chúng ta có thể thấy rõ như sau.
Giới luật đầu tiên trong 5 giới của người theo đạo Phật là tôn trọng sự sống. Nhưng đạo Phật không coi sự sống là điều bất khả xâm phạm hoặc thiêng liêng như ở các tôn giáo hữu thần. Đối với đạo Phật sinh tử là những giai đoạn trong chuỗi “sinh tử - tử sinh” vô tận của từng mỗi chúng sinh được thể hiện trong lẽ thật 12 Duyên khởi.
Con đường của đạo Phật là hợp lúc, hợp lẽ (khế cơ, khế lý) và tùy duyên mà hành động. Trong kinh Bản Sanh (經本生; P;S: Jātaka) có kể về tiền thân của đức Phật là ngài đã phải bắt buộc giết một tướng cướp để cứu sống hàng chục người vô tội. Với trường hợp đặc biệt, giết người để cứu người vì lòng nhân đạo, chính là tinh thần tùy duyên bất biến của đạo Phật.
Thông thường người tu theo đạo Phật không thể có thái độ thờ ơ trước khổ đau của người khác, cho dù người đó khỏe hay bệnh, là đang sống với nghiệp bất thiện (khác với Ấn giáo theo thuyết Manu cực đoan). Như thế ta nghĩ sao đối với người bệnh nặng đang rên siết ở giai đoạn cuối của cuộc đời? Ta có cho là họ cần phải trả nghiệp, mặc cho phải khổ đau thế nào (như thuyết Manu)? Bởi nghiệp không phải chỉ trả một lần là xong trong chuỗi dài vô tận của sinh tử. Vả lại, đa số chúng sinh không đủ định lực để vượt qua sự hành hạ của đau đớn, thì liệu một cận tử nghiệp đầy bất thiện lại đè nặng hơn thêm cho chúng sinh này?
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng nguyên tắc an tử- trợ tử của thời đại nơi mục 2.2.5 nói trên rất gần gủi với nguyên tắc đạo đức và giáo lý của Phật giáo. Tất cả đưa chúng ta đến một khẳng định đúng đắn, khai thông được bế tắc hãy còn tranh cãi hiện nay.
Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung (1230-:-1291), anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đã từng là Tiết Độ Sứ, và là vị thầy của Sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tôn đã nhắc nhở chúng ta như sau qua bài kệ Sinh tử nhàn nhi dĩ 生死閑而已- Sống chết là lẽ thường mà thôi.
Tâm chi sinh hề, sinh tử sinh,心之生兮生死生
Tâm chi diệt hề , sinh tử diệt. 心之滅兮生死滅。
Dịch:
Tâm sinh, thì sinh tử sinh,
Tâm diệt, thì sinh tử diệt.
Sinh tử không ở ngoài cái tâm thức không thực, luôn sinh diệt. Vậy thì còn sợ gì sinh tử ?
Xem thêm:
- Tỉnh Giác Về Cái Chết
VIDEO
- Triết lý về sự chết A
- Triết lý về sự chết B
- Hành Trang Ngày Cuối
- Hành Trình Thọ Sanh- Thích Thiện Thuận
- Sự thật về CÁI CHẾT| Sư Bửu Chánh 2019
- Pháp đàm về sinh tử - Phần 1/2 - Thích Nhật Từ
- Pháp đàm về sinh tử - Phần 2/2 - Thích Nhật Từ
- Địa Ngục Có Hay Không - Thầy Thích Phước Tiến 2016
- Triết Lý Về Sống Chết- Thầy Thích Phước Tiến 2017
-Sau Khi Chết Chúng Ta Còn Lại Gì - ĐĐ.Thích Phước Tiến
- Suy Ngẫm Về Cái Chết(KT43) - ThầyThích Phước Tiến
- CHIÊM NGHIỆM VỀ CÁI CHẾT- Đại đức THÍCH MINH THÀNH
-Diamond Jubilee of Queen Elizabeth II
- Đóa hoa vô thường (TC Sơn) –Hồng Nhung
Bài đọc thêm.
1/. Chết không đáng sợ, sợ chết mới đáng sợ.
Như chúng ta biết, một con người đang sống, được tạm phân chia làm 2 phần là thể xác và tinh thần, hoặc thân và tâm, hoặc hữu hình và vô hình.
Trước tiên, chết như là một quy ước đặc trưng về sự ngừng hoạt động của thân so với khi sống và kế tiếp là quá trình phân hủy. Đây là sự thật hiển nhiên. (*)
Thế còn phần tâm đồng hành cùng thân sẽ biến đổi như thế nào? Đây là một bài toán lớn mà xưa có triết học và tôn giáo và nay có khoa học luôn cố gắng đi tìm lời giải. Tất cả đều có lý, vì như biết được sự biến đổi của tâm như thế nào thì việc chuẩn bị cho sự biến đổi này sẽ được hoàn hảo hơn.
Thực tế hiện nay cho thấy rằng ảnh hưởng của tôn giáo là mạnh nhất đối với lời giải này so với triết học và khoa học. Tuy quan điểm có khác nhau, nhưng các tôn giáo cho rằng phần tâm hãy còn tồn tại và khuyên tín đồ sống theo giáo đức do tôn giáo mình vạch ra.
- Tôn giáo hữu thần: Cho rằng tâm là một thực thể thường hằng bất biến. Tuân thủ sống theo lời dạy của tu sĩ và Giáo hội, thì tâm này sẽ hạnh phúc nơi thế giới thần linh sau khi thân biến hoại.
