Sơ nét tìm hiểu
Kinh Bát Đại Nhân Giác
經八大人覺
The Eight Great Awakenings Sutra
***
Nội dung
Phần I
Tổng quan
1.Ý nghĩa chung kinh Bát Đại Nhân Giác.
2. Nguồn gốc kinh Bát Đại Nhân Giác.
Phần II
Nội dung
1. Đệ nhất giác ngộ第一覺悟.
Ý chính: Nói về giáo lýVô thường.
Với chân lý Duyên khởi (Vô thường + Vô ngã).
1.1.Vô thường theo tiến trình chung của vũ trụ vạn vật.
1.2Vô thường theo định lượng thời gian.
1.3.Vô thường theo cấu trúc của con người và môi trường sống.
2. Đệ nhị giác tri 第二覺知.
Ý chính: Nói về Dục(Thiện dục – Ác dục).
2.1. Dục theo quan điểm Phật giáo Nam truyền: Lục dục.
2.2. Dục theo quan điểm Phật giáo Bắc truyền:
- Tam dục – Ngũ dục – Lục dục (Thất tình Lục dục)
3. Đệ tam giác tri第三覺知.
Ý chính: Nói về Tuệ giáclà sự nghiệp (Duy tuệ thị nghiệp 唯慧是業).
3.1.Trí tuệ theo quan điểm Phật giáo Nam truyền.
- Hữu lậu trí 有漏智= Tục trí 俗智= Thức 識
- Vô lậu trí 無漏智= Chân trí 真智= Tuệgiác 慧覺
3.2. Trí tuệ theo quan điểm Phật giáo Bắc truyền.
1) Theo Luận Đại Trí Độ:
- Nhất thiết trí - Đạo chủng trí - Nhất thiết chủng trí
2) Theo Thiền tông:
- Hữu sư trí - Vô sư trí
3) Theo Tịnh Độ tông và Duy Thức tông:
- 8 Thức => 8 Trí (= Tuệ giác)
4) Theo Mật tông:
- 5 Uẩn => 5 Trí (= Tuệ giác)
4. Đệ tứ giác tri第四覺知.
Ý chính: Nói về Tứ chánh cần(= Chánh tinh tấn).
5. Đệ ngũ giác ngộ 第五覺悟.
Ý chính: Đoạn trừ vô minh (= si mê), hình thành Tuệ giác với lộ trình Văn-Tư-Tu.
- Văn tuệ 聞慧 = Văn tự Bát-nhã 文字般若
- Tư tuệ 思慧 = Quán chiếu Bát-nhã觀照般若
- Tu tuệ 修慧 = Thực tướng Bát-nhã 實相般若
6. Đệ lục giác tri第六覺知.
Ý chính: Nói về thực hành hạnh Bố thí để đoạn trừ tâm Tham.
6.1. Yếu tố người bố thí (= người thí).
1) Bố thí không trong sạch
2) Bố thí trong sạch.
3) Bố thí Ba-la-mật.
6.2. Yếu tố sự vật thí.
1) Bố thí vật chất (Tài thí): - Ngoại thí - Nội thí.
2) Bố thí tinh thần (Pháp thí): Đặc biệt là Vô úy thí.
3) Đối chiếu đặc điểm của Tài thí và Pháp thí.
7. Đệ thất giác ngộ第七覺悟.
Ý chính: Nói về Tăng 僧
1) Tăng tại gia – Tăng xuất gia.
2) Phàm tăng – Thánh tăng.
8. Đệ bát giác tri 第八覺知.
Ý chính: Nói về Bồ-tát hạnh 菩薩行.
1) Bồ-tát hiện thực.
2) Bờ tát siêu việt.
9. Đối chiếu Việt Anh: “Kinh Bát Đại Nhân Giác”
Bài đọc thêm
- Kinh Bát Đại Nhân Giác- Đại Sư Tinh Vân
NBS: Minh Tâm 9/2020
Phần I
Tổng quan
1.Ý nghĩa chung kinh Bát Đại Nhân Giác.
Kinh Bát Đại Nhân Giác (經八大人覺; E: The Eight Great Awakenings Sutra) là bản kinh trình bày tám giáo pháp của bậc đại nhân (bậc thánh). Cụ thể như sau:
- Bát 八: Là tám.
- Đại Nhân 大人: Là người lớn. Người lớn mà kinh muốn nói nơi đây là bậc giác ngộ thấy rõ các pháp đúng như thật, không còn mê lầm các pháp. Như vậy, hàng Bồ-tát và Phật chính là đại nhân.
- Giác 覺: Là biết rõ chân lý, là biết rõ thực tại, là biết rõ bản chất thật của mọi sự vật do tu chứng mà thành, là thấy biết đúng lẽ thật chứ không là kiến thức hiểu biết thông thường của người thế gian.
Theo đó, Bát Đại Nhân Giác là tám điều giác ngộ hay tám điều tỉnh giác nơi một vị Phật, là tám thứ giáo pháp vào đạo Bồ-đề mà các hành giả tu học cần nhận thức đúng đắn và ghi nhớ tu học. Tám điều sáng suốt về thực tại, về chân lý này nơi kinh còn cho thấy “Bồ-tát sợ Nhân – Chúng sinh sợ Quả”, đó là:
1.Biết thế giới vô thường là chân lý của vũ trụ.
2.Biết tham muốn nhiều là nhân của đau khổ.
3.Biết luôn mong cầu là nhân của đau khổ.
4.Biết lười biếng là nhân của trầm luân.
5.Biết si mê là nhân của luân hồi.
6.Biết nghèo là nhân của oán hờn.
7.Biết năm dục là nhân của tai họa.
8.Biết sanh tử là nhân của đau khổ.
[Xem Thành thực luận Q.5 phẩm Vô tương ứng; Di giáo kinh luận ký Q.trung].
Từng điều trong tám điều giác ngộ này của các bậc giác ngộ có thể được xem như những đề tài thiền quán mà các hành giả Phật giáo cần thọ trì, tụng niệm ghi nhớ. Các bậc thánh thì lại dùng tám điều giác ngộ để khai ngộ cho chúng sanh.
2. Nguồn gốc kinh Bát Đại Nhân Giác.
Nguyên bản Phạn văn của kinh đã lưu truyền nay không tìm thấy còn lưu giữ nơi đâu. Kinh văn của Bát Đại Nhân Giác rất cổ và rất đơn giản. Văn thể của kinh thuộc loại kết tập như kinh Tứ Thập Nhị Chương và kinh Lục Độ Tập. Kinh này dung hợp cả đạo Phật Nguyên Thủy và đạo Phật Phát Triển.
Tám điều mà kinh văn nói đến có thể chia làm nhiều đề tài nhỏ cho thiền quán. Về nội dung thì tư tưởng của kinh rất sâu sắc và thực tiễn, không có tính cách luận thuyết.
Được biết kinh này do một cao tăng nước Parthia (xứ Ba Tư cổ) tên là An Thế Cao (安世高; E: An Shigao) dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại trung tâm Phật giáo Lạc Dương, trong khoảng thời gian từ năm 140 đến năm 171 của kỷ nguyên Tây lịch. Ông là người dịch các văn bản Phật giáo Ấn Độ sang tiếng Trung sớm nhất được biết đến. Theo truyền thuyết, ông là thái tử, nhưng đã nhường ngôi vị lại cho người chú của mình, để xuất gia tu hành học Phật.
An Thế Cao đến Trung Quốc thời kỳ hậu Hán. Vào năm Kiến Hòa thứ hai (năm 148 CN), đến trung tâm Phật giáo Lạc Dương, từ đó về sau, trong 20 năm ông làm công tác dịch kinh sách, tổng cộng phiên dịch được hơn 30 bộ kinh điển Hán văn. Tăng Hựu đời nhà Lương nói rằng: “An Thế Cao có tầm học vấn vô cùng quảng bác và hiểu biết thâm sâu đối với kinh tạng Phật giáo, nhất là tinh thông về sự tương quan luận điển của A Tỳ Đàm v.v.., tụng trì Thiền kinh” (theo “Xuất Tam tạng ký tập” quyển thứ 13)
Kinh Bát Đại Nhân Giác đã được Hòa-thượng Thích Thanh Từ dịch từ Hán sang Việt vào khoảng thập niên 70.
Phần II
Nội dung
Bài kệ khai kinh viết:
Vi Phật đệ tử, 為佛弟子,
Thường ư trú dạ, 常於晝夜,
Chí tâm tụng niệm, 至心誦念,
Bát Đại Nhân Giác. 八大人覺.
Dịch: (của HT. Thanh Từ và HT. Nhất Hạnh)
Chúng ta đã là hàng Phật tử, Là đệ tử Bụt
Đêm lẫn ngày hằng giữ thọ trì. Thường phải hết lòng
Chí thành tụng niệm nhớ ghi, Ngày đêm tụng niệm
Tám điều giác ngộ của vì Đại nhân. Bát Đại Nhân Giác
1. Đệ nhất giác ngộ第一覺悟.
