Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
Sơ nét tìm hiểu
Kinh Lăng Nghiêm

楞嚴經

Śūragama Sūtra




***



Nội dung

1. Tổng quan về kinh Lăng Nghiêm.
       
1.1. Ý nghĩa tên gọi kinh Lăng Nghiêm.
       
1.2. Nguồn gốc của kinh Lăng Nghiêm.

       
1.3. Truyền thuyết về kinh Lăng Nghiêm.

       
1.4. Nội dung kinh Lăng Nghiêm.

                
1) Bản dịch và giảng của HT. Tuyên Hóa.
                
2) Bản dịch của BS. Tâm Minh Lê Đình Thám.
                
3) Tóm tắt nội dung của kinh Lăng Nghiêm.

2. Những vấn đề chính trong  kinh Lăng Nghiêm.

2.1. Về Tâm: Vọng tâm và Chân tâm.
       
2.2. Về “tánh thấy” – Kiến tánh.
       
2.3. Về Thập Nhị Xứ và Thập Bát Giới.

                
1) Thập nhị xứ    2. Thập Bát Giới.
       
2.4. Về Viên thông – Nhĩ căn viên thông.
       
2.5. Về Chân ngôn:  Thần chú Thủ Lăng Nghiêm.

                
1) Chân ngôn (真言;  S: Mantra, Dhāraṇī) = Thần chú 神咒
                
2) Thần chú Thủ Lăng Nghiêm.
                
3) Tâm chú Thủ Lăng Nghiêm.

2.6. Về ma chướng.

1) Ma – Ma cảnh.                 2) Ma chướng.
3) 50 hiện tượng Ngũ ấm ma 五陰魔
4) Thiên ma Ba-tuần 天魔波旬

3. Tinh yếu khuyến tu của kinh Lăng Nghiêm.
              
1) Chánh niệm    2) Trì giới      3) Trì chú

Bài đọc thêm

1. Cấu trúc của tâm: 
1) Tâm vương.                    2) Tâm sở. 

2. Chánh niệm.
                 1) Niệm (định tính và định lượng)         
2) Chánh niệm (Thiền, Tịnh, Mật) 

3. Trì giới.
                 1) Giới điều (=/=Tín điều)    
                         - Giới điều cơ bản                 - Giới điều của tu sĩ.
                 2) Giới thể.
 
NBS:  Minh tâm  7/2020
 
1. Tổng quan về kinh Lăng Nghiêm.
 
Śūraṅgama Sūtra- Wikipedia
 Kinh Lăng Nghiêm – Wikipedia tiếng Việt
 
1.1. Ý nghĩa tên gọi kinh Lăng Nghiêm.
Kinh Lăng Nghiêm(經楞嚴;  S: Śūraṅgama sūtra)  còn có các tên gọi sau:
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm 經首楞嚴
- Kinh Đại Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm 經大佛頂首楞嚴
- Kinh Trung Ấn Na-lan-Đà Đại Đạo Tràng 經中印那爛陀大道場
- Kinh Đại Phật đỉnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm 經大佛頂如來密因修證 了義諸菩薩萬行首楞嚴.  Đây được xem là tên trọn vẹn của kinh, tạm dịch: "Kinh của đỉnh Đại Phật, chứng ngộ trọn vẹn do tu hành nguyên nhân bí mật của các Như Lai, nền móng của vạn hạnh của tất cả các Bồ Tát".  Bộ kinh gồm 10 quyển. (Taisho Tripitaka Nº 945)
Chữ Śūraṅgamatrong tiếng Phạn có nghĩa là dũng cảm anh hùng(heroic valour)
Chữ Thủ Lăng Nghiêm首楞嚴 trong tiếng Hán có nghĩa như sau:
- Thủ 首có nghĩa là đệ nhất, hàng đầu của sự việc.
- Lăng 楞có nghĩa là rộng lớn, mênh mông.
- Nghiêm嚴có nghĩa là kín chắc, chặt chẽ.
        Theo đó kinh Thủ Lăng Nghiêm hàm ý đây là một trong những bộ kinh diễn đạt chân lý rộng lớn và kiên cố hàng đầucủa đạo Phật.
Thường hay có sự nhầm lẫn giữa kinh này với một bộ kinh khác, gồm 2 quyển, là kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Trong khi kinh Lăng Nghiêm triển khai giáo lý về bản Tâm và các cảnh giới tu chứng trong Thiền định cùng với phần tuyên thuyết Bạch-tản-cái Đà-la-ni, thì kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội nói về nền tảng giáo lý cơ bản của Đại Thừa, với sức đại định kiên cố (Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội) mà Bồ Tát trong đại định ấy có thể thị hiện đi khắp nơi giáo hóa hàng phục Ma Vương một cách tự tại, tuy thị hiện nhập Niết-bàn ở nơi này nhưng lại bày thân đi giáo hóa chúng sinh ở cảnh giới khác.

1.2. Nguồn gốc của kinh Lăng Nghiêm.

Theo truyền thống, kinh Lăng Nghiêm được sư người Ấn Độ tên Bát Lạt Mật Đế (般羅蜜帝)và 2 vị phụ tá dịch năm 705 tại chùa Chế Chỉ (制止寺)ở Quảng Đông, dưới sự bảo trợ của Phòng Dung (房融), một quan gián đại phu của Hoàng hậu Võ Tắc Thiên vừa bị giáng chức xuống hàng quan địa phương tại quê mình. Có người cho là kinh do Phòng Dung viết lại với một lối hành văn cổ điển lưu loát khác hẳn các bản dịch khác.

Ngày nay, cộng đồng Phật giáo Trung Hoa và nhiều chuyên gia thời hiện đại như Ron Epsein của Đại học San Francisco và La Hương Lâm (羅香林)của Đại học Hồng Kông, xem kinh Lăng Nghiêm là một bản dịch tốt đẹp từ tài liệu tiếng Phạn và không phải là một sáng tác của Trung Hoa.

1.3. Truyền thuyết về kinh Lăng Nghiêm.

Theo truyền thuyết, kinh Lăng Nghiêm được cho là do ngài Long Thụ tìm ra, từ đó được các vua chúa Ấn Độ xem như quốc bảo, và việc đem kinh này ra khỏi Ấn Độ là phạm pháp.
Từ triều đại nhà Tùy, vị sáng lập Thiên Thai tông, Trí Nghĩ (智顗), đã có nghe đến kinh Lăng Nghiêm và mỗi ngày quay về hướng Tây tụng niệm cầu cho kinh đến được Trung Hoa.

Sau một lần thử đem ra khỏi Ấn Độ không kết quả, Bát Lạt Mật Đế quyết định giấu kinh trong cánh tay của mình, kinh được bao bọc trong lụa và sáp. Khi đến Quảng Đông, ngài lấy kinh ra từ chỗ giấu, do đó kinh còn có biệt danh là kinh Tẩm Máu (Huyết Tí Kinh - 血漬經).

Sau khi hướng dẫn dịch xong, Bát Lạt Mật Đế trở về xứ nhận trách nhiệm tội lén đem kinh ra ngoài và giải tội cho người canh phòng biên giới bị bắt giữ vì trách nhiệm lây.

Khi được Phòng Dung dâng lên Võ Tắc Thiên, kinh không được phổ biến ngay vì mới đó có một vụ tai tiếng về giả mạo kinh. Sau đó,Thiền sư Thần Tú (神秀)tìm thấy kinh khi cư ngụ trong hoàng cung.

Phật giáo Trung Hoa cho rằng kinh Lăng Nghiêm là kinh cuối cùng được tìm ra và sẽ bị phá hủy trước tiên khi gần đến thời kỳ của Phật Di-lặc.

Kinh Lăng Nghiêm vốn đã được tất cả các trường phái Phật giáo Trung Hoa tụng niệm và nghiên cứu từ đời nhà Đường và thường được luận giải ở các thế kỷ tiếp theo sau. Kinh rất được những người "Hợp Nhất Tam Giáo" (Tam Giáo Nhất Nguyên 三教一源) đời nhà Tống và đời nhà Minh ưa chuộng.

Kinh Lăng Nghiêm dần dần về sau được các tổ Thiền tông đặc biệt quan tâm, trong đó có các ngài Trường Thủy Tử Duệ (長水子鋭- đời Tống), Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清- đời Minh) và Tuyên Hoá (宣化; 1918-1995) đã góp nhiều công sức phổ biến và giảng giải.

1.4. Nội dung kinh Lăng Nghiêm.
      
1) Bản dịch và giảng của HT. Tuyên Hóa.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2) Bản dịch của BS. Tâm Minh Lê Đình Thám.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Cs Tâm Minh Dịch - Pháp Thí Hội
  • Quyển 1     
    Phần Thứ Nhất:Phần Tựa.      
    Phần Thứ Hai:Phần Chánh Tông.      
    Chương I:Chỉ Ngay Chỗ Viên Ngộ.    
    01. Gạn Hỏi Cái Tâm.      
    02. Chỉ Rõ Tính Thấy.      
  • Quyển Hai 
    Chỉ Rõ Tính Thấy (Tiếp Theo).   
    03. Phật Nêu Ra Tính Thấy Ngoài Các Nghĩa Thị và Phi Thị.         
    04. Phá Những Thuyết Nhân Duyên, Tự Nhiên để bày Tỏ Sự Thật Nhận Thấy. Tính Thấy.  
    05. Chỉ Ra Cái Nhận Thức Sai Lầm Để Bày Tỏ Thề Tính Chân Thật.        
    06. Tóm Thu Bốn Khoa và Bảy Đại Về Như Lai Tạng để Phát khởi Chỗ Chân Ngộ.  
  • Quyển Ba  
    Tóm Thu Bốn Khoa và Bảy Đại Về Như Lai Tạng để Phát khởi Chỗ Chân Ngộ (Tiếp Theo).
  • Quyển Bốn
    07. Chỉ Rõ Sự Tiếp Tục Giả Dối Sinh Ra và Các Đại Không Ngăn Ngại Lẫn Nhau.
    08. Chỉ Tính Diệu Minh Hợp Về Như Lai Tạng, Rời Cả Hai Nghĩa Phi (không là) và Tức (tức là).
    09. Chỉ Mê Vọng Không Có Nhân, Hết Mê Tức Bồ Đề.        
    10. Lại Phá Xích Nhân Duyên, Tự Nhiên và Trách Chỉ Biết Nghe Nhiều.  
    11. Chỉ Nghĩa Quyết Định.
    12. Đánh Chuông Thật Nghiệm Tính Thường.
  • Quyển Năm         
    Chương II:Nương Chỗ Ngộ Mà Viên Tu.      
    01. Nêu Ra Cái Căn Để Chỉ Rõ Chỗ Mê.         
    02. Cột Khăn Để Chỉ Đầu Nút.   
    03. Chỉ Cởi Nút Trước Sau.        
    04. Gạn Hỏi Đại Chúng Về Viên Thông.
  • Quyển Sáu
    Viên Thông Về Nhĩ Căn.   
    05. Mục Đích Phép Viên Tu.       
    Chương III:Rộng Để Lại Khuôn Phép Tu Hành.     
    01. Nhân Ông A Nan Xin Cứu Độ Đời Vị Lai, Phật Tóm Nêu Ra Ba Nghĩa Quyết Định. 
    02. Chỉ Bày Bốn Lời Dạy Bảo Rõ Ràng Quyết Định.  
  • Quyển Bảy
    03. Phật Khai Thị Về Mật giáo, Thầm Giúp Cho Những Người Tu Hành.  
    04. Khai Thị Những Phép Tắc Lập Đạo Trường Tu Tu Trì.    
    05. Tuyên Nói Tâm Chú Rộng Khai Thị Những Lợi Ích.       
    06. Khai Thị Những Vị Trí Tu Chứng Trước Sau.       
  • Quyển Tám
07. Chỉ Dạy Tên Kinh.     
08. Nghe Pháp Được Tăng Tiến. 
Chương IV:Phân Biệt Kỹ Càng Các Nghiệp Quả, Phân Tách Rạch Ròi Về Tà Ma Ngoại Đạo.      
01. Hỏi Về Những Tập Khí Vốn Có Sinh Khởi Ra Lục Đạo.   
02. Hỏi Về Việc Bác Không Có Nhân Quả, CBị Sa Mãi Vào Địa Ngục và Về Nghiệp Chung, Nghiệp Riêng.    
03. Khai Thị Về Phận Trong, Phận Ngoài Của Chúng Sinh. 
04. Chỉ Ra Mười Tập Nhân và Sáu Giao Báo.  
05. Tu Nhân Riêng Biệt, Thành Quả Hư Vọng  .
06. Các Cõi Trời Sai Khác.         
  • Quyển Chín         
    07. Khai Thị Chỗ Hư Vọng Của Bảy Loài Để Khuyến Khích tu Hành Chánh Pháp.
    08. Phân Biệt Các Ấm Ma.         
  • Quyển Mười
09. Chỉ Rõ Thứ Lớp Tiêu Diệt Các Ấm và Giới Hạn Phạm Vi Các Ấm.      
Phần Thứ Ba:Phần Lưu Thông  .
01. Lưu Thông Của Kinh Này.    
02. Lưu Thông Chung.

