Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
Sơ nét tìm hiểu về Nghiệp

(2020)



Kamma - Karma



***


NỘI DUNG                                                         

1.  Khái niệm về Nghiệp :                                                                                   
1.1. Nghĩa chung của chữ Nghiệp.       
1.2. Nghĩa chính của chữ Nghiệp trong đạo Phật.

                    1) Luật Nghiệp Báo (= Luật Nhân Quả).
                  2) Ý nghĩa của Nghiệp và Tội.
1.3. Định nghiệp.
1.4.Bất định nghiệp.                                                                                                      
1) Bất Định Nghiệp từ hành động vô tình.
2) Bất Định Nghiệp từ hành động của bậc giác ngộ.
=>  Duy tác và Chuyển Nghiệp.                
2.  Phân loại Nghiệp theo tính chất:                                                          
2.1. Nghiệp theo tính chất định tính.                                                  
1)  Nghiệp nhân     2) Nghiệp duyên     3) Nghiệp quả.                   
2.2. Nghiệp theo tính chất định lượng.
1) Nghiệp nhẹ (= khinh Nghiệp)    
2) Nghiệp nặng (= trọng Nghiệp).                         
2.3. Nghiệp theo tính chất không gian.                                      
1) Nghiệp thân       2) Nghiệp khẩu          3) Nghiệp ý.                             
2.4. Nghiệp theo tính chất thời gian.                                                                    
1) Nghiệp cũ               2) Nghiệp mới.
2.5. Nghiệp theo tính chất đạo đức.                                                            
1)  Nghiệp thiện (lành)     2) Nghiệp ác (dữ).     
3.  Phân loại Nghiệp theo theo bộ Vi Diệu Pháp Yếu Nghĩa
3.1. Về phương diện phận sự của Nghiệp.                                                                             
1) Sinh nghiệp (Janaka-kamma):           
2) Trì nghiệp (Upatthambhaka-kamma)
3) Chướng nghiệp (Upapīḷaka-kamma)
4) Đoạn nghiệp (Upaghātaka-kamma).
3.2. Về phương diện năng lực của Nghiêp báo (quả báo).     
1) Cực trọng nghiệp (Garuka-kamma)   
2) Cận tử nghiệp (Āsannaka-kamma)
3) Tập quán nghiệp (Ācinna-kamma)      
4) Tích lũy nghiệp (Kaṭattā-kamma)
          3.3. Về phương diện thời gian Nghiệp báo ứng.
                    1) Hiện báo nghiệp (Diṭṭhadhammavedanīya-kamma)        
2) Sanh báo nghiệp (Upapajjavedanīya-kamma)
                  3) Hậu báo nghiệp          (Aparāpariyavedanīya-kamma)   
4) Vô hiệu nghiệp (Ahosikamma)
          3.4. Về phương diện cảnh giới của Nghiệp.
                    1) Dục giới bất thiện nghiệp (Kāmāvacara-akusala-kamma).
                  2) Dục giới thiện nghiệp (Kāmāvacara-kusala-kamma).
                  3) Sắc giới thiện nghiệp (Rūpāvacara-kusala-kamma).
                  4) Vô sắc giới thiện nghiệp (Arūpāvacara-kusala-kamma)   
4.  Chu trình Nghiệp và các mối tương quan :                                                      
4.1.  Thập Nhị Nhân Duyên và chu trình Nghiệp.            
4.2.  Định mệnh và Định nghiệp (các chu trình Nghiệp).         
5.  Vài nhận thức và kinh nghiệmvề Nghiệp:                                                        
5.1. Nghiệp qua một số kinh luận và trí giả.
5.2  Biểu hiện của Nghiệp vào cuối kiếp người.  
Bài đọc thêm
1/. Trích kinh Tiểu nghiệp phân biệt& kinh Đạinghiệp phân biệt.
2/. Trường cửu thí(Thāvaradāna).
3/. Sự sống qua ẩn dụ 4 bà vợ.
NBS : Minh Tâm(10/2010;9/2020)
 
 
1.  Khái niệm về Nghiệp 
         
1.1. Nghĩa chung của chữ Nghiệp.
Nghiệplà từ gốc Hán, có những nghĩa sau:
- Danh từ:
1)Việc làm, ngành nghề.  Như  nông nghiệp農業: nghề nông,  thương nghiệp 商業: ngành buôn bán.
2)Thành quả, của cải, công tích. Còn nói là sự nghiệp 偉業
Như  sản nghiệp產業của cải làm ra,  gia nghiệp 家業của cải trong nhà,tổ nghiệp 祖業công tích của tổ tiên.
Trong điều Giác ngộ thứ ba của kinhBát Đại Nhân Giác,có viết:“Duy tuệ thị nghiệp ”,  có nghĩa:  Trí tuệ  là sự nghiệp trên hết  hay  Tuệ giác là thành quả trên hết của việc tu học Phật.
3)Hành động, ý tưởng cho hành động (thuật ngữ Phật giáo). Như  Tam nghiệp三業là ba thứ hành động từ thân, miệng và ý.  
- Thân nghiệp身業hành động bởi thân làm ra. 
- Khẩu nghiệp口業hành động bởi miệng làm ra.
- Ý nghiệp 意業ý tưởng mong muốn hành động.
- Túc nghiệp 宿業 hành động từ kiếp trước làm ra.
Nghĩa của Nghiệp trong đạo Phật còn có thể chỉ ra:
- Nguyên nhânKết quả (Nhân Quả 因果) của hành động:  Như Nghiệp nhân 業因  và Nghiệp quả 業果(hay Nghiệp báo 業報).

- Thói quen tức động lực của hành động: Như Nghiệp lực 業力.


 
    
 
         
- Động từ, có nghĩa là hành động, làm việc, làm nghề. Như: nghiệp nông 業農làm nghề nông, làm ruộng.
Có nhiều giả thuyết cho rằng khái niệm về Nghiệp đã được hình thành rất sớm, đó là lúc sau khi bộ tộc du mục da trắng Aryan xâm chiếm Ấn Độ (# 5000 tCN). Bộ tộc Aryan được xem như đã khai sanh ra nền văn hóa Ấn, họ rất thích tư duy, và để ổn định việc định cư nơi sông Hằng (Ganges ), họ đã tổ chức một xã hội gồm 4 giai cấp :  
          + Bà La Môn:  Là giai cấp tăng lữ quản trị văn hóa, giáo dục, lễ nghi tôn giáo.
+ Sát Đế Lợi:  Là giai cấp cai trị, nắm giữ chánh quyền, quản trị an ninh xã hội.                                      
+ Tỳ Xá:  Là giai cấp quản trị kinh tế gồm sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và trao đổi thương nghiệp.                                                         
+ Thủ Đà La:  Là giai cấp nô lệ (dân bản xứ) phục dịch cho ba giai cấp nói trên.                                             

Văn học tiền Phật giáo của Bà La Môn nơi kinh Isa Upanisad cho thấy rằng chữ “Nghiệp” dùng để chỉ cho lễ nghi tôn giáo (religious ceremonies) hay nghiệp vụ xã hội (social profession).                                       
Văn học Pali của Phật Giáo Nguyên Thủy nơi kinh Mangala, chữ kamma được chỉ là nghiệp vụ với sự khuyến dạy đạo đức kèm theo, nói lên Chánh mạng (正命;  P: Sammā-ājīva;  S: Samyag-ājīva;  E: Right livehood). Vì thế, chữ Nghiệp nơi đây của Phật giáo cận nghĩa với chữ Nghiệp tiền Phật giáo.

1.2. Nghĩa chính của chữ Nghiệp trong đạo Phật.


 

