Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 
 
Sổ Tay Phật Học 5/5
佛教手冊
The Buddhist Handbook

***

Nội dung

A – G
1/5
*A Di Đà   *A-la-hán   *A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề    *A-tu-la   *Ái   *Ăn chay   *Ân   *Ấn [X. Mật]   *Bách pháp (100 pháp)   *Ba-la-mật-đa (Thập Ba-la-mật, Lục Ba-la-mật)   *Bản lai diện mục   * Bát bất   *Bát Chánh Đạo   *Bát phong   *Bất khả đắc   *Bất khả tư nghì   *Bất Nhị [X. Trung đạo]   *Bình đẳng – Công bình   *Bố thí   *Bồ-tát   *Cam lồ   *Cầu nguyện - Phát nguyện - Thệ nguyện   *Căn - Trần - Thức   *Chánh niệm   *Chánh-Tà & Chân-Vọng   *Chánh tín   *Chân đế - Tục đế   *Chân Không Diệu Hữu (X. Hữu-Không)   *Chân lý   *Chân ngôn [= Thần chú - X. Mật]   *Chân như   *Chân – Thiện – Mỹ   *Chấp trước (= Chấp thủ)   *Chữ Vạn   *Chứng & Đắc   *Chướng   *Công án   *Công đức và Phúc đức   *Cúng dường   *Dị thục   *Dục   *Duyên khởi   *Duyên khởi luận - Thực tướng luận   *Đại Thủ Ấn   *Đạo   *Đạo đức Phật giáo   *Đế [X. Chân lý]   *Địa Tạng   *Giác ngộ – Giải thoát   *Giáo dục   *Giới luật.  

H – L
2/5
*Hành   *Hạnh phúc   *Hiếu trong Phật giáo   *Hộ niệm   *Hộ trì   *Hữu-Không = Sắc-Không = Không tính   *Hữu thần - Vô thần   *Hữu thời và Phi thời [X. Thời gian]    *Hữu vi pháp - Vô vi pháp   *Kết sử (= Kiết sử)   *Khổ   *Không tính [X. Hữu-Không]   *Kiêu mạn   *Kinh điển Phật giáo   *Kinh A Di Đà   *Kinh Bát Đại Nhân Giác   *Kinh Hoa Nghiêm   *Kinh Kim Cương   *Kinh Lăng Nghiêm   *Kinh Pháp Hoa   *Kinh Phật thuyết – Kinh Tổ thuyết [X. Kinh điển Phật giáo]    *Kinh Tâm (Tâm kinh)   *Kinh Viên Giác   *Lậu hoặc   *Lễ   *Lo sợ   *Luân hồi   *Lục Diệu Pháp Môn   *Lục đạo   *Lục hoà kính.

L – Q
3/5
*Ma   *Mạn [X. Kết sử]   *Mật   *Mộng   *Ngã   *Nghi   *Nghiệp   *Ngũ căn – Ngũ lực   *Ngũ giới   *Ngũ đình tâm quán   *Ngũ minh   *Ngũ nghịch   *Ngũ nhãn   *Ngũ phần hương   *Ngũ uẩn   *Nhân cách   *Nhân Quả   *Nhẫn   *Nhị chướng   *Như Lai   *Như lý tác ý   *Như thị (X. Thập Như thị)   *Niềm tin   *Niệm   *Niệm Phật   *Niết-bàn   *Pháp   *Pháp giới   *Pháp học – Pháp hành – Pháp thành   *Pháp tướng và Pháp tính   *Phật   *Phật kỳ   *Phật lực [X. Tự lực và Tha lực]   *Phật Thích Ca   *Phật tính   *Phiền não   *Phiền não tức Bồ-đề [X. Trung đạo – Bất nhị]   *Quả báo   *Quán   *Quán Thế Âm   *Sám hối   *Sen.  

S – T
4/5
*Sinh tử   *Sư tử hống   *Tam Bảo   *Tam chướng   *Tam độc   *Tam giải thoát môn   *Tam giới   *Tam học (= Giới – Định – Tuệ)   *Tam minh   *Tam Pháp Ấn   *Tam tạng [X. Kinh điển Phật giáo]   *Tam thân   *Tam thiên đại thiên thế giới   *Tam tôn   *Tam thập thất bồ-đề phần [= 37 Phẩm trợ đạo]   *Tam tuệ (= Văn – Tư – Tu)   *Tam tự tính   *Tăng   *Tâm   *Tâm linh   *Thần thông-Phép lạ   *Thập giới (= Thập thiện)   *Thập lực   *Thập Mục Ngưu Đồ   *Thập Nhị Nhân Duyên   *Thập như thị   *Thập tùy niệm   *Thất Giác Chi   *Thất Thánh tài   *Thất tình [X. Dục]   *Thể Tướng Dụng   *Thiên đàng & Địa ngục   *Thiền   *Thiền định   *Thiền Như Lai (= Thiền Phật giáo Nguyên thủy)   *Thiền Tổ Sư (= Thiền Phật giáo Phát triển)   *Thiền tuệ (= Thiền quán “Tứ Niệm Xứ”)   *Thoại đầu [X. Công án].  

T – X
5/5
*Thời gian   *Thượng Đế   *Tín - Giải - Hành - Chứng [X. Tam tuệ]   *Tịnh độ   *Tịnh Độ tông   *Tội   *Tôn giáo   *Tông phái Phật giáo   *Trai tịnh   *Triền cái và Thiền chi   *Trung đạo   *Trường cửu thí   *Tu học   *Tuệ giác (= Tuệ giải thoát, Tuệ vô lậu, Trí tuệ giác ngộ)   *Tùy (Tùy duyên – Tuỳ pháp hành – Tùy tín hành – Tùy hỷ – Tùy niệm – Tùy miên – Tùy phiền não)   *Tứ ân   *Tứ bất khả khinh   *Tứ chánh cần   *Tứ chúng   *Tứ cú   *Tứ Diệu Đế   *Tứ đức Niết-bàn   *Tứ liệu giản   *Tứ nhiếp Pháp   *Tứ niệm xứ   *Tứ oai nghi   *Tứ pháp giới [X. Kinh Hoa Nghiêm]   *Tứ sơn   *Tứ Thần Túc   *Tứ thực [X. Trai tịnh]   *Tứ vô lượng tâm [X. Vô lượng]   *Tứ vô ngại (= Biện tài vô ngại)   *Tứ y pháp   *Từ Bi và Trí Tuệ   *Tử thư Tây Tạng   *Tự do   *Tự lực và Tha lực   *Tự tại   *Tự tứ   *Tương tác - Tương thuộc   *Tương tức - Tương nhập   *Tướng   *Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm [X. Kinh Kim Cương]   *Văn-Tư-Tu (X. Tam tuệ)   *Vãng sinh tịnh độ – Siêu sinh [X. Tịnh Độ tông]   *Viên thông   *Vô   *Vô ký   *Vô lậu   *Vô lượng   *Vô ngã   *Vô sinh   *Vô thường   *Vô tướng   *Vô vi [X. Hữu vi pháp - Vô vi pháp]  *Xá-lợi   *Xá-lợi-phất   *Xả   *Xuất gia.

o0o

Lời dẫn nội dung.

-Trong các kinh Trung Bộ I, số 28; Tương Ưng III, tr. 144 và Tiểu Bộ I, tr. 48 nói rõ:
Ai thấy Duyên khởi, người ấy thấy Pháp(= Chân lý). Ai thấy Pháp(= Chân lý),người ấy thấy Duyên khởi”.
Hay:
Ai thấy Duyên khởi, người ấy thấy Pháp(= Chân lý). Ai thấy Pháp(= Chân lý),người ấy thấy Như Lai (= Phật)”.
-Trong kinh Tăng Chi Bộcũng như trong kinh Tạp A Hàm, đức Phật đã xác định rằng :
Duyên khởi là lẽ thật chỉ rõ thực tính nơi mọi sự mọi vật – vật lý hay tâm lý, trong vũ trụ.  Sự thật này luôn tồn tại cho dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện nơi thế gian này …”.
- Trong kinh Đại duyên (Mahanidana sutta), tr. 50-51, hay trong kinh Maha Nidana, Trường A Hàm đã nêu rõ bản chất của vũ trụ vạn vật là Duyên khởi, là Không làm nền tảng cho việc tu học:
Sâu sắc là giáo lý Duyên khởi! Thậm thâm là giáo lý Duyên khởi! Vì không giác ngộ và thâm nhập giáo lý Duyên khởi này mà chúng sanh hiện tại sống trong cảnh giống như ổ kén lộn xộn, cuộn chỉ rối ren, ... không thể nào vượt qua khỏi khổ cảnh, ác thú, đoạ xứ, luân hồi”.
Như Lai dạy cho các tỳ-kheo giáo pháp thánh thiện, siêu việt, có liên hệ đến  Không tính và phù hợp với giáo lýDuyên khởi”.
Nguyên lý Duyên khởi là sự chứng ngộ thành đạo của đức Phật, là đặc trưng lớn nhất của đạo Phật khác hẳn với các tư tưởng, triết học và tôn giáo khác, là chân lý khách quan  tự nhiên của vũ trụ, khác với các chân lý chủ quan  xem như được chế tác bởi con người nơi các tôn giáo khác.
Nguyên lý Duyên khởi được dùng để giải thích nguồn gốc của thế giới, xã hội, nhân sinh và sự sản sinh của những hiện tượng tinh thần, kiến lập nhân sinh quan và thế giới quan.
Nguyên lý Duyên khởiđược xem là cốt lõi, là chiếc chìa khóa để mở kho tàng Pháp bảo Tam tạng (Nam tạng hay Bắc tạng). Ý nghĩa khái quát của nó trông có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực Duyên khởi không những là phương tiện tối thượng dẫn dắt chúng sinh đi tới giác ngộ vô thượng, mà còn là giáo lý căn bản của tất cả kinh điển Phật giáo.

Duyên khởi dẫn hường cho việc học Phật và tu Phật
1. Duyên khởi = Trung đạo-Duyên khởi.
2. Duyên khởi tính = Phật tính = Không tính = Tự tính.
3. [Văn tuệ Duyên khởi + Tư tuệ Duyên khởi]  =>  Tu tuệ Duyên khởi.
Đạo Phật là đạo giải thoát, giúp chúng sinh tự rèn luyện mình để đạt tới một nội tâm sáng suốt, và từ đó tự làm chủ chính mình, chứ không mê hoặc chúng sinh phải lệ thuộc vào một thần quyền ảo tưởng nào cả. Phương tiện để dẫn dắt chúng sinh chính là Nguyên lý chân lý Duyên khởi đã được đức Phật Thích Ca khám phá ra và truyền đạt lại cho nhân loại trên suốt 45 năm.   

Có thể nói rằng ngôi nhà Phật pháp được xây dựng trên nền móng vững chắc của chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi. Vì thế, các vấn đề học Phật dưới đây sẽ được cố gắng phân tích lý giải theo sự soi sáng của Duyên khởi để phần nào tránh đi sai sót do những suy nghĩ chủ quan.
 “Sổ tay Phật học” này chỉ là bước đầu tìm hiểu về đạo Phật.  Hy vọng rằng những cóp nhặt nơi “Sổ tay Phật học” sẽ được nhiều đóng góp sửa đổi, để ngày càng hoàn thiện.

NBS:  Minh Tâm 3/2022

Thời gian.
Nội dung
I. Khái niệm về thời gian.
II. Tổng quan về thời gian trong Phật giáo.
III. Hữu thời và Phi thời.
I. Khái niệm về thời gian.

Time - Wikipedia
Thời gian – Wikipedia tiếng Việt
          Thời gian [時間(thời: lúc;   gian: khoảng);  P;S: kāla;  E: time] là khoảng cách giữa 2 lúc.  Đâylà vấn đề luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà triết học và khoa học tự nhiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Thời gian thật ra là khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng.Từ "thời gian" có trong tất cả các ngôn ngữ của loài người. Định nghĩa về thời gian là định nghĩa khó nếu phải đi đến chính xác. Tuy nhiên, đa số chúng ta ai cũng phải dùng từ đó và nói đến nó, nên thông thường cần có một cách hiểu chung nhất. Dưới đây là một vài định nghĩa thông dụng về thời gian như sau:
1.Thời gian là hình thức cơ bản của vật chất (cùng với Không gian), trong đó vật chất vận động và phát triển không ngừng. Thí dụ: “Không gian vô cùng, thời gian vô tận”.
2.Thời gian là một định lượng nhất định xét về mặt dài ngắn, nhanh chậm.  Thí dụ: Đi lại mất nhiều thời gian // Thời gian qua rất nhanh // Trong thời gian đó.
3.Thời gian là một định lượng trong đó diễn ra sự việc từ đầu đến cuối. Thí dụ: Trong suốt thời gian hội nghị. Gặp lại sau một thời gian xa cách.
Cho đến nay được biết đến, thời gian chỉ có một chiều duy nhất đó là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Sự vận động không ngừng thay đổi, biến đổi của thế giới vật chất từ vi mô đến vĩ mô (kể cả trong ý thức, nhận thức) luôn có những quan hệ tương hỗ với nhau, và vì thế "vị trí và trật tự" của chúng luôn biến đổi, không thể trở về với trạng thái hay vị trí trước đó được. Đó chính là trình tự của thời gian.
          Theo Khoa học ngày nay, thời gian được khảo sát qua nhận thức Thời gian vật lý, Thời gian tâm lýThời gian sinh học như dưới đây.
1) Thời gian vật lý:
Thời gian vật lý(時間物理;  E: physical time) là thời gian vận động một chiều theo quy luật tự nhiên từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Thời gian vật lý quy ước các định lượng giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm, thập niên, thế kỷ, thiên niên kỷ...,  và gọi đó là thời gian pháp định, có mục đích để quy ước nhau, liên hệ nhau trong cuộc sống.
Vật lý cũng như nhiều ngành khoa học khác xem thời gian là một trong số những đại lượng cơ bản để đo đạc. Theo quy ước hiện đại trong vật lý, 1 giây được định nghĩa như sau:
Giây là khoảng thời gian bằng 9,192,631,770 lần chu kỳ của bức xạ điện từ phát ra bởi nguyên tử Cs133 khi thay đổi trạng thái giữa hai mức năng lượng đáy siêu tinh vi.
Các đơn vị thời gian thông dụng khác được định nghĩa dựa trên khái niệm giây như sau:
- Một phút có 60 giây
- Một giờ có 60 phút
- Một ngày có 24 giờ
- Một tuần có 7 ngày
- Một tháng có 4 tuần + 0, 1, 2, 3 ngày, (trung bình 30,4.. ngày).
- Một năm là khoảng thời gian trung bình của một chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời, gồm có 12 tháng, hoặc 52 tuần 1 ngày, hoặc 365 ngày và 6 giờ.
          2) Thời gian tâm lý:
Thời gian tâm lý(時間心理;  E: psychological time) là thời gian do sự suy tưởng từ tâm trạng của con người mà hình thành. Thời gian tâm lý có tính hữu tình đi sâu vào tình cảm của con người, lúc nhanh lúc chậm. Ví dụ:
- Khi hai người đang yêu ở gần nhau thì thời gian như ngừng lại. Nếu họ phải chờ đợi nhau vì có một người lỡ hẹn thì một giờ dường như “một thế kỷ” …
- Đối với người bị giam cầm trong ngục tù thì “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” tức là chỉ một ngày đêm thôi nhưng lâu như đến thiên thu.  Hay “Lúc vui trách đêm ngắn quá, khi buồn trách đêm dài quá – Hoan ngu hiềm dạ đoản, tịch mịch hận canh trường”.
3) Thời gian sinh học.
Thời gian sinh học(時間生學;  E: Biological time)được nói gọn là Thời sinh học (時生學;  E: Chronobiology). Thuật ngữ "thời sinh học" có xuất xứ gồm những từ nguyên Hy Lạp: "chronos" có nghĩa là thời gian, "bio" là sốngvà "logos" là khoa học. Theo đó, Thời gian sinh họclà ngành khoa học nghiên cứu thời gian của những hoạt động sinh học, để xác lập cái được gọi là "cấu trúc sinh học theo thời gian" của các loài sinh vật kể cả người. Ngành khoa học này nghiên cứu những thay đổi sinh học tùy thuộc vào từng thời khắc, những cơ chế điều hòa, cũng như những hoàn cảnh môi trường có thể tác động ảnh hưởng đến các thay đổi đó.

Cơ chế đồng hồ sinh học các chức năng sinh lý

Mechanism of the circadian clock in physiology

Gan (Liver):                                                              1am– 3 am.
Phổi (Lungs):                                                            3am- 5 am.
Ruột già (Large intestinehoặc ruột kết: colon)             5am- 7 am.
Dạ dày (Stomach):                                                     7am- 9 am.
Lá lách (Spleen):                                                       9 am- 11 am.
Tim (Heart):                                                              11 am- 1 pm.
Ruột non (Small Intestines):                                       1pm - 3 pm.
Bàng quang (Bladder):                                              3pm - 5 pm.
Thận (Kidneys):                                                        5 pm- 7 pm.
Tụy (Pancreas):                                                         7 pm – 9 pm.
Mạch máu-động mạch (Blood Vessels-Arteries):                     9 pm – 11 pm.
Túi mật (Gallbladde):                                                 11 pm – 1 pm.
Đồng hồ sinh học theo Tây y
[Phân bố cụm thời gian cụm nội tạng hoạt động mạnh nhất]
 
Đồng hồ sinh học theo Đông y

Thời sinh học giúp ta nhận biết ở những thời khắc nào cơ thể sinh vật có sức đề kháng mạnh hay kém. Trong thập niên 80 của thế kỷ vừa qua, ở Hoa Kỳ, kết quả nghiên cứu trên hàng nghìn trường hợp bệnh, đã xác nhận các triệu chứng và bệnh không biểu hiện ngẫu nhiên trong ngày cũng như trong năm, mà thường xuất hiện nhiều hơn trong một số giờ và một số mùa nhất định.
II. Tổng quan về thời gian trong Phật giáo.
Từ gần 2000 năm tCN, người Ấn Độ đã dành một phần tâm trí của mình cho vấn đề thời gian. Trong kinh Veda - bộ kinh cổ nhất của Ấn giáo và nhân loại, thời gian là vị thần Rudra huỷ diệt sự sống, bên cạnh thần Phạm Thiên sáng tạo sự sống, thần Visnu bảo vệ sự sống. Bởi thế, ám ảnh về thời gian và khát vọng vượt thoát sự ám ảnh ấy, cũng có nghĩa là khát vọng vượt thoát cái chết, kiếp luân hồi, nỗi khổ đau nhân thế luôn thường trực trong tâm hồn người Ấn.

Tuy nhiên, cái nhìn về thời gian của họ không giống với cái nhìn về thời gian của người phương Tây. Người Ấn không đo sự vận động của sự vật trong dòng chảy của thời gian từ quá khứ đến tương lai bằng niên đại chính xác. Trong sử sách ấn Độ, thời gian của các biến cố thường chỉ được tính áng chừng. Vượt lên những biến dịch không cùng của đời sống, người Ấn truy tìm một bản thể vĩnh hằng, tĩnh lặng miên viễn, không biên kiến, thị phi ... Tư tưởng đó thể hiện đậm nét trong quan niệm của Phật giáo về thời gian.
Vấn đề thời gian trong Ấn giáo được Phật giáo kế thừa và phát huy, xem xét khá đầy đủ với nội hàm phong phú, sâu sắc, đó là:
- Thời gian và chân lý Duyên khởi.
- Thời gian qua từng kiếp và từng sát-na.
- Thời gian là vô hạn (vô thủy vô chung).
- Thời gian theo tục đế  và chân đế.
1) Thời gian và chân lý Duyên khởi.
 Theo Phật giáo, mọi pháp (法;  P:dhamma;  S; dharma) đều do Duyên khởi, nghĩa là các pháp sinh-diệt đều có điều kiện:
- Sự có mặt của một sự vật thực chất chỉ là sự có mặt của các điều kiện (= Duyên) sinh ra nó.
- Sự hoại diệt của một sự vật cũng chỉ là sự hoại diệt của các điều kiện hình thành ra nó.
Như thế, các pháp đều không thực sinh, cũng không thực diệt. Tất cả biểu hiện tính chất Vô thường (P: Anicca;  S: Anitya;  E: Impermanence) của các pháp qua bốn thời, đó là:
- Thành Trụ Hoại Không   (成住壞空)  hoặc
- Sinh Trụ Dị Diệt            (生住異滅) 
- Sinh Lão Bệnh Tử            (生老病死)   
- Jāti(P;S)  (Thành成  =  Sinh生; E: Formation; Birth // nascent).
- Sthiti(P;S)(Trụ住     =  Trụ住;   E: Stability;  Stay // static).
- Jarā(P;S)   (Hoại壞    =  Dị 異;     E:  Disintegration; Change // decaying).
- Nasa(P;S)  (Không空  = Diệt滅;  E: Void;Death// cessant).
Bốn thời này được xem là một chu kỳ trong chuỗi chu kỳ vô thủy vô chung.
2)Thời gian qua Kiếp và Sát-na.
Phật giáo thường dùng hai thuật ngữ làm phương tiện đo thời gian là kiếp và sát-na:
1/. Kiếp (劫;  P: Kappa;  S: Kalpa) là đơn vị đo thời gian dài (cực đại), được Phật giáo Nguyên thuỷ chia thành tiểu kiếp, trung kiếp, đại kiếp.
- Mỗi tiểu kiếp bằng 16.800.000 năm.
- Mỗi trung kiếp bằng 20 tiểu kiếp, bằng 336.000.000 năm.
- Một đại kiếp bằng 4 trung kiếp (thành kiếp, trụ kiếp, hoại kiếp, không kiếp), bằng 1.344.000.000 năm.
Sự lâu dài của một kiếp được ví như thời gian tảng đá vuông rộng 40 dặm mòn hết khi bị chiếc áo tiên đều đặn 100 năm một lần phất vào. Hay giống như một cái thành lớn có bề cao và các mặt đều rộng 40 dặm đựng đầy hạt cải, cứ 100 năm lấy ra một hạt cải, chừng nào hết thì hết một kiếp (Theo Đoàn Trung Còn: Phật học Từ điển).
Về sau, các bộ phái Phật giáo có cách phân chia về kiếp khác nhau, căn cứ vào tính chất, độ dài của sự biến đổi trong các sự vật khác nhau. Theo đó :
- LuậnĐại Trí Độ chia kiếp thành Tiểu kiếp và Đại kiếp.
- LuậnĐại Tì Bà Sa chia thành Trung gian kiếp, Thành hoại kiếp và Đại kiếp.
- LuậnCâu Xá chia thành Trung kiếp, Thành kiếp, Đại kiếp và Hoại kiếp.
- Luận Chương Sở Tri chia thành Trung kiếp, Thành kiếp, Trụ kiếp, Đại kiếp, Hoại kiếp, Không kiếp ...
Tuy nhiên, vũ trụ có vô vàn thế giới mà sự thành trụ của thế giới này là sự hoại không của thế giới khác. Do vậy, thời gian ở những cảnh giới khác nhau cũng khác nhau. Một kiếp trong thế giới Sa-bà của Phật Thích Ca bằng 1 ngày đêm trong thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà, một kiếp trong thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà bằng 1 ngày đêm trong thế giới Casa Tràng của Phật Kim An Kiên ...
2/.Sát-na (剎那;  P: Khaṇa;  S: Kṣaṇa) là đơn vị đo thời gian nhỏ nhất (cực tiểu) trong Phật giáo. Phật giáo Nguyên thuỷ dùng khái niệm sát-na để chỉ sự biến đổi mau lẹ, vô thường của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới. Kinh Phật thường dùng cụm từ sát-na vô thường.
Về sau, các bộ phái Phật giáo bàn cụ thể hơn về sát-na trong thuyết vi trần và thuyết sát-na. Trong Luận Câu Xá, Thế Thân định nghĩa sát-na là một hạn kỳ cực tiểu để một thể tính được tựu thành và biến mất ngay. Một sát-na bằng 1/60 lần tráng sĩ đưa cánh tay ra và xếp lại. Một sát-na vật chất lại bằng 16 sát-na tư tưởng, bởi sự biến đổi của tư tưởng nhanh hơn sự biến đổi vật chất.
Theo Địa Tạng pháp số, trong một niệm (một tư tưởng) có 90 sát-na. Trong một sát-na có 900 lần sinh diệt (Theo Đoàn Trung Còn: Phật học Từ điển).
Theo Luận Câu Xá, Phẩm Phân biệt thế gian, thì 120 sát-na tiếp nối thành một hàng sát-na, 16 hàng sát-na thành một lạp phước, 20 lạp phước thành một giờ.
Việc phân biệt thời gian bằng khái niệm kiếp và sát-na chứng tỏ năng lực cảm nhận tinh tế của Phật giáo về sự biến đổi vô thường trong thế giới vi mô và vĩ mô.
3) Thời gian là vô hạn (= vô thuỷ vô chung). 
Ở góc độ bản thể luận, từ nguyên lý Duyên khởi với hệ quả là luật Vô thường, Phật giáo xem xét thời gian trong vô hạn. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
-Trong kinh Cựu ước, tuyên ngôn của Chúa: “Ta đã thả cá để một ngày ta quăng lưới”, “Ta đã gieo cả lúa mì và cỏ dại để một ngày ta gặt về tất cả” là lời khẳng định thời gian có điểm khởi đầu (ngày Chúa sáng thế) và điểm kết thúc (ngày tận thế). Phần lớn các tôn giáo trên thế giới đều băn khoăn truy tìm nguyên nhân đầu tiên của thế giới ở một thế lực tối cao và khắc khoải bi quan về giây phút cuối cùng là ngày tận thế.
 Trái lại, bằng nguyên lý Duyên khởi, Phật giáo không thừa nhận có một thời gian tối hậu. Thời gian chẳng qua chỉ là tên gọi cho sự tiếp nối tương tục của Nhân-Duyên-Quả của Duyên khởi. Đó là dòng vận hành liên tục của thực tại khách quan, thể hiện qua sự biến đổi triền miên của vạn vật. Thời gian gắn liền với sự vận động của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, với dòng chảy của cuộc đời:
- Trong kinh Tăng chi IV có ghi: “Không một khoảnh khắc nào, một mảy may nào của thời gian mà dòng sông lại không ngừng trôi chảy”. Hướng dòng chảy của thời gian qua ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhưng thế giới là một tấm lưới không gian - thời gian đan mắc bởi vô số các sự vật hiện tượng Duyên khởi. Bởi vậy, ba thời dung thông nhau trong Trùng trùng Duyên khởi.
Thời gian trong vòng tuần hoàn khép kín của kiếp luân hồi, không có điểm khởi đầu và không có hồi kết thúc (vô thuỷ vô chung). Trong vòng luân hồi bất tận đó, quá khứ nơi này trở thành tương lai nơi khác. Cái chết trong thời gian cũng chỉ như thay một bộ y phục thể xác, như hạt giống rơi xuống đất lại mọc lên thành cái cây, như mặt trời lặn ở phương Tây lại mọc lên ở phương Đông vậy.
4) Thời gian theo tục đế và chân đế
Ở góc độ nhận thức luận, Phật giáo xem xét thời gian trên hai phương diện: tục đế và chân đế.
1/. Phương diện tục đế [俗諦- (tục俗: thế phàm;  đế諦: lẽ thật);  P: sammuti-sacca, vohara-sacca;  S: samvrti-satya, prajnapti-satya;  E: relative truth;  F: vérité relative]:Thời gian theo tục đế là phương diện nhận thức thời gian của những người bình thường, thời gian chia làm ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. 
Phái Hữu bộ cho rằng, tam thế thực hữu, pháp thể hằng hữu (ba thế giới thực có, pháp thể thường còn). Vì thế giới là thực có chứ không phải là ảo ảnh, nên sự tồn tại của thời gian qua ba thời cũng là một thực tế. Thời gian tuần tự trôi chảy theo dòng tuyến tính (線性;  E: linearity, straight line – trục thẳng, đường thẳng) từ quá khứ, qua hiện tại tới vị lai.

2/.Phương diện chân đế [真諦(chân真: thật, không hư vọng;  đế諦: lý thật, lẽ thật);  P: paramattha-sacca;  S: paramartha-satya;  E: ultimate truth;  F: vérité ultime): Thời gian theo chân đế là phương diện nhận thức thời gian của bậc giác ngộ giải thoát, có nghĩa là bậc giác ngộ giải thoát đã vượt thoát khỏi sự ràng buộc của thời gian, cả ba thời chỉ là một (tức Vô ngã). Đó là trạng thái của Thái tử Sidhatha 49 ngày đêm ngồi thiền dưới gốc cây Bồ-đề bên dòng Ni-liên-thiền (P: Nerañjarā;  S: Nairañjanā)  không còn bị ám ảnh bởi thời gian.
Trạng thái Niết-bàn chính là sự ngưng đọng của thời gian trong sát-na hiện tại, là “không truy tìm quá khứ, không ước vọng tương lai”,  là làm chủ sinh tử luân hồi. Bậc giác ngộ sống trong thực tại (= chân lý) không từ đâu đến mà cũng không đi về đâu, nên gọi là Như Lai (如來;  P;S: Tathāgata).
Tính Không của thời gian không đồng nghĩa với chủ nghĩa hư vô, không phủ định thế giới hiện tượng, không phủ định hoàn toàn thời gian, mà là gắn với sự Vô thường của thế giới.
Câu chuyên nhà sư Đức Sơn (Nhật Bản) trên đường đi tới Đài Sơn dừng chân bên quán nhỏ gọi điểm tâm. Bà lão bán quán là người am tường Phật pháp bèn thử thách nhà sư bằng câu hỏi khó, nếu nhà sư trả lời được thì mới được điểm tâm:
Bà hỏi:         Kinh Kim cương viết:
Quá khứ tâm bất khả đắc
Hiện tại tâm bất khả đắc
Vị lai tâm bất khả đắc
Vậy thầy muốn điểm cái tâm nào đây?
                    (“điểm tâm” còn có nghĩa là “chỉ vào cái tâm).
Không trả lời được câu hỏi hóc búa đó, nhà sư đành nhịn đói ra đi. Cái tâm hình thành trong mọi thời gian nào cũng đều do các Duyên, là không thực thể, đó chỉ là mê tâm, vọng tâm. Vì thế, cả ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai ) trôi qua, bậc giác ngộ niệm niệm chẳng trụ. Đó chính là động tác “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm * 應無所住而生其心* Tâm thức không bám víu bất cứ sự vật nào
Trong kinh Kim Cương không có thời nào cả, tất cả Quá khứ - Hiện tại - Vị lai, Hữu hạn - Vô hạn … là đồng nhất trong từng sát-na của đời sống hiện tại. Cái lưu chuyển Vô thường và cái Bất tử cũng chỉ là một trong tâm bậc giải thoát. Bậc giải thoát tự mình trở thành ánh sáng, sống trong ánh sáng, trở thành dòng chảy. Khi đó:
不生亦不滅            Bất sinh diệc bất diệt
不常亦不斷            Bất thường diệc bất đoạn
不一亦不異            Bất nhất diệc bất nhị
不來亦不出            Bất lai diệc bất xuất
                   Không sanh cũng không diệt
                       Không thường cũng không đoạn
                       Không một cũng không khác
                       Không đến cũng không đi
 (Theo phẩm “Quán Nhân Duyên” của Trung Quán Luận).
 
Tam thế Phật chùa Bái Đính
Tam thế Phật三世佛là3 thời Phật hay 3 đời chư Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai). Chữ thế có nghĩa là đời, thời, đồng nghĩa với chữ thời (thời gian). Tam thế Phật còn được giải thích:
- Phật A Di Đà đặc trưng cho chư Phật thời quá khứ.
- Phật Thích Ca đặc trưng cho chư Phật thời hiện tại.
- Phật Di Lặc đặc trưng cho chư Phật thời tương lai.
Hướng vào tâm giải thoát là vượt lên những phân biệt sinh-tử, thường-đoạn, một-hai, đến-đi, là không còn cách biệt ta và người, ta và cảnh, quá khứ và tương lai ... Trong ánh sáng của chân lý Duyên khởi, tâm giải thoát quét sạch mọi ý niệm đối đãi, tất cả chỉ còn một sự đồng nhất, chỉ còn ánh trăng Lăng Già tịch tĩnh và mênh mông đến vô cùng.
Từ cái nhìn về sự mong manh vô thường của đời sống, Phật giáo khuyến khích con người biết trân trọng thời gian để sống có ích theo Chánh pháp trong từng sát-na của đời sống hiện tại. Biết chế ngự nỗi lo âu về cái chết, không khao khát một bản thể trường tồn, hay chạy theo những ảo ảnh phù du của đời sống. Con người sẽ trở về với chính mình, đánh thức Phật tính (= Duyên khởi tính) ngay trong tâm mình ở giữa cuộc đời này.
Đi từ ngoài vào trong, từ đa dạng tới nhất thể, từ động đến tĩnh, từ tương đối tới tuyệt đối, đó là con đường tư duy của Phật giáo về thời gian.
          Trong Phật giáo, thời gian còn được khảo sát qua nhận thức Phi thờiHữu thời như dưới đây.
III. Hữu thời và Phi thời.
1)Phi thời(非時) có 2 ý sau:
1/.Phi thời(非時;  E: unconditioned by time):Có nghĩa là không phải thời, trái thời.  Như trong trai giới của Phật giáo có nói tới phi thời thực(非時食;  P: vikālabhojana) có nghĩa là tu sĩ không được ăn trái giờqui định (sau chính ngọ).
2/.Phi thời: (非時;  P: akāliko;  E: timeless):  Có nghĩa là vượt thời gian,không phụ thuộc vào thời gian.
Ví như chân lý Duyên khởi là nguyên lý hiện thực, nghiệm đúng ở mọi lúc và mọi nơi, có nghĩa là chân lý này vượt thời gian và vượt không gian.
- Vượt thời gian là phi thời, là không phụ thuộc thời gian từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại đến vị lai. Theo đó, Duyên khởi tính (Vô thường tính) nơi mọi sự vật là phi thời, mà trong Tịnh Độ tông có cách nói khác: “Di Đà Tự tínhnơi mọi sự vật làVô lượng thọ.
- Vượt không gian là phi hữu, là không phụ thuộc không gian từ các sự vật vô cùng bé đến các các sự vật vô cùng lớn trong vũ trụ. Theo đó, Duyên khởi tính nơi mọi sự vật làphi hữu, mà trong Tịnh Độ tông có cách nói khác: “Di Đà Tự tínhnơi mọi sự vậtVô lượng quang.
Thấy biết Duyên khởi (= Vô thường + Vô ngã) vượt thời gian và vượt không gian, tức phi thời và phi hữu. Nói là “phi thời và phi hữu” không có nghĩa là đạo Phật phủ bác thời gian và không gian, mà chỉ nhằm nhắc nhở hành giả cảnh giác tránh dính mắc vào chúng, để rồi tự gây ra phiền não cho chính mình.
--------------
Chú thích
            1/. Phật giáo là một tôn giáo vô thần. Bởi chân lý khách quan tự nhiên Duyên khởi-Vô ngã (Phi hữu), không nhận Thượng Đế  là nguyên nhân đầu tiên (Tự hữu và Hằng hữu) nơi các tôn giáo hữu thần.
            2/. Mọi sự vật vận hành theo chân lý khách quan tự nhiên Duyên khởi-Vô thường (Phi thời = vô thủy vô chung: Có nghĩa là không có lúc bắt đầu và không có lúc kết thúc), trái với Vật thụ tạo (Hữu thời = hữu thủy hữu chung: Có lúc bắt đầu và lúc kết thúc).
2) Hữu thời(有時):  Có 2 ý sau.
1/. (một lúc nào đó); occurring in time (xảy ra đúng lúc).
2/. “Hữu thời 有時” là nhan đề một tiểu luận nổi tiếng trong tác phẩm Chánh Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏;  J: Shōbōgenzō) của thiền sư Đạo Nguyên (1200 – 1253), sơ tổ phái Thiền Tào Động của Nhật Bản.

Dōgen - Wikipedia
 Đạo Nguyên Hi Huyền – Wikipedia tiếng Việt
 
Chánh Pháp Nhãn Tạnglà Bản tâm của mọi chúng sanh, là Vô ngã tâm, là Vô lượng tâm, tức Tự tính không có gì dính mắc như ở các đồng nghĩa Bồ-đề, Niết-bàn, Như Lai, Vô trụ, Bình thường tâm, Chủng trí….
Hữu thờicủa Đạo Nguyên là “thời gian chứng nghiệm như thị, chính nó là hữu, và tất hữu là thời gian” có 3 đặc điểm sau:
1/. Đặc điểm 1:  Mỗi và mọi hữu cũng như mỗi và mọi thời đều yDuyên khởi tính, hiện thành trên tự thể bản vị là Không tính. Nói cách khác, hữuthờilà hai mặt của quan hệ giữa Vô ngã, không có ngã nào thường còn ở trong hay độc lập với dòng thời gian,vàVô thường, dòng biến chuyển không ngừng của thời gian. Đạo Nguyên viết: “Như tựthađều là hữu, tuchứnglà thời.” (Uji; Phẩm Hữu thời).
2/.Đặc điểm 2:  Hữu thời có nghĩa là có tính tương tục. Tất cả pháp, hữucũng như thời, là hiện thành của Duyên khởi (= Chân như). Biểu tượng sự hiện thành này là tính tương tục. Tính này được Đạo Nguyên diễn tả như sau:
 “Hữu thời có tính tương tục: Tương tục từ hôm nay đến ngày mai, từ hôm nay đến ngày qua, từ ngày qua đến hôm nay, từ hôm nay đến hôm nay, từ ngày mai đến ngày mai.” (Uji; Phẩm Hữu thời)
3/.Đặc điểm 3:  Thực chứng chân lý hữu thờilà hội nhập Duyên khởi tính (= Phật tính), tức Pháp giới tính “Trùng trùng Duyên khởi”. Tính này bình đẳng, không thật có sinh, có diệt, có tự, có tha, có tâm, có cảnh, có không gian, có thời gian. Duyên khởi tính này ở tất cả sự vật, không có ngăn ngại, đồng thời cũng tức là bản tính của tất cả sự vật.
Trong Pháp giới, hết thảy mọi sự vật cá biệt giao thiệp nhau, nhưng mỗi sự vật vẫn duy trì trọn vẹn cá biệt tính trong tự thân. Tất cả vô ngại tương nhiếp tương nhập (相攝相入:  Cái này và Cái kia cùng chia sẻ nhau, cùng hòa hợp nhau) mặc dù chúng vẫn phân lập và đối đầu lẫn nhau.
Chân lý hữu thời “Duyên khởi tính” luôn luôn chứng nghiệm ngay bây giờ và tại đây. Chân lý này được Đạo Nguyên diễn tả như sau: “Vì không có gì ngoài khoảnh khắc hiện tại (nhi kim) nên hữu thời là tất cả hiện và tại.” (Uji; Phẩm Hữu thời).
o0o
Thượng Đế
Nội dung
I. Tín ngưỡng – Tôn giáo – Thượng Đế.
II. Tôn giáo và Thượng Đế mạc khải.
III. Tôn giáo và Thượng Đế  tự nhiên.
IV. Triết học – Tư tưởng về Thượng Đế.
V. Khoa học và Thượng Đế.
VI. Niềm tin nơi vị Thượng Đế.
I. Tín ngưỡng – Tôn giáo – Thượng Đế.
          1) Tín ngưỡng[信仰;  E: faith;  F: foi]:
          Tín ngưỡng là sự tin tưởng, mến mộ của một chủ thể về một đối tượng.  Đối tượng này có thể là người, vật (sống hay chết, hữu hình hay vô hình) hay một giáo thuyết, với niềm hy vọng rằng điều này sẽ đem đến sự tốt lành cho chủ thể trong cuộc sống.
          Nói cách khác, tín ngưỡng là trạng thái tâm lý biểu hiện tình cảm chấp nhận với lòng mến phục một sự việc nào đó mà ta chưa thấy hay chưa biết, hoặc đã thấy nhưng không đủ lý trí nhận thức.
          Qua các tài liệu khảo cổ và nghiên cứu về dân tộc học, xã hội học – con người thời cổ đại như Thị  tộc, Bộ lạc, Bộ tộc  trước các sức mạnh của thiên nhiên như mưa lũ, sấm sét … như ở Vật Tổ giáo, Ma thuật giáo, Bái vật giáo, … hay trước một sự tình cờ trong cuộc sống hay trong một giấc mơ như ở đạo Hồi, … đã hình thành các hình thức tín ngưỡng sau:
1/.Vật tổ giáo (E: Totemism): Vật tổ (E: Totem) theo ngôn ngữ của thổ dân Bắc Mỹ nghĩa là giống loài.
2/.Ma thuật giáo (E: Magicism): Ma thuật (E: Magic) theo tiếng Hy lạp cổ là phép phù thủy.
3/.Bái vật giáo (E: Fetishism): Bái vật (E: Fetish) theo tiếng Bồ Đào Nha là bùa hộ mệnh, phép lạ.

Cận cảnh thờ “viên đá thiêng” ở Mecca – Saudi Arabia.
 
4/.Vật linh giáo = Hồn linh giáo (E: Animism):  đây là hình thức tín ngưỡng xuất hiện muộn hơn, khi mà ý thức của con người đã đủ khả năng hình thành nên những khái niệm. Vật linh giáo là lòng tin ở linh hồn. Lòng tin này là cơ sở quan trọng để hình thành nên quan niệm về cái siêu nhiên của người cổ xưa.
Vật linh giáo biểu hiện qua tín ngưỡng đa thần thời cổ đại của Hy Lạp (1100 – 323 ) tCNvà La Mã (753 tCN – 476 CN).
Hy Lạp                  La Mã                    Đặc trưng
Zeus                            Jupiter                         Vua các thần.
Hera                            Juno                            Nữ hoàng các thần. Bảo trợ hôn nhân.
Apollo                          Apollo( mặt trời)          Nam thần. Bảo trợ nghệ thuật và chân lý.
Artemis                        Diana                           Nữ thần. Bảo trợ săn bắn.
Ares                             Mars                            Nam thần. Bảo trợ chiến tranh.
Aphodrite                     Venus                          Nữ thần. Bảo trợ sanh sản và sắc đẹp.
Athena                        Minerva                       Nam thần. Bảo trợ công mỹ nghệ và trí tuệ.
Eros                             Cupid                           Nữ thần. Bảo trợ tình ái.
Demeter                      Ceres                           Nữ thần. Bảo trợ mùa màng.
Dionysus                     Liber                            Nam thần. Bảo trợ rượu vang.
Hermes                        Mercury                       Nam thần. Bảo trợ văn chương, thi ca, nhạc.
Hestia                          Vesta                           Nữ thần. Bảo trợ bếp núc và sức khỏe.
Hephaestus                 Vulcan                         Nam thần. BT công nghệ (đúc, rèn kim khí). 
Poseidon                      Neptunus                     Nam thần. Bảo trợ biển, động đất, ngựa.
Thavatos                     Mors                            Nam thần. Bảo trợ sự chết.

Zeus – Wikipedia tiếng Việt
Zeus - Wikipedia, the free encyclopedia
 

Jupiter (thần thoại) – Wikipedia tiếng Việt
Jupiter (mythology) - Wikipedia, the free encyclopedia
 
5/.Sama giáo (E: Shamanism) :  Đây là hình thức tín ngưỡng phát triển của vật linh giáo, đó là sự giao tiếp giữa người và thần linh hay ma quỷ thông qua một nhân vật trung gian đồng bóng, đồng thiếp, cầu cơ …Việc giao tiếp này được tiến hành dưới sự điều khiển của thầy cúng, thầy mo, phù thủy …Hình thức tín ngưỡng này ngày nay hãy còn tồn tại và phổ biến ở Hàn Quốc, Việt Nam (đạo Cao Đài, …) và nhiều nơi trên thế giới.
          Đến năm 325 CN, hoàng đế La Mã là Constantinus (E:  Constantine I  or  Saint Constantine  272-:-337 CN) xóa bỏ cơ cấu tín ngưỡng đa thần La Mã thành tín ngưỡng độc thần với cơ cấu khởi nguồn từ Abraham (xem tiếp mục 2. dưới đây) và dùng từ tôn giáo [宗教;  E;F: religion] để chỉ tín ngưỡng mới của La Mã (Xinxem thêm mụctừ‘Tôn giáo’).
          Vị thần huyền thoại khởi nguồn từ Abraham được gọi là God (tên gọi ngày nay) có những ý niệm tương cận với vị Thượng Đế  tưởng tượng, được tổng hợp từ các tín ngưỡng Bái vật giáo và Vật linh giáo;  vì thế, từ God thường được dịch là Thượng Đế(= Vua trên cao) hay Thiên Chúa(天主=Chủ trên trời).
2) Tôn giáo.
Tôn giáo xuất phát từ tín ngưỡng nên nội dung cơ bản của nó chính là niềm tin, tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Đó là niềm tin vào những "cái siêu nhiên" (hay "cái thiêng") - cái đối lập với "cái trần tục"  hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được;đây là hai thế giới hư và thực mà mối quan hệ của chúng hiện vẫn chưa có sự tách bạch.Đời sống của một con người là luôn song hành bởi 3 yếu tố vật chất, tình cảmlý trí(suy tưởng) …, và đức tin (= niềm tin tôn giáo) là biểu lộ của một thứ tình cảm dính mắc sâu nặng.
Tôn giáo thường đưa ra các giá trị tuyệt đối chủ quan làm mục đích cho con người vươn tới, và nội dung các giá trị này được thực hiện qua những nghi thức, những hình thức kiêng kỵ …
Ngày nay, trong đời sống xã hội có sự phân biệt về mặt pháp lý, để các tín ngưỡng được gọi là tôn giáo khi thỏa các điều kiện sau:
          - Có người sáng lập:  Đó là người khởi xướng là Phật Thích Ca, Chúa Jesus …
          - Có giáo thuyết:  Đó là giáo lý, giáo lễ, giáo luật.
          - Có tổ chức giáo hội:  Đó là có người hoạt động chuyên nghiệp.
          - Có tín đồ và có nơi thờ tự:  Đó là người theo đạo và chùa, nhà thờ … 
          Giải thích thêm về sự hình thành tôn giáo, ta có thể thấy rằng theo thời gian với sự phát triển về nhận thức của con người, cộng đồng loài người đã thay đổi từ xã hội nguyên thủy sang xã hội phong kiến có tổ chức quản lý tập quyền nơi một người.  Nhận thức về Vật linh giáo và Saman giáo được phát triển với nhu cầu tìm hiểu về cội nguồn của con người, của thế giới vạn vật, cùng mối quan hệ của chúng với thần linh.  Từ đó, chính con người đã nảy sinh ra ý niệm tương thích hóa cơ cấu thần linh với cơ cấu xã hội, thế là niềm tin về độc thần giáo (E: monotheism) thay cho đa thần giáo (E: polytheism) xuất hiện.
          Độc thần đây nên hiểu là có một thần vượt trội mọi mặt về năng lực so với các vị thần khác và có khả năng chi phối các thần này tựa như cơ cấu vua quan thời phong kiến.  Vị thần tối cao này được con người gọi những tên khác nhau, và từ Hán gọi là Thượng Đế được đặc trưng dùng chung.  Vị thần này được mô tả là mạc khải đặt ra hệ thống giáo thuyết và tổ chức giáo hội trị vì.
          Sự song hành của hai hệ trị vì xã hộitrị vì tôn giáo đã khiến nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tôn giáo là công cụ của chính trị.  Bấy giờ, tín ngưỡng dù hãy còn tồn tại đến ngày nay, nhưng phần lớn đã bước sang vị trí tôn giáo với các đặc điểm sinh hoạt có quy củ.
3) Thượng Đế.
 
God - Wikipedia
Thượng đế – Wikipedia tiếng Việt
Tranh cãi về Thượng đế - Vì sao? 
Thượng Đế là từ gốc Hán. Đời Thương1700 tCN, ở Trung Quốc, vuađược gọi là đế, còn thượng nghĩa trên cao.  Do đó, thượng đế có nghĩa đen là "vua ở trên cao", còn nghĩa rộng là bởi con người tưởngtượngtrên trời cao cũng có một vị vua cai trị như ở mặt đất.  Điều này còn được cho là do ảnh hưởng của tín ngưỡng Tengeri ở Thổ Nhĩ Kỳ, nên còn gọi “vua trên cao” là thiên
Đến đời Khổng Tử thì gọi “vua trên cao” là Hoàng Thiên Thượng Đế 天上帝  hay gọi tắt là Thiên Đế, và được ghi vào một bài vị lớn đặt trong đền thờ Trời, và gọi làThiên Đàn(壇;  E: Temple of Heaven) đặt tại Bắc Kinh.

Thiên Đàn (ĐềnTrời)– Wikipedia tiếng Việt

Temple of Heaven - Wikipedia, the free encyclopedia

Đến các giai đoạn sau, vị Thượng Đế (TĐ) trong tâm tưởng con người được mang các tên cụ thể khác nhau, trở thành tôn hiệu chung dành cho các tín ngưỡng tôn giáo.      
II. Tôngiáo và Thượng Đế mạc khải.
T.Đ mạc khải =T.Đ chủ quan (上帝; E: subjective God; F: Dieu subjectif]
Ý niệm về Thượng Đế mặc khảihay Thượng Đế chủ quan [上帝] là kế thừa các tín ngưỡng thời cổ đại. Đó là ý niệm về một sinh vật siêu nhiên – tự hữu & hằng hữu (tự có & luôn ) với nhiều khả năng kỳ diệu – toàn năng (quyền năng vô song) mà tri giác con người không thể thấy và không thể biết được, và con người chỉ có thể cảm được TĐ là do ý muốn của TĐ, mà người cảm được cho rằng đó là do ân sủng của TĐ ban cho.  Sự cảm nhận được TĐ được xem là hạnh phúc cao nhất của đời người.
- Thượng Đế được dùng dịch từ God trong tiếng Anh,để gọi vị thần cao nhất của tôn giáo hay tín ngưỡng hiện nay. Từ god không viết hoa dùng chỉ Nam thần và goddess chỉ Nữ thần.
- Mạc khải (幕啟;  E: revelation;  F: révélation):  còn gọi là thần khải, là điều kín đáo được T.Đ tiết lộ, có các loại mạc khải sau:
+ Mạc khải chung (E: general revelation):  loại mạc khải dành cho toàn loài người.
+ Mạc khải riêng (E: special revelation):  loại mạc khải dành cho Hội thánh.
+ Mạc khải công (E: public revelation):  loại mạc khải do các tông đồ truyền lại cho Hội thánh làm nền tảng cho đức tin.
+ Mạc khải tư (E: private revelation):  loại mạc khải không thuộc về nền tảng đức tin cho Hội thánh.
  • Kinh Cựu Ước, kinh Tân Ước là các sách ghi chép mạc khải của T.Đ.
  • Thánh truyền:  Là mạc khải của T.Đ được Chúa Jesus trao cho các tông đồ và những người kế vị để rao giảng.
1) Tôn giáo với Thượng Đếmạc khải ở phương Tây.
Thượng Đế của phương Tây tuy được thấy là kế thừa từ các tín ngưỡng thời cổ đại. Nhưng vị Thượng Đế này ngày càng được những người đại diện tôn giáo tôn vinh về khả năng phi thường, quyền đặt định thưởng phạt tùy ý, khắt khe bằng niềm tin tuyệt đối vô điều kiện … Sau đây là một số tôn giáo điển hình.
   
Abrahamic religions- Wikipedia, the free encyclopedia
Tôn giáo khởi nguồn từ Abraham– Wikipedia tiếng Việt
 
Thượng Đếmạc khải ở phương Tâykhởi nguồn từ Abrahamđược gọi là tổ phụ (祖父: ông cha, tổ tiên một chủng tộc;  E: patriarch;  F: le patriarche) của dân Do Thái và dân Ả Rập. Theo truyền thuyết, Abraham là người sống vào khoảng 2000 tCN, được Thượng Đế (= Thiên Chúa)kêu gọi rời bỏ quê hương ở thành Ur để đến vùng đất mới Canaan. Hành động này được xem là sự chấp nhận một giao ước: tôn thờ Thiên Chúa là duy nhất của vũ trụ, và nhận lãnh phước hạnh của Thiên Chúa cho đến đời đời. Cuộc đời của Abraham được ký thuật trong chương 11 – 15 của sách Sáng thế ký trong Cựu Ước.
Giáo sư tôn giáo học trường đại học Boston là Stephen Prothero đã tóm tắt về quan điểm của 3 tôn giáo khởi nguồn từ Abraham về thân phận con người và phải làm gì để được ân sủng của Thượng Đế, như sau:
+ Do Thái giáo:  Con người bị lưu đày (E: exile), cần trở về với TĐ (E: return).
+ Kitô giáo:  Con người vốn phạm tội (E: sin), cần được TĐ cứu rỗi (E: salvation).
+ Hồi giáo: Con người vốn kiêu căng (E: pride), cần qui phục TĐ (E: submission).
 
1/.Do Thái giáo(犹太教;  E: Judaism):  Thượng Đế gọi là  Đấng Tự Hữu - YHWH (Jehovah, Adonai, Elohim, Lord), cũng còn gọi là Thiên Chúa, hoặc Đức Chúa Trời.  Đấng này được tin là luôn hiện diện với dân Do Thái, được tiên tri (先知;  E: prophet;  F: prophète) Moses giới thiệu cùng với 10 điều răn. Do Thái giáo ra đời vào thế kỷ 14 tCN với kinh Cựu Ước, vế sau cải biên thành kinh Torah.
Do Thái giáo là nguồn gốc của Kitô giáo và Hồi giáo sau này.
Xem thêm:
Do Thái giáo – Wikipedia tiếng Việt
Judaism - Wikipedia, the free encyclopedia
 
2/.Kitô giáo hayCơ Đốc giáo (天主教;  E: Catholicism): 

Ba Ngôi– Wikipedia tiếng Việt 

Trinity - Wikipedia, the free encyclopedia

Thượng Đế gọi là Thiên Chúanhư ở Do Thái giáo vì Kitô giáo tuyên bố đây là tôn giáo kế thừa và kiện toàn Do Thái giáo. Kitô giáo được thành lập bằng học thuyết Thiên Chúa Ba Ngôivà không gọi Thiên Chúa là Jehovah như Do Thái giáo. Kitô giáo dùng chung một số bản kinh cổ truyền của Do Thái giáo gọi là Cựu Ước để phân biệt với các bản kinh từ sau Chúa Jesus gọi là Tân Ước.
Kitô giáo hay Cơ Đốc giáo là từ chung dùng để gọi ba nhánh chính là:
1. Thiên Chúa giáo (天主教;  E: Roman Catholic Church) hay Công giáo (公教tên gọi này được cho là có tại Việt Nam từ năm 1955), được xem như đã xuất hiện từ các tín điều (creed) Nicaea vào năm 325 và Athanasius khoảng năm 500, nhằm tiêu chuẩn hoá các niềm tin. Các tín điều này được gọi là học thuyết Ba Ngôi và được xem là giáo lý chính thức của Thiên Chúa giáo.
2. Chính Thống giáo (正教;  E: Orthodox Catholic Church), được cho là ly khai với Thiên Chúa giáo từ năm 1054 trong các hình thức lễ nghi, đặc biệt là các tu sĩ được phép lập gia đình.
3. Tân giáo(新教;  E: Protestanism) hay Kháng Cách giáo, Tin Lành giáo. Tân giáo được cho là ly khai với Thiên Chúa giáo vào thế kỷ 16 tại Đức bởi tu sĩ dòng Augustine là Martin Luther do những bất đồng về thần học.
Mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, về sau ông tách rời khỏi Thiên Chúa giáo và thành lập Giáo hội Luther. Trong khi đó tại Âu châu, nhiều người có quan điểm tương tự như của Luther cũng bắt đầu tách khỏi Thiên Chúa giáo và thành lập các giáo phái khác nhau. Họ được gọi dưới một tên chung là Kháng Cách, hay Tân giáo (để phân biệt với cựu giáo là Kitô giáo).
Xem thêm:
- Kitô giáo – Wikipedia tiếng Việt
- Christianity - Wikipedia, the free encyclopedia
- Thiên Chúa giáo– Wikipedia tiếng Việt
- Công giáo– Wikipedia tiếng Việt
- Catholicism- Wikipedia, the free encyclopedia
- Chính thống giáo Đông phương– Wikipedia tiếng Việt
- Eastern Orthodox Church- Wikipedia, the free encyclopedia
- Tin Lành– Wikipedia tiếng Việt
- Protestantism- Wikipedia, the free encyclopedia
3/.Hồi giáo(回敎;  E: Islamism, Moslemism): 

Hồi giáo– Wikipedia tiếng Việt
Islam - Wikipedia, the free encyclopedia
Thượng Đế gọi là Allah, có nghĩa là Thần-Linh. Nhìn chung, Allah cũng được tin là Thiên Chúa của Do Thái giáo và Kitô giáo, ra đời vào thế kỷ thứ 7 CN  do tiên tri Mohamet (570-632), sinh tại Mecca thuộc Arab Saudi ngày nay, khai đạo tại Jerusalem với kinh Koran.
Do Thái giáo,  Kitô giáo và Hồi giáo đều cùng một Thượng Đế.  Tuy nhiên hiện nay, cả ba tôn giáo này vẫn hãy còn những mâu thuẫn lớn. Tôn giáo nào cũng tự nhận là tôn giáo đích thực thờ phụng T.Đ với giáo lý và lễ nghi đúng đắn.
4/.Thông Thiên Học(聰天學;  E: Theosophy – Thuyết thần trí ):

Thuyết thần trí– Wikipedia tiếng Việt
Theosophy - Wikipedia, the free encyclopedia
 
Thượng Đế gọi là Ngọc Đế (玉帝;  E:Jade Emperor;  F: Empéreur de Jade). Thông Thiên Học [tiếng Hy Lạp là theosophia, với theo: thần (devine) + sophia: minh triết (wisdom)] được hàm ý là Minh-Triết của Thượng-Ðế hay Minh-Triết Thiêng-Liêng.
Thông Thiên Học có lịch sử lâu đời từ trước công nguyên với những thăng trầm. Đến cuối thế kỷ thứ 2 CN, nhà hiền triết Hy Lạp tên Ammonius, tục gọi là Saccas hay Ammonius Saccas xác lập chủ thuyết, nhưng mãi đến thế kỷ 13 mới được phổ biến. Năm 1875, một số nhà huyền học và thông linh học cấp tiến, do không hài lòng với học thuyết và lời giải thích của phái Thông Linh học (E: Spiritualism) mà người hâm mộ đưa ra, và thấy rằng học thuyết này không bao trùm được hết các hiện tượng thay đổi khác nhau, nên đã thành lập tại New York, Hoa Kỳ, một hội mà nay được biết rộng rãi là Hội Thông Thiên Học.
Tuy Thông Thiên Học được gọi là hội  không mang danh tôn giáo  theo cơ cấu tổ chức pháp lý, nhưng nội dung niềm tin lại chứa đựng nhiều ý niệm về Thượng Đế.  Điều này khá tương phản với Nho giáo hay Phật giáo.
2) Tôn giáo với Thượng Đếmặc khải ở phương Đông.
     Thượng Đế của phương Đông tuy kế thừa các tín ngưỡng thời cổ đại, nhưng niềm tin về vị Thượng Đế này không quá khắt khe như vị Thượng Đế của Phương Tây, mà niềm tin chủ yếu là nhằm hướng tới cho một một đạo đức xã hội – một “Ông Kẹ” có bài bản cho người lớn.  Vì thế, Thượng Đế còn hàm chứa các ý nghĩa khác như là một đối tượng có đức hạnh đáng kính hay đáng được tôn trọng
Sau đây là một số tôn giáo điển hình:
1/. Ấn Độ giáo (印度教;  E: Hinduism)

Phạm Thiên – Wikipedia tiếng Việt
Brahma - Wikipedia, the free encyclopedia
 

Trimurti- Wikipedia, the free encyclopedia
Trimurti (Brahma – Vishnu – Shiva) – Wikipedia tiếng Việt
 
Ở Ấn Độ, Thượng Đế gọi là Brahma hoặc tập hợp cả ba là Brahma(Sinh ra), Vishnu(Bảo tồn), Shiva(Hủy diệt).  Ấn Độ giáo ra đời vào thời kỳ Bà-la-môn trên nền tảng 4 bộ kinh Vệ-đà (3000 tCN) và bộ kinh Áo-nghĩa-thư (Upanishad 1500 tCN).
          2/. Đạo giáo (道教;  E: Taoism):

Đạo giáo – Wikipedia tiếng Việt

Ngọc Hoàng Thượng đế – Wikipedia

Ngọc Hoàng Thượng Đế, tranh vẽ thời Minh, thế kỷ 16
Ở Trung Quốc, Thượng Đế gọi  là Ngọc Hoàng, hay Ngọc Hoàng Thượng Đế, được xem là xuất hiện vào thế kỷ thứ 4 tCN do dựa vào học thuyết của Lão Tử.
3/. Cao Đài giáo(高臺教;  E: Caodaism):

Thiên Nhãn– Wikipedia tiếng Việt
Đạo Cao Đài – Wikipedia tiếng Việt
 
ỞCao Đài giáoThượng Đế gọi là Chí Tônhay Cao ĐàiTiên Ông. Cao Đài giáođược thành lập ở Việt Nam vào năm 1926. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen là chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng Đế ngự trị; Thượng Đế trong Cao Đài giáo có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ lòng tôn kính, một số các tín đồ Cao Đài thường gọi tôn giáo của mình là đạo Trời.
III. Tôngiáo và Thượng Đế tự nhiên.
T.Đ tự nhiên =T.Đ khách quan (上諦; E: Objective God; F: Dieu objectif)
Ý niệm về Thượng Đế tự nhiên hay Thượng Đế khách quan [上諦] là nguyên lý vận hành tự nhiên cao tột nhất và cơ bản nhất của vạn sự vạn vật, Thượng Đế không là một sinh vật siêu nhiên – tự hữu, hằng hữu, toàn năng như Thượng Đế mạc khải. 
Nói cách khác, Thượng Đế tự nhiên chính là Chân lý khách quan tự nhiên của vũ trụ vô thủy vô chung.
Người thấy biết nguyên lý tự nhiên này chính là thấy biết Thượng Đế, và sống theo nguyên lý tự nhiên này tức là sống cùng với Thượng Đế.  Được thấy biết và sống cùng Thượng Đế, người này sẽ dần có được khả năng chủ động, thích nghi trong sự vận hành của thế giới sống, và đem lại những tích cực cho thế giới này (điều này trái với vật thụ tạo của Thượng Đế mạc khải là không thể tự tri được).
Vài điểm tích cực cơ bản là :
- Sự hài hòa 3 yếu tố liên đới của đời sống là vật chất, tình cảm và lý trí.
- Sự tự tinbình an của nội tâm trước các biến chuyển của thế giới ngoại tại, không dao động bằng một sự trốn chạy hay vô cảm như gỗ đá.
- Sự tự do về tinh thần, nhận thức không bị điều kiện hóa hay vướng mắc vào bất cứ định kiến cực đoan nào cả.
 
1) Tôn giáo với Thượng Đế tự nhiên.
1/. Nho giáo(儒教;  E: Confucianism):
 
Nho giáo – Wikipedia 
          Nho giáotuy được xếp vào dạng tôn giáo, nhưng Thượng Đế trong Nho giáo thường được gọi là Trời (= Thiên ), hàm ý lẽ vận hành tự nhiên biến đổi của vạn vật theo quy luật Lý Dịch (;  E: I;  F: Yi – Xem  Kinh Dịch – Wikipedia), chứ không mang tính chỉ danh cho một vị thần siêu nhiên nào đó.  Ở tuổi 54, Khổng Tử có nói nhờ đọc Dịch mà ông mới không có lầm lỗi lớn.
          Vì thế, học thuyết của Khổng Tử đa phần hướng trọng tâm về trật tự xã hội (social order) của con người, thích ứng với các loạn lạc đương thời (E: chaos) thường gọi phần Hình Nhi Hạcủa Dịch.  Tuy nhiên, do Khổng Tử hãy còn chưa thấu triệt phần rốt ráo của Dịch – tức phần Hình Nhi Thượngcủa Dịch, nên trong học thuyết của Khổng Tử hãy còn nhiều hạn chế.
          2/. Phật giáo(佛教;  E: Buddhism).
 
 
Buddhism- Wikipedia
 Phật giáo – Wikipedia tiếng Việt
Phật giáotuy được xếp vào cơ cấu tôn giáo, nhưng trong Phật giáo không có Thượng Đế mặc khải, và cũng không có nói đến Đấng tạo hóa. Tuy nhiên:
 - Phân biệt theo khía cạnh thị giác của con người, Phật giáo thừa nhận có nhiều thế giới sống là  thế giới hữu hìnhthế giới vô hình
 - Phân biệt theo khía cạnh trí tuệ, thì cũng có hai loại là:
 1.Thế giới mê lầm:  Các thế giới hữu hình và vô hình này gọi chung là thế giới Chúng sinh. Thế giới chúng sinhđược chia làm 3 loại thế giới, gọi là Tam giới: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới. Đây là thế giới hãy còn mê chấp và bị động trong sinh tử luân hồi.
          - Dục giới:  Gồm 6 cõi (lục đạo) Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A-tu-la, Nhân(Người), Thiên (= Trời:  gồm 6 loại Trời tùy theo phước báo).
          - Sắc giới:  Gồm 4 cõi Thiền hữu sắc, tùy theo trình độ định, đã chấm dứt mọi dục tính, ăn uống, nhưng còn khoái lạc cảnh sắc.
          - Vô sắc giới:  Gồm 4 cõi Thiền vô sắc, tùy theo trình độ định, còn chấp vào cảnh giới định dù rằng đã dần dứt khoái lạc cảnh sắc.
Sắc giới và Vô sắc giới cũng được xem là những cõi Thiên (= Trời).
2.Thế giới tỉnh giác:  Các thế giới hữu hình và vô hình này gọi chung là thế giới giác ngộ.  Đây là thế giới tự do thật sự (giải thoát),chủ động trong sinh tử luân hồi.
Như vậy, theo đạo Phật, cõi Thiên (= Trời) là thế giới của những chúng sinh có phước báo cao ở nhiều mức độ; theo đó, những chúng sinh này có những khả năng về thần thông-phép lạ tương thích ở nhiều mức độ khác nhau này; nhưng nói chung, tất cả hãy còn là cõi vướng mắc bởi tâm thức Tham-Sân-Si, nên có thể có những hành động thiện hay bất thiện, mà không đủ trí tuệ để phán đoán vượt thoát được. Vì thế, các vị Trời này vẫn hãy còn bị ràng buộc trong sinh tử luân hồi.
Nói chung, thế giới của chúng sinh là thế giới của mê lầm, là nguyên nhân của  đau khổ (E: suffering), cho dù đó là Trời.  Và để vượt qua các khổ đau này, cụ thể con người phải tỉnh giác (E: awakening), đó là nhận thức và sống với quy luật khách quan của tự nhiên – Nguyên lýDuyên khởi (Duyên khởi: 縁起  hay  Duyên sinh: 緣生;  P: Paticcasamuppada;  S: Pratiyasamutpada;  E: Conditional Causation, Dependent Arising;  F: coproduction conditionnée, coproduction conditionnelle – Xin xem them mục từ Duyên khởi) mà đức Phật đã từng khám phá.            
2) Người Việt  và Thượng Đế.
Người Việt thường gọi Thượng Đế là ông Trời.  Đối với những ai chịu ảnh hưởng Đạo giáo của văn hóa Trung Quốc, thì Ông Trời là “Ngọc Hoàng Thượng Đế” và thường lập bàn thờ để thờ.  Tuy nhiên, đối với đa số người Việt thì ít khi làm vậy, họ xem ông Trời như là loại Thượng Đế tự nhiên, điều này có thể thấy trong văn hóa của người Việt qua những mặt sau:
1/.Vũ trụ quan:
Tam tài là ba lý lẽ  Thiên – Địa – Nhân đã làm nên thế giới hữu hình:
- Thiên:  (Trời )        - Địa:(Đất )         - Nhân:  (Người )
 
 
 
          Học thuyết  Tam Tài (Ba Ngôi)nói về sự thống nhất của 3 vị trí Thiên-Địa-Nhân là gốc của Nho giáo và Ðạo giáo, được người Việtxem là mối tương quan đồng cảmđồng đẳng:
Trời đất sinh ta có ý không?
Chưa sinh trời đất, có Ta trong
Ta cùng Trời Đất, ba Ngôi sánh
Trời đất sinh ta một chữ Đồng
Đất nứt ta ra, Trời chuyển động
Ta thay trời mở đất mênh mông
Trời che đất chở, ta thong thả
Trời, Đất, ta đây đủ hóa công.
(Trần Cao Vân: sĩ phu Phong trào Cần Vương)
Trời có quy luật, tại Đất có tiềm năng, còn Người sinh ra quy tắcthuận / hợp / hoàđể được an phúc vững bền.Hành động sống của con người là bằng trí tuệ, điều khiển sức vóc và ý chí sao cho:
- Thuận Thiên       = Thiên thời           = Đúng thời.
- Hợp Địa               = Địa lợi                 = Đúng nơi.
- Hoà Nhân            = Nhân hòa            = Đúng người.
Người Việt có niềm tin không phải “sợ Trời” và cho rằng nếu con người cố gắng phấn đấu cũng có thể “thắng trời” như thường:
Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều!
Hoặc cứ làm theo ý mình và mặc cho trời muốn làm gì thì làm:
Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Thử xem Con tạo xoay vần đến đâu.
(Nguyễn Du)
2/.Nhân sinh quan.
1.  Ngôn ngữ Việt và Thượng Đế:
Trong ngôn ngữ dân gian, người ta không thấy người Trung Hoa gọi “Ngọc Hoàng Thượng Đế” của họ là Ngọc Hoàng tiên sinh hay Thượng Đế tiên sinh ... Và cũng không hề thấy người Anh hoặc người Pháp gọi Thượng Đế là Mr. God!, Monsieur Dieu! ... Nhưng người Việt Nam lại dám gọi Trời bằng Ông, cách gọi mà không thể thấy trong các ngôn ngữ khác. Hơn thế nữa, Ông Trời vô cùng thân thiện còn được gọi là:
-  “Con Tạo”: hoặc, thậm chí còn gọi con cóc là cậu ông trời!
Đố kỵ sá chi con Tạo
Nợ tang bồng quyết trả cho xong(Nguyễn Công Trứ)
- Trẻ Tạo Hóa”:
Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán” (Nhị Độ Mai)
Đối với người Việt Nam bình dân, “Ông Trời” cũng tương tự như “Ông Trăng” “Ông Sao” mà thôi, không hàm ý nghĩa là Đấng tối cao như trong các tôn giáo.  Ông Trời thoải mái, muốn lạy cũng được (lạy Trời mưa xuống), muốn chửi cũng được (Ông Trời bất công, con Tạo lá lay, Trời già ác nghiệt, Trời không có mắt), muốn đùa giỡn cũng được (Trời sập, con cóc là cậu ông Trời).
Ngày nay, trong ngôn ngữ thông thường, Thượng Đế được hiểu là người đáng được tôn trọng nhất: "Khách hàng là Thượng Đế".
          2.Luật tự nhiên về thời tiết và Thượng Đế:
Ý niệm thông thường nhất của người Việt về “Ông Trời” chính là bầu trời xanh ở trên đầu chúng ta. Đó là môi trường thiên nhiên của mọi biến chuyển về thời tiết như mưa nắng, gió, bão, sấm sét .v.v... thể hiện bằng lời như “trời mưa”, “trời nắng”, “trời gió”, “trời bão”, “trời đánh” (‘Thiên Lôi’ đánh). Nổi bật ý niệm này là bài thơ “Vịnh Ông Trời” của Nguyễn Khuyến (1835-1909):
Cao cao muôn trượng ấy là Tao
Dẫu pháo thăng thiên chẳng tới nào
Nhắn bảo dưới trần cho chúng biết
Tháng ba, tháng tám tớ mưa rào.
          Nước Việt vốn là một nước nông nghiệp, truyền thống dân Việt vốn tin vào Trời như sự tuần hoàn tự nhiên của vũ trụ thiên nhiên. Người nông dân luôn luôn phải quan sát thiên nhiên để đoán trước các biến chuyển về thời tiết hầu ứng dụng vào công việc trồng trọt:
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.
          Dân Việt là những nhà nông, chuyện nắng mưa là vấn đề sinh tử đối với họ. Bài đồng dao, loại thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em, mô tả ước vọng của nông dân Việt mong sao cho mưa thuận gió hòa để được mùa, luôn được các trẻ con vui miệng (Xin xem: Đồng dao – Wikipedia tiếng Việt):
                                       Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lấy nếp nấu xôi
Lấy vôi ăn trầu
Lấy bậu về ôm
Lấy nơm đơm cá
Lấy rá vo gạo
Lấy dao thái thịt
Lấy liếp làm nhà
Lấy hoa về cúng
Lấy thúng đựng tiền
Lấy tiên làm vợ
Lấy chợ bán đồ
Lấy ngô nuôi lợn
Lấy bợm làm bè
Lấy ghe đánh cá
Lấy vá múc canh
Lấy hành xào thịt
Lấy vịt tiết canh
Lấy manh áo mới
Lấy trời chở che
Lấy mè rang muối
Lấy chuỗi trân châu
Lấy trâu đi cày
Lấy bầy trẻ con
Lấy hòn đá cuội
Lấy bụi chuối cau
Lấy màu nhuộm áo
Lấy đạo để theo
Lấy cheo đóng làng
Lấy hàng rau muống
Lạy trời mưa xuống...
Sự tiên đoán thời tiết còn được dựa vào hiện tượng thiên nhiên, như trường hợp con cóc kêu (“nghiến răng”) thì sau đó sẽ có mưa, và xem đó như là lệnh của cóc cho nhà Trời phải tuân thủ:
Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho (Ca dao)
Nguyễn Bính có hai câu thơ chỉ thời tiết như là quy luật tự nhiên trong muôn ngàn quy luật tự nhiên của vũ trụ:
Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
3.Luật tự nhiên về con người và Thượng Đế:
Trong những trường hợp khác, Trời được hiểu là Luật thiên nhiên trong vũ trụ như:
Trời sinh, trời ắt đã dành phần
Tu hãy cho bền, dạ có nhân   (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
 
Có trời mà cũng có ta
Tu là cõi phúc, tình là dây oan  (Nguyễn Du)
         
Trong một số ca dao, tục ngữ khác:
Trời sao ăn ở chẳng cân
Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra
          Hay
- Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
- Trời sinh, trời dưỡng
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ
Xem thêm:
Thượng Đế Buồn - Nàng Du Ca
IV. Triết học – Tư tưởng về Thượng Đế.
          1) Chân lý và tâm linh.
Chân lý và tâm linh là hai từ gốc Hán, có nghĩa như sau:
1./Chân lý: [真理;  E: truth;  F: vérité], trong đó:
Chân [] :  thật, không giả dối, không thay đổi.
Lý     [] :  điều, lẽ giải thích nguyên nhân của sự hay vật.
          Chân lý là lẽ thật, là sự thậtthường có hai đặc tính sau:
          - Đúng đắn về bản chất, mang tính khách quan và tính hiện thực về các mối tương quan của thế giới, của xã hội và của con người.
          - Tri thức và thực tế về một sự kiện là phù hợp nhau, không chống trái nhau.
          Tuy nhiên trong phần lớn các tôn giáo, các tín điều chủ quan và siêu hình đều được xem là chân lý, mà người tín đồ phải có niềm tin và có nhiệm vụ phải tuân thủ.
2./Tâm linh: [;  E: spirit;  F:spiritualité], trong đó:
Tâm []:  phần vô hình có thể hiểu như là tri giác – tâm thức.
Linh []:  kỳ diệu, cao cả nhất – linh thiêng.
          Hiện nay, từ tâm linh được dùng rộng rãi với ý nghĩa chưa được rõ ràng. Tuy nhiên qua thực tế, chúng ta có thể tạm phân ra làm 2 loại:
          - Loại 1:   Tâmlinh có nghĩa làtính chất vềđộng lực vô hìnhcó mối tương tác với con người.  Ví dụ:  hiện tượng ngoại cảm tìm mộ, hiện tượng bùa ngãi, hiện tượng phép lạ, hiện tượng cảm xạ (E: dowsing;  F: radiesthésie), phong thủy học, nhân tướng học … là những hiện tượng tâm linh.
          - Loại 2:   Tâmlinh có nghĩa làgiá trị tinh thần cao nhấtnơi đời sống văn hóa, xã hội hay tôn giáo.  Ví dụ: tâm linh dân tộc (hồn thiêng sông núi, tổ quốc), tâm linh tôn giáo …
Nhiều nơi còn dùng từ  linh đạo để chỉ tâm linh.  Tâm linh còn dùng như một tính từ, ta thường thấy các tên gọi sau : văn hóa tâm linh, hành hương tâm linh, du lịch tâm linh …
           Vấn đề Thượng Đế có thể được xác định theo các quan điểm chân lý và tâm linh theo như phân tích như sau:
- Thượng Đế mạc khải:  Chủ yếu thuộc về tâm linh loại 1 trong các tôn giáo hữu thần. Thượng Đế mạc khải là vấn đề xưa nay hãy còn nhiều tranh cãi về mặt chân lý, bởi nó thiếu tính thuyết phục về mặt thực tếsuy lý (lý trí).  Chân lý về Thượng Đế mặc khải lại luôn được những người theo tôn giáo đặt trên nền tảng siêu thực tếniềm tin (tình cảm) một cách chủ quan, chế giễu cho rằng lý trí chỉ là một loại “dốt thông minh”, và lý trí chỉ nên dùng để luận biện cho tính siêu thực tế và niềm tin này mà thôi.
- Thượng Đế tự nhiên:  Chủ yếu thuộc về tâm linh loại 2,  đại diện là Phật giáo và giới khoa học ngày nay.   Thượng Đế tự nhiên là lẽ thật, là sự thât tự nhiên và khách quan, có tính thuyết phục về mặt thực tếsuy lý.  Nói một cách đơn giản, chân lý về Thượng Đế tự nhiên thường đặt nền tảng bản chất của vạn sự vạn vạn vật một cách khách quandựa trên 2 tính chất sau:
+ Vạn sự vạn vạn vật luôn biến đổi và bảo tồn, không tự sinh ra cũng như mất đi. 
+ Vạn sự vạn vạn vật không có tự ngã. Vì thế có thể nói  lẽ vô thườngthườnghay lẽ tương đối  là tuyệt đối
Dưới đây là sơ lược về quá trình triết học và tư tưởng về vị Thượng Đế chủ quan-siêu hình, đó là vị Thượng Đế mạc khải (= T.Đ) hãy còn nhiều tranh cãi.
          2)  Triết học về Thượng Đế.
          Có 6 quan điểm triết học chính về sự hiện hữu và các tính chất của T.Đ:
          1/.Hữu thần thuyết (E: Theism): 
Hữu thần thuyếtđượcRalphCudworth (1617-1688) nhà thần học người Anh khởi xướng. Về sau, thuyết này được củng cố trên nền tảng trên 3 luận thuyết sau:
          - Bản thể luận(E: ontology):  Luận này là bước phát triển của tư tưởng siêu hình học nơi triết gia Hy Lạp là Aristotle (384-322) tCN và học thuyết tồn tại một T.Đ của thời cổ Hy Lạp, nhằm chứng minh về mặt triết học sự hiện hữu của T.Đ.  Tác giả của luận này là St. Anselm (1033-1109) người Anh với 16 năm làm Tổng Giám Mục ở tu viện Canterbury.
          Triết gia Đức là  I. Kant (1724-1804) đã phê bình luận cứ này như sau:
          + Không thể nào có một tam giác mà không có ba cạnh và ba góc. Và cũng như thế, không thể nào có T.Đ  mà không có sự hiện hữu của ngài.
          + Và nếu bạn chấp nhận T.Đ,  thế thì theo luận lý, bạn chấp nhận tất yếu sự hiện hữu của ngài, nhưng bạn không bị buộc phải chấp nhận T.Đ.
          - Vũ trụ luận(E: cosmology):   Luận này nhấn mạnh tới 2 điểm cho rằng:
          + T.Đ sáng tạo vũ trụ, vạn vật một cách trực tiếp không qua quá trình tiến hóa.
          +T.Đ sáng tạo nên linh hồn, chứ linh hồn không do cha mẹ sinh ra [đối lập với thuyết di hồn (E: traducianism)].
          Tác giả của luận này là St. Thomas Aquinas (1225-1274), nhà thần học người Ý, cựu tu sĩ dòng Dominic, được phong thánh năm 1323.  Ông đặt triết học dưới hàng thần học, luật thiên nhiên dưới hàng các mạc khải của T.Đ, xã hội loài người dưới hàng tín điều của giáo hội.
          Triết gia Đức là  I. Kant và triết-sử gia Anh là David Hume (1711-1776) đã lập luận phê bình như sau:  “Quan hệ nhân quả là một trong các phương cách mà qua đó tâm trí chúng ta xếp loại thế giới này, lúc đó nếu T.Đ là nguyên nhân của vũ trụ, thì trong chuỗi thoái lui vô hạn T.Đ sẽ như thế nào?”
          - Cứu cánh luận(E: teleology):  Luận này là bước phát triển của Vũ trụ luận, cho rằng thế giới vận động từ lúc ban đầu đến lúc kết thúc được quyết định bởi một quyền lực siêu nhiên của T.Đ.  Thế giới này được T.Đ  tạo ra vì lợi ích của con người, cụ thể đó là “vật dưỡng nhân”.
          Tác giả của luận này là William Paley (1743-1805) triết gia, nhà thần học người Anh, đã từng lập luận rằng “Thế giới này trật tự như một cỗ máy, tất phải có người thiết kế, và người thiết kế không ai khác hơn là T.Đ”.
          Triết-sử gia Anh là David Hume và sinh học gia Anh là Charles Darwin (1809-1882) đã lập luận phê bình như sau: “Thuyết chọn lọc tự nhiên, thích nghi sinh tồn trong thực tế đã giải đáp thay thế cho sự có mặt của nhà thiết kế T.Đ.  Trật tự của quyền lực siêu nhiên có phần cường điệu vì hiện thực không thiếu sự hỗn độn hiển nhiên. Vả lại, tính tương đối của giới hữu cơ cho thấy là “Vật dưỡng nhân và nhân cũng dưỡng vật”.
          Tóm lại, Hữu thần thuyết mô tả là:  – Có một T.Đ độc nhất.  – Tạo dựng vũ trụ.  – Điều khiển vũ trụ với các qui tắc thưởng phạt.  Hữu thần thuyết là nền tảng triết học của các tôn giáo.  Nơi tôn giáo, T.Đ được cho là một Đấng có các tính chất: toàn năng, toàn thiện, toàn trí… Vị T.Đ vô hình này xuất hiện ở  nhiều nơi dưới các tên gọi khác nhau (Xinxem mục từ Tôn giáo và Thượng Đế  bên trên).
          2/.Thần thuyết (E: deism):  
Thần thuyếtđược triết gia và chính trị gia Anh là Edward Herbert of Cherbury (1583-1648) khởi xướng và được các triết gia John Toland (1670–1722) của Anh, J.J Rousseau (1712–1778) và Voltaire (1694–1778) của Pháp, G.E Lessing (1729–1781) của Đức và nhà vật lý-toán học Isaac Newton 1642–1727) của Anh phát triển.
Thuyết này chủ trương có một  T.Đ  thiết kế và tạo dựng vũ trụ, nhưng ngoại tại không can thiệp vào vũ trụ, nghĩa là.  Vị T.Đ siêu nhiên này không tương tác với loài người.
          3/.Bán phiếm thần thuyết (E: Panentheism):
          Bán phiếm thần thuyếtđược triết gia Đức là Karl Christian Friedrich Krause (1781-1832) khởi xướng. Thuyết này chủ trương T.Đ ở bên trong mọi sự vật, nhưng không đồng hóa với thế giới này.
          4/.Phiếm thần thuyết (P: Pantheism):
          Phiếm thần thuyết chủ trương đồng hóa T.Đ với vũ trụ vật lý, với mọi sự và được giải thích theo 2 quan điểm:
- Theo Benedict de Spinoza (1632-1677) triết gia Hà Lan gốc Do Thái, cho rằng T.Đ là có thật, còn thế giới cùng một bản thể với T.Đ.
          - Theo Baron d’Holbach (1723-1789) nhà thần học Đức và Denis Diderot (1713-1784) nhà văn, triết gia Pháp cho rằng thế giới là có thật, còn T.Đ là tổng số của vạn vật cộng lại
          5/.Bất khả tri thần thuyết (E: Agnotism):   
          Bất khả tri thần thuyết được William Clifford (1845-1879), triết gia và toán học gia người Anh khởi xướng. 
Thuyết này có quan điểm cho rằng không có chứng cớ mang tính quyết định để có thể biết được T.Đ có hay không. Tất cả hiện hữu cuối cùng đều cần phải có trí năng thể hiện.
          6/.Vô thần thuyết (E: Atheism):
          Vô thần thuyết  là tư tưởng đã xuất hiện từ thời cổ đại với Thales (625-545) tCN là người khai sáng ra triết học Hy Lạp, cùng Heraclitus (540-480) tCN,  Democritus (460-360) tCN … cũng là các triết gia Hy Lạp,  và sau này là triết gia Ludwig Feuerbach (1804-1872) người Đức … cho đến ngày nay.
          Thuyết này chủ trương một cách xác quyết rằng không có bất cứ T.Đ hay giá trị nào với khái niệm hữu thần.
          3)Tư tưởng về Thượng Đế.
          Ngoài 6 quan điểm triết học chính, vị Thượng Đế chủ quan-siêu hình cũng được các triết gia và nhiều giới khác bày tỏ, sau đây là sơ lược các phát biểu theo tiến trình thời gian.
- Plato (428-347) tCN:  Triết gia Hy Lạp, tin T.Đ như là một kiến trúc sư vũ trụ, đem lại trật tự cho một thế giới hỗn mang.  Ông cho rằng linh hồn con người giống với T.Đ, và cho rằng cơ thể là nhà tù của linh hồn.
- Aristotle (384-322) tCN:  Triết gia, nhà khoa học Hy Lạp (học trò của Plato) cho T.Đ là nguyên động lực của trí thông minh lý giải sự vận động của thế giới. Thế giới vật chất tự nó trường tồn và không do ai dựng nên.
- Xenophane (570-475) tCN:  Triết gia và nhà thơ, nhà cải cách tôn giáo Hy Lạp cho rằng T.Đ là thế giới và không giống con người bình thường, T.Đ không di chuyển nhưng các bộ phận của T.Đ thì vẫn cử động
- Heraclitus (570-475) tCN:  Triết gia Hy Lạp cho rằng T.Đ hay thần linh không hiện thực. Những hình ảnh con người cầu nguyện giống như họ đang nói chuyện với ngôi nhà.
- Epicurus (341-270) tCN:  Triết gia Hy Lạp đã cho rằng:
● Có phải T.Đ muốn ngăn ngừa sự dữ nhưng lại không thể? Vậy thì T.Đ không phải toàn năng.
● Có phải T.Đ có thể ngăn ngừa sự dữ nhưng lại không muốn? Vậy thì T.Đ độc ác.
● Có phải T.Đ có thể và cũng muốn ngăn ngừa sự dữ? Vậy tại sao lại có sự dữ?
● Phải chăng T.Đ không thể và cũng không muốn ngăn ngừa sự dữ? Vậy thì sao lại gọi Ngài là T.Đ?
- Philo of Alexandria hayPhilo Judaeus (20 tCN - 50 CN):  Triết gia Hy Lạp-Do Thái, xuất phát từ truyền thống Do Thái giáo, nhà chú giải kinh thánh cho rằng T.Đ vĩ đại, hoàn hảo nên không thể tiếp xúc với thế giới vật chất.  Thế giới được T.Đ tạo ra thông qua cầu nối là Logos (trí khôn thần thánh).  Thế giới luôn được tạo ra vô hạn, nhưng T.Đ không cần đến thế giới.
- Plotinus (205-270):  Triết gia La Mã, gốc người Ai Cập lập nghiệp ở Rome, có quan điểm giống Phylo, cho rằng sự kiến tạo thế giới của T.Đ là một sự sa sút của T.Đ.  Đó là T.Đ thuần khiết và thế giới thì không thuần khiết.
- St.Augustine (354-430):  Triết gia, giám mục La Mã, người gốc Algerie cho rằng T.Đ toàn năng, toàn trí, sáng tạo và điều khiển vũ trụ.
- Johannes Erigena (810-877):  Nhà triết học và thần học Anh (Ireland) có quan điểm giống như Augustine, nhưng đi xa hơn, cho rằng T.Đ là thế giới nhưng còn hơn cả thế giới, thế giới chỉ là một sự phát triển bé nhỏ của T.Đ.  Con người có thể biết rất ít về T.Đ, không trông chờ bộ não nhỏ bé của mình để hiểu T.Đ. Đây là ý tưởng cùng quan điểm của giáo hội Thiên Chúa giáo.
- MeisterEckhart (1260-1327):  nhà triết học, thần học, huyền bí học, tu sĩ dòng Đa Minh (Dominic) nước Đức, cho rằng T.Đ đã ở trong mọi vật và hoạt động thông qua con người.  Khi ta quay về với T.Đ trong kinh nghiệm huyền bí, thì lúc đó ta trở thành một với T.Đ.
- Nicholas ofCusa (1401-1464):  Hồng y người Pháp, nhà thần học, huyền bí học cho rằng con người có thể trực giác trực tiếp T.Đ với kinh nghiệm thần bí. Nếu dựa vào lý trí mà kinh nghiệm siêu cảm giác thì đó là “điều ngu dốt được biết đến”.
- GiordanoBruno (1548-1600):  tu sĩ dòng Đa Minh nước Ý, triết gia, sau đó rời bỏ dòng tu, bị tù và sau đó bị thiêu sống.  Ông đam mê các khám phá của thiên văn học về vũ trụ bao la nên cho rằng T.Đ ở khắp mọi nơi và thống nhất được mọi đối lập trong vũ trụ mà con người không thể đạt được. Ông được xếp vào tư tưởng “Phiếm thần thuyết duy vật”.
- FrancisBacon (1561-1626):  là quan chức cao cấp người Anh , nhưng dễ bị mua chuộc và hối lộ nên bị tù, sau đó lui về nghiên cứu thần học. Thông qua việc nghiên cứu tự nhiên, ông cho rằng thần học tự nhiên (natural theology) là tri thức của T.Đ, đó là bằng chứng về sự tồn tại của T.Đ. Chúng ta cần phải “Từ bỏ con thuyền nhỏ của lý trí và hãy đến con tàu lớn nhà thờ … Những tinh cầu trong triết học sẽ không còn phục vụ chúng ta nữa, mà chúng ta phải tuân theo quy luật của thánh thần.  Mặc dù chúng ta bị sốc, ý chí của chúng ta chống lại điều đó, song chúng ta vẫn phải tuân theo lời T.Đ.
- RenéDescartes (1596-1650):  Ông người Pháp, làm quân nhân trong quân đội Hà Lan, nhà toán học.  Ông cho rằng T.Đ là một vật chất cơ bản trong vũ trụ; theo đó nơi một con người, hai vật chất cơ thể và trí tuệ đều phụ thuộc vào T.Đ và T.Đ truyền tình cảm vào cơ thể.  Ông còn gây lúng túng cho mọi người khi cho rằng T.Đ độc lập với tự nhiên.  Do vậy, làm thế nào T.Đ tác động lên tự nhiên để con người biết về T.Đ, và làm thế nào một T.Đ với tinh thần trong sáng lại có thể truyền cảm xúc vào vật chất?
- Blaise Pascal (1623-1662):  ông là nhà toán học, vật lý học, triết học Kitô giáo nước Pháp, ông có quan điểm kết hợp tôn giáo thần bí và khoa học.  Ông cho rằng các chứng cứ triết học không có có giá trị thực tiễn về T.Đ.  Con người không thể chứng minh sự tồn tại của T.Đ mà chỉ cảm nhận thông qua kinh nghiệm tinh thần nơi tôn giáo.
Ông nói cuộc đời cũng như một canh bạc mà người chơi phải tính toán cách nào ít rủi ro nhất. Cách lý luận này gọi là "Canh bạc Pascal", trong đó người ta phải chọn một trong hai: T.Đ tồn tại hoặc không tồn tại. Nếu ta tin T.Đ mà T.Đ tồn tại thì ta được tất cả, còn T.Đ không tồn tại thì ta cũng chẳng mất gì. Nếu ta không tin T.Đ mà T.Đ có tồn tại thì ta mất tất cả, còn T.Đ không tồn tại thì ta cũng chẳng được gì. Vì vậy Pascal kết luận người ta nên tin vào T.Đ.
Nhưng có một điều mà Pascal đã tính toán sót khi đưa vào lý luận của mình: nếu tin có T.Đ mà T.Đ không tồn tại thì không phải người ta "không mất gì" mà thực ra là mất rất nhiều thứ. Chỉ cần nhìn vào Châu Âu thời trung cổ với những màn tra tấn và thánh chiến hay chỉ cần nhìn vào các giáo phái kỳ quặc mới ở Bắc Mỹ thì người ta sẽ biết nhân loại có thể mất những gì với đức tin tôn giáo của họ.
Vì thế, "Canh bạc Pascal" có thể được xem như cách tính toán thủ lợi cá nhân hơn là một nhận thức đúng đắn về sự thật (chân lý).
- ThomasHobbes (1588-1679):  triết gia Anh, cho rằng T.Đ là một thực thể hữu hình.  Trong lúc tạo dựng, T.Đ đã truyền cảm xúc vào mọi vật nhưng con người không có khả năng nhận biết.
- JohnLock (1623-1704):  triết gia người Anh cho rằng T.Đ là loại vật chất tinh thần bên cạnh hai loại vật chất trí óc và cơ thể.  Nói cách khác, T.Đ là những ý tưởng cụ thể mà chúng ta gộp lại từ kinh nghiệm và được mở rộng đến vô cực.
- GeorgeBerkerley (1685-1753):  giám mục người Anh, cho rằng T.Đ là căn nguyên của thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, đây chỉ là thế giới tinh thần chứ không phải thế giới vật chất. Cái mà ta cho là vật chất chỉ là ý tưởng trong tâm trí T.Đ.
- DavidHume (1711-1776):  luật sư người Anh, nổi tiếng với khả năng sử học. Ông nói: Thật là sai lầm khi cho rằng niềm tin vào T.Đ là cơ sở của mọi hy vọng và đạo đức. Bởi niềm tin của con người vào T.Đ không xuất phát từ lý trí của con người, vì lý trí của con người quá yếu ớt và mù quáng. Mà chính niềm tin vào T.Đ này xuất phát từ sự xúc động mong muốn được hạnh phúc, sợ hãi cái chết, đau khổ trong tương lai và khao khát trả thù.
          Mong muốn hạnh phúc là nguyện vọng chính đáng của con người. Tuy nhiên, phần lớn con người nghĩ rằng T.Đ là toàn năng và đầy lòng thương yêu “T.Đ là tình yêu”.  Được T.Đ yêu thương thì mọi ước muốn của mình sẽ được thỏa mãn trong hiện tại, ngay cả thỏa mãn việc trả thù những gì hay những ai làm mình đau khổ.  Và trong tương lai, sự thỏa mãn này là lòng ham muốn về sự sống đời đời, không phải hoang mang sợ hãi, thất vọng và nuối tiếc do cái chết đem lại.
          Mong muốn hạnh phúc thì vô tận, song điều kiện để đạt hạnh phúc thì quá ư đơn giản, đó là niềm tin vào sự hiện hữu của một T.Đ siêu hình đầy quyền năng, đầy lòng yêu thương … “Phúc cho những ai không thấy mà tin”, dưới sự hướng dẫn của Giáo hội.           
- Gottfried WilhelmLeibnitz (1646-1716):  nhà toán học, triết học Đức, cho rằng T.Đ là một đơn tử lớn nhất, hoàn hảo nhất, trong lành nhất …, trong khicon người là đơn tử kém cỏi.  Tuy nhiên, con người có thể cảm nhận T.Đ thông qua việc thấy ở chính mình sự tốt đẹp, sức mạnh, tri thức, và đưa tất cả chúng đến vô cực.
          - Immanuel Kant (1724-1804):  triết gia Đức, cho rằng T.Đ là ý tưởng cao nhất mà con người có được.  Ý tưởng này là tổng thể những kinh nghiệm và là kết quả của lý trí.  Ý tưởng này cần thiết cho cuộc sống, cho đạo đức được tốt đẹp, vì T.Đ sở hữu các lý tưởng đạo đức.
- Johann Gottlieb Fichte (1762-1814):  triết gia Đức, tiếp nối tư tưởng của Kant, ông cho rằng T.Đ là cội nguồn vũ trụ.  Lý trí này tích cực luôn kiến tạo cuộc sống vũ trụ và có ảnh hưởng đến ý thức, đạo đức của mọi cá nhân.
- Friedrich Shelling (1775-1854):  nhà triết học, thần học người Đức cho rằng T.Đ là tâm hồn của vũ trụ, là năng lượng sáng tạo của mọi vật.  Thế giới có sự sống bởi chính năng lượng này là T.Đ.
- Friedrich Daniel Schleiermarcher (1768-1834):  nhà thần học Đức, ông cho rằng T.Đ và thế giới là một, chừng nào T.Đ tồn tại thì chừng ấy thế giới tồn tại.  Tuy nhiên, vẫn có những khoảng cách phân biệt giữa T.Đ và thế giới.  Con người chỉ có thể nhận biết T.Đ qua cảm nhận tôn giáo. Một cảm nhận về sự phụ thuộc tuyệt đối.
- Friedrich Hegel (1770-1856):  nhà thần học Đức, cho rằng T.Đ là một ý tưởng do ý tưởng của lý trí sáng tạo và đang phát triển cùng thế giới với tiến trình của sự xoay vòng, làm lộ ra quá trình biện chứng (quá khứ, hiện tại, tương lai).
- Gustav Fechner (1801-1887):  nhà giáo về lý hóa người Đức, ông cho rằng thiên nhiên là cơ thể của T.Đ, còn sự gộp lại những diễn biến giá trị cao của tinh thần nơi con người  là tâm hồn cũa T.Đ.
- Auguste Compte (1798-1857):  nhà toán học, triết học Pháp (thuyết thực chứng), cho rằng nỗ lực tìm biết về nguồn cội của mọi sự vật là biểu hiện sự bất bình thường của tâm trí con người.  Khi con người đạt tới giai đoạn tích cực, thì người đó sẽ ngưng việc tìm hiểu T.Đ và tự gắn mình với việc phát hiện các quan hệ tồn tại giữa các sự vật hiện tượng.
- William Hamilton (1788-1856):  triết gia người Scotland cho rằng một người có thể tin vào T.Đ nếu người đó muốn, nhưng con người không thể biết gì về T.Đ, bởi trí óc chỉ có thể biết những gì được phơi bày.
- Francis Herbert Bradley (1846-1924):  triết gia người Anh, cho rằng chúng ta có thể nhận được cái tuyệt đối là T.Đ, đó là một hệ thống hài hòa có mặt ở khắp nơi trong vũ trụ.
- William James (1842-1910):  triết gia, bác sĩ y khoa người Mỹ, cho rằng tin vào T.Đ là một tính chất của con người, con người không thể chứng minh sự tồn tại hoặc một điều gì về T.Đ, nhưng con người có ý muốn để tin T.Đ và cần được thỏa mãn.
- John Dewey (1859-1952):  triết gia nổi tiếng người Mỹ, cho rằng vũ trụ tồn tại và con người có những kinh nghiệm cụ thể để diễn tả về T.Đ.  Sự diễn tả này nói lên quá nhiều điều không thể chứng minh và do đó người ta không nên đưa ra.
- Albert Einstein (1879-1955):  là nhà vật lý lý thuyết gốc Do Thái, sinh ở nước Đức, ông cho rằng tôi là người-không-tin nhưng có xác tín tôn giáo sâu đậm (deeply religious non-believer).
Tôi không tin vào một T.Đ có nhân tính (E: personal God), và tôi không bao giờ chối điều này mà đã tuyên bố nó một cách rất rõ ràng. Nếu điều gì trong tôi có thể được gọi là niềm tin tín ngưỡng, thì đó là sự ngưỡng mộ vô tận về cấu trúc của thế giới tới chừng mực mà khoa học có thể khám phá.
- Quentin Smith (1952 - …):  Triết gia, giáo sư trường đại học University of Western Michigan. Ông đã xuất bản 5 cuốn sách và viết trên 80 bài khảo cứu qua hệ thống thông tin báo chí của các trường đại học Oxford University và Yale University. Năm 1996, trong lúc Stephen W. Hawking nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học hãy còn phân vân tin rằng hình như vũ trụ vẫn cần một tác nhân kích hoạt cho vụ nổ lớn (là T.Đ), thì tại thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, Smith đã dùng lý thuyết về hàm số sóng của nhiều khoa học gia hiện đại, mà người đứng đầu lại chính là Stephen W. Hawking, để chứng minh về sự không tồn tại T.Đ.
- Stephen William Hawking (1942- 2018):  nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học nước Anh, trong cuốn Sự Thiết Kế Lớn - The Grand Design, viết chung với nhà vật lý Leonard Mlodinow, xuất bản bởi Bantam Press ngày 9 tháng 9 năm 2010, ông đã khẳng định một quan điểm dứt khoát, đồng thuận với Quentin Smith. Bằng những dữ kiện thu thập được qua nhiều năm làm việc trong chương trình vệ tinh COBE, Hawking khẳng định vũ trụ có thể tự tạo, chẳng cần phải có một sinh vật siêu nhiên nào tác động khởi đầu.
Lý thuyết của Hawking đã giải tỏa mọi thắc mắc làm sao mà vũ trụ có thể hiện hữu không cần một nguyên nhân. Ông giả thuyết có một không gian vô thời gian (timeless space), một khối hình cầu bốn chiều lúc vũ trụ mới bắt đầu thành hình. Không gian này còn nhỏ hơn hạt nhân của một nguyên tử có đường bán kính nhỏ hơn 10-33 centimeter. Bởi vì vô thời gian nên chẳng cần bàn tay tác động của một Thượng Đế. Khối hình cầu vô thời gian này có liên hệ tới vũ trụ đang bành trướng của chúng ta. Vũ trụ chúng ta khởi đầu nhỏ hơn một nguyên tử và nổ ra như một Big Bang, và ngày nay, chúng ta đang ở trong một vũ trụ vẫn còn đang bành trướng. Có thể Thượng đế đã tạo vụ nổ này không? Thưa không, vì hàm số sóng về vũ trụ xác quyết với một xác suất 95% rằng vũ trụ đã tự hiện hữu không cần một nguyên nhân đầu tiên.
Nếu có Thượng đế tạo dựng vũ trụ thì Thượng đế đã đi nghịch lại với định luật khoa học này bằng hai cách.
+ Thứ nhất, định luật khoa học này định rằng, vũ trụ tự hiện hữu vì những định luật toán học tự nhiên chứ không phải vì những quyền lực siêu nhiên.
+ Thứ hai, định luật khoa học này chỉ xác định một xác suất 95% là vũ trụ hiện hữu. Nhưng nếu Thượng đế tạo dựng vũ trụ thì phải có một xác suất 100%, bởi vì Thượng đế thì toàn năng.
Nhiều nhận định cho rằng khoa Vũ trụ học ngày nay đã có những lý lẽ khoa học còn mạnh hơn cả học thuyết tiến hóa của Darwin.
- Richard Dawkins (1941- ):  nhà sinh vật học tiến hóa, giáo sư tại đại học New College, Oxford, Anh, tác giả nhiều sách khoa học viết cho đại chúng. Cuốn The God Delusion (Ảo tưởng về Thượng Đế, 2006) của ông khẳng định rằng hầu như chắc chắn không hiện hữu cái gọi là đấng tọa hóa siêu nhiên và đức tin cố định vào một kẻ như thế thì không đạt tiêu chuẩn và chỉ là niềm tin giả tạo.
          Một chi tiết trong sách cho biết trong tất cả 1.074 khoa học gia của hội Hoàng gia (Fellows of the Royal Society) được gửi câu hỏi qua điện thư, có 23% khoa học gia đã trả lời. Đây là một con số tỉ lệ tương đối cao nếu so sánh với các cuộc nghiên cứu thăm dò khác. Trong bản thăm dò, để trả lời cho câu hỏi ông có tin một Thượng Đế có nhân tính (personal God) tồn tại hay không. Có 3.3% chọn hoàn toàn tin; và 78.8% chọn hoàn toàn không tin. Như vậy, con số tỉ lệ của những khoa học gia vô thần của hội Hoàng Gia tại Anh quốc còn cao hơn con số tỉ lệ của hội Hàn lâm Khoa học Quốc gia ở Mỹ. Kết quả còn cho thấy có một khuynh hướng, mặc dù nhỏ nhưng lại có nhiều ý nghĩa, rằng những nhà sinh vật học thì vô thần hơn những nhà vật lý học.
Theo Dawkins, cứ đọc kỹ những bằng chứng khoa học vật lý, ta sẽ tìm thấy các nền tảng cho một chủ trương vô thần. Cho tới cuối năm 2007, bản tiếng Anh của cuốn The God Delusion bán được hơn 1.5 triệu cuốn và đã được dịch ra 31 thứ tiếng, lưu hành trên khắp thế giới.
- Francis Collins (1950- ):  Nhà di truyền học, bác sĩ y khoa người Mỹ. Năm 2007 ông sáng lập tổ chức Biologos quy tụ những tín hữu Tin Lành muốn đóng góp cho công luận về mối tương quan giữa khoa học với tôn giáo. 
Ông trình bày những khảo sát khoa học của mình, đưa tới việc ông bác bỏ chủ nghĩa tạo hóa (creationism) và thiết kế thông minh (intelligent design) có tính cổ truyền của các tôn giáo độc thần. Hệ thống niềm tin của Collins là thuyết tiến hóa mang tính hữu thần chủ nghĩa (theistic evolution) mà ông gọi là Biologos, tạm dịch là Ngôi lời sinh học.  Ông là tác giả của quyển The Language of God (Ngôn ngữ của Thượng Đế) cũng xuất bản năm 2006.
V. Khoa học và Thượng Đế.
Mục đích của khoa học là khám phá ra chân lý – cái đang là (chân như), chứ không phải cái mong muốn.
Ngày xưa, Thượng Đế dùng để giải thích mưa bão, động đất, núi lửa, sóng thần …   Nhưng ngày nay, điều này không cần thiết nữa. Những khẳng định của khoa học thực nghiệm không bao giờ mang một ý nghĩa tuyệt đối như trong luận lý học thuần lý.  Nếu có sự đòi hỏi tính tuyệt đối trong những khẳng định của khoa học thực nghiệm, thì điều này đồng nghĩa với việc không thể tin được bất cứ điều gì của khoa học, hay nói cách khác là đồng nghĩa với việc phủ nhận các thành quả của khoa học vậy.
Điều các nhà khoa học muốn chứng minh là không cần phải mang Thượng Đế ra để giải thích bất cứ hiện tượng nào trong vũ trụ như các nhà hữu thần đang làm. Bởi mang Thượng Đế ra để giải thích chỉ đơn giản gần như là cái cớ để từ chối giải thích.  Sau đây là một số điều để minh định về con đường và mục đích của khoa học.
          1) Khoa học tự nhiên.
Trong khoa học tự nhiên có một số vấn đề đặt ra đối với vị T.Đ chủ quan như sau:
          1/.Vật lý học (E: physics; F: la physique).
1.Thời gian(E: time;  F: Le temps):  trong sách Sáng Thế ký của Cựu Ước có ghi rằng T.Đ (gọi là Elohim) đã tạo dựng vũ trụ trong 7 ngày vào thời điểm sau:
+ Theo Do Thái giáo là ngày 7-10-3761 tCN
                    + Theo Kitô giáo 5199 tCN.
                    + Theo Tin Lành giáo là lúc 9g sáng ngày 23-10-4004 tCN.
          Theo thuyết Big Bang cho rằng cách đây 15 tỷ năm, có sự nổ lớn sinh ra các Giải ngân hà, 5 tỉ năm ra đời Thái dương hệ, 450 triệu năm thì có cây cỏ và các loại nhân hầu … Con người như ngày nay thật sự cách nay khoảng 50,000 năm.
2.Thứ nguyên(E;F: dimension):  trong vật lý học thì hình dáng và kích thước là yếu tố xác định sự hiện hữu của một vật thể nói chung và T.Đ nói riêng.  Vũ trụ nếu do T.Đ sinh ra thì hình dáng T.Đ phải có, không lý cái bóng mà sinh ra vạn vật hữu hình.
          2/.Hóa học (E: chemistry;  F: la chimie):  các nguyên tố hóa học là yếu tố xác định sự hiện hữu và khả năng sáng tạo của T.Đ (tức khả năng biến đổi năng lượng: energy transformation).
          3/.Sinh học (E: biology;  F: la biologie):  cũng trong sách Sáng Thế ký của Cựu Ước, T.Đ đã dựng nên Adam và Eva (xương sườn của Adam) là thủy tổ của loài người. Nếu họ là da trắng, thì theo di truyền học làm sao để hậu duệ của họ có thêm các màu đen, vàng, đỏ ?
          Vả lại, mọi loài sinh vật đều có tính di truyền tương thích cho dù là động vật hay thực vật. Thế thì T.Đ làm thế nào cho sự hiếu sinh của mình, đó là làm cho con người sống lại sau khi chết và sống đời đời mà không trái với quy luật khách quan ?

