Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
 



Sơ nét về
Đối chiếu tôn giáo



***


Nội dung

Phần 1

Đặc tính tôn giáo

1. Tổng quan về tôn giáo.

1.1. Các định nghĩa về tôn giáo.
      
1.2. Phân loại tôn giáo.
                
1) Tôn giáo dân tộc.                            
2) Tôn giáo thế giới.
                   
3) Tôn giáo hữu thần.                
4) Tôn giáo vô thần.
       
1.3. Niềm tin nơi tôn giáo.
                
1) Niềm tin và Đức tin.              
2) Chánh tín và Mê tín.
                   
3) Sùng tín và Cuồng tín.           
4) Niềm tin và Lý trí.
                
5) Niềm tin theo quan điểm tâm lý học hiện đại.
                   
6) Niềm tin theo cách nhìn của các danh nhân.

2. Quan điểm về con người của tôn giáo và khoa học.
      
2.1. Cấu trúc con người theo tôn giáo hữu thần – Kitô giáo.
                   
1) Thể xác     2) Tâm hồn     3) Linh hồn.
         
2.2. Cấu trúc con người theo tôn giáo vô thần – Phật giáo..
                   
1) 2Duyên     2) 5Duyên      3) 12Duyên
         
2.3. Cấu trúc con người theo khoa học.
                   
1) Thân xác     2) Tình cảm     3)  Lý trí     4) Ý chí     5) Ký ức.
           
2.4. Tôn giáo với tiến trình phát triển con người.
                   
Vật chất   =>  Tình cảm  =>  Lý trí  =>  Chân lý
                   
1) Yếu tố vật chất.
                   
2) Yếu tố tình cảm:  Đức tin hay Chánh tín.
                   
3) Yếu tố lý trí:        Thần học hay Phật học.
                   
4) Yếu tố chân lý (= tâm linh, linh đạo):        
+ Thượng Đế mặc khải 上帝.
+ Thượng Đế tự nhiên 上諦.
                  5) Quan điểm giáo dục của tôn giáo.
                              + Giáo dục về sinh hoạt lễ nghi.
                              + Giáo dục về chân lý và đạo đức.

  • Tôn giáo hữu thần – Mẫu người “Chúa Con Jesus”.
  • Tôn giáo vô thần – Mẫu người “Bậc Giác ngộ-Giải thoát”.
 
Phần 2

Chân lý và tôn giáo

1. Khái niệm về chân lý.
       
1.1. Chân lý chủ quan.
                   
1) Tính hiện thực chủ nghĩa        2) Tính siêu thực giáo điều.
       
1.2. Chân lý khách quan.
                   
1) Tính thực tại quy luật             2) Tính cụ thểđiều kiện   
3) Tính quá trình (từ tương đối  tới tuyệt đối).

2. Chân lý theo quan điểm Kitô giáo.
      
2.1. Nền tảng chân lý nơi Kitô giáoChúa Trời.
         
2.2. Niềm tin chân lý Kitô giáoĐức tin.
         
2.3. Thực hành chân lý Kitô giáo.
                   
Tin bằng lý trí  =>  Thuần đức tin

3. Chân lý theo quan điểm Phật giáo.
      
3.1. Nền tảng chân lý nơi Phật giáoNguyên lý Duyên khởi.
                    - Chân lý quy ước = Tục đế  俗諦.        
                    - Chân lý nền tảng = Chân đế 眞諦
         
3.2. Niềm tin chân lý Phật giáoChánh tín.
         
3.3. Thực hành chân lý Phật giáo.
                    Chánh tín  =>  Kiến tánh
 
Phần 3

Đạo đức và tôn giáo

1. Khái niệm về đạo đức.
       
1.1. Ý nghĩa và đặc điểm của đạo đức.
       
1.2. Cấu trúc của đạo đức.

                   
1) Ý thức đạo đức    2) Hành vi đạo đức    3) Quan hệ đạo đức.
         
1.3. Chức năng của đạo đức.
                   
1) Giáo dục        2) Điều chỉnh hành vi     3) Nhận thức
         
1.4. Lịch sử phát triển đạo đức xã hội.

                    1) Đạo đức trong xã hội nguyên thủy.
                    2) Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
                    3) Đạo đức trong xã hội phong kiến.
                    4) Đạo đức trong xã hội tư bản.
         
1.5. Đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội.
       
1.6. Quan hệ giữa đạo đức với một số hình thái ý thức xã hội.
                    1) Đạo đức và chính trị.              2) Đạo đức và pháp luật.
                    3) Đạo đức và nghệ thuật.                    4) Đạo đức và khoa học.
                    5) Đạo đức và tôn giáo: Thần quyền và Thế quyền.
2. Đạo đức thần bản của Kitô giáo10 điều răn.
       
2.1. Nguyên tắc đạo đức Kitô giáo.

1) Đạo đức Chúa Trời       2) 10 điều răn.
       
2.2. Chú giải 10 điều răn.

       
2.3. Tội lỗi theo quan điểm Kitô giáo
– Chuộc tội.
                    1) Định tính tội     2) Định lượng tội     3) Chuộc tội.
3. Đạo đức nhân bản của Phật giáoGiới.
         
3.1. Nguyên tắc đạo đức Phật giáo.
                    1) Giới tướng                    2) Giới thể
         
3.2. Ngũ giới – Thập giới.
       
3.3. Tội lỗi theo quan điểm Phật giáo
– Sám hối.
                 1) Tội lỗi        2) Định tính tội        3) Định lượng tội
                    4) Nguyên nhân phát sinh tội        5) Hình phạt tội
                    6) Sám hối tội: 
+ Sự tướng sám hối                   + Lý tánh sám hối
                   
Phần 4

Đời sống tôn giáo

1.Tóm tắt đối chiếu tôn giáo.
       
1.1. Về đối tượng nghiên cứu.
         
- Phật giáo (PG): Tôn giáo vô thần     hay  Tôn giáo nhân bản  =>  Phật học
- Kitô giáo  (KT): Tôn giáo hữu thần   hay  Tôn giáo thần bản  =>  Thần học

1.2. Về thần thông phép lạ.
                    - PG: Phó sản (sản phẩm phụ)     - KG: Chính sản(sản phẩm chính)
1.3. Về nhận thức chân lý.
          - PG: Chân lý khách quan Duyên khởi    =>   Thượng Đế tự nhiên  上諦 
- KG: Chân lý chủ quan Chúa Trời                    =>   Thượng Đế mặc khải  上帝

1.4. Về nhận thức đạo đức.
                    - PG:   Nguyên tắc về Giới            - KG:  10 điều Răncủa Chúa Trời.
1.5. Về giáo dục đạo đức.
                    1) Việc tin tưởng.
                              - PG:  Chánh tín                - KG:  Đức tin
                    2) Việc nương tựa.
                              - PG:  Tự lực                    - KG:  Đức cậy(Tha lực – Chúa Trời)
                    3) Việc yêu mến.
                              - PG:  Từ bi/Vô ngã          - KG:  Đức mến(Bác ái / Hữu ngã)

2. Hiếu và tôn giáo.
      
2.1. Hiếu theo quan điểmKitô giáo.
                        
Hiếu với Cha trên trời – Chúa Trời
       
2.2. Hiếu theo quan điểm
Phật giáo.
                        
Hiếu với cha mẹ trực tiếp sinh ra

3. Thần thông-Phép lạ và tôn giáo.
         
3.1. Thần thông-Phép lạ trong Kitô giáo.
                
Là chính sản của Chúa Trời
       
3.2. Thần thông-Phép lạ trong Phật giáo.

                
Là phó sản của Thiền định
 
Bài đọc thêm

1. Nhân đức đối thần trong Kitô giáo.
2. Đạo đức xã hội trong Phật giáo.
    
NBS: Minh Tâm3/2020
 
Phần 1

Đời sống tôn giáo

1. Tổng quan về tôn giáo:

Religion - Wikipedia
Tôn giáo – Wikipedia tiếng Việt

Tôn giáo Tông giáo(宗教;  E;F: religion)  trong đó:
- Tôn = Tông:  Là lý thuyết, tư tưởng hay phương pháp chính làm gốc. 
- Giáo教:  Là dạy dỗ.

1)Thuật ngữ “tông giáo” từ xa xưa ở phương Đông thường gọi là Đạođể chỉ “hệ thống chỉ dạy” hay “phương pháp dạy dỗ” của thánh hiền. Vào thế kỷ XIII, ở Trung Hoa, thuật ngữ tông giáo hàm chỉ đạo Phật và lời chỉ dạy của đức Phật (tông: lời thuyết giảng của đức Phật; giáo: chỉ dạy).

2)Thuật ngữ religion từ xa xưa ở phương Tây có nhiều tranh cãi và chưa thống nhất. Trong quyển Webster's Collegiate Dictionary đã đưa ra 2 giải thích:
- Religion có nguồn gốc từ "religio" trong tiếng Latin vào trước công nguyên, có nghĩa là "cấm kỵ, kiềm chế".
- Religion có nguồn gốc từ hai từ:  “re” là một tiền tố có nghĩa là "trở lại", và “ligare” có nghĩa là "để ràng buộc", có nghĩa hợp lại là "trở về với sự ràng buộc".
Religionđược dịch là tôn giáo, lúc đầu sử dụng cho Kitô giáo, dần mở rộng cho tất cả các hình thái xã hội liên quan đến thiêng liêng.

Việc đặt ra câu hỏi: “Tôn giáo là gì?” mới chỉ được giới khoa học đặt ra trong thời gian gần đây, khi mà vấn đề tôn giáo trở thành bức xúc và phức tạp. Khi câu hỏi này được đặt ra cũng là lúc mà tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo xuất phát từ châu Âu khá sớm nhưng bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XIX.

Qua các nghiên cứu lịch sử, tôn giáo được xem là xuất phát từ tín ngưỡng (信仰;  E: faith;  F: foi), nên nội dung cơ bản của nó chính là niềm tin, tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Đó là niềm tin vào những "cái siêu nhiên" (= "cái thiêng"), là cái đối lập với "cái trần tục"  hiện hữu mà con người có thể quan sát cảm nhận được.Đây là hai thế giới hư và thực mà mối quan hệ của chúng hiện vẫn chưa có sự tách bạch.
 Đời sống của một con người là luôn song hành bởi 3 yếu tố vật chất, tình cảmlý trí (suy tưởng).  Đối với đức tin (= niềm tin tôn giáo) là biểu lộ của một tình cảm ràng buộc sâu nặng.

Tôn giáo thường đưa ra các giá trị tuyệt đối chủ quan làm mục đích cho con người vươn tới, và nội dung các giá trị này thường được thực hiện qua những nghi thức, những hình thức kiêng kỵ …

Đời sống tôn giáo ngoài các hình thức tổ chứclễ nghi cá biệt thì quan điểm chân lýđạo đứcnội dung căn bản đặc trưng cho mỗi tôn giáo.  Phần trình bày bên dưới sẽ được tập trung vào 2 đối tượng chính là tôn giáo hữu thần Kitô giáotôn giáo vô thần Phật giáo về hai phương diện chân lý và đạo đức, là hai nền tảng cho sự giáo dục niềm tin.
1.1. Các định nghĩa về tôn giáo.


Ngày nay tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực thể hãy còn nhiều quan niệm phức tạp trộn lẫn về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Vì thế có nhiều định nghĩa ít nhiều chủ quan, từ đó dẫn đến những cái lợi cũng như những cái hại trong đời sống tinh thần của con người không nhỏ.

1) Định nghĩa theo hình thể:   Tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng nào xác nhận những điều không thể quan sát khách quan khoa học được, và chỉ dựa vào chức trách hay kinh nghiệm với thần thánh.
Định nghĩa này  cho thấy tôn giáo có cái nhìn hạn hẹp hơn với  chủ nghĩa duy lýchủ nghĩa nhân bản thế tụcthuyết vô thầntriết khách quan và  thuyết bất khả tri, vì những hệ thống này không dựa vào chức trách hay kinh nghiệm, mà dựa vào cách hiểu theo khoa học. Đây là quan điểm có xu hướng của một tôn giáo hữu thần.

2) Định nghĩa theo chứng cớ vật chất:  Tôn giáo là những tín ngưỡng về nhân quả để giải thích những chứng cớ vật chất. Những người theo quan điểm này tự xưng là "bất tôn giáo", nhưng cũng có người có tôn giáo lại nhìn nhận rằng "tín ngưỡng" và "khoa học" là hai cách hoàn toàn khác nhau để đi đến chân lý.  
Định nghĩa theo quan điểm này thường bị bác bỏ bởi những người xem rằng những giải thích siêu hình là cần thiết để giải thích các hiện tượng tự nhiên.  

3) Định nghĩa theo chức năng:  Tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đến những vấn đề căn bản về đặc tính, đạo đứcsự chết của loài người và sự tồn tại của thần thánh (nếu có).
Định nghĩa rộng này bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống không tin tưởng vào thần thánh, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ (xem phân biệt tôn giáo hữu thần và tôn giáo vô thần bên dưới).

4) Định nghĩa theo tổ chức:  Tôn giáo là các tổ chức tín ngưỡng, hội đủ các yếu tố đạo đức theo luật định xã hội. Trong nghĩa này tôn giáo và đời sống tinh thần không phải lệ thuộc nhau : một người có một đời sống tinh thần tốt đẹp có thể có hay không việc sùng đạo. Theo đó có thể xem "tôn giáo" như là than, củi, hay xăng, và "đời sống tinh thần" là ngọn lửa.
Định nghĩa theo quan điểm này có xu hướng xã hội thế tục. Vì thế,nhiều quốc gia đã có những quy định về tôn giáo như là một tổ chức và phải có đủ các yếu tố cơ bản sau :
- Có người sáng lập.
- Có giáo thuyết, giáo lý, giáo luật, giáo lễ.
- Có tổ chức giáo hội với người hoạt động chuyên nghiệp.
- Có tín đồ, có nơi thờ tự.
       
Với các quy định này, hiển nhiên tôn giáo là một bộ phận của xã hội, và phải chịu sự chi phối của luật pháp xã hội, chứ không thể đứng trên luật pháp như nhiều tín đồ lầm tưởng. Hoạt động tự do chân chánh của tôn giáo chỉ nằm trong phạm vi tinh thần hướng thượng và hoạt động từ thiện xã hội.
 
1.2. Phân loại tôn giáo: 

Với những nét chính, tôn giáo tạm được phân loại như sau :

1) Tôn giáo dân tộc (E: ethnic religion): 
Đặc trưng của tôn giáo dân tộc là tính chất quốc gia dân tộc của nó. Các vị thần được tạo lập mang tính quốc gia dân tộc và phạm vi quyền lực giới hạn trong phạm vi quốc gia. Thậm chí một số tôn giáo lớn cũng bị dân tộc hóa ở mỗi quốc gia và trở thành tôn giáo có tính chất quốc gia. Ví dụ: Anh giáo (Thanh giáo), các dòng khác nhau của đạo Hồi, Shinto giáo của Nhật Bản, Cao Đài giáo của Việt Nam …
2)  Tôn giáo thế giới (E: world religion): 
Sự phát triển của các tôn giáo vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia đã hình thành nên các tôn giáo khu vực và thế giới như Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo. Khác với các tôn giáo dân tộc, tôn giáo thế giới mang tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới.
       
3)  Tôn giáo hữu thần (E: theistic religion).
Tôn giáo hữu thần (còn gọi làtôn giáo thần bản, tôn giáo thần quyền,  tôn giáo mặc khải):đây là quan điểm tôn giáo được xây dựng trên nền tảng triết học Hữu thần thuyết(theism). Học thuyết này được Cudworth (1617-:-1688) nhà thần học người Anh giới thiệu, trên nền tảng 3 luận thuyết đã xuất hiện trước ông như sau:
- Bản thể luận (ontology)
- Vũ trụ luận (cosmology)
- Cứu cánh luận (teleology)
Các luận thuyết này đều được phê bình bởi Kant (1724-:-1804) triết gia Đức, bởi Hume (1711-:-1776) triết-sử gia Anh,  bởi Darwin (1809-:-1882) sinh học gia Anh.  Hữu thần thuyết cho rằng: 
–  Có một Thượng Đế (= Đấng sáng tạo, Đấng tạo tác) độc nhất, có các tính chất là toàn năng, toàn trí, toàn thiện.  
– Thượng Đế tạo dựng và điều khiển vũ trụ với các qui tắc thưởng phạt. 
Vị Thượng Đế (TĐ) vô hình này xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới dưới hai hình thức:
- Tôn giáo đa thần (E: polytheistic religion):  Như Ấn Độ giáo, Cao Đài giáo.
- Tôn giáo độc thần (E: monotheistic religion):  Như Cơ đốc giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, Baha'i, Sikh,…
Một số những tôn giáo hữu thần đặc trưng sau:
        - Đạo Hindu(Hinduism) :   TĐ là thần Brahma (Phạm Thiên) với 2 phụ thần là Vishnu (bảo tồn) và Shiva (hủy diệt), ra đời vào thời kỳ Bà-la-môn trên nền tảng kinh Áo Nghĩa Thư (Upanisad – 1.500 tCN) và 4 bộ kinh Vệ Đà (Vedanta – 3.000 tCN) trước đó.
        - Đạo Sikh(Sikhism) :  TĐ là thần Guru, thánh kinh Sahib, do Guru Nanak (1469-:-1539) sáng lập.
        - Đạo Thiên :   TĐ là thần Ngọc Hoàng, ra đời vào đời Thương # 1700 tCN do ảnh hưởng của tín ngưỡng Tengeri ở Thổ Nhĩ Kỳ và gọi là Thiên = Trời, đến đời Khổng tử thì gọi là Hoàng Thiên Thượng Đế và được ghi vào một bài vị lớn trong đền thờ Trời tại Bắc Kinh (Lưu ý: Thiên đàn: chỗ tế lễ cho Trời; Thiên đàng: chỗ ở của Trời).
        -  Đạo Cao Đài :   TĐ là thần Cao Đài (1926) ở Tây Ninh, sau này đổi tên là thần Cao Đài Tiên Ông.
        - Đạo Do Thái(Judaism) :    TĐ là thần Jehovah (còn có các tên Adonai, Elohim, Lord) có nghĩa là Đấng tự hữu luôn hiện diện với dân Do Thái, được tiên tri Moses giới thiệu cùng 10 điều răn, ra đời vào thế kỷ 14 tCN với thánh kinh Cựu Ước (Ước là giao ước của TĐ ký kết với con người), về sau cải biên thành kinh Torah.  Đây là nguồn gốc của Thiên Chúa giáo (gồm có: Kitô giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành giáo)  và  Hồi giáo sau này.
        - Đạo Kitô(Catholisism) :   TĐ là thần Chúa Trời (God, Heaven), được tiên tri Jesus giới thiệu, ra đời vào #325 CN với thánh kinh Cựu Ước và Tân Ước.  Đạo Chính Thống (Orthodoxism) còn gọi là đạo Kitô Phương Đông, tương tự như đạo Kitô (= đạo Kitô Phương Tây), chỉ độc lập chủ yếu về mặt giáo quyền.
        - Đạo Tin Lành(Protestantism):   TĐ là thần Chúa Trời (Christ), ra đời vào thế kỷ 16 ở Châu Âu (Đức) cũng với thánh kinh Cựu Ước và Tân Ước.
        - Đạo Hồi(Islamism, Moslemism) :   TĐ là thần Allah, ra đời vào thế kỷ thứ 7, do tiên tri Mahomet (570-:-632) - sinh tại Mecca thuộc Arab Saudi ngày nay -  giới thiệu tại Jerusalem với thánh kinh Koran.
- Đạo Baha’i(Baha'ism):  là một tôn giáo thế giới độc lập có những tín đồ ở khắp mọi nơi. Baha’i, theo cổ ngữ Ả Rập nghĩa là (Người noi theo ánh sáng của Thượng đế) ra đời năm 1863 tại Ba Tư (cũ) nay là Iran, người sáng lập là Baha'u'llah (có nghĩa là vinh quang của Thượng Đế). Đạo Baha’i bắt nguồn từ phong trào chủ nghĩa Babi (còn gọi là Đạo Babi) ra đời ở Ba Tư, kéo dài từ năm 1844-:-1852.
Image result for white and blue mandala
        4) Tôn giáo vô thần (E: Nontheistic religion)(*).
Tôn giáo vô thần còn gọi làtôn giáo nhân bản, tôn giáo tự nhiên, đây là quan điểm tôn giáo được xem như xây dựng trên nền tảng triết học Nhân bản thuyết hay Nhân văn thuyết (humanism).
Các tôn giáo vô thần không nhằm phủ bác thế giới vô hình, song không thừa nhận sự hiện hữu vị thần dựng tạo vạn sự vạn vật trong vũ trụ, hay vị thần có quyền năng thưởng phạt con người và vạn vật tùy ý tùy thích của mình, mà cho rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều vận hành theo quy luật khách quan tự nhiên của vũ trụ.
Chủ nghĩa nhân bản chú trọng đến khả năng tự quyết định của loài người, xem việc đi tìm chân lý và đạo đức để phục vụ lợi ích cho con người bằng những phương tiện của chính con người. Chủ nghĩa nhân bản phủ nhận sự quan trọng của cái siêu tự nhiên trong những vấn đề của con người, cho dù nó tồn tại hay không tồn tại.
Chủ nghĩa nhân bản trên một vài khía cạnh nào đó, thực hiện hoặc bổ sung vai trò của niềm tin như là liệu pháp tâm lý trong cuộc sống con người, và chủ nghĩa nhân bản cũng không phụ thuộc vào những loạiChủ nghĩa vô thần cực đoan phản bác sự tồn tại của cái siêu tự nhiên. Và vì vậy:
- Chủ nghĩa nhân bản được xem như giữ một vị trí tôn giáo, nhưng chính nó lại không là một tôn giáo.
- Chủ nghĩa nhân bản bài bác sự đề cao một cách mù quáng niềm tin vào năng lực siêu tự nhiên, nhưng không hẳn là bài bác chính những niềm tin ấy.
Một phát biểu sau nói lên phần nào về Chủ nghĩa nhân bản này:
"Người ta nói rằng Thượng Đế đã tạo nên con người theo hình ảnh của ngài. Nhưng có thể là loài người đã tạo ra Thượng Đế bằng hình ảnh của chính mình.- It is said that God has created man in his own image. But it may be that humankind has created God in the image of humankind." (NH)
Vì thế, Chủ nghĩa nhân bản cho rằng những người có tôn giáo nên trả tính người về cho các vị sáng lập tôn giáo. Có như thế, những người có tôn giáo đó mới có khả năng sống tốt một cách thiết thực trong cuộc đời này.  Bằng không, muôn đời mình cũng chỉ là kẻ nô lệ cho cái hoang tưởng của chính mình mà thôi.
-------------
(*) Ghi chú:
Chủ nghĩa nhân bản主義人本cũng gọi là chủ nghĩa nhân văn 主義人文: Đây là chủ nghĩa phát khởi vào cuối thế kỉ mười ba tại Âu Châu thời Phục hưng, chủ trương thoát li thế lực Giáo hội, cổ xúy giáo dục nhân văn, tôn trọng giá trị con người. Đạo Phật tuy ra đời trước chủ nghĩa nhân bản, nhưng từ nay tạm ghép vào ý niệm này để gọi là tôn giáo nhân bản.
 
Một số những tôn giáo vô thần đặc trưng sau:
        - Đạo Khổng(Confucianism): còn được gọi là Khổng giáo (孔教), Nho giáo (儒教), là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do đức Khổng Tử 孔子phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên (Bắc Hàn), Hàn Quốc (Nam Hàn) và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho hay Nho sĩ hay Nho sinh.
       - Đạo Lão(Taoism) :  còn được gọi là Lão giáo (老教), Đạo giáo (道教)doLão Tử 老子phát triển, ông là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống khoảng  thế kỉ 6 tCN. Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh (道德經) - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là khai tổ của Đạo giáo
       - Đạo Jaina(耆那教;  E: Jainism : Kỳ-na giáo) là một tôn giáo của  Ấn Độ, một tôn giáo có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển  Veda, những vị mở đường là  RsabhaAgitanàtha  và Aritanemi; cả ba đều ở thời cổ đại và được đề cập tới trong kinh Yagur-Veda.
- Đạo Phật(佛教; P: Buddhasāsāna; S: Buddhaśāsana;  E; Buddhism), là một tôn giáo được sáng lập ở bắc Ấn Độ-Nepal. Phật giáo được một nhân vật lịch sử là  Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇;  P: Siddhattha Gotama;  S: Siddhārtha Gautama) sáng lập khoảng thế kỉ thứ 5 tCN, và người Việt gọi đơn giản là Phật hay Bụt (P;S: Buddha), có nghĩa là "Người tỉnh giác", "Người giác ngộ", danh hiệu mà Ngài có được sau khi thành đạo, giác ngộ.
Giáo lý mà Ngài dạy và để lại được gọi là Phật pháp (;  P: dhamma;  S: dharma). Ở một số ngôn ngữ,  đạo Phật có nghĩa như  "Nguyên lí của vạn vật",  đó là  “Nguyên lý Duyên khởi”,  là cơ bản của sự giác ngộ, là nền tảng của mọi nhận thức; và  Phật giáo có nghĩa như là tôn giáo nhân bản (E: humanly religion) bởi lẽ đức Phật trong kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Tâm Địa Phẩm,đã từng dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành!”.
 
Xem thêm:  
-Chủ nghĩa nhân văn – Wikipedia tiếng Việt
- Humanism - Wikipedia, the free encyclopedia
- CHỦ NGHĨA NHÂN BẢN
 
VIDEO
- Tôn giáo nào tốt nhất?
- What is the best Religion?
 
Image result for cách chăm sóc sen đá
 
1.3. Niềm tin nơi tôn giáo: 
Cơ sở của mọi tín ngưỡng-tôn giáotin (;  E: to believe, to have confidence in;  F: croire, avoir confiance) hay có niềm tin (E: belief;  F: croyance). Tin hay tin tưởng là từ gốc Hán, là tín hay tín nhiệm, có nghĩa là nghĩ tưởng và chấp nhận một sự vật-hiện tượng nào đó cho là có thật, là đúng sự thật, chứ thực ra chưa chắc là có thật, là đúng sự thật.
        + Tin có đối tượng là chưa thấy hay chưa biết.
        Ví dụ:
- Người theo đạo Kitô tin một Thượng Đế vô hình là có thật.
                  - Người theo đạo Phật tin tái sinh là có thật (*).
--------------
(*) Chú thích:
Thực ra, một vật thể tái sinh hàm nghĩa sự chuyển đổi của vật thể này nhanh hay chậm một cách liên tục chứ không gián đoạn từ trạng thái này sang trạng thái khác, gồm:
+ Các yếu tố cấu thành vật thể khi căn cứ vào sự thấy biết ở các dạng thô đại hay vi tế.
+ Các yếu tố cấu thành vật thể khi căn cứ theo khả năng cảm nhận của các giác quan là hữu hình hay vô hình.
          Sự thấy biết hiện tượng tái sinh được cho là có được từ một quá trình rèn luyện tu học (Xin xem thêm bài đã viết “Luân hồi”).
         
Sự vật-hiện tượng mà chưa thấy hay chưa biết thì có thể có thật hay không có thật, đúng sự thật hay không đúng sự thật.  Khi sự vật-hiện tượng đã thấy hay đã biết thì không còn nói là tin nữa.
        Ví dụ:
- Tôi tin là có mặt trời.
                 - Tôi tin là mọi sự vật không mãi tồn tại (vô thường).
        + Tin thay đổi theo thời gian:  Niềm tin nơi một tôn giáo, nơi một chế độ chính trị, nơi một con người … dễ dàng thay đổi theo thời gian do hình thức phản cảm hay nội dung sai lệch, mâu thuẫn, nông cạn…
        Dưới đây là những hình thức chính về hành động tin.
          1) Niềm tin và Đức tin :
          + Niềm tin(;  E: belief;  F: croyance): Là sự chấp nhận một sự vật-hiện tượng nào đó là có thật, là đúng sự thật, chứ thực ra chưa chắc là có thật, là đúng sự thật.
        + Đức tin (;  E: faith;  F: foi  # niềm tin mang tính thiện lành):  Là niềm tin được xem là có tính thiện hay hướng thiện, chứ chưa chắc là thiện.  Thường thì đức tin chỉ cho niềm tin trong tôn giáo.
          2) Chánh tín và Mê tín :
          + Chánh tín (正信;  E: right belief;  F: croyance juste):  Đây là niềm tin chân chánh (đúng) mà thường trước đó sự vật-hiện tượng được phân tích bằng phán đoán lý trí và sau đó là những lợi ích được đem lại từ những hành động dựa trên niềm tin này. Thường đây là những niềm tin nơi các nhà khoa học …
        + Mê tín (迷信;  E;F: superstition):  Đây là niềm tin vọng mê (sai) mà thường trước đó sự vật-hiện tượng được thừa nhận bằng phán đoán cảm tính và sau đó là những tai hại đưa đến từ những niềm tin này. Thường đây là những niềm tin nơi các tín ngưỡng đồng bóng, nơi nhiều tôn giáo …
          3) Sùng tín và Cuồng tín :
          + Sùng tín(崇信;  E;F: devotion):  Đây là niềm tin với tinh thần kính trọng và ngưỡng mộ có tính chuyên chú, mạnh mẽ nơi một giá trị được xem là tốt, là thiện đem đến nhiều lợi ích.  Sùng tín thường gắn liền với Chánh tín bằng sự giáo dục mang tính khai phóng,
        + Cuồng tín (;  E: bigotry;  F: bigoterie):  Đây là niềm tin mãnh liệt, mù quáng nơi một giá trị sai lầm, dễ gây ra nhiều tai hại.  Cuồng tín thường gắn liền với Mê tín bằng sự giáo dục mang tính nhồi sọ.  Thập tự chinh ngày xưa và Thánh chiến (Jihad) ngày nay là những hình thức cuồng tín tôn giáo.
Nói chung, chánh tín, sùng tín mang tính thiện, trái với mê tín, cuồng tín mang tính bất thiện.  Do đó, tin hay niềm tin thuộc cả hai phạm trù tâm lýđạo đức. Cũng cần để ý rằng tín trongNho giáo là yếu tố đạo đức trong quan hệ bè bạn.
Xem thêm:
- Xung đột tôn giáo
-SỐNG ĐẠO LÀ TỬ ĐẠO 
- 10 dụng cụ tra tấn “rợn tóc gáy” thời Trung Cổ
 