3) Tóm tắt nội dung của kinh Lăng Nghiêm.

Quyển 1: Kinh nói về xuất xứ của thần chú Lăng nghiêm và hoàn cảnh của ngài A-Nan gần đánh mất giới thể, do đánh mất chánh niệm khi gặp nàng Ma-đăng-già.

Quyển 2: Đức Phật nói về tâm, và khẳng định tâm là hệ quy chiếu của sanh tử, của khổ đau và Niết-bàn, của phàm và thánh. Cuộc thảo luận của đức Phật và tôn giả A-nan cũng xoay quanh vị trí của tâm.

Quyển 3: Giải thích mối quan hệ của tâm và đối tượng phân biệt, bao gồm các hình sắc đối với mắt, các âm thanh đối với tai, các mùi vị hấp hẫn cũng như khó chịu đối với mũi, các vị ngọt của thức ăn cũng như đắng cay mặn ngọt đối với lưỡi, cảm giác nóng lạnh dễ chịu và khó chịu đối với thân, các suy tưởng về quá khứ-hiện tại-vị lai hay tư duy-sáng tạo hoặc các hoạt động trí não đối với ý.

Ngoài ra tâm còn vượt ra khỏi mọi phạm trù, mọi ý niệm hòa hợp hay không hòa hợp. Tâm trong kinh được coi là đầu mối của các cấp độ tâm linh, và tương thích đối với Nhân-Quả trong quá trình sống của con người. Mối quan hệ giữa tâm về 5 ấm(uẩn), 6 nhập(căn), 12 xứ, 18 giới, 7 đạiđược phân tích rất rõ ràng khúc chiết trong chương này .

Quyển 4: Khái quát về bản chất của 4 đại như Đất, Nước, Gió, Lửa. Mối quan hệ giữa không và sắc, sắc và không, vật thể và tính không tự thể (Không tính), tính không tự thể và vật thể được nói đến rất sâu sắc. Đức Phật dạy vọng tâmlà đầu mối của sanh tử luân hồi, chân tâmthường trú là đầu mối của cảnh giới thánh. Như Lai tạng là nơi chứa các hạt giống Phật, thánh, người và các loài chúng sanh. Đặc biệt đức Phật cũng khai thị về bản chất của tánh nghe. Mọi hoạt động về thấy nghe và hiểu biết là hoạt động không ngừng.

Quyển 5:  Vô minh là nguồn gốc của sanh tử luân hồi, nếu không chuyển hóa vô minh thì mãi mãi chìm trong sanh tử luân hồi. Dưới tác động của các giác quan nếu không chuyển hóa vô minh thì sẽ bị trôi mãi trong dòng sanh tử. Chân lý Duyên khởi (Vô thường + Vô ngã) nơi các đức Phật là như nhau. Hai mươi bốn vị Bồ-tát trình bày về nguyên nhân chứng ngộ của mình. Các pháp môn này đưa đến quả chứng A-la-hán .

Quyển 6:Bồ-tát Quán Thế Âm trình bày phương pháp tu Nhĩ căn viên thôngvà được đức Phật xác nhận đây là pháp môn tối ưu cho chúng sanh ở cõi Ta Bà, phù hợp với đa số quần chúng. Tùy theo hoàn cảnh mà Bồ-tát Quán Thế Âm ứng thân ra 32 tướng và đồng hành cùng bốn vô úy trong việc hoằng pháp.

Quyển 7:Giới thiệu về tâm lực của thần chú Thủ Lăng Nghiêm. Đây là chương giới thiệu về Mật tông tại Trung Quốc .

Quyển 8:Các phương pháp và các tiến trình tu chứng, biện chứng về khổ và vui. Các loại khổ do 6 giác quan gây ra.

Quyển 9:Giới thiệu về 2 cảnh giới Sắc giới và Vô sắc giới, 4 loại A–tu-la. Giới thiệu chi tiết về Ngũ ấm ma: Sắc ấm, Thọ ấm, Tưởng ấm, Hành ấm, Thức ấm.

Quyển 10:Giới thiệu thêm Hành ấm và Thức ấm trong quá trình tu tập.
Theo Ron Epstein, ta có thể nhận ra ảnh hưởng của Mật tông 密宗 và Duy Thức tông 唯識宗(Du-già Hành tông 瑜伽行宗) trong kinh Lăng Nghiêm qua 2 sự kiện không may của thị giả A-nan-đà như sau:

1/.Tính vô hiệu của Pháp (sự giảng dạy) khi không có tu tập thiền định.  Như trường hợp thị giả  A-nan-đà đã nằm lòng giáo lý của đức Phật nhưng không hành thiền.
Kinh có những chỉ dẫn cụ thể liên quan đến thiền định, miêu tả 57 giai đoạn đến cảnh giới Bồ Tát, giải thích rõ ràng về nghiệp và tái sinh, cũng như sự trình bày 50 "tâm giới" ma quỷ mà người tu tập có thể gặp phải trên con đường thực nghiệm.

2/.Sự quan trọng của việc giữ giới:  Thị giả  A-nan-đà là nạn nhân của một nghiệp xấu dẫn đưa gặp một kỹ nữ, A-nan-đà được cứu thoát nhờ một thần chú do đức Phật đề ra.
Kinh cũng khai triển sự phân biệt giữa ý thức phân biệtchân tâm phổ cập (chứng ngộ trọn vẹn) hiện diện không phân biệt trong tất cả các pháp.

Theo Thiền sư Hám Sơn Đức Thanh (triều đại nhà Minh), kinh Lăng Nghiêm chỉ có thể được thông hiểu gián tiếp qua tu tập loại trừ mọi dấu vết của sự phân biệt có ý thức.
Ở Trung Hoa, kinh Lăng Nghiêm có một vị trí cũng quan trọng như kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm và kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Trên khía cạnh thiết thực, đoạn cuối của kinh mô tả 50 "tâm giới" (10 cho mỗi uẩn), ma quỷ cản trở tiến bộ tâm linh. Đoạn này cũng như những chú giải liên quan đến Chú Lăng Nghiêm rất được nhiều người ưa đọc.
Thiền sư Tuyên Hoá (1918-1995), một trong những vị đại sư đề xướng kinh Lăng Nghiêm, cũng nêu ra trước giá trị của kinh giúp báo động về các vị thầy thiếu chân chính.
Xem thêm:
- KINH LĂNG NGHIÊM - Tổ sư thiền
- Giới Thiệu Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Kinh Lăng Nghiêm –Lăng Nghiêm Tự
- Cốt Tủy Của Kinh Lăng Nghiêm - Lạc Pháp
- Đại cương Kinh Lăng Nghiêm - Chùa Hưng Sơn
- Ý nghĩa của hai chữ Lăng Nghiêm - Phatgiao.org.vn
- Cốt Tủy của Kinh Lăng Nghiêm - Phật giáo Việt Nam
- Dàn bài Kinh Thủ Lăng Nghiêm - tóm tắt sau khi đọc l&
- Phật Học Phổ Thông.VI.60. kinh Lăng Nghiêm.1 - layphat
- Khai Thi Ve Kinh Va Chu Thu Lang Nghiem- Dharma Site
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng ký: TÓM TẮT Ý CHÍNH KINH ...
- Quyển VI - Kinh Lăng Nghiêm - Đa ngữ - English Vietnamese ...
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập - Giảng Giải Kinh ...
- Giới thiệu sơ lược về kinh Thủ Lăng Nghiêm | 《SHURANGAMA》
 
VIDEO
- Kinh Lăng Nghiêm giảng giải
- Thủ Lăng Nghiêm - Thích Nhật Từ
- Kinh Lăng Nghiêm - TT Thích Trí Siêu
- Kinh Lăng Nghiêm(vấn đáp) - Thích Pháp Hòa
- Giới Thiệu Kinh Lăng Nghiêm- Thích Pháp Hòa
 
2. Những vấn đề chính trong  kinh Lăng Nghiêm.

2.1. Về Tâm: Vọng tâm và Chân tâm.

Trọng tâm của Phật giáo không phải là thay đổi thế giới mà là thay đổi Tâm, và bằng cách đó thay đổi cuộc sống. Có một châm ngôn khá nổi tiếng trong đạo Phật, đó là câu: “Nếu người làm chủ được Tâmmình, thì người làm chủ được thế giới.” và thế giới bị dẫn dắt bởi Tâm.
Có 3 từ ngữ thườngđược hiểu như là Tâm, đó làÝ, ThứcTâm,và chúng được dùng chung với nhau rất chặtchẽ.Tùy theo nội dung của giáo lý, 3 từ này được dùng như một yếu tố nhận thức.
- Ý :  Là những ý tưởng suy lường bên trong đầu óc.
- Thức :  Là những ý tưởng đối đãi phân biệt (hiểu biết) được lưu giữ bên trong.
        - Tâm :  Là những ý tưởng bao hàm tất cả hai phần Ý và Thức. Theo đó ta có các cách gọi cụ thể là Tâm ý hay Tâm thức.
Bản chất của Tâm ý và Tâm thức là do Duyên khởi, nênkhông thựcthể, cho nên chúng được gọi và Vọng tâm. Sống dính mắc vào Vọng tâm là đồng hành cùng phiền não.
Nhận thức Tâm ý và Tâm thức làdoDuyên khởi, không phủ bác chúng nhưng cũng không dính mắc vào chúng, cho nên gọi đó là Chân tâm. Sống tự tại cùng Chân tâm là đồng hành cùng Niết-bàn.

