Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Sơ nét về Diệu Pháp Liên Hoa Kinh

妙法蓮華經

The Lotus Sūtra





***



Nội dung

1. Sơ dẫn về kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
1.1. Sơ nét về kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
1.2. Phật pháp kỳ diệu như hoa sen.
2. Quan điểm chính của kinh Pháp Hoa.
        2.1. Phật tính.
          2.2. Phật tri kiến.
3. Ý nghĩa của kinh Pháp Hoa.
          3.1. Ý nghĩa nội dung kinh Pháp Hoa.
        3.2. Ý nghĩa bố cục kinh Pháp Hoa.
                    1) Theo Thiên Thai tông.
                              - Tích môn              - Bản môn
                    2) Theo Thiền sư Hải Ấn.
          3.3. Ý nghĩa Duyên khởi trong kinh Pháp Hoa.
                    1) Duyên khởi với Phật tính và Vô tướng.
                    2) Duyên khởi với Phật tri kiến “Vô tự tính”.
                    3) Duyên khởi với Thập Như Thị.
4. Vài hình ảnh di sản của kinh Pháp Hoa.
        4.1. Bản kinh Pháp Hoa chép tay.
          4.2. Bản kinh Pháp Hoa khắc trên gỗ thị đỏ.
          4.3. Bộ kinh Pháp Hoa khắc trên đá.  
 
Bài đọc thêm.
1/. Việc cần làm trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa.
2/. Thập Như Thị 十如是(Mười Pháp Như Vậy).
 
NBS: Minh Tâm4/2020

1. Sơ dẫn về kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
1.1. Sơ nét về kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Lotus Sutra -Wikipedia
 Kinh Diệu Pháp Liên Hoa –Wikipedia tiếng Việt
Diệu Pháp Liên Hoakinh (妙法蓮華經;  S: Saddharmapuṇḍarīka-sūtra;  E: The Lotus Sūtra), cũng được gọi ngắn là kinh Pháp Hoa kinh, là một trong những bộ kinh quan trọng, được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng và Việt Nam.  Thiên Thai tông lấy kinh này làm giáo pháp căn bản.
- Diệu Pháp (妙法):
Diệu 妙:  Có nghĩa là  khéo léo, tinh xảo, tài tình, thần kỳ.
Pháp法: Có nghĩa là  phương pháp, cách thức.
Theo đó, Diệu Pháp hàm ý là chân lý khách quan của vũ trụ, gắn liền và chi phối con người cùng vạn vật theo quy luật tự nhiên, chứ không do một chủ thể nào có quyền năng chi phối.
        - Liên Hoa (蓮華):
        Liên 蓮:  Có nghĩa là  cây sen, hoa sen.
        Hoa 華:  Có nghĩa là tinh túy, cái đẹp đẽ cao quý.
        Theo đó, Liên Hoa hàm ý rằng trong cõi ô trược, chúng sanh hiểu và sống theo quy luật tự nhiên, vẫn có thể vươn lên giải thoát hoàn toàn, như hoa sen mọc ở trong bùn mà vươn lên trên bùn, không bị ô nhiễm mà còn tỏa sắc hương.
Nói chung,Diệu Pháp Liên Hoa kinh là bộ kinh trình bày chân lý khách quan như là những cách thức tinh tế về tính chất và vẻ đẹp cao quý của sen, nhằm dẫn dắt hành giả đi đến giác ngộ giải thoát.

Đỉnh núi Linh Thứu

Núi Linh Thứu (chim Thứu - loài chim giống như chim ưng, sống trên núi này) là thắng cảnh thuộc cấp tỉnh Đại Tuyết Phong, và là thắng cảnh du lịch tự nhiên. Nơi đây là khu rừng nguyên thủy rậm rạp, cây cối um tùm, rất nhiều chủng loại động thực vật, du khách có thể du lịch cả bốn mùa, thưởng tuyết mùa đông, ngắm hoa mùa xuân, trốn nắng mùa hè, xem lá đỏ mùa thu.

Kinh Pháp Hoa được cho là do Phật giảng trên đỉnh Linh Thứu; (靈鷲;  P: Gijjhakūṭa;  S: Gṛdhrakūṭa;  E: Vulture Peak, Eagle Peak) vào lúc cuối đời, nhưng lại được kết tập vào khoảng năm 200. Trong kinh Phật chỉ rõ, tuy có nhiều cách để giác ngộ phù hợp căn cơ của hành giả, nhưng chúng chỉ là phương tiện nhất thời cho Tam thừa  (三乘;   S: Triyāna) là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, nhưng thật chất chỉ có  Nhất thừa (一乘;  S: Eka-yāna), tức  Phật thừa (佛乘;  S: Buddhayāna) dẫn hành giả đến giác ngộ - giải thoát.

Theo các tài liệu về lịch sử Phật giáo hiện đại, kinh Pháp Hoa được dịch rất sớm từ bản tiếng Phạn và có rất nhiều bản dịch khác nhau. Tương truyền bộ kinh ghi lại lời của đức Phật thuyết pháp trong 8 năm cho các đệ tử. Bộ kinh được các học giả phương Tây cho là 1 trong 20 Thánh thư phương Đông.
Từ lâu, sự nghiên cứu và lưu truyền kinh Pháp Hoa khá sâu rộng như:

1) Ở Ấn Độ:
+  Ngài  Long Thọ (Nagarjuna) khi  trứ tác Đại Trí Độ Luận đã dẫn chứng kinh Pháp Hoa và ngài có một tác phẩm giải  thích là Pháp Hoa Thích Luận.
+ Ngài Thế Thân, một Luận sư nổi tiếng có lược dịch và giải thích Pháp Hoa qua bộ Pháp Hoa Luận.

2) Ở Trung Hoa:
Những bản chú giải, sớ giải về Pháp Hoa của các nhà nghiên cứu  Phật học qua các thời đại rất nhiều, nổi bật là Trí Giả Đại sư (538) của Thiên Thai tông với các tác phẩm nổi tiếng như Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Pháp Hoa Văn Cú, v.v…

--------------

Chú thíchTam thừađặc trưng cho 3 quả vị thánh;
  1. Thanh Văn(聲聞;  P: Sāvaka;  S: Śrāvaka;  P: Sound Hearer): Là thánh đệ tử của Phật, chứng ngộ chân lý từ Tứ Diệu Đế.
  2. Duyên Giác(緣覺;  P: Pacceka-buddha;  S: Pratyeka-buddha;  E: Lone Buddha): Còn được gọi là Bích-chi Phật (辟支佛), Độc giác Phật (獨覺佛) hay Duyên giác Phật (緣覺佛), là một thuật ngữ chỉ khái niệm một vị Phật đạt được Phật quả do tự mình chứng ngộ chân lý từ Duyên khởi.
  3. Bồ Tát(菩薩;  P: Bodhisatta;  S: Bodhisattva;  E: Bodhisattva): Hàm 2 nghĩa:
– Tiền thân của các vị Phật tương lai.
– Tất cả các đối tượng hướng tới quả vị Phật.

1.2. Phật pháp kỳ diệu như hoa sen.
Nước Việt có bài  ca dao :
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Trong Phật giáo, Diệu Pháp Liên Hoa được hiểu là Phật pháp kỳ diệu như hoa sen hay Chân lý nhà Phật kỳ diệu như hoa sen. Vì theo Phật giáo,hoa senbiểu tượng cho vẻ đẹp của toàn cây sen, có thể được ghi nhận theo các sự kiện sau:

1) Thứ nhất : Kế thừacác ý nghĩatinh khiếtcủa sen trong Ấn giáo, hoa sentrong Phật giáođã cụ thể hóa bằngsự tinh khiết củaThân Khẩu Ý vượt ra ngoài Ái là các loại dính mắc trói buộcthể xác, lời nóitinh thần.
       
2)Thứ hai : Với hình ảnh sen nơi bùn nhơ - của ao, của hồ - sen trổi dậy, vươn ra khỏi bùn, ra khỏi nước, rồi trổ hoa, sen được tượng trưng cho cuộc đời của đức Phật qua 4 giai đoạn sau :
1/.  Giai đoạn một là ở trong bùn, đặc trưng cho giai đoạn đắm mê dục lạc ở thế tục.
2/.  Giai đoạn hai là ra khỏi bùn và ở trong nước, đặc trưng cho giai đoạn xuất thế tục gia.
3/.  Giai đoạn ba là ra khỏi nước, đặc trưng cho giai đoạn tinh tấn tu đạt được giới thanh tịnh, điều phục được tâm.
4/.  Giai đoạn bốn là nở hoa và tỏa hương thanh khiết, đặc trưng cho giai đoạn giác ngộ viên mãn.
Trong kinh Tương Ưng Bộ, Phẩm Hoa, đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, ví như bông sen xanh, bông sen hồng, hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước nhiễm ướt. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, Như Lai sanh ra ở trong đời, lớn lên trong đời, vươn lên khỏi đời, và sống không bị đời ô nhiễm”.

