Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
Sơ nét tìm hiểu Kinh Viên Giác
經圓覺
The Sutra of Perfect Enlightenment

***


Nội dung

1.Tổng quan về kinh Viên Giác.
              
- Lịch sử     - Dịch và phổ biến
- Tư tưởng:  “Viên Giác tính

2. Bố cục và ý nghĩa tổng quát về kinh Viên Giác.
      
2.1. Bố cục kinh Viên Giác.
         
2.2. Ý nghĩa tổng quát về kinh Viên Giác.

3. Các vấn đề chính yếu nơi kinh Viên Giác.

3.1. Về “Vô minh”
3.2. Về “Như huyễn”.
3.3. Về “chứng đắc”.
        - Phàm phu tùy thuận Viên Giác tính.
          - Bồ-tát chưa nhập địa tùy thuận Viên giác tính.
          - Bồ-tát đã nhập địa tùy thuận Viên giác tính
          - Như Lai tùy thuận Viên giác tính.
3.4. Về pháp tu hành thiền theo kinh Viên Giác.
       
1) Xa-ma-tha(奢摩他;;  S: Śamatha;  E: Tranquility)–Chỉ.      
2) Tam-ma-bát-đề (三摩鉢底;  S: Samāpatti) = Tam-ma-địa(三摩地;  S: Samādhi: Định, Đại Định hay Tam-muội;  E: Concentration; Meditative consciousness; 'bringing together') – Quán.
        3)Thiền-na(禅那; S: Dhyāna; E: Meditation) – Thiền(= Tĩnh lự 靜慮).
3.5. Về “Bốn tướng”.   
        1) Ngã tướng                    2) Nhân tướng     
3) Chúng sanh tướng        4) Thọ mạng tướng.
          3.6. Về “Bốn bệnh”.
                 1) Bệnh Tác                      2) Bệnh Nhậm       
3) Bệnh Chỉ                      4) Bệnh Diệt

Bài đọc thêm
1. Kệ tóm tắt các chương của kinh Viên Giác.
2. Pháp tu Chỉ-Quán-Thiền.
 
NBS:  Minh Tâm 10/2020
 
1.Tổng quan về kinh Viên Giác.
 
Sutra of Perfect Enlightenment - Wikipedia
 Kinh Viên Giác – Wikipedia tiếng Việt
 
Kinh Viên Giác (經圓覺;  E: The Sutra of Perfect Enlightenment), tên đầy đủ là kinh Ðại Phương Quảng Viên Giác Tu-đa-la Liễu Nghĩa (經大方廣圓覺修多羅了義(= 經大方廣圓覺); S: Mahāvaipulyapūrṇa-buddhasūtra-prasannārtha-sūtra). Trong đó:
-Viên 圓:   Tròn // Đầy đủ, hoàn chỉnh, trọn vẹn.
- Giác 覺:   Biết // Hiểu ra, tỉnh ngộ.
Theo đó, kinh Viên Giác là bộ kinh chỉ dạy cho các hành giả tu học hướng tới sự giác ngộ chân lý vũ trụ một cách trọn vẹn (= viên giác). Cụ thể hơn, vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều hàm chứa tính chất của chân lý này, nên gọi là Viên Giác tính.Ta có:
Viên Giác tính = Duyên khởi tính = Tự tính = Không tính = Phật tính

Đây là một trong số những bộ kinh hàng đầu trong hệ thống tư tưởng Phật giáo Bắc truyền. Kinh đã được Pháp sư Giác Cứu (S: Suddhatrāta - Phật Đà Đa La) dịch sang Hán văn vào năm 693. Dịch giả là người nước Kế Tân, và Hán văn có lẽ chưa thông thạo lắm nên trong bản dịch còn có chổ dịch tối nghĩa, khó hiểu. Hơn nữa, hiện nay không có văn bản tiếng Phạn nào được lưu truyền lại, nên các học giả Phật giáo hiện đại nghi ngờ rằng kinh này có thể được viết ở Trung Hoa chứ không phải du nhập từ Ấn Độ.

Theo nội dung và tư tưởng, các học giả Phật giáo xếp kinh này vào loại tác phẩm của Như Lai tạng, tức tác phẩm trình bày quan điểm về Nguyên lý căn bản của vũ trụ.

Tên kinh Viên Giác, tức chỉ cho bản thể tự tính ở cùng khắp không gian và thời gian. Hơn nữa, hết thảy chúng sinh hữu tình đều có sẵn bản giác Chân tâm, từ vô thủy đến nay thường tự vốn thanh tịnh, sáng rõ không mê mờ, rõ ràng thường biết. Nếu nói là thể thì đó là Nhất tâm(一心;  S: Eka-citta), nếu nói về nhân thì đó là Như Lai tạng (如來藏;  S: Tathāgata-garbha), nếu nói về quả thì đó là Viên Giác.
Đại sư Khuê Phong Tông Mật trong tác phẩm Viên Giác Kinh Lược Sớ Tự Chú 圓覺經略疏序注-  luận giải kinh Viên Giác sớm nhất vào thế kỷ 9 có giải thích như sau:

Vạn pháp hư ngụy                 萬法虛僞 
Duyên hội nhi sanh                緣會而生、
Sanh pháp bổn vô                  生法本無、
Nhất thiết duy thức                 一切唯識、
Thức như huyễn mộng                    識如幻夢、
Đản thị nhất tâm                     但是一心、
Tâm tịch nhi tri                        心寂而知、
Mục chi vi Viên Giác              目之爲圓覺.

Muôn pháp không thật,
Do duyên gặp mà sinh,
Pháp sinh ra vốn Không,
Hết thảy chỉ biết,
Biết như huyễn mộng,
Chỉ là Nhất tâm,
Tâm lặng mà biết,
Mắt thấy nên Viên Giác

Kinh này có ảnh hưởng lớn đối với tư tưởng Thiền tông, Thiên Thai  tông và Hoa Nghiêm tông.  Đặc biệt là đối với chủ trương Kiến tính Khởi tu của Khuê Phong Tông Mật.

2. Bố cục và ý nghĩa tổng quát về kinh Viên Giác.
          2.1. Bố cục kinh Viên Giác.

 Toàn bộ kinh Viên Giác gồm có mười hai chương. Mỗi chương có một vị Bồ-tát đại diện đứng ra thưa hỏi tham vấn với Phật Thích Ca Mâu Ni.  Phần nội dung và kết thúc của mỗi chương bao gồm 12 lần hỏi đáp, trong đó đặc biệt nhất là chương Bồ-tát Văn Thù, Bồ-tát Phổ Hiền được đức Phật khai thị về sự viên mãn của giác ngộ (= viên giác).

KINH VIÊN GIÁC

Chương 1: BỒ-TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI Thưa Hỏi
Chương 2: BỒ-TÁT PHỔ HIỀN Thưa Hỏi
Chương 3: BỒ-TÁT PHỔ NHÃN Thưa Hỏi
Chương 4: BỒ-TÁT KIM CANG TẠNG Thưa Hỏi
Chương 5: BỒ-TÁT DI-LẶC Thưa Hỏi
Chương 6: BỒ-TÁT THANH TỊNH TUỆ Thưa Hỏi
Chương 7: BỒ-TÁT OAI ĐỨC TỰ TẠI Thưa Hỏi
Chương 8: BỒ-TÁT BIỆN ÂM Thưa Hỏi
Chương 9: BỒ-TÁT TỊNH CHƯ NGHIỆP CHƯỚNG Thưa Hỏi
Chương 10: BỒ-TÁT PHỔ GIÁC Thưa Hỏi
Chương 11: BỒ-TÁT VIÊN GIÁC Thưa Hỏi
Chương 12: BỒ-TÁT HIỀN THIỆN THỦ Thưa Hỏi
 
Xoay quanh các chương này là các cuộc tham vấn liên quan đến các vấn đề như:
- Nguồn gốc và bản chất của Vô minh.
- Đốn ngộ và Tiệm tu.
- Bản thể Phật tính.
- Phương pháp Thiền...
Những vấn đề này về sau cũng được làm rõ trong Đại Thừa Khởi Tín Luận của Tổ sư Mã Minh.

