Sơ nét tìm hiểu Kinh A Di Đà
經阿彌陀
Sukhāvatīvyūha Sūtra
(Shorter Sukhavativyuha Sutra)
***
Nội dung
1. Tổng quan về kinh A Di Đà.
1.1. Ý nghĩa tên gọi kinh A Di Đà.
Amida = Amitābha + Amitāyus
1.2. Nguồn gốc kinh A Di Đà.
1.3. Truyền thuyết về Phật A Di Đà.
1.4. Bố cục và nội dung kinh A Di Đà.
2. Những vấn đề chính trong kinh A Di Đà.
2.1. Vấn đề Tịnh độ.
1)Tịnh độ biểu tượng:
-Tịnh độ Di Đà - Tịnh độ Dược Sư - Tịnh độ Di Lặc.
2)Tịnh độ hiện thực:
- Tịnh độ Nhân gian - Tịnh độ Thiên quốc
- Tịnh độ Phật quốc - Tịnh độ Tự tâm
=> Đối chiếu với quan điểm Phật giáo Nguyên thủy
2.2. Vấn đề Niệm Phật.
1) Niệm Phật.
- Niệm Phật Định(= Niệm Phật Tam Muội)
- Niệm Phật Tuệ (= Niệm Phật Ba-la-mật)
=> Đối chiếu với quan điểm Phật giáo Nguyên thủy
2) Ý nghĩa danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”.
2.3. Vấn đề giáo lý Tín-Nguyện-Hạnh.
1) Tín – Nguyện – Hạnh với tịnh độ biểu tượng (tín ngưỡng).
2) Tín – Nguyện – Hạnh với tịnh độ hiện thực (triết lý).
2.4. Vấn đề tha lực và tự lực.
2.5. Vấn đề Vãng sanh – Siêu sanh.
1)Vãng sanh (=> Đới nghiệp vãng sanh) 2) Siêu sanh
Bài đọc thêm.
1. Tứ chủng Tịnh độ.
2. Tự lực và Tha lực.
3. “Tha lực” và tôn giáo.
NBS: Minh Tâm 7/2020
1. Tổng quan về kinh A Di Đà.
1.1. Ý nghĩa tên gọi kinh A Di Đà.
Shorter Sukhāvatīvyūha Sūtra- Wikipedia
Kinh A Di Đà – Wikipedia tiếng Việt
Kinh A Di Đà(經阿彌陀; S: Amitābha Sūtra, Sukhāvatīvyūha Sūtra; E: Amitabha Sutra, Shorter Sukhavativyuha Sutra), là một trong ba bộ kinh quan trọng nhất của Tịnh Độ tông, lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Đó là:
1/. Kinh A Di Đà miêu tả thế giới Cực lạc đẹp đẽ trang nghiêm có đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp [Tiểu phẩm Sukhāvatīvyūha: The Smaller (Shorter) Sukhāvatīvyūha Sūtra, or the Amitabha Sutra]. Kinh này được viết dưới dạng Phật thuyết cho ngài A Nan ở Kỳ Viên, thành Xá vệ.
2/. Kinh Vô Lượng Thọ 經無量壽 nói về tiền thân đức Phật A Di Đà khi còn là Pháp Tạng Tỳ kheo đã phát nguyện 48 lời nguyện để cứu độ chúng sanh [Đại phẩm Sukhāvatīvyūha: The Larger (Longer) Sukhāvatīvyūha Sūtra, or the Infinite Life Sutra]. Kinh được viết dưới dạng thảo luận giữa đức Phật và Xá Lợi Phất cùng những chư tăng khác ở Kỳ Viên tịnh xá (Jetavana). Kinh còn mô tả phước báu của Phật A Di Đà và mô tả nước cực lạc.
3/. Kinh Quán Vô Lượng Thọ 經觀無量壽nói rõ phép quán tưởng niệm Phật [The Amitāyurdhyāna Sūtra]
Bản kinh A Di Đà thuộc dạng kinh tự giảng nói (vô vấn tự thuyết) có 3 bản dịch:
+ Bản dịch của Cưu-ma-la-thập cuối đời Tần (Ch'in) vào năm 402.
+ Bản dịch của Gunabhadra năm 455.
+ Bản dịch của Tăng Sáng năm 650.
Từ A Di Đà trong Phạn ngữ (Sanskrit) là Amida có nghĩa là Vô lượng, hàm ý nghĩa là: Amida = Amitābha + Amitāyusnhư sau:
+ Amitābhacó nghĩa là "Vô lượng quang" - "ánh sáng vô lượng", hàm ý chân lý Duyên khởi được chứng ngộ bởi đức Phật, có chân giá trị vượt mọi không gian. Vô lượng quang còn được gọi là Pháp thân (S: Dharma-kāya).
+ Amitāyuscó nghĩa là "Vô lượng thọ" - "thọ mệnh vô lượng", hàm ý chân lý chứng ngộ của đức Phật, có chân giá trị vượt mọi thời gian. Vô lượng thọ còn được gọi là Báo thân (S: Sambhoga-kāya) hay Giải thoát thân (S: Vimukti-skandha).
Như thế, kinh A Di Đà hàm ý là bộ kinh dùng chuyển tải chân lý khách quan Duyên khởi với giá trị vượt mọi không gian và thời gian.
1.2. Nguồn gốc kinh A Di Đà.
Tranh lụa Thangkamô tả Thế giới Cực lạc
[ Bảo tàng Nghệ thuật San Antonio ]
Theo “Các tông phái đạo Phật”, bản dịch của Tuệ Sỹ, Tu thư Đại học Vạn Hạnh 1973, tr.329, có viết:
“Kinh A Di Đà là một bản toát yếu của Kinh Vô Lượng Thọ. Còn tập kinh Quán Vô Lượng Thọ (The Amitāyurdhyāna Sūtra) cho ta biết nguyên lai của giáo lý Tịnh Độ được xem là do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết về việc A Xà Thế (阿闍世; P: Ajātasattu; S: Ajātaśatru), Thái tử thành Vương Xá (城王舍; P: Rājagaha; S: Rājagṛha), nước Ma Kiệt Đà (摩揭陀; P;S: Magādha) nổi loạn chống lại vua cha là Tần Bà Sa La (頻毘娑羅; P;S: Bimbisāra) và hạ ngục nhà vua này; hoàng hậu Vi Đề Hi (韋提希; P;S: Vedehi) cũng bị giam vào một nơi. Sau đó, hoàng hậu cầu thỉnh đức Phật chỉ cho bà một chỗ tốt đẹp hơn, nơi không có những tai biến xảy ra như vậy.
Đức Phật liền hiện thân trước mặt bà và thị hiện cho thấy tất cả các Phật độ, và bà chọn quốc độ của Phật A Di Đà coi như tối hảo, Phật bèn dạy bà cách tụng niệm về quốc độ này để sau cùng được thác sinh vào đó. Ngài dạy bà bằng giáo pháp riêng của Ngài và đồng thời giảng giáo pháp của Phật A Di Đà.
Cả hai giáo pháp cuối cùng cũng chỉ là một, điều này ta có thể thấy rõ theo những lời Ngài dạy Tôn giả A Nan ở đoạn cuối của các bài pháp: "Này A Nan, hãy ghi nhớ bài thuyết pháp này và lặp lại cho đại chúng ở Kỳ Xà Quật nghe. Thuyết giáo này, ta gọi đấy là Kinh A Di Đà".
Quan điểm đó của kinh Quán Vô Lượng Thọ như muốn nói lên giáo lý A Di Đà cùng nguồn gốc với giáo lý Nguyên thủy, đều do đức Phật Thích Ca thuyết.”
Tuy nhiên, trong kinh tạng Nguyên thủy không đề cập đến các chi tiết nói trên, có lẽ vì kinh tạng Nguyên thủy ít quan tâm đến yếu tố tha lực. Đến thời kỳ đầu của Phật giáo Phát triển, ngài Long Thụ (龍樹; S: Nāgārjuna) được cho là đã đưa lý thuyết Phật cứu độ vào trong lý luận của mình, trở thành tiền đề cho tư tưởng Phật lực về sau.
Cũng theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, tịnh độ hay còn gọi là Thế giới Cực lạc (極樂世界; S: Sukhāvatī; E: the Western Paradise, refers to the western pure land of Amitābha) được xem là nơi có hạnh phúc mà không có khổ đau. Thế giới này do đức Phật A Di Đà giáo hóa. Có thể nói Thế giới Cực lạc là một khái niệm cận với Niết-bàn (涅槃; P: Nibbāna; S: Nirvāṇa), vì Niết-bàn có nghĩa là dập tắt mọi phiền não khổ đau. Trong ý nghĩa hẹp hơn thì đó là một thế giới hiện thực ở phương Tây, khác với thế giới Ta-bà mà con người đang sống đầy đau khổ này, mà kinh A Di Đà gọi là "ngũ trược ác thế".
1.3. Truyền thuyết về Phật A Di Đà.
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích, Bắc Ninh - Bảo vật Quốc gia.
Theo kinh Vô Lượng Thọ thì đức Phật A Di Đà từng là một nhà vua. Sau khi ngộ đạo, ngài phát tâm xuất gia và trở thành vị Tỳ-kheo tên là Pháp Tạng (Dharmākara) (*). Ngài quyết tâm tu hành thành Phật và phát nguyện độ hết chúng sanh trong cõi Cực lạc của mình. Ngài lập 48 lời nguyện giúp chúng sanh giải thoát, trong đó có những nguyện quan trọng sau:
- Nguyện thứ 18: "Ví con được thành Phật, mười phương chúng sanh muốn sanh về cõi nước con mà chí tâm tin mến niệm từ một niệm cho đến mười niệm, nếu không được sinh thì con không thành bậc Chánh giác. Chỉ trừ những kẻ tạo tội ngũ nghịch, hủy báng chánh pháp".
- Nguyện thứ 19: "Ví con được thành Phật, mười phương chúng sanh phát Bồ-đề tâm, tu các công đức, dốc lòng phát nguyện muốn sanh về cõi nước con, đến lúc mạng chung, ví con chẳng cùng đại chúng vây quanh hiện thân trước người đó, thì con không thành bậc Chánh giác".
- Nguyện thứ 20: "Ví con được thành Phật, chúng sanh khắp mười phương nghe danh hiệu con, nhớ nghĩ quốc độ con, vun trồng các công đức, rồi dốc lòng hồi hướng muốn sanh về cõi nước con, nếu không được toại nguyện thì con không thành bậc Chánh giác".
(trích kinh Vô Lượng Thọ, Thành hội Phật giáo TP. HCM ấn hành, 1992)
Qua nội dung 48 lời nguyện cho thấy con đường tu tập Tịnh Độ dựa vào nguyện lực của đức Phật A Di Đà (tha lực) và nhất tâm niệm Phật (tự lực), được cho là con đường tu dễ nhất, và đó có lẽ là lý do tại sao Tịnh Độ tông được truyền bá rộng rãi.
---------------
(*)Chú thích: Có ý kiến cho rằng khi lập 48 lời nguyện trên tinh thần Từ bi, Tỳ-kheo Pháp Tạng hãy còn là một phàm tăng. Điều này khác với vị Tỳ-kheo sau khi đã chứng ngộ thánh quả từ chân lý khách quan Duyên khởi. Cho nên chỉ những lời nguyện nào tương thích với quy luật khách quan Nhân-Duyên-Quả thì mới đạt giá trị chân thật.
1.4. Bố cục và nội dung kinh A Di Đà.
Trích dẫn từ quyển “Tư tưởng kinh A Di Đà” của HT. Thích Chơn Thiện.
Duyên khởi kinh A Di Đà
1) Cảnh giới A Di Đà– Đoạn 1, 2, 3, 4, 5.
- Đoạn 1:
Giới thiệu tổng quát về cõi nước Cực Lạc của Phật A-di-đà:
+ Ở nước Cực Lạc không có mặt tất cả các thứ khổ đau, chỉ thuần cảm nhận hạnh phúc giải thoát.
+ Ở nước Cực Lạc xứ sở gồm toàn bảy thứ báu làm bằng bốn vật liệu quý (vàng, bạc, lưu ly, pha lê) bao quanh khắp nơi.
- Đoạn 2:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Tại nước Cực Lạc có ao bảy báu với nước tám công đức (sạch sẽ, mát mẻ, ngon ngọt, êm ả, nhẹ nhàng, gội thuần, yên lành, trừ đói khát và phát sinh thiện tâm); với lòng cát vàng (bằng vàng); chung quanh là những lâu đài và đường đi bằng phẳng bằng tứ bảo (vàng, bạc, lưu ly, pha lê); với hoa sen chiếu các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng có hương thơm vị diệu..
