Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Sơ nét về Chân đế - Tục đế
真諦- 俗諦
Paramattha-sacca - Sammuti-sacca
Ultimate truth - Relative truth
(2025)

***
Nội dung

1. Tổng quan về Chân đế và Tục đế.
          1.1.Bản chất và Hiện tượng.
                    1) Bản chất (本質;   E: Nature).
                    2) Hiện tượng (現象;  E: Phenomenon).
                    3) Mối tương quan giữa Bản chất và Hiện tượng.
1.2.Thực tại và Khái niệm.
          1) Thực tại (= hiện thực;  實在;  E: Reality) # Chân lý (= sự thật;   真理;  E: Truth)
          2) Khái niệm (概念;  E: Concept)
1.3.Chân đế và Tục đế.
1) Chân đế (真諦;  P: Paramattha-sacca;  S: Paramārtha-satya;  E: Ultimate truth)
                     Pháp chân đế = Thực tại (實在;  P: Dhamma;  S: Dharma;  E: Reality)
                    2) Tục đế (俗諦;  P: Sammuti-sacca;  S: Saṃvṛti-satya;  E: Relative truth)
                        Pháp tục đế = Khái niệm (概念;  P: Papañca;  S: Prapañca;  E: Concept → chướng ngại)
                        3) Mối tương quan giữa Chân đế và Tục đế.
2. Chân đế.
          2.1.Chân đế theo Nguyên lý chân lý Duyên khởi.
              Duyên khởi (縁起;  P: Paṭicca-samuppāda;  S: Pratītya-samutpāda;  E: Dependent origination)
              Chân đế = - Thật đế 實諦là thực, không hư dối.
- Đệ nhất nghĩa đế 第一義諦là hợp với lẽ phải, đúng với đạo lí.
- Thắng nghĩa đế 勝義諦(thắng勝:  vượt hơn – theo luận Đại Tỳ-bà-sa).
- Bản môn 本門(bản本:  chính yếu,  môn :  cửa – theo Thiên Thai tông).
- Chân như 真如(như如:  không nhiễm ô).
    Danh-Sắc (名-色;  P,S: Nāma - Rūpa;  E: Name – Form)
                    1) Ngũ uẩn (5 Duyên→Danh-Sắc) là Chân đế.
                    2) 12 Nhân Duyên (12 Duyên → Danh-Sắc) là Chân đế.
                    3) 12 Xứ (12 Duyên → Danh-Sắc) là Chân đế.
2.2.Chân đế theo luận Vi Diệu Pháp - Thực tính pháp.
              Thực tính pháp (實性法;  P: Sabhāva dhamma;  S: Svabhava dharma;  E: Intrinsic nature)
                    1) Bốn chân đế của Thực tính pháp.
                              - Tâm (心;  P;S: Citta;  E: Mind)     
- Tâm sở(心所;  P: Cetasika;  S: Caitasika;  E: Elonging to the mind)
- Sắc(色;  P;S: Rūpa;  E: Form)
- Niết-bàn(涅槃;  P: Nibbāna;  S: Nirvāṇa;  E: Extinguishing, Liberation)
                    2) Hữu vi pháp - Vô vi pháp.
- Hữu vi pháp (Tâm - Tâm sở - Sắc;  有爲法;  P: Saṅkhata-dhamma;  S: Saṃskṛta-dharma;  E: Conditioned dharma) = Pháp Hữu vi
- Vô vi pháp (Niết-bàn;  無爲法;  P: Asaṅkhata-dhamma;  S: Asaṃskṛta-dharma;  E: Unconditioned dharma) = Pháp vô vi
3. Tục đế.
3.1. Tục đế theo Nguyên tắc đạo đức Duyên khởi.
                        Khái niệm(= ý niệm chung) các sự vật như sau:
- Chế định制定:  Ngôn từ đặt ra để xác nhậnsự vật gì đó.    
- Mặc ước = Quy ước 規約:   Ngôn từ đặt ra để quy địnhsự vật gì đó.
- Thi thiết施設:   Ngôn từ đặt ra để diễn đạtcác sự vật gì đó.
            3.2. Tục đế theo luận Vi Diệu Pháp – Danh-Nghĩa chế định.
1) Danh chế định (P: Nāmapaññatti):
Gồm sáu loại phân biệt một sự vật thật cụ thểhay trừu tượng.
                    2) Nghĩa chế định (P: Atthapaññatti):
                              Gồm bảy loại như nhằm diễn tả một sự vật ở mặt ý nghĩa.
4. Chân đế - Tục đế trong thực hành thiền.
          4.1.Nhận thức về Chân đế - Tục đế trong thiền.
          4.2.Chân đế - Tục đế qua 2 bài kệ Thiền.
          4.3. Thiền sư Phật giáo với vấn đề Chân đế - Tục đế.
NBS:  Minh Tâm (01/2025)
 
1. Tổng quan về Chân đế và Tục đế.
         
1.1. Bản chất và Hiện tượng

Phạm trù bản chất và hiện tượng là một cặp phạm trù quan trọng trong triết học, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa cái cốt lõicái biểu hiện bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Phạm trù bản chất và hiện tượng có ý nghĩa trong việc phân tích, lý giải sâu sắc sự vật, hiện tượng trong cuộc sống và khoa học.
1) Bản chất(本質;   E: Nature):  Bản chất là thuộc tính căn bản, ổn định, vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng.
- Bản chất tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật.
- Bản chất gắn liền với cái chung. Vì cái tạo nên bản chất của các sự vật, thì đồng thời là cái chung của các sự vật đó.
- Bản chất có tính quy luật. Vì nói đến bản chất của sự vật là nói đến quy luật vận động phát triển của nó. Nhưng phạm trù bản chất rộng hơn, phong phú hơn phạm trù quy luật. Bởi mỗi một qui luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một khiá cạnh của bản chất.
Ví dụ:
+ Nông dân là bản chất của anh ta.
+ Lãng mạn là bản chất của cô ấy.
+ Bản chất của cuộc tranh cãi.
+ Bản chất của con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống. Nếu một người không có mối quan hệ xã hội nào thì đó chưa thực sự là một con người theo đúng nghĩa.
+ Một trong những đặc tính bản chất của ánh sáng là tính sóng, hiện tượng biểu hiện của nó là sự giao thoa bước sóng.
2) Hiện tượng(現象;  E: Phenomenon):  Hiện tượng là sự kiện chỉ chung tất cả những gì xảy ra trong không gian và thời gian mà con người nhận có thể quan sát, nhận biết một cách trực tiếp. Hiện tượng biểu hiện bên ngoài bản chất.
Ví dụ:
          + Hoạt động của con người ở xã hội về kinh tế, chính trị, tư tưởng v.v... đều là hiện tượng thể hiện bên ngoài bản chất con người.
+ Mưa là một hiện tượng tự nhiên.
+ Đấu tranh là một hiện tượng xã hội.
+ Màu da của con người có rất nhiều loại: đen, vàng, trắng, ..., đây là những biểu hiện bên ngoài.
+ Khi đưa một cái đũa vào cốc nước, ta thấy chiếc đũa như bị gãy. Nhưng thực tế không phải vậy, do hiện tượng khúc xạ ánh sáng mà ta thấy hiện tượng chiếc đũa bị gãy khi để vào cốc nước.

Sự cháy của một que diêm là một hiện tượng quan sát được.
Thuật ngữ hiện tượng thường nói đến một sự việc gì đó bình thường hay bất thường đối với người quan sát, thường dùng cho giới khoa học sử dụng. Trong vật lý, hiện tượng là nét đặc trưng của vật chất, năng lượng với không-thời gian, như Isaac Newton đã từng quan sát quỹ đạo của mặt trăng phát hiện ra lực hấp dẫn, còn Galileo Galilei thì quan sát các chuyển động của một quả lắc, đây là nét đặc trưng của lực hấp dẫn.

3)Mối tương quan giữa Bản chất và Hiện tượng.

Theo trên ta thấy:

1.Bản chất và Hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan, đây là cái vốn có của sự vật không do ai sáng tạo ra, bởi vì sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định, những yếu tố này liên kết với nhau bằng những mối liên hệ khách quan, đan xen, chằng chịt, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định, những mối liên hệ tất nhiên đó tạo thành bản chất của sự vật.
2.Bản chất và Hiện tượng không tồn tại độc lập mà luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó bản chất quy định hiện tượng, còn hiện tượng là cách thức biểu hiện của bản chất.
3.Bản chất và Hiện tượng có tính thống nhất. Bản chất luôn được bộc lộ qua hiện tượng, còn Hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của bản chất ở một mức độ nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng, đồng thời không có hiện tượng nào không biểu hiện bản chất. Bản chất và hiện tượng phù hợp với nhau, mỗi bản chất được bộc lộ ra ở những hiện tượng tương ứng, bản chất như thế nào tương ứng với hiện tượng như vậy, mỗi bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác nhau, khi bản chất thay đổi thì hiện tượng đó cũng thay đổi theo và khi bản chất biến mất thì hiện tượng sẽ chấm dứt tồn tại.
4.Bản chất và Hiện tượng bao hàm sự mâu thuẫn sau:
- Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật nhưng hiện tượng lại phản ánh những cái riêng, cái cá biệt.
- Bản chất biểu hiện cái bên trong, còn hiện tượng biểu hiện cái bên ngoài, bản chất không chỉ biểu lộ rõ ở một hiện tượng mà biểu hiện ở rất nhiều hiện tượng khác nhau.
- Hiện tượng chỉ biểu hiện một phần của bản chất. Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra nhiều hiên tượng khác nhau tuỳ vào sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh, hiện tượng phong phú hơn bản chất, tuy nhiên bản chất sâu sắc hơn hiện tượng, bản chất mang tính ổn định còn hiện tượng là thường xuyên biến đổi.
Ví dụ về cặp phạm trù bản chất và hiện tượng:
- Cây xanh:
+ Bản chất: Quá trình quang hợp, hấp thụ CO2và thải ra O2.
+ Hiện tượng: Lá cây xanh tươi, cây phát triển cao lớn.
- Nước sôi:
+ Bản chất:  Nước đạt đến nhiệt độ 100°C, các phân tử nước chuyển động mạnh và chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
+ Hiện tượng:  Hơi nước bốc lên, nước sôi sùng sục.
- Hiện tượng xã hội:
+ Bản chất: Các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa trong xã hội.
+ Hiện tượng: Các phong trào xã hội, biểu tình, thay đổi chính sách.
Theo đó trong nhận thức của chúng ta, không dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến tới nhận thức được bản chất của sự vật. Trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật, không được dựa vào hiện tượng mà xuyên tạc bản chất của sự vật.

