Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 

Sơ nét tìm hiểu

Kinh Kim Cương

經金剛

Diamond Sūtra




***


Nội dung

1. Sơ dẫn về kinh Kim Cương.
      
1.1. Tổng quan về kinh Kim Cương.
       
1.2. Bản văn kinh Kim Cương.

2. Quan điểm chính của kinh Kim Cương.
              
- Duyên khởi-Vô ngã  <=>  Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
- Duyên khởi tính = Không tính (tính Không)

3. Ý nghĩa của kinh Kim Cương.
      
3.1. Ý nghĩa bố cục kinh Kim Cương.
       
3.2. Ý nghĩa nội dung kinh Kim Cương
[32 Đoạn].

4. Tính Không trong kinh Kim Cương [Đối chiếu với hệ Nikāya].
      
4.1. Tính Không và tâm.
                
1) Hàng phục tâm             2) An trụ tâm
       
4.2. Tính Không và tướng.
               
[Ngã – Nhân – Chúng sanh – Thọ giả]
                       
1) Bốn tướng mê thức của phàm phu.
                   
2) Bốn tướng mê trí của bậc Thánh.
       
4.3. Tính Không và đồng thể.
                
1) Năm loại thấy              2) Ba loại tâm.
       
4.4. Tính Không và Chánh tín.
                
[Pháp ta thuyết giống như một chiếc bè]
       
4.5. Tính Không và Bố thí.
                
1) Bố thí chấp tướng         2) Bố thí vô tướng.
       
4.6. Tính Không và Nhẫn.
                
- Nhẫn Vô tướng     - Nhẫn Ba-la-mật-đa    - Vô sanh Nhẫn
       
4.7. Tính Không và Như Lai.
                
1) Như Lai  chẳng ở thân tướng.
                   
2) Như Lai  chẳng ở oai nghi.
 
Bài đọc thêm.

1. Tam thân:   - Pháp thân  - Báo thân    - Ứng thân (Hóa thân).
2. Sự liên hệ giữa kinh Kim Cương và Thiền tông.
 
NBS:  Minh Tâm7/2020
 
1. Sơ dẫn về kinh Kim Cương.
       1.1. Tổng quan về kinh Kim Cương.
  
Diamond Sūtra- Wikipedia
Kinh Kim Cương – Wikipedia tiếng Việt
 
Kinh Kim Cương(經金剛;  S: Vajra Sūtra;  E: Diamond Sutra) là cách nói gọn.
Kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa(經金剛般若波羅密多;  S: Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra) là cách nói đủ.
Đây là một bộ kinh quan trọng thuộc hệ kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, được lưu truyền rộng rãi vùng Đông Á.
Ý nghĩa của tựa kinhtheo Phạn ngữ (Sanskrit):
- Vajra(Kim cương +Tiếng sét;  金刚;  E: Diamond + Thunderbolt) (*)  
- Chedikā(Cắt đứt, đoạn diệt;  断除;  E:To cut off // a cutter).
- Prajñā(Bát-nhã;  般若;  E: Wisdom):  Có nghĩa là trí tuệ 智慧, là sự hiểu biết.
- Pāramitā(Ba-la-mật-đa;  波羅密多;  E: Perfection, Transcendental perfection, Completeness):  Thường được dịch với nghĩa là:
Độ 度 (sang bờ bên kia).
Đáo bỉ ngạn 到彼岸 (đạt đến bờ bên kia).
+ Cứu cánh 究竟 (sau cùng, hoàn tất, hoàn hảo, tối hậu)
Theo đó,để lập nên tựa của kinh, có sự phối hợp sau được dùng:
- Kim Cương là tên của dụ喩, là đối tượng dùng so sánh để nói cho dễ hiểu.
- Bát-nhã Ba-la-mật-đa là tên của pháp法, là cáchthức để thể hiện chân lý.
Như vậy Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa có nghĩa là tuệ giác được ví như kim cương sắc bén, có thể đoạn trừ được hết thảy phiền não, khổ đau để đạt tới an vui giải thoát. Nói cách khác, kinh Kim Cương là bản kinh trình bày về chân lý khách quan tự nhiên, lấy Không tuệ làm thể, có những giá trị hoàn hảo như vật thể kim cương.

-------------

(*) Chú thích:  Tên gọi “kim cương” được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng. Tuy nhiên khoa học ngày nay cho biết kim cương là một loại khoáng sản có nguồn gốc từ Carbon thuần chất với những tính chất vật lý hoàn hảo, đó là độ cứng cao (chỉ có kim cương mới cắt được kim cương) và khả năng quang học cực tốt được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, và đặc biệt những viên kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn.
 
Hiện có sáu bản dịch của kinh này trong Hán tạng có các tên gọi sau:
1. Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật kinh (金剛般若波羅蜜經), do Cưu-ma-la-thập  đời  Diêu Tần  (384-417) dịch.
2. Kim Cương Năng đoạn Bát-nhã Ba-la-mật kinh (金剛能斷般若波羅蜜經), do Đạt-ma-cấp-đa dịch.
3. Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật kinh (金剛般若波羅蜜經), do Chân Đế dịch.
4. Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật kinh (金剛般若波羅蜜經), do Bồ-đề-lưu-chi dịch.
5. Năng đoạn Kim Cương phần (能斷金剛分), do hội thứ 9 của bộ Đại bát-nhã kinh, do Huyền Trang dịch.
6. Phật thuyết Năng đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (佛說能斷金剛般若波羅蜜多經), do Nghĩa Tịnh dịch.
Trong tất cả các bản Hán dịch thì bản của Cưu-ma-la-thập là nổi danh nhất, được dịch sang tiếng Việt nhiều nhất.

Tại Việt Nam, các nhà Phật học, các dịch giả lỗi lạc cũng đã dịch các bản kinh Kim Cương này ra tiếng Việt, như HT. Thích Thiện Hoa, HT.Thích Thiện Siêu, HT.Thích Trí Tịnh, HT.Thích Trí Quang, HT.Thích Thanh Từ, HT.Thích Từ Thông, HT.Thích Nhất Hạnh, HT.Thích Chơn Thiện, HT.Thích Thái Hòa ... Ngoài ra còn có các bản dịch khá nổi tiếng của các vị khác như Đoàn Trung Còn, Phạm Thiên Thư...

Bản dịch tiếng Anh của kinh Kim Cương thông thường chỉ khoảng 6.000 từ, và người đọc có thể hoàn thành nó trong vòng chưa đầy 40 phút. Cuốn sách chứa đựng thông điệp sâu sắc, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách diễn giải cơ bản nhất về kinh Kim Cương là lời khích lệ của đức Phật đối với các đệ tử là “vượt qua những ảo tưởng về thực tại xung quanh, để nhận thức rõ lẽ thật”. Phạn bản của kinh Kim Cương đã được nhà Phật học nổi tiếng người Đức là Edward Conze (1904–1979) dịch và chú giải bằng tiếng Anh.

1.2. Bản văn kinh Kim Cương.

Hình ảnh bản gốc Kim Cương Kinh in đời nhà Đường, năm 868
Nhiều học giả tin rằng, bài kinh Kim Cương được viết từ thế kỷ 1 trước Công nguyên và hoàn thành sau đó vài thế kỷ sau đó.

Tên Phạn Vajracchedikā Prajñāpāramitā đã được tìm thấy và xác nhận ở nhiều bản dịch, thứ nhất là bản Hán của Đạt-ma-cấp-đa, sau là bản dịch tiếng Tây Tạng và trong tác phẩm Tập Bồ-tát học luận của Tịch Thiên. Nhà Ấn Độ học Max Müller gọi ngắn là Diamond Sutra, như ta thường gặp tên ngắn là kinh Kim Cương. Nguyên nghĩa của tên Phạn là "Bài kinh về một loại Bát-nhã-ba-la-mật-đa [sắc bén]có khả năng cắt đứt cả kim cương".

Vào đầu thế kỷ 20, một tu sĩ Đạo giáo tên Wang Yuanlu chịu trách nhiệm trông coi hang Mạc Cao ở thành phố Đôn Hoàng, Trung Quốc. Tại đây, Wang tình cờ phát hiện một cánh cửa bí mật dẫn đến căn phòng kín chứa 40.000 tài liệu và đồ tạo tác cổ, trong đó có một bản sao của kinh Kim Cương. Đến nay, đây được xem là một trong những quyển sách in hoàn chỉnh cổ nhất thế giới từng được con người biết đến, và nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Khí hậu sa mạc khô cằn của Đôn Hoàng là điều kiện hoàn hảo giúp bảo quản các cuốn sách.

Nhờ một ghi chú ngắn ở cuối bản sao kinh Kim Cương, chúng ta có thể biết rõ nguồn gốc và niên đại của nó. Nội dung cụ thể như sau: “Wang Jie thay mặt cha mẹ phân phát miễn phí cuốn sách này vào ngày 11 tháng 5 năm 868 [thuộc triều đại nhà Đường]”.
Aurel Stein, nhà cổ học mang bản sao Kinh Kim Cương từ Trung Quốc tới nước Anh. Ảnh: History.

Aurel Stein, nhà khảo cổ học mang bản sao Kinh Kim Cương từ Trung Quốc tới nước Anh.