Karma in Buddhism- Wikipedia

 Nghiệp (Phật giáo)– Wikipedia tiếng Việt

1) Luật Nghiệp Báo(= Luật Nhân Quả).
Trong văn học Phật giáo, Nghiệp (;  P: Kamma, S: Karma) hàm chứa một nội dung sâu rộng với sự lý giải các trạng tướng về sự sống và hoạt động của chúng sinh hữu tình, đặc biệt là con người.  Nội dung của Nghiệp được đặt trên nền tảng của chân lý khách quan Duyên khởi, được cụ thể là luật Nhân-Quả 因果(= Nhân-Duyên-Quả 因緣果;  E: Law of Cause and Effect)do đức Phật Thích Ca chứng ngộ khám phá ra.
Trongkinh Tăng Nhất A Hàm hay kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara-nikāya VI) có ghi: “Như Lai xác nhận chính tác ý(= tư tác: P;S: cetanā;  E: volition, intention) là gốc của Nghiệp. Bởi có ý muốn làm mới có hành động bằng thân-khẩu-ý”. 
Như vậy, Nghiệp hình thành từtác ý, đó là ý chí (will), là ý muốn (desire, volition), là ý định (intent, intention), là mong muốn hành động, thuộc Hành uẩn (行蘊;  P: Saṅkhāra-khandha;  S: Saṁkhāra-skandha).
Theo đó, luật Nghiệp Báo 業報làcách nói về đạo đức của luật Nhân-Quả  đối với hành động thiện hay bất thiện. Trong đó:
- Nghiệp : Là hành động có tác ý, 
- Báo:  Là đền trả một cách công bằng, không tiêu mất khi đủ nhân duyên. 
-------------
Chú thích:
Báo chia làm ba thứ: hiện báo, sinh báo và hậu báo.
- Hiện báo (現報;  E: Immediate retribution)là quả báo trong hiện tại, do những hành động tốt hay xấu mình đã làm ra.
- Sinh báo (生報;  E: Life’s retribution)là quả báo mình phải chịu trong đời sau. Do hành động tốt hay xấu của ba nghiệp, đến đời sau mới chịu quả báo.
- Hậu báo (後報;  E: Future retribution)là qua nhiều đời kiếp mới chịu quả báo.
Theo Phật giáo, Nghiệp báo không phải là định mệnh, vì vậy luật Nghiệp báo không cố định mà thường được xem như là những khuynh hướng, như:
- TrongTiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt (Cūḷa Kamma VibhaṅgaSutta) nói rằng: “Một nghiệp nhân thiện có khuynh hướng đem lại một nghiệp quả lành, một nghiệp nhân bất thiện có khuynh hướng đưa đến một nghiệp quả dữ.
- TrongTương Ưng Bộ kinh, đức Phật cho biết: “Không có người nào hay thực thể nào nằm đàng sau tiến trình 5 Uẩn, 12 Nhân Duyên. Cũng không có cá nhân nào đi tái sinh mà chỉ có dòng Nghiệp báo trôi chảy triền miên. Đức Phật là người đã thoát ra khỏi dòng Nghiệp báo qua tỉnh thức:Như Lai không bước tới, Như Lai không dừng lại, Như Lai thoát khỏi bộc lưu
- TrongTrung Bộ kinh (Majjhima Nikāya), đức Phật có dạy rằng: “Con người là chủ nhân của Nghiệp; là kẻ thừa tự Nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; Nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa” . 
2) Ý nghĩa của Nghiệp và Tội.
Trongkinh Dīgha Nikāya(Trường Bộ) có ghi lại trường hợp một vị đạo sĩ, thuộc đạo Jain mà thời đó gọi là Nigantha, đến yết kiến Đức Phật. Dưới đây là một mẫu đối thoại trong Trường Bộ Kinh:
"Sau khi đạo sĩ Dīghā chào hỏi Đức Thế Tôn và an tọa, Đức Phật hỏi đạo sĩ:
- Nầy đạo sĩ, trong đạo Nigantha, vị giáo chủ Nātaputta dạy có bao nhiêu loại Nghiệp?
- Bạch đức Gotama, trong đạo của chúng tôi, vị giáo chủ Nātaputta không hề nói đến cái Nghiệp nhưng chỉ dạy về cái tội mà thôi.
- Vậy có bao nhiêu thứ tội?
- Bạch Ngài, tội có ba loại: tội do thân, do khẩu và do ý.
- Trong ba tội ấy tội nào nặng hơn hết?
- Bạch Ngài, chính tội của thân nặng hơn cả.
Sau khi xác nhận ba lần như thế, đạo sĩ Dīgha hỏi lại Đức Phật:
- Bạch đức Gotama, còn theo giáo pháp của Ngài có mấy thứ tội?
- Nầy đạo sĩ, trong giáo pháp của Như Lai không hề nói đến tội, nhưng chỉ nói về Nghiệp mà thôi.
- Bạch Ngài, vậy có bao nhiêu thứ Nghiệp?
- Nghiệp cũng có ba loại: Nghiệp thân, Nghiệp khẩu và Nghiệp ý.
- Bạch Ngài, trong ba loại nghiệp ấy, loại nào quan trọng nhất?
- Nầy đạo sĩ, chính Nghiệp ý là quan trọng nhất".
Qua đoạn kinh trên, chúng ta thấy chủ trương về nghiệp giữa Phật giáo và đạo Jain không hoàn toàn giống nhau. Phật giáo xem hành động có chủ ý mới tạo Nghiệp, một đàng cho rằng dù vô tình hay cố ý vẫn có giá trị thiện ác như nhau. Hai quan điểm như thế không thể bị đồng hóa, giống nhau được.

1.3. Định Nghiệp
Định Nghiệp (定業;  E:fixed kamma):  Là hành động tạo Nghiệp nhất định phải bị báo ứng theo luật Nhân-Quả chứ không thể nào tránh khỏi.
Đây là hành động, là việc làm của chúng sinh được tác ý từ khối tâm chấp ngã, mê lầm nơi chính mình. Ý tưởng về một hành động luôn được dấy khởi và huân tập thành tiềm lực thúc đẩy thực hiện gọi là Nghiệp lực 業力(tiềm lực tạo hành động theo ý chí, ý muốn: latent power of  kamma).  Hành động sau khi thực hiện sẽ có một hiệu ứng phản hồi (reactive effect) về chính tác nhân ban đầu, tạo thành một chu trình (cycle). Hình ảnh cùa chu trình này gần như một boomerang của thổ dân châu Úc, và hiệu ứng của nó tựa như nguyên lý lực và phản lực (action, reaction ) của ngành Vật lý Cơ học.
 
 
 
Action and Reaction Forces: Law & Examples - Video & Lesson ...
 
Chữ Nghiệp từ đây được hiểu như là Định Nghiệp, là chu trình diễn biến khép kín khởi từ tác động của con người ra môi trường bên ngoài và chịu sự phản hồi tất yếu từ môi trường bên ngoài vào chính mình, tạo thành một trạng tướng mới nơi con người trong cuộc sống. Chu trình diễn biến khép kín này gọi là Chu trình Nghiệp diễn biến theo tiến trình Nhân-Duyên-Quả  theo sơ đồ sau:     

 
                                                                            
1.4. Bất định Nghiệp 

Bất Định Nghiệp(不定業;  E: non-fixed kamma):  Là Nghiệp có thể được thấy dưới 2 dạng sau, đó là:
- Nghiệp có thể tránh được, hoặc Nghiệp chuyển từ nặng thành nhẹ (do tu tập), hay Nghiệp chuyển quả báo sớm thành ra quả báo muộn.
- Nghiệp không hình thành do hành động vô tình (không có ý thức cố tâm), hay hành động của bậc giác ngộ.

1) Bất Định Nghiệp từ hành động vô tình:
Một hành động vô tình, vô ý không phải tạo Nghiệp (kể cả trường hợp người bị bệnh tâm thần).
Đối với một người theo Ấn Độ giáo hay Kỳ Na giáo, một hành động vô ý đạp chết một động vật, người ấy đã tạo nên một Nghiệp xấu, nhưng đối với một người Phật tử, thì hành động ấy không tạo Nghiệp, vì không có ý định giết hại. Đây là sự khác biệt căn bản của Phật giáo đối với các tôn giáo khác về Nghiệp.
Trong Atthasālini (Chú giải bộ Pháp Tụ) phân định rất rõ ràng 5 điều kiện hội đủ để phạm tội sát sinh tạo Nghiệp:
1) Người hay vật có thức tánh (còn sống).  
2) Biết rằng người hay vật ấy còn sống.        
3) Có ý muốn sát hại.    
4) Cố gắng sát hại.       
5) Người hay vật ấy chết do hành động cố sát.


Ví dụ 1:  Một người thông thường trong xã hội chưa thể bị ghép tội sát nhân khi người này mới có ý định đó. Tuy nhiên theo điều kiện thứ ba, ý định này là điều kiện chủ yếu đủ để cấu thành Nghiệp.
Ví dụ 2:  Một hành động vô ý có thể gây nên một án mạng, thì đó không phải là tội cố sát, mà chỉ có tội ngộ sát thôi, nên không tạo Nghiệp.

Những biểu hiện qua khẩu (miệng) cũng vậy, phải đòi hỏi những điều kiện tương tự mới cấu thành Nghiệp được. Nói chung, Nghiệp được dùng trong Phật giáo để chỉ những hành động cố ýqua thân, khẩu,ý(có thể đồng thời cả ba), và được thẩm định đạo đức thiện-ác của những hành động cố ý này.