Thế gian vô thường, 世間無常,
Quốc độ nguy thúy. 國土危脆。
Tứ đại khổ không, 四大苦空,
Ngũ ấm vô ngã. 五陰無我。
Sanh diệt biến dị, 生滅變異,
Hư ngụy vô chủ. 虛偽無主。
Tâm thị ác nguyên, 心是惡源,
Hình vi tội tẩu. 形為罪藪。
Như thị quán sát, 如是觀察,
Tiệm ly sanh tử. 漸離生死。
Dịch:
Điều thứ nhất phải thường giác ngộ:
Đời vô thường quốc độ bở dòn. Thế gian vô thường
Khổ không tứ đại thon von, Đất nước mong manh
Năm ấm vô ngã có còn chi đâu. Tứ đại khổ không
Đổi đời sanh diệt chẳng lâu, Ngũ ấm vô ngã
Giả dối không chủ lý mầu khó tin. Sinh diệt biến đổi
Tâm là nguồn ác xuất sanh, Hư ngụy không chủ
Thân hình rừng tội mà mình chẳng hay. Tâm là nguồn ác
Người nào quán sát thế này, Thân là rừng tội
Lần hồi sanh tử sớm chầy thoát ra. Quán chiếu như thế
Dần lìa sinh tử.
Ý chính: Hành giả giác ngộ quy luật Vô thường trong vũ trụ vạn vật.
Vô thường(無常; P: anicca; S: anitya; E;F: impermanence): Có nghĩa là tính không thường hằng của các pháp theo thời gian.
Tất cả các pháp (= sự vật) đều do Duyên khởi nên không có tự tính (自性; P: sabhāva; S: svabhāva; E: self-nature); nghĩa là các pháp không có 2 tính chất Tự hữu (=/= Vô ngã)vàHằng hữu (=/= Vô thường).
Nói cách khác, chân lý khách quan Duyên khởi bao hàm 2 nội dung là Vô thường và Vô ngã. Theo đó, đứng về mặt thời gian, các pháp là Vô thường; đứng về mặt không gian, các pháp là Vô ngã.
Vì các pháp không có tự tính nên chúng mới sinh động. Vô thường là tính thường trực của các pháp, các pháp luôn luôn sinh thành và luôn luôn biến hoại, cho nênVô thường còn có cách nói khác là Vô tướng hay Vô trụ.
Vô thường có những cách nhìn phân biệt sau:
1.1. Vô thường theo tiến trình chung của vũ trụ vạn vật:
Đó là:
- Thành Trụ Hoại Không: Bốn thời kỳ biến đổi của đại thể vũ trụ.
- Sanh Trụ Dị Diệt: Bốn thời kỳ biến đổi nơitừng phần cơ cấu khác biệt của vũ trụ.
- Sanh Lão Bệnh Tử: Bốn thời kỳ biến đổi chung cho tất cả các loài động vật.
Trongkinh Đại Bảo Tích có kể câu chuyện con chó bị ném cục đá, nó chạy theo cục đá mà sủa, vì tưởng cục đá là nguyên do làm nó đau. Con chó đâu biết rằng nguyên nhân làm nó đau là người ném cục đá. Cũng vậy, vô thường không gây ra khổ, mà chính vì nhận thức sai lầm của ta, cho những gì vô thường là thường tại, nên ta khổ.
1.2 Vô thường theo định lượng thời gian.
1/. Nhất kỳ vô thường (一期無常): Còn gọi là Tương tục vô thường 相續無常. Đây là sự vô thường mang tính thô thiểndễ nhận biết, hàm ý cho sự kết thúc tiến trình của một pháp hữu vi (= sự vật hiện tượng nhất thời do hình thành từ các duyên, luôn biến dịch và hoại diệt). Nghĩa là trong 1 kỳ hạn nào đó, các pháp hữu vi tuy có tướngchuyển biến không ngừng(= tương tục) nhưng đó chỉ là tạm bợ,cuối cùng cũng phải hoại diệt. Ví như mệnh người cuối cùng cũng chấm dứt bởi tai nạn hay bệnh tật …, ngọn đèn cháy lâu rồi cũng tắt.
Kỳ hạn của tiến trình biến hoại các pháp hữu vi diễn ra ngắn hay dài tùy thuộc vào bản chất của chúng. Ví dụ có con vật sống được vài ngày, có con vật sống vài chục năm, có cây cổ thụ sống vài trăm hoặc cả nghìn năm, một hành tinh tồn tại hàng tỉ năm…
2/. Sát-na vô thường(刹那無常): Còn gọi là Niệm niệm vô thường 念念無常. Đây là sự vô thường mang tính đạo lý vi tế khó thấy hơn, hàm ý biến đổi không ngừng trong từng sát-na. Nghĩa là trong khoảng 1 sát-na (= đơn vị thời gian cực kỳ ngắn) các pháp hữu vi sinh diệt biến hóa có đủ 4 tướng Sinh, Trụ, Dị, Diệt.
Trong mỗi sát-na, thân và tâm của mỗi con người không ngừng sinh diệt, liên tục Sinh, Già, Bệnh, Chết như dòng sông trôi mãi không dừng. Tên con sông tuy không thay đổi nhưng dòng sông ở sát-na trước đã khác với dòng sông ở sát-na bây giờ. Ngay cả, khi mình khởi niệm hay gọi “bây giờ” thì bây giờ đã không còn là “bây giờ” nữa!
Trong nhiều kinh, hình ảnh đàn cá mắc cạn hay đàn bò đang bị lùa đi đến lò sát sinh…để dụ cho sự thực sát-na vô thường này.
- Trongkinh Xuất Diệu (經出曜), có chép:
Ngày nay đã qua
Mạng sống lần giảm
Như cá thiếu nước
Nào có vui gì?
- Trongkinh Pháp Cú Thí Dụ cũng nói:
Ví như người cầm gậy
Chăn dắt đàn bò si
Già chết cũng như vậy
Đang lùa mạng sống đi.
Hai phạm trù Vô thường nói trên không chỉ có nơi các hiện tượng vật lý, mà bao gồm luôn trong các hiện tượng sinh lý và tâm lý nữa.
1.3. Vô thường theo cấu trúc của con người và môi trường sống.
1/-Thân vô thường, tức Sắc uẩn vô thường.
2/-Tâm vô thường , tức Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn đều vô thường.
3/-Hoàn cảnh vô thường, tức vạn sự vật xung quanh ta đều vô thường.
- Trong kinh Tạp A-hàm có ghi: “Nhân và Duyên sinh ra các Sắc, cho nên Sắc không phải là thường(tự hữu). Hơn nữa, Sắc không phải là ngã (hằng hữu);nếu Sắc là ngã, thì sao không thể ước muốn Sắc không già và bệnh. Cũng vậy đối với Thọ, Tưởng, Hành, Thức”.
-Trongkinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna sutta), đức Phật dạy:
“Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
- Trongkinh Tương Ưng Bộ III, đức Phật còn xác định rõ: "Không liễu tri Năm uẩn thì không thể đoạn tận khổ đau".
2. Đệ nhị giác tri 第二覺知.
Đa dục vi khổ, 多欲為苦,
Sanh tử bì lao, 生死疲勞,
Tùng tham dục khởi. 從貪欲起。
Thiểu dục vô vi, 少欲無為,
Thân tâm tự tại. 身心自在。
Dịch:
Điều thứ hai lại cần giác biết:
Tham dục nhiều, khổ thiệt thêm nhiều. Đa dục là khổ
Nhọc nhằn sanh tử bao nhiêu, Sinh tử nhọc nhằn
Bởi chưng tham dục, mà chiêu khổ nầy. Đều do tham dục
Bớt lòng tham dục chẳng gây, Thiểu dục vô vi
Thân tâm tự tại vui nầy ai hơn. Thân tâm tự tại.
Ý chính: Hành giả thấy dục là đầu mối của phiền não (= khổ)
Dục(欲; P: chanda; S: rajas; E: desire; impulse; will; wish):Có ý nghĩa là muốn; sự mong muốn, lòng mong muốn được thỏa mãn, động lực thúc đẩy. Dục được chia làm 2 loại là:
- Thiện dục善欲: Đó làlòng mong muốn đem lại lợi ích cho mọi người, trong đó có mình. Biểu hiện của thiện dục là những nhận thức suy nghĩ và hành động có tính vị tha.
Các thiện dục được phân biệt:
+ Là lòng mong muốn hướng thiện dính mắccủa các chúng sinh. Bởi sự hướng thiện này gắn với một nội tâm hữu ngã.
+ Là lòng mong muốn hướng thiện không dính mắc của các bậc giác ngộ. Bởi sự hướng thiện này gắn với một nội tâm vô ngã.
- Ác dục惡欲: Đó làlòng mong muốn chỉ đem lại lợi ích cho riêng mình, không phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Biểu hiện của ác dục là những nhận thức suy nghĩ và hành động có tính vị kỷ.
Các ác dục luônlà các ham muốn bất thiện đầy dính mắccủa nhiều chúng sinh.