4) Niềm tin và lý trí :
+ Niềm tin:  Là thuộc tính tâm lý, đó là hiện tượng tâm lý thể hiện tính chất tình cảm, nương tựa, thụ động đồng hành cùng hình thức biểu trưng trừu tượng như tế lễ, mà đại diện là các nhà truyền giảng tôn giáo.
+ Lý trí(E;F: intelligence):  Là quá trình tâm lý nhận thức lý tính, đó là hiện tượng tâm lý thể hiện tính suy tư-lý luận (suy lý), chủ động đồng hành cùng các hình thức thực nghiệm cụ thể, mà đại diện là các nhà triết học, khoa học.
Lý trí và niềm tin đều tạo nên tiềm năng to lớn đưa tới hành động cho dù đó là tích cực hay tiêu cực, lợi hay hại;  bởi y học ngày nay đã hé mở cho chúng ta thấy rằng, nơi khối óc trong từng con người, bán cầu trái chuyên về lý trí, ngôn ngữ và bán cầu phải chuyên về trực giác, tình cảm.
5) Niềm tin theo quan điểm tâm lý học hiện đại:
+Niềm tin là một dạng của hiện tượng tâm lý, thể hiện xu hướng của nhân cách nặng về tình cảm.
+Niềm tin hình thành lâu dài do được lập đi lập lại thường xuyên trong hoạt động giao tiếp, trong các quan hệ xã hội và các trải nghiệm của bản thân (được áp dụng trong các hình thức thôi miên, quảng cáo, giáo dục nhồi sọ …).
+Niềm tin rất khó thay đổi hay từ bỏ ở cá nhân cũng như trong xã hội,  kể cả những lúc sự thật đã rành rành chứng minh là sai.  Chỉ khi nào hình thành niềm tin mới thì cái cũ mới biến đi; nói cách khác, đây chính là sự chuyển hóa nội tâm.
Điều này cũng được chính  triết gia Đức là Arhur Schopenhauer (1788- 1860) nhấn mạnh: "Mọi tín lý, bất kể là vô lý tới đâu, khi cấy vào con người từ nhỏ, chắc chắn là ở trong đó suốt đời” (Any dogma, no matter how extravagantly absurd, inculcated in childhood, is sure to retain its hold for life.)
+Niềm tin chi phối nhận thức và hành vi của cá nhân và là cơ sở của cái Ta của chủ thể.
+Niềm tin càng gắn liền với hiểu biết thì càng ít mù quáng (mê tín).
+Niềm tin tạo nên sức mạnh ý chí giúp cho con người ít hoang mang, dao động trước các tình thế khó khăn xảy ra, và do đó hành động đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, hành động này có thể tích cực (tạo lợi ích) hay tiêu cực (tạo tổn hại).
Do đó, niềm tin là một trong những phương pháp cơ bản của giáo dục hình thành nhân cách cho mọi con người , trẻ em cũng như người lớn, người bệnh cũng như người khỏe, kể cả sự thay đổi từ niềm tin cũ sang niềm tin mới.
Các tôn giáo thường ám thị (E: suggestion) người theo đạo  và chỉ dẫn người theo đạo tự kỷ ám thị (E: autosuggestion) để niềm tin của họ ngày một thêm vững mạnh, bằng cách đặt ra những lễ nghi thường xuyên như cầu nguyện, suy niệm … nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, chúng ta phải khéo lưu ý về nội dung của sự việc này, nó có xu hướng  tích cực hay tiêu cựctrí tuệ hay mù quáng
Như vàng thật không sợ lửa, chân lý thì bao giờ cũng vẫn là chân lý, cho dù nó đến từ bất cứ nguồn gốc nào.  Một món đồ khi được mang ra rao bán, tất phải chấp nhận sự phê phán của khách hàng – tốt hay xấu, thật hay giả.  Cũng thế, trên thực tế, tôn giáo cũng chỉ là một trong nhiều lãnh vực khác nhau của học thuật, cho nên không thể miễn nhiễm đối với mọi điều phê phán đúng hay sai, hợp lý hay vô lý đối với niềm tin. Phê phán do đó chính là nền tảng để xác định đối với niềm tin là giác tín hay mê tín, sùng tín hay cuồng tín.
Theo trên, chúng ta có thể tự vạch ra cho chính mình sự tu học, bằng cách rèn luyện những niềm tin mới có tính tích cực, với những phép quán các chân lý khách quan, thiết thực hướng tới lợi ích cho mình và cho người, tránh những ảo tưởng và các cố chấp chủ quan đề cao bản ngã tai hại.
6) Niềm tin theo cách nhìn của các danh nhân.
+Mất niềm tin là mất tất cả – Self-distrust is the cause of most of our failuresBowee.
+Niềm tin là sức mạnh của cuộc sống – Belief is the force of lifeL. Tolstoy.
Craik.
+ Niềm tin mà không nghi là niềm tin chết – Une foi qui ne doute pas est une foi morteJ. Cassou.
Hình ảnh có liên quan
2. Quan điểm về con người của tôn giáo và khoa học.
Hiện nay tiêu biểu cho tôn giáo hữu thần là Kitô giáo và tiêu biểu cho tôn giáo vô thần là Phật giáo, đã có nhiều tác động quan điểm tôn giáo đối với đời sống con người theo cách  nhìn trên cấu trúc con người của các  tôn giáo này. Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát các yếu tố này dưới đây :
       2.1.Cấu trúc con người theo tôn giáo hữu thần: 
Thượng Đế hay Thiên Chúa là Thần linh, được cho là vượt trên mọi phạm trù thời gian và không gian; còn con người là một thụ tạo thua kém Thiên Chúa bị giới hạn trong không gian và thời gian, được Chúa chế tác theo hình ảnh của Chúa, nhằm mục đích ca ngợi, tôn kính và phục vụ Chúa ở đời này, và nhờ đó được ân phúc có Chúa bên cạnh mãi mãi trong đời sau.  Con người chỉ hình thành và tồn tại duy nhất trong một kiếp sống này.
Vào thời Cựu Ước, con người được cho là một sinh thể sống động gồm có xác thịt(E: flesh;  F: chair) và hồn(E: soul;  F: âme).  Cuối Cựu Ước thì gọi là thể xác( E : body;  F : corps ) và linh hồn(E : soul;  F : âme). Trong đó :
-Thểxác,  ám chỉ con người trong liên hệ với tha nhân, khi chết thì xác tan rã.
-Linhhồn, ám chỉ sức sống do được Chúa trút thần khí ( E : spirit;  F : esprit ) – là bản thể của Chúa – vào, khi chết thì hồn được Chúa thu về, hồn có tính thường hằng, không thay đổi và không mất.
thexac tamhon linhhon thanhlinh
Sơ đồ cấu trúc con người theo sách Tân Ước sơ khai Thessalonica
Theo (1. Tê-sa-lô-ni-ca 5:23) được xem là một trong các sách Tân Ước sơ khai viết bởi Hội Thánh thành Tê-sa-lô-ni-ca (Thessalonica)  sáng lập khoảng năm 51 CN, cho rằng con người cấu tạo bởi thân xác, tâm hồn, và linh hồn, và với kiến thức ngày nay nó được giải thích như sau (Dịch "Was ist der Mensch?" của NXB Verlag Der Strom, Stuttgart, từ bản tiếng Đức) :
1) Thể xác(E: body)của con người – ngõ cụt!
Thân thể con người là vỏ ngoài cùng của sự tồn tại chúng ta; và qua năm giác quan của nó, chúng ta giao tiếp với thế giới bên ngoài. Cuối cùng, khi đối diện với cái chết thì chúng ta phải thừa nhận rằng thân thể như là một lối cụt. "Vì ngươi là bụi đất, ngươi sẽ trở về với bụi đất" (Sáng thế ký 3:19).
2) Tâm hồn(E: mentality, mind) của con người – chiếc khóa bị thiếu chìa!
Tâm hồn của con người (tiếng Hy Lạp dùng từ tâm lý để chỉ tâm hồn) không gì khác hơn là tình cảm (cảm xúc vui-buồn, yêu-ghét,...), lý trí (suy tưởng đúng-sai), và tâm lý (ý chí, ý muốn). Tâm hồn là phần ẩn bên trong nhưng rất thực của sự tồn tại con người và không dễ dàng thấy được. Không có giải pháp nào trong tâm hồn chúng ta cả, tâm hồn như là chiếc khóabị thiếu chìa.
3) Linh hồn(E: soul)của con người – chiếc chìa khóa!
Sâu thẳm tận bên trong cùng của con người có một khu vực, mà vẫn còn là một bí mật sau hàng thế kỷ. Nó chính là một mục tiêu không xác định được của mỗi người đi tìm sự thật. Nó là phần sâu nhất sự tồn tại của bạn, sâu hơn cả tâm hồn bạn. Nếu dùng sức lực của bản thân, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được nó. Cả khoa học, tôn giáo, hay sự trầm tư mặc tưởng đều không giúp bạn được gì trong chuyện này. Nó chính là linh hồn của con người mà Thượng Đế đã tạo ra và đặt vào bên trong con người. Chỉ có linh hồn của con người mới nhận biết được những gì thực sự nằm bên trong của con người. "Vì ai biết được những gì bên trong người ngoại trừ tâm linh (linh hồn) trong chính người ấy?"(1. Cô-rinh-tô 2:11).
Xem thêm:
-Con người là gì? 
 
Kết quả hình ảnh cho kết thúc để bắt đầu
 
        2.2. Cấu trúc con người theo tôn giáo vô thần: 
Theo Phật giáo, mọi sự mọi vật mà 5 giác quan con người có cảm nhận được hay không cảm nhận được đều liên tục hình thành và biến hoại bởi một số yếu tố đặc trưng – không giống nhau – gọi là các duyên.  Nơi cấu trúc của một con người, số duyên đặc trưng này được mô tả như sau:
        1) 2 Duyên:   Đó là 2 yếu tố  sắc hay thân(hữu hình) và danh haytâm (vô hình), thường được gọi cách khác là vật chấttinh thần.
        2) 5 Duyên:  Đó là 5 yếu tố được gọi là  5 uẩn gồm  sắc(hữu hình), thọ, tưởng, hành, thức (vô hình) mà ngày nay  có thể xem gần với các ý niệm  thân thể(hữu hình), tình cảm, lý trí, tâm lý, ký ức(vô hình). Đây là ý tưởngnhằm để phá kiến chấp về một Tiểu ngã (bản ngã, cái ta).
        3) 12 Duyên:  Đó là 12 yếu tố trình bày sự biến đổi vận hành của con người liên tục trong mọi thời gian, bao gồm quá khứ-hiện tại-vị lai, cũng gồm 2 dạng (hữu hình và vô hình) như  vô minh, hành, thức, danh sắc, lục căn, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.  Đây làý tưởngnhằm để phá kiến chấp về một Đại ngã tự có và hằng có (= Đấng tạo hóa tự hữu và hằng hữu).
-Trongkinh Mãn Nguyệt thuộc Trung Bộ kinh  đã trình bày ý tưởng cơ cấu 5 duyên như sau:
Thế Tôn dạy:  Thấy Sắc ... Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức như thật với Chánh trí rằng:
+ Cái này không phảicủa Ta- Ngã sở (我所:  E:Mine),
+ Cái này không phải làTa- Ngã(我:  E:I / Ego), 
+ Cái này không phải là cái Ta tự có-Tự ngã(似我;  E: Myself)".
-Trongkinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna sutta), đức Phật dạy:
Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
       
2.3. Cấu trúc con người theo khoa học.
Ngày nay về cơ bản, cả tôn giáo và khoa học có những nét tương đồng, con người có yếu tố động ngoại tại là bản năng thuộc thân xác và 4 yếu tố động nội tại thuộc tâm là tình cảm + lý trí + ý chí + ký ức
Có thể nói rằng các yếu tố nội tại và ngoại tại tác động qua lại tạo nên một thói quen, một cá tánh. Sự tác động qua lại không ngừng diễn ra trong kiếp sống con người. Vì thế các tôn giáo thường có ý hướng tới việc tạo một thói quen được xem là “tốt” cho con người theo cách riêng của mình trên 3 yếu tố bản năng +tình cảm + lý trí, và không ngừng quán sát sự chuyển biến của 2 yếu tố nội tại còn lại ý chí + ký ức nơi từng con người.
 
Kết quả hình ảnh cho sa mạc nở hoa
2.4. Tiến trình phát triển con người.
Trên thực tế, chúng ta thấy rằng tiến trình phát triển con người từ lúc mới ra đời cho đến lúc trưởng thành, xuất hiện những giai đoạn phát triển chủ yếu theo trình tự khách quan của nó, đó là:  Vật chất => Tình cảm => Lý trí => Chân lý (Chân lý: nhận thức lẽ thật).  Vì thế, ngoại trừ những thần đồng hay những ai có được trí tuệ cá biệt, thì ở số đông, mọi hình thức giáo dục sai trình tự là một sự cưỡng bức nhiều nguy hiểm cho việc hình thành một con người với nhân cách đúng nghĩa. Phần lớn số đông này sẽ bị bào mòn trí tuệ và trở thành những nhân cách với những thấy biết và hành động cực đoan.
          1) Yếu tố vật chất: Mỗi tôn giáo mà dưới đó là các hệ phái của tôn giáo này có những lề lối sinh hoạt về ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện … riêng biệt nhằm giúp thân thể có được sức khỏe tốt để dễ dàng cho việc rèn luyện những 4 yếu tố tinh thần song hành.
          2) Yếu tố tình cảm:  Có thể nói rằng đây là yếu tố tồn tại cực kỳ quan trọng của các tôn giáo hiện nay. Phần thì do mặt bằng trình độ của số đông con người bão hòa ở mực thấp nơi yếu tố lý trí,  phần thì được tổ chức tôn giáo khuyến khích phát triển yếu tố tình cảm dần trở thành “đức tin” (xin xem lại mục Niềm tin ở trên).  Cái gọi là “đức tin” đó trong thực tế luôn tiềm tàng tính lợi-hại, tính tích cực-tiêu cực theo các phân tích sau.
          - Hình thức bên ngoài:  Yếu tố tình cảm của tôn giáo được đặc trưng bằng các nghi lễ cầu nguyện cho xã hội, cho cộng đồng, cho cá nhân về hòa bình, về cầu an-cầu siêu, về lễ cưới, về ma chay, về từ thiện… Tất cả đều đáp ứng cho nhu cầu về đời sống tình cảm sao cho tách bạch tốt-xấu, thiện-ác, phúc-tội. 
Tuy nhiên đánh giá một sự việc là tốt-xấu, thiện-ác, phúc-tội thật vô cùng phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn đưa tới xung đột đẫm máu, bởi những tính chất này rất tương đối tùy theo quan điểm của từng tôn giáo. Ngoài ra sự mâu thuẫn quan điểm lại còn diễn ra giữa tôn giáo và xã hội, đó là vấn đề “tự do tôn giáo” phát xuất từ lợi ích của quốc gia, của xã hội và lợi ích riêng tư của tôn giáo (cả về vật chất lẫn tinh thần).  Tất cả có lẽ do xuất phát từ nội dung giáo dục bên trong của tôn giáo như dưới đây.
- Nội dung bên trong:  Đây là những suy nghĩ chủ quan khác nhau có nhiều ảnh hưởng từ niềm tin.
+ Vị tha :  Người theo đạo có tính ôn hòa, đối xử tốt với mọi người, với mong muốn sẽ sống trong một thế giới thiện hảo lý tưởng.
+ Vị kỷ :  Người theo đạo có tính cực đoan, đối xử tốt với người cùng quan điểm với mình và xấu với người không cùng quan điểm với mình:  “Theo ta là phải, không theo ta là quấy”.  Đây có lẽ là người theo đạo bị dạy dỗ về thần minh theo lẽ chánh-tà thiếu sáng suốt.
        3) Yếu tốlý trí:   Đây là yếu tố hiểu biết tôn giáo ở mực cao có nơi số ít người. Câu hỏi tại sao người theo đạo phảicầu nguyện, phải cầu siêu-cầu hồn, phải làm từ thiện, phải có các lễ nghi…, và ngay cả mọi sự vật hiện tượng cần được phân tích giải thích sao cho hợp lý hợp lẽ.  Các tôn giáo thì lập ra các Chủng viện, Học viện tôn giáo, …, chính quyền thì lập ra Viện nghiên cứu tôn giáo, các trường đại học thì chuyên về tôn giáo hoặc có các phân khoa tôn giáo. Tất cả đều cố tìm lời giải về vai trò của tôn giáo trong đời sống con người.
-Kitô giáo và Thần học(E: Theology): 
Image result for đại chủng viện thánh giuse xuân lộc
Đại chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc
Chủng viện: (tiếng Latinh ‘seminarium = vườn ươm’)
Từ ngữ ‘thần học’ đã từng được triết gia Hy Lạp cổ đại Plato (428-:-347 tCN) đề cặp đến khi dùng để chỉ 2 nhà thơ Hy Lạp là Homer (# thế kỷ 8 tCN) và Horpheus (# thế kỷ 6 tCN) là các nhà thần học, vì họ đã cho biết gia phả và các tính chất ưu việt của các vị thần linh. Đến khi Kitô giáo ra đời (# năm 325) và được St. Augustine (354-:-430)  người gốc Algérie đã định nghĩa thần học là những cách suy tư hay lý luận về Thượng Đế (= Thiên Chúa),  cho đến khi Peter Abelard (1079-:-1142) nhà triết học, thần học nước Pháp thì từ này có nghĩa như hiện nay, đó là môn học tìm hiểu về Thiên Chúa mà lý trí tự mình có thể biết được (Theo: Thần, Chúa + logia: khoa học). 
Ví dụ:  Môn học Thần học tín lý (dogmatic theology) là môn học về giáo lý Kitô giáo, Thần học tu đức (ascetical theology) là môn học về đời sống các thánh.  Với nội dung của các môn học này, cho thấy là yếu tố lý trí trong Kitô giáo được dùng để củng cố mạnh mẽ yếu tố tình cảm là niềm tin nơi Thiên Chúa (xem lại mục 1.3. Niềm tin, Phần 1 nói trên).
 
-Phật giáo và Phật học:  
Image result for học viện phật giáo
Học viện Phật giáo Việt Nam – TP.HCM
Nói chung theo cấu trúc ngôn ngữ ngày nay, Phật học là môn học nghiên cứu về đạo Phật, bao gồm về :

  • Đức Phật lịch sử, sự khám phá ra chân lý vũ trụ vạn vật của đức Phật.
  • Sự chỉ dạy trong suốt 45 năm cho con người thấy biết và sống theo sự thấy biết chân lý này, nhằm tự mình vượt qua các bế tắc là nguyên nhân gây ra khổ đau, đến bến bờ hạnh phúc. Tất cả các lời dạy này được ghi lại trong Kinh (經;  P: Sutta;  S: Sutra;  E: Sutra). Ngày nay, các ý tưởng được đúc kết có hệ thống gọi là Giáo lý (敎理;  E: Doctrine).
  • Sự chỉ dạy về cách hành xử tốt đối với thế giới xung quanh, tất cả các lời dạy này được ghi lại trong Luật (律;  P;S: Vinaya;  E: Discipline). Ngày nay, các điều này được xem là Đạo đức học (道德學;  E: Ethics).
  • Sự chú giải Kinh hay những sáng tác với các ý tưởng tương cận với Kinh do các vị cao tăng hay các nhà học Phật về sau được ghi lại trong Luận (論;  P: Abhidhamma;  S: Abhidharma;  E: Philosophical treatises).
Hệ thống Kinh-Luật-Luận giúp con người dần tháo gỡ các niềm tin, nhất là các niềm tin về tha lực tiêu cực – một phương tiện tiếp nhận ở bước đầu, cho một quá trình chuyển hóa tiếp sau đó.  Phật giáo có câu chuyện ngụ ngôn “Chiếc bè giúp ta qua sông”, qua sông rồi ta lên bờ và để lại chiếc bè, chứ không mang vác hay cố giữ lấy chiếc bè này, để dụ cho sự tháo gỡ các niềm tin này. Và rồi từ khái niệm ban đầu về một Niết-bàn hạnh phúc nơi ngoại cảnh xa xôi, trở thành một Niết-bàn hạnh phúc nơi nội tâm kề cận (Xin xem lại mục 2, Phần 1 nói trên).
          4) Yếu tố chân lý :
       Chân lý còn gọi là lẽ thật, chứ không là vật thật được xem là đỉnh cao của lý trí. Theo đó, chân lý thuộc phạm trù tinh thần vô hình, có một giá trị cao cả trong đời sống con người.  Hiện nay, khái niệm tâm linh còn gọi là  linh đạođược xem như một cách nói khác về chân lý.
          Tâm linh: (心靈;  E: spirit;  F:spiritualité) , trong đó:
Tâm 心:  Là phần vô hình có thể hiểu như là tinh thần.
Linh 靈:  Là kỳ diệu, cao cả nhất – linh thiêng.
        Từ Tâm linh tuy được dùng rộng rãi nhưng ý nghĩa chưa được phân biệt rõ ràng. Qua thực tế, chúng ta có thể tạm phân tích tâm linh, tức chân lý, ra làm 2 ý nghĩa sau:
        1/.  Nghĩa thứ 1:   Từ chân lý hay tâm linh dùng chỉ cho tính chất về một động lực vô hìnhcó mối tương tác với con người. 
Ví dụ:  Hiện tượng ngoại cảm tìm mộ, hiện tượng bùa ngãi, hiện tượng thần thông-phép lạ, hiện tượng cảm xạ (E: dowsing;  F: radiesthésie), phong thủy học, nhân tướng học … là những hiện tượng tâm linh.
Nơi các tôn giáo hữu thần, quan niệm chân lý là động lực vô hình có mối tương tác với con người được gọi là “Thượng Đế mặc khải.  Thượng Đế (TĐ) mặc khải được quan niệm như là một sinh vật siêu nhiên với nhiều khả năng kỳ diệu mà tri giác con người không thể thấy và không thể biết được.
Các tôn giáo hữu thần cho rằng con người chỉ có thể cảm được TĐ là do ý muốn của TĐ, và người cảm được thì đó là do ân sủng của TĐ ban cho.  Sự cảm nhận được TĐ được xem là hạnh phúc cao nhất của đời người. Thậm chí khi con người xuôi tay nhắm mắt, mọi cầu chúc cầu nguyện là được bên cạnh Thượng Đế.
2/. Nghĩa thứ2:   Từ chân lý hay tâm linh dùng chỉ cho giá trị tinh thần cao nhấtnơi đời sống văn hóa, xã hội hay tôn giáo có mối tương tác với con người. 
Ví dụ:  tâm linh dân tộc (hồn thiêng sông núi, tổ quốc), tâm linh Phật giáo … Để chỉ cho tính chất tinh thần này, ta thường thấy các tên gọi sau : văn hóa tâm linh, hành hương tâm linh, du lịch tâm linh …
        Nơi các tôn giáo vô thần, quan niệm chân lý là giá trị tinh thần cao nhất có mối tương tác với con người được gọi là “Thượng Đế tự nhiên, là mục tiêu tối hậu của tôn giáo mong muốn đạt đến sau cùng của người theo đạo. Thượng Đế tự nhiên được quan niệm như là một nguyên lý, một quy luật tự nhiên chi phối sự vận hành của mọi sự vật trong vũ tru, chứ không do bất cứ một quyền năng của Thần Thánh nào điều khiển và có quyền quyết định cả.
---------------
Chú thích:
- Mặc khải(默啟;  E: revelation;  F: révélation): Có nghĩa là sự tiết lộ ra điều bí ẩn. Trong đó:  mặc默: yên lặng // kín, ẩn;  khải 啟: mở ra. Theo đó, Thượng Đế mặc khảilà cách nói về Thần linh, một hữu thể siêu nhiên tiết lộ ra ý muốn của mình, bởi mọi sự vật vận hành trong vũ trụ đều do Thần linh điều khiển.
- Tự nhiên(自然;  E;F: nature): Có nghĩa là vốn sẵn có như thế. Trong đó:  tự 自: vốn có, sẵn có;   nhiên 燃: như vậy, như thế.  Theo đó, Thượng Đế tự nhiên là cách nói về một nguyên lý hay một định luật chỉ ra sự hình thành và vận động của mọi sự vật, chứ không do một chủ thể là con người tác động hay Đấng siêu nhiên nào đó có quyền tác động chi phối.
        5) Quan điểm giáo dục của tôn giáo.
        Giáo dục (;  E: education;  F: éducation), nói gọn là quá trình dạy dỗ và nuôi dưỡng về các mặt vật chấttinh thần, nhằm tạo ra mẫu người thích nghi theo nhu cầu trong xã hội. (*)
Giáo dục của tôn giáo chủ yếu là dạy dỗ tín đồ về mặt tinh thần, nhằm tạo ra những con người giống như người mẫu, theo quan điểm về nhận thức chân lýđạo đức của tôn giáo, đó.
        1/.- Đối với các tôn giáo hữu thần, lấy Thần linh làm gốc, để trở thành như mẫu người là “Chúa Con Jesus”, tín đồ cần được dạy dỗ thuần thục chủ yếu về:
        - Hiểu biết và thờ phượng Thần linh qua 3 nhân đức đối thần, đó là Đức tin, Đức cậy, Đức mến (xin xem bài đọc thêm).
        - Tôn trọng Thiên luật của Thần linh qua tín điều “10 điều răn”.
        2/.- Đối với các tôn giáo vô thần, lấy con người làm gốc, để trở thành như mẫu người là “Bậc Giác ngộ Giải thoát”, tín đồ cần được dạy dỗ thuần thục chủ yếu về:
        - Hiểu biết lẽ thật hiện thực Duyên khởi, đặc trưng là hiểu biết sâu sắc về Vô thường, Vô ngã, Nhân Quả.
        - Tôn trọng nguyên tắc đạo đức “Lợi mình, Lợi người”.
        Phần dưới đây sẽ trình bày rộng hơn về chân lýđạo đức, đặc trưng cốt lõi nơi tôn giáo hữu thầntôn giáo vô thần, tức tôn giáo thần bản tôn giáo nhân bản.
-----------------
(*) Chú thích:
Giáo dục với ý nghĩa hướng tới cái tốt. Có 2 hình thức giáo dục trái nhau được cho là tốt cho người học, gồm những tính chất tóm tắt sau:
1) Giáo dục khai phóng(教育開放;  E: liberal education): Đó là là giáo dục khai minh và giải phóng bản thân để trở thành con người tự do, tránh trở thành con người công cụ hay nô lệ, thường thấy trong lĩnh vực giáo duc xã hội và khoa học.
- Người học cần hiểu những gì mình học thông qua suy nghĩ, phân tích, phản biện; không chấp nhận điều phi lý mà cho là hợp lý.
- Người học cảm thấy thoải mái những gì học được.
2) Giáo dục tẩy não(教育洗脑;  E: brainwashing education)hay Giáo dục nhồi sọ: Đó là là giáo dục nhắm tạo ra con người theo khuôn mẫu để trở thành con người tốt từ tệ nạn xã hội, cải huấn tội phạm, hay con người công cụ như thường thấy trong các lĩnh vực tuyên truyền tín ngưỡng tôn giáo, chính trị.
- Người học không cần hiểu, chỉ cần nhớ, học thuộc lòng. Điều này dẫn đến kết quả là người học dễ chấp nhận sự giả dối là sự thật.
- Người học cảm thấy nặng nề căng thẳng những gì được học.
Ví dụ:  Trước thiên tai dịch bệnh thì con người khai phóng có thể hiểu nguyên nhân của sự việc là do mất cân bằng sinh thái, và tìm cách khắc phục cụ thể; trái lại, con người công cụ thì cho rằng thiên tai dịch bệnh là do Thần linh nổi cơn thịnh nộ trừng phạt con người tội lỗi, và con người cần phải cầu xin Thần linh nguôi ngoai ban ơn tha thứ.
0nhanqua_jpg
 
Phần 2
Chân lý và tôn giáo
 
1. Khái niệm về chân lý.
File:Truth-Warner-Highsmith.jpeg
Truth - Wikipedia
Chân lý – Wikipedia tiếng Việt
Chân lý (真理;  E: truth;  F: vérité).  Trong đó:
Chân :  Thật, không giả dối;  
 :  Cái điều, cái lẽ
Theo đó, chân lý có nghĩa là lẽ thật (không hư dối) mang tính quy luật về sự vận hành hay chuyển hóa của mọi sự vật.
Trong lịch sử loài người, thường tư tưởng của một ai đó được chính người này hay nhiều người khác dùng tư tưởng này để cổ xúy cho mọi người cùng hưởng ứng hành động theo.Khi tư tưởng nàyhàm ý cái lẽ thật của mọi sự vật hay mọi sự kiện, thì tư tưởng này được gọi làchân lý.
Trong ngôn ngữ hằng ngày, chúng ta dùng từ chân hay thật vào những phạm vi có những cách nói khác nhau. Ví dụ:
- Khi nói về một sự vật,sự kiện hayý tưởng thì chânhay thậtđối lại với giả, bịa, tà,  như:  đồ thật-đồ giả;  chuyện thật-chuyện bịa;  chân lý 真理- tà thuyết ). (*)
- Khi nói vềhành động, lời nói, ý nghĩ nơi con người, thìchânhay thậtcó nghĩa là đúng, trung thực, thành tâm, khách quan, đối lại với sai (lầm), dối trá, che đậy, chủ quan.
-------------
(*)Chú thích:
- lý thuyết理說  (lý 理: cái lẽ  –  thuyết 說: nói, giải thích, giảng giải): Lời lẽ nói hay giảng giải để có thể thực hành ra được.
- chân lý 真理(= chân lý thuyết)  - tà thuyết 邪說(= tà lý thuyết)
 