3) Thứ ba : Đức Phật cũng dùng sen để nhắc nhở các đệ tử nên sống theo tinh thần như tập tính của sen, đó là từ chỗ nhiễm nhơ phàm tục phải dùng trí tuệ sáng ngời để đi đến giác ngộ.
Các sự kiện trên đã được ghi nhận trong kinh Pháp Cú sau :
Trước tâm ta buông lung,
Chạy theo ái dục lạc,
Nay ta chánh chế ngự,
Như câu móc điều voi.
(Kệ Pháp Cú 326)
                                                              
Ai sinh sống trên đời, 
Hàng phục được tham ái, 
Khổ đau sẽ vuột khỏi, 
Như nước trượt lá sen.

(Kệ Pháp Cú 336)

Như giữa đống rác nhớp
Quăng bỏ bên cạnh đầm,
Chỗ ấy hoa sen nở
Thơm sạch đẹp lòng người.
Cũng vậy giữa quần sanh,
Uế nhiễm mù phàm tục,
Đệ tử bậc Chánh giác,
Sáng ngời bằng trí tuệ.
(Kệ Pháp Cú 58-59)

4) Thứ tư : Sen có 3 tầng sống riêng biệt, là trong bùn tối; vươn lên khoảng trong sạch là nước; rồi cuối cùng vươn lên với bầu khí quyển, xem đó sen biểu trưng cho 3 tầng sống là cõi dục giới, sắc giớivô sắc giới. Cây sen trải qua 3 tầng sống đó, đến khi nở hoa được xem như sự đạt ngộ, giải thoát …

5) Thứ năm :  Thân sen ngay thẳng tiêu biểu cho người tu cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng.  Ruột thân thì trống rỗng hàm ý người tu cần hành tính hỷ xả. Hai đức tính nầy Bồ tát luôn thực hiện.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy trực tiếp: "Có sáu pháp vô-thượng mà các thầy cần tu. Những gì là sáu?

Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũi ngửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ýđối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”

Đối với Bồ-tát Di Lặc mọi việc đến và đi, tất cả chỉ là một nụ cười an nhiên. Một nụ cười khi nhìn thấy:
Mắt trông thấy sắc thì thôi
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không
Bình an lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.

6) Thứ sáu :  Phỏng theo thế hoa sen, trong ngồi thiền gọi là Liên hoa toạ (ngồi kiết già), phỏng theo hình búp sen cho hai tay chắp lại làm lễ Phật hay chào hỏi nhau thì gọi là Liên hoa hiệp chưởng.

Búp sen xin tặng người, một vị Phật tương lai.”
Theo Phật giáo Bắc truyền, hai bàn tay chắp lại là biểu hiện của Lý và Trí. Năm ngón tay trái là Ngũ trí - Thai tạng giới, năm ngón tay phải là Ngũ trí - Kim cương giới. Mười ngón tay chắp lại thành Thập độ, hay còn gọi là Thập pháp giới.
Một Phật tử đã tâm sự : “Sống tại Hoa Kỳ, khi tưởng nhớ đến diệu nghĩa hoa sen, tôi thường ước ao một cơ hội dâng đóa sen cúng Phật, chuyện khó khăn làm sao tại xứ này! Bất ngờ, một hôm khi chắp tay niệm hương, tôi bỗng nhớ ra rằng mình đang Liên hoa hiệp chưởnghướng về đức Phật, thì ra hoa sen thuở giờ vẫn thường trực hiện hữu, lỗi tự mình không mở mắt nên đã không thấy hoa mà cúng Phật”. (Huỳnh Trung Chánh -“Hoa Sen Trong Phật Giáo”)

7) Thứ bảy :  Hoa sen nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai. Sự nối tiếp liên tục này về mặt triết lý, hoa sen tượng trưng cho nhân quả đồng thời... Nhân Quả như hình với bóng, hình thế nào, thì bóng như thế đó.  Niết-bàn hay đau khổ, rốt lại ở nơi tâm chúng ta mà thôi.
       
Với các yếu tố trên, hoa sen được đặc trưng cho sen, và đài sen là nơi an vị của các bậc giác ngộ đáng được tôn kính. Trong Phật giáo Bắc truyền, đài sen còn mang giá trị triết học dụng nghĩa cho - Liên Hoa Tạng thế giới.

- Thiền sư Việt Nam – Ngộ Ấn (1020-1088) với kệ Thị Tịch 示寂 như sau:

Diệu tính rỗng không khó vin noi,
Rỗng không tâm ngộ hiểu được thôi.
Trên núi ngọc thiêu, mầu vẫn nhuận,
Trong lò, sen nở sắc thường tươi.
       
[Hán văn]:

Diệu tính hư vô bất khả phan,
        Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.
        Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
        Liên phát lô trung thấp vị can.
 
- Thiền sư Việt Nam – Chân Nguyên (1647-1726) thì có kệ rằng :

"Trần trần sát sát Như Lai,
Chúng sanh mỗi người mỗi có hoa sen.
Hoa là bản tánh trạm viên,
Bao hàm trời đất dưới trên cùng bằng.
Hậu học có biết hay chăng?
Tâm hoa ứng miệng nói năng mọi lời."
       
- Trong sách Tính Mệnh Khuê Chỉ 性命圭旨có bài kệ hay về hoa sen không rõ tác giả:

Sen nở trong đầm, đỏ trắng phơi,
Bùn nhơ không nhiễm, sắc thêm tươi.
Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hạt.
Diệu lý tu hành cũng thế thôi.
       
[Hán văn]:

Hồng hồng bạch bạch, thủy trung liên,
Xuất ố, nê trung, sắc chuyển tiên;
Hành trực ngẫu không bồng hựu thực,
Tu hành diệu lý kháp như nhiên.
Kinh Pháp Hoa lấy dụ Hoa sen làm biểu tượng là vậy.
 
2. Quan điểm chính của kinh Pháp Hoa.

Kinh Pháp Hoa chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Phật giáo, đó là giáo pháp về sự nhận thức Phật tínhđể dẫn đến giải thoát (= tự do nội tâm). Kinh này được cho là Phật giảng vào lúc cuối đời trên đỉnh Linh Thứu và được kết tập trong khoảng năm 200. 

Trong kinh có ghi lý do vì sao đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn, đó là “Khai thị chúng sanh  ngộ  nhập  Phật tri kiến  –  開是眾生悟入佛知見”, là chỉ cho chúng sanh nhận chân được những thấy biết của chư Phật.  Đức Phật chỉ rõ, tuy có nhiều cách để giác ngộ, nhưng chúng chỉ là những phương tiện nhất thời phù hợp căn cơ của hành giả, và thực tế những phương tiện này chỉ có một mục tiêu duy nhất là dẫn dắt hành giả đến giác ngộ giải thoát.

Tóm lại, tuy cấu trúc của kinh Pháp Hoa rất phức tạp, nhưng nội dung cũng không ngoài mục đích giúp chúng sinh phá chấp Ngã, để không còn chấp thân và tâm này làTa, Của Ta.
       
2.1. Phật tính:
      
Phật tính hay  Phật tánh  (佛性;  P: Buddhatta;  S:Buddhatā;  E: Buddha-Nature, True Nature):  Là tính chất trong tự nhiên biểu hiện chân lý hàm tàng ở vạn sự vạn vật.  
Phật tính là từ ít được dùng trong Phật giáo Nam truyền, nhưng lại phổ biến trong Phật giáo Bắc truyền, lẫn lộn với một số từ khác, hoặc đánh đồng với nhau. Từ Phật tính được xem là xuất hiện sớm nhất trong kinh Niết-bàn (Mahāparinirvana-sūtra).
       
Một thuật ngữ chỉ Phật tính khác, đó là Bản lai thành Phật (本來成佛), nhưng ít phổ biến.  Chủ ý có nghĩa là Phật tính ở khắp mọi nơi, tất cả chúng sinh xưa nay vốn có Phật tính.  Khái niệm này thường thấy trong các bộ kinh và luận của Phật giáo Bắc truyền, như trong Viên Giác kinh Đại thừa khởi tín luận.
       
Có ý tưởng phân biệt cho rằng loài hữu tình thì gọi là Phật tính hay Như Lai tạng … Nếu như chỉ chung cho vạn hữu thì gọi là Pháp tính (P;S: Bhūtatathatā)  hay  Chân như.
       
Về sau, phần nhiều các nhà giải thích nghĩa Phật tính đều căn cứ vào sức hiểu kinh luận mà mình có được, khiến cho từ Phật tính không thống nhất, nhất là bản Phạn của kinh Niết-bàn lại bị rách nát.
       
Nói chung, Phật tính không là một thực thể, mà chỉ nói lên tính chất hàm tàng hay bản tính vốn hiện hữu nơi mọi chúng sinh, như là phôi mầm, mà nếu như có duyên lành sẽ kích ứng chuyển hóa hình thành tuệ giác. Cái tính chất “mầm giác ngộ” này vốn sẵn tồn tại trong mọi chúng sinh một cách hiển nhiên, còn được ghi nhận qua các kinh điển sau:
- Trongkinh Phạm Võng đã chỉ ra rằng:
Tất cả chúng sinh đều có Phật tính - Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tính  一切眾生皆有佛性”
- Trongkinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng cũng viết:
Dẫu kẻ ngu, dẫu người trí cũng đều có Phật tính như nhau. Chỉ tại sự mê, ngộ chẳng đồng đó thôi.”