2.2. Ý nghĩa tổng quát về kinh Viên Giác.

- Chương thứ 1, Bồ-tát Văn Thù đứng ra hỏi Phật về công hạnh tu hành ban đầu của Phật, tu thế nào được viên mãn thành Phật? Đó là mục tiêu của toàn bộ kinh. Đức Phật trả lời: Tu là sống lại với Viên Giác tính tròn đầy chớ không có gì khác. Nhưng muốn trở lại với Tánh giác tròn đầy thì trước phải biết rõ Vô minh. Vì Vô minh nên chấp tứ đại là thân mình thật, chấp vọng tưởng là tâm mình thật. Kế đó Phật dạy chúng ta quán từng phần thân để thấy rõ thân không thật. Nhìn kỹ tâm thức, thấy tâm thức chỉ là bóng dáng sáu trần chợt hiện chợt mất, nó không thật. Buông được hai cái lầm chấp về thân tâm thì sẽ sống được với Viên Giác tính (= tính Viên Giác, tính giác, tánh giác).
- Chương thứ 2 -:- 9, các Bồ-tát tuần tự hỏi về phương pháp tu. Phật dạy tu Thiền … Toàn bộ kinh Phật dạy không ngoài pháp tu Thiền, làm căn bản giúp cho hành giả sống trọn vẹn với Tánh giác, đó là:
1-Thiền Chỉ = Thiền Định:  Là cách giúp cho tâm an.
2- Thiền Quán = Thiền tuệ:  Có hai cách giúp cho tâm sáng.
- Quán hạnh của chư Phật Bồ-tát.
- Quán các pháp như huyễn hóa.
TrongChương 6, Bồ-tát Thanh Tịnh Huệ thưa hỏi về giáo pháp và chân lý , Phật nói: " Kinh giáo như ngón tay chỉ mặt trăng chân lý, nếu thấy được mặt trăng thì biết rõ ngón tay rốt ráo không phải là mặt trăng. Tất cả ngôn giáo của Như Lai khai thị cho Bồ-tát cũng như thế".
Trong kinh Ví Dụ Con Rắn (kinh số 22, thuộc Trung Bộ kinh), đức Phật cũng từng dạy rằng:
"Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỷ-kheo, các thầy cần hiểu ví dụ chiếc bè, Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là Phi pháp".

Ngón tay hay chiếc bè biểu tượng cho chân lý khách quan Duyên khởi mà đức Phật đã khám phá ra và làm nền tảng cho toàn bộ hệ thống giáo lý, là Chánh pháp phương tiện giúp mọi người tu học để chứng ngộ. Hành giả cần cảnh giác không mãi dính mắc vào ngón tay hay mãi luyến tiếc mang vác chiếc bè theo thân.
- Chương thứ 10 -:- 12, các Bồ-tát Phổ Giác, Viên Giác, Hiền Thiện Thủ chỉ rõ trong khi tu có những bệnh:
1-Bệnh tác:  Đó là bệnh cho rằng dụng công nhiều, làm các công hạnh nhiều là được thành Phật.
2-Bệnh nhậm:  Đó là bệnh nghe Phật nói chúng ta đều có Phật tính nên mặc tình không tu hành gì hết.
3-Bệnh chỉ:  Đó là bệnh đè cho vọng tưởng lặng xuống cho đó là đạo.
4-Bệnh diệt:  Đó là bệnh diệt hết phiền não cho tâm rỗng không, cho cái rỗng không khô lạnh đó là cứu cánh của đạo.

Những bệnh đó làm chúng ta dính mắc, tu không đến Viên Giác được. Nếu bỏ bốn bệnh đó mới tu đến cứu cánh viên mãn (Xin xem trình bày chi tiết bên dưới). Cầu Phật đạo, nếu chưa thành tựu, thì cần siêng năng sám hối, nguyện đoạn các phiền não và dốc lòng tìm pháp tu thích hợp khác, không nên thối tâm.

3. Các vấn đề chính yếu nơi kinh Viên Giác
Sau đây là tóm tắt một số các vấn đề chính của kinh.
3.1. Về “Vô minh”

Vô minh(無明;  P: Avijjā;  S: Avidyā;  E: ignorance or misconceptions about reality of the impermanence and non-self doctrines):  Đó là không sáng suốt nhận rõ chân lý Duyên khởi (= Vô thường + Vô ngã), là nguyên nhân dẫn tới  phiền não (= khổ).

TrongChương thứ 1 kinh Viên Giác, Bồ-tát Văn Thù nêu lên câu hỏi quan trọng cho sự tu hành. Đó là cách tu để thành Phật và cách trừ chướng ngại trên đường tu. Đức Phật chỉ ra cách trừ Vô minh để hiển lộ tánh Viên Giác:
“Thế nào là Vô minh?

Này thiện nam! Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, bị các thứ điên đảo (làm mờ tánh Viên Giác) như người mê lầm lộn bốn phương, vọng nhận tướng tứ đại là thân mình, chấp cái duyên theo dáng sáu trần là tâm mình. Ví như (người) nhặm mắt thấy hoa đốm trong hư không và mặt trăng thứ hai.

Này thiện nam, hư không thật không có hoa đốm, vì người bệnh vọng chấp, do vọng chấp nên chẳng những lầm Tự tánh của hư không mà cũng lầm luôn chỗ sanh ra hoa đốm là thật. Do vọng chấp này mà có luân chuyển sanh tử nên gọi là Vô minh.

Này thiện nam, cái Vô minh này không có thực thể. Như người trong mộng, khi mộng chẳng phải thực có và đến khi thức dậy rõ ràng chẳng có.”
Như vậy muốn thành Phật đạo thì cần phải đoạn Vô minh.

Vô minh là một chi trong giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên (十二因緣;  P: Dvādasaṅga-paṭicca-samuppāda;  S: Dvādaśāṅga-pratītya-samutpāda;  E: Twelve-fold chain).
- Theo Câu Xá Luận (倶舍論), Vô minh là một trong đại phiền não địa (大煩惱地); trong Duy Thức (唯識), Vô minh là phiền não căn bản (煩惱).
- Thiền sư Viên Học (圓學, 1053-1116) của Việt Nam có bài thơ liên quan đến Vô minh rằng:

Lục thức thường hôn chung dạ khổ      六識常昏終夜苦
Vô minh bị phú cửu mê dung               無明被覆久迷慵
Trú dạ văn chung khai giác ngộ             晝夜聞鐘開覺悟
Lãn thần tịnh sát đắc thần thông            懶神淨刹得神通 
Sáu Thức thường mê đêm suốt khổ
Vô minh che đậy mãi mờ tăm
Đêm ngày nghe chuông bừng giác ngộ
Thần lười dứt sạch chứng thần thông