- Tôn giáo vô thần: Cho rằng tâm không là một thực thể thường hằng bất biến, mà luôn biến đổi theo những điều kiện tiếp cận, và là tiền đề cho tâm trong sự biến hoại. Do đó, ngay khi còn sống, người tín đồ được khuyên nên tiếp cận với mọi hoàn cảnh bằng những nhận thức và hành động cởi mở và đạo đức, tránh các thành kiến và cố chấp cực đoan.
Sở dĩ tôn giáo vô thần khuyên tránh các thành kiến và cố chấp cực đoan là vì xem đây là một dạng trói buộc tâm gây nên phiền não, mà việc trói buộc này lại do chính mình làm ra mà thôi. Trói buộc thân thì có thể còn có người mở giúp, còn như tự trói buộc tâm thì chỉ có ta tự mở trói mà thôi.
Khi hiểu được hiện tượng chết về thân và tâm, dù có khác nhau, nhưng sẽ như một quy luật tự nhiên, và có lẽ con người sẽ cảm thấy ít sợ hãi hơn về đó. Tuy nhiên, có nhiều người chưa hiểu rõ về những gì nói trên mà không sợ hãi đối với cái chết, như các trường hợp tự tử, có lẽ đây là những trường hợp vô tình rơi vào suy nghĩ Duy vật cực đoan “Chết là hết”, là tránh được các phiền toái nơi cuộc đời.
Như vậy, thật ra “chết không đáng sợ”, mà“sợ chết mới đáng sợ”.
- Với “chết không đáng sợ” là nói cho một ai đó, có nhận thức (dù đúng hay không đúng) về cái chết.
- Với “sợ chết mới đáng sợ” là nói cho những ai hãy còn chưa chuẩn bị cho cái chết, nên gây ra tâm lý này.
Có một vị học giả đến hỏi thiền sư. Thưa thiền sư Ngài có sợ chết không? Thiền sư trả lời, có chứ ta đây sợ nếu như ông và cả thế gian không chết chỉ có ta chết.
HT
---------
(*) Y học ngày nay phân biệt 2 dạng chết của thân xác.
+ Chết lâm sàng : là khi bệnh nhân đã ngừng thở, tim ngừng đập, nhưng thần kinh gốc của não bộ vẫn hoạt động, bản năng chống đỡ với cái chết vẫn còn. Với kỹ thuật cấp cứu hồi sinh tích cực và nhẫn nại, có thể vãn hồi hô hấp và hoạt động của tim.
+ Chết sinh vật : là khi cả phổi, tim và thần kinh gốc của não bộ đều ngừng hoạt động. Như vậy, cái chết được coi là thật chỉ khi nào não bộ đã hoàn toàn không hoạt động.
2/. Quyền Được Chết Theo Ý Muốn Của Bệnh Nhân.
Tỷ lệ ủng hộ quyền được chết.
Sống và chết, nhất là chết là một vấn đề các tôn giáo đều quan tâm. Mỗi tôn giáo có một giáo điều khác nhau. Phật giáo nói: sinh, lão, bệnh, tử, nghĩa đơn giản là đã có sinh thì có tử. Nếu không chết trẻ vì một lý do nào đó thì nói chung ai cũng sẽ già, bệnh hoạn rồi chết. Công giáo và Tin lành tin rằng Chúa đã cho cái Sống thì chỉ Chúa có quyền quyết định về cái Chết. Hàng chục thế kỷ trước sự chết cứ theo lẽ tự nhiên như thế không ai đặt điều thắc mắc, nếu bệnh kéo dài ngày gây đau đớn cho người bệnh thì con người có quyền can thiệp không bởi lẽ y khoa chưa tiến bộ, có muốn giúp đỡ người sống đau đớn thể xác và tâm thần chấm dứt đời sống cũng không có cách nào thực hiện một cách nhân đạo.
Nhưng khi y khoa tiến bộ, người ta có cách chấm dứt sự sống một cách khoa học và nhân đạo thì một câu hỏi rất tự nhiên được đặt ra. Có nên để cho người bệnh khổ đau thể xác mà trước sau cũng sẽ chết hay giúp cho người bệnh chết một cách thoải mái không?
Cho đến nay chỉ có vài nước Âu châu, như Hà Lan, Bĩ, Thụy Sĩ và 3 tiểu bang Hoa Kỳ (Oregon, Washington, Vermont) có luật cho bệnh nhân được quyền chọn cái chết cho mình bằng sự giúp đỡ của y khoa. Tuy nhiên vấn đề đang là thời thượng và hiện có 20 bang Hoa kỳ (trong đó có bang California) và nhiều nước khác trên thế giới như Canada, Đức, Úc, Tân Tây Lan, Anh đang đặt vấn đề thành luật.
Những người chống luật chọn chết cho rằng luật ấy cướp quyền của thượng đế và nguy hiểm, vì có thể bị lạm dụng bởi người còn sống vì quyền lợi và làm cho con người xuống cấp vì thái độ chạy trốn. Mặt khác luật cho phép chọn chết làm chậm đà tiến bộ y khoa trong lĩnh vực chữa bệnh và nuôi dưỡng người bệnh.