          Một tác giả bộc bạch về việc ứng dụng phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các vật chất hữu cơ  [E:  deoxyribonucleic acid(DNA);  F: acide désoxyribonucléique (ADN)] như sau:
Tôi không thấy ba mẹ sinh ra tôi thế nào, nhưng ông bà tôi, cậu mợ cô chú tôi, bạn bè của ba mẹ tôi kể cho tôi nghe họ tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ tôi yêu rồi cưới nhau, rồi mẹ tôi có mang và đi đến bệnh viện sinh ra tôi. Nhưng một khi đã xảy ra những sự ngờ vực, thì con cái và cha mẹ ngày nay hoàn toàn có thể viện dẫn đến công cụ xét nghiệm DNA để chứng minh huyết thống (điều này là không còn lạ lẫm gì nữa, ngay cả ở Việt Nam). Còn việc Thượng Đế tạo ra tôi như thế nào theo kinh sách tôn giáo?”
2)Khoa học xã hội.
Trong khoa học xã hội có một số vấn đề đặt ra đối với vị T.Đ chủ quan toàn năng, toàn trí, toàn thiện như sau:
          Tính chất của vị T.Đ được xác lập trên các hiện tượng sau:
1.Chiến tranh.
                    2.Giàu nghèo.
3.Tật bệnh.
                    4.Thiên tai.
          Vị T.Đ được cho là toàn năng, toàn trí và toàn thiện. Thế thì khả năng vô song, trí tuệ cao tột và lòng tốt vô hạn của T.Đ là như thế nào mà lại tạo ra một thế giới dãy đầy:
- Những mâu thuẫn, thù hận, chiến tranh đầy chết chóc sợ hãi.
- Những kẻ giàu người nghèo, kẻ tốt người xấu, kẻ no thừa người đói kém.
- Những kẻ lành lặn người tật nguyền, ốm đau, dịch bệnh.
- Những thiên tai lũ lụt, núi lửa, động đất, sóng thần, bão tố.
          …
          Tất cả những tai ương này đã triền miên giáng lên đầu con người. Không lẽ T.Đ đã làm trái với bản chất của mình và làm ngơ trước sự cầu nguyện vang rền của con cái T.Đ.  Hay chăng T.Đ chỉ là sản phẩm tưởng tượng phong phú của con người, mà kẻ nhanh trí đã lợi dụng thủ lợi cho mình và ngu muội hóa người chậm trí ?
3) Chứng minh Thượng Đế.
Có người nói: “Không ai chứng minh được là có T.Đ, suy ra T.Đ không tồn tại.  Cũng có người nói: “Không ai chứng minh được là không có T.Đ, vậy thì T.Đ tồn tại”. Cả hai cách suy luận trên, cái nào đúng ?
          Lại có người cho rằng cách đặt vấn đề là hợp lý hay bất hợp lý, bởi T.Đ là siêu nhiên, không hữu hình cũng chẳng vô hình, nên về mặt toán học có thể biểu diễn bằng một tỉ số  n/0.  Thế thì sự chứng minh T.Đ không tồn tại, sẽ xác định n = 0; còn sự chứng minh T.Đ tồn tại, sẽ xác định giá trị của n = 1.  Vậy trong cả hai trường hợp sẽ có được kết quả:  0/0 và 1/0.  Bài toán xem như tạm giải quyết ?
VI. Niềm tin nơi vị Thượng Đế.
          1)Niềm tin nơi vị Thượng Đế cổ đại.
          Theo như lời giải thích của các tôn giáo hữu thần thì mọi sự vận hành hoạt động của vạn sự vạn vật trong vũ trụ này, đều do bàn tay của vị T.Đ siêu hình toàn năng định đoạt, và mọi người phải thấy đó là ân sủng và cần phải tri ân T.Đ.
Thế như khiAlbert Einstein tạo ra thuyết tương đối hay năng lượng nguyên tử, thì ông đã cầu nguyện và được T.Đ chấp thuận ?  Hay như khi Bill Gates rời bỏ đại học để tự lập hãng Microsoft và ngày nay thành lập tổ chức từ thiện (Bill & Melinda Gates Foundation) vào năm 1997 thì cũng đã thông qua T.Đ ?
2) Về một Thượng Đế hiện đại.
          Lý trí con người có thể tạo dựng nên những hình ảnh mèo đẻ trứng , rắn có chân, rùa có lông, thỏ có sừng là những cái không bao giờ có thật và không bao giờ xảy ra trong thế gian này.  Tâm lý con người cũng không kémkhi ban đêm thấy sợi giây thừng mà tưởng tượng và lo sợ là rắn.
          Câu chuyện “Người mù sờ voi” còn cho ta thấy nhiều hơn về sự sai lầm của tri giác của con người trước những gì cụ thể gần gủi, huống chi trước một đối tượng vô hình “ngày càng” thiếu tính thuyết phục là vị T.Đ chủ quan – tựa như một sản phẩm của lý trí (bởi 6 quan điểm triết học chính nêu trên), thì sự sai lầm về mặt tri giác lại càng cao hơn nữa.
          Do đó, khoa học cũng như triết học ngày nay có xu hướng cho rằng sự tồn tại của vị T.Đ chủ quan nên được xem là một hiện tượng lịch sử đã được hoàn tất và thay vào đó là vị T.Đ khách quan với hai ý niệm sau:
          1/.T.Đ là nguyên lý sáng tạo:  Đây là nguyên lý nội tại không tách biệt với tự nhiên (E: nature).  Mặc dù ngày nay hãy còn nhiều nhà khoa học và triết học vẫn giữ quan điểm về vị T.Đ cũ, nhưng với tầm vóc to lớn của khoa học và triết học hiện đại, đã có nhiều tác động hạn chế quan niệm truyền thống về vị T.Đ này.
          2/.T.Đ là nhân cách cao thượng:  Đây là lý tưởng nhân bản làm nổi bật vị trí tâm điểm của con người, gây sự hứng khởi và làm cho cuộc sống ngày càng cao quý và danh giá hơn.
          Vì thế, định chuẩn bất khả đổi (thường hằng) từ nguồn gốc một T.Đ thường tại phải được thay bằng một định chuẩn có đối tượng biến đổi từ nguồn gốc tựnhiên. Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, thường tại được thay thế và vô thường là một thực tại tối hậu.
o0o
Tín Giải Hành Chứng.
          [Xin xem Tam tuệ, Văn Tư Tu]
Tịnh độ.
Nội dung
I. Tịnh độ theo Phật giáo Nam truyền.
II. Tịnh độ theo Phật giáo Bắc truyền.
 

Pure land - Wikipedia
Tịnh độ – Wikipedia tiếng Việt
Tịnh độ(淨土;  P: Suddhāvāsa;  S: Sukhavatì;  E: Pure Land) còn gọi là Tịnh thổ, Tịnh cư. 
Trong đó :
- Tịnh là nói gọn của thanh tịnh 清淨(thanh : trong sạch,  tịnh : an ổn, không bị phiền não;  E: pure). 
- Độ(;  E: land):Là nơi chốn.
Theo đó, tịnh độ có nghĩa là nơi trong sạch và an ổn, nơi này có thể được hiểu như là một ngoại cảnhhay một nội tâmở trạng thái  trong sạch và an vui.
I. Tịnh độ theo Phật giáo Nam truyền (PGNT).
1) Các loại tịnh độ.
Theo PGNT, Chú Sớ A Tỳ Đàm có phân ra 5 loại tịnh độ thuộc cõi Sắc trang nghiêm – được xem là những dấu vết của Ngũ Uẩn, đó là:
1/.Tịnh độ Vô Phiền(Avihā) có thọ mạng 1.000 đại kiếp,
2/.Tịnh độ Vô Nhiệt(P: Ātappa) có thọ mạng 2.000 đại kiếp,
3/.Tịnh độ Thiện Hiện(P: Sudassā) có thọ mạng 4.000 đại kiếp,
4/.Tịnh độ Thiện Kiến(P: Sudassī) có thọ mạng 8.000 đại kiếp,
5/.Tịnh độ Sắc Cứu Cánh(P: Akanittha) có thọ mạng 16.000 đại kiếp.
          Năm loại tịnh độ này phân bố ở 3 trong 4 tầng thánh trí của các bậc thánh nhân và chính đức Phật Thích Ca cũng được kể vào đó. Trong đó, tầng thánh trí thứ Bất Lai (A-na-hàm) có vai trò quan trọng nhất đối với 5 loại tịnh độ này.
          Tất cả 5 loại tịnh độ được xem là ‘trạm’ trung chuyển cho điểm đến sau cùng là Niết-bàn.
CáctầngThánhtrítrong Phật giáo
   Tứ quả Kiết sử (gây phiền não) được đoạn diệt               Vòng tái sinh 
 
Dự Lưu
(Tu-đà-hoàn)
Thân kiến, Nghi, và Giới cấm thủ
( 3 kiết sử đầu tiên)
Thất lai:thêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc trời.
Nhất Lai
(Tư-đà-hàm)
Làm nguội thêm Dục và Sân
(2 kiết sử kế tiếp)
Nhất lai: thêm một lần tái sinh nữa trong cõi dục.
Bất Lai(A-na-hàm) Đoạn diệt hoàn toàn 5 hạ phần kiết sử ở trên:                      (Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục, Sân) Bất lai :tùy sinh vào cõi Sắc giới.
Arahant
(A-la-hán)
Đoạn diệt hoàn toàn 5 thượng phần kiết sử:                          (Sắc ái, Vô sắc ái, Mạn, Trạo cử, Vô minh) Giải thoátvòng sinh tử luân hồi.
 
 
2) Tịnh độ trong các tầng thánh trí:  Đại lược về 4 tầng thánh trí và 5 loại tịnh độ như sau:
1/.Tầng thánh trí thứ nhất  Tu-đà-hườn:  Sơ quả Tu-đà-hườn hay Dự Lưu (須陀洹;  P: Sotāpatti;  S: Srota-apanna;  E: Stream-enterer) còn được gọi là Thất Lai, là quả vị không tái sanh quá 7 lần ở cõi Dục. Đây là vị đã chấm dứt hoàn toàn 3 thứ phiền não Thân Kiến(nôm na là chấp kiến trong 5 Uẩn), Hoài Nghi(nghi ngờ về Phật Pháp nói chung) và Giới Cấm Thủ(chấp trước các tín điều mù quáng).
Ở một số vị, thánh trí Sơ Quả chỉ là một giai đoạn thoáng qua trước khi hoàn tất các tầng thánh trí cao hơn. Như trường hợp đức Phật hoặc các vị Thinh Văn tốc chứng. Nhưng cũng có lúc giai đoạn này kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm hoặc vài kiếp sống (dĩ nhiên không quá 7 kiếp), và được xem là trụ ở Tịnh độ Vô Phiền sau khi mãn phần nơi kiếp sống hiện tại.
2/.Tầng thánh trí thứ hai Tư-đà-hàm:  Nhị quả Tư-đà-hàm (斯陀含;  P: Sakadāgāmì;  S: Sakrdagamin;  E: Once-returner) còn được gọi là Nhất Lai, là quả vị chỉ tái sanh ở cõi Dục một lần nữa mà thôi, và được xem là trụ ở Tịnh độ Vô Phiền sau khi mãn phần nơi kiếp sống hiện tại. Đây là vị ngoài kết quả đoạn trừ 3 thứ phiền não của tầng thánh trên, còn làm giảm nhẹ Dục Ái (niềm tham luyến trong Ngũ trần)  và Sân hận.
3/.Tầng thánh trí thứ ba A-na-hàm:  Tam quả A-na-hàm (阿那含;  P;S: Anāgāmi;  E: Non-returner) còn được gọi là Bất Lai, là quả vị không còn tái sanh ở cõi Dục nữa. Theo A Tỳ Đàm tạng Pāli, trong trường hợp không thể chứng La Hán rồi nhập diệt ngay đời này thì chỉ có hai con đường để đi:
- Nếu vị thánh Bất Lai đã chứng đắc Ngũ Thiền (theo tạng kinh là Tứ Thiền) thì sẽ tùy theo khả năng mạnh yếu của Ngũ Quyền (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) mà sanh về một trong 5 tịnh độ.
* Tín Quyềnnổi trội thì sanh về Tịnh độ Vô Phiền,
* Tấn Quyềnhùng hậu thì về Tịnh độ Vô Nhiệt,
* Niệm Quyềnhùng hậu về Tịnh độ Thiện Hiện,
* Định Quyềnhùng hậu thì về Tịnh độ Thiện Kiến,
* Tuệ Quyềnthâm hậu thì sanh về tịnh độ Sắc Cứu Cánh (P: Akanittha-không thứ gì yếu kém). Ở tịnh độ thứ năm này toàn bộ Ngũ Quyền đều được đầy đủ, và là chốn sau cùng để một vị Bất Lai chứng quả A La Hán.
Theo Manorathapurani – là Chú Sớ Tăng Chi Bộ (Phần Tika) cho rằng do túc duyên và trình độ tu chứng có khác nhau nên giữa các bậc thánh Bất Lai cũng có vài sai biệt, đó là từ bất kỳ một trong 5 tịnh độ chứng thẳng A-la-hán:
*Tiền Bán Niết Bàn(P: Antarāparinibbāyī):  Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán khi chưa sống hết phân nửa thọ mạng ở tịnh độ đang trụ.
*Hậu Bán Niết Bàn(P: Upahaccaparinibbāyī):  Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán sau khi sống hơn nửa thọ mạng ở tịnh độ đang trụ.
*Luân Lưu Niết Bàn(P: Uddhamsoto Akanitthagāmī):  Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán phải lần lượt sanh đủ 5 tịnh độ, bởi căn tính có nhiều hạn chế.
*Bất Lao Niết Bàn(P: Asankhāraparinibbāyī):  Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán mà không cần nhiều cố gắng.
*Cần Lao Niết Bàn(P: Sasankhāraparinibbāyī):  Dùng chỉ cho vị Bất Lai phải cần nhiều nỗlực cố gắng mới có thể chứng A-la-hán.
- Nếu vị thánh Bất Lai chưa chứng qua một tầng thiền định nào, tức chỉ có trí tuệ Thiền Quán (Vipassanā) mà không từng tu tập Thiền Chỉ (P: Samathabhāvanā) thì lúc mạng chung, vị này do khả năng ly dục vô sân tuyệt đối nên tối thiểu cũng thành tựu Sơ Thiền trước khi mạng chung ở cõi Dục, và như vậy cũng đủ để sanh về cõi Phạm Thiên.
4./Tầng thánh trí thứ tư A-la-hán:  Tứ quả A-la-hán (阿羅漢;  P: Arahatta;  S: Arahant;  E: Complete-liberation) là quả vị chỉ cho sự chấm dứt hoàn toàn phiền não.
Theo A Tỳ Đàm tạng Pāli thì có 3 quả vị A-la-hán:
- Phật Chánh Đẳng Giáchay Phật Toàn Giác(P: Ammāsambuddha hay Sabbannubuddha) - quả vị A-la-hán thứ nhất, là những vị do tự mình chứng ngộ  A-la-hán và là đạo sư hữu duyên cho nhiều người chứng đắc A-la-hán.
Phật Thinh Văn Giác(P: Sāvakabuddha) - quả vị A-la-hán thứ hai, là những vị chứng ngộ A-la-hán dưới sự hướng dẫn của Phật Toàn Giác.
Phật Độc Giác(P: Paccekabuddha) - quả vị A-la-hán thứ ba, là những vị do tự mình chứng ngộ A-la-hán nhưng không hữu duyên hướng dẫn người khác chứng ngộ A-la-hán.
Trong Chú Sớ Tiểu Bộ Kinh thuộc Hán tạng còn gọi Phật Độc Giác là Phật Duyên Giác vì cho rằng các ngài nhờ liễu ngộ chân lý Duyên khởi mà đắc quả vị, hàm ý phân biệt các mức độ khác biệt về tuệ giác của các A-la-hán; bởi Phật Thinh Văn Giác được cho là nhờ liễu ngộ Tứ Thánh Đế mà đắc quả vị. Tuy nhiên, trong  kinh Đại Duyên thuộc Trường Bộ Kinh,  lý Duyên Khởi và lý Tứ Đế vốn dĩ chỉ là một (Xin xem Bát Chánh Đạo).
Trong Trung Bộ kinh, đức Phật đã xác định “Ai thấy lý Duyên khởi chính là thấy Pháp và ngược lại”.  Đồng thời, không thể có một người giác ngộ lý Tứ Đế mà lại mơ hồ về lý Duyên khởi hay ngược lại. Tất cả quả vị A-la-hán vừa nêu trên đây luôn giống nhau về khiá cạnh giác ngộ các pháp cần yếu (như Duyên khởi, Tứ Đế ...), chỉ khác ở hai điểm chính:
- Điểm thứ nhất là tự mình hiểu ra hay phải nhờ thầy hướng dẫn.
- Điểm thứ hai là ngoài trí tuệ giác ngộ có còn khả năng hiểu biết sâu rộng những gì nằm ngoài lý tưởng giác ngộ hay không. Xét về khía cạnh này, chỉ có chư Phật Chánh Đẳng Giác là viên mãn.
II. Tịnh độ theo Phật giáo Bắc truyền (PGBT).
Theo PGBT, tịnh độ có thể được trình bày theo 2 cách, đó là tịnh độ biểu tượng thể hiện tính tha lựcvà tịnh độ hiện thực thể hiện tính tự lực. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tạm phân tích. Kỳ thực, tịnh độ biểu tượng hàm ý tạo bước đầu để người sơ cơ đến với tịnh độ hiện thực theo lý “tùng tướng nhập tính [nương theo tướng ‘Vô thường’ mà hiển bày tính ‘Vô ngã’”, nếu như khéo được ôn lại những lời dạy nơi đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế, để nhận ra sự kiện này.
Như thế, có thể thấy rằng dù ở hình thức tông phái nào, tất cả đều phải cùng hướng chung mục tiêu là khai mở tuệ giác, nhằm đoạn trừ vô minh-phiền não, để thiết lập hạnh phúc thực sự và bền vững. Mọi việc đều phải được hiện thực và bắt đầu ngay trong kiếp sống này.
1)Tịnh độ biểu tượng: Có 3 loại tịnh độ biểu tượng nổi bật hơn hết, mỗi loại tịnh độ được đặc trưng bằng một vị Phật có thể được nhận biết như sau :
1/.Tịnh độ Di Đà: Còn có tên gọi là Tịnh độTây PhươnghayTịnh độ Trang Nghiêm, được cho là tịnh độ do đức Phật A Di Đà phát nguyện thực hiện bằng 48 đại nguyện, nhằm giúp cho các chúng sinh có ý muốn sau khi chết, có được cuộc sống an lạc và tu học hướng tới thánh vị. 

Amitābha - Wikipedia
A-di-đà – Wikipedia tiếng Việt
Đức Phật A-di-đà được xem là một vị Phật biểu tượng, vì theo sự trình bày nơi kinh Quán Vô Lượng Thọ, được cho là do đức Phật lịch sử Thích-ca giới thiệu và mô tả, và xem đó như là một pháp tu. 
Về sau, sự kiện này được hệ thống Phật giáo Bắc truyền phát triển, qua các kinh điển như kinh Pháp Hoa, kinh Bi Hoa, kinh Quán Phật Tam Muội Hải …, đặc biệt là 3 bộ kinh chính gồm kinh A Di Đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm. Pháp tu ngày càng phát triển và hình thành một tông phái chuyên biệt gọi là Tịnh Độ tông tại Trung Hoa.
2/.Tịnh độ Dược Sư:  Còn có tên gọi là Tịnh độĐông Phương, đó là tịnh độ được cho là do đức Phật Dược Sư Lưu Ly phát nguyện thực hiện bằng 12 đại nguyện, nhằm giúp cho các chúng sinh ngay trên hiện đời có được cuộc sống an lạc.

Bhaisajyaguru - Wikipedia
Phật Dược Sư – Wikipedia tiếng Việt
Phật Dược Sư (藥師佛;  S: Bhaiṣajyaguru) nghĩa là "vị Phật thầy thuốc", còn gọi là:
Dược Sư Lưu Ly Quang Phật (藥師琉璃光佛; S: Bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha),
Đại Y Vương Phật (S: Mahà Bhaiṣaijya-ràja buddha), do bổn nguyện của ngài là "cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh" cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh Lưu ly).
Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay cầm thuốc chữa bệnh và tay giữ Ấn thí nguyện.
Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và PhậtA Di Đà, trong đó Phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca.  Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp.
3/.Tịnh độ Di Lặc:  còn có tên gọi là Tịnh độ Thượng Sanh, đó là tịnh độ được cho là do đức Phật Di Lặc (vị Phật tương lai) phát nguyện thực hiện, nhằm giúp cho các chúng sinh có ý muốn sau khi chết có được cuộc sống tu học nơi cõi trời Đâu Suất và sau đó thực hiện Tịnh độ Hạ Sanh – như là một loại Tịnh độ Nhân gian(xem mục II. Tịnh độ hiện thực) xuất hiện cùng lúc với Bồ Tát Di Lặc trở thành vị Phật sau này.

Maitreya - Wikipedia
Di Lặc – Wikipedia tiếng Việt
Dự án tượng Phật Di Lặc cao 45m tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.
Di Lặc (彌勒;  P: Metteyya;  S: Maitreya) được dịch là Từ Thị 慈氏, có nghĩa là "người có lòng từ". Theo truyền thuyết, Di Lặc là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên Trái Đất.  Trong Phật giáo Tây Tạng, Bồ Tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi.
2)Tịnh độ hiện thực:  Từ góc độ của cuộc sống hiện thực, mà theo đó, tịnh độ có thể được cảm nhận qua bốn dạng:
1/. Tịnh độ Nhân gian:  Tịnh độ nhân gian là chỉ cho hoàn cảnh sinh sống hiện thực của chúng ta thể nghiệm được sự thanh tịnh của thân và tâm. Tịnh độ này có được do sự học và hành trì Phật pháp, hiển hiện ngay trước mắt của con người.
2/. Tịnh độ Thiên quốc:  Tịnh độ Thiên quốc là chỉ cho cảnh giới hưởng thụ dục lạc ở cõi trời Dục giới, hoặc nhờ tu thiền định mà hưởng thụ định lạc ở các cõi trời thiền Sắc giới hay thiền Vô sắc giới. Song lúc hưởng thụ hết phước báo ở cõi trời Dục hoặc lúc định lực thối thất ở cõi trời Thiền, lại phải từ cõi trời rớt xuống nhân gian hoặc có thể đoạ lạc nơi tam đồ ác đạo.
Chúngsinh nơi cõi trời Dục giới không có loạn lạc, không có tội phạm, không có tai biến, không có bệnh tật, sở cầu như ý, như muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, đến đi tùy ý, thân nhẹ như hư không. Cho nên có rất nhiều tôn giáo khuyến khích tín đồ cầu sinh Thiên quốc(= Thiên đàng).
Chỉ có điều họ không biết rõ khi được sinh lên cõi trời rồi một ngày nào đó cũng hưởng hết phước báo, lúc ấy có năm thứ tướng suy hiện ra trước mắt, như kinh Niết Bàn quyển 19 đã nói “Thích Đề Hoàn Nhân ở cõi trời, khi mạng sắp hết, có năm tướng hiện: 1- Y phục dơ bẩn. 2- Hoa trên đầu khô héo. 3- Thân thể hôi hám. 4- Nách ra mồ hôi. 5- Không ưa chỗ ngồi”.
Cho nên đối với người thông thường, cõi trời là tịnh độ. Còn đối với người hiểu đạo Phật thực sự thì cho rằng thà sinh tại nhân gian tu học Phật pháp, còn hơn là sinh về Thiên quốc để hưởng phước trời.
Tịnh độ Thiên quốc này có được do sự học và hành trì Thập thiện.
3/.Tịnh độ Phật quốc:  Tịnh độ Phật quốc là chỉ cho cảnh giới của bậc giác ngộ. Tịnh độ Phật quốc nàycó hai biểu hiện: - một là công đức quả báo của Phật, - hai là tiếp dẫn hóa độ tất cả chúng sinh hữu duyên, tu học Phật pháp.
4/.Tịnh độ Tự tâm:  Tịnh độ Tự tâm có ý nói ở nội tâm của mỗi người, dù phàm hay thánh vốn đầy đủ Phật tính (= tính chất giác ngộ), tức là tâm chúng sinh và tâm Phật tương đồng, thế giới chúng sinh và cõi Phật không khác. Chẳng qua tâm chúng sinh bị phiền não mà không thấy được thanh tịnh.
Nếu trong tâm mình không bị hoàn cảnh làm cho dao độngdính mắc, thì đó chính là tịnh độ. Tịnh độ tự tâm tuy không ở ngoài tâm, song hoàn cảnh bên ngoài cũng tùy theo nội tâm mà chuyển. Đây là điều rất thiết thực, đó là: “Niệm Phật liền thấy Phật - Tâm tịnh quốc độ tịnh”,  Phật của niệm Phật nơi đây hàm nghĩa sự giác ngộ hay tính chất biểu hiện sự giác ngộ; niệm Phật nơi đây đồng nghĩa vớiniệm Duyên khởi, niệm Vô thường-Vô ngã.
Nếu có thể soi thấu phiền não của phàm trần và xét rõ chỗ sâu xa của nội tâm, thì sẽ phát hiện tâm Phật tức chínhlà tâm mình và thế giới này với Phật quốc không khác. Bởi nếu tâm thanh tịnh thì sẽ nhìn thế giới này cũng thanh tịnh, nếu tâm không thanh tịnh thì hoàn cảnh sinh hoạt sẽ là khổ ải không cùng.
Thực ra thế giới Hoa Tạng trong kinh Hoa Nghiêm, pháp môn Tâm địa Bồ Tát trong kinh Phạm Võng, Tịnh độ Linh Sơn trong kinh Pháp Hoa, Chân tâm hay Thâm tâm trong kinh Duy Ma đều chỉ là tịnh độ Tự tâm: “Tùy tâm mình tịnh thì quốc độ tịnh”.
Tâm đục ắt chúng sinh đục.
                                       Tâm tịnh ắt chúng sinh tịnh.
                                       Muốn được tịnh độ, trước cần tịnh tâm.
                                       Tùy tâm mình tịnh, xứ Phật tịnh theo.
                                       Tam giới tu tịnh, tự nhiên thành tựu.
          Tịnh độ Tự tâm luôn ở mọi nơi mọi thời cho hành giả giác ngộ, nên tịnh độ này còn gọi là “Tịnh độ có thể mang theo” (E: Portable Pure Land).
----------------
Ghi chú:
Thiên Thai tông đề xướng bốn loại Phật độ, tức bốn loại Tịnh độ (tứ chủng Tịnh độ) sau:
1. Phàm thánh đồng cư tịnh độ:  Là tịnh độ mà trong đó Người, Trời (phàm) và các vị Thanh văn, Duyên giác (thánh) cùng ở chung. Lại nữa, trong “phàm” thì Người và Trời thuộc về “thiện chúng sinh”, ngoài ra còn có thể kể thêm bốn loài “ác chúng sinh” cũng cùng ở chung là Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sinh và A-tu-la; trong “thánh” thì Thanh văn và Duyên giác là các bậc thánh chính thức, ngoài ra còn có thể kể chung các vị “thánh quyền biến”, tức là chư Phật và Bồ-tát lớn, vì cứu độ chúng sinh mà thị hiện trong các quốc độ đó.
2. Phương tiện hữu dư tịnh độ: tức là quốc độ của các bậc A-la-hán, Phật Bích-chi và Bồ-tát Địa tiền. Những vị này nương vào các pháp phương tiện để tu tập, đoạn trừ các kiến tư hoặc, nên gọi là “phương tiện”; nhưng vẫn còn căn bản vô minh làm che lấp thật tướng trung đạo, nên gọi là “hữu dư”.    
3. Thật báo vô chướng ngại tịnh độ: tức là quốc độ thuần túy của các vị Bồ-tát Địa thượng. Những vị này đã trừ từng phần căn bản vô minh, có được quả báo tự tại vô ngại của đạo chân thật.       
4. Thường tịch quang tịnh độ: tức là quốc độ của chư Phật. Đó là quốc độ của pháp thân thường trú (thường), hoàn toàn giải thoát (tịch), và trí tuệ siêu việt (quang).
o0o
Tịnh Độ tông.
Nội dung
I. Lịch sử và sự truyền thừa Tịnh Độ tông.
II. Kinh điển lập tông Tịnh Độ.
III. Giáo lý Tịnh Độ tông.
IV. Thực hành tu tập:  Tín – Nguyện – Hạnh.
V. Vãng sinh tịnh độ – Siêu sinh.
I. Lịch sử và sự truyền thừa Tịnh Độ tông.
          1) Tịnh Độ tông - Từ Ấn Độ đến Trung Hoa.     
Lý thuyết Tịnh Độ được phát triển ở Ấn Độ, là một đường lối tu tập nhưng không thiết lập tông phái, chỉ khi các kinh điển Tịnh Độ truyền qua Trung Hoa thì Tịnh Độ trở thành tông phái. Pháp môn Tịnh Độ hưng khởi ở Trung Quốc, sau đó được tiếp nhận nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ khi truyền qua các nước Tây Tạng, Nhật Bản, Việt Nam và Triều Tiên.
Phật giáo truyền vào Trung Hoa vào cuối thế kỷ thứ nhất cho đến đầu thế kỷ thứ hai nhưng những kinh luận thuộc giáo nghĩa Tịnh Độ phải đến thế kỷ thứ ba mới xuất hiện.
- ThờiNgụy(giữa thế kỷIII), ngài Khương Tăng Ngãi (Sanghavarman) dịch kinh Vô Lượng Thọ, cư sĩ Chí Khiếm (thời Tôn Quyền) dịch bộ Đại A Di Đà kinh.
- ThờiDiêu Tần(thế kỷ IV), ngài La Thập dịch Phật thuyết A Di Đà kinh, còn gọi là tiểu kinh A Di Đà, ngài Phật Đà Bạt Đà La (Giác Hiền) dịch Tân Vô Lượng Thọ kinh, Quán Phật Tam Muội kinh, ngài Trí Nghiêm dịch Tịnh Độ Tam Muội.
- ThờiLưu Tống(thế kỷ V), ngài Cương Lương Da Xá (Kālayāsas) dịch Quán Vô Lượng Thọ kinh, ngài Bồ Đề Lưu Chi (thế kỷ VI) dịch Vô Lượng Thọ kinh luận. Đặc biệt, ngài Thế Thân trước tác Vãng Sinh Tịnh Độ luận..., đến đây giáo nghĩa Tịnh Độ tông tương đối hoàn chỉnh.
2) Tịnh Độ tông Trung Hoa.
Lịch sử truyền thừa của Tịnh Độ tông không theo đường lối thông thường là người trước truyền cho người sau như các tông phái khác, mà chỉ căn cứ vào sự đóng góp nhiều ít công cuộc xiển dương giáo lý Tịnh Độ, cùng những triệu chứng linh ứng lúc viên tịch (nhưđều biết trước giờ chết, lúc lâm chung thường ngồi kiết già, niệm Phật mà hoá) nên đã được suy tôn làm Tổ Sư của tông phái. Có 13 vị tổ theo thứ tự như sau:
1) Đại Sư Huệ Viễn (334-416) đời Đông Tấn. 
2) Đại Sư Thiện Đạo (613-681) đời Tuỳ.
3) Đại Sư Thừa Viễn (712-802)đời Đường. 
4) Đại Sư Pháp Chiếu (747-821)đời Đường. 
5) Đại Sư Thiếu Khang (?-805)đời Đường: 
6) Đại Sư Diên Thọ (940- 975) đời Tống.
7) Đại Sư Tỉnh Thường (959 - 1020) đời Tống. 
8) Đại Sư Châu Hoằng (1535-1615) đời Minh.
9)  Đại Sư Ngẫu Ích (1599- 1655)đời Thanh. 
10) Đại Sư Hành Sách (1628-1682) đời Thanh. 
11) Đại Sư Tỉnh Am (1686-1734) đời Thanh. 
12) Đại Sư Tế Tỉnh (1741-1810) đời Thanh. 
13) Đại Sư Ấn Quang (1862- 1940)đời Dân Quốc.
 
3) Tịnh Độ tông Nhật Bản.
Tịnh Độ tông Nhật Bản vốn có nguồn gốc từ Tịnh Độ tông Trung Quốc, được Viên Nhân圓仁(793-864) truyền sang Nhật song song với giáo lý của Thiên Thai tông và Mật tông mà sư đã hấp thụ trong thời gian du học tại Trung Quốc. Sư là người truyền bá phương pháp Niệm Phật, niệm danh hiệu của Phật A-di-đà. Những vị nổi danh của tông này trong thời gian đầu là:
- Không Dã空也(903-972)
- Nguyên Tín 源信(942-1017)
- Pháp Nhiên 法燃(1133-1212)
Với Pháp Nhiên, Tịnh Độ tông chính thức được hình thành.
4) Tịnh Độ tông Việt Nam.
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, danh hiệu của đức Phật A-di-đà được nhắc đến sớm nhất là ở kinh Cựu Tạp Thí Dụ, truyện 60. Pháp môn Niệm Phật cũng đã được đề cập trong Lục Độ tập kinh do Khương Tăng Hội (?-280) dịch sang chữ Hán. Đây là những bộ kinh xưa nhất lưu hành tại Việt Nam hiện biết được.
Tuy nhiên, giai đoạn tiếp theo đến nửa đầu thế kỷ thứ IX, không có tư liệu nào để lại đề cập đến Tịnh Độ. Mãi đến năm 826, nó mới được nhắc đến trong bài kệ của thiền sư Vô Ngôn Thông (759?-826) nói cho đệ tử là sư Cảm Thành (?-860).
 

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích, Bắc Ninh - Bảo vật Quốc gia.
Từ giữa thế kỷ thứ XI trở đi, khuynh hướng Tịnh Độ được phổ biến rộng rãi, với sự hình thành của nhiều ngôi chùa, đạo tràng.  Đặc biệt là vào thời vua Lý Thánh Tông (1023-1072), nhà vua tuy thuộc thế hệ thứ 1 dòng thiền Thảo Đường, nhưng vào năm 1066 đã cho tạc một pho tượng Phật A-di-đà độc đáo có một không hai trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc của dân tộc, hiện nay vẫn còn, và cho dựng một ngôi tháp để thờ tại chùa Phật Tích (= chùa Vạn Phúc)thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đến đời Trần, các nhà tư tưởng lớn như Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291), Trần Thái Tông (1218-1277), Trần Nhân Tông (1258-1308) cũng có nói về đức Phật A-di-đà và Thế Giới Cực Lạc với một sắc thái khác, đó là Tinh Độ hiện thực.  Như vậy, tịnh độ ở đây được xem là nhìn và giải thích theo quan điểm của thiền.  Đó là một trong những đặc điểm của Tịnh Độ ở giai đoạn thời Trần nói riêng và cũng là một trong những đặc điểm căn bản trên phương diện tư tưởng Tịnh Độ tại Việt Nam nói chung.
Tự tính Di Đà, Duy tâm Tịnh Độ” (Tự tính Duyên khởi – Tịnh Độ ở tâm) được Trần Thái Tông quan niệm chỉ có ở ngay hiện tiền, nơi tâm của con người mà không phải thuộc một quốc độ khác tồn tại ngoài thế gian. Tịnh Độ tông ngày một phát triển, nhất là từ cuối thế kỷ XVI trở đi.  Nhiều tác phẩm về Tịnh Độ được viết, phiên âm và chú giải nhằm cổ súy và truyền bá cho trào lưu này. Có thể kể một vài tên tuổi như:

Nhục thân thiền sư Chuyết Chuyết ở chùa Phật Tích sau khi phục chế.
- Thiền sư Viên VănChuyết Chuyết (1590-1644) viết tác phẩm Bồ-đề yếu nghĩa, thuyết minh về Tự tính Di Đà.
- Thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1708) phiên âm A Di Đà kinh sớ sao của ngài Châu Hoằng.
- Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726) với nhiều tác phẩm mang đặc điểm tư tưởng Tịnh Độ của Trung Hoa như Phật tâm luận, Tịnh Độ yếu nghĩa; đặc biệt là đã cho thiết kế ba đài Liên Hoa Cửu Phẩm làm pháp khí trong lễ nghi thực hành niệm Phật…
“Tịnh độ rõ rằng ở trước mắt,
Tây phương không nhọc tới khoảnh khắc.”
- Thiền sư Tánh Thiên (1784-1847) với tác phẩm Phổ khuyến niệm Phật.
"Niệm Phật tiêu tội nghiệp khổ
Như sương tan nắng, như hồ nước trong
Niệm Phật để đặng tấm lòng
Kẻo mà trắc ẩn mắc vòng gian nan
Niệm Phật Cực lạc hân hoan
Ta bà khổ não tâm an mấy hồi"
          Ngoài ra còn có các tác phẩm của thiền sư Toàn Nhật (1755-1832), Phật Thầy Tây An Ố Đoàn Minh Huyên (1807-1856) cũng đều trình bày khuyến tu Tịnh Độ.
Tóm lại, pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam dù có một lịch sử lâu dài nhưng không tự thân phát triển thành một tông phái tách biệt với các pháp môn khác như ở Tịnh Độ tông Trung Hoa hay Nhật Bản. Sự không tách biệt độc lập này có lẽ thuộc về đặc tính của dân tộc, cũng như đã thấy trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, qua sự ra đời, sinh hoạt và truyền thừa của các dòng thiền.
II. Kinh điển lập tông Tịnh Độ.
Về mặt kinh điển y cứ, có 3tác phẩm được coi là nền tảng của Tịnh Độ tông. Dưới đây là nội dung của 3 bộ kinh này.
1- Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói rõ phép Quán tưởng Niệm Phật.
2- Kinh A Di Đà miêu tả thế giới Cực lạc đẹp đẽ trang nghiêm có đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp.
3- Kinh Vô Lượng Thọ nói về tiền thân Đức Phật A Di Đà khi còn là Pháp Tạng Tỳ kheo đã phát nguyện 48 lời nguyện để cứu độ chúng sanh.
4- Luận Vãng sinh Tịnh độ của ngài Thế Thân tán thán và giảng về ý nghĩa của ba bộ kinh trên.
III. Giáo lý Tịnh Độ tông.
Cơ sở tu học của Tinh Độ tông ngày nay được hình thành từ quá trình như sau:
- Đại Sư Huệ Viễn (334-416):  Là Sơ Tổ Tịnh Độ tông, khởi xướng “Niệm Phật Tam Muội”, tức “Niệm Phật Định” bằng phép Quán tưởng Niệm Phật, lấy kinh Ban Châu Tam Muội làm y cứ tu học.
- Đại Sư Thiện Đạo (613-681):  Là Nhị Tổ Tịnh Độ tông, khởi xướng học thuyết Tín Nguyện Hạnh. Nhưng tư tưởng của ngài hấp thụ trực tiếp truyền thừa từ hai ngài Đạo Xước (562-645) và Đàm Loan (467-542) chứ không phải bắt nguồn từ vị Tổ đầu tiên là ngài Huệ Viễn.
Tư tưởng này chủ trương dựa vào tha lực theo như bổn nguyện của Phật, Trì danh hiệu Phật để cầu xin Tịnh Độ, lấy kinh A-di-đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ làm y cứ tu học.
- Đại SưTừ Mẫn(680-748):  Còn gọi là Pháp sư Huệ Nhật, chủ trương quân bình trong đời sống Niệm Phật, vận dụng giáo nghĩa nơi các tông phái Giáo -Thiền-Mật-Tịnh kiêm tu. Về sau có thiền sư Vĩnh Minh(904-975) có công khởi xướng Thiền-Tịnh song tu, điều hòa tư tưởng Thiền và Tịnh, được thể hiện rõ qua tác phẩm Vạn Thiện Đồng Qui tập.
- Đại sưTông Mật (784-841):  Có hiệu là Khuê Phong, là Ngũ Tổ của Hoa Nghiêm tông, đã khởi xướng 4 phương pháp Niệm Phật:
+ Niệm Phật Địnhtức Niệm PhậtTam Muội: Gồm có 3 dạng là Trì DanhNiệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật  thuộc Tịnh Độ biểu tượng, mang tính tôn giáo.
+ Niệm Phật Tuệtức Niệm Phật Ba-la-mật:  Gồm có  Thật Tướng Niệm Phật.thuộc Tịnh Độ hiện thực, mang tính triết học.
          Đạo Phật với Pháp môn Tịnh Độ phổ biến ngày nay, thực hành nguyên tắc tu học là Tín – Nguyện – Hạnhcủa Nhị Tổ, và tùy theo căn trí đối tượng mà có những ý nghĩa tương thích, trong đó Hạnh đóng vai trò trọng tâm.
IV. Thực hành tu tập:  Tín – Nguyện – Hạnh.
Con đường tu tập của pháp môn Tịnh Độ dựa trên ba nguyên tắc:
1) Tín信:  Có 2 nghĩa (theo giải thích của từ điển Hán Việt trích dẫn - Paris 2006-2013), tương thích với 2 giai đoạn tu tập Tín-Nguyện-Hạnh của Tịnh Độ tông đó là: 
- Tin theo (Tịnh Độ biểu tượng).
- Hiểu biết (Tịnh Độ hiện thực).
2) Nguyện願:  Mong, muốn.  Có 2 cách tương thích như ở Tín, đó là:
- Cầu nguyện 求願:  Hướng vềtự độ (Tịnh Độ biểu tượng).
- Phát nguyện 發願: Hướng vềđộ tha (Tịnh Độ hiện thực).
3) Hạnh:Thực hiện, là hành trì niệm Phậtcũng theo 2 cách tương thích.                              - Niệm Phật Định (Tịnh Độ biểu tượng).
                    - Niệm Phật Tuệ (Tịnh Độ hiện thực).
          Hành giả sơ cơ bước đầu đến với Tín Nguyện Hạnh của Tịnh Độ biểu tượng, để rồi sau đó có đủ duyên lành sẽ đến với Tín Nguyện Hạnh của Tịnh Độ hiện thực theo lý “tùng tướng nhập tính”.
V. Vãng sinh tịnh độ – Siêu sinh.
1) Vãng sinh tịnh độ(vãng: chết,   sinh : sống, đẻ ra):  Nói đủ là vãng sinh Tịnh Độ. Đó là nói hành giả tu tập Tín – Nguyện – Hạnh,sau khi  hết thọ mạng được tái sinh vào Tịnh Độ biểu tượng. Tịnh độ Di Đà theo đại sư Huệ Viễn (334-:-416) được phân biệt làm chín cấp tùy theo mức độ thanh tịnh của tâm nơi hành giả, gọi là Cửu Phẩm Liên Hoa(九品蓮臺;  E: The NineGrades of Rebirth in Pure Land)(ngoại trừ Bồ Tát từ thất địa đến thập địa được xem là quả vị Phật), có nội dung như sau :
1/. Thượng Phẩm Thượng Sinh:  Bồ Tát từ Tứ địa đến Lục địa.
          2/. Thượng Phẩm Trung Sinh:  Bồ Tát từ Sơ địa đến Tam địa.
          3/. Thượng Phẩm Hạ Sinh:  Thánh A la Hán (= Bồ Tát Chủng tính).
          4/. Trung Phẩm Thượng Sinh:  Thánh Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm.
          5/. Trung Phẩm Trung Sinh:  Bậc Kiến đạo (thấy được chân lý Tứ Đế).
          6/. Trung Phẩm Hạ Sinh:  Bậc Hiền có niềm tin vãng sanh nơi tịnh độ Di Dà.
          7/ 8/ 9/. Hạ Phẩm:  Người mới tu học có niềm tin vãng sanh nơi tịnh độ Di Đà thì tùy Nghiệp nhẹ nặng mà phân làm Thượng Sanh, Trung Sanh, Hạ Sanh.  Nói chung, đây là Phẩm có tên gọi là  đới nghiệp vãng sanh (mang tính khuyến khích, khích lệ).
Chúng sinh đã ở cõi Tịnh Độ rồi thì được xem là không còn bị luân hồi sinh tử xuống cõi thấp hơn nữa.
Cửu Phẩm Liên Hoa được Phật giáo Việt Nam hình tượng hóa với các kiến trúc như sau:

Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Giám, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Cửu Phẩm Liên Hoa trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam thịnh hành vào thế kỷ XVII, chính là sự phát triển ở mức độ đỉnh cao của tín ngưỡng Tịnh Độ tông. Tuy nhiên khi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa hình thành, Tịnh Độ tông cũng chỉ chiếm vai trò chủ đạo chứ không phải vị trí độc tôn. Bởi lẽ lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam không phải lúc nào cũng thuần nhất một tông phái. Đặc biệt ở thế kỷ XVII, các tư tưởng Thiền - Tịnh - Mật đã luôn song hành.
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa được cho là biểu hiện đầy đủ của các dòng tư tưởng này. Vì thế, kiến trúc này chỉ duy nhất có tại Việt Nam.
2) Siêu sinh(siêu 超:vượt thoát,  sinh : sống, đẻ ra):  Đó là hàm ý nói lên sự vượt thoát nơi Tịnh Độ hiện thực, không còn bị động trong sinh tử luân hồi,hành giả đã chứng đắc Phật quả với tuệ giác viên mãn. Tuệ giác viên mãn này được Tịnh Độ tông và Duy Thức tông phân thành 4 loại, tuy có tên gọi khác nhau nhưng ý nghĩa nội dung thì đồng.  Đó là kết quả của một quá trình tu học chuyển hóa các thứccó giá trị tương đối (tuệ thế gian: nhận thức từ lý trí, từ suy lý) thành trí có giá trị tuyệt đối (= tuệ xuất thế gian: tuệ thông cả suy lý và trực giácnhờ vào sự quán triệt chân lý Duyên khởi) như sau:
Thức                    Trí (Duy Thức tông)                   Trí (Tịnh Độ tông)
1. Alaida                 Đại viên cảnh trí               Vô đẳng thắng trí
2. Matna                Bình đẳng tánh trí             Đại thừa quảng trí
3. Ý thức                Diệu quang sát trí             Bất khả xưng trí
4. 5 thức                Thành sở tác trí                Bất khả tư nghì trí
Cũng cần biết rằng, đạo Phật không bàibác hay cấm hành giả tư duy khái niệm với những tri kiến (= thức), nhưng hành giả phải luôn cảnh giác để không rơi vào thành kiến chấp thủ, bởi các tri kiến luôn có tính tương đối, và lại càng tương đối cho từng đối tượng (khế lý).  Do đó, khi tri kiến trở thành thành kiến và đem đến tai hại cho mình cho người thì tri kiến đó đúng là sở tri chướng; ngược lại nếu tri kiến đó đem lại lợi ích cho mình cho người, thì tri kiến đó là sở tri thong!
o0o
Tội.
Nội dung
I. Khái niệm về tội, tội lỗi  và tội phạm.
II. Tội phạm theo quan điểm xã hội.
III. Tội phạm theo quan điểm tôn giáo hữu thần.
IV. Tội phạm theo quan điểm tôn giáo vô thần – Phật giáo.
I. Khái niệm về tội, tội lỗi  và tội phạm.
Tộilà từ gốc Hán, là từ nói gọn chung choTội lỗi罪纇Tội phạm罪犯.  Với:
- Tội:       1/- Sai lầm: Như đem công chuộc tội.      
2/- Hình phạt: Như chịu tội.
- Lỗi  :      Tì vết, khuyết điểm (tội nhẹ - E: mistake).
- Phạm :  Làm trái (tội nặng – E: crime).
Theo đó:
1) Tội(;  E: sin):  Là sự việc hay hành vi  gây xúc phạm, gây tổn thương cho cá nhân, cho tập thể, cho xã hội, cho quốc gia hay cho tôn giáo -  trái với luật lệ hay đạo đức quy định của:
- Pháp luật (điều cấm của xã hội):  Gây hại cho xã hội và buộc phải chịu các hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự.
- Giới luật (điều cấm của tôn giáo): Gây thiệt hại cho tôn giáo, và buộc phải chịu các hình phạt theo quy định của tôn giáo đó.
Trái với tội là phúc hay phước (;  E: happiness)
2) Phạm tội 犯罪:  Là thực hiện một hành vi bị coi là tội.  Hình phạt  刑罰:  là cách xử phạt người phạm tội để được xem là công bình chính trực.
3) Khái niệm về tội-phúc và tín ngưỡng tôn giáo:
Khái niệm về tội-phúc có lẽ đã có mặt từ lúc con người bắt đầu có đời sống chung đầu tiên gọi là Thị tộc(E: Clan) và cạnh đó là tín ngưỡng Vật tổ giáo(E: Totemism),khoảng 35.000 tCN, hình thành đời sống đạo đức ban sơ của con người.
1/.Trong các tôn giáo Nhất thần(E: Monotheism) như Do Thái giáo (E: Judaism), Cơ Đốc giáo (E: Christianity), Hồi giáo (E: Islamism, Moslemism) thì tội là vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vị Thần linh được tin tưởng. Nói cách khác, tội là sự bỏ qua hoặc không vâng theo ý muốn của Thượng Đế (sin is a passing over or rejection of the will of God).
Theo giáo sư tôn giáo học trường đại học Boston là Stephen Prothero đã tóm tắt về quan điểm của 3 tôn giáo khởi nguồn từ Abraham về thân phận con người phải làm gì để được ân sủng của Thượng Đế (= TĐ), như:
+ Do Thái giáo:  Con người bị lưu đày (E: exile), cần trở về với TĐ (E: return).
+ Kitô giáo: Con người vốn phạm tội (E:sin), cần được TĐ cứu rỗi (E: salvation).
+ Hồi giáo:Con người vốn kiêu căng (E: pride), cần qui phục TĐ (E: submission)
          2/.  Trong các tôn giáo Vô thần (Atheism) như Phật giáo, tội dùng để chỉ việc bất thiện (= ác) trái với việc thiện, là hành động của Thân-Khẩu-Ý của một người trái với đạo đức, đưa tới Nghiệp xấu, khiến người này phải tự gánh chịu đau khổ theo luật Nhân Quả.
          Động cơ của hành động bất thiện xuất phát từ một nội tâm chấp thủ biểu hiện dưới 3 hình thức là Tham-Sân-Si, ngược lại với hành động thiện. Theo đó, việc làm “Từ thiện” của một cá nhân hay một tổ chức cần xác định động cơ, để thấy rõ ra việc làm “Từ thiện” này là thật thiện hay thật bất thiện.
II. Tội phạm theo quan điểm xã hội.
1)  Tội phạm học.
          Tội phạm học(罪犯;  E: criminology) là ngành khoa học nghiên cứu về tính chất, mức độ, nguyên nhân, kiểm soát - về hành vi phạm tội nơi cá nhân và trong xã hội, cũng như các quy định của xã hội, của chính phủ và phản ứng đối với tội phạm của người phạm tội.
Tội phạm học là một lĩnh vực liên ngành khoa học hành vi, trong đó nó có liên quan tới nghiên cứu của các nhà xã hội học (đặc biệt là trong xã hội học về lệch lạc), nhân loại học xã hội,  tâm lý học, cũng như trong các văn bản luật pháp. Thuật ngữ tội phạm học được đưa ra bởi giáo sư luật người Ý Raffaele Garofalo năm 1885 với từ criminologia. Sau đó, nhà nhân chủng học người Pháp Paul Topinard sử dụng từ tương tự trong tiếng Pháp là criminologie.
2) Định tính tội phạm. 
          Tội phạm được xem là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý theo các điều sau:
- Xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi hợp pháp của tổ chức.
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác về trật tự và pháp luật xã hội.
Một số điển hình các hình thức tội phạm thường thấy như sau:
1/. Không tôn trọng sự sống:  Giết người, cố ý gây thương tích, bắt cóc, gây rối khủng bố, xâm phạm an toàn giao thông …
2/. Không tôn trọng tài sản: Trộm cướp, buôn lậu, hối lộ, tham nhũng, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, rửa tiền …
3/.  Không tôn trọng tình cảm:  Hiếp dâm, quấy rầy tính dục …
4/.  Không tôn trọng sự thật:  Lừa đảo, tội phạm công nghệ, các loại tội phạm kinh tế từ kẻ hở của pháp luật …
5/. Làm suy giảm tiềm lực quốc gia: Cờ bạc, nghiện rượu, nghiện ma túy, nghiện game, tội phạm mạng …
3) Định lượng tội phạm.
  Hành vi phạm tộithường được phân chia theo mức độ nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong Bộ luật hình sự.Bộ luật hình sự Việt Nam phân chia tội phạm(= TP) thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- TP ít nghiêm trọng là TP gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là đến 3 năm tù.
- TP nghiêm trọng là TP gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù.
- TP rất nghiêm trọng là TP gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù.
- TP đặc biệt nghiêm trọng là TP gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thânhoặc tử hình.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của TP, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là TP và được xử lí bằng các biện pháp khác.
 
Tội phạm công nghệ cao & Tội phạm mạng
 
          4) Nguyên nhân phát sinh tội phạm.
          Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra tội phạm được xét đến, như có nguyên nhân bên trong (tâm lý) và nguyên nhân bên ngoài (xã hội), nguyên nhân chủ yếu và thứ yếu, nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, nguyên nhân gần và xa… Ngày nay, hành vi phạm tội được nghiên cứu ở nhiều mặt trong đời sống của con người. Sau đây là một số các khía cạnh phát sinh tâm lý - xã hội tội phạm.
1/.Khía cạnh Y học:  TP xuất phát từ các bệnh về rối loạn thần kinh, các bệnh về di truyền …
2/.Khía cạnh Nhân chủng học:  TP được xét đoán theo nhân dạng (E: identity - xem tướng mạo).  Ví dụ:  - Dị tướng cơ thể thường là kẻ tội phạm,  - Cơ thể lực lưỡng dễ gần tội phạm hơn là cơ thể béo hay gầy.
3/.Khía cạnh Địa lý học: 
          - TP xâm hại con người thường được gia tăng vào mùa hè. Trong khi đó, TP xâm hại tài sản thường xảy ra chủ yếu vào mùa đông.
- TP xâm hại về tính dục gia tăng do yếu tố ánh sáng, đó là ánh sáng mờ.
- TP cướp giật nhiều từ 10 – 12 giờ đêm, ít hơn từ 10 – 12 giờ sáng.  TP trộm ô-tô nhiều từ 8 – 10 giờ tối, ít nhất lúc 4 – 6 giờ chiều.
- TP ở khu vực trung tâm các thành phố lớn là cao nhất, và ít nhất ở nông thôn.
4/.Khía cạnh Xã hội học:  Hoàn cảnh gia đình, giáo dục tại nhà trường, giao tiếp xã hội có nhiều khiếm khuyết là những yếu tố mà từ đó hình thành nhân cách yếu kém và bất lực trước các tác động xấu của môi trường xã hội.
          5) Ăn năn tội phạm.

“Trừng trị tội ác là chuyện của pháp luật, thức tỉnh là chuyện của lương tri!”
Ăn năn (từ Việt) = Sám hối:  có nghĩa lànhận thức được lỗi lầm và mong muốn sửa đổi.
Có khá nhiều phức tạp đối với căn tính của con người, nhất là đối với người phạm tội. Tuy nhiên, có thể tạm chia ra làm 3 loại sau:
1- Người phạm tội có thái độ ăn năn tội phạm của mình. Họ chấp hành tốt các qui định nơi môi trường sống cải huấn.
2- Người phạm tội có thái độ phủ nhận tội phạm của mình. Họ cho rằng việc xử phạt là quá nghiêm khắc và thường hay giằng co nơi thực hiện các nội quy cải huấn.
3- Người phạm tội có thái độ hướng tội lỗi.  Họ không nhận thức và đánh giá về tội phạm của mình, không nghĩ đến sự cải huấn, mà chỉ tính toán đến việc trở lại cuộc sống tội phạm sau khi mãn hình phạt.
          6) Hình phạt tội phạm.

“Một xã hội khoẻ mạnh sẽ không trông chờ vào luật pháp, bởi chỉ có tình yêu thương mới thuần hóa và thức tỉnh lương tri trong mỗi con người”
          1/. Lịch sử hình phạt tội phạm.
Những nền văn minh xa xưa nói chung không phân biệt luật dân sự hay luật hình sự. Di chỉ khảo cổ tìm thấy những bộ luật đầu tiên của người Sumerians (khu vực Iran và Iraq ngày nay) soạn thảo vào khoảng thế kỷ 21 trước công nguyên (2000 năm trước CN), Ur-Nammu là vua người Sumerian đã ban hành bộ luật cổ nhất được phát hiện cho đến hôm nay - gọi là luật Ur-Nammu - dù rằng có nhiều tài liệu cho biết còn có một bộ luật cổ xưa hơn gọi là Urukagina xứ Lagash đã ra đời trước đó.
Trong số các bộ luật cổ còn có Luật Hammurabi của người Babylon. Những Luật Thập Nhị Bảng (E: Twelve Tables) của đế chế La Mã.
- Ở phương Tây, sự phân biệt về án hình sự và án dân sự bắt đầu được manh nha trong cuộc xâm chiếm Vương Quốc Anh năm 1066 của bộ tộc Norman (bộ tộc ở vùng Normandy, Pháp ngày nay). Về sau, khi phong trào Hậu Trí Thức Tây Ban Nha  với Alfonso de Castro (1496-1558) lan sang Âu Châu, khái niệm thần học về Sự Trừng Phạt Của Thượng Đế (luật ở thượng giới) được đưa vào giới luật (E: canon law) trước. Sau đó, khái niệm này được vay mượn đưa vào nhân luật (E: secular law) thành ra luật hình sự để trừng trị các hành vi phạm tội của con người.
          Tuy vậy, phải đến thế kỷ 18, khái niệm về hình luật - trong đó bộ phận tòa án đóng vai trò bảo vệ công lý - được phát triển rõ rệt khi các quốc gia ở Âu châu thành lập lực lượng cảnh sát. Từ đó, luật hình sự (hình luật) đã nhanh chóng hình thành. Luật hình sự đã giúp hoàn thiện các cơ chế thực thi luật pháp của lực lượng cảnh sát và giúp lực lượng này trở thành một bộ phận thiết yếu của nhà nước phương Tây.
          - Ở phương Đông, tháng 12 năm 1972, các nhà khảo cổ học phát hiện bộ “Vân Mộng Tần Giản”. Trong bộ này gồm có “Bộ Tần Luật” do Thừa tướng Lý Tư sưu tầm và hệ thống hoá dựa trên bộ Pháp Kinh (Đạo, Tặc, Võng, Bổ, Tạp, Cụ) của nước Hàn thời Chiến Quốc. Ngoài ra, còn có các văn bản đơn lẻ do nhà Vua ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Theo đó, pháp luật nhà Tần (221-207) tCN, đã có đầy đủ các chế định của dân sự, hình sự, tố tụng. Về hình phạt, sử dụng hình phạt giam cầm để thay thế cho hình phạt mang tính chất nhục hình. Đây là một tiến bộ nhưng nhìn chung các hình phạt còn rất tàn ác, dã man.
          - Ở Việt Nam, Bộ Luật Hồng Đức có tên gọi thông dụng là Quốc Triều Hình Luật mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức. Bộ luật hoàn thành vào thời Lê Thánh Tông và hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính v.v.
2/. Một số hình phạt tội phạm ngày nay.
Hình phạt theo các bộ luật hình sự ngày nay nêu ra thường bao gồm tử hình, khổ sai (hành hạ), giam giữ hoặc không giam giữ (án treo cho tại ngoại) tùy theo các cấp thẩm quyền khác nhau. Thời gian hình phạt giam giữ có thể từ vài ngày cho đến chung thân. Khi ra ngoài, tội nhân có thể còn chịu thêm thời gian quản thúc tại gia tùy vào bản án.
Tuy ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng năm mục đích sau đây được chấp nhận rộng rãi trong hầu hết các bộ luật hình sự thế giới về mặt trừng trị tội phạm, đó là - báo oán (= trả oán), răn đe, vô hiệu hóa, giúp cải tà quy chánh và đền bù thiệt hại.

Nữ thần Công lý Themis (Hy Lạp) Wikipedia
1. Báo oán - người phạm tội phải chịu đau khổ dằn vặt trừng phạt do tội mình làm ra. Đây là một mục đích thường thấy nhất. Vì phạm nhân đã lạm dụng sai trái, hay gây ra tổn thất không đáng có (làm lệch cán cân công bình xã hội). Do đó luật hình sự phải đưa phạm nhân vào những tình huống khổ sai để làm quân bình cán cân công lý.
Lý giải này dựa trên nguyên tắc: mọi công dân tuân theo luật pháp để mong được sự bảo vệ không bị giết hại. Vì vậy nếu người nào bị kết tội giết người thì sẽ bị tước quyền được luật pháp che chở. Một người đi giết người thì có thể bị (nhà nước) giết lại. Giống như một cán cân bị lệch vì nhân mạng phải được đền bù bằng nhân mạng.
2. Răn đe - Có 2 loại: răn đe cá nhân nhằm vào các phạm nhân với mục đích đưa ra mức phạt đủ nặng khiến những người này không dám phạm tội từ đây về sau. Còn răn đe xã hội nhằm vào toàn thể các công dân không trừ một ai với mục đích trừng phạt những ai đã phạm tội lẫn những ai có khả năng phạm tội.
3. Vô hiệu hóa - được thiết lập với mục đích đơn giản là đưa người phạm tội ra khỏi xã hội thể hiện bằng án tù, để bảo vệ xã hội khỏi bị ảnh hưởng bởi phạm nhân. Đây là lý do chính quyền cho xây các nhà tù, các trại tập trung cải tạo giam giữ. Các án tử hình và các lệnh cấm (quản chế) cũng nhằm mục đích này.
4. Giúp cải tà quy chính - nhằm mục đích cải hóa phạm nhân trở lại thành một thành viên hữu ích trong xã hội. Phạm nhân phải trải qua một chương trình học tập, cải huấn (có hay không kèm giam giữ) ở nhiều mặt khác nhau để giúp phạm nhân nhận thức được sự sai trái những việc mình đã làm.
5.Đền bù thiệt hại - đây là một lý thuyết về trừng phạt hướng về nạn nhân. Mục tiêu là nhà nước đứng ra quyết định loại hình và mức độ đền bù cho những đau khổ thiệt hại lên mình nạn nhân. Ví dụ, phạm nhân trộm công quỹ thường bị phạt phải trả lại tiền đã biển thủ. Đền bù thiệt hại thường được kết hợp với các mục đích khác của luật hình sự và bắt nguồn từ các khái niệm tương tự trong luật dân sự.
III. Tội phạm theo quan điểmtôn giáo hữu thần.
Tội lỗi (E: sin), theo quan điểm độc thần giáo, là bất cứ điều gì không phù hợp với ý chỉ của Thượng Đế (= Thiên Chúa); đặc biệt là sự cố ý xem thường những điều luật được mặc khải bởi Thượng Đế, làm cho con người xa cách Thượng Đế. Qua tội lỗi, xảy ra sự phạm tội, và tương xứng với tội đã phạm là sự trừng phạt.
- Sự đền tội(E: propitiation) là một ý niệm về sự công bình bằng cách lập công trạng để làm dịu cơn giận của Thượng Đế, vì đã bất tuân ý chỉ của Thượng Đế.
- Sự chuộc tội(E: expiation) là một ý niệm về sự công bình và lòng thương xót của Thượng Đế, là sự đền trả thay cho tội lỗi của con người. Ý nghĩa của sự chuộc tội được thể hiện trong truyền thống dâng sinh tế trong Do Thái giáo. Sự chuộc tội thay cho loài người qua Đấng Messiah theo niềm tin của Do Thái giáo, được thấy trong sự chết chuộc tội của Chúa Jesus theo niềm tin Cơ Đốc giáo.
- Sự ăn năn(E: contrition) là hành động bày tỏ sự đau đớn về tội lỗi của mình dứt khoát tránh xa tội lỗi và quay trở lại với Thượng Đế.
1) Do Thái giáo.

1/.Tội lỗi:  Theo quan điểm Do Thái giáo (E: Judaism), tội lỗi là vi phạm điều răn của Thiên Chúa. Do Thái giáo dạy rằng tội lỗi là một hành động, không phải là một trạng thái.
Nhân loại được tạo dựng vốn có khuynh hướng về tội lỗi, đó là “nhân chi sơ tánh bản ác” (“vì tâm tánh loài người vẫn xấu xa từ khi còn tuổi trẻ”, Sáng thế ký 8. 21), nhưng cũng có khả năng khống chế khuynh hướng này (“tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải thắng hơn”, Sáng thế ký 4.7), và có quyền tự do chọn lựa giữa điều tốt và cái xấu (“Hãy tránh điều dữ và làm điều lành, thì sẽ được ở đời đời” Thi thiên 37.27).
Do Thái giáo sử dụng thuật ngữ “tội lỗi” bao hàm sự vi phạm luật pháp Do Thái. Theo bách khoa toàn thư Do Thái, “Con người chịu trách nhiệm về tội lỗi bởi vì con người được ban cho ý chí tự do (“behirah”); nhưng do bản chất con người là yếu đuối: “Vì tâm tánh loài người vẫn xấu xa từ khi còn tuổi trẻ” (Sáng thế ký 8.21; Yoma 20a; Sanh. 105a). Vì vậy, Thiên Chúa, bởi lòng thương xót của Ngài, cho phép con người ăn năn và được tha thứ. Do Thái giáo cho rằng mọi người đều phạm tội vào những thời điểm khác nhau trong suốt cuộc đời, và tin rằng Thiên Chúa vừa công bình vừa thương xót.
2/.Định tính và định lượng tội.
Từ Aveiratrong tiếng Hebrew chỉ mọi loại tội lỗi. Dựa trên Kinh Thánh Hebrew, Do Thái giáo mô tả ba cấp độ của tội lỗi:
1-Peshahay Mered– tội do cố ý; hành động phạm tội xuất phát từ ý thức chống nghịch Thiên Chúa.
2-Avon- tội do cảm xúc không kềm chế được từ ngũ quan. Như dâm dục chẳng hạn, đó là một tổng hợp các cảm xúc. Ấy là sự phạm tội có ý thức, nhưng không phải từ sự phản nghịch Thiên Chúa.
3-Cheit- Tội lỗi do vô tình.
Do Thái giáo tin rằng không ai là trọn vẹn, mọi người đều phạm tội và phạm tội nhiều lần.  Dù vậy, có một vài tội (Avon hoặc Cheit) không bị trừng phạt đến nỗi hư mất; chỉ có một hoặc hai trọng tội là có thể dẫn con người đến sự trừng phạt trong hoả ngục theo khái niệm được mô tả trong Kinh Thánh.
3/.Đền tội và chuộc tội:  theo quan điểm của Rabbeinu Tam trong kinh Talmud Babylon (tractate Rosh HaShanah 17b),  Chúa được cho là có mười ba thuộc tính của lòng thương xót:
          1. Thiên Chúa thương xót trước khi một người phạm tội, ngay cả khi Thiên Chúa biết người ấy có khả năng phạm tội.
          2. Thiên Chúa thương xót tội nhân ngay cả sau khi người ấy phạm tội.
          3. Thiên Chúa bày tỏ lòng thương xót trong những trường hợp mà con người không dám mong đợi được thương xót hoặc không xứng đáng với sự thương xót.
          4. Thiên Chúa đầy lòng thương xót và luôn gia ơn để giảm nhẹ sự trừng phạt tội lỗi.
5. Ân sủng của Thiên Chúa dành cho những người không xứng đáng.
6. Thiên Chúa chậm giận.
7. Sự nhân từ của Thiên Chúa là dư dật.
8. Thiên Chúa là đấng chân thật, do đó chúng ta có thể tin cậy vào lời hứa của Ngài tha thứ người có tội biết ăn năn.
9. Sự nhân từ của Thiên Chúa dành cho hậu duệ của người công chính, như trong trường hợp của các tổ phụ (Abraham, Isaac và Jacob), dòng dõi của các vị này hưởng phước lành từ tổ phụ của mình.
10. Thiên Chúa tha thứ những tội cố tình nếu người phạm tội ăn năn.
11. Thiên Chúa tha thứ tội cố tình chọc giận Ngài nếu tội nhân ăn năn.
12. Thiên Chúa tha thứ tội lỗi do sai lầm.
13. Thiên Chúa xoá sạch mọi tội khi tội nhân ăn năn.
Mười ba thuộc tính kể trên được đem vào bộ luật Do Thái cùng các ứng dụng dành cho bộ luật.
Kinh Talmud Babylon dạy rằng khi đền thờ chưa bị phá huỷ, bàn thờ là nơi dâng tế lễ chuộc tội cho Israel (Tractate Berachot, 55a). Khái niệm về sự chuộc tội được luận giải trong Kinh Thánh Hebrew, tức Cựu Ước của Cơ Đốc giáo. Nghi lễ chuộc tội được thực hiện trong đền thờ tại Jerusalem, cử hành bởi các tư tế Do Thái (Kohanim). Thánh lễ bao gồm ngân tụng, cầu nguyện và dâng hiến sinh tế (korbanot). Sinh tế là một con dê đực gọi là Azazel, bị đuổi vào hoang mạc là một phần trong nghi thức (Lê-vi ký 16. 20-22). Đại lễ Chuộc tội Yom Kippur, được miêu tả trong chương 15 của sách Lê-vi ký.
4/.Ăn năn tội:  trong Do Thái giáo, tội lỗi phạm với người khác (không phải phạm với Thiên Chúa hoặc chỉ phạm tội trong lòng) trước tiên phải được sửa chữa bằng hết sức mình; nếu không chịu tận lực sống ngay thật và từ bỏ tội lỗi, thì không thể được xem là ăn năn thật. Giáo nghi truyền thống của Những Ngày Kính Sợ - Days of Awe (là những ngày lễ trọng: Rosh Hashanah và Yom Kippur) chép rằng cầu nguyện, ăn năn và làm từ thiện (tzedakak) là cách bày tỏ sự ăn năn tội lỗi.
2) Cơ Đốc giáo.

Cơ Đốc giáo(E: Christianity) được xem như bao gồm:
- Kitô giáo phương Tây(E: Western Christianity, Roman Catholic Church).
- Chính Thống giáo phương Đông(E: Eastern Orthodox Church).
- Kháng Cách giáo(E: Protestantism).
 
1/.Tội lỗi: Từ “tội lỗi” nguyên tiếng Hy Lạp trong Tân Ước là hamartia, dịch sát nghĩa là trượt mục tiêu. Do đó, theo Kinh Thánh, tội lỗi tức là không chịu bước đi theo sự dẫn dắt của Thiên Chúa. Khái niệm này đến từ câu chuyện của Adam và Eva trong Sáng Thế ký. Adam và Eva được cho là bất tuân mạng lịnh của Chúa bằng cách ăn trái cây “biết điều thiện và điều ác”. Như vậy, vào thời điểm Adam và Eva ăn trái cây giữa vườn – là trái mà Chúa cấm họ ăn – sự chết, như là hậu quả tất yếu của tội lỗi; hành động của họ thể hiện lòng bất phục, vì họ nghĩ rằng sau khi ăn trái cấm họ sẽ trở nên giống như Thiên Chúa, và đó là tội lỗi  “Ai phạm tội tức làm trái luật thần thánh; và tội lỗi tức là trái luật thần thánh” (Gioan 3.4)
Do Adam là người trực tiếp nhận mạng lịnh của Thiên Chúa, người ta tin rằng Adam là người chịu trách nhiệm chính cho việc thâm nhập của tội lỗi, nên sự kiện sa ngã của loài người vẫn thường được gọi là "Tội Adam".  “Tội Adam” khiến ông và hậu duệ bị tước đoạt quyền sống, do đó tuổi đời của loài người bị giới hạn.
Cho nên, bởi một người mà tội lỗi đi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, sự chết trải qua trên hết thảy mọi người, vì mọi người đều đã phạm tội” (Rôma 5:12).
Theo Cơ Đốc giáo, cái chết của Chúa Jesus trên cây thập tự có quyền hóa giải tội Adam, “Như trong Adam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Chúa mọi người đều sẽ sống lại.” (1Corinthians 15:22).  Hay “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Thiên Chúa là sự sống đời đời trong Chúa.” (Rôma 6:23).
Cơ Đốc giáo cho rằng tội lỗi là rào cản ngăn con người thụ hưởng mối tương giao trọn vẹn với Thiên Chúa và sự cứu rỗi được xem là ý nghĩa của sự phục hòa để được gần gủi với Thiên Chúa, đó là Hưởng Nhan Thánh Chúa: “Vì Thiên Chúa yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy thì không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Gioan 3:16).
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận về nguồn gốc của tội lỗi. Nhiều người còn trích dẫn chương 28 của sách Ezekiel trong Kinh Thánh, cho rằng tội lỗi đến từ Satan khi Satan tham muốn địa vị chủ tể trị vì của Thiên Chúa.    

Bích họa ở nhà nguyện Sistine trong điện Vatican, mô tả việc trục xuất Adam và Eve từ khu vườn Eden do tội lỗi của họ ăn quả của cây kiến thức về thiện và ác .
          2/.Định tính tội.
Cơ Đốc giáo phân định ra hai loại tội ở hai giai đoạn của con người:
- Lúc mới sinh ra : Tội được mang theo từ tội của Adam đã sa ngã truyền cho hậu duệ, gọi là  nguyên tội  hay  tội tổ tông(E:  original sin;  F: péché originel). Việc thực hiện bí tích rửa tội vào lúc này được xem là nhằm xóa bỏ nó và đem lại ân sủng của Chúa. Người lớn sau này khi mới vào đạo, cũng phải thực hiện nghi thức này.
- Lúc hiện tiền:  tội là hành vi sai lầm do tự ý vượt qua luật thần thánh - gồm Thiên luật và Nhân luật – và được gọi là tội cá nhân.         
1.Không tôn trọng Thiên luật: Thiên luật còn gọi là luật vĩnh cửu hay luật đời đời  hay luật cấm  được Thiên Chúa chế định sẵn gồm 2 loại sau:
  • Luật tự nhiên:Còn gọi là luật Cựu Ước, luật này căn cứ trên nguyên tắc “thờ Trời” và “làm lành lánh dữ” giúp ta phân biệt thiện ác nơi 10 điều răn sau: (chữ  đậmlà lời cơ bản, chữ bình thường là diễn giải cập nhật theo thời giancủa người sau này).
1-Thờ phượng và kính mến đức Chúa Trời trên hết mọi sự.
2-Tôn kính danh đức Chúa Trời, không được kêu gọi vô cớ.
3-Thánh hóa ngày chủ nhật, và gọi là Chúa nhật, nhằm nhắc nhở ngày đầu tiên Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vạn vật trong 6 ngày, và ngày thứ bảy là ngày đức Chúa Trời mệt phải nghỉ ngơi.
4- Thảo kính đối với cha mẹ.
5- Không giết người:  không giết người trực tiếp hay gián tiếp, trong đó bao gồm việc triệt sản, phá thai, an tử, tự sát.
6- Không tà dâm:bao gồm các việc cấm sau.
          - Sự nghe, nhìn, tưởng, nói, đọc các điều khiêu dâm.
          - Sự thủ dâm, quan hệ nam nữ bất chánh khi chưa kết hôn hay bằng bạo lực, mãi dâm, đồng tính luyến ái.
          - Sự ngừa thai không tự nhiên, thụ thai nhân tạo.
          - Sự loạn luân, đa thê, đa phu.
7- Không trộm cắp: bao gồm các việc cấm.
          - Không trộm cướp, gian lận, cho vay nặng lãi, hối lộ, tham nhũng, đầu cơ.
          - Không trả nợ, không hoàn lại của lượm, không trả công xứng đáng, trốn thuế, oa trữ đồ gian.
          - Không cờ bạc, vi phạm hợp đồng, mua bán thân xác con người.
8- Không làm chứng dối: bao gồm.
          - Không làm chứng gian, bội thề.
          - Không nói dối, nói xấu, vu khống.
          - Không tán dương điều xấu, chối bỏ sự thật.
9- Không ham muốn vợ hay chồng của người(ngoại tình).
10-Không tham tài sản của người.
- Điều 1,2,3 được gọi là thể hiện đức mến Chúa.
- Điều 4,…,10 được gọi là thể hiện sự yêu người.
  • Luật Mặc Khải:  Còn gọi là luật Tân Ước hay luật Tin Mừng, nơi đây nói về luật yêu thương, luật ân sủng của Thiên Chúa.
2.Không tôn trọng Nhân luật:   Nhân luật là luật do Giáo hội về sau đề ra vì lợi ích tồn vong của người theo đạo.  Nhân luật được cho là không mâu thuẫn với Thiên luật, là thỏa tính công bình, là có tính cưỡng chế hữu ích. Nhân luật còn gọi là luật buộcgồm 5 điều sau:
          1-  Mọi tín hữu (người theo đạo) phải tham dự Thánh lễ và không làm những việc nô dịch vào các Chúa nhật và Lễ buộc (các lễ được quy định phải có mặt).
          2-  Mọi tín hữu buộc phải xưng tội ít nhất là một tuần trong năm.
          3-  Mọi tín hữu buộc phải rước Mình Thánh Chúa ít nhất một lần trong mùa Phục Sinh.
          4-  Mọi tín hữu phải kiêng thịt, giữ chay vào những ngày sám hối do Hội Thánh quy định.
          5-  Mọi tín hữu buộc phải đóng góp cho nhu cầu của Hội Thánh, bằng vật chất cho những sinh hoạt chung của Giáo Xứ, Giáo Phận và Giáo Hội Hoàn Vũ (đó là tổ chức đứng đầu, như Vatican … chẳng hạn).
3/.Định lượng tội.
Theo Cơ Đốc giáo, tội cá nhân do tự ý vượt qua luật thần thánh gồm có trọng tội và khinh tội.
1.Trọng tộilà tội khi thỏa đủ 2 yếu tố là:
          - Vi phạm Thiên luật (luật cấm) hay Nhân luật (luật buộc).
          - Cố ý phạm.
  Khi người phạm tội ý thức về hành vi phạm tội và biết là nghiêm trọng, mà vẫn hành động, thì đó là hành động khước từ Thiên Chúa. Trọng tội được xem là tội chết vĩnh viễn, sẽ loại trừ tội nhân ra khỏi ân điển của Thiên Chúa, không được phục hoà để gần gủi với Thiên Chúa, tội nhân sẽ bị trừng phạt nơi Hoả ngục đời đời.
2.Khinh tộiđược xem là tội không đến nỗi chết đời đời nơi Hỏa ngục. Nơi đây người phạm tội không nhận thức đó là tội trọng, hoặc hành động mà không có sự đồng thuận của ý thức. Người phạm tội không bị chia lìa khỏi ân điển như trường hợp của người khước từ Thiên Chúa. Dù vậy, khinh tội đã làm tổn thương và cần được phục hoà với Thiên Chúa qua Bí tích Giải tội hoặc nhận Bí tích Thánh thể (Xinxem thêm mụctừ ‘Thần Thông-Phép Lạ’).
Trong Matthew 12. 31 nói trọng tội là tội đời đời không thể tha thứ:  “Nếu ai nói phạm đến con người, thì sẽ được tha; song nếu ai nói phạm đến Chúa Thánh Linh, thì dù đời này hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha”.  Có lẽ đây là điều thu hút nhiều tranh luận nhất - do tội này mà người phạm tội trở nên bội phản đạo, mãi mãi từ bỏ cuộc sống đức tin và sự cứu rỗi.
Trọng tội và khinh tội đều dẫn đến sự trừng phạt để được xem là sự công chính của Thiên Chúa. Ngục luyện tội và Bí tích Giải tội là giải pháp cho sự trừng phạt khinh tội.
4/.Chuộc tội  (cứu chuộc khỏi tội lỗi).
Theo Cơ Đốc giáo, sự chuộc tội là sự cứu rỗi giải thoát tội nhân khỏi gánh nặng tội lỗi được cho là do Chúa Jesus thực hiện qua sự chết trên thập tự giá và sự sống lại. Khi con người bị hình phạt rời khỏi Thiên Chúa qua hành động của Adam trong vườn Eden, con người hoàn toàn tuyệt vọng trong nỗ lực đạt đến sự toàn hảo là phục hoà với Thiên Chúa. Vì thế, Thiên Chúa sai Con Ngài, Chúa Jesus, đến làm đấng trung gian nhằm thực hiện sự hoà giải này.
  => 
Sự kiện này thường được giải thích bằng hình ảnh con sông chảy giữa hai dãy núi đá. Một bên là nhân loại, bên kia là Thiên Chúa. Con người không thể xây cầu vượt sông, vì con người là bất toàn, còn Thiên Chúa là trọn vẹn, là đấng bắt cầu nối kết con người với Thiên Chúa, và sự việc này được cho là tình yêu của Thiên Chúa  dành cho con người.
5/.Nguyên nhân phát sinh tội - Ăn năn tội.
Tội cá nhân là hành vi được cho là sai lầm do tự ý không chấp hành luật thần thánh, đó là Thiên luật và Nhân luật.  Nguyên nhân của sự phạm tội này được cho là do hoàn cảnh xã hội hay do những tổ chức đối nghịch lại với luật của đạo Chúa. Nơi cá nhân, biểu hiện của sự phạm tội này là 7 cá tính xấu, thường được gọi là 7 mối tội đầu (E: seven deadly sins), đó là:
- Kiêu ngạo, - Hà tiện, - Dâm ô, - Hờn giận, - Mê ăn uống, - Đố kỵ, - Lười biếng.
Người theo đạo khi phạm tội này phải ăn năn để nhận được ân sủng xóa tội  của Chúa:
  • Đối với Ky-tô giáo Phương Tây và Chính Thống giáo Phương Đông, sự xóa tội phải thông qua Bí tích giải tội cho các tội phạm nặng hay nhẹ.
Để có thể nhận được sự giải tội, người phạm tội phải thực hiện các việc sau:
1. Xét mình:  tự nhận ra tội của mình đã làm.
2. Ăn năn:  đau khổ về tội của mình đã làm và tin rằng đau khổ này chỉ hết được khi thỏa mãn 2 điều sau:
          - Ăn năn cách trọn: còn gọi là Ái hối, tức phải có lòng mến Chúa.
          - Ăn năn không cách trọn: còn gọi là Úy hối, tức là phải sợ hình phạt đời đời của Chúa.
3. Xưng tội:  thành tâm thú nhận tội với tu sĩ đại diện Chúa và mong nhận được ơn tha thứ từ Chúa.
4. Đền tội:  làm nhũng việc mà tu sĩ chỉ định để tạ lỗi với Chúa như đọc kinh, dâng cúng, cầu nguyện để đền bù những thiệt hại mà mình gây ra cho người, vì rằng Bí tích chỉ tha tội nhung chưa thể xóa các hậu quả do tội gây ra.
Các tu sĩ như Giám Mục, Linh Mục đều có thể nhân danh Chúa để thực hiện quyền giải tội này bằng cách nói: “Cha tha tội cho con. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen”.
 
Các cách xưng tội
 
 
Xức tro ăn năn trong mùa chay
  • Đối với Kháng Cách giáothì không phải thông qua Bí tích giải tội, và cho rằng lòng tin sâu sắc vào Chúa, cầu xin Chúa cùng sự hối hận của người phạm tội là đủ đáp ứng cho sự xóa tội.
3) Hồi giáo.

1/. Tội lỗi :  Người Hồi giáocũng xem tội lỗi (dhanb, thanb ذنب;  E: sin ) là bất cứ điều gì hành động đi ngược lại các lệnh của Thiên Chúa (Allah).  Kinh Qur'an dạy rằng "Linh hồn là chắc chắn dễ bị ác , trừ khi Chúa ban cho Ơn của Ngài " và Satan (Iblis ) có vai trò quan trọng trong nhân loại hấp dẫn đối với tội lỗi.
2/.Định tính, định lượng và nguyên nhân gây tội:
Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông tức nguyên tội, việc làm của  Adam và  Eve không phải là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai khác; ngoại trừ Allah.  Hồi giáo phân biệt:
- 5 hình thức tội lỗi:
1. Sai lầmsayyia, khatia:  (Suras 7:168; 17:31; 40:45 47:19 48:2)
2. Vô luânitada, junah, dhanb:  (Suras 2:190,229 17:17 33:55)
3. Tội lỗiharaam : (Suras 5:4, 6:146)
4. Ác và đồi bạiithm, dhulam, fujur, su, fasad, Fisk, kufr:  (2:99 Suras, 205; 4:50, 112, 123, 136; 12:79; 38:62; 82:14)
5. Trốn tránhsự sùng bái thần tượng khác đạo và  tôn giáo đa thần (Sura 04:48). Nhiều quốc gia Hồi giáo đã xử tử công nhân nước ngoài khi thấy các công nhân này lén thờ vị giáo chủ của tôn giáo họ.
Các loại tội trên có thể đưa đến những trọng tội dẫn đến cái chết, và thường được xem là do vi phạm các luật lệ gồm 10 điều răn hay 5 điều dạy của Hồi giáo kể sau:
- Mười Điều Răn trong kinh Qur'ankhông giống 10 Điều Răn như trong Cơ Đốc giáo, như sau:
1.Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
2.Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
3.Tôn trọng quyền của người khác.
4.Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
5.Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
6.Cấm ngoại tình.
7.Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
8.Hãy cư xử công bằng với mọi người.
9.Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
10.Hãy khiêm tốn
--------------
(*) Chú thích: 
Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:   
1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.
2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.
- Năm điều dạy của đạo Hồi:
1. Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài
2. Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
3. Bố thí.
4. Nhịn chay tháng Ramadan.
6. Hành hương tại Mecca.
---------------
Chú thích:  Một số chi tiết của 10 điều răn và 5 điều dạy nói trên.
  • Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
  • Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.
  • Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
  • Nghiêm cấm cờ bạc.
  • Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
  • Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chómèochuột, v.v.).
  • Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
  • Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
  • Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng.
3/.Ăn năn tội:  Ngườiphạm tội có thể chân thành ăn năn với Thiên Chúa cho những sai lầm đã cam kết và tìm kiếm sự tha thứ, như đã nói trong Kinh Qur'an(= Koran), "Lạy Chúa của chúng tôi! Hãy tha thứ cho tội lỗi của chúng tôi, loại bỏ gian ác từ chúng tôi, và để cho linh hồn chúng tôi ở trong thế giới công bình của Người." (Al-Imran.193 / 3,193).
          4/.Hình phạt tội:
Trong thế giới Hồi Giáo, số phận của phụ nữ  tùy theo phong tục tập quán của mỗi dân tộc và luật pháp của mỗi quốc gia, có những nét khác nhau. Tuy nhiên, những yếu tố chung của đạo Hồi quyết định phần lớn số phận của các phụ nữ Hồi giáo. Đó chính là những điều luật về phụ nữ được nêu rõ trong kinh Qur'an.
Kinh Qur'an đã qui định chế độ y phục của phụ nữ hết sức khắt khe như sau: "Phụ nữ phải mặc che kín hoàn toàn, không được để lộ một phần nào của thân thể trước mặt bất cứ một người đàn ông nào, bao gồm cả mặt và tay" .
Kinh Qur'an còn minh thị xác nhận uy quyền của đàn ông đối với đàn bà: "Đàn ông có quyền đối với đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quí hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ. Đàn bà tốt phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn bà. Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ và có quyền đánh đập".
Kinh Qur'an còn qui định: khi cha mẹ chia gia tài thì con gái chỉ được hưởng một phần nửa phần của con trai mà thôi. Khi các nhân chứng ra trước tòa làm chứng thì lời chứng của đàn bà chỉ có giá trị bằng một nửa lời khai của đàn ông. Khi nạn nhân là phụ nữ bị giết thì thân nhân chỉ được lãnh một nửa số tiền bồi thường.
Kinh Qur'an coi thiên đàng là "Khu vườn của lạc thú nhục dục muôn đời", còn ở trên thế gian nầy thì đàn bà là "cánh đồng lạc thú" mà mọi nguời đàn ông đều có quyền chủ động bước vào nếu muốn. Đàn bà bị xã hội Hồi giáo coi là một thứ công cụ để đẻ con và để thỏa mãn dục tính của đàn ông.
Trong các nước Hồi giáo, nữ giới phải chiu nhiều thiệt thòi trong hôn nhân. Tuổi con gái đi lấy chồng trung bình từ 12 đến 15. Trong các bộ lạc du mục, nhiều khi cha mẹ gả chồng cho con gái lúc mới 5, 6 tuổi. Các anh chị em họ gần có quyền lấy nhau, đặc biệt là hai người đàn ông có quyền trao đổi con gái cho nhau.
Đàn ông có quyền lấy nhiều vợ, thường là 4 nhưng đàn bà chỉ được lấy một chồng, do đó đàn ông thường ít phạm tội ngoại tình.  Ở một số nơi, tội ngoại tình bị đem ra nơi công cộng để mọi người ném đá đến chết.
Hình phạt ném đá tuy không được quy định trong kinh Qur'an, nhưng lại được quy định trong một số luật riêng của từng nước, chẳng hạn như luật Hồi giáo Sharia – có lẽ do ảnh hưởng ít nhiều theo luật Môsê (Cựu Ước), người Do thái sẽ ném đá những người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình.

Nhà xã hội học Iran là Chahla Chafiq cho biết: theo quy định của Luật Hồi giáo hiện hành ở Iran, phụ nữ luôn bị xem nhẹ. Ở Iran, Nhà nước và tôn giáo là một. Cơ thể phụ nữ bị xem là nơi chứa đựng tội lỗi. Phụ nữ bị buộc phải sống với người đàn ông mà mình không yêu. Phụ nữ rất khó khăn khi muốn ly hôn, trong khi nam giới thì có quyền bỏ vợ. Bà cho rằng, ở Iran hiện tại, phụ nữ đã trở thành vấn đề quan trọng của Chính phủ Iran. Chính quyền Tehran đang phải chịu sức ép của chính các đồng minh của mình.

 
Người phụ nữ Iran bị hình phạt ném đá và cựu tổng thống Iraq bị treo cổ.
 

Theo khung hình phạt Cộng hòa Hồi giáo Iran, treo cổ sẽ là hình phạt dành cho tội giết người và loại hình tội phạm khác như buôn lậu ma túy, trong khi đó nếu ngoại tình sẽ bị ném đá đến chết hoặc đánh bằng roi.

Đàn ông bị tử hình theo cách này bị chôn đến thắt lưng, còn phụ nữ bị chôn sâu hơn để ngăn chặn ném đá vào ngực họ. Nếu một tù nhân nào thoát chết trong khi bị ném đá, họ sẽ được trắng án hoặc chỉ bị bỏ tù và không bị hành hình. Việc trốn thoát trong khi bị ném đá sẽ dễ dàng hơn đối với đàn ông vì họ không bị chôn sâu như phụ nữ.

IV. Tội phạm theo quan điểm tôn giáo vô thần – Phật giáo.


Tộitrong Phật giáodùng để chỉ việc bất thiện (= ác) trái với việc thiện, là hành động của Thân-Khẩu-Ý của một người trái với đạo đứcDuyên khởi, đưa tới Nghiệp xấu, khiến người này phải tự gánh chịu đau khổ theo luật Nhân Quả.
Đạo đức Phật giáo được xác định theo nguyên tắc sau:
          - Thiện:  Là hành động của Thân-Khẩu-Ý có lợi cho mình và cho người hay môi trường sống quanh ta.
          - Bất thiện:  Có ba dạng:
          1.Là hành động của Thân-Khẩu-Ý có lợi cho mình nhưng cóhại cho người hay môi trường sống quanh ta.
          2.Là hành động của Thân-Khẩu-Ý có hại cho mình nhưng có lợi cho người hay môi trường sống quanh ta.
3.Là hành động của Thân-Khẩu-Ý có hại cho mình lẫn có hại cho người hay môi trường sống quanh ta.
          Nguyên tắc đạo đức này bao hàm cả Ngũ giới và Thập giới (= Thập thiện) một cách đầy đủ.
1) Tội lỗi(# tội phạm, tội khiên):   Trong Phật giáo có nêu ra 2 hình thức là trực tiếp và gián tiếp của  thân (hành động), khẩu (lời nói) và ý (nghĩ suy), tạo tác nên tội nơi một con người.
  • Tội lỗi qua các tạo tác trực tiếp:

Đức Phật đang dạy cho Rahula (La-hầu-la)
Trong Bài kinh số 61, Trung Bộ Kinh, đức Phật đã giảng dạy cho Tôn giả Rahula (là con của đức Phật) ở rừng Ambala, khi Tôn giả còn là Sa-di, đang tập sự làm người xuất gia như sau:
"Này Rahula, khi ông muốn làm gì với thân, khẩu, ý, hãy phản tỉnh như sau: ‘Những việc làm với thân, khẩu, ý của ta có thể đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai, thời việc làm với thân, khẩu ý này là bất thiện, đưa đến khổ đau’, như vậy ông nhất định chớ nên làm”.
"Này Rahula, khi ông muốn làm gì với thân, khẩu, ý, hãy phản tỉnh như sau: ‘ Những việc làm với thân, khẩu, ý của ta không đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai, thời việc làm với thân, khẩu ý này là thiện, đưa đến an lạc’, như vậy ông hãy nên làm”.
Trong kinh Pháp Cú cũng có nêu ra:
                    Ý dẫn đầu các pháp.                   Ý dẫn đầu các pháp.                                                 Ý làm chủ tạo tác.                      Ý làm chủ tạo tác.                                                   Nếu với ý nhiễm ô.                     Nếu với ý thanh tịnh.                                                 Nói năng hay hành động.            Nói năng hay hành động.                                          Khổ não bước theo sau.              An lạc bước theo sau.                                               Như xe theo vật kéo.                  Như bóng không rời hình.                                                          ( kệ Pháp Cú 1)                         ( kệ Pháp Cú 2)                        
          Theo đó, chúng ta thấy rằng ý (= Tưởnghay Hành),  đôi lúc còn tiêu biểu cho tâm Tâm =Danh =Thọ + Tưởng + Hành + Thức(các yếu tố còn lại như là những trợ duyêncho Tưởng và Hành).Và việc làm của ý tuy vô hình nhưng là đầu mối quan trọng cho việc làm hữu hình của thân và khẩu. Vì thế, biểu hiện việc làm là nhu hay cương … nơi  thân và khẩu có thể hàm chứa tính thiện hay tính bất thiện khởi từ ý nơi việc làm đó.
          Tuy nhiên, có những tạo tác từ ý nhưng không có điều kiện phát lồ ra thân và khẩu, như nuôi trong lòng với toan tính cho một hành động thù hận hay lợi tha mà không thực hiện được. Đây có thể được xem như tạo tác thuần ý, vì chỉ dừng lại ở ý.
  • Tội lỗi qua các tạo tác gián tiếpnơi thân, khẩu, ý của một người khác, có 3 cách sau:
                                       - Bảo kẻ khác làm.
- Vui khi thấy kẻ khác làm.
- Khen khi thấy kẻ khác làm.
          Như thế việc làm tạo tội (bất thiện) hay việc làm tạo phúc (thiện) trong đời sống con người bao gồm 4 cách tạo tác: 1 trực tiếp và 3 gián tiếp. Trong đạo Phật, tạo tác thành tựu được gọi là Nghiệp; theo đó, ta có 3 loại - thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thuộc dạng bất thiện và 3 loại - thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thuộc dạng thiện. 
          2) Định tính tội.
Trong đạo Phật có đúc kết 10 điều đạo đức (= giới luật) như sau, nói lên tính thiện và tính bất thiện trong mối quan hệ của con người với môi trường bên ngoài.
                                                 Thân :  có 3 điều.
                              1.  Không sát sinh mà phóng sinh.
                              2.  Không trộm cắp mà bố thí.
                              3.  Không tà hạnh mà giữ phạm hạnh.
                                                 Khẩu :  có 4 điều.
                              4. Không nói dối mà nói lời thành thật.
                              5.  Không nói thêu dệt mà nói lời chất trực.
                              6.  Không nói hai lưỡi mà nói lời hòa hợp. 
                              7.  Không nói lời hung ác mà nói lời dịu dàng, hòa nhã.
                                                 Ý  :  có 3 điều.
                              8.  Không tham dục (vị kỷ) mà viễn ly (vị tha) bằng pháp bố thí.
                              9.  Không sân hận mà khoan dung bằng  pháp nhẫn (kiềm chế).
                              10. Không si mê mà sáng suốt bằng phép quán Nhân-Quả.
Trên phương diện thực hành hướng tới một nội tâm giác ngộ-giải thoát, đạo Phật quy kết vào phép quán chân lý khách quan Duyên khởicủa vũ trụ, vì phép quán này giúp con người mở rộng phạm vi tính thiện đến cùng cực, chứ không còn khu trú hạn hẹp trong những tri giác thông thường của con người. Điều này cũng không quá khó hiểu, vì luật Nhân-Quả chính là hệ quả của nguyên lý Duyên khởi.
 Được như thế, con người sẽ sống thật sự tự do, sống thực với bản chất lợi ích cho tất cả, không còn bị ràng buộc hay trở ngại bởi các điều kiện quy ước mangtính biểu kiến do xã hộichế định, do phong tục tập quán, do niềm tin tín ngưỡng … trước đây.   
          3) Định lượng tội.
          Dựa vào định tính, trọng tội ngoài việc được lặp đi lặp lại nhiều lần sự vi phạm đạo đức (= giới luật), còn được kể đến tính chất nghiêm trọng làm hại ảnh hưởng đến cộng đồng, đến số đông do sự vi phạm gây ra.
Ví dụ: đối với giới sát sanh.
          - Sát hại ít hay nhiều sinh vật.
          - Sát hại sinh vật có khả năng ý thức cao, như giữa con vật và con người.
          - Sát hại con người:  người có ít hay nhiều trách nhiệm đối với cộng đồng, người mà ta không có hay có mang nặng ân nghĩa. Về điểm này, Phật giáo có nói đến 5 trường hợp trọng tội gọi là Ngũ nghịch, đó là:
                    1. Giết cha.             2. Giết mẹ.             3. Giết A-la-hán.
                    4. Phá hòa hợp tăng.        5. Làm thân Phật ra máu (ngày nay được xem là tội phá chùa, phá tượng thờ).
          Một cách tương tự đối với các điều đạo đức còn lại.  Cách định lượng giá trị về  phúc do tạo tác điều thiện cũng dựa vào cách nhận thức này.           
4) Nguyên nhân phát sinh tội.
Thông thường trong Phật giáo, tội lỗi sinh ra được phân tích là do nội tâm (=ý// Tưởng, Hành) bị những động lực thúc đẩy, sai sử gọi là nội kết.  Tất cả phân thành 10 loại gọi là 10 kết sử hay 10 kiết sử (使;  P;S: samyojana;  E: fetters;  F: liens, entraves) ở cả Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền (có vài khác biệt không lớn giữa hai truyền thống).Tuy nhiên, trong 10 kết sử này có thể quy thành 3 kết sử trọng tâm, đó là Tham, Sân, Si. 
Tham, Sân, Si được gọi là tam độc(三毒;   P;S:  akusalamula samyojana;  E: The three poisons). Tam độc có thể hiểu đơn giản và tạm chia làm 3 mức độ (lượng) như sau:
          + Tham :  khởi tâm từ ưa thích đến chiếm giữ sự vật nào đó.
          + Sân    :  khởi tâm từ chê ghét đến loại trừ sự vật nào đó.
          + Si       :  không thấu rõ Chánh tri kiến (nguyên lý Duyên khởi, cụ thể là các hệ quả Vô ngã, Vô thường, Nhân Quả).
          Theo đây, chúng ta có thể nghiệm thấy ngay rằng trong đời sống hằng ngày của chúng ta, tham-sân-si luôn hiện diện mọi lúc, mọi nơi và chi phối mọi hoạt động của con người. Từ cái tôi, ưa thích, chê ghét bé nhỏ nơi một con người cho đến cái tôi rộng lớn, tham nhũng, chiến tranh, hận thù … không hề ngưng nghỉ trong suốt lịch sử loài người.
          Trong 5 giới căn bản hay 7 giới (trong thập giới) thuộc thânkhẩucó thể nghiệm thấy do sự tác động của ý –  tham-sân-si – như sau:
          1/.Sát sanh: có 3 thứ.
                    - Do tham dục mà sát sanh:  vì vị ngon, lợi nhuận, đền ơn …
                    - Do sân hận mà sát sanh:  vì thù oán, phẩn nộ hay ám ảnh, sợ hãi …
                    - Do si mê mà sát sanh:  vì cầu phước, tế lễ quỷ thần …
          2/.Trộm cắp: có 3 thứ.
                    - Do tham dục mà trộm cắp:  vì cầu lợi, cầu hưởng lạc …
                    - Do sân hận mà trộm cắp:  vì tật đố với người giàu, báo thù …
                    - Do si mê mà trộm cắp:  vì cầu phước theo những hủ tục …
          3/. Tà hạnh: có 3 thứ.
                    - Do tham dục mà tà hạnh: vì muốn nhiều khoái lạc sắc dục …
                    - Do sân hận mà tà hạnh:  vì bất hòa trong đời sống gia đình …
                    - Do si mê mà tà hạnh:  vì bị lôi kéo bởi các học thuyết khoái lạc như “ Phòng Trung thuật” của Trung Hoa hay “Giải thoát trong khoái lạc” của Ấn giáo.
          4/. Nói dối: có 3 thứ.
                    - Do tham dục mà nói dối:  vì muốn nhiều danh lợi, thế lực, tửu sắc …
                    - Do sân hận mà nói dối (lưỡng thiệt, ác khẩu, thêu dệt):  vì oán thù …
                    - Do si mê mà nói dối:  vì hủ tục, dị đoan …
          5/. Dùng chất say nghiện = DCSN (mất đi nhận thức đúng đắn): có 3 thứ.
                    - Do tham dục mà DCSN:  vì muốn có những cảm giác phấn khích …
                    - Do sân hận mà DCSN:  vì phẩn nộ tiêu cực mà tìm cảm giác quên đi.
                    - Do si mê mà DCSN:  vì bị mê hoặc bởi các học thuyết trường sinh, giải thoát ở Trung Hoa và Ấn Độ …
5) Hình phạt tội.
          Trong Phật giáo, có thể nói rằng khi đời sống của một con người còn bị tham sân si ràng buộc chi phối, thì con người đó hãy còn gây ra tội lỗi và tự nhận chịu hình phạt nơi chính mình một cách đầy đủ và công bình theo luật Nhân-Quả khách quan của vũ trụ.  Hình phạt của xã hội dành cho một người phạm tội có thể có nhiều chủ quan, thiếu chính xác (nặng, nhẹ) và đôi khi sai lầm (bị oan) ...
          Thế giới quan của Phật giáo tạm chia 4 cảnh giới giải thoát - là những cảnh giới tự do không còn vướng mắc tam độc và 6 cảnh giới bị động trong sinh tử luân hồi - là những cảnh giới hãy còn bị vướng mắc ít hay nhiều tam độc, mà hoàn cảnh sống của các cảnh giới này tương hợp với các tạo tác từ tam độc, được liệt kê dưới đây:

Mườicảnh giới 十界theo Phật giáo Bắc truyền.
 