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Nước Cực Lạc là nơi đoạn diệt khổ, nên chúng sinh đã và đang tiếp tục chứng đắc Thất Giác chi (tượng trưng bẳng bảy báu: niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, kinh an, định, xả) và tám cảnh giới thiền định (Tứ thiền sắc giới và Tứ thiền vô sắc). Tại đó, chúng sinh đã chứng tâm giải thoát hoàn toàn (biểu tượng bằng hương thơm sen vi diệu) và đang tiến dần đến trí tuệ giải thoát tối thượng (biểu tượng bằng hào quang chiếu sáng từ hoa sen).
- Đoạn 3:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Giới thiệu hai điểm chính:
- Đất bằng vàng ròng, có thiên hoa và thiên nhạc.
- Chúng sinh dùng túi vải hứng thiên hoa cúng dường chư Phật, trở về bổn độ, độ trai và kinh hành.
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
- Đất bằng vàng ròng là chỉ thanh tịnh, không cấu uế, gọi là Tịnh Thổ hay Tịnh Độ. Đất tịnh là ý nghĩa tâm tịnh, đã đoạn trừ các lậu hoặc.
- Thiên nhạc và thiên hoa: khi tâm thanh tịnh thì hiện an vui giải thoát; lòng đẹp như thiên hoa và vui như thiên nhạc.
- Dâng hoa cúng dường chư Phật là ý nghĩa mong cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vừa nói lên chúng sinh ở đó không thụ hưởng, chỉ hành lợi tha.
- Cúng xong thì dùng cơm và đi kinh hành: sinh hoạt như chúng Tăng ở đời. Sinh hoạt của dân nước Cực Lạc biểu hiện như sinh hoạt của một Tăng đoàn lý tưởng.
- Đoạn 4:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Nước Cực Lạc có nhiều loài chim đủ sắc màu tuyệt đẹp ngày đêm hót lên những tiếng hót thanh thoát, nói lên các lời pháp thuyết giảng về Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát thánh đạo, nghĩa là thuyết giảng Đạo đế của Tứ thánh đế. Tiếng hót đã đánh thức chúng sinh nước Cực Lạc hướng niệm về giác ngộ tối thượng (niệm Phật), về ly tham ái, ly chấp thủ (niệm Pháp) và về phạm hạnh (niệm Tăng).
Các loài chim ấy là do thần thông của Phật A-di-đà hóa thiện, chứ không phải do nghiệp lực sinh, bởi ở đó đã thoát ly nghiệp địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh.
Cực Lạc còn có gió chạm vào các cánh cây báu gây nên những pháp âm đánh thức, nhắc nhỏ chúng sinh ở đó hướng niệm Tam Bảo.
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Cảnh giới Cực Lạc là cảnh giới của những tâm thức thanh tịnh và giải thoát nên những tiếng chim hót ở đó phải là tiếng lòng giải thoát. Đó là tiếng vọng của tâm thức đã, đang và sắp chứng đắc thuần thục Ngũ căn với Ngũ lực (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ), Thất Giác chi (Niệm, Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả) và Bát Thánh đạo (Chánh kiến,... Chánh định).
- Thực ra, Tứ chánh cần (= tinh tấn) chỉ là phần tấn căn, tấn lực, tấn giác chi và chánh tinh tấn có trong Ngũ căn, Ngũ lực, Chánh niệm và Niệm giác chi...; tất cả các pháp lành trên là tiêu biểu cho Đạo đế và đang hướng đến Phật trí.
- Khi hành giả có đinh và tuệ thì sẽ thấy và nghe tiếng Pháp vô ngã khắp mọi nơi. Bấy giờ chim, mây, hoa, lá, núi, sông v.v...đều nói pháp. Cũng vậy, ở nước Cực Lạc, quê hương của trí tuệ, gió chim đều tuyên giảng Đạo đế. Đó là ý nghĩa mà kinh A-di-đà dạy: các loài chim kia không phải do nghiệp lực sinh, mà do đức Phật A-di-đà hóa hiện.
- Thực tại A-di-đà thường xuyên thuyết Chánh pháp nên chúng sinh ở đó có điều kiện để tăng trưởng trí tuệ, tăng trưởng khả năng ly dục và thành tựu rốt ráo phạm hạnh (niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng).
- Đoạn 5:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Đoạn kinh này cắt nghĩa vì sao có danh hiệu A-di-đà. Do vì:
- Đức Phật ấy có hào quang vô lượng chiếu khắp mười phương mà không bị ngăn ngại.
- Đức Phật và nhân dân nước ấy sống lâu không thể nghĩ bàn.
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
- Hào quang chiếu khắp mười phương thế giới do thần lực của Thế Tôn mới có thể có. Đức Thế Tôn nào cũng có hào quang vô lượng ấy cả; đó là kết quả của trí tuệ giải thoát tối thượng. Vì vậy không thể vì có hào quang vô lượng mà được gọi là A-di-đà, hiểu như một Đức Phật lịch sử, trừ ra A-di-đà được hiểu là tự tánh giác ngộ của mỗi chúng sinh.
- Cõi vô sinh nào cũng có thọ mạng vô lượng cả, thọ mạng vô lượng là chỉ thực tướng vô tướng.
- Tại đây, A-di-đà đúng là tự tánh thanh tịnh tâm.
2) Hàng đệ tử được đức A Di Đà giáo hóa – Đoạn 6
- Đoạn 6:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Phật A-di-đà có vô lượng vô biên đệ tử A-la-hán, vô lượng vô biên đệ tử Bồ-tát. Đó là công đức trang nghiêm của cõi ấy.
Các chúng sinh được sinh về cõi nước ấy đều là các bậc Bất thối (A-bệ-bạc-trí A-na-hàm), bậc Vô sinh, trong số ấy rất nhiều là bậc Nhất sinh bổ xứ.
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Nếu A-di-đà là tự tánh như trên đã bàn, là biểu tượng của Giới đức, Định đức và Tuệ đức, chúng sinh đến các quả vị A-na-hàm, A-la-hán và Phật bổ xứ. Nếu chúng sinh có vô lượng vô biên, thì các quả vị Thánh kia cũng vô lượng vô biên do Đức A-di-đà giáo hóa.
3) Kết quả tu tập do đức A Di Đà giáo hóa– Đoạn 7
-Đoạn 7:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Chúng sinh nào nghe nói vậy về cõi nước A-di-đà thì nên phát nguyện cầu sinh về đó, bởi vì sẽ hạnh phúc sống chung với các bậc Thánh giải thoát.
Nhưng nếu trồng ít căn lành, ít thiện duyên thì không thể sinh về đó được. Cần trì niệm danh hiệu A-di-đà từ một ngày cho đến bảy ngày mà được kết quả bất loạn.
Đây hẳn là hàng căn cơ có định, tuệ cao khi chết có Phật A-di-đà và Thánh chúng xuất hiện trước mắt, tâm giữ chánh niệm, chánh kiến (bất điên đảo) và liền được sinh về Cực Lạc. Thế Tôn dạy phát nguyện cầu sinh về Cực Lạc là vì lợi ích này theo ý nghĩa này.
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Đoạn kinh trên xác đinh ý nghĩa thật là cụ thể: Thế Tôn dạy chúng sinh nên cầu nguyện sinh về nước Cực Lạc nhưng không phải là lời cầu nguyện suông, mà là cầu nguyện cụ thể bằng hành động tu tập thiền định (ý nghĩa niệm danh hiệu A-di-đà là ý nghĩa hướng tâm vào Giới, Định và Tuệ) cho đến mức độ trong bảy ngày tu tập có thể vào đại định (từ Tứ thiền sắc định cho đến Diệt thọ tưởng định). Cho đến mức độ này thì quyết định được vãng sinh. Tại đây, chúng ta không nên mơ màng chờ đợi một phép lạ của tha lực nào cứu độ ngoài “con đường”.
Điều kiện vãng sinh Cực Lạc này giống kết quả tu tập Tứ niệm xứ hay Đại niệm xứ của Nikàya và A-hàm (Xem Phật học khái luận, cùng soạn giả)
Công phu trì niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà hẳn là công phu tu tập thiền định (đặc biệt thích hợp với hàng tín căn)
4) Sự thật giải thoát của Giới Định Tuệ– Đoạn 8, 9, 10
-Đoạn 8:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
- Phật Thích Ca dạy: “ Như nay Thế Tôn tán dương lợi ích không thể nghĩ được của Phật A-di-đà”, thì mười phương chu Phật cũng đang tán thán, đang phóng đại quang minh chuyển âm thanh đến đây, nói lên lới chân thật rằng: “Các chúng sinh nên tin tưởng vào bản kinh tán dương các sự không thể nghĩ bàn và được chư Phật giữ gìn ấy”.
- Phật Thích Ca dạy Tôn giả Xá-lợi-phất “ Ý Tôn giả nghĩ sao? Vì sao gọi là kinh được chư Phật giữ gìn? Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào nghe kinh ấy, ghi nhớ và nắm được ý kinh, cùng nghe danh hiệu chư Phật và giữ gìn, tất cả các người ấy sẽ đắc vị Bất thối chuyển đối với quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên, Tôn giả và chúng sinh nên tin lời Ta và lời chư Phật nói!
Này Xá-lợi-phất! Nếu có người đã, đang, sẽ và phát nguyện muốn sinh về cõi Cực Lạc thì người ấy sẽ đắc quả Bất thối chuyển đối với Vô thượng chánh đẳng chánh giác, người ấy đã, đang , sẽ sinh về nước Cực Lạc kia.”
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Phật Thích Ca và chư Thế Tôn trong mười phương thế giới đang cùng lúc tán thán công đức vô lượng của Phật A-di-đà là ý nghĩa của Thế Tôn tán thán con đường mà truyền thống chư Phật trong ba đời hằng thuyết giảng trong mỗi thời pháp, vì đó là con đường độc nhất đưa đến giải thoát sinh tử.
- Về tướng lưỡi rộng dài: Nikàya có ghi rõ đó là thần lực của Như Lai (thập lực Như Lai): mỗi lần như vậy Như Lai muốn truyền âm thanh đi xa như ý muốn, thì Như Lai phóng hào quang đi trước, âm thanh sẽ nương theo hào quang mà đến nơi Như Lai muốn. Ý nghĩa là thế, chứ không phải lưỡi hóa dài che phủ cả không gian.
- Các danh hiệu chư Phật của mười phương trong kinh A-di-đà đều là những biểu tượng của Giới, Đinh, Tuệ.
-Đoạn 9:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
- Thế Tôn dạy Tôn giả Xá-lợi-phất: “ Này Xá-lợi-phất, ý Tôn giả nghĩ sao? Vì sao gọi là kinh được chư Phật giữ gìn?”
- Thế Tôn lại dạy : “Nếu ai nghe kinh A-di-đà ghi nhớ và hiểu nghĩa và nghe danh hiệu chư Phật giữ gìn, sẽ đắc Bất thối chuyển. Vì vậy, Xá-lợi-phất và chúng sinh nên tin lời Ta và chư Phật nói.”
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Ý nghĩa chư Phật hộ niệm kinh A-di-đà là hộ niệm người học hiểu và ghi nhớ nghĩa lý kinh A-di-đà. Do hiểu nghĩa kinh dạy và nương tựa vào nỗ lực giải thoát của mình. Do tinh cần tu tập để phát triển Giới, Định, Tuệ. Đây chính là ý nghĩa cứu độ của Phật A-di-đà. Tha lực cứu độ chính là thành quả Giới, Định, Tuệ mà chư Phật hằng tuyên giảng.
Đúng như lời Tổ dạy trong Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu.
Sấu khẩu liên tâm tịnh Súc miệng lòng sạch luôn
Vẫn thủy bách hoa hương Miệng thơm mùi trăm hoa
Tam nghiệp hằng thanh tịnh Ba nghiệp thường trong sạch
Đồng Phật vãng Tây phương Cùng Phật sinh Tây phương
Nếu không tự tu cho thanh tịnh thân, khẩu, ý, thì lấy cái tâm nào để vãng sinh Tịnh Độ?
-Đoạn 10:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Thế Tôn dạy: “Này Xá-lợi-phất! Nếu có người đã, đang, sẽ phát tâm mong cầu về nước Cực Lạc, thì người ấy sẽ đắc quả Bất thối chuyển đối với Vô thượng chánh đẳng, chánh giác, người ấy và đã, đang, và sẽ sinh về nước Cực Lạc”.