Tuy nhiên thống kê của bang Oregon, bang có luật chọn chết từ năm 1997 cho thấy đa số người chọn chết đều có trình độ học vấn cao, có bảo hiểm tốt và có phương tiện vật chất hơn người khác để được săn sóc chu đáo nếu họ muốn. Họ chọn chết để khỏi đau đớn thể xác hay tâm thần và tránh “bệ rạc” vào cuối cuộc đời. Cho đến nay trong số 1327 bệnh nhân ở Oregon chọn chết được bác sĩ cho thuốc để tự uống kết liễu đời mình chỉ có 2/3 dùng. Một phần ba còn lại ngần ngại chấp nhận đau thể xác. Thống kê đó chứng tỏ phương pháp chọn chết theo luật “Death with Dignity Act” của Oregon rộng rãi và nhân đạo. Theo luật bác sĩ có quyền viết toa thuốc chấm dứt sự sống nếu có ít nhất hai bác sĩ khám nghiệm và đồng ý bệnh nhân chỉ sống được tối đa 6 tháng. Và quan trọng nhất là bệnh nhân quyết định muốn chết khi tâm thần còn sáng suốt. Và có một thơi gian chờ đợi 15 ngày trước khi thực hiện. Trong thời gian này, các đối tượng liên hệ là bệnh nhân và 2 bác sĩ khám nghiệm có quyền thay đổi ý kiến bất cứ lúc nào.Tuy nhiên luật “Death with Dignity Act” của Oregon có một số hạn chế và được xem là chưa tiến bộ vì không cho người đau thể xác, người có bệnh tâm thần còn có thể sống được dài ngày hay trẻ em vị thành niên quyền chọn chết.
Nói chung khuynh hướng trên thế giới về vấn đề “chọn chết” là thuận lợi. Bảng thăm dò của tờ “The Economist” kết thúc tháng 6 năm nay cho thấy: Trừ Nga và Ba Lan, đa số các nước Tây phương, vài nước Á châu và Hoa Kỳ đều chấp thuận. Và trong 2 phương cách chấm dứt đời sống bằng cách tự dùng thuốc hay để cho bác sĩ chích thì đa số đều nghiêng về giải pháp bác sĩ chích.Cuộc tranh đấu đòi “quyền được chết” tại bang California là một cuộc tranh đấu nhiều màu sắc. Nhiều nỗ lực làm luật cho phép chọn chết trước đây đều thất bại. Năm 2014 cô Brittany Maynard 29 tuổi cư dân California có một sáng kiến. Cô bị ung thư não bộ, cô quyết định dọn lên bang Oregon trước khi bị mù hay tê liệt cơ thể để được chết.
Trước khi chết, cô Maynard ghi vào CD một lời kêu gọi nghị viện California hãy mau chóng thông qua luật được quyền chọn chết. Nghị viện California đáp ứng lời kêu gọi của cô Maynard. Ngày 4 tháng 6 vừa qua Thượng viện tiểu bang thông qua luật “được quyền chọn chết” phỏng theo luật “Death with Dignity Act” của Oregon với 23-14 phiếu, và đang chờ Hạ viện bang biểu quyết và thống đốc Jerry Brown ký ban hành. Có hai trở ngại là thủ tục thành luật phải hoàn tất trước ngày 11 tháng 9 năm nay, nếu không thủ tục lập pháp phải bắt đầu lại từ đầu và cộng đồng Công giáo đang mạnh mẽ vận động hành lang tại Sacramento ngăn cản. Tuy nhiên người ta tin tưởng lời kêu gọi của cô Maynard sẽ có đủ sức mạnh vượt qua các trở lực. Thống đốc Jerry Brown sẽ ký, mặc dù ông là một tín đồ Công giáo và trước khi bước vào chính trường đã có ý định vào nhà thờ đi tu. Trước khi chết, cô Maynard đã điện thoại thuyết phục ông Brown.
Tuy khuynh hướng đòi quyền được chọn cái chết đang lên mạnh trên thế giới, con đường thành luật còn lắm trở ngại. Năm 2012 Nghị viện bang Massachusetts sít sao bác bỏ một dự án luật như vậy, và nghị viện Scotland vừa biểu quyết 82-36 chống.
Về bệnh trí óc như Alzheimer sự chọn chết bằng luật càng khó thông qua hơn vì ngoài sự mất trí nhớ bệnh nhân không có dấu hiệu đau đớn thể xác. Mới đây, năm 2011 nhà văn Terry Pratchett bị bệnh Alzheimer. Trước khi đi Thụy Sĩ để được chết ông để lại một tài liệu đầy xúc động kêu gọi thế giới thông cảm nỗi đau của những người như ông.
Thụy sĩ là nước đầu tiên từ năm 1942 đã có luật cho phép giúp người muốn chết được chết với những điều kiện rộng rãi. Ấn độ và Ireland là hai quốc gia bảo thủ nhất. Cho đến năm 2013 Ấn Độ còn luật bỏ tù người tự vận hụt, và Ireland đến năm 1993 mới bỏ luật này.
Tại Thụy Sĩ có hai lọai cơ sở giúp người muốn chết. EXIT không nhận người nước ngoài, và cơ sở Dignitas nhận. Từ ngày mở cửa (1998) đến nay Dignitas nhận 1700 người đến từ 40 quốc gia trên thế giới. Trong số này có hai trường hợp của hai người Anh đáng ghi nhận. Năm 2007 Dan James bị tai nạn tê liệt toàn thân khi chơi rugby. Năm sau bố mẹ đưa ông đến Dignitas để chết. Trở về, hai ông bà bị đưa ra tòa về tội “giúp người khác chết” nhưng được tòa tha bổng. Và mới đây ông Jefferey Spector, bị hỏng cột sống không chữa trị được đã tự đi đến Dignitas. Trước khi chết, ông nói ông quyết định tự đi trước khi cột sống thoái hóa đến độ không cho phép ông đi để thân nhân khỏi bị rắc rối với pháp luật như thân nhân của Dan James.