3.2. Về “Như huyễn”.
Như huyễn(如幻;  S: Māyopama;  E: Like an illusion, as a magical illusion)      
Như:  Có nghĩa là bằng, cùng.
HuyễnCó nghĩa là hư ảo, không có thực.
-  Trong Chương thứ 2 kinh Viên Giác, Bồ-tát Phổ Hiền, Phật bảo Bồ-tát Phổ Hiền:
- “Này thiện nam tử! Tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời sau phải xa lìa tất cả cảnh giới hư vọng, huyễn hoá. Do giữ tâm xa lìa, nên tâm như huyễn cũng lại xa lìa. Xa lìa là huyễn cũng lại xa lìa. Lìa cái xa lìa huyễn cũng lại xa lìa. Được không chỗ gì để xa lìa, liền trừ các huyễn”.
- “Y pháp huyễn mà nói giác cũng gọi là huyễn, biết pháp huyễn hóa tức lìa, chẳng khởi phương tiện, lìa pháp huyễn hóa liền giác, cũng không có thứ lớp”.     
Trong đây có mấy lớp:
1/. Xa lìa tất cả cảnh huyễn.
2/. Xa lìa tâm huyễn.
3/. Xa lìa cái xa lìa huyễn.
4/. Xa lìa cái xa lìa.
5/. Không còn gì để xa lìa, huyễn hết, tức giác tâm bất động.
- Trong Chương thứ 3 kinh Viên Giác, Bồ-tát Phổ Nhãn bạch Phật:
" Bạch Thế Tôn, nếu chúng sanh biết các pháp như huyễn, thân tâm cũng huyễn, làm sao dùng huyễn để tu huyễn?"
Phật dạy pháp tu lìa huyễn:      

" Này Thiện nam, Tâm huyễn của chúng sanh lại y nơi pháp huyễn mà diệt. Pháp huyễn, tâm huyễn diệt hết thì tánh giác bất động. Y pháp huyễn mà nói giác cũng gọi là huyễn nữa. Nếu nói “có giác” vẫn chưa lìa huyễn, còn nói “không giác” cũng lại như thế. Cho nên pháp huyễn (có và không) diệt hết gọi là bất động."
" Này thiện nam, tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời sau phải xa lìa tất cả cảnh giới huyễn hóa hư vọng. Do chấp cứng cái tâm xa lìa, tâm ấy là huyễn cũng phải xa lìa, lìa cái lìa huyễn cũng lại xa lìa, được Không chỗ lìa tức là trừ các huyễn.   

Như thế, kinh Viên Giác còn nói rõ là nếu y theo pháp huyễn mà nói "giác" cũng vẫn chưa lìa huyễn. Cho nên có thể dùng pháp huyễn mà xa lìa tâm huyễn, rồi sau đó cũng phải lìa luôn pháp huyễn, thì đó mới là tâm Viên Giác. 

Tuy xa lìa cảnh giới huyễn hóa, mà còn chấp cứng cái tâm xa lìa thì vẫn chưa đủ, phải xa lìa luôn cái tâm xa lìa đó, vì nó vẫn là huyễn. Rồi còn phải xa lìa cái tâm huyễn đó cho đến khi không còn chỗ lìa nữa mới được gọi là trừ các huyễn, đạt được giác ngộ. Có người sau khi đã xa lìa được cảnh giới huyễn hóa thì đắc ý cho rằng mình đã đắc đạo, sinh ra kiêu ngạo, nhưng không biết rằng còn giữ cái tâm chứng đắc đó thì vẫn chỉ là tâm huyễn, chưa đạt được tánh Viên Giác.