Theo kinh Lăng nghiêm, muốn hiểu rõ kinh Phật, chúng ta cần biết cách kết cấu của Tâm. Kinh Lăng Nghiêm giải rõ thế nào là Vọng tâm và Chân tâm. Theo đó, có ngộ được Chân tâm thì chúng sanh mới tự do tự tại, trí tuệ vô ngại ..., vượt qua được trầm luân, bị động trong biển sanh tử khổ não. Đây là phương pháp mà mười phương chư Phật tu hành đã đạtthành đạo chứng quả.
- Chân tâm(真心;  E: Enlightened mind, Natural mind) là tâm chân thực, là tâm vượt lên các đối đãi phân biệt. Như thế, có thể nói rõ hơn Chân tâm chính là Chân như tâm hay Như Lai tạng tâm (*).Tịnh độ chân tông Nhật bản gọiChân tâmlà Tín tâm tha lực.
- Vọng tâm(妄心;  E: Unenlightened mind) là tâm hư dối, tâm hư vọng điên đảo chấp vào các đối đãi phân biệtcực đoan, mà phàm phu phát động hàng ngày trong các sinh hoạt hiện thực.
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm,Phật dạy chi tiết về tâm thức (= lục thức),là sự kết hợp hỗ tương của lục căn với lục trần.
LỤC CĂN + LỤC TRẦN => LỤC THỨC
(vô hình)
Nhãn (=mắt)   Sắc trần   Nhãn thức
Nhĩ (= tai)   Thinh trần   Nhĩ thức
Tị (= mũi)   Hương trần   Tị thức
Thiệt (= lưỡi)   Vị trần   Thiệt thức
Thân (= da)   Xúc trần   Thân thức
Ý (= não bộ)   Pháp trần   Ý thức
 
 
--------------
(*) Chú thích:
- Chân như(真如;  P: Tathatā;  S: Tathātā):  Là Chân lý như thực, Thực tại. Đây là một trong những cách nói của chân lý Duyên khởi.
- Như Lai tạng(如來藏;  S: Tathāgata-garbha):  Là bản tính thanh tịnh, chân thật và vượt thoátẩn tàngtrong thân phiền não của tất cả chúng sinh. Tất cả hiện tượng ô nhiễm và thanh tịnh đều duyên theo Như Lai tạng mà sinh khởi, cho nên Như Lai tạng còn gọi là Như Lai tạng duyên khởi. Trong các kinh luận, tư tưởng Như Lai tạng mô tả Chân lý như thực này thường được dùng để nói rõ về ý nghĩa mê và ngộ đối lập trong con người.
          Vì thế, Chân như và Như Lai tạng được xem là đồng nghĩa.
 
=>   Đối chiếu với hệ kinh văn Nikāya:
- Trongkinh Tương Ưng Chư Thiên VII: Phẩm Thắng 62 có chép:
Vật gì dắt dẫn đời?
Vật gì tự não hại?
Và có một pháp nào,
Mọi vật đều tùy thuộc?
                                                   *
Chính Tâm dắt dẫn đời,
Chính Tâm tự não hại,
Chính Tâm là một pháp,
Mọi vật đều tùy thuộc.
        - Trongkinh Pháp Cú, kệ 1 và 2 có chép:
Tâm dẫn đầu các pháp,
Tâm làm chủ, Tâm tạo tác;
Nếu với Tâm ô nhiễm,
Nói năng hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
                                                  *
Tâm dẫn đầu các pháp,
Tâm làm chủ, Tâm tạo tác;
Nếu với Tâm thanh tịnh,
Nói năng hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
        - Trong Duy Thức học có viết:
                 “Vạn pháp duy Thức” có nghĩa là Vọng tâm làm ra vạn pháp.
Xem thêm:
- Tâm (Phật giáo) – Wikipedia tiếng Việt
- Chữ 'tâm' trong Phật giáo - Phatgiao.org.vn
- TÂM TRONG ĐẠO PHẬT - HỘI THIỀN TÁNH ...
- Tâm là gì? - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hải ...
- Chữ Tâm Trong Đạo Phật - Phật Học - THƯ VIỆN HOA SEN
- Tathātā- Wikipedia
- Chân như – Wikipedia tiếng Việt
- Khái quát lịch sử Như Lai Tạng - Phatgiao.org.vn
 
VIDEO
- TÂM LÀ GÌ ?- THÍCH BỬU CHÁNH
- TÂM Ở ĐÂU? – Thầy Thích Tâm Đức
- Tâm Là Gì?- Thầy Thích Phước Tiến
- Pháp môn một chữ- HT. Thích Thông Phương
- TÂM ở đâu? Tu tâm là tu cái gì?Sư Bửu Chánh
- Tâm Là Gì - Tâm ở Đâu –SC Thích Nữ Tâm Tâm
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
       2.2. Về “tánh Thấy” -  Kiến tính.
        Chữ  Tánh = Tính (性) trong Phật giáo dùng để chỉ bản tính hay bản chất của sự vật, đó là tính chất thể hiện nhận thức chân lý nơi sự vật. Chẳng hạn:
        - Không tính 空性(tức tính Không), dùng để chỉ ra tính chất không có thực thể của sự vật, là hệ luận từ chân lý khách quan Duyên khởi đã được đức Phật Thích Ca Mâu Ni chứng ngộ khám phá ra.
        - Giác tính 覺性= Ngộ tính 悟性=  Kiến tính見性,  dùng để chỉ ra tính chất thực, tức bản chất thực của sự vật hợp với chân lý khách quan Duyên khởi. Đây là tính chất thực nơi sự vật được nhận thức (thấy) đúng đắn đối với bậc giác ngộ chân lý.
        Nói chung, các cách nói Không tính, Giác tính, Ngộ tính, Kiến tính, Chân tính, Phật tính, Tự tính, Vô thường tính, Vô ngã tính, …đều xuất phát từ Duyên khởi tính, nghĩa là tất cả đều đồng nghĩa với nhau.
        Theo đó, tánh Thấy = tính Thấy (theo cách nói của tiếng Việt) trình bày nơi kinh Lăng Nghiêm được xem là Ngộ tính = Kiến tính (theo cách nói của tiếng Hán).
Một trong những nét tinh yếu đặc trưng của Thiền tông thường được tóm tắt được như sau:
Giáo ngoại biệt truyền - Bất lập văn tự
Trực chỉ nhân tâm - Kiến tính thành Phật.
教外別傳- 不立文字
直指人心- 見性成佛
 (Truyền giáo pháp ngoài kinh điển - Không lập văn tự,
Chỉ thẳng tâm người - Thấy Không tínhthành Phật).
        Thiền sư Cảnh Sầm (Trường Sa) sống vào thế kỷ thứ 9, đời thứ tư sau  Lục Tổ nói rằng: “Cùng khắp mười phương thế giới là con mắt của Sa-môn! Cùng khắp mười phương thế giới là toàn thân của Sa-môn! Cùng khắp mười phương thế giới là quang minh của chính mình! Cùng khắp mười phương thế giới không ai chẳng phải là chính mình. Ta thường nói với các ông: Ba đời chư Phật, pháp giới, chúng sanh là cái ánh sáng của Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa”.
Xem thêm:
- Tánh thấy - Thư Viện Hoa Sen
- VI. CHỈ THẲNG TÁNH THẤY - Phật Giáo - Buddha.com.vn
- Tánh thấy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm - DU TĂNG HỘI NGỘ
 
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
        2.3. Về Thập Nhị Xứ và Thập Bát Giới.
        1) Thập nhị xứ(十二處;  S: Dvādaśa āyatanani;  E: Twelve sense fields)  cũng gọi  Thập nhị nhập  có nghĩa là 12 pháp nuôi lớn tâm và tâm sở. Thập nhị xứ được xem là bao hàm (thu nhiếp) hết tất cả các pháp, gồm:
- Lục nội xứ (6 chỗ bên trong = 6 căn):  Gồm nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý  là 6 cơ quan cảm giác thuộc về chủ quan.
-  Lục ngoại xứ (6 chỗ bên ngoài = 6 cảnh trần):  Gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc  là các đối tượng của nhận thức thuộc về khách quan.
2) Thập Bát Giới.
- Mỗi căn trong lục căn có “một lãnh vực hoạt động riêng” gọi là “giới”. Ví dụ như mắt chỉ nhìn thấy trong phạm vi “hình và sắc” nên gọi là “nhãn giới”; tai chỉ nghe thấy trong phạm vi tiếng động, gọi là “nhĩ giới”…  Với lục căn ta có 6 “căn giới”:
Nhãn giới, Nhĩ giới, Tỉ giới, Thiệt giới, Thân giới, Ý giới.
- Mỗi trần là đối tượng của căn, cũng hợp thành lãnh vực riêng, gọi là “giới”. Ví dụ như “vật có sắc hình” được nhìn thấy bằng mắt nên gọi là “sắc giới”; “âm thanh” được nghe thấy bằng tai, gọi là “thanh giới”… Với lục trần ta có 6 “trần giới”:
Sắc giới, Thanh giới, Hương giới, Vị giới, Xúc giới, Pháp giới.
        - Mỗi thức, kết quả khi căn tiếp xúc với trần sinh ra những “cái thấy biết”, cũng hợp thành một lãnh vực riêng, một “giới” riêng, goị là “thức giới”. Ví dụ mắt (chủ động) nhìn thấy vật có hình sắc (cái bị thấy) sinh ra nhận thức về hình ảnh của vật, và ta gọi là “nhãn thức giới”. Với lục thức ta có 6 “thức giới”:
Nhãn thức giới, Nhĩ thức giới, Tỉ thức giới, Thiệt thức giới, Xúc thức giới, Ý thức giới.
        Tổng hợp chung là 18 giới gọi là “Thập bát giới”. “Thập bát giới” bao gồm mọi thứ trong vũ trụ mà con người thấy biết được bằng lục căn, tượng trưng cho thế giới, bên ngoài một cá nhân là Ta (hay uẩn), hay với nghĩa hẹp hơn để chỉ Người khác (hay chúng sanh) khi muốn phân biệt với Ta.  Ví dụ ta đã từng biết hai chữ Uẩn và Giới, mang nghĩa phân biệt đối đãi giữa TA và NGƯỜI (hoặc TA và chúng sinh, hoặc TA với thế giới bên ngoài), trong câu kinh quen thuộc sau đây, nói về “tánh không hai”:
        “Một là thiện, hai là bất thiện, còn Phật tánh chẳng phải thiện chẳng phải bất thiện, gọi là tánh không hai.Uẩn và Giới phàm phu thấy hai, người trí liễu đạt tánh của chúng không hai, tánh không hai là Phật tánh”
Ở đây, Uẩn và Giới dùng để diễn tả sự phân biệt giữa TA và NGƯỜI (hay nói rộng hơn là CHÚNG SANH), đức Phật muốn nói về cái tâm phân biệt TA/NGƯỜI của phàm phu (phàm phu thấy hai), còn người trí không mang tâm phân biệt ấy nên gọi đã đạt được Phật tánh.
=>   Đối chiếu với hệ kinh văn Nikāya:
Trongkinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy giá trị lớn lao của việc hộ trì 6 căn: "Có sáu pháp vô-thượng mà các thầy cần tu. Những gì là sáu?
Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũi ngửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ýđối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
Đối với Bồ-tát Di Lặc mọi việc đến và đi, tất cả chỉ là một nụ cười an nhiên. Một nụ cười khi nhìn thấy:
Mắt trông thấy sắc thì thôi
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không
Bình an lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.
Xem thêm:
- Thập Bát Giới - Phật Học - THƯ VIỆN HOA SEN
- NGŨ UẨN và THẬP BÁT GIỚI - trovebenxua.com
- Phật Chỉ Bản Tánh Của Thập Bát Giới Là Giả Dối, Thật Ra Là ...
 