Khi nhận một bệnh nhân (đến để chết) cơ sở Dignitas bắt đầu giúp hướng dẫn, cung cấp thuốc men, khuyên lơn và làm những gì cần để thuyết phục bệnh nhân đổi ý và muốn sống trước. Hết phương kế thì mới giúp bệnh nhân chết một cách thoải mái. Tại Thụy Sĩ dưới 1% số người qua đời đã chết bằng sự giúp đỡ của các cơ sở như EXIT hay Dignitas. Số người chết bằng tự vận là 2%.
Luật “Death with Dignity Act” của Oregon có lẽ là luật cân đối nhất, không quá dễ dãi, cũng không quá khắt khe nên đang được các bang khác ở Hoa Kỳ và các nước trên thế giới phỏng theo. Từ năm 1997 khi luật được áp dụng cho tới nay bác sĩ cho thuốc theo luật 1,327 trường hợp, nhưng cuối cùng chỉ 2/3 thực hiện và chết, còn 1/3 do dự không uống.
Khi luật Oregon mới ban hành người ta ngại rằng những thành phần nghèo trong xã hội, không có bảo hiểm tốt, sẽ tìm con đường chết cho khỏe. Nhưng thực tế cho thấy ở Oregon đa số người tìm cách chết theo luật định đều là người khá giả, có bảo hiểm tốt, có trình độ học vấn cao, hoặc đang được các cơ sở y tế có tiêu chuẩn cao lo săn sóc những ngày cuối (hospice). Đa số nói họ chọn cái chết để tránh đau đớn thể xác và trong trường hợp bệnh không hành thì còn để tránh thân thể bệ rạc và khỏi sống một đời sống không còn thú vị gì nữa.
Có một số người tin rằng nếu có cơ sở săn sóc người cuối đời (hospicce care) tốt thì số người muốn chết sẽ giảm đi. Nhưng thốngkê tại Anh từ các trung tâm “hospice care” được xem là đầy đủ phương tiện nhất cho thấy tỉ số người muốn chết cao hơn tỉ số người muốn chết tại các bệnh viện.
Tháng 9 năm nay Quốc hội Anh sẽ thảo luận và biểu quyết luật cho phép chết phỏng theo luật bang Oregon. Luật sẽ cho người sắp chết chọn thời điểm chết nhưng không cho các bệnh nhân bị bệnh nan y hết cách chữa trị nhưng vẫn sống lây lất năm này qua năm khác được chết. Bà Debbie Purdy, người Anh, bị bệnh tê cóng bắp thịt (multiple sclerosis) có thể còn sống lâu nên (không chờ luật ban hành) bà quyết định không ăn để chết để tránh cho chồng bị luật pháp hỏi tội nếu phải đưa bà đi Thụy sĩ để chết. Bà để lại một lá thư tuyệt mệnh kêu gọi quốc hội Anh thông qua một luật rộng rãi hơn bao gồm quyền được chết của những bệnh nhân hết phương chữa trị nhưng vẫn sống được.
Luật đang thảo luận tại Canada bao gồm trường hợp như bà Purdy yêu cầu, nhưng thủ tục lập pháp phức tạp tại Canada nên còn phải chờ.
Các bộ luật cho phép được chết tại Hà Lan và Bĩ rộng rãi hơn luật Oregon. Bác sĩ có quyền chích thuốc vào mạch máu cho bệnh nhân thay vì buộc bệnh nhân tự uống thuốc. Và tại Thụy Sĩ, trẻ em trên 12 tuổi nếu được cha mẹ đồng ý cũng được hưởng quyền này. Tại Hà Lan 3% số người chết là do bác sĩ giúp, một tỉ số cao nhất thế giới. Tại Bĩ luật còn cao hơn luật Thụy Sĩ, không giới hạn tuổi đối với trẻ em.
Hà Lan và Bĩ là hai quốc gia có cơ sở săn sóc và chống đau (thể xác) và chống khổ (tâm thần) do bệnh hành rất tân tiến. Người ta cũng ghi nhận rằng tại Oregon từ khi có luật “Death with Dignity Act” các cơ sở này càng được cải tiến hơn.
Quá trình hình thành luật giúp người được chết tại Hà Lan là một kinh nghiệm cho thế giới. Năm 1971, một bác sĩ quyết định giúp Mẹ chết an lành theo sở nguyện của bà. Tòa phạt vị bác sĩ này một hình phạt tượng trưng cốt chỉ để hợp với luật. Trường hợp này gợi sáng kiến thành lập “Hội Những Người Muốn Chết Không Đau”, giúp giải quyết từng trường hợp với toà án. Qua các án lệ Hội được phép chính thức thành lập, và sau cùng quốc hội biến thành luât.
Đa số các trường hợp chọn chết ở Hà Lan là ung thư và bệnh tim. Tỉ số bệnh Alzheimer và tâm thần ít nhưng lên dần. Năm 2002 khi Hà Lan chính thức có luật không có trường hợp nào, năm 2013 có 42 trường hợp.
Tại nước Bỉ cũng như tại Hà Lan trong 15 năm qua bác sĩ hay dùng cách cho thuốc an thần để bệnh nhân ngủ yên thoải mái và chết dần. Tại Anh (chưa có luật) các bác sĩ cũng dùng phương thuốc này với sự mặc nhiên đồng ý của thân nhân người bệnh.
Nói chung các Tổ chức Y tế, các Hội bác sĩ ít khi công khai ủng hộ các Bộ luật cho phép chết vì sự ràng buộc bởi lời thề của Hippocrates, người Hy Lạp, cha đẻ của y khoa Tây phương viết 2500 năm trước “không viết phái thuốc độc cho ai và cũng không khuyên ai làm vậy” (Nor shall any mans entreaty prevail upon me to administer poison to anyone; neither will I counsel any man to do so) và hiện nay một số trường y khoa trên thế giới còn bó buộc sinh viên thề trước khi nhận văn bằng bác sĩ y khoa.