Cần lưu ý rằng  Công lý 公理,  Pháp lý 法理,  Hợp lý 合理  không phải là chân lý, vì chúng là những ý tưởng ý nghĩ chủ quan từ con người, có thể đúng ở nơi này mà không đúng với nơi khác. Chúng chỉ ứng dụng trong một thời gian nhất định hay một không gian nhất định là một vùng hay một nước. Còn chân lý đúng nghĩa phải như một quy luật tự nhiên không phụ thuộc vào ý chí của con người.
Chân lý của sự vật hay sự kiện còn gọi là sự thật của sự vật hay sự kiện đó. Tuy nhiên, thường khi đứng trước một sự kiện cảm nhận bằng ngũ quan thì chúng ta thường vội vàng cho đó là thật, nhưng có đúng là thật hay chăng, thì chưa chắc!  Do đó, chúng ta phải cần đến lý trí phân tích tìm hiểu, để xác minh bằng lý lẽ rằng sự kiện đó không đánh lừa giác quan, thì chúng ta mới chắc chắn rằng đó là thật.
Ví dụ như các màn ảo thuật siêu tuyệt của David Copperfield đã cho thấy sự kém chính xác của giác quan con người, cho nên sự kiện thấy như thật của ảo thuật không là sự thật.
Trong thực tế, từ “chân lý” được con người gán ghép sử dụng phức hợp, cho nên việc nhận thức chân lý đúng nghĩa không tùy thuộc vào số đônghay kẻ mạnh, mà thuộc về những người hiểu biết. Vì thế, như Mahatma Gandhi đã từng nói:
Dù bạn có là thiểu số, chân lý vẫn là chân lý.
[Even if you are a minority of one, the truth is the truth]
AAEAAQAAAAAAAAdEAAAAJDZiOGQwZjNhLWEwMGMtNDhkZi04MDY3LWM2Zjk4NjAyZGIyNA
Dưới đây, chân lý có thể tạm chia thành 2 dạng sau để phân tích.
1.1. Chân lý chủ quan[真理主觀;  E: Subjective truth;  F: Vérité subjective]:
Đây là những tư tưởng thường thấy ở các chủ nghĩa triết học, chủ nghĩa chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo hữu thần dưới 2 hinh thức sau được cho là chân lý.
                 - Tính hiện thực chủ nghĩa.
                 - Tính siêu thực giáo điều.
Sở dĩ những tư tưởng đó được gọi là chân lý chủ quan, là vì chủ nghĩa, tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều sơ hở khi có phản biện trên nhận thức, và có nhiều lạm dụng thủ lợi cho cá nhân hay cho những nhóm người nào đó trên hành động khi dựa vào tư tưởng này. 
1) Tính hiện thựcchủ nghĩa:  Tính chất này thường thấy ở các ngành của khoa học xã hội như chính trị, xã hội, triết học, giáo dục … và thường được gọi là chủ nghĩa [主義;  E;F: doctrine].
Ví dụ:  Các chủ nghĩa cộng sản (communism), chủ nghĩa dân tộc (nationalism), chủ nghĩa nam nữ bình quyền (feminism), chủ nghĩa nhân văn (humanism), chủ nghĩa phát xít (fascism), chủ nghĩa siêu thực (surrealism), chủ nghĩa vô chính phủ (anarchism), chủ nghĩa xã hội (socialism).
Một số tư tưởng dựa trên tính hiện thực mang tính chủ quan cực đoan được cho là chân lý như:
1/- Lý thuyết mang tính thực dụngvới phát biểu “Chân lý là cái gì hữu hiệu”.  Vì “cái gì hữu hiệu” thì chủ quan và tương đối (ví như cái gì bạn nghĩ là hữu hiệu, hay cái gì hữu hiệu cho bạn). Như thế :
Như thế:  Chủ nghĩa thực dụng là một hình thức của chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa tương đối.
2/- Lý thuyết mang tính thực nghiệmvới phát biểu “Chân lý là điều ta có thể cảm nhận bằng giác quan”.  Tương tự như tính thực dụng, cảm nhận có-không, đẹp-xấu, hay-dở, thơm-hôi, ngon-dở, dễ chịu-khó chịu đều chủ quan và tương đối.
Như thế:  Chủ nghĩa thực nghiệm là một hình thức của chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa tương đối.
3/- Lý thuyết mang tính duy lývới phát biểu “Chân lý là điều chúng ta có thể hiểu được cách rõ ràng và rạch ròi bằng lý trí” hay “Chân lý là điều chúng ta có thể chứng minh được bằng lý trí”.  Tương tự như tính thực dụng và tính thực nghiệm.
Ví dụ :
+ Nhiều chân lý không thể chứng minh được: ví dụ, nguyên lý bất mâu thuẫn (X không tương đương với phi-X)
+ Nhiều chân lý không rõ ràng: ví dụ, “Mọi người thì vừa tốt vừa xấu hòa lẫn vào nhau”; hay cho rằng “Cuộc sống thì đáng sống.”
Như thế:  Chủ nghĩa duy lýlà một hình thức của chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa tương đối.
4/- Lý thuyết mang tính kết cấu mạch lạcvới phát biểu “Chân lý là sự gắn kết chặt chẽ hay duy nhất, hoặc là sự hòa hợp giữa một chuỗi các ý tưởng”. Nói cách khác “Chân lý là một sự nhất quán, toàn thể hay tổng thể các ý tưởng”.
Lý thuyết mang tính kết cấu mạch lạc này giả định chân lý về điều gì đó giống như lý thuyết tương ứng (hay căn tính). Vì mỗi lý thuyết tuyên bố rằng nó thật sự đúng với thực tại, và rằng các lý thuyết khác đều sai với thực tại.
Như thế:  Chủ nghĩa kết cấu mạch lạclà một hình thức của chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa tương đối.
Kết quả hình ảnh cho hiệu ứng chim mồi là gì
2) Tính siêu thực giáo điều: Tính chất này thường thấy ở các loại  tín ngưỡng  [信仰;  E: faith;  F: foi] hay tôn giáo hữu thần [宗教;  E;F: religion]. 
Ví dụ:       - Tín ngưỡng vật tổ giáo, vật linh giáo, …
- Tôn giáo đa thần, tôn giáo độc thần.
        Nói chung, chủ nghĩa, tín ngưỡng, tôn giáo đều mang tính giáo điềuchủ quan, thường lấy giáo dục niềm tin [念信;  E: belief;  F: croyance]  làm chính. Đây thường là loại giáo dục cực đoan mang tính tẩy não (nhồi sọ) rất tai hại cho con người bình thường, đặc biệt là các trẻ thơ, mà kết quả như là một thứ bệnh tinh thần. Vì thế, các luận biện của chân lý chủ quan thường phạm phải sai lầm là ngụy biện.
-------------
Ghi chú:
Cần lưu ý rằng giáo dục nhồi sọ trong số ít trường hợp có nhiều lợi ích bằng cách ám thị tư tưởng đối kháng cho những người trưởng thành mắc phải căn bệnh chấp thủ, mà sự tồn tại của căn bệnh này phụ thuộc vào không-thời gian, cho tới chừng nào những người này lấy lại sự cân bằng trong nhận thức và tự chủ một cách khách quan tự nhiên.
Kết quả hình ảnh cho parable of the growing seed
 1.2. Chân lý khách quan[真理客觀;  E: Objective truth;  F: Vérité objective]:
Đây là những tư tưởng thường được con người xác minh từ các quan sát và thực nghiệm trên thế giới tự nhiên, được quy nạp và diễn dịch qua các chứng nghiệm thực tế như là những định luật, để được gọi là chân lý.  Chân lý loại này được thấy nơi khoa học kỹ thuật và các tôn giáo vô thần, như các định luật trong ngành vật lý cơ học, từ cơ học cổ điển cho tới cơ học hiện đại, hoặc  định luật vô thường-vô ngã trong đạo Phật.
Sở dĩ những tư tưởng đó được gọi là chân lý khách quan là vì chúng biểu hiện những lý lẽ mang tính quy luật về sự vận hành khách quan tự nhiên của sự vật.
Chân lý khách quan có các đặc tính sau:
1)Tính thực tại quy luật:  Chân lý có tính phù hợp giữa tri thức và thực tại khách quan, không phụ thuộc ý chí chủ quan.
Ví dụ:  “Quả đất có hình cầu chứ không phải hình vuông. Không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là ngược lại, trái đất xoay quanh mặt trời” là phù hợp với thực tế khách quan. Ý tưởng này không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã từng có trên nghìn năm trước vào thời Phục hưng (Xin xem Trái đất phẳng - Vật lý 360 độ - Thư Viện Vật Lý).  
 2) Tính cụ thể điều kiện: Chân lý có tính có điều kiện của mỗi tri thức, phản ánh sự vật trong các điều kiện xác định không gian, thời gian, góc độ phản ánh, ...
Ví dụ:  Mọi phát biểu định lý, định luật trong các khoa học kỹ thuật đều kèm theo các điều kiện đo lường với dung sai (tolerance) xác định, nhằm đảm bảo tính chính xác của nó, như: “Trong giới hạn của mặt phẳng, tổng các góc trong của một tam giác là 2 vuông; nước sôi ở 100°C với điều kiện nước nguyên chất và áp suất 1 atmotphe, ...”. 
 3) Tính quá trình(tính tương đối và tính tuyệt đối): Mỗi chân lý, trong điều kiện xác định, nó mới chỉ phản ánh được một phần thực tại khách quan, gọi là chân lý tương đối. Sự phát triển quá trình nhận thức dần tới đầy đủ hơn; bấy giờ, chân lý được gọi là chân lý tuyệt đối.
Ví dụ:  Hai khẳng định sau đây đều là chân lý, nhưng chỉ là chân lý tương đối: (1) Bản chất của ánh sáng có đặc tính sóng; (2) Bản chất của ánh sáng có đặc tính hạt. Trên cơ sở hai chân lý đó có thể tiến tới một khẳng định đầy đủ hơn: ánh sáng mang bản chất lưỡng tính là sóng và hạt.
Mối quan hệ giữa chân lý khách quan và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ biện chứng trong quá trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn: Đó là chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong quá trình hoạt động.
Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi hoạt động nhận thức con ngưòi xuất phát từ thực tiễn để đạt chân lý, và chân lý như là kết quả của một quá trình nhận thức. Đồng thời, phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào các hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động cải biến tự nhiên và xã hội. 
Vì thế, vấn đề nhận thức chân lý khách quan có thể tóm tắt như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng để nhận thức chân lý, nhận thức thực tại khách quan”.
Xem thêm:
- Chân lý và nhận thức chân lý- KhoaHoc.tv                              
- Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý– Kipkis
- HIỆU ỨNG CHÂN LÝ ẢO TƯỞNG| Võ Văn Minh Tuấn
- Hiệu ứng chân lý ảo tưởng - TamLyHocToiPham
- Hình tượng và chân lý nghệ thuật[1] - Văn hóa Nghệ An
VIDEO
- Con đường của nhận thức chân lý 
- Quan niệm về chân lý trong triết học phương Tây
 
Image result for colorful mandala
 
2. Chân lý theo quan điểm đạo Chúa.
Image result for Thiên đàng
2.1. Nền tảng chân lý nơi đạo Chúa –Chúa Trời.
Chân lý (真理;  E: truth;  F: vérité).
Chân lý được Kitô giáo có nội dung khẳng định từ các Phúc âm  như sau:
Chân lý là đức Chúa Trời.  Đức Chúa Trời là tự hữu và hằng hữu, là  toàn năng, toàn thiện và toàn tri, tạo dựng vũ trụ vạn vật, có quyền thưởng phạt các vật thụ tạo”. (*)
Đây là điều mà người tín đồ  phải giữ vững bằng niềm tin sắt đá của mình, là “Đức tin”.
-------------
(*)Ghi chú: 
1) Chúa Trờiđược xem là xuất hiện qua hình dạng của Chúa Jesus.
2) Phúc Âm (Gospel) còn được gọi là Tin Mừng, là tên gọi chung để chỉ bốn cuốn sách đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong Kinh Tân Ước, bao gồm:
- Phúc Âm Mátthêu (Matthew – Mt).
- Phúc Âm Máccô (Mark – Mc).
- Phúc Âm Luca (Luke – Lc).
- Phúc Âm Gioan (John – Ga).
640px-Munkacsy_-_Christ_in_front_of_Pilate
Pontius Pilate - Wikipedia
Phongxiô Philatô – Wikipedia tiếng Việt
[Theo ghi chép trong Phúc Âm, lúc thẩm vấn Chúa Jesus, tổng trấn Philatô đặt câu hỏi: “Chân lý là gì”? Nhưng Chúa Jesus đã không đáp.]
[Tranh Chúa Jesus trước tổng trấn Philatô của họa sĩ Mihály Munkácsy (1881)]
Trong toàn thể sách kinh Tân ước, danh từ “chân lý” xuất hiện 109 lần. Riêng Phúc Âmcủa tác giả Gioan nói nhiều về chân lý, người ta đếm tới 25 lần; và 20 lần trong ba bức thư; tổng cộng là 45 lần, tức gần một nửa nằm trong các tác phẩm của ông.
Tác phẩm của thánh Gioan viết bằng tiếng Hy-lạp. Để hiểu rõ ý nghĩa của chân lý, cần có sự phân biệt về chân lý giữa 2 truyền thống Hy-lạp và Do-thái, ví như:
- Khi nói tới Thiên Chúa là chân lý (là sự thật), thì các triết gia Hy-lạp nói rằng Thiên Chúa là Hữu thể tuyệt đối.
- Khi nói tới Thiên Chúa là chân lý, thì người Do thái nghĩ ngay tới sự trung tín của Thiên Chúa đối với giao ước, không bao giờ rút lại lời hứa!
Dưới đây là một số trích dẫn về chân lý từ sách của Gioan, và nên nhớ rằng ngoài Chúa là Đấng tạo dựng, những gì khác là vật thụ tạo:
-  Theo (Ga 8,32):
Chân lý sẽ giải thoát anh em”  =  “Chúa Jesus sẽ giải thoát anh em” = “Chúa Jesus sẽ làm cho anh em được tự do”.
-  Theo (Ga14,6):
Chúa Jesus đáp:" Ta là con đường, là chân lý (sự thật)và là sự sống. Không bởi ta không ai đến được cùng Chúa Cha”.
- Theo (Ga14, 17):
“Thánh Thần chân lý” là chân lý cứu độ, chân lý sự sống.
-  Theo (Ga17:17):
Lời Cha tức là chân lý”.
- Theo (Ga18, 32):
Chúa Jesus nói:  “Người ở trong chân lý, thuộc về chân lý
-  Theo (Ga 18,37c và  Mt 23,10  ):
“Đón nhận chân lý là đón nhận Chúa Jesus, khước từ chân lý là khước từ Chúa Jesus, vì chỉ nơi Chúa Jesus mới có chân lý”.
Image result for white and blue mandala
2.2. Niềm tin chân lý Kitô giáo – Đức tin.
       Căn bản đức tin trong Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Kitô giáo, được trình bày trong bản  kinh Tông đồ (Apostle's Creed), đặt ra khoảng  năm 150 CN.  Trong thời đại đế Constantine, qua công đồng Nicene năm 325 CN, kinh này được thêm vào vài đoạn nâng Chúa Con Jesus lên cùng hàng với Chúa Cha và gọi là kinh Nicene, kinh này đưa đến bất đồng ý kiến giữa giáo hội phía Đông (Chính Thống giáo) và giáo hội phía Tây (Rôma giáo).  Đến thế kỷ thứ 7, kinh này lại được thay đổi và thêm vào thuyết Chúa Ba Ngôi, dài hơn kinh Tông đồ và kinh Nicene nhiều.  Kinh này có tên là  kinh Tin Kính Athanasius.  Vì kinh này dài và lủng củng nên không được sử dụng.  Anh giáo thường dùng kinh Nicene làm căn bản và Kitô giáo dùng kinh Tông đồ làm căn bản.  Trong sách Giáo lý Kitô giáo của Việt Nam chỉ có kinh Tông đồ chứ không có những kinh Nicene hay Athanasius.
        Nguyên văn bản kinh như sau, chúng ta nên để ý rằng bản kinh bằng tiếng Việt (Sách Giáo lý Công giáo, nxb Zieleks, Texas, 1991, trg. 14) có vài chỗ không đúng với bản kinh bằng tiếng Anh.
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùngdựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu KiTôlà con một Đức Chúa Cha cũng là Chúa chúng tôi, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh, chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây thánh giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này,Các Thánh thông công.
Tôi tin phép tha tội.
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Tôi tin hằng sống vậy.  Amen.
 
I believe in God the Father Almighty,  (He) was conceived by (the power of) the Holy Spirit, (and) born of the Virgin Mary; (Jesus Christ) suffered under Pontitus Pilate, was crucified, dead (died), and (was) burried; he descended into hell (on) the third day he rose again [from the dead]; he ascended into heaven and sitteth (is seated) on (at) the right hand of [God] the Father [Almighty] from thence he shall (will) come (again) to judge the living and the dead.
I believe in the Holy Spirit,
(I believe in) the holy catholic church, [the communion of saints]
(I believe in) the forgiveness of sins,
(I believe in) the resurrection of the body,
(I believe in) [and the] life everlasting, Amen.
 
Image result for white and blue mandala
2.3. Thực hành chân lý Kitô giáo.
Với  Đức tin, thực hành chân lý Kitô giáo là thực hành tìm kiếm Chúa Jesus, thông qua việc tranh luận thuyết phục hai loại người để trở thành một tín đồ – Kitô hữu, đó là:
- Những người tin có thể giải thích chân lý đã chọn này như những kế hoạch (bước) mà người tin phải phấn đấu.
- Những người không tin có thể giải thích rằng chân lý như sự bố trí của một tổ chức du lịch về các chặng phía trước trên con đường đến đích Kitô giáo.  Có bốn bước phân biệt trong việc trở nên một Kitô hữu.
1)Bước thứ nhất là tin bằng lý trí, tức tự kỷ ám thị lập luận sau:  “Bạn không thể tìm kiếm hay đối mặt với một Người mà bạn không tin là hiện hữu. Bạn không thể cầu nguyện với một Thiên Chúa mà bạn cho là đã chết”.  Điều này cần thiết để có thể bước kế tiếp, trừ phi đã tin nó hiện hữu.
2)Ba bước kế tiếp là thuần đức tinloại bỏ lý trí, với giả thuyết chân lý thuộc về Thiên Chúa, và được Thiên Chúa ban ơn, đó là:
– Giữ đức tin chấp nhận đức Kitô như Đấng cứu thế, đức tin này không còn cảm nghiệm theo lý trí,.
–  Giữ đức tin chấp nhận hoán cải (conversion – sám hối) về tội lỗi của mình, đức tin này không còn cảm nghiệm theo lý trí,.
– Sống niềm tin Kitô hữu (tín đồ), đó là:
        + Kitô hữu tin rằng Chúa Jesus là con đường duy nhất dẫn đến sự cứu rỗi.
        + Kitô hữu xem đức tin của mình là thuộc Độc thần giáo, xác tín rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, ngoài Ngài không có thần linh nào khác.
Nếu như những ai chưa loại bỏ được lý trí suy luận và nghi ngờ, thì đây được gọi là “kẻ dốt thông minh”.
Xem thêm:
- Cầu nguyện chuyên nghiệp
- Tại sao Thánh Kinh lại có thể dạy chân lý?
- Chân Lý Là Gì? | Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam
- Học Viện ĐaMinh - Chân Lý Trong Kinh Thánh
- ĐÓN NHẬN CHÂN LÝ LÀ ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA
- Sự mạc khải tiệm tiến của chân lý - Giáo phận Bùi Chu
- Dòng Tên Việt Nam | Hộ giáo-Chân Lý Khách Quan (Kỳ cuối)
- Tản mạn về Sự thật và Chân lý | Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
 
 
Image result for colorful mandala
 
3. Chân lý theo quan điểm đạo Phật.
Image result for vũ trụ
3.1. Nền tảng chân lý nơi đạo Phật – Nguyên lý Duyên khởi.
Chân lý真理 = Đế 諦(P:Sacca;  S: Satya;  E: Truth).
Chân lý thường được đạo Phật gọi là Đế, và phân làm hai dạng:
1) Chân lý quy ước= Tục đế  (俗諦;  P:Sammuti-sacca;  S: Saṁvṛti-satya;  E: Conventional truth):  Mô tả kinh nghiệm cụ thể về thế giới sống mang tính mặc định (E: default – quy định). Đây là chân lý có liên quan tới sự vận động tự nhiên của ngoại cảnh, và khoa học kỹ thuật ngày nay là một dạng đặc trưng của Tục đế.
Chân lý quy ướccó đặc tính là thay đổi theo không gian và thời gian, còn gọi là chân lý tương đối.  Đạo đức học Phật giáo được xem như thuộc dạng chân lý tương đối.
2) Chân lý nền tảng = Chân đế (眞諦;  P: Paramattha-sacca;  S: Paramārtha-satya;  E: Ultimate truth):  Mô tả thực tính cùng tột về thế giới sống. Đây là chân lý có liên quan tới nội tâm tự do của Thiền học, khác với Tâm lý học là khoa học về nội tâm gắn với ngoại cảnh.  Tuy nhiên trên thực tế, nội tâm tự do của Thiền học vẫn có thể hỗ trợ tích cực cho Tâm lý học.
Chân lý nền tảngcó đặc tính là không thay đổi theo không gian và thời gian, còn gọi là chân lý tuyệt đối hay chân lý tối hậu.
Nguyên lý Duyên khởi trong đạo Phật xuyên suốt cả Tục đế và Chân đế.  Trong kinh Phật Tự Thuyết (Udāna), thuộc Tiểu Bộ kinh (Khuddaka-nikāya), tập 1,  lý Duyên khởi được tóm tắt như sau:
Cái này có vì cái kia có
                                       Cái này không vì cái kia không
                                       Cái này sinh vì cái kia sinh
                                       Cái này diệt vì cái kia diệt.
 
Imasmim sati idam hoti
Imasmimasati Idamna hoti
Imassuppãdã idam uppajjati
Imassa nidrdhãidam nirujjhati
 
此有故彼有    Thử hữu tắc bỉ hữu
此生故彼生    Thử sinh tắc bỉ sinh
此無故彼無    Thử vô tắc bỉ vô
此滅故彼滅    Thử diệt tắc bỉ diệt
        Nguyên lý Duyên khởi thường được trình bày cụ thể nơi các giáo lý Nhân-Duyên-Quả, Vô thường, Vô ngã (Xin xem bài ‘Tu học’).
- Trongcác kinh Trung Bộ I, số 28; Tương Ưng III, tr. 144 và Tiểu Bộ I, tr. 48 nói rõ:
"Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Duyên khởi".
Thấy Pháp nơi đây là chứng ngộ chân lý, và chứng ngộ chân lý chính là chứng ngộ Duyên khởi.  Đây là sự giác ngộ tối thượng, là thấy được thực tại tối hậu, vượt ra ngoài mọi ràng buộc của thế giới ngã tính - bị giới hạn bởi vô minh ‘chấp thủcực đoan’ trong nhận thức và hành động theo quan niệm nhị nguyên-hữu ngã.
- Trongkinh Tăng Chi Bộcũng như trong kinh Tạp A Hàm, đức Phật đã xác định rằng :
Duyên khởi là lẽ thật chỉ rõ thực tính  nơi mọi sự mọi vật – vật lý hay tâm lý, trong vũ trụ.  Sự thật này luôn tồn tại cho dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện nơi thế gian này …”.
        Nguyên lý Duyên khởi là vũ trụ quan của đạo Phật. Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa để mở kho tàng Pháp bảo. Ý nghĩa khái quát của nó trông có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực Duyên khởi không những là giáo lý tối thượng dẫn dắt chúng sinh đi tới giác ngộ Vô thượng Bồ-đề, mà còn là giáo lý căn bản của tất cả kinh điển Phật giáo.
tranh-hoa-sen-1-408827
Chân lý Duyên khời của đạo Phật thể hiện các tính chất sau:
1)Chân lý là sự thật có tính khách quan–tự nhiên, nhất quán và minh bạch.
- TrongTăng Chi bộ (III, chương Tám Pháp, phẩm Lớn), Đức Phật đã chỉ ra rằng:  “Ví như nước trong các đại dương đều có chung một vị mặn. Cũng thế, giáo pháp của Ta đều có chung một vị, đó là vị giải thoát” [giải thoát = tự do nội tâm].
Đây là tính chất giúp các hành giả không bám chặt vào ngôn từ nơi các tông môn của đạo Phật, như là dấu ấn chuẩn mực, giúp chúng ta có những lý giải đúng đắn về các giáo lý và kinh điển trong đạo Phật.
- Trongkinh Di Giáo ghi lại những lời dạy sau cùng của đức Phật: “Sau khi ta tịch diệt, Đạo Pháp sẽ thay ta làm thầy cho các con. Biết noi theo Đạo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung thành với ta. Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thậtminh bạch”.
- Trongkinh Pháp cú 11-12 nói rằng: 
“Những gì không thật mà cho là chân thật, những gì chân thật mà cho là không thật, thì đó là tư duy và hành động sai lầm, và vì vậy mà những người này không thể đạt đến chân thật.
Những gì chân thật thì cho là chân thật, những gì không thật thì cho là không thật, thì đó là tư duy và hành động chính xác, và vì vậy mà những người này có thể đạt đến chân thật.
2)Chân lý là sự thật có tính thiết thực và hiện tại.
- Trongkinh Vương Tử Vô Úy (Abhayarājakumāra), Đức Phật cho biết rằng,
Như Lai không nói một lời mà Ngài biết là không thật, sai lầm, vô ích, và khó chịu đối với người khác.
Ngài không nói một lời mà Ngài biết là thật, hiện hữu, nhưng vô ích và khó chịu đối với người khác.
Ngài không nói một lời mà Ngài biết là thật, hiện hữu, có ích, nhưng khó chịu đối với người khác.
Ngài không nói một lời mà Ngài biết là không thật, sai lầm, vô ích, nhưng dễ chịu đối với người khác.
Ngài không nói một lời mà Ngài biết là thật, hiện hữu, vô ích, nhưng dễ chịu đối với người khác.
Ngài tuyên bố đúng thời một tuyên bố mà Ngài biết là thật, hiện hữu, có ích, thích thú và dễ chịu đối với mọi người.
Như vậy, điều mà đức Phật nói ra khi thỏa ba điều kiện là: 
- Đúng sự thật   - Lợi ích    - Đúng thời 
--------------
Ghi chú:   Trong ứng xử mọi mặt đối với cuộc sống, kể cả giáo dục hay tu học, pháp Tùy duyên 隨緣từ nhận thức Duyên khởi, tức tùy thuận theo nhân duyên, được cụ thể sau.
- Khế cơ 契基:    Phù hợp với căn cơ, căn tính của con người.
          - Khế lý 理:    Phù hợp với lẽ thật (chân lý)
          - Khế xứ :    Phù hợp với không gian.
          - Khế thời 時:  Phù hợp với thời gian.
 
- Trongkinh Malunkyaputta, thuộc Tiểu Bộ Kinh, những câu hỏi siêu hình hay thiếu kiểm chứng sự thật (test of truth) đều không được đức Phật trả lời.
“Tôn giả Malunkyaputta thường hay hỏi đức Phật những câu hỏi thuộc phạm vi siêu hình, nhưng Phật từ chối không trả lời. Ví dụ Malunkyaputta hỏi: Vũ trụ này là hữu biên hay vô biên?  Hữu hạn hay vô hạn? Một hôm Malunkyaputta không chịu đựng được sự im lặng của Phật được nữa, đã quyết định đi gặp Phật để ép Phật phải trả lời những câu hỏi của mình.  Malunkyaputta tự bảo là lần này nếu Phật từ chối thì mình sẽ xin xả giới không tu theo người nữa.
Malunkyaputta đi gặp Phật và nói: “Nếu Thế Tôn chịu trả lời những câu hỏi của con thì con sẽ nguyện tiếp tục theo học với người. Nếu không, con sẽ xin từ bỏ giáo đoàn khất sĩ. Nếu quả thật người biết vũ trụ là hữu biên hay vô biên, thì xin người cứ nói ra, còn nếu người không biết thì người cứ nói thẳng là người không biết”.
Phật nhìn Malunkyaputta và nói:
Này Malunkyaputta, hồi con xin xuất gia, ta có hứa với con là sẽ giảng giải cho con về những vấn đề siêu hình như thế không?”
– Bạch Thế Tôn, không.
– Này Malunkyaputta, vậy sao bây giờ con lại đặt điều kiện với ta? Ví như có một người nọ bị trúng một mũi tên có tẩm thuốc độc. Thân nhân mời ông thầy thuốc tới để nhổ mũi tên ra, bôi thuốc vào và cho uống thuốc trừ độc, nhưng người bị trúng tên không cho ông thầy thuốc đụng vào vết thương mình. Người ấy nói: “Khoan đã, trước khi chữa trị, tôi muốn biết ai là kẻ đã bắn mũi tên này, tên họ người đó là gì, mấy tuổi, ở đâu, làm nghề nghiệp gì, thuộc giai cấp nào, vì cớ sao mà bắn tôi. Tôi cũng muốn biết loại cung bắn này là loại cung nào và chất độc nó dùng là thứ chất độc lấy từ đâu”. Malunkyaputta, người bị thương sẽ chết trước khi anh ta tìm hiểu được hết những điều đó. Người đi xuất gia cũng vậy, những điều mà người xuất gia phải biết và phải hành là những điều căn bản mà ta đã và đang dạy các con, còn những điều khác vì không có ích lợi thực tế cho sự tu học và hành trì để đi đến giải thoát cho nên ta không nói tới.
3) Chân lý là sự thật có tínhlogic và thực tiễn.
- Trongkinh Sandaka thuộc Trung bộ kinh là nơi mà đức Phật đã từng bác bỏ các lập luận có vẻ logic về những giáo điều chỉ dựa trên cơ sở lập luận và tự biện đơn thuần. Ngài đã từng tuyên bố rằng: “Ta làm những gì Ta giảng nói, và giảng nói những gì Ta làm” (yathāvādī tathākārī).
- Trong kinh Kamala (kinh này tương ứng với kinh Canki thuộc Trung Bộ Kinh), đức Phật dạy rằng: “Đừng dựa trên những điều không đáng tin cậy như truyền thống, báo cáo, hay bởi những lời đồn đoán, bởi những điều quyền uy trong kinh điển tôn giáo, hay điều thuần túy lý luận; cũng đừng dựa trên sự tin cậy của nhiều người, cũng không phải vì sự kính trọng một vị thầy mà tin.” Thay vào đó, “Hãy tin tưởng những gì quan sát với sự kiểm chứng bằng kinh nghiệm và sự thực chứng, để tự mình xác định những gì là đúng sự thật, là thiện hay bất thiện”.
Nhà Phật học người Bỉ Louis de la Valleé Poussin đã giải thích rằng chân lý tự nó không có giá trị, mà phụ thuộc vào giá trị thực nghiệm của chúng. Điều này có nghĩa rằng điều gì đó được xem là chân lý thì điều đó phải phù hợp với thực tế và phục vụ một mục đích thiết thực hay sự lợi ích.
007
 
        3.2. Niềm tin chân lý Phật giáo – Chánh tín.
Con đường của niềm tin trong đạo Phật là Chánh tín, mối gắn kết mọi sự mọi vật với Chánh tri kiến.  Và như thế có thể thấy rằng, ngay thời đức Phật còn tại thế, niềm tin và lý trí dưới ánh sáng của Phật pháp đã không có tính chống trái nhau, mà lại hòa nhau, bổ túc cho nhau, thúc đẩy con người vượt qua những trì trệ, buông lơi trước những khó khăn, thử thách gặp phải.
        Vì thế, Chánh tín là niềm tin chân chánh mà con người ở bước đầu đến với đạo Phật không phải đắn đo ngờ vực, và Chánh tín cũng chính là động lực chân chánh hướng con người tới tuệ giác cùng những lợi lạc cho thế giới sống này.
Trongkinh Hoa Nghiêm đã từng khai thị: “Chánh tín là căn nguyên của đạo, là mẹ của mọi công đức, nuôi lớn hết thảy thiện pháp, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết-bàn”.  
Kalama Sutta
Kalama Sutta - Wikipedia, the free encyclopedia
 
          Về phương pháp thực hành niềm tin, đức Phật đã khai thịtrong Tăng Chi Bộ Kinh (III. 539-43), thường được biết là Bài kinh Phật thuyết cho người dân Kalamanhư sau :
         “Một ngày kia, đức Phật đi qua một thị trấn nhỏ, tên là Kesaputta, thuộc vương quốc Kosala.  Người dân tại đó gọi là dân Kalama liền tới thăm đức Phật và trình bày sự hoang mang của họ trước sự kiện các sa-môn và tu sĩ Bà-la-môn đi ngang qua đây, đều đề cao tôn chỉ của mình và chê bai tôn chỉ của người khác.  Như vậy, họ đâm ra nghi ngờ, không biết người nào nói thật, người nào nói sai, không biết nên tin theo ai.
Đức Phật bèn giảng cho họ về mười nền tảng của một niềm tin tốt – niềm tin chân chánh, và khuyên họ luôn giữ tinh thần phê phán, không chấp nhận một điều gì là thật trước khi tự mình kiểm chứng và thực nghiệm...
Đức Phật nói: Này các thiện nam tín nữ Kalama, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về 10 nền tảng của niềm tin chân chánh:
      - Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
- Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
- Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
- Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
- Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
- Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
- Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
- Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
- Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
- Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: "Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán, nếu sống và thực hiện lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài" thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo”.

Đại tháp tưởng niệm 5 tầngKesaria tạiKesariya, một thị trấn của Kosala - nơi cư trú của người Kalamas, được đức Phật tuyên thuyết bài kinh nổi tiếng về niềm tin.
        Có lẽ trong suốt lịch sử nhân loại, chưa có một triết gia hay một giáo chủ tôn giáo nào có một thái độ tự do, cởi mở, đề cao lý trí và thực nghiệm như vậy.  Ngoài đức Phật ra, ai có thể nói với người khác được rằng:  Đừng tin vào kinh điển, đừng tin vào lời dạy của chính mình!
        Niềm tin chân chánh trong đạo Phật phải là những gì đem lại kết quả lợi ích thiết thực và hiện tại, không thêu dệt hay hứa hẹn: 
- Trongkinh Viên Giác đã chỉ ra rằng:  “Tất cả những điều Như Laidạy cũng như ngón tay chỉ mặt trăng.  Hãy đừng lầm lẫn ngón tay với mặt trăng”.
- Trongkinh A Hàm, đức Phật còn cảnh báo thêm:  "Ai tin tưởng Như Lai mà không hiểu Như Lai, tức là phỉ báng Như Lai vậy".
hoa-sen-1
3.3. Thực hành chân lý Phật giáo.
        Thực hành chân lý Phật giáo với Chánh tín về chân lý Duyên khởi là bước đầu nhằm chuyển hóa phiền não, từ nội tâm dính mắc (chấp thủ) sang nội tâm tự do (giải thoát), bởi nhận ra bản chất thực của chính mình và mọi sự vật – đó là Kiến tánh.
Ví như khi học hiểu và chứng thực được sự vận hành của mặt trời, thì dù mây phủ hay màn đêm, …, vấn đề mặt trời hay không có mặt trời trở nên vô nghĩa trong hiện thực. Tương tự, khi hành giả Kiến tánh, thì ở mọi lúc mọi nơi, việc Chánh tín chân lý Duyên khởi hay không Chánh tín chân lý Duyên khởi cũng thế.
Phương tiện Chánh tín giúp chuyển hóa hình thành từ sự học hiểu về chân lý Duyên khởi dưới các dạng Nhân Quả (Nhân-Duyên-Quả), Vô thường, Vô ngã.
        1) Nhân Quả(Xem bài ‘Nhân Quả’ và ‘Tứ Diệu Đế’):
        Nhận thức Nhân Quả giúp hành giả soi sáng và cảnh giác nội tâm ở mọi nơi mọi lúc đối với các hành động qua cơ cấu Tứ Đế như sau:
Nhân                                             Quả
              (Tập Đế)                                              (Khổ Đế)
   Chấp thường + Chấp ngã         <=>         Khổ đau     
       (Đạo Đế)                                               (Diệt Đế)
        Vô thường + Vô ngã            <=>         Hạnh phúc 
        2) Vô thường – Vô ngã.
       Nhận thức Vô thường – Vô ngã được ứng dụng trong phá chấp thủ về Ngã cũng như về Đấng tạo dựng (Xem bài ‘Duyên khởi’).
- Phá chấp thủ về Ngã– Ngũ Uẩn.
Image result for ngũ uẩn
Cơ cấu 5 Uẩn không ngừng diễn ra ở mọi thời gian
 
 
- Phá chấp thủ về Đấng tạo dựng– Thập Nhị Nhân Duyên.
Image result for paticcasamuppada
Hình ảnh có liên quan
 
Kết quả hình ảnh cho hai mươi bốn Duyên.
 