Năm 1907, Aurel Stein – nhà khảo cổ người Anh gốc Hungary – đến thăm hang Mạc Cao trong một chuyến thám hiểm trên Con đường tơ lụa và gặp Wang Yuanlu. Ông chi số tiền 130 bảng Anh để mua lại 24 thùng chứa đầy tài liệu, trong đó bao gồm kinh Kim Cương, truyện dân gian, nhạc kịch, thơ, tiểu luận, tiểu thuyết,.., cùng các bức tranh lụa, đồ thêu dệt, đồ tạo tác mang tính nghệ thuật cao. Sau đó, ông đem tất cả chúng về nước Anh.

Hiện nay, bản sao của kinh Kim Cương lấy từ hang Mạc Cao đang được trưng bày tại Thư viện Anh ở London. Hang Mạc cao cũng trở thành một di sản văn hóa của thế giới. Nhà nước Trung Quốc thành lập một ủy ban chuyên nghiên cứu và tu bổ hang, nhưng chỉ có điều các báu vật “một đi không trở lại” thì chẳng tiền của nào có thể đánh đổi.

Bản sao kinh Kim Cương được tạo ra bằng phương pháp in khối, hay in mộc bản. Người thợ khắc các nét chữ, hình vẽ lên một tấm gỗ. Phần có chữ sẽ nổi lên cao, phần không chữ được khoét lõm xuống. Khi in, người ta phủ một lớp mực mỏng trên bề mặt tấm gỗ, sau đó đặt tờ giấy lên và dùng một thanh gỗ đã mài nhẵn gạt nhẹ phía trên tờ giấy. Giấy in được ngâm trong một loại thuốc nhuộm màu vàng chiết xuất từ cây Hoàng Bá mang đặc tính diệt sâu bọ và côn trùng. Bản khắc gỗ có nhược điểm là nếu hỏng một từ hoặc một ký tự thì phải làm lại cả khuôn in.

Xem thêm:
- Mogao Caves - Wikipedia
- Hang Mạc Cao – Wikipedia tiếng Việt
- Mogao Caves - UNESCO World Heritage Centre
 
VIDEO
- Mogao Caves (UNESCO/NHK)
- Hang Mạc Cao - Báu vật giữa sa mạc- Tinh Hoa TV
 
2. Quan điểm chính của kinh Kim Cương.

Kinh Kim Cương là bài kinh khá ngắn ngọn, trình bày câu chuyện hỏi đáp giữa đức Phật và ngài Tu-bồ-đề (須菩提;  P;S: Subhūti). Ngài Tu-bồ-đề là một trong 10 vị đại đệ tử của đức Phật, là Giải Không đệ nhất (đứng đầu về lý giải Không tính), thường xuất hiện trong kinh điển hệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tức Trí tuệ Vượt thoát hay Tuệ giác, là khả năng nhận thức đúng đắn về chân lý khách quan Duyên khởi. Trong kinh Kim Cương, Không tính là cách nói khác của Duyên khởi, là phương tiện có công năng mạnh mẽ được dùng làm phương tiện để chuyển hóa tâm từ mê sang ngộ.

Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho thấy tất cả pháp là các tướng hợp nên bởi các Duyên luôn sinh-diệt nên không có thực thể, mà chỉ có giả danh. Bởi chỉ có giả danh nên không một pháp nào thật, và vì các pháp có tính không thật, nên gọi đó là Không tính (= tính chất không thực thể, nói theo tiếng Việt là tính Không). Theo đó, nếu không chấp vào pháp thì mới có thể hàng phục tâm và an trụ tâm.

Dưới đây là một ít bài kệ trong Trung Luận của ngài Long Thụ  (Nāgārjuna)  khéo diễn đạt về Không tính.

- Bài kệ “Quán Nhân Duyên” – Phẩm 1 của Trung Luận, có trình bày giả danhqua mô tả Không tính. Đây là cách giúp hành giả nhận thức vượt lên đối đãi.
不 生 亦 不 滅              Không sanh cũng không diệt
不 常 亦 不 斷          Không thường cũng không đoạn
不 一 亦 不 異              Không một cũng không khác
不 來 亦 不 出              Không đến cũng không đi
能 說 是 因 緣       Hay thuyết Nhân Duyên ấy
善 滅 諸 戲 論      Khéo diệt các hí luận
我 稽 首 禮 佛       Con cúi đầu lễ Phật
諸 說 中 第 一               Bậc nhất trong các thuyết

- Bài kệ “Quán Tứ Đế” - Phẩm 24 của Trung Luận cũng chỉ ra mối tương quan nhất quán giữa lý Duyên khởi chủ đạo và các cách nhìn về Giả danh, về “Không(tức Không tính)  = Trung đạo. Đây cũng là cách giúp hành giả nhận thức vượt lên đối đãi.
眾 因 缘 生 法               Các pháp từ nhân duyên
我 説 即 是 空             Ta nói tức là Không
亦為是假名                  Cũng gọi là Giả danh
亦是中道義                  Cũng là nghĩa Trung đạo.
       
- Bài kệ “Quán Pháp - Phẩm 18 của Trung Luận chỉ ra thực tướng của các pháp là do Duyên khởi nên Vô ngôn ngữ(tức giả danh) và Vô sanh(tức không có thực Sinh-Diệt, không có thực Sinh-Trụ-Dị-Diệt), mà các pháp chỉ biến từ dạng này sang dạng khác.  Đây cũng là cách giúp hành giả nhận thức vượt lên đối đãi.
諸法實相者                Thực tướng các pháp đó
心行言語斷                   Tâm hành ngôn ngữ đoạn
無生亦無滅                Không sanh cũng không diệt
寂滅如涅槃                   Tịch diệt như Niết-bàn      
 
 
3. Ý nghĩa của kinh Kim Cương.
Kinh Kim Cương là văn bản khá ngắn ngọn. Kinh văn chỉ tập trung vào một vài điểm giáo lý quan trọng và được giải thích triệt để.

3.1. Ý nghĩa bố cục kinh Kim Cương.

Nguyên thủy của kinh Kim Cương vốn không phân chia làm đoạn chương hay phần. Về sau, nội dung toàn bản kinh Kim Cương đã được thái tử Chiêu Minh là con của vua Lương Vũ Đế phân kinh ra làm 32 đoạnvới các ý chính sau: 

1 - Phần tựa(Phần tổng quát): Đây là đoạn thứ nhất bao quát này nói lên nguyên do có pháp hội thuyết pháp.

2 - Phần chánh tôn(Phần nội dung chính):  Gồm từ đọan thứ hai đền đoạn thứ ba mươi mốt nói rõ tôn chỉ, mục đích của bản kinh.  Mục đích của kinh là sự chuyển hóa tâm từ sang ngộ, từ chấp thủ sang xả ly bằng nhận thức tính Không của tâm, với tính Không chỉ là cách nói khác của Duyên khởi-Vô ngã. Hệ quả của sự chuyển hóa tâm này là Vô trụ tâm (Xin xem thêm mục 4.1. “Tính Không và tâm” bên dưới).

3 - Phần lưu thông(Phần truyền-bá lưu-thông):  Đây là đoạn thứ ba mươi hai cuối cùng của bản kinh nói đến sự khuyến khích lưu truyền kinh này cho đời sau. 
Kim Cương truyền bá khắp nơi,
Ưng vô sở trụ, tâm thời bao la,
Kim Cương ở tại lòng ta,
Tỉnh thành ngọc quý, mê là bùn nhơ!
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...