Trước cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện California tháng 6 vừa qua tại California, Hội Y tế quốc gia Hoa Kỳ (American Medical Association) chọn thái độ trung lập. Và theo thăm dò của mạng điện tử Medscape năm 2014 thì lần đầu tiên mạng ghi nhận hơn 50% bác sĩ được hỏi ý kiến đồng ý; Hội Y tế Anh còn chống nhưng ý kiến của dân chúng Anh muốn Hội nên thay đổi ý kiến.
Trong cuộc tranh luận về quyền được chết có một điểm cần làm rõ. Có luật còn hơn không. Và những ai vì lý do tôn giáo không muốn tự kết liễu đời mình dù đau đớn thì đó là quyền của họ, nhưng không có lý do gì để ngăn cản những người không còn hy vọng gì và đang đau khổ (thể xác hay tâm thần) không được chết.
Một người đã hiến cả cuộc đời mình cho công cuộc nhân đạo này là bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên về bệnh lý. Bác sĩ Kevorkian sinh năm 1928 tại bang Michigan. Ông chuyên giúp người tự vận nếu vì bệnh không còn muốn sống mà ông cho là một việc làm nhân đạo tối thượng và cao quý mà nghề bác sĩ cho phép ông làm. Ông từng giúp ít nhất 130 bệnh nhân cuối đời được chết thoải mái và ra tòa ít nhất 3 lần. Trước sau tòa tiểu bang Michigan cũng thông cảm và ông chưa bao giờ bị phạt tù cho đến năm 1998 khi ông công khai mời đài truyền hình CBS thu hình và lên chương trình “60 minutes” một khúc phim ông đang tự tay chích thuốc chấm dứt đời sống của ông Thomas Youk bị bệnh Lou Gehrig yêu cầu. Ông bị truy tố và năm 1999 tòa xử ông 25 năm tù về tội cố ý giết người. Năm 2007 ông được phóng thích vì tác phong tốt khi bị cầm tù. Ông qua đời năm 2011 tại bệnh viện Royal Oak, bang Michigan, thọ 83 tuổi./.
Trần Bình Nam-binhnam@sbcglobal.net- www.tranbinhnam.com
August 10, 2015
(Tài liệu tham khảo: Easing Death 20/10/2012 – Final Certainty 27/6/2015 – The Right to Die 27/6/2015 – tuần báo The Economist. London)
3/. Phương pháp thủy phân kiềm.
Thay vì địa táng hay hoả táng, con người có thể chọn yên nghỉ bằng thủy phân kiềm, hay còn gọi là thiêu xác bằng nước - cách thức mai táng thân thiện hơn với môi trường.
Sinh ra và lớn lên ở vùng South Lake Long, Robert J Klink gắn bó với sông nước cả cuộc đời. Câu cá, săn vịt trời, sau đó chế biến tại chỗ là đam mê của ông. Klink cùng người vợ thứ hai, Judi Olmsted, cũng sở hữu hai tàu du lịch nhỏ trên sông Saint Croix.
Robert J Klink.
(Ảnh: BBC).
Không lâu trước khi ông Klink qua đời vì ung thư ruột kết và ung thư gan, bà Olmsted đã tìm đến Trung tâm Bradshaw chia sẻ nguyện vọng muốn được hoả táng của chồng. Tuy nhiên, bà vô cùng ngạc nhiên khi các nhân viên Bradshaw đưa thêm một giải pháp khác: thay vì thiêu bằng lửa thông thường, tử thi sẽ được “thiêu” bằng nước.
Đây là “hình thức nhẹ nhàng, thân thiện với môi trường, phát triển trên hình thức hoả táng”, trong đó dung dịch kiềm cùng kali hydroxit được sử dụng để phân huỷ mô, cuối cùng chỉ để lại phần xương người chết.
Trung tâm tang lễ Bradshaw là một trong số 14 nơi cung cấp dịch vụ thuỷ táng ở Mỹ với giá ngang hỏa táng, đang thu hút lượng khách hàng ngoài mong đợi. Các nhân viên tại đây cho biết có tới 80% khách hàng không muốn địa táng đều chọn thuỷ táng.
“Khách hàng chọn dịch vụ này vì nó thân thiện với môi trường. Ngoài ra, việc lựa chọn còn liên quan tới yếu tố cảm xúc. Nhiều người cho rằng nước sẽ nhẹ nhàng hơn lửa”, Anne Christ, giám đốc bộ phận dịch vụ của Bradshaw, lý giải. "Ban đầu tôi chưa hiểu, sau khi suy nghĩ, tôi nhận thấy đây có lẽ là cách tốt nhất", bà Olmsted nói, nhắc tới tình yêu sông nước của chồng.
Bình đựng di cốt Robert J Klint nằm bên tấm ảnh chân dung cùng lẵng hoa viếng.
(Ảnh: BBC).
Cỗ máy thuỷ táng giá 750.000 USD được lắp đặt cách đây 5 năm tại tầng hầm Trung tâm Bradshaw ở bang Minnesota, Mỹ. “Đây là cơ sở thủy táng đầu tiên tại Minnesota và một trong những nơi đầu tiên ở Mỹ. Trung tâm thường xuyên đón các đoàn tham quan từ bệnh viện hay nhà thờ”, Jason Bradshaw, quản lý trung tâm, nói.