          1/.Lục đạo luân hồi.
1. Địa-ngục: 地獄;   P: niraya;   S: naraka;   E:  (the realm of) hells –(sân)
2. Ngạ-quỷ: 餓鬼;   P: peta;   S: pretas;   E: hungry ghosts                (tham)
3. Súc-sinh:畜生;   P:tiracchana;   S: tiryagyoni;   E: animals           (si).
4. A-tu-la: 阿脩羅;  P;S:asura;  E: (the realm of) asuras, war gods     (sân).
5. Nhân-giới:人界;   P;S: manusya;   E: man, human beings –          (tham).
6. Thiên-giới:  天界;   P;S: deva;   E: heaven, celestial beings –        (si).
Thiên-giới có 6 cấp độ (Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Xuất Đà Thiên, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại). Tất cả được hiểu như là thiên đàng. (Xin xem mục từ Tam giới).
          Thế giới quan này không luận là người có theo đạo Phật hay không, hay theo bất kỳ tôn giáo nào. Nói riêng trong thế giới loài người thì6 cảnh giới này đều tương thích.  Sự tương thích của 6 cảnh giới này hãy còn khá hợp lý nơi từng mỗi con người; đây là lý do vì sao một người đang ở cảnh giới ‘thiên’ vui sướng đầy quyền lực, bất giác với tạo tác xấu xa nặng nề mà phải rơi vào cảnh giới ‘địa ngục’ tù đày, bị bức tử ngay trong một kiếp sống.
---------------------------------
Chú thích:  Theo Phật giáo Bắc truyền, trong 10 cảnh giới, có 4 cảnh giới là 4 quả vị Thánh bậc Thánh, đó là Thanh Văn. Duyên Giác, Bồ Tát và Phật.  Phương pháp thực hành của PGBT đặt trọng tâm trên các nhận thức giác ngộ chân lý được ghi nhận sau::
1) Thanh Văn (聲聞;  P: Savaka;  S: Sravaka) — Những vị đệ tử trực tiếp của Phật hay thành tựu tu tập Tứ Diệu Đế (= Tứ Thánh đế  — P : cattari ariyasaccani;  S : catvari aryasatyani;  E : The Four Noble Truths )
2) Duyên Giác:(缘覺;  P: Pacceka-buddha;  S: Pratyeka-buddha) — Một vị Phật tự giác ngộ (Độc-giác Phật, Bích-chi Phật) hay một vị thành Phật nhờ tu tập 12 nhân duyên (= Thập nhị Duyên khởi — P : paticca samuppada;  S: pratitya samutpada;  E : The Twelve Nidanas).
3) Bồ Tát (薩;  P: Bodhisatta;  S: Bodhisattva) — Một người giác ngộ hay một vị Phật tương lai nhờ vào thành tựu 6 Balamật(= Lục Độ —  P;S : paramita;  E : The Six Paramitas)
4) Phật: (佛;  P;S: Buddha)— Người đã đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác—Người chuyển Pháp luân. Một vị Phật không ở trong vòng Thập Pháp giới (mười cõi thế gian) này, nhưng thị hiện giữa loài người để giảng dạy giáo pháp, nên được kể trong Tứ Thánh.
Nói chung, Lục phàm và Tứ thánh đều có thể đặc trưng cho cảthế giới hữu hình thế giới vô hình.  Lục phàm chuyển hóa theo Mê nghiệp (động lực chấp thủ: Tham-Sân-Si), tức bị động trong sinh tử.  Tứ thánh chuyển hóa theo Tuệ nghiệp (động lực cảm ứng - Nguyện), tức chủ động trong sinh tử.
          6) Sám hối tội(Xin xem mục từ Sámhối).        
 
7) Đoạn trừ tội.
Trong tam độc tham-sân-si thì si được xem là đầu mối (Nhân) của tham, sân (Quả). Tuy nhiên khi tham-sân hình thành, thì sự liên kết biến hiện qua lại của 3 hình thức này rất chặt chẽ như là một thể thống nhất vậy.
Người tu học thường đối trị tham sân bằng sự phònghộ các căn đối với ngoại cảnh, và đối trị si bằng tuệ giác với thiền quán theo Chánh Tri Kiến của Bát Chánh Đạo.
Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy phònghộ 6 căn như sau:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô-thượng. Những gì là sáu?
- Mắt thấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
          - Tai nghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
          - Mũi ngửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
          - Lưỡi nếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
          - Thân chạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
          - Ý đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”

Trong bài kinh Ước Nguyện (Ākaṅkheyya-sutta) thuộc tuyển tập Trung Bộ I cho thấy giới luật là một pháp môn để thực hiện trí tuệ Tam Minh (Xin xem thêm mục từ Thần Thông), đức Phật chỉ dạy:
“Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện:Mong rằng với tâm của ta, ta biết được tâm của các chúng sanh và loài người. Tâm có tham, ta biết tâm có tham. Tâm không tham, ta biết tâm không tham. Tâm có sân, ta biết tâm có sân. Tâm không sân, ta biết tâm không sân. Tâm có si, ta biết tâm có si. Tâm không si, ta biết tâm không si … Tâm giải thoát, ta biết tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, ta biết tâm không giải thoát!.Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh”.
o0o
Tôn giáo.
Nội dung
I. Khái niệm về tín ngưỡng và tôn giáo.
II. Tín ngưỡng và một số hình thức tín ngưỡng.
III. Tổng quan về tôn giáo.
IV. Tôn giáo hữu thần và Tôn giáo vô thần.
V. Tổng quan về Tôn giáo học.
VI. Phê phán tôn giáo.
VII. Sự tồn tại của tôn giáo.
I. Khái niệm về tín ngưỡng và tôn giáo.

Tín ngưỡng-Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó. Việc đặt ra câu hỏi: “Tôn giáo là gì?” mới chỉ được giới khoa học đặt ra trong thời gian gần đây, khi mà vấn đề tôn giáo trở thành bức xúc và phức tạp. Khi câu hỏi này được đặt ra cũng là lúc mà tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu tôn giáo xuất phát từ châu Âu khá sớm nhưng bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XIX.
1) Tín ngưỡng.
Tín ngưỡng (信仰;  E: faith;  F: foi) là từ gốc Hán, trong đó :
- Tín :  Là tin theo, không nghi ngờ.
- Ngưỡng :  Là tôn kính, hâm mộ.
Do đó,tín ngưỡng có nghĩa như là sựtin phục và tôn kính một điều, một chủ trương, một vật, một người nào đó. Nói rộng ra, tín ngưỡng được hiểu như là hệ thống các niềm tin (E: belief; F: croyance)mà con người từ xa xưa cách nay trên 45.000 năm, đã bắt đầu có những cảm nhận, tin vào để giải thích thế giới, nhằm mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Điều này nói lên sự phát triển của con người về đời sốngtình cảm(cảm nhận, tin tưởng) và đời sốnglý trí(suy tưởng, giải thích) đồng hành cùng đời sốngvật chấttrong sự sinh tồn. Ngày nay, con người vẫn không ngừng phát triển, và tín ngưỡngtuy hãy còn tiếp tục tồn tại,nhưng cũng có những biến đổi theo đó.
2) Tôn giáo = Tông giáo.
Tôn giáo = Tông giáo(宗教;  E;F: religion)là từ gốc Hán, trong đó:
- Tôn = Tông :   Là lý thuyết, tư tưởng hay phương pháp chính làm gốc
- Giáo:   Là giáo dục, dạy dỗ.
Từ xa xưa, thuật ngữ “tông giáo” thường gọi là Đạo để chỉ “hệ thống chỉ dạy” hay“phương pháp dạy dỗ” của thánh hiền. Đến thế kỷ XIII, ở Trung Hoa, thuật ngữ tông giáo bao hàm một ý nghĩa nhằm chỉ đạo Phật (bởi tông: lời thuyết giảng của đức Phật; giáo: chỉ dạy).
Theo các nghiên cứu, từ “religion” có gốc La-tinh là “religio” (re: trở lại – E: back;  ligio= ligare: bó, buộc – E: ligament), xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ 4, sau công nguyên. Lúc đó, hoàng đế La Mã là Constantinus (E: Constantine I hay Saint Constantine  272-:-337 CN) yêu cầu phải có một tín ngưỡng chung và muốn xóa bỏ các tín ngưỡng trước đó, cho nên lúc này khái niệm từ mới “religion” là chỉ riêng cho đạo Kitô Phương Tây (= đạo Thiên Chúa La Mã), được khai sinh từ năm 325 CN - đồng thời những đạo khác đạo Kitô đều bị coi là tà đạo. Do đó, “religion” có thể hiểu là Đạo(# hệ thống chỉ dạy, phương pháp chỉ dạy) hướng tới những niềm tin, và cho rằng qua đó con người sẽ thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên.
Đến thế kỷ XVI, với sự ra đời của đạo Tin Lành - tách ra từ đạo Kitô, trên diễn đàn thần học châu Âu, “religion” mới trở thành một thuật ngữ chỉ hai đạo thờ cùng một Chúa. Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi châu Âu, thuật ngữ “religion” dần được dùng nhằm chỉ các đạo khác nhau trên thế giới.
Thuật ngữ tiếng Anh “religion” được dịch thành “tông giáo” đầu tiên ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII và sau đó du nhập vào Trung Hoa. Thuật ngữ “tông giáo” được du nhập vào Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, nhưngdo "tông" là quốc huý của vua Thiệu Trịđời nhà Nguyễn (Việt Nam), nên từ đó trở đi đều đổi thành "tôn" 尊. Theo đó, "tông giáo" 宗教thành "tôn giáo" 尊教.
Từ tôn giáo ngày nay đã trở thành nếp gọi quen thuộc của người Việt và đồng nghĩa với từ Đạo, hàm ý là hệ thống chỉ dạy niềm tin. Ví dụ:đạo Kitô hay Kitô giáo, đạo Phật hay Phật giáo … là những tôn giáo.
Như vậy, thuật ngữ religion(= tôn giáo) ban đầu được sử dụng ở châu Âu nhằm chỉ một tín ngưỡng với niềm tin hữu thần; dần đến ngày nay, thuật ngữ này nhằm bao gồm các tín ngưỡng với hệ thống chỉ dạy niềm tin hữu thầnnhư đạo Kitô, đạo Sikh … và hệ thống chỉ dạy không cóniềm tin hữu thần(= vô thần)như đạo Khổng, đạo Phật …
II. Tín ngưỡngvà một số hình thức tín ngưỡng.
1)  Cộng đồng tộc người :
Những thành tựu của khoa học hiện nay cho thấy là trái đất đã hình thành cách nay trên 5 tỉ năm.Riêng ngành khảo cổ học, người ta đã chứng minh được sự tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm (từ 4-:-6 triệu năm), và người nguyên thủy gần với vóc dáng con người ngày nay thì lại xuất hiện dưới 1 triệu năm. Theo thời gian, con người hội tụ sống thành những cộng đồng phát triển như sau:
Thị  tộc  =>   Bộ lạc  =>  Bộ tộc   =>  Dân tộc
- Thị  tộcBộ lạc là 2  hình thức cộng đồng người trước khi có giai cấp.
- Bộ tộcDân tộc là 2  hình thức cộng đồng người hình thành giai cấp.

 
+Thị  tộc (35.000-:-6.000 tCN – E: Clan) :   Đây là tổ chức cơ sở gồm nhiều gia đình cùng một tổ tiên và có kinh tế chung. Thị tộc được xếp vào thời đại săn bắt - hái lượm + thời đại nông nghiệp – tương đương với thời đại đồ đá cũ muộn (35.000-:-10.000 tCN) + thời đại đồ đá giữa (10.000-:-8.000 tCN) + thời đại đồ đá mới (8.000-:-6.000 tCN).
+ Bộ lạc (6000-:-3300 tCN – E: Tribe) :   Đây là cộng đồng bao gồm một số thị tộc có chung tên gọi, có vùng cư trú riêng.  Bộ lạc được xếp vào thời kỳ nguyên thủy với xã hội nguyên thủy – tương đương với thời đại đồ đá mới-đồ đồng (# 6000-:-3300 tCN).
+Bộ tộc (3.300 tCN -:-1.700 CN – E: Kinship) :  Đây là cộng đồng với sự hợp nhất các bộ lạc có chung tên gọi, có vùng cư trú riêng, có kinh tế và văn hóa riêng.  Bộ tộc được xếp vào thời kỳ cổ đại (# 2000 tCN) + thời kỳ trung đại (# tk 5-:-16 CN) với xã hội chiếm hữu nô lệ – tương đương với thời đại đồ đồng (3.300-:-1.200 tCN) + thời đại đồ sắt (# 1.200 tCN-:-1.700 CN).
+Dân tộc (1.700 CN-:-nay – E: Ethnicity) :  Đây là cộng đồng ổn định và thống nhất về ý thức, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, kinh tế, lảnh thổ….Dân tộc được xếp vào thời kỳ cận đại (# tk 16-:-20 CN) và thời kỳ hiện đại (# từ tk 20 CN) với xã hội tư sản - tương đương với thời đại công nghiệp (1.700 CN-:- nay).
---------------------
Ghi chú:Thời đại nông nghiệp bắt đầu từ thời kỳ đồ đá giữa (# 10.000 tCN đến nay). Trước thời đại nông nghiệp là thời đại săn bắt-hái lượm.
 
          2) Tín ngưỡng qua các thời đại.
Qua những thành tựu của ngành khảo cổ học, với những hiện vật thu được người ta khẳng định có đến hàng triệu năm con người không hề biết đến tín ngưỡng. Bởi vì tín ngưỡnglà sản phẩm của tư duy trừu tượng trong một đời sống xã hội ổn định, và cùng với sự biến đổi của lịch sử, tín ngưỡngcũng có những biến đổi theo đó.
+(45.000-:-8.000 tCN) Thời đại đồ đá cũ muộn +Thời đại đồ đá giữa: Hầu hết trong giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi con người có hình dáng như ngày nay – người khôn ngoan (Homo Sapiens) – hình thành và tổ chức thành xã hội, tín ngưỡngmới xuất hiện. Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 – 35.000 năm. Tuy nhiên trong thời kỳ đầu mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định tín ngưỡng ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những hình thức tín ngưỡng sơ khai như đạo Vật tổ, Ma thuật…
+(8.000-:-1.200 tCN)- Thời đại đồ đá mới +thời đại đồ đá mới-đồ đồng + thời đại đồ đồng : Con người chuyển từ săn bắt-hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi. Các hình thức tín ngưỡng của thị tộc, bộ lạc, bộ tộc ra đời với sự thiêng liêng hóa các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc sống: thần Sông, thần Gió,… thần Khoai, thần Lúa, … hoặc tôn thờ các biểu tượng của sự sinh sôi (thờ giống cái, hình ảnh phụ nữ, phồn thực…), đó là các vị thần của các thị tộc Mẫu hệ. Đây chính là hình thức tín ngưỡng Bái vật, Vật linh…
+(1.200 tCN-:-1.700 CN)- Thời  đại đồ sắt : Các quốc gia dân tộc ra đời nhằm mục đích phục vụ cho sự củng cố và phát triển của dân tộc. Hình thức tín ngưỡng của dân tộc có những đổi thay, và tín ngưỡng có tên gọi mới là tôn giáo. Tất cả các vị thần ấy còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần ấy còn tồn tại và khi dân tộc tiêu vong, các vị thần ấy không còn nữa.  Cũng trong thời kỳ này nhiều đế chế ra đời và thâu tóm vào mình nhiều quốc gia. Do nhu cầu một tôn giáo của đế chế, những tôn giáo như Phật, Nho, Kitô, Hồi… đã xuất hiện từ trước trở thành tôn giáo của đế chế và được chấp nhận như một tôn giáo chính thống.
+(1.700 CN-:- nay) -Thời đại công nghiệp:  Theo thời gian, do nội dung của các tôn giáo mang tính phổ quát, không gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ thể, với nghi thức cụ thể của một cộng đồng tộc người, dân tộc hay địa phương nhất định nên sự bành trướng của nó diễn ra thuận lợi, dễ dàng thích nghi với các dân tộc khác. Do vậy, dù được phổ biến bằng cách nào (chiến tranh hay hòa bình), các tôn giáo đó đã được các quốc gia trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác tiếp nhận và biến đổi thành tôn giáo riêng của quốc gia đó. Sự bành trướng kiểu như vậy diễn ra trong suốt thời kỳ văn minh công nghiệp và cho đến tận ngày nay.
3) Các hình thức phổ biến của tín ngưỡng nguyên thủy: 
Các tín ngưỡng nguyên thủy, sơ khai thể hiện niềm tin bản năng của con người và lúc ấy chưa gắn bó nhiều về các lợi ích về kinh tế - xã hội. Các hình thức phổ biến của tôn giáo nguyên thủy là các dạng sau:
1./Vật tổ giáo (E: Totemism): Vật tổ (E: Totem) theo ngôn ngữ của thổ dân Bắc Mỹ nghĩa là giống loài. Đây là hình thức tín ngưỡng cổ xưa nhất, thể hiện niềm tin vào mối quan hệ gần gũi, huyết thống giữa một cộng đồng người [thị tộc (35.000-:-6.000 tCN)hay bộ lạc (6000-:-3300 tCN)]với một loài động thực vật hoặc một đối tượng nào đó. Vật tổ giáo thể hiện hình thức nhận biết đầu tiên về mối liên hệ của con người với các hiện tượng xung quanh.
Chẳng hạn: một thị tộc hay bộ lạc nào đó tồn tại được nhờ vào một loài động vật nào đó dẫn đến xuất hiện một ảo tưởng về mối quan hệ giữa loài vật đó với cộng đồng. Các loài này được xem là nơi mà tổ tiên của họ sau khi qua đời sẽ ẩn cư vào đó, và cuối cùng con vật này lại trở thành tổ tiên chung – là một Totem của một tập thể nào đó.
          + Vật tổ là động vật :  điển hình
  • Đời nhà Thương, chim đen là vật tổ của người Ân.
  • Tại Đài Loan, rắn là vật tổ của người Cao Sơn.
+ Vật tổ là thực vật :  điển hình
  • Tại nước Bất Tử, cây cam là vật tổ của người A.
  • Ở núi Cô Dao, cỏ dao là vật tổ của người Viêm Đế.
+ Vật tổ là vật thể tự nhiên :  điển hình
  • Thời vua Vũ, tảng đá là vật tổ của người Hạ.
  • Theo Tả truyện, thị tộc Hoàng Đế lấy mây làm vật tổ,  còn thị tộc Viêm Đế lấy lửa làm vật tổ.
2./Ma thuật giáo (E: Magicism) :  Ma thuật theo tiếng Hy lạp cổ là phép phù thủy. Đây là hình thức tín ngưỡng của thị tộc, bộ lạc tin vào khả năng tác động đến tự nhiên bằng những hành động tượng trưng (cầu khấn, phù phép, thần chú…) nghĩa là bằng con đường siêu nhiên. Nhờ các biện pháp ma thuật, người nguyên thủy cố gắng tác động đến những sự kiện và làm cho nó diễn ra theo ý mình mong muốn. Về sau, ma thuật trở thành một thành tố quan trọng không thể thiếu được của các tôn giáo phát triển. Việc thờ cúng của bất kỳ tôn giáo nào cũng phải có ma thuật (cầu nguyện, làm phép…). Tàn dư của ma thuật là các hiện tượng bói toán, tướng số ngày nay.
3./Bái vật giáo (E: Fetishism) : Bái vật theo tiếng Bồ Đào Nha là bùa hộ mệnh, phép lạ. Đây là hình thức tín ngưỡng của bộ lạc, bộ tộc. Bái vật giáo đặt lòng tin vào những thuộc tính siêu nhiên của các vật thể như hòn đá, gốc cây, bùa, tượng… Họ cho rằng có một sức mạnh siêu nhiên, thần bí trú ngụ trong vật đó. Bái vật giáo là thành tố tất yếu của sự thờ cúng tôn giáo. Đó là sự thờ cúng các tượng gỗ, cây thánh giá… hoặc lòng tin vào sức mạnh kỳ bí của các lá bùa…Ngày nay, dường như tôn giáo nào cũng có hình ảnh đặc trưng này.
          -Vật thiêng trong tự nhiên, điển hình: 
+ Thần đất, Thần nước, Thần gió, Thần lửa…
+ Thần mặt trời, Thần mặt trăng, Thần tinh tú, Thần sấm chớp…
- Vật thiêng nhân tạo, điển hình:
+ Lá bùa : ở nhiều nước.            + Khối đá đen tại Mecca : ở đạo Hồi.
+ Tượng gỗ đá : ở đền chùa.      + Hình một mắt : ở đạo Cao Đài.
+ Thập giá : ở nhà thờ.              + Tấm vải điều : ở đạo PG Hòa Hảo.
Hình thức tín ngưỡng này ngày nay hãy còn phổ biến với các môn Phong thủy (E: Feng Shui), môn Y học Bổ sung (E: Alternative Medicine) xem việc dùng đá quý (E: gemstone), tranh-ảnh-tượng cát tường, màu sắc để cải thiện điều kiện sống, sức khỏe … vì tin rằng qua kinh nghiệm chúng có nguồn năng lượng tốt (phúc xạ  E: good energy) cho con người (Xin xem thêm các tài liệu về Art Healing, Color Therapy …).
4./Vật linh giáo (E: Animism):  Đây là hình thức tín ngưỡng xuất hiện muộn hơn, khi mà ý thức của con người đã đủ khả năng hình thành nên những khái niệm. Vật linh giáo là lòng tin ở linh hồn. Lòng tin này là cơ sở quan trọng để hình thành nên quan niệm về cái siêu nhiên của người cổ xưa. Giai đoạn này đã có ảo tưởng cho rằng có hai thế giới: một thế giới tồn tại thực sự và một thế giới siêu nhiên, trong đó thế giới siêu nhiên thống trị thế giới thực tại. Thế giới siêu nhiên này của người xưa cũng đầy đủ động vật, thực vật, các đối tượng do tinh thần tưởng tượng ra và không khác biệt gì lắm so với thế giới thực tại. Đây là sự chuyển biến lớn trong tín ngưỡng và là cơ sở của những tôn giáo lớn sau này.
-Dạng thần linh liên hệ đến đời sống cá nhân :  Thần tài, Thần bếp, Thần canh cửa, Thần nhà xí, Thần tình ái, Thần hôn nhân, Thần nhi đồng …
-Dạng thần linh liên hệ đến đời sống xã hội :  Thần tằm tơ, Thần nhuộm, Thần hoa, Thần trà, Thần nấu rượu, Thần gốm, Thần kiến trúc, Thần tàu thuyền, Thần coi ngựa, Thần trừ sâu, Thần bảo hộ kỹ nữ… Ở Việt Nam, các vị thần này thường được gọi là tổ,  như Tổ nghề kim hoàn, Tổ nghề mộc, Tổ nghề thêu may.., Tổ cải lương …
[Xin xem thêm hệ đa thần của Hy Lạp và La Mã ở mục từ Ân).
5./Sama giáo (E: Shamanism) :  đây là hình thức tín ngưỡng phát triển của vật linh giáo, đó là sự giao tiếp giữa người và thần linh hay ma quỷ thông qua một nhân vật trung gian đồng bóng, đồng thiếp, cầu cơ …Việc giao tiếp này được tiến hành dưới sự điều khiển của thầy cúng, thầy mo, phù thủy …Hình thức tín ngưỡng này ngày nay hãy còn tồn tại và phổ biến ở Hàn Quốc, Việt Nam (đạo Cao Đài, …) và nhiều nơi trên thế giới.
III. Tổng quan về Tôn giáo.

Tôn giáo xuất phát từ tín ngưỡng nên nội dung cơ bản của nó chính là niềm tin, tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Đó là niềm tin vào những "cái siêu nhiên" (hay "cái thiêng") - cái đối lập với "cái trần tục"  hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được;đây là hai thế giới hư và thực mà mối quan hệ của chúng hiện vẫn chưa có sự tách bạch.Đời sống của một con người là luôn song hành bởi 3 yếu tố vật chất, tình cảmlý trí(suy tưởng) …, và đức tin (= niềm tin tôn giáo) là biểu lộ của một tình cảm dính mắc sâu nặng.
Tôn giáo thường đưa ra các giá trị tuyệt đối chủ quan làm mục đích cho con người vươn tới, và nội dung các giá trị này được thực hiện qua những nghi thức, những hình thức kiêng kỵ …
          1) Định nghĩa tôn giáo.

Religion- Wikipedia
Tôn giáo – Wikipedia tiếng Việt
Ngày nay tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực thể hãy còn nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Vì thế có nhiều định nghĩa ít nhiều chủ quan, từ đó dẫn đến những lợi hại trong đời sống tinh thần của con người không nhỏ.
1/.Định nghĩa theo hình thể:   Tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng nào xác nhận những điều không thể quan sát khách quan khoa học được, và chỉ dựa vào chức trách hay kinh nghiệm với thần thánh. Ý nghĩa này  cho thấy tôn giáo có cái nhìn hạn hẹp hơn với  chủ nghĩa duy lýchủ nghĩa nhân bản thế tụcthuyết vô thầntriết khách quan và  thuyết bất khả tri, vì những hệ thống này không dựa vào chức trách hay kinh nghiệm, mà dựa vào cách hiểu theo khoa học. Đây là quan điểm có xu hướng của một tôn giáo hữu thần.
2/.Định nghĩa theo chứng cớ vật chất:  tôn giáo là những tín ngưỡng về nhân quả để giải thích những chứng cớ vật chất. Những người theo quan điểm này tự xưng là "bất tôn giáo", nhưng cũng có người có tôn giáo lại nhìn nhận rằng "tín ngưỡng" và "khoa học" là hai cách hoàn toàn khác nhau để đi đến chân lý. Quan điểm này thường bị bác bỏ bởi những người xem rằng những giải thích siêu hình là cần thiết để giải thích các hiện tượng tự nhiên.
3/.Định nghĩa theo chức năng:  tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đến những vấn đề căn bản về đặc tính, đạo đứcsự chếtcủa loài người và sự tồn tại của thần thánh(nếu có). Định nghĩa rộng này ngày bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống không tin tưởng vào thần thánh, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ (xem phân biệt tôn giáo hữu thần và tôn giáo vô thần bên dưới).
4/.Định nghĩa theo tổ chức:  tôn giáo là các tổ chức tín ngưỡng, hội đủ các yếu tố đạo đức theo luật định xã hội. Trong nghĩa này tôn giáo và đời sống tinh thần không phải lệ thuộc nhau : một người có một đời sống tinh thần tốt đẹp có thể có hay không việc sùng đạo. Theo đó có thể xem "tôn giáo" như là than, củi, hay xăng, và "đời sống tinh thần" là ngọn lửa. Đây là quan điểm có xu hướngcủaxã hội thế tục. Theođó,nhiều quốc gia đã có những quy định về tôn giáo như là một tổ chức và phải có đủ các yếu tố cơ bản sau :
  • Có người sáng lập.
  • Có giáo thuyết, giáo lý, giáo luật, giáo lễ.
  • Có tổ chức giáo hội với người hoạt động chuyên nghiệp.
  • Có tín đồ, có nơi thờ tự.

VIDEO
- Tôn giáo nào tốt nhất?
- What is the best Religion? 
2) Phân loại tôn giáo: 
Với những nét chính, tôn giáo tạm được phân loại như sau :
1./  Tôn giáo dân tộc:  Đặc trưng của tôn giáo dân tộc là tính chất quốc gia dân tộc của nó. Các vị thần được tạo lập mang tính quốc gia dân tộc và phạm vi quyền lực giới hạn trong phạm vi quốc gia. Thậm chí một số tôn giáo lớn cũng bị dân tộc hóa ở mỗi quốc gia và trở thành tôn giáo có tính chất quốc gia. Ví dụ Anh giáo (Thanh giáo), các dòng khác nhau của đạo Hồi…
2./  Tôn giáo thế giới:  Sự phát triển của các tôn giáo vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia đã hình thành nên các tôn giáo khu vực và thế giới như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo… Khác với các tôn giáo dân tộc, tôn giáo thế giới mang tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới.
          3./  Tôn giáo hữu thần (xem ở mụcIV.)
          4./  Tôn giáo vô thần (xem ở mụcIV.)
 


Bản đồ phân bố các tôn giáo quan trọng trên thế giới
          Việc thống kê số liệu tín đồ của từng tôn giáo rất phức tạp và nhiều phương pháp khác nhau,do đó các nguồn số liệu có thể cho kết quả khác nhau đáng kể, tuy vậy nó cung cấp cái nhìn tương đối về quy mô của các tôn giáo đặc biệt là trong tương quan với nhau.
Các tôn giáo trên thế giới
Tôn giáo Số lượng tín đồ Vùng lãnh thổ chủ yếu
Kitô giáo 2,1 tỷ Khắp thế giới, trừ một vài nơi ở Đông PhiBắc Phibán đảo Ả RậpTrung ÁĐông ÁĐông Nam Á.
Hồi giáo 1,5 tỷ Trung ĐôngBắc PhiTrung ÁNam ÁTây PhiĐông PhiNam ÁĐông Nam ÁAlbania, một phần lãnh thổ Nga, các tỉnh phía tây Trung Quốc.
Ấn Độ giáo 900 triệu Nam ÁĐông Nam ÁFijiGuyanaMauritus.
Đạo giáo 400 triệu Trung QuốcSingaporeMalaysia và cộng đồng người Hoa hải ngoại
Tôn giáo dân gian Trung Quốc 394 triệu Trung Quốc
Phật giáo 365 triệu Đông Á và Ấn Độ
Tôn giáo của các bộ tộc 300 triệu Khắp thế giới trừ Châu Âu
Nho giáo 150 triệu Đông Á và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại
Tôn giáo truyền thống Châu Phi 100 triệu Châu Phi
Thần đạo 30 triệu Nhật Bản
Đạo Sikh 23 triệu Ấn ĐộPakistanCanadaMỹAnh
Do Thái giáo 14 triệu IsraelMỹchâu Âu
Bahá'í giáo 9 triệu Tín đồ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới
Cao Đài 2,4 triệu Việt NamBắc MỹChâu ÂuÚc
Đạo Jain 1,2 triệu Ấn ĐộPakistanCanadaMỹAnh
 
 
IV.  Tôn giáo hữu thần và Tôn giáo vô thần.
          1) Tôn giáo hữu thần.
Tôn giáo hữu thần (còn gọi làtôn giáo thần quyền,  tôn giáo mặc khải):đây là quan điểm tôn giáo được xây dựng trên nền tảng triết học  Hữu thần thuyết(E: Theism). Học thuyết này được Cudworth (1617-:-1688) nhà thần học người Anh giới thiệu, trên nền tảng 3 luận thuyết đã xuất hiện trước ông như sau :
- Bản thể luận (ontology)
- Vũ trụ luận (cosmology)
- Cứu cánh luận (teleology)
Các luận thuyết này đều được phê bình bởi Kant (1724-:-1804) triết gia Đức, bởi Hume (1711-:-1776) triết-sử gia Anh,  bởi Darwin (1809-:-1882) sinh học gia Anh. 
Hữu thần thuyết cho rằng: 
- Có một Thượng Đế (= Đấng sáng tạo, Đấng tạo tác) độc nhất, có các tính chất là toàn năng, toàn trí, toàn thiện.  
- Thượng Đế tạo dựng và điều khiển vũ trụ với các qui tắc thưởng phạt. 
Vị Thượng Đế (TĐ) vô hình này xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới và có các tên gọi sau đây (xem thêm bài đã soạn “Thượng Đế”hay mục VII.  Sự tồn tại của tôn giáobên dưới):
          1/.  Đạo Hindu (E: Hinduism) - Ấn Độ:   TĐ là thần Brahma (Phạm Thiên) với 2 phụ thần là Vishnu (bảo tồn) và Shiva (hủy diệt), ra đời vào thời kỳ Bà-la-môn trên nền tảng kinh Áo Nghĩa Thư (Upanisad – 1.500 tCN) và 4 bộ kinh Vệ Đà (Vedanta – 3.000 tCN) trước đó.
          2/. Đạo Sikh (E: Sikhism) - Ấn Độ:   TĐ là thần Guru, thánh kinh Sahib, do Guru Nanak
          3/. Đạo Thiên - Trung Hoa:   TĐ là thần Ngọc Hoàng, ra đời vào đời Thương # 1700 tCN do ảnh hưởng của tín ngưỡng Tengeri ở Thổ Nhĩ Kỳ và gọi là Thiên = Trời, đến đời Khổng tử thì gọi là Hoàng Thiên Thượng Đế và được ghi vào một bài vị lớn trong đền thờ Trời tại Bắc Kinh (Lưu ý: Thiên đàn: chỗ tế lễ cho Trời;  Thiên đàng: chỗ ở của Trời).
Thời Trung Hoa cổ đại, các hoàng đế Trung Hoa được xem như Thiên Tử - con Trời, người thay mặt Trời cai trị thiên hạ. Việc cúng tế Trời được coi là cực kỳ quan trọng. Khu đền này được xây dựng để dành cho các nghi lễ này, trong đó các lời cầu khấn chủ yếu là để cho thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa.
Chữ Thiên  viết theo nét chữ Hán gồm có chữ nhất   ngự trên chữ đại , có nghĩa là Trời, là cái lý làm chủ tể cả muôn vật và ở chỗ nào cũng có: “Hoàng hĩ Thượng Đế, lâm hạ hữu hách, giám quan tứ phương, cầu dân chi mạc - kinh Thi”  (‘Thượng Đế rất lớn, soi xuống dưới rất rõ ràng, xem xét bốn phương để tìm sự khốn khổ của dân mà cứu giúp’ - kinh Thi là tập hợp các ý tưởng trong dân gian cổ đại, về sau được Khổng tử san định lại).
Chính do vậy Trời là chí tôn : “Thiên tử tế thiên địa, tế tứ phương, tế sơn xuyên, tế ngũ tự; chư hầu phương tự, tế ngũ tự; đại phu tế ngũ tự; sĩ tế kỳ tiên – sách Lễ ký, thiên Khúc lễ hạ” [Chỉ có Thiên tử là người chịu mệnh Trời mà trị muôn dân nên mới được quyền thay muôn dân để tế Trời, còn chư hầu ai ở phương nào tế thần phương ấy, các quan đại phu tế ngũ tự (là tế thần cửa, ngõ, giếng, bếp và ở giữa nhà), kẻ sĩ thì tế tổ tiên trong nhà].  Có lẽ đây chính là cái lý dùng tín ngưỡng-tôn giáo, đánh động tâm lý con người để cai trị thời phong kiến ở cả Đông phương lẫn Tây phương.
          4/.  Đạo Cao Đài - Việt Nam:   TĐ là thần Cao Đài (1926) ở Tây Ninh, sau này đổi tên là thần Cao Đài Tiên Ông.

          5/. Đạo Shinto (E: Shintoism) - Nhật Bản:  TĐ là thần nữ Mặt Trời (Amaterasu Omikami), ra đời vào thế kỷ thứ 6.
Tại Hy Lạp cổ đại :   TĐ là thần Zeus ra đời vào # 700 tCN.
Tại La Mã cổ đại :   TĐ là thần Jupiter ra đời vào # 500 tCN.

 
          6/. Đạo Do Thái (E: Judaism) - Do Thái:    TĐ là thần Jehovah (còn có các tên Adonai, Elohim, Lord) có nghĩa là Đấng tự hữu luôn hiện diện với dân Do Thái, được tiên tri Moses giới thiệu cùng 10 điều răn, ra đời vào thế kỷ 14 tCN với thánh kinh Cựu Ước (Ước là giao ước của TĐ ký kết với con người), về sau cải biên thành kinh Torah.  Đây là nguồn gốc của Thiên Chúa giáo (gồm có: Kitô giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành giáo)  và  Hồi giáo sau này.
          7/.Đạo Kitô (E: Catholisism) :   TĐ là thần Chúa Trời (God, Heaven), được tiên tri Jesus giới thiệu, ra đời vào #325 CN với thánh kinh Cựu Ước và Tân Ước.  Đạo Chính Thống (Orthodoxism) còn gọi là đạo Kitô Phương Đông, tương tự như đạo Kitô (= đạo Kitô Phương Tây), chỉ độc lập chủ yếu về mặt giáo quyền.
          8/. Đạo Tin Lành (E: Protestantism):   TĐ là thần Chúa Trời (Christ), ra đời vào thế kỷ 16 ở Châu Âu (Đức) cũng với thánh kinh Cựu Ước và Tân Ước.
 
          9/. Đạo Hồi (E: Islamism, Moslemism) :   TĐ là thần Allah, ra đời vào thế kỷ thứ 7, do tiên tri Mahomet (570-:-632) - sinh tại Mecca thuộc Arab Saudi ngày nay -  giới thiệu tại Jerusalem với thánh kinh Koran.
10/.Đạo Baha’i(Baha'ism)- Iran:  Là một tôn giáo thế giới độc lập có những tín đồ ở khắp mọi nơi. Baha’i, theo cổ ngữ Ả Rập nghĩa là (Người noi theo ánh sáng của Thượng đế) ra đời năm 1863 tại Ba Tư (cũ) nay là Iran, người sáng lập là Baha'u'llah (có nghĩa là vinh quang của Thượng Đế). Đạo Baha’i bắt nguồn từ phong trào chủ nghĩa Babi (còn gọi là Đạo Babi) ra đời ở Ba Tư, kéo dài từ năm 1844-:-1852.
Baha'is tin vào đoàn kết của tất cả tôn giáo và tin rằng sứ giả của Thiên Chúa như Moses, Chúa Jesus và Muhammad đã được gửi vào các thời điểm khác nhau trong lịch sử với giáo lý khác nhau để phù hợp với nhu cầu thay đổi xã hội. Không có tu sĩ trong đạo Baha’i. 
2) Tôn giáo vô thần:
Tôn giáo vô thần (còn gọi làtôn giáo nhân bản, tôn giáo tự nhiên): đây là quan điểm tôn giáo được xem như xây dựng trên nền tảng triết học Nhân bản thuyết =Nhân văn thuyết (E: humanism). 
Chủ nghĩa nhân bản chú trọng đến khả năng tự quyết định của loài người, xem việc đi tìm chân lý và đạo đức để phục vụ lợi ích cho con người bằng những phương tiện của chính con người. Chủ nghĩa nhân bản phủ nhận sự quan trọng của cái siêu tự nhiên trong những vấn đề của con người, cho dù nó tồn tại hay không tồn tại.
Chủ nghĩa nhân bản trên một vài khía cạnh nào đó, thực hiện hoặc bổ sung vai trò của đức tin trong cuộc sống con người và không phụ thuộc vào những loại chủ nghĩa vô thần cực đoan thường mang tính phản bác sự tồn tại của cái siêu tự nhiên, và vì vậy Chủ nghĩa nhân bản được xem như giữ một vị trí tôn giáo, nhưng chính nó lại không là một tôn giáo. Chủ nghĩa nhân bản bài bác sự đề cao một cách mù quáng niềm tin vào năng lực siêu tự nhiên, nhưng không hẳn là bài bác chính những niềm tin ấy.
Một phát biểu sau nói lên phần nào về chủ nghĩa nhân bản này:
"Người ta nói rằng Thượng Đế đã tạo nên con người theo hình ảnh của ngài. Nhưng có thể là loài người đã tạo ra Thượng Đế bằng hình ảnh của chính mình. - It is said that God has created man in his own image. But it may be that humankind has created God in the image of humankind." (NH)
Cho nên Chủ nghĩa nhân bản cho rằng những người có tôn giáo nên trả tính người về cho các vị sáng lập tôn giáo. Có như thế những người đó mới có khả năng sống tốt một cách thiết thực trong cuộc đời này.  Bằng không, muôn đời mình cũng chỉ là kẻ nô lệ cho cái hoang tưởng của chính mình mà thôi.
-------------
Ghi chú:
Chủ nghĩa nhân bản[主義人本] cũng gọi là chủ nghĩa nhân văn 主義人文: Chủ nghĩa phát khởi vào cuối thế kỉ mười ba tại Âu Châu thời Phục hưng, chủ trương thoát li thế lực Giáo hội, cổ xúy giáo dục nhân văn, tôn trọng giá trị con người. Đạo Phật tuy ra đời trước chủ nghĩa nhân bản, nhưng từ nay tạm ghép ý niệm này để gọi đạoPhật là tôn giáo nhân bản.
 
          1/. Đạo Khổng (E: Confucianism) - Trung Hoa: Còn được gọi là Khổng giáo (孔教), Nho giáo (儒教), là một hệ thống đạo đứctriết lý và tôn giáo do đức Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung QuốcNhật BảnTriều Tiên (Bắc Hàn),Hàn Quốc (Nam Hàn) và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho hay Nho sĩ hay Nho sinh.
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Đức Khổng tử (551-:-479 tCN) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ngài là người sáng lập ra Nho giáo.
          2/. Đạo Lão (E: Taoism) - Trung Hoa:  Còn được gọi là Lão giáo (老教), Đạo giáo (道教)doLão Tử 老子phát triển, ông là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống khoảng  thế kỉ 6 tCN. Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh (道德經) - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là khai tổ của Đạo giáo
Tác phẩm của Lão tử, cuốn Đạo Đức Kinh, là một trong những cuốn chuyên luận đáng chú ý nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc. Nó là kiệt tác được cho là của ông, đụng chạm tới nhiều vấn đề của triết học trong quan hệ giữa con người và thiên nhiên, "Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên",  rằng con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên và tạo hóa, tuân theo quy luật của thiên nhiên, tu tập để sống lâu và gần với Đạo.
Đạo giáo được xem là thâu nhiếp nhiều tư tưởng đã phổ biến từ thời nhà Chu (周朝,1040-:-256 tCN). Thuộc về những tư tưởng này là vũ trụ luận về Thiên Địa(天地),  Ngũ Hành (五行), thuyết về năng lượng, Chân Khí (), thuyết  Âm Dương (陰陽) và  Kinh Dịch (易經).
Cả Khổng tử và Lão tử đều tiếp nhận sức sống của văn minh nông nghiệp, nhưng trong khi Khổng tử tìm cách kết hợp nó với văn minh gốc du mục thì Lão tử dựa hoàn toàn vào nó.  Khổng thì “nhập thế” - “hữu vi”, còn Lão thì “xuất thế” - “vô vi”.
          3/. Đạo Jaina (E: Jainism : Kỳ-na giáo - Ấn Độ) là một tôn giáo của  Ấn Độ, một tôn giáo có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển  Veda, những vị mở đường là  RsabhaAgitanàtha  và  Aritanemi; cả ba đều ở thời cổ đại và được đề cập tới trong kinh Yagur-Veda.
Đạo Jaina do Mahavir (540-:-468 tCN) sáng lập ra tại bắc Ấn Độ gần như là cùng thời với Phật giáo.  Triết lý và phương thức thực hành của đạo dựa vào nỗ lực bản thân để đến cõi Niết Bàn. Hiện nay, tôn giáo này còn khoảng 1,7 triệu tín đồ tại Ấn Độ.
Kỳ-na giáo là tôn giáo thiểu số ở Ấn Độ với 4,2 triệu tín đồ, và có một số nhóm nhỏ di cư đến Bỉ, Canada, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, và Hoa Kỳ. Tín đồ Kỳ-na giáo có trình độ biết chữ cao nhất trong bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác ở Ấn Độ (94,1%), và các thư viện bản thảo của họ là cổ nhất ở đất nước này.
4/. Đạo Phật (佛教; P: Buddhasāsāna; S: Buddhaśāsana;  E; Buddhism),

Tất-đạt-đa Cồ-đàm (624-544) tCN – Wikipedia
Gautama Buddha - Wikipedia, the free encyclopedia
Đạo Phật được xem là một tôn giáo được sáng lập ở bắc Ấn Độ-Nepal. Phật giáo được một nhân vật lịch sử là  Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇;  P: Siddhattha Gotama;  S: Siddhārtha Gautama) sáng lập khoảng thế kỉ thứ 5 tCN, và người Việt gọi đơn giản là Phật hay Bụt (P;S: Buddha), có nghĩa là "Người tỉnh giác", "Người giác ngộ", danh hiệu mà Ngài có được sau khi thành đạo, giác ngộ. Giáo lý mà Ngài dạy và để lại được gọi là Phật pháp (;  P: dhamma;  S: dharma). Ở một số ngôn ngữ,  đạo Phậtcó nghĩa như  "Nguyên lý của vạn vật",  đó là  “chân lý Duyên khởi,  là căn bản của sự giác ngộ, là nền tảng của mọi nhận thức; và  Phật giáo có nghĩa như là tôn giáo nhân bản (E: humanly religion) bởi lẽ đức Phật trong kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Tâm Địa Phẩm,đã từng dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành!”.
Với chân lý khách quan tự nhiên Duyên khởi, đạo Phật vượt lên nhận thức tôn giáo (tình cảm) và nhận thứctriết lý (lý trí). Điều này không có nghĩa là đạo Phật phủ bác tôn giáo và triết lý trong đời sống con người, mà chỉ xem chúng có vai trò tạm thời nhất định, giáo hóa thích hợp theo từng căn cơ của chúng sinh. Nói cách khác, đạo Phật có đủ khả năng dung nạp tôn giáo và triết lý, nhưng không dính mắc vào chúng.
Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 nước, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc, là đặc trưng cho đời sống tinh thần cao đẹp của nhân loại.  Những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp Quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi.  Sự chọn lựa này được sự đồng thuận của đại diện các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có quốc giáo không phải là đạo Phật; sự kiện lựa chọn cũng không căn cứ vào khối lượng tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào trên toàn thế giới.
Vesaklà ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống Nam tông và Bắc tông. Lễ Vesak hay còn gọi là lễ Tam hiệp gồm 3 kỷ niệm là Phật đản sinh - Phật thành đạo - Phật Niết-bàn).Vesak  là tiếng Sinhala của Tích Lan có thể được đọc trại ra từ Vaishākha trong tiếng Pali.
V.  Tổngquan về Tôn giáo học.
Như đã giới thiệu ở phần khái niệm, tôn giáo ngày nay có những bức xúc phức tạp, và bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XIX do sự đề xướng của nhà Triết họcvà Đông phương học Đức  F.M. Muller (1823-:-1900), theo đó tôn giáo cần được khảo sát trên nền tảng tương quan với các bộ môn khoa học,  ông đã phát biểu như sau :
không được xem như là Thần học mà làNhân học, và sau đó là sự ra đời các ngành nghiên cứu về sự tồn tại của tôn giáo.  Chúng ta sẽ thấy tôn giáo học sau đây quy tụ bao gồm các  nhà khoa học, các nhà triết học và thần học phương Tây.        
1)  Tôn giáo học vĩ mô :
1/.Nhân loại học tôn giáo, với các đại diện tiêu biểu như :
          - Sir J.G. Frazer(1854-:-1941):  Nhà nhân loại học người Anh, tên tuổi ông gắn liền với tác phẩm ‘Cành Vàng: Gold Bough’ – Nghiên cứu ma thuật và tôn giáo. Ông phát biểu :  ‘Trong quá trình phát triển của nhân loại, sự xuất hiện của ma thuật sớm hơn sự ra đời của tôn giáo, con người trước là cố gắng thông qua những thủ đoạn ôn hòa và xu nịnh như cầu khẩn, hiến tế… để mong dụ dỗ, vuốt ve các thần linh hung bạo, biến ảo khôn lường, sau là có ý sử dụng sức mạnh của bùa chú nhằm làm cho thiên nhiên đáp ứng nguyện vọng của mình’.
 
          - B.K. Malinowski(1884-:-1942):  Nhà nhân loại học người Anh gốc Balan, ông nghiên cứu truyền thống tôn giáo trên văn hóa nguyên thủy và đã thực địa tại nhiều khu vực trên khắp thế giới. Ông nhận xét trên hiện trạng về mặt bằng nhận thức của con người:  ‘Phàm là có văn hóa thì tất có tôn giáo…Trong khi nhu cầu của văn hóa đối với tôn giáo là hoàn toàn hình thức và gián tiếp, thì ngược lại tôn giáo lại cắm rễ sâu ở nhu cầu cơ bản của nhân loại, và thỏa mãn những nhu cầu ấy’.
 
2/. Xã hội học tôn giáo, với các đại diện tiêu biểu như:
          -  E. Durkheim(1858-:-1917):  Nhà xã hội học người Pháp gốc Do Thái, ông nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất tôn giáo nguyên thủy, tên tuổi ông gắn liền với tác phẩm kinh điển ‘Hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo’ xuất bản năm 1912. Ông nói :
Sức mạnh tôn giáo chẳng qua là tư tưởng tình cảmcủa nó được tập thể khêu gợi nơi các thành viên bằng việc hình tượng hóa như thể khách quan vào một khách thể nào đó, kết quả là khách thể này đã biến thành thần thánh; theo đó thì bất cứ một khách thể nào cũng có thể đảm đương được’.
                                    
          -  M. Weber(1864-:-1920):  Nhà xã hội học người Đức trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, triết học và đặc biệt là tôn giáo với các chủ đề về quan hệ giữa truyền thống luân lý tôn giáo với tinh thần chủ nghĩa tư bản, nhằm phản tỉnh các hiện tượng văn hóa thế giới. Các nghiên cứu về các tôn giáo trên thế giới đã được tập hợp thành bộ ‘Xã hội học tôn giáo’ – 3 tập, xuất bản năm 1921 và 1922. Ông cho rằng : ‘Khi mọi cái đã là do Thượng Đế an bài, thế thì, nếu Thượng Đế để cho ai doanh lợi, thì lẽ đương nhiên phải tuân theo, và ra sức lợi dụng thời cơ tốt nhất Thượng Đế ban cho; nếu không là phản bội lại mục đích chức nghiệp của Thượng Đế’.
 
3/. Tâm lý học tôn giáo, với các đại diện tiêu biểu như:
          -  W. James(1842-:-1910):  Tiến sĩ y khoa, nhà triết học và tâm lý học người Mỹ, giáo sư Đại học Havard. Ông được công nhận là ông tổ của tâm lý học Mỹ với tác phẩm nổi tiếng ‘Nguyên lý tâm lý học’. Từ năm 1901 ông nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo và tâm lý học tôn giáo, hình thành tác phẩm Các loại kinh nghiệm tôn giáo – Nghiên cứu nhân tính  được coi là tác phẩm đặt nền móng cho tâm lý học tôn giáo; năm 1961 nhà thần học nổi tiếng Mỹ R. Niebuhr cho rằng tác phẩm này ngày nay vẫn hãy còn giữ nhiều giá trị cho học thuật.
 
          -  S. Freud(1856-:-1939):  Tiến sĩ y khoa người Áo, người sáng lập khoa Phân Tâm học (Psychoanalysis) nghiên cứu các hiệu ứng tâm lý học chiều sâu (E: depth psychology) ẩn dưới ý thức (E: consciousness), đó là khái niệm về tiềm thức hay vô thức (E: unconscious mind), và ông cho đó là nơi xuất phát ra niềm tin tôn giáo ngay từ khi con người mới ra đời và được quy kết cho áp chế của tính dục.
 
          -  C.G. Jung(1875-:-1961):  Tiến sĩ y khoa người Thụy Sĩ, giáo sư Đại học Zurich và Đại học Basel, người sáng lập khoa Tâm Lý học Phân tích (E: Analytical Psychology) với sự phân tầng tiềm thức làm 2 phần là kinh nghiệm cá thể và di truyền tập thể về ý tưởng thần bí chủng tộc; sự kết hợp của chúng là nền tảng của niềm tin tôn giáo.
 
-  Erich Fromm(1900-:-1980):  Nhà triết học, xã hội học, tâm lý học của nước Đức. Erich Fromm đã có những quan điểm rất tiến bộ và tích cực về tôn giáo trong tác phẩm "Phân tâm học và tôn giáo". Ông bắt đầu từ quan điểm của Freud dừng lại : đó là sự tương tự giữa bệnh nhiễu tâm và tôn giáo. Ông không đồng tình với Freud coi tôn giáo là bệnh nhiễu tâm ấu thời tập thể nhân loại.  Ông chia tôn giáo ra làm hai loại : tôn giáo thần quyềntôn giáo nhân bản. Đặc điểm tôn giáo thần quyền thừa nhận có một sức mạnh tối cao chi phối con người, còn tôn giáo nhân bản xem con người là trung tâm , phát triển khả năng yêu thương người khác cũng như chính bản thân mình và gắn bó tình cảm với tất cả sinh thể khác.      
4/. Ngôn ngữ học tôn giáo, với các đại diện tiêu biểu như:
          -  A.J. Ayer(1910-:-1989):  Nhà triết học và lô-gich học người Anh, đã tạo ra những tranh luận về mặt ngôn ngữ các hiện tượng tôn giáo trên diễn đàn triết học qua ý tưởng  ‘Tuy các tôn giáo đều dùng ngôn ngữ con người để biểu đạt, nhưng ý nghĩa mà chúng biểu đạt lại không thuộc về con người’.  Ông nói:
Chúng ta biết mệnh đề kinh nghiệm (ví dụ: Thượng Đế hiện hữu) bất cứ lúc nào cũng đều có tính có thể.  Chỉ có mệnh đề tiên thiên mới xác định về mặt lô-gich. Nhưng chúng ta không thể suy diễn ra sự tồn tại của Thượng Đế trong mệnh đề tiên thiên. Bởi vì như chúng ta biết, sở dĩ mệnh đề tiên thiên là xác định vì chúng là mệnh đề kiểu song song.  Hơn nữa, từ những mệnh đề song song, ngoại trừ những mệnh đề song song tăng tiến, còn lại thì không thể suy diễn có hiệu quả bất cứ một thứ gì.  Điều này tất nhiên có thể suy luận ra : muốn luận chứng Thượng Đế tồn tại là không  thể được’.
Các cuộc tranh luận đã diễn ra gay gắt và quyết liệt, mà kết quả là người ta đã bỏ qua luôn không cần nghiên cứu tôn giáo và không cần tín ngưỡng Thượng Đế nữa.
5/. Văn hóa học tôn giáo,  với các đại diện tiêu biểu như:
          -  E. Cassirer(1874-:-1945):  Nhà triết học và văn hóa học Đức, ông đã triển khai cách nhìn triết học đối với toàn bộ hiện tượng văn hóa nhân loại qua các biểu hiện ngôn ngữ, thần thoại, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, chính trị …Trong đó nghiên cứu thần thoại và tôn giáo được ông xếp vào vị trí vô cùng quan trọng của toàn bộ quá trình suy nghĩ về triết học và văn hóa, ông cho rằng thần thoại và tôn giáo không khác nhau về bản chất và là căn nguyên của cảm giác và khái niệm trong đời sống con người.
 
          -  Christopher Dawson(1889-:-1970):  Nhà triết học lịch sử, triết học tôn giáo, lịch sử học văn hóa của nước Anh với các tác phẩm tiêu biểu: Tiến bộ và tôn giáo’, ‘Tôn giáo và văn hóa’, ‘Tôn giáo và sự nổi lên của văn hóa phương Tây,với mong muốn làm rõ văn hóa đã biến đổi theo hình ảnh tín ngưỡng-tôn giáo ra sao, và đã lấy tín ngưỡng-tôn giáo làm động cơ căn bản như thế nào.
          -  A.J. Toynbee(1889-:-1975):  Nhà lịch sử học, triết học lịch sử của nước Anh, ông đã nghiên cứu sâu vấn đề quan hệ giữa tôn giáo với văn hóaqua các biểu hiện của xã hội, của văn minh trong bộ tác phẩm lớn Nghiên cứu lịch sử’gồm 12 quyển biên soạn trong hai thập niên (1934-:-1954), bao quát cả cổ kim Đông Tây, thông qua so sánh lịch sử nhân loại gần sáu nghìn năm.
2)  Tôn giáo học vi mô :
1/.Tôn giáo và tình cảm,  với các đại diện tiêu biểu như:
          -  Fr. Schleiermarcher(1768-:-1834):  Nhà thần học, triết học của nước Đức, ông là người đầu tiên đề xướng tình cảm tôn giáo luận.  Tình cảm luận sở dĩ đã được mọi người coi trọng là vì lý luận này mong muốn đổi mới quan niệm tôn giáo xưa nay của người tín ngưỡng và người nghiên cứu, ông nói:
          Bản chất của tôn giáo vừa không phải là tư duy, cũng không phải là hành động, mà là trực giác và cảm thụ. Nó hy vọng quan sát trực tiếp vũ trụ, nó muốn thành kính lắng nghe âm thanh chuyển vần và hành động bản thân của vũ trụ, nó khát vọng được nắm chắc mọi ảnh hưởng trực tiếp của vũ trụ trong cái vẻ lặng yên và nhu thuận như của một đứa trẻ’.
 
          - R. Otto(1869-:-1937):  Nhà thần học, triết học của nước Đức, ông là người phát triển sự nghiệp của F. Schleiermarcher. Ông nhấn mạnh tính chất tình cảm, phi lý trí là diện mạo vốn có của tôn giáo qua tác phẩm Quan niệm về Thần Thánh(The Idea of the Holy – Oxford U.P. 1950) với các điểm chính như sau:
          1. Làm rõ nghĩa gốc ‘thần thánh’: ông cho rằng thần thánh (holy hay sacred) dùng chỉ thuộc tính đạo đức, và trong tôn giáo cần được thay bằng từ thần bí (numinous : thần tính) hoặc cụm từ ‘vừa kính sợ vừa ngưỡng vọng’  là các biểu thị chuẩn xác bản chất tình cảmcủa tôn giáo, đồng thời giúp chúng ta dễ dàng trong việc khảo sát các tín ngưỡng-tôn giáo.
          2. Miêu tả về cảm giác thần bí khiến người ta run sợ (Lat: tremendum - "Một cảm giác sợ hãi liên quan đến một trải nghiệm choáng ngợp"), ngụ ý chỉ ra 3 loại hình tình cảm như :    Cảm giác sợ hãi.  –  Cảm giác trước cái to lớn-cao cả, như sức mạnh-uy lực, đồng nghĩa với cảm giác rằng bản thân mình tuy tồn tại nhưng không khác với hư vô; đây chính là chất liệu của cảm giác tự ti đặc hữu của người tín đồ tôn giáo.    Cảm giác có sức sống, qua ý tưởng và cách nói ‘ thần thánh khiển trách’ hay ‘trời phạt’.
          Ông phát biểu : ‘ Tình cảm với đối tượng tôn giáo có lẽ đôi khi giống như một con nước thủy triều hiền hòa dâng lên mãi, khiến cho ta yên tĩnh tha thiết sùng bái tràn ngập thế giới tinh thần.  Cũng có thể sau khi qua đi, nó biến thành một loại trạng thái tâm ổn định hơn, lâu bền hơn.  Loại trạng thái này có thể nói là liên tục không ngừng, khiến cho ta được phấn khích mạnh mẽ, sản sinh sự đồng cảm, cho đến tận lúc yên lặng hẳn; sau đó tâm ta khôi phục lại trạng thái kinh nghiệm thế tục phi tôn giáo của nó cùng thế giới sống xung quanh.  Nó cũng có thể bất chợt đi cùng với sự co giật, kèm theo nỗi sợ hãi bộc phát từ trong sâu thẩm, có khi còn mang theo cả sự xúc động mãnh liệt khiến người ta vui đến phát cuồng, say mê thần bí đến mức xuất thần nhập hóa.  Nó có hình thức giống như dã man, tàn bạo tựa như rơi vào một trạng thái khủng khiếp và run sợ ghê gớm.  Nó có tiền thân nguyên thủy, hoang dã và có thể phát triển thành một thứ đẹp đẽ, huy hoàng.  Nó cũng có thể khiêm nhường làm vật thụ tạo, lặng lẽ, run rẫy, không một lời trước một loại thần bí nào đó mà không thể biểu đạt được’.
          2/.Tôn giáo và lý trí, với các đại diện tiêu biểu như :
          - Bertrand Russell(1872-:-1970):  Nhà toán học, logic học của nước Anh, nhà sáng lập triết học phân tích – một trường phái triết học lớn ở Anh và Mỹ –, ông tiêu biểu cho khuynh hướng vô thần luận (E: atheism) với quan điểm chân lý tương đối thực tiễn, ông phát biểu :
          ‘ Quan điểm của tôi về tôn giáo chính là quan điểm của T.L. Carus (99-:-55 tCN – nhà triết học vô thần La Mã cổ đại). Tôi cho rằng, tôn giáo là do tâm lý hoảng sợ sinh ra, là nguồn gốc sai lầm nghiêm trọng của nhân loại.
            Đối lập giữa khoa học và tôn giáo thực chất chính là sự xung đột của quan sát hoặc tri thức với quyền uy hoặc tín lý, toàn bộ lịch sử phát triển khoa học tự nhiên chính là lịch sử của tri thức không ngừng chinh phục tín lý, khoa học không ngừng chiến thắng tôn giáo’.
 
          - R. Swinburn(1934-:-…):  Nhà triết học của nước Anh, giáo sư Đại học Oxford, ông tiêu biểu cho khuynh hướng hữu thần luận (E: theism) với quan điểm chân lý tuyệt đối thần bí, phi lý tính, ông phát biểu :
          Nếu như Thượng Đế rất có khả năng không tồn tại, vậy thì việc bạn sùng bái ông ta hay hướng về ông ta để sám hối chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu như trong tác phẩm lý luận hiện đại tung ra một số luận chứng duy lý nào đó, và cũng nói Thượng Đế rất có khả năng không tồn tại, thì cần phải xem xét nó thật cẩn thận, và chỉ ra cái chỗ hoang đường vô lý của những luận chứng này. Vì nếu bỏ qua những điều đó chính là làm nhục Thượng Đế vốn đã cho chúng ta lý trí để sử dụng tốt đẹp trong khoa học lý luận hoặc khoa học thực tiễn. Nhưng đáng tiếc là thần học hệ thống lưu hành vào những năm 50 của thế kỷ 20 thì lại không có đối sách để xử lý những vấn đề này.
3/.Tôn giáo và ý chí :  Ý chí là quá trình tâm lý với nhận thức lý tính (chứ không phải cảm tính) trong nỗ lực cho một hành động. Nơi tôn giáo hành động này là lựa chọn tôn giáo, sau đây là  với các đại diện tiêu biểu như :
          -  B. Pascal(1623-:-1662):  Nhà toán học, vật lý học, triết học Kitô giáo. Ông vừa là nhà khoa học, vừa là tín đồ ngoan đạo, vừa có tình cảm thần bí nhưng không thỏa mãn với thần học kinh viện truyền thống, mà chú trọng khảo sát triết học duy lý với ý muốn dùng ý chí tín ngưỡng để chứng minh Thượng Đế tồn tại. Thuyết đánh cược của Pascal có thể gọi là phản ánh sinh động cuộc đời ông, vắn tắt như sau :  ‘ Quả vậy, bạn không đánh cược không được. Từ lâu nếu bạn đã phó thác bản thân mình, thì đừng từ chối chọn lựa nữa. Nhưng bạn sẽ đánh cược bên nào…Chúng ta có thể cân nhắc một chút hai loại tình huống : Nếu thắng cược bạn sẽ được tất cả, nếu thua cược bạn sẽ chẳng mất đi cái gì cả. Vậy còn do dự gì, hãy cược rằng Thượng Đế tồn tại đi!’.
 
          -  W. James(1842-:-1910:  Cùng ở mục Tâm lý học tôn giáo):  ông cho rằng đời sống tín ngưỡng mang tính đánh cược theo cách của Pascal chắc chắn là có nhiều mạo hiểm.  Ông kiến nghị bạn hãy thông qua phản tỉnh hoài nghi luận để cân nhắc lại giá trị của ván đánh cược, ông nói : ‘ Giống như một chàng trai muốn cầu hôn mà không thể biết được cô gái mà sau khi anh ta lấy về là đẹp hay xấu, hiền hay dữ, giỏi hay dở…, anh ta cứ đắn đo hay hy vọng nơi cô gái này, hoặc lấy cô gái khác….
          Như vậy, tùy nơi khí chất của con người là tình cảm hay lý trí mà có những mạo hiểm tương xứng bởi động lực ý chí.
4/.Tôn giáo và chân lý:   Chân lý hay lẽ thật là cách nói gọn của cụm từ ‘mối quan tâm tối thượng’ (E: ultimate concern) hay kinh nghiệm tối thượng (E: ultimate experience) trong tôn giáo học được các đại diện tiêu biểu  phát biểu như sau :
          - P. Tillich(1886-:-1965):  Nhà thần học Tin Lành của nước Đức có nhiều ảnh hưởng nói rằng :  ‘ Tôn giáo, với ý nghĩa rộng nhất, cơ bản nhất chính là mối quan tâm tối thượng của đời sống tinh thần nhân loại, đó là bản thể mang lại ý nghĩa cho văn hóa, còn văn hóa là tổng hòa các hình thức biểu đạt tự thân… Nói đơn giản hơn, tôn giáo là bản thể của văn hóa, và văn hóa là hình thức của tôn giáo.  Mối quan tâm tối thượng đòi hỏi người tiếp nhận phải hoàn toàn phó thác vô điều kiện về những yêu cầu – uy hiếp và cho phép – của Jehova (Thượng Đế). Tín ngưỡng vì thế không phải là một hành vi vô ý thức, mà là hành vi siêu việt vượt lên trên cả các nhân tố lý trí và phi lý trí của bản thân con người‘.
          - N. Smart(1927-:-2001):  Nhà văn, giáo dục học, tôn giáo học của nước Anh, giáo sư đại học Lancaster(Anh), đại học  California(Mỹ). Tuy sinh ra ở châu Âu là quê hương của tôn giáo học và hấp thu sự giáo dục này, với chủ yếu lấy khái niệm triết học và thần học phương Tây để giải thích hiện tượng tôn giáo thế giới, nhưng ông đã có ít nhiều nghiên cứu về phương Đông và tôn giáo về Ấn Độ. Ông đã mô tả và đề xuất có sự so sánh và bổ sung cho nhau 2 truyền thống kinh nghiệm tối thượng sau:
     - Của Kitô giáo :  Đó là kinh nghiệm ‘sùng bái : vừa kính sợ vừa hướng đến’ (the numinous experience) và kinh nghiệm ‘thần bí’ (the mystical experience), là ‘cái nhỏ bé và phi thần thánh của con người’ đứng trước ‘cái khác mình’.
     - Của Phật giáo :  Đó là kinh nghiệm ‘không sùng bái’, ‘không có ý tượng’, ‘phi nhị nguyên hóa’, ‘sáng suốt’, ‘rỗng không (# không chấp thủ) ’.
VI. Phê phán tôn giáo.
1) Phê phán tôn giáo của vô thần thuyết:

Tư tưởng vô thần đã xuất hiện từ thời cổ đại với Thales (625-:-545 tCN) là người khai sáng ra triết học Hy Lạp, Heraclitus (540-:-480 tCN),  Democritus (460-:-360 tCN) … cũng là các triết gia Hy Lạp, …,  Feuerbach (1804-:-1872 CN) triết gia Đức và về sau cho đến ngày nay ngày càng đông đảo.  Thuyết này chủ trương một cách xác quyết rằng không có bất cứ Thượng Đế hay giá trị nào với khái niệm hữu thần. Ngày nay cùng với giới khoa học, tư tưởng vô thần đã nêu ra các luận cứ sau:
1/.Khía cạnh tự nhiên học :
  1. Về mặt vật lý học(E: physics):
- Theo sách Sáng Thế Kýcủa Cựu Ước có ghi rằng Thượng Đế gọi là Elohim đã tạo dựng vũ trụ trong 7 ngày vào thời điểm sau :
+ Theo Kitô giáo là 5.199 tCN.
+ Theo Tin Lành giáo là lúc 9 giờ sáng ngày 23/10/4.004 tCN.
+ Theo Do Thái giáo là ngày 7/10/3.761 tCN
          - Theo thuyết Big Bang cho rằng cách đây 15 tỷ năm, có sự nổ lớn sinh ra các giải ngân hà, 5 tỷ năm ra đời thái dương hệ, 450 triệu năm thì có cây cỏ và các loại nhân hầu … Con người như ngày nay thật sự cách đây # 50.000 năm.
          - Theo thứ nguyên (E: dimensions) trong vật lý học, thì hình dáng và kích thước Thượng Đế (TĐ) là yếu tố xác định sự hiện hữu của TĐ.  Vũ trụ nếu do TĐ sinh ra thì hình dáng TĐ phải có, không lý cái bóng mà sinh ra vạn vật hữu hình.
2. Về mặt hóa học (E: chemistry): các nguyên tố hóa học là yếu tố xác định sự hiện hữu của TĐ, là yếu tố xác định khả năng sáng tạo, tức khả năng biến đổi năng lượng (E: energy transformation).
3. Về mặt sinh học (E: biology):  Cũng trong sách Sáng Thế Ký, TĐ đã dựng nên Adam và Eva là thủy tổ của loài người, nếu họ là da trắng (Eva là xương sườn của Adam) thì theo di truyền học làm sao để hậu duệ của họ có thêm các màu đen, vàng, đỏ?  Vả lại, mọi loài sinh vật – thực vật hay động vật – đều có tính di truyền tương thích, thế thì TĐ làm thế nào cho sự hiếu sinh của mình, đó là làm cho con người sống lại sau khi chết và sống đời đời mà không trái với quy luật sinh học khách quan? 
4. Về mặt ngôn ngữ học (E: linguistics), đó là nhiều dạng tiếng nói và chữ viếtvô cùng xa lạ với tổ tông.
2/.Khía cạnh xã hội học :
1. TĐ có bản chất là toàn năng, toàn trí, toàn thiện, thế thì trí tuệ cao tột, lòng tốt vô hạn, khả năng vô song của TĐ là như thế nào mà lại tạo ra một thế giới dãy đầy những mâu thuẫn, thù hận, chiến tranh, kẻ xấu người tốt, kẻ nghèo người giàu, kẻ tàn tật người lành lặn, kẻ ốm đau người khỏe mạnh, dịch bệnh tai ương triền miên giáng lên đầu con người.  Không lẽ TĐ đã làm trái với bản chất của mình và làm ngơ trước sự cầu nguyện vang rền của con cái Ngài ?  Hay Ngài chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của con người, mà kẻ nhanh trí đã lợi dụng thủ lợi cho mình và ngu muội hóa người chậm trí ?
2. có bản chất là toàn năng, toàn trí, toàn thiện,thế thì trí tuệ cao tột, lòng tốt vô hạn, khả năng vô song của TĐ là như thế nào mà cứ mãi không ngừng tạo dựng ra những con người tội lỗi ngay từ ban đầu bằng tội tổ tông (E: original sin; F: péché originel), thế là ‘nhân chi sơ tánh bản ác’?  Nếu cho rằng con người cần được thử thách trước mới đáng được vinh quang, thì cần chi TĐ phải dựng nên con người, để rồi đày đọa họ như vậy. Không thôi, những ai không được rửa tội, không tin TĐ sẽ sa vào hỏa ngục và bị lửa đốt đời đời, như vậy thì nào có ích lợi gì cho TĐ?
Nhân loại từ lâu đã coi lao tù là chỗ cải hóa. Mục đích của lao tù là giúp con người cải hóa, chứ không phải là chỗ để báo thù họ. Chẳng lẽ TĐ lại thua con người về điểm này hay sao?
Từ những tư tưởng sớm nhất cho đến hiện tại, con người đã phát hiện ra những sự thật về vũ trụ đã hình thành và tiếp tục hoạt động như thế nào. Vì thế, triết học và khoa học hiện đại cùng quan điểm:  – TĐ là tên gọi được dành cho hiện tượng lịch sử mà ban đầu nó được gán cho.  – TĐ nếu cần, sẽ phải mất hết nghĩa gốc và được tái định nghĩa bằng thực chất sống của con người với 2 ý niệm sau:
-TĐ là nguyên lý sáng tạo: Đây là nguyên lý nội tại, không tách biệt với tự nhiên (E;F: nature). Mặc dù ngày nay có nhiều người vẫn tin vào TĐ, kể cả nhiều nhà triết học, nhưng tầm vóc to lớn của triết học hiện đại đã có nhiều tác động hạn chế quan niệm truyền thống về vị TĐ tôn giáo này.
- TĐ là nhân cách cao thượng: Đây là lý tưởng nhân bản làm nổi bật vị trí tâm điểm của con người, gây sự hứng khởi và làm cho cuộc sống ngày càng cao quý và danh giá hơn.
Thế thì định chuẩn đạo đức bất khả đổi, thường hằng từ nguồn gốc một TĐ tôn giáo thường tại phải được thay bằng một định chuẩn đạo đức có đối tượng biến đổi từ nguồn gốc tự nhiên. Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, thường tại bị thay thế và vô thường là một thực tại tối hậu.
2) Phê phán tôn giáo ngoài vô thần thuyết(của một số danh nhân).
Jonathan Swift(1667-1745)  Nhà tư tưởng chính trị.
Chúng ta có đủ các tôn giáo để khiến chúng ta căm thù, nhưng lại không đủ để làm cho chúng ta yêu thương lẫn nhau  -  We have just enough religion to make us hate, but not enough to make us love one another
Voltaire (1694 – 1778), nổi tiếng qua bút hiệu Voltaire, là một nhà văn học, tác giả, bình luận gia, nhà thần luận và triết gia người Pháp.Ông cho rằng''tôn giáo là một thứ vô lý đặt ra để bắt đa số phục tùng'' và được ông diễn đạt qua một số phát biểu sau:
-  Mê tín dị đoan đối với tôn giáo cũng giống như chiêm tinh học đối với thiên văn học, đứa con gái điên dại của bà mẹ thông minh. Những đứa con gái này đã thống trị thế giới quá lâu  -  Superstition is to religion what astrology is to astronomy the mad daughter of a wise mother. These daughters have too long dominated the earth.
***
-  Nếu Thượng Đế không tồn tại thì cần phải phát minh ra ông ta  -  Si Dieu n'existait pas, il faudrait l'inventer.
***
-  Không ai hiểu chân lý của tôn giáo hơn những người đã mất đi quyền năng của lý trí  -  The truths of religion are never so well understood as by those who have lost the power of reason.
***
-  Khi vấn đề là về tiền bạc, tất cả đều có chung một tôn giáo như nhau  -  When it is a question of money, everybody is of the same religion.
***
-  Thượng Đế là một diễn viên hài diễn trước đám khán giả quá sợ hãi không dám cười - God is a comedian, playing to an audience too afraid to laugh.
***
-  Thượng Đế là một vòng tròn mà tâm điểm ở mọi nơi và đường viền không ở nơi nào cả  -  God is a circle whose center is everywhere and circumference nowhere.
***
-  Nếu anh có hai tôn giáo trên cùng một mảnh đất, họ sẽ cắt cổ lẫn nhau; nhưng nếu anh có ba mươi tôn giáo, họ sẽ chung sống hòa bình  -  If you have two religions in your land, the two will cut each other’s throats; but if you have thirty religions, they will dwell in peace.
***
-  Tất cả mọi người đều sinh ra với một cái mũi và mười ngón tay, nhưng không ai sinh ra có sẵn nhận thức về Thượng Đế  -  All men are born with a nose and ten fingers, but no one was born with a knowledge of God.
Denis Diderot(1713-1784) - Nhà văn, triết gia Pháp.
          - Triết gia chưa từng giết bất kỳ giáo sĩ nào, trong khi giáo sĩ từng giết một số rất lớn các triết gia  -  The philosopher has never killed any priests, whereas the priest has killed a great many philosophers.
John Adams(30/10/1735 - 4/7/1826) là luật sư, chính khách, nhà ngoại giao, nhà lý luận chính trị và tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ.
-  Hãy để trí óc con người tự do. Nó phải được tự do. Nó sẽ được tự do. Sự mê tín và giáo điều không thể giam cầm được nó  -  Let the human mind loose. It must be loose. It will be loose. Superstition and dogmatism cannot confine it.
***
-  Thế giới không có tôn giáo hẳn sẽ là thế giới tốt đẹp nhất có thể có được  - This would be the best of all possible worlds, if there were no religion in it.
 
Thomas Paine (1737 tại Thetford, Anh –1809 tại New York, New York) sinh ra tại Đế quốc Anh, sống ở Mỹ, nhập cư vào Mỹ trong thời gian nổ ra Cách mạng Hoa Kỳ. Ông là một nhà triết học, nhà cách mạng, người theo trường phái chủ nghĩa tự do cổ điển, một nhân vật nổi bật trong phong trào khai sáng, tác giả của Common Sense (Cảm giác chung) (1776). Ông ủng hộ sự độc lập của các thuộc địa Mĩ khỏi Đế quốc Anh, hỗ trự cho cách mạng.
-  Trong tất cả những tên bạo chúa ảnh hưởng tới nhân loại, bạo chúa về tôn giáo là tồi tệ nhất  -  Of all the tyrannies that affect mankind, tyranny in religion is the worst.
***
-  Tổ quốc tôi là thế giới, và tôn giáo tôi là làm điều tốt  -  My country is the world, and my religion is to do good.
***
-  Tôi tin vào sự bình đẳng của con người, và tôi tin rằng nghĩa vụ của tôn giáo bao hàm việc hành động vì công lý, sự khoan dung yêu thương và nỗ lực để mang hạnh phúc tới cho đồng loại  -  I believe in the equality of man; and I believe that religious duties consist in doing justice, loving mercy, and endeavoring to make our fellow-creatures happy.
***
-  Tín ngưỡng vào Thần thánh tàn nhẫn làm nên người tàn nhẫn  -  Belief in a cruel God makes a cruel man.
***
-  Bất cứ hệ thống tôn giáo nào chứa đựng những điều gây chấn động cho tâm hồn con trẻ đều không thể là sự thật  -  Any system of religion that has anything in it that shocks the mind of a child, cannot be true.
 
Balzac(1799–1850)  là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết hiện thực.  Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn Trò Đời (La Comédie humaine).
-  Mây tượng trưng cho những tấm màn bao phủ quanh Thượng Đế  -  Clouds symbolize the veils that shroud God.
Richard Francis Burton  (19/3/1821 - 20/10/1890) là nhà thám hiểm, nhà địa lý, nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, quân nhân và nhà ngoại giao người Anh. Ông được biết tới về những chuyến đi và thám hiểm của mình ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ cũng như những kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ và văn hóa.
-  Tôi càng nghiên cứu về tôn giáo, tôi càng tin rằng con người chẳng bao giờ tôn thờ cái gì khác ngoài chính mình  -  The more I study religions the more I am convinced that man never worshiped anything but himself.
Mark Twain  (30/11/1835 – 21/4/1910) là một trong các nhà văn Mỹ hạng nhất, một bậc thầy về ngôn ngữ theo hình thức tiêu chuẩn, chứa đựng thứ tiếng địa phương của Miền Tây Hoa Kỳ. Thể văn buông lỏng (loose rhythm of the language) trong các tác phẩm của Mark Twain đã cho người đọc cảm giác về lời nói thực sự (real speech) và lối hành văn hiện thực này đã ảnh hưởng tới nhiều nhà văn Mỹ khác, khiến cho Đại Văn Hào Ernest Hemingway đã có lần xác nhận rằng: "tất cả nền văn chương hiện đại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ … Huckleberry Finn" (all modern American literature comes from … Huckleberry Finn). 
-  Nhưng ai sẽ cầu nguyện cho Satan? Trong suốt mười tám thế kỷ, ai là người có lòng nhân ái để cầu nguyện cho kẻ tội lỗi cần nó nhất?  -  But who prays for Satan? Who, in eighteen centuries, has had the common humanity to pray for the one sinner that needed it most?
***
- Tôn giáo bao gồm một mớ những điều mà một người trung bình nghĩ  rằng anh ta TIN và ước rằng anh ta có thể CHẮC CHẮN khẳng định những điều đó  -  Religion consists of a set of things which the average man thinks he believes and wishes he was certain.
Georges Bizet  (25/10/1838 - 3/6/1875) là nhạc sĩ và nhà soạn nhạc Pháp lỗi lạc, một trong những nhà viết opera lớn nhất của mọi thời đại, sinh ngày 25-10-1838 tại Paris. Lên 4 tuổi, Bizet đã viết các nốt nhạc và năm 9 tuổi, bắt đầu vào học tại Nhạc viện Paris.
-  Tôn giáo là công cụ khai thác mà kẻ mạnh áp đặt lên kẻ yếu; tôn giáo là vỏ bọc cho sự tham vọng, bất công và đồi bại  -  Religion is a means of exploitation employed by the strong against the weak; religion is a cloak of ambition, injustice and vice.
Emile Zola(1840 - 1902)là nhà văn hiện thực Émile Édouard Charles Antoine Zola sinh tại Paris ngày 2-4-1840, là con của một kỹ sư Ý nhập quốc tịch Pháp và một bà mẹ người Pháp.
-  Nền văn minh nhân loại sẽ không thể đạt được sự hoàn hảo cho tới khi viên đá cuối cùng từ ngôi nhà thờ cuối cùng, rơi lên tu sĩ cuối cùng  -  Civilisation will not attain to its perfection until the last stone from the last church falls on the last priest.
Mahatma Gandhi (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), nguyên tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi (Devanagari: मोहनदासकरमचन्दगांधी; Gujarati: મોહનદાસકરમચંદગાંધી), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân.
-  Ai nói rằng tôn giáo không liên quan gì với chính trị, người đó chẳng biết gì về tôn giáo  -  Those who say religion has nothing to do with politics do not know what religion is.
***
-  Tôn giáo của tôi dựa trên chân lý và bất bạo lực.  Chân lý là Thượng Đế của tôi. Bất bạo lực là cách để nhận thức Người  -  My religion is based on truth and non-violence. Truth is my God. Non-violence is the means of realising Him.
***
-  Bản chất của mọi tôn giáo đều là một. Chỉ cách tiếp cận là khác nhau  -  The essence of all religions is one. Only their approaches are different.
***
-  Tôi thích Chúa Jesus của các anh, tôi không thích người Thiên chúa các anh. Người Thiên chúa các anh chẳng giống Chúa Jesus chút nào  -  I like your Christ, I do not like your Christians. Your Christians are so unlike your Christ.
***
-  Tôi phản đối mọi học thuyết tôn giáo không phù hợp với lý trí và xung đột với đạo đức  -  I reject any religious doctrine that does not appeal to reason and is in conflict with morality.
***
-  Tất cả tôn giáo trên thế giới, dù khác nhau về nhiều mặt, đều tuyên bố rằng không gì ngoài Chân lý tồn tại trên thế gian này  -  All the religions of the world, while they may differ in other respects, unitedly proclaim that nothing lives in this world but Truth.
Albert Einstein (14/3/1879 – 18/4/1955)  là một trong những nhà khoa học vật lý hàng đầu trong thế kỷ 20, nhận giải thưởng Nobel về vật lý 1921. Ông cảm thông và hài hòa về đời sống nội tâm là tình cảm và lý trí nơi một con người, thông qua hình ảnh ngoại cảnh, đặc trưng là tôn giáo và khoa học như sau:
-  Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng  -  Science without religion is lame, religion without science is blind.
***
-  Chính là trải nghiệm về những điều bí ẩn - thậm chí ngay cả khi lẫn trong niềm kính sợ - đã sản sinh ra tôn giáo  -  It was the experience of mystery - even if mixed with fear - that engendered religion.
***
-  Tôi không bao giờ tin vào vị  Thượng Đế chơi xúc xắc với thế gian này  -  I shall never believe that God plays dice with the world.
***
-  Tôi là người vô đạo tới sâu sắc - điều này có phần như là một thứ tôn giáo mới  -  I am a deeply religious nonbeliever - this is a somewhat new kind of religion.
***
          -  Thượng Đế rất khó hiểu, nhưng không ma mãnh  -  God may be subtle, but he isn't plain mean.
***
          -  Thượng Đế luôn chọn cách đơn giản nhất  -  God always takes the simplest way.
***
-  Trước Thượng Đế chúng ta đều thông thái và ngu xuẩn như nhau  -  Before God we are all equally wise - and equally foolish.
Georgia Elma Harkness(1891-1974) nữ thần học gia người Mỹ.
- Chiều hướng biến những PHÁN XÉT của con người thành những HUẤN THỊ linh thiêng của Thượng Đế, đã làm cho TÔN GIÁO thành một trong những thế lực nguy hại nhất thế giới"  -  The tendency to turn human judgments into divine commands makes religion one of the most dangerous forces in the world.
Robertson Davies (28/8/1913 - 2/12/1995)  sinh tại  Thamesville, Ontario và mất tại  Toronto, Ontario. Ông là nhà tiểu thuyết gia, nhà soạn kịch, nhà phê bình văn học, nhà báo và giáo sư người Canada, một trong những tác giả Canada được biết tới nhiều nhất về tiểu thuyết và luận.
- Cuồng tín là sự bồi thường quá đà cho ngờ vực  -  Fanaticism is overcompensation for doubt.
Dave Barry(1947- …) Nhà văn.
- Vấn đề khi viết về tôn giáo là bạn mạo hiểm gây xúc phạm những người tôn giáo chân thành, và rồi những người này sẽ rượt đuổi bạn với cái búa rìu trên tay  -  The problem with writing about religion is that you run the risk of offending sincerely religious people, and then they come after you with machetes.
Bill Gates(1955- …)
-  “Về khía cạnh phân bổ thời gian, tôn giáo không thật hiệu quả. Tôi có thể làm rất nhiều việc vào buổi sáng Chủ nhật”  -  Just in terms of allocation of time resources, religion is not very efficient. There's a lot more I could be doing on a Sunday morning.

Với xu thế tự do tôn giáo và quốc tế hóa ngày càng gia tăng, con người có thể thấy rằng trên thế gian này có nhiều tôn giáo, có nhiều thánh thần. Họ bắt đầu hoài nghi và lựa chọn, thần thánh được mang ra tranh luận, bàn cãi và làm nảy sinh xu thế thế tục hóa tôn giáo và xu thế này ngày càng lan rộng.
Trong thời đại ngày nay, với sự nâng cao về trình độ học vấn và đặc biệt là những thành tựu của khoa họcvà công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày càng trở nên thế tục hóa với sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ đây xuất hiện các ý kiến khác nhau trong một tôn giáo và dẫn đến sự chia rẽ trong các tôn giáo một cách có tổ chức, bùng nổ các giáo phái và xuất hiện nhiều tôn giáo mới.  Bản thân trong các tôn giáo khu vực và thế giới cũng có những biểu hiện khác trước: số tín đồ ngày càng tăng nhưng số tín đồ thực tế giảm, nghĩa là người ta theo đạo nhưng không hành đạo, nhiều tín đồ bỏ đạo để theo các “đạo mới”. Trong nội bộ các tôn giáo có sự chia rẽ thành những giáo phái với những tính chất cấp tiến,ôn hòahoặccực đoan.
3) Tự do tôn giáo.

Tự do tôn giáo ở các nước (Trung tâm nghiên cứu Pew, 2009).
Màu vàng:hạn chế thấp-Màu đỏ:hạn chế rất cao.
Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền định nghĩa tự do tín ngưỡng như sau: "Mỗi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm, và tín ngưỡng; quyền này bao gồm tự do thay đổi tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình một cách cá nhân hoặc công khai trong việc rao giảng, thực hành, thờ phụng, và tu tập." ("Everyone has the right to freedom of thought, conscience and religion; this right includes freedom to change his religion or belief, and freedom, either alone or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in teaching, practice, worship, and observance.")
).
Như vậytự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi là một khái niệm luật pháp, một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một hay nhiều tôn giáo-tín ngưỡng. Khái niệm này thường được thừa nhận là có bao gồm cả việc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tự do không theo một tôn giáo nào. Tại nhiều quốc gia, tự do tín ngưỡng được nhiều người coi là một quyền cơ bản của con người.
-Về phương diện xã hội, tại một quốc gia có quốc giáo, tự do tôn giáo thường được hiểu là chính phủ cho phép thực hành các hoạt động của các tôn giáo khác với quốc giáo, và không đàn áp các tín đồ thuộc các tôn giáo khác.
- Về phương diện cá nhân(không phải chính phủ), tự do tôn giáo thường được hiểu là sự khoan dung tôn giáo với thái độ chấp nhận đối với tín ngưỡng của những người khác. Sự khoan dung này đòi hỏi mỗi công dân chấp nhận rằng những người khác có quyền giữ và thực hành các niềm tin của riêng mình.
Ngày nay, có những mối quan tâm về sự đàn áp các tôn giáo thiểu số tại các nước Hồi giáo và tại một số quốc gia khác như Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, cũng như một số hình thức không khoan dung khác tại các quốc gia khác - chẳng hạn việc một số nước châu Âu cấm các trang phục tôn giáo như “Khăn trùm đầu Hồi giáo”.
Edward Gibbon (1737-1794) là một nhà ủng hộ tích cực cho phong trào Khai sáng thế kỷ 18, hiện thân cho niềm tin vô hạn vào khoa học, lý trí và chủ nghĩa cá nhân kinh tế, thế chỗ cho sự cuồng tín tôn giáo, dị đoan và quyền lực quý tộc. Điều này hàm ý rằng tự do tôn giáo bao gồm tự do thoát khỏi sự ràng buộc của nó, và có quyền nhận xét những tiêu cực của nó đối với văn minh nhân loại.
Tuy nhiên tự do tôn giáo bên cạnh đó vẫn còn phải phù hợp với các giới hạn được luật pháp quy định cần thiết để bảo vệ trật tự cho xã hội, hoặc bảo vệ an toàn các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác. Vì thế, nếu nhân danh sựtự do tôn giáo mà bất chấp đến lợi ích của dân tộc, đến phong tục tập quán và luật pháp của quốc gia, thì tự do tôn giáo như vậy sẽ rất là nguy hiểm.
Như đã phân tích, bản chất của niềm tin tôn giáo là tình cảm sâu đậm đối với tôn giáo đó; theo đó, niềm tin tôn giáo rất dễ sai lầm do tình cảm là thứ không khó rơi vào cực đoan (thái độ bênh vực “con của mình, con của người” trong đời sống hàng ngày) làm ngu muội con người, để rồi sai sử con người như là một công cụ cho các ý đồ bất chánh trong chính trị, như là một công cụ tâm lý tinh vi – chứ không là thứ cơ bắp thô thiển khi xưa, để xâm chiếm một quốc gia khác.  Việt Nam có lẽ đã từng là nạn nhân của sự kiện này.  Như Mahatma Gandhi đã từng nói:
Ai nói rằng tôn giáo không liên quan gì với chính trị, người đó chẳng biết gì về tôn giáo. [Those who say religion has nothing to do with politics do not know what religion is.]
Ngoài ra, kinh nghiệm về tự do tôn giáo đã cho thấy những hệ lụy độc hại xảy ra rất đáng chê trách ở khắp nơi trên thế giới.  Ngay tại Hoa Kỳ, tự do tôn giáo cũng không thể chấp nhận để ai muốn làm gì thì làm, như có một giáo phái đa thê có những tín điều xâm hại tình dục nghiêm trọng đối với các trẻ vị thành niên hay một giáo phái khác đã ngông cuồng với lý do "tận thế" mà giết người tập thể ...
4) Tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Quyền tự do tôn giáo tại Việt Namhiện nay được ghi nhận trong hiến pháp, ở điều 70 như sau:
  • Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
  • Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
  • Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Theo quy định của nhà nước Việt Nam, hoạt động tôn giáo cần tuân theo hiến pháp và pháp luật. Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Pháp lệnh Tín ngưỡng-Tôn giáo có hiệu lực thi hành sau khi được quốc hội thông qua. Theo pháp lệnh này, các giáo hội chủ động quyết định về nhân sự lãnh đạo giáo hội từ cấp trung ương đến cơ sở; việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm và thuyên chuyển chức sắc được các tổ chức Giáo hội thực hiện theo quy định tại hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và thông báo, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (điều 22). Cũng theo đó, tổ chức tôn giáo nào có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật, có tổ chức nhân sự thích ứng thì được phép hoạt động (điều 16).
Mặc dù nhà nước Việt Nam có những tuân thủ theo tinh thần hội nhập quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng-tôn giáo như được ghi trong Hiếp pháp, song với kinh nghiệm tiêu cực của tôn giáo tại Việt Nam và thế giới về mê tín, cũng như việc lợi dụng tôn giáo cho các âm mưu chính trị, nên hiện nay, những hạn chế của nhà cầm quyền đối với các tôn giáo vẫn còn gay gắt.
VII.  Sự tồn tại của tôn giáo.
1) Con đường hiện thực của Tôn giáo, Triết học và Khoa học.
Triết học và Khoa học đều xuất hiện sau Tôn giáo. Có thể nói rằng sự nhận thức về mối hiểm nguycủa thiên nhiênvà sự muốn được an toàn của con người là nguyên nhân chính cho việc Tôn giáo, Triết học và Khoa học ra đời. Tuy nhiên, điểm tương đồng buổi đầu này cũng chính là khởi điểm đã “chia rẽ” giữa Tôn giáo, Triết học và Khoa học.
1/.Đặc điểm của Tôn giáo, Triết học và Khoa học.
- Tôn giáo hạn chế lý trí, phát triển tình cảmbằng hình thức niềm tin, hợp với trình độ số đông người bình thường mà việc tiếp thu hoặc loại bỏ một sự kiện không cần phải kiểm chứng hay nhận xét khách quan, chỉ đơn giản là nương nặng về lòng tin và sự trung thành. Chú trọng tới hạnh phúc tinh thần qua các niềm tin vô hình.
- Khoa học và Triết học hạn chế tình cảm, phát triển lý tríbằng hình thức suy lý, hợp với trình độ số ít người thích suy nghĩ, thích tìm hiểu. Chú trọng tới hạnh phúc tinh thần qua các biểu hiện hữu hình.
Lịch sử cho chúng ta biết buổi đầu của những tìm tòi có tính cách Khoa học xuất hiện nơi nền văn hóa Ai Cập và Mesopotamia, được những vị Thầy tu hướng dẫn. Những vị Thầy tu này chính là những người đầu tiên đã thích thú tìm hiểu về thiên nhiên và họ đã bỏ nhiều thời gian để tìm câu trả lời cho những thiên tai đang đe dọa con người.  
2/.Phương pháp hiện thực.
Trước một vấn đề thông thường về thiên nhiên và đời sống, chúng ta có thể thấy được sự nỗ lực của ba môn này như sau:
1. Khoa học - quan sát, kiểm chứng và thường chưa có được câu trả lời thích đáng.         
2. Triết học - cố tìm câu trả lời qua suy lý , nhưng chưa được kiểm chứng.        
3. Tôn giáo - cho đầy đủ những câu trả lời mà không cần kiểm chứng.    
Triết học và Khoa học tuy với tinh thần khách quan cụ thể, rõ ràng nhưng chưa thể thỏa mãn đầy đủ .  Cả hai tìm tòi và thu nhặt những mảnh vụn cho câu trả lời thích đáng. Và dù cả hai có những nguyên tắc chung, nhưng những nguyên tắc này cũng bị điều kiện hóa; vì vậy, sự thật tìm thấy được không hẳn là tuyệt đối (*). 
          Tôn giáo ngược lại, dù với tinh thần chủ quan, áp đặt, thiếu minh bạch do lòng tin mà ra, nhưng lại thỏa mãn ước muốn tức thời cho số đông. Lời giải được đưa ra bằng nhiều cách qua những cuộc tế lễ đầy huyền bí, nhưng lại là một hình thức dễ được chấp nhận nhất; đồng thời lời giải lại được sự hỗ trợ bằng sự dạy dỗ nặng về lòng tin và nhồi sọ với những giáo điều được chấp nhận tuân theo mà không phải thắc mắc hỏi han.
------------------------ 
(*) Ghi chú: 
Có lẽ chính đây là điều mà giáo sư  Chu Hảo – Wikipediađã thốt lên:  “Tự nhiên quả là kỳ bí! Cứ mỗi lần khoa học vén được bức màn bí mật thì lại phát hiện ra một màn bí mật khác sừng sững trước mặt. Đúng như Heisenberg đã có lần nói, đại ý: Khoa học như bình rượu ngọt, mới uống ngụm đầu đã thấy mê say, nhưng uống đến cuối bình thì lại thấy “Chúa” ngồi dưới đáy mỉm cười”.  Tuy nhiên, nếu có gẫm ra lẽ thật “Trùng trùng Duyên khởi” thì có lẽ sự việc không có gì là bế tắc cả!
Và thật ra, không phải Tôn giáo đưa ra những giải đáp thỏa đáng, mà chính những giải đáp này được đưa ra bởi phần lớn con người cần nó, và từ đó mà Tôn giáo được hình thành.
3/.Sự thật tối cao.
Tôn giáo thường thì nhắm vào con người, Khoa học thì nhắm vào sự quan sát ngoại vật.  Tuy nhiên khi tìm nguyên nhân của một vấn đề về hiện tượng thiên nhiên hay tật bệnh … của con người, thì Tôn giáo lại nhìn vào ngoại cảnh chung quanh, không khác chi là Khoa học. Nhưng bấy giờ không phải để thỏa mãn khối óc tò mò suy nghiệm, mà là buộc phải có câu trả lời cấp tốc cho vấn đề bằng những giải thích nguyên nhân bởi các lực siêu nhiên ngoài khả năng của con người, như Thượng Đế, Thánh Thần, Ma Quỷ, v.v... Sự kiện này thường được đặc danh như là “kinh nghiệm tôn giáo”    
Khoa học hiện tại lại đang đối đầu về hai vấn đề cho sự thật tối cao: - thứ nhất vì không có những dụng cụ cần thiết để kiểm chứng sự thật, - thứ hai thì vì những sự thật này không thể kiểm chứng bằng dụng cụ. Vì thế, sự thật tối cao cho đến nay hãy vẫn còn nằm ngoài vòng tay của Khoa học.
          Theo các phân tích trên, có thể nói Tôn giáo cho câu trả lời đầy đủ, còn Khoa học thì chỉ một phần. Vì thế, có lẽ chính đây là lý do mà Tôn giáo ngày nay vẫn hãy còn tồn tại; và tuy tồn tại nhưng do chỉ được dựa vào lòng tin thiếu chính xác, nên chúng ta có thể thấy rằng có biết bao là Tôn giáo mới xuất hiện với những giải đáp mới tùy nghi.
2) Con đường hiện thực của Tôn giáo và Chính trị :
Tôn giáo là một yếu tố quan trọng cấu thành xã hội tính của con người, không ai không công nhận tính chất trọng yếu của tôn giáo trong hiện tình chính trị cũng như trong lịch sử chính trị.  Cứ nhìn vào thực trạng xã hội thế giới ngày nay thì biết : khối Âu Châu có Kitô giáo, khối Trung Cận Đông có Hồi giáo, khối Nam Á có Ấn giáo, còn khối Cộng sản thì có tôn giáo Chủ nghĩa Mác Xít. Những người theo tôn giáo hay chủ nghĩa nào thì tin vào đó như con đường duy nhất của nhân loại, tin một cách thiết tha và say mê.
Đối tượng của tôn giáo là con người, mà đối tượng của chính trị cũng là con người, và dù con người tinh thần hay con người vật chất cũng là con người, cũng có những mối quan hệ nhau của con người. Tôn giáo cũng như chính trị, nhắm đến con người và đến sự thực hiện thế giới lý tưởng của con người, hoặc ngay trên trái đất này, hoặc ở một thiên đường ngoài trái đất này. Nhưng dù trên trái đất hay ở một thiên đường ngoài trái đất này thì cũng vẫn là những con người này, những con người mà ta gặp gỡ và cùng chung sống hôm nay. Những con người ấy chịu ảnh hưởng, chịu sự hướng dẫn, chịu sự chi phối và chịu những mệnh lệnh của tôn giáo và của chính trị - dù là do chính con người tạo ra. 
Điều ta có thể nói là trong khi chính trị dùng pháp trị (phương tiện luật pháp) bằng những sức mạnh vật chất là quân sự,thì tôn giáo dùng đức trị (phương tiện đạo đức) bằng sức mạnh tinh thần là tình cảm, là niềm tin. Vì thế nếu có sự áp dụng đức trị thêm vào trong mặt pháp trị tức là có sự sử dụng tôn giáo trong phạm vi chính trị. Từ xưa đến nay đã có những nhà chính trị đi tìm nhà tôn giáo và nhà tôn giáo cũng đi tìm nhà chính trị hợp tác và ngược lại cũng có các nhà tôn giáo và các nhà chính trị chống báng nhau.
          Như vậy làm gì để tránh sự xung đột và tìm sự hợp tác nhau giữa tôn giáo và chính trị ? Hiện nay có 2 vấn đề được quan tâm :

Lễ thụ phong cho Hoàng đế Charlemagne
Trong lịch sử, tôn giáo thường đi song song với chính trị. Các hoàng đế Trung Quốc lấy căn cứ quyền của họ từ Thiên mệnh (天命). Giáo hội Kitô giáo Rôma đã thống trị phần lớn châu Âu cho đến cuộc Cải cách Tin lành. Đến Thời đại Ánh sáng vào thế kỷ 18 tại châu Âu, nhiều triết gia tin vào việc tách biệt giữa giáo hội và nhà nước (E: separation of church and state). Hiện nay tôn giáo đóng nhiều vai trò khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới:
  • Tôn giáo độc lập:Tại một số quốc gia như Hoa KỳCanadaPháp,... hiến pháp tách biệt giáo hội và nhà nước. Các quốc gia này thường cho phép người dân tự do tín ngưỡng, nhưng không công nhận bất cứ tôn giáo nào để khỏi bị xem là thiên vị.  Từ năm 1963, Hoa Kỳ không cho phép dạy kinh thánh trong các trường công lập; tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, khi một tổng thống nhậm chức, tổng thống phải đặt tay lên cuốn kinh thánh để tuyên thệ.
  • Quốc giáo:Một số quốc gia có một quốc giáo, một tôn giáo được nhà nước công nhận là chính thức và nhận thuế từ dân, tuy nhiên người dân vẫn được phép tự do tín ngưỡng. Trong các nước này gồm có một số nước Hồi giáoKitô giáo và những nước như Thái Lan (Phật giáo), Anh (Anh giáo). Tuy nhiên, các viên chức quốc giáo không có địa vị quan trọng trong chính quyền, trừ quốc trưởng.
  • Thần quyền:Tại một số quốc gia, điển hình là Iran và Tòa thánh Vatican, tôn giáo và chính quyền là một. Các viên chức quan trọng trong tôn giáo cũng là viên chức trong chính quyền.
1/.Vấn đề 1 - Ranh giới giữagiáo quyền chính quyền:  Nếu có ranh giới giữa tôn giáo và chính trị thì ranh giới đó chính là sự phân biệt những phương tiện. Nhà chính trị có những phương tiện khác nhà tôn giáo; sự lạm dụng phương tiện của nhau khiến cho hai bên dính vào nhau và sẽ mất đặc tính tôn giáo. Rõ ràng nhất là trong trường hợp tôn giáo xen vào chính trị, đó là :
- Tôn giáo dùng đến những phương tiện chính trị để thực hiện phát triển uy quyền và thế lực mình trong xã hội: Có thể có tôn giáo quan niệm rằng điều đó là điều tự nhiên, nhưng cũng có những tôn giáo khác không thể chấp nhận như vậy. Ví dụ trong trường hợp đạo Phật. Đạo Phật có thể nhận sự bảo trợ của chính quyền trong trường hợp nhà chính trị thấy lý tưởng đạo Phật thích hợp với đường lối của họ (như trường hợp vua Asoka ở Ấn và các vua triều Lý Việt Nam) nhưng đạo Phật không bao giờ muốn nắm lấy quyền bính hoặc có ý thao túng chính quyền. Tuy thế,có những tôn giáo tự nhận quyền hành chỉ đạo tinh thần cho cả chính trị, và như thế, ngoài phương diện đức trị, những tôn giáo ấy, qua trung gian của chính quyền, dùng cả phương tiện pháp trị nữa. Người lãnh đạo tôn giáo trở thành vua của các ông vua, tổng thống của các ông tổng thống.
- Tôn giáo xu phụ vào chính quyền :  Bất cứ tôn giáo nào mà cứ xu phụ một chính quyền thì đều là những tôn giáo nô dịch không có lý tưởng. Những nhà tôn giáo có lý tưởng thì luôn luôn hướng đến một tương lai đẹp hơn hiện tại, và có ý dùng lực lượng tôn giáo của họ để buộc nhà chính trị thực hiện ước muốn chân chính và tiến bộ của lý tưởng kia.
Tôn giáo đã đành phải có những đóng góp trong xã hội - đóng góp những gì rất quan trọng như là tạo nên xã hội tính chẳng hạn - nhưng chỉ có thể đóng góp với tư cách tôn giáo. Nếu không, tôn giáo sẽ không còn là tôn giáo nữa.
2/. Vấn đề 2 -Bản chất và ảnh hưởng của tôn giáo trong mọi sinh hoạt xã hội, trong đó có sinh hoạt chính trị :   Cố nhiên ai cũng thấy rằng mọi sinh hoạt xã hội chịu ảnh hưởng ít nhiều của tôn giáo, nghĩa là chịu ảnh hưởng cái chất liệu đã tạo nên xã hội tính của con người trong xã hội đó. Xã hội chỉ có thể tiến bộ nếu nhận thức về tôn giáo là nhận thức cởi mở không cực đoanNhững nhận thức cố chấp của tôn giáo đã chỉ kềm hãm sự tiến bộ của nhân loại, lịch sử tôn giáo nhân loại đã cho ta thấy điều đó.  Nhưng tiến bộ của xã hội trên nền tảng tiến bộ khoa học sẽ giúp cho sự tiến bộ về nhận thức tôn giáo, và ngược lại nếu có những cởi mở tiến bộ về nhận thức tôn giáo cũng làm điều kiện cho xã hội tiến bộ.
Đành rằng tín ngưỡng tính trong con người là một thứ tình cảm không thể tiêu diệt được và đành rằng đức tin tôn giáo quả thực cần thiết cho sự kết hợp của các lực lượng xã hội, nhưng con người cần có được nhận thức tỉnh táo về tôn giáo. Những đức tin nơi tôn giáo nếu không là thứ mê tín hay cuồng tín thì con người sẽ có những khám phá mới lạ về tôn giáo và tránh được cho nhau những va chạm không cần thiết - những va chạm bao giờ cũng gây oán thù chết chóc và khổ đau cho nhân loại.
3) Con đường hiện thực của Tôn giáo hữu thần và Tôn giáo vô thần:
Hiện nay tiêu biểu cho tôn giáo hữu thần là Kitô giáo và tiêu biểu cho tôn giáo vô thần là Phật giáo, đã có nhiều tác động quan điểm tôn giáo trong đời sống con người theo cái nhìn trên cấu trúc con ngườicủa các  tôn giáo này. Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát các yếu tố này dưới đây :
1/.  Các quan điểm vế cấu trúc con người:
1. Theo các học giả.
- William Shakespeare (1564-:-1616) nhà văn, viết kịch nước Anh đã mô tả trong vở kịch Hamlet: "Con người đích thực là một tuyệt tác: với lý trí trổi vượt và các khả năng vô tận, với dáng điệu duyên dáng như thiên thần và trí tuệ minh mẫn như thần minh. Con người là tinh hoa của vũ trụ, trổi vượt muôn loài muôn vật, về mọi phương diện".
- B. Pascal(1623-:-1662):  nhà toán học, vật lý học, triết học Kitô giáođã định nghĩa : "Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy biết suy tưởng" - "Man is a reed, but a thinking reed."
- Jonathan Swift(1667-:-1745) nhà thơ, văn, chính trị nước Anh (tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như: Gulliver's Travels…) đã viết: "Con người là loài sâu bọ tác hại nhất chưa từng có trước nay mà thiên nhiên để cho sinh sản và tràn lan khắp địa cầu".
- Charles Darwin(1809-:-1882) với học thuyết tiến hóa cho rằng :  “Con người là hình thái động vật cao cấp nhất hiện hữu tự nhiên trên hành tinh của chúng ta với cả một quá trình tiến hóa lâu dài”.
2.Theo tôn giáo hữu thần :  Thượng Đế (hay Thiên Chúa) là Ðấng thần linh, vượt trên mọi phạm trù thời gian và không gian; còn con người là một thụ tạo thua kém Thiên Chúa bị giới hạn trong không gian và thời gian, được Chúa chế tác theo hình ảnh của Chúa, nhằm mục đích ca ngợi, tôn kính và phục vụ Chúa ở đời này, và nhờ đó được có Chúa bên cạnh mãi mãi trong đời sau.  Con người chỉ hình thành và tồn tại duy nhất trong một kiếp sống này.
Vào thời Cựu Ước, con người được cho là một sinh thể sống động gồm có xác thịt(E: flesh;  F: chair) và hồn(E: soul;  F: âme).  Cuối Cựu Ước thì gọi là thể xác( E : body;  F : corps ) và linh hồn(E : soul;  F : âme). Trong đó :
-Thểxác:  Ám chỉ con người trong liên hệ với tha nhân, khi chết thì xác tan rã.
-Linhhồn:  Ám chỉ sức sống do được Chúa trút thần khí ( E : spirit;  F : esprit ) – là bản thể của Chúa – vào, khi chết thì hồn được Chúa thu về, hồn có tính thường hằng (không thay đổi và không mất).
Theo (1. Tê-sa-lô-ni-ca 5:23) được xem là một trong các sách Tân Ước sơ khai viết bởi Hội Thánh thành Tê-sa-lô-ni-ca sáng lập khoảng năm 51 CN, cho rằng con người cấu tạo bởi thân xác, tâm hồn, và linh hồn, và với kiến thức ngày nay nó được giải thích như sau (Dịch "Was ist der Mensch?" của NXB Verlag Der Strom, Stuttgart, từ bản tiếng Đức) :
   
- Thân thể  (E: body)của con ngườingõ cụt !
Thân thể con người là vỏ ngoài cùng của sự tồn tại chúng ta; và qua năm giác quan của nó, chúng ta giao tiếp với thế giới bên ngoài. Cuối cùng, khi đối diện với cái chết thì chúng ta phải thừa nhận rằng thân thể như là một lối cụt."Vì ngươi là bụi đất, ngươi sẽ trở về với bụi đất" (Sáng thế ký 3:19).
- Tâm hồn(E: mentality, mind) của con ngườichiếc khóa bị thiếu chìa!
Tâm hồn của con người (tiếng Hy Lạp dùng từ tâm lý để chỉ tâm hồn) không gì khác hơn là tình cảm (cảm giác tốt-xấu, yêu-ghét, vui-buồn ...), lý trí (suy tưởng đúng-sai), và tâm lý (ý chí, ý muốn). Tâm hồn là phần ẩn bên trong nhưng rất thực của sự tồn tại con người và không dễ dàng thấy được. Không có giải pháp nào trong tâm hồn chúng ta cả, tâm hồn như là chiếc khóabị thiếu chìa.
- Linh hồn(E: soul)của con người– chiếc chìa khóa!
Sâu thẳm tận bên trong cùng của con người có một khu vực, mà vẫn còn là một bí mật sau hàng thế kỷ. Nó chính là một mục tiêu không xác định được của mỗi người đi tìm sự thật. Nó là phần sâu nhất sự tồn tại của bạn, sâu hơn cả tâm hồn bạn. Nếu dùng sức lực của bản thân, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được nó. Cả khoa học, tôn giáo, hay sự trầm tư mặc tưởng đều không giúp bạn được gì trong chuyện này. Nó chính là linh hồn của con người mà Thượng Đế đã tạo ra và đặt vào bên trong con người. Chỉ có linh hồn của con người mới nhận biết được những gì thực sự nằm bên trong của con người. "Vì ai biết được những gì bên trong người ngoại trừ tâm linh (linh hồn) trong chính người ấy?"(1. Cô-rinh-tô 2:11).
          3.Theo tôn giáo vô thần :  Theo Phật giáo, mọi sự mọi vật mà 5 giác quan con người có cảm nhận được hay không cảm nhận được đều được hình thành và biến hoại bởi một số yếu tố đặc trưng – không giống nhau – gọi là các duyên.  Nơi cấu trúc của một con người, số duyên đặc trưng này được mô tả như sau :
          - 2 duyên :   đó là 2 yếu tố  sắchay thân(hữu hình) và danhhaytâm(vô hình) mà ngày nay thường được gọi là  vật chấttinh thần.
          - 5 duyên :  đó là 5 yếu tố được gọi là  5 uẩn gồm  sắc(hữu hình), thọ, tưởng, hành, thức(vô hình) mà ngày nay  có thể xem gần với các ý niệm  thân thể(hữu hình),tình cảm, lý trí, tâm lý, ký ức(vô hình). Đây là ý tưởngnhằm để phá kiến chấp về một Tiểu ngã (bản ngã, cái ta).
          - 12 duyên :  đó là 12 yếu tố trình bày sự biến đổi vận hành của con người liên tục trong mọi thời gian, cũng gồm 2 dạng (hữu hình và vô hình) như  vô minh, hành, thức, danh sắc, lục căn, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.  Đây làý tưởngnhằm để phá kiến chấp về một Đại ngã (Đấng tạo hóa).
4.Theo Khoa học.
Ngày nay về cơ bản, cả tôn giáo và khoa học có những nét tương đồng, con người có yếu tố động ngoại tại là bản năng(thân) và 4 yếu tố động nội tại (tâm) là tình cảm + lý trí+ ý chí + ký ức.  Có thể nói rằng các yếu tố nội tại và ngoại tại tác động qua lại tạo nên một thói quen, một cá tính. Sự tác động qua lại không ngừng diễn ra trong kiếp sống con người. Vì thế các tôn giáo thường có ý hướng tới việc tạo một thói quen được xem là “tốt” cho con người theo cách riêng của mình trên 3 yếu tố bản năng +tình cảm + lý trí, và không ngừng quán sát sự chuyển biến của 2 yếu tố nội tại còn lại ý chí + ký ức nơi từng con người.