2) Bất Định Nghiệp từ hành động của bậc giác ngộ.
Đây là hành động, là việc làm của các bậc giác ngộ-giải thoát, được tác ý trên nền tảng của tâm vô ngã, nghĩa là hành động nhập thế được ứng xử với đầy đủ tính chất đạo đức Từ bi-Trí tuệ của đạo Phật, là hành động có tình-có lý,  nhưng  đó là thứ tình cảm không trói buộc, là thứ lý trí không vướng mắc từ nhận thức chân lý Duyên khởi – tất cả đều tương đối và tùy duyên.
Do đó sau mỗi hành động, mỗi việc làm đem lại lợi ích cho chúng sinh, nội tâm thanh tịnh của bậc giác ngộ sẽ tự làm rơi rụng những gì đã là. Vì vậy mọi hành động của các bậc giác ngộ-giải thoát không bị chúng ràng buộc và thường được gọi là duy tác(P:  kiriyā;  S: kriyā;  E: only-action).                   
Trong kinh Lăng Già có ghi: “Trong suốt 45 năm thuyết pháp, Như Lai chưa từng nói lời nào”.
Trong kinhBát Đại Nhân Giác,có viết:“Duy tuệ thị nghiệp唯慧是業”,  có nghĩa  “Trí tuệ  là sự nghiệp trên hết  hay  Tuệ giác là thành quả trên hết của việc tu học”, đã cho chúng ta hiểu rằng có sự chuyển hóa từ  Mê nghiệp của chúng sinh tới  Tuệ nghiệp của bậc giác ngộ.
Theo đó, tu để chuyển Nghiệpkhông gì khác hơn là rèn luyện nhận thức sâu sắc chân lý Duyên khởi. Nhận thức chân lý này là phương tiện giúp hành giả thực hành duy tác, vượt thoát mọi trói buộc của Nghiệp, cho dù đó là Nghiệp thiện hay Nghiệp bất thiện.    
Xem thêm
- Nghiệp (Thích Tâm Thiện)
- Nghiệp Báo (HT. Thích Thanh Từ)   
- Mười Nghiệp Lành (HT. Giới Đức)   
- Nghiệp là gì ? - vomonthientu.org
- Nghiệp Là Gì? — Study Buddhism
- Nghiệp là gì ? - Trúc Lâm Thiền Viện
- Định nghiệp và bất định nghiệp| ĐÀM LINH THẤT
- Nghiệp là gì ? - Nguyên Phước - Chim Việt Cành Nam
- Thế nào gọi là chuyển nghiệp? -Chùa Quang Minh
- Nghiệp báo-nguồn gốc của nghiệp là gì? - Phật Giáo Nguyên Thủy
- Con người là chủ nhân của nghiệp và thừa tự của nghiệp - Phật Học ...
 
 
VIDEO
- Thế Nào Là Cận Tử Nghiệp
- Nghiệp là gì ?HT. Thích Giác Hạnh
- Hóa giải nghiệp chướng- Thích Nhật Từ
- Sám hối nghiệp chướng- Thích Nhật Từ
- Nghiệp Khổ Từ Đâu Ra || Thích Phước Tiến
- Nghiệp Và Nguyện(Vấn Đáp) - Thích Pháp Hòa
- Nhân quả, nghiệp báo và cách hóa giải- Thích Nhật Từ
- NGHIỆP BÁO Có thay đổi được không?- THÍCH THIỆN THUẬN
 

2.  Phân loại Nghiệp theo tính chất.
         
Có nhiều cách phân loại Nghiệp, điển hình Nghiệp có thể được phân loại theo các tính chất cơ bản sau :                               
+ Tính chất định tính :    Có 3 yếu tố  nhân—duyên—quả.                         
+ Tính chất định lượng : Có 2 yếu tố  nhẹ—nặng (khinh—trọng).                        
+ Tính chất không gian :           Có 3 yếu tố  thân—khẩu—ý.                                          
+ Tính chất thời gian :    Có 2 yếu tố  cũ—mới.                                                     
+ Tính chất đạo đức :       Có 2 yếu tố  thiện—ác (lành—dữ).                         
2.1. Nghiệp theo tính chất định tính: Diễn tả một chu trình Nghiệp, gồm 3 loại:                 
1) Nghiệp nhân(kamma-cause):  Đây là lúc khởi đầu của chu trình Nghiệp.Hành động từnơi thân-khẩu-ý của mìnhđến sự vật ngoài mình,được gọi là Biệt nghiệp (individual kamma). Nếu độnglực xuất phát  từ thói quen thì Nghiệp nhân được gọi là Tập quán nghiệp (habit kamma).            
 2) Nghiệp duyên(kamma-condition):  Đây là nguồn động lực bên ngoài có tác động làm tăng hay giảm cường lực của Nghiệp nhân như:                           
- Động lực từ thiên nhiên, xã hội, giáo dục, gia đình (bao gồm tính di truyền)… tác động lên,được gọi là Cộng nghiệp (communal kamma).                                                                                                             
- Động lực từ hoàn cảnh lúc chết như thanh thản hay nuối tiếc, xả ly hay chấp thủ khiến người chết “vui hay buồn”, được gọi là Cận tử nghiệp(near-death kamma, death-proximate kamma).
          3) Nghiệp quả(kamma-effect):  Đây là lúc kết thúc của chu trình Nghiệp, con người buộc nhận chịu sự việc có tính chất chung của nghiệp nhân và nghiệp duyên, còn gọi là Dị thục quả (異熟果;  P: Vipāka-vatta;   S: Vipāka-phala), với các tính chất tốt (lành, may) hay xấu (dữ, rủi),  nặng (nhiều) hay nhẹ (ít). Tuy nhiên Nghiệp quả cũng có thể hoán chuyển do những phát nguyện hồi hướng, nhưng thường chỉ có thể có nơi Nghiệp quả tốt.

2.2. Nghiệp theo tính chất định lượng: Diễn tả cường lực của Nghiệp, gồm 2 loại.                                     
 1) Nghiệp nhẹ(petty kamma) cường lực của Nghiệp tác động không ảnh hưởng nhiều và không thường xuyên đối với môi trường bên ngoài.                     

2) Nghiệp nặng(weighty kamma) cường lực của Nghiệp tác động ảnh hưởng lớn dù là một lần hoặc nhiều lần,cho dù đó là ảnh hưởng nhỏ đối với môi trường bên ngoài.   
Ví dụ:                                                 
- Nghiệp dữ nặng khi hành xử xấu với đối tượng có ân sâu nghĩa nặng với mình như cha hay mẹ, hoặc với đối tượng có đạo cao đức trọng và thường được gọi là Cực trọng nghiệp (Garuka-kamma) với 5 sự việc sau:  
1- Giết cha.  2- Giết mẹ.  3- Giết  Alahán.  4- Phá hòa hợp Tăng.  5- Làm thân Phật ra máu(ngày nay được xem là phá chùa, phá tượng thờ).  Ngược lại, nhiều Nghiệp lành khi có sự hành xử  tốt với các đối tượng trên.                       
- Nghiệp dữ nặng với đối tượng hành nghề sát sanh… và nhiều Nghiệp lành với đối tượng hành nghề mang tính phổ biến đạo đức rộng rãi đến số đông người như thầy tu, thầy giáo …                   
- Nghiệp lành được nhiều nếu hành trì các việc tốt có sự định hướng chọn lọc  như  Ngũ đại thí (giữ Ngũ giới), Trường cửu thí (Xem “Bài đọc thêm”)….   

2.3. Nghiệp theo tính chất không gian:  Diễn tả những nơi mà từ đó con người có sự hoạt động tạo nghiệp, gồm 3 loại.                                      
1)Nghiệp thân(body-kamma) :  nơi thân con người  hình thành hành vi tác động trên sự vật bên ngoài,  có 3 loại hành vi thuộc  thân được  xem là quan trọng tạo nghiệp xấu nặng hay tạo nghiệp tốt nhiều như  sau :                                     
+ Trên mạng sống:   hủy diệt  hay  bảo vệ.                                                           
+ Trên tài lợi:  chiếm hại  hay  tôn trọng.                                                                 
+ Trên tình cảm (gia đình):   phá vỡ  hay  xây dựng.                    
 2) Nghiệp khẩu(speech-kamma) : nơi thân con người hình thành lời nói tác động trên sự vật bên ngoài, có 4 loại nói được xem  là quan trọng đối với việc tạo nghiệp xấu hay tốt như sau :
+ Trên lẽ thật:  sai  hay  đúng.                                                                                
+ Trên thái độ :  hung hãn  hay  ôn hòacộc cằn  hay  dịu dàngrủa xả  hay  nhã nhặn.                      
+ Trên tài lợi :   lường gạt, vu oan  hay  trung thực.                                                        + Trên tinh cảm :  ly gián (2 lưỡi)  hay  hòa hợp.                                   
 
3) Nghiệp ý(mind-kamma) :  nơi thân con người  hình  thành ý thức  trên sự vật bên ngoài, có 3 loại ý đươc  xem là quan trọng đối với việc tạo nghiệp xấu hay tốt như sau :                                  
+ Trên  thuận cảnh :  tham dục  hay  từ bi.                                                                + Trên  nghịch cảnh :  sân hận  hay  từ bi.                                                                 + Trên  nhận thức :         si mê  hay  trí tuệ.                                                  
Tổng cộng có 10 hành vi quan trọng thể hiện đạo đức, quyết  định tình trạng sống xấu hay tốt,  khổ đau hay hạnh phúc nơi con người, và được gọi là Thập ác nghiệp  hay  Thập thiện nghiệp.  