2.2. Phật tri kiến:

Phật tri kiến(佛知見- hay Tri kiến Phật;  P; S: Buddhajñāna;  E: Buddha's knowledge.):  Là sự thấy biết chân lý của bậc giác ngộ. Đó là sự thấy biết thực tính của vạn sự vạn vật – tức Phật tính.

Phật tính quan cho rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính, nhưng Phật tính không thể chấp hữu, cũng không thể chấp vô, mà Phật tính chính là tiềm năng Phật tri kiến dẫn đến giác ngộ. Phật tri kiến nơi đây không gì ngoài chân lý Duyên khởi mà đức Phật Thích Ca đã chứng ngộ dưới cội Bồ-đề. Do đó, Phật tri kiến chính là tri kiến về Phật tính, là tri kiến về chân lý Duyên khởi. Ta có:
       
Phật tính = Duyên khởi tính = Không tính = Tự tính
       
Trong đó:
Duyên khởi tính = Vô thường tính + Vô ngã tính
Với Vô thường – biểu thị cho hiện tượng biến đổi theo cấu trúc thời gian, và Vô ngã – biểu thị cho bản chất duyên khởi theo cấu trúc không gian, nơi vạn sự vạn vật.

Phật tính vì thế thể hiện Chân thật tính, Chân thường tính, Bình đẳng tính … nơi vạn sự vạn vật. Có thể nói rằng con chó, con mèo, cái ly, cái chén, quả núi, dòng sông … đều tròn đầy Phật tính – đó là Vô thường tính và Vô ngã tính luôn hiện hữu nơi tự thân của chúng.
Chánh niệm “Vô thường tính + Vô ngã tính” chính là Niệm Phật theo lý sự viên dung, là Niệm Phật tính của Thiền tông (kiến tính = kiến Phật tính) hay Niệm Phật Thật tướng của Tịnh Độ tông.
Vì thế, có thể nói rằng Chánh niệm về Phật tính là một phương tiện thù thắng để chuyển hóa nội tâm nhằm bứng tận gốc rễ các khổ đau, là hạt nhân để đi tới Phật quả.

Xem thêm:
- TAM CHỦNG TỰ TÁNH
- Ba tự tánh - Quang Duc
- Phật tính – Wikipedia tiếng Việt
- Kinh Phạm Võng - Thư Viện Hoa Sen
- Lược Giải Kinh Pháp Hoa - THƯ VIỆN HOA ...
- LƯỢC LUẬN VỀ Ý NGHĨA CỦA PHẬT TÍNH - Suối Nguồn ...
VIDEO
- Phật Tánh Là Gì- Thầy Thích Phước Tiến
- Vấn đâp: Phật tánh là gì ?| Thích Nhật Từ
- Khái niệm và nguồn gốc của Phật tánh- TT. Thích Trí Minh
 
3. Ý nghĩa của kinh Pháp Hoa.
               3.1. Ý nghĩa nội dung kinh Pháp Hoa.
Audio: HTB 240 - Audio Book Kinh Pháp Hoa - Phẩm 1 -Phần Tựa  Kinh tho_Dieu Phap Lien Hoa_Tien Si Nguyen Hong Dung
Phật pháp (= chân lý)kỳ diệu như hoa sen