Phòng quan sát hình tròn, bên trong phát ra tiếng róc rách lạ tai từ thác nước nhân tạo nhỏ ở một góc tường, cách cỗ máy một lớp kính lắp từ trần nhà xuống sàn cùng vài lớp cửa trượt. Cỗ máy có biệt danh “máy tiêu hoá mô” là khối thép hình chữ nhật, có nắp tròn tương tự nắp tàu ngầm mở vào khoang bêntrong.
Cỗ máy thủy táng.
VIDEO
New bill could legalize liquid cremation in Texas
Chemical Cremations Could Become An Option For Funerals In Indiana
https://youtube.com/embed/AaXrIgJwjgc?rel=0
Cùng đồng nghiệp David Haroldsen, Bradshaw đeo găng phẫu thuật đẩy băng ca đặt xác vào phòng thủy táng. Nắp khoang bật mở, cả hai nâng băng ca ngang tầm khoang và đẩy trượt thi thể được phủ vải đen vào trong.
Màn hình máy tính cạnh cỗ máy hiển thị bốn nút gồm mở khoá, kiểm tra, vận hành và khóa. Bradshaw đóng nắp khoang, nhấn nút khóa, kéo theo tiếng rít của không khí vang lên khắp phòng. Sau đó ông chọn chế độ vận hành, hai tiếng bíp vang lên trước khi nước bắt đầu nạp vào khoang chứa.
Bradshaw, chuyên gia lĩnh vực sinh học và hoá học, cho biết cỗ máy sẽ tính toán trọng lượng thi thể, sau đó xác định lượng nước và kali hydroxit cần thiết. Dung dịch kiềm có độ pH 14, được đun nóng tới 152 độ C nhưng không sôi trong điều kiện nén.
“Thuỷ phân kiềm là quy trình tự nhiên xảy ra với thi thể một người được chôn cất. Ở đây chúng tôi tạo ra các điều kiện để quá trình này diễn ra nhanh hơn nhiều lần”, Bradshaw giải thích.
Cỗ máy là khối thép hình chữ nhật, có nắp tròn trước khoang xử lý.
(Ảnh: BBC).
Sau 90 phút phân rã mô, quy trình súc rửa được tiến hành với thời gian tương tự. Sau 3-4 giờ, trên cáng kim loại chỉ còn xương và các vật dụng nhân tạo được cấy vào thi thể người chết trước đó. Hông hay khớp gối kim loại cũng còn nguyên vẹn.
Dung dịch kiềm sau khi phân huỷ thi thể sẽ được đưa vào bồn chứa riêng, ngoài tầm nhìn người quan sát. “Dung dịch có màu như trà hoặc bia, hầu như trong suốt. Nó có mùi gần giống xà phòng, không khó chịu nhưng rõ ràng là khác biệt”, Bradshaw giải thích.
Độ pH của dung dịch sẽ được kiểm tra và điều chỉnh nếu cần thiết, trước khi đưa vào hệ thống cống thải. Đây là hỗn hợp vô trùng gồm amino axit, peptide và không chứa ADN người.
Xương cốt được tán mịn thành bột trắng trong thiết bị Cremulator.
A liquid cremation machine
https://youtube.com/embed/PSIwy8ISyIw?rel=0
Phần xương cốt của người chết sau khi thủy phân được sấy khô trong khoang đặc biệt, sau đó tán thành bột trắng mịn bằng thiết bị có tên Cremulator.
Đến nay, máy thuỷ táng tại Trung tâm Bradshaw đã xử lý hơn 1.100 thi thể và hoạt động hầu như mỗi ngày. Bradshaw cho biết thỉnh thoảng thân nhân người đã khuất bày tỏ mong muốn chứng kiến hoặc tham gia vận hành cỗ máy cùng nhân viên trung tâm. “Có những những gia đình muốn giúp đưa thi thể vào trong máy hoặc nhấn nút vận hành. Họ cho biết đây là điều cuối cùng có thể làm được cho người thân”, Bradshaw nói. “Tôi đã từng ở đây cùng ba người con, họ đứng cạnh máy và cùng nhau nhấn nút vận hành. Nó làm tôi liên tưởng tới khoảnh khắc chia ly”.
Các bước trong quá trình thủy táng.
(Đồ họa: BBC).
Di sản của người chết
Ước tính mỗi ngày có khoảng 150.000 người khắp thế giới tử vong. Con số này dự kiến tăng trong bối cảnh dân số không ngừng bùng nổ.
Tại một số quốc gia, đất chôn dành cho người chết đang dần cạn kiệt. Thống kê cho thấy trong 20 năm tới, hơn một nửa nghĩa trang tại Anh không còn sức chứa.
Tại nhiều khu vực ở thủ đô London, giới chức đã ngừng cung cấp dịch vụ chôn cất. Các giải pháp được đưa ra gồm tái sử dụng huyệt mộ bằng cách đưa hài cốt sẵn có xuống sâu hơn và đặt quan tài mới lên trên. Theo BBC, cả địa táng và hoả táng đều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.
Dự kiến trong 20 năm tới, hơn một nửa nghĩa trang tại Anh sẽ không còn sức chứa.
(Ảnh: BBC)
Thấp thoáng mộ ai xếp từng hàng
Tôi về tìm tôi chốn nghĩa trang
Mộ bia ghi dấu nào đâu thấy
Chỉ thấy nhân gian quá bẽ bàng
Tôi thắp cho mình một nén nhang
Lạy tạ cao xanh tấm lòng vàng
Lạy tạ mẹ cha ơn sinh dưỡng
Lạy tạ anh em phúc mãn đường
Chôn cất là hoạt động khiến con người tiếp tục bào mòn tài nguyên của mẹ Trái Đất lần cuối trong đời, từ gỗ, kim loại cho quan tài, vải liệm tới khối đá khắc bia mộ.. Các nhà hoạt động tại Mỹ cho hay mỗi năm nước này tiêu tốn khoảng 1,6 triệu tấn bê tông cùng 14.000 tấn thép để xây mộ.