Chuỗi biến hóa các Duyên liên tục diễn ra ở 3 thời Quá khứ - Hiện tại - Vị lai
 
Xem thêm:
- Chân Lý Tương Đối Và Chân Lý Tuyệt Đối - QuangDuc

 
VIDEO                                                                          
- Đâu Là Chân Lý - Thầy Thích Phước Tiến
- Vì Sao Gọi Là Chân Lý- Thầy Thích Phước Tiến
- Chân Lý là gì?(vấn đáp) - Thầy Thích Pháp Hòa
- Tiêu chí đánh giá chân lý- TT. Thích Nhật Từ
- Giáo Dục Chân Lý Và Đạo Đức-TT. Thích Nhật Từ
- Đạo Phật phương tiện và chân lý- TT. Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Kỹ năng chia sẻ chân lý Phật | Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Pháp Thế Tục và Pháp Chân Lý | Thích Nhật Từ
- Kinh Trung Bộ 95- Chân lý và niềm tin- TT. Thích Nhật Từ
 
 
Phần 3
Đạo đức và tôn giáo
1. Khái niệm về đạo đức.
Image result for sign
Morality- Wikipedia
 Đạo đức – Wikipedia tiếng Việt
 
        1.1. Ý nghĩa và đặc điểm của đạo đức.
Đạo đức(道德;  E: Morality;  F: Morale)
Đạo đứclà từ gốc Hán được phân tích như sau:
Đạo :  Có nghĩa là đường // phương pháp // tư tưởng, học thuyết //chân lý.
        Đức:  Có nghĩa là  phẩm hạnh //  phẩm chất tốt đẹp// quy phạm mà con người phải tuân theo.
        Theo đó:
Đạo đức道德hay còn gọi là Luân lý 倫理,  là thuật xử thế,là lẽ phải ở đời:  Đó là chuẩn tắc và quy phạm (trong một cộng đồng xã hội) mà hành vi cử chỉ của con người đối với môi trường xung quanh cần phải ứng hợp theo để được xem làtốt hay thiện,  đối đãi với xấu hay ác.
Đạo đức học道德學hay Luân lý học倫理學là khoa triết học đã xuất hiện từ thời cổ đại,nghiên cứu về những quy luật phát sinh, phát triểnvàtồn tại đời sống đạo đức của con người và xã hội. Nó xác lập nên hệ thống những khái niệm, phạm trù, những chuẩn mực đạo đức cơ bản, làm cơ sở cho ý thức đạo đứchành vi đạo đức của con người.
Trình bày chi tiết về đạo đức như dưới đây nhằm giúp chúng ta có được căn bản đặt vấn đề và hiểu biết rộng hơn đối với các quan điểm đạo đức ở các tôn giáo.
Image result for đạo đức học Image result for ethical behavior
Ethics- Wikipedia
Đạo đức học– Wikipedia tiếng Việt
Đạo đức họccùng với Logic học Mĩ học tạo thành bộ ba khoa học nghiên cứu cái Thiện, cái Chân và cái . Nếu Logic học nghiên cứu nhận thức đúng sai (Chân), Mĩ học nghiên cứu cái đẹp và cái xấu (Mĩ), thì Đạo đức học nghiên cứu cái thiệncái ác (Thiện).
1) Ý nghĩa đạo đức:  Đạo đức có thể được nhìn thấy theo các góc độ sau:
- Nghĩa hẹpĐạo đức của một ngườithể hiện nét đẹp trong phong cách sống có hiểu biết, hợp với các quy tắc ứng xử văn hóa của xã hội.
- Nghĩa rộng hơnĐạo đức của một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và phong tục của địa phương, của cộng đồng đó, tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa.
- Nghĩa rộngĐạo đức của cả một xã hộithường được xét đến khi xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực. Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nên nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn.
2) Đặc điểm của đạo đức: 
Đạo đức thể hiện ở 3 đặc điểm sau:
- Đạo đứclà một hình thái ý thức xã hội, nảy sinh do nhu cầu đời sống xã hội, là sản phẩm của xã hội mang tính chuẩn mực: mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt.
- Đạo đứclà một phương thức điều chỉnh hành vi của con người.
- Đạo đứclà một hệ thống giá trị, như các giá trị xã hội, giá trị chính trị, giá trị nhận thức đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị tôn giáo…
----------------
Ghi chú: 
1)Đạo Đức Kinh 道德經là quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN còn được gọi là sách Lão Tử. Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh.
+ Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo". Thượng Kinh luận về chữ Đạo (chân lý) nên được gọi là Đạo Kinh.
+ Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: "Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức". Hạ Kinh luận về chữ Đức (đạo đức: thuật xử thế) nên được gọi là Đức Kinh. Đức thường được hiểu là biểu hiện của Đạo.
2)Ý nghĩa về Đạo Đức của Nho giáo cũng tương tự như ở Lão giáo. Theo sách Đại Học 大學: “Đạo học lớn cốt để phát huy Đức sáng, Đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện, khiến mọi người đạt đến mức độ Đạo Đức hoàn thiện nhất.
Image result for hoa sen đá
1.2. Cấu trúc của đạo đức.
Đạo đức là một hiện tượng xã hội có cấu trúc phức tạp, bao gồm: ý thức đạo đức, hành vi đạo đứcquan hệ đạo đức.
1) Ý thức đạo đức: “Là ý thức về hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại. Mặt khác, nó còn bao hàm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người”.
Về mặt cấu trúc, ý thức đạo đức gồm tình cảm đạo đức, tri thức đạo đức, lý tưởng đạo đức, ý chí đạo đức. Trong đó:
-Tình cảm đạo đứcthể hiện cảm xúc của con người trước hiện tượng đạo đức.
- Tri thức đạo đứcgiúp con người lựa chọn cái gì nên làm và cái gì không nên làm.
- Lý tưởng đạo đứcquyết định phương hướng, mục đích của hành vi đạo đức.
- Ýchíđạo đứclà sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó khăn, trở ngại để thực hiện hành vi đạo đức.
Related image
2) Hành vi đạo đức: “Là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức”.
Cụ thể hơn, hành vi đạo đức là những cử chỉ, những việc làm của con người trong các mối quan hệ xã hội phù hợp với ý thức đạo đức, với các chuẩn mực giá trị đạo đức.
Để phân biệt một hành vi đạo đức hay phi đạo đức, không chỉ căn cứ vào kết quả của hành vi mà còn phải căn cứ vào động cơ của hành vi. Hành vi đạo đức phải có nguyên nhân vì lợi ích của người khác, của xã hội, và mục đích là mang lại lợi ích cho người khác, cho xã hội.
3) Quan hệ đạo đức: “Là hệ thống những quan hệ xã hội, tác động qua lại giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội xét về mặt đạo đức”.
Quan hệ đạo đức vận động, biến đổi theo quá trình phát triển của xã hội. Quan hệ đạo đức có các đặc tính là tính tự giáctính tự nguyện:
- Tính tự giácthể hiện ở sự nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân mỗi người trong những tình huống cụ thể khi tham gia vào quan hệ đạo đức.
- Tính tự nguyệnthể hiện ở nhu cầu và ham muốn của bản thân mỗi người trong quan tâm, tương trợ, giúp đỡ ngườikhác...
Ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức là những yếu tố tạo nên cấu trúc đạo đức, không tồn tại độc lập, mà có quan hệ biện chứng với nhau.
Image result for hoa sen đá 
1.3. Chức năng của đạo đức.
1) Chức năng giáo dục: Chức năng giáo dục của đạo đức chính là làm giàu thêm “tính người” cho mỗi con người, được thực hiện thông qua quá trình giáo dục của xã hội và tự giác của mỗi cá nhân. Trên cơ sở ấy, con người tự xem xét, đánh giá được tư cách, ý thức và hành vi của bản thân.
Image result for pupil
2) Chức năng điều chỉnh hành vi: Đây là chức năng quan trọng nhất. Mục đích điều chỉnh hành vi của đạo đức nhằm bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân.
Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức được thực hiện chủ yếu bằng hai phương thức:
- Một là, sử dụng sức mạnh của dư luận để động viên, khuyến khích những chủ thể có đạo đức và hành vi tốt đẹp, đồng thời, phê phán, lên án nghiêm khắc những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến người khác, đến cộng đồng.
- Hai là, bản thân chủ thể đạo đức phải tự nguyện, tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức của xã hội.
3) Chức năng nhận thức: Chức năng nhận thức của đạo đức bao gồm nhận thứctự nhận thức, bởi nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng ngoại vừa hướng nội.
- Nhận thức hướng ngoạilấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức xã hội làm đối tượng, là quá trình cá nhân đánh giá, tiếp thu hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
- Tự nhận thức hướng nội là quá trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi đạo đức của mình với chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng.
Bằng hai quá trình nhận thức ấy con người đi đến sự nhận biết, phân biệt những giá trị: đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác... hướng tới giá trị bao quát chân, thiện, mỹ. Từ nhận thức này, chủ thể hình thành và phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống của mình.
Ba chức năng của đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự vận hành của chức năng này là tiền đề, điều kiện của sự vận hành chức năng khác. Từ đó, con người mới có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như tự đánh giá những suy nghĩ, những hành vi của bản thân để điều chỉnh hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức xã hội.
Image result for hoa sen đá
1.4. Lịch sử phát triển đạo đức xã hội.
Đạo đức nảy sinh do nhu cầu đời sống xã hội, do đó đạo đức chính là sản phẩm của xã hội. Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, qui định, chuẩn mực nhằm định hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, chống lại cái giả, cái ác, cái xấu… Đạo đức phát triển hoàn thiện dần trên cơ sở phát triển của hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao như sau.
1) Đạo đức trong xã hội nguyên thủy.
Đạo đức trong xã hội nguyên thủy ra đời rất sớm, xuất phát từ chính các hoạt động chung của thị tộc với những chế độ tự nhiên của chúng. Ý thức đạo đứcnguyên thủycó những đặc điểm sau:
- Tính cụ thể và kinh nghiệm:  Mọi thành viên thực hiện bất kỳ một hành vi nào bao giờ cũng theo thói quen, đối với họ việc bắt chước các mẫu hoạt động đạo đức là một yêu cầu bắt buộc. Nhờ đó các tập quán, phong tục, các điều cấm kị, lễ nghi, các định kiến, dư luận xã hội đã tồn tại rất dai dẳng trong các hiện tượng cụ thể.
Các bộ lạc còn lại đến nay ở Châu Mỹ, Châu Phi còn giữ nguyên truyền thống không cãi cọ nhau, biết nghe lời người lớn tuổi và xem đó là cái thiện. Ngược lại bất kỳ hành vi nào không theo đúng phong tục, tập quán đều bị xem là ác.
- Tính hợp tác, tính công bằng, thông cảm, tương trợ:  Trong điều kiện sản xuất thấp kém, sự hợp tác là yếu tố hàng đầu tạo nên hiệu quả trong lao động tập thể. Sự hợp tác ở đây là hợp tác giản đơn trong điều kiện kinh tế tự nhiên chưa có sự khác biệt giữa lợi ích cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng.
Tính công bằng – bằng nhau không chỉ trong hưởng thụ mà còn trong tất cả quan hệ khác. Tất cả những gì có ích cho bộ lạc được coi là điều thiện, có hại bị coi là điều ác.
Tất cả các tính chất này tạo ra sự ổn định hợp lý và bình đẳng xã hội trong điều kiện con người hãy còn đời sống còn quá thấp, chưa sản xuất ra sản phẩm dư thừa.
2) Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ được xem là phù hợp với quan hệ sản xuất mới, đó là xã hội chiếm hữu nô lệ, mà cơ sở là chủ nô chiếm hữu tư liệu sản xuất và người nô lệ. Loài người đã bắt đầu hình thành một nền đạo đức mới có các tính chất sau:
- Tính chất đối kháng đạo đức:  Đó là đạo đức của nô lệ và đạo đức của chủ nô, hai nền đạo đức này đối lập với nhau về cơ bản. Tầng lớp những người chủ nô có đặc quyền, đặc lợi cho phép mình được là người “có đức hạnh, người thượng lưu, quí tộc” còn những người nô lệ là những người “không có phẩm hạnh, người thấp hèn, hạ đẳng.
- Tính mâu thuẫn của “phẩm hạnh” trong đạo đức chiếm hữu nô lệ:  Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, đạo đức của kẻ chiếm hữu nô lệ và đạo đức của người bị nô lệ tạo thành hai mặt của một mâu thuẫn lớn nhất, tập trung nhất đầu tiên trong văn hóa tinh thần nhân loại.
3) Đạo đức trong xã hội phong kiến.
Đạo đức trong xã hội phong kiến dựa trên cơ sở sở hữu ruộng đất lớn.  Khác với nô lệ, người nông dân có công cụ sản xuất riêng và có nền kinh tế riêng dựa vào lao động cá nhân và đem lại cho họ những điều kiện sinh sống cần thiết. Địa chủ vẫn có quyền điều nông dân ra khỏi lãnh địa của mình, nhưng không có quyền giết họ.
Tuy xã hội phong kiến là một bước tiến của đạo đức xã hội, nhưng thật ra địa vị người nông dân cũng chẳng hơn bao nhiêu so với nô lệ. Sự phụ thuộc về kinh tế và sự cưỡng ép trực tiếp đã buộc người nông dân phải cày cấy ruộng đất của địa chủ và làm bất cứ công việc gì có lợi cho họ.
Có 2 dạng đạo đức trong xã hội phong kiến:
- Đạo đức trong xã hội phong kiến ở phương Tây thường xuất phát từ những tín điều của tôn giáo.
- Đạo đức trong xã hội phong kiến ở phương Đông không hoàn toàn lệ thuộc vào tôn giáo mà thường xuất phát từ quan hệ giữa người và người được nhìn qua quan điểm của học thuyết Nho giáo. Yêu cầu chung của đạo đức thống trị là bầy tôi phải trung với vua, chư hầu phải trung với thiên tử, nông dân phải trung với địa chủ.
4) Đạo đức trong xã hội tư bản.
Đạo đức trong xã hội tư bản dựa trên chủ nghĩa cá nhân tư sản. Đây là một bước tiến của xã hội, vì nó xóa tan xiềng xích của chế độ nông nô của phong kiến, mở ra thị trường trong nước và thế giới, phát triển sản xuất, thúc đẩy khoa học kỹ thuật tiến lên.
Phần lớn nhà tư bản coi việc làm giàu với mọi cách và mọi giá là hoạt động chính. Vấn đề ý thức trách nhiệm đạo đức cá nhân chỉ là sự “bắt buộc” từ phía xã hội chứ không là từ ý muốn bên trong của cá nhân, nên trách nhiệm đạo đức cũng trở thành thuần túy hình thức phô trương bên ngoài, con người dễ trở nên ích kỷ và đạo lý trong xã hội bị suy giảm.
Image result for hoa sen đá
1.5. Đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội.
Lịch sử xã hội loài người đã khẳng định tầm quan trọng của đạo đức trong quá trình tổ chức thiết lập, duy trì trật tự, ổn định và phát triển xã hội. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau:
- Đạo đứclà một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi con người, một sự điều chỉnh hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn.
- Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài người, giúp con người sống thiện, sống có ích.
 - Đạo đức thể hiện bản sắc dân tộc trong quan hệ quốc tế, là cơ sở để mở rộng giao lưu giữa các giá trị văn hóa của dân tộc, quốc gia với các dân tộc, quốc gia khác.
- Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Related image
1.6. Quan hệ giữa đạo đức với một số hình thái ý thức xã hội.
1) Quan hệ giữa đạo đức và chính trị.
Chính trị là mối quan hệ giữa con người đối với vấn đề nhà nước. Đứng về mặt lịch sử, chính trị chỉ xuất hiện khi có nhà nước, còn đạo đức xuất hiện rất sớm cùng với sự xuất hiện xã hội loài người.
Trong xã hội, đạo đức cũng như chính trị đều là sản phẩm của xã hội. Do đó, giữa đạo đức và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau, dưới những hình thức khác nhau. Nhiều khi các quan hệ đạo đức thường lẫn vào chính trị, ngược lại có những quan điểm chính trị phản ánh những giá trị đạo đức.
Đối với nhà nước tiên tiến thì chính trị thường gắn liền với những quan điểm đạo đức tiến bộ, ngược lại nhà nước suy tàn thì gắn liền với quan điểm đạo đức lạc hậu, bảo thủ kiềm hãm sự phát triển của xã hội.
Sự thống nhất biện chứng giữa chính trị và đạo đức còn được thể hiện cụ thể trong việc xây dựng con người mới, trong đó tài và đức phải kết hợp chặt chẽ và lấy đức làm gốc.
2) Quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.
Ý thức đạo đức và ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau và có chức năng chung là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm bảo toàn và phát triển xã hội. Tuy nhiên giữa chúng có những điểm khác nhau:
- Đạo đức được biểu hiện do lương tâm con người và sự phê phán của dư luận xã hội. Còn pháp luật thường được thực hiện thông qua nhà nước, do nhà nước soạn thảo, phổ biến và thi hành trong toàn xã hội.
- Đạo đức có nội dung bao quát và rộng hơn pháp luật.
- Đạo đức xâm nhập vào tất cả các hoạt động xã hội, trong mọi quan hệ kể cả đối với chính bản thân mỗi người. Còn luật pháp chỉ điều chỉnh một số mặt của đời sống xã hội,
- Đạo đức căn cứ vào động cơ của hành vi.  Còn pháp luật căn cứ vào kết quả hành vi còn. Do đó trong thực tế, có những hiện tượng pháp luật trừng trị nhưng đạo đức không lên án và có hiện tượng đạo đức lên án nhưng pháp luật không trừng trị.
- Đạo đức và pháp luật thường có mâu thuẫn với nhau vì đạo đức phản ánh quan hệ lợi ích của quần chúng nhân dân lao động còn pháp luật bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, hai lợi ích này luôn đối kháng mâu thuẫn với nhau. Đạo đức và pháp luật phù hợp với nhau khi ý chí của giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích xã hội và cộng đồng dân cư.
Để bảo đảm cho luật pháp được chấp hành, nhà nước áp dụng chủ yếu các hình thức cưỡng bức hình phạt, còn đạo đức thì được bảo đảm bằng giáo dục, thuyết phục, ủng hộ hoặc lên án của dư luận xã hội và sự kiểm soát của lương tâm con người.
Image result for phân biệt đạo đức pháp luật phong tục tập quán
3) Quan hệ giữa đạo đức và nghệ thuật.
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội. Trung tâm mà nghệ thuật phản ánh là phản ánh cái đẹp, nghệ thuật là nơi hội tụ cái đẹp. Nghệ thuật đem lại cho con người những khoái cảm thẩm mỹ, những giá trị tinh thần.
Do vậy, giữa đạo đức và nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ nhau. Cái đẹp là hiện tượng của cái thiện và chỉ có cái thiện mới có thể đẹp. Thậm chí, khi nghệ thuật miêu tả cái ác, cái xấu xa cũng nhằm mục đích đạt đến cái đẹp, cái thiện.
- Nghệ thuật là phương thức tồn tại của ý thức, một hoạt động sáng tạo độc đáo, một hình thức giao tiếp đặc biệt của con người, nó có tác dụng định hướng, thay đổi, tô điểm làm đẹp cho bản thân con người, các chuẩn mực đạo đức xã hội tạo nên thị hiếu thẩm mỹ của con người.
Ví dụ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Xấu người, đẹp nết còn hơn đẹp người”, “Chồng lớn, vợ bé thì xinh, chồng nhỏ vợ lớn ra tình chị em”.
- Nghệ thuật gắn liền với tâm tư, tình cảm, khơi dậy những ước mơ, khát vọng tốt đẹp, trang phục, giao tiếp.
- Nghệ thuật là hoạt động sáng tạo, tác giả không chỉ đổ mồ hôi, công sức mà còn thể hiện cả: tư tưởng tình cảm, sự nghiền ngẫm về cuộc đời, là phương tiện giao tiếp làm đẹp cho quan hệ người - người ngày càng đẹp hơn. Nghệ thuật có tác dụng giáo dục sâu sắc và nghỉ ngơi giải trí độc đáo.
1)Đạo đức đặt ra cho nghệ thuật một nhiệm vụ:
Nghệ thuật có nhiệm vụ quan trọng là giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người. Nghệ thuật sở dĩ sống được, đứng vững được là do nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng nhất là hướng thiện, đề cao cái thiện. Cái thiện là khao khát của nhân dân lao động. Do đó tác phẩm nghệ thuật nào làm tốt giáo dục đạo đức thì sẽ tồn tại mãi.
2) Nghệ thuật có tác dụng trở lại đạo đức:
Nghệ thuật cung cấp cho con người tình cảm đạo đức tốt đẹp. Nghệ thuật có lợi thế là phản ánh bằng hình tượng nghệ thuật, do vậy nó sẽ dễ đi vào lòng người. Đối tượng và mục đích phản ánh của nghệ thuật là con người, nên nó rất gần với đạo đức, ảnh hưởng đến đạo đức.
Đạo đức và nghệ thuật giúp cho con người tránh cái xấu, học hỏi hướng tới cái đẹp và làm theo cái đẹp, tiến tới tự giác làm điều tốt. Tương quan giữa đạo đức và nghệ thuật là mối tương quan giữa cái thiện và cái đẹp. Cái này làm tiền đề cho cái kia và bổ sung cho nhau cùng phát triển. Nghệ thuật còn làm chức năng giáo dục chân chính, giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người, ngược lại đời sống đạo đức là nguồn chất liệu làm nền móng cho sáng tác nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải lấy cuộc sống đạo đức làm điểm xuất phát vì nó là cơ sở, là nguồn cảm hứng của nghệ thuật phát triển.
Lịch sử đã cho thấy, những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, bất tử với con người cả về không gian và thời gian là những tác phẩm chứa đựng các giá trị cao cả về con người. Nó là biểu tượng kiệt xuất về con người, về lý tưởng, lòng nhân ái, về số phận, về sức mạnh tinh thần và phẩm chất của con người cùng xã hội con người của từng thời đại cụ thể.
4) Quan hệ giữa đạo đức với khoa học.
Vấn đề đạo đức và khoa học có mối quan hệ gắn bó nhau, không thể tách rời nhau, vì khoa học luôn là cơ sở cho nền đạo đức thực sự của con người. Mục đích của khoa học và đạo đức có sự thống nhất hài hòa. Khoa học và đạo đức là điều kiện để con người cải biến xã hội, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
Thực tế lịch sử đã chứng tỏ những thành quả của khoa học và công nghệ đã ngày càng giữ vai trò cơ bản, chủ đạo nâng cao cuộc sống của con người. Nhờ những thành tựu vĩ đại của khoa học mà con người đã ngày càng xây dựng được những quy luật tự nhiên, quy luật xã hội để thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình.
Như vậy khoa học chẳng những đã chứa đựng trong bản thân nó những lý tưởng đạo đức mà còn là một phương thức mà nhờ đó con người biến những lý tưởng, ước mơ của mình thành hiện thực đời sống. Chính những lý tưởng đạo đức đã đóng vai trò không nhỏ làm thành một trong những động lực của sự phát triển khoa học.
Nhiều phát minh khoa học vĩ đại đó được sinh ra từ chính nhu cầu của cuộc sống, nhu cầu cải thiện đời sống con người, nhu cầu bảo vệ con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, nhu cầu hạnh phúc của con người.
So với ý thức đạo đức, ý thức khoa học thường mang tính vượt trước và mang tính biến đối, tính cách mạng mau lẹ hơn. Khoa học còn làm cho những lý tưởng, ước mơ đạo đức biến đổi ngày càng gắn với cuộc sống và góp phần loại bỏ những nhân tố lạc hậu, bảo thủ trong đạo đức, làm cho cái thiện trong đạo đức ngày càng gắn liền với cái chân lý trong khoa học.
5) Quan hệ giữa đạo đức và tôn giáo.
Tôn giáo thường gắn với khái niệm huyền ảo siêu tự nhiên của con người về hiện thực. Trong khái niệm đó lực lượng ngoại giới (lúc đầu là lực lượng siêu tự nhiên về sau lại thêm lực lượng xã hội) chi phối đời sống hàng ngày của con người bằng hình thức siêu trần thế.
Tôn giáo và đạo đức đều hướng con người tới những lý tưởng sống thiện, nhân đạo, tránh cái ác. Tuy nhiên chúng khác nhau về bản chất.
- Đạo đức, về mặt lịch sử, xuất hiện cùng với sự xuất hiện xã hội loài người, trước rất lâu so với sự ra đời của các tôn giáo. Như vậy, đã có một giai đoạn lịch sử rất dài, đạo đức tồn tại không có tôn giáo. Điều đó cho thấy đạo đức không thể bắt nguồn từ tôn giáo và nó tồn tại như một đời sống tinh thần khác với niềm tin tôn giáo.
- Đạo đức phản ánh chân thực những nhu cầu khách quan, hiện thực, còn tôn giáo lại phản ánh thế giới một cách hư ảo với những khát vọng trong thế giới tinh thần, và hiện thực thì tỏ ra hoàn toàn bất lực.
- Đạo đức và tôn giáo đều thấy được nỗi đau khổ của con người và hướng tới việc phấn đấu làm giảm nỗi đau khổ ấy để con người đi đến hạnh phúc. Nhưng:
+ Đạo đức xem nỗi đau khổ của con người trong tính lịch sử hiện thực của nó và tin tưởng chắc rằng chính con người là động lực duy nhất giải thoát con người khỏi nỗi đau khổ và tự xây dựng hạnh phúc của mình trong đời sống hiện thực thông qua hoạt động lao động của mình.
+ Tôn giáo:  Tùy theo tôn giáo mà có những tính chất đặc thù.
1) Tôn giáo hữu thầntheo cách nhìn thần bản nên tin rằng chỉ có những lực lượng siêu nhiên, thần linh, thượng đế mới có khả năng cứu vớt con người ra khỏi nỗi đau khổ và điều đó chỉ có thể xảy ra trong thế giới khác, thế giới sau cái chết.
Tập tin:Sacre de Charlemagne.jpg
Theocracy - Wikipedia
Thần quyền –Wikipedia tiếng Việt
Lễ thụ phong cho Hoàng đế Charlemagne
Trong lịch sử, tôn giáo thường đi song song với chính trị. Các hoàng đế Trung Quốc lấy căn cứ quyền của họ từ Thiên mệnh (天命). Giáo hội Kitô giáo Rôma đã thống trị phần lớn châu Âu cho đến cuộc Cải cách Tin lành. Đến Thời đại Ánh sáng vào thế kỷ 18 tại châu Âu, nhiều triết gia tin vào việc tách biệt giữa giáo hội và nhà nước (separation of church and state). Hiện nay tôn giáo đóng nhiều vai trò khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới:

  • Tôn giáo độc lập: tại một số quốc gia như Hoa KỳCanadaPháp,... hiến pháp tách biệt giáo hội và nhà nước. Các quốc gia này thường cho phép người dân tự do tín ngưỡng, nhưng không công nhận bất cứ tôn giáo nào để khỏi bị xem là thiên vị.  Từ năm 1963, Hoa Kỳ không cho phép dạy kinh thánh trong các trường công lập; tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, khi một tổng thống nhậm chức, tổng thống phải đặt tay lên cuốn kinh thánh để tuyên thệ.
  • Quốc giáo: Một số quốc gia có một quốc giáo, một tôn giáo được nhà nước công nhận là chính thức và nhận thuế từ dân, tuy nhiên người dân vẫn được phép tự do tín ngưỡng. Trong các nước này gồm có một số nước Hồi giáoKitô giáo và những nước như Thái Lan (Phật giáo), Anh (Anh giáo). Tuy nhiên, các viên chức quốc giáo không có địa vị quan trọng trong chính quyền, trừ quốc trưởng.
  • Thần quyền: Tại một số quốc gia, điển hình là Iran và Tòa thánh Vatican, tôn giáo và chính quyền là một. Các viên chức quan trọng trong tôn giáo cũng là viên chức trong chính quyền.
Tuy nhiên, tôn giáo hữu thần nhiều khi phủ nhận vai trò của con người trong việc sáng tạo ra giá trị đạo đức của mình qua hình thái đạo đức, luật pháp và chính trị. Vấn đề càng phức tạp hơn khi tôn giáo hữu thần tách biệt ra Thần quyền (神權;  E: Divine authority;  F: Autorité divine) của tôn giáo và Thế quyền (世權;  E:Civil authority;  F: Autorité civile) ở các phạm trù đạo đức xã hội, luật pháp xã hội và chính trị.  Lịch sử cho thấy rằng:
- Trước thời kỳ khai sáng (thế kỷ 18), Thần quyền đã đứng trên Thế quyền, tức “Vua của các Vua” (E: King of Kings), Thần học đứng trên Triết học.  Theo đó Giáo hội đại diện cho Thần linh có toàn quyền quyết định các vấn đề xã hội.
- Sau thời kỳ khai sáng đến nay, Thần quyền bị tách rời khỏi Thế quyền. Tuy nhiên, Thần quyền vẫn còn nhiều ảnh hưởng lên Thế quyền từ khối tín đồ đông đảo, thậm chí nhiều tu sĩ của các tôn giáo thần quyền ngày nay hãy còn dựa vào kinh điển, thách thức đe dọa cả Thế quyền dưới chiêu bài “tự do tôn giáo”.
Hiện nay, thế giời còn tồn tại 2 nước có thể chế Thần quyền là Cộng hòa Hồi giáo Iran từ năm 1978 và Thành quốc Vatican từ năm 1929.
2) Tôn giáo vô thầntheo cách nhìn nhân bản, nên các bảng thang giá trị tốt-xấu, hạnh phúc-khổ đau đều có tính tương đối và do chính con người theo từng không gian và thời gian mà thích nghi, định đoạt.
Xem thêm:
- Đạo đức và hạnh phúc – Thiện Tri Thức
- Đạo đức là gì? - Khái niệm đạo đức - VnDoc.com
- Đạo đức (Morality) là gì? Phân biệt đạo đức và pháp luật
- Giáo dục đạo đức là cốt lõi của xã hội Nhật Bản: Học làm ...
- Đạo đức, lối sống và vai trò của đạo đức, lối sống trong đời ...
 