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
        2.4. Về Viên thông – Nhĩ căn viên thông.
       1) Viên thông.
        - Viên 圓:  Là tròn đầy, trọn vẹn. 
        - Thông 通:  Là trơn tru không trở ngại // sâu rộng.
        Theo đó, viên thông 圓通chỉ sự thấu suốt hết lẽ đạo, lẽ thật (chân lý Duyên khởi) một cách toàn vẹn. Viên thông là một pháp tu.
        Trong kinh Lăng Nghiêm Chánh Mạch Sớ (經楞嚴正脈疏, Tục Tạng Kinh Vol. 12, No. 275) quyển 5 có câu:  “Viên thông tức là sáu căn cùng tác dụng lẫn nhau, là quả cùng khắp viên dung – Viên thông     tức Lục Căn hỗ dụng, châu biến viên dung chi quả (圓通卽六根互用、周遍圓融之果).
        Vì cơ duyên của chúng sinh khác nhau nên pháp tu để chứng được viên thông cũng bất đồng. Có 25 viên thông là những phương pháp chứng ngộ tròn đầy trùm khắp và vô ngại của bậc thánh Bồ-tát và Thanh-văn. Con số 25 bao gồm 6 trần, 6 căn, 6 thức và 7 đại, đó là:
1. Sắc: trần Viên thông của tỉ khưu Ưu-ba-ni-sa-đà.
2. Thanh trần: Viên thông của các ngài Kiêu-trần-na...
3. Hương trần: Viên thông của đồng tử Hương-nghiêm.
4. Vị trần: Viên thông của 2 vị: Dược vương, Dược thượng.
5. Xúc trần: Viên thông của ngài Bạt-đà-la...
6. Pháp trần: Viên thông của ngài Ma-ha-ca-diếp.
***
7. Nhãn căn: Viên thông của ngài A-na-luật-đà.
8. Nhĩ căn: Viên thông của Bồ-tát Quán-thế-âm.
9. Tị căn: Viên thông của ngài Chu-lợi-bàn-đặc-ca.
10. Thiệt căn: Viên thông của ngài Kiều-phạm-bát-đề.
11. Thân căn: Viên thông của ngài Tất-lăng-già-bà-ta
12. Ý căn: Viên thông của ngài Tu-bồ-đề.
***
13. Nhãn thức: Viên thông của ngài Xá-lợi-phất.
14. Nhĩ thức: Viên thông của bồ tát Phổ-hiền.
15. Tị thức: Viên thông của ngài Tôn-đà-la-nan-đà.
16. Thiệt thức: Viên thông của ngài Phú-lâu-na.
17. Thân thức: Viên thông của ngài Ưu-ba-di.
18. Ý thức Tâm đạt: Viên thông của ngài Mục-kiền-liên.
***
19. Hỏa đại: Viên thông của ngài Ô-sô-sắt-ma.
20. Địa đại: Viên thông của Bồ-tát Địa-trì.
21. Thủy đại: Viên thông của đồng tử Nguyệt-quang.
22. Phong đại: Viên thông của Pháp-vương-tử Lưu-li-quang.
23. Không đại: Viên thông của bồ tát Hư-không-tạng.
24. Thức đại: Viên thông của bồ tát Di-lặc.
25. Tịnh đại: Viên thông của bồ tát Đại-thế-chí.
2) Nhĩ căn viên thông.
Nói chung, bất cứ pháp môn nào giúp khai mở nội tâm đạt tới chân tâm sáng suốt, nghĩa là quán triệt chân lý Duyên khởi, thì đều là phương pháp viên thông cả.
Nhĩ căn viên thôngtức là thấy ra bản chất của sự nghe. Sự nghe đến rồi đi, sinh rồi diệt, tùy duyên mà biến hiện vô cùng tận.
Vọng tâm phân biệt và bám chấp vào các cực đoan hay-dở, tốt-xấu … của cái nghe, sự nghe chỉ dẫn đến phiền não. Khi nghe lời khen hay chê, tán dương hay chỉ trích … mà khởi vui, buồn, giận … là cái nghe bị nhiễm ô nơi chúng sinh.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Chương Viên Thông, Bồ-tát Quán Thế Âm có dạy: ‘Xoay cái nghe, nghe nơi tự tánh; tánh nghe trở thành đạo vô thượng; viên thông đúng là như thế ’ (Phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo, viên thông thật như thị   -  反聞聞自性。性成無上道。圓通實如是。). Ðây là cương lĩnh tu hành của Bồ-tát Quán Thế Âm.  
“Phản văn” 反聞nơi đây không những chỉ cho sự nghe nơi căn tai, mà hàm chứa cả sáu căn (tức thâu nhiếp cả sáu căn). Nghĩa là khi nhĩ căn đã viên thông, thì 5 căn còn lại cũng đồng một thấu hiểu Duyên khởi mà thành tựu.
Xem thêm:
- Nhĩ Căn Viên Thông
- Bồ tát Quán Thế Âm và Pháp Tu Nhĩ Căn Viên Thông
- Thế nào là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông ? - Diễn Đàn Phật ...
- Pháp môn tu viên thông của 25 vị đại Bồ Tát và đại A-la-hán ...
 
VIDEO
- Nhĩ Căn Viên Thông
- Các Căn Viên Thông (vấn đáp) - Thầy Thích Pháp Hòa
- Tín ngưỡng Quan Âm và phép tu nhĩ căn viên thông- TT. Thích Nhật Từ
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
 
        2.5. Về Chân ngôn:  Thần chú Thủ lăng Nghiêm.
        1) Chân ngôn(真言;  S: Mantra, Dhāraṇī) =  Thần chú神咒  có nghĩa là lời của lẽ thật, là biểu hiện của lẽ thật, là công cụ của tâm.
        Chân ngôn có thể là một âm tiết, một chữ hoặc câu kệ chứa đựng năng lực đưa đến kết quả siêu nhiên hay thế tục. Vốn xuất phát từ đạo Bà-la-môn Ấn Độ, Chân ngôn được giải thích là những năng lực bí mật của vũ trụ tiết lộ cho các hành giả thấu thị (S: ṛṣi) trong lúc thiền định.
Trong Phật giáo, người ta cho rằng Chân ngôn chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu hiện của một khía cạnh nào đó làm phương tiện trợ giúp tâm thức hành giả tu tập. Hành giả có thể tập trung tâm ý một cách có ý thức nơi một âm tiết để phát triển nội quán và xem đó là đối tượng của thiền quán đưa đến tỉnh giác.
Chân ngôn có tác dụng kỳ diệu không phải vì tính chất thần bí của tự thân, mà vì sức cảm nghiệm của tâm thức. Chân ngôn chỉ là công cụ để gom kết những nguồn năng lực sẵn có. Giống như một thấu kính hội tụ, mặc dù bản thân thấu kính không chứa đựng một chút ánh sáng nào cả, thế mà nó có thể gom kết những tia sáng và chuyển hóa những tia sáng dàn trải lan man đó trở thành một điểm sáng cháy bỏng (Govinda 1970, 28).
        Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một nhận xét như sau :
- Mantra (Chân ngôn 真言) thường có khuynh hướng ngắn hơn Dhāraṇī (Tổng trì 總持).
- Cả hai Mantra và Dhāraṇī đều chứa một số phần có âm không thể hiểu như Om, hay Hūm, mà có lẽ đó là lý do khiến một số người xem chúng về cơ bản là vô nghĩa.
- Mantra dùng riêng cho các nghi thức Phật giáo có tính chất bí mật trong khi Dhāranī được thấy dùng trong cả hai nghi thức mật và hiển (công khai).
- Dhāranī cũng được xem như để bảo vệ những ai tụng đọc, tránh khỏi các ảnh hưởng ác độc và các tai họa.

2) Thần chú Thủ Lăng Nghiêm.

Thần chú Thủ lăng Nghiêm
       
Chú Lăng Nghiêm (S: Śūraṅgama Mantra) là một thần chú dài và lâu đời của Phật giáo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặc dù tương đối chưa được biết đến ở Tây Tạng hiện đại, nhưng có một vài bản văn của Chú Lăng Nghiêm nằm trong kinh điển Phật giáo Kim Cương Thừa. Nó liên quan đến trường phái Tangmi và Shingon.

Do đây là bài thần chú, nên từ “Thủ Lăng Nghiêm” còn được dịch là “Đại Định Kiên cố”. Theo đó, thần chú Lăng Nghiêm hay Thủ Lăng Nghiêm được đọc tụng nhằm hướng tâm về bản chất “Đại Định Kiên cố” này.

Theo chương mở đầu của kinh Lăng Nghiêm, thì truyền thuyết về nguồn gốc Chú Lăng Nghiêm có từ khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni cứu Tôn Giả A Nan (Ananda). Trước khi tuyên thuyết bài chú, từ nơi Nhục Kế (Uṣṇīṣa) trên đỉnh đầu đức Phật phóng ra luồng ánh sáng vô cùng quý báu, trong ánh sáng phun ra hoa sen ngàn cánh, có một vị Như Lai ngồi trên hoa sen này.
       
Phiên bản được phổ biến hiện nay của Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm được xem là do tỳ kheo Shramana Lokasema đến Trung Quốc khoảng những năm 168-179 tCN (thời nhà Đường), đã chuyển ngữ từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc.
Cho đến ngày nay, các tăng ni trong truyền thống Phật giáo Trung Quốc, cũng như nhiều Phật tử theo nhiều trường phái khác cũng niệm thần chú này như là một khía cạnh thiết yếu của việc thực hành hàng ngày.

3) Tâm chú Thủ Lăng Nghiêm.

Tâm chú Lăng Nghiêm là phần tinh yếu của bài chú Thủ Lăng Nghiêm, đó là 34 chữ cuối cũa bài chú này. Người trì chú có thể thường xuyên nhớ và sử dụng 34 chữ này:
       
Án a na lệ, tỳ xá đề bệ ra bạc xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bàn ni phấn. Hổ hồng đô lô ung phấn, ta bà ha. ”
Xem thêm:
- Oai lực của thần Chú Thủ Lăng Nghiêm| Re-Study
- CHÚ LĂNG NGHIÊM - CAO ĐÀI - ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
- Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
- Chú Lăng Nghiêm là thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
- CÔNG NĂNG CỦA THẦN CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM - Giác ngộ
 
VIDEO
- Trường Ca Chú Lăng Nghiêm
- Vấn đáp:Trì chú Thủ Lăng Nghiêm| Thích Nhật Từ
                                                                             
 
2.6. Về ma chướng.

1) Ma – Ma cảnh.

Trong Phật giáo, từ ma 魔hay ma cảnh 魔境dùng để chỉ những cảm giác và hiện tượng quái dị mà hành giả có thể trải qua trong khi toạ thiền. Những hiện tượng này gồm: âm thanh, hình tượng lạ, hương vị, những hoạt động thân thể ngoài ý muốn… và đôi khi nhìn được việc sẽ xảy ra; tất cả đều gây trở ngại cho người tu học.  Do đó, hành giả không nên coi trọng những hiện tượng kinh dị hay cám dỗ này, mà hãy bất động và tiếp tục tu tập.

Trong một ý nghĩa bao quát hơn thì tất cả những cảnh mà phàm phu, người chưa thức tỉnh, nhận thức được cũng đều gọi là ma hay ma cảnh. Chỉ có những bậc Giác ngộ mới thấy được chân cảnh 真境(bản chất thực của cảnh, của ma cảnh).

2) Ma chướng.
Ma chướng魔障là những trở lực đối với người tu học, có 2 dạng:

- Nội ma內魔hay Nội chướng 內障:   Đó là những ma cảnh, là trở lực trong nội tâm, là các phiền não như Tham dục, Sân nhuế, Si mê ... Trong Vãng sinh yếu tập quyển thượng (Đại 84, 37 trung) nói: “Hoặc có loài quỉ do nội chướng nên ăn không được, nghĩa là miệng nhỏ như lỗ kim, bụng to như núi, dẫu có gặp thức uống ăn cũng không cách nào ăn được.” 