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Như các đoạn trước đã nói, phát tâm mong cầu về Cực Lạc thì thực hành thiền định, hoặc trì niệm danh hiêu A-di-đà đến nhất tâm bất loạn. Hẳn là sẽ dẫn đến kết quả tất nhiên là A-na-hàm,
A-la-hán hay Nhất sinh sanh bổ xứ. Kết quả đó là sự bảo đảm vãng sinh về Cực Lạc. Thực sự, đây là ý nghĩa đi vào tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Thời gian tu tập để giải thoát thì phụ thuộc công phu Định, Tuệ của mỗi người.
5) Con dường giáo hóa của đức Phật A Di Đà– Đoạn 11
- Đoạn 11:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
- Thế Tôn dạy: “Như Ta nay đã đang xưng tán công đức bất khả tư nghị của chư Phật, thì chư Phật cũng đang xưng tán công đức bất khả rằng “Phật Thích-ca Mâu-ni có thể làm được việc thật khó làm, ở trong thời kỳ đủ năm thứ ô nhiếm mà có thể giác ngộ Vô thượng chánh đẳng chánh giác vì chúng sinh giảng nói diệu pháp khó tin”. Này Xá-lợi-phất! Nên biết trong giai đoạn này, đầy năm thứ ô nhiễm của cuộc đời Ta đã làm việc khó làm này, đã đắc Vô thượng giác và giới thiệu pháp giải thoát khó tin nhận.Quả là việc thậm khó!.
- Kết thúc kinh: chư Tăng, trời, người... hoan hỷ và phấn khởi vâng giữ các lời dạy của Thế Tôn. Tất cả đảnh lễ mà lui.
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Chúng sinh đời nay vốn trí tuệ yếu, lại đa tham, đa sân nên nhận rõ Vô ngã pháp là điều thậm khó, từ bỏ lòng tham ái và cố chấp là một điều thậm thâm khó nữa.
Việc khó như thế mà Đức Thích Tôn thực hiện: ra đời, xuất gia, thành đạo và thuyết giảng độ sinh hầu giúp chúng sinh giác ngô xây dựng vương quốc trí tuệ của mình.
Đức Thích Tôn tán thán chư Phật trong mười phương cùng ý nghĩa tương tự. Tán thán chư Thế Tôn là tán thành trí tuệ giải thoát tuyệt vời và tán thành việc thành tựu Giới, Định, Tuệ. Đồng thời, xác nhận cái khó nằm về phía giải thoát. Do đó, cần hiểu rằng: không thực sự có con đường giải thoát mà chỉ có con đường trừ khổ đau, không thực sự có pháp đưa đến giải thoát, mà chỉ có pháp đoạn trừ tham, sân, si. Khi cái khó ở chúng sinh bị loại ra rồi, thì trí tuệ giải thoát và cảnh giới Cực Lạc tự hiện.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về Tịnh Độ Tông
- Ý nghĩa và cách tụng kinh A Di Đà
- Gioi Thieu Dai Cuong Kinh A Di Da - Cu Si
- Đối Chiếu Hai Bản Kinh A Di Đà - Kinh Sanskrit/Hán Tạng
- Lược Giải Kinh A Di Đà - PHÁP MÔN - CHÙA NIỆM PHẬT ...
- ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ LÀ AI ? | Duy Lực Thiền
- Vấn đáp: Hiểu đúng về Phật A Di Đà | Thích Nhật Từ
VIDEO
- Ý nghĩa Kinh A-di-đà- TT. Thích Nhật Từ
- Tư tưởng kinh A Di Đà- TT.Thích Nhật Từ
- Tư Tưởng Kinh A Di Đà - Thầy Thích Hạnh Bình
- Đặc Điểm Kinh A Di Đà - Thích Phước Tiến
- Thông Điệp Kinh A Di Đà- Thầy Thích Phước Tiến
- Kinh A Di Đà Liễu Nghĩa- phần 01 - HT Thích Từ Thông
- Kinh A Di Đà Liễu Nghĩa- Phần 02 - HT Thích Từ Thông
- Kinh A Di Đà Liễu Nghĩa- Phần 03 - HT Thích Từ Thông
- Công Phu Nở Đóa Sen Ngàn Cánh 45: Kinh A Di Đà 1- Thầy Thích Nhất Hạnh
- Công Phu Nở Đóa Sen Ngàn Cánh 46: Kinh A Di Đà 2 - Thầy Thích Nhất Hạnh
- Công Phu Nở Đóa Sen Ngàn Cánh 47: Kinh A Di Đà 3- Thầy Thích Nhất Hạnh
- Công Phu Nở Đóa Sen Ngàn Cánh 48: Kinh A Di Đà 4 - Thầy Thích Nhất Hạnh
- Công Phu Nở Đóa Sen Ngàn Cánh 49: Kinh A Di Đà 5 - Thầy Thích Nhất Hạnh
- Công Phu Nở Đóa Sen Ngàn Cánh 50: Kinh A Di Đà 6- Thầy Thích Nhất Hạnh
2. Những vấn đề chính trong kinh A Di Đà.
2.1. Vấn đề Tịnh độ:
Pure land - Wikipedia
Tịnh độ – Wikipedia tiếng Việt
Tịnh độ(淨土; P:Suddhāvāsa; S: Śuddhāvāsa; E: Pure Land) – còn gọi là Tịnh thổ, Tịnh cư – là nơi trong sạch và an ổn. Vì thế, tịnh độ có thể được hiểu như là một ngoại cảnhhay một nội tâmở trạng thái trong sạch và an vui.
Theo Phật giáo Bắc truyền, tịnh độ có thể được trình bày theo 2 cách, đó là tịnh độ biểu tượngthể hiện tính tha lựcvà tịnh độ hiện thựcthể hiện tính tự lực. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tạm phân tích. Kỳ thực, tịnh độ biểu tượng hàm ý tạo bước đầu để đến với tịnh độ hiện thực theo lý “tùng tướng nhập tánh [nương theo tướng ‘Vô thường’ mà hiển bày tánh ‘Vô ngã’”, nếu như khéo được ôn lại những lời dạy nơi đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế, để nhận ra sự kiện này.
Như thế, có thể thấy rằng dù ở hình thức tông phái nào, tất cả đều phải cùng hướng chung mục tiêu là khai mở tuệ giác, nhằm đoạn trừ vô minh-phiền não, để thiết lập hạnh phúc thực sự và bền vững. Mọi việc đều phải được hiện thực và bắt đầu ngay trong kiếp sống này.
1)Tịnh độ biểu tượng:Có 3 loại tịnh độ biểu tượng nổi bật hơn hết, mỗi loại tịnh độ được đặc trưng bằng một vị Phật có thể được nhận biết như sau :
1/.Tịnh độ Di Đà:Còn có tên gọi là Tịnh độTây PhươnghayTịnh độ Trang Nghiêm, được cho là tịnh độ do đức Phật A Di Đà phát nguyện thực hiện bằng 48 đại nguyện, nhằm giúp cho các chúng sinh có ý muốn sau khi chết, có được cuộc sống an lạc và tu học hướng tới thánh vị.
Amitābha - Wikipedia
A-di-đà – Wikipedia tiếng Việt
Phật A Di Đà [阿彌陀; S: Amida] được xem là một vị Phật biểu tượng, vì theo sự trình bày nơi kinh Quán Vô Lượng Thọ, được cho là do đức Phật lịch sử Thích-ca giới thiệu và mô tả, và xem đó như là một pháp tu.
Về sau, sự kiện này được hệ thống Phật giáo Bắc truyền phát triển, qua các kinh điển như kinh Pháp Hoa, kinh Bi Hoa, kinh Quán Phật Tam Muội Hải …, đặc biệt là 3 bộ kinh chính gồm kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọ. Pháp tu ngày càng phát triển và hình thành một tông phái chuyên biệt gọi là Tịnh Độ tông tại Trung Hoa.
2/.Tịnh độ Dược Sư: Còn có tên gọi là Tịnh độĐông Phương, đó là tịnh độ được cho là do đức Phật Dược Sư Lưu Ly phát nguyện thực hiện bằng 12 đại nguyện, nhằm giúp cho các chúng sinh ngay trên hiện đời có được cuộc sống an lạc.
Bhaisajyaguru - Wikipedia
Phật Dược Sư – Wikipedia tiếng Việt
Theo sách Dược Sư kinh sám (HT.Trí Quang dịch), đức Dược Sư là vị Phật hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sanh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra.
Niệm danh hiệu ngài, Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, với đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh và niệm đến nhất tâm, người niệm sẽ được Phật Dược Sư, chư Đại Bồ tát và 12 vị Dược Xoa hộ trì, được phước báo vô lượng, tiêu trừ tất cả khổ đau, thân tâm an lạc, cũng như sẽ được vãng sanh tịnh độ theo nguyện hồi hướng.
Phật Dược Sư(藥師佛; S: Bhaiṣajyaguru) nghĩa là "vị Phật thầy thuốc", còn gọi là:
- Dược Sư Lưu Ly Quang Phật (藥師琉璃光佛; S: Bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha),
- Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai (S: Bhaiṣaijyaguru-vaiḍuria-prabhà-ràjàya-tathàgatàya),
- Dược Sư Như Lai (S: Bhaiṣaijyaguru-tathàgatàya),
- Dược Sư Lưu Ly Như Lai (S: Bhaiṣaijyaguru-vaiḍuria-tathàgatàya),
- Đại Y Vương Phật (S: Mahà Bhaiṣaijya-ràja buddha), do bổn nguyện của ngài là "cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh" cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh Lưu ly).
Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay cầm thuốc chữa bệnh và tay giữ Ấn thí nguyện.
Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp.
Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam.
3/.Tịnh độ Di Lặc: Còn có tên gọi là Tịnh độ Thượng Sanh, đó là tịnh độ được cho là do đức Phật Di Lặc (vị Phật tương lai) phát nguyện thực hiện, nhằm giúp cho các chúng sinh có ý muốn sau khi chết có được cuộc sống tu học nơi cõi trời Đâu Suất và sau đó thực hiện Tịnh độ Hạ Sanh – như là một loại Tịnh độ Nhân gian (xem mục 2)Tịnh độ hiện thực) xuất hiện cùng lúc với Bồ-tát Di Lặc trở thành vị Phật sau này.
Maitreya - Wikipedia
Di Lặc – Wikipedia tiếng Việt
Dự án tượng Phật Di Lặc cao 45m tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.
Phật Di Lặc (彌勒; P: Metteyya; S: Maitreya) được dịch là Từ Thị 慈氏, có nghĩa là "người có lòng từ", cũng có thuyết rằng Ngài có tên là Vô Năng Thắng (無能勝; S: Ajita).
Theo truyền thuyết, Di Lặc là một vị Bồ-tát và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất. Trong Phật giáo Tây Tạng, Bồ-tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi.
Bồ-tát sẽ xuất hiện trên trái đất và chứng ngộ thành Phật, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh. Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế thừa đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Cõi giáo hóa của Bồ-tát hiện nay là trời Đâu-suất (S: Tuṣita). Bồ Tát Di Lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong khoảng 30.000 năm nữa theo năm cõi trời Đâu-suất, từc khoảng 5 tỉ 760 triệu năm nữa theo năm trái đất, khi mà Phật Pháp đã bị lãng quên trên trái đất. Sự kiện về Phật Di Lặc được tìm thấy trong các tài liệu kinh điển của tất cả các tông phái Phật giáo (Nguyên thủy, Phát triển, Kim cương), và được chấp nhận bởi hầu hết các Phật tử như là một sự kiện sẽ diễn ra khi Phật Pháp đã bị lãng quên trên trái đất.
Ở Phật giáo Tây Tạng, Bồ-tát Di Lặc được thờ cúng rất rộng rãi.
2)Tịnh độ hiện thực: Từ góc độ của cuộc sống hiện thực, tịnh độ có thể được cảm nhận qua bốn dạng:
1/.Tịnh độ Nhân gian: Tịnh độ nhân gian là chỉ cho hoàn cảnh sinh sống hiện thực của chúng ta thể nghiệm được sự thanh tịnh của thân và tâm. Tịnh độ này có được do sự học và hành trì Phật pháp, hiển hiện ngay trước mắt của con người.
2/.Tịnh độ Thiên quốc: Tịnh độ Thiên quốc là chỉ cho cảnh giới hưởng thụ dục lạc ở cõi trời Dục giới, hoặc nhờ tu thiền định mà hưởng thụ định lạc ở các cõi trời thiền Sắc giới hay thiền Vô sắc giới. Song lúc hưởng thụ hết phước báo ở cõi trời Dục hoặc lúc định lực thối thất ở cõi trời Thiền, lại phải từ cõi trời rớt xuống nhân gian hoặc có thể đoạ lạc nơi tam đồ ác đạo.