Diệu pháp liên hoa kinh, bản chép tay có minh họa khoảng năm 1340 từ Cao Ly
Ngày nay bộ kinh Pháp Hoa tiếng Việt gồm 28 phẩm dịch từ Hán văn, trước gồm 27 phẩm của Pháp sư Cưu-ma-la-thập và sau là phẩm Đề-bà-đạt-đa của sư Pháp Hiển, môn đệ của Cưu-ma-la-thập thêm vào. Bộ kinh được trình bày và tóm ý như sau:
Phẩm 1:  Tựa (Introduction):  Giới thiệu giáo lý Phật thừa, với Phật tri kiến là “Thực tướng Vô tướng” (Phật thừa còn gọi là Nhất thừa).
Phẩm 2:  Phương tiện (sự khéo léo -Ways and Means):Ý nghĩa Phật thừa dành cho bậc thượng căn(gọi là Pháp thuyết) . Giáo lý “Thập Như Thị” được Thiên Thai tông đề xuất.
Phẩm 3:  Thí dụ(A Parable):  Triển khai ý nghĩa Phật thừa qua nhiều thí dụ dành cho bậc trung căn(gồm luôn các Phẩm 4,5,6 dưới đây, gọi là Dụ thuyết) như:
– Các con đang vui chơi trong nhà lửa Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới).
– Dụ các con ra ngoài nhà lửa để nhận 3 xe, đặc trưng cho Thánh quả.
Phẩm 4:  Tín giải (niềm tin vững chắc từ sự hiểu biết - Faith and Understanding):Ý nghĩa Phật thừa qua giáo lý Tín căn, tức Chánh tín (niềm tin có điều kiện).
Phẩm 5:  Dược Thảo dụ (thí dụ về cây thuốc - Parable of the plants):  Phật thừa “Thực tướng Vô tướng” như là “Thần dược” giúp trị tâm bệnh chấp thủ của con người.
Phẩm 6:  Thọ ký (xác nhận thành Phật - Assurances of Becoming a Buddha):Ai nhận ra Phật tính của chính mình thì Như Lai xác nhận sau này sẽ được thành Phật.
Phẩm 7:  Hóa thành dụ (thí dụ về thành phố biến ảo - The Magic City):Môt ví dụ về Phật thừa “Thật tướng Vô tướng” qua hình ảnh biến hóa của thần thông, dành cho bậc hạ căn(bao gồm các Phẩm 8,9 dưới đây, gọi là Nhân Duyên thuyết).
Phẩm 8:  Ngũ bách đệ tử thọ ký (xác nhận cho 500 đệ tử thành Phật - Assurances for 500 Arhats):Như Lai thọ ký cho những đệ tử có duyên lớn với pháp môn giải thoát, bởi: “Tất cả sẽ thành phật, vì tất cả vốn luôn hiện hữu Phật tính, tức Duyên khởi tính”.
Phẩm 9:  Thọ ký các vị hữu học vả vô học (xác nhận thành Phật cho những người cần phải học và người không cần phải học - Assurances for the Trainees and Adepts):  Như Lai thọ ký bất cứ người nào có học hay không học mà nhận ra Phật tính của chính mình đều được thành Phật.
Phẩm 10:  Pháp sư (Thầy dạy Pháp Hoa - Teacher of the Dharma):Để tán thán công đức Pháp Hoa và người thọ trì đọc tụng hầu cho những chúng sanh vị lai vẫn được thọ ký. Đây được xem là vị thầy dạy Pháp Hoa, là người gieo trồng công đức, là các Bồ-tát xuất hiện ở đời, là sứ giả Như Lai đáng được tôn kính cúng dường.
Phẩm 11:  Hiện Bửu tháp (hóa hiện tháp báu - The Treasure stupa):  Biểu tượng triết lý bửu tháp là Phật tính. Người tu mà nhận chân được Phật tính từ nơi tự thân là chân thật đúng đắn.
Phẩm 12:  Đề Bà Đạt Đa(Devadatta):  Đây là thông điệp cứu khổ theo tâm hướng giải thoát.
 - Một:  Đề Bà Đạt Đa là vị Bồ-tát thử thách và gắn bó với Như Lai trong nhiều đời tu theo chánh pháp. Đây là một vị Thiện tri thức đối với Như Lai.
 - Hai:  Sự kiện Long Nữ thành Phật: Cho thấy người nữ hoàn toàn có thể đắc quả thành Phật.
Phẩm 13:  Trì (giữ gìn kinh - Encouragement to uphold the sutra):  Sau khi nghe lời tán thán công đức và khuyến khích trì kinh của đức Thích Ca, 500 vị A La Hán quyết chí giữ gìn kinh Diệu Pháp Liên Hoa này. (Dịch đúng nghĩa là 500 vị Bồ Tát nguyện gìn giữ kinh Diệu Pháp Liên Hoa này).
Phẩm 14:  An Lạc hành(Peace and Contentment):  Như Lai chỉ dạy pháp an trú thân tâm của Bồ Tát khi giảng diễn kinh Pháp Hoa. Theo kinh, thì có bốn thứ An Lạc Hành: Thân an lạc hành, Khẩu an lạc hành, Ý an lạc hành, Thệ nguyện an lạc hành, gọi là Tứ an lạc hành. Bồ Tát xa lìa những tội lỗi của ba nghiệp thân, khẩu, ý, đồng thời phát nguyện dạy bảo chúng sinh, hóa độ chúng sinh, là những hành vi làm lợi mình lợi người đem đến yên vui.
Phẩm 15:  Tùng địa dũng xuất(từ đất vọt ra - Springing Up from the Earth):  Như Lai chỉ dạy cho chúng sinh về ý thức tự lực giải thoát qua hình ảnh chư Bồ-tát từ lòng đất vụt ra.
Phẩm 16:  Như Lai thọ lượng (The eternal lifespan of the Tathagata):  Như Lai dạy rằng chân lý Duyên khởi – Phật thừa vượt lên thởi gian, nên gọi là thọ mệnh lâu dài của Như Lai.
Phẩm 17:  Phân biệt công đức (Merits and Virtues of enlightenment):  Giáo lý Phật thừa “Thực tướng Vô tướng” giúp cho hành giả vượt qua chấp tướng, nuôi dưỡng tuệ “Vô ngã” là nguồn công đức vô hạn lượng.
Phẩm 18:  Tùy hỷ công đức (công đức về sự vui nhận - Merits and Virtues of Joyful Acceptance):  Những ai nghe kinh mà hoan hỷ và khuyến khích người khác cùng nghe, thì công đức vẫn lớn hơn công đức của thí chủ bố thí vô lượng của cải cho chúng sinh, và công đức này được xếp vào dạng hạ phẩm công đức.
Phẩm 19:  Pháp sư công đức(Merits and Virtues obtained by a Teacher of the Dharma):  Những ai thọ trì, đọc tụng, viết chép, giảng giải, nói cho người nghequán triệt thâm sâu kinh Pháp Hoa, là tỏ ngộ “Thực tướng Vô tướng”, thành tựu 6 căn công đức, đó là trung phẩm công đức.Thànhquả giải thoát của hành giả chính là tỏ ngộ “Thập Như Thị”.  Tuy nhiên, hành giả muốn thọ trì Pháp Hoa được viên mãn, trước hết cần hội đủ ba điều kiện căn bản như phẩm là: “Ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai” [Xin xem giải thích ở mục 3.2. – 2) bên dưới].
Phẩm 20:  Thường Bất Khinh Bồ Tát(The Bodhisattva Sadāparibhūta):  Hành giả quán triệt kinh Pháp Hoa là người hiểu thâm sâu “Phật tính”, tức tuệ Vô ngã “Thực tướng Vô tướng”, sẽ luôn có hạnh khiêm cung, nhẫn nhục giống như hình ảnh Bồ-tát Thường Bất Khinh đã thanh tịnh sáu căn: “Tôi không dám khinh các Ngài, các Ngài rồi đây sẽ được thành Phật”; được như thế, hành giả đạt đến thượng phẩm công đức.
Phẩm 21:  Như Lai Thần lực (The Spiritual Power of the Tathagata):  Sức mạnhcủa “Thực tướng Vô tướng” là chẳng thể nghĩ bàn, mà không một lực thần thông nào có thể sánh nổi. Hành giả tu tập buông xả các ngã tưởng để ngộ nhập sức mạnh này.
Phẩm 22:  Chúc lụy (dặn dò - Passing of the Commission):Lời di chúc của Như Lai: Như Lai chuyển giao trọng trách mở bày và ngộ nhập sự thật Phật thừa, tức chân lý Duyên khởi (= Phật tri kiến), cho hàng Bồ-tát trong sứ mệnh hóa độ chúng sinh.
Phẩm 23:  Dược Vương Bồ Tát bổn sự (The Bodhisattva Bhaiṣajyarāja): Phẩm này thuật lại một mẫu đời điển hình của Bồ tát đi đến giác ngộ Diệu pháp trong quá khứ, hầu giúp chúng sinh noi gương. Dược Vương có nghĩa là liều thuốc thần diệu nhất (liều thuốc chúa) có tác dụng chữa lành các tâm bệnh ngăn che Phật tri kiến.
Phẩm 24:  Diệu Âm Bồ Tát(The Bodhisattva Gadgadasvara):  Như Lai thuật lại: Khi Như Lai còn là Bồ-tát, Như Lai thường sử dụng Diệu Âm là tiếng nói Vô ngã của các pháp, giúp cho chúng sinh trong 6 nẻo được giác ngộ và giải thoát. Đây là phương pháp hoằng hóa lợi sinh của Pháp Hoa tiếp theo liều thuốc thần diệu của Dược Vương.
Phẩm 25:  Quán Thế Âm Bồ Tát – Phổ Môn(普門; S: Samanta-mukha - The Bodhisattva Avalokiteśvara):  Phổ Môn là cửa ngõ chính từ đó tham ái chấp thủ và khổ đau vào, nhưng cũng chính từ đó tham ái, chấp thủ và khổ đau ra đi. Cánh cửa đó là 6 căn, 6 trần, và 6 thức bị chấp thủ. Quán chiếu về diệu âm đối với Phổ Môn là cách để vượt qua khổ đau của 18 giới (6 căn + 6 trần + 6 thức) này.
Phẩm 26:  Đà La Ni (mật chú - Dhāraṇī): Các bài chú (Đà La Ni) chỉ là trợ duyên cho hành giả chứ không phải là pháp môn giải thoát của Pháp Hoa với Phật tri kiến. Con đường Phật tri kiến là Đạo đế được hành với cấp độ giải thoát của Bồ tát. Tại đây cũng không có mật chú nào là pháp tổng trì đưa đến vô phân biệt trí là kết quả của thiền chỉ và thiền quán, cũng không có mật chú nào dập tắt các ngã tưởng. Hành giả phải đi từng bước giác tỉnh Vô ngã để dập tắt các ngã tưởng. Dập tắt các ngã tưởng là dập tắt chấp trước tham sân.
Phẩm 27:  Diệu Trang Nghiêm Vương bổn sự (chuyện về vua Diệu Trang Nghiêm - King Wonderfully Adorned):Người hoằng kinh lợi vật là chơn thiện tri thức của chúng sanh, dù ở trong nghịch cảnh nào họ cũng chuyển được người bỏ tà về chánh. Phẩm kinh này dẫn dắt chúng sinh từ tà kiến, ngoại đạo vào Diệu pháp là Phật tri kiến, bao gồm tu tập
- Nhận thức Duyên khời: Nhân Quả, Vô thường, Vô ngã.
- Thực hành các hạnh Ba-la-mật, Tứ vô lượng tâm.
Phẩm 28:  Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát (sự khuyến khích của Bồ-tát Phổ Hiền - Encouragement of the Bodhisattva Samantabhadra):  Đây là biểu tượng của sức mạnh ý chí hướng tới giải thoát trong tâm hành giả trong việc tu hạnh Nhất thừa Pháp Hoa và truyền trì Pháp Hoa. Đây là năng lực tinh tấn để thể nhập thực tướng. Nói chung, để đắc Phật tri kiến, hành giả cần có tiếng gầm trí tuệ của sư tử, và có sức mạnh thực hành chuyên chở như voi.
Xem thêm:
- Lược Giải Kinh Pháp Hoa - THƯ VIỆN HOA ...
- Nghiên Cứu về Kinh Pháp Hoa, Tiến sĩ Lâm Như Tạng
-Lục căn, lục trần, lục thức: 18 giới - Phatgiao.org.vn
- Chương 10: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA 18 GIỚI, Thực Tại Hiện Tiền ...
VIDEO
- 18 giới || Thầy Thích Trí Huệ
- 6 Đại 12 Xứ 18 Giới - Thích Nguyên Hạnh 
- 18 Giới-Thiền và Đời Sống kỳ 383.Lục Căn, Lục Trần..
- HT Viên Minh - 12 Xứ, 18 Giới, 5 Uẩn - Xả Ly - Lương Tri - Giữ Giới - Phản Ứng Tâm
 