Tính chất của vỏ não (cerebral cortex)và các vùng chức năng:  -tình cảm (cảm xúc),-lý trí(suy tưởng),-ý chí(mong muốn),- ký ức(trí nhớ).  Trong đạo Phật, não bộ được xem là “Ý căn”, một trong 6 căn[Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn, Ý căn].
-------------------
Lưu ý:
- Thùy trước trán: Executive,  - Thùy trán: Thinking,  - Thùy đỉnh: Control,  - Thùy chẩm: Visual, -Thùy thái dương: Hearing.  Riêng Thùy đảo:  Insula lobe, nằm sâu dưới lớp vỏ não ở thùy thái dương, có thể cảm nhận được tình trạng nội tại của cơ thể, gồm cả những cảm tính trực giác, làm phát khởi tình thương và sự đồng cảm.         

Thùy đảo
Trên thực tế, chúng ta thấy rằng con người từ lúc mới ra đời cho đến lúc trưởng thành, xuất hiện những giai đoạn phát triển chủ yếu theo trình tự khách quan của nó, đó là:  Vật chất àTình cảm àLý trí àChân lý (Chân lý: nhận thức lẽ thật).  Vì thế, ngoại trừ những thần đồng hay những ai có được trí tuệ cá biệt, thì ở số đông, mọi hình thức giáo dục sai trình tự là một sự cưỡng bức nhiều nguy hiểm cho việc hình thành một con người với nhân cách đúng nghĩa. Phần lớn số đông này sẽ bị bào mòn trí tuệ và trở thành những nhân cách với những thấy biết và hành động cực đoan.
          2/.Yếu tố vật chất : Mỗi tôn giáo mà dưới đó là các hệ phái của tôn giáo này có những lề lối sinh hoạt về ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện … riêng biệt nhằm giúp thân thể có được sức khỏe tốt để dễ dàng cho việc rèn luyện những 4 yếu tố tinh thần song hành.
          3/.Yếu tố tình cảm :  Có thể nói rằng đây là yếu tố tồn tại cực kỳ quan trọng của các tôn giáo hiện nay. Phần thì do mặt bằng trình độ của số đông con người bão hòa ở mực thấp nơi yếu tố lý trí,  phần thì được tổ chức tôn giáo khuyến khích phát triển yếu tố tình cảm dần trở thành “đức tin” (xin xem lại mục Niềm tin ở trên).  Cái gọi là “đức tin” đó trong thực tế luôn tiềm tàng tính lợi-hại, tính tích cực-tiêu cực theo các phân tích sau.
          1.Hình thức bên ngoài:  Yếu tố tình cảm của tôn giáo được đặc trưng bằng các nghi lễ cầu nguyện cho xã hội, cho cộng đồng, cho cá nhân về hòa bình, về cầu an-cầu siêu, về lễ cưới, về ma chay, về làm từ thiện… Tất cả đều đáp ứng cho nhu cầu về đời sống tình cảm sao cho tách bạch tốt-xấu, thiện-ác, phúc-tội. 
Tuy nhiên đánh giá một sự việc là tốt-xấu, thiện-ác, phúc-tội thật vô cùng phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn đưa tới xung đột đẫm máu, bởi những tính chất này rất tương đối tùy theo quan điểm của từng tôn giáo. Ngoài ra sự mâu thuẫn quan điểm lại còn diễn ra giữa tôn giáo và xã hội, đó là vấn đề “tự do tôn giáo” phát xuất từ lợi ích của quốc gia, của xã hội và lợi ích riêng tư của tôn giáo (cả về vật chất lẫn tinh thần).  Tất cả có lẽ do xuất phát từ sự giáo dục nội dung bên trong theo phân tích dưới đây.
2. Nội dung bên trong:  Đây là niềm tin về tha lựcvới những suy nghĩ chủ quan khác nhau về tương quan nhân quả.
- Vị tha :  người theo đạo có tính ôn hòa, đối xử tốt với mọi người, với mong muốn sẽ sống trong một thế giới thiện hảo lý tưởng.
- Vị kỷ :  người theo đạo có tính cực đoan, đối xử tốt với người cùng quan điểm với mình và xấu với người không cùng quan điểm với mình:  “Theo ta là phải, không theo ta là quấy”.  Đây có lẽ là người theo đạo bị dạy dỗ về thần minh theo lẽ chánh-tà thiếu sáng suốt.
Do đó, chúng ta không làm lạ gì với câu nói “đạo nào cũng tốt” xuất phát nơi mỹ từ “đức tin” ở người bình thường không hiểu tôn giáo,  riêng người có đạo thì phần đông có lẽ cho rằng chỉ có “đức tin” của “tôn giáo tôi” là đúng đắn nhất.  Có người cho rằng đó là câu nói xã giao cho vui. Mà thật vậy, nếu bảo rằng “đạo nào cũng bảo làm tốt như nhau” thì có lẽ xã hội con người chẳng phải cần đến tôn giáo nữa, vì mọi xã hội đều khuyến khích con người sống tốt và sống tốt theo luật pháp chung cho mọi người một cách rõ ràng.
Vì thế, bên cạnh cái tốt không thể chối cãi được của các tổ chức tôn giáo đối với xã hội thì cái xấu cũng hiển nhiên tồn tại không ít – những tệ nạn tôn giáo.  Chúng ta không vội khủng hoảng về sự có mặt của tôn giáo, mà phải thấy rằng nơi một bộ phận của một tôn giáo nào đó đang chìm đắm trong sự chi phối tiêu cực của yếu tố tình cảm.
          4/.Yếu tốlý trí:   Đây là yếu tố hiểu biết tôn giáo ở mực cao với số ít người. Câu hỏi tại sao người theo đạo phảicầu nguyện, phải cầu siêu-cầu hồn, phải làm từ thiện, phải có các lễ nghi…, và ngay cả mọi sự vật hiện tượng cần được phân tích giải thích sao cho hợp lý hợp lẽ.  Các tôn giáo thì lập ra các Chủng viện, Học viện tôn giáo, …, chính quyền thì lập ra Viện nghiên cứu tôn giáo, các trường đại học thì chuyên về tôn giáo hoặc có các phân khoa tôn giáo. Tất cả đều cố tìm lời giải về vai trò của tôn giáo trong đời sống con người.
1.Kitô giáo và Thần học(E: Theology): 
Từ ngữ thần học đã từng được triết gia Hy Lạp cổ đại Plato (428-:-347 tCN) đề cặp đến khi dùng để chỉ 2 nhà thơ Hy Lạp là Homer (# thế kỷ 8 tCN) và Horpheus (# thế kỷ 6 tCN) là các nhà thần học, vì họ đã cho biết gia phả và các tính chất ưu việt của các vị thần.  Đến khi Kitô giáo ra đời (# năm 325) và được St. Augustine(354-:-430) người gốc Algérie đã định nghĩa thần học là những cách suy tư hay lý luận về Thượng Đế (= Thiên Chúa),  cho đến khi Peter Abelard (1079-:-1142) nhà triết học, thần học nước Pháp thì từ này có nghĩa như hiện nay, đó là môn học tìm hiểu về Thiên Chúa mà lý trí tự mình có thể biết được (Theo: Thần, Chúa + logia: khoa học). 
Ví dụ: môn học Thần học tín lý (E: dogmatic theology) là môn học về giáo lý Kitô giáo, Thần học tu đức (E: ascetical theology) là môn học về đời sống các thánh.  Với nội dung của các môn học này, cho thấy là yếu tố lý trí trong Kitô giáo dùng để củng cố mạnh mẽ yếu tố tình cảm (= niềm tin) nơi Thiên Chúa.
2.Phật giáo và Phật học:  
Nói chung theo cấu trúc ngôn ngữ ngày nay, Phật học là môn học nghiên cứu về đạo Phật, bao gồm về :
  • Đức Phật lịch sử, sự khám phá ra chân lý của vũ trụ vạn vật của đức Phật.
  • Sự chỉ dạy trong suốt 45 năm cho con người thấy biết và sống với sự thấy biết chân lý này, nhằm tự mình vượt qua các bế tắt là nguyên nhân gây ra khổ đau, đến bến bờ hạnh phúc, tất cả các lời dạy này được ghi lại trong Kinh(P: sutta; S: sutra;  E: sutra). Ngày nay, các ý tưởng được đúc kết có hệ thống gọi là giáo lý.
  • Sự chỉ dạy về cách hành xử tốt đối với thế giới xung quanh, tất cả các lời dạy này được ghi lại trong Luật(P;S: vinaya;  E: discipline). Ngày nay, các điều này được xem là đạo đức học (E: ethics).
  • Sự chú giải Kinh hay những sáng tác với các ý tưởng tương cận với Kinh do các vị cao tăng hay học Phật về sau được ghi lại trong Luận(P: abhidhamma;  S: abhidharma;  E: philosophical treatises).
Hệ thống Kinh-Luật-Luận giúp con người dần tháo gỡ các niềm tin, nhất là các niềm tin về tha lực tiêu cực – một phương tiện tiếp nhận ở bước đầu, cho một quá trình chuyển hóa tiếp sau đó.  Phật giáo có câu chuyện ngụ ngôn “Chiếc bè giúp ta qua sông”, qua sông rồi ta lên bờ và để lại chiếc bè, chứ không mang vác hay cố giữ lấy chiếc bè này, để dụ cho sự tháo gỡ các niềm tin này.  Và từ một Niết-bàn hạnh phúc nơi ngoại cảnh xa xôi, trở thành một Niết-bàn hạnh phúc nơi nội tâm kề cận (Xin xem mục từ Chánh tín).
          5/.Yếu tố chân lý :
          1.Tâm linh: [心靈;  E: spirit;  F:spiritualité] , trong đó:
Tâm []:  phần vô hình có thể hiểu như là tri giác – tâm thức.
Linh [靈]:  kỳ diệu, cao cả nhất – linh thiêng.
          Hiện nay, từ tâm linh- nhiều nơi còn dùng từ linh đạo, được dùng rộng rãi với ý nghĩa chưa được rõ ràng. Tuy nhiên qua thực tế, chúng ta có thể tạm phân ra làm 2 ý:
          - Nghĩa thứ 1:   Dùng chỉ cho tính chất về động lực vô hìnhcó mối tương tác với con người.  Ví dụ:  hiện tượng ngoại cảm tìm mộ, hiện tượng bùa ngãi, hiện tượng phép lạ, hiện tượng cảm xạ (E: dowsing;  F: radiesthésie), phong thủy học, nhân tướng học … là những hiện tượng tâm linh.
          - Nghĩa thứ 2:   Dùng chỉ cho giá trị tinh thần cao nhấtnơi đời sống văn hóa, xã hội hay tôn giáo.  Ví dụ:  tâm linh dân tộc (hồn thiêng sông núi, tổ quốc), tâm linh Phật giáo, tâm linh Kitô giáo … Để chỉ cho tính chất tinh thần này, ta thường thấy các tên gọi sau : văn hóa tâm linh, hành hương tâm linh, du lịch tâm linh …
          Tâm linh tôn giáo vì thế cần được hiểu theo ý nghĩa ‘giá trị tinh thần cao nhất’ = chân lý, là mục tiêu tối hậu của tôn giáo mong muốn đạt đến sau cùng của người theo đạo (# hiệp thông;  E: communion).
          2.Tâm linh là sự hiệp thông với Thượng Đế  mặc khải[上帝]: 
Ý niệm về TĐ mặc khải là một sinh vật siêu nhiên với nhiều khả năng kỳ diệu mà tri giác con người không thể thấy và không thể biết được, và con người chỉ có thể cảm được TĐ là do ý muốn của TĐ, mà người cảm được thì lại cho rằng đó là do ân sủng của TĐ ban cho.  Sự cảm nhận được TĐ được xem là hạnh phúc cao nhất của đời người. Thậm chí khi con người xuôi tay nhắm mắt, mọi cầu chúc cầu nguyện là sự kiện “Hưởng Nhan Thánh Chúa” (được nhìn thấy hình ảnh Thượng Đế).  Con đường thể nghiệm cho mục tiêu được đưa ra là Tin, Mến, Cậy (chữ Đứcđược ghép vào để chỉ tính đúng đắn, tốt lành của sự việc mà ta mong muốn).
          - Đức Tin:  tin có một TĐ duy nhất, toàn năng, …, sinh ra vũ trụ vạn vật.
          - Đức Mến: nguyện với ý chí sắt đá gắn liền gắn liền bản thân mình với TĐ.
          - Đức Cậy: mong ước TĐ ban cho ân sủng hiệp thông (Xin xem thêm mục từ  ‘Cầu Nguyện’ - ‘cầu nguyện tâm linh’).
           3.Tâm linh là sự hiệp thông với Thượng Đế tự nhiên[]:       
Ý niệm về TĐ tự nhiên là Nguyên lý vận hành tự nhiên của vạn sự vạn vật.  Người thấy biết và sống trọn vẹn theo đúng nguyên lý này gọi là bậc giác ngộ.  Bậc giác ngộ có được khả năng chủ động, thích nghi trong sự vận hành của vũ trụ gọi là giải thoát (điều này trái với vật thụ tạo là không thể giác ngộ).  Cái mà chúng ta có thể cảm nhận được phần nào về sự giác ngộ đem lại, đó là :
- Một sự hài hòa 3 yếu tố liên đới của đời sống là vật chất, tình cảm và lý trí.
- Một nội tâm tự tin và bình an trước các biến chuyển của thế giới ngoại cảnh, không dao động bằng một sự trốn chạy hay vô cảm như gỗ đá, mà là một sự ứng xử thích nghi không vướng mắc vào bất cứ định kiến nào của ký ức (thường gọi đó là giải thoát tri kiến, là biện tài vô ngại, là vô sư trí…), cho dù biến chuyển đó là cái chết của thân xác.

Đồ hình 10 Pháp giới của Phật giáo Phát triển
Phật giáo không phủ nhận Trời, nên không hàm chứa tư tưởng vô thần cực đoan.  Trời (= Thần, Thiên) là vị trí tốt nhất trong 6 vị trí trong hệ thống hãy còn bị độngràng buộc trong sinh tử luân hồi (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A-tu-la, Người, Trời) vì chưa giác ngộ.  Trời có những khả năng ảnh hưởng nhất định lên các vị trí khác gọi là thần thông hay phép lạ.  Tuy nhiên nếu không khéo sử dụng thì sẽ mất đi khả năng này và tạo ra tai họa cho muôn loài. Bậc giác ngộ thường được gọi là Thánh ở mục I.trên) và không quá quan tâm tới các biểu hiện của phép lạ (dù với khả năng có sẵn).
Sinh tử luân hồi trong Phật giáo được hiểu như là sự chuyển biến của sự vật qua cảm nhận của giác quan trên hiện tượng “còn-mất”.  Sự cảm nhận thuần trên hiện tượng này là thiếu chính xác đối với đa số con người, và là đầu mối của khổ đau.  Sự thấu rõ về bản chất của hiện tượng chính là phương thuốc giải trừ tận gốc mọi khổ đau nơi bậc giác ngộ.
o0o
Tông phái Phật giáo.
       Đạo Phật hình thành từ chân lý khách quan tự nhiên Duyên khởi, do chính đức Phật Thích Ca đã giác ngộ dưới cội Bồ-đề và tuyên thuyết. Do đó, giáo lý của mọi tông phái về sau để gọi là đạo Phật, thì dù có biến tấu thế nào đi chăng nữa, cũng phải có nội hàm là Duyên khởi; bằng không, tông phái này không thể nói là đạo Phật được.
          Trong kinh Tăng Chi Bộ III, chương Tám Pháp, phẩm Lớn, đức Phật khẳng định rằng: “Ví như nước biển chỉ có một vị là vị mặn, cũng vậy, này Pahārada, Pháp và Luật (Chân lý và Đạo đức được truyền đạt) của Ta chỉ có một vị là vị giải thoát (tự do nội tâm)”.
          Duyên khởi biểu hiện bởi Duyên khởi tínhVô thường tínhVô ngã tính, nên các tên gọi biểu hiện cho chân lý cao tột như Phật tính, Không tính, Tự tính ... là đồng nghĩa với Duyên khởi tính vậy.


Schools of Buddhism - Wikipedia
Các tông phái Phật giáo – Wikipedia tiếng Việt
 
Sự phân chia bộ phái Phật giáo là một hiện tượng mang tính quy luật tự nhiên Duyên khởi, với hệ quả tất yếu là phát triển đạo Phật trong suốt trên 2500 năm. Tuy có ít nhiều tiêu cực, song sự phân chia các bộ phái vẫn không ít các mặt tích cực, có thể thấy rõ là các bộ phái Phật giáo đã có những đóng góp lớn cho nền văn hóa nhân loại nói chung và Ấn Độ nói riêng, nó đã nới lỏng sự khắc khe về hệ thống giai cấp, mở rộng tầm nhìn và cải cách cho mọi tầng lớp trong xã hội, đả phá sự mê tín dị đoan, niềm tin mù quáng, chủ nghĩa nghi thức. Các bộ phái Phật giáo cũng đã truyền bá lời giải thích giáo pháp về chân lý và đạo đức, làm cho con người ý thức được giá trị về cuộc sống.
Tư tưởng đặc thù của từng bộ phái Phật giáo tuy có những biểu đạt khác nhau nhưng đều mang giáo nghĩa cốt lõi là thanh tịnh giải thoát. Đây được xem là kim chỉ nam cho sự tu học của các hành giả từ các bộ phái, thích nghi trong mọi hoàn cảnh xã hội, nhưng vẫn thắm màu vô ưu của mình. Các bộ phái Phật giáo đến nay đã có những ảnh hưởng rất lớn đối với mọi tầng lớp con người, mọi tầng lớp xã hội khác nhau, bao gồm tất cả tầng lớp tri thức, chính trị, nông dân, công nhân, giai cấp trung và thượng lưu.

Các tông phái Phật giáo Trung Hoa
Lập trường giải thích vũ trụ vạn hữu của Phật giáo vốn không nghiêng hẳn về bất cứ một bên nào, hoặc hoặc không. Tuy nhiên các trường phái Đại thừa(大乘;  P: Mahāmagga;  P;S: Mahāyāna;  E: Great vehicle) và Tiểu thừa(小乘;  P: Hīnamagga;  P;S: Hīnayāna;  E: Small/Deficient vehicle) của Ấn Độ và Trung Hoa lại có cách gọi Không tông và Hữu tông trông như phân cực.
Không tông và Hữu tông vốn là tên riêng của hai tông phái lớn của Phật giáo Ðại Thừa Ấn Ðộ. Không tông gọi đủ là Ðại Thừa Không tông, là tên riêng của Trung Quán tông Phật giáo; Hữu tông gọi đủ là Ðại thừa Hữu tông, là tên riêng của Du Già tông Phật giáo. Lấy Không, Hữu để đặt tên cho hai phái lớn này, chủ yếu là do đặc trưng giáo nghĩa của hai tông phái này.
- Trung Quán tông sở dĩ có tên là Không tông, là vì tông này đặc biệt nói rõ bản tính Duyên khởi của mọi sự vật hiện tượng là Không tính, và gọi là “Không” nhằm phủ định tính tự hữu hay tính hằng hữu của tất cả hiện tượng sự vật.
- Du Già tông sở dĩ có tên là Hữu tông, là vì tông này nhấn mạnh tất cả các sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều là tồn tại hư giả do “Thức” gắn nhãn cho, và gọi là “Hữu”. Mục đích của Hữu tông là chuyển Thức thành Trí (= Tuệ giác) bằng cách nhận thực ra Duyên khởi tính của Thức (Căn-Trần), điều này đồng nghĩa với việc thấy ra “Hữu” chỉ là giả hữu chứ không thực hữu.
Từ đó có thể thấy “Không” của Không tông và “Hữu” của Hữu tông hoàn toàn không có đối lập nhau. Dưới đây là một vài chi tiết về Hữu tông và Không tông.
1/.Hữu tông [有宗; S: Vijñānavāda - (the doctrine of consciousness - học thuyết về ý thức), Vijñaptivāda - (the doctrine of ideas or percepts - học thuyết về ý tưởng hoặc khái niệm);  E: Yogācāra school, Existence school]:  Hữu tông của Đại thừa lấy Duy Thức làm căn bản và đại biểu là Pháp Tướng tông. Hữu tông được xem do ngài Thế Thân (世親;  S: Vasubandhu  ~316 – 396CN) phát triển.
2/.Không tông (空宗;  S: Śūnyavāda;  E: Emptiness school):  Không tông còn gọi là Trung Quán tông.Khôngtônglấy tư tưởng Bát-nhã làm chính yếu, dùng Không quán (= quán chiếu Không tính) để tuyên dương lý Trung Đạo. Không tông được xem do ngài Long Thọ (龍樹;  S: Nāgārjuna  ~150 – 250CN) phát triển.
- Câu Xá tôngchỉ chủ trương Nhân Không (人空) là không có một Ngã tính hiện hữu riêng biệt, thường hằng, tức con người là giả tạm; Nhân Không cũng thường được gọi là Ngã Không (我空) hay Nhân Vô ngã (人無我).
- Thành Thực tôngchủ trương Nhân KhôngPháp Không, cho nên nghĩa Không của Thành Thực tông thù thắng hơn. Pháp Không (法空)là Không tính của các pháp, đồng nghĩa với Pháp Vô ngã (法無我).
- Tam Luận tôngthì chủ trương “Không – Hữu” đều Không, nghĩa là lấy cái Không của các pháp đều vô sở đắc làm tông nghĩa.
- Thiền tôngchủ trương Phật-Ma (佛-魔:  Chánh-Tà) đều Không, cho rằng lời nói và sự suy nghĩ đều là sắn bìm, cần phải xả ly.
Ngoài ra, Phật giáo cũng được gọi là Không tông, vì Phật giáo chủ trương các pháp Vô ngã.
Xem thêm:  
- Không Hữu luận tranh - Phatgiao.org.vn
VIDEO
- Pháp Thoại Của Sư Ông Làng Mai ( HT THích Nhất Hạnh)
o0o
Trai tịnh.
Nội dung
I. Ý nghĩa của trai tịnh.
II. Tứ thực.
I. Ý nghĩa của trai tịnh.
Phật giáo quan niệm con người có 2 duyên là Thân và Tâm (= Vật chất và Tinh thần) hay 5 duyên gọi là Ngũ uẩn: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn. Trong đó:
- Thân:  Là Sắc uẩn.
- Tâm:  Là Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn.
Theo đó, Phật giáo cho rằng sự hiện diện của mỗi con người đều cần có thực phẩm để nuôi dưỡng cả thân và tâm được trong sạch khỏe mạnh. Nuôi dưỡng thân tâm như thế được gọi là trai tịnh, trong đó:
- Trai(;  E: to purify the body;  F: purifier le corps) có nghĩa là thanh lọc, giữ trong sạch thân.  Thực hành trai được gọi là ăn chay(食齋;  E: to be on the diet;  F: faire le régime alimentaire), là cách thanh lọc giúp cho thân được trong sạch qua việc ăn uống (ẩm thực) đúng đắn (Xin xem mục từ Ăn chay).
- Tịnh (;  E: to purify the mind;  F: purifier l’esprit) có nghĩa là thanh lọc, giữ trong sạch tâm. Thực hành tịnh được gọi làthiền tịnh(禪淨E:to practice  mindfulness meditation, to meditate;  F: Pratiquer la méditation de pleine conscience) là cách thanh lọc giúp cho tâm được an tịnh và sáng suốt qua phương pháp thiền tập (Xin xem các mục từ Thiền định, Thiền tuệ là nội dung của Thiền tịnh).
Thực hành thanh lọc cả thântâm được gọi là trai tịnh. Trong Phật giáo, cụ thể hóa việc trai tịnh được gọi là Tứ thực.
II. Tứ thực.
(4 loại ăn, 4 loại thức ăn)
Tứ thực(四食;  P: Cattāro āhāra;  S: Catvāra āhāra;  E: Four kinds of nutriments: Foods for the senses):  Đó là 4 loại thứcăn cho thân và cho tâm theo cấu trúc Ngũ uẩn, gồm có Đoàn thực,Xúc thực,Tư thực,Thức thực.
Con người sống hoạt động với 5 chức năng là Ngũ uẩn. Mỗi chức năng đều có những nhu cầu riêng, nhu cầu này được nhìn dưới dạng thực phẩm. Hơn nữa, mỗi thực phẩm đều thể hiện lợi hay hại đối với mỗi chức năng. Do đó, mỗi hành giả cần nhận ra tính lợi hay hại của thực phẩm khi tiếp nhận.
Trong kinh Tương Ưng Tập II - Thiên Nhân Duyên II. Phẩm Thức Ăn có viết:
Này các Tỷ-kheo, có bốn loại thức ăn khiến cho các loài sinh vật hay các loài chúng sinh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sinh được thọ sinh. Thế nào là bốn? Một là Đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là Xúc thực, ba là Tư niệm thực, bốn là Thức thực. Này các Tỷ-kheo, bốn loại thức ăn này khiến cho các loài sinh vật được tồn tại hay khiến cho các loài sắp sinh được thọ sinh.”
Bốn loại thực phẩm tương thích với 5 uẩn như sau:
1) Đoàn thực(段食; P: Kabaliṅkārāhāra;  S: Kavaḍiṃkārāhāra,  kavlīkārāhāra;  E: Edible food // Physical food): 
Đây là loại thức ăn thứ nhất gắn liền với Sắc uẩn, tức thức ăn cho thân, gồm những gì chúng ta đưa vào trực tiếp ảnh hưởng đến cơ thể như miệng mũi, da ... như đồ ăn, đồ uống, dưỡng khí, thuốc uống, thuốc chích, …
- Có những vật phẩm khi đi vào cơ thể sẽ và làm mất sự điều hòa gây tàn phá cơ thể, khiến chúng ta bị bệnh. Đây là những thứ chúng ta không nên ăn.
- Có những vật phẩm lành tính và có tác dụng nuôi dưỡng, giúp chúng ta ngăn ngừa được bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Đây chính là thứ chúng ta cần ăn mỗi ngày.
Cách chọn lựa và sử dụng Đoàn thực an toàn và lành mạnh là hiểu biết về khoa học thực phẩm.
2) Xúc thực(觸食;  P: Phassākārāhāra;  S: Sparśākārāhāra;  E: The food of sense impressions, Sensory food // The nourishment that one takes through the contacts of the five senses). 
Đây là loại thức ăn thứ hai gắn liền với Thọ uẩnTưởng uẩn, là thức ăn cho tâm, gồm từ những 6 căn: Mắt (nhãn căn), Tai (nhĩ căn), Mũi (tỷ căn), Lưỡi (thiệt căn) và Da (thân căn), Não (ý căn) gắn kết với 6 cảnh tương thích là hình dáng – màu sắc, âm thanh, mùi, vị, cảm giác, hiểu biết.
- Có những đoạn phim, hình ảnh, tin tức, con người, bài hát tiêu cực … sẽ gây cho bạn những cảm xúc như lo lắng, sợ hãi, tức giận, căng thẳng, căm thù, bạo động. Những cảm xúc tiêu cực như thế chính là độc chất bạn đưa vào người.
- Có những đoạn phim, hình ảnh, tin tức, con người, bài hát tích cực … sẽ tạo cho bạn những cảm giác phấn chấn, mong muốn làm những điều tốt cho xã hội. Những cảm xúc tích cực như thế chính là dưỡng chất được đưa vào người bạn.
Cách chọn lựa và sử dụng Xúc thực an toàn và lành mạnh chính là Chánh niệm phòng hộ 6 căn.
Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy phòng hộ sáu căn như sau:
"Có sáu pháp vô-thượng mà các thầy cần tu. Những gì là sáu ?
Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ýcđối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
.
Đây là loại thức ăn thứ ba gắn liền với Hành uẩn, là thức ăn cho tâm, biểu hiện ý chí đối với những quan niệm, ước ao mong muốn thực hiện.
- Có những mong muốn Tham Sân như tài (tiền) sắc, danh, lợi, là những loại thức ăn làm cho ta khổ não mãi mà ta nên tránh xa.
- Có những mong muốn vị tha, là được vào một trường đại học với ước mơ giúp đỡ cho gia đình và xã hội, làm được nhiều việc có ích cho đời, ... thì đó là loại Tư thực đưa ta tới an lạc, hạnh phúc.
Cách chọn lựa và sử dụng Tư thực an toàn và lành mạnh chính là Chánh niệm xả ly Tham Sân đối với các ý muốn.
4) Thức thực(識食;  P: Viññāṇākārāhāra;  S: Vijñānākārāhāra;  E: The food of consciousness // The nourishment from the six consciousnesses).  
          Đây là loại thức ăn thứ tư gắn liền với Thức uẩn, là thức ăn cho tâm, đặc trưng cho sự thấy biết, hiểu biết (= trí), nhận thức … làm nền tảng cho mọi hành động.
- Có những hiểu biết, nhận thức sai lầm (Vô minh) đưa tới những hành động bất thiện, gây hại mình hay hại người, hoặc hại cả hai.
- Có những hiểu biết, nhận thức đúng đắn (Trí tuệ) đưa tới những hành động thiện hảo, lợi mình lợi người.
Cách chọn lựa và sử dụng Thức thực an toàn và lành mạnh chính là Chánh niệm về chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi.  Chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi là đỉnh cao của Thức thực, là nền tảng của Tứ thực, là thực sống của bậc giác ngộ giải thoát. 
o0o
Triền cái và Thiền chi.
Nội dung
       I. Triền cái.  
       II. Thiền chi.
I. Triền cái.   
Triền cái  (纏蓋;  P,S: nivaranani;  E: hindrances):  Là chướng ngại chính cản trở sự thực hành thiền định. Hành giả phải tu tập Ngũ thiền chi  để chế ngự Ngũ triền cái. Dưới đây là nội dung của Ngũ triền cái (五纏蓋;  P,S: Panca nivaranani;  E: Fivefold obstacle, Five hindrances):

Five hindrances -Wikipedia
Năm triền cái – Wikipedia tiếng Việt
 
1)Hôn trầm - Thùy miên(惛沈- 垂眠;  P: Thīna-Middhā;  E: Sloth, Torpor and Boredom).

- hôn trầm(hôn惛: ngớ ngẩn, tối tăm;  trầm 沈:chìm, đắm)
- thùy miên(thuỳ 垂: rủ xuống;  miên 眠: ngủ)
Hôn trầm - Thùy miên là trạng thái nặng nề của cơ thể và mờ tối của tâm thức, kéo con người vào một sự lừ đừ và chán nản. Đó cũng là trạng thái tâm lý mệt mỏi, uể oải, lười biếng, buồn ngủ. Đức Phật ví nó như thể bị giam vào một phòng tối, chật chội, không thể di chuyển tự do, trong khi bên ngoài là trời nắng sáng.
2)Hoài nghi(怀疑;  P: Vicikiccha;  E: Doubt):

          - hoài 怀:  ôm ấp, nhớ nhung.
          - nghi :  ngờ vực, do dự, phân vân.
          Hoài nghi chỉ cho trạng thái tâm ngờ vực, phân vân, lo lắng do suy nghĩ lộn xộn nơi khả năng chứng đắc các tầng thiền.  Ở đây, hoài nghi không có nghĩa là mất niềm tin, không phải hoài nghi về Đức Phật ... Bởi một người không phải Phật tử cũng có thể khắc phục hoài nghi, và đắc thiền. Theo bản Chú giải, Vicikiccha là không đủ khả năng quyết định một việc gì đó phải là thế nào. Nói khác đi, đó là tâm trạng bất định.
3)Sân hận(瞋恨;  P: Vyāpāda;  E: Anger, ill will, malice, aversion).

          - sân :  giận.
          - hận:  oán thù, oán ghét.
          Sân hận chỉ cho trạng thái tâm giận hờn, nóng nảy, oán ghét.
4) Trạo cử - Hối quá(掉擧-悔過P: Uddhacca–Kukkucca;  E:  Restlessness, worry and regret), còn nói gọn là trạo hối.

          - trạo cử (trạo: động, vẫy, lắc;  cử : lay động)  
- hối quá (hối : nuối tiếc;  quá : lắm, nhiều).    
Trạo cử - Hối quá chỉ cho trạng thái tâm và thân như khỉ vượn chuyền cành, không bao giờ chịu ở yên, luôn lay động hoặc suy nghĩ lung tung lo âu xao động.
5)Tham dục(貪欲;   P: Kāmacchanda, Kāmarāga;  E: Sensory desire).

          -  tham :  ưathích.
          - dục :  mong cầu, mong muốn.    
Tham dục chỉ cho trạng thái tâm chấp mắc vào nhiều đối tượng đã từng tiếp cận.
Trong kinh Tương Ưng Bộ, đức Phật nói : “ Này các tỳ khưu, năm triền cái này tác thành si ám, tác thành không mắt, tác thành vô trí, đoạn diệt trí tuệ, dự phần vào tổn hại, không đưa đến Niết-bàn (giải thoát)”.
II. Thiền chi.
Thiền chi(禅支;  P: jhānanga;  S: dhyānāṅga;  E: constituent of meditation):  Hành giả tu tập Ngũ thiền chi (五禅支;  P: pañca jhānanga;  S: pañca dhyānāṅga;  E: the five constituents of meditation) nhằm vượt qua Ngũ triền cái,là ấn chứng của bậc định Sơ thiền.

Dưới đây là nội dung của Ngũ thiền chi.
1) Tầm(尋;  P: Vitakka;  S: Vitarka):  Là tìm, kiếm.
Tầm chỉ cho tâm hướng vào đối tượng  (P: nimitta: đề mục, tưởng ảnh trong khi thiền) như hơi thở  vào-ra, làm tâm trở nên tỉnh táo, không mê ngủ …, để chế ngự  hôn trầm - thùy miên. Điều này giống như con bướm tìm thấy hoa và hăng hái bay về hướng đó.
Trong chương 37 “Chướng ngai của tâm (tinh thần)” của quyển “Đức Phật và Phật pháp”, tác giả Narada có nêu ra 6 đề mục sau đây có chiều hướng tiêu trừ hai chướng ngại hôn trầm - thùy miên này:
1) Suy niệm về đối tượng của ẩm thực vô độ.
2) Thay đổi oai nghi, hay tư thế (đi, đứng, nằm, ngồi).
3) Quán tưởng đối với ánh sáng.
4) Sống ngoài trời.
5) Tạo giới thân cận tốt (thân cận với người tốt)
6) Luận đàm hữu ích.
2) Tứ(伺;  P: Vicāra;  S: Vicara):  Là nghiền ngẫm, nghiên cứu kỹ,suy xét kỹ.
Tứ chỉ cho tâm bám sát vào đối tượng (P: nimitta) đang quán chiếu và suy xét kỹ…, để chế ngự hoàinghi.  Điều này giống như con bướm đã bay đến hoa và đậu chặt vào hoa.
Tác giả Narada như trên có nêu ra 6 đề mục sau đây có chiều hướng tiêu trừ chướng ngại hoài nghi này:
                    1) Thông suốt giáo pháp và giới luật.
2) Nghiên cứu, học hỏi và thảo luận.
3) Thấu triệt tinh thần của giới luật (P: Vinaya).
4) Niềm tin hoàn toàn vững chắc.
5) Tạo giới thâncận tốt.
6) Luận đàm hữu ích.
3)  Hỷ(;  P: Pity;  S: Prīti):  Là niềm vui thích phát xuất từ cảm thọ của ý căn (thuộc tâm, tinh thần).
Hỷ chỉ cho sự thích thú trú tâm trên đối tượng (P: nimitta), niềm thích thú trên trạng thái vắng mặt các triền cái, chế ngự  sân hận.  Điều này giống như con bướm đang hứng thú thưởng thức mật hoa
 Tác giả Narada như trên có nêu ra 6 đềmụcsau đây có chiều hướng tiêu trừ chướng ngại sânhận này:
1) Nhận thức đối tượng với thiện ý.
2) Kiên trì quán tưởng về tâm Từ.
3) Nghĩ rằng Nghiệp là do chính chúng ta tạo nên.
4) Sống dựa trên sự hiểu biết về Nghiệp này.
5) Tạo giới thân cận tốt.
6) Luận đàm hữu ích.
4) Lạc(;  P;S: Sukha):  Là niềm vui sướng phát xuất từ 5 căn giác quan (thuộc thân, thể chất).
Lạc chỉ cho cảm giác an vui …, chế ngự  trạo cử - hối quá.  Điều này giống như con bướm đã hút mật đầy đủ, không còn bồn chồn lo lắng tìm kiếm lăng xăng nữa
Tác giả Narada như trên có nêu ra 6 đềmụcsau đây có chiều hướng tiêu trừ chướng ngạitrạo cử - hối quánày:
1) Thông suốt pháp học.
2) Tìm học và thảo luận.
3) Thấu triệt tinh thần của giới luật.
4) Thân cận với các vị cao tăng.
5) Tạo giới thân cận tốt.
6) Luận đàm hữu ích.
5) Xả(;  P: Ekaggata;  S: Ekāgratā):  
Xả chỉ cho tâm buông xả, giữ tâm và các tâm sở khác tập trung và hòa vào an trú trong một đối tượng (P: nimitta), để tâm không còn bị tán loạn (nhất tâm 一心)…, chế ngự tham dục(P: Kamacchanda).  Điều này giống như con bướm đã no đủ, nằm yên, ngơi nghỉ trên hoa.
---------------
[*] nimitta:  Trong ngữ cảnh của thực hành thiền Nguyên thủy, nimitta đề cập đến một hình ảnh xuất hiện trong tâm trí sau khi phát triển một mức độ định nào đó.
Tác giả Narada như trên có nêu ra 6 đềmụcsau đây có chiều hướng tiêu trừ chướng ngại thamdục này:
1) Nhận thức mối nguy hại của đối tượng.
2) Kiên trì quán tưởng về những mối nguy hại đó.
3) Thu thúc Lục căn.
4) Ẩm thực độ lượng.
5) Tạo giới thân cận tốt.
6) Luận đàm hữu ích
o0o
Trung đạo.
Nội dung
I. Ý nghĩa Trung đạo.
II. Giáo lý Trung đạo.
III. Trung đạo và Bất Nhị.
I. Ý nghĩa Trung đạo.
Trung đạo(中道;  P: Majjhimā-paṭipadā;  S: Madhyamā-pratipad;  E: Middle Way):  Là từ được dùng chỉ chung cho các phương pháp giảng dạy của đạo Phật, nhằm tránh những cực đoan trong đời sống vật chấtđời sống tinh thần, tiêu biểu là lối sống buông thả theo dục lạc hay lối sống trói buộc trong khổ hạnh.
Tư tưởng Trung đạo được xem là mới mẻ so với các khuynh hướng tư tưởng triết học và tôn giáo đương thời, cả về phương diện triết lý lẫn thực hành.
Phương pháp thực hành Trung đạo mang tính cách thực tế, lấy nền tảng nhân bản làm trung tâm, nên được xem là chỉ có trong đạo Phật và hoàn toàn không có nơi các tôn giáo khác, bởi các tôn giáo luôn lấy giáo điều thần linh làm trụ cột.
Trong một cực đoan, có thể là một người tốt bụng nhưng dại khờ, và trong một cực đoan khác, có thể là một người có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm.  Đạo Phật dạy con người cần phát triển và giữ thật cân bằng trọn vẹn cả tình cảm và lý trí, mà đỉnh cao là Từ bi và Trí tuệ – đó là thứ tình cảm không trói buộc và một lý trí không vướng mắc.
Trong tiếp cận chân lý, thì bất thiện là một cực đoan mà thiện cũng là một cực đoan, lìa hai cực đoan này chính là Thực tướng Trung đạo.
II. Giáo lý Trung đạo.
          1) Trong Phật giáo Nam truyền:
Theo bản kinh Thánh Cầu (P: Ariyapariyesana-sutta) thuộc Trung Bộ kinh, thì từ ngữ đầu tiên mà đức Phật dùng để chỉ giáo pháp mà Ngài chứng ngộ là Y thaDuyên khởitính(= Y tha khởi tính 依他起性;  P: Idapaccayatā Paṭiccasamuppāda, Āyatta Sabhāva;  S: Idaṃpratyayatā Pratītyasamutpāda, Ayatta Svabhāva). Tuy nhiên ở bài pháp đầu tiên nơi bài kinh Chuyển Pháp Luân (P: Dhammacakkappavattana-sutta) thuộc Tương Ưng Bộ kinh, do đức Phật thuyết giảng cho năm ẩn sĩ từng tu khổ hạnh với Ngài trước đó tại Sārnāth, thì Ngài lại gọi giáo pháp của mình là Trung đạo, nhằm xác nhận rằng nhờ thực hành con đường Trung đạo, từ bỏ các lối sống cực đoan mà Như Lai sở đắc trí tuệ, thành tựu an tịnh, giác ngộ, Niết-bàn:
"Này chư Tỳ khưu, có hai điều thái quá mà người xuất gia không nên theo. Thế nào là hai?
- Một là mê đắm dục lạc, hạ liệt, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo.
- Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo.
Này chư Tỳ khưu, chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá này, Như Lai giác ngộ Trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, chứng Niết-bàn.
- Trong kinh Tương Ưng bộ 5 - đức Phật dạy :
          “ Có hai cực đoan vô ích mà người sống đời cao thượng không nên hành theo, đó là sống kết hợp với dục vọng thấp hèn và sống kết hợp với tự hành hạ mình, tự  làm khổ mình “.
Nhìn chung, Trung đạo có thể gọi là Phật đạo, với ngụ ý hai giáo lý sau:
1.Duyên khởi (縁起;  P: Paṭiccasamuppāda;  S: Pratītyasamutpāda;  E: Dependent origination, Dependent arising;  F: Coproduction conditionnée):  Còn gọi là Trung đạo-Duyên khởi, tiêu biểu cho nhận thức về thực tại.
          Trung đạo-Duyên khởi trong Phật giáo Phát triển gọi là Trung đạo-Đệ nhất nghĩa đế  (中道第一義諦):  Cónghĩa rằng Trung đạo là Chân lý tối thượng hay Trung đạo là Chân đế (真諦).
          2. Bát Chánh Đạo(八正道; P : ariyatthangikamagga; S : aryastangikamarga;  E: The Eightfold Path;  F:  Noble Chemin octuple):  Còn gọi là Trung đạo-Bát Chánh Đạo, tiêu biểu cho mọi hành động trong cuộc sống từ nhận thứcTrung đạo-Duyên khởi.
Cụ thể hơn, lý giải và thực hành 37 pháp trợ đạo trong kinh Tăng Chi Bộ cũng đều phải dựa trên luận thuyết Trung đạo-Duyên khởi này.
2) Trong Phật giáo Bắc truyền:
          Trong kinh Đại Niết Bàn có chép:  “Thấy Nhất thiết Không mà chẳng thấy Bất Không thì chẳng gọi là Trung đạo, cho đến thấy Nhất thiết Vô ngã mà chẳng thấy có Ngã thì cũng chẳng gọi là Trung đạo”.
          Trong kinh Kim Cương có vấn đáp: ”Như Lai có chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chăng? Như Lai có thuyết pháp chăng?
Tu Bồ Đề đáp: Như con hiểu nghĩa của Phật nói thì chẳng có pháp nhất định gọi là pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng chẳng có pháp nhất định cho Như Lai thuyết.”
          Trong kinh 42 chương, chương 27: Không chấp đắc đạo, đức Phật dạy:
"Người tu Đạo thì như khúc gỗ chảy trôi theo dòng nước. Nếu nó không tấp vào hai bên bờ, không bị người kéo lấy, không bị quỷ thần chận bắt, không bị mắc kẹt ở dòng nước xoáy, và cũng không bị mục nát, thì Ta bảo đảm khúc gỗ này nhất định sẽ trôi đến biển.”  -  [Ý rằng người tu Đạo nếu chẳng bị ái dục làm mê muội, chẳng bị tà kiến bủa vây, mà tinh tấn tu hành vô vi pháp, thì chắc rằng sẽ đắc Đạo.]
Các nhà nghiên cứu cho rằng Long Thụ dường như đã nắm bắt rất kỹ những bản kinh Pali nhấn mạnh về Trung đạo-Duyên khởi khi trước tác Trung Quán Luận.  Có thể nói rằng Long Thụ đã lập lại giáo lý Trung đạo của đức Phật khi mở đầu tác phẩm của mình bằng bài kệ “Quán Nhân Duyên” – Phẩm 01, được xem là yếu chỉ của tác phẩm về chân lý Duyên khởi, cùng phủ bác 8 quan niệm chấp thủ nhị nguyên-hữu ngã (bát bất).
不生亦不滅。         Bất sinh diệc bất diệt
不常亦不斷            Bất thường diệc bất đoạn
不一亦不異。         Bất nhất diệc bất dị
不來亦不出            Bất lai diệc bất xuất.
Không sinh cũng không diệt,
Không thường cũng không đoạn,
Không một cũng không khác,
Không đi cũng không đến.
          Nổi bật hơn,bài kệ “Quán Tứ Đế- Phẩm 24  đã chỉ ra mối tương quan nhất quán giữa chân lý Duyên khởi và các cách nhìn về Trung đạoKhông tính:
眾繇                  Chúng do Duyên sanh pháp
        Ngã thuyết tức thị Không
        Diệc vi thị Giả danh
        Diệc thị Trung đạo nghĩa
Các pháp từ nơi  Duyên
Nên nói tức là Không
Cũng gọi là Giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.
Các pháp hình thành và hoại diệt từ các Duyên, cho nên các pháp không có thực thể (= Không, Vô ngã); các pháp có tên gọi tùy thích, nên đó chỉ là các danh không thật (= Giả danh); hiểu được thế, tâm không chấp thủ, nên gọi là Trung đạo.
Một nhận xét khác, Trung Quán Luận được xem nhưđã trình bày Trung đạo (= Trung đạo-Duyên khởi) khá nặng về mặt luận lý triết học phá chấp hơn là chỉ rõ con đường thực hành, trong khi Trung đạo (=Trung đạo-Bát Chánh Đạo) nơi kinh tạng Pali lại bao hàm cả hai phương diện, lý luận và thực hành.
Giải thích về Trung Quán Luận, đại sư Ấn Thuận đã phân tích tác phẩm như được cấu thành bởi Trung Quán và Trung Luận:  Dùng phương pháp quán sát Trung đạo gọi là Trung Quánvà dùng phương pháp để lý luận chứng minh Trung đạo gọi là Trung Luận. Cả hai Trung Quán và Trung Luận đều không thể thiếu được để đi đến chứng ngộ chân lý Thật tướng Trung đạo.
III. Trung đạo và Bất Nhị.
          Đối với đạo Phật, nhị nguyên được xem như là hai mặt của một sự hay một vật. Hai mặt này nảy sinh từ Thức phân biệt trạng thái  hay tính chất của sự vật đó. Đạo Phật chỉ ra 6 Thức có nguồn gốc từ Sắc uẩn, Thọ uẩn và Tưởng uẩn, là những phán đoán từ cảm xúc của ngũ quan và suy tưởng của não bộ.
          Khi nhận thức sâu sắc được bản chất phân biệt và tránh các cực đoan của nhận thức phân biệt – Thức, thì nhận thức này được gọi là nhận thức Bất Nhị  hay Trí Bất Nhị.  Hành giả nhận thức và hành động thuần thục theo lý Bất Nhị, được xem là bậc giác ngộ.
          Bất Nhị[不二;  P: Advita, Advaya;  S: Advaita, Advaya;  E: Non-duality, No second, Unique in its kind;  F: non-dualité] có nghĩa là không hai,không Nhị nguyên, cũng gọi Vô nhị, Ly lưỡng biên (lìa hai cực đoan).
Bất nhị đối với hết thảy mọi sự vật hiện tượng hàm ý là không nên quá chấp mắc phân biệt, tức chấp mắc phân biệt cực đoan. Bất nhị còn có ý nghĩa là Vô trụ, tức luôn cảnh giác dính mắc các kiến chấp trong thế giới tương đối.
Bất nhị được xem như hệ quả từ nhận thức đúng đắn bình đẳng tính  “Vô ngã-Vô thường” của chân lý Duyên khởi nơi mọi sự vật hiện tượng [E: The equality (unity) of all things]. Bất nhị biểu hiện bằng trạng thái tâm không còn ràng buộc nơi chủ thể và đối tượng, nơi nam và nữ, nơi trẻ và già, nơi sinh và tử, nơi vật và tâm, nơi thiện và ác, nơi khổ và vui, nơi đẹp và xấu ...
Bất nhị được xem là Trung đạo, đó là thái độ từ bỏ hai quan điểm cực đoan thế giới là trường tồn hay hoại diệt, thế giới là có (hữu) hay không có (vô).
Bất Nhị không có nghĩa là Nhất nguyên nơi Nhất nguyên luận  hay phủ định Nhị nguyên  nơi Nhị nguyên luận.  Bất Nhị không hàm ý phủ bác đối đãi, vì phủ bác là không tránh được đối đãi và dễ dàng đưa tới cực đoan, nên có thể tạm gọi Bất Nhị là “Nhị nguyên tạm” - một cách phát biểu tiếp cận về ý nghĩa của Trung đạo.
           不二法門.

          Trong kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết (S: Vimalakīrtinirdeśa-sūtra), Văn-thù Bồ-tát hỏi Cư sĩ Duy-ma-cật những gì là Bất Nhị pháp môn, nhưng Duy-ma-cật im lặng (= mặc nhiên默然) không trả lời. Văn-thù hiểu được cái im lặng sấm sét này (= mặc như lôi默如雷), liền bảo: “Hay lắm! Hay lắm! Không có văn tự ngôn thuyết, đó là Bất Nhị pháp môn”.  Phẩm Bất Nhị pháp môn trong kinh Duy-ma có chép 33 thứ Bất Nhị.
          Trong Nhập Bất Nhị Pháp Môn Phẩm (入不二法門品) của kinh Duy-ma-cật có giải thích rõ về pháp môn Bất Nhị như: “Đức Thủ Bồ Tát viết: 'Ngã, ngã sở vi nhị, nhân hữu ngã cố, tiện hữu ngã sở; nhược vô hữu ngã, tắc vô ngã sở, thị vi nhập Bất Nhị pháp môn’  * 德守菩薩曰、我、我所爲二、因有我故、便有我所、若無有我、則無我所、是爲入不二法門* Đức Thủ Bồ Tát nói rằng: 'Tôi và cái của tôi là hai; nhân vì có tôi mới có cái của tôi; nếu không có tôi, tất không có cái của tôi; đó là vào pháp môn Không Hai'’.”
          Trong Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) 6 có câu: “Nhị nhi Bất Nhị, Bất Nhị nhi nhị * 二而不二、不二而二, * Hai mà Không Hai, Không Hai mà Hai).”
          Trong Pháp Bảo Đàn kinh, Tổ Huệ Năng nói:  “Này Thiện tri thức, phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ-đề. Niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau ngộ tức Phật; niệm trước chấp cảnh tức phiền não, niệm sau lìa cảnh tức Bồ-đề.”
o0o
Trường cửu thí.
Trường cửu thí(長久施;  P: Thāvaradāna)là bố thí những vật có tính chất bền vững lâu dài theo thời gian và không gian; theo đó,phước thiện bố thí cũng tăng trưởng theo thời gian và không gian ấy. Nghĩa là, vật thí còn tồn tại chừng nào, thì phước thiện ngày đêm cũng tăng trưởng chừng ấy. Trường cửu thí có 6 loại:
1- Ārāmaropadāna :  Làm phước thiện bố thí trồng những cây ăn quả, những cây cho bóng mát ở trong vườn.
2- Vanaropadāna :  Làm phước thiện bố thí trồng cây gỗ quý như: cẩm lai, cây sao... thành rừng cây.
3- Setukārakadāna :  Làm phước thiện bố thí xây cầu nối liền hai bên bờ sông để người qua lại được thuận lợi ngày đêm.
4- Papadāna : Làm phước thiện bố thí hũ nước uống đặt bên đường để cho người qua, kẻ lại uống đỡ khát nước.
5- Udapānadāna :  Làm phước thiện bố thí đào giếng lấy nước dùng, nước uống cho mọi người.
6- Upassayadāna :  Làm phước bố thí xây cất nhà nghỉ, nhà trọ, chùa, chỗ ở dâng cúng đến chư Tỳ khưu Tăng từ bốn phương.
Những vật thí này có tính chất bền vững lâu dài theo thời gian và không gian, gọi là trường cửu thí, đem lại sự lợi ích, sự an lạc cho mọi người. Cho nên, phước thiện của thí chủ được tăng trưởng không ngừng nghỉ.
o0o
Tu học.
Nội dung
I. Khái niệm về tu học.
II. Nội dung của tu học.
III. Tu học ở Ki-tô giáo.
IV. Tu học ở Nho giáo – Lão giáo.
V. Tu học ở Phật giáo.
I. Khái niệm về tu học.
          1)Ý nghĩa của tu học.
Tu họclà từ gốc Hán, trong đó:
- Tu:  Có nghĩa là sửa, là sửa chữa, sửa sai, sửa đổi. Nói rộng ra, tu là rèn luyện nhằm đạt tới kết quả ‘hay-tốt-đúng’ hơn về một sự việc nào đó.  Tu còn nói rõ là tu hành 修行tức hiện thực sự rèn luyện.
Tu thường hàm ý phòng chống gây ra tội lỗi, trong đó tội chỉ cho hành động cố ý  và lỗi 纇chỉ cho hành động vô tình. Tội lỗi thường hàm ý sai phạm về đạo đức (xã hội và tôn giáo) hay sai phạm về chân lý (tôn giáo). Người sai phạm sẽ phải chịu hình phạt về thân (đau) và tâm (khổ).
-Học:  Có nghĩa làtìm tòi tra cứu để có được hiểu biết. Người học được người chỉ dạy hoặc tự tìm tòi nghiên cứu nơi sách vở kinh điển, để có được sự thấy đúng hiểu đúng sự vật.
Theo đó:
Tu học chỉ ra lộ trình giáo dục chuyển hóa con người là tu sĩ hay không là tu sĩ, từ không biết đến biết, để làm đúng và làm tốt, nhằm đem lại lợi ích cho mình và cho người trong cuộc sống.
Vì thế:
- Nếu như một người không học mà tu, thì đó là Tu mù, tất nhiên dễ dẫn tới tu sai hay tu không có kết quả.
- Nếu như một người có học, nhưng lại học sai hay hiểu sai mà tu, thì kết quả chắc chắn là dẫn tới Tu sai
Tổ Thích Khánh Anh (1895 – 1961) vị cao tăng bác học, sinh thời đã từng nhắc nhở người tu học Phật về việc “tu” và “học” rõ ràng :
Tu mà không học hiểu là tu mù
Học hiểu mà không tu là đãy sách.
Tu là phải học. Nhất định là phải học và hiểu. Nếu học mà không hiểu thì xem như không học. Không học mà tu đó là “tu mù” rất nguy hiểm, chẳng khác nào người mù đi bên bờ vực thẳm mà không gậy!
Có học mà không chịu thực hiện cái học để mà tu thì chẳng khác gì như cái đãy, (cái túi to) đựng sách vở mà thôi. Việc họcnày chỉ là vô ích, vô nghĩa.
Như vậy, muốn tu học đúng, thì điều kiện ban đầu là phải học và học đúng, hiểu đúng. Tiếp đó là phải cố gắng rèn luyện thuần thục những gì mình đã học được. Thực tế không ít các tu sĩ tu sai, dẫn đến vi phạm nặng đối với giáo luật của tôn giáo mà họ đang hành trì, cũng như vi phạm pháp luật của xã hội.
------------
Chú thích:  Có sự phân biệt trong thực hành tu họctu hànhhọc hành như sau:
- Tu hành 修行:  Nhằm chỉ sự thực hành cho đời sống tinh thầntừ các kiến thức đã được học.
- Học hành 學行:  Nhằm chỉ sự thực hành cho đời sống vật chấttừ các kiến thức đã được học.
Con người được xem như cấu thành bởi thân và tâm, và sự tu theo đó là sự rèn luyện đúng để tốt hơn đối với thân và tâm, để không phải đau khổ, như sau:
1) Tu thân修身:  Đó là thực hiện các phép vệ sinh về ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc, tập luyện (dưỡng sinh, thể dục thể thao, võ thuật, khí công, nghề nghiệp…), nhằm giúp thân có được sức khỏe đề kháng tốt với bệnh tật.
Tu thân còn gọi là Tu tướng 修相 thường để chỉ cho các phép lễ nghi, lễ tân trong xã hội hay trong tín ngưỡng tôn giáo.
Tuy nhiên, hình thức bên ngoài của người tu chưa xác định được là người đó có thực tu hay không. Do đó, cần nhận thức rằng tu tướng có thể là Tu thật hay Tu giả, như hàng loạt những câu ca dao tục ngữ đã nói lên điều này:
- "Đỏ vỏ, xanh lòng".
- "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
- "Chiếc áo không làm nên thầy tu".
2) Tu tâm修心:  Đó là thực hiện chuyển hóa các nhận thức về đạo đức, về chân lý, nhằm giúp nội tâm có được sự an lạc và sáng suốt, tháo gỡ những vướng mắc, bế tắc trong cuộc sống một cách tốt đẹp.
Tuy nhiên, nội dung về nhận thức của người thật tu là chân lý và đạo đức có thể là những lý lẽ hay tín điều mang tính thực hay hư, mà sẽ dẫn người tu đến kết quả là Tu đúnghay Tu sai.
Nội dung các phần sẽ trình bày dưới đây là tìm hiểu về tu tâm, bởi tâm bao gồm các lĩnh vực tinh thần như tình cảm, lý trí, ý chí, ký ức của con người, đóng vai trò quan trọng trong tư tưởng dẫn hướng cho các mối quan hệ trong xã hội. Hai bài kệ của kinh Pháp Cú nói tới vai trò chủ đạo của tinh thần như sau:
                +  Tâm dẫn đầu các pháp.                 +   Tâm dẫn đầu các pháp.   
                    Tâm làm chủ tạo tác.                           Tâm làm chủ tạo tác.       
                    Nếu với ý nhiễm ô.                               Nếu với ý thanh tịnh.
                    Nói năng hay hành động.                     Nói năng hay hành động
                    Khổ não bước theo sau.                        An lạc bước theo sau.
                    Như xe theo vật kéo.                           Như bóng không rời hình. 
                                       (Kệ Pháp Cú 1)                                    (Kệ Pháp Cú 2)         
          Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải 百丈懷海(720-814) ở đời Đường, nhắc nhở sự tinh tấn của hành giả trong việc tu học “Nhất nhật bất tác nhất nhật bất thực * 一日不作一日不食* Một ngày không làm một ngày không ăn”.  Đây là một trong những qui tắc của tùng lâm do Thiền sư lập ra. Ngài có tiếng là người đặt ra những phép tắc, hành trì nghiêm ngặt.
II. Nội dung của tu học.
          Nội dung củatu tâm, tức tu họctâm, gồm 2 mặt là chân lý và đạo đức.
          1) Đạo đức

Morality- Wikipedia
 Đạo đức– Wikipedia tiếng Việt
Đạo đức ra đời và phát triển do nhu cầu của xã hội. Khi quan hệ xã hội thay đổi thì nội dung ý thức đạo đức cũng thay đổi để thích nghi. Theo đó, ý thức đạo đức mang nội hàm phán đoán chủ quan,  thuộc phạm trù tình cảm, có tính tương đối, có xu hướng biến thiên theo không gian và thời gian, tức thay đổi tùy nơi và tùy lúc.
Những quy tắc đạo đức nào bền vững qua nhiều thế hệ, được gọi là truyền thống đạo đức.
Tu học đạo đức là nhằm chuyển hóa tâm từ nhận thức xấu sang nhận thức tốt nơi một sự việc. Đây là con đường hướng Thiện.  Người đạt được kết quả tốt sự rèn luyện này được gọi là Hiền giả.
          2) Chân lý:
 
Truth - Wikipedia
Chân lý – Wikipedia tiếng Việt
Chân lý là lẽ thật, là sự thật của mọi sự vật. Ngay từ thời cổ đại đến nay, con người đã từng bị ám ảnh không dứt, bởi vấn đề này rất đa phương diện, đa sắc thái. Con người đã không ngừng nỗ lực đúc kết cho khái niệm chân lý.
Tu học chân lý là nhằm chuyển hóa tâm từ nhận thức sai lầm sang nhận thức đúng thật. Đây là con đường hướng Chân.  Người đạt được sự rèn luyện này được gọi là Thánh giả.
Tuy nhiên hiện nay có những quan điểm khác biệt về chân lý mà ta có thể phân thành 3 loại:
1/.Chân lý theo nhận thức khách quan tự nhiên.  Đây thường là nhận thức về giả-thật trên một sự vật, thuộc phán đoán lý trí, có tính hiện thực. Chân lý khách quan thường thấy nơi các tín ngưỡng tôn giáo vô thần hay khoa học.
Chân lý nơi đây là kết quả của một quá trình nhận thức trung thực, bằng cách dùng lý trí trực tiếp phân tích sự vật đang hiện hữu.
Ví dụ:
- Tính  vô thường nơi mọi sự vật là lẽ thật.
- Tính  tương đối  của các đối đãi như đẹp-xấu, hay-dở, thiện ác, … nơi mọi sự vật là lẽ thật.
- Nơi triết học Phật giáo, đó là ý niệm về Duyên khởi(P: Paṭicca-samuppāda;  S: Pratītya-samutpāda;  E: Dependent origination, Dependent arising). Trong Phật giáo Phát triển, ý niệm này còn có các cách gọi khác là: Phật tính(S: Buddhadhātu;  E: Buddha-nature),  Không tính(S: Śūnyatā;  E: Emptiness, Voidness), Chân như(S: Tathātā;  E: Thusness, Suchness) hay Như Lai tạng(S: Tathāgatagarbha;   E: Buddha-matrix, Buddha-embryo, Buddha-essence), …
2/.Chân lý theo nhận thức chủ quan cá nhân.  Đây thường là nhận thức về giả-thật trên một sự vật, thuộc phán đoán tình cảm, có tính suy tưởng thiếu hiện thực. Chân lý chủ quan thường thấy nơi các chủ nghĩa chính trị hay nơi các tín ngưỡng tôn giáo hữu thần, trong các phán đoán về những sự vật vô hình mà khả năng giác quan của con người vốn bị hạn chế.
Chân lý nơi đây là kết quả của một niềm tin hay một quá trình nhận thức bằng cách dùng lý trí luận biện, suy tưởng cho phán đoán tình cảm về sự vật.
Ví dụ:
- Thần linh vô hình, như Thần Mưa, Thần Gió, … có những quyền năng chi phối con người được cho là những thực hữu tồn tại.
- Thượng đế vô hình và toàn năng, sinh ra vũ trụ vạn vật và con người (dù hiện thực là cha mẹ sinh ra), có quyền thưởng phạt các vật thụ tạo, được xem là một thực hữu-tự hữu-hằng hữu tồn tại.
3/.Chân lý theo nhận thức về bản thể của thực hữuĐây là nhận thức về ý niệm giống nhau (E: identity) trên mọi sự vật. Nhận thức này có thể dẫn đến khái niệm rộng rãi về bình đẳng (E: equality).
Ví dụ:
- Nơi khoa học Vật lý, đó là ý niệm về Năng lượng (E: Energy).
- Nơi triết học Phương Đông, đó là ý niệm về Đạo (E: Tao, The Way).
- Nơi triết học Phương Tây, đó là ý niệm về Thượng Đế (E: God) của trường phái Phiếm thần (Pantheism), chủ trương đồng hóa Thượng Đếvới vũ trụ vật lý, được giải thích theo 2 quan điểm:
          - Theo Benedict de Spinoza (1632-1677) triết gia Hà Lan gốc Do Thái, cho rằng Thượng Đế là có thật, còn thế giới cùng một bản thể với Thượng Đế.
          - Theo Meister Eckhart (1260-1327):  Nhà triết học, thần học, huyền bí học, tu sĩ dòng Đa Minh (E: Dominic) nước Đức, cho rằng Thượng Đế đã ở trong mọi vật và hoạt động thông qua con người.  Khi ta quay về với Thượng Đế trong kinh nghiệm huyền bí, thì lúc đó ta trở thành một với Thượng Đế.  Ông viết: “Nếu tôi biết Chúa trực tiếp, thì nhất định tôi phải trở thành Ngài, và Ngài trở thành tôi. Ngài và tôi trở nên một tôi. – If, he says, I am to know God directly, I must be completely He, and He is so that this He and this I become and are one I. ”
 - Theo Baron d’Holbach (1723-1789) nhà thần học Đức và Denis Diderot (1713-1784) nhà văn, triết gia Pháp cho rằng thế giới là có thật, còn Thượng đế là tổng số của vạn vật cộng lại.
Nói chung, tu hướng thiện có thể phổ quát, rộng rãi cho mọi đối tượng, còn tu hướng chân chỉ thích hợp hạn chế cho một số thành phần ưu tú chọn lọc.
3)Tư liệu để tu học.
Tư liệu資料 là vốn, là phương tiện tham khảo để tu học. Hình thức tư liệuđược lưu giữ để tu học thay đổi theo từng thời kỳ. Ngày xưa thì tư liệu được truyền khẩu, dần tới ghi chép trên lá như lá bối (= lá buông) …, sau đó là in ấn trên giấy, và ngày nay là trên các trữ cụ điện tử.
Nội dung của tư liệu để tu học có thể chia làm 3 thể loại:
1/.Kinh 經:  Là lời dạy của người khai sáng hàm chứa về chân lý, hay cả chân lý và đạo đức.  Ví dụ như kinh Phật của đạo Phật, kinh Thánh của đạo Chúa, kinh Koran của đạo Hồi, Ngũ kinh của đạo Khổng, Đạo Đức kinh của đạo Lão.
2/.Luật 律:  Là lời dạy căn bản của người khai sáng hàm chứa về đạo đức hay lời dạy cập nhật của người kế thừa về sau dựa vào lời dạy căn bản này, sao cho cho phù hợp với đời sống xã hội luôn đổi thay.
          3/.Luận 論:  Là lời chú giải của người về sau nhằm làm sáng tỏ nghĩa lý của kinh về chân lý. 
Tập hợp các tư liệu lại gọi là tạng藏. Dựa theo thể loại nói trên, có 3 tạng là Kinh tạng 經藏,  Luật tạng 律藏  và  Luận tạng 論藏
III. Tu học ở Ki-tô giáo.
          Quan điểm tu học theo Ki-tô giáo được xem là dựa vào hai sách Cựu Ước và Tân Ước, được xem là thuộc loại kinh, và Thần học là hệ thống triết học về Thượng Đế cùng các mối liên quan, được xem là thuộc loại luận.
          Trong 10 điều răn của sách Cựu Ước và nằm rải rác trong sách Tân Ước (Xem bên dưới), và sách của John (trong Tân Ước), cho chúng ta thấy rằng 10 điều răn đã thể hiện quan điểm về đạo đức và chân lý, phân chia như sau:
- Chân lý siêu thế  và Đạo đức siêu thế là nhận thức và hành động từ điều 1-4.
- Đạo đức thế tục được nhận thức và hành động từ điều 5-10.
Nói chung Ki-tô giáo xem chân lýlà đức Chúa Trời vô hình tướng, là Thiên Chúa, là Thần, là Thượng đế, là Đấng tự hữu và hằng hữu, toàn năng, toàn thiện, toàn trí, toàn mỹ, tạo dựng nên vũ trụ và muôn loài, có toàn quyền ban ơn và trừng phạt các vật thụ tạo theo ý muốn riêng của mình, trong đó có con người. Hội Thánh Thiên Chúa giáo là bộ phận đại diện Chúa Trời tại thế gian, có đầy đủ quyền lực trong việc chăn dắt con người.
Theo đó, người theo đạo phải sống với  chân lý và đạo đức thông qua 3 nhân đức đối Thần được Hội Thánh lập nên là chính, gồm có:
- Đức tin (德信;  E: Faith)   Nghĩa là phải tin tưởng vô điều kiện vào Thiên Chúa, tin vào ơn ban gắn bó mình với Thiên Chúa.
- Đức cậy (德望;  E: Hope):   Nghĩa là phải cầu xin để mong được Thiên Chúa ban ơn cho sự sống sung sướng đời đời nơi Thiên đàng.
- Đức mến (德愛;  E: Charity): Nghĩa là phải hết lòng yêu thương Thiên Chúa và mong được hưởng nhan Thiên Chúa (thấy mặt Chúa).  Đức mến còn gọi là Đức ái.
Phẩm hạnh đạo đức cao nhất của con người là niềm hy vọng vô điều kiện vào việc ban ơn của Thiên Chúa (Đức cậy), đó là sự tha thứ tội lỗi, sự sống lại (của người đã chết) và sự sống sung sướng đời đời nơi Thiên Đàng.
- Mười điều răn trong sách sách Cựu Ước:
1) Chỉ thờ phượng Giê-hô-va Đ.c Chúa Trời.​—Xuất Ai Cập 20:3.
2) Không được thờ thần tượng.​—Xuất Ai Cập 20:​4-6.
3) Không được dùng danh Đức Chúa Trời một cách thiếu suy xét.​—Xuất Ai Cập 20:7.
4) Hãy giữ ngày Sa-bát (Chủ Nhật).​—Xuất Ai Cập 20:​8-​11.
5) Hãy hiếu kính cha mẹ.​—Xuất Ai Cập 20:12.
6) Không được giết người.​—Xuất Ai Cập 20:13.
7) Không được phạm tội ngoại tình.​—Xuất Ai Cập 20:14.
8) Không được trộm cắp.​—Xuất Ai Cập 20:15.
9) Không được làm chứng dối.​—Xuất Ai Cập 20:16.
10) Không được tham muốn những gì thuộc về người khác.​—Xuất Ai Cập 20:17.
- Mười điều răn được thấy trong sách Tân ước:
1) Chỉ thờ phượng Giê-hô-va Đ. Chúa Trời– Khải huyền 22:​8, 9
2) Không được thờ thần tượng– 1 Cô-rinh-tô 10:14
3) Tôn vinh danh Đức Chúa Trời– Ma-thi-ơ 6:9
4) Đều đặn thờ phượng Đức Chúa Trời– Hê-bơ-rơ 10:24, 25
5) Hiếu kính cha mẹ- Ê-phê-sô 6:1, 2
6) Không được giết người– 1 Giăng 3:15
7) Không được phạm tội ngoại tình– Hê-bơ-rơ 13:4
8) Không được trộm cắp– Ê-phê-sô 4:28
9) Không được làm chứng dối– Ê-phê-sô 4:25
10) Không được tham muốn những gì thuộc về người khác– Lu-ca 12:15
Mười Điều răn được cho là giải thoát con người khỏi nô lệ tội lỗi, cho con người con đường sống và được sống đời đời (Mt 19,16-19). 
1) Kinh Cựu Ước và kinh Tân Ước.
1/.Kinh Cựu Ước(舊約;  E: Old Testament) gồm 46 phần (quyển nhỏ). Cựu Ước là phần đầu của toàn bộ Kinh Thánh Kitô giáo được tuyển chọn từ phần lớn kinh Tanakh của Do Thái giáo. Cựu Ước được sắp xếp thành các phần khác nhau như luật pháp, lịch sử, thi ca và tiên tri, mô tả Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người, chọn các tổ phụ, các tiên tri và chọn dân riêng của Thiên Chúa. Tất cả nội dung của sách này đều được viết trước thời điểm sinh ra của Chúa Jesus người Nazareth, người mà cuộc đời và tư tưởng là trọng tâm của Tân Ước.
2/.Kinh Tân Ước (新約;  E: New Testament) gồm 7 phần (quyển sách nhỏ), mô tả Thiên Chúa cử đức Jesus xuống thế làm người, loan báo và thực hiện Phúc âm (福音: tin tốt lành hay tin mừng). 
Theo đó, kinh Tân Ước còn gọi là sách Tin mừng, có những công dụng được giải thích như sau:
1.Thứ nhất, đức Jesus là “Con Một Thiên Chúa” (Ga 3,16). Con Một của Thiên Chúa nghĩa là chỉ một mình đức Jesus đích thực là Con trên hết mọi người con, đã từ trời xuống thế, sinh sống ở đất để cứu rỗi con người. Tiếp nữa, “Đức Jesus với Chúa Cha là một” (Ga 10, 30), nghĩa là Jesus cũng là Thiên Chúa. Do đó đức Jesus vừa là Thiên Chúa vừa là người.
2. Thứ hai,đức Jesus là Thiên Chúa đã xuống thế làm người cứu chuộc với 3 nhiệm vụ cốt yếu đối với loài người là: mặc khải, cứu chuộc, chiêu hồi và qui tụ (SGLGHCG số 516, 517, 518).
- Mặc khải :  Đức Jesus biết rõ Thiên Chúa cũng như biết rõ con người, biết rõ ngôn ngữ hình ảnh nào diễn tả Thiên Chúa đúng nhất và dễ hiểu nhất cho con người để mặc khải “Không ai biết rõ Chúa Cha trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho” (Mt 11, 27).
- Cứu chuộc :  Đức Jesus đích thân thực hiện chương trình cứu rỗi và cứu chuộc loài người, nghĩa là Phúc âm hóa họ, biến đổi họ từ thù nghịch với Thiên Chúa trở thành con cái nghĩa thiết với Thiên Chúa, để chuộc lại tội không vâng phục Thiên Chúa, như:
- Chiêu hồi và qui tụ:  Đức Jesus đã chiêu hồi được một số đông người Do thái tin theo, và qui tụ họ thành nhóm 12 tông đồ để làm nền móng cho Giáo hội Thiên Chúa nối tiếp công việc của mình. Trước khi về trời (chết), đức Jesus đã sai Giáo hội đi khắp trần gian “Làm cho mọi dân trở thành môn đệ, làm phép rửa tội cho họ, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều mà Người đã truyền. Và Người hứa ở cùng Giáo hội mọi ngày cho đến tận thế” (Mt. 28, 19-20).
2) Hệ thống Thần học của Ki-tô giáo.
Đây là những khuynh hướng triết học của người về sau luận bàn về Thiên Chúa vô hình và những mối liên quan, chỉ mang tính lý thuyết. Có 3 khoa Thần học chính như sau:
1/.Thần học tín lý(神學信理;  E: dogmatic theology):  Có nội dung dạy cho tín đồ phải tin vào Thiên Chúa vô hình là có thật, và sự sống mà Thiên Chúa đã ban cho con người. Đây là tổng hợp các giáo lý có tính lý thuyết về sự mặc khải và hoạt động của Thiên Chúa. Theo đó, Hội thánh đã đưa ra các tín điều chỉ dạy, bao gồm:
- Thiên Chúa duy nhất và ba Ngôi.
- Thiên Chúa là Đấng tạo dựng.
- Thiên Chúa và hiện diện lịch sử.
- Thiên Chúa và công trình cứu độ.
- Thiên Chúa và ân sủng.
- Thiên Chúa và Hội thánh.
- Thiên Chúa và bí tích.
2/.Thần học luân lý (神學倫理;  E: moral theology):  Có nội dung dạy cho tín đồ phải giữ, đó là việc tội phải tránh-việc thiện phải làm, nhằm duy trì và phát triển sự sống siêu nhiên. Đây là các nhân đức, tức việc thiện mà tín đồ phải làm,bao gồm:
1.Nhân đức luân lý(E: moral virtue):
          - Đức khôn ngoan (E: prudence).
          - Đức công bằng (E: justice):  Gồm có đức tôn thờ (E: adoration), đức tuân phục (E: obedience).
          - Đức đại đảm (E: fortitude):  Gồm có đức khoát đạt (E: magnanimity), đức đại độ (E: munificence), đức nhẫn nhục (E: patience), đức kiên nhẫn (E: constancy).
          - Đức tiết độ (E: temperance):  Gồm có đức trinh khiết (E: chastity), đức khiêm nhu (E: humility), đức hiền hòa (E: meekness), đức thanh bần (E: poverty).
2.Nhân đức đối Thần(E: theological virtue):
          -Đức tin (E: faith).
          -Đức cậy (E: hope).
          - Đức mến (E: charity:  còn gọi là đức ái)
3/.Thần học tu đức (神學修徳;  E: ascetical theology):  Có nội dung dạy cho tín đồ phương pháp đạt tới đích thánh thiện.  Theo đó, đường đi đến thánh thiện gồm 3 giai đoạn thực tập rèn luyện, được xem là 3 bậc thánh thiện, không có giới hạn rõ rệt, mà chỉ có tính cách liên tục, tiệm tiến và trường kỳ.
1.Bậc khởi sinh(E: beginner):  Còn gọi là đường Thanh tẩy (the Purgative Way) mọi tội lỗi, nhất là trọng tội.  Sự thống hối được thực thi bằng nhân đức luân lý và nhân đức đối thần nói trên.
2. Bậc tiến sinh(E: progress):  Còn gọi là đường Quang minh (E: the Illuminative Way), với luyện tập hai loại nhân đức nói trên nhưng cao hơn, noi theo sự tận hiến của Chúa Jesus.
3. Bậc hiệp sinh(E: communion):  Còn gọi là đường Hiệp nhất (E: the Unity Way), luyện tập cao độ các nhân đức nhờ vào sự trợ giúp của Hồng ân Thánh linh (E: the Gifts of the Holy Ghost).  Tuy nhiên, người tu vẫn phải tiếp tục thống hối, hy sinh để canh tân tâm hồn thánh thiện, để làm hài lòng Chúa, nhằm kết hợp linh hồn mình với Thiên Chúa.
3) Giáo lý Công giáo.
Nói chung, giáo lý Công giáo được xem là  trích từ kinh Cựu ước, kinh Tân ước, sách Thánh Truyền (ghi lại những thói quen trong lối sống nếp nghĩ của dân được truyền lại), và hệ thống Thần học, mà người tu phải học và hành theo, được tóm lại với 4 mối kinh sau, được xem là nghi thức tụng niệm hàng ngày:
1- Những điều phải TinThiên Chúa, trình bày nơi kinh Tin kính.
2- Những điều phải Xin Thiên Chúa, trình bày nơi kinh Lạy Cha.
3- Những điều phải GiữtừThiên Chúa dạy, trình bày nơi kinh 10 Điều răn.
4- Những điều phải LãnhtừThiên Chúa ban, trình bày nơi kinh 7 Bí tích.
Nội dung các kinh đọc:
1/.  Kinh Tin kính:
1.Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.
2.Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh; chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
3.Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
4.Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này.
5.Tôi tin các Thánh thông công.
6.Tôi tin phép tha tội.
7.Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
8.Tôi tin hằng sống vậy.
Amen (Xin được như vậy).
 
2/.  Kinh Lạy Cha(cầu xin):
Lạy Cha chúng con ở trên trời:
1.Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng.
2.Nước Cha trị đến.
3.Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
4.Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.
5.Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.
6.Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ
7.Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Amen (Xin được như vậy).
 
3/.  Kinh 10 điều răn:
Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn:
Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
Thứ ba: Giữ ngày Chúa nhật.
Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ.
Thứ năm: Chớ giết người.
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục.
Thứ bảy: Chớ lấy của người.
Thứ tám: Chớ làm chứng dối.
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người.
Thứ mười: Chớ tham của người.
Mười điều răn ấy tóm về hai điều này mà chớ:
- Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự.
- Sau lại yêu người như mình ta vậy.
Amen (Xin được như vậy).
 
4/. Kinh 7 bí tích:
Đạo Đức Chúa Trời có bảy phép Bí-tích:
Thứ nhất: là phép Rửa tội.
Thứ hai: là phép Thêm sức.
Thứ ba: là phép Mình Thánh Chúa.
Thứ bốn: là phép Giải tội.
Thứ năm: là phép Xức dầu thánh.
Thứ sáu: là phép Truyền chức thánh.
Thứ bảy: là phép Hôn-phối.
Amen (Xin được như vậy).
 
IV. Tu học ở Nho giáo – Lão giáo.
A. Nho giáo.

Confucianism –Wikipedia
Nho giáo – Wikipedia tiếng Việt
Quan điểmtu học theo Nho giáo được xem làdựa vào hai bộsách,đó làNgũ Kinh được xem như thuộc loại kinh và Tứ Thưthuộc loại luận.
Qua sơ lược tìm hiểu về nội dung của 2 bộ sách gồm 9 quyển này, chúng ta có thể nhận ra rằng:
- Đạo đứcđược nhận thức và hành động nơi 9 bộkinh và luậnnày, đặc trưng bằng Ngũ thường 五常của Khổng tử và Ngũ luân 五倫của Mạnh tử.
- Chân lý được nhận thức và hành động nơi kinh Dịch và luận Trung Dung, đặc trưng bằng sự biến hóa bởi Luật ứng cầu應求, Luật tích tiệm積漸, Luật phản phục(quân bình, cân bằng) 反復.
1)Ngũ kinhTứ thư.

Ngũ kinh – Wikipedia tiếng Việt
Tứ thư – Wikipedia tiếng Việt
1/.Ngũ kinh五經là 5tác phẩm kinh điển dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, 5 quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính khi ông đã trên 68 tuổi, bao gồm:
1.Kinh Thi詩經:  Nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng inh mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai “học Kinh Thi chưa?”, người con trả lời “chưa”. Khổng Tử nói “Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao” (sách Luận ngữ).
2.Kinh Thư書經:  Ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
3.Kinh Lễ禮記:  Ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu inh lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: “Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời” (sách Luận Ngữ).
4.Kinh Xuân Thu春秋:  Ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: “Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này”. Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.

I Ching – Wikipedia
Kinh DịchWikipedia tiếng Việt
5.Kinh Dịch易經:  Nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái, … Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ.bàn luận tổng quát về sự hay dởcủa mỗi quẻ, tức là của mỗi hoàn cảnh. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch 周易.
Trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-481 TCN), Khổng Tử được xem là người đã giảng giải rộng thêm Thoán từHào từ nơi Thập Dực 十翼cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện. Thập Dực được gọi là Dịch truyện 易傳, gồm 10 thiên như sau:
I. Thoán truyện: 2 thiên.
II. Tượng truyện – 2 thiên.
III. Hệ từ truyện cũng gọi là Đại truyện – 2 thiên.
IV. Văn ngôn truyện – 1 thiên.
V. Thất quái truyện – 1 thiên.
VI. Tự quái truyện – 1 thiên.
VII. Tạp quái truyện – 1 thiên.
Trong Hệ từ truyện của Thập dực có viết: “Hình Nhi Hạ giả vị chi Khí – Hình Nhi Thượng giả vị chi Đạo”. Nghĩa là: Từ cái hình chất trở xuống gọi là Khí – Từ cái hình chất trở lên gọi là Đạo.  Theo đó:
- Hình Nhi Hạ học thuộc phạm trù đạo đức (Hệ từ Hạ).
          - Hình Nhi Thượng họcthuộc phạm trù chân lý (Hệ từ Thượng).
a/.Hình Nhi Hạ học(形而下學;  E: Exoterism, Physics):  Là cái học ở mức thấp, tức đạo đức, có quan hệ đến cuộc sống hằng ngày về thể chất (thực tế hữu hình). Hình Nhi Hạ học là cái học Công truyền, còn gọi là Nhơn đạo.
Học thuyết Nho giáo về Hình Nhi Hạ học dạy về Quân Tử, Tiểu nhân, Tam cang, Ngũ thường, Chính danh, Tu thân.
b/.Hình Nhi Thượng học(形而上學;  E: Esoterism, Metaphysics):  Là cái học ở mức cao, tức chân lý, có quan hệ đến cuộc sống hàng ngày về tinh thần(tư tưởng vô hình). Hình Nhi Thượng học là cái học Tâm truyền, còn gọi là Huyền học hayThiên đạo.
Học thuyết Nho giáo về Hình Nhi Thượng học, dạy về những nguyên lý và mục đích của sự vật, của nhân sinh, của vũ trụ. Đó là quan niệm về Thái Cực, cái lẽ biến hóa của tự nhiên (Thiên lý), đặc trưng bởi Dịch.
Hai phần Hình Nhi Hạ học và Hình Nhi Thượng học giống như thể xác và tinh thần của con người, có liên quan mật thiết với nhau.
2/.Tứ thư 四書là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn, bao gồm:
1.Đại Học大學:  Là cái học của bậc đại nhân, và là cái học để trở thành bậc đại nhân.  Đại học được xem là một thiên trong Kinh Lễ.  Đại học đưa ra ba cương lĩnh, được cụ thể hóa bằng 8 điều mục nhỏ, bao gồm:
+ Cách vật 格物:  Là tiếp cận và nhận thức đúng đắn sự vật.
+ Trí tri 致知:  Là đạt tri thức thấu hiểu về sự vật.
+ Thành ý 誠意:  Là chân thật, không dối người và không dối mình.
+ Chính tâm 正心:  Là suy nghĩ, hành động ngay thẳng, tự chủ bản thân.
+ Tu thân 修身:  Là không bảo thủ để sửa chữa sai lầm của bản thân.
+ Tề gia 齊家:  Là xếp đặt việc cho gia đình có nề nếp, hài hòa, tốt đẹp.
+ Trị quốc 治國:  Là lo cho nước được có kỷ cương, an trị.
+ Bình thiên hạ 平天下:  Là làm cho lòng người quy thuận, yên bình.
2.Trung Dung中庸:  Là cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân. Sách Trung Dung cũng được xem là một thiên trong Kinh Lễ, sách chia làm hai phần:
- Phần 1: Từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy các học trò về đạo lý trung dung, phải làm sao cho tâm được: tồn, dưỡng, tĩnh, sát; ở đời thì gồm đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, gọi là Ngũ thường cho hòa với muôn vật, hợp với lòng Trời để thành người tài giỏi.
- Phần 2: Từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ trung dung.
3.Luận Ngữ論語:  Là sách dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.Trình Y Xuyên, một nhà Nho đời Tống nói:
Có người đọc xong Luận Ngữ không thấy gì cả, có người đọc xong lại thấy thích thú một vài câu, có người đọc xong thì rất thích thú đến độ múa tay múa chân mà không hay biết …  Ai đọc xong Luận Ngữ mà vẫn còn những tính nết như trước khi chưa đọc thì người ấy chưa hiểu được sách Luận Ngữ vậy.”
Bởi vậy, khi đọc Luận Ngữ, phải đọc chậm rãi, suy nghĩ tường tận, càng suy nghĩ càng phát hiện được nhiều điều hay.
4.Mạnh Tử孟子:  Đây là bộ sách viết ra bởi Mạnh Tử và các môn đệ của ông, ghi chép lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử và các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác như: học thuyết của Mặc Tử, Dương Chu.
Sách Mạnh Tử gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: Tâm học và Chính trị học.
- Tâm học:  Mạnh Tử cho rằng mỗi người đều có tính thiện do Trời phú cho. Sự giáo dục phải lấy tính thiện đó làm cơ bản, giữ cho nó không mờ tối, trau dồi nó để phát triển thành người lương thiện. Học là để giữ cái Tâm, nuôi cái Tính, biết rõ lẽ Trời mà theo chính mệnh. Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục nên lương tâm bị mờ tối, thành ra bỏ mất Nhân Nghĩa.
Phần Tâm học của Mạnh Tử rất sâu xa, khiến học giả dù ở địa vị hay cảnh ngộ nào cũng giữ được phẩm giá tôn quý.
- Chính trị học: Mạnh Tử chủ trương: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.  Đây là một tư tưởng rất mới và rất táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế đang thịnh hành.
Mạnh Tử cho rằng phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người trị dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành.
Chủ trương về chính trị của Mạnh Tử thật vô cùng mới mẻ và táo bạo, nhưng rất hợp lý, làm cho những người chủ trương quân chủ thời đó không thể nào bắt bẻ được. Có thể đây là lý thuyết khởi đầu để hình thành chế độ quân chủ lập hiến sau này.
Tóm lại, bộ sách Mạnh Tử rất có giá trị với Nho giáo. Phần Tâm học trong sách là đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo.
          2)Lễ và Nhạc.

Truyền thống Nho giáo của người Hàn Quốc trong Tết Trung thu: người con làm lễ dâng rượu cho cha.
Từ 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo là Tứ Thư-Ngũ kinh, đã dẫn đến luận về việc tu thân bằng hai yếu tố là Lễ và Nhạc.
          1/.Lễ nhằm tiết chế những ham muốn bên ngoài, nếu không tiết độ sẽ là mầm móng của sự rối loạn.
          2/.Nhạc nhằm luyện tâm tính bên trong được trong sáng, ngay thẳng: “Lòng người cảm điều thiện thì thiện thanh ứng, cảm điều ác thì ác thanh ứng”.
          Nhạc là “động bên trong”, còn Lễ được xem là “động bên ngoài”.  Tất cả đều có mục đích giáo hóa con người.  Mục đích cuối cùng của Nhạc là Hòa, của Lễ là Thuận.  Hòa là điều hòa tính tình, Thuận là thuận hợp nghĩa lý.  Ngày nay mọi người chúc nhau gia đình hòa thuận là vậy.
          Thuyết đức trị chỉ có ở Phương Đông, tuy ngày nay không phù hợp với pháp trị do sự phát triển của pháp luật, nhưng nó vẫn là nền tảng tạo nên sự ổn định, đặc biệt trong các nền kinh tế phát triển của các nước Á Đông ngày nay.
B. Lão giáo.

Taoism - Wikipedia
Đạo giáo – Wikipedia tiếng Việt
  
 
Tao Te Ching - Wikipedia
Đạo đức kinh – Wikipedia tiếng Việt
Quan điểm tu học theo Lão giáo (= Đạo giáo) được xem là dựa vào bộ sách Đạo Đức kinh, đó là bộ sách thuộc loại kinh được Lão Tử viết ra gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần là Thượng kinh và Hạ kinh. Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của Lão Tử căn cứ trên hai chữ Đạo 道và Đức . Giáo huấn của ông là khuyên người nên rèn luyện trí tuệ để tính tình trở nên giản dị, thật thà, đời sống không nên tranh giành, xử thế thì nên đơn giản.
1) Thượng kinh:  Gồm 37 chương. Thượng kinh luận về chữ Đạo, tức chân lý, nên được gọi là Đạo kinh.  Trích:
- Đạo:  Trong chương 1 có viết: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo道可道非常道–  nghĩa là  Đạo (mà) có thể gọi được, không phải là Đạo thường (hằng cửu)”.
- Tự tri: Trong chương 33 có viết: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh知人者智,自知者明 –  nghĩa là  Biết người là trí khôn. Biết mình là sáng suốt.”.  Xem ra ông chú trọng đến việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác.
2) Hạ kinh:  Gồm 44 chương. Hạ kinh luận về chữ Đức, tức đạo đức, nên được gọi là Đức kinh.  Trích:
- Vô vi :  Trong chương 48 có viết:  ”Vô vi nhi vô bất vi無為而無不為–  nghĩa là     Làm mà như không làm”.  Khái niệm về Vô vi trong Đạo Đức kinh thường được hiểu lầm là không nên làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng làm mà không chấp thủ vào việc mình đã làm.
Hơn nữa, ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá. Như vậy Vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước, là hành động theo quy luật khách quan tự nhiên.
- Bất ngôn:Trong chương 56 có viết: “Tri giả bất ngôn. Ngôn giả bất tri知者不言. 言者不知–  nghĩa là Người biết thì không nói, người nói không biết”.  Người biết không nói chẳng phải vì vị kỷ muốn giữ riêng cho mình, mà bởi vì tránh thị phi trong cái thế giới hai mặt dễ bị con người chấp kiến.
Đạo Đức kinh trong Đạo giáo về sau được xem là cách thức để tu luyện nhằm tiến tới trạng thái trường sinh bất lão là mục đích chính, chứ không nhằm mục dích dùng Đạo để phát huy Đức.
Đạo Đức kinh ngày nay còn là quyển sách của các tôn giáo Tiên giáo như kiểu Kinh Thánh (Holy Bible). Các tôn giáo này suy tôn Lão Tử là giáo chủ và được gọi là Thái Thượng Lão Quân.  Ở Việt Nam nổi bật là đạo Cao Đài, lấy Đạo Đức kinh làm giáo trình chính để đi theo, và xem đây là một quyển sách về Dịch (như Kinh Dịch) nhưng không có quẻ.
V. Tu học ở Phật giáo.

Buddhism – Wikipedia
 Phật giáo –Wikipedia tiếng Việt
          Quan điểm tu học theo Phật giáo về đạo đức và chân lý được xem là dựa vào 3 tạng  Kinh-Luật-Luận. Giáo lý Phật giáo là đúc kết thành hệ thống các tinh túy từ 3 tạng Kinh-Luật-Luận này.
          - Tạng kinh chép lại lời đức Phật đã giảng dạy về đạo đức và chân lý theo từng bối cảnh thích hợp, và kéo dài khoảng 45 năm sau khi thành đạo. Vì thế kho kinh của đạo Phật vô cùng đồ sộ và phong phú so với các đạo giáo khác.
          - Tạng luật chép lại lời đức Phật đã giảng dạy về đạo đức, được đức Phật chế tác theo từng hoàn cảnh trên bước đường hoằng pháp, nhằm kiện toàn oai đức của người tu trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, mà không trái với chân lý.
          - Tạng luậnchép lại lời chú giải kinh, được các cao tăng về sau thực hiện nhằm làm sáng tỏ, chứ không mang tính cập nhật mặc khải lời dạy của đức Phật.
 

Tripiṭaka - Wikipedia
Tam tạng – Wikipedia tiếng Việt
 

Buddhist texts -Wikipedia
Kinh điển Phật giáo – Wikipedia tiếng Việt
Kinh tạng Nikāya Pāli (từ tập 1 - tập 24) và A-Hàm Hán tạng (từ tập 25 - tập 37) là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy.
Bộ Đại Tạng kinh Việt Nam này trọn bộ 37 quyển. - 24 quyển đầulà Tạng Nikaya gồm Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ và Tiểu bộ được hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali. - 13 quyển saugọi là A-hàm, gồm: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm và Tăng Nhất A-hàm, có nội dung tương đương với 4 bộ đầu trong Tạng Nikaya, được hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch từ bản Hán Văn.
          Lộ trình hành giả tu học là Văn-Tư-Tu, tức học hỏi và suy tư đúng đắn để bước  vào thực hành rèn luyện, nhằm đạt tới kết quả của sự tu học là thiện hảo (Giới), vững chải  (Định), thông suốt (Tuệ), đó là đắc Giới – đắc Định – đắc Tuệ, là kết quả cho cứu cánh đích thực về đạo đức và chân lý từ sự chứng ngộ. 
          Do căn trí của chúng sinh không đồng đều, nên có những cấp độ từ thấp đến cao cho hành giả tu học từ đạo đức đến chân lý, tức từ  Nhân thừa => Thiên thừa … => Phật thừa.
Mặt khác, để việc tu học và hoằng pháp được hoàn hảo, hành giả cũng cần chủ động nắm chắc việc học bằng những cách hỏi, có 5 cách hỏi sau :
          1/ Hỏi để biết điều chưa biết (P: aditthajotana puccha).
            2/ Hỏi để hiểu thêm điều đã biết (P: ditthasamsandana puccha).
            3/ Hỏi để dứt bỏ hoài nghi (P: vimaticchedana puccha).
            4/ Hỏi để người trả lời, xác nhận ý kiến của mình (P: anumati puccha).
            5/ Hỏi với ý nghĩ: “Nếu người được hỏi không biết, mình sẽ trả lời” (P: kathetukamyata puccha).
          1)Tu học đạo đức:  

Buddhist ethics- Wikipedia
Các trụ cột đá đã được vua Ashoka xây dựng trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ với các sắc lệnh thúc đẩy đạo đức và giới luật đạo đức của Phật giáo.
Đây là cách tu học hướng thiện. Có 2 cấp độ là Nhân thừa và Thiên thừa.  
1/.Nhân thừa
Hành giả thực hành rèn luyện tốt 5 điều đạo đức sau.
                    1. Tôn trọng sự sống (không sát sinh):  Không sát hại muôn loài do động cơ của lòng tham-sân-si.
                    2. Tôn trọng tài sản vật chất (không trộm cắp):  Không xâm phạm của cải người khác do động cơ của lòng tham-sân-si.
                    3. Tôn trọng tình cảm riêng tư (không tà hạnh):  Không tà hạnh do động cơ của lòng tham-sân-si.
                    4. Lợi khẩu (không nói dối):  Không nói những gì khiến làm hại muôn loài do động cơ của lòng tham-sân-si.
                    5. Lợi trí (không uống rượu):  Không dùng chất gây nghiện làm mất trí do động cơ của lòng tham-sân-si.
-------------------                          
Chú thích:   
+Tôn trọng sự sống : có quan điểm cho rằng tùy theo trình độ tâm linh (= giá trị tinh thần cao nhất ) của hành giả từ thấp đến cao đối với sát sanh, mà có những thể hiện hành động xấu cố ý từ nặng đến nhẹ, như cố ý làm hại từ người đến động vật lớn, động vật bé.
            + Lòng tham-sân-si có thể được hiểu đơn giản như sau :
                        - Tham :  Đó là tâm khởi từ ưa thích đến chiếm giữ sự vật nào đó.
                        - Sân    :  Đó là tâm khởi từ chê ghét đến loại trừ sự vật nào đó.
                        - Si       :  Đó là do thiếu Chánh kiến, như thiếu hiểu biết về luật Nhân Quả …; hay ngược lại có Tà kiến, như phủ bác Nhân Quả khiến đưa đến các hành động có hại cho sự sống của con người.
                                  