 - Trong kinh Kim Cương, Phật dạy nên khởi quán là tất cả các pháp hữu vi (= pháp do Duyên khởi) đều như huyễn:  
一切有爲法          Nhất thiết hữu vi pháp,        
如夢幻泡影        Như mộng huyễn bào ảnh,   
如露亦如電          Như lộ diệc như điện,             
應作如是觀          Ưng tác như thị quán.           
Dịch nghĩa:
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.  
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
3.3. Về “chứng đắc”.
Chứng đắc(證得;  P;S: Abhisaṃbodha;  E: To realize, to attain truth by personal experience).
- Chứng 證:  Bằng cớ (chứng cớ)  //  Nghiệm thực (sáng tỏ).
- Đắc得:  Được, đạt được, lấy được.
Theo đó, chứng đắc có nghĩa là đạt được chân lý, sáng tỏ chân lý (Duyên khởi),  tức nhờ tu đạo mà đạt được quả vị trí tuệ, chứng ngộ chân lý giải thoát. Chứng đắc còn gọi là Hiện chứng.
TrongChương 6kinh Viên Giác, Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ có câu hỏi: "sở chứng, sở đắc của chúng sanh, Bồ-tát và chư Phật sai biệt như thế nào"?   
Phật đáp rằng có 4 thứ lớp tu chứng sai biệt: Phàm phu, Bồ-tát chưa nhập địa, Bồ-tát đã nhập địa và Như Lai:     
- Lại, nếu có người hằng đoạn các lao lự thì ngộ được pháp giới thanh tịnh, nhưng đối với tánh Viên giác chưa được tự tại, vì còn bị “cái biết tịnh” làm chướng ngại, những người ấy gọi là Phàm phu tùy thuận Viên Giác tính.
- Này thiện nam, tất cả Bồ-tát bị kiến giải làm ngại, tuy đã đoạn được cái ngại của kiến giải, nhưng vẫn còn trụ ở kiến giác, do kiến giác làm ngại nên không tự tại. Những vị này gọi là Bồ-tát chưa nhập địa tùy thuận Viên giác tính.
- Này thiện nam, còn chiếu còn giác đều còn chướng ngại, thế nên Bồ-tát thường giác mà chẳng trụ, năng chiếu và sở chiếu đồng thời vắng lặng… Này thiện nam, còn chiếu còn giác đều còn chướng ngại, thế nên Bồ-tát thường giác mà chẳng trụ, năng chiếu và sở chiếu đồng thời vắng lặng… Đây gọi là Bồ-tát đã nhập địa tùy thuận Viên giác tính.
- Này thiện nam, tất cả chướng ngại tức là cứu cánh giác; chánh niệm, thất niệm đều là giải thoát; giữ giới, phá giới đều là Niết-bàn; trí tuệ, ngu si đều là Bát-nhã; pháp của Bồ-tát và ngoại đạo thành tựu đồng là Bồ-đề; Vô minh, Chân như đồng một cảnh giới; giới, định, tuệ và dâm, nộ, si đều là phạm hạnh; chúng sanh quốc độ, đồng một pháp tánh; địa ngục, thiên cung đều là tịnh độ; hữu tình, vô tình đều thành Phật đạo; tất cả phiền não là giải thoát rốt ráo, vì biển tuệ pháp giới soi rõ các tướng như hư không. Đây gọi là Như Lai tùy thuận Viên giác tính.
Như vậy cần biết thế nào là "tùy thuận Viên Giác tính ":   
"Này thiện nam, các vị Bồ-tát và những chúng sanh đời sau ở trong tất cả thời chẳng khởi vọng niệm, đối với vọng tâm cũng không cần dứt trừ, ở cảnh vọng tưởng mà không thêm phân biệt, đối với cái không hiểu biết chẳng biện chân thật, các chúng sanh kia nghe được pháp môn này tin hiểu thọ trì không sanh kinh sợ. Ấy gọi là tùy thuận Viên Giác tính.      
Tuy kinh nói phân chia thứ lớp như vậy mà không có nghĩa rằng phải bắt buộc tiến từng bực một. Kết quả việc tu hành tùy thuộc cơ duyên gặp được đạo sư chánh hay tà, nếu gặp đạo sư tà thì không thể nào đạt được thứ lớp cao hơn, còn nếu gặp được đạo sư chân chánh thì mới có thể đạt được Phật đạo. Điều này rất quan trọng trong việc "tìm thầy học đạo", nếu gặp tà sư thì chỉ uổng công tu tập.      
Phật nói rõ: "Này thiện nam, tất cả chúng sanh đều chứng Viên Giác".
"Nếu các chúng sanh tuy cầu bạn lành, lại gặp người tà kiến chưa được chánh ngộ, ấy gọi là chủng tánh ngoại đạo. Đây là do lỗi lầm của tà sư, chớ không phải lỗi nơi chúng sanh ấy.
"Nếu gặp được pháp tu hành chân chánh vô thượng Bồ-đề của Như Lai thì đều thành Phật quả.”
Trongcác kinh Trung Bộ I, số 28; Tương Ưng III, tr. 144 và Tiểu Bộ I, tr. 48 chép lời Đức Phật:
"Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Phật(= Niết-bàn)".
Hay:
"Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Duyên khởi(= Chân lý)".
Thấy Phật là sự giác ngộ tối thượng, là thấy được thực tại tối hậu, là Viên Giác vượt ra ngoài mọi ràng buộc của thế giới ngã tính. Theo đó, tùy thuận Viên Giác tính chỉ là cách nói khác của tùy thuận Duyên khởi tính.
TrongLuận Du Già Sư Địa quyển 64 nói có bốn thứ chứng đắc:
1. Các hữu tình chứng được Nghiệp quả,
2. Thanh văn thừa chứng được năm thứ: chứng được ngôi, chứng được trí, chứng được tịnh, chứng được quả và chứng được công đức.
3. Độc giác thừa chứng được ba thứ: chứng được phần thiện căn thuận quyết trạch mà trước đã được, chứng được sự chứng được mà trước đã được và chứng được sự chứng được mà trước chưa được.
4. Đại thừa chứng được phát tâm, chứng được đại bi, chứng được Ba-la-mật-đa, chứng được nhiếp sự, chứng được ngôi, chứng được năm Vô lượng, cho đến Chân như, chứng được uy đức tin hiểu chẳng thể nghĩ bàn, chứng được bất cộng Phật pháp v.v....
 [Xin xem luận Đại Tì Bà Sa Q.42 - luận Du Già Sư Địa Q.82 - Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương Q.1 phần cuối].
VIDEO
- Chứng ngộ khác với đắc thành
- Chứng đắc đạo quả- TT. Thích Nhật Từ
- Khái niệm về tu chứng đắc || Thầy Thích Trí Huệ
- Chứng Đắc là gì? (vấn đáp) - Thầy Thích Pháp Hòa
- Làm thế nào để biết được có Chứng Đắc?– HT Từ Thông
- Vấn đáp: Tu Hành và Chứng Đắc giữa Tăng và Ni | TT. Thích Nhật Từ
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
 3.4. Về pháp tu hành thiền theo kinh Viên Giác.    
TrongChương 2 kinh Viên Giác, Bồ-tát Phổ Hiền, Phật dạy: "Biết huyễn tức ly huyễn, không cần đến phương tiện; ly huyễn tức giác cũng không có thứ lớp trước sau", nhưng tùy thuận thì cần lập phương tiện để dẫn dắt chúng sinh.
TrongChương 7 kinh Viên Giác, Bồ-tát Oai Đức Tự Tại và Chương 8, Bồ-tát Biện Âm, kinh Viên Giác chỉ ra phương tiện trong việc tu hành để đạt tánh Viên Giác, đó là tu thiền với ba phương tiện chánh là: Xa-ma-tha(Chỉ), Tam-ma-bát-đề(Quán) và Thiền-na(Thiền).
1/. Này thiện nam, nếu Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh. Nội (tâm) liền phát ra lặng lẽ khinh an. Do vì lặng lẽ nên tâm của các đức Như Lai ở mười phương thế giới hiển hiện rõ trong đó, như bóng hiện trong gương. Phương tiện này gọi là Xa-ma-tha(奢摩他;  P: Samatha;  S: Śamatha;  E: Tranquility)- Chỉ.
- Nếu chư Bồ-tát chỉ giữ tâm vắng lặng do sức vắng lặng mà đoạn các phiền não, thành tựu rốt ráo, không rời khỏi chỗ ngồi liền vào Niết-bàn. Vị Bồ-tát này gọi là riêng tu pháp Chỉ.
2/. Này thiện nam tử, nếu các vị Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác, nhận biết tâm tánh cùng với căn trần đều là huyễn hóa, liền khởi trí huyễn để trừ pháp huyễn, biến hiện các hạnh huyễn mà khai hóa chúng sanh như huyễn. Do khởi pháp quán huyễn nên nội tâm phát đại bi khinh an. Tất cả Bồ-tát từ đây khởi hạnh tu quán, dần dần tăng tiến.
Người quán huyễn không đồng với cảnh huyễn, không đồng với pháp quán huyễn, vì đều là huyễn nên tướng huyễn hằng lìa. Các vị Bồ-tát này ở nơi hạnh viên diệu như đất làm cho mầm được tăng trưởng, phương tiện ấy gọi là Tam-ma-bát-đề (三摩鉢底;  P;S: Samāpatti)  hay Tam-ma-địa(三摩地;  S: Samādhi;  E: Concentration; Meditative consciousness; 'bringing together') - Quán. (đúng ra gọi là Định, Đại Định hay Tam-muội)
Nếu Bồ-tát chỉ tu pháp quán như huyễn, thực hành đầy đủ công hạnh thanh tịnh của Bồ-tát, đối với Đà-la-ni không mất niệm tịch tĩnh và tuệ lặng lẽ. Vị Bồ-tát này gọi là riêng tu pháp Quán.
3/.Này thiện nam, nếu các vị Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh, dùng giác tâm thanh tịnh không thủ pháp quán huyễn và tướng lặng lẽ. Rõ biết thân tâm đều là vật ngăn ngại, còn cái vô tri giác minh thì không bị các pháp làm chướng ngại, hằng siêu vượt các pháp chướng ngại và không chướng ngại. Thọ dụng các tướng thế giới và thân tâm ở cõi trần này, cũng như âm thanh từ đồ vật thoát ra ngoài, phiền não Niết-bàn chẳng lưu ngại nhau, nội tâm liền được lặng lẽ khinh an, diệu giác tùy thuận cảnh giới tịch diệt tự tha, thân tâm không còn có thể kịp nữa. Chúng sanh, thọ mạng đều là cái tưởng phù hư. Phương tiện tu này gọi là Thiền-na(禅那;  P: Jhāna;  S: Dhyāna;  E: Meditation) – Thiền(= Tĩnh lự 靜慮).
- Nếu Bồ-tát chỉ diệt các pháp huyễn mà không chấp thủ tác dụng, riêng đoạn phiền não, phiền não đoạn hết liền chứng được Thật tướng. Vị Bồ-tát này gọi là riêng tu pháp Thiền.
Điều nên chú ý là muốn khởi đầu cả ba pháp tu đó thì điều kiện trước hết phải là: "Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh rồi", sau đó "dùng giác tâm thanh tịnh" để tu hành thì mới có kết quả. Cho nên cần biết là phải "ngộ" trước, “tu” sau mới đạt đạo.       

Quan niệm thông thường là phải tu hành để được chứng ngộ, nay kinh lại nói là phải ngộ được tánh Viên giác rồi mới tu tập, cho nên phần nào khó hiểu. Thiền sư S. Suzuki, theo pháp môn Thiền tông Tào động, đã lập nhiều thiền viện tại Mỹ, đã giảng là giác ngộ rồi, tức phải thấy tánh Giác (= Phật tánh, Không tánh, Duyên khởi tánh), rồi mới tu tập.
Có thấy như vậy thì công phu tu tập mới đạt kết quả, vì nếu không thấy như vậy thì việc tu hành dễ nhầm lẫn phương tiện và  cứu cánh.
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
3.5. Về “Bốn tướng”.  