- Ngoại ma外魔hay Ngoại chướng 外障:   Đó là những trở lực từ bên ngoài đến gây chướng ngại cho người tu đạo, tức chỉ cho Thiên ma天魔. Thiên ma, gọi đủ là Tha hóa tự tại thiên tử ma. Ma vương và quyến thuộc của ma này ở tại tầng trời thứ 6 của cõi Dục, thường cản trở những việc thiện của loài người, ganh ghét chính pháp của bậc Hiền Thánh, gây chướng ngại cho việc thành tựu thiện căn xuất thế của người tu hành. [Xin xem Luận Đại trí độ Q.5, 56, 68;  (xt. Tứ Ma, Ma]) .               
       
3) 50 hiện tượng Ngũ ấm ma 五陰魔(= Ngũ uẩn ma 五蘊魔).
      
Ngũ ấm ma là những Nội ma chướng, được trình bày theo tính chất của Ngũ ấm (= Ngũ uẩn), gồm 50 loại thường xuất hiện trong thiền định.
1 – Sắc ấm (10 hiện tượng)             
2 – Thọ ấm (10 hiện tượng)            
3 – Tưởng ấm (10 hiện tượng)      
4 – Hành ấm (10 hiện tượng)        
5 – Thức ấm (10 hiện tượng)    
       
Dưới đây là chi tiết của 50 cảnh ma (Xin bấm vào “Xem thêm” bên dưới, để tra cứu giải thích chi tiết):
I/. MƯỜI CẢNH MA VỀ SẮC ẤM
1. Thân thể không bị chướng ngại.   
2. Lượm bỏ trùng độc trong thân.       
3. Nghe trong hư không có tiếng nói pháp.         
4. Thấy Phật hiện và hoa sen nở.      
5. Thấy các vật báu đầy cả hư không.         
6. Thấy ban đêm như ban ngày. 
7. Thân thể không biết đau.        
8. Thấy cảnh giới Phật hiện khắp nơi.
9. Ban đêm thấy, nghe được phương xa.
10. Thân hình biến hóa, nói pháp thông suốt.

Kinh chép:      
       
Này A Nan!  Mười cảnh ma này, đều do trong lúc tu thiền, hành giả dụng tâm phá trừ sắc ấm, nên nó biến hiện ra các cảnh như vậy.  Nếu khi gặp những cảnh ấy, mê lầm không biết, cho mình đã chứng Thánh thì bị ma nó ám ảnh, rồi sanh đại vọng ngữ, nói mình thành đạo chứng quả v.v....sau khi chết rồi đọa vào địa ngục vô gián.  Vậy khi ta nhập diệt rồi, các ông nên y lời ta dạy, đem những việc ma này, giảng dạy cho người tu hành đời sau, bảo hộ cho người tu hành đặng đạo quả, chớ để cho họ bị thiên ma nhiễu hại.       

II/.MƯỜI CẢNH MA VỀ THỌ ẤM :     
1. Thấy loài vật, thương khóc. 
2. Chí dõng mãnh bằng Phật.   
3. Tâm nghĩ tưởng khô khan.   
4. Đặng chút ít cho là đầy đủ.  
5. Tâm buồn rầu vô hạn.  
6. Vui cười không thôi.    
7. Sanh đại ngã mạn.        
8. Tâm sanh khinh an.      
9. Chấp không.
10.  Vì quá tham ái nên sanh ra cuồng.     

Kinh chép:      
        A Nan, mười cảnh ma này, đều do trong lúc tu thiền, hành giả dụng tâm phá trừ thọ ấm, nên tự hiện ra các cảnh như vậy. Nếu hành giả mê lầm không biết, cho rằng chứng Thánh, thì bị ma dựa vào, làm nhiễu hại đến thế; chết rồi đọa vào địa ngục vô gián.
        Sau khi Ta nhập diệt, các ông nên đem lời Ta dạy đây mà truyền dạy cho chúng sanh đời sau, bảo hộ người tu hành được thành đạo Bồ-đề, chớ để cho họ gặp các loài ma chuớng làm hại, mà phải bị đọa vào ác đạo.    

                
III/. MƯỜI CẢNH MA VỀ TƯỞNG ẤM :      
1. Tham cầu diệu dụng.
2. Tham cầu du ngọan.    
3. Cầu ngộ chơn lý. 
4. Móng tâm muốn biết nguồn gốc của muôn loài.       
5. Tham cầu cảm ứng linh nghiệm.  
6. Tham cầu ở chỗ vắng vẻ tịch mịch.      
7. Tham cầu biết kiếp trước.     
8. Tham cầu thần thông.  
9. Tham cầu không không.       
10. Tham cầu sống lâu.    
Kinh chép:      
        A Nan, mười món ma tưởng ấm này, ở trong đời mạt pháp, sẽ giả làm người xuất gia tu hành, trong đạo của Ta, hoặc nhập vào người, hoặc tự hiện hình, đều tự xưng rằng: “Đã chứng quả Phật”. Chúng khen ngợi việc dâm dục, phá giới luật của Phật. Ma thầy, ma trò cùng nhau tryền dạy, làm hại cho người đến nhiều đời lắm, khiến người chơn tu mất chánh kiến, bị đọa làm bà con quyến thuộc của ma. 

Các ông ngày nay đã được độ ra khỏi sanh tử luân hồi rồi, vậy các ông phải khởi lòng đại bi, không nên nhập diệt sớm, phải nguyện ở lại đời mạt pháp để cứu độ những người chơn chánh tu hành đời sau, khỏi bị ma nhiễu hại.   
       
Các ông tuân theo lời ta dạy đây, mới gọi là đền đáp ơn Phật. Các ông gắng bảo hộ người tu hành, nên đem lời nói của Ta đây truyền dạy cho chúng sanh đời sau, khiến cho họ hiểu rõ các việc ma, để khỏi bị Thiên ma nhiễu hại và mau được thành đạo vô thượng.


IV/. MƯỜI CẢNH MA VỀ HÀNH ẤM

1. Chấp không nguyên nhơn sanh
2. Bốn món chấp thường
3. Chấp một phần thường, một phần vô thường
4.  Chấp có bốn món biên giới
5. Bốn món luận nghị rối loạn không có nhứt định
6. Chấp mười sáu tướng có
7. Chấp tám món vô tướng
8. Chấp tám món cu phi
9. Chấp năm món đoạn diệt
10. Chấp năm món Niết bàn hiện tại

Kinh chép:
       
A Nan, mười cảnh ma về hành ấm này, là do hành giả dụng tâm sai lầm nên mới sanh ra như vậy. Vì hành giả mê mờ không biết, tự cho là chứng Thánh, sanh đại vọng ngữ, nên đọa vào ngục vô gián. Vây các ông nên đem các việc ma này truyền dạy cho chúng sanh đời sau, chớ để cho người tu thiền bị tâm ma khởi lên làm hại đến thế. Các ông phải bảo hộ người tu hành đi thẳng đến đạo Bồ đề, chớ để cho họ gặp con đuờng chia tẽ.

V/. MƯỜI CẢNH MA VỀ THỨC ẤM
1. Chấp minh đế
2. Chấp năng sanh
3. Chấp chơn thường
4. Chấp cỏ cây cũng đều biết
5. Chấp tứ đại hóa sanh
6. Chấp hư vô (*)
7. Tham cầu sống lâu
8. Tham luyến cảnh dục
9. Định tánh Thinh văn
10.  Định tánh Duyên giác.

---------

(*) Chú thíchTrong các kinh của Phật giáo Bắc truyền, các từ Hư vô虛無, Như Lai tạng如來藏đồng nghĩa vớiPhật tính, Pháp giới, Chân như , với ý nghĩa như làBản thể vũ trụ hayThể tính vũ trụ.

Kinh chép:
       
A Nan, mười món ma này, do người tu thiền, khi dụng tâm phá trừ thức ấm, nên nó biến hiện ra các cảnh như vậy. Vì mất chánh tri kiến, mê lầm tánh Bồ đề, khởi tâm chấp trước, cho mình đặng thiền, đặng đạo, thành Phật, thành Thánh v.v... có người sanh ra điên cuồng, nên đều đọa về ngoại đạo cả.
       
Vậy các ông phải giữ gìn nơi lòng, vâng lời ta dạy: Sau khi ta diệt độ rồi, các ông phải đem lời ta dạy đây mà truyền dạy cho chúng sanh đời sau, bảo hộ người tu hành, chớ để cho chúng ma làm hại. Trên đường tu hành họ được thẳng vào chỗ tri kiến của Phật chẳng gặp các đường tẽ.

        Này A Nan, người trong khi tu thiền, gặp ma nó biến hiện ra nhiều cảnh rất là vi tế, nếu các ông hiểu biết, rửa sạch tâm cấu nhiễm, chẳng khởi tà kiến, thì cảnh ma kia lần lần tiêu diệt, các ông sẽ thẳng đến đạo Bồ đề.
        Còn như đời sau, có chúng sanh nào chẳng dám tu thiền, sợ bị các ma nhiễu hại, thì ông nên khuyên họ nhất tâm trì chú Lăng Nghiêm này, để các ma chướng kia không thể hại được, rồi cũng thẳng đến được đạo Bồ đề.
        Khi Phật nói Kinh này rồi, toàn cả hội chúng, nào là: Tăng, Ni, thiện nam, tín nữ, trời, người, thần A tu la, Thánh, Tiên, quỉ thần, Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát, tất cả đều hoan hỷ lễ Phật rồi trở lui.

Xem thêm:
- Năm mươi hiện tượng Ấm ma | Thiền Phật Giáo ...
- PHPT2 K.VII - Bài thứ 14: PHẬT DẠY TRÌ CHÚ LĂNG NGHIÊM
- PHPT2 K.VII - Bài thứ 15: MƯỜI MÓN MA VỀ THỌ ẤM VÀ TƯỞNG ẤM
- PHPT2 K.VII - Bài thứ 16: MƯỜI MÓN MA VỀ HÀNH ẤM VÀ THỨC ẤM
 
VIDEO
- 50 hiện tượng ấm ma - SẮC ẤM(trích Kinh Lăng Nghiêm quyển 9)
- 50 hiện tượng ấm ma - THỌ ẤM(trích Kinh Lăng Nghiêm quyển 9)
- 50 hiện tượng ấm ma - TƯỞNG ẤM (trích Kinh Lăng Nghiêm quyển 9)
- 50 hiện tượng ấm ma - HÀNH ẤM(trích Kinh Lăng Nghiêm quyển 10)
- 50 hiện tượng ấm ma - THỨC ẤM(trích Kinh Lăng Nghiêm quyển 10)
 
 
        4)Thiên ma Ba-tuần.
         
Trong 6 tầng trời Dục giới (Tứ thiên vương, Đao lợi, Dạ ma, Đâu suất, Hóa lạc, Tha hóa tự tại) thì Tha hóa tự tại là cõi trời cao nhất, chư thiên ở đây có phước báo về các phương diện như dung sắc, thọ mạng, sức mạnh lớn nhất. Tha hóa tự tại thiên có nghĩa, chư vị thiên ở cõi này thọ hưởng dục lạc thắng diệu của cõi trời từ nơi các vị thiên khác, biết được ý muốn của vị trời ấy nên hóa hiện ra để dâng lên. Ba-tuần là vị vua trời cõi này, ngoài việc cai trị cõi trời của mình còn thống lĩnh các cõi trời thấp hơn.

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang: Thiên ma Ba-tuần (天魔波旬;  P: Māra Pāpiya)gọi là Sát giả, là kẻ giết hại pháp thân huệ mạng của người thiện, lúc nào cũng theo phá những người tu tập Chánh pháp, nhất là những vị sắp chứng đạt Thánh quả. Thiên ma Ba-tuần là kẻ phá Phật lúc sắp thành đạo.
Việc hóa sinh lên 6 cõi trời Dục giới đều tùy thuộc cấp độ phước báo. Thiên ma Ba-tuần cũng vậy, được làm vua trời Tha hóa tự tại căn bản vẫn do phước quả dị thục thập thiện trong quá khứ tạo nên, chỉ trừ một việc là không tin vào Chánh pháp, chấp thủ tà kiến tự ngã và thường đoạn kiến sâu nặng, không muốn có người tu đắc đạo thoát khỏi luân hồi trong ba cõi.