Tương tự, lò thiêu cần tạo nhiệt lượng khổng lồ, tương đương lượng để sưởi ấm một ngôi nhà trong suốt một tuần mùa đông, để thiêu huỷ một xác chết. Lượng CO2 thải ra môi trường khi đó ước tính 320kg. Nếu không có biện pháp thay thế, các chất độc hại khác sẽ rò rỉ ra môi trường, đặc biệt là thuỷ ngân từ các lỗ trám răng, loại hoá chất thường quay về Trái Đất qua nước mưa và tích luỹ trong chuỗi thức ăn trong nước.
So với hai phương pháp truyền thống này, thuỷ táng tiên tiến hơn xét trên góc độ môi trường, theo Elisabeth Keijzer, chuyên gia của Tổ chức Nghiên cứu Ứng dụng Hà Lan. Nghiên cứu của Keijzer đã đưa ra những dẫn chứng ấn tượng về công nghệ “xanh” của phương pháp thuỷ táng.
Jason Bradshaw đứng cạnh một cỗ quan tài tại Trung tâm Bradshaw
(Ảnh: BBC)
Trong hai báo cáo công bố năm 2011 và 2014, bà Keijzer chia địa táng, hoả táng, thuỷ táng thành hàng chục bước nhỏ để đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn như lỗ thủng tầng ozone, ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu.
Ở 17 trong tổng số hạng mục được so sánh, thuỷ táng đem lại hiệu quả tốt nhất, trong khi hoả táng dẫn đầu mức nguy hiểm. Tuy nhiên, xét ảnh hưởng môi trường tổng thể, địa táng là hình thức nguy hại nhất.
Kết quả nghiên cứu cũng tiết lộ, thuỷ táng giúp giảm lượng khí CO2 xuống 7 lần so với hoả táng. Chi phí bù đắp thiệt hại môi trường của hình thức này cũng thấp nhất với 2,88 USD/thi thể. Đối với hoả táng và địa táng, con số lần lượt là 71 USD và 54 USD.
Lựa chọn cuối cùng
Ý tưởng về máy thuỷ táng bắt nguồn từ đại dịch lở mồm long móng ở Anh năm 2001. Chứng kiến cảnh gia súc bị thiêu huỷ trên các cánh đồng tiềm ẩn nguy cơ dịch lan rộng hơn, nhà hoá sinh học Sandy Sullivan đã dành 5 năm vận động hành lang để Liên minh châu Âu (EU) cho phép thực hiện quy trình vô trùng xác vật nuôi nhiễm bệnh trong máy tiêu huỷ bằng thuỷ phân kiềm do công ty WR2 sản xuất.
Hai năm sau, phương pháp này được ứng dụng trong mai táng con người, khi Dean Fisher, giám đốc giải phẫu tại Trung tâm y tế Mayo, bang Minnesota, Mỹ, nảy ra ý tưởng dùng thuỷ phân kiềm để xử lý tử thi tại bệnh viện.
Dù ấn tượng với quy trình này, Fisher cảm thấy việc đưa thi thể từ trên nắp khoang theo chiều thẳng đứng như cỗ máy tiêu hủy gia súc là không phù hợp. Cỗ máy sau đó được điều chỉnh theo hướng nằm ngang, được lắp khay để chứa phần xương và các bộ phận nhân tạo khác sau quy trình thủy phân.
Phiên bản đầu tiên này tiếp tục được điều chỉnh để hoàn thiện thành mẫu đặt tại Trung tâm Bradshaw ngày nay. Nhận ra tính thương mại của cỗ máy này, Sullivan cùng một cựu giám đốc điều hành WR2 là Joe Wilson thành lập công ty Resomation Ltd và Bio-Response Solutions, dẫn đầu trong lĩnh vực chế tạo máy thuỷ tang.
Thuỷ táng bắt nguồn từ ý tưởng thiêu huỷ xác động vật dịch trong môi trường vô trùng.
(Ảnh: BBC).
Thách thức
Cả hai công ty đều đối mặt nhiều thách thức khi giới thiệu quy trình mai táng mới mẻ tới công chúng. “Đây là một thị trường bảo thủ. Khi đưa ra ý tưởng mới, bạn không dễ dàng được chấp nhận”, Sullivan nói, so sánh khó khăn này tương tự những người tiên phong hoả táng cuối thế kỷ 19 vấp phải.
Nhà hoá sinh học Sullivan bên cỗ máy thuỷ táng của mình.
(Ảnh: Alamy)
Trái với sự chậm chạp trong quy trình luật hóa tại Anh, khu vực Bắc Mỹ dễ dàng chấp nhận hình thức thuỷ táng hơn. Nghi thức an táng này đã được phê chuẩn tại ba tỉnh của Canada, 14 bang tại Mỹ, 5 bang khác đang thúc đẩy tiến trình luật hóa.
Dù vậy, thuỷ táng vẫn tiếp tục đối mặt với phản ứng từ cộng đồng tôn giáo. "Tiêu huỷ thi thể trong hoá chất sau đó coi dung dịch này như chất thải không phải là cách thể hiện sự tôn trọng một người đã khuất", trích thư Hội đồng Giám mục gửi các nhà lập pháp bang Ohio, Mỹ, năm 2012. Tương tự, Hội đồng Giám mục bang California cũng cho rằng, cơ thể con người “với linh hồn vĩnh cửu, xứng đáng được tôn trọng”.