- Xây Dựng Xã Hội Công Bằng Theo Học Thuyết Xã Hội Công giáo
- Quan điểm Công Giáo về trách nhiệm của Giáo Hội trước các vấn đề xã hội
 
Related image
 
2. Đạo đức thần bản của Kitô giáo10 điều răn.
2.1.Nguyên tắc đạo đức Kitô giáo.
1)Đạo đức Chúa Trời.
Đạo đức(道德;  E: Morality;  F: Morale)
Đạo đức trong Kitô giáo cònđượcgọi là Đạo đức Chúa Trời(*),có nội dung là Mười điều răn; còn đạo đức học Kitô giáo được xem như gắn chặt đạo đức với ý niệm về Chúa.Là một tôn giáo hữu thần, cho nên đạo đức học Kitô giáo được xem là dạng đạo đức học thần bản 神本(lấy Thần linh là Chúa Trời làm gốc).
-----------
(*) Chú thích:  Theo chân lý của Kitô giáo, Chúa Trời không là một con người thật hay một nhân vật lịch sử như Phật Thích Ca, mà là một nhân vật mang tính huyền thoại, đã được cảm ứng bởi một vài người từ thời cổ đại, và được cho là đã ứng hiện vào thân xác của Jesus. Chúa Trời được cho là đã giao tiếp với con người bằng giao ước (交約;  E;F: testament) được ghi trong sách Cựu Ước và sách Tân Ước.
         2) Mười điều răn.
Mười điều răn là danh sách các mệnh lệnh đạo đứctôn thờ (ethics and worship), ghi chép trong trong các sách Xuất hành và Phục truyền. Theo truyền thuyết, ‘Mười điều răn’ được Thiên Chúa (Gia-vê) phán truyền cho Moses (Môi-sê) ở núi Sinai và được khắc vào hai phiến đá. Mười điều răn đóng vai trò quan trọng trong Do Thái giáo và Kitô giáo.
Mười Điều răn được cho là giải thoát con người khỏi nô lệ tội lỗi, cho con người con đường sống và được sống đời đời (Mt 19,16-19).
File:Moses dore.jpg

Ten Commandments - Wikipedia
Mười điều răn – Wikipedia tiếng Việt
Mười điều răn được viết như là một bảng tóm tắt các luật tắc cơ bản, không được giải thích chi tiết rõ ràng và cũng không chỉ định hình phạt cho hành vi vi phạm. Hiện nay có hai bản “Mười điều răn” nơi sách kinh Cựu Ước và sách kinh Tân Ước như sau:
- Mười điều răn sautrong sách kinh Cựu Ước:
1.Chỉ thờ phượng Giê-hô-va Đ.c Chúa Trời.​—Xuất Ai Cập 20:3.
2.Không được thờ thần tượng.​Xuất Ai Cập 20:​4-6.
3.Không được dùng danh Đức Chúa Trời một cách thiếu suy xét.​—Xuất Ai Cập 20:7.
4.Hãy giữ ngày Sa-bát (Chủ Nhật).​—Xuất Ai Cập 20:​8-​11.
5.Hãy hiếu kính cha mẹ.​—Xuất Ai Cập 20:12.
6.Không được giết người.​—Xuất Ai Cập 20:13.
7.Không được phạm tội ngoại tình.​—Xuất Ai Cập 20:14.
8.Không được trộm cắp.​—Xuất Ai Cập 20:15.
9.Không được làm chứng dối.​—Xuất Ai Cập 20:16.
10.Không được tham muốn những gì thuộc về người khác.​—Xuất Ai Cập 20:17.
- Mười điều răn trong sách kinhTân Ước:
Mười điều răn được thấy rải rác trong sáchkinh Tân Ước.
1.Chỉ thờ phượng Giê-hô-va Đ. Chúa Trời- Khải huyền 22:​8, 9
2.Không được thờ thần tượng- 1 Cô-rinh-tô 10:14
3.Tôn vinh danh Đức Chúa Trời- Ma-thi-ơ 6:9
4.Đều đặn thờ phượng Đức Chúa Trời- Hê-bơ-rơ 10:24, 25
5.Hiếu kính cha mẹ- Ê-phê-sô 6:1, 2
6.Không được giết người- 1 Giăng 3:15
7.Không được phạm tội ngoại tình- Hê-bơ-rơ 13:4
8.Không được trộm cắp- Ê-phê-sô 4:28
9.Không được làm chứng dối- Ê-phê-sô 4:25
10.Không được tham muốn những gì thuộc về người khác- Lu-ca 12:15
Trong đó:- Điều 1-:- 4  chỉ rõ việc thờ phượng Đức Chúa Trời.
                 - Điều 5  (Xin xem bài đọc thêm về ‘Hiếu’)
                 - Điều 6-:-10  nổi trội việc làm thiện lành.
Image result for white and blue mandala
2.2. Chú giải 10 điều răn.
Dưới đây là phần chú giải Mười điều răntheo sách Giáo lý Công giáo xuất bảnnăm 1992 (số trong ngoặc là số theo sách Giáo lý):
1) Điều răn một: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự (You shall not have other gods besides me) (2084-2141):  Nhờ điều răn này, người ta được tránh khỏi thờ cúng tà thần.
Điều răn nhất bao gồm đức Tin, đức Cậy, đức Mến, đức Tôn thờ một Đấng không thay đổi và rất công minh. (2086).
a- Đức Tinđòi ta giữ gìn đức tin cách thận trọng. Tránh những cố ý nghi ngờ những điều Giáo hội dạy phải tin, tránh chối bỏ điều phải tin, tránh bỏ đạo Công giáo.
b- Đức Cậyđòi ta chờ đợi sự chúc lành của Chúa và được hưởng phúc đời đời. Tránh tuyệt vọng về phần rỗi, hoặc tự cao tự đại nghĩ tự mình có thể đạt phần rỗi không cần ơn Chúa giúp. (2090-91)
c- Đức Mếnđòi ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, mọi loài. Tránh thái độ lãnh đạm, vô ơn, biếng nhác, nguội lạnh, thù ghét Chúa (2093-94).
d-Đức Tôn thờ đòi ta:
- Tôn thờ Chúa với niềm cung kính và suy phục tuyệt đối. (2096-97).
- Cầu nguyện, hy sinh và giữ lời khấn hứa (cách riêng bậc tu trì) (2098-2103).
- Phải Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người (2104-09).
- Cấm không được thờ thần linh nào khác ngoài một Thiên Chúa (2110).
- Cấm tin kiêng dị đoan, thờ đa thần, ngẫu tượng, tin bói toán, ma thuật, phù thủy, cậy nhờ Satan ma quỉ, gọi hồn người chết, đoán định tương lai, lấy số tử vi, chiêm tinh, tướng số, giải điềm, bói bài, lên đồng cốt... vì nó đi ngược lòng tôn vinh, kính sợ dành cho Thiên Chúa (2111-17).
- Cấm lời nói việc làm thách thức Thiên Chúa, phạm Thánh (nhất là phạm đến phép Mình Thánh), và mua bán thần Thánh (2118-22).
Việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kitô, Đức Mẹ, các thiên thần, các Thánh của đạo Công Giáo không đi ngược điều Thiên Chúa cấm "tạc tượng ảnh" trong Cựu Ước, vì ngày nay việc tôn kính ảnh tượng dựa trên hình ảnh Ngôi Lời đã nhập thể (2129-33).
2) Điều răn hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ (You shall not take the name of The Lord, your God, in vain) (GlCg92 2142-67):  Nhờ điều răn này người ta biết tôn vinh Danh Chúa cho phải đạo.
Điều răn hai đòi tôn kính, tuyên xưng Danh Chúa, vì Danh Chúa là Thánh, con người chỉ nói đến Thánh Danh Chúa để chúc tụng, ngợi khen. Không được dùng Danh Chúa cách bất kính (2143).
a/Phải tuyên xưng Danh Chúa cách nào?
- Bằng cách tuyên xưng đức tin của mình không sợ gì hết. Khi rao giảng và dạy Giáo lý phải có tâm tình tôn kính Danh Chúa Giêsu Kitô (2145).
- Khi bắt đầu ngày sống, khi gặp cơn cám dỗ, gặp nguy khó, ta làm dấu Thánh giá kêu cầu Chúa Ba Ngôi (2157).
-  Mỗi người Công Giáo có tên Thánh Bổn mạng Rửa tội, là để thánh nhân cầu bầu cho, và là gương sống thánh thiện cho ta (2156).
b/Cấm bất kính Danh Chúa là thế nào?
- Là cấm sử dụng cách bất xứng Thánh Danh Chúa Kitô, Đức Mẹ và các Thánh.
- Không giữ lời hứa nhân Danh Chúa.
- Nói phạm thượng (nói trong lòng hay ngoài miệng những lời oán trách, thách thức, nói xấu Chúa) là trực tiếp phạm giới răn này. Nói phạm thượng, tự nó là tội trọng (2148).
- Cấm chửi thề nhắc tới Danh Chúa, và nêu Danh Ngài vào những lời phù phép (2149).
- Cấm thề gian (lấy Danh Chúa làm chứng lời thề dối trá của mình. Cấm phản lời thề (thề rồi bỏ không giữ) (2146-52).
3) Điều răn ba: Giữ ngày Chúa nhật (Remember to keep holy the Sabbath day) (Glcg92 2168-95):  Nhờ điều răn này ta được nghỉ ngơi phần xác để hưởng ngày của Chúa, kỷ niệm Chúa Phục sinh.
Điều răn ba đòi buộc điều gì?
a/Dự lễ:  Đòi người Công giáo dự lễ Chúa nhật (chính ngày hoặc chiều áp). Cũng phải dự Thánh lễ các ngày lễ buộc (tại Hoa kỳ có 6 lễ), trừ khi được miễn vì lý do nghiêm trọng (bị bệnh, săn sóc trẻ sơ sinh) hay được vị chủ chăn mình miễn chuẩn. Ai lỗi phạm nghĩa vụ này một cách có suy nghĩ thì phạm tội trọng (2181).
b/Kiêng việc xác: Ngày Chúa nhật (Ngày của Chúa) được đặt ra để mọi người được nghỉ ngơi và rảnh rỗi để vun trồng đời sống văn hoá, nội tâm cá nhân, gia đình, từ thiện xã hội và tôn Giáo (2184-86).
- Những truyện khẩn cấp của gia đình, hoặc lợi ích của xã hội là những lý do chính đáng để miễn chuẩn việc buộc nghỉ ngơi ngày Chúa nhật. Nhưng đừng để sự miễn chuẩn thành tập quán có hại cho tôn Giáo, đời sống gia đình, cho sức khỏe (2185).
- Người có quyền, phải tránh đòi hỏi người khác làm những điều có thể ngăn cản họ giữ ngày của Chúa.
        4) Điều răn bốn: Thảo kính cha mẹ (Honor your father and mother) (2197-2257):  Nhờ Điều răn này ta thực hiện đức công bằng với những ai ta có bổn phận.
Điều răn bốn nói về điều gì?
- Điều răn này dạy phải tôn kính, yêu mến, biết ơn cha mẹ, Ông bà, Tổ tiên; học trò với thầy; công nhân với chủ nhân; cấp dưới với cấp trên; công dân với chính quyền, với quê hương, và ngược lại (2199).
- Gia đình Công Giáo phải tôn trọng vấn đề : sinh sản, giáo dục con cái, cầu nguyện, đọc lời Chúa hằng ngày củng cố đức ái trong gia đình, loan báo Tin mừng của Chúa.
- Con cái phải yêu mến, tôn kính, biết ơn, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ khi các ngài còn sống, và cầu nguyện khi đã qua đời. (2218).
- Anh chị em trong gia đình, hãy chịu đựng lẫn nhau (2219).
- Các Kitô hữu phải biết ơn những ai đã đưa mình vào Giáo hội (bà con, ông bà, đỡ đầu, chủ chăn, Giáo lý viên, thầy dạy, bạn bè).
- Gia đình công Giáo với xã hội: Gia đình phải biết chăm sóc các em nhỏ, người lớn, người đau yếu, tật nguyền, nghèo khó (2208).
- Bổn phận cha mẹ (người Giám hộ): Sinh, dưỡng, Giáo dục luân lý, đào  tạo tinh thần. Tôn trọng con cái như những "con người" và "con Chúa", làm gương sáng cho con (2221-23). Cha mẹ chọn trường cho con học, hướng dẫn con chọn nghề nghiệp và bậc sống (2229-30).
- Bổn phận các nhà  cầm quyền: Phải dùng quyền bính để phục vụ, không được truyền dạy những điều trái phẩm giá con người và trái luật tự nhiên (2235). Thượng cấp phải xử sự công bằng phân phối đồng đều, khôn ngoan nhắm lợi ích công cộng (2236).
5) Điều răn năm: Chớ giết người (You shall not kill) (2258-2330): Nhờ điều răn này, mạng sống ta và người thân yêu được bảo vệ.Điều răn này:
a/ Cấm cố ý giết người trực tiếp. Giết trẻ thơ (phá thai), giết anh em, cha mẹ, vợ chồng, làm chết sớm... đều là những tội thật nặng nề. - Cũng không được cố ý gián tiếp gây nên cái chết của một người. Không được để chết đói, buôn bán trục lợi gây nên chết đói (2268-69)
b/ Cấm tự tử(2280), làm hại sức khoẻ: như ăn uống quá độ, hút thuốc quá đáng, say rượu, lái xe, lái tầu quá lẹ gây nguy hiểm chết người (2290), xài ma túy, buôn bán ma túy là lỗi nặng (2291).
c/ Cấm gây gương xấu. Gương xấu có thể sinh ra từ thời trang hoặc dư luận (2286).
d/ Cấm giận ghét tha nhân. Giận ghét tới mức muốn giết hoặc đả thương cách có suy nghĩ, thì phạm đức ái cách nặng (2302). Chúa dạy tha thứ, yêu thương cả kẻ thù.
6) Điều răn sáu: Chớ làm sự dâm dục (You shall not commit adultery) (2331-2400):  Nhờ điều răn này năng lực và phái tính mỗi người được tôn trọng.
Điều răn này đòi tránh những lỗi phạm đức Khiết tịnh theo bâc sống (2349).
a/ Những lỗi phạm đức Khiết tịnh:
- Thủ dâm (masturbation) là tự ý kích thích bộ sinh dục mình để tìm khoái cảm xác thịt).
- Thông dâm (fornication) là quan hệ xác thịt giữa người nam và người nữ ngoài hôn nhân.
- Khiêu dâm (Pornography) qua Sách báo và tranh ảnh: chủ ý phô bày cho người khác những tác động tính dục, thực hiện qua tưởng tượng hoặc từ thân mật nam nữ.
- Mãi dâm (Prostitution): Tự hiến những lạc thú tình dục cho người khác.
- Cưỡng hiếp (Rape): Dùng bạo lực cưỡng bức người ta ân ái với mình.
- Đồng tính Luyến ái (Homosexuality): Hai nam hoặc hai nữ có những hành vi phái tính với nhau.
        b/ Những vi phạm trong đời sống vợ chồng:
- Ngoại tình (Adultery): Người đã có vợ chồng ân ái với người khác (2308),
- Li dị (divorce): Vợ chồng muốn đứt đoạn cam kết tự do chung sống trọn đời (2382).
- Đa thê (Polygamy): Một chồng nhiều vợ, điều này không hợp kế hoạch của Thiên Chúa,
- Loạn luân (Incest): Quan hệ ái ân giữa bà con ruột thịt, bà con thông gia, ở cấp bậc họ hàng cấm không được kết hôn với nhau (2388).
- Sống chung không hôn thú (Free union): Quan hệ ân ái như vợ chồng, nhưng không chấp nhận hình thức pháp lý công khai, - Hôn nhân thử (Trial marriage): Giao hợp trước hôn phối với ý hướng lấy nhau.       
Tất cả những hình thức này đều nghịch luân lý và không được rước lễ (2390).
7) Điều răn bảy: Chớ lấy của người (You shall not steal) (2401-2463):  Nhờ điều răn này của cải của ta và người thân được tôn trọng.
a/Điều răn 7 cấm trộm cắp (nghĩa là chiếm tài sản tha nhân trái ý họ).
b/Cấm chiếm đoạt hoặc giữ của cải của người khác cách bất công (giữ của cho mượn, giữ của đánh mất, gian lận trong việc mua bán, trả công thiếu công bằng, nâng giá cả lừa người quẫn bách).
c/Đầu cơ để thay đổi giá cả, hối lộ làm sai lệch quyết đoán của người thi hành pháp luật, tự chiếm cho mình tài sản công, làm ăn cẩu thả gây hại cho chủ, gian thuế, giả mạo hóa đơn, chi tiêu lãng phí, cố ý gây hại của tư, của công (2409).
d/Không giữ lời hứa, không giữ hợp đồng đã ký kết (2401).
đ/Cờ bạc hay cá độ, nếu người chơi bị tước hết những gì cần thiết để lo cho bản thân và gia đình. Cá độ bất công hay gian lận cờ bạc là tội nặng, trừ khi thiệt hại nhẹ hay người bị hại coi là nhẹ (21413).
e/Thú vật: không xứng, khi tiêu xài những món tiền lớn cho chúng hơn dành cho anh em nghèo khổ. Cũng không xứng khi dành cho loài vật những trìu mến chỉ dành cho con người (2416-18).
8) Điều răn tám: Chớ làm chứng dối (You shall not bear false witness against your neighbor) (2464-2513):  Nhờ điều răn này ta sống trong sự thật.
a/Điều răn tám cấm điều gì?
- Cấm dối trá trong mọi giao tiếp với tha nhân:
- Nói dối, nói xấu, nói hành, nói oan, nói  hay làm...hạ danh giá người ta, làm chứng gian , thề gian, lỗi lời thề.
Nói dối có thể thành nặng khi phạm công bình, bác ái cách nghiêm trọng. (2482- 86).
b/Bồi thường thế nào cho đúng phép?
- Bất cứ tội nào phạm đến đức công bằng và chống lại sự thật đều buộc phải bồi thường, dù kẻ phạm tội đã nhận được ơn tha thứ qua bí tích giải tội. Khi không thể sửa lại thiệt hại cách công khai, thì phải làm cách kín đáo. Nếu không thể trực tiếp đền bù cho kẻ bị thiệt, thì phải đền bù theo tinh thần. Đền bù thanh danh thường có tính cách tinh thần, nhưng cũng có khi bằng vật chất, tùy thiệt hại gây cho tha nhân. Đây là nghĩa vụ buộc lương tâm.
c/Cũng phải giữ bí mật toà giải tội và bí mật nghề nghiệp, bí mật quốc gia, trừ trường hợp ngoại lệ khi sự giữ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho người giữ hoặc nhận bí mật, cho đệ tam nhân, mà chỉ có thể tránh hại bằng sự tiết lộ bí mật đã nghe.
d/Cả những truyện riêng tư mà không có lời thề giữ bí mật cũng không được tiết lộ, nếu có hại cho tha nhân, trừ khi có lý do nghiêm trọng tương xứng (2491).
9) Điều răn chín: Chớ muốn vợ chồng người (You shall not covet your neighbor's wife) (2514-2533):  Nhờ điều tăn này tâm hồn ta được thanh sạch.
Điều răn chín cấm điều gì?
a/Cấm sự thèm muốn xác thịt (2515).
b/Sự trong sạch đòi phải có sự nết na.
 Nết na từ chối phơi bày ra những gì cần phải giấu kín, nết na hướng dẫn cái nhìn và cử chỉ cho phù hợp với nhân phẩm, tránh tò mò không lành mạnh. (2521-22). Sự nết na của thân xác chống lại những khai thác của tính khoái nhìn thân thể con người, nơi một số tranh quảng cáo, cũng chống lại một số phương tiện truyền thông đại chúng đa đi quá trớn trong việc phô bày những chuyện thầm kín. Sự nết na khuyên người ta chống lại những quyến dũ của thời trang.
Dạy sự nết na cho trẻ em và cho các thiếu niên là gợi cho chúng ý thức về sự tôn trọng nhân vị con người (2521-24).
10) Điều răn mười:  Chớ tham của người (You shall not covet anything that belongs to your neighbor) (2534-2557): Nhờ điều răn này ta tâm hồn ta thanh thản thoát khỏi tham lam.
Điều răn mười cấm không được ước muốn và tìm cách chiếm đoạt của cải tha nhân.
a/Cũng cấm để lòng phạm những điều bất công, làm thiệt hại tài sản tha nhân (2536).
b/Những con buôn ước ao thấy sự đói kém để họ bán hàng đắt lên, những kẻ mong ước thấy đồng bào sống cơ cực để họ kiếm lời, những y sĩ mong có nhiều bệnh nhân, những người thuộc giới luật pháp mong có nhiều vụ kiện quan trọng (2537).
c/ Cấm ghen tương tha nhân, buồn phiền khi thấy người khác có của cải, và rất ước ao chiếm cho mình dù bằng cách bất chính. Khi muốn làm thiệt hại nặng cho tha nhân, thì là tội trọng.
Image result for white and blue mandala
2.3. Tội lỗi theo quan điểm Kitô giáo – Chuộc tội:
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận về nguồn gốc của tội lỗi. Nhiều người còn trích dẫn chương 28 của sách Ezekiel trong sách Cựu Ước, cho rằng tội lỗi đến từ Satan khi Satan tham muốn địa vị chủ tể trị vì của Thiên Chúa.
Theo Kitô giáo thì tội được phân định ra hai loại ở hai giai đoạn của con người:
          1)Định tính tội.
- Lúc mới sinh ra: Tội được mang theo từ tội của Adam đã sa ngã truyền cho hậu duệ, gọi là  nguyên tội  hay  tội tổ tông (E: original sin;  F: péché originel). Việc thực hiện bí tích rửa tội vào lúc này được xem là nhằm xóa bỏ nó và đem lại ân sủng của Chúa. Người lớn sau này khi mới vào đạo, cũng phải thực hiện nghi thức này.
http://idkhblog.files.wordpress.com/2012/04/l8-women-sin-3-12-12.jpg?w=529&h=449
Con rắn Satan dụ Adam và Eva ăn "Trái cấm" là “trí tuệbiết thiện ác” trong Vườn Địa đàng.
- Lúc hiện tiền:  Tội là hành vi sai lầm do tự ý vượt qua luật thần thánh - gồm Thiên luật và Nhân luật – và được gọi là tội cá nhân.  
Theo (Gioan 3.4) thì: “Ai phạm tội tức làm trái luật thần thánh; và tội lỗi tức là trái luật thần thánh”     
Tội do không tôn trọng Thiên luật: Thiên luật còn gọi là luật vĩnh cửu hay luật đời đời  hay  luật cấm  được Thiên Chúa chế định sẵn gồm 2 loại sau:
- Luật tự nhiên: còn gọi là luật Cựu Ước, luật này căn cứ trên nguyên tắc “thờ Trời” và “làm lành lánh dữ” giúp ta phân biệt thiện ác nơi 10 điều răn sau: (chữ đậm là lời cơ bản, chữ bình thường là diễn giải cập nhật theo thời gian).
- Luật Mặc Khải:  còn gọi là luật Tân Ước hay luật Tin Mừng, nơi đây nói về luật yêu thương, luật ân sủng của Thiên Chúa.
Tội do không tôn trọng Nhân luật: Nhân luật là luật do Giáo hội về sau đề ra vì lợi ích tồn vong của người theo đạo.  Nhân luật được cho là không mâu thuẫn với Thiên luật, là thỏa tính công bình, là có tính cưỡng chế hữu ích. Nhân luật còn gọi là luật buộc gồm 5 điều sau:
        1) Mọi tín hữu (người theo đạo) phải tham dự Thánh lễ và không làm những việc nô dịch vào các Chúa nhật và Lễ buộc (các lễ được quy định phải có mặt).
        2) Mọi tín hữu buộc phải xưng tội ít nhất là một tuần trong năm.
        3) Mọi tín hữu buộc phải rước Mình Thánh Chúa ít nhất một lần trong mùa Phục Sinh.
        4) Mọi tín hữu phải kiêng thịt, giữ chay vào những ngày sám hối do Hội Thánh quy định.
        5) Mọi tín hữu buộc phải đóng góp cho nhu cầu của Hội Thánh, bằng vật chất cho những sinh hoạt chung của Giáo Xứ, Giáo Phận và Giáo Hội Hoàn Vũ (đó là tổ chức đứng đầu, như Vatican … chẳng hạn).
          2)Định lượng tội.
Theo Kitô giáo, tội cá nhân do tự ý vượt qua luật thần thánh gồm có trọng tội và khinh tội.
Trọng tộilà tội khi thỏa đủ 2 yếu tố là:
        - Vi phạm Thiên luật (luật cấm) hay Nhân luật (luật buộc).
        - Cố ý phạm.
  Khi người phạm tội ý thức về hành vi phạm tội và biết là nghiêm trọng, mà vẫn hành động, thì đó là hành động khước từ Thiên Chúa. Trọng tội được xem là tội chết vĩnh viễn, sẽ loại trừ tội nhân ra khỏi ân điển của Thiên Chúa, không được phục hoà để gần gủi với Thiên Chúa, tội nhân sẽ bị trừng phạt nơi Hoả ngục đời đời.
Khinh tội được xem là tội không đến nỗi chết đời đời nơi Hỏa ngục. Nơi đây người phạm tội không nhận thức đó là tội trọng, hoặc hành động mà không có sự đồng thuận của ý thức. Người phạm tội không bị chia lìa khỏi ân điển như trường hợp của người khước từ Thiên Chúa. Dù vậy, khinh tội đã làm tổn thương và cần được phục hoà với Thiên Chúa qua Bí tích Giải tội hoặc nhận Bí tích Thánh thể (Xin xem thêm bài đã soạn ‘Thần Thông-Phép Lạ’).
Theo Matthew 12. 31 nói trọng tội là tội đời đời không thể tha thứ:  “Nếu ai nói phạm đến con người, thì sẽ được tha; song nếu ai nói phạm đến Chúa Thánh Linh, thì dù đời này hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha”.  Có lẽ đây là điều thu hút nhiều tranh luận nhất - do tội này mà người phạm tội trở nên bội phản đạo, mãi mãi từ bỏ cuộc sống đức tin và sự cứu rỗi.
Trọng tội và khinh tội đều dẫn đến sự trừng phạt để được xem là sự công chính của Thiên Chúa. Ngục luyện tội và Bí tích Giải tội là giải pháp cho sự trừng phạt khinh tội.
 
          3) Chuộc tội(cứu chuộc khỏi tội lỗi).
Theo Kitô giáo, sự chuộc tội là sự cứu rỗi giải thoát tội nhân khỏi gánh nặng tội lỗi được cho là do Chúa Jesus thực hiện qua sự chết trên thập tự giá và sự sống lại.
FindingGod_Vietnamese FindingGod_Vietnamese
Hình ảnh con sông chảy giữa hai dãy núi đá. Một bên là nhân loại, bên kia là Thiên Chúa. Con người không thể xây cầu vượt sông, vì con người là bất toàn, còn Thiên Chúa là trọn vẹn, là đấng bắt cầu nối kết con người với Thiên Chúa, và sự việc này được cho là tình yêu của Thiên Chúa  dành cho con người.
 
Xem thêm:
- MƯỜI ĐIỀU RĂN -Xuanha.net
- Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời là gì? -JW.org
- Đạo đức chúa trời có 10 điều răn Archives - Sống Đạo Công Giáo
- LUẬN BÀN VỀ 10 ĐIỀU RĂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI | Thông Công ...
- "Trái cấm" Adam và Eva đã ăn trong Vườn Địa đàng
- Có phải nguyên tội của Adam và Eva là do họ có quan hệ tính dục?
- Moses - LookLex Encyclopaedia
VIDEO
- Mười Điều Răn Thiên Chúa 
 
 
sen%201
 
 
3. Đạo đức nhân bản của Phật giáoGiới.
3.1. Nguyên tắc đạo đức Phật giáo.
Là một tôn giáo vô thần, cho nên đạo đức học Phật giáo được xem là dạng đạo đức học nhân bản 人本(lấy con người làm gốc).
Đạo đức học Phậtgiáođặt nền tảng trên chân lý Duyên khởi-Vô ngã mang tính tương đối, vượt lên mọi không gian và thời gian, với nguyên tắc chuẩn mực cho mọi hành động biểu hiện ở Thân (làm) + Khẩu (nói) + Ý (nghĩ) như sau:
Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”
Image result for hinh phât thich ca
Buddhist ethics - Wikipedia
Precept – Wikipedia *Giới(Phật giáo) – Wikipedia
 
Tuy nhiên, do căn tính con người có khác biệt, nên có sự phân chia theo những mực độ khác nhau theo các hành động của thân-khẩu-ý. Đạo đức học Phậtgiáođưa ra việc thực hành Giới.
Giới(戒;  P: Sīla;  S: Śīla;  E: Precept) là hệ điều luật mang tính đạo đức mà tăng, ni cũng như người tu tại gia phải tuân thủ, trì giữ. Giới có thể là Ngũ giới hay Thập giới là 5 hay 10 điều luật mang tính đạo đức như sẽ đề cặp dưới đây.  Giới được nhắc tới như một phần trong Bát Chính Đạo, một trong Tam Học, một trong các hạnh Ba-la-mật.
Giới được phân biệt thành 2 dạng sau:
1) Giới tướng(戒相;  E: The external manifestation of the precepts):  Là sự biểu lộ hình thức bên ngoài của việc giữ giới, tạo nên oai nghi và trang nghiêm cho hành giả.
 2) Giới thể(戒体;  E: The essence of the precepts):  Là bản tính hay bản chất của giới. Hành giả dùng tuệ soi Duyên khởi để nhận thức được thuần thục về bản tính của giới. Nhờ thế mà hành giả tuy trì giới nhưng không cảm thấy bị trói buộc hay dính mắc vào phương tiện Giới tướng.  Bấy giờ hành giả được gọi là Đắc giới, tức đạt đến đỉnh cao của đạo đức.
Xem thêm:                           
Sách:
1- Dẫn luận về đạo đức học  Phật giáo (Buddhist Ethics) – Damien Keown (Việt dịch)
2- Đạo đức học Phật giáo (Buddhist Ethics: The Path to Nirvana) – H. Saddhatissa
3- Đạo đức Phật giáo: Con đường và sự biểu hiện – Thích Phước Toàn.
4- Đạo đức học Phật giáo – Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt nam 1995
- Đạo đức học Phật giáo - Học viện Phật giáo
- ĐẠO ĐỨC, NGHIỆP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - Theravada ...
 