3.2. Ý nghĩa nội dung kinh Kim Cương.
Dưới đây là đại ý của 32 đoạn trong kinh Kim Cương :
  • Đoạn 1: Pháp Hội Nhân DoNguyên do của Pháp hội:  Đoạn này nói lên sự bình đẳng giữa Phật và các vị Tỳ Kheo qua mô tả  "Thọ trai rồi, Phật dẹp y bát, rửa chân, trải tọa ngồi".
  • Đoạn 2: Thiện Hiện Khải ThỉnhThiện Hiện thưa hỏi Pháp: Thiện Hiện là ngài Tu Bồ Đề thưa hỏi về pháp tu Hàng phục tâm và An trụ tâm. Phật dạy chúng ta nên giữ gìn tâm mình vào từng hành động của mình.
  • Đoạn 3: Đại Thừa Chánh TôngChánh Tông của Đại thừa: Đức Phật dạy cho đại chúng về tính tương quan tương liên mật thiết giữa các chúng sanh với nhau. Đây là cách nhìn gần gũi và cụ thể về Duyên khởi. Bốn tướng chấp thủ NgãNhânChúng sinhThọ giảđược nêu ra không để dính mắc.
  • Đoạn 4: Diệu Hạnh Vô TrụDiệu hạnh không có chỗ trụ:  Đức Phật dạy chúng ta không nên có tâm cực đoan trong các hành động. Ví dụ nơi việc bố thí chúng ta không nên phân biệt người giàu, nghèo, sang, hèn, tốt, xấu.
  • Đoạn 5: Như Lý Thật KiếnThấy thực đúng như chân lý:  Đức Phật dạy cho chúng ta thấy Phật là thấy được "Phật tâm thanh tịnh" nơi chính mình, chứ không nên thấy cái sắc thân có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp bên ngoài của Phật mà cho là đã thấy Phật.
  • Đoạn 6: Chánh Tín Hi HữuChánh tín ít có(Người tin đúng rất ít có): Đức Phật dạy rằng Bát-nhã Ba-la-mật-đa (= tuệ giác) đồng nghĩa với việc thấu hiểu Duyên khởi (Nhân Quả + Vô thường + Vô ngã). Ai hiểu sâu như thế là người là đã trồng sâu căn lành nhiều đời rồi, không còn chấp vào tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, đó là Chánh tín.
        Ở câu cuối đức Phật dạy chúng ta không nên chấp pháp, không nên chấp phi pháp, và Ngài nói : "Tỳ-kheo các ông nên biết, ta nói pháp ví dụ như chiếc bè, pháp còn nên bỏ, huống là phi pháp."
  • Đoạn 7: Vô Đắc Vô ThuyếtKhông được, không nói:  Đức Phật dạy rằng pháp Như Lai nói đều không thể chấp là pháp hay phi pháp (tức pháp “vượt lên đối đãi”), nên không thể nói nới ngôn ngữ đối đãi. Có pháp và nhiều pháp sinh ra là vì tâm chúng sinh chấp đối đãi sai biệt.
  • Đoạn 8: Y Pháp Xuất SanhY pháp sanh ra(Y nơi Chánh pháp mà sanh ra tất cả quả vị):  Đức Phật dạy rằng phước trí theo ta muôn đời.Dù bất cứ ở đâu, người có trí tuệ thì làm việc gì cũng xong, ngược lại kẻ nhiều châu báu mà thiếu trí thì khó mà làm xong việc. Theo đó, chúng ta là phải hiểu rõ ý của kinh chứ không nên thuộc lòng từng câu như vẹt.
  • Đoạn 9: Nhất Tướng Vô TướngMột tướng không tướng:  Đức Phật có ý giải thích cái nghi “Phật pháp, tức chẳng phải Phật pháp, ấy mới thật là Phật pháp”, nhằm chỉ ra tính phương tiện của Phật pháp để không phải dính mắc vào đó; như trước đây nói về phương tiện quả vị Vô-thượng Bồ-đề, nay nói về tính phương tiện của bốn quả vị Tu-đà-hoàn – Tư-đà-hàm – A-na-hàm – A-la-hán cũng thế.
  • Đoạn 10: Trang Nghiêm Tịnh ĐộTrang nghiêm Tịnh độ(hiểu biết đúng đắn về cõi Phật):  Đức Phật nói về Bồ-tát trên đường đến Phật quả, các Ngài thường hiểu biết đúng đắn về cõi Phật, là nơi không có giả danh về quyền uy hay địa vị. Đức Phật dạy “Người thân to lớn (tức quyền uy và địa vị) như núi Tu-di, mà không thấy thân to lớn, ấy mới thật là thân to lớn” là vậy..Các Bồ-tát lớn nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm kia (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm). Phật dạy : « Trang nghiêm cõi Phật tức không phải trang nghiêm, ấy gọi là trang nghiêm »
  • Đoạn 11: Vô Vi Phước ThắngPhước vô vi thù thắng(Phước của việc không chấp trước các tướng là lớn hơn hết):  Đức Phật nói rằng phước của việc bố thí bảy báu đầy dãy tam thiên đại thiên thế giới hay bố thí nhiều như số cát sông Hằng không thể sánh bằng phước của việc không chấp trước các tướng.
  • Đoạn 12: Tôn Trọng Chánh GiáoTôn trọng giáo pháp chân chánh:  Đức Phật dạy ý nghĩa tôn trọng giáo pháp là biết mở quyển kinh sống nơi chính mình, biết khai thác kho báu chân thật nơi mình, thì mới ứng dụng linh hoạt giúp mình có đủ sức thắng được phiền não, thắng được sanh tử …
  • Đoạn 13: Như Pháp Thọ TrìĐúng pháp thọ trì:  Đức Phật dạy rằng, có Tuệ giác “Bát-nhã Ba-la-mật-đa” không chấp vào tướng thì thọ trì kinh mới đem lại hiệu quả.Đức Phật nói người thiện nam hay nữ đem thân mạng nhiều như cát sông Hằng để bố thí, mà không hiểu lý do tại sao phải bố thí, thì chẳng được phước báu gì, mà còn dễ tạo thêm tội, và sẽ còn bị đau khổ. Ngược lại với Tuệ giác “Bát-nhã Ba-la-mật-đa” (Duyên khởi), thì việc thọ trì kinh mới đem lại an vui, tự tại, vô ngại.
  • Đoạn 14: Ly Tướng Tịch DiệtLìa tướng tịch diệt(Lìa tướng là Niết-bàn):  Đức Phật lặp lại những lời dạy “không nên trụ tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, không nên trụ nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (đối đãi)mà sanh tâm chấp trước”. Không chấp trước vào tướng là trạng thái tâm thức của Bậc giác ngộ, tâm không chỗ trụ thì mới phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm).
  • Đoạn 15: Trì Kinh Công ĐứcCông đức trì kinh:  Đức Phật dạy rằng, công đức ở mọi hình thức tài thí dù to lớn đến đâu và nhiều như cát ở sông Hằng, cũng không thể sánh với pháp thí – là Tuệ giác, được trình bày nơi kinh.
  • Đoạn 16: Năng Tịnh Nghiệp ChướngLàm sạch nghiệp chướng: Đức Phật dạy rằng, nghiệp chướng (tội) từ tâm đối đãi chấp trước sinh ra. Hiểu rõ và trì kinh thì Tuệ giác ngày càng như kim cương, có công năng đoạn trừ phiền não nghiệp chướng.
  • Đoạn 17: Cứu Kính Vô NgãRốt ráo vô ngã:  Đức Phật dạy không có pháp tên là Bồ-tát, nếu vị nào hiểu rằng việc giúp vô lượng chúng sanh đạt Niết-bàn (tức diệt độ) là địa vị để ta chứng đắc (tức trang nghiêm cõi Phật) thì vị ấy đã tu sai, không phải là Bồ-tát. Vì vị này còn chấp vào tướng “nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả”.
  • Đoạn 18: Nhất Thể Đồng QuánĐồng quán một thể:  Đức Phật hiển bày Phật tri kiến lìa tướng, để thấy rõ ngay đó là như như “không phải một, nhưng không khác”.Đức Phật cho chúng ta biết là:
        - Phật có nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn. Đó là năm sự thấy biết, nghĩa là năm mắt đồng một thể là tính thấy. Phật nói “các nhãn đều không phải nhãn, ấy mới gọi là nhãn.
        - Phật thấy biết các tâm: tâm quá khứ - tâm hiện tại - tâm vị lai. Nhưng tất cả tâm đều rỗng không như một thể hư không vậy. Cuối cùng Phật nói "các tâm đều không phải tâm, ấy mới gọi là tâm”.
  • Đoạn 19: Pháp Giới Thông HóaHóa thông cả pháp giới(Pháp giới thông suốt không bị ngăn trở):  Đức Phật nói: "Nếu phước đức có thật, Như Lai chẳng nói được phước đức nhiều, do phước đức không, nên Như Lai nói được phước đức nhiều." Ý đức Phật nói là khi ta đem bảy báu đầy dãy cả tam thiên đại thiên thế giới để bố thí, thì ta tập cho ta có tâm từ bi biết giúp đỡ người khác, không tham đắm vào vàng bạc, vì vậy Như Lai nói là được phước đức nhiều, chứ thật ra không có phước đức thật. Chẳng qua là vì ta tập cho ta được cái tâm không chấp vào tiền tài, vàng bạc,… nên Như Lai nói là được phước đức nhiều.
  • Đoạn 20: Ly Sắc Ly TướngLìa sắc lìa tướng:  Đức Phật nhắc lại là chúng ta không nên chấp vào sắc thân và tướng Phật mà thấy Phật
– “Như Lai nói đầy đủ sắc thân tức chẳng phải đầy đủ sắc thân ấy gọi là đầy đủ sắc thân
– “Như Lai nói các tướng đầy đủ tức chẳng phải các tướng đầy đủ, ấy gọi là các tướng đầy đủ.
- Thuyết pháp: Nói pháp, tức không pháp có thể nói, đó gọi là nói pháp.
- Đức Phật dạy: Khi thân này hoại đi thì tuệ giác sẽ theo ta từ đời này sang đời khác. Khi thọ mạng thân khác như các chúng sanh, nhưng không thể gọi đây là chúng sanh tầm thường được.
  • Đoạn 22: Vô Pháp Khả ĐắcKhông pháp có thể được(không pháp nào để chứng được):  Đức Phật muốn nói rằng Bậc giác ngộ thấy suốt tất cả mọi việc, nhưng tâm thì rỗng rang như hư không, bởi đã vượt thoát đối đãi (Thường-Vô thường => Chân thường; Ngã-Vô ngã => Chân ngã).
  • Đoạn 23: Tịnh Tâm Hành ThiệnTâm thanh tịnh làm việc lành:  Đức Phật dạy bình đẳng không có cao thấp, được gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.Pháp bình đẳng này là một quy luật tự nhiên, là pháp lành bởi không chấp “ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả”. Như Lai nói là pháp lành nhưng thật ra chẳng phải là pháp lành, nên tạm gọi nó là pháp lành.
  • Đoạn 24: Phước Trí Vô Tỉ  – Phước trí không gì sánh bằng:  Đức Phật dạy rằng phước của việc bố thí bảy báu đầy dãy tam thiên đại thiên thế giới không thể sánh bằng phước trí vô lậu (= tuệ giác, Bát-nhã Ba-la-mật).
  • Đoạn 25: Hóa Vô Sở HóaGiáo hóa không chỗ giáo hóa:  Đức Phật dạy vượt thoát cái niệm độ sanh:
- Như Lai nói: Người phàm phu, tức chẳng phải phàm phu, ấy gọi là phàm phu.
- Như Lai nói: Ta độ chúng sanh, thật không có chúng sanh để Như Lai độ. Nếu có chúng sanh để Như Lai độ, thì Như Lai ắt có “ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả”.
  • Đoạn 26: Pháp Thân Phi TướngPháp thân chẳng phải là tướng:  Đức Phật dạy chúng ta không nên thấy 32 tướng tốt mà cho đó là Như Lai. Như Lai ấy là tâm thanh tịnh. Bởi Chuyển Luân Thánh Vương cũng có ba mươi hai tướng tốt nhưng không phải là Như Lai. Phật dạy nếu thấy Như Lai qua hình sắc, âm thanh thì người đó tu sai rồi, không thể thấy Như Lai.
  • Đoạn 27: Vô Đoạn, Vô DiệtKhông đoạn không diệt:  Đức Phật dạy vượt thoát mọi niệm đoạn diệt, vì đây là ý niệm cực đoan, như ở các đối đãi Thường-Đoạn, Sinh-Diệt.
  • Đoạn 28: Bất Thọ, Bất ThamChẳng thọ chẳng tham:  Đức Phật dạy rằng người biết tất cả pháp là vô ngã sẽ hình thành đức nhẫn nhục. Người này sẽ được công đức nhiều hơn người bố thí của báu nhiều như số cát sông Hằng. Người bố thí của báu, họ chỉ tập tánh không tham lam vàng bạc thôi, còn người hiểu được tất cả pháp là vô ngã do nhân duyên mà thành, thì khi bất cứ chuyện gì xảy ra, họ đều thấy rõ tường tận mọi việc và họ thành tựu được đức nhẫn nhục.
        Đối với chúng ta thì chúng ta thấy họ nhẫn nhục nhưng đối với họ thì đó là chuyện hiển nhiên không có gì gọi là nhẫn nhục cả. Chính vì không thấy mình nhẫn nhục nên chẳng thọ phước đức. Nói chung đoạn này đức Phật dạy chúng ta là phải hiểu thật rõ các pháp chứ không phải tu nhẫn nhục bằng cách kiềm tâm mình lại và chịu nhẫn nhục.
  • Đoạn 29: Uy Nghi Tịch TĩnhBốn oai nghi đều tịch tĩnh:  Đức Phật dạy rằng Như Lai (*) là chân lý, có nghĩa là không từ đâu đến cũng không đi đâu, tức chẳng động chẳng tịnh, chẳng đến chẳng đi. Tâm tánh Như Lai là tâm thanh tịnh và sáng suốt.
        Kinh Hoa Nghiêm nói: “Nước trong lặng thì mặt trăng hiện, mặt trăng vốn không đến, mây ngăn mặt trăng bị che, mặt trăng cũng chẳng đi đâu. Cũng như vậy, tâm thanh tịnh thì thấy Phật, không phải là Phật từ đâu dến, tâm nhơ đục thì không thấy, cũng chẳng phải Phật đi đâu”. Tâm người tự có nhơ sạch, Phật vốn không bao giờ có khứ lai.
  • Đoạn 30: Nhất Hiệp Tướng LýLý một hợp tướng:   Đức Phật dạy tất cả các vật thể đều do các Duyên mà hợp thành không có cái gì là cố định cả, vì các Duyên tương quan tương liên tương tác nhau.
        Nếu chúng ta sanh trong một môi trường khó khăn thì việc chúng ta trở về cái tâm thanh tịnh của mình rất khó làm được. Nếu chúng ta sanh trong một môi trường an lành thì việc tu học để trở về cái tánh thanh tịnh của mình rất dễ dàng. Ví như ta có hột giống tốt, nếu ta trồng nó ở trong môi trường đầy đủ tiện nghi thì nó sẽ sanh sôi nảy nở, đơm hoa, kết trái, còn nếu ta trồng trong môi trường bị thiếu thốn, không đủ nước chẳng hạn thì nó sẽ không nảy mầm.
        Ý nghĩa này được nói đến trong kinh Vô Lượng Thọ (48 đại nguyện của Phật A Di Đà) có nói: “Nếu một chúng sanh nào chưa được nhiếp thọ thì Ta (= Phật A Di Đà) cũng nguyện không thành Phật.” hay trong kinh Hoa Nghiêm bằng tuyên bố: “Một là tất cả, tất cả là một” là vậy.
  • Đoạn 31: Tri Kiến Bất SanhTri kiến chẳng sanh:  Đức Phật dạy tri kiến chẳng sanh tức không dính mắc vào những cái thấy biết, như “ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giã kiến”. Các pháp nên như thế mà biết, như thế mà thấy, như thế mà hiểu, và không được cho đó là có pháp thật sự để mình chứng đắc: “Nói là chứng đắc, tức chẳng phải chứng đắc, ấy mới thật chứng đắc”.
        Nói chung là khi đọc kinh này, chúng ta nên cố gắng hiểu liễu nghĩa của kinh, không nên chấp vào từng từ ngữ của kinh.
  • Đoạn 32: Ứng Hóa Phi ChânỨng hóa chẳng phải thật:  Đức Phật cứ lặp đi lặp lại là bố thí pháp công đức nhiều hơn bố thí tiền của, vì nếu pháp được lưu giữ thì lợi ích cho nhiều người.
        Khi diễn nói về kinh điển này ta chẳng nên thủ nơi tướng, mà như như bất động, có nghĩa là ta chỉ mong sao cho tất cả mọi người cùng thấu hiểu được, tất cả đều có cuộc sống an vui, hạnh phúc đích thực. Muốn thế, Phật dạy chúng ta nên quán tất cả mọi sự vật đều do nhân duyên mà sinh-diệt, chứ không có tồn tại vĩnh hằng.
            Cuối cùng đức Phật dạy bài kệ:
Bản Hán:
一切有爲法               Nhất thiết hữu vi pháp,               
如夢幻泡影               Như mộng huyễn bào ảnh,          
如露亦如電               Như lộ diệc như điện,                   
應作如是觀               Ưng tác như thị quán.               
Dịch
Tất cả các pháp hữu vi                  Bao nhiêu những pháp nhận nhìn,
Như cơn mộng, như ảo ảnh,        Vi như mộng ảo, bọt hình đó chi
Như sương mai, như ánh chớp    Cũng như hơi nước bay đi,
Nên nhìn nhận chúng như thế.    Các nhà học đạo xét vào cho minh.