1.2. Thực tại và Khái niệm.
          1) Thực tại.
Thực tại và Chân lý là hai từ được dùng như từ đồng nghĩa, tuy nhiên chúng cần hiểu sự phân biệt
Thực tại(= hiện thực;  實在;  E: Reality):  Thực tại là tất cả những cái gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.
Thực tại dùng để chỉ về những gì thật được quan sát thấy,Thực tại như là các sự kiện (E: fact).
Chân lý(= sự thật;   真理;  E: Truth):  Chân lý là lý lẽ nguyên thủy chưa bị hiểu khác đi bởi một hay nhiều lý do suy luận từ kinh nghiệm hay một sự kiện tương tự.
Chân lý dùng để chỉ về sự lý giải cho những sự kiện  gì thấy đượcvà là quan điểm (E: opinion) lý giải mối quan hệ giữa các sự kiện.
Thực tai hay Chân lý có những tính chất sau:
1.Tính khách quan.
Thực tại hay Chân lý là tri thức được rút ra từ thực tế, từ những trải nghiệm và quan sát nơi cuộc sống. Chúng phản ánh hiện thực khách quan chứ không phải bản thân chúng là sự thật khách quan.
Thực tại hay Chân lý vốn không phụ thuộc vào thế giới của con người, mà chúng chỉ xoay quanh những sự thật, hiện thực khách quan, hiển nhiên, có sẵn. Con người có thể chưa tìm ra Thực tại hay Chân lý ở một thời điểm nào đó, nhưng không có nghĩa là Thực tại hay Chân lý đó không tồn tại.
2. Tính tuyệt đối.
Tính chất tuyệt đối của Thực tại hay Chân lý muốn nói đến sự phù hợp giữa nội dung mà Thực tại hay Chân lý đó phản ánh với hiện thực khách quan.
3.Tính tương đối.
Tính chất này muốn nói đến sự tương hợp nhưng không hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung mà tri thức phản ánh với hiện thực khách quan mà tri thức đó đang đề cập tới. Tức là Thực tại hay Chân lý đó mới chỉ phản ánh được phần nào một mặt, một khía cạnh nhất định của hiện thực.
Không bao giờ tách rời được Thực tại hay Chân lý mang tính tương đối và Thực tại hay Chân lý mang tính tuyệt đối khỏi nhau. Chúng bổ sung, phát triển và giúp Thực tại hay Chân lý trở nên chính xác hơn. Việc nhận thức rõ mối quan hệ giữa tính chất tương đối và tuyệt đối của chúng giúp khắc phục được những sai lầm trong nhận thức và hành động của mỗi người.
4.Tính cụ thể.
Tính chất cụ thể của Thực tại hay Chân lý là một đặc tính được gắn liền giữa đối tượng nhất định với nội dung, được phản ánh trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Nếu không được gắn với những điều kiện hay thời gian cụ thể, thì những Thực tại hay Chân lý ấy không được coi là đúng với thực tế và không được chấp nhận là Thực tại hay Chân lý.
Ví dụ:  Một người đang bất hạnh là thực tại, còn lý do tại sao người đó bất hạnh là chân lý.
2) Khái niệm.
Khái niệm(概念;  E: Concept)làphương tiện giúp con người tổ chức và phân loại thông tin giúp nhận thức thế giới xung quanh. 
Khái niệm thì bao quát vàcó thể bao hàm nhiều đối tượng, cònĐịnh nghĩalàkhái niệm hep hơn, nhưngchính xác, chặt chẽ, tập trung, nhất quán. Chính vì thế, một đối tượng một khi đã được định nghĩa thì nó hoàn toàn xác định, tồn tại, duy nhất và phân biệt được với các đối tượng khác. Trong toán học, định nghĩa là một loại thuật ngữ chính thống như tiên đề.
Khái niệmcó hai ý nghĩa sau:
1.Khái niệm là một hình thức tư duy trừu tượng dùng để đại diện cho các đối tượng, sự vật hiện tượng hoặc ý tưởng trong thực tế.Đó là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng.
Ví dụ:           - Khái niệm khoa học
- Khái niệm giai cấp        
- Trong triết học, khái niệm là một phần cốt lõi của tư duy, là sản phẩm của quá trình trừu tượng hóa và tổng hợp những đặc điểm, tính chất của các sự vật hiện tượng cụ thể.
Ví dụ:  Khái niệm công bằng trong triết học phản ánh các nguyên tắc về đối xử và phân phối tài nguyên xã hội một cách bình đẳng.
- Trong tâm lý học, khái niệm được coi là một phần của quá trình nhận thức giúp con người sắp xếp và hiểu được thế giới xung quanh. Khái niệm là cách mà não bộ của con người xử lý, phân loại thông tin từ các trải nghiệm cụ thể, nhờ đó con người có thể nhận ra những mẫu hình và phân loại chúng một cách dễ dàng.
Ví dụ:  Khái niệm ghế giúp chúng ta nhận ra và phân loại những đối tượng có hình dạng và công năng tương tự (dù có thể khác nhau về kích thước, màu sắc).
2.Khái niệm (khẩu ngữ) là sự hình dung đại khái, sự hiểu biết còn đơn giản, sơ lược về một sự vật hiện tượng hay một vấn đề nào đó.
Ví dụ:  Tôi không có khái niệm gì về chuyện ấy.

1.3. Chân đế và Tục đế.
Trong Phật giáo, Pháp tức mọi sự mọi vật trong vũ trụ được nhận thức dưới hai dạng sự thật. Đó là sự thật tương đối gọi là pháp Tục đế, và sự thật tuyệt đối là pháp Chân đế. Giáo lý ở Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền đều phổ cập đến Tục đế và Chân đế, cho thấy giáo lý này rất quan trọng trong việc tu học.