Tương đồng với phước nghiệp của Thiên ma Ba-tuần xét kỹ trong nhân gian cũng không phải là hiếm. Đây là những người có tu tạo thiện nghiệp mà không gieo duyên với Phật pháp. Vì không tin Phật pháp, thêm chấp thủ tà kiến, không muốn mất quyến thuộc nên Thiên ma thường phá hoại thành quả tu hành của người sắp đắc đạo. Không phải ngay lúc khởi lên niệm xấu liền bị đọa mà phải đợi đến khi hết phước trời, cộng thêm tội phá hoại Chánh pháp nên thiên ma Ba-tuần bị đọa vào cõi khổ.
Câu chuyện về Thiên ma trong kinh ghi lại như sau:

Thuở xưa, Tổ Ưu Bà Quật Tôn giả đang nhập định, bị Thiên ma Ba tuần khuấy nhiễu... Đến khi xuất định, Ngài dùng thần thông hàng phục được Thiên ma. Sau khi chúng đã hối ngộ quy y Tam bảo rồi, vì cảm hồng ân tế độ của Tổ sư, nên đến xin cúng dường Ngài một bữa cơm để tỏ lòng tri ân.

Tổ sư dạy: “Ta vì chuyên lo tu hành không giờ rảnh để đi thụ trai. Ta chỉ muốn xem một việc, nếu ngươi bằng lòng, thế là đền ơn cho ta rồi”. Thiên ma: “Dạ, đệ tử xin vâng”. Tổ sư dạy: “Khi Phật ra đời đã có ngươi: Vậy trong lúc đó Phật cùng các vị Thánh chúng như thế nào? Hôm nay ngươi hóa hiện lại cho ta xem thử”. Thiên ma thưa: “Con xin vâng lời Tổ sư dạy. Nhưng khi con hóa hiện ra Phật, xin Tổ sư nhớ đừng lạy, vì sợ tổn phước con nhiều”. Tổ sư hứa lời.

Thiên ma Ba tuần liền biến mất, trong giây phút hóa hiện ra đức Phật, thân vàng rực rỡ, đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, hào quang sáng chiếu khắp cả một góc trời, trong rừng từ từ đi ra. Nào là ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan, Ca Diếp đứng hầu hai bên oai nghi tề chỉnh đủ cả 1.250 vị đệ tử, rần rộ theo sau...

Tổ Ưu Bà Quật Tôn giả thấy Phật đi đến phóng hào quang rực rỡ, các vị Thánh chúng theo hầu, oai nghi tề chỉnh v.v... nên hết sức vui mừng, liền đứng dậy kính lễ, mà quên hẳn lời hứa trước kia. Lúc bấy giờ Thiên ma biến mất”.

Phật thường dạy các đệ tử: “Không nên thấy Phật cứ theo, nghe lời Phật nói cứ tin; mà phải luôn luôn suy nghĩ, nếu đúng chơn lý sẽ tin theo”. Phật dạy như thế, để các Phật tử khỏi bị tà ma ngoại đạo dối gạt. Trong kinh Kim Cương Phật dạy:
若以色見我          Nhược dĩ sắc kiến Ngã,          
以音聲求我          Dĩ âm thanh cầu Ngã,             
是人行邪道            Thị nhân hành tà đạo,            
不能見如來            Bất năng kiến Như Lai.       
Dịch:
    Nếu thấy Ta qua sắc,         Thấy sắc cho rằng thấy Phật đà,
    Cầu Ta qua âm thanh,        Nghe thanh, lại bảo đó là Ta,
    Người ấy hành đạo tà,        Những người như vậy hành tà đạo,
    Không thể thấy Như Lai.            Hồ dễ thấy tường Đức Phật a?
Xem thêm:
- Ma Ba-tuần phá Phật sao vẫn làm vua cõi trời?
- Đức Phật Và Thiên Ma - Phật Học - THƯ VIỆN HOA SEN
- Hiểu về Thiên Ma Ba Tuần Trong 6 tầng... - Khoa Học Phật
- Ma Ba-tuần phá Phật sao vẫn làm vua cõi trời? - Giác Ngộ
 
3. Tinh yếu khuyến tu của kinh Lăng Nghiêm.
Có thể nói rằng nội dungchính của toàn bộ kinh Lăng Nghiêm là“Khai thị ngộ nhậpChân tâm thường trụ”, đồng với ý nghĩa trong kinh Pháp Hoalà: “Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến”.
Phật đã dạy cho chúng ta biết rằng: Chư Phật và chúng sanh cũng đồng một thểtínhChântâm(= Duyên khởi tính)không khác. Vì chúng sanh mê muội thể tính Chân tâm này, nên phải bị động trongsanh tử luân hồi; còn chư Phật đã ngộ Chân tâm nên được tự tại giải thoát. Vì vậy mà Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, còn các chúng sanh là Phật sẽ thành”.

Nguyên nhân Phật nói kinh này, là do ngài A Nan thị hiện mắc nạn nàng Ma Đăng Già. Sau khi nhờ Phật cứu độ được thoát nạn rồi, ngài mới cầu Phật chỉ dạy cho phương pháp được thành đạo chứng quả.

Nhân đó Phật nói kinh Lăng Nghiêm, để chỉ rõ Chân tâm. Nếu giác ngộ được Chân tâm là được thành Phật. Đó là một con đường tu duy nhứt của chư Phật quá khứ, hiện tại cũng như vị lai.

Trước khi chỉ Chân tâm thì Phật gạn hỏi cái tâm liên hệ tới các giác quan theo thường tình chúng sanh vọng chấp. Bảy đoạn hỏi tâm làm cho ngài A Nan cùng đường tột lối.
Sau đó, Phật mới từ từ chỉ Chântâm đến sáu lần. Khi A Nan và đại chúng đều hiểu rồi, Phật lại chỉ lên một tầng nữa: “Các giác quan tuy không phải vọng, nhưng cũng chưa phải là Chân tâm, nó cũng như mặt trăng thứ hai v.v...”.Phật lại chỉ cái thểtínhsanh ra các giác quan (hiện tượng) mới thật là Chân tâm, đó là“Kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến, kiến du ly kiến, kiến bất năng cập v.v...”.

Phật dạy: Vì các ông còn ở trong vòng mê, nên chỉ gọi là giác quan: thấy, nghe, hay, biết của chúng sanh; đến khi ngộ rồi thì gọi là bốn đức Niết bàn của Phật: Chân thường, Chân lạc, Chân ngã, Chân tịnh. Và Phật dạy: Tất cả các pháp như năm ấm, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới và bảy đại đều do đều từ thể tính Chân tâm biến hiện. Thế là Ngài dẫn các tướng đều qui về thể tính Chântâm.
 
Qua đó, ngài A Nan ngộ được đồng thể tính Chân tâm và đứng dậy lạy Phật phát lời thệ nguyện rộng sâu vô tận. Ngài nguyện rằng: “Trong đời ngũ trược tội ác, con thề vào trước để độ chúng sanh; nếu còn có một chúng sanh nào chưa thành Phật thì con thề chẳng lãnh quả vui Niết bàn...” Và “Hư không kia có thể tiêu hết, chớ chí nguyện của con đây không hề lay chuyển”.

Bản thân đã được độ, muốn cho chúng sanh cũng đều được độ, nên ngài A Nan cầu Phật chỉ dạy phương pháp tu hành cho chúng sanh đời sau, Phật dạy có ba việc(Xin xem giải thích chi tiết hơn ở các Bài đọc thêm bên dưới):

1.Chánh niệm, để khi đối cảnh không khởi vọng niệm hay không dính mắc vào vọng niện phân biệt theo vọng trần; nghĩa là, xoay các giác quan như thấy, nghe, hay, biết đều trở về thể tính Chân tâm. Nếu không khởi hay không dính mắc vọng niệm thì Chân tâm hiện bày, đây là một pháp tu trực chỉ của bực thượng căn.

2.Trì giới. Nhân trì giới thì tâm đuợc thanh tịnh, nhờ tâm tịnh mới dễ phát sanh ra trí huệ, để phá trừ vô minh. Vô minh hết thì Chân tâm tự hiện bày. Nhưng trong kinh này nói trì giới là chỉ cho tâm giới. Nghĩa là thân đã không sát, đạo, dâm, vọng mà tâm cũng không nghĩ tưởng đến việc sát, đạo, dâm, vọng, cho đến cái “biết mình đã đoạn trừ” cũng không còn. Vì nếu tâm còn móng một tý vọng niệm gì, thế là tâm chưa tịnh. Nếu tâm chưa tịnh thì giới thể chưa viên.

3. Trì chú. Phật dạy, nếu người nào nghiệp chướng nặng nề, thì nên chí tâm trì chú Lăng Nghiêm, để nghiệp chướng nặng dần tiêu, phước lành tăng trưởng, sẽ thành đạo Bồ-đề; như thuận gió tung bụi chẳng khó khăn gì.

Trong khi tu Thiền định lại gặp năm chục thứ ma (sắc, thọ, tưởng, hành, thức mỗi ấm có mười) biến hiện của nội ma, ngoại ma, đủ cách nhiễu hại hành giả. Cho đến khi gần thành Phật các ma cũng vẫn còn theo phá. Như thái tử Sĩ Đạt Ta, trước giờ phút đại ngộ, dưới cây Bồ đề, vẫn còn bị ba người con của Ma vương tận lực khuấy nhiễu. Đến sao mai sắp mọc, Ngài được thành Phật mới hết.

Sau mỗi đoạn ma hiện, Phật đều dạy rằng: “Do hành giả dụng công tu thiền, nên ma biến hiện ra như vậy, không phải là đạt đạo hay chứng Thánh. Nếu hành giả biết trước thì các cảnh ma kia lần lần biến diệt không hại, còn như mê lầm không biết, thì bị ma cám dỗ, rồi phải đọa vào đuờng tà, làm quyến thuộc của ma.”

Bởi thế, nên hành giả cần phải thận trọng, chớ nên gặp chi tin nấy mà bị ma cám dỗ, rất nguy hiểm cho đời mình về hiện tại cũng như vị lai. Phật nhắc đi nhắc lại nhiều lần, bảo các đệ tử: “Nên đem lời ta nói đây truyền dạy cho chúng sanh đời sau, khiến cho mọi người đều biết rõ, để tránh khỏi các ma nhiễu hại, trên đường tu hành đuợc thẳng đến đạo Bồ đề”.

Phật lại thiết tha kêu gọi các đệ tử: “Hôm nay các ông đã được ta tế độ rồi, vậy các ông không nên nhập diệt sớm, mà phải nguyện ở lại đời mạt pháp, để bảo hộ người tu hành đời sau, thế mới là người biết ơn Phật.” 
 
Bài đọc thêm
1. Cấu trúc của tâm.