4. Tính Không trong kinh Kim Cương.
       
Trong kinh Kim Cương, Không tính (tức tính Không) là cách nói khác của Duyên khởi tính, là đại ý về tinh thần chủ đạo trình bày nơi bản kinh. Dưới đây là một ít nhắc lại về chữ Không, trước khi nhìn vào một số vấn đề chính yếu qua nhãn quan “tính Không”.
Vài ý nghĩa về chữ Không trong “tính Không” :
        - Không 空  =  Vô  無  –  không có nghĩa là không có, mà là có nhưng không thực (là) có.  
        Hay:
- Không 空  =  Vô  無  =  Vô ngã無我  –  không có nghĩa là không có cái ngã, mà là cái ngã không thực (là) có.
Theo đó, ta có những cách ghép từ sau:
- Vô tướng無相là cách nói gọn của Vô ngã tướng無我相 –  không có nghĩa là không có cái tướng, mà là cái tướng không thực (là) có.
- Vô tâm無心là cách nói gọn của Vô ngã tâm無我心  –  không có nghĩa là không có cái tâm, mà là cái tâm không thực (là) có.
- Vô tánh(= Vô tính) 無性  là cách nói gọn của Vô ngã tánh無我性  –  không có nghĩa là không có cái tánh, mà là cái tánh không thực (là) có.
          Dưới đây là những điểm cần lưu ý về tính Không trong trong kinh Kim Cương.
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
          4.1. Tính Không và tâm.
        Trong Đoạn 2, 4, 5, 10, 14, 22, 27,  của kinh Kim Cương có đặt vấn đề về hàng phục tâman trụ tâm.
1) Hàng phục tâm:  Đức Phật dạy: Muốn hàng phục tâm, hành giả cần vượt lên tất cả những niệm tưởng đối đãivề có sắckhông sắc, về có tưởngkhông tưởng …, được gọi là vào chỗ vô sanh.  Những niệm tưởng đối đãi này làm tâm loạn động được gọi là vọng tâm (nói theo tiếng Việt làtâm vọng).

Hàng phục tâm là giai đoạn đầu, giai đoạn sơ cơ để đoạn trừ Vọng tâm. Hành giả quán chiếu Bát-nhã Ba-la-mật-đa qua ý niệm Không tính (性空;  P: : Suññatā;  S: Śūnyatā;  E: Emptiness), tức quán chiếu chân lý khách quan Duyên khởi, là phương tiện có công năng mạnh mẽ trong việc hàng phục này.