2.1.Dục theo quan điểm Phật giáo Nam truyền:
Trong Phật giáo Nam truyền, dục có mối tương quan với các yếu tố căn, trần, thức. Đó là hệ thống Lục căn - Lục trần - Lục thức - Lục dục như sau:
LỤC CĂN |
+ |
LỤC TRẦN
(hữu+vô) |
=> |
LỤC THỨC
(vô hình) |
─> |
LỤC DỤC
(vô hình) |
Nhãn (=mắt) |
|
Sắc trần |
|
Nhãn thức |
|
Sắc dục |
Nhĩ (= tai) |
|
Thinh trần |
|
Nhĩ thức |
|
Thinh dục |
Tị (= mũi) |
|
Hương trần |
|
Tị thức |
|
Hương dục |
Thiệt (= lưỡi) |
|
Vị trần |
|
Thiệt thức |
|
Vị dục |
Thân (= da) |
|
Xúc trần |
|
Thân thức |
|
Xúc dục |
Ý (= não bộ) |
|
Pháp trần |
|
Ý thức |
|
Pháp dục |
- Lục căn(六根; P: Saḷāyatana; S: Adāyatana; E: Six organs; F: Six organes): Lục căn chính là sáu cơ quan của con người dùng để nhận biết sự vật.
- Lục trần(六塵; P: Bāhira-āyatana; S: Bāhyu-āyatana; E: Six objects of sense. F: Six objets de sens): Lục trần là 6 cảnh diễn bày ra trước lục căn.
- Lục thức(六識; P: Vinnana; S: Vijnana; E: Six knowledges; F: Six connaissances): Lục thức là 6 hiểu biết của con người.
- Lục dục(六欲; P;S: Chanda; E: Six desires to act): Lục dục là 6 điều ham muốn. Ham muốn đây hàm ý là tiếp nhận (tham) hay loại trừ (sân).
Trongkinh Tăng Chi Bộ, đức Phật đã chỉ dạy người tu phải luôn cảnh giác để sống tốt với cuộc đời, song không phải dính mắc vào Lục trần, vì đó là đầu mối của nghiệp mà ta không ngờ được:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô-thượng. Những gì là sáu ?
- Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Ýsuy tưởng đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
Ngoài ra, hành giả còn thường xuyên thực hành sám hối 6 căn, nhằm tự cảnh giác các hành động của mình trong cuộc sống.
2.2. Dục theo quan điểm Phật giáo Bắc truyền :
Trong Phật giáo Bắc truyền, dục có các cách phân biệt sau:
1) Dục ở tam dục (三欲):
Có 2 loại tam dục sau:
1/.Tam dục của phàm phu:
Là ba mối ham muốn của mình đối với kẻ khác qua:
1. Hình mạo dục : Đó là mê say mặt mày, hình dáng tươi đẹp.
2.Tư thái dục : Đó là ưa thích dung nghi cốt cách, sang đẹp.
3.Tế xúc dục : Đó là mê say ưa thích sự đụng chạm mịn màng, mềm mại.
2/. Tam dục của người tu:
Là ba mối ham muốn độc hại làm chướng ngại việc tu hành giải thoát.
1.Ác dục : Đó là lòng ham muốn xấu bậy, như vị Tỳ Kheo sanh lòng:
- Muốn đứng đầu tất cả Đại chúng, khiến Tăng chúng đều theo chân mình.
- Muốn tứ bộ (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di) đều cúng dường tôn trọng mình hơn hết.
- Muốn thuyết pháp để thính chúng đều tin thọ lời mình.
- Muốn vua quan thần dân đều cung kính mình.
- Muốn được nhiều áo quần, đồ ăn uống, thuốc men, nhà cửa to đẹp.
Những sự ham muốn này có tính cách sanh tử luân hồi, nên gọi là ác dục vậy.
2.Đại dục : Đó là lòng ham muốn thái quá, như vị Tỳ Kheo sanh lòng muốn rằng phải làm thế nào để cho tứ bộ chúng biết rằng ta đã đắc Sơ trụ.... hoặc Thập Trụ, đắc quả Chánh giác, quả A La Hán... hoặc quả Tư Đà Hoàn, Tứ Thiền vô ngại trí... Sự ham muốn có tính cách lợi dưỡng như vậy kêu là đại dục.
3.Dục dục : Đó là lòng ham muốn và ham muốn nữa, như vị Tỳ Kheo muốn rằng sau khi thác mình sanh làm Phạm thiên, Ma thiên, Tự tại thiên, Chuyển luân Thánh vương, hoặc sinh vào các dòng sang quý như vua chúa, quan thần...được hưởng mọi sự khoái lạc. Lòng ham muốn này có tính cách lợi dưỡng nên kêu là dục dục.
Trong kinh Niết-bàn có viết : “Người nào quán tưởng cái thân người, chỉ thấy là một bộ cốt, do khoang xương chống đỡ mà thôi. Quán như vậy thì toàn bộ xương cốt đều phân ly, do đó dứt Tam dục.”
2) Dục ở Ngũ dục.
Ngũ dục (五欲) theo Phật giáo Bắc truyền còn gọi là Ái dục (愛欲). Tương tự như ở Phật giáo Nam truyền, trong đó:
+ Ái (愛; P: taṇhā; S: tṛṣṇā; E: love, craving) chỉ chosự hay vật (= tinh thần hay vật chất) mà ta có sự gắn kết, dính mắc.
+ Dục (欲;P: chanda; S: rajas; E: desire) chỉ cholòng (= tâm) khát khao, ham muốn.
Ngũ dục hay Ái dục gồm có :
- 4 dục thuộc về vật chất :
1. Tài dục (của cải): động sản và bất động sản.
2. Sắc dục (cái đẹp): giới tính (tính dục).
3. Thực dục (cái ăn): món ăn, thức uống.
4. Thùy dục (cái ngủ): chỗ ăn ở (nhà cửa)
- 1 dục thuộc về tinh thần :
5. Danh dục (cái ta): tiếng tăm.
Đây là 5 hình ảnh biểu trưng ham muốn nơi mỗi con người bình thường, mà mỗi hình ảnh là tổng hợp của 6 dục cơ bản từ Lục căn. Ngũ dục còn gọi là Ngũ độc tiển (năm mũi tên độc hại), là 5 món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến nhân, thiên. Nếu như ta không điều phục Ngũ căn (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) để cho sa đắm ngũ dục thì dễ sa vào nẽo ác. Tham đắm Ngũ dục tức cuộc đời bị trói buộc bởi năm thứ độc hại ham muốn.
- Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, chương 24 có ghi : “Trong các thứ Ái dục, không gì bằng Sắc dục. Sự ham muốn sắc dục mạnh hơn mọi thứ khác. Chỉ có một sắc dục như vậy, nếu có cái thứ hai giống như sắc dục thì người trong thiên hạ không có ai có thể tu tập được cả”.
- Trong kinh Niết Bàn quyển 21 chép rằng: “Bồ Tát Ma Ha Tát biết pháp Ngũ dục cho nên chẳng vui thích, chẳng tạm ngừng lại đó. Người mê theo Ngũ dục tỷ như con chó gặm xương khô, như kẻ cầm lửa đi ngược gió, như nuôi nhốt con rắn độc, như được của trong giấc mộng, như một miếng thịt cả bầy chó tranh ăn, như dấu vẽ trên nước, như bọt nước, Ngũ dục như của tạm bợ thế nên chẳng đặng lâu dài.”
(Đây có lẽ là bản dịch theo tinh thần hệ PGBT với 5 căn và 5 dục, khác với hệ PGNT thì đó là 6 căn và 6 dục như trong kinh Tăng Chi Bộ đã trình bày trên).
- Trong kinh Di Giáo, đức Phật có dạy rằng: “Tỳ Kheo các ông ! Đã có thể an trụ trong giới rồi, phải kềm chế Ngũ căn chẳng để buông lung theo Ngũ dục. Thí như người chăn trâu, cầm roi nhìn nó, chẳng cho tuông rông vào lúa mạ người, nếu thả lỏng Ngũ căn…chạy theo Ngũ dục… gây tai hại rất nặng cũng như ngựa chứng chẳng dùng dây cương chế ngự chính nó sẽ đưa ta sa vào hầm hố…”
- Trong bia chùa Linh Xứng có ghi:
Ba cõi luân hồi, bốn đời lăn lóc,
Vọng niệm sinh ra, tâm hình điên đảo.
Theo đuổi tham sân, triền miên Ái dục.
3) Dục ở thất tình-lục dục(七情- 六欲):
Thất tình là 7 thứ tình cảm biểu lộ ra bên ngoài và Lục dục 6 ham muốn của con người, gồm chung trong câu nói ngắn gọn là "Thất tình Lục dục".
1/. Thất tình(七情): Là bảy loại tình cảm mà mọi người đều có.
- Theo Phật giáo Bắc truyền, thất tình gồm:
Hỷ 喜, Nộ 怒, Ái 愛, Ố 惡, Ai 哀, Lạc 乐, Dục 欲
Mừng, Giận, Thương, Ghét, Buồn, Vui, Muốn
- Theo Nho giáo (kinh Lễ): thất tình gồm:
Hỷ 喜, Nộ 怒, Ái 愛, Ố 惡, Ai 哀, Cụ 懼, Dục 欲
Mừng, Giận, Thương, Ghét, Buồn, Sợ, Muốn
2/. Lục dục(六欲): Là sáu ham muốn cụ thể của con người nơi một đối tượng, đó là phân tích và phối hợp hai thứ dục cơ bản là Sắc dụcvà Thinh dục.
Theo Đại Trí Độ luận quyển 2, Lục dục là chỉ cho 6 thứ dục vọng của phàm phu đối với người khác phái. Lục dục này (khác với Lục dục cơ bản ở mục 2.1
ở phần trên), đó là:
1/ Sắc dục: Là trang sức, y phục đẹp.