VIDEO
- Đạo Đức Học Phật Giáo
- Dẫn Nhập THPG (2013):Tổng quan đạo đức học Phật giáo
- Dẫn Nhập THPG (2014):Bản chất đạo đức học Phật giáo
- Dẫn nhập đạo đức học Phật giáo (2018)- TT. Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Năm điều đạo đức với doanh nhân |Thích Nhật Từ
- Nền tảng lý trí và bản chất đạo đức học PG (2018)- TT. Thích Nhật Từ
- GS.TS. Phan Thu Hiền – Đạo đức học Phật giáo qua một số câu chuyện ngụ ngôn
- Phật Giáo Ứng Dụng 1 (2011)- Tổng quan phật giáo ứng dụng – T. NHẬT TỪ
- Phật Giáo Ứng Dụng 2 (2011)- Đạo đức học phương tiện truyền thông – T. NHẬT TỪ
- Phật Giáo Ứng Dụng 3 (2011)- Đạo đức học chính trị - T. NHẬT TỪ
 
3.2. Ngũ giới – Thập giới.

Five precepts - Wikipedia
Ngũ giới – Wikipedia tiếng Việt
Ngũ giới(五戒;  P: Pañcasīla;  S: Pañcaśīla;  E: The five precepts): Là năm điều đạo đức, khuyến khích người Phật tử tại gia gìn giữ để hưởng được quả báo tốt đẹp. Người Phật tử không thể chỉ thọ Tam quy mà không trì Ngũ giới. Người đã quy y là đã bước một nấc thang đầu tiên, nếu không giữ giới có nghĩa là dừng lại tại đó, không tiến bước tới nữa. Năm giới này không những để tiến bước trên đường giác ngộ-giải thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, xã hội gồm có:
1) Tránh xa sát sinh(P: Pānātipātā veramanī;  E: Abstention from killing living beings - Right to life):
Đó là tôn trọng sự sống, bao gồm không giết hại hay làm tổn thương từ con người đến các loài vật. Giữ giới sát sinh là nuôi dưỡng lòng từ, tránh được nhân quả báo ứng.
Người giữ giới không sát sinh luôn luôn có tâm an ổn. Nếu mọi người trên thế giới đều giữ giới không sát sinh thì thế giới không còn chiến tranh giết hại nữa.
Người Phật tử ngoài không giết hạicũng không bảo bày người khácgiết hại, không vui đối với việc giết hại, không khen ngợi đối với  việc giết hại.
2) Tránh xa sự trộm cắp(P: Adinnādāna veramanī;  E: Abstention from theft        - Right of property):
 Đó là tôn trọng sở hữu của người, là không cho thì không lấy, từ nhà cửa, ruộng vườn, của cải, tiền bạc cho đến các vật tư hữu nhỏ bé. Giữ giới trộm cắp còn thể hiện lòng từ, tránh được nhân quả báo ứng
Cũng gọi là trộm cắp, khi lấy của tư hay của công, của công ty hay của nhà nước, khi cưỡng ép người ta bằng vũ lực hay quyền hành hay dùng những thủ đoạn lừa gạt, mưu mẹo v.v… để đoạt chiếm sở hữu, tiền bạc như quỵt nợ, giật hụi, đầu cơ tích trữ, cân non đong thiếu, trốn sâu lậu thuế, v.v…. Tóm lại tất cả các việc gian tham, lấy của bất chính đều là trộm cắp.
Sự lợi ích của giới không trộm cắp là giữ được sự công bằng (không phải cào bằng) giữa con người với con người, tránh sự gian lận bất công. Mỗi người đều có quyền sở hữu riêng tư, xã hội không công bằng thì khó tồn tại lâu dài được. Về xã hội, nếu mọi người đều không gian tham trộm cắp, thì nhà không cần đóng cửa then cài nữa.
Người Phật tử ngoài không trộm cắpcũng không bảo bày người kháctrộm cắp, không vui đối với việc trộm cắp, không khen ngợi đối với  việc trộm cắp.
3) Tránh xa sự tà dâm(P: Kāmesu-micchācārā veramanī;  E: Abstention from sexual misconduct - Right to fidelity in marriage):
Đó là tôn trọng hạnh phúc gia đình của người, không dụ dỗ hay dùng thủ đoạn để cướp vợ hay chồng của người khác, không ép buộc người khác phải thỏa mãn tình dục với mình, không hãm hiếp đàn bà, con gái.
Không tà dâm để bảo vệ hạnh phúc cho gia đình mình và gia đình người, đồng thời tránh được oán thù và quả báo xấu. Mặc dù cấm tà dâm, nhưng giữa vợ chồng cũng phải giữ lẽ, điều độ, biết tiết dục, để cho thân được khỏe, tâm được trong sạch nhẹ nhàng. Còn với người xuất gia thì tránh hẳn dâm.
Người Phật tử ngoài không tà dâmcũng không bảo bày người kháctà dâm, không vui đối với việc tà dâm, không khen ngợi đối với  việc tà dâm.
4) Tránh xa sự nói dối(P: Musāvādā veramanī;  E: Abstention from falsehood - Right of human dignity):
Đó là tôn trọng sự thật trong giao tiếp, nhằm đem lại lợi ích cho mọi người. Tránh xa sự nói dối bao gồm cả bốn chi tiết sau:
 - Tránh nói lời không đúng sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có làm cho người nghe hành động sai vô cùng tai hại.
- Tránh nói lời hai lưỡi, đòn càn (xóc) hai đầu, làm cho hai người khác ghét nhau, thù nhau.
- Tránh nói lời thêu dệt, thêm bớt, có ít xít ra nhiều, nói châm chọc, bóng bẩy làm cho người nghe buồn phiền và khởi tà niệm.
- Tránh nói lời độc ác, thô tục, cộc cằn như nguyền rủạ chửi mắng thậm tệ làm cho người nghe sợ hãi đau khổ.
Người Phật tử ngoài không nói dốicũng không bảo bày người khácnói dối, không vui đối với việc nói dối, không khen ngợi đối với việc nói dối.
Trongkinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân, Phật bảo Tôn Giả A Nan, Thị giả của Phật: "Người ta sinh ra ở đời, họa từ trong miệng mà sinh ra, nên phải giữ gìn cửa miệng hơn cả lửa mạnh, vì lửa mạnh có đốt cháy cũng chỉ đốt cháy một đời này mà thôi, còn như nói ác sẽ đốt cháy trong vô số kiếp. Lửa chỉ đốt cháy nhà cửa, của cải của thế gian, còn lời nói ác đốt cháy bảy thứ của cải của Thánh nhân. Vì thế, này A Nan, chúng sanh họa từ trong miệng mà sinh ra, miệng lưỡi thực là búa sắc tự bổ vào mình, là cái họa để tự diệt mình".
5) Tránhxasi mê do dùng chất say như rượu, thuốc nghiện(P: Surāmeraya majjappamādatthāna veramanī;  E: Abstention from intoxication - Right of security and safety):
Đó là giữ cho tâm trí được sáng suốt nhằm tránh phạm phải bốn giới cấm bên trên là sát sinh, trộm cướp, nói dối, tà dâm. Giới cấm dùng chất say còn bao gồm cả việc dùng các thứ ma túy, vì nó cũng làm cho tâm trí người sử dụng mê dại.
        Người Phật tử ngoài không dùng chất saycũng không bảo bày người khácdùng chất say, không vui đối với việc dùng chất say, không khen ngợi đối với việc dùng chất say.
Trong Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân còn lưu ý người Phật tử tại gia giữ năm giới không nên làm các nghề như:
- Tránh làm nghề nuôi, buôn bán súc sinh, nếu có nuôi súc vật, sau khi thụ Ngũ giới được phép bán nhưng không được bán cho nhà đồ tể.
- Tránh làm nghề chế tạo, buôn bán cung tên, đao kiếm, súng đạn, mìn bom, v.v…, nghĩa là tất cả các thứ dùng vào việc giết người, khủng bố, chiến tranh.
- Tránh làm nghề sản xuất, buôn bán các loại rượu và các loại ma túy.
- Tránh làm nghề sản xuất hoặc buôn bán hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng hóa có nguồn gốc không lương thiện ... do trộm, cướp, bóc lột, khai thác lao động nô lệ ... mà có.
NơiNgũ giới:
- Giới1) 2) 3)   thuộc  Thân 
- Giới4)           thuộc  Khẩu 
- Giới5)           thuộc  Ý 
Gìn giữ Ngũ giới tốt thì Thân-Tâm thanh sạch, đạo đức trong sáng.  Hơn nữa, Phật giáo còn chỉ ra rằng, nguyên nhân và là động cơ chính phạm phải Ngũ giới làtừ3 tâm bất thiện “tâm Tham, tâm Sân, tâm Si”.  Cả ba  Tham-Sân-Si  là vô minh chấp thủ, chỉ có thể hóa giải bằng tuệ giác Duyên khởi-Vô ngã.
- Trongkinh Tương Ưng Bộ IV, trang 404 nêu rõ:
“Đoạn tận Tham, đoạn tận Sân, đoạn tận Si, đây gọi là Niết-bàn”.
- Trongkinh Tạp A Hàmcó ghi:
“Niết Bàn (涅槃;  P:  Nibbāna;  S: Nirvāṇa)  có nghĩa là dập tắt hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ nghiệp gây ra từ  ba bất thiện làTham, Sân, Si.”
Vì thế, quán triệt Duyên khởi-Vô ngã là trọng tâm của sự hoàn hảovềđạo đức (đắc giới), và là con đường tối hậu dẫn tới Niết-bàn.
--------------
Ghi chú:
- Khổ đaulà trạng thái của tâm cố chấp biểu hiện bởi Tham-Sân-Si (Khổ đế).
-Niết-bàn là trạng thái của tâm xả chấp, do đã đoạn tận Tham-Sân-Si (Diệt đế).
          Do đó, Niết-bàn xác thực là trạng thái của tâm, chứkhông là một nơi, một cõi, một không gian nào đó!
Related image
               Thậpgiới(十戒;  P: Dasasīla;  S: Daśaśīla;  E: The ten precepts):
Mười giới cho Tỉ-khâu, Tỉ-khâu-ni và Sa-di là:
1) Không giết hại.
2) Không trộm cắp.
3) Không tà dâm.
4) Không nói dối.
5) Không say sưa.
6) Không ăn quá bữa.
7) Không nghe âm nhạc, hát xướng.
8) Không xức dầu thơm, trang điểm.
9) Không ngủ giường cao, đệm êm.
10) Không dính líu chuyện tiền bạc phiền hà thế gian.
Năm giới đầu (Ngũ giới) được áp dụng cho Cư sĩ, Phật tử tại gia, và trong một số ngày đặc biệt có thể lên đến tám (Bố-tát).
Trong kinh Phạm võng (S: Brahmajālasūtra) có nêu mười giới, khác với nêu trên chút ít và có giá trị như nhau cho tăng, ni và cư sĩ (ngoài giới thứ 3):
1) Không sát sinh.
2) Không trộm cắp.
3) Không tà dâm.
4) Không nói dối.
5) Không mua bán rượu.
6) Không nói xấu của người khác.
7) Không tự khen mình, chê người.
8) Sẵn lòng bố thí (Tham).
9) Không giận hờn (Sân).
10) Không phỉ báng Tam Bảo (Si).
Mười giới này - loại trừ giới thứ 3 ra - là quy định chung cho tăng, ni và giới cư sĩ.
Related image
3.3. Tội lỗi theo quan điểm Phật giáo.
Trong Phật giáo, tội dùng để chỉ việc bất thiện (= ác) trái với việc thiện, là hành động của Thân-Khẩu-Ý của một người trái với nguyên tắc đạo đức, đưa tới Nghiệp xấu, khiến người này phải tự gánh chịu đau khổ theo luật Nhân Quả.
1) Tội lỗi(# tội phạm, tội khiên):   Trong Phật giáo có nêu ra 2 hình thức là trực tiếp và gián tiếp của  Thân, Khẩu, Ý tạo tác nên tội nơi một con người.

  • Tội lỗi qua các tạo tác trực tiếp:
ducphatdaycon3
Đức Phật đang dạy cho Rahula (La-hầu-la)
 
- Trong Bài kinh số 61, Trung Bộ Kinh, đức Phật đã giảng dạy cho Tôn giả Rahula (là con của đức Phật) ở rừng Ambala, khi Tôn giả còn là Sa-di, đang tập sự làm người xuất gia như sau:
"Này Rahula, khi ông muốn làm gì với thân, khẩu, ý, hãy phản tỉnh như sau: ‘Những việc làm với thân, khẩu, ý của ta có thể đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai, thời việc làm với thân, khẩu ý này là bất thiện, đưa đến khổ đau’, như vậy ông nhất định chớ nên làm”.
"Này Rahula, khi ông muốn làm gì với thân, khẩu, ý, hãy phản tỉnh như sau: ‘ Những việc làm với thân, khẩu, ý của ta không đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai, thời việc làm với thân, khẩu ý này là thiện, đưa đến an lạc’, như vậy ông hãy nên làm”.
- Trongkinh Pháp Cú cũng có nêu ra:
                              Ý dẫn đầu các pháp.                    Ý dẫn đầu các pháp.                                  Ý làm chủ tạo tác.               Ý làm chủ tạo tác.                
Nếu với ý nhiễm ô.              Nếu với ý thanh tịnh.              
Nói năng hay hành động.     Nói năng hay hành động.
Khổ não bước theo sau.      An lạc bước theo sau.              Như xe theo vật kéo.            Như bóng không rời hình.                         (kệPháp Cú 1)                           (kệPháp Cú 2)                      

  • Tội lỗi qua các tạo tác gián tiếpnơi Thân, Khẩu, Ý của một người khác, có 3 cách sau:
                         - Bảo kẻ khác làm.
- Vui khi thấy kẻ khác làm.
- Khen khi thấy kẻ khác làm.
Như thế việc làm tạo tội (bất thiện) hay việc làm tạo phúc (thiện) trong đời sống con người bao gồm 4 cách tạo tác: 1 trực tiếp và 3 gián tiếp.
Tạo tác thành tựu được gọi là nghiệp; theo đó, ta có:
- 3 loại: Thân nghiệp, Khẩu nghiệp, Ý nghiệp thuộc dạng bất thiện.
- 3 loại: Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thuộc dạng thiện.
        Đối với Thập giới ta có 40 thiện nghiệp và 40 ác nghiệp.


           1/ Mình (cá nhân)                        Thập thiện nghiệp.
           2/ Bảo kẻ khác
           3/ Vui đối với  việc
           4/ Khen đối với  việc                         Thập ác nghiệp.
 
 
 
 
Related image
            2) Định tính tội lỗi.
Trong đạo Phật có đúc kết 10  điều đạo đức (= giới luật) như sau, nói lên tính thiện và tính bất thiện trong mối quan hệ của con người với môi trường bên ngoài.
                                  Thân:  có 3 điều.
                 1/  Không sát sinh mà phóng sinh.
                    2/  Không trộm cắp mà bố thí.
                    3/  Không tà hạnh mà giữ phạm hạnh.
                                  Khẩu :  có 4 điều.
                 4/  Không nói dối mà nói lời thành thật.
                    5/  Không nói thêu dệt mà nói lời chất trực.
                    6/  Không nói hai lưỡi mà nói lời hòa hợp. 
                    7/  Không nói lời hung ác mà nói lời dịu dàng, hòa nhã.
                                  Ý  :  có 3 điều.
                 8/  Không tham dục (vị kỷ) mà viễn ly (vị tha) bằng pháp bố thí.
                    9/  Không sân hận mà khoan dung bằng  pháp nhẫn (kiềm chế).
                  10/ Không si mê mà sáng suốt bằng phép quán Nhân-Quả.
 
85chunghiakinhdida6
Trên phương diện thực hành hướng tới một nội tâm giác ngộ-giải thoát, đạo Phật quy kết vào phép quán chân lý khách quan Duyên khởi của vũ trụ, vì phép quán này giúp con người mở rộng phạm vi tính thiện đến cùng cực, chứ không còn khu trú hạn hẹp trong những tri giác thông thường của con người. Điều này cũng không quá khó hiểu, vì luật Nhân-Quả chính là hệ quả của nguyên lý Duyên khởi.
 Được như thế, con người sẽ sống thật sự tự do, sống thực với bản chất lợi ích cho tất cả, không còn bị ràng buộc hay trở ngại bởi các điều kiện quy ước biểu kiến của xã hội, của phong tục tập quán, của niềm tin tín ngưỡng … trước đây.   
Xem thêm:
- Luật nhân quả 
Related image
 
3) Định lượng tội lỗi.
        Dựa vào định tính, trọng tội ngoài việc được lặp đi lặp lại nhiều lần sự vi phạm đạo đức (= giới luật), còn được kể đến tính chất nghiêm trọng làm hại ảnh hưởng đến cộng đồng, đến số đông do sự vi phạm gây ra.
Ví dụ:  Đối với giới sát sanh.
                - Sát hại ít hay nhiều sinh vật.
                - Sát hại sinh vật có khả năng ý thức cao, như giữa con vật và con người.
                - Sát hại con người:  người có ít hay nhiều trách nhiệm đối với cộng đồng, người mà ta không có hay có mang nặng ân nghĩa. Về điểm này, Phật giáo có nói đến 5 trường hợp trọng tội gọi là Ngũ nghịch, đó là:
                 1/. Giết cha.              2/. Giết mẹ.      
3/. Giết A-la-hán.      4/. Phá hòa hợp tăng.        
        5/. Làm thân Phật ra máu (ngày nay được xem là tội phá chùa, phá tượng thờ).
        Một cách tương tự đối với các điều đạo đức còn lại.  Cách định lượng giá trị về  phúc do tạo tác điều thiện cũng dựa vào cách nhận thức này.
Related image
            4) Nguyên nhân phát sinh tội lỗi.
Thông thường trong Phật giáo, tội lỗi sinh ra được phân tích là do nội tâm (= ý) bị  những động lực thúc đẩy, sai sử gọi là nội kết. Tất cả phân thành 10 loại gọi là 10 kết sử (kiết sử;  使;  P;S: samyojana;  E: fetters;  F: liens, entraves) ở cả Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền (có vài khác biệt không lớn giữa hai truyền thống).Tuy nhiên, trong 10 kết sử này có thể quy thành 3 kết sử trọng tâm, đó là tham, sân và si. 
Tham, Sân, Si được gọi là tam độc(三毒;   P: Akusala-mūla; S:  Akuśala-mūla;   E: The three poisons). Tam độc có thể hiểu đơn giản và tạm chia làm 3 mức độ (lượng) như sau:
+ Tham :  khởi tâm từ ưa thíchđến chiếm giữsự vật nào đó.
+ Sân    :  khởi tâm từ chê ghétđến loại trừsự vật nào đó.
+ Si       :  không thấu rõ Chánh tri kiến (nguyên lý Duyên khởi).
ThamP:  iccha                        lobha                              abhijjha                      
   S:  raga                         lobham                           abhidhyana       
   E:  wish (desire)                greed (covetousness)             avarice (extreme greed)
Sân:     P:  kodha                      dosa                                byapada
             S:  pratigha                   dvesa                               vaira                      
             E:   dislike                         anger,  resentment                 enmity
Si:        P:  avijja (vô minh)          moha (mê lầm)                micchaditthi (tà kiến)                                     
            S:  avidya                       moham                            mithyadrsti
            E:  ignorance                        mistaken                               perverted  view        
 
        Theo đây, chúng ta có thể nghiệm thấy ngay rằng trong đời sống hằng ngày của chúng ta, tham-sân-si luôn hiện diện mọi lúc, mọi nơi và chi phối mọi hoạt động của con người. Từ cái tôi, ưa thích, chê ghét bé nhỏ nơi một con người cho đến cái tôi rộng lớn, tham nhũng, chiến tranh, hận thù … không hề ngưng nghỉ trong suốt lịch sử loài người.
        Trong 5 giới căn bản hay 7 giới (trong thập giới) thuộc thânkhẩu có thể nghiệm thấy do sự tác động của ý –  tham-sân-si– như sau:
          1/. Sát sanh: có 3 thứ.
          - Do tham dục mà sát sanh:  vì vị ngon, lợi nhuận, đền ơn …
          - Do sân hận mà sát sanh:  vì thù oán, phẩn nộ hay ám ảnh, sợ hãi …
          - Do si mê mà sát sanh:  vì cầu phước, tế lễ quỷ thần …
          2/. Trộm cắp: có 3 thứ.
          - Do tham dục mà trộm cắp:  vì cầu lợi, cầu hưởng lạc …
          - Do sân hận mà trộm cắp:  vì tật đố với người giàu, báo thù …
          - Do si mê mà trộm cắp:  vì cầu phước theo những hủ tục …
          3/. Tà hạnh: có 3 thứ.
          - Do tham dục mà tà hạnh: vì muốn nhiều khoái lạc sắc dục …
          - Do sân hận mà tà hạnh:  vì bất hòa trong đời sống gia đình …
          - Do si mê mà tà hạnh:  vì bị lôi kéo bởi các học thuyết khoái lạc như “ Phòng Trung thuật” của Trung Hoa hay “Giải thoát trong khoái lạc” của Ấn giáo.
          4/. Nói dối: có 3 thứ.
          - Do tham dục mà nói dối:  vì muốn nhiều danh lợi, thế lực, tửu sắc …
          - Do sân hận mà nói dối (lưỡng thiệt, ác khẩu, thêu dệt):  vì oán thù …
          - Do si mê mà nói dối:  vì hủ tục, dị đoan …
          5/. Dùng chất say nghiện = DCSN (mất đi nhận thức đúng đắn): có 3 thứ.
          - Do tham dục mà DCSN:  vì muốn có những cảm giác phấn khích …
          - Do sân hận mà DCSN:  vì phẩn nộ tiêu cực mà tìm cảm giác quên đi.
          - Do si mê mà DCSN:  vì bị mê hoặc bởi các học thuyết trường sinh, giải thoát ở Trung Hoa và Ấn Độ …
Xem thêm:
- Tham Sân Si
Related image
5) Hình phạt tội lỗi.
        Trong Phật giáo, có thể nói rằng khi đời sống của một con người còn bị Tham Sân Si ràng buộc chi phối, thì con người này hãy còn gây ra tội lỗi và tự nhận chịu hình phạt nơi chính mình một cách đầy đủ và công bình theo luật Nhân-Quả khách quan của vũ trụ, còn hình phạt của xã hội dành cho một người phạm tội có thể có nhiều chủ quan, thiếu chính xác (nặng, nhẹ) và đôi khi sai lầm (bị oan) ...
Image result for Đồ hình 10 Pháp giới của Phật giáo
Thế giới quan của Phật giáo Bắc truyền tạm chia ra làm 10 cảnh giới, gồm 4 cảnh giới giải thoát - là những cảnh giới tự do không còn vướng mắc tam độc và 6 cảnh giới bị động trong sinh tử luân hồi - là những cảnh giới hãy còn bị vướng mắc ít hay nhiều tam độc, mà hoàn cảnh sống của các cảnh giới này tương hợp với các tạo tác từ tam độc như được liệt kê dưới đây:
Tứ Thánh四聖
1)Thanh Văn:   (聲聞;  P: Sāvaka;  S: Śrāvaka)
2)Duyên Giác:  (緣覺;  P: Pacceka-buddha;   S: Pratyeka-buddha)
3)Bồ Tát:  (菩薩;  P: Bodhisatta;  S: Bodhisattva)
4)Phật:   (佛;  P;S: Buddhã)
Lục đạo 六道
1) Địa-ngục:  地獄;   P: Niraya;  S: Naraka;  E:  (the realm of) hells  =>(sân).
2)Ngạ-quỷ:  餓鬼;    P: Peta;  S: Pretas;  E: Hungry ghosts                =>(tham).
3)Súc-sinh:  畜生;    P:Tiracchana;  S: Tiryagyoni;  E: Animals         =>(si).
4)A-tu-la:  阿脩羅;   P;S:Asura;  E: (the realm of) asuras, war gods            =>(sân).
5)Nhân-giới: 人界;        P;S: Manusya;  E: Man, human beings          =>(tham).
6)Thiên-giới: 天界;    P;S: Deva;  E: Heaven, celestial beings            =>(si).
Thiên-giới có 6 cấp độ (Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Xuất Đà Thiên, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại). Tất cả được hiểu như là Thiên Đàng.  Xin xemTam giới.
        Thế giới quan này không luận là người có theo đạo Phật hay không, hay theo bất kỳ tôn giáo nào. Nói riêng trong thế giới loài người còn đang sống, 6 cảnh giới này đều tương thích.  Sự tương thích của 6 cảnh giới này hãy còn khá hợp lý nơi từng mỗi con người; đây là lý do vì sao một người đang ở cảnh giới ‘thiên’ vui sướng đầy quyền lực, bất giác với tạo tác xấu xa nặng nề mà phải rơi vào cảnh giới ‘địa ngục’ tù đày, bị bức tử ngay trong một kiếp sống.
--------------
Chú thích:  
1./ Cảnh giới địa ngục được xem như tệ hại nhất với tâm Sân (# hỏa ngục).
- Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh đã chép:Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai “, (Chỉ một khởi niệm sân mà kết quả là muôn ngàn chướng ngại nẩy sinh), hayNhất sân chi hỏa, năng thiêu vạn khỏanh công đức chi lâm(Một ngọn lửa sân có thể thiêu rụi cả muôn rừng công đức).
- Tục ngữ Việt:   “No mất ngon, giận mất khôn”.

- Robert GIngersoll(1833-1899) chính trị gia nổi tiếng của Mỹ cũng đã phát biểu:“Giận dữ là cơn gió thổi tắt đi ngọn đèn của trí tuệ”(Anger is a wind which blows out the lamp of the mind).(Xem thêm:  DANH NGÔN VỀ SỰ GIẬN DỮ.)

          2/. Về 6 cảnh giới nơi thế giới con người:
          Nơi loài người, 6 cảnh giới hàm chứa đủ Tham Sân Si, được phân biệt theo 3 cảnh giới thiện nghiệp và 3 cảnh giới bất thiện nghiệp với các cá tính hoặc Tham hoặc Sân hoặc Si .
- Bacảnh giới bất thiện nghiệp (kém phước báu) là: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh đặc trưng cho những ai có đời sống vật chất kém với cá tánh tương thích là Sân (Địa ngục), Tham (Ngạ quỷ), Si (Súc sanh).
          - Ba cảnh giới thiện nghiệp (khá phước báu) là: A-tu-la, Nhân, Thiên đặc trưng cho những ai có đời sống vật chất khá với cá tánh tương thích là Sân (A-tu-la = Thần), Tham (Nhân =Người), Si (Thiên = Trời). 
Related image
         6) Sám hối tội.                               
Sám hối(懺悔;  P: khama;  S: kshama;  E: confession; repentance; regret for error): 
Sám懺(= sám-ma, là âm của S: kshama)
Hối悔(= hối quá: từ Hán dịch chữ sám-ma).
Theo đó, sám hối trong Phật giáo là phương pháp có mục tiêu làm trong sáng nội tâm cho mọi người, xuất gia cũng như tại gia, nhằm thăng hoa đời sống đạo đức và quan trọng nhất là vươn tới giác ngộ-giải thoát.
  Qua kinh tạng Pali, có thể thấy rằng ngay từ lúc còn tại thế, đức Phật đã dạy nhiều nội dung sám hối khi có người phạm phải sai lầm. Tiêu biểu nhất là Bài kinh số 61 “Giáo giới Rahula trong rừng Ambala”, thuộc Trung Bộ Kinh đã nói trên. Từ nơi đây, chúng ta có thể nhận ra các tư tưởng về tội phạm và sám hối như sau:
- Không ai có quyền thưởng phạt một cách tuyệt đối, mà chỉ có quy luật khách quan Nhân–Quả chi phối công bình đúng mực mà thôi.
- Chính ta làm cho ta ô uế, thì cũng chính ta làm cho ta trong sạch.
- Tội lỗi không có tính cố định và xuất phát từ tâm (ý thức), nên phải lấy tâm mà sám để chuyển hóa mọi sai lầm.
          Không trên trời dưới biển.                 Lành dữ bởi nơi ta.                    Không hang động núi rừng.               Không ai lành cho ai.                     Không trú chốn nơi nào.           Nhiễm tịnh do ta cả.                     Trốn được quả ác nghiệp.         Không ai thanh tịnh ai.                         (kệPháp Cú 127)                            (kệPháp Cú 165)                                                           
                   
Cau-phat
 
Trong kinh Pháp Hoa có dạy rằng: “Có 2 loại người đáng khen, một là không bao giờ gây tội lỗi, hai là lỡ gây ra tội nhưng biết ăn năn chừa bỏ”.
Tuy nhiên, nghi thức sám hối chỉ xuất hiện sau thời đức Phật tại thế, và được xem như là một trong những pháp môn tu tập trong đạo Phật nhằm mục tiêu chuyển hóa ba nghiệp bất thiện của Thân-Khẩu-Ý dưới 2 dạng, đó là từ hình thức sơ thô hướng thiện trên hiện tượng gọi là sự tướng sám hốicho đến hình thức sâu tế giải thoát thuộc bản chất gọi là lý tánh sám hối.
1/. Sự tướng sám hối:
Đó là thể hiện nhận thức và mong muốn hướng thiện. Trong trường hợp này sám hối và ăn năn được xem như đồng nghĩa nhau. Sự tướng sám hối có các nội dung sau:
- Tự thấy ra được lỗi lầm của mình đã vi phạm giới luật.
- Tự hổ thẹn (tàm quý) về lỗi lầm đã làm.
- Mong muốn lỗi lầm này không tái phạm trong tương lai.
- Mong muốn dùng hành vi thích đáng bù lại để được hưởng sự tha thứ.

  • Theo Phật giáo Nam truyền: Sự tướng sám hối đặc trưng với 2 nghi thức từ Tứ Phần Luật Yết Ma Sớ.
- Nghi thức Chế giáo Sám hối:  nội dung gồm 2 giai đoạn.
+Giai đoạn1:  phản tỉnh nhận ra tội qua việc thiền quán 3 nghiệp với mong muốn không tái phạm các sai lầm. Nếu đó chỉ là ý nghiệp thì tự mình sám hối là đủ, nhưng nếu vượt quá ý nghiệp với hành vi sai lầm đã được người khác biết thì phải tiếp sang giai đoạn 2.
+Giai đoạn2:  trình bày với bậc Đạo sư hay vị đồng phạm hạnh có trí về sự phản tỉnh của mình, để mong họ cho những lời khuyên thích đáng. Nếu sự sai lầm có liên quan đến người khác, thì sự phản tỉnh này cũng được tỏ bày công khai với người này, để cả đôi bên đều được an lạc.
- Nghi thức Hóa giáo Sám hối:  Đây là nghi thức sám hối theo giáo pháp của  Kinh-Luật. Người sám hối lễ bái trước điện Phật, đọc tụng kinh Tam Bảo và kinh Sám Hối. Sau đó nếu tại chùa thì các cư sĩ thỉnh pháp sư thuyết pháp cho hội chúng, nếu ở nhà thì tọa thiền công phu.

  • Theo Phật giáo Bắc truyền:
1- Nghi thức Tác pháp Sám hối:  Đây là nghi thức sám hối dành cho những lỗi lầm nhỏ nhặt, có 2 loại:
+ Đối thú Sám hối:  Khi đã gây lỗi lầm với ai thì phải đối trước người đó cùng nhiều người chứng minh để xin tha thứ, dù người đó biết mình hay không biết mình đã tạo lỗi.  Nếu họ chưa tha thứ thì không được oán hận và hứa xin chừa bỏ.
+Đàn tràng Sám hối:  Lập giới đàn, thỉnh chúng Tăng chứng minh để sám hối.  Khi vào đàn, người sám hối phải thành khẩn, tỏ bày lỗi lầm và nguyện trọn đời không tái phạm nữa.
2-Nghi thức Thủ tướng Sám hối:  đây là nghi thức sám hối dành cho những lỗi lầm mới phát khởi từ tâm nhưng chưa thực hiện.  Người sám hối phải đứng trước tượng Phật hay Bồ-tát để sám hối.  Thời gian thực hiện nghi thức từ 3 đến 49 ngày, lúc nào thấy tâm niệm xấu ấy tiêu tan, thân tâm nhẹ nhàng thì sự sám hối mới được thành tựu.
------------
Chú thích:  2 nghi thức sám hối này xuất phát từ kinh Kim Quang Minh.
        3- Nghi thức Hồng danh Sám hối:   Đây là nghi thức sám hối dành cho những tội lỗi đã tạo nghiệp từ nhiều kiếp quá khứ đến nay.  Người sám hối phát tâm lễ Phật, bái sám trọn đời, ít nhất mỗi nửa tháng vào ngày 14 và 30 âm lịch, phân làm 2 cách:
        - Lạy 53 danh hiệu Phật.
        - Lạy 35 danh hiệu Phật để sám hối 5 tội trọng ‘Ngũ Nghịch’.
        Về sau có thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện tạo thành 108 lạy để ám chỉ diệt trừ 108 phiền não.
        Nghi thức sám hối này do pháp sư Bất Động đời Tống (960-1279) ở Trung Hoa soạn ra.
        4- Nghi thức Lục căn Sám hối:   Đây cũng là nghi thức sám hối dành cho những tội lỗi đã tạo nghiệp từ nhiều kiếp quá khứ đến nay.  Người sám hối phát tâm lễ Phật, bái sám nêu rõ những lỗi lầm gây ra do sự buông lung 6 căn từ nhiều đời nhiều kiếp, nguyện phòng hộ các căn để phòng ngừa tội lỗi.
        Nghi thức sám hối này do pháp sư Trí Khải (538 - 597)đời Tùy ở Trung Hoa soạn ra thực hành theo Pháp Hoa Tam Muội Sám Pháp.
Image result for colorful mandala
2/. Lý tánh sám hối – Nghi thức Vô sanh Sám hối.
Đó là thể hiện nhận thức về một nội tâm giải thoát. Đây là nghi thức sám hối dành cho người thượng căn thượng trí, được gọi là Vô sanh Sám hối, với các nội dung sau.
- Tự thấy ra được nghiệp chướng gây ra bởi nội tâm chấp thủ tham-sân-si, biểu hiện ra hành vi của thân, khẩu, ý.
- Tự hổ thẹn (tàm quý) về các nghiệp đã làm.
- Mong muốn các nghiệp chướng này không tái phạm trong tương lai.
- Mong muốn tu tập đúng chánh pháp hướng đến nội tâm giải thoát.
Nội dung thực hành nghi thức gồm 2 phần quán:
1-Quán tâm vô sanh:  Hành giả quán sát tâm mình và thấy rằng “Tâm quá khứ đã diệt, tâm hiện tại không dừng, tâm vị lai chưa đến. Do đó, tội từ tâm không nương vào đâu mà tồn tại được”.
2-Quán pháp vô sanh:  Hành giả quán sát thật tướng của vạn pháp là không sanh không diệt, là không tăng không giảm, là không phân biệt tướng (bình đẳng tướng), là không bị thời gian thay đổi và không gian chuyển dời.  Do đó Tội-Phúc là tướng có sanh diệt, có tăng giảm, có phân biệt và thay đổi theo thời gian và không gian hẳn là giả tướng hư dối nên không còn gá nương nơi đâu mà tồn tại được. Trong kinh Quán Phổ Hiền có chép “Muốn sám hối, phải quán thực tướng của các pháp thì tội mới hoàn toàn tiêu diệt”.
Nghi thức sám hối này xuất phát từ kinh Kim Quang Minh.  Bài kệ đặc trưng cho nghi thức này như sau:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu;
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối.
Hay:                
Tánh tội vốn không do tâm tạo
Tâm nếu diệt rồi, tội sạch không
Tội không tâm diệt cả hai không
Thế ấy mới là chân sám hối.
 