TrongChương 9 Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng, Phật dạy lý do tại sao chúng sanh vốn có Viên Giác tính thanh tịnh mà rồi lại bị ô nhiễm khiến chúng sanh không vào được Viên Giác tính. Lý do là vì chúng sanh vọng tưởng chấp có bốn tướng là ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng (kinh Kim Cương gọi là thọ giả). Đó là bốn chướng trên đường tu tập.
Theo trong văn kinh chữ Hán, bốn chữ riêng biệt được dùng để chỉ rõ bốn tướng có thô và tế khác nhau.
        1. ChứngNgã tướng 我相:  Chúng sanh trong pháp Ngũ Uẩn lầm xem có thật Ta và cái của Ta.
        2. NgộNhân tướng 人相: Chúng sanh trong pháp Ngũ Uẩn lầm xem cái ta sanh trong cõi người là người, vốn khác với các cõi khác.
        3. LiễuChúng sanh tướng 眾生相:  Chúng sanh trong pháp Ngũ Uẩn lầm xem cái ta nương vào Năm Uẩn, Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hòa hợp mà sanh ra.
        4. GiácThọ mạng tướng壽命相(= Thọ Giả tướng 壽者相):  Chúng sanh trong pháp Ngũ Uẩn lầm xem cái ta thọ nhận một chu kỳ thọ mạng, ngắn dài không thống nhất, khác nhau tùy theo mỗi người.
Kinh văn:
1) Ngã tướng.
“Này thiện nam! Thế nào là Ngã tướng? Những chúng sanh tu hành, tâm biết có sở chứng đều thuộc về Ngã tướng.
Này thiện nam! Ví như có người cơ thể điều hoà thư thái, tay chân thư giãn, bỗng quên mất thân ta, vì ăn uống thất thường sanh ra bệnh hoạn, nhờ thầy thuốc châm cứu thấy đau mới biết có ta còn đây, cho nên người chấp có sở chứng mới hiện ra Ngã tướng.
Này thiện nam! Nếu tâm liễu tri rốt ráo biết có sở chứng, dù chứng đến thanh tịnh Niết Bàn của Như Lai đều thuộc về Ngã tướng."    
2) Nhân tướng.
“Này thiện nam! Thế nào là nhân tướng? Như những chúng sanh tâm có sở chứng, cho kẻ năng chứng là ta, nay tiến thêm một bậc, ngộ biết chứng chẳng phải ta, ngộ này siêu việt tất cả chứng, nhưng còn giữ tâm năng ngộ tức là Nhân tướng.
Này thiện nam! Những tâm biết có năng sở đều thuộc về ngã, tâm dù chỉ còn chút năng ngộ để chứng lý cùng tột của Niết Bàn đều gọi là Nhân tướng."
3) Chúng sanh tướng.
Này thiện nam! Thế nào là Chúng sanh tướng? Chỗ này là những chúng sanh có tâm biết năng chứng năng ngộ đều chẳng thể đến.
Này thiện nam! Ví như có người nói rằng: Ta là Chúng sanh, thì biết kẻ nói Chúng sanh kia chẳng phải ta cũng chẳng phải ngươi. Sao nói chẳng phải ta? Vì Ta là Chúng sanh thì chẳng phải ta, sao nói chẳng phải ngươi? Vì nói Ta là Chúng sanh thì chẳng phải ngươi cũng chẳng phải ta vậy.

Này thiện nam! Nếu những Chúng sanh có tâm biết năng chứng năng ngộ đều là Ngã tướng Nhân tướng. Nay tiến thêm một bậc, liễu tri chỗ này là Ngã tướng Nhân tướng chẳng thể đến, nhưng còn có sở liễu tri, biết có năng chứng năng ngộ để lìa, nên gọi là Chúng sanh tướng."       
4) Thọ mạng tướng.
" Nghĩa là các chúng sanh tâm chiếu thanh tịnh đã giác được cái sở liễu, tất cả nghiệp trí không thể tự thấy ví như là mạng căn."
" Này thiện nam, chúng sanh đời sau không rõ bốn tướng, tuy trải qua nhiều kiếp cần khổ tu hành chỉ gọi là hữu vi, trọn không thể thành tựu được tất cả thánh quả. Cho nên gọi là chánh pháp mạt thế."
"Này thiện nam, những chúng sanh đời sau tu đạo Bồ-đề, do đã chứng chút ít mà tự cho thanh tịnh nhưng vẫn chưa đoạn tận gốc ngã tướng.
" Này thiện nam, người tu kia không đoạn trừ được ngã tướng nên không nhập được tánh Viên giác thanh tịnh.    
 Này thiện nam! Thế nào là Thọ mạng tướng? Những chúng sanh nay tiến thêm một bậc nữa, tâm quán chiếu sáng tỏ chiếu soi tâm liễu tri cũng bất khả đắc, chỉ còn một giác thể trong sạch; giác thể này tất cả nghiệp trí trong luân hồi đều chẳng thể tự thấy được, cũng như con mắt chẳng tự thấy mắt, tất cả tịch diệt. Vì trụ nơi tịch diệt thì mạng căn chưa dứt, nên gọi là Thọ mạng tướng.

Thiện nam tử! Nếu ta chiếu soi thấy tất cả người giác tri là cấu bẩn của trần lao. Có năng giác sở giác là chẳng lìa được trần lao. Ví như canh làm tan băng, canh là năng tan, băng là sở tan; khi băng đã tan thì canh và băng đều thành nước, năng tan (canh) sở tan (băng) đều diệt, nếu còn có kẻ biết băng tan thì còn cái năng biết, cái biết đó là Ngã. Nói “còn Thọ mạng tướng” thì nghĩa cũng như vậy (Thọ mạng = Ngã vi tế).    
Pháp môn của Tổ Huệ Năng lập Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm bản (tức Vô ngã vả Vô thường). Tổ chỉ rõ: " Này Thiện tri thức, ngoài lìa tất cả tướng gọi là Vô tướng, hay lìa nơi tướng tức là Pháp thể thanh tịnh, đây là lấy Vô tướng làm thể."  Nếu không lìa tướng thì không thể thấy được tự tánh thanh tịnh.

3.6. Về “Bốn bệnh”.    

Trong các Chương thứ 10 -:- 12, các Bồ-tát Phổ Giác, Bồ-tát Viên Giác, Bồ-tát Hiền Thiện Thủ của kinh Viên Giác chỉ rõ trong khi tu có những bệnh Phật dạy muốn thành tựu Phật đạo thì cần phải tìm cầu thiện tri thức: "Những chúng sanh đời sau sắp phát đại tâm cầu thiện tri thức để tu hành, phải cầu tất cả người có chánh tri kiến, tâm không trụ tướng, chẳng chấp cảnh giới Thanh Văn Duyên Giác, tuy hiện trong trần lao mà tâm hằng thanh tịnh, dù có thị hiện những lỗi lầm mà vẫn tán thán hạnh thanh tịnh. Cầu được người như thế tức được thành tựu pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác."
Kinh nói rõ thế nào là thiện tri thức: " Vị thiện tri thức kia đã chứng diệu pháp nên lìa bốn bệnh." Bốn bệnh là: Tác, Nhậm, Chỉ và Diệt.

1) Bệnh Tác
- Kinh Viên Giác chép:  Nếu có người nói như thế này:“Bản tâm của tôi làm các thứ hạnh để cầu Viên Giác.” Song, tánh Viên Giác kia chẳng phải do làm mà được, ấy gọi là bệnh.       
- Thiền tông chỉ rõ là " tự tánh thanh tịnh", vậy nếu nói phải tu theo pháp nào để đạt được tánh thanh tịnh thì chưa biết thế nào là "tự tánh".  
- Thiền sư Thần Hội nói: " Dụng tâm là pháp điều phục. Nếu pháp điều phục làm sao được giải thoát?"
- Kinh Pháp Bảo Đàn có kể bài kệ chứng ngộ kiến tánh  của Tổ thứ sáu thiền tông Huệ Năng so với Thượng tọa Thần Tú :

Thân là cội bồ-đề,                     Bồ-đề vốn không cây, 
Tâm như đài gương sáng.                  Gương sáng cũng chẳng đài. 
Luôn luôn phải lau chùi,           Xưa nay không một vật
Chớ để dính bụi bặm.                        Chỗ nào dính bụi bặm?       
                                  Thần Tú                                    Huệ Năng 
Thần Tú còn thấy phải "lau chùi" gương sáng là còn có bệnh Tác vậy, không thấy được chỗ " Xưa nay không một vật" nên chưa thấy được "tự tánh".
2) Bệnh Nhậm: 
- Kinh Viên Giác chép:  Nếu có người nói thế này:“Nay chúng ta không đoạn sanh tử chẳng cầu Niết-bàn, Niết-bàn sanh tử không niệm khởi diệt, mặc cho tất cả kia tùy các pháp tánh” để cầu Viên giác. Song, tánh Viên giác kia chẳng phải mặc tình mà có, nên nói là bệnh.
Theo Thiền tông, muốn thấy tánh, cần phải tự ngộ, nếu không tự ngộ thì phải nhờ thầy chỉ đường, và dĩ nhiên, sau khi biết đường thì còn phải tu tập, không thể mặc kệ, không cần tu tập mà được thấy tự tánh.
Tổ Huệ Năng dạy chúng: "Này Thiện tri thức, Bát-nhã Ba-la-mật-đa người đời vốn tự có, chỉ nhân vì tâm mê không thể tự ngộ, phải nhờ đến Đại thiện tri thức chỉ đường mới thấy được tánh".