2/ Hình mạo dục: Là khuôn mặt đẹp, khôi ngô.
3/ Oai nghi tư thái dục: Là dáng đi, đứng, ngồi, nằm.
4/ Tế hoạt dục: Là làn da, phần cơ thể phô bày ra ngoài.
5/ Nhân tướng dục: Là thân hình đẹp.
6/ Ngôn ngữ âm thanh dục: Là lời nói khéo léo, êm dịu, thanh nhã.
VIDEO
- Thất Tình Lục Dục 1- Thầy Thích Pháp Hòa
- Thất Tình Lục Dục 2- Thầy Thích Pháp Hòa
- Thất Tình Lục Dục Là Gì -Thầy Thích Phước Tiến
3. Đệ tam giác tri 第三覺知.
Tâm vô yểm túc, 心無厭足,
Duy đắc đa cầu, 唯得多求,
Tăng trưởng tội ác. 增長罪惡。
Bồ-tát bất nhĩ, 菩薩不爾,
Thường niệm tri túc, 常念知足,
An bần thủ đạo, 安貧守道,
Duy tuệ thị nghiệp. 唯慧是業。
Dịch:
Điều thứ ba phải thêm giác biết:
Đắm mê trần mải miết chẳng dừng. Lòng dục không cùng
Một bề cầu được vô chừng, Tìm kiếm chẳng ngừng
Tội kia thêm lớn có ngừng được đâu. Thêm lớn tội lỗi
Những hàng Bồ-tát hiểu sâu, Bồ Tát trái lại
Nhớ cầu tri túc chẳng lâu chẳng sờn. Thường niệm tri túc
Cam nghèo giữ đạo là hơn, Sống nghèo hành đạo
Lầu cao trí tuệ chẳng khờn dựng lên. Xem tuệ giác là
Sự nghiệp duy nhất.
Ý chính: Hành giả nhận thức đúng đắn rằng tuệ giác là sự nghiệp chính yếu, là phương tiện đoạn trừ tham dục để có được đời sống tri túc.
Tuệ giác (慧覺; P: paññā; S: prajñā; E: wisdom) nơi đây không gì khác hơn là nhận thức đầy đủ về chân lý Duyên khởi, mà Duyên khởi tính (= Vô thường tính + Vô ngã tính) sẽ giúp hành giả vượt qua các dính mắc vào những ham muốn cực đoan, và cách sống tri túc (知足: biết đủ) là một kết quả tự nhiên. (Xin xem thêm giải thích ở Điều giác ngộ thứ 5 về cách hình thành Tuệ giác).
3.1. Trí tuệ theo quan điểm Phật giáo Nam truyền.
Phật giáo Nam truyền có sự phân biệt trí tuệ như sau:
1) Hữu lậu trí 有漏智= Tục trí 俗智= Thức 識 : Chỉ cho trí tuệ nơi chúng sinh ở thế tục hãy còn chấp mắc vào thấy biết, nên chưa thể chuyển hóa để dứt sạch phiền não.
2) Vô lậu trí 無漏智= Chân trí 真智= Tuệ giác 慧覺 : Chỉ cho trí tuệ nơi bậc giác ngộ với khả năng chuyển hóa và đoạn trừ phiền não.
3.2. Trí tuệ theo quan điểm Phật giáo Bắc truyền.
Phật giáo Bắc truyền có sự phân biệt trí tuệ như sau:
1) Theo Luận Đại Trí Độsố 27, Trí (= Tuệ giác) có 3 dạng:
1/. Nhất thiết trí: Là trí tuệ biết được tổng tướng về tính Không bình đẳng của bậc Thinh Văn, Duyên Giác.
2/.Đạo chủng trí: Là trí tuệ biết rõ các pháp sai biệt của thế gian và xuất thế gian về thiện và bất thiện của bậc Bồ-tát trong việc độ sinh, đó là.
- Quyền trí hay Phương tiện trí : Là trí tuệ khéo sử dụng các phương tiện thiện xảo như thân xảo, khẩu xảo, ý xảo trong việc chuyển hóa độ sinh.
- Thật trí : Là trí tuệ khế hợp với thật lý Nhất thừa.
Thật trí thuộc về thể, Quyền trí thuộc về dụng.
3/.Nhất thiết chủng trí: Là trí tuệ của Phật, bao gồm Nhất thiết trí, Đạo chủng trí và trí tuệ về biệt tướng của các pháp (đó là nhân quả hành tướng của từng pháp một).
2) Theo Thiền tông: Trí tuệ được phân thành 2 loại.
1/. Hữu sư trí: Là trí tuệ có được do học hỏi nơi thầy bạn, kinh sách ... từ bên ngoài vào, gọi là giải ngộ; sau đó phải vượt qua nó mới đạt đến chứng ngộ.
2/.Vô sư trí: Là trí tuệ có được từ bên trong hành giả hiển hiện ra qua quá trình công phu làm cho mọi tâm lự (suy nghĩ) đình chỉ. Trí tuệ không do thầy dạy nào trao cho cả. Đây là điểm đích đến của các hành giả Thiền tông.
3) Theo Tịnh Độ tông và Duy Thức tông: Trí tuệ (= Tuệ giác) được phân thành 4 loại, tuy có tên gọi khác nhau, nhưng nội dung ý nghĩa thì đồng. Đó là quá trình chuyển hóa các Thức là các thấy biết thuộc tục đế thành Trí là các thấy biết thuộc chân đế.
Thức Trí(Duy Thức tông) Trí(Tịnh Độ tông)
1. A-lai-da - Đại viên cảnh trí - Vô đẳng thắng trí
2. Mạt-na - Bình đẳng tánh trí - Đại thừa quảng trí
3. Ý thức - Diệu quan sát trí - Bất khả xưng trí
4. Ngũ thức - Thành sở tác trí - Bất tư nghì trí
Ngũ thức: gồm Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức.
4) Theo Mật tông: Trí tuệ được phân thành 5 loại. Đó là quá trình tu học chuyển hóa 5 uẩn thành 5 trí. Có 4 tên gọi giống như ở Duy Thức tông.
Uẩn Trí Phương Giáo chủ
1. Thức uẩn - Đại viên cảnh trí - Đông - Bất Động Phật
2. Hành uẩn - Thành sở tác trí - Bắc - Bất Không Phật
3. Tưởng uẩn - Diệu quan sát trí - Tây - A Di Đà Phật
4. Thọ uẩn - Bình đẳng tánh trí - Nam - Bảo Sanh Phật
5. Sắc uẩn - Pháp giới trí - Trung tâm - Đại Nhật Phật
Sắc uẩn đối với Mật tôngđược xem làcó vai trò của trí khi giác ngộ, được xem là bí thuật đối với việc tái sinh.
4. Đệ tứ giác tri第四覺知.
Giải đãi trụy lạc. 懈怠墜落。
Thường hành tinh tấn, 常行精進,
Phá phiền não ác, 破煩惱惡,
Tồi phục tứ ma, 摧伏四魔,
Xuất ấm giới ngục. 出陰界獄。
Dịch:
Điều thứ tư cần nên giác biết:
Kẻ biếng lười hạ liệt trầm luân. Vì tính lười biếng
Thường tu tinh tấn vui mừng, Nên bị đọa lạc
Dẹp trừ phiền não ác quân nhiều đời. Phải tinh tiến tu
Bốn ma hàng phục như chơi, Phá giặc phiền não
Ngục tù ấm giới thảnh thơi ra ngoài. Hàng phục tứ ma
Thoát ngục ấm giới.
Ý chính: Hành giả không nên lười biếng, mà luôn siêng năng trong việc rèn luyện tu học Chánh pháp. Đó là nhận thức về Tứ chánh cần.
Tứ chánh cần(四正勤; P: Cattāro sammappadhānā; S: Catvāri prahāṇāni; E: Four right exertions/efforts): Là bốn cách nỗ lực,siêng năng hợp với Chánh đạo. Đây được xem là nội dung chi tiết của Chánh tinh tấn trong giáo lý Ngũ căn và Bát Chánh Đạo. Bốn cách tinh tấn ấy là:
1/. Tinh tấntránh làm các điều ác chưa sinh (S: Anutpanna pāpakākuśala-dharma; E: Exertion for the preventing of unskillful states to arise)
2/. Tinh tấnvượt qua những điều ác đã sinh (S: Utpanna-pāpakākuśala-dharma; E: Exertion for the abandoning of the already arisen unskillful states)
3/. Tinh tấnphát huy các điều thiện đã có (S: Utpanna-kuśala-dharma; E: Exertion for the arising of skillful states)
4/. Tinh tấnlàm cho các điều thiện phát sinh (S: Anutpanna-kuśala-dharma; E: Exertion for the sustaining and increasing of arisen skillful states).
Hợp với Chánh đạo nơi đây hàm ý là hợp với Chánh tri kiến, tức hợp với Chân lý và Đạo đức nơi đạo Phật, có nội dung sau:
- Chân lý: Đó là Nguyên lý Duyên khởi, là Duyên khởi tính (= Vô thường tính + Vô ngã tính) nơi mọi sự vật.