2)An trụ tâm:  Đức Phật dạy:  Muốn an trụ tâm, hành giảkhông nên trụ sắc mà sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sanh tâm, đó là: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, tức không để cho tâm dính mắc vào sáu trần.
Trong Đoạn 10, 14 của kinh Kim Cương có ghi : Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm 應無所住而生其心có thể được phân tích như sau:
- Ưng  應:   Nên, cần phải.
- Vô  無:    Chớ,  chẳng phải.
- Sở  所:    Đó là sáu trần 六塵, là đối tượng của sáu căn 六根[Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý (= Não bộ)]. Nhà Phật cho phần trần 塵là sở 所, phần căn 根là năng 能. Ví dụ như mắt trông thấy sắc, thì mắt là năng, mà sắc là sở.
- Trụ:  Lưu luyến, bám víu.
- Nhi   :   Có thể, khả dĩ.
- Sinh :  Tạo ra.
- Kỳ   :     Người đó, cái đó, việc đó(tính từ chỉ thị).
- Tâm :  Tư tưởng, ý niệm.
Theo đó “Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm”có thể hiểu là“Nên phát triển một tâm thức không bám víu vào bất cứ sự vật nào”.  Bởi để tâm bám chấp, biến cảnhthành trần,thì đó là tâm vọng; ngược lại, không để tâm bám chấp, không biến cảnh thành trần, thì đó là tâm tịnh.
Thật ra, “Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm” chỉ là cách nói gọn về việc phòng hộ sáu căn đối với sáu trần [= cảnh trần: ngoại cảnh bị chấp mắc] mà đức Phật Thích Ca đã từng trực tiếpchỉ dạy trong kinh Tăng Chi Bộ, như sau:
"Các thầy phải tu “Có sáu pháp vô-thượng. Những gì là sáu?

Mắt  thấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tai  nghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũi  ngửi mùi, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡi  nếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thân chạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ý  đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
Chúng ta biết rằng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là sáu trần của sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, da, não tương thích. Trong khi căn, trần lại là nhân duyên của thức. Cả ba hợp lại gọi là mười tám giới. Theo đó, chúng ta có thể hiểu lời Phật dạy tôn giả Tu Bồ Đề rằng: Các bậc Bồ-tát và đại nhân phát tâm thanh tịnh nhưng hoàn toàn tự do - không bị mười tám giới ràng buộc.
An trụ tâm là giai đoạn liền sau Hàng phục tâm. Bấy giờ, việc quán chiếu Bát-nhã Ba-la-mật-đa của hành giả trở nên nhẹ nhàng hơn do đã thuần thục. Hành giả dần dễ dàng vượt thoát các dính mắc đối đãi của Vọng tâm. Sự hoàn thiện của an trụ tâm được gọi là Thanh tịnh tâm hay Chân tâm.
(Xin xem phần đối chiếu với hệ Nikāya ở cuối mục 4.2ngay bên dưới – nói chung cho Danh Sắc, tức Ngũ uẩn)
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
          4.2. Tính Không vàtướng(Ngã – Nhân – Chúng sanh – Thọ giả).
Trong kinh Kim Cương – Đoạn 3, 11, 14, 17, 20, 21, 23, 25, 26, 31 và các kinh Viên Giác, Lăng Già, bốn tướng mô tả sự nhận lầm và chấp thủ bốn thứ cảnh giới nội tâm, gọi là bốn tướngchấp thủ “Ngã – Nhân - Chúng sanh - Thọ giả”. Bốn tướng này nói chung đều là chỗ thấy biết không đúng với thật tướng và thật tính (vì Duyên khởi–tính Không). Bốn tướng có hai thứ :
       1) Bốn tướng mê thức của phàm phu :
     - Ngã tướng(我相;  S: ātman):  Mê chấp nhận cái thân ngũ uẩn này là thật có.
     - Nhân tướng(人相;  S: pudgala):  Mê chấp vào người được mình độ là người thật.
     - Chúng Sanh tướng(眾生相;  S: sattva):  Mê chấp là thấy thật có nhiều loài sai biệt, thật có nhiều căn cơ chúng sanh, thật có người ngu người trí.
     - Thọ Giả tướng(壽者相;  S: jīva):  Mê chấp chúng sanh ai cũng có mạng sống thật, cho nên ai mà đoạt mạng này thì hận lắm. “Linh hồn” là một cách nói của Thọ Giả tướng.   
2) Bốn tướng mê trí của bậc Thánh :
     - Ngã tướng 我相:Bậc Thánh tâm biết có sở chứng.
     - Nhân tướng人相: Bậc Thánh biết chẳng phải ta chứng, siêu việt tất cả chứng, nhưng còn cái tâm năng ngộ (năng能: chủ thể// chủ động  =>  như sáu căn;  sở所: đối tượng // bị động  =>  như sáu trần).
     - Chúng Sanh tướng眾生相: Bậc Thánh liễu tri tâm năng ngộ, chiếu soi tâm liễu tri cũng bất khả đắc, chỉ một giác thể thanh tịnh, tất cả tịch diệt, cũng gọi là Niết-bàn.
     - Thọ Giả tướng壽者相: Bậc Thánh còn trụ nơi Niết-bàn thì mạng căn chưa dứt.
       Bồ-tát thấy rằng: không thực có Bồ-tát và không thực có chúng-sanh, không thực có việc cứu-độ, không thực có sự thọ-nhận cứu-độ, để đừng chấp vào việc làm chứ không phải là không làm; nghĩa là mọi ‘hành tứcvô-hành’, mọi ‘tác-ý tứcvô-tác-ý’, mọi ‘sở-đắc tứcvô-sở-đắc’, bởi nhânpháp đều là Duyên khởi-Vô ngã.
       Trong Đoạn 5 của kinh Kim Cương, Phật bảo Tu-bồ-đề:
Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai – Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai – 凡所有相.皆是虛妄.若見諸相非相.即見如來”.
Trong Đoạn 31 của kinh Kim Cương:
Này Tu Bồ Đề, chỗ mà Như Lai gọi là pháp tướng đó không phải là pháp tướng, chỉ tạm gọi là pháp tướng  –  Tu-bồ-đề! Sở ngôn pháp tướng giả, Như Lai thuyết tức phi pháp tướng, thị danh pháp tướng –  須菩提. 所言法相者. 如來說即非法相. 是名法相.
=>   Đối chiếu với hệ Nikāya:
TrongTương Ưng Bộ, III, 66, bài kinh Vô Ngã Tướng (P: Anattalakkhaṇa Sutta;  S: Anātmalakṣaṇa Sūtra) là bản kinh thứ hai do Phật thuyết giảng sau kinh Chuyển Pháp Luân. 
Này các thầy, các thầy nghĩ sao? Sắc thânlà thường hay vô thường? (Sắc uẩn)
- Sắc là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Cảm thọlà thường hay vô thường? (Thọ uẩn)
- Cảm thọ là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Tri giáclà thường hay vô thường? (Tưởng uẩn)
- Tri giác là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, chịu sự biến hoại,  người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Ý muốnlà thường hay vô thường? (Hành uẩn)
- Ý muốn là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Ý thứclà thường hay vô thường? (Thức uẩn)
- Ý thức là vô thường, thưa ThếTôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Này các thầy, như thế thì tất cả những gì thuộc sắc thân (hay cảm thọ, tri giác, ý muốn, ý thức) quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả cần phải được nhận định theo Chánh tri kiến, đúng như thật: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta".
----------------
Chú thích:
Trongkinh Mãn Nguyệt thuộc Trung Bộ kinh (Trung Bo giang giai - Kinh so 101-110 - BuddhaSasana by Binh Anson) có giải thích sau:
Thế Tôn dạy:  Thấy Sắc ... Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức như thật với Chánh trí rằng:
+ Cái này không phảiNgã sở(我所:  cái của Ta;  E:Mine => đối tượng),
+ Cái này không phải làNgã(我:  cáiTa;  E:I / Ego => chủ thể), 
+ Cái này không phải là Tự ngã(似我:  cái Ta tự có;  E: Myself => tự thể).
-Trongkinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna Sutta), đức Phật dạy:
Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng Năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
- Trongkinh Tương Ưng Bộ III, đức Phật còn xác định rõ: "Không liễu tri Năm uẩn thì không thể đoạn tận khổ đau".
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
4.3. Tính Không và đồng thể.
Trong kinh Kim Cương – Đoạn 18 hiển bày tính Không là Phật tri kiến lìa tướng, để thấy rõ ngay đó là như như “không phải một, nhưng không khác”, đó là:
 1) Năm loại thấy.
Phật có nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn. Đó là năm sự thấy biết, nghĩa là năm mắt đều đồng một thể là tính thấy. Phật nói “Các nhãn đều không phải nhãn, ấy mới gọi là nhãn”, đó là.
1/.  Thiên nhãn thông phi ngại:   =>        Thiên nhãnthì thấy suốt qua tường vách chẳng ngăn ngại.
2/. Nhục nhãn ngại phi thông:    =>       Nhục nhãnthì cách một tờ giấy mỏng là không thấy được.
3/.  Pháp nhãn duy quán tục:      =>        Pháp nhãnthì quán tục đế, quán các tướng sai biệt, nghĩa là mọi pháp sai biệt; pháp nhãn quán rõ hết không lầm.
4/. Huệ nhãn trực duyên không: =>       Huệ nhãnthấy về lý, Pháp nhãn thấy về sự.   
5/. Phật nhãn như thiên nhật:     =>       Phật nhãnlà tuệ giác.
2) Ba loại tâm.
Phật thấy biết các tâm: tâm quá khứ - tâm hiện tại - tâm vị lai. Nhưng tất cả tâm đều đồng không có thực thể (tính Không). Cuối cùng Phật nói "Các tâm đều không phải tâm, ấy mới gọi là tâm”.
Phật bảo Tu Bồ Đề: Bao nhiêu tâm niệm của tất cả chúng sinh trong từng ấy thế giới, Như Lai đều biết hết.– Phật cáo Tu-bồ-đề: Nhĩ sở quốc độ trung, sở hữu chúng sanh, nhược can chủng tâm, Như Lai tất tri  –  佛告須菩提. 爾所國土中.  所有眾生. 若干種心. 如來悉知
Bởi cớ sao? Bởi vì những thứ tâm đó Như Lai nói không phải là tâm  –  Hà dĩ cố? Như Lai thuyết chư tâm, giai vi phi tâm, thị danh vi tâm  –  何以故. 如來說諸心, 皆為非心, 是名為心.
Bởi cớ sao? Này Tu Bồ Đề, bởi vì tâm quá khứ không thể nắm bắt; tâm hiện tại không thể nắm bắt; tâm vị lai không thể nắm bắt ! –  Sở dĩ giả hà? Tu-bồ-đề! Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc  –  所以者何. 須菩提. 過去心不可得. 現在心不可得. 未來心不可得.
Trongkinh Duy Ma Cật có chép: “Ta và chúng sanh là nhất thể, lấy bệnh chúng sanh làm bệnh của ta, lấy bệnh của ta làm bệnh chúng sanh. Cá thể không tự mình sinh tồn, không tự mình điều tiết và phát triển, nó là một điểm trong mạng lưới thế giới trùng trùng vô tận.”
=>   Đối chiếu với hệ Nikāya:
Thực chấtbình đẳng của các duyên được biểu hiện bằng hiện tượng vô thường và  bản chất vô ngã(các duyên = mọi sự vật : có tính biến đổi, tính không thực có). Vạn sự vật “Ngũ uẩn Vô ngã” luôn diễn biến theo quy luật Vô thường nói lên tính bình đẳng của vũ trụ.
- Trongkinh Tăng Chi Bộ. “Này Paharada, có 4 giai cấp :  Sát-đế-lợi (cai trị), Bà-la-môn (tăng lữ), Phệ-xá (nông-công-thương), Thủ-đà-la (nô lệ),  sau khi xuất gia và sống trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giáo, đều là những Sa môn Thích tử”.        (*)
Không ai sinh ra đã thành hạ tiện. Không ai sinh ra đã thành Bà-la-môn. Chính do hành động, do nghiệp (kamma) mới thành hạ tiện, chính do hành động, do nghiệp mới thành Bà-la-môn! 
Tôn giả luật sư Ưu Ba Li (Upali) gốc là người thợ hớt tóc, Tôn giả Ni Đề (Sunita) gốc là người gánh phân … đều thuộc giai cấp hạ tiện, tất cả đều được đức Phật độ trên nhận thức: “Không có giai cấp ở những con người có dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong giọt nước mắt cùng mặn”.
- Trongkinh Tăng Chi Bộ 3, Đức Phật trả lời cho tôn giả Ananda: “Này Ananda, sau khi xuất gia và sống trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giáo, nữ nhân có thể chứng được Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A-la-hán quả”.
--------------
(*)Chú thích: Theo quan điểm Bà La Môn giáo (Brahmanism), xã hội con người có 4 giai cấp suốt đời, đó là:
- Giai cấp Bà La Môn (S: Brāhmaṇa - tu sĩ, triết gia, học giả).
- Giai cấp Sát Đế Lợi (S: Kṣatra - dũng sĩ, kẻ cai trị)
- Giai cấp Phệ Xá (S: Vaiśya - buôn bán, làm nghề công-nông).
- Giai cấp Thủ Đà La (S: Śūdra – nô lệ, lao động thấp kém)
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
4.4. Tính Không vàChánh tín.
Trong Đoạn 6 của kinh Kim Cương nói đến Chánh tín.
Chánh tín(正信;  E: Right belief):  Đó là niềm tin hình thành từ sự hiểu biết chân chánh. Sự hiểu biết chân chánh nơi đây chính là sự quán triệt chân lý khách quan Duyên khởi-tính Không. Chánh tín là cửa ngõ đầu tiên đi vào đại giác, vì nhờ đó mà tâm ta luôn vững vàng không thối chuyển.
        Trái với Chánh tín là Đức tin ở các tôn giáo khác. Đức tin là niềm tin vô điều kiện về chân lý chủ quan, như “Sự tự hữu và hằng hữu về một Thượng Đế toàn năng tạo dựng vũ trụ muôn loài (vật thụ tạo), và có quyền thưởng phạt tùy thích các vật thụ tạo này” mà người tín đồ phải chấp nhận không được thắc mắc và hiểu biết.
        Trong kinh Hoa Nghiêm có chép: “Chánh tín là căn nguyên của Đạo, là mẹ của mọi công đức lành, nuôi dưỡng hết thảy các thiện pháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa vượt qua dòng nước ái dục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết-bàn”.
        Lợi ích của Chánh tín ở bước đầu là thế, nhưng Chánh tín luôn được Duyên khởi–tính Không soi sáng thì mới thực sự là khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết-bàn.  Tuy nhiên, hành giả cần thấy rằng Duyên khởi–tính Không cũng chỉ là phương tiện, chứ không là cứu cánh của giải thoát (tự do nội tâm), để hành giả không bị dính mắc phiền não do đã tự trói mình vào chính phương tiện này.
Trong kinh Pháp Hoa, kinh Viên Giác (*), đức Phật xác định pháp Phật là pháp phương tiện. Kinh Kim Cương cũng không khác, như ở Đoạn 6 của kinh Kim Cương nói rõ:
Hỡi các thầy tỳ-kheo, các thầy nên biết rằng Pháp ta thuyết giống như một chiếc bè. Ngay cả Pháp còn buông, huống hồ là Phi-Pháp  –  Nhữ đẳng Tỳ-kheo tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp  –  汝等比丘.知我說法.如筏喻者.法尚應捨.何況非法.”
-------
(*) Trong kinh Viên giác, có dạy: 
Tất cả các kinh giáo Ta dạy như ngón tay chỉ mặt trăng- Nhất thiết tu đa la như tiêu nguyệt chỉ  -  一切修多羅如宵月指”.
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
 