2.4. Nghiệp theo tính chất thời gian: Diễn tả thời điểm xuất  hiện chu trình nghiệp, gồm 2  loại.                                                                         
1) Nghiệp cũ(old kamma) :  đó là chu trình nghiệp bắt đầu hình thành từ một trong các kiếp sống quá khứ  và quả trổ của nó có thể là trong kiếp sống hiện tại hay trong các kiếp sống tương lai.                                           
 
2) Nghiệp mới(new kamma):  Đó là chu trình nghiệp bắt đầu hình thành từ kiếp sống hiện tại và quả trổ của nó có thể có ngay trong kiếp sống hiện tại hay trong các kiếp sống tương lai.                                                                
- Nghiệp quả hiện tại được gọi là  Hiện báo nghiệp (present effect karma).                 - Nghiệp quả kiếp sau được gọi là  Sinh báo nghiệp (rebirth effect karma).     - Nghiệp quả các kiếp tương lai gọi là  Hậu báo nghiệp (futur effect karma).

2.5. Nghiệp theo tính chất đạo đức:  Diễn tả tính thiện-ác, lành-dữ, tốt-xấu của chu trình  Nghiệp  tuân theo  nguyên lý đạo đức  của Phật giáo, gồm 2 loại.
1) Nghiệp thiện(good  kamma):  Đó là chu trình Nghiệp mà bắt đầu với tác ý hướng thiện, làm lợi ích cho mình và cho sự vật bên ngoài mình.           
2) Nghiệp ác(bad kamma):  Đó là chu trình Nghiệp mà bắt đầu là tác ý hướng ác, hoặc là làm lợi mình mà hại sự vật bên ngoài, hoặc là làm hại mình mà lợi sự vật bên ngoài, hoặc cả hai  là mình và sự vật bên ngoài đều bị hại.

 

Trở lại với Thập thiện nghiệpThập ác nghiệp  bằng giải thích cụ thể hơn:
+ Trên mạng sống:  Tôn trọng và bảo vệ mạng sống của mình và người  là thiện, hủy diệt mạng sống của mình (tự tử trước nghịch cảnh…) hay của người (bức tử người do quyền,do lợi hay do sân hận…) hay cả mình lẫn người (bức tử người, sau đó tự tử do si mê về nhận thức hay sân hận về tình cảm…) là ác.                 
+ Trên tài sản:  Tôn trọng tài sản hay lợi ích của mình, của người hay của công là thiện, chiếm lấy hay phá hại tài lợi của mình hoặc của người hoặc của mình và người hay của công (hoang phí, lấy cắp, phá hoại…) là ác.          
+ Trên tình cảm (gia đình):  Tôn trọng và xây dựng, tạo sự hòa hợp tình cảm gia đình của mình, của người  là thiện. Ngược lại làm hại, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình của mình, của người (tạo xung đột, tà hạnh…) là ác.                    
+ Trên  4 loại lời nói :  – Đúng lẽ thật.  – Ôn hòa, dịu dàng, nhã nhặn.  – Trung thực.  – Hòa hợp …  làm lợi mình, lợi người  là thiện.  Ngược lại nói :  - Sai lẽ thật.  – Hung hãn, cộc cằn, rủa xả.  -  Lường gạt, vu oan.  – Ly gián… là ác.         
+ Trên nhận thức:  – Từ bi (bố thí, khoan dung…) – Trí tuệ ( nhận thức đầy đủ và đúng đắn…) làm lợi mình, lợi người  là thiện.  Ngược lại  ý thức  chấp thủ (tham, sân) hay si mê (nông cạn, sai lầm…) làm hại mình, hại người … là ác.     
Trong Thập thiện nghiệp hay Thập ác nghiệp chỉ đề cặp nơi cá nhân trực tiếp thực  hiện, còn gián tiếp  có đến 3.  Do đó hành vi lại có thể  nhân rộng ra là  Tứ thập thiện nghiệp  và  Tứ  thập ác nghiệp  (tức 40 Nghiệp thiện và 40 Nghiệp ác) như sau:
           1/ Mình (cá nhân)                             Thập thiện nghiệp.
           2/ Bảo kẻ khác  
           3/ Vui đối với  việc
           4/ Khen đối với  việc                              Thập ác nghiệp.
 
                                                                    
         
 

3. Phân loại Nghiệp theo bộ Vi Diệu Pháp Yếu Nghĩa.
Phân loại Nghiệp và Quả của Nghiệp theo bộ Vi-Diệu-Pháp Yếu-Nghĩa (Abhidhammatthasaṅgaha) của Ngài Đại Trưởng lão Anuruddha được trình bày trong phần Kammacatukka theo bốn cách:
3.1. Về phương diện phận-sự của nghiệp: Có bốn loại nghiệp:
1) Sinh nghiệp (Janaka-kamma):
Còn gọi là Sinh quả nghiệp, là Nghiệp lực có phận sự chi phối sự tái sinh (paṭisandhi). Thức tái sinh (paṭisandhi vinnāna) bị chi phối bởi Nghiệp này, và hình thành danh uẩn (nāma khandha), sắc uẩn (rūpa khandha) đầu tiên. Sinh nghiệp cũng trải dài suốt kiếp sống của một chúng sanh từ khi sinh ra cho đến chết.
Ví dụ do sinh nghiệp mà một chúng sinh tái sinh trong một kiếp làm người, chư thiên hay loài thú.

2) Trì nghiệp(Upatthambhaka-kamma):

Còn gọi là Hỗ trợ nghiệp, là nghiệp lực duy trì sự sinh tồn hay thọ mạng của một chúng sanh từ khi mới sinh cho đến lâm chung.
Ví dụ, thiện trì nghiệp giúp cho một người được hưởng hạnh phúc và bất thiện trì nghiệp làm cho đời sống người ấy đau khổ trong kiếp sống của họ. Nếu không có trì nghiệp một chúng sinh có thể chết ngay từ lúc mới sinh.
3) Chướng nghiệp (Upapīḷaka-kamma):
Còn gọi là Hãm hại nghiệp, là Nghiệp có phận làm trở ngại Sinh nghiệp khiến cho đời sống đang bình thường bỗng gặp khó khăn.
Ví dụ một người đang mạnh khoẻ bỗng gặp tai nạn trở nên tàn tật, hoặc một người đang thông thái thế mà sau một cơn bệnh bỗng trở nên khù khờ dại dột.

4) Đoạn nghiệp (Upaghātaka-kamma):
Còn gọi là Sát hại nghiệp, là Nghiệp lực có khả năng cắt đứt Sinh nghiệp.
Ví dụ như một vị tổng thống đang sống rất an lành hạnh phúc bỗng bị ám sát chết một cách ngờ. Người ta thường gọi đó là bất đắc kỳ tử.
Bất đắc kỳ tử không phải do định mệnh hay số phận, cũng không phải oan uổng mà chính vì Đoạn nghiệp của một người quá mạnh khiến cho kiếp sống bị đứt đoạn nữa chừng.

3.2. Về phương diện năng lực của quả báo: Có bốn loại nghiệp:
1) Cực trọng nghiệp (Garuka-kamma):
Còn gọi là Trọng yếu nghiệp, là Nghiệp lực rất mạnh, có quyền ưu tiên cho quả tái sinh kiếp sau:
- Nếu là Nghiệp ác cực mạnh như giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, chia rẽ Tăng hoặc gây thương tích cho đức Phật, thì sẽ sa đọa vào địa ngục vô gián (một trong 6 nẻo luân hồi), nên còn gọi đây là Vô gián nghiệp.
- Nếu là Nghiệp thiện cực mạnh như đắc được các bậc thiền định thì được sinh lên các cõi trời hữu sắc hoặc vô sắc.

2) Cận tử nghiệp (Āsannaka-kamma):
Là Nghiệp lực phát sinh ra lúc lâm chung (khi người sắp chết không có Cực trọng nghiệp). Nghiệp này có thể là hành động, lời nói, ý nghĩ hay là phản ứng của tâm khi nhớ lại những nghiệp đã làm lúc sanh tiền ngay trong giây phút hấp hối. Có 3 hiện tượng xuất hiện trong giờ phút lâm chung là:
- Nghiệp (Kamma):  Người đang hấp hối có thể thấy lại một nghiệp nào đó đã làm trong lúc sinh tiền, như người hung ác có thể thấy lại hành động sát hại của mình, người lương thiện có thể thấy hành động bố thí...
Nghiệp tướng (Kammanimitta):  Người lúc lâm chung có thể thấy một vài chi tiết nổi bật nào đó trong các Nghiệp đã làm, như người sát sinh thường thấy vũ khí hoặc máu me, người có tín tâm thường thấy điện thờ hoặc trầm hương nghi ngút...
-Thú tướng (Gatinimitta):  Người sắp chết có thể thấy trước cảnh giới mà người ấy sẽ tái sinh vào. Như người thường làm phước thiện sẽ thấy cõi chư thiên, trái lại người thường làm điều ác sẽ thấy cảnh địa ngục. Chữ thú (gati) ở đây có nghĩa là hướng đi tái sinh.
+ Thiện thú (sugati) là hướng các cõi thiện như cõi trời, người. 
+Ác thú (duggati) là hướng các cõi ác như cõi ngạ quỉ, súc sanh.