- Đạo đức: Đó là Nguyên tắc “Từ bi-Trí tuệ” cho hành động như sau:
“Mọi hành động đem lạilợi mình-lợi người, được xem làtốt, là thiện, làlành.
Mọi hành động đem lạilợi mình-hại người hayhại mình-lợingười hayhại mình-hại người, được xem làxấu, làác, làdữ.”
Trongkinh Tương Ưng 5.49, Tương ưng Chánh cần có ghi:
Này các Tỳ-khưu, có bốn chánh cần này. Thế nào là bốn ?
Ở đây, này các Tỳ-khưu:
+ Tỳ-khưu đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
+ Tỳ-khưu đối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
+ Tỳ-khưu đối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
+ Tỳ-khưu đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Như vậy, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu tu tập bốn chánh cần, làm cho sung mãn bốn chánh cần, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
Xem thêm:
- Ý nghĩa của Tứ chánh Cần- Vườn hoa Phật giáo
- Tứ chính cần– Wikipedia tiếng Việt
VIDEO
- Tứ Chánh Cần- 37 Phẩm Trợ Đạo - Thiền và Đời Sống kỳ 70
5. Đệ ngũ giác ngộ第五覺悟.
Ngu si sanh tử. 愚癡生死。
Bồ-tát thường niệm, 菩薩常念,
Quảng học đa văn, 廣學多聞,
Tăng trưởng trí tuệ, 增長智慧,
Thành tựu biện tài, 成就辯才,
Giáo hóa nhất thiết, 教化一切,
Tất dĩ đại lạc. 悉以大樂。
Dịch:
Điều thứ năm lại thêm giác ngộ:
Ngu si là gốc khổ luân hồi. Chỉ vì si mê
Bồ-tát thường nhớ không ngơi, Nên có sinh tử
Nghe nhiều học rộng chẳng lơi chút nào. Bồ tát thường nhớ
Vun bồi trí tuệ càng cao, Học rộng nghe nhiều
Biện tài đầy đủ công lao chóng thành. Nuôi dưỡng trí tuệ
Đặng đem giáo hóa chúng sanh, Thành tựu biện tài
Niết-bàn an lạc còn lành nào hơn. Giáo hóa chúng sanh
Khiến cho mọi người.
Được niềm vui lớn.
Ý chính: Hành giả nhận thức rằng Si mê, tức Vô minh, là đầu mối của phiền não (= khổ) và bị động trong sinh tử luân hồi. Văn-Tư-Tugọi là Tam Tuệ học. Đây là lộ trình tu học chân lý Duyên khởi giúp hành giả sáng suốt và thành tựu đạo quả Niết-bàn,trong đó:
- Văn 聞hay Văn tuệ (聞慧; P: Sutamayā paññā; S: Śruta prajñā; E: wisdom by study): Là quá trình hình thành tuệ, hiểu biết từ việc hành giả thấy, nghe … đọc giáo pháp (Ngũ căn giác quan: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân).
- Tư 思hay Tư tuệ (思慧; P: Cintāmayā paññā; S: Cintā prajñā; E: wisdom by reflection): Là quá trình hình thành tuệ từ việc hành giả suy nghĩ, luận bàn, phản biện giáo pháp (Ý căn).
- Tu 修hay Tu tuệ (修慧; P: Bhāvanāmayā paññā; S: Bhāvanā prajñā; E: Wisdom by meditation): Là quá trình hình thành tuệ từ việc hành giả thực hành rèn luyện tâm, chuyển hóa từ tâm mê lầm chấp thủ sang tâm giác ngộ giải thoát, hành giả có được nhận thức và hành động trong cuộc sống đúng đắn theo chân lý khách quan Duyên khởi, tức lẽ thật của vũ trụ.
Nội dung của Tu tuệ trong 20 năm đầu sau khi đức Phật giác ngộ là Niệm-Định-Tuệ (Chánh niệm + Thiền định + Thiền tuệ). Về sau, do căn cơ các hành giả không đồng đều, Phật chế tác Giới; vì thế từ đó đến nay, nội dung của Tu tuệ là Giới-Niệm-Định-Tuệ.
Theo Phật giáo Bắc truyền, lộ trình tu học chân lý Duyên khởi này có tên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật, nói gọn là Bát-nhã như sau:
- Văn tự Bát-nhã 文字般若 = Văn tuệ.
- Quán chiếu Bát-nhã 觀照般若 = Tư tuệ.
- Thật tướng Bát-nhã 實相般若 = Tu tuệ
6. Đệ lục giác tri第六覺知.
Bần khổ đa oán, 貧苦多怨,
Hoạnh kết ác duyên. 橫結惡緣。
Bồ-tát bố thí, 菩薩布施,
Đẳng niệm oán thân, 等念冤親,
Bất niệm cựu ác, 不念舊惡,
Bất tắng ác nhân. 不憎惡人。
Dịch:
Điều thứ sáu phải nên giác biết:
Người khổ nghèo lắm kết oán hờn. Chỉ vì nghèo khổ
Không duyên tạo ác đâu sờn, Mà nhiều oán hận
Bồ-tát bố thí, ai hơn kẻ này. Tạo nhiều duyên ác
Lòng không còn thấy kia đây, Bồ tát bố thí
Ít khi nhớ đến buồn gây thuở nào. Không nệ oán thân
Dù người làm ác biết bao, Xóa bỏ thù hận
Một lòng thương xót, khổ đau cứu giùm. Không ghét kẻ ác.
Ý chính: Hành giả thực hành hạnh bố thí là để đoạn trừ tâm Tham, là đầu mối của phiền não (= khổ)
Bố thí [布施(bố 布: phân phát, ban phát khắp nơi, cho hết - thí 施: giúp, cho); P;S,: dāna; E: generosity; alms; alms-giving): Là một đức hạnh quan trọng để nuôi dưỡng công đức (功德; P: puñña; S: puṇya; E: merit) qua hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí tuệ cho người khác.
Bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, ích kỉ của chúng sinh, và cũng là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ. Bố thí được phân tích trên 2 yếu tố là người bố thí và sự vật thí.
6.1. Yếu tố người bố thí (= người thí).
Có hai loại bố thí đối với người bố thí.
1) Bố thí không trong sạch(P;S: Avisudha): Đó là bố thí với tâm vị kỷ, là bố thí với động cơ Tham-Sân-Si, đem lại danh lợi cho mình (như kiêu mạn, ganh tức, hơn thua, dụ dỗ, sợ chết …).
2) Bố thí trong sạch(P;S: Visuddhadāna): Đó là bố thí với tâm vị tha, như bố thí với động cơ đem lại lợi ích cho người, không mong cầu phước báo cho mình. Bố thí Ba-la-mật (bố thí không dính mắc) mà đỉnh cao của bố thí trong sạch.
Giá trị của bố thí trong sạch được nâng cao trong những trường hợp sau đây:
1. Người bố thí có tâm trong sạch.
2. Người bố thí không thấy mệt mỏi hay chán nản.
3. Người bố thí đúng lúc theo nhu cầu người nhận.
4. Người bố thí có tâm kính trọng đối với người nhận thí. 5. Sự vật được bố thí phải chân chính.
6. Người nhận thí là người có đức hạnh.
3) Bố thí Ba-la-mật(布施波羅蜜; P: Dāna-pāramī; S: Dāna-pāramitā; E: Perfection of generosity).
- Bố thí là hiến tặng. - Ba-la-mật là giải thoát.
Theo đó, bố thí Ba-la-mật là bố thí vượt thoát, là bố thí không dính mắc, là bố thí không chấp tướng, là bố thí vô tướng.
Thật vậy, trong bố thí có 3 đối tượng là người cho, sự vật cho, người nhận, cho nên sự bố thí là một hợp Duyên của 3 đối tượng, từng đối tượng cũng là hợp Duyên, cho nên tất cả chỉ là những tướng không thực thể, là Vô ngã.
Do đó, bố thí Ba-la-mật là sự bố thí trên nền tảng nhận thức Vô ngã của 3 đối tượng, nên còn được gọi là bố thí tam luân không tịch三輪空寂(3 đối tượng không thực thể của trạng thái Niết-bàn).
Bố thí Ba-la-mật là một hành động tiêu biểu trong tất cả mọi hành động Ba-la-mật khác của bậc giác ngộ trong đời sống và trong việc độ sinh.
6.2. Yếu tố sự vật thí.
Có hai dạng sự vật thí (P;S: deya) là vật chất và tinh thần.
1) Bố thí vật chất: Gồm 2 dạng là ngoại thívà nội thí, gọi chung là Tài thí(P;S: Amisadāna).
- Ngoại thí (P;S: Bāhyadāna; E: Outer gifts): Vật thí những đồ vật bên ngoài như: vàng, bạc, của cải, quần áo, đồ ăn thức uống ... Vật thí phải chân chính chứ không có được từ các hành vi bất thiện như trộm cắp hay cướp giật.
- Nội thí (P;S: Ādhyātmikadāna; E: Inner gifts): Vật thí là những gì trong thân thể của người thí như hiến máu, nội tạng, mắt, tay chân, …
2) Bố thí tinh thần: Gồm một số các dạng sau.
1. Những hành động, lời nói chân thật hay kiến thức hữu ích có thể đem lại lợi lạc tinh thần cho người.
2. Giảng dạy Chánh pháp của đức Phật, đó là Chân lý và Đạo đức mà đức Phật đã truyền đạt. Đây gọi là Pháp thí(P: Dhammadāna; S: Dharmadāna; E: Offering the knowledge of the dhamma).