Khái niệm Chân đế và Tục đế không được tìm thấy nơi các bộ kinh Nikāya, điều này cho thấy là khái niệm này do các Tổ về sau xây dựng nên, như với các Tam Pháp Ấn, 10 (hay 6) Ba-la-mật ... về sau.
1) Chân đế(真諦;  P: Paramattha-sacca;  S: Paramārtha-satya;  E: Ultimate truth;  F: Vérité ultime) còn gọi là sự thật chân đế.
- Sự thật chân đế không có tên gọi, hay có tên gọi bao quát(E: comprehensive name, comprehensive appelation) mang tính khách quan.  Ví dụ như Danh-Sắc; Sắc - Thọ - Tưởng – Hành - Thức (5 Uẩn), Vô minh – Hành - Thức- ...- Lão tử (12 Nhân Duyên); Cái nhận biết từ 12 Xứ: Thấy - Nghe - Ngửi - Nếm - Xúc chạm - Suy tưởng; ... được gọi là Pháp chân đế (P: Paramattha dhamma).
- Sự thật chân đế hàm chứa mọi sự vật có cấu tạo là các Duyên và vận động theo quy luật tự nhiên của vũ trụ Duyên khởi (Vô ngã và Vô thường), tức Sinh-Diệt. Quy luật này luôn vượt lên mọi không gian và thời gian. Theo đó, sự thật chân đế được hiểu như là chân lý tuyệt đối (E: absolutetruth), là lẽ thật hay bản chất (E: nature) của bất cứ những gì hiện hữu.
Pháp chân đế thường được gọi là Bản chất本質hay Thực tại實在(P: Dhamma;  S: Dharma;  E: Reality). Những ai nhận thức được chân đế thì dễ thong dong tự tại và không mắc phải nhiều tranh luận.
Trong kinh Lăng Già nói:  “Chân đế là chỗ sở đắc của thánh trí tự giác, chẳng phải là cảnh giới do ngôn thuyết vọng tưởng biết được, vậy nên ngôn thuyết vọng tưởng không hiển thị được Đệ nhất nghĩa. Ngôn thuyết vốn Sanh Diệt lay động, trôi lăn, do nhân duyên mà dấy lên. Đã là trôi lăn, do nhân duyên dấy lên thì không hiển thị được Chân đế
2) Tục đế(俗諦;  P: Sammuti-sacca, Paññatti-sacca, Vohara-sacca;  S: Saṃvṛtti-satyatva, Saṃvṛti-satya, Prajñapti-satya;  E: Relative truth,Conventional truth;  F: Vérité relative) còn gọi là sự thật tục đế.
- Sự thật tục đế luôn có tên gọi, và tên gọi có tính phân biệt (E: distinctive name, distinctive appelation) mang tính chủ quan.
- Sự thật tục đếđược hiểu là bất cứ những gì do suy nghĩ phân biệt hoặc do trí tưởng tượng chế định ra. Thực tế cho thấy là những đánh giá từ suy nghĩ, hay quan niệm từ tưởng tượng luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Theo đó,sự thật tục đế được hiểu như là chân lý tương đối, là lẽ thậttương đối(E: relative truth), hay hiện tượng (E: phenomena) của bất cứ những gì hiện hữu.
Pháp tục đếthường gọi là Hiện tượng現象hay Khái niệm概念(P: Papañca;  S: Prapañca;  E: Concept → chướng ngại, cản trở).Những ai chỉ có nhận thức tục đế thường hay bận tâm và dễ đưa đến tranh cãi.
3) Mối tương quan giữa Chân đế và Tục đế.
Khi nói đến Chân đế - Tục đế, thì đó đã là một khái niệm phân biệt tương phản mang tính Tục đế. Tuy nhiên, cần thấy rằng đây là phương tiện tiên khởi cần diễn đạt để dễ dàng xả ly mà đi tới giải thoát.  Điều này ví như hai cách di chuyển xe hơi và máy bay (hay tên lửa) cùng xuất  phát từ mặt đất “Tục đế”. Người trong xe hơi luôn gắn liền cùng mặt đất, quanh quẩn với tầm nhìn hạn chế, tượng trưng cho chúng sinh mãi chấp vào khái niệm; còn người đi máy bay dần vượt lên cao, xa rời mặt đất, vươn tầm nhìn rộng bao la, tượng trưng cho bậc giác ngộ rời xa những khái niệm chật hẹp. Máy bay có thể cất cánh và hạ cánh khi cần thiết; bậc giác ngộ ở nơi cao cũng thế, luôn thong dong tự tại trước khái niệm Chân đế - Tục đế.
Trong Phật giáo cũng không khác, mối tương quan giữa Tục đế và Chân đế là bất khả phân ly. Nói cách khác, pháp Tục đế là khái niệm cho một pháp Chân đế đang hiện hữu. Ngày xưa, đức Phật cũng dùng pháp Tục đế từ sự chế định các giá trị trong cuộc sống, để nói đến pháp Chân đế cho sự tu tập của hàng đệ tử.
1.Tục Đế là nhận thức hướng tới những “phápsở tri - pháp sở đắc” của thế gian và trong các tôn giáo hữu thần, còn Chân đế là nhận thức hướng tới “pháp đang là” trong Phật giáo. Bởi không có “pháp sở tri -pháp sở đắc” nào mà không bị luật vô thường chi phối biến hóa cả.
2. Tục Đế là những gì có thể bị phản biện một cách có lý. Chẳng hạn nguyên lý mà các bậc Giác ngộ khai thị đều là một, tuy nhiên nếu người nghe không đi thẳng vào nguyên lý ấy mà cứ chấp vào ngôn ngữ, câu cú mà bậc Giác ngộ sử dụng làm phương tiện, thì khi đó mọi lập luận dù hợp lý đến mấy cũng đều có thể bị phản biện bởi một lập luận hợp lý tương đương. Ví dụ như “tiền định và tự do ý chí”.
Chân Đế là cái sự thật-lẽ thật vận hành theo nguyên lý nên con người không thể chối bỏ được, và do vậy lại càng không thể tranh luận lại được.
3.Tục đế đặc trưng cho Hữu ngã 有我(= Ngã 我, Bản ngã 本我;  P: Attā;  S: Ātman;  E: Self, Ego) nhị nguyên đối đãi, bao hàm thiện-ác, tốt-xấu, vinh-nhục ... nơi thế tục;  còn Chân đế đặc trưng cho Vô ngã, là lẽ thật được nhận ra nơi bậc giác ngộ, thấy ra rằng các đối đãi này chỉ là giả lập, là ảo tưởng. Do dó, bậc giác ngộ dù sống hòa đồng cùng thế gian, nhưng không hòa tan (dính mắc) vào đó, ví như hoa sen gần bùn mà không nhiễm lắm bùn, trái lại vẫn tỏa hương sắc.
4.Tục đế  biểu trưng cho thấy biết của Tưởng tri và Thức tri, còn Chân đế biểu trưng cho thấy biết của Tuệ tri.
- Tưởng tri(想知;  P: Sañjānāti;  S: Sañjñāna;  E: recognise):  Biết bằngTưởng(想;  P: Saññā;  S: Sañjā;  E: Recognition), đó là sự thấy biết biểu hiện bằng sự nhận ra theo cách chủ quan qua một quá trình tương tác với các quan niệm chế định. Tưởng tri có thể là nhận thức sau:
+ Sinh hoạt thế gian:  Đó lànhận thức chúng ta sử dụng thường ngày. Loại tri này lệ thuộc vào ký ứcvà sự đặt tên, tức nhờ cậy vào sự hiểu biết và sự định danh đã có trong quá khứ. Như mắt ta thấy một cây bút, ta không quán sát gì nhiều nhưng vẫn biết ngay đó là một cây bút.
+ Đạo đức thế gian:  Đó là nhận thức hoặc bằng quanniệm chế định có thực, mang tính thiện(P: vijjamana pannatti) như sự bố thí, hoặc bằng quanniệm chế định không có thực, mang tính thiệncủa pháp đó (P: avijjamana pannatti) như  sự hiếu thảo.
Những nhận thức trên là không đúng với thực tính của các pháp.
Tưởng tri còn gọi là Nhục nhãn, chỉ có thể cung cấp dữ liệu hay soi chiếu đối tượng, chứ không là nhận thức trực tiếp trong thiền tuệ.
          - Thức tri(識知;  P: Vijānāti;  S: Vijñāna):  Biết bằng Thức (識;  P: Viññāna;  S: Vijñāna;   E: Perceiving), là sự thấy biết biểu hiện bằng sự nhận ra theo cách chủ quan, bằng cáckhái niệm chế định có được từ vay mượn bên ngoài, là nhận thức đối đãi phân biệt nơi:
- Sinh hoạt thế gian:  Đó là kiến thức thông qua học hỏi, kinh nghiệm tuổi tác, thói quen hằng ngày …,như kiến thức ở các lãnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội. 
          - Học đạo:  Đó là kiến thức thông qua học hỏi giáo lý Duyên khởi, Nhân Quả, Tứ diệu đế, Bát chánh đạo … nhưng chưa thể nhập vào Pháp (Chân lý).
Thức tri còn gọi là Thiên nhãn,là Hữu sư trí, có chức năng như tưởng tri và không là nhận thức trực tiếp trong thiền tuệ.
-Tuệ tri(慧知;  P: Pajānāti;  S: Prajñāna;  E: To know clearly):  Biết bằng Tuệ(慧;  P: Paññā hay Ñāṇa;  S: Prajñā;  E: Wisdom, clear knowledge)Biết rõ thật tướng của các pháp là vận hành theo nguyên lý Duyên khởi Vô thường-Vô ngã, Sinh Diệt, Nhân Duyên Quả (Nhân Quả), Tứ đế … Đây là sự thấy biết của bậc Thánh vô học A-la-hán, gọi là Tuệ nhãn.
Tuệ tri là cái biết trong sáng, khách quan, thấy được thực tính của các pháp, là sự nhận biết rõ rệt chứ không hời hợt như trong quán sát và nhờ cậy vào ký ức.
Khởi đầu của tuệ tri là Chánh niệm - Tỉnh giác (P: Sati-sampajañña-ñāṇa → Trọn vẹn và Rõ biết thực tại). Kế đó, Chánh tri kiến có nhiệm vụ tuệ tri thực tính của pháp, còn Chánh tư duy xác định lại thực tính này, vì Chánh tri kiến chỉ trải nghiệm hay chứng kiến thực tính chứ không xác định thực tính.
Tuệ tri - kết thành từ 3 yếu tố Chánh tri kiến (= Tỉnh giác), Chánh tinh tấn và Chánh niệm - là nhận thức trực tiếp thực tánh của pháp từ đối tượng trong pháp hành thiền quán. Tuệ tri gọi là Tuệ nhãn, là sự thấy biết của bậc thánh vô học A-la-hán, là nhận thức trực tiếp trong thiền tuệ
Chân lý trong đạo Phật dùng soi sáng bản chất sự vật, bao hàm từ các giá trị nhận thức cao tột gọi là Chân đế  (=Chân lý tuyệt đối), đồng thời gắn liền và hài hòa chứ không phủ bác các giá trị của cuộc sống, đó là Tục đế(=Chân lý tương đối).  Chân đế và Tục đế được gọi là Nhị đế (二諦) như là hai mặt của một Thực tại. Vạn sự vạn vật vốn đều sống trong Chân đế, tuy vậy phần lớn con người lại chìm đắm trong lối sống Tục đế với quy ước, với chế định, với ảo tưởng khái niệm.
Trong xã hội, có những khái niệm Tục đế rất quan trọng, nếu không biết và không thực hành thì rất nguy hiểm. Ví dụ như chúng ta phải tuân hành theo những luật lệ trong xã hội ..., mặc dù biết đó là chế định, nhưng vì sự an toàn mà mình phải thực hành. Bậc giác ngộ khi xúc chạm việc đời, với chế định biết chế định, với chân đế biết chân đế, là biết sống dung thông giữa thế gian mà không phải gặp ngăn ngại.
Trong bài kệ số 10 của Phẩm Quán Tứ Đế, Trung Luận, Tổ sư Long Thọ có viết:
若不依俗諦            Nhược bất y tục đế
不得第一義            Bất đắc đệ nhất nghĩa
不得第一義            Bất đắc đệ nhất nghĩa
則不得涅槃            Tắc bất đắc Niết bàn.
Nếu không nương Tục đế
Thì không đạt Chân đế
Nếu không đạt Chân đế
Thì không chứng Niết-bàn.
Nghĩa:  "... Chư Phật vì chúng sinh, y vào Nhị đế mà nói pháp, thứ nhất là Tục đế và thứ hai là Chân đế.  Nếu người nào không nhận thức được hai chân lý này, thì đối với Phật pháp sâu xa, không thể hiểu được chân nghĩa.  Nếu không nương tựa vào Tục đế, thì không thể thấy được Chân đế; nếu không thấy được Chân đế, thì không thể ngộ được Niết-bàn ...
Nhận thức Chân đế còn gọi là Thực tạihay Trí,và nhận thức Tục đế còn gọi là Khái niệmhay Thức. Bậc giác ngộ không phủ bác Tục đế, mà có cách nhìn Chân đế như thật trên mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống nơi Tục đế, nghĩa là Thức => Trí, theo nguyên tắc quán như sau:
Nhân             +         Duyên                                    => Quả
Ngã                                   Pháp Duyên khởi                  =>  Vô ngã
Tục đế                        +         Pháp Duyên khởi                  =>  Chân đế
Thức                          +         Pháp Duyên khởi                  =>  Trí
Vì thế đạo Phật dung nạp và biểu hiện của một tôn giáo (tình, tình cảm) hay là một triết lý (lý, lý trí) tùy theo căn cơ của chúng sinh.
Trong một sự vật có thể vừa có chân đế và tục đế đang hiện hữu:
 Ví dụ
- Mắt thấy, tai nghe, ... là Chân đế (thực tại), còn Tôi thấy, Tôi nghe, ... là Tục đế (khái niệm)
- Lấy thỏi vàng đó làm nhẫn, rồi lấy thỏi vàng khác làm dây chuyền, hoa tai v.v... Theo đó, nhẫn, dây chuyền, hoa tai ... là những hình dáng chế định (khái niệm), còn chất vàng là thực tính (thực tại).
- Tôi là tăng sĩ, tôi là giáo viên, tôi là bác sĩ v.v... thì tất cả những cái đó là pháp chế định (khái niệm), nó không có thật chỉ là sự thật chế định được gắn nhãn lên thôi.
- Thấy sóng và nước là một thực tính (thực tại), còn thấy sóng và nước là hai thứ khác nhau (khái niệm).
- Đi trong đêm tối thấy “con rắn” dưới đất (khái niệm), chừng soi sáng thấy ra là sợi dây thừng (thực tại).
- Đi trong sa mạc thấy huyễn cảnh sông nước mênh mông (khái niệm).  Biết đó là ảo ảnh thị giác (thực tại).
- Tâm phiền não (Tục đế – Khái niệm, Thức) dưới sự soi chiếu của nguyên lý Duyên khởi (Pháp Duyên khởi – Vô thường-Vô ngã), sẽ thấy ra bản chất không thực của Tâm phiền não (Chân đế – Thực tại, Trí).
Ngài Tổ sư Huệ Năng, cũng thế, đã nói:
佛法在世间            Phật pháp tại thế gian    
不离世间觉            Bất ly thế gian giác        
离世觅菩提            Ly thế gian mịch bồ đề   
恰如求兔角           Kháp như cầu thố giác   
Phật pháp trên thế gian
Không thể rời thế gian mà giác ngộ
Rời thế gian tìm giác ngộ
Giống như tìm sừng thỏ
Như thế, giác ngộ chính là sự thấy biết chân thật bản chất của sự sống, và một hành giả đúng nghĩa của đạo Phật là tuy sống trong một xã hội đầy phiền tạp, nhưng không phải vướng mắc vào các chấp thủ cực đoan nơi các giá trị chế định từ các khái niệm nữa. Hành giả này luôn có những giải pháp linh hoạt hài hòa, tương thích với không gian và thời gian, sống cho chính mình và cho mọi người một cách thích nghi.