        Đứng về Lý tánh thì tội báo diệt, nhưng đứng về Sự tướng thì vẫn có tội báo.  Người tu hành chân chánh hẳn phải viên dung cả Lý và Sự, và tùy thuận căn cơ hoàn cảnh của mỗi người mà nghiêm trì giới luật để đoạn trừ tội phạm.
        Chư Phật, chư tăng không rửa sạch tội cho người theo đạo, mà mỗi người phải tự rửa sạch tội của chính mình.  Lễ Phật, tụng kinh, bái sám, trì chú, quán chiếu … chỉ chứng minh cho lòng hối cải và giúp cho người sám hối tăng thêm sức mạnh của ý chí dứt bỏ sai lầm.
        Trong kinh 42 Chương có chép:
Người có lỗi tựa người bị bệnh
Được đổ mồ hôi, bệnh người giảm
Phát lồ sai lầm, lỗi người nhẹ.”                                     
Xem thêm:
- Sám Hối (1-2) - ĐĐ Phước Tiến
- Sám Hối (2-2) - ĐĐ Phước Tiến.
- Ý nghĩa sám hối (TT Chân Quang).
- Sám Hối Nghiệp Chướng - TT Nhật Từ - Phần 1/2
- Sám Hối Nghiệp Chướng - TT Nhật Từ - Phần 2/2
 
VIDEO
- Từ Bi Hỷ Xả -Thầy Thích Thanh Từ
- Pháp Tu Từ Bi Và Trí Tuệ - Thầy Thích Quang Thạnh
 
 
Image result for hoa sen đá
 
Phần4
Đời sống tôn giáo
1.Tóm tắt đối chiếu tôn giáo.
Qua các phân tích trên, dưới đây là những nét chính trong việc đối chiếu tôn giáo với hai điển hình:
- Phật giáo:  là tôn giáo vô thần hay tôn giáo nhân bản.
- Kitô giáo: là tôn giáo hữu thần hay tôn giáo thần bản.
1.1. Về đối tượng nghiên cứu.
        1) Phật giáo:
Là một tôn giáo nhân bản, Phật giáo lấy con người và mọi sự vật liên quan tới con người làm đối tượng nghiên cứu, và đáp ứng đời sống con người bằng lý trí luận biện sinh độngvới thực tại tự nhiên.
        Phật học là môn học nghiên cứu về tôn giáo nhân bản.
        2) Kitô giáo:
Là một tôn giáo thần bản, Kitô giáo lấy Thần linh làm đối tượng nghiên cứu, và đáp ứng đời sống con người bằng tình cảm tuân thủ thinh lặngvới cảm xúc siêu nhiên.
Thần họclà môn học nghiên cứu về tôn giáo thần bản.
Image result for colorful mandala
2.2. Về thần thông phép lạ.
        Dù cả hai tôn giáo đều nói đến thần thông phép lạ, nhưng:
1) Phật giáo:
Là một tôn giáo nhân bản, Phật giáo xem trọng con người hơn và xem nhẹ thần thông phép lạ, vì thực tế là sự sinh tồn của con người xưa nay không do thần thông phép lạ quyết định, mà sự sinh tồn của con người là do chính con người quyết định và phát triển.
Theo Phật giáo, thần thông phép lạ chỉ là phó sản(sản phẩm phụ), là kết quả tự nhiên sinh ra mơi tất cả mọi hành giả sau quá trình tu học Thiền địnhthuần thục. Điều này vẫn đúng với các tôn giáo khác khi hành giả có quá trình tu Thiền định.
Điểm đặc thù thần thông phép lạ của Phật giáo vượt lên thần thông phép lạ của các tôn giáo khác là thần thông đoạn trừ phiền não, tức Lậu Tận thôngcó được từ việc hành giả thực hành tu học Thiền tuệvà đạt tới đỉnh cao của trí tuệ.
2) Kitô giáo:
Là một tôn giáo thần bản, Kitô giáo xem trọng Thần linh cũng như thần thông phép lạ của Thần linh, vì cho đó là quyền năng đặc thù của riêng Thần linh là Chúa Trời trong việc tạo dựng, ban ơn hay trừng phạt vật thụ tạo theo ý riêng, chẳng thể nghĩ bàn.
Theo Kitô giáo, thần thông phép lạ là chính sản(sản phẩm chính). Vì nếu không thì giá trị của Thần linh bị hạ thấp, là điều trái với tiên đề của tôn giáo thần bản.
Image result for colorful mandala
        1.3. Về nhận thức chân lý.
        Chân lý là lý lẽ chân thật, là nhận thức được rút ra từ sự quan sát và hiểu biết về mọi sự mọi vật.
1) Phật giáo:
Là một tôn giáo nhân bản, Phật giáo đã đúc kết từ sự quan sát và hiểu biết trong thực tại về mọi sự vật và con người bằng chân lý Duyên khởi, với nhận thức rằng mọi sự vật trong vũ trụ hình thành hay biến hoại từ các yếu tố tương tác nhau gọi là các Duyên. Vì thế mọi sự vật luôn biến đổi theo thời gian – là Vô thường, và không có thực thể (tức có, nhưng không thực là có) – là Vô ngã. Sự vận hành của mọi sự vật không do bất kỳ tác động của một chủ thể nào cả.
Với đặc điểm này, chân lý Phật giáo được gọi là chân lý khách quan hay “Thượng Đế tự nhiên上諦, trong đó:
- Thượng :  Có nghĩa là cao, trên cao // chính yếu // rộng lớn.
- Đế :  Có nghĩa là đạo lý, sự lý thật (sự thật, lý thật, lẽ thật).
2) Kitô giáo:
Là một tôn giáo thần bản, Kitô giáo cho rằng chân lý là Chúa Trời, là một chủ thể tự có và hằng có, là nguyên nhân đầu tiên có quyền năng tạo dựng nên vũ trụ và điểu khiển sự vận hành mọi sự vật trong vũ trụ tùy ý. Chúa Trời có quyền ban phúc hay giáng họa cho mọi tạo vật(= vật thụ tạo).
Với đặc điểm này, chân lý Kitô giáo được gọi là chân lý chủ quan hay “Thượng Đế mặc khải上帝, trong đó:
- Thượng :  Có nghĩa là  trên cao // chính yếu // rộng lớn.
- Đế :  Có nghĩa là  vua // chúa tể vũ trụ.
Image result for colorful mandala
        1.4. Về nguyên tắc đạo đức.
        Đạo đức tôn giáo là những điều được chế tác từ các tôn giáo (chứ không tự có), mang tính nguyên tắc mà con người cần phải tuân thủ thực hành theo để được xem là thiện, và nếu không tuân thủ thực hành theo thì được xem là ác.
        1) Phật giáo:
Là một tôn giáo nhân bản, nên đạo đức Phật giáo là đạo đức nhân bản, được xây dựng trên nền tảng chân lý Duyên khởi. Vì thế, đạo đức Phật giáo rất linh hoạt thích nghi với mọi thời gian và không gian sống của xã hội, chứ không cứng nhắc theo nguyên tắc sau:
        “Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại người hay hại mình-lợi người hay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”
        Ngũ giới, Thập giới hay nhiều trăm giới cho hành giả đều được lý giải theo nguyên tắc đạo đức này. Sự thưởng phạt con người không luận là người theo tôn giáo nào, mà tất cả đều được xem là do quy luật tự nhiên Nhân Quả chi phối.
        2)Kitô giáo:
Là một tôn giáo thần bản, nên đạo đức Kitô giáo là đạo đức thần bản, được xây dựng trên nền tảng 10 điều răn được Thần linh Chúa Trời mặc khải(= kín đáo dạy cho). Vì thế, đạo đức Kitô giáo còn gọi là Đạo đức Chúa Trờihay Thiên Luật, là mệnh lệnh của Chúa Trời mà người theo đạo phải tuyệt đối tin theo, không được phép nghi ngờ. 
Tuy nhiên do 10 điều răn này không được giải thích chi tiết rõ ràng và cũng không chỉ định hình phạt cho hành vi vi phạm, cho nên về sau Giáo Hội Kitô giáo phải giải thích để hướng dẫn tín đồ theo nguyên tắc vâng phục Thần linh.
        Sự thưởng phạt cho tất cả con người đều do Chúa Trời phán xét quyết định từ việc tuân thủ hay không tuân thủ 10 điều răn này.
Image result for colorful mandala
        1.5. Về giáo dục đạo đức.
        Để hướng tới việc thực hành đạo đức, người theo đạo thường được giáo dục các nhận thức chính và được xem là đúng đắn trong các hành vi đạo đức về sau.
        1) Việc tin tưởng.
Đây là giáo dục về động lực của niềm tin, là sức mạnh cho hành động được xem là đúng đắn với đạo đức.
- Phật giáo:
Là một tôn giáo nhân bản, Phật giáo có mục tiêu giáo dục trí tuệ là sự nghiệp của người tu (Duy tuệ thị nghiệp – Kinh Di Giáo), cho nên niềm tin luôn đi sau sự hiểu biết. Niềm tin như thế được gọi là Chánh tín, với ý nghĩa tín nhiệm từ sự hiểu biết chân chánh.
        + Trong kinh Đại Bát Niết Bàn có ghi: “Niềm tin và hiểu biết phải cùng đủ để làm cội gốc tu hành
        + Trong Kinh A Hàm, đức Phật có dạy: "Tin tưởng Như Lai mà không hiểu Như Lai, tức là phỉ báng Như Lai vậy".
        + Trong kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Chánh tín là căn nguyên của đạo, là mẹ của mọi công đức, nuôi lớn hết thảy thiện pháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa vượt qua dòng nước ái dục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết-bàn”.
        -Kitô giáo:
Là một tôn giáo thần bản, Kitô giáo có mục tiêu giáo dục niềm tin vào Chúa Trời là tiên quyết và tuyệt đối và gọi đó là Đức tin(nhân đức đối Thần). Đức tin được xem là giấy phép vào nước Trời (Thiên đàng) khi:
+ Người theo đạo phải tin tuyệt đối rằng có một Chúa Trời tự có và hằng có, toàn năng toàn thiện toàn mỹ.
+ Người theo đạo cũng không được phép nghi ngờ về những lời dạy của Giáo Hội.
2) Việc nương tựa(trông mong nhờ cậy)
        Đây là giáo dục về động lực của hành động được xem là đúng đắn với đạo đức, có liên hệ đến nhận thức tự lực hay tha lực.
- Phật giáo:
Là một tôn giáo nhân bản, cho nên Phật giáo giáo dục việc nương tựa vào con người, mà quan trọng hơn hết là nương tựa vào chính mình – Tự lực. Có chăng là tha lực được dẫn dụ ở bước đầu, nhưng rồi để đạt kết quả chân thật sau cùng thì tự lực vẫn luôn đóng vai trò quyết định.
Trongkinh Trường Bộ III, trang 101; kinh Tương Ưng V, 170; kinh Tạp A Hàm, 639 có chép:
 “Này Ananda, những ai, hiện nay hay sau khi Ta diệt độ, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình xây dựng hòn đảo cho chính mình nương tựa, mà không nương tựa nơi cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa nơi một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ kheo của Ta ".
-Kitô giáo:
Là một tôn giáo thần bản, Kitô giáo giáo dục việc nương tựa vào Thần linh, là trông cậy vào ân huệ cứu độ của Chúa Trời – đó là Đức cậy(nhân đức đối Thần), là Tha lực.
+ Theo (Rm 15,13) của Tân Ước:  “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng”.
+ Theo (Is 40,30-31) của Cựu Ước: “Thanh niên thì mệt mỏi nhọc nhằn, trai tráng cũng ngả nghiêng lảo đảo. Nhưng những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh. Như thể chim bằng, họ tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân”.
3) Việc yêu mến.
Đây là giáo dục về động lực tình cảm kết nối giữa các đối tượng, để được xem là đúng đắn với đạo đức.
- Phật giáo:
Là một tôn giáo nhân bản, Phật giáo xem việc yêu mến là giữa con người và đối tượng là các sinh vật hữu tình, được gọi là Từ bi慈悲, trong đó:
        + Từ (;  P: Mettā;  S: Maitrī;  E: Loving-kindness):  Phát nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng và cảm thán trước hạnh phúc cao thượng của chúng sinh.
        + Bi (;  P;S: Karuṇā;  E: Compassion):  Phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh.
Một cách diễn đạt khác về Từ Bi như sau:  “… Nếu bảo Từ Bi là một thứ tình yêu, thì tình yêu này không phải là thứ cảm xúc nông nổi, hời hợt và sẵn sàng dẫn đến hành động một cách mù quáng. Mà chính đó phải là thứ cảm xúc sâu thẳm, xuất phát từ cái nhìn rộng lớn, không lầm lẫn, đi liền với toàn bộ cuộc sống như là một tổng thể. Vì thế, không có Từ Bi thì đời sống chúng ta sẽ như một thân cây khô cằn, và không có Trí Tuệ thì đó chỉ là sự sống trong tăm tối…”.
Hơn nữa, Từ bi trong Phật giáo không đứng riêng lẻ mà gắn liền với Trí tuệ, đó là Trí tuệ “Duyên khởi-Vô ngã”,  nghĩa là tình cảm gắn liền với lý trí, tình cảm luôn được trí tuệ soi sáng để không mù quáng.
-Kitô giáo:
Là một tôn giáo thần bản, Kitô giáo giáo dục việc “Yêu mến Chúa Trời là trên hết mọi sự” (Điều răn 1) – đó làĐức mếnhay còn gọi là Đức áihoặc Bác ái(博愛;  E: Charity),trong đó:
        + Bác 博  có nghĩa là rộng, lớn.
        + Ái 愛  có nghĩa là yêu, thương (như chữ “Ái” trong Thập Nhị Nhân Duyên).
        Kitô giáo nguyên thủy xem Bác ái (nhân đức đối Thần), hay Đức mến ngày nay là thứ tình cảm yêu thương rộng lớn của người theo đạo đối với Chúa Trời.  Về sau nhà Thần học Thomas Aquinas (1225-1274)  nói thêm rằng "Bác ái không chỉ là tình cảm đối với Chúa Trời mà còn là tình cảm dành cho những người xung quanh chúng ta".
Ở khía cạnh Triết học, Từ Bi được xem là dạng tình cảm hình thành trên nền tảng của Vô ngãgiải thoát, còn Bác Ái được xem là dạng tình cảm hình thành trên nền tảng trái lại, là Hữu ngãkết dính.
Xem thêm:
- Bác ái – Wikipedia tiếng Việt
- Charity (virtue) - Wikipedia
-  Từ bi và trí tuệ -Phatgiao.org.vn
- Từ Bi Và Trí Tuệ - Phật Học - THƯ VIỆN HOA SEN
- Từ Bi và Trí Tuệ (Con người và Đạo Phật, Mê hay Ngộ ...)
 
VIDEO
- Từ Bi Hỷ Xả -Thầy Thích Thanh Từ
- Pháp Tu Từ Bi Và Trí Tuệ - Thầy Thích Quang Thạnh
 
 
2. Hiếu và tôn giáo.
2.1. Hiếu theo quan điểm Triết Thần của Kitô giáo:
 
1) Quan điểm về cha và mẹ trong Kitô giáo: 
Mọi người đều do cha mẹ sinh ra, nhưng kỳ thực theo Kitô giáo thì cha mẹ, ông bà… là những trung gian trong cơ cấu tạo dựng con người (nói chung là vạn vật, vũ trụ) của Thiên Chúa, mà khởi thủy là Adam và Eva. Vì thế mà người theo đạo thường gọi Thiên Chúa là Tổ Phụ, là chính thực cha mẹ của mình đáng được tôn thờ, còn cha mẹ trung gian kia cũng chỉ là những tạo vật như chính mình mà thôi. Đây chính là lý do tại sao mà trước đây Kitô giáo đã không cho phép tín đồ thờ cúng cha mẹ, ông bà.  Hiện nay tính chất căn gốc hướng Thần về cha mẹ, về hiếu này vẫn là bất di bất dịch được xác định trên các giới thẩm quyền giáo lý như sau:

- Theo  Nguyên Lý Sinh của Hiếu Ðạo Trong Ðạo Thờ Kính Tổ Tiên ...có viết:

         “Nếu Thiên Chúa tạo dựng lên chúng ta thì chính Ngài là tổ, là tông. Và nếu là tổ tông của chúng ta thì tại sao chúng ta không tỏ lòng hiếu thảo với Ngài, theo lối suy tư, theo tập quán và hành vi của chúng ta.

Trần Văn Ðoàn

   Viện Triết Ðạo Washington, D.C. và Corona, C.A. Hè 2001

- TheoGiáo Lý Dự Tòng(niemhyvong.net) đã trình bày sau:       

        “Kitô giáo rất chú trọng về đạo hiếu và coi đạo hiếu như là nền tảng của mình, nên Kitô giáo rất phù hợp với tinh thần hiếu thảo của dân tộc Việt Nam. Vì Kitô giáo coi vũ trụ như một đại gia đình, trong đại gia đình đó Thiên Chúa là cha mẹ sinh ra tất cả, và tất cả mọi người đều là anh em.

Như vậy Kitô giáo chính là một tôn giáo của đạo hiếu theo nghĩa chính xác nhất của nó, và đạo hiếu này nơi từng mỗi con người phải thể hiện qua 3 bổn phận rõ rệt theo thứ tự sau :
1/ Thiên Chúa :   Thượng Phụ   là   cha mẹ bậc cao  (Cha trên Trời).                 2/ Giáo Hội     :   Trung Phụ      là   cha mẹ bậc vừa  (đại diện  Cha).                 3/ Gia đình     :    Hạ Phụ          là  cha mẹ bậc thấp  (cha mẹ  Đất).
Bổn phận đối với Cha trên Trời là căn bản, hai bổn phận sau xuất phát từ bổn phận căn bản trên. Vì thế giữa hai thứ hiếu : hiếu đối Cha trên Trời và hiếu đối với cha mẹ Đất thì hiếu trước nặng hơn hiếu sau và là nền tảng của hiếu sau. Người theo đạo phải tin tưởng rằng Cha trên Trời yêu thương chúng ta gấp trăm ngàn lần so với cha mẹ dưới đất yêu thương chúng ta.”                     

         2) Hiếu kính cha mẹ theo kinh sách Kitô giáo:

-  Theo sách kinhCựu Ước,  điều thứ 5 trong 10 điều răn (*):   
 “Ngươi hãy hiếu kính cha mẹngươi để được sống lâu trên đấtmà ThiênChúa của ngươi sẽ ban cho ngươi.”  ( Xh 20 – 12 )                 
        -  Theo sách kinhTân Ước :  
+  “Bất cứ kẻ nào nguyền rủa cha mẹthì phải bị xử tử. Nó đã nguyền rủa cha mẹthì máu của nó phải đổ xuống đầu nó.”  (Lv 20.9)
+ “Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn của ngươi. Đó là điều răn lớn nhất, điều răn đứng đầu.” (Mt. 22.34 )
- Theo  Sách Giáo Lý HTCG : Phần III Sống trong Chúa Kitô - Mười Điều Răn... chú giải tổng hợp:
Điều răn thứ tư:
"Hãy trọng kính cha mẹ ngươi, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi" (Xh 20,12)
Được Sách Giáo Lý HTCG chú giải tiếp:
"Hãy tôn kính cha mẹ". Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa : "để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đấtnày" (Ep 6,13) (x. Đnl 5,16).
Trong đó:
Điều răn thứ nhất: 
"Ngươi phải thờ lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi và phải thờ phượng một mình Người mà thôi" (Mt 4,10).”
---------
(*) Chú thích: Theo quan điểm về “Đức tin” trong Kytô giáo và ngữ cảnh, thì cha mẹ= Cha trên Trời vàđất= Thiên Đàng.
 
Image result for colorful mandala
 
2.2. Hiếu theo quan điểmDuyên khởi của Phật giáo.
1) Quan điểm về cha và mẹ trong Phật giáo: 
- Theo kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân và kinh Bổn Sanh Tâm Địa Quán thì cha mẹ là người có Duyên tạo dựng con cái là những chúng sinh tái sanh theo nghiệp lực. Cha mẹ có 10 công lao lớn (10 ân đức) cả đờiđối với con cái :
1. Đại địa :khổ nhọc cưu mang  chúng sinh vì nghiệp lực thác thai.                
2. Năng sanh :gian nan, hiểm nguy tính mạng khi sanh nở.                   
3. Năng chánh :  ẳm bồng, chăm sóc 5 căn (ngũ quan) và thân mạng khi ốm đau.
4. Dưỡng dục :  cực khổ nuôi ăn, bú mớm đúng pháp.                                      
5. Trí giả :  chịu khó tập tành giúp con phát triển trí tuệ.                                   
6. Trang nghiêm:  chịu mọi ô uế, tô điểm sạch đẹp cho con.                            
7. An ổn :  gìn giữ, che chở, hy sinh cho con, lắm khi phải làm những điều bất thiện, lo lắng khi con đi xa.
8. Giáo thọ :  khéo léo dìu dắt, dạy dỗ con điều lành.                                        
9. Giáo giới :  khuyên dạy con xa lánh điều ác.                                                
10. Dữ nghiệp : thương mến trọn đời, giao phó gia nghiệp cho con.
- Theo tập 35 của Tục Tạng, về phương diện tâm linh (= giá trị tinh thần cao nhất), đức Phật đã dạy rằng :
Cha mẹ là là hai vị Phật sống, đang sống trong nhà.”          
2) Hiếu kính cha mẹ theo kinh điển Phật giáo:
          - Theokinh Tương Ưng 1.8:
“Giữa các loài hai chân, chánh giác là tối thắng.  Trong các loài con cái, hiếu thuận là tối thắng”.                                                                     
- Theo kinh Tập Bảo Tạng:
Làm con đối với cha mẹ :                                                            
- Khi làm điều thiện, dù nhỏ đi nữa thì phước thật vô lượng.                                         - Khi làm điều ác, dù chỉ một chút thì tội cũng vô lượng.
- Theokinh Đại Tập:
        “Thờ trời đất, quỉ thần không bằng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là vị thần minh cao nhất trong các thần minh. Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ là thờ Phật.
        Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật”       
- Theokinh Hạnh Phúc:
Thờ cha mẹ như thờ Phật, cho nên kẻ nào làm khổ làm hại cha mẹ thì giống như làm hại Phật và được xem là một tội trọng ( một trong ngũ nghịch tội ). Và khi cha mẹ được xem là Phật trong nhà, thì sự hiếu kính đúng pháp của con cái đối với cha mẹ là một phúc lành tối thượng.”                         
- Theokinh Nhẫn Nhục, Phật dạy rằng:
Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cùng cực là bất hiếu
- Theokinh Thiện Sanh - thuộc kinh Trường Bộ - đã chỉ ra 5 điều thường gặp được xem là bất hiếu như sau :
1. Nói năng hỗn hào với cha mẹ, với mọi người (vì làm cha mẹ hổ thẹn).         
2. Không nghe theo lời dạy lành của cha mẹ, thầy bạn và các bậc trưởng thượng.
3. Theo bạn xấu gây tội lỗi cho mọi người làm buồn khổ cha mẹ. 
4. Không lo học tập, xao lãng nghề nghiệp làm cha mẹ lo lắng.    
5. Không chăm sóc cho cha mẹ, coi thường cha mẹ, coi trọng vợ con.
 
Đức Phật chỉ dạy ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
Ở trong nhà là báo hiếu, ra ngoài xã hôi là giúp nước, ngồi một mình thì hoàn chỉnh bản thân -  Mâu Tử (tk.2).                                              
 
3) Cách báo hiếu cha mẹ theo kinh điển Phật giáo:
Trong Phật giáo, người con có 2 cách báo hiếu cho cha mẹ, đó là:
                                  - Tài thí.
                                  - Pháp thí.
1/. Tài thí:  Là những gì đáp ứng cho đời sống vật chất, gồm có :
        - Ngoại tài : các vật thể đáp ứng ngũ quan (ngũ căn : sắc, thinh,…, xúc ).                 
- Nội tài: các vật thể thuộc thân mạng (máu, nội tạng, các chi phần,…).
        Và đức Phật đã có những chỉ dẫn về tài thí cho đúng pháp như sau :
-Theo kinh Tiểu Bộ:
        “Phụng dưỡng cha mẹ phải hợp pháp và đúng pháp.”              
        -Theo kinh Trung Bộ:
“Phụng dưỡng cha mẹ là điều nên làm, nhưng vì cha mẹ mà làm điều ác thì không thể chấp nhận được. Bởi làm như thế tự thân không thể nào tránh khỏi quả báo của hành vi bất thiện và còn đem lại sự nguy hại cho cha mẹ. Vì vậy, không thể lấy lý do nuôi dưỡng để tự cứu và bào chữa cho những hành vi bất chánh của mình.“     
        Mặt khác, đức Phật cũng đã bày tỏ sự phiến diện của tài thí :
        -Theokinh Tăng Chi Bộ 2:
“Nếu một bên vai cõng mẹ, môt bên vai cõng cha, nuôi dưỡng cha mẹ đủ đầy… đến trăm tuổi cũng chưa làm đủ việc trả ơn mẹ cha.”             
        -Theo kinh Tương Ưng:
“Sữa mẹ mà mỗi người đã uống trong suốt quá trình luân hồi nhiều hơn nước trong bốn biển.”                                          
Vì thế, đức Phật đã chỉ dạy sư trọn vẹn về hiếu với yếu tố thứ hai là Pháp thí như sau:
        2/. Pháp thí:  Là những gì dùng để chuyển hóa nội tâm, đó là chánh pháp qua thân giáovà khẩu giáocủa người con hướng cha mẹ đến giác ngộ-giải thoát, đó là thấy được lẽ thật (= giác ngộ), và từ đó đưa tới một nội tâm tự do thực sự (giải thoát). Chính sự giác ngộ-giải thoát sẽ giúp cho cha mẹ vượt qua mọi nỗi lo sợ (vô úy), nhất là nỗi sợ hãi về già, về bệnh, về chết.
Một số hướng dẫn về pháp thí được đức Phật chỉ dạy như sau:
-Theo kinh Tăng Chi Bộ 2:                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    
- Ai đối với cha mẹ không có lòng tin nơi chánh pháp. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào chánh pháp.               
- Ai đối với cha mẹ theo ác giới. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào thiện giới.                                                           
- Ai đối với cha mẹ gian tham. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào niệm xả ly và hành bố thí.                                           
- Ai đối với cha mẹ theo tà trí. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào chánh trí.                                            
Cho đến như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho cha và mẹ.”   
VIDEO

- Tình Người - TT. Viên Trí

- Bóng mây - ĐĐ. Thiện Thuận

 

- Bến Yêu Thương (Đ.Đ Trí Chơn)

 

- Nắng Ấm Mùa Xuân – SC. Hương Nhũ

- Chữ hiếu trong kinh tạng Pali – TT. Bửu Chánh

- Chữ Hiếu Trong Phật Giáo – TT. Bửu Chánh

- Chữ hiếu trong đạo Phật 01

- Chữ hiếu trong đạo Phật 02

- Chữ hiếu trong đạo Phật 03

 

 
3.Thần thông-phép lạ và tôn giáo.
Thần thông(;  P:abhiññā;  S: abhijñā;  E: supernatural power)là từ gốc Hán thường dùng trong Phật giáo, đồng nghĩa với  Phép lạ(E: miracle) là từ thuần Việt thường dùng trong Kitô giáo.
Thần thông-phép lạ được xem là khả năng làm được sự việc nào đó một cách kỳ lạ khác thường nơi con người. Các hình thức lễ nghi trong tôn giáo, kể cả các thần chú (神咒;  S: dhāraṇī;  E: dharani) trong Phật giáo hay bí tích (祕跡;  E: sacrament), thánh thủy (聖水  = nước thánh;  E: holy water), thánh thể (聖體= bánh thánh;  E: host) trong Kitô giáo đều không phải là những thần thông-phép lạ.
3.1. Quan điểm của Kitô giáo về thần thông-phép lạ.
Tâm điểm của thần thông-phép lạ trong Kitô giáo là ý niệm về một Thiên Chúa (E: God) vô hình tồn tại. Thiên Chúa này tự hữu và hằng hữu, toàn năng-toàn thiện-toàn mỹ, có đầy đủ thần thông-phép lạ biến hóa tạo nên vũ trụ vạn vật và con người, có quyền ban ơn và trừng phạt các vật thụ tạo theo ý muốn riêng của mình. Dưới đây là một số quan điểm đặc trưng về thần thông-phép lạ từng được các tôn giáo tôn thờ Thiên Chúa này nói đến.  
  
1) Định nghĩa phép lạ:  
Các nhà tu Thiên Chúa giáo phân biệt 2 định nghĩa về phép lạ, được phát biểu như sau:
- Định nghĩa đơn giản:  Phép lạ là sự để qua một bên luật thiên nhiên bằng một luật siêu nhiên. Luật siêu nhiên là luật của Thiên Chúa vốn cao hơn luật thiên nhiên của quả đất.
Chẳng hạn, một trái táo rơi ngược lên trời thay vì rơi xuống đất, đó là một phép lạ, là quyền năng của Thiên Chúa chế ngự và thay đổi luật trọng lực và luật vạn vật hấp dẫn.
- Định nghĩa kinh điển:  “Phép lạ là sự ảnh hưởng trong thiên nhiên, không do các hoạt động được thừa nhận trong thiên nhiên hay do hành động của con người, nhưng chứng tỏ một quyền lực cao siêu và nhằm làm một dấu chứng" (theo Lindsoll và Woodbridge).
Chẳng hạn, sự chữa lành trong Công vụ 3:1-11 là một phép lạ. Bình thường một người 40 tuổi mà không hề đi được sẽ không thể đứng dậy, bước đi, nhảy nhót như một người mạnh mẽ được. Cho nên người què ở cửa hẹp đứng dậy đi được là một phép lạ.
2) Các phép lạ của trong Kitô giáo.
Tập tin:Giotto - Scrovegni - -24- - Marriage at Cana.jpg
Bức họa Tiệc cưới ở Cana của Giotto di Bondone, thế kỷ thứ 14
Phép lạ đầu tiên mà Chúa Giêsu thực hiện là biến những chum nước lã thành rượu mới (hiện chưa xác định được nơi chốn)
Theo các tài liệu được người về sau ghi chép lại, thì các hiện tượng phép lạ được Chúa Jesus thực hiện lúc đi truyền giảng, được phân loại như sau:
+ Trên thiên nhiên:
Chúa Jêsus khiến biển yên lặng (Ma-thi-ơ 8:26,27).
+ Trên Ma quỷ:
Chúa Jesus đuổi quỷ ra khỏi người bị quỷ ám (Mác 5:12,13; Ma-thi-ơ 8:28-32; 9:32-33; 15:22-28; 17:14-18; Mác 1:23-27).
+ Trên bệnh tật:
–Bại liệt (Ma-thi-ơ 8:13; 9:6; Giăng 5:9)  – Teo tay (Ma-thi-ơ 12:13).  – Lưng còng (Lu-ca 3:12)  – Mất huyết (Ma-thi-ơ 9:22)  –Phù thũng (Lu-ca 14:2)  – Sốt rét (Ma-thi-ơ 8:15)  – Câm không nói (Ma-thi-ơ 9:3  – Mù mắt (Giăng 9:1-38)  – Điếc tai (Ma-thi-ơ 11:5)  – Phung các loại (Ma-thi-ơ 8:3; Lu-ca 17:19).
+Trên sự chết:
– Ngài kêu La-xa-rơ từ kẻ chết (Giăng 11:43-44)  – Ngài kêu con gái Giai-ru (Ma-thi-ơ 19:18-26)  – Ngài kêu con trai bà góa Na-in (Lu-ca 7:12-15)
+ Các lãnh vực khác:
– Chúa hóa nước thành rượu (Giăng 2:1-11)  – Nuôi năm ngàn người ăn (Giăng 6:1-14)  – Bước trên nước biển (Giăng 6:15-21)  – Nuôi bốn ngàn người ăn (Ma-thi-ơ 15:32-39)  – Khiến cây vả khô (Ma-thi-ơ 21:18-22)  – Tìm đồng bạc trong miệng cá (Ma-thi-ơ 17:27)  – Phép lạ đánh cá (Lu-ca 5:1-11; Giăng 21:6).
+ Phép lạ lớn nhất:
Là sự phục sinh của chính Chúa Jesus sau ba ngày nằm trong phần mộ. (Cô-rinh-tô 5;4; Rô-ma 1:4).
3) Đặc tính và mục đích của phép lạ.
Các phép lạ của Chúa Jesus theo II Cô-rinh-tô 2:9:
- Là bằng chứng của quyền lực siêu nhiên(kiểm soát thiên nhiên).
- Là độc nhất vô nhị.
- Là thật (vì công khai trước mặt nhiều nhân chứng).
Các phép lạ này được thi thố để chứng minh "Thần tánh" của Chúa. Các phép lạ không cứu rỗi ai (Giăng 12:37), nhưng phép lạ có thể dẫn một người đến đức tin và tăng cường đức tin (Ma-thi-ơ 8:27).
Người theo đạo phải vui vẻ xác nhận đức tin của mình và tôn vinh Thiên Chúa bằng việc chấp nhận các phép lạ đúng y như Kinh Thánh đã chép. Như một nữ tín hữu da đen đã nói: "Tôi tin rằng con cá nuốt ông Giô-na vì Kinh Thánh chép như thế. Nếu Kinh Thánh chép là ông Giô-na nuốt con cá thì tôi cũng tin như vậy".  Mọi cố gắng giải thích các phép lạ là xúc phạm quyền năng và sự chính trực của Thiên Chúa.
4) Câu chuyện phép lạ cứu người chết.
Kết quả hình ảnh cho Lc 7, 11-17 - story of Nain
          Trong mục (Luke 7:11-17) kể rằng Chúa Jesus khi đến thành Nain, cũng là lúc đoàn người khiêng ra xác chết đứa con trai của một người đàn bà góa đang khóc.  Chúa Jesus động lòng thương xót, bèn đi đến đưa tay vào áo quan bảo dừng lại. Sau đó Chúa Jesus phán “Hỡi anh bạn trẻ kia ơi, ta bảo anh hãy ngồi dậy”. Người chết vùng ngồi dậy và bắt đầu nói chuyện. Chúa Jesus giao người con lại cho bà mẹ. Ai nấy đều sợ hãi và ngợi khen đức Chúa Trời đã đến thăm viếng con dân.
Xem thêm:
- Chúa Giêsu đi trên mặt nước
 