Cận tử nghiệp rất quan trọng trong việc tái sinh, một người có thể làm nhiều việc thiện nhưng ngay khi chết nhớ lại một điều ác nào đó rồi sanh vào cảnh khổ. Trái lại một người làm nhiều điều ác nhưng lúc lâm chung giữ được tâm niệm lành thì vẫn được sanh vào nhàn cảnh. Tuy nhiên những hành động thiện hay ác đã làm trước kia vẫn phải trả quả sau đó hoặc được tích trữ cho đến khi đủ duyên sẽ trổ quả bất cứ lúc nào.
3) Tập quán nghiệp (Ācinna-kamma):
Còn gọi là Thường hành nghiệp, là Nghiệp lực thường tạo tác trong đời sống hàng ngày của chúng ta và nó đã trở thành tập quán. Nghiệp nầy có thể thiện hoặc bất thiện. 
- Bất thiện như người đồ tể có thói quen sát sanh, người ác khẩu có thói quen chưởi mắng. 
- Thiện như người tu hành có thói quen niệm Phật, nhà từ thiện có thói quen ban phát.
Theo đó, nếu là tập quán bất thiện thì dù nhẹ cũng rất nguy hiểm cho sự tiến hoá. Trái lại nếu là tập quán thiện thì dù nhỏ cũng đem lại nhiều kết quả lợi ích.

4) Tích lũy nghiệp(Kaṭattā-kamma):
Còn gọi là Bình thường nghiệp, là Nghiệp lực bình thường kém 3 loại Nghiệp trên, hoặc Nghiệp trong kiếp quá khứ còn tàng trữ trong vô thức (bhavanga) chưa đến lúc trổ quả vì chưa hội đủ cơ duyên hay điều kiện thuận tiện. Chính vì Nghiệp này chưa trả quả mà nhiều người nghĩ rằng kẻ làm ác không bị quả báo.  
TrongMinh Tâm Bửu Giám, mục Kế Thiện 繼善(Noi giữ việc tốt lành), có nói: " Thiện ác đều có báo ứng. Nếu chưa báo ứng chỉ là do thời giờ chưa đến - Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Nhược hoàn bất báo, thời thần vị đáo -善有善報,惡有惡報。若還不報,時辰未到。có thể giải thích được điều này.

3.3 Về phương diện thời gian báo ứng:  Có bốn loạiNghiệp:
1) Hiện báo nghiệp (Diṭṭhadhammavedanīya-kamma):
Còn gọi là Hiện kiếp quả nghiệp, là Nghiệp có hậu quả ngay trong kiếp hiện tại (kiếp thứ nhất).
Ví dụ như một người biển lận công quỉ bị tịch biên tài sản, hay một kẻ sát nhân bị bắn chết tại hiện trường. Tuy vậy cũng khó nói được chính xác Nghiệp nào có quả hiện tại vì đôi khi đó là quả của Nghiệp quá khứ do duyên tương đồng mà trổ quả chứ không phải là quả của Nghiệp hiện tại. Điều nầy cần chiêm nghiệm kỹ bằng trực giác để cảm nhận hơn là phán đoán bằng lý luận.

2) Sanh báo nghiệp (Upapajjavedanīya-kamma):
Còn gọi là Hậu kiếp quả nghiệp, là Nghiệp cho quả ngay trong  kiếp kế tiếp (kiếp thứ nhì).
Ví dụ như một người kiếp nầy thường bố thí cúng dường kiếp sau sinh ra được giàu sang tôn quí, trái lại một người trộm cắp gian xảo kiếp sau bị khốn khổ nghèo hèn. Tích xưa có một người tỳ nữ vừa mới dâng cúng Đức Phật một cành hoa mướp với tâm vô cùng hoan hỷ thì trên đường về bị bò húc chết, ngay khi đó được sinh làm tiên nữ trên cõi trời với dung sắc tuyệt mỹ không vị tiên nữ nào sánh kịp. Đó là Sanh báo nghiệp.
3) Hậu báo nghiệp (Aparāpariyavedanīya-kamma):
Còn gọi là Kiếp kiếp quả nghiệp, là Nghiệp cho quả bất cứ một kiếp nào về sau khi hội đủ điều kiện (kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-la-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn). Đôi khi một Nghiệp đã được trả quả trong hiện tại hoặc kiếp sau nhưng dư âm của nó vẫn còn gây hậu quả trong nhiều kiếp sau đó cũng gọi là Hậu báo nghiệp.

Ví dụ như trường hợp một người lương thiện nhưng khi lâm chung vì một chướng duyên đã khởi tâm bất thiện, do cận tử nghiệp đó phải tái sanh vào cõi khổ trong kiếp sau, vì vậy những nghiệp lành của người nầy trở thành Hậu báo nghiệp. Trái lại một người thường tạo nghiệp bất thiện nhưng khi lâm chung nhờ một thiện duyên đã khởi tâm lành có thể tái sanh vào nhàn cảnh nên những nghiệp ác của người ấy sẽ trổ quả trong những kiếp bất định về sau.

Đó là lý do tại sao một vài đạo sĩ khi thấy một chúng sinh làm ác sau khi thân hoại mạng chung vẫn được sinh vào nhàn cảnh và kết luận rằng không có kết quả của hành động thiện ác. Thật ra, vì họ chỉ thấy được một vài kiếp sống chứ chưa chứng kiến được toàn diện hiện tượng nhân quả nghiệp báo.
4) Vô hiệu nghiệp (Ahosikamma):
Còn gọi là Vô-hiệu-quả-nghiệp, là Nghiệp không còn hiệu lực cho quả của Nghiệp được nữa, nghĩa là những Nghiệp đáng lý có kết quả trong kiếp hiện tại hay kiếp sau, nhưng không hội đủ điều kiện để trổ quả nên trở thành vô hiệu.

Ví dụ một vị thánh A-na-hàm sau khi viên tịch sinh lên cõi trời sắc giới rồi từ đó đắc quả A-la-hán, và sẽ nhập diệt tại đó chứ không trở lại cõi người, nên dĩ nhiên là những Nghiệp chưa kịp trả quả trở thành vô hiệu. Đó là trường hợp Đức Phật và các vị Arahán, những Nghiệp lực yếu ớt còn dư sót không chi phối được các Ngài.

3.4. Về phương diện cảnh giới. 
Nghiệp cũng được chia làm 4 loại:
1) Dục giới bất thiện nghiệp (Kāmāvacara-akusala-kamma):
Là những Nghiệp ác tạo tác với tâm bất thiện ở cõi dục nên trả quả trong bốn ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la hoặc làm người trong tình trạng bất hạnh. Đó là những nghiệp: sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, nói chia rẽ, nói lời ác, nói vô ích, tham lam, sân hận, tà kiến.

2) Dục giới thiện nghiệp (Kāmāvacara-kusala-kamma):
Là những Nghiệp tạo tác với tâm thiện ở cõi dục nên trả quả ở sáu cõi trời dục giới, ở đó được hưởng đời sống an lạc dưới hình thức chư thiên, hoặc trả quả làm người được sống hạnh phúc. Những Nghiệp này là phóng sanh, bố thí, tiết dục, chân thật, nói hòa hợp, nói ái ngữ, nói hữu ích, không tham, không sân và chánh kiến.

3) Sắc giới thiện nghiệp (Rūpāvacara-kusala-kamma):
Là những Nghiệp thiện thuộc các bậc thiền định hữu sắc, như những người đắc từ sơ thiền đến tứ thiền hữu sắc, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được hưởng quả trong mười sáu cõi sắc giới thiên. Ở đó phạm chúng sống rất an tịnh, tạm thời không bị các nhân tham, sân và si chi phối.
4) Vô sắc giới thiện nghiệp (Arūpāvacara-kusala-kamma):
Là những thiện Nghiệp thuộc các bậc thiền định vô sắc, như những người đắc thiền không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ, sau khi lìa cõi dục được sinh lên bốn cõi vô sắc giới thiên, trong đó đời sống rất vi tế, thanh tịnh và tự tại, các vị chư thiên ở đó sống rất lâu nhưng đến khi quả báo không còn hiệu lực, họ cũng phải trở lại dục giới chịu những quả vui khổ họ đã tạo trước kia.

Như vậy Nghiệp là một định luật nhân quả công bằng, trong đó có tự do và trách nhiệm, khác hẳn với thuyết định mệnh cho rằng con người phải chịu số phận mà tạo hoá đã định sẵn, họ không có quyền tự do quyết định vận mệnh của mình. Và dĩ nhiên như thế con người không cần phải chịu trách nhiệm về mọi hành động cá nhân, vì trách nhiệm đó đã có Trời Đất gánh vác.
Xem thêm
- 16 loại Nghiệp - VÔ MÔN THIỀN TỰ
- Đạo Lý Về Nghiệp -Phật Học - THƯ VIỆN HOA SEN
- Phân loại 4 nhóm nghiệp chia thành 16 loại nghiệp - Nền ...
 