2. Chân đế.
Chân đế(真諦;  P: Paramattha-sacca;  S: Paramārtha-satya;  E: Ultimate truth;  F: Vérité ultime)trong đó:  
- Chân:  Là thật, không hư vọng.
- Đế:  Là lý thật, lẽ thật.
Theo đó:
Chân đế có nghĩa là lý thật, lẽ thật, là những gìdùng để bày tỏ Thực tại,là sự thật hiện thựccủa mọi sự vật. Cụ thể hơn:
1. Chân đế được gọi là Chân lý tuyệt đối, Chân lý tối thượng mà bậc giác ngộ đã chứng nghiệm.
2. Chân đế cũng còn gọi làThật đế, Đệ nhất nghĩa đế,Thắng nghĩa đế  , Bản môn, Chân tâm, Chân Không, Giác tánh, Chân như... là cách nói trực nhận bản tính của mọi sự vật hiện tượng, vượt lên HữuKhông hay vượt lên Hữu tínhKhông tính, là chẳng thể nghĩ bàn.
Với:
- Thật đếlà thực, không hư dối.
- Đệ nhất nghĩa đế第一義諦là hợp với lẽ phải, đúng với đạo lí.
- Thắng nghĩa đế勝義諦(thắng :  vượt hơn – theo luận Đại Tỳ-bà-sa).
- Bản môn本門(bản :  chính yếu,  môn :  cửa – theo Thiên Thai tông). (*)
-Chân như真如(như :  không nhiễm ô).
2.1. Chân đế theo Nguyên lý chân lý Duyên khởi.
Chân đế trong đạo Phật được xây dựng trên nền tảng chân lý Duyên khởi. Đây là nguyên lýnói lên sự hình thành và biến dịch mọi sự vật  tâm lý hay vật lý.
Trong Tương Ưng Bộ kinh [Saṃyutta Nikāya], Trường Bộ kinh [Dīgha Nikāya, nơi kinh Đại Duyên (Mahānidāna-sutta)], hay Tiểu Bộ kinh [Khuddaka Nikāya, nơi kinh Phật Tự Thuyết (Udāna)], có chỉ rõ về chân lý Duyên khởi như sau:
Imasmiṃ sati idaṃ hoti
Imass’uppādā idaṃ uppajjati
Imasmiṃ asati idaṃ na hoti
Imassa nirodhā idaṃ nirujjhati
                             [P: Paṭiccasamuppāda]
Yaduta asmin satīdaṃ bhavaty
Asyotpadād idam utpadyate
Yaduta asmin asatīdaṃ na bhavaty
Asya nirodhād idaṃ nirudhyate
                             [S: Pratītyasamutpāda]
This being, that becomes;
From the arising of this, that arises.
This not being, that does not become;
From the cessation of this, that ceases.
此有故彼有                   Thử hữu tắc bỉ hữu
此生故彼生         Thử sinh tắc bỉ sinh
此無故彼無                   Thử vô tắc bỉ vô
此滅故彼滅                   Thử diệt tắc bỉ diệt
Do cái này có, cái kia có. 
Do cái này sinh, cái kia sinh. 
Do cái này không, cái kia không. 
Do cái này diệt, cái kia diệt.

Hay:
Cái này có, cái kia hình thành
Cái này hiển hiện, cái kia sinh ra
Cái này không có, cái kia không hiển hiện
Cái này chấm dứt, cái kia không sinh ra           
 Chân lý Duyên khởi hay Chân đế gồm 2 nội hàm là Vô ngã và Vô thường:
          - Vô ngã(không thực thể;  無我;  P: Anattā;  S: Anātman;   E: No-self, Non-self, Non-ego, Impersonality)), với ý nghĩa rằng mọi sự vậtlà một hợp Duyên (yếu tố mang tính điều kiện). Theo đó, mọi sự vật không có tự tính (tự ngã tính, tự hữu, tự có). Vô ngã mang tính không gian.
          - Vô thường(không mãi tồn tại;  無常;  P: Anicca;  S: Anitya;  E: Impermanence), với ý nghĩa rằng ở mọi sự vật, các Duyên (nội Duyên và ngoại Duyên) luôn liên tục tương tác thay đổi trong từng sát-na. Theo đó, mọi sự vật sẽ không mãi tồn tại (hằng hữu), nghĩa là không mất đi mà luôn biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Vô thường mang tính thời gian.

Các hệ quả của nguyên lý này như  Vô thườngtính, Vô ngãtính, Khôngtính, Phật tính, Tự tính, Di-đà tự tính,… cũng là những Chân đế.  Nói cách khác, thấy ra đặc tính Vô ngã và Vô thường nơi sự nơi vật là thấy ra Chân đế nơi sự nơi vật ấy. Như vậy, nghiệm ra mọi nơi mọi lúc chúng ta đều tự nhiên sống thật trong Chân đế, nhưng phần lớn chúng ta quên đi, luôn chạy theo một cách cực đoan mất cân bằng lối sống trong Tục đế.
Có thể nói nguyên lý Duyên khởi là điểm tựa giúp hành giả vượt thoát Vô minh. 
Áp dụng của nguyên lý này cho các loài hữu tình, đặc biệt cấu tạo nơi con người, Chân đế có thể được xác định với những cảm nhận như sau:
          1)Ngũ uẩn (5 Duyên → Danh-Sắc) là Chân đế.
Con người được cấu thành bởi 5 DuyênNgũ uẩn[蘊;  P: Panca-khandha;  S: Panca-skandha;  E: The five aggregates;  F: Cinq agrégats).  Năm uẩn là nhận thức Chân đế với 8 duyên, tức  Danh-Sắc(名-色;  P,S: Nāma - Rūpa;  E: Name – Form), gồm: 
Danh= Thọ + Tưởng + Hành + Thức (= Tâm: phần vô hình)
Sắc  = Đất + Nước + Gió + Lửa (= Thân: phần hữu hình). 
1.Danh với 4 duyên Tho, Tưởng, Hành, Thức làthực tại tuyệt đối – Chân đế.
- Thọ uẩn (受蘊;  P: Vedanā-khandha;  S: Vedanā-skandha;  E: Emotion)     (Cảm xúc)  
                    - Tưởng uẩn (想蘊;  P: Saññā-khandha;  S: Sañjā-skandha;  E: perception)  (Tri giác)
                    - Hành uẩn (行蘊;  P: Saṅkhāra-khandha; S: Saṁkhāra-skandha;  E: Will)   (Ý chí)
- Thức uẩn (識蘊;  P: Viññāṇa-khandha;  S: Vijñāna-skandha; E: Conciousness-Memory)
                                                                                             (Ý thức & Ký ức)
2.Sắc với 4 duyên Đất, Nước, Gió, Lửa gọi là Tứ đại (四大;  P: Cattāri mahabhūta;  S: Catvāri mahabhūta;  E: The four great elements),bốn duyên này cũng là thực tại tuyệt đối – Chân đế:   
- Đất(地;  P: Paṭhavī;  S: Pṛthivī;  E: Earth):   (Thể rắn). 
- Nước(水;  P: Apo;  S: Āpas;  E: Water):       (Thể lỏng). 
- Gió(風;  P: Vāyo;  S: Vāyu;  E: Wind):          (Thể khí).
- Lửa (火;  P: Tejo;  S: Teja;  E: Fire):                        (Thể plasma).
2)12 Nhân Duyên (12 Duyên → Danh-Sắc) là Chân đế.
Con người được cấu thành bởi 12 duyên(Thập Nhị Nhân Duyên), cũng được chia thành hai phần: phần vô hình và phần hữu hình, tức Danh-Sắc.
Lẽ thật của sự vật là Chân đế được xác định bằng sự thấy biết vượt lên tâm thức(tức những thấy biết phân biệt)bằngtuệ tri(慧知;  P: pajānāti) là nhận thức trực tiếp bản chất thực của sự vật, tạm gọi đó là tâm trí hay giác ngộ (tỉnh giác).Bởi cái thấy biết về lẽ thật này có một hấp lực tương đối trên sự kiện.
3) 12 Xứ (12 Duyên → Danh-Sắc) là Chân đế. 
Con người được cấu thành bởi 2 duyênTâm(= Danh hay Danh pháp: là phần vô hình;  P;S: nāma;  E: name;  F: nom)  và  Thân(= Sắc hay Sắc pháp: là phần hữu hình;  P;S: rūpa;  E: form).  Chân đế là những gì ta có thể nhận biết qua sáu giác quan bằng cái thấycủa mắt,cái nghe của tai,cái ngửi của mũi,cái nếm của lưỡi,cái xúc chạm của thân, cái suy tưởng của ý (não bộ).
Nói cách khác, mỗi chúng sinh có 12 xứ (Thập Nhị Xứ 十二處;  P;S: ayatana;  E: sphere, region), đó là sáu giác quan mắt, mũi, tai, lưỡi, thân, ý  và  sáu đối tượng tương thích cho mỗi giác quan. Mười hai xứ là Chân đế vì chúng ta có thể biết chúng một cách trực tiếp, nhưng để cho đơn giản, nên thường được gọi chung là Danh-Sắc. Nghĩa là Danh-Sắc là sự thật tuyệt đối, là Chân đế.
Ví dụ: 
–  Món đồ này trông không thực đẹp (hay thực xấu). 
–  Bài nhạc này nghe không thực hay (hay thực dở). 
– Có tiền thì có thể hạnh phúc hay khổ đau, không tiền thì có thể hạnh phúc hay khổ đau  …
Quán niệm theo lối tư duy này, tâm thứcsẽ dần biến hiện thành tâm trí, nghĩa là tâm không hướng theo chiều tham đắm hay sân hận. Lối sống này có thể tạm gọi là do động lực sáng suốt, dẫn dắt đến tuệ nghiệp.
Nói chung, cái thấy – cái nghe – cái ngửi – cái nếm – cái xúc – cái tư duy (còn gọi là 6 tính) của người mê hay người ngộ trong đời sống đều cùng một khởi điểm như nhau về vật lý-sinh lý.  Nhưng người mê với cái thấy biết là tâm thức tự ràng buộc (nghĩa là cái biết bị điều kiện hóa), theo đó mà kết quả là nội tâm ngày một bất an; trái lại, người ngộ với cái thấy biết là tâm trí vượt thoát thì không phải dính mắc, do đó mà nội tâm ngày một bình ổn, tốt hơn trước mọi chuyển biến của mọi sự vật (như còn-mất về danh-lợi-tình, về sinh-tử … chẳng hạn).
Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy thực hành 12 xứ này theo Chân đế, tức Vô ngã:
"Có sáu pháp vô-thượng  mà các thầy cần tu. Những gì là sáu ?
Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ýđối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
Nếu như hành giả đi tiếp tới Thức tri (6 thức), thì đồng nghĩa là hành giả bước vào Tục đế, cùng lúc Ngũ thủ uẩn xuất hiện, tức Bản ngã hình thành.