          2/.Thiên thừa:  
Hành giả thực hành rèn luyện tốt 10  điều đạo đức sau.
                                                 Thân:  có 3 điều.
                    1/  Không sát sinh mà phóng sinh.
                    2/  Không trộm cắp mà bố thí.
                    3/  Không tà hạnh mà giữ phạm hạnh.
                                                 Khẩu:  có 4 điều.
                    4/  Không nói dối mà nói lời thành thật.
                    5/  Không nói thêu dệt mà nói lời chất trực.
                    6/  Không nói hai lưỡi mà nói lời hòa hợp. 
                    7/  Không nói lời hung ác mà nói lời dịu dàng, hòa nhã.
                                                 Ý  :  có 3 điều.
                    8/  Không tham dục (vị kỷ) mà viễn ly (vị tha) bằng pháp bố thí.
                    9/  Không sân hận mà khoan dung bằng  pháp nhẫn (kiềm chế).
                   10/ Không si mê mà sáng suốt thấy biết luật Nhân-Quả.
          Có thể thấy 10 điều thiện nơi đây là sự mở rộng 5 điều thiện của Nhân thừa về mặt nhận thức và hành động tích cực trực tiếp nơi cá nhân. Còn về gián tiếp nơi cá nhân như - bảo kẻ khác làm - vui khi thấy kẻ khác làm - khen khi thấy kẻ khác làm - 10 điều thiện, từ đó sẽ phát sinh thêm 30 điều thiện khác.  Như vậy, hành động có tác ý tạo nên tất cả 40 thiện nghiệp, và đối lại là 40 bất thiện nghiệp, đó là các Thânnghiệp, các Khẩunghiệp và các Ýnghiệp.
          Theo kinh Thập Thiện :  “10 điều đạo đức này là nhân lành của đạo quả Nhân, Thiên (cõi người, cõi trời), là nhân lành của đạo quả Bồ Đề (giác ngộ-giải thoát) của hàng Thinh Văn, Độc Giác, là nhân lành của đạo quả Vô Thượng Bồ Đề của chư Phật.  Tất cả đều y vào thiện pháp này làm cội gốc mà được thành tựu.”.
  NHÂN QUẢ
Giữ Thiện Tiến thiện  
  1. THÂN  
Không sát sanh, không phá hoại môi trường Cứu sanh, chăm sóc môi trường, con người, cây cỏ Khỏe mạnh, trường thọ
Không tước đoạt, ngay thẳng Giúp đỡ, chánh thiện thí Giàu sang, an ổn
Không tà dâm, quan hệ bất chính, đa dâm Tu tập Tinh – Khí – Thần Xinh đẹp, hạnh phúc
  2. KHẨU  
Không nói dối gạt, chân thật Nói lời chân thật mang đến lợi ích Uy thế, tiếng tăm
Không nói xảo ngôn thêu dệt Nói đúng sự thật, giúp mọi người hiểu được vấn đề Mọi người kính mến
Không nói hai chiều, ly gián, nịnh hót Nói lời hòa hợp, trung thực thẳng thắng Mọi người kính nể, mang  ơn
Không nói thô tục, ác độc Nói lời lịch sự, cao đẹp Mọi người tôn trọng
  3. Ý  
Không còn gian tham, bỏn xẻn (tham) Thí xã, rộng rãi Vô lượng phước báu
Không còn nóng nảy thù vặt (sân) Từ tốn, nhẫn nhịn,  nhẫn nại Vô lượng duyên lành
Không còn mê muội, thụ động (si) Học hỏi, trau dồi tri thức, năng động Vô lượng trí tuệ
 
 
Đạo đức học Phật giáo đặt nền tảng trên chân lý Duyên khởi-Vô ngãthể hiện tính tương đối, vượt lên mọi không gian và thời gian. Do đó, trong mọi trường hợp có hình thức cụ thể, giá trị đạo đức có thể sánh với nguyên tắc chuẩn mực sau:
Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người,được xem là xấu, là ác, là dữ.”
Tu dưỡng Đạo đức hay tu dưỡng Giới là cách thực hành Chánh niệm nguyên tắc Đạo đức này.
          2)Tu học chân lý:  

Pratītyasamutpāda - Wikipedia
Duyên khởi – Wikipedia tiếng Việt
Đây là cách tu học hướng chân. Hành giả tu học đạt tới đích gọi là Thánh giả.  Chữ Thánh trong Phật giáo không mang ý nghĩa siêu hình hay siêu thế, mà chỉ cho bậc luôn giữ được nội tâm thanh tịnh (P: muni) bởi đã thuần thục sự sống của mình là các hành động hợp đúng lẽ thật (chân lý).  Có 2 quan điểm:
          1/.Theo Phật giáo Nam truyền(PGNT):  
Có 4 bậc thánh cho hành giả tu học hướng chân, đó là Tu-đà-hườn, Tư-đà-hàm, A-na-hàmA-la-hán.  Phương pháp thực hành của PGNT đặt trọng tâm trên nhận thức đoạn trừ phiền não (lậu hoặc).
1.Tu định- Giải trừ5 triền cái bằng 5 thiền chi:  Đoạn trừ 5 triền cái là chướng ngại khi hành giả bước đầu tu tập định gồm Hôn trầm-Thụy miênHoài nghiSân hậnTrạo cử-Hối quá, Tham dục bằng 5 thiền chi tương ứng là Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Xả. Từ đây hành giả đi vào tu tập 4 tầng thiền định.
          -  Sơ thiền:   Tâm thiền gồm, thành tựu 5 thiền chi từ sự chuyển hóa 5 triền cái.
-  Nhị thiền:  Tâm thiền chỉ còn 3 thiền chi là Hỷ, Lạc, Xả.
-  Tam thiền: Tâm thiền chỉ còn 2 thiền chi là Lạc, Xả.
-  Tứ thiền:    Tâm thiền chỉ còn 1 thiền chi là Xả.
Sau khi tu tập thiền định để xả ly 5 thiền chi, hành giả hướng tâm tới việc thành tựu minh(P: vijja - thấy biết) bằng tu tập thiền tuệ, tức giải trừ chướng ngại 10 kết sử là 10 phiền não về các đời sống quá khứ, về Nghiệp và Nghiệp quả, và sau cùng thành tựu Niết-bàn giải thoát, là quả vị A-la-hán.
2/- Tu tuệ - Giải trừ 10 kết sử:  Đoạn trừ 10 kết sử gồm Thân kiến,  Hoài nghi,  Giới cấm thủ,  Dục ái,  Sân hận //  Sắc ái,  Vô sắc ái,  Mạn,  Trạo cử,  Vô minh.Đó là 10 phiền não, gọi là  thập kết sử, trói buộc và chiêu cảm chúng sinh bị động trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi.  Phương tiện tu tập để đoạn trừ 10 phiền não (tức 10 kết sử) này là thiền tuệ  “Tứ Niệm Xứ”, đó là thiền quán ở 4 lĩnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.  Thập kết sử được chia làm 2 nhóm là 5 hạ phần kết sử và 5 thượng phần kiết sử. Đoạn tận được 5 phiền não vi tế của thượng phần kiết sử thì chứng quả A-la-hán.  
Bảng tóm tắt
Tiến trình giác ngộ-giải thoát của một vị Thánh trong Phật giáo
Tứ quảvị  
Kết sử
(phiền não cần đoạn diệt)
 
Vòng tái sinh 
 
Dự Lưu – Tu-đà-hoàn
 Sotāpanna
(Stream-enterer)
 
Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ.
( 3 kết sử đầu tiên)
 
Thêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc trời
 
Nhất lai –Tư-đà-hàm
Sakadāgāmi
(Once-returner )
Làm nguội thêm Dục tham và Sân.
(2 kết sử kế tiếp)
Thêm một lần tái sinh nữa trong cõi Dục
 
Bất Lai – A-na-hàm
 Anāgāmi
(Non-returner )
 
Đoạn diệt hoàn toàn 5 hạ phần kết sử.
(Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục tham, và Sân)
Tùy sinh vào cõi Sắc giới
 
Bất sinh A-la-hán
 Arahanta
(Complete-liberation) 
Đoạn diệt hoàn toàn 5 thượng phần kiết sử
(Sắc tham, Vô Sắc tham, Mạn, Trạo cử, Vô minh)
Giải thoát vòng sinh tử luân hồi
 
 
Bốn quả vị Thánh
          [Xin xem them các mục từ Triền cái và Kết sử]
          2/.Theo Phật giáo Bắc truyền(PGBT):   
Có 3 bậc thánh cho hành giả tu học hướng chân, đó là Thanh Văn. Duyên Giác, Bồ Tát và Phật.  Phương pháp thực hành của PGBT đặt trọng tâm trên các nhận thức giác ngộ chân lý như sau :
          1.  Tứ Thánh đế  (四聖諦;  P: Cattari ariyasaccani;  S: Catvari aryasatyani;  E: The Four Noble Truths):  Quả vị là Thanh Văn thừa.
          2.  Thập Nhị Duyên Khởi  (十緣起;  P: Paticca samuppada;  S: Pratitya samutpada;  E: The Twelve Nidanas):  Quả vị là Duyên Giác thừa.
          3.   Lục Độ  (六度;  P;S: Paramita;  E: The Six Paramitas):  Là 6 Ba-la-mật.  Quả vị là Bồ Tát thừa và Phật thừa. 
          Thực ra, PGNT và PGBT đều được trang bị nhận thức về phiền não và nhận thức về chân lý, và cả hai đều rèn luyện hành động theo tinh thần không dính mắc Ba-la-mật.  Điều quan trọng bậc nhất là khi còn tại thế, đức Phật đã hệ thống hóa con đường tu học nên Thánh và cách sống của một bậc Thánh, đó là con đường có 8 yếu tố làm chuẩn mực, ứng xử cho mọi hành động nhập thế và xuất thế, viên dung vượt mọi không gian và thời gian, là Bát Chánh Đạo.  Vì vậy, PGNT cũng như PGBT đều cần lấy đó làm căn cứ cho sự nương tựa tu học, soi sáng tránh mọi lầm lạc đáng tiếc.
          3) Tu học chân lý và đạo đức - Bát Chánh Đạo.
Bát Chánh Đạo(八正道;  P: Ariya-aṭṭhaṅgikamagga;  S: Āryāṣṭāṅgamārga;  E:  The Eightfold Path) gồm:
1.Chánh tri kiến (Right view).              5.Chánh mạng (Right livehood).
          2.Chánh tư duy (Right thought).                    6.Chánh tinh tấn (Right effort).
3.Chánh ngữ (Right speech).               7.Chánh niệm (Right mindfulness).
4.Chánh nghiệp (Right action).            8.Chánh định (Right concentration).
 
     
Noble Eightfold Path - Wikipedia
Bát Chánh Đạo – Wikipedia tiếng Việt
 
Trong 8 chi phần của Bát chánh đạo thì Chánh kiến(= Chánh tri kiến) chính là nhận thức Duyên khởi, là nhận thức nền tảng chủ đạo cho 7 chi phần còn lại (từ Chánh Tư duy đến Chánh Định) biểu hiện giá trị cả về Chân lý và Đạo đức trong đạo Phật - đó là chân lý Duyên khởivà đạo đứcDuyên khởi
Thành tựu Bát Chánh Đạo là đồng nghĩa với mọi hành động của con người trong cuộc sống đều có nền tảng vững chắc trên Chánh tri kiến, là Niết-bàn hiện thực tại chính thế gian này vậy.
[Xin xem mục từ Bát Chánh Đạo, Duyên khởi, Vô ngã, Vô thường, Nhân Quả]
          4) Lộ trình tu học Tam tuệ và Thành tựu tu học Tam vô lậu.
Trong kinh Trường Bộ, đức Phật đã căn dặn : “ Luật (P: Vinaya)và Pháp (P: Dhamma)mà Như Lai đã giảng dạy cho các con, sau khi Như Lai diệt độ, chính Luật và Pháp này sẽ là Đạo sư của các con “. 
          - Luật :  Là phương tiện tu tập chế ngự những hành động của thânkhẩumang tính đạo đức, thường được gọi là Giới(P: Sīla). 
Trong Bát Chánh Đạo, các chi Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng được xếp vào nhóm Giới (= Giới uẩn).
          Giới hay Luật được xem là nền tảng cho sự phát triển của tâm (= ý, tinh thần), vì chính Giới-Luật nuôi dưỡng đời sống của tâm và làm cho tâm ngày càng vững vàng an tịnh.
          - Pháp : Là phương tiện tu tập chế ngự ý  (= tâm), đó là Thiền, thể hiện sự phát triển Định(P: Samatha) và Tuệ(P: Paññā).               
          Định:  Là nền tảng cho sự chế ngự các chướng ngại của tâm, đó là các pháp trần (P: dhammāyatana : cảnh duyên phân biệt của ý thức) và 5 triền cái nói trên.  Kết quả  của chế ngự là làm chủ được tâm. 
          Tuệ:   Là nền tảng cho sự thấy biết đúng lẽ thật về vũ trụ và thế gian - đó là sự thấu triệt về Duyên khởi (cụ thể là Vô ngã, Vô thường, Nhân Quả).  Người đã thành tựu Tuệ sẽ không còn có cái nhìn mê mờ về mọi hiện tượng (các pháp); do bởi tâm giải thoát mà hành giả chủ động trong Nhân QuảSinh Tử, và Vô nhiễm với mọi bất tịnh của thế giới đối đãi.
          Trong kinh Tương Ưng, đức Phật nói : “Này các tỳ khưu, ví như một đóa hoa sen sanh ra và lớn lên trong nước, vươn lên khỏi mặt nước và không bị ô nhiễm bởi nước.  Như Lai cũng vậy, này các tỳ khưu, sanh ra và lớn lên trong thế gian, và nhiếp phục đời, ta an trú, không bị đời làm ô nhiễm”.
Trong Bát Chánh Đạo, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định được xếp vào nhóm Định (= Định uẩn);  Chánh tri kiến, Chánh tư duy được xếp vào nhóm Tuệ (Tuệ uẩn). Như vậy, Luật Pháp tức Giới, Định, Tuệ.
Luật tạng viết:  “Do Giới sinh Định, do Định sinh Tuệ ” hàm ý rằng hành giả phải học hiểu Giới Định Tuệ. Theo đó, 3 duyên Giới Định Tuệ có thể tương tác nhau trong quá trình tu, đồng thời Giới Định Tuệ cũng biểu trưng cho giá trị từ thành quả tu học của hành giả. Nếu như hành giả giữ Giới mà không học hiểu và thực hành thiền định và thiền tuệ, thì Định và Tuệ không thể tự sinh được.
Hơn nữa, nơi các kinh Chánh Tri Kiến, kinh Đại Tứ Thập đã xác định rõ Chánh tri kiến là chi phần chủ yếu của Bát Chánh Đạo, tất cả các chi phần còn lại đều phải có mặt của Chánh tri kiến.  Như  vậy, có thể nói rằng hành giả thành tựu Giới Định Tuệ từ quá trình tu tập, luôn phải được Chánh tri kiến “Duyên khởi” soi sáng từ việc học hiểu Chánh pháp (= Chân lý Duyên khởi).
          1/.Tam vô lậu(無漏;  P: Tisso-sikkhà;  S: Tisraḥ-śikṣāh;  E: three    uncontaminated studies, threefold training) – Cũng gọi Tam thắng 勝.  Đó là :  Giới vô lậu Định vô lậu –Tuệ vô lậu.
          1.Giới vô lậu戒無漏    
Giới (;  P: Sīla;  S: Śīla;  E: Virtue, moral conduct) là đạo đức sống với môi trường xung quanh. Với Tuệ vô lậu hình thành từ sự thấy biết (giác ngộ) Duyên khởi-Vô ngã, sẽ dẫn tư duy hành giả khéo ứng xử hài hòa đối với môi trường sống xung quanh, đó là Giới vô lậu.  Hành giả đạt Giới vô lậu gọi là Đắc giới (= chứng đắc Giới).
Giới vô lậu được biểu hiện qua Nguyên tắc Đạo đức Phật giáo ứng xử đối với ngoại cảnh của hành giả.
Tu học Giớichính là thực hành Chánh niệm về Giới, đó là Chánh niệm “Nguyên tắc Đạo đức này đối với hệ thống giới như Ngũ giới, Thập giới ... . (Xin xem thêm mục từ Đạo đức Phật giáo)
          2.Định vô lậu定無漏   
Định (;  P: Samatha;  S: Śamatha;  E:  Calm mind) là sự kiềm chế, hướng tâm hành giả vào một chủ đề nào đó để tâm không lăng xăng loạn động. Khi chủ đề được chọn là chân lý khách quan tự nhiên Duyên khởi-Vô ngã, sẽ dẫn nội tâm của hành giả đến chỗ an tịnh (= đỉnh cao của thư giãn), đó là Định vô lậu. Hành giả đạt Định vô lậu, tức Chánh định được gọi là Đắc định ( = chứng đắc Định).
  Tu học Địnhchính là thực hành Chánh niệm về Định, đó là Chánh niệm chọn lọc các đề mục trong Thiền định (Xin xem mục từ Thiền định).               
          3.Tuệ vô lậu慧無漏(nói gọn là Tuệ  hay Tuệ giác).     
Tuệ (慧;  P: Paññā;  S: Prajñā;  E: Wisdom) là sự thông suốt lẽ thật (chân lý), cho nên dù hành giả sống trong thế giới nhị nguyên đối đãi, nhưng hành giả không phải dính mắc vào chúng, và biểu hiện của tuệ là khả năng biện tài vô ngại, đó là Tuệ vô lậu.  Hành giả đạt Tuệ vô lậu gọi là Đắc tuệ (chứng đắc Tuệ), tức bậc Thánh giác ngộ.
  Tu học Tuệchính là thực hành Chánh niệm về Tuệ, đó là Chánh niệm các đề mục thuộc Chân đế như Duyên khởi tính, Vô thường tính-Vô ngã tính (= Không tính, Phật tính, Tự tính, ...) trên 4 lĩnh vực Thân Thọ Tâm Pháp (= Tứ Niệm Xứ - Xin xem mục từ Thiền tuệ).
          2/.Tam tuệ(三慧;  P: ;  S: Tisraḥ prajñā:  E: Three kinds of prajna) dùng nói cho 3 thứ tuệ có khả năng quán triệt sự lí các pháp. Đó là: Văn tuệ – Tư tuệ – Tu tuệ.
- Văn tuệ(聞慧;  P: Suta-mayā paññā;  S: Zrutamayì prajñā;  E: Literary prajna, Prajna of listening):  Đó là Thánh tuệ vô lậu do nghe đạo lí Duyên khởi từ 3 tạng hoặc từ thiện tri thức mà sinh ra. Văn tuệ còn gọi là Văn sở thành tuệ (tuệ do chỗ nghe mà thành).
- Tư tuệ(思慧;  P: Cintā-maya paññā;  S: Cintāmayì prajñā;  E: Contemplative prajna, Prajna of contemplating):  Đó là Thánh tuệ vô lậu sinh ra từ sự tư duy về đạo lí Duyên khởi đã nghe, đã thấy.
- Tu tuệ(修慧;  P: Bhāvanā-maya paññā;  S: Bhāvanāmayì prajñā;  E: Real mark prajna, Prajna of meditation):  Đó là Thánh tuệ vô lậu nương vào sự tu tập đạo lí Duyên khởi mà phát sinh.
Trong Tam tuệ thì Văn là nhân, nếu hành giả thụ trì chuyển đọc, truyền bá rốt ráo các kinh tạng thì phát sinh Tuệ là quả - tức Văn tuệ; nương theo Văn tuệ này thì phát sinh Tư tuệ; nương vào Tư tuệ mà có Tu tuệ. Nói rõ hơn, nội dung của Tu tuệ chính là Chánh Niệm + Thiền Định + Thiền Tuệ, trong đó Chánh Niệm là chất liệu hình thành từ Văn tuệ và Tư tuệ.  Đây là tiến trình đoạn trừ phiền não, chứng đắc Niết bàn, giống như nương vào hạt giống mà nảy mầm, từ mầm mà sinh ra thân, từ thân chuyển sinh ra cành lá, hoa quả.
Văn tuệ và Tư tuệ được gọi là tán trí,chỉ là trợ duyên để phát khởi Tu tuệ; Tu tuệ thì là định trí, có đủ tác dụng đoạn hoặc (= trừ phiền não) và chứng lý (= thấy biết chân lý).
Trong kinh Ưu bà tắc giới Q.1; Luận Du-già-sư-địa Q.28; Luận Thành-thực Q.16; Luận Tập-dị-môn-túc Q.5; Luận Đại-tì-bà-sa Q.42; Luận Câu-xá Q.22; Phật-địa-kinh luận Q.1  cho rằng nếu nói theo giai vị của Bồ-tát thì Thập trụ được Văn tuệ, Thập hành được Tư tuệ và Thập hồi hướng được Tu tuệ.
Như thế có thể nói rằng Văn Tư Tu là lộ trình tu học trong đạo Phật, còn Giới Định Tuệ là thước đo, là kết quả 3 giá trị tu dưỡng của hành giả. Ba giá trị Giới Định Tuệ này luôn có tính tương tác nhau nơi hành giả trong quá trình thực hành tu.
----------------
Chú thíchTrong đạo Phật thành ngữ “Tu tâm – Dưỡng tính * 修心养性” có nghĩa là “Sửa chữa Vọng tâm, Tà tâm, Ác tâm ... và nuôi dưỡng phát triển Phật tính, Không tính, Duyên khởi tính (Vô thường tính + Vô ngã tính)”.  Chữ tâmcó nghĩa tiềm ẩn bên trong và tínhlà biểu hiện bên ngoài, đều hàm một ý thống nhất.
o0o
Tuệ giác = Tuệ giải thoát = Tuệ vô lậu (Trí tuệ giác ngộ).
Nội dung
I. Tổng quan về trí tuệ khoa học.
II. Tổng quan về Tuệ giác.
III. Phân biệt về Trí, Tuệ, Thông, Thức, Minh ...
IV. Tam tuệ: Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ.
V. Tam tuệ và Bát Chánh Đạo.
VI. Phân loại tuệ giác theo Phật giáo Nam truyền.
VII. Phân loại tuệ giác theo Phật giáo Bắc truyền.
I. Tổng quan về trí tuệ khoa học.
          Trí tuệ hay trí huệ 智慧 là từ gốc Hán, trong đó:
                    Trí智 :  Là hiểu biết, hiểu sự lí.
                    Tuệ = Huệ 慧: Là sáng suốt.
          Trí tuệ  đơn giản như là sự hiểu biết thế giới sự vật bằng cách kế thừa thông qua sự học hỏi. Rộng hơn, đó là khả năng tự tìm mới sự hiểu biết về thế giới sự vật. Vì thế, có thể tạm xem trí tuệ như là khả năng tổng hợp thụ động của kiến thứcvà chủ động củasáng tạo về sự vật ở nhiều khía cạnh khác nhau.
          Nói chung trí tuệ theo khoa học thuộc phạm trù vật lý và tâm lý, còn trí tuệ theo Phật giáo thuộc phạm trù chân lý (khách quan) và gọi là tuệ giác(Xin xem mục II). Trong khi phạm trù vật lý và tâm lý được xem là hướng theo hiện tượng, thì phạm trù chân lý hướng theo bản chất của mọi sự vật hiện tượng. Theo đó, chân lý không phủ bác mà dung nạp vật lý và tâm lý, và tuệ giác vượt lên và gắn liền với trí tuệ khoa học nơi vật lý và tâm lý.
Trí tuệ theo khoa học phát triển chính qua 2 quan niệm sau:
          1. Quan niệm truyền thống:  Trí tuệ (E: intelligence).
          Chia làm 2 dạng:
                    - Trí tuệ đơn nhân tố (BI)   =>  Chỉ số thông minh (IQ).
                    - Trí tuệ đa nhân tố (CI)     =>  Chỉ số sáng tạo (CQ).
          2. Quan niệm mở rộng:  Trí tuệ (E: wisdom).
Theo từ điển tiếng Anh “Oxford”:  “Trí tuệ (wisdom) là khả năng phán đoán đúng đắn trong các vấn đề liên quan đến cuộc sống và hành vi, hoặc khả năng phán đoán đúng đắn trong việc lựa chọn phương tiện và mục đích.
Trí tuệ mở rộng (E: wisdom) được giải thích bằng tiến trình sau: 
 Dữ liệu  =>  Thông tin  =>  Kiến thức  =>  Trí tuệ.
       (Data)        (Information)     (Knowledge)     (Wisdom)

Từ những dữ liệu (E: data: chưa có phân loại và định hướng), ta thu thập được  thông tin (E: information: dữ liệu có phân loại và định hướng). Thông tin phát triển thành kiến thức (E: knowledge), kiến thức luôn có yếu tố niềm tin (E: belief) đi kèm, tức yếu tố chủ quan. Kiến thức phát triển sâu rộng, phù hợp với chân lý khoa học, tạo thành trí tuệ (E: wisdom).
Hiện nay, tâm lý học hiện đại phân loại trí tuệ theo hai quan niệm:
1) Trí tuệ theo quan niệm truyền thống(E: intelligence: thông minh-  traditional intelligence)
          1/.Trí tuệ đơn nhân tố.
          Còn gọi là trí tuệ sinh học (BI: Bio-intelligence), được nhà tâm lý học người Đức làWilliam Stern (1871-1938) định nghĩa vào năm 1912 như sau: "Trí tuệ là năng lực chung của một cá nhân biết đặt tư duy của mình một cách có ý thức vào những yêu cầu mới.  Đây là năng lực thích ứng với nhiệm vụ và điều kiện mới của đời sống".
          William Stern là người đầu tiên đã đưa ra chỉ số thông minh (trí tuệ) IQ (E: Intelligence Quotient) xác định như sau.
IQ =MA ÷CA (tỉ số)
Trong đó:
 
                             MA: tuổi khôn         CA: tuổi thực
Tuổi khôn được xác định qua các trắcnghiệm pháp (E: tests),hình vẽ … để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán …
Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng, sự hình thành và phát triển tính trạng này là kết quả tác động cộng gộp của nhiều gen tác động theo cùng một hướng, cho nên trị số IQ trong quần thể người là một dãy liên tục theo phân bố Gauss.
- Nhà tâm lý học người Pháp là  Alfred Binet(1857 –1911) đã phân loại IQ trong quần thể người như sau:
●   140 trở lên:        Thiên tài
●    120-140:                     Rất thông minh
●    110-120:                     Thông minh
●    90-110:            Trung bình
●    80-90:              Trí tuệ hơi kém
●   70-80:               Trí tuệ kém
●    50-70:              Dốt nát
●    25-50:              Đần độn
●    0-25:                Ngu
          - Nhà tâm lý học người Mỹ gốc Romania là  David Wechsler (1896 –1981) đã phân loại IQ dành cho trẻ em và người lớn như sau:
Cấp độ IQ            Phân loại mô tả
130+                      Rất cao cấp              - Very Superior
120 đến 129            Cấp trên                  - Superior
110 đến 119            Cao trung bình          - High Average
90 đến 109              Trung bình cộng        - Average
80 đến 89               Trung bình thấp        - Low Average
70 đến 79               Đường biên giới        - Borderline
69 trở xuống            Khuyết tật trí tuệ       -Disability
Đặc điểm về kinh tế và xã hội của IQ
IQ <75 75–90 90–110 110–125 >125
Chiếm tỉ lệ tong dân số Hoa Kỳ 5 20 50 20 5
Kết hôn trước 30 tuổi 72 81 81 72 67
Không lao động trên 1 tháng mỗi năm (đàn ông) 22 19 15 14 10
Thất nghiệp trên 1 tháng mỗi năm (đàn ông) 12 10 7 7 2
Li dị trong 5 năm 21 22 23 15 9
Bà mẹ có con với IQ thấp hơn bình thường 39 17 6 7 < 1
Bà mẹ có con ngoài giá thú 32 17 8 4 2
Sống trong nghèo khó 30 16 6 3 2
Bị án tù chung thân 7 7 3 1 < 1
Nhận tiền trợ cấp 31 17 8 2 < 1
Không tốt nghệp phổ thông 55 35 6 0.4 < 0.4
Đơn vị: %. Số liệu trên được đo ở những người da trắng. Tài liệu của Herrnstein và Murray (1994), trang 171, 158, 163, 174, 230, 180, 132, 194, 247-248, 194, 146)
 
 
 
Chỉ số thông minh kết hợp trung bình của người trưởng thành liên quan đến thành tích trong đời thực bằng các bài kiểm tra khác nhau [174] [175]
Sự hoàn thành IQ Kiểm tra/nghiên cứu Năm
MDs, JDs và PhDs 125 WAIS-R 1987
Sinh viên tốt nghiệp đại học 112 KAIT 2000
K-BIT 1992
115 WAIS-R  
1–3 năm đại học 104 KAIT  
K-BIT  
105–110 WAIS-R  
Nhân viên văn thư và bán hàng 100–105    
Học sinh tốt nghiệp trung học, công nhân lành nghề (ví dụ: thợ điện, thợ tủ) 100 KAIT  
WAIS-R  
97 K-BIT  
1–3 năm trung học (hoàn thành 9–11 năm học) 94 KAIT  
90 K-BIT  
95 WAIS-R  
Công nhân bán lành nghề (ví dụ: tài xế xe tải, công nhân nhà máy) 90–95    
Học sinh tốt nghiệp tiểu học (hoàn thành lớp tám) 90    
Học sinh tiểu học bỏ học (hoàn thành 0-7 năm học) 80–85    
Có 50/50 cơ hội vào trung học 75    
 
 
Chỉ số IQ trung bình của các nhóm nghề nghiệp khác nhau: [176]
Sự hoàn thành IQ Kiểm tra/nghiên cứu Năm
Chuyên nghiệp và kỹ thuật 112    
Người quản lý và quản trị viên 104    
Công nhân thư ký, công nhân bán hàng, công nhân lành nghề, thợ thủ công và quản đốc 101    
Lao động bán kỹ năng (nhân viên điều hành, công nhân dịch vụ, bao gồm cả hộ gia đình tư nhân) 92    
Lao động phổ thông 87    
 
Intelligence quotient - Wikipedia
Chỉ số thông minh – Wikipedia tiếng Việt
 
Có những người chửi người khác là “ngu”, nhưng nghe từ này nhiều rồi nên người nghe ít thấy bị xúc phạm hơn khi họ bị chửi là “đần độn” mặc dù ngu có chỉ số IQ thấp nhất.
 
2/.Trí tuệ đa nhân tố.
          Còn gọi là trí tuệ tâm lý học hay trí tuệ sáng tạo (CI : Creative intelligence), trí tuệ hàn lâm (AI: Academic intelligence) được nhà tâm lý học người Mỹ là Robert Sternberg (1949-...) định nghĩa vào năm 1984 như sau: "Trí tuệ là sự thích ứng với môi trường và có ý nghĩa quan trọng cả đối với đời sống cá nhân lẫn sự tạo ra và liên kết có chọn lọc với môi trường ấy ".

          Với khái niệm này, ông đã đề ra chỉ số sáng tạo CQ (Creative Quotient) xác định như sau:

CQ =  Yi÷∑Pi (tỉ số)
 

Trong đó:     ∑Yi:   Các ý tưởng mới, hay, phù hợp.

                              ∑Pi  :  Các ý tưởng được đề xuất.

          Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện.

Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá, được gọi là trí tuệ sáng tạo (CI: Creative intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí tuệ sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.

Theo đó, nhà tâm lý học người Mỹ là Howard Gardner trong cuốn sách “Frames of Mind” đã liệt kê ra 7 loại hình trí tuệ (1983), sau đó là 8 loại hình trí tuệ (1996), và cả hai được công nhận là có giá trị ngang nhau như sau:


          1.Trí tuệ về ngôn ngữ  [E: word smart (verbal/linguistic intelligence)].
          Đây là năng lực sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những gì bạn đang suy nghĩ và hiểu người khác bằng cách nói hoặc viết nhiều hơn bằng hình ảnh.  Một học sinh có thể dùng các kỹ năng ngôn ngữ để giao tiếp những điều đã biết hoặc những thông tin mới mà học sinh mới học được.
- Các kỹ năng bao gồm:   Nghe, Nói, Viết, Kể chuyện, Giải thích, Giảng dạy, Sử dụng khiếu hài hước, Hiểu cú pháp và ý nghĩa của từ, Ghi nhớ thông tin, Phân tích cách sử dụng ngôn ngữ.
- Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:  Nhà thơ, Nhà báo, Nhà văn, Tác giả, Diễn giả, Dịch giả, Giáo viên, Nhà hùng biện, Luật sư, Người kể chuyện, Người đọc tin tức, Người viết quảng cáo hoặc bất kỳ nghề nào khác mà ngôn ngữ là một thành phần quan trọng.
2.Trí tuệ về logic và toán học [E: logic smart (logical / mathematical intelligence)]
          Đây là năng lực tính toán phức tạp và lý luận sâu sắc, chặt chẽ theo cách lo-gic.
- Các kỹ năng bao gồm -  Giải quyết vấn đề, phân loại và phân loại thông tin, làm việc với các khái niệm trừu tượng, xử lý chuỗi dài suy luận để đạt được tiến bộ cục bộ, thích thử nghiệm, thực hiện các phép tính toán học phức tạp, làm việc với các loại hình học, suy luận một cách khoa học.
- Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng Nhà khoa học (toán, lý ...), Kỹ sư, Lập trình viên máy tính, Nhà nghiên cứu, Kế toán tài chánh, Nhà toán học, Nhà lập trình vi tính ... 
          3. Trí tuệ về hình ảnh [E: picture smart (visual/spatial intelligence)].
          Đây là năng lực tưởng tượng trong thế giới thị giác các hình dạng của các vật thể ở những góc nhìn khác nhau. 
- Các kỹ năng bao gồm- Xây dựng câu đố, đọc, viết, hiểu biểu đồ và đồ thị, định hướng, phác thảo, vẽ tranh, tạo phép ẩn dụ hình ảnh và phép loại suy (có thể thông qua nghệ thuật thị giác), thao tác với hình ảnh, nhận biết các mẫu dễ dàng.
- Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:  Nhà điều hướng, Nhà điêu khắc, Nghệ sĩ thị giác, Nhà phát minh, Kiến ​​trúc sư, Nhà thiết kế nội thất, Kỹ sư cơ khí.
          4.Trí tuệ về âm nhạc  [E: music smart (musical/rhythmic intelligence)].
          Đây là năng lực tạo ra và thưởng thức các dạng biểu cảm của âm nhạc.
- Các kỹ năng bao gồm Hát, chơi nhạc cụ, nhận biết âm sắc, sáng tác nhạc, nhớ giai điệu, hiểu cấu trúc và nhịp điệu của âm nhạc.
- Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng Nhạc sĩ, Nhà soạn nhạc, Nhạc trưởng, Giáo viên âm nhạc, Nhà soạn phim, Ca sĩ.
          5.Trí tuệ về vận động cơ thể [E: body smart (bodily/kinesthetic intelligence)].
          Đây là năng lực kiểm soát được các vận động của cơ thể mình.  Những người có trí thông minh về vận động cơ thể cao có xu hướng phối hợp tay mắt và sự khéo léo tuyệt vời.
- Các kỹ năng bao gồm- Thích tạo ra mọi thứ, ghi nhớ những việc đang làm thay vì nghe hoặc nhìn, khiêu vũ, phối hợp thể chất, thể thao, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, thủ công, diễn xuất, bắt chước, sử dụng tay để tạo hoặc xây dựng, thể hiện cảm xúc qua cơ thể thể thao mạo hiểm.
- Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:  Nghệ sĩ biểu diễn (múa, kịch, xiếc, Vận động viên thể thao, Nhà điêu khắc, Thợ thủ công, Thầy thuốc ngoại khoa ...
          6.Trí tuệ về giao tiếp [E: people smart (interpersonal intelligence)].
          Đây là năng lực tương tác giao tiếp, nắm bắt ý đồ của người khác, dễ hòa nhập sống với mọi người. 
- Các kỹ năng bao gồm-  Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác, lắng nghe với sự đồng cảm, xây dựng lòng tin, giải quyết xung đột hòa bình, thiết lập quan hệ tích cực với người khác, nhà tổ chức tuyệt vời.
- Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng-  Cố vấn, Chính trị gia, Chuyên gia nhân sự, Nhân viên kinh doanh, Doanh nhân, Nhà tâm lý học, Nhà ngoại giao, Nhà đàm phán, Nhà tư vấn, Nhà giáo giỏi, Nhà hoằng pháp hay truyền giáo, Thầy thuốc ...
          7.Trí tuệ về bản thân [E:self smart (intrapersonal intelligence)]
          Đây là năng lực phân biệt và đánh giá các cảm xúc của bản thân nhằm mục đích hướng dẫn hành vi. 
          - Các kỹ năng bao gồm:  Nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, phản ánh và phân tích bản thân, nhận thức về cảm xúc bên trong, mong muốn và ước mơ, đánh giá mô hình tư duy của mình, lập luận với bản thân, hiểu vai trò của mình trong mối quan hệ với người khác.
- Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng - Nhà  nghiên cứu, Nhà lý thuyết và Nhà triết học, Nhà cố vấn tâm lý, Nhà thương gia, Nhà thần học, các Thiền gia (phương pháp quán) ...
          8.Trí tuệ về tự nhiên [E: nature smart (naturalist intelligence)].
          H. Gardner thêm vào học thuyết của mình vào năm 1996, và đã vấp phải nhiều phản kháng hơn so với bảy trí thông minh ban đầu của ông. Theo Gardner, những cá nhân có loại trí tuệ cao này đối với thế giới tự nhiên và môi trường có thể tìm kiếm các mô hình vềmối quan hệ với tự nhiên, khám phá môi trường và tìm hiểu về các loài khác.
- Các kỹ năng bao gồm -  Giỏi phân loại và lập danh mục thông tin một cách dễ dàng. Thích cắm trại, làm vườn, đi bộ đường dài và khám phá ngoài trời, bảo tồn và bảo tàng.
- Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng-  Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Nhà sinh vật học, Nhà thực vật học, Nhà tự nhiên học, Nhà địa chất, Nhà khí tượng học, Nhà thám hiểm, Nông dân, Làm vườn ...

          Dựa vào lý thuyết của Howard Gardner, chương trình FasTracKids đã ứng dụng thành công trong từng bài học dành cho trẻ. Theo đó các giáo viên cần đặt cả 8 loại trí tuệ này ngang hàng trong giáo dục chứ không chỉ coi trọng thông minh về ngôn ngữ hay về toán học. Hiểu rõ từng trẻ với những khả năng riêng các giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ tỏa sáng và thành công.
2) Trí tuệ theo quan niệm mở rộng.
          1/.Trí tuệ cảm xúc.
Trong thời đại công nghệ 4.0, chúng ta có thể dễ dàng kết nối với nhau thông qua một cú click chuột hoặc vài dòng tin nhắn. Tuy nhiên, nghịch lý là dường như mọi người lại đang trở nên xa cách hơn về mặt tâm lý – tình cảm. Có lẽ, đây chính là lúc trí tuệ cảm xúc trong mỗi con người cần được phát huy sức mạnh.
Trí tuệ theo quan niệm truyền thống bao gồm trí tuệ sinh học và trí tuệ tâm lý học tỏ ra kém hiệu quả trong việc đánh giá trí tuệ.  Do đó, trí tuệ theo quan niệm mới được bổ sung bằng một loại hình trí tuệ, đó là trí tuệ cảm xúc (EI : emotional intelligence), còn gọi là trí tuệ xã hội học (SI: social intelligence).
Trí tuệ cảm xúc được 2 nhà tâm lý học John Mayer (1953 - ...) và Peter Salovey (1958 - ...) giới thiệu vào năm 1990. Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc (E: emotional intelligence – EI) mô tả khả năng tự nhận thức, đánh giá và điều chỉnh cảm xúc của mỗi cá nhân. Loại hình trí tuệ này được đề cập phổ biến thông qua chỉ số cảm xúc  EQ (E: emotional intelligence quotient).
Nhà tâm lý học Howard Gardner định nghĩa đơn giản rằng trí tuệ cảm xúc là khả năng thấu hiểu người khác về những động lực thúc đẩy họ làm việc hay hợp tác cùng bạn. Người có trí tuệ cảm xúc cao luôn hiểu rõ bản thân đồng thời có thể đọc cảm xúc của những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc là nhánh nghiên cứu mới của ngành tâm lý học hiện đại.

Trí tuệ cảm xúc = Trí tuệ xã hội học
EI: emotional intelligence= SI: social intelligence
          Trí tuệ xã hội học còn gọi là trí tuệ cảm xúc có 5 thành tố sau :
          1. Khả năng nhận thức được cảm xúc của bản thân khi chúng nảy sinh.
          2.Khả năng đọc được các cảm xúc của bản thân và người khác.
          3.Khả năng truyền được cảm xúc như cảm hứng, khích lệ, an ủi ... đến người khác.
          4.Khả năng đưa ra cách xử lý cân bằng giữa lý trí và xúc cảm.
          5.Khả năng phán đoán trách nhiệm về cảm xúc thôi thúc nội tại.
          Đặc trưng cho trí tuệ cảm xúc này là chỉ số cảm xúc EQ (Emotion Quotient) được đo đạc trên các test: 12 ảnh khuôn mặt, 12 màu sắc, 12 đoạn thẳng, 12 khoảng lặng âm thanh.
2/.Sự hình thành trí tuệ cảm xúc.
Trong cuốn sách Emotional Intelligence: Why It Is More Important Than IQ and How You Can Improve Yours, nhà tâm lý học Daniel Goleman đưa ra 5 thành tố quan trọng hình thành trí tuệ cảm xúc:



1.Tự nhận thức(E: Self-awareness): Chúng ta nắm vững ưu – nhược điểm cá nhân cũng như xu hướng phản ứng của bản thân trước các tình huống và con người cụ thể.
2.Tự điều chỉnh(E: Self-regulation): Khả năng quản lý suy nghĩ tiêu cực và thích nghi với sự thay đổi hoàn cảnh. Những người có kỹ năng tự điều chỉnh vượt trội sẽ cư xử thấu tình đạt lý, quản lý xung đột tốt và có khả năng chịu trách nhiệm cao.
3.Động lực(E: Motivation): Những người sở hữu trí tuệ cảm xúc cao sống rất lạc quan, mạnh mẽ, suy nghĩ tích cực đồng thời có mục tiêu kiên định, rõ ràng.
4.Sự đồng cảm(E: Empathy): Những người nhạy cảm và giàu lòng trắc ẩn thường kết nối tốt hơn bởi họ có thể cảm nhận, dự đoán cũng như thấu hiểu nhu cầu và mối quan tâm của những người xung quanh.
5.Kỹ năng xã hội(E: Social skills): Chúng ta biết tôn trọng, hòa hợp, hỗ trợ, hợp tác với mọi người một cách hiệu quả.
          4/.Rèn luyện trí tuệ cảm xúc.         
Việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời trong mọi mặt đời sống của mỗi chúng ta. Khả năng đọc vị bản thân và người khác khiến ta trở nên chủ động, độc lập và tự tin hơn trong mọi tình huống. Từ đó, cảm giác vui vẻ, hài lòng sẽ tạo ra nguồn động lực mạnh mẽ giúp ta vươn đến sự nghiệp thành công và cuộc sống như ý.
Justin Bariso, tác giả cuốn sách EQ, Applied: A Real-World Approach to Emotional Intelligence, đã gợi ý 7 cách rèn luyện nhằm cải thiện trí tuệ cảm xúc, bao gồm:
1. Suy ngẫm về cảm xúc: Để phát triển trí tuệ cảm xúc, chúng ta cần chủ động theo dõi và phân tích suy nghĩ, thái độ cũng như phản ứng của bản thân trong từng tình huống cụ thể. Chỉ khi thực sự thấu hiểu cảm xúc cá nhân, bạn mới có thể kiểm soát được chúng.
2. Tham khảo góc nhìn từ người khác: Đôi khi, những điều chúng ta cảm nhận có thể khác biệt khá lớn so với thực tế. Trong cùng một tình huống, mỗi người sẽ đánh giá và tiếp nhận khác nhau. Vì vậy, để tránh cư xử nóng vội, bạn nên hỏi xin ý kiến của những người thân thương trước khi hành động.
3. Quan sát cảm xúc: Khi đã nâng cao sự tự nhận thức, chúng ta cần chú ý hơn đến những cảm xúc cá nhân.
4. Tạm dừng trong giây lát: Bạn nên dừng lại và cân nhắc thật kỹ trước mỗi quyết định của mình.
5. Đồng cảm hơn với mọi người: Hãy thử suy nghĩ từ lập trường của đối phương và cố gắng thấu hiểu họ.
6. Học hỏi từ những lời phê bình: Thay vì phản ứng gay gắt trước sự chỉ trích của người khác, chúng ta nên học cách tiếp thu đồng thời chủ động rút kinh nghiệm từ những sai lầm đã qua. Thông qua thói quen này, bạn sẽ rèn luyện được đức tính điềm tĩnh và khiêm nhường.
7. Thực hành liên tục: Trí tuệ cảm xúc là một kỹ năng đòi hỏi chúng ta đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để luyện tập mỗi ngày. Vì vậy, hãy luôn kiên nhẫn và nỗ lực thực hành!
 
          3) Trí tuệ uyên thâm.
1/.Cấu trúc của trí tuệ uyên thâm.
Cơ cấu trí tuệ theo quan niệm mới, gọi là trí tuệ uyên thâm (E : wisdom) được xem là một chuỗi bao gồm ba loại trí tuệ là - trí tuệ đơn nhân tố sinh học BI (chỉ số IQ), - trí tuệ đa nhân tố tâm lý học CI (chỉ số CQ) và - trí tuệ xã hội học SI (chỉ số EQ).
Wisdom =  IQ + EQ  hay  = IQ + CQ + EQ
          Người có các chỉ số  IQ, CQ, EQ  cao được xem là người có trí tuệ cao (E: wisdom)  và thường là người dễ thành tàitrong học tập, dễ thành đạttrong công việc.  Tuy nhiên, hai thành quả này chưa định hướng được tính tích cực (đem lại lợi ích cho con người) hay tiêu cực (đem lại tai hại cho con người).  Vì thế, hạnh phúc con người không thể thiếu được yếu tố đạo đức căn bản tự thân là thành nhân,  đó là nhân cách cao thượng hình thành từ một trí tuệ thấu rõ lẽ thật, bản chất thực về nhân sinh và vũ trụ. Trí tuệ đem đến nhân cách cao thượng này được xem như là thứ trí tuệ định hướng được tính tích cực một cách bền vững.
          2/.Sự hình thành trí tuệ uyên thâm.
 

 

4) Trí tuệ nhân tạo.

Artificial intelligence - Wikipedia

Trí tuệ nhân tạo –Wikipedia

1/. Khái niệm về trí tuệ nhân tạo.

Trí tuệ nhân tạo(AI: Artificial intelligence) hay trí thông minh nhân tạo,  là trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi con người, nghĩa là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, thiết bị có khả năng bắt chước các chức năng “nhận thức” của con người. Trí tuệ này có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi,... như trí tuệ con người, có khả năng xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống hơn, khoa học và nhanh hơn so với con người.

Trí tuệ nhân tạo có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là một bộ phận của khoa học máy tính và do đó nó phải được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc, có khả năng ứng dụng được của lĩnh vực này.

Trí tuệ nhân tạo được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào. Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các máy tính có mục đích không nhất định cùng ngành khoa học nghiên cứu về lý thuyết và ứng dụng AI.  Tức là mỗi loại trí tuệ nhân tạo hiện nay đang dừng lại ở mức độ những máy tính hoặc siêu máy tính dùng để xử lý một loại công việc nào đó như điều khiển một ngôi nhà, nghiên cứu nhận diện hình ảnh, xử lý dữ liệu của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị, xử lý dữ liệu để tự học hỏi, khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty,...

2/. Lợi ích và ứng dụng nổi bật của trí tuệ nhân tạo.

AI là một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với sức mạnh của máy tính, dữ liệu và công nghệ, AI trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống. Trí tuệ nhân tạo góp phần tăng lợi nhuận nhờ cắt giảm chi phí nhân công. Đồng thời, AI hạn chế tai nạn lao động. Mọi chu trình khi được quản lý, vận hành và kiểm soát bằng AI thì đều có tốc độ nhanh hơn, độ chính xác gần như tuyệt đối, hiệu quả cao hơn.

Áp dụng của trí tuệ nhân tạo trong thực tế
Trí tuệ nhân tạo qua đó đã thúc đẩy sự liên kết cả chiều ngang lẫn chiều dọc trong mọi lĩnh vực và ngành hàng. AI có thể làm được những việc mà trước đó con người chưa làm được. Nó giúp hiện thực hóa ước mơ và định hướng một thế giới hiện đại, tự động hóa, số hóa.

Rất nhiều hãng công nghệ nổi tiếng có tham vọng tạo ra được những AI (trí tuệ nhân tạo) vì giá trị của chúng là vô cùng lớn, giải quyết được rất nhiều vấn đề của con người mà loài người đang chưa giải quyết được.

Với những vai trò quan trọng nêu trên, AI đang được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực. Dưới đây là những ứng dụng điển hình của AI:
  • Trong sản xuất: Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất điển hình chính là robot tự động hóa. Hầu hết trong các khâu của quá trình sản xuất đều có sự tham gia của robot nhằm tăng năng suất, đảm bảo an toàn lao động. Điển hình như: Robot xếp hàng, robot hàn, robot gắp phôi… Xu hướng nhà máy thông minh chính là thành quả nổi bật nhất của việc ứng dụng AI trong sản xuất.
  • Trong y tế: Máy bay cứu hộ không người lái chính là một ví dụ điển hình của việc ứng dụng AI trong y tế. Ngoài ra, việc sử dụng robot khám chữa bệnh, robot làm việc trong các khu cách ly bệnh truyền nhiễm…cũng là những minh chứng cho hiệu quả ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế.
  • Trong giáo dục: AI được ứng dụng nhiều trong việc theo dõi quá trình học tập của học sinh. Những phần mềm, trò chơi thông minh ra đời liên tục đáp ứng nhu cầu học tập của từng học sinh theo khả năng tiếp thu riêng. Hơn thế nữa, với việc xử lý dữ liệu thông minh, AI còn giúp sinh viên lựa chọn những khóa học tối ưu nhất cho mình.
  • Trong dịch vụ: Đối với lĩnh vực dịch vụ, trí tuệ nhân tạo mang tới cho khách hàng những trải nghiệm mới thông qua việc phân tích dữ liệu, khảo sát hành vi khách hàng.
  • Trong đời sống: AI giúp con người có cuộc sống tiện nghi hơn, với sự ra đời của smarthome hay còn gọi là nhà thông minh. Toàn bộ thiết bị được kết nối đồng bộ, kiểm soát tự động hóa dựa trên những kịch bản cài đặt sẵn. AI giúp cho cuộc sống thoải mái hơn, hiện đại hơn.
Ứng dụng AI có thể được coi là một xu hướng tất yếu trong hiện tại và tương lai. Việc chú trọng ứng dụng và đầu tư AI trong mọi lĩnh vực là điều kiện tiên quyết để phát triển trong thời đại công nghệ số hóa. Qua những thông tin nêu trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn trí tuệ nhân tạo là gì,từ đó có cái nhìn toàn diện nhất về AI và lợi ích của AI.

Một cảnh trong bộ phim "I, Robot" nói về một AI đã tiến hóa, sau đó đã dồn con người vào cảnh "nô lệ" với danh nghĩa bảo vệ con người.

Trí tuệ nhân tạo tuy mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống loài người, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Rất nhiều chuyên gia lo lắng rằng khi trí tuệ nhân tạo đạt tới 1 ngưỡng tiến hóa nào đó thì đó cũng là thời điểm loài người bị tận diệt. Rất nhiều các bộ phim đã khai thác đề tài này với nhiều góc nhìn, nhưng qua đó đều muốn cảnh báo loài người về mối nguy đặc biệt này.

Dự báo cho rằng từ 5 đến 10 năm nữa, ngành khoa học này sẽ phát triển lên tới đỉnh cao. Hãy cùng chờ đợi những thành tựu mới nhất của loài người về lĩnh vực này.

II. Tổng quan về Tuệ giác.
-Trí tuệ智慧=Bát-nhã般若(P: Paññā;  S: Prajñā;  E: Wisdom) có nghĩa là sự hiểu biết nói chung, hoặc sự hiểu biết theo quy ước chế định thông thường của con người. Bát-nhã là từ phiên âmtừ tiếng Phạn.
-Tuệ giác慧覺= Bát-nhã Ba-la-mật般若波羅蜜(P: Paññā-pāramī;  S: Prajñā-pāramitā;  E: Perfect wisdom) có nghĩa là sự hiểu biết tròn đầy bản tính thực và sự vận hành của mọi sự mọi vật trong vũ trụ. Bát-nhã Ba-la-mật là từ phiên âmtừ tiếng Phạn, có nghĩa là trí tuệ qua bờ - đó là từ bờ Vô minh (tối) sang bờ Minh= Giác ngộ (sáng).
Tuệ giác còn được gọi là Tuệ giải thoát 慧解脫, thực ra đây là cách nói gọn của trí tuệ giác ngộ(= tuệ giác)hay trí tuệ giải thoát(= tuệ giả thoát); bởi một khi hành giả giác ngộ(= thấy biết rõ bản tính thực của vũ trụ), thì tự nhiên dẫn đến giải thoát(= nội tâm tự do, không còn bị phiền não trói buộc).
Tuệ giác là trí tuệ cao tột hình thành nơi bậc giác ngộ. Nói cụ thể hơn, tuệ giác là sự thấu rõ chân lý Duyên khởi của vũ trụ, để rồi từ đó giải thoát toàn triệt mọi khổ não (= nội kết) trói buộc.
- Trong kinh Di Giáo, trước khi nhập diệt, đức Phật đã căn dặn các đệ tử rằng:
“Tuệ giác là chiếc thuyền kiên cố đưa con người thoát khỏi biển khổ của già, đau, chết. Chính nó là ngọn đèn lớn chói sáng vô minh hắc ám, là liều thuốc tốt chữa hết thảy bệnh tật, là chiếc búa sắt chặt gãy cây phiền não. Vậy các ngươi hãy lấy sự nghe, sự suy nghĩ, sự tu tập(Văn Tư Tu) mà tăng ích cho tuệ giác của mình”.
Trên hai ngàn năm trăm về trước, đạo Phật đã xuất hiện với quan điểm giáo pháp về tu tập và thành tựu cứu cánh của tu tập, hoàn toàn dựa trên sự phát triển lý trí tự thân để chuyển hóa các trí tuệ thế gian lên đỉnh cao, gọi là tuệ giác, tuệ giải thoát.
          Giáo pháp cao thượng đã do chính đức Phật tự thân thực hành để giác ngộ, sau đó đã được giảng dạy công khai, không dấu diếm hay bí truyền.
- Trong kinh Đại Bát Niết-bàn, đoạn 25 có ghi:
          “…Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại những gì là mật giáo chưa giảng dạy)…”.
          Sự giác ngộ trong giáo pháp của đức Phật là rất minh bạch. Trong giáo pháp, tuệ giác tối thượng dù rất phi thường, nhưng cũng có thể được mô tả đến từng chi tiết một cách chính xác và rõ ràng. Mỗi bậc thiền chứng đắc đều có chuẩn mốc xác định. Mỗi tầng tuệ đều có mô tả và hướng dẫn. Nguyên lý của sự giải thoát chính là sự phát triển tối thượng các tuệ giác.
- Trong kinh Bát Đại Nhân Giác, phần cuối của bài kệ thứ ba, đãchỉ rakim chỉ nam cho những ai thành tâm tu học, muốn đi vào thế giới của đạo Phật, đó là:
"Thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy Tuệ thị nghiệp – 常念知足,安貧守道,唯慧是業。”
(Thường nghĩ đến việc biết đủ, yên trong cảnh nghèo mà giữ đạo, chỉ lấy việc đạt đến tuệ giác làm sự nghiệp đích thực của mình).
Tuệgiác được xem như là yếu tố đặc biệt,là vai trò trọng tâmđưa hành giả đến giác ngộ,chứ không thểdotự nhiên hay do một ai đó ban ân cho mà có được.  Một khi đã xác định được chỉ có tuệ giác mới tạo nên sự nghiệp, ví như ánh sáng sẽ xóa đi bóng tối của vô minh, của mê lầm tham-sân-si, của nghiệp lực trói buộc bị động trong sinh tử luân hồi thì có thể nói rằng “Thường niệm tri túc” và “An bần thủ đạo” hay mọi thiện hạnh khác tự nhiên được thành tựu vậy.         
III. Phân biệt về Trí, Tuệ, Thông, Thức, Minh ...
          Trong kinh điển đạo Phật ̣ có những khái niệm thường được đề cập đến nhưng cần phân biệt, đó là: Trí, Tuệ ,Thông, Thức, Minh.
1)  Trí 智 có 2 trường hợp:
- Nghĩa thông tục: (P: ñāṇa;   S: jñāna;   E: wisdom): Sự thấu suốt sự lí.
- Nghĩa đạo lý:  (P: Ñāṇa-pāramī;  S: Jñāna-pāramitā;  E: Perfect wisdom): Sự thấu suốt hết lẽ đạo, lẽ thật, chân lý. Trong PG. Bắc truyền trí đồng nghĩa với tuệ giác.
Ngoài ra, trí là tuệ giác phân biệt theo Chân đế gọi là Căn bản trí và theo Tục đế gọi là Hậu đắc trí:
- Căn bản trí(根本智;  P: mūla-ñāṇa;  S: mūla-jñāna), còn gọi là Chân trí, Chánh trí, Như Lý trí, Vô Phân Biệt trí, Vô Sư trí – thuộc Chân đế. Căn bản trí có nghĩa là hiểu biết rõ chân lý, là tuệ giác thể nhập thực tại.
- Hậu đắc trí (後得智;  P: piṭṭhī-ñāṇa;  S: pṛṣṭha-jñāna) còn gọi là Phân Biệt trí – thuộc Tục đế. Hậu đắc trí là tuệ giác được dùng trong việc cứu độ chúng sinh sau khi giác ngộ.
2) Tuệ慧= Huệ慧= Thông 聰  có 2 trường hợp:
- Nghĩa thông tục:  Tuệ = Huệ = Thông (P: paññā;  S: prajñā;  E: wisdom):  Sự sáng suốt. Như: Khai thônglàthấu suốt không còn trở ngại
- Nghĩa đạo lý:  Tuệ = Huệ = Thông(P: Paññā-pāramī;  S: Prajñā-pāramitā;  E: Perfect wisdom):  Là cách nói ngắn của tuệ giác.  Như:  Viên thông 圓通dùng nói đến sự thấu suốt hết lẽ đạo, lẽ thật, chân lý.
Lưu ý rằng trong kinh điển Pali, chữ Trí (Ñāṇa) và Tuệ (Paññā) được hiểu như nhau và được dùng thay đổi với nhau không phân biệt.
3) Thức(;  P: viññāna;  S: vijñāna) có 2 nghĩa: 
- Nghĩa 1:  Là kiến thức, kiến văn, kiến giải, hiểu biết (E: knowledge).
- Nghĩa 2:  Là ý thức, các tư tưởng, suy nghĩ, cảm nhận (E: consciousness).
Lục thức(六識;  P: Cha-viññāṇa;  S: Ṣaḍ-vijñāna;  E: Six consciousnesses;  F: Six connaissances):  Lục thức là 6 hiểu biết của con người. Lục thức có được là do Lục căn tiếp xúc với Lục trần. Lục thức gồm:
           1. Nhãn thức (眼識;  P: cakkhu-viññāṇa;  S: cakṣur-vijñana;  E: visual consciousness, eye consciousness):  Cái biết của mắt do nhìn thấy đối tượng, nhận thức nó, phân biệt nó bởi màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng…), hình dạng (cao, thấp, vuông, tròn…), trạng thái (đi, đứng, nằm, ngồi…)…
          2. Nhĩ thức (耳識;  P: sota-viññāṇa;  S: śrotra-vijñana;  E: auditory consciousness, ear consciousness):  Cái biết của tai do nghe được đối tượng là âm thanh, nhận thức nó, phân biệt nó ở những đặc điểm về âm điệu, cường độ, âm sắc…
          3. Tỷ thức (鼻識;  P: ghāna-viññāṇa;  S: ghrāṇa-vijñana;  E: olfactory consciousness, nose consciousness):  Cái biết của mũi do ngửi được đối tượng là mùi, nhận thức nó, phân biệt nóở những đặc điểm là thơm, hôi hay trung tính (không thơm – không hôi).
          4. Thiệt thức (舌識;  P: jivhā-viññāṇa;  S: jihva-vijñana;  E: gustatory consciousness, tongue consciousness):  Cái biết của lưỡi do nếm, ăn, uống về đối tượng là vị, nhận thức nó, phân biệt nó ở những đặc điểmlà: Chua, cay, mặn, ngọt, đắng, bùi, ngon.
          5. Thân thức  (身識;  P: kāya-viññāṇa;  S: kāya-vijñana;  E: tactual consciousness, body consciousness):  Cái biết của da do tiếp chạm với vật thể, nhận thức nó, phân biệt nóở những đặc điểm làtrơn-nhám, cứng-mềm, nóng-lạnh, nặng-nhẹ...)
6. Ý thức      (意識;  P: mano-viññāṇa;  S: manaḥ-vijñana;  E: mind consciousness):   Cái biết của trí não do suy tưởng.
---------------------
Chú thích: Theo Pháp tướng tông (法相宗) và Duy thức tông (唯識宗) trong Phật giáo Bắc truyền, mỗi chúng sinh đều có 8 lớp thức riêng biệt gọi là Bát thức (八識;  S: aṣṭa-vijñānāni). Theo giáo lí của các tông này, năm thức đầu tiên tương ứng với 5 giác quan, thức thứ 6 (ý thức 意識) tương ứng với suy tưởng, thức thứ 7 là Mạt-na thức (末那識;  S: mānas-vijñāna;  E: defiled mental consciousness)tương ứng với ý niệm về bản ngã, thức thứ 8 là A-lại-da thức (阿賴耶識;  S: ālaya-vijñāna;  E:store-house consciousness) là kho chứa mọi dấu ấn từ kinh nghiệm của mình.
Theo Thành Duy Thức luận 成唯識論.  Thức thứ 8 được gọi là Bản thức (本識), Tạng thức (藏識) hay Chủng tử thức (種子識).
Chức năng của thức là nhận biết sự vật hiện tượng. Theo đó 6 thức đầu đã được đức Phật Thích Ca truyền dạy, thỏa đúng chức năng của thức, 6 thức này được xem là hình thành từ Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn.  Còn thức thứ 7 và thức thứ 8 được các Tổ về sau lập thêm, được xem là đã thức hóa Hành uẩnvà Thức uẩn, và cả hai đều không có chức năng của thức (là nhận biết), mà chỉ có đặc tính là chấp thủ nhận biết (Mạt-na) và lưu trữ nhận biết (A-lại-da).
Hai chức năng chấp thủ và lưu trữ này được truyền từ kiếp này qua kiếp khác, được xem là hai thành phần đóng vai trò chủ yếu trong việc tái sinh. Giải tỏa các chấp thủ lưu trữ này chính là cách thức đi đến giải thoát.
 
4) Minh明  có 2 trường hợp:
- Nghĩa thông tục:  Sự hiểu biết, sự thấy biết (E: knowledge).   
- Nghĩa đạo lý:  (P: vijjā;  S: vidyā;  E: trueknowledge):  Sự hiểu biết đúng với lẽ thật, với chân lýDuyên khởi, còn được gọi là Chánh kiến, là Tuệ tri hay Liễu tri  (Xin xem mục từ Thiền tuệ) các pháp thuộc về bậc Giác ngộ; trái với Vô minh(無明;  P: avijjā;  S: avidyā;  E:untrueknowledge):  Sự hiểu biết không đúng với lẽ thậtcòn được gọi là Tà kiến, là Vọng tưởng các pháp, là hiểu biết của phàm phu,cho dù đó là người có nhiều kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau nơi thế tục.

Chân ngôn bằng tiếng Tây Tạng với sáu âm tiết
Vềchữ ‘Minh’ trongLục Tự Đại Minh Chân Ngôn六字大明真言(= Lẽ thật sáng tỏ trong 6 chữ): “Oṃ Maṇi Padme Hūṃ *Án ma ni bát mi hồng *Om, to the Jewel in the Lotus, Hūm* Hoa sen là viên ngọc quý”, được giải thích là Chánh niệm của các hành giả thực hành theo hạnh “Bồ-tát Quán Thế Âm” (Avalokiteśvara Bodhisattva), với “Viên ngọc quý” biểu hiện cho Bồ-đề tâm (菩提心= Giác tâm 覺心;  S: Bodhicitta;  E: Mind of awakening, Mind of enlightenment), là sự thấy biết rõ chân lý
[Bồ-đề (菩提;  P;S: Bodhi, tức chân lý); Tâm (心;  P;S: citta, tức sự thấy biết rõ)].  Chân lý nơi đây cũng chính là chân lý Duyên khởi vậy.
Với ý nghĩa trên, cách sử dụng tuệ và trí còn thấy ở các cách sau.
          5) Chân trí = Vô lậu trí = Tuệ giác (Tuệ = Trí).
          Chân trí  là trí tuệ thuộc phạm trù chân đế (chân lý tuyệt đối), đó là các thấy biết quy luật khách quan  mang tính toàn diện nơi sự vật, giúp ta không bị vướng mắc vào các chấp thủ, vượt thoát phiền não (sở tri thông). Vì thế, Chân trí còn gọi là Vô lậu trí, tức Tuệ giác đoạn tận phiền não.
Chân trí hay Vô lậu trí vì thế là nền tảng vững chắc trong việc lợi mình và lợi người (tự lợi, lợi tha). Có khi nói Trí hay Tuệ là hàm ý Chân trí, tức chân lý Duyên khởi.
6) Tục trí = Hữu lậu trí = Thức.
          Tục trí là trí tuệ thuộc phạm trù tục đế (chân lý tương đối), thường được gọi là kiến thức, đó là các thấy biết chế định chủ quan  dễmang tính phiến diện nơi sự vật, dễ dàng đưa ta tới chấp thủ và sinh ra phiền não (sở tri chướng). Tục trí có thể là dẫn đến hành động thiện hay bất thiện theo nguyên tắc đạo đức Duyên khởi như sau:
Thiệnkhi hành động làm lợi cho mình và người. Bất thiệnkhi hành động làm hại người lợi mình hoặc làm lợi người hại mình hoặc làm hại cả người lẫn mình.”  (Trích Trung Bộ kinh II, kinh thứ 61 và 62 và Trung Bộ kinh III, kinh thứ 147).
          Tu học Phật là nhằm thấy ra chân lý Duyên khởi, để soi sáng Thức, chuyển hóa Thức, nghĩa là Thức  => Trí = Tuệ giác.

IV. Tam tuệ: Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ.

1) Các giai đoạn phát triển tuệ giác.
Theo Phật giáo (Nam truyền và Bắc truyền), trí tuệ có nhiều giai đoạn phát triển. Có thể nói rằng đầu tiên phát tâm là do trí tuệ, mà cuối cùng được giải thoát lại cũng do trí tuệ.
          - Trong kinh Trường Bộ - DN 33 (kinh Phúng Tụng), ba tuệ được mô tả như sau: "Văn sanh tuệ, Tư sanh tuệ, Tu sanh tuệ"và thường gọi ba tuệ này là ba tuệ gốc (P: mūla paññā).
- Trong luận Thành Thật quyển 16, phẩm Tam tuệ 194, có nói:  Lấy ba tuệ làm một đề mục độc lập để luận cứu, thì Văn tuệlà trí tuệ phát sinh từ các Tu Đa La (= P: sutta;  S: sūtra – kinh điển), là Vô lậu trí do nghe Chánh pháp mà hiểu được nghĩa lý của điều mình nghe. Tuy nhiên, nếu nghe và hiểu Chánh pháp một cách chính xác và chỉ ghi nhớ trong đầu óc không thôi thì rốt cục đó cũng chỉ là tri thức, không giúp ích gì cho nội tâm con người cả. Muốn chuyển hóa nội tâm tất phải hoạt hóa Chánh pháp, tức là phải sống theo Chánh pháp. Mà phương pháp hoạt hóa Chánh pháp được đưa ra là hai loại Tư tuệ  và  Tu tuệtiếp sau Văn tuệ.
-Trong luận Câu Xá (quyển 22) và luận Tỳ-Bà-Sa (quyển 42, Đại chính, 27, trang 217, trung), đã giải thích việc lấy ba tuệ làm phương tiện để kiến đạo:  Văn tuệchủ yếu là nơi câu văn,  Tư tuệtuy cũng do văn nhưng lại đặt nặng ở suy lý.  Lại tiến lên bước nữa là Tu tuệ, mà theo luận A-tỳ-đạt-ma, chủ yếu là do thiền định mới có thể đạt được. Đến Tu tuệ thì trí tuệ mới trọn vẹn, bởi thế, cái cực trí của Tu tuệ là tuệ giải thoát, là tuệ chuyển hóa nội tâm đến sự giải thoát sau cùng”.

          - Trong kinh Pháp Hoa: "Nếu người đượcnghe hiểu, suy gẫm, tu hành, ắt biết người ấy được gần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (S: Anuttara-Samyak-Sambodhi).  Lại nói Giáo, Lý, Hạn, Quả rằng: Do suy tầm Giáo (kinh điển) nên ngộ được Lý (lẽ thật); nhân ngộ Lý, khởi Hạnh (tu tập), Hạnh thành thì chứng Quả (chứng đắc). Cho nên gọi là Giáo, Lý, Hạnh, Quả".

          -Trong kinh Lăng  Nghiêm,  Bồ-tát Quán Thế Âm  đã cùng 24 đệ tử của Phật nói lên kinh nghiệm chứng đắc của mình, ngài Quán Thế Âm đã nói về công năng của lộ trình Văn-Tư-Tugiúp ngài chứng đắc. Sau đó, ngài Văn Thù Sư Lợi theo lời yêu cầu của đức Phật đã chọn pháp môn Văn-Tư-Tu của ngài Quán Thế Âm cho tôn giả A-nan hành trì, vận dụng nhĩ căn mà chứng quả.

Như vậy, trong đạo Phật, dù là Nam truyền hay Bắc truyền, thì trí tuệ tức Tuệ giác (= Chân trí, Vô lậu trí) được xem là cứu cánh trong việc tu học và được hình thành qua quá trình ba giai đoạn thực hành 3 tuệ gốc là Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ. Trong đó, Văn tuệ và Tư tuệ được xem như là tuệ suy lý, là thấu hiểu và biện thông về chân lý; còn Tu tuệ được xem như là tuệ trực giácthành tựu từ sự tu tập Niệm-Định-Tuệ.  Ba tuệ gốc này được xem như là 3 dạng của một thể, đó là tuệ giải thoátthấy biết rõ được lẽ thật và kết quả là dẫn đến đoạn trừ mọi phiền não.
          Tương nghĩa về định danh trong Phật giáo Bắc truyền là:
  • Văn tuệ, đồng với Văn tự Bát-nhã (Ba-la-mật-đa),đó là nhận thức đúng đắn được chân lý Duyên khởi thông qua sự học như nghe, đọc giáo pháp.
  • Tư tuệ, đồng với Quán chiếu Bát-nhã (Ba-la-mật-đa),đó là nhận thức đúng đắn được chân lý Duyên khởi thông qua sự suy luận, thảo luận về giáo pháp.
  • Tu tuệ, đồng với Thực tướng Bát-nhã (Ba-la-mật-đa),đó là thực chứng sống với chân lý Duyên khởi thông qua sự tu tập bằng cách Chánh niệm trong Thiền tập (Định và Tuệ) trên nền tảng của Văn tuệ và Tư tuệ.
2)Văn tuệ:(聞慧;  P: Sutamayā paññā;  S: Śruta prajñā;  E: Perfect wisdom by study): 
Văn tuệ làThánh tuệ vô lậu,là tuệ giác nhận thức chân lý Duyên khởi, có được do tai nghe pháp, mắt đọc kinh điển hay học hỏi qua thầy bạnđể hiểu rõ nghĩa lý về giáo pháp, từ đó mà phát sinh tuệ giác.Văn tuệ còn được gọi là Văn sở thành tuệ (tuệ do chỗ nghe mà thành).
Văn tuệ được xem là Chánh tri kiến của Bát Chánh Đạo, hỗ trợ cho sự thành tựu Tư tuệ và Tu tuệ. Ngược lại là Tà tri kiến làm tâm ô động, mê mờ bởi tam độc Tham-Sân-Si.  Văn tuệ được xem là hữu học tuệ hay hữu sư trí
Vào thời đức Phật còn tại thế, rất nhiều bậc thượng căn đã ngộ được chân lý và đắc quả Thánh khi nghe đức Phật thuyết Pháp. Không những thế, ngay cả hàng A La Hán cũng độ được rất nhiều người đạt Thánh quả. Trong kinh điển cũng có ghi chép rất nhiều trường hợp như có một hành giả có thể nghe một tiếng chim hót, hoặc thấy một chiếc lá rơi, một ngọn đèn phựt tắt, hay nhìn những bong bóng nước vỡ tan trên mặt hồ mà chứng ngộ được chân lý.
Thiền tông Trung Hoa đã từng ghi lại sự giác ngộ của Lục Tổ Huệ Năng (638-713) khi nghe qua câu kinh Kim Cương; nghe tiếngmột viên sỏi đụng vào khóm tre của thiền sư Hương Nghiêm (724- 814) khi đang chặt cây quét lá; tiếng hét của các thiền sư Mã Tổ (709-788), thiền sư Lâm Tế (?--867); vấn đáp của thiền sư Triệu Châu (778-897)...
Tuy nhiên, ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt trên, nói chung nếu nghe nhiều mà không suy tư và không thực hành theo chân lý thì trí tuệ không bao giờ phát sinh! Đây có lẽ là trường hợp của tôn giả A Nan. Chính tôn giả A Nan đã làm thị giả cho đức Phật rất nhiều năm và nhờ nhân duyên này mà tôn giả là người được nghe nhiều, học rộng nhất trong số các đại đệ tử của Phật, và ngày nay hầu hết các kinh tạng mà người tu học Phật có được đều do chính tôn giả tụng thuật lại. Thế thì tại sao tôn giả không đắc đạo trong lúc đức Phật còn sinh tiền? Có lẽ không gì khác hơn là tôn giả đã chưa thực hành đầy đủ những gì mà mình đã học hỏi được. Nhưng chính nhờ kiến thức uyên bác này mà về sau đã giúp tôn giả tu tập, nhanh chóng chứng ngộ giải thoát.
- Trong Phẩm Song Yếu - 20  của  kinh Pháp Cú, đức Phật có dạy rằng:
          “Dầu thông suốt kinh luật mà không hành trì cũng chỉ như kẻ mục đồng đếm bò cho kẻ khác. Người đó không hưởng được hương vị giải thoát. Trái lại dù thuộc ít kinh luật nhưng cố gắng hành trì, từ bỏ Tham-Sân-Si, hiểu biết chân chính, tâm tự tại, không vọng chấp. Người ấy ắt hưởng được hương vị giải thoát”.
          Hoà thượng Thích Khánh Anh (1895- 1961), Thượng thủ Giáo hội Tăng già Nam Việt, đã từng dạy : “Tu mà không học hiểu là tu mù. Học hiểu mà không tu là đãy sách”.
3)Tư tuệ:(思慧;  P: Cintāmayā paññā;  S: Cintā prajñā;  E: Perfect wisdom by reflection): 
Tư tuệ là Thánh tuệ vô lậu, làtrí tuệ nhận thức chân lý Duyên khởi đạt được do tư duy những điều đã được thu nhập được từ Văn tuệ. Đây được xem như là Chánh tư duy của Bát Chánh Đạo, hỗ trợ cho sự thành tựu Tu tuệ. Ngược lại là Tà tư duy làm tâm ô động, mê mờ bởi tam độc Tham-Sân-Si.
          Những gì mà chúng ta nghe, thấy và học hỏi được chỉ là kiến thức vay mượn. Muốn chuyển hóa chúng để trở thành kiến thức của chính mình thì phải suy nghĩ tường tận qua nhiều giai đoạn suy tư và xét đoán, có nghĩa là chúng ta phải biết phân tích, tổng hợp, phản biện ... để thấy biết rõ lẽ thật một cách minh triết và hợp lý.
          Tư tuệ được xem như là  phi hữu học, phi vô học tuệ
          Có một ít trường hợp đối với bậc thượng căn, sau khi thành tựu Tư tuệ, họ rất nhanh chóng đạt tới Thánh quả.
          - Trường hợp của tôn giả Cūlapanthaka (Chu Lợi Bàn Đặc) là một người ít học. Tuy tôn giả cố gắng nhưng cho đến một bài kệ ngắn chỉ có bốn câu mà trong nhiều tháng vẫn chưa thuộc. Vị sư huynh của tôn giả thấy vậy khuyên ngài nên hoàn tục nhưng ngài vì quá quý mến đời sống đạo hạnh nên quyết không từ bỏ. Đức Phật thấy đạo tâm của tôn giả quá dõng mảnh nên đến đưa cho tôn giả một chiếc khăn tay màu trắng và dạy mỗi sáng hãy cầm khăn tay đưa ra trước mặt trời. Ngài làm y như lời dạy của đức Phật. Chẳng bao lâu sau, chiếc khăn bị bụi và mồ hôi bám vào trở nên dơ bẩn và ố màu. Thấy sự kiện đó, tôn giả suy gẫm về tính Vô thường của đời sống, trực nhận được chân lý và chứng quả A-la-hán.
          - Một trường hợp khác, đó là Tỳ kheo ni tên là Patacara đến rửa chân nơi một dòng suối. Đang khi bước lên bờ thì bà thấy những giọt nước từ bàn chân của bà nhỏ xuống theo dòng nước trôi đi và biến mất. Cứ như thế mà bà suy tư sự biến đổi không ngừng của hiện tượng và bỗng trực nhận sâu sắc được chân lý Vô thường của vũ trụ.
          4) Tu tuệ:(修慧;  P: Bhāvanāmayā paññā;  S: Bhāvanā prajñā;  E: Perfect wisdom by meditation): 
Đó Thánh tuệ vô lậu nương vào sự tu tập mà phát sinh, là trí tuệ trực giác thể nhập và chứng đắc chân lý Duyên khởi, phát sanh 2 loại tuệ giác qua tu tập 2 loại tham thiền (P;S: bhāvanā), là thiền định và thiền tuệ
          Thiền là phương pháp chuyển hóa tâm(= tâm thức: Thọ, Tưởng, Hành, Thức). Khi tâm thức trong sạch, dứt hết vọng tưởng mê lầm thì trí tuệ phát sinh.Ví như một ly nước đục được giữ yên, khi bao nhiêu cặn bả đã lắng đọng thì nước sẽ trở nên trong suốt. Con người thì cũng thế, nếu chúng ta giữ được an trú trong thiền thì tâm sẽ trở nên trong sạch, sáng suốt và nhờ đó mà trí tuệ phát sinh.         
          Ngoại trừ một ít các trường hợp cá biệt, nói chung mọi người tu theo đạo Phật đều phải đi qua con đường Văn, Tư, Tu, trong đó: Văn, Tưnghĩa là siêng năng học hỏi, nghiên cứu giáo pháp, tư duy những điều đã học được xem là Pháp họcTunghĩa là tu tập thiền và tu dưỡng theo chánh pháp trong cuộc sống thường ngày được xem là Pháp hành.  Văn, Tư, Turất tương quan mật thiết với nhau, không thể bỏ qua một thứ nào mà thành tựu được,
- Trongkinh Pháp cú, Phẩm 25, kệ 372 đức Phật đã chỉ dạy:
Không tuệ, thì không định, (tuệ = Văn tuệ + Tư tuệ)    
Không định, thì không tuệ (tuệ= Tu tuệ).                       
Người có định, có tuệ,                                    
Nhất định gần Niết Bàn 
          -Trong Sa Di thập giới có chép.
          “Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ ba môn không thể khuyết một được. Nếu nghe mà không suy nghĩ thì như làm ruộng mà không gieo mạ. Nếu suy nghĩ mà không tu thì như làm ruộng mà không tát nước, không làm cỏ thì không có lúa. Ba tuệ được đầy đủ thì chứng Thánh quả”.
V. Tam tuệ và Bát Chánh Đạo.
          1) Từ Niệm – Định –Tuệ đếnNiệm– Giới – Định – Tuệ.
Trong Batuệ thì Văn là nhân, nếu chúng sinh học tập Chân lý từ các kinh tạng thì phát sinh Tuệ là quả - tức Văn tuệ; nương theo Văn tuệ này thì phát sinh Tư tuệ; nương vào Tư tuệ mà có Tu tuệ. Nói rõ hơn, nội dung của Tu tuệ chính là “Chánh niệm + Thiền định + Thiền tuệ”, trong đó Chánh niệmniệm Chánh tri kiến, là tư lương hình thành từ Văn tuệ và Tư tuệ.  Văn Tư Tu là tiến trình đoạn trừ phiền não, chứng đắc Niết-bàn, giống như nương vào hạt giống mà nảy mầm, từ mầm mà sinh ra thân, từ thân chuyển sinh ra cành lá, hoa quả.
Văn tuệ và Tư tuệ được gọi là tán trí, chỉ là trợ duyên để phát khởi Tu tuệ; Tu tuệ thì là định trí, có đủ tác dụng đoạn hoặc (trừ phiền não) và chứng lý (thấy biết Chân lý).
Suốt 20 năm đầu kể từ lúc Tăng đoàn ra đời, đức Phật chưa chế giới. Trong thời kỳ này, Giáo pháp là dành cho người trí, chưa có Giới luật, nên nội dung Tu tuệ là Niệm – Định – Tuệ. Tuy nhiên, thời kỳ này số người đắc quả lại rất nhiều so với thời kỳ sau này có Giới luật. Hành giả thực hành tu với 2 loại Chánh niệm là Chánh niệm về Định và Chánh niệm về Tuệ.
Và 25 năm tiếp theo Đức Phật chế giới, nhưng Giới luật mà Đức Phật chế định với mục đích để hỗ trợ cho việc đoạn trừ Tham Sân Si chứ không phải với mục đích tích luỹ phước báu. Nếu như hành trì Giới luật sai mục đích thì hành giả dễ rơi vào Giới cấm thủ. Sự thực hành Giới luật vì thế vẫn phải dựa trên thấy biết rõ Chân lý, và sự thực hành Giới bằng cách Chánh niệm về Giới. Và Giới không thực sự làm Duyên cho Chánh định và Chánh tri kiến (nghĩa là Giới không tự sinh Định, và Định không tự sinh Tuệ). Hành giả có nội dung Tu tuệ từ ngày đó đến nay là Niệm – Giới – Định – Tuệ.
Hành giả thực hành 3 dạng Chánh niệm với 3 yếu tố Giới Định Tuệ tương thích cho quá trình tu tập Đạo đức (tức Giới) và Chân lý (tức Định và Tuệ).
          1. Chánh niệm về Giới:  Hành giả thực hành Chánh niệm nguyên tắc Đạo đức Phật giáo đối với Ngũ giới, Thập giới, ... [Xin xem thêm mục từ Đạo đức Phật giáo]
          2. Chánh niệm về Định:  Hành giả thực hành Chánh niệm dựa vào một đối tượng chọn lọc trong Thiền định. [Xin xem thêm mục từ Thiền định]
          3. Chánh niệm về Tuệ:  Hành giả thực hành Chánh niệm dựa vào các đối tượng chọn lọc trong Thiền tuệ, chẳng hạn như quán chiếu Thân, Thọ, Tâm, Pháp trên nền tảng Duyên khởi “Vô ngã – Vô thường. [Xin xem thêm mục từ Thiền tuệ]
2) Giới – Định – Tuệ.
Theo trên có thể thấy rằng:
1.- Giới không tự sinh Định khi hành giả không tu học Thiền định:  Thật vậy, Giới điều đạo đức chỉ có thể giúp hành giả có phước hữu lậu, chứ không thể đạt phước vô lậu nếu như Giới luật ấy không có nền tảng Chân lý. Cần lưu ý rằng, đạo đức Duyên khởi được xem là Giới luật hình thành từ chân lý Duyên khởi (Xin xem thêm mục từ Đạo đức Phật giáo).
2.- Định không tự sinh Tuệ khi hành giả không tu học Thiền tuệ:  Thật vậy, quá trình tu học của thái tử Tất-đạt-đa đã xác định rõ như sau:
Tất-đạt-đa bắt đầu thử cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau, cũng như tìm mọi đạo sư ở các giáo phái khác nhau, với quyết tâm tìm cách diệt khổ. Theo truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng thời đó là A-la-la Ca-lam (阿羅邏迦藍;  P: Āḷāra-kālāma;  S: Ārāda-kālāma) và Ưu-đà-la La-ma tử (優陀羅羅摩子;  P: Uddaka-rāmaputta;  S: Rudraka-rāmaputra).
- Nơi A-la-la Ca-lam, Tất-đạt-đa nhanh chóng đạt đến cấp thiền Vô sở hữu xứ  (P: ākiñcaññāyatana;  S: ākiṃcanyāyatana).
- Nơi Ưu-đà-la La-ma tử, Tất-đạt-đa học đạt đến cấp thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ (P: Nevasaññā-nāsaññāyatana; S: Naivasaṃjñā-nāsaṃñāyatana), là trạng thái siêu việt nhất của thiền định.
Tất-đạt-đa đã không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc diệt khổ của mình. Ngay cả cấp độ thiền định cao nhất là "Phi tưởng phi phi tưởng xứ" vẫn chưa đạt đến Tuệ giải thoát khỏi khổ đau, và cũng không phải là Chân lý tối hậu. Tất-đạt-đa và năm sa môn Kiều Trần Như (憍陳如;  P: Koṇḍañña;  S: Kaundinya) đồng hành, quyết tâm tự tìm đường giải thoát.
Có ý kiến cho rằng Bát Chánh Đạo là con đường gồm Tám chi phần đã được giảng nói trong kinh điển theo thứ tự: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định bao gồm:
- Chánh tri kiến + Chánh tư duyTuệ.
- Chánh ngữ + Chánh nghiệp + Chánh mạng Giới.
- Chánh Tinh tấn + Chánh Niệm + Chánh ĐịnhĐịnh.

Và như vậy Bát Chánh Đạo tuy bao gồm Giới – Định – Tuệ, nhưng Giới Định Tuệ không là thứ tự của lộ trình tu học, mà chỉ có thể là các yếu tố tương hỗ qua lại trong quá trình tu họckhi chưa chứng đắcmà thôi. Vì bởi Chánh kiến là yếu tố chủ đạo cho 7 chi phần còn lại, cho nên lộ trình tu học,có chăng là Tuệ – Giới – Định, nghĩa là:
- Tuệ soi sáng Giới và hình thành chứng đắc Giới.  Nói cách khác, Chân lý hoàn thiện Đạo đức đối với ngoại cảnh.
- Tuệ soi sáng Định và hình thành chứng đắc Định.  Nói cách khác, Chân lý hoàn thiện Dũng lực đối với an tịnh nội tâm.
Vì thế, hành giả không thể đắc giới và đắc Định khi chưa đắc Tuệ.
Trong thực hành Bát Chánh Đạo, khi khởi lên (tâm) Chánh tri kiến (= Minh), thì sẽ đoạn trừ Tà tri kiến (= Vô minh). Chánh tri kiến sẽ thấy biết như thật đối tượng, có nội dung Vô thường Vô ngã, nên tâm không khởi Tham Sân; theo đó, lời nói (khẩu), hành động (thân) sẽ không còn bị chi phối bởi Tham Sân nữa, nên gọi là Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng. Kết quả là không có bất kỳ một bất thiện pháp nào sinh khởi cả, tức Khổ không có mặt (= Khổ chấm dứt).
Mặt khác, Chánh định trong lộ trình Bát Chánh Đạo với bốn mức độ định là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thì không còn bất kỳ một giới nào cần phải giữ gìn theo cách "đè nén" nữa (ngay từ Sơ thiền đã là ly dục, ly bất thiện pháp).
Chính vì vậy nên 20 mươi năm đầu của lịch sử Tăng đoàn, Đức Phật đã không chế định một giới điều nào mà chỉ dạy tu tập Bát Chánh Đạo.
- Trong kinh Phạm Võngthuộc Trường Bộ Kinh đã có mô tả:
“Người nào tán thán Như Lai về tiểu giới, trung giới, đại giới mà Như Lai đầy đủ, trọn vẹn không tỳ vết, thì Đức Phật khẳng định đó là những điều nhỏ nhặt, không quan trọng, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu dùng để tán thán Như Lai, Như lai không kể đến. Còn có những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt qua mọi tư duy lý luận suông, chỉ có người trí mới có khả năng giác hiểu, những pháp ấy Như Lai đã tự mình chứng tri và tuyên thuyết. Và những ai như thật tán thán Như Lai về những pháp đó, Như Lai mới kể đến là người chân chánh tán thán Như Lai.”
Do đó, đối với người trí việc giữ giới không là quan trọng bởi nó diễn ra một cách tự nhiên khi người đó đã biến sự tu tập Tứ Niệm Xứ thành lối sống của mình. Khi có Chánh niệm khởi lên thì toàn bộ Bát Chánh Đạo siêu thế sẽ tự động khởi lên theo chân lý Duyên khởi, mà trong đó Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng thuộc về Giới của bậc Thánh, trong sạch không tì vết. 
Theo đó, Bát Chánh Đạo phân tích theo cấu trúc Giới-Định-Tuệ là nhằm thể hiện mục đích hình thành phẩm chất của hành giả qua 8 yếu tố này, trong đó:
          Tuệ:  Là Văn tuệ và Tư tuệ, là Tuệ suy lý, gồm có Chánh tri kiến và Chánh tư duy (Pháp học Chân đế).
          Định :  Là quá trình tu tập thiền Phật giáo, gồm có Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định, được dẫn hướng bởi Văn tuệ và Tư tuệ (Pháp hành Chân đế).
Giới :  Là đạo đức của đạo Phật, là nguyên tắc Từ Bi-Trí tuệ (nơi đây Trí Tuệ được xem là Văn tuệ và Tư tuệ), gồm có Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng, được dẫn hướng bởi Văn tuệ và Tư tuệ (Pháp hành Tục đế).
Như thế, có thể nói trằng Văn tuệ - Tư tuệ - Tu tuệ chính là lộ trình tu học trong đạo Phật, còn Giới Định Tuệ là thước đo, là kết quả 3 giá trị tu dưỡng của hành giả. Ba giá trị này luôn có tính tương tác nhau nơi hành giả trong quá trình thực hành tu học.
VI. Phân loại tuệ giác theo Phật giáo Nam truyền.
          Việc phân loại tuệ theo Phật giáo Nam truyền được căn cứ trên thực hành Thiền định và Thiền tuệ.
          1) Tuệ của Thiền định.
Thiền định có mục đích làm cho tâm an (không loạn động) bằng cách tu tập vượt qua 5 chướng ngại (triền cái) thành tựu 4 bậc định gọi là tứ thiền định 四禪定, gồm Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. [Xin xem mục từ Thiền định] 
          Tuệ của thiền định(P: Jhāna-ñāṇa, Samatha-ñāṇa) là trạng thái của tâm trong thiền định, được gọi làAn chỉ định(安止定;  P: Appanā-samādhi;  E: Full concentration), có đặc điểm sau:
          1.- Định tính của An chỉ định là một trạng thái bất nhị xuất hiện, đó là chủ thể nhận thức và đối tượng được nhân thức trở thành một: “Một là tất cả, Tất cả là một” hay “Tiểu ngã là Đại ngã, Đại ngã là Tiểu ngã”.
2.- Định lượng của An chỉ định tăng dần theo các cấp độ định (Sơ thiến => Tứ thiền).
          Trạng thái bất nhị này như là cảm nhận bản thể của vũ trụ - tựa như bản thể “năng lượng”, một khái niệm của Vật lý học ngày nay.
2) Tuệ của Thiền tuệ.
Thiền tuệ có mục đích thành tựu tuệ giác bằng cách tu tập làm cho tâm sáng vượt qua 10 nội kết (= Thập kết sử), đoạn trừ Tam độc “Tham-Sân-Si”, bằng pháp hành thiền quán “Tứ Niệm Xứ”. [Xin xem mục từ Thiền tuệ] 
Tuệ của thiền tuệ(P: Vipassanā-ñāṇas):  Khi hành giả thực hành thiền quán với tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác đúng mức thì tuệ phát sinh. Có 2 cách phân tích xếp loại về các tuệ giác:
          1/.Theo Thanh Tịnh Đạo(P: Visuddhimagga):  Đây là quyển chú giải, được cho là do ngài Phật Âm (Buddhaghosa) biên soạn vào khoảng thế kỷ V Tây lịch, đã đề xuất qui trình tu tập qua “bảy giai đoạn thanh tịnh” để chứng đạt mười sáu tuệ minh sát. Bảy giai đoạn thanh tịnh tâm đã từng được nêu lên trong bài kinh 24, Trung Bộ (Rathavinita Sutta, Kinh Trạm Xe) và trong bài kinh 34 của Trường Bộ (Dasuttara Sutta, Kinh Thập Thượng).  Khi thực hành Vipassana (thiền quán) người tu phát triển rất nhiều loại tuệ, tuy nhiên có 16 tuệ hay còn gọi là 16 tuệ vipassana hay16 tuệ minh sát sẽ lần lượt phát sinh, được coi như căn bản và chuẩn mốc, được liệt kê như sau:
          1.  Tuệ tách bạch danh sắc (P: Nāma-rūpapariccheda ñāṇa).
          2.  Tuệ nắm bắt Duyên khởi (Paccayapariggaha ñāṇa).
          3.  Tuệ thẩm sát tam tướng (Sammāsana ñāṇa: tam tướng = tam pháp ấn).
          4.  Tuệ sinh diệt (Udayabbayānupassanā ñāṇa :  Hình thành và biếnhoại).
          5.  Tuệ diệt (Bhaṅga ñāṇa :  Thấy rõ sinh diệt liên tục, nhanh chóng).
          6.  Tuệ kinh úy (Bhaya ñāṇa :  Thấy rõ biến ảo đáng sợ).
          7.  Tuệ tội quá (Adīnava ñāṇa :  Thấy rõ tội chướng của danh sắc).
          8.  Tuệ yếm ly (Nibbidā ñāṇa:  Thấy rõ đáng nhàm chán danh sắc).
          9.  Tuệ dục thoát (Muñcitukamyatā ñāṇa:  Thấy rõ cần thoát ly danh sắc).         
          10.Tuệ quyết ly (Patisaṅkhā ñāṇa:  Thấy rõ con đường thoát ly danh sắc).
          11.Tuệ hành xả (Saṅkhāra-upekkhā ñāṇa :  Tuệ xả để nhập dòng Thánh).
          12.Tuệ thuận (Saccānulomika ñāṇa :  Tuệ thuận nhập dòng Thánh).
          13.Tuệ chuyển tính (Gotrabhu ñāṇa:  Tuệ chuyển từ phàm qua Thánh).
          14.Tuệ Đạo (Magga ñāṇa:  Liễu tri Thánh Đạo, chấm dứt hoàn toàn kết sử).
          15.Tuệ Quả (Phala ñāṇa: Liễu tri một trong 4 Thánh quả).
          16.Tuệ hồi khán (paccavekkhaṇa ñāṇa: Liễu tri phản chiếu các thể nghiệm).
          Về mặt thanh tịnh, có 5 phân biệt sau :
1/. Kiến tịnh (P: Ditthi-visuddhi): Ứng với tuệ 1/.
2/. Đoạn nghi tịnh (P: Kankhavitarana-visuddhi): Ứng với tuệ 2/.
3/. Đạo phi đạo tri kiến tịnh (P: Magga-magga ñāṇa dassana visuddhi): Ứng với tuệ 3/. và 4/.
4/. Hành đạo tri kiến tịnh (P: Patipada ñāṇa dassana visuddhi): Ứng với tuệ 5/. -:- 13/.
5/. Tri kiến ttịnh (P: ñāṇa dassana visuddhi): Ứng với tuệ 14/ -:- 16/. 
 
          2/.Theo Phân Tích Đạo(P: Patisambhidamagga) tập I :  Đây được cho là phẩm do ngài Xá Lợi Phất giảng về Trí (智;  P: Ñāṇakathā;  E: Insight), đã mô tả và liệt kê chi tiết về 73 loại Trí như sau:
1.   Sutamayañāṇa – Trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
2.   Sīlamayañāṇa – Trí về yếu tố tạo thành giới.
3.   Samādhibhāvanāmayañāṇa – Trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định.
4.   Dhammaṭṭhitiñāṇa – Trí về sự hiện diện của các pháp.
5.   Sammasanañāṇa – Trí về sự thấu hiểu.
6.   Udayabbayānupassanañāṇa – Trí quán xét sự sanh diệt.
7.   Vipassanañāṇa – Trí về minh sát.
8.  Ādīnavañāṇa – Trí về điều tai hại.
9.  Saṅkhārupekkhāñāṇa – Trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
10.  Gotrabhūñāṇa – Trí chuyển tộc.
11.Maggañāṇa – Trí về Đạo.
12.Phalañāṇa – Trí về Quả.
13.Vimuttiñāṇa – Trí về giải thoát.
14.Paccavekkhanañāṇa – Trí về việc quán xét lại.
15. Vatthunānattañāṇa – Trí về tính chất khác biệt của các vật nương.
16.Gocaranānattañāṇa – Trí về tính chất khác biệt của các hành xứ.
17.Cariyānānattañāṇa – Trí về tính chất khác biệt của các hành vi.
18.Bhūminānattañāṇa – Trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực.
19.Dhammanānattañāṇa – Trí về tính chất khác biệt của các pháp.
20 – 24.Ñāṇapañcaka – Năm loại trí :
          - Tuệ về sự biết rõ là trí về ý nghĩa của điều đã được biết,
          - Tuệ về sự biết toàn diện là trí về ý nghĩa của quyết đoán,
          - Tuệ về sự dứt bỏ là trí về ý nghĩa của buông bỏ,
          - Tuệ về sự tu tập là trí về ý nghĩa của nhất vị,
          - Tuệ về sự tác chứng là trí về ý nghĩa của sự chạm đến.
25 – 28.Paṭisambhidāñāṇa – Trí về sự phân tích (Tứ Tuệ Phân Tích):
          - Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa,
          - Tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp,
          - Tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ,
          - Tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải là (có ý nghĩa) thế nào?
29 -31. Ñāṇattaya – Ba loại trí:
          - Tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú là trí về ý nghĩa của các sự an trú,
          - Tuệ về tính chất khác biệt của các sự chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự
chứng đạt.
          - Tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú và chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự an trú và chứng đạt.
32.  Ānantarikasamādhiñāṇa – Trí về định không gián đoạn.
33.   Araṇavihārañāṇa – Trí về sự an trú không uế nhiễm.
34.   Nirodhasamāpattiñāṇa – Trí về sự chứng đạt thiền diệt.
35.  Parinibbānañāṇa – Trí về sự viên tịch Niết Bàn.
36.   Samasīsaṭṭhañāṇa – Trí về ý nghĩa của các pháp đứng đầu được tịnh lặng.
37.  Sallekhaṭṭhañāṇa – Trí về ý nghĩa của việc dứt trừ.
38.   Viriyārambhañāṇa – Trí về việc khởi sự tinh tấn.
39.   Atthasandassanañāṇa – Trí về sự trực nhận ý nghĩa.
40.   Dassanavisuddhiñāṇa – Trí về sự thanh tịnh trong việc nhận thức.
41.  Khantiñāṇa – Trí về việc chấp nhận.
42.   Pariyogāhanañāṇa – Trí về sự thâm nhập.
43.   Padesavihārañāṇa – Trí về sự an trú vào các lãnh vực.
44 – 49.Vivaṭṭañāṇachakka – Trí về sự ly khai (nhóm 6).
50.   Iddhividhañāṇa – Trí về thể loại của thần thông.
51.  Sotadhātuvisuddhiñāṇa – Trí thanh tịnh của nhĩ giới.
52.  Cetopariyañāṇa – Trí biết được tâm.
53.  Pubbenivāsānussatiñāṇa – Trí nhớ về các kiếp sống trước.
54.   Dibbacakkhuñāṇa – Trí về thiên nhãn.
55.  Āsavakkhayañāṇa – Trí về sự đoạn tận của các lậu hoặc.
56 – 63.  Saccañāṇacatukkadvaya – Trí về Chân Lý (Hai nhóm bốn).
64 – 67.  Suddhikapaṭisambhidāñāṇa – Trí về sự phân tích có tính chất thuần túy.
68.  Indriyaparopariyattañāṇa – Trí biết được khả năng của người khác về các quyền.
69.   Āsayānusayañāṇa – Trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm.
70.   Yamakapāṭihīrañāṇa – Trí song thông.
71.  Mahākaruṇāsamāpattiñāṇa – Trí về sự thể nhập đại bi.
72 – 73.  Sabbaññuta-anāvaraṇañāṇa – Trí Toàn Giác không bị ngăn che.
          Đây là 73 trí từ phàm đến thánh.
          Trong số 73 loại trí này, từ 1 đến 67 là loại trí là phổ thông, từ 68 đến 73 là loại trí không phổ thông.  Đức Phật toàn giác có đầy đủ 73 trí này.                   
          Có thể nói rằng tuệ chứng của thiền quán gắn liền với động lực của tuệ, là tuệ nghiệpcủa bậc giác ngộ - chủ động Nhân Quả và Sinh tử Luân hồi, là mãi mãi vượt thoát khỏi mê nghiệpcủa chúng sinh trong cuộc sống vô tận.
          3) Tuệ giác và Tam minh.
Tam Minh(三明;  P: Ti-vijjā;  S: Tri-vidyā;  E: Three insights, Three kinds of clarity):  Đây là 3 kinh nghiệm hình thành sau khi hành giả đã nhập được vào Tứ thiền và đắc được Đệ tứ Thánh quảA-la-hán  đối với ba pháp thần thông là Túc Mạng thông, Thiên Nhãn thôngLậu Tận thông. Đây là sự thấy biết rõ sự vận hành của chân lý Duyên khởi đối với bản thân và chúng sinh.
Trong Phật giáo, Lục thần thông hình thành từ Thiền định, và được xem là phó sản(sản phẩm phụ) của sự giác ngộ. Chỉ có 3 trong số 6 thần thông này khi được Duyên khởi soi sáng từ Thiền tuệ thì được xem là tuệ giác.
1/.Túc Mạng minh (;  P: Pubbenivāsānussati-vijjā;  S: Pūrvanivāsānusmṛti-vidyā;  E: Insight into the mortal conditions of self and others in previous life):  Đó là nhớ lại vô lượng kiếp quá khứ của mình và chúng sinh với từng chi tiết nhỏ [quá khứ]
2/.Thiên Nhãn minh(天眼明;  P: Dibbacakkhu-vijjā;  S: Divyacakṣur-vidyā;   E: Supernatural insight into future mortal conditions - deaths and rebirths):  Đó là thấy biết rõ được sự lưu chuyển sinh tử của mình và vô số chúng sinh ở các cõi theo Nghiệp duyên thiện ác [tương lai].
3/. Lậu Tận minh(漏盡明;  P: Āsavakkha-vijjā;  S: Āśravakṣaya-vidyā;  E: Nirvana insight - Insight into present mortal sufferings so as to overcome all passions or temptations):  Đó là là thấy biết rõ được những sự khổ hiện tại, dùng trí tuệ để đoạn trừ phiền não. Đó là hiểu rõ bản chất đau khổ của luân hồi sinh tử, nguyên nhân của đau khổ, bản chất của Niết bàn, và con đường đưa đến Niết bàn để thành tựu [hiện tại].
Tam minh luôn xuất hiện kèm với Lục thông, và được xem như là áp dụng thành tựu Duyên khởi trong việc độ sinh.
VII. Phân loại tuệ giác theo Phật giáo Bắc truyền.
Theo mục II bên trên, trí tuệ trong Phật giáo nói chung, cả Nam truyền và Bắc truyền được phân biệt như sau :
          1. Thức =  Hữu lậu trí = Tục trí  là trí tuệ biểu hiệnnơi chúng sinh.
          2. Tuệ giác = Vô lậu trí = Chân trí  là trí tuệ biểu hiệnnơi bậc giác ngộ.
Trong Phật giáo Bắc truyền thường dùng Trí thay vì Tuệ giác và có các cách phân loại và tên gọi Tuệ giác khác nhau, nhưng vẫn đồng một ý nghĩa chung, đó là hành giả quán triệt sâu sắc Duyên khởi dưới các hình thức tu tập Niệm – Định – Tuệ nhằm hoàn thiện phẩm chất  Giới – Định – Tuệ nơi chính hành giả, tức thành tựu đạo đức Duyên khởi và chân lý  Duyên khởi.
Ngoài ra trong Phật giáo Bắc truyền còn phân biệt hai dạng tuệ giác, đó là:
- Căn bản trí(根本智;  S: mūla-jñāna;  E: Fundamental wisdom):  Là tuệ giác từ sự chứng ngộ chân lý Duyên khởi.
- Hậu đắc trí(後得智;  S: pṛṣṭha-labdha-jñāna;  E: post-enlightenment):  Là tuệ giác hình thành trong việc cứu độ chúng sinh. Tuệ giác này có được sau khi đã có được Căn bản trí, còn được gọi là đạo đức Duyên khởi.
          1) Tuệ giác theo Trung Quán tông. 