3) Bệnh Chỉ: 
- Kinh Viên Giác chép:  Nếu có người nói thế này:“Nay ta tự tâm hằng dứt các niệm, được tất cả tánh lặng lẽ bình đẳng” để cầu Viên giác. Song, tánh Viên Giác kia chẳng phải do dừng chỉ mà có, nên nói là bệnh.      
- Thiền sư Thần Hội nói: " Nếu có người ngồi “tâm si nhập định, trụ tâm khán tịnh, khởi tâm chiếu bên ngoài, nhiếp tâm lắng lặng bên trong”, đây là chướng Bồ-đề, chẳng cùng Bồ-đề tương ưng, do đâu có thể được giải thoát?"
- Kinh Pháp Bảo Đàn chép:
+ “Lại có người mê, để tâm rỗng không, ngồi tĩnh tọa, trăm việc không cho nghĩ", đó là tà kiến.”
+ “Người mê chấp Pháp tướng, chấp nhất hạnh tam-muội, chỉ nói ngồi không động, tâm vọng không khởi tức là nhất hạnh tam-muội, người khởi hiểu thế này tức là đồng với vô tình, trở lại là nhân duyên chướng đạo."

4) Bệnh Diệt: 
- Kinh Viên Giác chép:  Nếu có người nói như thế này:“Nay ta nên đoạn hẳn tất cả phiền não, thân tâm hoàn toàn không, không sở hữu, huống là cảnh giới hư vọng của căn trần, tất cả đều vắng lặng” để cầu Viên giác. Song, tánh Viên giác kia chẳng phải tướng tịch diệt, nên nói là bệnh.       
Lại nữa: "Đoạn hẳn tất cả phiền não, thân tâm hoàn toàn không, không sở hữu, huống là cảnh giới hư vọng của căn trần"  để đạt Viên Giác là mắc bệnh Diệt.  Hay "Tất cả phiền não là giải thoát rốt ráo", nên nếu cho rằng phải đoạn tất cả phiền não thì rõ là không thể thấy được tánh Viên giác.
- Trong kinh Pháp Bảo Đàn, tổ nói:  "Này Thiện tri thức, phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ-đề".
Bốn "bệnh" đó không những để giúp việc tìm cầu đạo sư chân chánh, mà còn giúp các hành giả biết những điều lầm lỗi cần phải tránh.
Tóm lại:
1/. Kinh Viên giác cho rằng tuy bước đầu cần phải tu tập, nhưng nên biết đó chỉ là phương tiện, không thể nói tu như vậy để kiến Tánh (= kiến Tính: chứng đắc được Duyên khởi tính) được.       
2/. Thiền tông cũng nói rằng hành giả kiến Tánh tức là người đã đạt được "tùy thuận Viên Giác tánh ".  Bấy giờ "Chánh niệm, Thất niệm đều là giải thoát; Trí tuệ, Ngu si đều là Bát-nhã; Vô minh, Chân như đồng một cảnh giới; Địa ngục, Thiên cung đều là tịnh độ; tất cả Phiền não là giải thoát rốt ráo …"
3/. Tổ Bồ Đề Đạt Ma cũng nói không khác:
- Chẳng thấy phiền não khác với Niết-bàn, ấy gọi là bình đẳng. Vì cớ sao? Phiền não cùng với Niết-bàn đồng một tính.
- Bồ-tát cùng Phật chưa từng sanh tâm mà cũng chưa từng diệt tâm.
- Không có mê, ngộ mới gọi là Chánh giải, Chánh kiến." (Sáu cửa vào động Thiếu thất)
4/. Ngũ tổ Hoằng Nhẫn nói: "Chẳng biết Bản tâm(= nhận thức chân lý Duyên khởi), học pháp vô ích, nếu biết được Bản tâm mình  (= nhận thức chân lý Duyên khởi nơi chính mình), thấy được Bản tánh mình (= Duyên khởi tánh), tức gọi là Trượng phu, là Thầy của trời, người, là Phật."
5/. Lục tổ Huệ Năng.
- Trongbài kệ chứng đắc chân lý trình cho Ngũ tổ, Lục tổ viết:
Hà kỳ tự tánh bản tự thanh tịnh!         何期自性本自清淨。
Hà kỳ tự tánh bản bất sanh diệt!         何期自性本不生滅。
Hà kỳ tự tánh bản tự cụ túc!                     何期自性本自具足。
Hà kỳ tự tánh bản vô động diêu!         何期自性本無動搖。
Hà kỳ tự tánh năng sanh vạn pháp!   何期自性能生萬法。
 
Ngờ đâu tự tánhvốn tự thanh tịnh. (*)
Ngờ đâu tự tánhvốn chẳng sanh diệt.
Ngờ đâu tự tánhvốn tự đầy đủ.
Ngờ đâu tự tánh vốn chẳng lay động.
Ngờ đâu tự tánhsanh ra muôn pháp.
 
        - Trong kinh Pháp Bảo Đàn, tổ nói:
+ "Tất cả trí Bát-nhã đều từ Tự tánh sanh, chẳng từ bên ngoài vào. Nếu biết Tự tánh một phen ngộ tức đến quả vị Phật".
--------------
(*) Chú thích:
Tự tánh = Tự tính = Viên Giác tính = Duyên khởi tính 
Xem thêm
- Kinh Viên Giác – Lăng Nghiêm Tự
- KINH VIÊN GIÁC - A MI ĐÀ PHẬT
- Kinh Viên Giác - Thư Viện Hoa Sen
- Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác
- Kinh Viên Giác Giảng giải - HT Thích Thanh Từ
- THIỀN TÔNG VÀ KINH VIÊN GIÁC - Tâm Thái
- Từ kinh Viên Giác đến tác phẩm Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên
 
VIDEO
- Kinh Viên Giác - Thầy Thích Phước Tiến
- Kinh Viên Giác ứng dụng – Thầy Thích Nhật Từ
- Kinh Viên Giác giảng giải - HT. Thích Thanh Từ
- Kinh Viên Giác giảng giải – HT Thích Thiện Hoa
- Kinh Viên Giác(vấn đáp) - Thầy Thích Pháp Hòa
 
Bài đọc thêm
1. Kệ tóm tắt các chương của kinh Viên Giác
(Trích từ Kinh Viên Giác Giảng Giải - Thư Viện Hoa Sen)
Chương 1 :  Bồ-tát Văn Thù.
Văn Thù ông nên biết,
Tất cả các Như Lai,
Từ nơi nhân địa gốc,
Đều dùng trí Viên Giác.
 
Thấu suốt cả vô minh,
Biết kia như không hoa,
Thì ắt khỏi lưu chuyển,
Lại như người trong mộng.
 
Khi tỉnh chẳng có gì,
Tánh giác như hư không,
Bình đẳng chẳng động chuyển,
Tánh giác khắp mười phương.
 