Trong cõi trời Dục giới không có loạn lạc, không có tội phạm, không có tai biến, không có bệnh tật, sở cầu như ý, như muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, đến đi tùy ý, thân nhẹ như hư không. Cho nên có rất nhiều tôn giáo khuyến khích tín đồ cầu sinh Thiên quốc(= Thiên đàng).
Chỉ có điều họ không biết rõ khi được sinh lên cõi trời rồi một ngày nào đó cũng hưởng hết phước báo, lúc ấy có năm thứ tướng suy hiện ra trước mắt, như kinh Niết Bàn quyển 19 đã nói “Thích Đề Hoàn Nhân ở cõi trời, khi mạng sắp hết, có năm tướng hiện: 1- Y phục dơ bẩn. 2- Hoa trên đầu khô héo. 3- Thân thể hôi hám. 4- Nách ra mồ hôi. 5- Không ưa chỗ ngồi”.
Cho nên đối với người thông thường, cõi trời là tịnh độ. Còn đối với người hiểu đạo Phật thực sự thì cho rằng thà sinh tại nhân gian tu học Phật pháp, còn hơn là sinh về Thiên quốc để hưởng phước trời.
Tịnh độ Thiên quốc này có được do sự học và hành trì thập thiện.
3/.Tịnh độ Phật quốc: Tịnh độ Phật quốc là chỉ cho cảnh giới của bậc giác ngộ. Tịnh độ Phật quốc nàycó hai biểu hiện: - một là công đức quả báo của Phật, - hai là tiếp dẫn hóa độ tất cả chúng sinh hữu duyên, tu học Phật pháp.
4/.Tịnh độ Tự tâm: Tịnh độ Tự tâm có ý nói ở nội tâm của mỗi người, dù phàm hay thánh vốn đầy đủ Phật tính (tính chất giác ngộ), tức là tâm chúng sinh và tâm Phật tương đồng, thế giới chúng sinh và cõi Phật không khác. Chẳng qua tâm chúng sinh bị phiền não mà không thấy được thanh tịnh.
Nếu trong tâm mình không bị hoàn cảnh làm cho dao động, thì đó chính là tịnh độ. Tịnh độ Tự tâm tuy không ở ngoài tâm, song hoàn cảnh bên ngoài cũng tùy theo nội tâm mà chuyển. Đây là điều rất thiết thực, đó là: “Niệm Phật liền thấy Phật - Tâm tịnh quốc độ tịnh”, Phật của niệm Phật nơi đây hàm nghĩa sự giác ngộ hay tính chất biểu hiện sự giác ngộ, như niệm Duyên khởi, niệm Vô thường-Vô ngã.
Nếu có thể soi thấu phiền não của phàm trần và xét rõ chỗ sâu xa của nội tâm, thì sẽ phát hiện tâm Phật tức là tâm mình và thế giới này với Phật quốc không khác. Bởi nếu tâm thanh tịnh thì sẽ nhìn thế giới này cũng thanh tịnh, nếu tâm không thanh tịnh thì hoàn cảnh sinh hoạt sẽ là khổ ải không cùng.
Thế giới Hoa Tạng trong kinh Hoa Nghiêm, pháp môn Tâm địa Bồ-tát trong kinh Phạm Võng, Tịnh độ Linh Sơn trong kinh Pháp Hoa, Chân tâm hayThâm tâm trong kinh Duy Ma đều chỉ là Tịnh độ Tự tâm: “Tùy tâm mình tịnh thì quốc độ tịnh”.
Tâm đục ắt chúng sinh đục.
Tâm tịnh ắt chúng sinh tịnh.
Muốn được tịnh độ, trước cần tịnh tâm.
Tùy tâm mình tịnh, xứ Phật tịnh theo.
Tam giới tu tịnh, tự nhiên thành tựu.
=> Đối chiếu với quan điểm Phật giáo Nguyên thủy:
Theo Phật giáo Nguyên thủy, Chú Sớ A Tỳ Đàm có phân ra 5 loại tịnh độ thuộc cõi Sắc trang nghiêm – được xem là những dấu vết của Ngũ Uẩn, đó là:
1/.Tịnh độ Vô Phiền(Avihà) có thọ mạng 1.000 đại kiếp,
2/.Tịnh độ Vô Nhiệt(P: Àtappà) có thọ mạng 2.000 đại kiếp,
3/.Tịnh độ Thiện Hiện(P: Sudassà) có thọ mạng 4.000 đại kiếp,
4/.Tịnh độ Thiện Kiến(P: Sudassì) có thọ mạng 8.000 đại kiếp,
5/.Tịnh độ Sắc Cứu Cánh(P: Akanittha) có thọ mạng 16.000 đại kiếp.
Năm loại tịnh độ này phân bố ở 3 trong 4 tầng thánh trí của các bậc thánh nhân và chính đức Phật cũng được kể vào đó. Trong đó, tầng thánh trí thứ 3 là Bất Lai có vai trò quan trọng nhất đối với 5 loại tịnh độ này.
Tất cả 5 loại tịnh độ được xem là ‘trạm’ trung chuyển cho điểm đến sau cùng là Niết-bàn.
Tiến trình giác ngộ và giải thoát của quả vị Thánh trong Phật giáo
Tứ quả |
Kiết sử (gây phiền não) được đoạn diệt |
Vòng tái sinh
|
Dự Lưu
(Tu-đà-hoàn) |
Thân kiến, nghi, và giới cấm thủ
( 3 kiết sử đầu tiên) |
Thất lai:thêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc trời. |
Nhất lai
(Tư-đà-hàm) |
Làm nguội thêm dục và sân
(2 kiết sử kế tiếp) |
Nhất lai: thêm một lần tái sinh nữa trong cõi dục. |
Bất Lai(A-na-hàm) |
Đoạn diệt hoàn toàn 5 hạ phần kiết sử ở trên: (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục, sân) |
Bất lai :tùy sinh vào cõi Sắc giới. |
Arahant
(A-la-hán) |
Đoạn diệt hoàn toàn 5 thượng phần kiết sử: (sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh) |
Giải thoátvòng sinh tử luân hồi. |
1/. Tầng thánh trí thứ nhất Tu-đà-hườn: Sơ quả Tu-đà-hườn hay Dự Lưu (須陀洹; P: Sotàpatti; S: Srota-apanna; E: Stream-enterer) còn được gọi là Thất Lai, là quả vị không tái sanh quá 7 lần ở cõi Dục. Đây là vị đã chấm dứt hoàn toàn 3 thứ phiền não Thân Kiến (nôm na là chấp kiến trong 5 Uẩn), Hoài Nghi (nghi ngờ về Phật Pháp nói chung) và Giới Cấm Thủ (chấp trước các tín điều mù quáng).
Ở một số vị, thánh trí Sơ Quả chỉ là một giai đoạn thoáng qua trước khi hoàn tất các tầng thánh trí cao hơn. Như trường hợp đức Phật hoặc các vị Thinh Văn tốc chứng. Nhưng cũng có lúc giai đoạn này kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm hoặc vài kiếp sống (dĩ nhiên không quá 7 kiếp), và được xem là trụ ở Tịnh độ Vô Phiền sau khi mãn phần nơi kiếp sống hiện tại.
2/.Tầng thánh trí thứ haiTư-đà-hàm: Nhị quả Tư-đà-hàm (斯陀含; P: Sakadàgàmì; S: Sakrdagamin; E: Once-returner) còn được gọi là Nhất Lai, là quả vị chỉ tái sanh ở cõi Dục một lần nữa mà thôi, và được xem là trụ ở Tịnh độ Vô Phiền sau khi mãn phần nơi kiếp sống hiện tại. Đây là vị ngoài kết quả đoạn trừ 3 thứ phiền não của tầng thánh trên, còn làm giảm nhẹ Dục Ái (niềm tham luyến trong ngũ trần) và Sân Hận.
3/. Tầng thánh trí thứ baA-na-hàm: Tam quả A-na-hàm (阿那含; P;S: Anàgàmi; E: Non-returner) còn được gọi là Bất Lai, là quả vị không còn tái sanh ở cõi Dục nữa. Theo A Tỳ Đàm tạng Pàli, trong trường hợp không thể chứng La Hán rồi nhập diệt ngay đời này thì chỉ có hai con đường để đi:
- Nếuvị thánh Bất Lai đã chứng đắc Ngũ Thiền (theo tạng kinh là Tứ Thiền) thì sẽ tùy theo khả năng mạnh yếu của Ngũ Quyền (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) mà sanh về một trong 5 tịnh độ.
* Tín Quyềnnổi trội thì sanh về Tịnh độ Vô Phiền,
* Tấn Quyềnhùng hậu thì về Tịnh độ Vô Nhiệt,
* Niệm Quyềnhùng hậu về Tịnh độ Thiện Hiện,
* Định Quyềnhùng hậu thì về Tịnh độ Thiện Kiến,
* Tuệ Quyềnthâm hậu thì sanh về tịnh độ Sắc Cứu Cánh (Pàli gọi là Akanittha: không thứ gì yếu kém). Ở tịnh độ thứ năm này toàn bộ Ngũ Quyền đều được đầy đủ, và là chốn sau cùng để một vị Bất Lai chứng quả A La Hán.
Theo Manorathapurani – là Chú Sớ Tăng Chi Bộ (Phần Tika) cho rằng do túc duyên và trình độ tu chứng có khác nhau nên giữa các bậc thánh Bất Lai cũng có vài sai biệt, đó là từ bất kỳ một trong 5 tịnh độ chứng thẳng A-la-hán:
* Tiền Bán Niết Bàn(P: Antaràparinibbàyì): Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán khi chưa sống hết phân nửa thọ mạng ở tịnh độ đang trụ.
* Hậu Bán Niết Bàn(P: Upahaccaparinibbàyì): Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán sau khi sống hơn nửa thọ mạng ở tịnh độ đang trụ.
* Luân Lưu Niết Bàn(P: Uddhamsoto Akanitthagàmì): Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán phải lần lượt sanh đủ 5 tịnh độ, bởi căn tính có nhiều hạn chế.
* Bất Lao Niết Bàn(P: Asankhàraparinibbàyì): Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán mà không cần nhiều cố gắng.
* Cần Lao Niết Bàn(P: Sasankhàraparinibbàyì): Dùng chỉ cho vị Bất Lai phải cần nhiều nỗlực cố gắng mới có thể chứng A-la-hán.
- Nếu vị thánh Bất Lai chưa chứng qua một tầng thiền định nào, tức chỉ có trí tuệ Thiền Quán (Vipassanà) mà không từng tu tập Thiền Chỉ (Samatha) thì lúc mạng chung, vị này do khả năng ly dục vô sân tuyệt đối nên tối thiểu cũng thành tựu Sơ Thiền trước khi mạng chung ở cõi Dục, và như vậy cũng đủ để sanh về cõi Phạm Thiên.
4./ Tầng thánh trí thứ tưA-la-hán: Tứ quả A-la-hán (阿羅漢; P: Arahatta; S: Arahant; E: Complete-liberation) là quả vị chỉ cho sự chấm dứt hoàn toàn phiền não.
Theo A Tỳ Đàm tạng Pàli thì có 3 quả vị A-la-hán:
- Phật Chánh Đẳng Giáchay Phật Toàn Giác (P: Ammàsambuddha hay Sabbannubuddha) - quả vị A-la-hán thứ nhất, là những vị do tự mình chứng ngộ A-la-hán và là đạo sư hữu duyên cho nhiều người chứng đắc A-la-hán.
- Phật Thinh Văn Giác(P: Sàvakabuddha) - quả vị A-la-hán thứ hai, là những vị chứng ngộ A-la-hán dưới sự hướng dẫn của Phật Toàn Giác.
- Phật Độc Giác(P: Paccekabuddha) - quả vị A-la-hán thứ ba, là những vị do tự mình chứng ngộ A-la-hán nhưng không hữu duyên hướng dẫn người khác chứng ngộ A-la-hán.
Xem thêm:
- NIỆM PHẬT TỊNH ĐỘ
- Tịnh Độ Luận – Minh Đức Thanh Lương
- Bốn loại tịnh độ tuỳ bạn thích- Chùa Cổ Am
- Các Loại Tịnh Độ Sai Khác | Đường Về Cõi Tịnh
VIDEO
- Tịnh Độ Trong Kinh Pháp Hoa - Thích Trí Quảng
- Bốn Loại Tịnh Độ ( Vấn Đáp ) - Thầy Thích Pháp Hòa
2.2. Vấn đề Niệm Phật.
1) Niệm Phật(念佛; P: Buddhanussati; S: Buddhanusmrti; E: Nianfo): Là một phương pháp luyện tâm, là phương pháp thực hành Chánh niệm, trong đó:
- Niệm念: Có nghĩa là nhớ,nghĩ.