Theo Luận Đại Trí Độ số 27 củaTrung Quán tông, Tuệ giác có 3 dạng làTướng-Dụng-Thể :
          1/.Nhất thiết trí 一切智:  Là tuệ giác “Không tính”về tổng tướng bình đẳng của vạn pháp. Đây là tuệ giác về Tướng.
          2/.Đạo chủng trí 道種智:  Là tuệ giác về các pháp sai biệt của thế gian và xuất thế gian về thiện và bất thiện. Đây là Tuệ giác về Dụngcho việc độ sinh, và còn gọi là Quyền trí 權智hay Phương tiện trí 方便,  tức tuệ giác khéo sử dụng các phương tiện thiện xảo như thân xảo, khẩu xảo, ý xảo trong việc hóa độ.
          3/.Nhất thiết chủng trí 一切種智:  Là tuệ giác toàn hảo biết được tất cả khía cạnh của các pháp, bao gồm Nhất thiết trí, Đạo chủng trí và tuệ giác về biệt tướng của các pháp, tức Nhân Quả hành tướng của từng pháp một. Đây là Tuệ giác về Thể, và còn gọi là Thật trí  實智.
- Trong luận  Trung Quán có kệ rằng:
因緣所生法            Nhân Duyên sở sinh pháp
我說即是空            Ngã thuyết tức thị Không
亦是為假名            Diệc thị vi giả danh
亦是中道義            Diệc thị Trung đạo nghĩa
          Nghĩa:
Các pháp do Duyên sinh
Ta nói đó là Không
Cũng gọi là Giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo
Hay
Các pháp do Duyên khởi, nên ta nói là Không, là Giả danh, và cũng chính là Trung đạo".
Nơi đây, ngài Long Thọ xác quyết mối quan hệ đồng nhất giữa ba phương pháp dùng mô tả Duyên khởi  (縁起;  P: Paṭicca-samuppāda;  S: Pratītya-samutpāda;  E: Dependent origination, Dependent arising) là  Không, Giả danh, Trung đạo:
 1-Không  (空;  P: Suññatā;  S: Śūnyatā;  E: Emptiness):  Nhằm vượt lên chấp thủ dính mắc vào nhận thức các pháp như là những thực thể, bằng cách thấy biết rõ thực tính Duyên khởi là Không tính (= bản tính không thực thể của các pháp).  Cụ thể:
Duyên khởi tính = Không tính = Phật tính = Vô ngã tính + Vô thường tính
 2-Giả danh  (假名;  P: Upādāya-paññatti;  S: Upādāya-prajñapti;  E: Conventional designation):  Nhằm vượt lên chấp thủ dính mắc vào các khái niệm quy ước, chế địnhđối với các pháp.
 3-Trung đạo(中道;  P: Majjhimā-paṭipadā;  S: Madhyamā-pratipada;  E: Middle path):  Nhằm vượt lên chấp thủ dính mắc vào các nhận thức và hành động cực đoan.
Chánh niệm về Không tính, Giả danhTrung đạo  là hình thức tu tập của Trung Quán tông để hành giả thành tựu tuệ giác.
          2) Tuệ giác theo Thiền tông: 
Tuệ giác có 2 dạng.
          1/.Hữu sư trí 有師智= Hữu học trí 有學智(P: sekha-nānā;  S: śaikṣa-jñāna):  Là tuệ giác có được do học hỏi nơi thầy bạn, kinh sách ... từ bên ngoài vào, gọi là giải ngộ (= Văn tuệ + Tư tuệ).
2/.Vô sư trí (無師智= Vô học trí 無學智(P: asekha-nānā;  S: aśaikṣa-jñāna):  Là tuệ giác có được qua quá trình hành giả công phu trải nghiệm từ Văn tuệ và Tư tuệ để đạt đến chứng ngộ (= Tu tuệ), biểu hiện bằng mọi lự tâm (luận biện) đình chỉ, và minh tâm hiện bày.  Tuệ giác này có trong mọi chúng sinh, không do thầy dạy nào trao cho cả.  Đây là điểm đích đến của các hành giả Thiền tông.
Nét đặc trưng của Thiền tông có thể tóm tắt được như sau:
教外別傳- 不立文字
指人心- 見性成佛
Giáo ngoại biệt truyền - Bất lập văn tự
Trực chỉ Chân tâm - Kiến tính thành Phật.
          Nghĩa:
Truyền giáo pháp ngoài kinh điển - Không lập văn tự,
Chỉ thẳng Chân lý (= Chân tâm) - Thấy rõ Bản tính của vạn pháp mà giác ngộ.
          Chân lý nơi đây không gì khác hơn là Duyên khởi, và Bản tính chính là Duyên khởi tính vậy.
          Chánh niệm Duyên khởi và Duyên khởi tính để chuyển hóa hoạt động của 6 căn là hình thức tu tập của Thiền tông để hành giả thành tựu tuệ giác.
- Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật đã chỉ dạy cách phòng hộ 6 căn theo tinh thần chân lý Duyên khởi sau:
"Có sáu pháp vô thượng mà các thầy cần tu. Những gì là sáu?
+ Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
+ Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
+ Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
+ Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
+ Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
+ Ý đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.” 
          3) Tuệ giác theo Tịnh Độ tông và Duy Thức tông: 
Tuệ giác được phân thành 4 loại, tuy có tên gọi khác nhau, nhưng nội dung ý nghĩa thì đồng.  Đó là quá trình chuyển hóa các Thức là các thấy biết thuộc tục đế thành Trí là các thấy biết thuộc chân đế qua việc chứng ngộ bản tính thực của vạn pháp, đó là Duyên khởi tính.
            Thức                              Trí (Duy Thức tông)          Trí (Tịnh Độ tông)
          1.  A-lai-da                 - Đại viên cảnh trí                 - Vô đẳng thắng trí
            2.  Mạt-na                  - Bình đẳng tánh trí              - Đại thừa quảng trí
            3.  Ý thức                   - Diệu quan sát trí                  - Bất khả xưng trí
            4.  Ngũ thức              - Thành sở tác trí                  - Bất tư nghì trí
-----------------
Chú thích:
- Thật tướng niệm Phật tức Chánh niệm Duyên khởi, là pháp chuyển Thức thành Trí.
            - Ngũ thức gồm Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức.
            1. Đại viên cảnh trí (大圓鏡智;  S: ādarśa-jñāna)
2. Bình đẳng tánh trí (平等性智;  S: samatā-jñāna)
3. Diệu quán sát trí(妙觀察智;  S: pratyavekṣaṇa-jñāna).
            4. Thành sở tác trí (成所作智;  S: kṛtyānuṣṭhāna-jñāna).
          Trong kinh Lăng Già có chép:  “Cái sinh diệt kia là Thức, cái chẳng sinh diệt là Trí. Cái bị các tướng ràng buộc ngăn ngại là Thức. Cái không bị ràng buộc ngăn ngại là Trí… Đại Huệ! Ta nói rằng Thức vọng tưởng diệt thì gọi là Niết-bàn
          4) Tuệ giác theo Mật tông: 
Tuệ giác được phân thành 5 loại.  Đó là quá trình tu học chuyển hóa 5 Uẩn thành 5 Trí.  Chánh niệm Chân ngôn tức Chánh niệm định và Chánh niệm Không tính  (= Duyên khởi tính) tức Chánh niệm tuệ là các pháp chuyển 5 Uẩn thành 5 Trí. [Xin đọc bài Tâm kinh].
              Uẩn                         Trí                             Phương         Giáo chủ
          1.  Thức uẩn              - Đại viên cảnh trí                 - Đông                           - Bất Động Phật
            2.  Hành uẩn              - Thành sở tác trí                  - Bắc                  - Bất Không Phật
            3.  Tưởng uẩn                        - Diệu quan sát trí                - Tây                  - A Di Đà Phật
            4.  Thọ uẩn                - Bình đẳng tánh trí              - Nam                - Bảo Sanh Phật
            5.  Sắc uẩn                 - Pháp giới trí                        - Trung tâm       - Đại Nhật Phật
-----------
Lưu ý:
            1) Về Văn Tư Tu trong Phật giáo Phát triển.
1-Nếu nói theo giai vị của  Thánh quả thì:
+ Thanh Văn thành tựu do Văn tuệ (có quan điểm cho rằng do tu chứng Tứ Diệu Đế).
+ Duyên Giác thành tựu do Tư tuệ (có quan điểm cho rằng do hành giả tu chứng Thập Nhị Nhân Duyên).
+ Bồ Tát thành tựu do Tu tuệ.
2-Nếu nói theo giai vị của  Bồ tát Đại thừa thì Thập trụ được Văn tuệ, Thập hành được Tư tuệ và Thập hồi hướng được Tu tuệ.
3-Nếu nói theo Giới hệthì:
+ Dục giới có Văn tuệ và Tư tuệ, nhưng là cõi bất định. Nếu khi muốn tu thì rơi vào Tư tuệ, cho nên Dục giới không có tuệ do tu mà thành.
+ Sắc giới có Văn tuệ, là cõi định, cho nên cõi này không có tuệ do Tư mà thành.
+ Vô sắc giới chỉ có Tu tuệ, là cõi định, cho nên cõi Vô sắc không có tuệ do Tư mà thành. Vì là cõi Vô sắc không dùng căn tai để lắng nghe Phật pháp, cho nên không có tuệ do Văn mà thành.
 [Xin tham khảo kinh Ưu bà tắc giới Q.1; luận Du già sư địa Q.28; luận Thành thực Q.16; luận Tập dị môn túc Q.5; luận Đại tì bà sa Q.42; luận Câu xá Q.22; Phật địa kinh luận Q.1].
2) Sắc uẩn  có vai trò của trí khi giác ngộ, được xem như là bí thuật đối với việc tái sinh.
Trong Bát-nhã Ba-la mật-đa Tâm kinh có chép:          
       “Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời chiếu kiến Ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách * 觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆。度一切苦厄。*  Bồ-tát Quán Tự tại khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa soi thấy Năm uẩn đềuKhông, vượt qua mọi khổ ách.”
o0o
Tùy.
Tùy 隨:  Là từ gốc Hán, có nghĩa là theo, thuận theo, theo sau, đi theo, bám theo.  Dưới đây là những từ ghép với “Tùy”,và theo các nghĩa tương thích.
1) Tùy duyên(隨緣;  E: resulting from conditioning cause, circumstances as waves result from wind): 
Tùy duyên có nghĩa là thuận theo duyên hay thuận theo cơ duyên, thuận theo hiện thựcsao cho phù hợp với chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi, nhằm đem lại lợi ích cho mình-cho người hay cho môi trường sống chung quanh.
Tùy duyên được xem là khế hợp 契合(= phù hợp), cụ thể là:
- Khế cơ契機:   Phù hợp với không gian và thời gian(hoàn cảnh, xứ sở, cảnh giới, ... đang sống).
- Khế lý契理:   Phù hợp với chân lý, đạo đức.
Vì thế:
1. Tùy duyên hàm ý là hành giả thấy biết rõ thế gian là tương đối, là lẽ thật của thế gian (thế đế). Tùy duyên là phải phù hợp với chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi, còn chưa thấy đúng vậy mà nói tùy duyên thì chỉ là lạm dụng, là hiểu lầm.
2. Tùy duyên hàm ý là hành giả không chấp kiến, mà vô trụ, linh hoạt, khéo hài hòa với tất cả chứ không lập dị khác người.  Thành ngữ “Bất biến tùy duyên * 不變隨緣” được xem là đồng nghĩa với “Dĩ bất biến, ứng vạn biến * 以不變應萬變” của Dịch học.
3. Tùy duyên không có nghĩa là buông thả theo duyên, là chạy theo duyên (cảnh); nếu hành động như thế thì đó là bị duyên cuốn đi, lôi đi.
4. Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệ và chấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận cảnh hay nghịch cảnh. Những việc đã và đang diễn ra trong cuộc sống đều là những bài học đạo lý cho bản thân hành giả, dù đó là những việc tốt hay xấu, đem đến thành công hay thất bại.
Trongbài kệ “Cư trần lạc đạo” của Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông nhằm khuyến dạy giáo lý Duyên khởi cho hàng hậu học, đã sử dụng từ Vô tâm thay vì Vô niệm như sau:

居塵樂道且隨緣,  Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
饑則飧兮困則眠。  Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
家中有宝休尋覓,  Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
對鏡無心莫問禪。  Đối kính vô tâm mạc vấn thiền.
Ở  đời  vui đạo, hãy tuỳ duyên,
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh Vô tâm chớ hỏi Thiền.
[Vô tâm = Vô vọng tâm “phân biệt”]
- Tuỳ thuận隨順là cách nói khác của tùy duyên theo hướng tích cực, đó là  thuận theo, tùy theo trình độ, tập tục, hoàn cảnh của chúng sinh mà khéo dẫn dắt đưa chúng sinh vào đạo.
- Tuỳ duyên bất biến隨緣不變:  Tùy duyên (thay đổi) là tùy hoàn cảnh, phương tiện, thời tiết mà thích nghi với cuộc sống. Bất biến (không thay đổi) là bởi chân lý “Duyên khởi”  dẫn đến giác ngộ giải thoát(vô lượng quang), thì vô thủy vô chung(vô lượng thọ).  Chúng ta cũng có thể phân biệt rõ đâu là phương tiện, đâu là mục đích. Với phương tiện có thể thay đổi chứ mục đích thì bất di bất dịch.
---------------
Chú thích:    
- Tùy 隨:  Có nghĩa là thuận theo.
- Tiện 便:  Có nghĩa là đơn giản// có lợi. Như: tiện lợi便利là có lợi, thuận lợi.
            - Nghi 宜:  Có nghĩa là thích hợp, phù hợp, nên. Như: thích nghi 適宜là vừa hợp, đúng với điều nên làm, nên có.
            Theo đó:
Tuỳ tiện隨便# Tùy nghi 隨宜là cách nói thông tục, gần nghĩa với Tùy duyên trong đạo Phật, và trái với Tự tiện 自便có nghĩa là làm theo ý mình, sao cho dễ dàng cho mình, không cần để ý tới ai  hay  Mặc nhiên 默然(= mặc kệ, không quan tâm đến)
          2)Tuỳ pháp hành – Tùy tín hành.
Trong đạo Phậtcó phân biệtcó hai hạng người thuận theo căn cơ trên đường tu họclà Tuỳ pháp hành hayTuỳ tín hành.  :
- Tuỳ pháp hành(隨法行;  P: dhammānusārin;  S: dharmānusārin;  E:following of righteous living, following a righteous life):  Đây là trường hợp hành giả có căn tính lý trí, biết phân tích, nghiền ngẫmvà khởi động tu theo Quán chứng mà đắc quả. Đây là trường hợp của các bậc thánh trí Tu-đà-hườn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán, điển hình là hình ảnh của ngài Xá-lợi-phất.
- Tuỳ tín hành(隨信行;  P: saddhānusārin;  S: śraddhānusārin;  E:following a faith life):  Đây là trường hợp hành giả có căn tính tình cảm, và khi khởi động tu dựa vào Tín tâm (niềm tin) mà đắc quả. Niềm tin trong đạo Phật dành cho đối tượng này là nội dung của giáo lý Ngũ căn – Ngũ lực, trong đó những 5 yếu tố này đều được thực hành trên nhận thức đúng đắn về Tam Bảo.
3)Tùy hỷ(隨喜;  E: To rejoice in the welfare of others):  Có nghĩa là vui theo niềm vui của người khác, bày tỏ thái độ hân hoan khi nghe người khác thành công. Việc tùy hỷ là ở nơi tâm, không phải ở sự tướng.
Hạnh tùy hỷ rất cần thiết để đối trị tâm đố kỵ, ganh tị. Tâm ganh tị chẳng được lợi, ngược lại chỉ khiến ta khởi lên nhiều niệm xấu ác, nội tâm thì dày vò. Do đó, tâm ganh tị tất chỉ làm hại chính mình.
Gieo trồng hạt giống tùy hỷ làm tâm hành giả mở rộng và không ganh tị với người khác. Hơn nữa, tuy không ganh tị làtốt, nhưng không tạo cơ hội cho người khác làm tốt thì cũng được xem là thiếu hạnh tùy hỷ.
- Tùy hỷ công đức(隨喜功德;  E: To rejoice at others' merits and virtues):  Là vui với việc làm công đức của người khác. Tùy hỷ công đức là hình thức tạo thiện nghiệp cho chính mình, là hạnh nguyện thứ năm trong Phổ Hiền Thập Hạnh Nguyện.
- Tùy hỉ là pháp bố thí dễ tạo công đức nhất:  Tùy hỉ được xem là một trong những pháp bố thí, tạo công đức dễ nhất, đặc biệt pháp này dành cho người nghèo, vì người nghèo thì rất khó để bớt chút của cải ra bố thí.
Tâm bố thí quan trọng hơn vật bố thí, cho nên tạo công đức không nhất thiết cứ phải là bố thí tiền bạc mới tích lũy được công đức, nghĩa là ta chẳng cần phải giàu có mới bố thí tạo phước được. Ví như ta thấy người làm một điều lành, nói một điều lành mà sanh tâm vui chung với họ, đó gọi là tùy hỉ công đức. Pháp này đơn giản, dễ thực hiện và ai cũng có thể làm được.
Trong kinh Địa Tạng đức Phật bảo:  “…Không cứ là nhiều hay ít. Nếu có thể đem công đức hồi hướng cho pháp giới chúng sinh thì phước báo không thể ví dụ thế nào cho được.”
Không ai bắt buộc ta phải bố thí cả, vậy nên nếu ta cảm thấy thoải mái thì bố thí. Nếu không thấy vui vẻ thoải mái thì không nên bố thí. Còn khi đã bố thí rồi, tâm không mảy may suy nghĩ về người bố thí, người nhận bố thí và vật đem bố thí, đó gọi là Bố thí Ba-la-mật!
4) Tùy niệm.
Tùy niệm(隨念;  P: anussati;  S: anusmṛti;  E: cherished recollection; thinking of):  Là bám theo, chuyên chú nhớ nghĩ đến nhận thức chân lý hay đề mục có liên quan đến chân lý trong thực hành thiền.
Trong kinh Tăng Chi có nói tới 10 tùy niệm 十隨念(bao hàm các loại 3, 5, 6 tùy niệm) như sau:
1.Niệm Phật (念佛;  P: Buddhānussati;  S: Buddhānusmṛti):  Chuyên chú quán 1 hay cả 10 ân đức Phật (thập hiệu).  Phật tử PGNT thường niệm 2 ân đức cơ bản nhất là Ứng Cúng và Phật  [Xin xem chi tiết ở mục từ  Chánh niệm].
2. Niệm Pháp  (念法;  P: Dhammānussati;  S: Dharmānusmṛti):  Chuyên chú 1 hay cả 6 ân đức Pháp, là giáo pháp của Phật gồm Pháp học, Pháp hành, Pháp thành cao thượng, chỉ dẫn chúng sinh con đường đưa tới thánh quả.
3. Niệm Tăng  (念僧;  P: Saṅghānussati;  S: Saṅghānusmṛti):  Chuyên chú 1 hay cả 9 ân đức Tăng (thánh Tăng), là những đệ tử của Phật, hành theo chánh pháp cao thượng, là phước điền cao quí của chúng sinh.
4.Niệm giới  (念戒;  P: Sīlānussati;  S: Śīlānusmṛti):  Chuyên chú về công đức trì giới.
5.Niệm thí  (念施;  P: Cāgānussati;  S: Tyāgānusmṛti):  Chuyên chú về công đức bố thí, diệt tâm tham.
6.Niệm thiên  (念天;  P: Devatānussati;  S: Devānusmṛti):  Chuyên chú về 5 pháp chư Thiên nơi mình.
7.Niệm tử  (念死;  P: Ānāpānasati;  S: Ānāpānasmṛti):  Chuyên chú về tính vô thường của đời người.
8.Niệm thân (念身;  P: Kāyagatānussati;  S: Kāyagatasmṛti):  Chuyên chú về duyên hợp 32 thể trượt.
9.Niệm tức  (念息;  P: Ānāpānasati;  S: Ānāpānasmṛti):  Chuyên chú về hơi thở vào ra.  Tùy tức quán隨息觀là quán chiếu thực tướng của hơi thở.
10.Niệm Niết Bàn (念涅槃= Niệm tịch tịnh – P: Upasamānussati;  S: Upasamānusmṛti):  Chuyên chú về tính tịch tĩnh của Niết Bàn.  Trong thiền quán thì đây là chuyên chú quan sát trung thực thực tánh vượt thoát nơi mọi đối đãi cực đoan của sự vật và hành động.
5) Tùy miên.
Tùy miên(隨眠;  P: anusaya;  S: anuśaya;  E: a dormant disposition):  Có nghĩa là âm thầm đi theo hay trạng thái ngủ ngầm. Trong đó:
Tùy 隨:  Là theo, đi theo, bám theo.
Miên 眠:  Là ngủ.  Như:  thôi miên 催眠là thúc ép đi vào giấc ngủ.
Theo đó:
Tùy miên là những phiền não tiềm phục, nằm sâu kín bên trong, vi tế khó nhận biết, như trạng thái của người đang ngủ, luôn bám theo trong chúng ta từ đời này qua đời khác nếu như chưa có đủ duyên để bộc lộ.
Phiền não theo đuổi làm cho con người rơi vào trạng thái mờ mịt, nặng nề; trạng thái hoạt động của các phiền não âm thầm, nhỏ nhiệm khó biết được, cùng với đối cảnh và tâm, tâm sở tương ứng ảnh hưởng lẫn nhau, khiến phiền não thêm lớn mạnh (= Tuỳ tăng 隨增), và vì phiền não trói buộc (= Tuỳ phược 隨縛) con người, nên gọi là Tuỳ miên.
Tùy miên có 6 thứ căn bản là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Kiến (= Ác kiến), gọi là Lục tuỳ miên (6 phiền não căn bản). Trong đó:
- Nếu Tham được chia ra Dục thamHữu tham thì thành ra 7 Tuỳ miên.
- Nếu Ác kiến được chia ra Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ kiến và Giới cấm thủ kiến thì thành ra 10 Tuỳ miên.
Ngoài ra, những phiền não này lại thêm những phần nhỏ nhiệm khó thấy được chia chẻ, thì thành ra 98 thứ Tuỳ miên.
6)Tuỳ phiền não(隨煩惱)
-Căn bản phiền não(根本煩惱;  P: Mūlakilesa;  S: Mūla-kleśa;  E: Root afflictions, Basic afflictions) là sáu thứ phiền não chính, từ đó mà các Tuỳ phiền não là các phiền não phụ theo đó phát sinh:
Theo Bách Pháp Minh Môn Luận, có sáu thứ phiền não chính gồm:  Tham 貪(= Ái 愛), Sân 瞋, Si 癡(= Vô minh 無明), Mạn 慢, Nghi 疑, và Kiến 見(= Ác kiến 惡見). Căn bản phiền não còn gọi là Lục phiền não 六煩惱.  Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi gọi là Tư phiền não (= Tư hoặc) là 5 độn sử (khó đoạn trừ), còn Kiến được hiểu là Ác kiến (= Kiến hoặc) gồm 5 loại, gọi là 5 lợi sử (dễ đoạn trừ).
- Tuỳ phiền não= Tùy hoặc(隨煩惱;  P: Upakkilesa;  S: Upa-kleśa;  E: impurity; defilement; anything that spoils or obstructs), là các phiền não phụ từCăn bản phiền não. Có 20 thứ Tùy phiền não chia làm ba loại:
1/. Tiểu tùy, có 10 thứ, mỗi thứ tự lực sinh khởi, phạm vi tương ưng nhỏ hẹp, nên gọi là "Tiểu tùy".
1. Phẫn: Giận (忿;  S: krodha;  E: anger):  Phẫn là do Sân mà sinh ra. Tính của tâm sở Phẫn là nóng giận. Khi gặp cảnh trái nghịch hay gặp những lời nói, ý kiến hay hành động của người khác không hạp với ý mình đều có thể làm mình phiền lòng và giận ghét.  Phẫn làm chướng ngại cho tâm buông xả.
2. Hận: Hờn (恨;  S: upanāha;  E: resentment // enmity):  Hận cũng do Sân mà sinh ra. Tính của tâm sở Hận là ôm ấp sự oán ghét không bỏ.  Khi gặp cảnh nghịch, trước thì phẫn (nóng giận) rồi sau mới hận (hờn). Hận làm chướng ngại cho tâm buông xả.
3. Phú: Che giấu, thái độ đạo đức giả, che giấu cái xấu của mình (覆;  S:mrakṣa;  E: concealment):   Phú do Tham mà sinh ra. Tính của tâm sở Phú là che dấu những điều xấu hay ác đã làm của mình vì sợ mất quyền lợi hay danh dự và thể diện. Khi che dấu thì khiến cho tâm không an, luôn luôn bị bức rức. Phú làm chướng ngại cho tâm ngay thẳng.
4. Não: lo lắng, buồn phiền (惱;  S: pradāśa;  E: malicious):  Não cũng do Sân mà sinh ra, nghĩa là do Phẫn, Hận sanh ra. Tính của tâm sở Não là lo lắng, buồn phiền. Khi nhớ lại những cảnh trái nghịch đã qua, trước giận hờn rồi sanh buồn phiền. Não làm chướng ngại cho tâm an vui.
5. Tật: Tật đố, ganh ghét  (嫉;  S: īrṣyā;  E: jealousy):  Tật là do Tham và Sân mà sinh ra. Tính của tâm sở Tật là ganh ghét đố kỵ.  Khi thấy người khác thành công hay làm gì hay hơn mình thì sinh tâm ganh ghét, không muốn ai hơn mình. Tật làm chướng ngại cho tâm an vui.
6. Xan: Bỏn xẻn, ích kỷ (慳;  S: mātsarya;  E: selfishness, parsimony):  Xan do Tham mà sinh ra. Tính của tâm sở Xan là bỏn xẻn, rích rắm, không san xẻ.  Khi gặp chúng sinh bị khổ nạn thì không chịu ban bố tiền tài hay giáo pháp, ngược lại luôn giấu giếm, bòn góp tích trử tài sản cho mình. Xan làm chướng ngại cho tâm buông xả.
7. Cuống: Dối trá, dối gạt, gian lận, lừa lọc, lừa gạt (誑;  S: śāṭhyaṃ;  E: deceitfulness // fraud):  Cuống do Tham và Si mà sinh ra. Tính của tâm sở Cuống là dối gạt. Khi gặp thuận cảnh thì sinh tâm dối gạt người để lợi mình.  Cuống làm chướng ngại cho tâm buông xả, ngay thẳng.
8. Xiểm: Bợ đở, nịnh hót, nói dối, loè người (諂;  S: māyā;  E: guile):  Xiểm cũng do Tham và Si mà sinh ra. Tính của tâm sở Xiểm làbợ đở, tâng bốc. Khi gặp thuận cảnh thì sinh tâm nịnh hót, bợ đỡ người có thế lực. Xiểm làm chướng ngại tâm trung thực, không dua nịnh.
9. Hại: Tổn hại, tâm trạng muốn hành động ác hại (害;  S: vihiṃsā;  E: desire to harm):  Hại do Sân mà sinh ra. Tính của tâm sở hại là làm tổn hại các loài hữu tình. Khi gặp thuận cảnh thì sinh tâm là làm bức hại người, vật.  Hại làm chướng ngại tâm từ.
10. Kiêu: Kiêu căng, tự phụ (憍;  S: mada;  E: pride):  Kiêu do Tham mà sanh ra. Tính của tâm sở Kiêu là kiêu cách và ngạo nghễ.  Khi gặp thuận cảnh về tài sắc, giàu sang, quyền tước kiêu căng, tự phụ.  Kiêu làm trở ngại tâm khiêm tốn, nhường nhịn.
2/. Trung tùy,có hai thứ là Vô tàm và Vô quý. Vì hai thứ tâm sở này duyên các tâm sở bất thiện, phạm vi tương ưng của nó trung bình, nên gọi là "trung tuỳ".
11. Vô tàm: Tự mình không biết xấu hổ, không biết tự hổ thẹn về những việc xấu, ác, bất thiện mà mình đã làm  (無慚;  S: āhrīkya;  E: lack of inner shame):  Vô tàm do Tham và Si mà sinh ra. Tính của tâm sở vô tàm là không biết tự thẹn.  Khi làm việc quấy, , lại còn khinh dễ những người hiền thiện. Vô tàm làm tăng trưởng tâm ác.
12. Vô quý: Không biết thẹn với người, tâm hổ thẹn đối với người khác khi mình phạm tội(無愧;  S:anapatrāpya,anapatrāpa;  E: shameless before other):  Vô quý do Tham và Si mà sinh ra. Tính của tâm sở vô quý là không biết thẹn với người. Khi làm việc quấy, người vô quý không biết thẹn với người, lại còn ưa làm việc ác. Vô quý làm tăng trưởng tâm ác.
3/. Đại tùy, có 8 thứ sau đây. Tám thứ tâm sở này biến khắp các Tâm sở bất thiện, phạm vi của nó rộng hơn hai món Trung tuỳ trước, nên gọi là "Đại tuỳ".
13. Trạo cử: Chao đảo, xao động không yên (掉舉;  S: auddhatya;  E: restlessness):  Trạo cử do Si mà sinh ra. Tính của tâm sở Trạo cử là chao động không yên tịnh. Khi hành thiền thì  làm cho thân tâmxao động không yên. Trạo cử làm chướng ngại Định và Xả.
14. Hôn trầm: Mờ tối trầm trọng, tâm chìm đắm, lừ đừ, thiếu linh động, nhạy bén(昏沉;  S: styāna;  E:drowsiness):  Hôn trầm do Si mà sinh ra. Tính của tâm sở Hôn trầm là lừ đừ, thiếu linh động.  Khi hành thiền thì Hôn trầm khiến cho tâm khi đối với quán cảnh mờ mịt không sáng suốt.  Hôn trầm làm chướng ngại tuệ và khinh an.
15. Bất tínKhông tin (不信;  S: aśraddya;  E: lack of faith):  Bất tín do Si mà sinh ra. Tính của tâm sở Bất tín là không tin các pháp chân thật. Khi hành thiền, Bất tín dễ sinh ô nhiễm.  Bất tín làm chướng ngại tâm thanh tịnh.
16. Giãi đãi: Biếng nhác trễ nãi,  tâm trạng không tinh tấn, (懈怠;  S: kausīdya;  E: laziness):  Giải đãi do Si mà sinh ra. Tính của tâm sở Giải đãi là biếng nhác. Khi tu học không cố gắng học hiểu và thực hành. Giải đãi làm chướng ngại tâm tinh tấn.
17. Phóng dật: Buông lung, phóng túng (放逸;  S: pramāda;   E: negligence):  Phóng dật do Si mà sinh ra. Tính của tâm sở Phóng dật là buông lung. Khi tu học không thúc liễm thân tâm để đoạn trừ các nghiệp bất thiện.  Phóng dật làm tăng ác tổn thiện.
18. Thất niệm: Mất chánh niệm, chóng quên, không chú tâm (失念;  S: muṣitasmṛti;  E:forgetfulness):  Thất niệm do Si mà sinh ra. Tính của tâm sở Thất niệm là không chú tâm. Khi tu học thì không chú tâm, không nhớ cảnh đã duyên. Thất niệm làm chướng ngại tâm Chánh niệm.
19. Tán loạn: Rối loạn (散亂;  S: vikṣepa;  E: distraction):  Tán loạn do Si mà sinh ra. Tính của tâm sở Tán loạn làm cho tâm rối loạn. Khi tu học, tâm tán loạn cứ hết duyên cảnh này rồi duyên cảnh khác. Tán loạn làm chướng ngại Chánh định và sinh ra ác tuệ.
20. Bất chánh tri: Biết không chân chánh, hiểu biết sai(不正知;  S: asam-prajanya;  E: lack of discernment):  Bất chánh tri do Si mà sinh ra. Tính của tâm sở Bất chánh tri là hiểu biết sai lầm. Khi đối với cảnh không hiểu rõ cảnh, khiến dễ hiểu sai. Bất chánh tri làm chướng ngại các hiểu biết chân chánh và sinh ra phạm giới.
o0o
Tứ ân.
Tứ ân四恩hay Tứ trọng ân 四重恩(E: Four great debts, Four kinds of compassion) là bốn ân nghĩa, là bốn hành động quan trọng đúng với lẽ phải và hợp với đạo lý của hành giả đạo Phật trong cuộc sống. Tứ ân thuộc phạm trù đạo đức.
          Theo các kinh Chính Pháp Niệm Xứ quyển 61 và kinh Bản Sinh Tâm Địa Quán, , phẩm Báo ân, có ghi chép 4 ân này như sau:
          1)Ân cha mẹ:  Thường cha mẹ là đối tượng gần gủi nhất, gắn bó nhất trong đời của một người, mà khó có đối tượng nào có thể sánh được. Nhân cách của một người phần lớn cũng hình thành từ sự học hỏi và thực hành ngay trên đối tượng cha mẹ này. Không thể nói một nhân cách lớn thật sự khi người này đối xử tệ bạc với cha mẹ của mình. Ở một khía cạnh khác, với thầy tổ có vai trò quan trọng trong giáo dưỡng nên người, nên thầy tổ cũng được xem như cha mẹ, mà ta phải có ân nghĩa vậy.
          2) Ân chúng sinh:  Chúng sinh là mọi người và mọi vật chung quanh ta.Sự sống của mỗi con người không tự nhiên mà có, không tự mình mà nên người, không tự mình có thể sống an vui mà không cùng sống và cần nhờ đến người khác. Tất cả đều liên quan mật thiết. Và do đó, sự tồn tại của con người cần có sự tương tác đáp trả cho nhau những yếu tố cần thiết cho cuộc sống.
          3) Ân tổ quốc:  Còn gọi là ân tổ tiên, ân đất nước.  Tổ quốc biểu hiện cái không gian chứa đựng sức sống của tổ tiên, có bản sắc văn hóa và ngôn ngữ riêng biệt, có khả năng tồn tại và độc lập bền vững vượt qua các đe dọa diệt vong.  Sức sống này đã sinh ra và hun đúc mình thành một con người trong cộng đồng sánh vai cùng với các cộng đồng khác trên thế giới. Tổ quốc là đặc trưng tinh thần chỉ có nơi loài người, không có nơi các loài sinh vật khác. Vì thế mỗi người cần có ý thức trân trọng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc bằng việc thể hiện lòng yêu nước của mình.
Lòng yêu nước cần phải đứng trên mọi chế chế độ chính trị và mọi tôn giáo là hai yếu tố chi phối khá quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Yêu nước không thể đồng nhất là yêu chế độ chính trị hay đồng nhất là yêu một tôn giáo. Và chẳng thể bảo chỉ có riêng người công dân là yêu nước, mà ngay chế độ chính trị và tôn giáo cũng phải tỏ rõ sự yêu nước một cách đồng điệu.  Phải chăng mục tiêu của chế độ chính trị là làm lợi ích cho dân tộc và mục tiêu của tôn giáo là vì lợi ích cho loài người?  Dân tộc không thể phục vụ cho một chế độ chính trị tai hại, hay nô lệ cho một tôn giáo mù quáng và mê muội, để tự diệt vong. Đây là lý do vì sao “Ân tổ quốc” có đầy đủ ý nghĩa hơn là cách gọi “Ân quốc vương” như thường gọi.
4) Ân tam bảo:   Tam bảo là biểu hiện chân lý khách quan Duyên khởi trong đạo Phật hình thành từ 3 yếu tố là Phật, Pháp, Tăng; chân lý này giúp cho bất cứ một ai, không phân biệt ‘giới tính-vị trí xã hội-quốc gia-tôn giáo …’  khi được thực hành đúng đắn, đều có thể trở thành bậc giác ngộ - tức Phật.  Sự giác ngộ này giúp cho đời sống tinh thần của con người được lành mạnh vượt qua các khó khăn, để hài hòa cuộc sống ở các mặt vật chất, tình cảm, lý trí, tâm lý …
Theo đó, hợp thể Tam bảo được xem như vị thầy vô hình khai mở tuệ giác, sát cánh cùng 3 đối tượng “Cha mẹ-Chúng sinh-Tổ quốc”, làm cho đời sống tinh thần con người được nâng cao và thật sự tự do.  Người quán triệt được tam bảo, thì tuy sống trong thế giới đầy phức tạp của con người, nhưng vẫn vượt lên được các bế tắc, ràng buộc và khổ đau của thế giới này, đồng thời lại hài hòa và làm lợi ích thiết thực cùng chính nơi thế giới này.
Vì thế hành giả đạo Phật cần hiểu ra để thể hiện việc báo ân tam bảo bằng việc hộ trì Tam bảo một cách thiết thực và đúng nghĩa.      
[ Xin xem thêm các mục từ  Ân, Tam bảo, Hộ trì]
o0o
Tứ bất khả khinh.
Tứ bất khả khinh(四不可輕;  E: The four that may not be treated lightly)
          Tứ bất khả khinh nghĩa là bốn thứ chẳng thể khinh thường. Kinh Tạp A hàm quyển 46 ghi lại chuyện đức Phật giảng cho vua Ba Tư Nặc về bốn thứ chẳng thể khinh thường :
1. Thái tử tuy nhỏ, nhưng sẽ làm quốc vương đó là bậc chẳng thể khinh thường (E: a prince though young).
2. Rắn con tuy nhỏ, nhưng nộc độc có thể làm chết người, đó là loài chẳng thể khinh thường (E: a snake though small).
3. Tia lửa tuy nhỏ, nhưng có thể đốt cháy núi rừng đồng cỏ, cũng là thứ chẳng thể khinh thường (E: a fire though tiny).
4. Sa Di tuy nhỏ, nhưng có thể thành bậc Thánh và có thần thông, tuyệt đối không được coi khinh (E: a "novice" though a beginner, for he may become an Arhat).
o0o
Tứ chánh cần.
Tứ chánh cần (四正勤;  P: Cattāro sammappadhānā;  S: Catvāri prahāṇāni;  E: Four right exertions/efforts).
          Tứ chánh cần là bốn cách nỗ lực,siêng năng hợp với Chánh đạo. Đây được xem là dạng chi tiết hóaChánh tinh tấn trong Ngũ căn và Bát Chánh Đạo. Bốn cách tinh tấn ấy là:
1) Tinh tấntránh làm các điều ác chưa sinh (P: Anuppannānam pāpakānam anuppādāya vāyāmo;  S: Anutpanna pāpakākuśala-dharma;  E: Exertion for the preventing of unskillful states to arise)
2) Tinh tấnvượt qua những điều ác đã sinh (P: Uppannānam pāpakānam pahānāya vāyāmo;  S: Utpanna-pāpakākuśala-dharma;  E: Exertion for the abandoning of the already arisen unskillful states)
3) Tinh tấnphát huy các điều thiện đã có  (P: Uppannānam kusalānam;  S: Utpanna-kuśala-dharma;  E: Exertion for the arising of skillful states)
4) Tinh tấnlàm cho các điều thiện phát sinh (P: Anuppannānam kusalānam uppādāya vāyāmo;  S: Anutpanna-kuśala-dharma;  E: Exertion for the sustaining and increasing of arisen skillful states).
Trong Tương Ưng Chánh Cần (Tương Ưng 5.49) có ghi:
Này các Tỳ-khưu, có bốn Chánh Cần này. Thế nào là bốn ?
Ở đây, này các Tỳ-khưu:
+ Tỳ-khưu đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
+ Tỳ-khưu đối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
+ Tỳ-khưu đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
+ Tỳ-khưu đối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Như vậy, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu tu tập bốn Chánh Cần, làm cho sung mãn bốn Chánh Cần, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
o0o
Tứ Chúng.
Tứ Chúng(四眾;  P: catasso parisā;  S: catasraḥ parṣadaḥ):  Bốn Chúng, còn gọi là Tứ Bối (四輩), Tứ Bộ Chúng (四部眾), Tứ Bộ Đệ Tử (四部弟子), có các nghĩa khác nhau.
1/. Tứ Chúng Tăng Già chỉ cho 4 hạng người, hay 4 hạng đệ tử hình thành nên giáo đoàn Phật giáo, gồm:
- Tỳ Kheo (比丘;  P: bhikkhu;  S: bhikṣu).
- Tỳ Kheo Ni (比丘;  P: bhikkhunī;  S: bhikṣuṇī).
- Ưu Bà Tắc (優婆塞;  P;S: upāsaka).
- Ưu Bà Di (優婆夷;  P;S: upāsikā).
2/. Tứ Chúng Xuất Gia chỉ cho bốn chúng xuất gia là:
- Tỳ Kheo (比丘;  P: bhikkhu;  S: bhikṣu). 
- Tỳ Kheo Ni (比丘;  P: bhikkhunī;  S: bhikṣuṇī).
- Sa Di (沙彌;  P: sāmaṇera;  S: śrāmaṇera).
- Sa Di Ni (沙彌尼;  P: sāmaṇerī S: śrāmaṇerikā).
Trong Liễu Đường Duy Nhất Thiền Sư Ngữ Lục (了堂惟一禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1417) quyển 2 có câu: “Nhất ngôn huýnh xuất thanh tiêu ngoại, Tứ Chúng vân trăn tiếu điểm đầu * 一言迥出青霄外、四眾雲臻笑點頭* Một lời buông tận trời xanh thẳm, Bốn Chúng về đây cười gật đầu).”
Trong Cẩm Giang Thiền Đăng (錦江禪燈, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1590) quyển 19, phần Huệ Thông (慧聰), lại có đoạn:
Pháp Hoa Kinh Thường Bất Khinh Bồ Tát, bất chuyên độc tụng kinh điển, đản hành lễ bái Tứ Chúng, thượng đắc Lục Căn thanh tịnh, ngã hà vi bất lễ chư Phật Thế Tôn. * 法華經常不輕菩薩、不專讀誦經典、但行禮拜四眾、尚得六根清淨、我何爲不禮諸佛世尊* Bồ Tát Thường Bất Khinh trong Kinh Pháp Hoa, không chuyên đọc tụng kinh điển, chỉ thực hành lễ bái Bốn Chúng, mà được sáu căn thanh tịnh, ta sao lại không lễ bái các đức Phật Thế Tôn).”
3/. Tứ Chúng theo tông Thiên Thai chỉ cho 4 loại đại chúng ngồi nghe đức Phật thuyết pháp, gồm:
1- Phát khởi chúng (發起眾), nói đến người có thể biết được thời cơ lúc nào để sắp xếp cho đức Phật thuyết Chánh pháp. Như trong hội Pháp Hoa. Ngài Xá Lợi Phất ba lần thỉnh Phật thuyết minh giáo lý Pháp Hoa để làm duyên khởi cho Phật nói kinh Pháp Hoa. Hội Bát Nhã Ngài Tu Bồ Đề thưa hỏi Phật phương pháp hàng phục tâm... Những vị gợi chuyện thưa thỉnh như thế gọi là Phát khởi chúng.
2- Đương cơ chúng (當機眾), nói đến những người có đủ duyên thuần thục, chín muồi, thích hợp để nghe Phật thuyết Chánh pháp, và sau khi nghe rồi thì được ngộ đạo chứng quả, nên gọi những vị đó là Đương cơ chúng.
3- Ảnh hưởng chúng (影響眾), nói đến chư Phật, Bồ Tát xưa kia, từ phương khác đến giúp đỡ đức Phật giáo hóa. Như ngài Văn Thù, ngài Phổ Hiền, ngài Quan Âm... Những vị Bồ Tát này tuy không ở thường xuyên bên Phật, nhưng khi đức Phật thuyết pháp thì các Ngài từ phương khác đến để trang nghiêm pháp hội, trợ hóa cho Đức Phật. Những vị Bồ Tát như thế gọi là Ảnh hưởng chúng.
4- Kết duyên chúng (結緣眾), nói đến những chúng sinh phước mỏng nghiệp dày căn cơ kém, khi nghe Phật thuyết Chánh pháp mà không thâm nhập được, không ngộ đạo được, không chứng quả được ... chỉ gieo hạt giống Phật cho đời sau, những vị như thế gọi là Kết duyên chúng.
4/. Tứ chúng dưới thời đại vua A Dục (阿育;  P: Asoka;  S: Aśoka), đại chúng Phật pháp được phân chia thành 4 loại; 4 chúng này nhân nghị luận về 5 việc của Tỳ Kheo Đại Thiên (大天;  P;S: Mahādeva) mà hình thành nên Thượng Tọa Bộ (上座部;  P: Theravāda;  S: Sthaviravāda) và Đại Chúng Bộ (P;S: Mahāsāṅghika, 大眾部). Bốn chúng này gồm:
1- Long Tượng chúng (龍象眾), còn gọi là Đại Quốc Chúng (大國眾), chỉ cho dòng phái của Đại Thiên, tức những người phát sinh luận tranh.
2- Biên Bỉ chúng (邊鄙眾), còn gọi là Ngoại Biên Chúng (外邊眾), chỉ cho môn đồ của Đại Thiên.
3- Đa Văn chúng (多聞眾), chỉ cho hạng phàm phu chuyên giữ giới, học rộng.
4- Đại Đức chúng (大德眾), là Thánh chúng chứng 4 quả vị.
5/. Tứ chúng chỉ cho 4 loàingười, trời, rồng và quỷ.
o0o
Tứ cú
Tứ cú 四句là bốn câu, được phân biệt sau:
1) Tứ cú kệ
Tứ cú kệ(四句偈;  S: catuṣ-pādikā gāthā) là bài kệ gồm bốn dòng (= bài thơ bốn dòng) tóm lược đạo lý. Chư Phật hay Tổ thường dùng Tứ cú kệ truyền cho đệ tử hoặc để khai ngộ hay để phó chúc. Người hữu duyên nghe một Tứ cú kệ, có thể giác ngộ mà tu cho tới thành đạọ.
Tứ cú kệ thường hàm chứa yếu nghĩa kinh luận Phật giáo, cho nên trong kinh thường nói dùng Tứ cú kệ dạy người hoặc trì thọ tứ cú kệ, đều được công đức rất lớn.Tứ cú kệ không chỉ nhất thiết một bài kệ nào mà chỉ chung kinh điển Phật giáo nào cũng được, chỉ cần hàm ý yếu lý Phật pháp.
Thí dụ:
          - Tứ cú kệ 183,kinh Pháp Cú:
Chư ác mạc ác                           諸惡莫作
Chúng thiện phụng hành            眾善奉行     
Tự tịnh kỳ ý                               自淨其意
Thị chư Phật giáọ                       是諸佛教
Chớ làm các điều ác
Siêng làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó là lời Phật dạy.
          - Tứ cú kệ kinh Kim Cương:
Nhất thiết hữu vi pháp               一切有爲法
Như mộng huyễn bào ảnh          如夢幻泡影
Như lộ diệc như điện                  如露亦如電
Ưng tác như thị quán                 應作如是觀
Tất cả pháp hữu vi
Như mộng ảo,bọt nước
Như sương sa, điện chớp
Nên quán sát như vậy.
2) Tứ cú phân biệt.
Tứ cú phân biệt (四句分別;  S: cātuṣkoṭika) là một hệ gồm bốn cách lý luận trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, và được xem là luận lý học Phật giáo,.
1. Đệ nhất cú  Có (有: hữu,  tức hữu nhi bất vô 有而不無).
Biết có mà không biết không: Tâm rơi vào cố chấp –  thường kiến.
2. Đệ nhị cú  Không (無: ,  tức vô nhi bất hữu 無而不有).
Biết không mà không biết có: Tâm rơi vào cố chấp –  đoạn kiến.
3. Đệ tam cú  Vừa có vừa không (亦有亦無:  diệc hữu diệc vô ).
4. Đệ tứ cú  Chẳng có cũng chẳng không (非有非無:  phi hữu phi vô ).
Theo đó, ta có 2 giai đoạn trong nhận thức:
Giai đoạn giải phá (E: deconstructive) gồm cách lý luận 1. Và 2., có nghĩa là vạch ra những tư duy hạn chế do Vô minh (無明;  P: Avijjā;  S: Avidyā;  E: Ignorance).
Giai đoạn kiến lập (E: constructive), gồm cách lý luận 3. Và 4., có nghĩa là chuyển hoá Vô minh thành Tuệ giác (慧覺;  P: Paññā Pāramī ;  S: Prajñā Pāramitā;  E: the Perfection of Wisdom), dẫn dắt hành giả ra khỏi tư duy hạn chế, hướng tới nhận thức Trung Đạo.
Trong Tứ cú thì Đệ nhất cú là đơn thuần khẳng định gọi là “Đệ nhất đơn cú”. Đệ nhị cú là đơn thuần phủ định gọi là “Đệ nhị đơn cú”. Đệ tam cú là phức hợp khẳng định gọi là “Đệ tam câu cú” hay “Song diệc cú”. Đệ tứ cú là phức hợp phủ định gọi là “Đệ tứ câu phi cú” hay “Song phi cú”. 
Tuy nhiên chân lý của Phật giáo không dùng phép Tứ cú đó để nắm bắt bằng lý luận, vì Phật giáo chủ trương tất cả đều “Không”, chẳng có gì để “Đắc”; cho nên quyển nhất sách Đại thừa Huyền luận nói :”Lý chân đế xa rời “Tứ cú”, “Bách phi”. Với “Bách phi” là đối với mọi khái niệm “Hữu” “Vô” đều thêm chữ “Phi” để biểu thị ý phủ định. Điều này có nghĩa chân lý của Phật giáo không cần lấy “Tứ cú” để phân biệt, đồng thời cũng vượt khỏi ý niệm phủ định của “Bách phi” .
Tứ cú phân biệt nằm rải rác trong các bộ kinh Lăng Già, kinh Kim Cương, … cũng như được ngài Long Thọ sử dụng trong tác phẩm Trung Luận của mình. Tuy nhiên, Tứ cú phân biệt được xem là xuất phát từ kinh Trường Bộ (P: Dīghanikāya), kinh Tương Ưng Bộ (P: Saṃyuttanikāya) thuộc tạng kinh Pali.
o0o
Tứ Diệu Đế
1) Tổng quan về Tứ Diệu Đế.

Four Noble Truths - Wikipedia
Tứ Diệu Đế – Wikipedia tiếng Việt
Phật giảng bài kinh Chuyển Pháp Luân cho 5 vị Kiều Trần Như sau khi đắc quả.
Tứ Diệu Đế(四妙諦;  P: Cattāri ariya-saccāni;  S: Catvāry ārya-satyāni;   E: Four Noble Truths;  F: Quatre Nobles Vérités), là bài thuyết pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển của đức Phật sau khi giác ngộ, được ghi trong kinh Chuyển Pháp Luân (P: Dhammacakkappavattana Sutta), thuộc Tương Ưng Bộ Kinh, trong đó:
- Tứ 四:      Có nghĩa là bốn.
- Diệu 妙:   Có nghĩa là hay, đẹp, tuyệt, kỳ diệu, tài tình.
- Đế諦:      Có nghĩa làđạo lý, nghĩa lý, chân lý.
Tứ Diệu Đế còn gọi là Tứ Thánh Đế 四聖諦hay nói gọn là Tứ Đế 四諦, đó là 4 chân lý (sự thật) cao quý, hình thành từ2 cặp Nhân Quả:
+ Khổ Đế - Tập Đế:  Cặp Nhân Quả đối với đời sống của chúng sinh chưa giác ngộ, gọi là cặp Nhân Quả thế gian.  
          + Diệt Đế - Đạo Đế:  Cặp Nhân Quả đối với đời sống của bậc giác ngộ, gọi là cặp Nhân Quả xuất thế gian.
          Có 2 cách trình bày Tứ Diệu Đế sau:
          1/. Theo chiều Quả-Nhân :
+ Khổ đau      (Khổ Đế)    là do bởi    Chấp thủ   (Tập Đế).
+ Hạnh phúc   (Diệt Đế)   là do bởi    Xả ly         (Đạo Đế).
         
2/.Theo chiều Nhân-Quả :
          + Chấp thủ     (Tập Đế)     dẫn đến      Khổ đau      (Khổ Đế).
          + Xả ly           (Đạo Đế)     dẫn đến      Hạnh phúc  (Diệt Đế).
          Trong đó:
- Chấp thủ = Chấp thủ cực đoan = Chấp thường + Chấp ngã 
- Xả ly= Vượt lên chấp thủ cực đoan = Vô thường + Vô ngã.
Theo như Albert Einstein đã từng nhận định: “Đánh đổ một thành kiến (= chấp thủ)còn khó hơn phân hủy một nguyên tử ”.
Thông thường cách trình bày ở 1/. phổ biến, mang tính ấn tượng về thực tại của chúng sinh. Thực tại về hạnh phúc hay khổ đau luôn có mặt trong khi sống, hạnh phúc gắn liền với một nội tâmđangxả ly,hay khổ đauđanggắn liền với một nội tâm chấp thủ  vào một sự việc nào đó.  Với Chánh niệm về thực tại hạnh phúc hay khổ đau như thế, bằngcấu trúc Tứ Đế,hành giả sẽ tự kiểm tra được nội tâm, và tứcthời tự có những chuyển hóa tâm thích nghi với tuệ giác Duyên khởi.
Trong kinh Chuyển Pháp Luân, bài thuyết giảng Tứ Đế có bốn câu then chốt trình bày bốn yếu tố cao quý xác định các trạng thái của tâm, đó là:
- Này các tỳ kheo, đây chính là Khổ thánh đế:  Sinh là khổ, Bệnh là khổ, Già là khổ, Chết là khổ, oán ghét gặp nhau là khổ; thân ái biệt li là khổ, cầu không được là khổ, năm uẩn chấp thủ là khổ.
- Này các tỳ kheo, đây chính là Tập khổ thánh đế. Chính là Ái đưa đến Hữu, tương ứng với Hỉ và Tham, tìm cầu hoan lạc chỗ này chỗ kia, chính là Dục ái, Sinh ái, Vô sinh ái.
- Này các tỳ kheo, đây chính là Diệt khổ thánh đế. Chính là sự diệt tận, vô dục, từ bỏ, xả li, giải thoát, tự tại đối với các ái.
Này các tỳ kheo, đây chính là Đạo diệt khổ thánh đế, đưa đến diệt Khổ, chính là con đường gồm tám thứ giúp ta chứng được Đạo: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định(Xin xem mục từ Bát Chánh Đạo).
1) Nội dung của Khổ đế.
Khổ đế(苦諦;  P: Dukkha-saccã;  S: Duḥkha-satya;  E: Truth of Dukkha, Truth of Suffering, Truth of Unsatisfactoriness):  Làsựthật về sự khổ (chủ về tâm).
Chân lý thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất bất toàn. Có 8 loại khổ chính biểu hiện ở sự bất toàn này: 
1/. Sinh khổ: (生苦;  P: Jāti-dukkha;  S: Jāti-duḥkha;  E: ‎Suffering of birth):
Là cái khổ do có sự hiện hữu của cái thân Sinh khổ, nghĩa là có sinh thì có khổ, vì đã có sinh thì nhất định phải có diệt và bị vô thường chi phối, nên có khổ. Hơn nữa, trong nhiều loài, chính trong lúc mới sinh ra, cũng đã phải chịu những cái khổ nhất định do thân thể yếu ớt và hoàn cảnh thay đổi, lại muốn duy trì được sự sống, còn phải tìm cái ăn, cái uống, phải chống cái nóng, cái rét, phải tự vệ đối với nhiều loài khác, phải đối phó với những tai họa thiên nhiên và nhân tạo, v.v. nên suốt đời vất vả lo âu, đó là Sinh khổ.
2/. Lão khổ: (老苦;  P: Jarā-dukkha;  S: Jarā-duḥkha;  E: ‎Suffering of aging):
Là cái khổ do thân thể biến dạng theo thời gian. Con người ai cũng muốn trẻ, muốn mạnh, nhưng thân thể thường chuyển biến, sự già yếu cứ thôi thúc bên mình, mắt mờ, tai điếc, da nhăn, lưng còng, cái già đến đâu thì suy yếu đến đó, làm cho không đủ sức thích nghi với hoàn cảnh thay đổi và dễ mắc bệnh tật, đó là Lão khổ.
3/. Bệnh khổ (病苦;  P: Byādhi-dukkha;  S: Vyādhi-duḥkha;  E: ‎Suffering of sickness): 
Là cái khổ do thân thể thường mắc nhiều tật bệnh. Nhất là khi đã già, sức đề kháng suy kém thì càng dễ sinh bệnh, đó là Bệnh khổ.
4/. Tử khổ  (死苦;  P: Maraṇa-dukkha;  S: Maraṇa-duḥkha;  E: ‎Suffering of death):
Là cái khổ trong lúc chết. Chúng sinh do nghiệp báo chịu một thân thể nào, thì gắn bó với thân thể ấy, xem thân thể ấy là thân thể duy nhất của mình, suốt đời yêu quí cái thân thể với cảnh vật quanh mình, nên đến khi thân thể chết thì luyến tiếc vô hạn. Loài nào có thân thể xinh đẹp bao nhiêu, có hoàn cảnh thuận lợi bao nhiêu, thì lại càng luyến tiếc bấy nhiêu, đó là Tử khổ.
5/. Cầu bất đắckhổ  (求不得苦;  P: Yampicchamnalabhati dukkha;  S: Yad apīcchayāparyeṣamāṇo na labhate tad api duḥkhaṃ;  E: Not getting what is wanted is duḥkha):
Ý niệm của con người thường rong ruổi theo hoàn cảnh, mong cầu những điều ưa thích. Khi mong cầu được cái này, thì lại mong cầu thêm cái khác, đến khi mong cầu chưa được, hoặc không được, thì buồn rầu và đau khổ.
6/. Ái biệt ly khổ (愛別離苦;  P: Piyehivippayoga dukkha;  S: Priya viprayoga-duḥkha;  E: Separation from the loved is duḥkha):   Sống trong cảnh vô thường, thì những cái mình ưa thích cũng đều là vô thường. Khi phải xa rời những cái mình yêu thích đó, như khi mẹ mất con, chồng mất vợ, người mất của báu, thì sinh ra đau khổ vô hạn.
7/. Oán tắng hội khổ (怨憎會苦;  P: Appiyehi sampayoga dukkha;  S: Apriya-saṃprayoga-duḥkha;  E: Association with the unbeloved is duḥkha): Lại có những điều mình thù ghét, không thích mà nó cứ đến với mình, như mình muốn có con hiếu thảo mà sinh ra con bất hiếu, muốn có người láng giềng tốt mà lại phải ở với những người láng giềng xấu, v.v. thì sinh ra khổ.
8/. Ngũ ấm thạnh khổ (五陰盛苦;  P: Pāncupādāna-kkhandhāpi dukkhā;  S: Saṃkṣepeṇa pañcopādāna-skandha-duḥkha;  E: the five clinging-aggregates are duḥkha)
Khi chưa nhận ra được bản chất của năm uẩn là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là Vô thường Vô ngã, thì chúng sinh luôn có chấp thủ cực đoan.  Chẳng hạn hưởng thụ (Thọ) quá, mơ ước hay tính toán (Tưởng) quá, ham muốn (Hành) quá, biết (Thức) nhiều quá, đều dẫn đến khổ.
-----------
Ghi chú:
8 loại khổ này thường được chia làm 3 nhóm, gọi là Tam khổ, gồm:
1) Khổ khổ(苦苦;  P: Dukkha‐dukkha;  S: Duḥkha-duḥkhatā;  E: Suffering of Suffering):  Gồm 4 loại đầu là Sanh Lão Bệnh Tử thuộc thân.
2) Hoại khổ(壞苦;  P: Vipariṇāma‐dukkha;  S: Vipariṇāma-duḥkhatā;  E: Suffering of Change):  Gồm 3 loại kế là Cầu bất đắc, Ái biệt ly, Oán tắng hội thuộc tâm.
3) Hành khổ(行苦;  P: Saṃkhāra‐dukkha;  S: Saṃskāra-duḥkhatā;  E: Pervasive Suffering):  Gồm Ngũ uẩn do Nghiệp dẫn dắt, một cách tổng quát thuộc về thân tâm.
2)Nội dung của Tập đế.
Tập đế(集諦;  P: Samudaya-saccã;  S: Samudaya-satya;  E: Truth of the Origin of Suffering):  Là sự thật về nguồn gốc phát sinh của khổ (= Tập khổ đế 集苦諦).  Có thể thấy rằng nguyên nhân của khổ là từ Vô minh thiếu tuệ giác (= kết sử), là các đối tượng cần chuyển hóa trong tu tập Thiền tuệ.
1/.Nguyên nhân của khổ theo giáo lý Thập Nhị Nhân DuyênVô minh  vàÁi.  Trong đó, Vô minh được xem là thể, còn Ái được xem là dụng, là nguồn gốc làm cho chúng sinh bị động trong Luân hồi (輪迴;  P;S: Saṃsāra) sinh tử.
1. Vô minh (無明;  P: Avijjā;  S: Avidyā;  E: Ignorance).
Vô minh là sự không thấy biết hay thấy biết không đúng với lẽ thật – Chân đế và Tục đế, tức không thấu hiểu Chân lý  Duyên khởi (Vô thường, Vô ngã, Nhân quả …).  Chính vì không thấu hiểu Duyên khởi như thế, nên mê lầm nhận thật có cái Ta, thật có cái thân, thật có hoàn cảnh. Rồi do sự đối đãi giữa thân tâm và cảnh giới, đã không ngừng phát khởi ra những tâm niệm chấp thủ cực đoan.
2.Ái (愛;  P: Taṇhā;  S: Tṛṣṇā;  E: Desire, Craving, Thirst).
  •  Ái biểu hiện dưới 3 dạng dính mắc theo thói quen
+ Tham ái - Đó là dính mắc vào Tham (Ưa thích => Ham muốn => Chiếm giữ)
+Sân ái-Đó là dính mắc vào Sân (Chê ghét => Bực tức => Loại trừ).
+Si ái -  Đó là dính mắc vào Si (Không thấy biết lẽ thật => Thấy biết sai lẽ thật => Chấp thủ thấy biết sai lẽ thật).
  •   Ái biểu hiện dưới 3 dạng dính mắc theo kiến giải.
Dục ái(欲愛;  P: Kāmataṅhā;  S: Kāmatṛṣṇā;  E: Thirst for sense-pleasures):  Đây là dạng dính mắctheo những ham muốn của 6 căn (lục dục) của cõi Dục.
+ Hữu ái (有愛;  P: Bhavataṅhā;  S: Bhāvatṛṣṇā;  E= Thirst for existence and becoming):  Đây là dạng dính mắc vào kiến giải tồn tại (thường kiến)
+ Vô hữu ái  (非有愛;  P: Vibhavataṅhā;  S: Vibhāvatṛṣṇā;  E: Thirst for non-existence or self-annihilation):  Đây là dạng dính mắcvào kiến giải không tồn tại (đoạn kiến).
  •   Ái chi phối trong 3 cõi:
+ Dục ái(欲愛;  P: Kāmataṅhā;  S: Kāmatṛṣṇā):  Đây là 3 dạng dính mắc (Ái) trong cõi Dục(Dục giới), từ những cảm thọ của 6 căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân (da), ý (não bộ) mà đối tượng của nó là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp (ý tưởng).
+ Sắc ái(色愛;  P: Rūpataṅhā;  S: Rūpatṛṣṇā):  Đây là 3 dạng dính mắc (Ái) trong cõi Sắc(Sắc giới), là những cảm thọ vi tế của tinh thần – đó là hỷ, lạc, xả của các tầng thiền định.
+ Vô sắc ái(無色愛;  P: Arūpataṅhā;  S: Arūpatṛṣṇā):  Đây là 3 dạng dính mắc (Ái) trong cõi Vô sắc(Vô Sắc giới), là những cảm thọ phát sinh do chán các sắc là sắc tướng và sắc pháp. Hành giả chán luôn cái thân sắc vật chất dù thô hay tế, mà chỉ muốn sống bởi các ý niệm, khái niệm trừu tượng mà thôi. Tương ứng với loại ái dục này là từ bỏ các thiền sắc giới để tu tập các thiền vô sắc giới. Hành giả không còn các cảm thọ thô tháo nữa mà chỉ còn trạng thái xả và định.
---------
Ghi chú:
Ái(愛;  P: taṇhā;  S: tṛṣṇā;  E: craving, thirst):  Có nghĩa là động lực kết nối, dính mắc.
Dục(欲;  P;S: chanda;  E : desire to act):  Có nghĩa là muốn;  sự ham muốn, lòng ham muốn.
1)Dục được chia làm 2 loại là theo đạo đức:
+ Thiện dục :  Thường được xem như lòng ham muốn cao thượng, mong đem lại lợi ích cho mọi người, trong đó có mình. Suy nghĩ và hành động có tính vị tha.  Từ Bi được xem như đỉnh cao của thiện dục, là thiện dục xuất phát từ một nội tâm Vô ngã; trái với tâm Tham Ái(Bác Ái) ở nhiều tôn giáo, là thiện dục xuất phát từ một nội tâm Hữu ngã.
+ Ác dục :  Thường được xem như lòng ham muốn tầm thường, chỉ mong đem lại lợi ích cho riêng mình, không phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Suy nghĩ và hành động có tính vị kỷ.
           2) Dục được chia làm 6 loại theo 6 căn:        
LỤC CĂN + LỤC TRẦN
(hữu+vô)
=> LỤC THỨC
  (vô hình)
─> LỤC DỤC
 (vô hình)
Nhãn (=mắt)   Sắc trần   Nhãn thức   Sắc dục
Nhĩ (= tai)   Thinh trần   Nhĩ thức   Thinh dục
Tị (= mũi)   Hương trần   Tị thức   Hương dục
Thiệt (= lưỡi)   Vị trần   Thiệt thức   Vị dục
Thân (= da)   Xúc trần   Thân thức   Xúc dục
Ý (= não bộ)   Pháp trần   Ý thức   Pháp dục
 
 
Ái dục(愛欲;  P;S: kāma):  Có nghĩa là sự ham muốndính mắc. Vì có 6 loại ham muốn (dục), nên có thể có 6 dính mắc (Ái) trên 6 ham muốn này.
Áidùng định tính ‘dính mắc’ cho 6 dục, nhưng thông thường 6 dục được nói là 6 ái dục, nhằm nhấn mạnh tính dính mắc của 6 dục nơi chúng sinh.
Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương (42 Chương), chương 24 có chép:
"Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng sắc dục. Lòng ham thích sắc đẹp to lớn không gì sánh bằng. May thay, chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có hai thứ như thế thì khắp thiên hạ không ai có thể tu Ðạo được cả!"
 
2/.Nguyên nhân của khổ theo giáo lý Phật giáo Nam truyền.
Đó làThập kết sửvới tiến trình giác ngộ-giải thoát của một vị Thánh [Xin xem chi tiết ở mục từ Kết sử]
3/.Nguyên nhân của khổ theo giáo lý Phật giáo Bắc truyền.
Đó làThập kết sử  còn gọi là Thập phiền não, Thập hoặc, Thập tùy miêngồm :
- Năm Lợi sử là những 5 phiền não Thân kiến, Biên Kiến, Kiến Thủ, Giới thủ kiến, Tà Kiến.  Chúng dễ sanh khởi lanh lẹ, mà cũng rất dễ trừ bỏ (lợi là nhanh lẹ).
- Năm Ðộn sử là những 5 loại phiền não Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi.  Chúng sanh khởi một cách ngấm ngầm, chậm chạm, nhưng mãnh liệt, sâu nặng, khó dứt trừ (độn là chậm lụt).  [Xin xem chi tiết ở mục từ Kết sử]
3) Nội dung của Diệt đế.
Diệt đế(滅諦;  P: Nirodha-saccã;  S: Nirodha-satya;  E: Truth of the Cessation of Suffering):  Là sự thật về diệt khổ (= Diệt khổ đế 滅苦諦), đạt tới Niết-bàn (hạnh phúc chân thật Niết-bàn).
Niết-bàn (涅槃;  P:  Nibbāna;  S: Nirvāṇa;  E:Delusion-extinguished), trong đó Niết(nib, nir): là ra khỏibàn(bāna, vāna): là rừng mê.  Niết-bàn được Hán dịch là Tịch, Tịch diệt, Diệt, Diệt độ, Vô Sinh, đồng nghĩa với Ly Hệ, Tịnh Diệt, Giải Thoát. 
Niết-bànđã được các kinh điển nói đến như sau:
- Trong kinh Đại Bát Niết-bàn (Mahāparinibbāṇa Sutta), thuộc  Trường Bộ Kinh, chép rằng: "Các phiền não diệt gọi là Niết-bàn, không dính mắc vào các pháp hữu vi cũng gọi là Niết-bàn".
- Trong kinh Tạp A Hàm viết:  “Niết Bàn có nghĩa là dập tắt hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ nghiệp gây ra từ  ba bất thiện là Tham, Sân và Si.”
- Trong kinh Tương Ưng Bộ IV. Trang 404 nêu rõ:  “Đoạn tận Tham, đoạn tận Sân, đoạn tận Si, đây gọi là Niết-bàn”.
(Xin xem các mục từ Tam độc, Niết-bàn, Tứ đức Niết-bàn)
 
Như thế có thể thấy rằng Niết-bàn chính là trạng thái tâm với tuệ giác về thực tại, là chấm dứt sự bám víu vào tri kiến sai lầm (Si), là chấm dứt bám víu vào dòng lưu chuyển gây phiền não khổ đau từ hai đối cực (Tham-Sân).  Niết-bàn luôn là một hiện thực thanh tịnh trong một thế giới đầy biến động.
4) Nội dung của Đạo đế.
Đạo đế(道諦;  P: Magga-saccã;  S: Mārga-satya;  E: Truth of the Path to the Cessation of Suffering):  Là sự thật về con đường dẫn đến diệt khổ (= Đạo khổ đế 道苦諦), là con đường dẫn đến Niết-bàn.
Đạo đếlà con đường thực hành nhằm chuyển hóa các kết sử ở Tập đế, để chứng quả giải thoát – Niết-bàn.  Có nhiều phương pháp tu tập được giáo lý nêu ra là 37 Phẩm trợ đạo cho Đạo đế.  Tuy nhiên, Bát Chánh Đạo được xem là tiêu biều được nêu ra nơi kinh Chuyển Pháp Luân, bao gồm nội dung tu tập Niệm Giới-Định-Tuệ đúng theo lộ trình tu học Văn Tư Tu.
Dưới đây là nội dung của Bát Chánh Đạo (E:  The Eightfold Path)(Xin xem mục từ Bát Chánh Đạo)gồm:
1/ Chánh tri kiến (Right view).              5/ Chánh mạng (Right livehood).
2/ Chánh tư duy (Right thought).                    6/ Chánh tinh tấn (Right effort).
3/ Chánh ngữ (Right speech).               7/ Chánh niệm (Right mindfulness).
4/ Chánh nghiệp (Right action).            8/ Chánh định (Right concentration).
          Lưu ý rằng Chánh tri kiến là chi phần chủ đạo soi sáng cho 7 chi phần còn lại, đó là nhận thức chân chính về chân lý Duyên khởi và Đạo đức Duyên khởi. Bởi giáo lý Duyên khởi chỉ cho chúng ta thấy rõ thực tướng của các pháp, để thoát khỏi hai nỗi khổ là khổ do mình tự tạo ra và khổ do người tạo ra.
o0o
Tứ đức Niết-bàn.
Tứ Đức Niết-bàn (四徳涅槃;  E: The four attributes of Nirvāna) nơi kinh Đại Bát Niết-bàn là nhằm trình bày 4 thuộc tính tiêu biểu trạng thái tâm như là 4 phẩm hạnh cao quý của bậc giác ngộ chân lý Duyên khởi, đó là Thường – Lạc – Ngã – Tịnh (常– 樂– 我– 淨;  E: Permanence – Bliss – Self – Purity)
Thật vậy:
Trong kinh Niết-bàn có nói đến 4 thấu suốt đặc trưng cho 4 phẩm hạnh cao thượng, biểu hiệnnơi bậc giác ngộ, đó là Tứ đức Niết-bàn (四德涅盤)  hay Tứ đức Ba-la-mật  (四德波羅蜜).
Ở bước đầu tu học Phật, hành giả học Duyên khởi để dùng Vô thường phá Chấp thường, dùng Vô ngã để phá Chấp ngã, dùng tâm Lạc để đối trị tâm Khổ, dùng tâm Tịnh (yên tịnh) để đối trị tâm Động (loạn động) trong cuộc sống chấp thủ đối đãi nơi thế gian.
Khi đã quán triệt Duyên khởi, thì hành giả không phải dính mắc vào các đối đãi này nữa, mà là vượt thoát chúng. Vượt thoát nơi đây không có nghĩa là phủ bác các đối đãi này, mà là không chấp thủ cực đoan vào chúng.
Thiền sư Duy Tín, một thiền sư Trung Hoa đời Tống đã nói về hành  trình tu tập của mình, từ lúc đầu cho tới khi ngộ đạo, như là một chỉ nam tóm thâu kiến giải về trình tự liễu ngộ như sau:
          Trước khi học đạo, thấy núi là núi, sông là sông.
Đang lúc học đạo, thấy núi không là núi, sông không là sông.
Sau khi ngộ đạo, thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.”
Như thế, Tứ Đức Niết-bàn được hiểu:
1/. Thường(常;  E: Permanence)       =>  Chân thường (真常;  E: True Permanence):   Khả năng vượt thoát ý thức chấp thủ Thường-Đoạn.
Thường = Chân thường = Thường đức 常徳= Thường Ba-la-mật 常波羅蜜
2/. Lạc(樂;  E: Bliss)                           => Chân lạc (真樂;  E: True Bliss):   Khả năng vượt thoát ý thức chấp thủ Lạc-Khổ
Lạc = Chân lạc = Lạc đức 樂徳  =  Lạc Ba-la-mật 樂波羅蜜
3/. Ngã(我;  E: Self)                          => Chân ngã (真我;  E: True Self):  Khả năng vượt thoát ý thức chấp thủ về Ngã-Vô Ngã.
Ngã = Chân ngã = Ngã đức 我徳  =  Ngã Ba-la-mật 我波羅蜜
4/. Tịnh(淨;  E: Purity)                      =>  Chân tịnh (真淨;  E: True Purity) :   Khả năng vượt thoát ý thức chấp thủ Thanh-Trọc hay Tịnh-Động.
Tịnh =  Chân tịnh = Tịnh đức 淨徳 =  Tịnh Ba-la-mật 淨波羅蜜
Trong Tâm kinh, tức Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh có đoạn: 
“…  Chính vì vậy với tự tính KhôngNăm Uẩnlà hình sắc, cảm thọ, suy tưởng, tâm hành và nhận thức đều không là những thực tại riêng biệt. Mười tám lĩnh vực hiện tượng là sáu Căn, sáu Trần, sáu Thứccũng đều không là những thực tại riêng biệt; Mười Hai Nhân Duyêncùng sự chấm dứt của chúng, hay bốn đế là Khổ, Tập, Diệt, Đạocũng đều không là những thực tại riêng biệt; tuệ giácchứng đắccũng đều như thế.”.
Hay:
Xá Lợi Tử! Tướng Khôngcác pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, tướng Không, Không: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức; Không: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; Không: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; Không: Nhãn thức cho đến Ý thức giới; Không: vô minh cũng không vô minh hết; cho đến Không: già chết, cũng không già chết hết; Không: Khổ, Tập, Diệt, Đạo; Không: trí cũng Không: đắc.”.
Điều này cho thấy đây là cách mà Tâm kinh diễn đạt theo tinh thần của Tứ Đức Niết-bàn nói trên vậy.
Do Tứ đức Niết-bàn có ý nghĩa là Tứ đức Ba-la-mật  (theo kinh Niết-bàn), cho nênnhững ai có bốn đức này được xem là đắc Đại Bát Niết-bàn (大般涅槃:  Niết-bàn trọn vẹn, có ý nghĩa như Vô dư y Niết-bàn).
Tứ đức Niết-bàn (E: The four Nirvana virtues) thường được nói gọn là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, nói đủ là Chân thường, Chân lạc, Chân ngã, Chân tịnh. Chữ  “Chân” nơi đây không nhằm phủ bác chối bỏ đối đãi trong thế giới nhị nguyên, mà nhằm cảnh giác và vượt thoát dính mắc vào các đối đãi này, đó là:
1/. Chân thường= Chân thường đức = Thường đức = Thường Ba-la-mật:  Là cách nói vượt thoát cho cặp đối đãi Chấp thường-Vô thường. Thể của Niết-bàn thường hằng, không sinh không diệt [The Paramita of Permanence (Eternity)].
2/. Chân lạc= Chân lạc đức = Lạc đức = Lạc Ba-la-mật:  Là cách nói vượt thoát cho cặp đối đãi Lạc-Khổ.  Thể của Niết-bàn tịch diệt vĩnh an [The Paramita of Joy].
3/. Chân ngã= Chân ngã đức = Ngã đức = Ngã Ba-la-mật:  Là cách nói vượt thoát cho cặp đối đãi Chấp ngã-Vô ngã.  Thể của Niết-bàn vượt thoát ý niệm về Ngã (cái Ta)[The Paramita of Personality (Soul)].
5/. Chân tịnh= Chân tịnh đức = Tịnh đức = Tịnh Ba-la-mật:  Là cách nói vượt thoát cho cặp đối đãi Tịnh-Động(loạn động).  Thể của Niết-bàn giải thoát khỏi mọi cấu nhiễm [The Paramita of Purity].
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật bảo: “Tất cả phàm phu vì mê Nghiệp(= chướng Nghiệp)chẳng thanh tịnh nên chẳng có Niết-bàn. Như Lai với tuệ Nghiệp(= thanh tịnh Nghiệp)nên gọi là Đại định, là Đại Niết-bàn”.
o0o
Tứ liệu giản.
Tứ liệu giản (四料簡;  E: A summary of the Linji Yixuan 臨濟義玄in reference to subjective, objective, both, neither).
Tứ四:  Là bốn.
Liệu料:  Là ước đoán.
Giản 簡:  Là tỉnh lược, ngắn gọn.
Tứ liệu giản là bốn phân biệt và lựa chọn do thiền sư Lâm Tế đề xướng ra. Đây là phương pháp mà các thiền sư sử dụng để chỉ đạo cho đệ tử về 4 trình độ lý hội thiền, gồm:
- Nhân人(chủ thể):  Hàm ý là đệ tử
- Cảnh境(khách thể):  Hàm ý là thế giới hiện hữu, là kinh nghiệm hay kiến giải trong tâm về thế giới hiện hữu. 
- Đoạt奪(phủ định).  Tức ‘Đoạt Nhân’, là khước từ bác bỏ điều người đến hỏi hay tham vấn các thiền sư.                            
- Bất đoạt不奪(không phủ định).  Tức ‘Bất Đoạt Cảnh’, là không phản đối bác bỏ lời của người.
Cụ thể là:
1. Đoạt Nhân Bất Đoạt Cảnh (奪人不奪境) - phủ định chủ thể và không phủ định khách thể:  Đệ tử buông xả tâm vọng tưởng chấp mắc, không cần phải chiếu phá cảnh bên ngoài.  Cụ thể là hành giả thấy 5 uẩn là Không(= là có mà không thực là có), thân tâm là tướng của các Duyên, nên tất cả là không thực (= giả). Biết được như vậy thì tâm an, không cần phải xét đến ngoại cảnh.
2 . Đoạt Cảnh Bất Đoạt Nhân (奪境不奪人) - phủ định khách thể và không phủ định chủ thể:  Nhìn thấy ngoại cảnh đều là tướng của các Duyên, thể tính là Không, tất cả là không thực (= giả), nên tâm không nhiễm cảnh.
3. Nhân Cảnh Câu Đoạt (人境倶奪) -  phủ định cả chủ thể và khách thể:  Thấy cả Nhân và Cảnh đều là tướng của các Duyên, nên thể tính của cả chủ thể và khách thể đều Không, nên tâm không dính mắc vào cả hai, cho dù cả hai vẫn tồn tại nhất thời (= tạm thời).
4. Nhân Cảnh Câu Bất Đoạt (人境倶不) - không phủ định cả chủ thể và khách thể:  Khi tâm đã như như, không còn dụng tâm quán chiếu để phủ định Nhân và Cảnh nữa, tức vượt lên thế giới nhị nguyên chủ thể và khách thể, thì Niết-bàn tự hiện.
Thiền sư Thanh Nguyên Duy Tín đời Tống sau khi ngộ đạo đã giải bày:
Lúc chưa tu thì thấy núi chỉ là núi, sông chỉ là sông.(1)
Sau nhập đạo tu hành thấy núi chẳng phải núi, sông chẳng phải sông.(2)
Khi ngộ đạo thì lại thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.(3)
---------------
Chú thích:
- Giai đoạn (1): Cảm nhận về núi sông (hay mọi hiện tượng khác) khi còn là một phàm phu, trước khi tu.
- Giai đoạn (2): Cách nhìn núi sông, vạn vật, theo lý Duyên khởi (Vô thường + Vô ngã) trong khi tu.
- Giai đoạn (3): Cảm nhận về núi sông (hay mọi hiện tượng khác) sau khi đã ngộ đạo.
o0o
Tứ nhiếp Pháp.
Tứ nhiếp Pháp (四攝法;  P: Cattāra-saṅgāha-vatthu;  S: Catvāri-saṃgraha-vastūni;  E: The four methods that Bodhisattvas employ to approach and save people):  Trong đó:
- Tứ 四:  Là bốn.
                              - Nhiếp 攝:  Là thu hút, thu phục.
                              - Pháp 法:  Là cách thức.
Theo đó, tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp thu phục chúng sinh mà hàng Bồ-tát ứng dụng để thân cận và giúp đỡ mọi người sống an vui trong đạo lý giác ngộ.
1. Bố thí nhiếp(布施攝;  P: Dāna-saṅgāha;  S: Dāna-saṃgraha;  E: Giving the gift of Dharma or something that people like):  Đó là cách thu phục bằng cách ban tặng giáo pháp (Pháp thí) hoặc những thứ mà mọi người cần như tiền, vật chất(Tài thí).
2. Ái ngữ nhiếp(愛語攝;  P: Piyavajja-saṅgāha;  S: Priya-vāditā-saṃgraha;  E: Using kind words):  Đó là cách thu phục bằng cách dùng lời nói chân thật, lời nói hay đẹp và nhu hoà để giáo hoá người.
3. Lợi hạnh nhiếp(利行攝;  P: Atthacariya-saṅgāha;  S: Artha-caryā-saṃgraha;  E: Acting for the purpose of benefit to people):  Đó là cách thu phục bằng hành động vị tha, dấn thân phục vụ, làm việc vì mục đích đem lại lợi lạc cho mọi người, như làm các việc từ thiện xã hội.
4.Ðồng sự nhiếp(同事攝;  P: Samānattatā-saṅgāha;  S: Samānārthatā-saṃgraha;  E: Physically working together with people):  Đó là cách thu phục bằng cách tạo điều kiện cùng làm chung một công việc, để sống gần gũi với mọi người, dù là người thiện hay người ác, nhằm giúp đỡ họ làm tốt.
Bồ-tát vốn được xem là Bậc giác ngộ chân lý và đang gắn với việc độ sinh, nghĩa là đang trong hạnh nhập thế. Theo đó, mọi hành động của Bồ-tát là không dính mắc (Ba-la-mật-đa 波羅蜜多; P: Pāramī;  S: Pāramitā;  E: Perfection, Transcendental Perfection, Completeness).Vì thế, Tứ nhiếp pháp hàm chứa ý nghĩa là Tứ Độ, tức Tứ Ba-la-mật-đa.
o0o
Tứ niệm xứ.
Tứ niệm xứ(四念處;  P: Cattāro satipaṭṭhānā;  S: Catvāri smṛtyupasthāna;  E: Four establishments of mindfulness).
          Tứ niệm xứlà 4 lĩnh vực thường xuyên được nhớ nghĩ quán sát trong tu học, đặc biệt là trong thực hành Thiền tuệ (P: Vipassanā – Xin xem thêm mục từ này).  Đây được xem là dạng chi tiết hóa Chánh niệm trong Bát Chánh Đạo, đó là:
1) Niệm Thân(念身;  P: Kāyānupassanā;  S: Kayānupasthāna;  E: Mindfulness of the body):  Là tỉnh giác (= nhận biết rõ) về thân trên chính thân của hành giả. Đó là tỉnh giác về Duyên khởi tính – tức về Vô thường tính, Vô ngã tính, Nhân-Duyên-Quả tính nơi chính thân. Chẳng hạn như quán sát:
- Nơi mọi hoạt động của thân (đi, đứng, nằm, ngồi).
(Xin xem thêm mục từ Tứ oai nghi).
- Nơi 32 chi phần thân thể  →  Toàn bộ thân thể hóa bụi.
- Nơi hơi thở, thở ra, thở vào (P: ānāpānasati;  S: ānāpānasmṛti).

2) Niệm Thọ(念受;  P: Vedanānupassanā;  S: Vedanānupasthāna;  E: Mindfulness of feelings):  Là tỉnh giác (= nhận biết rõ) những cảm xúc dấy lên nơi tâm, biết chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính với đầy dủ Duyên khởi tính nơi chúng.
3) Niệm Tâm(念心;  P: Cittānupassanā;  S: Cittanupasthāna;  E: Mindfulness of mental states):  Là tỉnh giác (= nhận biết rõ) các ý nghĩ đang hiện hành, biết nó là  tham hay vô thamsân hay vô sânsi hay vô si  với đầy dủ Duyên khởi tính nơi chúng.
4) Niệm Pháp(念法;  P: Dhammānupassanā;  S: Dharmanupasthāna;  E: Mindfulness of mental qualities):  Là tỉnh giác (= nhận biết rõ) mọi pháp đều đầy đủ Duyên khởi tính phụ thuộc lẫn nhau, đều đầy đủ Vô thường tính-Vô ngã tính-Nhân Quả tính.  Nhậnbiết rõ con người chỉ là hợp Duyên ‘Ngũ uẩn’ đang hoạt động với 2 cặp Nhân Quả “Tứ Đế” (Tứ Diệu Đế).
Cũng cần lưu ý rằng Nhân-Quả, tức Nhân-Duyên-Quả là cầu nối xuyên suốt nhận thức Chân lý và Đạo đức trong đạo Phật. Theo đó, cơ cấu 2 cặp Nhân Quả của “Tứ Đế” rất thực dụng trong đời sống nội tâm cũng như ngoại cảnh trong tu học.
Trong Tương ưng Niệm xứ (Tương Ưng 5.47) có ghi:
Ở đây, này các Tỳ-khưu:
+Tỳ-khưu trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời;
+Tỳ-khưu trú, quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời;
+ Tỳ-khưu trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời;
+Tỳ-khưu trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Khi vị ấy trú, quán như thế (thân, thọ, tâm, pháp), tâm được ly tham, được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
-----------------
Xem thêm:  
- Thiền Tứ Niệm Xứ- Tỳ Khưu Giới Nghiêm
o0o
Tứ oai nghi.
          Tứ oai nghi hay Tứ uy nghi [四威儀;  P: cattāro iriyā-pathā;  S: catur-vidhā īryā-pathāḥ;  E: the four “bodily positions” (the four postures – walking, standing, sitting, lying)] là bốn tư thế của thân:
1. Đi (= Hành 行;  P: caṅkama;  S: caṅkrama;  E: walking)
2. Đứng (= Trụ 住;  P: ṭhāna;  S: sthāna;  E: standing)
3. Ngồi (= Tọa 坐;  P: nisajjā;  S: niṣadyā;  E: sitting)
4. Nằm (= Ngọa 臥;  P:sayana ;  S: ;  S: śayana;  E: lying)
          Thiền 禪trong đạo Phật là phương pháp tập luyện sửa tâm bằng việc thực hành Chánh niệm trong đời sống hàng ngày ở các tư thế của thân là đi, đứng, ngồi nằm. Theo đó, việc thực hành thiền (hay niệm Phật) có thể là thiền đi (hành thiền 行禪), thiền đứng (trụ thiền 住禪), thiền ngồi (tọa thiền 坐禪) hay thiền nằm (ngọa thiền 臥禪).
          Thực hành quán “thân: đi, đứng, ngồi, nằm” hay “sắc: đi, đứng, ngồi, nằm” theo chân lý Duyên khởi là Chánh niệm; ngược lại, “cái Tôi: đi, đứng, ngồi, nằm” được xem là Tà niệm.
          Trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi-Magga) đã diễn đạt Chánh niệm dưới ánh sáng Duyên khởi như sau:
Không có người hành động, chỉ có hành động.
                              Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
                              Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
                              Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.
o0o
Tứ pháp giới (Xin xem Kinh Hoa Nghiêm).
o0o
Tứ sơn.
Tứ sơn (四山;  E: Like four closing-in mountains are birth, age, sickness, death):  Bốn núi.
Trong kinh Tương Ưng Bộ, bài 136 và kinh Tạp A Hàm, bài 1147 có nói về câu chuyện  4 núi, biểu tượng thông thường cho 4 giai đoạn sống của con người là Sinh Già Bệnh Chết, mà không một ai dù cho tài giỏi, dũng mãnh đến đâu cũng không chinh phục được, ngược lại bị chúng nghiền nát. Nội dung trong 2 bản kinh này nói về "Bốn Núi" (Sinh生, Lão 老, Bệnh 病, Tử 死) với đại ý sau:
"Một hôm vua Ba-tư-nặc (Pasenadi) đi chinh phạt loạn quân ngoài biên giới. Khi đánh thắng xong quân giặc, Vua kéo quân về đến gần tịnh xá của đức Phật, dừng quân lại và đích thân đến đảnh lễ Phật.
Đức Phật hỏi:  Đại vương đi đâu về mà xem có vẻ nhọc nhằn?
Vua bạch rằng:  Con đi chinh phạt bọn ngoại xâm, vừa chiến thắng trở về.
 Khi trả lời với đức Phật, nét mặt vua Ba-tư-nặc hiện ra kiêu khí của người thắng trận.
Đức Phật hỏi: Này Đại vương, nếu có người ở phương Đông đến thưa thế này: Tôi thấy một ngọn núi từ phương Đông lăn về đây, lăn đến đâu nghiền nát cỏ cây người vật ở đó. Lại có một người phương Nam tới cũng tâu: Đại vương có một ngọn núi ở phương Nam đang lăn về đây, lăn đến đâu nó đều nghiền nát cây cỏ người vật. Cũng như vậy, phương Tây, phương Bắc, mỗi phương cũng có một ngọn núi đang lăn về, lăn đến đâu cây cỏ người vật đều bị nghiền nát. Nếu có người báo bốn ngọn núi đang lăn về, tàn sát cây cỏ, người và vật thì Đại vương sẽ cử đội quân nào để đi chinh phạt chúng?
Vua bạch rằng:  Dầu đội quân có tài trăm trận trăm thắng đi nữa cũng không thể nào chinh phục được bốn núi đó.
Đức Phật bảo: Bốn núi đó là Sinh, Già, Bệnh, Chết. Dầu cho ai tài giỏi đến đâu, dũng mãnh đến đâu cũng không thắng được, không chinh phục được Sinh, Già, Bệnh, Chết mà đều bị chúng nghiền nát.
Nghe như thế, kiêu khí của nhà vua Ba-tư-nặc không còn nữa. Vua Trần Thái Tông (1218-1277) khi đọc câu chuyện đã xúc cảm và cảm tác bài kệ Bốn Núi (Tứ Sơn 四山) được dịch nghĩa và dịch thơ sau:
四山峭壁萬青叢               Bốn núi chót vót muôn khóm xanh,
悟了都無萬物空                Hiểu rõ tất cả là hư vô, vạn vật là Không;
喜得鱸兒三脚在                Mừng được con lừa ba chân còn đó,
驀騎打趂上高峰                Cưỡi mà lên thẳng ngọn núi cao.
Bốn núi cheo leo vạn khóm xanh,
Muôn loài  Khôngcả, hiểu cho rành; (Không = Không tính)
Lừa ba chân đó, may tìm được,
Lên thẳng non cao sấn bước nhanh.
 (Đỗ Văn Hỷ - Đào Phương Bình – Băng Thanh)
o0o
Tứ Thần Túc.
Tứ Thần Túc(四神足;  P: Cattāro iddhi-pādā;  S: Catvāri ṛddhipāda;  E: Four bases of magical/mental/supernatural power).
          Tứ Thần Túc còn gọi là Tứ Như Ý Túc 四如意足, đây là biểu hiện 4 năng lực có được từ nhất tâm bất loạn, là dạng chi tiết hóa Chánh định trong Bát Chánh Đạo, đó là:
1) Dục thần túc(欲神足;  P: Chanda;  S: Chanda;  E: Will): 
Đó là tâm mãnh liệtvới đạo quả, mà không một chướng ngại nào khởi lên từ bên ngoài hay bên trong có thể ngăn chặn.
2) Cần thần túc(勤神足;  P: Viriya;  S: Vīrya;  E: Energy): 
Đó là tâm tinh chuyênvới thành tựu đạo quả.
3) Tâm thần túc(心神足;  P: Citta;  S: Citta;  E: Consciousness): 
Đó là tâm gắn bókhắn khít với đạo quả, cho dù sống giữa những an vui xinh đẹp của thế gian, giữa những quyền lực địa vị và tiền tài nơi thế-tục.
4) Quán thần túc(觀神足;  P: Vīmaṁsa or Vīmaŋsā;  S. Mimāṃsā;  E: Examination): 
Đó là tâm quán triệt Phật lý, thông đạt thật nghĩa của các pháp trong vũ trụ một cách như thật. Có thể xem đây là yếu tố then chốt trong Tứ Thần túc.
Trong Tương Ưng Như Ý Túc , Tương Ưng 5.51, có ghi:
Có bốn như ý túc này, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỳ-khưu,
+ Tỳ-khưu tu tập như ý túc, câu hữu với dục định tinh cần hành;
+ Tỳ-khưu tu tập như ý túc, câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành;
+ Tỳ-khưu tu tập như ý túc, câu hữu với tâm định tinh cần hành;
+ Tỳ-khưu tu tập như ý túc, câu hữu với tư duy định (= quán) tinh cần hành.
Những pháp này, này các Tỳ-khưu, là bốn như ý túc, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia.
o0o
Tứ thực (Xin xem mục từ Trai tịnh).
o0o
Tứ vô lượng tâm (四無量心;  P: Catasso-appamaññāyo;  S: Catvāry-apramāṇāni;   E: The four immeasurables, The four infinite minds)(Xin xem mục từ Vô lượng).
o0o
Tứ vô ngại (Biện tài vô ngại).
Tứ vô ngại(四無礙;  P: catu-paṭisambhidā;  S: catvāri-pratisaṃvida;  E: Four abilities of unhindered understanding) là bốn năng lực lý giải và diễn đạt vượt qua trở ngại, mà căn bản là nhờ tuệ giác nên gọi là Tứ vô ngại trí 四無礙智. Ngoài ra,theo cái dụng của tuệ giác làm phương tiện mà có các cách gọi khác đồng nghĩa, như:
- Năng lực lý giải, thì Tứ vô ngại gọi là Tứ vô ngại giải 四無礙解.
- Năng lực diễn đạt ngôn ngữ, thì Tứ vô ngại gọi là Tứ vô ngại biện 四無礙辯.
Mục tiêu tu học của người đệ tử Phật là tự lợi và lợi tha. Để lợi tha được viên mãn, biện tài là một trong những phương tiện cần yếu, nên đức Phật đã từng huấn thị “Hãy cầu phương tiện thành tựu bốn biện tài
Theo Luận câu-xá 27 bảy thì Tứ vô ngại là:
1. Pháp vô ngại(法無礙;  P: Dhamma-paṭisambhidā;  S: Dharma-pratisaṃvid;  E: No mistake in teaching):  Thông đạt giáo pháp. Trí biết các pháp và diễn giải không ngăn ngại.
2. Nghĩa vô ngại(義無礙;  P: Attha-paṭisambhidā;  S: Artha-pratisaṃvid;  E: No lack in regard to understanding the internal meaning of the teaching):  Tinh thông nghĩa lý uẩn áo của giáo pháp.  Trí biết nghĩa lý của các pháp, tùy tên mỗi pháp mà giảng nghĩa không bị ngăn ngại.
3. Từ vô ngại(辭無礙;  P: Nirutti-paṭisambhidā;  S: Nirukti-pratisaṃvid;  E: 'unhindered speech,' that is, the understanding of all languages):  Tinh thông ngôn ngữ. Trí biết các ngôn từ một cách không ngăn ngại,
4. Ứng vô ngại 應無礙= Biện vô ngại 應無礙= Nhạo thuyết vô ngại 樂説無礙;  (P: Patibhāna-paṭisambhidā;  S: Pratibhana-pratisaṃvid;  E: 'unhindered ease in explanation' which is the free use of the above three in the effort of saving all sentient beings):  Tài hùng biện. Trí biết căn tánh chúng sinh nên thuyết không bị chướng ngại, không sợ trở ngại.
Trong kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Khổ lạc, có chép:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Có bốn loại biện tài. Thế nào là bốn? Đó là Pháp biện, Nghĩa biện, Từ biện và Nhạo thuyết.
- Thế nào gọi là Pháp biện (= Pháp vô ngại biện)? Như Lai thuyết mười hai bộ kinh. Nghĩa là Khế kinh, Kỳ dạ, Bổn mạt, Kệ, Nhân duyên, Thọ ký, Tự thuyết, Tạo tụng, Sanh kinh, Phương đẳng, Hợp tập, Vị tằng hữu; và các pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, các pháp thật không thể phá hoại, có thể tổng trì. Đó gọi là pháp biện.
- Thế nào gọi là Nghĩa biện (= Nghĩa vô ngại biện)? Nghĩa biện là lời nói của người này, người kia như Trời, rồng, quỷ thần nói đều có thể phân biệt được nghĩa. Đó gọi là nghĩa biện.
- Thế nào gọi là Từ biện (= Từ vô ngại biện)? Như chúng sanh ở trước có lời hay, dở; lời đàn ông, lời đàn bà; lời Phật, lời Phạm chí, Trời, rồng, quỷ thần; lời của A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la nói, tùy theo căn nguyên của họ mà thuyết pháp cho. Đó gọi là từ biện.
- Thế nào gọi là Ứng biện (= Ứng vô ngại biện)? Lúc đang thuyết pháp không có khiếp nhược, không sợ hãi, hay làm vui hòa bốn bộ chúng. Đó gọi là ứng biện.
Nay Ta sẽ dạy dỗ các thầy! Nên như Ma-ha Câu-hy-la. Vì sao thế? Câu-hy-la có bốn biện tài này, hay cùng bốn bộ chúng rộng phân biệt nói. Như ngày nay, Ta xem trong các chúng không có ai được bốn biện tài hơn Câu-hy-la. Như Lai có bốn biện tài này. Thế nên, hãy cầu phương tiện thành tựu bốn biện tài. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.   
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.”
o0o
Tứ y pháp. 
Tứ y pháp四依法là pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp người tu rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
Tứ y gọi đầy đủ là Tứ y 四依và Tứ bất y 四不依, tức bốn điều nên và không nên y cứ, nương tựa. Đây là giáo lý được chỉ ra trong các kinh như: Đại Bát Niết Bàn kinh, q.6; Đại Phương Đẳng Đại Tập kinh, q.29; Đại Phương Tiện Phật Báo Ân kinh, q.7; Đại Trí Độ luận, q.9 … (Từ điển Phật học Huệ Quang, Thích Minh Cảnh, tr.4904).
Tứ y pháp bao gồm: Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y trí bất y thức, Y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh.
1) Y pháp bất y nhân 依法不依:  Có nghĩa là hành giả nương tựa theo Phật pháp, chẳng nương tựa theo người.
Nương tựa theo Phật pháp, đó là hành giả nương tựa theo Chân lý Duyên khởi mà chính đức Phật đã chứng ngộ khám phá ra, để từ một vị sa-môn trở thành một vị Phật, và nương tựa theo Đạo đức Duyên khởi là nguyên tắc mà đức Phật đã vận dụng từ Chân lý Duyên khởi để ứng dụng hài hòa vào thế giới sống này.
Chẳng nương tựa theo người, đó là chẳng nương tựa nơi các chế định mang tính chủ quan, phiến diện hay cực đoan từ phần lớn con người bị chi phối bởi các bất thiện Tham Sân Si.
2) Y nghĩa bất y ngữ依義不依語:  Có nghĩa là hành giả nương vào nghĩa lý, chẳng nên chấp vào ngôn ngữ văn tự. 
Phật pháp với ý nghĩa sâu xa. Ngôn ngữ, văn tự chỉ là công cụ diễn đạt Chân lý và Đạo đức  –  “Văn dĩ tải đạo  *文以载道”, giúp hành giả nhận thực ra Chân lý và Đạo đức để hành trì và thân chứng, bởi thế hành giả không nên bám víu và quá cố chấp vào văn tự.
3) Y trí bất y thức依智不依識:  Có nghĩa là nương theo tuệ giác, không nương theo vọng thức cố chấp.
Chỉ có tuệ giác mới nhận chân được Chân lý thực tại, còn vọng thức là thấy biết có tính tương đối dễ dẫn đến mê chấp. Với tuệ giác, hành giả mới đầy đủ công năng quét sạch phiền não, thanh tịnh ba nghiệp. Còn thức dẫu thông minh, nhạy bén và lanh lợi đến đâu đi nữa cũng vẫn là vô thường sinh diệt, hư vọng dễ dẫn đến phiền não.  Vì vậy, “Duy tuệ thị nghiệp* 唯慧是業” chính là phương châm tu học của hành giả.
4) Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh依了義經不依不了義經:  Có nghĩa là nương theo các kinh điển liễu nghĩa, chẳng nên nương theo các kinh điển không liễu nghĩa.
Theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, kinh điển được Phật tuyên thuyết tùy căn cơ chúng sanh nên có cao thấp, khác biệt. Dù mục tiêu cứu cánh vẫn là giải thoát sanh tử, song trên tinh thần phương tiện thì những kinh điển thuyết minh về con đường thể nhập Nhân thừa, Thiên thừa v.v… được gọi là kinh bất liễu nghĩa vì chưa nói hết ý nghĩa thâm diệu, toàn triệt của giáo pháp. Những kinh điển chỉ thẳng đến quả vị giải thoát viên mãn (Phật quả) là kinh liễu nghĩa. Hành giả khi hướng về Vô thượng Bồ đề, tất nhiên phải y cứ vào kinh liễu nghĩa để hành trì nhằm thành tựu giác ngộ rốt ráo, thành Phật.
Thiền sư Đạo Xuyên, tức Xuyên thiền sư, đời thứ 3 sau Lục Tổ có dạy rằng: 
Chánh nhơn thuyết Tà pháp, Tà pháp tất qui chánh
Tà nhơn thuyết Chánh pháp, Chánh pháp tất qui tà
          Nghĩa:
                    Người chánh nói pháp tà, tà pháp trở về chánh
Người tà nói pháp chánh, pháp chánh trở thành tà.
          Theo đó, cách phân biệt loại kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa chỉ mang tính tương đối. Quan trọng là ở người giảng Phật pháp có đủ hiểu biết dẫn dắt người học liên thông đi từ thấp đến cao.
Chư Tổ nói "Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết  * 依經解義,三世佛冤离經一字,即同魔說" có nghĩa là chấp chặt nơi văn tự mà giải nghĩa, thì oan cho ba đời đức Phật; mà rời bỏ kinh điển thì lại lạc vào những tà thuyết của ma vương.
- Lời dạy của chư Phật nơi kinh chỉ là phương tiện tạm thời, nghĩa là tùy bệnh cho thuốc, đó là thuốc phá chấp. Nếu chiếu theo văn tự, hễ Phật nói Có thì mình chấp cái Có đó là thật, hễ Phật nói Không thì lại chấp cái Không đó là thật, ấy là oan cho Phật.
- Lời dạy của chư Phật nơi kinh hàm ý phá chấp. Nếu như lìa kinh tức còn chấp, không thể giải thoát được. "Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết" là vậy.
Trong kinh Duy Ma Cật có chép: “Hết thảy các pháp đều như nhau, không quý không tiện. Người sáng suốt trí tuệ, biết dùng pháp, dùng đúng thì khỏi bệnh, dùng sai pháp thì bệnh nặng thêm, cho nên dùng pháp phải cẩn thận”.  Tác dụng và hiệu lực của từng kinh hay từng pháp môn khác nhau dùng để trị những căn bệnh khác nhau; ở đây, từ bản chất, không có sự chống trái nhau giữa các kinh và các pháp môn tu tập, mà chỉ có sự ứng dụng của hành giả thích hợp hay không mà thôi.
Trong kinh Viên Giác, đức Phật dạy rằng, giáo pháp của Ngài ghi lại trên kinh điển ví như ngón tay chỉ mặt trăng, là phương tiện để đạt đến chân lý, cho nên đừng lầm ngón tay là mặt trăng chân lý. Nếu y theo kinh điển để giải nghĩa, để tìm chân lý trong những giòng chữ, thì đó chính là chỉ biết nhìn ngón tay mà chưa biết nhìn mặt trăng. Nhưng rời bỏ hẳn kinh điển đi thì lại có thể rơi vào những điên đảo vọng tưởng.
Chấp lấy phương tiện làm cứu cánh tức là làm oan ức cho chư Phật, mà bỏ mất phương tiện đi thì cũng không có cách gì đạt đến cứu cánh. Vì thế:
Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy: “Trong 49 năm thuyết pháp, ta chưa từng nói lời nào”.
Trong Kinh Lăng Nghiêm: “Phàm là lời nói đều không có nghĩa thật”.
Trong Kinh Lăng Già:  “Ta từ đêm được Chính giác tối thượng cho đến đêm nhập Niết bàn, trong khoảng thời gian ấy, chưa hề thuyết một chữ nào, cũng chưa từng đã thuyết hay sẽ thuyết. Không thuyết mới là Phật thuyết”.
Giáo lý Tứ y vạch ra những yếu tố quan trọng mà hành giả cần nương tựa và những vấn đề không nên y cứ, nhằm vượt qua các chướng ngại để thành tựu Phật quả. Mặt khác, giáo lý Tứ y là một phương tiện tốt giúp cho hành giả vận dụng giáo pháp một cách thông minh, linh hoạt và nhuần nhuyễn đồng thời khai thác hết những tinh túy, đặc sắc của giáo lý để ứng dụng tu tập.
Giáo lý Tứ y cũng chỉ là một phương tiện trong vô vàn phương tiện khác của giáo pháp, vì thế khi ứng dụng giáo lý Tứ y cũng cần sự linh hoạt, nhất là cần phải hiểu một cách chính xác.
o0o
Từ Bi và Trí Tuệ.
Từ Bi thuộc phạm trù tình cảm và Trí Tuệ thuộc phạm trù lý trí. Hai phạm trù này có những đặc tính tương phản nhau, nhưng theo đạo Phật thì chúng không đối kháng mà lại hài hòa và gắn kết nhau theo như tinh thần Trung Đạo là vượt lên các cực đoan.  Từ Bi và Trí Tuệ còn được nói cách khác là Thương và Hiểu.
Một diễn đạt nhiều ý vị về Từ Bi – Trí Tuệ được ghi nhận như sau: “… Nếu bảo Từ Bi là một thứ tình yêu, thì tình yêu này không phải là thứ cảm xúc nông nổi, hời hợt và sẵn sàng dẫn đến hành động một cách mù quáng. Mà chính đó phải là thứ cảm xúc sâu thẳm, xuất phát từ cái nhìn rộng lớn, không lầm lẫn, đi liền với toàn bộ cuộc sống như là một tổng thể. Vì thế, không có Từ Bi thì đời sống chúng ta sẽ như một thân cây khô cằn, và không có Trí Tuệ thì đó chỉ là sự sống trong tăm tối…”.
Dưới đây là ý nghĩa của Từ Bi và Trí Tuệ.
1) Từ Bi慈悲được phân tích như sau:
          + Từ(;  P: Mettā;  S: Maitrī;  E: Loving-kindness):  Đó là phát nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng và cảm thán trước hạnh phúc cao thượng của chúng sinh.
          + Bi(;  P;S: Karuṇā;  E: Compassion):  Đó là phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh.
          Theo đó, Từ Bi còn nói gọn làTừ (lòng Từ, tâm Từ, rải tâm Từ), và có ý nghĩa với 2 cấp độ sau:
          1/. Cấp độ 1:  Khi Từ Bi hàm chứa tình cảm giữa hai đối tượng trên nhận thức Hữu ngã, thì tình cảm này mang tính dính mắc và có những hạn chế. Từ Bibấy giờ là “Ban vui-Cứu khổ” và có ý nghĩa là Từ Thiện, Bác Ái (Ái như trong Thập Nhị Nhân Duyên).
          2/. Cấp độ 2:  Khi Từ Bi hàm chứa tình cảm giữa hai đối tượng trên nhận thức Vô ngã, thì tình cảm này không mang tính dính mắc và không có giới hạn. Từ Bibấy giờ gọi là  “Từ Ba-la-mật”,  “Ban vui-Cứu khổ Ba-la-mật” hay “Yêu thương Ba-la-mật”.
          Như vậy, ở ý nghĩa chính về Từ Bi trong đạo Phật, thì Từ Bi là hành động thương yêu xuất phát từ tuệ giác (= trí tuệ giác ngộ chân lý) Vô ngã. Nếu như chỉ “Ban vui-Cứu khổ” hay “Yêu thương” trong ý nghĩa thường tình, thì hành động này tuy đáng quý, nhưng chỉ dừng lại ở mực thiện lành.
2) Trí Tuệ智慧  có thể được phân tích:
+ Trí= Tục trí (俗智;  P: Sammuti-ñāṇa;   S: Saṃvṛti-jñāna;   E: wisdom, worldly knowledge):  Hàm ý là thứ lý trí phân biệt chế định nơi thế tục.  Trên nhận thức Duyên khởi, lý trí này gọi là Nhân Quả (= Nhân Duyên Quả), hình thành nguyên tắc đạo đức thiện-ác soi sáng cho mọi hành động như sau:
Mọi hành động đem lạilợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành.
Mọi hành động đem lạilợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”
+ Tuệ= Tuệ giác = Chân trí (眞智;  P: Paramattha-ñāṇa;  S: Paramārtha-jñāna;  E: Perfect wisdom, knowledge of ultimate truth):  Hàm ý là thứ lý trí sâu rộng và hoàn hảo, không dính mắc vào các nhận thức chế định phân biệt. Trên nhận thức Duyên khởi, lý trí này gọi là Tuệ giải thoát慧解脫= Bát-nhã Ba-la-mật-đa般若波羅蜜多(E: Perfect wisdom, Awakened intellect).Tuệ giải thoát có khả năng sáng tạo hay dung nạp chọn lọc trong mọi nhận thức và hành động, nó giúp hành giả vượt lên mọi phiền não nơi nội tâm.
Theo đó, Trí tuệ được xem là khả năng thấy biết từ các chế định cho đến bản chất thực của mọi sự vật hiện tượng và mọi hành động.
Trí tuệ được xem lả Chánh tri kiến, là chi phần quan trọng nhất, và là động lực chính trong Bát Chánh Đạo, dẫn hướng cho bảy chi phần còn lại (Xin xem mục từ Bát Chánh Đạo). Trí tuệ này cũng được xem là phương tiện Ba-la-mật hóa (= vượt thoát) mọi hành động trong cuộc sống, điển hình là các pháp tu dẫn hướng Thập Ba-la-mật (= Thập độ 十度) trong Phật giáo Nam truyền, và Lục Ba-la-mật (= Lục độ 六度) trong Phật giáo Bắc truyền.
Đạo Phật coi trọng lý trí nhưng không quá cực đoan như một triết lý; và đạo Phật cũng coi trọng tình cảm, nhưng không quá cực đoan xem lý trí như là “kẻ dốt thông minh – E: smart idiot” như ở nhiều tôn giáo hữu thần.
o0o
Tử thư Tây Tạng.
    