Dưới đây là thí dụ về bố thí tinh thần bằng hành động, lời nói hay giáo pháp giúp người vượt qua nỗi sợ hãi gọi là Vô úy thí.(P;S: Abhayadāna; E: Giving out of fear).
* Nếu có một người đi đường ban đêm sợ cướp giật, thấy thế ta liền đi theo bảo vệ cho người đó hết sợ. Hành động (= Tài thí) đi theo của ta chính là thân thí, được gọi là Vô úy thí.
* Nếu có người sợ chết, sợ đọa xuống khổ cảnh, ta liền đem giáo lý an ủi họ, chỉ cho họ làm lành. Nhờ đó người này không còn sợ chết nữa. Lời lẽ (= Pháp thí) mà ta giúp cho người này gọi là Vô úy thí.
* Nếu có người sợ chết, ta bảo họ đừng sợ chết, vì chết là hết, không có gì phải lo cả, không có địa ngục, không có nhàn cảnh. Nếu họ tin ta mà không sợ chết nữa, thì đó là Vô úy thí không chân chính (vì ta dạy họ chấp đoạn).
- Theo giáo lý Phật giáo Nam truyền thì bố thí được phân thành hai loại, đó là Tài thí và Pháp thí.
- Theo giáo lý Phật giáo Bắc truyền, thì bố thí được phân thành ba loại, đó là Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.
3) Đối chiếu đặc điểm của Tài thí và Pháp thí.
- Tài thí (tiền của, đồ vật, …) có giới hạn, còn Pháp thí không có giới hạn, vì tiền cho lâu rồi cũng hết, còn giáo pháp cho mãi không bao giờ hết.
- Tài thí đòi hỏi nhiều công và sức lực, trong khi Pháp thí chỉ cần sự thông tuệ.
- Quả báo của Tài thí thuộc về hữu lậu, trong khi quả báo của Pháp thí thuộc vô lậu. Theo đó, phước báo của Tài thí thuộc Dục giới (Kāmadhatu) còn phước báo của Pháp thí có thể nằm trong Tam giới (Traidhātuka) hoặc ngoài Tam giới. Chỉ có bố Pháp thí mới có thể dẫn người khác đến con đường giác ngộ.
Trong kinh Bản Sự (經本事; P: Itivuttaka sutta; S: Itivṛttaka sūtra) có nói về hai loại bố thí này như sau:
“Này các Tỳ-kheo, có hai loại bố thí: Tài thí và Pháp thí. Trong hai loại bố thí này, Pháp thí là thù thắng.”
-------------
Chú thích:
1) Thù thắng(殊勝; P: Visesa; S: Viśeṣa; E: Excellence, superiority, distinction): tốt nhất.
2) Bố thí có các cách gọi với đối tượng nhận thí:
- Cúng dường: Bố thí cho đối tượng đáng kính.
- Từ thiện: Bố thí cho đối tượng kém hơn người thí.
- Phóng sanh: Bố thí mạng sống cho đối tượng là loài vật.
7. Đệ thất giác ngộ 第七覺悟.
Ngũ dục quá hoạn. 五欲過患。
Tuy vi tục nhân, 雖為俗人,
Bất nhiễm thế lạc. 不染世樂。
Thường niệm tam y, 常念三衣,
Ngõa bát pháp khí. 瓶缽法器。
Chí nguyện xuất gia, 志願出家,
Thủ đạo thanh bạch. 守道清白。
Phạm hạnh cao viễn, 梵行高遠,
Từ bi nhất thiết. 慈悲一切。
Dịch:
Điều thứ bảy là thường giác ngộ:
Năm dục gây lầm lỗi ngất trời. Năm thứ dục lạc
Tuy người thế tục ngoài đời, Gây thành tội nạn
Mà lòng không nhiễm vui chơi thế tình. Người đã xuất gia
Ba y thường nhớ của mình, Tuy ở cõi tục
Ngày nào sẽ được ôm bình ngao du. Không nhiễm thói đời
Chí mong lìa tục đi tu, Pháp khí chỉ là
Đạo gìn trong sạch chẳng lu không mờ. Ba y một bát
Hạnh lành cao vút kính thờ, Chí nguyện xuất trần
Thương yêu tất cả không bờ bến đâu. Giữ đạo thanh bạch
Phạm hạnh cao vời
Đem lòng từ bi
Đối với muôn loại.
Ý chính: Hành giả thực hành theo giáo pháp của nhà Phật, tâm luôn nhớ dục lạc thế gian là tai họa, giữ phạm hạnh thanh tịnh làm lợi ích cho chúng sanh. Ở ý nghĩa chân chánh, cần hiểu rằng Phật tửbao gồm cả cư sĩ và tu sĩ và gọi chung là Tăng 僧:
- Cư sĩ được gọi là Tăng tại gia.
- Tu sĩ được gọi là Tăng xuất gia.
Trong quá trình tu học chưa giác ngộ, cả Tăng tại gia và Tăng xuất gia đều được gọi chung là Phàm tăng 凡僧. Cũng cần thấy rằng Tăng xuất gia có nhiều điều kiện thuận lợi trong tu học hơn Tăng tại gia. Tuy nhiên, tùy yếu tố quan trọng là căn cơ và căn trí của Phàm tăng, mà nhanh hay chậm, đều có sự chuyển hóa giác ngộ Thánh tăng 聖僧.
Phần lớn đời sống của người cư sĩ tại gia lắm điều ràng buộc, nhiều chướng duyên ngăn ngại khó tu khó tiến. Tuy chưa đủ duyên xuất trần, nhưng người cư sĩ tại gia vẫn nên cố gắng giữ gìn không ô nhiễm bụi trần như vài trường hợp điển hình là Bàng Long Uẩn ở Trung Hoa, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thánh Tông ở Việt Nam ...
- Bàng Cư Sĩ 龐居士(740–808), tức Bàng Long Uẩn, là cư sĩ Thiền tông ngộ đạo nổi tiếng thời Đường. Ông là môn đệ của hai vị Thiền sư kiệt xuất đương thời là Thạch Đầu Hi Thiên và Mã Tổ Đạo Nhất, đồng thời ông cũng là bạn với Thiền sư Đan Hà Thiên Nhiên. Ông được xem như là cư sĩ Duy Ma Cật của Trung Hoa và là minh chứng cho việc những người cư sĩ Phật tử bình thường (không phải người xuất gia) nếu có ý chí tu học cũng có thể đạt đạo và sống một cuộc đời giác ngộ.
- Tuệ Trung Thượng sĩ 慧中上士(1230–1291) tên thật là Trần Tung (陳嵩, hay Trần Quốc Tung), là một tôn thất hoàng gia, nhà quân sự, nhà tâm linh Đại Việt đời Trần. Ông có tước hiệu Hưng Ninh Vương, từng cầm quân 2 lần đánh bại Nguyên-Mông xâm lược (năm 1285 và 1287), và là một thiền sư Phật giáo Bắc truyền. Ông là đạo huynh của vua Trần Thánh Tông, là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền. Ông là người có nhiều ảnh hưởng đặt nền móng cho sự phát triển Thiền phái Trúc Lâm ở Đại Việt thế kỷ 13 – 14.
8. Đệ bát giác tri 第八覺知.
Sanh tử xí nhiên, 生死熾然,
Khổ não vô lượng. 苦惱無量。
Phát đại thừa tâm, 發大乘心,
Phổ tế nhất thiết. 普濟一切。
Nguyện đại chúng sanh, 願代眾生,
Thọ vô lượng khổ. 受無量苦。
Linh chư chúng sanh, 令諸眾生,
Tất cánh đại lạc. 畢竟大樂。
Dịch:
Điều thứ tám lại nên giác ngộ:
Tử sanh hoài đau khổ vô cùng. Ngọn lửa sinh tử
Phát tâm dõng mãnh đại hùng, Đang cháy hừng hực
Quyết lòng độ hết đồng chung Niết-bàn. Thống khổ vô biên
Thà mình chịu khổ muôn vàn, Phát tâm đại thừa
Thay cho tất cả an nhàn thảnh thơi. Độ cho tất cả
Mọi người đều được vui tươi, Nguyện thay chúng sanh
Đến bờ giác ngộ rạng ngời hào quang. Chịu vô lượng khổ
Khiến cho muôn loài
Hoàn toàn đạt tới
Niềm vui to lớn
Ý chính: Hành giả phát nguyện hạnh Bồ-tátdũng mãnh độ sinh tới bến bờ giác ngộ.
Bồ-tát菩薩(P: Bodhisatta; S: Bodhisattva) đều được nói đến trong cả Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền (Xin xem thêm bài “Bồ-tát”).
Bồ-tát là cách nói gọn của Bồ-đề Tát-đỏa 菩提薩埵, được dịch nghĩa theo tiếng Hán là Đại sĩ 大士hoặc Giác hữu tình 覺有情(lợi lạc chúng sinh hữu tình). Trong đó:
- Bồ-đề(菩提; P;S: Bodhi; E: Enlightenment): Giác ngộ.
- Tát-đỏa (薩埵; P: Satta; S: Sattva): Hữu tình.