2.2. Chân đế theo Thực tính pháp(của luận Vi Diệu Pháp).
Thực ra nền tảng Chân đế trình bày theo Thực tính pháp (P: Sabhāva dhamma) trongluận Vi Diệu Pháp (P: Abhidhamma) là diễn đạt các khác của Duyên khởi (P: Paṭiccasamuppāda) nói trên.
Ghi chú:
Theo bộ thứ 7 (bộ đồ sộ và sâu xa nhất) của Vi Diệu pháp Nam truyền, thì cách phát biểu chân lý Duyên khởi này được gọi là luật Duyên Hệ Duyên hay luật Duyên Hệ.  Đây là luật khách quan và tự nhiên, tinh vi bao trùm cả chúng sinh và vật vô tri, chi ly hơn hai luật Nghiệp báo  và  luật Duyên sinh  là hai luật chỉ giải thích nguyên nhân và áp dụng cho chúng sinh chứ không áp dụng cho các vật vô tri. Luật Duyên Hệ Duyên giải thích như thế nào Vật chất này liên hệ đến Vật chất kia, hay liên hệ giữa các chúng sinh, hoặc Vật chất và Tinh thần (tức Sắc và Tâm) chứ không chỉ nói sự liên hệ giữa các chúng sinh mà thôi.
Luật Duyên Hệ Duyên không những giải thích hai sự vật liên hệ nhau mà còn giải thích chúng liên hệ với nhau như thế nào. Ví như luật Duyên sinh nói rằng: “Hai người này liên hệ nhau”, nhưng trong luật Duyên Hệ Duyên nói sâu hơn: “Họ liên hệ với nhau như thế nào”, chẳng hạn đó là liên hệ cha con, liên hệ anh em, liên hệ vợ chồng hay liên hệ bạn bè. Như vậy, trong liên hệ Duyên Hệ Duyên người ta hay dùng chữ Lực của Duyên (P: Paccaya Satti) để chỉ cho ta thấy nhiều chi tiết hơn trong nghiên cứu hai luật Nghiệp Báo và Duyên Sinh.
1) Bốn chân đế của Thực tính pháp.
Theo Vi Diệu pháp,là 4 sự thật tuyệt đối (thực tại) của các pháp là Tâm,Tâm sở(= Sở hữu tâm),Sắc phápNiết bàn.
Tâm (P;S: Citta) là thành phần tri giác của chúng sinh, có (89 hoặc 121) Tâm (= Tâm vương). Đó là Thức uẩn.
Tâm sở(P: Cetasika;  S: Caitasika) là thành phần phụ thuộc của tâm, xác định ý nghĩa của tâm, có 54 tâm sở:
- Thọ uẩn:    Gồm các cảm thọ (1).
- Tưởng uẩn:          Gồm các suy tưởng (1).
- Hành uẩn:            Gồm các ý muốn hành động (52).
Tâm và Tâm sở là những thực thể vô hình, được gọi là Danh pháp hay Danh (P;S: Nāma),
Sắc (P;S: Rūpa) hay Sắc pháp là thành phần vật chất vô tri, là thực thể hữu hình.
Niết Bàn (P: Nibbāna;  S: Nirvāṇa) là thể tính tịch tịnh, vượt lên sự sinh diệt của Danh Sắc
Danh và Sắc đều do Duyên khởi, nên được gọi là Chân đế hữu vi = Pháp hữu vi(P: Saṅkhāra;  S: Saṃskāra). Còn Niết-bàn không phải là pháp bị tạo, nên được gọi là  Chân đế vô vi = Pháp vô vi(P: Asaṅkhāra;  S: Asaṃskāra).
Thực tại vũ trụ không rỗng không như một số tôn giáo chủ trương, nó chỉ rỗng không về ảo tưởng Tự ngã hay Linh hồn. Thực tính pháp (= Chân đế, Thực tại tuyệt đối) gồm có Danh và Sắc và Niết-bàn được trình bày như biểu đồ dưới đây:

Bốn yếu tố của Thực tại tuyệt đối là Tâm, Tâm sở, Sắc, Niết-bàn đều là Pháp hiện tại (P: Paccuppaññadhamma), là Thực tính pháp, nhưng chúng ta không phải lúc nào cũng thấy được nó.
Ba yếu tố đầu là Sắc, Tâm và Tâm sở là các Pháp hiệp thế (= Pháp thế gian;  P: Lokiya-dhamma). Sắc trong pháp hành chỉ là đối tượng "vô tri". Danh vừa là chủ thể, vừa là đối tượng, như danh thấy, danh nghe v.v... Ðây là những pháp còn nằm trong vòng luân hồi.
Niết-bàn là đối tượng của Tâm đạo (Tâm sát-na;  P: Maggacitta). Chính Tâm đạo diệt phiền não. Tâm đạo ở đây muốn nói đến sự hoàn tất con đường - Ðạo trí (P: Magga-ñāṇa là Tuệ thứ mười bốn trong mười sáu Tuệ minh sát. Niết Bàn là Pháp Siêu thế (P: Lokuttara-dhamma), nằm ngoài 5 Uẩn.
Pháp hiện tại(P: Paccuppañña-dhamma) hay Sát-na hiện tại (P: Paccuppañña-khaṇa) dùng để chỉ Danh-Sắc sinh diệt rất nhanh. Lúc đó ba đối tượng Sắc, Tâm, Tâm sở được thấy mà không có phiền não.
Thiền Vipassanā  thực hành Chánh niệm Thân, Thọ, Tâm, Pháp, quán sát Danh-Sắc ở sát-na hiện tại, vượt lên mọi thiện (P: kusala), hay bất thiện (P: akusala) hay vô ký (P: abyakata), là đoạn diệt phiền não.

2) Hữu vi pháp - Vô vi pháp.
1.Hữu vi pháp (Tâm – Tâm sở – Sắc;  有爲法→ Pháp hữu vi;  P: Saṅkhata-dhamma;  S: Saṃskṛta-dharma;  E: Conditioned dharma):  Còn gọi là Thế gian pháp, là các pháp giả tạm, nhất thời do các duyên tạo tác – tức không có thực thể (= Vô ngã) và luôn biến đổi (= Vô thường).
Hữu vi pháp hàm ý rằng mọi sự vật hiện tượng hình thành do các Duyên tương tác, chịu ảnh hưởng lẫn nhau, chúng luônsinh khởi, biến dịch và hoại diệt – nghĩa là bị  chi phối bởi các tướng Thành Trụ Hoại Không, Sinh Trụ Dị Diệt, hay Sinh Lão Bệnh Tử; chúng có hình tướng, số lượng, có thể suy lường và dùng lời nói văn tự diễn tả được.
Vì thế nên tất cả các Hữu vi pháp đều Vô ngã và Vôthường, không có tự tính (= Không tính).  Khi con người chấp mắc vào pháp hữu vi sẽ dẫn đến khổ não.
Theo phân tích bên trên, có thể thấy rằng cái mà ta gọi là Tâm (= Tâm vương), Tâm sở (= Sở hữu tâm), và Sắc nơi con người là những sản phẩm hình thành từ Ngũ uẩn. Do đó, bản chất thực của Tâm, Tâm sở và Sắc chính là bản chất thực của Ngũ uẩn, là Duyên khởi, nghĩa là Tâm vương  Tâm sở và Sắc là các pháp hữu vi Vô ngã (không là các thực thể) vậy.
Trong kinh Tăng Chi Bộ, chương 3, Ba Pháp, Phẩm nhỏ (47) có ghi: 
Này các Tỷ-kheo, có ba tướng hữu vi cho các pháp hữu vi. Thế nào là ba?
Sinh được trình bày rõ, Diệt được trình bày rõ, Biến dị khi đang trú được trình bày rõ. Có ba tướng hữu vi này cho các pháp hữu vi”.
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn (bằng tiếng Anh và tiếng Pali), đức Phật dạy "Này các đệ tử: Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật." (P: "handa'dāni bhikkhave āmantayāmi vo, vayadhammā saṅkhārā appamādena sampādethāti")
Trong kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa (Kim cương tứ cú) có ghi:
一切有爲法。         Nhất thiết hữu vi pháp
如夢幻泡影            Như mộng huyễn bào ảnh
如露亦如電。         Như lộ diệc như điện
應作如是觀           Ưng tác như thị quán.
Các pháp hữu vi ấy
Như chiêm bao huyễn mị
Bọt bèo bóng chớp mù
Nên tưởng đều như vậy.
2.Vô vi pháp(Niết-bàn;  無爲法→ Pháp vô vi;  P: Asaṅkhata-dhamma;  S: Asaṃskṛta-dharma;  E: Unconditioned dharma):  Là các pháp không do các Duyên cấu thành, không bị lệ thuộc vào Nhân Duyên, không có hình tướng và số lượng, chẳng thể suy lường và dùng lời nói diễn tả được.
Vô vi pháplà thực tại  (= chân lý) không do các Duyên hình thành, mang tính vô hạn định, vượt không gian và thời gian của mọi hiện tượng sinh-diệt, vượt lên mọi phân biệt đối đãi nhị nguyên làm nội tâm dính mắc.
Pháp hữu vi thì dụng trên thể; Vô vi pháp thì thể trên dụng. Vô vi pháp còn gọi là chân Niết-bàn(涅槃;  P: Nibbāna;  S: Nirvāṇa), là Pháp thân, là Phật tính ... 
1. Không sinh không diệt:  Pháp hữu vi thì nhờ nhân duyên sinh, nên có sinh, có diệt. Pháp vô vi không nhờ nhân duyên sinh, nên không sinh diệt.
2. Không được không mất:  Pháp hữu vi có tăng có giảm. Tăng gọi là được, giảm gọi là mất. Ở Thánh không tăng, ở phàm không giảm, nên gọi là không được không mất.
3. Không kia không đây:  Pháp hữu vi có ta, người khác nhau. Pháp vô vi, chư Phật giống nhau, nên gọi là ba đời mười phương Phật đều có cùng một Pháp thân(法身;  P: kāya;  S: Dharmakāya;  E: Body of truth, Body of enlightenment = gốc Chân lý), nên không kia không đây.
4. Không đi không đến: Pháp hữu vi có quá khứ, hiện tại, vị lai, trong một sát-na có đủ ba đời biến hóa không ngừng. Vô vi pháp thông suốt cả ba đời, thường tại không thay đổi, nên gọi không đi không đến.
Vô vi phápquán sát Duyên khởi tính(= Vô thường tính và Vô ngã tính) của các Duyên (Chân đế), khác với Hữu vi phápquán sát quan hệ Nhân Quảcủa các Duyên(Tục đế), mang tính phân biệt đối đãi như sinh-diệt, tạo tác - được tạo tác, ảnh hưởng - bị ảnh hưởng  với những hạn định phụ thuộc.
 Trong kinh Tăng Chi Bộ, chương 3, Ba Pháp, Phẩm nhỏ (47), có ghi: 
Này các Tỷ-kheo, có ba tướng vô vi cho các pháp vô vi. Thế nào là ba?
Sinh không được trình bày rõ, diệt không được trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú không được trình bày rõ. Có ba tướng vô vi này cho các pháp vô vi”.
Trong Câu Xá Luận (倶舍論) có nêu ra 3 loai Vô vi pháp là Hư Không (虛空), Trạch Diệt (擇滅) và Phi Trạch Diệt (非擇滅).
Trong Du Già Sư Địa Luận (瑜伽師地論) thì đưa ra 8 loại Vô vi pháp là Hư Không (虛空), Phi Trạch Diệt (非擇滅), Trạch Diệt (擇滅), Thiện (善), Bất Thiện (不善), Vô Ký Pháp (無記法), Chân Như (眞如), Bất Động Tưởng Thọ Diệt (不動想受滅).
Theo Thiền Tông khi dùng từ này không có nghĩa là không làm gì cả, mà hết thảy các hành vi đều tự do, tự tại, không trở ngại, giống như cá lội trong nước, chim bay trên không, chẳng lưu lại vết tích nào.
Trong Chứng Đạo Ca (証道歌) của Vĩnh Gia Huyền Giác (永嘉玄覺, 675-713) có đoạn rằng: “Quân bất kiến, tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân, bất trừ vọng tưởng bất cầu chân * 君不見、絕學無爲閑道人、不除妄想不求眞* Bạn có thấy chăng, người nhàn đạo vô vi chẳng còn học gì nữa, chẳng trừ bỏ vọng tưởng mà cũng không tìm cầu cái chân thật”.
Thiền Sư Pháp Thuận (法順, ?-991) của Việt Nam có bài thơ rằng: “Quốc tộ như đằng lạc, nam thiên lí thái bình, vô vi cư điện các, xứ xứ tức đao binh * 國祚如藤絡、南天裏太平、無爲居殿閣、處處息刀兵* Vận nước như dây quấn, trời nam trọn thái bình, vô vi nơi điện gác, chốn chốn hết đao binh.”
---------------
Ghi chú:
Theo Lão Trang thì “Vô vi” có nghĩa là y cứ theo quy luật tự nhiên mà sống. Con người không nên sống theo tư dục (lòng ham muốn của mình), mà hãy sống theo Đạo (= Chân lý), đó là những quy luật tự nhiên như được trình bày ở Kinh Dịch, đó là Luật ứng cầu應求, Luật tích tiệm 積漸.  Vô vi được xem là gồm nắm tất cả bộ sách Đạo Đức Kinh:
-  “Đạo thường vô vi nhi vô bất vi  * 道常無為而無不為* Đạo thường không làm gì; nhưng không gì không làm” [Vô vi là làm một cách âm thầm, vô danh, vô công, vô kỷ  → quên mình].
- “Thị dĩ thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo * 是以聖人處無為之事, 行不言之教* Thánh nhân dùng Vô vi mà xử sự, dùng «vô ngôn» mà dạy dỗ.”