Liền được thành Phật đạo,
Các huyễn diệt không chỗ,
Thành đạo cũng không thành,
Bản tánh vốn viên mãn.
 
Bồ-tát ở trong ấy,
Hay phát tâm Bồ-đề,
Các chúng sanh đời sau,
Tu đây khỏi tà kiến.
 
Chương 2 :  Bồ-tát Phổ Hiền.
Phổ Hiền ông nên biết,
Tất cả các chúng sanh,
Vô thủy huyễn vô minh,
Đều từ các Như Lai.
 
Tâm Viên giác dựng lập,
Như hoa đốm trong không,
Y hư không có tướng,
Hoa đốm nếu diệt rồi.
 
Hư không vốn chẳng động,
Huyễn từ giác mà sanh,
Huyễn diệt giác viên mãn,
Vì tâm giác bất động.
 
Nếu các vị Bồ-tát,
Và chúng sanh đời sau,
Thường nên xa lìa huyễn,
Các huyễn thảy đều lìa.
 
Như lửa sanh trong cây,
Cây hết lửa cũng tắt,
Giác không có thứ lớp,
Phương tiện cũng như vậy.
 
Chương 3 :  Bồ-tát Phổ Nhãn.
                                  Phổ Nhãn ông nên biết,
Tất cả các chúng sanh,
Thân tâm đều như huyễn,
Thân tướng thuộc tứ đại.
 
Tâm tánh thuộc sáu trần,
Tứ đại mỗi thứ rời,
Cái gì là hòa hợp?
Thứ lớp tu như thế.
 
Thảy đều được thanh tịnh.
Khắp pháp giới không động,
Không tác, chỉ, nhậm, diệt,
Cũng không người hay chứng,
 
Tất cả thế giới Phật,
Ví như hoa trong không,
Ba đời đều bình đẳng,
Cứu kính không đến đi.
 
Bồ-tát mới phát tâm
Và chúng sanh đời sau
Muốn cầu vào Phật đạo
Nên tu tập như thế.
 
Chương 4 :  Bồ-tát Kim Cương Tạng.
                                  Kim Cương Tạng nên biết,
Như Lai tánh vắng lặng,
Chưa từng có sau trước,
Nếu dùng tâm luân hồi.
 
Suy nghĩ càng lẩn quẩn,
Chỉ đến mé luân hồi,
Không vào được biển Phật,
Ví như lọc quặng vàng.
 
Vàng chẳng do lọc được,
Tuy trước vàng sẵn có,
Sau do lọc mới thành,
Khi đã thành vàng ròng.
 
Chẳng trở lại làm khoáng,
Sanh tử và Niết-bàn,
Phàm phu cùng chư Phật,
Như hoa đốm trong không.
 
Suy nghĩ đều huyễn hóa,
Huống là hỏi hư vọng,
Nếu hay rõ tâm này,
Nhiên hậu cầu Viên giác.
 
Chương 5 :  Bồ-tát Di Lặc.
                                  Di Lặc ông nên biết,
Tất cả các chúng sanh,
Không được đại giải thoát,
Đều do ở tham dục.
 
Đọa lạc vào sanh tử,
Nếu hay đoạn yêu ghét,
Cùng với tham sân si,
Chẳng do tánh sai biệt.
 
Đều được thành Phật đạo,
Hai chướng tiêu diệt hẳn,
Cầu thầy được chánh ngộ,
Thuận theo nguyện Bồ-tát.
 
Y nơi Đại Niết-bàn,
Mười phương các Bồ-tát,
Đều do nguyện đại bi,
Thị hiện vào sanh tử.
 
Hiện tại người tu hành,
Và chúng sanh đời sau,
Siêng đoạn các ái kiến,
Trở về Đại viên giác.
 
Chương 6 :  Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ.
                                  Thanh Tịnh Tuệ nên biết,
Tánh Bồ-đề viên mãn,
Không thủ cũng không chứng,
Không Bồ-tát chúng sanh.
 
Giác cùng với chưa giác,
Thứ lớp có sai biệt,
Chúng sanh vì giải ngại,
Bồ-tát chưa lìa giác.
 
Nhập địa hằng vắng lặng,
Không trụ tất cả tướng,
Viên mãn quả Đại giác,
Gọi là tùy thuận khắp.
 
Những chúng sanh đời sau,
Tâm không sanh hư vọng,
Phật gọi người như thế,
Hiện đời là Bồ-tát.
 
Cúng dường hằng sa Phật,
Công đức đã viên mãn,
Tuy có nhiều phương tiện,
Đều gọi trí tùy thuận.
 
Chương 7 :  Bồ-tát Oai Đức Tự Tại.
                                  Oai Đức ông nên biết,
Tâm đại giác vô thượng,
Bản tế không hai tướng,
Tùy thuận các phương tiện.
 
Số có đến vô lượng,
Như Lai tổng khai thị,
Gồm có ba chủng loại,
Xa-ma-tha vắng lặng.
 
Như gương chiếu các bóng,
Tam-ma-đề như huyễn,
Như mầm dần tăng trưởng,
Thiền-na chỉ lặng dứt.
 
Như tiếng trong đồ vật,
Ba thứ diệu pháp môn,
Đều là tùy thuận giác,
Mười phương chư Như Lai.
 
Và các vị Bồ-tát,
Nhân đây được thành đạo,
Ba việc đều viên chứng,
Gọi cứu kính Niết-bàn.
 
Chương 8 :  Bồ-tát Biện Âm.
                                  Biện Âm, ông nên biết,
Tất cả các Bồ-tát,
Tuệ thanh tịnh vô ngại,
Đều y Thiền định sanh.
 
Gọi là Xa-ma-tha,
Tam-ma-đề, Thiền-na,
Ba pháp đốn tiệm tu,
Chia hai mươi lăm luân.
 
Mười phương các Như Lai,
Ba đời người tu hành,
Ai chẳng nhân pháp này,
Mà được thành Bồ-đề.
 
Chỉ trừ người đốn giác,
Cùng pháp chẳng tùy thuận,
Tất cả các Bồ-tát,
Và chúng sanh đời sau.
 
Thường gìn giữ luân này
Tùy thuận siêng tu hành
Nương đại bi của Phật
Không lâu chứng Niết-bàn.
 
Chương 9 :  Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng.
                                  Tịnh Nghiệp ông nên biết,
Tất cả các chúng sanh,
Đều do chấp ngã ái,
Luân hồi từ vô thủy.
Chưa trừ được bốn tướng,
Chẳng được thành Bồ-đề,
Yêu ghét sanh nơi tâm,
Siểm khúc còn các niệm.
Cho nên nhiều mê muội,
Không vào được thành Giác,
Nếu hay về cõi ngộ,
Trước dẹp tham sân si.
 
Ái chẳng còn nơi tâm,
Dần dần sẽ thành tựu,
Thân ta vốn chẳng có,
Yêu ghét từ đâu sanh.
 
Người này cầu thiện hữu,
Trọn chẳng rơi tà kiến,
Chỗ cầu riêng sanh tâm,
Cứu kính chẳng thành tựu.
 
Chương 10 :  Bồ-tát Phổ Giác.

Phổ Giác ông nên biết,
Những chúng sanh đời sau,
Muốn cầu thiện tri thức,
Nên cầu người chánh kiến.
 
Tâm xa lìa Nhị thừa,
Trong pháp trừ bốn bệnh,
Là Tác, Chỉ, Nhậm, Diệt,
Thân cận không kiêu mạn.
 
Xa lìa không sân hận,
Thấy các thứ cảnh giới,
Tâm phải sanh hi hữu,
Xem như Phật ra đời.
 
Không phạm điều trái luật,
Giới căn hằng thanh tịnh,
Độ tất cả chúng sanh,
Rốt ráo vào Viên Giác.
 