        4.5. Tính Không và Bố thí.
        Trong kinh Kim Cương Đoạn 4, 11, 13, 19, 24 có nói đến hạnh bố thí. Bố thí 布施trong đạo Phật là hành động hiến tặng không dụng tâm bên trong để cầu danh cầu lợi. Có 2 dạng bố thí sau:
        1) Bố thí chấp tướng:
Có 2 loại bố thí chấp tướng là:
        - Bố thí tài布施財:  Là hành động hiến tặng vật chất, như nội tài là hiến tặng máu, nội tạng … hay ngoại tài là hiến tặng tiền bạc, vật phẩm …
        - Bố thí pháp: 布施法:  Là hành động hiến tặng tinh thần, như kiến thức thế gian, kiến thức Phật pháp. Kiến thức hay lời khuyên giúp người vượt qua sự sợ hãi gọi là Bố thí vô úy.
        Trong bố thí chấp tướng có 3 đối tượng phân biệt là Ngã (người tặng), Nhân (người nhận),  Pháp  (sự vật tặng) được gọi là Tam luân 三輪.
Pháp thí, thắng mọi thí Pháp vị, thắng mọi vị Pháp hỷ, thắng mọi hỷ Ái diệt, thắng mọi khổ
Đoạn 15 của kinh Kim Cương nhắc nhở lại lời này
2) Bố thívô tướng布施無相           
Bố thí vô tướng có các tên gọi đồng nghĩa sau:
- Bố thí độ布施度
- Bố thí ba-la-mật-đa布施波羅密多
- Bố thí vô trụ(tướng)布施無住 hay  Bố thí tam luân Không tịch  布施三輪空寂
        Trong bố thí vô tướng, 3 đối tượng là Ngã (người tặng), Nhân (người nhận), Pháp (sự vật tặng) đều được soi sáng bởi Duyên khởi-tính Không (= Duyên khởi-Vô ngã).  Cho nên cả 3 đối tượng này bấy giờ gọi là Tam luân Không tịch三輪空寂.
        Bố thí vô tướng chính là Bố thí Ba-la-mật-đa, hàm ý cho cả 2 dạng Bố thí tài và Bố thí pháp được vô tướng hóa vậy.
        =>   Đối chiếu với hệ Nikāya:
        - Trong kinh Tăng Chi I, 1981, tr.105 có ghi:
Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí: bố thí tài vật và bố thí pháp. Tối thắng trong hai loại bố thí này, là pháp thí”.
- Trongkinh Tăng Chi IIIA, 1981, tr.61 có ghi:
Này Sàriputta (Xá-lợi-phất), có hạng người bố thí với tâm mong cầu, với tâm trói buộc, với tâm chất chứa, bố thí với ý nghĩ “ta sẽ hưởng quả báo trong đời sau”. Vị ấy  bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh lên cùng sống với Tứ Thiên vương thiên và vị ấy khi nghiệp dứt, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy cũng dứt, vị ấy trở lại trạng thái này”.
- Trongkinh Tăng Chi IIIA, 1981.63
“ … Nhưng vị ấy không bố thí như trên, nay bố thí đểtrang nghiêm tâm, để trang bị tâm (= tâm giải thoát khỏi các lậu hoặc)”. Do bố thí như vậy, sau khi thân hoại, mệnh chung, vị ấy sanh về cùng trú với Phạm Chúng Thiên (Sơ thiền sắc giới). Ở đó, khi nghiệp dứt, thần lực ấy, uy quyền ấy dứt, vị ấy trở thành vị Bất Lai (A-na-hàm), không trở lui trạng thái này nữa.
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
4.6. Tính Không và Nhẫn.
Trongkinh Kim Cương Đoạn 28,  tính Không từ quán triệt Duyên khởi-Vô ngã đưa hành giả đến hạnh Nhẫn Vô tướng, tức Nhẫn Ba-la-mật-đa  hay  Vô sanh Nhẫn vậy.
Này Tu Bồ Đề! Giả sử Bồ-tát dùng bảy báu chất đầy hằng hà sa số thế giới đem ra bố thí. Lại giả sử có người thấu lý Vô ngã của các pháp mà thành tựu hạnh nhẫn nại.  Như vậy thì công đức của vị Bồ-tát này hơn công đức của vị Bồ-tát nói trên.  Bởi cớ sao ? Bởi vì các Bồ-tát không thọ nhận phước đức.
Tu-bồ-đề! Nhược Bồ-tát dĩ mãn hằng hà sa đẳng thế giới thất bảo, trì dụng bố thí, nhược phục hữu nhân, tri nhất thiết pháp vô ngã, đắc thành ư nhẫn. Thử Bồ-tát thắng tiền Bồ-tát sở đắc công đức. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Dĩ chư Bồ-tát bất thọ phước đức cố  –  須菩提.若菩薩以滿恆河沙等世界七寶. 持用布施. 若復有人. 知一切法無我. 得成於忍. 此菩薩勝前菩薩所得功德. 何以故. 須菩提. 以諸菩薩不受福德故.
          =>   Đối chiếu với hệ Nikāya(Xin xem thêm “Nhẫn độ” nơi Thập độ):
          - Trongkinh Pháp Cú, kệ 184 có ghi:
Nhẫn, pháp hành tối thượng,
Niết bàn, quả tối thượng;
Xuất gia không phá người;
Sa môn không hại người.
- TrongTrung Bộ Kinh 145, kinhGiáo giới Puñña (Phú-lâu-na)  có ghi:
Ngài Phú-lâu-na thưa Phật rằng:  “Bạch Thế Tôn! Con đã được nhờ Thế Tôn giáo hóa. Nay con muốn qua xứ Du-na (Sunaparanta), phía Tây để hóa độ mọi người bên ấy”.
Phật hỏi: “Người dân xứ kia tính tình hung ác, dữ tợn, tệ bạo mà hay mắng chửi. Nếu ngươi bị họ làm dữ và mắng chửi, hủy nhục thì ngươi làm sao?”.
Thưa: “Nếu đối với trước mặt con mà họ tệ bạo như thế thì con tự nghĩ: họ còn hiền lành và có trí khôn, tuy làm dữ như thế mà chẳng cầm đá đánh đập”.
Phật hỏi: “Họ làm thế ngươi còn nhẫn được, chớ phỏng họ dùng đá đánh đập ngươi thì ngươi nghĩ sao?”.
Thưa: “Nếu họ làm vậy con lại nghĩ rằng họ còn chút hiền lành và có trí khôn nên chẳng dùng dao gậy.”
Phật hỏi: “Nếu họ dùng tới dao gậy ngươi làm cách nào?”.
Thưa: “Nếu họ làm vậy con tự nghĩ rằng họ vẫn còn hiền lành và có trí khôn. Tuy là đánh chém mà chẳng giết chết”.
Phật hỏi nữa:  “Phỏng như họ giết chết ngươi, bấy giờ ngươi sẽ tính cách nào?”.
Ngài Phú-lâu-na lại thưa đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Quả thật nếu họ giết chết con, con lại nghĩ rằng họ cũng còn hiền lành và có trí khôn với tấm thân hủ bại này, họ làm chút phương tiện khiến con liền được giải thoát”.
Phật khen ngợi: “Hay thay Phú-lâu-na! Ngươi đã học được pháp Nhẫn. Ngươi nay đã đủ sức qua ở bên xứ Du-na mà giáo hóa nhơn gian. Ngươi nên đi ngay, qua bên ấy ngươi sẽ độ cho những kẻ chưa được độ, an ẩn những kẻ chưa được an ẩn, và những kẻ chưa được Niết-bàn thì ngươi hãy độ cho họ được Niết-bàn.”
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
4.7. Tính Không và Như Lai.
Như Lai(如來;  P;S: Tathāgata), là một trong 10 danh hiệu của một vị Phật, mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni sử dụng lúc sinh thời nhằm thể hiện sự khiêm tốn, tránh sử dụng ngôi thứ nhất "ta", "tôi" trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp.
Chữ Tathāgata được phân tích như sau:  
Tathā= Chân như (như Thực, như Chân lý), Thực tại.
Gata= “đã đi”,    Āgata= "đã đến".
Theo đó, Tathāgata được dịch nghĩa là Như Lai hay Như Khứ:
- Tathā-gata (如去: Như Khứ):  Có nghĩa là Người đã đi từ Chân như.
- Tathā-āgata (如來, Như Lai):  Có nghĩa là Người đã đến từ Chân như.
Tổng hợp lại,  Tathāgata  là  Người đi và đến từ Chân như”.
Xem thêm:
- Tathātā- Wikipedia
- Chân như – Wikipedia tiếng Việt
- Tathāgata- Wikipedia
- Như Lai– Wikipedia tiếng Việt
- Quan Niệm về Như Lai trong Kinh Kim Cương - Phật Học ...
 