Theo đó, Bồ-tát được hiểu một cách đơn giản là Bậc giác ngộ đang gắn với việc độ sinh, nghĩa là đang trong hạnh nhập thế.
Khái niệm Bồ-tát đã từng được tìm thấy trong các kinh điển Phật giáo Nguyên thủy, nhất là khi nói về các tiền thân của Tất-đạt-đa Cồ-đàm trong kinh Bản Sinh. Tuy nhiên,tư tưởng Bồ-tát bắt đầu ảnh hưởng trong các tông phái Phật giáo Ấn Độ vào những năm cuối của vương triều A-dục (Ashoka). Không lâu sau đó, khi Phật giáo Đại Chúng bộ phát triển, tư tưởng nhập thế này đã nhanh chóng ảnh hưởng mạnh mẽ khắp Ấn Độ và truyền rộng đến các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Tạng, Việt Nam … Theo truyền thống tư tưởng này, có vô lượng Bồ-tát thị hiện trong nhiều hình tướng và chủng tộc, trong nhiều không gian và thời gian để cứu giúp chúng sanh đang trôi lăn trong khổ đau.
Trong các kinh điển Phật giáo Phát triển (Bắc truyền), hình ảnh Bồ-tát tương tự như A-la-hán, trong đó A-la-hán thường bị hiểu nhầm là tập trung chủ yếu vào sự giải thoát cho chính mình, xu hướng ít làm lợi nhiều cho chúng sinh, còn Bồ-tát thì có nguyện lực cao cả hơn nhiều, không những tu bổ trí tuệ bản thân mà còn mang lợi ích đến mọi chúng sinh trên con đường giác ngộ.
Tuy nhiên, nếu tự thân những ai đã hiểu rõ về giáo lý của đạo Phật về hai phương diện Chân lý và Đạo đức, thì đều có thể chiêm nghiệm nhận ra thâm ý của các Bậc giác ngộ, cho dù các vị này ở tầng bậc nào đi chăng nữa.
Hiện nay, trong Phật giáo Phát triển, khi nói đến Bồ-tát, người ta lại xem đó là tiền thân của các vị Phật tương lai, và Bồ-tát được chia làm hai dạng sau:
1) Bồ-tát hiện thực: Đó là những hành giả đang sống nơi thế gian này, đầy lòng từ bi, giúp đỡ chúng sinh, hướng về Phật quả bằng cách thực hành các hạnh vượt thoát (Thập Ba-la-mật hay Lục Ba-la-mật).
2) Bồ-tát siêu việt: Đó là những hành giả đã thực hành các hạnh vượt thoát ở mức độ rất cao, hoàn toàn bất thối chuyển (không còn thối lui), có khả năng chủ động trong sinh tử luân hồi nhưng chưa nhập Vô dư y Niết-bàn.
Trongkinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, hành giả từ Bồ-tát hiện thực đến Bồ-tát siêu việt phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt quả, được gọi là Bồ Tát Giai Vị, gồm có: Thập Tín Vị, Thập Trụ Vị, Thập Hạnh Vị, Thập Hồi Hướng Vị và Thập Địa Vị.
1/-Thập Tín vị: Là 10 ngôi vị thuộc về thứ bậc của Bồ Tát Nhập Môn hay Bồ Tát Ngoại Phàm.
2/- Thập Trụ vị, Thập Hạnh vị, Thập Hồi Hướng vị: Là 30 ngôi vị thuộc về thứ bậc của Bồ Tát Tam Hiền. hay Bồ Tát Nội Phàm.
3/- Thập Địa vị: Là 10 ngôi vị thuộc về thứ bậc của Bồ Tát Thánh Nhân hay Bồ Tát Thánh Vị.
Tóm Tắt
Như thử bát sự, 如此八事,
Nãi thị chư Phật, 乃是諸佛,
Bồ-tát đại nhân, 菩薩大人,
Chi sở giác ngộ. 之所覺悟。
Tinh tiến hành đạo, 精進行道,
Từ bi tu tuệ, 慈悲修慧,
Thừa pháp thân thuyền, 乘法身船,
Chí Niết-bàn ngạn. 至涅槃岸。
Phục hoàn sanh tử, 復還生死,
Độ thoát chúng sanh. 度脫眾生。
Dĩ tiền bát sự, 以前八事,
Khai đạo nhất thiết, 開導一切,
Linh chư chúng sanh, 令諸眾生,
Giác sanh tử khổ, 覺生死苦,
Xả ly ngũ dục, 捨離五欲,
Tu tâm Thánh đạo. 修心聖道。
Nhược Phật đệ tử, 若佛弟子,
Tụng thử bát sự, 誦此八事,
Ư niệm niệm trung, 於念念中,
Diệt vô lượng tội. 滅無量罪。
Tiến thú Bồ-đề, 進趣菩提,
Tốc đăng chánh giác. 速登正覺。
Vĩnh đoạn sanh tử, 永斷生死,
Thường trụ khoái lạc. 常住快樂。
Dịch:
Tám điều như thế dạy qua, Tám điều nói trên
Chính hàng Bồ-tát cùng là Thế Tôn, Các bậc đại nhân
Đã từng giác ngộ lẽ chân, Bụt và Bồ Tát
Tiến tu đạo hạnh vô ngần từ bi. Đã giác ngộ được
Đốt đèn trí tuệ phá si, Các ngài tinh tấn
Pháp thân thuyền quí dạo đi Niết-bàn. Hành đạo theo đó
Trở vào sanh tử thanh nhàn, Un đúc từ bi
Chúng sanh độ thoát an toàn vui lây. Phát triển trí tuệ
Lại dùng tám việc trước này, Cưỡi thuyền pháp thân
Mở đường khai lối dắt dìu chúng sanh. Tới bến Niết-bàn
Khiến cho hết thảy biết rành, Sau khi trở về
Tử sanh khổ não đừng manh chớ mờ. Trong cõi sinh tử
Xa lìa năm dục đục lờ, Các vị sử dụng
Tâm tu đạo Thánh không giờ nào quên. Tám điều nói trên
Nếu là Phật tử phải nên, Để mà khai đạo
Tám điều như thế hằng đêm tụng hoài. Cho chúng sinh thấy
Ở trong mỗi niệm hằng ngày, Cái khổ sinh tử
Bao nhiêu tội lỗi diệt rày sạch trơn. Tâm lìa ngũ dục
Bồ-đề hoa báu nhẹ thơm, Vào con đường thánh
Trên bờ chánh giác gót chân giẫm liền. Nếu đệ tử Bụt
Hằng hà sanh tử lưu linh, Đọc tụng quán chiếu
Thường vui yên ổn tâm tình tiêu tan. Tám điều nói trên
Thì trong mỗi giây
Diệt vô lượng tội
Tiến về giác ngộ
Mau thành chánh giác
Vĩnh viễn xa lìa
Cõi sinh tử khổ
Và thường trú mãi
Nơi cõi an lạc.
10. Đối chiếu Việt Anh: “Kinh Bát Đại Nhân Giác”(The Eight Great Awakenings Sutra)
Nội dung của kinh— The content of the sutra):
1) Điều Giác Ngộ thứ nhất— The First Awakening:
• Đời vô thường quốc độ bở dòn—The world is impermanent, countries are perilous and fragile.
• Tứ đại khổ không—The body's four elements are a source of pain; ultimately, they are empty.
• Năm ấm vô ngã có còn chi đâu—The Five Aggregates (Skandhas) are not me.
• Đổi đời sanh diệt chẳng lâu—Death and rebirth are simply a series of transformations.
• Giả dối không chủ lý mầu khó tin—Misleading, unreal, and uncontrollable.
• Tâm là nguồn ác xuất sanh—The mind is the wellspring of evil.
• Thân hình rừng tội mà mình chẳng hay—The body is the breeding ground of offenses.
• Người nào quán sát thế nầy—Whoever can investigate and contemplate these truths,
• Lần hồi sanh tử sớm chầy thoát ra—Will gradually break free of death and rebirth.
2) Điều Giác Ngộ thứ hai— The Second Awakening:
• Tham dục nhiều, khổ thiệt thêm nhiều—Too much desire brings pain.
• Nhọc nhằn sanh tử bao nhiêu—Death and rebirth are tiresome ordeals.
• Bởi do tham dục, mà chiêu khổ nầy—They stem from our thoughts of greed and desire.
• Bớt lòng tham dục chẳng gây—By reducing desires.
• Thân tâm tụ tại vui nầy ai hơn—We can realize absolute truth and enjoy independence and well-being in both body and mind.
3) Điều Giác Ngộ thứ ba— The Third Awakening:
• Đắm mê trần mải miết chẳng dừng—Our minds are never satisfied or content with just enough.
• Một bề cầu được vô chừng—The more we obtain, the more we want.
• Tội kia thêm lớn có ngừng được đâu—Thus we create offenses and do evil deeds.
• Những hàng Bồ Tát hiểu sâu—Bodhisattvas do not make mistakes.
• Nhớ cầu tri túc chẳng lâu chẳng sờn—Instead, they are always content.
• Cam nghèo giữ đạo là hơn—Nurture the way by living a quiet life in humble surroundings.
• Lầu cao trí huệ chẳng khờn dựng lên—Their sole occupation is cultivating wisdom.