- Phật 佛: Có nghĩa là bậc giác ngộ chân lý // chân lý.
Theo đó:
- Với nghĩa biểu tượng tín ngưỡng thì Niệm Phật là thực hành việc nhớ nghĩ tới bậc giác ngộ, là đức Phật A Di Đà. Niệm Phật bấy giờ mang tính định tâm nên gọi là Niệm Phật Định.
- Với nghĩa biểu tượng triết lý thì Niệm Phật là thực hành việc nhớ nghĩ tới chân lý mà đức Phật A Di Đà chỉ dạy. Niệm Phật bấy giờ mang tính khai sáng tâm nên gọi là Niệm Phật Tuệ.
Đại sưTông Mật (784-841), hiệu Khuê Phong, thuộc Ngũ Tổ Hoa Nghiêm tông, đã khởi xướng 4 phương pháp Niệm Phật sau:
+ Niệm Phật Định: Gồm có3 dạng là Trì danhNiệm Phật, Quán tượng Niệm Phật, Quán tưởng Niệm Phật. Niệm Phật Định được xem như là cách thực hành Chánh niệm trong Thiền định.
+ Niệm Phật Tuệ: Gồm có Thật tướng Niệm Phật. Thật tướng nơi đây là Vô tướng, là hệ luận của chân lý Duyên khởi. Niệm Phật Tuệ được xem như là cách thực hành Chánh niệm trong Thiền tuệ.
Trongkinh Tạp A Hàm thứ 33, niệm Phật thuộc về pháp môn lục niệm; trong kinh Tăng Nhất A Hàm thứ 2, niệm Phật thuộc về pháp môn thập niệm. Phương pháp niệm Phật ấy là:
“Thân ngay ý chính, ngồi thế kiết già, buộc niệm phía trước, không nghĩ gì khác, chuyên tinh niệm Phật, quán hình tướng Phật, chưa từng rời mắt. Đã không rời mắt, lại còn nhớ công đức của Như Lai.
Thể của Như Lai, do kim cương tạo thành, đầy đủ thập lực, tứ vô sở úy, dũng kiện trong chúng.
Diện mạo Như Lai, đoan chính vô song, nhìn không biết chán, thành tựu giới đức, cũng như kim cương, không thể hoại được.
Thanh tịnh không tỳ vết, cũng như lưu ly. Tam muội Như Lai, chưa từng có giảm, đã thường tịch tịnh, không một niệm khác, kiêu mạn hung tàn, các thứ lo sợ, ý muốn oán giận, tâm ngu mê hoặc, đều được trừ hết.
Huệ thân Như Lai, trí không ngần mé, chẳng còn chướng ngại.
Thân của Như Lai, thành tựu giải thoát, dứt bặt các đường, không sinh trở lại, vì nguyện độ sinh, mới sinh trở lại. Thân của Như Lai, vượt thành tri kiến, biết căn cơ người, nên độ hay không, chết đây sinh kia, xoay vần qua lại, trong khoảng sinh tử, có người giải thoát, người không giải thoát, đều biết rõ hết.
Cho nên tu hành niệm Phật, sẽ được khen ngợi, thành quả báo lớn, điều lành đều đến, được cam lộ vị, đến chỗ vô vi, thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa môn, đến nơi Niết-bàn”.
Phương pháp niệm Phật này là buộc tâm nhớ niệm, chuyên tâm quán tưởng năm phần pháp thân Phật như: giới đức (giới), tam muội (định), trí tuệ (tuệ), giải thoát, giải thoát tri kiến. Nếu có thể theo đó mà tu hành pháp môn niệm Phật, thì được thành tựu quả báo lớn, tự đến Niết-bàn, tự được giải thoát (theoNIỆM PHẬT TỊNH ĐỘ).
=> Đối chiếu với quan điểm Phật giáo Nguyên thủy:
Trong Phật giáo Nam truyền,Niệm Phậtlà một trong mười đối tượng (Thập tùy niệm: 十隨念; P: Anussatis) của Chánh niệm trong Thiền định. Nội dung của niệm Phật là chuyên chú quán 1 hay cả 10 ân đức của Phật (thập hiệu) là Như Lai / Ứng Cúng/ Chánh Biến Tri / Minh Hạnh Túc / Thiện Thệ / Thế Gian Giải / Vô Thượng Sĩ – Điều Ngự - Trượng Phu / Thiên Nhân Sư / Phật/ Thế Tôn.
Niệm Phật nơi đây chính là Niệm Phật Định. Phật giáo Nam truyềnthường niệm 2 ân đức cơ bản nhất là Ứng Cúng và Phật trong 10 ân đức trên.
Niệm Thân-Thọ-Tâm-Pháp (Tứ Niệm Xứ) trên nền tảng chân lý Duyên khởi được xem như là Niệm Phật Tuệ.
2) Ý nghĩa danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” có thể được phân tích như sau:
Nam Mô (南謨; P: Namo; S: Namas): Có nghĩa là rất nhiều, vô số, vô cùng (nghĩa hẹp) // kính lễ (nghĩa rộng).
A 阿: Có nghĩa là nương tựa.
Di 彌: Có nghĩa làkhắp, đầy.
Đà 陀: Có nghĩa là hình tròn.
Phật 佛: Có nghĩa là bậc giác ngộ chân lý //chân lý.
Theo đó:
- Với ý nghĩa biểu tượng tín ngưỡng thì Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa là kính lễ bậc giác ngộ chân lý A-di-đà. Phật A-di-đà không là vị Phật lịch sử, do đó nơi đây ta có thể hiểu Phật A-di-đà là cách nói khác của Phật Thích Ca, như cách dùng Như Lai để tránh nói về cái Ta, đã từng được đức Phật Thích Ca sử dụng.
- Với ý nghĩa biểu tượng triết lý thì Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa là hết lòng nương tựa trọn vẹn vào chân lý. Chân lý nơi đây chính là chân lý khách quan Duyên khởi mà đức Phật Thích Ca đã khám phá ra.
Theo HT. Thích Trí Quảng: “Niệm Phật không phải là kêu Phật. Đa số người lầm tưởng kêu tên Phật là niệm Phật. Niệm Phật hoàn toàn khác với kêu tên Phật. Suốt ngày chúng ta đọc Nam mô A Di Đà Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được.”
Pháp niệm A Di Đà là chỉ nơi tâm mà hành trì, chứ không qua trung gian phương tiện giúp chúng ta đạt đến nhất tâm bất loạn. Cõi tịnh độ của Phật A Di Đà được ẩn dụ cho Chân lý khách quan Duyên khởi vô thủy vô chung, còn gọi là Vô lượng quang, Vô lượng thọ hay Pháp giới Tạng thân (法界藏身: Chân lý hàm ẩn hay Thực tướng hàm ẩn bao trùm hết tất cả thế giới hiện tượng là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới).
2.3. Vấn đề giáo lý Tín-Nguyện-Hạnh.
Có thể nói rằng Tịnh Độ tông ngày nay được hình thành từ các kinh A-di-đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ làm y cứ cho quá trình phát triển và tu học.
Đại Sư Thiện Đạo (613-681) là Nhị Tổ Tịnh Độ tông, khởi xướng học thuyết Tín - Nguyện - Hạnh信-願-行.Nhưng tư tưởng của ngài hấp thụ trực tiếp truyền thừa từ hai ngài Đạo Xước (562-645) và Đàm Loan (467-542) chứ không phải bắt nguồn từ vị Tổ đầu tiên là ngài Huệ Viễn (334-416) khởi xướng “Niệm Phật Tam Muội”, tức “Niệm Phật Định” bằng phép Quán tưởng Niệm Phật, lấy kinh Ban Châu Tam Muội làm y cứ.
Con đường tu tập của pháp môn Tịnh Độ dựa trên giáo lý ba nguyên tắc Tín - Nguyện - Hạnh như sau:
-Tín信: Có 2 nghĩa:
- Tin theo(niềm tin thuần).
- Chánh tín (niềm tin sau khi hiểu biết).
- Nguyện願: Mong, muốn.
- Cầu nguyện 求願: Mong muốn hướng vềmình (tự độ).
- Phát nguyện 發願:Mong muốn hướng vềngười (độ tha).
- Hạnh行:Thực hiện, là hành trì niệm Phật.
1) Tín–Nguyện –Hạnh với tịnh độ biểu tượng (biểu tượng tín ngưỡng).
Mô hình biểu tượng tín ngưỡng và tiếp dẫn vãng sinh của Phật A Di Đà.
Phương pháp này thích hợp với các đối tượng có căn tính tình cảm, loại đối tượng này chiếm tỉ lệ lớn trong thế giới loài người. Phương pháp thực hiện dưới hình thức tôn giáo, nặng phần lễ nghi.
1/. Tín: Hành giả - tin tưởng vào tịnh độ Di Đà, - tin tưởng vào 48 lời nguyện tiếp dẫn chúng sanh của Phật A Di Đà, - tin tưởng vào khả năng của mình hoàn toàn có thể thực hiện được và được Phật tiếp dẫn vãng sanh về tịnh độ Di Đà.
2/. Nguyện: Hành giả hướng lòng mong muốn thiết tha vãng sanh về tịnh độ Di Dà, dứt bỏ mọi uế trượt của tham luyến và oán hận của cõi trần.
3/. Hạnh: Hành giả thực hành niệm danh hiệu Phật "Nam mô A Di Đà Phật", giữ tâm không bị loạn, theo 3 cách sau:
- Trì danh niệm Phật(hay Xưng danh niệm Phật): Hành giả niệm danh hiệu Phật A Di Đà ra tiếng, hoặc có thể niệm thầm, hay khẽ động môi ở mọi nơi, mọi lúc, và ở mọi tư thế đi-đứng-nằm-ngồi.
- Quán tượng niệm Phật: Hành giả vừa niệm danh hiệu Phật A Di Đà, vừa chiêm ngưỡng hình tượng Phật A Di Đà.
- Quán tưởng niệm Phật: Hành giả vừa niệm danh hiệu Phật A Di Đà, vừa tâm tưởng toàn thân 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Phật A Di Đà đang phóng quang sắc vàng.
Phương pháp niệm Phật nhất tâm bất loạn này chính là Niệm Phật Định hay Niệm Phật Tam Muội.
2) Tín–Nguyện –Hạnh với tịnh độ hiện thực (biểu tượng triết lý).
Phương pháp này thích hợp với các đối tượng có căn tính lý trí, loại đối tượng này chiếm tỉ lệ nhỏ trong thế giới con người. Phương pháp thực hiện không phụ thuộc hình thức tôn giáo, ít lễ nghi, gần với phương pháp Thiền hơn.
1/. Tín: Hành giả hiểu rằng tịnh độ Di Đà nơi chính nội tâm của mình, đó là tịnh độ hiện thực, làthế giới thanh tịnh hình thành từ sự cảm nhận sâu sắc Duyên khởi tính (Vô thường tính + Vô ngã tính) bình đẳng nơi mọi sự vật, vượt lên mọi đối đãi tương đối. Nói cách khác, tịnh độ Di Đà chính là thế giới thanh tịnh được hình thành từ sự giác ngộ lẽ thật Duyên khởi; lẽ thật này thường được Phật giáo Bắc truyền gọi là Không tính, Phật tính(= Duyên khởi tính) hay Di Đà tự tínhnơi Tịnh Độ tông.
Duyên khởitính = Không tính = Phật tính = Di Đà tự tính
Trong đó:
Duyên khởitính = Vô thường tính + Vô ngã tính
2/. Nguyện: Hành giả hướng tâm đến Thật tướng làVô tướng (無相; P;S: animitta; E: unreal form), đó chính là sự chứng đắc lẽ thật Vô thường (hiện tượng) và Vô ngã (bản chất) của mọi sự vật.
Theo đó, Vô tướng không có nghĩa là không có tướng, mà thực nhận rằng tướng không thực có (tương tự như Vô ngã, không có nghĩa là không có ngã, mà là cái ngã không thực có).
3/. Hạnh:
Hành giả thực hành Thật tướng niệm Phật,đó là niệm Di Đà tự tính, đồng nghĩa với niệm [Vô thường tính + Vô ngã tính], niệm Không tính, niệm Phật tính, …
Phương pháp Thật tướng niệm Phật này chính là Niệm Phật Tuệ hay Niệm Phật Ba-la-mật.