 
4. Chu trình Nghiệp và các mối tương quan:                       
Chu trình Nghiệp gồm  Nghiệp Nhân- Nghiệp Duyên- Nghiệp Quả  được  xem  là  những cứ  điểm xuất  phát cho các nhận thức và thực hành việc tu học, và được thể hiện qua sơ đồ sau :
                     Nghiệp Nhân          Nghiệp Duyên         Nghiệp Quả
- Nặng (nhiều)         - Thân            - Mới            - Ác (dữ)      
- Nhẹ   (ít)                 - Khẩu        - Cũ           - Thiện (lành)                         
  - Ý                                                                          
         
Tổ hợp lại ta có 60 trường hợp thay vì 72 do Nghiệp quả chỉ xét ở thời điểm hiện tại, theo tính chất thời gian là mới.  Với  60 trường hợp này, chúng ta có thể tạm lý giải một ít sự kiện liên quan tới Nghiệp mang tính đạo đức và tích cực trong cuộc sống . Vì đây chỉ là bước đầu của quá trình  gồm học hỏi, lý luận, tư duy, và cuối cùng là thân chứng trực giác để có thể thấy được một cách trọn vẹn lẽ thật về Nghiệp.

Trong Aṅguttara Nikāya IV 8. Phẩm không hý luận 77. “Không Thể Nghĩ Ðược”, đức Phật đã nói rằng : “Quả dị thục của Nghiệp là không thể nghĩ bànđược, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.”                
4.1. Thập Nhị Nhân Duyên và các chu trình Nghiệp

Đồ hình pháp Duyên khởi
[Dependent Origination Charts]
Ta có mối tương quan sau.                          
- Vô minh, Hành:   Nghiệp nhân cũ.                                                                          - Thức, Danh sắc, Lục nhâp, Xúc:   Nghiệp quả mới  từ Nghiệp nhân cũ.              - Thọ, Ái, Thủ, Hữu:   Nghiệp nhân mới.                                                           - Lão, Tử:   Nghiệp quả mới từ Nghiệp nhân mới  và  Nghiệp quả vị lai (Xin xem bài lý Duyên Khởi ).                                                                                 
1) Nghiệp nhân cũ: Là tổng hợp các Nghiệp đã tạo tác cho đến lúc qua đời của kiếp sống cũ. Nghiệp này tạo tiền đề cho sự tái sanh trong lục đạo làđịa ngục, ngạ quỹ , súc sanh, atula, người, trờinên còn gọi là  Dẫn nghiệp  hay  Tổng báo nghiệp (integral-direction  kamma).                                                          
2) Nghiệp quả mới từ nghiệp nhân cũ:  Gồm 2 phần:               

- Một phần nghiệp nhân cũ trổ quả vào lúc bắt đầu một kiếp sống mới gọi là Sinh nghiệp  hay Mạn nghiệp (productive kamma).  Nơi con người  nó  biểu hiện các tính chất về  giống: nam-nữ,   sắc: đẹp- xấu,   trí: khôn-ngu,   sức: mạnh-yếu,  lộc: giàu-nghèo,   danh: uy-liệt,   tánh: thiện-ác,   mệnh: thọ-yểu…             

- Một phần nghiệp nhân cũ trổ quả dần trong suốt kiếp sống hiện tại (và cả trong các kiếp sống vị lai) qua những sự việc đột ngột hay kéo dài làm thay đổi ít nhiều cuộc sống trước đó, dù rằng ta không  cố tác ý hành động.  Nghiệp quả mới từ Nghiệp nhân cũ này lại có 2 loại :                                                                    
* Nghiệp quả mới lành:  Được tài sản bất ngờ (trúng vé xổ số…, tài trợ kinh tế) vượt  qua các nghịch cảnh, được sống sót sau tai nạn giao thông (tàu, xe, máy bay…) …, tất cả được gọi chung  là Phước nghiệp (happy  kamma ).              
* Nghiệp quả mới dữ:  Bị tù vì một án oan, bị mất tài sản do thiên tai, bị thương tật  trên cơ thể…, tất cả được gọi chung là  Chướng nghiệp (suppressive  kamma).  Bị chết đột ngột được gọi là Đoạn nghiệp(destructive kamma).

3)Nghiệp nhân mới:  Là những Nghiệp nhân được tạo mới,  có thể hàm chứa các tính chất cơ bản nêu trên như nặng-nhẹ,  thân-khẩu-ý,  thiện-ác  và  có thể trổ quả trong hiện tại hay vị lai.                    
 
4)Nghiệp quả mới từ nghiệp nhân mới:  Là kết quả tương xứng có được từ các Nghiệp nhân mới.                                                          

Trường hợp điển hình cần lưu ý là vô tình gây ra một tai nạn giao thông và rồi bị  phạt  tiền và phạt tù, thì không thể nói rằng nơi đây do Nghiệp nhân mới vô tình và nhận lấy Nghiệp quả mới vô tình, vì Nghiệp đã là tác ý, là cố tình.  Do đó không thể có một hành động vừa vô tình lại vừa cố tình.  Chỉ có thể nói rằng toàn bộ sự kiện gây tai nạn và bị phạt là một Nghiệp quả mới từ Nghiệp nhân cũ.

Một trường hợp tương tự khác là vô tình bị bỏng  lửa và cố tình bị bỏng lửa, thì dù bị nặng hay nhẹ trong mỗi hai trường hợp trên, trường hợp vô tình là Nghiệp quả mới từ Nghiệp nhân cũ và trường hợp cố tình chính là Nhân-Quả đồng thời, là Nghiệp quả mới từ Nghiệp nhân mới.                                                  

Như vậy, trong kiếp sống hiện tại, từng mỗi con người nhận chịu cả vừa một chuỗi Nghiệp quả mới từ các Nghiệp nhân mới hình thành do mình chủ động, vừa bị ràng buộc  nhận chịu bởi một chuỗi các Nghiệp quả mới từ Nghiệp nhân cũ.   

4.2. Định mệnh và Định nghiệp (các chu trình Nghiệp) :
1) Định mệnh(fate):  Theo nghĩa thường,định mệnh ám chỉ là mệnh lệnh thiêng liêng có sức mạnh vô hình đặt định cho từng con người  mà mình không thể can dự, thay đổi.                                                        
 + Theo kinh điển Ấn Độ giáo, mọi hành động của con người đều bị chi phối bởi thiên nhiên và thiên nhiên lại được Phạm Thiên an bài  định đoạt.  Bởi thế, con người  đành phải bó tay trước số phận mà tạo hóa đã định sẵn, hoặc phải cúng tế cầu xin được gia ân, ban phước.                                         
 + Theo Trung Văn Đại Từ Điển, đã giải thích rằng định mệnh là số phận con người do Thần linh qui định từ trước.  Con người chỉ là bóng mờ nhân ảnh.

2) Định nghiệp:  Theo sự trình bày trên, đã chotathấy rằng số phận con người chính là Nghiệp quả mà con người phải thọ nhận từ Nghiệp nhân cũ và Nghiệp nhân mới do chính mình đã chủ động tạo tác ra. Do đó,số phận con người là do Định nghiệp và hoàn toàn trái hẳn với  Định mệnh.                                          
Định luật Nghiệp chính thật là Định luật Nhân-Quả  trên con người với đầy đủ tính đạo đức, tính nhân bản và tính công bình. Vì thế, hạnh phúc hay khổ đau, tự do giải thoát hay nô lệ trói buộc  đều do chính mỗi cá nhân tạo lấy cho mình.
Nhận thức về Nghiệp với nội dung Bất định nghiệpĐịnh nghiệp (Xem mục 1. bên trên), quả đã đóng vai trò quan trọng trong đạo Phật, nó không khuyến khích con người  hưởng thụ, mà chính là giúp con người  thoát khỏi dòng Nghiệp lực đã triền miên chi phối, ràng buộc. Do đó ngay từ những điều kiện đầu tiên để đạt quả vị thứ nhất trong hàng Thánh nhân là phải :                                                  
-  Diệt  thân kiến:  Không chấp thủ Ngã (Ngũ uẩn).                                                -  Diệt  hoài nghi:  Nhận thức rõ về Nghiệp, không mê lầm ở định mệnh.            -  Diệt  giới cấm thủ:  Không chấp thủ các lễ nghi định lệ và thụ động.    

Đây là con đường đưa tới đoạn tận dòng lực Mê nghiệp, giải thoát trong Duy tác-Bất định nghiệp, là nhận thứcsâu sắcDuyên khởivà tu tập viên mãn:                     
-  Từ bi-Trí tuệ :                       cho hành xử nhập thế.                                                  
Vô ngã-Thanh tịnh :   cho hành xử xuất thế.   