VIDEO
- Lý Thuyết Về Chân Như- Trung Cấp Bát Nhã II
- TT. Thích Nhật Từ - KHỞI TÍN LUẬN 05 (2015) - CHÂN NHƯ CỦA TÂM VÀ CHÂN NHƯ CỦA SỰ VẬT
- ‘Như Lai’ Có Nghĩa Là Gì?- Kinh Đại Bảo Tích - 42 - GS Phạm Công Thiện
- Sự khác nhau giữa Phật Thích Ca và Phật Tổ Như Lai? - HỌC VÀ TÌM HIỂU ĐẠO PHẬT
- Vấn đáp: Sự khác nhau giữa Đức Phật Như Laivà Đức Phật Thích Ca | Thích Nhật Từ
 
 
Về sau, Tathāgata thường được gọi là Như Lai, là một danh hiệu chỉ phẩm tính của Phật (epithet of the Buddha) đã đạt đến  Bậc Giác ngộ cao nhất hay Bậc Vô thượng Chính đẳng Chính giác (無上正等正覺;  P: Anuttarā-sammā-saṃbodhi;  S: Anuttarā-samyak-saṃbodhi  – được dịch âm là A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề).
Trong kinh Kim Cương Đoạn 5, 26 - Như Lai đã được trình bày như sau:
1) Như Laichẳng ở thân tướng.
- Nơi Đoạn 5 - Như Lý Thật Kiến(thấy lẽ thật đúng lý) có chép:
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai chăng?
- Bạch Thế Tôn, không phải vậy. Không thể do thân tướng thấy được Như Lai. Vì cớ sao? Như Lai đã nói thân tướng tức chẳng phải thân tướng.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
- Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai.
若以色見我        Nhược dĩ sắc kiến Ngã,          
以音聲求我          Dĩ âm thanh cầu Ngã,            
是人行邪道          Thị nhân hành tà đạo,            
不能見如來          Bất năng kiến Như Lai.       
Dịch:
    Nếu thấy ta qua sắc,           Thấy sắc cho rằng thấy Phật đà,
    Cầu ta qua âm thanh,          Nghe thanh, lại bảo đó là Ta,
    Người ấy hành đạo tà,        Những người như vậy hành tà đạo,
    Không thể thấy Như Lai.            Hồ dễ thấy tường Đức Phật a?
        - Nơi Đoạn 26 - Pháp Thân Phi Tướng (Pháp thân chẳng phải là tướng), đức Phật chỉ cho Bồ-tát thấy tất cả các sự vật hiện tượng trên đời đều là hư vọng, giả tạm không có thật, trong Đoạn 5 kinh văn nói:
Ông Tu Bồ Đề, ý ông như thế nào, có thể thấy Như Lai ở nơi thân tướng chăng?
Không thể, thưa Thế Tôn, không thể dùng thân tướng để thấy được Như Lai. Bởi vì Như Lai từng  dạy thân tướng tức chẳng phải thân tướng.
Đức Phật bảo ông Tu Bồ Đề: Tất cả những gì có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng, tức thấy Như Lai – Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như lai  -  凡所有相皆是虛妄, 若見諸相非相, 卽見如來”.
2) Như Laichẳng ở oai nghi.
Nơi Đoạn 29: Uy Nghi Tịch Tĩnh (Oai nghi tịch tĩnh) có chép: “Không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu, đấy gọiNhư Lai- Tòng vô sở lai, diệc vô sở khứ thị danh Như Lai  -  從無所來, 亦無所去是名如來”
Nói rõ hơn, “Như Lai là một thực tại như thế, không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu”. Như Lai vốn không được sinh ra và không sinh ra, lúc nào cũng vẫn như thế, hiện diện và hoạt động trong tất cả mọi sự vật”
=>   Đối chiếu với hệ Nikāya:
Trongkinh Bà-sa-cù-đa Hỏa-dụ (P: Aggi Vacchagotta sutta), Trung Bộ Kinh II, trang 488A-488B ghi rõ, đại lược là:
Thế Tôn xác định rằng không một ai có thể nhận biết được  Thế Tôn qua chấp thủ tướng của Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn. Bởi vì Như Lai là bậc đã đoạn diệt Năm thủ uẩn.
Xem thêm:
- Chú giải kinh Kim Cương –Làng Mai
- Dai cuong ve Kinh Kim Cang- Saigon.Com
- Kinh Kim Cương: Cuốn sách in lâu đời nhất thế giới
- Kinh Kim Cương Gươm Báu Cắt Ðứt Phiền Não – Làng Mai
- Những vấn đề tinh yếu của kinh Kim Cương- Phatgiao.org.vn
- So sánh sơ lược các bản Hán dịch kinh Kim Cang- Giác Ngộ ...
- Kinh Kim Cang giảng giải- Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
CHÚ GIẢI KINH KIM CANG- CAO ĐÀI - ĐẠI ĐẠO TAM KỲ ...
- Kinh Kim Cang Lược Giải- Giảng Giải Kinh - THƯ VIỆN HOA ...
CHÚ GIẢI KINH KIM CANG - CAO ĐÀI - ĐẠI ĐẠO TAM KỲ ...
- ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHƯ SANH KỲ TÂM – Thiện Tri Thức
- Ung vo so tru nhi sanh ky tam - Thich Giac Hoang tra loi
- Ưng vô sở trụ nhi sanh kì tâm @ Bạch Dương Kì blog :: 隨意窩 ...
 