Sơ đồ tổng hợp


Sơ đồ chi tiết
          Hữu vi pháp gồm 201 pháp, được phân định theo Vi Diệu pháp của Phật giáo Nguyên thủy:
- Danh pháp(名法;  P: Nāma-dhamma;  S: Nāma-dharma):  Với 121 Tâm pháp (= Tâm vương) và 52 Tâm sở hữu pháp (= Tâm sở).  
- Sắc pháp(色法;  P: Rūpa-dhamma;  S: Rūpa-dharma):  Với 18 Sắc thực và 10 Sắc phi thực.

3. Tục đế.
Tục đế(俗諦;  P: Sammuti-sacca, Paññatti-sacca, Vohara-sacca;  S: Saṃvṛtti-satyatva, Saṃvṛti-satya, Prajñapti-satya;  E: Relative truth,Conventional truth;  F: Vérité relative): 
3.1. Tục đế theo Nguyên tắc đạo đức Duyên khởi.
Tục đế được phân tích như sau:
Tục :  Là thế phàm.
Đế :  Là lẽ thật.
Theo đó:
1.Tục đế có nghĩa là những gì mà con người quy ước với nhau nhằm phân biệt sự vật; đó là sự thật của thế phàm, là sự thật của ngôn từ nhằm để bày tỏ khái niệm(= ý niệm chung) các sự vật, khái niệm gồm các nghĩa sau:
- Chế định 制定:  Ngôn từ đặt ra để xác nhận sự vật gì đó.
- Mặc ước = Quy ước 規約:   Ngôn từ đặt ra để quy định sự vật gì đó.
- Thi thiết 施設:   Ngôn từ đặt ra để diễn đạt các sự vật gì đó.
2.  Tục đế được gọi là Chân lý quy ước hay Chân lý tương đối  có giá trị trong đời sống bình thường từ các hiện tượng do Duyên khởi tạo nên, không tồn tại thật sự.
Ví dụ:  Tu là thấy ra hôm nay tiến bộ hơn hôm qua (Tục đế).
           Tu là thấy ra lẽ Vô ngã Vô thường nơi mọi sự mọi vật (Chân đế).
3.  Tục đế còn gọi là Giả đế, Thế đế, Thế tục đế, Tích môn. Bấy giờ, Không tínhlà phương tiện phá chấp thủ Hữu tính.
Với:
- Giả đế(Giả假:  không phải thật, hư ngụy).
- Thế đế 世諦  hay  Thế tục đế 世俗諦(thế = thế gian 世間: cõi đời,  thế tục 世俗: phong tục ở đời – từ ngữ trong luận Đại Tỳ-bà-sa).
- Tích môn(tích : dấu vết, phỏng theo,  môn : cửa – từ ngữ trongThiên Thai tông). (*)
---------------
(*) Ghi chú:  Kinh Pháp Hoa được phân chia bố cục theo như ý tưởng Tích Môn và Bản Môn của Thiên Thai tông. Thứ tự này được chia như sau:  Mười bốn phẩm đầu thuộc về Tích Môn, mười bốn phẩm sau thuộc về Bản Môn. Tổng cộng là 28 phẩm.
4. Tục đế được xem là lẽ thật của sự vật được xác định bằng cái biết của 6 căn, gọi chung là lục thức = tâm thức.  Cái biết về lẽ thật này có một hấp lực trên sự kiện. Có thể xem trạng thái của con người bấy giờ là thức tri(識知;  P: Vijanati → tỉnh thức,tri thức,kiến thức, là cái biết từ khái niệm chế định trên sự vật).
Ví dụ
– Món đồ này trông đẹp (hay xấu). 
– Bài nhạc này nghe hay (hay dở). 
– Có tiền thì hạnh phúc, không tiền thì khổ đau …
Quán niệm theo lối tư duy này, tâm thức sẽ dần biến hiện thành tâm tham đắm chiếm đoạt hay tâm sân hận loại trừ. Lối sống này có thể tạm gọi là do động lực sai lầm dẫn dắt, đó là mê nghiệp.
5.Tục đế là khái niệm nhị nguyên đối đãi, tương đối. Theo đó, hành giả nên chọn hành động theo mặt tích cực như Thiện, Tốt, Đẹp, ... và tránh, hạn chế các hành động tiêu cực như Ác, Bất thiện, Xấu, ... theo nguyên tắc đạo đức Duyên khởi sau:
Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”

3.2. Tục đế theo luận Vi Diệu Pháp – Danh-Nghĩa chế định.
Theoluận Vi Diệu Pháp, Tục đế cũng là sự thật của thế phàm, là sự thật của ngôn từ nhằm để bày tỏ khái niệm,được chia ra làm hai loại:

Trong xã hội con người, người ta quy định vật này vật kia, người này người kia để dễ phân biệt, hay nhà lầu, xe hơi, ông A, bà B ...v.v... thì gọi là danh chế định(= danh xưng). Khi nói đến danh chế định thì người ta liền liên tưởng đến vật được miêu tả thì gọi là nghĩa chế định.
Ví dụ 1: Như nói đến trái chanh là nói đến một vật, một pháp hiện hữu(= Chân;  P: Paramattha), tên gọi trái chanh là danh chế định, và hình ảnh trái chanh hiện lên trong đầu là nghĩa chế định, cả hai đều là pháp chế định(= Tục;  P: Paññatti)     
Ví dụ 2:  Chữ "giận" là ngôn ngữ, là danh chế định. Khi nói đến "giận" là hình dung đến một cơn giận đã xảy ra trong quá khứ thì gọi là nghĩa chế định; cả hai là sự thật Tục đế.  Còn ngay lúc mà ta đang sân giận tức là cơn giận đang hiện hữu là sự thật Chân đế.
Khi hành thiền thì ngay thực tại không có giận, nhưng cứ nghĩ đến chuyện hôm qua mình giận ai đó, rồi nhớ đến trạng thái giận như thế nào thì hình ảnh giận là Tục đế(Khái niệm ) mà thôi.  
Cho nên có thể nói bản thể là Chân Đế của hiện tượng Tục Đế.    
1) Danh chế định (P: Nāmapaññatti) được phân ra làm sáu loại nhằm phân biệt một sự vật thật cụ thể haytrừu tượng:
1.Danh chân chế định (P: Sāvijjamāna paññatti):  Là những ngôn từ dùng để diễn đạt chỉ tính chất chung của các pháp Chân đế.
Thí dụ: Tâm, Sở hữu tâm, Sắc pháp, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Xứ, Giới, Ðế, Niết-bàn …
2.Phi danh chân chế định (P: Avijjamāna paññatti):  Là những ngôn từ giả lập dùng để diễn đạt phân biệt các pháp Tục đế.
Thí dụ: Cái nhà (là tập hợp hiệp thành từ nhiều yếu tố cấu kiện), con gà, tôi (là tập hợp ngũ uẩn), Chư thiên, Ma vương …
3.Danh chân chế định + Phi danh chân chế định (P: Vijjāmāna avijjāmāna paññatti):  Là những từ ghép, từ trước chỉ sự vật có thật (pháp Chân đế), từ sau chỉ sự vật theo giả lập để phân biệt (pháp Tục đế).
Thí dụ: Tâm tôi (tâm thì có, còn tôi thì không có), Tiếng radio, Mùi sầu riêng … Bấy giờ Tâm, Tiếng, Mùi  là những từ chỉ sự vật chung nhất có thật (pháp Chân đế), còn tôi, radio, sầu riêng là những từ chỉ sự vật theo qui ước giả lập (pháp Tục đế).
4.Phi danh chân chế định + Danh chân chế định (P: Avijjāmāna vijjāmāna paññatti):  Là những từ ghép, từ trước chỉ sự vật theo giả lập (pháp Tục đế), từ sau chỉ sự vật thật (pháp Chân đế).
Thí dụ: Tôi sân, nó có tâm tham … Tôi, nó là giả danh; sân, tâm tham là những trạng thái có thật.
5.Danh chân chế định + Danh chân chế định (P: Vijjāmāna vijjāmāna paññatti):  Là những từ ghép, từ trước và từ sau đều chỉ những sự vật thật (pháp Chân đế).
Thí dụ: Tâm Tham, Nhãn Thức, Thọ Lạc … thì Tâm, Tham, Nhãn, Thức, Thọ, Lạc đều là những sự vật chung nhất. Đây là những từ dùng để diễn đạt pháp Chân Ðế.
6.Phi danh chân chế định + phi danh chân chế định (P: Avijjāmāna avijjāmāna paññatti):  Là những từ ghép, trong đó từ trước và từ sau đều chỉ những sự vật theo giả lập. Những từ này chỉ là giả danh theo pháp Chân đế mặc dù đối với pháp Tục đế chúng hoàn toàn thật.
 Thí dụ: nhân loại, thiên hạ, trời đất, cha con, ông cháu, nhà tôi, xe tôi ... là những từ đó diễn đạt những sự vật không có thật.…
2) Nghĩa chế định (P: Atthapaññatti) gồm có bảy loại như sau nhằm diễn tả một sự vật ở mặt ý nghĩa:
1.Hình thức chế định (P: Santhānā paññatti):  Là những từ dùng để diễn đạt tính chất của sự vật.
Thí dụ:  Như núi cao, biển rộng, hố sâu, sông dài, bàn tròn, người lanh lẹ, ….
2.Hiệp thành chế định (P: Samūha paññatti):  Là những từ chỉ các sự vật hiện hữu bởi sự tập hợp của nhiều vật khác nhau.
Thí dụ: Như nhà (sự kết hợp bởi rui, mè, kèo, cột …), xe (sự kết hợp bởi sườn, bánh, tay lái, …), gia đình (sự kết hợp bởi cha, mẹ, con cái …), người (sự kết hợp của ngũ uẩn), cái bàn,cái ghế, quốc gia ...
3.Chúng sinh chế định (P: Satta paññatti):  Là những từ dùng để chỉ những sinh vật có thức tính, mạng căn.
Thí dụ:  Như Người, Trời, Tiên, Phật, … Phân tích ra thì tất cả chúng sinh có thức tính đều có ngũ uẩn, nhưng vì có những đặc tính hình dáng giống nhau mà phân biệt người, loài vật, chư thiên ...
4.Phương hướng chế định (P: Disā paññatti):  Là những từ dùng để diễn đạt về phương hướng như Ðông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới ...
Thí dụ:  Người ở Saigon thì Hà Nội là hướng Bắc và Cần thơ là hướng Nam... Còn như người ở Huế thì Hà Nội là hướng Bắc và Saigon là hướng Nam...         
5.Thời gian chế định (P: Kāla paññatti):  Là những từ dùng để chỉ một thời điểm nào đó.
Thí dụ:  Như buổi sáng, buổi tối, Xuân, Hạ, Thu, Ðông, …, người ta lấy 1 vòng quay trái đất 24 giờ (1 ngày 1 đêm)...
6.Hư không chế định (P: Ākāsa paññatti):  Là những từ dùng để diễn tả những chỗ trống, kẻ hở, hư không.
Thí dụ:  Như hang, hố, huyệt, ao, đầm, ...
7.Hình tướng chế định (P: Nimitta paññatti): Còn gọi là Tiêu Biểu chế định, là những từ diễn đạt một sự vật tiêu biểu, tượng trưng.
 Thí dụ:  Như lá cờ, quốc gia, bảng hiệu, … hay các đề mục tu Chỉ Tịnh như Ðất, Nước, Lửa, Gió, xanh, vàng, …
Không nên lầm tưởng là cứ mỗi từ trong danh chế định sẽ có một từ tương đương trong nghĩa chế định, mà phải hiểu rõ rằng các từ trong danh chế định nhằm diễn tả một sự vật thật dù cụ thể haytrừu tượng. Còn các từ trong nghĩa chế định thì nhằm diễn tả một sự vật ở mặt ý nghĩa, hay nếu đi chung với danh chế định thì nhằm bổ túc thêm ý nghĩa của danh chế định đó.
Thí dụ:  Cái nhà trên phương diện Danh chế định thì nó thuộc về Phi Danh Chân chế định, nhưng theophương diện Nghĩa chế địnhthì nó là Hiệp Thành chế định.
- Khi sống chung đụng với mọi người trong đời sống hằng ngày thì tục đế là sự thật. Khi sống chung đụng với mọi người thì rõ ràng là có đàn ông, đàn bà, ghế, bàn, v.v… Bởi vậy, phải dùng tục đế trong khi sống trong xã hội.
 - Khi nói chuyện với một người khác, thì tục đế là sự thật. Khi nói chuyện với một người khác, ta không thể nói rằng: “Danh-Sắc” này đang nói với “Danh-Sắc” kia. Nói như thế thì sẽ vô nghĩa và dễ lầm lộn. Thế nên, khi giao tiếp với nhau trong cuộc sống hằng ngày, tục đế là sự thật và phải dùng tục đế.
 - Khi làm việc phước thiện, tục đế là sự thật và đúng. Khi làm việc phước thiện, ta không thể nói: “Danh-Sắc” này đang cúng dường cho “Danh-Sắc” kia. Ta phải nói: một người đàn ông hay một người đàn bà đang cúng dường cho một nhà sư. Như vậy, tục đế phải được sử dụng trong khi làm việc phước thiện.
 - Khi giữ giới thì tục đế là sự thật, chúng ta không thể bỏ tục đế. Khi một người giữ giới, chúng ta không thể nói: “Danh-Sắc” kia đang giữ giới. Ta phải nói: một thiện nam hay một tín nữ đang giữ giới. Như vậy, trong việc giữ giới, tục đế là sự thật.
Tóm lại, mọi sự vật trong đời được diễn đạt bằng ngôn ngữ, để bày tỏ cho nhau được hiểu biết, bất cứ dưới hình thức nào, phương tiện nào đều là chế định. Ngay khi thuyết pháp để chuyển mê, khai ngộ, đức Phật cũng phải dùng pháp chế định của Tục Ðế để diễn đạt Chân Ðế.  Vì thế hành giả cần phải biết rõ thế nào là Chân Ðế và thế nào là Tục Ðế để khỏi lầm lẫn trong việc tu tập.