Bardo Thodol- Wikipedia
Tử thư (Tây Tạng)– Wikipedia tiếng Việt
          Nội dung sách mô tả quá trình sinh tửvới cấu trúc 5 ấm, gồm có :
                                       - Giai đoạn tan rã 5 ấm.
                                       - Giai đoạn lâm chung (TT: chikhai bardo).
                                       - Giai đoạn tiếp dẫn     (TT: chonyid bardo).
                                       - Giai đoạn tái sinh      (TT: sidpa bardo).
          Sinh được xem như tiến trình phát triển và duy trì năng lực của 5 ấm, Tử được xem như tiến trình suy thoái và tan rã các năng lực hoạt động này.  Khi bước vào giai đoạn lâm chung - tức tử tâm xuất hiện - sự biến hiện của tâm thức bấy giờ khá phức tạp.  Sự kiện này được trình bày trong tác phẩm Bardo Thodol (The Tibetian Book of The Death : Tử Thư Tây Tạng) của vị cao tăng Ấn Độ là Liên Hoa Sanh - được xem là thủy tổ của Phật giáo Tây Tạng - biên soạn vào khoảng thế kỷ thứ 8 sau công nguyên.  Sau này, đức Đạt Lai Lạt Ma gọi đó là Sinh Thư Tây Tạng ( The Tibetian Book of The Living ) với giảng giải là : “ Đạo Phật là đạo dành cho người sống chứ không phải người chết.  Trọn bộ sách có thể thâu tóm vào một ý chánh như sau : người nào biết sống một cách tỉnh thức thì sẽ chết tỉnh thức, và một khi đã tỉnh thức thì họ có thể chuyển hóa thần thức, tránh được sự lôi kéo của Nghiệp và thoát khỏi sự ràng buộc của sinh tử luân hồi “.
          Học giả Nhân loại học phương Tây là tiến sĩ E. Wentz (1878-:-1965) đã phát hiện ra bản văn này tại Ấn, dịch sang tiếng Anh và được đại học Oxford xuất bản năm 1927, từ năm 1960 nó được các tầng lớp trẻ phương Tây xem như sách gối đầu giường của họ.  Ngoài ra còn có tác phẩm mới là  Sinh Tử Thư Tây Tạng (The Tibetian Book of Living and Dying) của đại sư  Sogyal Rinpoche được coi là bộ sinh tử luận hiện đại - vào năm 1992 - đã là sách bán chạy nhất ở Anh, Mỹ và Đài Loan.
          Nội dung của 4 giai đoạn từ Tử đến Tái sinh sau:
1) Giai đoạn tan rã 5 ấm:  Gồm 5 giai đoạn nhỏ như sau.
+Giai đoạn 1 địa đạivà thị giác có liên quan đến sắc ấm.
          - Thân người mềm rũ, chân tay vô lực, không cầm nắm được vật gì nữa, không còn điều khiển được mi mắt nhắm hay mở.
          - Người bệnh than cảm thấy nặng nề, có ảo giác đứng giữa bãi cát hay trên con đường tráng nhựa khi trời rất nóng.
+ Giai đoạn2thủy đạivà thính giác có liên quan đến thọ ấm.
          - Không còn nước bọt, miệng lưỡi khô, răng đóng váng đen, môi trên nhếch lên, hai cánh mũi nhíu lại.
          - Người bệnh than khát nước, có ảo giác làn khói mỏng trên đầu và trên trần nhà.
+Giai đoạn 3hỏa đạivà khứu giác có liên quan đến tưởng ấm.
          - Thân nhiệt giảm, thở ra tiếng-không đều-khó khăn, thở vào yếu-ngắn-chậm, không ngửi được mùi, không nuốt được nước nữa.
          - Người bệnh than lạnh, có ảo giác điểm sáng đom đóm trong bóng tối.
+Giai đoạn 4phong đạivà vị giác-xúc giác có liên quan đến hành ấm.
- Hơi thở ngưng, lưỡi thụt ngắn và dày ra, đầu lưỡi hơi cong lên, cuống lưỡi xanh sạm, không còn biết đau nữa.
          - Người bệnh có ảo giác thấy ánh nến hay ngọn đèn chao động trước gió.
          Theo Phật giáo, đây là giai đoạn tương đương với chết lâm sàngtrong y học.
+Giai đoạn 5 :  Có 4 giai đoạn vi tế bên trong trước khi xuất hiện tử tâm(= thân trung ấm), đó là người bệnh có ảo giác xuất hiện một màn ánh sáng tươi màu trắng, rồi màu cam, rồi bóng tối bủa vây và sau cùng là khoảng không vô tận không chút màu sắc nào.
          Theo Phật giáo, đây là giai đoạn tương đương với chết sinh vật trong y học.
          2) Giai đoạn lâm chung:  Sau khi tứ đại phân ly, tử tâm (= thân trung ấm : bardo) xuất hiện, có 2 trường hợp tái sinh ngay và 1 trường hợp tiếp tục tồn tại.
+Người có ác nghiệp nặng sẽ tái sinh ngay vào cảnh giới địa ngục.
+Người đắc đạo có thể biết trước ngày giờ chết. Vị này có thể vào đại định, nhận được ánh sáng chói lòa tức cảnh giới Phật (S: Darmakāya – Pháp thân, là một trong Tam thân) là nơi tái sinh, thời gian nhận ánh sáng tùy sự tu chứng có thể kéo dài đến hơn 4 ngày, kết thúc bằng một thứ khí vàng nhạt tuôn ra thất khiếu (gồm 2 lỗ mũi, 2 mắt, miệng, đường đại tiện, đường tiểu tiện).
+Đa số chúng sinh cũng nhận được ánh sáng chói lòa này khoảng ½ giờ, nhưng do Nghiệp lực cản mà khởi tâm sợ hãi, nghi ngại không dám nương theo.  Khi ánh sáng mất, số đông thấy tối, mê man bước vào giai đoạn tiếp dẫn.
          3) Giai đoạn tiếp dẫn:  Kéo dài khoảng 2 tuần tùy theo phước duyên, Nghiệp cảm của chúng sinh. Tử tâm là những ảo tướngdo nghiệp biến hiện ra gồm cảnh giới tái sinh, cùng lúc với cảnh giới của lực tiếp dẫn mà tâm cần nương theo để giải thoát.
+ Ngày thứ 1 :      
          - Phật  Vairocana  hiện tướng của  Phật Thích Ca  trên lưng sư tử, chói lòa trên nền trời màu lam tươi,đặc trưng cho cảnh giới giải thoát.
          - Cảnh vật tươi mát, màu trắng mờ,thuộc cõi trời, đặc trưng cho cảnh giới tái sinh.
+ Ngày thứ 2 :      
- Phật  Akshobhya  trên lưng voi, chói lòa trên nền trời trắng tươi.
                    - Cảnh vật màu khói mờ của cõi địa ngục.
+ Ngày thứ 3
- Phật  Ratnasambhava  trên lưng ngựa, chói lòa trên nền trời vàng tươi.
                    - Cảnh vật màu lam mờ của cõi người.
+ Ngày thứ 4 :      
- Phật  Amitabha  trên lưng công, chói lòa trên nền trời đỏ tươi.
                    - Cảnh vật màu vàng mờ của cõi ngạ quỷ.
+ Ngày thứ 5 :      
- Phật  Amoghasiddhi  trên lưng chim, chói lòa trên nền trời lục tươi.
                    - Cảnh vật màu đỏ mờ của cõi atula.
+ Ngày thứ 6 :      
- Tất cả 5 vị Phật có khuôn mặt tịch tĩnh nói trên đồng xuất hiện.
                    - Tất cả 5 cảnh giới tái sinh nói trên đồng xuất hiện.
+ Ngày thứ 7:   
- 10 vị Bồ Tát tịch nộ (1/2 tịch tĩnh+1/2 phẫn nộ) tiếp dẫn vào cõi người.
                    - Cảnh vật màu lục mờ của cõi súc sanh.
+ Ngày thứ 8 :   
          - Phật  Heruka  (vẻ mặt phẫn nộ) có 3 đầu, 6 tay, 4 chân, màu trắng tươi.  Nếu chúng sinh thuận nương tựa (quy y) sẽ được tiếp dẫn.
+ Ngày thứ 9 :      
- Phật  Vajra Heruka (như Phật Heruka) có màu lam tươi.
+ Ngày thứ 10 :     
- Phật  Ratna Heruka  có màu vàng tươi.
+ Ngày thứ 11 :     
- Phật  Padma Heruka  có màu đỏ tươi.
+ Ngày thứ 12 :     
- Phật  Karma Heruka  có màu lục tươi.
+ Ngày thứ 13 :     
          - 8 vị  Thiên ở cõi Phật xuất hiện để tiếp dẫn gồm :  Kerima sắc trắng, Pramoha sắc đỏ,  Tseurima sắc vàng,  Petali  sắc đen,  Pukkase sắc đỏ, Ghamari sắc lục,  Tsandhali sắc vàng lợt,  Smasha sắc lam.
+ Ngày thứ 14 :     
          - Tất cả chư Phật, chư Bồ Tát đồng xuất hiện để tiếp dẫn. Nếu phát tâm nghi ngại, thân trung ấm sẽ bước sang giai đoạn thuần tái sinh.
 4) Giai đoạn tái sinh:  Tùy theo Nghiệp duyên chiêu cảm, tử tâm sẽ biến hiên ra những cảnh tướng thích hợp để nương tựa vào, và sự tái sinh kết thúc.
+ Cõi địa ngục :     đến nơi có tiếng hát buồn thảm.
+ Cõi ngạ quỷ :      đến nơi có cây cối khô cằn như sa mạc.
+ Cõi súc sanh :     đến nơi có hang đá sâu.
+ Cõi atula :           đến nơi có vườn cây đẹp.
+ Cõi người :                    đến nơi có hai người đang giao hoan.
+ Cõitrời :             đến nơi có cảnh đẹp.
          Theo trên, sinh tử thư có ý khuyên mọi người nên thực hành tốt đời sống thiện, đời sống theo lẽ thật (chân lý), vượt qua các phân biệt mang tính cố chấp tạo Nghiệp trói buộc trong sinh tử, và trong những giờ phút cuối cuộc đời nên có các thiện tri thức hộ niệm nhắc nhở tỉnh thức cho tử tâm.
o0o
Tự do.
Nội dung
I. Khái niệm về tự do.
II. Quan điểm tự do của Triết học chính trị.
III. Quan điểm tự do của Ki-tô giáo.
IV. Quan điểm tự do của Phật giáo.
I. Khái niệm về tự do.

          Tự do(自由;  E: freedom) là từ gốc Hán, trong đó:
Tự ():  Có nghĩa là chính nơi mình
Do():  Có nghĩa là bởi, theo
Theo đó, tự do (= td) hàm ý nghĩa là thong dong, thoải mái theo ý muốn của mình, không bị bó buộc, kiềm chế, lệ thuộc.  Trong tiếng Anh tự do “freedom” được giải thích như là  free will.
          Quan sát một con chim đang được nhốt trong lồng, nếu ta mở cửa lồng thì ngay lập tức con chim sẽ nhanh nhẹn phóng ra ngoài ngay. Hình ảnh này đã nói lên bản tánh của mọi sinh vật là không muốn bị gò bó trong môi trường sống, và tính chất này có lẽ được xem như là khởi điểm của ý niệm tự do.
          Ý niệm tự do từ xưa đến nay khá trừu tượng và phức tạp, và theo như tên gọi của nó thì ý niệm này đã không nằm gọn vào bất cứ khung giá trị nào hình thành từ các nhận thức có điều kiện của con người. Nội dung của ý niệm tự do ngày càng phức tạp với nhiều chi tiết tạo bởi các điều kiện mới trong cuộc sống.

   Freedom is a free will of somebody's wants?
          Nơi đây, chúng ta hãy thử tạm phân tích ý niệm này.
          1) Chủ thể tự do:  Con người được đặc trưng bằng 3 chủ thể sau :
                               +  Cá thể       +  Đoàn thể      +  Quốc thể.
          Do con người biểu hiện sự sống của mình nơi thân-khẩu-ý, nên nơi từng chủ thể cũng thể hiện đầy đủ một cách sống động các yếu tố này. Vì vậy, ý niệm tự do hẳn cũng gắn liền không ngoài chúng.
          2)  Phân loại tư do.
          Ý niệm tự do nơi thân-khẩu-ý có thể cho phép chúng ta phân loại thành 3 nhóm tự do, mỗi  nhóm bao gồm nhiều loại tự do theo hành động tương ứng.
          1/. Nhóm tự do thân :  thường được gọi là tự do sinh hoạt ( sinh : sống;  hoạt : động ), nói lên những ý niệm tự do thể hiện sự vận động, sự làm việc…của hiện thân, gồm nơi :
          - Cá thể : Như  td di trú,  td cư trú,  td tị nạn,  td quốc tịch,  td tài sản,  td học tập, td làm việc,  td sức khỏe,  td an toàn thân thể ( không bị nô lệ hay tra tấn ),  td kết hôn (kể cả không bị phân biệt màu da, chủng tộc),  td tính dục (kể cả sự đồng ý hay không đồng ý nơi vợ chồng),  td gia nhập hội đoàn,  td ứng cử,  td bầu cử
          - Đoàn thể : Như  td lập hội,  td lập đảng,  td lập cơ sở kinh doanh,  td biểu tình…
          - Quốc thể : Như  td lập nước (đủ các điều kiện chính trị tập hợp các công dân bình đẳng trong một chế độ như địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế …) cụ thể là các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.
          2/. Nhóm tự do khẩu :  thường được gọi là tự do ngôn luận (ngôn : nói;   luận : bàn), nói lên những ý niệm tư do thể hiện sự trao đổi, sự truyền đạt … bằng lời, gồm nơi :
          - Cá thể : Như  td bày tỏ quan điểm,  td thông tin (bao gồm : tìm kiếm, thu nhận, diễn giảng, quảng bá thông tin bằng mọi phương tiện như trực tiếp bằng lời hay gián tiếp bằng radio, tv, internet…).
          - Đoàn thể : Như  td bày tỏ quan điểm,  td thông tin của đoàn thể bằng mọi phương tiện như ở cá thể.
          - Quốc thể : Như  td bày tỏ quan điểm,  td thông tin của quốc gia (như các tuyên bố, tuyên truyền …) bằng mọi phương tiện như ở cá thể.
          3/.Nhóm tự do ý:  Thường được gọi là tự do tư tưởng (tư : nghĩ;  tưởng : nhớ), nói lên những ý niệm tự do thể hiện sự suy nghĩ, sự nhận thức … trong đầu, gồm nơi :
          + Cá thể : Như td quan điểm (bao gồm : ý kiến, ý hướng, ý muốn …).
          + Đoàn thể :  Như td quan điểm (bao gồm các ý hướng, ý muốn về đường lối xây dựng, hoạt động, phát triển đoàn thể, đảng phái, cơ sở …).
          + Quốc thể :  Như td quan điểm (bao gồm các ý hướng, ý muốn về chế độ chính trị, về đường lối xây dựng, hoạt động, phát triển quốc gia)  cụ thể là hiến pháp và pháp luật.

Excerpted from The Universal Declaration of Human Rights
[Trích từ Tuyên ngôn thế giới về quyền con người]
Tự do tín ngưỡng  hay  Tự do tôn giáo (freedom of religion) là trường hợp đặc biệt của tự do có thể được phức hợp rộng bởi 3 loại chủ thể là  cá thể (người theo đạo), đoàn thể (đạo tràng, giáo xứ),  quốc thể (giáo hội, hội thánh )và 3 nội dung thể hiện là  nghi lễ với thân,  thuyết giảng với khẩu,  nhận thức giáo lý với ý.  Ngoài ra, vấn đề tự do tôn giáo còn bị ảnh hưởng vươn xa hơn phạm vi quốc gia bởi một quốc gia khác, đó là trường hợp tín đồ Kitô giáo bị ràng buộc bởi Tòa Thánh Vatican và tín đồ Cơ-đốc Tin Lành giáo bị ràng buộc bởi Hội Thánh.
          3)  Quyền tự do(E: liberty):
          Quyền tự do được giải thích như là quyền hành xử theo ý chí tự do (E: right to behave according to free will ).  Đây là những qui định bởi pháp luật (luật thành văn) hay tập tục (luật bất thành văn) những mức độ hay giới hạn cho phép các loại tự do của chủ thể, cụ thể là :
          -  Cho phép một chủ thể hành động (E: freedom to act) mà không xâm hại hay áp bức đến các chủ thể khác.                                                                                       
-  Bảo vệ một chủ thể khỏi sự xâm hại (E: absense of coercion) từ các chủ thể khác.
          Như vậy, có thể nói rằng quyền tự do của một chủ thể bị giới hạn bởi quyền tự do của các chủ thể khác. Quyền tự do trên thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
          1.  Hoàn cảnh xã hội:  Như  nghèo hay giàu, chiến tranh hay hòa bình…
2.Trình độ của chủ thể:  Như kiến thức, tài năng, đạo đức cá nhân (về quyền lực, danh lợi…), đạo đức xã hội (về ý thức bảo vệ môi trường sống…).
          Có quan điểm cho rằng khi các chủ thể có quyền tự do rộng rãi thì kéo theo là đất nước phát triển (chế độ Tư Bản), có quan điểm thì ngược lại cho rằng quyền tự do của chủ thể chỉ có thể có được rộng rãi sau khi đất nước đã phát triển (chế độ Cộng Sản).
--------------
Chú thích:  
1/. Dân chủ (E: democracy)  =/=  Quân chủ (E: monarchy)
- Dân chủ:  Đó là “Dân làm chủ”, hệ thống chính quyền gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp do dân bầu lên trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ dân.
-Quân chủ:  Đó là “Ta là quốc gia, lời phát biểu của vua  Louis 14.
2/.  Cộng hòa (E: republic)  =/=  Độc tài (E: dictatorship)
- Cộng hòa:  Đó là “Cùng thỏa thuận”, hệ thống chính quyền do hiến định và được luật pháp xác lập để phục vụ dân.
- Độc tài :   Đó là “Ta là luật pháp”của Adolf  Hitler.
3/. Quyền tự do(liberty) hàm các ý nghĩa theo các lĩnh vực sau:
- Trong triết học, quyền tự do liên quan đến tự doý chí trái ngược với  định mệnh.  
- Trong chính trị học, quyền tự do bao gồm các tự do chính trị xã hộiđược bảo đảm cho mọi công dân.  
- Trong thần học, quyền tự do liên quan đến sựthoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi.
- Trong đạo Phật, quyền tự do hay quyền giải thoát có liên quan đến sự quán triệt chân lý khách quan tự nhiên của vũ trụ và sống trung thực với chân lý này. [Xin xem chi tiết bên dưới]
4/. Robespierre (1758 – 1794) một trong những nhà lãnh đạo của Cách mạng Pháp năm 1789 đã nói rằng: “Bí mật của tự do là giáo dục người dân, trong khi bí mật của chế độ chuyên chế là khiến cho dân không biết gì. * The secret of freedom is educating the people, whereas the secret of tyranny is keeping them ignorant.”
         
II.  Quan điểm tự do của Triết học chính trị.
          Nhận thức Triết học chính trị (E: political philosophy) về tự do bắt đầu được nổi bật từ các triết gia thời kỳ Khai Sáng (E: Age of Enlightenment) ở thế kỷ 18.  Đây là thời kỳ đời sống lý trí được nâng cao, xã hội được vận hành theo hiến pháp chứ không theo thánh kinh như trước đây, như nhà văn, sử gia và triết gia Pháp thời Khai sáng là Voltaire nói:  “Càng hiểu biết, con người càng tự do - More understanding, more human freedom.”          
          1)  Các quan điểm về tự do :
1/.J. Lock ( 1632-:-1704 )

J. Lock là triết gia, chính trị gia của nước Anh cho rằng : “ Tự do là khả năng của con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào”.
          Được phê bình :  Nếu vậy thì sẽ có rất nhiều người nhân danh tự do để thỏa mãn những mong muốn hay tham vọng cá nhân mà phương hại đến các cá nhân khác và cả xã hội.
2/.  F. Hegel (1770-:-1831). 

F. Hegel là triết gia của nước Đức cho rằng : “ Tự do là cái tất yếu được nhận thức “.  Nơi đây, cái tất yếu thường được giải thích là  qui luật tự nhiên, theo đó quan điểm cho rằng con người càng nhận thức một cách chính xác, rõ ràng và toàn diện cái tất yếu bao nhiêu thì càng có tự do bấy nhiêu. Tự do gắn liền với bản năng của J. Lock nay được gắn liền vớiqui luật tự nhiên, các qui luật này là ranh giới giữa trạng thái tự do và trạng thái không tự do, và chính là điều kiện cần thiết để ổn định đời sống cá nhân cũng như cộng đồng xã hội.
          Được phê bình :  Có những tiến bộ với các giá trị của lý trí với các đặc điểm
          - Tính tương đối của các qui luật tự nhiên mang thuộc tính hiện tượng.             
- Tính tương đối về khả năng nhận thức của từng con người.
          Tự do trên quan điểm này quả có nhiều phức tạp để có thể đáp ứng cho từng mỗi con người. Và để có thể đáp ứng tương đối tốt thì con người lại phải bị ràng buộc chặt chẽ bởi luật pháp, sự ràng buộc bởi hệ thống luật pháp nhiều chừng nào thì được xem là có tự do nhiều chừng nấy, và Hoa Kỳ là một điển hình. Một vài hình ảnh liên quan đến quan niệm này :
                    + Hình tượng 1 :    
Cá tự do bơi trong nước.                                                                                            Con người tự do hít thở không khí. Nhưng tự do bơi trong nước ô nhiễm hay tự do hít thở khí trời ô nhiễm cũng cần phải trong giới hạn cho phép. (trích tronvuongtronvuong@yahoo.com).
                    + Hình tượng 2 :   Sống ở Mỹ, tôi cảm nhận có lẽ đây là môi trường tự do nhất thế giới. Và để có được sự tự do như hiện nay, có lẽ nước Mỹ phải nổi tiếng về sự đồ sộ và khắt khe của luật lệ cùng hệ thống nhà tù lẫn số lượng tù nhân lớn nhất thế giới. Ngồi trong nhà của mình mà cũng cảm thấy đầy những luật lệ phải tuân thủ : không được ồn ào, đồ ăn không được bốc mùi làm hàng xóm khó chịu, không được để trẻ ở nhà một mình, không được có thái độ mạnh khi dạy trẻ … Đến khi bước chân ra đường đi tới nơi làm việc, nơi vui chơi… là ta đang bơi trong biển luật từng phút từng giây. Cảm giác nước Mỹ không có tự do nhất thế giới là một sai lầm, vì có lẽ ai đó đang muốn xé luật hay vi phạm luật mà thôi. Phải chăng nước Mỹ đã định nghĩa “Tự do là năng lực của bản thân và luật lệ” mà Việt Nam ta cần nhiều quan tâm ? (trích hoahongblack@yahoo.com)
                    +  Hình tượng 3 :   Trong truyện Tây Du Ký, Ngộ Không là nhân vật có năng lực lớn, tinh thông cao và tầm nhìn xa. Có lần Ngộ Không đằng vân bay mãi, đến lúc đỗ lại mới nhận ra rằng mình không thể vượt khỏi bàn tay của Phật : cái chủ quan tương đối vẫn không thể thoát ly cái khách quan tuyệt đối. Để rồi Ngộ Không nhận ra rằng : “ tự do là thế đấy” (trích trannguyenthao2002@yahoo.com).
3/.  J. S. Mill(1806-:-1873) 

J. S. Mill là kinh tế-chính trị gia của nước Anh đã không đưa ra ý niệm tự do, mà lại đưa ra nguyên tắc về quyền tự do (qtd) như qtd lương tâm (= qtd ý chí), qtd ngôn luận, qtd chọn lựa lối sống, qtd lập hội.  Ông cho rằng tự do chỉ trở thành hiện thực trong một cộng đồng văn minh và chỉ áp dụng được cho những con người đã trưởng thành về mặt nhận thức. Ông ủng hộ qtd cho phụ nữ và các tầng lớp thấp của xã hội.  Ông đã sớm nhìn ra nhược điểm của thể chế dân chủ thường có xu hướng đè nén các nhóm thiểu số về mặt chính trị lẫn xã hội.
4/.  I. Berlin ( 1909-:-1997 ). 

- Isaiah Berlin- Wikipedia, the free encyclopedia
Positive and Negative Liberty- Stanford Encyclopedia of Philosophy
I. Berlin làtriết gia của nước Anh gốc Nga (Latvia) đã có ý niệm tự do của cá thể  dựa theo tính chất của hành động (nơi thân-khẩu-ý).
          - Quyền tự do tiêu cực :  Đó là làm mà không gặp bất cứ cản trở nào, không làm hại bất cứ ai nhưng với suy nghĩ, nói năng, hành động mang tính cực đoan thụ động (như tâm bệnh) hay cực đoan chủ động (như tự phá hoại tài sản, sức khỏe…).
          - Quyền tự do tích cực :   Đó là làm mà không gặp bất cứ cản trở nào, không làm hại bất cứ ai cùng với suy nghĩ, nói năng, hành động không cực đoan mà lại lợi ích cho chính bản thân ( như sử dụng tiền vào đầu tư, kinh doanh chân chánh hay vào việc làm từ thiện ).
          Được phê bình :  Quan điểm này khu trú tự do trong tầm cá nhân mà luật pháp ngày nay dường như ít nhiều vẫn còn ở ngoài tầm nhắm.
          2) Nhân quyền.

Human rights - Wikipedia
Nhân quyền – Wikipedia tiếng Việt
Nhân quyền(人權;  E: human rights - quyền con người): là những đặc quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Nhân quyền bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế.
Theo Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân "hiển nhiên có" do sự tồn tại của mình.
          Các đặc điểm của nhân quyền:
          -  Nhân quyềnđược xem là một trong 10 ý tưởng làm thay đổi thế giới, cùng với nông nghiệp, phân tâm học, thuyết tương đối, vaccin, thuyết tiến hóa, www : world wide web, xà phòng, số không, lực hấp dẫn.
          -  Nhân quyền hay quyền con người là những quyền tự do căn bản mà mọi con người trên trái đất này đều có được như nhau trong cuộc sống. Nhân quyền nói lên địa vị pháp lý của cá nhân mà bất cứ chính thể nào cũng phải tôn trọng.  Hiện nay nhân quyền được qui định theo Bộ Luật Nhân Quyền Quốc tế của Liên Hiệp Quốc.
          - Nhân quyền được xem là tôn trọng khi có sự kết hợp hài hòa các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia.  Do đó sự bảo vệ quyền con người có liên quan đặc thù nơi từng quốc gia, nghĩa là chủ quyền quốc gia là yếu tố cần được tôn trọng.  Vì thế, sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền thường được tập trung ở 2 điểm chính sau :                                 
+ Khuyến khích việc tôn trọng nhân quyền.                                 
+ Thúc đẩy thực hiện và đấu tranh chống vi phạm nhân quyền.
Chúng ta cần lưu ý rằng các quyền tự do của con người thay đổi theo từng quốc gia, mà nền tảng của  chúng là trình độ nhận thức trách nhiệm của công dân, điều kiện an ninh quốc gia và phương tiện bảo vệ an ninh xã hội. Nhân quyền chỉ là một phần, được xem là căn bản trong số các quyền tự do này.
          -  Nhân quyền  hiện nay và tương lai là cả một quá trình hình thành và phát triển sau :
1/. Trụ  Cyrus (E: Cyrus Cylinder) : 
 
Cyrus Đại đế– Wikipedia tiếng Việt
Cyrus the Great- Wikipedia, the free encyclopedia
Vào năm 539 tCN, quân đội Đại đế Cyrus của nước Ba Tư cổ đã vây hãm và tấn công thành Babylon, trận chiến này còn được biết là trận Opis, một trận chiến không đổ máu. Vua Babylon là Nabonidus đã đầu hàng.
Sau khi chiếm xong thành Babylon, Đại Đế Cyrus đã thả hết nô lệ trong thành, ra lệnh cho mọi người được quyền chọn lựa tôn giáo của mình và hình thành sắc luật bình đẳng giới tính. Những sắc lệnh ấy được ghi nhận bằng ngôn ngữ Akkadian trên những ống bằng gạch ngói, gọi là Ống Cyrus. Luật pháp trị vì của ông rất khoan dung vì lợi ích của muôn dân, và trăm họ đều cảm thấy kính mến ông hơn là e sợ ông. Trụ này được xem là bản tuyên ngôn nhân quyền sớm nhất của nhân loại.
Ngày nay, Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc thông qua với 48 quốc gia đầu tiên ký kết vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, bao gồm 4 điểm đầu tiên của chính Đại đế Cyrus đã đưa ra hơn hai ngàn năm trăm năm trước.
2/. Hiến chương  Magna Carta( M.C. Charter ) : 

Hiến chương  Magna Carta được công bố ở nước Anh vào năm 1215  đề cặp về thông luật (E: common law) là những ý tưởng khai mào cho Đạo luật Nhân quyền 1689 (Bill of Rights) làm nền tảng cho hiến pháp của các quốc gia và nhiều vấn đề về dân chủ ngày nay trên thế giới.
3/. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (E: Declaration of the Rights of Man and of the Citizen – Déclaration des Droits de l’Homme et du Citoyen) : 

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được quốc  hội Pháp phê chuẩn vào ngày 26/8/1789  với ý tưởng “ Tự do – Bình đẳng – Bác ái “, gồm 17 điều qui định về quyền tự do của cá thể và đoàn thể nhưng không hề đề cập đến phụ nữ và nô lệ.
4/. Đạo luật Nhân quyền Mỹ (E: United States Bill of Rights ) : 
 
James Madison, "Father of the Constitution" and first author of the Bill of Rights.
Đạo luật Nhân quyền Mỹ được quốc hội Mỹ phê chuẩn vào ngày 15/12/1791  với ý tưởng “ Quyền sống – Quyền tự do – Quyền mưu cầu hạnh phúc”,  gồm 10 điều qui định nằm trong hiến pháp 1789 (constitution) về qtd ngôn luận,  qtd báo chí,  qtd tôn giáo.  Các tu chính án hiến pháp về sau mới có thêm  qtd an toàn thân thể (chống nô lệ, tra tấn) vào 6/12/1865,  qtd bầu cử của phụ nữ vào 18/8/1920,  tuy nhiên nạn phân biệt chủng tộc vẫn kéo dài mạnh mẽ và chỉ trở nên ngấm ngầm sau cái chết của vị mục sư da đen Martin Luther King vào năm 1968.
5/. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền(E: Universal Declaration of Human Rights):  
 
 
+ Trái:  Tổng thống Panama R. Alfaro ( 1882-:-1971 )
+ Phải:  Eleanor Roosevelt(phu nhân TT Mỹ) with the Spanish version of the Universal Declaration of Human Rights.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (E: United Nations General Assembly) phê chuẩn tại Paris vào ngày 10/12/1948  với ý tưởng “ Tôn trọng các quyền tự do căn bản của con người “,  gồm 30 điều qui định ( xem bài đọc thêm ).  Văn kiện dự thảo do tổng thống Panama là  R. Alfaro (1882-:-1971) đề xuất và được ban soạn thảo của Liên Hiệp Quốc hoàn chỉnh.
6/. Bộ Luật Nhân Quyền Quốc tế(E: International Bill of Human Rights ): 
 
12 Tháng 12 1948 tại Paris:
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.
Ảnh: STF / AFP / Getty Images
Bộ Luật Nhân Quyền Quốc tế là tên gọi chung cho 3 văn kiện về nhân quyền:   về  qtd Kinh tế,  qtd Xã hội  và  qtd Văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights).  Sự điều hành được giao cho Ủy Ban NQ LHQ (UN. HR. Committee), đến năm 2006 đổi tên là Hội đồng NQ LHQ (UN. HR. Council) có 47 quốc gia thành viên và đặt trụ sở tại Geneva.  Hội đồng NQ LHQ trực thuộc Đại Hội đồng LHQ  và  được xếp dưới  Hội đồng Bảo an LHQ (UN. Security Council),  có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an đưa các vi phạm nhân quyền ra Tòa án Tội phạm Quốc tế (ICC).
III.  Quan điểm tự do củaKi-tô giáo.
           Trong kinh Tân Ước (Ga 8,31) đã ghi lại câu chuyện giữa đức Jesus với người Do Thái như sau :
          - Chúa Jesus :  Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta thì thật là môn đồ của ta. Các ngươi sẽ biết chân lý (*) và chân lý sẽ giải phóng các ngươi (có nơi sử dụng từ giải thoát).
          - Người Do Thái :  Chúng tôi chưa làm nô lệ ai bao giờ, sao thầy nói chúng tôi sẽ tự do ?
          - Chúa Jesus :  Ta phán cùng các ngươi, ai phạm tội là nô lệ của tội. Nếu Chúa Con giải phóng các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do(tức Chúa Jesus giải tội, xóa tội).
---------------
(*) Chân lýnơi đây hàm ý là “sự hiện hữu của Chúa Trời”, mà người theo đạo phải chấp nhận tin tưỡng vô điều kiện.
 
          Trong New Catholic. Encyclopedia Vol.6, p.93, 1967 có viết :  “Tự do của con người phải dựa trên tự do của Thiên Chúa.  Tự do cuả Thiên Chúa thì luôn độc lập, còn tự do của con người thì gắn liền với trách nhiệm và phải luôn nhờ sự trợ giúp bằng ân sủng của Thiên Chúa.  Đó là một mầu nhiệm, nhưng không phải là điều vô lý ”.   
Do đó, tự do thật sự nơi người tín đồ Kitô giáo là không còn tội lỗi nữa. Và Chúa Jesus đã đến trần gian này nhằm chịu tội cho con người, bằng cách giải xóa tội nơi con người và chuyển tội này về cho chính mình, thông qua hình ảnh chịu đóng đinh trên thập giá. Vì vậy người nào đặt lòng tin nơi Chúa Jesus thì sẽ được ân sủng xóa các tội lỗi xấu xa của mình và có được tự do thật sự đời đời.
          Vấn đề là tội lỗi nào mà Chúa Jesus muốn nói đến. Chỉ biết rằng hiện nay Kitô giáo có phân định tội theo 2 giai đoạn của con người :
          +  Giai đoạn mới sinh ra:  Tội được mang theo từ tội của Adam đã sa ngã gọi là tội tổ tông (E: original sin;  F: péché originel), việc rửa tội chính là nhận ân sủng của Chúa để xóa bỏ tội này. Người lớn sau này mới vào đạo cũng phải thực hiện nghi thức này.
          +  Giai  đoạn đang sống:  Tội là hành vi sai lầm do tự ý vượt qua Thiên luật (còn gọi là luật vĩnh cửu hay luật đời đời )  là luật được Thiên Chúa chế định sẵn (trực tiếp), gồm có 2 loại là luật tự nhiênluật mặc khải, cùng Nhân luật là luật được Giáo Hội đặc chế ra (gián tiếp).  
          1)Luật tự nhiên:  Còn gọi là luật Cựu Ước, gồm 10 điều răn có trước đức Jesus.
          1.  Ngươi chớ có các thần khác trước mặt Ta  (độc thần chứ không được đa thần).
          2.  Ngươi chớ có làm hình tượng mà thờ Ta  (theo Tin Lành giáo).
                Ngươi chớ có thờ ai ngoài Ta  (theo Kitô giáo).
          3. Ngươi chớ có vô cớ gọi danh Ta.
          4.  Ngươi hãy thánh hóa ngày nghỉ ngơi của Ta  (là ngày thứ bảy trong tuần, dựa theo kinh Thánh là sau 6 ngày tạo dựng vũ trụ thì Chúa mệt và cần nghỉ ngơi).
          5.  Ngươi hãy hiếu kính Ta  (vì Chúa là Thượng Phụ, Giáo Hội là Trung Phụ, cha mẹ sinh  ra ta là Hạ Phụ).
6.  Ngươi chớ có giết người  (sau này được diễn giảng thêm là chớ có phá thai, triệt sản, an tử, tự sát).     
7/  Ngươi chớ có dâm dục  (sau này được diễn giảng thêm là chớ có khiêu dâm, thủ dâm, đa dâm, bạo dâm, mãi dâm, đồng tính, ngừa thai bằng thuốc, thụ thai nhân tạo …).                                                                                                                   
          8.  Ngươi chớ có làm chứng dối (sau này được diễn giảng thêm là chớ có vu khống, nói xấu).
          9.  Ngươi chớ có trộm cắp tài sản của người.
          10. Ngươi chớ có ham muốn vợ của người.
          2) Luật mặc khải:  Còn gọi là luật Tân Ước, gồm những điều nói về sự yêu thương và ân sủng của Thiên Chúa trong thời kỳ của Chúa Jesus.
          3)   Luật giáo hội :   Được xem là Thiên luật gián tiếp gồm 5 điều.
          1/  Mọi tín hữu phải tham dự thánh lễ.
          2/  Mọi tín hữu phải xưng tội ít nhất là 1 tuần trong năm.
          3/  Mọi tín hữu phải rước Mình Thánh Chúa ít nhất 1 lần trong mùa Phục Sinh.
          4/  Mọi tín hữu phải ăn chay vào những ngày sám hối do Hội Thánh qui định.
          5/  Mọi tín hữu phải đóng góp bằng vật chất cho nhu cầu của Hội Thánh.
 
          4)Giải tội :   Có 2 cách khác nhau.
  • Theo Tin Lành giáo:  không cần nghi thức giải tội, người theo đạo (cơ đốc nhân) chỉ cần có lòng tin sâu vào Thiên Chúa cùng sự hối hận cầu xin giải tội cho mình.
  • Theo Kitô giáo:   phải có nghi thức giải tội, đó là bí tích giải tội.  Người tu như Giám mục, Linh mục sẽ nhân danh Chúa thực hiện bí tích giải tội này cho người theo đạo (tín hữu).  Và  như Linh mụcgiáo xứ Saint-Louis d'Antin ở thủ đô Paris là  Lancrey Javal phát biểu.  “ Xưng tội là hành động tuyệt đẹp đưa tới tự do”. 
          Trọng tâm của tội lỗi là nằm ở 10 điều răn. Điều 1-:-5 thể hiện sự mến Chúa, điều 6-:-10 thể hiện sự yêu người. Nói gọn 10 điều răn là “ mến Chúa, yêu người ”, là luật pháp của Chúa đặt ra cho mọi người trên thế gian này phải tuân phục, và ai tuân phục tốt thì người đó được gọi là có tự do.
          Quan điểm tự do theo Kitô giáo là nhận thức “ mến Chúa, yêu người”, bằng trên thể hiện là hành động “Chúa là tình yêu” ( God is love – Dieu est l’amour ), vì mỗi người có đối tượng để yêu, để có tự do và có tất cả (= mỗi người cần quy phục và yêu mến Thiên Chúa ).(trích Công lý và Tự do – N.H.Đức– www.chungta.com)
IV.  Quan điểm tự do củaPhật giáo.

Tự do là ung dung trong ràng buộc.
Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau.
                                                                               Viên Minh
          Trước tiên chúng ta cần thấy ra sựkhám phá và trải nghiệm tự do của đức Phật quachân lý Duyên Khởi, và chânlý nàyđã soi sáng vàđược trao cho nhân loại cách nay trên 2500 năm :
          1.  Khám phá : Tự do theo Phật giáo là một pháp trong vạn pháp trong vũ trụ (= mọi sự vật hiện tượng). Tự do là pháp hình thành từ các Duyên (= pháp hữu vi), cho nên tự do diễn biến theo chân lý khách quan Duyên Khởi, đó là :
- Tự do thay đổi theo thời gian : Chỉ ra tính tương đối với một quá trình.          
- Tự do thay đổi theo không gian: Chỉ ra tính tương tác nhau của mọi pháp, tức các Duyên ảnh hưởng liên quan nhau (một sự vật ảnh hưởng lên tất cả các sự vật khác và ngược lại tất cả lên một).
2. Trải nghiệm Giác ngộ--Giải thoát (= thấy biết-mở ra ), đó là ”Sự quán triệt chân lý khách quan Duyên khởi sẽ giúp cho ta tự khai thông tháo gỡ các bế tắc do chấp mắc, các ràng buộc….gây ra khổ đau cho ta trong cuộc sống ” :  Đây là điều kiện của lý tưởng tự do mang tính hiện thực, xuyên suốt cả đời sống vật chất và tinh thần cho con người.
          Trong The Essentials of Buddhist Philosophy, tác giả Junjiro Takakusu đã giải thích khá rõ một trong năm nghĩa chính củapháp như sau :  pháp (= sự giải thoát, sự tự do ) – một lý tưởng có những mức độ sai biệt, mà tùy theo trình độ tiếp nhận của mỗi cá thể sẽ có những kết quả khác nhau.
          Quan điểm tự do của Phật giáo nơi mỗi cá thể, sẽ tạm đặt khảo sát trên 2 cảm nhận của cá thể, đó là: cảm nhận qua hoạt động giao tiếp với ý niệm tự do ngoại cảnh và cảm nhận qua hoạt động nơi tự thân bằng ý niệm tự do nội tâm, có thể được thấy như sau :
          1)  Tự do ngoại cảnh.        
          Tự do ngoại cảnhcòn gọi làtự do nhập thế.  Trong hoạt động giao tiếp của đời sống, ý niệm tự do đã thể hiện các thuộc tính (E: attribute ) sau :
          +  Nhu cầu (E: need) :  Là thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần hàng ngày.
          +  Hứng thú (E: pleasure) :  Là sự lôi cuốn trong nhận thức và hành dộng.
          + Thế giới quan (E: world outlook): Là sự bao hàm tự nhiên, xã hội và bản thân.
          +  Niềm tin (E: belief) :  Là sựgắn bó, sự say mê trong cảm xúc.
          +  Lý tưởng (E: ideal) :  Là ước mơ, khao khát  đạt tới mục tiêu cao đẹp.
          Các thuộc tính xu hướng (E: tendency) ban đầu này dần trở thành thuộc tính tình cảm (E: sentiment ), đôi lúc mạnh mẽ đi tới đam mê.  Tự do như vậy được hình thành như là một tình cảm đạo đức nơi con người đối với tự nhiên và xã hội.
          Vì thế, tự do chính là sự cảm nhận an lạc về các hoạt động, mà các hoạt động này hẳn phải gắn liền với trình độ nhận thức, với sự tự chế,  sự chọn lựa, sự dung nạp bằng những biện giải, để rồi sau cùng đạt được sự lợi ích cho mọi chủ thể. Do đó có thể nói rằng tự do là hiệu ứng của các hoạt động trên nhận thức Từ Bi – Trí Tuệ (Xin xem mục từ này).
          Bản thân người theo đạo Phật cũng tự đặt ra giới luật cho chính mình trên nền tảng của nhận thức hiện thực khách quan trong các mối quan hệ tự nhiên và xã hội. Cho dù là pháp luật của xã hội hay giới luật của người tu, người theo đạo Phật vẫn luôn cảnh giác rằng đó là phương tiện tương đối của đời sống cộng đồng, của đời sống tu tập mà không thành kiến cố chấp.
          2.  Tự do nội tâm.
          Tự do nội tâm còn gọi là tự do xuất thế.  Đành rằng ngoại cảnh – kể cả thân tâm của chúng ta – luôn biến đổi, nhưng tưởng ảnh và dư âm … của nó vẫn luôn đeo bám trong nội tâm chúng ta, khiến cho chúng ta luôn cảm thấy đó là những thực thể, từ đó đưa đến nhận thức mê lầm chấp ngã,biểu hiện bằng các kiến chấp và ngu muội (Si), bằng các ưa thích chiếm giữ cho ngã (Tham) và bằng các chê ghét loại trừ khỏi ngã (Sân). Sợi dây cấu thành bởi hợp chất Tham-Sân-Si triền miên trói buộc con người, nó được bọc ngoài bằng cái vỏ ngọt điều kiện và chứa đựng bên trong với muôn ngàn khổ đau.
          Vì thế theo Phật giáo, cắt đứt sợi dây Tham-Sân-Si này bằng một trong nhiều pháp môn tu là trọng tâm hướng con người tới an vui, tới tự do đích thực.
          Nơi đây, chúng ta có thể nhận ra rằng thiền quán về hạnh Từ Bi-Trí Tuệ và về Vô Ngã đượcxem là một phương tiện khá tốt, giúp chúng ta có được sự sáng suốt nhằm tạo dựng cho chính mình niềm hạnh phúc trong thế giới con người và tự nhiên, cùng sự thanh tịnh thường tại nơi bản tâm.
          Tại đại học Hawaii, tiến sĩPeter Hershock  trong diễn giảng về tự do, đã có những nhận xét sau:

Tiến sĩ Peter Hershock
+ "Tự do của Phật giáo đặt nền tảng trên sự từ bỏ những đần độn vô minh; nó không phải là chính ta"
"Buddhist freedom is based on getting rid of ignorance; it's not about ourselves."
+ “Người Phật tử thực hành tự do bằng tuệ giác, không xung đột.”        
"Buddhists try to practice freedoms in an enlightened way without conflict."
+ "Khái niệm tự do và quyền tự do (ngày nay) tương tự như trong Phật giáo, nhưng có một số khác biệt" "Notions of  freedom & liberty are similar to Buddhism but has some differences.", đó là:  Sự tự do tùy cách diễn dẫn của mỗi nhận thức nơicác xã hộithìkhác nhau, nhưng tự do trong khái niệm của nhà Phật thì bất di. Tự do của người theo đạo Phật chính là sự giác ngô trong tâm thức, và sự sống của muôn loài.
o0o
Tự lực và Tha lực.
Nội dung
I. Ý nghĩa của Tự lực và Tha lực.
II. Tự lực và Tha lực trong Phật giáo.
I. Ý nghĩa của Tự lực và Tha lực.
          Tự lực và Tha lực là những từ gốc Hán, có các nghĩa sau:
          1)Tự lực 自力:  Là khả năng, sức mạnh của chính mình. Tự lực có thể có những dạng sau:
          - Về mặt vật chất,  tự lực là sức mạnh của cơ thể cơ bắp hay sức mạnh đề kháng các tác nhân gây bệnh.
          - Về mặt tinh thần,  tự lực là sức mạnh của trực giác, của suy luận, hay của ý chí.
          Sức mạnh của chính mình có thể tác động tích cực (thiện) hay tiêu cực (ác) vào cuộc sống.
          2)Tha lực 他力:  Là khả năng, sức mạnh ở ngoài mình. Tha lực có thể có những dạng sau:
          - Về mặt vật chất,  tha lực là sức mạnh của các tiện nghi trong cuộc sống như thực phẩm, máy móc, … hay của các dịch vụ xã hội.
           - Về mặt tinh thần
                    + Tha lực  là sức mạnh của sự hiểu biết thuộc phạm trù  lý trí  hay sức mạnh của niềm tin thuộc phạm trù tình cảm, đã chuyển đổi thành ý chí, có tính tích cực, như:
  • Knowledge is Power – Tri thức là Sức mạnh – Francis Bacon. Đây là tư tưởng khởi đầu cho cách mạng Khoa học ngày nay.
  • To achieve great things you have first to believe it –Để làm được những điều to tát, đầu tiên bạn phải tin vào nó” –Arsene Wenger
  • Live your beliefs and you can turn the world around – Hãy sống theo niềm tin cùa mình, và bạn có thể xoay chuyển cả thế giới” – Henry David Thoreau.
          + Tha lực là sức mạnh của của niềm tin (# đức tin) thuộc phạm trù tình cảm, chuyển đổi thành ý chí, có thể tích cực hay tiêu cực, như thường thấy ở các tôn giáo:
  •  “Faith is permitting ourselves to be seized by the things we do not see – Đức tin cho phép chúng ta được nắm giữ trong những điều chúng ta không thấy được” – Martin Luther
  • Reason is the enemy of  faith – Lý lẽ là kẻ thù của đức tin” – Martin Luther.
  • Faith consists in believing when it is beyond the power of reason to believe – Đức tin là tin tưởng khi lòng tin đã nằm ngoài khả năng của lý trí” – Voltaire.
  • .
  • Faith... must be enforced by reason... when faith becomes blind it dies – Đức tin... phải được gia cố bằng lý lẽ... khi đức tin mù quáng, nó sẽ gây ra tai họa”  –  Mahatma Gandhi.  
II. Tự lực và Tha lực trong Phật giáo.
1) Diễn biến về tư tưởng Tự lực và Tha lực.
Trong kinh Bát Đại Nhân Giác có nói rõ: “Duy tuệ thị nghiệp * 唯慧是業* Tuệ giác là sự nghiệp (của người tu)”.
Do đó, qua các phân tích ở phần I. bên trên, có thể thấy rằng hành giả tu học đạo Phật đều cần thể hiện cả tự lựctha lựctheo theo hướng tích cực của lý trí. Tuy nhiên, khi thực hành Chánh niệm “Thập tùy niệm” (十隨念;  P: anussatis) trong thiền định, thì Niệm Phật lại đứng đầu trong Thập tùy niệm, khiến có ý tưởng cho rằng đây là đối tượng dễ định tâm với ý nghĩa tiêu cực về Phật lực được bao hàm trong pháp Niệm Phật này, dẫn đến việc hạ thấp tự lực và đề cao tha lực.
Thời kỳ tiền Đại thừa, luận sư Nagasena (Na Tiên Tỳ kheo) chủ trương thuyết cứu độ qua cuộc vấn đạo của vua Milinda (hoàng đế Hy Lạp). Vua cho rằng không thể chấp nhận được khi một người ác lại được cứu độ nếu y tin tưởng vào một vị Phật vào đêm trước ngày chết. Nagasena đáp: "Một hòn đá dầu nhỏ cách mấy vẫn chìm trong nước, nhưng một tảng đá vẫn nổi trên nước nếu đặt lên thuyền".  Về sau, các luận sư Đại thừa triển khai triệt để hơn về thuyết Phật cứu độ, và tha lực được phổ biến rộng rãi ở Tịnh Độ tông và Mật tông.
Tiếp theo đó, có tư tưởng cho rằng con đường giác ngộ-giải thoát của đạo Phật căn bản là ở tâm – tức là nỗ lực cá nhân, vàpháp môn Tịnh Độ vẫn không ngoài đường lối ấy.  Hòn đá lớn nhờ thuyền chở mà nổi trên nước, nhưng để vận chuyển hòn đá ấy lên thuyền phải là công phu tự thân, hành giả phải có công phu tích lũy lớn, nghĩa là có một quá trình tu tập. Đây được xem là tư tưởng tịnh độ tại tâm như "Tự tánh Di Đà, Duy tâm tịnh độ"  làm cho pháp môn Tịnh Độ có đầy đủ tính tự lực+ tha lực.
Như thế có thể tạm xác định rằng hành giả thực hành đúng đắn trong tu học, cần phát huy hai nguồn lực sau:
1/.Tự lực自力:  Đạo Phật dạy rằng mỗi người tự làm chủ số phận của mình theo quy luật Nhân Quả, biểu hiện qua Nghiệp do mình tạo ra, không một ai ngoài bản thân ta có thể phán xét, cứu vớt, xóa tội cho mình.
2/.Tha lực他力:  Đạo Phật dạy rằng các vị Phật, Bồ-tát … chỉ là các vị đạo sư dẫn đường, giúp cho chúng sanh tự tìm cách giải thoát thông qua giáo Pháp bằng việc nhận thức và hành động, nghĩa là sống đúng đắn theo chân lý khách quan Duyên khởi.
Chân lý khách quan Duyên khởi là phương tiện giúp hành giả chuyển hóa tâm trí của mình từ sang ngộ.  Chân lý khách quan này ví như con thuyền tuệ giác giúp đưa hành giả từ bờ mê qua bờ giác.  Con thuyền được xem là Phật lực, là lực của tuệ giác từ sự giác ngộ của tự thân, chứ không từ sự xin ban mà có được. Bởi nếu xin ban mà có được thì nơi đây là hình thức sơ đẳng về tu định bằng niềm tin tôn giáo, chứ không đích thực bằng chân lý từ tuệ giác.
2) Tự lực và Tha lực trong đạo Phật nguyên thủy.
Đến với đạo Phật là đến với quá trình phát triển lý trí, nhằm đạt tới Chân lý khách quan, là thấy biết rõ và sống trung thực với lẽ thật tự nhiên của vũ trụ, và xem đây như là chân hạnh phúc.
Trong đạo Phật, không ai có thể đạt được giác ngộ lại tách rời vạn hữu. Tư tưởng của đạo Phật, không phủ nhận sự có mặt vi diệu của Tha lực, nhưng Tự lực luôn được coi là then chốt căn bản trong quá trình tu học chuyển hóa thực tại. Bởi không có tự lực thì không có tha lực như chân lý Duyên khởiđã chỉ ra:
Cái này có vì cái kia có
                                       Cái này không vì cái kia không
                                       Cái này sinh vì cái kia sinh
                                       Cái này diệt vì cái kia diệt.
Kinh Phật Tự Thuyết (Udāna)
Giáo lý đạo Phật không bao giờ đề cập đến việc tu luyện thần thông phép lạ như là một mục đích. Thần thông phép lạ được coi là kết quả tự nhiên của quá trình tu học thân-tâm hướng tới giác ngộ-giải thoát. (*)
Do đó khi tu trì, hành giả không dụng lấy tâm cầu ngộ hay tâm chờ ngộ, bởi cầu mong và chờ đợi đều là vọng niệm chấp trước. Người tu Phật coi trọng quá trình, và không coi trọng mục đích. Một khi chứng đắc quả vị, thần thông tự xuất hiện nơi hành giả; nhưng ngược lại, người có thần thông chưa hẳn là người đã giác ngộ-giải thoát.
Giáo pháp nhà Phật từng chỉ rõ rằng: Không có một quyền năng hay một phép lạ siêu nhân nào có thể sở hữu được một cái đũa thần chỉ đá hóa vàng, hô phong hoán vũ, bởi Phật giáo là tôn giáo phi thần quyền. Cầu xin sẽ bành trướng bản ngã, sẽ khuyến khích sự lệ thuộc vào quyền lực bên ngoài, thay vì tự mình nỗ lực. Cho nên bất cứ sự cầu mong nào bên ngoài cũng đều là vọng niệm cần phải giải trừ.
- Trong kinh Đại Bát Niết Bàn (P: Mahāparinibbāṇa Sutta) có chép:
"Các con hãy là hải đảo cho chính mình !Ðừng đi tìm một nơi trú ẩn bên ngoài nào !Hãy lấy Chánh Pháp làm hải đảo, lấy Chân lý làm nơi trú ẩn. Ðừng lấy nơi trú ẩn nào khác". (*)
---------------
(*) Chú thích:
- Đạo Phật không phủ nhận thần thông-phép lạ (神通;  P: abhiññā;  S: abhijñā;  E: supernatural power). Tuy nhiên, đạo Phật xem chúng như là hiện tượng sinh-diệt tự nhiên, có hai mặt đối đãi tốt-xấu và giá trị hạn hữu nhất thời. Bởi trong thực tế, nhân loại không thể tồn tại và sống hạnh phúc bằng thần thông phép lạ, còn con người cũng không thể dùng thần thông phép lạ để chứng ngộ chân lý và đoạn trừ phiền não.
- Trong kinh Trường A Hàm I có ghi tương tự: "Này các Tỳ kheo, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc của chính mình, thắp lên với Chánh pháp, đừng thắp lên với một pháp nào khác. Hãy tự mình làm chỗ nương tựa của chính mình, nương tựa với Chánh pháp, đừng nương tựa với một pháp nào khác".
- Trong kinh Pháp Cú:
Kệ 160
Tự mình là vị cứu tinh
Tự mình nương tựa vào mình tốt thay
Nào ai cứu được mình đây?
Tự mình điều phục hàng ngày cho chuyên
Thành ra điểm tựa khó tìm.
 
Kệ 276
Các ngươi phải tự gắng công
Ta là thầy dạy chỉ đường mà thôi
Con đường giác ngộ tuyệt vời,
Tự ngươi thiền tập theo nơi đúng đường
Thoát ra khỏi lưới Ma vương.
                           
Kệ 380
Tự mình bảo vệ bản thân
Tự mình nương tựa chẳng cần nhờ ai,
Vậy nên kiềm chế thân người
Như là chàng lái buôn ngồi ngựa hay
Lo kiềm chế ngựa luôn tay.
Người tu Phật chỉ làm một cuộc cách mạng bản thân, giải thoát Ngã để tự hiển lộ tính chất tự nhiên nơi chính mình – Phật tính.  Một hành giả đã giải trừ bản ngã không bao giờ xưng là “đấng” hoặc khoe khoang sở hữu một quyền năng nào. 
Muốn cảm nhận thiêng liêng về sự gia trì của tha lực, thì hành giả trước hết phải siêng năng tinh tấn, nỗ lực tự thân hướng tâm cao thượng với những điều tốt lành, mà trước nhất là phải tu dưỡng về trí tuệ… Có vậy mới tạo đươc mối quan hệ cảm ứng tự nhiên, đólà nâng tri giác của ta lên thành trực giác. Do đó, có thể nói rằng thành quả chân thật trí giải thoát của Tha lực tất yếu gắn liền với Tự lực.
- Trong Di-lan-đà vấnkinh (P: Milinda Pañha;  S: Nāgasena-bhiksu sūtra), nơi phần luận về “Nhân ít, quả nhiều” có ghi:
Vua Di-lan-đà hỏi Tỳ-kheo Na-tiên như sau:
- Bạch Đại đức, các Sa-môn trong hàng ngũ của Đại đức bảo rằng những kẻ có quá khứ không tốt, đã từng làm việc bất thiện, nhưng đến khi lâm chung biết nhớ nghĩ đến Phật thì được sinh lên các cõi lành. Quả thật trẫm không tin được điều đó.
Tỳ-kheo Na Tiên hỏi ngược lại nhà vua:
- Giả sử có kẻ cầm một hòn đá nhỏ ném xuống nước, hòn đá ấy nổi hay chìm?
- Thưa, chìm.
- Bây giờ, có kẻ đem một hòn đá lớn chất vào một chiếc thuyền lớn đủ sức chở, thì hòn đá ấy có chìm không?
- Thưa, không!
- Đá to không chìm là nhờ thuyền chở. Cũng giống như thế, tuy người làm việc bất thiện, nhưng khi chết biết nhớ nghĩ đến Phật, được Phật lựcnên sinh vào các cõi lành.  Còn hòn đá nhỏ rơi xuống nước tất phải chìm, cũng như người làm việc bất thiện nhưng thiếu tuệ giác, nên sau khi chết nhất định phải bị ràng buộc theo mê nghiệp.
Vua tán thán: “Hay thay!””
          Qua đây, ta có thể hiểu rằng:
- Nhớ nghĩ đến Phật,  tức niệm Phật, là đánh thức tâm tỉnh giác.
- Phật lực là sức mạnh của tuệ giácchuyển hóa vô minh, là con thuyền Bát-nhã chuyển hóa từ mê nghiệp(= thiện nghiệp + ác nghiệp) đến tuệ nghiệp.
 Như vậy, đối với người có căn trí, Tha lực và Tự lực đều xuất phát từ nơi ta, là tỉnh giác tuệ giác chính nơi tâm ta.
3) Tự lực và Tha lực trong đạo Phật phát triển.
Con người vốn không đồng đều về căn trí, và sự phát triển căn trí nơi mỗi người lại nhanh chậm khác nhau. Do đó, sau thời Phật tại thế, trong đạo Phật có nhiều tông phái, được giải thích là sử dụng những phương pháp thực hành khác nhau để thích nghi với căn cơ của chúng sinh.
Trong các tông phái của đạo Phật phát triển, có phân chia tạm về cách hành trì theo Tự lực và Tha lực như sau.

Các tông phái Phật giáo Phát triển
          Sơ đồ tóm tắt này hàm ý khởi điểm tu học của hành giả có căn trí thấp là Tha lực, và hành giả có căn trí cao là Tự lực. Điểm đến chung của các hành giả là không còn ranh giới của Tha lực và Tự lực, bởi hành giả đã quán triệt chân lý khách quan Duyên khởi, vượt thoát các chấp Thường và chấp Ngã.
          Ví như trong Tịnh Độ tông, Đại sưTông Mật (784-841):  hiệu Khuê Phong, thuộc Ngũ Tổ Hoa Nghiêm tông, đã khởi xướng 4 phương pháp Niệm Phật như sau:
1/.Niệm Phật Định.

Hình ảnh đặc trưng cho niệm Phật “Tha lực”
Niệm Phật Định được hành trì dưới 3 cách,đó là  Trì Danh Niệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật, dành cho bước đầu của hành giả có căn trí thấp, hướng theo Tha lực.
Từ Phật nơi đây có ý nghĩa như Vị thần linh có phẩm chất tốt, danh hiệu là A-di-đà. Thực hành với xướng danh “Nam mô A-di-đà Phật”. Đạo Phật bấy giờ đóng vai trò như một tôn giáo hữu thần.  
2/.Niệm Phật Tuệ.

Hình ảnh đặc trưng cho niệm Phật “Tự lực”
Niệm Phật Tuệ hành trì bằng Thật Tướng Niệm Phật, dành cho bước đầu của hành giả có căn trí cao, hướng theo Tự lực.
          Từ Phật nơi đây có ý nghĩa như Chân lý thực tại khách quan, thường đượcgọi là Di-đà tự tính – “Nam mô A-di-đà Phật =Nam mô Di-đà tự tính Phật”.
Di-đà tự tính = Duyên khởi tính = (Vô thường + Vô ngã) tính = Không tính = Phật tính
          Đạo Phật bấy giờ đóng vai trò như một hệ triết học, một tôn giáo vô thần.
          1.Tịnh Độ tôngkhi đúng nghĩa với đạo Phật Thích Ca sẽ luôn là hệ thống liên thông Định và Tuệ, hành giả dần được dẫn dắt từ Tha lực chuyển hóa đến Tự lực, để rồi cả hai hòa nhau trong Chân lý thực tại “không Tha không Tự” nữa.  Nói cách khác:
- Khi thấy có Ngã – tức có năngsở, thì sẽ thấy có Tự lực có Tha lực, 
- Khi thấy Vô ngã – tức vô năng, vô sở, thì tất cả đều là sự vận hành của Pháp, không có Tự lực hay Tha lực nữa.
2.Thiền tôngcó thể xếp tương đương với Tịnh Độ tông ở hành trì “Thật tướng niêm Phật”.  
o0o
Tự tại.
Tự tại (自在;  P: vasitā;  S: vaśitā;  E: mastery).
- Tự 自:  Có nghĩa là tự mình, riêng tư // tự nhiên, tất nhiên. Như: tự do 自由là theo ý riêng hay theo tự nhiên.
          - Tại 在:  Có nghĩa là ở, ở chỗ, ở nơi.
Theo đó, tự tại hàm ý một nội tâm tự do không chấp mắc, là năng lực chủ động mọi hoạt dụng của thân tâm trong các sự việc, xa lìa hết mọi ràng buộc chấp thủ của thế tục.
Trong kinh điển Phật giáo, tự tại được dùng để chỉ trạng thái tâm chứng ngộ, nội tâm tự do, cũng như năng lực Vô ngại của chư Phật và Bồ-tát vốn đã xa lìa sự ràng buộc của phiền não. Về năng lực tự tại, có nhiều thuyết khác nhau như 2 loại tự tại, 4 loại tự tại, 5 loại tự tại, 8 loại tự tại, 10 loại tự tại, v.v.       
Trong kinh Hoa Nghiêm (華嚴經;  S: Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra) quyển 26 có đề cập đến 10 loại năng lực tự tại được trang bị đầy đủ nơi vị Bồ-tát từ địa thứ 8 trở lên, gồm:
1. Mạng tự tại [命自在:  Làm chủ cuộc sống;  S: āyur-vaśitā;  E: mastery of life]:  Đó là tự tại không bận tâm sống thọ hay yểu, chỉ quan tâm làm thế nào để sống thật tốt (= Thọ tự tại 壽自在).
2. Tâm tự tại [心自在:  Làm chủ tâm trí;  S: citta-vaśitā;  E: mastery of mind]:  Đó là tự tại nội tâm, không tham lam, không sân hận, nhất nhất đều an nhiên.
3. Tài tự tại [財自在:  Làm chủ sức mạnh thần thông (# tâm linh);  S: ṛddhi-vaśitā;  E: mastery of spiritual power]:  Đó là tự tại đối với những gì mình có được, chỉ sở đắc nơi hạnh Bố thí .
4. Nghiệp tự tại [業自在:  Làm chủ các hành động tác ý;  S: karma-vaśitā;  E: mastery of deeds]:  Đó là tự tại trong hành động tạo tác, chỉ làm việc lành và khuyên người khác làm lành, đồng thời không dính mắc vào các hành động đã làm – đó là Duy tác  (唯作;  P:  kiriyā;  S: kriyā;  E: only-action).
5. Sinh tự tại [生自在: Làm chủ sự sinh tử;  S: janma-vaśitā;  E: mastery of birth]:  Đó là tự tại về chốn sinh ra, bởi việc sinh ra do hữu duyên, sinh ở đâu, làm con ai đều là tiền duyên Nghiệp báo, không thể thay đổi.
6. Nguyện tự tại [願自在:  Làm chủ các mong muốn nơi thế gian;  S: pariṣkāra-vaśitā;  E: mastery of discipline]:  Đó là tự tại đối với tâm nguyện, xem tâm nguyện là hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm, còn viên mãn hay không phải tùy duyên.
7. Thắng Giải tự tại [勝解自在: Làm chủ sự lý giải do tinh thông (Văn tuệ + Tư tuệ);  S: adhimukti-vaśitā;  E: mastery of resolution]:  Đó là tự tại đối với việc được mất (= thắng thua), thắng bản thân mình là thắng lớn nhất, thua bản thân mình là thua lớn nhất (= Tín Giải tự tại 信解自在).
8. Như Ý tự tại [如意自在: Làm chủ các khát vọng nơi thế gian;  S: praṇidhāna-vaśitā;  E: mastery of aspiration]:  Đó là tự tại đối với việc xảy đến. Cái gì phải tới sẽ tới, cái gì phải đi sẽ đi, bất luận ra sao thì con người cũng không có khả năng cản trở hay né tránh, nên cứ bình thản mà đón nhận.
9. Trí tự tại [智自在:  Làm chủ kiến ​​thức, hiểu biết;  S: jñāna-vaśitā;  E: mastery of knowledge]:  Đó là tự tại với việc tích trí. Tích trí để nâng cao bản thân, hành thiện và sống thiện, chứ không phải vì danh lợi.
10. Pháp tự tại [法自在: Làm chủ pháp (chân lý và đạo đức);  S: dharma-vaśita;  E: mastery of dharma]:  Đó là tự tại với việc lĩnh hội và thực hành chân lý viên mãn, hóa độ chúng sinh.
Tại Trúc Khê Tự (竹溪寺), Phố Đài Nam (臺南市), Đài Loan (臺灣) có câu đối rằng: “Trúc mậu thành lâm quán tự tại, khê trừng vọng nguyệt ức cô viên * 竹茂成林觀自在、溪澄望月憶孤園* Trúc rậm thành rừng nhìn tự tại, khe trong trăng tỏ nhớ vườn xưa.”
Tại Lý An Tự (理安寺) ở Hàng Châu (杭州), Tỉnh Triết Giang (浙江省) cũng có câu đối diễn tả tâm cảnh tự tại thoát tục của đất trời như sau: “Sơn gian nhật nguyệt tự lai khứ, thiên tế phù vân vô thị phi  * 山間日月自來去、天際浮雲無是非*  Trong núi trời trăng tự đi đến, bên trời mây nỗi chẳng thị phi.”
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã sáng tác bài kệ Tự tại 自在như sau:
自在                                        Tự tại
藤鼠無端漸漸侵,            Đằng thử vô đoan tiệm tiệm xâm,
歸來終老寄山林。             Quy lai chung lão ký sơn lâm.
柴門茅屋居瀟灑,            Sài môn mao ốc cư tiêu sái,
無是無非自在心。            Vô thị vô phi tự tại tâm.
Dịch nghĩa:
Dây leo và loài chuột không dưng dần dần lấn tới,
Trở về gửi thân nơi núi rừng đến trọn tuổi già.
Cửa liếp nhà tranh, ăn ở thảnh thơi,
Không “thị” không “phi”, lòng ung dung tự tại.
[Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988]
Bản dịch của Đào Phương Bình:
Nanh chuột giây bìm cứ lấn xâm,
Về thôi, già gửi chốn sơn lâm.
Nhà tranh cửa liếp phong quang chán,
Phải trái đều không, tự tại tâm.
Bản dịch của Nguyễn Văn Dũng:
Chuột phá bìm leo cứ doạ ta,
Về thôi, già gửi chốn non ngàn.
Nhà tranh cửa sậy thong dong chán,
Chẳng đúng chẳng sai tự tâm nhàn
o0o
Tự tứ.
Tự tứ(自恣;  P: pavāraṇā;  S: pravāraṇā;  E: ceremony at the end of summer retreat)  là một ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, đánh dấu sự kết thúc của ba tháng An cư.
Tự 自:  Là chính mình.
Tứ 恣:  Là cho phép, tùy ý.
- Tự tứ có ý nghĩa chính là sự thỉnh cầu (P: pavāreti), sự yêu cầu hay nói cách khác là sự thỉnh tội, tức một vị tăng thỉnh cầu chư tăng chỉ lỗi, nhắc nhở, khuyên bảo để mình sửa sai và hoàn thiện bản thân.
- Tự tứ cũng có nghĩa là sự soi sáng, thức tỉnh cho nhau, cho khỏi phạm tội để làm gương cho nhau và cho kẻ hậu lai noi theo.
Tự tứ vì thế được xem là một hình thức tập thể phê bình một cá nhân, và cá nhân nhận khuyết điểm, tỏ ra hối tiếc và hứa sẽ sửa chữa sai phạm.
          Trong Tạng Luật, đức Phật dạy như sau: “Này các Tỳ khưu, đối với các tỳ khưu đã sống qua mùa mưa (an cư), ta cho phép thỉnh cầu dựa trên ba tình huống là do đã được thấy, hoặc do đã được nghe, hoặc do sự nghi ngờ. Bằng cách ấy, các ngươi sẽ có được sự hòa thuận lẫn nhau, có được sự thoát ra khỏi tội, và có được sự hiểu rõ thêm về Luật.
o0o
Tương tác - Tương thuộc.
Tương tác - Tương thuộc (相作相屬;  E: mutual action&mutualdependence) =  Tương quan - Tương duyên(相關相缘;  E: mutual relation & mutual harmony).   
Trong đó :
- Tương 相=  Hỗ 互:  qua lại lẫn nhau.
- Tác 作:  làm, tạo nên.             - Thuộc 屬:  nối liền, nối kết,gắn bó.
- Quan 關:  liên hệ, dính líu.       - Duyên 缘:  hòa hợp.
Tương tác - Tương thuộc  hay  Tương quan - Tương duyên  nói lên thế giới hiện tượng luôn vận động và ảnh hưởng hòa điệu nhau của tư tưởng SựSự vô ngại Pháp giới  * 事事無礙法界 hay Trùngtrùng Duyên khởiPháp giới* 重重緣起法界 được diễn đạt nơi kinh Hoa Nghiêm.Như nước và sữa hay vật chất và tinh thầntrùng trùng không ngăn ngại nhau.
o0o
Tương tức - Tương nhập.
Tương tức - Tương nhập (相即相入;  E:mutual identity &  mutual penetration) : Trong đó :
- Tương 相=  Hỗ 互:  qua lại lẫn nhau.  Như: hỗ tương 互相: dựa vào nhau.
- Tức 即:   chính là.
- Nhập 入:  vào trong  =/=  Xuất : ra ngoài.
Theo đó:
-Tương tức (;  E:inter-are,interbeing, mutual identity) có nghĩa là “cái này là cái kia, cái kia là cái này ”.  Tương tức nói lên sự bình đẳng của vạn pháp. Các pháp tuy có sai biệt khác nhau hay tương phản nhau, nhưng đều có tính bình đẳng, ví như “Sóng tức là Nước, Nước tức là Sóng” hay “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”.
- Tương nhập (相入;E: inter-penetration, interpenetration, mutual penetration) có nghĩa là “cái này nằm trong cái kia, cái kia nằm trong cái này ” hoặc “cái này đi vào cái kia, cái kia đi vào cái này “. Tương nhập nói lên sự hòa hợp của vạn pháp. Các pháp tuy có sai biệt khác nhau hay tương phản nhau, nhưng luôn dung chứa nhau, ví như nhiều ánh đèn hòa lẫn vào nhau.
Tương tức - Tương nhập(viên dung và dung thông) nói lên tính bình đẳng và hòa hợp, biểu hiện mối liên hệ giữa hiện tượng và bản thể, sinh thành lẫn nhau, đại diện cho nhau không hề chướng ngạicủa tư tường Sự vô ngại Pháp giới  * 理事無礙法界 hay  Nhất tức nhất thiết - Nhất thiết tức nhất* 一即一切一切即一* Một là tất cả, Tất cả là Một  được diễn đạt nơi kinh Hoa Nghiêm. Như sóng và nước dung thông không ngăn ngại nhau.
o0o
Tướng.
Nội dung
I. Tổng quan về Tướng.
II. Tướng trạng khi sắp lâm chung.
III. Tứ tướng trong kinh Kim Cương.
I. Tổng quan về Tướng.
Tướng (相;  P: lakkhana;   S: lakṣaṇa, lakshana) có nghĩa là dáng vẻ biểu hiện bên ngoài của sự vật (E: External appearance). Như tướng mạo (相儿;  E: sign, mark, appearance, physiognomy and countenance).
1.Ấn tướng (印相;  P: muddā;  S: mūdra;  E: A sign or gesture made with the hands of a buddha or bodhisattva):  Dấu hiệu hay cử chỉ bằng tay của đức Phật hay Bồ-tát, biểu tượng những ý nghĩa từ giáo lý đạo Phật, như thường thấy trong tranh tượng Phật giáo.
2.Thực tướng實相: 
- Là tướng của các pháp được cảm nhận là thật qua các dáng vẻ (S: tattvasya-lakṣaṇa;  E: The true form of all things as they are).
- Là tướng chân thực nơi các pháp dựa trên bản tính Duyên khởi vốn luônbình đẳng là phi hữu phi không (S: bhūta-saṃjñā, dharmatā;  E: The true original nature // Reality).
3.Tứ tướng (四相) còn gọi là Tứ hữu vi (四有爲), Tứ hữu vi tướng (四有爲相), Tứ bản tướng (四本相).  Là 4 tướng biến chuyển sanh diệt của pháp hữu vi, gồm:
- Sanh (生;  P;S: jāti) còn gọi là Sanh tướng [生相], tức là pháp hữu vi từ vị trí tương lai sanh đến vị trí hiện tại.
- Trụ (住;  S: sthiti), còn gọi là Trụ tướng [住相], tức là pháp hữu vi an trụ ở vị trí hiện tại.
- Dị (異;  P: aññathatta;  S: anyathātva) còn gọi là Dị tướng [異相], tức là pháp hữu vi biến dị, suy tổn ở vị trí hiện tại.
- Diệt (滅;  P: aniccata;  S: anityatā), còn gọi là Diệt tướng [滅相], tức là pháp hữu vi ở vị trí hiện tại diệt và chuyển sang vị trí quá khứ.
[Xin xem “Tứ tướng trong kinh Kim Cương” bên dưới]
4. Tự tướng 自相= Tự tính 自性(P: sabbāva;  S: svabhāva, sva-lakṣaṇa;  E: self-nature): Pháp thể, Thực thể, Thể tính, Tự tính, Bản thể, Bản tính của các pháp.  Là đặc tính nguyên thuỷ, phẩm tính đặc biệt của một pháp (sự vật) như chính nó.
5.Tam thập nhị hảo tướng (三十二好相;  S: dvatriṃśadvara-lakṣaṇa): Là ba mươi hai tướng tốt của chư Phật. Một số tướng tốt được đặc biệt chú ý trong tranh tượng là:
- Hào quang (靈光;  P: prabhashvara;  S: prākāsha), một dấu hiệu rõ rệt của thánh nhân theo quan điểm Ấn Ðộ, không bao giờ thiếu trong các tượng Phật. Có lúc hào quang được vẽ như vòng lửa xuất phát từ đầu đến vai.
          - Bạch hào (白毫;  P: uṇṇa;  S: ūrṇa - lông mày trắng), tức bạch hào tướng (白毫相;  P: uṇṇa-lakkhaṇa;  S: ūrṇa-lakṣana - tướng lông mày trắng):  Tướng lông xoáy giữa hai chân mày tượng trưng cho trí huệ có khi được trình bày như một chấm vàng, hay được thay thế bằng ngọc quý.
- Nhục kế (肉髻;  P: uṇhīsa;  S: uṣṇīṣa - chóp nổi cao ở đỉnh đầu) được trình bày mỗi nơi mỗi khác, tại Ấn Ðộ và Trung Quốc hình bán cầu, tại Cam-pu-chia hình nón và tại Thái Lan hình nhọn đầu hay có dạng một ngọn lửa.
II. Tướng trạng khi sắp lâm chung.
Kinh nghiệm tiền nhân đúc kết rằng: “Tướng tức tâm sinh, tướng tùy tâm diệt * 相即心生, 相随心滅* Tướng chính nơi tâm mà sinh ra, tướng thuận theo tâm mà diệt đi”.
Trong kinh Tương Ưng Bộ, Chương I, Tương Ưng Chư Thiên, Phẩm Cây Lau, X, có chép:
Không than việc đã qua,
Không mong việc sắp tới,
Sống ngay với hiện tại,
Do vậy, sắc thù diệu."
Do mong việc sắp tới,
Do than việc đã qua,
Nên kẻ ngu héo mòn,
Như lau xanh rời cành.
Trong kinh Đại Bảo Tích, ngài Bạt Đà La Bà Lê thưa với Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, một chúng sanh khi còn đang mang thân tiền hữu, lúc sắp lâm chung có những tướng trạng nào báo trước sẽ sanh về nơi nào?” Đức Thế Tôn dạy như sau: (Về cảnh giới A-tu-la, xin xem mục từ này).
1) Sinh về nơi Thiện Đạo(E: To be reborn to the wholesome realms):
1/.Sinh lại cõi người (E: To be reborn in the human realm):  Một người được sanh lại cõi người, khi sắp lâm chung, sẽ có những tướng trạng sau đây:
a) Thân không bệnh nặng.
b) Khởi niệm lành, sanh lòng hòa diệu, tâm vui vẻ vô tư, ưa việc phước đức.
c) Ít sự nói phô, nghĩ đến cha mẹ, vợ con.
d) Đối với các việc lành hay dữ, tâm phân biệt rõ ràng không lầm lẫn.
e) Sanh lòng tịnh tín, thỉnh Tam Bảo đến đối diện quy-y.
f) Con trai, con gái đều đem lòng thương mến và gần gũi xem như việc thường.
g) Tai muốn nghe tên họ của anh chị em và bạn bè.
h) Tâm chánh trực không dua nịnh.
i) Rõ biết bạn bè giúp đỡ mình, thấy bà con săn sóc thời sanh lòng vui mừng.
j) Dặn dò, phó thác lại các công việc cho thân quyến rồi từ biệt mà đi.
2/.Sinh lên cõi trời (E: To be reborn in Heaven):  Một người khi sắp lâm chung, được sanh lên cõi trời, sẽ có những tướng trạng sau đây:
a) Sanh lòng thương xót tha nhân.
b) Phát khởi tâm lành.
c) Lòng thường vui vẻ.
d) Chánh niệm hiện ra.
e) Đối với tiền của, vợ con, không còn tham luyến.
f) Đôi mắt có vẻ trong sáng.
g) Thân không hôi hám.
h) Sống mũi ngay thẳng, không xiên xẹo.
i) Lòng không giận dữ.
j) Ngước mắt nhìn lên không trung mỉm cười, hoặc tai nghe tiếng thiên nhạc, mắt trông thấy cảnh trời.
2) Sinh về nơi Ác Đạo(E: To be condemned to the evil paths):
1/.Đọa vào loài súc sinh (E: Condemned to the animal realm):  Người bị đọa vào loài súc sanh, trước khi lâm chung sẽ có những tướng trạng sau đây:
a) Thân mang bệnh nặng, tâm mê mờ tán loạn như ở trong mây mù.
b) Sợ nghe các danh hiệu Phật, không chịu nghe ai khuyên bảo điều lành.
c) Ưa thích mùi cá thịt.
d) Quyến luyến vợ con, đắm đuối không bỏ.
e) Các ngón tay chân đều co quắp lại.
f) Cả mình toát mồ hôi.
g) Khóe miệng chảy ra nước.
h) Tiếng nói khò khè không rõ rất khó nghe.
i) Miệng thường ngậm đồ ăn.
2/.Đọa vào ngạ quỷ (E: Condemned to the hungry ghost realm): Người sắp bị đọa vào loài ngạ quỷ sẽ có những tướng trạng sau đây:
a) Thân mình nóng như lửa.
b) Lưỡi luôn luôn liếm môi.
c) Thường cảm thấy đói khát, ưa nói đến các việc ăn uống.
d) Miệng hả ra chớ không ngậm lại.
e) Tham tiếc tiền của, dây dưa khó chết, làm khổ gia quyến.
f) Mắt thường mở lớn lên chớ không chịu nhắm lại.
g) Đôi mắt khô khan như mắt chim gỗ.
h) Không có tiểu tiện, nhưng đại tiện thì nhiều.
i) Đầu gối bên mặt lạnh trước: Right knee is the first part of the body to get cold.
j) Tay bên mặt thường nắm lại, tiêu biểu cho lòng tham lam bỏn xẻn.
k) Lúc tắt hơi, hai mắt vẫn mở.
3/.Đọa vào địa ngục (E: Condemned to the hell realm):  Người nào sắp sửa bị đọa vào địa ngục sẽ có những tướng trạng sau đây:
a) Nhìn ngó thân quyến bằng con mắt giận ghét.
b) Hai tay đưa lên quờ quạng trong chốn hư không.
c) Đi đại tiểu tiện ngay trên chỗ nằm mà không tự hay biết.
d) Thân thường có mùi hôi hám.
e) Nằm úp mặt xuống hoặc che dấu mặt mày.
f) Hai mắt đỏ ngầu.
g) Nằm co quắp và nghiêng về bên trái.
h) Các lóng xương đau nhức.
i) Thiện tri thức dù có chỉ bảo họ cũng không tùy thuận.
j) Đôi mắt nhắm nghiền chớ không mở.
k) Mắt bên trái hay động đậy.
l) Sống mũi xiêng xẹo.
m) Gót chân và đầu gối luôn luôn run rẫy.
n) Tâm hồn rối loạn.
o) Cả mình lạnh giá, tay nắm lại, thân thể cứng đơ.
p) Thấy ác tuớng hiện ra, vẻ mặt sợ sệt, không nói được, thảng thốt kêu la lớn là có ma quỷ hiện
III. Tứ tướng trong kinh Kim Cương.
1) Tứ tướng trong pháp Ngũ uẩn.
Trong kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật (經金剛般若波羅蜜) do Cưu Ma La Thập (S: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) dịch, Tứ tướng là 4 loại tướng do cá thể chúng sanh vọng chấp mà sanh ra, gồm:
- Ngã tướng我相:  Chúng sinh trong pháp Ngũ uẩn lầm xem có thật ta và cái của ta.
- Nhân tướng人相:  Chúng sinh trong pháp Ngũ uẩn lầm xem cái ta sanh trong cõi người là người, vốn khác với các cõi khác.
- Chúng sinh tướng眾生相:  Chúng sinh trong pháp Ngũ uẩn lầm xem cái ta nương vào năm uẩn là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hòa hợp mà sinh ra.
- Thọ giả tướng壽者相:  Chúng sinh trong pháp Ngũ uẩn lầm xem cái ta thọ nhận một chu kỳ thọ mạng, ngắn dài không thống nhất, khác nhau tùy theo mỗi người.
2) Tứ tướng dưới góc độ Đạo đức luận.
Trong kinh Kim Cương Giải Nghĩa, Tục tạng 24, p519c, tứ tướng được giải thích theo chiều hướng Đạo đức luận. Nơi đây, tứ tướng được gọi là:
1/. Tứ tướng của phàm phu, đại khái như sau:
- Người mê ỷ có tiền tài, học vấn, dòng họ, coi thường hết thảy mọi người; đó gọi là Ngã tướng.
- Tuy thực hành nhân nghĩa lễ trí tín, nhưng ý cao tự phụ, đó gọi là Nhân tướng.
- Việc tốt quy về mình, việc xấu đẩy cho người, đó gọi là Chúng sinh tướng.
- Đối cảnh phân biệt yêu ghét, đó là Thọ giả tướng.
2/. Tứ tướng của người tu hànhcũng đại khái như sau:
- Tâm giữ chặt năng-sở (能所- pháp chủ động là năng, pháp bị động là sở), coi thường chúng sinh, gọi là Ngã tướng.
- Ỷ mình là người giữ giới, coi thường kẻ phá giới, đó là Nhân tướng.
- Chán ghét cái khổ trong 3 đường, nguyện sinh các cõi trời, đó là Chúng sinh tướng.
- Lòng muốn sống lâu nên siêng tu phước nghiệp, chấp trước không bỏ, đó là Thọ giả tướng.
3) Tứ tướng dưới góc độ Vô ngã luận.
Trong kinh Kim Cương, tướng trong tứ tướng còn có ý nghĩa không phải là hình dáng, tướng trạng mà có ý nghĩa là tưởng (想;  P: sañña;  S: saṃjñā;  E: conception, cognition, perception) làkhái niệm, ý tưởng. Các vị Tổ như Huyền Tráng, Chân Đế, Nghĩa Tịnh, Cấp Đa đều dùng chữ tưởng (想) để dịch chữ tướng (相) này. Tứ tướng / tưởng cần được hiểu từ bản Phạn (Sanskrit) dưới góc độ Vô ngã luận.
- Ngã tướng/ tưởng(我相;  P:attā-sañña;  S: ātmasaṃjñā;  E: conception of a self) là ý tưởng về ngã / khái niệm về một thật ngã (S: ātman – Ngã có thật) tiềm ẩn dưới cái thân thô phù (S: sthūla śarīra).
Ngã (我;  P: attā;  S: ātman) trong thời kỳ Sâm lâm thư và Áo nghĩa thư được xem như sinh khí (S: prāṇā) và tồn tại không chỉ trong con người mà còn trong bất kỳ dạng sự sống nào. Vì thế, ātman được đồng nhất với Brahman là cái ngã tiên nghiệm. Ātman trôi lăn trong luân hồi và chỉ đạt được sự giải thoát tối hậu (S: mokṣa) một khi nó nhận ra nó chính là nó, là Brahman, từ vô thỉ đến nay ngươi là cái đó ! (tat tvam asi!).
- Nhân tướng /tưởng(人相;  P: puggala-sañña;  S: pudgalasaṃjñā;  E: conception of a person)  là ý tưởng / khái niệm về một thực thể được gọi là pudgala. Pudgala có các nghĩa như: thân thể, vật chất, ngã, cá nhân ... thường được phiên âm là bổ-đặc-già-la, và dịch là: nhân, sĩ phu, hữu tình, chúng sinh, ngã ... nghĩa là thường (nhiều lần) đi lại trong các nẻo luân hồi.
Theo đó, nhân tướng có nghĩa là quan niệm chấp trước vào một chủ thể luân hồi, như ngài Tăng Triệu nói: “... thủy chung bất cải vị chi nhân. Cố ngoại đạo dĩ nhân danh thần, vị thủy chung bất biến” [Trước sau không thay đổi biến đổi được gọi là nhân. Cho nên ngoại đạo gọi nhân là thần (Tăng Triệu, Chú Duy Ma Cật Kinh)].
-Thọ giả tướng /tưởng(壽者相;  P: jīva-sañña;  S: jīvasaṃjñā;  E: conception of a soul or personality) là ý tưởng / khái niệm về một linh hồn tồn tại nơi mỗi chúng ta. Jīva thường dịch là mạng căn, nghĩa đen là sự sống, cho nên ở đây nó được dịch là thọ giả. Đây là một khái niệm trừu tượng và phức tạp khác về cái tôi đang chế ngự trong mỗi chúng sinh. Jīva khác với ātman ở chỗ nó là cái ngã thật nghiệm, nó tạo nghiệp thiện ác, tạo thành nguyên nhân dẫn đến sự thăng trầm của chúng sinh trong luân hồi. Ātman là tiên nghiệm, là kẻ đứng nhìn quá trình jīva tạo nghiệp. Trong văn học Veda, ātman và jīva được ví như hai con chim gắn bó với nhau cùng sống trên một cây đầy trái, một con không ăn trái mà chỉ đứng nhìn con chim còn lại thưởng thức hương vị của trái trên cây. Con ăn trái đó chính là jīva.
- Chúng sinh tướng/tưởng(衆生相;  P: satta-sañña;  S: sattvasaṃjñā; E: conception of a living being). Sattva có các nghĩa như: hữu, hữu thể, sinh vật tồn tại, và thường được các Tổ dịch là: nhân, chúng sinh (các ngài Cưu ma la thập, Chân Đế, Nghĩa Tịnh), hữu tình (ngài Huyền Tráng). Sattva vì thế có nghĩa là sự tồn tại có tính trừu tượng.
Theo đó, chúng sinh tướng là ý tưởng / khái niệm về một chủ thể bất biến trong sinh tử luân hồi. Đó chính là hiện thể đang là, là cái ngã mang tính bản năng nơi mỗi sinh thể.
          Vì thế, một khi hành giả hãy còn chấp thủ tứ tướng nơi tâm, thì cõi Diệu hữu không thể mở bày được. Như kinh Kim Cương đã chỉ ra chỗ vô tâm: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm *應無所住而生其心* Không nên khởi lên tâm trụ trước vào bất cứ đâu”.  Hành giả không những không khởi lên tứ tướng trên mà còn cần không khởi lên bất kỳ tâm phân biệt nhị nguyên nào.
Nếu hành giả khởi tâm phân biệt, thì đó là đang đứng trên quan điểm hữu ngã, là chướng ngại cho cái nhìn “hết thảy pháp vốn Không” của thực tại. Còn như dưới ánh sáng Duyên khởi không chấp trước vào ý niệm Ngã, thể chứng tâm Không, lìa bỏ tâm trụ trước: “Nhìn thế giới không phải là thế giới, thế nên thế giới mới thật là thế giới; độ thoát vô lượng chúng sinh, mà không thấy có chúng sanh nào được độ thoát”. Đó chính là Diệu hữu được tác thành từ nghĩa Không, một đạo lý làm nền tảng cho con đường giải thoát.
Trong kinh Lăng Già nói: “Đại Huệ! Lại có chúng sinh cầu chứng Niết Bàn, tự nói đã biết ngã, nhân, chúng sinh, dưỡng giả, thủ giả, cho đấy là Niết Bàn. … Đại Huệ! Những kẻ ấy không giải thoát, vì chưa thể thấy pháp Vô ngã vậy” (Đại chính 16, tr. 597a).
o0o
Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm.
          [Xin xem mục từ Kinh Kim Cương]
o0o
Văn-Tư-Tu = Văn tuệ - Tư tuệ - Tu tuệ.
 [Xin xem ở mục từ Tam tuệ, Tam vô lậu và Thiền Như Lai ở “Pháp học và Tuệ giác”].
o0o
Vãng sinh tịnh độ – Siêu sinh.
          [Xin xem mục từ Tịnh Độ tông]
o0o
Viên thông.
  1)Viên thông (圓通;  P: paññā;  S: prajñā;  E: perfect wisdom) là từ gốc Hán, trong đó:
Viên 圓:  Là tròn đầy, trọn vẹn.          
         + Thông 通:  Là trơn tru không trở ngại // Sâu rộng.   
Theo đó, Viên thông dùng nói đến sự thấu suốt hết lẽ đạo, lẽ thật. Và trong khi Thần thôngnói đến sự diệu dụng trên lĩnh vực Vật lý và Tâm lý, thì Viên thôngnói đến sự diệu dụng của Chân lý.  Chân lý nơi đây chính là chân lý Duyên khởi.
Trong Phật giáo, Viên thông được xem là khả năng đặc biệt của con người về những nhận thức thuộc phạm trù Chân lý.  Nói chung, bất cứ pháp môn nào giúp quán triệt chân lý Duyên khởi nhằm khai mở nội tâm đạt tới sáng suốt, thì đều là phương pháp viên thông cả.
- Trong Tam Tạng Pháp Số (三藏法數) 46 có giải thích rằng:
Tính thể châu biến viết viên, diệu dụng vô ngại viết thông; nãi nhất thiết chúng sinh bổn hữu chi tâm nguyên, chư Phật Bồ Tát sở chứng chi thánh địa dã * 性體周徧曰圓、妙用無礙曰通、乃一切眾生本有之心源、諸佛菩薩所證之聖境也* Có nghĩa là thể tính cùng khắp (= bản tính chung nơi tất cả mọi sự vật) gọi là viên, diệu dụng không ngăn ngại là thông, là nguồn gốc vốn có của hết thảy chúng sinh, là thánh địa chứng được của chư Phật, Bồ-tát.”
- Trong bài thơ Vãn Tập Nam Lâu (晚集南樓) của Phạm Thành Đại (范成大, 1126-1193) nhà Tống có câu:
Lãn chuyết dĩ thành Tam Muội giải, thử sanh hoàn ký nhất viên thông *懶拙已成三昧解、此生還記一圓通* Lười vụng đã thành Tam Muội rõ, đời này rốt cuộc một viên thông.”
- Trong kinh Lăng Nghiêm, Quyển 5 và Quyển 6, có chép rằng, vì cơ duyên của chúng sinh khác nhau, nên pháp tu để chứng được viên thông cũng bất đồng. Có 25 pháp tu viên thông là những phương pháp chứng ngộ tròn đầy trùm khắp và vô ngại của bậc thánh Bồ-tát và A-la-hán. Con số 25 bao gồm 6 trần, 6 căn, 6 thức và 7 đại (*), đó là:     
1. Nhãn căn viên thông của ngài A-na-luật-đà.         
2. Nhĩ căn viên thông của Bồ-tát Quán-thế-âm.        
3. Tị căn viên thông của ngài Chu-lợi-bàn-đặc-ca.    
4. Thiệt căn viên thông của ngài Kiều-phạm-bát-đề. 
5. Thân căn viên thông của ngài Tất-lăng-già-bà-ta  
6. Ý căn viên thông của ngài Tu-bồ-đề.
***
7. Sắc trần viên thông của tỉ khưu Ưu-ba-ni-sa-đà.   
8. Thanh trần viên thông của các ngài Kiêu-trần-na...         
9. Hương trần viên thông của đồng tử Hương-nghiêm.       
10. Vị trần viên thông của 2 vị Dược-vương, Dược-thượng. 
11. Xúc trần viên thông của ngài Bạt-đà-la...  
12. Pháp trần viên thông của ngài Ma-ha-ca-diếp.    
***
13. Nhãn thức viên thông của ngài Xá-lợi-phất.        
14. Nhĩ thức viên thông của Bồ-tát Phổ-hiền.  
15. Tị thức viên thông của ngài Tôn-đà-la-nan-đà.   
16. Thiệt thức viên thông của ngài Phú-lâu-na.        
17. Thân thức viên thông của ngài Ưu-ba-di.  
18. Ý thức viên của ngài Mục-kiền-liên.
***
19. Hỏa đại viên thông của ngài Ô-sô-sắt-ma.
20. Địa đại viên thông của Bồ-tát Địa-trì.       
21. Thủy đại viên thông của đồng tử Nguyệt-quang.
22. Phong đại viên thông của Pháp-vương-tử Lưu-li-quang.
23. Không đại viên thông của Bồ-tát Hư-không-tạng.
24. Thức đại viên thông của Bồ-tát Di-lặc.     
25. Tịnh đại viên thông của Bồ-tát Đại-thế-chí.        
-------------------
(*) Chú thích: 
Thất đại (七大): Là 7 đại (đại 大có nghĩa là trùm khắp pháp giới), là thể tính của vạn pháp chia làm 7 thứ là Địa đại, Thủy đại, Hỏa đại, Phong đại, Không đại, Kiến đại và Thức đại.
Địa, Thủy, Hỏa, Phong gọi là Tứ đại, là thể của sắc pháp (vật chất). Sự sinh thành của muôn pháp không ngoài 4 đại, nương vào Không (= hư không) mà kiến lập, nương vào Kiến (thấy) mà có giác (biết), nương vào Thức mà phân biệt rõ các sự vật. Loài vô tình chỉ có 5 đại trước, loài hữu tình thì đủ cả 7 đại, trong đó:
1- Địa đại là tính cứng.
2- Thủy đại là tính ướt.
3- Hỏa đại là tính nóng.
4- Phong đại là tính động.
5- Không đại là tính thông suốt.
6- Kiến đại là tính hay biết.
7- Thức đại là tính phân biệt.
Năm đại trước thuộc về 6 cảnh, Kiến đại thuộc về 6 căn, Thức đại thuộc về 6 thức, cho nên 7 đại và 18 giới chỉ khác nhau ở chỗ mở rộng ra hay rút gọn lại mà thôi. Bảy đại trên không phải mỗi đại đều có thực tính độc lập mà là do Chân tính tùy duyên phát động ra. [Xin xem kinh Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Q.3].
Cũng trong hàng ngũ 25 vị Thánh của Hội Lăng Nghiêm có nói rằng Nhĩ Căn Viên Thông * 耳根圓通* Lỗ tai nghe thông suốt cùng khắp –  của Bồ-tát Quan Thế Âm được xem như là trên hết, nên được gọi là Viên Thông Tôn (圓通尊), Viên Thông Đại Sĩ (圓通大士). Bài tán về vị Bồ-tát này như sau:
Quan Âm Đại Sĩ, tất hiệu viên thông, thập nhị đại nguyện thệ hoằng thâm, khổ hải độ mê tân, cứu khổ tầm thanh, vô sát bất hiện thân * 觀音大士、悉號圓通、十二大願誓宏深、苦海度迷津、救苦尋聲、無剎不現身* Quan Âm Đại Sĩ, hiệu là viên thông, mười hai nguyện lớn thệ khắp cùng, biển khổ độ bến mê, cứu khổ tầm thanh, khắp chốn đều hiện thân.”
- Trong bài thơ Phụng Tặng Hành Sư Tham Thận Thiền Sư (奉贈行師參愼禪師) của Thẩm Liêu (沉遼, 1032-1085) nhà Tống có câu:
Quan Âm nhị thập ngũ viên thông, chỉ tại Thiền sư nhất chỉ trung * 觀音二十五圓通、止在禪師一指中* Quan Âm hai mươi lăm viên thông, ngay tại Thiền sư ngón tay trong.”
2)Lục căn viên thông.   
Tuy nói 25 viên thông từ 7 đại và 18 giới (6 căn +6 trần + 6 thức), nhưng kỳ thực căn bản chỉ từ 6 căn tu hành mà thành được đạo quả. Cho nên theo kinh Lăng Nghiêm, đức Phật nói: “Sinh tử luân hồi hay an vui giải thoát, cũng chỉ tại sáu căn của các ông” 
Vì thế, viên thông trong Phật giáo thường dùng để nói đến sự cụ thể về thấu suốt chân lý Duyên khởi nơi 6 căn, với 6 pháp tu viên thông. Khi bị ô nhiễm tham-sân-si thì 6 căn này xao động, bấy giờ tâm thức gồm 6 thức: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức là những vọng tưởng thức (= vọng tâm), và ta có tâm thức trọc động.  Khi 6 căn được chế ngự chuyển hóa, thì đó là tâm thức thanh tịnh, và bấy giờ gọi là Lục căn viên thông.
- Trong Lâm Tế Ngữ Lụccủa Thiền tông có trình bày:
“… Người như khi vào thế giới của Sắc mà không bị Sắc mê hoặc; vào thế giới của Thinh mà không bị Thinh mê hoặc; vào thế giới của Hương mà không bị Hương mê hoặc; vào thế giới của Vị mà không bị Vị mê hoặc; vào thế giới của Xúc mà không bị Xúc mê hoặc; vào thế giới của Pháp mà không bị Pháp mê hoặc. Cho nên người đó đã đạt được cái Vô tướng của Sắc, Thinh,Hương, Vị, Xúc, Pháp. Vì thế, chúng (6 căn) không thể trói buộc được ‘bậc-khộng-y-cứ’ này được. Tuy vẫn là năm uẩn hữu lậu, mà thực sự là địa hành thần thông”.
- Trong kinh Lăng Nghiêm Chánh Mạch Sớ 楞嚴正脈疏, Tục Tạng kinh Vol. 12, No. 275) quyển 5 có câu:
Viên thông tức Lục căn hỗ dụng, châu biến viên dung chi quả * 圓通卽六根互用、周遍圓融之果* Viên thông tức là sáu căn cùng tác dụng lẫn nhau, là quả cùng khắp viên dung.”
          3)Pháp hành Lục căn viên thông theo Phật giáo Nam truyền.
- Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật đã chỉ dạy pháp hành 6 căn này dựa trên nhận thức chân lý Duyên khởiđể đi đến giải thoát, tức Lục căn viên thông, như sau:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô thượng. Những gì là sáu?
+ Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
+Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
+Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
+Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
+Thânxúc chạm, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
+Ý đối với suy nghĩ mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
4)Quán Thế Âm và Nhĩ căn viên thông.    
 - Quán Thế Âm(觀世音;S: Avalokiteśvara) được chuyển dịch như là “lắng nghe tiếng nói của cuộc đời”. Còn Bồ-tátQuán Thế Âm(菩薩觀世音;  S: Avalokiteśvara Bodhisattva)là người lắng nghe tiếng nói của cuộc đời: He who listens to the voices (outcries) of the world”.
- Nhĩ căn viên thông耳根圓通còn được gọi làhạnh Quán Âm, là phương pháp tu tập của Bồ-tátQuán Thế Âm. Đây là phương pháp thực hànhquán sát âm thanh trên nhận thức chân lý Duyên khởi, để từ đó dẫn dắt hành giả đến giác ngộ – giải thoát.  Điều này còn hàm ý rằng một khi Nhĩ căn viên thông, thì thực hànhquán sát tương tựcho5 căn còn lạisẽđều viên thông cả.
Hành giả thực hành hạnh Quán Âm được xem như là Bồ-tát Quán Thế Âmthị hiện vậy.Hạnh Quán Âm thường được nói đến là hạnh Từ Bi, mà đích thực là hạnh Từ Bi khi hành giả đã hiểu rõ được Nhĩ căn viên thông (tức Lục căn viên thông – Vô ngã), bằng không thì hạnh Từ Bi “ban vui-cứu khổ” chỉ là hạnh Bác Ái (Hữu ngã). Hạnh Từ Bi chính thực là hạnh “Ban vui-Cứu khổ Ba-la-mật” hay hạnh “Yêu thương Ba-la-mật”.
Chúng sinh với vọng tâm là sự thấy biết bám chấp vào các cực đoan đối đãi như hay-dở, tốt-xấu … của sự nghe, là nguyên nhân đưa đến phiền não. Khi nghe lời khen hay chê, tán dương hay chỉ trích … mà khởi lên vui mừng hay buồn giận … là cái nghe bị nhiễm ô nơi chúng sinh.  
Vì thế, việc hành giả thực hành quán sát âm thanh trên nền tảng chân lý Duyên khởi là nhằm nhận chân bản chất thực (= không thực thể) của âm thanh.  Âm thanh vớibản chất làcác Duyên sinh-diệt, đến rồi đi như mộng huyễn, tùy duyên mà biến hiện vô cùng tận. Được thế, hành giả sẽ tự xả ly một cách tự nhiên mà không cần phải cố gắng dằn ép, gượng ép để loại trừ các chấp mắc vào cảm xúc của âm thanh nữa.
- Trongkinh Lăng Nghiêm, Chương Viên Thông, Bồ-tát Quán Thế Âm có dạy:
Xoay cái nghe, nghe nơi tự tính(= tính chất tự nhiên “Duyên khởi” nơi mọi sự mọi vật, tức Duyên khởi tính);tính nghe trở thành đạo vô thượng; viên thông đúng là như thế ’ (Phản văn văn tự tính, tính thành vô thượng đạo, viên thông thật như thị   -  反聞聞自性。性成無上道。圓通實如是。). Ðây là cương lĩnh tu hành của Bồ-tát Quán Thế Âm.         
“Phản văn” 反聞nơi đây không những chỉ cho sự nghe nơi căn tai, mà hàm chứa cả sáu căn (tức thâu nhiếp cả sáu căn). Nghĩa là khi nhĩ căn đã viên thông, thì 5 căn còn lại cũng đồng một thấu hiểu Duyên khởi mà thành tựu.
Một khi tâm đã thanh tịnh sáng suốt viên mãn thì chư Phật và chúng sanh đều đồng một thể tính ấy, và hiện ra 32 ứng thân để hóa độ chúng sinh.
Cách tu hành của Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát quacác giai đoạn sau:
1. Giai đoạn thứ nhất:  Bắt đầu từ khi cái nghe đối với thinh trần, không khởi phân biệt theo thinh trần, nên thinh trần tự vắng lặng; song còn cái “nghe”.
2. Giai đoạn thứ hai:  Cái nghe (năng, sở) cũng hết, song còn cái “hết”.
3. Giai đoạn thứ ba:  Không chấp ở nơi hết, song còn cái “biết hết”.
4. Giai đoạn thứ tư:  Cái “biết hết” đó cũng không, song còn cái “không”.
5. Giai đoạn thứ năm:  Cái “không” đó cũng không còn.  Lúc bấy giờ các vọng niệm phân biệt chấp trước đều hết, và Chân tâm (= thấy biết rõ Chân lý) thanh tịnh tự hiện bày; cũng như các cặn đục đã hết, thì nước trong tự hiện. 
Mười phương các đức Phật hay các vị đại Bồ-tát tu hành, chỉ có một con đường duy nhứt là hết “vọng” thì “chân” hiện bày, như lau gương sạch bụi, thì ánh sáng tự hiện; thế gọi là thành Phật hay chứng đại Niết bàn.
o0o
Vô.
          Vô 無là từ gốc Hán có nhiều nghĩa và đồng nghĩa với nhiều chữ khác.  Chữ Vô trong đạo Phật được dịch từ tiếng Phạn cũng thế, có 2 nghĩa chính như dưới đây:
1) Vô với nghĩa khônghay không có.
Ví dụ:
1/.Vô minh (無明;  P: Avijjā;  S: Avidyā;  E: Ignorance):   Là không có tuệgiác,  là không hiểu biết hay hiểu biết sai về chân lý (# Simê).
2/.Vô lậu (無漏;  P: Anāsava;  S: Anasrāva;  E: Free from intoxicants):   Lậu là nói gọn của lậu hoặc(漏惑;   P: Āsava;  S: Āśrava;  E: Intoxicants) là phiền não mê lầm, là Tham Sân Si. Theo đó Vô lậu là không có phiền não:
3/.Vô thường (無常;  P: Anicca;  S: Anitya;  E: Impermanence):   Là khôngvĩnh hằng, không bất biến.
4/.Vô lượng (無量;  P: Appamaññā;  S: Apramāṇa;  E: The immeasurables)  Là khônglường được, không đếm được.Vô lượng mang ý nghĩa định lượng về sự hay về vật [Xin xem thêm mục từ A Di Đà về Vô lượng quang, Vô lượng thọ, Vô lượng công đứcvà mục từ Vô lượng]
--------------
Chú thích:  Vô tâm = Không vọng tâm [Xin xem bài phú “Cư trần lạc đạo” của Trần Nhân Tôn]
 