Không có tướng ngã nhân
Nên y chánh trí tuệ
Liền được khỏi tà kiến
Chứng giác Bát Niết-bàn.
 
Chương 11 :  Bồ-tát Viên Giác.
                                  Viên Giác ông nên biết,
Tất cả các chúng sanh,
Muốn cầu Vô thượng đạo,
Trước nên kết ba kỳ.
 
Sám hối nghiệp vô thủy,
Qua hai mươi mốt ngày,
Sau đó chánh tư duy,
Nếu không phải chỗ nghe.
 
Rốt ráo chẳng nên chấp,
Xa-ma-tha rất tịnh,
Tam-ma chánh nhớ nghĩ,
Thiền-na rõ Sổ tức.
 
Ấy gọi ba Tịnh quán,
Nếu siêng năng tu tập,
Ấy gọi Phật xuất thế,
Độn căn chưa thành tựu.
 
Tâm thường siêng sám hối,
Tất cả tội vô thủy,
Các chướng nếu tiêu diệt,
Cảnh Phật liền hiện tiền.
 
Chương 12 :  Bồ-tát Hiền Thiện Thủ.
       
Kinh Viên Giác xác định Viên Giác tính(= Duyên khởi tính) có tầm rộng lớn, bao trùm vũ trụ, vượt qua mọi không gian và thời gian.
 
2. Pháp tu Chỉ-Quán-Thiền.
[Trích Chương 8: BỒ-TÁT BIỆN ÂM Thưa Hỏi]
- Nếu chư Bồ-tát trước giữ tâm thật lặng lẽ, do tâm lặng lẽ nên trí tuệ chiếu soi các pháp như huyễn, liền khởi hạnh Bồ-tát. Gọi vị Bồ-tát này trước tu Chỉ sau tu Quán.
- Nếu Bồ-tát dùng trí tuệ yên tĩnh, chứng được Thể tánh thật lặng lẽ, liền đoạn các phiền não, thoát khỏi sanh tử. Gọi vị Bồ-tát này trước tu Chỉ sau tu Thiền.
- Nếu Bồ-tát dùng trí tuệ lặng lẽ lại hiện ra mọi sức biến hóa độ chúng sanh, sau mới đoạn phiền não, rồi vào chỗ tịch diệt. Gọi Bồ-tát này trước tu Chỉ, giữa tu Quán sau tu Thiền.
- Nếu các vị Bồ-tát dùng sức thật lặng lẽ đoạn các phiền não, sau khởi các diệu hạnh thanh tịnh để độ chúng sanh. Gọi Bồ-tát này trước tu Chỉ, giữa tu Thiền, sau tu Quán.
- Nếu những vị Bồ-tát dùng sức thật lặng lẽ tâm đoạn phiền não, sau lại dựng lập thế giới độ chúng sanh. Gọi Bồ-tát này trước tu Chỉ đồng thời tu Quán và Thiền.
- Nếu những vị Bồ-tát dùng sức thật lặng lẽ giúp phát khởi biến hóa, sau đoạn phiền não. Gọi vị Bồ-tát này đồng tu Chỉ và Quán, sau mới tu Thiền.
- Nếu những vị Bồ-tát dùng lực dụng thật lặng lẽ để giúp cho sự tịch diệt, sau khởi ra tác dụng, biến hóa thế giới. Gọi Bồ-tát này đồng thời tu Chỉ và Thiền, sau mới tu Quán.
- Nếu các vị Bồ-tát dùng sức biến hóa ra các thứ tùy thuận chúng sanh mà vẫn giữ (tâm) thật lặng lẽ. Gọi Bồ-tát này trước tu Quán, sau tu Chỉ.
Nếu những vị Bồ-tát dùng sức biến hóa các thứ cảnh giới mà vẫn giữ tịch diệt. Gọi Bồ-tát này trước tu Quán, sau tu Thiền.
- Nếu các vị Bồ-tát dùng sức biến hóa làm các Phật sự, an trụ trong lặng lẽ mà đoạn phiền não. Gọi Bồ-tát này trước tu Quán, giữa tu Chỉ và sau tu Thiền.
- Nếu các vị Bồ-tát dùng sức biến hóa làm các việc vô ngại, đoạn các phiền não rồi an trụ chỗ thật lặng lẽ. Gọi Bồ-tát này trước tu Quán, giữa tu Thiền và sau tu Chỉ.
- Nếu các vị Bồ-tát dùng sức biến hóa làm các phương tiện tác dụng rất lặng lẽ tịch diệt, cả hai đều tùy thuận. Gọi Bồ-tát này trước tu Quán, đồng thời tu Chỉ và Thiền.
- Nếu những Bồ-tát dùng sức biến hóa khởi các công dụng giúp cho tâm thật lặng lẽ, sau mới đoạn phiền não. Gọi Bồ-tát này đồng tu Quán và Chỉ, sau mới tu Thiền.
- Nếu các Bồ-tát dùng sức biến hóa giúp cho tịch diệt, rồi sau trụ chỗ thanh tịnh mà không khởi tĩnh lự. Gọi Bồ-tát này đồng tu Quán và Thiền, sau mới tu Chỉ.
- Nếu các vị Bồ-tát dùng sức tịch diệt mà khởi hạnh thật lặng lẽ, rồi an trụ nơi thanh tịnh. Gọi Bồ-tát này trước tu Thiền, sau mới tu Chỉ.
Nếu những vị Bồ-tát dùng sức tịch diệt mà khởi tác dụng, ở trong tất cả cảnh lặng lẽ khởi dụng tùy thuận. Gọi Bồ-tát này trước tu Thiền, sau mới tu Quán.
- Nếu các Bồ-tát dùng sức thật lặng lẽ, các thứ Tự tánh, an trụ nơi tĩnh lự mà khởi pháp biến hóa. Gọi Bồ-tát này trước tu Thiền, giữa tu Chỉ, rồi sau mới tu Quán.
- Nếu những vị Bồ-tát dùng sức tịch diệt của Tự tánh vô tác, ở cảnh giới thanh tịnh khởi tác dụng, rồi trở về chỗ tĩnh lự. Gọi Bồ-tát này trước tu Thiền, giữa tu Quán, sau mới tu Chỉ.
- Nếu những vị Bồ-tát dùng các thứ thanh tịnh của sức tịch diệt mà trụ ở chỗ tĩnh lự, rồi khởi biến hóa. Gọi Bồ-tát này trước tu Thiền đồng thời tu Chỉ và Quán.
- Nếu những vị Bồ-tát dùng sức tịch diệt giúp cho thật lặng lẽ rồi khởi biến hóa. Gọi Bồ-tát này đồng thời tu Thiền và Chỉ, sau đó mới tu Quán.
- Nếu những vị Bồ-tát dùng sức tịch diệt giúp cho biến hóa mà khởi trí tuệ lặng lẽ trong sáng. Gọi Bồ-tát này đồng thời tu Thiền và Quán, sau đó tu Chỉ.
- Nếu các vị Bồ-tát dùng tuệ Viên giác, viên hợp tất cả nơi các tánh tướng không lìa Tánh giác. Gọi Bồ-tát này viên tu ba thứ Tự tánh thanh tịnh tùy thuận.

Này thiện nam, như thế gọi là hai mươi lăm luân của Bồ-tát. Tất cả Bồ-tát nên như thế mà tu hành. Nếu các Bồ-tát và chúng sanh đời sau y theo những luân ấy, gìn giữ phạm hạnh, lặng lẽ tư duy thành tâm sám hối, trải qua hai mươi mốt ngày, nơi hai mươi lăm luân này, mỗi cái ghi ra để trên bàn chí tâm nguyện cầu, rồi tay bốc lên một cái, tùy theo cái đó mở ra, liền biết (căn cơ) mình thuộc đốn hay tiệm. Nếu còn một niệm nghi hối thì chẳng thành tựu.                            
 

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!


***


Huy Thai gởi