4. Chân đế - Tục đế trong thực hành thiền.
Thiền là cách làm chủ tâm bằng cách giữ cho tâm an tạm thời (Thiền định), hay thấy ra sự thật và luôn sống an với sự thật đó (Thiền tuệ).
1. Thiền định禪定= Thiền chỉ禪止(P: Jhāna;  S: Dhyāna;  E: Concentration meditation) là cách tập trung tâm hướng tới mộtđối tượngchọn lựa trước, nghĩa là thiền hướng tới định có tầmtứ, hướng tới mục đích nhập định) (*). Thiền định xuất phát từ sự phân biệt, hay do trí tưởng tượng chế định ra, nhằm làm cho tâm được an. Tuy nhiên, khi xuất định hay lúc thiền định mà gặp ngoại cảnh tác động, thì bấy giờ tâm bị xao động không còn được an yên nữa.
Đối tượng lựa chọn trước là một sự thật tương đối (Tục đế), nên thiền định thuộc loại thiền Tục đế.
Cũng cần nhắc thêm là thiền định có nội dung là “Tứ thiền Bát định”(*) ở Sắc giới và Vô sắc giới, vốn là của Bà-la-môn, đã bị đức Phật chối bỏ sau khi học hỏi vốn có kết quả nhưng không đi tới giác ngộ giải thoát. Ngoài ra, kết quả của thiền định chẳng những không giúp ích cho thiền tuệ, mà lại còn gây nhiều trở ngại do thói quen cũ là tập trung vào đối tượng thuộc Tục đế.
2. Thiền tuệ禪慧= Thiền quán禪觀= Thiền minh sát 禪明察= Thiền Vipassanā(P: Vipassanā bhāvanā;  S: Vipaśyanā bhāvanā;  E: Insight meditation) là cách chú ý đến bất kỳđối tượngnào (6 trần) mà các căn (6 căn) tiếp xúc, bằng cách thấy rõ bản chất thực Duyên khởi của chúng. Hiệu ứng đồng thời với việc thấy rõ bản chất thực của sự vật là một nội tâm ổn định (Chánh định).
Hành giả chú tâm thấy ra sự thật-lẽ thật của bất kỳ đối tượng nào được tiếp xúc, chính là hành giả tiếp cận tới sự thật tuyệt đối (Chân đế), nên thiền tuệthuộc loại thiền Chân đế. Thiền tuệ còn gọi là Như Lai thiền, đã được đức Phật Thích Ca khai sáng.
Dù hướng tới sự thật tuyệt đối, không có nghĩa là hành giả thiền tuệ chấp chặt vào sự thật tuyệt đối này, mà luôn tỉnh giác và thong dong không dính mắc khi tiếp cận với mọi sự thật tương đối luôn gặp phải trong đời sống thế tục.
Dưới đây là tìm hiểu vài vấn đề liên hệ đến thiền tuệ.