2) Vô với nghĩa là không thực, không phải, chẳng phải.
Chữ  Vô 無  được sử dụng nơi đây nhằm bước đầu phá các chấp thủ cực đoan. Các cách phá chấp thủ cực đoan thì không ngoài việc dựa vào sự quán triệt chân lý Duyên khởi. Chữ Vô nơi đây cận ý với chữ  Phi (= không phải),  chữ Bất(= chẳng),  chữ Không(= không thực có. Xin xem mục từ Không tính).
Chân lý Duyên khởi chỉ ra rằng mọi sự vật chỉ là những hợp Duyên, các Duyên không ngừng tương tác và biến đổi, nghĩa là mọi sự vật không bất biến, tức không có thực thể, chứ không phải là không có.Thường quán chiếu sâu sắc như vậy, tâm hành giả sẽ dần chuyển hóa và không còn dính mắc vào mọi sự vật, cho dù luôn tiếp cận với chúng; nhờ đó mà hành giả vẫn có thể sống tích cực trong môi trường đầy biến động của thế gian.
Các trường hợp thường thấy:
1/. Vô ngã(無我;  P: Anattā;  S: Anātman;  E: Non-self): Có nghĩa là mọi sự vật tuy có, nhưng không thực có.  Bởi tất cả mọi sự vật do các Duyên luôn vận động và không ngừng thay đổi “sinh-diệt”.
2/. Vô tướng無相:  Là cái tướng không thực có. Nói cách khác, Vô tướng không có nghĩa là không có tướng, mà là cái tướng không thực thể.  Bởi tất cả mọi vật do kết cấu từ các Duyên luôn vận hành và không ngừng thay đổi “sinh-diệt”. Có thể xem Vô tướng là một hình thức khác trong việc diễn đạt Vô ngã.
3/. Vô môn 無門(như ở Vô Môn tông 無門宗hay Vô Môn quan 無門關)  là nhằm cảnh tỉnh ý chí chấp thủ vào phương tiện trên bước đường tìm chân lý ở các pháp môn, bởi các pháp môn như Tịnh tông, Thiền tông, Mật tông … chỉ là các khái niệm tư tưởng được điều kiện hóa. Điều này có thể hiểu nơi phát biểu của Krishnamurti: “Chân lý là mảnh đất không có lối vào!”, bởi chân lý đâu là một không gian của cảnh giới hay của tư tưởng, mà chân lý luôn hiện diện ở mọi nơi và mọi lúc ở chính nơi sự và vật.
Đỉnh điểm của các phép tu trong đạo Phật thường khuyên hành giả là “Hồi quang phản chiếu 迴光返照  hay Phản quang tự kỷ返光自己” –  có nghĩa là nhìn lại chính mình, soi lại chính mình, nhìn sâu vào chính mình, để thấy ngay chân lýDuyên khởi đang vận hành nơi chính ta.  
4/.Vô tự 無字, Vô ngôn 無言, Vô ý 無意(như ở Vô tự kinh, Vô ngôn kinh, Vô ý kinh):  Đây là nhằm cảnh tỉnh ý chí chấp thủ vào phương tiện là chữ (văn tự) lời (ngôn), nghĩa lý (ý) trong kinh điển. Hành giả cần Chánh niệm “được ý hãy quên lời”, bởi không có kinh điển nào mà không có chữ cho được; hơn nữa, một lời có thể diễn giải bằng nhiều ý khác nhau, hành giả rất cần hiểu lời theo chuẩn chân lý và đạo đức của nhà Phật để không phải sai lạc.
Trong Phật giáo, hành giả tu học cần nắm vững Chân lý khách quan Duyên khởi  để phá chấp thủ là nguồn gốc của khổ và Nguyên tắc Đạo đức không tín điều trong việc ứng xử đối với môi trường sống xung quanh mình.
Cùng một ý nghĩa như trên, có những đối đãi sau:
-Đắc-Vô đắc(無得) - Tâm kinh:  Phá chấp thủ cực đoan về sự chứng đắc.Những gì ta đạt được đều mang tính tương đối, chớ có mãi tự hào vào đó.
- Ngôn-Vô ngôn(無言):  Phá chấp thủ cực đoan về ngôn ngữ.
- Nguyện-Vô nguyện(無願):  Phá chấp thủ cực đoan về mong muốn, mong ước.
-Niệm-Vô niệm(無念):  Phá chấp thủ cực đoan về nhớ nghĩ.
- Tác-Vô tác(無作):  Phá chấp thủ cực đoan về mọi hành động.
-Trí-Vô trí(無智) - Tâm kinh:  Phá chấp thủ cực đoan về sự thấy biết.Những thấy biết về mọi sự vật mà chúng ta đang có, đều mang tính tương đối, chớ có mãi chấp kiến vào đó.
-Trụ-Vô trụ(無住):  Phá chấp thủ cực đoan về lưu luyến, nắm giữ. (*)
-Tự tính-Vô tự tính(無自性):  Phá chấp thủ cực đoan về tính cách, tính chất.
- Thủy chung-Vô thủyVô chung(無始無終):  Phá chấp thủ cực đoan về khởi đầukết thúc.
------------------
(*) Chú thíchTrong kinh Tương Ưng Bộ, ông Bāhiya được dạy như sau:
                              Trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy.
Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe.
Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng.
Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri...
Do vậy, này Bāhiya,
Ông không là chỗ ấy,
Ông không là đời này,
không là đời sau,
không là đời chặng giữa.
Như vậy là đoạn tận khổ đau" .
 
o0o
Vô ký.
Nội dung
I. Tổng quan về Vô ký.
II. Tứ vô ký.
III. Thập tứ vô ký.
I. Tổng quan về Vô ký.
Vô ký (無記;  P: avyākata;  S: avyākṛta;   E: unrecordable): 
Vô無:  Có nghĩa là không.
Ký記:  Có nghĩa là nhớ // dấu hiệu.
Theo đó, vô ký có nghĩa là không xác định, không rõ ràng, trung tính (E: indeterminate, indistinct, neutral).
Trong Phật giáo, vô ký chỉ cho tư tưởng, lời nói, hành vi không tốt cũng không xấu, không thiện cũng không ác (E: neither good nor bad). Thí dụ như câu nói “Hôm qua trời mưa, hôm nay trời nắng” là vô ký, nhưng “Hôm qua trời mưa buồn, hôm nay trời nắng đẹp” thì không vô ký.
Cần phân biệt tâm vô kýnói lên tính thụ động của tâm xuất phát từ vô nhân, khác với tâm sinói lên tính chất thụ động của tâm xuất phát từ hữu nhân. Thí dụ khi ngồi thiền:
- Nếu tâm rỗng lặng mà vẫn thấy biết trong sáng thì đó là trạng thái tâm tỉnh giác. Nếu thấy biết mà cũng như không thì đó là trạng thái tâm xả.
- Nếu tâm có vẻ yên nhưng thiếu linh hoạt sáng suốt, gần như trạng thái buồn ngủ thì đã rơi vào trạng thái tâm vô ký. Hành giảtham thiền nếu chẳng có nghi tình, cũng chẳng có vọng tưởng, trong tâm như một tờ giấy trắng, tức lọt vào Vô ký “không”, là thuộc về thiền bệnh.
- Nếu tâm bị hôn trầm thuỵ miên thì đó là trạng thái tâm si.
Trong luận Câu Xá có ghi: 'Vô ký có nghĩa là không thể xác định được tính chất thiện hay bất thiện. Đối với quả dị thục (P;S: vipāka - chỉ sự chín muồi hoặc trưởng thành của nghiệp), chúng không xác định, nên gọi là Vô ký'.
Trong Đại thừa Nghĩa Chương có ghi:
 “Có hai cách hiểu về Vô ký :
- Thứ nhất là, đối với sự phân biệt quả báo, Nghiệp này có tính chất trung dung, không thể xác định được quả báo là “lạc hay khổ” (cảm thọ), cho nên gọi là Vô ký.
- Thứ hai là, đối với nghiệp trung dung, không thể xác định được là thiện hay ác, nên gọi là Vô ký'.
II. Tứ vô ký.
Tứ vô ký四無記) còn được gọi là Tứ chủng vô ký 四種無記, Tứ vô phú vô ký 四無覆無記, Tứ tịnh vô ký 四淨無記được đề xuất bởi  Nhất Thiết Hữu Bộ (一切有部;  S: Sarvāstivādin). Đây là bốn loại vô ký không đóng vai trò chướng ngại cho việc giải thoát [E: The four kinds of (non-impedimentary) moral neutrality which therefore cannot act as hindrances to liberation]:
1. Dị thục vô ký  (異熟無記;  E: the differing result):  Quả báo của nghiệp thiện hay ác khi được thấy là vô ký thì cũng không trở ngại đến việc giải thoát. [Xin xem thêm mục từ Dị thục].
2. Oai nghi vô ký (威儀無記;  E: the mode of deportment): Tính chất của tứ oai nghi “Đi Đứng Ngồi Nằm” được xem là vô ký, không trở ngại đến việc giải thoát.
3. Công xảo vô ký (工巧無記;  E: the neutral arts and crafts):  Công nghệ có tính cách trung tính về mặt đạo đức, không trở ngại đến việc giải thoát.
4. Biến hoá vô ký (變化無記;  E: the transformations):  Hoạt động của lực siêu nhiên với tính không xác định thì cũng không trở ngại đến việc giải thoát.
III. Thập tứ vô ký.
          Thập tứ vô ký 十四無記còn gọi Thập tứ bất khả ký 十四不可記, Thập tứ nan 十四难, chỉ cho 14 ý kiến điên đảo mà ngoại đạo gạn hỏi nhưng không được đức Phật giải đáp, đây là Xả trí ký đáp (gác lại không trả lời).  Mười bốn ý kiến ấy là: (*)
1.Thế gian là thường?  2. Thế gian là vô thường?  3. Thế gian cũng thường cũng vô thường?  4. Thế gian chẳng phải thường chẳng phải vô thường?  5. Thế gian có biên giới?  6. Thế gian không có biên giới?  7. Thế gian cũng có biên giới cũng không có biên giới?  8. Thế gian chẳng phải có biên giới chẳng phải không có biên giới?  9. Sau khi chết, Như lai có?  10. Sau khi chết, Như lai không có?  11. Sau khi chết, Như lai cũng có cũng chẳng phải có?  12. Sau khi chết, Như Lai chẳng phải có chẳng phải chẳng có?  13. Mệnh (tinh thần) và thân (vật chất) là một?  14. Mệnh và thân là khác?
Sở dĩ đức Phật không trả lời các câu hỏi trên đây và gác ra một bên là vì 3 lí do:
1. Những sự kiện được nêu ra đều là hư vọng, không thật.
2. Các pháp chẳng phải thường có, chẳng phải đoạn diệt.
3. Mười bốn vấn đề trên là đầu mối của các cuộc tranh cãi, là sự bàn suông, vô ích, chẳng có lợi gì cho việc tu hành thoát khổ cả.
-----------------
(*) Chú thích
  1. The world is eternal (S: śāśvato loko),
  2. The world is not eternal (S:’śāśvato lokaḥ),
  3. It is eternal and not eternal (śāśvataś-cāśāśvataś-ca),
  4. It is neither eternal nor not eternal (S: naiva śāśvato nāśāśvataś-ca),
  5. The world has an end (S: antavāṃlloko),
  6. The world has no end (S:’nantavāṃlloko),
  7. The world has an end and no end (S:’ntavāṃś-cānantavāṃllokaś-ca),
  8. The world neither has an end nor no end (S: naivāntavānnānantavāṃś-ca),
  9. ),
  10. ),
  11. ),
  12. ),
  13. That which is soul, that is (also) the body (S: sa jīvastac-charīram),
  14. ).
 
o0o
Vô lậu.
Vô lậu(無漏;  P: Anāsava;  S: Anasrāva;  E: Free from intoxicants):   Lậu là nói gọn của lậu hoặc(漏惑;   P: Āsava;  S: Āśrava;  E: Intoxicants). Trong đó:
Lậu 漏:  Là ô nhiễm, phiền não.
Hoặc惑:  Là mê lú, mê lầm.
Theo đó, lậu hoặc 漏惑là phiền não mê lầm do Si, và Vô lậu là không có phiền não do Si . Phiền não do Si là không hiểu biết hay hiểu biết sai về chân lý Duyên khởi, theo đó mà dễ dàng rơi vào các bám chấp Tham hay Sân.
Hành giả đạt tâm vô lậu được xem là bậc đã dứt phiền não và đạt cảnh giới thanh tịnh. Ngược lại, hữu lậu được xem là người hãy còn Si (mê lầm) chưa đoạn được những mối phiền não, lại hãy còn nuôi dưỡng cái lòng ham muốn bám chấp Tham Sân nên hãy còn bị động trong sinh tử luân hồi.
Trí vô lậu là trí của các bậc đắc quả Thánh không còn phiền não bám nhiễm. Trí vô lậu không gì khác hơn là khả năng thông suốt chân lý Duyên khởi, thấy được cái mà kẻ khác không thể thấy.
- Trong Kinh Pháp Cú – Phẩm Ác, kệ 129 có viết:
Người thiện lên cõi trời,
Vô lậu chứng Niết Bàn.
o0o
Vô lượng.
Vô lượng(無量;   P: appamaññā;  S: apramāṇa;  E: infinite) là cách nói hàm ý tâm vô lượng (心無量;  P: appamaññā-citta;  S: apramāṇa-citta;  E: infinite mind).  Đây là sự diễn đạt định lượng đối với sự biểu hiện định tính của tâm vô ngã 心無我trên hành động (*).
Trong đạo Phật, mọi hành động xuất phát từ một nội tâm vô ngã được gọi là  hành động vượt thoát (= hành động Ba-la-mật – theo cách định tính), tức Duy tác (惟作;  P: Kiriyā;  S: Kriyā;  E: Only-action). Có thể nói rằng điều kiện cần và và đủ để đạt Duy tác là quán triệt Duyên khởi.
1) Tâm vô lượng với Thập Ba-la-mật:
Trong Phật giáo Nguyên thủy có nêu ra 10 hành động vượt thoát tiêu biểu với tâm vô lượng, làm nền tảng căn bản cho việc tu học, gọi là Thập Ba-la-mật. Việc thành tựu Thập Ba-la-mật đồng nghĩa với mọi hành động trong cuộc sống đều là các hành động vượt thoát của bậc giác ngộ (Xin xem mục từ Ba-la-mật-đa).
2)Tâm vô lượng với Lục Ba-la-mật:
Trong Phật giáo Phát triển thì nêu ra 6 hành động vượt thoát tiêu biểu làm nền tảng căn bản cho việc tu học, gọi là Lục Ba-la-mật. Việc thành tựu Lục Ba-la-mật đồng nghĩa với mọi hành động trong cuộc sống là các hành động vượt thoát của bậc giác ngộ (Xin xem mục từ Ba-la-mật-đa).
3)Tâm vô lượng với Tứ phạm trú.
Tứ phạm trú(四梵住;  P: Cattāri-brahmavihārā;  S: Catvāri-brahmavihārāḥ): Là  "bốn cách an trú tâm trong cõi Phạm" hay Tứ vô lượng (四無量;  P: Catasso-appamaññāyo;  S: Catvāry-apramāṇāni;   E: The four immeasurables, The four infinite minds)  là bốn trạng thái tâm vô lượng, còn được gọi làTứ vô lượng tâm và gọi tắt là Từ Bi Hỷ Xả 慈悲喜捨.  Đây là thuật ngữ chỉ một phép thiền, trong đó hành giả quán chiếu, tạo điều kiện cho bốn tâm cao thượng phát sinh.
Bốn tâm vô lượng đặc trưng hướng tới chân lý và đạo đức trong đạo Phật, gồm:
1/.Từ vô lượng (慈無量;  P: Metta-appamaññā;  S: Maitry-apramāṇa;  E: Limitless kindness):  Tâm từ vô lượng là tâm nhằm đem đến niềm vui cao thượng cho người. 
2/.Bi vô lượng (悲無量;  P: Karuṇā-appamaññā;  S: Karuṇ-āpramāṇa;  E: Limitless compassion):  Tâm bi vô lượng là tâm nhằm giải tỏa nỗi khổ thấp hèn cho người.  
3/.Hỉ vô lượng (喜無量;  P: Muditā-appamaññā;  S: Mudit-āpramāṇa;  E: Limitless joy):  Tâm hỉ vô lượng là tâm nhằm đồng cảm với niềm vui cao thượng của người.
4/.Xả vô lượng (捨無量;  P: Upekkhā-appamaññā;  S: Upekṣ-āpramāṇa;  E: Limitless equanimity):  Tâm xả vô lượng là tâm nhằm cảm thông với nỗi khổ thấp hèn của người.
Bốn tâm này đối trị 4 phiền não làtham muốn, buồn khổ, ganh tị, sân hận.  Bốn tâm vô lượng còn được gọi là hạnh Ba-la-mật hướng tới việc độ sinh. Thực hành Tứ vô lượng chính là hiện thực 4 hành động vượt thoát Từ Bi Hỉ Xả với nội tâm Vô ngã.
Theo Trung A-hàm 21, kinh Thuyết Xứ đức Đạo sư đã dạy Tôn giả A-nan:
"Có bốn vô lượng. Hỡi các tỉ-khâu, một người tràn đầy tâm Từ, Bi, Hỉ, Xảsẽ phóng tâm đó đi một phương, hai phương, ba phương, bốn phương, rồi phía trên, phía dưới, xung quanh mình. Người đó phóng tâm đi khắp thế giới, chiếu rọi khắp nơi với tâm Từ, Bi, Hỉ, Xả, tâm thức vô lượng làm vắng bóng sân hận và phiền não; thân tâm họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh."
----------
(*) Chú thích: 
Để có thể dễ hình dung về ý nghĩa của tâm vô lượng, diễn đạt sau có thể viết:
Tử số / Mẫu số = Tâm (Từ, Bi, Hỉ, Xả) / Vô ngã.
Nội tâm càng thuần thục Vô ngã (→ 0), thì việc biểu hiện Tâm (Từ, Bi, Hỉ, Xả) sẽ tiến đến một lượng vô cùng lớn, đó là vô lượng.
o0o
Vô ngã.
Nội dung
I. Khái niệm về Vô ngã.
II. Phân loại Vô ngã.
III. Vô Ngã với Tam Pháp Ấn.
IV. Vô Ngã với Tứ Đức Niết Bàn.
V. Vô ngã tính và Không tính.
VI. Thực hành Vô ngã.
Vô ngã là tư tưởng đặc thù trong đạo Phật, là tuệ giác giúp con người vượt lên khổ não, đạt đến nội tâm tự do thật sự, đó là nội tâm giải thoát.

Anatta- Wikipedia
Vô ngã – Wikipedia tiếng Việt
I. Khái niệm về Vô ngã.
1) Vô ngã (Xin xem trước mục từ Ngã).
Vô ngã(無我;  P: Anattā;  S. Anātman;  E: Non-self): 
Đó là không có Ngã, nghĩa là không có một pháp(cái gì)hữu hình hay vô hình nàogọi là thực thể có tính chất tự hữu, hằng hữu(= bất biến), đồng nhất hay riêng biệt có tính độc lập
Theođó, Vô ngã hàm ý rằng không có Thần ngã nào là bất biến và vĩnh cữu cả.Vì thế, Vô ngã không thừa nhận quan điểm Tiểu Ngã-Đại Ngã của Ấn giáo hay Linh Hồn của Ki-tô giáo.
Đạo Phật chỉ ra rằng, mọi sự vật-hiện tượng vật lý hay tâm lý trong vũ trụ này đều có mối tương quan tương duyên với nhau, chứ không tồn tại độc lập, không có tự thể riêng biệt, không có tính đồng nhất bất biến. Nói cách khác, mọi sự vật-hiện tượng có bản tính là Duyên khởi – tức Vô ngã tính, nghĩa là tất cả mọi sự vật có mặt là do các Duyên (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó, nghĩa là cái gì sinh diệt không tùy thuộc vào ý muốn của nó được gọi là Vô ngã. [Xin xemDuyên Khởi & Vô Ngã 3].
Theo đó, Vô ngã khác với Ngã (= Bản ngã) ở nhận thức về tính tự hữu và hằng hữu bất biến. Tuy nhiên,cần hiểu rằng tư tưởng Vô ngã không nhằm phủ bác hay chối bỏ Ngã (= cái Ta,cái Tôi), một thực thể đang hiện hữudo các Duyên hình thành nhất thời, nên chỉ xem đó là thực thể giả hợp, là thực thể tạm  luôn thay đổi (có thể gọi là giả Ngã假我hay Ngã tạm). Cho nên có thể hiểu: “Vô ngã không có nghĩa là không có Ngã (= giảNgã hiện có),mà có nghĩa là phủ bác cái Ngã tự có và hằng có".(*)
Vô ngã bắt nguồn từ học thuyết căn bản là chân lý Duyên khởi hay còn gọi là Duyên hợp, Duyên sinh của đạo Phật, cho rằng mỗi sự vật đều do các yếu tố, gọi là Duyên, chúng tương tác mà hình thành và biến hoại (Vô thường). Các yếu tố bên trong cùng bên ngoài của các sự vật luôn vận động tương tác tạo nên sự thay đổi của các sự vật này. Vì thế, có thể xem Vô ngã diễn đạt bản chất, còn Vô thường diễn đạt hiện tượngcủa mọi sự vật.
[Xin xem thêm mục từ Duyên khởi  và mục từ Vô thường]. 
Quán chiếu Vô ngã là cách giải trừ mê lầm Chấp ngã – là đầu mối của Tham-Sân, nhằm giải thoát nội tâm ra khỏi những khổ đau do chính chúng ta tự dính mắc trói buộc mình.
Trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi-Magga) đã diễn đạt Vô ngã trong mọi hành động như sau:
Không có người hành động, chỉ có hành động.
                              Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
                              Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
                              Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.
--------------                     
(*)Chú thích:  Giả Ngã假我, tức Ngã tạm biểu hiện ở mọi sự vật hiện tượng và hành động.
- Cái Tôi xưng hô : Như tên, tôi trong giao tiếp. Cái Tôi này ít nguy hiểm.
            - Cái Tôi địa vị, nghề nghiệp : Như giám đốc, bác sĩ,kỹ sư, ... Cái Tôi này dễ trở nên chấp thủ nguy hiểm.
- Cái Tôi ảo tưởng :  Như những ý tưởng lệch lạc, phán đoán chủ quan (đẹp-xấu, thương-ghét, ...). Cái tôi này cần thường xuyên cảnh giác vì luôn tiềm ẩn nguy hiểm do bị chi phối bởi Tham-Sân-Si.
 
2) Đặc điểm của Vô ngã.
Phương pháp của đạo lý Vô Ngã là phủ nhận hai lối chấp ngã cực đoan ThườngĐoạn cả về vật lý và tâm lý. Bởi vật lý và tâm lý nơi con người đều chuyển biến không dừng.
- Sự chuyển biến này không hàm ý là tuyệt diệt, đây gọi là Hằng,phá được chấp Đoạn.
- Sự chuyển biến này là vô cùng, sinh sinh diệt diệt nhưng không đồng nhất, đây gọi là Chuyển, phá được chấp Thường.
Ví dụ:
1. Đứa bé tiến đến người lớn và trở thành ông già là do chuyển biến liên tục không dừng. Trên thực tế:
- Không phải do ly khai đứa bé A mà có ông già A, hay ly khai tri giác thuở nhỏ mà có tri giác ngày khôn lớn. Đó là Hằng.
- Nếu đồng nhất, đứa bé không thể thành người lớn được vì trước sau như một. Tinh thần tri giác cũng thế, nếu đồng nhất thì cái hiểu biết lúc trẻ đến lúc già cũng như một. Đó là Chuyển.
2.  Trong kinh Ưu-bà-tắc giới có câu chuyện: “Có người cầm đuốc đi ngang thửa ruộng lúa chín. Một tàn đuốc rơi trên đám lúa, bắt ngún và cháy lan cả thửa ruộng. Người chủ ruộng tìm người làm rơi tàn đuốc bắt đền thửa ruộng. Người ấy cãi: “Lửa của tôi làm rơi chỉ bằng ngón tay, giờ đây tôi chỉ có thể đền ông chỗ bị cháy bằng ngón tay thôi. Ngoài ra tôi không biết, vì không phải lửa của tôi làm rớt lúc đầu
Hằngphá được việc chấp Đoạn,cònChuyểnphá được việc chấp Thường. Hằng và Chuyển là giữa hai cực đoan Thường và Đoạn. Đây là lý “không phải một, không phải khác”hay lý Trung Đạocủa đạo Phật.
Vì thế, ý nghĩa của Vô ngã còn có thể phát biểu như sau: “Vô ngã không có nghĩa là không có Ngã, mà là cái Ngã không thực có”.  Có nhiều đề nghị cho rằng để tránh nhầm lẫn, thì từ “Phi Chẳng phải”, nên được sử dụng thay thế cho từ Vô Không có. Theo đó, gọi “Phi ngã 非我 có nghĩa làchẳng phải là thực thể bất biến”, thay vì Vô ngã.
II. Phân loại Vô ngã.
1) Nhân vô ngã:  Đây là Vô ngã được phân tích trên con người, để thấy rằng con người tuy trông như là có, nhưng không thực là có, nên được gọi là Nhân vô ngã.
1/.Vô ngã với cơ cấu 2 Duyên:   Sắc-Danh (thân-tâm).         
Quá trình đời sống nơi con người bao gồm thân và tâm (đặc trưng cho hữu hình  vô hình), và mọi sự mọi vật - tức pháp, đều có sự thay đổi là không có ngoại lệ:
Thân :     Sanh – Lão – Bệnh – Tử.           
Tâm   :     Sanh – Trụ –  Dị – Diệt.                    
Pháp  :     Thành – Trụ –  Hoại – Không.
Mọi sự vật đều vô thường – biến đổi, như là một quy luật khách quan tự nhiên, mà phần lớn chúng ta lại mong muốn thường – bất biến-bất hoại, trái với quy luật. Vì thế, số đông con người cố chấp này rất lo sợ vô thường cho thân xác và những gì liên hệ đến mình như người thân, tài sản, sự nghiệp, …, nên đã tự tạo ra cho chính mình một nội tâm khổ não.
Trong kinh Pháp Cú, kệ 62 có ghi:
"Con tôi tài sản tôi
Người ngu sinh ưu não
Tự ta ta không có
Con đâu tài sản đâu"
Hay:
Đây là con ta, đây là tài sản của ta”, kẻ phàm phu thường lo nghĩ như thế, nhưng chẳng biết chính “ta” còn không có, huống là con ta hay là tài sản ta
Ngược lại,thấy biết mọi sự vật là không thực thể – Vô ngã, là luôn chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác, và chúng ta không thể mong muốn tìm cầu mà được! Há “thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi” là an lạc, là hạnh phúc đích thực!?
2/. Vô ngã với cơ cấu 5 Duyên: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.      
Năm ngày sau khi đắc đạo, cũng tại Vườn Nai, đức Phật đã thuyết bài pháp thứ hai, đó là bài kinh Vô Ngã Tướng (P: Anatta-lakkhana Sutta) với nội dung là phá chấp cực đoan về Ngã, mà Ngã này đã được truyền dạy một cách mê lầm từ trước nơi Ấn Độ giáo.
Trong bài kinhVô Ngã Tướng [Kinh Vô Ngã Tướng] có viết:
Cái gì vô thường, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy:"Cái này là cái của Ta, cái này là Ta, cái này là tự ngã của Ta?"
- Thưa không, bạch Thế tôn.
Do vậy, này các Tỳ kheo, phàm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức gì ở quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thứccần phải như thật quán với Chánh trí như sau: "Cái này không phải là cái của Ta, cái này không phải là Ta, cái này không phải là tự ngã của Ta."
Trong kinh Mãn Nguyệt thuộc kinh Trung Bộ (Trung Bo giang giai - Kinh so 101-110 ) cũng đã trình bày ý tưởng cơ cấu 5 duyên như trong kinh Vô Ngã Tướng:
Thế Tôn dạy:  Thấy Sắc ... Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức như thật với Chánh trí rằng: "Cái này không phải là cái của Ta, cái này không phải là cái Ta, cái này không phải là tự ngã của Ta"
----------------------
Chú thích:
Ngã sở(我所:  cái của Ta;  E:Self-mine),
Ngã(我:  cáiTa;  E:I / Ego), 
Tự ngã  (似我:  cái Ta tự có;  E: Self-mind)".
Trong kinh Niệm Xứ (P: Satipaṭṭhāna sutta), đức Phật dạy:
Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
Các bài kinh đã mở rộng cơ cấu 2 Duyên thân-tâm, và được khảo sát bằng cơ cấu 5 Duyên (thành tố) thường gọi là 5 Uẩn, nhằm phá Chấp ngã về chính mỗi con người.
Trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh có chép:
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến Ngũ uẩn giai Không, độ nhứt thiết khổ ách * Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật, thì soi thấy năm uẩn là Không (= Không tính), do đó vượt qua mọi khổ não ách nạn”.
Đại sư người Đức Nyānatiloka đã trình bày về Ngã như sau:
"Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ còn tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại, chúng không hề tạo thành một cái gì gọi là cái Ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của cái Ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là cái Ta. Lòng tin có một cái Ta, có một nhân cách độc lập chỉ là một ảo tưởng."
Nhà văn Joseph Goldstein, người sáng lập Hiệp hội Thiền Minh Sát (IMS – Insight Meditation Society) ở Barre, Massachusetts cũng viết:
"Cái mà chúng ta gọi là cái Ta, chỉ là Ngũ uẩn đang hiện hành vô chủ.".
3/.Vô ngã với cơ cấu 12 Duyên: Thập Nhị Nhân Duyên. 
Trong kinh Tương Ưng Bộ II (Samyutta Nikāya), kinh Đại duyên (Mahānidāna) và nhiều bộ kinh khác, Ðức Phật đã thuyết minh về mười hai Nhân Duyên (Duyên khởi), đó là cách mở rộng cơ cấu 2 Duyên thân – tâm  hay 5 Duyên (Ngũ Uẩn), thành cơ cấu 12 Duyên vận hành khách quan tự nhiên trong cả 3 thời quá khứ – hiện tại – vị lai , nhằm phá Chấp ngã về một Đấng tạo dựng con người.
[Xin xem thêm mục từ Thập Nhị Nhân Duyên]
2) Pháp vô ngã:  Mọi sự vật hiện tượng đều là giả hợp bởi “Trùng trùng Duyên khởi”, không có thực thể, nên được gọi là Pháp vô ngã.
Vạn pháp, tức tất cả mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đềudo Duyên khởi, nên tất cả không có thực thể [= tự tính(自性;  P: sabhāva;  S: svabhāva;  E: self-nature]  bao gồm 3 đặc điểm Tự có, Duy nhất Thường trụ, nghĩa là tất cả đều phụ thuộc vào nhau mà tạm tồn tại, chứ không vững chắc, bất biến và trường tồn.
III. Vô Ngã với Tam Pháp Ấn.
Tam Pháp Ấn(三法印;  P: Tilakkhana;  S: Trilaksana;  E: Three Dhamma Seals) là giáo lý được các Tổ về sau chế định. Tam Pháp Ấn mang tính pháp định trong hệ thống giáo lý của Phật giáo. Đây là 3 yếu tố Chánh pháp xác chứng Phật chất đích thực nơi mọi suy tư, mọi ngôn thuyết, mọi diễn giải, mọi thực hành và mọi kinh điển từ nơi đức Phật thuyết  hay do các vị Tổ sư trước tác. Tuy cùng mục đích, nhưng có 2 cách diễn đạt sau:
          Tam Pháp Ấn được mô tả là.                         
Vô Thường  –  Khổ  –  Vô Ngã
Vô Thường  –  [Khổ Nãoó  Chấp Ngã]  –  [Hạnh Phúc óVô Ngã]
Viết lại cách khác:
Vô Thường  –  Chấp Ngã  –  Vô Ngã
Tam Pháp Ấn đã thể hiện toàn bộ chân giá trị về vũ trụ quan Vô Thường  và nhân sinh quan Tứ Đế  [(Khổ - Tập) * (Diệt – Đạo) ó(Khổ Não - Chấp Ngã) * (Hạnh Phúc - Vô Ngã)] của Phật giáo.
IV. Vô Ngã vớiTứ Đức Niết Bàn.
[The 4 Virtues of Nirvana | Essence of Buddhism].
1/.Niết Bàn (涅槃;  P:  nibbāna;  S: nirvāṇa;  E: delusion-extinguished), trong đó Niết (P: nib;  S: nir):  Là ra khỏi;  Bàn (P: bāna;  S: vāṇa):  Là rừng mê.
Theo đó, Niết Bàn muốn nói lên trạng thái hay tính chất của nội tâm giác ngộ-giải thoát-thanh tịnh, nghĩa là nội tâm đã đoạn trừ được mê lầm-trói buộc-ô động dẫn khởi từ các ý thức phân biệt chấp thủ. Một cách nói khác về Niết Bàn, đó là trạng thái nội tâm không còn tham-sân-si, vì chính 3 độc này xuất phát từ các mê lầm + trói buộc + ô động. Cũng cần tránh nhầm lẫn Niết Bàn là một không gian vật lý “Thiên Đàng” hay “Cõi Cực Lạc” với đủ đầy các hưởng thụ khoái lạc.                 
2/.Tứ Đức Niết Bàn(四德涅盤;  E: The Four Virtues of Nirvana, The Four Nirvana Characteristics) nhưđược thuyết giảng trong kinh Niết Bàn, đó là trạng thái nội tâm Niết Bàn được thể hiện qua 4 nhận thức vượt thoát Thường-Lạc-Ngã-Tịnh, là bốn phẩm hạnh cao thượng của một vị Phật.         (The four nirvana virtues or characteristics in Buddhism, or four noble qualities of the Buddha's life expounded in the Nirvana Sutra)
1. ThườnghayThường Đức [; P: Nicca; S: Nitya; E: Permanence, Eternality]:  Là khả năng vượt thoát ý thức chấp thủ thường-đoạn.
2. LạchayLạc Đức, Lạc Ba La Mật [;  P: Pitti;  S: Priti, Sukha;  E: Joy, Bliss]:  Là khả năng vượt thoát ý thức chấp thủ Lạc-Khổ.
3. NgãhayNgã Đức [;  P:  Atta;  S: Atman;   E: True Self, Personality]:   Là khả năng vượt thoát ý thức chấp thủ về Ngã-Vô Ngã(= Chấp ngã-Vô ngã).
4. TịnhhayTịnh Đức  [;  P;S: Suddha;  E: Purity]:  Là khả năng vượt thoát ý thức chấp thủ Thanh-Trọchay Tịnh-Động
Vì thế, để tránh nhầm lẫn Thường-Lạc-Ngã-Tịnhlà các tính chất phân biệt đối đãi bình thường, Tứ Đức Niết Bàn còn được gọi là Chân Thường-Chân Lạc-Chân Ngã-Chân Tịnh,  để thấy rằng 3 Đức đầu không lấy làm tương phản với Tam Pháp Ấn là Vô Thường-Khổ-Vô Ngã.  Niết Bàn thể hiện sự vượt thoát các chấp thủ đối đãi, cho dù vẫn luôn tiếp cận với các đối đãi này.
Sự quán triệt Niết Bàn được xem là Niết Bàn hóa mọi ý thức phân biệt cực đoan chấp thủ nơi đời sống thế tục, là trọng tâm của quá trình chuyển hóa Ngã. Nhiều trường hợp tương tự, không có trong Pali tạng, nên nơi đây cần được hiểu theo ý:  “Ngã là Chân Ngã”.  Vídụ:
Trong Đại Chính, Kinh Tu Hành, Bản Khởi, q1 hoặc Trường A Hàm I có chép:         
Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn.
Nhất thiết thế gian, sinh lão bệnh tử
天上天下, 獨尊
一切世間,生老病死
Dịch và nghĩa:
Chân ngã đối với tất cả chư thiên và loài người là tối tôn tối thắng. Thế gian vì Chấp Ngã mà bị động ràng buộc nơi Sinh Lão Bệnh Tử”. 

Có nghiên cứu cho rằngvăn bản gốc của kinh được dịch trực tiếp từ Pali, đoạn văn của Trường Bộ kinh, tập I, trang 139, D.II,65, Chattha sangayana CD như sau:
Aggo ham asmi lokassa, jettho ham asmi lokassa, settho ham asmi lokassa, ayam antimà jàti, natthi dàni punabbhavoti”
Dịch:
Tự mình là tối thượng của thế gian
Tự mình là tối tôn của thế gian
Tự mình là tối thắng của thế gian…
          Có thể thấy rằng tri kiến Chân ngã đã giúp soi sáng bản chất thật 2 mặt Ngã và Vô ngã, cho nên mọi hoạt dụng vì thế mà không gặp phải chướng ngại.
Trong kinh Kim Cương “Đoạn 26 - Pháp Thân Phi Tướng” của kinh có chép:
Bản Hán:
Nhược dĩ sắc kiến Ngã,              
Dĩ âm thanh cầu Ngã,                
Thị nhân hành tà đạo,               
Bất năng kiến Như Lai.»            
Dịch:
Nếu do sắc thấy Ta,                             Thấy sắc cho rằng thấy Phật đà,
Do âm thanh cầu Ta,                  Nghe thanh, lại bảo đó là Ta,
Người ấy hành đạo tà,                Những người như vậy hành tà đạo,
Không thể thấy Như Lai.             Hồ dễ thấy tường Đức Phật a?
V. Vô ngã tính và Không tính.
Nói về tính chất Vô ngã – tức Vô ngã tính của một sự vật, chữ Không thường được dùng thay cho Vô ngã:
Vô ngã tính = Không tính
          Trong bài kệ “Quán Tứ Đế - Phẩm 24  của Trung Luận đã chỉ ra mối tương quan nhất quán giữa Vô ngã của nguyên lý Duyên khởi và các cách nhìn về Trung đạoKhông tính (= tính Không):
        Chúng Nhân Duyên sanh pháp
        Ngã thuyết tức thị Không
        Diệc vi thị Giả danh
        Diệc thị Trung đạo nghĩa
Mọi pháp từ các Duyên
Ta nói tức là Không
Cũng gọi là Giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.
          Trong kinh Tư Ích, Duyên khởi và tính Không là 2 mặt của một thực thể, có chép:
Các pháp từ Duyên khởi                      
Tự không có định tính                         
Biết được Duyên khởi này         
Đạt thuộc tính các pháp
Biết tướng thật các pháp
Thì biết được tướng Không
Nếu biết được tướng Không
Liền sẽ thấy được Phật.
VI. Thực hành Vô ngã.
Vô ngã giúp hành giả có cái nhìn bình đẳng-vô sai biệt đối với mọi sự vật-hiện tượng. Đó là cách mà hành giả có thể gặt hái được nhiều khả năng vượt qua mọi trói buộc bế tắc, mọi thăng trầm vinh nhục, mọi khen chê trong dòng đời, để trở nên tự tại và sống cởi mở vị tha hơn. Cuối cùng là giúp hành giả hiện thực được sự hòa đồng giữa mình cùng vũ trụ vạn vật – đó là Niết-bàn.
Vô ngã cho thấy rằng con người hoàn toàn có thể tu tập, có thể cải tạo, có thể chuyển đổi từ ngu dốt đến trí tuệ, từ khổ đau đến hạnh phúc, từ ác sang thiện, từ ích kỷ đến vị tha, từ phàm tục đến thánh giả.
Chúng sinh do chấp thủ ngã, nên mãi bị ràng buộc vào các thấy biết phiến diện nhầm lẫn gây nên phiền não cho chính mình và cho người; đó là các tệ nạn từ các chấp ngã nơi cá nhân, chấp ngã nơi tôn giáohay chấp ngã nơi dân tộc, mà trong suốt lịch sử loài người, phiền não nơi con người đã không lúc nào ngưng nghỉ.
Chánh niệm về “Vô ngã” là cách thực hành tu tập Vô ngã nhằm chuyển hóa nội tâm, thành tựu Niết-bàn.
Trong Kinh Pháp Cú kệ số 279 đức Phật đã dạy :
Tất cả pháp Vô ngã
Với tuệ quán như vậy
Đau khổ được nhàm chán
Chính con đường thanh tịnh.
o0o
Vô sinh.
Vô sinh(無生;  S: Anutpatti or Anutpanna;  E: Unborn) còn gọi là sinh-diệt無生滅,sinh - Vô diệt無生無滅, Bấtsinh –Bất diệt 不生不滅, sinh –Bất diệt無生不滅.  Vô sinh là đối tượng của Bát Nhã Tâm Kinh,có 2 ý sau:
1) Vô sinh là “không tự sinh – không tự diệt”.
Trong cách nhìn của người thế gian thì sự vật có tới có đi, có sinh có diệt, có còn có mất. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ vào bản chất, thì vạn hữu là không tới không đi, không có không không... (Vô khứ – Vô lai, Phi hữu – Phi không…). Tất cả chỉ đều là sự biến đổi nối tiếp nhau, chứ không có sự tự sinh ra từ hư không và biến mất đi từ hiện hữu, nghĩa là khi tư duy quán chiếu để nhìn vạn pháp Vô sinh thì cũng có nghĩa là nhìn vạn pháp Vô diệt, tức Bất sinhthì Bất diệt
1/. Ví như đám mây, bản chất của nó là Vô sinh (= Bất sinh – Bất diệt). Bởi đám mây không phải từ không có mà thành có. Trước khi là đám mây thì nó là nước của đại dương, nhờ sức nóng của mặt trời là hợp Duyên mà nước bốc hơi, khi lên cao gặp lạnh là hợp Duyên mà nó ngưng tụ thành mây. Sự có mặt của đám mây chỉ là sự tiếp nối của sức nóng và nước mà thôi (Nhân Duyên Quả). Vì vậy đám mây chẳng qua chỉ là sự nối tiếp của nước, và đám mây được gọi là Vô sinh, chứ không là Tự sinh.
Khi không còn đám mây, thì đám mây không gọi là diệt (= mất hay chết) được, vì diệt là từ có mà trở thành không. Đám mây chỉ có thể trở thành sương mù, hay trở thành mưa, hay trở thành tuyết, hay trở thành nước đá, chứ mây không thể nào trở thành hư vô được. Vì vậy, bản chất của đám mây được gọi là Vô sinh – Bất diệt.
2/. Ví như khi nhìn một nụ hoa thì làm sao biết được tính Vô sinh của nó? Khi nhìn nụ hoa mới nở thì chắc chắn là nụ hoa sinh, và vài tuần sau hoa tàn thì nói rằng nụ hoa diệt. Nhưng đây chỉ là cái nhìn thiển cận, còn cái nhìn của Bậc chứng ngộ được Vô sinh thì thấy biết rằng hoa không tự sinhra mà hình thành từ các duyên, và ngay trong lúc nụ hoa mới nở thì cái sinh đã có diệt trong đó rồi. Ngược lại trong lúc nó tàn úa thì các vị lại thấy biết rằng hoa không tự diệt, mà là các duyên đang biến hóa bắt nguồn cho cái sinh khác. 
Như thế nụ hoa là hiện tượng vận hành theo chân lý Duyên khởi. Cho nên chẳng có cái gì là thật sinh hay cái gì là thật diệt cả. Nói cách khác sinh để rồi diệt, diệt rồi lại sinh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận, nên sinh diệt hay sống chết là chuyện bình thường tự nhiên, tất cả đều diễn ra theo quy luật tự nhiên chứ chẳng theo ý muốn của một ai, và cũng chẳng ai có thể cưỡng lại được; vì thế, nên ta không gì phải lo sợ. Chúng sinh khi thấy mình già yếu, bệnh tật thì đau khổ buồn phiền; ngược lại, đối với Bậc giác ngộ thì sống chết là chuyện bình thường, tử sinh là trò dâu biển nằm trong chu kỳ tùy duyên mà thôi.
Theo đó:
- Vô sinh được xem là cách diễn đạt sự chứng ngộ từ chân lý Duyên khởi-Vô ngã, với ý rằng vạn pháp sinh mà không thật sinh và diệt nhưng không phải là thực diệt mất hẳn, nghĩa là sinh để rồi diệt, và diệt rồi để lại sinh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận. Theo đó, Vô sinh còn được dùng để diễn tả tính của Niết-bàn. Hành giả từ thấy biết sự biến hiện của vạn hữu, mà vượt thoát dòng suy tưởng đối đãi lan man.
- Vô sinh đại diện cho tám cái vô gọi là bát bất (= bát không) như trong bài kệ “Quán Nhân Duyên” – Phẩm 1, Trung Quán Luận中觀論:
不生亦不滅              Bất sinh diệc bất diệt
不常亦不斷              Bất thường diệc bất đoạn
不一亦不異              Bất nhất diệc bất dị
不來亦不出              Bất lai diệc bất xuất
                    Không sanh cũng không diệt
                    Không thường cũng không đoạn
                    Không một cũng không khác
                    Không đến cũng không đi
Hành trì quán chiếu “Vô sinh” sẽ dần không còn sợ chết, không còn sợ sinh nữa. Bởi sinh diệt chỉ là ý niệm do chính chúng ta chế tác ra trước các hiện tượng của vũ trụ luôn biến đổi vô thường, và khổ não vì chúng ta nhầm lẫn mong muốn rằng tất cả hãy hằng thường.
Vì vậy, bản chất của Bậc giác ngộ là Vô sinh – Bất diệt. Bản chất của chúng sinh cũng là Vô sinh – Bất diệt. Khi thấy được bản chất của tất cả là Vô sinh – Bất diệt thì tự nhiên không còn gì là sợ hãi nữa, đó là thành tựu được vô úy 無畏. Không có sự sợ hãi thì hạnhphúc mới thật là hoàn hảo.
2) Vô sinh và “Tứ cú phân biệt”: 
 Tứ cú phân biệt (四句分別;  S: Catuṣkoṭika):  Trong kinh Lăng Già, Tứ cú là những hiểu biết đối đãi nhị biên nằm trong tương đối, đó là bốn cách lý luận về tính đối đãi, là cách luận biện vượt thoát.  Tứ cú tương ưng với bốn trường hợp của luận lý học ngày nay là: 1. Khẳng định;  2. Phủ định;  3. Chiết trung;  4. Hoài nghi.
Nếu hành giả trụ vào các đối đãi này thì sẽ dễ gặp phải các cực đoan sai lầm, chướng ngại và phiền não. Lý luận này đem không mà phân biệt các pháp đó là:
1/. (Hữu 有; E: affirmation):  Có mà chẳng không là cách lí luận thứ nhất, là “Hữu môn” (cửa ).
2/.Không (Vô 無;  E: negation):  Không mà chẳng có là cách lí luận thứ nhì là “Vô môn” (cửa Không).
3/.Vừa có - Vừa không (Diệc hữu Diệc vô 亦有亦無;  E: double affirmation):  Vừa có - Vừa không, là cách lí luận thứ ba, là “Diệc hữu Diệc không môn” (cửa Vừa cóVừa không).
4/.Chẳng có – Chẳng không (Phi hữu Phi vô 非有非無;  E: double negation):  Chẳng có - Chẳng không là cách lí luận thứ 4, là “Phi hữu Phi vô môn (cửa Chẳng có - Chẳng không).
Mô tả Tứ cú trong tiếng Anh:
Positive configuration
  1. P
  2. Not-P
  3. Both P and Not-P
  4. Neither P nor Not-P
                        Negative configuration
  1. Not (P)
  2. Not (Not-P)
  3. Not (Both P and Not-P)
  4. Not (Neither P nor Not-P)
 
Theo kinh Lăng Già, học thuyết Vô sinh được khai thị vượt ngoài nhị biên tính, nghĩa là vượt thoát các cặp phạm trù đối đãi như hữuphi hữu, sinhdiệt, …; Vô sinh không thuộc mệnh đề (lý luận) nào trong bốn mệnh đề của Tứ cú phân biệt; nghĩa là chân lý Vô sinh cần được nhận thức và thể chứng bằng trí vô phân biệt, là tuệ giác thấy biết như thực và thông suốt ba thời quá-khứ hiện-tại vị-lai.
Theo Tứ Cú Và Tam Quán, HT Thiện Siêu dịch và tóm tắt có viết: “Phá ‘thật - không thậtbằng ‘chẳng phải thật- chẳng phải không thật… và cách lý luận 3/. và 4/. là những khơi mào cho việc thâm nhập thật tướng các pháp. Theo đó, Vô sinh được hiểu là không ai sinhcũng không ai diệt.
Thật tướng của các pháp là Vô sinh hàm nghĩa rằng sự tồn tại của các pháp vốn là giả tạm do Duyên khởi, các pháp luôn biến hiện không có thực thể. Vì tất cả các pháp đều không có thực thể, nên gọi là Không. Cho nên Vô sinh là cách nói khác của Niết-bàn, làkhông tự sinh - không tự diệt, cũngkhông ai sinh – không ai diệt.
Trong Phẩm Quán Niết-bàn của Trung Luận,  có 2 trong 4 dạng của Tứ cú phân biệt là khẳng định (E: positive) và phủ định (E: negative) như dưới đây:
Bài kệ 1
Nhược nhất thiết pháp không    若一切法空
Vô sinh Vô diệt giả                     無生無滅者
Hà đoạn hà sở diệt                              何斷何所滅
Nhi xưng vi Niết bàn?                 而稱為涅槃
Nếu các pháp đều không,
không sinh cũng không diệt,
Có gì đoạn và diệt
Mà gọi là Niết-bàn?
Bài kệ 2
Nhược chư pháp bất không        若諸法不空
Tắc vô sinh vô diệt                               則無生無滅
Hà đoạn hà sở diệt                              何斷何所滅
Nhi xưng vi Niết bàn?                 而稱為涅槃
Nếu các pháp chẳng Không
Thì không sinh không diệt.
Có gì đoạn và diệt
Mà nói tới Niết-bàn?
 
Bài kệ 3
Vô đắc diệc vô chí                      無得亦無至
Bất đoạn diệc bất thường                     不斷亦不常
Bất sinh diệc bất diệt                 不生亦不滅
Thị thuyết danh Niết bàn.                     是說名涅槃
Không đắc cũng không đến
Không đoạn cũng không thường
Không sinh cũng không diệt
Đó gọi là Niết bàn.
Trong tác phẩm Chứng Đạo Ca (證道歌* Bài ca về sự trực nhận chân lý -  của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác) có câu chuyện giữa Thiền sư  Huyền Giác (665 – 713) và Lục tổ Huệ Năng (638 – 713) về Vô sinh như sau:
Thiền sư Huyền Giác vừa gặp Lục tổ Huệ Năng, đi quanh ba vòng chống tích trượng và đứng lại.
        Huệ Năng bảo :
        - Phàm làm Sa môn phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ đâu đến mà lớn lối ngạo mạn vậy.              
        Huyền Giác đột ngột dùng ngay nhát kiếm :
- Sinh tử sự đại, Vô thường tấn tốc  * 生死事大,無常迅速。* Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng lắm”  (Nghĩa là sinh tử việc lớn, vô thường mau chóng, cần giải quyết ngay lễ nghĩa làm gì).
        Huệ Năng đáp :
Hà bất thể thủ vô sinh,Liễu vô tốc hồ ?  * 何不体取无生,了无速乎? * Sao không nhận cái lý Vô sinh và thấu rõ cái nghĩa không chóng” (Nghĩa là sao không tự nhận cái nguyên lý vô sinh mà thấy ra cái nghĩa không mau chóng).
        Nơi đây, chữ “thể” chỉ cho “tự tính = Duyên khởi tính = Vô thường tính + Vô ngã tính” và chữ “liễu” là chỉ cho cái dụng của “tự tính”, đó là tuệ giác.  Theo đó,  ý của Tổ muốn thử xem Huyền Giác đã thấy “tự tính” chưa. Mà nếu đã thấy tự tính, tức tuệ giác quán chiếu thì làm gì có vấn đề sống chết và mau chóng phải đặt ra.
        Thấu rõ ý ngầm của Tổ trong câu hỏi, Huyền Giác đáp ngay:
Thể tức vô sinh, liễu bổn vô tốc  *  体即无生, 了本无速  *  Thể tức vô sinh, thấu vốn không chóng.
        Như vậy Huyền Giác đã biết được tự tính vốn không sinh diệt, vượt cả không gian, thời gian, làm gì có mau chóng.
        Nghe Huyền Giác đáp, Tổ khen:
“Như thị! Như thị!  *  如是! 如是!*Đúng thế! Đúng thế!
       Như thế,Huyền Giác tìm đến Tổ vừa để thử thầy vừa để xin ấn chứng.Và Huyền Giác chống tích trượng đứng, đâu phải là ngạo mạn, mà đó là ý chỉ thâm diệu của thiền tông.
o0o
Vô thường. 
 
I. Tổng quan về Vô thường.

Impermanence - Wikipedia
Vô thường – Wikipedia tiếng Việt
Vô thường(無常;  P: Anicca;  S: Anitya;  E: Impermanence;  F: Impermanence)
Vô thường là không thường, nghĩa là không có sự vật nào mãi mãi ở yên trong một trang thái nhất định, mà luôn luôn thay hình đổi dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã. Nói cách khác, Vô thường là tính chất lưu chuyển biến dịch từ trạng thái này sang trạng thái khác. Tính chất này chi phối mọi sự vật trong vũ trụ, nên được gọi là Sinh diệt-Vô thường.
Trong kinh Pháp Cú kệ số 277 đức Phật đã dạy :
Tất cả hành Vô thường(hành: Là pháp hữu vi // Ngũ uẩn)
Với tuệ quán như vậy
Đau khổ được nhàm chán
Chính con đường thanh tịnh.
Vô thường là biểu hiện của chân lý Duyên khởi. Nguyên lý này cho thấy rằng mọi sự vật hình thành từ nhiều Duyên nên không có tự tính(= Vô ngã – có mà không thực là có); hơn nữa, các Duyên nội tại và ngoại tại lại luôn sinh động tương tác nhau và biến đổi, hình thành sự thay đổi trên sự vật, nghĩa là sự vật không hằng hữu (= Vô thường).
Do đó, Vô thường được xem là tính thường trực của các pháp, các pháp luôn luôn sinh thành và luôn luôn biến hoại. Một số các hình thức Vô thường chính được chỉ ra như sau:
II. Không gian vô thường.
          Đó là vô thường đặc trưng biểu hiện qua 4 tướng nơi con người (thân + tâm) và mọi sự vật (pháp).
Thân:  Sanh – Lão – Bệnh – Tử.                              
Tâm:   Sinh – Trụ – Dị – Diệt.                                          
Pháp:  Thành – Trụ – Hoại – Không.
1)Thân(sắc):  Với 4 thể trạng rắn, lỏng, khí, plasma. Đó là Sắc uẩn gồm Tứ đại theo tên gọi của cổ ngữ là “đất, nước, gió, lửa”.
Sinh Lão Bệnh Tử(生老病死;  E: Birth –Old age –Sickness –  Death).  Gồm 4 tướng sau:
                             - Sinh  là sinh ra.
                             - Lão  là già đi
                             - Bệnh  là đau ốm.
                             - Tử  là chết mất
Đây là những biểu hiện diễn biến nơi thân mà xưa nay không một ai có thân Tứ đại này tồn tại mãi.Khoa học ngày nay cho thấy rằng, trong thân thể con người, các tế bào thay đổi luôn, và trong mỗi chu kỳ 7 năm, là các tế bào cũ hoàn toàn đổi mới. Sự thay đổi ấy làm cho thân người chóng lớn, chóng già và chóng chết. Thân năm trước không phải là thân năm nay, thân ban mai không phải là thân buổi chiều, mỗi phút giây trong thân ta đều có sinh và có tử.
Nói đến Vô thường là nhằm cảnh tỉnh ý chí chấp thủ mong muốn sự vật mãi tồn tại, cho dù sự thật rành rành trước mắt là mọi sự vật luôn chuyển đổi không ngừng.  Ý tưởng “sống đời đời và mãi mãi sống sung sướng” nơi một không gian nào đó (cõi Thiên Đàng, cõi Cực Lạc) là một ảo tưởng, ngược với sự thật.  Tuy nhiên không ít con người luôn chấp kiến vào ý tưởng này một cách kiên cố!
2) Tâm(danh):  Với 4 tâm trạng tình cảm, lý trí, ý chí, ký ức. Đó là Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn tương ứng theo thứ tự.
          + Thọ uẩn:  Là vui buồn theo trần cảnh như đẹp-xấu, hay-dở, thơm-hôi, ngon-dở, dễ chịu-khó chịu … Thọgồm có thọlạc + thọ khổ + thọ trung tính.
          + Tưởng uẩn:  Là suy tưởng, phân biệt đúng-sai, mơ mộng …
          + Hành uẩn:  Là mong muốn, ước muốn, cố gắng về hành động …
          + Thức uẩn:  Là kiến thức, hiểu biết ...(ký ức, trí nhớ).
          Sinh Trụ Dị Diệt(生住異滅;  E: Birth – Stay – Change (decay) –  Death):  Gồm 4 tướng:
- Sinh  là sinh ra.
- Trụ  là tồn tại.
- Dị  là biến chuyển,
                             - Diệt  là hoại diệt.
Đây là những biểu hiện diễn biến nhanh chóng nơi tâm không ngừng nghỉ.Tâm chúng ta suy nghĩ lăng xăng lộn xộn của thay đổi trong từng phút giây, chạytheo duyên ngoại cảnh. Chúng ta buồn đó rồi vui đó, thương đó rồi giận đó. Phút trước ta nhớ chuyện này phút sau đã quay sang chuyện khác. Hôm qua tinh tấn tu học, hôm nay đã ưu phiền thối chuyển. Cho nên trong kinh nói "tâm viên, ý mã * 心猿意馬* như khỉ chuyền cành, như ngựa chạy rong ".
- Trong kinh Tạp A-hàm có ghi: “Nhân và Duyên sinh ra các Sắc, cho nên Sắc không phải là thường(hằng hữu).  Hơn nữa, Sắc không phải là ngã(tự hữu), bởinếu Sắc là ngã, thì sao không thể ước muốn Sắc không già và bệnh. Cũng vậy đối với Thọ, Tưởng, Hành, Thức”.
-Trong kinh Niệm Xứ (P: Satipaṭṭhāna sutta), đức Phật dạy:
Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
- Trong kinh Tương Ưng Bộ III, đức Phật còn xác định rõ: "Không liễu tri Năm uẩn (tức Ngũ uẩn Vô thường-Vô ngã)thì không thể đoạn tận khổ đau".
3) Pháp :  Diễn biến vô thường của pháp gọi làHoàn cảnh vô thường, như thường được diễn đạt trong đời sống là ‘vật đổi sao dời’, ‘sông cạn đá mòn’ hay ‘không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời ’.
Thành Trụ Hoại Không (成住壞空;  E: Success – Living – Bad – Empty).  Gồm 4 tướng:
- Thành  là thời kỳ từ sanh đến trưởng thành.
- Trụ  là thời kỳ đã trưởng thành, sung mãn cực đa.
- Hoại  là thời kỳ biến đổi từ có đến không.
- Không  là thời kỳ hoại diệt.
Tất cả các sự vật trong vũ trụ từ nhỏ như hạt cát, đến lớn như trăng sao, đều tuân theo bốn giai đoạn này cả, nên gọi là Vô thường.
Theo kinh Lượng Bộ (經量部;  P;S: Sautrāntika), thì những 4 tướng này không được xem là thực có, mà chỉ là các tướng giả lập.
III. Thời gian vô thường
Đó là vô thường đặc trưng tính chất nhanh chậm của một biến đổi.
1) Sát-na vô thường(刹那無常):  Đó là vô thường trong khoảnh khắc, sự biến đổi nơi mọi sự vật có đủ 4 tướng trạng của Thân, Tâm, Pháp nơi mục Inói trên.
  Sát na vô thường còn gọi là Niệm niệm vô thường 念念無常.  Đây là sự vô thường mang tính đạo lý vi tế khó thấy hơn, hàm ý biến đổi không ngừng trong từng sát-na.  Nghĩa là trong khoảng 1 sát-na (= đơn vị thời gian cực kỳ ngắn) các pháp hữu vi sinh diệt biến hóa có đủ 4 tướng.
Trong mỗi sát-na, thân và tâm của mỗi con người không ngừng sinh diệt, liên tục Sinh, Già, Bệnh, Chết như dòng sông trôi mãi không dừng. Tên con sông tuy không thay đổi nhưng dòng sông ở sát-na trước đã khác với dòng sông ở sát-na bây giờ. Ngay cả khi mình khởi niệm hay gọi “bây giờ” thì bây giờ đã không còn là “bây giờ” nữa!   
Trong nhiều kinh, hình ảnh đàn cá mắc cạn hay đàn bò đang bị lùa đi đến lò sát sinh…để dụ cho sự thực sát-na vô thường này.
- Trong kinh Xuất Diệu (經出曜), có chép:     
Ngày nay đã qua   
Mạng sống lần giảm        
Như cá thiếu nước 
Nào có vui gì?
- Trong kinh Pháp Cú Thí Dụ cũng nói:
​                             Ví như người cầm gậy      
                                       Chăn dắt đàn bò si

                             Già chết cũng như vậy
Đang lùa mạng sống đi.  
Hai phạm trù Vô thường nói trên không chỉ có nơi các hiện tượng vật lý, mà bao gồm luôn trong các hiện tượng sinh lý và tâm lý nữa.
2) Nhất kỳ vô thường (一期無常):  Đó là vô thường đòi hỏi trong một thời gian dài nhất định cho sự biến đổi của 4 tướng trên.
Nhất kỳ vô thường còn gọi là Tương tục vô thường 相續無常.  Đây là sự vô thường mang tính thô thiểndễ nhận biết, hàm ý cho sự kết thúc tiến trình của một pháp hữu vi (= sự vật  hiện tượng nhất thời do hình thành từ các duyên, luôn biến dịch và hoại diệt). Nghĩa là trong một kỳ hạn nào đó, các pháp hữu vi tuy có tướngchuyển biến không ngừng(= tương tục) nhưng đó chỉ là tạm bợ,cuối cùng cũng phải hoại diệt. Ví như mệnh người cuối cùng cũng chấm dứt bởi tai nạn hay bệnh tật …, ngọn đèn cháy lâu rồi cũng tắt.
Kỳ hạn của tiến trình biến hoại các pháp hữu vi diễn ra ngắn hay dài tùy thuộc vào bản chất của chúng. Ví dụ có con vật sống được vài ngày, có con vật sống vài chục năm, có cây cổ thụ sống vài trăm hoặc cả nghìn năm, một hành tinh tồn tại hàng tỉ năm…
Nói chung, Vô thường là quy luật khách quan tự nhiên, là chân lý tính vượt lên Khổ-Lạc là cảm xúc tính mang tính tương đối, mà con người cần nhận thức đúng đắn để làm tốt cho đời sống muôn loài:  Như đất đá, khoáng sản, cỏ cây có vô thường mới tạo ra cảnh quan tự nhiên hay các kiến trúc, phương tiện giao thông, phương tiện thông tin hữu ích; như rau quả, cây trái có vô thường thì mới đem lại nguồn thực phẩm cho muôn loài sinh vật. Và đặc biệt hơn, có vô thường thì con người sinh ra mới phát triển và trưởng thành cả về thân và tâm trong cuộc sống, bởi có vô thường thì con người mới có thể cảnh giác tránh sự việc từ tốt trở thành xấu (Khổ) và không bi quan (Khổ) là có thể chuyển hóa sự việc từ xấu thành tốt.
-----------------
Chú thích:   Trong kinh Tương Ưng Bộ, Thiên Sáu Xứ, Chương I, Phẩm Vô Thường có chép:
“Thế Tôn nói như sau:
- Mắt (Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì Chấp thường thì khổ. Cái gì khổ là do Chấp ngã.Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với Chánh trí: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi."”
Đoạn văn trích  chỉ cho cảm thọcon người chấp thường vàchấp ngã sẽ dẫn đến khổ, vìnhận thức trái với chân lý Duyên khởi, chứ không nhằm nói đến Sắcvô tìnhhay Vật vô tình. Đoạnvăn cần diễn giải “Con người khổ là vì chưa nhận ra thân này là vô ngã và vô thường” .
o0o
Vô tướng.
Nội dung
I. Tổng quan về Vô tướng.
II. Vô tướng trong kinh Kim Cương.
III. Vô tướng với hạnh bố thí.
I. Tổng quan về Vô tướng.
Vô tướng(無相;  P;S: Animitta;  E: Signless, Formless) hàm ý làVô ngã tướng (無我相;  P: Anattalakkhaṇa;  S: Anātmalakṣaṇa) được trình bày trong bài kinh Vô ngã tướng thuộc Tương Ưng Bộ Kinh:  Vô tướng theo đó có nghĩa là hình dáng diện mạo của các pháp là không thực.  
Muôn pháp trong thế giới hiện tượng đều do các duyên giả hợp mà sinh, không có hình thù cố định bất biến. Các pháp đã là giả hợp, thì chẳng có tự tính, tức chẳng có tính thường trụ, tính độc tồn, tính thực hữu, cho nên biết muôn vật trong vũ trụ chẳng có tướng cố định nào tồn tại, chỉ có trạng thái sát na sinh diệt liên tục không gián đoạn mà thôi. Các pháp như thế được gọi là Vô tướng (Chư pháp Vô tướng 諸法無相)
Do đó, Vô tướng không có nghĩa là không có tướng, mà là cái tướng không thực có.  Bởi tất cả mọi sự vật do các Duyên vận hành không ngừng đổi thay sinh diệt. Có thể xem Vô tướng là một hình thức khác trong việc diễn đạt Vô ngã.  Vì thế, ý nghĩa của Vô tướng là khác với ý nghĩa vô hình hay siêu hình là những gì mà giác quan con người không cảm nhận được. Thật ra, những gì vô hình hay siêu hình hiện hữu thì cũng đều có tính chất Vô tướng.
-Trong kinh Niệm Xứ  (P: Satipaṭṭhāna sutta), đức Phật đã chỉ ra thực tướng 5 uẩn hình thành nên con người như sau:
Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
- Trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh có chép:
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến Ngũ uẩn giai Không, độ nhứt thiết khổ ách.”  [Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật, thì soi thấy năm uẩn là Không (= tính Không), do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.]
- Trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi-Magga) đã ghi nhận bản chất không thực có của Ngũ uẩn, nên mọi chấp mắc dính mắc trên hành động sẽ tự rũ sạch:
Không có người hành động, chỉ có hành động.
                              Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
                              Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
                              Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.
II. Vô tướng trong kinh Kim Cương.
Nói về Vô tướng, trong kinh Kim Cương có nói đến bốn tướng mô tả sự nhận lầm và chấp thủ bốn thứ cảnh giới nội tâm, gọi là bốn tướngchấp thủ “Ngã – Nhân - Chúng sanh - Thọ giả”. Bốn tướng này nói chung đều là chỗ thấy biết không đúng với thật tướng và thật tính (vì Duyên khởi – Không tính). Bốn tướng có hai thứ :
        1) Bốn tướng mê thức của phàm phu :
        - Ngã tướng(我相;  S: ātman):  Mê chấp nhận cái thân ngũ uẩn này là thật có.
        - Nhân tướng(人相;  S: pudgala):  Mê chấp vào người được mình độ là người thật.
        - Chúng Sanh tướng(眾生相;  S: sattva):  Mê chấp là thấy thật có nhiều loài sai biệt, thật có nhiều căn cơ chúng sanh, thật có người ngu người trí.
        - Thọ Giả tướng(壽者相;  S: jīva):  Mê chấp chúng sanh ai cũng có mạng sống thật, cho nên ai mà đoạt mạng này thì hận lắm. “Linh hồn” là một cách nói của Thọ Giả tướng.   
2) Bốn tướng mê trí của bậc Thánh :
        - Ngã tướng  我相:  Bậc Thánh tâm biết có sở chứng.
        - Nhân tướng人相:  Bậc Thánh biết chẳng phải ta chứng, siêu việt tất cả chứng, nhưng còn cái tâm năng ngộ (năng 能: chủ thể // chủ động  =>  như sáu căn;  sở 所: đối tượng // bị động  =>  như sáu trần).
        - Chúng Sanh tướng眾生相: Bậc Thánh liễu tri tâm năng ngộ, chiếu soi tâm liễu tri cũng bất khả đắc, chỉ một giác thể thanh tịnh, tất cả tịch diệt, cũng gọi là Niết-bàn.
        - Thọ Giả tướng壽者相: Bậc Thánh còn trụ nơi Niết-bàn thì mạng căn chưa dứt.
        Bồ-tát thấy rằng không thực có Bồ-tát và không thực có chúng-sanh, không thực có việc cứu-độ, không thực có sự thọ-nhận cứu-độ, để đừng chấp vào việc làm chứ không phải là không làm; nghĩa là mọi ‘hành tứcvô-hành’, mọi ‘tác-ý tứcvô-tác-ý’, mọi ‘sở-đắc tứcvô-sở-đắc’, bởi nhânpháp đều là Duyên khởi-Vô ngã.
        - Trong Đoạn 5 của kinh Kim Cương, Phật bảo Tu-bồ-đề:
Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai * 凡所有相. 皆是虛妄. 若見諸相非相. 即見如來* Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai ”.
- Trong Đoạn 31 của kinh Kim Cương Phật bảo Tu-bồ-đề:
Tu-bồ-đề! Sở ngôn pháp tướng giả, Như Lai thuyết tức phi pháp tướng, thị danh pháp tướng * 須菩提. 所言法相者. 如來說即非法相. 是名法相* Này Tu Bồ Đề, chỗ mà Như Lai gọi là pháp tướng đó không phải là pháp tướng, chỉ tạm gọi là pháp tướng.
III. Vô tướng với hạnh bố thí.
          Trong kinh Kim Cương Đoạn 4, 11, 13, 19, 24 có nói đến hạnh bố thí. Bố thí 布施trong đạo Phật là hành động hiến tặng không dụng tâm bên trong để cầu danh cầu lợi. Có 2 dạng bố thí sau:
          1) Bố thí chấp tướng  布施執相:
Có 2 loại bố thí chấp tướng là:
          - Bố thí tài 布施財:  Là hành động hiến tặng vật chất, như nội tài là hiến tặng máu, nội tạng … hay ngoại tài là hiến tặng tiền bạc, vật phẩm …
          - Bố thí pháp 布施法:  Là hành động hiến tặng tinh thần, như kiến thức thế gian, kiến thức Phật pháp. Kiến thức hay lời khuyên giúp người vượt qua sự sợ hãi gọi là Bố thí vô úy.
          Trong bố thí chấp tướng có 3 đối tượng phân biệt là Ngã (người tặng), Nhân (người nhận), Pháp (sự vật tặng) được gọi là Tam luân 三輪.
2) Bố thívô tướng布施無相.            
Bố thí vô tướng có các tên gọi đồng nghĩa sau:
- Bố thí độ 布施度
- Bố thí ba-la-mật-đa布施波羅密多
- Bố thí vô trụ 布施無住,  hay  Bố thí tam luân Không tịch  布施三輪空寂
          Trong bố thí vô tướng, 3 đối tượng là Ngã (người tặng), Nhân (người nhận), Pháp (sự vật tặng) đều được soi sáng bởi Duyên khởi-tính Không (= Duyên khởi-Vô ngã).  Cho nên cả 3 đối tượng này bấy giờ gọi là Tam luân Không tịch 三輪空寂.
          Bố thí vô tướng chính là Bố thí Ba-la-mật-đa, hàm ý cho cả 2 dạng Bố thí tài và Bố thí pháp được Vô tướng hóa vậy.
o0o
Vô vi (Xin xem mục từ Hữu vi pháp - Vô vi pháp).
o0o
Xá-lợi.
Nội dung
I. Xá lợi và phân loại xá-lợi.
II. Các giả thuyết về Ngọc xá-lợi.
Xá-lợi hayXá-lị (舍利;  P: sarīra;  S: śarīra;  E: relics) theo nghĩa thông thường là dicốt còn lại sau khi thiêu.
Theo kinh Dục Phật Công Đức thì di cốt của Phật gọi Thân cốt xá-lợi, còn giáo pháp của Phật thuyết gọi là Pháp thân xá-lợi. Những loại xá-lợi này sẽ hiển thị sau khi đức Phật diệt độ, giáo pháp và giới luật của Phật thuyết sẽ tồn tại ở thế gian, làm chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh.

 lị – Wikipedia

Śarīra - Wikipedia, the free encyclopedia
Hình ảnh Ngọc xá lợi
I. Xá-lợi và phân loại xá-lợi.
Hiện nay, trong Phật giáo, xá-lợi thường hàm ý nói vềThân cốt xá-lợi, và xá-lợi được hiểu với xếp loại như sau:
1) Ngọc xá-lợi:  Là những hạt nhỏtrông giống ngọc trai hay pha lê được tìm thấy trong tro hỏa táng. Các loại ngọc xá lợi này được cho là thường được thấy khi hỏa thiêu các vị tu hành chân chánh lúc qua đời.
2) Toái thân xá-lợi(xá-lợi nát ra):  Là những khối nhỏhình thành sau khi thi thể được hỏa táng như não, lưỡi, tim … Tại Việt Nam, đó là trường hợp xá-lợi trái tim bất diệt của Hòa thượng Thích Quảng Đức.   
 
Phóng viên Mỹ Malcolm Wilde Browne (tác giả của ảnh chụp) và cố Hòa thượng Huyền Quang với trái tim bất hoại của Hòa thượng Thích Quảng Đức
 (Ảnh chụp lại tại chùa Quán Thế Âm).
 
3) Toàn thân xá-lợi: Là thân cốtkhông tan rã sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo.

Nhục thân của thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu, Bắc Ninh
Tháp thờ nhục thân hoàn thành vào ngày lành mùa Xuân niên hiệu Bảo Thái thứ 4 (1723) triều Lê Dục Tông.
 

Toàn thân xá lợi của ngài Som Buntheoun tại Trung tâm thiền Vipassana Dhura.
Giới khoa học hiện nay vẫn chưa giải thích thuyết phục được nguyên lý hình thành của các xá-lợi này. Trong thế giới Phật giáo, các loại xá-lợi được xem như là các bảo vật, bởi nó có những tính chất đặc biệt như đủ màu sắc, cái long lanh như ngọc, cái óng ánh tựa kim cương, cái tựa đá cuội, cứng đến nỗi búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy…, mà quan trọng hơn, nó đượcxem là dấu ấn của một vị chân tu.
Trước đây, danh từ xá-lợi được nghĩ là xá-lợi của đức Phật. Sau này có những vị thánh tăng và các vị đạo sư đắc đạo, sau khi làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu)cũng thu được nhiều xá-lợi. Ngoài ra,tất cả những đồ dùng là di tích của Phật và các vị Thánh Tăng như y, bình bát, tích trượng, v.v. đều đượcgọi là xá-lợi. Hiện nay ở Miến Điện, người ta còn thờ tóc và móng tay của đức Phật, mà khi còn sống Ngài đã cắt cho hai vị đệ tử tại gia đầu tiên. Trong kinh tạng Pali thường đề cập đến Xươngxá-lợi, Răngxá-lợiNgọcxá-lợi.

William Claxton Peppé

Tháp (Stupa) Piprahwa - Wikipedia, the free encyclopedia
[Piprahwa còn được biết đến nhiều hơn với các di chỉ khảo cổ cho thấy đó có thể là nơi chôn cất của phần xá-lợi của Đức Phật Thích-ca trao cho tộc Shakya.]
 

Các tráp đựng Ngọc xá-lợi đức Phật được W.C Peppé tìm thấy vào năm 1898
[The Peppe caskets, photographed in 1898]
Trước đây người ta không tin là có Ngọc xá-lợi của Phật Thích Ca. Nhưng đến năm 1897 W.C Peppé, một nhà khảo cổ học người Pháp đã tìm thấy những viên Ngọc xá-lợi được đựng trong các chiếc hộp bằng đá khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía Nam Nepal.
Sau công tác khảo cứu, W.C Peppé khẳng định: "Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi. Và theo bản dịch dựa trên Phật Quang từ điển, những văn tự có nội dung như sau: "Đây là xá-lợi của đức Phật. Phần xá-lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ".
Phát hiện trên đã khiến các nhà khoa học hiện đại phải tin những gì được ghi lại trong các kinh điển, như nơi Trường A Hàm, kinh Du Hành ghi: “Sau khi đức Thích tôn nhập Niết-bàn ở rừng Śāla, thành Kuśinagara, xá-lợi của Phật được phân thành tám phần, đựng trong tám tháp (tráp), chia cho tám quốc gia phụng thờ, tháp thứ chín là cái bình, tháp thứ mười là tháp tro, tháp thứ mười một là tháp tóc, thờ tóc Thế Tôn khi còn tại thế”.
 Cũng theo ghi chép của W.C Peppé, sau khi mở hộp, các hạt Ngọc xá-lợi được cho là của đức Phật vẫn nguyên hình, nguyên sắc như mô tả trong kinh sách Phật giáo dù đã cách nay hơn 2.500 năm.
Tháng 3/1991, phó hội trưởng Hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn - ủy viên thường vụ Hội Phật giáo Trung Quốc cũng viên tịch. Thể theo di nguyện của ngài, các đệ tử quyết định đem ngài đi hỏa táng. Sau đó, họ cũng tìm thấy lẫn trong phần tro còn lại của vị hòa thượng này là hơn 11.000 hạt Ngọc xá-lợi. Đây được coi là kỷ lục thế giới về những trường hợp tìm thấy hạt Ngọc xá-lợi sau khi hỏa táng các nhà sư.
Sau đó không lâu, pháp sư Khoan Năng, trú trì Tây Sơn Tẩy Thạch Am ở huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc sau khi viên tịch và được hỏa thiêu cũng để lại 3 viên Ngọc xá-lợi có đường kính lên đến tới 3 – 4 cm, tựa như những viên ngọc lục bảo.
Sau những quá trình thu thập thông tin và nghiên cứu về Ngọc xá-lợi Phật, các nhà khoa học kết luận rằng, ngoài những hạt vật chất chưa xác định được thành phần có tên là Ngọc xá-lợi, các bậc cao tăng đắc đạo sau khi viên tịch có thể để lại những khối xá-lợi là một trong những bộ phận cơ thể của mình.
Minh chứng cho nhận định trên là sau khi hỏa tang,trái tim còn nguyên vẹn trong di thể của ni sư Viên Chiếu, 93 tuổi, trụ trì chùa Pháp Hoa, núi Quan Âm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Trước đó, trong một buổi giảng kinh, nisưđã nói với các đệ tử rằng: "Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh". Sau khi thiêu ni sư Viên Chiếu, trong đống tro nguội, các đệ tử cònthu được trên 100 viên Ngọc xá-lợi. Những bông xá-lợi hoa trông rất đẹp, lóng lánh như những bông hoa tuyết. Chung quanh còn được dính những hạt xá-lợi nhỏ cỡ hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu...
Kỳ diệu hơn là trái tim của bà không hề bị thiêu cháy. Sau khi ngọn lửa tắt, trái tim vẫn còn mềm, nóng, sau đó nguội dần và cứng lại, biến thành một Toái xá-lợi lớn, màu nâu thẫm. Các đệ tử có mặt trong lễ hỏa táng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng đó.
II. Các giả thuyết về Ngọc xá-lợi.
Có nhiều giả thuyết giải thích sự hình thành của Ngọc xá-lợi như sau:
1) Ngọc xá-lợi hình thành từ thói quen ăn chay:  Các nhà sư do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành Ngọc xá-lợi. Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục vì có nhiều người cũng người ăn chay trên thế giới nhưng hỏa táng lại không có Ngọc xá-lợi.
2) Ngọc xá-lợi hình thành do bệnh lý:  Một số nhà khoa học cho rằng, có thể Ngọc xá-lợi là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật... Tuy vậy giả thiết này cũng không thuyết phục vì sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên không hề phát hiện Ngọc xá-lợi. Mặt khác, những cao tăng có Ngọc xá-lợi sinh thời thường rất khỏe mạnh, tuổi thọ cũng rất cao.

Hiện nay còn có giả thuyết cho rằng Ngọc xá-lợi có thể hình thành bằng sự thiêu kết ở nhiệt độ cao(Xem thêm: Sarira and Qi ).

Giả thuyết về quá trình thiêu kết xá lợi

3) Ngọc xá-lợi hình thành theo quan điểm Phật giáo:
Nơi kinh điển Phật giáo có chép :
- Trong kinh Kim Quang Minh, quyển 4, phẩm Xả thân, ghi rằng: “Ngọc xá-lợi là kết quả của quá trình huân tu Giới, Định, Tuệ, rất khó đạt được, cho nên nó là ruộng phước tối thượng”.
- Trong luận Đại trí độ, quyển 59, nói: “Cúng dường Ngọc xá-lợi Phật, cho dù nhỏ như hạt cải, cũng được phước báo vô lượng vô biên”. Luận này cũng cho biết, Ngọc xá-lợi là kết quả tu tập sáu pháp Ba-la-mật mà thành.

Như thế, theo quan điểm Phật giáo, cho dù bất cứ ai tại gia hay xuất gia, hành trì theo tông phái nào, thì Ngọc xá-lợi là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện lành và tu tập có kết quả về định lực.  Họ rất đáng được tán thán, kính trọng và là bước đầu tốt đẹp cho một quá trình giác ngộ-giải thoát trọn vẹn (# vãng sinh tịnh độsiêu sinh niết-bàn).

Theo nhiều tài liệu của phương Tây thì Ngọc xá-lợi là khối kết tinh còn lại có dạng viên giống như ngọc trai hoặc pha lê tìm thấy trong tro hỏa táng của những bậc tu hành thanh tịnh, còn việc đắc đạo là phạm trù khác. Cho nên, người có Ngọcxá-lợi chưa hẳn là người đắc đạo, nhưng người đắc đạo thì không thể không có Ngọc xá-lợi.

Các hạt Ngọc xá-lợi rất cứng, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý thường được đặt trong chén thủy tinh trên bàn thờ trong các chùa, đặt trong tượng Phật, hoặc đặt trên đỉnh tháp trong chùa. Theo như truyền thuyết thì tượng Phật vàng ở thủ đô Bangkok của Thái Lan có đến 7 hạt Ngọc xá-lợi. Tại Việt Nam, Ngọc xá-lợi của Phật Thích Ca được Đại đức Narada Mahathera, tọa chủ chùa Vajirarama ở Sri Lanka tặng năm 1953 và được thờ tại chùa Xá Lợi.

Bảo tháp tại Viện Quỳnh Lâm
[Viện Quỳnh Lâm là nơi đào tạo tăng tài lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm thế kỷ 14]
Ngay sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, vâng theo di chúc Bảo Sát đã tiến hành lễtrà tỳ (hỏa táng)Ngài ngay tại Am Ngọa Vân. Tổ thứ hai của Thiền Phái Trúc Lâm là Pháp Loa đến tưới nước thơm lên giàn hỏa, thu được Ngọc cốt và hơn 3000 viên Ngọc xá lợi. Sau đó được phân thành nhiều phần lưu giữ ở nhiều nơi để nhân dân và phật tử thờ phụng, các nơi có lưu giữ xá lỵ của Phật Hoàng gồm: 
- Chùa Minh Khánh, thộc Thị xã Thanh Hà, Tỉnh Hải Dương.
- Chùa Ngọa Vânthuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh.
- Bảo tháp Đức Lăngthuộc Thôn Tam Đường, xã Tiến Đức huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
- Bảo tháp chùa Phổ Minh, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
- Bảo tháp Viện Quỳnh Lâmthuộc xã Tràng An huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh.
- Bảo tháp Tuệ Quangthuộc chùa Hoa Yên, núi Yên Tử, Tỉnh Quảng Ninh.
- Bảo tháp chùa Tư Phúctrong Đại Nội, Hà Nội, đã bị mất dấu vết.  
- Bảo tháp chùa Báo Thiên(nay là Nhà Thờ lớn Hà Nội) đã bị xóa mất.
o0o
Xá-lợi-phất.

Śāriputra - Wikipedia
 Nền tháp ở Nalanda,tưởng niệm nơi Xá-lợi-phất sinh và diệt - Thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà.
Xá-lợi-phất(舍利弗;  P: Sāriputta;  S: Śāriputra) là một trong mười đại đệ tử của Phật Thích-ca Mâu-ni. Ngài Xá-lợi-phất xuất thân từ một gia đình Bà-la-môn, người thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà.  
Năm lên 8 tuổi Xá Lợi Phất đã học thuộc các kinh điển Vệ Đà và biện tài vô ngại. Năm 20 tuổi thọ học đạo sĩ San-xa-da thuộc phái đạo Hoài Nghi. Ngài nổi tiếng là nhà hùng biện, có bạn thân là Mục Kiền Liên (目犍連; P: Mahāmoggallāna;  S: Mahāmaudgalyāyana), mỗi người có hơn 100 đồ chúng.
Trải qua một thời gian dài theo học, do không thỏa mãn với giáo lý Hoài Nghi, nên cả hai đều từ giả ra đi.  Sau khi gặp Tỳ-kheo A-thuyết-thị (馬勝;  P: Assaji;  S:Aśvajit: Mã Thắng) là một trong 5 vị đệ tử chứng A-la -hán đầu tiên của đức Phật, ngài Xá-lợi-phất đã được trả lời bằng "bài  kệDuyên khởi" như sau:                               
諸法從緣生            Chư pháp tùng duyên sinh,        
諸法從緣滅            Chư pháp tùng duyên diệt.                   
我佛大沙門            Ngã Phật đại sa-môn,                
常作如是說            Thường tác như thị thuyết.                  
                                       Các pháp theo duyên sinh,
Các pháp theo duyên diệt.
ChínhPhật Đại Sa-môn,
Thường giảng thuyết như vậy.
 
Nghe xong, Xá-lợi-phất liền trực nhận ngay về chân lý Duyên khởi “Có sinh thì có diệt” và chứng sơ quả Tu Đà Hoàn. Ngài đã thuật lại cho người bạn là Mục-kiền-liên và hai người đã gia nhập Tăng-già, xin trở thành đệ tử của Phật tại Tịnh Xá Trúc Lâm. Khoảng hai tuần sau khi đến với Phật,  Xá-lợi-phất chứng quả A-la-hán. 
Ngài Xá-lợi-phất được mệnh danh là “Trí tuệ đệ nhất”, còn ngài Mục-kiền-liên là “Thần thông đệ nhất”. Ngài mất vài tháng trước ngày Phật nhập diệt.
o0o
Xả.
          1)Xả(捨;  P: upekkhā, cāga;  S: upekṣā, tyāga).
          Xả trong tiếng Hán có nghĩa là vứt bỏ, bỏ đi, rời bỏ.
Tuy nhiên Xả trong Phật giáo lại là khái niệm bình đẳng, không dính mắc vào các phân biệt cực đoan, là sự thể hiện cụ thể tinh thần Trung đạo.  Do đó, Xả là cách tu tập chế ngự Tham Sân là 2 cực đoan của ưa thích và chê ghét; tinh tế hơn nữa, Xả thể hiện tính tích cực như bố thí Ba-la-mật, trái với thái độ thờ ơ tiêu cực.
          - Trong kinh điển Pali thì Xả là một trong Tứ phạm trú (四梵住;  P: Cattāri-brahmavihārā;  S: Catvāri-brahmavihārāḥ - Tứ vô lượng tâm)là 4 hành động vượt thoát Từ Bi Hỉ Xả với nội tâm vô ngã [Xin xem mục từ Vô lượng].
          - Trong giáo lý Thất Giác Chi thì Xả giác chi là chi thể hiện tính rốt ráo cho quá trình tu tập giải thoát [Xin xem mục từ Thất Giác chi].
- Trong thiền định, Xả phát sinh trong trạng thái của tầng thiền định thứ ba (Tam thiền) và thứ tư (Tứ thiền).
2) Buông bỏ và Buông xả.
          - Buônglà từ thuần Việt, có nghĩa là thả ra, bỏ xuống. Như buông màn (bỏ màn xuống), buông lỏng (thả lỏng), buông lời (nói ra) ...
          - Bỏlà từ thuần Việt, có nghĩa là không dùng nữa, không nhìn nhận đến một sựvật.Như nhà nước bỏ khoa thi, bỏ nhà ra đi. Như thế, bỏ là không có cái dụng trở lại. Ví dụ như sau khi uống một ly nước thì bỏ cái ly vào thùng rác, hay sau khi học hiểu một quyển kinh, thì ta đốt bỏ quyển kinh đi.
          - Xảlà từ Hán, theo đạo Phật, có nghĩa là tâm không thủ giữ mọi sự vật bằng thức, mà trực nhận mọi sự vật bằng trí, cho nên tuy sống với thức mà không phải bị thức trói buộc. Ví dụ như sau khi uống một ly nước thì ta không bỏ cái ly vào thùng rác, mà cũng không nắm giữ mãi trong tay. Ta rửa sạch ly rồi cất giữ, để khi cần thì dùng ly này để uống ... Chúng ta không chấp thủ  “bỏhay giữ” một cách cực đoan, mà phải khéo sắp xếp và sử dụng thích nghi trong nhận thức và hành dộng.
     Tương tự, sau khi học hiểu một quyển kinh và đi tới giác ngộ giải thoát, vị này không phải vội vã đốt đi quyển kinh hay tự "giải thoát thân ngũ uẩn" này bằng cách tự tử hay hộ tử, mà vẫn gìn giữ lại quyển kinh này cho người sau học tập. Vào thời Phật còn tại thế, nhiều vị đắc quả thánh A-la-hán đã gợi lên nhiều vấn đề, để Phật thuyết giảng cho những đại chúng hãy còn chưa giác ngộ, nhằm liễu tri chân lý.
          Như thế, buông bỏ mang tính thủ chấp, và trái với buông xả mang tính phá chấp.  Đầu mối của xả là nhận thức sâu sắc chân lý Duyên khởi, là phương tiện kỳ diệu, dẫn dắt chúng sinh vượt qua vô minh là các chấp thủ cực đoan "bỏ-giữ", nhằm đưa chúng sinh đến bờ giải thoát.

Mọi sự vật trên đời
Đều theo Duyên thành hoại
Hiện tượng là Vô thường
Bản chất là Vô ngã
 
Như thân là giả tướng
Do tứ đại hợp thành
Đủ duyên thân tan rã!
Dù các bậc tài danh...
 
Trói buộc vào danh lợi
Chỉ làm khổ chính mình
Bởi chúng là hư ảo
Mãi tồn tại bao giờ?
 
Trói buộc vào thù hận
Chính mình tự làm khổ
Dù là lỗi của người
Hay là lỗi của ta.
 
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai không ai biết!
Xả ly mọi mộng, tưởng
Thảnh thơi hành trang bước.
 
Tự tại - không bám víu
Không thành kiến cực đoan
Không chấp ngã, chấp pháp
Hạnh phúc ngay hiện đời.

o0o

Xuất gia.
Xuất gia (出家;  P: pabbajjā;  S: pravrajyā;  E: to renounce the secular life, and  to enter the Buddhist monastic system) =/= Tại gia (在家).
Xuất 出:  Là ra khỏi, từ trong ra ngoài.
Gia 家= Gia đình 家庭:  Là chỗ ở, nhà ở.

Theo đó, xuất gia tức ra khỏi sinh hoạt gia đình thế tục, chuyên tâm tu tập tịnh hạnh của bậc Sa Môn (沙門;  P: samaṇa;  S: śramaṇa,). Sa Môn là từ chỉ chung cho những người xuất gia.

Từ xưa, xuất gia vốn phát xuất từ Ấn Độ, từ thời đại Vệ Đà (吠陀;  S: Veda) đã có người từ bỏ thế tục, xa gia đình để cầu giải thoát. Về sau, giáo đồ Bà La Môn kế thừa phong tục này, phần nhiều vào trong rừng sâu thanh vắng, chuyên tâm tu đạo. Phật giáo khởi đầu từ việc xuất gia học đạo của đức Thích Ca, về sau mới tổ chức thành giáo đoàn. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi xuất gia là phải được sự chấp thuận của cha mẹ; cho nên, trong Căn Bổn Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Phá Tăng Sự có khẳng định rằng: “Phụ mẫu bất thính, bất đắc xuất gia thọ giới * 父母不聽、不得出家受戒* Cha mẹ không bằng lòng, không được xuất gia thọ giới.”

Thường thì người phát tâm xuất gia thì phải cạo bỏ râu tóc, xả đi áo quần thế tục mà mang vào áo hoại sắc; cho nên xuất gia còn được gọi là lạc sức (落飾), thế phát (剃髮), lạc phát nhiễm y (落髮染衣), thế phát nhiễm y (剃髮染衣), thế nhiễm (剃染), lạc nhiễm (落染), trĩ nhiễm (薙染).  Nếp sống của người xuất gia còn được duy trì trong châm ngôn của nhà chùa là "Tam thường bất túc  * 三常不足* Ba điều thường sống là ăn, mặc, ngủ không cần đủ; chỉ vừa phải”,  đồng thời người tu học Phật pháp phải sống hòa hợp, cảm thông và quan tâm đến mọi người đồng tu khác theo pháp Lục hòa kính [Xin xem mục từ này].

Mục đích của người xuất gia là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa quần sinh * 上求佛道,下化群生”.  Câu này có ý nghĩa, trước hết chúng ta cầu mong thành đạt sự giác ngộ và giải thóat, tức thành Phật, kế đến đem kinh nghiệm tu tập giác ngộ và giải thóat đó cứu giúp chúng sinh. Từ ý nghĩa câu này, nó gợi ý cho chúng ta hiểu rõ, nhiệm vụ của người xuất gia có hai công việc phải làm là ‘Tự giác’ và ‘Giác tha’. Tự giác có nghĩa là tự mình giác ngộ; giác tha là đem sự giác ngộ đó giáo hóa chúng sinh.

Trong 7 chúng đệ tử của Phật, ngoại trừ 2 chúng tại gia là Ưu Bà Tắc (優婆塞;  P;S: upāsaka,) và Ưu Bà Di (優婆夷;  P;S: upāsikā); 5 chúng còn lại được gọi là Ngũ chúng Xuất gia thuộc hàng ngũ xuất gia là Tỳ Kheo (比丘;  P: bhikkhu;  S: bhikṣu), Tỳ Kheo Ni (比丘尼;  P: bhikkhunī;  S: bhikṣuṇī), Sa Di (沙彌;  P: sāmaṇera;  S: śrāmaṇera), Sa Di Ni (沙彌尼;  P: sāmaṇerā, sāmaṇerī;  S: śrāmaṇerikā), Thức Xoa Ma Na (式叉摩那;  P: sikkhamānā;  S: śikṣamāṇa).

Trong Quy Sơn Cảnh Sách Cú Thích Ký giải thích xuất gia có 2 nghĩa: “Xuất gia hữu nhị, nhất xuất thế tục gia, túc ly trần tục, viễn tham tri thức; nhị xuất phiền não gia, đoạn vọng chứng chơn, đốn siêu Tam Hữu  *  出家有二、一出世俗家、足離塵俗、  遠參知識、二出煩惱家、斷妄證眞、頓超三有* Xuất gia có 2 nghĩa, một là ra khỏi nhà thế tục, chân xa lìa trần tục, đi xa tham vấn tri thức; hai là ra khỏi nhà phiền não, đoạn sai lầm chứng chân thật, vượt ra khỏi Ba Cõi.”

Trong Tứ Thập Nhị Chương Kinh Chú lại giải thích xuất gia có 3 nghĩa: “Cát ái từ thân, thân xuất gia dã; thức tâm đạt bổn, tâm xuất gia dã. Xuất gia hữu tam, nhất từ thân, xuất thế tục gia; nhị ngộ đạo, xuất Ngũ Uẩn gia; tam chứng quả, xuất Tam Giới gia * 割愛辭親、身出家也、識心達本、心出家也、出家有三、一辭親、出世俗家、二悟道、出五蘊家、三證果、出三界家* Cắt yêu thương, từ cha mẹ là thân xuất gia; biết rõ tâm, đạt nguồn chơn là tâm xuất gia; xuất gia có ba, thứ nhất từ cha mẹ, ra khỏi nhà thế tục; thứ hai ngộ đạo, ra khỏi nhà Năm Uẩn; thứ ba chứng quả, ra khỏi nhà Ba Cõi.”

Trong Tục Đăng Chánh Thống cho rằng xuất gia có 4 nghĩa: “Nhất xuất trần tục ân ái gia, nhị xuất Tam Giới hỏa trạch gia, tam xuất thô hoặc phiền não gia, tứ xuất tế hoặc Vô Minh gia, xuất đắc tứ chủng gia, thỉ xưng Nạp Tăng gia * 一出塵俗恩愛家、二出三界火宅家、三出麤惑煩惱家、四出細惑無明家、出得四種家、始稱衲僧家, *  Thứ nhất ra khỏi nhà ân ái trần tục; Thứ hai ra khỏi nhà bốc lửa Ba Cõi; Thứ ba ra khỏi nhà phiền não thô hoặc; Thứ tư ra khỏi nhà Vô Minh tế hoặc. Ra khỏi được bốn loại nhà ấy, mới gọi là nhà Nạp Tăng.”

Ngoài ra, nói về xuất gia, có sự phân ra bốn loại :

1.Thân xuất gia, tâm chẳng xuất gia: Là người xuất gia mà còn luyến thế tục.

2.Thân tại gia, tâm xuất gia: Là người còn ở nhà nhưng vẫn tu học tiến bộ, không đắm say thú vui thế tục. Đây là trường hợp của 2 chúng tại gia chân chính là Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di.

3.Thân tâm đều xuất gia: Là người xuất gia chân chính. Đây là trường hợp của 5 chúng xuất gia chân chính là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na.

4.Thân, tâm đều chẳng xuất gia:  Là người suốt đời bận rộn công việc thế tục và không nghĩ chuyện xuất gia.
Với bốn loại trên, thì hạng người ở 2. và 3. –  tức 7 chúng đệ tử của Phật, là đáng quí trọng.

Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy:  “Bậc xuất gia là Sa Môn thì lìa bỏ tình ái, thấu hiểu nguồn tự tâm (tâm vốn không tịch, vắng lặng), đạt tới lý thâm diệu của Phật, ngộ được Pháp vô vi (chân lý), ở trong thì không thấy đắc gì, ở ngoài thì không mong cầu gì, lòng chẳng buộc ràng vì Đạo, cũng chẳng kết thành Nghiệp, không động niệm, không tạo tác (duy tác, không chấp vào việc làm), tu như không tu, chứng như không chứng, không trải qua các quả mà tự nhiên cao tột bực. Như vậy mới đáng là bực xuất gia hành Đạo.”

Trong kinh Bát Đại Nhân Giác có nhắc người xuất gia không quên trau dồi rèn luyện tuệ giác:  “Duy tuệ thị nghiệp * 唯慧是業* Tuệ giác là sự nghiệp của người tu”.

Trong kinh Ưu Bà Tắc Giới, đức Phật dạy rằng: “Tại gia còn bị nhiều sự ràng buộc nơi gia đình, khó bề tu học, nhưng nếu tu học được thì công đức hơn cả người xuất gia.”

Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Tổ bảo : “Này thiện tri thức ! Nếu muốn tu hành, tại gia cũng được, không cần ở chùa, người ở tại gia mà hay hành được tâm thiện, còn hơn người ở chùa mà tâm ác không tu. Chỉ tâm thanh tịnh tức là tự tính Tây phương”.

o0o

Xin xem “Căn Bản Học Phật 1/5;  2/5;  3/5; 4/5”

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***

____________



Huy Thai gởi