4) Điều Giác Ngộ thứ tư— The Fourth Awakening:
• Kẻ biếng lười hạ liệt trầm luân—Idleness and self-indulgence will be our downfall.
• Thường tu tinh tấn vui mừng—With unflagging vigor,
• Dẹp trừ phiền não ác quân nhiều đời—Great people break through their afflictions and baseness.
• Bốn ma hàng phục như chơi—They vanquish and humble the Four Kinds of Demons.
• Ngục tù ấm giới thảnh thơi ra ngoài—And they escape from the prison of the Five Skandhas.
5) Điều Giác Ngộ thứ năm— The Fifth Awakening:
• Ngu si là gốc khổ luân hồi—Stupidity and ignorance are the cause of death and rebirth.
• Bồ Tát thường nhớ không ngơi—Bodhisattvas are always attentive to.
• Nghe nhiều học rộng chẳng lơi chút nào—And appreciative of extensive study and erudition.
• Vun bồi trí tuệ càng cao—They strive to expand their wisdom.
• Biện tài đầy đủ công lao chóng thành—And refine their eloquence.
• Đặng đem giáo hóa chúng sanh—Teaching and transfoming living beings. • Niết bàn an lạc còn lành nào hơn—Nothing brings them greater joy than this.
6) Điều Giác Ngộ thứ sáu— The Sixth Awakening:
• Người khổ nghèo lắm kết oán hờn—The suffering of poverty breeds deep resentment.
• Không duyên tạo tác ác đâu sờn—Wealth unfairly distributed creates ill-will and conflict among people.
• Bồ Tát bố thí, ai hơn kẻ nầy, lòng không còn thấy kia đây—So, Bodhisattvas practice giving and treat friend and foe alike.
• Ít khi nhớ đến buồn gây thuở nào. Dù nguời làm ác biết bao, một lòng thương xót khổ đau cứu giùm—They neither harbor grudges nor despite evil-natured poeple.
7) Điều Giác Ngộ Thứ Bảy— The Seventh Awakening:
• Năm dục gây lầm lỗi ngất trời. Tuy người thế tục ngoài đời—Great people, even as laity, are not blightly by worldly pleasures.
• Mà lòng không nhiễm vui chơi thế tình, ba y thường nhớ của mình, ngày nào sẽ được ôm bình ngao du—Instead, they constantly aspire to take up the three precepts-robes and blessing-bowl of the monastic life.
• Chí mong lìa tục đi tu, đạo gìn trong sạch chẳng lu không mờ—Their ideal and ambition is to leave the household and family life to cultivate the way in immaculate purity.
• Hạnh lành cao vút kính thờ, thương yêu tất cả không bờ bến đâu—Their virtuous qualities are lofty and sublime; their attitudes toward all creatures are kind and compassionate.
8) Điều Giác Ngộ Thứ Tám— The Eighth Awakening:
• Tử sanh hoài đau khổ vô cùng—Rebirth and death are beset with measureless suffering and afflictions, like a blazing fire.
• Phát tâm dõng mãnh đại hùng—Thus, great people make the resolve to cultivate the Great Vehicle.
• Quyết lòng độ hết đồng chung Niết-bàn—To rescue all beings.
• Thà mình chịu khổ muôn vàn, thay cho tất cả an nhàn thảnh thơi—To endure endless hardship while standing in for others.
• Mọi người đều được vui tươi, đến bờ giác ngộ rạng ngời hào quang—To lead everyone to ultimate happiness.
Xem thêm
- Kinh Bát Đại Nhân Giác - Thư Viện Hoa Sen
- Kinh Bát Đại Nhân Giác – Chùa Quan Âm Orange County
- Kinh Bát Đại Nhân Giác (Giảng Giải) - Kinh Sanskrit / Hán Tạng
- Kinh Bát Đại Nhân Giác Giảng giải - Tóm tắt - HT Thích Thanh Từ...
Bài đọc thêm
Kinh Bát Đại Nhân Giác
Nguồn: Đại Sư Tinh Vân
Dịch Thơ: Minh Quang
Khai kinh
Người con Phật phát tâm học đạo
Luôn ngày đêm y giáo phụng hành
Đại nhân giác ngộ đành rành
Tám điều ghi nhớ, chí thành niệm tu.
Điều thứ nhất hành giả ghi nhớ
Cõi thế gian quả thiệt vô thường
Đổi dời sinh tử tang thương
Cõi nước tuy lớn cũng dường mỏng manh !
Thân tứ đại sinh thành tử hoại
Già bệnh đeo khổ ải, giả không
Hòa hợp năm ấm lửa vòng
Chỉ là ảo ảnh, ngã không thể tìm.
Thế mới biết thế gian hư huyễn
Diệt lại sinh biến chuyển vô thường
Chúng sinh mê đắm chấp nương
Vô ngã chấp ngã vào đường khổ đau.
Tâm là cội nguồn bao nghiệp ác
Thân nghe theo tạo tác tội khiên
Xuống lên sinh tử triền miên
Tội kia đầy dẫy như miền rừng hoang.
Người con Phật phải toan quán sát
Đạo lý này bao quát đường tu
Đó là thiền quán công phu
Dứt mê, chuyển nghiệp, khỏi tù tử sinh.
Điều thứ hai hành giả ghi nhớ
Ham muốn nhiều, lụy khổ càng sâu
Nhọc nhằn sinh tử bấy lâu
Đều do tham dục dẫn đầu gây nên.
Tâm ít muốn, giữ bền đạo nghiệp
Hạnh vô vi, không tiếp nghiệp duyên
Tự nhiên sẽ hết não phiền
An vui tự tại giữa miền nhân gian.
Điều thứ ba hành giả ghi nhớ
Tâm tìm cầu, đeo đuổi chẳng nhàm
Không sao thỏa được lòng tham
Tội kia theo đó, càng làm càng sâu
Bậc Bồ-tát vô cầu, biết đủ
Vui phận nghèo, qui củ tu hành
Trau dồi tuệ nghiệp lợi sanh
Vung gươm trí tuệ, cắt mành vô minh.
Điều thứ tư hành giả ghi nhớ
Lười biếng làm lỡ dở đạo tâm
Quen theo thói tục lạc lầm
Đắm mê sa đọa trong hầm khổ đau.
Nên thường phải dồi trau tinh tấn
Dũng mãnh tu phá những não phiền
Bốn ma hàng phục bình yên
Khỏi ngục ấm giới về miền chân như.
Điều thứ năm hành giả ghi nhớ
Vì ngu si muôn kiếp tử sanh
Bồ-tát phát nguyện tu hành
Nghe nhiều học rộng Pháp lành Như Lai
Đặng tăng trưởng gia tài trí tuệ
Và tựu thành xuất thế biện tài
Giảng kinh giáo hóa muôn loài
Cho niềm vui lớn, ai ai Niết-bàn.
Điều thứ sáu hành giả ghi nhớ
Nghèo khổ nhiều tật đố trách phiền
Thường gây lắm việc oan khiên
Ngang nhiên kết buộc ác duyên với người !
Bậc Bồ-tát độ đời bố thí
Bình đẳng tâm không nghĩ oán thân
Càng thương những kẻ ác nhân
Khoan dung hỉ xả những phần lỗi xưa.
Điều thứ bảy hành giả ghi nhớ
Ngũ dục là muôn kiếp họa tai
Thân tuy ở tục qua ngày
Tâm không đắm nhiễm trần ai thói đời.
Thường nhớ nghĩ ba y, bình bát
Tiêu biểu cho Bồ-tát xuất gia
Chí mong sớm được xa nhà
Sống đời giải thoát an hòa thanh cao.
Lập nguyện lớn cầu Vô thượng đạo
Hạnh kiên trì hoài bão độ sanh
Dù bao chướng ngại tu hành
Vẫn không lay chuyển hạnh lành từ bi !
Điều thứ tám hành giả ghi nhớ
Lửa tử sinh muôn kiếp đốt thiêu
Chúng sinh khổ não đủ điều
Xưa nay không biết bao nhiêu đọa đày.
Phát tâm lớn chịu thay đau khổ
Hạnh Phật thừa rộng độ quần sinh
Khiến cho tất cả hữu tình
Đồng lên bờ giác thanh bình an vui.
Tóm tắt
Phật Bồ-tát tám điều giác ngộ
Từng y theo tự độ, độ tha
Ta noi gương đấng Phật đà
Phát tâm tinh tấn : Đạo xa, thực hành
Vung gươm tuệ cắt mành si ám
Rải mưa bi, dập đám lửa phiền
Pháp thân nương lấy con thuyền
Niết-bàn, giải thoát bình yên lên bờ.
Thấy đau khổ, lòng từ không nỡ
Thừa nguyện xưa, thuyền trở bến mê
Lại dùng tám việc đề huề
Dạy cho sinh chúng quay về bờ kia.
Biết giác ngộ, xa lìa ngũ dục
Thấy tử sinh là ngục khổ đau
Tu tâm quyét sạch trần lao
Theo đường Thánh đạo, cùng nhau Niết-bàn.
Đệ tử Phật tụng trì tám việc
Niệm niệm luôn tội diệt phước sanh.
Bồ-đề Chánh giác sớm thành
An vui thường trú, vượt vòng tử sanh.
Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!
***
Huy Thai gởi
|
|