----------         
                                                                          
(*) Chú thích:
1. Tầm (尋;  P: Vitakka;  S: Vitarka):  Tìm, kiếm.
Chỉ cho tâm hướng vào đối tượng (對象;  P;S: nimitta: đề mục, tưởng ảnh trong khi thiền) như hơi thở  vào-ra, làm tâm trở nên tỉnh táo, không mê ngủ …, để chế ngự  hôn trầm - thùy miên., giống như con bướm tìm thấy hoa và hăng hái bay về hướng đó.
2. Tứ (伺;  P: Vicāra;  S: Vicara):  Nghiền ngẫm, nghiên cứu kỹ, suy xét kỹ.
Chỉ cho tâm bám sát vào đối tượng đang quán chiếu và suy xét kỹ…, để chế ngự hoài nghi.  Điều này giống như con bướm đã bay đến hoa và đậu chặt vào hoa.
3. Nhập định (入定;  P;S: Samādhi - Tam muội hay Tam-ma-địa) là đỉnh điểm của quá trình thiền định. Nơi đây, sự hiện bày đối tượng mà hành giả đang quán chiếu.  Đối tượng này thường là Thần linh của Ấn giáo.
4. Tứ Thiền gồm:
- Sơ thiền                    - Nhị thiền                    - Tam thiền                  - Tứ thiền
            Đây là 4 tầng thiền của Sắc giới, thuộc Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới)
5. Bát Địnhgồm:
            - Sơ thiền định             - Nhị thiền định                       - Tam thiền định          - Tứ thiền định
- Không vô biên xứ định           (1)      - Thức vô biên xứ định (2)
- Vô sở hữu xứ định (3)                       - Phi tưởng phi phi tưởng xứ định (4)
            Đây là 8 bậc định của Sắc giới và Vô sắc giới.
4.1. Nhận thức về Chân đế - Tục đế trong thiền.
Là những hành giả thiền tuệ Vipassanā, thì cần hiểu rõ và chính xác sự khác biệt giữa Chân đế và Tục đế hay Thực tại và Khái niệm.
1.Khi hành thiền Vipassanā mà có tác ý nghĩ tới việc gì đó như tôi đi, tôi đau hoặc nghĩ đến tu cao tu thấp, tu theo pháp môn v.v... thì đó là hành thiền chế định thuộc Tục đế. Thông thường một danh khái niệm nó sẽ dẫn cho mình một khái niệm ở trong đầu.
2.Khi hành thiền Vipassanā, để thấy được Thực tại chứ không là Khái niệm, hành giả cần áp dụng Chánh niệm (正念;  P: Samma-sati;  S: Samyak-smrti;  E: Right mindfulness), nghĩa là tâm nhận ra sinh-diệt (Duyên khởi) đơn thuần lên đối tượng đang nổi bật trong giây phút hiện tại.
Với Chánh niệmDuyên khởi vững chắc và xuyên thấu, hành giả mới có khả năng vượt qua những lớp vỏ Khái niệm(= Tục đế) và chứng ngộ thấy raThực tại tuyệt đối(= Chân đế), Thực tại này chính là đối tượng thực sự của thiền Vipassanā, là đối tượng mang đặc tướng Duyên khởi “Vô thường-Vô ngã”, là đối tượng mà hành giả đang trọn vẹn chú tâm quán sát.
Một khi những Chân đế này được thực chứng, hành giả sẽ tự thấy được Chân đế ở những hình thức khác nhau, thấy ra được sự sinh-diệt và thấy rõ được bản chất Vô thường-Vô ngã của chúng.
3.Khi nói về Thực tại, tất cả những gì mà ta thấy hoặc trải nghiệm ngoài thiền tuệ Vipassanā đều là những ‘thực tại bề ngoài’ (E: apparent realities).  Ví dụ, khi nhìn một đàn kiến từ xa thì chúng trông chẳng khác nào một đường đen không dứt đoạn, hoặc khi một cây đuốc được xoay tròn thì nó tạo ảo ảnh một vòng lửa, hoặc một dòng cát chảy từ một túi treo trên cao tạo hình ảnh một cột cát nối liền từ túi cát đến mặt đất. 
Người ta thường hay nói “có thấy thì mới tin”.  Tuy nhiên, có rất nhiều cái thấy mà lại không đúng với thực tế như những ví dụ nêu trên.  Chúng chỉ là những ‘thực tại bề ngoài’, chính vì chúng mà ta không thấy được sự thật tuyệt đối, chúng che lấp Thực tại của sự vật, và thực chất chúng chỉ là những Khái niệm.
Những lớp vỏ Khái niệm là biểu thị sự hiện hữu do những suy nghĩ và trí tưởng tượng của con người – là Tục đế.  Khái niệm không thể cho hành giả thấy được sự sinh-diệt của một đối tượng, bởi chính khái niệm bị bám chặt thì không thể hiện tính sinh-diệt.  Khái niệm vì thế không thể giúp được hành giả nhận thức và thực chứng về bản chất các đặc tướng Vô thường-Vô ngã nơi sự vật.  Do đó, Khái niệm không thể làm đề mục trong thiền quán.
----------------
Ghi chú:
Khái niệm gồm có hai loại: khái niệm về tên gọi và khái niệm về sự vật.
- Khái niệm về tên gọi (E: name concept):  Là những từ được đặt ra và gán vào một vật hoặc một người. Ví dụ:  từ ‘bàn tay’.
- Khái niệm về sự vật (E: thing concept): Là một vật hay một người được gán vào bằng những từ.  Ví dụ:  những từ ‘bàn tay năm ngón ’.
4.Chúng ta đang sống trong một thế giới của Khái niệm, biết bao Khái niệm trong cuộc sống hàng ngày của ngôn ngữ ta nói, của âm thanh ta nghe, của tư tưởng ta suy nghĩ …. Do đó, khi ta hành thiền Vipassanā và bắt đầu có trải nghiệm với chân lý tuyệt đối, có người hay bỡ ngỡ, cảm thấy khó chịu như có gì không ổn. Có cảm giác như vậy chẳng qua là vì trong giai đoạn này, Khái niệm bắt đầu mờ phai mà Thực tại thì chưa thể hiện rõ ràng.
Cũng cần lưu ý rằng, hành giả sơ cơ rất dễ lầm lộn, không phân biệt được rõ ràng đối tượng đang quán sát là Khái niệm hay Thực tại.
Các thiền sư ở Miến Ðiện vẫn thường nói: “Trong tiến trình tu quán niệm Khi Khái niệm được nhận thấy rõ ràng, thì Thực tại bị che khuất. Khi Thực tại được quán thấy, thì Khái niệm dần mờ phai”.
Ví dụ 1:  (cái Thấy)  Chiếc ‘xe’ thoạt trông như có thật, nhưng khi ta tháo rời từng bộ phận, ta không còn cái gọi là ‘xe’ mà chỉ là những bộ phận phụ tùng rời rạc.  Cái mà ta gọi là ‘xe’, thật sự chỉ là một khái niệm, chỉ hiện hữu trong trí óc suy nghĩ tưởng tượng của ta.  Từ ‘xe’ chỉ là một khái niệm quy ước được tạo ra để giao tiếp chứ không là một thực tại hiện hữu.
Do đó, khi thấy một ‘chiếc xe’, ta phải ghi nhận và chú niệm ra sao? “Chiếc xe, chiếc xe…” hay là “Thấy, thấy…”?  Ta phải niệm “Thấy, thấy…”. Nếu ta niệm ‘chiếc xe’ là ta đang niệm về một khái niệm – một Tục đế, và ta sẽ không bao giờ thấy đặc tính Vô thường-Vô ngã nơi nó. Nếu ta niệm ‘Thấy, Thấy…’ là ta đang ghi nhận Tâm thấy.  ‘Tâm thấy’ sinh ra rồi hoại diệt.  Ðây là một sự thật tuyệt đối, một Chân đế mà ta có thể trải nghiệm được, có thể làm đối tượng cho thiền Vipassanā.
      Lưu ý rằng tuy cái Thấy là một sự thật tuyệt đối. Nhưng nếu một người không trải nghiệm được cái thấy (như trường hợp một người bẩm sinh bị mù), đối với người này, cái ‘thấy’ không phải là một trải nghiệm thực chứng, không là một thực tại, mà chỉ là một điều nghe lại từ người khác hoặc học biết qua sách vở. Cái thấy này chỉ là một Khái niệm.
Ví dụ 2:(hơi thở: thể khí thuộc thân)
- Khi hành giả theo dõi được sự chuyển động hơi thở qua sự căng phồng và thư dãn nơi bụng, thì hành giả đó đang có Chánh niệm trên Chân đế của đối tượng đang quán sát –  đó là thể khí (phong đại).  Lúc đó hành giả cảm nhận rõ ràng sự chuyển động và căng dãn của thể khí nhưng không nhận thấy được hình dáng của bụng hoặc màng bụng. Lý do là vì sự chú tâm của hành giả lúc này khá mạnh, có khả năng xuyên thấu vào Thực tại tuyệt đối, nên tâm không chú vào những gì thuộc Khái niệm.
- Khi hơi thở ra vào nơi đầu mũi, nếu hành giả nhận biết âm thanh sanh khởi, đó là hành giả đang quán Thân. Và cái nghe ‘Nghe, Nghe…’ lúc bấy giờ, chính là lúc hành giả đang Chánh niệm trên Chân đế của đối tượng đang quán sát.
Ví dụ 3:  Khi đọcvề sách thiền, ta biết có một trạng thái tâm gọi là hỷ (P: piti).  Trong sự hiểu biết này, hỷ vẫn là một Khái niệm vì chưa chứng thực. Khi hànhthiền và thực chứng hỷ, tâm sở hỷ bấy giờ trở nên một thực tế đối với ta, là một Thực tại. Do đó, bất cứ chân lý nào khi chưa được thực chứng trải nghiệm qua chính bản thân thì nó chỉ là một Khái niệm.
Ví dụ 4: Con người cũng vậy, từ ‘con người’ là Khái niệm về tên gọi, và ‘con người bằng xương bằng thịt’là Khái niệm về sự vật.  Nhưng khi thực tập quán chiếu và phân tích rốt ráo tột cùng về mọi chúng sinh hữu tình, chúng ta sẽ thấy biết rằng chỉ có hai tiến trình Danh-Sắc, chỉ có Tâm-Thân (hay Ngũ uẩn) là thật sự hiện hữu, là những sự thật tuyệt đối, ngoài ra không có gì khác.
Khi ta gọi anh A, theo Tục đế thì anh A là một người có một sắc tướng riêng biệt, đó là sự thật giả định để phân biệt giữa người này với người khác; theo Chân đế thì anh A là một tập hợp của Ngũ uẩn, và Ngũ uẩn đó mới chính thật là anh A.
 

 
          Với trí tuệ xuyên thấu bản chất Vô thường-Vô ngã, từng bước một, từng giai đoạn một, hành giả tiến gần đến mục tiêu tối hậu – đó là sự thực chứng Duyên khởi và các hệ quả của Duyên khởi. Vì vậy, hành giả cầnquán niệm để thấy được Chân đế ngay trong chính trải nghiệm, ngay trong chính thân tâm mình, và cứ vậy mà tiến mãi cho đến lúc viên thành tối hậu đó.
          Trong kinh nói rằng "Quán thân trên thân; quán thọ trên thọ; quán tâm trên tâm; quán pháp trên pháp" tức là thấy ra đối tượng Thân, Thọ, Tâm, Pháp đúng như nó đang là (Chân đế), là sự vận hành của các Duyên. Cho nên, hành giả khi hành thiền Tứ niệm xứ mà nói thấy cảnh này cảnh kia, thấy biết trước chuyện này chuyện nọ như có thần thông hay tiên tri chuyện sắp xảy ra, thì đó chỉ là Khái niệm mà thôi. Hành thiền Tứ Niệm Xứ là Pháp như thế nào thì thấy nó là như vậy(= như thị 如是:  Từ ngữ này biểu thị thực tướng các pháp).
Tóm lại, mọi vật trong đời được diễn đạt bằng ngôn ngữ, để bày tỏ cho nhau được hiểu biết, bất cứ dưới hình thức nào, phương tiện nào đều là chế định. Ngay khi đức Phật thuyết pháp để chuyển mê, khai ngộ, Ngài cũng phải dùng pháp chế định của Tục Ðế để diễn đạt Chân Ðế, nghĩa là:
Nếu không nương Tục đế
Thì không đạt Chân đế
Nếu không đạt Chân đế
Thì không chứng Niết-bàn.

          4.2.Chân đế - Tục đế qua 2 bài kệ Thiền.
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ Đàn Kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, chỉ ra con đường Tục đế tiệm ngộ qua cái nhìn của Thượng tọa Thần Tú và con đường Chân đế trực ngộ qua cái nhìn của Lục Tổ Huệ Năng:
- Bài của Thượng tọa Thần Tú:
身是菩提樹               Thân thị Bồ-đề thọ
心如明鏡臺               Tâm như minh kính đài
時時勤拂拭               Thời thời cần phất thức
勿使惹塵埃               Vật sử nhạ trần ai.
Thân là cây Bồ-đề
Tâm như đài gương sáng
Phải luôn lau chùi sạch
Chớ để bụi trần bám.
 
- Bài của Lục tổ Huệ Năng;
菩提本無樹               Bồ-đề bổn vô thọ
明鏡亦非臺               Minh kính diệc phi đài
本來無一物               Bổn lai vô nhất vật
何處惹塵埃               Hà xứ nhạ trần ai?
Bồ-đề vốn chẳng cây
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Bụi trần bám vào đâu?.

4.3. Thiền sư Phật giáo và vấn đề Chân đế - Tục đế.
          Khi hành thiền và dạy thiền Vipassanā, thông thường mỗi vị thầy hướng dẫn theo sở thích riêng. Ðó chẳng qua chỉ là một phương tiện để hành giả có được sự chú tâm, càng dễ dàng và mau chóng càng tốt. Tuy nhiên cần để ý rằng tất cả các phương tiện ấy phải thuộc Chân đế, là một Thực tại chứ không là một Khái niệm thuộc Tục đế.
Do đó, hành giả được hướng dẫn không nên cho rằng đối tượng này sai hay đối tượng kia đúng.  Không có đối tượng nào tốt hơn đối tượng nào cả mới thật là Chân đế.
Trong kinh Duy Ma Cật có chép: “Hết thảy các pháp đều như nhau, không quý không tiện. Người sáng suốt trí tuệ, biết dùng pháp, dùng đúng thì khỏi bệnh, dùng sai pháp thì bệnh nặng thêm, cho nên dùng pháp phải cẩn thận”.
Hay:
Thuốc chẳng luận quý hiếm hay thông thường (đắt hay rẻ), miễn chữa lành bệnh là thuốc hay. Pháp chẳng luận cạn–sâu (thấp-cao), hóa giải được phiền não là diệu pháp”.
Xem thêm
- Hiểu về tục đế và chân đế - Phật giáo
- Chân Đế và Tục Đế - Hòa thượng Thondara
- Khái niệm và thực tại "Tục đế và chân đế"
- Chân đế - Tục đế với hiện tượng luận và bản thể luận Phật giáo
 
VIDEO
- Chân đế và Tục đế
- Chân Đế và Tục Đế (Trích Bài 06)
-  Chân đế và Tục đế - Ht Pháp Tông
- Chân đế và Tục đế - Ni sư Liễu Pháp
- Chân Đế & Tục Đế - Vô Minh đến Minh
- Tánh Không Luận | Chân Đế & Tục Đế - 1
- Tánh Không Luận | Chân Đế & Tục Đế - 2
- Từ Chân Đế Đến Tục Đế -Thầy Viên Minh
- Bài Giảng về Chân Đế Và Tục Đế |HT Viên Minh
- Thiền Sư Viên Minh: Phân Biệt Chân Đế Và Tục Đế
- Ý NGHĨA VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHÂN ĐẾ, TỤC ĐẾ, DIỆU ĐẾ
- PHÂN TÍCH Diễn Biến Từ CHÂN ĐẾ Đến TỤC ĐẾ - Ht Viên Minh
- Nhận biết rõ Chân Đế và Tục Đế trong quá trình Tu Tập Giác Ngộ
 

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***
 
Huy Thai gởi