Image result for colorful mandala
 
3.2. Quan điểm của Phật giáo về thần thông-phép lạ.
Kết quả hình ảnh cho tìm hiểu phep than thong trong phat giao - phật giáo nguyên thủy  Kết quả hình ảnh cho phep than thong trong phat giao
 
1) Định nghĩa thần thông.
Thần thông(神通;  P: Abhiññā;  S: Abhijñā;  E: supernatural or universal power):
Từ xưa người ta đã biết về những phép thần thông và theo Phật giáo thần thông là những khả năng khác thường, và chúng được xếp thành 6 loại thần thông gọi là Lục thông.  Lục thông có được là do là hiệu ứng tổng hợp từ sự chế ngự 6 căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. 
Trongkinh Tăng Chi Bộ, đức Phật đã chỉ dạy sự chế ngự này như sau:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô thượng. Những gì là sáu?
- Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
- Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
- Thânxúc chạm, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Ýđối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
        - TrongLâm Tế Ngữ Lụccủa Thiền tông cũng trình bày tương tự:
“… Người như khi vào thế giới của sắc mà không bị sắc mê hoặc; vào thế giới của thinh mà không bị thinh mê hoặc; vào thế giới của hương mà không bị hương mê hoặc; vào thế giới của vị mà không bị vị mê hoặc; vào thế giới của xúc mà không bị xúc mê hoặc; vào thế giới của pháp mà không bị pháp mê hoặc. Cho nên người đó đã đạt được cái vô tướng của sắc, thinh,hương, vị, xúc, pháp. Vì thế, chúng (6 căn) không thể trói buộc được ‘bậc-khộng-y-cứ’ này được. Tuy vẫn là năm uẩn hữu lậu, mà thực sự là địa hành thần thông”.
2) Các thần thông trong Phật giáo – Lục thông – Tam minh.
Lục thông(六通;  P: Chalabhiññā;  S: Ṣaḍabhijñāḥ;  E: Six supernatural or universal powers) - còn gọi là 6 sức mạnh tâm linh siêu thế)
Dưới đây là nội dung của của các thần thông:   
        1.Thiên Nhãn thông (天眼通;  P: dibbacakkhu, cutūpapātañāṇa;  S: divyacaksus;  E: clairvoyance): 
Đó là khả năng nhìn của mắt không hạn chế - không bị trở ngại bởi khoảng cách và chướng ngại vật.
        2.Thiên Nhĩ thông (天耳通;  P:dibbasota;  S: divyasrotam;  E: clairaudience): 
Đó là khả năng nghe của tai không hạn chế, không bị trở ngại của ngôn ngữ, hiểu được tiếng muôn loài.
        3.Tha Tâm thông (他心通;P: paracittavijañāṇa, cetopariyañāṇa;  S: paracittajñāna;  E: mental telepathy, ability to know the minds of all living beings): 
Đó là khả năng biết được suy nghĩ của muôn loài.  
4.Túc Mạng thông (夙命通; P: pubbenivāsānussatiñāna; S: pūrvanivāsānusmṛtijñāna;  E: ability to penetrate into past and future lives of self and others):  
Đó là khả năng nhìn thấy được nhiều kiếp quá khứ của mình và người khác.
5.Thần Túc thông (神足通;P: iddhividha;  S: ṛddhipāda;  E:  ability to be anywhere at will): 
Đó là khả năng di chuyển không hạn chế: phi thân (khinh thân), di chuyển tức thời. Thậm chí còn có thể tàng hình, hiện thân to, nhỏ tùy ý. Thần Túc thông còn gọi là Biến Hóa thông.
6.Lậu Tận thông (漏盡通;  P: āsavakkhayañāṇa;  S: āśravakṣayajñāna;  E:  the supernatural insight into the initiative of the stream of transmigration): 
Đó là khả năng làm chủ thân và tâm, trong mọi hoàn cảnh không bị nhiễm ô tham-sân-si. Khả năng này giúp phá được ngã chấp từ đối đãi thị phi nhưtốt hay xấuhoặc thiện hay ác, gây ra phiền não, là đầu mối của mọi nghiệp chướng. Người đạt Lậu Tận thông sẽ ở trong một trạng thái được gọi là Niết bàn.
          Tam minh(三明;  P: Tivijja;  S: Trividya;  E: Three insights, Three kinds of clarity)
Ba pháp Thiên Nhãn thông, Túc Mạng thông và Lậu Tận thông còn được gọi Tam minh,là bởi sau khi nhập được vào Tứ thiền và đắc được Đệ tứ Thánh quả A-la-hán thì hành giả đó bắt buộc phải trải qua 3 kinh nghiệm thần thông  này.Tam Minh luôn xuất hiện kèm với Lục Thông.

  • Quá khứ:  Đầu tiên là nhớ lại vô lượng kiếp quá khứ của mình với từng chi tiết nhỏ để thành tựu Túc Mạng minh(夙命明;  E: Insight into the mortal conditions of self and others in previous life).
  • Tương lai:  Kế đến là thấy sự lưu chuyển sinh tử của vô số chúng sinh ở các cõi theo nghiệp duyên thiện ác để thành tựu  Thiên Nhãn minh (天眼明; E: Supernatural insight into future mortal conditions - deaths and rebirths).
  • Hiện tại:  Cuối cùng là thấy rõ bản chất đau khổ của luân hồi sinh tử, nguyên nhân của đau khổ, bản chất của Niết bàn, và con đường đưa đến Niết bàn để thành tựu Lậu Tận minh (漏盡明;  E: Nirvana insight - Insight into present mortal sufferings so as to overcome all passions or temptations).
Trong kinh Ðại Ca-chiên-diên Nhất Dạ Hiền Giả (Mahā-kaccāna-bhaddekaratta sutta) Tam minh về nội tâm của bậc giác ngộ được mô tả như sau:
Quá khứkhông truy tìm
Tương laikhông ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển …
3)Đặc tính và mục đích của thần thông- Giáo hóa thần thông.
Theo đạo Phật, ai thành tựu trong tu học mà không muốn có thần thông cũng không được, vì có Nhân tất có Quả. Nhưng thần thông chỉ được xem làphó sảncủa sự giác ngộ và đức Phật không khuyến khích các đệ tử sử dụng thần thông để phô trương thanh thế truyền dạy đạo pháp, mà Ngài luôn nhắc nhở chiến thắng vĩ đại nhất của người tu là chiến thắng lòng tham lam, sân hận và si mê của chính mình. Người phá trừ được 3 món độc trên, thân-khẩu-ý sẽ hoàn toàn thanh tịnh và thần thông tự xuất hiện, chứ không do ai ban ơn cho cả.
Cũng theo đạo Phật, thần thông không là vạn năng. Công dụng của thần thông tuy rất lớn, nhưng cũng chỉ là một trong những hiện tượng tự nhiên, không thể đi ngược lại hay vượt qua quy luật tự nhiên Nhân Quả-Nghiệp Báo.  Người có phép thần thông, thường dễ làm những việc dị lạ để mê hoặc người ra, chứ không thể giúp ích gì cho sự hỗn loạn của xã hội, cũng không làm cho nhân tâm bớt phần lo lắng bàng hoàng. Ngược lại, người đam mê phép thân thông sẽ tách rời cuộc sống bình thường.
Hơn nữa trên thực tế, tuy thần thông có sức hấp dẫn số đông, nhưng khả năng giáo dục hướng thượng của thần thông lại rất kém so với sự khai trí của giáo pháp thâm sâu đến với rộng rãi số đông con người ở mọi nơi và mọi thời. Nhân loại xưa nay không thể sinh tồn bằng thần thông, nhưng giáo pháp thì lại có thể gắn bó lâu dài và nâng cao sự thiện hảo cho con người.  
Các đệ tử A-la-hán, không phải vị nào cũng có thần thông giống như nhau. Dùng thần thông có thể nhất thời cảm hóa (thu hút) chúng sinh, nhưng không thể nhiếp hóa (thu phục) chúng sinh lâu dài được. Trong hàng ngũ tỳ-khưu tăng, giỏi thần thông nhất có ngài Mục-kiền-liên. Trong hàng ngũ tỳ-khưu-ni, thần thông đệ nhất là Liên-hoa-sắc. Thế nhưng, ngài Mục-kiền-liên bị ngoại đạo dùng gậy đánh chết. Còn ngài Liên-hoa-sắc thì bị gậy sắt của Đề-bà-đạt-đa đánh chết. Chính vì vậy mà các vị Tổ sư qua các đời ở Ấn Độ cũng như ở Trung Quốc đều rất ít dùng thần thông để truyền bá đạo Phật.
Không trên trời dưới biển.                                        
Không hang động núi rừng.                              
Không trú chốn nơi nào.                                   
Trốn được quả ác nghiệp.                                                            (kệ Pháp Cú 127)
Do đó khi còn tại thế, đức Phật không cho phép đệ tử lạm dụng phép thần thông vì dễ đưa đến kiêu mạn, đồng thời tránh ngoại đạo xem thường vì vào thời đó các tu sĩ thuộc các đạo giáo khác họ cũng có thần thông, bởi họ cũngcó người đắc được Tứ thiền
Do vậy, đức Phật thường nói: “Các vị tỳ kheo hãy tu tập giữ gìn giới hạnh, hãy thật sự là người tu hành có đạo đức thì quần chúng Phật tử mới ủng hộ. Nếu các thầy sử dụng thần thông bừa bãi làm cho Phật tử tín đồ đi theo thần thông thì không hay. Cho nên, quý thầy hãy trang nghiêm giới hạnh để Phật tử vì mến phục oai đức và đạo lực mà đến với đạo”.
Và để khẳng định trước các vấn đề được gọi là thần bí, ngay trước lúc từ giả cõi đời, đức Phật trong kinh Di giáo hãy còn nhắn nhủ:
        “Trong bốn mươi lăm năm giáo hóa của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch”.
Vì vậy, người tu tập không nên xem thần thông là mục đích, mà phải lấy giác ngộ-giải thoát làm cứu cánh.Thần thông được dùng theo mục đích này được gọi là giáo hóa thần thông. Dưới đây là 2 câu chuyện điển hình về giáo hóa thần thông.
1/. Câu chuyện “Khinh thân qua sông”:
Image result for đạo sĩ khinh thân qua sông
Trong quyển “Những thần thoại và huyền bí ở Tây Tạng” (Mystiques et magiciens du Tibet) của Alexandra David-Neel (1868-:-1969) có kể về câu chuyện liên quan đến thần thông được nhiều kinh điển Phật giáo  nói đến.
Sinh thời, một hôm đức Phật cùng các đệ tử đi đến bờ sông Hằng, thấy một đạo sĩ ngồi tu dưới gốc cổ thụ. Đức Phật lại thăm và hỏi:
- Đạo sĩ ngồi tu ở đây được bao lâu và đã tu được gì ?
Đạo sĩ trả lời:
- Tôi ngồi ở đây 40 năm và đã tu được phép khinh thân (làm cho nhẹ mình) qua sông không cần phải thuyền bè chi hết.
Nói đoạn, đạo sĩ niệm thần chú, rồi bước đi, qua sông như làn khói bay. Nhiều đệ tử Phật thấy thế rất thán phục, đức Phật bèn chỉ dạy:
- Nếu phải mất hơn một nửa đời người tu luyện để bay qua dòng sông mà khỏi phải mất một đồng xu thì quả thật giá quá đắt.
Xem thêm:
- Chúa Giêsu đi trên mặt nước
 
2/. Câu chuyện “Tôn giả Angulimàla”.
TrongTrung Bộ kinh(Majjhima Nikaya), số 86. Kinh Angulimàla (Angulimàla sutta) có ghi lại sự kiện sau:
Angulimala - Amar Chitra Katha Comics  
Đức Phật Thích Ca dùng thần thông cảm hóa Angulimala
 Nền tháp tôn giả Vô Não (Angulimala)  
Ahimsaka (người vô tội) là con của quốc sư xứ Kosala. Ông ăn học ở Taxila, một trung tâm giáo dục trứ danh thời xưa, và trở thành vị đệ tử lỗi lạc và thân tín nhất của một ông thầy rất danh tiếng. Bất hạnh thay, bạn bè ông nảy sanh lòng ganh tị, bày điều gièm xiểm và thành công đầu độc tư tưởng của thầy. Ông này tin lời, lấy làm tức giận, và không kịp nghĩ suy hay dò xét, mưu hại Ahimsaka bằng cách truyền lệnh cho ông này phải đem đến một trăm ngón tay người, ngón út ở bàn tay mặt, dâng lên ông để làm lễ thọ giáo bí truyền. 
Mặc dầu không vui, Ahimsaka gượng gạo vâng lời thầy, đi vào rừng Jalini, tại Kosala, và bắt đầu chuỗi dài những cuộc sát nhân ghê tởm, để chặt lấy ngón tay. Ban đầu ông xỏ xâu các ngón tay lại, treo lên cành cây. Nhưng vì kên kên và quạ đến ăn nên ông đeo trên cổ như một tràng hoa làm bằng ngón tay người, giữ cho khỏi bị mất và để dành cho đủ số cần thiết. Do đó Ahimsaka còn có tên là "Angulimala", có nghĩa là "tràng hoa kết bằng ngón tay" (xin xem đoạn phim minh họa vềAngulimala).
Khi ông để dành được chín mươi chín ngón thì đức Phật xuất hiện. Nhìn thấy đức Phật, Angulimala mừng lắm, nghĩ rằng đây là cơ hội để ông hoàn tất sứ mạng.  Ông liền rút hung khí và rảo bước thẳng tới đức Phật.
Đức Phật đã dùng thần thông làm cho Angulimala chạy theo không kịp, mặc dầu đã cố hết sức rượt bắt. Mệt mỏi, mồ hôi nhễ nhại, ông dừng chân lại và cất tiếng gọi: "Hãy dừng lại, ông Sa môn".
Đức Phật từ tốn đáp:
"Mặc dầu Như Lai đi, nhưng Như Lai đã dừng bước. Còn con, này Angulimala, hãy dừng bước."
Tên sát nhân suy nghĩ: "Các vị sa môn luôn nói thật. Vị này nói rằng ông ta đã dừng bước, còn ta thì không dừng. Thế là nghĩa làm sao?", Angulimala liền hỏi thêm: "Này ông Sa môn. Ông còn đi, chính tôi đã dừng. Ông lại nói rằng tôi không dừng, còn ông thì đã dừng. Xin hỏi, này ông Sa môn, lời nói của ông có ý nghĩa gì?"
Đức Phật dịu dàng đáp: "Đúng vậy, Angulimala, Như Lai đã dừng bước, dừng luôn, mãi mãi. Như Lai đã từ khước, dứt bỏ, không còn hành hung hay gây tổn thương cho một sanh vật nào. Còn chính con không giữ lại bàn tay đẫm máu, vẫn sát hại đồng loại. Vậy, Như Lai đã dừng, còn con thì vẫn tiếp tục."
Đến đây nghiệp tốt của Angulimala mau chóng trồi lên mặt. Ông nghĩ rằng vị sa môn này chắc không phải ai khác hơn là đức Phật Gotama (Cồ Đàm), quang lâm đến đây vì lòng bi mẫn, muốn tế độ mình. Nghĩ vậy, ông liền vứt đi tất cả vũ khí, rồi đến gần đức Phật, đảnh lễ Ngài và xin quy y ( tức nương tựa Tam bảo Phật-Pháp-Tăng). Về sau đức Phật chấp nhận ông vào Giáo Hội Tăng Già Cao Thượng bằng cách thốt ra lời: "Ehi Bhikkhu!" ("Hãy đến đây Tỳ khưu!")
Tin Angulimala xuất gia tỳ khưu với đức Phật được truyền rộng ra khắp xứ. Riêng vua Kosala cảm thấy nhẹ nhàng như thoát khỏi nạn, vì Angulimala quả thật là một đại họa cho dân chúng trong xứ.
Nhưng tâm của tỳ khưu Angulimala vẫn không an tĩnh bởi vì luôn luôn ngài tưởng nhớ đến dĩ vãng tội lỗi của mình và những tiếng kêu la than khóc của các nạn nhân. Chí đến những lúc một mình hành thiền ở nơi vắng vẻ cũng không quên được. Ngày kia, khi đi trì bình ngoài đường, ngài bị người ta dùng gậy gộc đánh đập và chọi đá vào mình, phải đi về chùa với đầu cổ đầy thương tích, máu chảy dầm dề, mình mẩy chỗ bị bầm dập. Một cơ hội để đức Phật nhắc lại rằng đó là hậu quả bất thiện của những hành vi hung bạo của ngài trong quá khứ.
Ngày nọ, lúc đi bát, tỳ khưu Angulimala thấy một người phụ nữ sắp lâm bồn đang gặp khó khăn, rên xiết bên đường. Động lòng bi mẫn, ngài đem câu chuyện đau thương ấy bạch lại với đức Phật. Đức Phật khuyên ngài hãy quày trở lại, đọc những lời xác nhận sau đây - những câu này vẫn còn được lưu truyền đến nay dưới tựa đề Angulimala Paritta:
"Này đạo hữu, từ ngày được sanh vào Thánh tộc (nghĩa là từ ngày tôi xuất gia), tôi chưa hề cố ý tiêu diệt đời sống của một sinh vật nào. Do lời chân thật này, ước mong cô được vuông tròn và con của cô bình an vô sự."
Ngài Angulimala học thuộc lòng bài kinh, rồi đi đến nơi, ngồi cách người phụ nữ một bức màn, đọc lại. Người mẹ đau khổ liền sanh được dễ dàng. Đến nay bài kinh Paritta này vẫn còn nguyên giá trị.
Về sau, vào đúng thời kỳ, Đại Đức Angulimala đắc quả A La Hán. Khi nhắc đến đường lối đức Phật cảm hóa Ngài, Đại Đức Angulimala nói:
"Có những sinh vật bị khắc phục bằng võ lực, bằng cù móc hay roi vọt. Nhưng ta đây, được thuần hóa do một nhân vật không cần đến gậy gộc, cũng không dùng gươm đao”.
Trích: "Đức Phật và Phật pháp” – tác giả Narada, Phạm Kim Khánh dịch.
4) Câu chuyện “Tam minh” thần thông cứu người chết.
         

        Trong Trưởng Lão Ni Kệ (Dhp 114) có chép lại câu chuyện bàKisagotaminhận thức lẽ thật lời dạy của đức Phật về quy luật  phổ cập của sinh tử như sau:

Vào thời Đức Phật, có một người phụ nữ tên là Kisagotami vừa bị mất đứa con duy nhất. Không chấp nhận sự thật đau lòng này, bà ta chạy đi khắp nơi, hỏi thăm từng người một, hòng tìm thuốc cứu sống đứa con mình. Người ta nói với bà có thể đức Phật có liều thuốc ấy.
Kisagotami liền đến gặp đức Phật, với lòng tôn kính, bà hỏi: “Lạy Phật, ngài có thể làm ra thuốc để hồi sinh mạng sống cho con của con không?
Ta biết có một liều thuốc như thế” – Đức Phật đáp lời bà. “Nhưng để chế tạo thuốc, ta cần phải có nhiều thành phần”.
Cảm thấy nhẹ lòng, người phụ nữ liền hỏi: “Đó là những thành phần nào? Phật có thể cho con biết không?
Con hãy mang cho ta một nắm đầy hạt cải mù tạt” – Đức Phật nói với bà.
Người phụ nữ hứa sẽ mang đến nhiều hạt mù tạt như lời Phật yêu cầu. Trước khi người phụ nữ quay đi, Phật còn dặn thêm: “Ta cần những hạt mù tạt lấy từ một gia đình và gia đình này chưa từng có trẻ con, vợ chồng, cha mẹ hay người hầu bị chết”.
Người phụ nữ đồng ý và bắt đầu đi từ nhà này sang nhà khác để tìm những hạt mù tạt. Tại mỗi nhà bà đến, mọi người đều đồng ý cho bà những hạt mù tạt, nhưng khi bà hỏi đã từng có ai chết trong nhà chưa thì bà không tìm được ra một gia đình nào chưa từng có người qua đời – có gia đình thì có con gái qua đời, có gia đình thì đã có người hầu chết, gia đình khác lại có chồng hoặc cha, mẹ lâm chung … Kisagotami không tài nào tìm được một gia đình không từng trải qua khổ đau của chết chóc.
Theo đó, bà bừng tỉnh không chỉ riêng mình hứng chịu nỗi đau buồn này, bà liền rời xác đứa con và trở lại gặp Phật.  Phật nói trong sự thương cảm vô biên: “Con nghĩ rằng chỉ có con mới mất mát đứa con thôi sao? Sinh tử là quy luật tự nhiên chi phối lên tất cả vạn vật, đó là vô thường”.
Kết quả hình ảnh cho kisagotami story
         Ngay khi đức Phật kết thúc, Kisagotami đã chứng thánh quả Nhập Lưu, và bà xin được phép xuất gia.
Xem thêm:
- Lục thông – Wikipedia tiếng Việt
- Mặt trái của thần thông - Giác Ngộ
- Thần Thông, Biến Hóa Trong Đạo Phật - Phật Học Vấn Đáp ...
- Đức Phật sử dụng thần thông như thế nào - Thư Viện Hoa Sen
- Thần thông của các thiền sư được khoa học lý giải như thế nào?
 
VIDEO
- Chứng đắc thần thông - TT. Thích Nhật Từ

- Thần Thông Trong Đạo Phật - Pháp Âm Thích Phước Tiến

- Vấn đáp: Ý nghĩa Thần thông trong Phật giáo| Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Thần thông, vô sư trí, sở tri chướng- Thích Nhật Từ
 
 
Bài đọc thêm
1. Nhân đức đối thần trong Kitô giáo.
Có thể nói rằng mọi nội dung giáo dục Kitô giáo đối với người tín đồ đều dựa trên 3 chuẩn mực, là các thái độ và hành động đều mang tính siêu nhiên đối với Thần linh, được gọi là 3 nhân đức đối thần(E: 3 theological virtues;  F: 3 vertus théologales) gồm:  Đức tin, Đức cậy, Đức mến.
Đây là mô hình cho mục tiêu giáo dục con người với hình ảnh của mẫu người“Chúa Con Jesus”, mà việc giáo dục phải vươn tới,với điểm đích là hiệp thông cùng Chúa Cha trên Thiên Đàng, như thánh Phaolô kêu gọi, “Anh em hãy có trong anh em những tâm tư như đã có trong Chúa Jesus” (Pl 2,5).
        +Đức tin(德信;  E: Faith;  F:Foi): 
        Đức德:  thiện // ân, ơn.
        Tin 信:  tin tưởng
Theo đó, đức tin là sự tin tưởng một cách vô điều kiện về một Chúa Trời duy nhất, tự có và hằng có, toàn năng, toàn thiện, toàn mỹ, …, đã sinh ra và vận hành vũ trụ vạn vật. Theo Kitô giáo thì người có đức tin là người được Chúa Trời ban cho ơn này.
Theo (GLCG 1814 – Giáo lý Công giáo) có giải thích:
Đức tinlà chấp nhận những điều Chúa phán dạy, vì trong những điều Chúa dạy, có nhiều điều trí khôn loài người không thể hiểu được, nhưng ta chấp nhận tất cả vì Chúa là Đấng không sai lầm và không  lừa dối.
        + Đức cậy(德望;  E:Hope;  F: Espérance):
        Đức 德:  thiện // ân, ơn.
        Cậy 望:  mong ước, trông ngóng, hy vọng 
Theo đó, đức cậy là sự mong ước cầu xin Chúa Trời ban cho ân sủng về nơi Chúa ngự trị (hiệp thông) sau khị chết. Theo Kitô giáo thì người có đức cậy là người được Chúa Trời ban cho ơn này.
Theo (GLCG 1814 – Giáo lý Công giáo) có giải thích:
Đức cậylà hy vọng với niềm tin xác quyết sẽ gặp Thiên Chúa và hạnh phúc đời đời nhờ các phương tiện Chúa ban. Lý do khiến chắc chắn như thế, vì Chúa là Đấng yêu thương (muốn điều tốt) và quyền năng (có thể làm được mọi sự) đã hứa với người theo đạo.
+ Đức mến(德愛;  E: Charity;  F: Charité):  = Đức ái = Bác ái.
Đức 德:  thiện // ân, ơn.
Mến 愛:  yêu, thích.
Theo đó, đức mến là sự gắn bó thiết tha với ý chí sắt đá bản thân mình (yêu thương) với Chúa Trời.  Theo Kitô giáo thì người có đức mến là người được Chúa Trời ban cho ơn này.
Theo (GLCG 1814 – Giáo lý Công giáo) có giải thích:
Đức mến là yêu Chúa trên hết mọi sự vì, Chúa là Đấng tạo dựng con người vô cùng đáng mến. Nhờ đó mà con người yêu thương mọi người vì Chúa muốn như vậy.
Yêu Chúa trên hết mọi sự” nghĩa là đặt Chúa vào chỗ nhất trong tình yêu của mình. Khi cần, dám hy sinh mọi tạo vật kể cả mạng sống của mình để chứng tỏ lòng ta yêu mến Chúa.
Image result for colorful mandala
2. Đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội.
Phật giáo với tính cách là một tôn giáo nhân bản, lấy đối tượng “con người” làm gốc. Theo đó đạo đức là mối gắn kết (= tình) tốt đẹp giữa con người và con người đã được Phật giáo cụ thể hóa theo nguyên tắc “lợi mình lợi người”.
Trongkinh Trường Bộ, nguyên tắc đạo đức này đối với đời sống xã hội được ghi nhận như sau:                                             
1) Tình bạn.                                                                                                                                                                                                                                                   1/ Tôn trọng, nhã nhặn với bạn.                                                       2/ Thiện ý, khoan dung với bạn.                                                       3/ Quan tâm đến gia đình của bạn.                                                          4/ Là nơi nương tựa cho bạn lúc khó khăn, nguy hiểm.                         5/ Giữ gìn của cải cho bạn.
2) Tình chủ-tớ.         
- Đối với chủ :                                                            
1/ Phân công theo sức khỏe và khả năng.                                         2/ Chăm sóc tốt đời sống vật chất.                                           3/ Chăm sóc họ khi bệnh tật.                                                           4/ Thỉnh thoảng khen thưởng.                                                 5/ Cho phép họ nghỉ ngơi đúng lúc.
                 - Đối với tớ :                                                               
1/ Bằng lòng với việc được giao.                                              2/ Chăm chỉ làm việc.                                                             3/ Cố gắng làm tròn công việc.                                                4/ Giữ gìn tài sản cho chủ.                                                      5/ Làm tốt thanh danh cho chủ.
3) Tình chồng vợ.    
- Đối với chồng :
                 1/ Tôn trọng và khoan dung nhau.                                                   2/ Tỏ lòng mến người thân hai bên gia đình.                                    3/ Chung thủy dù gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh.                          4/ Tôn trọng chức năng làm vợ.                                                        5/ Quan tâm tới các vật trang sức cần thiết cho vợ.
- Đối với vợ :
                 1/ Tôn trọng, khoan dung nhau.                                                      2/ Tỏ lòng  mến người thân hai bên gia đình.                                    3/ Chung thủy dù gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh.                          4/ Gìn giữ tài sản gia đình.                                                               5/ Quan tâm, khéo léo, khích lệ công việc của chồng.
4) Tình thầy trò.      
                 - Đối với thầy :
                 1/ Dạy đầy đủ những yêu cầu cần thiết.                                           2/ Làm cho học trò nắm chắc những điều đã học.                              3/ Hết lòng dạy những khéo léo của mình.                                        4/ Nói tốt những người bạn và đồng nghiệp cho học trò.                    5/ Bảo vệ sự an toàn mọi mặt cho học trò.
                 - Đối với trò :
                 1/ Lễ phép với ( # tôn trọng ) thầy.                                                          2/ Giúp thầy những lúc cần thiết.                                                     3/ Siêng năng học tập.                                                                    4/ Chăm sóc thầy ( vật chất, sức khỏe ).                                          5/ Chú tâm mỗi khi nghe lời dạy của thầy.
5) Tình cha mẹ-con cái:  (Xin xem phần Hiếu bên trên).
6) Tình thù:    Trích kinh Pháp Cú (bản dịch HT Thích Minh Châu)  
Phẩm thứ nhất – Phẩm Song Yếu (PC 3, PC 4)
Akkocchi maṃ, avadhimaṃ, Nó mắng tôi, đánh tôi,
ajinimaṃahāsime                         Nó thắng tôi, cướp tôi.
ye taṃupanayhanti,            Ai ôm niềm hận ấy,
veraṃtesaṃna sammati              Hận thù không thể nguôi.
***
Akkocchi maṃ, avadhimaṃ, Nó mắng tôi, đánh tôi,
ajinimaṃahāsime                         Nó thắng tôi, cướp tôi.
ye taṃna upanayhanti,                Không ôm niềm hận ấy
veraṃtesūpasammati          Hận thù được tự nguôi.
 
* Còn được dịch là:      "Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng.
Lấy ơn báo oán, oán nghiệp tiêu tan".
 
Phẩm thứ 17 - Phẩm Phẫn Nộ(PC 223)
Akkodhena jine kodhaṃ               Lấy không giận thắng giận
asādhuṃsādhunā jin           Lấy thiện thắng không thiện
jine kadariyaṃdānena                 Lấy thí thắng xan tham
saccena alikavādinaṃ.          Lấy chân thắng hư ngụy. 
 
        7)Phẩm chất của một vị vua anh minh.
        Trongkinh Bổn sinh (Jākata), Đức Phật còn nêu ra mười phẩm chất cần có của một lãnh đạo quốc gia để trị vì tốt đất nước, gọi là Thập vương pháp:
1/- Phải có khí độ rộng lượng, cao thượng, vì dân chúng chứ không vì bản thân.
2/- Sống đạo đức và hướng dẫn dân chúng sống đạo đức.
3/- Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho dân, cho nước.
4/- Trung thực và liêm khiết, công bình, chính trực.
5/- Nhân từ, đức độ, có hành vi, cách cư xử nhu hòa, từ ái đối với mọi người.
6/- Sống thanh cao, giản dị, không thù oán, tị hiềm.
7/- Thực thi bất bạo động, không làm tổn hại bất cứ ai.
8/- Có lòng kiên trì, nhẫn nại.
9/- Lấy lòng dân làm gốc, đưa ý dân lên hàng đầu.
10/- Tôn trọng sự hòa hợp trong nội bộ quốc gia và hòa bình thế giới.
Đây không chỉ là những phẩm chất một vị vua cần có, mà còn là những phẩm chất của người đứng đầu chính phủ và lãnh đạo các bộ, các ngành thuộc bộ máy nhà nước cần phải có.
Trong Tiểu bộ kinh có nêu ra mười phẩm chất của một vị vua anh minh, hiền đức hay nhà lãnh đạo tốt. Tuy văn từ có khác nhưng chung quy nội dung không ngoài mười phẩm chất lãnh đạo:
1-Bố thí, có tấm lòng từ thiện, xả kỷ vị tha (trong quản trị đất nước thì điều này thể hiện ở các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội).
2-Trì giới, giữ gìn đạo đức (giữ năm giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu).
3-Bao dung, rộng lượng, giàu lòng hy sinh.
4-Liêm khiết, nghiêm minh, chính trực, công bằng.
5-Nhu hòa.
6.Sống khắc kỷ, giản dị (không đắm mình trong hưởng thụ, trụy lạc, không xa xỉ, biết chế ngự những ham muốn, dục vọng).
7-Không sân hận (không gieo thù kết oán với ai, không ganh ghét, đố kỵ, thù hằn).
8-Yêu hòa bình (không gây chiến, từ bi, bất bạo động).
9-Kham nhẫn, chịu đựng.
10-Thuận lòng dân.
Xem thêm:
- Phật dạy về pháp lãnh đạo - Giác Ngộ
- Phật nói gì với người lãnh đạo đất nước? - Chùa Hoằng Pháp
 

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!


***


Huy Thai g
ởi