Xem thêm:
- TÍN – NGUYỆN – HẠNH VÀ SAO GỌI LÀ TU TẮT |Đại bi
- Tín - Hạnh - Nguyện - Đạo tràng Tu Phật
VIDEO
- Niềm tin người niệm Phật – TT Nhật Từ
- Phương Pháp Niệm Phật –TT Nhật Từ - Phần 1/2
- Phương Pháp Niệm Phật – TT Nhật Từ - Phần 2/2
- Tiến trình niệm Phật TT Chân Quang
-Niệm Phật Vấn Đáp – TT. Nguyên Hiền
- Giải nghi về Tịnh độ - TT. Nguyên Hiền
- PHÁP MÔN NIỆM PHẬT –TT. NGUYÊN HIỀN
- NHẠC PHẬT GIÁO VIỆT NAM - CHẮP TAY NIỆM PHẬT
- Nhạc Niệm Phật Kinh Hành (chùa Hoằng Pháp)
- NIỆM PHẬT - Nhạc Võ Tá Hân - Lời Giác An
- Niệm A DI ĐÀ PHẬT - nhạc Võ Tá Hân
- Niệm phật nhạc - Chùa Hoằng Pháp
- Nhất Tâm Niệm Phật - Thanh Ngân
2.4. Vấn đề tha lực và tự lực.
Tha lực他力có nghĩa là lực từ bên ngoài, lực của người khác. Theo truyền thuyết trong Phật giáo Bắc truyền, tha lực là Phật lực của Phật A-di-đà (theo 48 đại nguyện của ngài khi còn là Bồ Tát tên Pháp Tạng). Vào thời Mạt pháp (kéo dài 10.000 năm), căn cơ của chúng sinh yếu kém, kinh sách Phật dần dần mất hết nên khó lòng theo các phương pháp tu khác để giác ngộ giải thoát, cho nên vào thời kỳ này, chỉ câu Nam-mô A-di-đà Phật duy nhất cũng đủ sức đưa người tu tập khi lâm chung về cõi Cực Lạc của Phật A-di-đà.
Tự lực 自力 có nghĩa là lực từ bên trong, lực của chính mình chỉ cơ duyên Phật Thích Ca Mâu Ni thiền định mà đạt giác ngộ. Nhiều bậc đại sư khác cũng thành đạo nhờ thiền định, như lịch sử Thiền tông cho thấy. Việt Nam cũng có nhiều vị Thiền sư nổi danh ngộ đạo do Thiền định, ví như các vị Thiền sư đời Lý Trần, vua Trần Nhân Tông.
Một số người cho rằng kinh A-di-đà, thuộc tông Tịnh Độ, đề cao tha lực, đã truyền bá niềm tin ấy thành tín ngưỡng A-di-đà, chủ trương không phải học hỏi giáo lý, không phải thực hành thiền định, cả đến giới luật cũng ít quan tâm. Cứ niệm danh hiệu Ngài A-di-đà không kể số lượng bao nhiêu và chờ Ngài tiếp dẫn.
Có thể nói rằng đây là niềm tin thiếu căn cứ, bởi có giáo lý giải thoát nào của Phật giáo mà không xây dựng căn bản trên tự lực? Tiếp nối truyền thống của giáo lý nguyên thủy với tinh thần tu tập nền tảng: “Hãy là hòn đảo, là nơi nương tựa của chính mình, ai khác có thể là nơi nương tựa?” (Trường Bộ kinh - Kinh Đại Bát Niết Bàn SuttaMahāparinibbāṇa Sutta), kinh A-di-đà đã nhấn mạnh:
“Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên đắc sinh bỉ quốc - 不可以少/善根/福德/因緣。得生彼國。”["Chẳng thể dùng một chút ít nhân duyên của thiện căn và phước đức mà được sanh về cõi đó" – Nghĩa là: Càng tạo nhiều thiện căn thì càng có nhiều nhân duyên để vãng sanh. Càng tạo nhiều phước đức thì càng có nhiều nhân duyên để vãng sanh – xem Đoạn 7]
Và
“Cực Lạc quốc độ chúng sinh sinh giả, giai thị A-bệ-bạt-trí (A-na-hàm) – 極樂國土。眾生生者。皆是阿鞞跋致。” [Lại trong cõi Cực Lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó, đều là bậc bất thối chuyển – xem Đoạn 6]
Giáo lý A-di-đà ấy lại giảng dạy cho chúng đương cơ là hàng Thanh Văn đệ tử (hàng Vô Học) lẽ nào lại chỉ giản dị niệm suông danh hiệu Ngài và cầu nguyện suông mà có thể vãng sinh Cực Lạc?
Đức Thích Ca và chư Phật gọi giáo lý A-di-đà là “nan tín chi pháp - 難信之法” (= khó tin và khó hành), thì làm sao lại có thể truyền đạt giáo lý ấy cho những căn cơ thiểu Giới, thiểu Định và thiểu Tuệ?
Cảnh giới A-di-đà không có các thứ khổ, chỉ thuần lạc giải thoát, nghĩa là ở đó dành cho các chúng sinh đã ly dục, ly thủ sinh về, thì còn có chỗ nào dành để cho những ai đang mang nặng Tham, Sân, Si?
Đức A-di-đà cũng chỉ xuất hiện vào lúc lâm chung, trước những ai có khả năng thiền định, chỉ tu tập trong vòng bảy ngày đi đến nhất tâm bất loạn để tiếp dẫn. Thế thì những ai có được khả năng thiền định ấy chưa? Chừng ấy vấn đề vừa nêu đủ cho chúng ta nhận thức rằng giáo lý A-di-đà là giáo lý đức độ, tự giác.
Do đó, kinh A-di-đà chỉ xác nhận vãng sinh Cực Lạc sau khi chết cho những ai có đủ khả năng tu tập, mà không bảo đảm tiếp dẫn những chỉ niệm suông danh hiệu A-di-đà. Đức Phật A-di-đà chỉ giáo hóa những chúng sinh nào tu đến vị Bất thối chuyển (= A-na-hàm, A-bệ-bạt-trí) hầu mở đường dạy đạo giải thoát cho chúng sanh.
Chỉ có thành tựu Giới, Định, Tuệ mới có thể cứu khổ những ai nỗ lực tu hành Phạm hạnh và tu tập Từ bi Trí tuệ. Chúng ta không thể chờ đợi một tha lực nào khác giải thoát khổ đau sinh tử do chính tham, sân, si của chúng ta.
Tuy thế, năng lực hỗ trợ lúc nào cũng có mặt ở thế giới tương duyên này. Sự tập trung niệm tôn hiệu A-di-đà sẽ đạt được một số lợi ích đáng kể như là:
- Nhiếp được tháo động của ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý.
- Nhiếp được các phiền não tức thời hàng ngày.
- Tín tâm mạnh, qua công phu niệm Phật, tâm hành giả sẽ đi đến hân hoan; từ hân hoan đi đến hỷ, khinh an, định; định sẽ dẫn khởi đến Tri kiến như thật "ly tham" giải thoát, "trí kiến giải thoát (tương tự lời đức Phật dạy ở Tương Ưng Bộ II,tr.37, bản dịch của HT. Thích Minh Châu). Tha lực là có ý nghĩa như thế.
Xem thêm:
- Tư Tưởng Kinh A-Di-Đà - VNBET
- Tha Lực và Tự Lực - Tịnh Độ Pháp Môn
- Tư tưởng Tịnh độ & tha lực - Giác Ngộ
- “Tha lực” và tôn giáo - Phatgiao.org.vn
- Tha lực trong Kinh Tạng Pali và Hán Tạng| Viện Chuyên Tu
- Tự Lực và Tha Lực là những phương tiện để đạt được cứu cánh
VIDEO
- Tự Lực và Tha Lực- Thầy Tâm Hạnh
- Tự lực và tha lực- Thầy Thích Trí Huệ
- Tự Lực Và Tha Lực- Thầy Thích Đồng Thành
- Tự lực và Tha lực- Thượng tọa Thích Trí Siêu
- Tự lực và tha lực - 01/02 - TT Thích Tâm Đức
- Tự lực và tha lực - 02/02- TT Thích Tâm Đức
- Vấn đáp 1: Tự lực và Tha lực| Thích Nhật Từ
- Vấn đáp 2:Tự lực và tha lực | Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Tự lực và Tha lực trong Phật giáo | Thích Nhật Từ
- Tha lực và tự lực-TT. Thích Nhật Từ - wWw.ChuaGiacNgo.com
2.5. Vấn đề Vãng sanh – Siêu sanh.
1)Vãng sinh往生(vãng往: chết; sinh生:sống, đẻ ra): Nói đủ là vãng sinh tịnh độ 往生淨土. Đó là nói người sau khi chết được tái sinh vào tịnh độ.
- Theo kinh A Di Đà thì Tịnh độ Di Dà nơi đây có thể được xem như trạm trung chuyển trước khi thành tựu viên mãn – Niết-bàn, mà tối thiểu cũng là những bậc thánh từ A-na-hàm (= A-bệ-bạc-trí: là bậc thánh Bất thối chuyển).
- Theo đại sư Huệ Viễn (334-:-416) (*), Tịnh độ Di Đà được phân biệt làm chín cấp tùy theo mức độ thanh tịnh của tâm nơi hành giả, gọi là Cửu Phẩm Liên Hoa (ngoại trừ Bồ Tát từ thất địa đến thập địa được xem là quả vị Phật), có nội dung như sau :
1/Thượng Phẩm Thượng Sanh: Bồ-tát từ Tứ địa đến Lục địa.
2/ Thượng Phẩm Trung Sanh: Bồ-tát từ Sơ địa đến Tam địa.
3/ Thượng Phẩm Hạ Sanh: Thánh A-la-hán (= Bồ-tát Chủng tính).
4/ Trung Phẩm Thượng Sanh: Thánh Tu-đà-hườn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm.
5/ Trung Phẩm Trung Sanh: Bậc Kiến đạo (thấy được chân lý Tứ Đế).
6/ Trung Phẩm Hạ Sanh: Bậc Hiền có niềm tin vãng sanh nơi Di Dà tịnh độ.
7/ 8/ 9/ Hạ Phẩm: Người mới tu học có niềm tin vãng sanh nơi Tịnh độ Di Đà, thì tùy nghiệp nhẹ nặng mà phân làm Thượng Sanh, Trung Sanh, Hạ Sanh. Nói chung, đây là Phẩm có tên gọi là đới nghiệp vãng sanh(帯業往生: “mang theo nghiệp tái sinh vào tịnh độ”); đây là hình thức mang tính khuyến khích, khích lệ người sơ cơ tu học.
Chúng sinh đã ở cõi Tịnh độ Di Đà rồi thì được xem là không còn bị luân hồi sinh tử xuống cõi thấp hơn nữa.
Nguyện sanh Tây phương tịnh độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.
----------
(*)Chú thích: Đại sư Huệ Viễn là Sơ Tổ Tịnh Độ tông, khởi xướng “Niệm Phật Tam Muội”, tức “Niệm Phật Định” bằng phép Quán tưởng Niệm Phật, lấy kinh Ban Châu Tam Muội làm y cứ tu học.
Cửu Phẩm Liên Hoa được Phật giáo Việt Nam hình tượng hóa với các kiến trúc như sau:
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Bút Tháp.
Cửu Phẩm Liên Hoa trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam thịnh hành vào thế kỷ XVII, chính là sự phát triển ở mức độ đỉnh cao của tín ngưỡng Tịnh Độ tông. Tuy nhiên khi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa hình thành, Tịnh Độ tông cũng chỉ chiếm vai trò chủ đạo chứ không phải vị trí độc tôn. Bởi lẽ lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam không phải lúc nào cũng thuần nhất một tông phái. Đặc biệt ở thế kỷ XVII, các tư tưởng Thiền - Tịnh - Mật đã luôn song hành.
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa được cho là biểu hiện đầy đủ của các dòng tư tưởng này. Vì thế, kiến trúc này chỉ duy nhất có tại Việt Nam.
VIDEO
- KHÁM PHÁ VIỆT NAM : TÒA CỬU PHẨM LIÊN HOA Ở BA NGÔI CHÙA MIỀN BẮC
- CỬU PHẨM LIÊN HOA TRONG NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM
- Cửu phẩm liên hoa – nghệ thuật độc đáo của Phật giáo
- Độc đáo những tòa tháp Cửu phẩm Liên Hoa | VTC
- Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa tại Chùa Đồng Ngọ, Hải Dương
- Tòa Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa Chùa Bút Tháp
---------------
Chú thích: Trong Phật giáo Bắc truyền, địa là quả vị tu chứng trong quá trình tu tậpBồ Tát đạo(cấp thứ năm). Có 10 quả vị của Bồ Tát gọi là Thập địa như sau:
1/ Sơ địa = Hoan hỷ địa (tâm rất vui) : Bắt đầu thấy được tánh Không của ngã vàpháp, từ đó cởi bỏ được cái thấy biết thế tục và hòa nhập vào Bồ Tát thân, có được niềm vui lớn.