Related image  Books | SGI Canada
 
        3.2. Ý nghĩa bố cục kinh Pháp Hoa.
Nội dung của kinh Pháp Hoa được trình bày theo cụm các Phẩm qua hai quan điểm chính như sau:   
3.2.1. TheoThiên Thai tông, kinh Pháp Hoa chia làm hai phần:
1) Phần Tích môn  (tích : dấu vết, phỏng theo;  môn : cửa):  Phần Tích môn trình bày giáo nghĩa “khai Tamhiển Nhất”, đó là vượt lên Tam thừa phương tiện (Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa) để hiển bày Nhất thừa chân thực (= Phật thừa). Đây được xem là phần trình bày Tục đế, có nghĩa là những gì mà người thường đồng ý với nhau, là sự thật của thế tình, sự thật của ngôn từ nhằm để bày tỏ khái niệm(ý niệm chung) các sự vật, được nói trong 14 phẩm đầu của kinh Pháp Hoa, với phân đoạn như sau:
+ Phẩm 1:  Giới thiệu tổng quát về Phật tri kiến.      
+ Phẩm 2: Gọi là “ Pháp thuyết châu - 法說珠”, cũng chỉ bày Phật tri kiến, nhưng chỉ có bậc đệ tử thượng trínhư Tôn giả Xá-lợi-phất mới lãnh hội được.
Đây là phẩm căn bản của phần tích môn, cũng là chính yếu của bộ Kinh Pháp Hoa. Phẩm này đức Phật xác nhận tất cả các pháp của Phật đều là phương tiện.
+ Phẩm 3-6: Gọi là “Dụ thuyết châu - 喻說珠”, ở đây Phật tiếp tục chỉ bày Phật tri kiếnqua các hình ảnh thí dụ, nhờ thế, các bậc đệ tửtrung trí  thấp hơn giai đoạn đầu mới lãnh hội được.
+ Phẩm 7-9: Gọi là “Nhân Duyên thuyết châu - 因緣說珠”, ở đây Phật mở tâm cho các đệ tử  hạ trí thấy rõ Nhân Duyên tu hành, hầu thấy rõ Phật tri kiến.
+ Phẩm 10-14:Từ phẩm 2 đến phẩm 9 là phần chính của Tích Môn; từ phẩm 10 đến phẩm 14 là phần trình bày bổ sung vào phần chính của Tích môn vừa nói, nói lên khả năng thành Phật của mọi chúng sinh, hay nói cách khác là phần này nói về Phật tính và điều kiện để hiểu và thuyết giảng kinh Pháp Hoa. Thực sự phần này chỉ tiếp tục phơi bày Phật tri kiến.      
2) Phần Bản môn 本門  (bản : chính yếu;  môn : cửa):  Phần Bản môn trình bày giáo nghĩa “hội Tích quy Bản” (= hội Tích môn, quy Bản môn).  Đây được xem là phần trình bày Chân đế, có nghĩa là những gìdùng để bày tỏ thực tại– sự thật hiện thựccủa mọi sự vật.
Phần Bản môn chỉ rõ Phật tính vốn không sinh không diệt. Đây chính là phần triển khai giáo lý Pháp Hoa, giải thích tại sao thành Phật và con đường đi vào Phật đạo, chứng ngộ Phật tri kiến của các hàng Bồ tát. Phần Bản môn này được chia ra 3 phần nhỏ.
+ Phẩm 15-16: Là phần chính của Bản môn, nói lên Phật tính luôn hiện hữu, không sinh diệt. Đây là phần giáo lý đặc biệt của Pháp Hoa giải thích lý do tại sao có thể thành Phật.
+ Phẩm 17-22: Tiếp tục giới thiệu tư tưởng của Bản môn, vừa khích lệ các đệ tử học hiểu, tu tập và phổ biến kinh.
+ Phẩm 23-28:  Chỉ rõ con đường chứng nhập Phật tri kiến của hàng Bồ-tát.
Tóm lại, trong toàn bộ nội dung kinh Pháp Hoa, đức Phật dụng phương tiện để “Khai Thị Chúng Sanh, Ngộ Nhập Phật Tri Kiến -開是眾生悟入佛知見”, nghĩa là đức Phật dùng vô số phương tiện để dẫn dắt chúng sanh thấy biết như chư Phật ở chính nơi mình.
Related image
3.2.2. Theo Thiền sư Hải Ấn.
Thiền sư trình bày nội dung kinh Pháp Hoa như sau:
+ Phẩm 1: Tổng quan về hiện tượng và bản thể của vũ trụ pháp giới(法界;  P: dhamma-dhātu;  S: dharma-dhātu :  Tất cả sự vật trong vũ trụ hoặc ẩn hoặc hiển, hoặc hoặc không, hoặc đã biết hoặc chưa biết, đều gọi là pháp, tổng danh là pháp giới).
+ Phẩm 2 - 10: Mở ra Phật tri kiến (thấy biết của Phật).
+ Phẩm 11 - 22: Chỉ cho thấy rõ chỗ thâm áo của Phật tri kiến.
+ Phẩm 23 - 28: Nói về thể nhập Phật tri kiến.
 
Xem thêm:
- Tư Tưởng Kinh Pháp Hoa -VNBET
- Yếu Chỉ Kinh Pháp Hoa - Tam Tạng Kinh Điển
- Giới Thiệu Kinh Pháp Hoa - Thư Viện Hoa Sen
- Ý nghĩa Kinh Pháp Hoa đối với người tu hành
- Ý nghĩa bài kệ mở đầu kinh Pháp hoa - Giác Ngộ
- Lược Giải Kinh Pháp Hoa - THƯ VIỆN HOA ...
- Nghiên Cứu về Kinh Pháp Hoa, Tiến sĩ Lâm Như Tạng
- Nội Dung 28 Phẩm Kinh Pháp Hoa -Giảng Giải Kinh - TVHS
VIDEO
- Cốt Lõi Pháp Hoa- HT Thích Trí Quảng
- Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Diệu pháp liên hoa|| Thầy Thích Trí Huệ giảng tại Mỹ
- Công Đức Tụng Kinh Pháp Hoa- TT Thích Quang Thạnh
- Vấn đáp: Cốt lõi của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa| Thích Nhật Từ
- Sự mầu nhiệm của việc trì tụng Kinh Pháp Hoa. Thích Quảng Tịnh
- [Cover - Chuyện nhà Phật] Đêm Pháp Hoa- Trần Anh Duy
 
3.3. Ý nghĩa Duyên khởi trong kinh Pháp Hoa.
        1) Duyên khởi với Phật tính và Vô tướng.
Tự thân của giáo lý Phật giáo là nhân bản, vì Phật giáo giúp con người dập tắt mọi nhân tố của khổ đau ngay giữa cuộc đời này.
- Pháp Hoa xây dựng một mẫu Phật tử lý tưởng (tu sĩ và cư sĩ) gọi là Bồ tát, kết hợp chặt chẽ và điều hòa giữa tự độ và độ tha.
- Pháp Hoa chỉ rõ Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới – tức năm thủ uẩn) là khổ đau, nhưng không phải từ bỏ cuộc đời để đi đến một thế giới xạ lạ nào khác, mà là từ bỏ tham, sân, si nơi chính mình ngay trong hiện tại. Đây là thực chất của Trung đạo đế bao hàm cả Chân đế và Tục đế (chân lý và đạo đức). 
- Pháp Hoa quan niệm tất cả chúng sinh đều có Phật tính, tức Duyên khởi tính (= Vô thường tính + Vô ngã tính), nên thực tướng của các pháp là Vô tướng  –  là “Thực tướng Vô tướng”,  nhằm phá đổ các ngăn che trí tuệ toàn giác, bứng tận gốc rễ khổ đau và đi vào Phật tri kiến (Phật trí).
Hơn nữa, ngay từ Phẩm Tựa, có thể tìm thấy tinh lý của Pháp Hoa, trình bày Thế Tôn nhập "Vô lượng nghĩa xứ định" rồi xuất "Vô lượng nghĩa xứ định" mới tuyên thuyết Pháp Hoa. Vô lượng nghĩa thì thoát ly ý nghĩa, thoát ly niệm. Ý nghĩa của thoát ly niệm là rời tất cả tướng. Nói cách khác, thật tướng của các pháp là Vô ngã tướng. Ðây là những gì đã được nói từ Duyên khởi.

2) Duyên khởi với Phật tri kiến “Vô tự tính”.
Nơi Phẩm Pháp sư công đức, một Pháp sư cần thỏa ba điều kiện sau để tuyên thuyết Pháp Hoa, đó là: “Vào nhà Như Lai, Mặc áo Như Lai và Ngồi tòa Như Lai– Nhập Như Lai thất, Trước Như Lai y, và Tọa Như Lai tòa -  入如來室, 着如來衣, 坐如來座” như sau:
1/.Điều kiện thứ nhất  –  "Vào nhà Như Lai":  Dạy rằng người nói kinh Pháp Hoa phải đủ Từ bi và Trí tuệ, thì mới nói kinh được viên mãn.
2/. Điều kiện thứ hai   "Mặc áo Như Lai":   Dạy rằng người nói kinh Pháp Hoa phải đủ nhu hòa nhẫn nhục , thì mới nói kinh được viên mãn. Đức nhẫn này rất cần để vượt mọi khó khăn. Nhẫn có ba thứ:
        1. Nại oán hại nhẫn:  Nhẫn trước lời sỉ nhục thù hằn, chuyên gây khó khổ của người khác đối với mình.
        2. Kham thọ khổ nhẫn:  Nhẫn đối với những vật vô tình đem lại thọ khổ cho chúng ta như nóng, lạnh, đói, khát. Nếu người hành đạo nửa chừng bỏ tu vì không chịu nổi những chướng duyên này, ấy là vì không kham nhẫn.
        3. Vô sanh pháp nhẫn:  Cái nhẫn cao nhất vì biết các pháp vốn vô sanh. Đã vô sanh thì lời mắng nhiếc sỉ nhục của người đối với mình cũng vô sanh. Hiểu được vậy thì không thấy có điều nhục để mà nhẫn gọi là vô sanh pháp nhẫn.
3/. Điều kiện thứ ba   “Ngồi toà Như Lai”:  Dạy rằng người nói kinh Pháp Hoa viên mãn, người ấy phải an trú vào chỗ "Nhất thiết pháp Không,  一 切 法 空”  thì mới nói kinh được,  Không ấy là không thực tính, tức Vô tự tính, hay Vô ngã tính. Đó chính là Duyên khởi tính của các pháp.
Tất cả các pháp đều vô tự tánh, nên các pháp đều bình đẳng. Vì thế đứng trên tâm niệm bình đẳng này, thì dù chỉ có một người nghe, hành giả cũng không phiền muộn. Có nhiều người nghe, hành giả cũng không hớn hở và lấy đó làm mừng.
Hòa thượng Thích Trí Thủ trì tụng kinh Pháp Hoa đã có lời nguyện như sau:
"Một lòng kính lạy Phật đà,
Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai,
Con nguyền mặc áo Như Lai,
Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời".
Cùng một ý nghĩa này, nơi Phẩm Phương tiện của kinh có chép:
"Chư Phật Lưỡng túc tôn
Tri Pháp thường Vô tính 
Phật chủng tùng Duyên khởi    
Thị cố thuyết Nhất thừa ..."