- Tư Tưởng Kinh Kim Cương - VNBET
- Các điểm giáo lý gặp gỡ giữa Kim Cương và Nikàya - Văn ...
 
VIDEO
- Kinh Kim Cang - TT Thích Trí Siêu
- KINH KIM CANG - THÍCH TRÍ MINH
- Kinh Kim Cang- Thầy Thích Trí Huệ
- Kinh Kim Cang -TT. Thích Chân Quang
-  Áo nghĩa Kinh Kim Cang- Thầy Thích Trí Huệ
- Bài giảng Kinh Kim Cang/Thích Trí Minh, Tại Học Viện PGVN HCM/2020
- MUSIC - THÍCH CHÂN QUANG - KIM CANG MẦU NHIỆM
 
Bài đọc thêm

1. Tam thân.

Trikaya - Wikipedia
Tam thân – Wikipedia tiếng Việt

Tam thân(三身;  S: Tri-kāya,) là một thuật ngữ được dùng trong Phật giáo Bắc truyền, là ba đặc điểm của một vị Phật – Bậc giác ngộ.  Đặc trưng đối với Phật Thích Ca, tam thân này như sau:

1)Pháp thân(法身;  S: Dharma-kāya)  =  Tự tính thân (自性身, tên gọi theo Pháp Tướng tông):   Đó là Chân lý mà đức Phật Thích Ca đã khám phá ra, là Nguyên lý Duyên khởi.
Pháp thân đồng nghĩa với:
- Phật pháp (佛法;  S: Buddha-dharma)
- Phật tính (佛性;  S: Buddhatā).
- Chân như  (真如;  S: Tathatā, Bhūtatathatā).
- Không tính (空性;  S: Śūnyatā).
- Như Lai tạng (如來藏;  S: Tathāgata-garbha).

Như Lai tạng còn được gọi là Bạch Tịnh thức hay Vô Cấu thức, là thể chuyển hóa từ Tạng thức (藏識, hay còn gọi là A-lại-da thức 阿賴耶識;  S: Ālaya-vijñāna).
Pháp thân về sau phát triển thêm hai thân nữa là Báo thân và Ứng thân như dưới đây.

2) Báo thân(報身;  S: Sambhoga-kāya)  =  Thọ dụng thân  (受用身, tên gọi theo Pháp Tướng tông):   Đó là Diện mạo của đức Phật Thích Ca có 32 tướng tốt hiển hiện lúc sinh thời.

3) Ứng thân(應身;  S: Nirmāṇa-kāya)  =  Biến Hóa Thân     (變化身, tên gọi theo Pháp Tướng tông):  Đó là Giáo pháp của đức Phật Thích Ca giảng diệu hiện theo căn cơ của chúng sanh.

Trong Thiếu Thất Lục Môn (少室六門, Taishō No. 2009) có giải thích về Tam thân rằng:
Phật có ba thân là Ứng Thân, Báo Thân, và Pháp Thân; nếu chúng sanh thường tạo căn lành, tức Hóa Thân hiện; nếu tu trí tuệ tức Báo Thân hiện; hiểu rõ Vô Vi tức Pháp Thân hiện; thân bay cùng khắp mười phương, tùy nghi cứu độ là Hóa Thân Phật; thân đoạn trừ các hoặc, tu thiện và thành đạo ở Tuyết Sơn là Báo Thân Phật; thân không nói lời nào, không thuyết lời nào, vắng lặng thường trú là Pháp Thân Phật

Phật hữu Tam Thân giả, Ứng Thân Báo Thân Pháp Thân; nhược chúng sanh thường tác thiện căn, tức Ứng Thân hiện; tu trí tuệ tức Báo Thân hiện; giác Vô Vi tức Pháp Thân hiện; phi đằng thập phương tùy nghi cứu tế giả, Ứng Thân Phật dã; đoạn cảm tu thiện Tuyết Sơn thành đạo giả, Báo Thân Phật dã; vô ngôn vô thuyết trạm nhiên thường trú giả, Pháp Thân Phật dã  -  佛有三身者、應身報身法身、若眾生常作善根、卽應身現、修智慧卽報身現、覺無爲卽法身現、飛騰十方隨宜救濟者、應身佛也、斷惑修善雪山成道者、報身佛也、無言無說湛然常住者、法身佛也”.

Tại Chánh Điện Chùa Trúc Lâm, thành phố Huế, có câu đối rằng: “Trong hương kết mây lành Ba Thân lộ rõ / Hoa nở trình tướng báu Mười Hiệu hùng tôn  -  Hương lí kết tường vân Tam Thân viên hiển / Hoa khai trình diệu tướng Thập Hiệu hùng tôn -  香裡結祥雲三身圓顯  /  花開呈妙相十號雄尊.”

2. Sự liên hệ giữa kinh Kim Cương và Thiền tông.

Trong Thiền tông, lúc Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) truyền tâm ấn cho ngài Huệ Khả, Tổ trao bốn quyển kinh Lăng-già (Lankà) để làm tâm ấn.

Đến đời Ngũ Tổ, thấy Kim Cương là quyển kinh tối yếu trong nhà Thiền, Ngài chủ trương dùng kinh Kim Cương để ấn tâm và giảng dạy; chẳng những tăng ni mà cả cư sĩ đều nên trì tụng kinh Kim Cương. Sau này kinh Kim Cương được xem như tâm ấn trong Thiền tông. Trong các chùa và các Thiền viện, bộ kinh này được xem như kinh Nhật tụng

Dĩ nhiên ai cũng biết đức Lục Tổ khi gánh củi vào khách điếm bán, thấy có người đang tụng kinh Kim Cương, đức Lục Tổ nghe qua, tâm liền khai ngộ, mới hỏi thăm và được biết là Ngũ tổ Huỳnh Mai dạy đồ đệ trì tụng kinh Kim Cương, do đó Ngài tìm đến học đạo.
Khi Lục Tổ đến học, vào trước giờ truyền y bát, Ngài đem kinh Kim Cương ra giảng. Khi giảng đến câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm - 應無所住而生其心  -  Không nên nương dựa vào đâu cả mà sinh tâm  hoặc  Chỉ nên phát tâm trong tinh thần vô trụ,  thì Lục Tổ hoàn toàn liễu ngộ.

Câu truyện Ngũ tổ Hoằng Nhẫn giảng truyền tâm yếu của kinh Kim Cương và truyền y bát cho Lục tổ Huệ Năng là minh chứng rất rõ ràng về tầm quan trọng của nó. Thiền tông tuy nói rằng “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật” nhưng vẫn lấy bản kinh này làm phương thức truyền tâm ấn, có lẽ bởi yếu chỉ của kinh là khai thị thực tướng Không để đi đến Phật quả Niết-bàn.

Thiền sư Khuê Phong(圭峰), Tổ thứ 5 của Hoa Nghiêm tông cũng bảo: Kim Cương là bộ kinh quí đáng để ấn tâm.  Học kinh Kim Cương là học thẳng vào phương pháp tu Thiền:  “Tâm không dính với sáu trần thì đó là trụ tâm. Như thế sáu trần là cái cớ để tâm mình động, nghĩa là mắt thấy sắc, tâm chạy theo sắc, là tâm động. Trái lại mắt thấy sắc mà tâm không chạy theo sắc, là tâm trụ, tai nghe tiếng mà tâm không chạy theo tiếng, là tâm trụ, trụ mà không trụ, trụ chỗ không trụ.”

Ở Việt Nam Phật Hoàng Trần Nhân Tông vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng đã từng nghe “Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm” mà đạt ngộ nên trong cuối bài Cư Trần Lạc Đạo Phú, Ngài viết: “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.
居塵樂道且隨緣,   Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
饑則飧兮困則眠。   Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
家中有宝休尋覓,   Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,     
對境無心莫問禪。   Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Dịch nghĩa & thơ

Sống giữa phàm trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo. Đói thì ăn, mệt thì ngủ. Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác. Đối diện với mọi cảnh giới mà vẫn vô tâm, thì cần chi hỏi thiền nữa.

Sống đời vui đạo, hãy tuỳ duyên,      
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.   
Đạo sẵn trong nhà, đâu phải kiếm,  
Đối cảnh Vô tâm, hỏi chi Thiền.
 

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!


***
 

Huy Thai g
ởi