2/ Nhị địa = Ly cấu địa (xa rời phiền não) : Gột sạch được cấu nhiễm phiền não, có được giới hạnh thanh tịnh, giới đức viên mãn.
3/ Tam địa = Phát quang địa (trí tuệ phát sinh) : Đạt được hạnh nhẫn viên mãn, tuệ giác bắt đầu hiển lộ.
4/ Tứ địa = Diễm tuệ địa (trí tuệ rực rỡ) : Tuệ giác trở nên rực rỡ do tinh tấn tu tập.
5/ Ngũ địa = Nan thắng địa (khó để đạt được) : Phải thường xuyên tu tập thiền chỉ nhằm tạo định lực mạnh, thấu suốt được tục đế (sự thật tương đối) và chân đế (sư thật tuyệt đối), chứng được pháp thân thanh tịnh.
6/ Lục địa = Hiện tiền địa (bản thể hiển hiện) : Hoàn tất công hạnh 6 Ba-la-mật, bản thể vạn hữu tỏ lộ ra trườc mắt.
7/ Thất địa = Viễn hành địa (đi xa) : An trú thường xuyên trong tánh Không của ngã và pháp. Tuy tà kiến về ngã trong vô thức đã hoàn toàn hết, nhưng tà kiến về pháp trong vô thức hãy còn. Phát khởi được đại bi tâm và thành tựu vô ngại trong việc độ sinh.
8/ Bát địa = Bất động địa(không lay động) : Tà kiến về pháp trong vô thức đã hoàn toàn hết. Phiền não tham sân si, ngũ dục, lục trần, tà kiến không làm lay động tán loạn. An trú trong trạng thái hoàn toàn thanh tịnh.
9/ Cửu địa= Thiện tụê địa (trí tuệ diệu dụng) : Thành tựu trí tuệ biện tài vô ngại, nên có thể ra đi giáo hóa độ sinh khắp cả mười phương, xét đoán được đối tượng được độ.
10/ Thập địa = Pháp vân địa(mây pháp) : Có tuệ giác và muôn hạnh đầy đủ. Như đám mây lành, có thể tưới mưa cam lộ xuống khắp nơi, làm nảy sinh thiện căn cho tất cả chúng sinh. Có thể nói, đó là hóa thân của Phật.
VIDEO
- Mười pháp vào Cửu phẩm liên hoa
- Cửu Phẩm Liên Hoa - Thầy. Thích Pháp Hòa
- Đới nghiệp vãng sanh
- Ý nghĩa đới nghiệp vãng sanh- Thích Phước Tiến
- Đới nghiệp vãng sanh -Thầy Thích Trí Huệ
- Đới Nghiệp Vãng Sanh- Thầy Thích Đồng Thành
- Đới Nghiệp Vãng Sanh là gì? - Thầy Thích Pháp Hòa
2) Siêu sinh 超生(siêu 超:vượt thoát, sinh 生: sống, đẻ ra): Đó là nói lên sự vượt thoát không còn bị động trong sinh tử luân hồi. Đây được xem như là tịnh độ viên mãn – Niết-bàn.
Siêu sinh hàm ý rằng hành giả vượt thoát các đối đãi cực đoan sẽ không còn bị động trong sinh tử luân hồi,hành giả đã chứng đắc Phật quả với tuệ giác viên mãn. Tuệ giác viên mãn này được Tịnh Độ tông và Duy Thức tông phân thành 4 loại, tuy có tên gọi khác nhau nhưng ý nghĩa nội dung thì đồng. Đó là kết quả của một quá trình tu học chuyển hóa các thứccó giá trị tương đối (tuệ thế gian: nhận thức từ lý trí, từ suy lý) thành trí có giá trị tuyệt đối (tuệ xuất thế gian: tuệ thông cả suy lý và trực giác) như sau:
Thức Trí (Duy Thức tông) Trí (Tịnh Độ tông)
1. A-lại-da Đại viên cảnh trí Vô đẳng thắng trí
2. Mạt-na Bình đẳng tánh trí Đại thừa quảng trí
3. Ý thức Diệu quang sát trí Bất khả xưng trí
4. 5 thức Thành sở tác trí Bất khả tư nghì trí
Cũng cần biết rằng, đạo Phật không ngăn cấm hành giả tư duy khái niệm với những tri kiến (= thức), nhưng hành giả phải luôn cảnh giác để không rơi vào thành kiến chấp thủ. Khi tri kiến trở thành thành kiến và đem đến tai hại cho mình cho người thì tri kiến đó đúng là sở tri chướng; ngược lại nếu tri kiến đó không là thành kiến (bởi nhận thức rằng những thấy biết của ta chỉ có tính tương đối nên không chấp mắc), đồng thời đem lại lợi ích cho mình và cho người, thì tri kiến đó là sở tri thông!
Bài đọc thêm.
1. Tứ chủng Tịnh độ.
Tượng phật A Di Đà tọa lạc tại thành phố Ushiku, Nhật Bản.
Ushiku Daibutsu (Tượng phật Di Đà) tọa lạc tại thành phố Ushiku, Nhật Bản là một trong những ngôi tượng Phật cao nhất thế giới hiện nay, cao 120m, kể cả bệ 10m, đài sen 10m. Công trình chính thức được hoàn thành vào năm 1995 và được xem là điểm đến du lịch tâm linh, thực hành tín ngưỡng nổi tiếng thế giới hiện nay.
Thiên Thai tông đề xướng bốn loại Phật độ, tứcTứ chủng Tịnh độ (bốn loại Tịnh độ) sau:
1. Phàm thánh đồng cư tịnh độ: Là tịnh độ mà trong đó Người, Trời (phàm) và các vị Thanh văn, Duyên giác (thánh) cùng ở chung. Lại nữa, trong “phàm” thì Người và Trời thuộc về “thiện chúng sinh”, ngoài ra còn có thể kể thêm bốn loài “ác chúng sinh” cũng cùng ở chung là Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sinh và A-tu-la; trong “thánh” thì Thanh văn và Duyên giác là các bậc thánh chính thức, ngoài ra còn có thể kể chung các vị “thánh quyền biến”, tức là chư Phật và Bồ-tát lớn, vì cứu độ chúng sinh mà thị hiện trong các quốc độ đó.
2. Phương tiện hữu dư tịnh độ: tức là quốc độ của các bậc A-la-hán, Phật Bích-chi và Bồ-tát Địa tiền. Những vị này nương vào các pháp phương tiện để tu tập, đoạn trừ các kiến tư hoặc, nên gọi là “phương tiện”; nhưng vẫn còn căn bản vô minh làm che lấp thật tướng trung đạo, nên gọi là “hữu dư”.
3. Thật báo vô chướng ngại tịnh độ: tức là quốc độ thuần túy của các vị Bồ-tát Địa thượng. Những vị này đã trừ từng phần căn bản vô minh, có được quả báo tự tại vô ngại của đạo chân thật.
4. Thường tịch quang tịnh độ: tức là quốc độ của chư Phật. Đó là quốc độ của pháp thân thường trú (thường), hoàn toàn giải thoát (tịch), và trí tuệ siêu việt (quang).
2. Tự lực và Tha lực.
Thực ra, pháp môn niệm Phật có từ thời Phật giáo Nguyên thủy. Niệm Phật là một trong mười đối tượng của chánh niệm trong thiền định (Thập tùy niệm: 十隨念; P: Anussatis), và niệm Phật vẫn mang tính tự lựctrong nỗ lực tu tập định. Tuy nhiên, niệm Phật lại đứng đầu trong Thập tùy niệm; theo đó, có ý tưởng cho rằng đây là đối tượng dễ đưa tâm vào chánh niệm với ý nghĩa về Phật lực được bao hàm trong pháp niệm Phật.
Qua thời kỳ tiền Đại thừa, luận sư Nagasena (Na Tiên Tỳ-kheo) chủ trương thuyết cứu độ qua cuộc vấn đạo của vua Milinda (hoàng đế Hy Lạp). Vua cho rằng không thể chấp nhận được khi một người ác lại được cứu độ nếu y tin tưởng vào một vị Phật vào đêm trước ngày chết. Nagasena đáp: "Một hòn đá dầu nhỏ cách mấy vẫn chìm trong nước, nhưng một tảng đá vẫn nổi trên nước nếu đặt lên thuyền". Về sau, các luận sư Đại thừa triển khai triệt để hơn về thuyết Phật cứu độ và ở bước đầu của Tịnh Độ tông tiêu biểu rõ cho luận thuyết tha lựcấy.
Tiếp theo đó, tư tưởng cho rằng con đường giác ngộ-giải thoát của đạo Phật căn bản là ở tâm – tức là nỗ lực cá nhân, pháp môn Tịnh Độ vẫn không ngoài đường lối ấy. Hòn đá lớn nhờ thuyền chở mà nổi trên nước, nhưng để vận chuyển hòn đá ấy lên thuyền phải là công phu tự thân, hành giả phải có công phu tích lũy lớn, nghĩa là có một quá trình tu tập – tự lực.
Hơn nữa, nếu con thuyền được xem là Phật lực, thì có thể xem đây là là của tuệ lực từ sự giác ngộ của tự thân, chứ không từ sự xin ban mà có được. Bởi nếu xin ban mà có được thì nơi đây là hình thức sơ đẳng về tu định của niềm tin tôn giáo, chứ không đích thực là chân lý từ tuệ giác – tự lực.
Như thế tư tưởng tịnh độ tại tâm như "Tự tánh Di Đà, Duy tâm tịnh độ" làm cho pháp môn Tịnh Độ có đầy đủ tính tự lực+ tha lực.
Pháp môn Tịnh Độ hưng khởi ở Trung Quốc, sau đó được tiếp nhận nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ khi truyền qua các nước Tây Tạng, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên.
3. “Tha lực” và tôn giáo (“Tha lực” và tôn giáo)
Đa số các tôn giáo từ cổ chí kim đều coi Tha lực là cứu cánh, bởi không có sự thiêng hóa của tha lực thần quyền hấp dẫn, thì tôn giáo chẳng còn ý nghĩa gì đối với đời sống con người?
Theo Giáo sư Huston Smith người Mỹ trong cuốn Tôn giáo của nhân loại cho rằng: Tất cả tôn giáo trên thế giới đều gom tụ sáu yếu tố dưới đây:
1-Quyền uy.
2-Nghi thức.
3-Tri giải suy lường.
4-Truyền thống.
5-Thần trị và ân điển.
6-Huyền bí.
Về tôn giáo của nhân loại, sáu yếu tố này đã phát huy được tác dụng của nó. Nhưng mọi yếu tố đều có thể mất đi sự khống chế mà nảy sinh tệ đoan, tệ đoan này khiến thực trạng của tôn giáo ngày càng một hoang tàn, từ sai lầm dẫn đến chỉ quanh quẩn nơi mê tín.”
Với 6 yếu tố tôn giáo dẫn chứng kể trên của giáo sư Huston Smith nêu ra, chúng ta thấy bản chất chung của tôn giáo là khải thị Thần quyền và coi tha lực (tức lực ngoài) là cốt lõi căn bản của đa số các tôn giáo.
Với tư tưởng của giáo lý đạo Phật, không phủ nhận sự có mặt vi diệu của Tha lực, nhưng Tự lực luôn được coi là then chốt căn bản trong quá trình tu hành chuyển hóa thực tại. Bởi không có tự lực thì không có tha lực.
Vậy tự lực và tha lực trong giáo lý đạo Phật được hiểu và ý nghĩa thực tế của nó ra sao?
Trong Phật giáo, không ai có thể đạt được giác ngộ lại tách dời vạn hữu, cho nên việc tu thiền Phật giáo chính là làm nảy nở lòng từ bi nơi mình, vì đó là điều kiện quan trọng nhất. Bởi vì từ bi cũng chính là trí tuệ - trí tuệ tối thượng mà người tu cần chứng đắc (Từ bi là dạng tình cảm trên sự soi sáng của Vô ngã, Khác với Tình yêu hay Bác ái là dạng tình cảm trên nhận thức Hữu ngã).