Nghĩa là:
Chư vị Phật, chư vị Trí, Hạnh (Trí Tuệ và Từ Bi)       
Biết pháp luôn vẫn Vô tính       (Vô tự tính)    
Quả Phật do từ Duyên mà khởi
Cho nên bảo là Nhất thừa.
Giác ngộ tối thượng của chư Thế Tôn là giác ngộ thực tính “Vô tính” của các pháp, và giác ngộ sự thật rằng "Quả Phật" cũng từ Duyên mà phát khởi.
---------------
(*) Chú thích:
- Nhất thừa:  là Phật thừa.
- Lưỡng túc:  là Từ bi và Trí tuệ của chư Phật.
- Vô tánh:  làVô tự tính, Vô ngã tính hay Duyên khởi tính của các pháp.
       
3) Duyên khởi với Thập Như Thị.
Thập Như Thị(十如是;  E: The ten essential qualities;   F: Dix modalités d'expression de la vie) trong Phẩm Phương tiện, được 2 đại sư Trí Giả và Thái Hư kiến giải như là cấu trúc đặc biệt của Thập Nhị Duyên Khởi (12 Nhân Duyên).
Kinh ghi: “Pháp mà chư Phật thành tựu là tối thắng đệ nhất, cực kỳ hiếm có và chúng sanh khó mà hiểu được. Chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu được tận gốc rễ về tướng chân thật của các pháp, bởi vì các pháp có tướng như thị, tánh như thị, thể như thị, lực như thị, tác như thị, nhân như thị, duyên như thị, quả như thị, báo như thị, cứu cánh bình đẳng từ đầu đến cuối như thị".
Thập Như Thị là 10 cái thấy như thật về thực tướng của các pháp như sau (Xem thêm Bài đọc thêm):
        1/.Như thị Tướng:  Cái đang vận động có mặt.
        2/.Như thị Tánh:  Cái không vận động nhưng luôn có mặt. Ví như tánh lửa luôn có mặt ở gỗ.
        3/. Như thị Thể:  Bản thể của vạn pháp mà Tướng và Tánh là 2 thuộc tính của nó.
        4/. Như thị Lực:  Công năng tiềm tàng trong bản thể. Ví như bùn- đất-cây có thể làm vách,  màu sắc dùng để vẽ hình.
        5/. Như thị Tác:  Động lực tâm lý là ý chí để tạo tác (tạo Nghiệp) nơi Thân-Khẩu-Ý.
        6/. Như thị Nhân:  Nguyên nhân trực tiếp.
        7/. Như thị Duyên:  Nguyên nhân gián tiếp.
        8/. Như thị Quả:  Kết quả do Nhân và Duyên hòa hợp làm thành.
        9/. Như thị Báo:  Nhận chịu Quả.
        10/. Như thị Bản Mạt:  Tất cả từ Bản (= Tướng) đến Mạt (= Báo), tức từ 1/. Như thị Tướng đến 9/. Như thị Báo đều do Duyên khởi, nên đều là Không (=  không thực có). Đây chính là thật tướng bình đẳng của vạn pháp.
Tóm lại,  tuy cấu trúc của kinh Pháp Hoa có phần  phức tạp, nhưng nội dung  cũng  không  ngoài mục đích  giúp  chúng sinh phá  chấp Ngã  (tức phá Ngũ uẩn)  để  không còn  chấp  thân, tâm này là Ta hay là Của Ta.  Giáo lý Pháp Hoa đặt chúng ta trước một chọn lựa cực kỳ quan yếu, đó là :        
- Hoặc là chấp thủ ngã tướng để tiếp tục thiêu cháy tâm thức mình trong ngọn lửa dữ dội của Tam giới, tiếp tục nổi trôi với tự ngã nhỏ nhen.  
- Hoặc chấp nhận con đường vào thực tại Vô ngã để chấm dứt khổ đau, và khích lệ chúng ta vào đời để thắp sáng trí tuệ Vô ngã ấy cho mình và người.
Kinh Pháp Hoa là một bộ kinh đặc biệt về cả hai mặt triết lý và huyền bí, kinh  đóng một vai trò quan trọng không những ở Ấn Độ mà còn ở Trung Hoa, Nhật Bản và các nước theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền.  Tuy nhiên, chưa có công trình nào đánh giá hết được tác dụng của kinh đối với xã hội nhân sinh ở các nước trên đến mức nào.
Xem thêm:
- Thập như thị -Thư Viện Hoa Sen
 
VIDEO
- Quán pháp giới qua thập như thị
- Nhìn Đời Qua Thập Như Thị - Thầy Thích Pháp Hòa 
 
https://bergenwatergardens.com/wp-content/uploads/2015/01/Red-Mu-Danu7261u4E39uFF08Red-Peony-4uFF09.jpg
 
4. Vài hình ảnh di sản của kinh Pháp Hoa.

       4.1. Bản kinh Pháp Hoa chép tay.

Một bản chép tay kinh Pháp Hoa quý hiếm, được phát hiện bởi những người chăn thả gia súc vào năm 1931 trong một hộp gỗ ở một căn phòng hình tròn bên trong một bảo tháp. Đó là bộ kinh Pháp Hoa đã được tìm thấy ở Gilgit, nay là vùng Kashmir thuộc Pakistan, có niên đại từ thế kỷ thứ V, có lẽ đây là bản kinh viết tay duy nhất được phát hiện ở Ấn Độ.

Kinh Pháp Hoa được phát hiện vào năm 1931
- Photo: Kho Lưu trữ Quốc gia Ấn Độ

Kinh Pháp Hoa Gilgit được lưu giữ tại Văn khố Quốc gia Ấn Độ (The National Archives of India) ở thủ đô Delhi. Cuốn sách - một ấn bản sao chụp, là một bản sao chính xác của bản thảo sẽ được phát hành bởi Văn khố Quốc gia phối hợp với Viện Triết học phương Đông và Soka Gakkai, một tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản được Liên Hợp Quốc công nhận.
Giáo sư Mushir-ul Hasan, Tổng giám đốc Văn khố Quốc gia Ấn Độ cho biết: "Điều này sẽ giúp rất nhiều trong việc bảo quản các tài liệu hiếm hoi cho hậu thế và công tác nghiên cứu trong tương lai".
Tài liệu này đã được nhà khảo cổ Hungary - Anh, Sir Aurel Stein, nghiên cứu và tuyên bố giá trị quan trọng của bản thảo đến toàn thế giới. Các quan chức tại Văn khố Quốc gia nói rằng bản thảo cổ này được bảo quản để tồn tại trong nhiều thế kỷ vì được viết trên vỏ cây Bhoj (cây bu lô – bạch dương), loại cây không bị phân hủy và được giữ ở nhiệt độ dưới không ở khu vực Gilgit.

Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quý nhất của Phật giáo Đại thừa, chủ yếu ở các nước như Việt Nam, Tây Tạng, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ, là giáo pháp của đức Phật được thuyết trong khoảng thời gian cuối của cuộc đời Ngài.
Ngày 3-5-2012, bản thảo kinh Pháp Hoa quý hiếm đã được quyết định sẽ phát hành thành sách tại Ấn Độ.

4.2. Bản kinh Pháp Hoa khắc trên gỗ thị đỏ.

Chùa Phật Quang, ngôi cổ tự ở phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận,  đã trải qua 18 đời truyền thừa và được trùng tu nhiều lần. Hiện chùa đang lưu giữ bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ có ghi đời vua Lê Thuần Tông (1699-1735). Tuyệt tác gồm 7 quyển, 28 phẩm, 60.000 từ; tóm gọn trong 9 chữ “Khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”. Bộ kinh hiện nay đượctiến hành thủ tục công nhận là bảo vật quốc gia.

Bản kinh Pháp Hoa khắc trên gỗ thị.

Đây là bộ kinh khắc gỗrất tinh xảovà đầy đủ với 60.000 chữ Hán khắc ngược cả hai mặt trên 118 tấm ván bằng gỗ thị, mỗi tấm dài 0,68m, rộng 0,26m, dày 0,03m, được nhà sư Thiện Huệ thực hiện suốt 28 năm, từ năm 1704 đến năm 1732, dưới sự chủ trì của Thiền sư Minh Dung và sự hỗ trợ của nhà sư Thiện Pháp cùng 59 nam nữ Phật tử.Đặc biệt có 7 bức phụ bản khắc họa hình ảnh Đức Phật đang thuyết pháp.

Do được khắc trên gỗ thị đỏ, một loại gỗ tích nhiệt cao, không loài sâu mọt nào dám đến gần nên bộ kinh hầu như còn nguyên vẹn 100% dù đã có niên đại hơn 300 năm. Được biết, cây thị đỏ chỉ phát triển được duy nhất tại vùng Bình Thuận, Ninh Thuận, hiện nay đã tuyệt chủng. Một năm, thị đỏ chỉ rụng 7 lá, thân cây phát ra một nhiệt lượng rất nóng không loài vật nào dám lại gần. Vào đời vua Lê - chúa Trịnh, thị đỏ được cống nạp ra Bắc để dùng chạm khắc các tài liệu quan trọng của triều đình.

Du khách đến viếng chùa Phật Quang có thể ngủ lại, gặp bữa nếu muốn, được dùng cơm chay hoặc thỉnh mấy cây cảnh về làm lộc. Của chùa nên cứ thoải mái, ai có lòng thì gửi lại ít tiền công quả để người sau tiếp tục được phần.
Xem thêm:

- Bí ẩn bộ kinh trên 300 năm tuổi được xem là quý hiếm và trọn ...
 