Một người đang sống có hai biểu hiện vận động dưới hai dạng là:
Hữu hình                                           Vô hình
(hình tướng, màu sắc)                  (trạng thái trừu tượng)
Thể xác                                      Tinh thần
Thân                                          Tâm.
                 Sắc                                             Danh
Trong đạo Phật, Sắc (= Sắc pháp) được chỉ cho Thân và Danh (= Danh pháp) được chỉ cho Tâm. Sắc và Danh được xem là 2 Duyên hình thành nên con người.
Tâm hay Danh lại được phân thành 4 Duyên chức năng là Thọ, Tưởng, Hành, Thức [tương thích với Cảm xúc (tình cảm), Lý trí, Ý chí, Ký ức trong tâm lý học ngày nay]
Tâm (P;S: Citta: nhận thức) hay còn được gọi làTâm vương (S: Cittarāja), là hoạt động tâm thức chủ yếu.
Tâm sở hay còn được gọi là Tâm sở hữu pháp (S: caittadharma), là những yếu tố phụ thuộc vào Tâm (= Tâm vương), tức gắn liền với một nhận thức (S: vijñāna)đang sinh khởi và khởi lên đồng thời với nhận thức đó. Việc phân tích và hệ thống hoá các tâm sở là một kì công của các Đại luận sư Ấn Độ. Các tâm sở miêu tả tất cả những khía cạnh tâm trạng mà ai cũng có thể tự khám phá, tìm được nơi chính mình – có thể gọi là bản đồ tâm lý của con người.
1) Nhóm tâm vương(Thứcuẩn).
Tâm(心;  P;S: citta;  E: mind) còn gọi là tâm vương (心王;  P;S: cittarāja;  E: mind king), tâm thức 心識,tập khởi tâm集起心, là nhóm có 6 tâm nhận biết cảnh thuần túy qua sáu giác quan (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức).
- Tâm thể hiện thiện hay bất thiện là do các tâm sở đồng sinh với tâm.
-Cảnh bị thấy biết qua ngũ căn (nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn) gọi là ngoại cảnh hay ngoại pháp. Cảnh bị thấy biết qua ý căn gọi là nội cảnh hay nội pháp.
1/.Nhãn thức: Đó là tâm thấy biết qua nhãn căn. Cảnh bị thấy biết bởi nhãn thức gọi là nhãn trần hay sắc trần.
2/.Nhĩ thức: Đó là tâm thấy biết qua nhĩ căn. Cảnh bị thấy biết bởi nhĩ thức gọi là nhĩ trần hay thanh trần.
3/.Tỷ thức: Đó là tâm thấy biết qua tỷ căn. Cảnh bị thấy biết bởi tỷ thức gọi là tỷ trần hay hương trần.
4/.Thiệt thức: Đó là tâm thấy biết qua thiệt căn. Cảnh bị thấy biết bởi thiệt thức gọi là thiệt trần hay vị trần.
5/.Thân thức: Đó là tâm thấy biết qua thân căn. Cảnh bị thấy biết bởi thân thức gọi là thân trần hay xúc trần.
6/.Ýthức: Đó là tâm thấy biết qua ý căn. Cảnh bị thấy biết bởi ý thức gọi là pháp trần [ý căn được xem là não bộ]. Tâm này còn gọi là duyên lự tâm緣慮心.
LỤC CĂN + LỤC TRẦN
(Cảnh)
=> LỤC THỨC
(Vô hình)
Nhãn (=mắt)   Sắc trần   Nhãn thức
Nhĩ (= tai)   Thinh trần   Nhĩ thức
Tị (= mũi)   Hương trần   Tị thức
Thiệt (= lưỡi)   Vị trần   Thiệt thức
Thân (= da)   Xúc trần   Thân thức
Ý (= não bộ)   Pháp trần   Ý thức
 
 
2) Nhóm tâm sở(Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn). 
Tâm sở(心所;  P: cetasika;  S: caitasika;  E: mental factors) là biểu hiện các trạng thái khác nhau của tâm (= tâm vương) hoạt động. Có các cách phân loại tâm sở sau
- Phân loại tâm sở theo Thượng Toạ Bộ: Theo  A-tì-đạt-ma của Thượng Toạ Bộ, tâm sở bao gồm Thọ (P;S: Vedanā), Tưởng (P: Saññā;  S: Saṃjñā) và 50 Hành (P: Saṅkhāra;  S: Saṃskāra), tổng cộng là 52 tâm sở.
- Phân loại tâm sở theo Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ:  Theo A-tì-đạt-ma Câu-xá luận (S: Abhidharmakośa) của Thế Thân (S: Vasubandhu) và A-tì-đạt-ma Phát Trí luận (S: Abhidharmajñānaprasthāna-śāstra) của Già-đa-diễn-ni tử (S: Kātyāyanīputra) chia các tâm sở thành sáu loại, tổng cộng là 46 tâm sở.
- Phân loại tâm sở theo Duy thức tông: Đại sư Vô Trước (Asaṅga) phân biệt 51 tâm sở.
Dưới đây là mô tả đại cương về 3 nhóm tâm sở của Thượng Tọa Bộ.
1/. Tâm sở Thọ(Thọ uẩn):  Đây là nhóm cảm xúcvới cảnh, sinh khởi cảm xúc về trần (cảnh)qua sáu giác quan (nhãn thọ, nhĩ thọ, tỷ thọ, thiệt thọ, thân thọ và ý thọ). Nhóm này còn gọi là nhóm hưởng cảnh (quả) hiện tại do nhân nghiệp cũ đã tạo. Cảm thọ vui là do nghiệp cũ đã tạo nhân thiện. Cảm thọ khổ là do nghiệp cũ đã tạo nhân bất thiện.
2/.Tâm sởTưởng (Tưởng uẩn):  Đây lànhóm lý trí suy tưởng với cảnh,  sinh khởi suy tưởng về trần (cảnh) trong quá khứ, hiện tại và tương lai … qua sáu giác quan (nhãn tưởng, nhĩ tưởng, tỷ tưởng, thiệt tưởng, thân tưởng, ý tưởng). Nhóm này còn gọi là nhóm chế định hay tục đế, do tâm tạo hay kinh nghiệm.
3/.Tâm sở(Hành uẩn):  Đây là nhóm ý chí hành động hay tác ý hành động với cảnh,  sinh khởi ý muốn hành động nơi Thân, Khẩu, Ý qua sáu giác quan (nhãn tư, nhĩ tư, tỷ tư, thiệt tư, thân tư, ý tư). Nhóm này còn gọi là nhóm tạo nghiệp hiện tại cho quả vị lai là thiện, bất thiện hay vô ký. Nhóm tâm sở này còn gọi là tư lượng tâm思量心.
        Tâm Tâm sở thuộc về danh pháp (P: nāma-dhamma), tâm và tâm sở đồng sinh và hợp với nhau. Tâm chỉ có một trạng thái biết đối tượng mà thôi, tâm sở có các trạng thái phục vụ hỗ trợ cho tâm, để biết đối tượng khác nhau theo năng lực của tâm sở (trình độ hiểu biết cá nhân).
Tuy tâm sở có trạng thái hỗ trợ cho tâm biết đối-tượng như vậy, nhưng tâm vẫn là chủ, là nơi nương nhờ của tâm sở phát sinh. 
Kết quả hình ảnh cho 1024x500 png
2. Chánh niệm.
2.1. Niệm.
Chữniệm là từ gốc Hán,được ghép từ chữ kim (bây giờ, hiện tại) và chữ tâm 心(tinh thần = tình cảm + lý trí + ý chí + ký ức). 
Niệm(;  P: sati;  S: smrti;  E: mindfulness, recollection, memory;  F:la pleine conscience)  –  niệm hay tâm niệm, có nghĩa là trạng tháicủa tâm trên một đối tượng đang xảy ra nơi ta, niệm không giống với nghĩa trí nhớ thông thường là trạng tháicủa tâm trên một đối tượng  đã xảy ra.
Do đó cần phân biệt chữ niệm của thuật ngữ tâm lý học, thường được dùng để chỉ ký ức, cường độ ghi nhớ, tư duy ý thức, như kỷ niệm 紀念, hoài niệm khái niệmý niệm… 
Theo Vi Diệu Pháp (P: Abhidhamma), niệm là một tâm sở, trong 19 tâm sở thiện. Niệm là ghi nhớ trực tiếp nên chính xác, khác với Tưởng (P: Saññā) là nhớ lại qua một dấu hiệu (P: nimitta) nên có thể sai lầm.
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt ý nghĩa về Niệm trong đạo Phật như sau:
–  Đối với đạo Phật Nam truyền, Niệm là một tâm sở (cetasikas - factor of consciousness) tức là một thuộc tính của tâm, nghĩa là lúc nào Tâm hiện hữu thì Niệm cũng hiện hữu. Tu tập Niệm là làm cho Niệm trở nên rõ ràng, mạnh mẽ và vững chắc hơn.
Đối với đạo Phật Bắc truyền, như ở Thiền tông Trung Quốc, Niệm được hiểu như ý nghĩ (P: Vitakka;  S: Vitarka;  E: Thought) xuất hiện trong tâm trí, do đó Thiền tông đưa ra phương pháp thực hành “Vô Niệm” như là một phương pháp tu tập sao cho không có ý nghĩ xuất hiện trong tâm trí hành giả.

Như vậy có sự đối chiều trong pháp tu tập của đạo Phật Nam truyền và đạo Phật Bắc truyền, một khuynh hướng thì tu tập để phát triển Niệm, còn một khuynh hướng thì tu tập đoạn diệt Niệm.
Hình ảnh có liên quan

Sơ đồ tương hỗ 3 năng lực Niệm Định Tuệ trong tu tập

Niệm trong cả đạo Phật Nam-Bắc truyền được xem như là năng lưc của tâm nhận diện được đối tượng. Năng lưc này nếu được duy trì – chú tâm, sẽ làm phát sinh ra năng lưc chuyên chú, tập trung vào đối tượng, gọi là Định. Nếu như năng lưc Định đủ mạnh sẽ hỗ trợ khám phá (chứ không tự nhiên khám phá) được thực chất của đối tượng kia, gọi là Tuệ (Xem thêm Thiền Phật giáo). Có thể nói rằng Niệm là nhân, cỏn Định và Tuệ là quả.
Ba năng lưc Niệm, Định, Tuệ được chế tác trong bất cứ sinh hoạt nào của đời sống hàng ngày nơi Thân Khẩu Ý trên các đối tượng, như tưới rau, rửa bát, giặt áo, nấu cơm, lái xe, lau nhà, ăn cơm, uống nước, làm việc, … trong cả bốn tư thế Đi, Đứng, Nằm, Ngồi.  Đối tượng của niệm bao giờ cũng có định tính  và định lượng về nó.

1) Định tính về niệm: 
Niệmhay tâm niệm, là trạng tháicủa tâm trên một đối tượng.Niệm có thể có các dạng theo các tính chất sau:
- Chánh niệm (正念;  E:right mindfulness =/= wrong mindfulness):  Trạng thái tâm tỏ sáng, trái với các trạng thái tâm dưới đây.
- Tà niệm (邪念;  E: untruthfull mindfulness):  Trạng thái tâm không ngay thẳng, không đúng sự thật, không hợp với lẽ thật.
- Tạp niệm (雜;  E: miscellaneous mindfulness):  Trạng thái tâm vặt vãnh, tạp nhạp, lung tung.
- Thất niệm (失;  E: careless mindfulness):  Trạng thái tâm lơ đễnh, bất cẩn.
- Vọng niệm (妄念;  E: misleading mindfulness):  Trạng thái tâm ngông, xằng, giả.
Khi ta đang làm một việc gì mà tâm không tập trung vào sự việc ấy thì có thể gây bất lợi cho hành động, thì bấy giờ ta đang thất niệm, ví như  cứ mãi suy nghĩ về một việc khác mà không tập trung trong lúc lái xe; nếu có sự tập trung trong khi lái xe, ta đã thực hiện chánh niệm rồi vậy.