Theo BBC, trên thực tế cách thức xử lý với dung dịch sau thuỷ táng là vấn đề khiến nhiều người lo ngại. “Có ý kiến cho rằng chúng ta đang đối xử với người thân như một loại rác thải. Điều này dường như rất bất kính và không phù hợp”, Philip Olson, nhà khoa học đại học Virginia Tech, nói. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng các phương thức an táng truyền thống như địa táng, hoả táng hay ướp xác thực ra cũng tạo ra các loại “rác”. “Nếu quan sát quy trình ướp xác, bạn sẽ thấy máu và nội tạng được rút ra khỏi cơ thể cũng chính là rác thải. Nhưng khác với thuỷ phân, chúng lại chứa ADN người”, ông nói.
Trong cộng đồng tôn giáo, nữ tu sĩ Renee Mirkes cũng đưa ra quan điểm tương tự. “Sự phản đối với thuỷ táng chủ yếu nhắm vào phần dung dịch còn lại được đưa ra hệ thống nước thải. Song điều tương tự cũng xuất hiện qua rò rỉ vào đất sau địa táng hoặc hoả táng do mưa”, bà Mirkes viết trong Tập san Đạo đức sinh học quốc gia Mỹ năm 2008.
Thuỷ táng bị cộng đồng tôn giáo phản đối do cách xử lý với dung dịch sau quy trình phân huỷ mô như “rác thải”.
(Ảnh: BBC).
Bà Mirkes cũng nhấn mạnh hoả táng ban đầu cũng bị các nhà thờ phản đối vì cho rằng hỏa táng là hình thức hủy diệt bàn thờ của Chúa, và xem đó là một tội trọng. Tuy nhiên cho tới năm 1963, khi Giáo hoàng Paul VI khẳng định những người theo đạo có thể tự do chọn lựa hình thức mai táng phù hợp với mình.
Nói về thuỷ táng, Barbara Kemmis, giám đốc điều hành Hiệp hội Hoả táng Bắc Mỹ (CAN), nhớ mãi cuộc thảo luận về chủ đề này với hai đại biểu khác tại một hội thảo được tổ chức gần đây ở Nashville. “Một người tỏ vẻ ghê tởm và thậm chí không muốn nhắc đến trong khi người còn lại so sánh nghi thức mai táng này tương tự một liệu trình spa”, bà Kemmis kể. "Bản thân tôi chưa từng biết tới phương pháp này trước đây, nhưng tôi không thấy có vấn đề gì. Suy cho cùng, tất cả chỉ là sự chọn lựa", bà Kemmis nhận xét.
Theo VnExpress
4/. Phương pháp thiêu xác đông lạnh.
Thi thể được phun nitơ lỏng và làm lạnh đến gần -200 độ C
Thiêu xác đông lạnh (cryomation), một phương pháp mang tính cách mạng và thân thiện với môi trường thay thế địa táng hoặc hỏa táng, sắp trở thành lựa chọn sẵn có ở nhiều nhà tang lễ trên khắp nước Anh, bất chấp nhiều ý kiến chỉ trích, Long Room hôm nay đưa tin. Kế hoạch xây dựng "lò hỏa táng xanh" đầu tiên trên thế giới ở cạnh một sân golf tại Edenbridge, đi kèm nhà thờ và quán cà phê đang được Hội đồng quận Sevenoaks ở hạt Kent cân nhắc.
Ủy ban Luật pháp, cơ quan chính phủ chuyên cải cách pháp chế, đang soạn thảo các quy định để về thiêu xác đông lạnh lần đầu tiên do đất dành cho phương pháp chôn cất truyền thống ngày càng thu hẹp.
Quá trình thiêu xác đông lạnh hóa xương cốt thành bột giống như hỏa táng nhưng không tạo ra khí thải độc hại và chất gây ô nhiễm. Trong phương pháp này, thi thể được đặt trong một cỗ máy tự động phun nitơ lỏng tinh khiết và mất khoảng một tiếng để làm lạnh đến -192 độ C. Thi thể sau đó kết tinh và trở nên giòn, cho phép cán thành bột nhỏ.
Loại bột nhỏ này sau đó được làm lạnh khô để loại bỏ hơi ẩm và lọc để loại bỏ mọi bộ phận cấy ghép y tế như xương hông thay thế hoặc hoặc trám răng. Kết quả là một khối bột nhỏ màu cà phê có thể chôn trong ống phân hủy sinh học.
Incinerator Replacement Technology, một công ty tiên phong trong lĩnh vực này ở Suffolk, đã nhận được hàng nghìn USD tiền tài trợ của chính phủ để phát triển mô hình thử nghiệm và đang hoàn thiện công nghệ. Công ty cho biết chi phí thiêu xác đông lạnh sẽ tương đương hỏa táng.
Tuy nhiên, Anthony Kilmister, giám đốc Hiệp hội Giáo phái Nhà thờ Anh, không ủng hộ phương pháp thiêu xác đông lạnh. "Phương pháp này giống như một cách kỳ cục để xử lý thi thể. Tôi hy vọng đề xuất sẽ không trở thành một thông lệ phổ biến. Cách đó rất thiếu tính trang trọng", Kilmister nói.
Phương Hoa
Vô Thường
(Impermanence)
Ôi cuộc đời... Oh life ...
Như mưa đổ... As rain...
Như gió thổi... As the wind blows ...
Như mây bay... As clouds …
Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!
***
Huy Thai gởi
|
|