VIDEO
- Chùa Phật Quang
- Chùa Phật Quang ở Phan Thiết |QUE HUONG TIVI
- BỘ KINH PHÁP HOA CHÙA PHẬT QUANG - PHAN THIẾT - BÌNH THUẬN
 
4.3. Bộ kinh Pháp Hoa khắc trên đá.  
Bộ kinh khắc trên đá được khắc từ nguyên bản kinh “Diệu Pháp Liên Hoa” do Ngài Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn ngữ ra Hán văn và được Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch sang tiếng Việt. Bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa gồm 7 cuốn, 28 phẩm (từ phẩm Tựa đến phẩm Phổ Hiền), gồm bốn phần: Khai Thị, Ngộ, Nhập, Phật Tri Kiến.
 
Công trình khắc trọn bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa trên đá.
Bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa gần 70.000 chữ được khắc trên đá trong khuôn viên chùa Pháp Hoa, Q. Phú Nhuận, gồm 70m2 đá grannite đen khổ lớn từ Ấn Độ và gần 40 tấn đá trắng vân mây từ tỉnh Thanh Hóa. Công việc được triển khai liên tục ngày đêm với số lượng các nghệ nhân, thợ điêu khắc vào lúc cao điểm tới gần 30 người, gồm nhiều nhóm thợ đến từ Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Tây và Đà Nẵng, những vùng đất nổi tiếng của cả nước về nghệ thuật khắc, chạm trên đá.

Bộ thạch kinh được chạm khắc khá tinh xảo gồm nhiều hạng mục với các họa tiết như hoa sen, rồng cách điệu thời Lý Trần, tượng trưng cho triết lý Phật giáo. Toàn bộ công trình thạch kinh Diệu Pháp Liên Hoa thiết trí trên cánh đồng sen mềm mại được ghép từ 12 tấm đá trắng vân mây với chiều dài gần 30m. Bốn góc bệ đá là tượng 4 vị Thiên vương hộ trì. Các pho tượng này do các nghệ nhân làng đá Non Nước thực hiện.Phật tử Lê Thành Đức, Pháp danh Đạo Ân phát tâm cúng dường bộ kinhnày.
 
Bài đọc thêm.
1/.Việc cần làm trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa.
Tôi xin trao cho quí vị hai cái chìa khóa để khi đi vào thăm viếng Pháp Hoa, quí vị có thể tự mình thấy được cái Diệu Pháp, để hành trì kinh một cách có lợi lạc.
1) Chìa khóa số 1:  Nhận diện Tích môn và Bản môn  
       
Như đã nói ở trên, tổng quát, kinh có thể được chia ra làm hai phần, một phần có dính líu nhiều đến Đức Bụt của lịch sử, gọi là Tích môn.  Phần thứ hai nói về kinh lý muôn đời, về giáo pháp vượt khỏi thời gian và không gian, trình bày cái bản chất của Pháp, gọi là Bản môn.
       
Chìa khóa để giúp quý vị khi đọc Pháp Hoa có thể nhận ra cảnh giới mình đang tiếp xúc là:  Trong kinh Pháp Hoa, khi nào mắt của mọi người nhìn xuống đất, nhìn vào cây cối, vào đồi núi, vào nhau, thì lúc đó ta biết mọi người đang ở trong thế giới sinh diệt Tích môn.  Khi tầm mắt mọi người nhìn lên không trung, thì lúc đó mình bắt đầu đi vào thế giới vô sinh vô diệt của Bản môn.  Chỉ cần nhớ như vậy thì khi đọc kinh Pháp Hoa, ta sẽ không thấy bị ngỡ ngàng, phân vân.
       
Ví dụ, khi thấy Hội Pháp Hoa diễn ra trên Núi Thứu, mọi người ngồi trên mặt đất, ta biết nó đã xãy ra trong thế giới Tích môn.  Nhưng khi thính chúng nhìn lên tháp Đa Bảo ở trên không, thì mình biết rằng kinh đang trình bày những hiện tượng thuộc về Bản môn.
       
Nhận ra được thế giới mà kinh đang diễn bày, ta sẽ không phân vân, ngỡ ngàng với ngôn từ trong kinh,  đặc biệt là trong Bản môn.  Vì trong đó mọi Pháp đều vượt thoát thời gian và không gian, cho nên ta thấy kinh thường nói đến những con số rất lớn, như vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp.  Tất cả những ngôn từ đó đều dùng để diễn bày cái ý niệm về thời gian vô tận và không gian vô biên ở trong pháp giới Bản môn, không giống như trong thế giới Tích môn, tức là cõi ta bà.
       
Ví dụ như trong phẩm thứ 16, Như Lai Thọ Lượng, đoạn thứ hai, Bụt nói: Ví như năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi tam thiên, đại thiên, giả sử có người nghiền làm vi trần, qua phương Đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía Đông như thế cho đến hết vi trần đó. Và ở đoạn 3, Bụt nói tiếp:  Các thế giới đó hoặc dính vi trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi trần, cứ một vi trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng kỳ kiếp. Đây chỉ là một phương tiện để diễn bày cái ý niệm về thọ lượng của Như Lai trong cái không gian vô biên và thời gian vô tận ở trong pháp giới Bản môn.
       
Tương tự như vậy, trong phẩm thứ 15, phẩm Tùng Địa Dũng Xuất, khi hàng triệu vị Bồ Tát thân đẹp như vàng ròng, từ dưới đất trồi lên, an trú trong hư không, và dùng những âm thanh rất vi diệu để ca ngợi Bụt và sự ca ngợi đó kéo dài đến năm mươi tỉ kiếp, thì đây cũng là một cách để diễn đạt về bản chất của thời gian ở trong Bản môn: một giây phút chứa đựng cả ngàn đời, và thiên thu cũng chỉ là một giây phút.
       
2) Chìa khóa số 2Lãnh ý buông lời
       
Tất cả những tư tưởng uyên áo và đặc thù của kinh Pháp Hoa đều được trình bày bằng các bức tranh có tính cách thực tiễn.  Ngôn ngữ hội họa và điêu khắc của đạo Bụt đã được tận dụng để diễn bày ý kinh.  Người sử dụng những hình ảnh này để nói lên những ý tưởng thâm diệu trong đạo Bụt, phải là một thi sĩ rất lớn.
       
Nhiều khi những hình ảnh này có tính cách thần thông, nhưng tất cả chỉ là phương tiện quyền xảo của người chép kinh, sử dụng ngôn ngữ hội họa và điêu khắc của đạo Bụt để diễn đạt những tư tưởng uyên áo mà kinh muốn diễn bày.  Đó là một điểm rất đặc thù của kinh Pháp Hoa.  Vì vậy khi tụng đọc, chúng ta phải thấy cho được ý kinh và đừng bị kẹt vào lời kinh, nếu không thì khi đọc, ta chỉ thấy toàn các phép thần thông mà chẳng học được gì từ kinh Pháp Hoa cả.
       
Ví dụ như trong Phẩm thứ 21, Phẩm Như Lai Thần Lực, đoạn thứ hai, chúng ta thấy Bụt thực hiện một phép thần thông lớn, Ngài lè lưỡi ra, và lưỡi của Ngài che lấp cả tam thiên đại thiên thế giới, rồi từ các lỗ chân lông trong người của Ngài phóng ra vô lượng vô số tia sáng đủ màu sắc, và những tia sáng đó cho ta thấy được tất cả các cõi nước trong mười phương.  Chủ ý của bức tranh này là để diễn bày cái khả năng lớn lao của một vị toàn giác.  Trong kinh điển Đại Thừa cũng như Nguyên Thủy, ánh sáng tượng trưng cho sự giác ngộ.  Bụt Thích Ca là ánh sáng chánh niệm, và ánh sáng đó phát tỏa ra từ Pháp thân của Ngài.  Cho nên từ các lỗ chân lông trong người của Ngài phóng ra vô lượng vô số tia sáng đủ màu sắc, chỉ là một nghệ thuật trình bày, một bức tranh diễn tả cái ánh sáng chánh niệm rất lớn, rất mạnh, tỏa chiếu ra từ Pháp thân của đức Như Lai.  Nó cũng giống như trong các tranh hay tượng mình thường thấy, để cực tả cái khả năng an tọa của Bụt, người ta đã đặt Ngài ngồi trên một đóa hoa sen.
       
Mặt khác, lưỡi của Ngài che lấp cả tam thiên đại thiên thế giới, đây là hình ảnh của Quảng trường Thiệt tướng, tức là cái lưỡi lớn và dài, một trong 32 tướng tốt của đức Bụt.  Bức tranh này là để diễn tả một người chỉ nói sự thật tuyệt đối, chỉ nói đệ nhất nghĩa đế mà thôi.  Đây là một hình ảnh của văn hóa Ấn độ, nó không phải chỉ có trong đạo Bụt mà nó có trong những truyền thống có trước đạo Bụt, những người nói sự thật, thường có lưỡi rất lớn.    