Khi có một nhận thức sai lầm, mà chúng ta đinh ninh rằng chúng ta đã thấy, đã biết, đã hiểu, thì cái đó là tà niệm. Ví như có quan niệm cho rằng “vật dưỡng nhân” để ngụy biện cho việc sát hại bừa bãi các sinh vật hay thỏa mãn cho sự ăn uống vô độ của chính bản thân …, hay như có quan niệm chấp thủ ảo tưởng về một sự sống thường hằng bất biến (chấp thường) hoặc đoạn diệt (chấp đoạn) sau khi chết.
Từ niệm sẽ dẫn tới định và tuệ, tức chánh niệm sẽ dẫn đến chánh địnhchánh tuệ; ngược lại tà niệm sẽ dẫn đến tà địnhtà tuệ (= tà kiến). 

2) Định lượng về niệm:

Niệmhay tâm niệm, là trạng tháicủa tâm trên một đối tượng. Niệm có thể là niệm sâuhay niệm cạn, điều này phụ thuộc vào căn tính hay công phu tập luyện nơi từng người.
Lúc mới thực tập Chánh niệm, trong khi đi-đứng-nằm-ngồi, thì người có căn tính tốt sẽ dễ dàng đạt niệm sâu; và niệm ngày càng sâu hơn khi người này luôn bền bỉ trong tu tập.  Khi thực tập thì phải gắng sao cho thật có Chánh niệm, và tùy theo cường lực của Chánh niệm sâu hay cạn mà địnhtuệ đạt được lớnhay nhỏ.

2.2. Chánh niệm.
mind-ful-or-mind-full
Mindfulness - Wikipedia
Chánh niệm – Wikipedia tiếng Việt


[Mindfulness thường được hiểu là ngắn gọn của Right Mindfulness]
Theo quan điểm của Phật giáo, thì trạng thái tỉnh thức của một  người bình thường rất có giới hạn và đang bị giới hạn bởi những tập quán hành động máy móc vô ý thức. Nói chính xác hơn thì trạng thái ấy là mộng thức, giống như một người nằm mộng, chứ không là của một người tỉnh thức. Chánh niệm là chi thứ bảy trong Bát Chánh đạo được dẫn hướng bởi chi thứ nhất là Chánh tri kiến, theo đó:

- Thực tập Chánh niệm là nhằm đánh thức chúng ta dậy từ giấc mộng thức này, và giúp thân-tâm chúng ta luôn bên nhau đúng với sự sống thật, để rồi từ đó chúng ta mới có thể sử dụng được hết mọi khả năng của ý thức cũng như tiềm thức nơi chính mình.

- Thực tập Chánh niệm là nhằm hướng chúng ta làm chủ lại được đường hướng và phẩm chất của đời mình, trong đó có những mối tương quan của ta trong gia đình, ngoài xã hội, với thế giới và trái đất này, và căn bản hơn hết với chính ta như là một con người.

- Thực tập Chánh niệm là nhằm giúp ta chúng ta tiếp xúc, nhận diện những niềm đau trong ta, để có thể làm vơi nhẹ chúng. Chánh niệm nếu cùng với Chánh định, sẽ giúp chúng ta nhìn sâu vào thực chất của niềm đau và từ đó trị liệu và chuyển hóa tận gốc rễ niềm đau này.

- Thực tập Chánh niệm là nhằm hướng chúng ta tới những đạo lý chân chánh, khách quan và cao thượng, có lợi ích thiết thực cho mình và cho người, giúp con người sống trong an ổn, mà đỉnh cao là giác ngộ và giải thoát (tự do nội tâm).

- Thực tập Chánh niệm trong đạo Phật thường được phổ biến như sau:
 
+ Đối với Thiền:  Chánh niệm trên 4 lĩnh vực Thân, Thọ, Tâm Pháp, gọi là Tứ Niệm Xứ, với mục tiêu là niệm thực tính “Duyên khởi” của vạn pháp, để không phải bị dính mắc vào mọi chấp kiến cực đoan nơi thế tục.

+ Đối với Tịnh:  Chánh niệm trên 4 phương pháp niệm Phật, đó là Trì danh niệm Phật, Quán tượng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, Thật tướng niệm Phật(Thật tướng = Vô tướng).
+ Đối với Mật:  Chánh niệm trên 3 Mật, đó là Thân mật, Khẩu mật, Ý mật.Hành giả đạt đến mức Thân-Khẩu-Ý đều giống như chư Phật(tương ưng), thì ngay trong thân này, trong đời hiện tại này, có thể đạt được sự giải thoát rốt ráo, nghĩa là thành Phật. Giáo lý này còn được tóm gọn trong tám chữ: “Tam Mật tương ưng, tức thân thành Phật.”. Thần chú là phương tiện hỗ trợ hành giả đạt được 3 Mật này.
Reiki Wall Art

3. Trì giới.
        Giới(戒;  P: Sīla;  S: Śīla;  E: Buddhist ethics) còn gọi là Giới luật: Đây là dạng thức Đạo đức trong Phật giáo mà tu sĩ cũng như cư sĩ cần giữ gìn (= trì 持) để có sự tương tác hài hòa với ngoại cảnh. Gìn giữ Giới tốt thì Thân-Tâm tự thanh sạch, đạo đức tự trong sáng. Có những cấp độ về Giới, đó là Giới điều và Giới thể sau:
        3.1. Giới điều 戒條:  Đây là những hạng mục hành trì thuộc Thân-Khẩu-Ý được quy định cho hành giả.
        1) Giới điều cơ bản:  Đó là 5 giới nói chung cho người Phật tử, đặc biệt phổ biến cho số đông Phật tử tại gia.
Ngũ giới(五戒;  P: Pañcasīla;  Sa: Pañcaśīla;  E: The five precepts)
1/.Tránh xa sát sinh (P: Pānātipātā veramanī): Đó là tôn trọng sự sống, bao gồm không giết hại hay làm tổn thương từ con người đến các loài vật. Giữ giới sát sinh là nuôi dưỡng lòng từ, tránh được nhân quả báo ứng.
Người Phật tử ngoài không giết hại cũng không bảo bày người khác giết hại, không vui đối với việc giết hại, không khen ngợi đối với  việc giết hại.
2/.Tránh xa sự trộm cắp (P: Adinnādāna veramanī): Đó là tôn trọng sở hữu của người, là không cho thì không lấy, từ nhà cửa, ruộng vườn, của cải, tiền bạc cho đến các vật tư hữu nhỏ bé. Giữ giới trộm cắp còn thể hiện lòng từ, tránh được nhân quả báo ứng
Người Phật tử ngoài không trộm cắp cũng không bảo bày người khác trộm cắp, không vui đối với việc trộm cắp, không khen ngợi đối với  việc trộm cắp.
3/.Tránh xa sự tà dâm (P: Kāmesu micchācārā veramanī): Đó là tôn trọng hạnh phúc gia đình của người, không dụ dỗ hay dùng thủ đoạn để cướp vợ hay chồng của người khác, không ép buộc người khác phải thỏa mãn tình dục với mình, không hãm hiếp đàn bà, con gái.
Người Phật tử ngoài không tà dâm cũng không bảo bày người khác tà dâm, không vui đối với việc tà dâm, không khen ngợi đối với  việc tà dâm.
4/.Tránh xa sự nói dối (P: Musā vādā veramanī): Đó là tôn trọng sự thật trong giao tiếp, nhằm đem lại lợi ích cho mọi người. Tránh xa sự nói dối bao gồm cả bốn chi tiết sau:
        - Tránh nói lời không đúng sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có làm cho người nghe hành động sai vô cùng tai hại.
- Tránh nói lời hai lưỡi, đòn càn (xóc) hai đầu, làm cho hai người khác ghét nhau, thù nhau.
- Tránh nói lời thêu dệt, thêm bớt, có ít xít ra nhiều, nói châm chọc, bóng bẩy làm cho người nghe buồn phiền và khởi tà niệm.
- Tránh nói lời độc ác, thô tục, cộc cằn như nguyền rủạ chửi mắng thậm tệ làm cho người nghe sợ hãi đau khổ.
Người Phật tử ngoài không nói dối cũng không bảo bày người khác nói dối, không vui đối với việc nói dối, không khen ngợi đối với việc nói dối.
5/.Tránhxasi mê do dùng chất say như rượu, thuốc nghiện(P: Surāmeraya majjappamādatthāna veramanī):Đó là giữ cho tâm trí được sáng suốt nhằm tránh phạm phải bốn giới cấm bên trên là sát sinh, trộm cướp, nói dối, tà dâm. Giới cấm dùng chất say còn bao gồm cả việc dùng các thứ ma túy, vì nó cũng làm cho tâm trí người sử dụng mê dại.
        Người Phật tử ngoài không dùng chất say cũng không bảo bày người khác dùng chất say, không vui đối với việc dùng chất say, không khen ngợi đối với việc dùng chất say.
Các giới1/. 2/. 3/. thuộc Thân,  giới4/. thuộc Khẩu và  giới5/. thuộc Ý.

2) Giới điều của tu sĩ:
Đây được xem như là những giới điều được chi tiết hóa từ Giới điều cơ bản. - Theo Luật tạng truyền thống Phật giáo, một người muốn xuất gia đi tu thì được gọi làSa-di hay Sa-di ni,vàbắt đầu thọ 10 giới Sa-di戒沙彌, rồi sau một thời gian mới thọ giới Tỳ-kheo tức giới Cụ túc 戒具足để trở thành Tỳ-kheo hoặc Tỳ-kheo ni.
- Theo Luật tạng truyền thống Phật giáoNguyên Thủy,có 227 giới cho Tỳ-kheo và 311 giới cho Tỳ-kheo ni.
- Theo Luật tạng truyền thống Phật giáo Phát triển,có 250 giới cho Tỳ-kheovà348 giới cho Tỳ-kheo ni.
3.2. Giới thể 戒體:  Đó là Thể tính của Giới điều hay Bản chất của Giới điều được chiếu soi dưới ánh sáng của chân lý Duyên khởi, theo đó:
- Giới điềuthật ra hình thành từ các Duyên là hành giả và môi trường sống xung quanh. Sự giao thoa giữa các Duyên khiến tâm hành giả loạn động dưới các hình thái Tham (ưa thích), Sân (chê ghét), Si (thấy biết sai lầm), là động cơ thúc đẩy gây ra ác nghiệp.
Như thế, có thể thấy Giới điều trong đạo Phật như là một nguyên tắc với nội dung linh hoạt chứ không là những Tín điều (điều răn) cứng nhắc và máy móc khi môi trường sống thay đổi.

Do đó, hành giả cần thông hiểu Giới thể, để tránh Giới điều biến thành Tín điều tai hại mà trong Phật giáo gọi là Giới cấm thủ 戒禁取. 
- Giới thểkhi đã thấu suốt thì Giới điều tự linh hoạt hình thành nơi hành giả, gọi là Đắc giới, cho nên hành giả “giữ Giới mà chẳng cảm thấy mình giữ Giới” nữa (khác với thói quen nghiêm khắc giữ Giới vì sợ tội lỗi). Bấy giờ, Tham Sân Si cũng tự rơi rụng, và tâm hành giả thực sự trở nên thanh tịnh một cách tự nhiên.
+Trongkinh Tương Ưng Bộ IV, trang 404 nêu rõ:
Đoạn tận Tham, đoạn tận Sân, đoạn tận Si, đây gọi là Niết-bàn”.
+Trong kinh Tạp A Hàm có ghi:
Niết Bàn (涅槃;  P: nibbāna;  S: nirvāṇa) có nghĩa là dập tắt hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ nghiệp gây ra từ  ba bất thiện là Tham, Sân, Si.

Vì thế, quán triệt Duyên khởi-Vô ngã là trọng tâm của sự hoàn hảovềGiới (đắc Giới), và là một trong những con đường tối hậu dẫn tới Niết-bàn.
 
Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!


***
 

Huy Thai g
ởi