Xem thêm
- Nghiệp và Định mệnh? | Nhân Trắc Học
- Định Mệnh và Nghiệp Quả - BS. Thái Minh Trung
- Nghiệp Quả Hay Số Mệnh Của Con Người? - Phật Học Ứng Dụng ...
- Thiên Mệnh, Định Mệnh, Số Mệnh Hay Nghiệp Quả? - Phật Học ...
- Luật nhân quả và quan niệm về số mệnh mỗi con người - Giang Anh
 
VIDEO
- Nghiệp Và Định Mệnh- Thích Phước Tiến
- Có hay không SỐ PHẬN ĐỊNH MỆNH quyết định cuộc đời- Thích Thiện Thuận
 
 

 
5. Vài nhận thức và kinh nghiệmvề Nghiệp:                 
5.1.  Nghiệp qua một số kinh luận và trí giả :         
Ý dẫn đầu các pháp.                      +  Ý dẫn đầu các pháp.           
    Ý làm chủ tạo tác.                              Ý làm chủ tạo tác.      
    Nếu với ý nhiễm ô.                             Nếu với ý thanh tịnh.
    Nói năng hay hành động.                             Nói năng hay hành động
 Khổ não bước theo sau.                      An lạc bước theo sau.
 Như xe theo vật kéo.                           Như bóng không rời hình. 
(Kệ Pháp Cú 1)                      (Kệ Pháp Cú 2)                                                                                                                                     
Không trên trời dưới biển.           +   Lành dữ bởi nơi ta.  
    Không hang động núi rừng.                         Không ai lành cho ai.        
    Không trú chốn nơi nào.                  Nhiễm tịnh do ta cả.           
    Trốn được quả ác nghiệp.                Không ai thanh tịnh ai.         
(Kệ Pháp Cú 127 )                     (Kệ Pháp Cú 165)                                                                                                                 
Lành hay Dữ  bởi ta, chứ không ai có thể  làm lành cho ta được.  
   Thanh tịnh hay Ô động cũng bởi ta, chứ không ai có thể làm thanh tịnh cho ta được.                                                                                    
(Kinh Pháp Cú  165 )
 
+ Người  ngu từ việc làm nhỏ đến lớn đều do Tham-Sân-Si.  Người trí thì trái lại đều do Từ Bi-Trí Tuệ, xa lìa mọi khổ đau.                         
(KinhTăng Chi )        
+  Người làm thiện ác trong đời này,  đó là sở hữu của người đó.  Người ấy mang theo nó trong khi tái sanh.  Nghiệp theo người ấy như bóng với hình.           
(Kinh Tương Ưng )     
+  Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự nghiệp.  Nghiệp là thai tạng, là quyến thuộc, là điểm tựa phân chia các loài hữu tình.             
(Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt)
+ Thông qua nhiều loại nghiệp mà tất cả chúng sinh không giống nhau về  thọ-yểu, khỏe-bệnh, giàu-nghèo, đẹp-xấu, mạnh-yếu, trí-ngu.                     
(Kinh Na Tiên)

+ Không thể có cái gì cao đẹp hơn, công bình hơn, đạo đức hơn và đáng tin hơn là thuyết  Nghiệp-Tái sinh.  Tự nó đã đủ chứng minh tất cả những bất đồng về thể xác và tri thức, những bất công về xã hội, những thiên lệch đáng sợ về số phận.    
(Nhà văn Bỉ, Nobel văn chương Maurice Maeterlinck)      

+ Chắc chắn là con người sanh  ra trong những điều kiện bất đồng, tương ứng với những  gì mà từng mỗi con người ấy đã hành động trong kiếp sống quá khứ theo đúng định luật Nghiệp Báo . 
(A.G. Wigerry  Standon - Giáo sư Triết học và Thần học đại học Cambridge, Anh -  và đại học Duke, Mỹ)

 

5.2. Biểu hiện của Nghiệp vào cuối kiếp người.           
Theo một số kinh điển, vào cuối kiếp người, kinh ngiệm lúc lâm chung, từng mỗi con người có những biểu hiện được ghi nhận cho cõi tái sanh của mình.
 
1)Theo kinh Thủ Hộ Quốc Giới:                              

Cõi ngạ quỹ:  Có 10 tướng.                                                                                        
1/ Thân nóng như lửa đốt.                                                                                               
2/ Lưỡi luôn lè ra liếm môi.                                                                                      
3/ Ưa nói đến ăn uống.       
4/ Miệng há hốc.  
5/ Tham tiếc tiền của.    
6/ Mắt trợn lên không nhắm lại.
7/ Mắt khô như gỗ.        
8/ Không tiểu tiện, đại tiện nhiều.
9/ Đầu gối phải lạnh trước.            
10/ Lúc tắt thở mắt vẫn mở lớn.

+  Cõi địa ngục:  Có 16 tướng.                                      
         
1/ Mắt nhìn người thân với vẻ hờn ghét.                                                           
2/ Tay quờ quạng trong hư không.                                                                              
3/ Đi đại tiểu tiện không tự biết.                                                                                     
4/ Thân tiết ra mùi hôi hám.                                                         
5/ Thường nằm úp mặt xuống.                                                                  
6/ Hai mắt đỏ ngầu.                                                            
7/ Nẳm co bên trái.
8/ Đau nhức khớp xương.
9/ Không nghe lời khuyến thiện.                                                            10/Mắt bên trái hay động đậy.   
11/ Sống mũi xiên vẹo.
12/ Gót chân, đầu gồi luôn run rẩy.
13/ Thấy tướng ác sợ không nói được.
14/ Tâm thần rối ren.
15/ Cả mình lạnh ngắt.  
16/ Tay nắm lại, thân thể cứng đờ.
                                      
Cõi súc sanh: Có9 tướng.                                                                    
1/ Thân bệnh nặng.                                                                                   
2/ Tâm mê mờ không nghe lời thiện.                                                                 
3/ Ưa mùi cá thịt.                                                           
4/ Quyến luyến chồng (vợ), con.                                           
5/ Các ngón tay chân co quắp.                                                                     
6/ Thân toát mồ hôi.                                                                                     
7/ Khóe miệng hay chảy nước.                                                      
8/ Nói rít khò khè khó nghe.                                                                     
9/Ngậm đồ ăn, không nhai nuốt được.                 
Cõi  người:  Có 10 tướng.           .                  
1/ Thân không bệnh nặng.
2/ Khởi niệm lành, lòng vui vẻ.
3/ Thường nghĩ đến người thân.
4/ Không lầm lẫn sự việc lành dữ.
5/ Sinh lòng tin tín tam bảo.
6/ Các con đều thương mến.
7/ Muốn nghe tên họ người thân.
8/ Tâm chính trực, không dua nịnh.
9/ Biết ơn người giúp đỡ, chăm sóc.
10/ Dặn dò người thân trước khi từ biệt.
Cõi  trời:  Có10 tướng.                                           
1/ Lòng thương xót người và vật.
2/ Khởi niệm lành, lòng vui vẻ.
3/ Không luyến tài sản, người thân.                                         
4/ Chánh niệm tỉnh giác.                                                            
5/ Mắt trông sáng và sạch.                                                                    
6/ Mắt thấy thiên đồng.                                                             
7/ Tai nghe thiên nhạc.                                                             
8/ Không hôi hám.                                                                    
9/ Sống mũi thẳng ( không xiên vẹo ).                                          
10/Thân mềm, sắc tươi sau khi tắt hơi.                                                                                                                                                        
2) Theo kinh Đại Thừa Trang Nghiêm
Nói về người sắp tắt hơi, khi sờ vào thân thấy nơi nào nóng để xác định thần thức đi ra cuối cùng để biết được cõi giới người ấy tái sanh, có 6 vị trí dùng để thăm dò.                                                             
1/ Đỉnh đầu nóng  sanh vào cõi thánh.
2/Mắt nóng sanh vào cõi trời
3/ Tim nóng  sanh vào cõi người.                            
4/ Bụng nóng sanh vào cõi ngạ quỹ.                                                      
5/ Đầu gối nóng sanh vào cõi súc sanh.                                     
6/ Bàn chân nóng sanh vào  địa ngục.

 
 

Bài đọc thêm:   
1/. Trích kinh Tiểu nghiệp phân biệt& kinh Đạinghiệp phân biệt.
1)   Kinh Tiểu nghiệp phân biệt (Cūḷa kamma vibhaṅgasutta). 

Lý do đức Phật nói kinh Tiểu nghiệp phân biệt là thanh niên Subha todeyyaputta hỏi Phật: "Do nhân duyên gì cùng là loài người với nhau, nhưng có sự sai khác nhau về cuộc sống. Có người được người khác yêu mến, có người không được người khác mến thương; người được sống lâu, người lại chết yểụ; người khoẻ mạnh, người bị nhiều bệnh hoạn; người đẹp kẻ xấu; người có chức quyền, người không chức quyền; người giàu kẻ nghèo; người thông minh, kẻ ngu muội...?" 
Ðức Phật trả lời: "Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp; nghiệp là thai tạng. Nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Nghiệp phân chia các loài hữu tình có liệt có ưu". 

Ðại ý câu trả lời này, đức Phật giải thích sự khác biệt nhau về cuộc sống của con người chính là sự khác biệt về Nghiệp. Như vậy, Nghiệp là gì? Nghiệp theo Phật giáo là hành động có ý thức, vì ý thức giữ vai trò chỉ đạo. hành động nào mang một ý thức tốt đẹp thiện, thì hành động ấy sẽ mang lại một kết quả tốt đẹp.
Sự khác biệt nhau về con người không phải là số phận, là định mệnh, chính là do hành nghiệp của chúng ta. Ðây là ý nghĩa chân chính mà đức Phật muốn trả lời cho vị thanh niên Subha Todeyyaputta. Ðó là lý do vì sao đức Phật nói bài kinh này với 4 trường hợp sau: 

1- Sự khác biệt giữa người sống lâu và người chết yểu. 