Giáo lý Phật giáo không bao giờ đề cập đến việc tu luyện thần thông như một mục đích. Thần thông được coi là kết quả tự nhiên của việc tu thân cầu giải thoát. Khi tu trì cũng không được lấy tâm cầu ngộ, lấy tâm chờ ngộ, bởi vì cầu ngộ, không được ngộ; chờ ngộ, tức lời mê. Bởi cầu mong và chờ đợi đều là vọng niệm chấp trước phan duyên. Người tu thiền Phật coi trọng quá trình, không coi trọng mục đích. Một khi chứng đắc quả vị, dĩ nhiên người tu sẽ có được thần thông. Giáo lý Phật giáo Tây Tạng tin rằng: Muốn đắc những đạo quả cao thì mọi người khó có thể trông cậy vào Tự lực nhỏ nhoi của mình mà phải tìm cách chiêu cảm sức gia trì của những luồng thần lực lớn hơn gọi là Tha lực.
Nhưng để có tha lực và được Phật hộ niệm, phóng quang gia bị… thì người tu trì phải sống đúng theo di huấn của Phật và cũng không thể van xin Phật trước quả báo khi còn đầy những tham ái và vọng tưởng. Chính pháp Như Lai từng chỉ rõ rằng: Không có một quyền năng hay một phép lạ siêu nhân nào có thể sở hữu được một cái đũa thần chỉ đá hóa vàng, hô phong hoán vũ. Bởi Phật giáo là tôn giáo phi thần quyền. Cầu xin sẽ bành trướng bản ngã, sẽ khuyến khích sự lệ thuộc vào quyền lực bên ngoài, thay vì tự mình nỗ lực. Cho nên bất cứ sự cầu mong nào bên ngoài cũng đều là vọng niệm cần phải loại trừ.
Khi còn tại thế, Phật Thích Ca từng khuyến cáo các đệ tử rằng: “Hãy trở về nương tựa hòn đảo nơi chính mình, hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Người tu thiền Phật chỉ lo gột rửa, lau sạch cái Phật tính (= Duyên khởi tính) sẵn có nơi mình để nó tự biểu lộ tính chất thiêng liêng tiềm ẩn của chính mình. Đó là một cuộc cách mạng bản thân để “diệt ngã”- một cuộc cách mạng không dễ thành công. Và khi bản ngã không còn do nghiêm trì giới luật thì con người ấy trở nên một luồng vận hà và được cảm ứng tức thì để cùng hòa nhịp, chuyển động với giải thiên hà khác vĩ đại hơn - bởi tất cả giờ đã liên quan với nhau mật thiết.
Tâm của con người khi bản ngã đã được thanh lọc ấy sẽ có những rung động tương ứng với các luồng điện từ trong thiên nhiên. Mà theo các nhà khoa học thiên văn thì trái đất của chúng ta nhận được rất nhiều “vũ trụ tuyến” (cosmicray) xuất phát từ những bầu tinh tú trong không gian. Thật đúng với câu kinh điển bất hủ “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức” hay có thể nói khác đi cho dễ hiểu theo cố Thiền sư Duy Lực nói đó là:
“Nguồn gốc Phật pháp là do tâm,
Nguồn gốc vũ trụ cũng là do tâm”.
Một tu sĩ đã diệt ngã không bao giờ được vỗ ngực xưng là “đấng này, đấng nọ” hoặc khoe khoang một quyền năng nào. Bởi lẽ, suy cho cùng họ cũng không phải là người được tự do sở hữu quyền năng đó. Tiểu thuyết Tây Du Ký viết rất hay đoạn Ngộ Không chia tay thầy dạy là Bồ Đề Tổ sư. Tổ sư dặn dò nhiều điều, trong đó nhắc kỹ đồ đệ Ngộ Không rằng: “Nếu nhà ngươi nói là học trò của ta, chỉ nửa lời là ta biết ngay, ta sẽ lột da tróc xương, đem phần hồn đầy đọa nơi cửa u, muôn kiếp không cất mình lên được”.
Phải, nếu cứ vỗ ngực “như ta đây…” là cái “ngã” trỗi dậy liền và cái giá phải trả sau đấy là “muôn kiếp không cất mình lên được”.
Cho nên, khi thành tựu đươc Pháp hồi hướng và Pháp giới chúng sinh, người tu trì dễ chấp thành quả, sinh tăng thượng mạn. Vậy trong kinh Hoa Nghiêm có chỉ ra pháp tu hồi hướng chân như thật tướng là nhằm giúp người tu phá bỏ bệnh chấp pháp (buông xả pháp như lời Phật dạy). Thực tế này ta thấy điều nói trên được áp dụng trong lịch sử Đế quốc La Mã xưa cũng quy định: sau mỗi trận thắng, viên tướng cầm quân phải để cho quân lính và dân chúng nhiếc mắng, nói xấu trong một ngày, chính là nhằm giảm bớt sự kiêu ngạo của viên tướng đó.
Cảm nhận thiêng liêng về sự gia trì của Phật thì người tu trước hết phải siêng năng tinh tấn, nỗ lực tự thân hướng tâm cao thượng với những điều tốt lành, mà trước nhất là phải tu dưỡng về trí huệ…có vậy mới tạo đươc mối quan hệ mà cảm ứng tự nhiên bằng vô tác diệu lực của chư Phật và chư Bồ tát, nâng tri giác của ta lên thành trực giác được.
Như vậy là: Thành quả của Tha lực là do Tự lực– và thành quả ấy quay trở lại hồi hướng tạo quả Bồ đề cho pháp giới chúng sinh; là vòng tròn không mối, là hệ quả tất yếu, là chân thật trí, là giải thoát…
Ông Abdul Sanlam, người Pakistan, lúc nhận giải Nobel vật lý năm 1949 đã nói lời khẳng định rằng: “Cái chúng ta biết cũng chỉ là một phần rất nhỏ của cái biết”.
Vâng, trong biển thiền mênh mông vô bờ này, thì những gì ta biết quả là rất nhỏ nhoi. Nhưng ở đây, qua bài tìm hiểu này thì quả không có sự huyền bí nào về vấn đề Tha lực cả.
Để minh chứng cho điều này, trong bài viết gần đây của cư sĩ Truyền Bình với tiêu đề “Tìm hiểu về Tịnh độ tông” đăng tải trên trang tin điện tử phatgiao.org.vn (ngày 14/2/2016) bài viết tác giả đề cập khá sâu về vấn đề Tự lực và Tha lực của pháp môn Tịnh độ dựa trên đại nguyện ban đầu của Phật A Di Đà. Tiếp theo, những người tu Tịnh độ cũng phải đại nguyện cầu vãng sinh, thực hành các hạnh nguyện, các phương pháp tu tập và hồi hướng công đức, nguyện cho mình và tất cả chúng sinh đều được vãng sinh. Sự nguyện cầu vãng sinh theo pháp môn này, nếu ví dụ thiển cận như ta gọi điện thoại được kết nối hai đầu, nghĩa là chúng ta niệm Phật! Phật cũng niệm chúng ta. Về nội dung này, tác giả Truyền Bình dẫn chứng nhiều ví dụ thú vị.
Ở đây người viết bài này chỉ xin nêu một vấn đề mà tác giả Truyền Bình đưa ra so sánh giữa Thần chú và động lệnh trong tin học hiện đại để Phật tử chúng ta cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này cùng suy ngẫm. Bởi theo tác giả Truyền Bình cho rằng: “Thần chú như một động lệnh tâm lý hay như một động lệnh tin học”. Sự so sánh thật thú vị qua pháp Quán tưởng (xin được trích nguyên văn) nội dung muốn nói trên:
“Các pháp quán giúp hành giả có thể thấy được A Di Đà và hai vị Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ngay trong đời này và đó là dấu hiệu chắc chắn hành giả sẽ được tái sinh về Tịnh độ. Các pháp quán dựa trên nguyên lý: Tất cả vật cảnh thật ra đều là tâm cảnh. Tất cả vật cảnh, tâm cảnh thật ra là khí, là thói quen, là nghiệp. Do đó các pháp quán với lòng tin tưởng cao độ là tạo ra một thói quen tâm linh, thói quen đó là nghiệp dẫn Tây phương Cực Lạc. Luyện tập thói quen tâm linh thuần thục thì sẽ có khả năng như Trương Bảo Thắng và Hầu Hi Quý, có thể dùng tâm niệm điều khiển thân, điều khiển vật (hai nhân vật Thắng và Quý mà tác giả Truyền Bình dẫn chứng là những người có công năng đặc dị). Trương Bảo Thắng có thể dùng tâm niệm lấy quả táo khỏi thùng sắt bị hàn kín. Trương Bảo Thắng không dùng thần chú (đà la ni – dharani) vì khả năng của anh là bẩm sinh, không có thầy dạy, từ nhỏ đến lớn không học ai. Còn Hầu Hi Quý có dùng thần chú vì ông có học với thầy là Nga Mi lão nhân. Thần chú chẳng qua là một động lệnh tâm lý. Trong lĩnh vực tin học, chúng ta có thể hiểu rõ điều này. Thiết bị tối tân dùng sóng não để điều khiển, chỉ cần khởi ý niệm, máy sẽ thi hành. Còn đối với thiết bị thông thường, phải cần một lệnh cụ thể để điều khiển.
Chẳng hạn, muốn xóa một bài hát trên điện thoại di động, ta có thể dùng lệnh xóa (delete) trực tiếp trên điện thoại, còn muốn có vẻ thần kỳ hơn, ta cho điện thoại kết nối với computer qua wifi, trên computer ta có thể lật các thư mục để tìm đúng bài hát trên điện thoại rồi dùng lệnh delete để xóa đi. Như vậy ta chẳng hề đụng chạm đến điện thoại nhưng vẫn xóa được bài hát trên đó. Ta cũng có thể mở và xem một video trên điện thoại bằng computer qua wifi. Tương tự chúng ta có thể dùng laptop để điều khiển, vận dụng dữ liệu trên mạng, chúng có thể cách xa chúng ta rất xa xôi diệu vợi hàng vạn km.
Tóm lại, lệnh trong tin học tương đương với thần chú trong thần thông hay đặc dị công năng. Thần chú, đó là một động lệnh cụ thể để điều khiển vật bằng tâm niệm. Thế giới đời thường hay thế giới tin học đều là thế giới ảo và có thể điều khiển bằng thần chú hay bằng lệnh. Nhiều người lúc gặp nguy cấp niệm danh hiệu Quán Thế Âm và thấy Ngài đến cứu. Đó là tự tính Quán Thế Âm có thể đồng thời xuất hiện ở vô lượng vô biên cảnh giới khác nhau, điều này hoàn toàn tương đồng với hiện tượng một hạt photon có thể xuất hiện ở 100.000 vị trí khác nhau trong thí nghiệm của Maria Chekhova và các đồng sự tại Viện Khoa học Ánh sáng Max Planck và Đại học Moscow năm 2012. Thật ra hạt photon có thể xuất hiện ở vô lượng vô biên vị trí khác nhau.
Khoa học hiện đại hướng tới Phật giáo, bởi hiện nay nhiều công trình nghiên cứu khoa học được phát kiến có tính tương đồng với giáo lý đạo Phật về mặt ý tưởng. Từ thực tế trên, mà hiện nay đạo Phật đang là mối quan tâm của các nhà khoa học hàng đầu thế giới. Ở đây xin được nhắc lại, đạo Phật ra đời không phải để chờ khoa học kiến giải. Bởi đạo Phật không phải là triết học, không phải là khoa học và càng không phải là thần học; đạo Phật phi thần quyền. Nhưng với Tự lực và Tha lực đạo Phật lấy chính pháp và tu hành làm cứu cánh để khai mở đạo lực trên con đường Giác ngộ và Giải thoát. Hiện tại chúng ta đang sống ở thời kỳ khoa học phát triển, nếu dùng triết học, khoa học và các bộ môn học khác để là rõ thêm pháp mầu ẩn ảo vi diệu của giáo lý đạo Phật thì làm sao mà không được. Bởi lẽ chân lý đạo Phật từ hơn 2500 năm nay chưa hề bị chi phối bởi yếu tố ngoại lai.
Cư sĩ Nguyễn Đức Sinh
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 5-2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Yếu chỉ Phật pháp – Thiền sư Thích Duy Lực (PGVN) phatgiao.org.vn (ngày 20 tháng 4 năm 2017)
- Tự lực và tha lực – tác giả Nuyễn Hữu Lợi (tạp chí nghiên cứu Phật học năm 2000)
- Bài: Tìm hiểu về Tịnh độ tông – Tác giả: Truyền Bình (PGVN) phatgiao.org.vn (14/ 12/ 2016).
Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!
***
Huy Thai gởi
|
|