       
Trong những bài Pháp thoại kế tiếp, tôi sẽ diễn bày ý chính của từng phẩm, hầu giúp quí vị dễ dàng hiểu thấu ý kinh trong khi tụng đọc, mà hành trì Pháp Hoa một cách có lợi lạc hơn.
       
Kinh Pháp Hoa đang được oai thần hỗ-trợ truyền-trì của Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Dược Vương, cùng vô số chư vị Bồ Tát trong cõi ta bà.  Đó là ý nghĩa của các phẩm thứ 28 (Phổ Hiền Bồ Tát), phẩm thứ 23 (Dược Vương Bồ Tát), và phẩm thứ 15 (Tùng Địa Dũng Xuất).  Vì vậy cho nên khi tụng đọc và hành trì Pháp Hoa đúng theo chánh Pháp, thì không thể nào ta lại không tạo được vô lượng phước duyên.
       
Muốn tụng đọc và hành trì Pháp Hoa đúng theo chánh Pháp, trước tiên ta phải hiểu kinh Pháp Hoa.

Pháp Hoa tán

Đêm tụng kinh Pháp Hoa
Tiếng xao động tinh hà
Địa cầu vừa tỉnh thức
Lòng đất bỗng đơm hoa
Đêm tụng kinh Pháp Hoa
Bảo tháp hiện chói lòa
Khắp trời Bồ Tát hiện
Tay Bụt trong tay ta.

Làng Mai[Những chìa khóa cần có trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa ...]

2/. Thập Như Thị (十如是, Mười Pháp Như Vậy).

Căn cứ trong kinh Pháp Hoa,  Thiên Thai tông đề xướng Thập như thị là mười đặc tánh chung cho tất cả pháp giới bao gồm thế giới chúng sanh cho đến thế giới của Phật và Bồ Tát. Thập như thị là nguyên lý tồn tại của tất cả Pháp, đó là: Như thị tướng, Như thị tính, Như thị thể, Như thị lực, Như thị tác, Như thị nhân, Như thị duyên, Như thị quả, Như thị báo, Như thị bổn mạt cứu cánh.  Mười đặc tính này sẽ được giải thích cụ thể sau đây.

1.Như thị tướng(如是相, tướng như vậy). Tướng là tướng mạo hiện ra bên ngoài có thể nhận thức, phân biệt rõ ràng, bắt đầu từ cảnh giới địa ngục cho đến cảnh giới của Phật trong mười Pháp giới (Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh, A-tu-la, Người, Trời, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật)đều có tướng trạng khác nhau, đấy cũng là đặc trưng hết thảy pháp.
Nói dễ hiểu là gồm những gì xuất hiện, nhận thức được tướng mạo, ví dụ tướng người này khác tướng người kia, tướng nam, tướng nữ, tướng vui, tướng buồn và cho đến tướng Phật và tướng chúng sanh.

2. Như thị tánh(如是性, tánh như vậy). Tánh tức là tính chất, tính thuộc bên trong, có sai biệt và định tính. Từ cảnh giới địa ngục đến cảnh giới Phật trong mười pháp giới, mỗi giới có tánh không giống nhau.
Mọi hiện tượng hiện ra rõ ràng trước mắt, nhưng mỗi tướng có tính riêng của nó, như tính gió thì lay động, tính lửa thì nóng; tính người ác, tính người thiện, tất cả đều có nguyên nhân huân tập thành định tính tạm thời. Nay nói tạm thời vì ý nghĩa tính đó tùy duyên biến hóa, ví dụ như khi ta nấu một nồi canh, dùng tướng rau cải, tướng bột nêm, tướng đậu hủ góp lại thành nồi canh như ý. Nồi canh rau thì có tính chất nồi canh rau, muốn nấu nồi canh chua thì thêm me hay lá chua vào thì có tính nồi canh chua.
Người cũng có tính thiện và tính ác, nếu người ác biết tu tâm, làm điều lợi mình lợi người thì trở thành người có tính thiện. Khi một tướng đã hiện hữu thì có tính của nó.

3.  Như thị thể(如是体, thể như vậy). Thể tức là thể chất, từ cảnh giới địa ngục cho đến cảnh giới Phật đều lấy sắc thân làm thể chất. Người và vật đều có cái thể của nó, vũ trụ là đại thể, con người là tiểu thể. Cá nhân, gia đình, xã hội cũng gọi là thể.
Trong một thể thì cũng có tính và tướng của nó. Ví dụ, một gia đình tướng của nó gồm trong cha mẹ, con cái và ông bà, có một thể riêng, nó khác với tướng của một quốc gia, vì quốc gia thể của nó gồm người cả nước hợp lại.

4. Như thị lực(如是力, lực như vậy). Lực tức là lực dụng. Từ cảnh giới địa ngục đến cảnh giới Phật trong mười pháp giới, mỗi giới đều có công năng lực dụng riêng biệt.
Người và vật đều có năng lực vận động, như con trâu có lực dụng kéo cày, máy bay có lực để bay. Chư Phật có đầy đủ năng lực từ bi và trí tuệ, cứu khổ ban vui, chúng sanh vô minh chấp ngã cũng tạo thành lực cảm quả khổ đau.

5. Như thị tác(如是作, tác như vậy). Tác tức là tạo tác. Từ cảnh giới địa ngục đến cảnh giới Phật trong mười pháp giới, mỗi giới đều có khả năng vận động và tạo tác.
Con người muốn tu thành Phật thì việc tu gọi là tác, anh học trò muốn trở thành thầy giáo hay bất cứ ngành nghề nào thì phải theo học đúng hướng gọi là tác. Mọi hành vi cử chỉ con người đều là tác, như làm việc thiện, làm việc ác sai khác.

6.  Như thị nhân(如是因, nhân như vậy). Nhân tức là nguyên nhân được tích tập. Từ cảnh giới địa ngục đến cảnh giới Phật trong mười pháp giới, mỗi giới đều có nguyên nhân mà thành, nhân ấy tích lũy không gián đoạn.
Người đời thường hiểu rằng gieo nhân lành thì gặp quả lành, gieo nhân ác thì thành quả dữ. Mọi vật trong đời xuất hiện đều có nguyên nhân của nó.

7. Như thị duyên(如是緣, duyên như vậy). Duyên là điều kiện, còn gọi là trợ duyên. Từ cảnh giới địa ngục đến cảnh giới Phật trong mười pháp giới đều có từ pháp duyên khởi kết hợp với các nhân đã có trước.
Ví dụ trồng cây nho sẽ được quả nho là nhờ sức trợ duyên tưới nước, bón phân. Có người trồng cây nho mà không được quả nho, vì thiếu trợ duyên tưới nước, bón phân nên cây nho không ra trái. Mọi hiện tượng xuất hiện đều nhờ Nhân-Duyên-Quả theo quy luật tồn tại của nó.

8. Như thị quả(如是果, quả như vậy). Quả tức là kết quả. Từ cảnh giới địa ngục đến cảnh giới Phật trong mười pháp giới, trong mỗi giới đều do có tích tập nhân sau đó mới sanh ra quả. Khi có kết quả xuất hiện biết đó là kết quả của cái gì, hoặc từ đâu mà có.
Anh học trò thi đạt điểm tốt, đó là thành quả của cái nhân chăm học. Quán sát kết quả thì sẽ biết được nguyên nhân, Phật dạy Nhân Quả theo nhau như bóng theo hình.

9. Như thị báo(如是報, báo như vậy). Báo tức là quả báo. Từ cảnh giới địa ngục đến cảnh giới Phật trong mười pháp giới, mỗi giới đều do tích tập Nhân, Duyên, Quả sau đó cảm lấy quả báo. Nghiệp báo của chúng sanh sai khác, cho nên có cảnh khổ lạc sai khác.
Đức Phật do tu hành và nguyện độ chúng sanh mà có báo thân là thân Phật và báo độ là cõi Phật trang nghiêm. Con người hay chúng sanh nói chung có cái nghiệp báo chung và nghiệp báo riêng do hành động tạo tác có sai khác.

Chúng sanh tạo nghiệp đó là chánh báo, hoàn cảnh môi trường chúng sanh đang sống là y báo. Y báo luôn luôn đi theo chánh báo. Y báo như là chiếc áo của chúng ta đang mặc, nếu người sạch sẽ thường giặt áo quần thì có áo quần sạch sẽ để mặc. Cũng vậy, nếu mọi người cùng làm điều thiện, tôn trọng sự sống của nhau thì quốc gia và thế giới không còn quả báo chiến tranh xung đột.

10. Như thị bổn mạt cứu cánh đẳng(如是本末究竟等, trước sau rốt ráo như vậy). Từ Như thị tướng đầu tiên gọi là bổn (trước) cho đến Như thị báo gọi là mạt (sau), trước sau đồng nhất thật tướng, bình đẳng không hai. Một pháp nào xuất hiện cũng diễn biến từ chín đặc tính vận hành và tồn tại, đó là sự thực.
Tóm lại mà nói, giáo lý Thập như thị như một công thức chuẩn mực giải trình mọi hiện tượng hiện hữu. Đây là chìa khóa giúp cho con người nhận thức về nhân sinh và vũ trụ.

Xem thêm:

- Thực tướng của Pháp, Như thị, và những biến thể - Luận ..
 
 

Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi !


***
 

Huy Thai gởi