Người có cuộc sống ngắn ngủi và nhiều bịnh tật là vì người ấy sống với tâm độc ác, không có lòng từ bi, tàn nhẫn sát hại mạng sống của chúng sinh... Ðây là nguyên nhân khiến cho mạng sống của người ấy ngắn ngủi, nhiều tật bệnh. Sau khi mạng chung, người ấy phải sanh vào cõi dữ, ác thú hay địa ngục.
Ngược lại, người sống được trường thọ và ít bệnh tật là vì người ấy sống với tâm từ bi, thương yêu mọi loài chúng sinh, không sanh tâm sát hại, cho nên người ấy hiện đời có cuộc sống lâu dài, ít bệnh. Sau khi người ấy mạng chung, sinh vào cõi Người hay cõi Trời. 

2- Sự khác biệt giữa người đẹp kẻ xấu. 

Cũng trong bài kinh này đức Phật trình bày lý do tại sao cùng là con người trong xã hội, nhưng có sự khác nhau về người đẹp và kẻ xấu như sau: Nếu chúng sanh sống trong sự phẫn nộ, sân hận, bất mãn... Ðó là nguyên nhân đưa đến có một thân thể không xinh đẹp không dễ thương.
Ngược lại, nếu người nào sống trong sự bình tỉnh, không phẫn nộ, không sân hận, đó là nguyên nhân khiến cho người ấy có thân hình đẹp đẽ dễ thương. 

3- Sự khác biệt giữa người có địa vị và không địa vị. 

Người không có quyền thế trong xã hội, vì người ấy sống với lòng tật đố, tị hiềm, nghi kỵ không tôn trọng người khác, đó là lý do khiến cho người ấy sống trong xã hội không có quyền thế.
Ngược lại, người nào sống với lòng khoan dung, cảm thông, tôn trọng kẻ khác, do vậy người ấy sống có quyền thế trong xã hội. 

4- Sự khác biệt giữa người giàu và kẻ nghèo
Người có cuộc sống nghèo khổ trong xã hội là vì người ấy sống với tâm keo kiết bỏn xẻn, không biết bố thí, vì nhân duyên ấy, người đó có đời sống nghèo khổ, bần cùng.
Ngược lại, người nào sống với tâm rộng rãi, biết bố thí cúng dường, là lý do khiến cho người ấy có cuộc sống giàu có ... 

Thế thì ý nghĩa sâu xa chính đáng về nghiệp theo đức Phật quan niệm như thế nào? Ðể trả lời cho câu hỏi này chúng ta co thể căn cứ "Kinh Đại nghiệp phân biệt" để tìm hiểu quan điểm về nghiệp của đức Phật, sẽ được trình bày như dưới đây: 

2) Kinh Đại nghiệp phân biệt (Mahā kamma vibhaṅga sutta)
Ðối tượng mà đức Phật nói kinh Đại nghiệp phân biệt là tôn giả Ananda và các vị Tỳ kheo. Trong nội dung bài kinh này, đức Phật phân tích mối quan hệ Nhân Quả sâu sắc để giải thích bốn trường hợp, đặc biệt Ngài rất chú trọng đến vai trò của Chánh kiếnthời điểm hiện tại, đó là điểm căn cứ để đánh giá kết quả của một hành động, nó thuộc về thiện hay ác.

1.  Lý do người làm ác sanh vào cõi dữ.  
Ðối với trường hợp thứ nhất, đức Phật giải thích: Trong lúc sống người ấy đã làm các việc ác, có tà kiến, trong lúc lâm chung vẫn giữ tâm Tà kiến. Do đó, người ấy phải sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ địa ngục. 

2.  Lý do người làm ác sanh vào cõi lành.         
Ðối với trường hợp thứ hai, đức Phật giải thích: Trong lúc sống, tuy người ấy làm những việc ác, có Tà kiến, nhưng trong khi mạng chung người ấy sinh tâm hối hận về những việc làm ác trong quá khứ, lại có Chánh kiến. Do vậy, người ấy không sinh vào cõi dữ, ngược lại sinh vào cõi lành. 

3.  Lý do người làm lành sanh vào cõi lành.         
Ðối với trường hợp thứ ba, đức Phật giải thích: Do vì trong cuộc sống của người ấy làm các việc lành, có Chánh kiến. Trong lúc mạng chung, tâm người ấy vẫn có Chánh kiến. Do vậy, người ấy sau khi mạng chung sinh vào cõi lành. 

4.  Lý do người làm lành sanh vào cõi dữ.  
Ðối với trường hợp thứ tư, đức Phật giải thích: Tuy người ấy trong khi sống làm những việc lành, có Chánh kiến, nhưng trong lúc lâm chung, vì lý do nào đó, người ấy có Tà kiến. Do vậy, người ấy phải sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. 

2/. Trường cửu thí(Thāvaradāna).
Trường cửu thílà bố thí những vật có tính chất bền vững lâu dài theo thời gian và không gian, thì phước thiện bố thí cũng tăng trưởng theo thời gian và không gian ấy. Nghĩa là, vật thí còn tồn tại chừng nào, thì phước thiện ngày đêm cũng tăng trưởng chừng ấy. Trường cửu thí (thāvaradāna) có 6 loại:
1- Ārāmaropadāna: làm phước thiện bố thí trồng những cây ăn quả, những cây cho bóng mát ở trong vườn.
2- Vanaropadāna: làm phước thiện bố thí trồng cây gỗ quý như: cẩm lai, cây sao... thành rừng cây.
3- Setukārakadāna: làm phước thiện bố thí xây cầu nối liền hai bên bờ sông để người qua lại được thuận lợi ngày đêm.
4- Papadāna: làm phước thiện bố thí hũ nước uống đặt bên đường để cho người qua, kẻ lại uống đỡ khát nước.
5- Udapānadāna: làm phước thiện bố thí đào giếng lấy nước dùng, nước uống cho mọi người.
6- Upassayadāna: làm phước bố thí xây cất nhà nghỉ, nhà trọ, chùa, chỗ ở dâng cúng đến chư Tỳ khưu Tăng từ bốn phương.

Những vật thí này có tính chất bền vững lâu dài theo thời gian và không gian, gọi là trường cửu thí, đem lại sự lợi ích, sự an lạc cho mọi người. Cho nên, phước thiện của thí chủ được tăng trưởng không ngừng nghỉ.
(Trích Từ Quyển "Tìm Hiểu Phước Bố Thí" của Tỳ Kheo Hộ Pháp)

 

3/. Sự sống qua ẩn dụ 4 bà vợ.

Một trưởng giả giàu có, ông có 4 bà vợ. Ông yêu người vợ thứ tư nhất, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền. Ông nâng niu chiều chuộng, coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý.
Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong ông luôn thường trực nỗi lo sợ bà bỏ đi với người đàn ông khác. 

Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến bà. 

Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà. 

Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ: “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao!”. 
Ông ta hỏi bà vợ thứ tư: “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không?”.
Không đâu” - Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.
Câu trả lời như một nhát dao cứa vào. Ông hỏi người vợ thứ ba: “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không?”.
Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn. 
Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai: “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không?”. 

Bà vợ thứ hai trả lời: “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”. Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông. 

Bỗng có một giọng nói cất lên: “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới.
Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói: “Đáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”. 
Nghe được những lời nói ngọt ngào và êm dịu như thế, ông trưởng giả như được mãn nguyện, liền vui lòng nhắm mắt ra đi.
Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ.
- Bà vợ thứ tư ẩn dụ cho thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết. 
- Bà vợ thứ ba ẩn dụ cho của cải, địa vị. Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác. 
- Bà vợ thứ hai ẩn dụ cho gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi. 

- Bà vợ thứ nhất ẩn dụ cho nghiệp lành hay nghiệp dữ luôn theo ta như hình với bóng suốt cuộc đời, nhưng ta lại thường lãng quên chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải; ta ở đâu thì nó cứ theo không rời nửa bước, chính vì thế mới tình nguyện chết theo.

Ai cũng vậy, lúc còn sống thì ta thương yêu quý tiếc gìn giữ sắc thân, tiền bạc của cải, và lo lắng bảo vệ cho gia đình người thân, nên từ đó ta dễ dàng gây tạo nhiều tội lỗi. Đến khi sắp chết lìa đời, ba thứ ta hay lo lắng, quý tiếc gìn giữ thân thương nhất, lại không thể nào mang theo được, mà chỉ mang theo nghiệp lành hay nghiệp dữ đã làm trong hiện tại.

Câu chuyện trên đã ẩn dụ sâu sắc, nhằm giúp chúng ta biết soi sáng lại chính mình mà nhận ra lẽ thật hư trong cuộc đời.

Khi mãn vận dù vua hay chúa,
Cũng giã từ của cải, giàu sang.
Bạn bè, quyến thuộc họ hàng,
Đi đâu ta cũng chẳng mang được gì,
Chỉ duy có Nghiệp mang đi,
Theo như hình bóng không trừ một ai.

Theo Indianchild


 


Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi !


***
 
 
 Huy Thai gởi